161
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng

La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không

sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn toàn trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Mạnh Hùng

Page 2: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................... vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Giới thiệu tóm tắt luận án ........................................................................................ 1

2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4

5. Dự kiến đóng góp mới về khoa học và thực tiễn .................................................... 4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU XÂY CHIẾN LƢỢC KINH DOANH

TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI .................................................................. 6

A. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 6

B. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................................................ 9

C. Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề cần giải quyết của đề tài .............. 11

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ............................................ 13

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vận tải ............................................................... 13

1.1.1. Khái quát về quá trình vận tải ......................................................................... 13

1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải ................................................................. 16

1.1.3. Phân loại doanh nghiệp vận tải ....................................................................... 19

1.1.4. Các chỉ tiêu khai thác ô tô khách .................................................................... 19

1.2. Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...................................... 22

1.2.1. Khái niệm, vai trò chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........... 22

1.2.2. Phân loại chiến lƣợc sản xuất kinh doanh ....................................................... 25

1.2.3. Các giai đoạn và quy trình xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong

doanh nghiệp ............................................................................................................. 26

1.3. Yêu cầu, nguyên tắc và mô hình xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho

doanh nghiệp vận tải ................................................................................................. 30

1.3.1. Yêu cầu đối với chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải ... 30

Page 3: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

iii

1.3.2. Nguyên tắc xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận

tải ............................................................................................................................... 31

1.3.3. Mô hình và công cụ xây dựng chiến lƣợc ....................................................... 33

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh ....... 42

1.4.1. Các yếu tố môi trƣờng ..................................................................................... 42

1.4.2. Nghiên cứu nội dung cơ bản của các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến

lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải ................................................. 44

Kết luận chƣơng 1 54

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC SẢN

XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM NÓI

CHUNG VÀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI NÓI RIÊNG .................................... 55

2.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những năm qua ................................... 55

2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới ................................................................................ 55

2.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam ............................................................................ 56

2.2. Tình hình phát triển vận tải đƣờng bộ ................................................................ 57

2.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động vận tải đƣờng bộ ................................................ 57

2.2.2. Thực trạng luồng vận tải hành khách tuyến cố định bằng đƣờng bộ .............. 60

2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất vận tải đƣờng bộ .................................................... 62

2.2.4. Thực trạng về các doanh nghiệp vận tải hành khách đƣờng bộ kinh

doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định ...................................................... 64

2.3. Thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc tại các doanh nghiệp vận tải Việt

Nam ........................................................................................................................... 69

2.3.1. Công tác nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp ........... 69

2.3.2. Công tác nghiên cứu, lựa chọn chiến lƣợc trong doanh nghiệp ...................... 72

2.3.3. Công tác triển khai lựa chọn, chiến lƣợc trong doanh nghiệp ........................ 75

2.3.4. Đánh giá và điều chỉnh chiến lƣợc trong doanh nghiệp ................................. 76

2.4. Thực trạng xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

vận tải bằng ô tô ...................................................................................................... 78

2.5. Kinh nghiệm xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trên thế giới và

Việt Nam .................................................................................................................. 82

2.5.1. Một số mô hình lựa chọn chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp trên thế giới và

Việt Nam ................................................................................................................... 82

Page 4: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

iv

2.5.2. Bài học kinh nghiệm xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh .................... 87

Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 92

Chƣơng 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CHO

DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VÀ ỨNG DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN Ô

TÔ KHÁCH HÀ TÂY ............................................................................................ 93

3.1. Xác định các yếu tố của chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và đề xuất quy

trình xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải ........................................... 93

3.1.1. Xác định các yếu tố của chiến lƣợc sản xuất kinh doanh ............................... 93

3.1.2. Đề xuất quy trình xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải ................. 93

3.2. Phân tích, dự báo nhu cầu và năng lực vận tải ........................................... 102

3.2.1. Phân tích thị trƣờng vận tải ...........................................................................102

3.2.2. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách ..............................................................104

3.2.3. Phân tích năng lực của doanh nghiệp vận tải ................................................109

3.3. Ứng dụng phƣơng pháp luận xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận

tải để xây dựng chiến lƣợc cho Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây ............... 111

3.3.1. Sứ mệnh của Công ty ....................................................................................111

3.3.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh ...................................................................112

3.3.3. Phân tích năng lực của Công ty và lựa chọn chiến lƣợc ...............................116

3.3.4. Sử dụng ma trận để xây dựng chiến lƣợc cho Công ty .................................117

3.3.5. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc .....................................................................117

Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................129

1. Kết luận .............................................................................................................. 129

2. Những đóng góp của luận án ........................................................................... 130

3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ........................................ 131

4. Kiến nghị ............................................................................................................ 131

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............................134

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................1345

PHỤ LỤC ...............................................................................................................139

Page 5: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CTCP Công ty cổ phần

DN Doanh nghiệp

DNVT Doanh nghiệp vận tải

DVVT Dịch vụ vận tải

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT Giao thông vận tải

HS-SV Học sinh sinh viên

HTX Hợp tác xã

KT - XH Kinh tế xã hội

KTQD Kinh tế quốc dân

MTKD Môi trƣờng kinh doanh

NSLĐ Năng suất lao động

PTVT Phƣơng tiện vận tải

SPVT Sản phẩm vận tải

SXKD Sản xuất kinh doanh

VTĐB Vận tải đƣờng bộ

VTHH Vận tải hàng hóa

VTHK Vận tải hành khách

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 6: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

1. Bảng

Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp vận tải ................................................................. 19

Bảng 1.2. Mô hình M/B ............................................................................................ 34

Bảng 2.1. Tăng trƣởng kinh tế thế giới 2011 – 2013 ..............................................555

Bảng 2.2. Dự báo tăng trƣởng GDP và lạm phát theo CPI .....................................566

Bảng 2.3. Tỷ trọng và tốc độ tăng trƣởng hành khách đƣờng bộ ...........................568

Bảng 2.4. Tỷ trọng và tốc độ tăng trƣởng vận tải hàng hoá đƣờng bộ ..................... 59

Bảng 2.5. Hiện trạng phân loại tuyến VTHK theo tuyến cố định theo cự ly ..........611

Bảng 2.6. Phân loại tuyến theo cự ly và tính chất điểm đầu – cuối ........................622

Bảng 2.7. Phân loại đƣờng bộ Việt Nam ................................................................622

Bảng 2.8. So sánh mật độ đƣờng bộ của một số quốc gia ......................................633

Bảng 2.9. Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo cấp ........................................................633

Bảng 2.10. Bảng thống kê bến xe khách tuyến cố định ..........................................644

Bảng 2.11. Hiện trạng doanh nghiệp vận tải khách theo khu vực ..........................644

Bảng 2.12. Hiện trạng phƣơng tiện VTHK tuyến cố định theo khu vực ................655

Bảng 2.13. Thống kê các doanh nghiệp vận tải ô tô năm 2011 ..............................800

Bảng 2.14. Ma trận SWOT .....................................................................................833

Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thoả mãn yêu cầu ....................................................... 89

Bảng 2.16. Các tiêu chí lựa chọn so sánh các phƣơng án chiến lƣợc .....................900

Bảng 3.1. Ma trận phân tích môi trƣờng .................................................................988

Bảng 3.2. Thống kê dân số, tổng nhu cầu vận tải hành khách, GDP ....................1077

Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu vận tải của các phƣơng thức vận tải hành khách tuyến cố

định trên các hành lang chính ...............................................................................1099

Bảng 3.4. Chỉ tiêu phân tích tài chính cho mô hình M/B .....................................1166

2. Hình

Hình 1.1. Mô hình tăng trƣởng của Marakon Associates và Zakon – BCG ............. 36

Hình 1.2. Ma trận khả năng sinh lời của Marakon Associates ...............................377

Hình 1.3. Tiến triển của thị phần và tỷ lệ tăng trƣởng tối đa ..................................388

3. Sơ đồ

Sơ đồ 1.1. Quá trình vận tải theo quan điểm sản xuất ............................................133

Sơ đồ 1.2. Khái niệm về doanh nghiệp ...................................................................166

Page 7: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

vii

Sơ đồ 1.3. Quy trình xây dựng chiến lƣợc SXKD theo 3 giai đoạn ........................ 26

Sơ đồ 1.4. Quy trình 9 bƣớc xây dựng chiến lƣợc SXKD ....................................... 28

Sơ đồ 1.5. Quy trình 4 bƣớc của quá trình hoạch định chiến lƣợc SXKD .............. 29

Sơ đồ 1.6. Mô hình đánh giá của Marakon Assosiater ..........................................355

Sơ đồ 1.7. Mô hình chiến lƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp Nhật Bản ............ 41

Sơ đồ 1.8. Mô hình thực hiện chiến lƣợc thành công .............................................422

Sơ đồ 1.9. Môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp .............................................423

Sơ đồ 2.1. Quá trình xây dựng chiến lƣợc thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ............733

Sơ đồ 2.2. Ma trận BCG ..........................................................................................844

Sơ đồ 2.3. Ma trận Porter ........................................................................................847

Sơ đồ 2.4. Bộ ba chiến lƣợc, tổ chức, thực hiện .....................................................888

Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

vận tải ......................................................................................................................944

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ các mức đánh giá năng lực DNVT ...................................977

Sơ đồ 3.3. Ma trận xác định chiến lƣợc theo các yếu tố ........................................... 99

Sơ đồ 3.4. Ma trận xác định mục tiêu ...................................................................1011

Sơ đồ 3.5. Dự báo tổng nhu cầu vận tải hành khách tuyến cố định ......................1077

Sơ đồ 3.6. Ma trận BCG áp dụng cho Công ty .....................................................1155

Sơ đồ 3.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................1211

Page 8: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

1

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu tóm tắt luận án

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm trong công

tác xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh

nghiệp vận tải nói riêng; đồng thời nghiên cứu và phân tích đặc điểm của ngành vận

tải, những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xây dựng chiến lƣợc tại các doanh nghiệp

vận tải ở Việt Nam.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã tổng hợp, phân tích yêu cầu, nguyên

tắc và căn cứ để xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải, từ đó hình thành quy

trình xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và các giải pháp thực hiện chiến lƣợc

đã lựa chọn. Đồng thời, để minh họa cho việc ứng dụng kết quả nghiên cứu cho các

doanh nghiệp vận tải, luận án sử dụng thực tế của Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây

để minh họa cho công tác xây dựng chiến lƣợc của một doanh nghiệp vận tải hành

khách liên tỉnh bằng ô tô.

2. Lý do chọn đề tài

Trong vài thập niên gần đây, Việt Nam đã từng bƣớc đổi mới nền kinh tế và đạt

đƣợc những thành tựu rất quan trọng. Đóng góp vào những thành tựu đó là sự hình

thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Những

năm qua, các doanh nghiệp này không chỉ tăng lên về số lƣợng mà đặc biệt còn tăng

lên về chất lƣợng. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), sự

đóng góp của các doanh nghiệp này thực sự làm thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt

Nam.

Thực hiện chính sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO, Việt

Nam chính thức tham gia vào thị trƣờng toàn cầu. Theo đó, tất cả các ngành sản xuất

kinh doanh đều phải đối mặt với các thách thức từ thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng

quốc tế. Những thách thức, khó khăn đó đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ nhằm duy

trì mức tăng trƣởng, nhằm phát triển bền vững cho doanh nghiệp và cho đất nƣớc.

Trong đó, hoạch định và tổ chức triển khai chiến lƣợc đóng vai trò quan trọng hàng

đầu đảm bảo cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Trên thế giới đã hình thành

hệ thống lý luận cơ bản về hoạch định chiến lƣợc, chiến lƣợc kinh doanh của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong

từng lĩnh vực, cần xem xét những yếu tố môi trƣờng kinh doanh đặc thù của mỗi

Page 9: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

2

nƣớc để xây dựng quy trình và phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc phù hợp.

Xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

và thƣờng xuyên đối với mọi doanh nghiệp. Một chiến lƣợc sản xuất kinh doanh đúng

sẽ định hƣớng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp hƣớng tới mục tiêu hiệu quả kinh

doanh, ngƣợc lại có thể khiến cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Thực tế phát

triển của các doanh nghiệp cho thấy vị trí dẫn đầu sẽ thuộc về công ty có chiến lƣợc

sản xuất kinh doanh, có tầm nhìn chiến lƣợc và phƣơng pháp quản lý điều hành hiệu

quả. Bởi lẽ, chiến lƣợc sản xuất kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ

công tác hoạch định của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để đối

phó và làm chủ các diễn biến của thị trƣờng. Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh còn

giảm bớt rủi ro, tăng cƣờng khả năng mềm dẻo cần thiết của các doanh nghiệp trƣớc

những diễn biến của môi trƣờng kinh doanh khi chúng xuất hiện, đảm bảo cho các kế

hoạch không bị lạc hƣớng. Chính vì những lý do đó mà trong hoạt động kinh doanh

của mình, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc sản xuất

kinh doanh phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đây chính là yêu cầu cần

thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Để thúc đẩy mục tiêu phát triển của lực

lƣợng vận tải đƣờng bộ ổn định lâu dài và bền vững, theo hƣớng hiện đại đảm bảo an

toàn với chất lƣợng dịch vụ ngày càng cao, các doanh nghiệp vận tải phải hoạch định

chiến lƣợc sản xuất kinh doanh để khắc phục những tồn tại và hạn chế yếu kém.

Ở Việt Nam, số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng số các doanh nghiệp (>90%) đã thu hút nguồn nhân lực tham gia ngày càng

nhiều với mọi trình độ khác nhau. Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam còn chịu ảnh

hƣởng nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéo dài nhiều năm. Môi trƣờng

kinh doanh liên tục thay đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam tham gia

sâu và rộng hơn vào thị trƣờng toàn cầu. Do đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp Việt Nam

phải đề cao vai trò của hoạch định chiến lƣợc phát triển nói chung và chiến lƣợc sản

xuất kinh doanh cho phù hợp với xu thế hội nhập.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 355/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Chiến lƣợc nhằm định hƣớng phát triển

toàn diện Ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030. Trong đó, tốc độ tăng trƣởng vận tải hành khách đƣờng bộ với sản lƣợng vận

chuyển toàn ngành đạt 10,74%, sản lƣợng luân chuyển toàn ngành chiếm 10,89% là

Page 10: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

3

một lƣu lƣợng lớn sử dụng vận tải đƣờng bộ. Tốc độ tăng trƣởng vận tải hàng hóa

đƣờng bộ chiếm 11,1% sản lƣợng luân chuyển toàn ngành cũng sử dụng một lƣợng

lớn nguồn nhân lực và hình thành cơ cấu mạng lƣới vận tải đƣờng bộ phong phú.

Tổng cộng 258.200Km đƣờng bộ phân bố đều khắp đất nƣớc với 5266 tuyến vận tải

hành khách tuyến cố định tạo ra mạng lƣới vận tải hành khách rộng khắp và đáp ứng

nhu cầu đi lại của nhân dân. Theo số liệu thống kê của Tổng cục đƣờng bộ, đến năm

2013, cả nƣớc có 2681 doanh nghiệp vận tải hành khách và 586 các Hợp tác xã vận

tải ô tô cùng với một số lƣợng lớn các hộ kinh doanh cá thể cung cấp 106.876 xe

khách và 651.939 xe tải các loại, đa dạng về chủng loại nhằm thỏa mãn nhu cầu di

chuyển của ngƣời dân. Với đòi hỏi chiến lƣợc phát triển toàn Ngành, mỗi doanh

nghiệp vận tải cần xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm đảm bảo

cho sự phát triển bền vững trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay và tƣơng lai. Tuy

nhiên, vấn đề hoạch định chiến lƣợc của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam chƣa

đƣợc quan tâm đúng mức, còn mang tính kế hoạch ngắn hạn và chƣa bắt kịp với sự

thay đổi của môi trƣờng kinh doanh.

Nhƣ vậy, cần xuất phát từ môi trƣờng kinh doanh thực tế để vận dụng sáng tạo

và phát triển phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc nhằm xây dựng chiến lƣợc sản xuất

kinh doanh đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả cho các doanh nghiệp vận tải ở Việt

Nam. Đây là một vấn đề nghiên cứu phức tạp, cần có cách tiếp cận khoa học để hình

thành phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc phù hợp với đặc thù ngành và môi trƣờng

kinh doanh vận tải ở Việt Nam. Với quan điểm nhƣ vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề

tài “Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải” là đề tài cho luận

án tiến sĩ chuyên ngành Tổ chức và quản lý vận tải. Ngoài việc cung cấp cơ sở khoa

học cho việc hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải nói

chung và doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe ô tô nói riêng; luận án kỳ vọng

tạo tiền đề thúc đẩy vận tải đƣờng bộ phát triển nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng

cao chất lƣợng phục vụ nhu cầu đi lại.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu quy trình, vận dụng và phát triển phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc

để xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn về xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh

doanh cho DNVT ở Việt Nam.

Page 11: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

4

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa lý thuyết về chiến lƣợc và xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh

doanh;

+ Phân tích thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam.

+ Đề xuất phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh

nghiệp vận tải ở Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là công tác xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho

doanh nghiệp vận tải, đồng thời nghiên cứu các đặc thù hoạt động và công tác hoạch

định chiến lƣợc của các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam để đề xuất phƣơng pháp

xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải.

Do điều kiện thời gian và phƣơng tiện nghiên cứu hữu hạn nên phạm vi nghiên

cứu của luận án đƣợc giới hạn nhƣ sau:

Thứ nhất, đối tƣợng nghiên cứu là doanh nghiệp vận tải nhƣng luận án chỉ tập

trung nghiên cứu các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu chiến lƣợc sản xuất kinh doanh nói chung và không

nghiên cứu các chiến lƣợc chức năng cụ thể nhƣ tài chính, nhân lực, marketing,..

Luận án lựa chọn số liệu, tài liệu về hoạt động xây dựng chiến lƣợc của các

doanh nghiệp vận tải ở các tỉnh thành phía Bắc trong giai đoạn 2010-2014 để phân

tích thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc của các doanh nghiệp vận tải; lấy bối

cảnh kinh tế - xã hội hiện nay để nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến xây

dựng chiến lƣợc;

5. Dự kiến đóng góp mới về khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học

Hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc cho các

doanh nghiệp vận tải nói chung và doanh nghiệp vận tải bằng ô tô nói riêng. Phân tích

làm rõ các quan điểm về quy trình và phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc sản xuất

kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp vận tải. Luận án cũng xây dựng các

nguyên tắc, yêu cầu trong xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải và hình

thành một chiến lƣợc sản xuất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp vận tải dựa

trên đặc điểm kinh doanh vận tải, doanh nghiệp vận tải; đồng thời đề xuất những giải

Page 12: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

5

pháp lựa chọn và triển khai chiến lƣợc cho các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng

ô tô của Việt Nam.

Về mặt thực tiễn

Luận án đánh giá hoạt động xây dựng chiến lƣợc của các doanh nghiệp vận tải

hành khách bằng ô tô cũng nhƣ chỉ ra đƣợc những bất cập trong hoạt động xây dựng

và tổ chức triển khai chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hành

khách bằng ô tô. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm xây dựng

chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài để nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh và giành thắng lợi trên thƣơng trƣờng. Từ đó đề xuất

phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, các giải pháp tổ chức triển

khai thực hiện chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phƣơng

pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp,

phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm phân tích hoạt động kinh doanh vận tải, đánh

giá thực trạng quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vận dụng lý luận để

làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, mặt khác luận án còn vận dụng những quan điểm

đƣờng lối chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, chính sách pháp luật của

Nhà nƣớc cũng nhƣ Chiến lƣợc phát triển ngành Giao thông vận tải đến năm 2020,

định hƣớng đến năm 2030 để khái quát, hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu;

trên cơ sở đó, xây dựng một chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp cho doanh

nghiệp vận tải.

Page 13: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

6

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU XÂY CHIẾN LƢỢC KINH DOANH

TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Hoạch định chiến lƣợc là một quá trình hệ thống nhằm đƣa ra các phân tích định

hƣớng lâu dài, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Câu hỏi “Làm thế nào để hoạch định chiến lƣợc đúng ? ” luôn là thách thức đối với

các nhà quản lý do môi trƣờng kinh doanh liên tục thay đổi và phụ thuộc vào các

nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Do tính trừu tƣợng và phức tạp của vấn đề, xây

dựng chiến lƣợc đòi hỏi nhà quản lý phải có cách tiếp cận sáng tạo, sử dụng hợp lý

các công cụ phân tích nhằm xác định mục tiêu, chƣơng trình hành động và định

hƣớng phân bổ nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu lựa chọn. Trong đó, hai nhiệm vụ

trọng tâm của hoạch định chiến lƣợc gồm: Xây dựng chiến lƣợc công ty và xây dựng

chiến lƣợc SXKD. Chiến lƣợc công ty định hƣớng mục tiêu phát triển doanh nghiệp

trên 3 phƣơng diện: Tăng trƣởng, vị thế cạnh tranh và đầu tƣ tổng thể. Chiến lƣợc

SXKD nhằm xác định mục tiêu phát triển thị trƣờng, lợi thế cạnh tranh, các nguồn

lực để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thế giới, nhiều

công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố và hình thành hệ thống phƣơng pháp luận về

phân tích chiến lƣợc nhằm cung cấp giải pháp chung để xây dựng chiến lƣợc. Sau đó,

mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn và phát triển công cụ phân tích chiến lƣợc phù hợp

với môi trƣờng kinh doanh đặc thù. Với ý nghĩa đó, phần tổng quan của luận án tập

trung phân tích, đánh giá một số nghiên cứu điển hình trên thế giới và trong nƣớc liên

quan đến quy trình hoạch định, phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc nhằm xác định vấn

đề và đặt ra nhiệm vụ giải quyết của đề tài.

A. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Với các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau, nhiều nghiên cứu đề xuất quy trình

hoạch định chiến lƣợc và sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp phân tích để đánh giá,

xác định các mặt của chiến lƣợc.

Theo Rüdolf và Richard Kunhn (2003)[13] hoạch định chiến lƣợc thực hiện

dƣới dạng phát triển dự án chiến lƣợc, gồm các tiến trình: P. Hoạch định dự án chiến

lƣợc; (1) Phân tích chiến lƣợc; (2) Xây dựng chiến lƣợc công ty; (3) Xây dựng các

chiến lƣợc SXKD; (4) Xác định các biện pháp triển khai chiến lƣợc; (5) Đánh giá các

chiến lƣợc và các biện pháp thực hiện chiến lƣợc; (6) Thiết lập và phê chuẩn các tài

liệu chiến lƣợc. Trong đó, tác giả phát triển các phƣơng pháp phân tích ma trận để

Page 14: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

7

xác định điểm mạnh – điểm yếu, mức độ hấp dẫn thị trƣờng, khả năng cạnh tranh dựa

trên kỹ thuật cho điểm có trọng số để xây dựng chiến lƣợc theo quá trình. Tuy nhiên,

đối tƣợng áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo.

Phân loại phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc theo hai nhóm: theo Timothy W.

Powll (1996)[47] định lƣợng (bằng thống kê) và định tính (mềm). Phƣơng pháp định

lƣợng sử dụng các công cụ thống kê để phân tích các yếu tố thị trƣờng nhƣ phƣơng

pháp lập bảng, phân tích yếu tố, dự báo kinh tế,.. Các phƣơng pháp định tính đƣợc sử

dụng phổ biến để đánh giá, lựa chọn chiến lƣợc, gồm mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh,

phân tích chuỗi giá trị (Michael Porter), ma trận BCG (Boston Consulting Group)

phân tích danh mục đầu tƣ, ma trận SWOT phân tích điểm mạnh (S) - điểm yếu (W)–

cơ hội (O) và thách thức (T), bảng điểm cân bằng (BSC) và nhiều công cụ phân tích

khác. Theo tác giả, các nhà phân tích kinh doanh cần hiểu rõ và sử dụng công cụ phân

tích phù hợp với mục đích, đối tƣợng nghiên cứu.

Các tác giả James Cadle, Debra Paul và Paul Turner (2009)[34] tổng hợp các

công cụ phân tích chiến lƣợc nhằm thực hiện 04 nhiệm vụ quan trọng của quá trình

hoạch định gồm: (1). Phân tích chiến lƣợc (gồm phân tích môi trƣờng bên ngoài và

nội bộ doanh nghiệp); (2). Xác định chiến lƣợc; (3). Triển khai chiến lƣợc ; (4). Đo

lƣờng hiệu suất. Trong đó, phân tích môi trƣờng bên ngoài sử dụng mô hình phân tích

PESTEL theo 06 yếu tố (chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa, công nghệ, môi trƣờng),

mô hình phân tích 05 lực lƣợng cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trong ngành, khách

hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng). Phân tích

môi trƣờng nội bộ nhằm đánh giá thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Tác giả

nhấn mạnh sử dụng mô hình phân tích SWOT kết hợp với phân tích theo mô hình ma

trận Ansoff để xác định chiến lƣợc cho doanh nghiệp. Với hai nhiệm vụ triển khai

chiến lƣợc và đo lƣờng hiệu suất, tác giả đề xuất sử dụng mô hình 7-S (McKinsey) và

bảng điểm cân bằng (BSC). Nhƣ vậy, nghiên cứu này đã hệ thống hóa và phân tích

khả năng ứng dụng các công cụ phân tích chiến lƣợc nhƣng chƣa hƣớng dẫn làm thế

nào trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù.

Phân tích lý thuyết hiện đại về chiến lƣợc, quản trị chiến lƣợc và ứng dụng trong

thực tế nhằm lý giải những vấn đề cơ bản của chiến lƣợc và bản chất của lợi thế cạnh

tranh. Đồng thời, tác giả nêu ra yêu cầu, nguyên tắc, tiến trình hoạch định và tổ chức

thực hiện chiến lƣợc mang tính khái quát hóa cao.

Page 15: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

8

Theo Rubert Murdoch (2008) [45], quá trình xây dựng chiến lƣợc nhằm hƣớng

tối ƣu hóa cấu trúc chiến lƣợc, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con

ngƣời trong chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Nhằm đƣa ra phƣơng pháp quản

lý chiến lƣợc hiệu quả cho doanh nghiệp: theo các tác giả Robert Kaplan anDavid

Nrton (2000) [43], và Robetrt S. Kanlan and Davit P. Norton (2009) [44] đề xuất

“bản đồ chiến lƣợc” và sử dụng bảng điểm cân bằng để đo hiệu suất công việc. Trong

đó, “bản đồ chiến lƣợc” mô tả quan hệ nhân – quả giữa phƣơng thức tổ chức và mục

tiêu chiến lƣợc. Nguyên tắc cơ bản là đảm bảo cân bằng các nguồn lực, hƣớng đến

khách hàng, kết nối mục tiêu chiến lƣợc với giá trị cung cấp cho khách hàng và hiệu

quả kinh doanh.

Theo tác giả Mia Aberg (2006)[39] cho rằng việc tính toán tài chính và chiến

lƣợc quản trị nên đƣợc tiến hành cùng nhau, nhằm thực hiện việc phân phối nguồn

lực công ty tốt nhất.

Trong nghiên cứu Managers' Goal-Setting Strategies các tác giả Stark, Fredrik,

Purohit, Nisha (2007)[46], cho rằng mục tiêu và việc thiết lập mục tiêu là hai khía

cạnh thƣờng nhật trong kinh doanh, cơ sở của sự thành công tài chính một doanh

nghiệp nhỏ nằm ở một chiến lƣợc tốt. Việc lập kế hoạch chiến lƣợc cố định và xác

định chiến lƣợc có thể tạo ra những dấu ấn phát triển và nó là kết quả sự khác biệt cá

nhân giữa những ngƣời quản lý, mức độ lập kế hoạch và tính chủ động.

Đề cập đến hành vi và quan hệ công chúng, John Patrick (2010)[35] đã chỉ ra

quan hệ công chúng có thể thúc đẩy việc ra quyết định lựa chọn chiến lƣợc. Theo tác

giả, quyết định lựa chọn chiến lƣợc dựa trên hai phƣơng diện: liên kết các mục tiêu và

đƣa ra quyết định lựa chọn chiến lƣợc nhờ tiếp cận thông tin và các liên hệ với truyền

thông; sự tin tƣởng giữa các bên liên quan nhờ tính minh bạch về thông tin.

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống điều khiển và quản lý chiến lƣợc (MCS): theo

Kent Mashall, Mikael Mnyg (2004) [36], các tác giả xem xét sự tồn tại, ảnh hƣởng của

MCS về thiết lập mục tiêu, điều khiển và quản lý chiến lƣợc. Các tác giả cho rằng quản

lý chiến lƣợc nên đƣợc thiết lập theo quan điểm điều khiển hệ thống, đòi hỏi sự tƣơng

thích giữa các giải pháp công nghệ hoạch định và kiểm soát chiến lƣợc với mục tiêu

phát triển của công ty.

Các tác giả Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer (1997)[33] chỉ ra cần lập kế

hoạch chiến lƣợc về phát triển và duy trì một sự phù hợp khả thi giữa mục tiêu, kỹ

Page 16: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

9

năng, tài nguyên và môi trƣờng kinh doanh. MTKD thay đổi, xu hƣớng phát triển,

công nghệ có tác động đáng kể đến tổ chức và chiến lƣợc của DN.

Tập hợp những yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc thay đổi của doanh nghiệp;

vấn đề chiến lƣợc SXKD đƣợc coi nhƣ một trong những mắt xích quan trọng trong

toàn bộ chuỗi hoạt động kinh doanh: theo các tác giả Nnaemeka E.Ononiwu, Diana J.

Mosquera (2008) [41].

Trong lĩnh vực vận tải, các nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc chủ yếu đƣợc

thực hiện dƣới dạng dự án, đề án phát triển ngành, rất ít nghiên cứu xây dựng chiến

lƣợc SXKD cho doanh nghiệp vận tải cụ thể. Hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu tổng thể

về xây dựng chiến lƣợc SXKD mà chỉ tập trung phân tích trên một vài khía cạnh của

chiến lƣợc.

Các tác giả Paul Caster và Carl A.Scheraga (2013)[42] sử dụng phƣơng pháp

thống kê để đánh giá sự biến đổi của chiến lƣợc theo thời gian trên ba phƣơng diện:

tăng trƣởng, giá cả, hiệu suất. Nghiên cứu này chỉ ra rằng chiến lƣợc phát triển dịch

vụ vận tải bằng sự khác biệt về giá và nâng cao hiệu quả bằng chiến lƣợc chi phí thấp.

Majid Rasouli, Sohrab Ramezani Malabad (2014) [37] sử dụng kỹ thuật phân tích

Friedman, kiểm nghiệm T-Test, phân tích yếu tố khám phá để xác định mức độ ảnh

hƣởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của hãng vận tải hàng không Iran dựa

trên mô hình phân tích 5 lực lƣợng của Porter, từ đó làm cơ sở phân tích chiến lƣợc

SXKD của hãng.

Trong vận tải đƣờng bộ, tác giả Mary Ijeoma Marire (2014) [38] nghiên cứu

quản lý chiến lƣợc SXKD của Công ty vận tải đƣờng bộ Young Shall Grow Motors.

Bằng phƣơng pháp điều tra xã hội học và sử dụng công cụ thống kê, nghiên cứu cho

rằng các yếu tố thị trƣờng mục tiêu, giá cả và khuyến mãi là một trong những yếu tố

cần khám phá nhằm cung cấp góc nhìn sâu sắc về các loại và tính chất của chiến lƣợc

chung đƣợc thông qua. Nghiên cứu này làm sáng tỏ một phần về lý do kém hiệu quả

của chiến lƣợc SXKD áp dụng trong vận tải đƣờng bộ do chƣa nghiên cứu thích đáng

về sự thay đổi sở thích và mong muốn của khách hàng.

B. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Tại Việt Nam, kế thừa các kinh nghiệm hoạch định chiến lƣợc trên thế giới, một

số công trình nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc đã đƣợc công bố dƣới dạng giáo

trình, sách và đề tài nghiên cứu khoa học.

Page 17: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

10

Tổng kết các quan niệm về chiến lƣợc, quản trị chiến lƣợc và phân tích việc ứng

dụng các phƣơng pháp phân tích vào quá trình hoạch định chiến lƣợc cho doanh

nghiệp: theo các tác giả N. T.L. Diệp và P. V. Nam (1997)[9], cho rằng ngay cả

những chiến lƣợc thành công nhất cũng không kéo dài mãi mãi mà cần thay đổi hoặc

điều chỉnh khi môi trƣờng kinh doanh thay đổi. Đồng nhất với quan điểm này, tác giả

Tr. H. Kiên (2001) [19] khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của chiến lƣợc

trong kinh doanh và nêu ra yêu cầu, thời gian và cách thức thay đổi hoặc điều chỉnh

chiến lƣợc khi cần thiết. Một số nghiên cứu lý luận chung về chiến lƣợc SXKD và

phát triển doanh nghiệp: của các tác giả N. T. Độ, N.N. Huyền (2003) [8], và L. V.

Tâm (2000) [23]. Một số nghiên cứu theo hƣớng phát triển lý luận về hoạch định

chiến lƣợc theo phân tích SWOT: của tác giả L. T. Tùng, và C.T. Dƣơng (2003)[26],

xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh theo lý thuyết 5 lực lƣợng cạnh tranh: theo tác giả D.

N. Dũng (2005)[6], xây dựng chiến lƣợc SXKD quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa

tác giả Đ. D. Huân (2004)[17], và tác giả N. B. Khoa (2004) [18].

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, dƣới sự chủ trì của Bộ GTVT, chiến lƣợc

phát triển dịch vụ vận tải của toàn ngành và theo từng phƣơng thức vận tải mang tính

chất định hƣớng dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc về quy hoạch phát triển chung: theo

Bộ Giao thông vận tải (2012)[1] và (2014)[2],[3],[4].

Đƣợc sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu chuyên ngành tổ chức và quản lý

vận tải, theo tác giả N. V. Thụ (2007) [24] tổng hợp cơ sở lý luận chung và phƣơng

pháp tiếp cận để hoạch định chiến lƣợc SXKD trong ngành GTVT.

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc, từ đó đề xuất định hƣớng đổi

mới hoạt động SXKD của ngành đƣờng sắt Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị

trƣờng tác giả N. H. Hà (2007) [16].

Dƣới góc độ marketing, các tác giả N.H. Hà (2001)[15], và tác giả T.S. Sùa

(2013) [21] chỉ ra rằng marketing hỗn hợp đã đƣợc một số doanh nghiệp sử dụng nhƣ

những công cụ và giải pháp cơ bản để giải quyết thách thức. Tác giả nhấn mạnh việc

áp dụng một cách hợp lý các công cụ marketing trong hoạt động cung ứng dịch vụ

vận tải sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hƣớng phát triển dịch vụ, theo tác giả N.T. Chƣơng (2008)[5] nghiên cứu ứng

dụng phƣơng pháp quản lý chất lƣợng hiện đại trong doanh nghiệp vận tải hành

khách bằng ô tô nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

Page 18: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

11

C. Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề cần giải quyết của đề tài

Qua phân tích tình hình nghiên cứu về chiến lƣợc, hoạch định chiến lƣợc SXKD

trên thế giới và trong nƣớc, rút ra một số nhận định sau:

Trên thế giới

- Hình thành hệ thống cơ sở lý luận chung về phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc

theo nhiều phƣơng diện nhằm cung cấp giải pháp xây dựng chiến lƣợc cho doanh

nghiệp. Tuy nhiên, chƣa có sự thống nhất về lựa chọn phƣơng pháp phân tích và quy

trình xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp.

- Trong lĩnh vực vận tải, vấn đề nghiên cứu lý luận về xây dựng chiến lƣợc

SXKD cho doanh nghiệp vận tải chƣa thực sự đƣợc chú trọng mà chủ yếu thực hiện

dƣới dạng các dự án quy hoạch phát triển chung cho vùng lãnh thổ hay toàn ngành.

Một số nghiên cứu nhằm ứng dụng và phát triển các công cụ phân tích chiến lƣợc

theo một số khía cạnh của chiến lƣợc SXKD mà chƣa hình thành hệ thống hoạch định

chiến lƣợc hoàn chỉnh áp dụng cho doanh nghiệp vận tải.

Trong nước, hình thành các hƣớng nghiên cứu chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa và xây dựng hệ thống lý luận về hoạch định chiến lƣợc chung

trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trên thế giới và phân tích điều kiện áp dụng

trong môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam. Các nghiên cứu này chủ yếu phục vụ trong

học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở các trƣờng đại học đƣợc viết dƣới dạng giáo trình,

tài liệu tham khảo.

- Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, các nghiên cứu quy hoạch phát triển đƣợc thực

hiện dƣới dạng các đề án quy hoạch phát triển tổng thể toàn ngành và từng phƣơng

thức vận tải. Về cơ bản, quy hoạch phát triển chung của toàn ngành sẽ có tác động chi

phối chiến lƣợc phát triển và hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp vận tải.

- Hầu hết nghiên cứu tập trung phân tích chiến lƣợc SXKD theo một số khía

cạnh của chiến lƣợc SXKD nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh

tranh bằng các giải pháp marketing. Các nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế, chƣa

hình thành hệ thống phƣơng pháp phân tích và quy trình xây dựng chiến lƣợc SXKD

cho DNVT.

Xác định vấn đề cần giải quyết của đề tài

Trong môi trƣờng kinh doanh liên tục thay đổi theo xu hƣớng ngày càng phức

tạp hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần có cách tiếp cận riêng với các kỹ thuật phân tích

Page 19: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

12

hiệu quả hơn, đặc biệt đối với những lĩnh vực kinh doanh đặc thù có nhiều yếu tố

không chắc chắn nhƣ dịch vụ vận tải. Vấn đề xây dựng chiến lƣợc SXKD nhƣ thế nào

vẫn đƣợc coi là “bí mật kinh doanh” của mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các

doanh nghiệp nhận thức tầm quan trọng của chiến lƣợc SXKD trong quá trình phát

triển nhƣng vấn đề xây dựng chiến lƣợc dài hạn nhƣ thế nào chƣa đƣợc chú trọng mà

chỉ thực hiện dƣới dạng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn. Do đó, cần vận dụng sáng tạo

lý luận chung và nghiên cứu phát triển phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc hiệu quả

hơn, hình thành cơ sở khoa học về hoạch định chiến lƣợc SXKD phù hợp với môi

trƣờng kinh doanh của từng doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Với ý nghĩa đó, xây

dựng chiến kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam là một nhiệm vụ quan

trọng cần có cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học hơn.

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án đặt ra hai nhiệm

vụ nghiên cứu quan trọng, gồm:

(1) Hệ thống hóa lý luận, phân tích điều kiện vận dụng các quy trình, phƣơng

pháp phân tích chiến lƣợc SXKD trên thế giới và trong nƣớc cho doanh nghiệp vận

tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.

(2) Nghiên cứu phát triển phƣơng pháp phân tích chiến lƣợc áp dụng trong lĩnh

vực vận tải, cung cấp cơ sở khoa học hoàn thiện hơn quy trình, phƣơng pháp xây

dựng chiến lƣợc SXKD cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô.

Page 20: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

13

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vận tải

1.1.1. Khái quát về quá trình vận tải

1.1.1.1. Khái niệm về quá trình vận tải

Vận tải là một quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa, hành khách

trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

ngƣời: theo tác giả T. S. Sùa (2000) [20].

Cũng giống nhƣ các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình vận tải (trừ vận tải

đƣờng ống) đều có chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ đều tạo ra sản phẩm nhất định.

Chu kỳ sản xuất vận tải là chuyến - tập hợp đầy đủ các yếu tố của quá trình vận tải,

kể từ khi phƣơng tiện đến địa điểm xếp hàng này tới lúc phƣơng tiện đến địa điểm

xếp hàng tiếp theo sau khi đã hoàn thành các yếu tố của quá trình vận tải. Trong kinh

tế học hiện đại, vận tải đƣợc xếp vào ngành sản xuất dịch vụ, thuộc khu vực dịch vụ

trong GDP. Theo quan điểm kinh tế kế hoạch, vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc

biệt nhƣng quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ - giống nhƣ tổ chức dịch

vụ tiêu thụ.

Nguồn:Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý chất lượng cho DNVT hành khách bằng ô

tô trong xu thế hội nhập (2008)

Sơ đồ 1.1. Quá trình vận tải theo quan điểm sản xuất

Theo nghĩa rộng: dịch vụ là khái niệm để chỉ toàn bộ các hoạt động, mà kết quả

của chúng không tồn tại dƣới dạng hình thái vật thể thông thƣờng. Dịch vụ không chỉ

bao gồm những lĩnh vực truyền thống nhƣ: Vận tải, bƣu điện, du lịch, bảo hiểm, ngân

hàng, thƣơng mại... mà còn lan tỏa tới những lĩnh vực rất mới mẻ nhƣ: bảo vệ môi

trƣờng, dịch vụ văn hoá, dịch vụ hành chính, tƣ vấn, bảo vệ, ...

Các đầu vào

(Sức lao động,

đối tƣợng lao

động, tƣ liệu lao

động)

Quá trình sản

xuất vận tải

Dịch

vụ bán

sản

phẩm

Sản

phẩm

vận

tải

Ngƣời sử dụng

sản phẩm

Sản xuất – tiêu thụ sản phẩm

Page 21: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

14

Nhƣ vậy, có thể định nghĩa một cách tổng quát: dịch vụ là những hoạt động lao

động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá (không tồn tại dƣới hình thái

hữu hình) nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất

và đời sống của con ngƣời.

1.1.1.2. Phân loại vận tải: theo tác giả T. S. Sùa (2000) [20]

Căn cứ vào tính chất của vận tải

+ Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ) là việc vận chuyển trong nội bộ doanh

nghiệp nhằm di chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành

phẩm, con ngƣời…phục vụ cho quá trình sản xuất của DN bằng phƣơng tiện của DN

đó mà không trực tiếp thu tiền cƣớc phí vận tải.

+ Vận tải công cộng là việc kinh doanh vận tải (hàng hóa hay hành khách) để

thu tiền cƣớc dịch vụ vận tải và tìm kiếm lợi nhuận.

+ Vận tải cá nhân là việc vận chuyển cá nhân để nhằm thỏa mãn nhu cầu của

bản thân (hoặc ngƣời thân) mà không thu tiền cƣớc vận tải.

Căn cứ vào phương thức (hình thức) thực hiện quá trình vận tải

- Vận tải đƣờng thủy (vận tải đƣờng biển; thủy nội địa);

- Vận tải hàng không;

- Vận tải đƣờng bộ (vận tải ô tô);

- Vận tải đƣờng sắt;

- Vận tải đƣờng ống;

- Vận tải thành phố (đô thị);

- Vận tải đặc biệt là vận tải đƣợc thực hiện bởi phƣơng tiện vận tải đặc biệt; đối

tƣợng vận chuyển hoặc cự ly vận chuyển đặc biệt.

Căn cứ vào đối tượng vận chuyển

- Vận tải hành khách;

- Vận tải hàng hóa.

Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải

- Vận tải đơn thức (Unimodal Transport) là quá trình vận tải hàng hóa (VTHH)

hay hành khách (HK) đƣợc vận chuyển từ nơi đi (xuất phát) tới nơi đến (kết thúc) chỉ

bằng một phƣơng thức vận tải duy nhất.

- Vận tải đa phƣơng thức (Multimodal Transport) là quá trình VTHH hay hành

khách từ nơi đi tới nơi đến đƣợc thực hiện bằng ít nhất là 2 phƣơng thức vận tải,

Page 22: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

15

nhƣng chỉ sử dụng một hợp đồng vận tải duy nhất và chỉ một ngƣời chịu trách nhiệm

trong quá trình vận tải đó.

- Vận tải đứt đoạn (Segmented Transprt) là quá trình VTHH hay hành khách

đƣợc thực hiện bằng 2 hay nhiều phƣơng thức vận tải, nhƣng phải sử dụng 2 hay

nhiều hợp đồng vận tải và 2 hay nhiều ngƣời chịu trách nhiệm.

Phân loại theo các tiêu thức khác

- Theo cự ly vận chuyển: cự ly dài (lớn); trung bình và ngắn

- Theo tính chất vận tải, theo phƣơng thức thực hiện quá trình vận tải, theo đối

tƣợng vận chuyển, theo cách tổ chức quá trình vận tải.

- Theo khối lƣợng vận chuyển, theo phạm vi vận tải, theo tuyến và loại đƣờng

vận chuyển có ảnh hƣởng rất lớn tới giá thành trong vận tải.

1.1.1.3. Sản phẩm vận tải

Quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian và theo thời

gian tạo nên sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải đƣợc đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu:

khối lƣợng vận chuyển và sản lƣợng luân chuyển.

SPVT là “hàng hoá đặc biệt”, sản phẩm vận tải cũng có giá trị và giá trị sử

dụng, giá trị của hàng hoá là lƣợng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá

đó. Giá trị sử dụng của SPVT là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển.

- Sản phẩm của doanh nghiệp vận tải không có hình dáng, kích thƣớc cụ thể và

sản xuất của nó không tạo ra đƣợc sản phẩm mới cho xã hội. Các sản phẩm của doanh

nghiệp vận tải DNVT là sự di chuyển hàng hóa và hành khách từ nơi này đến nơi

khác, đo bằng T.Km, HK.Km. Đồng thời trong cấu thành giá trị SPVT không có yếu

tố chi phí nguyên liệu trực tiếp, thay vào đó là yếu tố chi phí nhiên liệu chiếm tỷ

trọng lớn.

- Quá trình vận tải làm gia tăng giá trị của hàng hóa trong chu trình lƣu thông.

Cho nên khi giảm chi phí vận tải góp phần làm giảm chi phí sản xuất và lƣu thông

hàng hóa ở nơi tiêu dùng.

- Sản phẩm vận tải không dự trữ đƣợc, chỉ tồn tại trong quá trình vận tải, nên

DNVT chỉ có thể dự trữ năng lực chuyên chở.

- Sản phẩm vận tải đƣợc hình thành bên ngoài DNVT nên khó quản lý, kiểm

soát và điều chỉnh quá trình sản xuất; đồng thời do không có hình thái vật chất cụ thể

nên công tác quản trị chất lƣợng rất khó khăn, phức tạp.

Page 23: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

16

1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải

1.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam (2005) [12], DN là tổ chức kinh tế có tên

riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định của

pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các loại hình tổ chức

kinh doanh của DN gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp

danh và DN tƣ nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhóm công ty.

Theo cách tiếp cận hệ thống, DN là một hệ thống xã hội, hệ thống kinh doanh với

đầu vào và đầu ra. Đầu vào của DN là các yếu tố cần thiết để cho DN hoạt động nhƣ:

vốn bằng tiền, nguồn nhân lực, thông tin, công nghệ và máy móc thiết bị…. Đầu ra

của DN là kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Kết quả này có thể tính theo đơn vị

tiền tệ (giá trị), hoặc theo hiện vật, hoặc tính theo cả giá trị và hiện vật. DN là một hệ

thống mở, có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng hoạt động của nó, gọi là môi

trƣờng kinh doanh. MTKD có thể đem lại những thuận lợi, khó khăn nhất định cho

DN; ngƣợc lại, hoạt động của DN cũng có những tác động trở lại đối với môi trƣờng.

Nguồn: Giáo trình lý thuyết quản trị chiến lược (1999), Nxb Khoa học kỹ thuật

Sơ đồ 1.2. Khái niệm về doanh nghiệp

Về mặt tổ chức, DN đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành

các hoạt động kinh doanh. Về quy mô, DN là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ

lớn (vƣợt quy mô của cá thể, hộ gia đình,…). Thuật ngữ “doanh nghiệp” có tính quy

ƣớc, để phân biệt lao động độc lập hoặc ngƣời lao động và hộ gia đình. Tên cụ thể

của DN thƣờng gặp là công ty, xí nghiệp, tập đoàn, hợp tác xã….DN là một tổ chức

“sống”, có vòng đời với các bƣớc: Thành lập; tăng trƣởng; suy giảm; diệt vong (thậm

chí là phá sản)

DOANH NGHIỆP

Phân chia giá trị Là tổ chức

đƣợc nhà

nƣớc cho

phép hoạt

động

Có đầy đủ

các yếu tố

sản xuất

Sản xuất

hàng hóa

và dịch vụ

để bán

Tìm

kiếm lợi

nhuận

Nhà

nƣớc

Chủ sở

hữu

Ngƣời

lao

động

Ngƣời

cho

vay

Ngƣời

cung

ứng

Page 24: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

17

1.1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp vận tải

DNVT là một đơn vị kinh tế đƣợc thành lập để thực hiện các hoạt động kinh

doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm mục đích sinh lời, thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã

hội với mục đích công ích: theo các tác giả Đ. T.N. Điệp, N.T. Vi, C. K. Linh, N. V.

Điệp (2004) [10].

Về mặt quan hệ pháp lý, DNVT là nơi thực hiện các hoạt động vận tải cần thiết

của xã hội để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, các hoạt động này đƣợc bảo

đảm bằng pháp luật. Đây đồng thời là nơi thực hiện sự phân chia kết quả lao động

giữa các DN, chủ DN với ngƣời lao động; nơi hợp tác giữa các thành viên trong DN,

nó phải đƣợc bảo đảm bằng pháp luật. Đây cũng là nơi thi hành quyền lực (quyền ra

quyết định của lãnh đạo DN để ngƣời dƣới quyền thực hiện) và việc thực hiện quyền

này cũng đƣợc bảo đảm bằng pháp luật.

1.1.2.3. Đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp vận tải

Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, vì trong quá trình sản xuất vật

chất của ngành vận tải có sự kết hợp của 3 yếu tố: theo tác giả T. S. Sùa (2000) [20]:

Công cụ lao động; đối tƣợng lao động và sức lao động. Ngoài ra, trong quá trình sản

xuất của DNVT cũng đã tiêu thụ một lƣợng vật chất nhất định, nhƣ vật liệu, hao mòn

PTVT, ... đối tƣợng lao động là (hàng hóa, hành khách) phải vận chuyển, đó là sự di

chuyển vị trí của hàng hóa, hàng khách. Là ngành sản xuất vật chất nên vận tải cũng

có sản phẩm của riêng mình, SPVT cũng là hàng hóa và cũng có giá trị sử dụng.

DNVT tuy không sáng tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội nhƣ các ngành KTQD

khác, nhƣng nó tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm của xã hội bằng cách đƣa các

sản phẩm đến các địa điểm tiêu dùng, đảm bảo thực hiện đƣợc quá trình sản xuất của

xã hội.

- Sản phẩm vận tải không dự trữ đƣợc, chỉ tồn tại trong quá trình vận tải, nên để

đáp ứng nhu cầu vận tải biến động theo không gian và thời gian, các DNVT phải dự

trữ năng lực vận chuyển: phƣơng tiện, thiết bị và lao động.

- Hầu hết các phƣơng thức vận tải đều sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch nên

hoạt động vận tải có tác động nhất định đến vấn đề khan hiếm tài nguyên và ảnh

hƣởng đến môi trƣờng.

- Đối tƣợng của vận tải gồm hàng hóa và hành khách, trong đó DVVT hành

khách phải đảm bảo điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu phát sinh (ăn, uống, vệ sinh,

Page 25: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

18

thông tin, giải trí,..).

- Vốn đầu tƣ của DNVT chủ yếu là cho PTVT và các thiết bị phục vụ cho quá

trình bảo dƣỡng, sửa chữa PTVT hoặc cho quá trình tiêu thụ, mức trang bị tính bình

quân một lao động cao.

Các DNVT ôtô khác với DN thuộc các ngành kinh tế khác ở chỗ quá trình sản

xuất cũng là quá trình tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất vận tải không có sản phẩm tồn

kho, đánh giá chất lƣợng vận tải bằng chất lƣợng các dịch vụ phục vụ hành khách,

chất lƣợng dịch vụ VTHH thông qua quá trình vận chuyển, bảo quản ...; chất lƣợng

SPVT phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức sản xuất của bản thân mỗi DN.

Đối với các doanh nghiệp VTHK:

Phần lớn các doanh nghiệp VTHK có quy mô nhỏ về vốn cũng nhƣ về lao động.

Năm 2011 có tới 86,02% doanh nghiệp VTHK có quy mô nhỏ dƣới 50 lao động và

91,11% DN có quy mô nhỏ vốn hoạt động dƣới 10 tỷ đồng. Chỉ có 17,75% DN có

vốn từ 10 đến 200 tỷ đồng và 0,69% DN có vốn trên 200 tỷ đồng.

1.1.2.4. Chức năng của doanh nghiệp vận tải

Chức năng của DNVT thể hiện trên 04 khía cạnh cơ bản:

(1) Chức năng sản xuất kinh doanh

Chức năng kinh doanh là chức năng cơ bản của các DN nói chung và các DNVT

nói riêng. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, các DNVT phải xây dựng chiến lƣợc, kế

hoạch hoạt động với mục đích sử dụng tối ƣu các nguồn lực của DN trong bối cảnh

cạnh tranh gay gắt. Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, DN phải không ngừng tăng chất

lƣợng phục vụ của mình để thu hút đƣợc nhiều khách hàng. Ngoài hoạt động kinh

doanh, các DN còn tổ chức và thực hiện các hoạt động khác nhằm tăng hiệu quả sử

dụng các nguồn lực của DN.

(2) Chức năng khoa học kỹ thuật

Trong hoạt động, các DN tiến hành nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng NSLĐ, tiết kiệm vốn, giảm

sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật của DN đối với mặt bằng chung của xã hội.

(3) Chức năng hoạt động kinh tế tài chính

Các DN phải tiến hành tổ chức và kiểm soát sự luân chuyển các nguồn tài chính

của DN, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho thực hiện các hoạt động kinh doanh.

(4) Chức năng chính trị xã hội

Page 26: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

19

DNVT thực hiện chức năng này thông qua việc tuân thủ đúng đƣờng lối, chính

sách của pháp luật, Nhà nƣớc, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ an

ninh tổ quốc.

Ngoài ra, các DNVT trong quá trình hoạt động còn tạo ra việc làm, tạo ra giá trị

gia tăng cho nền kinh tế, đóng góp cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội

của Nhà nƣớc.

1.1.3. Phân loại doanh nghiệp vận tải

Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp vận tải

STT Tiêu chí phân loại Loại doanh nghiệp vận tải

1 Căn cứ phƣơng thức vận tải

- DNVT đƣờng hàng không

- DNVT đƣờng sắt

- DNVT đƣờng bộ bằng ôtô

- DNVT đƣờng biển

- DNVT đƣờng sông

- DNVT hỗn hợp

2 Căn cứ tính chất

- DN nhà nƣớc

- DN Cty cổ phần

- DN Cty TNHH

- DN Cty tƣ nhân; HTX vận tải

3 Căn cứ đối tƣợng vận tải

- Vận tải hành khách

- Vận tải hàng hoá

- Vận tải hỗn hợp

4 Căn cứ quy mô

- DNVT quy mô lớn

- DNVT quy mô vừa

- DNVT quy mô nhỏ

1.1.4. Các chỉ tiêu khai thác ô tô khách

1.1.4.1. Hệ số sử dụng ngày xe

Theo Đ.T.N.Điệp, N.T.T.Vi, C.K.Linh, N.V. Điệp (2003)[10]. Hệ số ngày xe tốt

( T) là tỷ lệ giữa tổng số ngày xe tốt ( ADT) với tổng số ngày xe có ( ADC); hệ số

ngày xe tốt sử dụng để đánh giá tình trạng sẵn sàng hoạt động của xe. Hệ số ngày xe

tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của DN, vào điều kiện khai

thác và vào tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện.

Page 27: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

20

Hệ số ngày xe tốt ( T) là tỷ lệ giữa tổng số ngày xe tốt ( ADT) với tổng số ngày

xe có ( ADC); hệ số ngày xe tốt sử dụng để đánh giá tình trạng sẵn sàng hoạt động

của xe. Hệ số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của

DN, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện.

Hệ số ngày xe vận doanh là tỷ số giữa ngày xe làm việc ADVD với ngày xe có

trong kỳ ADC; hệ số này dùng để đánh giá mức độ sử dụng xe của DNVT

Ở mức độ cao hơn, còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc v bằng tỷ số giữa tổng

số giờ xe làm việc thực tế trên đƣờng với tổng số giờ xe theo kế hoạch:

1.1.4.2. Hệ số sử dụng trọng tải (ghế ngồi) của ô tô

Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh t đƣợc xác định bằng tỷ số giữa số hành khách

thực tế mà xe chở đƣợc với số ghế ngồi theo thiết kế của phƣơng tiện. Hệ số sử dụng

trọng tải tĩnh có thể tính cho một hoặc cho nhiều chuyến. Khi lập kế hoạch hoạt động

của phƣơng tiện có thể xác định hệ số sử dụng trọng tải tĩnh bình quân theo cơ cấu

luồng hành khách.

Hệ số sử dụng trọng tải động đ: các chuyến xe có khoảng cách vận chuyển lch

khác nhau, vì vậy để đánh giá mức độ sử dụng ghế ngồi trong khai thác ô tô khách, ta

sử dụng hệ số sử dụng trọng tải động, là tỷ lệ giữa sản lƣợng luân chuyển thực tế (Ptt)

và sản lƣợng luân chuyển tính theo số ghế theo thiết kế.

1.1.4.3. Quãng đường và hệ số thay đổi hành khách

Chiều dài của tuyến (chiều dài hành trình) LM đƣợc tính bằng khoảng cách từ

điểm đầu của hành trình đến điểm cuối của hành trình vận chuyển hành khách.

Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách LHK: với VTHK thông thƣờng

các chuyến đi không thực hiện từ điểm đầu đến cuối hành trình. Đối với các tuyến

VTHK cự ly đi lại của hành khách khác nhau cho nên chỉ tính đƣợc giá trị bình quân

của chuyến đi của hành khách. Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách luôn

nhỏ hơn chiều dài của tuyến, đặc biệt là đối với VTHK bằng xe buýt trong thành phố.

Hệ số thay đổi hành khách ( hk) : do chiều dài bình quân chuyến đi của hành

khách nhỏ hơn chiều dài của tuyến cho nên có sự thay đổi của hành khách trên tuyến.

Để đánh giá sự thay đổi này bằng hệ số thay đổi hành khách.

Quãng đƣờng xe chạy ngày đêm (Lngđ) : đối với PTVT ô tô do tính chất hoạt

động liên tục, để đánh giá đƣợc khả năng vận chuyển của xe trong ngày ngƣời ta

dùng chỉ tiêu quãng đƣờng xe chạy trong một ngày đêm. Chỉ tiêu này đối với các loại

Page 28: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

21

hình vận tải có các giá trị khác nhau. Quãng đƣờng xe chạy ngày đêm thƣờng đƣợc

tính thông qua vận tốc khai thác và thời gian hoạt động của xe trong ngày.

1.1.4.4. Chỉ tiêu tốc độ

Trong hoạt động VTHK bằng ô tô, có nhiều loại tốc độ khác nhau, gồm:

Tốc độ thiết kế: tốc độ của PTVT do nhà thiết kế chế tạo đề ra và chỉ đạt đƣợc

trong những điều kiện nhất định. Thông thƣờng tốc độ kết cấu là tốc độ lớn nhất

trong bảng đồng hồ đo tốc độ của PTVT.

Tốc độ giới hạn cho phép: tốc độ đƣợc sử dụng trong quá trình vận hành của

PTVT. Tốc độ này phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện thực tế trong quá trình hoạt

động của PTVT. Bao gồm các điều kiện: Mật độ giao thông trên đƣờng, độ bằng

phẳng của đƣờng, chiều rộng mặt đƣờng, mức độ điều khiển giao thông trên đƣờng,

tình hình giao thông trên đƣờng, …. Thông thƣờng tốc độ này thấp hơn rất nhiều so

với tốc độ kết cấu.

Tốc độ kỹ thuật VT: tốc độ của phƣơng tiện trong quá trình hoạt động, đƣợc xác

định bằng tỷ số giữa quãng đƣờng xe chạy (Lchg) và thời gian xe lăn bánh. (Tlb). Tốc

độ kỹ thuật của phƣơng tiện phụ thuộc vào: chất lƣợng PTVT, chất lƣợng đƣờng sá,

chiều rộng mặt đƣờng, độ bằng phẳng của đƣờng, mật độ giao thông trên đƣờng, trình

độ của ngƣời lái xe... . Tốc độ này chỉ xác định trong khi PTVT lăn bánh.

Tốc độ lữ hành: tốc độ lữ hành xác định tốc độ từ khi PTVT bắt đầu đến khi kết

thúc quá trình. Tốc độ lữ hành của phƣơng tiện ngoài phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ

tốc độ kỹ thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ sử dụng các phƣơng thức

điều khiển giao thông trên đƣờng, số lƣợng điểm đỗ dọc đƣờng, thời gian đỗ tại các

điểm đỗ dọc đƣờng...

Tốc độ khai thác VT: tốc độ khai thác là tốc độ cho cả quá trình hoạt động của

PTVT. Tốc độ khai thác ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố trên còn phụ thuộc vào các

yếu tố sau đây: Thời gian phƣơng tiện dừng ở các điểm đầu cuối cho đón trả khách và

các tác nghiệp khác.

1.1.2.5. Năng suất của phương tiện vận tải

Năng suất của phƣơng tiện vận tải là số lƣợng sản phẩm vận tải đƣợc tạo ra

trong một đơn vị thời gian. Đối với một PTVT, có các loại năng suất sau: năng suất

giờ, năng suất ngày, năng suất tháng, năng suất năm: theo Đ.T.N.Điệp, N.T.T.Vi,

C.K.Linh, N.V. Điệp (2003)[10].

Page 29: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

22

Năng suất của một đơn vị trọng tải: để so sánh hai loại xe có trọng tải khác

nhau, ngƣời ta sử dụng công thức tính năng suất cho một ghế xe, năng suất tính cho

một ghế đƣợc tính bằng cách lấy năng suất chia cho trọng tải thiết kế.

1.2. Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm, vai trò chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1. Khái niệm chiến lược sản xuất kinh doanh

Chiến lƣợc và chiến lƣợc SXKD đƣợc hiểu dƣới các góc độ khác nhau theo

quan điểm của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nƣớc. Chiến lƣợc là việc xác

định định hƣớng và phạm vi hoạt động của tổ chức trong dài hạn ở đó tổ chức phải

giành đƣợc lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trƣờng nhiều

thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng và đáp ứng mong muốn của

các tác nhân có liên quan đến tổ chức: theo Gay D.Smith, Dany R.Anold, Bobby

G.Bizzll (1997) [11]. Dƣới góc độ marketing, M.Porter định nghĩa chiến lƣợc là nghệ

thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh. Theo góc độ quản lý, chiến lƣợc SXKD bao hàm

việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của đơn vị kinh doanh, đồng thời lựa chọn

cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện

các mục tiêu đó. Về cơ bản, chiến lƣợc là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài

hạn của DN, thiết lập chƣơng trình hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để

đạt đƣợc những mục tiêu kinh doanh. Có thể hiểu chiến lƣợc là phƣơng thức mà các

DN sử dụng để định hƣớng tƣơng lai nhằm đạt đƣợc và duy trì những thành công.

Mỗi DN cần có chiến lƣợc SXKD cụ thể nhằm hoạch định, kiểm soát và sử dụng các

nguồn lực bảo đảm đạt đƣợc mục tiêu phát triển trong khoảng thời gian nhất định.

Căn cứ quan trọng để hoạch định chiến lƣợc là DN phải xác định đƣợc điểm mạnh và

yếu của DN trong bối cảnh có những cơ hội và đe dọa của môi trƣờng kinh doanh.

Đối với lĩnh vực dịch vụ nói chung và vận tải nói riêng, không có sự tách rời

riêng biệt giữa quá trình sản xuất và dịch vụ chúng thƣờng song hành cùng nhau cho

nên khi hoạch định chiến lƣợc kinh doanh nó gắn liền với chiến lƣợc SXKD. Quan

niệm chiến lƣợc kinh doanh trong sản xuất và bán sản phẩm- Chiến lƣợc kinh doanh

trong kỹ thuật vận tải, vì thế trong thực tế đƣợc gọi là chiến lƣợc SXKD. Cách tiếp

cận này lấy điểm xuất phát chiến lƣợc là các đội xe; tiêu điểm chiến lƣợc là tối đa hóa

công suất vận tải; công cụ chiến lƣợc chủ yếu là súc tiến và bán sản phẩm vận tải,

thông qua tận dụng tải trọng các phƣơng tiện để đạt mục tiêu chiến lƣợc là lợi nhuận

Page 30: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

23

thông qua doanh số. Mối quan tâm hàng đầu tức là tối ƣu hóa quá quá trình cung cấp

dịch vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Chiến lƣợc SXKD là chƣơng trình hành động tổng quát hƣớng tới việc thực hiện

những mục tiêu phát triển của DN trong tƣơng lai: theo N.T.Độ và N.N.Huyền

(2003)[8].

Xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau, các nhà khoa học đều thống nhất một

số đặc trƣng chủ yếu về chiến lƣợc, gồm:

- Chiến lƣợc phác thảo các mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của DN trong

thời gian dài. Tính định hƣớng của chiến lƣợc nhằm đảm bảo cho DN phát triển liên

tục và bền vững trong MTKD thƣờng xuyên biến động. Việc kết hợp mục tiêu chiến

lƣợc với mục tiêu tình thế là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và

khắc phục các sai lệch do tính định hƣớng của chiến lƣợc gây ra.

- Các quyết định chiến lƣợc do lãnh đạo cao cấp của DN đề ra nhằm đảm bảo

tính toàn diện, bí mật và chỉ có những ngƣời chủ sở hữu mới có quyền thay đổi.

- Chiến lƣợc luôn có tƣ tƣởng tiến công, giành thắng lợi trên thƣơng trƣờng.

Chiến lƣợc đƣợc hoạch định và thực thi dựa trên cơ sở phát hiện, tận dụng cơ hội, các

lợi thế so sánh nhằm đạt hiệu quả kinh doanh.

Nhƣ vậy, chiến lƣợc phác thảo các mục tiêu và giải pháp dài hạn, bao gồm cả

chiến lƣợc ngắn hạn. Nếu chỉ xét về mặt hình thức, kế hoạch và chiến lƣợc đều mô tả

mục tiêu phải đạt đƣợc trong một thời kỳ nào đó và những giải pháp cần thiết để thực

hiện. Thuật ngữ chiến lƣợc SXKD thể hiện trên ba khía cạnh: xác lập mục tiêu dài

hạn của DN, các chƣơng trình hành động tổng quát và lựa chọn các phƣơng án hành

động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Nhƣ vậy, chiến lƣợc

SXKD gồm kế hoạch, mƣu lƣợc, dạng thức, vị thế và triển vọng mà DN có đƣợc hoặc

muốn đạt đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh với xu thế biến động của môi

trƣờng. Tiếp cận từ góc độ này, chiến lƣợc gồm chiến lƣợc có chủ định (chiến lƣợc

đƣợc dự định trƣớc - intented strategy) và chiến lƣợc khởi phát (chiến lƣợc mới xuất

hiện - mới nổi emergent strategy). Trong quá trình thực hiện, ngoài dự kiến ban đầu

của nhà hoạch định chiến lƣợc, bao gồm một loạt những quyết định và hành động

trong một mô thức tƣơng quan động.

Tóm lại, chiến lƣợc của DN là một sản phẩm của quá trình phân tích môi trƣờng

kinh doanh (bên ngoài và bên trong) và mong muốn của DN. Trong quá trình phát

Page 31: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

24

triển của DN, chiến lƣợc SXKD là một nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phƣơng tiện

nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn trong quan hệ với môi trƣờng cạnh tranh liên tục

thay đổi.

1.2.1.2. Vai trò của chiến lược sản xuất kinh doanh

Chiến lƣợc đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN.

Chiến lƣợc phát triển đúng đắn sẽ định hƣớng hoạt động dài hạn làm cơ sở vững chắc

cho triển khai hoạt động tác nghiệp, đảm bảo cho sự thành công và phát triển bền

vững của DN. Ngƣợc lại, nếu không hoạch định đƣợc một chiến lƣợc phát triển đúng,

DN có thể bị sa lầy vào kế hoạch kinh doanh ngắn hạn mà bỏ qua mục tiêu phát triển

trong tƣơng lai. Tầm quan trọng của chiến lƣợc SXKD đƣợc thể hiện trên một số khía

cạnh sau:

- Chiến lƣợc SXKD giúp DN định hƣớng cho hoạt động kinh doanh của mình

trong tƣơng lai thông qua việc phân tích và dự báo MTKD trên cơ sở tận dụng các cơ

hội, tránh đƣợc các rủi ro, phát huy các lợi thế của DN trong kinh doanh.

- Chiến lƣợc SXKD thể hiện tính nhất quán và sự tập trung cao độ trong đƣờng

lối kinh doanh của công ty, tránh lãng phí nguồn lực vào các hoạt động không trọng

tâm. Nó là công cụ quản lý trong việc đánh giá tính khả thi/xác định mức ƣu tiên, phân

bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh chiến lƣợc.

- Chiến lƣợc SXKD là công cụ cạnh tranh giúp các DN nắm bắt đƣợc các cơ hội

thị trƣờng và tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng bằng cách vận dụng các nguồn

lực có hạn của DN với kết quả cao nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra, giúp cho DN phải xem

xét và xác định nên đi theo hƣớng nào.

- Chiến lƣợc SXKD tốt đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của DN,

tạo cơ sở tăng sự liên kết và sự gắn bó của nhân viên quản trị trong việc thực hiện

mục tiêu DN. Chiến lƣợc SXKD giúp tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tăng

hiệu quả quản trị, tránh rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các

vấn đề khó khăn của các DN, qua đó tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa nội lực của

DN.

Với ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích đem lại thì việc hoạch định Chiến lƣợc

SXKD đúng đắn, phù hợp với từng lộ trình phát triển của các DNVT là một vấn đề

rất cần thiết và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của từng DN.

Page 32: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

25

1.2.2. Phân loại chiến lược sản xuất kinh doanh

1.2.2.1. Phân loại theo tính thực tiễn của chiến lược sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào tính thực tiễn, Chiến lƣợc SXKD của DN đƣợc chia thành Chiến

lƣợc SXKD dự kiến và Chiến lƣợc SXKD hiện thực.

Chiến lƣợc SXKD dự kiến kết hợp tổng thể của các mục tiêu, các chính sách và

kế hoạch hành động nhằm vƣơn tới mục tiêu dự kiến của DN. Chiến lƣợc này đƣợc

xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn của một DN do ngƣời

lãnh đạo, quản lý đƣa ra.

Chiến lƣợc SXKD hiện thực điều chỉnh chiến lƣợc SXKD dự kiến phù hợp với

các yếu tố của MTKD diễn ra trên thực tế khi tổ chức thực hiện. chiến lƣợc SXKD dự

kiến sẽ trở thành chiến lƣợc SXKD hiện thực khi nhiều điều kiện và hoàn cảnh thực

tế phù hợp với chiến lƣợc SXKD dự kiến.

1.2.2.2. Phân loại theo cấp chiến lược

Theo cách phân loại này, chiến lƣợc SXKD gồm 3 cấp:

- Chiến lƣợc cấp DN (Corporate Strategic) là chiến lƣợc định hƣớng hoạt động

của DN và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu chung của DN.

- Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh (SBU – Strategic Business Unit) nhằm xây

dựng lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị DN trên thị trƣờng.

Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh gọi tắt là chiến lƣợc kinh doanh.

- Chiến lƣợc cấp chức năng liên quan đến các hoạt động chức năng riêng biệt

của DN nhằm hỗ trợ cho chiến lƣợc SXKD cấp DN và cấp đơn vị kinh doanh chiến

lƣợc, gồm: chiến lƣợc tài chính, chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc phát triển nguồn

nhân lực, chiến lƣợc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu... Tùy theo quy mô và hình

thức hoạt động của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp lại có các bộ phận chức năng

khác nhau để thực hiện chiến lƣợc cấp chức năng, hỗ trợ cho chiến lƣợc cấp SBU và

chiến lƣợc cấp DN.

1.2.2.3. Phân loại theo phạm vi thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh

Chiến lƣợc SXKD trong nƣớc là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động

riêng biệt của DN nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị trƣờng trong nƣớc.

chiến lƣợc SXKD quốc tế là tổng thể mục tiêu nhằm duy trì và tạo vị thế cạnh tranh

của DN trên thị trƣờng quốc tế.

1.1.2.4. Phân loại theo tầm quan trọng của chiến lược sản xuất kinh doanh

Page 33: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

26

Chiến lƣợc SXKD kết hợp bao gồm các loại: kết hợp phía trƣớc, kết hợp phía

sau, kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc;

Chiến lƣợc SXKD theo chiều sâu định hƣớng mục tiêu thâm nhập thị trƣờng,

phát triển thị trƣờng và phát triển sản phẩm;

Chiến lƣợc SXKD mở rộng nhằm đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá theo

chiều ngang, đa dạng hoá hoạt động theo kiểu hỗn hợp;

Chiến lƣợc SXKD đặc thù thực hiện mục tiêu liên doanh, liên kết, thu hẹp hoạt

động hay thanh lý.

1.2.3. Các giai đoạn và quy trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong

doanh nghiệp

1.2.3.1. Các giai đoạn xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Giai đoạn 1. Xác lập hệ thống dữ liệu thông tin từ MTKD bên ngoài và bên

trong DN làm cơ sở cho xây dựng chiến lƣợc. Sử dụng các kỹ thuật phân tích đã đƣợc

tổng kết nhƣ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE – External Factors

Environmental), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factors

Environmental), ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM – Competitive Picture Matrix).

Giai đoạn 1: Xác lập hệ thống thông tin, số liệu tình hình…

phục vụ xây dựng chiến lƣợc

Ma trận đánh giá các yếu tố

bên ngoài (EFE)

Ma trận hình ảnh cạnh

tranh

Ma trận đánh giá các yếu

tố bên trong (IFE)

Giai đoạn 2: Phân tích, xác định các kết hợp

Ma trận nguy

cơ, cơ hội, điểm

yếu, điểm mạnh

(SWOT)

Ma trận vị trí chiến

lƣợc và đánh giá

hoạt động

Ma trận

Boston

(BCG)

Ma trận bên

trong, bên

ngoài (IE)

Ma trận

chiến lƣợc

chính

Giai đoạn 3: Xây dựng đánh giá và quyết định chiến lƣợc

Ma trận hoạch định chiến lƣợc có khả năng định lƣợng (QSPM)

Nguồn: Quản trị chiến lược (2011), Nxb Tổng hợpTp. HCM

Sơ đồ 1. 3. Quy trình xây dựng chiến lược SXKD theo 3 giai đoạn

Giai đoạn 2. Phân tích, xác định các kết hợp giữa thời cơ, cơ hội, đe dọa của

MTKD với các điểm mạnh, điểm yếu… của DN để thiết lập các kết hợp có thể làm

cơ sở xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc của DN. Sử dụng các kỹ thuật phân tích

Page 34: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

27

nhƣ ma trận SWOT (Strengths - Weakness - Oportunities - Threats), ma trận BCG

(Boston Consulting Group),…

Giai đoạn 3. Xác định các phƣơng án, đánh giá, lựa chọn và quyết định chiến

lƣợc. Từ các kết hợp ở giai đoạn 2, có thể hình thành một hoặc nhiều phƣơng án

chiến lƣợc. Doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá các thế mạnh của các phƣơng án

chiến lƣợc và lựa chọn chiến lƣợc dựa vào hệ thống các mục tiêu ttheo thứ tự ƣu tiên.

Quy trình 3 giai đoạn trong xây dựng chiến lƣợc chỉ rõ cách thức vận dụng các

ma trận để tiến hành xây dựng chiến lƣợc, tuy nhiên lại chƣa chỉ rõ các bƣớc, các

công việc cần thực hiện để xây dựng chiến lƣợc kinh chiến lƣợc SXKD cho DN.

1.2.3.2. Quy trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh 9 bước

Bước 1. Nghiên cứu triết lí kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của DN

Thực hiện việc nghiên cứu triết lí kinh doanh, các mục tiêu và các nhiệm vụ cụ

thể của DN. Bên cạnh việc nghiên cứu triết lí kinh doanh của DN còn phải thực hiện

nhiệm vụ nghiên cứu ý đồ, quan điểm cũng nhƣ những mong muốn của lãnh đạo DN

ở thời kỳ kinh doanh chiến lƣợc.

Bước 2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp

Mục tiêu của bƣớc này là xác định đƣợc mọi cơ hội và đe dọa có thể xuất hiện

trong thời kỳ kinh doanh chiến lƣợc. Muốn vậy, DN phải sử dụng các công cụ,

phƣơng tiện, kỹ thuật phân tích và dự báo thích hợp.

Bước 3. Phân tích môi trƣờng bên trong doanh nghiệp.

Phân tích bên trong nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của DN so với các

đối thủ cạnh tranh trong thời kỳ kinh doanh chiến lƣợc. Muốn vậy, phải sử dụng các

công cụ, kỹ thuật thích hợp và tập trung vào những điểm chủ yếu nhằm xác định

chính xác DN điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy

những điểm mạnh hoặc hạn chế, khắc phục những điểm yếu trong nội bộ DN.

Bước 4. Xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của DN trong thời kì chiến lƣợc.

Có nhiệm vụ dựa trên kết quả nghiên cứu ở các bƣớc, để đánh giá mục tiêu,

nhiệm vụ của DN trong thời kỳ chiến lƣợc có còn phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ

đã xác định khi xây dựng DN hay không? Nếu phải thay đổi, cần xác định mức độ

thay đổi nhiều hay ít.

Bước 5. Quyết định chiến lƣợc SXKD.

Quyết định chiến lƣợc SXKD chính là bƣớc xác định và lựa chọn chiến lƣợc

Page 35: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

28

SXKD cụ thể cho thời kỳ chiến lƣợc. Tùy theo phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc cụ

thể mà DN sử dụng các kỹ thuật xây dựng và đánh giá để đƣa ra quyết định chiến

lƣợc tối ƣu cho thời kỳ chiến lƣợc.

Bước 6. Tiến hành phân bổ các nguồn lực.

Một cách chung nhất, đó chính là việc phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết

trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lƣợc đã xác định. Việc phân bổ nguồn lực phụ

thuộc vào cơ cấu bộ máy tổ chức cũng nhƣ quy mô các nguồn lực của doanh nghiệp.

Nguồn: Quản trị chiến lược (2011), Nxb Tổng hợpTp. HCM

Sơ đồ 1.4. Quy trình 9 bước xây dựng chiến lược SXKD

Bước 7. Xây dựng các chính sách kinh doanh.

Nội dung của bƣớc này là xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp với các

điều kiện của thời kỳ chiến lƣợc. Các chính sách kinh doanh đƣợc quan niệm là các

chính sách gắn trực tiếp với từng lĩnh vực hoạt động chức năng nhƣ Marketing, sản

phẩm, sản xuất. Chính sách kinh doanh là cơ sở để thực hiện chiến lƣợc SXKD.

Bước 8. Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn.

Tùy theo độ dài ngắn của thời kỳ chiến lƣợc mà triển khai xây dựng các kế

hoạch kinh doanh cho thích hợp. Điều kiện cơ bản của kế hoạch này là phải có thời

gian ngắn hơn thời gian của thời kỳ chiến lƣợc.

Đây là bƣớc các nhà quản trị phát huy năng lực cá nhân, tính sáng tạo, nhằm

đƣa ra các biện pháp, giải pháp hiệu quả nhất. Đây cũng là bƣớc cần động viên và tập

trung nỗ lực mọi nguồn lực của DN, đặc biệt là nguồn lực con ngƣời.

Phân tích và dự báo

MTKD bên ngoài (2)

Xây dựng và triển khai thực hiện

các kế hoạch ngắn hạn hơn (8)

Nghiên cứu

triết lí KD,

mục tiêu và

nhiệm vụ

của DN (1)

Xét lại mục

tiêu (4)

Kiểm tra,

đánh giá và

điều chỉnh (9)

Quyết định

chiến lƣợc

(5)

Phân bổ

nguồn lực

(6)

Phân tích và dự báo môi

trƣờng bên trong DN (3)

Xây dựng chính

sách KD (7)

Hình thành

chiến lƣợc

Tổ chức thựchiện

chiến lƣợc

Đánh giá điều

chỉnh chiến lƣợc

Page 36: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

29

Bước 9. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tổ chức

thực hiện chiến lƣợc SXKD nhằm xác định sự thay đổi của MTKD. Dựa vào phân

tích các thay đổi để ra quyết định thay đổi, điều chỉnh chiến lƣợc SXKD, chính sách

kinh doanh và kế hoạch kinh doanh phù hợp, xem xét khả năng sửa chữa sai lầm khi

thực thi chiến lƣợc.

Quy trình 9 bƣớc trong xây dựng chiến lƣợc đã chỉ rõ đƣợc các bƣớc công việc

cần thực hiện trong xây dựng chiến lƣợc; tuy nhiên, khi thực hiện theo 9 bƣớc này sẽ

làm tính linh hoạt của chiến lƣợc bị giảm sút, chƣa khuyến khích việc đƣa ra nhiều

phƣơng án chiến lƣợc để so sánh, lựa chọn; đồng thời không làm rõ ranh giới giữa

chiến lƣợc với kế hoạch.

1.2.3.3. Quy trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh 4 bước

Quá trình hoạch định chiến lƣợc theo 4 bƣớc nhƣ sau:

Xác định hệ thống mục tiêu chiến lƣợc;

Phán đoán chiến lƣợc của DN. Giai đoạn này bao gồm:

- Phán đoán bên ngoài: xác định các cơ hội (O) và nguy cơ đe dọa (T).

- Phán đoán bên trong: xác định điểm mạnh (S) và điểm yếu (W).

Lựa chọn, quyết định chiến lƣợc phù hợp.

Triển khai chiến lƣợc đã chọn đối với các nội dung cụ thể, gồm bố trí phƣơng

tiện thực hiện chiến lƣợc cũng nhƣ quá trình kiểm tra và điều chỉnh tƣơng ứng.

Xác định hệ

thống mục

tiêu chiến

lƣợc

Phán đoán chiến lƣợc của

DN

Lựa chọn

quyết định

chiến lƣợc

Triển

khai

chiến

lƣợc

Phán đoán

bên ngoài

Phán đoán

bên trong

Nguồn: Chiến lược sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp (2002),Nxb Lao động- XH

Sơ đồ 1.5. Quy trình 4 bước của quá trình hoạch định chiến lược SXKD

Những sơ đồ với các giai đoạn và quy trình xây dựng chiến lƣợc có những mặt

khác nhau, tuy nhiên rất giống nhau về cách tiếp cận. Chúng có thể bắt đầu bằng việc

phân tích tình hình môi trƣờng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, tiếp theo là phân

tích lựa chọn chiến lƣợc, và kết thúc bằng tổ chức thực hiện chiến lƣợc. Quan trọng là

phục vụ cho công tác xây dựng chiến lƣợc và mục đích là để những ngƣời liên quan

hiểu đƣợc quá trình xây dựng chiến lƣợc đồng thời nắm bắt đƣợc cơ hội để điều chỉnh

và đặt ra mốc thời gian mà kế hoạch phải đạt đƣợc.

Page 37: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

30

1.3. Yêu cầu, nguyên tắc và mô hình xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

cho doanh nghiệp vận tải

1.3.1. Yêu cầu đối với chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải

Khi xây dựng chiến lƣợc SXKD, các DN nói chung và các DNVT cần phải đáp

ứng những yêu cầu sau:

+ Đảm bảo tính hợp pháp: chiến lƣợc SXKD của DNVT phải phù hợp các sắc

luật, các quy định pháp lý và đặc biệt phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành

GTVT và chiến lƣợc phát triển DVVT đƣợc phê duyệt.

+ Đảm bảo tính khoa học: chiến lƣợc SXKD đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở

những luận chứng khoa học và đặc biệt chiến lƣợc cần phải xây dựng trên cơ sở

những thông tin dự báo khoa học.

+ Đảm bảo tính khả thi: chiến lƣợc bao gồm hệ thống các mục tiêu có thể thực

thi trên cơ sở sử dụng tối ƣu các khả năng của DN. Để đảm bảo tính khả thi của chiến

lƣợc, khi xây dựng chiến lƣợc phải dựa trên cơ sở phân tích môi trƣờng bên ngoài và

khả năng của DN.

+ Đảm bảo cho sự thành công của DN: một trong những đặc trƣng cơ bản của

chiến lƣợc là luôn hàm chứa tinh thần giành thắng lợi trên thƣơng trƣờng, vậy khi xây

dựng chiến lƣợc, cần chỉ rõ những cơ hội, thách thức cũng nhƣ các điểm mạnh, điểm

yếu của DN để tận dụng những cơ hội trên thị trƣờng bằng cách sử dụng tốt nhất

những điểm mạnh của DN. Đồng thời trong xây dựng chiến lƣợc cũng phải xác định

những thách thức trên thị trƣờng và những hạn chế của DN.

+ Đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao nhất những nguồn lực hạn chế của DN: khi

tiến hành phân tích nội bộ DN trong xây dựng chiến lƣợc, cần đƣa ra các phƣơng án

sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn của DN nhằm đảm bảo cho sự thành công của

DN khi thực hiện chiến lƣợc đã lựa chọn.

+ Đảm bảo tính linh hoạt của chiến lƣợc: yêu cầu này nhằm khẳng định tính linh

hoạt, mềm dẻo của chiến lƣợc, các chiến lƣợc đƣợc xây dựng và lựa chọn dựa trên cơ

sở tận dụng những cơ hội trên thị trƣờng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của DN;

vì vậy khi MTKD thay đổi hoặc nguồn lực, điểm mạnh của DN thay đổi thì đƣơng

nhiên cần phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lƣợc SXKD của DN. Yêu cầu này nhằm

loại trừ tƣ tƣởng coi chiến lƣợc là những mục tiêu dài hạn, không thể và không đƣợc

thay đổi trong ngắn hạn.

Page 38: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

31

1.3.2. Nguyên tắc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận

tải

Nội dung của chiến lƣợc SXKD ngoài phần thể hiện đầy đủ các hệ thống mục

tiêu và các giải pháp thực hiện để đạt đƣợc các mục tiêu đó, nó còn thể hiện các hoạt

động khác nhƣ: Đầu tƣ, đổi mới tổ chức, đào tạo cán bộ, công nhân… Để đảm bảo

việc xây dựng chiến lƣợc SXKD cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của

DNVT, khi xây dựng chiến lƣợc SXKD phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

Bảo đảm tính hiệu quả lâu dài của quá trình kinh doanh

DNVT đƣợc hình thành với mục tiêu thu đƣợc lợi nhuận và các lợi ích kinh tế -

xã hội (KT – XH) khác trong dài hạn. Hiệu quả lâu dài là cơ sở đảm bảo cho sự tồn

tại và phát triển bền vững phải đƣợc thể hiện rõ nét trong hoạch định chiến lƣợc

SXKD. Bảo đảm tính hiệu quả lâu dài của quá trình KD đòi hỏi quá trình xây dựng

chiến lƣợc cần chú trọng khả năng khai thác các cơ hội KD, các khả năng và nguồn

lực đang và sẽ xuất hiện, hạn chế hoặc xóa bỏ các hạn hẹp cũng nhƣ khắc phục những

điểm yếu đang tồn tại và xây dựng đƣợc các giải pháp cho chiến lƣợc. Mọi phƣơng

án mà chiến lƣợc đƣa ra phải dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh và hiệu

quả KT - XH lâu dài.

Đảm bảo tính liên tục và kế thừa của chiến lược

Quá trình xây dựng chiến lƣợc đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và

phát triển của DN. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN phát triển liên tục

đòi hỏi các quá trình chiến lƣợc phải kế tiếp nhau, quá trình sau phải tiếp nối, kế thừa

các thành tựu và khắc phục các tồn tại của quá trình trƣớc. Tính liên tục và kế thừa

còn đƣợc ƣớc định bởi đặc điểm của các sự kiện và quá trình kinh tế cũng nhƣ bởi

yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và chi phối các hoạt động kinh doanh.

Tính liên tục đòi hỏi các chiến lƣợc phải kế tiếp nhau, không xảy ra bất kỳ sự

gián đoạn chiến lƣợc nào. Đây là điều kiện để DN theo đuổi các mục tiêu lâu dài của

mình. Tính kế thừa đòi hỏi các giải pháp chiến lƣợc của thời kỳ chiến lƣợc sau phải

kế thừa các tinh hoa giải pháp chiến lƣợc của thời kỳ chiến lƣợc trƣớc. Đây là điều

kiện để DN thƣờng xuyên khai thác thế mạnh trong hoạch định chiến lƣợc, vừa giảm

thời gian tìm tòi vừa đảm bảo điều kiện để chiến lƣợc thành công.

Chiến lược phải mang tính toàn diện, rõ ràng

Tính chất toàn diện của chiến lƣợc thể hiện ở nội dung các vấn đề mà chiến lƣợc

Page 39: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

32

đề cập. Chiến lƣợc toàn diện là chiến lƣợc đề cập đến mọi vấn đề cần thiết, quan

trọng, quyết định đến sự phát triển của DN. Tính toàn diện thể hiện trƣớc hết ở việc

xác định hệ thống mục tiêu mô tả và bao quát toàn bộ các mục đích cũng nhƣ các tiêu

trí mà DN hƣớng tới trong từng thời kỳ cụ thể, thể hiện sự bao quát các giải pháp

chiến lƣợc. Các giải pháp chiến lƣợc phải mang tính hệ thống, khai thác triệt để mọi

thế mạnh, khắc phục điểm yếu nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế và xóa bỏ đe dọa có thể

xuất hiện trong từng thời kỳ của chiến lƣợc.

Tính rõ ràng của chiến lƣợc đòi hỏi cần làm rõ các vấn đề then chốt nhƣ thực

trạng của DN (xuất phát điểm của chiến lƣợc: mạnh gì? yếu gì?), cái gì sẽ xảy ra

trong tƣơng lai gắn với thời kỳ chiến lƣợc (cơ hội? đe dọa? mạnh? yếu gì?), mục đích

cần đạt trong thời kỳ chiến lƣợc, cách thức đạt đƣợc các mục đích đã vạch (cần sử

dụng các nguồn lực? giải pháp cụ thể? quan hệ giữa các giải pháp?), công cụ, phƣơng

tiện để kiểm soát xem đã đạt đƣợc các mục tiêu ở mức độ nào?...

Đảm bảo tính nhất quán và tính khả thi

Tính nhất quán của chiến lƣợc đòi hỏi sự thống nhất xuyên suốt giữa mục tiêu

và các giải pháp chiến lƣợc. Muốn vậy, phải đảm bảo tính logic trong tƣ duy chiến

lƣợc.

Chiến lƣợc SXKD có thể gắn với thời kỳ dài hoặc ngắn song đều có chung đặc

điểm là rất bao quát. Do tính khái quát cao mà hệ thống mục tiêu chiến lƣợc có thể

mang tính chất định tính cao. Các chiến lƣợc chức năng vừa đóng vai trò là một bộ

phận chiến lƣợc song lại vừa đóng vai trò là giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến

lƣợc.

Giữa các mục tiêu chiến lƣợc và giải pháp chiến lƣợc của một thời kỳ phải gắn

bó hữu cơ: mục tiêu là cơ sở hình thành giải pháp và giải pháp là điều kiện để hoàn

thành các mục tiêu đã xác định. Sự gắn bó hữu cơ giữa mục tiêu và giải pháp chiến

lƣợc trong điều kiện nhiều mục tiêu chỉ có thể định tính, đòi hỏi những nhà quản trị

hoạch định chiến lƣợc phải có tƣ duy logic.

Tính khả thi là đòi hỏi cao nhất của chiến lƣợc. Tính khả thi trở thành hiện thực

khi đảm bảo đƣợc tất cả các yêu cầu toàn diện, rõ ràng và nhất quán. Đồng thời, một

chiến lƣợc cũng chỉ đảm bảo tính khả thi nếu dự báo đúng, các tính toán cân đối đƣợc

thực hiện có căn cứ khoa học, các giải pháp đƣợc cân nhắc thận trọng và đảm bảo cơ

sở biến chúng thành hiện thực.

Page 40: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

33

Đảm bảo thực hiện mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Trong mỗi giai đoạn phát triển của mình, DN phải xác định hệ thống mục tiêu

chiến lƣợc phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện hệ thống mục tiêu cho suốt quá trình tồn

tại và phát triển của nó. Các tính toán xác định hệ thống mục tiêu chiến lƣợc là các

tính toán trên cơ sở tận dụng cơ hội, hạn chế hoặc xóa bỏ đe dọa, cạm bẫy, phát huy

điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Các giải pháp chiến lƣợc đƣợc xây dựng nhằm

đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc theo phƣơng châm cân bằng theo thế

mạnh.

Cân bằng theo thế mạnh luôn đặt DN cũng nhƣ từng bộ phận ở mức cố gắng cao

nhất có thể, đặc biệt là các bộ phận (lĩnh vực) yếu. Trong thực tế không phải thời kỳ

chiến lƣợc nào DN cũng tận dụng đƣợc cơ hội, hạn chế hoặc xóa bỏ đƣợc đe dọa,

cạm bẫy cũng nhƣ phát huy đƣợc điểm mạnh và khắc phục điểm yếu nên lựa chọn

mục tiêu ƣu tiên trong hệ thống mục tiêu chiến lƣợc cũng là đòi hỏi xuất phát từ yêu

cầu khả thi của chiến lƣợc.

Mục tiêu ƣu tiên là mục tiêu bao trùm và có tầm quan trọng nhất định trong giai

đoạn chiến lƣợc. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình ở mỗi thời kỳ, mục tiêu ƣu tiên có

thể là mở rộng thị trƣờng, tăng lợi nhuận, xác lập vị trí cạnh tranh hay tăng cƣờng

tiềm lực nội bộ… Các mục tiêu ƣu tiên đƣợc sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng của

chúng trong thời kỳ chiến lƣợc.

1.3.3. Mô hình và công cụ xây dựng chiến lược

Mô hình M/B: theo Raymond Alain THIETART (1999)[23] Theo lý thuyết tài

chính, giá trị của DN có thể đƣợc xem xét nhƣ là giá trị hiện tại thuần (VAN) của các

dòng thu nhập (MBA) tƣơng lai.

Trên thực tế, nếu thị trƣờng mà tất cả mọi thông tin đều có sẵn, hoặc có thể có

đƣợc một cách dễ dàng và ít tốn kém. Ngƣời ta giả thiết rằng giá cổ phiếu bao hàm cả

các thông tin này, giá cổ phiếu sẽ phản ánh sự thoả thuận đƣợc thiết lập giữa các nhà

đầu tƣ liên quan đến tài sản trong tƣơng lai của DN, tài sản này không chỉ bao gồm

MBA tƣơng lai có từ các hoạt động, mà nó có tính đến các dự tính trƣớc liên quan

đến MBA đƣợc tạo ra bởi các quyết định đầu tƣ trong tƣơng lai.

Nếu giá cổ phiếu hoặc giá trị hiện tại của MBA tƣơng lai, một chỉ số về tài sản

tƣơng lai thì còn cần phải có một cơ sở so sánh để có thể nói rằng là có việc tạo ra của

cải hay không. Cơ sở so sánh nói chung đƣợc chấp nhận là tài sản kế toán ròng.

Page 41: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

34

Việc sử dụng kết hợp cả hai yếu tố này: Một bên là giá cổ phiếu nhƣ chỉ số về

giá trị của DN dựa trên sự phát triển tƣơng lai và bên kia là tài sản kế toán ròng nhƣ

chỉ tiêu đánh giá giá trị hiện tại của DN dựa trên các chiến lƣợc đã đƣợc thực hiện, đã

đƣa ra mô hình M/B ( M - giá trị thị trƣờng và B - giá trị bảng cân đối kế toán).

M/B = Giá trị thị trƣờng

(1.1) Giá trị bảng cân đối kế toán

Bảng 1.2. Mô hình M/B

M/B = 1 Không tạo ra, cũng không phá hủy giá trị

M/B > 1 Tạo ra giá trị

M/B < 1 Phá hủy giá trị

Mô hình chiến lƣợc dựa trên giá trị của DN: theo Raymond Alain THIETART

(1999)[23] Quay trở lại mô hình M/B, đây là cơ sở của hầu hết các phƣơng pháp phân

tích và đánh giá chiến lƣợc dựa trên khái niệm giá trị. Chúng ta đã thấy:

M/B = rc - g

(1.2) ra - g

Với Kc (chi phí vốn) = ra (tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng)

Tỷ suất lợi nhuận

kỳ vọng (ra) =

Tỷ suất lợi nhuận

không rủi ro (rs) +

Hệ số rủi

ro (β) .

Giá của

rủi ro (1.3)

g: Tỷ lệ tăng trƣởng của DN (tăng tài sản )

rc : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có.

Từ mối quan hệ này, có nhiều cách diễn giải đƣợc đƣa ra. Trƣớc hết là cách diễn

giải đƣợc phát triển bởi “Strategic Planning Associates” sẽ gắn M/B với chỉ số rc/ra

còn đƣợc gọi là đòn bẩy “giá trị”.

Các DN nằm ở bên phải (E2) của "đƣờng giá trị” đƣợc đánh giá bởi thị trƣờng sẽ

ít hiệu quả hơn quá khứ. Ngƣợc lại các DN nằm bên trái (El) đƣợc coi nhƣ sẽ cải

thiện đƣợc hiệu quả của mình trong tƣơng lai. Các DN nằm trên đƣờng giá trị sẽ duy

trì đƣợc giá trị của mình trong tƣơng lai.

Tập đoàn Marakon Associates đã phát triển một cách tiếp cận hơi khác một chút.

Trong mô hình của họ, M/ B không chỉ đƣợc tính theo chỉ số "Tỷ suất lợi nhuận/ chi

phí vốn" (rc/ ra) mà theo rc - ra

Page 42: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

35

Sơ đồ 1.6. Mô hình đánh giá của Marakon Assosiater

Trong sơ đồ 1.6, công ty E4 (nằm ở phía trên bên trái) trong quá khứ đã có tỷ

suất lợi nhuận trên vốn thấp hơn chi phí vốn. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ trông mong

có một sự đảo lộn tình hình. Đây là trƣờng hợp tiêu biểu của chiến lƣợc làm sống lại

của DN. Công ty E3 (nằm ở phía dƣới bên trái) là trƣờng hợp tiêu biểu của DN có tỷ

suất lợi nhuận thấp hơn chi phí vốn đầu tƣ trong quá khứ và trong tƣơng lai không có

triển vọng gì sáng sủa. Ở đây chúng ta rơi vào “vết xe cũ”. Công ty E2 (phía dƣới bên

phải) thể hiện trƣờng hợp của công ty đã có nhiều thành công lớn trong quá khứ

nhƣng đƣợc xem nhƣ sẽ đi vào giai đoạn suy thoái. Cuối cùng, công ty E1 (phía trên

bên phải) là trƣờng hợp tiêu biểu của một công ty có đƣợc tỷ suất lợi nhuận cao trong

quá khứ và hoàn toàn có khả năng duy trì nó trong tƣơng lai.

Mô hình tăng trƣởng của Marakon Associates và Zakon – BCG: theo

Raymond Alain THIETART (1999)[23], phƣơng pháp của Marakon Associates thể

hiện các hoạt động của DN theo hai tiêu chí: Khả năng sinh lợi của vốn (rc) và tỷ lệ

tăng trƣởng (g) của DN. Trƣờng hợp sự tăng trƣởng của doanh nghiệp kéo theo vốn

tự có tăng, khi không có phân phối thì tỷ lệ tăng trƣởng:

K

Pg (1.4)

Với P: lợi nhuận; K : vốn tự có.

Theo định nghĩa, giữa lợi nhuận (P) và vốn (K) tồn tại quan hệ rc phản ánh khả

năng sinh lợi của vốn:

E1

Điển hình

E4

Làm sống lại

E3

Vết xe cũ

E2

Suy thoái

1,0 0

Tạo ra

giá trị

rc-ra Chênh lệch

lợi nhuận

Phá hủy

giá trị

Tỷ suất lợi nhuận > chi

phí vốn Tỷ suất lợi nhuận < chi

phí vốn

2 -1 -2 -3 -4

1,2 1,4

1,6

1,8

2,0

0,8

0,6

0,4

0,2

1 4 3

Page 43: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

36

KrP c . (1.5)

Tƣơng quan giữa tỷ lệ tăng trƣởng (g) và khả năng sinh lợi của vốn (rc) phản

ánh quan hệ giữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng trƣởng của doanh nghiệp.

Trường hợp 1: g = rc : hoạt động sử dụng hết toàn bộ nguồn lực tạo ra để đảm

bảo sự tăng trƣởng của nó.

Trường hợp 2: g > rc: nguồn lực mới họat động tạo ra không đủ để duy trì tỷ lệ

tăng trƣởng.

Trường hợp 3: g < rc: sử dụng nhiều nguồn lực hơn mức nó cần để đảm bảo tỷ

lệ tăng trƣởng.

Mặt khác, có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận (rc) với chi phí vốn ra để đánh giá khả

nãng tạo ra giá trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Khi rc > ra: Hoạt động của DN tạo ra giá trị;

Khi rc = ra : Hoạt động của DN duy trì đƣợc giá trị;

Khi rc < ra : DN bị mất giá trị.

Trên hình 1.1, đƣờng chéo chia các hoạt động tạo ra nguồn lực (bên trái) và các

hoạt động sử dụng các nguồn lực (bên phải). Đƣờng nằm ngang là ranh giới giữa các

hoạt động tạo ra của cải (phía trên) và các hoạt động làm giảm của cải (phía dƣới).

Cuối cùng, đƣờng thẳng đứng cho phép phân biệt giữa các hoạt động kiếm thêm đƣợc

thị phần và các hoạt động bị mất thị phần (bên trái)

rc

Tỷ suất lợi

nhuận trên vốn

Tạo giá trị

(rc > ra)

Tạo nguồn lực

(rc>g)

Sử dụng nguồn lực

(rc < g)

ra

Chi phí vốn

Phá hủy giá trị

(rc < ra)

Mất thị phần

(g < G)

Tăng thị phần

(g > G)

G

Tăng trƣởng của thị trƣờng

g

Tăng trƣởng

Hình 1.1. Mô hình tăng trưởng của Marakon Associates và Zakon – BCG

Page 44: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

37

Hình 1.2 đƣa ra một số ví dụ về việc quản lý danh mục hoạt động, và xem xét lại

một số kết luận của các mô hình trƣớc đó. Chính vì thế mà danh mục trong hình 1.2

(a) phải đƣợc coi nhƣ cân bằng về nguồn lực tạo ra và sử dụng bởi các hoạt động

khác nhau của DN.

Hình 1.2. Ma trận khả năng sinh lời của Marakon Associates

Tuy nhiên, khi tiêu chuẩn tỷ suất lợi nhuận đƣợc đƣa vào thì danh mục này lại

thể hiện nhƣ là phá huỷ giá trị

Ngƣợc lại trên hình 1.2 (b), chúng ta ở trong trƣờng hợp của một danh mục

không cân bằng về các nguồn lực nhƣng lại tạo ra giá trị. Danh mục đƣợc trình bày

trong hình 1.2. (c) là vừa tạo ra giá trị, vừa cân bằng về nguồn lực sử dụng và đƣợc

cấu thành từ các hoạt động hoặc duy trì, hoặc đƣợc tăng vị trí.

Trong một ý niệm khác, vẫn dựa trên khái niệm tăng trƣởng, một mô hình làm rõ

tỷ lệ tăng trƣởng tối đa mà DN có thể đạt tới đã đƣợc Zakon khởi xƣớng và BCG

phát triển. Khi phát triển quá nhanh, có thể DN không có khả năng tạo ra các nguồn

lực cho phép tài trợ cho sự tăng trƣởng. Cho nên, DN phải chấp nhận tỷ lệ tăng

trƣởng cho phép gọi là tỷ lệ tăng trƣởng giới hạn. Xuất phát từ giả thiết là tỷ lệ tăng

trƣởng phụ thuộc vào lợi nhuận không chia, tỷ lệ tăng trƣởng giới hạn xác định theo

công thức:

K

p.G (1.6)

Trong đó: G: Tỷ lệ tăng trƣởng tối đa.

p: Tỷ lệ lợi nhuận để lại.

c. Danh mục cân bằng và

tạo ra giá trị với các hoạt

động duy trì hoặc tăng

cƣờng vị thế

A5 A4

A3

A2

A1

a. Danh mục cân bằng và phá

hủy giá trị

A5

A4 A3

A2

b. Danh mục không cân bằng và

tạo ra giá trị

A5

A4 A3

A2

A1

A1

Page 45: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

38

Π: Lợi nhuận sau thuế

K: Vốn tự có

Nếu r là tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ tài sản, lợi nhuận Π đƣợc xác định theo

công thức:

Π = r. (D + K) - i.D (1.7)

Trong đó:

D : nợ ; K: vốn tự có

i : Lãi suất tiền vay sau thuế.

Khi đó tỷ lệ tăng trƣởng G đƣợc xác định theo:

)ir.(D

Krp.

K

p.G (1.8)

Đó là mức độ tăng trƣởng tối đa mà DN có thể đạt đƣợc với những phƣơng tiện

hiện có.

Hình 1.3. Tiến triển của thị phần và tỷ lệ tăng trưởng tối đa

Trên hình 1.3, biểu đồ tiến triển của thị phần cho thấy vị thế của các hoạt động

của một DN. Trên trục tung, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ tăng trƣởng của thị trƣờng và trên

trục hoành là tỷ lệ tăng trƣởng của các hoạt động. Vì vậy, các hoạt động nằm trên

đƣờng chéo sẽ không mở rộng đƣợc thị phần cũng nhƣ không bị mất thị phần. Ngƣợc

lại, các hoạt động nằm ở phía bên trái đƣờng chéo tăng trƣởng chậm hơn thị trƣờng

và bị mất thị phần so với các đối thủ cạnh tranh, ở bên phải của đƣờng chéo, chúng ta

CAS2

CAS4

CAS3

CAS5 CAS1

G

Tỷ lệ tăng trƣởng

của hoạt động (g)

Tăng thị phần

Tăng trƣởng của thị

trƣờng Tỷ lệ tăng trƣởng

tối đa

Mất thị phần

Page 46: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

39

ở trong một tình huống ngƣợc lại, với các hoạt động tăng trƣởng nhanh hơn thị

trƣờng. Đƣờng thẳng đứng là giới hạn không đƣợc vƣợt quá. Đƣờng thẳng đứng này

nói lên tốc độ tăng trƣởng tối đa có thể chấp nhận đƣợc. Trong trƣờng hợp DN chỉ có

một hoạt động thì chúng ta chỉ cần so sánh tỷ lệ tăng trƣởng tối đa G này với tỷ lệ

tăng trƣởng của DN. Trong trƣờng hợp DN có một danh mục nhiều hoạt động, tiêu

chí để so sánh là tỷ lệ tăng trƣởng bình quân gia quyền của các hoạt động khác nhau.

Điều này nói rằng "tâm quỹ đạo" của các hoạt động phải nằm về phía bên trái của

đƣờng tỷ lệ tăng trƣởng tối đa nếu nhƣ tỷ lệ tăng trƣởng đƣợc kiểm soát với điều kiện

các DN đã đăng ký trên thị trƣờng chứng khoán.

Ảnh hƣởng của nợ và trƣờng hợp các DN không đăng ký trên thị trƣờng chứng

khoán. Vấn đề tồn tại là làm thế nào để đánh giá đƣợc giá trị của một DN khi nó

không đăng ký trên thị trƣờng tài chính, hoặc khi chúng ta chỉ quan tâm tới một số

trung tâm hoạt động chiến lƣợc nhất định. Hơn nữa, việc vay nợ đã đƣợc gác sang

một bên. Tuy nhiên, các khoản vay nợ này cũng có ảnh hƣởng nhất định đến giá trị và

rủi ro của DN cần phải tính đến.

Khi một DN không đăng ký trên thị trƣờng chứng khoán, trình tự bắt đầu cũng

giống nhƣ chúng ta đã đề cập trƣớc đây. Điều khác nhau là việc xác định giá trị M

của DN. Để làm đƣợc điều đó, chúng ta có thế tính toán MBA (khả năng tự tài trợ) và

hiện tại hoá MBA này. Tỷ lệ hiện tại hóa là chi phí vốn, có tính đến hệ số rủi ro β của

ngành mà DN đang hoạt động. Trong trƣờng hợp một hoạt động (CAS), vấn đề có

phức tạp hơn. Ở đây, chúng ta phải tính MBA của một hoạt động. Vì vậy, cần phải

đánh giá lợi nhuận và lãi tiền vay liên quan đến hoạt động này. Chi phí vốn dùng để

hiện tại hoá MBA phải tính đến hệ số rủi ro của ngành tƣơng ứng với hoạt động này.

Cuối cùng, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tƣ có thể đƣợc tính bằng cách tính đến lợi

nhuận sau thuế so với tài sản có của hoạt động.

Khi đó, mô hình M/B đƣợc chia thành hai trƣờng hợp để áp dụng đối với một DN

không đăng ký trên thị trƣờng chứng khoán và đối với một hoạt động.

Mô hình M/B trong trƣờng hợp DN không đăng ký ở thị trƣờng chứng khoán.

VAN (MBA) =

rc – g (1.9)

B ra – g

ra = rs + βi (rm - rs)

rm: Tỷ suất lợi nhuận của một danh mục hoạt động

Page 47: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

40

ra: Tỷ suất lợi nhuận mong muốn (chi phí vốn)

rs: Tỷ suất lợi nhuận không rủi ro

VAN: Giá trị hiện tại thuần; MBA: Khả năng tự tài trợ

Βi: hệ số rủi ro của ngành mà DN hoạt động (trƣờng hợp một DN chỉ có duy nhất

một hoạt động).

Trong đó: βi= W1ß1 + w2ß2 +…..+wnßn

W1, W2, ......., Wn : trọng lƣợng của các hoạt động khác nhau của DN.

β1, β2 ,…., βn: Hệ số rủi ro của các ngành tƣơng ứng

Mô hình M/B trong trƣờng hợp một hoạt động (CAS):

Theo Raymond Alain THIETART (1999) [23] Đƣợc xác định tƣơng tự trƣờng

hợp DN không đăng ký ở thị trƣờng chứng khoán; trong đó: MBA - khả năng tự tài

trợ đƣợc tính từ lợi nhuận do hoạt động mang lại sau khi đã trừ lãi tiền vay của khoản

nợ liên quan đến hoạt động này.

rC: tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tƣ, đƣợc tính từ lợi nhuận do hoạt động mang

lại và các tài sản đặc thù của hoạt động này.

B: tài sản kế toán ròng (liên quan đến hoạt động).

Phƣơng pháp đánh giá năng lực của DN dựa trên cơ sở lý thuyết tài chính áp

dụng đƣợc với nhiều loại hình DN khác nhau tuy nhiên để đánh giá năng lực của

DNVT cần phải có những điều chỉnh để phù hợp đặc trƣng của ngành.

Mô hình chiến lƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp Nhật Bản

Mô hình chiến lƣợc mô tả theo các bƣớc công việc và ảnh hƣởng của kết quả

thực hiện mỗi bƣớc công việc tới việc hoạch định và thực hiện các bƣớc công việc

khác. Mô hình chỉ ra cho chúng ta thấy đƣợc mối liên hệ tác động giữa các công việc

thực hiện của từng công việc thế nào.

Xét về bản chất mô hình hội đủ các yếu tố gồm mục tiêu chiến lƣợc, phạm vi

chiến lƣợc, lợi thế các hoạt động chiến lƣợc và năng lực cốt lõi theo các bƣớc công

việc mô hình vạch ra những mục tiêu cần đạt, trên cơ sở đánh giá tổng thể môi trƣờng

hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hoạch định chiến lƣợc và triển khai thực hiện

chiến lƣợc, cuối cùng là điều khiển đánh giá lại quá trình quản trị chiến lƣợc và triển

khai vận dụng chiến lƣợc.

Page 48: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

41

Nguồn:Tác phẩm The At of Sapanese Managet (1981)

Sơ đồ 1.7. Mô hình chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp Nhật Bản

Mô hình thực hiện chiến lƣợc thành công

Mô hình quản lý thành công, trƣớc tiên đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng mục

tiêu chiến lƣợc và các chính sách, biện pháp phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với

chiến lƣợc SXKD của doanh nghiệp mình, việc thực thi một chiến lƣợc yêu cầu phân

công vai trò trách nhiệm và các hoạt động chiến lƣợc khác nhau cho các nhà quản trị

và các bộ phận nhất định trong hệ thống công ty, cơ cấu tổ chức đƣợc xem là yếu tố

tạo nên thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố trên đòi hỏi một sự nhất quán và ăn

khớp với nhau, có nghĩa là việc triển khai phải đảm bảo các nội dung tạo ra sự khác

biệt với đối thủ. Cùng các hoạt động điều chỉnh, kiểm tra đánh giá việc thực hiện

chiến lƣợc SXKD.

Sứ mạng của công ty

Môi trƣờng bên ngoài

Hiện thực

Môi trƣờng bên trong

Mong đợi

Phân tích chiến lƣợc

Mục tiêu dài hạn Chiến lƣợc chung và tổng quát

Kế hoạch và mục tiêu

ngắn hạn

Chiến lƣợc

tác chiến Các chính sách

Thể chế hoá chiến lƣợc

Đánh giá và điều chỉnh chiến lƣợc

Page 49: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

42

Nguồn:Mô hình 7S của Mekiney

Sơ đồ 1.8. Mô hình thực hiện chiến lược thành công

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

1.4.1. Các yếu tố môi trường

MTKD đƣợc hiểu là tổng thể các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, các

yếu tố này vận động tƣơng tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động

SXKD của DN.

Các yếu tố của MTKD tác động đến hoạt động KD của DN theo các chiều

hƣớng và mức độ khác nhau nên khi hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch hoặc ra các

quyết định kinh doanh, các nhà quản trị không thể không chú ý nghiên cứu, phân tích

và dự báo MTKD. Có các cách phân loại MTKD phổ biến sau:

Thứ nhất, nếu căn cứ vào quy mô có thể phân tổng thể MTKD của DN thành môi

trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô;

Thứ hai, nếu căn cứ vào các lĩnh vực cụ thể có thể phân chia tổng thể MTKD

thành: các yếu tố kinh tế, các yếu tố chính trị - luật pháp, các yếu tố thuộc môi trƣờng

tự nhiên, các yếu tố văn hóa - xã hội, các yếu tố kỹ thuật – công nghệ;

Thứ ba, nếu căn cứ vào phạm vi sẽ phân chia thành môi trƣờng kinh doanh bên

ngoài và môi trƣờng bên trong DN.

Văn hoá

tổ chức

Hoạt động

hỗ trợ

Lãnh

đạo

Hệ thống

đãi ngộ

Cơ cấu

tổ chức

Mục tiêu

chiến lƣợc

Con

ngƣời

Page 50: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

43

Nguồn:

Nguồn:Chiến lược sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp (2003)Nxb Lao động xã hội

Sơ đồ 1.9. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Những đặc điểm cơ bản của MTKD

Các DN cần nhận biết rõ những đặc tính cơ bản của MTKD để có thể lƣờng

trƣớc và phản ứng đƣợc với sự biến động của chúng.

Một là, tính phức tạp của MTKD đƣợc đặc trƣng bởi một loạt các yếu tố có ảnh

hƣởng không ngừng đến sự nỗ lực của một tổ chức. Môi trƣờng càng phức tạp thì

càng khó đƣa ra quyết định hữu hiệu.

Hai là, tính biến động của môi trƣờng, bao hàm tính năng động hoặc mức độ

biến đổi trong điều kiện các môi trƣờng liên quan. Trong một môi trƣờng ổn định,

mức độ biến đổi có thể tƣơng đối thấp và có thể dự đoán đƣợc. Môi trƣờng biến động

đặc trƣng bởi những thay đổi diễn ra nhanh chóng và khó dự đoán trƣớc.

Tính phức tạp và tính biến động của môi trƣờng đặc biệt hệ trọng khi tiến hành

phân tích môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành vì cả hai yếu tố này đều là yếu tố

ngoại cảnh với DN. Doanh nghiệp cần thƣờng xuyên phân tích MTKD để chủ động

trong hoạt động SXKD mới có điều kiện đạt đƣợc thành công.

Ba là, các yếu tố của môi trƣờng luôn có tác động qua lại lẫn nhau tạo ra những

cơ hội, nguy cơ, mạnh – yếu trong kinh doanh của DN. Vì vậy, khi có sự tác động của

các yếu tố MTKD, DN phải xác định xem đâu là yếu tố môi trƣờng có khả năng ảnh

Các yếu tố

kinh tế vĩ mô

Môi trƣờng vĩ mô

Môi trƣờng ngành

DOANH

NGHIỆP

Các DN hiện có trong ngành

Khách hàng

SP thay thế

Ngƣời cung ứng

Ngƣời môi giới

Những ngƣời muốn gia nhập

Các yếu tố

kỹ thuật công nghệ

Các yếu tố

văn hoá-xã hội

Các yếu tố

chính trị - pháp luật

Page 51: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

44

hƣởng nghiêm trọng nhất và có tác động lan truyền nhanh nhất; từ đó, DN sẽ có

những phản ứng kịp thời lại với những biến đổi của môi trƣờng.

Một nhà quản trị phải nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tố của môi trƣờng để

có những chiến lƣợc và sách lƣợc quản trị cho đúng đắn, giúp cho DN giành thắng lợi

trên thƣơng trƣờng để tồn tại và phát triển bền vững.

Phân tích, nhìn nhận đúng MTKD, các DNVT không chỉ sẽ khai thác và sử

dụng tối đa các nguồn tài nguyên, tiềm năng, phát huy đƣợc sức mạnh tối đa của DN

mình để phát triển đi lên, mà còn có thể phân bổ các nguồn lực của mình vào các lĩnh

vực phù hợp, trong từng thời điểm một cách hợp lý.

Đánh giá đúng về MTKD, các DNVT có thể tăng sự liên kết nội bộ, sự gắn bó

các nhân viên, quản trị viên trong việc thực hiện các mục tiêu của DN mình; từ đó tạo

ra đƣợc sức mạnh nội bộ của từng DN. Bên cạnh đó, các DNVT có thể tăng sản

lƣợng, tăng NSLĐ và tăng hiệu quả kinh doanh, tránh đƣợc rủi ro, tăng khả năng

phòng ngừa và ngăn chặn khó khăn xảy ra đối với mỗi DN.

1.4.2. Nghiên cứu nội dung cơ bản của các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến

lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải

1.4.2.1. Chiến lược phát triển của ngành giao thông vận tải

Theo Bộ Giao thông vận tải (2014) [2] Chiến lƣợc phát triển GTVT Việt Nam

đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đƣợc xây dựng trên cơ sở các Nghị quyết của

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa VIII, khóa IX và khóa X và các chủ

trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về chiến lƣợc phát triển KT - XH toàn quốc và

chiến lƣợc phát triển của các ngành liên quan; hiện trạng KT - XH và GTVT của Việt

Nam và các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Chiến lƣợc đƣợc Thủ tƣớng Chính

phủ phê duyệt tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004. Sau

một thời gian thực hiện đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, song đồng thời cũng

xuất hiện những hạn chế bất cập cản trở sự phát triển hạ tầng giao thông nhƣ: hệ thống

quốc lộ chƣa đƣợc kết nối thông suốt, còn nhiều tuyến quốc lộ chƣa đƣợc đầu tƣ nâng

cấp, đã xuất hiện nhiều nút thắt trên các tuyến giao thông huyết mạch; hệ thống đƣờng

sắt vẫn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực hạn chế, không đảm

bảo an toàn khi chạy tàu; các cảng biển tại các vùng kinh tế trọng điểm đã và đang quá

tải, xuất hiện tình trạng ùn ứ hàng hóa do khối lƣợng hàng hóa tăng rất nhiều so với dự

báo; một số cảng hàng không quốc tế đang hoặc sẽ quá tải trong tƣơng lai gần; giao

Page 52: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

45

thông đô thị còn nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn thƣờng xuyên

xảy ra. Sự kết nối giữa các phƣơng thức vận tải chƣa thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt

giữa đƣờng bộ và cảng biển, đƣờng bộ và cảng hàng không. Những tồn tại yếu kém

trên góp phần làm cho chất lƣợng vận tải và DVVT chƣa cao, chi phí chƣa hợp lý, đã

ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở tốc độ phát triển KT - XH

đất nƣớc.

Để giải quyết tình trạng nêu trên đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của đất

nƣớc với tốc độ cao hơn, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép điều chỉnh Chiến lƣợc phát

triển GTVT và đƣợc ban hành tại Quyết định 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm

2009 (Chiến lƣợc 35). Tại thời điểm lập Chiến lƣợc 35, Việt Nam đã đạt đƣợc những

thành tựu đáng khích lệ, tăng trƣởng kinh tế đạt tốc độ cao và kéo dài (giai đoạn

1991-2009, tốc độ tăng GDP bình quân 7,5%/năm) và nền kinh tế tiếp tục đƣợc dự

báo có tốc độ tăng trƣởng cao (GDP bình quân 8-8,5%/năm), nên dự kiến có những

điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành GTVT trong đó có đầu tƣ phát triển kết cấu

hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, Chiến lƣợc 35 đã đề ra

các dự báo và mục tiêu phấn đấu khá cao nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng kinh tế.

Tuy nhiên, sau khi ban hành Chiến lƣợc 35, Việt Nam lại rơi vào khủng hoảng, suy

thoái kinh tế, làm xuất hiện những bất cập trong việc triển khai thực hiện Chiến lƣợc

35. Để giải quyết tình trạng nêu trên, ngày 25-2-2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 355/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh Chiến lƣợc phát triển

GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Điều chỉnh Chiến

lƣợc).

Những nội dung chủ yếu đƣợc đề nghị điều chỉnh, bổ sung bao gồm một số

quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 và một số giải pháp chính sách phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu

để điều chỉnh bổ sung, cơ quan soạn thảo đã tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng

phát triển GTVT giai đoạn từ năm 2001 tới nay, định hƣớng phát triển KT - XH giai

đoạn 2011-2020, các Nghị quyết của Đảng, chính phủ, đồng thời cập nhật các nội

dung có liên quan từ các dự án quy hoạch mới đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt,

các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung. Vì vậy, nội dung đề

nghị điều chỉnh, bổ sung vừa có cơ sở khoa học, vừa có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính

tổng thể, tầm bao quát của một chiến lƣợc, là cơ sở quan trọng cho việc triển khai

Page 53: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

46

điều chỉnh các quy hoạch phát triển thuộc ngành GTVT.

Điều chỉnh chiến lƣợc về cơ bản bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:

- Quan điểm phát triển.

- Mục tiêu phát triển.

+ Về vận tải;

+ Về phát triển kết cấu hạ tầng – giao thông;

+ Về phát triển giao thông vận tải đô thị;

+ Về phát triển giao thông nông thôn;

+ Về phát triển công nghiệp GTVT.

Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT là bức tranh tổng thể về GTVT trong

tƣơng lai thể hiện sự phát triển hoàn chỉnh của mạng lƣới GTVT. Đó là một mạng

lƣới thống nhất, cân đối, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng, công nghiệp và vận tải, coi

trọng công tác bảo trì đƣa công nghệ tiên tiến, nâng cao NSLĐ đảm bảo hiệu quả, bền

vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; có sự liên hoàn, liên kết giữa

các phƣơng thức vận tải; tạo ra một mạng lƣới giao thông đồng bộ, hiệu quả, thuận

tiện trên cả nƣớc từ thành thị đến nông thôn. Mạng lƣới giao thông đảm bảo các tiêu

chuẩn hội nhập quốc tế, liên thông với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Tóm lại,

đến năm 2020, hệ thống GTVT Việt Nam cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về vận tải

của xã hội, đảm bảo chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế

tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Hình thành đƣợc

một hệ thống GTVT hợp lý giữa các phƣơng thức vận tải, phát triển một cách đồng

bộ, từng bƣớc tiến tới hiện đại nhằm góp phần đƣa Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc

công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.

Phát triển hợp lý các phƣơng thức vận tải trên các hành lang vận tải. Đối với

các hành lang vận tải chủ yếu (từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các cửa

ngõ, các đầu mối vận tải...), ngoài đƣờng bộ phải phát triển đƣờng sắt và các

phƣơng thức khác.

xƣơng ; h ; h ; h

h .

Tỷ lệ đảm nhận giữa các phƣơng thức vận tải đến năm 2020 nhƣ sau:

Tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách, trong đó

đƣờng bộ đảm nhận 86-90%; đƣờng sắt 1-2%; đƣờng thủy nội địa 4,5-7,5% và hàng

Page 54: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

47

không 1-1,7%. Tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó

đƣờng bộ đảm nhận 65-70%; đƣờng sắt 1-3%; đƣờng thủy nội địa 17-20%; đƣờng

biển 9-14% và hàng không 0,1-0,2%.

Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT chủ trƣơng phát triển PTVT phù hợp

với kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tƣợng hành

khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trƣờng. Ƣu tiên đầu tƣ, hoàn

thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tƣ xây dựng

trƣớc một số đoạn đƣờng bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có

xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu

tƣ nối thông tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn

đầu tƣ những đoạn có nhu cầu trên tuyến đƣờng bộ ven biển gắn với đê biển.

Tập trung đầu tƣ xây dựng trƣớc một số đoạn đƣờng bộ cao tốc trên tuyến Bắc-

Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn

tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tƣ nối thông tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và nâng cấp

đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tƣ những đoạn có nhu cầu trên tuyến đƣờng bộ

ven biển gắn với đê biển. Ƣu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đƣờng sắt Bắc-Nam

hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phƣơng án khả thi để có kế hoạch đầu tƣ xây dựng

phù hợp đƣờng sắt tốc độ cao.

Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực

với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đƣờng bộ cao tốc Bắc-

Nam, các tuyến đƣờng bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt

Nam- Trung Quốc, các tuyến hƣớng tâm và vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Hoàn

thành nâng cấp, đƣa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp

các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc.

Trên cơ sở Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT của toàn ngành, các DNVT

hàng hóa, hành khách xây dựng cho mình một chiến lƣợc SXKD đúng đắn, phù hợp

với tình hình thực tế sản xuất của DN; đồng thời, phù hợp với xu thế phát triển chung

của toàn ngành và toàn xã hội.

1.4.2.2. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải

Theo Bộ Giao thông vận tải (2014)[3] Chiến lƣợc phát triển DVVT đến năm

2020, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số: 318/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 3 năm 2014 (gọi tắt là Chiến lƣợc phát triển DVVT).

Page 55: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

48

Chiến lƣợc phát triển DVVT đƣợc hoạch định phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT -

XH, Chiến lƣợc tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, Chiến lƣợc phát

triển GTVT và quy hoạch phát triển của các ngành có liên quan.

Quan điểm phát triển của Chiến lƣợc phát triển DVVT là nhằm hoàn thiện thể

chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về DVVT, tạo lập MTKD thuận lợi, minh bạch,

phát triển hài hoà, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phƣơng thức

vận tải, phát triển DVVT hàng hóa, hành khách theo hƣớng hiện đại, phát triển hợp lý

về số lƣợng và chủng loại PTVT theo hƣớng hiện đại, tiện nghi, áp dụng mô hình

quản trị tiên tiến cho DNVT ở Việt Nam, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân

lực, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học.

Mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc phát triển DVVT là nhằm nâng cao chất

lƣợng DVVT, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi

trƣờng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu VTHH, hành khách và tăng khả năng cạnh

tranh của nền kinh tế, đƣa Việt Nam từng bƣớc trở thành trung tâm trung chuyển

hàng hóa và hành khách của khu vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến

lƣợc phát triển KT - XH và bảo đảm quốc phòng – an ninh.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, tái cơ cấu thị trƣờng vận tải nội địa theo

hƣớng giảm thị phần vận tải bằng đƣờng bộ, tăng thị phần vận tải bằng đƣờng sắt và

đƣờng thủy nội địa; tăng cƣờng an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận

tải, phấn đấu giảm 5-10% bình quân hàng năm về số ngƣời chết do tai nạn giao thông

có nguyên nhân từ kinh doanh vận tải. Cụ thể là tổng sản lƣợng vận tải toàn ngành

khoảng 1.300 tỷ tấn.km (tƣơng đƣơng 2,2 tỷ tấn hàng hoá), 340 tỷ hành khách.km

(tƣơng đƣơng 6,3 tỷ lƣợt khách) với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm sản

lƣợng VTHH giai đoạn 2013 - 2020 là 9,1%, hành khách là 10,7%. Tái cơ cấu thị

trƣờng vận tải nội địa, theo đó, thị phần VTHH tuyến cố định đƣờng bộ đến năm

2020 khoảng 54,4%; thị phần VTHK tuyến cố định đƣờng bộ đến năm 2020 khoảng

93,2% .

Chiến lƣợc phát triển DVVT đặt mục tiêu đến năm 2020, nâng cao chất lƣợng

DVVT hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp, tăng cƣờng an toàn giao thông

trong hoạt động kinh doanh vận tải, nâng cao tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ

môi trƣờng của PTVT, hiệu quả sử dụng năng lƣợng, tái cơ cấu lực lƣợng vận tải, đẩy

mạnh xã hội hoá đầu tƣ kinh doanh vận tải… Chiến lƣợc cũng nhấn mạnh việc tăng

Page 56: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

49

cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh

vực DVVT, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc và kinh doanh thƣơng mại, tạo

MTKD bình đẳng, công khai, minh bạch.

Định hƣớng phấn đấu đến năm 2030, tổng sản lƣợng vận tải khoảng 2.500 tỷ

tấn.km (tƣơng đƣơng 4,3 tỷ tấn hàng hoá), 667 tỷ hành khách.km (tƣơng đƣơng 14 tỷ

lƣợt khách), tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm về sản lƣợng VTHH giai đoạn

2021 - 2030 là 6,7%, hành khách là 8,2% [3]. Năng suất, chất lƣợng và hiệu quả dịch

vụ VTHK đạt mức tiên tiến trong khu vực. An toàn giao thông trong hoạt động kinh

doanh vận tải đƣợc bảo đảm ngày càng cao, phấn đấu giảm tỷ lệ số ngƣời tử vong do

tai nạn giao thông trên 10.000 phƣơng tiện kinh doanh vận tải về mức bằng hoặc thấp

hơn so với tỷ lệ chung trên cả nƣớc; hạn chế tối đa sự cố an toàn hàng không.

Về định hƣớng phát triển thị trƣờng vận tải, đẩy mạnh phát triển DVVT thu

gom hàng từ các trung tâm phân phối theo khu vực đến các điểm bán lẻ, vận tải cự ly

ngắn, khối lƣợng vận tải nhỏ đến trung bình; tăng cƣờng phát triển VTHK tuyến cố

định có cự ly ngắn và trung bình (dƣới 500km); tăng cƣờng phát triển vận tải đƣờng

bộ VTĐB kết nối các vùng nông thôn và đô thị; ƣu tiên đặc biệt đối với DVVT

đƣờng bộ đến các cụm dân cƣ biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chiến lƣợc đặt ra ƣu tiên phát triển DVVT đƣờng sắt và vận tải đƣờng thủy nội

địa; đẩy mạnh phát triển chuỗi SPVT và du lịch đƣờng biển, nâng cao năng lực tiếp

nhận tàu chở khách du lịch; đồng thời, tăng cƣờng khả năng kết nối thuận tiện đến

các điểm du lịch trên đất liền. Cùng với đó, khẩn trƣơng mở đƣờng bay và tăng

cƣờng năng lực VTHK và hàng hóa trên các đƣờng bay tầm xa đến châu Âu, Bắc Mỹ,

Mỹ Latinh và châu Phi; có chính sách thu hút các hãng hàng không mở đƣờng bay

tầm xa đến các cảng trung chuyển. Phát triển hợp lý VTHK công cộng tại các đô thị

lớn, nhanh chóng hoàn thiện mạng lƣới VTHK công cộng bằng xe buýt và xe buýt

nhanh tại các đô thị từ loại II trở lên.

Chiến lƣợc cũng nêu rõ hoàn thành tái cơ cấu DNVT Nhà nƣớc theo hƣớng đẩy

mạnh cổ phần hóa, giảm thiểu số lƣợng và tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc trong DNVT, trừ

trƣờng hợp tại các đơn vị kinh doanh vận tải đảm bảo quốc phòng, an ninh, và an sinh

xã hội; tách biệt kinh doanh kết cấu hạ tầng đƣờng sắt với kinh doanh vận tải thành

các DN độc lập, khẩn trƣơng cổ phần hoá các DNVT và cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận

tải đƣờng sắt.

Page 57: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

50

1.4.2.3. Yếu tố kinh tế quốc tế

- Sự tăng trƣởng toàn cầu đang giảm tốc do tác động của cuộc khủng hoảng tài

chính. Sự tăng trƣởng này suy giảm phần lớn ở các nƣớc có nền kinh tế tiên tiến, đặc

biệt là Mỹ. Bên cạnh đó, sự tăng trƣởng kinh tế ở khu vực Tây Âu cũng chậm lại.

Tuy vậy, trên thế giới vẫn có nƣớc chịu tác động ít bởi sự biến động của thị trƣờng tài

chính và tiếp tục tăng trƣởng với nhịp độ phát triển nhanh là Trung Quốc, Nhật Bản

và Ấn Độ.

- Tỷ lệ lạm phát tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, xuất phát từ sự gia tăng mạnh

của giá lƣơng thực thực phẩm và năng lƣợng. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy

hoạt động xuất khẩu, đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài và đầu tƣ trong nƣớc tại các quốc

gia xuất khẩu hàng hóa truyền thống.

- Thị trƣờng hàng hóa truyền thống tiếp tục tăng trƣởng mạnh mặc dù hoạt động

kinh tế toàn cầu đang có xu hƣớng giảm. Những năm gần đây, cầu về các hàng hóa

truyền thống có xu hƣớng tăng, đây là động lực thúc đẩy giá cả các mặt hàng này

tăng cao.

- Thị trƣờng tài chính cũng có những biến động mạnh mẽ, đó là sự suy giảm của

đồng đô la Mỹ và sự lên giá của đồng Euro, Yên, Đô la Canada cũng làm ảnh hƣởng

tới tính thanh khoản của tiền tệ.

- Sự giảm bớt hàng rào thƣơng mại là động lực chính thúc đẩy mạnh mẽ các

hoạt động của nền kinh tế toàn cầu thời gian gần đây.

Tóm lại, tất cả các yếu tố trên đều ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt

Nam - một nƣớc có nền kinh tế đang phát triển.

1.4.2.4. Yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Kỹ thuật – công nghệ tác động trực tiếp đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào,

năng suất, chất lƣợng, giá thành,… nên là yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng

cạnh tranh của mọi DN.

Trong môi trƣờng KTQD, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng đóng vai trò ngày

càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh và hiệu quả

kinh doanh của từng DN.

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi

lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của

mọi DN có liên quan. Trên thực tế, các kỹ thuật – công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các

Page 58: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

51

cơ hội cũng nhƣ nguy cơ đối với các DN; điển hình là sự xuất hiện của điện tử, viễn

thông, công nghệ tin học, tự động hóa trong xếp dỡ hàng hóa… đã có tác động rất lớn

đến quá trình kinh doanh của nhiều DN. Chính vì điều này mà hơn bao giờ hết DN

phải quan tâm đến các chính sách về khoa học và công nghệ phục vụ cho việc nghiên

cứu và phát triển. Những cơ hội và thách thức từ tiến bộ khoa học công nghệ có thể

là:

Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cƣờng ƣu thế cạnh tranh của

các sản phẩm thay thế, thách thức các sản phẩm truyền thống. Công nghệ - kỹ thuật

mới có thể tạo điều kiện để sản xuất ra sản phẩm rẻ hơn với chất lƣợng cao hơn, làm

tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các DNVT hàng hóa, việc đầu tƣ mua sắm phƣơng

tiện, máy móc, thiết bị xếp dỡ, trang thiết bị phục vụ việc cơ giới hóa… sẽ làm rút

ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí xếp dỡ, nâng cao chất lƣợng vận tải và nâng

cao đƣợc tính cạnh tranh trên thị trƣờng vận tải.

Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo

áp lực đòi hỏi các DN phải đổi mới công nghệ để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của

mình, làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao trong quá trình sản xuất.

Công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân mới và làm tăng thêm áp lực

đe dọa các DN hiện hữu trong ngành.

1.4.2.5. Yếu tố kinh tế vĩ mô

Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và suy thoái kinh tế toàn cầu có ảnh hƣởng

đến nền kinh tế của nhiều nƣớc tài trợ cho Việt Nam, ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn

vốn đầu tƣ, viện trợ cam kết dành cho Việt Nam từ nƣớc ngoài.

Tại Mỹ và Châu Âu khủng hoảng bắt đầu từ ngành tài chính rồi mới lan sang

toàn bộ nền kinh tế. Còn ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngƣợc lại.

Khủng hoảng đầu tiên ảnh hƣởng tới các ngành kinh tế sau đó từ khó khăn của các

ngành kinh tế mới tạo ra khó khăn cho ngành tài chính. Hiện nay, Việt Nam đang gặp

phải những bất lợi khi vẫn cần nhận lƣợng vốn đầu tƣ lớn trực tiếp từ nƣớc ngoài.

Việt Nam gia nhập WTO giúp cải thiện MTKD và tạo cơ hội mời gọi dòng vốn

ODA và FDI. Điều này giúp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu

những mặt hàng có thế mạnh.

Hiện nay, với tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế đạt 5,5%, có thể nói Việt Nam đang

thành công trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong việc kiềm chế và

Page 59: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

52

làm giảm lạm phát mặc dù sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến giá dầu, giá mặt hàng

tiêu dùng giảm thấp (CPI năm 2013 chỉ đạt 6,04%). Điều này cho phép các nhà xây

dựng chiến lƣợc lạc quan trong những năm tiếp theo.

1.4.2.6. Yếu tố luật pháp và quản lý Nhà nước về kinh tế

Việc tạo ra MTKD lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật

pháp và quản lý Nhà nƣớc về kinh tế. Một hệ thống luật pháp có chất lƣợng là điều

kiện tốt đảm bảo MTKD bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi DN có cơ hội cạnh tranh

lành mạnh. Sự ổn định về chính trị có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển

đối với các DN nói chung và DNVT nói riêng. Ngoài ra, nó còn tạo tâm lý an toàn

đối với các nhà đầu tƣ, DN và khách hàng.

Quản lý Nhà nƣớc về kinh tế là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh

doanh của từng DN. Việc tạo ra MTKD lành mạnh đã làm cho các cơ quan quản lý

Nhà nƣớc thực hiện tốt chức năng và quyền hạn của mình, đƣa ra những biện pháp

kịp thời tạo động lực thúc đẩy quá trình kinh doanh của các DN phát triển.

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và kinh doanh vận tải, chính sách điều hành

kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của DN. Cụ thể: chính

sách thuế, chính sách tiền tệ và chính sách điều hành giá xăng dầu trong nƣớc. Đối

với kinh doanh vận tải, xăng dầu ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh liên

quan đến chi phí vận tải. Từ năm 2009 đến nay, Chính phủ luôn đƣa ra chính sách để

quản lý giá xăng dầu phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, thị trƣờng kinh doanh

xăng dầu ở Việt Nam chƣa theo cơ chế thị trƣờng hoàn toàn do sự cạnh tranh chƣa

hoàn chỉnh, giá bán xăng vẫn do một số DN lớn chi phối và ngƣời tiêu dùng vẫn chƣa

có quyền lựa chọn sản phẩm theo ý mình. Mặt khác, trong những năm gần đây, giá

xăng trên thế giới biến động liên tục làm hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động

kinh doanh vận tải nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng thời, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên làm tăng

chi phí và giá cƣớc vận tải, dẫn đến sụt giảm nhu cầu và hiệu quả kinh doanh của

DNVT. Một số ít DNVT buộc phải giải thể hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh

doanh khác do không vƣợt qua đƣợc giai đoạn này.

Theo quy định của Bộ GTVT, giá cƣớc VTHK đƣợc hiệp thƣơng theo các khu

vực thông qua hội nghị hiệp thƣơng giữa các DNVT, trong khi các DNVT phải chấp

nhận giá cƣớc theo thị trƣờng. Cho nên, gặp khó khăn trong vấn đề hoạch định chính

Page 60: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

53

giá cƣớc vận tải.

Tình hình chính trị Việt Nam tƣơng đối thuận lợi để các DN kinh doanh. Đảng

và Nhà nƣớc đã xác định rõ con đƣờng để phát triển kinh tế là tiến hành công nghiệp

hóa và hiện đại hóa. Nhà nƣớc đã tạo ra môi trƣờng kinh tế tƣơng đối ổn định để phát

triển đất nƣớc.

Cụ thể quy định đối với Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật DN, các nghị định, văn

bản đƣợc Nhà nƣớc ban hành nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển,

trong đó có ngành vận tải.

Nhờ việc Nhà nƣớc đƣa ra những chính sách đầu tƣ, chính sách phát triển kinh tế

tạo điều kiện cho DN và ngành vận tải, nên đã phá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát

triển kinh tế của từng vùng, từng ngành, từng khu vực, ảnh hƣởng tích cực tới các DN.

1.4.2.7. Yếu tố văn hóa – xã hội

Yếu tố này có ảnh hƣởng một cách chậm chạp, song lại rất sâu sắc tới hoạt động

kinh doanh của các DN. Ví dụ các vấn đề về phong tục, tập quán, lối sống, trình độ

dân trí, tín ngƣỡng, tôn giáo,… có ảnh hƣởng rất lớn tới lƣợng cầu của nền kinh tế thị

trƣờng.

Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp tới việc hình thành môi trƣờng văn hóa

DN, văn hóa nhóm cũng nhƣ thái độ và hành vi ứng xử của các nhà quản trị, các nhân

viên khi tiếp xúc với khách hàng. Điều này cực kỳ quan trọng đối với các doanh

nghiệp VTHK vì hầu hết họ phải thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng.

1.4.2.8. Yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai

thác, các điều kiện về địa lý nhƣ: địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở mỗi khu vực

cũng nhƣ toàn đất nƣớc.

Việt Nam là đất nƣớc chịu nhiều ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết, khí hậu.

Điều này làm cho quá trình sản xuất vận tải gặp nhiều khó khăn, làm tăng chi phí bảo

dƣỡng sửa chữa, làm giảm doanh thu của DN.

Ngoài ra, việc phân bố về địa lý cũng làm tăng nhu cầu trao đổi về hàng hóa

giữa các khu vực, vùng miền trên toàn quốc. Đây chính là cơ hội đối với các doanh

nghiệp VTHK.

Page 61: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

54

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 Luận án đã khái quát hóa một số vấn đề lý luận và phƣơng pháp xây

dựng chiến lƣợc doanh nghiệp, trình bày tổng quan về DNVT, chỉ ra tính chất của

hoạt động vận tải, đặc điểm chủ yếu và các nguồn lực của DNVT. Là một hoạt động

kinh doanh có nhiều khác biệt, đặc điểm riêng, nguồn lực của DNVT bao gồm nguồn

lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Mỗi loại nguồn lực có giá trị, vị trí khác nhau,

tổng hòa của chúng làm nên nguồn lực tổng thể của DNVT.

Đồng thời phân tích, làm rõ khái niệm và tầm quan trọng của chiến lƣợc SXKD

cũng nhƣ ảnh hƣởng của MTKD đến hoạt động xây dựng chiến lƣợc SXKD. Bên

cạnh đó, làm sáng tỏ trình tự xây dựng chiến lƣợc SXKD trong DN, thể hiện qua các

quy trình tổng quát xây dựng chiến lƣợc theo nhiều bƣớc hoặc theo giai đoạn. Trên cơ

sở những nội dung lý luận đã phân tích, luận án phân tích một số mô hình lựa chọn

chiến lƣợc phát triển DN trên thế giới, trong nƣớc nhƣ Ma trận SWOT, ma trận BCG,

Mc Kinsey, ma trận A.D.Little… Dù có tiếp cận theo hƣớng nào thì bản chất của

chiến lƣợc SXKD là chỉ ra đƣợc tầm nhìn trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Chiến

lƣợc SXKD xác định mục tiêu dài hạn, phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức/

công ty và cách thức để đạt đƣợc những mục tiêu một cách tốt nhất, phát huy đƣợc

điểm mạnh, hạn chế khắc phục điểm yếu vƣợt qua mọi nguy cơ thách thức đáp ứng

thực tiễn môi trƣờng. Chiến lƣợc chỉ đƣợc xây dựng khi doanh nghiệp xác định rõ hệ

thống mục tiêu, từ đó mới hình thành các phƣơng án khác nhau.

Page 62: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

55

Chƣơng 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ

DOANH NGHIỆP VẬN TẢI NÓI RIÊNG

2.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những năm qua

2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới

Những năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp: xung đột quân

sự và nội chiến tại một số nƣớc; Thiên tai nhƣ sóng thần, lũ lụt, hạn hán xảy ra ở

nhiều nơi; Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo của các chuyên gia;

Nhiều nƣớc công nghiệp phát triển điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất

trong nƣớc... Những điều này ảnh hƣởng tới kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt

Nam nói riêng.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011 – 2013

Đơn vị tính: %

Quốc gia Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mỹ 1,8 2,3 2,0

Nhật Bản -,06 2,0 1,2

Khu vực EURO 1,4 -0,4 -0,2

Trung Quốc 9,3 7,8 7,7

Ấn Độ 7,9 4,5 5,9

Liên bang Nga 4,3 3,6 3,7

Việt Nam 6,24 5,25 5,42

Thế giới 3,9 3,2 3,5

(Nguồn IMF 2013)

Trên cơ sở khả năng phục hồi kinh tế, dự báo tăng trƣởng GDP và lạm phát của

một số quốc gia và của thế giới đƣợc thống kê trong bảng 2.2.

Ngày nay, xu thế phát triển kinh tế thế giới là toàn cầu hóa và khu vực hóa. Điều

này thể hiện tính quốc tế trong phân công lao động, tính thống nhất và phụ thuộc lẫn

nhau trong kinh doanh ngày càng tăng. Việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do

nhƣ: EU, NAFTA, AFTA… tăng cƣờng hợp tác khu vực cũng có ý nghĩa là đẩy

nhanh quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế các nƣớc. Khủng hoảng kinh tế

dễ dàng ảnh hƣởng đến các nƣớc khác nhau theo quy tắc làn sóng lan.

Page 63: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

56

Bảng 2.2. Dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát theo CPI

Quốc gia Tăng trƣởng GDP (%) Lạm phát (theo CPI: %)

2014 2016 2018 2020 2014 2016 2018 2020

Mỹ 1,9 1,4 2,7 2,7 4,4 2,6 2,0 2,0

Nhật Bản 1,4 0,8 1,5 1,2 1,7 1,4 0,5 2,3

Khu vực Euro 1,4 0,7 1,5 2,0 3,6 2,3 1,8 1,8

Châu Á-TBD 9,3 7,1 5,8 6,6 7,6 5,8 4,1 3,9

Trung Quốc 10,4 9,3 7,9 8,0 7,2 5,7 4,0 4,0

Hàn Quốc 4,0 3,7 4,8 4,8 5,0 3,8 2,8 2,5

Lào 8,5 8,0 8,2 7,5 6,2 3,2 2,6 2,5

Indonesia 6,2 6,5 6,1 6,6 10,2 8,5 5,9 5,7

Malaysia 7,2 5,1 5,1 5,1 5,7 4,8 2,6 2,5

Philipines 7,6 3,9 6,0 6,4 11,0 10,8 4,5 5,0

Thái lan 7,8 0,1 4,7 4,5 9,1 11,0 6,2 4,0

Việt Nam 5,8 5,9 5,2 5,7 25,4 14,8 9,0 7,0

(Nguồn: Dự báo của City Group - năm 2012)

2.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, những cải cách mạnh mẽ về thể chế và

kinh tế trong gần 30 năm qua đã đem lại cho Việt Nam những thành tựu đáng trân

trọng. Môi trƣờng kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam có tính cạnh tranh cao và năng động

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, với nhiều hình thức sở hữu, trong đó

kinh tế Nhà nƣớc và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế.

Kinh tế Việt Nam có những bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc nhƣng quy mô còn nhỏ bé so

với nhiều nƣớc trong khu vực.

Sau khi gia nhập WTO (tháng 1 năm 2007) và ký kết Hiệp định thƣơng mại tự

do FTA, đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế

giới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, theo công bố của Tổng cục thống kê năm 2009: 5,3%

năm; năm 2010: 6,5% năm; năm 2011: 5,89%; năm 2012: 5,03%; năm 2013: 5,42%.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cả nƣớc tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trƣởng nhƣ vậy là hợp lý.

Tuy nhiên việc gia nhập WTO, ASEAN, APEC... đã bộc lộ nhiều hạn chế mang

tính cơ cấu hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, đó là năng lực thể chế, chất lƣợng

Page 64: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

57

nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng...., chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế còn thấp, chủ yếu

dựa vào đầu tƣ, đầu tƣ nƣớc ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao; kinh tế phát triển theo

chiều rộng là chủ yếu; nhiều sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ...còn phụ thuộc

bên ngoài. Vai trò “tự chủ" trong nhiều lĩnh vực còn yếu kém. Năng lực cạnh tranh

quốc gia, DN, hàng hoá còn thấp... . Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong

điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã

hội, cải thiện môi trƣờng sống và bảo đảm quốc phòng – an ninh ngày càng cao trong

khi nguồn lực còn hạn hẹp. Những vấn đề nêu trên đều thể hiện cấu trúc nền kinh tế

của Việt Nam chƣa đạt tới độ hợp lý, hoàn thiện và tiên tiến. Vì vậy, cần nghiên cứu

một cách nghiêm túc, khoa học để có sự đổi mới cần thiết.

Nhìn chung, cùng với việc xây dựng các luật, các thể chế thị trƣờng ở Việt Nam

đã từng bƣớc đƣợc hình thành, và đang trong giai đoạn cơ chế cũ tập trung bao cấp

dần đƣợc xóa bỏ, tạo đƣợc môi trƣờng kinh tế thị trƣờng có tính cạnh tranh và năng

động. Thế nhƣng đây mới chỉ là thời kỳ trải nghiệm những thách thức quan trọng

nhất của cơ chế thị trƣờng và toàn cầu hóa vẫn ở phía trƣớc. Việt Nam tham gia đầy

đủ các định chế kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ những

biến động của kinh tế thế giới. Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc xây dựng một chiến lƣợc

SXKD có ý nghĩa rất lớn đối với DN.

2.2. Tình hình phát triển vận tải đƣờng bộ

2.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động vận tải đường bộ

Tham gia vào vận chuyển hành khách hiện nay bao gồm vận tải đƣờng bộ

(VTĐB), vận tải đƣờng hàng không, vận tải đƣờng sắt và vận tải thủy nội địa. Trong

đó, VTHK bằng đƣờng bộ chiếm tỷ trọng lớn cả về sản lƣợng vận chuyển và sản

lƣợng luân chuyển với tốc độ tăng trƣởng cao (trung bình khoảng 11%) và đƣợc thể

hiện trong bảng 2.3.

Ngoài chiếm tỷ trọng lớn về sản lƣợng vận chuyển và sản lƣợng luân chuyển,

VTHK đƣờng bộ có tốc độ tăng trƣởng cao hơn mức tăng trƣởng của toàn ngành vận

tải và tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Điều này tạo ra những điều kiện

thuận lợi cho các DNVT đƣờng bộ.

Page 65: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

58

Bảng 2.3. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách đường bộ

Năm

Sản lượng vận chuyển

(Triệu HK)

Sản lượng luân chuyển

(Triệu HK.Km)

Toàn

ngành

Đƣờng bộ Toàn

ngành

Đƣờng bộ

Khối

lƣợng

Tỷ trọng

(%)

Khối

lƣợng

Tỷ trọng

(%)

2000 755 620 82,12 32.468 22.376 68,92

2001 813 677 83,27 35.624 23.395 65,67

2002 870 727 83,56 39.354 25.598 65,05

2003 1.068 931 87,17 44.379 30.459 68,63

2004 1.195 1.041 87,11 51.167 34.266 66,97

2005 1.350 1.173 86,89 57.696 38.602 66,91

2006 1.494 1.332 89,16 63.909 43.569 68,17

2007 1.638 1.473 89,93 71.865 49.372 68,70

2008 1.794 1.629 90,80 78.180 54.221 69,35

2009 2.017 1.844 91,42 85.203 61.509 72,19

2010 2.315 2.132 92,10 97.932 69.197 70,66

2011 2.476 2.307 93,17 108.709 78.013 71,76

2012 2.677 2.504 93,54 116.044 84.982 73,23

2013 2.844 2.670 93,88 124.483 90.220 72,48

Tốc độ

tăng trƣởng

10,74% 11,89% 10,89% 11,32%

(Nguồn: Niên giám thông kê 2013 và tính toán của NCS)

Đối với vận tải hàng hóa liên tỉnh

Vận tải hàng hóa bằng ô tô có chi phí vận tải cao hơn hẳn, tuy nhiên vận tải ô tô

có tính cơ động cao, vận chuyển từ cửa đến cửa, không qua trung chuyển, vì vậy tốc

độ đƣa hàng cao hơn vận tải đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng biển. Đối với những hàng

hóa có giá trị cao, vận tải ô tô có ƣu thế cạnh tranh hơn, trong tƣơng lai mạng đƣờng

cao tốc sẽ phát triển kết nối nhiều thành phố, vận tải ô tô trên đƣờng cao tốc có ƣu thế

cạnh tranh trong vận chuyển hàng có giá trị cao và hàng hóa tiêu dùng dân sinh rất

cần đƣa nhanh ra thị trƣờng tiêu thụ.

Page 66: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

59

Bảng 2.4. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng vận tải hàng hoá đường bộ

Năm

Sản lượng vận chuyển

(Nghìn tấn)

Sản lượng luân chuyển

(Triệu Tấn.Km)

Toàn

ngành

Đƣờng bộ Toàn

ngành

Đƣờng bộ

Khối

lƣợng

Tỷ trọng

(%)

Khối

lƣợng

Tỷ trọng

(%)

2000 223.823,0 144.571,8 64,59 55.629,7 7.969,9 14,33

2001 252.146,0 164.013,7 65,05 63.164,4 9.184,9 14,54

2002 292.869,2 192.322,0 65,67 69.417,9 10.667,6 15,37

2003 347.232,7 225.296,7 64,88 80.029,5 12.338,0 15,42

2004 403.002,2 264.761,6 65,70 90.504,8 14.938,8 16,51

2005 460.146,3 298.051,3 64,77 100.728,3 17.668,3 17,54

2006 513.575,1 338.623,3 65,93 113.550,0 20.537,1 18,09

2007 596.800,9 403.361,8 67,59 134.883,0 24.646,9 18,27

2008 653.235,3 455.898,4 69,79 172.859,1 27.968,0 16,18

2009 715.522,4 513.629,9 71,78 199.070,2 31.587,2 15,87

2010 800.886,0 587.014,2 73,30 217.767,1 36.179,0 16,61

2011 893.226,6 663.913,1 74,33 216.129,5 40.130,1 18,57

2012 961.128,4 215.735,8 43.468,5 20,15

2013 219.497,3 46.790,7 21,32

Tốc độ tăng

trƣởng 11,1% 14,6%

(Nguồn: Niên giám thông kê 2013 và tính toán của NCS)

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam chƣa thực sự có sản xuất quy mô lớn nên luồng

hàng nhỏ lẻ là chủ yếu, phù hợp với vận tải ô tô, chính vì vậy hiện nay có những hàng

hóa giá trị thấp vẫn vận chuyển bằng ô tô mặc dù không kinh tế. Trong tƣơng lai, đến

năm 2020 kinh tế Việt Nam cơ bản thực hiện đƣợc công nghiệp hóa - hiện đại hóa

(CNH – HĐH), sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, các nhà phân phối lớn trên thế giới

cũng tham gia thị trƣờng Việt Nam buộc các nhà phân phối Việt Nam phải thay đổi

để tồn tại, sẽ hình thành các luồng hàng lớn làm giảm khả năng cạnh tranh của vận tải

ô tô, nhất là đối với các hàng hóa có giá trị thấp, có thể dự trữ trong kho, bãi.

Page 67: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

60

Đối với vận tải hành khách liên tỉnh

Nhƣ đã trình bày ở trên, giá trị thời gian của hành khách ngày càng cao cùng với

tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc, hành khách luôn có xu hƣớng rút ngắn thời gian đi lại.

Với sự phát triển mạng đƣờng cao tốc trong tƣơng lai kết nối nhiều đô thị lớn với

nhau với khả năng vận chuyển nhanh, chi phí rẻ, vận tải ô tô trên đƣờng cao tốc có ƣu

thế cạnh tranh rất cao so với các phƣơng thức vận tải khác. Tuy nhiên vận tải ô tô có

tính an toàn kém hơn các phƣơng thức vận tải khác, nhƣng thói quen của hành khách

ít quan tâm vấn đề này.

Vận tốc lữ hành đối với vận tải hành khách là 45 km/h. Chi phí vận tải hành

khách là 1.334,5 đ/HK.km .

2.2.2. Thực trạng luồng vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ

Theo số liệu tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố, cả nƣớc hiện có 5.266 tuyến VTHK

cố định liên tỉnh đƣợc báo cáo đang có đơn vị khai thác (Từ bến đến bến, chƣa tính

gộp 2 chiều). Cự ly tuyến bình quân là 435 km, trong đó phần lớn là các tuyến có cự

ly dƣới 300 km (khoảng 63,9%). Mạng lƣới tuyến đảm bảo kết nối tất cả các trung

tâm tỉnh, thị xã, thành phố và tới nhiều huyện.

Về cấu trúc: Mạng lƣới tuyến đƣờng có tuyến VTHK cố định gồm 1 trục Bắc

Nam và 2 mạng nan quạt ở 2 đầu Bắc, Nam.

- Trục Bắc - Nam: Từ Hà Nội đến TP.HCM có tính độc đạo, mức độ trùng

tuyến rất lớn (trên 90%).

- Mạng phía Bắc: chủ yếu hƣớng tâm về Hà Nội.

- Mạng phía Nam: chủ yếu hƣớng về TP.HCM.

- Mạng miền Trung - Tây Nguyên: Trục phụ Bắc - Nam kết hợp trục ngang.

Cấu trúc mạng lƣới tuyến VTHK liên tỉnh cho thấy rằng tất yếu sẽ phải có tỷ lệ

trùng tuyến rất lớn trên trục Bắc Nam.

Về phân bố tuyến:

Số lƣợng tuyến tập trung ở các đầu mối quốc gia nhƣ Hà Nội, TP. HCM, Hải

Phòng và một số đầu mối vùng nhƣ Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Thái

Bình, Thanh Hóa ở phía Bắc, Đắk Lắk, Bình Dƣơng, Bà Rịa Vũng Tàu ở phía Nam

(Từ trên 200 tuyến đến cao nhất là hơn 700 tuyến tại TP. Hồ Chí Minh).

Các khu vực có ít tuyến (Từ 1 đến dƣới 10 tuyến): Đông Bắc Bộ, Tây Nam Bộ

và nhiều tỉnh miền Trung.

Page 68: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

61

Nhƣ vậy có thể thấy, số lƣợng tuyến VTHK theo tuyến cố định chênh lệch theo

vùng phản ánh nhu cầu thực tế liên quan tới địa lý, phân bố dân cƣ, lịch sử di cƣ và

thực trạng lao động, việc làm.

Về cự ly tuyến:

Tuyến ở cự ly 151-300 km (phạm vi 3-5 tỉnh) chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 40%, tiếp

theo là tuyến ở cự ly ngắn dƣới 150 km (phạm vi 2-3 tỉnh). Tuyến dài trên 500 km có

tỷ lệ hơn 20%, tuyến dài trên 2000 km chỉ có 23 tuyến.

Bảng 2.5. Hiện trạng phân loại tuyến VTHK theo tuyến cố định theo cự ly

TT Cự ly tuyến VTLT Số tuyến Tỷ lệ (%)

1 Tuyến < 150 km (2 - 3 tỉnh) 1.295 24,59

2 Tuyến 151 - 300 km (3 - 5 tỉnh) 2.069 39,29

3 Tuyến 301 - 500 km (trong vùng) 807 15,32

4 Tuyến 501 - 1000 km (Bắc-Trung - Nam) 381 7,24

5 Tuyến >1000 km (Bắc - Nam) 714 13,56

Tổng cộng 5.266 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ các địa phương 2014

Về tính chất kết nối của tuyến:

- Tuyến từ Tỉnh đến Tỉnh: chiếm 34% tổng số tuyến; phần lớn ở cự ly 151- 300

km và dƣới 150 km; khá đều nhau ở các cự ly còn lại.

- Tuyến Huyện đến Tỉnh: chiếm 54% tổng số tuyến; đa số tuyến ở cự ly ngắn và

trung hình 151- 300 km; tuyến ở cự ly dài có tỷ lệ đáng kể.

- Tuyến Huyện đến Huyện: 12% tổng số tuyến; đa số ở cự ly dƣới 300 km

nhƣng vẫn có nhiều tuyến cự ly dài.

Hiện nay đang tồn tại trên 850 tuyến VTHK theo tuyến cố định (chiếm 16,1%)

đang hoạt động có bến đi - đến từ các bến xe chƣa đƣợc công bố dẫn đến khó khăn

trong công tác quản lý, chất lƣợng dịch vụ không đảm bảo. Ngoài ra, có 222 tuyến có

cự ly vận chuyển hơn 300 km có bến xe đi hoặc bến xe đến là bến xe loại 5 hoặc loại

6; có 23 tuyến có cự ly dài trên 2.000 km đi - đến bến xe huyện cần đánh giá lại hiệu

quả hoạt động, mức độ đảm bảo an toàn giao thông và sự chồng chéo tuyến.

Theo số liệu tổng hợp từ các địa phƣơng của Tổng cục Đƣờng bộ, ta có bảng

phân loại tuyến theo cự ly và tính chất điểm đầu – cuối nhƣ sau:

Page 69: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

62

Bảng 2.6. Phân loại tuyến theo cự ly và tính chất điểm đầu – cuối

Cự ly tuyến

BX Tỉnh

đến BX Tỉnh

BX Huyện

đến BX Tỉnh

BX Huyện

đến BX Huyện

Số tuyến Tỷ trọng Số tuyến Tỷ trọng Số tuyến Tỷ trọng

< 150 km 334 20 827 31 56 10

151-300 km 656 39 1009 37 278 48

301-500 km 283 17 364 14 110 19

501-1000 km 171 10 164 6 23 4

>1000 km 232 14 331 12 108 19

Cự ly bình quân 459 401 510

Cự ly ngắn nhất 18 30 20

Cự ly dài nhất 2.280 2.300 2.004

TỔNG 1.677 100,0 2.696 100,0 575 100,0

Tỷ trọng 34 54 12

Nhƣ vậy có thể thấy, số lƣợng tuyến Huyện đến Tỉnh hiện chiếm tỷ lệ lớn hơn

loại tuyến Tỉnh đến Tỉnh; tuyến Huyện đến Huyện cũng chiếm tỷ lệ đáng kể và có cự

ly bình quân dài nhất. Kết quả phân tích này cho thấy nhu cầu về chuyến đi 1 chặng

là khá lớn (không cần chuyển tiếp theo dạng đi từ Tỉnh đến Tỉnh và tiếp tục từ Tỉnh

về Huyện).

2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất vận tải đường bộ

Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ nƣớc ta đƣợc phân bố khắp cả nƣớc với tổng số

258.200 km. Sự phân bố đƣờng tại các tỉnh, huyện hay đô thị… tƣơng đối hợp lý theo

các loại đƣờng khác nhau (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Phân loại đường bộ Việt Nam

(km) (%)

, CT229 18.744 7,26

Đƣờng tỉnh 23.520 9,11

Đƣờng huyện 49.823 19,30

Đƣờng xã 151.187 58,55

Đƣờng đô thị 8.492 3,29

Đƣờng chuyên dùng 6.434 2,49

Nguồn: “Điều chỉnh QH phát triển GTVTĐBVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”

Page 70: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

63

Mật độ đƣờng bộ bình quân theo diện tích của Việt Nam tƣơng đối cao so với

các nƣớc đang phát triển nhƣng thấp so với các nƣớc phát triển. Sự so sánh này còn

thể hiện tỷ lệ dân số tham gia giao thông đƣờng bộ giữa các quốc gia.

Bảng 2.8. So sánh mật độ đường bộ của một số quốc gia

TT Quốc gia Mật độ đường theo diện tích

(km/km2)

Mật độ đường theo dân số

(km/1.000 người)

1 Việt Nam 0,78 2,94

2 Philippin 0,73 2,26

3 Thái Lan 0,35 2,58

4 Singapore 4,80 0,63

5 Nhật Bản 3,21 9,48

Nguồn: “Điều chỉnh QH phát triển GTVTĐBVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”

Tuy nhiên, về chất lƣợng thì mạng lƣới đƣờng bộ Việt Nam kém xa so với các

nƣớc phát triển và một số nƣớc trong khu vực ASEAN, đƣờng cấp III và cấp IV

chiếm tỷ trọng lớn; điều này ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng dịch vụ VTHK tuyến cố

định đƣờng bộ của các doanh nghiệp VTHK tuyến cố định.

Bảng 2.9. Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo cấp

Loại đƣờng Cao

tốc

Cấp

I

Cấp

II

Cấp

III

Cấp

IV

Cấp

V

Cấp

VI

Chiều dài (km) 528,1 256,1 985,3 7125,6 7444,7 2052,3 715,3

Cấp kỹ thuật đồng bằng 243,1 762,9 4459,1 1579,0 352,9 92,7

Cấp kỹ thuật miền núi 13,0 222,4 2666,5 5865,6 1699,4 622,6

Tỷ trọng (%) 2,76 1,34 5,16 37,29 38,96 10,74 3,74

Nguồn: “Điều chỉnh QH phát triển GTVTĐBVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”

Về bến xe, trạm dừng nghỉ, theo Tổng cục đƣờng bộ, cả nƣớc có 405 bến xe

khách đủ tiêu chuẩn từ loại 1 đến loại 6 và 30 bến xe chƣa có quyết định và chờ nâng

cấp, hiện đang hoạt động.

Bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 7 bến xe khách hiện đang hoạt động,

trong đó có 5 bến xe từ loại 4 trở lên và còn có 289/549 huyện chƣa có bến xe. Cơ sở

vật chất của đa số bến xe vừa thiếu vừa lạc hậu; vệ sinh môi trƣờng chƣa đảm bảo; an

ninh, trật tự tại các bến xe ở nhiều thành phố lớn còn phức tạp.

Page 71: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

64

Bảng 2.10. Bảng thống kê bến xe khách tuyến cố định

Loại bến xe Nhóm bến xe đủ tiêu chuẩn Tổng

số Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6

Số lƣợng bến 25 38 53 184 53 52 405

DT bình quân (m2) 25.591 13.955 7.869 4.955 2.390 1.165 6.632

DT nhỏ nhất (m2) 11.700 7.000 2.636 1.386 500 500

DT lớn nhất (m2) 69.800 36.000 18.404 34.031 13.080 6.000

(Nguồn: Tổng Cục Đường bộ 2014)

Cả nƣớc có khoảng 42 trạm, điểm và nhà hàng có mô hình phát triển giống trạm

dừng nghỉ, trong đó có 07 trạm đạt tiêu chuẩn và đã đƣợc công nhận. 35 điểm, nhà

hàng chƣa đƣợc công nhận là trạm dừng nghỉ. Hầu hết các trạm, điểm dừng nghỉ trên

các quốc lộ hình thành tự phát, chƣa định hƣớng quy hoạch do vậy quy mô, cơ sở vật

chất của trạm còn nhỏ hẹp và thiếu nhiều hạng mục công trình phụ trợ. Vị trí một số

trạm dừng nghỉ chƣa hợp lý, lƣợng xe vào dừng nghỉ còn hạn chế. Hiện nay, chƣa có

cơ chế khuyến khích hoặc ràng buộc các DNVT sử dụng trạm dừng nghỉ.

2.2.4. Thực trạng về các doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ kinh doanh

vận tải hành khách theo tuyến cố định

Hiện nay, cả nƣớc có 1.238 đơn vị kinh doanh VTHK tuyến cố định, tập trung

nhiều ở vùng Ðồng bằng sông Hồng và miền Trung. Quy mô DN nhìn chung là nhỏ

(42% đơn vị có 5 xe trở xuống, 14% có 6-10 xe, 34% có từ 11-50 xe, chỉ có 8% có

trên 50 xe và 2% có trên 100 xe). Nhiều đơn vị kinh doanh vận tải có năng lực quản

trị kém, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao.

Bảng 2.11. Hiện trạng doanh nghiệp vận tải khách theo khu vực

TT Khu vực Số DN Tỷ lệ (%)

1 Ðồng Bằng sông Hồng 316 25,53

2 Trung du và miền núi phía Bắc 197 15,91

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 284 22,94

4 Tây Nguyên 131 10,58

5 Ðông Nam Bộ 119 9,61

6 Ðồng bằng Sông Cửu Long 191 15,43

Tổng 1.238 100,00

(Nguồn Cục ĐBVN, 2014)

Trong số 22.633 phƣơng tiện VTHK tuyến cố định, có 7.792 xe giƣờng nằm, và

Page 72: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

65

số lƣợng xe tập trung chủ yếu tại Hồ Chí Minh (1.925 xe), Hà Nội (1.263 xe), Nghệ

An (1.019 xe).

Bảng 2.12. Hiện trạng phương tiện VTHK tuyến cố định theo khu vực

TT Khu vực Số phƣơng tiện (xe) Tỷ lệ (%)

1 Ðồng Bằng sông Hồng 5.492 24,27

2 Trung du và miền núi phía Bắc 3.675 16,24

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 5.102 22,54

4 Tây Nguyên 1.808 7,99

5 Ðông Nam Bộ 3.607 15,94

6 Ðồng bằng Sông Cửu Long 2.949 13,03

Tổng cộng 22.633 100,00

(Nguồn Cục ĐBVN, 2014)

2.2.5. Quá trình phát triển lực lượng vận tải đường bộ từ khi đổi mới đến nay

Từ khi đất nƣớc ta

N trong nền kinh tế quốc dân

Công ty cổ p

.

- Mặt đƣờng hệ thống đƣờng bộ (cơ sở hạ tầng). Đa số các quốc lộ đạt tiêu

chuẩn kỹ thuật cấp III và cấp IV, hai làn xe, mặt đƣờng nhựa, tình trạng kỹ thuật khai

thác tốt. Mạng lƣới giao thông đƣờng cao tốc đƣợc cải thiện và phát triển về lƣợng và

chất, góp phần đảm bảo giao thông thuận lợi hơn, thời gian đi lại đƣợc rút ngắn. Hiện

nay Bộ GTVT đã đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai, thực hiện việc quy

hoạch phát triển, đẩy mạnh đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành

khách tuyến cố định liên tỉnh, ƣu tiên nâng cấp, bảo trì các tuyến đƣờng bộ.

- Cơ sở vật chất, đến nay 586 HTX vận tải ô tô

cùng với một số lƣợng rất lớn các hộ kinh doanh cá thể quản lý trên 50% số lƣợng

phƣơng tiện vận tải. Tính đến tháng 01/2013 cả nƣớc có 106.876 xe khách và

651.939 xe tải các loại. Với khối lƣợng xe phong phú đa dạng về chủng loại phần nào

đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân.

- Nguồn nhân lực trong quản lý và kinh doanh vận tải. Chúng ta đang hội nhập

và tiến sâu vào cộng đồng kinh tế ASEAN, đƣơng nhiên sẽ phải đối mặt với sự cạnh

tranh khốc liệt. Vậy, chúng ta phải có đội ngũ ngƣời lao động chất lƣợng cao, ngành

Page 73: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

66

Giao thông vận tải đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhƣ tăng cƣờng công tác

đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ quản lý

điều hành hoạt động vận tải của các doanh nghiệp. Hàng năm tổ chức các hội thi lái

xe giỏi từ cấp cơ sở doanh nghiệp đến cấp tỉnh và cấp toàn quốc

2.2.5.1. .

- Vận tải hành khách theo tuyến cố định

Hiện nay, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đang quản lý 543 tuyến vận tải hành

khách có cự ly trên 1000 km, trong đó có 526 tuyến đã đƣợc công bố chính thức và

17 tuyến đang khai thác thử .

Các tuyến vận tải hành khách có cự ly từ 1.000 km trở xuống đƣợc phân cấp

cho các Sở Giao thông vận tải quản lý. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc theo dõi,

cập nhật và tổng hợp báo cáo chƣa đƣợc các Sở Giao thông vận tải thực hiện nghiêm

túc nên không có số liệu đầy đủ, chính xác.

Mạng lƣới tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định hiện nay đã phủ khắp

các địa bàn trên phạm vi cả nƣớc, đi đến tất cả các trung tâm tỉnh, thành phố, gần nhƣ

tất cả các huyện thị. Có rất nhiều xã đã có các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh.

- Vận tải khách du lịch và hợp đồng

Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vận tải hành khách theo hợp đồng,

vận tải khách du lịch thì một bộ phận lớn xe khai thác hình thức này là xe của các hộ

kinh doanh. Hiện nay, tình trạng lợi dụng danh nghĩa xe chạy hợp đồng, xe vận

chuyển khách du lịch để hoạt động vận chuyển hành khách trái quy định (xe dù),

, tạo cạnh tranh không lành mạnh với những xe chạy tuyến cố định đang

rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây mất trật tự vận tải.

- Vận tải bằng xe buýt, taxi

Đến nay trên cả nƣớc có 54/63 tỉnh đã tổ chức khai thác các tuyến vận tải hành

khách công cộng bằng xe buýt với hơn 10.000 xe buýt các loại, hàng năm vận chuyển

đƣợc hàng trăm triệu lƣợt hành khách góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị

và giảm thiểu tai nạn giao thông: theo Bộ Giao thông vận tải (2012)[1].

Loại hình vận tải taxi đã rất phổ biến và có mặt gần hết cả các tỉnh, thành phố

trên cả nƣớc với tổng số lƣợng xe taxi vào khoảng 50.000 xe. Đã có một số đơn vị

đầu tƣ xe taxi với số lƣợng lớn nhƣ Tập đoàn Mai Linh, Taxi group, Vinasun, ...

Page 74: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

67

- Vận tải hàng hoá

Trong những năm gần đây lƣợng phƣơng tiện vận tải hàng hoá tăng nhanh, tốc

độ tăng bình quân 13,5 % về số lƣợng phƣơng

, số lƣợng phƣơng tiện vƣợt quá

nhu cầu vận chuyển đã tạo nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đồng thời,việc

thiếu các kênh thông tin, giao tiếp giữa các chủ phƣơng tiện với các khách hàng nên

các đơn vị nhỏ lẻ thƣờng không ký đƣợc hợp đồng vận tải hàng hóa trực tiếp với các

chủ hàng mà phải thông qua khâu trung gian dẫn đến mặt bằng giá cƣớc vận tải

thƣờng xuyên biến động, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an

toàn giao thông, đặc biệt là hiện tƣợng chở quá tải gấp nhiều lần so với tải trọng quy

định diễn ra khá phổ biến.

2.2.5.2. Đối với hoạt động vận tải hành khách

Mô hình đơn vị vận tải tổ chức quản lý, điều hành toàn bộ các công đoạn của

quá trình vận tải, lái xe chỉ thực hiện nhiệm vụ điều khiển phƣơng tiện, đƣa đón

khách và đảm bảo an toàn hiện đang đƣợc một số đơn vị vận tải áp dụng nhƣ

oanh thu, giá vé; quản lý hành trình chạy xe, thời gian biểu; quản lý chất

lƣợng dịch vụ và an toàn giao thông.

Mô hình đơn vị vận tải chỉ quản lý một số nội dung, các nội dung khác đƣợc

giao cho lái xe thực hiện.

Thứ nhất, đơn vị vận tải tổ chức quản lý một số công đoạn của quá trình vận tải,

phần còn lại giao cho lái xe, cụ thể:

mô hình đơn vị vận tải

tổ chức quản lý, điều hành toàn bộ

hành trình, quản lý kỹ thuật phƣơng tiện (

.

Một số nội dung đơn vị vận tải giao lái xe quản lý gồm: phƣơng tiện hoạt động

trên hành trình, bảo dƣỡng, sửa chữa phƣơng tiện; doanh thu; chi phí tiền lƣơng cho

Page 75: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

68

lái xe, bán vé.

Thứ hai, đơn vị vận tải tổ chức quản lý một số ít công đoạn của quá trình vận

tải, còn lại giao cho lái xe thực hiện toàn bộ, cụ thể:

Một số nội dung đơn vị vận tải thƣờng quản lý gồm: quản lý hồ sơ phƣơng tiện;

quản lý lái xe theo hồ sơ và hợp đồng lao động, đơn vị vận tải thực hiện chi trả bảo

hiểm, lái xe tự cân đối thu nhập; quản lý giá vé nhƣng chỉ mang tính hình thức để

đăng ký giá với cơ quan thuế và Sở GTVT, còn thực tế do lái xe tự quyết định mức

thu.

hoạt động trên hành trình, bảo dƣỡng, sửa chữa phƣơng tiện; doanh thu nộp theo định

n lý hành trình chạy xe, thời gian biểu; chi

phí tiền lƣơng cho lái xe, bán vé

Mô hình đơn vị vận tải không thực hiện quản lý nội dung nào của quá trình

vận tải mà chỉ đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý và thu

phí dịch vụ. Toàn

. Qua theo dõi, trong thời gian gần đây, lợi dụng quy định về thuê xe theo hình

thức cho thuê tài sản, nhiều tổ chức, cá nhân đã đƣa xe của cá nhân, hộ kinh doanh

vào các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để tham gia khai thác tuyến cố định thông

qua hợp đồng cho thuê tài sản (

, HTX nhƣng

th

.

2.2.5.3. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa

Mô hình quản lý, điều hành đối với hoạt động vận tải hàng hóa cũng tƣơng tự

nhƣ vận tải hành khách, một số đơn vị có thƣơng hiệu, có quy mô cũng thực hiện việc

quản lý toàn bộ các công đoạn của quá trình vận tải (với những đơn vị này chỉ giao

khoán nhiên liệu cho lái xe), thậm chí đối với những luồng hàng ổn định còn thực

hiện điều hành trực tiếp để giải quyết ngay các phát sinh nhằm đảm bảo an toàn cho

phƣơng tiện và hàng hóa, tạo uy tín cho khách hàng. Nhiều đơn vị vận tải hàng hóa

Page 76: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

69

đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý hành trình của xe, quản lý

lái xe,…Tuy nhiên, đối với hoạt động vận tải hàng hóa đa phần là đơn vị có quy mô

nhỏ hoặc các hộ kinh doanh tự mua xe và tổ chức khai thác, một số thuê lái xe và chủ

hàng trực tiếp cùng lái xe tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa.

,

.

2.3. Thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc tại các doanh nghiệp vận tải Việt

Nam

2.3.1. Công tác nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Chiến lƣợc SXKD đƣợc hiểu theo các nội dung gồm việc xác lập mục tiêu, tầm

nhìn dài hạn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch hành động tổng quát, triển

khai phân bổ nguồn lực trên cơ sở lựa chọn kế hoạch hành động phù hợp và tạo ra sự

khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nhƣ vậy, một chiến lƣợc phải hội đủ bốn yếu tố gồm

mục tiêu chiến lƣợc; phạm vị chiến lƣợc; lợi thế cạnh tranh; các hoạt động chiến lƣợc

và năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.

Điều đó có nghĩa việc triển khai chiến lƣợc SXKD phải bảo đảm các nội dung, gồm

thiết lập mục tiêu kinh doanh hàng năm; đảm bảo các nguồn lực cho việc triển khai

thực hiện chiến lƣợc SXKD; xây dựng cơ cấu tổ chức gắn với việc triển khai thực

hiện chiến lƣợc SXKD, cùng các hoạt động điều chỉnh, kiểm tra đánh giá việc thực

hiện chiến lƣợc SXKD.

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, DN chịu chi phối bởi tính mệnh

lệnh quan liêu của cơ chế, khái niệm chiến lƣợc SXKD của DN ít đƣợc sử dụng bởi

vì các DN không có trách nhiệm xây dựng chiến lƣợc SXKD. Do trông chờ từ sự hỗ

trợ của Nhà nƣớc, nên nhiều DN, đơn vị thiếu sự linh hoạt trong việc xây dựng một

chiến lƣợc SXKD và định hƣớng phát triển DN, bị động trong việc giải quyết việc

làm, đặc biệt là sau khi hoàn thành kế hoạch.

Page 77: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

70

Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, mọi DN phải hoàn

toàn tự chủ trong kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt

động kinh doanh của mình. Công tác xây dựng chiến lƣợc, trong đó có nội dung quan

trọng là nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của DN đƣợc đẩy mạnh. Tuy nhiên,

công tác này gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nỗi băn khoăn thƣờng gặp của lãnh đạo

DN là việc ai sẽ chịu trách nhiệm hoạch định chiến lƣợc, các mục tiêu cần đạt tới của

DN dựa trên tiêu chí nào?... Điều đó cho thấy, công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD

của các DN thời kỳ này chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu phát triển

của DN.

Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mỗi DN là một phân

hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân đã và đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh

tế khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi các DN không chỉ chú trọng đến thực trạng và

xu thế biến động của MTKD trong nƣớc, mà còn phải tính đến cả các tác động tích

cực cũng nhƣ tiêu cực của MTKD khu vực và quốc tế. MTKD ngày càng mở rộng,

tính chất cạnh tranh và biến động của môi trƣờng ngày càng mạnh mẽ, việc định

hƣớng đi trong tƣơng lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của

DN. Vì thế, xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lƣợc SXKD và phát triển DN

hết sức cần thiết, là công cụ định hƣớng và điều khiển các hoạt động của DN theo các

mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trƣờng, đóng vai trò quyết định sự thành, bại

của DN. Thực tế ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc khá bài

bản, nhƣng khi thực hiện lại gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân: triển khai

đến lãnh đạo các bộ phận còn yếu làm nhận thức và sự hỗ trợ của lãnh đạo các bộ

phận có sự sai lệch; có lúc triển khai còn nóng vội; chƣa chuẩn bị tốt nguồn nhân lực

do chƣa đƣợc đào tạo xứng tầm.

"Chiến lƣợc" chỉ đƣợc hình thành khi DN xác định rõ hệ thống các mục tiêu, từ

đó mới hình thành các phƣơng án chiến lƣợc khác nhau (hay còn gọi là lựa chọn

chiến lƣợc (strategic options), rồi chọn lựa phƣơng án tối ƣu nhằm đạt đƣợc các mục

tiêu đó. DN đƣợc lập ra là nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định trong MTKD đầy

biến động. Việc xác định các mục tiêu chính là việc tìm ra phƣơng hƣớng hoạt động

cho DN hay cũng chính là việc xác định trƣớc hƣớng đi của DN trong tƣơng lai. Nhƣ

vậy, một khi DN không có đƣợc hệ thống mục tiêu rõ ràng thì không tồn tại công tác

quản trị chiến lƣợc.

Page 78: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

71

Trong mọi hoạt động kinh doanh, việc tìm ra phƣơng hƣớng, xác định mục tiêu,

nhiệm vụ của DN là vô cùng quan trọng. Nếu xác định không đúng mục tiêu sẽ dẫn

đến kết quả là đi chệch hƣớng, lãng phí thời gian, công sức và các nguồn lực mà thực

tế không đạt đƣợc mục tiêu. Xác định đúng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức

đi sẽ đến đƣợc đúng đích với hao phí nhỏ nhất về thời gian cũng nhƣ các nguồn lực.

Tuy nhiên, đây không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng.

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, trƣớc sự cạnh tranh gay gắt từ các

đối thủ cạnh tranh, Ban lãnh đạo nhiều DN xác định rõ tầm quan trọng của công tác

xây dựng chiến lƣợc SXKD là "kim chỉ nam" định hƣớng phát triển hoạt động của

đơn vị. Công việc đƣợc bắt đầu từ khâu nghiên cứu lại triết lý kinh doanh, nhiệm vụ

chung của DN, nghiên cứu ý đồ, quan điểm cũng nhƣ những mong muốn của lãnh

đạo DN ở thời kỳ kinh doanh chiến lƣợc; trên cơ sở đó, xác định mục tiêu chiến lƣợc.

Nhìn chung, các DN thƣờng xác định mục tiêu tồn tại của DN trong điều kiện tối

thiểu nhất là các hoạt động kinh doanh của DN phải tạo ra sản phẩm và tiêu thụ hàng

hoá, cung cấp dịch vụ, đủ bù đắp chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ấy. Còn mục

tiêu phát triển của DN đòi hỏi quá trình kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí vừa

có tích lũy để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi

các DN phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhƣ vậy, các DN đã nghiên cứu

lại triết lý kinh doanh, nhiệm vụ chung của DN và dựa vào việc xác định rõ nhiệm vụ,

mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định nội dung chiến lƣợc của DN.

Dù đã nỗ lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của

DN vẫn còn khá nhiều hạn chế. Rất nhiều DN nhà nƣớc vẫn duy trì bộ phận kế hoạch

với nhiệm vụ chủ yếu là hoạch định các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn là chính nên

năng lực tƣ duy chiến lƣợc và thực hiện các phƣơng pháp, công cụ xây dựng chiến

lƣợc của bộ phận này thƣờng rất yếu, khó đáp ứng đƣợc vai trò cần có. Nhiều DN

Việt Nam vẫn xác định mục tiêu, nhiệm vụ của DN chƣa phù hợp với thực lực của

DN và điều kiện thực tiễn. Sở dĩ trong quá trình xây dựng chiến lƣợc SXKD của các

DN vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhƣ trên là do những nguyên nhân cụ thể về

khách quan và chủ quan nhƣ sau:

Về khách quan, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trƣờng gần 30

năm nhƣng những lý thuyết về chiến lƣợc SXKD vẫn còn khá mới và chƣa phổ biến.

Điều này đƣợc lý giải bởi Nhà nƣớc chƣa có những định chế về việc xây dựng chiến

Page 79: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

72

lƣợc SXKD đối với các DN Nhà nƣớc. Ảnh hƣởng của nền kinh tế tập trung kéo dài

trong nhiều năm, đặc biệt là về nhận thức đối với của lãnh đạo DN nên trong thực

tiễn phạm trù “kế hoạch” đƣợc sử dụng phổ biến hơn so với “chiến lƣợc”. Bên cạnh

đó, việc nghiên cứu về chiến lƣợc SXKD ở các cơ quan nghiên cứu, các trƣờng học

chƣa thực sự đƣợc quan tâm, việc áp dụng lý thuyết đó vào thực tế vẫn còn rất hạn

chế.

Về chủ quan, công tác kế hoạch ở các DN đã đƣợc chú ý nhiều hơn, việc hoạch

định và xây dựng kế hoạch không có gì là quá mới đối với ban lãnh đạo, việc xác

định các thông số đầu vào cho chiến lƣợc cũng không phải là quá khó, bắt đầu từ tầm

nhìn, sứ mệnh, năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh, nhƣng chủ

yếu mới tập trung vào việc xây dựng các kế hoạch trung và ngắn hạn mà chƣa có sự

đầu tƣ thích đáng cho việc xây dựng một chiến lƣợc dài hạn. Hơn nữa, doanh nghiệp

hoạt động theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc, thiếu kiến thức trên một số

lĩnh vực: quản lý tổ chức, chiến lƣợc cạnh tranh, phát triển thƣơng hiệu, sử dụng công

nghệ thông tin... Ngoài ra còn hiện tƣợng một số doanh nghiệp thành lập vì có sẵn

tiền và thích kinh doanh, trong đó thiếu kiến thức và kỹ năng về chiến lƣợc SXKD vì

vậy dẫn đến ít thành công. Kiến thức về chiến lƣợc SXKD và xây dựng chiến lƣợc

SXKD đối với đội ngũ cán bộ làm công tác này còn khá nhiều bất cập, dẫn tới chất

lƣợng công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD ở các DN còn yếu.

2.3.2. Công tác nghiên cứu, lựa chọn chiến lược trong doanh nghiệp

Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng của các doanh nghiệp nói chung và doanh

nghiệp vận tải nói riêng chƣa đƣợc tổ chức một cách khoa học và bài bản mà chủ yếu

chỉ dựa vào kinh nghiệm, các doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công

nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trƣờng. Việc xác định

thị trƣờng mục tiêu, các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn thị trƣờng theo hƣớng phản

ứng lại với thị trƣờng, thấy cơ hội ở đoạn thị trƣờng nào thì tập trung vào thị trƣờng

ấy. Một số doanh nghiệp trƣớc yêu cầu của thị trƣờng ngày càng cao, họ đã quan tâm

đến yếu tố chất lƣợng sản phẩm và xây dựng chiến lƣợc sản phẩm dể đáp ứng nhu

cầu của khách hàng và thị trƣờng. Tuy nhiên các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt

Nam còn có điểm yếu là yếu tố vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lƣợng tri

thức và công nghệ trong sản phẩm không cao. Do các doanh nghiệp có quy mô vừa

và nhỏ là chủ yếu làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lƣới phân phối.

Page 80: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

73

Trong giai đoạn nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, hành chính, bao

cấp, cơ cấu kinh tế đƣợc hình thành một cách chủ quan. Khái niệm chiến lƣợc SXKD

của một ngành hay một lĩnh vực nào đó ít đƣợc sử dụng, bởi vì bất kỳ một ngành sản

xuất nào, một lĩnh vực cụ thể nào cũng không có trách nhiệm xây dựng chiến lƣợc

SXKD. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời kỳ này, các ngành hoạt động sản xuất theo

chỉ tiêu, kế hoạch mang tính pháp lệnh mà Nhà nƣớc đƣa xuống. Chiến lƣợc SXKD

chỉ là một mắt xích trong nền KTQD kế hoạch hóa do Nhà nƣớc đảm nhiệm. Các cấp,

ban, ngành, DN đều cho rằng Nhà nƣớc có trách nhiệm hàng đầu trong việc hoạch

định chiến lƣợc, phát triển toàn bộ nền KTQD cũng nhƣ trong tất cả các lĩnh vực kinh

tế, chính trị, xã hội, sản xuất… Chính phủ quản lý và vận hành toàn bộ quá trình sản

xuất; do đó, hầu hết các ngành sản xuất, các lĩnh vực đều xây dựng chiến lƣợc SXKD

theo một khuôn mẫu cứng nhắc.

Xét ở một góc độ nào đó, một phần do ảnh hƣởng nặng nề của nền kinh tế kế

hoạch hóa tập trung kéo dài nhiều năm, việc đào tạo cũng nhƣ các tài liệu về chiến

lƣợc còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hơn nữa kiến thức, và nhận thức

nhiều cấp quản lý chƣa đúng mức về xây dựng chiến lƣợc SXKD.

Sơ đồ 2.1. Quá trình xây dựng chiến lược thời kỳ kế hoạch hóa tập trung

Từ khi chuyển đổi mô hình kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế

thị trƣờng định hƣớng XHCN, các DN đều gặp khó khăn, làm giảm lợi nhuận và có

nguy cơ phá sản “hoạt động kém hiệu quả” là cụm từ quen thuộc đối với các DN.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, đa số các DN, các lĩnh vực sản xuất phải đối

mặt với những điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, phức tạp, biến động và rủi

ro cao. Song, việc thích nghi với sự thay đổi môi trƣờng là hết sức cần thiết, quyết

định sự thành công hay thất bại của mỗi ngành và mỗi lĩnh vực.

Về cơ bản, các DN đã giành đƣợc quyền tự chủ trong kinh doanh, tự tìm ra con

đƣờng đi riêng phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Sự tăng tốc

các biến đổi môi trƣờng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc ngày càng

khan hiếm các nguồn tài nguyên, sự gia tăng nhu cầu xã hội và các ngành kinh tế

khác nhau đã làm cho chiến lƣợc SXKD ngày càng có một tầm quan trọng lớn với

Đánh giá

hiện trạng

Dự báo nhu

cầu

Tập hợp chi phí đầu tƣ cùng loại của các

nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới

Page 81: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

74

mỗi một ngành, mỗi DN. Hiện nay, các DN đã và đang bắt đầu chú ý đến vấn đề này,

dần dần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lựa chọn chiến lƣợc. Công tác nghiên cứu,

lựa chọn chiến lƣợc là hết sức quan trọng, bởi nếu xác định đúng hƣớng đi, mục tiêu,

nhƣng sai về cách đi và triển khai các nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể đến đích nhƣng sẽ

hao phí thời gian, nguồn lực, hoặc thậm chí không thể đi đến đích.

Những năm đầu đổi mới, các DN gần nhƣ chƣa sử dụng một mô hình nào làm

công cụ, kỹ thuật trong việc lựa chọn chiến lƣợc SXKD của DN mình. Từ khi Việt

Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực, thế giới, các DN sử dụng các công

cụ, phƣơng tiện, kỹ thuật phân tích và dự báo thích hợp để xác định đƣợc cơ hội và đe

dọa (nguy cơ) có thể xuất hiện trong kinh doanh. Việc xác định các cơ hội, đe dọa có

chuẩn xác hay không sẽ là một trong các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của bƣớc lựa

chọn chiến lƣợc SXKD của DN. Phƣơng án chiến lƣợc đƣợc lựa chọn trên cơ sở kết

hợp giữa mục tiêu chiến lƣợc với các phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của DN và

các cơ hội, nguy cơ của môi trƣờng bên ngoài DN. Hiện nay, ở Việt Nam đa số các

DN lựa chọn thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa hỗn hợp, vì việc thực hiện chiến lƣợc

này phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trƣờng, cho phép DN năng động trong lựa

chọn các cơ hội kinh doanh để giúp tăng tƣởng nhanh. Lựa chọn chiến lƣợc này, sau

khi mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực khác, các DN sẽ có khả năng tạo thêm

nguồn lực trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngành.

Các DN tùy từng giai đoạn phát triển của DN mà lựa chọn chiến lƣợc SXKD

cho phù hợp. Mỗi loại chiến lƣợc SXKD có yêu cầu khác nhau về quan niệm tƣ

tƣởng, phƣơng pháp làm việc và tri thức nghề nghiệp của ngƣời lãnh đạo việc thực

hiện chiến lƣợc. Đối với các DN mới thành lập, đang trong giai đoạn khởi nghiệp,

thông thƣờng, các DN hay lựa chọn chiến lƣợc tăng trƣởng nhanh. Nội dung chủ yếu

của chiến lƣợc này là trong một thời gian ngắn phải thay đổi đƣợc vị thế DN, phát

triển thị trƣờng trên quy mô lớn.

Ngoài ra, các DN còn lựa chọn chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung, chiến lƣợc tăng

trƣởng hội nhập và các giải pháp chiến lƣợc SXKD tổng thể…; đồng thời, chú trọng

xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch dài hạn thƣờng đƣợc xây

dựng trong khoảng thời gian 5 - 10 năm còn kế hoạch ngắn hạn đƣợc xem nhƣ là sự

điều chỉnh kế hoạch dài hạn trong từng năm.

Page 82: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

75

2.3.3. Công tác triển khai lựa chọn, chiến lược trong doanh nghiệp

Một nghiên cứu trong năm 2009 đã chỉ ra rằng 70% nhân viên không hiểu rõ

những gì họ cần làm nhằm hỗ trợ chiến lƣợc DN. Một nghiên cứu tƣơng tự, đƣợc

công bố trong Fake Work của Brent D. Peterson & Gaylan Nielson, Simon Schuste,

khẳng định "một nửa số công việc mà nhân viên thực hiện không liên quan gì tới

chiến lƣợc SXKD của công ty". Một hồi chuông cảnh báo nữa là 73% nhân viên đƣợc

khảo sát không nghĩ rằng mục tiêu DN đƣợc chuy .

Kết luận này góp phần lý giải cho khảo sát của Robert S. Kaplan và David P. Norton:

Gần 90% các tổ chức trên thế giới thất bại trong triển khai chiến lƣợc. Điều đó cho

thấy việc triển khai chiến lƣợc không chỉ vô cùng quan trọng, mà còn không hề dễ

dàng.

Dấu hiệu này cảnh báo giữa chiến lƣợc và triển khai chiến lƣợc vẫn còn khoảng

cách khá xa. Sau khi lựa chọn chiến lƣợc, nhiều DN hoặc đã chậm, hoặc đã không kịp

thời xác định các chính sách kinh doanh, các kế hoạch triển khai ngắn hạn, các giải

pháp điều hành kế hoạch…Điều đó có nghĩa, để thực hiện chiến lƣợc, phải tiến hành

một loạt hoạt động từ việc xác định chính sách kinh doanh, xây dựng kế hoạch ngắn

hạn hơn, nhằm phân bổ hợp lý nguồn lực trên cơ sở nghiên cứu sự phối hợp hợp lý

giữa chúng cũng nhƣ các giải pháp điều hành kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh chiến

lƣợc.

Thông thƣờng trong phƣơng án chiến lƣợc đã chỉ ra biện pháp chủ yếu để thực

hiện chiến lƣợc nhƣ thiết lập các mục tiêu hàng năm, hệ thống các giải pháp về

marketing, nguồn lực, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ, tổ chức và quản lý… song để

thực hiện tốt chiến lƣợc, các DN phải từng bƣớc đáp ứng các đòi hỏi của chiến lƣợc

đa dạng hoá hỗn hợp nhƣ huy động mọi nguồn lực và năng lực để quản trị ngành mới,

thiết lập chiến lƣợc khách hàng trên các loại hình kinh doanh dịch vụ nhƣ xuất khẩu

lao động, vật tƣ thiết bị, kinh doanh xăng dầu…

Muốn vận dụng tốt lý luận chiến lƣợc SXKD vào từng thời kỳ kinh doanh chiến

lƣợc, đòi hỏi các DNVT phải nắm chắc các kỹ thuật quản trị cụ thể từng mặt hoạt

động kinh doanh của mình cũng nhƣ kỹ thuật kiểm tra, điều chỉnh chiến lƣợc kịp

thời. Có nhƣ vậy, quá trình triển khai chiến lƣợc mới hiệu quả, các nội dung chiến

lƣợc đã đƣợc hoạch định mới có thể trở thành hiện thực và DN mới thực hiện đƣợc sứ

mệnh, mục tiêu của mình.

Page 83: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

76

2.3.4. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược trong doanh nghiệp

Phân tích đánh giá là một trong những bƣớc rất quan trọng trong công tác chiến

lƣợc. Đối mặt với các vấn đề, khuynh hƣớng, sự kiện để tạo thành một tổng thể hợp

lý hoặc phải đối mặt với các yếu tố cấu thành đơn lẻ. Chiến lƣợc phải biết lắp ghép

chúng theo cách tính toán tối ƣu hóa có lợi trong quá trình triển khai thực hiện có

hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Trong thƣơng trƣờng cũng nhƣ trên chiến trƣờng,

mục đích của chiến lƣợc là mang lại lợi thế cho một bên và giành thắng lợi, nhƣng

phải biết đánh giá đâu là thời điểm quan trọng (thời cơ) để tấn công, rút lui hoặc đánh

giá giới hạn của các thỏa hiệp đúng đắn nhất.

Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, các DN đang đứng trƣớc rất nhiều cơ hội

cũng nhƣ những thách thức. Hơn nữa, MTKD luôn thay đổi và biến động, đòi hỏi các

DN cần cố gắng để chiếm đƣợc vị thế chủ động trên thị trƣờng, đƣa ra các quyết định

kịp thời, dự báo điều kiện môi trƣờng và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều

kiện dự báo sao cho DN đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Chỉ có nhƣ vậy, các DN mới có khả

năng nắm bắt tốt các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và khắc phục, giảm bớt nguy cơ

liên quan đến điều kiện môi trƣờng.

Nhƣ vậy, lập chiến lƣợc SXKD đúng đắn, phù hợp thôi chƣa đủ. Mà cần hết sức

nhanh nhạy với những biến động để có sự điều chỉnh chiến lƣợc kịp thời. Ðây là bƣớc

thực hiện cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lƣợc cho sự phát triển của một

định chế tài chính.

Sau khi đặt ra các chỉ số mục tiêu về tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh

và phát triển, cần giám sát việc thực hiện các chỉ số mục tiêu, đánh giá mức độ tuân

thủ và việc thực hiện các chỉ số đã đề ra, từ đó có sự chuẩn bị và thực hiện điều chỉnh

định kỳ (theo tháng/quý/năm) cho phù hợp với sự biến động của MTKD cũng nhƣ

tình hình kinh tế, nhằm đƣa ra phản hồi hợp lý và hiệu quả về chiến lƣợc. Thách thức

lớn nhất của chiến lƣợc là giám sát việc thực hiện chiến lƣợc để điều chỉnh cho phù

hợp với những thay đổi/tác động bên ngoài mà trong quá trình làm chiến lƣợc các nhà

quản trị không cân nhắc hết. Mặt khác, quá trình thực hiện chiến lƣợc, ngƣời giám sát

có thể nhận thấy những yếu tố/cơ hội mới xuất hiện, mà nếu chỉ rập khuôn thực hiện

chiến lƣợc đã đề ra thì sẽ bỏ qua cơ hội mới cho DN. Do đó, chiến lƣợc cần đƣợc coi

là yếu tố “động” chứ không đơn thuần là một quá trình: lập kế hoạch - thực hiện -

kiểm tra - điều chỉnh và cải tiến. Một nhà chiến lƣợc hiện đại cần tích hợp tính

Page 84: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

77

“động” và tính “khả thi thực hiện” trong khi thực hiện việc giám sát và phản hồi

chiến lƣợc.

Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lƣợc SXKD là một trong những khâu

quan trọng, quyết định trực tiếp tới tính hiệu quả của chiến lƣợc SXKD trong điều

kiện MTKD thƣờng xuyên biến động. Đây là khâu cuối cùng trong công tác xây dựng

chiến lƣợc SXKD và nó luôn đòi hỏi phải đƣợc tiến hành đúng thời điểm và nghiêm

ngặt.

Sau khi kiểm tra, đánh giá, để thực hiện tốt chiến lƣợc đề ra trong điều kiện mới,

các cấp quản trị DN bắt đầu xem xét lại mục tiêu, chiến lƣợc và các điều kiện MTKD

của DN; đánh giá lại nguồn lực, khả năng đảm bảo các nguồn lực cho việc thực hiện

chiến lƣợc; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy. Ngoài ra, các DN triển khai chiến lƣợc

thành các kế hoạch thực hiện thích hợp, đánh giá kế hoạch chiến lƣợc. Giai đoạn này

yêu cầu thực hiện đánh giá việc hoàn thành các chỉ số kết quả chính của các

phòng/ban, bộ phận, hay của từng cá nhân trong DN. Nhà hoạch định chiến lƣợc có

nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chiến lƣợc trong từng thời kỳ để qua

đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, nhà chiến lƣợc là cấp cao

nhất trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chiến lƣợc của Ban điều hành

nhằm đánh giá năng lực quản trị của các thành viên trong ban điều hành, ban hành

các biện pháp, chế tài đối với các phòng/ban, cá nhân không thực hiện hoàn thành các

mục tiêu, chiến lƣợc đã đề ra, đồng thời, có chính sách khen thƣởng kịp thời đối với

các phòng/ban, chi nhánh, cá nhân thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chiến lƣợc.

DN nào biết vƣợt lên trên khó khăn và tận dụng tốt lợi thế, cũng nhƣ đánh giá

đúng tiềm năng, kịp thời điều chỉnh chiến lƣợc cho phù hợp, thì DN đó sẽ đứng vững

ở thị trƣờng trong nƣớc và tiếp tục phát triển để vƣơn ra thị trƣờng quốc tế.

Các DN phải chủ động trƣớc những thay đổi của môi trƣờng, thấy rõ cơ hội và

nguy cơ xảy ra trong kinh doanh để phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện MTKD

trong tƣơng lai, điều chỉnh chiến lƣợc SXKD theo hƣớng cần thiết, giúp các DN tận

dụng đƣợc cơ hội, đẩy lùi nguy cơ chiến thắng trong cạnh tranh. Khi điều chỉnh chiến

lƣợc, các DN cần khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên, phát huy sức mạnh tối

đa của DN để phát triển. Các DN cần phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực, trong

từng thời điểm một cách hợp lý. Các DN cần tăng sự liên kết nội bộ, sự gắn bó của

các nhân viên, quản trị viên trong việc thực hiện các mục tiêu của DN mình, nhằm tạo

Page 85: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

78

ra sức mạnh nội bộ của từng DN. Các DN phải tăng sản lƣợng, tăng NSLĐ, tăng hiệu

quả kinh doanh, tránh đƣợc các rủi ro, tăng khả năng phòng ngừa và ngăn chặn các

vấn đề khó khăn xảy ra đối với mỗi DN.

2.4. Thực trạng xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận

tải bằng ô tô

Trong những năm vừa qua lực lƣợng vận tải ô tô đã có những bƣớc phát triển

vƣợt bậc về mọi mặt cả về số lƣợng, chất lƣợng của phƣơng tiện cũng đƣợc nâng cao

rõ rệt, nhiều xe chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào khai thác, dịch vụ vận tải đƣợc nâng lên

rõ rệt. VTHK bằng ô tô hiện nay về cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân phục

vụ đời sống và phát triển kinh tế toàn xã hội.

Việc xã hội hoá VTĐB đã tạo động lực tích cực cho sự phát triển nhanh chóng

phƣơng tiện vận tải, thỏa mãn nhu cầu VTHH và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, sự

cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các đơn vị vận tải, công tác quản lý

của các cơ quan nhà nƣớc về lĩnh vực vận tải còn thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng kịp

. Hiện nay doanh nghiệp vận tải có đủ điều kiện theo đúng

nghĩa để chạy xe Bắc Nam có rất ít, ngoài Bắc có doanh nghiệp vận tải Tân Đạt,

Hoàng Long, miền Nam có doanh nghiệp vận tải Rạng Đông, Mai Linh, miền Trung

có doanh nghiệp Thuận Thảo, Quốc Tƣ... theo yêu cầu các doanh nghiệp chỉ đƣợc

đón khách ở các bến, trung tâm lớn của tỉnh đổ về từ các bến xe ở các xã, huyện, các

điểm nhỏ lẻ dọc đƣờng thông qua mạng lƣới từ xe buýt liên tỉnh, xe buýt này gắn kết

các điểm nhỏ lẻ để gom khách. Nhận thức và sự chấp hành luật pháp nhất là luật giao

thông đƣờng bộ còn hạn chế, một số doanh nghiệp chƣa chấp hành tốt các quy định

của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự,

chất lƣợng sản phẩm...

Về vận chuyển hành khách, chỉ có xe khách, taxi về cơ bản đƣợc tổ chức, quản

lý và điều hành tập trung, các DN có quy mô hợp lý, bộ máy quản lý chặt chẽ. Đối

với vận tải khách tuyến cố định, ngoại trừ các DN nhà nƣớc trƣớc đây nay đã cổ phần

hóa và một số CTCP lớn nhƣ Mai Linh, Tổng công ty vận tải Hà Nội, Tổng công ty

Page 86: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

79

cơ khí GTVT Sài Gòn…, các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đều có số lƣợng phƣơng

tiện nhỏ, cá biệt có doanh nghiệp chỉ có vài xe. Với số lƣợng phƣơng tiện không lớn,

thêm vào đó công tác tổ chức bộ máy quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hiệu lực điều

hành các doanh nghiệp, các hợp tác xã không cao. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tổ

chức rất hình thức, không có bộ máy quản lý, không có tổ chức hạch toán, và không

có chiến lƣợc SXKD. Đa số các DN thực hiện cơ chế khoán cho lái xe, một số DN

đƣợc thành lập chỉ để đối phó với những văn bản quản lý vận tải còn thực tế các

phƣơng tiện là sở hữu của từng cá nhân, họ tự quản lý, tự kinh doanh. Còn lại là các

HTX chủ yếu hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, các HTX này hầu nhƣ không

tham gia quản lý, không trực tiếp kinh doanh vận tải, việc quản lý và kinh doanh vận

tải do xã viên, ngƣời sở hữu chính thức của phƣơng tiện đảm nhiệm.

Đối với hình thức kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch

cũng là loại hình khá phổ biến nhƣng hoạt động chủ yếu do các hộ gia đình quản lý

và trên thực tế, một bộ phận các PTVT khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch đã

kinh doanh không đúng theo đăng ký mà đƣa phƣơng tiện ra hoạt động “dù” trên một

số tuyến gây lộn xộn thị trƣờng vận tải, ảnh hƣởng rất lớn đến an toàn giao thông.

Về vận tải hàng hóa, theo số liệu thống kê, hiện nay có 9 DNVT Trung ƣơng

thuộc Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam đang quản lý không tới 1.000 xe với

khoảng 8.000 tấn phƣơng tiện: theo Bộ Giao thông vận tải (2014) [3]. Một bộ phận

phƣơng tiện chủ yếu là các phƣơng tiện có trọng tải lớn, hoặc xe chở conternơ, xe

sơmirơmoóc ở một số thành phố lớn nhƣ Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí

Minh đƣợc tổ chức thành DN, HTX phục vụ các bến cảng và hàng có khối lƣợng lớn.

Một bộ phận khác là phƣơng tiện của các DN không trực tiếp kinh doanh vận tải, họ

tự tổ chức vận tải phục vụ việc xây dựng các công trình dân dụng, phục vụ nội bộ, đa

số phƣơng tiện còn lại là của các hộ kinh doanh. Để đƣợc kinh doanh vận tải các hộ

này thƣờng phải thông qua các đại lý vận tải hoặc bộ phận trung gian “cai” để có

hàng hóa vận chuyển. Vì vậy, hoạt động VTHH hiện nay không đƣợc quản lý, trật tự

vận tải rất lộn xộn, tạo nên sự tranh giành hàng hóa, dẫn đến hiệu quả khai thác

phƣơng tiện không lớn.

Nguyên nhân những tồn tại trong vận tải ô tô thời gian qua thể hiện trên nhiều

mặt. Ngoài nguyên nhân do tác động của cơ chế thị trƣờng, còn có nguyên nhân từ

góc độ quản lý: nhận thức về ngành sản xuất vận tải ô tô chƣa đúng, chƣa đầy đủ, dẫn

Page 87: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

80

đến chƣa đƣa ra đƣợc cơ chế phù hợp, văn bản quản lý thiếu đồng bộ, định hƣớng

chiến lƣợc phát triển ngành cơ khí ô tô chƣa đúng. Bởi vậy, nếu không có chiến lƣợc

đầu tƣ phƣơng tiện, tổ chức mạng lƣới tuyến vận tải khoa học, hợp lý và thu gọn các

đầu mối quản lý, dẫn đến trật tự vận tải không ổn định và lãng phí xã hội rất lớn.

Do quy mô của các DNVT ô tô quá nhỏ, thậm chí có DN chỉ có một vài đầu xe,

nên đại đa số các DNVT hoạt động theo kiểu “chộp, giật”, ít đầu tƣ cho con ngƣời

làm hoạt động quản lý kinh doanh tại DN; đặc biệt, các DNVT hầu nhƣ không quan

tâm đến hoạt động xây dựng chiến lƣợc phát triển DN.

Kết quả khảo sát tại một số DNVT nhƣ CTCP vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà

Nội; CTCP xe khách Hà Nội; CTCP xe khách Bắc Giang… cho thấy hầu nhƣ các DN

này chủ yếu quan tâm đến kế hoạch tác nghiệp mang tính ngắn hạn là chính, các kế

hoạch dài hạn mờ nhạt, thiếu tính hiện thực, chiến lƣợc phát triển hầu nhƣ không

đƣợc xây dựng, hoặc nếu có thì đơn giản, thiếu tính khoa học, tính thực tiễn và không

gắn liền với môi trƣờng hoạt động của DN.

Bảng 2.13. Thống kê các doanh nghiệp vận tải ô tô năm 2011

Loại doanh nghiệp Tổng

số

Phân theo số lao động

(người)

Phân theo vốn

(Tỷ đồng)

<50 50-199 200-1.000 >1.000 <10 10-200 >200

Vận tải hành khách 3.026 2.603 298 115 10 2.757 537 21

Vận tải bằng xe buýt 99 53 30 14 2 52 45 2

Vận tải hành khách bằng

taxi

479

276

130

68

5

278

190

11

Vận tải hành khách bằng

xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

2.448 2.274 138 3 3 218 302 8

Vận tải hàng hóa 8.078 7.657 371 47 3 7.095 965 18

Vận tải hàng hóa bằng ô tô

tải các loại

7.446 7.059 342 43 2 6.543 889 14

Vận tải hàng hóa bằng ô tô

chuyên dụng

632

598

29

4

1

552

76

4

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê 2012

Việc gia tăng trao đổi thƣơng mại Quốc tế kéo theo nhu cầu về vận chuyển tăng

cao- đây là điều kiện thuận lợi cho các DNVT; vì vậy, để phục vụ tốt nhu cầu vận

Page 88: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

81

chuyển hàng hóa trong và ngoài nƣớc, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các DNVT hàng

hóa là phải đầu tƣ đổi mới, nâng cao chất lƣợng, năng lực của phƣơng tiện.

Bên cạnh đó, các DNVT hiện nay phải đối mặt với những khó khăn, mặc dù các

DNVT hàng hóa có số lƣợng PTVT khá lớn. Tuy nhiên, đa số là các PTVT có tải

trọng nhỏ, thời gian sử dụng lâu năm nên năng suất phƣơng tiện vận chuyển là thấp,

dẫn đến các phƣơng tiện phải chờ đợi lâu trong quá trình xếp dỡ hàng hóa. Điều này,

làm cho chi phí của các DNVT tăng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế giảm (đặc

biệt là đối với các DNVT biển), làm ảnh hƣởng tới sự phát triển chung của kinh tế đất

nƣớc. Do vậy, các DN nếu không có sự đầu tƣ về PTVT và trang thiết bị - kỹ thuật thì

sẽ làm giảm năng lực vận tải và giảm năng lực cạnh tranh của ngành, không đảm bảo

mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài của DN.

Diễn biến giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao và tình hình giá xăng dầu

trên thế giới biến động phức tạp. Điều này cũng làm ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt

động kinh doanh của các DNVT hàng hóa.

Vấn đề cạnh tranh trong nội bộ ngành và quốc tế ngày càng gay gắt (đặc biệt là

đối với ngành vận tải thủy, các công ty vận tải biển ở Việt Nam chỉ chiếm 22% tổng

khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu, còn lại là nƣớc ngoài). Hơn nữa, những biến

động về tỷ giá hối đoái trong thời gian qua cũng có ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động

kinh doanh của các DNVT hàng hóa, nguyên nhân là do bản thân các DN Việt Nam

nói chung và các DNVT nói riêng chƣa thực sự quan tâm tới các công cụ phòng

chống rủi ro tỷ giá.

Các DNVT nói riêng chƣa có một chiến lƣợc SXKD cụ thể, đúng theo bài bản

và đầy đủ các nội dung. Một số vấn đề nhƣ cạnh tranh giữa các ngành vận tải, cạnh

tranh giữa các DNVT trong nội bộ ngành, cạnh tranh trong vận tải đƣờng ngắn với

đƣờng dài, giữa đƣờng sắt với đƣờng bộ, đƣờng biển… vẫn chƣa đƣợc quan tâm,

nghiên cứu và tìm các biện pháp giải quyết.

Bƣớc vào thời kỳ hội nhập, công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD của các DNVT

nói chung và DNVT hàng hóa, hành khách nói riêng rất đƣợc chú trọng. Tuy nhiên,

ngay cả các DNVT lớn nhƣ DNVT đƣờng sắt, DNVT hàng không hay DNVT thủy

cũng chƣa có chiến lƣợc SXKD theo đúng bài bản và thực sự đầy đủ các nội dung.

Hơn nữa, không có bộ phận nào đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc SXKD.

Một số vấn đề liên quan đến chiến lƣợc SXKD đƣợc nghiên cứu một cách tản mạn

Page 89: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

82

nhƣ về cạnh tranh giữa ngành vận tải với các ngành khác, hay giữa các ngành vận tải

với nhau…, nên không thể tập hợp đƣợc thành một chiến lƣợc. Dẫn đến hệ quả:

- Có những doanh nghiệp thành công ở quy mô nhỏ nhƣng lại thất bại ngay khi

bƣớc vào giai đoạn mở rộng quy mô, trong đó có cả các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà

nƣớc cũng trở nên yếu đi rất nhiều, khi mà lĩnh vực đầu tƣ dàn trải (ngoài ngành

chính) không kiểm soát đƣợc, chiến lƣợc phát triển nóng vội, hoặc nếu có nhƣng rất

yếu kém về tầm nhìn chiến lƣợc, không chú ý đến giá trị cốt lõi trong phát triển kinh

doanh, và đầu tƣ về đào tạo nguồn nhân lực chƣa đủ tầm dẫn đến đổ vỡ nhƣ tập đoàn

Vinashin, Vinaline.

- Phải thực hiện các khối lƣợng công việc đồ sộ để cung cấp kịp thời các dịch vụ

hạ tầng.

- Tốc độ đầu tƣ và mở rộng cơ sở hạ tầng thấp.

- Nguồn lực bị thiếu hụt, mất cân đối và không đồng bộ trong sự phát triển.

- Các chiến lƣợc đƣa ra thƣờng thiếu tính thực tế bởi vì nó cao hơn thực tế đạt

đƣợc.

- Các chiến lƣợc đƣa ra rất chung chung, thiếu cụ thể.

- Các phƣơng pháp sử dụng để xây dựng chiến lƣợc SXKD còn đơn giản, hầu

hết chỉ dựa vào kinh nghiệm và áp dụng một cách máy móc theo mô hình của một số

nƣớc trên thế giới.

2.5. Kinh nghiệm xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trên thế giới và Việt

Nam

2.5.1. Một số mô hình lựa chọn chiến lược phát triển doanh nghiệp trên thế giới và

Việt Nam

Lúc đầu, tƣ tƣởng xây dựng chiến lƣợc SXKD đƣợc ra đời tại Mỹ với cách thức

đơn giản là tập trung vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu của DN để quyết định chiến

lƣợc SXKD – đó là mô hình SWOT. Mô hình SWOT phân tích MTKD của DN trong

trạng thái động và không đặt ra một giả thiết nào; nó cung cấp cái nhìn toàn diện về

thực trạng môi trƣờng của DN, từ đó kết hợp với mong muốn, ƣớc vọng của nhà quản

trị để đƣa ra các chiến lƣợc tổng quát và chiến lƣợc chức năng phù hợp. Kỹ thuật

phân tích SWOT giúp DN dự báo thay đổi của ngoại cảnh và bên trong của tổ chức;

trên cơ sở đó, tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trƣờng - nhận diện đƣợc những đe

dọa, cơ hội các điểm mạnh, điểm yếu mà DN đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt

Page 90: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

83

động, trên cơ sở đó đề ra chiến lƣợc một cách khoa học.

Nhƣ vậy, ma trận SWOT có mục đích phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu của DN

với các nguy cơ và cơ hội bên ngoài DN một cách thích hợp. Dùng mô hình SWOT

để phân tích chiến lƣợc sẽ soạn thảo ra các chiến lƣợc có tính khả thi, vì nó phù hợp

với thực trạng, khả năng và mục tiêu của DN. Quá trình phối hợp này đƣợc thực hiện

nhƣ sau:

Bảng 2.14. Ma trận SWOT

Từ môi trƣờng

bên ngoài

Cơ hội (O) Đe dọa (T)

O1 O2 O3 T1 T2 T3

Điểm

mạnh

(S)

S1 S1O1 S1O2 S1O3 S1T1 S1T2 S1T3

S2 S2O1 S2O2 S2O3 S2T1 S2T2 S2T3

S3 S3O1 S3O2 S3O3 S3T1 S3T2 S3T3

Điểm

yếu (W)

W1 W1O1 W1O2 W1O3 W1T1 W1T2 W1T3

W2 W2O1 W2O2 W2O3 W2T1 W2T2 W2T3

Nguồn: Quản trị chiến lược, Nxb TP Hồ Chí Minh (2011) [27]

Phối hợp SO: Dùng thế mạnh của DN để khai thác cơ hội

Phối hợp ST: Dùng thế mạnh để khắc phục điểm yếu

Phối hợp WO: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

Phối hợp WT: Đây là nguy cơ lớn nhất cần chủ động phòng ngừa.

Từ khi ra đời cho đến nay, mô hình phân tích SWOT vẫn là một trong những

công cụ phân tích quan trọng và đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích và xác định

định hƣớng chiến lƣợc cho DN. Vào những năm 60 (XX), xuất hiện một loạt các mô

hình ma trận phân tích chiến lƣợc nhƣ BCG, Mc Kinsey; ADLittle… vận dụng mô

hình toán học vào quản lý. Các mô hình ma trận này đã đánh giá và kết hợp vấn đề thị

trƣờng trong nghiên cứu, định ra chiến lƣợc cho DN dựa trên cơ sở xây dựng ma trận

hai chiều đƣợc lƣợng hóa cả những yếu tố định tính (mức độ cạnh tranh, mức hấp dẫn

của thị trƣờng…).

Ma trận BCG đƣợc khởi xƣớng từ năm 1960, do Công ty tƣ vấn Boston

Consulting Group xây dựng, phát triển từ đƣờng cong kinh nghiệm của Micheal

Porter.

Ma trận dựa trên tiền đề: doanh số thể hiện nên sức mạnh cạnh tranh (phải chấp

nhận giả thiết này, ma trận BCG mới có ý nghĩa) và dựa trên 2 yếu tố: thị phần tƣơng

Page 91: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

84

đối của DN và tốc độ tăng trƣởng để phân tích, đánh giá. Mỗi yếu tố đƣợc chia thành

hai mức cao thấp.

Ngôi sao

Dấu hỏi

Con bò sữa Con chó

Nguồn:Ferd R. David, Khái luận về quản trị chiến lược

Sơ đồ 2.2. Ma trận BCG

Công dụng của ma trận BCG là để tái cấu trúc thị trƣờng, ngành hàng và điều

chỉnh danh mục đầu tƣ (ma trận này không có ý nghĩa trong trƣờng hợp DN mới chỉ

chuẩn bị tham gia thị trƣờng).

- Dấu hỏi (Question marks): DN mới ra nhập (thị phần tƣơng đối thấp hơn đối

thủ chính), nhƣng có triển vọng tốt (tốc độ phát triển trên 10%). Cần đầu tƣ để tìm

kiếm sự phát triển (nhƣng đầu tƣ phải có chọn lọc), chấp nhận rủi ro trong đầu tƣ,

song vẫn phải chọn lựa khách hàng, thị trƣờng, quy mô, sản phẩm,… một cách cẩn

thận. Trong thời điểm đó, cần hƣớng tới triển vọng trƣớc, tạm thời chƣa nghĩ tới

thuận lợi.

- Ngôi sao (Stars): Thị trƣờng đã phát triển, DN đã thành công trong cạnh tranh

(tốc độ phát triển cao, thị phần tƣơng đối cũng cao). Trong giai đoạn này, tuy mức độ

cạnh tranh cao (mức độ đào thải lớn), nhƣng tỷ suất lợi nhuận vẫn cao. DN phải tiếp

tục cạnh tranh, củng cố, giữ gìn vị trí và tiếp tục tấn công đối thủ, không dừng lại ở

việc khai thác.

- Con bò sữa (Cows): Có ý nghĩa là cạnh tranh đã ngã ngũ, thị trƣờng đã phân

chia ổn định, DN đã chiếm lĩnh thị phần, số lƣợng các đối thủ cạnh tranh ít. Vì thế, mặc

dù thị phần tƣơng đối của DN cao, nhƣng tốc độ phát triển đã chậm lại, có nghĩa là thị

trƣờng đã có dấu hiệu bão hòa. Trong giai đoạn này, DN phải hạn chế đầu tƣ, tăng

cƣờng khai thác để thu hồi vốn.

- Con chó (Dogs): Là giai đoạn thị trƣờng bắt đầu suy thoái, trên thị trƣờng đã

xuất hiện sản phẩm thay thay thế, doanh số và lợi nhuận của DN giảm nhanh chóng.

Phần thị trƣờng tƣơng đối 10 0

Kh

ả n

ăng

tăn

g t

rƣở

ng

th

trƣ

ờng

Page 92: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

85

Trong giai đoạn này, DN tìm cách giảm hoạt động, rút vốn và chuyển đổi sang ngành

hàng mới hoặc thị trƣờng mới.

Ma trận ADLittle do hãng tƣ vấn Arthur D.Little Inc đã tìm ra khuôn mẫu chu

kỳ đời sống sản phẩm trong quá trình hoạch định chiến lƣợc, gồm có 4 giai đoạn nhƣ

sau:

- Thời kỳ triển khai (đƣa sản phẩm vào thị trƣờng): trong thời kỳ này, sản phẩm

chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến, nên khối lƣợng tiêu thụ tăng chậm, DN cần bỏ thêm

chi phí để hoàn thiện sản phẩm, nghiên cứu cải tiến, khảo sát thị trƣờng…; do đó, lợi

nhuận thấp hoặc có thể lỗ. Về giá áp dụng trong thời kỳ này thƣờng thấp so với đối

thủ cạnh tranh (nếu chất lƣợng ngang bằng) hoặc giá có thể cao hơn (nếu chất lƣợng

nhỉnh hơn).

- Thời kỳ tăng trƣởng: số lƣợng tiêu thụ tăng mạnh do thị trƣờng đã chấp nhận

sản phẩm mới, chi phí sản xuất và giá thành giảm đáng kể, lợi nhuận cao. Việc mở

rộng thị trƣờng trong thời kỳ này rất thuận lợi; tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục bỏ thêm

chi phí để hoàn thiện sản phẩm, nghiên cứu cải tiến, khảo sát thị trƣờng….

- Thời kỳ bão hòa: là thời kỳ sản phẩm ứ đọng ở các kênh phân phối, sản xuất

ngừng trệ. Đây là thời kỳ thƣờng diễn ra cạnh tranh gay gắt. Nên có chính sách giá cả

thấp hoặc cải tiến sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm sẽ quyết định.

- Thời kỳ suy thoái: khối lƣợng tiêu thụ và lợi nhuận giảm nghiêm trọng, cần

đình chỉ sản xuất, cắt giảm mọi chi phí, nhƣờng bớt một phần thị trƣờng cho đối thủ

và thực hiện chính sách giá thấp để tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn để chuyển sang

lĩnh vực kinh doanh khác.

Ma trận A.D.Little tƣơng đối phức tạp, nhất là trong vận dụng, nhƣng nó cho

phép xác định những vùng định hƣớng cho chiến lƣợc của DN. Hạn chế của ma trận

này là ở chỗ yếu tố chủ quan trong việc cho điểm và hệ số điều chỉnh để xác định vị

trí cạnh tranh của DN theo từng phân đoạn. Hơn thế, việc xác định chu kỳ hoạt động

của lĩnh vực là khá phức tạp vì nó liên quan đến cung, cầu.

Trong công cuộc công nghiệp hóa sau Đại chiến thế giới thứ 2, nƣớc Nhật thực

hiện chiến lƣợc nhập khẩu công nghệ nhằm tránh gánh nặng chi phí cho nghiên cứu

và phát triển (R&D) và tập trung vào việc cải thiện quy trình sản xuất (Kaizen).

Những năm 70 (XX), cùng với sự lên ngôi của nền kinh tế Nhật Bản, phát triển tƣ

tƣởng chiến lƣợc nổi bật đƣợc gói gọn trong một câu: “Đúng sản phẩm với đúng số

Page 93: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

86

lƣợng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”, đƣợc đánh giá bằng mô hình tiêu biểu đúng

thời điểm Just in Time (JIT) . Mục tiêu của chiến lƣợc này là nâng cao chất lƣợng và

độ tin cậy của sản phẩm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nƣớc Nhật có đƣợc ngày

hôm nay xuất phát từ nền tảng sản xuất dựa trên hệ thống tuyệt vời đó.

Vào những năm 80 (XX), M. Porter đƣa ra mô hình phân tích môi trƣờng xác

định vị trí cạnh tranh chiến lƣợc của DN để khắc phục nhƣợc điểm của các mô hình

bảng - ma trận Porter.

Ma trận Porter dựa trên lợi thế cạnh tranh (về chi phí) và mục tiêu cạnh tranh

(thị trƣờng) để xác định các trƣờng hợp cạnh tranh. Công dụng của nó là xác định

đƣợc tƣ duy chiến lƣợc và cạnh tranh.

Chiến lƣợc cạnh tranh là hƣớng đến lợi thế cạnh tranh và trong ma trận Porter,

sự lựa chọn là chi phí, bởi xét trong dài hạn và xét trong nhóm đồng đẳng với DN thì

đây là yếu tố bền vững nhất.

- Chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí: DN phấn đấu để có chi phí thấp nhất trong

ngành kinh doanh của mình và sản xuất những sản phẩm có cơ sở khách hàng rộng.

Chi phí thấp mang lại cho DN tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong

ngành bất chấp sự hiện diện của các lực lƣợng cạnh tranh khác. Khi có chi phí thấp

nhất trong ngành, DN có thể bán sản phẩm với giá thấp nhất mà vẫn thu đƣợc lợi

nhuận. Khi có chiến lƣợc cạnh tranh về giá xảy ra, DN có chi phí thấp nhất tất nhiên

sẽ thuộc ở vị thế tốt hơn và tiếp tục vẫn có lãi.

Chiến lƣợc đứng đầu về chi phí đƣợc áp dụng nếu DN có thị trƣờng rộng, gồm

các đặc điểm:

Dùng giá là yếu tố cạnh tranh chính. Điều này áp dụng cho cả những thị trƣờng

đặc thù nhƣ ô tô.

Giá đặt ở mức độ thấp có tính cạnh tranh (nhƣng không phải bán phá giá). Lƣu

ý giá khái niệm bán “giá thấp” là có tính tới đẳng cấp thƣơng hiệu, không phải là

chấp nhận bất kỳ giá nào.

Công nghệ đƣợc sử dụng nhƣ là một yếu tố hỗ trợ giá, không sử dụng nhƣ là

một lợi thế cạnh tranh.

Page 94: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

87

Lợi thế cạnh tranh (chi phí)

Cao (chi phí thấp) Thấp (chi phí cao)

Rộng

Mục tiêu

cạnh tranh

Hẹp

Dàn đấu hạ giá

Chuyên biệt hóa

Trọng tâm hóa

Hƣớng vào KH Hƣớng vào SP

Nguồn:Michal E. Porter,” Competitive Advan tage”, New York, Press (1985)

Sơ đồ 2.3. Ma trận Porter

- Chiến lƣợc dị biệt hóa sản phẩm (khác biệt/chuyên biệt hóa) là tạo sự khác biệt

có ý nghĩa và đƣợc khách hàng chấp nhận. Chuyên biệt hóa sử dụng công nghệ nhƣ là

lợi thế cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ đƣợc chuyên biệt hóa phải tạo ấn tƣợng rõ ràng

và giữ vững lợi thế cạnh tranh, hạn chế tranh giành về giá cả và chỉ cạnh tranh trong

đẳng cấp của mình.

- Chiến lƣợc trọng tâm hóa là chọn thị trƣờng (hoặc sản phẩm) hẹp và hƣớng

trọng tâm hoạt động của mình vào đó.

Trọng tâm hóa thị trƣờng (hoặc sản phẩm) đƣợc chia theo hai hƣớng:

- Trọng tâm hóa sản phẩm - khách hàng: sản phẩm phải nhìn khách hàng để

thiết kế cho phù hợp.

- Trọng tâm hóa khách hàng - sản phẩm: khách hàng phải “theo” sản phẩm với

kiểu nhìn vào “một tƣợng đài”. Khi đã đi theo hƣớng này thì không thể nhƣợng

quyền thƣơng hiệu vì sẽ làm giảm sút giá trị đẳng cấp. DN phải chấp nhận thị trƣờng

hẹp.

Khi quyết định chọn con đƣờng trọng tâm hóa, DN phải biết tận dụng thị trƣờng

ngách hoặc hƣớng vào phân khúc khách hàng đặc thù/cao cấp.

2.5.2. Bài học kinh nghiệm xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh

- Kinh tế thị trƣờng luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi DN phải

có một chiến lƣợc SXKD. Một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra là nếu doanh nghiệp

chỉ xây dựng chiến lƣợc thì chƣa đủ, vì cho dù chiến lƣợc có hoàn hảo đến mấy nếu

không triển khai tốt, không biến nó thành hiện thực, thành các chƣơng trình, chính

Page 95: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

88

sách kinh doanh hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô

ích, không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi phí kinh

doanh cho công tác này.

- Đồng thời chiến lƣợc SXKD luôn quan tâm tầm nhìn và mục đích của doanh

nghiệp bởi chiến lƣợc về bản chất là việc hoạch định hƣớng đi nhắm đến mục tiêu đề

ra. Về tầm nhìn, mục tiêu mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt có doanh nghiệp coi mục

tiêu trọng tâm là Tăng doanh thu, giành thị phần trên thị trƣờng, nhƣng cũng có

doanh nghiệp lại lựa chọn hƣớng đi khác là Tăng lợi nhuận... Bởi vậy, chiến lƣợc của

mỗi doanh nghiệp cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên có một điểm chung chiến lƣợc

SXKD phải theo định hƣớng, tầm nhìn, mục tiêu đặt ra, cũng có trƣờng hợp ngoại lệ

cần thiết phải điều chỉnh lại tầm nhìn, mục tiêu cho phù hợp.

- Các tập đoàn, các doanh nghiệp thành công có một điểm chung là chiến lƣợc

và cơ cấu tổ chức của tập đoàn, doanh nghiệp đều rất hài hòa, mọi thứ đều hƣớng tới

việc thực hiện. Đó là cách mà các tập đoàn, doanh nghiệp này đạt đƣợc những kết quả

rất ngƣỡng mộ.

Nguồn: Kenichi Ohmae,Tư duy của chiến lược gia Nhật Bản, NxbLao động- xã hội (2013)

Sơ đồ 2.4. Bộ ba chiến lược, tổ chức, thực hiện

- Xây dựng chiến lƣợc SXKD phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế

rủi ro tới mức tối thiểu; đồng thời, xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh

chiến lƣợc và những điều kiện cơ bản để đạt đƣợc mục tiêu đó.

Hoạt động kinh doanh chứa đựng yếu tố rủi ro mà các DN thƣờng phải đƣơng

đầu. Để đạt đƣợc yêu cầu này, chiến lƣợc SXKD phải có vùng an toàn, trong đó khả

năng rủi ro vẫn có thể xảy ra nhƣng phải là thấp nhất. Luôn đề phòng tƣ tƣởng xây

dựng chiến lƣợc SXKD theo kiểu đƣợc ăn cả, ngã về không.

Đánh giá mức độ thoả mãn yêu cầu của các yếu tố trong các phƣơng án, mức

điểm đánh giá quy định nhƣ sau:

Chiến lƣợc

Tổ chức Thực hiện

Hiệu quả

Page 96: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

89

Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thoả mãn yêu cầu

Số TT Mức đạt yêu cầu Điểm đánh giá

1 Mức đạt yêu cầu tốt nhất 5 điểm

2 Mức đạt yêu cầu khá 4 điểm

3 Mức đạt yêu cầu trung bình 3 điểm

4 Mức đạt yêu cầu yếu 2 điểm

5 Mức đạt yêu cầu kém 1 điểm

Việc xác định phạm vi kinh doanh trong chiến lƣợc SXKD phải đảm bảo khắc

phục đƣợc sự dàn trải nguồn lực, hoặc tránh tình trạng không sử dụng hết nguồn

lực.

Xây dựng chiến lược SXKD phải gắn với thị trường và dự đoán MTKD trong

tương lai

Các DN xây dựng chiến lƣợc SXKD trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị

trƣờng và khai thác tối đa các thời cơ, thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản

phẩm với số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại và thời hạn thích hợp. Phải coi “chiến lƣợc

phải thể hiện tính làm chủ thị trƣờng của DN” là phƣơng châm, là nguyên tắc QTCL

của DN. Việc xây dựng chiến lƣợc SXKD phải làm tăng đƣợc thế mạnh của DN,

giành ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Chiến lƣợc phải thể hiện tính linh hoạt cao;

và vì thế, xây dựng chiến lƣợc chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể.

Việc dự đoán MTKD trong tƣơng lai là một yêu cầu quan trọng trong xây dựng

chiến lƣợc SXKD. Việc dự đoán càng chính xác bao nhiêu thì chiến lƣợc SXKD

càng phù hợp bấy nhiêu. Muốn có đƣợc các dự đoán tốt, cần có khối lƣợng thông

tin và tri thức nhất định; đồng thời, phải có phƣơng pháp tƣ duy đúng đắn để có

cách nhìn thực tế và sáng suốt về những gì mà DN có thể đƣơng đầu trong tƣơng

lai.

Phải lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp

Lựa chọn chiến lƣợc là một khâu quan trọng của quá trình hoạch định chiến

lƣợc SXKD. Về bản chất, quyết định lựa chọn chiến lƣợc chính là trên cơ sở hệ thống

mục tiêu đã xác định, các nhà hoạch định tiếp tục sử dụng các công cụ thích hợp để

hình thành các chiến lƣợc giải pháp. Hoạt động này ảnh hƣởng trực tiếp đến triển

khai thực hiện chiến lƣợc và các hoạt động khác (đầu tƣ, đổi mới tổ chức, đào tạo.. ).

Tùy thuộc vào từng thời kỳ, có thể phân tích, lựa chọn chiến lƣợc SXKD theo 11 chỉ

Page 97: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

90

tiêu chủ yếu (bảng 2.16).

Bảng 2.16. Các tiêu chí lựa chọn so sánh các phương án chiến lược

Số

TT

Các yếu tố dùng trong

phân tích và đánh giá

Trọng

số

Phương án

1

Phương án

2

Phương án

3

Đánh

giá

Quy

đổi

Đánh

giá

Quy

đổi

Đánh

giá

Quy

đổi

1 Khả năng đạt mục tiêu 3 5 15 5 15 5 15

2 Tận dụng cơ hội 2 5 10 5 10 4 8

3 Hạn chế nguy cơ 2 3 6 2 4 3 6

4 Sử dụng tốt thế mạnh 2 2 4 3 6 3 6

5 Khắc phục điểm yếu 1 2 2 3 3 2 2

6 Phù hợp tốt với khả năng

tài chính của DN 3 3 9 3 9 2 4

7 Phù hợp phong cách lãnh

đạo của Ban lãnh đạo 1 2 2 2 2 3 3

8 Phù hợp với thời kì của

chu kỳ sản phẩm 2 3 6 3 6 2 4

9 Cải thiện đƣợc vị thế

cạnh tranh của DN 2 3 6 3 6 1 2

10 Hiệu quả kinh tế cao 3 2 6 3 9 2 6

11 Tích luỹ tài sản vô hình 2 2 4 2 4 1 2

Tổng cộng 70 64 56

Nguồn:Quản trị chiến lược, Nxb TP Hồ Chí Minh (2011)

Phải kết hợp với độ chín muồi với thời cơ

Chiến lƣợc SXKD không chín muồi thì DN chắc chắn sẽ thất bại. Có điều tƣởng

nhƣ nghịch lý là một số chiến lƣợc lại thất bại do quá chín muồi. Lý do thật dễ hiểu vì

tƣ tƣởng cầu toàn trong xây dựng chiến lƣợc, nên mất quá nhiều thời gian gia công

các chi tiết, kỳ vọng có một chiến lƣợc hoàn hảo, nên khi xây dựng xong chiến lƣợc

và triển khai thì đã mất thời cơ. Bởi vậy, khi đƣa ra đƣợc một chiến lƣợc hoàn hảo

cũng có thể là lúc nó trở nên lạc hậu so với sự thay đổi hàng ngày của thị trƣờng,

hoặc cũng có thể DN không có đủ điều kiện và khả năng áp dụng.

Chiến lƣợc SXKD phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa chiến lƣợc SXKD

Page 98: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

91

chung (những vấn đề tổng quát bao trùm có tính chất quyết định nhất) và chiến lƣợc

SXKD bộ phận (những vấn đề mang tính chất bộ phận nhƣ chiến lƣợc sản phẩm, giá

cả...).

Page 99: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

92

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2, luận án tập trung làm rõ thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc

SXKD trong các DNVT nói chung và ở DNVT hành khách nói riêng.

Thực hiện mục tiêu trên, luận án phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình

kinh tế thế giới và Việt Nam những năm qua, chỉ rõ những khó khăn, thuận lợi. Bên

cạnh đó, luận án mô tả, những nội dung cơ bản, quan trọng của chiến lƣợc phát triển

GTVT của toàn ngành, chiến lƣợc phát triển DVVT. Đó là những yếu tố hàng đầu,

quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng chiến lƣợc SXKD ở các DN và

DNVT.

Nhằm làm rõ thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc tại các DN Việt Nam và

các DNVT, luận án tập trung khảo sát, trình bày và phân tích công tác nghiên cứu,

xác định mục tiêu, nhiệm vụ của DN, DNVT, công tác nghiên cứu, lựa chọn chiến

lƣợc, triển khai chiến lƣợc lựa chọn, đánh giá và điều chỉnh chiến lƣợc trong DN và

DNVT.

Để có những hình dung hệ thống, đầy đủ, toàn diện về thực trạng công tác xây

dựng kế hoạch/chiến lƣợc SXKD tại Công ty, luận án đã mô tả tổng quát về bản thân

Công ty gồm quá trình ra đời và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt

động, đặc điểm của Công ty. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng xây dựng chiến lƣợc

SXKD của Công ty trên các phƣơng diện nhƣ căn cứ xác định mục tiêu, phân tích

MTKD, các biện pháp thực hiện chiến lƣợc…; chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế,

nguyên nhân hạn chế trong công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD của Công ty.

Từ những phân tích trên, tác giả luận án cho rằng mặc dù đã nỗ lực cố gắng và

đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong xây dựng chiến lƣợc SXKD, song nhìn

chung, công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD của các DN Việt Nam, DNVT nói riêng

còn giản đơn và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền

kinh tế thị trƣờng. Việc xây dựng chiến lƣợc chủ yếu dựa vào phân tích các số liệu tài

chính, dự báo tƣơng lai và lập kế hoạch ngắn hạn nhiều bất cập, hạn chế. Những kỹ

năng, phƣơng pháp lập kế hoạch, chiến lƣợc, khả năng phân tích, lựa chọn chiến

lƣợc… còn có những tồn tại và vì thế, ảnh hƣởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh,

hiệu quả kinh doanh, sự phát triển của DN. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có những thao

tác thực sự khoa học và chuẩn xác trong thực hiện, triển khai công tác xây dựng chiến

lƣợc SXKD đáp ứng yêu cầu của bản thân DN và xã hội.

Page 100: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

93

Chƣơng 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT KINH DOANH

CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VÀ ỨNG DỤNG CHO CÔNG TY

CỔ PHẦN Ô TÔ KHÁCH HÀ TÂY

3.1. Xác định các yếu tố của chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và đề xuất quy trình

xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải

3.1.1. Xác định các yếu tố của chiến lược sản xuất kinh doanh

Khi xây dựng chiến lƣợc, các nhà quản lý cần quan tâm tới các yếu tố nhƣ: lĩnh

vực hoạt động, mục tiêu chiến lƣợc, lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ. Đối

với ngành vận tải, những yếu tố cần xác định gồm:

- Lĩnh vực hoạt động là kinh doanh dịch vụ vận tải với đối tƣợng phục vụ gồm

hàng hóa và hành khách.

- Mục tiêu chiến lƣợc: Tùy vào từng doanh nghiệp để xác định những mục tiêu

và nhiệm vụ của xây dựng chiến lƣợc. Mục tiêu chiến lƣợc có thể là tăng thị phần hay

tăng lợi nhuận và các mục tiêu khác.

- Những lợi thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong ngành liên

quan đến các yếu tố con ngƣời, công nghệ, đa dạng hóa hay cá biệt hóa dịch vụ, chất

lƣợng và năng lực cung cấp dịch vụ,..

3.1.2. Đề xuất quy trình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp vận tải

Trên cơ sở kế thừa các mô hình hoạch định chiến lƣợc SXKD và phân tích đặc

điểm môi trƣờng kinh doanh vận tải, tác giả luận án đề xuất quy trình xây dựng chiến

lƣợc SXKD cho DNVT theo 7 bƣớc (sơ đồ 3.1) .

Bƣớc 1: Phân tích môi trƣờng (bên trong, bên ngoài) của doanh nghiệp

Bƣớc đầu tiên trong quy trình xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp nói chung

và doanh nghiệp vận tải nói riêng là nghiên cứu, phân tích môi trƣờng bên trong cũng

nhƣ bên ngoài của doanh nghiệp. Kết thúc bƣớc này, nhà lập quy hoạch cần đƣa ra

đƣợc những kết luận chung nhất về môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. Bƣớc

này gồm các nội dung:

- Phân tích và dự báo về sự biến động của ngành giao thông vận tải và các lĩnh

vực liên quan. Khi xây dựng chiến lƣợc, các nhà quản lý của các doanh nghiệp cần

nghiên cứu sự biến động của các yếu tố vĩ mô tác động tới ngành giao thông vận tải

nhƣ: tổng vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải, sự tăng trƣởng của

Page 101: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

94

nền kinh tế, sự biến động dân số, sự thay đổi kết cấu dân cƣ, sự thay đổi cơ cấu của

nền kinh tế... Đặc biệt, các nhà lập chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải cần nắm bắt

đƣợc những dự án lớn, những dự án kinh tế cũng nhƣ các dự án giao thông trọng

điểm đã, đang và sẽ triển khai trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ

khu vực lân cận. Chẳng hạn, sự hoàn thành một loạt các dự án lớn trong tƣơng lai nhƣ

dự án Cầu Nhật Tân, dự án nhà ga T2 của sân bay Nội Bài, dự án đƣờng sắt trên cao

trong nội đô thành phố Hà Nội... cần đƣợc đề cập tới trong quá trình nghiên cứu xây

dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải A, khi doanh nghiệp này tiến hành xây

dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp mình trong giai đoạn 2012 - 2017 và tầm nhìn

2022 mặc dù năm 2012 chƣa có một dự án nào trong số các dự án trên hoàn thành.

Việc làm này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp dự đoán đƣợc hệ thống cơ sở hạ

tầng của ngành trong tƣơng lai cũng nhƣ số lƣợng và luồng hàng hóa, hành khách

trong tƣơng lại tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp.

Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

vận tải

Phân tích và dự báo và tình hình cạnh tranh, điều cần trƣớc hết các nhà lập chiến

Phân tích và dự báo về MTKD bên ngoài

- Phân tích và dự báo sự biến động của

ngành giao thông vận tải.

- Phân tích và dự báo và tình hình cạnh tranh

trong ngành vận tải.

- Nghiên cứu các chính sách của nhà nƣớc

về lĩnh vực giao thông vận tải

Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo

MTKD bên ngoài

Tổng hợp kết quả đánh giá, phán

đoán môi trƣờng bên trong DN

Các quan điểm mong muốn,

kì vọng của lãnh đạo DN Hình thành các phƣơng án

chiến lƣợc

Lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu Nhiệm vụ của doanh nghiệp

Quyết định và thể chế hóa chiến lƣợc

Đánh giá và phán đoán môi

trƣờng bên trong DN

- Khẳng định sứ mệnh của DN.

- Phân tích vị trí hiện thời của DN.

- Phân tích các nguồn lực của DN.

Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc

Kiểm soát và điều chỉnh

Page 102: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

95

lƣợc cần nắm bắt đƣợc tình hình cạnh tranh trong ngành vận tải. Điều này có nghĩa là

họ phải xác định đƣợc một cách sơ lƣợc thị phần giữa các phƣơng thức vận tải trong

ngành vận tải ở quá khứ cũng nhƣ hiện tại, từ đó dự báo đƣợc thị phần của phƣơng

thức vận tải của mình trong tƣơng lai. Tiếp đến, các nhà lập chiến lƣợc cũng cần biết

đƣợc tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành mình (số lƣợng, quy

mô, chất lƣợng của các doanh nghiệp...).

Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự cạnh tranh giữa các DN là tất yếu; xét trên bình

diện xã hội, cạnh tranh sẽ có lợi cho tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển. Khi xây

dựng chiến lƣợc, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lƣợc trong mối tƣơng quan

giữa doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp đối thủ cũng nhƣ các doanh nghiệp bạn.

Các chiến lƣợc cần đƣợc xây dựng trên cơ sở quan sát những nguồn chức năng khác

biệt nhƣ hình thức mua bán, kỹ thuật bán hàng. Bất cứ sự khác biệt nào giữa doanh

nghiệp của bạn và các doanh nghiệp khác đều có thể dẫn tới sự khác biệt về lợi

nhuận. Ví dụ, doanh nghiệp bạn có chất lƣợng dịch vụ tốt hơn các doanh nghiệp khác

nhờ có thiết kế ghế ngồi, giƣờng nằm tiện lợi hơn cũng nhƣ có cách phục vụ chu đáo

nhiệt tình hơn, từ đó DN bạn có thể đạt đƣợc mức lợi nhuận tốt hơn so với đối thủ

cạnh tranh.

Việc làm này, giúp doanh nghiệp thấy rõ hơn điểm mạnh điểm yếu của mình so

với các doanh nghiệp bạn, từ đó có những quyết định phù hợp, tùy theo mục đích,

yêu cầu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu các chính sách của nhà nƣớc về lĩnh vực giao thông vận tải: Rõ

ràng một chiến lƣợc hợp lý khi nó phù hợp với các chính sách pháp luật của Nhà

nƣớc. Vì vậy, các nhà lập chiến lƣợc cần xây dựng chiến lƣợc của doanh nghiệp mình

trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ: Các chính sách về giá vé, các

chính sách về ƣu tiên phát triển vùng, các chiến lƣợc phát triển kinh tế địa phƣơng,

các chiến lƣợc phát triển kinh tế vùng, chiến lƣợc phát triển ngành GTVT. Chẳng hạn

các chính sách về vận tải công cộng, về giờ ƣu tiên hoạt động cho xe buýt cần đƣợc

đề cập đến khi lập chiến lƣợc cho DNVT hoạt động trong địa bàn Hà Nội và khu vực

lân cận.

- Phân tích vị trí hiện thời của doanh nghiệp: Đây là nội dung khá quan trọng

trong quá trình xây dựng chiến lƣợc SXKD cho doanh nghiệp. Việc xác định đúng vị

trí hiện tại của doanh nghiệp giúp cho các nhà lập chiến lƣợc đƣa ra đƣợc những

Page 103: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

96

chiến lƣợc phù hợp và khả thi. Để làm rõ nội dung này, các nhà lập chiến lƣợc cần

ƣớc tính đƣợc thị phần hiện thời của doanh nghiệp trong ngành hoạt động, xác định

đƣợc các địa phƣơng doanh nghiệp mình hoạt động, sự ảnh hƣởng của doanh nghiệp

mình đối với ngƣời tiêu dùng, đối với các địa phƣơng nơi doanh nghiệp hoạt động

cũng nhƣng nhƣ các địa phƣơng khác...

- Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp: Nhƣ đã biết nguồn lực DN là khả

năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của DN. Nhƣ

vậy, đối với DN nói chung và DNVT nói riêng, khi phân tích các nguồn lực của DN

các nhà lập chiến lƣợc cần phân tích tất cả các nguồn lực chính gồm: Công nghệ

thông tin; tài chính; nguồn nhân lực; thiết bị máy móc; quy trình sản xuất, quy trình

công nghệ của doanh nghiệp; năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp; thƣơng

hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của doanh nghiệp.

Ngoài ra, với DNVT do đặc thù của ngành, nên luận án đề xuất sử dụng thêm hệ

số lợi dụng trọng tải bình quân để đánh giá năng lực của DNVT.

Khi dựa vào hệ số lợi dụng trọng tải bình quân cho toàn DN, năng lực của

DNVT đƣợc chia thành 4 trƣờng hợp bao gồm:

Trường hợp 1: Nguy cơ

Trong trƣờng hợp này khi xác định đƣợc hệ số lợi dụng trọng tải bình quân với

mức hệ số lợi dụng trọng tải bình quân toàn DN ( ) bằng với một hệ số lợi dụng trọng

tải cân bằng ( cb), ( = cb) lúc này tổng doanh thu hoạt động vận tải bằng tổng chi phí

DN bỏ ra. Nhƣ vậy DNVT đang ở trong giai đoạn nguy cơ vì làm ăn không có lãi, lợi

nhuận bằng hoặc nhỏ hơn 0 (L ≤ 0)

Trường hợp 2: Ổn định

Trƣờng hợp này có nghĩa là hệ số lợi dụng trọng tải bình quân của DN ( ) bằng

với hệ số lợi dụng trọng tải mức ổn định ( od) với điều kiện od ≥ cb lúc này tổng

doanh thu vận tải lớn hơn chi phí bỏ ra tức là DN có lãi (L>0) tuy nhiên trong điều

kiện L = Lngh (Lngh : Lãi suất khi gửi tiền vào ngân hàng). Nhƣ vậy trong trƣờng hợp

này mặc dù kinh doanh vận tải có lãi tuy nhiên lãi suất này mới bằng lãi suất gửi tiền

vào ngân hàng, DN kinh doanh chỉ đảm bảo ở mức ổn định.

Trường hợp 3: Phát triển

Trƣờng hợp này có nghĩa là hệ số lợi dụng trọng tải bình quân của DN ( ) bằng

hệ số lợi dụng trọng tải ở mức phát triển ( pt) với điều kiện pt ≥ od, lúc này tổng

Page 104: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

97

doanh thu lớn hơn tổng chi phí, DNVT có lãi và có lãi phát triển lớn hơn lãi ngân

hàng (Lpt ≥ Lngh). Nhƣ vậy DN đang ở mức phát triển, DN cần đẩy mạnh đầu tƣ, phát

triển kinh doanh.

Trường hợp 4: Thách thức

Trong trƣờng hợp này DN vẫn đang ở mức phát triển tuy nhiên gặp phải nhiều

sự cạnh tranh của các DNVT khác làm cho thị phần có thể bị giảm xuống dẫn tới hệ

số lợi dụng trọng tải bình quân toàn DN có thể bị giảm xuống. Trong trƣờng hợp này

cần xem xét tính toán về thị phần của DN so với tổng thị phần của các DNVT khác

cùng khai thác trên cùng phạm vi hoạt động.

Có thể khái quát mối quan hệ của các trƣờng hợp trên bằng sơ đồ 3.4.

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ các mức đánh giá năng lực DNVT

Có thể nhận thấy rằng mối quan hệ của các mức đánh giá năng lực DNVT ở trên

có mối quan hệ hai chiều. DN đang ở mức năng lực này có thể chuyển sang các mức

năng lực khác do các yếu tố khác nhau trong hoạt động kinh doanh.

Bƣớc 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trƣờng bên ngoài cũng

nhƣ phân tích, đánh giá và phán đoán đúng môi trƣờng bên trong DN

Các thông tin tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trƣờng bên ngoài tập

trung đánh giá các thời cơ, cơ hội và cả các thách thức, rủi ro, cạm bẫy… có thể xảy

ra trong thời kỳ chiến lƣợc.

Nội dung đánh giá và phán đoán về môi trƣờng bên trong doanh nghiệp cần đảm

bảo tính toàn diện, hệ thống. Ở đây, các nhà xây dựng chiến lƣợc cần tập trung xác

định các điểm mạnh, lợi thế của DN cũng nhƣ xác định các điểm yếu, bất lợi, đặc biệt

là so với các đối thủ cạnh tranh ở thời kỳ chiến lƣợc

THÁCH THỨC

PHÁT TRIỂN

ỔN ĐỊNH NGUY CƠ

Page 105: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

98

Bảng 3.1. Ma trận phân tích môi trường

Môi trường / Yếu tố Thời

gian

Không

gian

Tiện

nghi

1. Môi trường bên ngoài

Chính sách của Nhà nƣớc

Điều kiện cơ sở hạ tầng

Các dự án kinh tế trọng điểm

Các dự án giao thông trọng điểm

Hành khách và công suất luồng hành khách

Biến động nhu cầu vận tải

Cạnh tranh giữa các phƣơng thức vận tải

Cạnh tranh cùng phƣơng thức vận tải

Giá nhiên liệu

2. Môi trường bên trong

Chất lƣợng nhân lực (lái xe, phụ xe, ngƣời điều hành, ...)

Giá vé

Công nghệ thông tin

Tài chính

Thƣơng hiệu uy tín

Thiết bị máy móc

Quy trình sản xuất

Năng lực quản lý doanh nghiệp

Để thực hiện bƣớc này luận án đề xuất áp dụng ma trận phân tích môi trƣờng

bao gồm các yếu tố môi trƣờng bên ngoài, môi trƣờng bên trong, các yếu tố về thời

gian, không gian, sự tiện nghi trong phục vụ hành khách. Để phân tích chỉ ra các yếu

tố có ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn chiến lƣợc SXKD, luận án lựa chọn một số

yếu tố để xây dựng ma trận phân tích (bảng 3.1) . Giúp các nhà lập chiến lƣợc có

đƣợc cái nhìn tổng quan về MTKD của doanh nghiệp, từ đó có đƣợc những ý kiến

tổng kết phù hợp đáng tin cậy làm cơ sở cho bƣớc tiếp theo.

Bƣớc 3: Hình thành một hay nhiều phƣơng án chiến lƣợc

Trên cơ sở bƣớc 2, kết hợp với các quan điểm, mong muốn, ý kiến… của lãnh

Page 106: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

99

đạo DN để hình thành nên 1 hay nhiều phƣơng án chiến lƣợc.

Trong bƣớc này, các nhà xây dựng chiến lƣợc cần phải hoàn thành nhiệm vụ

đánh giá lại các mục tiêu triết lý kinh doanh cũng nhƣ quan điểm của lãnh đạo DN.

Việc hình thành 1 hay nhiều phƣơng án chiến lƣợc không phục thuộc vào ý muốn

của những ngƣời làm chiến lƣợc mà phụ thuộc vào phƣơng pháp hoạch định cụ thể đã

lựa chọn.

Bƣớc 4. Lựa chọn chiến lƣợc và xác định mục tiêu kinh doanh của DN

Lựa chọn chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp

Trên cơ sở bƣớc 3, kết hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp, các nhà xây dựng

chiến lƣợc nghiên cứu, cân nhắc lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu cho doanh nghiệp.

Để lựa chọn chiến lƣợc và xác định mục tiêu chiến lƣợc cho DNVT luận án đề

xuất lập ma trận xác định chiến lƣợc theo các yếu tố đã đƣợc phân tích từ bƣớc 2, ma

trận đƣợc thể hiện nhƣ ở dƣới đây:

KHÔNG GIAN

(1)

AN TOÀN

(2)

THỜI GIAN

(3)

TIỆN NGHI

(4)

Sơ đồ 3.3. Ma trận xác định chiến lược theo các yếu tố

Qua phân tích đƣợc MTKD trong bƣớc 1 và tổng hợp các yếu tố môi trƣờng tác

động tới doanh nghiệp trong bƣớc 2, ta đã rõ những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát

triển của DNVT là:

Yếu tố về không gian: mục đích của hành khách khi tham gia vào quá trình vận

tải là sự dịch chuyển trong không gian từ nơi đi cho khi đến nơi cần đến. Nên việc

hành khách đi đúng địa điểm mà họ cần đến là mục đích của chuyến đi, do vậy nhà xe

phải thực hiện tốt cam kết đón trả khách đúng địa điểm theo yêu cầu của hành khách,

xe chạy phải đúng hành trình, dừng đỗ đúng quy định điểm đến, chất lƣợng phục vụ

phải đảm bảo...

Yếu tố về thời gian: thời gian chuyến đi của hành khách phải đảm bảo (nó đƣợc

đo bằng tốc độ kỹ thuật, lữ hành, khai thác, tốc độ O- D) tƣơng ứng với nó là thời

gian phƣơng tiện xe hoạt động trong ngày, trong tuần, thời gian phƣơng tiện hoạt

động trong năm, thời gian 1 chuyến xe, thời gian phƣơng tiên xe dùng đỗ dọc đƣờng,

thời gian điểm đầu đón khách, điểm cuối trả khách.

Page 107: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

100

Yếu tố về an toàn: đƣợc đặt ra trong mọi quá trình sản xuất (đặc biệt trong lĩnh

vực vận tải) vì khi xẩy ra mất an toàn sẽ làm tổn thất đến con ngƣời, làm hao phí về

thời gian và vật chất trong dịch vụ vận tải chỉ tiêu “an toàn” luôn đƣợc chú ý quan

tâm đặc biệt với VTHK. Bởi đối tƣợng của VTHK là con ngƣời, vấn đề mất an toàn

sẽ gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến con ngƣời. Vậy, an toàn cho

phƣơng tiện, an toàn cho hành khách, an toàn cho các phƣơng tiện khác cùng tham

gia giao thông là đặc biệt cần thiết.

Yếu tố về tiện nghi: tiện nghi trên phƣơng tiện, tiện nghi trong suốt quá trình

tham gia vận tải sẽ giúp cho hành khách cảm thấy thoải mái dễ chịu sau mỗi chuyến

đi (ví dụ, nhƣ diện tích của ghế ngồi của giƣờng nằm trên xe có ảnh hƣởng đến sự

thoải mái của hành khách, điều hòa máy lạnh trên xe sẽ làm cho hành khách dễ chịu

mỗi khi đi xe. Phƣơng tiện sạch đẹp, thƣơng hiệu làm cho hành khách cảm nhận sự

thoải mái, dễ chịu hấp dẫn, hài lòng, cảm giác này sẽ giúp hành khách khỏe khoắn,

thƣ giãn có cảm giác không mệt mỏi sau mỗi chuyến đi).

Khi xã hội càng phát triển, mức sống của ngƣời dân tăng cao, thì nhu cầu về đi

lại cũng tăng và những yêu cầu về không gian, thời gian, sự an toàn cũng nhƣ đảm

bảo yếu tố thuận tiện và tiện nghi phục vụ khi tham gia giao thông cũng ngày càng

cao. Tuy vậy, cảm nhận của các khách hàng khác nhau về chất lƣợng dịch vụ vận tải

là khác nhau. Đứng trên quan điểm nhà cung cấp vận tải, việc thƣờng xuyên quan tâm

và nâng cao chất lƣợng các yếu tố trên giúp DN nâng cao đƣợc vị thế, làm nhiều

khách hàng hài lòng hơn và điều đó làm cho hiệu quả kinh doanh đƣợc nâng cao.

Điều này có nghĩa là, việc quan tâm đến các yếu tố tác động tới sự phát triển của DN

khi lập chiến lƣợc giúp nó tăng hiệu quả và tính khả thi.

Trên cơ sở các phân tích ở trên, chiến lƣợc hoạt động của DNVT đƣợc lựa

chọn là chiến lƣợc thỏa mãn cao nhất các yếu tố trên, đồng thời đáp ứng đƣợc nhiệm

vụ của doanh nghiệp với chi phí thấp nhất.

Xác định mục tiêu

Trong nền kinh tế thị trƣờng, không có thị trƣờng nhất định nào đồng nhất, bởi

mỗi một khách hàng và nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau về dịch vụ và sản

phẩm đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Chẳng hạn, có những nhóm khách hàng quan

tâm đến yếu tố an toàn, thuận tiện và rủi ro thấp còn ít quan tâm tới giá vé, ngƣợc lại

có nhóm khách hàng chỉ quan tâm tới giá vé, nhƣng cũng có khách hàng quan tâm tới

Page 108: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

101

tất cả các yếu tố trên. Để xác định mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp, luận án đề

xuất áp dụng ma trận xác định mục tiêu (sơ đồ 3.4):

Từ phân tích bƣớc 2 và ma trận xác định mục tiêu biết đƣợc năng lực DN, từ đó

có thể lựa chọn các mục tiêu khác nhau:

Nếu DN đang ở mức nguy cơ cần xác định mục tiêu chiến lƣợc là phát triển ở

mức ổn định.

Nếu DN đang ở mức ổn định cần xác định mục tiêu chiến lƣợc để đạt mức phát

triển.

Nếu đang phát triển gặp các đối thủ cạnh tranh tức là ở mức thách thức thì cần

phân tích thị trƣờng đƣa ra các chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp.

NGUY CƠ (1)

γ = γcb

(C= Dt ; LN < 0)

ỔN ĐỊNH (2)

γođ > γcb

(Dt > C; LN > 0 và TV

S = rngh)

PHÁT TRIỂN (3)

γpt > γod

(C > Dt ; LN> 0 và TV

S >

rngh)

THÁCH THỨC (4)

(% thị phần)

Sơ đồ 3.4. Ma trận xác định mục tiêu

C: Tổng chi phí; Dt: Tổng doanh thu của DN

L: Lãi từ hoạt động kinh doanh của DNVT; Lngh: Lãi tiền gửi ngân hàng

Bƣớc 5: Quyết định và thể chế hóa chiến lƣợc

Chƣơng trình hóa phƣơng án chiến lƣợc đã lựa chọn với hai bƣớc đi trọng tâm:

Thứ nhất, cụ thể hóa các mục tiêu chiến lƣợc thành các chƣơng trình, phƣơng

án, dự án;

Thứ hai, xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực

hiện chiến lƣợc.

Bƣớc 6: Tổ chức thực hiện chiến lƣợc

Sau khi đã lựa chọn đƣợc chiến lƣợc tối ƣu, nội dung chiến lƣợc cần đƣợc gửi

tới tất cả các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp. Chiến lƣợc tổng quát sẽ đƣợc

gửi tới tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, còn chiến lƣợc bộ phận sẽ đƣợc gửi tới

những địa chỉ phù hợp và cần có một khung thực hiện hợp lý.

Quá trình trao đổi giữa các bộ phận liên quan đến chiến lƣợc là một quá trình

Page 109: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

102

liên tục và yêu cầu một hệ thống quản lý

Mọi thành viên trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện chiến lƣợc đã đƣợc

lựa chọn và tất nhiên ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất là nhà quản lý doanh nghiệp.

3.2. Phân tích, dự báo nhu cầu và năng lực vận tải

3.2.1. Phân tích thị trường vận tải

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nƣớc và thế giới, xu hƣớng

chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế (từ sản xuất sang dịch vụ), ngành vận tải ôtô Việt

Nam đã có những bƣớc phát triển rõ rệt cả về mặt quy mô và chất lƣợng. Tốc độ tăng

trƣởng bình quân hàng năm của ngành là 7,1% và đang có xu hƣớng ngày càng tăng.

Theo thống kê trong cộng đồng DN Việt Nam, thì DN nhỏ và vừa là loại hình

DN chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng

nhất là tạo việc làm, đóng góp hơn 40% GDP, và 30% thu ngân sách Nhà nƣớc. DN

vừa và nhỏ trong ngành vận tải phổ biến chỉ có ở vận tải ô tô. Thực tế cho thấy,

không có một doanh nghiệp nào có đủ khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách

hàng, cơ bản có doanh nghiệp mạnh về điểm này nhƣng lại yếu về mặt khác. Các

DNVT Việt Nam đang đứng trƣớc những thách thức và cơ hội to lớn phải đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trƣờng và sức ép hội nhập, thế nhƣng sự hạn

chế về tầm nhìn và quan điểm chiến lƣợc trong phát triển doanh nghiệp còn chƣa rõ

nét, đây là một trong những điểm yếu cần khắc phục.

Khối lƣợng VTHK toàn ngành GTVT đã tăng từ 821,8 triệu lƣợt hành khách

năm 2001 lên 2.201,3 triệu hành khách năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt

11,6%/năm và lƣợng luân chuyển hành khách tăng từ 35.624,2 triệu lƣợt HK.km năm

2001 lên 98.079 triệu lƣợt HK.km năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân là

11,9%/năm.

VTĐB chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các phƣơng thức vận tải khác và ngày

càng tăng từ 82,4% năm 2001 lên 91,4% năm 2010 về VTHK và tăng từ 65,7% năm

2001 lên 70,6% năm 2010 về VTHH. Chất lƣợng vận tải và DVVT đƣợc nâng lên,

đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển KT - XH, chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải, cung

cấp hàng hóa chậm trễ thƣờng diễn ra trong thời kỳ bao cấp.

Trong một số năm gần đây, Nhà nƣớc đã đầu tƣ mở rộng và tu sửa một số tuyến

đƣờng chính và trong tƣơng lai sẽ hoàn thiện mạng lƣới đƣờng bộ. Sẽ là điều kiện hết

sức thuận lợi cho ngành vận tải ôtô phát triển những năm tới.

Page 110: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

103

Hiện nay VTĐB chiếm một tỷ trọng lớn trong các ngành VTHH nội địa và gần

nhƣ độc quyền trên các tuyến nội tỉnh. Tốc độ gia tăng các PTVT là rất lớn, mọi

thành phần kinh tế và từng ngƣời dân đều có thể bỏ vốn đầu tƣ phƣơng tiện tham gia

vận tải do đó có thể nói cạnh tranh trong ngành là rất cao. Hơn nữa tình hình cạnh

tranh ngoài ngành (sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải) cũng rất gay gắt.

Cùng với sự thay đổi tích cực nhƣ vậy, ngành vận tải ôtô vẫn còn những hạn

chế sau:

Vận tải khách đƣợc đầu tƣ xe mới, nhƣng cũng chỉ có những xe chất lƣợng nội

thất ở mức trung bình. Vận tải hàng hoá đƣợc thay những xe có thời gian sử dụng cao

hơn bằng những xe đã qua sử dụng có niên hạn đã sử dụng thấp hơn.

Số lƣợng ôtô tăng nhanh nhƣng thiếu định hƣớng, thiếu quy hoạch có lúc, có

nơi cung vƣợt cầu, gây lãng phí; chất lƣợng phƣơng tiện vận tải chƣa tốt, chƣa hiện

đại, là một khó khăn lớn đối với các DNVT ôtô khi hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù

cung lớn hơn cầu, thừa phƣơng tiện nhƣng lại thiếu những chính sách, công cụ quản

lý thích hợp, cạnh tranh trong vận tải còn có những biểu hiện chƣa lành mạnh, thiếu

bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Nhiều PTVT lạc hậu về kỹ thuật và đã hết khấu hao, do đó không đảm bảo an

toàn vận chuyển hàng hoá, hành khách cũng nhƣ nhu cầu ngày càng cao của thị

trƣờng. Số xe nhập mới 100% là rất ít do đó thực trạng xe tăng lên nhƣng chất lƣợng

PTVT không có bƣớc đột phá cần thiết để đổi mới “công nghệ vận tải”.

Bên cạnh đó, ôtô của Việt Nam gồm xe của nhiều nƣớc, nhiều mác, kiểu xe

khác nhau với thời gian sử dụng khá cao. Ôtô chở khách có trên 170.000 xe, ôtô chở

hàng có trên 200.000 xe, ôtô chuyên dùng có khoảng 50.000 xe, tuổi sử dụng trên 10

năm chiếm 50% tổng số xe, hàng năm sẽ phải thay mới 20.000 xe. Xe cũ, chất lƣợng

kỹ thuật không cao, thiết bị an toàn không tốt, là một loạt yếu tố làm cho hoạt động

kinh doanh vận tải có chi phí cao, hiệu quả kinh tế thấp, mức độ rủi ro lớn và khó

đảm bảo thực hiện các cam kết với khách hàng trong các hợp đồng kinh tế...

Quy mô của các DNVT ôtô phổ biến là vừa và nhỏ (nhỏ vẫn chiếm chủ yếu).

Riêng VTHK cả nƣớc có trên 900 DN và gần 20.000 hộ kinh doanh. Trong 900 DN

thì đã có tới 30% DN có quy mô rất nhỏ, mỗi DN chỉ có vài ba xe và rất nhiều DN

tồn tại dƣới dạng HTX dịch vụ vận tải.

Page 111: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

104

3.2.2. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách

Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh

VTHK. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của DN.

Khách hàng của ngành VTHK đƣờng bộ là những ngƣời có nhu cầu sử dụng

DVVT để thoả mãn nhu cầu, là những cá nhân trong xã hội do hệ thống vận tải kết

hợp lại, những ngƣời này có cùng hành vi về đi lại, kết hợp thành một quần thể hành

khách, mỗi hành khách vừa có đặc điểm tâm lý mang tính cá thể, vừa có đặc điểm

tâm lý mang tính cộng đồng. Đối với quần thể đặc biệt này, tất cả mọi hoạt động tâm

lý trong lúc đi lại và mọi kết quả hành vi nảy sinh từ hoạt động tâm lý không chỉ chịu

ảnh hƣởng từ môi trƣờng bên trong của ngành mà còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố

khác của ngành.

Đặc điểm chung của luồng hành khách là sự biến động lớn theo mùa, theo từng

thời gian, thời điểm. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài ngành thì hệ số

bất bình hành rất lớn, khoảng từ 2 đến 2,5. Kết cấu của luồng hành khách khác nhau

theo phƣơng tiện (xe buýt, taxi) và thời điểm di chuyển trong năm. Lƣợng hành

khách trong nƣớc hầu hết thông thạo địa hình địa phƣơng, địa lý và có ngƣời đƣa đón

trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. Đây là các hành khách do không mua đƣợc vé đi bằng

phƣơng tiện khác, hành khách thay đổi nơi sinh sống, hành khách thăm ngƣời thân,

bạn bè... hành khách là ngƣời nƣớc ngoài và đƣợc phân ra thành những hành khách đi

tham quan du lịch, hành khách là CBCNV đi công tác, HS - SV, nghỉ hè tết.... Đặc

điểm của từng loại hành khách này nhƣ sau:

- Hành khách là CBCNV chức đi công tác

Hành khách đi công tác chiếm khoảng 24% - 40%. Những hành khách này chi

phí đi lại do tổ chức hoặc cá nhân khác thanh toán nên giá vé đối với họ không phải là

quan trọng mà chất lƣợng, thời gian đi lại mới là vấn đề quan tâm. Họ thƣờng có kế

hoạch trƣớc, nên có thời gian mua vé trƣớc nhiều ngày, một số công tác đột xuất nên

nhiều khi không mua đƣợc vé tầu hoặc vé máy bay, nên hầu hết họ chuyển sang đi ô

tô; đồng thời, họ cũng mong muốn sử dụng chỗ (ghế hoặc giƣờng) tốt, đi xe cao cấp.

Họ cũng mong muốn đi vào buổi tối và đến nơi vào sáng hôm sau để vừa đảm bảo

thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Những hành khách này có mong muốn xe

khách tiện nghi, đầy đủ, sạch sẽ.

- Hành khách là học sinh, sinh viên:

Page 112: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

105

HS-SV thƣờng thích đi ô tô vì vé không quá đắt, mua vé thuận tiện, bến lên, bến

trả linh hoạt. Đặc điểm quan trọng nhất của HS-SV là không tự cung cấp cho chi phí

đi lại, họ rất không hài lòng với những nhân viên bán vé không trả lại tiền lẻ dù chỉ

năm trăm đồng, với họ chất lƣợng phục vụ không phải là chủ yếu, họ sẵn sàng lên tầu

đứng hàng trăm Km nếu giá vé rẻ hơn vài ngàn đồng. Tuy nhiên, họ có tính tự trọng

rất cao, họ rất quan tâm đến thái độ của ngƣời phục vụ. Đặc điểm quan trọng nữa là

lƣợng hành khách này tạo sự biến động rất lớn đối với luồng hành khách chung nhất

là mùa thi, nghỉ hè, ngày lễ, ngày tết... thƣờng có bạn bè hoặc ngƣời thân đƣa đón.

- Hành khách là những ngƣời đi tham quan, du lịch

Hành khách này rất đa dạng về nghề nghiệp, thu nhập... phần lớn là những cán

bộ, công nhân viên chức nghỉ hè, nghỉ phép, một số khác các tập thể, tổ chức đoàn,

công đoàn, HS-SV tự tổ chức, thƣờng thƣờng số lƣợng chiếm từ 20% - 24% tổng số

hành khách đi ô tô, họ có nhu cầu tìm hiểu về văn hoá, danh lam thắng cảnh... nơi họ

đến và đi qua. Vì vậy, họ thích đi ban ngày đến những nơi có danh lam thắng cảnh, lễ

hội để đƣợc tận mắt ngắm nhìn, song cũng rất thích đến nơi vào lúc mở hội hoặc vào

sáng sớm để không mất thời gian chờ đợi hoặc chi phí cho nghỉ ngơi ở khách sạn và

vì chi phí cho mọi hoạt động do họ tự bỏ ra, nên những ngƣời khá giả thƣờng muốn

chọn những dịch vụ chất lƣợng cao, còn những hành khách thu nhập thấp thƣờng

muốn có dịch vụ giá tƣơng đối rẻ. Mặt khác, họ có nhu cầu mua vé tập thể. Khối

lƣợng hành khách này thƣờng tăng mạnh vào dịp nghỉ hè, lễ hội.

- Hành khách là những ngƣời đi thăm quê, ngƣời quen, ...

Những hành khách này cũng kết cấu đủ các ngành nghề, địa vị xã hội, nên tâm

lý chung cũng rất đa dạng. Mục đích di chuyển của họ thƣờng gắn với một công việc

nào đó, một số do công việc đột xuất nhƣ ma chay, cƣới xin hoặc thăm ngƣời nhà,

ngƣời thân trong những kỳ nghỉ hè, nghỉ phép.... Lƣợng hành khách này chiếm tỷ lệ rất

nhỏ nhƣng tăng đột biến vào dịp nghỉ hè, Lễ, Tết, nhất là Tết cổ truyền.

- Hành khách là ngƣời nƣớc ngoài

Hành khách là ngƣời nƣớc ngoài và Việt kiều chủ yếu đi du lịch hoặc thăm thân.

Hành khách nƣớc ngoài đến Việt Nam chiếm khoảng 4% - 7% hành khách sử dụng

các loại hình ô tô. Đối với hành khách đi du lịch tự túc, họ có nhu cầu giao tiếp rộng

rãi để tìm hiểu phong tục tập quán, phong cảnh, di tích lịch sử... hành lý của họ cũng

đơn giản, gọn nhẹ, đa số có trình độ tiếng Anh, một số biết tiếng Việt ở mức đủ giao

Page 113: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

106

tiếp. Đến Việt Nam họ cần phải có nơi ăn, ở, cần những chỉ dẫn về mọi lĩnh vực khác

nhƣ nơi đi, nơi đến, giá cả... Đối với những hành khách đi du lịch thì họ nắm đƣợc

các thông tin về giao thông, về tập quán, về địa lý, các nơi tham quan, các thông tin

về giá cả (bao gồm cả giá cƣớc đi lại và các dịch vụ khác)... Mặt khác, họ thƣờng

mang theo ngoại tệ để tiêu dùng nên họ cần nắm và có đƣợc dịch vụ đổi tiền thuận

tiện, an toàn.

Ngoài ra, một số hành khách là ngƣời nƣớc ngoài hoặc Việt kiều đến Việt Nam

do nhu cầu công tác, nghiên cứu, tƣ vấn, hỗ trợ, đầu tƣ cho các tổ chức, cá nhân,

chính phủ, bộ, ngành... Những hành khách này thƣờng ít quan tâm đến giá vé đi lại,

có lúc họ đi riêng lẻ, có lúc họ đi theo đoàn vì vậy họ mang đặc điểm chung của hai

loại hành khách nói trên.

Do kết cấu của luồng hành khách khác nhau, nên đòi hỏi phải có những nội dung

phục vụ thích hợp và linh hoạt phù hợp với từng đối tƣợng hành khách.

Môi trƣờng bên ngoài của doanh nghiệp VTHK phụ thuộc vào nhu cầu đi lại

của ngƣời dân. Nhu cầu đi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có phụ thuộc vào

dân số, đặc điểm của dân cƣ, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế nhƣ GDP bình quân

trên đầu ngƣời. Nhu cầu đi lại của ngƣời dân có thể biến động theo thời gian nhƣ

VTHK tuyến cố định thƣờng nhu cầu tăng cao đột biến (cao điểm) vào thời gian nghỉ

lễ, tết dài ngày.

Để thực hiện các bƣớc tiếp theo của việc xây dựng chiến lƣợc cần dự báo đƣợc

nhu cầu đi lại của ngƣời dân, trong nội dung này luận án tiến hành dự báo tổng nhu

cầu đi lại của ngƣời dân và dự báo nhu cầu đi lại trên một số tuyến vận tải chính.

Luận án đề xuất các bƣớc dự báo nhu cầu đi lại đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.5.

Nhu cầu đi lại của ngƣời dân phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là: Dân số (DS) và

GDP nên giả thiết mô hình dự báo nhu cầu đi lại là: E = (DS, GDP)

Giả thiết mô hình trên có dạng toán học:

E (Y| X2i, X3i) = a1 + a2. X2i + a3. X3i

Để tính toán đƣợc các tham số của mô hình dùng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình

phƣơng nhỏ nhất, các ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất 1*a , 2

*a , 3*a đƣợc tính theo hệ

phƣơng trình chuẩn:

Page 114: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

107

Sơ đồ 3.5. Dự báo tổng nhu cầu vận tải hành khách tuyến cố định

33*

22*

1* XaXaYa

2

3232

22

323

2

322

*

)())((

))(())((

iiii

iiiiiii

xxxx

xxxyxxya

2

3232

22

322

2

233

*

)())((

))(())((

iiii

iiiiiii

xxxx

xxxyxxya

Căn cứ số liệu công bố của Tổng cục thống kê và số liệu tổng hợp của Bộ Giao

thông vận tải, ta có bảng thống kê dân số và tổng nhu cầu vận tải hành khách và GDP

của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2012 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Thống kê dân số, tổng nhu cầu vận tải hành khách, GDP

STT Năm GDP /ngƣời Dân số Tổng nhu cầu vận tải hành

khách tuyến cố định

1 2001 413 77.630.900 762.601.000

2 2002 440 78.620.500 820.900.900

3 2003 492 80.467.400 876.402.100

4 2004 561 81.436.400 1.074.501.500

5 2005 700 82.392.100 1.200.502.400

6 2006 796 83.311.200 1.347.502.100

7 2007 919 84.218.500 1.492.401.400

Số liệu thống kê tổng nhu cầu

vận tải hành khách liên tỉnh

Số liệu thống kê

GDP/Ngƣời

Giả thiết về mô hình

Ƣớc lƣợng các tham số

Phân tích kiểm định mô hình

Mô hình đủ điều kiện tính toán dự báo Số liệu dự báo về dân số và

GDP/Ngƣời trong năm tƣơng lai

Dự báo tổng nhu cầu vận tải hành khách liên tỉnh

Số liệu thống kê về

Dân số

Page 115: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

108

8 2008 1145 85.118.700 1.636.901.100

9 2009 1160 86.932.500 1.932.340.000

10 2010 1273 86.932.500 1.989.129.300

11 2011 1517 87.840.000 2.845.301.500

12 2012 1749 88.772.900 3.129.831.650

Nguồn: Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục thống kê

Căn cứ vào công thức trên tính toán đƣợc các hệ số của mô hình là

1*a = - 8.744.430.362,56; 2

*a = 41.627,81 và 3*a =123,12

Nhƣ vậy ta có mô hình dự báo nhu cầu VTHK tuyến cố định:

Y = 41.627,81*X2 + 123,12*X3 – 8.744.430.362,56

Hệ số xác định bội của mô hình: R2 = 0,76

Nhƣ vậy mô hình đảm bảo thỏa mãn để dự báo lƣu lƣợng hành khách cho các

năm tƣơng lai

Theo Chiến lƣợc phát triển KT - XH của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã

đƣợc Chính phủ ban hành dự báo GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 là 3.000 USD.

Theo Tổng cục thống kê, dân số năm 2020 dự kiến là 97.644.000 ngƣời.

Thay số liệu vào mô hình Y = 41.627,81*X2 + 123,12*X3 – 8.744.430.362,56

Vậy nhu cầu đi lại vào năm 2020 là 3.402.811.487 hành khách.

Theo chiến lƣợc phát triển DVVT đến năm 2020 của chính phủ ban hành cơ cấu

thị trƣờng VTHK tuyến cố định Việt Nam trong đó thị phần VTHK tuyến cố định

bằng đƣờng bộ chiếm 93,71% nhƣ vậy tổng số hành khách đi lại bằng đƣờng bộ sẽ là

3.188.774.645 hành khách.

Tƣơng tự, khi dự báo nhu cầu đi lại phục vụ cho hoạch định chiến lƣợc SXKD

của DNVT, ta có thể lập hàm hồi quy bội nhƣ đã trình bày để dự báo. Trong đó, thay

vì sử dụng GDP đầu ngƣời và quy mô dân số của quốc gia thì DNVT cần sử dụng

GDP đầu ngƣời và quy mô dân số của các Tỉnh, Thành phố dọc tuyến vận chuyển.

Ngoài các biến này, trong một số trƣờng hợp ta có thể đƣa thêm biến cơ cấu dân số

bằng cách sử dụng biến giả.

Theo đề án Tái cơ cấu thị trƣờng và kết nối các phƣơng thức vận tải của Bộ

GTVT, thị trƣờng VTHK đƣờng bộ trên một số hành lang chính nhƣ sau:

Page 116: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

109

Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu vận tải của các phương thức vận tải hành khách tuyến

cố định trên các hành lang chính

TT Hành lang Đƣờng bộ Đƣờng

sắt

Đƣờng thủy

nội địa

Hàng

không

1 Bắc Nam 80-84 6,2-6,6 - 9,1-9,4

2 Hà Nội – Hải phòng 96-97 3,0-4,0 - -

3 Hà Nội – Lào Cai 82-84 16,0-18,0 - -

4 Hà Nội – Lạng Sơn 97-98 2,0-3,0 - -

5 TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ –

Cà Mau 97,9-98,8 1,0-2,0 - 0,1-0,2

6 Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu 97,4-97,9 - 2,1-2,6 -

Nguồn: Đề án tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải Bộ GTVT (2014)

Đây là điều kiện rất tốt để các DNVT hành khách đƣờng bộ có thể lựa chọn xây

dựng chiến lƣợc phát triển cho tƣơng lai.

3.2.3. Phân tích năng lực của doanh nghiệp vận tải

Có nhiều phƣơng pháp tiếp cận để phân tích năng lực của DNVT, tuy nhiên để

phục vụ cho công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD cho DNVT, cần xem xét ba vấn đề

chủ yếu:

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp vận tải;

- Năng lực tổ chức kinh doanh;

- Nguồn lực vật chất và tài chính của doanh nghiệp vận tải.

3.2.3.1. Phân tích nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố rất quan trọng cho kinh doanh, việc phân tích nguồn nhân

lực phục vụ xây dựng chiến lƣợc SXKD đƣợc tiến hành với ba nội dung: Ban lãnh

đạo, cán bộ quản trị và đội ngũ lái, phụ xe.

Ban lãnh đạo là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong DN, có ảnh hƣởng

rất lớn tới hoạt động DNVT. Khi phân tích thế mạnh và điểm yếu của ban lãnh đạo,

cần phân tích các khía cạnh:

- Kinh nghiệm, trình độ, tuổi, khả năng lãnh đạo và mối quan hệ với bên ngoài;

- Mối quan hệ và mức độ sở hữu doanh nghiệp;

- Sự quan tâm đến chiến lƣợc và chế độ đối với ngƣời lao động trong DN.

Đánh giá điểm mạnh, yếu của đội ngũ cán bộ quản trị có thể tiếp cận theo các

Page 117: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

110

vấn đề sau :

+ Thế mạnh, điểm yếu của họ trong các lĩnh vực: kỹ năng, trình độ chuyên môn

và quản lý, tâm huyết của họ đối với DN;

+ Kinh nghiệm công tác, quản lý.

Đội ngũ lái, phụ xe và các nhân viên phục vụ:

Nguồn nhân lực của một DN phải đồng bộ với trình độ kiến thức, khả năng, ý

thức trách nhiệm và thực hiện công việc có xu hƣớng phản ánh chƣơng trình nguồn

nhân lực của DN. Các yếu tố này có thể đƣợc xem xét bằng cách đƣa ra một số câu

hỏi cơ bản về những chƣơng trình khác nhau để xác định thế mạnh và điểm yếu của

đội ngũ CBCNV của DN:

+ DN có chƣơng trình kế hoạch toàn diện về nguồn nhân lực?

+ DN quan tâm đến chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhƣ thế

nào?

+ Các chính sách cuả DN đối với cán bộ nhƣ thế nào?

+ DN đã nhấn mạnh vào việc đánh giá quá trình thực hiện nhƣ thế nào ?Một

chƣơng trình có hiệu quả sẽ cung cấp những thông tin phản hồi chính xác cho các nhà

quản lý và công nhân….

3.2.3.2. Phân tích khả năng tổ chức

Việc đánh giá khả năng tổ chức của DN thƣờng ẩn dƣới dạng câu hỏi: Phải

chăng công tác tổ chức của DN đã phù hợp với yêu cầu của chiến lƣợc phát triển DN

và chúng đủ sức để đảm bảo thực hiện chiến lƣợc đã đề ra?

Việc phân tích khả năng tổ chức tập trung vào:

+ Chiến lƣợc tổng quát, bộ phận và chiến lƣợc chức năng hỗ trợ của DN có hay

không? Có phù hợp với nhau không?

+ Hình thức cơ cấu tổ chức của DN có phù hợp với việc thực hiện chiến lƣợc

của DN không?

+ Quá trình ra quyết định của DN có hiệu lực trong việc thực hiện chiến lƣợc

hay không ? Vấn đề này có liên quan đến sự phân tích cơ cấu tổ chức tập trung hoá,

phân tán và vấn đề khả năng lãnh đạo.

+ Phong cách làm việc của DN có phù hợp với chiến lƣợc của DN hay không?

+ Hiệu lực của việc kiểm tra chiến lƣợc trong DN nhƣ thế nào?

Page 118: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

111

3.2.3.3. Phân tích nguồn lực vật chất và tài chính

Việc phân tích thƣờng tiến hành theo hƣớng:

+ Phân tích trình độ kỹ thuật của PTVT và thiết bị phục vụ kinh doanh hiện tại

và khả năng đầu tƣ của DN;

+ Quy mô, mức sử dụng PTVT và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại có thích hợp

không ?

+ Luồng tuyến của doanh nghiệp có phù hợp với nhu cầu đi lại không?

+ Tình trạng tài chính của DN?

+ Khả năng hợp tác và liên doanh, liên kết kinh tế của DN.

Nhƣ vậy, DN cần kết hợp một cách thống nhất và khéo léo ba nguồn lực để tạo

ra sức mạnh tổng hợp từ những nguồn lực hiện có và bổ sung. Chính tổng nguồn lực

này góp phần quyết định chất lƣợng của hoạch định và thực hiện chiến lƣợc của DN.

Ngoài ra bao gồm thời gian phƣơng tiện hoạt động trong ngày, thời gian phƣơng

tiện hoạt động trong năm, thời gian một chuyến xe.

3.3. Ứng dụng phƣơng pháp luận xây dựng chiến lƣợc cho doanh nghiệp vận tải

để xây dựng chiến lƣợc cho Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây

3.3.1. Sứ mệnh của Công ty

- Tầm nhìn (Vision): trở thành một nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất với những sản

phẩm tiên tiến nhất tại Việt Nam.

- Sứ mạng (Mission): đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng, thuận lợi, an toàn với

giá cả hợp lý mang sự hài lòng đến cho mỗi ngƣời, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!

Sự ổn định và phát triển của DN đƣợc khởi nguồn từ những chính sách và bƣớc đi

có định hƣớng không ngừng đầu tƣ và phát triển khoa học công nghệ đi đôi với phát triển

chất lƣợng nguồn nhân lực, kết hợp hài hoà các lợi ích. Đa dạng hoá ngành nghề sản

phẩm nâng cao tất cả các tiêu chí cạnh tranh coi trọng giá trị văn hoá tinh thần, đồng

hành với nền kinh tế hội nhập mà trong đó luôn tồn tại uy tín của thƣơng hiệu.

- Đối tƣợng quan trọng nhất của Công ty: khách hàng luôn là “thƣợng đế”, là sự

tồn tại của Công ty trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Thị trƣờng của Công ty không

giới hạn. Tiêu chí của Công ty là: “Công ty - Niềm tin của mọi khách hàng”.

- Chính sách chất lƣợng dịch vụ của Công ty: Tuyên ngôn phục vụ khách hàng

“Thân thiện, trung thực, lịch sự, sạch sẽ”. Mọi bộ phận, lĩnh vực kinh doanh đều phải

lấy uy tín là hàng đầu, các mục tiêu an toàn, chất lƣợng là cực quan trọng, là công cụ

Page 119: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

112

để đạt đƣợc hiệu quả và để Công ty trở thành “Niềm tin của mọi khách hàng”.

Mục tiêu kinh doanh của DN có thể là mục tiêu bao trùm toàn bộ quá trình kinh

doanh cũng có thể chỉ gắn với từng giai đoạn phát triển cụ thể của DN. Mục tiêu

chiến lƣợc SXKD bao gồm các yếu tố nhƣ khối lƣợng công việc, quy mô kinh doanh,

mức tăng trƣởng, khúc thị trƣờng mục tiêu… Ngoài ra, còn bao gồm những yếu tố về

lợi nhuận, doanh thu và chi phí.

3.3.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ cạnh tranh của Công ty là tất cả các doanh nghiệp VTHK hiện đang

hoạt động trên thị trƣờng. Mỗi một DN đều có ƣu, nhƣợc điểm riêng; chính những

đặc điểm này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho từng DN. Công ty phải đối mặt với

các đối thủ cạnh tranh cả lành mạnh và không lành mạnh trên thị trƣờng ngày càng

tăng.

Hà Nội có diện tích khá rộng, nơi giáp ranh nhiều tỉnh thành phố trong cả nƣớc,

có mạng lƣới giao thông khá dày đặc, vì vậy, trên địa bàn có rất nhiều các cá nhân,

các DN tham gia cung ứng DVVT. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động VTHK

đƣờng bộ có 4 hình thức gồm: xe buýt; xe chạy tuyến cố định; xe taxi và kinh doanh

vận tải theo hợp đồng. Tổng số các đơn vị tham gia kinh doanh vận tải trên địa bàn

Thủ đô là 2.330 đơn vị (745 DN, 11 HTX và 1.574 Hộ cá thể) với 25.729 phƣơng

tiện hoạt động trên tổng số 626 tuyến vận tải bao gồm 537 tuyến vận tải cố định, 89

tuyến xe buýt (70 tuyến trợ giá, 12 tuyến nội tỉnh không trợ giá, 7 tuyến buýt kế cận

tuyến cố định). Những đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là Tổng Công ty vận tải

Hà Nội, HTX vận tải 27/7…

Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội, Công ty còn phải cạnh

tranh gay gắt với các công ty ngoại tỉnh khác trong ngành vận tải. Các đối thủ cạnh

tranh này đều có thời gian hoạt động lâu dài và xuất thân từ các DN Nhà nƣớc, đã

chiếm đƣợc vị trí nhất định trong lòng khách. Đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn,

các HTX vận tải, các công ty vận tải tƣ nhân. Về phía các công ty tƣ nhân, rất nhiều

công ty là các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh của Công ty.

Đứng trƣớc sự cạnh tranh gay gắt, Ban giám đốc Công ty đã tiến hành nhiều

biện pháp nhằm tăng lợi thế cạnh tranh nhƣ đổi mới PTVT, nâng cao chất lƣợng phục

vụ, tạo vị thế trên thị trƣờng. Một lợi thế của Công ty là hoạt động lâu năm và có chỗ

Page 120: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

113

đứng nhất định trên lĩnh vực vận tải so với các cá nhân và DN khác. Đây là một điểm

mạnh mà Công ty cần khai thác nhằm không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh

của mình.

Công ty cần phân tích để nắm rõ đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh

tranh cũng nhƣ của bản thân DN mình.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những DN mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên

khu vực thị trƣờng mà DN đang và sẽ hoạt động, nhất là trên đƣờng sông và đƣờng

biển. Sự xuất hiện của các đối thủ mới này còn làm thay đổi bức tranh cạnh tranh

ngành, không những thế, nó còn là yếu tố làm giảm lợi nhuận của DN do họ đƣa vào

khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành đƣợc thị phần và các

nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bao giờ DN cũng gặp phải đối

thủ cạnh tranh tiềm ẩn, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành vừa chịu ảnh

hƣởng đồng thời cũng gây ảnh hƣởng đến chiến lƣợc SXKD của DN.

Theo M. Porter, những yếu tố tác động đến quá trình tham gia thị trƣờng của các

đối thủ mới là: Các rào cản thâm nhập thị trƣờng, hiệu quả kinh tế của quy mô, bất lợi

về chi phí do những nguyên nhân khác, sự khác biệt hóa sản phẩm, yêu cầu về vốn

cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đƣờng dây phân phối, các chính

sách thuộc quản lý vĩ mô.

Phân tích sức ép từ các nhà cung ứng

Theo M. Porter, các yếu tố sẽ tác động trực tiếp và tạo ra sức ép từ phía các nhà

cung ứng, đó là: Số lƣợng nhà cung ứng ít (nhiều), tính chất thay thế của các yếu tố

đầu vào là khó (dễ), tầm quan trọng của yếu tố đầu vào cụ thể đối với hoạt động của

DN, khả năng của các nhà cung ứng và vị trí quan trọng đến mức độ nào của DN đối

với nhà cung ứng.

Các nhà cung ứng hình thành các thị trƣờng cung ứng các yếu tố đầu vào khác

nhau bao gồm nhà cung ứng phƣơng tiện, nguyên, nhiên, vật liệu và phụ tùng vật tƣ –

kỹ thuật…; ngƣời cấp vốn và những ngƣời cung cấp lao động cho DN.

Chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là giá vốn hàng

hóa đầu vào: Giá mua xe, giá mua vật tƣ phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ kinh

doanh dịch vụ, chi phí nhân công....; trong đó, giá mua xe, giá mua máy móc thiết bị

và vật tƣ phụ tùng chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành. Do vậy, nhà cung cấp có

Page 121: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

114

ảnh hƣởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay, các nhà cung ứng

phƣơng tiện, phụ tùng, nhiên liệu…. chủ yếu là từ các nhà cung ứng nƣớc ngoài

(Trung Quốc, Đài Loan, Nhật…); do vậy, Công ty chịu rất nhiều sức ép từ việc họ

thƣờng xuyên nâng giá cao hơn mức giá thị trƣờng, ép giá, hoặc giao những máy

móc, thiết bị không đủ chất lƣợng.

Ngoài ra, vật tƣ phụ tùng mua từ chính hãng, mua theo nhu cầu của khách hàng,

do nhiều chủng loại nên còn hạn chế và vẫn chậm chạp. Chính những nguyên nhân

này gây ảnh hƣởng đến hoạt động dịch vụ, làm chậm tiến độ bảo dƣỡng sửa chữa cho

khách, cũng nhƣ giá thành của dịch vụ.

Ngoài ra, còn có một số nhà cung ứng nguồn nhiên liệu cho quá trình hoạt động

kinh doanh của Công ty nhƣ: Công ty Petrolimex; Tổng Công ty Xăng dầu Việt

Nam… Xăng dầu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí đầu vào của Công ty, chiếm đến

40% chi phí đầu vào của lĩnh vực kinh doanh vận tải nên sự “nóng, lạnh” của thị

trƣờng này sẽ tác động rất lớn đến lỗ, lãi của Công ty. Trong trƣờng hợp giá xăng,

dầu tăng khoảng 10% so với hiện nay, chi phí vận tải sẽ tăng 47-48% (tùy loại

phƣơng tiện), cƣớc vận tải cũng sẽ tăng. Nguồn nhiên liệu cung ứng cho hoạt động

của Công ty phải đủ về số lƣợng và đúng về chất lƣợng, nếu trong trƣờng hợp các DN

này tăng giá, cung cấp hàng không đủ, không đảm bảo chất lƣợng thì cũng sẽ gây khó

khăn rất lớn cho hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.

Phân tích sức ép từ phía chủ sở hữu

Đối với CTCP các dự án kinh doanh, đầu tƣ của Công ty phụ thuộc vào quyết

định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hàng năm trao quyền cho hội đồng quản trị

cùng Giám đốc điều hành triển khai thực hiện các dự án lớn của năm mà Đại hội nhất

trí thông qua. Ngoài ra, nếu các dự án khác cần tăng vốn góp hoặc vay vốn, trên cở sở

tính khả thi của dự án mà hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xem xét để báo cáo

trong Đại hội xin chủ trƣơng và thực hiện khi điều kiện thích hợp.

Vì vậy, đối với CTCP nói chung và CTCP ôtô khách Hà Tây nói riêng, yếu tố

chủ sở hữu với vai trò ngƣời cấp vốn không ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh của DN, mà trao quyền chủ động cho Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc

các cổ đông về các quyết định của mình.

Ngoài ra, chủ sở hữu của các dự án đóng vai trò là bên A (bên mua, bên sử dụng

dịch vụ) thì cũng có nhiều ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, nhƣng chủ yếu là

Page 122: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

115

mang tính chất thƣơng mại là chính.

Sức ép của các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình

tiêu thụ sản phẩm của DN. Khoa học – kỹ thuật – công nghệ càng phát triển sẽ càng

tạo ra khả năng tăng số loại sản phẩm thay thế. Càng nhiều sản phẩm thay thế càng

tạo ra sức ép lớn đến hoạt động kinh doanh của DN.

Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế, Công ty cần có các giải pháp cụ thể nhƣ:

phải luôn luôn chú ý đầu tƣ đổi mới kỹ thuật – công nghệ, có các giải pháp đồng bộ

nâng cao chất lƣợng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, luôn chú ý

đến các giải pháp khác biệt hóa sản phẩm cũng nhƣ trong từng giai đoạn phát triển cụ

thể của mình.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự phát triển của hoạt động môi giới, tƣ vấn kinh

doanh, sự phát triển của các phƣơng thức thƣơng mại mới nhƣ thƣơng mại điện tử, hệ

thống thông tin KT - XH…

Áp dụng ma trận BCG để phân tích thị phần của Công ty:

Ngôi sao

Dấu hỏi

Con bò sữa

Con chó

Sơ đồ 3.6. Ma trận BCG áp dụng cho Công ty

(1) Ngôi sao: Sản phẩm có tỷ lệ tăng trƣởng, phần thị trƣờng tƣơng đối cao, đối

với Công ty là VTHK tuyến cố định (thị phần 7, tỷ lệ tăng trƣởng 6%). Hiện nay, lĩnh

vực kinh doanh này đang sinh lời tốt. Hƣớng chiến lƣợc trong thời gian tới là giữ

vững vị trí cạnh tranh chi phối, cần đầu tƣ để mở rộng thị trƣờng, nâng cao hơn nữa

chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ vận chuyển, hoạt động theo cơ chế linh

hoạt.

(2) Nhóm bò sữa: nhóm này có tỷ lệ tăng trƣởng thấp, phần thị trƣờng cao, đó là

VTHK bằng xe buýt (thị phần 8, tăng trƣởng 3%). Lĩnh vực kinh doanh này có khả

VTHK tuyến

cố định

Phần thị trƣờng tƣơng đối 10 0

Kh

ả n

ăng

tăn

g t

rƣở

ng

th

trƣ

ờn

g

Dịch vụ KD

VTHK bằng

xe buýt

Sửa chữa, đóng

mới, … phƣơng

tiện

Page 123: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

116

năng sinh lợi cao, rủi ro ít. Hƣớng chiến lƣợc là duy trì khả năng hiện tại nhằm thu lợi

nhuận cho Công ty.

(3) Nhóm dấu hỏi: nhóm này có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhƣng thị phần tƣơng đối

thấp. Đối với Công ty hiện nay thì kinh doanh dịch vụ (kinh doanh xăng dầu, phụ

tùng ô tô và các dịch vụ cơ khí khác) nằm ở ô dấu hỏi. Hƣớng chiến lƣợc đối với lĩnh

vực kinh doanh này là tích cực đầu tƣ thêm, mở rộng nhà xƣởng, địa điểm sản xuất,

tìm địa điểm sản xuất thích hợp, từ đó phát triển lên ô ngôi sao.

(4) Nhóm con chó có thị phần tƣơng đối và tỷ lệ tăng trƣởng thấp. Trong Công

ty, sửa chữa, đóng mới, hoán cải các phƣơng tiện thuộc nhóm này (3 phần thị trƣờng

tƣơng đối, 2% tỉ lệ tăng trƣởng). Hƣớng chiến lƣợc áp dụng cho mô hình này là

không tiếp tục đầu tƣ mở rộng, duy trì mức ổn định nhằm đảm bảo cho hoạt động

đảm bảo kinh doanh của Công ty.

3.3.3. Phân tích năng lực của Công ty và lựa chọn chiến lược

Căn cứ vào báo cáo tài chính của Công ty, tính toán các chỉ tiêu phân tích ta có:

Bảng 3.4. Chỉ tiêu phân tích tài chính cho mô hình M/B

STT Danh mục

Đơn vị

tính Giá trị

1 Tổng tài sản Đồng 23.116.680.389

2 Vốn chủ sở hữu (Vốn tự có) Đồng 16.049.461.987

3 Nợ Đồng 7.067.218.402

4 Tổng lợi nhuận sau thuế cả năm Đồng 1.282.812.754

5 Tỷ lệ lợi nhuận để lại % 95

6 Tỷ suất lợi nhuận (rc) % 7,99

7 Mức độ tăng trƣởng của DN (g) % 5,54

8 Chi phí vốn (ra), (Kc) % 7,00

9 Mức độ tăng trƣởng tối đa (G) % 10,93

10 Hiệu số (rc - ra) % 0,99

Nhƣ vậy nếu xét trên mô hình tài chính cơ bản ta thấy M/B >1, vậy DN đang

trong giai đoạn tạo ra giá trị, tuy nhiên phân tích theo phƣơng pháp Marakon

Associates cho thấy rằng tình hình DN đang nằm trong ô E1 tạo ra giá trị nhƣng hiệu

số (rc - ra) chỉ là 0,99 nhƣ vậy hiệu quả hoạt động chƣa thực sự cao.

Căn cứ vào mô hình tăng trƣởng Marakon Associates và Zakon – BCG để phân

Page 124: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

117

tích thì thấy rằng g < rc, nhƣng g < G, nhƣ vậy DN hoạt động sử dụng nhiều nguồn

lực hơn mức cần thiết để đảm bảo tỷ lệ tăng trƣởng. Mặc dù về thực chất DN có tạo

ra lợi nhuận nhƣng hoạt động chƣa hiệu quả, chƣa có khả năng tăng trƣởng thị phần

trên thị trƣờng.

Ứng dụng phƣơng pháp phân tích dựa trên mối quan hệ giữa lợi nhuận và hiệu

quả khai thác vận tải của DN cho thấy CTCP ô tô khách Hà Tây đang ở mức ổn định.

Căn cứ vào thị trƣờng VTHK tuyến cố định đã phân tích ở bƣớc 1, và kết quả

phân tích năng lực tài chính của Công ty cần có những chiến lƣợc cần thiết để duy trì

và phát triển trong tƣơng lai.

Nhƣ vậy kết luận là DN cần đặt mục tiêu định hƣớng cho chiến lƣợc đạt đƣợc

mức phát triển.

3.3.4. Sử dụng ma trận để xây dựng chiến lược cho Công ty

Việc sử dụng ma trận xác định mục tiêu cho DNVT đƣợc tiến hành đánh giá cho

từng tuyến vận chuyển của DN. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả lấy ví

dụ xác định mục tiêu chiến lƣợc tuyến Hà Nội – Lạng Sơn cho CTCP ô tô khách Hà

Tây.

Với các chi phí hoạt động trên tuyến, hiện tại trên tuyến, γ = 0,8 > γôđ = 0,71;

vậy trên tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, mặc dù hiện tại Công ty đang phải cạnh tranh với

VTHK bằng đƣờng sắt và VTHK bằng ô tô của nhiều công ty khác nhƣng với kinh

nghiệm, khả năng nguồn vốn và chi phí hoạt động, Công ty cần áp dụng chiến lƣợc

tăng trƣởng nội bộ trên tuyến

3.3.5. Giải pháp thực hiện chiến lược

3.3.5.1. Nhóm giải pháp lâu dài

Trở thành một trong những DNVT hành khách chủ đạo, có thương hiệu mạnh

trong hệ thống vận tải đường bộ.

Công ty đang là một trong những công ty có lợi thế trong vận chuyển hành

khách trên các địa bàn gần. Tuy nhiên, vận chuyển hành khách, hàng hóa đƣờng dài

luôn đạt một khối lƣợng lớn và mang lại lợi nhuận cao. Với tính ƣu việt trong vận

chuyển hành khách, hàng hóa đƣờng dài, do vậy, việc giành lấy thị phần vận chuyển

cũng là một trong những mục tiêu dài hạn của Công ty.

Hiện nay, việc vận chuyển hành khách trên các tuyến Bắc – Nam, đang có nhu

cầu lớn, nhƣng lại bị cạnh tranh gay gắt bởi các DN khác nhau. Vì lợi nhuận của vận

Page 125: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

118

chuyển, các DN không ngừng cải tiến chất lƣợng dịch vụ, giá cả…Để trở thành một

trong những DN hàng đầu trên thị trƣờng VTHH, hành khách, Công ty có kế hoạch

đầu tƣ vốn, đa dạng hóa sản phẩm vận chuyển; đồng thời, có chính sách thúc đẩy

sáng kiến, cải tiến về các mặt hoạt động.

Bên cạnh đó, Công ty không chỉ hƣớng tới chiếm lĩnh thị trƣờng vận tải trong

nƣớc, mà có mục tiêu mở rộng thị trƣờng vận chuyển hành khách ở các nƣớc lân cận

nhƣ Trung Quốc, Lào.

Công ty luôn thấu hiểu rằng, muốn thu hút đƣợc khách hàng, chủ hàng và mở

rộng thị trƣờng vận tải để tiến tới là phƣơng tiện chủ đạo trong vận chuyển hàng hóa,

đòi hỏi Công ty phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng phục vụ đối với

khách hàng, chủ hàng; đầu tƣ mua mới nhiều xe chất lƣợng cao, đảm bảo đủ số lƣợng

và chất lƣợng theo yêu cầu vận tải; đầu tƣ về trang thiết bị đáp ứng tối đa nhu cầu vận

chuyển, đầu tƣ về nguồn nhân lực và văn hoá phục vụ… Ngoài ra, cũng cần đƣa ra

những chính sách mềm dẻo để ngày càng thu hút nhu cầu khách hàng.

Mang lại hiệu quả kinh doanh sản xuất cao và thu nhập của người lao động ở

mức tiên tiến so với toàn ngành vận tải đường bộ

Để đạt đƣợc mục tiêu này, Công ty phải biết sắp xếp tổ chức lại lực lƣợng lao

động cho phù hợp với công nghệ và điều kiện sản xuất của đơn vị. Bên cạnh đó,

Công ty đã biết tận dụng tối đa nguồn vốn của mình để mở rộng quy mô kinh doanh

sản xuất, chủ động sản xuất và mạnh dạn đầu tƣ phát triển thêm một số lĩnh vực mới.

Có nhƣ thế mới đem lại hiệu quả sản xuất cao cho toàn Công ty và tăng thêm thu

nhập cho ngƣời lao động. Đảm bảo đời sống cũng nhƣ thu nhập của CBCNV trong

Công ty ở mức tiên tiến so với toàn ngành VTĐB

Hội nhập thành công trong nền kinh tế thị trường cũng như hợp tác quốc tế

Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, việc xây dựng Công ty lên

một tầm cao mới, phù hợp với xu thế phát triển hội nhập và phù hợp với thực tế sản

xuất của dịch vụ VTĐB hiện nay là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu.

Sau khi trở thành CTCP, Công ty theo cơ cấu tổ chức mới phù hợp với nền kinh

tế thị trƣờng, Công ty đã đạt đƣợc những kết quả khả quan hơn, tăng trƣởng cả về

doanh thu, khoa học công nghệ và chất lƣợng dịch vụ,… Song, với cơ cấu tổ chức

hiện nay của Công ty, đã bộc lộ một số hạn chế cho sự phát triển và yêu cầu mới của

ngành cũng nhƣ hội nhập trong tƣơng lai.

Page 126: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

119

Đã đến lúc Công ty cần nghiên cứu điều chỉnh lại cơ cấu hiện hành để phù hợp

với xu thế hiện nay. Từ đó, đứng vững và hội nhập thành công trong nền kinh tế thị

trƣờng cũng nhƣ nâng cao vai trò và vị thế của mình trong quá trình hợp tác quốc tế

trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay.

- Phát huy mọi tiềm năng sẵn có của Công ty, tận dụng khai thác mọi nguồn lực

nhằm duy trì và phát triển sản xuất, phấn đấu thực hiện vƣợt mức kế hoạch đề ra.

- Nâng cao chất lƣợng uy tín trong công tác phục vụ vận chuyển, duy trì khai

thác và mở rộng thị trƣờng, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng với đòi hỏi

chất lƣợng dịch vụ ngày càng cao.

- Tận dụng khai thác số phƣơng tiện sẵn có, trên cơ sở đầu tƣ đổi mới phƣơng

tiện nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với tinh thần đa dạng hoá hình thức, phƣơng pháp

khoán trong Công ty.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao chất lƣợng trong công tác

quản lý nghiệp vụ, nhằm kịp thời tháo gỡ điều chỉnh những phát sinh với phƣơng châm

cân bằng, ổn định phƣơng án kế hoạch kinh doanh, ổn định và phát triển công tác dịch vụ

xăng dầu, các dịch vụ khác và hƣớng dịch vụ mới.

- Bố trí sắp xếp hợp lý lao động chuyên môn nghiệp vụ, tăng cƣờng hiệu quả

của công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Công ty và của từng bộ

phận.

- Củng cố đẩy mạnh công tác quản lý xƣởng sửa chữa.

- Nâng cao năng lực khai thác các luồng tuyến sẵn có và có phƣơng án nâng cao

chất lƣợng một số tuyến và mở một số tuyến chất lƣợng cao.

- Nhiệm vụ tổng quát đến năm 2025: Tiếp tục phát huy tốt những ngành nghề

mang tính truyền thống và những ngành nghề kinh doanh có hiệu quả tốt trong thời

gian qua. Bên cạnh đó, đầu tƣ phát triển kinh doanh một số ngành nghề mới trên cơ

sở những thuận lợi vốn có của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả để phát triển

Công ty lên một tầm cao mới, để có thể giải quyết đƣợc việc làm, đảm bảo đời sống

cán bộ, nhân viên.

Nhƣ vậy, hƣớng phát triển của Công ty trong việc bảo đảm và nâng cao chất

lƣợng hoạt động kinh doanh và dịch vụ là hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát

triển chung của Ngành mà Nhà nƣớc đang khuyến khích, nhằm chống lại những tiêu

cực đang rất phổ biến hiện nay trong Ngành.

Page 127: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

120

Việc mở rộng phạm vi kinh doanh của Công ty sang một số lĩnh vực khác là phù

hợp với xu thế kinh tế thế giới, khu vực, trong nƣớc – đó là xu hƣớng đa ngành, đa

lĩnh vực, mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh có liên quan khác nhằm tăng tính

hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực, nắm bắt công nghệ hiện đại cũng nhƣ

trình độ quản lý cao để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nƣớc.

3.3.5.2. Giải pháp trong ngắn hạn

- Tiếp tục thực hiện các chế độ, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc (trong đó có vấn

đề phƣơng tiện, việc đầu tƣ tiếp tục đƣợc xem xét cân nhắc để thực hiện trên cơ sở số

phƣơng tiện dần hết thời gian khai thác theo quy định, do đó cùng với số vốn đã đầu

tƣ thì việc cân đối để đảm bảo các chỉ tiêu khai thác cần đƣợc xác lập cụ thể).

- Đề ra phƣơng án đảm bảo ổn định các chỉ tiêu khai thác, tận dụng mọi tiềm

năng với các hình thức quản lý,

- Xây dựng và lựa chọn các phƣơng án tổ chức khai thác có hiệu quả lƣợng

phƣơng tiện hiện có.

- Tăng cƣờng mở rộng thu hút phƣơng tiện có nguồn vốn 100% để đƣa vào

tuyến khai thác hợp lý.

- Giữ vững ổn định thị trƣờng (tăng cƣờng khai thác) và phát triển mới chắc

chắn và đồng thời củng cố các hoạt động nhƣ dịch vụ, xƣởng… đảm bảo ổn định phát

triển trong từng khu vực.

- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cƣơng, tinh thần trách nhiệm trong từng vị

trí, tăng cƣờng công tác lao động, đặc biệt là lái xe khách, tập trung, thống nhất, phối

hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời đáp ứng cho sản xuất.

- Đảm bảo nộp đúng, nộp đủ ngân sách Nhà nƣớc.

- Đảm bảo ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập của ngƣời lao động.

Sắp xếp lại mô hình tổ chức

Cơ cấu tổ chức chịu ảnh hƣởng bởi chiến lƣợc đƣợc lựa chọn; khi chiến lƣợc

thay đổi thì cơ cấu tổ chức cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, Công ty cần nghiên cứu sắp

xếp lại mô hình tổ chức hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển trong tƣơng lai. Để

phục vụ cho thực hiện chiến lƣợc đã lựa chọn thì cơ cấu tổ chức của Công ty cần thay

đổi và đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.7 nhƣ sau:

Page 128: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

121

Sơ đồ 3.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Phát triển khoa học- công nghệ

Chiến lƣợc khoa học - công nghệ đến năm 2025 của Công ty đƣợc xác định:

Việc tiếp tục đầu tƣ đổi mới công nghệ trong kinh doanh và quản trị là điều cực

kỳ cần thiết để đáp ứng đƣợc yêu cầu chiến lƣợc phát triển của Công ty. Trong 5 năm

tới, cần đầu tƣ cho dự án mới đã đề ra và tích lũy về các cơ sở vật chất phục vụ việc

quản trị trình độ cao. Những năm còn lại là giai đoạn đi vào mở rộng kinh doanh, duy

trì những mảng kinh doanh truyền thống thế mạnh, mở rộng thêm ngành kinh doanh

mới để Công ty phát triển mạnh mẽ hơn, làm tiền đề cho việc trở thành một Công ty

mà những ngƣời quan tâm đều biết tới.

Để thực hiện đƣợc điều này, cần có những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ. Để đầu tƣ đƣợc những hạng

mục đã nêu trên (hệ thống trang thiết bị nhà xƣởng hiện đại…), đòi hỏi một lƣợng

vốn nhất định.

Thứ hai, tăng cƣờng đào tạo và cập nhật những công nghệ mới. Thời gian qua,

Công ty đã chủ động cử nhiều cán bộ, công nhân đi học tập, tham gia các khóa đào

tạo định kỳ; qua đó, CBCNV đã đƣợc học tập những kiến thức, những công nghệ mới

tiên tiến áp dụng vào trong kinh doanh của đơn vị.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phó Giám đốc kỹ thuật

Giám đốc

Phòng Tổ

chức – Hành

chính

Phòng Kế

hoạch – Kinh

doanh

Phòng Kỹ

thuật

Phòng Kế

toán – Tài

chính

Các chi

nhánh, đội xe

Trạm, xƣởng bảo dƣỡng sửa chữa

Page 129: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

122

Thứ ba, tăng cƣờng nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ. Công ty cần

có bộ phận chuyên môn quản lý các trang thiết bị máy móc và công nghệ để làm chủ và

phát triển không ngừng. Ứng dụng khoa học - công nghệ, quản lý đội ngũ lái xe, phục

vụ... để có bộ máy quản lý tốt hơn, phấn đấu có đủ đội ngũ chuyên môn, kỹ năng quản

lý tốt.

Chính sách huy động và sử dụng vốn

Tài chính có thể nói là yếu tố mấu chốt nhất, cũng là vấn đề khó khăn nhất

hiện nay của Công ty trong việc thực hiện chiến lƣợc SXKD. Lý do nhƣ sau:

Thứ nhất: Nguồn lực của Công ty mặc dù có khả năng huy động đƣợc dễ dàng

từ các cổ đông, nhƣng chỉ đủ để hoạt động kinh doanh ổn định trong điều kiện quy

mô, tốc độ tăng trƣởng và cạnh tranh nhƣ hiện nay. Nếu so sánh với các Công ty

trong nƣớc thì vốn, tài sản của Công ty chỉ ở mức trung bình, không thể so với một

DN hay đối tác nƣớc ngoài. Điều đó đảm bảo cho Công ty đủ sức mạnh cũng nhƣ sự

tự tin cạnh tranh trong điều kiện mở cửa với các DN trong nƣớc, nhƣng nếu không có

các giải pháp huy động vốn, nếu thiếu cẩn trọng khi liên danh, liên kết với các đơn vị

có vốn lớn hay các đối tác nƣớc ngoài, Công ty dễ bị chi phối hoặc thậm chí bị thôn

tính.

Thứ hai: Với lƣợng vốn chƣa đủ lớn, tốc độ tăng trƣởng và tích lũy thấp, trong

điều kiện nguồn vốn tín dụng ngân hàng hạn chế nhƣ hiện nay thì việc đầu tƣ các dự

án lớn sẽ rất khó khăn. Từ những khó khăn thách thức đó, đòi hỏi Công ty phải có các

giải pháp huy động vốn và quản lý điều hành tốt vốn kinh doanh để tích tụ vốn cho

đầu tƣ đổi mới công nghệ, cho những dự án mới để mở rộng quy mô kinh doanh để

tăng doanh thu và lợi nhuận.

Chiến lƣợc tài chính của Công ty đến năm 2025 đƣợc đặt ra nhƣ sau: Đảm bảo

cơ cấu tài chính cân đối, lành mạnh, có chiến lƣợc huy động vốn hợp lý, lấy huy động

vốn từ cổ đông làm then chốt để tạo đƣợc cơ cấu tài chính cân đối bền vững, khai

thác có hiệu quả mọi nguồn vốn để tăng trƣởng và tăng hiệu quả kinh doanh, tăng tích

lũy làm nguồn vốn để đầu tƣ, mở rộng sản xuất, phát triển và tái cơ cấu tài chính phù

hợp với chiến lƣợc phát triển Công ty.

Việc huy động vốn phải đồng thời đảm bảo phù hợp về thời điểm phát sinh nhu

cầu đầu tƣ, không làm ảnh hƣởng đến đảm bảo vốn lƣu động và phải đảm bảo tỷ suất

lợi nhuận hợp lý. Để đạt đƣợc điều đó, Công ty phải phân tích tổng quát các nguồn tài

Page 130: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

123

chính cần huy động, xác định các nguồn huy động chủ yếu; đồng thời, phải có các

chính sách huy động vốn phù hợp và sử dụng vốn có hiệu quả. Áp dụng một số biện

pháp cụ thể sau:

Một là huy động vốn bên ngoài DN.

Nguồn vốn bên ngoài DN bao gồm nguồn vốn hình thành thông qua phát hành

cổ phiếu, trái phiếu, nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại… Đối với

Công ty, huy động nguồn vốn từ bên ngoài DN khá phù hợp là nguồn huy động từ việc

phát hành cổ phiếu và nguồn vốn tín dụng ngân hàng, huy động vốn từ việc phát hành

cổ phiếu.

Huy động vốn từ cổ đông để tái cơ cấu tài chính, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ là biện

pháp đảm bảo an toàn nhất, vì nếu sống nhờ vốn vay thì cơ cấu tài chính và kinh

doanh cũng rất bấp bênh. Việc huy động vốn của cổ đông cũng phải có lộ trình cụ

thể. Đến năm 2025, lƣợng vốn cần sẽ khá lớn do Dự án triển khai vào giai đoạn chính

và vừa hoàn thiện và vừa hoạt động. Ngoài ra, các dự án mở rộng kinh doanh nhƣ mở

thêm các chi nhánh và các Trạm bảo hành, bảo dƣỡng sửa chữa đồng bộ cũng đồng

thời triển khai nhƣng lƣợng vốn ở mức vừa phải và không cần tập trung ngay cùng

lúc.

Ngoài ra, một kênh huy động vốn quan trọng là huy động vốn từ tín dụng ngân

hàng. Nếu xét về áp lực trả nợ thì nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu có ƣu

điểm hơn, song xét trên bình diện hiệu quả thì vay vốn ngân hàng cũng có những ƣu

điểm nhất định. Tuy việc cơ cấu tài chính bằng nguồn vốn vay thiếu tính chủ động,

DN phải có các điều kiện nhất định và chịu sự kiểm soát của Ngân hàng, song việc

huy động vốn từ tín dụng ngân hàng linh hoạt hơn, khi cần có thể huy động đƣợc

ngay, chi phí ít tốn kém hơn, lãi suất thƣờng thấp hơn cổ tức trả cho cổ đông.

Để sử dụng nguồn vốn ngân hàng có hiệu quả, Công ty cần phải thiết lập kế

hoạch tín dụng chặt chẽ chi tiết, phụ trách bộ phận tài chính phải cân đối cho đƣợc tỷ

lệ hợp lý giữa việc đi vay với khả năng thanh toán, không để nguy cơ xảy ra nợ quá

hạn, mất khả năng thanh toán, cân đối giữa vốn vay ngắn hạn và vốn vay đầu tƣ trung

hạn, dài hạn.

Hai là huy động vốn từ nguồn vốn trong doanh nghiệp

Nguồn vốn huy động trong DN bao gồm các nguồn từ tài trợ, từ doanh thu

(lƣơng chƣa trả, lãi chƣa chia, thuế chƣa nộp), nguồn vốn từ các quỹ do tích lũy từ lợi

Page 131: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

124

nhuận, nguồn vốn từ khấu hao, nguồn vốn ứng trƣớc từ các công trình. Trong các

nguồn vốn đó, nguồn vốn huy động từ các quỹ Công ty và nguồn vốn khấu hao là hai

nguồn hết sức quan trọng.

Tích lũy vốn từ kết quả kinh doanh là yêu cầu cần thiết để bảo toàn và phát triển

vốn của DN. Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty có quy định, hàng năm trích lập

quỹ đầu tƣ phát triển 10% và các quỹ dự phòng tài chính 5% lợi nhuận sau thuế

(ngoài ra còn quỹ khen thƣởng, phúc lợi và quỹ dự phòng mất việc 10% lợi nhuận sau

thuế). Theo đó và căn cứ dự báo kết quả kinh doanh từ nay đến năm 2025, Công ty có

thể huy động nguồn vốn trích vào các quỹ này khoảng 60 tỷ đồng.

Với kế hoạch đầu tƣ nhƣ đã nêu trên, trong tƣơng lai, Công ty sẽ có giá trị tài

sản cố định tƣơng đối lớn (trung bình khoảng 90 tỷ đồng). Theo quy định của Pháp

luật giá trị khấu hao trung bình từ 10-12%, hàng năm Công ty sẽ có nguồn vốn khấu

hao từ 90 - 92 tỷ đồng. Nguồn vốn khấu hao có ý nghĩa vừa tham gia tái đầu tƣ đơn

giản, vừa có thể tái đầu tƣ mở rộng sản xuất và là kênh huy động vốn lớn, ổn định.

Việc tận dụng nguồn vốn, tạm thời chƣa phải thanh toán cũng sẽ góp phần giải

quyết nhu cầu về vốn cho DN trong những thời điểm nhất định. Việc có kế hoạch

thanh toán lƣơng, chi trả lợi tức, nộp thuế hợp lý sẽ huy động thêm vốn lƣu động cho

kinh doanh. Tuy vậy, DN không đƣợc lạm dụng để vi phạm những quy định của Pháp

luật nhƣ thỏa ƣớc lao động và Điều lệ của Công ty.

Ba là tăng cường công tác thu hồi vốn

Thời gian để quay vòng vốn nhỏ là một trong các biện pháp quan trọng mà nhà

quản lý phải thực hiện. Vòng quay của vốn trong năm lớn, có nghĩa thời gian một

vòng quay vốn nhỏ giúp cho DN không cần một lƣợng vốn lớn (kể cả vốn chủ sở

hữu và vốn vay) nhƣng vẫn có lƣu lƣợng vốn luân chuyển trong chu kỳ lớn, chu kỳ

sinh lời ngắn và tất yếu hiệu quả của đồng vốn sẽ cao hơn.

Bốn là tổ chức bộ máy kế toán, kiểm toán khoa học

Nếu những biện pháp nhƣ trên đã đƣợc thực hiện, thì yếu tố then chốt và cuối

cùng đảm bảo hiệu quả kinh doanh là việc tổ chức bộ máy kế toán và kiểm toán khoa

học, phục vụ đắc lực cho lãnh đạo quản lý và điều hành. Bộ máy kế toán phải có khả

năng hạch toán kịp thời, trung thực tình hình chi phí trong mọi khâu sản xuất, trong

mọi khâu hoạt động kinh doanh của Công ty, không nhầm lẫn, không bỏ sót các phát

sinh kinh tế, phản ánh đúng kết quả kinh doanh của Công ty. Bộ phận kế toán nội bộ

Page 132: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

125

phải có khả năng đƣa ra các khuyến cáo cho lãnh đạo Công ty để đảm bảo hoạt động

của Công ty luôn đi đúng với các nghị quyết, đúng với chiến lƣợc đề ra, luôn thực

hiện đúng đắn và đầy đủ các quy định của pháp luật và số liệu kinh doanh luôn đảm

bảo tính khách quan và trung thực…

Tóm lại, bộ phận kế toán, kiểm toán của công ty phải thực sự trở thành công cụ

quản lý hữu hiệu của lãnh đạo công ty với mục tiêu cao nhất là thực hiện thành công

chiến lƣợc SXKD và xây dựng, phát triển của công ty.

Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý

Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, công ty nên thiết lập Website,

cập nhật các chiến lƣợc SXKD, hƣớng dẫn trực tuyến, lắng nghe và giải đáp trực

tuyến các ý kiến đóng góp của khách hàng, nếu làm tốt sẽ phục vụ cho công tác

quảng bá tạo dựng thƣơng hiệu, hình ảnh cho công ty và công bố thông tin doanh

nghiệp.

Xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động quản lý nội bộ, kiểm tra, giám sát, thiết

lập hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin. Xây dựng cơ cấu cổ đông hợp lý có

sự tham gia của các cổ đông là ngƣời lao động.

Xây dựng hệ thống quản trị minh bạch, hoàn chỉnh và thực hiện tốt điều lệ công

ty và quy chế quản trị công ty, đánh giá phân tích hiệu quả công việc từng bộ phận,

cũng nhƣ từng nhân viên để đánh giá chính xác khách quan hiệu quả công việc và

thấy đƣợc điểm mạnh điểm yếu của CBCNV.

Tạo môi trƣờng văn hóa hỗ trợ cho chiến lƣợc, chiến lƣợc thƣờng đƣợc thiết lập

trên các cơ sở văn hóa hiện có, các nghiên cứu cho thấy thay đổi văn hóa cho phù hợp

với các chiến lƣợc mới thƣờng hiệu quả hơn việc thay đổi một chiến lƣợc để phù hợp

với môi trƣờng văn hóa hiện tại. Thƣờng xuyên tổ chức học tập về các khía cạnh văn

hóa doanh nghiệp nhƣ các vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc, mối quan

hệ công tác, giao tiếp ứng xử với hành khách. Xác định tầm quan trọng của sản phẩm

văn hóa và mức độ tƣơng hợp của văn hóa với chiến lƣợc.

Đẩy mạnh hoạt động marketing

Đối với vận tải hành khách bằng ô tô ngày nay đang trở nên nhộn nhịp, sôi động

ngoài các công ty cổ phần có vốn của Nhà nƣớc còn có các công ty tƣ nhân, công ty

du lịch lữ hành... việc cạnh tranh là điều tất yếu và chính nó cũng là yếu tố để mỗi

DN tự hoàn thiện mình để phát triển, làm cho thị trƣờng xuất hiện nhiều phƣơng thức

Page 133: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

126

Marketing mới, hấp dẫn, lôi cuốn hành khách nhƣ doanh nghiệp Phƣơng Thảo, Mai

Linh... tổ chức đón và trả khách trên các tuyến, bao tiền ăn trên hành trình... làm cho

thị trƣờng vận tải cạnh tranh có chiều sân hơn, chất lƣợng dịch vụ vận tải cao hơn.

Công ty cũng không phải là ngoại lệ. Với mục tiêu phát triển trong những năm tới và

những sản phẩm ngành nghề cũ và mới nhƣ trên, việc phải đƣơng đầu với các đối thủ

trên thị trƣờng là điều không thể tránh khỏi. Xác định đƣợc điều này Công ty thấy cần

hình thành triết lý kinh doanh cũng nhƣ triết lý Marketing, vấn đề này sẽ ảnh hƣởng

không nhỏ đến giá trị và mức độ thành công của chiến lƣợc Marketing của công ty.

Năng lực cạnh tranh hiện nay của Công ty:

- Công ty hiện nay luôn luôn cố gắng phấn đấu là công ty mạnh, có thƣơng hiệu

ở miền Bắc cũng nhƣ toàn quốc.

- Thƣơng hiệu của Công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng, nhất là ở

các cung đƣờng gần.

- Các đối thủ hiện nay ngày càng nhiều nhƣ phần trên đã phân tích, tuy nhiên

Công ty vẫn thể hiện năng lực cạnh tranh ở tốp đầu bằng sản lƣợng và thị phần cao so

với các đối thủ.

Tuy nhiên, Công ty vẫn cần xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh để phát triển bền

vững hơn trong những năm tới. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, Công ty cần thành lập các Bộ phận Marketing chuyên nghiệp, chịu trách

nhiệm cũng nhƣ chuyên môn hóa công việc của mình cùng đội ngũ cộng sự trẻ trung

và có trình độ. Vấn đề này liên quan đến nguồn nhân lực. Công ty cần kết hợp hài hòa

giữa nguồn lực tự có (tự đào tạo) và các nguồn lực từ tuyển dụng thu hút ngƣời tài từ

bên ngoài.

Hai là, nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình quảng cáo tiếp thị, theo giai đoạn

phát triển của thị trƣờng, theo thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Để làm đƣợc điều

này, cần phải có Bộ phận chuyên trách nghiên cứu phân tích thị trƣờng để đƣa ra

những sản phẩm và Chƣơng trình tiếp thị đạt hiệu quả cao, thu hút đƣợc sự quan tâm

chú ý của khách hàng. Nghiên cứu kỹ tâm lý khách hàng, có chiến lƣợc Marketing

phù hợp - đây là bài học cho bất kỳ DN nào muốn mở rộng và phát triển thị phần

nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Ba là, luôn đƣa ra đƣợc những SPVT, dịch vụ phù hợp với tâm lý cũng nhƣ

chọn đƣợc thời điểm chính xác đƣa ra thị trƣờng. Việc này đòi hỏi Công ty có những

Page 134: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

127

nghiên cứu kỹ lƣỡng thị trƣờng cũng nhƣ kinh nghiệm điều hành của nhà lãnh đạo vĩ

mô. Thí dụ, tại thời điểm giá xăng dầu liên tục tăng, việc áp dụng công nghệ mới để

đƣa ra sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu hơn, giá thành hợp lý chắc chắn sẽ đƣợc ngƣời

tiêu dùng đón nhận và chắc chắn sẽ thu hút đƣợc khách hàng đến với DN.

Bốn là trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, công ty nên thiết lập

Website, cập nhật các chiến lƣợc SXKD, hƣớng dẫn trực tuyến, lắng nghe và giải đáp

trực tuyến các ý kiến đóng góp của khách hàng, việc này nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu

quả thiết thực và góp phần tạo dựng thƣơng hiệu cho công ty.

Page 135: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

128

Kết luận chương 3

Công tác xây dựng chiến lƣợc trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và

doanh nghiệp vận tải nói riêng còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cạnh tranh. Việc xây

dựng chiến lƣợc chủ yếu còn dựa vào các số liệu tài chính của qúa khứ, dự báo tƣơng

lai gần và lập kế hoạch ngắn hạn cho tƣơng lai, thông qua kinh nghiệm do một phần

ảnh hƣởng của cơ chế quản lý bao cấp, hệ thống đào tạo về quản trị chiến lƣợc còn

thiếu về số lƣợng và chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Trong chƣơng

3, luận án hoàn thành mục tiêu đề xuất đƣợc lý luận mới về xây dựng chiến lƣợc

SXKD cho DNVT, ứng dụng cho 1 DN cụ thể.

Nhằm xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc SXKD đúng đắn, phù hợp, hiệu quả,

khả thi cho Công ty, luận án phân tích, nghiên cứu MTKD vận tải và thị trƣờng vận

tải, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và tác động của những yếu tố nhƣ vị thế của

Công ty, thị trƣờng vận tải, hành khách, các đối thủ cạnh tranh… đến năng lực kinh

doanh, khả năng cạnh tranh của Công ty.

Dựa trên những kết quả phân tích nói trên, luận án xác định các mục tiêu dài

hạn, ngắn hạn của Công ty, đồng thời, chỉ ra các biện pháp thực hiện chiến lƣợc và

chƣơng trình thực hiện chiến lƣợc .

Nhƣ vậy, để thực hiện thành công chiến lƣợc SXKD đã lựa chọn, Công ty

không chỉ cần xác định chuẩn xác chiến lƣợc phù hợp với tiềm năng lợi thế, mà công

tác thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lƣợc là hết sức cần thiết. Có nhƣ

vậy, mới có thể đƣa ra những giải pháp chính xác tại từng thời điểm, khắc phục khó

khăn, tranh thủ cơ hội, hoàn thành mục tiêu kinh doanh sản xuất theo đúng chiến lƣợc

đã lựa chọn.

Page 136: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

129

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích đề tài “Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

cho doanh nghiệp vận tải”, luận án đƣa ra những kết luận và kiến nghị nhƣ sau:

1. Kết luận

Hầu hết các DN có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các

DN Việt Nam có quy mô nhỏ) làm hạn chế tầm hoạt động. Hơn nữa, có quá nhiều

DNVT cùng hoạt động kinh doanh trên cùng một thị trƣờng dẫn đến tình trạng năng

lực cạnh tranh của các DN không lành mạnh. Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các

DN tƣ nhân) hầu nhƣ rất hạn chế, vốn đầu tƣ ban đầu ít, vốn lƣu động lại càng ít.

Thiếu vốn dẫn đến các DNVT không có điều kiện để đầu tƣ đổi mới PTVT, trang

thiết bị, và công nghệ kinh doanh. Chi phí kinh doanh cao, năng lực và bộ máy quản

lý điều hành chƣa tốt còn nhiều bất cập, các DNVT chƣa đủ thông tin về thị trƣờng.

Nhiều DN chƣa có chiến lƣợc SXKD ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm

tính, trong điều hành chủ yếu vẫn là "xử lý tình huống" với công việc hàng ngày,

chƣa thấy đƣợc yêu cầu của quản lý hiện đại nên chƣa chú ý đến công tác nghiên cứu

và phát triển.

Vì thế, việc xây dựng chiến lƣợc SXKD cho các doanh nghiệp VTHK là một

trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và có tính cấp thiết hiện nay. Nó đóng vai

trò then chốt đảm bảo cho các DN tồn tại, phát triển, vƣơn lên khẳng định vị thế,

thƣơng hiệu trong nền kinh tế thị trƣờng và hợp tác quốc tế.

Do những điều kiện về khách quan và chủ quan khác nhau, việc xây dựng chiến

lƣợc SXKD cho các ngành VTHK hiện nay vẫn chƣa đƣợc chú trọng và thực hiện

một cách bài bản. Do vậy, cần phải có một chƣơng trình đào tạo và triển khai xây

dựng chiến lƣợc SXKD toàn diện từ các cấp Công ty trở xuống các đơn vị thành viên

trực thuộc để công việc này trở thành thƣờng xuyên và có nề nếp.

Công tác kế hoạch của mỗi công ty vận tải cần đƣợc đổi mới xoay quanh việc

xây dựng và thực hiện chiến lƣợc SXKD. Để thực hiện công việc này cần có sự sắp

xếp về mặt tổ chức và phân công chức năng cụ thể cho các đơn vị, phòng, Ban chức

năng có liên quan đến chiến lƣợc SXKD. Việc xây dựng chiến lƣợc SXKD ở mỗi

cấp, mỗi bộ phận phải đƣợc tiến hành theo một trình tự và nội dung thống nhất trong

toàn công ty.

Nhà nƣớc, Bộ, ngành nên tiếp tục xây dựng và đƣa ra các cơ sở lý luận về xây

Page 137: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

130

dựng chiến lƣợc SXKD thực tiễn hơn cho các DN nói chung và doanh nghiệp VTHK

nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Việc xây dựng chiến lƣợc SXKD cho các DNVT nói chung và cho Công ty nói

riêng còn gặp rất nhiều khó khăn vì hệ thống thông tin của các DN còn yếu. Bên cạnh

đó, các công tác nhƣ marketing, tiếp thị và công tác nghiên cứu thị trƣờng… chƣa

đƣợc chú trọng và phát huy để đạt đƣợc các hiệu quả cần thiết. Do vậy, cần xây dựng

hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành từ Công ty xuống các đơn

vị cơ sở.

Cần hoàn thiện công tác thống kê và xây dựng các biểu mẫu thống kê thuận

tiện, nhằm đảm bảo tính chính xác và thời sự của các thông tin phục vụ cho công tác

xây dựng chiến lƣợc SXKD của DN. Cần đầu tƣ cho việc nghiên cứu thị trƣờng, mỗi

một DNVT hàng hóa cần phân công những chức danh cụ thể nhƣ: nhân viên làm

công tác xây dựng chiến lƣợc SXKD, công tác marketing, công tác quảng cáo tiếp

thị… Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên

làm các công tác này.

2. Những đóng góp của luận án

Ngoài việc tổng hợp và bổ sung lý luận về xây dựng chiến lƣợc, những đóng

góp chủ yếu của luận án gồm:

- Phân tích đặc thù hoạt động sản xuất trong vận tải nói chung và hoạt động

VTHK đƣờng bộ bằng ô tô tuyến cố định, đồng thời nghiên cứu, chỉ rõ đƣợc những

đặc trƣng của SPVT có ảnh hƣởng đến xây dựng, thực hiện chiến lƣợc SXKD của

DNVT.

- Trên cơ sở đặc trƣng hoạt động sản xuất vận tải và của SPVT, nghiên cứu sinh

đã nghiên cứu phát triển ma trận phân tích MTKD vận tải theo hƣớng hoàn toàn mới,

phù hợp cho đặc thù của ngành và của SPVT; phát triển mô hình lựa chọn chiến lƣợc

dựa trên phân tích cân bằng giá trị của các hoạt động vận tải.

- Nghiên cứu, ứng dụng dự báo nhu cầu vận tải bằng hồi quy đa biến, phù hợp

với những yếu tố ảnh hƣởng và những yếu tố hình thành nên nhu cầu vận tải nói

chung và nhu cầu VTHK tuyến cố định đƣờng bộ bằng ô tô nói riêng.

- Xây dựng mới ma trận hình thành mục tiêu và ma trận xác định chiến lƣợc

theo các yếu tố cho DNVT dựa trên đặc thù hoạt động của ngành vận tải.

- Đề xuất quy trình xây dựng chiến lƣợc cho các DNVT phù hợp với đặc điểm

Page 138: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

131

ngành vận tải và đặc điểm của SPVT.

- Đề xuất phƣơng pháp luận xây dựng chiến lƣợc phát triển DNVT hành khách

đƣờng bộ bằng ô tô, cụ thể hóa đƣợc các bƣớc để xây dựng chiến lƣợc SXKD cho

DNVT hành khách bằng ô tô, chỉ rõ đƣợc các giải pháp thực hiện chiến lƣợc khoa

học, khả thi cho các DNVT trong ngắn hạn và trong dài hạn.

3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Chiến lƣợc SXKD là phạm trù rất rộng, phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong luận án, tác giả đã xây dựng quy trình xây

dựng chiến lƣợc mang tính nguyên tắc, định hƣớng trên cơ sở phân tích các yếu tố

định tính và định lƣợng liên quan đến chiến lƣợc SXKD của DNVT, chƣa giải quyết

triệt để đối với một số yếu tố có tính khái quát hóa cao. Cho nên cần nghiên cứu

chuyên sâu hơn để hoàn thiện phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc đối với lĩnh vực

kinh doanh có tính đặc thù cao nhƣ VTHK.

Vấn đề kiểm chứng thực tế của quy trình hoạch chiến lƣợc SXKD đòi hỏi mất

nhiều thời gian và phụ thuộc vào tổ chức triển khai các chƣơng trình hành động cụ

thể của doanh nghiệp. Luận án đã phân tích và nêu ra một số khía cạnh chủ yếu về

chiến lƣợc SXKD trong giai đoạn hiện nay của Công ty Cổ phần xe khách Hà Tây.

Tuy nhiên, kết quả này chƣa thỏa mãn đầy đủ mục tiêu nghiên cứu của luận án. Nên

cần nghiên cứu áp dụng cho nhiều doanh nghiệp để có căn cứ thực tế hoàn thiện

phƣơng pháp luận về xây dựng và triển khai chiến lƣợc SXKD.

Với những hạn chế nêu trên, cần nghiên cứu phát triển công cụ phân tích môi

trƣờng kinh doanh để bổ sung các căn cứ xây dựng chiến lƣợc SXKD phù hợp với

bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp.

4. Kiến nghị

* Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc:

- Chiến lƣợc SXKD không tự nó trở nên có hiệu quả. Nó cần đƣợc chuyển đổi

thành các chính sách, có biện pháp và kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lƣợc có hiệu

quả, cần phải có những quy chế, quy định nội bộ giải quyết rõ ràng về lý do lựa chọn

chiến lƣợc SXKD để mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu và nó sẽ đƣợc thực hiện

và kiểm soát, điều chỉnh nhƣ thế nào. Tiếp tục hoàn thiện chính sách mang tính ổn

định lâu dài; cơ sở xây dựng chính sách phải xuất phát từ thực tế và thị trƣờng, tạo

động cơ, động lực cho DNVT phát triển.

Page 139: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

132

- Đã xác định kinh doanh vận tải bằng ô tô là loại hình kinh doanh có điều

kiện, vấn đề là điều kiện cần phải chặt chẽ hơn, quy mô DN phải đủ lớn nhƣ thế nào?

Trình độ cán bộ quản lý ra sao, bộ máy quản lý thế nào? Vốn pháp định cần bao

nhiêu.... Từ đó làm cơ sở cho việc tái cơ cấu DNVT, HTX vận tải, thu gọn đầu mối

quản lý tránh chồng chéo.

- Tiếp tục công tác quy hoạch phát triển chiến lƣợc phƣơng tiện vận tải hợp lý

trên cơ sở cân đối cung cầu, quy hoạch lại mạng lƣới luồng tuyến vận tải từng địa

phƣơng hợp lý. Có chính sách hỗ trợ cho loại hình kinh doanh vận tải, ngoài vận tải

khách công cộng bằng xe buýt thì cần hỗ trợ VTHK tuyến cố định bởi vì hai hình

thức này cơ bản phục vụ số đông ngƣời dân có thu nhập bình quân thấp.

- Hoàn thiện chính sách chế độ, tạo điều kiện cho các DN hoạt động bình đẳng

và có quy chế đào tạo nhân lực cho các DN nói chung và cho DN vừa và nhỏ nói

riêng. Thu hút đầu tƣ tạo môi trƣờng thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng giữa các

donh nghiệp trong ngành; hỗ trợ các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế;

phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành GTVT nhất là

cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và nhân viên làm việc trong ngành vận tải.

Đồng thời tăng cƣờng hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo của doanh nghiệp.

Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia phát

triển dịch vụ tƣ vấn chiến lƣợc, hiện nay dịch vụ này đang phát triển rất mạnh ở trên

thế giới. Trong bối cảnh hội nhập và có nhiều biến động về môi trƣờng kinh doanh

các doanh nghiệp rất cần dịch vụ này.

- Quy định về phân loại DN vận tải theo quy mô và năng lực quản lý DN, căn

cứ vào loại DN để quy định phạm vi hoạt động, nếu lớn đƣợc hoạt động tuyến dài còn

nhỏ lẻ đƣợc hoạt động phạm vi nhỏ hẹp. Các hộ kinh doanh vận tải phải đƣợc kiện

toàn tổ chức lại theo hƣớng các DN; các HTX theo đúng luật HTX năm 2003 hoặc

theo nghiệp đoàn vận tải thì mới có thể khắc phục tình trạng quản lý còn có mặt yếu

kém của ngành.

* Đối với các doanh nghiệp vận tải:

- Bất kỳ chiến lƣợc SXKD nào cho dù có hoàn hảo nhất cũng chứa đựng nguy

cơ phát sinh những điều ngoài dự kiến, có khả năng gây trì hoãn hoặc hủy kế hoạch.

Vì vậy, doanh nghiệp nên chuẩn bị các phƣơng án, kế hoạch đối phó với những khó

khăn, sự cố phát sinh có thể xẩy ra để nhanh chóng quyết định thông qua một chiến

Page 140: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

133

lƣợc thay thế, đối phó với tình huống mới. Có chiến lƣợc mới ứng phó kịp thời với sự

cố mới đƣợc chuẩn bị trƣớc nó tạo cho mọi ngƣời có đƣợc tâm lý tự tin và chủ động

trong giải quyết những bất lợi, các nhà quản lý cũng nhƣ nhân viên không phải mất

nhiều thời gian, hay ngân sách để đối phó với tình hình mới.

- Doanh nghiệp phải sắp xếp xây dựng chiến lƣợc dựa theo nguồn lực của mình

thay vì cố gắng hết sức để đạt đƣợc quá nhiều và quá nhanh, nó phải đƣợc xây dựng

một cách khoa học và phải đƣợc bảo vệ chống lại việc quá sức của mình. Sau khi đã

xây dựng xong chiến lƣợc, doanh nghiệp phải tập trung quán triệt đến mọi ngƣời

trong công ty và tập trung nhiều nguồn lực nhƣ con ngƣời, công nghệ, tiền bạc để

triển khai thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân trực

tiếp phục vụ hành khách, có chính sách giữ chân nguồn nhân lực hợp lý thông qua

chế độ và chính sách tiền lƣơng, thƣởng thích hợp nhằm bảo đảm nhu cầu sinh hoạt

cho ngƣời lao động; tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ lái

xe, nhân viên phục vụ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an

toàn giao thông, không sử dụng rƣợu bia hoặc các chất kích thích khi điều khiển

phƣơng tiện.

- Đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa việc áp dụng khai thác tiện ích của Công nghệ

tin học nhằm tận dụng cơ hội tiếp cận thị trƣờng, liên hệ khách hàng, phục vụ công

tác quản lý điều hành doanh nghiệp, tổ chức các dịch vụ thanh toán và đa dạng hoá

phƣơng thức thanh toán.

Page 141: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

134

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

- Đề tài khoa học:

+ Nguyễn Mạnh Hùng (2010) Đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng lý luận Marketing trong

doanh nghiệp vận tải” Mã số: T2010- VTKT- 32, Trường Đại học GTVT.

+ Nguyễn Mạnh Hùng (2011) Đề tài nghiên cứu“ Nghiên cứu tác động của môi

trường kinh doanh đến doanh nghiệp vận tải trong giai đoạn hiện nay” Mã số NCS

2011- KTVT- 22, Trường Đại học GTVT.

- Bài báo khoa học:

1. Nguyễn Mạnh Hùng (2011) Một số đề suất trong xây dựng ma trận chuyến

đi. Tạp chí Giao thông vận tải.

2. Nguyễn Mạnh Hùng (2012) Giải pháp thay đổi hình thức vé lượt và vé tháng

nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho vận tải công cộng xe buýt Hà Nội. Tạp chí

Giao thông vận tải

3. Nguyễn Mạnh Hùng (2013) Môi trường sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp vận tải trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tạp chí Khoa học

Giao thông vận tải- Trường Đại học GTVT

4. Nguyễn Mạnh Hùng (2015) Xây dựng mô hình dự báo lưu lượng hành khách

liên tỉnh bằng ô tô ở Việt Nam. Tạp chí Giao thông vận tải

5. Nguyễn Mạnh Hùng (2015) Quy trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh

doanh cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô. Tạp chí Giao thông vận tải

Page 142: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. Bộ Giao thông vận tải (2012), Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng

hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn

giao thông, Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

[2]. Bộ Giao thông vận tải (2014), Điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận

tải đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.

[3]. Bộ Giao thông vận tải (2014), Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm

2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

[4]. Bộ Giao thông vận tải (2014), Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới

tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030, (Quyết định số 4899/QĐ –BGTVT ngày 24/12/2014), Hà Nội.

[5]. Nguyễn Thanh Chƣơng (2008), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý

chất lượng cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

[6]. Dƣơng Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E.

Porter, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[7]. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Chiến lược kinh doanh và phát

triển doanh nghiệp, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2003), Chiến lược kinh doanh và phát

triển doanh nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (1997), Chiến lược và chính sách

kinh doanh, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[10]. Đỗ Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Chu Kiều Linh, Nguyễn Văn Điệp

(2004), Kinh tế vận tải, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội.

[11]. Gary D.Smith, Dany R.Anold, Bobby G.Bizzell (1997), Chiến lược và sách

lược kinh doanh, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[12]. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, Quyết định số

60/2005/QH 11 ngày 29/11/2005

[13]. Rudolf Grünig, Richard Kühn, dịch giả Phạm Ngọc Thúy, Lê Thành Long, Võ

Văn Huy (2003), Hoạch định chiến lược theo quá trình, Nxb Khoa học và kỹ thuật,

Hà Nội.

Page 143: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

136

[14]. PGS. TS Mai Văn Bƣu, PGS. TS Phạm Kim Chiến (1999), Giáo trình lý thuyết

quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.

[15]. GS.TSKH. Nguyễn Hữu Hà (2001), Marketing trong ngành vận tải, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

[16]. GS.TSKH. Nguyễn Hữu Hà (2007), “Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Tổng

công ty Đƣờng sắt Việt Nam”, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học, Trƣờng Đại học Giao

thông vận tải, Hà Nội.

[17]. Đào Duy Huân (2004), Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hoá kinh tế, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

[18]. GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

[19]. Trần Hoàng Kiên (2001), Chiến lược kinh doanh của các nhà doanh nghiệp nổi

tiếng Việt Nam và trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[20]. PGS. TS Từ Sỹ Sùa (2000) Thƣơng vụ vận tải, Nxb Giao thông vận tải

[21]. PGS. TS Từ Sỹ Sùa (2013), Marketing dịch vụ vận tải, Nxb Giao thông vận tải.

[22]. Raymond Alain THIETART (1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh

Niên.

[23]. Lê Văn Tâm (2000), Quản trị chiến lƣợc, Nxb Thống kê Hà Nội.

[24]. PGS. TS Nguyễn Văn Thụ (2007), Chiến lược kinh doanh trong ngành vận tải,

Trƣờng Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội.

[25]. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường

sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030, Quyết định số 1686/2008/QĐ-TTg

ngày 20 tháng 11 năm 2008.

[26]. Lý Thần Tùng, Cố Từ Dƣơng (2003), Hoạch định sách lược phân tích SWOT,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[27]. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2011), Quản trị chiến lược, Nxb

Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[28]. Alfredsson M, Hertz S (2001), How TPL providers create effectiveness and

efficiency by coordination of customers activities and strategies, SSE/EFI Working

Paper Series in Business Administration

[29]. Alain Charles Martinet (2000), Strategy, Amazon.com

Page 144: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

137

[30]. Buhalis D (2002), Strategic use of information technologies in the tourism,

Financial Times/ Prentice Hall.

[31]. Charles W.L.Hill (2010), International Business: Competing in the Global

Marketplace, Amazon.com.

[32]. Charles W.L.Hill (2012), Strategic Management: An Integrated Approach,

Amazon.com.

[33]. Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer (1997), Molecular technologies for

biodiversity evaluation: opportunities and challenges, Nature Biotechnology.

[34]. James Cadle, Debra Paul và Paul Turner (2009), Business analysis techniques

72 Essential Tools for Success.

[35]. John Patrick (2010), Strategic Decision-making, Group Behavior, and Public

Relations Strategies, VDM Verlag Dr. Müller.

[36]. Kent Marshall, Mikael Mnyg (2004), Business Strategy and Management

Control Measures for Success!, Blekinge Institute of Technology School of

Management, June.

[37]. Majid Rasouli, Sohrab Ramezani Malabad (2014), “Analysis of factors

impacting on the competition of Iran’s air transport industry based on Porter’s Five

Forces Model”, Research on Humanities and Social Sciences, www.iiste.org ISSN

(Paper)2224-5766 ISSN (Online)2225-0484 (Online) Vol.4, No.21, 2014.

[38]. Mary Ijeoma Marire (2014), “Managing the strategies adopted by commerical

road transportation companies in Nigieria (A study of The Young Shall Grow

Motors)”, International Journal of Case Studies (ISSN Online 2305-509X), Volume

3, Issue 3, http://www.casestudiesjournal.com

[39]. Mia Aberg (2006), Investments and Corporate Strategy: Aligning investment

decisions with overall strategy, School of Management Blekinge Institute of

Technology, September.

[40]. Michael Porter (2000), Competitive strategy, Amazon.com.

[41]. Nnaemeka E.Ononiwu, Diana J.Mosquera (2008), Strategic factors affecting the

transformation of business, Harvard Business Review Press.

[42]. Paul Caster and Carl A. Scheraga (2013), “An Analysis of a Strategic

Transformation Plan: The Case of Alaska Airlines”, Journal of the Transportation

Research Forum, Vol. 52, No. 1 (Spring 2013), pp. 23-46 Published by:

Page 145: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

138

Transportation Research Forum Stable URL: http://www.trforum.org/journal

[43]. Robert Kaplan and David Norton (2000), The Strategy-Focused Organization:

How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment,

Harvard Business Review Press.

[44]. Robert S. Kaplan and David P.Norton (2009), Strategy – Focused Organization,

Harvard University Press.

[45]. Rubert Murdoch (2008), International strategic management, International

Sociology, Vol. 23 (4).

[46]. Stark, Fredrik, Purohit, Nisha (2007), Managers' Goal-Setting Strategies: Focus

on Small Businesses, Jönköping University, Jönköping International Business School,

JIBS, Business Administration.

[47]. Timothy W.Powell (1996), Analysis in business planning and strategy

formulation, JAI Press Inc London.

Page 146: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

139

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các luồng tuyến vận tải hành khách chính

Số

TT Tuyến

Cự ly

(Km)

Số

TT Tuyến

Cự ly

(Km)

1 Yên Nghĩa - Hoà Bình 63 26 Yên Nghĩa - Chợ Chanh 50

2 Yên Nghĩa - Nho Quan 100 27 Yên Nghĩa - Chợ Cháy 40

3 Yên Nghĩa - Sơn Tây 41 28 Yên Nghĩa - Trầm Lộng 47

4 Yên Nghĩa - Thanh Hoá 150 29 Yên Nghĩa - Lạng Sơn 170

5 Yên Nghĩa - Thái Bình 110 30 Yên Nghĩa - Lào Cai 350

6 Yên Nghĩa - Mộc Châu 200 31 Yên Nghĩa - Cái Rồng (HP) 220

7 Yên Nghĩa - Tân Lạc (HB) 94 32 Yên Nghĩa - Bãi Chạo (HB) 90

8 Yên Nghĩa - Yên Bái 180 33 Yên Nghĩa- Thuần Mỹ 80

9 Yên Nghĩa - Cao Sơn (TH) 90 34 Yên Nghĩa- Tòng Bạt 134

10 Yên Nghĩa - Đô Lƣơng (NA) 140 35 Yên Nghĩa – Bắc Cạn 180

11 Yên Nghĩa - Sơn La 310 36 Sơn Tây - Thanh Hoá 205

12 Yên Nghĩa - Tu Lý (HB) 80 37 Sơn Tây - Ninh Bình 165

13 Yên Nghĩa - Kim Bôi 80 38 Sơn Tây - Hà Giang 250

14 Yên Nghĩa - Cổ Đô 75 39 Sơn Tây - Hƣng Hà (TB) 280

15 Yên Nghĩa - Tản Hồng 75 40 Sơn Tây - Tam Bạc (HP) 170

16 Yên Nghĩa - Bắc Sơn (LS) 180 41 Sơn Tây - Vĩnh Bảo (HP) 163

17 Yên Nghĩa -Vụ Bản 56 42 Sơn Tây - Thái Nguyên 220

18 Yên Nghĩa - Chợ Ngăm 55 43 Sơn Tây - Đục Khê 195

19 Yên Nghĩa - Tuy Lai 35 44 Sơn Tây - Nam Định 130

20 Yên Nghĩa - Chẹ 90 45 Mỹ Đình - Kim Bảng 65

21 Yên Nghĩa - T. Quang 325 46 Vân Đình- Thái Nguyên 230

22 Yên Nghĩa - Thái Nguyên 180 47 Cổ Đô - Hoà Bình 80

23 Yên Nghĩa - Chi Nê 75 48 Xuân Mai- Sơn Tây 50

24 Yên Nghĩa - Sơn La 310 49 Bus 70: Mỹ Đình- Trung Hà 54

25 Yên Nghĩa – Kim Bảng 56 50 Bus 75: Hà Đông- Hƣơng

Sơn

52

Page 147: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

140

Phụ lục 2. Phân loại xe của Công ty theo số ghế

Chỉ tiêu Xe 45 chỗ ngồi Xe 32 chỗ ngồi Xe 24 chỗ

ngồi

Chiều dài 10.900 mm 7600 mm 6345 mm

Chiều rộng 2480 mm 2400mm 2035 mm

Chiều cao 3310 mm 3680 mm 2630 mm

Dài cơ sở 5400 mm 4085 mm 3350 mm

Tự trọng 6650kg 4350 kg 3465 kg

Trọng lƣợng toàn bộ 11230 kg 6590 kg 5090 kg

Công suất động cơ 185 mã lực 155 mã lực 100 mã

lực

Vận tốc tối đa 100km/h 100 km/h 110 km/h

Phụ lục 3. Phân loại xe của Công ty theo mác kiểu xe

Thứ tự Mác xe Tổng số xe

1 Hino 4

2 Chenglong 12

3 Hyundai 9

4 HuyndaiDK 2

5 Mazda (11 chỗ) 1

6 Mazda (12 chỗ) 1

7 Misubisi (15 chỗ) 9

8 Tandaz Trung Quốc (35 chỗ) 22

9 Tandaz Huyndai (24 chỗ) 6

10 Tandaz Huyndai (29 chỗ) 28

11 Tổng số 94

Page 148: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

141

Phụ lục 4. Tình hình lao động tại CTCP ô tô khách Hà Tây qua các năm

4.a. Tình hình số lƣợng và chất lƣợng lao động qua các năm

Loại lao

động Trình độ

Số lƣợng lao động (ngƣời)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lao động

quản lý

Sau đại học 1 1 1 1

Đại học và cao

đẳng

10 12 10 10

Trung cấp, sơ cấp 5 5 5 5

Đội ngũ

lái xe

Bậc 1 14 20 25 30

Bậc 2 30 35 35 35

Bậc 3 40 35 35 35

Nhân

viên phục

vụ & Thợ

sửa chữa

Nhân viên phục vụ 86 90 95 100

Bậc 3 2 2 3 3

Bậc 4 3 4 4 5

Bậc 5 4 4 4 4

Bậc 6 5 5 5 5

Bậc 7 3 3 3 3

Tổng cộng 203 216 225 236

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

4.b. Phân loại lao động theo độ tuổi

Độ tuổi Số lƣợng lao động (ngƣời)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

18-30 110 116 115 120

30-60 93 100 110 116

Tổng 203 216 225 236

4.c. Phân loại lao động theo giới tính

Giới tính Số lƣợng lao động (ngƣời)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nam 190 203 210 220

Nữ 13 13 15 16

Tổng 203 216 225 236

Page 149: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

142

4.d. Tình hình sử dụng lao động tại CTCP ô tô khách Hà Tây

Năm Số lao động thƣờng xuyên

Lao động dôi dƣ

Số lƣợng Tỷ trọng (%)

2010 203 12 5,91

2011 216 17 7,87

2012 225 40 17,78

2013 236 32 13,56

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Những năm gần đây, lao động của Công ty ít có biến động, Công ty sử dụng

nguồn nhân lực hợp lý để tăng hiệu suất làm việc, tuy nhiên, Tỷ lệ số lao động dôi

dƣ/ tổng số lao động các năm là: năm 2010: 21,36%; năm 2011: 12,24%; năm 2012:

10,15%; năm 2013: 6,35%.

Nếu phân loại lao động của Công ty theo giới tính thì nhận đƣợc tỷ lệ nhƣ sau: -

Nữ: 13,76%; Nam: 86,24%. Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với tính chất, ngành nghề

của Công ty. Theo độ tuổi, bình quân của Công ty là 41 tuổi.

Nếu phân loại lao động theo tính chất phục vụ thì lao động trực tiếp là 88,89%;

lao động gián tiếp: 11,11%.

Phân loại lao động theo trình độ đào tạo, hiện nay Công ty có: - Đại học: 6,88%;

Trung cấp: 6.12%; văn hoá phổ thông và dƣới phổ thông: hơn 80%.

Page 150: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

143

Phụ lục 5. Tình hình tài chính, nguồn vốn của Công ty qua các năm

Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Doanh thu 13.530.182 16.448.763 18.174.072 18.428.647

Tổng chi phí 13.172.370 16.044.021 177.446.77

2

17.965.189

Lãi gộp 357.812 448.802 427.299 463.458

Lãi sau thuế 254.705 323.138 307.656 327.595

Tài sản lƣu động 1.615.986 3.059.877 2.152.419 3.093.166

TSLĐ bình quân 2.337.932 2.606.148 2.622.793

Vốn bằng tiền 1.615.551 1.825.797 1.551.696 1.818.955

Vốn cố định 22.584.810 22.887.280 21.593.761 22.908.830

Nguyên giá TSCĐ 33.020.810 36.178.212 37.108.212 38.746.987

Vốn cố định bình quân 22.736.045 22.240.521 22.251.296

Vốn chủ sở hữu 9.376.804 9.544.329 9.370.031 9.566.036

Tổng nợ phải trả 14.823.992 16.402.828 14.376.149 16.435.960

Phải trả ngắn hạn 1.346.279 2.025.598 2.518.751 2.069.105

Tổng TS 24.200.796 25.947.157 23.746.180 26.001.996

Doanh lợi doanh thu 1,88 1,96 1,69 1,78

Doanh lợi tổng vốn 1,05 1,25 1,30 1,26

Doanh lợi vốn chủ sở hữu 2,72 3,39 3,28 3,42

Page 151: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

144

Phụ lục 6. Danh mục các dự án ƣu tiên phát triển giao thông vận tải đƣờng bộ

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

TT Tên dự án Quy mô

1 Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ 32,3km, 6 làn xe

2 Cao tốc Nội Bài – Lào Cai 164km, thuộc vùng 60km, 4-6 làn xe

3 Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn 130km, thuộc vùng 11km, 4-6 làn xe

4 Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 105,5km, 6 làn xe

5 Đƣờng Tân Vũ – Lạch Huyện (gồm cầu

Đình Vũ – Cát Hải)

17km (trong đó cầu Đình Vũ – Cát

Hải 5km, 4-6 làn xe

6 Cao tốc Nội Bài – Hạ Long 136km, 4-6 làn xe

4 Cao tốc Hạ Long – Móng Cái 128km, 4-6 làn xe

8 Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên 61,3km, thuộc vùng 35km, 4-6 làn xe

9 Vành Đai III Hà Nội ( giai đoạn II) 55km, đô thị kết hợp cao tốc ở giữa

10 Đƣờng Nhật Tân – Nội Bài 12,2km mặt cắt ngang 80-100m

11 Cầu Nhật Tân 3,9km, mặt cắt ngang 33m, 8 làn xe

12 Mai Dịch – Nội Bài 12,2 km, mặt cắt ngang 29m, 6 làn xe

13 Cầu Vĩnh Thịnh 5,5 km, mặt cắt ngang 16,5m, 4 làn xe

14 Đƣờng nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 47,7km, 4-6 làn xe

15 Đoạn nối quốc lộ 4B – Vân Đồn 32km, 6 làn xe

16

Cải tạo, nâng cấp mở rộng các quốc lộ

2C, quốc lộ 3 cũ, quốc lộ 37, quốc lộ

39, quốc lộ 21...

Cấp III, 2 làn xe

Nguồn: www.chinhphu.vn

Phụ lục 7: Thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc ở Công ty cổ phần ô tô

khách Hà Tây

7a. Khái quát về Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây

Công ty Cổ phần ô tô khách Hà Tây, đƣợc thành lập theo Quyết định

301/QĐUB, ngày 20 tháng 9 năm 1992 của UBND tỉnh Hà Tây, sát nhập từ hai xí

nghiệp: Xí nghiệp ô tô vận tải số 1, và Xí nghiệp ô tô số 3; là DN đƣợc cổ phần hóa

từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Đƣợc phép kinh doanh đa ngành nghề: VTHK tuyến

cố định và xe buýt; dịch vụ Cơ khí và sửa chữa ô tô; thiết kế, hoán cải PTVT đƣờng

Page 152: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

145

bộ; dịch vụ xăng dầu, vật tƣ phụ tùng ô tô và cho thuê quảng cáo trên xe.

Trụ sở chính đóng tại 143 đƣờng Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội có diện tích

đất 3.400m2; công ty hai phân xƣởng sửa chữa và bảo dƣỡng: một tại Cầu Bƣơu,

quận Hà Đông có diện tích đất 520m2 và một phân xƣởng sửa chữa và bảo dƣỡng tại

số 20 Ngô Quyền, quận Hà Đông có diện tích đất 750m2.

Công ty có đầy đủ tƣ cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, thuộc quyền sở

hữu của các cổ đông, có điều lệ về tổ chức, hoạt động của công ty, có con dấu riêng,

đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật,

vốn điều lệ hiện nay là 11. 370.000.000 Việt Nam đồng và chịu trách nhiệm hữu hạn

đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ.

Cơ cấu vốn điều lệ phân theo sở hữu:

STT Cơ cấu vốn điều lệ phân theo sở

hữu

Vốn góp (VNĐ) Tỷ lệ sở hữu

(%)

1 Vốn Nhà nƣớc (Cổ đông sáng lập) 7.731.600.000 68

2 Vốn của các cổ đông là CBCNV 3.638.400.000 32

Trở thành CTCP (1999), Công ty đã mở rộng sản xuất bằng cách nâng cao chất

lƣợng phục vụ hành khách, mua bán các PTVT mới, cải tiến các PTVT cũ, nâng công

tác sửa chữa đóng mới phƣơng tiện, huy động vốn của ngƣời lao động, phát huy vai

trò tự chủ, có điều kiện mua sắm trang bị phƣơng tiện, đầu tƣ có chiều sâu cho kinh

doanh, thực hiện cơ chế quản lý linh hoạt…nhờ đó, thu nhập ngƣời lao động đƣợc

nâng cao. Từ một xí nghiệp công tƣ hợp doanh vận tải với 20 phƣơng tiện và hơn 50

lao động, hiện nay, Công ty có 236 CBCNV, phục vụ VTHK đi lại trên 15 tỉnh, thành

phố phía Bắc với 50 tuyến khách cố định nội, ngoại tỉnh ( 36 tuyến ngoại tỉnh, 12

tuyến nội tỉnh) và 02 tuyến xe buýt nội tỉnh, với tổng số phƣơng tiện 109 xe với tổng

số ghế là 3.347, hoạt động đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo chất lƣợng

phƣơng tiện phục vụ tốt nhu cầu hành khách đi xe, luôn giữ chữ tín với hành khách

và quảng bá thƣơng hiệu của Công ty.

CTCP ô tô khách Hà Tây là một đơn vị kinh doanh vận tải, có những đặc điểm

chung trong ngành GTVT. Song là một CTCP, việc tổ chức quản lý sản xuất của

Công ty có đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bộ máy quản lý của Công

ty đƣợc chia làm hai bộ phận: bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp sản

xuất. Là CTCP với 100% công nhân viên có sở hữu cổ phiếu của Công ty, nên công

Page 153: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

146

tác quản lý kinh doanh có tính chất trực tiếp. Cổ đông có quyền lợi và trách nhiệm

trên số vốn của mình nói riêng và của toàn công ty nói chung.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cũng tƣơng tự nhƣ các CTCP vận tải khác.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty hiện nay thể hiện qua sơ đồ:

7b. Phân tích thực trạng công tác kinh doanh của Công ty cổ phần ô tô khách Hà

Tây

Vận chuyển hành khách

CTCP ô tô khách Hà Tây là một DN đa ngành nghề kinh doanh, lấy VTHK là

động lực chính thúc đẩy các mặt sản xuất khác. Doanh thu từ VTHK luôn chiếm chủ

yếu (thƣờng từ 85% trở lên so với tổng doanh thu).

Với chủ trƣơng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, hiện nay Công

ty đã có 109 xe tham gia kế hoạch, trong đó 70% là xe mới, mở rất nhiều luồng tuyến

nội tỉnh và tuyến cố định (phụ lục 1). Đặc biệt, Công ty đã mở một số tuyến chất lƣợng

cao nhƣ: Hà Đông – Tân Hà; Hà Đông – Hoà Bình; Hà Đông – Sơn Tây… và nâng cao

chất lƣợng phục vụ một số tuyến chính khác. Đồng thời, Công ty còn khảo sát mở thêm

một số tuyến cố định, có thể đến các vùng sâu, vùng xa, các vùng tập trung đông dân

cƣ.

Dịch vụ sửa chữa, đại tu, đóng mới ô tô

Đây là một lĩnh vực kinh doanh không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu

bảo dƣỡng, sửa chữa của Công ty mà còn mở rộng đƣợc phạm vi sản xuất ra bên

ngoài DN, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Với tiền đề khá thuận lợi là có xƣởng sửa

chữa dịch vụ cơ khí tƣơng đối lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, Công ty đã và đang

tiếp tục mở rộng và phát triển lĩnh vực kinh doanh này.

Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát

Ban Giám đốc

Phòng

Kinh doanh

Phòng

Kế toán tài vụ

Phòng tổ chức

hành chính

Bộ phận dịch

vụ

Xƣởng sửa

chữa

Page 154: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

147

Dịch vụ bán xăng dầu và phụ tùng ô tô

Dịch vụ bán xăng dầu và phụ tùng ô tô là một lĩnh vực kinh doanh nhằm đảm

bảo vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa tạo việc làm cho ngƣời lao động, giúp

Công ty có khả năng đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nhƣ vậy, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh VTHK là chính, Công ty luôn cố gắng

tận dụng những ƣu thế của mình để mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề,

tạo việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

Tài chính, nguồn vốn của Công ty

Tập trung và huy động nhiều nguồn vốn để đầu tƣ đổi mới phƣơng tiện đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, đảm bảo phƣơng tiện đủ sức cạnh tranh.

Quản lý chặt chẽ về tài chính, thực hiện chi tiêu hợp lý, hợp lệ và tiết kiệm

nhằm giảm chi phí giá thành. Tăng cƣờng mở rộng hoạt động đầu tƣ tài chính tạo

nguồn thu và lợi nhuận cho công ty

Tuy nhiên công tác huy động vốn chƣa linh hoạt nên việc đổi mới thiết bị còn

chậm. Mặc dù Công ty đã họp Đại hội đồng cổ đông để tăng vốn cổ phần, nhƣng do

việc thực hiện chậm trễ nên làm mất cơ hội đầu tƣ hiệu quả.

Công tác quản lý điều hành sản xuất

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, có nhiều thay đổi trong cơ chế, chính

sách tác động, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh. Không ít chế độ, chính sách, cơ

chế quản lý Nhà nƣớc ban hành song việc thực hiện chƣa triệt để, đồng bộ, nên có

những khó khăn, ảnh hƣởng đến hoạt động của DN. Một số chi phí trong sản xuất

nhƣ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, nhiên liệu, phụ tùng vật tƣ tăng trong khi việc điều

chỉnh giá cƣớc chƣa kịp thời đã ảnh hƣởng trực tiếp đến kế hoạch và kết quả kinh

doanh.

Thuận lợi và thành công:

Là một Công ty có quy mô vừa, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận

khá so với mặt bằng chung của toàn ngành. Song vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá

trình hoạt động kinh doanh nhƣng với phƣơng châm phấn đấu giữ vững ổn định là cơ

bản trong hoạt động của DN và có phát triển, toàn thể CBCNV trong Công ty luôn

đoàn kết thống nhất, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, hội đồng quản trị, Ban

Giám đốc, mặt khác tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo sâu sát của Sở GTVT, của

các ngành, các cấp, các địa phƣơng, đơn vị… đã phấn đấu nỗ lực và đạt đƣợc những

Page 155: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

148

kết quả sau:

Xác định con ngƣời là yếu tố quan trọng vừa mục tiêu, vừa là động lực trong

việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; do vậy, Công ty đã hoàn thiện bộ máy cán bộ

lãnh đạo, quản lý có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu thực

tiễn. Tổ chức ổn định với đội ngũ CBCNV tâm huyết, gắn bó với Công ty.

Là đơn vị có bề dầy và kinh nghiệm trên 40 năm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh

VTHK. Có lợi thế về thị phần rộng hoạt động trên 15 tỉnh thành phố phía Bắc.

Công ty đã xây dựng quy chế làm việc và điều hành, thông qua xây dựng chức

năng nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ, chế độ trách nhiệm, quyền hạn và mối

quan hệ công tác. Tăng cƣờng và cải tiến công tác quản lý lao động, bố trí sắp xếp lao

động trong Công ty theo biểu đồ kinh doanh có hiệu quả, đi vào nề nếp, sản xuất ổn

định. Cổ đông và CBCNV đoàn kết, cùng xác định chia sẻ các khó khăn trong sản

xuất, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của hội đồng quản trị.

Góp phần vào kết quả trên, Công ty đã áp dụng việc đa dạng hình thức khoán

trên luồng, trong từng xe, vận dụng xử lý từng lúc, từng trƣờng hợp cụ thể, nhằm phù

hợp thúc đẩy sản xuất, đảm bảo thực hiện tốt phƣơng án kế hoạch. Cùng với hoạt

động sản xuất trên các tuyến cố định, Công ty đã tận dụng vận chuyển cho các nhu

cầu hợp đồng tham gia bằng các hình thức phục vụ, tích góp một tỷ trọng bằng 3 –

4% tổng doanh thu (đặc biệt có những hình thức cán bộ nghiệp vụ đến tận điểm

khách để cùng tổ chức vận chuyển và thu tiền…).

Ngoài sản xuất vận tải, các mặt hàng hoạt động dịch vụ khác cũng đã dần đi

vào ổn định, nhất là dịch vụ xăng dầu. Tuy phải giải quyết những khó khăn nhƣ giá

luôn thay đổi về triết khấu, dịch vụ cho thuê đƣợc mở rộng, kịp thời cung cấp nhiên

liệu cho phƣơng tiện của Công ty và phục vụ khách hàng.

Nhƣ vậy, dù vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhƣng các hoạt động dịch vụ đã

đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh và đảm bảo đời sống công nhân viên, hỗ

trợ một phần cho hoạt động kinh doanh chính.

Phân tích ảnh hưởng của nguồn nhân lực

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt,

con ngƣời đang đƣợc coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản quyết định đến sự

tồn tại và phát triển của tổ chức. Song khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực

có hiệu quả là công việc đầy khó khăn và phức tạp.

Page 156: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

149

Số lao động dôi dƣ của Công ty có chiều hƣớng giảm nhƣng còn chiếm tỷ trọng

cao (phụ lục 2). Cơ cấu lao động theo giới tính càng ngày càng phù hợp hơn với đặc

trƣng ngành nghề kinh doanh (phụ lục 3); chất lƣợng lao động của Công ty tuy đƣợc

nâng cao trong những năm gần đây nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển

cũng nhƣ chƣa theo kịp với sự phát triển của chất lƣợng lao động chung trong ngành

(phụ lục 4). Đây là một vấn đề mà Công ty cần phải có biện pháp giải quyết hợp lý

trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực để đảm bảo cho Công ty có một đội ngũ lao

động có trình độ cao hơn, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng.

Tiền lƣơng, chính sách khuyến khích khen thƣởng

Công ty trả lƣơng theo hai hình thức:

- Đối với công nhân sản xuất trực tiếp: Trả lƣơng theo khối lƣợng sản phẩm.

- Đối với lao động gián tiếp: Trả lƣơng theo thời gian có căn cứ vào khối lƣợng

công việc hoàn thành.

7c. Công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần ô tô

khách Hà Tây.

Quá trình xây dựng chiến lược của Công ty

Thời kỳ bao cấp và những năm đầu đổi mới

Những năm đầu đất nƣớc thực hiện công cuộc đổi mới, trong môi trƣờng cạnh

tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt và đầy biến động thì việc hoạch định chiến lƣợc để

tồn tại và phát triển thực sự cần thiết.

Công tác xây dựng kế hoạch của Công ty dựa trên các căn cứ:

- Một số thông tin cần thiết nhƣ khảo sát, dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc,

các địa bàn thuộc luồng tuyến địa bàn hoạt động của Công ty.

- Các nguồn hoạt động phục vụ khách hàng ngày đang cạnh tranh quyết liệt và

gay gắt.

- Hoạt động trong các năm qua và khả năng sản xuất của Công ty.

- Kế hoạch đầu tƣ trang thiết bị và sửa chữa đóng mới.

Bên cạnh đó, Công ty còn phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới MTKD, môi

trƣờng cạnh tranh, tiến độ của khoa học kỹ thuật và yếu tố khách hàng, nắm bắt nhu

cầu thị trƣờng …để lập kế hoạch cho các năm tiếp theo và chiến lƣợc lâu dài cho sự

phát triển của Công ty.

Với các biện pháp nghiệp vụ và các công cụ cần thiết nhƣ máy tính, các chƣơng

Page 157: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

150

trình phần mềm cùng đội ngũ kế hoạch có năng lực, Công ty đã vạch ra đƣợc những

mục tiêu sát thực và có khả năng thực hiện cho kế hoạch trƣớc mắt và lâu dài. Hàng

năm đề ra đƣợc kế hoạch về doanh thu, sản phẩm lợi nhuận, kế hoạch đầu tƣ phát

triển và cải tạo dây truyền sản xuất bằng những con số cụ thể và các phƣơng án khả

thi. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tƣ phát triển và cải tạo, đầu tƣ trang thiết bị…

bằng những con số cụ thể và các phƣơng án khả thi, kết quả thực hiện kế hoạch đƣợc

đánh giá sau mỗi kỳ thực hiện, kế hoạch đƣợc tính bằng công thức:

% thực hiện kế hoạch = (Số thực hiện/Số kế hoạch) 100 (%)

Phòng kinh doanh của Công ty cũng đóng vai trò là phòng nghiên cứu và lập kế

hoạch cho Công ty ở mỗi bộ phận, khâu khác nhau trong quá trình kinh doanh.

Một cách tổng quát, kế hoạch sản xuất của Công ty gồm:

- Kế hoạch sản xuất;

- Kế hoạch phƣơng tiện (bao gồm cả đầu tƣ phát triển);

- Kế hoạch vật tƣ kỹ thuật (bao gồm cả công tác quản lý và sửa chữa);

- Kế hoạch lao động - tiền lƣơng;

- Kế hoạch tài chính;

Các kế hoạch sản xuất đƣợc lập trên cơ sở phân tích thị trƣờng, tình hình lao

động, phƣơng tiện và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, kế hoạch dài hạn hoặc hàng

năm của Công ty luôn phải điều chỉnh để phù hợp với sự biến động của MTKD, đặc

biệt là chính sách quản lý vĩ mô. Mặt khác, sự ảnh hƣởng của thời kỳ bao cấp còn rất

lớn nên vấn đề hoạch định chiến lƣợc vẫn còn mang màu sắc của kế hoạch ngắn hạn

và bị động.

Quá trình xây dựng chiến lƣợc của Công ty đƣợc mô phỏng theo 3 giai đoạn: (1)

xác định mục tiêu; (2) phân tích MTKD và (3) giải pháp thực hiện mục tiêu.

Xác định mục tiêu:

Các căn cứ để xác định mục tiêu gồm: Mục tiêu phát triển của ngành, vai trò, vị

thế và các nguồn lực của DN, kết quả thực hiện mục tiêu của giai đoạn trƣớc.

- Chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải

Căn cứ vào định hƣớng của chiến lƣợc phát triển giao thông và chiến lƣợc phát

Xác định

mục tiêu

Phân tích

MTKD

Các giải

pháp

Page 158: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

151

triển DVVT, đặc biệt chú ý đến các nội dung nhƣ: mục tiêu về vận tải, về phát triển

kết cấu hạ tầng – giao thông, về phát triển GTVT đô thị; về phát triển giao thông

nông thôn; về phát triển công nghiệp GTVT; định hƣớng phát triển thị trƣờng vận tải,

định hƣớng phát triển phƣơng thức vận tải, tái cơ cấu thị trƣờng vận tải nội địa….

- Vai trò của Công ty trong hệ thống GTVT quốc gia

Vai trò của Công ty đƣợc xác định bởi khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải của xã

hội. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là VTHK, Công ty còn tham gia kinh doanh các

dịch vụ kỹ thuật bổ trợ khác.

Với các lĩnh vực khác nhau, Công ty xác định cho mình các phân đoạn chiến

lƣợc, phân tích các yếu tố cốt yếu thành công của từng phân đoạn; từ đó, chỉ ra các

phân đoạn cần tập trung. Từ việc xác định các phân đoạn chiến lƣợc đó, Công ty thiết

lập các căn cứ cho việc xác định mục tiêu chiến lƣợc SXKD. Điều này chứng tỏ khi

đề ra chiến lƣợc SXKD, Công ty chủ yếu dựa vào chức năng, nhiệm vụ của mình và

các định hƣớng phát triển đều xoay quanh các lĩnh vực mà Công ty đƣợc phép kinh

doanh và đang kinh doanh trên thị trƣờng đó.

- Kết quả thực hiện chiến lƣợc ở giai đoạn trƣớc:

Kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh ở giai đoạn trƣớc là một trong cơ sở thực

tế quan trọng để phân tích chiến lƣợc phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên,

hoạt động phân tích kết quả đạt đƣợc kỳ trƣớc chƣa có tính khoa học và hệ thống, chủ

yếu dựa vào một số chỉ tiêu so sánh đơn giản. Do đó, những giải pháp của Công ty

chủ yếu nhằm mục đích khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn, chƣa thể hiện

giải pháp mang tính chiến lƣợc dài hạn.

- Năng lực sản xuất của Công ty.

Công ty phân tích và chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của mình trên các mặt nhƣ:

tài chính, nhân sự, tổ chức, thiết bị công nghệ , sản xuất...

- Đối thủ cạnh tranh.

Công ty đã so sánh khả năng của DN với các đối thủ cạnh tranh khác trên các

mặt:

- Năng lực vận tải.

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh.

- Hệ thống kênh phân phối, tiếp thị.

- Danh tiếng và sự tín nhiệm của khách hàng.

Page 159: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

152

- Chất lƣợng dịch vụ.

- Lợi thế về địa điểm kinh doanh, vị trí sản xuất gần nguồn nguyên vật liệu.

- Trình độ lành nghề của công nhân, kinh nghiệm của cán bộ quản lý.

Phân tích MTKD

Hoạt động phân tích MTKD của Công ty chƣa đƣợc hoàn thiện và đảm bảo tính

hệ thống. Tuy nhiên, việc phân tích MTKD cũng đã đƣợc đề cập trong quá trình lập

các kế hoạch sản xuất ngắn hạn. Hoạt động vận tải chủ yếu là VTHK tuyến cố định

nên khi phân tích MTKD, Công ty chú trọng vào đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên

cùng tuyến khai thác. Còn các yếu tố môi trƣờng khác nhƣ chính trị, pháp luật, tình

hình phát triển KT-XH, dân số,.. chƣa đƣợc đánh giá đúng mức.

Đánh giá công tác xây dựng chiến lược của Công ty

Ƣu điểm:

Xác định đƣợc căn cứ xây dựng kế hoạch (chiến lƣợc) đã xây dựng cho mình

một số chỉ tiêu định lƣợng có tính quyết định đối với hoạt động kinh doanh.

Quan tâm đến phân tích một số yếu tố của MTKD nhƣ chính trị, luật pháp,

khách hàng và nội bộ Công ty .

Quan tâm đến việc mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm việc làm, xác định các công

trình xây dựng chủ yếu sẽ tham gia xây dựng và trong thực tế đã có những biện pháp

để giành và giữ vững thị trƣờng.

- Quan tâm đến tăng cƣờng sức cạnh tranh của Công ty thông qua đổi mới cơ

sở vật chất.

- Đầu tƣ vào tăng năng lực và đổi mới công nghệ.

- Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật.

- Đƣa ra một số giải pháp về tài chính, tổ chức của Công ty .

Quan tâm tới tăng NSLĐ nhờ vào cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.

Hạn chế:

Phản ứng của Công ty về cơ bản chƣa đƣợc hình thành trên cơ sở phƣơng pháp

tƣ duy chiến lƣợc, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hay trực giác của ngƣời lãnh đạo

là chủ yếu. Việc hình thành các quyết định chiến lƣợc chƣa thực sự căn cứ vào kết

quả phân tích môi trƣờng. Phân tích môi trƣờng mới chủ yếu đề cập tới một số yếu tố

KT - XH, các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành rất ít đƣợc đề cập, đặc biệt là các yếu tố

về đối thủ cạnh tranh, nguồn cung cấp vật tƣ chủ yếu… Công ty chƣa phân tích đầy

Page 160: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

153

đủ khả năng tài chính, khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh để xác định đƣợc điểm

mạnh, điểm yếu của mình.

Công ty chƣa quan tâm đến sự phân bổ nguồn lực, vốn nhân lực, công nghệ một

cách tối ƣu để thực hiện từng mục tiêu cụ thể. Khi xây dựng kế hoạch chƣa đƣa ra các

phƣơng án dự phòng trong các tình huống theo biến động của MTKD. Việc tổ chức

thu thập thông tin từ MTKD còn nhiều hạn chế, đánh giá các điều kiện môi trƣờng ở

trạng thái tĩnh, tính dự báo còn rất thấp. Có thể nói đây là những hạn chế lớn nhất của

Công ty trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc xác định phần nhiều xuất phát từ khả năng thực

tế của DN, mục tiêu tăng cƣờng vị thế cạnh tranh ít đƣợc đề cập. Các mục tiêu định

tính còn chung chung, các mục tiêu định hƣớng nhằm mục đích tăng trƣởng doanh

thu chủ yếu dựa vào doanh thu hiện tại và mức tăng trƣởng bình quân các năm trƣớc.

Hệ thống các mục tiêu của Công ty tuy đã đƣợc xác định nhƣng chƣa đƣợc hoàn

chỉnh, chƣa thể hiện đƣợc khát vọng của Công ty. Mục tiêu tăng trƣởng có đề cập đến

nhƣng chƣa đƣợc chú trọng thực hiện, mà mục tiêu chủ yếu của Công ty là giải quyết

công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đảm bảo nâng cao đời sống CBCNV.

Các nội dung chủ yếu trong chiến lƣợc chƣa đƣợc phân tích một cách sâu sắc,

chƣa chỉ rõ những vấn đề ảnh hƣởng của môi trƣờng tác động nhƣ thế nào, đâu là cơ

hội cho sự phát triển, đâu là các nguy cơ cần phải tìm biện pháp khắc phục, những

điểm mạnh và điểm yếu của Công ty.

Bên cạnh đó, các căn cứ xây dựng mục tiêu mà Công ty đề ra chƣa thực sự dựa

trên phƣơng pháp khoa học, do vậy mà mục tiêu đề ra chỉ mang tính định hƣớng chƣa

sát với thực tế. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chƣa có chế tài thƣởng phạt các bộ

phận của Công ty không đạt hoặc vƣợt kế hoạch đƣợc duyệt. Điều này không tạo

đƣợc sự quan tâm của các bộ phận thành viên khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của

đơn vị mình. Nhƣ vậy, công tác xây dựng kế hoạch chiến lƣợc cần đƣợc làm kỹ

lƣỡng, triệt để hơn để tận dụng những khả năng còn tiềm ẩn của Công ty.

Phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc của Công ty nói riêng và của các DNVT nói

chung vẫn theo phƣơng pháp xây dựng kế hoạch, thiếu tính chủ động sáng tạo và

chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về xây dựng chiến trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn một cách tổng quát, sự hình thành các yếu tố chiến lƣợc trong kinh doanh

ở Công ty nói chung là hình thành một cách tự phát, các kế hoạch đƣợc xây dựng một

Page 161: La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải

154

cách chắp nối, lắp ghép và thực hiện một cách máy móc thiếu tính khoa học. Do đó,

độ tin cậy cũng nhƣ hiệu quả khi thực hiện thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn

kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.

Nguyên nhân hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho quá trình xây dựng chiến lƣợc SXKD chƣa

đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh hiện

nay, nhƣ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị chiến lƣợc còn chƣa đúng ở các

cấp quản lý; tài liệu và hệ thống đào tạo về chiến lƣợc kinh doanh còn thiếu chƣa đáp

ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của cơ chế bao cấp tồn tại quá

lâu, ăn sâu vào tƣ duy, hành động của lãnh đạo, của CBCNV; do vậy, các nhà lãnh

đạo, các nhà quản lý còn chịu ảnh hƣởng của cơ chế cũ, có phần bảo thủ, chƣa nhanh

nhạy tiếp nhận cái mới.

Cán bộ lãnh đạo Công ty chƣa thực sự chú ý đến các chiến lƣợc dài hạn, còn

mang tƣ duy nhiệm kỳ, nên chủ yếu tập trung vào kế hoạch ngắn hạn.

Các thông tin về chiến lƣợc SXKD đƣợc phổ biến về các DN, song chƣa sâu,

chƣa toàn diện, chủ yếu tiếp cận qua tự học, tự nghiên cứu, trong khi trình độ của bộ

máy quản lý còn thấp. Đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chiến lƣợc của Công

ty ngại chuyển sang làm việc trong điều kiện phải tiếp nhận cái mới, mà cái mới đó

lại không hề đơn giản.