35

Study in Japan 2016 2017

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Study in Japan 2016 2017
Page 2: Study in Japan 2016 2017

Sổ tay không thể thiếu nếu bạn định du học Nhật Bản!

STUDY ABROAD IN JAPAN

SỔ TAY DU HỌC NHẬT BẢN

2016 - 2017

❆ SAROMALANG ❆ Website: http://sea.saromalang.com

Phiên bản: 1.5.

Ngày: 25/03/2016

Miễn trách nhiệm: SAROMALANG nỗ lực để cung cấp thông tin mới nhất và chính xác

nhất nhưng có thể thông tin trong sổ tay này đã lạc hậu hay không chính xác.

SAROMALANG sẽ không chịu trách nhiệm về các tổn thất hay rủi ro mà bạn có thể gặp

phải khi đưa ra các quyết định dựa theo thông tin tại cuốn sổ tay này.

Page 3: Study in Japan 2016 2017

1

MỤC LỤC

1. Lý do bạn đi du học 02

2. Bạn nên du học nước nào? 04

3. Lợi thế của một ngoại ngữ 09

4. Đặc điểm của du học Nhật Bản 10

5. Các con đường du học Nhật Bản 15

6. Học được gì khi du học tại Nhật Bản 21

7. Những ai nên di du học Nhật Bản? 22

8. Khi nào nên đi du học Nhật Bản? 24

9. Chương trình du học Nhật Bản tại Saromalang 25

10. Thông tin học bổng Nhật Bản 25

11. Chi phí sinh hoạt tại Nhật 26

12. Xin việc làm thêm tại Nhật 26

13. Chuẩn bị đi du học và khi đang đi du học Nhật Bản 26

14. Các lựa chọn sau khi tốt nghiệp 27

15. Các rủi ro có thể gặp phải khi đi du học 27

THÔNG TIN BẢN QUYỀN 29

LIÊN HỆ VỀ DU HỌC NHẬT BẢN 29

CÁC BƯỚC LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN 30

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ DU HỌC NHẬT BẢN 32

Về đóng góp ý kiến và bài viết

Sổ tay sẽ được bổ sung khi có các bài viết mới. Mọi du học sinh theo học tại Nhật Bản

được hoan nghênh đóng góp ý kiến của mình cho cuốn sổ tay này. Xin hãy gửi email về

[email protected] nếu bạn muốn đóng góp bài viết.

Page 4: Study in Japan 2016 2017

2

1. Lý do bạn đi du học

“Học trong nước hay đi du học?”, “Đi du học nước nào?”, v.v... là những câu hỏi

thường làm đau đầu nhiều bạn trẻ và các bậc cha mẹ. Ngay cả thời điểm đi du học, ví

dụ sau khi học xong cấp 3 hay sau khi tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, cũng không phải

là vấn đề dễ dàng quyết định. Nhiều bạn và gia đình chọn học xong cấp 3 và rèn luyện

ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ để chuẩn bị cho việc đi du học. Thông thường,

nếu bạn đi du học Nhật Bản dạng tự túc hoàn toàn, có thể bạn sẽ phải theo học ở một

trường Nhật ngữ tại Việt Nam từ 1 đến 2 năm. Hiện nay, du học Nhật Bản đã trở nên

dễ dàng hơn rất nhiều với thông tin phong phú tại trang web Du học Nhật Bản

http://sea.saromalang.com và trang Cuộc sống Nhật Bản http://y.saromalang.com. Để

đi du học Nhật Bản dạng tự túc, bạn cần học tiếng Nhật 3 – 6 tháng (cần chứng nhận

đã học tiếng Nhật tối thiểu 150 giờ), thi đậu bằng thấp nhất (JLPT cấp độ N5 hoặc

JTEST cấp độ F) và số vốn khoảng trên dưới 200 triệu (cho học phí 1 năm và 3/6 tháng

ký túc xá).

>>Thông tin về kỳ thi JLPT: http://sea.saromalang.com/2015/11/jlpt-all-about.html

>>Thông tin về kỳ thi JTEST: http://sea.saromalang.com/2016/01/jtest.html

Xác định được lý do đi du học là bước đầu tiên trong việc đi du học của bạn. Dưới

đây tôi sẽ nêu một số lý do phổ biến của việc du học để bạn có thể tham khảo khi ra

quyết định cho mình:

Học nghề, học kỹ năng nghề nghiệp, bằng cấp tại một nền giáo dục tiên tiến:

Nhật Bản là một môi trường tuyệt vời

Nâng cao khả năng ngoại ngữ và hòa nhập quốc tế

Cơ hội việc làm, sự nghiệp, tài chính trong tương lai

Mở rộng thế giới quan, nhân sinh quan

Văn hóa Nhật Bản: Do bạn yêu thích manga, anime, v.v...

Ẩm thực Nhật Bản

Gia đình có điều kiện tài chính

Mong muốn tự lập trong cuộc sống, v.v...

Du dọc là một khoản đầu tư

Du học hay học đại học,s học nghề là một khoản đầu tư và nó sẽ sinh lời trong

tương lai dài hạn. Bạn phải tính toán so sánh kế hoạch tài chính (gồm khoản đầu tư và

Page 5: Study in Japan 2016 2017

3

lợi nhuận sinh ra) của việc du học so với học trong nước, hay giữa việc du học nước A

với du học nước B.

Nhìn chung, mục tiêu sinh lời lớn nhất vẫn là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, cơ hội

việc làm và phát triển sự nghiệp trong tương lai. Ví dụ, nếu cùng làm ngành kế toán mà

bạn có tiếng Anh tốt và làm ở công ty nước ngoài thì lương của bạn có thể cao gấp 2, 3

lần so với làm ở công ty trong nước. Hay nếu cùng một trình độ tiếng Nhật (ví dụ cấp

độ N2) nhưng bạn đã từng học ở Nhật thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn.

Các khoản đầu tư Các khoản lợi nhuận

- Tài chính cho du học

- Thời gian cho du học

- Cơ hội học tập, làm

việc, phát triển sự

nghiệp trong nước

- Cơ hội việc làm, nghề nghiệp trong tương lai

- Kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ và mức lương khởi

điểm

- Môi trường làm việc

- Khả năng thích ứng với toàn cầu hóa, quốc tế hóa

- Cơ hội sống và làm việc tại nước ngoài (trải nghiệm)

Lý do du học của bạn (liệt kê các ý chính như ngành muốn học, sự nghiệp mong

muốn trong tương lai, …):

Đầu tư du học của bạn Lợi ích thu về

Số tiền cần đầu tư cho du học:

Thời gian du học:

Bằng cấp:

Kỹ năng nghề nghiệp:

Khả năng ngoại ngữ:

Page 6: Study in Japan 2016 2017

4

2. Bạn nên du học nước nào?

Bạn đi du học nước nào thường tùy thuộc vào:

Ngôn ngữ bạn muốn học

Tính phổ biến của ngôn ngữ đó

Lợi thế của ngôn ngữ đó cho công việc, mức lương, sự nghiệp của bạn

Cơ hội sử dụng ngôn ngữ đó khi làm việc tại Việt Nam, v.v...

Nếu bạn muốn có thể giao tiếp toàn cầu thì bạn có thể nên đi du học ở nước nói tiếng

Anh. Nếu bạn muốn cơ hội công việc tại Việt Nam thì học tiếng Trung, tiếng Nhật,

tiếng Hàn không phải là lựa chọn tồi vì đây là những nước có giao dịch thương mại lớn

và đang đầu tư vào Việt Nam. Còn nếu bạn muốn định cư ở nước có văn hóa tương

đồng và gần về địa lý với Việt Nam thì bạn có thể du học Thái Lan, Singapore hay

Malaysia. Có thể chia ra như sau:

Tiếng Anh Du học Anh, Mỹ (tiếng Anh Mỹ), Úc (tiếng Anh Úc), Singapore,

Canada, v.v...

Chương trình tiếng Anh tại Đức, Pháp, Thụy Sỹ, v.v...

Tiếng Tây Âu Du học Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ, v.v...

Nga, Đông Âu Du học Nga và các nước Đông Âu

Đông Á Du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

Đông Nam Á Du học Singapore, Thái Lan, Malaysia

Tiếng Tây Ban Nha Tây Ban Nha, Nam Mỹ, Trung Mỹ

Một số tiêu chí để bạn chọn học bằng tiếng nước nào và du học nước nào:

Độ phổ biến của ngôn ngữ nước đó

Mức độ cạnh tranh giữa những người biết ngôn ngữ đó

Mức độ phát triển kinh tế của nước đó (thu nhập bình quân đầu người)

Phát triển khoa học, kỹ thuật, xã hội của nước đó

Mức độ giao thương của nước đó với Việt Nam

Tiếng Anh đương nhiên là sẽ phổ biến nhất nhưng số người biết tiếng Anh rất nhiều và

cạnh tranh khi xin việc hay nghề nghiệp sẽ lớn. Tiếng Tây Ban Nha thì ít người biết hơn

nên cạnh tranh sẽ ít hơn. Tuy nhiên, số lượng công việc liên quan đến tiếng Tây Ban

Nha sẽ không nhiều vì khối nói tiếng Tây Ban Nha ít giao thương với Việt Nam. Nếu

bạn muốn làm cho công ty nước ngoài tại Việt Nam thì có lẽ bạn nên học tiếng Nhật,

tiếng Hàn, tiếng Trung vì Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan là những nước có

kim ngạch thương mại lớn với Việt Nam.

Page 7: Study in Japan 2016 2017

5

Về mặt tài chính, kinh tế, cơ hội việc làm, thu nhập của bạn trong tương lai, Saromalang

đề nghị bạn đánh giá theo các tiêu chí sau:

Chỉ tiêu đánh giá Câu hỏi và trả lời

Mức độ phát triển kinh tế GDP bao nhiêu?

Thu nhập bình quân đầu người theo năm?

Mức độ phát triển khoa học, kỹ thuật Có bao nhiêu trường đại học trong danh

sách các trường tốt nhất thế giới?

Mức độ giao thương với Việt Nam Kim ngạch thương mại hàng năm là bao

nhiêu?

Mức độ phát triển kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 (đơn vị: USD; nguồn: Wikipedia, World Bank)

Nước Thụy Sỹ Úc Canada Mỹ Nhật Bản Đức

Thu nhập năm 84,733 61,887 50,271 54,629 36,194 47,627

Nước Pháp Anh New Zealand Hàn Quốc Đài Loan Nga

Thu nhập năm 42,736 45,603 42,409 27,971 22,083 12,735

Nước Singapore Malaysia Trung Quốc Thái Lan Việt Nam

Thu nhập năm 56,286 10,829 7,594 5,560 2,052

Cũng cần chú ý là những nước có thu nhập theo đầu người cao thì cũng thường có

mức học phí và chi phí sinh hoạt cao. Do đó, nếu bạn chỉ đi học thì thường chi phí sẽ

khá cao. Bạn có thể giảm thiểu chi phí bằng cách đi học dạng học bổng hay vừa học

vừa làm thêm. Bạn cũng sẽ có lợi thế lớn về tài chính khi đi làm tại các nước giàu sau

khi tốt nghiệp. Nếu bạn đi du học Nhật Bản bạn có thể đi làm thêm để trang trải 80 –

90% học phí và sinh hoạt phí trong quá trình học tiếng Nhật (1 – 2 năm, tối đa 2 năm).

Để có thêm thu nhập, bạn có thể xin thêm công việc khác sau khi đã giỏi tiếng Nhật

nhưng chú ý là bạn chỉ được làm không quá 28 giờ/tuần trong kỳ học và 40 giờ/tuần

trong các kỳ nghỉ (chiếm khoảng 4 tháng trong năm).

Mức độ giao thương với Việt Nam

Thương mại với Việt Nam Số liệu

Page 8: Study in Japan 2016 2017

6

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Thái Lan, Singapore

Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung,

tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái

Xuất khẩu 2014:

US 20%, China 10.4%, Japan 10.3%, South

Korea 5% (2014)

Nhập khẩu 2014:

China 30.4%, South Korea 15%, Japan

8.9%, Thailand 4.9%, Singapore 4.7%, US

4.4% (2014)

Nguồn: The World Factbook

Mức độ phát triển khoa học, kỹ thuật

Ở đây, chúng ta sẽ đánh giá bằng số lượng các trường đại học nằm trong số 200

trường hàng đầu thế giới. Chú ý là tùy mỗi tiêu chuẩn đánh giá (ví dụ số lượng nghiên

cứu, số lượng giải thưởng, số sinh viên tốt nghiệp, v.v...) mà thứ hạng có thể khác nhau.

Có một số trang web xếp hạng các trường đại học trên thế giới như:

http://www.timeshighereducation.co.uk

http://www.arwu.org

http://www.topuniversities.com

Phân bố theo quốc gia của bảng xếp hạng 200 trường đại học hàng đầu năm 2011-

2012 của trang web timeshighereducation.co.uk là như sau:

Số trường Nước Ghi chú

75 Mỹ

32 Anh

12 Đức, Hà Lan

9 Canada

7 Thụy Sỹ, Úc

5 Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp University of Tokyo, Kyoto University,

Tokyo Institute of Technology, Osaka

University, Tohoku University

4 Hong Kong

3 Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, Đan

Mạch

2 Singapore, Ireland, Israel, Na Uy

1 Phần Lan, Nam Phi, Áo, Đài Loan,

New Zealand, Brazil, Tây Ban Nha

Bạn cũng có thể tìm trên mạng với từ khóa “Universities Ranking”.

Page 9: Study in Japan 2016 2017

7

Mục tiêu đánh giá về mặt kinh tế, cơ hội việc làm ở trên của SAROMALANG là theo

phương châm “Một người với năng lực trung bình mà theo đuổi chiến lược đúng

đắn thì vẫn có thể sống sung túc và tự lập về tài chính”. Việc bạn học ngôn ngữ nào,

kỹ năng công việc nào chính là việc bạn đầu tư cho tương lai lâu dài sau này. Tất nhiên,

nếu bạn có:

Đam mê hay sự yêu thích một ngôn ngữ hay văn hóa nào đó

Hoặc: Bạn biết rõ mình muốn học ngành nghề, kỹ năng gì và ở đâu là tốt nhất

Hoặc: Bạn và gia đình có điều kiện về tài chính để du học

thì việc lựa chọn ngôn ngữ và nước du học sẽ dễ dàng hơn và các con số thống kê sẽ

bớt quan trọng hơn.

Gợi ý cách làm Bảng tài chính du học

Để bạn có thể tính toán tốt về mặt tài chính cho việc du học và tính được thời điểm thu

hồi vốn, SAROMALANG gợi ý bạn tìm hiểu và điền các con số vào bảng sau (coi như là

bài tập trong việc chuẩn bị du học):

Bảng tài chính du học

Chi phí / Thu nhập Ước lượng Ghi chú

Học phí 1 tháng .................... / tháng

Chi phí sinh hoạt 1 tháng .................... / tháng

Thời gian du học .................... tháng

Tổng chi phí học phí Nhân số tháng

Tổng sinh hoạt phí Nhân số tháng

Thu nhập làm thêm theo giờ .................... / giờ

Số giờ được phép làm thêm 1 tháng Nhật: 28 giờ

Số giờ được phép làm thêm trong kỳ nghỉ Nhật: 40 giờ

Tổng thời gian các kỳ nghỉ Nhật: 4 tháng

Thu nhập làm thêm dự tính trong 1 năm

Học bổng nhận được (chỉ tính loại đã được

nhận)

Mức lương đi làm sau tốt nghiệp tại nước du

học

Thời gian dự định đi làm tại nước du học

Thời gian hoàn vốn sau khi đi làm

Mức lương đi làm tại Việt Nam

Thông tin thêm:

● Về học bổng, chỉ tính loại mà bạn đã chắc chắn nhận được, ví dụ khi bạn du học Anh,

Singapore, v.v... bạn nhận được học bổng là 70% giá trị học phí chẳng hạn (bạn chỉ cần

Page 10: Study in Japan 2016 2017

8

đóng 30% còn lại) thì đây là học bổng bạn đã chắc chắn nhận được trước khi đi du học.

Không nên tính loại học bổng mà bạn đi du học rồi mới xin và chưa chắc có nhận được

không. Một số trường tư của Nhật cũng cấp học bổng ví dụ 30 – 50% số tiền học phí.

Ngoài ra, ở các trường công của Nhật, nếu bạn gặp khó khăn về tài chính và không có

thu nhập thì có thể bạn được miễn giảm 50% hay 100% học phí. Tuy nhiên, việc này là

không chắc chắn vì chính sách của chính phủ Nhật Bản có thể thay đổi theo thời gian.

● Mức lương tại nước du học sau khi tốt nghiệp: Bạn có thể lên các trang tìm việc để

xem mức lương của sinh viên mới tốt nghiệp ra trường là bao nhiêu. Ví dụ ở Nhật Bản,

bạn có thể lên những trang như rikunabi. Nhiều công ty Nhật thường cũng đưa ra mức

thu nhập năm cho sinh viên mới tốt nghiệp khi vào làm công ty họ (tức là gồm cả

lương cứng và thưởng).

● Mức lương đi làm tại Việt Nam: Bạn có thể lên các trang web tuyển dụng tại Việt

Nam để tham khảo mức lương đi làm tại Việt Nam khi bạn có ngoại ngữ và bằng cấp

nước ngoài.

Lời khuyên của SAROMALANG: Bạn nên có các con số ước lượng cho “Bảng tài chính

du học” ở trên. Trong quá trình học, nếu kết quả học tập tốt và bạn biết cách xin học

bổng thì bạn có thể kiếm được học bổng khoảng 500 – 1200 USD/tháng (Nhật Bản) và

khi đó tài chính của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ bạn vào được trường đại

học lớn, kết quả học tập tốt và từ năm 3 bạn được học bổng cho 2 năm cuối của đại

học. Khi đó, bạn có thể giảm thời gian đi làm thêm để tập trung vào học tập, nghiên

cứu hay thời gian cho sở thích của mình.

Thông thường, mức lương ở nước ngoài khá cao và người Việt Nam đi làm tại nước

ngoài thường để dành được khá tiền do mức sống của người Việt Nam và người Nhật

nhìn chung là khác nhau khá xa. Ví dụ về thu nhập: Nhật Bản có thu nhập bình quân

đầu người năm 2014 là 36,000 USD/năm còn mức thu nhập của sinh viên mới tốt

nghiệp tại Nhật Bản vào khoảng 20,000 USD/năm. Nếu bạn đi làm tại Nhật, bạn có thể

thu hồi vốn bỏ ra cho việc du học và có tiền tích lũy để về Việt Nam sau này.

Bạn cũng hoàn toàn có thể tính mức lương trung bình cho kỹ năng và kinh nghiệm của

bạn bằng cách xem các tuyển dụng trên các trang tuyển dụng. Ví dụ bạn đi du học

Nhật, có bằng N1 hay tương đương và không có nhiều kinh nghiệm đi làm thì mức

lương sẽ tầm 500-600 USD/tháng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm đi làm tại Nhật Bản thì

mức lương có thể cao hơn tùy theo kinh nghiệm của bạn (ví dụ 700-800 USD/tháng).

Page 11: Study in Japan 2016 2017

9

3. Lợi thế của một ngoại ngữ

Nếu bạn biết tiếng Nhật, tiếng Anh, hay tiếng Đức, bạn sẽ có lợi thế gì? SAROMALANG

có thể liệt kê các lợi thế nhìn thấy được như sau:

Cơ hội việc làm

Mức lương

Mức độ giao tiếp quốc tế

Cơ hội sống và làm việc tại nước ngoài

Ở phần trước (“Bạn nên chọn du học nước nào?”), bạn có thể thấy về mức độ giao

thương với Việt Nam và cơ hội việc làm thì bạn nên chọn tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng

Trung, tiếng Hàn vì các nước nói ngôn ngữ này có thương mại và đầu tư lớn vào Việt

Nam. Các ngôn ngữ như tiếng Đức, tiếng Pháp thì sẽ ít cơ hội việc làm tại Việt Nam

hơn (thay vào đó các công ty của Đức, Pháp sẽ tìm người biết tiếng Anh). Tuy nhiên, vì

số người biết tiếng Đức ít nên có thể bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn so với

ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh. Ngoại ngữ mà càng nhiều người biết thì cạnh

tranh càng lớn. Dưới đây là bảng tổng kết (ý kiến của Saromalang).

Các lợi thế nhìn thấy được của ngoại ngữ

Lợi thế \ Ngoại ngữ Tiếng Anh Tiếng Nhật Tiếng Đức Tiếng Trung

Cơ hội việc làm Nhiều Nhiều Ít Nhiều

Mức lương Trung bình Khá Tốt Trung bình

Mức độ giao tiếp quốc tế Tốt nhất Nhật Bản Đức China,Taiwan

Cơ hội sống và làm việc

tại nước ngoài

Mỹ, Anh, Úc,

Canada,

Singapore, ..

Nhật Bản Đức, Thụy

Sỹ, Áo, ..

China,

Taiwan,

Singapore, ..

Các lợi thế không nhìn thấy được của ngoại ngữ

Tiếp cận kho tàng văn hóa, tri thức

Tự học các kỹ năng (cuộc sống và nghề nghiệp)

Thỏa mãn đam mê của bản thân

Cơ hội giao lưu, giao thương

Biết ngoại ngữ tốt cho tư duy và não

Ví dụ, nếu biết tiếng Anh, bạn có thể tiếp cận với được phần lớn văn minh, tri thức của

nhân loại. Biết tiếng Nhật thì bạn có thể dễ dàng tìm hiểu văn hóa Nhật Bản – nước văn

minh hàng đầu châu Á. Mức độ phát triển Internet và chia sẻ trên mạng tại Nhật Bản

rất cao nên người biết tiếng Nhật có thể học hỏi khá nhiều kỹ năng từ các trang web

tiếng Nhật. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ riêng biệt của Nhật Bản nên tìm kiếm tiếng

Page 12: Study in Japan 2016 2017

10

Nhật còn dễ hơn tìm kiếm bằng tiếng Anh (vì các trang web tiếng Anh thường quá

rộng và do nhiều người tại nhiều nước viết). Nếu biết ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng

lên mạng để tự trang bị cho mình các kỹ năng nghề nghiệp hay kiến thức về cuộc sống

từ các nước tiên tiến trên thế giới. Tất nhiên, chúng ta nên học từ những nước văn minh,

hiện đại như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật. Đây là giá trị không nhìn thấy được của ngoại

ngữ và thường chỉ có giá trị với những người mong muốn học tập để nâng cao kỹ năng,

kiến thức, thu nhập cho bản thân.

Ngoại ngữ và ngôn ngữ là loại tư duy tổng hợp và thiết yếu nhất trong cuộc sống. Do

đó, người giỏi vận dụng ngôn ngữ hay biết nhiều ngoại ngữ thường có trí tuệ minh

mẫn, nhanh nhạy, đặc biệt ít khi bị chứng mất trí khi về già. Não là một hệ thống các

nơ-ron (tế bào thần kinh) được kết nối với nhau, khi các phần của não không kết nối

được với nhau là lúc người ta bị đãng trí hay mất trí nhớ. Việc học ngoại ngữ giúp tăng

cường các kết nối thần kinh một cách tổng hợp do phải tư duy, ghi nhớ. Do đó, nếu

bạn muốn có tư duy tốt và trí nhớ tốt thì bạn nên học ngoại ngữ càng nhiều càng tốt.

Để chứng minh điều này, bạn có thể lên mạng Internet tìm theo cụm từ sau: “ngoại ngữ”

“mất trí nhớ”.

Câu hỏi chuẩn bị du học

Bạn muốn học tiếng các nước nào?

Bạn muốn tìm kiếm những lợi thế gì? Hay bạn có đam mê gì với các ngôn ngữ đó?

4. Đặc điểm của du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản có một đặc điểm khác cơ bản so với du học Mỹ, Anh, Úc, Singapore,

v.v... ở chỗ có thể đi làm thêm và tự lập về tài chính cho việc du học. Ngay cả học sinh

cấp Bản cũng đi làm thêm để trang trải sinh hoạt phí cho mình. Thông thường, mức

tiền lương làm thêm cho các công việc phổ thông là khoảng 800 – 900 yên/giờ (9 – 10

USD/giờ). Những công việc cần chuyên môn như lập trình thì lương cao hơn, khoảng

Page 13: Study in Japan 2016 2017

11

1000 – 1500 yên/giờ. Ngoài ra, khi làm việc ca đêm thì tiền lương làm thêm sẽ tăng

25% theo quy định của pháp luật.

Một số điều cần biết về làm thêm tại Nhật Bản đối với du học sinh

Tiền lương làm thêm trung bình 800 – 1000 yên/giờ

Số giờ được làm trong kỳ học 28 giờ/tuần

Số giờ được làm thêm trong kỳ

nghỉ

40 giờ/tuần

Các kỳ nghỉ tại Nhật Nghỉ xuân (haru-yasumi): Khoảng 1 tháng

Nghỉ hè (natsu-yasumi): 2 tháng

Nghỉ đông (fuyu-yasumi): Khoảng 1 tháng

Tổng cộng: 4 tháng

Làm thêm ban đêm từ 10 giờ đêm

tới 5 giờ sáng

Lương theo giờ tăng 25% (quy định bởi pháp

luật)

Pháp luật Nhật Bản có quy định rõ ràng mức lương tối thiểu cho mỗi vùng, thường là

xấp xỉ 700 – 800 yên/giờ. Những nơi có sinh hoạt phí cao hơn thì thường tiền lương tối

thiểu cũng cao hơn, ví dụ Yokohama có mức lương tối thiểu cao hơn Tsukuba. Ngoài ra,

theo như quy định của pháp luật Nhật Bản, nếu một ngày bạn làm quá 8 giờ thì tiền

lương cho số giờ quá 8 giờ sẽ phải tăng 25%. Bạn nên nắm thật rõ pháp luật về lao

động để hiểu rõ quyền lợi của mình và tránh các rắc rối có thể phát sinh.

Khi du học tại Nhật, bạn phải xin giấy phép để đi làm thêm, gọi là “Cho phép các hoạt

động ngoài mục đích chính” (資格外活動許可 shikakugai katsudou kyoka = TƯ CÁCH

NGOẠI HOẠT ĐỘNG HỨA KHẢ). Lý do của việc này là:

Bạn sang Nhật với mục đích du học, không phải để đi làm

Chính phủ Nhật Bản cho phép bạn đi làm để bạn có thể tự trang trải một phần

sinh hoạt phí của mình, giảm gánh nặng chi phí cho gia đình

Giấy phép cho phép bạn làm thêm này sẽ có một số điều kiện, ví dụ bạn không được

làm quá số giờ quy định (xem tại bảng trên), không được làm các nghề như tiếp khách,

những kinh doanh liên quan tới sex, cờ bạc, v.v... Nếu bạn vi phạm các điều khoản này,

bạn sẽ có thể không được gia hạn visa và phải về nước khi visa hết hạn. Đặc biệt, từ

năm 2012, chính phủ Nhật thực hiện chặt chẽ hơn việc du học sinh không được làm

thêm quá 28 giờ/tuần trong kỳ học so với trước đây. Bạn nên hết sức chú ý đến số giờ

làm thêm của mình. Bạn có thể tăng thu nhập làm thêm bằng cách làm nhiều giờ hơn

trong các kỳ nghỉ như nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân hay tìm công việc có lương theo

giờ cao hơn. Cần ghi nhớ:

Mục đích chính của bạn là học tập

Page 14: Study in Japan 2016 2017

12

Bạn cần xin giấy phép cho phép bạn đi làm thêm

Bạn cần tuân thủ các điều khoản của giấy phép này, đặc biệt là hạn chế số giờ

Bạn cần tìm cách nâng cao thu nhập mà không vi phạm quy định (làm thêm

nhiều vào các kỳ nghỉ, tìm các công việc lương cao, v.v...), nghĩa là bạn cần suy

nghĩ, sáng tạo và nâng cao năng lực của mình để có tiền lương theo giờ cao hơn.

Chính phủ Nhật quy định số giờ để đảm bảo việc làm thêm không gây ảnh hưởng tiêu

cực tới việc học tập của bạn. Bạn có thể học thêm các kỹ năng, ví dụ như lập trình, và

kiếm công việc lương cao hơn. Nếu bạn chịu tư duy, học hỏi thì bạn vẫn có thể kiếm

nhiều tiền hơn mà không vượt quá số giờ quy định. Việc này thậm chí giúp bạn có thể

học được rất nhiều kỹ năng có ích sau này. Nên nhớ là chính phủ Nhật Bản quy định số

giờ làm thêm tối đa chứ không quy định tiền lương theo giờ tối đa mà bạn kiếm được

bao nhiêu là hoàn toàn tùy thuộc năng lực của bạn.

Một số bạn làm công việc phát báo cũng có thể kiếm được 120 ngàn – 140 ngàn

yên/tháng vì các bạn này làm việc vào ban đêm nên lương tăng 25%. Tuy nhiên, làm

việc vào ban đêm như thế (thường từ 2 giờ sáng – 6 giờ sáng) có thể ảnh hưởng tới sức

khỏe mà không phải ai cũng mong muốn hay có đủ thể lực.

Vì sao ở Nhật Bản làm thêm dễ dàng?

Có lẽ việc làm thêm tại Nhật Bản dễ dàng hơn các nước khác do chiến lược giáo dục và

cơ cấu xã hội Nhật Bản. Giáo dục Nhật Bản hướng tới việc một người với năng lực

trung bình vẫn có thể thích ứng và sống tốt trong xã hội, tức là tập trung đến việc xây

dựng một xã hội hài hòa với tầng lớp trung lưu đông đảo. Điều khác biệt của xã hội

Nhật Bản với các nước tiên tiến khác nằm ở chỗ tầng lớp trung lưu chiếm tỷ lệ lớn tại

Nhật. Xã hội Nhật Bản được đánh giá là một xã hội quân bình, trong đó người có năng

lực sẽ khó vươn lên cao như tại Âu Mỹ. Các công ty lớn tại Nhật Bản (大手企業 Oote

Kigyou = ĐẠI THỦ XÍ NGHIỆP) cũng thường mong muốn nhân viên làm việc cả đời

trong công ty mình (終身雇用制度 Shuushin Koyou Seido = CHUNG THÂN CỐ DỤNG

CHẾ ĐỘ) và tạo mọi điều kiện để nhân viên có thể yên tâm gắn bó với công ty qua các

chế độ đãi ngộ, lương, thưởng.

Để có thể làm như vậy, người Nhật rất coi trọng việc tự động hóa, lên quy trình công

việc, v.v... để những người mới hay chưa có kinh nghiệm (初心者 Shoshinsha = SƠ TÂM

GIẢ) có thể làm được việc ngay. Đó là lý do bạn dễ xin việc làm thêm tại Nhật dù bạn

còn đang học cấp 3, học đại học hay không có nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể tham

quan nhà máy làm cơm hộp tại Nhật và thấy sự tự động hóa, cơ giới hóa, chuyên môn

hóa trong nền kinh tế Nhật Bản. Nhờ đó, những việc nặng nhọc như vo gạo, nấu cơm,

Page 15: Study in Japan 2016 2017

13

v.v... hoàn toàn được máy móc đảm nhiệm và những người công nhân sẽ làm các công

việc nhẹ nhàng hơn. Hay nếu bạn làm ở quán làm cơm hộp (Bentou) thì bạn sẽ thấy

mọi nguyên liệu, dụng cụ đều được chuẩn bị tại công ty chính và nhiệm vụ ở quán chỉ

là chế biến tại chỗ để cung cấp cho khách hàng.

Nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế có quy mô lớn và cần nhiều nhân công. Chính phủ

Nhật Bản cũng quy định rõ ràng về tiền lương tối thiểu theo giờ để bảo vệ quyền lợi

người lao động và tránh người lao động bị ép giá hay phải phá giá sức lao động. Nhờ

đó, thị trường lao động tại Nhật Bản nhìn chung là lành mạnh và thu nhập không thấp.

Xã hội Nhật có dân số già và cần lực lượng lao động. Nhiều người Việt Nam cũng

qua Nhật làm việc theo chế độ “học nghề” (Jisshusei, hay còn gọi là “Tu nghiệp sinh”).

Chính sách đối với du học sinh

Chính phủ Nhật cho phép du học sinh làm thêm với điều kiện phải xin giấy phép được

đi làm thêm và không để ảnh hưởng đến việc học. Cụ thể, du học sinh không được làm

quá 28 giờ/tuần trong các kỳ học và 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ. Đây là số giờ khá

lớn, nếu so sánh với các nước khác, cho thấy sự ưu đãi lớn của chính phủ Nhật đối với

du học sinh các nước. Ở Nhật Bản, tất cả mọi người thuê lao động đều phải tuân thủ

pháp luật nên không có chuyện du học sinh đi làm tiền lương sẽ rẻ hơn người Nhật. Tất

nhiên, nếu tiếng Nhật bạn chưa giỏi thì có thể bạn sẽ khó xin việc hơn so với học sinh

Nhật. Ngược lại, bạn có lợi thế trong các công việc dạy tiếng Việt, dịch thuật hay thông

dịch Nhật Việt, v.v... nên nhìn chung cũng không hẳn là bạn kém lợi thế hoàn toàn.

Tỷ lệ học sinh đi làm thêm tại Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước mà học sinh, sinh viên đi làm thêm chiếm đại đa số, những người

không đi làm thêm chỉ chiếm thiểu số. Du học sinh tại Nhật cũng không ngoại lệ. Dưới

đây là một số thống kê.

Theo JASSO (Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản): 76% du học sinh đi làm thêm.

JASSO – Điều tra năm 2010:

Sinh viên đại học: 73% làm thêm

Sinh viên cao học: 78%

Đi làm thêm nghề gì? Tỷ lệ đi làm thêm ngành nghề đó bao nhiêu?

Bạn có thể tham khảo số liệu của JASSO ở bảng dưới đây để biết nhu cầu nhân lực các

ngành nghề (đối với việc làm thêm) phân bố như thế nào:

No. Loại nghề Tỷ lệ

Page 16: Study in Japan 2016 2017

14

1 Ăn uống 51.8%

2 Thương mại, bán hàng 25.5%

3 Dạy học, phụ giúp 7.4%

4 Lễ tân khách sạn 6.9%

5 Giáo viên ngôn ngữ 6.6%

6 Dịch thuật, thông dịch 3.8%

7 Dọn dẹp 3.6%

8 Công trường, lắp máy 3.6%

9 Văn phòng 3.5%

10 Gia sư 3.2%

Có thể thấy một nửa công việc làm thêm là từ nhà hàng, quán ăn. Tiếp theo là nghề

bán hàng. Nếu bạn đi dạy tiếng Việt, bạn có thể kiếm 3000 – 5000 yên/giờ nhưng

những công việc như thế thường ít (ít nhu cầu) và số giờ không cao, thường chỉ vài giờ

một tuần. Nghề dịch thuật hay thông dịch lương cũng cao, một ngày đi dịch bạn có thể

kiếm được 10,000 – 30,000 yên (1 tới 3 man yên), tuy nhiên nghề này đòi hỏi bạn phải

có trình độ tiếng Nhật cỡ N1. Nếu bạn có sức khỏe và muốn kiếm tiền ổn định, bạn có

thể vào làm trong các nhà máy. Một nghề khác giúp bạn kiếm được 120,000 – 140,000

yên/tháng là nghề phát báo. Nghề này làm ban đêm (từ 2 giờ sáng tới 6 giờ sáng) và

muốn xin vào được cũng không dễ, thường là phải có người giới thiệu vào. Bạn có thể

xem chi tiết hơn ở phần “Xin việc làm thêm tại Nhật của du học sinh Việt Nam”.

So sánh với du học các nước

Du học Singapore

Số giờ du học sinh được làm thêm:

Trường công: 16 giờ/tuần

Trường tư: Không cho phép làm thêm

Tiền công làm thêm: 5.5 – 8 SGD/giờ (khoảng 410 – 600 Yên Nhật hay 4.5 – 6.5 USD)

Ngoài ra, cạnh tranh về công việc cũng gây căng thẳng giữa người dân Singapore và

người nước ngoài, và chính phủ Singapore không khuyến khích sinh viên đi làm thêm

cũng như giảm dần sự hỗ trợ đối với người nước ngoài (Theo kết quả điều tra của

Saromalang). Nếu muốn đi du học Singapore, bạn cần có một nền tảng tài chính vững

chắc.

Du học Mỹ

Du học sinh có visa F-1 được làm 20 giờ/tuần.

Tiền lương làm thêm tại Mỹ:

Page 17: Study in Japan 2016 2017

15

Nhà hàng Việt Nam: 5 – 8 USD/giờ

Cắt cỏ, làm công ngoài trời: 8 – 10 USD/giờ

Công việc ban đêm (lau dọn bếp): 8 – 10 USD/giờ

Du học Pháp

Được phép làm thêm: 964 giờ/năm

Tiền lương: 5 – 7 Euro/giờ

Du học Anh

Số giờ được làm: Tối đa 20 giờ/tuần hoặc 10 giờ/tuần tùy trường bạn học, với

trường tư: Phần lớn cấm làm thêm (trừ các trường nổi tiếng)

Tiền lương: 5 – 7 bảng/giờ

Du học Úc

Số giờ được làm: 20 giờ/tuần

Tiền lương: 7 – 10 AUD/giờ (1 đô la Úc xấp xỉ 1 đô la Mỹ)

Câu hỏi chuẩn bị du học

Làm quá số giờ quy định có thể gây tác hại thế nào? Hãy nêu ra 3 thứ.

-

-

-

Làm thế nào để tăng thu nhập mà không vi phạm quy định về số giờ làm thêm

của chính phủ Nhật? Hãy nêu ra vài phương pháp.

5. Các con đường du học Nhật Bản

Quốc phí (học bổng MEXT)

Đây có lẽ là con đường dễ dàng nhất vì bạn đi du học bằng học bổng của chính phủ

Nhật Bản (thường gọi là học bổng MEXT, MEXT là tên viết tắt tiếng Anh của Bộ Giáo

Page 18: Study in Japan 2016 2017

16

dục, văn hóa, thể thao và khoa học kỹ thuật Nhật Bản), có hai loại học bổng và trị giá

như dưới đây:

Học bổng cao đẳng, đại học: Khoảng 130 ngàn – 140 ngàn Yên/tháng, thời hạn:

Thời hạn khóa học của bạn

Học bổng cao học (thạc sỹ), tiến sỹ: Khoảng 160 ngàn Yên/tháng

Tiền học phí, sách vở, các loại chi phí khác như tiền nhập học: MEXT sẽ đóng

cho bạn

Tiền vé máy bay qua Nhật: MEXT chi trả cho bạn

Tiền vé máy bay về Việt Nam sau khóa học: MEXT chi trả cho bạn, trừ khi bạn ở

lại Nhật làm việc và không cần vé máy bay này

Nghĩa là, mỗi tháng bạn không phải đóng học phí (gồm cả tiền nhập học) và được

nhận khoản tiền (không phải nộp thuế) như trên, thường là qua tài khoản ngân hàng

của bạn. Tuy nhiên, tiền ăn, ở, các sinh hoạt phí khác (điện, nước, ga, điện thoại,

internet, ...) là do bạn tự chi trả bằng tiền của bạn.

Đối tượng được tuyển chọn gồm có:

Học bổng MEXT cho cao đẳng, đại học: Sinh viên năm nhất các trường đại

học tại Việt Nam, có điểm tổng kết trên một mức nào đó. Những sinh viên này

phải qua vòng tuyển chọn tại trường theo thành tích học tập năm 1 của họ, mỗi

trường chỉ có một số chỉ tiêu và lấy theo điểm số từ trên xuống từ những người

đăng ký. Những người này phải thi kỳ thi học bổng gồm môn toán, vật lý, hóa

học, tiếng Anh tại đại sứ quán Nhật Bản. Nếu đậu, bạn sẽ được hướng dẫn thủ

tục qua Nhật học.

Học bổng MEXT cho cao học: Những người đi làm tại các cơ quan nhà nước,

các trường đại học tại Việt Nam. Hãy tham khảo trên trang web của MEXT.

Khi bạn nhận học bổng của chính phủ Nhật cho bậc đại học, bạn sẽ sang Nhật học

tiếng Nhật trong vòng 1 năm và học toàn thời gian (sáng, chiều), sau đó sẽ được tiến

cử tới các trường đại học tại Nhật Bản. Việc học tiếng Nhật sẽ được thực hiện tại

trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo và Đại học Ngoại ngữ Osaka. Các trường đại học tại

Nhật có một số chỉ tiêu theo các ngày cho các học sinh học bổng MEXT và bạn lựa

chọn nguyện vọng trường dựa theo thành tích của bạn tại trường tiếng Nhật. Các bạn

đi học cao đẳng theo học bổng MEXT không học tiếng Nhật tại hai trường trên mà học

tại các trường Nhật ngữ được chỉ định bởi MEXT (tùy vùng và ngành bạn học).

Bạn có thể tìm thông tin tại:

Trang web của MEXT: http://www.mext.go.jp/

Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: http://www.moet.gov.vn

Page 19: Study in Japan 2016 2017

17

Gia hạn học bổng MEXT

Nếu bạn nhận được học bổng MEXT, bạn được gia hạn chỉ một lần. Tức là, nếu bạn đi

du học theo học bổng MEXT chương trình cao đẳng, và thành tích học của bạn thỏa

mãn điều kiện của MEXT thì bạn được tiếp tục nhận khi bạn học đại học tại Nhật (tất

nhiên là bạn phải thi đậu vào đại học tại Nhật). Nếu bạn học đại học (4 năm), bạn được

gia hạn học bổng khi học lên thạc sỹ (2 năm). Nếu bạn học thạc sỹ (2 năm), bạn có thể

gia hạn học bổng lên tiến sỹ (3 năm). Bạn phải thỏa mãn các điều kiện về thành tích

học và thi đậu lên bậc học cao hơn thì mới được gia hạn.

Nếu bạn sang Nhật học đại học thì bạn sẽ có thể nhận tối đa học bổng MEXT trong 7

năm: 1 năm học tiếng Nhật + 4 năm học đại học + 2 năm học thạc sỹ.

Tư phí (du học tự túc)

Đây là con đường phổ biến nhất nhưng cũng có phần vất vả do bạn sẽ vừa đi học vừa

đi làm để trang trải học phí. Bạn nên tìm hiểu mức lương theo giờ và giá cả tại Nhật

trong tài liệu này. Nếu bạn chăm chỉ thì tài chính bạn sẽ vẫn ổn thỏa và cuộc sống khá

thoải mái, ngoài ra bạn còn có tích lũy nhiều kinh nghiệm nữa. Thực tế là có nhiều bạn

đi du học tự túc và khá thành công về học vấn cũng như tiền bạc.

Một con đường du học tự túc điển hình:

Bước 1: Bạn học tiếng Nhật tại Việt Nam khoảng 150 giờ trở lên

Bước 2: Bạn đăng ký đi du học tự túc (thông qua các trung tâm du học Nhật

Bản)

Bước 3: Khi được đi du học, bạn qua trường Nhật ngữ (mà bạn đăng ký khi làm

hồ sơ du học) học tiếng Nhật khoảng 1 năm rưỡi tới 2 năm. Chú ý: Bạn chỉ có

thể lấy visa (tức giấy phép cư trú tại Nhật) tối đa là 2 năm cho việc học tiếng

Nhật. Thông thường bạn đi học một buổi và làm thêm một buổi, ví dụ sáng đi

học chiều đi làm.

Bước 4: Trong thời gian 2 năm trên, bạn phải thi đậu được một trường đại học,

cao đẳng hay trường nghề nào đó. Thường là sau 1 năm rưỡi ở Nhật thì bạn sẽ

đi thi và phải được nhận vào trường học tiếp theo (mà không phải trường Nhật

ngữ) thì mới được gia hạn visa để ở lại Nhật theo dạng du học. Bạn nên thi

nhiều trường và nên có một trường chắc chắn đậu.

Nếu bạn không đậu trường nào: Bạn có thể xin học dự thính tại trường đại học

nào đó (bạn sẽ phải trả tiền theo môn học) để gia hạn visa thêm tối đa 6 tháng.

Trong thời gian này bạn phải được nhận vào trường đại học, cao đẳng hay dạy

nghề nào đó để có thể gia hạn visa ở lại Nhật.

Page 20: Study in Japan 2016 2017

18

Nếu bạn đã học hết 2 năm tiếng Nhật, đã hết thời hạn dự thính tối đa mà bạn vẫn

không thi đậu vào bất kỳ trường nào và cũng không được công ty nào tại Nhật nhận

vào làm việc thì bạn bắt buộc phải về nước trước khi visa hết hạn. Nếu bạn vẫn ở lại

Nhật Bản thì sẽ trở thành cư trú bất hợp pháp, sẽ bị trục xuất khi bị phát hiện. Lưu ý là

nếu bạn đã bị trục xuất thì sẽ rất khó quay lại Nhật.

Trên đây là con đường du học tự túc điển hình. Với các bạn học cao học cũng sẽ như

vậy, bạn phải học tiếng Nhật tối đa 2 năm tại Nhật, trong quá trình đó phải thi được

vào cao học của một trường đại học nào đó. Tất nhiên, nếu bạn thi vào các khóa cao

học không cần tiếng Nhật mà chỉ cần tiếng Anh thì bạn không cần phải học tiếng Nhật.

Trong trường hợp đó, bạn vẫn nên vào một trường Nhật ngữ 6 tháng – 1 năm để có

visa tại Nhật, trong thời gian đó đi thi để được nhận vào cao học.

Tìm hiểu du học tự túc Nhật Bản:

>>Saromalang Overseas: http://sea.saromalang.com/

>>Tìm hiểu du học Nhật Bản: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/information

Du học tự túc trực tiếp bằng kỳ thi EJU

Kỳ thi EJU là kỳ thi dành cho du học sinh muốn thi vào các trường đại học của Nhật.

Bạn sẽ thi các môn tùy theo ngành bạn muốn học, thường chọn từ Toán, Lý, Hóa, Tiếng

Nhật, Thời sự thế giới, Thời sự Nhật Bản, Tiếng Anh, ... Thông tin chi tiết có trên trang

web chính thức của kỳ thi EJU:

http://www.jasso.go.jp/eju/index_e.html

EJU (Examination for Japanese University Admission for International Students, Kỳ thi

nhập học các trường đại học Nhật Bản cho học sinh quốc tế) là kỳ thi được tổ chức tại

nhiều nơi trên thế giới giúp học sinh các nước có thể vào các trường đại học của Nhật.

Việc sử dụng kết quả kỳ thi EJU là tùy theo từng trường:

Một số trường đại học Nhật Bản sẽ chỉ sử dụng kết quả EJU để xét tuyển

Sử dụng EJU và phỏng vấn

Sử dụng EJU và kỳ thi của trường (gồm hay không gồm phỏng vấn)

Không sử dụng EJU

Với trường chỉ sử dụng EJU thì bạn có thể nhận được giấy nhập học trước khi sang

Nhật. Với trường cần bạn tham gia kỳ thi hay phỏng vấn, bạn phải xin visa du lịch sang

Nhật với tư cách người đi du lịch để tham dự kỳ thi của họ. Chi phí đi lại, ăn ở là do bạn

Page 21: Study in Japan 2016 2017

19

chịu. Tuy nhiên, để thi EJU thì đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Nhật, vì yêu cầu về điểm số

tiếng Nhật của các trường đại học sẽ khá cao (Các môn khác môn “Tiếng Nhật” bạn có

thể chọn đề bằng tiếng Anh).

Nếu bạn đang học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ tại Nhật: Thông thường các trường

đại học, cao đẳng sẽ yêu cầu bạn đưa ra kết quả của kỳ thi EJU (thường gọi là “thi ryu”,

tức là “ryuugakusei shiken” theo tiếng Nhật) và xét tuyển theo kết quả này, nếu điểm

EJU của bạn qua mức yêu cầu của trường thì bạn sẽ được tham dự kỳ thi đầu vào của

trường dành riêng cho du học sinh. Như thế, bạn không thi cùng học sinh Nhật mà thi

kỳ thi riêng, thường là để du học sinh được nhập học dễ dàng hơn. Kỳ thi EJU này quan

trọng cả với các bạn đã đi du học tại Nhật (đang học trường Nhật ngữ) là vì vậy. Bạn

nên xem trước và học trước theo các đề EJU trên trang web của JASSO ở trên.

Học dự bị đại học

Bạn đăng ký vào các trường đại học tại Nhật cho bạn học dự bị đại học 1 năm rồi lên

thẳng đại học. Các trường này sẽ xét tuyển bạn bằng hồ sơ du học và phỏng vấn (nếu

có), nếu họ chấp nhận thì bạn sang trường của họ học dự bị (học tiếng Nhật) trong 1

năm rồi sẽ được lên thẳng đại học tại trường đó luôn. Bạn sẽ học tiếng Nhật tại Khoa

Tiếng Nhật hay Khoa Du học sinh của trường. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc thi lên

đại học tại Nhật khi đi du học. Tuy nhiên, số lượng các trường này thường không nhiều.

Nếu bạn muốn chọn nhiều trường hơn thì bạn vẫn đi thi kỳ thi đại học như thông

thường. Không nhất thiết bạn học dự bị ở một trường là bạn phải học lên đại học ở

trường đó. Nếu bạn đậu trường khác, bạn vẫn có thể qua trường khác học. Tuy nhiên,

các trường và cả các bạn nữa thường mong muốn được học thẳng lên đại học.

Nếu bạn muốn học dự bị và lên thẳng đại học tại Nhật: Liên hệ với Văn phòng

Saromalang Overseas (ở phần “Liên hệ về du học Nhật Bản”) ở dưới đây.

>>Học dự bị đại học là gì: http://sea.saromalang.com/2015/12/bekka.html

Nghiên cứu sinh

“Chế độ nghiên cứu sinh” là chế độ mà Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phép những người

muốn học cao học tại Nhật vào phòng nghiên cứu nào đó để tham gia nghiên cứu với

tư cách là “nghiên cứu sinh”. Bạn sẽ có visa du học cho việc làm nghiên cứu sinh này.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể lấy được các học vị như thạc sỹ, tiến sỹ. Đây là cách để bạn

làm quen và tìm hiểu phòng nghiên cứu (lab) mà bạn muốn làm cao học. Bạn có thể:

Sang Nhật học tiếng Nhật rồi thi vào làm nghiên cứu sinh tại lab nào đó: Đây là

cách thông thường nhất, và bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật.

Page 22: Study in Japan 2016 2017

20

Đăng ký thi vào nghiên cứu sinh tại lab nào đó ở Việt Nam: Trường hợp này bạn

phải sang Nhật để thi và phỏng vấn

Chú ý là mặc dù một số phòng nghiên cứu có thể không yêu cầu bạn giỏi tiếng Nhật

mà chỉ cần giỏi tiếng Anh, nhưng vì tiếng Anh của người Nhật không thực sự tốt nên

nếu không giỏi tiếng Nhật bạn có thể gặp khó khăn trong nghiên cứu và cuộc sống

trong phòng nghiên cứu.

Khi vào nghiên cứu sinh rồi bạn sẽ có visa ở lại Nhật, cùng tham gia nghiên cứu và

trong thời gian đó bạn có thể tham dự các kỳ thi vào cao học tại Nhật. Thường bạn sẽ

thi vào lab bạn làm nghiên cứu sinh. Nếu bạn được giáo sư lab đó chấp nhận và vượt

qua kỳ thi của trường (nếu giáo sư chấp nhận thì nhiều khả năng bạn vượt qua kỳ thi

này) thì bạn sẽ là sinh viên cao học.

Học tiếng Nhật tại Nhật trong bao lâu?

Về mặt visa (giấy phép được cư trú tại Nhật) thì bạn chỉ nhận được visa trong tối đa 2

năm để học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ tại Nhật. Việc đổi trường, học tại nhiều

trường, học nhiều khóa, v.v... không giúp bạn có visa nhiều hơn 2 năm vì cục quản lý

xuất nhập cảnh Nhật Bản tính tổng thời gian học tiếng của bạn. Việc này để ngăn chặn

những người cư trú tại Nhật để đi làm kiếm tiền. (Nếu không có quy chế này có khi

chính tôi cũng học tiếng Nhật cả đời!)

Về mặt trình độ, học 1 – 2 năm là đủ để bạn giao tiếp trong cuộc sống và thi vào các

trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Có những học sinh Trung Quốc chỉ học 6 tháng đã

thi được vào đại học, có lẽ do họ đã học sẵn tại nước của họ. Các trường đại học, cao

đẳng, dạy nghề không yêu cầu bạn học tiếng Nhật trong tối thiểu bao lâu, mà chỉ quan

tâm tới thành tích thi đầu vào của bạn. Do đó, nếu bạn đã học tại Việt Nam, sau 1 năm

tại Nhật bạn có thể đã vào trường học tiếp lên cao rồi.

Với các bạn đi Nhật du học vào tháng 10 thì thường sẽ học tiếng Nhật trong 1 năm 6

tháng, vì phần lớn trường học lên cao tại Nhật tuyển sinh vào tháng 4. Việc bạn học

tiếng Nhật trong bao lâu là tùy vào năng lực tiếng Nhật và việc thi đậu vào trường học

lên cao của bạn. Nên nhớ, chênh lệch 6 tháng này không quá quan trọng, vì tiếng Nhật

bạn học nhiều trong cuộc sống hơn là trường lớp, và khi vào học tại đại học, cao đẳng,

trường nghề bạn vẫn có thể tiếp tục trau dồi tiếng Nhật. Có thể so sánh lợi, hại như sau.

Thời gian học tiếng Nhật dài: Đóng học phí nhiều / Có thời gian làm quen cuộc

sống Nhật Bản, có thời gian tìm hiểu và thi lên cao

Page 23: Study in Japan 2016 2017

21

Thời gian học tiếng Nhật ngắn: Đóng học phí ít, Rút ngắn thời gian / Ít thời gian

hơn cho việc học và thi lên cao

Ý kiến của Saromalang: Du học là một quãng đường dài, 6 tháng chênh lệch không

phải là thứ cần quá bận tâm. Sau này nhìn lại bạn sẽ thấy nó không quá ảnh hưởng vì

cả thời gian ở Nhật sẽ là quá trình học tập của bạn (gồm cả tiếng Nhật).

6. Học được gì khi du học tại Nhật Bản

Trước tiên là tiếng Nhật

Học tiếng Nhật tại Nhật giúp trình độ tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật của bạn lên

rất cao, chủ yếu là vì có môi trường tiếp xúc, cọ xát thường xuyên. Ngay cả bạn không

nói gì, tiếng Nhật của bạn vẫn phát triển tốt miễn là bạn có nền tảng ngữ pháp tốt. Tôi

nhấn mạnh nền tảng ngữ pháp, vì muốn học sâu và diễn đạt tốt các vấn đề thì bạn cần

phải có nền tảng. Ở Nhật bạn có thể giao tiếp rất tốt nhưng nếu không có nền tảng thì

có thể bạn vẫn không viết hay diễn đạt vấn đề tốt được, và sẽ ảnh hưởng tới việc xin

việc, nghề nghiệp, sự nghiệp của bạn. Nếu bạn đang ở Việt Nam và không có điều kiện

giao tiếp, bạn vẫn nên củng cố nền tảng ngữ pháp của mình, theo các trang tiếng Nhật

sơ cấp được giới thiệu rất chi tiết trên trang www.saromalang.com (bản thân trang web

này cũng là nơi để bạn củng cố nền tảng tiếng Nhật của mình).

Việc học tiếng Nhật của bạn không gói gọn trong 2 năm tại trường Nhật ngữ: Bạn sẽ

học trong suốt quá trình ở Nhật, bạn có thể cảm thấy tiếng Nhật trồi sụt, nhiều lúc bạn

buông không học, nhưng nhìn chung khả năng tiếng Nhật và cảm nhận tiếng Nhật của

bạn vẫn tăng dần theo năm tháng. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng khi

diễn đạt bằng tiếng Nhật.

Rút ngắn thời gian đạt tới giỏi tiếng Nhật: Việc du học tại Nhật giúp bạn rút ngắn

đáng kể thời gian học tiếng Nhật. Nếu bạn chỉ ở Việt Nam, nền tảng tiếng Nhật của

bạn có thể rất đáng nể nhưng khả năng giao tiếp, vận dụng, cách dùng từ sẽ rất khó

phát triển dù bạn có nỗ lực bởi vì bạn không có môi trường cọ xát, vận dụng (nhiều khi

cần tới hàng năm).

Các kiến thức chuyên môn

Bạn sẽ học được tại các trường đại học, cao đẳng hay dạy nghề. Bạn sẽ học được

phương pháp nghiên cứu, học tập, tiếp cận vấn đề của một trong những nền giáo dục

tiên tiến. Phương pháp học tập, nghiên cứu có thể còn đáng giá hơn các kiến thức bạn

Page 24: Study in Japan 2016 2017

22

thu được. Bạn chỉ có thiểu hiểu các phương pháp nếu được tiếp cận với nền giáo dục

và nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.

Văn hóa Nhật Bản, văn hóa ngoại quốc

Đây là giá trị vô hình mà bạn học được. Khi bạn so sánh với văn hóa Việt Nam, bạn sẽ

khám phá ra nhiều điều chân thực về cuộc sống và thấy được nét đẹp trong văn hóa

Nhật Bản cũng như Việt Nam.

Kinh tế, thương mại

Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường cao độ, tràn ngập sản phẩm, hàng hóa và trình

độ thương mại rất cao. Việc này sẽ giúp ích cho bạn trong việc kinh doanh hay đi làm

(đi làm chính là kinh doanh sức lao động của bạn) sau này.

Thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan

Du học là một quá trình tuyệt vời để bạn mở rộng thế giới quan, nhân sinh quan của

mình và xây dựng một giá trị quan đúng đắn. Bạn có thể gặp rất nhiều vấn đề, nhưng

chính những vấn đề này và việc bạn giải quyết chúng giúp bạn hiểu chân thực hơn về

thế giới xung quanh.

7. Những ai nên di du học Nhật Bản?

Bạn muốn tự quyết định, muốn một con đường của riêng bạn

Bạn tự quyết định cuộc sống của mình và tự do lựa chọn con đường mình đi. Có thể

phần lớn thời gian bạn dò dẫm, thậm chí mất phương hướng nhưng cuối cùng đó là

con đường của bạn, chứ không phải là con đường mà ai đó sắp đặt cho bạn (thường

họ cũng chưa đi bao giờ mà chỉ nghĩ là nó tốt).

Bạn muốn phát triển ngoại ngữ, học vấn, sự nghiệp

Bạn sẽ có ngoại ngữ (tiếng Nhật, và tiếng Anh hay các tiếng khác nếu bạn muốn học),

bằng cấp tại một trong những nền giáo dục tiên tiến và được công nhận trên thế giới.

Bạn cũng có thể làm việc tịa Nhật.

Bạn muốn và/hoặc có thể học tiếng Nhật

Để du học tại Nhật, bạn phải mong muốn hay có năng lực học tiếng Nhật. Nếu bạn yêu

thích ngoại ngữ và văn hóa nước ngoài thì tiếng Nhật hoàn toàn không khó. Muốn

sống, đi học, đi làm tại Nhật thì bạn phải biết tiếng Nhật và phải giao tiếp được. Sẽ

Page 25: Study in Japan 2016 2017

23

không có vấn đề gì nếu bạn chăm chỉ và có phương pháp học tiếng Nhật. Tuy nhiên,

nếu bạn không muốn học tiếng Nhật thì có lẽ bạn nên cân nhắc lại xem có nên đi du

học Nhật Bản không – dù học tiếng Nhật tại Nhật không quá khó khăn như khi học tại

Việt Nam.

Lời khuyên của Saromalang: Nếu bạn học tiếng Anh mãi mà không khá hay không có

nền tảng thì có lẽ bạn không muốn học ngoại ngữ, và việc học tiếng Nhật sẽ gian nan

với bạn. Nếu bạn học tiếng Anh thấy không vấn đề gì thì có lẽ bạn cũng sẽ dễ dàng

học tiếng Nhật. Bạn cũng nên học thử tiếng Nhật tại Việt Nam trước khi quyết định.

Bạn nên quyết định dựa vào trình độ đọc hiểu tiếng Anh của mình và khả năng tiếp thu

tiếng Nhật sau khi học một vài khóa tại Việt Nam.

Bạn có khả năng tự lập hay mong muốn tự lập

Nếu bạn không muốn tự lập, hãy quên chuyên du học đi, vì du học đòi hỏi tự lập rất

cao. Nếu bạn chưa bao giờ tự lập nhưng muốn tự lập thì bạn nên rèn luyện bản thân

trước. Nếu ở Việt Nam bạn đã đi học xa nhà và tự chăm sóc bản thân thì nhìn chung là

không có vấn đề gì, vì cuộc sống tại Nhật tiện lợi và dễ dàng hơn Việt Nam rất nhiều.

Kể cả bạn không biết nấu ăn, bạn có thể học được (đặc biệt ở Nhật thường bán thực

phẩm kèm cách chế biến). Ít nhất bạn có thể luộc thịt và luộc rau chứ?

Lời khuyên của Saromalang: Nếu bạn mong muốn tự lập, hay đã từng sống tự lập thì

cuộc sống tại Nhật vô cùng dễ dàng. Hàng hóa, thực phẩm rất đa dạng, phong phú, rất

dễ dùng. Ngay cả món lẩu, bạn chỉ cần mua túi nước lẩu (sản xuất tại Nhật, rất ngon và

an toàn), mua đồ ăn theo chỉ dẫn trên đó là có một nồi lẩu ngon lành. Tất nhiên, bạn

phải có việc làm thêm và có thu nhập. Việc mua sắm quần áo, giày dép, v.v... thì từ từ

bạn sẽ có kinh nghiệm, đó là những kinh nghiệm thú vị nếu bạn làm kinh doanh sau

này vì bạn có thể sẽ mua hố hàng hóa và phải hiểu tâm lý mua hàng để tránh phí phạm

tiền bạc. Du học và tự lập là một cách học về tiền bạc rất tốt, vì đó là tiền của bạn và

bạn sẽ phải đắn đo.

Bạn muốn kiếm tiền và có thể làm việc

Bạn sẽ đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí và sinh hoạt phí (trừ khi bạn có học

bổng đủ cao). Nếu bạn từng đi làm tại Việt Nam thì sẽ không quá vất vả, vì lương tại

Nhật cao hơn nhiều lần. Nếu chưa từng đi làm, có thể bạn sẽ phải làm quen. Nhiều bạn

không quen và bỏ cuộc, nhưng qua một vài lần như thế là quen với việc đi làm tại Nhật.

Thật ra tất cả chúng ta đều phải đi làm, và bao giờ cũng phải bắt đầu từ những việc

đơn giản. Chính nền tảng các công việc đơn giản đó sẽ là chìa khóa đưa chúng ta tới

các công việc cần kỹ năng, cần tay nghề và lương cao. Nhưng những công việc đơn

giản (và vất vả) luôn đáng quý: Nó luôn có sẵn và giúp ta kiếm tiền.

Page 26: Study in Japan 2016 2017

24

Saromalang: Thời gian đi làm cơ cực là thời gian đáng quý vì nhờ thế tôi hiểu được giá

trị căn bản của sức lao động và tâm lý của người lao động. Nhờ đó mà giá trị quan của

tôi cũng tốt hơn rất nhiều, bởi vì tôi thường so sánh với giá trị căn bản đó và thấy

lương mình đã cao lên và cuộc sống đang tốt hơn. Chúng ta phải luôn có một mốc căn

bản để so sánh, nếu không sẽ sa đà vào so sánh và ghen tỵ với người khác, và sau đó

lao vào nhưng vụ đầu cơ, đầu tư mạo hiểm (thường là mất trắng).

Các bạn có thể xem bài “Du học luận” trên trang web Cuộc Sống Nhật Bản

(yurika.saromalang.com) ở phụ lục của Sổ tay này.

Du học = Tự do + Tự lập + Tự quyết định

8. Khi nào nên đi du học Nhật Bản?

Chuẩn bị tiếng Nhật và tìm hiểu thông tin

Nếu bạn có ý định đi du học thì nên đi càng sớm càng tốt, sẽ tiết kiệm thời gian. Điều

điện cần là bạn phải học hết 12 năm phổ thông và tốt nghiệp cấp 3. Ngoài ra, bạn cũng

nên học trước tiếng Nhật sơ cấp và tìm hiểu về việc du học cũng như cuộc sống Nhật

Bản. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin tại:

Du học Nhật Bản Saromalang: http://sea.saromalang.com

Trang web Cuộc Sống Nhật Bản: http://y.saromalang.com

Chuẩn bị tài chính

Thông thường, khi đi du học tự túc bạn sẽ phải chuẩn bị một số tiền gồm 1 năm tiền

học phí, 6 tháng tiền ký túc xá, các tiền khác như vé máy bay, tổng cộng khoảng 200-

250 triệu đồng. Bạn có thể liên hệ với các trung tâm du học hoặc văn phòng du học

Saromalang để có con số chính xác.

Bạn nên học đến trình độ tiếng Nhật nào ở Việt Nam?

Để đi du học, bạn phải đạt được trình độ khoảng N5 (là cấp độ thấp nhất trong các cấp

độ N1-N5) hoặc học ít nhất 150 giờ tiếng Nhật. Tuy nhiên, có thể bạn học nhiều hơn

mức độ này. Nếu bạn học tiếng Nhật tại Việt Nam, bạn nên học lên đến trình độ

khoảng N3, vì với trình độ này khi sang Nhật bạn có thể xin các việc làm thêm được.

Còn học lên N2 và N1 thì thường là sẽ rất khó, vì bạn ít có môi trường học tiếng Nhật

khi còn ở trong nước. Bạn cũng có thể ôn luyện nâng cao nền tảng kanji, ngữ pháp, từ

vựng. Nếu bạn đi du học thì học tiếng Nhật tại Nhật sẽ hiệu quả hơn nhiều so với khi

Page 27: Study in Japan 2016 2017

25

bạn ở Việt Nam, do đó bạn không nên dồn quá nhiều sức và thời gian cho việc học

tiếng Nhật khi ở Việt Nam.

9. Chương trình du học tại Saromalang Overseas

Saromalang hiện làm hồ sơ và liên kết với nhiều trường trên khắp nước Nhật. Bạn có

thể đi du học tại các trường do Saromalang giới thiệu hoặc chọn trường bạn mong

muốn. Các chương trình du học được Saromalang giới thiệu:

Du học tự túc Nhật Bản tại trường Nhật ngữ (học tiếng 1 – 2 năm và học lên cao)

Học dự bị (bekka) và lên thẳng đại học/cao học (học tiếng Nhật 1 năm tại bekka)

Du học cấp 3 tại Nhật (sau tốt nghiệp lớp 9)

Du học cho các bạn cựu thực tập sinh (tu nghiệp sinh)

Cổng thông tin du học Nhật Bản Saromalang: http://sea.saromalang.com/

Nếu bạn có học lực giỏi, bạn được hưởng ưu đãi theo chính sách của Saromalang (thực

phí hồ sơ chỉ 5 triệu đồng). Ngoài ra, bạn có thể đăng ký chế độ miễn phí 100% phí hồ

sơ nếu cam kết đi du học thành công. Chi tiết: Xem tại trang Sea ở trên.

10. Thông tin học bổng Nhật Bản

Tùy vào thành tích học và việc đăng ký nhận học bổng mà bạn có thể nhận được học

bổng khi đang học tại Nhật. Mặc dù bạn có thể đi làm thêm để trang trải chi phí nhưng

việc có học bổng sẽ giúp bạn giảm số giờ đi làm và tập trung vào việc học tập hay các

sở thích của bạn. Thông thường, thông tin học bổng có tại các trường đại học mà bạn

theo học. Bạn hãy tham khảo bài viết “Học đại học tại Nhật Bản” trên trang

saromalang.com để biết thêm chi tiết.

Hoặc search Google theo cú pháp: “Học đại học tại Nhật Bản”

site:saromalang.com

Ngoài ra, nếu bạn thi kỳ thi EJU (kỳ thi du học sinh) và đạt thành tích cao, bạn sẽ được

JASSO cấp học bổng EJU. Hãy tham khảo trên trang web của EJU:

EJU: http://www.jasso.go.jp/eju/index_e.html

Page 28: Study in Japan 2016 2017

26

Bạn hầu như không thể xin được học bổng tại Nhật trước khi qua Nhật (trừ một số

ít như học bổng MEXT của chính phủ Nhật). Trong thời gian học tại trường Nhật ngữ

cũng rất ít học bổng. Bạn thường xin được học bổng khi đã học lên đại học/cao học.

Ví dụ học bổng khi học tại trường Nhật ngữ: Học bổng JASSO

http://sea.saromalang.com/2015/11/hoc-bong-cho-hoc-sinh-tu-phi-jasso.html

Ví dụ học bổng tư nhân: Học bổng Mizuho

http://sea.saromalang.com/2015/11/hoc-bong-mizuho.html

11. Chi phí sinh hoạt tại Nhật

Học phí trường Nhật ngữ: Trung bình 50 ngàn Yên/tháng

Tiền nhà: Trung bình 30 ngàn Yên/tháng/người (ở ghép 2 người)

Các giá cả, chi phí khác bạn hãy tham khảo các bài viết sau:

Giá cả một số hàng hóa tại Nhật Bản:

http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/so-tay-du-hoc-nhat-ban

12. Xin việc làm thêm tại Nhật

Hãy tham khảo bài viết “Xin việc làm thêm tại Nhật” và các bài viết khác.

URL bài viết: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/xin-viec-lam-them-o-nhat

13. Chuẩn bị đi du học và khi đang đi du học Nhật Bản

Bạn hãy theo dõi trang 2 trang web sau:

Cổng thông tin du học Nhật Bản: http://sea.saromalang.com

Cuộc sống du học Nhật Bản: http://y.saromalang.com

Page 29: Study in Japan 2016 2017

27

Trang web đăng tải các thông tin hữu ích, cách xin việc, chiến lược thi cử, luật pháp

Nhật Bản, v.v... Trang web cũng hướng dẫn cho các bạn chuẩn bị đi du học như cách

mua vé máy bay, cách đi máy bay, v.v...

Tìm hiểu du học Nhật Bản: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/information

14. Các lựa chọn sau khi tốt nghiệp

Bạn thường có 3 lựa chọn sau đây:

Học lên cao hơn

Đi làm tại Nhật

Về nước làm việc

Nhiều bạn thường mong muốn đi làm tại Nhật một vài năm rồi được cử về Việt Nam.

Có nhiều công ty Nhật mở chi nhánh ở Việt Nam có thể thỏa mãn điều kiện của bạn.

Bạn nên chọn những công ty như thế nếu có ý định về Việt Nam.

Cũng có nhiều bạn học lên cao hơn, như thạc sỹ, tiến sỹ và sau đó làm nghiên cứu sau

tiến sỹ (Post Doc). Bạn làm nghiên cứu vẫn được trả lương như đang đi làm và thời gian

thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin vào các bộ phận nghiên cứu của các công

ty lớn tại Nhật để tiếp tục nghiên cứu mà không ở trong trường đại học.

15. Các rủi ro có thể gặp phải khi đi du học

Khi đi du học, bạn có thể gặp phải một số rủi ro (dủ xác suất rất nhỏ) như sau:

Sang tới Nhật và phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo

Không hòa nhập được với môi trường sống và môi trường học tập mới, gặp vấn

đề tâm lý

Không tuân thủ luật pháp Nhật, bao gồm cả không tuân thủ đèn giao thông và

bị tai nạn

Không tự lập được và thấy u uất do không có thói quen tự lập

Nghỉ học quá số giờ cho phép (quá 20%) và không gia hạn được visa ở lại Nhật

Đi làm quá số giờ cho phép và không gia hạn được visa ở lại Nhật

Bị đuổi học: Không lấy đủ môn học, nghỉ học không phép quá nhiều hay đơn

giản là chán mà bỏ học

Bị lôi kéo vào cờ bạc

Bị lôi kéo vào các tôn giáo xấu

Page 30: Study in Japan 2016 2017

28

Nhìn chung, phần lớn các bạn du học sinh đều đi học và tốt nghiệp được mà không có

vấn đề gì xảy ra. Chỉ một số rất ít bỏ hay không tốt nghiệp được. Các vấn đề như bệnh

tật cũng thi thoảng có xảy ra, nhưng thường được bảo hiểm y tế hỗ trợ khá nhiều và

vẫn có thể theo học được bình thường. Tuy nhiên, bạn nên khám kỹ và đảm bảo mình

có đủ sức khỏe để đi du học (Thường các bạn du học khi còn trẻ nên cũng ít có vấn đề

lớn về sức khỏe). Trường hợp bạn có vấn đề về sức khỏe, hãy xử lý dứt điểm trước khi

đi du học.

Vấn đề tâm lý (không thích ứng, u uất, trầm cảm, v.v...) cũng là vấn đề có thể xảy ra,

ngay sau khi bạn sang Nhật hay sau khi đã sang Nhật rất nhiều năm. Bạn có thể phòng

được vấn đề này bằng việc tìm hiểu rõ ràng thông tin cuộc sống và học tập tại Nhật,

cũng như rèn luyện tự lập trước khi đi du học.

Bạn nên tập tự lập trong cuộc sống tại Việt Nam trước khi đi du học

Bạn nên tìm hiểu thông tin du học Nhật Bản (qua trang saromalang.com chẳng

hạn)

Chuẩn bị tài chính và kế hoạch du học chu đáo, luôn có phương án B cho mọi

trường hợp

Tìm hiểu văn hóa, xã hội, con người Nhật Bản trước và trong khi đang du học

Hỏi ý kiến những người đi du học trước bạn, kêu gọi trợ giúp khi cần

Nếu bạn gặp rắc rối trong cuộc sống hay vấn đề tâm lý: Đừng ngần ngại tìm trợ

giúp từ những người có thể giúp bạn (giáo viên, bác sỹ, v.v...)

Bạn cần hiểu rằng: Mọi vấn đề đều có thể xảy ra dù bạn ở Việt Nam hay đi du

học. Quan trọng là bạn phải tự tìm ra cách để đối phó với chúng.

Nếu bạn chuẩn bị tài chính và kế hoạch du học chu đáo thì sẽ không có vấn đề gì có

thể xảy ra. Không nên đổ lỗi cho việc du học về vấn đề nào đó đã xảy ra, vì thường nếu

bạn không đi du học thì vấn đề đó vẫn xảy ra. Đặc biệt, nếu bạn không tự lập trong

cuộc sống thì dù không đi du học bạn vẫn có thể gặp rắc rối. Việc đi du học có thể làm

bộc lộ rắc rối của việc “không tự lập” sớm hơn, chứ không phải là nguyên nhân gây ra

rắc rối đó. Ngay cả khi bạn gặp rắc rối, hãy tìm cách khắc phục, du học có thể là cơ hội

tốt để bạn tự lập và tự chủ trong cuộc sống. Khi du học, việc sắp xếp cuộc sống hợp lý

trở nên nhu cầu thiết yếu, sẽ có lúc bạn tìm thấy niềm vui trong việc đó.

Page 31: Study in Japan 2016 2017

29

(C) THÔNG TIN BẢN QUYỀN

Nội dung trong tài liệu này là nội dung có bản quyền thuộc về Saromalang. Sao chép

một phần hoặc toàn phần cần được sự đồng ý của Saromalang.

Bạn được sử dụng tự do cho mục đích cá nhân, tức là việc đọc để tìm hiểu thông tin về

du học Nhật Bản.

Bạn được phép in ra (nhưng không sửa chữa) để quảng bá tài liệu này cho bạn bè.

LIÊN HỆ VỀ DU HỌC NHẬT BẢN

VĂN PHÒNG SAROMALANG

Lầu 3, số 212 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TPHCM

Email: [email protected]

Facebook: facebook.com/saromafun

Skype: saromalang

TEL: 08-66-75-75-09

Website: http://sea.saromalang.com (or: sea.meon.us)

*Có văn phòng liên kết tại Hà Nội.

Page 32: Study in Japan 2016 2017

30

CÁC BƯỚC LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN

1. Chuẩn bị

Số giờ học tiếng Nhật: Người đăng ký du học phải học tiếng Nhật tối thiểu 150 giờ

cho tới thời điểm làm hồ sơ du học (là thời điểm trước khi đi du học 6 tháng), nên

thường phải học trước thời điểm đi du học 6 tháng ~ 1 năm. Ví dụ, học sinh đi kỳ tháng

4/2017 sẽ nên học tiếng Nhật từ tháng 4/2016 để có chứng nhận học. Đồng thời, phải

thi lấy bằng Nhật ngữ cấp thấp nhất N5 (hoặc JTEST F).

Chứng nhận học tiếng Nhật: Do trường bạn học (tại Việt Nam) chứng nhận.

>>Điều kiện du học: http://sea.saromalang.com/p/requirement.html

Kỳ thi tiếng Nhật: Người đăng ký nên/phải đăng ký thi ít nhất một kỳ thi tiếng Nhật

như JLPT, JTEST, NAT-TEST, TOPJ, GNK. Giữ lại phiếu dự thi và kết quả thi (nếu đậu).

Lịch thi các kỳ thi này có thể xem tại trang web thông tin du học Nhật Bản

http://sea.saromalang.com.

Ghi chú: Phần lớn các trường hợp phải dự thi ít nhất một kỳ thi, trừ các trường hợp có

hồ sơ rất đẹp (tốt nghiệp đại học, công việc tốt chẳng hạn).

Hộ chiếu: Trước thời điểm làm hồ sơ du học, người đăng ký phải có hộ chiếu rồi. Làm

hộ chiếu mất khoảng 2 tuần nên người đăng ký nên làm hộ chiếu trước đó 1 tháng. Ví

dụ kỳ du học tháng 4/2017 sẽ phải hoàn thành hồ sơ vào tháng 10/2016 nên phải làm

hộ chiếu tầm tháng 9/2016.

2. Phỏng vấn, tư vấn du học

Phỏng vấn du học sẽ dựa trên “Danh sách các giấy tờ hồ sơ du học Nhật Bản” của

Saromalang. Phỏng vấn người đăng ký và lấy các thông tin cần thiết như:

Lý do du học

Số giờ tiếng Nhật đã học

Bằng cấp tiếng Nhật đã có

Các thông tin cá nhân tuổi, nghề nghiệp, hộ khẩu, người bảo lãnh, v.v...

Đã làm hộ chiếu chưa

Người bảo lãnh đi làm công ty, chủ công ty hay kinh doanh tự do

Tư vấn du học:

Việc tư vấn sẽ dựa trên “Sổ tay du học Nhật Bản Saromalang”.

Mục tiêu tư vấn:

Chọn trường học tiếng Nhật (từ “Danh sách trường” kèm học phí, chi phí)

Page 33: Study in Japan 2016 2017

31

Lý do du học (thuyết phục, mục tiêu du học rõ ràng)

Chứng minh tài chính (hết sức chú ý không bị làm giả giấy tờ)

Thời hạn phỏng vấn và tư vấn: Phải phỏng vấn và tư vấn xong trước ít nhất 6 tháng so

với thời điểm đi du học. Ví dụ đi du học kỳ tháng 4/2017 thì phải phỏng vấn xong trước

ngày 10/2016.

3. Làm hồ sơ du học

Xem hướng dẫn tại: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/document

Các bước làm hồ sơ du học: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-

ban/information/steps

Bước 1: Đăng ký du học với Saromalang Overseas

Bước 2: Saromalang tư vấn chọn trường, làm hồ sơ du học

Bước 3: Bạn chọn trường, làm hồ sơ

Bước 4: Chờ kết quả và chuẩn bị

Bước 5: Nhận bản scan kết quả và nộp học phí

Bước 6: Xin visa, mua vé máy bay, chuẩn bị hành lý

Bước 7: Lấy visa, trả tiền vé máy bay và bay sang Nhật

3. Nhận kết quả xét hồ sơ của cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Bạn làm thủ tục đi Nhật theo hướng dẫn của trường tiếng Nhật, bao gồm cả việc trả

học phí và ký túc xá 6 tháng, tiền nhập học, v.v... Sau đó, bạn xin visa và mua vé máy

bay 1 chiều sang Nhật.

Saromalang sẽ tư vấn cách xin visa và cách mua vé máy bay giá rẻ thông qua “Sổ tay

du học Nhật Bản”. Ngoài ra, người đăng ký nên chuẩn bị đồ đạc, hành lý theo hướng

dẫn trong quyển sổ tay này.

>>Cách đọc học phí và xin visa: http://sea.saromalang.com/2016/02/tuition-visa.html

Page 34: Study in Japan 2016 2017

32

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ DU HỌC NHẬT BẢN

Đây là các bài viết trên trang web www.saromalang.com và y.saromalang.com.

Xin việc làm thêm ở Nhật

URL: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/xin-viec-lam-them-o-nhat

Xin việc làm thêm ở Nhật có khó không?

Câu trả lời là Có và Không. Còn tùy thuộc rất nhiều thứ, như có ai giới thiệu bạn không,

tiếng Nhật của bạn có tốt không, bạn có bao nhiêu kinh nghiệm làm việc,.... Nó cũng

tùy thuộc vào vùng bạn sống có nhiều việc làm thêm hay không. Nếu bạn sống ở miền

quê thì sẽ không nhiều công việc làm thêm lắm, còn nếu bạn sống ở các thành phố lớn

như Tokyo, Chiba, ... thì sẽ có nhiều việc làm thêm hơn. Ngoài ra, khả năng xin được

việc làm thêm (arubaito) cũng tùy thuộc vào việc công việc bạn xin đòi hỏi trình độ

tiếng Nhật tới mức nào…

Giá cả một số hàng hóa tại Nhật / Đi lại / Điện thoại

URL: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/so-tay-du-hoc-nhat-ban

DU HỌC LUẬN 1.0

URL: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/du-hoc-luan

Đi du học có thể là một trong những quyết định lớn của bạn. “Tôi có nên đi du học

không? Nếu đi du học tôi sẽ được gì?”….

>>Simulation cách đi máy bay: http://y.saromalang.com/du-hoc-nhat-ban/cach-di-

may-bay/simulation

Life is a train.

Page 35: Study in Japan 2016 2017