5
Nhân lực ngành Call Center 2011 – Nhu cầu và cơ hội Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã trở thành một chiến lược trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Quá trình hội nhập này được thực hiện một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng (CSKH) cũng không phải là một ngoại lệ. Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Call Center đã phát triển đến một tầm cao, đảm nhiệm nhiều chức năng và hình thành lên các hệ thống Call Center xuyên quốc gia nhằm phục vu cho các thương hiệu toàn cầu. Tại Châu Á, ngành dịch vụ Call Center cũng đã và đang thực sự nổi lên như một ngành công nghiệp mới đầy hứa hẹn. Một số quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Philippines, Singapore… nghề này dần được xem như một “ngành công nghiệp mới”, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn, hàng triệu người lao động. Đối với Việt Nam, tuy lĩnh vực Chăm sóc khách hàng còn khá mới mẻ, nhưng trong xu thế phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng có khả năng sẽ trở thành một ngành dịch vụ “bùng nổ” trong tương lai, mang tới những cơ hội việc làm hấp dẫn, thu hút được nhiều lao động Những năm gần đây, dịch vụ Call Center – một loại hình dịch vụ chăm sóc khách hàng đang ngày càng được các doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư, xây dựng hoặc thuê ngoài, nhất là những doanh nghiệp

Nhan luc call center 2011

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Những năm gần đây, dịch vụ Call Center – một loại hình dịch vụ chăm sóc khách hàng đang ngày càng được các doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư, xây dựng hoặc thuê ngoài, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như viễn thông, tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, bất động sản …

Citation preview

Page 1: Nhan luc call center 2011

Nhân lực ngành Call Center 2011 – Nhu cầu và cơ hội

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã trở thành một chiến lược trọng tâm của Đảng và Nhà

nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Quá trình hội

nhập này được thực hiện một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó

ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng (CSKH) cũng không phải là một ngoại lệ.

Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Call Center đã phát triển đến một tầm cao, đảm nhiệm

nhiều chức năng và hình thành lên các hệ thống Call Center xuyên quốc gia nhằm phục vu cho các

thương hiệu toàn cầu. Tại Châu Á, ngành dịch vụ Call Center cũng đã và đang thực sự nổi lên như

một ngành công nghiệp mới đầy hứa hẹn. Một số quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Philippines,

Singapore… nghề này dần được xem như một “ngành công nghiệp mới”, tạo công ăn việc làm cho

hàng nghìn, hàng triệu người lao động. Đối với Việt Nam, tuy lĩnh vực Chăm sóc khách hàng còn

khá mới mẻ, nhưng trong xu thế phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, dịch vụ chăm sóc

khách hàng có khả năng sẽ trở thành một ngành dịch vụ “bùng nổ” trong tương lai, mang tới những

cơ hội việc làm hấp dẫn, thu hút được nhiều lao động

Những năm gần đây, dịch vụ Call Center – một loại hình dịch vụ chăm sóc khách hàng đang ngày

càng được các doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư, xây dựng hoặc thuê ngoài, nhất là những

doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như viễn thông, tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm,

bất động sản … Sự phát triển của ngành này kéo theo nhu cầu nhân lực tăng cao sẽ là một điều kiện

thuận lợi cho sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam trong tương lai.

Một khảo sát với 15 tổ chức tài chính lớn ở Hà Nội cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đều có kế

hoạch đầu tư Hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Trong đó, có tới 60% có kế hoạch xây

dựng trong vòng 6 tháng tới, 30% đặt kế hoạch thực hiện trong vòng 1 năm tới và khoảng 10% còn

lại cũng lên kế hoạch đầu tư trong 2 năm tới. Khảo sát này còn đưa ra thông tin đáng chú ý là có

khoảng 70% các tổ chức tài chính có dự kiến sẽ thuê ngoài (outsourcing) dịch vụ chăm sóc khách

hàng. Điều này càng chứng tỏ nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực chăm sóc khách hàng vẫn đang phát triển ngày càng lớn mạnh.

 

Page 2: Nhan luc call center 2011

Đến thời điểm này, Việt Nam đã có hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Chăm sóc khách hàng

ở mọi loại hình (Nguồn: Khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen). Một số các “tên

tuổi” lớn trên thế giới về lĩnh vực này cũng đã có mặt tại Việt Nam. Tuy con số này chưa phải là

nhiều nhưng qua tìm hiểu từ tình hình thực tế, ước tính số lượng lao động call center đang làm việc

tại các doanh nghiệp chăm sóc khách hàng Việt Nam hiện nay đã lên tới trên 50 nghìn nhân sự và

con số này còn tiếp tục tăng cao.  Điều này được thể hiện rõ trên nhiều kênh tuyển dụng đa dạng

như: các website tuyển dụng chuyên biệt, các tờ báo việc làm, truyền hình, pa-nô, áp-phích, tờ rơi…

với số lượng lao động cần tuyển lên đến hàng trăm người trong mỗi đợt.

                 

Theo khảo sát của CareerBuilder, ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ tiếp tục thu hút nhiều việc

làm nhất trong năm tới với khoảng 25 % doanh nghiệp cho biết sẽ có kế hoạch tăng cường đội ngũ

nhân viên call center trong năm 2011, tập trung chủ  yếu trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính...

 

Page 3: Nhan luc call center 2011

Một thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu nhân lưc ngày một tăng cao ở trên là Việt Nam có lực lượng

lao động trẻ và tương đối dồi dào. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ

tuổi từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009; trong đó lực lượng lao động

trong độ tuổi lao động là hơn 46,2 triệu người, tăng 2,12%. Đây là một nguồn lực rất lớn tạo điều

kiện thuận lợi không nhỏ cho công tác tuyển dụng nhân lực trong ngành call center.

 

Bên cạnh đó, một thuận lợi khác trong công tác tuyển dụng nhân lực call center là yêu cầu đối với

các ứng viên không quá phức tạp. Chẳng hạn như ở Hoa Sao – một Tập đoàn chăm sóc khách hàng

hàng đầu tại Việt Nam hiện nay thì khi tuyển dụng đầu vào, Hoa Sao không yêu cầu kinh nghiệm,

không giới hạn ngành nghề, trình độ từ trung cấp trở lên hoặc là sinh viên làm chuyên ca, có giọng

nói chuẩn, không nói giọng địa phương và biết tin học văn phòng cơ bản. Trên thế giới, nhân lực

cho nghề Call Center thường không giới hạn độ tuổi, song ở Việt Nam, vì đây là một nghề mới, lứa

tuổi được chọn trở thành Điện thoại viên thường tập chung chủ yếu ở độ tuổi từ 20 – 30. Không chỉ

những người đã tốt nghiệp Trung cấp trở lên mà ngay cả những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà

trường cũng có thể làm công việc này. Chính vì thế,“nghề này phù hợp với trình độ trung bình của

một tầng lớp khá đông dân số Việt Nam hiện đang còn loay hoay với công ăn việc làm”, một chuyên

gia ICT nói.

 

Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và có tri thức là một lợi thế lớn để phát triển dịch vụ

Chăm sóc khách hàng trong tương lai. Nếu thành công, ngành nghề này sẽ góp phần giải quyết bài

toán việc làm cho đông đảo người lao động, nhất là khi Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam

trên 2,8%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,88%; tình trạng không có việc làm ở

khu vực thành thị là 4,43% và nông thôn là 2,27%. (Nguồn: Tổng cục thống kê công bố vào tháng 1

năm 2011)

 

Nguyên Hạ