12
10 mối nguy cho Người Việt NGUYỄN PHI HẢI 26.05.2015

Mười mối nguy của người Việt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mười mối nguy của người Việt

10 mối nguy cho Người Việt

NGUYỄN PHI HẢI

26.05.2015

Page 2: Mười mối nguy của người Việt

Lưu ý

- Không ám chỉ tất cả người Việt.

- Có tính chất nhắc nhở chứ không chê bai.

- Không thể viết hết các mối nguy, nên chỉ nhắc nhở những điều quan trọng.

- Thứ tự từ ít nguy hiểm đến nguy hiểm nhất.

Page 3: Mười mối nguy của người Việt

Ưa thích vẻ bên ngoài

Ban đầu thì người Việt luôn cho rằng giữa bên ngoài và bên trong sự vật có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Sau đó họ bắt đầu đánh giá hay xem xét con người thông qua ngoại hình, xem xét công việc dựa trên tính chất quy mô, đánh giá những giá trị thông qua vẻ hào nhoáng, đánh giá những hoạt động dựa trên độ lớn…

Dần dà rồi người Việt bắt đầu ưa thích ba hoa, khoe khoang, làm rùm beng, thích làm những việc có tính phong trào, adua theo đám đông mà không cần quan tâm đến thật chất.

Page 4: Mười mối nguy của người Việt

Quá nhiều chất cồn

Người Việt trong cuộc sống, uống quá nhiều bia rượu khiến cho trí não bị ảnh hưởng, ruột gan sức khỏe đều không tốt. Về lâu dài, khiến người Việt hay nhức đầu, suy nghĩ không thông, quyết định nóng vội, hành xử nóng nảy khiến mọi việc hay lở dỡ.

Page 5: Mười mối nguy của người Việt

Đại Học Không ra Đại Học

Đại Học vốn dĩ là nơi nghiên cứu khoa học, cho ra các phát minh, nghiên cứu giúp phát triển đất nước, nâng cao chất lượng sống của con người cũng như tìm ra cách giải quyết các vấn đề đang hiện hữu trong xã hội.

Đại học tại Việt Nam hiện nay chỉ có một chức năng duy nhất là nhồi nhét kiến thức vào đầu Sinh viên và bắt bọn trẻ phải nghĩ theo cách của lớp người đi trước.

Page 6: Mười mối nguy của người Việt

Tri Thức Lười Học

Tri Thức bắt đầu bằng các bạn Sinh Viên. Hầu hết Sinh viên hiện nay đều tập trung vào việc học thế nào để kiếm được nhiều tiền, ra trường dễ xin việc chứ ít khi thật sự đam mê, chịu khó tìm hiểu sâu vào chuyên ngành đang học. Học ngoại ngữ hầu hết cũng chỉ để giao tiếp với người ngoại quốc trong công việc, du học hoặc xuất ngoại chứ không phải để du nhập, tìm hiểu sâu thêm kiến thức nhân loại.

Sinh viên sau khi ra trường, đi làm rồi thì hầu như không học hành hay tìm hiểu tri thức, cũng không còn đam mê cải tiến sang tạo nữa. Dần dần hình thành một tầng lớp tri thức chỉ chăm chăm tìm cơ hội tiến thân, cơ may phát tài, sắm sửa theo ý thích cá nhân.

Page 7: Mười mối nguy của người Việt

Rất Ham Chơi, Ham Hưởng

Không hiểu từ bao giờ mà người Việt mình ham chơi đến kỳ lạ. Trong đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến chơi bời, mua sắm, hưởng thụ. Lắm lúc ngồi văn phòng hay đang làm việc ở nhà máy mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến lúc ra về, lúc lãnh lương, chỉ nghĩ đến lát nhậu món gì, cuối tuần này đi đâu.

Người Việt trẻ giờ mê đi chơi, mê du lịch là một lẽ. Tuy nhiên mê đến mức tôn sùng, hâm mộ thì rõ ràng là không đúng. Sách và bài viết về học thuật thì ít xem, chứ sách về du lịch, đi đây đó thì gần như phát cuồng.

Đâu đâu cũng toàn ăn gì, chơi ở đâu, chơi ra sao, chơi thế nào.

Rồi già trẻ lớn bé gì đều đua nhau mua sắm, náo nức hưởng thụ. Làm ra 10 đồng thì tiêu sạch cha nó 12 – 15 đồng. Rồi mắc nợ.

Từ dân thường đến chính phủ đều nợ như chúa chổm, nợ không có khả năng hoàn trả cả.

Page 8: Mười mối nguy của người Việt

Thiếu Dũng Cảm

Từ nhỏ, đã buộc cha mẹ bảo gì phải nghe đấy. Đến trường thì thầy cô nói gì phải làm theo đúng như đấy. Đi làm thì xếp kêu gì làm đấy. Chính trị chính em thì tổ chức sắp xếp thế nào phải ngồi ngay đấy. Quyền công dân thì quan bảo sao cứ phải chấp hành nghiêm chỉnh thế ấy.

Thế thì làm sao can đảm, dũng cảm cho được.

Mà không có dũng cảm, lấy gì để đấu tranh với cái sai, cái quấy.

Không đấu tranh với cái sai, cái quấy thì làm gì mà bảo vệ cái đúng, mà phát huy cái hay được.

Nhiều khi ở cấp độ cuối cùng của đấu tranh là cất lên tiếng nói, mà cũng không dám nói. Đa số là do nghĩ, có nói chắc cũng không được gì đâu.

Ở đất nước thiếu dũng cảm, nên ai dám nói, dám làm đều thành anh hùng hết.

Page 9: Mười mối nguy của người Việt

Ý kiến khác nhau

Người Việt Nam hiện nay thường không tôn trọng những ý kiến trái ngược với ý kiến của bản thân mình. Khi tranh luận rất hay chỉ trích cá nhân, nhục mạ hay bình phẩm về tư cách người đang tranh luận với mình. Nhiều trường hợp, tuy không hiển thị ra bên ngoài nhưng bên trong vẫn có ý coi thường, dè bỉu, công kích người đưa ra ý kiến trái chiều.

Trong nội tâm đa số người Việt, bất kể trình độ học vấn, nhận thức và kinh nghiệm thế nào, đều cho rằng mình là đúng nhất và chỉ có mình là gần sự thật nhất.

Page 10: Mười mối nguy của người Việt

Không tôn trọng sự thật

Ở Việt Nam, Sự thật như thế nào không quan trọng. Quan trọng là làm sao miễn ra tiền, ra vật chất của cải thì thôi. Tức là miễn có được kết quả, thì ăn sao, nói sao, quảng cáo thế nào cũng được.

Một khi đã không tôn trọng sự thật thì mọi người sẽ dần dần đâm ra lừa lọc dối trá nhau khi có thể. Trong nhà thì con dối cha, dối mẹ, ra đường thì lừa nhau. Đi làm thì doanh nghiệp lừa người lao động, đối tác chơi nhau, chính phủ gạt nhân dân.

Ít lâu sau thì không còn ai tin vào ai được nữa. Xã hội không có niềm tin vào những giá trị chung.

Rốt cuộc người ta cũng chỉ dựa vào tài sản, ngoại hình, tiền bạc, vật chất mà tin nhau.

Page 11: Mười mối nguy của người Việt

Hành động cảm tính

Dân ta đa số hành động theo yêu thích, theo cảm nhận, tùy theo lúc buồn vui, tùy theo yêu ghét.

Môn Logic học, triết học và khoa học cơ bản (Lịch sử, Toán học, Vật lý, Hóa học.. .) ở bậc phổ thông được dạy qua loa, nhàm chán, mang tính nhồi nhét, thiếu thực hành khiến người mình ít có cảm quan và nhận định khoa học, dần dần ra quyết định chỉ dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân.

Chưa kể đến ở Việt Nam, nhiều phong tục, suy nghĩ mê tín, thiếu căn cứ, lan truyền tam sao thất bổn rất được coi trọng do đó là truyền thống, do người sau buộc phải nghe lời người trước (hiếu, lễ nghĩa) gây ảnh hưởng mạnh lên khả năng ra quyết định của con người.

Lâu dài dẫn đến người Việt Nam ngày càng hành động cảm tính dẫn đến làm việc gì cũng khó đạt hiệu quả cao, gây hậu quả không tốt những lại không rút được kinh nghiệm cho lần sau.

Page 12: Mười mối nguy của người Việt

Luôn chừa mình ra

Mỗi khi đọc đến bài nào, nghe ai đó nhắc nhở thói hư tật xấu là người Việt luôn chừa mình ra.

Vì nghĩ mình không có nên không bao giờ sửa.

Không bao giờ sửa nên cũng không bao giờ tiến bộ.

Không tiến bộ trong một bối cảnh mọi thứ thay đổi đến chóng mặt.

Là đang tự giết mình.