35
THÀNH VIÊN TỔ 1: •Thảo Vy •Hiểu Quyên •Bảo Châu •Như Quỳnh •Dạ Thảo •Thục Anh •Thu Ngân •Phan Long

Kiến trúc qua các thời

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kiến trúc qua các thời

THÀNH VIÊN TỔ 1:•Thảo Vy•Hiểu Quyên•Bảo Châu•Như Quỳnh•Dạ Thảo•Thục Anh•Thu Ngân•Phan Long

Page 2: Kiến trúc qua các thời

LÝ1010-1226

LÊ1428-1527

HỒ1400-1407

TRẦN1226-1400

Page 3: Kiến trúc qua các thời

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT:Thuật kiến trúc thời lý phát triển mạnh ở 2 thể loại ,kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục. Trên cơ sở" thức kiến trúc Đông Sơn" đã hoàn chỉnh trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta lại tiếp thu Phật giáo và đi kèm với nó là việc xây dựng chùa tháp. Hẳn trình độ xây dựng của thợ Việt có tay nghề cao, nên thái thú Tôn Tú đã bắt hơn nghìn thợ thủ công Giao Chỉ đưa về Bắc để giúp vua Ngô xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp. Ngay khi đất nước giành được độc lập, công việc hàng đầu là phải " an cư“ và cũng để thể hiện diện mạo nhà nước, nên sau khi đã định đô thì phải dựng đô. Nổi bật là kinh thành Thăng Long và kiến trúc chùa tháp.

Page 4: Kiến trúc qua các thời

Kinh thành Thăng Long được khởi dựng từ mùa thu năm 1010 đến mùa xuân năm 1011 xong cơ bản, về sau được bổ xung vào năm 1029 và 1203. Với dấu tích hiện còn bờ đê và những đoạn thành cao, nối lại cho vòng thành khép kín dài trên 20km, xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước nơi giữa đồng bằng, các núi sông lớn đều chầu về, dễ dàng liên hệ với cả nước bằng đường bộ hoặc bằng đường thuỷ, có thể tấn công hay phòng ngự đều thuận lợi, từng được khai thác từ đầu thời đại đồ đồng và đến thế kỷ X đã trở thành trung tâm kinh tế – văn hoá " muôn vật cực kỳ giàu tịnh đông vui. Vòng thành đất đắp trên là giới hạn toàn bộ kinh thành cũng là phòng thành chống lụt và ngăn địch từ xa mới tới. Bốn phía có bốn ngôi đền thờ các vị thần bảo hộ cho kinh thành : phía Nam có đền Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương là thần núi, phía Tây có đền Voi Phục thờ Linh Lang đại vương là thần sông. Các thần núi, thần sông là linh khí đất nước, và do đó Núi Sông chính là biểu hiện củaTổ Quốc.

Page 5: Kiến trúc qua các thời

Phía Đông có đền Bạch Mã thờ thần Ngựa Trắng là biểu trưng của mặt trời, được tiếp nhận từ văn hoá ấn Độ, phía Bắc có đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trần Vũ có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa có tài trừ ma quỷ. Bên trong phòng thành chia làm hai phần lồng nhau là Hoàng thành và khu dân cư ngăn cách bởi bức tường xây gạch, mở bốn cựa về bốn phía mang các tên nhằm cầu phúc cho dân tộc : cửa Tường Phù ở phía đông, cửa Quang Phúc ở phía tây, cửa Đại Hưng ở phía nam và cửa Diệu Đức ở phía bắc. Trong Hoàng thành, ngay lần mới xây dựng đầu đã có trung tâm là điện Càn Nguyên làm nơi vua coi chầu, hai bên phải trái có các điện Tập Hiền và Giảng Võ là nơi làm việc của vua. Phía sau dựng điện Long An và Long Thuỵ làm chố nhà vua nghỉ ngơi, hai bên phải trái có điện Nguyệt Minh và điện Nhật Quang.Phía sau là các cung Thuỷ Hoa và Long Thuỵ để cung nữ ở.

Page 6: Kiến trúc qua các thời

Năm 1029 làm lại điện Càn Nguyệt và bị sét đánh, đổi tên là điện Thiên An, hai bên phải trái có điện Diên Phúc và Tuyên Đức, phía đông có điện Văn Minh và phía tây có điện QuảngVũ, hai bên có gác chuông để dân kêu việc thì đánh. Trước thềm rồng có lầu Chính Dương ở trên điện Phụng Thiên để báo giờ giấc. Đằng sau xây điện Trường Xuân, bên trên có lầu Long Đồ để ngắm cảnh. Giữa điện Thiên An và điện Trường Xuân là dựng điện Thiên Khánh để vua nghe chính sự. Đợt xây dựng năm 1203 xây một loạt cung điện ở phía tây tẩm điện, có cả ao nuôi cá dưỡng ngư nước thông với dòng sông. Trong Hoàng thành còn có chùa Vạn Tuế, chùa Chân Giáo ... và nhiều hồ ao, vườn ngự để vừa tôn cảnh trí vừa điều hoà khí hậu, đảm bảo môi trường xanh, đẹp.

Page 7: Kiến trúc qua các thời

Ngoài Hoàng thành là nơi sinh hoạt của đủ tầng lớp xã hội. Phía bắc có hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) là thắng cảnh nổi tiếng với đền Đồng Cổ tổ chức hội Thề hàng năm, đền Quáng Thánh, cung Từ Hoa để công chúa cùng các cung nữ trồng dâu nuôi tằm, có các làng hoa Nhật Chiêu, Nghi Tàm, Quảng Bá cung cấp hoa cho kinh thành. Phía nam có phủ đệ của các thái tử, hoang tử và quan lại, doanh trại của quân đội, Văn miếu và trường Quốc Tử Giám, chùa Thắng nghiêm với lầu Thiên Phật và quả chuông 800 lạng bạc, đàn Xã Tắc để cầu được mưa và đàn Hoàn Khâu để tế giáo, có trường bắn để đua ngựa, bắn cung và tập võ. Phía Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp, có hồ Lục Thuỷ với tháp Báo Thiên là đài chiến thắng, sông Hồng thường mở hội đua thuyền. Phía Tây là khu nông nghiệp, có 13 trại mới được khai thác, nhiều dinh thự trên những gò đồi, các vua Lý thường tổ chức lễ mừng sinh nhật ở đây.

Page 8: Kiến trúc qua các thời

Kiến trúc tôn giáo:Kiến trúc Phật giáo thời Lý được thư tịch nói đến nhiều và một số nơi còn để lại dấu tích chùa tháp, mà tháp mới là công trình trung tâm.-Tháp phật:Tháp thời Lý là đền thờ phật giáo, trong lòng có pho tượng Phật như tháp phật Tích, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long ... Riêng tháp chùa Báo Thiên với tên Đại Thắng Tư Thiêm lại mang tư cách đài chiến thắng báo công với trời

Page 9: Kiến trúc qua các thời

*Tháp vốn từ kiến trúc trải rộng diễn biến thành kiến trúc cao tầng bình diện vuông, tầng dưới các cửa có tượng Kim Cương đứng trấn giữ. Các tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần, theo những hình tháp in trên gạch và tháp thời Trần thì chiều cao tháp thường bằng chu vi chân tháp. Nền móng tháp phải vững chắc, xây tường dầy và dất cấp, trong nền trộn đất sét với sỏi đá. Các tháp thờ Phật thường có số tầng lẻ biểu thị sự phát triển, dấu tích hiện vật và thư tịch cho biết thương là 5 – 7 – 9 thậm chí 13 tầng, riêng tháp đài Chiến thắng có số tầng chắn ( 12 hay 30 tầng) lại biểu thị sự ổn định.

Page 10: Kiến trúc qua các thời

Vật liệu xây tháp rất phong phú: gạch, đá hoặc xem kẽ gạch với đá, có cả đồng và gốm men. Những bộ phận nhô ra được gắn tượng người chim, và kết thúc đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc. Những cây tháp này hoà vào thiên nhiênmà vẫn nổi trội, là điểm tựa tâm linh của mọi người.Kết hợp dấu tích còn lại với thư tịch, ta thấy tháp thời Lý có quy mô lớn, được xây dựng ở nơi cảnh trí đẹp, kết hợp thắng cảnh ở danh lam tạo ra một tổng thể kiến trúc sơn thuỷ hữu tình bố cục cấn đối, hoà nhập với môi trường để hài hoà với tự nhiên và nâng quy mô lên nhiều lần. Những công trình này gắn với quý tộc cũng gắn với toàn dân, cầu chúc hoàng đồ củng cố và nhân dân an lạc.

Page 11: Kiến trúc qua các thời

Chùa:Thời Lý dựng nhiều chùa nhưng không ngồi nào còn đến nay, một số ít chỉ để lại nền móng ( như các chùa phật Tích, Vĩnh Phúc, chùa Dạm ở Bắc Ninh, chùa Bà Tấm ở Hà Nội, chùa Hương Lãng ở Hưng Yên, chùa Long Đọi ở Hà Nam... ), số khác chỉ sót ít di vật (như chùa Chèo ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng và chùa Thầy ở Hà Tây, chùa Sùng Nghiêm Diêm Thánh ở Thanh Hoá), chùa Một Cột ( Hà Nội) đến thời Nguyễn đã làm lại thu nhỏ rất nhiều, chỉ có thể biết qua thư tịch và ý đồ kiểu thức kiến trúc. Dưới góc độ nghệ thuật có thể chia làm bốn loại:

Page 12: Kiến trúc qua các thời

*Chùa dựng trên một cột: Sử cũ cho hay Thăng Long có " Lầu chuông một cột, sáu cạnh, hình hoa sen " trong điện Linh Quang, chùa Linh Xứng (Thanh Hoá) có toà sen trồi lên mặt nước, trong có tượng Ngũ Trí Như Lai sắc vàng rực rỡ". Đặc biệt chùa Một Cột tức Diên Hựu tự được bia và sử cũ miêu tả: chùa được dựng giữa hai lần hồ, có hành lang bao quanh và cầu cong đi vào, riêng cây cột đã cao tới mười trượng chạm đủ ngàn cách sen.

Page 13: Kiến trúc qua các thời

*Chùa kiêm hành cung: loại chùa này gắn với hoàng gia, thường được nhà vua ghé thăm, để lên chùa, tổ chức cùng quân thần đối cảnh làm thơ. Được xây ở nơi thắng cảnh, gần với núi sông ngoạn mục, chiếm cả vạt núi, đồng thời cũng hay có tháp phật để trải rộng lại vươn cao. Hình điêu khắc ở những chùa này phổ biến là rồng để vừa gợi nguồn nước vừa tượng trưng cho vua. Tiêu biểu là các chùa Phật Tích, Tường long, Long Đọi, Chương Sơn.

Page 14: Kiến trúc qua các thời

Chùa gắn với cả quý tộc và dân làng: có thể dựng ở các sườn núi ( như chùa Vĩnh Phúc, chùa Tĩnh Lự ở Bắc Ninh), mặt bằng khá rộng, điều khắc không có hình rồng, thường có tượng con sấu trên thành bậc cửa và sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là " ông Sấm" gắn liền với việc cầu đảo cần cho nông nghiệp lúa nước.Chùa làng: dựng ở cùng quê hẻo xóm núi ít người qua lại ( như chùa Chèo ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng ở Hà Tây), quy mô nhỏ, dấu vết còn lại hiếm hoi, không được thư tịch đề cập. Có thể lúc đầu đây chỉ là thảo am hay mái đá. Đôi khi có sự tham gia cảu quy tộc nhưng ở miền núi khuất nẻo.

Page 15: Kiến trúc qua các thời

Chùa Một Cột hay chùa Mật ( gọi theo Hán Việt là Nhất Trụ Tháp ) còn có tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài ( Đài hoa sen ) , là môt ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội .Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam .Chùa được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049. Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa Hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý của nhà sư Thiền Tuệ .vào năm 1049 vua đã mơ thấy được Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại cho bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa , dựng cột đá như trong chiêm bao , làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu .

Page 16: Kiến trúc qua các thời
Page 17: Kiến trúc qua các thời

Văn Miếu – Quốc Tử Giám(chữ Hán:  – 文廟 國子監 ) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu -nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên -của Việt Nam.

Page 18: Kiến trúc qua các thời

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Page 19: Kiến trúc qua các thời

Về cơ bản kiến trúc thời Trần vẫn kế thừa những đặc điểm của kiến trúc thời Lý. Đó là sự hài hòa với thiên nhiên, tính cân đối và quy tụ về điểm trung tâm. Lối bố cục mặt bắng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Sang thời Trần chùa chùa được phân bố rộng rãi trên cả nước, vì lẽ đó bố cục mặt bằng chùa thời Trần có nhiều kiểu hơn.Về cuối thời Trần kiến trúc thiên về tính thực dụng, thiết thực và hình dáng chắc khỏe hơn và mật độ xây dựng cũng nhiều hơn với hệ thống kiến trúc chùa làng, tiếc rằng cuộc chiến tranh tàn khốc ở miền Bắc đã phá hủy hầu hết các  chùa chiền thời kỳ này.

Page 20: Kiến trúc qua các thời

Tháp thời Trần, được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, nhỏ dần về phía ngọn, có hai loại tháp: tháp thờ phật, thờ tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ (tháp mộ). Cây tháp như nét nối giữa trời và đất để đưa lời cầu nguyện  đến với đứ phật. Có lẽ vì thế mà tháp thường gắn với chùa và được xây cao hơn chùa rất nhiều, như tháp: Phổ Minh, Bình Sơn…

Page 21: Kiến trúc qua các thời

Kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ năm 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mĩ thuật của thời kỳ này. Đó là sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn.

Page 22: Kiến trúc qua các thời

Tháp Phổ Minh nằm trong quần thể kiến trúc chùa Phổ Minh, thuộc làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Định, cách phía Bắc thành phố gần 2 km). Chùa tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm và cũng rất đẹp, gần với cung Trùng Quang – nơi ngự của các vua Trần khi nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng Hoàng.  

Page 23: Kiến trúc qua các thời

Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp tương Về hình dáng, tháp Bình Sơn gần giống với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao nhiều tầng, bốn mặt, đáy vuông. Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng. Trước đây trên nóc tháp còn có hình búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể, có tổng độ cao là 16,5m. Tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọnTháp có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo, trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn, vách tháp gồm hai lớp.Đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang trí. Toàn bộ mặt ngoài tháp được trang trí bằng hệ thống hoa văn phong phú như: rồng, sư tử, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây… Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản như mặt người, hình voi… thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng, thoải mái.  Ngày nay tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi càng làm tăng vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt cổ.

Page 24: Kiến trúc qua các thời

Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình.Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400-1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng.

Page 25: Kiến trúc qua các thời

Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Theo Đại Nam nhất thống chí cho biết: Thành Tây Đô mỗi mặt dài 120 trượng (1 trượng tương đương 4m), cao 1 trượng 2 thước và trong thành nay là ruộng ước chừng hơn 300 mẫu. Trong Lịch triều hiến chương loại chí ghi: Thành rộng ước hơn 300 mẫu, đường đi lối ngang lối dọc đều lát đá hoa, móng thành bốn mặt đều xây đá xanh, từ mặt đất trở lên xây gạch, vuông vắn dày dặn rất bền...

Page 26: Kiến trúc qua các thời

Thực tế: Thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông -Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai), to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5m,rộng 15,17 m. Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành.

Page 27: Kiến trúc qua các thời

Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.

Page 28: Kiến trúc qua các thời

Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác, trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá quy mô khá lớn. Trong các nghi lễ của các kinh đô phương Đông cổ truyền, đàn Nam Giao và nghi thức tế lễ Nam Giao hàng năm của các vương triều là một bộ phận văn hóa tinh thần quan trọng vào bậc nhất nhằm cầu mong cho đất nước thịnh trị, vương triều trường tồn.Đàn tế được xây dựng ở phía Nam Thành Nhà Hồ, phía trong La Thành, dựa theo sườn Tây Nam núi Đốn Sơn. Đàn được chia làm nhiều tầng giật cấp cao dần lên, trong đó tầng đàn trung tâm cao 21,70m so với mực nước biển, chân đàn có độ cao khoảng 10,50m so với mực nước biển.

Page 29: Kiến trúc qua các thời

Hiện nay, bước đầu đã khai quật được khoảng 15.000m2 và phát lộ được cấu trúc tổng thể của phần đàn trung tâm bao gồm 3 vòng tường đàn bao bọc lẫn nhau.+ Vòng đàn ngoài cùng đã xuất lộ một phần dài 145m, rộng 113m có hai đầu lượn tròn.+ Vòng đàn giữa gần hình vuông 65m x 65m.+ Vòng đàn trong cùng hình đa giác (60,60m x 52m) có hai cạnh trên vát chéo.Nền đàn được đầm nện bằng các loại đá dăm núi,móng tường đàn và tường đàn được xây dựng bằng các loại đá xanh và gạch ở hai bên, ở giữa nhồi đất. Tường đàn cómái lợp các loại ngói mũi sen, ngói mũi lá và ngói âm dương. Mặt nền đàn được lát bằng loại gạch vuông cỡ lớn. Các đường đi trong đàn được lát đá.

Page 30: Kiến trúc qua các thời

Góc Đông Nam đã tìm thấy một giếng nước lớn có cấu trúc 2 phần: phần thành giếng được xây bằng các khối đá có mặt bằng hình vuông có bậc đi xuống nhỏ giật vào trong lòng, phần lòng giếng hình tròn, mặt cắt hình phễu, phần miệng tròn có đường kính khoảng 6,50m. Đó là thành bậc đá chạm sấu thần, tượng đầu chim phượng, uyên ương, hệ thống lá đề, hệ thống gạch trang trí chạm rồng, hoa cúc.

Page 31: Kiến trúc qua các thời

A/ Những công trình tiêu biểu:Kiến trúc cung đình:+ điện Kính Thiên: điện Cần Chánh là nơi thiết triều trong cung cấm, xây dựng từ thời Lê Thái Tổ. Ngày nay phần lớn công trình này bị phá hủy và vùi sâu, chỉ còn 4 bậc cửa bằng đá với dấu tích điêu khắc đương thời.+ Công trình Lam Kinh: được xây dựng sau khi Lê Thái Tổ qua đời, bao gồm khu quần thể kiến trúc các cung điện và miếu, lăng mộ các vua Lê.  Là đất phát tích của vương triều, cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơn, là Tây Kinh - kinh đô thứ hai sau Đông Kinh – Thăng Long, Lam Kinh đã hội tụ những giá trị tiêu biểu cho kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thời Lê.  Những công trình được xây dựng ở khu Lam Kinh cho thấy rõ bước chuyển của nghệ thuật điêu khắc đá  từ kỷ Đông A Nhà Trần sang kỷ Nhà Lê. Ngày nay khu vực này bị phá huỷ gần hết, chỉ còn lại một ít phế tích tượng ngựa đá, voi đá, nghê đá, hổ đá và bia Vĩnh Lăng, bia Hựu Lăng, bia Chiêu Lăng

Page 32: Kiến trúc qua các thời

*Kiến trúc tôn giáo:+ Việc xây cất các chùa, quán mới bị hạn chế nhưng việc tu bổ các chùa, quán sẵn có được coi trọng. Từ thời Lê Thái Tông đến Lê Chiêu Tông, nhà Lê cho trùng tu nhiều chùa.

+Gác chuông Chùa Keo là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có cách lắp ráp, kết cấu vưà chính xác, vừa đẹp về hình dáng, xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.

Page 33: Kiến trúc qua các thời

Kiến trúc đền miếu để phục vụ cho nhu cầu thờ thần, thánh và các anh hùng dân tộc, nhà Lê đã ban hành sắc lệnh duy trì đền miếu thờ xâydựng từ các thời kỳ truớc. Ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng đền miếu nhiều nơi trong nước. Từ đền miếu thờ, những người có công với đất nước như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo.... Cho đến những tấm gương trung quân ái quốc, các anh hùng liệt nữ cũng được xây dựng miếu thờ cúng.

Page 34: Kiến trúc qua các thời

Kiến trúc lăng mộLăng Lê Thái Tổ: được xây dựng đầu tiên và cũng là tiêu biểu cho kiến trúc lăng mộ thời Lê. Là lăng mộ lớn nhất trong số các lăng mộ ở Lam Kinh. đến thời Lê Sơ, lăng cũng còn rất đơn giản, quan trọng nhất là ngôi mộ đất có xây bỏ móng xung quanh. Dọc trên con đường dẫn vào mộ được sắp xếp hai dãy tượng đối xứng qua trục thần đạo. kể từ trong ra ngoài, các tượng được đặt theo thứ tự: quan hầu, lân, tê giác, ngựa và hổ ở ngoài cùng. Phía bên phải lăng có nhà bia Vĩnh Lăng.

Page 35: Kiến trúc qua các thời

B/ Rồng thời Lê sơ -Tiếp thu Rồng thời Trần, cơ bản vẫn giữ hình dáng thân uốn cứng cáp, to khoẻ, mào và sừng ở đầu trông dữ hơn. Nổi bật hình tượng đôi Rồng trên các thành bậc đá (như: điện Lam Kinh và điện Kính Thiên Rồng đá thềm điện Kính Thiên còn sót lại sau khi thực dân Pháp phá điện xây lô cốt*Đôi Rồng uốn khúc bò từ trên nền thềm điện xuống (đặt lối lên chính giữa). Đầu Rồng to, có hai nhánh sừng nhô cao, mắt lồi, bờm mượt cuộn ra sau. Lưng Rồng nhô hình vây nhọn theo khúc uốn. Một tay Rồng cầm lấy râu. Chân Rồng chạm 5 móng sắc nhọn, các hình xoắn trang trí bên thân Rồng, kết hợp với mây đao lửa. Đó là mô típ trang trí điển hình mang đặc trưng thời Lê Sơ. Hình tượng Rồng trang nghiêm, râu bờm và sừng nổi cao dũng mãnh uy quyền.