21
THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN CHÚ Ý RẰNG MỌI NCKHSPUD VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỄ TẢI – MIỄN PHÍ Chỉ có ở http://tieuhoc.info PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, ________________________________________________________ ________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info 1

Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Citation preview

Page 1: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN CHÚ Ý RẰNGMỌI NCKHSPUD VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DỄ TẢI – MIỄN PHÍChỉ có ở http://tieuhoc.info

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài.

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và

phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của

mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự

tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.

Thực hiện chủ đề năm học 2011 – 2012 “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao

chất lượng giáo dục”. Và cũng là năm học đầu tiên Sở GD&ĐT Lào Cai đã triển khai

việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới tới tất cả các huyện trong tỉnh. Thực hiện theo

kế hoạch xây dựng về đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại trường Tiểu học của phòng ____________________________________________________________________

____NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

1

Page 2: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

GD&ĐT Bảo Yên. Ban giám hiệu trường Tiểu học số 1 Long Khánh đã đổi mới công

tác quản lý sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên trong trường có đủ điều kiện tự

học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Để việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà

trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng trường Tiểu

học số 1 Long Khánh đã xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn.

Đây là một vấn đề hết sức mới mẻ được triển khai và thực hiện trong năm học này

chính vì vậy tôi đã chọn kinh nghiệm thực hiện “ Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt

chuyên môn ở trường Tiểu học” nhằm chia sẻ kinh nghiệm bước đầu thực hiện với

các bộ quản lý trong ngành.

2, Mục đích nghiên cứu:

T×m ra c¸c gi¶i ph¸p ®Ó Sinh hoạt chuyên môn mới thực sự là một hoạt động

nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho người giáo viên nói

chung và giáo viên cấp Tiểu học nói riêng, để góp phần tháo gỡ những khó khăn trong

quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học. Những biện pháp khả thi có thể

vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. 

3, Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn.

- §a ra nh÷ng giải pháp nhằm giúp đỡ cán bộ quản lý, giáo viên tin tưởng vào

sinh hoạt chuyên môn và biết cách thực hiện chuyên môn hiệu quả, từ đó có thể nâng

cao năng lực chuyên môn để đảm bảo cho học sinh đều được học và học có tiến bộ.

- Hiểu rõ mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới là từng bước xây dựng văn hóa

trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn

học hỏi đồng nghiệp, giúp cho giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh, nâng cao

năng lực dạy học cho giáo viên

- Thiết lập và xây dựng được quy trình để từng bước xây dựng cỏch thức sinh

hoạt chuyờn mụn mới đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triển

bền vững của nhà trường.

PHẦN II. NỘI DUNG

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

2

Page 3: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Chương I. Tổng quan.

Sinh hoạt chuyên môn là cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi người giáo viên bởi

lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của nhà trường. Đây là một trong

các hình thức bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên, từ đó nâng

cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng. Theo

quy định, sinh hoạt chuyên môn được thực hiện hàng tuần ở tất cả các nhà trường.

Trường Tiểu học số 1 Long Khánh cũng thực hiện đúng quy định của ngành và sinh

hoạt chuyên môn theo các hình thức sau:

Học tập chuyên môn nghiệp vụ: Nội dung học tập có thể theo các chuyên đề đã được

xác định dựa trên nhu cầu của giao viên hoặc theo sự chỉ đạo chung của Sở GD&ĐT,

Phòng GD&ĐT. Nội dung học tập còn là các văn bản chỉ đạo mới hoặc những nhiệm vụ

mới trong năm học.

Dự giờ học tập đồng nghiệp: Việc dự giờ diễn ra tại trường hoặc cụm trường, chủ

yếu dựa theo các chuyên đề được xác định trong kế hoạch năm học. Ngoài ra, việc dự

giờ tại trường cung có thể theo chuyên đề nào đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong

trường. Thông thường một giáo viên được đánh giá là vững vàng về chuyên đề nào sẽ

được phân công chuẩn bị và thực hiện giờ dạy được coi là “ giờ dạy mẫu” của chuyên

đề đó. Người dự giờ sẽ theo dõi các hoạt động dạy của giáo viên để nhận xét về

phương pháp dạy, về phân bố thời gian, các khâu các bước của giờ dạy so với sách giáo

khoa, sách hướng dẫn và các tài liệu khác. Người dự giờ cũng chỉ chú ý đến các câu

hỏi, các lời hướng dẫn của giáo viên, đồ dùng giáo viên sử dụng để xem xét có sai sót,

bất hợp lý hay không. Chính cách dự giờ và nhận xét như mô tả ở trên đã khiến cho

mục tiêu bồi dưỡng giáo viên khó có thể đạt được.

Vậy làm thế nào để qua mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn từng giáo viên sẽ học tập

được một điều gì hữu ích cho chuyên môn nghiệp vụ của mình? Làm thế nào để Sinh

hoạt chuyên môn trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của môi thầy cô giáo?

Làm thế nào để sinh hoạt chuyên môn mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao nang

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

3

Page 4: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

lực chuyên môn và mang lại hiệu quả học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo

dục?

Với vấn đề dặt ra này trường Tiểu học số 1 Long Khánh đã tổ chức triển khai và

thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn và bước đầu đã đạt được hiệu quả cao.

Chương II. Nội dung vấn đề nghiờn cứu

I. Đặc điểm tình hình nhà trường

Trường Tiểu học Long Khánh cách trung tâm huyện Bảo Yên 14 km, nằm trên

quốc lộ 70. Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng đầy

đủ các điều kiện dạy và học. Tập thể trường Tiểu học số 1 Long Khánh đã nhiều năm

liền được UBND huyện công nhận là đơn vị lao động tiến tiến cấp huyện ( từ năm

2005-2011) và một số cá nhân được nhận giấy khen, bằng khen cấp huyện, cấp tỉnh.

Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2010 và được sở GD&ĐT Lào Cai cụng nhận

trường đạt “ Trường học thõn thiện – học sinh tớch cực”

1.1. Thuận lợi

Đội ngũ giáo viên nhà trường đảm bảo đủ số lượng có 100% số giáo viên đạt

chuẩn về trình đồ đào tạo, trong đó có 70% số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào

tạo. Có giáo viên dạy Mĩ thuật, thể dục.

Trong những năm qua số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp đạt

trên 50 %. Nhiều giáo viên đã sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học,

đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Trong năm học mỗi giáo viên

đều có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học đã được áp

dụng tại lớp mình và nhân rộng ra các lớp khác đạt hiệu quả tương đối cao.

1.2.Khó khăn.

Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa mạnh dạn trong đổi mới

phương pháp dạy học. Dẫn đến chất lượng giáo dục của học sinh chưa cao, tỷ lệ học

sinh đạt giải thi cấp huyện thấp.

II. Thùc tr¹ng vÒ sinh hoạt chuyên môn cña nhµ trêng và các giải pháp thực

hiện để đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

4

Page 5: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

1.Thùc tr¹ng của nhà trường khi sinh hoạt chuyên môn truyền thống

Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng

dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác,

vấn đề chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn theo

Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò

bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ

những khó khăn cho giáo viên trong tổ.

Trong dự giờ đồng nghiệp giáo viên chỉ chú ý quan sát vệc dạy của giáo viên

xem giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, giáo viên dạy như thế nào, ngôn

ngữ ra sao, có đảm bảo các khâu các bước lên lớp hay không, phân phối thời gian giờ

dạy có hợp lý hay không. Họ không quan tâm xem học sinh được học như thế nào trong

giờ học ấy.

Khi đánh giá tiết dạy thì giờ dạy được xếp theo các mức giỏi, khá, trung bình,

yếu. Các ý kiến trao đổi thường mang tính áp đặt một chiều nên giáo viên dạy không

tránh khỏi áp lực về tâm lý như bị trì chiết phê phán. Đồng thời các ý kiến cung đưa ra

cách dạy đặc trưng cứng nhắc cho một loại bài hay một môn học nào đó. Việc này

khiến tất cả các giáo viên đều dạy theo một quy trình mà dạy theo quy trình sẽ không

phù hợp với tất cả các giáo viên và các lớp học, không phát huy được tính linh hoạt,

sáng tạo của giáo viên. Kết quả là chất lượng học tập của học sinh không được cải

thiện.

Trong các buổi sinh hoạt, một số giáo viên được coi là dạy khá và cán bộ quản lý

hay nhận xét còn những giáo viên trung bình thì ít khi có ý kiến; những vấn đề mới và

khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thường trầm lắng hoặc căng thẳng khiến

giáo viên bị ức chế hoặc không học được gì từ buổi sinh hoạt chuyên môn.

2. Nguyên nhân.

Chưa đổi mới được cách thức sinh hoạt chuyên môn do

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

5

Page 6: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Thứ nhất: Nhiều GV còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong các

buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt.

Thứ hai: Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt,

chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên.

Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, hầu như còn lặp lại với các năm trước.

Thứ ba: Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được

cải tiến. Hầu như là là theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần

chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu

như là nhất trí). Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả rất thấp...

Thứ tư. Việc quản lý chỉ đạo ‘còn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc

và kiểm tra thường xuyên.

Trước thực trạng này mỗi cán bộ quản lý chúng ta nhận thấy cần phải chuyển từ

sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn mới để từng bước xây

dựng văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở

rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp cho giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về học

sinh, nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên.

3. Giải pháp thực hiện.

Làm thế nào để chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên

môn mới, để sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, GV thấy được những gì mình còn

thiếu, còn yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên

môn của mình. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

1. Giải pháp:

1.1. Chia sẻ tầm nhìn, giúp người tham gia nhận thức được ý nghĩa, tầm quan

trọng của sinh hoạt chuyên môn mới.

Sinh hoạt chuyên môn là một quá trình các giáo viên tham gia vào các khâu từ

chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dậy thể nghiệm, dự giờ suy ngẫm và chia sẻ các ý

kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của học sinh. Đây là hoạt động học

tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

6

Page 7: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý đinh và thực tế. Trong quá trình học tập đó,

giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới. Cần tránh để

giáo viên có suy nghĩ coi đó chỉ là việc sinh hoạt chuyên môn thông thường mà họ đã

và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập được nhiều. Cần tạo cho học có

động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên

môn. Cần cho giáo viên thấy được sinh hoạt chuyên môn có mục đích chính là nâng cao

chất lượng các bài học của học sinh. Để đạt được mục đích đó giáo viên cần biết:

Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm của học sinh. Hình thành khả năng quan sát,

phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được về học sinh – đây là một năng lực mới

đặc biệt quan trọng đối với giáo viên.

Đào sâu hiểu biết về công việc của mỗi giáo viên, làm cho họ hiểu sâu, rộng hơn về học

sinh, đồng nghiệp, về bản thân trước các yêu cầu luôn thay đổi trong hoạt động dạy học.

Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa các giáo viên và giữa giáo viên với học sinh.

Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà trường: cộng tác giải quyết các vấn

đề đặt ra ( ví dụ: các thắc mắc về chương trình – sách giáo khoa, về việc học tập của

học sinh) giữa các giáo viên; xây dựng tình đông nghiệp, mối quan hệ nhà trường thân

thiện, học tập lẫn nhau. Tạo động lực sư phạm tích cực, sự quan tâm, nêm say mê

chuyên môn của tất cả các giáo viên.

Tạo cơ hội cho mọi cán bộ quản lý, giáo viên hiểu biết về mối quan hệ giữa các

quy định, chính sách của ngành ( Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa – đổi

mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá,…) và công việc hàng ngày của

mỗi cá nhân.

1.2. Đề ra và thực hiện các nguyên tắc chung để đảm bảo việc sinh hoạt

chuyên môn đạt hiệu quả:

1.2.1. Sáu nguyên tắc chung về quản lý

- Coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất

- Hiểu rõ và tin tưởng ý nghĩa, tầm quan trọng và cùng nhau nhất trí quyết tâm

thực hiện

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

7

Page 8: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

- Cùng được tham gia và thực hiện đúng kỹ thuật .

- Có sự hỗ trợ cụ thể, thường xuyên từ các cấp quản lý

- Vận dụng, trải nghiệm những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới.

- Thực hiện theo 2 giai đoạn và thực hiện liến tục đó là: thứ nhất là hình thành

cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới. Thứ hai là tập trung

phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm ra biện pháp cải tiến

và nâng cao chất lượng bài học.

1.2.2. Các nguyên tắc chung về kỹ thuật.

- Khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả các giao viên khi chuẩn

bị bài dạy minh họa và áp dụng vào việc dạy học hàng ngày.

- Chỉ quan sát suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến việc học của học

sinh.

- Ai cũng phải có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ thể, tỷ mý. Lắng nghe và tôn trọng

các ý kiến của nhau; không xếp loại giờ dạy; không phê bình, chỉ trích ( giáo viên và

học sinh)

1.3. Xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động.

Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn cần thực hiện đầy đủ theo 4 bước:

*Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa: Phân công người dạy, chuẩn bị bài dạy.

Yêu cầu đối với bài dạy minh họa là phải có sự sáng tạo.

*Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ: là bước để giáo viên dạy minh họa bài học

và các giáo viên dự giờ, thu thập thông tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ.

Lưu ý vị trí dự giờ và phải thực hiên tốt nguyên tắc: khi dự giờ phải tập trung

vào việc học của học sinh.

Quay video bài học.

*Bước 3. Suy ngẫm và thảo luận về bài học.

Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các giáo viên về bài học sau khi dự giờ là đặc

biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa quan trọng nhất trong sinh hoạt chuyên môn, là

yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn. Vì suy ngẫm gắn

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

8

Page 9: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc

hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất

những người tham gia sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên đây là khâu khó và phức tạp

nhất nhưng đặc biệt thú vị, rất cần có tinh thần cộng tác, xây dựng của người than gia và

đặc biệt là vai trò, năng lực của người chủ trì.

Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiê4u chí cụ thể nào. Suy

ngẫm là những phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự và đaqx từng xảy ra

với bản thân người dự giờ ( Dựa vào năng lực, hiểu biết, kinh nghiệm vốn có để suy

ngẫm.

* Bước 4. Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày. Đây là bước làm gián tiếp,

không nằm trực tiếp trong quy trình sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên nó không tách rời

việc sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ nghiên cứu, vận dụng, kiểm nghiệm những gì

đã học và tự đúc rút thêm những vấn đề thắc mắc, băn khoăn. Trên cơ sở đó tiếp tục tìm

tòi trong sinh hoạt chuyên môn( giáo viên có thể dạy lại bài học đó, chuẩn bị bài minh

họa tiếp theo) hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngày của mình.

Trong quá trinh thực hiện bước 4 cần chú ý đến các nguyên tắc đổi mới bài học

hàng ngày sau:

+ Ngừng truyền thụ kiến thức bằng phương pháp truyền thống.

+ Áp dụng học tập cộng tác

+ Sử dụng đồ dùng học tập thực tế.

+ học tập “cùng nhảy”( trong các nhóm nhỏ gồm ba hay bốn học sinh)

+ Học tập vươn tới

+ Chia sẻ ý tưởng.

1.4. Xây dựng các chiến lược hành động để thực hiện sinh hoạt chuyên môn

mới thành công.

1.4.1. Đối với Hiệu trưởng:

Chia sẻ tầm nhìn đối với giáo viên

Giúp giáo viên nhận thấy những vấn đề về giờ dạy.

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

9

Page 10: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên môn tại trường

Tạo tâm lý thoải mái cho giáo viên.

Thay đổi thói quen quan sát, thu nhận thông tin khi dự giờ.

Xây dựng mối quan hệ lắng nghe trong khi chia sẻ, suy ngẫm về bài học.

Phá vỡ thói quen chia sẻ cũ có tính chất tiêu cực.

Kiên định đối với sinh hoạt chuyên môn mới.

1.4.2. Đối với Phó Hiệu trưởng.

Lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng năm, điều chỉnh lịch sinh hoạt chuyên

môn

Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành thực hiện sinh hoạt chuyên môn

Gương mẫu đi đầu thực hiện giờ dạy minh họa.

Thuyết phục, động viên và nhắc nhở các giáo viên khác tích cực tham gia sinh

hoạt chuyên môn.

Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của sinh hoạt chuyên môn mới.

1.4.3. Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán.

Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy.

Làm nòng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và thực hiện hóa hiệu

quả sinh hoạt chuyên môn trong các bài học hàng ngày.

Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ khối của mình

cũng như truyền đạt lại các ý kiến của các giáo viên cho các nhóm.

1.4.4. Đối với giáo viên.

Tất cả các giáo viên đều phải được tham gia sinh hoạt chuyên môn vì mụ đích

của sinh hoạt chuyên môn mới là xâqy dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên

trong nhà trường và tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Trong sinh hoạt chuyên

môn giáo viên cần có thái độ và hành động sau:

Tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy minh họa.

Tác phong đúng mực khi dự giờ, tránh những hành động làm phiền học sinh

trong giờ học

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

10

Page 11: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Học rèn luyện để có cách quan sát, thu nhận thông tin đầy đủ trong từng hoạt

động học tập của học sinh và hỗ trợ học sinh trong giờ học.

Tôn trọng tin tưởng mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp. Khi chia sẻ ý kiến

trong sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thể hiện ý thức lắng nghe đồng nghiệp trong

khi chia sẻ ý kiến. Các ý kiến tập trung xoay quanh ý định của giáo viên và việc tham

gia vào các hoạt động của học sinh đáp lại sự hướng dẫn của giáo viên. Nói lên được

những điều học được từ giáo viên dạy và từ hoạt động học tập của học sinh trong giờ

học và những vấn đề giáo viên dự cần làm rõ.

Lần lượt từng người phát biểu ý kiến chia sẻ tái tạo lại các tình huống học tập

của học sinh. Biết rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi chia sẻ và suy ngẫm.

Chương III. Phương pháp nghiên cứu, kết quả thu được

1. Phương pháp nghiên cứu:

2. Kết quả của việc thực hiện chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

Bước đầu đã xây dựng văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều

tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp cho giáo viên hiểu

biết sâu sắc hơn về học sinh, nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên

Giáo viên có nhận thức sâu sắc về sinh hoạt chuyên môn mới. Tất cả các giáo

viên đã có hiểu biết về sinh hoạt chuyên môn mới giúp thay đổi văn hóa nhà trường làm

cho mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường ngày càng thân thiện gần gũi

hơn, tạo dựng niềm tin, sự tôn trọng, tinh thần học hỏi, sự hợp tác và ý thức lắng nghe

giữa các thành viên trong nhà trường.

Giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh, biết được những khó khăn và học

sinh mắc phải trong quá trình học tập, từ đó mỗi người tự suy ngẫm để tìm cách giúp đỡ

học sinh tốt hơn. Sinh hoạt chuyên môn mới làm dày thêm vốn kinh nghiệm dạy học

cho giáo viên để từng bước cải tiến cách dạy nâng cao chất lượng học tập của học sinh

qua các hoạt động có ý nghĩa.

Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp đã được tăng dần so với những năm học

trước. Chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà ngày một tăng cao năm học

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

11

Page 12: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

2011-2012 trường đã có học sinh đạt giải cao trong kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp

huyện . Trường vẫn duy trì bền vững các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia mức

độ 1 và phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào những năm tiếp theo.

Trong năm học này sổ dự giờ của giáo viên nhà trường ghi chép đầy đủ nôi dung

của các tiết dự giờ đồng nghiệp. Nếu như trước đây cả năm học có người không dùng

hết một cuốn sổ dự giờ thì nay có người trong một học kì đã dùng hết đến 2, 3 cuốn

điều đó góp phần đáng kể trong công tác trao đổi nâng cao chất lượng chuyên môn đối

với mỗi giáo viên.

Cũng trong năm học này chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn đã tăng

lên một cách đáng kể, các ý kiến chia sẻ sôi nổi hơn thời gian sinh hoạt thường kéo dài

cả buổi và thực sự có hiệu quả. Tất cả các ý kiến đều được tôn trọng, được mọi người

lắng nghe. Các ý kiến tập trung vào vào tình huống học tập cụ thể của học sinh giúp cho

học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đã tạo

niềm tin, sự tôn trọng đồng nghiệp, tăng sự hiểu biết và kinh nghiệm dạy học để có thể

cải tiến được phương pháp dạy học.

PhÇn III. KÕt luËn

I. KÕt luËn

Từ lâu rồi chúng ta vẫn kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học nhằm cải tiến , nâng

cao chất lượng giáo dục, yêu cuầ phương pháp dạy học của giáo viên phải phù hợp với

học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh, chủ động sáng tạo, đem lại niềm vui

hứng thú học tập cho các em. Việc đổi mới phương pháp dạt học theo hướng tập trung

vào hoạt động của học sinh cần phải căn cứ từ thực tế của học sinh trong giờ học. Muốn

hiểu được thực tế ấy trong sinh hoạt chuyên môn chúng ta cần phải xây dựng một môi

trường cùng nhau học tập, làm phong phú hoat động lắng nghe lẫn nhau và học tập lẫn

nhau. Tập trung trao đổi về ý định của giáo viên và học sinh tự mỗi người sẽ rút ra được

bài học từ thực tiễn cho riêng mình. Chính vì vậy mà năm học này trường Tiểu học số

1 Long Khánh của chúng tôi đã thực hiện tốt việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

12

Page 13: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới ở nhà

trường tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Một là: Hiệu trưởng phải xây dựng văn hóa nhà trường (mối quan hệ thân thiện

giữa các thành viên) đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập cho giáo

viên( Đổi mới sinh hoạt chuyên môn) từ đó giúp cho giáo viên thay đổi → Giờ học thay

đổi → Học sinh thay đổi → Trường học thay đổi. Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ

đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung SHCM cho cả năm học.

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Hai là: Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ tổ khối trưởng, những

người chủ trì các buổi SHCM vì thực tế cho thấy 1 buổi SHCM thành công phụ thuộc

rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người điều hành.

Ba là: Cần sắp xếp và bố trí thời gian SHCM hợp lý, không nhất thiết là cả một

buổi. Nội dung sinh hoạt cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi bài học,

tiết học mà GV giảng dạy hàng ngày, tránh chung chung, ở tầm vĩ mô.

Bốn là: Ban giám hiệu cần quản lý chặt chẽ nội dung các buổi SHCM, có sự

hướng dẫn và định hướng nội dung SHCM theo tình hình thực tế của nhà trường hay

từng khối lớp theo đổi mới chuyên môn.

Năm là: cần xây dựng 1 nề nếp sinh hoạt chuyên môn, hàng năm nên tổ chức

đánh giá, khen thưởng các tổ, khối có nền nếp SHCM tốt, vì thực tế cho thấy những

trường nào có phong trào chuyên môn mạnh thì nơi đó có nề nếp SHCM hiệu quả

Sáu là: Nâng cao chất lượng chuyên môn là việc mà nhà trường luôn quan tâm

hàng đầu : Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong kế hoạch nhà trường, ban giám hiệu

phải chủ động vào cuộc cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận và xây dựng kế

hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chi tiết cho từng tháng..

C¨n cø vµo c¸c gi¶i ph¸p nµy mµ chóng ta cã thÓ ®i ®óng híng trong viÖc đổi

mới sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục hơn nữa

nhằm đáp ứng được yêu cầu của đất nước.

II. KiÕn nghÞ

1. Víi nhµ trêng :

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

13

Page 14: Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đại trà, chất

lượng mũi nhọn của đơn vị. Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp và hình

thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đã làm một cách tích cực và bền vững.

Trang bị máy quay video để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của nhà trường.

2. Víi Phßng Gi¸o dôc - §µo t¹o:

Đề nghị phòng GD&ĐT cung cấp thêm tài liệu về tài liệu cũng như người hướng

dẫn kỹ thuật tổ chức sinh hoạt chuyên môn mới.

Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đi tham quan học tập và chia sẻ

kinh nghiệm ở những đơn vị điển hình trong việc thực hiện tổ chức sinh hoạt chuyên

môn mới.

Trên đây là một số giải pháp về “ Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên

môn ở trường Tiểu học” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào trường tôi đang công

tác. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính

mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí, các đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn

nhiệm vụ của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

_________________the end__________________

________________________________________________________________________NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại http://tieuhoc.info

14