13
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT 2.1. Xe buýt nhanh BRT Bus Rapid Transit 2.1.1. Định nghĩa BRT Xe buýt nhanh Bus Rapid Transit (BRT) là hthng GTCC vn chuyn khối lượng ln da trên xe buýt, mang li snhanh chóng, thoi mái và chi phí hiu qutrong việc đi li. Thông qua vic cung cấp các làn đường dành riêng và dch vtt nht phc vhành khách, vcơ bản BRT có thmô phng hiu suất và các đặc điểm tin nghi ca mt hthng GTCC hiện đại như đường sắt nhưng chỉ vi chi phí thấp hơn. Hình 2.1. BRT thành phQuito, Ecuador, [4] Trên thế gii, hthng BRT còn có các tên gọi khác nhau như: + High-Capacity Bus Systems, + High-Quality Bus Systems, + Metro-Bus, + Surface Subway, + Express Bus Systems, và + Busway Systems. 2.1.2. Đặc điểm hệ thống BRT Theo Cc qun lý giao thông liên bang M(FTA), có 7 đặc điểm quan trng dùng để phân bit hthng xe buýt BRT vi xe buýt truyn thng:

Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

2.1. Xe buýt nhanh BRT – Bus Rapid Transit

2.1.1. Định nghĩa BRT

Xe buýt nhanh – Bus Rapid Transit (BRT) là hệ thống GTCC vận chuyển khối lượng

lớn dựa trên xe buýt, mang lại sự nhanh chóng, thoải mái và chi phí hiệu quả trong việc đi

lại. Thông qua việc cung cấp các làn đường dành riêng và dịch vụ tốt nhất phục vụ hành

khách, về cơ bản BRT có thể mô phỏng hiệu suất và các đặc điểm tiện nghi của một hệ thống

GTCC hiện đại như đường sắt nhưng chỉ với chi phí thấp hơn.

Hình 2.1. BRT ở thành phố Quito, Ecuador, [4]

Trên thế giới, hệ thống BRT còn có các tên gọi khác nhau như:

+ High-Capacity Bus Systems,

+ High-Quality Bus Systems,

+ Metro-Bus,

+ Surface Subway,

+ Express Bus Systems, và

+ Busway Systems.

2.1.2. Đặc điểm hệ thống BRT

Theo Cục quản lý giao thông liên bang Mỹ (FTA), có 7 đặc điểm quan trọng dùng

để phân biệt hệ thống xe buýt BRT với xe buýt truyền thống:

Page 2: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

+ Đường chạy – là một trong những đặc điểm quan trọng, gồm hai thành phần:

loại đường chạy và cách đánh dấu đường chạy.

+ Nhà ga – bao gồm 7 yếu tố cơ bản: vị trí nhà ga, loại nhà ga, các tiện nghi

cho hành khách, thiết kế lề đường, bố trí sân ga, khả năng thông qua và lối

tiếp cận nhà ga.

+ Phương tiện – có 4 đặc tính cơ bản của xe BRT: cấu trúc xe, tính thẩm mỹ,

khả năng vận chuyển hành khách, và động cơ/nhiên liệu.

+ Thu vé – có 3 đặc điểm thiết kế chính của hệ thống thu vé: cách thức thu vé,

thiết bị thu vé – cách thức thanh toán, và cơ cấu giá vé.

+ Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – có nhiều ứng dụng ITS khác nhau

có thể được thực hiện trong một hệ thống BRT. Chúng có thể được phân

thành 6 nhóm: ưu tiên phương tiện GTCC, hệ thống xe thông minh, hệ thống

quản lý hoạt động, hệ thống thông tin hành khách, hệ thống an toàn và đảm

bảo an ninh, hệ thống thu phí tự động.

+ Dịch vụ và kế hoạch hoạt động – các đặc tính của dịch vụ và kế hoạch hoạt

động là chiều dài tuyến, cấu trúc tuyến đường, khoảng cách dịch vụ, tần số

dịch vụ, khoảng cách nhà ga, và các phương pháp kiểm soát tiến độ.

+ Các yếu tố xây dựng thương hiệu – bao gồm phân loại tiếp thị dịch vụ BRT

và các phương pháp xây dựng thương hiệu.

Các đặc điểm được tìm thấy ở các hệ thống BRT thành công nhất – đầy đủ các tính

năng bao gồm:

+ Sử dụng đường dành riêng cho xe buýt nằm trên hành lang chính

+ Các nhà ga được che chắn đảm bảo an toàn và tạo sự thoải mái, tiếp cận

lên/xuống nhanh chóng

+ Thu tiền vé và kiểm soát vé trước khi lên xe, miễn phí trong việc chuyển đổi

giữa các tuyến

+ Hiển thị thông tin các bản đồ tuyến, bảng chỉ dẫn và thời gian thực một cách

rõ ràng, phương tiện được triển khai áp dụng công nghệ GPS để quản lý sự

di chuyển của phương tiện

+ Tích hợp các phương thức giao thông tại nhà ga đầu cuối cũng như các nhà

ga dọc tuyến

+ Toàn bộ hệ thống được điều hành bởi một cơ quan quản lý (“hệ thống khép

kín”)

+ Phương tiện ứng dụng công nghệ nhiên liệu sạch

+ Có dịch vụ khách hàng và tiếp thị xuất sắc.

Ngày nay, khái niệm BRT đã và đang được rất nhiều thành phố áp dụng như là một

giải pháp GTCC có tính hiệu quả kinh tế cao. Tùy thuộc vào năng lực và điều kiện kinh tế

của các thành phố mà các đặc điểm của một hệ thống BRT sẽ được áp dụng ở những mức

Page 3: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

độ nhất định. Theo các nhà phát triển các hệ thống BRT chất lượng cao ở các thành phố như

Bogota, Curitiba, Ottawa,… thì mục tiêu cuối cùng cho hệ thống chính là sự đi lại nhanh

chóng, hiệu quả và tiết kiệm dành cho người dân thay cho phương tiện giao thông cá nhân.

2.1.3. Các lợi ích của BRT

Một hệ thống GTCC hiệu quả có thể làm nền tản cho sự tiến bộ của một thành phố,

hướng tới phát triển kinh tế, công bằng xã hội và môi trường bền vững. Một số lợi ích trực

tiếp mà BRT mang lại cho các thành phố đang phát triển:

+ Về kinh tế:

Giảm thời gian đi lại

Cung cấp dịch vụ đáng tin cậy hơn

Góp phần tăng trưởng kinh tế

Tăng thêm việc làm

Cải thiện các điều kiện làm việc

+ Về xã hội:

Nhiều tiếp cận hợp lý hơn trong toàn thành phố

Giảm tai nạn và bệnh tật

Tăng niềm tự hào công dân và ý thức cộng đồng

+ Về môi trường:

Giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm liên quan đến sức khỏe con

người như (CO, SOx, NOx, bụi, CO2)

Giảm mức độ tiếng ồn

+ Về hình thái đô thị:

Hình thức đô thị bền vững hơn, bao gồm sự tập trung mật độ của các

hành lang chính

Giảm chi phí cung cấp các dịch vụ như điện, vệ sinh môi trường và

nguồn nước

+ Về chính trị:

Cung cấp hệ thống GTCC khối lượng lớn trong một giai đoạn chính

trị

Cung cấp nguồn lực chất lượng cao mà điều này sẽ tạo ra các kết quả

tích cực đối với hầu như tất cả các nhóm có quyền biểu quyết.

2.1.4. Các thành phố phát triển BRT trên thế giới

Tùy thuộc vào đặc điểm giao thông đô thị của từng thành phố mà có các chiến lược

phát triển BRT khác nhau, tuy nhiên, các hệ thống BRT trên thế giới vẫn luôn được xây

dựng trên cơ sở hướng tới một hệ thống BRT đầy đủ các tính năng.

Page 4: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

Các thành phố phát triển BRT được nghiên cứu: Quảng Châu, Trung Quốc; Jakarta,

Indonesia; Bangkok, Thái Lan; Cleveland, Ohio, Mỹ. Các nội dung nghiên cứu dựa trên 7

đặc điểm chính của một hệ thống BRT.

Bảng 2.1. Đặc điểm hệ thống BRT của một số thành phố trên thế giới

Page 5: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

5

Đường chạy Nhà ga Phương tiện Thu vé

Hệ thống giao

thông thông minh

(ITS)

Dịch vụ các kế

hoạch hoạt động

Các yếu tố xây

dựng thương hiệu

Quảng Châu, Trung Quốc Làn đường ưu tiên

dành riêng cho

BRT giúp tốc độ xe

buýt nhanh hơn hẳn.

Nhà ga thiết kế

thuận tiện cho hành

khách: sàn ga đều

ngang cấp với bậc

lên/xuống xe của xe

buýt (có cấu tạo

sàn thấp) và còn

nhiều tiện ích tạo sự

thoải mái và thuận

tiện cho hành

khách.

Sử dụng loại xe

buýt lớn có kích

thước dài 18m có 3

cửa.

Hệ thống thanh

toán vé được bố trí

tại cửa kiểm soát

vào nhà ga.

Trung tâm điều

khiển và hỗ trợ hệ

thống ITS: Các xe

buýt và nhà ga

được trang bị hệ

thống ITS, hiển thị

thời gian thực trên

các biển báo tại các

nhà ga, có thể được

giám sát và điều

khiển tập trung.

Dịch vụ xe buýt

thường xuyên:

khoảng 10 giây có

một chuyến xe buýt

đi qua.

Tích hợp với trạm

tàu điện ngầm và

trạm thuê xe đạp

công cộng hỗ trợ

hành khách di

chuyển thuận tiện.

Xây dựng thương

hiệu riêng và chiến

dịch vận động cộng

đồng hiệu quả.

Jakarta, Indonesia Các làn đường tách

biệt dành cho BRT

Sảnh đợi bố trí cao

ngang với cấu tạo

của sàn phương tiện

tạo cho hành khách

sự thuận lợi khi lên

xuống

Hệ thống các

phương tiện chuyên

dụng cho BRT: xe

buýt dài 12 m, xe

buýt khớp nối dài

18 m, và các xe

buýt thông thường.

Nhiên liệu sử dụng

là CNG (trừ các xe

trên hành lang số 1

sử dụng diesel).

Sử dụng hệ thống

thanh toán vé trước

khi lên xe.

Giá vé như nhau

trên toàn hệ thống

và chuyển tuyến

miễn phí.

Sử dụng hệ thống

ITS cho hệ thống:

Hệ thống giám sát

phương tiện GPS,

camera giám sát

trên xe, giám sát

trực tuyến cho các

nhà ga BRT. Hệ

thống vé điện tử

bằng thẻ thông minh

không tiếp xúc,…

Hệ thống BRT hoạt

động dạng kín (21

tuyến), có 3 tuyến

trung chuyển.

Chính quyền thành

phố đầu tư phương

tiện xe buýt còn

điều hành hoạt

động thuộc về các

công ty tư nhân.

Xây dựng thương

hiệu, hình ảnh riêng.

Hệ thống BRT

Các thành phần của hệ thống

Page 6: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOD CHO HỆ THỐNG BRT

6

Đường chạy Nhà ga Phương tiện Thu vé

Hệ thống giao

thông thông minh

(ITS)

Dịch vụ các kế

hoạch hoạt động

Các yếu tố xây

dựng thương hiệu

Bangkok, Thái Lan Các làn đường

dành riêng là chủ

yếu, trong một số

trường hợp BRT sẽ

hoạt động chung

với các phương tiện

khác trên các đoạn

làn đường HOV

hoặc các làn đường

BRT được chia sẻ

với các phương tiện

khác.

Các nhà ga và sảnh

đợi BRT luôn được

ưu tiên thiết kế

nhằm giúp cho hành

khách lên/xuống

thuận lợi. Trang bị

các hệ thống thang

máy, thang cuốn

cùng hệ thống cáp

treo cho người tàn

tật.

Xe buýt tiêu chuẩn

12m (sàn cao), xe

có một cửa rộng

3m ở mỗi mặt xe,

xe chạy bằng khí

nén thiên nhiên

(CNG). Năng lực

chuyên chở của mỗi

xe là 80 hành

khách, 20 chỗ ngồi

và 60 chỗ đứng.

Hệ thống thanh

toán vé được bố trí

tại nhà ga, giá vé

được tính theo

khoảng cách các

nhà ga, từ 12 – 20

Baht (0.36 – 0.66

USD). Hệ thống giá

vé được tích hợp

cho toàn bộ hệ

thống giao thông

công cộng bao gồm

tàu điện và BRT.

Sử dụng hệ thống

ITS để quản lý hoạt

động của BRT,

điều khiển ưu tiên

cho phép xe buýt

qua nút một cách

nhanh chóng, các

hệ thống thông tin

liên lạc.

Hệ thống thông tin

cho hành khách tại

các nhà ga.

Hệ thống BRT

được tổ chức kết

nối với các nhà ga

tàu điện ở hai đầu.

Cải thiện điều kiện

vỉa hè cho người đi

bộ cùng bố trí các

bãi đỗ xe đạp tại

một số nhà ga.

Miễn phí cho người

dùng giai đoạn đầu.

Kế hoạch tiếp thị

còn được tiến hành

cùng với kế hoạch

nâng cao nhận thức

của cộng đồng về

BRT.

Cleveland, Ohio Các làn dành riêng

cho xe buýt.

Bố trí các sân ga

lớn đảm bảo

lên/xuống nhanh, hệ

thống thanh toán vé

trước khi lên xe và

tiếp cận cho người

tàn tật.

Phương tiện chuyên

dùng Euclid

Corridor Vehicle

(ECV) dài 62 feet

(≈ 19m) (có khớp

nối), chạy bằng

điện kết hợp với

diesel.

Thanh toán vé tại

các điểm dừng.

Hệ thống thông tin

cho hành khách tại

nhà ga và trên xe.

Dịch vụ thường

xuyên: Thời gian

giãn cách các xe là

5 – 10 phút từ

05:00 đến 19:00 và

15 – 30 phút cho

khoảng thời gian

qua đêm.

Bệnh viện lớn

Cleveland và bệnh

viện Đại học đã

mua bản quyền đặt

tên của tuyến, đây

cũng là lý do tuyến

có tên gọi là Health

Line.

Hệ thống BRT

Các thành phần của hệ thống

Page 7: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

7

Tóm lại:

Việc lựa chọn BRT để phát triển GTCC ở mỗi thành phố đều có sự khác nhau nhất

định. Tuy nhiên hầu hết tiêu chí sơ bộ để lựa chọn BRT đầu tiên là chi phí cho hệ thống thấp

hơn nhiều so với một số hệ thống GTCC như LRT, MRT,… nhưng vẫn đem lại những lợi

ích trong giải quyết các vấn đề giao thông cùng phát triển kinh tế và phát triển cộng đồng.

BRT Quảng Châu đã phá vỡ kỷ lục hành khách, điều này như một cuộc cách mạng

trong nhận thức về loại hình GTCC dựa trên xe buýt. Nó cũng đã vượt xa năng lực chuyên

chở theo suy nghĩ truyến thống để áp dụng vào hệ thống BRT. Hệ thống nhà ga, làn vượt

được bố trí theo kinh nghiệm của thành phố Bogotá cùng các giải pháp tích hợp các phương

thức tại nhà ga đã mạng lại sự thành công cho hệ thống.

Thành phố Jakarta, bên cạnh những thành công của hệ thống còn là những hạn chế

cần khắc phục. Hầu hết các thành phố châu Á đều có các mục tiêu phát triển và lựa chọn hệ

thống BRT đều, đây cũng là một sự thuận lợi cho việc tiếp thu các kinh nghiệm về BRT.

Với điều kiện của giao thông TP.HCM nói riêng và giao thông Việt Nam nói chung,

bên cạnh tiếp thu các bài học kinh nghiệm thì cần xem xét các vấn đề còn phải giải quyết

của các hệ thống BRT của các thành phố trên thế giới để đạt hiệu quả cao nhất.

Page 8: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

8

PHỤ LỤC

B. Đặc điểm hệ thống BRT của một số thành phố trên thế giới

1. Quảng Châu, Trung Quốc

Hệ thống BRT Quảng Châu là một minh chứng điển hình cho thấy tính hiệu quả của

hệ thống vận chuyển khối lượng lớn, trở thành một hệ thống BRT đầy đủ tính năng ở châu

Á. Hiện tại hệ thống đang nắm giữ những con số ấn tượng trong GTCC bằng BRT trên thế

giới.

Vào giờ cao điểm trong một hướng thì hệ thống BRT có thể vận chuyển được hơn

27.000 hành khách, gấp 3 lần dòng hành khách trong giờ cao điểm của bất kỳ hệ thống BRT

nào khác ở châu Á, nhiều hơn bất kỳ tuyến tàu điện ngầm nào tại Trung Quốc trừ tuyến số

1, 2 ở Bắc Kinh và chỉ đứng sau hệ thống TransMilenio ở Bogotá, Colombia. Số lượt hành

khách trong giờ cao điểm tại các nhà ga lớn là 8.500 hành khách – cao nhất trên thế giới và

nhà ga Ganding có số lượt hành khách vượt mức 55.000 hành khách mỗi ngày.

Hành lang BRT dọc đại lộ Trung Sơn có chiều dài 22,5 km với các làn xe buýt được

tách biệt hoàn toàn, có 26 nhà ga BRT và 31 tuyến xe buýt hoạt động (không kể các tuyến

có độ trùng lặp thấp). Có nhà ga BRT dài nhất thế giới – 260 m bao gồm cả cầu đi bộ, là hệ

thống có số lượng xe buýt BRT nhiều nhất: toàn hệ thống có gần 1.000 xe với 350

xe/giờ/hướng, tức là khoảng 10 giây có một chuyến xe buýt đi qua. Các phương tiện BRT

hoạt động cả bên trong và bên ngoài hành lang dành cho BRT.

Nguồn: ITDP, 2012

Hình 1.PL. Nhà ga BRT Ganding, Quảng Châu

BRT đã đáp ứng các yêu cầu giúp giải quyết các tắc nghẽn cho xe buýt hiện tại, tốc

độ giao thông hạn chế trên đại lộ Trung Sơn chỉ với một phần nhỏ chi phí và thời gian xây

dựng so với việc thực hiện một tuyến tàu điện ngầm, điều này cho thấy đây là một sự đầu tư

Page 9: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

9

mang lại hiệu quả chi phí cao hơn nhiều. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hệ thống còn

có những tác động tích cực lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; BRT Quảng Châu

còn cho thấy tính khả thi để mở rộng quy mô BRT ở Trung Quốc nhằm mục đích tiến tới sự

phát triển bền vững toàn cầu.

2. Jakarta, Indonesia

BRT ở Jakarta được thiết kế và thực hiện dựa trên các kinh nghiệm BRT của thành

phố Bogotá, Colombia. Dự án mới nhất của hệ thống BRT được đưa vào khai thác ngày

14/2/2013 nâng số tuyến của hệ thống lên con số 12 với 241 km, trong đó gần 75 % làn

đường dành riêng, Tranjakarta là hệ thống BRT dài nhất và bao phủ rộng lớn nhất trên thế

giới.

BRT được xây dựng với mục đích trở thành một loại hình GTCC nhanh, an toàn,

hiệu quả, thoải mái và có tính nhân văn cao gắn liền với các tiêu chuẩn quốc tế. Một số mục

tiêu chính của hệ thống:

+ Cải thiện hệ thống GTCC của Jakarta và cách ứng xử của hành khách

+ Cung cấp một dịch vụ GTCC tin cậy hơn, chất lượng tốt hơn, công bằng hơn

cho hành khách, bảo đảm hoạt động diễn ra thường xuyên tại Jakarta

+ Cung cấp một giải pháp trung và dài hạn cho các vấn đề GTCC của Jakarta

+ Thực hiện xã hội hóa và các phương pháp tiếp cận phù hợp

+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện của mạng lưới đường xe buýt ở Jakarta và cần

đạt được sự chấp nhận của cộng đồng.

Nguồn: ITDP, 2013

Hình 2.PL. BRT Jakarta trên hành lang số 7

Page 10: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

10

Sau khoản thời gian thực hiện thì Transjakarta đã mang lại những kết quả nhất định,

đặc biệt là đã thay đổi được cái nhìn của công chúng về GTCC tại Jakarta, từ hình ảnh đầy

bụi, rỉ sét và cũ trở thành một hệ thống GTCC hiện đại, nhanh chóng và an toàn.

Tuy nhiên còn có một số vấn đề trong hoạt động của hệ thống BRT cần cải thiện

trong thời gian tới:

+ Cung cấp nhiên liệu CNG bị giới hạn: chỉ có 5 trạm CNG để phục vụ cho tất

cả các phương tiện Transjakarta, đây cũng là nguyên nhân làm mất thời gian

cho đội xe.

+ Xâm nhập của xe máy và xe hơi vào các làn xe dành riêng cho xe buýt, một

số hành lang chiều dài đường hỗn hợp chiếm đa số.

+ Nhu cầu tăng cao trong khi đội xe không đáp ứng đủ. Phương tiện hoạt động

bên ngoài hành lang trên một số hành lang chưa đáp ứng được năng lực phục

vụ hành khách.

+ Phát triển các kế hoạch BRT chưa có sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Hình 3.PL. Sự xâm lấn vào làn xe BRT và xếp hàng tiếp nhiên liệu của các xe BRT

3. Bangkok, Thái Lan

Sau nhiều năm dự tính thì thành phố Bangkok đã triển khai hệ thống xe buýt nhanh

đầu tiên. Hệ thống có tên gọi là “Bangkok Rapid Transit (BRT)”. Hệ thống bắt đầu hoạt

động vào tháng 5/2010 với chiều dài toàn tuyến là 15,9 km. Một số mục tiêu của hệ thống

BRT:

+ Giải quyết vấn đề tắt nghẽn giao thông kéo dài ở các đại lộ trong TP

+ Mở rộng mạng lưới GTCC và hỗ trợ cho hệ thống tàu điện ngầm của TP

+ Tạo ra sự liên kết trong phát triển kinh tế trên các hành lang

+ Hướng tới sự phát triển bền vững trên cơ sở của việc phát triển GTCC

BRT chạy trên làn đường được thiết kế kết hợp với điều kiện giao thông từng đoạn

tuyến, bao gồm: đoạn đường dành riêng, đoạn làn đường HOV (làn đường riêng dành cho

phương tiện chở nhiều người) hoặc các làn đường BRT được chia sẻ với các phương tiện

khác. BRT có thể đáp ứng được các mục tiêu chung về GTCC, ngoài ra lại có thể bố trí một

Page 11: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

11

cách linh hoạt trong thành phố. Với chi phí xây dựng không quá cao so với việc đầu tư một

hệ thống đường sắt đô thị và thời gian xây dựng nhanh chóng.

Các kế hoạch giới thiệu hệ thống BRT với mọi tầng lớp người dân được thực hiện

rất hiệu quả.

Nguồn: http://www.bangkokbrt.com/

Hình 4.PL. Quy định làn đường BRT Bangkok

Hình 5.PL. Xe buýt nhanh BRT ở thành phố Bangkok, Thái Lan

4. Cleveland, Ohio

The Greater Cleveland Regional Transit Authority (RTA) là cơ quan quản lý giao

thông ở Cleveland, OH. Năm 2005, RTA bắt đầu lên kế hoạch xây dựng tuyến xe buýt nhanh

(BRT) chạy dọc theo đại lộ Euclid, một hành lang kinh tế quan trọng. Tên của tuyến BRT là

Health Line, bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2008. Mục tiêu chính cho việc phát triển BRT

là:

+ Nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông

Page 12: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

12

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế lâu dài và phát triển cộng đồng

+ Cải thiện chất lượng cuộc sống dọc hành lang Euclid.

Nguồn: National BRT Institute, 2012

Hình 6.PL. BRT ở thành phố Cleveland, Ohio

RTA đã lên kế hoạch thiết kế lại hành lang Euclid trong 35 năm qua. Kết hợp các kết

quả nghiên cứu ở Curitiba, Brazil để xác định các tác động của hệ thống BRT tới thành phố.

Tại Curitiba, RTA không chỉ tìm hiểu về hệ thống GTCC mà còn chú ý tới việc cải thiện và

các tác động tới cơ sở hạ tầng khu vực. RTA phát hiện ra rằng BRT là một giải pháp đáng

tin cậy, chi phí thấp hơn để thay thế cho đường sắt nhẹ.

1

2

Page 13: Sub subchapter vietnamese-xe buýt nhanh brt và một số đặc điểm nổi bật

Luận văn tốt nghiệp

13

Mặc dù chi phí là yếu tố sơ bộ khi lựa chọn BRT, RTA nhấn mạnh những lợi thế về

mặt môi trường của hệ thống như là một điểm nhấn quan trọng. Phương tiện với lượng khí

thải ít hơn và đi cùng là phát triển không gian xanh dọc đại lộ.

Cleveland là ví dụ điển hình cho kế hoạch phát triển BRT có sự kết hợp với cộng

đồng khá thành công. Quá trình tiếp xúc với người dân từ trước khi dự án được bắt đầu, tiến

hành hỗ trợ người dân trong quá trình xây dựng dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển kinh tế khi dự án được triển khai.