60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUY HOẠCH MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐÔ THỊ THUYẾT TRÌNH: ĐÔ THỊ CHÂU ÂU THỜI TRUNG THẾ KỶ: THỜI PHỤC HƯNG GVHD: Thầy PHAN ỰT LINH Nhóm 12: 1) Huỳnh Thanh Giang 2) Lương Thùy Khê 3) Nguyễn Ngọc Hữu ĐÔ THỊ CHÂU ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG……………………………………………….

Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINHKHOA QUY HOẠCHMÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐÔ THỊ

THUYẾT TRÌNH: ĐÔ THỊ CHÂU ÂU

THỜI TRUNG THẾ KỶ: THỜI PHỤC HƯNG

GVHD: Thầy PHAN NHỰT LINHNhóm 12: 1) Huỳnh Thanh Giang

2) Lương Thùy Khê 3) Nguyễn Ngọc Hữu

ĐÔ THỊ CHÂU ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG……………………………………………….

Page 2: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

GIỚI THIỆU CHUNG

Đầu thế kỷ XV, chế độ phong kiến ở Châu Âu đang trên đà suy thoái, ngày càng bộc lộ những hạn chế không phù hợp với những yếu tố mới nảy sinh. Châu Âu bước vào giai đoạn chuyển tiếp kinh tế - xã hội với nhiều biến đổi lớn. Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế Châu Âu phát triển nhanh chóng. Của cải cướp bóc được từ các Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á được chuyển về Châu Âu phục vụ giai cấp quý tộc, thương lưu, thương nhân. Bản đồ Châu Âu 1400

GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………………………………..…….

Page 3: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Đầu năm 1419, ở Tây Âu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Từ đó các giai cấp mới được hình thành. Những chủ xưởng, chủ đồn điền, chủ thương mại và ngân hàng…. Hợp thành giai cấp tư sản. những người làm thuê bị bóc lột thành giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản mạnh lên đã thay thế mô hình xã hội phong kiến do giáo hội Kito mang nặng quan điểm lỗi thời. cuộc đấu tranh này, trước hết thể hiện qua phong trào văn hóa Phục hưng.

Những phát kiến địa lý Hoạt động thương mạisầm uất ở miền Nam Âu

Page 4: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Italia là nơi đã khai sinh ra trào lưu văn hóa Phục hưng. Vào những năm cuối của thời kỳ trung thế kỷ, trong khi cả Anh và Pháp vẫn còn trong chế độ phong kiến quân chủ thì Italia đã là một nhà nước bao gồm tập hợp các thành bang.

Nhờ vào vị trí địa lí thuận lợi là nằm giữa Tây Âu và Byzantine nên thương mại ở Italia rất phát triển. Nhờ các hoạt động phát triển công nghiệp dệt và đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa: do đó mà các thành phố ở Italia có điều kiện phát triển nhanh chóng. Đặc điểm chung trong các đô thị ở Italia là các thành phố thường bị chi phối bởi các gia tộc lớn – những gia tộc đã trở nên giàu có và hùng mạnh không phải do sở hữu nhiều đất đai như trước mà nhờ các hoạt động buôn bán, thương mại.

Page 5: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Florence là thành phố phát triển mạnh nhất, đây cũng được coi là nơi khai sinh của trào lưu văn hóa Phục hưng. Nơi đây các thương gia và các chủ ngân hàng thường thông qua việc bảo trợ cho các hoạt động nghệ thuật, thuê các nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng, thuê các kiến trúc sư thiết kế cho họ các công trình lớn để qua đó thể hiện thanh thế và quyền lực của mình. Đây chính là những tác phẩm mang tính cách mạng, góp phần vào sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của trào lưu văn hóa Phục hưng. Phong trào nghệ thuật mới này ra đời trong sự kích thích của các gia đình thế gia vọng tộc ở Italia và sự cổ súy của các giáo hoàng ở Roma.

Page 6: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Từ Florence, trào lưu văn hóa Phục hưng không chỉ lan ra các thành phố trên toàn nước Italia mà còn lan rộng khắp Châu Âu. - Phía bắc Châu Âu ( Phục hưng phương bắc) bao gồm các nước: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan. - Bán đảo Iberia: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. - Đông và Nam Âu: Hungary, Ba Lan

Page 7: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Hình: Sự truyền bá Văn hóa Phục Hưng

Page 8: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

A. Cơ sở hình thành nền văn minh: Vị trí địa lí:

- Bán đảo Ý dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc ngăn cách với Châu Âu, phía bắc giáp các nước: Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia. Bán đảo Ý trong trên bản đồ như một chiếc ủng, bao bọc ba mặt là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicillia, phía Tây là đảo Corsica và đảo Sardinia.

- Bán đảo Ý có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền văn minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sông Po, Trung Ý và đảo Sicilia cùng với khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Ý cũng là nơi có lượng khoán sản phong phú như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu với các nền văn minh khác trong vùng.

Page 9: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Phân tích và đánh giá: Italia là nơi có hoàn cảnh đặc biệt, thuận lợi nhất để phong trào văn hóa phục hưng phát triển sớm nhất châu âu vì:

• Chế độ phong kiến chưa bao giờ vững vàng ở đất nước này;• Đây là quê hương của nghệ thuật Hy – La cổ đại rực rỡ nhất;• Là nơi giao lưu, giao thoa, truyền bá tư tưởng dễ dàng, nhanh chóng do phát

minh ra máy in sớm;• Là nơi xuất hiện và hội tụ các nhà khoa học, nghệ thuật…. lừng danh ở trong

nước và từ các nước khác đến;• Là nơi tiếp đã tiếp nhận và che chở để các nghệ sĩ, các kiến trúc sư được chủ

động sáng tác….

Page 10: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

B. Các giai đoạn lịch sử chính:Timeline

Page 11: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Michelangelo (1475-1564)Nhà điêu khắc và kiến trúc

Leonardo DaVinci (1452-1519)

Nhà nghệ thuật, KHKT,quân sự chính trị.

FilippoBrunellesch (1377-1446)Kiến trúc sư

RaffaelNghệ thuật họa hội

Dante alighieriNhà thơ

“Thần khúc” của Dante Linh mục Martin Luther

Những nghệ nhân Phục Hưng tiêu biểu

Page 12: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

B. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………….………………………………..…….

1419 - Tây Âu xuất hiện hình thức kinh doanh Tư bản chủ nghĩa. Các đô thị ở Italia là nơi phát triển mạnh nhất. Đầu tiên là Bắc Italia, sau đó đến miền Nam

Page 13: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

1450- Johannn Gutenberg phát minh ra máy in đầu tiên. Việc in sách trở nên dễ dàng hơn

B. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………….………………………………..…….

Page 14: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

1453 – Thành Constantinopolis thất thủ, con đường giao thương Đông-Tâytạm thời bị Đế quốc Ottoman bịt kín

B. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………….………………………………..…….

Page 15: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

1457- Viện Hàn lâm Platon được thành lập

B. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………….………………………………..…….

Page 16: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Những cuộc phát kiến Địa lý thế kỷ XV - XVI

B. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………….………………………………..…….

Page 17: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

1494 – Pháp tấn công Italia. 1498 – Thành Milan bị Pháp chiếm, từ đây Pháp đón nhận phong trào Phục Hưng của Italia

B. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………….………………………………..…….

Page 18: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

C. Nền văn minh và các đặc điểm đô thị:

Đô thị thời kỳ Phục Hưng Italia:

- Triết lý, tôn giáo, thể chế: Với chủ trương trong xã hội phải có "nhà nước lý tưởng, con người lý tưởng và đô thị lý tưởng", nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư cũng đã trình bày những phương án riêng thể hiện quan điểm riêng của mình về một đô thị lý tưởng.

Những thể chế chính trị độc đáo của Italia hậu kỳ Trung Đại khiến cho một số người lập luận rằng điều kiện xã hội khác thường của nó cho phép sự nảy nở văn hóa hiếm có. Italia không tồn tại một thực thể chính trị thống nhất ở thời kỳ này. Thay vào đó, nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ: Vương quốc Naples thống trị phương Nam, Cộng hòa Florence và Lãnh địa Giáo Hoàng ở trung tâm, Milan và Genova lần lượt ở phía bắc và phía tây, Venezia ở phía đông.

Page 19: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Nguyên tắc, hình thức tổ chức và cư trú: Đa số các phương án về đô thị có hình dáng hình học với mạng đường tán xạ kết hợp với ô cờ và nhiều quan điểm mới mẻ như: phải phù hợp với cơ năng của cuộc sống, phải liên kết với môi trường tự nhiên xung quanh… nhưng nhìn chung các phương án còn phiến diện. Một số phương án chỉ chú ý khía cạnh phòng thủ hoặc thẩm mỹ mà không nhìn nhận một cách toàn diện đô thị như là một phạm trù kinh tế xã hội.

- Đặc điểm kinh tế xã hội: Châu Âu ven Địa Trung Hải bấy giờ là trung tâm thương mại thế giới, các đô thị có đủ vật lực và tài lực để mở rộng xây dựng đô thị trong nhiều lĩnh vực. Bộ mặt của đô thị thời kỳ Phục hưng đã thay đổi rất mạnh mẽ, số lượng và chất lượng kiến trúc tăng lên, hình thức kiến trúc và trang trí kiến trúc phong phú. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của một giai đoạn chuyển tiếp nên thành tựu lớn nhất của văn minh xây dựng đô thị thời kỳ Phục hưng chỉ dừng lại ở việc xây dựng quảng trường và các phương án đô thị không tưởng mà không xây dựng được một tổng thể đô thị thực sự nào.

Page 20: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Quảng trường Văn nghệ Phục hưng có quy mô lớn với các chức năng xã hội, văn hoá, tinh thần là chính. Do áp dụng các nghiên cứu về toán học, hình học và học tập phương thức xây dựng đô thị và kiến trúc Hy-La, các quảng trường thời kỳ Phục hưng có hình dáng hình học, chú ý đến các hiệu quả phối cảnh nhằm mang lại hình ảnh không gian hài hòa và có tính thẩm mỹ cao.

Quảng trường Saint Peter

Page 21: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Quảng trường Capitol

Page 22: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Đặc điểm chung của các đô thị thời kì phục hưng Italia

- Các nguyên tắc thường dùng trong đô thị thời kì Phục hưng Italia: + Nguyên tắc bố cục hình học và đối xứng + Nguyên tắc tạo hình ảnh phối cảnh hoành tráng: hình thức này chủ yếu áp dụng cho việc tạo không gian hoành tráng ở các khu trung tâm đô thị và không gian tôn giáo, tín ngưỡng và chính trị. + Nguyên tắc thống nhất, trật tự và hài hòa: Hình thức này áp dụng chủ yếu cho bố cục tạo dáng các công trình kiến trúc như bổ theo nhịp điệu, tiết điệu, vi biến…

Page 23: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Về hình thái quy hoạch đô thị Phục Hưng Italia: Hình thái đô thị được phản ánh qua đường bao mặt bằng và hình thức bên trong của mặt bằng. Đô thị Phục Hưng Italia thường xuất hiện các hình thái quy hoạch sau: Hình tròn: Đây được coi là mô hình lý tưởng của sự quan tâm các nhà thiết kế lúc đó. Đường bao thành phố có dạng hình tròn đều, thêm một đường tròn thứ hai đồng tâm bên trong, quảng trường cũng có dạng hình tròn.

Đô thị Milan thế kỷ XVI

Page 24: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Hình vuông: Hình vuông không phải là hình được các nhà nghiên cứu lý thuyết đô thị phục hưng ưa dùng trong việc xác định đường bao đô thị, một phần vì nhược điểm khó phòng thủ của mặt tường thành theo đường thẳng, phần khác có thể do đặc tính đơn giản của hình vuông không hấp dẫn các nhà nghiên cứu Phục Hưng – những người say sưa tìm kiếm vẻ đẹp của những biến thể hình học phức tạp

Mặt bằng thành phố hình vuông Mặt bằng thành phố hình vuông với hệ Albrach Duver thống pháo đài ở bốn góc Pietrocattane

Page 25: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Phối cảnh thành phố Christianopolis của Andrea

Page 26: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Hình nhiều cạnh: Hình nhiều cạnh là hình được các nhà nghiên cứu lý thuyết đô thị Phục Hưng quan tâm nghiên cứu nhiều nhất, đặc biệt trong việc sáng tạo các hình thức tường thành phòng vệ có dạng các pháo đài lồi. Thông thường số cạnh thành là 8, trong một số trường hợp số cạnh thành lên đến hang chục.

Page 27: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Hình thái tổ chức mặt bằng đô thị thường có các dạng sau:

+ Dạng xoắn ốc: Hình thức tổ chức mặt bằng có dạng hình xoắn ốc nên rất phức tạp, ít được dùng vào thiết kế mà chỉ dừng lại ở dạng ý tưởng của các nhà làm nghệ thuật.

Page 28: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

+ Dạng ô cờ: Nhằm khắc phục tính đồng điệu của mặt bằng đô thị dạng ô bàn cờ thời Trung cổ, các nhà thiết kế tạo ra các quảng trường, các không gian mở trên cơ sở tổ chức các đường phố tạo ra các ô vuông có kích thước khác nhau. Tuy nhiên, so với dạng tia dạng ô cờ ít được sử dụng trong quy hoạch đô thị Phục Hưng về sau.

+ Dạng tia: dạng tia giống như hình nan quạt mà điểm gốc là quảng trường dô thị, sau đó phân chia đều đặn bởi các tuyến giao thong hướng tâm. Số đường tia tùy thuộc vào quy mô đô thị thường gặp là 8 đến 10 đường. Hình thức này có nhiều lợi thế trong hình ảnh phối cảnh trung tâm mang tính chất hoành tráng và tạo hình ảnh bằng luật xa gần cho không gian đô thị.

Page 29: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

1. Đô thị Ferrare:

FERRARE………………………………..……………………………………………….

Ferrare là thủ phủ miền Đông Italia. Năm 1451, Ferrare là một trong những thành phố phát triển nhất Italia. Ferrare là nơi hội tụ, nhưng người làm nghệ thuật, các kiến trúc sư nổi tiếng. Ferrare được cải tạo và mở rộng vào năm 1451 theo nguyên tắc kiến trúc Phục hưng.

Vị trí Ferrare trên bản đồ Italia

Page 30: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Phối cảnh thành Ferrare

Quảng trường

Các bức tường lồi tăng tính phòng thủ cho thành

Các con đường chính

Page 31: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

So với trước đô thị Ferrare được quy hoạch mở rộng với diện tích lớn gấp 2 lần từ 200ha lên 430ha. Bố cục đô thị theo hình thái vừa đóng vừa mở. Phía ngoài đô thị xây tường rào bao bọc, có cổng, có hào sâu; chu vi đô thị mang kiểu cách đô thị hình sao. Còn bên trong đô thị các nhà thiết kế tổ chức các mạng đường phố tự do với đường phố nhỏ, ngắn, vuông góc với các trục giao thông chính. Riêng quảng trường chính vẫn ở vị trí cũ, nơi giao nhau của hai hệ đường trục chính…

Nhìn chung toàn cảnh Ferrare sau khi cải tạo là làm thay đổi căn bản cảnh quan đô thị Trung đại của đô thị bằng vệc tạo ra các không gian mở, không gian xanh trong lòng đô thị với tỷ lệ rất lớn.

MB thành Ferrare dạng hình nhiều cạnh

Page 32: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

2 - Đô thị Florence (Tiếng Italia: Firenze)

- Vị trí: Florence là thủ phủ của vùng Toscana, Italia.  Nằm ở đoạn giữa con đường nối liền thủ đô Rome với miền Bắc nước Ý, lại nằm trong thung lũng phì nhiêu của con sông Arno, nên dần dần Florence trở thành một trung tâm thương mại và chính trị quan trọng. Từ thời trung cổ Florence đã là trung tâm thương mại và văn hoá của Châu Âu, được xem như là nơi phát động trào lưu thời kỳ phục hưng của Italia. Cai trị Florence lúc bấy giờ là gia đình Medici lừng lẫy. Florence nổi tiếng về nghệ thuật và kiến trúc. Người ta thường cho rằng trong mỗi 1.000 nghệ sĩ có tiếng của thiên kỷ thứ nhì, 350 có từng làm việc tại Florence.

FLORENCE.……………………………..……………………………………………….

Page 33: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Lịch sử - Thời gian hình thành:- Florence ra đời vào năm 50 trước Công nguyên, khi

những người lính của hoàng đế Cesar bắt đầu xây dựng những doanh trại ở đây. Vào thế kỷ XIII, Florence là một trong những thành phố lớn của nước Ý, nơi diễn ra những hoạt động chính trị và văn hóa nổi tiếng. Trong số những gia đình có thế lực ở Florence, nổi lên gia tộc Medicis cai trị Florence từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Đến nay Florence đã hơn 2000 năm tuổi.

- Nhờ sự bảo trợ của dòng họ Medicis, các hoạt động văn học nghệ thuật phát triển rực rỡ. Chính từ Florence, xuất hiện một phong trào canh tân trong các lĩnh vực thơ ca, hội họa, điêu khắc, kiến trúc (với những tên tuổi lừng danh như Michel Ange, Léonard de Vinci, Raphaël, Botticelli, Donatello, Brunelleschi…) rồi sau đó lan sang các thành phố khác ở Italia và các nước châu Âu.

Page 34: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Tổng thể thành phố:Florence thời kỳ này được bao bọc bởi tường thành nhiều cạnh.

Sông Arno chia thành phố thành 2 phần. Có bốn chiếc cầu vượt sông trong thành phố.

Mặt bằng tổng thể toàn Thành phố Florencekhoảng giữa thế kỷ XV

Page 35: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Khu vực trung tâm thành phố là các con đường vuông góc với nhau, các con đường đổ về Quảng trường Nhà thờ (Piazza della Signoria). Quảng trường Nhà thờ được xem là trung tâm tôn giáo tiêu biểu nhất của Florence.

Piazza della Signoria

Page 36: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Quang cảnh Quảng trường Nhà thờ (Piazza della Signoria) rất độc đáo và hấp dẫn. Hàng loạt con đường nhỏ chi chít như mạng nhện dẫn vào quảng trường - trung tâm của “lưới nhện”. Ở đây, nổi bật lên ba công trình được xem như những viên ngọc và đỉnh cao của kiến trúc tôn giáo ở Florence.

Trước hết là giáo đường Santa Maria del Fiore, một kiến trúc đồ sộ bằng đá cẩm thạch với chiều dài 150m, chiều ngang 40m và chiều cao 40m. Phía sau giáo đường là một mái vòm lợp ngói đỏ, có chiều cao 91m. Đây là thánh đường công giáo lớn thứ ba trên thế giới, sau thánh đường Saint Pierre ở Rome và Saint Paul ở London.

Page 37: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Thánh đường được khởi công xây dựng từ năm 1296, mãi đến năm 1436 mới hoàn thành về cơ bản. Rất nhiều thế hệ kiến trúc sư, nghệ sĩ tham gia xây dựng công trình này. Còn tòa nhà mái vòm được xây dựng từ năm 1420 và hoàn thành năm 1434. Đây là công trình của kiến trúc sư Brinelleschi (1377-1446), một trong những người khởi xướng của phong trào Phục hưng trong lịch sử châu Âu.

Bên cạnh giáo đường là Tháp chuông (Campanile) cao 89m, công trình do Giotto bắt đầu xây dựng từ năm 1334 và được các học trò của ông hoàn thành vào năm 1359 (Giotto mất năm 1337). Tháp chuông có hình vuông (bốn cạnh bằng nhau), dáng vẻ rất thanh thoát nhờ những cửa sổ rất cao ở mỗi tầng, mái tháp bằng phẳng chứ không nhọn như các tháp chuông khác, do đó du khách có thể lên đến mái tháp để thưởng ngoạn toàn cảnh thành phố Florence.

Page 38: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Tháp chuông Campanile

Page 39: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Đối diện với giáo đường là Nhà rửa tội (Baptistère) Saint Jean, có hình bát giác, được xây dựng từ giữa thế kỷ XI. Ngôi nhà này có ba cánh cửa bằng đồng, với những hình ảnh chạm trổ rất công phu, tái hiện lại những câu chuyện trong Kinh thánh. Đặc biệt, cánh cửa thứ hai và thứ ba là công trình của Ghiberti (1378-1455) là những tuyệt tác về điêu khắc trên đồng. Cánh cửa thứ ba đẹp nhất, được Michel-Ange gọi là Cánh cửa thiên đàng, thể hiện hết sức sinh động nội dung Cựu Ước (Ancien Testament) trong Kinh thánh.

Cầu Ponte Vecchio qua sông Arno

Page 40: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Page 41: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Florence ngày nay:Florence ngày nay đã hơn 2000 năm tuổi vẫn đang tiếp tục

tồn tại và phát triển. Thành phố mang dáng vẻ cổ kính này được bình chọn đứng đầu trong 10 thành phố du lịch nổi tiếng thế giới (Roma đứng thứ tư - bình chọn bởi Travel Leisure 2007). Tại đây có trên 80 bảo tàng và phần lớn là các bảo tàng về nghệ thuật. Ngoài ra, còn có Bảo tàng lịch sử khoa học, trưng bày những hiện vật và tư liệu về sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên vào các thế kỷ XVI, XVII và XVIII. Trong bảo tàng này, du khách có thể chiêm ngưỡng những bản đồ thời Trung cổ, những dụng cụ đo thời gian và nhiều dụng cụ khoa học cổ xưa khác. Đặc biệt ở đây còn lưu giữ chiếc kính thiên văn do Galilée (1564-1642) chế tạo. Một số hình ảnh Florence ngày nay: Thành phố vẫn giữ được cái hồn của truyền thống

Trung tâm lịch sử tại Florence được UNESCO chọn làm Di sản thế giới năm 1982.

Page 42: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Một số hình ảnh Florence ngày nay: Thành phố vẫn giữ được cái hồn của truyền thống

Page 43: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Thành Roma

3. Đô thị Roma:

Thành phố Roma hoang tàn sau thời kỳ Trung đại. Việc cải tạo lại đô thị là vô cùng cần thiết vào thời kỳ Phục hưng, bởi Roma vẫn là di sản văn hóa đô thị lớn nhất cả vùng thời bấy giờ, không một đô thị nào sánh được. Ngoài ra việc cải tạo Roma đồng thời củng cố vị thế La Mã lúc đó.

Công cuộc cải tạo Roma tập trung chủ yếu ở tòa thánh Vatican khu vực đồi Capitol và các tuyến phố mới

ROMA……………………………………..……………………………………………….

Page 44: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Riêng đối với cải tạo đồi Capitol đáng chú ý nhất là quảng trường chính được giao cho nhà điêu khắc kiêm kiến trúc sư Michelange. Ý đồ thiết kế quảng trường này có các điểm chính sau: - Tạo mặt bằng quảng trường có dạng hình học đều đặn - Bổ sung các công trình kiến trúc mới hài hòa với các công trình kiến trúc hiện có. - Tạo sự liên hệ giao thông thuận tiện - Tạo ra các điểm nhìn, tầm nhìn quảng trường cảnh quan đô thị - Trang trí không gian quảng trường, hệ thống đường đi chính, các tượng đài, kiến trúc nhỏ tạo ra cảnh quan môi trường không gian ngoại thất thân thiện, kết nối không gian…

Page 45: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

  Thời kì này, La Mã là nơi hội tụ của giới nghệ thuật đến từ các vùng miền khác nhau, cùng với nhiều kinh nghiệm và tài năng sáng tạo. Công việc cải tạo được giao cho nhà điêu khắc kiến trúc sư Michelange chủ trì thiết kế và bắt đầu từ năm 1551 hoàn thành năm 1590. Sau khi ông qua đời đã có rất nhiều sửa đổi trong thiết kế và xây dựng. Đồi capitol và khu vực tòa thánh Vatican là kết quả tuyệt tác nhất của quá trình cải tạo, tôn tạo và phát triển lúc bấy giờ, và cho đến nay vẫn mang giá trị nghệ thuật kiến trúc rất cao, là hình mẫu và thước đo cho nguyên lý thiết kế cải tạo, tôn tạo các khu trung tâm đô thị của các nước sau này. Tuy là công trình Phục hưng Italia nhưng phong cách của những quần thể này không thuần khiết và chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng của nhiều tác giả.

Page 46: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Bằng việc tổ chức lại không gian đô thị Roma ý đồ của Giáo hoàng Nicolas V là tập trung vào việc khôi phục và chuyển đổi chức năng của các công trình kiến trúc cổ đại theo hướng sau:Phục hồi lại các giá trị kiến trúc cổ để phục vụ dân sinh trước mắt như hệ thống thành lũy, đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước bằng máng cầu dẫn; Chuyển đồi các chức năng sinh hoạt của một số công trình công cộng chính sang các chức năng khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội mới. Trong đó, đáng chú ý nhất là biến điện Panthéon thành nhà thờ thánh Saint Peter, biến đổi ở Capitol là lăng Hadrien của hoàng đế La Mã trước đây thành lâu đài…Khôi phục lại các nhà thờ Cơ Đốc giáo, xây dựng lại đồi Vatican theo hướng hoành tráng hơn và trở thành trung tâm của giáo hội Cơ Đốc giáo.

Roma trước khi cải tạoRoma sau khi cải tạo1. Quảng trường Apolo2. Quảng trường Espanhe3. Quảng trường Campidolio4. Quảng trường Navana5. Quảng trường Senpiedio6. Vatican7. Pháo đài

Page 47: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Thành phố Roma 1549

Page 48: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Đô thị Roma đến nay vẫn còn và phát triển mạnh hơn trước: Người Châu Âu vẫn thường có câu « mọi nẻo đường đều dẫn tới thành Rome ». Câu nói ấy là để tôn vinh sự phồn vinh của thủ đô đế chế La Mã trong vòng hơn một ngàn năm và cho đến nay Rome vẫn được coi như thành phố duy nhất trên thế giới sở hữu nhiều công trình kiến trúc 2000 năm tuổi. Những di tích lịch sử ở đây nhiều vô kể nhưng chỉ có khoảng 30% là còn nổi lên trên bề mặt đất và còn nguyên vẹn, còn lại thị bị trôn vùi trong lòng đất. Chính vì còn có quá nhiều di tích nằm rải rác khắp nơi dưới lòng đất nên chính phủ Ý cũng không dám xây nhiều tuyến tàu điện ngầm vì sợ sẽ phải phá bỏ các công trình đó.

Thành Rome cách đây 2000 năm là một thành phố lớn với dân số đáng kinh ngạc : 2 triệu người !!!! Ngày nay với 6 tỷ dân thì tất nhiên một thành phố vài triệu dân là bình thường. Nhưng hãy cứ tưởng tượng thời ấy thì dân số thế giới chỉ có hơn 10 triệu dân thôi. Điều đó đủ đê thấy quy mô của thành Rome lớn như thế nào.

Một số công trình còn tồn tại đến ngày nay- Forum RomainBắt nguồn là một bãi đầm lầy hoang vu, khu này được người La Mã chọn làm trung tâm hành chính và chính trị cho đế chế của họ.

Bản vẽ phác thảo Forum vào thế kỷ II sau công nguyên Những vết tích còn lại đến ngày nay

Page 49: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

 - Forum Trajan Forum vốn là nơi mà các đế vương La Mã xuất hiện trước công chúng. Ban đầu chỉ có một forum nhưng dần dần một số đế vương La Mã thấy rằng cần phải xây thêm một forum cho riêng mình với kiểu cách của riêng mình. Thế là sinh ra thêm vài cái forum nữa. Trong số đó, forum Trajan là lớn nhất và cũng được xây vào thời điểm được cho là đỉnh cao nhất trong sự tồn tại của đế chế (năm 107). 

vết tích ngày nay

Page 50: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Khải hoàn môn Arc Constantin Nhắc đến từ này hiển nhiên là ai mà chẳng liên tưởng đến công trình kiến trúc cùng tên ở Paris. Nhưng người Pháp cũng chỉ lấy ý tưởng của đế chế La Mã làm nguồn cảm hứng mà thôi. Còn tác phẩm khải hoàn môn đầu tiên trong lịch sử Châu Âu thì phải nói đến Rome. Dưới thời La Mã, xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh vì quân đội La Mã hay muốn xâm chiếm các vương quốc khác để mở rộng lãnh thổ. Sau mỗi trận đánh lớn và đánh bại một vương quốc nào đó, họ cho xây ngay tại nước sở tại một chiếc khải hoàn môn để phô trương thanh thế. Chính vì vậy mà ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy các khải hoàn môn cùng một kiểu dáng ở vùng Trung Đông (Thổ Nhĩ Kỳ, Syria) và Bắc Phi (Ai Cập, Tunisia) bởi vùng này xưa kia là thuộc địa của đế chế La Mã. 

Page 51: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Pantheon Người La Mã không theo đạo một thần mà là đạo đa thần với đủ các loại như : thần mặt trời, thần Zớt, thần biển, …Công trình này tổng hợp tất cả các vị thần. 

Mái vòm tượng trưng cho nơi ở của các vị thần trên trời và cũng là sự thống trị của Rome lên vũ trụ. Đây cũng là minh chứng cho công nghệ xây dựng kinh điển của người La Mã. Trong vòng hơn 18 thế kỷ, mái vòm của Pantheon luôn giữ kỷ lục là mái vòm cao nhất thế giới.

Page 52: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

- Đấu trường La Mã biểu tượng của đế chế La Mã. Hình dạng mà mọi người thấy ngày nay không giống với nguyên bản của nó. Trước kia tất cả các bề mặt tường bên ngoài đều cao bằng nhau. Tuy nhiên, vào thời trung cổ, rất nhiều viên gạch trên mặt tường bị lấy đi để làm nguyên liệu xây các công trình khác. Ngay cả tòa thánh Vatican cũng có một vài viên gạch lấy từ đây. Thế nên ngày nay tự nhiên có một lớp tường bị sứt mẻ.

Bên trong, khán đài có thể chứa khoảng 75000 người. Trong vòng gần 500 năm tại đây đã diễn ra nhiều cuộc đọ sức giữa các đấu sĩ, giữa người và thú vật (hổ, tê giác) và thậm chí là các cuộc thủy chiến !!! Không thể tưởng tượng nổi là cách đây 2000 năm người ta có thể sử dụng công nghệ thô sơ để làm đầy nước trong khán đài và đưa tàu chiến vào trong. 

Page 53: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

4. Đô thị tiêu biểu của thời kì Phục hưng Pháp: Thành phố Paris

Đầu Thế kỷ XVI, trung tâm văn hóa của Pháp không phải là Paris như ngày nay mà là vùng thung lũng Loire. Nơi đây nhà vua và quý tộc đã cho xây dựng rất nhiều lâu đài làm nơi thư giãn, dừng chân sau những cuộc săn bắn,... Những lâu đài này chính là những công trình đầu tiên của Pháp xây dựng theo phong cách Phục Hưng. MB Tổng thể Paris 1589-1643

PARIS……………………………………..……………………………………………….

Page 54: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Hình phối cảnh Paris năm 1630

Page 55: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Trở lại Paris, có thể nhận thấy trong giai đoạn TK XVI-XVIII (Trước Dự án Cải tạo trung tâm Paris), Paris nằm bên trong bức tường thành phòng thủ, bên ngoài là một số quận ngoại thành. Sông Seine như chia thành phố ra hai nửa. Hai cồn  Île de la Cité và  Île Saint-Louis là trái tim của cả Paris. Thành phố Paris giai đoạn này không phải thủ đô của nước Pháp mà chỉ là một thành phố lớn.

Mỗi đường phố ở một thị trấn ngay cả những cây cầu đều là một khu chợ

Page 56: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Paris ngày nay:

+Địa điểm du lịch nổi tiếng+Paris - Kinh đô thế giới: Paris ngày nay là Trung tâm tri thức và văn học, Trụ sở các tổ chức quốc tế, Kinh đô thời trang và xa xỉ phẩm+Từ rất lâu, Paris đã là nguồn cảm hứng cho các nhà văn; +Paris là thành phố quan trọng bậc nhất của hội họa; +Truyền thống âm nhạc ở Paris bắt từ thời Phục Hưng, phát triển mạnh đến ngày nay+Với các công trình nổi tiếng và sự lãng mạn, Paris là một trong những thành phố được đưa lên màn ảnh nhiều nhất. Ngoài các bộ phim quan trọng của điện ảnh Pháp, những đạo diễn thế giới cũng chọn Paris làm bối cảnh cho những tác phẩm của mình.

Page 57: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

D. KẾT LUẬN:Thời kỳ Phục Hưng, mà mở đầu là Phục Hưng ở

Italia đã để lại một di sản khổng lồ về tất cả các lĩnh vực: văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, tôn giáo, thiên văn học, kiến trúc, quy hoạch,... Lĩnh vực nào cũng đạt được thành tựu rực rỡ.

KẾT LUẬN…………………………………..……………………………………………….

Page 58: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Tìm hiểu chủ yếu qua các đô thị: Ferrare, Florence, Roma (Rome), Paris; chúng ta thấy được, văn hóa Phục Hưng đã làm sống lại nền văn minh Hy Lạp - La Mã ngủ vùi trong suốt nghìn năm. Bộ mặt của đô thị thời kỳ Phục hưng cũng đã thay đổi rất mạnh mẽ, số lượng và chất lượng kiến trúc tăng lên, hình thức kiến trúc và trang trí kiến trúc phong phú. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của một giai đoạn chuyển tiếp nên thành tựu lớn nhất của văn minh xây dựng đô thị thời kỳ Phục hưng chỉ dừng lại ở việc xây dựng quảng trường và các phương án đô thị không tưởng mà không xây dựng được một tổng thể đô thị thực sự nào. Nhưng những lý thuyết mà nó đóng góp cho nhành quy hoạch đô thị sẽ còn được nghiên cứu và áp dụng thực tiễn nhiều hơn trong các thời kỳ tiếp theo.

Châu Âu chính thức bước vào thời kỳ Cận đại

Ảnh hường của trào lưu nghiên cứu lý thuyết đô thị Phục Hưng Italia lan rộng ra các quốc gia khác. Ở Đức có tác giả Albrecht Durer nổi tiếng, với tác phẩm về phòng vệ đô thị xuất bản năm 1527 ở Nuremberg. Deniel Specklin (1536 – 1589) viết tác phẩm cùng chủ đề xuất bản năm 1584 ở Strasbourg, trong đó đề cập các nguyên tắc xây dựng pháo đài lồi (bastion) chống đạn pháo - một phát minh quân sự mới.

Page 59: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

Nghiên cứu lý thuyết đô thị còn có các tác giả khác ở Italia như: Francesco di Giorgio Martini (1439 – 1501), Bartolomeo Ammanati (1511 - 1592), Giuliano da Sangallo (1443 - 1516) Gironamo Maggi (1523 – 1572)…

Ở Pháp, về vấn đề phòng vệ đô thị có tác phẩm của Jean Erard xuất bản năm 1600 và của Jacques Perret in năm 1602.

Page 60: Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng

TƯ LIỆU THAM KHẢO:

1. Lược khảo lịch sử đô thị NXB Xây Dựng - (Đặng Thái Hoàng)2. History of urban form: (A.E.J. Morris) Before the industrial revolution 3. Lịch sử Kiến trúc Phương Tây (Lê Thanh Sơn)4. A Short History of Urban Form (Giambattista Nolli)5. Thành phố Florence http://thanhpho-florence.blogspot.com/6. Thành phố Roma http://vi.wikipedia.org/wiki/Rome7. Thành phố Paris http://vi.wikipedia.org/wiki/Paris