34
Câu 1: Trình bày tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Ý nghĩa của việc phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Trình bày tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa - Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. - Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. + Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc thiết bị là để sản xuất. + Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa - Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Sự đối lập và mâu thuẫn thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, còn người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị đc thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới đc thực hiện - Sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính 2 mặt. Chính tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa quyết định tính 2 mặt của bản thân hàng hóa. - Cacmac là người đầu tiên đã phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. 1. Lao động cụ thể: - Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương thức riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. - Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc: + Mục đích: sx cái bàn, cái ghế

đề Cương triết học mác lê nin

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đề Cương triết học mác lê nin

Câu 1: Trình bày tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Ý nghĩa của việc phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Trình bày tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa- Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.- Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.+ Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc thiết bị là để sản xuất.+ Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa- Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Sự đối lập và mâu thuẫn thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, còn người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị đc thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới đc thực hiện- Sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính 2 mặt. Chính tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa quyết định tính 2 mặt của bản thân hàng hóa.- Cacmac là người đầu tiên đã phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.1. Lao động cụ thể:- Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương thức riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.- Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc:

+ Mục đích: sx cái bàn, cái ghế+ Đối tượng là gỗ+ Phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục+ Phương tiện: cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan+ Kết quả lao động: tạo ra cái bàn, cái ghế.

- Đặc trưng của lao động cụ thể+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra 1 giá trị sử dụng nhất định. lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau.+ Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của KH-KT, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Ví dụ: lao động khai thác mỏ trước kia là lao động thủ công, ngày nay là lao động cơ giới hóa. Khoa học càng phát triển thì hình thức của lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú.+ Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy, lao động cụ thể cũng là 1 phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó là 1 điều kiện ko thể thiếu trong bất kì hình thái KT-XH nào. Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi.

Page 2: đề Cương triết học mác lê nin

+ Phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.- Lao động cụ thể ko phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản xuất ra. Gía trị sử dụng của các vật thể hàng hóa bao giờ cũng do 2 nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người mà thôi.2. Lao động trừu tượng:- Khái niệm: là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động( tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.- Ví dụ: Lđ của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả sự khác nhau ấy qua 1 bên thì chúng chỉ còn 1 cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người.- Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người về mặt sinh lý, nhưng ko phải sự hao phí sức lực về mặt sinh lí nào cũng là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do mục đích của sản xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, ko thể so sánh đc với nhau thành 1 thức lao động đồng chất có thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng.- Đặc trưng:+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu ko có sản xuất hàng hóa, ko có trao đổi thì cũng ko cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.+ Là lao động đồng nhất và thống nhất, giống nhau về chất. Ở đây ko phải có 2 hình thức lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa, nhưng lao động đó có tính 2 mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.+ Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, thì lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng. Ý nghĩa:

Việc phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận:

+ Nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự+ Giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trog thực tế, như sự vận động trái

ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống và ngược lại.

+ Đem lại cơ sở khoa học thực sự cho học thuyết giá trị thặng dư.+ Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã

hội của người sản xuất hàng hóa. * Tính chất tư nhân: Trog nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?

Là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ là biểu hiện của lao động tư nhân.

* Tính chất xã hội: Nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì

Page 3: đề Cương triết học mác lê nin

lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.

Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn này được thể hiện:

+ Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể ko ăn khớp hoặc ko phù hợp với nhu cầu xã hội.

+ Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hoặc thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao đôg xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng sản xuất thừa.

Câu 2: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị này đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊKhái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy của quy luật giá trị.

Yêu cầu chung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. -Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình nhưng giá trị hàng hóa lại được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, người sản xuất muốn tiêu thụ hàng hóa, bù đắp được chi phí và muốn có lãi thì cần điều chỉnh cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.-Trong lưu thông hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí xã hội cần thiết, nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Ngoài ra trên thị trường giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự vận động giá cả thị trường xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụngTÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊTrong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có 3 tác động chủ yếu: - Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

+ Điều tiết sản xuất: Điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế dưới tác dụng của quy luật cung cầu.

Khi cung bé hơn cầu: giá cả hàng hóa sẽ cao hơn giá trị -> Hàng hóa bán chạy, lãi cao -> thu hút lao động, sản xuất mở rộng.

Khi cung lớn hơn cầu: giá cả hàng hóa giảm xuống -> hàng hóa bán không chạy, có thể lỗ vốn -> quy mô sản xuất bị thu hẹp hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành khác có giá cả hàng

Page 4: đề Cương triết học mác lê nin

hóa cao.Khi cung bằng cầu: giá cả hàng hóa sẽ bằng giá trị -> thị trường đã bão hòa -> tất yếu xảy

ra quá trình chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động sang lĩnh vực sản xuất khác có lợi nhuận cao hơn.

+ Điều tiết lưu thông, thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút lượng hàng từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao -> lưu thông hàng hóa thông suốt.

- Thứ 2, kích thích cải thiện kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình. Do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội của hàng hóa ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao và ngược lại. Để giành được lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình =< hao phí lao động xã hội cần thiết -> cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ -> tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh càng quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ, mang tính xã hội -> lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ.

- Thứ 3, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là:+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị thiết bị tốt -> hao phí lao động cá biệt bé hơn hao phí lao động xã hội cần thiết -> có lợi nhuận đến một giới hạn nhất định sẽ giàu có -> người giàu.+ Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ -> phá sản -> người nghèo. Bất bình đẳng trong xã hội

Ý nghĩa: Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: Một mặt chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT NÀY VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM- Trong lĩnh vực sản xuất:

Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, áp dụng công

nghệ- khoa học- kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm càng rẻ, mẫu mã càng đẹp, phong phú, đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để có thể đứng vững.

Page 5: đề Cương triết học mác lê nin

Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh gay gắt sẽ đưa đến hệ quả tất yếu là làm cho nền kinh tế năng động lê

( Vì trong cạnh tranh, mỗi người sẽ tìm cho mình một con đường đi mới trong một lĩnh vực sản xuất , kinh doanh tạo nên sự sản xuất hiệu quả nhất àtạo ra những lĩnh vực sản xuất mới.

Cạnh tranh năng động sẽ làm cho sản phẩm hàng hóa đa dạng về mẫu mã, nhiều về số lượng, cao về chất lượng à mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

Sự năng động còn thể hiện ở sự phát triển nhiều thành phần kinh tế. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.Mỗi nước có những ưu thế, lợi thế riêng. Điều này thúc đẩy sự chuyên môn hóa, hợp tác

sản xuất để có chi phí sản xuất thấp và tuân theo sự điều tiết của quy luật giá trị à giá cả thấp àthắng trên thương trường.

- Trong lĩnh vực lưu thôngViệc vận dụng quy luật giá trị trong lưu thông phân phối được thể hiện ở mặt hình thành

giá cả và nguồn hàng lưu thông.Giá cả phải đảm bảo yêu cầu khách quan:

+ Lấy giá trị làm cơ sở+ Phản ánh đầy đủ những hao phí về vật tư và lao động để sản xuất hàng hóa+ Bù đắp chi phí sản xuất hợp lý+ Bảo đảm mức lãi thích đáng để tái sản xuất mở rộngNguồn hàng lưu thông:+ Chủ động tách giá cả khỏi giá trị đối với từng loại hàng hóa trong từng thời kì.+ Lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất, lưu

thông.+ Điều chỉnh cung cầu, phân phối.+ Đối với những mặt hàng có quan hệ lớn đến quốc kế dân sinh nếu cung cầu không

cân đối thì cần có biện pháp thích hợp.Vì vậy: Cần nhận thức đúng giá trị khách quan và phạm vi hoạt động lâu dài của quy luật giá

trị trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở đó tìm ra mặt tích cực để vận dụng quy luật giá trị đồng thời khắc phục những tiêu cực để góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Cần vận dụng tốt quy luật giá trị trong ền kinh tế thị trường có sự chi phối của nhà nước, nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế thị trường.

Câu 3:Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động? Vì sao hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt?

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá

trị và giá trị sử dụng:- Giá trị hàng hóa sức lao động: do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái

sản xuất lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc , ở, học nghề,…Ngoài ra còn phải thỏa mãn những như cầu

Page 6: đề Cương triết học mác lê nin

của gia đình và con cái.Chỉ có như vậy, sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.

Vì vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Khác với hàng hóa thông thường, giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn cả những nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt của công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kì, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, điều kiện địa lý, khí hậu, điều kiện hình thành giai cấp công nhân.

Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kì nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác định lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau hợp thành: một là, giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn đào tạo người công nhân; ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân.

Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kì nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác. Sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sưc lao động.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động_ Phần lớn đó là giá trị thẳng dư.Như vậy, hàng hóa sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sự dụng của hàng hóa sức lao động so với hàng hóa khác. Nó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hóa.

HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG LÀ MỘT LOẠI HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT

Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt-HHSLĐ có phương thức tồn tại đặc biệt-HHSLĐ có giá trị và giá trị sử dụng đặc biệt-HHSLĐ có quan hệ mua bán đặc biệt

Hàng hóa sức lao động có phương thức tồn tại đặc biệt

Trong bất kì xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cần thiết để sản xuất. Nhưng không phải bao giờ SLĐ cũng là hàng hóa. SLĐ chỉ biến thành hàng hóa trong những điều kiện nhất định.

Một là, người lao động phải được tự do về than thể, do đó có khả năng chi phối SLĐ

Page 7: đề Cương triết học mác lê nin

của mình. SLĐ chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hóa, nếu nó do bản thân người lao động đưa ra bán. Vậy người lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình.

Hai là, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất nên không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình vì không còn cách nào khác để sinh sống.

Sự tồn tại hai điều kiện đồng thời nói trên tất yếu dẫn đến chỗ SLĐ biến thành hàng hóa. Khi đó, HHSLĐ ra đời và tồn tại. HHSLĐ ra đời hay sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển tiền thành tư bản.

HHSLĐ có giá trị và giá trị sử dụng đặc biệt

Giá trị HHSLĐ: được đo gián tiếp bằng những giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta.Khác với hàng hóa thông thường, giá trị hàng hóa sức lao động còn bao hàm cả các yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn về tinh thần(giải trí, học hành…). Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt của công nhân không phải lúc nào ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc trình độ văn minh của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, điều kiện địa lý, khí hậu, điều kiện hình thành giai cấp công nhân.Tóm lại có thể xác định lượng giá trị HHSLĐ do những bộ phận sau hợp thành: Một là, giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy tri sức lao động của bản thân người công nhân; Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân; Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình.

Giá trị sử dụng của HHSLĐ: là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng HHSLĐ khác với tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ:

Thứ nhất, khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động. Phần lớn đó chính là giá trị thẳng dư. Như vậy, HHSLĐ có nguồn gốc sinh ra giá trị. Trong khi, hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng thì cả giá trị và giá trị sử dụng điều biến mất theo thời gian.Thứ hai, con người là chủ thể của HHSLĐ vì vậy, việc cung ứng sức lao động phủ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cần phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.

Hàng hóa sức lao động có quan hệ mua bán đặc biệt.Đối với hàng hóa thông thường, người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau hay không có mối quan hệ gì với nhau. Người mua có quyền sử dụng và sở hữu hàng hóa mà mình mua. Trong khi đối với HHSLĐ, người mua chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu. Quyền sở hữu thuộc về người công nhân, người bán SLĐ. Và người mua và người bán có mối quan hệ mật thiết với nhau, tức người bán SLĐ phải chấp nhận và phục tùng những yêu cầu của người mua. Đó là sự khác biệt giữa hàng hóa thông thường và HHSLĐ trong

Page 8: đề Cương triết học mác lê nin

quan hệ giữa người bán va người mua.Trong quan hệ mua bán, hàng hóa thông thường được mua bán theo nguyên tắc ngang giá, “mua đứt-bán đứt”, tức là mua bán dứt điểm một lần, không kèm theo các điều kiện khác. Còn HHSLĐ lại có quan hệ mua bán đặc biệt. “ mua bán chịu”, thường không ngang giá và mua bán có thời hạn. tức là trong ma bán, người mua và người bán có sự ràng buộc lẫn nhau trong một thời gian nhất định bằng các hợp đồng…Trong thực tế, người mua là những người có trong tay tư liệu sản xuất, số lượng người mua này lại ít hơn người bán rất nhiều tạo nên một thị trường có cung lớn hơn cầu về sức lao động, do đó việc người bán SLĐ nhận được tiền phù hợp với công sức mà họ đã bỏ ra là không dễ dàng.

Câu 4: Trình bày sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất? ý nghĩa nghiên cứu của vấn đề này.- Khái niệm: + Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là p'. + Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân: - Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất. - Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh:* Cạnh tranh trong nội bộ ngành: hình thành nên giá trị xã hội( giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa.* Cạnh tranh giữa các ngành: + Khái niệm: Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm ra nơi đầu tư có lợi hơn, nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. + Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản vào các ngành sản xuất khác nhau. + Kết quả của cuộc cạnh tranh: hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hành hóa chuyển thành giá cả sản xuất. - Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Để chứng minh sự hình thành TSLNBQ ta có thể xét ví dụ sau:Giả sử có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ ở từng ngành khác nhau nên TSLN khác nhau.

-

-

Page 9: đề Cương triết học mác lê nin

Như vậy cùng với một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên TSLN khác nhau. Nhà tư bản ở ngành có TSLN thấp không thể bằng lòng, đứng yên trong khi những ngành khác có TSLN cao hơn. - Trong ví dụ trên: + Ngành da có cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp nhất nhưng TSLN cao nhất + Ngành cơ khí có cấu tạo hữu cơ của tư bản cap nhất nhưng TSLN thấp nhất. →Vì vậy tư bản ở ngành cơ khí và dệt sẽ tự phát di chuyển sang ngành da. Kết qủa: + Sản phẩm ngành da nhiều lên ( cung> cầu) → giá cả hàng hóa ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó → TSLN ở ngành này giảm xuống. +Ngành cơ khí là ngành mà cả xã hội đều muốn né tránh vì TSLN thấp nên sản phẩm của ngành cơ khí giảm đi( cung< cầu) → giá cả hàng hóa cao hơn giá trị →TSLN ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. - Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành cung > cầu thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu > cung thì giá cả tăng lên. Mặt khác nó còn làm thay đổi cả TSLN cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm thời dừng lại khi TSLN ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành nên TSLNBQ. * Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là p'.Nếu TSLNBQ kí hiệu là:

Thì: = *100%

Theo thí dụ trên thì: = *100%= 30%

- Những TSLN hình thành trong những ngành sx khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những TSLN khác nahu đó san bằng thành TSLN chung, đó là con số trung bình của tất cả những TSLN khác nhau. - Khi hình thành TSLNBQ thì lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau đều tính theo TSLNBQ và do đó: Nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân." Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào"Kí hiệu là: = * kTheo ví dụ trên thì: = 30%*100 = 30Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của CNTB: + Giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân. + Quy luật giá trị thặng dư cũng biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân. Sự hình thành giá cả sản xuất:

Page 10: đề Cương triết học mác lê nin

- TSLNBQ và LNBQ hình thành thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất - Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân Giá cả sản xuất = k + - Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành TSLNBQ. - Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất: + Đại công nghiệp cơ khí TBCN phát triển + Sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất. + Quan hệ tín dụng phát triển + Tư bản di chuyển từ ngành này sang ngành khác - Trong sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa, giờ đây giá cả hàng hóa xoay quanh giá cả sản xuất. - Xét về mặt lượng: + Ở mỗi ngành, giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa có thể không bằng nhau. + Đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. - Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. - Quá trình hình thành LNBQ và GCSX có thể tóm tắt ở bảng sau:

Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của CNTB, khi giá trị thặng dư chuyển thành LNBQ thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Ý nghĩa: + Giúp chúng ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của Mac theo tiến trình từ trừu tượng đến cụ thể. + Việc hình thành lợi nhuận bình quân chỉ rõ sự tranh giành nhau về mặt quyền lợi giữa các nhà TB. Vạch rõ toàn bộ giai cấp TS tham gia bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân, giai cấp công nhân phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp, đấu tranh kinh tế kết hợp chính trị. + Lợi nhuận bình quân và giá cả SX che giấu nguồn gốc GTTD, làm cho người ta nhầm tưởng, cứ đầu tư một lượng TB như nhau thì thu được lợi nhuận như nhau, dẫn đến quan điểm TB sinh lợi nhuận

Page 11: đề Cương triết học mác lê nin

+ Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh gay gắt có tác dụng ngăn cản độc quyền. Mặt khác, cạnh tranh thôi thúc các nhà TB cải tiến kỹ thuật SX, thúc đẩy LLSX phát triển + Cạnh tranh dẫn đến đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, giá cả hàng hóa rẻ hơn,ngành nghề được mở rộng, sản phẩm mới ngày càng tăng

Câu 5: Trình bày nguyên nhân hình thành, bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?a) Nguyên nhân hình thành: - Đầu TK XX, V.I.Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (CNTBĐQNN) là khuynh hướng tất yếu. - Dựa vào tư tưởng của V.I.Lênin, có thể nhận thấy nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của CNTBĐQNN là do: + Một là, LLSX ↑→ QHSXTBCN phù hợp→XH nhà nước tư sảnTích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và sản xuất càng cao,do đó đ era những cơ cấu kinh tế to lớnđòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, yêu cấu kế hoach hóa tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữ của trìnhđộ xã hội hóa LLSX đã dấn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lí nền sản xuất. LLSX xã hội hóa ngày càng cao>< gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của QHSX để LLSX tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của CNTB. Hình thức mới đó là CNTBĐQNN. + Hai là, phân công lao động (PCLĐ)↑→ngành nghề mới ra đời→hình thành cơ cấu kết nốiSự phát triển PCLĐ xã hội làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân ko muốn or ko thể vìđầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, để cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn. + Ba là, >< giai cấp TS và VS→ xoa diệu=CSNNSự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc them sự đối kháng giữa GCTS với GCVS và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa diệu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội… + Bốn là, xu hướng quốc tếhóa→>< giữa các TCĐQQT→ NN can thiệpCung với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các lien minh độc quyền quốc tế vấp phải nhứng hang rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trướng thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước cả các quốc gia tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.Ngoài ra, chiến tranh thế giới cùng với đó là tham vọng giành chiến thắng trong cuoovj chiến tranh, việc đối phó với xu hướng XHCN mà CM tháng 10 Nga là tiếng chuông báo hiệu bắt đầu một thới đại mới, làm cho NNTBĐQ phải can thiệp vào kinh tế.b) Bản chất“Xét về bản chất, CNTBĐQNN là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhá nước tưsản bị phụ thuộc váo các tổ chức độc quyền và can thiệp váo các quá trình kinh tế để bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tưbản.”

Page 12: đề Cương triết học mác lê nin

- CNTBĐQNN là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứkhông phải là 1 chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản - Cùng với sự phát triển CNTBĐQ, nhà nước ko chỉ can thiệp vào nền sx xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lí các xí nghiệp thuộc khu vưc kt nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sx.CNTBĐQNN là hình thức vậnđộng mới của QHSX TBCN nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB, làm cho chủ nghĩa tưbản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.c) Biểu hiện - Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước:Sự kết hợp về nhân sự được thực hiền thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau. Các hội chủ này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho CNTBĐQNN. Các hội chủ này hoạt động như các cơ quan tham mưu cho nhà nước nhằm”lái”hoạt động nhà nước theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền, vai trò lớnđén mức được gọi là nhứng chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. thong qua hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành người đỡ đầu các tổ chức độc quyền. - Sự hình thành và phát triển sỡ hữu tư bản độc quyền nhà nước: + Sởhữu TBĐQNN là sỡ hữu tập thể của giai cấp TSĐQ có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụlợi ích của TBĐQ nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB. Nó biểu hiện không những ởchỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân. + Sở hữu nhà nước bao gồm: những động sản và bất động sản cần cho hoạt động bộ máy nhà nước, những xí nghiệp nhà nước trong công nghiệp và các lĩnh vực kết cấu hạ tấng kinh tế-xã hội như GTVT,…trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọngnhất. + Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: ∙ Xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách ∙ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bắng cách mua lại ∙ Nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân ∙ Mở rộn xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân + Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trong sau: ∙ Mở rộng sản xuất TBCN, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển CNTB ∙Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ nhứng ngành ít lãi để đưa vào kinh doanh những ngành có hiwwuj quả hơn ∙Làm chỗdựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phcj vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền - Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản: +Đây là một trong nhứng biểu hiện quan trọng. hệ thống điều tiết kt của nhà nước tư sản là 1 tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lí gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền.

Page 13: đề Cương triết học mác lê nin

+Các công cụ chủ yếu nhà nước tưsản dung để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế là: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ- tín dụng,, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hành chính-pháp lý

Câu 6: Trình bày nhứng điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?- Khái niệm giai cấp công nhân:” Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chấy xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sửquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuaatsphair làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trịthặng dư; ở các nước xã hội chue nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ.” - Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN: + GCCN là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy, vềmặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đại nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và xây dưng xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa và công sản chủ nghĩa + Việc thực hiện sứ mệnh này cần 2 bước: ∙ B1:”…giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị” và “giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước” ∙ B2:”…giai cấp vô sản dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư sản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả nghững công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước” tiến hành tổ cguwcs xây dựng xã hội mới-xã hội chue nghĩa.Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau: GCCN không thực hiện B1 thì cũng ko thực hiện được B2 nhưng B2 là quan trọng nhất để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. - Những điều kiện khách quan: + Địa vị kinh tế-xã hội của GCCN trong xã hội TBCN ∙ Trong CNTB và CNXH, với nền sx đại công nghiệp ngày càng phát triển, thì “LLSX hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động” ∙ Trong nền sx đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sx đó. ∙ Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn toàn ko có hoặc có rất ít TLSX, là người lao động làm thuê→GCCN có lợi ích đối lập trực tiếp với lợi ích của GCTS→ lợi ích của GCCN là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về TLSX, giành lấy chính quyền và dung nó để xây dựng xã hội mới, tiến tới 1 xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột. ∙ GCCN lao động trong nền sx đại công nghiệp, có quy mô sx ngày càng lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sx ngày càng nhiều, họ lại thường sống ở ngữnh thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung. Điều kiện làm việc, đk sống đã tạo đk cho họ có thể đoàn

Page 14: đề Cương triết học mác lê nin

kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB. ∙GCCN có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa sốQCNDLĐ, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp tầng lớp lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. + Những đặc điểm chính trị -xã hội của GCCN: ∙ Thứ nhất, GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng. Vì:

Họ đại biểu cho PTSX tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại.

Được trang bị bởi 1 lí luận khoa học, cách mạng Luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc

hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ.→ Tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.∙ Thứ hai, GCCN là giai cáp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thờiđại ngày nay.Ø Đk sống, đk lao động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN.Øtrong công cuộc cải tạo, GCCN ko gắn với chế độ tư hữu→kiên định trong công cuộc xóa bỏ chế độ tưhữu và xây dựng chế độ công hữu.∙ Thứ ba, GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao

GCCN lao động trong nềnđại công nghiệp với hệ thống sx mang tính dây chuyền và nhịp độ khẩn trương buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động.

Cuộc sống đô thị tập trung đx tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho GCCN Yêu cầu đấu tranh chống GCTS buộc công nhân tham gia vào những tổ chức chính trị

khác nhau, cao nhất là Đảng Cộng sản∙ Thứ tư, GCCN có bản chất quốc tế

GCTS là 1 lực lượng quốc tế, ko chỉ bóc lột GCCN ở chính nước họ mà còn bóc lột GCCN ở các nước thuộc địa.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, tư bản nước này có thể đầu tư sang nước khác là 1 xu thế khách quan. Nhiều sản phẩm ko phải do 1 nước sx ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia

GCTS là kẻ thù chung của GCCN ở chính quốc và các nước thuộc địa→ Phong trào đấu tranh của GCCN ko chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân cả nước. Có như vậy, phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi.

Câu 7: Trình bày mục tiêu, động lực, nôị dung của cách mạng XHCN?Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ

nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội mới, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. - Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị nhằm thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản

Page 15: đề Cương triết học mác lê nin

và thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng…xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện tháng lợi CNXH và CNCS.Mục tiêu của cách mạng xã hôi chủ nghĩa:Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng xã hội, giải phóng con người, đó là mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.Việc thực hiện mục tiêu đó gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa.Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyên của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột; “”phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”.Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác.Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa:Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, do vậy thu hút đươc sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, ngày càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng trong xã hội hiện đại. Giai cấp công nhân là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu có trong xã hội hiện đại, là lực lượng xã hội đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thông nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình. C.Mac chỉ ra, nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành bái ai điếu. Trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai cấp nông dân là lực lượng lao động quan trọng trong xã hội về phương diện kinh tế và là lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hôi chủ nghĩa về phương diện chính trị -xã hội. Vì vậy, “nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân”. Đội ngũ trí thức tham gia vào cách mạng xã hội chủ nghĩa như một trong những lực lượng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng.Trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ trí thức truyền bá chủ nghĩa Mac Lenin rộng rãi vào quần chúng nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, chăm só sức khỏe cho nhân dân, tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách cùng pháp luật, sáng tạo ra các giá trị khoa học-kĩ thuật và hấp thu những thành tưu trên thế giới.Các lực lượng tiến bộ khác trong xã hội liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một động lực tổng hợp cuae cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong công đấu trang giành chính quyền

Page 16: đề Cương triết học mác lê nin

cũng như trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh khi tạo được sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi các lực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cách mabgj xã hội chủ nghĩa. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa:Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các kĩnh vực đời sống xã hội.-Trên lĩnh vục chính trị:Nội dung trước tiên của CMXHCN là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động: đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị almf chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào các công việc chủa nhà nước XHCN, ĐCS và nhà nước XHCN phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dân, đặc biệt là văn hóa chính trị. Bên cạnh đó cần quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiên cơ chế, có những biện pháp để nhân dân lao động tham gia hoạt động tham gia hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước.-Trên lĩnh vực kinh tế: CMXHCN về thực chất là có tính chất kinh tế.Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu, Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của CMXHCN phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.Nội dung của CMXHCN trên lĩnh vực kinh tế là quan trọng và có tác dụng quan trọng nhất cho sự toàn thắng của CNXH, vì vậy thực hiện nội dung này trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp. Sau đó phải cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, Nhà nước XHCN phải tìm mọi cách phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tùng bước cải thiện đời sống nhân dân.CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động,do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công việc là thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi người đóng góp cho xã hội, Năng suất lao động là yếu tố quyết định sự thắng lợi cuối cùng của CNXH, với CNTB thì năng suất lao động alf chiếc đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài CNTB.-Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa: Trong điều kiện xã hội mới-xã hội XHCN, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội. Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiến tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa thực hiện việc giái phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua xây dựng từng bước thế gới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành những con người mới XHCN, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết,có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mới quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội. Đưa nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất các giá trị tinh thần, đưa nhân dân lao động lên địa vị người chủ hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần.Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn kết với nhau tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cũng phát triển.

Page 17: đề Cương triết học mác lê nin

CMXHCN là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cái tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.

Câu 8: Làm rõ tính tất yếu, đặc điểm, thực chất và nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH?Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho đến khi CNXH tạo ra những cơ sở của chính mình trên các lĩnh vực đời sống xã hội.Dựa vào điểm xuất phát của các nước khi đi lên CNXH, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có hai kiểu: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.- Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã hội.- Quá độ gián tiếp từ các nước tiền tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản yếu kém lên chủ nghĩa xã hội.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:Để chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN-xã hội mà CNXH phát triển trên chính cơ sở vật chất-kĩ thuật của nó, cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:- Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất: dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu vè tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, không còn áp bức và bóc lột.- Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa XHCN.- Ba là, các quan hệ xã hội của XHCN không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của cả quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển nhưng mối quan hệ đó.- Bốn là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân có thời gian từng bước làm quen với những công việc đó. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tài những yếu tố của xã hôi cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.- Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thông kinh tế quốc dân thống nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng CNXH. Các thành phần kinh tế tồn tại trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn và đấu tranh với nhau. Nền kinh tế nhà nước và tập thể là chủ đạo. Mấu thuẫn giữa các thành phần kinh tế chỉ có thể được giải quyết trong tiến trình xây dựng CNXH.Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH được xác lập trên cơ sở khách

Page 18: đề Cương triết học mác lê nin

quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.- Trên lĩnh vực chính trị: Tồn tại nhà nước chuyên chính vô sản của giai cấp vô sản.Nhà nước chuyên chính vô sản mới ra đời cần được củng cố và hoàn thiện để bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN trong thời kỳ mà CNTB và CNXH vẫn còn đang đấu tranh với nhau một cách quyết liệt và phức tạp.- Trên lĩnh vực xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội. Thời kỳ này có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. các giai cấp tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong một giai cấp tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, ý thức khác nhau.- Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa: Tồn tại nhiều loại văn hóa, tư tưởng khác nhau. Bên cạnh tư tưởng XHCN còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, v.v… Trên lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại các yếu tố văn hóa cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.Thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai câp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị, và những thế lực chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung mới, hình thức mới, diễn ra trong mọi lĩnh vực chính trị-xã hội, kinh tế và tư tưởng-văn hóa. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: -Trong lĩnh vực kinh tế: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế là thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng, sản xuất hiện có của xã hội: cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xấy dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời song của nhân dân lao động. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất-kỹ thuật CNXH. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN diễn ra ở các nước khác nhau với điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể, hình thức, bước đi khác nhau.Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử-cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa XHCN ở thời kỳ quá độ lên CNXH.- Trong lĩnh vực chính trị: Tồn tại nhà nước chuyên chính vô sản. Tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH, nâng cao cảnh giác, trừng trị những hành động chống phá CNXH: tiến hành xây dựng củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng vững mạnh, bảo đảmquyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động: xây dựng đảng cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.- Trong lĩnh vực tư tưởng-văn hóa: Tồn tại nhiều văn hóa, tư tưởng khác nhau. Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tưởng-văn hóa là thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng, tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa mới XHCN, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.

Page 19: đề Cương triết học mác lê nin

- Trong lĩnh vực xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội nên cần phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; xóa bỏ tàn dư xã hội cũ; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN trên con đường phát triển của hình thái kinh tế-xã hội CSCN chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.

CÂU 9: Trình bày quan điểm của CNMLN về dân chủ, nền dân chủ và những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN Quan niệm về dân chủ, nền dân chủ:

Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, khái niệm “dân chủ” được hiểu là: việc “cử ra và phế bỏ người đứng đầu “, đó là “quyền và sức lực của nhân dân”. Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ không còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Nó trở thành một hình thức nhà nước của một giai cấp thống trị nhất định trong xã hội. Giai cấp thống trị cũ đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của nhân dân. Bằng chứng là: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập ra nhà nước dân chủ đối với chủ nô. Khi đó nhà nước chủ nô chính thức sử dụng thuật ngữ “dân chủ” với nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nô có “quyền lực của dân”. Nhưng “dân” lúc này theo quy định của pháp luật gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số tri thức và người tự do, còn tuyệt đại đa số nô lệ thì không được coi là dân.

Chế độ phong kiến không được thừa nhận là một chế độ dân chủ mà đó là một chế độ quân chủ.

Chế độ tư bản chủ nghĩa dù có nhiều thành tựu to lớn, có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ thì về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản.

Đến khi chủ nghĩa xã hội ra đời, nhân dân lao động giành lại chính quyền và tư liệu sản xuất thì quyền lực thực sự của dân mới trở lại với nhân dân.

Quan điểm chủ nghĩa MLN về dân chủ:

+ Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.+ Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền (giai cấp thống trị) nên dân chủ mang bản chất của giai cấp thống trị.

Page 20: đề Cương triết học mác lê nin

Dựa trên cơ sở: - Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị.-Dân chủ là nguyên tắc sinh hoạt dựa trên cơ sở số ít phục tùng số đông, có nghĩa sẽ là một bộ phận này dung quyền lực số đông của mình để buộc một bộ phận khác phải phục tùng ý chí của họ.- Trong chính sách của nhà nước quy định người dân được làm gì, không được làm gì.

+ Dân chủ phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột, nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.

Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN:

oCM XHCN đã tạo ra những tiền đề hình thành dân chủ XHCN. Về cơ bản, dân chủ XHCN và chuyên chính vô sản là thống nhất

oĐặc trưng cơ bản:

+ Dân chủ XHCN bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân- Có sự quản lý nhà nước- Thiết lập cơ chế kiểm tra giám sát của nhân dân

Dân chủ XHCN vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rỗng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

+ Dựa trên chế độ cộng hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu- Tạo điều kiện cho nhân dân lao động tham gia lao động

- Nhân dân tham gia quản lý sản xuất và phân phối sản xuất- Nhân dân phát huy sáng tạo trong quá trình lao động

+ Sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội- Kết hợp lợi ích cá nhân và xã hội

- Kết hợp lợi ích trung ương và địa phương- Kết hợp lợi ích giữa các cấp

+ Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân- Trấn áp những thế lực phản động chống phá CNXH

- Bảo vệ lợi ích của nhân dân

Câu 10: trình bày những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH và những nguyên tắc cơ bản của CNMLN trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? -Khái niện tôn giáo: là 1 hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái 1 hay nhiều vị thần

Page 21: đề Cương triết học mác lê nin

và những lễ nghi để thể hiện sự sùng bái ấy. CNMLN cho rằng tôn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội đều trở thành thần bí, những sức mạnh của thế gian đã trở thành sức mạnh siêu thế gian -Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xay dựng CNXH+ Nguyên nhân kinh tế xã hội Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn , thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng Khi xã hội phân chia giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp, áp lực bóc lột, tội ác… tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó họ đã thần thánh hóa 1 số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động của người khác mà sinh ra tôn giáo Như vậy sự yếu kém về trình độ phát triển của lưc lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị , bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo + Nguyên nhân nhận thứcỞ những giai đoạn lịch sử nhất định nhận thức con người về tự nhiên xã hội và bản thân mình còn giới hạn. Mặt khác trong tự nhiên xã hội còn nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tôn giáo Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng +Nguyên nhân tâm líDo sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo. Ngay cả những tâm lí tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn giáo.+ Nguyên nhân chính trị Xét về giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phug hợp với CNXH . Đó là những giá trị đạo đức văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện… vì thế trong 1 chừng mực nhất định tôn giáo có sức hút mạnh mẽ đối với 1 bộ phận quần chúng nhân dân+Nguyên nhân văn hóaSinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáo ứng phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội , trong 1 chừng mực nhất định có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

- Những nguyên tắc cơ bản của CNMLN trong giải quyết vấn đề tôn giáo+ Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội, phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, vấn đề mê tín dị đoan, đội lốt tôn giáo để gây kích động bạo loạn+ Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân.+ Thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo và không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo ,

Page 22: đề Cương triết học mác lê nin

đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lí do tôn giáo, tín ngưỡng+ Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng CNXH. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên vừa phải khẩn trương, kiến quyết, vừa phải thận trọng và sách lược+ Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. ở những thời kì lịch sử khác nhau vai trò tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội là không giống nhau. Vì vậy cần có quan điểm lịch sử cụ thể - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo