76

Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác
Page 2: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác
Page 3: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

3

Mục lụcLời giới thiệu................................................................................5

Phần I. Tổ hợp tác LÀ GÌ? LỢI ÍCH TỪ VIỆC THÀNH LẬP Tổ hợp tác ..................................................................................7

1. Tổ hợp tác là gì? .....................................................................8

2. Lợi ích của việc tham gia thành lập Tổ hợp tác........................8

a. Các lợi ích kinh tế................................................................8

b. Lợi ích xã hội.....................................................................10

Phần II. THÀNH LẬP Tổ hợp tác ..............................................13

1. Bước 1: Hình thành sáng lập viên/ nhóm sáng lập viên .........15

a. Ai là sáng lập viên?............................................................15

b. Nhiệm vụ của sáng lập viên ...............................................15

2. Bước 2: Vận động, tuyên truyền ............................................16

3. Bước 3: Soạn thảo các văn bản cần thiết cho việc thành lập.......17

a. Soạn thảo “Hợp đồng hợp tác” ..........................................18

b. Nội quy, quy chế của Tổ hợp tác........................................19

c. Lập “Danh sách đóng góp tài sản của tổ viên”....................19

d. Lập “Bảng tài sản chung của Tổ hợp tác” ..........................19

e. Soạn thảo “Giấy đề nghị chứng thực hợp đồng hợp tác”gửi chính quyền cấp xã .........................................................19

4. Bước 4: Tổ chức họp hội nghị thành lập Tổ hợp tác ..............10

5. Bước 5. Tiến hành thủ tục chứng thực Hợp đồng hợp tác......21

a. Hồ sơ chứng thực bao gồm: ..............................................21

b. Để được chứng thực hợp đồng hợp tác, Tổ hợp tác phải làm gì?.22

c. Trường hợp bị từ chối chứng thực hợp đồng Hợp tác ........22

Phần III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA Tổ hợp tác .............23

1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động ..............................................24

a. Nguyên tắc tự nguyện ......................................................24

Page 4: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

4

b. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng ........................................24

c. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi .......25

d. Hợp tác phát triển cộng đồng.............................................26

2. Quyền của Tổ hợp tác ...........................................................26

3. Trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác ......................................27

4. Tổ chức .................................................................................27

a. Tổ trưởng Tổ hợp tác, ban điều hành (nếu Tổ hợp tácthấy cần thiết phải có tổ trưởng và một hoặc một số tổ phó giúp việc tổ trưởng) ........................................................27

b. Tổ viên Tổ hợp tác.............................................................28

5. Tài sản và tài chính của Tổ hợp tác .......................................30

a. Tài sản của Tổ hợp tác hình thành từ các nguồn: ..............30

b. Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị: ...................................30

c. Công tác tài chính, kế toán của Tổ hợp tác: .......................30

6. Hoạt động của Tổ hợp tác .....................................................31

a. Họp Tổ hợp tác .................................................................31

b. Giao dịch dân sự của Tổ hợp tác .......................................31

c. Cách thức giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá trình hoạt động của Tổ hợp tác ......................................................32

d. Giải thể (chấm dứt) Tổ hợp tác ..........................................33

PHẦN IV. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI Tổ hợp tác ...............................................................................35

1. Chính sách của Nhà nước đối với Tổ hợp tác ........................36

2. Nội dung, trình tự và thủ tục của các chính sách: ..................36

a. Chính sách hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác .............................36

b. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng Tổ hợp tác ........37

PHỤ LỤC ...................................................................................39

Page 5: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

5

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Các tổ chức hợp tác (thường gọi là Tổ hợp tác) với các hình thứchợp tác đơn giản, đa dạng dưới các tên khác nhau như Tổ hợp tácsản xuất, nhóm hỗ trợ, nhóm thủy lợi, nhóm tín dụng, nhóm sởthích, hội nghề nghiệp, câu lạc bộ,v.v. ở các vùng trong toàn quốcđã tự hình thành và phát triển rất nhanh. Hoạt động của các hìnhthức giản đơn này trải rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,với các phương thức hợp tác đa dạng và đều có chung một bảnchất. Đó là tính tập thể của những thành viên tham gia với nhữnggiao ước tự nguyện để cùng nhau thực hiện một hoặc một số hoạtđộng mà từng thành viên đơn lẻ không tự làm được.Luật Hợp tácxã năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005 (tại các Điều 111 đếnĐiều 120) về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác đã tạo ra khungkhổ pháp luật và chính sách mới, thuận lợi hơn đối với hợp tác xãvà Tổ hợp tác.

Trong thời gian qua, các Tổ hợp tác được thành lập và hoạt độngdưới nhiều hình thức đa dạng và phát triển khá mạnh ở hầu hết cáckhu vực và địa phương trên cả nước, nhất là ở các tỉnh Nam bộ.Nếu như tại thời điểm năm 2000, cả nước mới chỉ có xấp xỉ 150ngàn Tổ hợp tác, thì đến nay, con số này là 350 ngàn ở các lĩnh vựcngành nghề của nền kinh tế quốc dân. 5 năm qua, bình quân mỗinăm có khoảng 30 ngàn Tổ hợp tác mới được thành lập. Các Tổ hợptác hiện thu hút khoảng 4 triệu thành viên, bình quân một Tổ hợp táccó khoảng 13 thành viên. Tuy nhiên, Tổ hợp tác còn gặp nhiều khókhăn, nhất là thông tin về pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Nhằm giúp đỡ nhân dân và thành viên Tổ hợp tác hiểu biết đầyđủ hơn về những quy định pháp luật về Tổ hợp tác, nhất là về bảnchất Tổ hợp tác, trách nhiệm, quyền, lợi ích và nghĩa vụ của thànhviên, tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác, Vụ Hợp tác xã Bộ Kếhoạch và Đầu tư phối hợp với Nhóm làm việc vì sự tham gia củangười dân (PPWG) xuất bản cuốn Sổ tay hướng dẫn thành lập vàtổ chức hoạt động Tổ hợp tác.

ĐỀ CƯƠNG“SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác”Lời giới thiệu

Page 6: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Sổ tay bao gồm 4 phần:

- Phần I giới thiệu về Tổ hợp tác là gì, lợi ích từ việc thành lậpTổ hợp tác.

- Phần II giới thiệu về thành lập Tổ hợp tác.

- Phần III giới thiệu về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.

- Phần IV giới thiệu về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối vớiTổ hợp tác.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả để cuốnSổ tay ngày càng hoàn thiện.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn Sổ tay cùng bạn đọc.

Vụ Hợp tác xã và Nhóm PPWG

Page 7: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phần I TỔ HợP Tác LÀ GÌ?

LợI ÍcH TỪ VIỆc THÀNH LẬP TỔ HợP Tác

1. Tổ hợp tác là gì?2. Lợi ích của việc tham gia thành lập Tổ hợp tác

Page 8: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

8

1. TỔ HỢP TÁC LÀ GÌ?

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác cóchứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùngđóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định,cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quanhệ dân sự.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy địnhchung của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhântại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THAM GIA THÀNH LẬP TỔHỢP TÁC

a. Các lợi ích kinh tế

- Thành viên Tổ hợp tác khi tham gia Tổ hợp tác sẽ được hưởngcác lợi ích kinh tế lớn hơn hẳn so với hoạt động đơn lẻ, cụ thể là:

- Khắc phục được những yếu kém của kinh tế hộ (như: thiếu vốn,công cụ, kỹ thuật) thông qua cùng góp vốn, góp sức, hoặc trao

(Điều 111 – Bộ luật Dân sự năm 2005, tham khảo phụ lục 1)

Quan hệ dân sự là mối quan hệ giữa Tổ hợp tác với các tổchức, cá nhân trong quá trình giao dịch.

Pháp nhân có thể là hợp tác xã, công ty hay doanhnghiệp…Khi Tổ hợp tác phát triển mạnh có thể chuyển đổithành công ty, doanh nghiệp hay hợp tác xã và đăng kýkinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyệnhoặc cấp tỉnh.

Các tổ chức có tên gọi khác như «nhóm liên kết», «câu lạcbộ», «tổ tương trợ», v.v., nhưng có tính chất tổ chức vàhoạt động phù hợp với quy định về Tổ hợp tác tại Điều 1Nghị định 151/2007/NĐ-CP cũng được coi là Tổ hợp tác.

Page 9: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

9

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát huy được trí sáng tạocủa tập thể;

- Giúp nhau phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập,thực hiện làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói, giảm nghèo.

- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường và tăng khả năng mặc cả vềgiá cả; có nhiều cơ hội tiếp cận các sản phẩm đầu vào với giáhợp lý như mua các vật tư đầu vào với giá rẻ; có nhiều thuận lợitiếp cận với thị trường trong việc tiêu thụ các sản phẩm, như bánsản phẩm với giá tốt hơn; giảm được chi phí dịch vụ kĩ thuậttrong sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy giảm đươc chi phí sản xuất,kinh doanh và tăng được thu nhập, lợi nhuận.

- Tiếp cận tốt hơn, kịp thời và chi phí rẻ hơn đối với thông tin vềthị trường, khoa học- kỹ thuật, công nghệ;

- Chuyên môn hóa được một số khâu sản xuất, kinh doanh, do đótăng được năng suất lao động;

- Có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các chương trìnhphát triển kinh tế – xã hội của địa phương để phát triển;

- Tạo được việc làm và thu nhập;

- Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ kết quả hoạt động của Tổ hợp tác.

- Sản phẩm: Ba ba;

- Vốn góp: Các thành viêngóp vốn 600 triệu đồngvà góp chung 01 ha đất;

- Vốn vay: Các thành viênvay vốn 400 triệu đồng;

- Kết quả sản xuất, kinhdoanh:

Ví dụ 1: Tổ hợp tác nuôi ba ba Lê Bá Hùng ở Hướng Hóa –Quảng Trị được thành lập năm 2004, có 6 hộ tham gia vàgóp chung 01 ha đất để nuôi ba ba thương phẩm, có đượclợi thế nhờ cùng góp vốn(đất, tiền) và góp sức lao độngtrong việc nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

Page 10: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

10

+ Mỗi năm đạt sản lượng 7 tấnba ba;

+ Doanh thu đạt 1,2 tỷ đồng;

+ Thu nhập còn lại của tổ mỗi năm là 300 triệu đồng (trong đó,chi tích lũy chung 100 triệu đồng, còn lại chia theo vốn góp200 triệu đồng.).

- Sản phẩm: rừng trồng;

- Vốn góp: các thành viên góp vốn 700nghìn đồng;

- Kết quả sản xuất, kinh doanh:

+ Các sản phẩm từ rừng;

+ Thu nhập cho các thành viên là:100 nghìn đồng/tháng;

b. Lợi ích xã hội

Cùng với lợi ích kinh tế, thành viên Tổ hợp tác còn đươc hưởngcác lợi ích xã hội:

- Có điều kiện liên kếtchặt chẽ giữa các thành viênvới nhau trong nội bộ Tổ hợptác, và với các tổ chức chínhtrị – xã hội, tổ chức xã hộikhác;

- Tăng cường tinh thần hợptác, đoàn kết, tương trợ giúpđỡ lẫn nhau giữa các thànhviên Tổ hợp tác, góp phần

giảm bớt sự khắc nghiệt của cạnh tranh thị trường, ổn định xãhội tại địa bàn dân cư, nhất là ở nông thôn; phát huy giá trị văn

Ví dụ 2: Tổ hợp tác trồng rừng Phùng Thừa Xương (NậmLành – Văn Chấn – Yên Bái) thành lập 2001, có 17 hộ thamgia với tổng vốn huy động từ các thành viên là 700 nghìnđồng để trồng rừng và kinh doanh sản phẩm rừng.

Page 11: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

- Tạo cơ hội cho phụ nữ nghèo tiếpcận với các nguồn thông tin vàcác nguồn lực khác để cải thiệnđời sống thông qua phát triển sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp vàchăn nuôi

- Nâng cao năng lực của các Câu lạcbộ trong việc xác định, phân tích vàgiải quyết các vấn đề về quyền tácđộng đến đời sống của phụ nữ

- Tập huấn cho phụ nữ nghèo để phát triển kinh tế theo phươngthức tập huấn tại hiện trường

- Xây dựng và vận hành quỹ quay vòng hỗ trợ phụ nữ nghèo

- Tăng cường nhận thức về luật pháp cho phụ nữ nghèo

- Nâng cao kỹ năng xác định và phân tích vấn đề liên quan đếnquyền của phụ nữ nghèo

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật

- Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ

- Tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ và thể thao

11

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Ví dụ 1: Câu lạc bộ Pháp luật và Đời sống tại Hòa Bình vàBắc Kạn

Mục đích thành lập Câu lạc bộ

Các hoạt động chính của Câu lạc bộ

hoá, tinh thần, đạo đức, đề cao tinh thần tương thân, tương ái,tình làng nghĩa xóm;

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.

Page 12: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Ví dụ 2: Tổ đổi công Đỗ Văn Kích ở Nhơn Ái – Phong Điền –thành phố Cần Thơ được thành lập năm 1985, có 13 thànhviên tham gia với hoạt động chính là chăm sóc đê bao, bơmnước cho 9,1ha lúa; vận động các thành viên chuyển dịchcơ cấu cây trồng nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp nhu cầuthị trường và tăng thu nhập.

Một số kết quả đạt được từ hoạt động của các Câu lạc bộ

Tích cực phát huy quyềncủa mình trong việctham gia giám sát, thựchiện các quy chế DCCS

Họp thường xuyên để traođổi thảo luận về các vấn đềliên quan đến phát triển sinhđế và quyền

Nâng cao các kiếnthức về quyền

Vận dụng chínhsách giải quyếtnhững vấn đề liênquan đến quyền

Năng lực và kỹ năngphản hồi và vận dụngchính sách của HPNđược nâng cao

Kinh tế phụnữ nghèophát triển

Phụ nữ nghèotự tin hơn rấtnhiều

64 CLB tại Hòa Bình và 33 CLB tại Bắc Cạn với hơn4.000 thành viên, trong đó có 70% là phũ nữ nghèo

Page 13: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phần II THÀNH LẬP TỔ HợP Tác

Để thành lập Tổ hợp tác cần tiến hành các bướcsau đây:Bước 1: Hình thành sáng lập viên/ nhóm sáng lập viênBước 2: Tiến hành vận động tuyên truyền cho cáccá nhân, hộ tại địa bàn dân cư tham gia Tổ hợp tácBước 3: Soạn thảo các văn bản cần thiết choviệc thành lập Tổ hợp tácBước 4: Tổ chức hội nghị thành lập Tổ hợp tácBước 5: Tiến hành thủ tục chứng thực hợp đồnghợp tác

Page 14: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

14

Sơ đồ các bước thành lập Tổ hợp tác

Page 15: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

15

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

1. BƯỚC 1: HÌNH THÀNH SÁNG LẬP VIêN/ NHóMSÁNG LẬP VIêNa. Ai là sáng lập viên?

- Am hiểu mục đích, nguyện vọng chung củacác hộ gia đình, cá nhân làm cơ sở chosự hợp tác của họ tại địa bàn lãnh thổnơi sinh sống;

- Am hiểu về pháp luật;

- Có uy tín với cộng đồng dân cư vàkhả năng thuyết phục, lôi cuốnngười khác tham gia;

- Có kinh nghiệm, hiểu biết và thôngthạo về lĩnh vực hoạt động mà Tổ hợptác dự định tiến hành.

b. Nhiệm vụ của sáng lập viên:

- Tìm hiểu, nắm bắt mục đích, nhu cầu, nguyện vọng chung củacác cá nhân, hộ gia đình trong phát triển kinh tế, cải thiện đờisống, tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, v.v., có thể thực hiệnmột cách hiệu quả hơn thông qua Tổ hợp tác; làm rõ được lợiích của việc tham gia Tổ hợp tác;

- Vận động, tuyên truyền các cá nhân, hộ giađình nhận thức được rõ ràng mục đích, tổchức hoat đông của Tổ hợp tác dự địnhthành lập, lợi ích mà Tổ hợp tác có thể manglại cho thành viên, tự giác tham gia/ thànhlập Tổ hợp tác;

Sáng lập viên Tổ hợp tác

Để chuẩn bị thành lập Tổ hợp tác, sáng lập viên cần tiếnhành các công việc sau đây:

Để việc thành lập Tổ hợp tác thuận lợi thì sáng lập viêncó thể cần các tố chất sau đây:

Page 16: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

16

- Tập hợp các vấn đề, câu hỏi, thắcmắc do người được tuyên truyền,vận động nêu ra, nghiên cứu giảiđáp một cách rõ ràng các vấn đề,câu hỏi, thắc mắc đó;

- Thảo luận, thống nhất trongnhóm sáng lập viên về phươngán thành lập Tổ hợp tác dự định

thành lập, bao gồm: mục đích, phương án hoạt động, phươngán triển khai hoạt động của Tổ hợp tác;

- Tiến hành soạn thảo các văn bản cần thiết cho thành lập Tổ hợptác, bao gồm: hợp đồng hợp tác, danh sách thành viên, danhsách đóng góp tài sản của thành viên tham gia.

- Lập kế hoạch chi tiết, chuẩn bị chu đáo cho hội nghị thành lập,bao gồm: xác định địa điểm, thời gian hội nghị, điều kiện vật chấtcho hội nghị (bàn, ghế, trang trí, v.v.), lập kế hoạch và gửi giấymời người tham dự đúng thành phần cần thiết, chuẩn bị trình dựthảo các văn bản cần thiết tại Hội nghị;

- Khi cần thiết, sáng lập viên có thể liên hệ và phối hợp chặt chẽvới chính quyền, trước hết là cấp xã, các cơ quan có liên quantại địa phương để được tư vấn và hỗ trợ (Tham khảo Phụ lục IV)

Tùy hoàn cảnh cụ thể, sáng lập viên có thể tiến hành tất cả hoặcmột số công việc nêu trên, hoặc có thể bổ sung các công việckhác mà mình thấy cần thiết.

2. BƯỚC 2: VẬN ĐỘNG, TuyêN TRuyỀN

- Gặp trực tiếp từng cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm cá nhân, hộgia đình về Tổ hợp tác dự định thành lập, giới thiệu, phân tíchcho họ hiểu được lợi ích của việc hợp tác cũng nhưu tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền của họ khi tham gia;

Để tiến hành vận động tuyên truyền cho bà con hiểu và thamgia vào Tổ hợp tác, sáng lập viên cần làm các công việc gì?

Page 17: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

17

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

- Đề xuất đại diện chính quyền cấp xã, thôn,bản, ấp và các tổ chức đoàn thể tại địa bànhỗ trợ trong việc tuyên truyền, vận độngnhân dân tham gia Tổ hợp tác;

- Vận động các cá nhân và gia đìnhđược tuyên truyền tiếp tục vận động,giới thiệu, tuyên truyền cho các cánhâ, gia đình khác trong khu vực dâncư tham gia Tổ hợp tác;

- Khi vận động, tuyên truyền có thể sửdụng phương pháp trao đổi, hoặc kếthợp với phân phát tài liệu về Tổ hợp tác dự định thành lập, hoặccác phương thức khác mà mình thấy thích hợp với hoàn cảnhcụ thể.

3. BƯỚC 3: SOẠN THảO CÁC VăN BảN CẦN THIếTCHO VIỆC THÀNH LẬP

- Dự thảo “Hợp đồng hợp tác”, bao gồmdanh sách các thành viên tham giavớicác nội dung: họ, tên, địa chỉ nơi cư trú,chữ ký các thành viên;

- Nội quy, quy chế của Tổ hợp tác (nếucần thiết)

- Danh sách đóng góp tài sản của tổ viên;

- Bảng tài sản chung của Tổ hợp tác;

- Giấy đề nghị chứng thực “Hợp đồng hợp tác” gửi chính quyềncấp xã;

Sáng lập viên phối hợp với các thành viên tương lai củaTổ hợp tác cùng nhau soạn thảo các văn bản sau đây:

Page 18: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

18

a. Soạn thảo “Hợp đồng hợp tác”

- Phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định 151/2007/ND-CP ngày10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợptác(tham khảo Phụ lục 2);

- Dựa trên Mẫu hướng dẫn xây dựng “Hợp đồng Hợp tác” do Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành tại Thông tư số04/2008/TT-BKH ngày 09/07/2008 (Tham khảo Mẫu hợp đồnghợp tác tại Phụ lục 3);

- Không trái với quy định của pháp luật hiện hành;

- Phù hợp với mục đích và nguyện vọng chung của các thành viêntham gia.

- Cơ quan chứng thực là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đa số thànhviên Tổ hợp tác cư trú.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực vào hợp đồng hợp tác(chứng thực lại hợp đồng hợp tác đối với những trường hợp Tổhợp tác đang hoạt động và có nhu cầu cần thiết chứng thực lại);

Nội dung “Hợp đồng hợp tác” được xây dựng theo hướngdẫn Mẫu xây dựng “Hợp đồng hợp tác” nêu tại Phụ lục 3của tài liệu này.

Trong trường hợp cần có các quy định chi tiết cho nhữnghoạt động cụ thể của Tổ hợp tác mà Hợp đồng Hợp tácchưa quy định cụ thể thì Tổ hợp tác xây dựng các nội quy,quy chế riêng cho từng các hoạt động đó (Ví dụ: quy chếlàm việc của tổ trưởng và ban điều hành Tổ hợp tác,…).

Nội quy, quy chế của Tổ hợp tác phải được hoàn thiện saukhi thành lập Tổ hợp tác và trình tại cuộc Hội nghị tổ viênthông qua.

Cơ quan chứng thực và trình tự chứng thực:

“Hợp đồng hợp tác” được xây dựng theo các quy tắc sau đây:

Page 19: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

19

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

b. Nội quy, quy chế của Tổ hợp tác

- Thuê lao động (quy trình thử việc, tuyểndụng, lương/tiền công,);

- Giờ làm việc, chế độ nghỉ ngơi;

- Chế độ thưởng, trợ cấp (nếu có);

- Quy chế về họp hành, sinh hoạt của tổ;

- Quy chế quản lý tài chính, quản lý và sửdụng tài sản của tổ;

- Quy chế về phân chia hoa lợi, lợi tức;

- Khen thưởng và kỷ luật.

- V.v.

c. Lập “Danh sách đóng góp tài sản của tổ viên”

- Khi thành lập Tổ hợp tác mà thành viên có đóng góp vốn, tài sản,phải lập danh sách tổ viên đóng góp theo hướng dẫn THT6 tạiPhụ lục 3 của tài liệu này.

d. Lập “Bảng tài sản chung của Tổ hợp tác”

- Khi thành lập Tổ hợp tác mà thành viên có đóng góp vốn, tài sản,phải lập “Bảng tài sản chung của Tổ hợp tác” theo hướng dẫnTHT7 tại Phụ lục 3 của tài liệu này.

e. Soạn thảo “Giấy đề nghị chứng thực hợp đồng hợp tác” gửichính quyền cấp xã

- Sau khi đã hoàn thành dự thảo các văn bản đã nêu ở mục a, c,d (hoặc b nếu có) nói trên, sáng lập viên và thành viên Tổ hợptác dự định thành lập soạn thảo “Giấy đề nghị chứng thực hợpđồng hợp tác” của Tổ hợp tác theo mẫu THT 1 tại Phụ lục 3 tàiliệu này.

Sáng lập viên và thành viên tham gia Tổ hợp tác bàn bạc,thỏa thuận xây dựng nội dung, quy chế của Tổ hợp tác,nếu thấy cần thiết, để thực hiện hiệu quả “Hợp đồng hợptác”. Nội dung của nội quy, quy chế có thể là:

Page 20: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

20

4. BƯỚC 4: TỔ CHỨC HọP HỘI NGHị THÀNH LẬPTỔ HỢP TÁC

1) Chuẩn bị các tài liệu họp: dự thảo “Hợp đồng hợp tác”, “Danhsách đóng góp tài sản”; “Bảng tài sản chung của Tổ hợp tác”,“Giấy đề nghị chứng thực hợp đồng hợp tác”.

2) Xác định địa điểm, thời gian họp và chuẩn bị phòng họp..

3) Lập danh sách thành viên tham gia Tổ hợp tác và làm giấy mờihọp gửi trực tiếp tới thành viên.

4) Mời đại diện chính quyền cấp xã tham dự (nếu có).

5) Xây dựng Chương trình họp với các nội dung và trình tự sau đây:

- Đại diện sáng lập viên giới thiệu mục đích cuộc họp, giới thiệuđại biểu và các thành viên tham dự, người chủ trì và thư kýcủa Hội nghị sáng lập Tổ hợp tác;

- Đại diện sáng lập viên trình bày các dự thảo văn bản đã đượcchuẩn bị;

- Các thành viên phátbiểu ý kiến góp ý;

- Sáng lập viên tổng hợpý kiến góp ý, chỉnh sửavăn bản dự thảo;

- Tiến hành biểu quyếtcác văn bản theo cáccách sau: Sáng lậpviên trình bày lại cácvăn bản đã được chỉnhsửa theo góp ý củathành viên tham dự hội

Việc tổ chức họp hội nghị thành lập do các sáng lập viênvà thành viên quyết định với các công việc sau đây:

Page 21: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

nghị, sau đó tiến hành biểu quyết hoặc từng văn bản, hoặcđồng thời tất cả văn bản;

- Bầu tổ trưởng;

- Bầu ban điều hành (nếu thấy cần thiết );

- Lấy chữ ký của các thành viên gia nhập Tổ hợp tác vào “Hợpđồng hợp tác” đã được biểu quyết;

- Đọc và thông qua biên bản hội nghị;

- Kết thúc hội nghị.

5. BƯỚC 5. TIếN HÀNH THỦ TỤC CHỨNG THựCHỢP ĐồNG HỢP TÁC

a. Hồ sơ chứng thực bao gồm:

- 02 bản “Hợp đồng hợp tác” có chữ ký xácnhận của tất cả các thành viên;

- Giấy đề nghị chứng thực đã điền đầy đủcác thông tin theo mẫu THT 1 (Phụ lục 3)và có chữ ký của Tổ trưởng hoặc ngườiđại diện Tổ hợp tác.

- Trường hợp Tổ hợp tác tổ chức và hoạtđộng với quy mô liên xã thì tổ có quyềnlựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ chứcvà hoạt động của Tổ hợp tác.

21

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Tổ hợp tác có thể chứng thực hoặc không chứng thực hợpđồng hợp tác. Trường hợp Tổ hợp tác nhất trí chứng thựcthì các tổ viên và Tổ hợp tác được pháp luật bảo vệ mộtcách rõ ràng hơn về các quyền, nghĩa vụ, lợi ích đã đượccam kết, đồng thời sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nướcnhư: Hỗ trợ thành lập, hỗ trợ bồi dưỡng và đào tạo, v.v.

Page 22: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

22

b. Để được chứng thực hợpđồng hợp tác, Tổ hợp tác phảilàm gì?

- Chuẩn bị đầy đủ tàiliệu hồ sơ chứng thực như quyđịnh tại mục a nói trên;

- Cử đại điện Tổ hợptác (thường là Tổ trưởng Tổhợp tác) trực tiếp mang hồ sơđến trụ sở Ủy bản nhân dâncấp xã để được chứng thực.

- Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã đồng ý chứng thực thì đạidiện có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệmký và đóng dấu vào 2 bản hợp đồng hợp táctrong vòng 5 ngày làmviệc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chứng thực nhưquy định của pháp luật; 01 bản gửi cho Tổ hợp tác; 01 bản do Uỷban nhân dân cấp xã lưu để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

c. Trường hợp bị từ chối chứng thực hợp đồng Hợp tác

- Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã không chứng thực hợpđồng hợp tác thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từkhi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị chứng thực phải thông báobằng văn bản cho Tổ hợp tác và nêu rõ lý do từ chối. Đại diện Tổhợp tác nếu chấp nhận lý do từ chối thì phải chỉnh sửa các vănbản, hoặc tiến hành đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu của chínhquyền. Nếu các chỉnh sửa liên quan đến nội dung hợp tác thì phảithông qua hội nghị thành viên.

Page 23: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phần IIITỔ cHỨc VÀ HOẠT ĐỘNG

cỦA TỔ HợP Tác

1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động2. Quyền của Tổ hợp tác3. Trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác4. Tổ chức5. Tài sản và tài chính của Tổ hợp tác 6. Hoạt động của Tổ hợp tác

Page 24: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

24

1. NGuyêN TắC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNGa. Nguyên tắc tự nguyện

- Theo nguyên tắc này, việc gia nhập Tổ hợp tác của các cá nhân,hộ gia đình là hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, không chịusức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào;

- Các cá nhân không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thànhphần giai cấp tán thành các quy định hợp đồng hợp tác dự địnhra nhập đều có thể xin gia nhập Tổ hợp tác;

- Khi tổ viên không muốn tham gia Tổ hợp tác nữa, tổ viên cóquyền làm đơn tự nguyện xin ra Tổ hợp tác, được hưởng cácquyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng quy định.

b. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng

- Theo nguyên tắc này mọi thành viên Tổ hợp tác có quyền thamgia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ thông qua biểuquyết và có quyền biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vàotỷ lệ vốn góp;

Page 25: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

- Tổ viên có quyền đề đạt với tổ trưởng, Ban điều hành (nếu có)để được giải thích và trả lời những vấn đề tổ viên quan tâm;

- Công khai với các thành viên tại các buổi họp về:

+ Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh

+ Chia lãi theo vốn góp

+ Các quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi thành viên Tổ hợp tác

+ Các nội dung khác theo yêu cầu của tổ viên

c. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi

- Mọi hoạt động của Tổ hợptác đều do Tổ hợp tác tựquyết định và tự chịu tráchnhiệm, không một tổ chức,cá nhân nào được can thiệpvào công việc quản lý nộibộ và hoạt động hợp phápcủa Tổ hợp tác;

- Tổ hợp tác tự quyết định bộmáy tổ chức quản lý, phương thức sản xuất - kinh doanh, mức tiềncông, tiền lương đối với những người làm việc cho Tổ hợp tác;

- Tổ hợp tác tự trang trải chi phí hoạt động của mình, tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động của mình. Mỗi thành viên Tổ hợp tác

25

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 26: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

26

cùng chịu trách nhiệm về những rủi ro của Tổ hợp tác, cùng nhauquyết định và tiến hành thực hiện các giải pháp khắc phục rủi ro.

d. Hợp tác phát triển cộng đồng

- Tổ viên Tổ hợp tác phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựngtập thể và hợp tác với nhau trong Tổ hợp tác, trong cộng đồngxã hội, quan tâm và giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh vàđời sống, phát huy sáng kiến tổ chức các hoạt động văn hóa chocác thành viên Tổ hợp tác.

2. QuyỀN CỦA TỔ HỢP TÁC- Được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật

không cấm;

- Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết;

- Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thựchiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tếtập thể;

- Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luậtvà theo cơ chế người đại diện được ghi trong hợp đồng hợp tác.

Page 27: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

- Được ký kết các hợp đồng dân sự.

- Quyết định việc phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗcủa Tổ hợp tác.

- Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng khôngtrái với các quy định của pháp luật.

3. TRÁCH NHIỆM DâN Sự CỦA TỔ HỢP TÁC- Chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự;

- Chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản khôngđủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu tráchnhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tàisản riêng của mình;

- Thực hiện các thoả thuận đã cam kết với các tổ viên, tổ chức vàcá nhân khác.

- Thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động;

- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

4. TỔ CHỨCa. Tổ trưởng Tổ hợp tác, ban điều hành (nếu Tổ hợp tác thấy

cần thiết phải có tổ trưởng và một hoặc một số tổ phó giúpviệc tổ trưởng)

+ Là tổ viên Tổ hợp tác;

+ Do các tổ viên Tổ hợp tácbầu ra;

+ Có đủ khả năng đảmnhiệm các công việc đạidiện cho Tổ hợp tác;

27

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

(1) Yêu cầu cần thiết đối với Tổ trưởng Tổ hợp tác:

TÍN NHIEÄM

BAÀU CHOÏN TOÅ TRÖÔÛNG

Page 28: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

28

- Đối với Tổ hợp tác mới thành lập:

+ Tổ trưởng có thể là sáng lập viên,

+ Là thành viên tham gia và được mọi người tín nhiệm

- Đối với Tổ hợp tác đã hoạt động có thể bầu lại tổ trưởng theonhiệm kỳ

- Tổ trưởng Tổ hợp tác có trách nhiệm sau:

+ Là người đại diện cho Tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự;

+ Tổ chức thực hiện và điều hành hoạt động của Tổ hợp tác.

- Thành viên Ban điều hành có trách nhiệm sau:

+ Giúp việc cho tổ trưởng điều hành các hoạt động của Tổ hợptác;

+ Thực hiện những công việc được tổ trưởng phân công.

b. Tổ viên Tổ hợp tác

- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầyđủ, tự nguyện xin tham gia và tán thành chấp thuận các quy địnhcủa Hợp đồng hợp tác của Tổ hợp tác;

- Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khácđối với tổ viên;

- Cá nhân có đơn gửi Tổ trưởng Tổ hợp tác;

- Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết, chấp thuận và công nhậntổ viên mới;

(1) Điều kiện tham gia/trở thành tổ viên Tổ hợp tác

(2) Thủ tục kết nạp tổ viên Tổ hợp tác

(2) Bầu tổ trưởng, tổ phó (nếu cần);

(3) Trách nhiệm của tổ trưởng, thành viên ban điều hành

Page 29: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Tổ viên:

- Có quyền ngang nhautrong việc tham giaquyết định, tham giabiểu quyết không phụthuộc vào mức độ đónggóp tài sản của mỗi tổviên;

- Được hưởng hoa lợi, lợitức thu được từ hoạtđộng của Tổ hợp táctheo thỏa thuận;

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ hợp tác;

- Ra khỏi Tổ hợp tác theo các điều kiện thỏa thuận và theo quyđịnh trong hợp đồng hợp tác của tổ;

- Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

Tổ viên:

- Thực hiện hợp táctheo nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhauvà bảo đảm lợi ích chungcủa Tổ hợp tác;

- Bồi thường thiệt hạicho Tổ hợp tác do lỗi củamình gây ra;

- Thực hiện các nghĩavụ khác theo thỏa thuậntrong hợp đồng hợp tác.

29

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

(4) Nghĩa vụ của tổ viên Tổ hợp tác

(3) Quyền của tổ viên Tổ hợp tác

Page 30: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

30

Tổ viên:

- Có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào Tổhợp tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sảnchung của Tổ hợp tác; trừ tài sản không chia đã được thỏa thuậncủa đa số tổ viên;

- Trước khi ra khỏi Tổ hợp tác, tổ viên phải thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ của mình đối với Tổ hợp tác.

5. TÀI SảN VÀ TÀI CHÍNH CỦA TỔ HỢP TÁC a. Tài sản của Tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:

- Tài sản đóng góp của tổ viên Tổ hợp tác;

- Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;

- Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

(Xem mẫu THT7 ở Phụ Lục 3)

b. Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằnghiện vật không quy thành giá trị:

- Việc quản lý và sử dụng tài sản của Tổ hợp tác được thực hiệntheo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệusản xuất của Tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý;

- Tài sản Tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ và ghi vàobiên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận.

c. Công tác tài chính, kế toán của Tổ hợp tác:

- Lập sổ theo dõi về tài sản, tài chính của Tổ;

- Mở và quản lý tài khoản, vay vốn cho Tổ hợp tác;

- Phân chia hoa lợi, lợi tức của Tổ hợp tác.

Tổ viên Tổ hợp tác thống nhất cách thức:

(5) Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi Tổ hợp tác

Page 31: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

- Lập báo cáo tình hình hoạt độngcủa Tổ hợp tác (Xem mẫu THT 5ở phụ lục 3)

6. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔHỢP TÁCa. Họp Tổ hợp tác

- Thời gian và địa điểm tổ chức họpTổ hợp tác: Tổ hợp tác tự quyếtđịnh việc họp toàn thể tổ viên mộtnăm một lần hay nhiều lần, tự quyđịnh địa điểm và thời gian thíchhợp cho mỗi cuộc họp của tổ.

- Nội dung họp Tổ hợp tác bao gồmmột hoặc một số trong các nộidung sauđây:

+ Phân công công việc cho tổ viên;

+ Sơ kết, tổng kết kết quả sản xuất, kinh doanh trong một thờigian nhất định;

+ Quyết định phương án sảnxuất kinh doanh trong thời gian tới;

+ Xem xét, biểu quyết việc kếtnạp hay không kết nạp tổ viên mới;

+ Sửa đổi, bổ sung hợp đồnghợp tác (nếu có);

+ Thay đổi tổ trưởng, ban điềuhành (nếu có).

b. Giao dịch dân sự của Tổ hợp tác

b.1. Thế nào là giao dịch dân sự: (Điều 121 Bộ Luật dân sự năm2005, phụ lục 1)

- Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phươnglàm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

31

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 32: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

32

b.2. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: (Điều 122 Bộ Luậtdân sự năm 2005, phụ lục 1):

- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấmcủa pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

b.3. Mục đích của giao dịch dân sự: (Điều 123 Bộ Luật dân sự năm2005, phụ lục 1)

- Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bênmong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

b.4. Hình thức giao dịch dân sự: (Điều 124 Bộ Luật dân sự năm2005, phụ lục 1):

- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặcbằng hành vi cụ thể.

- Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thứcthông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

- Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải đượcthể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực,phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

c. Cách thức giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá trìnhhoạt động của Tổ hợp tác

- Tranh chấp giữa các tổviên Tổ hợp tác trongphạm vi của hợp đồnghợp tác thì tiến hành hoàgiải tại Tổ hợp tác; trườnghợp không hòa giải đượcthì tranh chấp đó đượcgiải quyết thông qua cộngđồng thôn, bản, tổ hoà giảicấp xã hoặc khởi kiện ratoà án.

Page 33: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

- Tranh chấp giữa Tổ hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác thìtiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

d. Giải thể (chấm dứt) Tổ hợp tác

- Điều kiện chấm dứt Tổ hợp tác

+ Hết thời hạn ghi trong Hợp đồnghợp tác;

+ Mục đích của việc hợp tác đạtđượcvà /hoặc Các tổ viên thoảthuận chấm dứt;

+ Chấm dứt theo Quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyềntrong các trường hợp do pháp luậtquy định.

- Thủ tục chấm dứt

+ Thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động cho Uỷ bannhân dân cấp xã nơi đã chứng thực Hợp đồng hợp tác theomẫu THT3 (phụ lục 3);

+ Hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ chung của tổ.

33

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 34: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác
Page 35: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phần IVcHÍNH SácH HỖ TRợ cỦA NHÀ NƯỚc

ĐỐI VỚI Tổ hợp tác

1. chính sách của Nhà nước đối với Tổ hợp tác 2. Nội dung, trình tự và thủ tục của các chính sách:

Page 36: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

36

1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ

HỢP TÁC- Chính sách hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng Tổ hợp tác

- Được tham gia chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước

2. NỘI DuNG, TRÌNH Tự VÀ THỦ TỤC CỦA CÁC

CHÍNH SÁCH:

a. Chính sách hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác

a.1. Nội dung hỗ trợ:

- Cung cấp thông tin, tư vấn kiến thức về Tổ hợp tác;

- Tư vấn tổ chức hội nghị thành

lập Tổ hợp tác;

- Tư vấn xây dựng kế hoạch

hoạt động của Tổ hợp tác; xây

dựng nội dung hợp đồng hợp

tác; xác định tên, biểu tượng

(nếu có) của Tổ hợp tác; hoàn

thiện các thủ tục để thành lập

Tổ hợp tác; bầu tổ trưởng, ban điều hành (nếu cần thiết).

a.2. Trình tự, thủ tục hỗ trợ: Đại diện của Tổ hợp tác hoặc đại diện

của những người có ý tưởng thành lập Tổ hợp tác đề nghị hỗ

trợ nộp đơn theo Mẫu THT4 (Phụ lục 3 của tài liệu này).

Theo quy định tại Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tàichính hỗ trợ sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập,các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã.

Page 37: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

b. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng Tổ hợp tác

b.1. Nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ cho chức danh Tổ trưởng Tổ hợp tác đã có hợp đồng hợptác được chứng thực:

* Hỗ trợ tiền vé tàu, xe đi và về

(bao gồm cả vé đò, vé phà nếu có)

bằng phương tiện giao thông công

cộng (trừ máy bay) từ trụ sở hợp

tác xã đến cơ sở đào tạo.

* Hỗ trợ kinh phí mua giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ chương

trình khoá học (không bao gồm tài liệu tham khảo).

- Hỗ trợ chi phí cho cơ quan tổ chức lớp học:

* Thuê hội trường, phòng học (nếu có).

* Chi in chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá học, văn

phòng phẩm, thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy.

* Chi nước uống cho học viên: tối đa không quá 5.000 đồng/1

người/1 ngày.

* Thuê giảng viên, báo cáo viên

* Chi phí cho việc đi lại, ăn, ở cho giảng viên (nếu có)

* Chi tổ chức tham quan, khảo sát thuộc chương trình khoá học

- Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy

và học tập

b.2. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

- Đại diện của Tổ hợp tác đề nghị hỗ trợ nộp đơn đến uỷ ban nhân

dân xã nơi tổ hợp chứng thực hợp đồng hợp tác theo Mẫu THT4

(Phụ lục 3 ).

- Chưa làm rõ trình tự (gặp ai, cơ quan nào?)

37

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 38: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác
Page 39: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

PHỤ LỤc

Page 40: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

40

MẪU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04 /2008/TT-BKH ngày 09 tháng 4 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………, ngày…… tháng…… năm……

HỢP ĐồNG HỢP TÁC(Hướng dẫn: Hợp đồng hợp tác có thể có tên gọi khác, như

nội quy, quy ước, quy chế hoạt động, v.v., nhưng nội dung phảiphù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 151/NĐ-CP.)

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

- Căn cứ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác;

Chúng tôi gồm các tổ viên có danh sách kèm theo cùng nhaucam kết thực hiện hợp đồng hợp tác với các nội dung sau:

Điều 1. Tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch của Tổ hợp tác

1. Tên của Tổ hợp tác: ............................................................

2. Biểu tượng (nếu có)

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác ghi rõ tên, biểu tượng của Tổ hợp tác (nếucó) không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểu tượng của Tổhợp tác khác trong phạm vi cấp xã nơi Tổ hợp tác chứng thực hợpđồng hợp tác; biểu tượng của Tổ hợp tác phải được đăng ký tại cơquan Nhà nước có thẩm quyền.

Phụ lục 1:

Page 41: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

2. Trường hợp Tổ hợp tác có tổ viên cư trú ở các xã khác nhauthì tên, biểu tượng không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểutượng của Tổ hợp tác khác trên địa bàn các xã mà tổ viên Tổ hợptác đó cư trú.)

3. Địa chỉ giao dịch:

a. Số nhà (nếu có) ..................................................................

b. Đường phố/thôn/bản ...........................................................

c. Xã/phường/thị trấn ..............................................................

d. Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh ..............................

e. Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ................................

f. Số điện thoại/fax (nếu có) ....................................................

g. Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ...............................................

h. Địa chỉ Website (nếu có) .....................................................

Điều 2. Mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổhợp tác

(Hướng dẫn:

1. Mục đích:

Các tổ viên Tổ hợp tác sau khi thảo luận, thống nhất quyết địnhthực hiện các công việc sau:

a .............................................................................................

b .............................................................................................

c .............................................................................................

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác áp dụngcác quy định tại Điều 2 Nghị định 151/2007/NĐ-CP. Tổ hợp tác cóthể quy định thêm các nguyên tắc khác không trái với quy định củapháp luật.)

Điều 3. Thời hạn hợp đồng hợp tác

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…. tháng…. năm..... đến hếtngày…. tháng…. năm…..

41

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 42: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

42

(Hướng dẫn: Tổ hợp tác chú ý xác định thời hạn hợp đồng hợptác phù hợp với mục đích của Tổ hợp tác.)

Điều 4. Tài sản của Tổ hợp tác

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 19 Nghịđịnh 151/2007/NĐ-CP.

2. Hợp đồng hợp tác quy định tài sản đóng góp của tổ viên Tổhợp tác kèm theo “danh sách đóng góp tài sản của tổ viên Tổ hợptác” được ban hành kèm theo Thông tư này - Mẫu THT6.

3. Hợp đồng hợp tác quy định tài sản cùng tạo lập, được tặng,được cho chung và tài sản khác theo quy định của pháp luật, kèmtheo “bảng tài sản chung của Tổ hợp tác” được ban hành kèm theoThông tư này - Mẫu THT7.)

Điều 5. Công tác tài chính, kế toán của Tổ hợp tác

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 20 Nghịđịnh 151/2007/NĐ-CP.

2. Hợp đồng hợp tác quy định hình thức, nội dung, thời hạn báocáo tài chính trong nội bộ Tổ hợp tác.)

Điều 6. Phương thức phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗgiữa các tổ viên

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 21 Nghịđịnh 151/2007/NĐ-CP.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viêntừ trên 50% đến 100%.

3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể phương thức xử lý lỗ vàrủi ro, ví dụ:

- Giảm các khoản thu của tổ viên, tổ chức có trách nhiệm liênđới theo quy định của pháp luật và Hợp đồng hợp tác này;

Page 43: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

- Sử dụng khoản tiền bồi thường của các tổ chức mà Tổ hợptác đã mua bảo hiểm;

- Trường hợp sử dụng các khoản trên vẫn chưa đủ bù lỗ thì sốlỗ còn lại được bù đắp bằng khoản tích luỹ chung theo thoả thuậncủa đa số tổ viên; Tổ hợp tác có thể quy định tỷ lệ đa số từ trên 50%đến 100%;

- Khi đã sử dụng tất cả các khoản thu trên mà vẫn không đủtrang trải số thực lỗ thì số lỗ còn lại được chuyển sang năm sauhoặc được trích từ phần tài sản đóng góp của tổ viên với tỷ lệ tươngứng theo thoả thuận của Tổ hợp tác.)

Điều 7. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên Tổ hợp tác

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 7 Nghị định151/2007/NĐ-CP.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viênbiểu quyết từ trên 50% đến 100%.

3. Căn cứ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của Tổ hợp tác đểthống nhất các quy định khác về điều kiện trở thành tổ viên, như:tay nghề, sức khỏe, số vốn góp….)

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của các tổ viên

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 8,9,10 Nghịđịnh 151/2007/NĐ-CP.

2. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể hình thức kiểm tra, giámsát của tổ viên đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.

3. Hợp đồng hợp tác quy định điều kiện tổ viên ra khỏi Tổ hợptác trong các trường hợp sau: Tổ viên chuyển nơi cư trú không thuộcđịa bàn hoạt động của Tổ hợp tác và không thuận lợi cho việc thamgia Tổ hợp tác; tổ viên gặp khó khăn rủi ro từ nguyên nhân bất khảkháng, không đủ khả năng thực hiện thoả thuận theo Hợp đồng hợptác này.

43

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 44: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

44

4. Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm các điều kiện tổ viênra khỏi Tổ hợp tác không trái với quy định của pháp luật.)

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có)

1. Quyền của tổ trưởng:

(Hướng dẫn:

1 Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Khoản 1 Điều 18Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

2. Tổ trưởng phải là tổ viên.

3. Việc bồi dưỡng đối với tổ trưởng được thoả thuận giữa cáctổ viên Tổ hợp tác.

4. Hợp đồng hợp tác có thể quy định bổ sung quyền của tổtrưởng không trái với quy định của pháp luật.)

2. Trách nhiệm của tổ trưởng:

(Hướng dẫn:

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Khoản 1 Điều 17Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

2. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Khoản 2,3,4 Điều18 Nghị định 151/2007/NĐ-CP.)

3. Trách nhiệm của ban điều hành (nếu có):

(Hướng dẫn:

1. Trường hợp cần thiết, Tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành.Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cáchthức bầu ban điều hành do các tổ viên thoả thuận cụ thể.

2. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Khoản 2 Điều 17Nghị định 151/2007/NĐ-CP.)

Điều 10. Điều kiện chấm dứt Tổ hợp tác

(Hướng dẫn: Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Khoản1,3 Điều 15 Nghị định 151/2007/NĐ-CP.)

Page 45: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Điều 11. Quy định phương thức giải quyết tranh chấp trongnội bộ Tổ hợp tác

(Hướng dẫn: Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều14 Nghị định 151/2007/NĐ-CP.)

Điều 12. Các thoả thuận khác (nếu có)

(Hướng dẫn: Tổ hợp tác có thể thoả thuận các nội dung kháccủa hợp đồng hợp tác không trái quy định pháp luật.)

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Hợp đồng hợp tác này đã được thông qua tại cuộc họp tổviên Tổ hợp tác........ngày.....tháng .....năm.......

2. Các tổ viên của tổ có trách nhiệm thi hành Hợp đồng hợptác này.

3. Mọi sự thay đổi hợp đồng hợp tác phải được đa số tổ viênthống nhất thông qua.

(Hướng dẫn: Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đasố tổ viên thống nhất thông qua từ trên 50% đến 100%.)

Chúng tôi, gồm tất cả tổ viên Tổ hợp tác thống nhất và ký tênvào Hợp đồng hợp tác này:

45

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 46: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

46

................, ngày .... tháng .... năm ........TM. uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn...............

Chứng thực Tổ hợp tác..................................(Ký tên, đóng dấu)

STT

Họ và tên Ngày,tháng,nămsinh

Địa chỉnơi cư

trú

Sốchứngminhnhândân

Chữ ký(hoặcđiểmchỉ)

I Tổ trưởng

II Ban điều hành (nếu có)

1

2

....

III Tổ viên

1

2

3

....

Page 47: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phụ lục 2: Mẫu THT1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤy ĐỀ NGHị CHỨNG THựC/CHỨNG THựC LẠI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn.................

Tôi là:.......................................................... Nam/Nữ: ...................(ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa)Sinh ngày: ........./........../.............................. Dân tộc:....................Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ....................................Ngày cấp ....../....../.......... Nơi cấp .................................................Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:....................................................Chỗ ở hiện tại: ...............................................................................Điện thoại (nếu có): ................... Di động (nếu có): ........................Fax (nếu có): ............................. Email (nếu có):…………………....Là đại diện của Tổ hợp tác…………..đề nghị Uỷ ban nhân dân xã(phường, thị trấn) chứng thực/chứng thực lại Hợp đồng hợp tácđược gửi kèm theo.Kính đề nghị./.

47

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

.........., ngày.... tháng.... năm ....... Tổ trưởng Tổ hợp tác

(Ký, ghi rõ họ tên)

Page 48: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

48

Phụ lục 3: Mẫu THT2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày…... tháng…... năm…....

THÔNG BÁOVề việc thay đổi Tổ trưởng Tổ hợp tác

Kính gửi: Uỷ ban nhân nhân xã/phường/thị trấn.......................

1. Tên Tổ hợp tác (Viết bằng chữ in hoa): ......................................có Hợp đồng hợp tác số:............ được Uỷ ban nhân dân.............chứng thực ngày..........tháng ......năm ..............2. Họ tên người đại diện cho Tổ hợp tác (ghi rõ họ và tên, viết bằngchữ in hoa):............................................ Nam/Nữ: ........................Sinh ngày:......./.........../..................................................................Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ....................................Cấp ngày:......../........./.............. Nơi cấp: .......................................Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:....................................................Điện thoại (nếu có):........................ Fax (nếu có): ..........................Email (nếu có):............................... Website (nếu có): ...................Thông báo thay đổi Tổ trưởng Tổ hợp tác ......................................Ông/ bà.................................................. Nam/Nữ:.........................Sinh ngày:......./.........../..................................................................Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ....................................Cấp ngày:......../........./............ Nơi cấp: .........................................Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:....................................................Điện thoại (nếu có):........................ Fax (nếu có): ..........................Email (nếu có):............................... Website (nếu có): ...................Làm Tổ trưởng Tổ hợp tác:.......................từ ngày......./......./..........Thay cho Ông/bà: .........................................................................Xin thông báo quý Ủy ban./.

TM. Tổ hợp tác (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 49: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

49

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Phụ lục 4: Mẫu THT3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày…... tháng…... năm…....

THÔNG BÁOVề việc chấm dứt Tổ hợp tác

Kính gửi: Uỷ ban nhân nhân xã/phường/thị trấn.......................

1. Tên Tổ hợp tác (Viết bằng chữ in hoa): ......................................Hợp đồng hợp tác số:............ do Uỷ ban nhân dân ........................Chứng thực ngày..........tháng ......năm ..............2. Họ tên Tổ trưởng Tổ hợp tác (ghi rõ họ và tên, viết bằng chữ inhoa):...................................................... Nam/Nữ: .........................Sinh ngày:......./.........../..................................................................Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ....................................Cấp ngày:......../........./.............. Nơi cấp: .......................................Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:....................................................Điện thoại (nếu có):........................ Fax (nếu có): ..........................Email (nếu có):............................... Website (nếu có): ...................Thông báo chấm dứt hoạt động của Tổ hợp tác .............................kể từ ngày...../...../............ vì các lý do sau đây:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin thông báo quý Uỷ ban./.

TM. Tổ hợp tác Tổ trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 50: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

50

Xác nhận của uBND xã, phường, thị trấn

........, ngày .... tháng .... năm .......Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục 5: Mẫu THT4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHị HỖ TRỢ

Kính gửi: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố..............

Tôi là:..................................................... Nam/Nữ: ........................(ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa)Sinh ngày ......../......../............ Dân tộc:..........................................Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ....................................Ngày cấp:......../........./............ Nơi cấp: .........................................Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..........................................................................................................................................................Chỗ ở hiện tại: ...............................................................................Điện thoại (nếu có):........................ Di động (nếu có): ....................Fax (nếu có):.................................. Email (nếu có): .......................Là đại diện của Tổ hợp tác……..... đề nghị được hỗ trợ nội dungsau:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thay mặt toàn thể tổ viên Tổ hợp tác, cam kết nhu cầu hỗ trợ trênđây là hoàn toàn cần thiết cho tổ chức và hoạt động của Tổ hợp

Page 51: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

BÁO CÁO I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA Tổ hợp tác

51

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

(Tên cơ quan báo cáo)Số: /..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày.....tháng.....năm…..

Nơi nhận: ....

(chức danh thủ trưởng cơ quan báo cáo)(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 6: Mẫu THT5

TT Chỉ tiêu ĐVT Sốlượng

Ghichú

1 2 3 4 51 Tổng số Tổ hợp tác

Trong đó: Thành lập mớiChấm dứt hoạt động

Tổ HT” ”

2 Tổng số tổ viên Tổ hợp tácTrong đó: Tổ viên mới

Tổ viên ra khỏi Tổ hợp

Tổ viên” “

3

a

b

Tổ hợp tác phân theo mục đíchhoạt độngTổ hợp tác không hoạt động kinh tế- Tổng số THT- Tổng số tổ viên THTTổ hợp tác hoạt động kinh tế - Tổng số THT- Tổng số tổ viên THT- Tổng doanh thu - Giá trị xuất khẩu trực tiếp (nếu có)- Số tổ hoạt động có lãiLãi bình quân 1 Tổ hợp tác

- Số tổ hoạt động lỗLỗ bình quân 1 Tổ hợp tác

Tổ HTTổ viên

Tổ HTTổ viênTr.đồngTr.đồngTổ HT

Tr.đồngTổ HT

Tr.đồng

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

Page 52: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

52

Ph

ụ l

ục

7:

M

ẫu

TH

T6

DA

NH

CH

Đó

NG

P T

ÀI S

ảN

CỦ

A T

Ổ V

IêN

Tổ

hợ

p t

ác:.

......

......

......

.....

S TT

Tài

sản

sẽ

trả

lại

khi t

ổ v

iên

ra

khỏ

i Tổ

hợ

p t

ácT

ài s

ản c

hu

ng

kh

ôn

g c

hia

kh

i tổ

viê

n r

a kh

ỏi T

ổ h

ợp

tác

Tiề

nm

ặt(đ

ồn

g)

Giấ

ytờ có giá

Qu

yền

tài

sản

Vật

Tiề

nm

ặt(đ

ồn

g)

Giấ

ytờ có giá trị

Qu

yền

tài

sản

Ch

ữký

(ho

ặcđ

iểm

chỉ)

Họ

và tên

1 2 3 ... . .

Vật

Qu

yth

ành

tiền

(đồ

ng

)

Kh

ôn

gq

uy

thàn

hg

iá t

rị

Qu

yth

ành

tiền

(đồ

ng

)

Kh

ôn

gq

uy

thàn

hg

iá t

rị

Page 53: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

53

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Ph

ụ l

ục

8:

M

ẫu

TH

T7

Bả

NG

I Sả

N C

Hu

NG

CỦ

A T

ổ h

ợp

tác

(nếu

có):

......

......

......

......

......

S TT

Tài

sản

đư

ợc

chia

kh

i tổ

viê

n r

a kh

ỏi T

ổ h

ợp

tác

Tài

sản

kh

ôn

g c

hia

kh

i tổ

viê

n r

a kh

ỏi T

ổ h

ợp

tác

Tiề

nm

ặt(đ

ồn

g)

Giấ

ytờ có giá

Qu

yền

tài

sản

Vật

Tiề

nm

ặt(đ

ồn

g)

Giấ

ytờ có giá

Qu

yền

tài

sản

Gh

ich

úN

gu

ồn

tài s

ản

1 2 2.1

2.2

Vật

Qu

yth

ành

tiền

(đồ

ng

)

Kh

ôn

gq

uy

thàn

hg

iá t

rị

Qu

yth

ành

tiền

(đồ

ng

)

Kh

ôn

gq

uy

thàn

hg

iá t

rị

Tài

sản

đượ

ctặ

ng, c

hoch

ung

Tài

sản

cùng

tạo

lập

Trí

ch từ

hoa

lợi,

lợi t

ức

Tài

sản

khác

Page 54: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

54

Phụ lục 9: Bộ Luật dân sự năm 2005 (Điều 111-Điều 129)

Ðiều 111. Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác cóchứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cánhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện nhữngcông việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm làchủ thể trong các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quyđịnh của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tạicơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây:

a. Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;

b. Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên;

c. Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoalợi, lợi tức giữa các tổ viên;

d. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên;

đ. Ðiều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi Tổ hợp tác;

e. Ðiều kiện chấm dứt Tổ hợp tác;

g. Các thỏa thuận khác.

Ðiều 112. Tổ viên Tổ hợp tác

Tổ viên Tổ hợp tác là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tổ hợp tác có quyền giao kết hợp đồng lao động với ngườikhông phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định.

Ðiều 113. Ðại diện của Tổ hợp tác

1. Ðại diện của Tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổtrưởng do các tổ viên cử ra.

Tổ trưởng Tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiệnmột số công việc nhất định cần thiết cho tổ.

Page 55: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

2. Giao dịch dân sự do người đại diện của Tổ hợp tác xác lập,thực hiện vì mục đích hoạt động của Tổ hợp tác theo quyết địnhcủa đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả Tổ hợp tác.

Điều 114. Tài sản của Tổ hợp tác

1. Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặngcho chung là tài sản của Tổ hợp tác.

2. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của Tổ hợp tác theophương thức thỏa thuận.

3. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của Tổ hợp tác phảiđược toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải đượcđa số tổ viên đồng ý.

Điều 115. Nghĩa vụ của tổ viên

Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng cólợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của Tổ hợp tác;

2. Bồi thường thiệt hại cho Tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra.

Điều 116. Quyền của tổ viên

Tổ viên có các quyền sau đây:

1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của Tổhợp tác theo thỏa thuận;

2. Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt độngcủa Tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của Tổ hợp tác.

Điều 117. Trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiệnquyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhândanh Tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếutài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phảichịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng gópbằng tài sản riêng của mình.

55

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 56: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

56

Điều 118. Nhận tổ viên mới

Tổ hợp tác có thể nhận thêm tổ viên mới, nếu được đa số tổviên đồng ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 119. Ra khỏi Tổ hợp tác

1. Tổ viên có quyền ra khỏi Tổ hợp tác theo các điều kiện đãthỏa thuận.

2. Tổ viên ra khỏi Tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sảnmà mình đã đóng góp vào Tổ hợp tác, được chia phần tài sản củamình trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ củamình đối với Tổ hợp tác theo thỏa thuận; nếu việc phân chia tài sảnbằng hiện vật mà ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thìtài sản được trị giá bằng tiền để chia.

Điều 120. Chấm dứt Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

b. Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;

c. Các tổ viên thỏa thuận chấm dứt Tổ hợp tác.

Trong trường hợp chấm dứt, Tổ hợp tác phải báo cáo cho Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác.

2. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

3. Khi chấm dứt, Tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ củatổ; nếu tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng củacác tổ viên để thanh toán theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật này.

Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong màtài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tươngứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏathuận khác.

Page 57: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phụ lục 10:

NGHị ĐịNHSố 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ

Về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

NGHị ĐịNH:

Chương I

NHỮNG Quy ĐịNH CHuNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ hợptác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thựccủa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủyban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tàisản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởnglợi và cùng chịu trách nhiệm.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:

1. Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi;

2. Biểu quyết theo đa số;

3. Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tựchịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.

57

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 58: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

58

Điều 3. Tên, biểu tượng của Tổ hợp tác

Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợpvới quy định của pháp luật và không trùng lắp với tên, biểu tượngcủa Tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn.

Điều 4. Thành lập Tổ hợp tác

1. Việc thành lập Tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứngra tổ chức.

2. Khi thành lập, Tổ hợp tác thảo luận và thống nhất các nộidung chủ yếu sau đây:

a. Mục đích và kế hoạch hoạt động của Tổ hợp tác;

b. Nội dung hợp đồng hợp tác;

c. Tên, biểu tượng (nếu có) của Tổ hợp tác;

d. Danh sách tổ viên;

đ. Bầu tổ trưởng, bầu ban điều hành (nếu thấy cần thiết);

e. Các vấn đề liên quan khác.

Điều 5. Hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổviên, có tên gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nộidung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác

a. Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;

b. Họ, tên, nơi cư trú, chữ ký của tổ trưởng và các tổ viên;

c. Tài sản đóng góp (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi,lợi tức giữa các tổ viên;

d. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ viên, của tổtrưởng, ban điều hành (nếu có);

đ. Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi Tổ hợp tác;

e. Điều kiện chấm dứt Tổ hợp tác;

g. Các thoả thuận khác.

Page 59: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

3. Nội dung hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sungkhi được sự đồng ý của đa số tổ viên.

Điều 6. Chứng thực Hợp đồng hợp tác

1. Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (kýxác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tácsửa đổi, bổ sung và ghi vào sổ theo dõi trong thời hạn không quá05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác của tổcó nội dung phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không chứng thực hợpđồng hợp tác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

2. Trường hợp Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy môliên xã thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tácthuận lợi cho tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.

Chương II

TỔ VIêN

Điều 7. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên Tổ hợp tác

1. Điều kiện kết nạp tổ viên:

a. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồnghợp tác đều có thể trở thành tổ viên Tổ hợp tác. Một cá nhân có thểlà thành viên của nhiều Tổ hợp tác;

b. Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩnkhác đối với tổ viên Tổ hợp tác.

2. Thủ tục kết nạp tổ viên mới:

a. Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọngtham gia và cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ;

b. Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viênmới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thoảthuận khác.

59

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 60: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

60

Điều 8. Quyền của tổ viên

Tổ viên có các quyền sau đây:

1. Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết địnhcác công việc của Tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đónggóp tài sản của mỗi tổ viên;

2. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của Tổhợp tác theo thoả thuận;

3. Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của Tổ hợp tác;

4. Ra khỏi Tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận;

5. Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp táckhông trái với quy định của pháp luật.

Điều 9. Nghĩa vụ của tổ viên

Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi,giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của Tổ hợp tác;

2. Bồi thường thiệt hại cho Tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồnghợp tác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi Tổ hợptác

1. Tổ viên khi ra khỏi Tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tàisản mà mình đã đóng góp vào Tổ hợp tác, được chia phần tài sảncủa mình trong khối tài sản chung của Tổ hợp tác, trừ tài sản khôngchia đã được thoả thuận của đa số tổ viên. Nếu việc phân chia tàisản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động củatổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia;

2. Khi ra khỏi Tổ hợp tác, tổ viên phải thực hiện các nghĩa vụ

Page 61: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

của mình đối với Tổ hợp tác theo thỏa thuận.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA Tổ hợp tác

Điều 11. Họp Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác tự quyết định việc họp toàn thể tổ viên một nămmột lần hay nhiều lần.

2. Tổ trưởng Tổ hợp tác triệu tập họp tổ bất thường khi:

a. Có phát sinh vướng mắc cần thiết phải họp tổ để giải quyết;

b. Có yêu cầu của đa số tổ viên hoặc đa số thành viên ban điềuhành (nếu có).

Điều 12. Quyền của Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanhmà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vihành chính địa phương nơi Tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợptác. Tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏiphải có Giấy phép hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép hành nghềhoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định củapháp luật.

2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết vớitổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đểmở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng,thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinhtế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội,tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.

4. Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định củapháp luật và theo cơ chế người đại diện được ghi trong hợp đồnghợp tác.

5. Được ký kết các hợp đồng dân sự.

6. Quyết định việc phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản

61

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 62: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

62

lỗ của Tổ hợp tác.

7. Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưngkhông trái với các quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiệnquyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhândanh Tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung củatổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổviên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng gópbằng tài sản riêng của mình.

3. Thực hiện các thoả thuận đã cam kết với các tổ viên, tổ chứcvà cá nhân khác.

4. Thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động do Tổ hợptác thuê theo quy định của pháp luật về lao động.

5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Giải quyết tranh chấp

1. Tranh chấp giữa các tổ viên Tổ hợp tác trong phạm vi củahợp đồng hợp tác được tiến hành hoà giải tại Tổ hợp tác; trườnghợp không hoà giải được thì tranh chấp đó được giải quyết thôngqua cộng đồng thôn, bản, tổ hòa giải cấp xã hoặc khởi kiện ra toàán.

2. Tranh chấp giữa Tổ hợp tác với các cá nhân, tổ chức khácthì tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Chấm dứt Tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

b. Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;

c. Các tổ viên thoả thuận chấm dứt Tổ hợp tác;

d. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

Page 63: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạtđộng, Tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạtđộng của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã chứng thựchợp đồng hợp tác.

3. Khi chấm dứt hoạt động, Tổ hợp tác phải thanh toán cáckhoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung của tổ không đủ trangtrải các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toántheo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Trường hợp cáckhoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung của tổ vẫncòn thì tài sản còn lại được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tươngứng với giá trị tài sản góp vào tổ của mỗi tổ viên, trừ trường hợp cóthoả thuận khác.

Chương IV

ĐIỀu HÀNH Tổ hợp tác

Điều 16. Điều hành Tổ hợp tác

1. Người điều hành công việc chung của Tổ hợp tác là tổtrưởng Tổ hợp tác. Các tổ viên Tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn,cách thức bầu tổ trưởng Tổ hợp tác.

2. Trường hợp cần thiết, Tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành.Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cáchthức bầu ban điều hành thực hiện theo thoả thuận của các tổ viênTổ hợp tác.

3. Việc thay đổi tổ trưởng phải được ghi nhận bằng biên bảnhọp tổ và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấpxã đã chứng thực hợp đồng hợp tác.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ trưởng và ban điều hành Tổhợp tác

1. Tổ trưởng Tổ hợp tác có trách nhiệm sau:

a. Là người đại diện cho Tổ hợp tác xác lập các giao dịch dânsự vì mục đích hoạt động của Tổ hợp tác;

63

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 64: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

64

b. Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của Tổhợp tác.

2. Thành viên ban điều hành có trách nhiệm sau:

a. Giúp việc cho tổ trưởng điều hành các hoạt động của Tổ hợptác;

b. Thực hiện những công việc được tổ trưởng phân công.

Điều 18. Đại diện của Tổ hợp tác

1. Đại diện của Tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổtrưởng Tổ hợp tác. Tổ trưởng Tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho thànhviên ban điều hành hoặc tổ viên thực hiện một số công việc nhấtđịnh của tổ theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.

2. Giao dịch dân sự do người đại diện của Tổ hợp tác xác lập,thực hiện vì mục đích hoạt động của Tổ hợp tác theo quyết địnhcủa đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của Tổ hợp tác.

3. Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện củaTổ hợp tác xác lập thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quyđịnh tại Điều 145 Bộ luật Dân sự.

4. Các giao dịch dân sự do người đại diện của Tổ hợp tác xáclập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả của giao dịchnày thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự.

Chương V

TÀI SảN, TÀI CHÍNH CỦA Tổ hợp tác

Điều 19. Tài sản của Tổ hợp tác

1. Tài sản của Tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:

a. Tài sản đóng góp của tổ viên Tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản;

b. Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;

c. Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;

Page 65: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

d. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiệnvật không quy thành giá trị, trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tàisản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi Tổ hợptác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi Tổhợp tác.

2. Việc quản lý và sử dụng tài sản của Tổ hợp tác được thựchiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệusản xuất của Tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối vớicác loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

3. Tài sản của Tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳvà ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theothỏa thuận.

Điều 20. Công tác tài chính, kế toán của Tổ hợp tác

Công tác tài chính của Tổ hợp tác phải bảo đảm tính công khai,minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra; hình thức và nộidung báo cáo tài chính do các tổ viên bàn bạc, quyết định. NhữngTổ hợp tác có tài sản chung, có hoạt động tài chính chung cần cósổ sách kế toán ghi chép về tài sản, vốn và hoạt động kinh doanhcủa Tổ hợp tác theo hướng dẫn của cơ quan tài chính.

Điều 21. Phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ

1. Hoa lợi, lợi tức của Tổ hợp tác được phân chia cho tổ viênvà để tạo tích lũy chung của tổ theo thoả thuận.

Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc phân phối hoa lợi, lợitức từ các hoạt động của tổ sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhànước (nếu có).

2. Trong trường hợp bị lỗ, các tổ viên thoả thuận đóng góp để

65

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 66: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

66

bù lỗ nếu tích lũy chung của tổ các năm trước đó không đủ bù đắp.

Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp bịlỗ và rủi ro.

Chương VI

ĐIỀu KHOảN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngàyđăng Công báo.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫnthi hành Nghị định này.

TM. Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

Page 67: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phụ lục 11:

THÔNG TƯ SỐ 04/2008/TT-BKH NGÀY 09/07/2008

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯHướng dẫn một số quy định tại Nghị định số

151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác

Căn cứ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác;

Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghịđịnh số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác (sau đây viết tắt là Nghịđịnh 151/2007/NĐ-CP) như sau:

I. Quy ĐịNH CHuNG

1. Mục đích

Thông tư này hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho thành lậpvà hoạt động của Tổ hợp tác nhằm khuyến khích nhiều Tổ hợp tácra đời, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện,nâng cao đời sống của các tổ viên Tổ hợp tác.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm:

a. Tổ hợp tác được quy định tại Điều 1 Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

b. Tổ chức có tên gọi khác như: “nhóm liên kết”, “câu lạcbộ”, “tổ tương trợ”, v.v., nhưng có tính chất tổ chức và hoạt động

67

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 68: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

68

phù hợp với quy định về Tổ hợp tác tại Điều 1 Nghị định151/2007/NĐ-CP.

3. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung và quy định thốngnhất mẫu hợp đồng hợp tác, trình tự thủ tục thành lập và hỗ trợ Tổhợp tác.

II. Quy ĐịNH CỤ THỂ

1. Xây dựng hợp đồng hợp tác

Hợp đồng hợp tác được xây dựng theo Mẫu hướng dẫn xâydựng hợp đồng hợp tác ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng hợp tác

2.1. Tổ hợp tác gửi ít nhất 02 bản hợp đồng hợp tác hoặc hợpđồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và giấy đề nghị chứng thực hoặcchứng thực lại theo Mẫu THT1 được ban hành kèm theo Thông tưnày tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làỦy ban nhân dân cấp xã). Mẫu THT1 được Uỷ ban nhân dân cấpxã cấp miễn phí. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhậnhồ sơ và cấp giấy biên nhận cho Tổ hợp tác.

2.2. Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại(ký và đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác trong thời hạn không quá 5ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác có nội dungphù hợp với quy định tại Mẫu hướng dẫn xây dựng hợp đồng hợptác ban hành kèm theo Thông tư này.

Ủy ban nhân dân cấp xã lưu 01 bản hợp đồng để phục vụ côngtác quản lý nhà nước về Tổ hợp tác.

2.3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không chứng thựchợp đồng hợp tác thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc phảitrả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

2.4. Trường hợp Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy môliên xã thì Tổ hợp tác có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồnghợp tác thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của mình.

Page 69: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

3. Thay đổi tổ trưởng Tổ hợp tác

Trường hợp thay đổi tổ trưởng, Tổ hợp tác phải thông báo tớiUỷ ban nhân dân cấp xã nơi Tổ hợp tác chứng thực theo Mẫu THT2được ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chấm dứt Tổ hợp tác

Trường hợp chấm dứt Tổ hợp tác, trong thời hạn 7 ngày làmviệc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, Tổ hợp tác phải thông báo tớiUỷ ban nhân dân cấp xã nơi Tổ hợp tác chứng thực theo Mẫu THT3được ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Hỗ trợ Tổ hợp tác

5.1. Hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng Tổhợp tác

5.1.1. Nguyên tắc hỗ trợ:

Tổ hợp tác theo quy định tại Điều 1 Nghị định 151/2007/NĐ-CP được hỗ trợ các nội dung thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng tổtrưởng Tổ hợp tác; ưu tiên các Tổ hợp tác có nhiều tổ viên, hoạtđộng lâu năm, có nhiều tổ viên hộ nghèo, hộ dân tộc, hộ chính sách.

5.1.2. Nội dung hỗ trợ:

a. Tổ hợp tác khi thành lập được hỗ trợ các nội dung sau:

- Thông tin, tư vấn kiến thức về Tổ hợp tác;

- Tư vấn tổ chức hội nghị thành lập Tổ hợp tác;

- Tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ hợp tác; xâydựng nội dung hợp đồng hợp tác; xác định tên, biểu tượng (nếu có)của Tổ hợp tác; hoàn thiện các thủ tục để thành lập Tổ hợp tác; bầutổ trưởng, ban điều hành (nếu cần thiết).

b. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với tổ trưởng Tổ hợp tác đượcáp dụng tương tự như các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1Điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 củaChính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợptác xã; và chỉ được thực hiện sau khi Hợp đồng hợp tác của Tổ hợptác được chứng thực.

69

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 70: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

70

5.1.3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a. Trình tự, thủ tục hỗ trợ áp dụng tương tự như đối với hợptác xã được quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13tháng 02 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thựchiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khíchphát triển hợp tác xã.

b. Đại diện của Tổ hợp tác hoặc đại diện của những người cóý tưởng thành lập Tổ hợp tác đề nghị hỗ trợ nộp đơn theo MẫuTHT4 ban hành kèm theo Thông tư này được Uỷ ban nhân dân cấpxã nơi Tổ hợp tác chứng thực cấp miễn phí.

5.1.4. Kinh phí hỗ trợ:

a. Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư áp dụngThông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của BộTài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CPngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sánglập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồidưỡng của hợp tác xã.

b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căncứ nhu cầu hỗ trợ và khả năng cân đối ngân sách của địa phươngchỉ đạo việc bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện hỗ trợ thành lậpmới Tổ hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng Tổ hợp tác.

5.2. Hỗ trợ khác

5.2.1. Cơ quan chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý nhànước có liên quan có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời; hướngdẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ hợp tác được hưởng cácchính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch,chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; kế hoạch,chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và xoáđói giảm nghèo ở địa phương.

5.2.2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướchỗ trợ phát triển Tổ hợp tác nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo,tạo việc làm, cải thiện đời sống tổ viên Tổ hợp tác.

Page 71: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

III. TỔ CHỨC THựC HIỆN

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triểnkhai thực hiện Thông tư này; trường hợp cần thiết có thể hướngdẫn chi tiết phù hợp yêu cầu của địa phương mình, ngành mình.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp số lượng và tình hình hoạtđộng của Tổ hợp tác trên địa bàn theo Mẫu THT5 ban hành kèmtheo Thông tư này; báo cáo định kỳ 6 tháng gửi Phòng Tài chính -Kế hoạch và các Phòng quản lý chuyên ngành có liên quan thuộcUỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trướcngày 5 tháng 7 và 5 tháng 1 hàng năm.

3. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhtổng hợp số lượng và tình hình hoạt động của Tổ hợp tác trên địabàn theo Mẫu THT5 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo địnhkỳ 6 tháng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở quản lý chuyênngành có liên quan trước ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 1 hàng năm.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtổng hợp số lượng và tình hình hoạt động của Tổ hợp tác trên địabàn theo Mẫu THT5 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo địnhkỳ 6 tháng và cả năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngànhcó liên quan trước ngày 25 tháng 7 và 25 tháng 1 hàng năm, đồngthời tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

IV. ĐIỀu KHOảN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

2. Tổ hợp tác đã hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệulực thì tiến hành chứng thực hoặc chứng thực lại trong thời hạn 24tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánhkịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

71

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Bộ trưởng(Đã ký)

Võ Hồng Phúc

Page 72: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

72

Phụ lục 14: Địa chỉ liên hệ một số cơ quan liên quan ở cấptrung ương

1. Vụ Hợp tác xã – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Địa chỉ: số 6B Hoàng Diệu – Ba Đình – Tp Hà Nội

Số điện thoại: 08043597; 08043595; 08043594

2. Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn

Địa chỉ: số 2 Ngọc Hà – Ba Đình –Tp Hà Nội

3. Vụ Chính sách Thương mại và Thị trường trong nước – Bộ CôngThương

Địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng - Hai Bà Trưng – Hà Nội

4. Cục Công nghiệp Địa phương – Bộ Công Thương

Địa chỉ: số 25 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội

5. Vụ Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải

Địa chỉ: số 80 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội

6. Vụ Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng

Địa chỉ: số 37 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội

7. Vụ Các tổ chức Tín dụng hợp tác – Ngân hàng Nhà nước ViệtNam

Địa chỉ: số 49 Lý Thái Tổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội

8. Tổng cục Quản lý Đăng ký Đất đai – Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Địa chỉ: số 83 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa - Hà Nội

9. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Địa chỉ: số 77 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội

Page 73: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Phụ lục 15: Địa chỉ liên hệ một số cơ quan liên quan ở cấpđịa phương

1. Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Tàinguyên và Môi trường

2. Liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố

3. Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

73

SỔ TAY HƯỚNG DẪN Tổ hợp tác

Page 74: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác

Sổ tayhướng dẫn Tổ hợp Tác xã

Giấy phép xuất bản số: xxxxxx, do Nhà xuất bản xxxx cấp ngày xx thángxx năm 2009. In xxx cuốn, khổ A5, tại Công ty CPTM Bách Khuê. Inxong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2009.

Page 75: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác
Page 76: Sổ tay hướng dẫn tổ hợp tác