12
HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG Mê Linh, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Tô Kim Liên – Trung tâm Giáo dục và Phát triển

Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAMTRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG

Mê Linh, ngày 22 tháng 05 năm 2014

Tô Kim Liên – Trung tâm Giáo dục và Phát triển

Page 2: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Nội dung trình bàyHiện trạng giáo dục khoa học ở Việt Nam hiện nay và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp

Thực hiện chương trình GDMT tại Việt nam: ý nghĩa và cách thức thực hiện

Chương trình này đóng góp vào mục tiêu cải cách chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy phổ thông ở Việt Nam như thế nào?

Page 3: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Hiện trạng giáo dục khoa học ở Việt Nam

Phương pháp và nội dung giảng dạy một số môn nặng về nhồi nhét (học thuộc lòng theo sách), ít chú ý rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu. Càng về những năm sau càng ít cơ hội thực hiện các hoạt động này.

Thầy cô giáo ít có cơ hội và thời gian thực hiện các nghiên cứu khoa học, vì vậy để làm nghiên cứu và giáo dục thông qua nghiên cứu ở Việt Nam còn rất yếu (từ phổ thông đến đại học).

Chương trình học và cách dạy hiện nay làm cho học sinh ngại học, ngại tìm hiểu, nghiên cứu, đồng thời hình thành thói quen sao chép, không sáng tạo, tưởng tượng.

Page 4: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Hiện trạng giáo dục khoa học ở Việt Nam (tt)

Hiện nay có một số chương trình giáo dục môi trường do nhiều dự án thực hiện nhưng tính bền vững rất thấp, không thể duy trì hoạt động được sau khi kết thúc dự án (chỉ lồng ghép được một số nội dung vào chương trình học)

Thầy cô giáo ít quan tâm đến các hoạt động học tập rèn luyện các kỹ năng cho học sinh – do thời gian và chương trình học, cách đánh giá học sinh và giáo viên hiện nay chưa khuyến khích cách dạy và học mới

Học sinh và giáo viên chưa thực sự quen với việc dạy và học ngoài thực địa (và cũng chưa có cơ chế khuyến khích)

Page 5: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Sự cần thiết đổi mới phương phápXu hướng chung của thế giới ngày này là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức dựa trên nền tảng sáng tạo khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, giáo dục cần rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thích ứng, biết giao tiếp và hợp tác, có tư duy cởi mở với cái mới, đầu óc sáng tạo.

Cần thay đổi phương pháp dạy và học hiện tại giúp học sinh độc lập suy nghĩ, tập nghiên cứu, hoạt động mang tính sáng tạo và giải quyết vấn đề thay vì học thuộc lòng và nhồi nhét kiến thức (tiến hành càng sớm càng tốt) => giảm giờ học thụ động, nghe giảng, học thuộc lòng bằng học thực địa, khám phá, trải nghiệm, nghiên cứu, thực hiện dự án, …

Page 6: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Sự cần thiết đổi mới phương pháp (tt)

Giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn: đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng cho học sinh: hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện điều mới,… Những điều này chỉ có thể làm được bằng cách cho học sinh tham gia các nghiên cứu khoa học từ sớm (hợp tác với các nhà khoa học)

Tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học, giáo dục lòng ham mê tri thức, rèn luyện thói quen tự học, tự đọc, tự tham khảo sách báo, tư liệu,… tăng giờ tự học tự nghiên cứu cho học sinh.

Page 7: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Sự cần thiết đổi mới phương pháp (tt)

Hiện nay các thảo luận về đổi mới giáo dục có đề cập đến đổi mới theo hướng phát triển kỹ năng và năng lực. Tuy nhiên, đến nay dường như vẫn tập trung vào nội dung và chương trình theo sách giáo khoa.

Cần thiết tăng thực hành, giờ học tương tác (học ngoài thực địa), tự tham khảo tài liệu, nghiên cứu (thư viện, bảo tàng), thuyết trình, viết tiểu luận, thực hiện dự án, nghiên cứu, hội thảo, thảo luận.

Page 8: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Thực hiện chương trình GDMT tại Việt Nam

Thực hiện chương trình GDMT tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào tiến hành các nghiên cứu, giúp xây dựng tác phong nghiên cứu, thái độ khoa học, tính chủ động, đầu óc tưởng tượng, sáng tạo,… là những phẩm chất tối cần thiết cho công việc cho dù làm nghề gì và trong lĩnh vực nào.

Ví dụ: Tại mỗi địa điểm được lựa chọn, ta có thể thực hiện một chủ đề hoặc kết hợp nhiều chủ đề: Khí quyển, khoa học trái đất, sinh trắc học,…. Học sinh thực hiện các phép đo: đo hàng ngày: Nhiệt độ trong ngày, lượng mưa, độ pH của nước mưa,…

Page 9: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Thực hiện chương trình như thế nào:Với những hoạt động này, chương trình giáo dục phổ thông các cấp ở Việt Nam hầu hết đều có các môn học liên quan, ví dụ:

Lớp 4, lớp 5: Môn khoa học có nội dung về chủ đề không khí; Tác động của con người đến môi trường không khí,…;

Lớp 6 Môn Địa lý có nội dung về Thời tiết và không khí; Môn Vật Lý có nội dung học về Nhiệt học, sử dụng nhiệt kế; đo khối lượng và thể tích của chất lỏng,…

Lớp 9: Môn Sinh học có nội dung học về Ô nhiễm môi trường…; Lớp 11: Môn Hóa học có nội dung học về các chất khí,….

Page 10: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Thực hiện chương trình như thế nào:Chủ đề nước: với các phép đo đạc hàng tuần trong chương trình GLOBE: Độ trong, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ mặn, pH, độ kiềm, Nitrat,…

LỚP 4, 5

Môn Khoa học có nội dung: -Ba thể của nước;-Vòng tuần hoàn của nước và ô nhiễm nước;

LỚP 8

Môn Hóa học có nội dung về “nước”; Vật Lý: Áp suất, nhiệt độ;

LỚP 9

Môn Sinh học có nội dung về Ô nhiễm môi trường;

LỚP 12

Môn Hóa học có nội dung học về Hóa học hữu cơ.

Liên hệ các môn học

Page 11: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Thực hiện chương trình như thế nào:Chủ đề đất: Độ dày của mỗi lớp đất trong phẫu diện kết cấu, màu sắc, thành phần, độ tơi, và hàm lượng đá, rễ cây, muối cacbon, mật độ khối, mật độ hạt, phân bố kích thước hạt, pH, độ màu mỡ (N,P,K) của mẫu lấy được ở mỗi lớp đất, …

LỚP 4 Khoa học: Thực vật cần gì để sống

Địa lý: Địa chất học và khoáng sản

Sinh học: Ô nhiễm môi trường

Hóa học: Hóa học hữu cơ

Liên hệ các môn học

LỚP 8

LỚP 9

LỚP 12

Công nghệ: pH đất, trồng câyLỚP 10

Page 12: Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong

Thực hiện chương trình GDMT đóng góp vào đổi mới giáo dục

Nhằm cải thiện chất lượng giáo dục khoa học, nâng cao nhận thức về môi trường trong giới trẻ, xây dựng mối liên kết giữa các nhà khoa học với các nhà giáo dục, đóng góp các nghiên cứu có ý nghĩa về môi trường

Tiến hành thí điểm lồng ghép các hoạt động với các môn học hiện nay, qua đó có thể góp ý về chương trình, nội dung, phương pháp, đóng góp vào quá trình nghiên cứu và đổi mới giáo dục (đưa ra chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực cho các môn liên quan với mỗi cấp học).