19
[PHẠM THỊ THANH KIM MSSV: 12008811 LỚP THỨ 5: TIẾT 1-3: kq8ct2 CÔNG TY LÀM TIỂU LUẬN: UDACITY] ●●● TIU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN T●●●

TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

  • Upload
    -

  • View
    1.749

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

[PHẠM THỊ THANH KIM

MSSV: 12008811

LỚP THỨ 5: TIẾT 1-3: kq8ct2

CÔNG TY LÀM TIỂU LUẬN:

UDACITY]

● ● ●

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

● ● ●

Page 2: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 2

CÂU 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ MÔ HÌNH LỢI NHUẬN

(DOANH THU) TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

a) Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh là phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh của một doanh

nghiệp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và tận dụng mọi cơ hội kinh

doanh đề thu về nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

Nói cách khác, Mô hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hoá hay quá trình kinh

doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trên một thị trường. Mô hình kinh doanh là trọng tâm của

một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinh doanh của một

doanh nghiệp.

Một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác và tận dụng những

đặc trưng riêng vốn có của Internet và Web.

Ba mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến trên thế giới hiện nay phải kể đến mô

hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), mô hình thương

mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và mô hình thương mại điện tử

giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C).

a1/B2C

B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện

tử:

- Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu

dùng (thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiếp thị,

quảng cáo, phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để tìm kiếm, lựa chọn, đặt hàng,

thanh toán, nhận hàng.

Trong các sàn giao dịch điện tử hiện nay ở Việt Nam, mô hình thương mại điện tử B2C được

coi là hoạt động ổn định nhất. Có thể kể tên một số trang web hoạt động khá hiệu quả hiện

nay như chodientu.vn, aha.vn, muare.vn, 123mua.com.vn, vdcsieuthi.vnn.vn, vv...

Hình thức ban đầu của mô hình thương mại điện tử B2C là mô hình bán hàng tạp hóa. Mức

độ phát triển tiếp theo của mô hình thương mại điện tử B2C là xây dựng các trang web “giá

trị gia tăng”. Những trang web theo mô hình thương mại điện tử B2C không chỉ dừng lại ở

việc cho phép khách hàng mua sắm hàng hóa và dịch vụ mà c n đem lại cho khách hàng các

Page 3: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 3

sản ph m và dịch vụ có giá trị gia tăng. Ví dụ như, trang web của dell.com cho phép người

tiêu dùng có thể cá biệt hóa chiếc máy tính mình mua.

Mô hình thương mại điện tử B2C được biết đến nhiều nhất là mô hình bán lẻ trực tuyến (e-

tailer). Mô hình bán lẻ trực tuyến giống mô hình bán hàng truyền thống nhưng có điểm khác

biệt là khách hàng sẽ truy cập Internet để kiểm tra xem có còn hàng trong kho hay không và

tiến hành đặt hàng. Một vài nhà bán lẻ trực tuyến B2C hiện nay áp dụng mô hình bán thương

mại điện tử “brick and click” tức là vẫn tiến hành hoạt động bán hàng truyến thống bên cạnh

hoạt động bàn hàng trực tuyến qua các website. Ví dụ điển hình cho mô hình thương mại điện

tử này trên thế giới là Walmart, Target, Barnes&Noble.

Thành công nhất và đi tiên phong với mô hình này phải kể tới doanh nghiệp Amazon.com với

việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản ph m như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản ph m điện tử,

phần mềm và các sản ph m gia đình. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành theo mô

hình này và đã đạt được những thành công nhất định như Drugstore .com1, Bluenile.com

2.

Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều trang bán hàng trực tuyến áp dụng hình thức B2C này,

điển hình như Tiki.vn, Cdiscount.vn, Lazada.com, Zalora.vn, …

a2/ B2B

B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là Thương mại điện tử giữa các doanh

nghiệp với nhau. Đây là mô hình Thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh

nghiệp với nhau. Các sàn giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng

TMĐT như mạng giá trị gia tăng; dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ, các sàn giao dịch

TMĐT,...

Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình

B2B là Alibaba.com3 của Trung Quốc.

Người bán trong mô hình thương mại điện tử này có thể là nhà sản xuất (Dell.com), nhà phân

phối (Avnet.com) hay nhà bán lẻ (BigBoxx.com). Doanh nghiệp triển khai mô hình thương

mại điện tử B2B phía người bán nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí bán hàng, chi phí quảng

cáo, chi phí quản lý và tăng tốc độ giao hàng.

1 Drugstore.com là một nhà bán lẻ qua mạng các sản ph m y tế và chăm sóc sắc đẹp . Hệ thống

website của drugstore.com đã được ra mắt vào ngày 24 tháng 2 năm 1999. 2 Blue Nile là một nhà bán lẻ trực tuyến đồ trang sức cao cấp. Blue Nile được thành lập vào năm

1999 và ngày nay là các nhà bán lẻ kim cương trực tuyến lớn nhất. 3 Alibaba.com được thành lập vào năm 1999. Alibaba.com đã giúp hàng triệu doanh nghiệp trên

khắp thế giới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trực tuyến thông qua sàn giao dịch.

Page 4: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 4

Bảng: Một số mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2B

Mô hình

kinh doanh Thí dụ Mô tả

Thị trường/

Sở giao dịch

DirectAg.com

e-Steel.com

Giúp người mua và người bán gặp gỡ nhau nhằm

giảm chi phí mua sắm trong một lĩnh vực kinh

doanh nhất định

TradeOut.com Cung cấp các sản ph m đặc thù cho các doanh

nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Nhà phân

phối điện tử Grainger.com

Kết nối trực tiếp các doanh nghiệp với các doanh

nghiệp khác nhằm giảm thiểu chu trình bán hàng

và giá thành sản ph m

Nhà cung cấp

dịch vụ B2B

Employeematters.com Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các dịch vụ

kinh doanh trực tuyến

Salesforce.com

Corio.com

Cho các doanh nghiệp thuê các ứng dụng phần

mềm trên cơ sở Internet

Môi giới giao

dịch B2B iShip.com

Giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hoá và

dịch vụ mà họ cần

Trung gian

thông tin

DoubleClick.net

Thu thập các thông tin về người tiêu dùng và sử

dụng chúng giúp các nhà quảng cáo xây dựng các

chương trình quảng cáo phù hợp

AutoByTel.com

Thu thập các dữ liệu về người tiêu dùng và sử

dụng chúng định hướng hoạt động kinh doanh của

các nhà kinh doanh

Một số web B2B phổ biến ở Việt Nam hiện nay như ACEvn.com4 hay vietoffer.com

5.

4 ACEvn (Asia Commercial Ebusiness in Vietnam): trang web B2B chuyên cung cấp dịch vụ xúc

tiến, quảng bá cho các doanh nghiệp, sản ph m hóa chất. Giới thiệu danh mục, bảng giá sản ph m.

Hỗ trợ tạo tài khoản, chào hàng. 5 vietoffer.com - Trang cung cấp thông tin giao dịch chào bán, cần mua, gửi chào hàng của các

doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Thông tin chào hàng mới, e-catalogue, danh bạ doanh nghiệp, văn

ph ng ảo.

Page 5: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 5

a3/ C2C

C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là Thương mại điện tử giữa các cá nhân và người

tiêu dùng với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh

chóng và ngày càng phổ biến.

Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các Website bán hàng online đấu giá trực tuyến,

rao vặt trên mạng. Một trong những thành công vang dội của mô hình này là trang Web đấu

giá eBay6. Từ khi loại hình đấu giá trực tuyến ra đời, người tiêu dùng không cần mang hàng

hoá muốn bán tới các chợ đồ cũ mà chỉ cần gửi các thông tin về chúng tới những nhà đấu giá

trực tuyến như eBay.com.

Trong trường hợp không muốn tham gia đấu giá, người tiêu dùng vẫn có thể tìm mua các

hàng hoá đã qua sử dụng khi ghé thăm website Half.com, nơi những người tiêu dùng khác

bán hạ giá để thanh lý các hàng hoá dư thừa như sách báo, phim ảnh, băng đĩa nhạc và các

chương trình tr chơi.

Đối vối hình thái “rao vặt” (Classified Ad) của mô hình C2C này, doanh nghiệp triển khai mô

hình thương mại điện tử C2C “rao vặt” sẽ cho phép người tiêu dùng bán hàng hóa, dịch vụ

với mức giá cố định và doanh nghiệp sẽ thu phí từ người tiêu dùng đối với tài khoản VIP và

miễn phí trong một giới hạn đăng tin nào đó.

Ở Việt Nam, có thể kể đến một ví dụ điển hình về mô hình C2C là chotot.vn, một trang mua

bán rao vặt đơn giản và miễn phí cho người Việt. Ngoài ra còn có 5giay.vn, chodientu.vn,

rongbay.com, vatgia.com, muare.vn, enbac.com…

6 Được thành lập tháng 9/1995, hiện nay eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất thế giới dành cho việc

mua bán các sản ph m cho các khách hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ. Trên eBay có tới 55

triệu sản ph m nằm trong 50.000 danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn thế giới.

Page 6: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 6

b/ Mô hình doanh thu (Revenue Model)

Mô hình doanh thu được hiểu đơn giản là cách doanh nghiệp kiếm tiền, tạo ra lợi nhuận từ

các hoạt động kinh doanh, thương mại.

Các mô hình lợi nhuận phổ biến hiện nay

b1/ Mô hình Catalog trực tuyến (Web catalog Model):

Mô hình lợi nhuận Web catalog tương tự như mô hình doanh thu đặt hàng qua thư (Mail

order revenue model), nhưng các danh mục hàng hóa được cập nhật trực tuyến trên web thay

vì được trưng bày tại cửa hàng. Cũng giống như mô hình doanh thu đặt hàng qua thư, Web

catalog tạo nên sự nhận biết thương hiệu, người bán thiết lập hình ảnh của thương hiệu và

phân phối hình ảnh đó thông qua catalogs.

Mô hình Web catalog thay thế và bổ sung catalogs in, người mua có thể đặt hàng qua Web

site hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp áp dụng

mô hình doanh thu này.

Một số nhà bán lẻ truyền thống hiện nay bắt đầu sử dụng mô hình này như staples.com,

costco.com, kmart.com. walmart.com, target.com,… Tại Việt Nam, có thể kể đến những nhà

bán lẻ hàng đầu như: nguyenkim.com, trananh.vn, thegioididong.com, pico.vn,…

Mô hình doanh thu

1. Web catalog

4. Hỗn hợp quảng cáo - thuê bao

5.Thu phí giao dịch

6. Thu phí dịch vụ

7.Miễn phí nhiều người

Thu phí ít người

2. Thu phí nội dung

3. Quảng cáo

Page 7: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 7

b2/ Mô hình thu phí nội dung (Subscription Model) :

Đây là mô hình thu phí từ những nội dung số hay quyền truy cập thông tin của doanh nghiệp

sở hữu thông tin hay quyền thông tin.

Những nội dung số phổ biến được cung cấp thông qua mô hình này như: sách điện tử, nhạc

trực tuyến, video trực tuyến,…Ngoài ra c n phải kể đến những nội dung về luật pháp, hàn

lâm, kinh doanh và công nghệ.

Thí dụ điển hình như Apples’s iTunes và Google Play – cửa hàng bán sách và nhạc, Dow

Jones – cung cấp các ấn ph m xuất bản trực tuyến dành cho kinh doanh, viettrack.vn (Market

research top-line) chuyên trang cung cấp thông tin về nhân kh u học và hành vi khách hàng.

Mô hình này c n được xem như mô hình đăng ký (Subscription model), các thông tin hay

dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp được đưa ra thông qua một website. Người sử dụng sẽ

phải trả một khoản phí đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn bộ các nội dung nói

trên. Người sử dụng có thể trả phí theo tháng hoặc trả phí theo năm. Thí dụ như trường hợp

công ty Consumer Reports Online, người đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty sẽ phải trả

khoản phí 3,95 USD/1 tháng hoặc 24 USD/1 năm.

Trở ngại lớn nhất của mô hình kinh doanh này là khách hàng thường cảm thấy ngượng ép khi

phải thanh toán cho các nội dung trên Web.

b3/ Mô hình Quảng cáo (Advertising Model):

Mô hình quảng cáo: thu phí từ những người quảng cáo trả cho các quảng cáo của mình.

Áp dụng mô hình lợi nhuận quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một website với các nội dung

hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản ph m hay các

dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng quảng cáo này. Các

website quảng cáo như vậy có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và đối với những đối tác

có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao hơn.

Thí dụ tiêu biểu cho mô hình này là công ty Yahoo.com, một công ty mà doanh thu chủ yếu

thu được từ việc kinh doanh quảng cáo, cụ thể là bán các dải băng (banner) quảng cáo. Và

một số cái tên lớn khác như Google.com, Facebook.com, Youtube.com…

Đây là một trong các mô hình doanh thu cơ bản trên Web và là nguồn thu chủ yếu của doanh

thu trên Internet. Tuy không thu phí người dùng nhưng nhược điểm của nó là khiến họ cảm

thấy bị quấy nhiễu bởi quảng cáo.

Page 8: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 8

b4/ Mô hình hỗn hợp quảng cáo – thuê bao:

Mô hình hỗn hợp quảng cáo – thuê bao:

- Doanh nghiệp vừa hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh riêng (lợi nhuận thuê bao của

người đăng kí đọc tin), vừa kiếm lời từ hoạt động cho thuê banner quảng cáo trên

website. Đa số các website ở Việt Nam sử dụng hình thức này.

- Người thuê bao trả phí và chấp nhận một vài quảng cáo.

Ví dụ điển hình như The Wall Street Journal, The New York Times, The Economist,

Hardvard Business Review,…

b5/ Mô hình thu phí giao dịch (Transaction fee Model):

Mô hình thu phí giao dịch: thu phí (hoa hồng) khi thực hiện các giao dịch mua bán, dựa trên

số lượng và độ lớn của giao dịch.

Ở mô hình này, doanh nghiệp nhận được một khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch

thông qua website của doanh nghiệp. Thí dụ như công ty eBay.com tạo một thị trường bán

đấu giá và nhận một khoản phí giao dịch nhỏ từ những người bán hàng khi họ bán các hàng

hoá của mình qua website của eBay; E-Trade - một công ty môi giới chúng khoán trực tuyến-

thu các khoản phí giao dịch khi họ đại diện cho khách hàng thực hiện các giao dịch chứng

khoán.

Ví dụ về mô hình này như website của các ngân hàng, các website giao dịch chứng khoán

trực tuyến.

b6/ Mô hình thu phí dịch vụ

Mô hình thu phí dịch vụ: thu phí những dịch vụ mà công ty cung cấp.

Đây không phải là dịch vụ môi giới, phí dịch vụ không dựa trên số lượng và độ lớn giao dịch,

mà phụ thuộc vào giá trị dịch vụ.

Mô hình này thường được dùng nhiều trong các lĩnh vực du lịch, book ph ng khách sạn (thí

vụ như agoda.com7), dịch vụ tour lữ hành,…

7 Agoda là một công ty cung cấp dịch vụ đặt ph ng trực tuyến cho các khách sạn tập trung chủ yếu

tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Page 9: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 9

b7/ Mô hình miễn phí nhiều người – thu phí ít người:

Theo kinh tế học cho sản xuất, khác biệt giữa sản ph m vật lý (hàng hóa thông thường) và

sản ph m số ở chỗ “chi phí cho 1 đơn vị sản ph m”.Trong môi trường số, các sản ph m đều

có thể nhân bản lên nhiều lần (VD như nhạc, video, ebook,…) dẫn đến chi phí không thay đổi

đáng kể trong khi có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đây được xem là một trong những mô

hình mà các công ty đang theo đuổi.

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình doanh thu này có thể chọn những mô hình kinh doanh rất

khác nhau, như cung cấp sản ph m cơ bản cho nhiều người và tính phí cho các sản ph m

chuyên biệt. Ví dụ như Google Drive chỉ miễn phí cho người dùng 15Gb hay

RapidShare.com8 dành cho người dùng miễn phí 500MB, lưu trữ trong v ng 90 ngày.

b8/ Mô hình liên kết (affiliate):

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh được tiến hành trên

cơ sở xây dựng một website liên kết - hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà

phân phối.

Doanh thu của doanh nghiệp thu được là các khoản phí tham khảo (hay phí liên kết kinh

doanh) (referral fee) hoặc một khoản phần trăm trên doanh thu của các hoạt động bán hàng

thực hiện trên cơ sở các liên kết giới thiệu trên, chẳng hạn như trường hợp của công ty

MyPoints.com. MyPoints sẽ thu được các khoản phí từ các đối tác hay hưởng phần trăm trên

giá trị các giao dịch mua bán được thực hiện.

8 RapidShare là một mạng chia sẻ thu phí hoặc miễn phí của Đức, hoạt động tại Thụy Sĩ và thu lợi

nhuận từ các thành viên trả phí. Rapidshare là một trong những website lưu trữ lớn nhất thế giới với

hàng triệu tệp tin đang được lưu trữ trên máy chủ.

Page 10: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 10

CÂU 2: PHÂN TÍCH CÔNG TY UDACITY

a/ Lịch sử hình thành

Udacity là một tổ chức giáo dục vì lợi nhuận được sáng lập bới ba nhà chế

tạo robot bao gồm: David Stavens, Mike Sokolsky và Sebastian Thrun nhằm

cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, viết tắt là MOOCs9 (Massive

open online courses) – đây là một trong những mô hình đào tạo đang được

nhiều trường đại học hàng đầu áp dụng.

Theo ông Thrun, nguồn gốc của cái tên Udacity bắt nguồn từ mong muốn của công ty: “mang

lại sự táo bạo cho bạn, thế hệ sinh viên.”(Audacious for you, the student). Trong khi trước

đây Udacity tập trung chủ yếu vào việc cung cấp những khóa học theo phong cách trường đại

học, thì bây giờ họ lại tập trung hơn vào những khóa học nghề cho các chuyên gia.

Udacity là sự phát triển từ những lớp học khoa học máy tính miễn phí được mở vào năm

2011 tại trường ĐH Stanford. Ông Thrun đã từng tuyên bố rằng ông ấy hy vọng sẽ có khoảng

nửa triệu học viên ghi danh vào những khóa học mà Udacity cung cấp, ngoài sự đăng kí của

160.000 sinh viên trong những khóa học trước của Stanford, sự giới thiệu về Trí tuệ nhân tạo,

và 90.000 học viên đã theo học trong hai lớp học ban đầu vào tháng 3 năm 2012.

Hai lớp học đầu tiên được mở bởi Udacity, đó là “CS 101: Xây dựng

công cụ tìm kiếm” (Building a Search Engine - Mục tiêu cuối cùng của

khóa học là có thể giúp bạn tự xây dựng được một hệ thống Search

Engine giống như Google) được giảng dạy bởi David Evans từ trường

ĐH Virginia, và “CS 373: Lập trình xe không người lái” (Programming a

Robotic car) được giảng dạy bởi Thrun. Cả 2 lớp học đều sử dụng ngôn

ngữ Python (ngôn ngữ lập trình).

Udacity đã được công bố lần đầu tại hội nghị Digital Life Design 2012. Udacity được tài trợ

bởi công ty đầu tư mạo hiểm, Charles River Ventures, và 200.000 USD tiền cá nhân của ông

Thrun.

Tháng 10 năm 2012, một công ty đầu tư mạo hiểm khác là Adreessen Horowitz đã đổ thêm

vốn vào Udacity 15 triệu đô.

9 MOOCs được tiên phong bởi các Giáo sư trường ĐH Stanford, và như tên gọi của nó, là những

khoá học trực tuyến (online) nhắm tới số lượng lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn (massive),

được truy cập qua mạng internet (tính mở – open).

Page 11: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 11

Tháng 11 năm 2013, Thrun thú nhận trên tạp chí Fast company10

rằng Udacity là một “lousy

product” và cho biết thêm rằng những dịch vụ mà họ cung cấp sẽ xoay quanh sự tập trung

vào các khóa học nghề cho các chuyên gia.

Tính đến ngày 28 tháng 4 năm 2014, Udacity đã có 1,6 triệu

học viên với 12 khóa học đầy đủ và 26 chương trình học

miễn phí.

Vào tháng 6 năm 2014,, Udacity và AT&T11

công bố

chương trình "NanoDegree", được thiết kế để giảng dạy các

kỹ năng lập trình cần thiết, nhằm giúp học viên đạt đủ điều

kiện để đảm nhiệm vị trí mới vào nghề IT tại AT&T. Các

luận án được cho là mất ít hơn một năm để hoàn thành, và

chi phí khoảng 200 USD/tháng. AT&T cho biết sẽ tạo điều

kiện thực tập và việc làm cho một số sinh viên tốt nghiệp từ

chương trình này.

Sứ mệnh của Udacity, họ mong muốn đem lại nền giáo

dục đại học hiệu quả hơn, dễ dàng tiếp cận và giá cả phải

chăng cho các học viên trên toàn thế giới. Udacity tin rằng

nền giáo dục đại học là quyền cơ bản của con người và họ

đang tìm kiếm để trao cho học viên của mình quyền tiến

bộ trong giáo dục và nghề nghiệp.

Giáo dục không c n là vấn đề duy nhất một lần mà là

những trải nghiệm suốt đời. Sự giáo dục không nên chỉ

lắng nghe một cách thụ động mà cần năng động hơn. Giáo

dục cần giúp cho con người thành công không chỉ trong

trường học mà cả đường đời.

10

Fast Company là một tạp chí hướng dẫn các nhà quản trị cách phát triển kinh doanh từ ý tưởng và

xu hướng kinh doanh của thế giới. 11

AT&T là một công ty viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Tháp Whitacre ở vùng trung tâm

Dallas, Texas. AT&T là hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai và là hãng cung cấp

dịch vụ điện thoại cố định lớn nhất ở Hoa Kỳ.

Page 12: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 12

b/ Mô hình kinh doanh, mô hình doanh thu trước đây và bây giờ

Udacity áp dụng mô hình kinh doanh B2C(giảng dạy trực tuyến) và B2B(cung cấp khóa học

kiến thức chuyên môn cho nhân viên ở các doanh nghiệp lớn).

Những khóa học đại trà trực tuyến mở sẽ mang những khóa từ Harvard and MIT miễn phí

đến tất cả mọi người thông qua kết nối internet. Udacity hứa rằng sẽ giúp những sinh viên

không có điều kiện trên toàn thế giới cũng có thể tiếp cận nền giáo dục tương tự như các sinh

viên Ivy League12

ở Mỹ.

Mặc dù lời hứa như thế, tỉ lệ duy trì các khóa học trước đây của Udacity dường như không

thể đo lường được. Thậm chí ông Thurn đã từng thừa nhận rằng Udacity là “một sản ph m

tệ” (“lousy product”). Điều này dẫn đến quyết định “thu phí dịch vụ” dưới một vài hình thức

mới chẳng hạn như đối với những chứng chỉ mà Udacity cung cấp.

Mô hình doanh thu hiện nay của Udacity là cung cấp miễn phí một số khóa học của mình –

và mời gọi sinh viên hoặc các công ty tài trợ để trả phí cho chứng chỉ "Nanodegrees".

Udacity hy vọng rằng các chứng chỉ chính thức sẽ tăng thêm sự cạnh trang khi mà các ứng

viên liệt kê chúng trên sơ yếu lý lịch và sử dụng nó khi họ đăng tin tìm việc. Ngoài ra, các

công ty như AT&T, Verizon, Wal-Mart và General Electric đã và đang sử dụng các khóa học

Udacity cung cấp cho lực lượng lao động của họ.

12

Liên minh các trường Đại học danh tiếng ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, bao gồm các trường như

Brown, Colombia, Darthmouth, Harvard, Priceton, the University of Pennsylvania, và Yale.

Page 13: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 13

c/ Các chiến lược Marketing

Chiến lược marketing dựa vào sản phẩm:

Udacity giới thiệu về sự khác biệt trong chương trình giáo dục mà họ mang lại cho học viên.

Udacity có một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, họ biết những điều mà các doanh nghiệp

ngày nay cần bởi vì họ đã và đang làm việc tại những nơi đó. Đến với những khóa học mà

Udacity cung cấp, học viên không chỉ xem những bài giảng trực tuyến mà c n có cơ hội làm

việc trên những dự án thực. Và vì thế các học viên có thể học được những kỹ năng cần thiết,

cũng như bằng cấp thực để chứng minh cho khả năng của mình.

Các khóa học trên thống website của Udacity được xây dựng một cách trực quan, sinh động

và dễ tiếp cận. Các khóa học đều được giới thiệu rõ từng phần Tóm tắt nội dụng khóa học

(Course Summary), tại sao học viên nên tham dự lớp học này (Why take this class?), danh

sách các bài giảng (Syllabus), điều kiện và yêu cầu (Prerequisites and Requirements), người

hướng dẫn và đồng hành (Instructors & Partner).

Đối với người mới bắt đầu, Udacity sẽ giới thiệu đến họ một số tấm gương đã hoàn thành

thành công khóa học để khuyến khích họ. Ngoài ra, Udacity c n thay đổi mới trong kiểm soát

tiến độ học nhằm giúp đỡ học viên kịp thời khi họ không theo kịp tiến độ đó.

Slogan của Udacity – họ tin rằng chương trình học mà họ xây dựng

chính là những gì mà tất cả các nhà tuyển dụng ngày nay cần

Page 14: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 14

Cái bài giảng của Uadacity được thiết kế theo kiểu ghi chú bởi người hướng dẫn – một cách

tiếp cận mới vô cùng sáng tạo

Trang giao diện Catalog các bài học của Udacity

Page 15: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 15

Điểm mạnh của Udacity là các khóa học về khoa học máy tính, lập trình và toán. Trong thực

tế, họ có ít các lớp về lĩnh vực khác, mặc dù một trong những lớp học phổ biến nhất của họ là

lớp học kinh doanh “How To Build A Startup”. Họ cũng có một số lớp học giới thiệu về vật

lý và tâm lý học, nhưng không có các lớp về khoa học nhân văn và nghệ thuật.

Hiện nay, Udacity ngày càng tập trung vào các khóa học cung cấp kỹ năng cụ thể trong môi

trường làm việc.

Udacity, Coursera và edX – ba nhà cung cấp MOOCs hàng đầu

Các khóa học Udacity cho phép học viên tự kiểm soát tiến độ học (self-paced model) của họ,

có nghĩa là các học viên có thể học ngày hôm nay với bất kỳ lớp học miễn phí trong Catalog

của Udacity. Và cũng có thể học lại các lớp học mà họ đã từng học trong quá khứ, bởi vì nó

không có thời hạn kết thúc.

Ưu điểm của mô hình là tạo ra thời gian linh hoạt cho các học viên, tuy nhiên nhược điểm của

nó thường có ít học viên tích cực tương tác trên diễn đàn. Udacity có số lượng lớn học viên

theo thời gian nhưng họ lại không có nhiều học viên làm việc cùng một lúc. Đây cũng là mô

hình khác biệt của Udacity so với Coursera và edX khi học cùng áp dụng mô hình học theo

lịch trình (scheduled model).

Page 16: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 16

Hầu hết các khóa học MOOCs được giảng dạy bởi các giảng viên tại các trường đại học lớn.

Nhưng không có lý do gì mà MOOCs phải phải bị giới hạn trong mô hình đó, ngày càng xuất

hiện nhiều khóa học cùng với nhiều đối tác khác nhau.

Udacity, ví dụ, họ thường phát triển nội dung với các đối tác của công ty như 23andMe13

Salesforce14

hoặc để đảm bảo nguồn cơ sở dữ liệu của mình.

Email marketing:

Chiến lược Email marketing của Udacity nhằm hướng đến những học viên đã từng tham gia

khóa học của họ. Không những thế, chiến lược này c n hướng đến tiếp cận các học sinh trung

học bằng cách đưa ra một học bổng là chuyến đi miễn phí đến Stanford cũng như cơ hội tự lái

xe hơi cho tiến sĩ Thrun chế tạo. Điều này khuyến khích ngày càng nhiều học viên đăng kí

vào khóa học của Udacity. Và cũng là cách mà Udacity muốn động viên các học viên hoàn

thành trọn vẹn khóa học. Nỗ lực này của Udacity gắn liền với những cuộc tranh luận gần đây

về học trực tuyến – liệu có bao nhiêu người đủ kiên trì để hoàn thành hết khóa học trực

tuyến?

Mẫu Email quảng cáo mà chị Lu Wang nhận được từ Udacity

13

23andMe: công ty chuyên về công nghệ sinh học của Anne Wojcicki - vợ của Sergey Brin, người

đồng sáng lập nên Google; có trụ sở tại Mountain View, California. 14

Salesforce: là một tập đoàn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây. Giờ đây họ đã trở

thành người khổng lồ trong lĩnh vực này trên toàn thế giới.

Page 17: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 17

Truyền thông xã hội:

Udacity thường xuyên cập nhật thông tin, những bài giảng

và quảng cáo về chương trình học mà họ cung cấp thông

qua những công cụ truyền thông phổ biến hiện nay như

mạng xã hội Facebook (www.facebook.com/udacity),

Google+, Twitter (@udacity) và kênh Youtube…

Giảng viên hướng dẫn môn ngôn ngữ Python trên kênh Youtube của Udacity.

Ngoài ra, họ c n xây dựng ứng dụng dành

riêng cho smartphone trên Apple’s App Store

và Google play.

Ứng dụng trên Android cung cấp cho người

dùng một lớp học mà có thể truy cập bất cứ

nơi nào họ đi, miễn là họ có thể truy cập vào

internet. Người dùng có thể tải các bài giảng

qua thiết bị của họ, và tự kiểm tra kiến thức

của mình bằng các câu hỏi (Quiz).

Page 18: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 18

Quảng cáo trên web:

Một trong những mẫu banner quảng cáo của Udacity

Họ không chỉ đặt các biểu ngữ quảng cáo ở hệ thống các website khác nhau mà c n quảng

cáo lồng ghép vào Youtube khi người dùng xem video.

Mẫu banner quảng cáo về chương trình Nanodegree mà Udacity hợp tác cùng AT&T

Page 19: TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com

Phạm Thị Thanh Kim MSSV:12008811 Lớp: kq8ct2

Tiểu luận Thương mại điện tử | 19

d/ Vấn đề thanh toán và bảo mật

Trong chính sách bảo mật của mình, Udacity cho rằng tính bảo mật và an toàn thông tin của

người dùng là vô cùng quan trọng. Họ sẽ sử dụng những mọi nỗ lực thương mại có thể để giữ

kín thông tin cá nhân của người dùng và sẽ không chia sẻ nó với bên thứ ba.

Tuy nhiên Udacity cũng lưu ý người dùng rằng, họ không đảm bảo những rủi ro trong việc

thông tin bị đánh cắp khi truyền tải hoặc khi có bên thứ ba cố tính phá vỡ hệ thống bảo mật

cuả họ. Một lưu ý khác, rằng những thông tin của người dùng sẽ được lưu trữ lại kể cả khi tài

khoản người dùng ngừng hoạt động.

Vấn đề về thanh toán:

Khi thanh toán cho những sản ph m hoặc dịch vụ của Udacity, người dùng được yêu cầu phải

cung cấp những thông tin chính xác như tên, ngày sinh, địa chỉ, thông tin thanh toán (như

thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thanh toán), địa chỉ giao hàng, địa chỉ email,…

Udacity sẽ sử dụng những thông tin này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhà cung

cấp, nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và cung cấp sản ph m/dịch vụ đến họ khi

cần. Trong đó, thông tin thanh toán (Billing Information) có thể được lưu trữ lại bởi những

nhà cung cấp của Udacity.

Vấn đề về bảo mật:

Một số tính năng và dịch vụ liên quan đến các khóa học trực tuyến mà Udacity cung cấp yêu

cầu phải có "Personally Identifiable Information" (thông tin cá nhân chính xác, tức là những

thông tin có thể nhận dạng được) từ người dùng. Những thông tin cá nhân có thể bao gồm tên

và địa chỉ Email trong số nhiều thông tin cần thiết khác. Và người dùng phải chịu trách nhiệm

đảm bảo tính chính xác của những thông tin đó trước Udacity. Những thông tin không chính

xác có thể làm ảnh hưởng đến khả năng truy cập website, thông tin mà người dùng nhận được

từ Udacity và cản trở khả năng liên lạc khi cần thiết.

Udacity thu thập thông tin cá nhân mà người dùng cung cấp khi đăng ký nhận email hoặc các

khóa học trực tuyến, tham gia vào các diễn đàn, gửi thư điện tử, tham gia vào các khóa học

trực tuyến hoặc nhận các dịch vụ khác thông qua trang web của Udacity. Trong số những

thông tin đó, Udacity có thể sử dụng các thông tin cá nhân mà người dùng cấp để đáp ứng

yêu cầu của họ, cung cấp cho người dùng các khóa học hoặc dịch vụ cụ thể mà họ chọn, gửi

thông tin cập nhật về các khóa học trực tuyến được cung cấp bởi Udacity hoặc một vài sự

kiện khác, và gửi email thông báo về bảo trì website hoặc cập nhật ứng dụng.