206
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHẠM DIỆU THÙY “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÕ (FASCIOLOSIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC KẠN, TUYÊN QUANG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ (2010 - 2013) Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học Thú y Mã số: 62. 64. 01. 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan THÁI NGUYÊN - 2014

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

PHẠM DIỆU THÙY

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÕ

(FASCIOLOSIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC KẠN, TUYÊN QUANG

VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ

(2010 - 2013)

Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học Thú y

Mã số: 62. 64. 01. 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

THÁI NGUYÊN - 2014

Page 2: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố

trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ

rõ nguồn gốc.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn

thành Luận án đều được cảm ơn.

Tác giả

Phạm Diệu Thùy

Page 3: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, cho phép NCS được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo NCS hết sức tận tình trong suốt quá trình

nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

NCS xin trân trọng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban Đào

tạo Đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú

y, Bộ môn Dược lý & Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ môn Bệnh Động vật - Trường

Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NCS

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

NCS xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y, các Trạm Thú y thuộc các tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn các tỉnh

nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong quá trình thực hiện đề tài.

NCS xin chân thành cảm ơn các em sinh viên các Khóa 38, 39, 40, 41, 42

chuyên ngành Thú y và Chăn nuôi thú y, các học viên cao học khóa 18, 19 đã tham

gia và hỗ trợ NCS thực hiện thành công luận án này.

NCS chân thành cảm ơn Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật; phòng Siêu

cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã giúp đỡ NCS thực hiện đề tài.

Cuối cùng, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng

nghiệp đã động viên và giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014

Nghiên cứu sinh

Phạm Diệu Thùy

MỤC LỤC

Page 4: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... x

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4

1.1. Sán lá Fasciola gây bệnh trên động vật nhai lại và người .......................................... 4

1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học ........................ 4

1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola ............................................................... 5

1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola ............................................................................... 6

1.2. Bệnh do sán lá Fasciola ở động vật nhai lại ............................................................. 11

1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan ....................................................................... 11

1.2.1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại ............................................ 11

1.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại ... 17

1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do sán lá gan gây ra ở gia súc nhai lại .... 27

1.2.3. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra ........................................................ 32

1.2.4. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho súc vật nhai lại ...................................... 34

1.2.4.1. Điều trị bệnh: ................................................................................................. 34

1.2.4.2. Phòng bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại ................................................. 37

CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 41

2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 41

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 41

2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 41

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 41

2.1.3.1. Địa điểm triển khai ........................................................................................ 41

2.1.3.2. Địa điểm xét nghiệm mẫu ............................................................................ 43

2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................... 43

Page 5: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu ................................................................ 43

2.2.2. Dụng cụ và hoá chất ........................................................................................... 44

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 45

2.3.1 Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 2.3.2.

Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá Fasciola spp. gây ra ở trâu, bò ................................ 45

2.3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho

trâu, bò ở ba tỉnh nghiên cứu ..................................................................................... 45

2.3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò ........................................ 45

2.3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh và

trong ký chủ trung gian ............................................................................................... 45

2.3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam phân với

số sán lá ký sinh ở trâu, bò. .......................................................................................... 45

2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò ..... 45

2.3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. có hiệu lực cao và an toàn ........ 45

2.3.4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp.

cho trâu, bò. ................................................................................................................. 46

2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 46

2.4.1. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán lá Fasciola spp. ký sinh ở

trâu, bò tại Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang ................................................... 46

2.4.2. Phương pháp điều tra tình trạng vệ sinh thú y và phòng chống bệnh sán lá

Fasciola spp. cho trâu, bò ............................................................................................ 48

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò .... 48

2.4.3.2. Bố trí thu thập mẫu ........................................................................................ 49

2.4.3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica

trên trâu, bò. ............................................................................................................... 49

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh và

trong ký chủ trung gian ................................................................................................ 50

2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở nền

chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò ............................................ 50

2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở khu vực

chăn thả trâu, bò. ......................................................................................................... 51

2.4.4.3. Phương pháp thu thập và xác định loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian

của sán lá gan. .............................................................................................................. 51

2.4.5. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh (khi

không rơi vào môi trường nước) .................................................................................. 52

Page 6: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

2.4.5.1. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong phân

trâu, bò ......................................................................................................................... 52

2.4.5.2. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong đất ....... 53

2.4.6. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium trong nước ...... 54

2.4.6.1. Nghiên cứu thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước ............................. 54

2.4.6.2. Nghiên cứu thời gian Miracidium sống trong nước (khi Miracidium

không gặp ký chủ trung gian) .................................................................................... 55

2.4.7. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp. trong ốc

Lymnaea viridis - ký chủ trung gian ............................................................................ 55

2.4.8. Phương pháp xác định tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam

phân với số sán lá ký sinh /trâu, bò .............................................................................. 57

2.4.9. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. .................. 57

2.4.9.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. đã sử dụng

nhiều năm trên trâu, bò ............................................................................................... 57

2.4.9.2. Xác định hiệu lực tẩy sán lá Fasciola spp. và độ an toàn trên trâu, bò của

3 loại thuốc albendazol, triclabendazole, nitroxinil - 25 với mức liều cao hơn liều

khuyến cáo ................................................................................................................... 58

2.4.10. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. trên trâu. ................. 59

2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 61

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 62

3.1. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn

và Tuyên Quang ............................................................................................................... 62

3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan ở trâu, bò ............................................................. 66

3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn trâu,

bò ở ba tỉnh nghiên cứu ............................................................................................... 66

3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc .......... 68

3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại các địa

phương ......................................................................................................................... 68

3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu, bò ............... 75

3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo mùa vụ ...... 78

3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo tính biệt ..... 82

3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong ký

chủ trung gian .............................................................................................................. 85

3.2.3.1. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng trại, bãi chăn thả ............ 85

Page 7: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

3.2.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica trên bãi chăn thả trâu, bò ............... 88

3.2.3.3. Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá

F. gigantica ............................................................................................................... 89

3.2.3.4. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria ................................................ 92

3.2.3.5. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh

(khi chưa rơi vào môi trường nước) .......................................................................... 93

3.2.3.6. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất ............................. 96

3.2.3.7. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống của

Miracidium trong nước ............................................................................................... 97

3.2.3.8. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá F. gigantica trong ốc -

ký chủ trung gian ....................................................................................................... 102

3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân với số sán

lá ký sinh ở trâu, bò ........................................................................................................ 104

3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò ................... 107

3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá F. gigantica có hiệu lực cao và an toàn ................... 107

3.4.1.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã được sử

dụng nhiều năm trên trâu, bò ................................................................................... 107

3.4.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica trên trâu ............... 113

3.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 2 tháng thử nghiệm. 114

3.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng thử nghiệm. 115

3.4.3. Xây dựng biện pháp phòng, trị tổng hợp bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò. ...... 116

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 119

1. Kết luận ...................................................................................................................... 119

2. Đề nghị ....................................................................................................................... 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............... 139

Page 8: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

- : đến

cs : cộng sự

DTC : dài thân chéo

F : Fasciola

Kg TT : kilogam thể trọng

L : Lymnaea

mg : miligam

ml : mililit

n : dung lượng mẫu

Nxb : nhà xuất bản

pp : page

spp : species plural

TN : thí nghiệm

TP : thành phố

tr : trang

TT : thể trọng

VN : vòng ngực

Page 9: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thu thập mẫu ......................................................................... 49

Bảng 3.1. Kết quả mổ khám trâu và thu thập sán lá gan ........................................... 62

Bảng 3.2. Kết quả mổ khám bò và thu thập sán lá gan ............................................. 62

Bảng 3.3. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò .................................. 64

Bảng 3.4. Loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc .............. 65

Bảng 3.5. Thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn trâu,

bò ở ba tỉnh miền núi phía Bắc.................................................................... 66

Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại các địa phương ... 68

Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò tại các địa phương .................. 73

Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu ...................... 75

Bảng 3.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi bò ....................... 77

Bảng 3.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo mùa vụ .......... 79

Bảng 3.11. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò theo mùa vụ .......................... 80

Bảng 3.12. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt của trâu ....... 83

Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt của bò ....... 84

Bảng 3.14. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng và khu vực xung quanh

chuồng nuôi trâu .......................................................................................... 85

Bảng 3.15. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng và khu vực xung

quanh chuồng nuôi bò ................................................................................. 86

Bảng 3.16. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò .... 88

Bảng 3.17. Kết quả định loại các mẫu ốc nước ngọt ................................................ 89

Bảng 3.18. Sự phân bố các loài ốc ở ba tỉnh nghiên cứu .......................................... 91

Bảng 3.19. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria ............................................ 92

Bảng 3.20. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân trâu ................. 94

Bảng 3.21. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân bò ................... 95

Bảng 3.22. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất ........................... 96

Bảng 3.23. Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước (từ khi trứng sán lá

F. gigantica rơi vào môi trường nước) .........................................98

Page 10: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ix

Bảng 3.24. Thời gian sống của Miracidium trong nước ......................................... 101

Bảng 3.25. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng của sán lá F. gigantica

(từ khi trứng rơi vào nước)........................................................................ 102

Bảng 3.26. Hiệu lực của hai loại thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã sử dụng nhiều

năm trên trâu .............................................................................................. 107

Bảng 3.27. Hiệu lực của hai loại thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã sử dụng nhiều

năm trên bò ................................................................................................ 108

Bảng 3.28. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc trên trâu thí nghiệm ... 109

Bảng 3.29. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc trên bò thí nghiệm ..... 110

Bảng 3.30. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica cho trâu trên diện rộng ........ 111

Bảng 3.31. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica cho bò trên diện rộng ....... 112

Bảng 3.32. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán F. gigantica của trâu trước thí nghiệm .. 113

Bảng 3.33. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica của trâu sau 2 tháng thử

nghiệm ....................................................................................................... 114

Bảng 3.34. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica của trâu sau 4 tháng thử

nghiệm ....................................................................................................... 115

Page 11: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hai loài sán F. gigantica và F. hepatica ..................................................... 5

Hình 1.2. ........................................................................... 10

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại 3 tỉnh ........................... 69

Hình 3.2. Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại 3 tỉnh.................... 71

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại 3 tỉnh ........................................... 73

Hình 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò tại 3 tỉnh ...................... 74

Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo lứa tuổi ........................ 76

Hình 3.6. Đồ thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo lứa tuổi ......................... 77

Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu theo mùa vụ (tính chung cả ba tỉnh) ..... 79

Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo mùa vụ (tính

chung cả ba tỉnh) .......................................................................... 81

Hình 3.9. Biểu đồ kết quả định loại ốc nước ngọt của ba tỉnh ................................... 90

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương quan giữa số

trứng sán /gam phân với số sán ký sinh /trâu ........................................... 104

Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương quan giữa số

trứng sán /gam phân với số sán lá ký sinh /bò ......................................... 105

Page 12: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fasciolosis Fasciola hepatica và

Fasciola gigantica gây ra, được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại

rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi trâu, bò trên toàn thế giới (Soulsby E. J.,

1987 [166]). Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan ở trâu, bò đang trở nên phổ

biến và gia tăng do sự thay đổi khí hậu và sự di cư của động vật từ vùng này sang

vùng khác (Muhammad Kasib Khan và cs., 2013 [132]).

Sán lá gan ký sinh gây nhiều tác động xấu như làm giảm sức sinh trưởng, sinh

sản ở trâu, bò: mỗi sán ký sinh làm khả năng tăng khối lượng giảm 200 gam /năm

(Sewell M. M. H., 1966 [152]), tăng trọng hàng năm giảm 20 - 40 kg, tỷ lệ có thai

giảm 10% (Sothoeun S., 2007 [156]). Theo Suhardono D. (2001) [158], việc tẩy sán

lá gan cho bò đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lần động dục của bò xuống 18,5

tháng, trong khi những bò không được điều trị thì khoảng cách này kéo dài tới 31,5

tháng. Theo Roberts J. A. và cs. (1991) [142], thiếu máu do sán ký sinh đã làm giảm

7 - 15% khả năng lao tác (uớc tính, mỗi năm thiệt hại do trâu, bò bị nhiễm sán lá gan là

từ 82 - 98 đô la Úc /trâu hoặc bò (Sothoeun S., 2007 [156]), tức là khoảng từ 1,5 - 1,8

triệu đồng Việt Nam; chi phí này ở Thụy Sỹ là 52 triệu Euro (Schweizer G. và cs., 2005

[150]), ở Kenya là 3,5 triệu KES (Mungube E. O. và cs., 2006 [133]), ở Etiopia là 0,27

triệu đô la Mỹ (Berhe G. và cs., 2009 [69]). Như vậy, có thể thấy thiệt hại kinh tế do

bệnh sán lá gan gây ra là rất lớn.

Nguy hiểm hơn, bệnh sán lá gan ở trâu, bò còn truyền lây sang người gây

viêm gan, xơ gan, thậm chí biến chứng ung thư gan ở người. Theo Mas - Coma S.

và cs. (2009) [125], ước tính có khoảng 2,4 - 17 triệu người trên thế giới bị nhiễm

một hoặc cả hai loài sán F. hepatica và F. gigantica. Tại Việt Nam, theo thống kê

của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, đến tháng 3 năm 2008, nước

ta có hơn 5.000 người tại 47 tỉnh thành từ Bắc tới Nam bị nhiễm sán lá gan lớn (dẫn

theo Đặng Thị Cẩm Thạch và cs., 2008 [44]).

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu

nóng ẩm, chăn nuôi trâu, bò theo phương thức chăn thả tự do và ý thức vệ sinh

Page 13: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

2

môi trường không tốt là điều kiện thuận lợi cho sán lá gan hoàn thành vòng đời

và bệnh sán lá gan phát triển. Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm

dịch tễ bệnh sán lá gan ở trâu, bò và biện pháp điều trị bệnh (công tr ình của

Nguyễn Đức Tân, 2010 [44]; Hoàng Văn Hiền và cs., 2011 [11]; Nguyễn Hữu

Hưng 2011 [15]…). Song, ở các địa phương miền núi nói chung, ba tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang nói riêng vẫn chưa có công trình nghiên cứu

đầy đủ về bệnh sán lá gan, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh hiệu

quả. Đặc biệt, 3 tỉnh nói trên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc - là

nơi có số lượng trâu nhiều nhất cả nước, chiếm 55,31% (Tổng Cục thống kê, 2014

[168]). Mặt khác, điều kiện thời tiết khí hậu của các tỉnh này trong những năm gần đây

có nhiều thay đổi: cường độ ánh sáng mạnh hơn, lượng mưa trong năm nhiều hơn…

Những thay đổi này có thể dẫn đến hệ quả là đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan thay

đổi. Những luận giải trên cho thấy, việc nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và xây dựng

biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò, từ đó phòng được bệnh sán lá gan

lớn trên người ở các địa phương miền núi là rất cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc

Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị (2010 - 2013) ”.

2. Mục tiêu của đề tài:

- Xác định được thành phần loài và một số đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá

Fasciola spp. gây ra trên trâu, bò ở ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang.

- Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại ba tỉnh

Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về loài sán lá gan lớn ký sinh

trên trâu, bò nuôi tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang; đặc điểm

dịch tễ của bệnh; sự phát triển của trứng và ấu trùng sán lá gan; mối tương quan

giữa số trứng sán /gam phân với số sán ký sinh /trâu, bò và biện pháp phòng chống

bệnh sán lá gan lớn cho trâu, bò.

Page 14: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các

biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do sán lá

gan gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu,

bò phát triển.

3.3. Những đóng góp mới của đề tài

- Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ và biện

pháp phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và

Tuyên Quang.

- Xác định được tương quan giữa số trứng sán /gam phân với số sán lá

Fasciola gigantica ký sinh trên trâu, bò

- Xây dựng được biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò có hiệu quả,

khuyến cáo áp dụng rộng rãi tại các địa phương.

Page 15: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê do hai loài sán lá Fasciola hepatica và Fasciola

gigantica ký sinh ở ống dẫn mật và gan gây ra. Ngoài trâu, bò, dê, hai loài sán này

còn gây bệnh cho người và nhiều loài động vật khác.

F. hepatica và F. gigantica là hai loài sán lá phổ biến ở các vùng thuộc châu Á

và châu Phi. Theo Mas - Coma S. (2001) [124] tác hại của sán lá gan đối với gia súc

nhai lại rất lớn, biểu hiện rõ nhất là gây thiếu máu, viêm và xơ gan khi gia súc bị

nhiễm sán lá gan ở mức độ nặng.

Sán lá gan ngày càng chứng tỏ vai trò gây bệnh quan trọng cho động vật nhai

lại và người (Mas - Coma S. và cs., 2009 [125]).

1.1. Sán lá Fasciola gây bệnh trên động vật nhai lại và ngƣời

1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học

Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [34], sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia

súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau:

Ngành Plathelminthes Schneider, 1873

Phân ngành Platodes Leuckart, 1854

Lớp Trematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962

Bộ Fasciolibda Skrjabin và Schulz, 1937

Phân bộ Fasciolata Skrjabin và Schulz, 1937

Họ Fasciolidae Railliet, 1895

Phân họ Fasciolinae Stiles và Hassall, 1898

Giống Fasciola Linnaeus, 1758

Loài Fasciola hepatica Linnaeus, 1758

Loài Fasciola gigantica Cobbold, 1885

Page 16: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

5

1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola

Sán lá F. gigantica và F. hepatica có màu đỏ nâu. Trong đó, F. gigantica là loài

sán lá phổ biến ở nước ta. Loài sán này có chiều dài từ 25 - 75 mm, rộng từ 3 - 12 mm,

hình lá, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy sán không có „„vai‟‟. Hai

rìa bên thân sán song song với nhau, có hai giác bám: giác bụng và giác miệng. Giác

miệng ở đầu sán thông với hầu, thực quản, ruột gồm hai manh tràng phân thành nhiều

nhánh nhỏ. Giác bụng tròn, lớn hơn giác miệng và ở gần giác miệng. Trứng sán F.

gigantica màu vàng nâu, hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu hơi

nhỏ có nắp trứng, trứng dài 0,13 - 0,18 mm, rộng 0,06 - 0,1 mm.

Loài F. hepatica có đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có „„vai‟‟. Sán

dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần đầu hình nón dài 3 - 4 mm, chứa cả hai giác

bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Hai rìa bên thân sán không song song với nhau

mà phình ra ở chỗ vai rồi thon lại ở cuối thân. Cấu tạo bên trong của F. hepatica

giống F. gigantica. Trứng sán có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F.

gigantica, dài 0,13 - 0,15 mm; rộng 0,07 - 0,09 mm.

Hình 1.1. Hai loài sán F. gigantica và F. hepatica [169]

Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh chéo

hoặc tự thụ tinh. Sán có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan

tiêu hoá. Sán không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác (ở giai đoạn mao ấu

có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái

trong cùng một sán. Tử cung sán chứa đầy trứng.

A - Fasciola gigantica

B - Fasciola hepatica

Page 17: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

6

Hệ bài tiết gồm 1 - 2 ống bài tiết chạy dọc cơ thể. Từ ống bài tiết có nhiều

nhánh nhỏ chạy ra hai bên và tận cùng là tế bào ngọn lửa. Các ống này tập trung

dịch bài tiết vào túi dự trữ ở cuối thân và đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.

Hệ thần kinh kém phát triển, gồm hai hạch não nằm ở hai bên, nối với nhau

bằng vòng dây thần kinh. Từ đó có ba đôi dây thần kinh đi về phía trước và phía sau

thân, những dây này nối với nhau bằng nhiều dây nhỏ. Cơ quan cảm giác bị tiêu giảm.

mộ ồ

, có chức năng

như dương vật. Buồng trứng phân nhánh ở phía trước tinh hoàn. Tử cung sán chứa

đầy trứng, uốn khúc thành hình hoa ở giữa ống dẫn noãn hoàng và giác bụng. Tuyến

noãn hoàng xếp dọc 2 bên thân và phân nhánh.

Theo Itagaki T. và Tsutsumi K. (1998) [107], Mas - Coma S. và cs. (2009)

[126], ở châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương chỉ có loài F. hepatica; trong khi ở

châu Á và châu Phi có cả 2 loài F. hepatica và F. gigantica.

Đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam, tình hình nhiễm Fasciola

ở động vật nhai lại và người đang gia tăng (Tran V. H. và cs., 2001 [161], Mas -

Coma S. và cs., 2009 [125]).

1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola

Năm 1752 Swammerrdam đã phát hiện những vĩ ấu (Cercaria) của sán lá F.

hepatica ở một ốc Gasterpoda. Song phải đến năm 1882 Thomas (nghiên cứu ở

Anh) và Leukart (nghiên cứu ở Đức) đã gần như cùng một lúc mô tả vòng đời của

sán lá gan.

Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của gia súc nhai lại. Sau khi

thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này theo dịch mật vào ruột

và theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống

các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước...; nhiệt độ 15 - 30oC; pH = 5 - 7,7; có ánh

sáng thích hợp thì sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong

nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn

tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và

di chuyển được trong nước.

Page 18: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

7

Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50]: thời gian phát triển của

trứng sán lá gan phụ thuộc vào nhiệt độ: khi nhiệt độ thấp thời gian phát triển kéo

dài, khi nhiệt độ tăng thời gian nở ngắn hơn. Cụ thể như sau:

Ở 10 -19oC, trứng sán nở sau 56 ngày

Ở 12 - 20oC, trứng sán nở sau 48 ngày

Ở 21 - 24oC, trứng sán nở sau 37 ngày

Ở 22 - 26oC, trứng sán nở sau 21 - 26 ngày

Ở 28 - 30oC, trứng sán nở sau 14 - 16 ngày

Ở 25 - 30oC, trứng sán có tỷ lệ nở khá cao (70 - 80%).

Đồng thời các tác giả còn cho biết, trứng sán lá gan cần có nước để phát triển.

Trứng để ở đĩa Petri không có nước sau 2 giờ sẽ bị teo lại và vỡ. Trứng có thể phát

triển ở độ pH là 7,8 - 8,1; ở độ pH này mao ấu có thể chui ra khỏi trứng và xâm

nhập vào ký chủ trung gian. Trong nước cất, mao ấu có thể sống tới 24 giờ, trong

nước máy tới 36 giờ. Khi bắt đầu yếu dần, mao ấu chuyển động quay tròn, nhào lên

lộn xuống liên tục một lúc rồi đứng im, rụng lông và tan rữa dần.

Trứng của F. gigantica lớn hơn trứng F. hepatica. Nếu ở nhiệt độ 30oC, trứng của

F. hepatica mất 7 ngày mới nở, nếu 25oC thì mất 9 - 10 ngày và 20

oC thì mất 15 ngày,

trong khi đó nếu ở nhiệt độ 30oC, trứng của F. gigantica phải mất 11 - 12 ngày mới nở,

nếu 25oC thì mất 17 ngày và 20

oC thì mất 31 ngày.

Grigoryan G. A. (1958) [98] cho biết, nhiệt độ 24 - 26oC và pH 6,5 - 7 là tốt

nhất cho sự phát triển của trứng sán lá gan. Tác giả cho rằng, trứng không sống ở

nhiệt độ trên 43oC, điều kiện khô hạn cũng làm trứng chết nhanh. Trứng F.

gigantica phát triển không đồng đều và nở thành Miracidium ở cùng một thời gian.

Vì vậy, trong cùng một điều kiện Miracidium có thể nở trong khoảng thời gian tới

vài tuần, tăng cơ hội nhiễm vào ốc. Cũng theo Guralp N. và cs. (1964) [99], thời

gian cho sự phát triển thành Miracidium trong trứng F. gigantica khác nhau phụ

thuộc vào nhiệt độ. Khoảng 10 - 11 ngày ở 37 - 38oC, 21 - 24 ngày ở 25

oC và 33

ngày ở 17 - 22oC. Asanji M. F. (1988) [64] thấy rằng, trứng bị kích thích nở khi tiếp

xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh. Khi thoát khỏi vỏ trứng, Miracidium

sống trong nước khoảng 18 - 26 giờ.

Page 19: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

8

Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ

thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Theo Phan Địch Lân (2004) [33], ký

chủ trung gian của sán lá F. gigantica ở Việt Nam là hai loài ốc Lymnaea swinhoei

(ốc vành tai) và Lymnaea viridis (ốc hạt chanh). Hai loài ốc này thường sống trong

các ao, hồ, mương, rãnh, các chân ruộng mạ có nước xâm xấp, các thửa ruộng cấy

lúa nước, các vũng trên đồng cỏ, các khe lạch, các chân ruộng bậc thang, khe suối ở

miền núi.

Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sáng, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các

tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong một ốc

có thể có 1 - 2 ấu trùng. Trong khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra

nhiều lôi ấu (Redia). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu.

Lôi ấu (Redia) hình suốt chỉ, ít hoạt động, đã có miệng, hầu và ruột. Có hai

loại Redia (Redia thế hệ I và Redia thế hệ II) cùng phát triển trong ốc - vật chủ

trung gian. Ở nhiệt độ 16oC hoặc thấp hơn, Redia thế hệ I dừng phát triển. Ở nhiệt

độ phù hợp (20 - 30oC), sau 29 - 35 ngày, Redia biến thành Cercaria. Một Redia có

thể sinh ra 12 - 20 Cercaria.

Vĩ ấu (Cercaria) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có thân hình tròn lệch,

kích thước 0,28 - 0,30 x 0,23 mm, có đuôi dài hơn thân, đuôi giúp vĩ ấu di chuyển dễ

dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và

ruột phân nhánh.

Trong cơ thể Cercaria có những hạt glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt

động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là

cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí

của ấu trùng trong môi trường nước. Nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu

có thể tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria).

Từ khi Miracidium xâm nhập vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần

khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi ốc, ra môi trường ngoài,

bơi tự do trong nước. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy

xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến

thành Adolescaria (ấu trùng sán lá gan có sức gây bệnh).

Page 20: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

9

Theo Guralp N. và cs., 1964 [99], khoảng 80% Cercaria ra khỏi ốc vào buổi tối.

Tại Brazil, Gomes D. L. (1985) [167] đã thu được Cercaria sau 56 ngày gây nhiễm

Miracidium cho ốc ở nhiệt độ 27 - 29oC.

Tổng số Cercaria có thể có trong mỗi ốc thường là hàng trăm, nhưng có thể

khác nhau từ vài trăm đến hàng nghìn. Bitakaramire P. K. (1968) [70] đã thu được

trung bình 653 Cercaria của sán F. gigantica /ốc L. natalensis được gây nhiễm,

nhưng Grigoryan G. A. (1958) [98] đã thu được 2.700 Cercaria /ốc, Guralp N. và cs.

(1964) [99] thu được 7.179 Cercaria/ốc trong thời gian 75 ngày.

Sharma R. L. và cs. (1989) [153] cho biết, ở 25 - 27oC, Cercaria bắt đầu ra khỏi

ốc sau 20 ngày gây nhiễm, nhưng nhiều nhất khoảng 46 - 50 ngày sau khi nhiễm

(Asanji M. F., 1988 [64]). Thời gian này sẽ dài hơn khi nhiệt độ giảm đi và có thể kéo

dài đến 197 ngày (Dinnik J. A. và Dinnik N. N., 1963) [87].

Theo Da Costa C. và cs. 1994 [84], sau gây nhiễm, Cercaria từ ốc ra môi

trường nước thành các đợt, mỗi đợt có khoảng 50 - 70 Cercaria được giải phóng ra

khỏi ốc. Dreyfuss G. và Rondelaud D. (1997) [90] cho biết, trong một lần gây nhiễm,

Cercaria thoát ra khỏi ốc có thể tới 15 đợt (thường là 3 đợt hoặc có thể ít hơn).

Dar Y. và cs. (2010) [85] đã thí nghiệm gây nhiễm 4 Miracidium/ốc Radix

natalensis - ký chủ trung gian của sán lá F. hepatica tại Ai Cập, ở điều kiện nhiệt độ

24oC. Kết quả cho thấy, sau trung bình 24,3 ngày có 90,7 Cercaria được giải phóng

/ốc và Cercaria được giải phóng ra trong 2 - 13 đợt.

Theo Ueno H. và cs. (1975) [162], sau khi thoát khỏi ốc, Cercaria hóa nang

thành Adolescaria. Khoảng 2/3 số Adolescaria bám vào giá thể trong nước, số còn

lại không bám vào giá thể mà trôi nổi trong nước. Adolescaria hình khối tròn, màu

nâu đen, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân

nhánh và túi bài tiết.

Ký chủ cuối cùng (trâu, bò, các loài nhai lại khác và người) nuốt phải

Adolescaria, vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được giải

phóng và di chuyển đến ống mật bằng 3 con đường:

- Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui vào niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch

ruột, qua tĩnh mạch cửa vào gan, xuyên qua nhu mô gan vào ống mật.

Page 21: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

10

- Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên xuyên qua thành ruột vào

xoang bụng, đến gan, xuyên qua nhu mô gan vào ống mật.

- Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật.

Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó, hút máu vật chủ và phát triển

thành sán lá gan trưởng thành. Theo Skerman (1966), thời gian hoàn thành vòng đời

của sán lá F. hepatica là 92 - 117 ngày. Sán Fasciola trưởng thành có thể ký sinh

trong ống dẫn mật của súc vật nhai lại 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm.

1. Trứng sán lá gan

2. Miracidium

3. Ấu trùng trong ốc

4. Cercaria

5. Adolescaria

6. Sán trưởng thành trong ống dẫn mật

Hình 1.2. [170]

F. hepatica

. (1960) [164 . L. (1963) [105 F.

gigantica L. truncatula

F. gigantica F. hepatica

nhưng thời gian -

(Dinnik . N., 1964) [88].

Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 -

30oC), có ốc - vật chủ trung gian (L. swinhoei và L. viridis), có vật chủ cuối cùng

(trâu, bò, dê, cừu) thì vòng đời của sán lá gan ở nước ta được xác định với các mức

thời gian sau:

Page 22: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

11

- Ở ngoài thiên nhiên: trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Miracidium) trong

khoảng 14 - 16 ngày.

- Ở trong ốc - vật chủ trung gian:

Mao ấu (Miracidium) phát triển thành bào ấu (Sporocyst) cần 7 ngày.

Bào ấu (Sporocyst) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày.

Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu non (Cercaria) cần 7 - 14 ngày, thành vĩ

ấu trưởng thành cần 13 - 14 ngày.

- Ở ngoài ngoại cảnh: vĩ ấu phát triển thành kén (Adolescaria) sau khoảng 2 giờ.

- Ở trong cơ thể trâu, bò: sau khi nuốt phải Adolescaria 79 - 88 ngày, trong ống dẫn

mật của trâu, bò đã có sán lá gan trưởng thành.

Điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thuận lợi cho sự cảm nhiễm và gây bệnh của

sán lá gan. Ở những vùng có mầm bệnh tồn tại, cứ trung bình 3 tháng sán lá gan lại

hoàn thành vòng đời trong cơ thể trâu, bò, nghĩa là trong trâu, bò lại tạo ra một đời

sán mới. Con vật đã có sán lá gan ký sinh lại tiếp tục nhiễm thêm mầm bệnh mới,

gây tình trạng bội nhiễm sán lá gan, vì vậy cường độ nhiễm tăng lên theo tuổi trâu,

bò (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2008) [27].

1.2. Bệnh do sán lá Fasciola ở động vật nhai lại

1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan

1.2.1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại

* Tình hình nhiễm sán gan ở gia súc nhai lại Việt Nam

Bệnh sán lá gan phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có ở

khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50] cho biết, các chuyên gia

người Pháp đã điều tra thấy trâu, bò, dê, cừu, thỏ ở miền Bắc Việt Nam đều nhiễm

sán lá F. gigantica theo tỷ lệ lần lượt là 64,7%; 23,5%; 37%; 52,94%; 14,28%; đặc

biệt có 2 trường hợp người nhiễm sán.

Phan Địch Lân (1980) [30] đã mổ khám 1.043 trâu ở Thái Nguyên, số trâu

nhiễm sán lá gan là 57%, trong đó có nhiều trâu phải huỷ bỏ gan do số lượng sán

quá nhiều. Kết quả điều tra ở huyện Bình Lục - Hà Nam, tỷ lệ nhiễm sán lá gan

ở trâu là 51,2 - 57,5%.

Page 23: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

12

Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phương (1987) [54] ở

các tỉnh miền Nam cho thấy tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 1,4 - 36,2%.

Nguyễn Đức Dương (1995) [7] đã xét nghiệm phân của 537 hươu tại các trại

nuôi hươu ở Hà Tĩnh, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An) và công viên Thủ Lệ - Hà

Nội, phát hiện 13,22% số hươu nhiễm sán F. gigantica.

Theo Nguyễn Quang Sức và Nguyễn Thế Hùng (1995) [43], đàn dê Bách

Thảo nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây và một số hộ gia đình nuôi dê

nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 30,4%.

Đoàn Văn Phúc và cs. (1995) [42] đã kiểm tra 64 bò tại trại bò sữa Hà Nội, tỷ

lệ nhiễm sán gan là 73,43%. Tác giả cho biết, bệnh sán lá gan đã ảnh hưởng rõ rệt

đến sức khoẻ và sản lượng sữa của đàn bò.

Kết quả xét nghiệm phân trâu, bò ở một số địa phương xung quanh Hà Nội,

Bắc Giang, Thái Nguyên và Hoà Bình cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 44,53%.

Trong đó, trâu nhiễm 33,92%, bò nhiễm 54,21% (Lương Tố Thu và Bùi Khánh

Linh, 1996 [51]).

Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [35] đã xét nghiệm phân của đàn bò sữa nuôi ở

Ba Vì, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tới 46,23%.

Theo Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [21], tỷ lệ nhiễm sán lá

gan trâu, bò ở tỉnh Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An là 25,27 - 32,65%; tỷ lệ

nhiễm sán lá gan chung ở miền Bắc Việt Nam là 43,56%.

Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [25] đã nghiên cứu và cho biết, đàn dê địa

phương nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Cao Bằng nhiễm

sán lá gan biến động từ 5,3% đến 27,9% tuỳ theo địa phương.

Theo Holland W. G. và cs. (2000) [103], tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò ở khu

vực Đồng bằng sông Hồng là 22%, chủ yếu gia súc bị nhiễm ở cường độ nhẹ. Tỷ lệ

nhiễm tăng dần theo tuổi: trâu, bò dưới 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 5%; trâu, bò trên 2

năm tuổi tỷ lệ nhiễm là 25%.

Phan Địch Lân (2004) [33] đã xét nghiệm phân của 2.570 trâu ở 5 tỉnh đồng

bằng, kết quả thấy, tuổi trâu càng cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan càng nặng (bình

quân tỷ lệ nhiễm ở các độ tuổi như sau: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm 17,2 - 22%, trâu

Page 24: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

13

3 - 5 năm tuổi nhiễm 31,2 - 40,2%, trâu trên 5 năm tuổi nhiễm 42,4 - 57,5%, trâu

trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8 - 66,3%, trâu ở độ tuổi loại thải nhiễm tới 84,6%).

Nguyễn Đình Trọng (2006) [55] đã nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh sán lá

gan trâu, bò tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả như sau: trong tổng số 3.968 mẫu phân xét

nghiệm có 1.146 mẫu dương tính, tỷ lệ nhiễm chung là 28,88%. Tỷ lệ nhiễm sán lá

gan trâu, bò tại các huyện, thị biến động từ 12,8 % đến 35,51%. Nơi trâu, bò có tỷ lệ

nhiễm sán lá gan cao nhất là huyện Na Rì (35,51%), nơi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là

huyện Ngân Sơn (12,80%).

Đỗ Đức Ngái và cs. (2006) [41] đã nghiên cứu và cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá

gan ở bò tại Đắk Lắk là 34,22%.

Phạm Văn Lực và Phạm Ngọc Doanh (2006) [38] đã tiến hành nghiên cứu

hiện trạng các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa người và động vật ở tỉnh Gia Lai

và Đắk Lắk. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò khá cao (35 - 65%).

Theo Giang Hoàng Hà và cs. (2008) [8], tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò sữa tại

khu vực Hà Nội là 29,45%, trong đó, bê có tỷ lệ nhiễm là 22,03%, bò tỷ lệ nhiễm

là 34,48%.

Geurden T. và cs. (2008) [97] thông báo, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò 3 -

24 tháng tuổi ở khu vực xung quanh Hà Nội là 28%, tỷ lệ này là 39% ở trâu, bò

trưởng thành.

Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Thị Kim Lan (2009) [10] đã xét nghiệm 1.170 mẫu

phân trâu, bò ở một số xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả thấy, có

641 trâu, bò nhiễm sán lá gan, chiếm tỷ lệ 54,79%.

Nguyễn Hữu Hưng (2009) [14] đã kiểm tra 981 mẫu phân bò, kết hợp mổ

khám 309 bò tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp. Tác giả cho biết: bò nhiễm sán lá gan

với tỷ lệ khá cao (53,31%), tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, nhiễm thấp nhất ở

lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (15,31%), cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi (63,09%).

Võ Thị Hải Lê (2010) [36] đã xét nghiệm 269 mẫu phân trâu, bò (150 trâu,

119 bò) tại 2 huyện thuộc tỉnh Nghệ An, tỷ lệ nhiễm là 61,6 % ở trâu và 26,86% ở

bò. Mổ khám 150 trâu và 131 bò, kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ở trâu là 67,76%, ở

bò là 30,68%.

Page 25: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

14

Ngu . (2010) [44

b

2 năm t

F. gigantica.

. (2011) [11

-

0 đến 28%).

Theo Nguyễn Hữu Hưng (2011) [15], tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua xét nghiệm

phân của đàn bò tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Đồng Tháp và An

Giang) là 51,91%, tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò (bò dưới 1 năm tuổi nhiễm

0,43%, bò trên 2 năm tuổi nhiễm tới 62,81%).

Sam Thi Nguyen và cs. (2012) [147] đã xét nghiệm 1.027 mẫu phân bò thu

thập tại 3 tỉnh Bình Định, Khánh Hòa và Phú Yên để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá

gan. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan của bò là 45,3%, trong đó vào mùa

mưa tỷ lệ nhiễm là 50,8%, vào mùa khô là 38,1%. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng dần

theo tuổi bò: bò dưới 2 năm tuổi tỷ lệ nhiễm là 37,6%; bò trên 2 năm tuổi tỷ lệ

nhiễm là 53,7%.

* Tình hình nhiễm sán lá Fasciola của gia súc nhai lại ở nước ngoài

F. hepatica được Linnaeus mô tả năm 1758, còn F. gigantica được Cobbol mô tả

năm 1855 và được Kendall phân loại năm 1965 (Kunio Terasaki và cs., 2010) [22].

Singh N. B. và cs. (1973) [154] đã nghiên cứu và cho biết, tỷ lệ gia súc ở

những khu vực có độ cao dưới 1.800 mét so với mực nước biển tại Nê pan bị nhiễm

sán lá F. gigantica và F. hepatica là 50 - 90%, ước tính thiệt hại kinh tế hàng

năm là 20 triệu đô la Mỹ. Mahato S. N. và cs. (1995) [121] cũng cho biết, với tỷ

lệ nhiễm sán lá gan tương tự ở địa phương khác nhưng thiệt hại về kinh tế thì cao

hơn, khoảng 37 triệu đô la Mỹ /năm (chỉ tính riêng thiệt hại về sản lượng thịt và sữa).

Page 26: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

15

Theo Schenone H. và Rojas A. (1988) [149], tỷ lệ nhiễm sán lá gan của vật

nuôi giết mổ tại các lò mổ ở Chi Lê từ năm 1977 đến 1986 là: bò 19,4 - 34,4%; dê

8,4 - 23,6%; cừu 3,2 - 5,7%; ngựa và lừa 1,8 - 9,3%.

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan ở dê, cừu và bò ở thung lũng Kashmir

- Ấn Độ, Dhar D. N. và cs. (1988) [86] cho biết, tỷ lệ nhiễm qua mổ khám biến

động từ 0 đến 100 %, kiểm tra phân thấy tỷ lệ biến động từ 18,7 đến 55,6%. Dê, cừu

và bò đều bị nhiễm, bò nhiễm cao nhất rồi đến dê và cừu. Sau khi tẩy 2 - 8 tháng,

kiểm tra phân cừu vẫn thấy 8,6 - 27,8% nhiễm sán lá gan. Loài F. gigantica là loài

sán chủ yếu ký sinh ở gan dê, cừu và bò ở Kashmir.

Theo Gargılı A. và cs. (1999) [95], sán lá F. hepatica là loài sán thường tìm

thấy ở cừu và các gia súc nhai lại khác ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Cringoli G. và cs. (2002) [82], có 9 trong số 81 (11,1%) số trang trại chăn

nuôi bò và 8 trong số 197 (4,1%) số trang trại chăn nuôi cừu tại khu vực Apennines -

miền nam Italia bị nhiễm sán lá F. hepatica.

Pfukenyi D. M. và cs. (2004) [138] cho biết, trong vòng 10 năm (1990 - 1999)

nghiên cứu về sự lưu hành của F. gigantica ở trâu, bò tại lò mổ Zimbabwe, tác giả

thấy, trong 2.474.232 trâu, bò giết mổ có 917.565 trâu, bò nhiễm F. gigantica,

chiếm tỷ lệ 37,10%. Trâu, bò ở những vùng mưa nhiều có tỷ lệ nhiễm F. gigantica

cao hơn trâu, bò nuôi ở những vùng khô hạn.

Theo Molina E. C. và cs. (2005) [129], xét nghiệm phân của 252 con bò tại

Mindanao - Phipippin, có 173 con bị nhiễm sán lá gan F. gigantica, chiếm tỷ lệ

68,65%. Tỷ lệ bò nhiễm sán lá gan tăng dần theo tuổi: bò ở các lứa tuổi từ 5 tháng

đến 2 năm tuổi, từ 2 - 4 năm tuổi và trên 4 năm tuổi nhiễm với tỷ lệ lần lượt là 53%,

78% và 82%. Bò đực nhiễm sán với tỷ lệ 62%, tỷ lệ nhiễm ở bò cái là 72%.

Suon S. và cs. (2006) [157] cho biết: qua xét nghiệm phân của 273 con trâu,

bò nuôi tại hai tỉnh Kandal và Kompong Cham - Campuchia thấy: tỷ lệ trâu, bò bị

nhiễm sán lá gan F. gigantica của tỉnh Kompong Cham là 7%, ở tỉnh Kandal là 38%.

Mungube E. O. và cs. (2006) [133] đã nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá F.

gigantica của bò, dê và cừu tại các lò mổ ở khu vực Taveta (Kenya) trong thời gian

16 năm, từ năm 1989 đến 2004. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở

bò, dê và cừu lần lượt là 26%, 6,6% và 5,2%.

Page 27: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

16

Menkir M. Sissay và cs. (2007) [127] đã mổ khám 655 con cừu và 632 con dê

tại các lò mổ ở miền Đông Etiopia trong thời gian từ tháng 5 năm 2003 đến tháng 4

năm 2005. Kết quả cho thấy, cừu và dê ở khu vực này đều bị nhiễm 2 loài sán lá F.

gigantica và F. hepatica. Trong đó, tỷ lệ nhiễm F. hepatica của cừu là 26%, của dê

là 3%; tỷ lệ nhiễm F. gigantica của cừu là 20% và của dê là 10%.

Jill Pleasance và cs. (2011) [110] đã bố trí thí nghiệm so sánh tỷ lệ nhiễm sán

lá F. gigantica và F. hepatica của cừu tại Indonexia. Kết quả cho thấy, trong tất cả

các thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm sán lá F. hepatica đều cao hơn và ảnh hưởng lớn tới

các chỉ số sinh lý của cừu. Sự phát triển của 2 loài sán này cũng được theo dõi và

so sánh trong 12 tuần sau khi nhiễm. Kết quả cho thấy, sán F. hepatica phát triển

trong cơ thể cừu nhanh hơn nhiều so với sán F. gigantica.

Pierre Dorny và cs. (2011) [140] đã nghiên cứu và cho biết, tỷ lệ nhiễm sán

lá gan của trâu, bò tại hai tỉnh Pursat và Kompong Speu ở Campuchia là 5 - 20%.

Kiểm tra tình trạng nhiễm sán lá gan lớn trên dê và cừu tại 3 vùng địa lý của

Na Uy qua xét nghiệm phân và mổ khám từ năm 2007 đến 2010, Atle V. Meling

Domke và cs. (2013) [65] cho biết, có 18,18% trong số 77 đàn cừu nhiễm sán lá F.

hepatica, trong khi không có con dê nào trong số 33 đàn dê bị nhiễm sán này.

Kozłowska Loj J. và Maczulska Loj A. (2013) [119] cho biết, tỷ lệ bò nhiễm

sán lá F. hepatica qua mổ khám tại các lò mổ ở tỉnh Lublin - Ba Lan từ năm 2009

đến năm 2012 là 11,97%.

Kiziewicz B. (2013) [117] đã kiểm tra 178 con bò rừng Bizon ở vườn quốc gia

Białowieża, Ba Lan, thấy có 63 con bị nhiễm sán lá F. hepatica (chiếm 35,3%),

trong đó bò trưởng thành bị nhiễm với tỷ lệ cao nhất (61,9%) và bê nhiễm với tỷ

lệ 20,63%.

Jean - Richard V. và cs. (2014) [109] đã nghiên cứu và cho biết tỷ lệ nhiễm

sán lá gan F. gigantica qua mổ khám 616 dê, 132 cừu và 130 bò ở phía Đông Nam

khu vực hồ Chad - Nigeria lần lượt là 12%, 23% và 68%. Trong số 200 con dê, cừu

và bò nhiễm sán có 106 con (53%) bị nhiễm từ 1 - 10 sán /con, 36 con (18%) bị

nhiễm từ 11 - 100 sán /con và 58 con (29%) bị nhiễm trên 100 sán /con.

Page 28: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

17

Ali Khanjari và cs. (2014) [60] đã mổ khám 2.391 con cừu và dê tại các lò mổ ở

khu vực Amol, miền Bắc Iran để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan Fasciola spp.. Kết

quả cho thấy dê, cừu ở đó bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 6,6%, trong đó tỷ lệ nhiễm

trong mùa Xuân là cao nhất (8,3%), sau đó đến mùa Thu (8,1%), mùa Đông (5,9%)

và thấp nhất là vào mùa Hè (4%). Tác giả cũng cho biết, không có sự khác nhau rõ rệt

về tỷ lệ nhiễm giữa cừu đực và cừu cái, giữa dê đực và dê cái.

1.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại

* Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ:

Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn

tại và phát triển của ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện ẩm ướt, mưa

nhiều tạo ra môi trường nước, giúp ốc nước ngọt sống và sinh sản thuận lợi.

Theo nhiều tác giả trong nước và trên thế giới, bệnh sán lá gan lớn thường

phát triển theo mùa. Vào mùa mưa, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở gia súc cao hơn

nhiều so với mùa khô (Ripert C. và cs., 1987) [165].

Trịnh Văn Thịnh (1963) [49], Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978)

[50], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17], Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2012)

[29]... đều cho biết, gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan nhiều hơn vào mùa vật chủ

trung gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với

những năm nắng ráo và khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí hậu.

Mùa Hè và đầu mùa Thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa khác

trong năm. Cuối mùa Thu và mùa Đông bệnh thường phát ra.

Khác với điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam, ở một số quốc gia khác có

mùa nóng kèm theo sự khô hạn và thiếu nước. Điều này dẫn đến sự khác nhau về tỷ

lệ nhiễm sán lá gan theo mùa.

Claxton J. R. và cs. (1997) [79] cho biết, tại Peru, bò bị nhiễm sán lá gan chủ

yếu từ tháng 12 tới tháng 5 và bị nhiễm rất ít hoặc không bị nhiễm sán vào thời gian

từ tháng 6 tới tháng 8 hàng năm.

Tại Tabasco - Mexico, Rangel - Ruiz L. J. và cs. (1999) [141] đã tiến hành các

nghiên cứu trên bò và thấy rằng, bò bị nhiễm sán lá gan vào thời gian từ tháng 9 đến

tháng 5 năm sau cao hơn so với thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8.

Page 29: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

18

Một kết quả khảo sát trong vòng 5 năm tại các lò mổ ở Iran, Ansari - Lari M.

và Moazzeni M. (2006) [62] cho thấy, gia súc bị nhiễm sán lá gan lớn vào mùa

nóng và khô thấp hơn rõ rệt so với mùa lạnh và ẩm.

Theo Bulent Elitok và cs. (2006) [74], bò tại Pêru bị nhiễm sán lá gan nhiều

nhất vào mùa Xuân.

Theo Boray J. C. (2011) [72], tỷ lệ nhiễm sán lá gan thay đổi theo mùa và phụ

thuộc vào tình trạng quản lý gia súc, sự thiếu hụt dinh dưỡng của gia súc, vấn đề

quản lý đồng cỏ và sự phát triển của ốc nước ngọt - vật chủ trung gian của sán lá gan.

Tuy nhiên, một số ít tác giả lại có ý kiến trái ngược các kết quả nghiên cứu ở

trên. Conceição M. A. P. và cs. (2004) [81], Phiri A. M. và cs. (2005) [139] lại cho

rằng mùa vụ không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở súc vật nhai lại.

* Yếu tố vùng và địa hình:

Vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song có liên quan chặt chẽ với

nhau. Các vùng khác nhau có địa hình không giống nhau. Địa hình là yếu tố quan

trọng quyết định sự khác nhau giữa các vùng.

Các vùng khác nhau trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều thuộc

bốn loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi.

Hầu hết các nhà ký sinh trùng học đều thống nhất rằng, gia súc nhai lại ở vùng

đồng bằng nhiễm sán lá gan nhiều nhất, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần đối với

các đàn gia súc nhai lại ở vùng ven biển, vùng trung du và vùng núi. Về nguyên

nhân dẫn đến quy luật này, các tác giả (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [49]; Phạm Văn

Khuê và Phan Lục, 1996 [17]; Soulsby E. J., 1987 [166]; Kaufmann J., 1996

[114]...) đều giải thích: vùng đồng bằng có nhiều hồ, ao, kênh, rạch, có điều kiện

cho ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan sống và sinh sản. Các kiểu địa hình khác

thì vấn đề này hạn chế hơn so với đồng bằng.

Phan Địch Lân (2004) [33] đã xét nghiệm phân của 7.359 trâu, bò ở 26 tỉnh

miền Bắc Việt Nam, kết quả thấy: trâu, bò ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan

nhiều nhất, sau đó đến vùng trung du, vùng ven biển và miền núi (bình quân tỷ lệ

nhiễm sán ở các vùng điều tra như sau: vùng đồng bằng 19,6% - 61,3%, vùng trung

du 16,4% - 50,2%, vùng ven biển 13,7% - 39,6% và vùng núi 14,7% - 44,0%).

Page 30: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

19

Kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Khương và cs. (2001) [18] cho thấy, ở nước

ta tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trung bình ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74% -

61,09%, ở bò là 30,64%; tỷ lệ này ở trâu tăng dần từ Nam ra Bắc.

Alison Howell và cs. (2012) [61] đã kiểm tra tỷ lệ nhiễm sán lá gan của 239 bò

ở các vùng có độ cao từ 1.112 - 2.072 mét so với mặt nước biển ở vùng núi Elgon,

Uganda. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica của bò giảm khi độ cao

tăng lên. Cụ thể: ở độ cao dưới 1.500 mét tỷ lệ nhiễm là 43,7%, ở độ cao trên 1.500

mét là 1,1%. Đồng thời tác giả cũng cho biết, ốc L. natalensis - ký chủ trung gian

của sán lá gan rất nhiều và phổ biến ở các vùng thấp, càng lên cao ốc càng ít và

không tìm thấy ốc ở độ cao trên 1.800 mét. Như vậy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò có

liên quan trực tiếp với địa hình và sự tồn tại của ốc - ký chủ trung gian.

* Vật chủ cuối cùng của sán lá gan.

Súc vật nhai lại đã được thuần hoá như trâu, bò, dê, cừu đều nhiễm sán lá gan.

Ngoài ra, súc vật nhai lại hoang dã như hươu, nai, hoẵng cũng nhiễm sán lá này.

Các loài vật nuôi khác như thỏ, ngựa, lợn cũng có thể nhiễm sán lá gan. Người cũng

bị nhiễm sán lá gan lớn và hiện nay các ca bệnh sán lá gan lớn trên người vẫn đang tiếp

tục gia tăng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Ở nước ta, theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50], Phạm Văn

Khuê và Phan Lục (1996) [17], loại súc vật nhiễm sán lá gan nhiều nhất là trâu

(79,6%), bò ít hơn (36%), dê ít nhất (20%). Sở dĩ trâu nhiễm sán lá gan nhiều là do

đặc tính ưa nước của chúng (thích ăn gần chỗ có nước, đằm tắm trong nước và uống

nước ở vũng, ao, kênh rạch), trong khi đặc điểm của bò và dê ít ưa nước hơn.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1998) [23], đàn dê địa phương ở Thái Nguyên,

Bắc Kạn, Tuyên Quang và Cao Bằng nhiễm sán lá gan 14,88%, riêng dê trưởng thành

nhiễm 22,86%. Tác giả cho biết: khi thiếu thức ăn, cả đàn dê có thể lội xuống ruộng

nước để ăn cỏ thủy sinh, do đó dễ dàng nuốt phải kén gây bệnh.

Mas - Coma S. và cs. (2009) [125] đã ước tính, có khoảng 2,4 - 17 triệu người

trên thế giới bị nhiễm một hoặc cả hai loài sán F. hepatica và F. gigantica.

Theo thống kê của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, đến

tháng 3 năm 2008, nước ta đã có hơn 5.000 người tại 47 tỉnh thành từ Bắc tới Nam bị

nhiễm sán lá gan lớn (dẫn theo Đặng Thị Cẩm Thạch và cs., 2008) [45].

Page 31: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

20

Issia L. và cs. (2009) [106] đã khảo sát tình hình nhiễm sán lá gan F. hepatica

ở khu bảo tồn động vật hoang dã tại phía Bắc Argentina trong mùa Thu và mùa

Xuân năm 2006. Kết quả cho thấy, dê và lạc đà không bướu bị nhiễm sán lá gan với

tỷ lệ lần lượt là 84% và 0,5%; cừu và hải ly bị nhiễm với cùng tỷ lệ 100%.

Getachew M. và cs. (2010) [96] qua kiểm tra 803 mẫu phân và mổ khám 112

con lừa tại Etiopia từ năm 1994 đến 2004 thấy, lừa bị nhiễm cả hai loài sán F.

gigantica và F. hepatica với tỷ lệ 44,4% và 41,9%. Đồng thời tác giả cũng cho biết,

không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi của lừa (P > 0,05), nhưng lừa

trên 8 năm tuổi có cường độ nhiễm nặng nhất.

Tavassoli M. và cs. (2010) [159] cho biết, ngựa tại vùng Tây Bắc Iran nhiễm

sán lá gan Fasciola spp. với tỷ lệ 3,2%.

Arias M. S. và cs. (2012) [63] đã xét nghiệm 143 mẫu máu của hươu và nai tại khu

vực miền Nam Tây Ban Nha để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá F. hepatica. Các mẫu được

phân tích bằng cách sử dụng kháng nguyên của sán lá để phát hiện kháng thể trong huyết

thanh của súc vật. Kết quả có 3% số hươu và nai bị nhiễm sán lá F. hepatica.

Mezo M. và cs. (2013) [128] đã mổ khám 358 lợn rừng săn bắn được tại

Galicia (Tây Bắc Tây Ban Nha). Tác giả kết luận: tỷ lệ nhiễm sán lá F. hepatica của

lợn rừng là 11,2%, số lượng sán ký sinh /lợn là 1 - 14 sán, trung bình có 2,3 sán ký

sinh trong một lợn.

Về mối liên quan giữa tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan và tuổi vật chủ, các tác

giả đều thống nhất rằng, tuổi súc vật càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm càng tăng

lên (Baldock F. C. và Arthur R. J. (1985) [66], Bouvry M. và Rau M. E. (1986)

[73]…). Một điều dễ nhận thấy là, súc vật tuổi càng tăng lên, thời gian sống càng

dài thì sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải

nang ấu (Adolescaria) càng cao. Mặt khác, sán gan trưởng thành có thời gian ký

sinh ở súc vật nhai lại tương đối dài (3 - 5 năm, thậm chí tới 11 năm). Đó chính là

cơ sở khoa học giải thích cho quy luật nhiễm sán lá gan theo tuổi vật chủ.

Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết, trâu dưới 3 năm tuổi chỉ nhiễm sán lá gan

17,2% - 22,0%; trâu 3 - 5 năm tuổi nhiễm sán lá gan 31,2% - 40,2%, trâu 5 - 8 năm

tuổi nhiễm 42,4% - 57,5%, trâu trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8% - 66,3%, trâu ở độ

tuổi phế canh (loại thải) khi mổ khám thấy tỷ lệ nhiễm tới 84,6% (những trâu này bị

bệnh rất nặng, gan phải huỷ bỏ toàn bộ do xơ gan và có quá nhiều sán ký sinh).

Page 32: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

21

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [25], tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở

dê địa phương cũng tăng lên theo tuổi dê. Dê trên 24 tháng tuổi nhiễm sán lá gan

nhiều và nặng hơn rõ rệt (P < 0,01) so với các lứa tuổi thấp hơn.

Maqbool A. và cs. (2002) [122] đã nghiên cứu và cho biết, trâu trưởng thành

tại Pakistan nhiễm sán lá Fasciola với tỷ lệ 18,45%, còn trâu chưa trưởng thành

nhiễm với tỷ lệ thấp hơn (11,36%).

Nguyễn Hữu Hưng (2009) [14] đã xét nghiệm 981 mẫu phân bò và mổ khám

309 bò tại 4 huyện ở tỉnh Đồng Tháp. Tác giả cho biết, bò ở Đồng Tháp nhiễm sán

lá gan với tỷ lệ khá cao (53,31%), tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm

thấp nhất ở bò dưới 1 năm tuổi (15,31%) và cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi (63,09%).

Ngược lại các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên, Khan M. K. và cs.

(2009) [116] cho biết, không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi

ở bò tại Pakistan.

Trong tự nhiên, nguồn gieo rắc mầm bệnh chủ yếu là súc vật nuôi (trâu, bò,

dê, cừu...) và những dã thú mang sán gan. Trứng sán thường xuyên theo phân của

súc vật ra ngoài. Mỗi súc vật đã nhiễm sán hàng năm thải số lượng trứng sán khá

lớn ra đồng cỏ và các bãi chăn thả. Những đồng cỏ ẩm thấp, lầy lội là những nơi

thuận lợi cho trứng sán gan nở thành Miracidium, thuận lợi cho vật chủ trung gian

của Fasciola tồn tại và phát triển, từ đó thuận lợi cho sán hoàn thành giai đoạn ấu

trùng trong vật chủ trung gian.

* Ốc Lymnaea - vật chủ trung gian của sán lá gan và đặc điểm sinh học

của chúng

Sự phân bố các loài ốc - vật chủ trung gian của sán lá Fasciola phụ thuộc vào các

vùng địa lý khác nhau. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17], Kaufmann J.

(1996) [114], vật chủ trung gian của sán lá gan là các loài ốc nước ngọt họ Lymnaea như

L. auricularia, L. swinhoei, L. viridis, L. truncatula, Radix ovata...

Phan Địch Lân (1980) [30] đã tổng hợp và cho biết: loài ốc - vật chủ trung gian

của F. gigantica ở ấn Độ là L. acuminata, ở châu Phi là L. natalensis, ở Pakistan là L.

permisca, ở Apganixtan là L. luteola, ở Malayxia là L. auricularia, ở Nhật Bản là L .

pervia, ở Indonesia và Philippine là L. viridis, ở Hungari là L. truncatula...

Page 33: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

22

Theo Torgerson P. và cs. (1999) [160], trên thế giới có khoảng 20 loài ốc Lymnaea là

vật chủ trung gian của 2 loài sán F. gigantica và F. hepatica (L. stagnalis, L. pergera, L.

tomentosa, L. truncatula, L. palustris, L. swinhoei, L. viridis…).

Trong vùng Altiplano - phía Bắc Bolivia, bệnh sán lá gan ở người và vật nuôi chỉ

do loài F. hepatica gây ra, trong đó tỷ lệ và cường độ nhiễm ở người khá cao (Mas -

Coma S. và cs., 1999 [123]). Ốc L. truncatula là vật chủ trung gian của sán lá F.

hepatica ở các khu vực này (Mas - Coma S. và cs., 2001) [124].

Kendall S. B. và McCullough F. S. (1951) [115] cho biết, ốc L. truncatula -

vật chủ trung gian của sán lá F. hepatica có số lượng Cercaria thoát ra ngoài nhiều

nhất ở nhiệt độ 20oC và giảm dần khi nhiệt độ giảm.

Theo Harris R. E. và Charleston W. A. (1980) [102], vật chủ trung gian của

sán F. hepatica ở New Zealand là những loài ốc bản địa L. tomentosa, L. columeua

và L. truncatula.

Một loài ốc khác, loài L. ollula là vật chủ trung gian của sán lá F. gigantica ở

Nhật Bản (theo công bố của Ueno H. và cs., 1975 [162]), ở Hawaii (theo công bố

của Alicata J. E., 1938) [59].

Theo Jorgen Hansen và Brian Perry (1994) [112], nhiệt độ thích hợp nhất cho

sự phát triển của ốc là 15 - 26oC, ở nhiệt độ này ốc đẻ số lượng trứng rất lớn. Trứng

nở trong vòng 2 tuần và sau 1 tháng thành ốc trưởng thành. Một con ốc trong vòng

10 - 12 tuần có thể sinh sản ra hàng ngàn con ốc. Ở nhiệt độ dưới 10oC, ốc không

phát triển và ngừng hoạt động. Tuy nhiên, ốc có thể chui vào bùn và sống trong điều

kiện bất lợi nhiều tháng.

Mặc dù là động vật thủy sinh, nhưng ốc - vật chủ trung gian của sán lá F.

gigantica có thể sống trong điều kiện khô hạn trong một thời gian nhất định, vì thế

Mahato S. N. và cs. (1995) [121] đã cho rằng, sự ngủ hè của ốc có thể đóng vai trò

quan trọng trong dịch tễ của bệnh sán lá gan ở Nepal. Tác giả đã quan sát thấy ốc L.

viridis sống ở bùn khô ít nhất trong một tháng. Tuy nhiên, những loài ốc này thường

không vùi mình xuống bùn khi hết nước, mà vẫn nằm trên bề mặt bùn. Vì vậy, ốc

dễ bị khô hơn và dễ bị vật ăn mồi ăn hơn so với khi chúng vùi mình trong đất. Tuy

nhiên, khi không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ốc vẫn sống và đẻ trứng trong một

số tuần sau khi môi trường sống của chúng đã bị khô hạn.

Page 34: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

23

Phan Địch Lân và cs. (1985) [31] đã khảo sát đặc điểm sinh học của ốc - vật

chủ trung gian của sán lá F. gigantica ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho biết, vật

chủ trung gian của sán lá F. gigantica là hai loài ốc nước ngọt thuộc giống

Lymnaea: L. swinhoei và L. viridis. Loài L. swinhoei có vỏ mỏng, dễ vỡ, không có

nắp miệng, dài 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân, vỏ

loe ra như vành tai. Loài L. viridis có vỏ mỏng, không có nắp miệng, dài 10 mm, vỏ

dễ vỡ, có 4 - 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng lớn. Ốc L. viridis thường sống ở

những nơi nước xâm xấp. Ốc L. swinhoei thường sống trôi nổi ở cống, rãnh, ao, hồ.

Hai loài ốc này đẻ trứng thành ổ. Sau khoảng 7 ngày trứng nở thành ốc con. Trong

điều kiện nhiệt độ ở nước ta, ốc đẻ quanh năm và quanh năm có ốc con được nở ra.

Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết: ốc L. swinhoei phân bố nhiều hơn ở

vùng đồng bằng, trong khi ốc L. viridis phân bố nhiều hơn ở vùng núi, trung du

và ven biển. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hai loài ốc này đều xuất

hiện trong cả 12 tháng của năm, nhưng mật độ khác nhau theo vùng (vùng đồng

bằng có mật độ ốc L. swinhoei cao hơn và phân bố đều trong năm, còn ốc L.

viridis thì xuất hiện với mật độ cao hơn ở vùng núi và trung du). Tác giả nhận

xét rằng, ốc L. swinhoei chịu nước hơn, còn ốc L. viridis chịu cạn hơn. Có thể

phân biệt ốc L. swinhoei và L. viridis bằng sự khác nhau của các vòng xoáy vỏ,

vành miệng, chỉ số chiều cao lỗ miệng.

Cấu tạo Loài L. swinhoei Loài L. viridis

Nắp miệng Không có Không có

Các vòng xoáy của vỏ Nhô cao Nhô cao

Vành miệng Loe rộng như vành tai Thu nhỏ lại

Chỉ số chiều cao lỗ

miệng Gấp 3 lần chiều cao tháp ốc

Bằng hoặc nhỏ hơn

chiều cao tháp ốc

Theo Phan Địch Lân (2004) [33], ở Bình Định có loài ốc L. viridis và L.

swinhoei là vật chủ trung gian của sán lá F. gigantica. Trong điều kiện nhiệt độ 27 -

35oC, thời gian phát triển từ trứng sán đến nang sán là 42 - 58 ngày, trong đó thời

gian phát triển ở trong ốc - vật chủ trung gian là 31 - 40 ngày.

Page 35: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

24

Theo Nguyễn Trọng Kim và cs. (1996) [19], trong điều kiện tự nhiên, khí hậu,

thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ trung bình mùa Đông là 12 -

20oC, mùa Hè là 28 - 30

oC, ẩm độ thường xuyên là 80 - 81% tạo điều kiện thuận lợi

cho ốc L. viridis và L. swinhoei phát triển liên tục trong năm, đồng thời trứng sán

cũng dễ dàng phát triển. Miracidium luôn có mặt để nhiễm vào ốc, đồng thời trong

ốc ấu trùng sán lá gan phát triển qua các giai đoạn từ ấu trùng lông Miracidium đến

ấu trùng đuôi Cercaria.

Đỗ Đức Ngái và cs. (2006) [41] cho biết, trong 1.000 ốc thu thập ở Đắk Lắk

có 2 loài phổ biến là L. swinhoei và L. viridis. Kết quả mổ khám ốc cho thấy, loài L.

swinhoei là vật chủ trung gian của sán lá gan với tỷ lệ nhiễm Cercaria là 4,75%.

Sự tồn tại và phát triển quanh năm của ốc - vật chủ trung gian ở miền Bắc

nước ta là điều kiện quan trọng giúp cho sán lá gan hoàn thành giai đoạn ấu trùng để

trở thành ấu trùng có sức gây bệnh. Đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm sán lá

gan của súc vật nhai lại ở nước ta cao và phổ biến ở tất cả các vùng (Phan Địch Lân,

2004) [33].

Theo Rognlie M. C. và cs. (1996) [143], tỷ lệ ốc L. modicella ở Montana - Mỹ

nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola spp. là 0,032%. Kaplan R. M. và cs. (1997) [113]

cho biết, ốc Fossaria cubensis - vật chủ trung gian của sán lá Fasciola ở Florida -

Mỹ nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ 1,5%. Theo Cucher M. A. và cs. (2006) [83],

tỷ lệ ốc L. columella và L. viatrix tại Argentina nhiễm ấu trùng sán gan với tỷ lệ lần

lượt là 51,3% và 61,8%.

Nguyễn Trọng Kim (1997) [20], Moll L. và cs. (2000) [130] cho biết, giữa tỷ

lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc - vật chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan

của trâu, bò có mối tương quan thuận, nghĩa là, khi tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở ốc nước

ngọt cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá trưởng thành của trâu, bò ở khu vực đó cũng cao và

ngược lại.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan (2001) [25] tại 2 huyện Đồng

Hỷ và Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong 930 ốc L. viridis và L.

swinhoei được kiểm tra có 691 con nhiễm ấu trùng sán lá gan, chiếm tỷ lệ 74,3%.

Theo Rondelaund D. và cs. (2001) [145], tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá F.

hepatica của 2 loài ốc L. truncatula và L. glabra là 1,1% và 0,3%.

Page 36: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

25

Coelho L. H. L. và Lima W. S. (2003) [80] cho biết, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán

lá F. hepatica của ốc L. columella ở Brazil là 0,9 - 5,2%.

Theo Phạm Ngọc Doanh và Nguyễn Thị Lê (2005) [4], chỉ có 0,6% ốc L.

swinhoei và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên (Hà Nội) nhiễm ấu trùng

sán lá gan.

Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết, ốc L. viridis có ưu thế trội hơn, tỷ lệ

nhiễm ấu trùng sán lá gan từ 29% - 86%; còn ốc L. swinhoei tỷ lệ nhiễm từ 14% -

71%. Sự phân bố theo vùng địa lý của hai loài ốc như sau:

Vùng núi: Có 75% là ốc L. viridis, 25% là ốc L. swinhoei

Vùng trung du: Có 66,5% là ốc viridis, 33,5% là ốc L. swinhoei

Vùng ven biển: Có 42% là ốc viridis, 58% là ốc L. swinhoei

Theo Schweizer G. và cs. (2007) [151], Hammami H. và cs. (2007) [101],

Kozak M. và Wedrychowicz H. (2010) [118], tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá F.

hepatica của ốc L. truncatula ở Thụy Sĩ, Tusinia và Ba Lan lần lượt là 7%, 19,2%,

và 26,6%.

Hamed N. và cs. (2009) [100] cho biết, tỷ lệ ốc Bulinus truncatus - vật chủ

trung gian của sán lá F. hepatica ở Tunisia bị nhiễm ấu trùng sán lá này là 39%.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Tân và cs. (2010) [44] về tỷ lệ nhiễm ấu

trùng sán lá gan lớn của ốc - vật chủ trung gian tại một số tỉnh Nam Trung Bộ cho thấy:

trong tổng số 2.412 ốc L. viridis xét nghiệm có 25 con tìm thấy ấu trùng sán lá gan,

chiếm tỷ lệ 1,03%; còn trong tổng số 840 ốc L. swinhoei xét nghiệm có 5 con

nhiễm, chiếm tỷ lệ 0,59%.

Nguyễn Khắc Lực (2010) [39] cho biết, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn

của ốc Lymnaea tại huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam là 0,46%.

Sam Thi Nguyen và cs. (2012) [147] đã kiểm tra 3.269 con ốc L. viridis và

1.128 con ốc L. swinhoei thu thập tại 3 tỉnh Bình Định, Khánh Hòa và Phú Yên. Kết

quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá F. gigantica của 2 loài ốc này lần lượt là

0,95% và 0,62%.

Page 37: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

26

Rojo - Vázquez F. A. và cs. (2012) [144] cho biết, ở điều kiện nhiệt độ 26oC,

trứng sán lá F. hepatica nở thành Miracidium mất 12 ngày, ở điều kiện 10 - 12oC,

thời gian này có thể là từ vài tuần đến 2 tháng.

Ngoài phương pháp ép ốc thông thường, một số tác giả đã sử dụng phương

pháp PCR để xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc. Schweizer G. và cs.

(2007) [151] đã thu thập 4.000 con ốc L. truncatula trong 130 đặc điểm sống

khác nhau của ốc (đồng cỏ, hồ, mương nước…) để kiểm tra tỷ lệ nhiễm ấu trùng

sán lá F. hepatica. Kết quả cho thấy, ốc L. truncatula ở Thụy Sĩ bị nhiễm sán lá gan

với tỷ lệ 7%.

Kozak M. và Wedrychowicz H. (2010) [118] đã thu thập 192 ốc L. truncatula

- vật chủ trung gian của sán lá F. hepatica ở Ba Lan và kiểm tra tỷ lệ nhiễm ấu

trùng sán lá. Kết quả thấy ốc L. truncatula bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ

trung bình là 26,6%, dao động từ 21,4% tới 84,6%

Caron Y. và cs. (2014) [75] cho biết, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola spp.

ở các loài ốc G. truncatula và Radix spp. ở Bỉ là 1,31% và 0,16%.

Tại Việt Nam, Bùi Thị Dung (2012) [6], Dung B. T. và cs. (2013) [91] đã sử

dụng phương pháp PCR và đã phát hiện được các giai đoạn ấu trùng khác nhau của

sán lá F. gigantica trong cơ thể của ốc L. viridis.

* Sức đề kháng của trứng và ấu trùng sán lá Fasciola

Trứng sán lá Fasciola được thải theo phân súc vật nhai lại ra môi trường ngoại

cảnh. Trứng sán rất nhậy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh

sáng mặt trời. Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày.

Trong điều kiện khô hạn, vỏ trứng nhăn nheo, biến đổi hình dạng và bị chết sau 1 - 1,5

ngày. Ở môi trường ẩm ướt, trứng có khả năng sống khá lâu (trong phân hơi ẩm, trứng

tồn tại đến 8 tháng). Dưới ánh nắng chiếu trực tiếp, trứng chết nhanh. Phôi bị chết sau 2

ngày ở nhiệt độ thấp (-15oC -5

oC). Ở nhiệt độ 10 - 20

oC, trứng ngừng phát triển. Ở

nhiệt độ 40 -50oC, phôi chết sau vài phút (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [17].

Khi phát triển đến giai đoạn có sức gây bệnh thì sức đề kháng của ấu trùng sán

lá gan (Adolescaria) tăng lên rõ rệt. Adolescaria có thể tồn tại ở nhiệt độ -6oC -

4oC. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, những Adolescaria có trong cỏ khô bị ẩm và

trong môi trường nước có thể tồn tại đến trên 5 tháng (Kaufmann J., 1996) [114].

Page 38: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

27

Thời gian phát triển của trứng sán lá gan phụ thuộc vào nhiệt độ: khoảng 60

ngày ở 12oC, 10 ngày ở 30

oC (Soulsby E. J., 1987) [166]. Ở cao nguyên Kenya,

nhiệt độ trung bình 10 - 22oC, sự phát triển của trứng F. gigantica là 52 - 109 ngày,

trong khi ở nhiệt độ ổn định 26oC, thời gian phát triển là 17 ngày (Dinnik J. A. và

Dinnik N. N., 1963) [87].

1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do sán lá gan gây ra ở gia súc nhai lại

Súc vật nhai lại bị bệnh sán lá gan thể hiện những biến đổi cơ bản ở gan và

ống mật do tác động của Fasciola gây ra.

Theo các nhà ký sinh trùng học, sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các tác

động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động mang

trùng. Khi súc vật mới nhiễm bệnh, sán non di hành trong cơ thể làm tổn thương

niêm mạc ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một số ấu trùng có thể theo máu di

chuyển “lạc chỗ” đến phổi, lách, tuyến tuỵ... gây tổn thương và xuất huyết nặng

hoặc nhẹ. Sán non xuyên qua các nhu mô gan, làm tổ chức gan bị hủy hoại, tạo ra

những đường di hành đầy máu và mảnh tổ chức gan bị phá huỷ. Gan bị viêm từ nhẹ

đến nặng tuỳ theo số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể. Súc vật bị thiếu máu do xuất

huyết, có thể chết do mất nhiều máu.

Tác động cơ giới của sán còn tiếp tục khi sán đã vào ống dẫn mật, tiếp tục tăng

lên về kích thước và phát triển thành sán trưởng thành. Sán trưởng thành thường

xuyên kích thích niêm mạc ống mật bằng giác miệng, giác bụng và các gai cutin

trên cơ thể, gây viêm ống mật. Số lượng sán nhiều có thể làm tắc ống mật, mật ứ lại

không xuống ruột được sẽ ngấm vào máu, gây hiện tượng hoàng đản.

Trong quá trình ký sinh, sán thường xuyên tiết độc tố. Độc tố tác động vào

thành ống mật và mô gan, gây ra những biến đổi đại thể và vi thể, làm tăng quá

trình viêm. Đồng thời, độc tố của sán còn hấp thu vào máu, gây hiện tượng trúng

độc toàn thân, gây huỷ hoại máu, làm biến đổi protein trong máu, làm albumin

giảm, globulin tăng. Độc tố của sán còn làm tăng số lượng bạch cầu (đặc biệt là

bạch cầu ái toan), tác động vào thần kinh, làm cho con vật có triệu chứng thần kinh

(run rẩy, đi xiêu vẹo...). Độc tố của sán lá gan tác động vào thành mạch máu, làm

tăng tính thấm của thành mạch, gây hiện tượng thuỷ thũng. Cũng do tác động của

độc tố mà giữa những tiểu thuỳ gan có hiện tượng thâm nhiễm huyết thanh và tế

Page 39: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

28

bào, hình thành nên các mô liên kết mới dọc theo các vách ngăn của tiểu thùy gan

và quanh ống mật, vì vậy thành ống mật dày lên. Quá trình viêm kéo dài làm cho

các tế bào tổ chức liên kết tăng sinh, thay thế những tế bào gan, gây hiện tượng xơ

gan và teo gan. Khi súc vật nhiễm sán lá gan nặng, hiện tượng xơ gan chiếm diện

tích lớn của gan, làm cho chức năng của gan bị phá huỷ, từ đó dẫn đến hàng loạt rối

loạn khác như rối loạn cơ năng tiêu hóa của dạ dày - ruột, thiếu máu, suy nhược,

gầy dần, cổ chướng, xoang phúc mạc tích nước.

Một tác động quan trọng của sán lá gan khi ký sinh là chiếm đoạt máu của vật

chủ. Sán lá gan hút máu vật chủ để sống và sinh sản. Bằng phương pháp phóng xạ,

người ta đã thấy mỗi sán Fasciola ký sinh ở ống dẫn mật lấy mất 0,2 ml máu của ký

chủ mỗi ngày. Như vậy, nếu súc vật có ít sán ký sinh thì lượng máu mất đi không

nhiều, nhưng nếu mỗi súc vật có hàng trăm sán ký sinh thì lượng máu bị chúng

chiếm đoạt sẽ rất nhiều (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [17].

Ngoài các tác động gây bệnh trên, trong khi di hành, sán non còn mang theo

các loại vi trùng từ bên ngoài vào máu, vào gan và những cơ quan khác, gây ra

những bọc mủ hoặc gây bệnh truyền nhiễm khác.

Tất cả những tác động kể trên của sán lá gan làm cho sức đề kháng của cơ thể

vật chủ giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh khác, hoặc làm cho các bệnh đang

có trong cơ thể súc vật nặng thêm lên (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2008) [27].

Triệu chứng lâm sàng là sự biểu hiện ra bên ngoài của các biến đổi bên trong do

tác động gây bệnh của sán lá gan. Triệu chứng ở súc vật nhai lại biểu hiện nặng hay

nhẹ còn phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán, tình trạng sức khoẻ và tuổi súc vật, tình

trạng chăm sóc quản lý...

Thể cấp tính thường gặp ở trâu, bò 1,5 - 2 năm tuổi trong giai đoạn sán non di

hành hoặc khi nuôi dưỡng, chăm sóc kém (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [17].

Súc vật biểu hiện: ăn uống sút kém, suy nhược, chướng bụng, ỉa chảy, miệng hôi,

sốt, gan sưng to và đau, thiếu máu, vàng da, đôi khi có triệu chứng thần kinh (lảo

đảo, xiêu vẹo). Súc vật có thể chết do thiếu máu, trúng độc và suy nhược cơ thể.

Thể mãn tính thấy phổ biến ở súc vật trưởng thành, khi súc vật được nuôi

dưỡng tốt và khi sán đã phát triển đến giai đoạn trưởng thành, ký sinh trong ống dẫn

mật với số lượng không nhiều. Thể mãn tính thường xuất hiện sau thể cấp tính 1 - 2

Page 40: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

29

tháng. Con vật bị bệnh ăn uống kém, suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù và dễ

rụng (nhất là lông ở vùng dọc hai bên sườn và dọc xương ức). Xuất hiện thuỷ thũng

ở mí mắt, yếm, ngực, bộ phận sinh dục. Thuỷ thũng ban đầu lúc thấy, lúc không, về

sau thấy liên tục. Con vật nhai lại yếu, khát nước, ỉa chảy xen kẽ táo bón, gầy yếu

dần. Giai đoạn sau ỉa chảy liên tục, con vật gầy rất nhanh. Kiểm tra lâm sàng thấy

gan sưng to và đau. Có thể thấy hiện tượng sảy thai ở bò cái bị bệnh, lượng sữa có

thể giảm 30 - 50%. Triệu chứng thần kinh cũng có thể gặp, song rất ít. Bệnh kéo dài

nhiều tháng, con vật có thể chết do suy nhược toàn thân.

Cawdery M. J. H. và cs. (1977) [77] đã thí nghiệm và cho biết, khi bò bị

nhiễm 54 sán lá F. hepatica ký sinh thì khả năng tăng trọng giảm 8 - 9%, mặc dù

lúc này bò không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Khi gây nhiễm 1.000 Adolescaria

cho bò thì khả năng tăng trọng của bò giảm tới 28%. Đồng thời tác giả còn cho biết,

bò bị giảm cân nhanh nhất là trong 16 tuần đầu sau khi bị nhiễm sán, và vẫn tiếp tục

giảm trong giai đoạn bệnh chuyển sang thể mãn tính.

Phan Địch Lân (2004) [33] đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan nặng, thấy

các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: gầy rạc, suy nhược cơ thể (37/37); phân

nhão không thành khuôn, có lúc ỉa lỏng (32/37); niêm mạc mắt nhợt nhạt, thiếu máu

kéo dài (27/37); lông xù, da mốc, lông dễ rụng (26/37); phân lỏng, thối khắm

(22/37); mắt sâu, có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa chảy kéo dài (13/37); thuỷ thũng ở

nách, hai chân trước, gan sưng to (11/37); thuỷ thũng ở ngực, ức liên tục (9/37).

Nhìn chung, khi súc vật bị bệnh sán lá gan kéo dài, cơ thể suy nhược nặng,

nếu không được điều trị kịp thời thì súc vật thường chết.

Bệnh tích ở súc vật bị bệnh sán lá gan thể hiện khác nhau. Đối với trâu, bò

nhiễm sán nặng, bệnh tích thấy rõ là viêm gan cấp tính: gan sưng to, màu nâu sẫm,

sung huyết, trên mặt gan có thể thấy những đường di hành của sán non tạo thành

những vệt đỏ thẫm, dài 2 - 4 mm, trong có sán non với số lượng nhiều. Lớp thanh

mạc xuất huyết nhẹ, đôi khi có tơ huyết. Khi nhiễm nặng thấy viêm phúc mạc, gan

xuất huyết nhiều, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Ở những súc vật nhiễm sán lá gan trong thời gian dài, gan viêm mãn tính,

những chỗ mô gan bị phá huỷ tạo thành sẹo màu vàng xám. Gan xơ cứng, niêm mạc

ống dẫn mật dày, có hiện tượng canxi hoá mặt trong thành ống. Lòng ống dẫn mật

Page 41: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

30

giãn rộng, chứa đầy dịch màu nâu và sán Fasciola. Khi ống mật bị canxi hoá nhiều,

sán lá gan có thể bị chết hoặc chuyển đến chỗ ít biến đổi hơn.

Ngoài gan và ống mật, đôi khi còn thấy sán ở phổi trâu, bò. Trường hợp này thấy

sán ở trong những bọc to bằng quả trứng gà hoặc nhỏ hơn, trong bọc chứa dịch màu

nâu nhờn và 1 - 2 sán lá gan (Vũ Đức Hạnh, 2009) [9].

Quan sát biến đổi vi thể dưới kính hiển vi thấy: nhu mô gan mất màu, liên bào

ống mật thoái hoá, niêm mạc tăng sinh thành những u, trong u chứa nhiều bạch cầu,

lâm ba cầu, bạch cầu ái toan, đại thực bào chứa đầy sắc tố mật và máu. Quá trình

viêm tăng sinh lan xuống lớp sâu hơn của ống mật: tổ chức liên kết tăng sinh, lan vào

các thuỳ gan làm tan biến tổ chức gan (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [17].

Nghiên cứu bệnh sán lá gan ở trâu, bò, Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết:

khi mổ khám trâu, bò bị bệnh sán lá gan thấy có bệnh tích đặc biệt là gan to rất

nhiều so với bình thường. Gan sung huyết màu đỏ sẫm. Dưới vỏ gan thấy ứ nước,

trên mặt gan có những đường ngoằn ngoèo do sán non di hành. Tổ chức liên kết

phát triển tạo nên những sẹo đặc biệt. Trong gan còn thấy những sán non không đến

được ống dẫn mật, đóng kén và chết trong kén to bằng hạt đậu. Cắt tổ chức gan thấy

lạo xạo do biến chất, thoái hoá. Do tăng sinh tổ chức liên kết nên gan cứng và xơ.

Trường hợp viêm phúc mạc xoang bụng chứa nhiều nước (cổ chướng).

Nguyễn Thị Kim Thành và cs. (1996) [47], Foreyt W. J. và Drew M. L. (2010)

[94] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu, bò bị bệnh sán lá gan, kết

quả cho thấy: số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch

cầu tăng, công thức bạch cầu thay đổi nghiêng về bạch cầu ái toan. Cũng theo các

tác giả trên, sán lá gan thường gây tổn thương gan và có thể gây nên những biến

chứng nặng nề ở vật chủ. Trâu, bò được coi là vật chủ chính của sán lá gan lớn và

người là vật chủ tình cờ do ăn sống rau thủy sinh bị nhiễm ấu trùng sán lá gan có sức

gây bệnh.

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [15] đã nghiên cứu bệnh tích vi thể của gan nhiễm

sán lá gan và cho biết: có nhiều sán non cư trú trong nhu mô gan, số lượng ống dẫn

mật tăng sinh; nhu mô gan xuất huyết, ứ huyết; gan vàng, một số vùng trên nhu mô

gan bị hoại tử; xuất hiện các ổ mủ trong nhu mô gan, các hạt mỡ to nhỏ chứa đầy

trong tế bào gan; trong nhu mô gan xuất hiện các tổ chức xơ.

Page 42: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

31

Edith R. và cs. (2012) [92] đã thí nghiệm gây nhiễm với liều 800 Adolescaria

của sán lá F. gigantica /trâu cho 4 trâu Murrah 12 -15 tháng tuổi tại Ấn Độ, sau đó

theo dõi sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý máu trâu gây nhiễm. Kết quả cho thấy, trâu

thí nghiệm có hàm lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan tăng và số lượng hồng cầu

giảm, tốc độ lắng hồng cầu tăng lên rõ rệt so với nhóm trâu đối chứng (P < 0,01).

Ngoài trâu và bò, các súc vật nhai lại như dê, cừu cũng bị nhiễm sán lá gan với

những dấu hiệu lâm sàng và biến đổi bệnh lý rõ rệt.

Theo Holmes P. H. và cs. (1968) [104], dê, cừu bị bệnh Fasciola có triệu

chứng thiếu máu nặng và thay đổi protein huyết thanh. Thiếu máu là do sán non di

hành gây xuất huyết và sán trưởng thành hút máu ký chủ. Lượng máu mà mỗi sán

đoạt của ký chủ xấp xỉ 0,5 ml /ngày.

Reid J. F. S. (1973) cho biết, có sự thay đổi protein huyết thanh của những dê

bị nhiễm sán lá gan. Sự thay đổi này xảy ra sớm, ngay trong giai đoạn sán non di

hành. Đó là sự tăng globulin và giảm albumin huyết thanh.

Gây nhiễm thực nghiệm sán lá gan cho dê và theo dõi diễn biến bệnh lý,

Rushton B. và Murray M. (1977) [146] thấy, sự di chuyển của sán non đã tạo ra

những đường di hành ở gan và phá huỷ cấu trúc nhu mô gan, gây viêm gan. Sự di

hành của sán cũng gây nghẽn tĩnh mạch ở gan và làm gan bị sung huyết. Sau đó, sự

cản trở máu chảy dẫn đến thoái hoá và hoại tử các nhu mô gan. Sự hàn gắn và tái

sinh của những tổn thương này bắt đầu vào khoảng 4 - 6 tuần sau khi nhiễm. Xơ

gan phát triển vào khoảng 12 - 20 tuần sau khi nhiễm.

Dê bệnh thể hiện rõ viêm gan, xơ gan, giãn mạch quản, ống dẫn mật có

nhiều sán trong dịch tiết, biểu mô của ống dẫn mật tăng sinh (Nguyễn Thị Kim

Lan, 1999) [24].

Về lâm sàng, dê bị bệnh sán lá gan thể hiện hai thể: thể cấp tính, diễn ra chủ yếu ở

giai đoạn sán non di hành; thể mãn tính thường ở dê trưởng thành. Con vật ăn kém, cơ

thể suy nhược, không theo kịp đàn. Con vật thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù và

dễ nhổ. Triệu chứng ỉa chảy thấy ở 100% dê bệnh với các mức độ khác nhau. Thuỷ

thũng ở ngực, bụng và 4 chân (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 1999 )[24].

Page 43: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

32

Nghiên cứu về bệnh sán lá gan ở dê, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1998) [23]

cho biết, khi dê bị bệnh sán lá gan, số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố

giảm, số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu Eosin tăng cao. Mổ khám 748 dê 1 - 4 năm

tuổi, có 159 dê nhiễm sán F. gigantica. Trong đó có 42 dê có bệnh tích rõ ở gan,

chiếm 26,42%. Bệnh tích đại thể ở gan của những dê nhiễm sán lá gan nặng được

tác giả mô tả như sau: gan sưng to, bề mặt gan gồ ghề, không bằng phẳng. Sờ gan

thấy cứng và thô hơn so với gan bình thường. Màu sắc gan không đồng nhất, có

những vệt trắng xám loang lổ hoặc những vệt đỏ thẫm trên mặt gan. Ở bề mặt và

trong gan có những nốt hoại tử màu trắng xám to bằng hạt đậu xanh. Ống dẫn mật

viêm và xơ hoá, nổi như dây chằng màu trắng ở mặt dưới gan. Cắt gan thấy dai và

nghe tiếng “soạt” như cắt xơ mướp. Dùng kéo cắt dọc ống dẫn mật thấy cứng, thành

ống mật dày lên, xù xì, lòng ống mật chứa đầy dịch màu nâu sẫm, nhờn và có nhiều

sán Fasciola. Tác giả còn cho biết, trong 159 dê nhiễm sán lá gan mổ khám, có 42

dê phải huỷ bỏ gan do gan bị cứng, viêm và xơ gan.

Phan Địch Lân và cs. (2002) [32] đã tổng hợp những nghiên cứu về bệnh sán lá

gan của dê địa phương ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Qua theo dõi bệnh

lý và lâm sàng của nhiều dê bị bệnh, các tác giả cho biết: sau khi dê nuốt phải kén

Adolescaria vài ngày, sán non di hành gây tổn thương thành ruột, thành mạch quản,

nhu mô gan, lách, phổi, cơ hoành, tuyến tụy, gây xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Thường

thấy dê bị viêm gan, thiếu máu do xuất huyết. Sán trưởng thành kích thích niêm mạc

ống dẫn mật, gây viêm ống dẫn mật. Có những dê bị tắc ống mật do số lượng sán

quá nhiều, mật thấm vào máu, sinh ra hoàng đản. Sán thường xuyên tiết độc tố làm

biến đổi thành ống dẫn mật và mô gan. Độc tố hấp thu vào máu gây trúng độc toàn

thân. Độc tố còn phá hoại máu, làm tăng bạch cầu Eosin và tăng nhiệt độ cơ thể.

Độc tố tác động vào hệ thần kinh của dê, tác động vào các thuỳ gan làm tổ chức liên

kết tăng sinh, thoái hoá nhu mô gan, gây xơ gan, chức năng gan bị phá huỷ dẫn đến

rối loạn chức năng tiêu hóa của dê.

1.2.3. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra

Việc chẩn đoán có thể tiến hành trên súc vật còn sống hoặc đã chết. Tuỳ điều

kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp.

Page 44: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

33

Để chẩn đoán bệnh do Fasciola gây ra trên súc vật còn sống, có thể áp dụng

các biện pháp như: chẩn đoán lâm sàng kết hợp với tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ

học, xét nghiệm phân con vật nghi bệnh và chẩn đoán miễn dịch học.

Những biểu hiện của súc vật nhai lại như: suy nhược, rụng lông, phù thũng ở

ngực, ức, thiếu máu, tiêu chảy... thường được nghi ngờ là triệu chứng lâm sàng của

bệnh sán lá gan. Tuy nhiên, các biểu hiện trên không chỉ thấy ở bệnh do Fasciola

gây nên mà có thể thấy ở nhiều bệnh khác. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng không phải

là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh.

Những dẫn liệu dịch tễ học của bệnh cần được xem xét, trong đó có yếu tố

mùa vụ, vùng và tuổi súc vật bệnh. Song, những dẫn liệu này cũng không phải là sở

cứ có tính quyết định trong chẩn đoán bệnh sán lá gan.

Việc xét nghiệm phân của súc vật nhai lại tìm trứng sán lá gan là biện pháp

chẩn đoán quan trọng nhất để xác định con vật có bị bệnh sán lá gan hay không.

Thường dùng phương pháp lắng cặn Benedek (1943). Theo Phạm Văn Khuê và

Phan Lục (1996) [17], phương pháp này phổ biến nhưng chưa phát hiện được tất cả

mọi gia súc nhiễm sán Fasciola, nhất là ở những súc vật nhiễm ít hoặc ở giai đoạn

sán còn non. Khi xét nghiệm phân, cần phân biệt trứng Fasciola với trứng

Paramphistomum ký sinh ở dạ cỏ để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Sothoeun S. (2006) [155] đã nghiên cứu và cho biết, có tới 27% số bò mổ

khám có sán lá F. gigantica trong gan, nhưng khi xét nghiệm phân lại cho kết quả

âm tính (trường hợp này là âm tính giả).

Một số phương pháp miễn dịch phát hiện súc vật nhiễm sán lá gan đã được sử

dụng như phương pháp miễn dịch gắn men ELISA, phương pháp miễn dịch huỳnh

quang... Tuy nhiên, do khó khăn về trang thiết bị và việc chế kháng nguyên chuẩn

nên các phương pháp này còn ít được dùng trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng nói

chung và bệnh sán lá gan nói riêng. Tại Việt Nam, Lương Tố Thu và cs. (1997)

[52], Nguyen T. G. T. và cs. (2011) [135] đã dùng kháng nguyên tự chế từ loài F.

gigantica ký sinh trên trâu, bò Việt Nam, sử dụng trong phản ứng ELISA để chẩn

đoán bệnh sán lá gan trâu, bò và thu được kết quả tốt.

Nhiều tác giả nước ngoài đã áp dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh

sán lá gan ở súc vật nhai lại tại Australia (Molloy J. B. và cs., 2005 [131]), tại Anh

Page 45: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

34

(Catherine M. McCann và cs., 2010) [76]) tại Bỉ (Charlier J và cs. 2009 [78],

Bennema S. J. và cs., 2009 [67], Bennema S. C., 2011 [68] … Các tác giả cho biết,

ELISA là phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá gan hiệu quả, có độ nhạy và độ đặc

hiệu cao.

Khi súc vật đã chết, cần tiến hành mổ khám tìm sán lá gan ở giai đoạn ấu trùng

và trưởng thành trong gan và ống dẫn mật. Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán

chính xác hơn cả, vì tìm được cả sán non ở giai đoạn di hành, tìm thấy sán cả trong

những súc vật chỉ có rất ít sán ký sinh.

1.2.4. Phòng và trị bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại

1.2.4.1. Điều trị bệnh:

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [29], hiện nay có thể tẩy sán lá gan cho súc

vật nhai lại bằng một trong các loại thuốc sau:

- Thuốc dertil: dertil là thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán lá gan. Tên khác:

menichlofolan, bayer ME 3625, bayer 9015A, bilevon M.

Thuốc dertil được bào chế dạng viên to, có tác dụng diệt sán lá gan trưởng

thành ở gia súc nhai lại, với liều cao còn diệt được cả sán non đang di hành trong

nhu mô gan. Thuốc chỉ cần dùng một liều duy nhất, không cần điều trị lặp lại,

được chỉ định điều trị bệnh sán lá gan cấp tính và mãn tính cho gia súc nhai lại.

Liều sử dụng cho bò là 5 - 6 mg /kg TT; cho trâu là 8 - 9 mg /kg TT; cho dê, cừu

là 5 - 8 mg /kg TT .

Cho từng cá thể uống thuốc, hoặc gói thuốc vào lá chuối non, đưa sâu vào

miệng cho con vật nuốt.

- Thuốc fasiolid (tên khác: fasciolidum):

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch màu vàng nâu, chứa 25% hoạt chất

nitroxynil.

Fasiolid có tác dụng tẩy sán lá gan giai đoạn trưởng thành ở gia súc nhai lại.

Thuốc được sử dụng với liều 0,04 ml /kgTT (1 ml /25 kg TT, tương đương 1 mg hoạt

chất /kg TT). Tiêm dưới da.

Page 46: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

35

- Thuốc tolzan - F (chế phẩm của oxyclozanid), thuốc được bào chế dưới dạng

dung dịch hoặc viên nén, dùng với liều 10 mg /kg TT. Thuốc có tác dụng đặc hiệu

với sán Fasciola trưởng thành và sán non ở trâu, bò, dê, cừu.

Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y thấy phổ biến thuốc tolzan - F dạng viên

nén, cho uống tẩy sán Fasciola với liều 1 viên (1.000 mg) /100 kg TT.

- Thuốc fasinex (chế phẩm của triclabendazole): thuốc có tác dụng diệt cả sán

non và sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật hoặc đang di hành trong các nhu mô

gan (Boray J. C. và cs., 1983 [71]; Fairweather I., 2005 [93]). Fasinex được chỉ định

dùng điều trị bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại với liều 10 - 12 mg /kg TT, cho uống

một liều duy nhất. Thuốc có hiệu lực cao và an toàn cho gia súc dùng thuốc.

Ngoài các thuốc trên, albendazol, bithionol, closantel... cũng có tác dụng tẩy

sán lá gan ở súc vật nhai lại.

Sử dụng thuốc fasinex, liều 12 mg /kg TT tẩy sán lá gan cho trâu, Phan Lục và

Trần Ngọc Thắng (1993) [37] cho biết, thuốc có hiệu lực tẩy và hiệu lực tẩy sạch sán

đều đạt 100%.

(1996) [51

. Tro

.

Lương Tố Thu và cs. (1997) [52] đã đánh giá về hiệu lực của các thuốc trị sán

lá gan qua kết quả thử nghiệm trên trâu, bò Việt Nam. Các tác giả khuyến cáo rằng,

nên sử dụng thuốc fasinex - 900 dạng viên (1 viên dùng cho 75 - 100 kg TT) hoặc

fasinex - 900 dạng sữa (liều 10 ml /100 kg TT) để đạt hiệu lực tẩy sán lá gan cao.

Trần Minh Châu (1998) [2] đã tẩy sán lá gan cho trâu, bò bằng thuốc

tetracloruacacbon (CCl4), hỗn hợp với dầu parafin với lượng bằng nhau. Hỗn

hợp này được sử dụng tiêm cho trâu với liều 5 ml /100 kg TT, tiêm cho bò với

liều 4 ml /100 kg TT. Để tránh trúng độc, tác giả khuyến cáo nên trợ sức bằng

cafein hoặc long não trước khi tiêm thuốc. Sau đó, dùng bơm tiêm có kim dài 15

cm, tiêm thuốc thẳng vào dạ cỏ để tẩy sán lá gan cho trâu, bò.

Page 47: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

36

Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2000) [25] đã thử nghiệm một số thuốc tẩy sán lá

gan cho dê địa phương ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Kết quả cho thấy: thuốc

dertil (liều 5 - 8 mg /kg TT) có tác dụng tẩy sạch sán lá gan là 100% và an toàn đối

với dê; thuốc fasiolid (liều 0,04 ml /kg TT) có hiệu lực tẩy sạch là 95% và tương đối

an toàn cho dê; thuốc vermitan (chứa 20% albendazol, liều 35 mg /kg TT) đạt hiệu

lực tẩy sạch và tỷ lệ an toàn đều là 100%, ngoài ra vermitan còn có tác dụng tẩy cả

sán dây và giun tròn ở dê.

Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết, Hungary đã xây dựng những vùng

không nhiễm sán lá gan bằng cách sử dụng rộng rãi CCl4 trong tẩy sán lá gan. Từ

những năm của thập kỷ 80 người ta đã sử dụng dertil B uống và tiêm cho súc vật

nhai lại. Tỉnh Fejer của Hungary đã mất 20 năm để phòng chống triệt để bệnh

sán lá gan cho trâu, bò. Kết quả là tỷ lệ sán lá gan đã giảm từ 30 - 42 % xuống

chỉ còn 2,66%.

Thử nghiệm 2 loại thuốc dovenix (liều 10 mg /kg TT) và han - dertil B (liều 12

mg /kgTT) tẩy sán lá gan cho bò tại Đắk Lắk, Nguyễn Văn Diễn và cs. (2006) [3] cho

biết: cả 2 loại thuốc này đều có hiệu lực tẩy sạch đạt tới 100% và an toàn đối với bò.

Bulent Elitok và cs. (2006) [74] đã thử nghiệm 4 loại thuốc để tẩy sán lá F.

hepatica ở bò tại Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm albendazole (liều 12 mg /kg TT), rafoxanide

(liều 10 mg /kg TT), triclabendazole (liều 12 mg /kg TT) và clorsulon (liều 2 mg /kg

TT). Kết quả cho thấy, hiệu lực điều trị của 4 loại thuốc trên lần lượt là 66,7%;

68,2%; 78% và 84,2%.

(2009) [10

gan

Quang. Các phác -

gan

(95% - 100%), trâu, bò khỏi tiêu chảy và khả năng phục hồi sức

khỏe nhanh.

Foreyt W. J. và Drew M. L. (2010) [94] đã sử dụng thuốc triclabendazole liều

40 mg /kg TT tẩy sán lá F. hepatica cho 3 bò rừng Mỹ. Quan sát sau điều trị thấy bò

đều an toàn, không có phản ứng sau dùng thuốc, hiệu quả tẩy sán cao.

Page 48: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

37

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [15] đã thử nghiệm 3 loại thuốc praziquantel với

liều 25 mg /kg TT (cho uống), nitroxinil liều 12 mg /kgTT (tiêm dưới da cổ) và

bilevor - M liều 4,5 mg /kgTT (cho uống) để tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Kết quả

cho thấy, cả 3 loại thuốc đều có thể tẩy sạch sán lá gan 100%. Thuốc an toàn và

không gây phản ứng phụ trong quá trình điều trị.

Gần đây có một số thông báo về sự kháng thuốc triclabendazole của sán lá F.

hepatica ở bò tại Argentina (Olaechea F. và cs., (2011) [136], ở bò tại Peru (Ortiz P.

và cs., 2013 [137]), ở bò sữa tại Australia (Yvette M. và cs. (2014) [163]. Tuy

nhiên, chưa có thêm những kết quả nghiên cứu về tình hình kháng thuốc của sán lá

gan ở các quốc gia khác.

1.2.4.2. Phòng bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại

Cơ sở khoa học của các biện pháp phòng bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại

phải dựa vào chu kỳ sinh học của sán Fasciola, đặc điểm sinh học của ốc - vật chủ

trung gian và tình hình dịch tễ của bệnh.

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17], hàng năm nên tẩy sán

Fasciola cho toàn đàn ít nhất 2 lần, lần đầu vào mùa Xuân (trước mùa vật chủ trung

gian phát triển), lần thứ hai vào cuối mùa Thu nhằm diệt những sán đã nhiễm trong

vụ Xuân - Hè, ngăn ngừa bệnh phát ra ở mùa Đông. Trên những đồng cỏ có căn

bệnh tiềm tàng, có thể tiến hành chăn dắt luân phiên giữa súc vật mẫn cảm (trâu, bò,

dê, cừu) với những súc vật ít khả năng cảm nhiễm (ngựa).

Nguyễn Trọng Kim và cs. (1996) [19] đã thử nghiệm tẩy sán lá gan 3 lần /năm

(vào tháng 4, tháng 8 và tháng 2 năm sau) cho trâu, bò ở một số huyện thuộc tỉnh

Nghệ An và Hà Bắc (cũ) bằng thuốc fasciozanida và dertil - B. Tác giả cho biết, tẩy

3 lần /năm đạt hiệu quả cao hơn so với quy trình tẩy sán 2 lần /năm, đồng thời tỷ lệ

tái nhiễm giảm xuống rõ rệt. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan khi bắt đầu cho tẩy năm tiếp

theo chỉ còn biến động 6,34% - 9,14% .

Ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt

các chất hữu cơ trong phân của hệ vi sinh vật để tiêu diệt trứng sán lá gan trong

phân súc vật nhai lại là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Biện pháp này

cho đến nay vẫn được nhiều tác giả đề nghị áp dụng (Phạm Văn Khuê và Phan Lục,

1996 [17], Nguyễn Thị Kim Lan, 2008 [27]).

Page 49: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

38

Việc xử lý các cơ quan có sán Fasciola ký sinh cũng được đề cập để phòng bệnh

cho súc vật nhai lại. Nếu gan nhiễm nhiều sán phải huỷ bỏ (chôn, rắc vôi bột, đốt), hoặc

không huỷ bỏ mà chế biến chín làm thức ăn gia súc sau khi đã loại bỏ và tiêu diệt sán

Fasciola.

Các biện pháp diệt vật chủ trung gian của sán lá gan như tháo cạn nước, làm

khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt; dùng một số chất hoá học có khả năng

diệt ốc (vôi bột, sulfat đồng...); đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và

cá trắm đen; làm đất kỹ để trồng lúa hoặc cây trồng khác (bón vôi, cày ải, tháo khô

ruộng... ) là biện pháp canh tác hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể mật độ ốc -

vật chủ trung gian của sán lá gan.

Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2000) [56] đã đề xuất biện pháp

phòng bệnh sán lá gan cho gia súc nhai lại. Trong đó, diệt ký chủ trung gian bằng

dung dịch CuSO4 (3 - 4%) phun vào cây thuỷ sinh và phun vào cỏ mọc ở dưới

nước để tiêu diệt ốc - ký chủ trung gian là biện pháp được các tác giả khuyến cáo

nên làm.

Để nâng cao sức đề kháng của trâu, bò, cần tăng cường vệ sinh thức ăn, nước

uống. Không chăn thả súc vật nhai lại ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp. Nếu khó

khăn về bãi chăn thả thì chỉ chăn ở bãi chăn lầy lội, ẩm ướt trong vòng 1,5 - 2 tháng,

rồi phải chuyển sang chăn ở bãi khác. Nếu lấy cỏ thủy sinh cho trâu, bò ăn thì phải

cắt cao hơn mặt nước để tránh Adolescaria, sau đó phơi thật khô, bảo quản trong 6

tháng rồi cho gia súc ăn. Nguồn nước uống phải sạch, không có vật chủ trung gian

và Adolescaria (Nguyễn Thị Kim Lan, 2011) [28].

Theo Pierre Dorny (2011) [140], không nhập súc vật nhai lại từ vùng có bệnh khi

chưa kiểm tra bệnh sán lá gan và điều trị triệt để cho những con nhiễm sán.

Lan Anh N. T. và cs. (2014) [120] đã tẩy sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò tại các

xã của miền Bắc Việt Nam bằng triclabendazole rồi theo dõi khả năng tái nhiễm sán

này. Tác giả nhận thấy, sự tái nhiễm bắt đầu xảy ra từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 11,

trùng với thời gian có nhiều mưa trong năm. Đồng thời, khu vực chăn thả trâu, bò

không được tẩy sán bị ô nhiễm trứng sán với mức độ ổn định trong suốt cả năm. Sự ô

nhiễm giảm xuống 50% sau tẩy 20 tuần. Vì vậy, tác giả khuyến cáo: tẩy sán Fasciola

spp. cho trâu, bò vào đầu tháng 4 và lần thứ hai vào giữa tháng 9 hàng năm là đủ để

Page 50: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

39

ngăn chặn sự ô nhiễm khu vực chăn thả gia súc, làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm sán

Fasciola spp. ở gia súc nhai lại.

Vấn đề nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh sán lá gan đã được nghiên cứu

nhằm phục vụ công tác phòng bệnh cho súc vật nhai lại. Đã có một số công trình nghiên

cứu ở nước ngoài về vấn đề vắc xin phòng bệnh. Đó là các công trình của Savioli L. và

cs. (1999) [148], John P. Dalton và cs. (2013) [111], Narin Changklungmoa và cs. (2013)

[134], Abou - Elhakam H. và cs. (2013) [57]… Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vắc

xin chưa cao. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu về vắc xin phòng bệnh sán lá gan vẫn có

nhiều hứa hẹn trong tương lai (Nguyễn Khắc Lực 2010) [39].

*

* *

Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy:

Sán lá gan gây bệnh cho trâu, bò, dê gồm 2 loài: F. gigantica và F. hepatica.

Trong đó, loài F. gigantica có chủ yếu ở châu Á và châu Phi, còn loài F. hepatica

có ở châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương.

Trong vòng đời của sán Fasciola spp. cần ký chủ trung gian là ốc

Lymnaea spp. Ở Việt Nam, ốc L. viridis và L. swinhoei là ký chủ trung gian

của sán lá F. gigantica.

Tình hình nhiễm sán lá Fasciola spp. rất phổ biến. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan thay

đổi phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, mùa vụ; vùng và địa hình…, trong đó vai trò

của ốc Lymnaea - vật chủ trung gian là đặc biệt quan trọng.

Trong quá trình ký sinh, sán lá Fasciola spp. hút máu và gây ra những biến đổi

cơ bản ở gan và ống dẫn mật cho súc vật nhai lại.

Để chẩn đoán bệnh do Fasciola gây ra trên súc vật còn sống, biện pháp đơn

giản và quan trọng nhất là xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan. Có thể dùng

phương pháp chẩn đoán miễn dịch học (phản ứng ELISA, phản ứng PCR…).

Có thể điều trị bệnh do Fasciola spp. bằng nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, cần

lựa chọn thuốc đặc hiệu để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Page 51: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

40

Để phòng bệnh sán lá Fasciola spp. cho súc vật nhai lại, cần thực hiện quy

trình phòng chống tổng hợp: định kỳ tẩy sán 2 lần /năm, ủ phân của súc vật để diệt

trứng sán, diệt ký chủ trung gian, nâng cao sức đề kháng của súc vật…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được tổng quan nói trên đã đề cập đến

tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò và biện pháp chẩn đoán, phòng trị bệnh. Tuy

nhiên, các kết quả nghiên cứu trên hoặc đã công bố cách đây vài thập kỷ, hoặc còn

tản mạn và chưa thật đầy đủ về đặc điểm dịch tễ, về một số khía cạnh liên quan đến

công tác chẩn đoán bệnh, đặc biệt là về thuốc tẩy sán lá gan an toàn và có hiệu quả

cao. Mặt khác, điều kiện thời tiết khí hậu của nước ta trong những năm gần đây có

nhiều thay đổi (cường độ ánh sáng mạnh hơn, lượng mưa trong năm nhiều hơn…),

đồng thời tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở người cũng đang ngày một gia tăng. Những thay

đổi này có thể dẫn đến hệ quả là đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan thay đổi. Những

luận giải trên cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan

(Fasciolosis) ở trâu, bò, biện pháp phòng trị bệnh phù hợp và hiệu quả cho súc vật nhai

lại, từ đó góp phần phòng chống bệnh sán lá gan lớn trên người là vấn đề cần thiết.

Page 52: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

41

CHƢƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Trâu, bò nuôi tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang

- Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) ở trâu, bò.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2010 - 2013

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

2.1.3.1. Địa điểm triển khai

Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trại chăn nuôi trâu, bò với quy mô

khác nhau tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang.

Ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang đều nằm trong vùng trung du

miền núi phía Bắc. Xét về phương diện hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh (Hà

Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái

Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình). Trung

tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất

nước ta (100.965 km2) chiếm khoảng 28,6% diện tích cả nước.

* Địa hình:

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình so với mặt biển

khoảng 200 - 300 mét, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái

Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam và thấp dần xuống phía

Nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều

hang động và thung lũng nhỏ, nhiều chỗ trũng tạo nên hồ, ao, sông, suối.

Bắc Kạn là tỉnh có địa hình cao nhất so với mặt nước biển trong 11 tỉnh miền

núi Đông Bắc, là một trong những tỉnh nghèo ở Việt Nam. Khoảng 95% diện tích

đất của tỉnh là địa hình miền núi được bao bọc bởi các cánh rừng già. Bắc Kạn có

địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao.

Page 53: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

42

Bản đồ tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang

Bản đồ tỉnh Bắc Kạn

Bản đồ tỉnh Thái Nguyên

Bản đồ tỉnh Tuyên Quang

Bản đồ các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Page 54: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

43

Tỉnh Tuyên Quang nằm khoảng giữa vùng có nhiều núi cao và vùng trung du nên

so với các tỉnh phía Bắc lân cận thì độ dốc thấp hơn. Địa hình đồi núi thấp xen kẽ khu

vực thấp trũng tạo cho Tuyên Quang có nhiều ao, hồ, kênh, mương tự nhiên. Ngoài ra,

tỉnh Tuyên Quang còn đắp ngăn các đồi để tạo thành hồ chứa nước nhân tạo phục vụ dân

sinh, sản xuất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

* Khí hậu:

Ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang đều có khí hậu cận nhiệt đới,

ẩm quanh năm với 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh

hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: mùa Hè gió mùa Tây

Nam nóng, khô và mưa nhiều; mùa Đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô và ít mưa.

Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên tình trạng khô nóng, hạn

hán, sương muối… gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

Với kiểu địa hình và khí hậu như trên, ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và

Tuyên Quang có thể đại diện cho các tỉnh miền núi Đông Bắc. Vì vậy, chúng tôi đã

thực hiện đề tài trên địa bàn của ba tỉnh này.

2.1.3.2. Địa điểm xét nghiệm mẫu

+ Phòng thí nghiệm của Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên.

+ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

+ Phòng Siêu cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu

* Động vật nghiên cứu:

- Trâu, bò các lứa tuổi (để thu thập mẫu phân và mổ khám sán lá gan).

- Ốc nước ngọt (để xác định các loài là ký chủ trung gian của sán lá gan và

nghiên cứu sự phát triển của ấu trùng sán lá trong ký chủ trung gian).

* Các loại mẫu nghiên cứu:

Page 55: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

44

- Mẫu phân tươi của trâu, bò.

- Mẫu đất (cặn) nền chuồng; mẫu đất ở khu vực xung quanh chuồng trâu, bò;

mẫu đất bề mặt; mẫu nước chỗ trũng trên bãi chăn thả trâu, bò.

- Mẫu cỏ thuỷ sinh ở các khu vực chăn thả trâu, bò.

- Mẫu ốc không có nắp miệng thu thập từ các ao, ruộng, suối, rãnh nước,

vũng nước đọng ở xung quanh chuồng và trên khu vực chăn thả trâu, bò.

- Trứng sán lá gan phân lập từ phân của trâu, bò bệnh (để bố trí các thí nghiệm về

khả năng sống và phát triển của trứng trong các môi trường đất, nước).

- Mẫu sán lá gan thu thập từ trâu, bò mổ khám (để xác định loài và nghiên cứu

tương quan giữa số trứng sán lá trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh trong 1 trâu /bò).

- Mẫu phân thu thập từ những trâu, bò mổ khám nhiễm sán lá gan (để nghiên cứu

về tương quan nói trên).

2.2.2. Dụng cụ và hoá chất

- Kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử quét FE-SEM S4800, kính lúp.

- Buồng đếm Mc. Master.

- Máy Eppendorf Mastercycler, ABI 3100 Avant Genetic Analyzer (để định

loài sán bằng phương pháp sinh học phân tử).

- Dụng cụ xét nghiệm mẫu: cốc và đũa thuỷ tinh, đĩa petri, lam kính, la men,

lưới lọc phân và các dụng cụ thí nghiệm khác.

- Bộ đồ mổ gia súc

- Lọ đựng tiêu bản

- Cồn 70o, dung dịch nước muối sinh lý (dung dịch Nacl 0,9%).

- Các bể thủy tinh kích thước 40 x 30 x 30 cm để nuôi ốc thí nghiệm.

- Các chậu thủy tinh, khay nhựa, khay men để bố trí các thí nghiệm.

- Các loại thuốc tẩy sán lá gan: han - dertil B, fasiolid (nitroxinil-25%),

albendazol, triclabendazole.

Page 56: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

45

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc

2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá Fasciola spp. gây ra ở trâu, bò

2.3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho trâu,

bò ở ba tỉnh nghiên cứu

2.3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò tại các địa phương

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. theo tuổi trâu, bò

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò theo mùa vụ

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. theo tính biệt trâu, bò.

2.3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh và trong

ký chủ trung gian

- Sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở chuồng trại và xung quanh chuồng trâu, bò.

- Sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở bãi chăn thả trâu, bò

- Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá Fasciola spp.

- Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm ấu trùng Adolescaria của sán lá Fasciola spp.

- Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh (khi

chưa rơi vào môi trường nước)

- Nghiên cứu thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống của

Miracidium trong nước

- Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp. trong ốc -

ký chủ trung gian.

2.3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam phân

với số sán lá ký sinh ở trâu, bò.

2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò

2.3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. có hiệu lực cao và an toàn

- Xác định hiệu lực tẩy sán lá Fasciola spp. của một số hóa dược đã sử dụng

nhiều năm trên trâu, bò.

Page 57: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

46

- Thử nghiệm hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá Fasciola spp.

với liều cao hơn liều khuyến cáo trên trâu, bò.

2.3.4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp. cho

trâu, bò.

- Thử nghiệm biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp.

cho trâu.

- Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán lá Fasciola spp. ký sinh

ở trâu, bò tại Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang

* Mổ khám 450 trâu và 60 bò theo phương pháp mổ khám không toàn diện

của Skrjabin (1928), thu thập toàn bộ sán lá ở gan, ống dẫn mật và túi mật của trâu, bò.

* Định danh sán lá đã thu thập bằng phương pháp thường quy theo khóa định

loại của Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [34], căn cứ vào đặc điểm hình thái, kích

thước và cấu tạo của sán trưởng thành để xác định (trên mẫu sán tươi và trên tiêu

bản sán nhuộm carmin), kết hợp với quan sát hình ảnh cấu trúc siêu vi của sán.

* Sử dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) giải trình tự gen trong

định loại một số mẫu sán lá gan có hình dạng khó xác định loài bằng phương pháp

thường quy.

Các bước thực hiện phương pháp PCR giải trình tự gen sán lá gan:

- Tách ADN tổng số từ mô cơ, sử dụng QIAamp DNA extraction kit

(Qiagen, Đức).

- Nhân bản gen đích (COI và Cytb) bằng kỹ thuật PCR và sử dụng Taq

Mastermix 2X (Qiagen, Đức) trên máy Eppendorf Mastercycler với cặp mồi đặc hiệu:

JB3F cox1 TTTTTTGGGCATCCTGAGGTTTAT

JB4.5R cox1 TAAAGAAAGAACATAATGAAAATG

Trong cơ thể động vật gồm 2 hệ gen: Hệ gen ty thể và hệ gen nhân.

Page 58: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

47

Hệ gen ty thể là một vòng kép DNA có kích thước khoảng 16 - 20 kb, gồm

36 - 37 gen mã hoá cho 12 - 13 loại protein, 2 RNA ribosome (rRNA) và 22

RNA vận chuyển (trn). Các gen trong ty thể có hệ số biến đổi nhanh hơn gen

trong nhân tế bào 10 - 15 lần, do vậy, đây là chỉ thị phân tử thuận lợi cho nghiên

cứu về tiến hoá và biến đổi di truyền. Hệ gen ty thể có hướng di truyền theo

dòng mẹ, các gen ty thể trong cùng chủng, cùng loài có tính bảo tồn sinh học cao

ở một số gen như: cox1, nad1, bất cứ sự thay đổi nhỏ nào cũng là dấu hiệu giá trị

trong giám định và phân loại. Mặt khác, vùng giao gen ITS-2 của hệ gen nhân

cũng được khảo sát để khẳng định về sự di truyền dòng bố cũng như biến đổi hệ

gen trong quần thể sán lá gan lớn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng gen ty

thể để xác định loài sán lá gan lớn.

Cả ba đoạn gen trên (cox1, Nad1, ITS - 2) đều có thể sử dụng để định loài

nhưng để xác định loài sán lá gan đơn thuần chỉ cần sử dụng hệ gen ty thể để xác định

(cox1, Nad1). Trong đó đoạn gen cox1 hiện đang có nhiều dữ liệu trong ngân hàng gen

hơn đoạn gen Nad1. Do vậy chúng tôi sử dụng đoạn gen ty thể cox1 để định loài.

- Chu trình nhiệt 5 phút ở 94oC, tiếp theo 30 chu kỳ: 94

oC trong 1 phút, 54

oC

trong 1 phút, 72oC trong 2 phút, phản ứng kết thúc 72

oC trong 2 phút.

- Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1,5% trong đệm TBE, nhuộm

Ethidium Bromide và hiển thị kết quả dưới ánh sáng tử ngoại (302 nm). Vạch sản

phẩm đặc hiệu có kích thước đúng như thiết kế khi so sánh với thang chuẩn kích

thước phân tử (DNA ladder 1 Kb - Invitrogen, Mỹ) được cắt và tinh sạch bằng

Qiaquick gel extraction kit (Qiagen, Đức).

- Phản ứng giải trình tự trực tiếp sử dụng BigDye terminator cycler v3.1

(Applied Biosystem, Mỹ) sử dụng cặp mồi như trên.

- Tinh sạch sản phẩm trình tự bằng sắc ký lọc gel (Sephadex G50 - Sigma,

Mỹ) và đọc kết quả trên máy ABI 3100 Avant Genetic Analyzer (Applied

Biosystem, Mỹ).

- Các trình tự ADN sẽ được so sánh từ cơ sở dữ liệu, sử dụng các phần mềm

ClustalW, xây dựng cây phát sinh chủng loại bằng các phương pháp Maximum

Parsimony, Maximum Likelihood bằng các phần mềm PAUP v4.0 và MrBayes v3.1.2.

* Phương pháp chụp ảnh cấu trúc siêu vi của sán:

Page 59: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

48

- Mẫu được cố định trong 2,5% glutaraldehyte /cacodylate 0,1M (4oC qua đêm).

- Rửa mẫu trong dung dịch 0,1M cacodylate 3 lần (10 phút).

- Cố định mẫu lần 2 trong 1% OsO4 /cacodylate 0,1M (15 phút)

- Rửa mẫu trong dung dịch 0,1M cacodylate 3 lần (10 phút).

- Hút nước trong mẫu lần lượt bằng cồn 50o, 70

o, 90

o, 100

o (5 phút /lần)

- Để mẫu khô tự nhiên.

- Gắn mẫu lên đế, phủ màng dẫn điện Pl-Pd.

- Đưa mẫu vào kính FE-SEM S4800, đọc kết quả và chụp ảnh.

2.4.2. Phương pháp điều tra tình trạng vệ sinh thú y và phòng chống bệnh sán lá

Fasciola spp. cho trâu, bò

Xây dựng các tiêu chí điều tra và đánh giá.

Trực tiếp quan sát thực trạng chăn nuôi trâu, bò ở các địa phương thu thập mẫu.

Phỏng vấn và phát phiếu điều tra về một số tiêu chí đã xây dựng.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò

2.4.3.1. Quy định về lứa tuổi trâu, bò và mùa vụ:

* Tuổi trâu, bò: trâu, bò được phân thành 4 nhóm tuổi:

+ Dưới 2 năm tuổi

+ 2 - 5 năm tuổi

+ 5 - 8 năm tuổi

+ Trên 8 năm tuổi

Tuổi của trâu, bò được xác định bằng cách hỏi chủ gia súc, kết hợp với phương

pháp xem răng đoán tuổi (căn cứ vào sự thay răng và mòn răng của con vật).

* Mùa vụ: theo dõi một số chỉ tiêu trong 4 mùa:

- Mùa Xuân: tháng 2 - tháng 4;

- Mùa Hè: tháng 5 - tháng 7;

Page 60: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

49

- Mùa Thu: tháng 8 - tháng 10;

- Mùa Đông: tháng 11 - tháng 1 năm sau.

2.4.3.2. Bố trí thu thập mẫu

- Thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng: mỗi tỉnh chọn ba huyện,

mỗi huyện chọn ba xã để thu thập mẫu.

Tùy từng loại mà mẫu được thu thập ngẫu nhiên trên trâu, bò tại các nông hộ,

các trang trại chăn nuôi trâu, bò hoặc tại chuồng, tại khu vực xung quanh chuồng

nuôi, trên bãi chăn thả trâu, bò ở ba tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang.

- Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo

quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng.

Số lượng mẫu các loại được thu thập theo bảng sau:

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thu thập mẫu

Loại mẫu Số lƣợng

mẫu Số huyện/tỉnh Số xã/huyện

Mẫu phân trâu 5.400 3 3

Mẫu phân bò 1.890 3 3

Mẫu nền chuồng 2.160 3 3

Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng 2.160 3 3

Mẫu đất bề mặt bãi chăn 1.350 3 3

Mẫu nước trên bãi chăn 1.350 3 3

Ốc nước ngọt (con) 6.480 3 3

* Ghi chú: Mỗi trâu, bò chỉ lấy 01 mẫu phân

2.4.3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica trên

trâu, bò.

* Phương pháp thu thập mẫu phân

- Thu nhập mẫu phân ngẫu nhiên ở trâu, bò nuôi tại các nông hộ, các trại chăn

nuôi. Lấy phân trực tiếp từ trực tràng con vật. Mỗi trâu, bò lấy khoảng 30 gam

phân. Để riêng mỗi mẫu vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có nhãn ghi: loại gia súc

Page 61: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

50

(trâu hoặc bò), địa điểm, tuổi, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu và các biểu hiện

lâm sàng của trâu, bò (nếu có). Ngoài ra, căn cứ vào những yếu tố cần xác định có

liên quan đến đặc điểm dịch tễ để lấy mẫu cho tương đối đồng đều về các yếu tố khác.

* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola spp. trên trâu, bò

Sử dụng phương pháp lắng cặn Benedek (1943) để xét nghiệm mẫu tìm trứng sán.

Nguyên lý: dùng lực khuấy mẫu trong nước để tách trứng sán lá gan ra khỏi

phân, do tỷ trọng của trứng sán nặng hơn tỷ trọng của nước nên trứng sẽ lắng

xuống. Vì vậy, có thể lấy cặn lắng, quan sát dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100

lần để tìm trứng sán.

Những mẫu phân tìm thấy trứng sán lá gan được xác định là có nhiễm,

ngược lại là không nhiễm.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò

Xác định cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. bằng phương pháp đếm trứng

Mc. Master (đếm số trứng /gam phân trên buồng đếm Mc. Master theo tài liệu của

Jorgen Hansen và Brian Perry (1994) [112]).

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại

cảnh và trong ký chủ trung gian

2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở nền

chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò

* Phương pháp thu thập mẫu

- Mẫu đất hoặc cặn nền chuồng trâu, bò: tại mỗi chuồng nuôi, lấy mẫu đất

(cặn) ở 4 góc chuồng và ở giữa chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khối

lượng 100 gam /mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon, có nhãn ghi loại mẫu,

chuồng nuôi loại gia súc nào, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

- Mẫu đất bề mặt ở khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò: lấy mẫu đất bề

mặt trong vòng bán kính 5 mét xung quanh chuồng nuôi trâu, bò. Cứ 5 m2 lấy 200

gam, trộn đều rồi lấy được một mẫu xét nghiệm có khối lượng 100 gam. Mẫu có

nhãn ghi tương tự như trên.

Page 62: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

51

* Phương pháp xét nghiệm mẫu

Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943) để phát hiện

trứng sán lá Fasciola spp..

2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở khu vực

chăn thả trâu, bò.

* Phương pháp thu thập mẫu ở khu vực chăn thả trâu, bò

- Mẫu đất bề mặt ở khu vực chăn thả trâu, bò: Tại mỗi khu vực chăn thả, cứ 25

m2

lấy ở vị trí 4 góc và ở giữa (ở mỗi vị trí lấy khoảng 200 gam), trộn đều rồi lấy

một mẫu xét nghiệm có khối lượng 100 gam. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon,

có nhãn ghi loại mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

- Mẫu nước ở những chỗ trũng trên khu vực bãi chăn thả: dùng que khuấy đều

nước, dùng cốc thủy tinh lấy ngay nước với lượng 500 ml /mẫu, mỗi mẫu để riêng

trong một túi nilon có nhãn ghi loại mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

* Phương pháp xét nghiệm mẫu

Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943) để phát

hiện trứng sán lá Fasciola spp..

2.4.4.3. Phương pháp thu thập và xác định loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian

của sán lá gan.

Thu thập mẫu ốc (ốc không có nắp miệng): Bắt ốc ở các ruộng lúa, mương, rãnh

nước, ao rau muống, các chỗ nước đọng trên khu vực chăn thả trâu, bò. Ốc thu thập

được để trong hộp nhựa chứa nước, có nhãn ghi địa điểm và thời gian thu thập mẫu.

Sau khi đưa về phòng thí nghiệm, ốc được nuôi trong các bể thủy tinh có kích thước

40 x 30 x 30 cm. Nước dùng nuôi ốc có pH = 6 - 7, được lấy từ các ao, ruộng (nơi có

ốc sinh sống). Trong bể có thả cây thủy sinh để làm giá thể cho Adolescaria bám vào.

* Định loại ốc theo khóa định loại của Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980) [46].

2.4.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria

- Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu cỏ thủy sinh ở rìa bờ ao, kênh, mương, rãnh nước gần chuồng hoặc

trên bãi chăn thả trâu, bò. Lấy ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu lấy khoảng 100 gam.

Đựng mẫu trong túi nilon sạch có nhãn ghi thời gian và địa điểm lấy mẫu.

Page 63: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

52

- Phương pháp xét nghiệm

Tìm Adolescaria trong các mẫu cỏ thủy sinh bằng các phương pháp sau:

+ Dùng kính lúp soi kĩ từng cây cỏ trong một mẫu để tìm kén Adolescaria bám

trên thân và lá cỏ, kiểm tra hình thái Adolescaria trên kính hiển vi với độ phóng đại 4 x

10 lần, từ đó xác định sự phát tán ấu trùng sán lá gan ở cỏ thủy sinh.

+ Rửa mẫu cỏ thủy sinh trong cốc thủy tinh dung tích 500ml có chứa nước

sạch, rửa kỹ từng cây cỏ, sau đó vớt cây cỏ ra, để yên 20 - 30 phút cho Adolescaria

lắng xuống, rồi gạn phần nước ở trên đi, giữ lại cặn. Dùng công tơ gút hút cặn nhỏ

lên phiến kính, đậy lamen và soi dưới kính hiển vi độ phóng đại 40 lần để tìm

Adolescaria.

+ Dùng dao nhỏ nhẹ nhàng nạo lấy lớp ngoài của cỏ thủy sinh, cho vào cốc thủy tinh

có nước, khuấy kỹ rồi để yên 20 - 30 phút cho cặn lắng xuống, gạn từ từ nước ở trên đi,

dùng công tơ gút hút cặn nhỏ lên phiến kính, đậy lamen và soi dưới kính hiển vi độ phóng

đại 40 lần để tìm Adolescaria.

2.4.5. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh

(khi không rơi vào môi trường nước)

2.4.5.1. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong phân trâu, bò

* Thí nghiệm 1: Theo dõi thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong

phân trâu, bò (trường hợp trứng sán lưu cữu trong phân)

- Lô 1: gồm 5 mẫu, mỗi mẫu khoảng 1.000 gam phân, là hỗn hợp phân của

một số trâu, bò nhiễm sán lá Fasciola spp. với mức độ trên 500 trứng trong 1 gam

phân). Mỗi mẫu được đặt trong một chậu thủy tinh có đường kính 30 cm, cao 20

cm, có dán nhãn ghi tên thí nghiệm, ngày, tháng bắt đầu thí nghiệm. Mẫu được để

tự nhiên mẫu ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường, có đủ ánh sáng,

có mái che.

- Lô 2: bố trí như lô 1, chỉ khác là các mẫu phân luôn được duy trì trong trạng

thái ẩm ướt. Hàng ngày kiểm tra trạng thái ẩm ướt của các mẫu phân bằng phương pháp

cảm quan và dùng bình phun sương bổ sung nước để duy trì độ ẩm cần thiết.

Mỗi ngày lấy 5 gam phân từ mỗi mẫu ở cả 2 lô, xét nghiệm mẫu phân bằng

phương pháp lắng cặn Benedek (1943) để tìm trứng sán lá Fasciola spp..

Page 64: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

53

Xác định thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong phân bằng cách

quan sát hình thái của trứng, vỏ trứng và phôi bào bên trong trứng, kiểm tra xem

trứng có biến đổi gì không. Sau đó, những trứng này được cho vào cốc thuỷ tinh

chứa nước, theo dõi trong 15 ngày để xác định những trứng này có tiếp tục phát

triển được trong môi trường nước hay không. Nếu trứng bị biến đổi khi quan sát

dưới kính hiển vi: phôi bào bị dung giải hoặc chuyển màu đen, vỏ trứng nhăn nheo

hoặc nứt vỡ, đồng thời khi cho vào môi trường nước trứng không phát triển được

thành Miracidium thì những trứng này đã bị chết. Từ đó có thể xác định được thời

gian sống của trứng khi trứng lưu cữu trong phân trâu, bò ở hai lô thí nghiệm.

Thí nghiệm được bố trí trong 4 mùa: mùa Xuân, mùa Hè, mùa Thu và mùa Đông.

2.4.5.2. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong đất

Phương pháp cảm quan trong phân loại đất theo độ ẩm và duy trì độ ẩm cần thiết.

Theo Lê Văn Khoa và cs. (1996) [16], có thể phân ra ba loại đất: đất khô, đất ẩm, đất ướt.

- Đất khô: là đất khi dùng tay nắm đất lại rồi mở ra, đất tơi ra ngay, không

dính lại, tay vẫn khô và không bị ướt.

- Đất ẩm: khi nắm đất rồi mở tay ra, tay hơi ẩm, đất không nở ra mà dính lại

với nhau, một lát sau mới từ từ nở ra.

- Đất ướt: khi nắm đất rồi mở tay ra có nước rỉ ra kẽ tay, đất dính chắc lại và

giữ ở trạng thái như vậy trong một thời gian dài sau khi mở tay ra.

Hàng ngày kiểm tra độ ẩm đất của mỗi lô thí nghiệm bằng phương pháp cảm

quan, dùng bình phun sương bổ sung nước để duy trì độ ẩm cần thiết của đất trong

suốt thời gian thí nghiệm.

* Thí nghiệm 2: Theo dõi thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong lớp

đất bề mặt (trường hợp trứng sán lá Fasciola spp. phát tán ra đất, chưa rơi vào môi

trường nước)

Cho 3 loại đất (đất khô, đất ẩm, đất ướt) vào 6 khay (đất ở mỗi loại độ ẩm

được bố trí trong 2 khay, khay có kích thước 40 x 20 x 5 cm). Lớp đất trong khay

dày 4 cm. Trộn đều một số lượng lớn trứng sán lá Fasciola spp. đã thu nhận được từ

phân trâu, bò với lớp đất bề mặt ở mỗi khay. Duy trì độ ẩm đất cần thiết theo

từng lô thí nghiệm: Lô I (đất khô), Lô II (đất ẩm), Lô III (đất ướt).

Page 65: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

54

Hàng ngày lấy 5 gam đất bề mặt trong mỗi lô, xét nghiệm bằng phương pháp

lắng cặn Benedek (1943) để tìm trứng sán lá Fasciola spp..

Xác định thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong đất ở các độ ẩm

khác nhau bằng cách: kiểm tra hình thái của trứng, vỏ trứng, phôi bào bên trong

trứng. Sau đó, số trứng này được cho vào cốc thuỷ tinh chứa nước để theo dõi sự

phát triển của trứng trong môi trường nước. Nếu trứng bị biến đổi khi quan sát dưới

kính hiển vi: phôi bào dung giải hoặc chuyển sang màu đen, vỏ trứng nhăn nheo

hoặc nứt vỡ, khi cho vào môi trường nước trứng không phát triển được thành

Miracidium thì những trứng này đã bị chết. Từ đó xác định được thời gian sống của

trứng sán lá Fasciola spp. trong đất ở các độ ẩm khác nhau.

Thí nghiệm được bố trí trong 4 mùa: mùa Xuân, mùa Hè, mùa Thu và mùa Đông.

2.4.6. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium trong nước

2.4.6.1. Nghiên cứu thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước

* Thí nghiệm 3: theo dõi thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước

Bố trí thí nghiệm gồm 3 lô (lô I, lô II và lô III), mỗi lô gồm 10 đĩa petri đường

kính 15 cm, cao 2 cm (có dán nhãn ghi tên thí nghiệm và thời gian bắt đầu thí

nghiệm). Mỗi đĩa petri chứa gần đầy nước thu thập từ các khu vực chăn thả trâu, bò.

Xác định pH của nước (đo bằng giấy quỳ), nhiệt độ của nước (đo bằng nhiệt kế).

Cho số lượng lớn trứng sán lá Fasciola spp. đã thu nhận được từ phân trâu, bò vào

mỗi đĩa petri. Các lô thí nghiệm được để ở điều kiện có mái che tránh mưa, có ánh

sáng mặt trời và nhiệt độ không khí bình thường.

Hàng ngày, dùng đũa thủy tinh khuấy đều nước ở mỗi đĩa petri và dùng công

tơ gút hút nước ở mỗi đĩa petri, đặt 3 giọt trên lam kính, đậy lamen, soi dưới kính

hiển vi độ phóng đại 100 lần để theo dõi sự phát triển của trứng sán lá Fasciola

spp.. Từ đó xác định được thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước kể từ khi cho

trứng vào môi trường nước.

Thí nghiệm được bố trí trong 4 mùa: mùa Xuân, mùa Hè, mùa Thu và mùa Đông.

Page 66: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

55

2.4.6.2. Nghiên cứu thời gian Miracidium sống trong nước (khi Miracidium không

gặp ký chủ trung gian)

* Thí nghiệm 4: Theo dõi thời gian sống của Miracidium trong nước (khi

không gặp ký chủ trung gian)

Tiếp tục theo dõi các lô thí nghiệm trong thí nghiệm 3, thu nhận các

Miracidium mới thoát vỏ để bố trí thí nghiệm xác định thời gian sống của chúng

trong nước (nếu chưa gặp được ký chủ trung gian).

Khi trứng sán lá F. gigantica chuẩn bị bật nắp (Miracidium trong những trứng

này đã phát triển hoàn chỉnh và co rút mạnh trong vỏ trứng), chúng tôi tách riêng

những trứng đó để theo dõi bằng cách: dùng công tơ gút hút riêng những trứng đó

đặt lên lam kính trong, sạch, rồi đưa lên kính hiển vi kiểm tra để xác định chính xác

đó là những trứng sắp bật nắp. Quan sát liên tục trên lam kính dưới kính hiển vi để

xác định thời gian Miracidium thoát vỏ. Sau khi Miracidium thoát vỏ ra môi trường

nước, bằng mắt thường cũng nhìn thấy trên lam kính có Miracidium như những hạt

bụi li ti màu trắng di chuyển trong nước, quan sát dưới kính lúp thấy chúng lớn hơn.

Những Miracidium cùng thoát vỏ trong một thời điểm được chúng tôi dùng công tơ

gút hút và tập trung chúng vào 1 đĩa petri (đường kính 10 cm, cao 2 cm) có chứa

nước. Kiểm tra tình trạng sống /chết của Miracidium ở mỗi đĩa petri (dưới kính lúp

và dưới kính hiển vi). Từ đó xác định được thời gian sống của Miracidium trong

nước khi chưa gặp ký chủ trung gian.

2.4.7. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp. trong

ốc Lymnaea viridis - ký chủ trung gian

* Phương pháp tạo ra “ốc sạch” để bố trí thí nghiệm

Theo Phan Địch Lân (2004) [33], ốc L. viridis có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán

lá gan cao hơn ốc L. swinhoei, do vậy chúng tôi dùng ốc L. viridis để bố trí thí

nghiệm nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp. trong ốc

- ký chủ trung gian.

Thu thập, định loại và bố trí thí nghiệm tạo ốc L. viridis sạch thế hệ II từ ốc

L. viridis trưởng thành.

Page 67: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

56

Ốc L. viridis trưởng thành được nuôi ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí

bình thường, trong các bể thuỷ tinh (kích thước 40 x 30 x 30 cm) có chứa nước và

các cây cỏ thuỷ sinh.

Môi trường nước nuôi ốc trong các bể thủy tinh là nước ao, có pH = 6 - 7 (đo

pH bằng giấy quỳ); cứ 3 ngày thay nước một lần.

Cỏ thuỷ sinh thả trong bể nuôi ốc một phần ngập trong nước, một phần nổi

trên mặt nước để cho ốc bám vào và có thể bò lên khỏi mặt nước.

Rau xà lách sạch kết hợp với thức ăn viên của cá được dùng làm thức ăn nuôi

ốc hàng ngày, ốc phát triển tốt và khả năng sống cao.

Sau khi nuôi ốc trưởng thành 7 - 8 ngày thì chúng bắt đầu đẻ trứng. Mỗi ốc đẻ

nhiều trứng, trứng tập trung thành ổ. Loại bỏ ốc mẹ sau khi đẻ trứng. Quan sát bằng

mắt thường có thể thấy trứng ốc tập trung thành những dải màu trắng hơi đục và

nhầy. Gặp nhiệt độ thích hợp (30 - 37oC) trứng nở thành ốc con sau 8 - 10 ngày.

Nuôi ốc con tới khi đạt chiều dài 10 - 15 mm (thời gian phát triển từ ốc mới nở đến

khi gây nhiễm khoảng 20 - 25 ngày) thì tiến hành gây nhiễm.

* Thí nghiệm 5: Theo dõi thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola

spp. trong ốc L. viridis - ký chủ trung gian

Dùng “ốc sạch” để bố trí thí nghiệm.

Thí nghiệm gồm 5 lô, mỗi lô là một bể thủy tinh có 100 ốc L. viridis. Nuôi

trứng sán lá F. gigantica trong nước cho đến khi Miracidium bắt đầu thoát vỏ, thu

nhận Miracidium và đưa vào các bể thủy tinh nuôi “ốc sạch” để gây nhiễm ấu trùng

Miracidium cho ốc.

Sau khi gây nhiễm cho ốc 5 ngày thì thay nước trong các lô thí nghiệm, sau đó

cứ 3 ngày thay nước một lần cho tới khi Cercaria ra khỏi ốc, hình thành

Adolescaria.

Cách theo dõi thời gian phát triển của ấu trùng: mỗi ngày lấy 5 ốc ở 5 lô, ép ốc

và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm ấu trùng trong ốc, theo dõi thời gian

Miracidium phát triển thành Sporocyst, thời gian từ Sporocyst thành Redia,

thời gian từ Redia thành Cercaria và thời gian từ Cercaria thành Adolescaria.

Chụp ảnh, quay video các dạng ấu trùng và sự vận động của chúng.

Page 68: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

57

Xác định thời gian từ khi trứng rơi vào nước đến khi phát triển thành

Adolescaria: sau khi cho trứng sán lá Fasciola spp. vào môi trường nước, theo dõi

cho đến khi ấu trùng Cercaria ra khỏi ốc và tạo thành Adolescaria. Từ đó tính được

thời gian từ trứng phát triển thành Adolescaria.

Khi Cercaria ra khỏi ốc hình thành Adolescaria, nhiều Adolescaria bám

vào phần cây thủy sinh chìm trong nước, một số Adolescaria vẫn lơ lửng trong

nước, không bám vào cây thủy sinh. Chúng tôi dùng phương pháp lắng cặn để

tìm Adolescaria trong môi trường nuôi ốc, tìm Adolescaria bám vào cây thủy

sinh bằng cách rửa kỹ từng cây thủy sinh trong chậu thủy tinh chứa nước sạch.

Để lắng cặn, gạn bỏ phần nước bên trên, lấy phần cặn ở đáy để tìm Adolescaria

của sán lá Fasciola spp.. Có thể quan sát thấy Adolescaria bằng mắt thường

hoặc kính lúp, song dưới kính hiển vi độ phóng đại 40 lần thấy rõ hơn nhiều.

Adolescaria là những kén tròn nhỏ, màu nâu đen, lớp vỏ bao ngoài ấu trùng có

màu nâu đen sẫm hơn phần giữa ấu trùng.

2.4.8. Phương pháp xác định tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1

gam phân với số sán lá ký sinh /trâu, bò

- Trên cùng một trâu hoặc một bò nhiễm sán lá Fasciola spp., cùng lúc thu

thập 2 loại mẫu:

+ Thu thập toàn bộ sán lá ký sinh ở gan, ống dẫn mật và túi mật.

+ Thu thập mẫu phân ở trực tràng.

Đếm số sán lá gan ký sinh ở từng trâu, bò và đếm số trứng sán /gam phân.

Các loại mẫu nói trên được thực hiện trên 264 trâu và 22 bò nhiễm sán lá gan.

Những số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Minitab 14.0 để xác định

tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh

/trâu, bò. Kết quả tương quan được thể hiện ở phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx.

2.4.9. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán lá Fasciola spp.

2.4.9.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. đã sử dụng

nhiều năm trên trâu, bò

Sau khi xét nghiệm phân, phát hiện được những trâu, bò bị nhiễm sán lá F.

gigantica, chúng tôi đã dùng một số thuốc tẩy sán đã được sử dụng trong nhiều năm

Page 69: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

58

để tẩy cho trâu, bò nhiễm sán. Nội dung này được thực hiện lặp lại 3 lần trên trâu và

3 lần trên bò, mỗi lần trên 50 trâu và 30 bò.

Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm sán bằng cách đếm số

trứng/gam phân. Sau khi dùng thuốc 15 ngày, xác định hiệu lực thuốc bằng phương

pháp xét nghiệm lại phân trâu, bò tìm trứng sán và đếm số lượng trứng sán /gam phân.

Đánh giá hiệu lực của thuốc: nếu xét nghiệm không thấy còn trứng sán F.

gigantica trong phân thì đánh giá là thuốc có tác dụng triệt để với sán; nếu vẫn thấy

trứng sán trong phân nhưng số lượng giảm đi rõ rệt thì đánh giá thuốc có hiệu lực tẩy

sán nhưng chưa triệt để; nếu thấy số lượng trứng sán trong phân không giảm hoặc giảm

rất ít so với trước khi dùng thuốc thì đánh giá thuốc không có hiệu lực tẩy sán.

Nội dung này được chúng tôi thực hiện đối với 2 loại thuốc:

- Thuốc han - dertil B:

Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén màu hồng. Trong 1 viên thuốc có:

triclabendazole 300 mg, albendazol 300 mg

Liều điều trị theo khuyến cáo của nhà sản xuất: 10 mg /kg TT.

Thuốc được khuyến cáo là có tác dụng với sán lá ở cả giai đoạn trưởng thành

và giai đoạn ấu trùng. Thuốc được dùng bằng cách cho uống, hiệu lực cao và an toàn.

- Thuốc Fasiolid 25%:

Fasiolid là dạng dung dịch màu vàng nâu, chứa 25% hoạt chất nitroxynil.

Tiêm dưới da theo liều khuyến cáo: 0,04 ml /kg TT (tương đương với 10 mg

/kg TT).

* Sau khi đánh giá hiệu lực của thuốc với liều khuyến cáo, chúng tôi thấy 2 loại

thuốc trên vẫn có tác dụng tẩy sán lá Fasciola spp. song hiệu lực không cao. Vì vậy,

chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm tiếp theo.

2.4.9.2. Xác định hiệu lực tẩy sán lá Fasciola spp. và độ an toàn trên trâu, bò của 3

loại thuốc albendazol, triclabendazole, nitroxinil - 25 với mức liều cao hơn liều

khuyến cáo

* Thử nghiệm trên diện hẹp: Dùng thuốc albendazol và nitroxinil - 25, liều 12

mg /kgTT; thuốc triclabendazole liều 15 mg /kgTT tẩy sán lá Fasciola spp. cho 5

trâu và 5 bò cùng lứa tuổi mắc bệnh.

Page 70: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

59

Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng sán

/gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm lại phân ở ngày thứ 5, 10 và 15 sau tẩy,

đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc.

* Thử nghiệm trên diện rộng: Sau khi có kết quả thử nghiệm trên diện hẹp,

chúng tôi tiếp tục thử nghiệm 3 loại thuốc với liều trên để tẩy sán lá Fasciola

spp. cho số lượng trâu, bò lớn hơn trên thực địa.

Nội dung này cũng được thực hiện lặp lại 3 lần trên trâu và 3 lần trên bò, mỗi

lần trên 50 trâu và 30 bò.

Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng

sán /gam phân. Sau khi dùng thuốc 15 ngày, xác định hiệu lực thuốc bằng

phương pháp xét nghiệm lại phân trâu, bò tìm trứng sán và đếm số lượng trứng sán

/gam phân.

Theo dõi trạng thái cơ thể trâu, bò trước và sau khi dùng thuốc để đánh giá độ

an toàn của liều thuốc tẩy đã sử dụng.

Để sử dụng đúng liều thuốc tẩy, chúng tôi đã xác định khối lượng trâu, bò

bằng cách đo kích thước một số chiều đo và tính khối lượng trâu, bò theo Trần Đình

Miên, 1975 [40]. Các công thức tính khối lượng trâu, bò:

Khối lượng trâu (kg) = 88,4 × (VN)2

× DTC (± 5%) (Đơn vị thước đo: mét.)

Khối lượng bò vàng (kg) = 89,8 × (VN)2 × DTC (± 5%) (Đơn vị thước đo: mét.)

Khối lượng bò Lai Sind (kg) = 90,05 × (VN)2 × DTC (± 5%) (Đơn vị thước đo: mét.)

2.4.10. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. trên trâu.

- Địa điểm thực hiện: huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

- Đối tượng thử nghiệm: trâu 2 - 4 năm tuổi

Nội dung triển khai:

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. của trâu trước

khi thử nghiệm

Trâu trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường

độ nhiễm sán lá Fasciola spp. bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943) và đếm

trứng trên buồng đếm Mc Master.

Page 71: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

60

* Bố trí thử nghiệm

Trâu được phân thành 2 lô: thử nghiệm và lô đối chứng. Trâu ở 2 lô tương đối

đồng đều về các yếu tố: tuổi, khối lượng, tính biệt, phương thức chăn nuôi, tình

trạng vệ sinh thú y, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp..

Lô thử nghiệm được áp dụng biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. như:

+ Tẩy sán lá gan cho trâu bằng thuốc triclabendazole, liều 15mg /kg TT.

+ Vệ sinh thức ăn, nước uống.

+ Vệ sinh bãi chăn thả, chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại.

+ Diệt vật chủ trung gian của sán lá gan.

+ Thu gom phân trâu để ủ bằng phương pháp nhiệt sinh học.

Lô đối chứng không được áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên.

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. của trâu sau 2

tháng thử nghiệm

Sau 2 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm

sán lá Fasciola spp. của lô thử nghiệm và lô đối chứng bằng phương pháp lắng cặn

và đếm số trứng trong 1 gam phân. Từ đó đánh giá sơ bộ hiệu quả của các biện pháp

phòng bệnh đã áp dụng.

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola spp. của trâu sau 4

tháng thử nghiệm

Sau 4 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm

sán lá Fasciola spp. của trâu ở lô thử nghiệm và lô đối chứng bằng phương pháp

lắng cặn, đếm số trứng trong 1 gam phân. Từ đó đánh giá hiệu quả của các biện

pháp phòng bệnh đã áp dụng.

* Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò

Biện pháp phòng chống bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò được đề xuất dựa

trên những cơ sở khoa học sau:

Page 72: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

61

- Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh.

- Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh trên trâu.

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (theo tài liệu

của Nguyễn Văn Thiện, 2008) [48], trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm

Minitab 14.0.

Page 73: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

62

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang

Để xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc

Kạn và Tuyên Quang, chúng tôi đã mổ khám 450 trâu và 60 bò, thu thập sán lá gan

lớn ở ống dẫn mật trâu, bò. Kết quả mổ khám, thu thập mẫu được thể hiện ở bảng

3.1 và 3.2.

Bảng 3.1. Kết quả mổ khám trâu và thu thập sán lá gan

Địa phƣơng

(tỉnh)

Số trâu mổ

khám (con)

Số trâu

nhiễm (con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(Số sán lá gan/trâu)

min ÷ max

Thái Nguyên 150 89 59,33 5 - 89

Bắc Kạn 150 78 52,00 3 - 72

Tuyên Quang 150 97 64,67 6 - 78

Tính chung 450 264 58,67 3 - 89

Bảng 3.2. Kết quả mổ khám bò và thu thập sán lá gan

Địa phƣơng

(tỉnh)

Số bò mổ

khám (con)

Số bò

nhiễm (con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(Số sán lá gan/bò)

min ÷ max

Thái Nguyên 20 8 40,00 7 - 52

Bắc Kạn 20 6 30,00 1 - 45

Tuyên Quang 20 8 40,00 4 - 64

Tính chung 60 22 36,67 1 - 64

Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: mổ khám 450 con trâu và 60 con bò ở ba tỉnh,

tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 58,67%, cường độ nhiễm tính chung là 3 - 89 sán /trâu,

tỷ lệ nhiễm ở bò là 36,67% với số lượng 1 - 64 sán /bò.

Page 74: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

63

Trong ba tỉnh, Tuyên Quang là tỉnh có tỷ lệ trâu bị nhiễm sán lá gan qua mổ

khám là cao nhất (64,67%), sau đó đến hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Về tỷ lệ

nhiễm sán lá gan ở bò qua mổ khám, Bắc Kạn là tỉnh có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (30%),

hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang đều có tỷ lệ nhiễm là 40%.

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên trâu, bò của ba tỉnh là khá cao.

Trâu, bò mổ khám đều nằm trong lứa tuổi từ 2 - 8 năm tuổi.

Kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu mổ khám của chúng tôi tương đồng với

kết quả của Pfukenyi D. M. và cs. (2004) [138] tại Zimbabwe; nhưng thấp hơn so

với kết quả mổ khám trâu của Võ Thị Hải Lê (2010) [36] tại Nghệ An (67,76%). Còn

đối với bò, tỷ lệ nhiễm của bò mổ khám ở ba tỉnh nghiên cứu cũng thấp hơn so với kết

quả của Nguyễn Văn Diễn và cs. (2006) [3] tại Đắk Lắk (58,63%), kết quả của Nguyễn

Hữu Hưng và cs. (2009) [14] tại Đồng Tháp (64,08%).

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua mổ khám trâu, bò ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên

Quang cao hơn so với kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở dê của Nguyễn Thị Kim Lan

(1999) [24]. Tác giả cho biết đàn dê nuôi tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên

Quang và Cao Bằng bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 7,35% - 15,51%. Như vậy, tỷ lệ

nhiễm sán lá gan trên trâu, bò cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm trên dê. Điều này phù

hợp với nhận xét của Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50], Phạm Văn

Khuê và Phan Lục (1996) [17] về khả năng cảm thụ với sán lá gan của các loại động

vật, trong ba loại súc vật là trâu, bò và dê thì trâu cảm thụ nhất, sau đó là bò và cảm thụ

ít hơn ở dê.

Bằng phương pháp định loại qua hình thái, cấu tạo của sán lá Fasciola spp. theo

khóa định loại của Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [34], kết hợp với quan sát cấu trúc

siêu vi của sán và kỹ thuật PCR, kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò

của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang được trình bày ở bảng 3.3. và 3.4.

Page 75: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

64

Bảng 3.3. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò

Địa phƣơng

(tỉnh)

Số sán

định loại

(con)

Kết quả định loại

Loài

Fasciola

gigantica

Loài

Fasciola

hepatica

Số sán có dạng

trung gian

giữa hai loài

Số con % Số con % Số con %

Thái Nguyên 262 258 98,47 0 0 4 1,53

Bắc Kạn 356 347 97,47 0 0 9 2,53

Tuyên Quang 538 517 96,10 0 0 21 3,90

Tính chung 1.156 1.122 97,06 0 0 34 2,94

Bảng 3.3 cho thấy, trong 1.156 sán lá được định loại có 97,06% thuộc loài F.

gigantica, không có sán nào thuộc loài F. hepatica, tỷ lệ này biến động từ 96,10% -

98,47% giữa các tỉnh. Tuy nhiên, có 34 sán (2,94%) có dạng trung gian giữa 2 loài

F. gigantica và F. hepatica (những sán này có “vai” nhưng không rõ ràng). Vì vậy,

chúng tôi đã tiếp tục xác định lại số mẫu này bằng phương pháp sinh học phân tử.

Kết quả giải trình tự gene 3 mẫu đại diện cho thấy, các mẫu này đều có mức độ

tương đồng 99% trình tự CO1 của sán F. gigantica trên genbank. Đối chiếu trình tự

nucleotide và axit amin cho thấy, hai mẫu sán F. gigantica có trình tự giống nhau,

một mẫu khác 5 nucleotide và khác 3 axit amin so với trình tự của hai mẫu còn lại.

Như vậy, những sán lá có dạng trung gian trên cũng đều là loài F. gigantica.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả định loại sán lá gan bằng phương

pháp sinh học phân tử của Nguyễn Quốc Doanh và Lê Thanh Hòa (2006) [5] trên

bò tại Nghệ An và Cao Bằng; và cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Thế Hùng và cs. (2008) [13] trên trâu, bò tại Hà Nội; kết quả của Đỗ Ngọc

Ánh và cs. (2011) [1] trên trâu, bò tại Quảng Nam.

Kết quả xác định loài sán lá gan lớn ký sinh ở trâu, bò của 3 tỉnh được trình

bày ở bảng 3.4.

Page 76: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

65

Bảng 3.4. Loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc

Loại

gia

súc

Loài sán lá

gan

Vị trí ký

sinh

Phân bố Tỷ lệ

thƣờng

gặp (%)

Thái

Nguyên

Bắc

Kạn

Tuyên

Quang

Trâu Fasciola

gigantica Ống dẫn mật + + + 100

Bò Fasciola

gigantica Ống dẫn mật + + + 100

Trâu Số loài phát hiện 1 1 1 100

Bò Số loài phát hiện 1 1 1 100

Bảng 3.4 cho thấy: Chỉ có 1 loài sán lá gan thuộc giống Fasciola, đó là loài F.

gigantica ký sinh ở ống dẫn mật trâu, bò, thấy phổ biến ở cả 3 tỉnh với tỷ lệ thường

gặp ở các địa phương là 100%. Như vậy, F. gigantica là loài sán lá gan duy nhất ký

sinh và gây tác hại cho trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang mà

chúng tôi đã xác định được. Loài sán này có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, “vai”

không có hoặc không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang, dài 25 - 75 mm,

rộng 3 - 12 mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân. Hai rìa bên thân

sán song song với nhau, đầu cuối của thân tù, giác bụng tròn lồi ra.

Chúng tôi đã ghi lại hình ảnh siêu cấu trúc một số bộ phận của sán lá gan F.

gigantica dưới kính hiển vi điện tử quét như: lớp biểu bì của sán, giác bám... để

nhận biết chi tiết hơn về hình thái, cấu tạo của loài sán này.

Dưới kính hiển vi điện tử quét, lớp biểu bì của sán lá F. gigantica gồm nhiều

tấm xếp kế tiếp nhau như ngói lợp, trên mỗi tấm biểu bì có nhiều gai cutin. Khi sán

ký sinh, chính những tấm biểu bì với nhiều gai cutin này đã kích thích vào niêm

mạc ống dẫn mật, gây tổn thương và viêm ống mật. Giác miệng và giác bụng sán

được cấu tạo bằng lớp cơ vòng chắc, khỏe. Nhờ có lớp cơ vòng này mà sán có thể

bám chắc vào thành ống dẫn mật trong lúc ký sinh và hút máu vật chủ.

Như vậy, kết quả xác định loài sán lá gan của chúng tôi phù hợp với kết quả

nghiên cứu của: Phan Địch Lân (1980) [30], Lê Thanh Hòa và Nguyễn Văn Đề

(2002) [12], Nguyễn Thế Hùng và cs. (2008) [13]… Các tác giả trên đều cho biết,

loài sán lá gan ký sinh và gây hại cho gia súc nhai lại ở nước ta là loài F. gigantica.

Page 77: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

66

3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan ở trâu, bò

3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn

trâu, bò ở ba tỉnh nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký

sinh trùng cho đàn trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang. Kết quả

được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn

trâu, bò ở ba tỉnh miền núi phía Bắc

Thực trạng chăn

nuôi và phòng

chống bệnh ký

sinh trùng

Thái Nguyên Bắc Kạn Tuyên Quang

Số

hộ

điều

tra

Số hộ

áp

dụng

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

điều

tra

Số hộ

áp

dụng

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

điều

tra

Số hộ

áp

dụng

Tỷ lệ

(%)

TĂ hoàn toàn dựa

vào tự nhiên 850 168 19,76 850 185 21,76 850 215 25,29

TĂ tự nhiên + ăn

thêm tại chuồng 850 682 80,24 850 665 78,24 850 635 74,71

Chuồng trại xây

dựng hợp vệ sinh 850 245 28,82 850 336 39,53 850 109 12,82

Chuồng trại đảm

bảo vệ sinh 850 263 30,94 850 246 28,94 850 242 28,47

Thu gom phân ủ 850 82 9,65 850 116 13,65 850 71 8,35

Vệ sinh bãi

chăn thả 850 0 0,00 850 0 0,00 850 0 0,00

Tẩy sán lá gan 850 118 13,88 850 138 16,24 850 123 14,47

Tẩy giun tròn 850 217 25,53 850 155 18,24 850 165 19,41

Kết quả bảng 3.5 cho thấy:

- Tại tỉnh Thái Nguyên, đa số các hộ chăn nuôi trâu, bò bằng phương thức

chăn thả, chăn dắt tự nhiên, kết hợp cho ăn thêm cỏ tại chuồng (682/850 hộ áp

dụng, chiếm tỷ lệ 80,24%). Tại tỉnh Bắc Kạn, số hộ chăn nuôi theo phương thức này

chiếm tỷ lệ 78,24%. Tỷ lệ hộ chăn nuôi trâu, bò theo phương thức chăn thả dựa vào

thức ăn tự nhiên, kết hợp cho ăn thêm cỏ tại chuồng ở tỉnh Tuyên Quang là 74,71%.

Page 78: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

67

- Về xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh: chỉ có 39,53% số hộ tại tỉnh Bắc Kạn;

28,82% số hộ tại tỉnh Thái Nguyên và 12,82% số hộ tại tỉnh Tuyên Quang thực hiện

biện pháp này.

- Về vệ sinh chuồng trại thường xuyên để đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y: tỷ lệ

các hộ áp dụng tại ba tỉnh từ 28,47% (Tuyên Quang) đến 30,94% (Thái Nguyên).

- Về thu gom phân ủ: có rất ít các hộ thực hiện, trong đó tỉnh Bắc Kạn có số hộ

áp dụng nhiều nhất, song cũng chỉ chiếm 13,65%, ở tỉnh Tuyên Quang chỉ có 8,35%

số hộ thu gom phân trâu, bò để ủ trước khi sử dụng bón cho cây trồng.

- Về vệ sinh khu vực chăn thả trâu, bò: không có hộ nào tại 3 tỉnh thực hiện

nội dung này

- Về tẩy sán lá gan: có 16,24% số hộ tại Bắc Kạn; 14,47% số hộ tại Tuyên

Quang và 13,88% số hộ tại Thái Nguyên có sử dụng thuốc tẩy sán lá gan cho trâu,

bò. Qua điều tra chúng tôi thấy, rất nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò còn chưa có những

hiểu biết cơ bản nào về bệnh sán lá gan, vì vậy cũng chưa có biện pháp phòng

chống bệnh cho trâu, bò.

- Về tẩy giun tròn: Các hộ chăn nuôi ở 3 tỉnh nghiên cứu đã sử dụng thuốc tẩy

giun tròn cho trâu, bò nhiều hơn so với việc tẩy sán lá gan. Cụ thể, có 25,53% số hộ

tại tỉnh Thái Nguyên; 19,41% số hộ tại tỉnh Tuyên Quang và 18,24% số hộ tại tỉnh

Bắc Kạn áp dụng (trong khi chỉ có 13 - 16% số hộ tẩy sán lá gan cho trâu, bò).

Như vậy, thực trạng công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và

bệnh sán lá gan cho trâu, bò nói riêng ở cả ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên

Quang còn nhiều hạn chế. Phần lớn các hộ chăn nuôi trâu, bò chưa thực sự quan

tâm đến việc xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh; khâu vệ sinh chuồng trại và khu vực

xung quanh chuồng nuôi còn kém. Chỉ có một số ít hộ dân đã thực hiện biện pháp

thu gom phân ở chuồng nuôi để ủ và tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Từ thực tế này, đàn

trâu, bò nuôi tại các tỉnh trên có nguy cơ nhiễm sán lá gan cao là hệ quả khó tránh khỏi.

Bãi chăn thả là nơi trâu, bò đã nhiễm sán lá gan thải phân có nhiều trứng sán,

trứng phát triển đến giai đoạn ấu trùng có sức gây bệnh. Sở dĩ khu vực bãi chăn là

nơi mầm bệnh dễ phát tán và bệnh dễ lây lan nhất là do trâu, bò ở các địa phương

thuộc 3 tỉnh nói trên phần lớn được nuôi theo phương thức chăn thả, dựa vào nguồn

thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính. Vì vậy, trâu, bò rất dễ bị nhiễm sán lá gan do

ăn cỏ thủy sinh ở những bãi chăn gần ruộng nước, khe suối…

Page 79: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

68

Sau khi đã điều tra và biết được thực trạng chăn nuôi trâu, bò và công tác

phòng chống bệnh ký sinh trùng ở các tỉnh, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về tình

hình nhiễm sán lá F. gigantica trên đàn trâu, bò của ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn

và Tuyên Quang.

3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc

3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại các địa phương

Chúng tôi đã tiến hành thu thập các mẫu phân của trâu, bò nuôi ở ba tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang để đánh giá tình hình nhiễm sán lá F. gigantica

bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá

F. gigantica trên trâu, bò tại ba tỉnh được thể hiện ở bảng 3.6 và 3.7 và hình 3.1, 3.2

Bảng 3.6. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại các địa phƣơng

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Số

trâu

kiểm

tra

(con)

Số

trâu

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

* Thái Nguyên 1.800 851 47,28b

447 52,52 262 30,79 142 16,69

Đồng Hỷ 600 335 55,83c

162 48,36 111 33,13 62 18,51

Võ Nhai 600 238 39,67a

151 63,45 58 24,37 29 12,18

Đại Từ 600 278 46,33b

134 48,20 93 33,45 51 18,35

χ2= 31,779; P = 0,000

* Bắc Kạn 1.800 733 40,72a

461 62,89 191 26,06 81 11,05

Chợ Mới 600 320 53,33b

186 58,13 102 31,87 32 10,00

Bạch Thông 600 190 31,67a

141 74,21 30 15,79 19 10,00

Ngân Sơn 600 223 37,17a

134 60,09 59 26,46 30 13,45

χ2= 63,055; P= 0,000

* Tuyên Quang 1.800 934 51,89c

568 60,81 289 30,94 77 8,25

Yên Sơn 600 336 56,00b

228 67,86 89 26,49 19 5,65

Hàm Yên 600 275 45,83a

166 60,36 82 29,82 27 9,82

TP.Tuyên Quang 600 323 53,83b

174 53,87 118 36,53 31 9,60

χ2= 13,784; P = 0,001

Tính chung 5.400 2.518 46,63 1.476 58,62 742 29,47 300 11,91

χ2= 45,551; P = 0,000

* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

thống kê.

Page 80: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

69

47,2840,72

51,89

0

10

20

30

40

50

60

Thái Nguyên Bắc Kạn Tuyên Quang

Tỷ lệ %

Địa phương

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại 3 tỉnh

Bảng 3.6 và hình 3.1 cho thấy:

Trâu ở 3 tỉnh nhiễm sán F. gigantica tới 46,63%, biến động từ 40,72% -

51,89%. Sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa 3 tỉnh rất rõ rệt (P < 0,001). Trong đó, trâu

ở tỉnh Tuyên Quang nhiễm nhiều nhất (51,89%), sau đó đến trâu ở tỉnh Thái

Nguyên (47,28%), thấp nhất là trâu ở Bắc Kạn (40,72%).

Các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở hình 3.1 cao thấp khác nhau. Sự

khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán F. gigantica phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố

địa hình đóng vai trò quan trọng. Độ cao và tính chất phức tạp của địa hình khác nhau

giữa các tỉnh, mặc dù cả ba tỉnh đều là tỉnh miền núi. Bắc Kạn là tỉnh có nhiều núi cao,

đồi trọc, ít sông suối, khe rạch, nhiều ruộng cạn nên môi trường thích hợp để ốc nước

ngọt phát triển bị hạn chế (độ cao trung bình của tỉnh Bắc Kạn so với mặt nước biển là

Page 81: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

70

500 - 600 mét). Thái Nguyên và Tuyên Quang là các tỉnh có địa hình thấp hơn (tỉnh Thái

Nguyên và Tuyên Quang có độ cao trung bình so với mặt nước biển lần lượt là 200 - 300

mét và 100 mét), có sông chảy qua và nhiều khe suối đổ ra, có nhiều chân ruộng trũng,

có nước quanh năm, là điều kiện tốt cho ốc nước ngọt tồn tại và phát triển. Về mùa mưa

nước sông thường dâng lên các bãi soi, các thửa ruộng ven sông suối, là khu vực thường

xuyên chăn thả trâu, bò. Đặc điểm địa hình này gắn liền với chế độ nhiệt, độ ẩm dẫn đến

sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò

của tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang cao hơn so với tỉnh Bắc Kạn.

Cả ba tỉnh trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt

đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với đặc trưng là

nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết khô và rét do các đợt

gió lạnh từ phía Đông Bắc tràn xuống. Nhiệt độ không khí cũng thể hiện hai mùa rõ rệt:

nóng và lạnh. Số giờ nắng trong năm giảm dần từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn

do ảnh hưởng của địa hình rừng núi. Độ ẩm không khí cũng thay đổi theo mùa: mùa

mưa, độ ẩm không khí cao (có thể trên 90%); mùa khô, độ ẩm không khí thấp (có

khi tới 50 - 60%).

Tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu của ba tỉnh cao như đã phân tích ở trên hoàn

toàn phù hợp với kết quả điều tra về thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh

trùng ở các tỉnh. Đa số các hộ chăn nuôi đều chưa chú ý xây dựng chuồng trại hợp vệ

sinh, một số hộ còn làm chuồng tạm bằng tre, nứa, lá. Các hộ dân cũng chưa chú ý tới

việc vệ sinh chuồng và khu vực xung quanh chuồng, thu gom phân ủ, để phân lưu cữu

trong chuồng và vương vãi ra xung quanh. Khi có mưa xuống, phân lại theo nước mưa

trôi xuống những chỗ trũng, tạo điều kiện thuận lợi cho sán lá F. gigantica hoàn thành

giai đoạn ấu trùng rồi tiếp tục nhiễm vào trâu, gây bệnh cho trâu.

Về cường độ nhiễm, tính chung trâu có cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ là chủ yếu.

Cụ thể, trâu nhiễm cường độ nhẹ chiếm 58,62%; cường độ trung bình chiếm 29,47%;

cường độ nặng chiếm 11,91%.

Page 82: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

71

Hình 3.2. Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại 3 tỉnh

Page 83: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

72

Qua hình 3.2 chúng tôi thấy:

Trâu nuôi tại tỉnh Bắc Kạn nhiễm nhẹ là nhiều nhất (62,89%).

Trâu nuôi tại tỉnh Tuyên Quang nhiễm cường độ trung bình nhiều nhất (30,94%).

Trâu nuôi tại tỉnh Thái Nguyên có tỉ lệ nhiễm nặng cao nhất (16,69%)

Trong quá trình thu thập mẫu chúng tôi thấy, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều suối và

những cánh đồng ẩm thấp. Do thiếu bãi chăn nên đàn trâu chủ yếu được chăn thả dọc

theo các khe suối và trên các cánh đồng - là nơi có ốc ký chủ trung gian của sán F.

gigantica tồn tại và phát triển. Khi chăn thả trâu, bò ở những nơi ẩm ướt đã làm tăng

nguy cơ mắc bệnh sán lá gan do nuốt phải ấu trùng có sức gây bệnh. Đồng thời, tình

trạng vệ sinh thú y kém, trâu thải phân trực tiếp ra ngoài môi trường làm phát tán mầm

bệnh… Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trâu bị nhiễm sán lá gan với tỉ lệ

nhiễm cao và cường độ nhiễm nặng. Trâu ở tỉnh Tuyên Quang cũng nhiễm sán lá gan ở

cường độ trung bình và rất nặng cao là do đàn trâu được chăn thả ở những nơi ẩm thấp,

ngoài ra nhiều hộ chăn nuôi còn cho trâu ăn thêm tại chuồng bằng cỏ cắt ở các bờ ruộng

lúa, trên các cánh đồng trũng. Mặt khác, trâu, bò không được tẩy sán lá gan định kỳ

nên tỷ lệ nhiễm cao. Những nguyên nhân trên làm cho đàn trâu ở hai tỉnh Thái Nguyên

và Tuyên Quang bị nhiễm sán lá F. gigantica với tỉ lệ nhiễm cao và cường độ

nhiễm nặng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Trịnh Văn Thịnh

và Đỗ Dương Thái (1978) [50]; Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [17]; Nguyễn Thị

Kim Lan và cs. (1999) [24]; Phan Địch Lân và cs. (2002) [32]; Nguyễn Thị Kim Lan

và cs. (2008) [27]. Các tác giả đều thống nhất rằng: điều kiện địa hình có mối

liên quan chặt chẽ với tình hình nhiễm sán lá gan, nơi nào có nhiều sông, suối,

có điều kiện thuận lợi cho ốc - ký chủ trung gian phát triển thì nơi đó trâu, bò

nhiễm sán lá gan với tỷ lệ cao và cường độ nhiễm nặng.

Page 84: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

73

Bảng 3.7. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan ở bò tại các địa phƣơng

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Số bò

kiểm

tra

(con)

Số bò

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

* Thái Nguyên 630 243 38,57b

144 59,26 75 30,86 24 9,88

Đồng Hỷ 210 110 52,38b

47 42,73 44 40,00 19 17,27

Võ Nhai 210 63 30,00a

45 71,43 15 23,81 3 4,76

Đại Từ 210 70 33,33a

52 74,29 16 22,86 2 2,85

χ2= 25,846 ;P = 0,000

* Bắc Kạn 630 188 29,84a

123 65,43 51 27,13 14 7,44

Chợ Mới 210 80 38,10b

48 60,00 27 33,75 5 6,25

Bạch Thông 210 69 32,86b

52 75,36 12 17,39 5 7,25

Ngân Sơn 210 39 18,57a

23 58,97 12 30,77 4 10,26

χ2= 20,485; P= 0,000

* Tuyên Quang 630 225 35,71b

136 60,45 77 34,22 12 5,33

Yên Sơn 210 67 31,90 39 58,21 25 37,31 3 4,48

Hàm Yên 210 75 35,71 46 61,33 23 30,67 6 8,00

TP.Tuyên Quang 210 83 39,52 51 61,45 29 34,94 3 3,61

χ2= 2,655; P = 0,265

Tính chung 1.890 656 34,71 403 61,43 203 30,95 50 7,62

χ2= 11,015; P = 0,004

* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

thống kê.

38,57

29,84

35,71

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Tỷ lệ (%)

Thái Nguyên Bắc Kạn Tuyên QuangĐịa phương

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại 3 tỉnh

Page 85: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

74

Bảng 3.7 và hình 3.3 cho thấy, bò ở 3 tỉnh nhiễm sán lá F. gigantica là 34,71%

(thấp hơn rõ rệt so với trâu), tỷ lệ nhiễm cao nhất thấy ở bò của tỉnh Thái Nguyên

(38,57%), thấp nhất là ở bò của tỉnh Bắc Kạn (29,84%). Tuy nhiên, sự khác nhau về tỷ lệ

nhiễm sán lá gan của bò ở Thái Nguyên và Tuyên Quang không rõ rệt (P > 0,05). Về tỷ

lệ nhiễm ở mỗi tỉnh, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn có tỷ lệ nhiễm giữa các huyện khác

nhau (P < 0,001), nhưng tại tỉnh Tuyên Quang thì sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các

huyện không rõ rệt (P > 0,05).

Về cường độ nhiễm, tính chung cường độ nhiễm nhẹ ở bò là 61,43%, cường độ

nhiễm trung bình là 30,95%, chỉ có 7,62% số bò nhiễm sán lá gan với cường độ nhiễm

nặng. Cường độ nhiễm nhẹ và trung bình ở bò nhiều hơn so với trâu, nhưng cường độ

nhiễm nặng thì ít hơn.

Hình 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò tại 3 tỉnh

Page 86: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

75

Từ kết quả bảng 3.6 và 3.7 cho thấy: trâu có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F.

gigantica cao hơn so với bò. Sở dĩ trâu nhiễm sán lá gan nhiều là do đặc tính ưa nước của

chúng. Trâu là loài vật thích ăn và đằm tắm ở những nơi có nước, trong khi bò là loài vật

ít ưa nước hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hải

Lê (2010) [35], Jahed Khaniki G. R. và cs. (2013) [108].

Như vậy, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại tỉnh Thái Nguyên,

Bắc Kạn và Tuyên Quang thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của bò ở tỉnh Đồng

Tháp (53,31%) (Nguyễn Hữu Hưng và cs., 2009 [14]); và thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm

trên bò ở tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa (45,30%) (Sam Thi Nguyen và cs., 2012)

[147]; nhưng cao hơn so với tỷ lệ nhiễm của bò tại Kenya (26%) (Mungube E. O. và

cs., 2006) [133]; ở bò tại Pakistan (25,5%) (Khan M. K. và cs., 2009) [116]; ở bò tại

Ethiopia (4,9%) (Abunna F. và cs., 2010) [58] và ở bò tại Campuchia (5 - 20%)

(Dorny P. và cs., 2011) [89].

3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu, bò

Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50], Phạm Văn Khuê và

Phan Lục (1996) [17], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [29]… tuổi của gia súc là một

trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh ký sinh trùng. Vì vậy,

tỷ lệ nhiễm theo tuổi là một chỉ tiêu xác định gia súc lứa tuổi nào nhiễm sán lá F.

gigantica nhiều nhất, để từ đó có kế hoạch phòng trị bệnh thích hợp.

Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu, bò,

chúng tôi đã xét nghiệm mẫu phân trâu, bò các lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở

bảng 3.8 và 3.9 và hình 3.5, 3.6.

Bảng 3.8. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu

Tuổi

trâu

(năm)

Số

trâu

kiểm

tra

(con)

Số trâu

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

2 1.333 385 28,88a

284 73,77 79 20,52 22 5,71

> 2 - 5 1.683 727 43,20b

499 68,64 184 25,31 44 6,05

> 5 - 8 1.498 810 54,07c

416 51,36 275 33,95 119 14,69

> 8 886 596 67,27d

277 46,48 204 34,23 115 19,29

Tính

chung

5.400 2.518 46,63 1.476 58,62 742 29,47 300 11,91

χ2= 361,672; P = 0,000

* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Page 87: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

76

28,88

43,20

54,07

67,27

0

10

20

30

40

50

60

70

80

2 > 2 – 5 > 5 – 8 > 8

Tỷ lệ %

Tuổi trâu (năm)

Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo lứa tuổi

Bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica tăng dần theo tuổi trâu. Trâu

dưới 2 năm tuổi nhiễm sán lá gan là 28,88%, trâu 2 - 5 năm tuổi nhiễm với tỷ lệ

43,20%, trâu 5 - 8 năm tuổi nhiễm với tỷ lệ 54,07% và tỷ lệ này là 67,27% ở trâu trên 8

năm tuổi. So sánh thống kê thấy, sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi đều

khác nhau rất rõ rệt (P < 0,001). Đồ thị ở hình 3.5 có chiều đi lên từ phía dưới bên trái

tới bên phải phía trên, độ dốc của đồ thị rất rõ ràng. Điều này minh họa rõ hơn biến

động nhiễm sán lá gan theo tuổi mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 3.8.

Cường độ nhiễm sán lá gan cũng nặng dần theo tuổi trâu: nhóm trâu dưới 2

năm tuổi có 5,71% nhiễm nặng, nhóm trâu 5 - 8 năm tuổi có 14,69% nhiễm nặng,

nhóm trâu trên 8 năm tuổi có 19,29% nhiễm sán lá gan ở cường độ nặng.

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại ba tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Trọng Kim (1997) [20], Holland W. G. và cs. (2000) [103], Maqbool A. và cs.

(2002) [122], Đỗ Ngọc Ánh và cs. (2011) [1].

Xét về cường độ nhiễm, trâu nhiễm ở mức độ nặng hầu hết ở lứa tuổi từ 5 năm

tuổi trở lên. Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan tăng tỷ lệ thuận với lứa

tuổi của trâu. Nguyên nhân dẫn đến quy luật nhiễm này là do tuổi trâu càng cao thì

trâu càng có nhiều thời gian tiếp xúc với môi trường sống có mầm bệnh, trâu cứ

Page 88: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

77

nhiễm dần dần dẫn đến bội nhiễm. Ngoài ra, do thời gian sống của sán lá F. gigantica

trong cơ thể trâu dài. Điều này cũng là lý do giải thích tình trạng nhiễm nhiều và tỷ lệ

nhiễm nặng khá cao ở trâu của các địa phương nghiên cứu. Kết quả này của chúng tôi phù

hợp với nhận xét của Phan Địch Lân (1985) [31], Lê Hữu Khương và cs. (2001) [18].

Bảng 3.9. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi bò

Tuổi bò

(năm)

Số bò

kiểm

tra

(con)

Số bò

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

2 395 81 20,51a

53 65,43 22 27,16 6 7,41

> 2 - 5 635 197 31,02b

146 74,11 45 22,84 6 3,05

> 5 - 8 592 234 39,53c

135 57,69 82 35,04 17 7,27

> 8 268 144 53,73d

69 47,92 54 37,50 21 14,58

Tính

chung

1.890 656 34,71 403 61,43 203 30,95 50 7,62

χ2= 87,822; P = 0,000

* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

thống kê.

53,73

39,53

31,02

20,51

0

10

20

30

40

50

60

2 > 2 – 5 > 5 – 8 > 8

Tỷ lệ %

Tuổi bò

(năm)

Hình 3.6. Đồ thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo lứa tuổi

Page 89: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

78

Bảng 3.9 và hình 3.6 cho thấy kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica theo

tuổi bò cũng theo quy luật tương tự như ở trâu: tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng dần

theo tuổi. Tỷ lệ nhiễm ở bò dưới 2 năm tuổi là 20,51%, ở bò 2 - 5 năm tuổi là

31,02% và ở bò trên 8 năm tuổi là 53,73%. Tỷ lệ nhiễm ở từng lứa tuổi của bò đều

thấp hơn so với trâu. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi bò cũng rất rõ

rệt (P < 0,001). Bò trên 8 năm tuổi nhiễm sán lá F. gigantica ở cường độ nặng là

nhiều nhất (14,58%). Kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo tuổi bò của chúng tôi

tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng và cs. (2011) [15], Sam

Thi Nguyen và cs. (2012) [147].

Từ kết quả bảng 3.8 và 3.9 chúng tôi thấy rằng, các địa phương cần chú ý

phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở mọi lứa tuổi; đặc biệt chú ý tới trâu, bò trên

5 năm tuổi, nên loại thải những trâu, bò trên 8 năm tuổi.

Những kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi

trâu, bò và theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu của các tỉnh miền Bắc nước ta

trong mấy năm gần đây cho phép chúng tôi nhận xét: mặc dù đặc điểm thời tiết, khí

hậu có nhiều thay đổi (nhiệt độ cao dần lên, độ ẩm cũng tăng lên so với nhiều năm

trước đây), song quy luật nhiễm theo tuổi của trâu, bò vẫn không thay đổi.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với kết quả nghiên cứu

của Khan M. K. và cs. (2009) [116] trên bò ở Pakistan. Theo tác giả, không có sự

khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo tuổi bò. Getachew M. và cs. (2010) [96]

cũng cho biết, không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi lừa.

3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo mùa vụ

Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ và cường độ

nhiễm sán lá F. gigantica trâu, bò tại ba tỉnh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10

và 3.11; hình 3.7 và 3.8.

Page 90: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

79

Bảng 3.10. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo mùa vụ

Địa

phƣơng

(tỉnh)

Mùa

Số

trâu

kiểm

tra

(con)

Số

trâu

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

Thái

Nguyên

Xuân 450 173 38,44a

78 45,09 63 36,42 32 18,49

Hè 486 291 59,88c

165 56,70 80 27,49 46 15,81

Thu 414 218 52,66b

117 53,67 69 31,65 32 14,68

Đông 450 169 37,56a

87 51,48 50 29,59 32 18,93

χ2= 66,906; P= 0,000

Bắc Kạn

Xuân 378 115 30,42a

80 69,57 31 26,96 4 3,47

Hè 468 245 52,35c

146 59,59 66 26,94 33 13,47

Thu 450 202 44,89b

119 58,91 54 26,73 29 14,36

Đông 504 171 33,93a

116 67,84 40 23,39 15 8,77

χ2= 55,697; P = 0,000

Tuyên

Quang

Xuân 503 254 50,50b

136 53,54 93 36,61 25 9,85

Hè 453 271 59,82c

187 69,00 63 23,25 21 7,75

Thu 412 220 53,40bc

138 62,73 67 30,45 15 6,82

Đông 432 189 43,75a

107 56,61 66 34,92 16 8,47

χ2= 23,653; P = 0,000

Tính

chung

Xuân 1.331 542 40,72a

294 54,24 187 34,5 61 11,26

Hè 1.407 807 57,36c

498 61,71 209 25,9 100 12,39

Thu 1.276 640 50,16b

374 58,44 190 29,69 74 11,87

Đông 1.386 529 38,17a

310 58,60 156 29,49 65 11,91

χ2= 129,022; P = 0,000

* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.

40,72

57,36

50,16

38,17

0

10

20

30

40

50

60

Tỷ lệ (%)

Xuân Hè Thu Đông Mùa

Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu theo mùa vụ (tính chung cả ba tỉnh)

Page 91: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

80

Kết quả bảng 3.10 và hình 3.7 cho thấy:

* Về tỷ lệ nhiễm:

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu tính chung tại ba tỉnh có sự khác nhau theo mùa.

Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa Hè (57,36%), sau đó đến mùa Thu (50,16%); mùa

Xuân (40,72%) và thấp nhất là vào mùa Đông (38,17%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm sán

lá gan của trâu ở mùa Đông và mùa Xuân khác nhau không rõ rệt (P > 0,05).

Biến động về tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo mùa vụ như trên được

lặp lại ở cả ba tỉnh mà chúng tôi nghiên cứu.

* Về cường độ nhiễm:

Trâu chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình ở cả bốn mùa trong năm. Ở

cường độ nặng, tỷ lệ trâu, bò nhiễm vào mùa Hè và mùa Đông cao hơn.

Bảng 3.11. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan ở bò theo mùa vụ

Địa

phƣơng

(tỉnh)

Mùa

Số bò

kiểm

tra

(con)

Số bò

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân) 200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

Thái

Nguyên

Xuân 160 45 28,13a

23 51,11 17 37,78 5 11,11

Hè 163 79 48,47b

55 69,62 18 22,78 6 7,60

Thu 166 77 46,39b

42 54,55 26 33,77 9 11,68

Đông 141 42 29,79a

24 57,14 14 33,33 4 9,53

χ2= 22,974; P = 0,000

Bắc Kạn

Xuân 143 34 23,78a

26 76,47 7 20,59 1 2,94

Hè 175 67 38,29b

41 61,19 21 31,34 5 7,47

Thu 166 49 29,52ab

32 65,31 12 24,49 5 10,2

Đông 146 38 26,03a

24 63,16 11 28,95 3 7,89

χ2= 9,496; P = 0,023

Tuyên

Quang

Xuân 139 41 29,50a

24 58,54 16 39,02 1 2,44

Hè 158 66 41,77b

43 65,15 19 28,79 4 6,06

Thu 162 66 40,74b

39 59,09 22 33,33 5 7,58

Đông 171 52 30,41a

30 57,69 20 38,46 2 3,85

χ2= 8,745; P = 0,033

Tính

chung

Xuân 442 120 27,15a

73 60,83 40 33,33 7 5,84

Hè 496 212 42,74b

139 65,57 58 27,36 15 7,07

Thu 494 192 38,87b

113 58,85 60 31,25 19 9,90

Đông 458 132 28,82a

78 59,09 45 34,09 9 6,82

χ2= 37,291; P = 0,000

* Ghi chú: Theo hàng dọc, những số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Page 92: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

81

27,15

42,74

38,87

28,82

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Tỷ lệ (%)

Xuân Hè Thu Đông Mùa

Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo mùa vụ

(tính chung cả ba tỉnh)

Bảng 3.11 và hình 3.8 về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo

mùa vụ cũng cho kết quả tương tự như ở trâu. Bò nhiễm sán lá gan với tỷ lệ cao nhất

là vào mùa Hè (42,74%), sau đó đến mùa Thu (38,87%). Tỷ lệ nhiễm ở mùa Đông

(28,82%) và mùa Xuân (27,15%) khác nhau không rõ rệt (P > 0,05). Cường độ nhiễm

sán trong các mùa cũng khác nhau.

Theo chúng tôi, vào mùa Xuân, ốc vật chủ trung gian bắt đầu sinh sản và sinh

trưởng mạnh, là điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán lá F. gigantica xâm nhập và

phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Khi trâu, bò nuốt phải ấu trùng có sức

gây bệnh sẽ bị nhiễm sán, sau 3 tháng sán trưởng thành lại đẻ trứng theo phân trâu,

bò ra ngoài. Vì vậy, xét nghiệm phân trâu, bò trong mùa Hè thấy tỷ lệ nhiễm cao

nhất. Về mùa Đông, nước ở các sông, ngòi, rạch thường xuống thấp, nước ở các

cánh đồng lúa thường cạn khô nên các nông hộ chuyển sang trồng màu, đồng thời

nền nhiệt độ mùa Đông thấp nên hạn chế sự phát triển của ốc. Những nguyên nhân

trên làm cho tỷ lệ nhiễm sán lá gan vào mùa Đông thấp. Kết quả này của chúng tôi

phù hợp với nhận xét của Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [50], Phan Địch

Lân (1985) [31], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17], Nguyễn Thị Kim Lan

(2008) [27].

Page 93: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

82

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Menkir M.

Sissay và cs. (2007) [127], Sam Thi Nguyen và cs. (2012) [147]. Theo Menkir

M. Sissay và cs. (2007) [127], tỷ lệ dê, cừu bị nhiễm 2 loại sán lá gan F.

gigantica và F. hepatica vào mùa mưa cao hơn rõ rệt so với mùa khô. Kết quả

nghiên cứu của Sam Thi Nguyen và cs. (2012) [147] về tỷ lệ nhiễm sán lá gan

của trâu, bò tại 3 tỉnh miền trung Việt Nam là Bình Định, Khánh Hòa và Phú

Yên cũng cho kết quả tương tự: tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò vào mùa mưa

cao hơn so với mùa khô (50,8% so với 38,1%).

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Ali Khanjari và cs. (2014) [60] trên

2.391 con dê và cừu tại Iran cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao nhất vào mùa

Xuân (8,3%), sau đó đến mùa Thu (8,1%), mùa Đông (5,9%) và thấp nhất vào

mùa Hè (4%). Bulent Elitok và cs. (2006) [74] cũng cho biết, bò ở Thổ Nhĩ Kỳ

nhiễm sán lá F. hepatica nhiều nhất vào mùa Xuân. Như vậy, kết quả nghiên cứu

của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Theo chúng tôi,

có thể do điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam và của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ khác

nhau nên dẫn tới sự khác nhau này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của chúng tôi

cũng khác với kết quả nghiên cứu của Conceição M. A. P. và cs. (2004) [81],

Phiri A. M. và cs. (2005) [139] khi các tác giả cho rằng mùa vụ không ảnh

hưởng tới tỷ lệ nhiễm sán lá gan.

3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo tính biệt

Theo nhận xét của một số tác giả (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [17],

Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [29]), sức miễn dịch giữa gia súc đực và cái là tương

tự nhau, trừ một số trường hợp cá biệt. Trong thời kỳ sinh dục, bò cái có chửa và

bò cái đang cho con bú có sức chống đỡ với bệnh tương đối yếu hơn những con

khác. Vậy, trong bệnh sán lá gan, tính biệt của trâu, bò có ảnh hưởng đến tỷ lệ

nhiễm không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng

của tính biệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò. Kết quả

được thể hiện ở bảng 3.12 và 3.13.

Page 94: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

83

Bảng 3.12. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt của trâu

Địa

phƣơng

(tỉnh)

Tính

biệt

trâu

Số

trâu

kiểm

tra

(con)

Số

trâu

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

Thái

Nguyên

Đực 720 330 45,83 160 48,48 118 35,76 52 15,76

Cái 1.080 521 48,24 287 55,09 144 27,64 90 17,27

Bắc Kạn Đực 792 320 40,40 204 63,75 87 27,19 29 9,06

Cái 1.008 413 40,97 257 62,23 104 25,18 52 12,59

Tuyên

Quang

Đực 486 240 49,38 143 59,58 76 31,67 21 8,75

Cái 1314 694 52,82 425 61,24 213 30,69 56 8,07

Tính

chung

Đực 1.998 890 44,54 507 56,97 281 31,57 101 11,46

Cái 3.402 1.628 47,85 969 59,52 461 28,32 198 12,16

χ2= 5,540; P = 0,019

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica tính chung ở trâu

cái cao hơn so với trâu đực (47,85% so với 44,54%), sự khác nhau này có ý nghĩa

thống kê (P < 0,05). Đối với từng tỉnh, chúng tôi cũng thấy sự khác nhau này lặp lại

ở tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang (hai trong ba tỉnh nghiên cứu). Kết quả này

của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của Phiri A. M. và cs. (2005) [139].

Theo tác giả thì tỷ lệ nhiễm ở trâu cái là 65,2%, cao hơn so với trâu đực (36,3%).

Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica giữa trâu đực và trâu cái có thể

giải thích như sau: ngoài việc cày kéo và lao tác như trâu đực thì trâu cái còn phải

đảm nhận thêm chức năng mang thai, sinh đẻ và nuôi con. Trong các khoảng thời

gian này trâu cái phải huy động năng lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể cho thai

và tiết sữa nuôi con. Do đó, nếu trâu cái không được chăm sóc cẩn thận, thức ăn

không đầy đủ, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi... sẽ làm cho trâu cái suy

nhược cơ thể, gầy yếu, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập vào

cơ thể, phát triển và gây bệnh. Vì vậy, người chăn nuôi cần chú ý tăng cường công

tác quản lý, sử dụng, chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ thức ăn cho trâu cái

đang mang thai hoặc nuôi con, đặc biệt phải chú ý tẩy giun sán định kỳ cho trâu cái

để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun, sán nói chung và tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn nói riêng,

từ đó giảm thiệt hại do bệnh gây ra.

Về cường độ nhiễm: Trâu đực và trâu cái đều có tỷ lệ nhiễm nhẹ và trung bình

là chủ yếu. Song trâu cái có tỷ lệ nhiễm ở cường độ nặng cao hơn so với trâu đực.

Page 95: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

84

Bảng 3.13. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt của bò

Địa

phƣơng

(tỉnh)

Tính

biệt

Số bò

kiểm

tra

(con)

Số bò

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Cƣờng độ nhiễm

(trứng /g phân)

200 > 200 - 500 > 500

n % n % n %

Thái

Nguyên

Đực 239 85 35,56 51 60,00 26 30,59 8 9,41

Cái 391 158 40,41 93 58,86 49 31,01 16 10,13

Bắc Kạn Đực 284 86 30,28 53 61,63 28 32,56 5 5,81

Cái 346 102 29,48 70 68,63 23 22,55 9 8,82

Tuyên

Quang

Đực 164 58 35,37 34 58,62 21 36,21 4 5,17

Cái 466 167 35,84 102 61,08 56 33,53 8 5,39

Tính

chung

Đực 687 229 33,33 138 60,26 75 32,75 17 6,99

Cái 1.203 427 35,49 265 62,06 128 29,98 33 7,96

χ2= 0,901; P = 0,342

Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò đực là 33,33% và bò

cái là 35,49%. So sánh thống kê thấy tỷ lệ nhiễm ở bò đực và bò cái không có sự

khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Về cường độ nhiễm, giữa bò đực và bò cái cũng không có

sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên

trâu, bò của Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [21], kết quả nghiên

cứu trên dê của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [24], Khan M. K. và cs.

(2009) [116].

Menkir M. Sissay và cs. (2007) [127] cũng cho biết, không có sự khác nhau

về tỷ lệ nhiễm sán lá F. hepatica giữa cừu đực và cừu cái, giữa dê đực và dê cái.

Từ kết quả ở bảng 3.12 và 3.13 chúng tôi có nhận xét rằng: biến động nhiễm

sán lá F. gigantica theo tính biệt của trâu, bò không theo quy luật rõ rệt. Tuy nhiên,

nếu trâu, bò cái giảm sức đề kháng do mang thai hoặc nuôi con thì có thể nhiễm sán lá

F. gigantica nhiều hơn, đồng thời nhiễm nặng hơn so với trâu, bò đực. Vì vậy, người

chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, khai thác, sử dụng trâu,

bò cái hợp lý, đặc biệt là vào thời kỳ trâu, bò cái động dục, mang thai hoặc nuôi

con. Các hộ chăn nuôi cần định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu, bò cái vào thời điểm

trước phối giống để trâu, bò cái đủ sức khỏe sinh sản và nuôi con.

Page 96: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

85

3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong

ký chủ trung gian

3.2.3.1. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng trại, bãi chăn thả

Để kiểm tra sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở nền chuồng và xung quanh

chuồng trâu, bò, chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm mẫu nền chuồng và mẫu đất bề

mặt xung quanh chuồng trâu, bò ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.14 và 3.15.

Bảng 3.14. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng và khu vực

xung quanh chuồng nuôi trâu

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Trên nền chuồng Xung quanh chuồng

Số mẫu

kiểm

tra

Số

mẫu

(+)

Tỷ lệ

(%)

Số mẫu

kiểm

tra

Số mẫu

(+)

Tỷ lệ

(%)

* Thái Nguyên 450 192 42,67 450 132 29,33

Đồng Hỷ 150 74 49,33 150 47 31,33

Võ Nhai 150 50 33,33 150 36 24,00

Đại Từ 150 68 45,33 150 49 32,67

* Bắc Kạn 450 174 38,67 450 121 26,89

Chợ Mới 150 76 50,67 150 44 29,33

Bạch Thông 150 45 30,00 150 37 24,67

Ngân Sơn 150 53 35,33 150 40 26,67

* Tuyên Quang 450 224 49,78 450 141 31,33

Yên Sơn 150 82 54,67 150 52 34,67

Hàm Yên 150 65 43,33 150 43 28,67

TP. Tuyên Quang 150 77 51,33 150 46 30,67

Tính chung 1.350 590 43,70 1.350 394 29,19

χ2 = 11,585; P= 0,003 χ

2= 2,158; P = 0,340

Bảng 3.14 cho thấy:

Tại tỉnh Thái Nguyên có 192/450 mẫu nền chuồng (42,67%) và 132/450 mẫu đất

bề mặt xung quanh chuồng trâu, bò (29,33%) bị ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica.

Tại tỉnh Bắc Kạn có 38,67% số mẫu nền chuồng và 26,89% số mẫu đất bề mặt

xung quanh chuồng bị ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica.

Page 97: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

86

Tại tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ mẫu nền chuồng và mẫu đất bề mặt xung quanh

chuồng trâu, bò phát hiện có trứng sán lá F. gigantica là cao nhất trong ba tỉnh

nghiên cứu (49,78% và 31,33%).

Tính chung cả ba tỉnh có 43,70% số mẫu nền chuồng và 29,19% số mẫu đất bề

mặt xung quanh chuồng (trong vòng bán kính 5 mét) dương tính với trứng sán lá F.

gigantica. Từ kết quả ở bảng này, chúng tôi có hai nhận xét sau:

Một là, cả nền chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò đều bị ô

nhiễm trứng sán lá gan. Tỷ lệ mẫu dương tính ở các địa phương thuộc tỉnh Tuyên

Quang cao hơn hai tỉnh còn lại.

Hai là, vấn đề vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại nuôi

trâu, bò ở cả ba tỉnh còn chưa tốt, tình trạng phân trâu, bò tồn lưu trong chuồng và

rơi vãi ra xung quanh chuồng còn rất phổ biến. Đây là nguyên nhân làm trứng sán lá

gan phát tán, tiếp tục phát triển trong vật chủ trung gian và ở ngoại cảnh, để rồi

nhiễm vào cơ thể trâu, bò và gây bệnh.

Bảng 3.15. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng và khu vực

xung quanh chuồng nuôi bò

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Trên nền chuồng Xung quanh chuồng

Số mẫu

kiểm

tra

Số mẫu

(+)

Tỷ lệ

(%)

Số mẫu

kiểm

tra

Số mẫu

(+)

Tỷ lệ

(%)

* Thái Nguyên 270 98 36,30 270 61 22,59

Đồng Hỷ 90 45 50,00 90 28 31,11

Võ Nhai 90 25 27,78 90 16 17,78

Đại Từ 90 28 31,11 90 17 18,89

* Bắc Kạn 270 75 27,78 270 46 17,04

Chợ Mới 90 33 36,67 90 21 23,33

Bạch Thông 90 26 28,89 90 15 16,67

Ngân Sơn 90 16 17,78 90 10 11,11

* Tuyên Quang 270 93 34,44 270 57 21,11

Yên Sơn 90 27 30,00 90 19 21,11

Hàm Yên 90 32 35,56 90 20 22,22

TP. Tuyên Quang 90 34 37,78 90 18 20,00

Tính chung 810 266 32,84 810 164 20,25

χ2= 4,915; P = 0.086 χ

2= 2.,768; P = 0,251

Page 98: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

87

Bảng 3.15 cho thấy, tỷ lệ ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở nền chuồng và

xung quanh chuồng nuôi bò là 32,84% và 20,25%. So với kết quả đã trình bày ở

bảng 3.14 thì tỷ lệ ô nhiễm trứng sán ở các khu vực nuôi bò thấp hơn. Sự khác nhau

này cũng khá phù hợp với kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu và bò (trâu nhiễm

sán lá gan với tỷ lệ cao hơn và cường độ nhiễm nặng hơn rõ rệt so với bò).

Qua kết quả trên chúng tôi thấy: các mẫu cặn nền chuồng và mẫu đất bề mặt

xung quanh nền chuồng nuôi trâu, bò nhiễm trứng sán lá gan với tỷ lệ khác nhau. Sở

dĩ có sự khác nhau như vậy là do công tác vệ sinh thú y ở các địa phương miền núi

còn chưa tốt. Những hạn chế trong chăn nuôi như: chuồng nuôi tạm bợ, phân trong

chuồng không được thu gom hàng ngày, nền chuồng bằng đất lại không được quét

dọn và không thể cọ rửa, trâu, bò thải phân ở cả trong và xung quanh chuồng… là

các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở nền chuồng và xung quanh

chuồng nuôi trâu, bò.

Ở tỉnh Tuyên Quang, nhiều hộ nuôi trâu, bò có điều kiện kinh tế, đầu tư xây

dựng chuồng nuôi trâu khá chắc chắn, song có rất ít hộ chú ý đến công tác vệ sinh

thú y trong quá trình nuôi, vì vậy mà nền chuồng và xung quanh chuồng đều có

phân trâu, bò tồn lưu và vương vãi.

Ở tỉnh Thái Nguyên, chuồng nuôi trâu, bò của phần lớn các nông hộ còn tạm

bợ, hoặc nhốt trâu, bò dưới gầm nhà sàn. Nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò không có hố

chứa phân, hoặc có nhưng không thu gom phân vào hố ủ. Tình trạng mất vệ sinh

diễn ra ở hầu hết ở các hộ nuôi trâu dẫn đến tỷ lệ mẫu nền chuồng và khu vực xung

quanh chuồng nhiễm trứng sán lá gan khá cao (36,30% và 22,59%).

Ở các địa phương của tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ mẫu nền chuồng và mẫu đất bề mặt

xung quanh chuồng nuôi trâu, bò nhiễm trứng sán lá gan thấp hơn so với hai tỉnh

Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Tuy nhiên, tỷ lệ mẫu nền chuồng và mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng trâu,

bò cao hay thấp không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nhiễm sán lá gan

ở trâu, bò (vì trứng sán lá gan sau khi theo phân trâu, bò ra ngoài thì không thể tiếp

tục phát triển trên nền chuồng và trên đất bề mặt xung quanh chuồng thành ấu trùng

có sức gây bệnh). Song, tình trạng ô nhiễm này phản ánh thực trạng công tác vệ

sinh thú y trong chăn nuôi trâu, bò ở các địa phương còn chưa tốt. Từ đó mà trứng

sán lá gan có thể tiếp tục phát tán theo gió và các nhân tố trung gian khác đến những

chỗ có môi trường nước, phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh.

Page 99: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

88

Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở các nông hộ chăn nuôi trâu, bò cho phép

chúng tôi khuyến cáo rằng: các hộ chăn nuôi trâu, bò cần xây dựng chuồng trại chắc

chắn và có hố chứa phân, hố phải đặt xa nguồn nước; thường xuyên thu gom phân trâu,

bò trên nền và xung quanh chuồng đưa vào hố, ủ nhiệt sinh học để diệt trứng sán gan,

ngăn chặn sự phát tán của trứng sán ra ngoại cảnh. Đó là biện pháp hữu hiệu để phòng

chống bệnh sán lá gan cho đàn trâu, bò của các địa phương.

3.2.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica trên bãi chăn thả trâu, bò

Để xác định sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica trên bãi chăn thả trâu, bò,

chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm mẫu đất bề mặt và mẫu nước có trên bãi chăn

thả trâu, bò tại các địa phương của ba tỉnh nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở

bảng 3.16.

Bảng 3.16. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Đất bề mặt bãi chăn Vũng nƣớc đọng

Số mẫu

kiểm tra

Số mẫu

(+)

Tỷ lệ

(%)

Số mẫu

kiểm tra

Số mẫu

(+)

Tỷ lệ

(%)

* Thái Nguyên 450 33 7,33 450 61 13,56

Đồng Hỷ 150 11 7,33 150 20 13,33

Võ Nhai 150 10 6,67 150 16 10,67

Đại Từ 150 12 8,00 150 25 16,67

* Bắc Kạn 450 38 8,44 450 63 14,00

Chợ Mới 150 14 9,06 150 23 15,33

Bạch Thông 150 13 8,84 150 25 16,67

Ngân Sơn 150 11 7,56 150 15 10,00

* Tuyên Quang 450 42 9,33 450 78 17,33

Yên Sơn 150 16 10,67 150 32 21,33

Hàm Yên 150 14 9,33 150 24 16,00

TP. Tuyên Quang 150 12 8,00 150 22 14,67

Tính chung 1.350 113 8,37 1.350 202 14,96

χ2= 1,178; P = 0,555 χ

2= 3,016; P = 0,221

Bảng 3.16 cho thấy:

Tại các địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên có 7,33% số mẫu đất bề mặt bãi chăn

và 13,56% số mẫu nước ở các vũng nước đọng xét nghiệm có trứng sán lá F. gigantica.

Ở tỉnh Bắc Kạn có 8,44% số mẫu đất bề mặt bãi chăn và 14,00% số mẫu nước

ở các vũng nước đọng tại các địa phương có trứng sán lá F. gigantica.

Page 100: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

89

Tại tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ mẫu đất bề mặt bãi chăn và mẫu vũng nước đọng

bị ô nhiễm trứng sán lá gan là 9,33% và 17,33%.

Tính chung, có 8,37% số mẫu đất bề mặt bãi chăn và 14,96% số mẫu nước ở

các chỗ trũng trên bãi chăn thả trâu, bò xét nghiệm thấy trứng sán lá F. gigantica.

Điều này chứng tỏ, khu vực bãi chăn thả trâu, bò ở các địa phương thuộc ba tỉnh

nghiên cứu đều bị ô nhiễm mầm bệnh sán lá gan. Đặc biệt, tỷ lệ mẫu nước nhiễm

trứng sán lá gan là 14,96% (biến động từ 13,56% - 17,33%). Chúng tôi thấy, trong

rất nhiều chỗ nước đọng ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò có ốc Lymnaea spp. sống.

Vì vậy, trứng sán lá gan trong các vũng (hố) nước này dễ dàng phát triển thành ấu

trùng có sức gây bệnh. Từ đó trâu, bò dễ cảm nhiễm sán lá gan do uống nước ở các

vũng này trong thời gian chăn thả. Theo Skjabin (1963), khi trời mưa, trứng các loài

giun, sán trên bãi chăn theo nước mưa trôi xuống những chỗ trũng, gia súc ăn cỏ dễ

nhiễm mầm bệnh do uống nước này. Vì vậy, vấn đề vệ sinh bãi chăn thả trâu, bò

(thu gom phân) để hạn chế sự cảm nhiễm sán lá gan trong khi chăn thả trâu, bò là

rất cần thiết.

3.2.3.3. Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica

Để xác định loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica và sự

phân bố của chúng, chúng tôi đã thu thập mẫu ốc nước ngọt tại các địa phương

thuộc ba tỉnh nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17, 3.18 và hình 3.9.

Bảng 3.17. Kết quả định loại các mẫu ốc nƣớc ngọt

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Số ốc định

loại (con)

Loài

Lymnaea

viridis

Loài

Lymnaea

swinhoei

Loài khác

n % n % n %

* Thái Nguyên 2.160 768 35,56 621 28,75 771 35,69

Đồng Hỷ 720 224 31,11 195 27,08 301 41,81

Võ Nhai 720 293 40,69 235 32,64 192 26,67

Đại Từ 720 251 34,86 191 26,53 278 38,61

* Bắc Kạn 2.160 663 30,70 437 20,23 1.060 49,07

Chợ Mới 720 221 30,69 174 24,17 325 45,14

Bạch Thông 720 230 31,94 147 20,42 343 47,64

Ngân Sơn 720 212 29,45 116 16,11 392 54,44

*Tuyên Quang 2.160 520 24,07 978 45,28 662 30,65

Yên Sơn 720 234 32,50 286 39,72 200 27,78

Hàm Yên 720 120 16,67 365 50,69 235 32,64

TP. Tuyên Quang 720 166 23,05 327 45,42 227 31,53

Tính chung 6.480 1.951 30,11 2.036 31,42 2.493 38,47

Page 101: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

90

Hình 3.9. Biểu đồ kết quả định loại ốc nước ngọt của ba tỉnh

Bảng 3.17 cho thấy:

Tại các địa phương của ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang,

chúng tôi thu thập 2.160 con ốc ở mỗi tỉnh để định loại. Ở tỉnh Thái Nguyên,

kết quả định loại cho thấy: có 35,56% số ốc là loài L. viridis; 28,75% số ốc là

loài L. swinhoei; 35,69% số ốc còn lại là loài khác (không phải ký chủ trung

gian của sán lá F. gigantica).

Page 102: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

91

Ở tỉnh Bắc Kạn, có 30,70% số ốc là loài L. viridis; 20,23% là loài L. swinhoei;

49,07% số ốc còn lại là những loài khác.

Ở tỉnh Tuyên Quang, khác với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, trong số 2.160

ốc định loại thì có tới 45,28% số ốc là loài L. swinhoei; chỉ có 24,07% là loài L.

viridis; còn lại 30,65% số ốc là các loài khác.

Tính chung cả ba tỉnh, trong 6.480 ốc thu thập, có 30,11% thuộc loài L.

viridis; 31,42% thuộc loài L. swinhoei; 38,47% là những loài ốc khác (không phải là

ký chủ trung gian của sán lá gan). Như vậy, có hơn 60% số ốc thu được thuộc hai

loài L. viridis và L. swinhoei. Theo Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980) [46], Nguyễn

Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [21] ký chủ trung gian của sán lá gan ở

miền Bắc Việt Nam là hai loài ốc L. viridis và L. swinhoei. Kết quả định loại ốc ở

Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang cho thấy, hai loài ốc này chiếm tỷ lệ khá

cao trong số ốc thu thập. Sự phân bố phổ biến với số lượng nhiều của hai loài ốc trên

là điều kiện thuận lợi cho sán lá F. gigantica hoàn thành vòng đời của chúng.

Sau khi định loại các mẫu ốc thu thập, chúng tôi cũng xác định được sự phân

bố của hai loài ốc ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica tại 3 tỉnh Thái Nguyên,

Bắc Kạn và Tuyên Quang. Sự phân bố của hai loài ốc trên được trình bày ở bảng 3.18

Bảng 3.18. Sự phân bố các loài ốc ở ba tỉnh nghiên cứu

Loài ốc

Phân bố (tỉnh) Tỷ lệ

thƣờng gặp

(%) Thái Nguyên Bắc Kạn Tuyên

Quang

Lymnaea viridis + + + 100

Lymnaea swinhoei + + + 100

Loài khác + + + 100

* Ghi chú: (+): Có phát hiện được

Bảng 3.18 cho thấy: hai loài ốc L. viridis và L. swinhoei - ký chủ trung gian

của sán lá gan phân bố phổ biến ở tất cả các địa phương thuộc ba tỉnh nghiên cứu.

Page 103: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

92

Qua khảo sát chúng tôi thấy, các địa phương của ba tỉnh nghiên cứu đều có

điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và sinh sản của ốc (có hệ thống kênh, mương

dẫn nước vào ruộng lúa, có suối, ao bèo, ao rau muống… là những môi trường sống

thích hợp cho ốc). Từ đó trâu, bò có nguy cơ nhiễm sán lá F. gigantica tại các địa

phương là rất cao. Điều này cũng giải thích tại sao tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở

trâu, bò tại các địa phương của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang lại cao như đã

trình bày ở bảng 3.6 và 3.7. Những kết quả trên cho phép chúng tôi khuyến cáo: để hạn

chế bệnh sán lá gan cho trâu, bò, người chăn nuôi nên hạn chế chăn thả trâu, bò ở

các bãi chăn có nhiều chỗ trũng chứa nước và có biện pháp diệt ốc - ký chủ trung

gian của sán lá gan.

3.2.3.4. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria

Để xác định sự ô nhiễm ấu trùng sán lá F. gigantica có sức gây bệnh trên cỏ

thủy sinh, chúng tôi đã xét nghiệm các mẫu cỏ thuỷ sinh thu thập ở rìa bờ ao, kênh,

mương, rãnh nước trong khu vực nuôi và chăn thả trâu, bò. Kết quả được trình bày

ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria

Địa phƣơng

(tỉnh, huyện)

Số mẫu

kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ

(%)

Số

Adolescaria/

mẫu

* Thái Nguyên 450 83 18,44 2 - 17

Đồng Hỷ 150 25 16,67 2 - 17

Võ Nhai 150 26 17,33 4 - 15

Đại Từ 150 32 21,33 5 - 11

* Bắc Kạn 450 65 14,44 2 - 16

Chợ Mới 150 22 14,67 4 – 8

Bạch Thông 150 26 17,33 2 - 13

Ngân Sơn 150 17 11,33 5 - 16

* Tuyên Quang 450 107 23,78 3 - 25

Yên Sơn 150 40 26,67 6 - 25

Hàm Yên 150 35 23,33 3 - 17

TP. Tuyên Quang 150 32 21,33 5 - 20

Tính chung 1.350 255 18,89 2 - 25

Page 104: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

93

Kết quả bảng 3.19 cho thấy:

Trong số 450 mẫu cỏ thủy sinh thu được tại tỉnh Thái Nguyên có 83 mẫu

(chiếm tỷ lệ 18,44%) phát hiện thấy Adolescaria - ấu trùng có sức gây bệnh của sán

lá gan, với số lượng 2 - 17 Adolescaria /mẫu. Tại tỉnh Bắc Kạn, tỷ lệ nhiễm

Adolescaria của các mẫu cỏ là 14,44% với số Adolescaria /mẫu là 2 - 16. Tại tỉnh

Tuyên Quang, có tới 23,78% số mẫu cỏ có Adolescaria, với số lượng 3 - 25

Adolescaria /mẫu.

Như vậy trong ba tỉnh, Bắc Kạn là tỉnh có tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm

Adolescaria thấp nhất, tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm

Adolescaria cao nhất và số lượng Adolescaria /mẫu cũng nhiều nhất. Kết quả này

khá phù hợp với kết quả về tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò của ba tỉnh

(Tuyên Quang là tỉnh có tỷ lệ trâu, bò bị nhiễm sán lá gan nhiều nhất và thấp nhất là

ở tỉnh Bắc Kạn).

Tính chung, trong 1.350 mẫu cỏ thủy sinh thu thập ở ba tỉnh nghiên cứu có

255 mẫu phát hiện có Adolescaria, số ấu trùng /mẫu biến động từ 2 đến 25 ấu trùng.

Những số liệu này phản ánh sự tồn tại và lưu hành khá phổ biến của ấu trùng sán lá

gan có sức gây bệnh ở ngoại cảnh. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, hầu hết các bãi

chăn thả thường tập trung đông trâu, bò và gần nguồn nước. Trâu, bò thải phân trên

bãi chăn, phân không được thu gom và ủ để diệt trứng sán, trứng sán phát tán trên

bãi chăn thả, gặp môi trường nước sẽ phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh.

3.2.3.5. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh

(khi chưa rơi vào môi trường nước)

Trâu, bò bị bệnh sán lá F. gigantica hàng ngày thải một lượng lớn trứng sán ra

ngoài môi trường. Trứng sán có thể được bảo tồn trong phân và trong lớp đất bề

mặt. Chúng tôi đã nghiên cứu về khả năng tồn tại của trứng sán lá F. gigantica

trong phân và trong đất để có cơ sở khoa học xây dựng biện pháp phòng chống

bệnh thích hợp và hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân

trâu, bò được trình bày ở bảng 3.20 và 3.21.

Page 105: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

94

Bảng 3.20. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân trâu

Mùa Lô thí

nghiệm Điều kiện mẫu phân

Số

mẫu

theo

dõi

Thời gian

trứng bắt

đầu chết

XX

m

(ngày)

Thời gian

trứng chết

hoàn toàn

XX

m

(ngày)

Xuân I Để khô tự nhiên 5 12,80 1,24 48,80 1,56

II Ẩm ướt 5 43,63 1,86 125,8 1,46

Hè I Để khô tự nhiên 5 8,60 0,68 41,40 ± 0,51

II Ẩm ướt 5 33,6 1,36 106 ± 0,25

Thu I Để khô tự nhiên 5 13,70 ± 0,56 63,50 ± 0,58

II Ẩm ướt 5 52,70 ± 1,30 118,70 ± 0,40

Đông I Để khô tự nhiên 5 19,90 ± 0,40 80,70 ± 0,90

II Ẩm ướt 5 75,20 ± 1,60 160,40 ± 0,42

Bảng 3.20 cho thấy:

Vào mùa Xuân, trứng sán lá F. gigantica có thể sống được trong 12 - 48 ngày

(trong phân để khô tự nhiên theo thời gian), 43 - 125 ngày (trong phân luôn được

duy trì độ ẩm như lúc mới thải ra ngoài).

Vào mùa Hè, thời gian sống của trứng sán là 8 - 41 ngày trong phân khô tự

nhiên và 33 - 106 ngày trong điều kiện phân ẩm ướt.

Trong mùa Thu, trứng sán lá F. gigantica có thể sống được 13 - 63 ngày (nếu

phân để khô tự nhiên), 52 - 118 ngày (trong điều kiện phân ẩm ướt).

Ở mùa Đông, trứng sán có thể sống được 19 - 80 ngày (trong phân để khô tự

nhiên), 75 - 160 ngày (trong phân được duy trì ẩm ướt).

Như vậy, trong cùng một mùa thì thời gian sống của trứng sán F. gigantica

trong phân để khô tự nhiên ngắn hơn trong phân luôn ẩm ướt. Trong 4 mùa, ở cùng

một điều kiện về độ ẩm của phân thì trứng sán F. gigantica sống được dài nhất vào

mùa Đông (80 - 160 ngày), sau đó đến mùa Xuân, mùa Thu và thời gian sống ngắn

nhất trong mùa Hè (41 - 106 ngày).

Kết quả trên cho phép chúng tôi có hai nhận xét:

Một là, ở cả 4 mùa, mặc dù độ ẩm và nhiệt độ không khí thay đổi, song trứng

sán lá F. gigantica vẫn tồn tại với thời gian khá dài khi chúng tồn lưu trong phân

Page 106: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

95

trâu. Trường hợp này phân như một môi trường bảo vệ trứng tránh một số tác động

vật lý (ánh sáng, sự khô hạn, nhiệt độ). Trong khoảng thời gian này, cho trứng vào

môi trường nước, chúng tôi thấy trứng vẫn nở thành Miracidium.

Hai là, các nông hộ chăn nuôi cần thu gom phân trâu, bò ủ Compost hoặc ủ

nhiệt sinh học để diệt trứng sán lá gan.

Trong thực tế chăn nuôi, nguồn gieo rắc bệnh chủ yếu là súc vật nuôi nhiễm

sán lá F. gigantica. Đối với những trâu, bò có sán lá ký sinh, hàng năm thải phân có

lượng trứng khá lớn ra khu vực chuồng nuôi và các bãi chăn thả. Thời gian trứng

sán lưu cữu trong phân khá lâu (đặc biệt là trong phân ẩm ướt hay những bãi chăn

ẩm thấp, lầy lội), khi gặp điều kiện thuận lợi trứng sán phát triển thành ấu trùng có

sức gây bệnh. Trứng sán lá F. gigantica rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn và ánh

nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Do vậy, không chăn thả trâu, bò ở những bãi chăn lầy

lội, ẩm thấp để trứng không có điều kiện phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian tồn tại bình quân dài nhất của

trứng sán lá gan trong phân ẩm ướt là 160 ngày (5 tháng), ngắn hơn so với thời gian

ghi trong tài liệu của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17] (ở môi trường ẩm ướt,

trứng có khả năng sống đến 8 tháng).

Kết quả trên là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng

chống tổng hợp bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò ở các địa phương.

Bảng 3.21. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân bò

Mùa Lô thí

nghiệm Điều kiện mẫu phân

Số mẫu

theo

dõi

Thời gian

trứng bắt

đầu chết

XX

m

(ngày)

Thời gian

trứng chết

hoàn toàn

XX

m

(ngày)

Xuân I Để khô tự nhiên 5 13,20 0,97 52,40 1,44

II Ẩm ướt 5 41,40 2,79 132,60 1,81

Hè I Để khô tự nhiên 5 8,80 0,66 33,80 ± 0,74

II Ẩm ướt 5 30,40 ± 0,51 109,56 ± 0,35

Thu I Để khô tự nhiên 5 13,20 ± 0,52 60,60 ± 0,48

II Ẩm ướt 5 50,40 ± 0,64 121,40 ± 1,02

Đông I Để khô tự nhiên 5 20,60 ± 0,62 68,60 ± 1,10

II Ẩm ướt 5 74,70 ± 0,60 156,80 ± 0,42

Page 107: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

96

Thí nghiệm theo dõi thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân bò

ở các mùa trong năm, trong điều kiện độ ẩm phân khác nhau cũng cho kết quả

tương tự như trong phân trâu.

Từ kết quả ở bảng 3.20 và 3.21, chúng tôi thấy rằng, môi trường phân trâu và

phân bò không ảnh hưởng đến sự tồn tại của trứng sán lá F. gigantica. Do trứng sán

có thể sống khá lâu (tới 5 tháng) trong phân trâu, bò nên các hộ chăn nuôi trâu, bò

cần tăng cường công tác vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, thu gom

phân trâu, bò ủ để phòng bệnh sán lá gan cho trâu, bò.

3.2.3.6. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất

Chúng tôi đã theo dõi thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất

ở 3 ẩm độ khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất

Mùa Lô thí

nghiệm Loại đất

Thời gian trứng

bắt đầu chết

XX

m

(ngày)

Thời gian trứng

chết hoàn toàn

XX

m

(ngày)

Xuân

I Đất khô 9,33 0,33 17,20 ± 0,40

II Đất ẩm 15,67 0,67 35,50 ± 0,35

III Đất ướt 23,68 0,88 61,80 ± 1,04

I Đất khô 7,33 ± 0,33 12,00 0,58

II Đất ẩm 11,33 0,88 16,00 ± 1,15

III Đất ướt 20,00 ±1,15 45,27 ± 0,42

Thu

I Đất khô 9,78 ± 0,65 12,40 ± 0,65

II Đất ẩm 17,02 ± 1,02 20,80 ± 0,45

III Đất ướt 23,80 ± 0,35 51,20 ± 0,42

Đông

I Đất khô 11,02 ± 0,35 12,33 0,33

II Đất ẩm 23,20 ± 0,45 27,00 0,58

III Đất ướt 26,40 ± 0,65 55,67 1,45

Page 108: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

97

Bảng 3.22 cho thấy:

Khi ở trong đất khô, trứng sán lá F. gigantica có thể sống được 9 - 17 ngày

(mùa Xuân), 7 - 12 ngày (mùa Hè), 9 - 12 ngày (mùa Thu) và 11 - 12 ngày (mùa Đông).

Ở trong đất ẩm, trứng sán sống được 15 - 35 ngày trong mùa Xuân, 11 - 16

ngày trong mùa Hè, 17 - 20 ngày vào mùa Thu và 23 - 27 ngày trong mùa Đông.

Khi tồn lưu trong đất ướt, thời gian sống của trứng sán là 23 - 61 ngày vào

mùa Xuân, 20 - 45 ngày vào mùa Hè, 23 - 51 ngày trong mùa Thu và 26 - 55 ngày

vào mùa Đông.

Như vậy, thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica khi tồn lưu ở trong đất

khô là ngắn nhất. Ngược lại, thời gian sống của trứng sán trong đất ướt là dài nhất.

Quy luật này tương tự khi theo dõi ở cả 4 mùa. Đồng thời, vào mùa Hè thời gian

trứng sán sống trong đất ngắn hơn các mùa khác, có thể do nhiệt độ cao trong mùa

Hè đã làm cho quá trình chuyển hóa vật chất của trứng sán tăng lên, từ đó thời gian

sống của trứng rút ngắn hơn.

Khảo sát thực trạng chăn nuôi ở các tỉnh miền núi, chúng tôi nhận thấy:

chuồng nuôi trâu, bò chủ yếu là nền gỗ và nền đất, chuồng nuôi thường được các

nông hộ làm ở gần ruộng, ao hoặc mương nước; bãi chăn thả còn nhiều chỗ thấp

trũng, do đó trứng sán lá gan dễ phát tán và có điều kiện tiếp tục phát triển. Vì vậy,

công tác vệ sinh thú y trong quá trình chăn nuôi cần phải được đảm bảo: thu gom

phân trâu, bò để ủ, tránh vương vãi phân ra đất bề mặt ở các khu vực mà trâu, bò

thường tiếp xúc, thường xuyên tẩy uế, khử trùng chuồng trại, nên thực hiện chăn thả

luân phiên khi bãi chăn thả có diện tích đủ lớn.

3.2.3.7. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống của

Miracidium trong nước

Khi trứng sán lá F. gigantica theo phân ra ngoài ngoại cảnh, gặp điều kiện

thuận lợi trứng nở thành Miracidium trong môi trường nước. Chúng tôi đã bố trí thí

nghiệm theo dõi thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước. Kết quả được trình bày

ở bảng 3.23.

Page 109: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

98

* Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước

Bảng 3.23. Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nƣớc

(từ khi trứng sán lá F. gigantica rơi vào môi trường nước)

Mùa Lô thí

nghiệm

Số mẫu

thí

nghiệm

to và pH

nƣớc

Thời gian bắt đầu có

Miracidium thoát vỏ

Thời gian Miracidium

thoát vỏ hết

XX

m

(ngày)

Tính

chung

(ngày)

XX

m

(ngày)

Tính

chung

(ngày)

Xuân

I 10 22 - 23

oC

6 - 7

15,40 ± 0,45

14

14,40 ± 0,36

16 II 10 14,60 ± 0,41 16,80 ± 0,25

III 10 15,20 ± 0,25 15,20 ± 0,62

I 10 26 - 27

oC

6 - 7

8,80 ± 0,33

8

9,70 ± 1,58

10 II 10 8,90 ± 0,31 8,30 ± 1,78

III 10 9,50 ± 0,23 10,10 ± 2,18

Thu

I 10 24 - 25

oC

6 - 7

12,00 ± 0,58

11

14,10 ± 2,79

15 II 10 13,70 ± 0,30 12,20 ± 2,81

III 10 11,40 ± 0,21 15,40 ± 2,92

Đông

I 10 18 - 19

oC

6 - 7

20,00 ± 0,47

19

19,70 ± 0,63

21 II 10 19,30 ± 0,74 21,10 ± 0,79

III 10 19,90 ± 0,42 20,30 ± 1,57

Bảng 3.23 cho thấy: vào mùa Xuân, Miracidium thoát vỏ sớm nhất là 14 ngày,

muộn nhất là 16 ngày; mùa Hè sớm nhất là 8 ngày và muộn nhất là 10 ngày; mùa

Thu thời gian sớm nhất là 11 ngày và muộn nhất là 15 ngày; mùa Đông thời gian

sớm nhất là 19 ngày và muộn nhất là 21 ngày. Như vậy, thời gian cần cho trứng

phát triển từ khi vào môi trường nước đến lúc nở thành Miracidium biến động trong

khoảng thời gian 8 - 21 ngày. Nhiệt độ thấp trong mùa Đông đã làm cho sự phát

triển của trứng sán F. gigantica trong nước kéo dài hơn. Ngược lại, nhiệt độ cao

trong mùa Hè khiến cho thời gian phát triển của trứng sán ngắn hơn rõ rệt.

Theo dõi sự phát triển của trứng sán lá F. gigantica trong thí nghiệm vào mùa Hè,

chúng tôi thấy: từ khi cho trứng vào môi trường nước tới khi trứng nở thành

Miracidium phải trải qua 10 giai đoạn.

Các giai đoạn cụ thể như sau:

Page 110: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

99

Ngày thứ nhất: Trứng có nhiều tế bào phôi to đều và xếp sát vỏ trứng.

Ngày thứ 2: Phôi bào bắt đầu phân chia (trứng ở ngày thứ 2 trong nước).

Ngày thứ 3: Phôi bào tăng kích thước và phân chia thành nhiều tế bào sắp xếp

thành hình quả dâu.

Ngày thứ 4: Phôi bào tập trung lại thành hình ô van ở trung tâm trứng. Số

lượng tế bào noãn hoàng giảm dần.

Ngày thứ 5: Phôi có chiều dài bằng 1/2 chiều dài trứng, kéo dài ra, nằm ở

trung tâm trứng và được bao quanh bởi một số tế bào noãn hoàng.

Ngày thứ 6: Phôi có hình tam giác gần giống hình thái của Miracidium, phía

trước rộng và hẹp dần về phía sau.

Ngày thứ 7: Phôi có hình dạng của Miracidium rõ nét hơn, dấu vết của hai mắt

đã nhìn thấy mờ mờ. Miracidium bắt đầu xuất hiện động tác co rút yếu và chậm

chạp trong vỏ trứng, trong vỏ trứng vẫn còn một số tế bào noãn hoàng.

Ngày thứ 8: Kích thước của Miracidium tăng lên, phía sau cong lại vì

Miracidium có chiều dài lớn hơn chiều dài trứng. Có thể nhìn thấy khá rõ dấu vết

của hai mắt và lông mao bao quanh cơ thể. Miracidium đã vận động mạnh dần lên

trong vỏ trứng.

Ngày thứ 9: Miracidium đã phát triển hoàn chỉnh. Cơ thể có hình tam giác hơi

dài. Toàn thân Miracidium có một lớp lông mao bao phủ. Lúc này Miracidium

chuyển động, co duỗi rất mạnh trong trứng.

Ngày thứ 10: Miracidium thoát vỏ. Trước khi thoát vỏ, Miracidium co toàn bộ

cơ thể với cường độ co mạnh nhất, ngay sau đó duỗi ra với cường độ duỗi mạnh

nhất, đẩy bật nắp trứng và từ từ thoát ra ngoài. Vừa thoát khỏi vỏ, Miracidium đã

bơi rất nhanh trong nước. Sau khi Miracidium ra ngoài, nắp vỏ trứng vẫn còn dính ở

vỏ như một “cánh cửa” có bản lề mở ra, màng noãn hoàng và các chất dịch còn lại

trong trứng cũng dần thoát ra khỏi trứng qua “cánh cửa” đó.

Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy rằng, trứng sán lá F. gigantica phát triển

không đồng đều và nở thành Miracidium không trong cùng một thời gian. Vì vậy,

Page 111: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

100

trong cùng điều kiện, Miracidium có thể thoát vỏ trong thời gian vài ngày. Điều này

dẫn tới hệ quả là làm cho Miracidium tăng cơ hội nhiễm vào ốc ký chủ trung gian và

làm tăng tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò.

Như vậy, yếu tố nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển

của trứng sán lá F. gigantica và sự thoát vỏ của Miracidium. Nhiệt độ thích hợp

giúp trứng phát triển nhanh; nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển của trứng sán kéo

dài. Ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp Miracidium thoát vỏ. Trong quá trình theo

dõi thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy, vào những ngày có ánh sáng mạnh và trung bình

thì Miracidium thoát vỏ nhiều hơn rõ rệt so với những ngày ánh sáng yếu.

Theo Guralp N. và cs. (1964) [99], thời gian trứng F. gigantica phát triển và

nở thành Miracidium khoảng 10 - 11 ngày ở 37 - 38oC (tương ứng với nhiệt độ mùa

Hè của nước ta), khoảng 21 - 24 ngày ở 25oC (tương ứng với mùa Thu ở nước ta) và

33 ngày ở 17 - 22oC (tương ứng với mùa Đông ở nước ta). Phan Địch Lân (1985)

[31] cho biết ở nhiệt độ 28 - 30oC, trứng F. gigantica nở thành Miracidium sau 14 -

16 ngày; Rojo-Vázquez F. A. và cs. (2012) [144] cho rằng, ở nhiệt độ 10 - 12oC

trứng F. hepatica nở thành Miracidium sau từ vài tuần đến 2 tháng.

Như vậy, thời gian trứng sán lá F. gigantica nở thành Miracidium trong thí

nghiệm của chúng tôi không giống với công bố của những tác giả trên. So với các kết

quả nghiên cứu ở nước ngoài thì sự khác nhau này là điều dễ giải thích (do điều kiện

tự nhiên của nước ta khác rất nhiều so với các nước khác). Song, sự khác nhau giữa

kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của Phan Địch Lân

(1985) [31] có thể do sự thay đổi về thời tiết khí hậu của những năm gần đây (mùa

Hè nóng hơn, mùa Đông giá lạnh hơn so với những năm của thập kỷ 80 và 90) đã dẫn

đến sự khác nhau này.

* Thời gian Miracidium sống trong nước (khi không gặp ký chủ trung gian)

Sau khi Miracidium thoát khỏi vỏ trứng, chúng tôi tiếp tục theo dõi thời gian

sống của chúng trong nước khi không gặp ký chủ trung gian. Kết quả được trình

bày ở bảng 3.24.

Page 112: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

101

Bảng 3.24. Thời gian sống của Miracidium trong nƣớc

(khi không gặp ký chủ trung gian)

Mùa Lô thí

nghiệm

Số mẫu

thí

nghiệm

to và pH

nƣớc

Thời gian bắt đầu

có Miracidium chết

Thời gian Miracidium

chết hoàn toàn

XX

m

(giờ)

Tính

chung

(giờ)

XX

m

(giờ)

Tính

chung

(giờ)

Xuân

I 10 22 - 23

oC

6 - 7

6,20 ± 0,38

5

10,50 ± 0,42

10 II 10 5,35 ± 0,25 10,65 ± 0,28

III 10 5,60 ± 0,47 8,36 ± 0,15

I 10 26 - 27

oC

6 - 7

5,85 ± 0,37

5

10,70 ± 0,40

11 II 10 6,05 ± 0,30 10,60 ± 0,36

III 10 5,95 ± 0,30 11,40 ± 0,27

Thu

I 10 24 - 25

oC

6 - 7

7,15 ± 0,27

6

12,25 ± 0,41

14 II 10 6,90 ± 0,22 12,80 ±0,44

III 10 7,50 ± 0,24 14,50 ± 0,34

Đông

I 10 18 - 19

oC

6 - 7

6,10 ± 0,23

4

9,30 ± 0,27

9 II 10 4,75 ± 0,25 9,30 ± 0,27

III 10 4,00 ± 0,25 7,25 ± 0,19

Bảng 3.24 cho thấy, sau khi thoát vỏ, Miracidium tồn tại trong nước không

quá 10 giờ (trong mùa Xuân), 11 giờ (trong mùa Hè), 14 giờ (vào mùa Thu) và 9

giờ (vào mùa Đông).

Dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 100 lần, chúng tôi thấy: khi mới

thoát vỏ, Miracidium bơi rất nhanh trong môi trường nước nhờ lớp lông mao bao

phủ quanh thân và sự co rút cơ thể. Sau một thời gian chuyển động liên tục trong

nước, không gặp được vật chủ trung gian, Miracidium sẽ chết do cạn kiệt năng

lượng. Trước khi chết, chúng nhào lên lộn xuống mấy lần, sau đó chuyển động

chậm dần, nhanh chóng chuyển sang trạng thái lờ đờ, rồi đứng im một chỗ. Sau 7 -

10 phút chúng biến đổi hình dạng và rữa dần ra.

Theo Asanji M. F. (1988) [64], sau khi thoát khỏi vỏ trứng, Miracidium sống

trong nước khoảng 18 - 26 giờ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn so với

kết quả nghiên cứu của Asanji M. F. (1988) [64], song dài hơn rõ rệt so với số liệu

Page 113: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

102

của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17] (Miracidium chỉ tồn tại trong vài

giờ). Với thời gian này, Miracidium tăng thêm cơ hội tìm được ký chủ trung gian

thích hợp để tiếp tục vòng đời của chúng và làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá F.

gigantica cho trâu, bò. Ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá gan đóng vai trò

hết sức quan trọng trong quá trình hoàn thành vòng đời của sán. Nếu không gặp

được ký chủ trung gian, Miracidium sẽ chết hết sau 9 - 14 giờ và vòng đời của sán

lá gan bị cắt đứt. Vì vậy, nếu tiêu diệt được ốc ký chủ trung gian thì đồng nghĩa với

việc tiêu diệt được ấu trùng sán lá gan ở giai đoạn Miracidium trong nước và

phòng chống được bệnh sán lá gan trên trâu, bò.

3.2.3.8. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá F. gigantica trong ốc -

ký chủ trung gian

Sau khi trứng sán lá F. gigantica nở thành Miracidium, chúng tôi tiến hành

gây nhiễm cho ốc L. viridis “sạch” để theo dõi thời gian phát triển của ấu trùng sán

lá trong ốc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng của sán lá F. gigantica

(từ khi trứng rơi vào nước)

Giai đoạn ấu

trùng

Mùa

Trứng

Miracidium

(ngày)

Miracidium

Sporocyst

(ngày)

Sporocyst

Redia

(ngày)

Redia

Cercaria

(ngày)

Cercaria

Adolescaria

(giờ)

Trứng

Adolescaria

(ngày)

Xuân 14 - 16 3 - 4 6 - 8 18 - 20 2 - 4* 41 - 48

Hè 8 - 10 2 - 3 4 - 7 15 - 17 2 - 4* 29 - 37

Thu 11 - 15 3 - 4 5 - 8 17 - 18 2 - 4* 36 - 45

Đông 19 - 21 4 - 5 8 - 9 20 - 21 3 - 5* 51 - 56

Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy:

Thời gian từ khi trứng sán lá F. gigantica vào môi trường nước đến khi hình

thành Adolescaria dài nhất vào mùa Đông (51 - 56 ngày), sau đó đến mùa Xuân (41

- 48 ngày), mùa Thu (37 - 45 ngày) và ngắn nhất là vào mùa Hè (chỉ 29 - 37 ngày).

Xét về thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng: vào mùa Hè, các dạng ấu

trùng phát triển trong ký chủ trung gian đều với thời gian ngắn nhất trong bốn mùa.

Ngược lại, vào mùa Đông thời gian hoàn thành mỗi giai đoạn của ấu trùng lại dài

nhất trong năm.

Page 114: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

103

Như vậy, trong mùa Đông, thời gian phát triển của trứng và các dạng ấu trùng

trong ốc đều dài nhất. Quy luật về thời gian phát triển của ấu trùng trong ký chủ

trung gian theo mùa cho thấy, nhiệt độ là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự

phát triển của trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong ký chủ

trung gian.

Trong thí nghiệm của chúng tôi, dưới kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần

thấy: Sporocyst có hình túi, màu sáng, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các tế bào

ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Redia hình suốt chỉ,

có mấu đuôi, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột hình túi đơn giản, Redia già chứa

nhiều Cercaria. Cercaria được hình thành nhiều đợt, vì vậy trong một ốc có cả

Redia non, Redia già, Cercaria non và Cercaria già. Cơ thể của Cercaria gồm hai

phần thân và đuôi, Cercaria non có đuôi ngắn, to, ít vận động; Cercaria già có đuôi

dài hơn thân, đuôi vận động rất mạnh để giúp Cercaria di chuyển, thân tròn lệch,

không có điểm mắt, có nhiều hạt glycogen xếp thành hai hàng ở hai bên.

Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Nhiều Adolescaria bám

vào cỏ thuỷ sinh mà chúng tôi thả trong bể, một số thì lơ lửng trong nước.

Về kích thước, các dạng ấu trùng Sporocyst, Redia, Cercaria và Adolescaria

lớn hơn nhiều so với Miracidium. Bằng kính lúp có thể nhìn thấy ấu trùng trên lam

kính: Miracidium như những hạt bụi màu trắng, di chuyển nhanh trong nước;

Sporocyst là một bọc màu trắng; Redia là một dải màu trắng, nhỏ, chiều dài gấp 2 -

3 lần chiều rộng, cơ thể liên tục co duỗi nhẹ; Cercaria vận động nhờ đuôi co rút rất

mạnh. Khi ép ốc, phát hiện thấy ấu trùng thì có thể dùng công tơ gút hút ấu trùng

đặt lên lam kính sạch và kiểm tra dưới kính hiển vi để quan sát rõ hơn hình thái và

cấu tạo của chúng.

Phan Địch Lân (1985) [31] cho biết, sau khi gây nhiễm Miracidium cho ốc

“sạch” chúng sẽ phát triển thành Sporocyst trong 7 ngày, từ Sporocyst đến Redia

non cần 8 - 21 ngày, từ Redia đến Cercaria non cần 7 - 14 ngày và từ Cercaria non

đến Cercaria già cần 13 - 14 ngày. Ở môi trường, Cercaria ra khỏi ốc, sau 2 giờ

rụng đuôi tạo thành Adolescaria.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian hoàn thành các giai đoạn của ấu

trùng sán lá F. gigantica trong ốc có giai đoạn dài hơn, có giai đoạn ngắn hơn so

với kết quả nghiên cứu của Phan Địch Lân (1985) [31].

Page 115: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

104

x

y

9080706050403020100

800

700

600

500

400

300

200

100

0

Thời gian phát triển từ Miracidium đến Cercaria ở trong ốc mà chúng tôi đã

xác định được cũng ngắn hơn so với kết quả nghiên cứu của Dar Y. và cs. (2010)

[85]. Theo tác giả thì thời gian này là 24 ngày ở điều kiện nhiệt độ 24oC (tương

đương với điều kiện nhiệt độ trong mùa Thu ở nước ta). Theo chúng tôi, thời gian

phát triển ấu trùng trong ký chủ trung gian và ở ngoại cảnh khác nhau có thể là do

điều kiện thời tiết khí hậu biến đổi trong những năm gần đây và sự khác nhau về

điều kiện tự nhiên giữa các nước gây ra.

3.3. Nghiên cứu tƣơng quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân

với số sán lá ký sinh ở trâu, bò

* Tương quan giữa số trứng sán /gam phân với số sán lá ký sinh /trâu được

xác định trên phần mềm Minitab 14.0. Kết quả như sau:

Phương trình hồi quy tuyến tính: y = a + bx

(y: số trứng sán /gam phân, x: số sán ký sinh /trâu)

Trong đó: a = 0,194

b = 8,101

Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,194 + 8,101x

Hệ số tương quan: r = 0,96

Tương quan giữa số trứng sán/ gam phân với số sán ký sinh /trâu được biểu

diễn ở hình 3.10.

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương quan giữa số

trứng sán /gam phân với số sán ký sinh /trâu

Page 116: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

105

x

y

706050403020100

500

400

300

200

100

0

Đồ thị ở hình 3.10 cho thấy: các điểm tương ứng giữa số sán đếm được qua

mổ khám trâu với số trứng sán trong 1 gam phân hầu hết đều nằm xung quanh

đường biểu diễn phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx, đi từ bên trái phía dưới

tới bên phải phía trên, không có điểm nào nằm ở xa đường biểu diễn này. Điều đó

có nghĩa là tương quan giữa số trứng sán F. gigantica /gam phân với số sán lá ký

sinh /trâu là tương quan thuận.

Hệ số tương quan r = 0,96 cho thấy tương quan này rất chặt.

* Tương quan giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh /bò như sau:

Phương trình hồi quy tuyến tính: y = a + bx

(y: số trứng sán /gam phân, x: số sán ký sinh /bò)

Trong đó: a = 4,145

b = 8,094

Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 4,145 + 8,094x

Hệ số tương quan: r = 0,969

Tương quan giữa số trứng sán F. gigantica /gam phân với số sán lá ký sinh /bò

được biểu diễn ở hình 3.11.

Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương quan giữa số

trứng sán /gam phân với số sán lá ký sinh /bò

Đồ thị ở hình 3.11 cho thấy: các điểm tương ứng giữa số sán đếm được qua

mổ khám bò với số trứng sán trong 1 gam phân hầu hết đều nằm xung quanh đường

Page 117: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

106

biểu diễn phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx, đi từ bên trái phía dưới

tới bên phải phía trên, chỉ có 1 điểm nằm hơi xa đường biểu diễn này. Điều đó

có nghĩa là tương quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân với số sán

lá ký sinh /bò là tương quan thuận.

Hệ số tương quan r = 0,969 cho thấy tương quan này là rất chặt.

Như vậy, phương trình hồi quy tuyến tính xác định tương quan giữa số trứng

sán F. gigantica trong 1 gam phân với số sán lá ký sinh /trâu, bò có ý nghĩa thực

tiễn, dựa trên cơ sở khoa học là: từ số trứng sán đếm được trong 1 gam phân có thể

xác định một cách tương đối đúng số sán ký sinh trên 1 trâu, bò, từ đó có cơ sở khoa

học để chẩn đoán bệnh sán lá gan ở trâu, bò hoặc xác định được hiệu quả sử dụng

thuốc tẩy sán, hoặc có thể dự đoán được mức độ ảnh hưởng của sán đến những biến

đổi bệnh lý và lâm sàng của trâu, bò bị bệnh.

Theo Nguyễn Văn Thiện (2008) [48], nếu các điểm biểu thị tính trạng được

phân bố theo hướng từ bên trái phía dưới tới bên phải phía trên, hình thành dạng

một đường thẳng theo hướng từ dưới lên trên là tương quan thuận. Hệ số tương

quan (r) mang dấu dương biểu thị hai tính trạng tương quan thuận. Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Nguyễn Văn Thiện (2008) [48].

Các kết quả được lặp lại trên hai loại gia súc (trâu và bò) như đã trình bày ở

trên cho phép chúng tôi có một nhận xét chung là: có mối tương quan thuận rất chặt

giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán lá F. gigantica ký sinh ở trâu, bò Đó

là tương quan thuận theo phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx (hồi quy, theo

nghĩa thống kê, theo nghĩa mở rộng, có nghĩa là từ một biến số này có thể tính ra

được giá trị của một biến số khác).

Ý nghĩa của phương trình hồi quy, theo Nguyễn Văn Thiện (2008) [48] là, từ

giá trị của một tính trạng này có thể tính ra giá trị tương ứng của một tính trạng

khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi phải dự đoán những giá trị của các tính trạng

trong tương lai, hoặc khi phải tính những giá trị của các tính trạng khó xác định.

Như vậy, từ phương trình hồi quy giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam

phân với số sán lá ký sinh /trâu, bò có thể tính được số sán ký sinh trong 1 trâu

(hoặc bò), hoặc tính được số trứng sán có trong 1 gam phân khi biết biến số kia. Từ

đó có thể biết được tường tận hơn mức độ cảm nhiễm sán lá F. gigantica, mức độ

nguy hại đối với vật chủ, hoặc dự đoán được hiệu suất của thuốc tẩy để có kế hoạch

phòng trị tiếp theo.

Page 118: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

107

3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò

3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá F. gigantica có hiệu lực cao và an toàn

3.4.1.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã được sử dụng

nhiều năm trên trâu, bò

Thuốc han - dertil B và fasiolid (nitroxinil - 25%) là hai loại thuốc đã được sử

dụng nhiều năm để tẩy sán lá F. gigantica cho trâu, bò ở các địa phương. Vậy, với liều

khuyến cáo, các thuốc này hiện nay còn có hiệu lực tẩy cao hay không? Để xác định vấn

đề này, chúng tôi đã dùng hai loại thuốc trên tẩy sán cho trâu, bò. Kết quả các đợt dùng

thuốc được trình bày ở bảng 3.26 và 3.27.

Bảng 3.26. Hiệu lực của hai loại thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã sử dụng

nhiều năm trên trâu

Đợt

tẩy Thuốc sử dụng

Liều

khuyến

cáo

(mg/kg

TT)

Trƣớc tẩy Sau tẩy

15 ngày Hiệu lực tẩy

Số

trâu

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

nhiễm

XX

m

(trứng/g phân)

Số

trâu

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

nhiễm

XX

m

(trứng/g

phân)

Số

trâu

sạch

trứng

sán

(con)

Hiệu

lực

tẩy

sạch

(%)

I

Han -Dertil B 10 50 359,80 ± 29,30 8 53,50 ± 7,50 42 84,00

Fasiolid

(Nitroxinil- 25%) 10 50 296,50 ± 50,80 9 60,00 ± 5,30 41 82,00

II

Han - Dertil-B 10 50 257,20 30,00 8 56,00 6,00 42 84,00

Fasiolid

(Nitroxinil- 25%) 10 50 246,20 9,24 10 55,00 ± 6,40 40 80,00

III

Han - Dertil B 10 50 296,50 50,80 11 70,00 5,00 39 78,00

Fasiolid

(Nitroxinil- 25%) 10 50 251,50 32,50 9 60,00 ± 4,60 41 82,00

ở 3.26 : sử dụng thuốc han - dertin B, liều 10 mg

/kg TT trong 3 đợt thí nghiệm, mỗi đợt tẩy cho 50 trâu, số trâu sạch trứng sán ở

đợt 1 và 2 đều là 42 con, có 8 trâu vẫn còn trứng sán, song số lượng trứng sán

giảm từ 359 xuống 53 và 56 trứng /gam phân; đợt 3 có 39 trâu sạch trứng sán,

có 11 trâu vẫn còn trung bình 70 trứng /gam phân. Hiệu lực tẩy sạch sán đạt 78% - 84%.

Thuốc fasiolid, liều 10 mg /kg TT tẩy sán cho 150 trâu /3 đợt cho kết quả

như sau: ở đợt 1 có 41 trâu sạch trứng sán (hiệu lực tẩy sạch sán đạt 82%), có 9

trâu vẫn còn trung bình 60 trứng sán /gam phân; hiệu lực của thuốc ở đợt 2 đạt

80%, ở đợt 3 đạt 82%.

Page 119: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

108

Bảng 3.27. Hiệu lực của hai loại thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã sử dụng

nhiều năm trên bò

Đợt

tẩy Thuốc sử dụng

Liều

khuyến

cáo

(mg/kg

TT)

Trƣớc tẩy Sau tẩy

15 ngày Hiệu lực tẩy

Số bò

dùng

thuốc

(con)

Cƣờng độ

nhiễm

XX

m

(trứng/g phân)

Số

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

nhiễm

XX

m

(trứng/g

phân)

Số bò

sạch

trứng

sán

(con)

Hiệu

lực tẩy

sạch

(%)

I

Han - Dertil-B 10 30 255,00 ± 51,68 6 45,00 ± 6,70 24 80,00

Fasiolid

(Nitroxinil-25% ) 10 30 243,33 ± 46,01 5 57,50 ±17,50 25 83,33

II

Han - Dertil-B 10 30 286,80 ± 46,01 4 15,00 ± 4,50 26 86,67

Fasiolid

(Nitroxinil-25% ) 10 30 231,00 ± 69,10 5 45,00 ± 7,80 25 83,33

III

Han - Dertil-B 10 30 285,00 ± 62,00 6 67,50 ± 10,60 24 80,00

Fasiolid

(Nitroxinil-25% ) 10 30 210,50 ± 51,68 4 30,00 ± 6,60 26 86,67

Kết quả bảng 3.27 cho thấy, hiệu lực tẩy sạch sán trên bò của thuốc han -

dertin B đạt 80 - 86,67%, hiệu lực tẩy sạch của thuốc fasiolid đạt 83,33 - 86,67%.

Từ kết quả xác định hiệu lực của các thuốc tẩy sán lá F. gigantica trên trâu và

bò đã trình bày ở bảng 3.26 và 3.27, chúng tôi nhận thấy cả 2 loại thuốc han - dertin

B và fasiolid với liều 10 mg /kg TT vẫn có hiệu lực tẩy sán cho trâu, bò, song hiệu

lực tẩy không cao. Sau khi dùng thuốc tẩy sán lá gan cho trâu, bò, người chăn nuôi

thường tin rằng thuốc đã có tác dụng tẩy hết sán lá gan và trâu, bò đã khỏi bệnh. Vì

vậy, những trâu, bò chưa sạch sán vẫn được chăn thả và là nguồn gieo rắc trứng sán

ra ngoại cảnh. Từ thực tế này, chúng tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu để nâng cao

hiệu lực của thuốc tẩy sán.

Một trong những biện pháp có thể thực hiện để đạt mục đích trên là, nghiên

cứu hiệu lực của liều thuốc cao hơn liều khuyến cáo mà vẫn an toàn cho súc vật

được dùng thuốc. Từ luận giải trên, chúng tôi đã thử nghiệm hiệu lực và độ an toàn

của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica trên trâu, bò.

Page 120: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

109

3.4.1.2. Thử nghiệm hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica

trên trâu, bò

* Thử nghiệm trên diện hẹp

Chúng tôi đã sử dụng 3 loại thuốc với liều cao hơn khuyến cáo: albendazol

(liều 12 mg /kgTT), triclabendazole (liều 15 mg /kgTT) và nitroxinil - 25 (liều 12

mg /kgTT) tẩy sán lá F. gigantica cho 5 trâu thí nghiệm /loại thuốc và 5 bò thí

nghiệm /loại thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.28 và 3.29.

Bảng 3.28. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc trên trâu thí nghiệm

Thuốc và liều

lƣợng

Số thứ

tự

trâu

Trƣớc

tẩy

(trứng

/g phân)

Ngày sau tẩy

(trứng /g phân)

Mổ khám sau tẩy

5 10 15

Ngày

mổ

khám

sau tẩy

Số sán

/trâu

(con)

Albendazol

(12mg /kgTT)

1 450 60 0 0 -

2 390 45 0 0 25 0

3 600 90 0 0 -

4 375 60 0 0 -

5 285 75 0 0 30 0

Triclabendazole

(15 mg /kgTT)

1 540 70 0 0 -

2 385 40 0 0 -

3 450 90 0 0 -

4 635 85 0 0 35 0

5 370 30 0 0 -

Nitroxinil - 25

(12mg /kgTT)

1 680 95 0 0 35 0

2 560 50 0 0 -

3 350 40 0 0 -

4 420 45 0 0 -

5 295 50 0 0 -

Page 121: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

110

Bảng 3.28 cho thấy: Sử dụng thuốc triclabendazole, liều 15 mg /kgTT, hai loại

thuốc albendazol và nitroxinil cùng mức liều 12 mg /kg TT tẩy cho 15 trâu nhiễm

sán. Trước khi dùng thuốc, số trứng sán /gam phân của trâu biến động từ 285 đến

680 trứng. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm lại phân ở các ngày 5, 10 và 15 sau tẩy.

Ở ngày thứ 5 sau khi sử dụng thuốc, không có trâu nào sạch trứng sán nhưng số

lượng trứng sán /gam phân đã giảm đáng kể, chỉ còn 30 - 95 trứng /gam phân. Xét

nghiệm ở ngày thứ 10 sau dùng thuốc, tất cả số trâu thí nghiệm đều sạch trứng sán

hoàn toàn. Chúng tôi đã mổ khám 4/15 trâu, thấy cả 4 trâu đều sạch sán trong gan

và ống dẫn mật sau 25 - 35 ngày dùng thuốc.

Theo dõi trạng thái cơ thể của trâu thí nghiệm sau dùng thuốc, chúng tôi thấy

trâu vẫn ăn uống, nhai lại, vận động, thải phân và nước tiểu bình thường. Điều đó

chứng tỏ 3 loại thuốc sử dụng với mức liều cao hơn liều khuyến cáo vẫn an toàn

đối với trâu.

Bảng 3.29. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc trên bò thí nghiệm

Thuốc và liều

lƣợng

Số thứ

tự

Trƣớc

tẩy

(trứng /g

phân)

Ngày sau tẩy

(trứng /g phân)

Mổ khám sau tẩy

5 10 15

Ngày

mổ

khám

sau tẩy

Số sán

/bò

(con)

Albendazol

(12mg /kgTT)

1 285 30 0 0 -

2 315 30 0 0 -

3 375 45 0 0 -

4 405 60 0 0 35 0

5 255 15 0 0 -

Triclabendazole

(15 mg /kgTT)

1 450 55 0 0 -

2 410 60 0 0 25 0

3 380 40 0 0 -

4 295 30 0 0 -

5 320 35 0 0 -

Nitroxinil - 25

(12mg /kgTT)

1 260 25 0 0 -

2 350 35 0 0 -

3 300 30 0 0 30 0

4 430 45 0 0 -

5 330 40 0 0 -

Page 122: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

111

Bảng 3.29 cho thấy: sử dụng 3 loại thuốc cho bò nhiễm sán lá F. gigantica với

liều như trên, hiệu lực của thuốc đạt tương tự như thử nghiệm trên trâu (15/15 bò

sạch trứng sán trong phân sau 10 ngày dùng thuốc, 3/15 bò được mổ khám kiểm tra

lại đều sạch sán ở gan và ống dẫn mật sau 25 - 35 ngày dùng thuốc tẩy). Đồng thời,

cả 15 bò đều không có biểu hiện khác thường nào sau khi dùng thuốc. Như vậy, liều

của ba loại thuốc đã sử dụng an toàn đối với bò.

Từ kết quả ở bảng 3.28 và 3.29, chúng tôi nhận thấy, thuốc triclabendazole

liều 15 mg /kgTT, thuốc albendazol và nitroxinil - 25 với liều 12 mg /kg TT đều có

hiệu lực tẩy sán lá F. gigantica cao và an toàn đối với trâu, bò. Tuy nhiên, thử

nghiệm này mới chỉ được tiến hành trên số lượng ít trâu, bò thí nghiệm. Vì vậy,

chúng tôi tiếp tục thử nghiệm thuốc trên số lượng trâu, bò nhiều hơn để kiểm tra lại

hiệu lực và độ an toàn của các mức liều trên đối với trâu, bò.

* Thử nghiệm trên diện rộng

Chúng tôi đã thử nghiệm hiệu lực điều trị của thuốc triclabendazole, liều 15

mg /kgTT; thuốc albendazol và nitroxinil - 25, liều 12mg /kg TT cho 450 trâu và

270 bò ở các địa phương. Kết quả được trình bày ở bảng 3.30 và 3.31.

Bảng 3.30. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica cho trâu trên diện rộng

Đợt Loại thuốc

Liều

lƣợng

(mg/

kg

TT)

Trƣớc tẩy Sau tẩy 15 ngày Hiệu lực tẩy

Số

trâu

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

( xmX )

(Trứng/ g phân)

Số

trâu

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

( xmX )

(Trứng/ g

phân)

Số

trâu

sạch

trứng

(con)

Hiệu

lực

tẩy

(%)

I

Albendazol 12 50 465,00 ± 56,00 3 45,60 ±10,30 47 94,00

Triclabendazole 15 50 418,30 ± 48,65 0 0 50 100

Nitroxinil - 25 12 50 445,28 ± 30,50 3 35,20 ±8,70 47 94,00

II

Albendazol 12 50 520,80 ± 53,10 5 60,80 ±14,40 45 90,00

Triclabendazole 15 50 560,00 ± 46,50 0 0 50 100

Nitroxinil - 25 12 50 490,35 ± 28,50 4 50,00 ±13,40 46 92,00

III

Albendazol 12 50 420,30 ± 46,00 5 25,80 ±6,72 45 90,00

Triclabendazole 15 50 380,50 ± 60,78 0 0 50 100

Nitroxinil - 25 12 50 415,27 ± 23,60 5 40,50 ± 9,86 45 90,00

Kết quả ở bảng 3.30 cho thấy: trong cả 3 đợt điều trị, thuốc triclabendazole đều có

hiệu lực tẩy cao nhất (100%), sau tẩy 15 ngày kiểm tra không còn trứng sán trong

Page 123: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

112

phân. Thuốc albendazol có hiệu lực tẩy khá cao, đạt 90 - 94%, cường độ nhiễm

giảm từ 420 - 465 trứng /gam phân xuống còn 25 - 60 trứng /gam phân. Thuốc

nitroxinil - 25 cũng có hiệu lực tẩy đạt 90 - 94%, cường độ nhiễm sán giảm từ 415 -

490 trứng /gam phân xuống còn 35 - 50 trứng /gam phân sau khi tẩy 15 ngày. Theo

dõi trước và sau dùng thuốc, chúng tôi thấy toàn bộ số trâu được tẩy sán vẫn vận

động, ăn uống và nhai lại bình thường, không có trâu nào có phản ứng phụ sau dùng

thuốc. Vì vậy chúng tôi đánh giá: mức liều đã sử dụng của ba loại thuốc đều an toàn

100% đối với trâu.

Bảng 3.31. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica cho bò trên diện rộng

Đợt Loại thuốc

Liều

lƣợng

(mg/

kg

TT)

Trƣớc tẩy Sau tẩy 15 ngày Hiệu lực tẩy

Số

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

( xmX )

(Trứng/ g phân)

Số

nhiễm

(con)

Cƣờng độ

( xmX )

(Trứng/ g

phân)

Số bò

sạch

trứng

(con)

Hiệu

lực

tẩy

(%)

I

Albendazol 12 30 286,8 ± 46,01 2 35,70 ±9,50 28 93,33

Triclabendazole 15 30 321± 69,10 0 0 30 100

Nitroxinil - 25 12 30 378,5 26,40 3 30,25±7,70 27 90,00

II

Albendazol 12 30 380,50 ± 56,20 2 35,80±6,30 28 93,33

Triclabendazole 15 30 345,37± 78,40 0 0 30 100

Nitroxinil - 25 12 30 320,50 31,60 2 40,20±6,25 28 93,33

III

Albendazol 12 30 380,85 35,70 3 30,50±8,58 27 90,00

Triclabendazole 15 30 330,56± 15,30 0 0 30 100

Nitroxinil - 25 12 30 296,40 ± 35,27 1 25,70±5,32 29 96,67

Bảng 3.31 cho thấy, tẩy sán lá F. gigantica cho bò ở các địa phương với ba loại

thuốc và các mức liều trên cũng cho kết quả tương tự như thử nghiệm trên trâu: hiệu

lực tẩy sán của thuốc triclabendazole trên bò đều là 100% trong cả 3 đợt tẩy; 2 loại

thuốc albendazol và nitroxinil - 25 có hiệu lực tẩy cao hơn so với ở trâu (90 - 96,67%).

Qua kết quả ở bảng 3.30 và 3.31, chúng tôi nhận xét: cả ba loại thuốc albendazol,

triclabendazole và nitroxinil - 25 đều có tác dụng tẩy sán lá F. gigantica tốt (hiệu lực cao

và an toàn), trong đó thuốc triclabendazole liều 15mg /kg TT là thuốc có hiệu lực tẩy cao

nhất. Trong điều kiện thực tế ở các địa phương, người chăn nuôi có thể lựa chọn thuốc

đặc hiệu tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Nếu có thể, nên sử dụng thuốc triclabendazole, liều

15 mg /kg TT để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Page 124: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

113

3.4.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica trên trâu

Chúng tôi đã bố trí thí nghiệm trên 160 trâu 2 - 4 năm tuổi nuôi tại huyện

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trâu thí nghiệm được phân thành 2 lô: lô thử nghiệm

và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, tính biệt, điều kiện chăm

sóc nuôi dưỡng và quản lý, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica. Tỷ lệ và

cường độ nhiễm ở trâu của lô thí nghiệm và lô đối chứng trước khi thí nghiệm được

trình bày ở bảng 3.32.

Bảng 3.32. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán F. gigantica của trâu trƣớc thí nghiệm

Diễn giải Thử nghiệm Đối chứng Mức ý nghĩa (P)

Số trâu kiểm tra (con) 80 80 -

Số trâu nhiễm (con) 31 30 -

Tỷ lệ nhiễm (%) 38,75 37,50 > 0,05

Cƣờng độ

nhiễm

(số trứng/

gam phân)

≤ 200 n 18 17 -

% 58,06 56,67 > 0,05

>200 - 500 n 11 11 -

% 35,48 36,67 > 0,05

> 500 n 2 2 -

% 6,45 6,67 > 0,05

Bảng 3.32 cho thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở lô thử

nghiệm và lô đối chứng trước thí nghiệm tương đương nhau. Cụ thể:

- Tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica của trâu ở lô thử nghiệm là 38,75%, của trâu ở lô

đối chứng là 37,50%. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa hai lô không rõ rệt (P > 0,05).

Trâu ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng đều nhiễm sán lá F. gigantica ở cường độ

nhẹ đến nặng. Cụ thể như sau:

+ Cường độ nhiễm nhẹ: tính chung trong số 31 trâu nhiễm sán ở lô thử nghiệm

có 18 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 58,06%; trong 30 trâu nhiễm sán ở lô

đối chứng có 17 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 56,67%.

+ Cường độ nhiễm trung bình: lô thử nghiệm có 11 con nhiễm ở cường độ

trung bình, chiếm tỷ lệ 35,48%; lô đối chứng có 11 con nhiễm ở cường độ trung

bình, chiếm tỷ lệ 36,67%.

+ Cường độ nhiễm nặng: lô thử nghiệm có 2 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 6,45%; lô

đối chứng có 2 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 6,67%.

Page 125: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

114

Như vậy cường độ nhiễm không có sự khác nhau đáng kể giữa lô thử nghiệm

và lô đối chứng (P > 0,05).

Chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho trâu

ở lô thử nghiệm như sau:

+ Dùng thuốc triclabendazole, liều 15mg /kg TT tẩy sán lá F. gigantica cho

trâu ở lô thử nghiệm.

+ Vệ sinh thức ăn, nước uống (cho ăn cỏ và uống nước không nhiễm ấu trùng

có sức gây bệnh).

+ Vệ sinh bãi chăn thả, chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại (sử

dụng thuốc sát trùng HanIodin 10%).

+ Diệt vật chủ trung gian của sán lá gan.

+ Thu gom phân trâu ủ để diệt trứng sán lá F. gigantica.

3.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 2 tháng thử nghiệm

Sau 2 tháng áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh nói trên, chúng tôi đã xét

nghiệm phân của trâu cả 2 lô thử nghiệm và đối chứng để xác định lại tỷ lệ và

cường độ nhiễm sán lá F. gigantica. Kết quả được trình bày ở bảng 3.33.

Bảng 3.33. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica của trâu sau 2 tháng

thử nghiệm

Diễn giải Thử nghiệm Đối chứng Mức ý nghĩa (P)

Số trâu kiểm tra (con) 80 80 -

Số trâu nhiễm (con) 9 33 -

Tỷ lệ nhiễm (%) 11,25 41,25 < 0,001

Cường độ

nhiễm

(số trứng/

gam phân)

≤ 200 n 9 20 -

% 100 60,61 < 0,001

>200 - 500 n 0 11 -

% 0,00 33,33 < 0,001

> 500 n 0 2 -

% 0,00 6,06 < 0,001

Số liệu ở bảng 3.33 cho thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica của

trâu ở lô thử nghiệm giảm, trong khi tỷ lệ và cường độ nhiễm sán của trâu ở lô đối

chứng tăng lên rõ rệt so với trước khi thử nghiệm. Cụ thể như sau:

Page 126: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

115

- Về tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica của trâu ở lô thử nghiệm là

11,25%, trong khi tỷ lệ nhiễm sán của trâu ở lô đối chứng là 41,25%, sự khác nhau

này là rất rõ rệt (P < 0,001).

- Về cường độ nhiễm:

+ Cường độ nhiễm nhẹ: trâu ở lô thử nghiệm nhiễm nhẹ là 100%, lô đối chứng

là 60,61%, sự sai khác này cũng rất rõ rệt (P < 0,001).

+ Cường độ nhiễm trung bình: không có trâu nào ở lô thử nghiệm nhiễm ở cường

độ này, trong khi lô đối chứng nhiễm ở cường độ trung bình là 33,33% (P < 0,001).

+ Cường độ nhiễm nặng: chỉ có trâu ở lô đối chứng nhiễm cường độ nặng với

tỷ lệ 6,06%, sự sai khác giữa hai lô rất rõ rệt (P < 0,001).

Như vậy, sau 2 tháng được áp dụng biện pháp phòng trị bệnh sán lá F.

gigantica, tỷ lệ và cường độ nhiễm của trâu ở lô thử nghiệm đã giảm rõ rệt so với

lô đối chứng.

3.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng thử nghiệm

Sau 4 tháng áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh cho trâu ở lô thử nghiệm,

chúng tôi xét nghiệm lại phân của trâu ở cả 2 lô thử nghiệm và đối chứng. Kết quả

về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica được trình bày ở bảng 3.34.

Bảng 3.34. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá F. gigantica của trâu sau 4 tháng

thử nghiệm

Diễn giải

Thử

nghiệm Đối chứng

Mức ý nghĩa

(P)

Số trâu kiểm tra (con) 80 80 -

Số trâu nhiễm (con) 14 36 -

Tỷ lệ nhiễm (%) 17,50 45,00 < 0,001

Cƣờng độ

nhiễm

(số trứng/

gam phân)

≤ 200 n 13 24 -

% 92,86 66,67 < 0,001

>200 - 500 n 1 10 -

% 7,14 27,78 < 0,001

> 500 n 0 2 -

% 0,00 5,56 < 0,001

Page 127: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

116

Bảng 3.34 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: sau 4 tháng thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica của

trâu ở lô thử nghiệm là 17,50%, trong khi tỷ lệ nhiễm của trâu ở lô đối chứng là

45,00%, sự sai khác này là rất rõ rệt (P < 0,001).

- Về cường độ nhiễm:

+ Cường độ nhiễm nhẹ: có 92,86% số trâu nhiễm sán ở lô thử nghiệm nhiễm ở

cường độ nhẹ, trong khi ở lô đối chứng tỷ lệ nhiễm nhẹ là 66,67%, sự sai khác này

là rất rõ rệt (P < 0,001).

+ Cường độ nhiễm trung bình: lô thử nghiệm có 7,14%, trong khi lô đối chứng

tỷ lệ này là 27,78%.

+ Cường độ nhiễm nặng: không có trâu nào ở lô thử nghiệm nhiễm nặng,

trong khi tỷ lệ nhiễm nặng ở lô đối chứng là 5,56%, sự sai khác có ý nghĩa thống kê

(P < 0,001).

Từ kết quả ghi ở bảng 3.34, chúng tôi có nhận xét rằng:

Trâu ở lô được áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica có

tỷ lệ nhiễm sán giảm thấp hơn và cường độ nhiễm nhẹ hơn rõ rệt so với trâu ở lô đối

chứng không được áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên.

Những biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng cho trâu ở lô thử nghiệm đều là

những biện pháp đơn giản có thể thực hiện dễ dàng ở các nông hộ và trại chăn nuôi

trâu, bò, song lại có hiệu quả phòng chống bệnh sán lá gan tốt cho trâu, bò, đồng

thời người chăn nuôi trâu, bò cần áp dụng những biện pháp kể trên để hạn chế tỷ lệ

và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò.

3.4.3. Xây dựng biện pháp phòng, trị tổng hợp bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò.

Từ kết quả của đề tài, chúng tôi đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá

gan cho trâu, bò như sau:

1. Tẩy sán lá F. gigantica cho trâu, bò: khâu quan trọng trong biện pháp

phòng chống tổng hợp là tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Thực tế trong điều kiện khí hậu

nóng ẩm của Việt Nam, bệnh sán lá gan tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy,

ngoài việc tẩy cho những trâu, bò bị bệnh, còn phải tẩy mang tính dự phòng cho cả

đàn gia súc, đồng thời tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường.

Page 128: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

117

Ba loại thuốc với các mức liều đã thử nghiệm (triclabendazole, liều 15 mg /kgTT,

albendazol và nitroxinil - 25, liều 12 mg /kgTT) đều cho kết quả tẩy sán lá gan tốt. Tùy

từng địa phương, tùy điều kiện trường hợp cụ thể, mà có thể lựa chọn một trong

những loại thuốc đó để tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc

triclabendazole để có hiệu quả tẩy tốt nhất.

Ở những địa phương có điều kiện, cần chẩn đoán bệnh chính xác trước khi sử

dụng thuốc tẩy. Những địa phương không có điều kiện chẩn đoán thì căn cứ vào triệu

chứng lâm sàng và những đặc điểm dịch tễ học để xác định bệnh.

- Trước hết phải ưu tiên tẩy cho những trâu, bò bị nhiễm nặng hoặc có biểu hiện

lâm sàng của bệnh sán lá gan. Chú ý tẩy cho những trâu, bò trên 5 năm tuổi, đặc biệt

là những trâu, bò trên 8 năm tuổi.

- Định kỳ tẩy sán lá gan 2 lần /năm (đợt 1 vào tháng 4,5; đợt 2 vào tháng 9,10)

cho cả đàn trâu, bò khi kiểm tra phân thấy có 20 - 30% nhiễm sán lá gan. Khi tẩy,

nhất thiết phải nhốt trâu, bò và cho ăn tại chuồng trong 6 - 7 ngày, dọn sạch phân ở

chuồng, tập trung ủ kỹ để tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường, bãi chăn thả.

2. Xử lý phân trâu, bò bằng phƣơng pháp nhiệt sinh học để diệt trứng sán

lá F. gigantica: hàng ngày thu gom phân ở chuồng nuôi, tập trung vào hố ủ hoặc tập

trung vào một nơi, vun thành đống, trát bùn kín dày 5 - 10 cm. Sau 2 - 3 tuần nhiệt độ

phân ủ tăng lên 50 - 60o và kéo dài trong nhiều ngày, ở nhiệt độ này toàn bộ trứng sán

lá gan sẽ bị tiêu diệt. Có thể trộn thêm tro bếp và lá xanh để tăng thêm nhiệt độ của

phân ủ. Hoặc đào hai hố ủ phân ở cạnh nhau phía sau chuồng trâu, bò, hàng ngày

gom phân vào một hố, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn. Tiếp tục thu gom phân

hàng ngày vào hố thứ hai. Khi đầy lại trát bùn trên miệng hố. Lúc này phân ở hố thứ

nhất đã có thể lấy ra để bón cho cây trồng.

3. Vệ sinh chuồng nuôi trâu, bò và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Chuồng nuôi trâu, bò phải giữ luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ 2 tháng 1 lần dùng thuốc

sát trùng phun để diệt trứng sán lá F. gigantica ở nền chuồng và khu vực xung quanh

chuồng trâu, bò.

4. Cải tạo đồng cỏ, bãi chăn thả trâu, bò. Đồng cỏ, bãi chăn thả ẩm thấp, có

nhiều vũng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng và

ấu trùng sán lá F. gigantica. Vì vậy, cần lấp những vũng nước đọng trên bãi chăn,

thu gom phân trên bãi chăn để ủ nhằm hạn chế sự phát tán, phát triển của trứng và ấu

trùng sán lá ở ngoại cảnh.

Page 129: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

118

5. Diệt vật chủ trung gian của sán lá gan. Tháo cạn nước, làm khô những

đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt… là những biện pháp hữu hiệu để diệt ốc

Lymnaea spp.. Có thể diệt ốc bằng vôi bột hoặc chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan,

ngỗng). Tuy nhiên, tùy từng địa phương có thể vận dụng phương pháp diệt vật chủ

trung gian của sán lá gan cho phù hợp và hiệu quả.

6. Tăng cƣờng chăm sóc, nuôi dƣỡng trâu bò. Để nâng cao sức khỏe của đàn

trâu, bò, cần chú ý khâu quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

Đối với trâu, bò các lứa tuổi (đặc biệt là trâu, bò sinh sản trong thời kỳ

mang thai và nuôi con) chú ý đảm bảo khẩu phần ăn đủ cả về số lượng và chất

lượng. Ngoài chăn dắt tự nhiên, cần trồng cỏ cho trâu, bò ăn thêm. Nếu có điều

kiện, nên bổ sung thêm thức ăn tinh cho trâu, bò. Có kế hoạch dự trữ và cung cấp

đủ thức ăn trong vụ Đông - Xuân, nhằm nâng cao sức đề kháng của trâu, bò, hạn

chế sự cảm nhiễm sán lá gan.

Các hộ chăn nuôi trâu, bò nên loại thải những trâu, bò già trên 10 năm tuổi để

loại bỏ bớt nguồn gieo rắc trứng sán lá F. gigantica ra ngoại cảnh, giảm khả năng lây

nhiễm cho những trâu, bò khác.

Page 130: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

119

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1- F. gigantica là loài sán lá ký sinh và gây bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở 3 tỉnh

Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang, tỷ lệ nhiễm ở trâu là 58,67% và ở bò là

36,67% (qua mổ khám).

2 - Về đặc điểm dịch tễ:

+ Thực trạng chăn nuôi và phòng chống sán lá gan cho trâu, bò ở 3 tỉnh còn chưa tốt.

+ Tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua xét nghiệm phân ở trâu tại ba tỉnh là 46,63%; ở bò

là 34,71%. Tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng theo tuổi trâu, bò.

Trâu, bò nhiễm sán lá gan nhiều và nặng hơn trong mùa Hè và ít hơn ở các mùa

khác trong năm.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan không phụ thuộc vào tính biệt của trâu, bò.

+ Nền chuồng, xung quanh chuồng nuôi và khu vực bãi chăn thả trâu, bò đều bị ô

nhiễm trứng sán lá gan.

+ Ốc L. viridis và L. swinhoei - ký chủ trung gian của sán lá gan phân bố phổ biến

ở tất cả các địa phương nghiên cứu.

+ Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm kén Adolescaria với tỷ lệ 14 - 23%.

+ Thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất khô ngắn, thời gian sống trong

đất ướt dài hơn. Vào mùa Hè thời gian trứng sống trong đất ngắn hơn các mùa khác.

+ Thời gian Miracidium thoát vỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ

càng thấp, thời gian thoát vỏ càng chậm hơn.

Sau khi thoát vỏ, Miracidium tồn tại trong nước từ 9 đến 14 giờ.

3- Tương quan giữa số trứng sán trong 1 gam phân với số sán ký sinh /trâu, bò

là tương quan thuận khá chặt theo phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx với hệ

số tương quan r = 0,96 và r = 0,969.

4- Với liều hướng dẫn, thuốc han - dertin B và fasiolid có hiệu lực tẩy sán lá

F. gigantica không cao (78 - 86%).

Page 131: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

120

Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của thuốc triclabendazole, liều 15 mg /kgTT là

100%; thuốc albendazol và nitroxinil - 25 với cùng liều 12mg /kg TT hiệu lực tẩy

đạt 90 - 96%. Cả 3 loại thuốc đều an toàn đối với trâu, bò.

5- Phòng chống bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò bằng thực hiện đồng bộ 6

biện pháp chính (tẩy sán bằng thuốc triclabendazole, ủ phân, diệt ốc ký chủ trung gian,

vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại và bãi chăn thả và cần loại thải những trâu, bò

già trên 10 năm tuổi).

2. Đề nghị

- Sử dụng thuốc triclabendazol liều 15 mg /kg TT để tẩy sán lá gan lớn cho

trâu, bò ở các địa phương.

- Áp dụng rộng rãi biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá gan lớn cho

đàn trâu, bò ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Page 132: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Duy Bắc, Nguyễn Khắc Lực, Nguyễn Thị Vân, Lê Trần

Anh (2011), “Xác định loài và tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại huyện Đại

Lộc - Quảng Nam”, Công trình khoa học Báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng

lần thứ 38, Nxb Y học, tr. 151 -156.

2. Trần Minh Châu (1998), 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Diễn, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng (2006), “Một số nhận xét về giun

sán ký sinh đường tiêu hoá của bò tại một số địa điểm ở Đắk Lắk”, Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIII, số 1, tr. 54 - 59.

4. Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Thị Lê (2005), “Đặc điểm nhận dạng nhóm ấu trùng

cercaria của sán (Trematoda) và phân biệt cercaria của sán lá gan (F.

gigantica) trong ốc Lymnaea ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, tr. 31 - 36.

5. Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thanh Hoà (2006), “Một số đặc điểm hình thái và

phân tử của sán lá gan (Fasciola spp.) ở bò của tỉnh Nghệ An và Cao Bằng”,

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 3 (5), tr. 59 - 67.

6. Bùi Thị Dung (2012), “Ứng dụng và phát triển kỹ thuật PCR đa mồi trong phát

hiện sán lá gan lớn Fasciola gigantica ở ốc Lymnea viridis ở các giai đoạn ấu

trùng khác nhau”, Tạp chí Y - Dược học quân sự (10), tr. 118 - 121.

7. Nguyễn Đức Dương (1995), Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường

tiêu hóa của hươu sao và kỹ thuật phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Khoa học

nông nghiệp, Hà Nội, tr.10.

8. Giang Hoàng Hà, Nguyễn Thị Giang Thanh, Đào Thị Hà Thanh (2008), “Tình

hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của đàn bò sữa tại Hà Nội và vùng

phụ cận”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XV, số 2, tr. 58 - 62.

9. Vũ Đức Hạnh (2009), Tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá

Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu, bò ở huyện Yên

Page 133: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

122

Sơn - tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ khoa học

nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr. 22 - 40; 52 - 67

10. (Fasciola

-

, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập

XVI, số 4, tr. 69 - 73.

11. Hoàng Văn Hiền, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Đặng

Thị Cẩm Thạch (2011), “Tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 1, tr. 80 - 83.

12. Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề (2007), “Xác định lai ngoại loài giữa F.

gigantica và F. hepatica trong quần thể sán lá gan lớn ở Việt Nam trên cơ sở

sinh học phân tử”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 2, tr. 89 - 97.

13. Nguyễn Thế Hùng, Lê Thanh Hòa, Giang Hoàng Hà (2008), “Kết quả định loại

sán lá gan lớn thu thập ở lò mổ Hà Nội bằng phương pháp PCR”, Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XV, số 3, tr. 50 - 55.

14. Nguyễn Hữu Hưng (2009), “Điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại một

số địa phương tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI,

số 6, tr. 51 - 55.

15. Nguyễn Hữu Hưng (2011), “Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò tại một số tỉnh

đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ”, Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Thú y, tập XVIII, số 2, tr. 29 - 38.

16. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Tiệp, Cái Văn Tranh

(1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội.

17. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội, tr. 53 - 62.

18. Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Nguyễn Hữu Lợi (2001), “Tình hình

nhiễm sán lá gan trâu, bò thuộc các vùng sinh thái Việt Nam”, Tạp chí Khoa

học Kỹ thuật Thú y, tập VIII, số 1.

Page 134: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

123

19. Nguyễn Trọng Kim, Phan Địch Lân, Đoàn Văn Phúc (1996), “Kết quả thử

nghiệm quy trình tẩy sán lá gan trâu, bò 3 lần/ năm (theo chu kỳ sinh học)”,

Các công trình của nghiên cứu sinh, quyển VI, Viện Khoa học kỹ thuật

Nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Trọng Kim (1997), Nghiên cứu sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng

sán lá gan ở ốc (KCTG) với tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò (KCCC) để

đánh giá tình hình dịch tễ của bệnh tại một số vùng ở Miền Bắc Việt Nam,

Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.

21. Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997), “Kết quả điều tra tình hình

nhiễm sán lá gan trâu, bò ven biển Nghệ An và biện pháp phòng trừ”, Kết

quả nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam,

quyển 5, tr. 400 - 402.

22. Kunio Terasaki, Yasutaka Noda, Toshiyuki Shibahara và Tadashi Itagaki

(2010), “So sánh về hình thái, sinh học và giải quyết về nguồn gốc đa bội do

trinh sinh của Fasciola spp.”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVII, số

6, (Người dịch: Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Hương Giang).

23. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn

Quang (1998), “Biến động nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở đàn dê Bắc Thái

theo tuổi, mùa vụ và tính biệt”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập V, số

1, tr. 73 - 80.

24. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang

(1999), “Phát hiện bệnh giun sán đường tiêu hoá ở dê và dùng thuốc điều trị”,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 1(9), tr. 42 - 48.

25. Nguyễn Thị Kim Lan (2000), Bệnh giun, sán đường tiêu hoá của dê địa phương

ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị, Luận án

Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Kim Lan (2001), “Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá

gan của ốc - ký chủ trung gian và tỷ lệ nhiễm sán lá gan của gia súc nhai lại

tại huyện Đồng Hỷ và Phú Lương - Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Nông - Lâm nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr. 107 - 110.

Page 135: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

124

27. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang

(2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb

Nông nghiệp Hà Nội, tr. 123 - 144.

28. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), “Những bệnh phổ biến ở gia cầm, lợn và loài

nhai lại Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 189 - 309.

29. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú

y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 62 - 70.

30. Phan Địch Lân (1980), Bệnh sán lá gan trâu do Fasciola gigantica ở phía Bắc

Việt Nam, Luận án PTS khoa học Nông Nghiệp.

31. Phan Địch Lân (1985), “Những nghiên cứu về sán lá gan và bệnh sán lá gan

trên trâu, bò ở nước ta”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 6, tr. 29 - 32.

32. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2002), Bệnh ký sinh

trùng ở đàn dê Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 31 - 42.

33. Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nước trâu bò, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5 - 55.

34. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị

Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, tr. 65 - 66.

35. Nguyễn Thị Lê, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh, Đặng Tất Thế, Đỗ Đức Ngái,

Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Thị Công (1996), “Kết quả

nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan và biện pháp phòng chống ở đàn bò

sữa Ba Vì - Hà Tây”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập III, số 3, tr. 76 - 80.

36. Võ Thị Hải Lê (2010), “Tình hình nhiễm sán lá gan lớn của trâu, bò tại một số

địa điểm thuộc tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVII,

số 5, tr. 30 - 33.

37. Phan Lục, Trần Ngọc Thắng (1993), “Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng

đường tiêu hóa trâu, bò vùng đồng bằng Sông Hồng và thuốc phòng trị”, Kết

quả nghiên cứu khoa học Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (1991 -

1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Phạm Văn Lực, Phạm Ngọc Doanh (2006), “Bệnh sán lá gan và các yếu tố nguy cơ

lây nhiễm sang người ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Thú y thực hành, số 9, tr. 41 - 43.

Page 136: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

125

39. Nguyễn Khắc Lực (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm nhiễm sán lá gan lớn

(Fasciola spp.) và hiệu quả biện pháp can thiệp tại huyện Đại Lộc - Quảng

Nam, Luận án tiến sĩ Y học - Học viện Quân y.

40. Trần Đình Miên (1975), Giáo trình chọn giống và nhân giống vật nuôi, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

41. Đỗ Đức Ngái, Phạm Văn Lực, Nguyễn Văn Đức, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn

Văn Hà, Nguyễn Thị Minh (2006), “Tập quán chăn nuôi và tình hình nhiễm

bệnh sán lá gan trâu bò ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y,

tập XIII, số 5, tr. 68 - 72.

42. Đoàn Văn Phúc, Vương Đức Chất, Dương Thanh Hà (1995), “Kết quả điều tra

sán lá gan trâu, bò khu vực Hà Nội và ứng dụng điều trị”, Công nghệ và

Nông nghiệp thực phẩm, Tạp chí Khoa học công nghệ và Quản lý kinh tế, Hà

Nội, 1/1995, tr. 36 - 37.

43. Nguyễn Quang Sức, Nguyễn Thế Hùng (1995), “Tình hình sức khỏe và khả

năng chống chịu bệnh của đàn dê bách Thảo sau hơn 3 năm nuôi ở miền Bắc

Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập II, số 3, tr. 77 - 78.

44. , Lê

, Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Thú y 1, tr. 52 - 57.

45. Đặng Thị Cẩm Thạch, Đỗ Trung Dũng, Lê Ngọc Loan (2008), “Tình hình nhiễm

sán lá gan lớn ở Việt Nam năm 2007 và đề xuất biện pháp phòng chống”, Tạp chí

Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4, tr. 31 - 37.

46. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật

không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 250.

47. Nguyễn Thị Kim Thành, Phan Địch Lân, Trương Xuân Dũng, Trần Thị Lợi

(1996), “Một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu mắc bệnh sán lá gan”, Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập III, số 1, tr. 82 - 86

48. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nhà

xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Page 137: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

126

49. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội, tr. 281 - 292.

50. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở

Việt Nam, Tập 2: Giun sán ở động vật nuôi, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

51. Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996), “Tình hình nhiễm sán lá gan (Fasciola)

và kết quả thử nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan cho trâu, bò”, Tạp chí Khoa

học Kỹ thuật Thú y, tập III, số 1, tr. 74 - 81.

52. Lương Tố Thu, Norman Anderson, Bùi Khánh Linh, Võ Ngân Giang (1997),

“Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên chất tiết của Fasciola spp. và sử dụng

phương pháp Elisa phát hiện kháng thể chống sán lá gan trâu, bò”, Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập IV, số 2.

53. Lương Tố Thu, Đoàn Văn Phúc, Norman Anderson (1997), “Nhận định về các

loại thuốc trị sán lá gan và kết quả thử nghiệm trên trâu bò ở Việt Nam”, Tạp

chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập IV, số 3, tr. 6 - 15.

54. Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1987), “Kết quả điều tra bệnh sán lá gan

trâu, bò và biện pháp phòng trừ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp,

số 2, tr. 85 - 88.

55. Nguyễn Đình Trọng (2006), “Đề tài điều tra tình hình dịch tễ bệnh sán lá gan

trâu, bò và xây dựng mô hình phòng trị bệnh có hiệu quả tại tỉnh Bắc Kạn”,

Báo cáo đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh - Tỉnh Bắc Kạn.

56. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

57. Abou-Elhakam H., Rabee I., El Deeb S., El Amir A. (2013), “Protection against

Fasciola gigantica using paramyosin antigen as a candidate for vaccine

production”, Pak. J. Biol. Sci., pp. 1449 - 1458.

58. Abunna F., Asfaw L., Megersa B., Regassa A. (2010), “Bovine fasciolosis:

coprological, abattoir survey and its economic impact due to liver

condemnation at Soddo municipal abattoir, Southern Ethiopia”, Tropical

Animal Health and Production, pp. 289 - 292.

Page 138: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

127

59. Alicata J. E. (1938), “Observations on the life history of Fasciola gigantica, the

common liver fluke of cattle in Hawaii and the intermediate host Fossaria

ollula”, Bulletin of the Hawaii Agricultural Experimental Station.

60. Ali Khanjari, Alireza Bahonar, Sepideh Fallah, Mahboube Bagheri, Abbas Alizadeh,

Marjan fallah, Zahra Khanjari (2014), “Prevalence of Fasciolosis and

dicrocoeliosis in slaughtered sheep and goats in Amol Abattoir, Mazandaran,

northern Iran”, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, pp. 120 - 124.

61. Alison Howell, Lawrence Mugisha, Juliet Davies, E. James LaCourse, Jennifer

Claridge, Diana J. L. Williams, Louise Kelly-Hope, Martha Betson, Narcis

B. Kabatereine and J. Russell Stothard (2012), “Bovine Fasciolosis at

increasing altitudes: Parasitological and malacological sampling on the

slopes of Mount Elgon, Uganda”, Parasites & Vectors, pp. 186 - 196.

62. Ansari-lari M., Moazzeni M. (2006), “A retrospective survey of liver fluke

disease in livestock based on abattoir data in Shiraz, South of Iran”, Prev.

Vet. Med ., pp. 93 - 96.

63. Arias M. S., Martínez-Carrasco C., León-Vizcaíno L., Paz-Silva A., Díez-Baños P.,

Morrondo P., Alonso F. (2012), “Detection of antibodies in wild ruminants

to evaluate exposure to liver trematodes”, J. Parasitol., pp. 754 - 759.

64. Asanji M. F. (1988), “The snail intermediate host of Fasciola gigantica and the

behaviour of miracidia in host selection”, Bulletin of Animal Health and

Production in Africa, pp. 245 - 250.

65. Atle V. Meling Domke, Christophe Chartier, Bjørn Gjerde, Nils Leine, Synnøve

Vatn, Snorre Stuen (2013), “Prevalence of gastrointestinal helminths,

lungworms and liver fluke in sheep and goats in Norway”, Veterinary

parasitology, pp. 40 - 48.

66. Baldock F. C, Arthur R. J. (1985), “A survey of fasciolosis in beef cattle killed

at abattoir in south Queensland”, Aust. Vet. J., pp. 324 - 326.

67. Bennema S. J., Vercruysse E., Claerebout, Schnieder T., Strube C., Ducheyne

G. E., Hendrick J. Charlier (2009), “The use of bulk-tank milk ELISAs to

assess the spatial distribution of Fasciola hepatica, Ostertagia ostertagi and

Dictyocaulus viviparous in dairy cattle in Flanders (Belgium)”, Veterinary

Parasitology, pp. 51 - 57.

Page 139: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

128

68. Bennema S. C., Ducheyne E., Vercruysse J., Claerebout E.,. Hendrickx G.,

Charlier J. (2011), “Relative importance of management, meteorological and

environmental factors in the spatial distribution of Fasciola hepatica in dairy

cattle in a temperate climate zone”, International Journal for Parasitology,

pp. 225 - 233.

69. Berhe G., Berhane K., Tadesse G. (2009), “Prevalence and economic

significance of fasciolosis in cattle in Mekelle Area of Ethiopia”, Trop.

Anim. Health Pro., pp. 503 - 1504.

70. Bitakaramire P. K. (1968), “Lynmaea natalensis laboratory culture and

production of Fasciola gigantica metacercariae”, Parasitology, pp. 653 - 656.

71. Boray J. C., Crowfoot P. D., Strong M. B., Allison J. R., Von Schellenbaum M.,

Orelli M., Sarasin G. (1983), “Treatment of immature and mature Fasciola

hepatica infections in sheep with triclabendazole”, Vet. Rec., pp. 315 - 317.

72. Boray J. C. (2011), “An assessment of the prevalence of fascioliasis of

ruminants in ikom abattoir of cross river state, Nigeria”. Continental J.

Veterinary Sciences, pp. 1 - 5.

73. Bouvry M., Rau M. E. (1986), “Seasonal variations in egg passage of Fasciola

hepatica in dairy cows in Quebec”, Vet. Parasitol., pp. 267 - 273.

74. Bulent Elitok, Ozgul Mukaddes Elitok, Mustafa Kabu (2006), “Field trial on

comparative efficacy of four fasciolicides against natural liver fluke infection

in cattle”, Veterinary parasitology, pp. 279 - 285.

75. Caron Y., Martens K., Lempereur L., Saegerman C., Losson B. (2014), “New

insight in lymnaeid snails (Mollusca, Gastropoda) as intermediate hosts of

Fasciola hepatica (Trematoda, Digenea) in Belgium and Luxembourg”,

Parasit. Vectors, pp. 7 - 66.

76. Catherine M. McCann, Matthew Baylis, Diana J. L. Williams (2010), “The

development of linear regression models using environmental variables to

explain the spatial distribution of Fasciola hepatica infection in dairy herds in

England and Wales”, International Journal for Parasitology, pp. 1021 - 1028.

Page 140: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

129

77. Cawdery M. J. H., Strickland K. L., Konway A., Crowe P. J. (1977),

“Production effects of liver fluke in cattle. I. The effects of infection on live

weight gain, food intake and food conversion efficiency in beef cattle”, Br.

Vet. J., pp. 145 - 158.

78. Charlier J., De Cat A., Forbes A., Vercruysse J. (2009), “Measurement of

antibodies to gastrointestinal nematodes and liver fluke in meat juice of beef

cattle and associations with carcass parameters”, Vet. Parasitol., pp. 235 - 240.

79. Claxton J. R., Zambrano H., Ortiz P., Amorós C., Delgado E., Escurra E.,

Clarkson M. J. (1997), “The epidemiology of Fasciolosis in the inter -

Andean Valley of Cajamarca, Peru”, Parasitol., pp. 281 - 288.

80. Coelho L. H. L., Lima W. S., (2003), “Population dynamics of Lymnaea

columella and its natural infection by Fasciola hepatica in the state of Minas

Gerais, Brazil”, Journal of Helminthology, pp. 7 - 10.

81. Conceição M. A. P., Durão R. M. B., Costa I. M. H., Castro A., Louzã A. C.,

Costa J. C. (2004), “Herd-level seroprevalence of Fasciolosis in cattle in

north central Portugal”, Vet. Parasitol., pp. 93 - 103.

82. Cringoli G., Rinaldi L., Veneziano V., Capelli G.,. Malone J. B. (2002), “A

cross-sectional coprological survey of liver flukes in cattle and sheep from an

area of the southern Italian Apennines”, Veterinary parasitology, pp. 137 - 143.

83. Cucher M. A., Carnevale S., Prepelitchi L., Labbe J. H., Wisnivesky-Colli C.

(2006), “PCR diagnosis of Fasciola hepatica in field-collected Lymnaea

columella and Lymnaea viatrix snails”, Vet. Parasitol., pp. 74 - 82.

84. Da Costa C., Dreyfuss G., Rakotondravao C., Rondelaud D. (1994), “Several

observations concerning cercarial sheddings of Fasciola gigantica from

Lymnaea natalensis”, Parasite, pp. 39 - 44.

85. Dar Y., Djuikwo T. F., Vignoles P., Dreyfuss G., Rondelaud D. (2010), “Radix

natalensis (Gastropoda: Lymnaeidae), a potential intermediate host of

Fasciola hepatica in Egypt”, Parasite, pp. 251 - 256.

86. Dhar D. N, Sharma R. L, Raina D. K (1988), “Fasciolid in animal in the

Kashmir”, Valley journal of Veterinary parasitology.

Page 141: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

130

87. Dinnik J. A., Dinnik N. N. (1963), “Effect of the seasonal variations of

temperature on the development of Fasciola gigantica in the snail host in the

Kenya highlands”, Bulletin of Epizootic Disease of Africa, pp. 197 - 207.

88. Dinnik J. A, Dinnik N. N. (1964), The influence of temperture of the succession

of redial and cercarial generation of F. gigantica in a snail host, Parasitology.

89. Dorny P., Stoliaroff V., Charlier J., Meas S., Sorn S., Chea B., Holl D., Van

Aken D., Vercruysse J. (2011), “Infections with gastroin-testinal nematodes,

Fasciola and Paramphistomumin cattle in Cambodia and their association

with morbidity parameters”, Veterinary Parasitology, pp. 293 - 299.

90. Dreyfuss G., Rondelaud D. (1997), “Fasciola gigantica and F. hepatica: a

comparative study of some haracteristics of Fasciola infection in Lymnaea

truncatula infected by either of the two trematodes”, Veterinary Research,

pp. 123 - 130.

91. Dung B. T., Doanh P. N., The D. T., Loan H. T., Losson B., Caron Y. (2013),

“Morphological and molecular characterization of lymnaeid snails and their

potential role in transmission of Fasciola spp. in Vietnam”, Korean J.

Parasitol., pp. 657 - 662.

92. Edith R., Sharma R. L., Rajesh Godara, Thilagar M. B. (2012), “Experimental

studies on anaemia in riverine buffaloes (Bubalus bubalis) infected with

Fasciola gigantica”, Comp. Clin. Pathol., pp. 415 - 419.

93. Fairweather I. (2005), “Triclabendazole: new skills to unravel an old(ish)

enigma”, J. Helminthol., pp. 227 - 234.

94. Foreyt W. J., Drew M. L. (2010), “Experimental infection of liver flukes,

Fasciola hepatica and Fascioloides magna, in Bison (Bison bison)”, J. Wildl

Dis., pp. 283 - 286.

95. Gargılı A., Tuzer E., Gulanber A., Toparlak M., Efil I., Keles V., Ulutas M.,

(1999), “Prevalence of liver fluke infections in slaughtered animals in Trakya

(Thrace), Turkey”, Turk. J. Vet. Anim. Sci., pp. 115 - 116.

Page 142: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

131

96. Getachew M., Innocent G. T., Trawford A.F., Reid S. W., Love S. (2010),

“Epidemiological features of fasciolosis in working donkeys in Ethiopia”,

Vet. Parasitol., pp. 335 - 339.

97. Geurden T., Somers R., Thanh N. T. G., Vien L. V., Nga V. T., Giang H. H.,

Dorny P., Giao H. K., Vercruysse J. (2008), “Parasitic infections in dairy

cattle around Hanoi, Northern Vietnam”, Vet. Parasitol, pp. 384 - 388.

98. Grigoryan G. A. (1958), “Experimental study of Fasciola gigantica infestation

in sheep”, Trudy Armyansk Inst Zhivotnovodi Veterinariya, pp. 155 - 168.

99. Guralp N., Ozcan C., Simms B. T. (1964), “Fasciola gigantica and Fascioliasis in

Turkey”, American Journal of Veterinary Research, pp. 196 - 210.

100. Hamed N., Hammami H., Khaled S., Rondelaud D., Ayadi A. (2009),

“Natural infection of Fasciola hepatica (Trematoda: Fasciolidae) in Bulinus

truncatus (Gastropoda: Planorbidae) in northern Tunisia”, J. Helminthol.,

pp. 271- 273.

101. Hammami H., Hamed N., Ayadi A. (2007), “Epidemiological studies on Fasciola

hepatica in Gafsa Oases (south west of Tusinia)”, Parasite, pp. 261 - 264

102. Hariris R. E. and Charleston W. A. (1980), “Charleston Fascioliasis in New

Zealand”, A Review Veterinary Parasitology, pp. 39 - 49.

103. Holland W. G., Luong T. T., Nguyen L. A., Do T. T., Vercruysse J. (2000),

“The epidemiology of nematode and fluke infections in cattle in the Red

River Delta in Vietnam”, Veterinary parasitology, pp. 141 - 147.

104. Holmes P. H., Dargie J. D., Maclean J. M., Muligan W. (1968), “The anaemia

of Fascioliasis: Studies with 51 Cr labelled red cells”, Jounal. com. Path, pp.

415 - 420.

105. Hughes D. L. (1963), Some studies on the host parsit relation of hepatica. P.

thesis, University of London.

106. Issia L., Pietrokovsky S., Sousa - Figueiredo J., Stothard J. R., Wisnivesky-Colli C.

(2009), “Fasciola hepatica infections in livestock flock, guanacos and coypus in

two wildlife reserves in Argentina”, Vet. Parasitol., pp. 341 - 344.

Page 143: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

132

107. Itagaki T., Tsutsumi K. (1998), “Triploid form of Fasciola in Japan: genetic

relationships between Fasciola hepatica and Fasciola gigantica determined

ITS - 2 sequence of nuclear rDNA”, Int. J. Parasitol, pp. 777 - 781.

108. Jahed Khaniki G. R., Kia E. B., Raei M. (2013), “Liver condemnation and

economic losses due to parasitic infections in slaughtered animals in Iran”, J.

Parasit. Dis., pp. 240 - 244.

109. Jean - Richard V., Crump L., Abicho A. A., Naré N. B., Greter H., Hattendorf

J., Schelling E., Zinsstag J. (2014), “Prevalence of Fasciola gigantica

infection in slaughtered animals in south - eastern Lake Chad area in relation

to husbandry practices and seasonal water levels”, B. M. C. Vet. Res. pp. 81.

110. Jill Pleasance, Herman W. Raadsma, Estuningsih S. E., Widjajanti S., Els

Meeusen (2011), “David Piedrafita Innate and adaptive resistance of

Indonesian Thin Tail sheep to liver fluke: A comparative analysis of Fasciola

gigantica and Fasciola hepatica infection” Veterinary parasitology, pp. 264 - 272.

111. John P. Dalton, Mark W. Robinson, Grace Mulcahy, Sandra M. O'Neill, Sheila

Donnelly (2013), “Immunomodulatory molecules of Fasciola hepatica:

Candidates for both vaccine and immunotherapeutic Development”,

Veterinary parasitology, pp. 272 - 285.

112. Jorgen Hansen, Brian Perry (1994), “The epidemiology, diagnosis and control

of Helminth parasites of Ruminants”, Hand book, pp. 32 - 33.

113. Kaplan R. M., Dame J. B., Reddy G. R., Courtney C. H. (1997), “The

prevalence of Fasciola hepatica in its snail intermediate host determined by

DNA probe assay”, Int. J. Parasitol., pp. 1585 - 1593.

114. Kaufmann J. (1996), Parasitic infection of domestic animal, Birkhauser verlag,

Basel, Boston, Berlin, pp. 90 - 94.

115. Kendall S. B., McCullough F. S. (1951), “The emergence of cercariae of

Fasciola hepatica from the snail Lymnaea truncatula”, J. Helminthol, pp. 77 - 92.

116. Khan M. K., Sajid M. S., Khan M. N., Iqbal Z., Iqbal M. U. (2009), “Bovine

Fasciolosis: prevalence, effects of treatment on productivity and cost benefit

analysis in five districts of Punjab, Pakistan”, Research in Veterinary

Science, pp. 70 - 77.

Page 144: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

133

117. Kiziewicz B. (2013), “Natural infection with Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758)

in the European bison (Bison bonasus) in Białowieża National Park, Poland”,

Parasitological Institute of SAS, Košice, Helminthologia, pp. 167 - 171.

118. Kozak M., Wedrychowicz H. (2010), “The performance of a PCR assay for

field studies on the prevalence of Fasciola hepatica infection in Galba

truncatula intermediate host snails”, Vet. Parasitol., pp. 25 - 30.

119. Kozłowska-Łój J., Łój-Maczulska A. (2013), “The prevalence of Fasciola

hepatica infection in cattle in the Lublin province in the years 2009 - 2012”,

Ann. Parasitol., pp. 207 - 208.

120. Lan Anh N. T., Thanh D. T., Hoan D. H., Thuy Do T., Khong N. V., Anderson

N. (2014), “The transmission of Fasciola spp. to cattle and contamination of

grazing areas with Fasciola eggs in the Red River Delta region of Vietnam”,

Trop. Anim. Health Prod., pp. 691 - 696.

121. Mahato S. N., Hammond J. A., Harrison L. J. S. (1995), “Laboratory based

experiment on the ability of Lymnaea auricularia race rufescens and

Lymnaea viridis to survive in drought conditions”, Veterinary Review

Kathmandu, pp. 10 - 12.

122. Maqbool A., Hayat C. S., Akhtar T., Hashmi H. A. (2002), “Epidemiology of

Fasciolosis in buffaloes under different managemental conditions”, Vet.

Arhiv., pp. 221 - 228.

123. Mas - Coma S., Angles R., Esteban J. G., Bargues M. D., Buchon P., Franken

M. (1999), “The Northern Bolivian Altiplano: A region highly endemic for

human Fascioliasis”, Trop. Med. Int. Health., pp. 454 - 467.

124. Mas - Coma S., Funatsu R., Bargues M. D. (2001), “Fasciola hepatica and

lymnaeid snails occurring at very high altitude in South America”,

Parasitology, pp. 115 - 127.

125. Mas - Coma S., Valero M. A., Bargues M. D. (2009), “Fasciola, lymnaeids

and human Fascioliasis, with a global overview on disease transmission,

epidemiology, evolutionary genetics, molecular epidemiology and control”,

Adv. Parasitol., pp. 41 - 146.

Page 145: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

134

126. Mas - Coma S., Valero M. A., Bargues M. D. (2009), “Climate change effects

on Trematodiases, with emphasis on zoonotic Fascioliasis and

Schistosomiasis”, Vet. Parasitol., pp. 264 - 280.

127. Menkir M. Sissay, Arvid Uggla, Peter J. Waller (2007), “Prevalence and

seasonal incidence of Nematode parasites and fluke infections of sheep and

goats in Eastern Ethiopia”, Trop. Anim. Health Prod., pp. 521 - 531.

128. Mezo M., González - Warleta M., Castro - Hermida J. A., Manga - González

M. Y., Peixoto R., Mas - Coma S., Valero M. A. (2013), “The wild boar (Sus

scrofa Linnaeus, 1758) as secondary reservoir of Fasciola hepatica in

Galicia (NW. Spain)”, Vet. Parasitol., pp. 274 - 283.

129. Molina E. C., Gonzaga E. A. and Lumbayo L. A. (2005), “Prevalence of infection

with Fasciola gigantica and its relatiodnship to carcase and liver weights, fluke

and egg counts in slaughter cattle and buffaloes in South Mindanao,

Philippines”, Tropical Animal Health and Production, pp. 215 - 221.

130. Moll L., Gaasenbeek C. P., Vellema P., Borgsteede F. H. (2000), “Resistance

of Fasciola hepatica against triclabendazole in cattle and sheep in the

Netherlands”, Veterinary parasitology, pp. 153 - 158.

131. Molloy J. B., Anderson G. R., Fletcher T. I., Landmann J., Knight B. C.,

(2005), “Evaluation of a commercially available enzyme-linked

immunosorbent assay for detecting antibodies to Fasciola hepatica and

Fasciola gigantica in cattle, sheep and buffaloes in Australia”, Veterinary

parasitology, pp. 207 - 212.

132. Muhammad Kasib Khan, Muhammad Sohail Sajid, Hasan Riaz, Nazia Ehsan

Ahmad, Lan He, Muhammad Shahzad, Altaf Hussain, Muhammad Nisar

Khan, Zafar Iqbal, Junlong Zhao (2013), “The global burden of Fasciolosis

in domestic animals with an outlook on the contribution of new approaches

for diagnosis and control”, Parasitol. Res., pp. 2421 - 2430.

133. Mungube E. O., M. Bauni B. A., Tenhagen L. W., Wamae J. M., Nginyi J. M.

Mugambi (2006), “The prevalence and economic significance of Fasciola

gigantica and Stilesia hepatica in slaughtered animals in the semiarid coastal

Kenya”, Trop. Anim. Health Prod., pp. 475 - 483.

Page 146: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

135

134. Narin Changklungmoa, Pornanan Kueakhai, Suda Riengrojpitak, Kulathida

Chaithirayanon, Pannigan Chaichanasak, Narin Preyavichyapugdee,

Pathanin Chantree, Veerawat Sansri, Tadashi Itagaki, Prasert Sobhon (2013),

“Immunization with recombinant leucine amino peptidase showed protection

against Fasciola gigantica in mice”, Parasitol. Res., pp. 3653 - 3659.

135. Nguyen T. G. T., Le T. H., Dao T. H. T., Tran T. L. H., Praetd N.,

Speybroeckd N., Vercruysse J., Dorny P. (2011), “Bovine Fasciolosis in the

human Fasciolosis hyperendemic Binh Dinh province in Central Vietnam”,

Acta. Tropica., pp. 19 - 22.

136. Olaechea F., Lovera V., Larroza M., Raffo F., Cabrera R. (2011), “Resistance

of Fasciola hepatica against triclabendazole in cattle in Patagonia

(Argentina)”, Vet. Parasitol., pp. 364 - 366.

137. Ortiz P., Scarcella S., Cerna C., Rosales C., Cabrera M., Guzmán M., Lamenza

P., Solana H. (2013), “Resistance of Fasciola hepatica against

triclabendazole in cattle in Cajamarca (Peru): a clinical trial and an in vivo

efficacy test in sheep”, Vet. Parasitol., pp. 118 - 121.

138. Pfukenyi D. M., Mukaratirwa S. (2004), “A retrospective study of the

prevalence and seasonal variason of Fasciola gigantica in cattle slaughtered

in the major abattoirs of Zimbabwe between 1990 and 1999”, Onderstepoort

Journal of Veterinary Research, pp. 181 - 187.

139. Phiri A. M., Phiri I. K., Sikasunge C. S., Monrad J. (2005), “Prevalence of

Fasciolosis in Zambian cattle observed at selected abattoirs with emphasis on

age, sex and origin”, J. Vet. Med., pp. 414 - 416.

140. Pierre Dorny, Valérie Stoliaroff, Johannes Charlier, Sothy Meas, San Sorn,

Bunthon Chea, Davun Holl, Dirk Van Aken, Jozef Vercruysse (2011),

“Infections with gastrointestinal Nematodes, Fasciola and Paramphistomum

in cattle in Cambodia and their association with morbidity parameters”,

Veterinary parasitology, pp. 293 - 299.

141. Rangel - Ruiz L. J., Marquez-Izaquierdo R., Bravo - Nogueira G. (1999),

“Bovine Fascioliosis in Tabasco, Mexico”, Vet. Parasitol., pp. 119 - 127.

Page 147: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

136

142. Roberts J. A., Bakrie B., Copeman D. B. and Teleni E. (1991), An assessment

of the work output of buffalo infected with Fasciola gigantica, ACIAR:

Canberra.

143. Rognlie M. C., Dimke K. L., Potts R. S., Knapp S. E. (1996), “Seasonal

transmission of Fasciola hepatica in Montana, USA, with detection of

infected intermediate hosts using a DNA - based assay”, Vet. Parasitol, pp.

297 - 305.

144. Rojo-Vázqueza F. A., Meanab A., Valcárcel F., Martínez M. Valladaresd

(2012), “Update on Trematode infections in sheep”, Veterinary Parasitology,

pp. 15 - 38.

145. Rondelaud D., Vignoles P., Abrous M., Dreyfuss G. (2001), “The definitive

and intermediate hosts of Fasciola hepatica in the natural watercress beds in

central France”, Parasitology Research, pp. 475 - 478.

146. Rushton B., Murray M. (1977), “Hepatic pathology of a primany experimental

infection of F. hepatica in sheep and goats”, J. Comp. Path, pp. 459 - 470.

147. Sam Thi Nguyen, Duc Tan Nguyen, Thoai Van Nguyen, Vu Vy Huynh, Duc

Quyet Le, Yasuhiro Fukuda, Yutaka Nakai (2012), “Prevalence of Fasciola

in cattle and of its intermediate host Lymnaea snails in central Vietnam”,

Trop. Anim. Health Prod., pp. 1847 - 1853.

148. Savioli L., Chitsulo., Montresor A. (1999), “New opportunities for the control

ol Fascioliasis, Bull world heath Organ, pp. 300.

149. Schenonen H., Rojas A. (1988), Epidemiology of animal Fascioliasis in Chile,

Trendin the Privalence rates by rigion in 5 species of meat producing animal

slaughte at chilean abaltooirs 1977 - 1986, Boletino de parasotologya.

150. Schweizer G., Braun U., Deplazes P., Torgerson P. R. (2005), “Estimating the

financial losses due to bovine Fasciolosis in Switzerland”, Vet. Rec., pp. 188 -193.

151. Schweizer G., Meli M. L., Torgerson P. R., Lutz H., Deplazes P., Braun U.

(2007), “Prevalence of Fasciola hepatica in the intermediate host Lymnaea

truncatula detected by real time TaqMan PCR in populations from 70 Swiss

farms with cattle husbandry”, Vet. Parasitol., pp. 164 - 169.

Page 148: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

137

152. Sewell M. M. H. (1966), “The pathogenesis of Fascioliasis”, Veterinary

Record, pp. 98 - 105.

153. Sharma R. L., Dhar D. N., Raina O. K. (1989), “Studies on the prevalence and

laboratory transmission of Fascioliasis in animals in the Kashmir valley”,

British Veterinary Journal, pp. 57 - 61.

154. Singh N. B., Basnyat B. M., Eichenberger G. and Bommeli W. (1973),

“Report on preparatory phase of parasite control project”, HMG/SATA:

Kathmandu, Nepal.

155. Sothoeun S., Davun H. and Copeman B. (2006), “Abattoir study on Fasciola

gigantica in Cambodian cattle”, Tropical Animal Health and Production, pp.

113 - 115.

156. Sothoeun S. (2007), Fasciolosis of cattle and buffaloes and its control

measures, Technical implementation procedure, Ministry of Agriculture,

Forestry and Fisheries, Kingdom of Cambodia.

157. Soun S., Hol D., Siek S., McLean M. and Copeman B. (2006), “Seasonal

differences in the incidence of infection with Fasciola gigantica in

Cambodian cattle”, Tropical Animal Health and Production, pp. 23 - 28.

158. Suhardono D. (2001), “Epidemiology and control of Fasciolosis by Fasciola

gigantica in ongole cattle in West Java. PhD. thesis”, Tropical Veterinary

Science, James Cook University of North Queensland: Townsville Australia.

159. Tavassoli M., Dalir - Naghadeh B., Esmaeili - Sani S. (2010), “Prevalence of

gastrointestinal parasites in working horses”, Pol. J. Vet. Sci., pp. 319 - 324.

160. Torgerson P., Claxton J. (1999), Epidemiology and control in Fasciolosis, Edited by

Dalton J. P. Wallingford, Oxon, U. K: CABI Publishing, pp. 113 - 149.

161. Tran V. H., Tran T. K., Nguyen H. C., Pham H. D., Pham T. H. (2001), “Fascioliasis

in Vietnam”, Southeast Asian J. Trop. Med. Public Health, pp. 48 - 50.

162. Ueno H., Yoshihara S., Sonobe O., Morioka A. (1975), “Appearance of

Fasciola cercariae in rice fields determined by a metacercaria - detecting

buoy”, National Institute of Animal Health Quarterly, pp. 131 - 138.

Page 149: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

138

163. Yvette M. Brockwell, Timothy P. Elliott, Glenn R. Anderson, Rex Stanton,

Terry W. Spithill, Nicholas C. Sangster (2014), “Confirmation of Fasciola

hepatica resistant to triclabendazole in naturally infected Australian beef and

dairy cattle”, International Journar for Parasitology: Drug and drug

Resistance, pp. 48 -54.

164. Wikerhauser T. (1960), “A rapid method for determining the viability of F.

hepatica metacercariae”, Am. J. Vet. Res. 21.

III. Tài liệu tiếng Pháp

165. Ripert C., Tribouley J., Luong Dinh Giap G., Combe A., Laborde M. (1987),

“Epidémiologie de la fasciolose humaine dans le sud ouest de la France”,

Bulletin de la Société Française de Parasitologie, pp. 227 - 230.

IV. Tài liệu tiếng Tây Ban Nha

166. Soulsby E. J. (1987), Parasitologia y Enfermedades Parasitarias, editorial

intermericana, Mexico D. F., Mexico, pp. 40 - 44, 235 - 236.

V. Tài liệu tiếng Bồ Đào Nha

167. Gomes D. L. (1985), Interrelação entre Fasciola hepatica L., 1758 Lymnaea

columella Say, 1817: Susceptibilidade Patogenia, PhD. thesis, Universidade

Federal Ruraldo Riode Janeiro, Itaguai, pp. 74.

VI. Tài liệu mạng internet

168. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=01/2014

169. http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoPreview.jsp?ID=2467

170. http://violet.vn/tracu/document/show/entry_id/2032512

Page 150: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Phạm Thị Trang (2012), “Tỷ lệ

và cường độ nhiễm sán lá Fasciola gigantica ở trâu, bò của tỉnh Thái Nguyên”, Tạp

chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số tháng 7, trang 19 - 23.

2. Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Kim Lan, Hoàng Thị Ngân (2012), “Tình

trạng nhiễm sán lá Fasciola ở đàn trâu, bò của tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Chăn nuôi, số tháng 8, trang 26 - 31.

3. Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Nhật Thắng, Trần Thị

Phương Thảo (2014), “Nghiên cứu khả năng sống của trứng và thời gian phát triển

của ấu trùng sán lá Fasciola gigantica ở ngoại cảnh và trong vật chủ trung gian”,

Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số tháng 6, trang 122 - 126.

4. Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Nhật Thắng, Trần Thị

Phương Thảo (2014), “Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng sán lá gan

Fasciola gigantica ở ngoại cảnh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXI, số 6,

trang 76 - 81.

5. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Trần Nhật Thắng, Trần Thị

Phương Thảo (2014), “Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và tương quan giữa số lượng trứng sán trong phân,

dịch mật với số lượng sán ký sinh” , Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXI, số

7, trang 42 - 47.

Page 151: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Ảnh 1. Trâu bị bệnh sán lá gan

(gầy, thiếu máu, tiêu chảy)

Ảnh 2. Bò bị bệnh sán lá gan

Ảnh 3. Thu thập mẫu sán lá gan và

dịch mật trâu, bò bị bệnh

Ảnh 4. Ống dẫn mật nổi rõ ở trâu bị

bệnh sán lá gan

Ảnh 5. Túi mật có rất nhiều sán lá gan

Ảnh 6. Sán lá gan ký sinh dày đặc

trong ống dẫn mật

Page 152: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 7. Thành ống dẫn mật dày

và xù xì

Ảnh 8. Vùng gan bị hoại tử ở trâu bị

bệnh sán lá gan.

Ảnh 9. Bề mặt gan trâu, bò không

nhiễm sán lá gan

Ảnh 10. Bề mặt gan trâu, bò bị bệnh

sán lá gan

Ảnh 11. Trên bề mặt gan có những nốt hoại tử và có nhiều vệt đỏ thẫm do sán

non di hành

Page 153: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

[Ảnh 12. Sán lá F. gigantica

thu thập từ ống dẫn mật

Ảnh 13. Trứng sán lá F. gigantica (x 100)

Ảnh 14. Đỉnh đầu sán lá F. gigantica

Ảnh 15. Phần đầu sán F. gigantica

Ảnh 16. Giác miệng sán lá F. gigantica

Ảnh 17. Giác bụng sán lá F. gigantica

Page 154: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 18. Các tấm biểu bì ở phần đầu sán F. gigantica

Ảnh 19. Lớp biểu bì ở phần thân của sán lá gan F. gigantica

Ảnh 20. Chuồng trâu ngay bên cạnh

ruộng lúa

Ảnh 21. Chuồng trâu bên cạnh rãnh

nƣớc, tạo điều kiện cho Miracidium phát

triển thành ấu trùng có sức gây bệnh

Page 155: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 22. Phân lầy lội xung quanh chuồng nuôi trâu

Ảnh 23. Phân trâu, bò phóng uế

bừa bãi, nguồn reo rắc mầm bệnh

Ảnh 24. Phân trâu, bò tƣơi đƣợc đem

bón ruộng

Ảnh 25. Trâu ăn cỏ thuỷ sinh và thải phân trực tiếp xuống nƣớc

Page 156: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 26. Phân trâu, bò trên các vũng nƣớc ở bãi chăn

tạo điều kiện cho trứng sán lá gan phát triển

Ảnh 27. TN theo dõi thời gian sống

của trứng F. gigantica trong phân trâu

Ảnh 28. TN theo dõi thời gian sống

của trứng F. gigantica trong phân bò

Ảnh 29. Mẫu ốc không có nắp miệng

Ảnh 30. Ốc L. swinhoei đã định loại

Page 157: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 31. Ốc L. viridis đã định loại

Ảnh 32. Ốc Lymnaea spp. sống ở ao

rau muống nƣớc trong, tĩnh

Ảnh 33. Ốc Lymnaea spp. ở ruộng lúa

mới cấy

Ảnh 34. Ốc Lymnaea spp. ở cống

rãnh thoát nƣớc

Page 158: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

1 2 3

4

4

5

6

7

8

9

Ảnh 35. Các giai đoạn phát triển của trứng sán lá F. gigantica

trong môi trƣờng nƣớc (x 100)

Page 159: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 36. Trứng sán lá F. gigantica bị chết (x 100)

Ảnh 37. TN theo dõi thời gian Miracidium

thoát vỏ trong trƣờng hợp trứng

F. gigantica mới thải rơi vào môi

trƣờng nƣớc

Ảnh 38. TN theo dõi thời gian sống

của Miracidium trong nƣớc

Ảnh 39. Miracidium thoát vỏ

(x 100)

Ảnh 40. Vỏ trứng đã bật nắp và

Mirracidium đã thoát ra ngoài

(x 100)

Page 160: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 41. Miracidium đang chuyển

động trong nƣớc (x 100)

Ảnh 42. Khi Miracidium đã yếu và bắt

đầu ngừng vận động (x 100)

Ảnh 43. Miracidium lờ đờ trong nƣớc

(x 100)

Ảnh 44. Miracidium đang phân hủy

(x 100)

Ảnh 45. TN gây nhiễm ấu trùng sán lá F. gigantica cho ốc L. viridis để theo dõi sự

phát triển của ấu trùng trong ốc

Page 161: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 46. Redia non (x 100)

Ảnh 47. Redia già trong có chứa

Cercaria (x 100)

Ảnh 48. Cercaria non (x 100)

Ảnh 49. Cercaria già (x 100)

Ảnh 50. Adolescaria trong nƣớc (x 40)

Page 162: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Ảnh 51. Các loại thuốc đã sử dụng tẩy sán lá gan cho trâu, bò

Page 163: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ ĐỊNH LOẠI ỐC NƢỚC NGỌT - KÝ CHỦ TRUNG GIAN

CỦA SÁN LÁ GAN

Page 164: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ GEN SÁN LÁ FASCIOLA GIGANTICA

Page 165: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)
Page 166: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

PHỤ LỤC 4

XỬ LÝ SỐ LIỆU

1. So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các tỉnh

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 851 949 1800

839.33 960.67

0.162 0.142

2 934 866 1800

839.33 960.67

10.677 9.329

3 733 1067 1800

839.33 960.67

13.471 11.770

Total 2518 2882 5400

Chi-Sq = 45.551, DF = 2, P-Value = 0.000

2. So sánh Thái Nguyên - Bắc Cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Nhiễm Không nhiễm Total

1 851 949 1800

792.00 1008.00

4.395 3.453

2 733 1067 1800

792.00 1008.00

4.395 3.453

Total 1584 2016 3600

Chi-Sq = 15.697, DF = 1, P-Value = 0.000

3. So sánh Thái Nguyên - Tuyên Quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 851 949 1800

892.50 907.50

1.930 1.898

Page 167: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

2 934 866 1800

892.50 907.50

1.930 1.898

Total 1785 1815 3600

Chi-Sq = 7.655, DF = 1, P-Value = 0.006

4. So sánh Tuyên Quang - Bắc Cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 934 866 1800

833.50 966.50

12.118 10.450

2 733 1067 1800

833.50 966.50

12.118 10.450

Total 1667 1933 3600

Chi-Sq = 45.136, DF = 1, P-Value = 0.000

2. So sánh trong tỉnh Thái Nguyên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 335 265 600

283.67 316.33

9.289 8.330

2 238 362 600

283.67 316.33

7.352 6.593

3 278 322 600

283.67 316.33

0.113 0.102

Total 851 949 1800

Chi-Sq = 31.779, DF = 2, P-Value = 0.000

2.1. Đồng Hỷ - Võ Nhai

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Page 168: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Nhiễm nhiễm Total

1 335 265 600

286.50 313.50

8.210 7.503

2 238 362 600

286.50 313.50

8.210 7.503

Total 573 627 1200

Chi-Sq = 31.427, DF = 1, P-Value = 0.000

2.2. So sánh Đồng Hỷ - Đại Từ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 335 265 600

306.50 293.50

2.650 2.767

2 278 322 600

306.50 293.50

2.650 2.767

Total 613 587 1200

Chi-Sq = 10.835, DF = 1, P-Value = 0.001

2.3. So sánh Võ Nhai - Đại Từ

Chi-Square Test: Nhiễm, Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm Nhiễm nhiễm Total

1 238 238 362 838

251.99 251.99 334.03

0.776 0.776 2.342

2 278 278 322 878

264.01 264.01 349.97

0.741 0.741 2.236

Total 516 516 684 1716

Chi-Sq = 7.612, DF = 2, P-Value = 0.022

3. So sánh tỉnh Bắc Cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Page 169: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Nhiễm nhiễm Total

1 320 280 600

244.33 355.67

23.433 16.098

2 190 410 600

244.33 355.67

12.082 8.300

3 223 377 600

244.33 355.67

1.863 1.280

Total 733 1067 1800

Chi-Sq = 63.055, DF = 2, P-Value = 0.000

3.1. Chợ Mới - Bạch Thông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 320 280 600

255.00 345.00

16.569 12.246

2 190 410 600

255.00 345.00

16.569 12.246

Total 510 690 1200

Chi-Sq = 57.630, DF = 1, P-Value = 0.000

3.2. Chợ Mới - Ngân Sơn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 320 280 600

271.50 328.50

8.664 7.161

2 223 377 600

271.50 328.50

8.664 7.161

Total 543 657 1200

Chi-Sq = 31.649, DF = 1, P-Value = 0.000

3.3. Bạch Thông - Ngân Sơn

Page 170: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 190 410 600

206.50 393.50

1.318 0.692

2 223 377 600

206.50 393.50

1.318 0.692

Total 413 787 1200

Chi-Sq = 4.021, DF = 1, P-Value = 0.045

4. Tỉnh Tuyên Quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 336 264 600

311.33 288.67

1.954 2.108

2 275 325 600

311.33 288.67

4.240 4.573

3 323 277 600

311.33 288.67

0.437 0.472

Total 934 866 1800

Chi-Sq = 13.784, DF = 2, P-Value = 0.001

4.1. Yên Sơn - Hàm Yên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 336 264 600

305.50 294.50

3.045 3.159

2 275 325 600

305.50 294.50

3.045 3.159

Total 611 589 1200

Page 171: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Sq = 12.408, DF = 1, P-Value = 0.000

4.2. Yên Sơn - tp Tuyên Quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 336 264 600

329.50 270.50

0.128 0.156

2 323 277 600

329.50 270.50

0.128 0.156

Total 659 541 1200

Chi-Sq = 0.569, DF = 1, P-Value = 0.451

4.3. Hàm Yên - tp Tuyên Quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 275 325 600

299.00 301.00

1.926 1.914

2 323 277 600

299.00 301.00

1.926 1.914

Total 598 602 1200

Chi-Sq = 7.680, DF = 1, P-Value = 0.006

II. Bò

1. Bò các tỉnh

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 243 387 630

218.67 411.33

2.708 1.439

2 225 405 630

218.67 411.33

0.183 0.098

Page 172: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

3 188 442 630

218.67 411.33

4.301 2.286

Total 656 1234 1890

Chi-Sq = 11.015, DF = 2, P-Value = 0.004

Thái nguyên - tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 243 387 630

234.00 396.00

0.346 0.205

2 225 405 630

234.00 396.00

0.346 0.205

Total 468 792 1260

Chi-Sq = 1.101, DF = 1, P-Value = 0.294

Thái nguyên - bắc cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 243 387 630

215.50 414.50

3.509 1.824

2 188 442 630

215.50 414.50

3.509 1.824

Total 431 829 1260

Chi-Sq = 10.668, DF = 1, P-Value = 0.001

tuyên quang - bắc cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 225 405 630

206.50 423.50

1.657 0.808

Page 173: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

2 188 442 630

206.50 423.50

1.657 0.808

Total 413 847 1260

Chi-Sq = 4.931, DF = 1, P-Value = 0.026

2. Tỉnh Thái Nguyên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 110 100 210

81.00 129.00

10.383 6.519

2 63 147 210

81.00 129.00

4.000 2.512

3 70 140 210

81.00 129.00

1.494 0.938

Total 243 387 630

Chi-Sq = 25.846, DF = 2, P-Value = 0.000

Đồng hỷ - võ nhai

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 110 100 210

86.50 123.50

6.384 4.472

2 63 147 210

86.50 123.50

6.384 4.472

Total 173 247 420

Chi-Sq = 21.712, DF = 1, P-Value = 0.000

Đồng hỷ - đại từ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Page 174: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Nhiễm nhiễm Total

1 110 100 210

90.00 120.00

4.444 3.333

2 70 140 210

90.00 120.00

4.444 3.333

Total 180 240 420

Chi-Sq = 15.556, DF = 1, P-Value = 0.000

Võ nhai - đại từ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 63 147 210

66.50 143.50

0.184 0.085

2 70 140 210

66.50 143.50

0.184 0.085

Total 133 287 420

Chi-Sq = 0.539, DF = 1, P-Value = 0.463

Tỉnh Bắc Cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 80 130 210

62.67 147.33

4.794 2.039

2 69 141 210

62.67 147.33

0.640 0.272

3 39 171 210

62.67 147.33

8.938 3.802

Total 188 442 630

Chi-Sq = 20.485, DF = 2, P-Value = 0.000

Chợ mới - bạch thông

Page 175: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 80 130 210

74.50 135.50

0.406 0.223

2 69 141 210

74.50 135.50

0.406 0.223

Total 149 271 420

Chi-Sq = 1.259, DF = 1, P-Value = 0.262

Chợ mới - ngân sơn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 80 130 210

59.50 150.50

7.063 2.792

2 39 171 210

59.50 150.50

7.063 2.792

Total 119 301 420

Chi-Sq = 19.711, DF = 1, P-Value = 0.000

bạch thông - ngân sơn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 69 141 210

54.00 156.00

4.167 1.442

2 39 171 210

54.00 156.00

4.167 1.442

Total 108 312 420

Chi-Sq = 11.218, DF = 1, P-Value = 0.001

Tỉnh Tuyên quang

Page 176: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 67 143 210

75.00 135.00

0.853 0.474

2 75 135 210

75.00 135.00

0.000 0.000

3 83 127 210

75.00 135.00

0.853 0.474

Total 225 405 630

Chi-Sq = 2.655, DF = 2, P-Value = 0.265

Yên sơn - hàm yên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 67 143 210

71.00 139.00

0.225 0.115

2 75 135 210

71.00 139.00

0.225 0.115

Total 142 278 420

Chi-Sq = 0.681, DF = 1, P-Value = 0.409

yên sơn - tp Tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 67 143 210

75.00 135.00

0.853 0.474

2 83 127 210

75.00 135.00

0.853 0.474

Total 150 270 420

Page 177: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Sq = 2.655, DF = 1, P-Value = 0.103

hàm yên - tp tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 67 143 210

75.00 135.00

0.853 0.474

2 83 127 210

75.00 135.00

0.853 0.474

Total 150 270 420

Chi-Sq = 2.655, DF = 1, P-Value = 0.103

III. Tuổi trâu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 385 948 1333

621.57 711.43

90.041 78.668

2 727 956 1683

784.78 898.22

4.254 3.716

3 810 688 1498

698.51 799.49

17.794 15.547

4 596 290 886

413.14 472.86

80.937 70.715

Total 2518 2882 5400

Chi-Sq = 361.672, DF = 3, P-Value = 0.000

- <2 và 2- 5

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Nhiễm Không nhiễm Total

1 385 948 1333

491.48 841.52

Page 178: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

23.068 13.473

2 727 956 1683

620.52 1062.48

18.271 10.671

Total 1112 1904 3016

Chi-Sq = 65.482, DF = 1, P-Value = 0.000

< 2 và 5 -8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 385 948 1333

562.68 770.32

56.105 40.981

2 810 688 1498

632.32 865.68

49.925 36.467

Total 1195 1636 2831

Chi-Sq = 183.477, DF = 1, P-Value = 0.000

< 2 và >8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 385 948 1333

589.31 743.69

70.831 56.127

2 596 290 886

391.69 494.31

106.567 84.444

Total 981 1238 2219

Chi-Sq = 317.970, DF = 1, P-Value = 0.000

2 - 5 và 5 - 8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 727 956 1683

813.19 869.81

Page 179: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

9.136 8.542

2 810 688 1498

723.81 774.19

10.264 9.596

Total 1537 1644 3181

Chi-Sq = 37.538, DF = 1, P-Value = 0.000

2 - 5 và > 8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 727 956 1683

866.72 816.28

22.524 23.916

2 596 290 886

456.28 429.72

42.786 45.430

Total 1323 1246 2569

Chi-Sq = 134.656, DF = 1, P-Value = 0.000

5 - 8 và > 8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 810 688 1498

883.47 614.53

6.110 8.783

2 596 290 886

522.53 363.47

10.330 14.850

Total 1406 978 2384

Chi-Sq = 40.073, DF = 1, P-Value = 0.000

Tuổi bò

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 81 314 395

Page 180: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

137.10 257.90

22.956 12.203

2 197 438 635

220.40 414.60

2.485 1.321

3 234 358 592

205.48 386.52

3.959 2.105

4 144 124 268

93.02 174.98

27.940 14.853

Total 656 1234 1890

Chi-Sq = 87.822, DF = 3, P-Value = 0.000

< 2 và 2 - 5

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 81 314 395

106.61 288.39

6.153 2.275

2 197 438 635

171.39 463.61

3.827 1.415

Total 278 752 1030

Chi-Sq = 13.670, DF = 1, P-Value = 0.000

< 2 và 5 - 8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 81 314 395

126.06 268.94

16.109 7.551

2 234 358 592

188.94 403.06

10.748 5.038

Total 315 672 987

Chi-Sq = 39.447, DF = 1, P-Value = 0.000

< 2 và > 8

Page 181: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 81 314 395

134.05 260.95

20.994 10.785

2 144 124 268

90.95 177.05

30.943 15.895

Total 225 438 663

Chi-Sq = 78.617, DF = 1, P-Value = 0.000

2 - 5 và 5 - 8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 197 438 635

223.05 411.95

3.043 1.648

2 234 358 592

207.95 384.05

3.264 1.767

Total 431 796 1227

Chi-Sq = 9.722, DF = 1, P-Value = 0.002

2 - 5 và > 8

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 197 438 635

239.80 395.20

7.637 4.634

2 144 124 268

101.20 166.80

18.096 10.980

Total 341 562 903

Chi-Sq = 41.348, DF = 1, P-Value = 0.000

5 - 8 và > 8

Page 182: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 234 358 592

260.20 331.80

2.639 2.070

2 144 124 268

117.80 150.20

5.829 4.572

Total 378 482 860

Chi-Sq = 15.110, DF = 1, P-Value = 0.000

Trâu theo mùa Thái Nguyên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 173 277 450

212.75 237.25

7.427 6.660

2 291 195 486

229.77 256.23

16.317 14.632

3 218 196 414

195.73 218.27

2.534 2.272

4 169 281 450

212.75 237.25

8.997 8.068

Total 851 949 1800

Chi-Sq = 66.906, DF = 3, P-Value = 0.000

Xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 173 277 450

223.08 226.92

11.241 11.051

2 291 195 486

240.92 245.08

Page 183: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

10.409 10.232

Total 464 472 936

Chi-Sq = 42.933, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 173 277 450

203.65 246.35

4.612 3.812

2 218 196 414

187.35 226.65

5.013 4.144

Total 391 473 864

Chi-Sq = 17.581, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 173 277 450

171.00 279.00

0.023 0.014

2 169 281 450

171.00 279.00

0.023 0.014

Total 342 558 900

Chi-Sq = 0.075, DF = 1, P-Value = 0.784

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 291 195 486

274.86 211.14

0.948 1.234

2 218 196 414

234.14 179.86

Page 184: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

1.113 1.448

Total 509 391 900

Chi-Sq = 4.742, DF = 1, P-Value = 0.029

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 291 195 486

238.85 247.15

11.388 11.005

2 169 281 450

221.15 228.85

12.299 11.886

Total 460 476 936

Chi-Sq = 46.579, DF = 1, P-Value = 0.000

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 218 196 414

185.44 228.56

5.718 4.639

2 169 281 450

201.56 248.44

5.260 4.268

Total 387 477 864

Chi-Sq = 19.885, DF = 1, P-Value = 0.000

Tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 254 249 503

261.00 242.00

0.188 0.203

2 271 182 453

Page 185: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

235.06 217.94

5.496 5.928

3 220 192 412

213.78 198.22

0.181 0.195

4 189 243 432

224.16 207.84

5.515 5.948

Total 934 866 1800

Chi-Sq = 23.653, DF = 3, P-Value = 0.000

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 254 249 503

276.23 226.77

1.789 2.179

2 271 182 453

248.77 204.23

1.986 2.419

Total 525 431 956

Chi-Sq = 8.374, DF = 1, P-Value = 0.004

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 254 249 503

260.57 242.43

0.166 0.178

2 220 192 412

213.43 198.57

0.202 0.217

Total 474 441 915

Chi-Sq = 0.763, DF = 1, P-Value = 0.382

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Page 186: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 254 249 503

238.32 264.68

1.032 0.929

2 189 243 432

204.68 227.32

1.201 1.082

Total 443 492 935

Chi-Sq = 4.243, DF = 1, P-Value = 0.039

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 271 182 453

257.14 195.86

0.747 0.981

2 220 192 412

233.86 178.14

0.822 1.079

Total 491 374 865

Chi-Sq = 3.630, DF = 1, P-Value = 0.057

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 271 182 453

235.46 217.54

5.365 5.807

2 189 243 432

224.54 207.46

5.626 6.089

Total 460 425 885

Chi-Sq = 22.887, DF = 1, P-Value = 0.000

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Page 187: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 220 192 412

199.65 212.35

2.073 1.949

2 189 243 432

209.35 222.65

1.977 1.859

Total 409 435 844

Chi-Sq = 7.859, DF = 1, P-Value = 0.005

Bắc cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 115 263 378

153.93 224.07

9.846 6.764

2 245 223 468

190.58 277.42

15.540 10.675

3 202 248 450

183.25 266.75

1.918 1.318

4 171 333 504

205.24 298.76

5.712 3.924

Total 733 1067 1800

Chi-Sq = 55.697, DF = 3, P-Value = 0.000

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 115 263 378

160.85 217.15

13.070 9.681

2 245 223 468

199.15 268.85

10.557 7.820

Total 360 486 846

Page 188: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Sq = 41.128, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 115 263 378

144.72 233.28

6.102 3.786

2 202 248 450

172.28 277.72

5.126 3.180

Total 317 511 828

Chi-Sq = 18.194, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 115 263 378

122.57 255.43

0.468 0.224

2 171 333 504

163.43 340.57

0.351 0.168

Total 286 596 882

Chi-Sq = 1.211, DF = 1, P-Value = 0.271

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 245 223 468

227.88 240.12

1.286 1.220

2 202 248 450

219.12 230.88

1.337 1.269

Total 447 471 918

Page 189: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Sq = 5.112, DF = 1, P-Value = 0.024

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 245 223 468

200.30 267.70

9.977 7.465

2 171 333 504

215.70 288.30

9.265 6.932

Total 416 556 972

Chi-Sq = 33.639, DF = 1, P-Value = 0.000

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 202 248 450

175.94 274.06

3.859 2.477

2 171 333 504

197.06 306.94

3.445 2.212

Total 373 581 954

Chi-Sq = 11.994, DF = 1, P-Value = 0.001

tính chung

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 542 789 1331

620.64 710.36

9.964 8.706

2 807 600 1407

656.08 750.92

34.717 30.332

3 639 637 1276

Page 190: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

594.99 681.01

3.255 2.844

4 530 856 1386

646.29 739.71

20.924 18.281

Total 2518 2882 5400

Chi-Sq = 129.022, DF = 3, P-Value = 0.000

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 542 789 1331

655.78 675.22

19.740 19.172

2 807 600 1407

693.22 713.78

18.674 18.136

Total 1349 1389 2738

Chi-Sq = 75.723, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 542 789 1331

602.96 728.04

6.163 5.104

2 639 637 1276

578.04 697.96

6.428 5.324

Total 1181 1426 2607

Chi-Sq = 23.019, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

Page 191: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

1 542 789 1331

525.15 805.85

0.541 0.352

2 530 856 1386

546.85 839.15

0.519 0.338

Total 1072 1645 2717

Chi-Sq = 1.751, DF = 1, P-Value = 0.186

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 807 600 1407

758.30 648.70

3.127 3.656

2 639 637 1276

687.70 588.30

3.449 4.031

Total 1446 1237 2683

Chi-Sq = 14.263, DF = 1, P-Value = 0.000

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 807 600 1407

673.53 733.47

26.451 24.289

2 530 856 1386

663.47 722.53

26.851 24.657

Total 1337 1456 2793

Chi-Sq = 102.248, DF = 1, P-Value = 0.000

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Page 192: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Nhiễm nhiễm Total

1 639 637 1276

560.35 715.65

11.040 8.644

2 530 856 1386

608.65 777.35

10.164 7.958

Total 1169 1493 2662

Chi-Sq = 37.806, DF = 1, P-Value = 0.000

bò mùa vụ

tính chung

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 120 322 442

153.41 288.59

7.278 3.869

2 213 283 496

172.16 323.84

9.690 5.151

3 192 302 494

171.46 322.54

2.460 1.308

4 131 327 458

158.97 299.03

4.920 2.616

Total 656 1234 1890

Chi-Sq = 37.291, DF = 3, P-Value = 0.000

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 120 322 442

156.91 285.09

8.684 4.780

2 213 283 496

176.09 319.91

7.739 4.260

Total 333 605 938

Chi-Sq = 25.463, DF = 1, P-Value = 0.000

Page 193: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 120 322 442

147.33 294.67

5.071 2.535

2 192 302 494

164.67 329.33

4.537 2.269

Total 312 624 936

Chi-Sq = 14.412, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 120 322 442

123.27 318.73

0.087 0.034

2 131 327 458

127.73 330.27

0.084 0.032

Total 251 649 900

Chi-Sq = 0.236, DF = 1, P-Value = 0.627

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 213 283 496

202.91 293.09

0.502 0.347

2 192 302 494

202.09 291.91

0.504 0.349

Total 405 585 990

Page 194: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Sq = 1.702, DF = 1, P-Value = 0.192

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 213 283 496

178.85 317.15

6.520 3.677

2 131 327 458

165.15 292.85

7.061 3.982

Total 344 610 954

Chi-Sq = 21.240, DF = 1, P-Value = 0.000

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 192 302 494

167.61 326.39

3.550 1.823

2 131 327 458

155.39 302.61

3.829 1.966

Total 323 629 952

Chi-Sq = 11.168, DF = 1, P-Value = 0.001

tỉnh thái nguyên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 45 115 160

61.71 98.29

4.527 2.842

2 79 84 163

62.87 100.13

4.138 2.598

3 77 89 166

Page 195: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

64.03 101.97

2.628 1.650

4 42 99 141

54.39 86.61

2.821 1.771

Total 243 387 630

Chi-Sq = 22.974, DF = 3, P-Value = 0.000

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 45 115 160

61.42 98.58

4.392 2.736

2 79 84 163

62.58 100.42

4.311 2.686

Total 124 199 323

Chi-Sq = 14.125, DF = 1, P-Value = 0.000

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 45 115 160

59.88 100.12

3.696 2.211

2 77 89 166

62.12 103.88

3.563 2.131

Total 122 204 326

Chi-Sq = 11.601, DF = 1, P-Value = 0.001

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

Page 196: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

1 45 115 160

46.25 113.75

0.034 0.014

2 42 99 141

40.75 100.25

0.038 0.015

Total 87 214 301

Chi-Sq = 0.101, DF = 1, P-Value = 0.751

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 79 84 163

77.29 85.71

0.038 0.034

2 77 89 166

78.71 87.29

0.037 0.034

Total 156 173 329

Chi-Sq = 0.143, DF = 1, P-Value = 0.706

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 79 84 163

64.88 98.12

3.074 2.032

2 42 99 141

56.12 84.88

3.553 2.350

Total 121 183 304

Chi-Sq = 11.009, DF = 1, P-Value = 0.001

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Page 197: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Nhiễm nhiễm Total

1 77 89 166

64.35 101.65

2.489 1.575

2 42 99 141

54.65 86.35

2.930 1.855

Total 119 188 307

Chi-Sq = 8.849, DF = 1, P-Value = 0.003

bắc cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 34 109 143

42.67 100.33

1.763 0.750

2 67 108 175

52.22 122.78

4.182 1.779

3 49 117 166

49.54 116.46

0.006 0.002

4 38 108 146

43.57 102.43

0.712 0.303

Total 188 442 630

Chi-Sq = 9.496, DF = 3, P-Value = 0.023

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 34 109 143

45.42 97.58

2.871 1.336

2 67 108 175

55.58 119.42

2.346 1.092

Total 101 217 318

Chi-Sq = 7.644, DF = 1, P-Value = 0.006

Page 198: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 34 109 143

38.41 104.59

0.507 0.186

2 49 117 166

44.59 121.41

0.436 0.160

Total 83 226 309

Chi-Sq = 1.289, DF = 1, P-Value = 0.256

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 34 109 143

35.63 107.37

0.074 0.025

2 38 108 146

36.37 109.63

0.073 0.024

Total 72 217 289

Chi-Sq = 0.196, DF = 1, P-Value = 0.658

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 67 108 175

59.53 115.47

0.937 0.483

2 49 117 166

56.47 109.53

0.988 0.509

Total 116 225 341

Chi-Sq = 2.918, DF = 1, P-Value = 0.088

Page 199: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 67 108 175

57.24 117.76

1.663 0.808

2 38 108 146

47.76 98.24

1.993 0.969

Total 105 216 321

Chi-Sq = 5.434, DF = 1, P-Value = 0.020

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 49 117 166

46.29 119.71

0.159 0.061

2 38 108 146

40.71 105.29

0.181 0.070

Total 87 225 312

Chi-Sq = 0.471, DF = 1, P-Value = 0.493

Tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 41 98 139

49.64 89.36

1.505 0.836

2 66 92 158

56.43 101.57

1.624 0.902

3 66 96 162

57.86 104.14

1.146 0.637

Page 200: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

4 52 119 171

61.07 109.93

1.347 0.749

Total 225 405 630

Chi-Sq = 8.745, DF = 3, P-Value = 0.033

xuân - hạ

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 41 98 139

50.08 88.92

1.645 0.927

2 66 92 158

56.92 101.08

1.448 0.815

Total 107 190 297

Chi-Sq = 4.835, DF = 1, P-Value = 0.028

xuân - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 41 98 139

49.41 89.59

1.432 0.790

2 66 96 162

57.59 104.41

1.229 0.678

Total 107 194 301

Chi-Sq = 4.128, DF = 1, P-Value = 0.042

xuân - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 41 98 139

41.70 97.30

0.012 0.005

Page 201: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

2 52 119 171

51.30 119.70

0.010 0.004

Total 93 217 310

Chi-Sq = 0.030, DF = 1, P-Value = 0.862

hạ - thu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 66 92 158

65.18 92.83

0.010 0.007

2 66 96 162

66.83 95.18

0.010 0.007

Total 132 188 320

Chi-Sq = 0.035, DF = 1, P-Value = 0.851

hạ - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 66 92 158

56.67 101.33

1.537 0.859

2 52 119 171

61.33 109.67

1.420 0.794

Total 118 211 329

Chi-Sq = 4.610, DF = 1, P-Value = 0.032

thu - đông

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 66 96 162

57.41 104.59

1.287 0.706

Page 202: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

2 52 119 171

60.59 110.41

1.219 0.669

Total 118 215 333

Chi-Sq = 3.881, DF = 1, P-Value = 0.049

Trâu Đực - cái

tính chung

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Nhiễm Không nhiễm Total

1 890 1108 1998

931.66 1066.34

1.863 1.628

2 1628 1774 3402

1586.34 1815.66

1.094 0.956

Total 2518 2882 5400

Chi-Sq = 5.540, DF = 1, P-Value = 0.019

thái nguyên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 330 390 720

340.40 379.60

0.318 0.285

2 521 559 1080

510.60 569.40

0.212 0.190

Total 851 949 1800

Chi-Sq = 1.004, DF = 1, P-Value = 0.316

bắc cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 320 472 792

322.52 469.48

Page 203: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

0.020 0.014

2 413 595 1008

410.48 597.52

0.015 0.011

Total 733 1067 1800

Chi-Sq = 0.059, DF = 1, P-Value = 0.808

tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 240 246 486

252.18 233.82

0.588 0.634

2 694 620 1314

681.82 632.18

0.218 0.235

Total 934 866 1800

Chi-Sq = 1.675, DF = 1, P-Value = 0.196

bò đực cái

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 229 458 687

238.45 448.55

0.375 0.199

2 427 776 1203

417.55 785.45

0.214 0.114

Total 656 1234 1890

Chi-Sq = 0.901, DF = 1, P-Value = 0.342

thái nguyên

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 85 154 239

Page 204: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

92.19 146.81

0.560 0.352

2 158 233 391

150.81 240.19

0.342 0.215

Total 243 387 630

Chi-Sq = 1.469, DF = 1, P-Value = 0.225

bắc cạn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 86 198 284

84.75 199.25

0.018 0.008

2 102 244 346

103.25 242.75

0.015 0.006

Total 188 442 630

Chi-Sq = 0.048, DF = 1, P-Value = 0.827

tuyên quang

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 58 106 164

58.57 105.43

0.006 0.003

2 167 299 466

166.43 299.57

0.002 0.001

Total 225 405 630

Chi-Sq = 0.012, DF = 1, P-Value = 0.914

xung quang chuồng trâu

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

Page 205: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

1 192 258 450

196.67 253.33

0.111 0.086

2 174 276 450

196.67 253.33

2.612 2.028

3 224 226 450

196.67 253.33

3.799 2.949

Total 590 760 1350

Chi-Sq = 11.585, DF = 2, P-Value = 0.003

xung quanh chuồng bò

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 98 172 270

88.67 181.33

0.982 0.480

2 75 195 270

88.67 181.33

2.107 1.030

3 93 177 270

88.67 181.33

0.212 0.104

Total 266 544 810

Chi-Sq = 4.915, DF = 2, P-Value = 0.086

Bãi chăn trâu, bò

đất bề mặt bãi chăn

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 98 172 270

88.67 181.33

0.982 0.480

2 75 195 270

88.67 181.33

2.107 1.030

3 93 177 270

88.67 181.33

0.212 0.104

Total 266 544 810

Page 206: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn,tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Chi-Sq = 4.915, DF = 2, P-Value = 0.086

vũng nước đọng

Chi-Square Test: Nhiễm, Không nhiễm Expected counts are printed below observed counts

Chi-Square contributions are printed below expected counts

Không

Nhiễm nhiễm Total

1 61 389 450

67.33 382.67

0.596 0.105

2 78 372 450

67.33 382.67

1.690 0.297

3 63 387 450

67.33 382.67

0.279 0.049

Total 202 1148 1350

Chi-Sq = 3.016, DF = 2, P-Value = 0.221