22

Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 2: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 3: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Toàn bộ nội dung trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á

Page 4: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 5: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

KINH DOANH TỐTTẠO LẬP GIÁ TRỊ CHO

CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI

HướNG DẫN CHO DOANH NGHIệP TRONG HợP TÁC CHIếN LượC VớI Tổ CHứC XÃ HỘI DâN sự

Page 6: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 7: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

1. Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng trong quá trình kinh doanh sản xuất của mình? 9

2. Hiện nay tại Việt Nam đã có thực tiễn nào hợp tác hiệu quả chưa? 9

Dự án: “Xã hội hóa nhà vệ sinh cộng đồng trên địa bàn Quận Hải Châu” tại Đà Nẵng 9

Dự án: “Xã hội hóa Công viên Cầu Giấy” 10

Dự án: “Hợp tác phát triển du lịch sinh kế bền vững tại Cát Bà, Hải Phòng” 11

3. Làm thế nào doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình hỗ trợ hay hợp tác chiến lược? 12

Bước 1: Xác định mục tiêu 15

Bước 2: Lập kế hoạch chương trình hỗ trợ từ thiện 15

Bước 3: Xác định ngân sách và nguồn lực 16 đầu tư vào chương trình hỗ trợ từ thiện 16

Bước 4: Công bố chính sách hỗ trợ từ thiện doanh nghiệp 16

Bước 5: Đánh giá chương trình hỗ trợ tự thiện 16

MỤC LỤC

Page 8: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Trung Tâm giáo dục và PháT Triển Phòng 1502, Tòa nhà 3A, Khu đô thị RESCO, 74 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà NộiTel: (84-4) 562.7494Fax: (84-4) 540.1991Email: [email protected]: http://giaoducphattrien.com/

Page 9: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Tài liệu này được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Xây dựng các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) bền vững ở Việt Nam” với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid). Dự án do Quỹ Châu Á (The Asia Founda-tion) điều hành và được thực hiện từ tháng 3 năm 2014.

Tài liệu này tóm tắt nội dung từ cuốn cẩm nang “Hợp tác chiến lược trong Hỗ trợ từ thiện – Hỗ trợ cộng đồng”, do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) biên soạn, dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của tài liệu là cung cấp những thông tin hướng dẫn ngắn gọn, giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về từ thiện doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy hợp tác chiến lược với các tổ chức xã hội để công tác từ thiện, hỗ trợ cộng đồng của doanh nghiệp có hiệu quả hơn và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.

Lời cảm ơn

Tài liệu này được hoàn thành với sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân. Trước tiên, chúng tôi xin được cám ơn Cơ quan Viện trợ Ai-len đã hỗ trợ về tài chính để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, hội thảo và xây dựng tài liệu, và Quỹ Châu Á đã hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên trong các hoạt động dự án và quá trình biên soạn tài liệu. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ doanh nhân khởi sự và hỗ trợ doanh nghiệp (SIYB) thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Doanh nhân Sáng tạo (VCE club), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh miền Trung đã cộng tác và hỗ trợ chúng tôi nhiệt tình trong quá trình thực hiện dự án cũng như hoàn thiện tài liệu này. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn những ý kiến đóng góp từ đại diện các doanh nghiệp đã tham gia các tọa đàm và hội thảo trong khuôn khổ dự án này.

Toàn bộ nội dung trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á

HỢP TÁc cHiẾn LƯỢc TROnG HỖ TRỢ TỪ THiỆn - HỖ TRỢ cỘnG ĐỒnG 7

Page 10: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 11: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

1. Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng trong quá trình kinh doanh sản xuất của mình?

Cộng đồng phát triển tốt mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững với một môi trường kinh doanh lành mạnh, đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân và sự thịnh vượng của cộng đồng nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Chính vì vậy, hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, đầu tư và hợp tác phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho người dân và cộng đồng mà cho cả chính doanh nghiệp.

Những cộng đồng phát triển bền vững và có môi trường lành mạnh là những cộng đồng có mạng lưới các tổ chức từ thiện, tổ chức hỗ trợ giáo dục, tình nguyện viên, có đóng góp tài chính và hiện vật từ cá nhân, từ doanh nghiệp để cùng giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường.

Khi cộng đồng gặp khó khăn thì doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển, giữ chân người lao động và mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chung tay với Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ để tạo lập giá trị chung cho cộng đồng, trong đó có doanh nghiệp.

2. Hiện nay tại Việt Nam đã có thực tiễn nào hợp tác hiệu quả chưa?

Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có những sáng kiến hỗ trợ cộng đồng hay hoạt động từ thiện chiến lược vừa phục vụ lợi ích của doanh nghiệp vừa phục vụ các lợi ích của cộng đồng và xã hội. Một số doanh nghiệp cũng đã có những chương trình hợp tác chiến lược dài hạn với các tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận để cùng thực hiện các chương trình hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp.

Dự án: “Xã hội hóa nhà vệ sinh cộng đồng trên địa bàn Quận Hải Châu” tại Đà Nẵng:

Các doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn Đà Nẵng cùng đầu tư phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng phục vụ lượng du khách ngày càng tăng đến Đà Nẵng.

Thay vì cho rằng từ thiện doanh nghiệp là các khoản cứu trợ hay là các khoản mà doanh nghiệp phải cho đi, các doanh nghiệp trên thế giới ngày nay coi đó là các khoản đầu tư của doanh nghiệp cho xã hội vì về lâu dài những khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thời gian của người lao động, chuyên môn, kỹ thuật, hay tài sản nào đó của doanh nghiệp. Hoạt động từ thiện doanh nghiệp không đồng nghĩa với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) mà là một phần của CSR và cũng có thể coi đó là những cam kết của doanh nghiệp đối với xã hội.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 9

Page 12: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Trước thực trạng cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng đang rất thiếu và kém chất lượng, không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và lượng du khách ngày càng tăng ở Đà Nẵng, đầu năm 2015, Hội doanh nghiệp quận Hải Châu có ý tưởng vận động, kết nối các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng doanh nghiệp để thiết lập một chuỗi nhà vệ sinh cộng đồng phục vụ nhu cầu thiết yếu của du khách. Hội đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch thành phố Đà Nẵng và Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng thành lập Ban quản lý và tổ chức triển khai dự án “Xã hội hoá nhà vệ sinh cộng đồng” với tên gọi thân thiện “Thoải mái như ở nhà” tại quận Hải Châu. Dự án được triển khai ngay trước Lễ hội pháo hoa quốc tế (30 tháng 4 năm 2015). Mục tiêu dự án nhằm phát huy nguồn lực xã hội, huy động chuỗi nhà vệ sinh hiện có của cộng đồng để phục vụ lượng khách du lịch ngày càng tăng đến Đà Nẵng. Ban quản lý dự án vận động các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ như: các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,

các hộ kinh doanh, cửa hàng, showroom của các doanh nghiệp,... tại các tuyến đường trung tâm thành phố tham gia. Các cơ sở sẵn sàng tham gia và sau khi được đánh giá, nếu đáp ứng tiêu chí của dự án, sẽ được dán logo của dự án trước mặt tiền cơ sở kinh doanh của mình để du khách nhận biết và sử dụng miễn phí. Đến nay, dự án đã thu hút sự tham gia của hơn 80 cơ sở và doanh nghiệp có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho cả doanh nghiệp và cộng đồng (xem Hình 1).

Dự án “Xã hội hóa Công viên Cầu Giấy, Hà Nội”:

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã đầu tư tạo ra không gian công cộng sạch đẹp và khu vui chơi miễn phí cho cộng đồng bằng chính sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi không gian công cộng tại các đô thị lớn như Hà Nội còn đang là bài toán chưa có lời giải do sự hạn hẹp của quỹ đất và nhu cầu vui chơi giải trí của người dân thành phố ngày càng tăng (nhất là của nhóm dân cư có thu nhập thấp), thì ngay tại một địa bàn đông dân của thủ đô – quận Cầu Giấy – đã xuất hiện những công viên, sân chơi công cộng miễn phí đầu tiên được xây dựng từ nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Dự án Xã hội hóa công viên Cầu Giấy, với khu vui chơi được đầu tư hơn 8 tỉ đồng từ 13 doanh nghiệp và 30 cá nhân trong và ngoài địa bàn quận (khu vui chơi được đưa vào sử dụng năm 2013). Các doanh nghiệp đóng góp bằng chính sản phẩm và dịch vụ của mình để xây dựng và thực hiện dự án này. Khu vui chơi đã mang lại những giá trị lớn về kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng và doanh nghiệp (xem Hình 2).

Giá trịKinh tế

Phát triển Thương mại,

Du lịch, Dịch vụ

Sử dụng kinh phí hiệu quả

Giữ môi trường sạch đẹp

Tiết kiệm một phần chi phí môi trường

Tạo ấn tượng đẹp với du khách

Đáp ứng, giải quyếtnhu cầu của người dân &

du khách

Giá trịXã hội

Giá trịMôi trường

DỰ ÁNNHÀ VỆ SINHCỘNG ĐỒNG

Hình 1: Dự án: “Xã hội hóa nhà vệ sinh cộng đồng” tại Đà Nẵng

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG10

Page 13: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Hình 2: Dự án “Xã hội hóa Công viên Cầu Giấy”

GIÁ TRỊ MANG LẠI TỪ DỰ ÁN KHU VUI CHƠI TẠI CÔNG VIÊN CẦU GIẤY

GIÁ TRỊKINH TẾ

GIÁ TRỊXÃ HỘI

GIÁ TRỊMÔI

TRƯỜNG

Ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng - giữ gìn vệ sinh

Tiết kiệm ngân sách quảng bá sản phẩm & thương hiêu

Tiết kiệm các chi phí cho sức khỏe

Giá trị đối với chính quyền địa phương

Tăng giá trị của các khu chung cư & nhà lân cận

Tạo không gian vui chơi, giải trí miễn phí cho trẻ em

Tạo không gian xanh cho các hoạt động học tập, cộng đồng

Gắn kết cộng đồng

Cải thiện môi trường cho các khu dân cư lân cận

Điều hòa khí hậu khu vực xung quanh gần công viên

Giảm lượng bụi, tiếng ồn...

Dự án Hợp tác phát triển du lịch sinh kế bền vững tại Cát Bà, Hải Phòng:

Doanh nghiệp địa phương hợp tác với một tổ chức xã hội dân sự (XHDS) phát triển du lịch sinh kế bền vững.

Công ty TNHH TM dịch vụ Du lịch Quang Anh (Công ty Quang Anh), ban đầu với ngành nghề kinh doanh đa chức năng tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh nhà hàng. Năm 2014, nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch tại Cát Bà, thành phố Hải Phòng, công ty mở rộng các dịch vụ du lịch với các chương trình du lịch câu cá trên biển, khám phá biển Vịnh Lan Hạ, du lịch trên vịnh bằng tàu, xuồng cao tốc... Để xây dựng và triển khai chương trình đó, Công ty Quang Anh đã hợp tác với một tổ chức của giới trẻ, Tổ

chức Hành động vì Tương lai (Action for the Future – A4F) trong khuôn khổ một dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại Cát Bà, phục vụ đối tượng là khách đi du lịch phượt, du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, đặc biệt là khách nước ngoài. Dự án tạo ra những hoạt động trải nghiệm mà nhóm khách này mong muốn tại địa điểm làng chài Lan Hạ, thông qua đó tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây bằng cách giúp họ tiếp nhận các khách du lịch nước ngoài như một nguồn thu nhập bổ sung bên cạnh các hoạt động thường ngày của họ. Bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình, A4F đã lựa chọn 3 địa điểm có sự khác biệt về cảnh quan, văn hóa trên hòn đảo, và giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, đầu tư thêm các dịch vụ hấp dẫn với khách du lịch nhưng với giá thành rẻ và đảm bảo môi trường ở những

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 11

Page 14: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

điểm này được bảo vệ (ví dụ, hệ thống trạm dừng chân, trạm trung chuyển giá rẻ, ký túc xá kiểu trên bờ, quán bar cho phép khách ngủ qua đêm với chiếu hoặc võng ở trên biển, cho thuê xe đạp, kayak dọc theo lộ trình…). Dự án này đã rất thành công, mang lại những giá trị lớn về kinh tế, môi trường và xã hội cho cả doanh nghiệp, tổ chức XHDS và cộng đồng (xem Hình 3).

Hình 3: Dự án “Hợp tác phát triển du lịch sinh kế bền vững tại Cát Bà, Hải Phòng”

GIÁ TRỊKINH TẾ GIÁ TRỊ

XÃ HỘI

GIÁ TRỊMÔI TRƯỜNG

Doanh nghiệp mở rộng ra ngành nghề kinh doanh mới (du lịch, lưu trú) với mức đầu tư thấp

Sinh kế của người dân ổn định, thu nhập được nâng cao

Đời sống tinh thần của người dân được cải thiện do có cơ hội tiếp xúc với các khách du lịch từ các nơi đến

Tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động cho tổ chức (A4F), góp phần thực hiện tốt sứ mệnh của mình

Môi trường sống được đảm bảo do dự án khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường (xe đạp, kayak)

Doanh nghiệp tiếp cận được thị trường mới nhiều tiềm năng (khách du lịch nước ngoài)

Doanh nghiệp gây dựng mối quan hệ tốt với các hộ ngư dân địa phương, đảm bảo nguồn hải sản ổn định

Doanhnghiệp

Lợiích

Tổ chứcXH dân

sự

3. Làm thế nào doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình hỗ trợ hay hợp tác chiến lược?

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặc dù rất quan tâm và tích cực tham gia hỗ trợ từ thiện, nhưng đa số còn chưa

có chính sách và kế hoạch cụ thể để công tác từ thiện, hỗ trợ cộng đồng của doanh nghiệp có hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn và mang lại lợi ích tốt hơn cho cả cộng đồng và doanh nghiệp. Ngoài những hỗ trợ ngắn hạn và hỗ trợ khẩn cấp, và chủ yếu bằng tiền, vẫn còn ít doanh nghiệp tham gia vào những chương trình dài hạn, có chiến lược.

Theo tổng hợp tài liệu về từ thiện doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới, chương trình hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp có thể chia thành ba loại hình: chương trình hỗ trợ khẩn cấp, chương trình chiến lược, và chương trình đóng vai trò như tác nhân mang lại sự thay đổi (Hình 4).

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG12

Page 15: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Hình 4: Các loại hình hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp

TÁC NHÂN

03

CHIẾN LƯỢC

02

KHẨN CẤP

01

Những hỗ trợ giải quyết nhu cầu khẩn cấp, giúp cộng đồng vượt qua khó khăn hay khủng hoảng trước mắt

VD: Cứu viện thiên tai, hỗ trợ người nghèo, người bệnh

Những hỗ trợ dài hạn, như hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển để mang lại kết quả tích cực lâu dài cho cộng đồng và xã hội.

VD: Hỗ trợ các dự án sinh kế cho người dân địa phương, đồng thời cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp

Những chương trình hỗ trợ các sáng kiến hay những ý tưởng có tiềm năng mở rộng và mang lại sự thay đổi tích cực về môi trường và xã hội trên diện rộng

VD: Hỗ trợ phát triển công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, và cứu trợ thiên tai (cảnh báo sớm, công nghệ thông tin, thiết bị)

Các doanh nghiệp có thể tham gia từ chương trình hỗ trợ khẩn cấp, sau đó phát triển lên thành các chương trình hỗ trợ chiến lược, hay những chương trình đóng vai trò tác nhân mang lại sự thay đổi lớn về xã hội, môi trường. Doanh nghiệp có thể thực hiện chương trình hỗ trợ từ thiện qua các kênh khác nhau: quỹ do doanh nghiệp khởi xướng (đối với doanh nghiệp lớn), các hiệp hội doanh nghiệp và/hoặc hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi lợi nhuận,…

Hợp tác với các đối tác tiềm năng để cùng xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ, từ thiện gắn với lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hỗ trợ hoặc

đầu tư vào các dự án hay sáng kiến sẵn có của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi lợi nhuận và/hoặc cùng các tổ chức này nghiên cứu và đưa ra những sáng kiến vì lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng. Để hoạt động từ thiện chuyên nghiệp và những hỗ trợ của doanh nghiệp có tác động tốt tới xã hội và cộng đồng, doanh nghiệp nên cộng tác với những tổ chức có uy tín, hoặc có chuyên môn, đáng tin cậy. Dưới đây là một số lý do tại sao doanh nghiệp nên hợp tác với các đối tác khác.

Tạo ra giá trị kinh doanh và lợi ích về môi trường và xã hội. Doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức khác có thể tạo ra giá trị cho chính doanh nghiệp ví dụ như: giảm chi phí, giảm rủi ro, phát triển thị trường mới, xây dựng thương hiệu, cùng với các mục đích bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 13

Page 16: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Nâng cao chất lượng môi trường và xã hội: Hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội và cộng đồng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời có thể đưa ra các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo để giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường.

Tận dụng nguồn lực, kỹ năng, và mối quan hệ của các tổ chức: Hợp tác chiến lược có thể huy động thêm nguồn lực, kiến thức, kỹ năng, chuyên môn mà một tổ chức không thể có hết được.

Xây dựng uy tín, hình ảnh của các bên liên quan: Những quan hệ đối tác thành công và thực hiện những chương trình hiệu quả và có tác động tốt với môi trường và xã hội sẽ giúp xây dựng lòng tin, uy tín cho các tổ chức liên quan.

DOANH NGHIỆP XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TÁC TIỀM NĂNG

Hợp tác với các tổ

chức có cùng tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh

Tập trung nguồn lực hợp tác với 1 hay 2

tổ chức

Hỗ trợ nhỏ nhưng nhiều lĩnh vực/ hoạt

động

Hợp tác hỗ trợ kinh doanh (tham gia

chuỗi cung ứng)

Hợp tác với các tổ

chức đanh hoạt động ở các lĩnh vực

liên quan

Hợp tác với các tổ chức nơi doanh

nghiệp hoạt động

Hợp tác với các tổ chức mà người lao động có thể

tham gia tình nguyện

Hợp tác với các tổ chức quan trọng với nhóm

khách hàng

Đảm bảo tính độc lập, khách quan: Hợp tác chiến lược trong các chương trình từ thiện, có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự sẽ giúp đánh giá các mục tiêu đạt được một cách khách quan hơn về mặt môi trường và xã hội, chứ không đơn thuần là đánh giá chủ quan từ doanh nghiệp.

Giúp đạt được tầm nhìn dài hạn: Hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức đều có tầm nhìn dài hạn, nhưng họ đều quá bận với việc thực hiện các ưu tiên ngắn hạn và các công việc thường ngày. Chính vì thế, những mối quan hệ đối tác chiến lược, với tầm nhìn dài hạn giúp các bên liên quan có thêm động lực để thực hiện được những mục tiêu dài hạn của mình.

Doanh nghiệp cần cân nhắc một số tiêu chí dưới đây khi xác định các đối tác tiềm năng:

Hình 5: Cách thức lựa chọn đối tác tiềm năng

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG14

Page 17: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Hình 6: Các bước xây dựng chương trình hỗ trợ chiến lược

Xây dựng chương trình hỗ trợ chiến lược – Chu trình 5 bước

Nhu cầuxã hội

Tài sảncủa

doanh nghiệp

Cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 1Xác định mục tiêu

CÔNG BỐ RỘNG RÃI

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ

XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH

BƯỚC

05

BƯỚC

04BƯỚC

03

BƯỚC

02

- Mở rộng thị trường: Sản phẩm mới, thị trường mới...

- Nâng cao uy tín- Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hơn- Nâng cao hiệu quả (quản lý, chi phí,...)

- Nhân lực: chuyên môn, kỹ năng...- Sản phẩm- Cơ sở vật chất- Tài chính: tài trợ, quà tặng, hiện vật...- Mạng lưới nhà cung cấp khách hàng- Uy tín

- Bảo vệ môi trường: Biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai

- Giáo dục: Hỗ trợ trẻ em...- Phát triển cộng đồng: Xóa đói giảm nghèo,

nông nghiệp, lâm nghiệp...

Hiệphội

doanhnghiệp

Doanhnghiệp

TỔ CHỨC XHDS

TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

LỢI ÍCH VỀ MẶT KINH DOANH

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ, QUY MÔ DỰ ÁN, KHẢ NĂNG MỞ RỘNG

Bước 1: Xác định mục tiêu

Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu để hiểu được những vấn đề và thách thức mà cộng đồng đang phải đối mặt và những điều mà doanh nghiệp mong muốn thực hiện trong các chương trình hỗ trợ, từ thiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp tác với một tổ chức xã hội khác để cùng nghiên cứu và xác định mục tiêu hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Bước 2: Lập kế hoạch chương trình hỗ trợ từ thiện

Doanh nghiệp xác định các lĩnh vực/hoạt động, đối tượng, địa bàn và lựa chọn cách thức cũng như đối tác triển khai chương trình. Doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn cách thức phù hợp, trực tiếp thực hiện hay thông qua tổ chức khác để đảm bảo hiệu quả chương trình, đặc biệt đối với các lĩnh vực không thuộc chuyên môn/thế mạnh của doanh nghiệp.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 15

Page 18: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

Bước 3: Xác định ngân sách và nguồn lực đầu tư vào chương trình hỗ trợ từ thiện

Doanh nghiệp có thể tổng hợp ngân sách cho chương trình từ thiện hàng năm trên cơ sở tình hình kinh doanh, định hướng loại hình hợp tác hay chương trình đã được xác định ở các bước trên. Khi lên ngân sách, doanh nghiệp có thể xem xét dự toán các hoạt động có thể hạch toán vào chi phí trước thuế và các hoạt động có thể được khấu trừ thuế theo qui định của Nhà nước.

Bước 4: Công bố chính sách hỗ trợ từ thiện doanh nghiệp

Bước này giúp doanh nghiệp tổng hợp chương trình hỗ trợ từ thiện, đưa các nội dung đã thống nhất vào thành chính sách và các văn bản hướng dẫn nội bộ để ra quyết định, bố trí nguồn lực và huy động sự tham gia của tất cả các cấp và các bên liên quan tại doanh nghiệp. Bằng cách này, công tác từ thiện của doanh nghiệp sẽ chuyên nghiệp hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn.

Bước 5: Đánh giá chương trình hỗ trợ tự thiện

Khi đã xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ từ thiện, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Đánh giá này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được chương trình hỗ trợ có đi đúng hướng hay không và có những điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu hay tác động/ảnh hưởng mong muốn.

Doanh nghiệp có thể xem thêm bản hướng dẫn đầy đủ (in kèm cùng tài liệu này) hoặc các thông tin hướng dẫn trên trang thông tin: http://tuthiendoanhnghiep.com/.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết liên quan đến các lợi ích về thuế khi doanh nghiệp có đóng góp cho các chương trình phát triển và hỗ trợ cộng đồng tại báo cáo “Đánh giá nhanh môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp và hợp tác với khu vực xã hội dân sự” do dự án biên soạn và đăng tải trên trang http://tuthiendoanhnghiep.com/.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG16

Page 19: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 17

Page 20: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 21: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội
Page 22: Kinh doanh tốt tạo lập giá trị cho cộng đồng và xã hội