6
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

Phong van LTT

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài tập

Citation preview

Page 1: Phong van LTT

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Hải SVTH: Hồ Thị Thu Thủy

K15PR2 P095951

Page 2: Phong van LTT

BÀI PHỎNG VẤN

Nhân vật: Lâm Thanh Tùng.Vai trò: Giám đốc thương hiệu Design Tsolutions.

I.Giới thiệu:

Lâm Thanh Tùng đã làm việc ở khá nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau ở nhiều lĩnh vực: thiết kế đồ họa, công ty giải trí, các production, các sản phẩm của Tùng làm là các chương trình “Album Vàng“, “Bài hát Việt", “Tiếng ca học đường“, “Siêu mẫu Việt Nam 2009“ , cuộc thi "Người dẫn chương trình truyền hình", cuộc thi "Ngôi sao tiếng hát truyền hình" ... cuối năm 2008 Tùng chính thức ra mắt Thương hiệu design của riêng Tùng tên là Tsolutions dể chuyển sang lĩnh vực kinh doanh. Thương hiệu của Tùng chuyên thiết kế tất cả mọi thứ trên bất kỳ chất liệu nào, sắp tới Tùng dự định sẽ lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác ...

Page 3: Phong van LTT

II.Phỏng vấn:

1. Theo như em biết thì anh từng trải qua nhiều công việc với nhiều công ty khác nhau vậy anh nhận thấy môi trường làm việc hiện nay có những điểm nào tích cực cần phát huy và tiêu cực cần khắc phục ạ?

Anh thấy mỗi công ty thì đều có một đặc thù riêng, vì công việc của anh nghiêng về giới trẻ nên anh thấy môi trường làm việc cũng rất teen, và cần sự thích ứng rất cao, đặc biệt là sự linh hoạt, năng động trong nhiều tình huống công việc, bản thân anh cũng là một người dễ bắt kịp nhanh với tiến độ công việc.Về tiêu cực thì anh thấy cũng không nhiều, trong mỗi công ty thì cũng đều có những người giỏi, người dở, người xấu, người tốt. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất là lòng đố kị ở đó, giống như họ không thích nhìn thấy thành công của mình vậy, nó làm họ cảm thấy không thoải mái và nghĩ đến việc làm thế nào để “ loại bỏ” mình và điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung của tập thể. Anh nghĩ đó là những cái tiêu cực “ bắt buộc” mà trong một đời người ai cũng phải trải qua.

2. Là một người khá thành công ở nhiều lĩnh vực, thì những yếu tố nào đã làm nên sự thành công này ?

Theo anh nghĩ thì yếu tố thành công không phải là những gì quá to lớn, thực sự thì đó là những điều rất đơn giản mà anh rút ra được từ thực tiễn : - Sự linh hoạt, năng động, thích ứng nhanh với công việc. - Sự quyết tâm, cần cù, chịu khó, tìm tòi của bản thân. - Giữ được bình tĩnh và suy nghĩ sâu sắc của mình trước những tiêu cực của môi trường làm việc. - Đã thích cái nào thì phải để tâm thực hiện cái ấy. - Cuộc sống cho cái gì thì nên giữ cái ấy.

3. Nếu như chúng ta phân những yếu tố làm nên thành công của anh thành 2 yếu tố lớn hơn là “Đạo đức” và “ Tài năng” thì anh nghĩ yếu tố “ Đạo đức” chiếm bao nhiêu % trong thành công của mình?

90% .

4. Vậy với vai trò là giám đốc của thương hiệu Design Tsolutions, anh nghĩ Đạo Đức nghề nghiệp là gì?

Tầm quan trọng của Đạo đức nghề nghiệp trong xã hội hiện nay?

- Anh nghĩ Đạo đức nghề nghiệp là thái độ ứng xử của mình đối với Công việc, với Đồng nghiệp, những người xung quanh, với sản phẩm và đối với chính bản thân mình.- Trong xã hội hiên nay, Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hàng đầu để tạo nên nền tảng cho sự thành công.

5. Trong suốt thời gian làm việc tại những công ty trước đây và cả T-solutions hiện nay thì bản thân anh có gặp tình huống nào liên quan đến vấn đề này không ạ?

Anh là một người may mắn, khi tham gia vào công ty thì được sự chú ý của sếp, sếp quan tâm anh rất nhiều, mua cho anh những máy móc thiết bị hiện đại để anh làm việc, không để người khác giao cho anh quá nhiều việc – những việc bình thường, tầm thường. Nhưng bản thân những người kia lại cho rằng : “Tạo sao cái thằng đó lại được như vậy,.....”, rồi người này ghét, người kia ghét, mỗi ngày nói lên sếp chút ít,...Anh cũng quá quen với những điều này rồi.

Page 4: Phong van LTT

6. Vậy trong tình huống đó anh có thái độ như thế nào và giải quyết ra sao ?

Những gì họ nói, những việc họ làm anh đều biết cả nhưng anh không quan tâm, anh chỉ làm việc và đưa ra các sản phẩm của mình để “ đập” vào mặt của họ mà thôi.Đó là cách tốt nhất để chứng minh cho họ thấy khả năng của mình.

7. Anh có từng nghe hay chứng kiến câu chuyện nào liên quan đến Đạo đức nghề nghiệp ko ạ?

Anh có một người bạn, mẹ cậu ấy buôn bán vàng, nhà rất giàu, tài sản phải kể đến hàng tỷ đồng, khi họ đi đòi nợ thì mang theo cả xã hội đen, đánh đập người khác rất tàn nhẫn, bất kể tình trạng như thế nào. Khi đó thật sự không biết là có tồn tại Đạo đức không nữa hay chỉ đơn thuần là lợi nhuận ?

8. Anh nhận thấy tình trạng Đạo đức nghề nghiệp trong xã hội hiện nay ra sao ạ?

Trước kia thì anh thấy người ta đăt lợi nhuận lên hàng đầu, nhưng bây giờ thì nhiều người đã có những suy nghĩ đúng đắn hơn, họ coi trọng chất lượng sản phẩm trong kinh doanh, coi trọng các mối quan hệ mà mình đã, đang và sẽ có. Thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. Điều đó thật sự rất tốt với cả thành công của bản thân họ và cả xã hội nữa.

9. Đã làm kinh doanh thì tất nhiên phải nói đến lợi nhuận, vậy anh có quan điểm như thế nào về mối liên hệ giữa Đạo đức và Lợi nhuận?

Đạo đức anh đặt lên hàng đầu, còn lợi nhuận anh đặt ở hàng cuối.Anh nghĩ khi sản xuất ra một sản phẩm thì trước tiên nó phải có ý nghĩa đối với công ty, đối với bản thân mình. Thay vì trước đây anh nghĩ người ta đưa cho anh bao nhiêu tiền thì sản phẩm nó sẽ ra như vậy nhưng bây giờ anh yêu mến công ty này, anh thích cái cách người ta giao sản phẩm cho mình: nói năng tử tế,.., thì anh sẽ làm rất nhiệt tình....Đồng thời nếu Đạo đức nghề nghiệp được nâng cao thì chắc chắn Lợi nhuận sẽ không thể giảm xuống, nhưng nếu Đạo đức tha hóa, sa đọa thì Lợi nhuận sẽ không bao giờ tăng lên, thậm chí là trở nên trắng tay. Ở tuổi anh bây giờ mà đặt lợi nhuận lên trên hết thì anh thật sự không có hứng thú.

10. Là một thanh niên trẻ tuổi nhưng anh đã có những trải nghiệm về nhiều ngành nghề, vì thế anh có thể chia sẻ với chúng em một vài lời khuyên để giữ vững Đạo Đức nghề nghiệp trong tương lại không ạ?

Khuyên thì anh không dám nhưng bản thân anh thì anh chỉ nghĩ như thế này: - Hãy tìm cho mình một quan điểm nghề nghiêp đúng đắn.Với anh là : “Hãy làm nhiều hơn nói”. - Hãy tập cho mình một óc quan sát nhạy bén, tư duy rõ ràng, biết làm những gì nên làm và không nên lãng phí

thời gian. - Nên ngồi tập trung suy nghĩ về nơi đang sống, nghề nghiệp của cuộc đời mình, làm sao để sống có ý nghĩa và

làm những điều mà mình muốn làm nhất. - Bạn hãy tập cho mình tính “tham” công việc và vạch ra cho mình những dự định thật tốt trong tương lai.

Và điều cuối cùng anh muốn nói đó là: “ Thành công chính là hiện tại”.

Xin chân thành cảm ơn những lời chia sẻ rất chân thành của anh ngày hôm nay! Hi vọng trong tương lai anh sẽ đạt được những thành công lớn hơn nữa và luôn giữ được quan điểm Đạo Đức nghề nghiệp đúng đắn của mình . Xin chào và hẹn gặp lại anh !