66
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU:...................................... 1 B. TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ UBND HUYỆN KINH MÔN........2 PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN KINH MÔN............................................ 4 I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN KINH MÔN............................. 4 1. Chức năng:....................................... 4 2. Nhiệm vụ, quyền hạn:............................. 4 3. Cơ cấu tổ chức:................................. 10 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan (phụ lục 01).......13 II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÍ, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HÀNH CHĨNH VĂN PHÒNG CƠ QUAN.......................13 1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND Huyện Kinh Môn................................................ 13 1.1 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng.............13 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng (phụ lục 02) 15 1.3 Số nhân sự hiện có của văn phòng và phân công nhiệm vụ của các cá nhân trong văn phòng...........15 1.3.1 Số nhân sự hiện có của văn phòng.............15 1.3.2 Phân công nhiệm vụ của các cá nhân trong văn phòng.............................................. 16 Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C

Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU:................................................................................................1

B. TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ UBND HUYỆN KINH MÔN.....................2

PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN

KINH MÔN..........................................................................................................4

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỦA UBND HUYỆN KINH MÔN....................................................................4

1. Chức năng:.......................................................................................................4

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:.....................................................................................4

3. Cơ cấu tổ chức:..............................................................................................10

4. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan (phụ lục 01)................................................13

II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÍ, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HÀNH

CHĨNH VĂN PHÒNG CƠ QUAN..................................................................13

1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND Huyện Kinh Môn...............13

1.1 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng.......................................................13

1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng (phụ lục 02)....................................15

1.3 Số nhân sự hiện có của văn phòng và phân công nhiệm vụ của các cá

nhân trong văn phòng.......................................................................................15

1.3.1 Số nhân sự hiện có của văn phòng..........................................................15

1.3.2 Phân công nhiệm vụ của các cá nhân trong văn phòng........................16

1.4 Thống kê tên các văn bản quản lí về công tác văn thư, lưu trữ do UBND

huyện Kinh Môn ban hành: (phụ lục 03)........................................................22

2. Tìm hiểu công tác soạn thảo và ban hành văn bản của UBND huyện Kinh

Môn.....................................................................................................................22

2.1 Các hình thức văn bản và số lượng ban hành trong 10 năm trở lại đây:

.............................................................................................................................22

2.2 Sưu tầm mỗi tên loại văn bản 01 bản (phụ lục 04)...................................23

2.3 Các bước quy trong trình soạn thảo văn bản của cơ quan:....................24

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C

Page 2: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.4 Nhận xét tình hình kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quản lí của

cơ quan...............................................................................................................25

3. Công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong cơ quan..........26

3.1 Những trang thiết bị văn phòng sử dụng phổ biến trong văn phòng cơ

quan....................................................................................................................26

3.2 Sơ đồ cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm việc

của Văn phòng: (phụ lục 05)............................................................................27

3.3 Nhận xét về ưu, nhược điểm về việc bố trí, sắp xếp trang thiết bị:........27

3.4 Các phần mềm được sử dụng trong công tác văn phòng của cơ quan.........28

PHẦN II. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ......................................29

1. Nhận xét và đánh giá chung về những ưu, nhược điểm trong công tác

hành chính văn phòng của UBND huyện Kinh Môn.....................................29

2. Những giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phụ nhược điểm.................31

KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................32

PHẦN III: PHỤ LỤC........................................................................................34

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C

Page 3: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

A. LỜI MỞ ĐẦU:

Như chúng ta đã biết, trong bất kì một cơ quan nào cũng đều cần có văn

phòng. Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lí

và tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Văn phòng có vai trò quan trọng trong

cơ quan, tổ chức. Công tác văn phòng thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy sự

phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động củ cơ quan, đơn vị.

Ngược lại công tác văn phòng thực hiện không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn

và hiệu quả đạt được không như mong muốn. Bởi vậy mà công tác văn phòng

không chỉ có những đóng góp lớn cho cơ quan tổ chức mà còn nó còn góp phần

vào sự thúc đẩy phát triển công cuộc xây dựng đất nước.

Là một sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội với chuyên ngành Quản

trị văn phòng, em đã được thầy cô giảng dạy đồng thời qua tìm hiểu phần nào đã

biết được những đặc điểm, hoạt động của văn phòng, hiểu được thế nào là quản

trị văn phòng. Nhằm trang bị cho sinh viên nhưng kiến thức và kĩ năng trong

quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động, quản lí, điều hành của cơ quan

tổ chức, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt kiên tập cho sinh

viên khoa Quản trị văn phòng tại các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao trình độ

hiểu biết cũng như giúp sinh viên đi gần hơn với thực tế, rèn luyện thêm ý thức

làm việc đúng với phương châm mà nhà trường đã đề ra: “Học thật đi đôi với

Làm thật” và “ Học đi đôi với Hành”.

Qua đợt kiến tập này, em đã có thêm rất nhiều thông tin, kiến thức bổ ích.

Có thể tự tạo cho mình một phương thức học tập trên cơ sở thực tế cũng như qua

học hỏi. Nhờ đó mà bản thân có thể trau dồi được kiến thức nhiều hơn, năng

động hơn, khéo léo hơn.Và đó cũng là một trong những điều kiện cần thiết đối

với chuyên ngành quản trị văn phòng nói riêng và bất kì một chuyên ngành nào

khác trong các cơ quan đơn vị.Đây là một hoạt động cực kì ý nghĩa và bổ ích

cho sinh viên chúng em để phục vụ cho công tác của mình sau này.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C1

Page 4: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

B. TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ UBND HUYỆN KINH MÔN

Giới thiệu chung

Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và

Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác của tỉnh vốn

được mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng

cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện. Về núi non, Kinh Môn cảnh trí

tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Môn còn đặc biệt là có những núi đá

xanh rải rác, sông bao bọc, cánh đồng rộng lớn. Trong các sách thường phân loại

Kinh Môn là huyện bán sơn địa

  Vị trí địa ly

 Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương,

phía bắc giáp tỉnh Quảng ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây

nam giáp huyện Kim thành, phía tây bắc giáp huyện Nam sách và Chí linh của

Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến

giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện

được bao bọc và chia cắt bởi 4 song lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông

Đá vách, sông Hàn mấu)

Kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng (KV huyện quản lý) 2001 ; 2002 tăng 10,7%/năm

(năm 2001 tăng 9,24%; 2002 tăng 12,42% đạt, dự kiến năm 2003 tăng 12,5%.

+ Cơ cấu kinh tế :

Trên địa bàn Huyện Kinh Môn năm 2002 có cơ cấu nông nghiệp 12,2%,

công nghiệp xây dựng 79%, dịch vụ 8,8%

Khu vực huyện quản lý năm 2002 là nông nghiệp 48,6%, công nghiệp-xây

dựng 25,2%, dịch vụ 26,2%. Năm 2003 dự kiến nông nghiệp 45,7%, công

nghiệp-xây dựng 27,45%, dịch vụ 26,85%. Trong nông nghiệp năm 2002 trồng

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C2

Page 5: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

trọt 56,2%, chăn nuôi-thuỷ sản 39,6%, dịch vụ 4,2%, năm 2003 dự kiến trồng

trọt 55,5%, chăn nuôi-thuỷ sản 39,9%, dịch vụ 4,6%.

 Du lịch

Kinh Môn nổi tiếng với Đền Cao - là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần

Quốc Tuấn và danh lam thắng cảnh động Kính Chủ - nơi có nhiều hang động đá

vôi tuyệt đẹp và gắn với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Hải Dương

cũng như của Việt Nam trong thời kỳ chống ngoại xâm.

Động Kính Chủ nằm trong quần thể núi đá xanh cách An Phụ vài ba cây

số. Chắc rằng thời Lý, Kính Chủ là nơi trung tâm Phật giáo, trước khi các nhà tu

hành phát hiện ra An Tử. Chính sử chép nơi đây có 49 hang động, lầu son gác

tía. Lý Thần tông được nhà Trần cho tu ở đó, thực chất là an trí. Nay di tích này

không còn nhiều, hầu như chỉ còn phế tích. Vấn đề của Kính Chủ cũng là vấn đề

chung nan giải của cả nước.

Văn hóa - Giáo dục

Chất lượng giáo viên 48,8% giáo viên mầm non Cơ sở vật chất : 44,04%

phòng học mầm non được xây dựng kiên cố,, 94,93% phòng học tiểu học,

94,87% phòng học trung học cơ sở, 100% phòng học trung học phổ thông được

xây dựng

kiên cố cao tầng. 90,8% giáo viên tiểu học, 94,14% giáo viên trung học cơ

sở và 100% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn.

Chất lượng giáo dục mọi mặt ngày càng được nâng cao tỷ lệ học sinh cuối

cấp tốt nghiệp đạt từ 98 - 100%, toàn huyện đã phổ cập song trung học cơ sở

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C3

Page 6: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND

HUYỆN KINH MÔN

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ

CHỨC CỦA UBND HUYỆN KINH MÔN.

1. Chức năng:

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội

đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm

trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản

của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,

góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà

nước từ trung ương tới cơ sở.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm

vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng

nhân dân huyện thông qua để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức và

kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân

sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán

ngân sách địa 1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình

Hội đồng phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C4

Page 7: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân

dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban

nhân dân xã xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội

đồng nhân dân xã về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp

luật;

Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của  xã.

b) Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban

nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua các chương trình

khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và

tổ chức thực hiện các chương trình đó;

Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng phát triển ngành;

Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia

đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp

luật;

Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã;

c) Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân

huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế

hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;

Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch

vụ ở các xã;

d) Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện

thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C5

Page 8: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây

dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện

quy hoạch xây dựng đã được duyệt;

Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng

cơ sở theo sự phân cấp;

Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện

pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở

và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân

cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

e) Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện

thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra

việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du

lịch trên địa bàn huyện;

Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động

thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương

mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

g) Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể

thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,

thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi

được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập

giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C6

Page 9: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ

đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế

thi cử;

Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong

trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể

thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng

cảnh do địa phương quản lý;

Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,

trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch

bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương

tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch

hoá gia đình;

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành

nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;

Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động;

tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ

thiện, nhân đạo.

h) Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban

nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả

thiên tai, bão lụt;

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và

chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn

huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại

địa phương.

i) Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban

nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C7

Page 10: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và

quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;

quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;

Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập

ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường

hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây

dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;

thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các

hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý

hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;

Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an

ninh, trật tự, an toàn xã hội.

k) Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban

nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn

giáo;

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,

dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,

vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;

Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn

giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

của công dân ở địa phương;

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C8

Page 11: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn

giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp

luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

l) Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những

nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc

chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà

nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;

Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân thị trấn, xã thực hiện các

biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,

tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền

và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp

luật;

Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ

chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;

hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã;

m) Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ

ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân

dân theo quy định của pháp luật;

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan

chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân

dân cấp trên;

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C9

Page 12: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp

của Uỷ ban nhân dân cấp trên;

Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính

ở địa phương trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua để trình cấp trên xem

xét, quyết định.

Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của huyện trình Hội đồng nhân dân

huyện thông qua để trình cấp trên phê duyệt;

Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quy hoạch tổng thể

xây dựng và phát triển đô thị của huyện trên cơ sở quy hoạch chung, kế hoạch

xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, biện pháp bảo đảm trật tự công cộng,

giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị; biện

pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn;

Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà

nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết

định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp

luật;

Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình công cộng được

giao trên địa bàn; việc xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp; việc xây

dựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao

thông nội thị, nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị ở địa phương;

Quản lý các cơ sở văn hoá - thông tin, thể dục thể thao của thị xã, huyện

thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh

lam thắng cảnh do huyện quản lý.

3. Cơ cấu tổ chức:

Chủ tịch UBND huyện:  Tiên Văn Hồng

Phó Chủ tịch UBND huyện: Trần Thị Hằng

Phó Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Trọng Quản

Phó Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Ngọc Ngung.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C10

Page 13: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3.1. Phòng Nội vụ

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sự

nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành

chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường,

thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua –

khen thưởng.

3.2. Phòng tư pháp

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra,

xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biên, giáo dục pháp luật; thi hành án dân

sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư

pháp khác

3.3. Phòng tài chính – kế hoạch

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực; tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư;

đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế

tập thể.

3.4. Phòng tài nguyên và môi trường

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản;

môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc bản đồ và biển (đối với những địa

phương có biển)

3.5. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nàh nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền

công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công;

bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình

đẳng giới:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C11

Page 14: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3.6. Phòng Văn hóa và thông tin

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính,

viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo

chí; xuất bản.:

3.7. Phòng giáo dục và đào tạo

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu,

chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo

dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi

cử và cấp văn bằng chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo

3.8. Phòng Y tế

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở, y

tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc

phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phầm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo

hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số

3.9. Thanh tra huyện

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm

vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền

hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy

định của pháp luật.

3.10. Văn phòng HĐND và UBND huyện

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của

UBND; tham mưu, giúp UBND huyện và công tác dân tộc; tham mưu cho chủ

tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung

cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C12

Page 15: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ

thuật cho hoạt động của HĐND&UBND.

3.11.  Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp, diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản;

phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế

hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông

thôn trên địa bàn xã.

3.12. Phòng Công thương

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng;

phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và

công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp; thoát nước; vệ sinh môi trường đô

thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị); giao thông;

khoa học và công nghệ.

4. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan (phụ lục 01).

II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÍ, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC

HÀNH CHĨNH VĂN PHÒNG CƠ QUAN

1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND Huyện Kinh Môn

1.1 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng

Văn phòng tham mưu giúp HĐND-UBND huyện xây dựng, thẩm tra và

quản lý việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND-UBND huyện đảm

bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tuân

thủ Quy chế làm việc của Thường trực HĐND và Quy chế làm việc của UBND

huyện.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C13

Page 16: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chuẩn bị các báo cáo về hoạt động của HĐND, UBND huyện; biên tập và

quản lí hồ sơ, biên bản các kì họp HĐND, các cuộc họp và làm việc của Thường

trực HĐND, UBND và Lãnh đạo UBND huyện, tổng hợp và thông báo kết quả

các kì họp, phiên họp của HĐND&UBND huyện; phục vụ và chuẩn bị điều kiện

cho các kì họp cả HĐND huyện.

Thực hiện công tác quản lí văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ văn bản, hồ sơ theo

quy định của pháp luật; Tiếp nhận và quản lý các loại văn bản gửi đến

HĐND&UBND huyện, chuyển đúng đối tượng, theo dõi chặt chẽ quá trình vận

hành các văn bản, tô chức in, sao, phát hành văn bản đúng thể loại, thể thức,

thẩm quyền ban hành và gửi đúng thành phần; thực hiện chế độ trực hành chính,

trực điện thoại, fax theo quy định.

Xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm giúp

Thường trực HĐND, các ban của HĐND, UBND, lãnh đạo UBND huyện, triển

khai thực hiện và thường xuyên theo dõi, đôn đốc thực hiện Chươn trình, kế

hoạch đã xây dựng.

Theo dõi, đôn đốc HĐND, UBND các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND huyện chuẩn bị các đề án và tham gia ý kiến, thẩm định nội

dung, hình thức, thể thức các đề án trước khi trình HĐND, UBND xem xét

quyết định hoặc để HĐND, UBND trình cấp có thẩm quyền quyêt định.

Tổ chức và thực hiện mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức cấp trên, giữa

các cơ quan cùng cấp, với cấp dưới trong công tác tham mưu, phục vụ lãnh đạo

và điều hành của Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND huyện.

Phối hợp với Tanh tra nhà nước và các cơ quan nhà nước trong việc tiếp

công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Phối hợp với

Thanh tr nhà nước và các cơ quan liên quan của Huyện tổ chức để chủ tịch hoặc

Phó chủ tịch UBND huyên tiếp công dân theo Luật định va theo Quy chế làm

việc của UBND huyện.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C14

Page 17: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đảm bảo nhu cầu hậu cần, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện

cho hoạt động của HĐND và UBND huyện, phục vụ các hội nghị, kì họp, phiên

họp của HDDND&UBND huyện.

Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và tài sản của Văn phòng theo quy

định của Nhà nước; bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt, tạo điều kiện để

nhân viên được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, chủ động

tham mưu, kiến nghị Lãnh đạo HĐND&UBND về chủ trương, biện pháp để

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên Văn phòng, đặc biệt là

nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra còn thực hiện những nhiệm vụ được giao khác

theo yêu cầu của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện.

1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng (phụ lục 02)

1.3 Số nhân sự hiện có của văn phòng và phân công nhiệm vụ của các

cá nhân trong văn phòng

1.3.1 Số nhân sự hiện có của văn phòng

1. Đ/c Nguyễn Đức Quảng - Chánh văn phòng.

2. Đ/c Nguyễn Văn tuy – Phó chánh văn phòng.

3. Đ/c Trần Văn Pha – Phó chánh văn phòng.

4. Đ/c Nguyễn Thị Đoàn – CB văn phòng.

5. Đ/c Phan Thị Gấm – Cán sự văn phòng.

6. Đ/c Nguyễn Thị Thoa – Chuyên viên văn phòng.

7. Đ/c Nguyễn Văn Tân – CB văn phòng.

8. Đ/c Nguyễn Đình Ái – CB văn phòng.

9. Đ/c Nguyễn Thành Nam – CB văn phòng.

10. Đ/c Phạm Thị Dự - Văn thư.

11. Đ/c Mạc Duy Lâm – bảo vệ.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C15

Page 18: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

12. Đ/c Nguyễn Thị Xoan – Cấp dưỡng.

13. Đ/c Nguyễn Thị Oanh – CBHĐ văn phòng.

14. Đ/c Nguyễn Ngọc Bằng – CBHĐ văn phòng.

15. Đ/c Nguyễn Thị Thu – CBHĐ văn phòng.

16. Đ/c Hoàng Văn Minh – CBHĐ văn phòng.

17. Đ/c nguyễn thị Hương – CBHĐ văn phòng.

1.3.2 Phân công nhiệm vụ của các cá nhân trong văn phòng

Đ/c Nguyễn Đức Quảng – Chánh văn phòng:

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND huyện;

chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

được giao và chịu sự kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo về công tác chuyên môn của

Văn phòng HĐND, UBND tỉnh.

Đăng kí nội dung, bố trí làm việc của các tổ chức, cá nhân với Thường

trực HĐND và lãnh đạo UBND về các công việc liên quan thuộc thẩm quyền

quản lí của Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND huyện.

Tổ chức việc xây dựng, trình UBND huyện thông qua và

giúp UBND huyện kiểm tra, đôn đốc, tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc

của UBND. Giúp UBND, Chủ tịch UBND huyện tổ chứ việc thực hiện Quy chế

phối hợp công tác giữa UBND huyện với Thường trực Huyện ủy, Thường

trực HĐND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, các đoàn thể cùng cấp.

Theo dõi, nắm tình hình hoạt động chung của UBND, tổ chức việc thu

thập, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Thường

trực HĐND huyện, của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện. Kiểm tra, đôn đốc

các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND huyện, UBND xã thực hiện các

chương trình, kế hoạch, công tác của UBND huyện.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C16

Page 19: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tham mưu tổ chức thực hiện bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả

theo cơ chế “một cửa” của UBND huyện.

Tổ chức điều hành các hội nghị của HĐND&UBND huyện.

Quản lý thống nhất việc ban hành, công bố văn bản

của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện. Kiểm tra thể thức, nội dung và

thẩm quyền ban hành văn bản, kí tắt vào cuối văn bản trước khi trình Lãnh

đạo HĐND&UBND ký.Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng, ký

một số văn bản của Thường trực HĐND và Lãnh đạo UBND huyện khi được ủy

quyền.

Lãnh đạo và điều hành công tác Văn phòng HĐND-UBND huyện bảo

đảm tham mưu, phục vụ thông suốt, kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành

của HĐND&UBND huyện.

Trực tiếp điều hành, quản lý xe phục vụ công việc theo yêu cầu nhiệm vụ

của Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND, đảm bảo đúng quy chế sử dụng xe

công.

Giải quyết một số công việc cụ thể khác do Chủ tịch, Phó chủ

tịch HĐND và Lãnh đạo UBND huyện giao.

Là chủ tài khoản của cơ quan Văn phòng HĐND&UBND huyện.

Đ/c Trần văn Pha – Phó chánh văn phòng.

 Giúp Chánh văn phòng điều hành, tổ chức thực hiện các công việc được

phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh văn phòng về các công việc được

phân công. Điều hành công việc của Văn phòng khi Chánh văn phòng vắng;

được ủy quyền ký một số văn bản của Văn phòng, của Thường trực HĐND và

Lãnh đạo UBND huyện.

Phụ trách và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C17

Page 20: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-  Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc tuần của Lãnh

đạo HĐND và UBND huyện, lịch trực cơ quan.

-  Xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, báo cáo kiểm điểm công

tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng,

năm và báo cáo khác của UBND huyện, theo sụ chỉ đạo của Lãnh

đạo UBND huyện.

-  Biên tập, dự thảo Chỉ thị, Nghị quyết, Thông báo ý kiến chỉ đạo

của HĐND&UBND huyện, các văn bản khác của HĐND&UBND huyện về lĩnh

vực Kinh tế, Tài chính tổng hợp, nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương

nghiệp, dịch vụ và các đơn vị thuộc khối theo chỉ đạo của Thường trực HĐND,

Lãnh đạo UBND huyện.

-  Chỉnh sửa các bản dự thảo báo cáo, các văn bản hành chính khác liên

quan tới lĩnh vực kinh tế do các cơ quan đơn vị dự thảo trước khi trình Chánh

Văn phòng kí tắt.

-   Dự và ghi biên bản, ghi âm các kì họp, phiên họp

của HĐND&UBND triệu tập. Điều hành các hội nghị nếu được Chánh Văn

phòng ủy quyền.

-   Tham mưu các ý kiến phát biểu của Lãnh đạo HĐND&UBND tại các

kỳ họp, phiên họp, hội nghị trên cơ sở dự thảo của các ngành, cơ quan liên quan.

-   Theo dõi, đôn đốc các ngành, các xã, thị trấn chuẩn bị báo cáo, đề án

và các văn bản khác trên lĩnh vực kinh tế, kịp thời phát hiện, đề xuất với lãnh

đạo biện pháp xử lí cần thiết.

-  Chỉ đạo công tác xử lí văn bản đến, sao, in và chuyển đến lãnh

đạo HĐND&UBND, các cơ quan, đơn vị liên quan; ký duyệt cấp giấy in ấn tài

liệu, tem, phong bì và các loại văn phòng phẩm khác. Theo dõi công tác in ấn,

phát hành và gửi văn bản. Phụ trách công tác mua sắm Văn phòng phẩm, phô tô,

vi tính cơ quan.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C18

Page 21: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đ/c Nguyễn Văn Tuy – Phó chánh văn phòng.

Giúp Chánh Văn phòng điều hành, ổ chức thực hiện các công việc được

giao và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về các công việc được  phân

công; được ủy quyền ký một số văn bản của Văn phòng, của Thường

trực HĐND và Lãnh đạo UBND huyện liên quan đến việc phân công.

Phụ trách và trục tiếp thực hiện các công việc sau:

-   Biên tập, ban hành các văn bản Quy phạm Pháp luật, các Quyết định

của HĐND&UBND huyện và các văn bản khác thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội,

dân tộc, tôn giáo, an ninh, quốc phòng, thanh tra, tư pháp, thi hành án theo chỉ

đạo của HĐND&UBND huyện.

-   Chỉnh sửa bản dự thảo các văn bản liên quan đến lĩnh vực văn hóa – xã

hội, dân tộc, tôn giáo, an ninh, quốc phòng do các cơ quan đơn vị thuộc khối dự

thảo. Chuẩn bị các nội dung, ý kiến phát biểu của Lãnh đạo HĐND&UBND tại

các kì họp, phiên họp, hội nghị trên cơ sở dự thảo của các ngành, cơ quan liên

quan.

-   Tham mưu công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư đôn đốc giải

quyết đơn thư, tổng hợp báo cáo kết quả giả quyết đơn thư.

-   Tham mưu lĩnh vực thực hiên công tác cải cách hành chính, dựng chính

quyền, quản lí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

-   Dự và ghi biên bản, ghi âm các kì họp, phiên họp

của HĐND&UBND huyện, các hội nghị do HĐND&UBND huyện triệu tập.

Điều hành các hội nghị nếu được Chánh Văn phòng ủy quyền.

-    Phụ trách công tác văn thư, lưu trữ và theo dõi việc quản lí lưu trữ tài

liệu của cơ quan.

-   Chuẩn bị các diều kiện, trang trí, khánh tiết phục vụ các kì họp, phiên

họp của HĐND&UBND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, lãnh

đạo UBND huyện và của Văn phòng.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C19

Page 22: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-    Tham mưu cho Chánh Văn phòng trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị

làm việc hậu cần phục vụ Lãnh đạo HĐND, UBND và Lãnh đạo, nhân viên văn

phòng. Trực tiếp chỉ đạo công tác phục vụ lãnh đạo HĐND&UBND, chuẩn bị

các điều kiện để Lãnh đạo HĐND&UBND, Văn phòng tiếp khách, đối nội, đối

ngoại. Giải quyết một số công việc khác theo yêu cầu của Chánh Văn phòng.

 Các Cán bộ văn phòng:

Tham mưu giúp Lãnh đạo văn phòng về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an

ninh, quốc phòng, thường xuyên nắm bắt kịp thời ,ọi hoạt động của các phòng,

ban, ngành, giúp phó Chánh Văn phòng đôn đốc báo cáo của các ngành, HĐND-

UBND các xã, thị trấn, dự thảo báo cáo giao ban và các văn bản khác khi được

Lãnh đạo Văn phòng giao.

Trực tiếp chỉnh sửa các văn bản dự thảo của các ngành trước khi trình

Chánh Văn phòng, phó Chánh Văn  phòng thẩm tra, ký tắt.

Được dự các cuộc họp do Thường trực HĐND, UBND triệu tập, liên quan

đến lĩnh vực được phân công khi được sự đồng ý của lãnh đạo HĐND&UBND,

của Lãnh đạo Văn phòng.

Trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ công tác được

làm việc trực tiếp với Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện, khi được sự

đồng ý của lãnh đạo Văn Phòng, sau khi làm việc báo cáo lại kết quả công việc

với Lãnh đạo văn phòng.

Thường xuyên giữ mối liên hệ với các phòng, ban, ngành, với văn phòng

Huyện ủy; dự các cuộc họp với các ngành khi được mời hoặc khi lãnh đạo văn

phòng phân công.

Giúp phó Chánh văn phòng biên tập theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo,

tiếp nhận đơn thư của các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân gửi

đến HĐND&UBND huyện, ghi nơi chuyển đơn thư đúng cơ quan và người có

thẩm quyền giải quyết theo sự chỉ đạo của Thường trực HĐND, lãnh

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C20

Page 23: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đạo UBND huyện hoặc Lãnh đạo văn phòng, theo dõi, đôn đốc, tham mưu việc

giải quyết đơn thư và theo dõi việc giải quyết đơn thư của các cơ quan đơn vị,

giúp Lãnh đạo văn phòng tổng hợp công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo theo định kì.

Theo dõi bộ phận một của thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

của  mình theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân liên hệ công tác.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo văn phòng phân công.

 Bộ phận Văn thư, Lưu trữ:

Tiếp nhận, đăng kí, chuyển công văn đi, đến theo quy định của Nghị định

110/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác Văn thư.

Phân loại, lưu trữ tài liệu của HĐND&UBND, tài liệu của các ngành, các

cấp gửi đến.

Quản lí chặt chẽ, bí mật tài liệu; Trực điện thoại theo quy định.

Lập hồ sơ đầy đủ theo quy định để phục vụ kịp thời các yêu cầu

của HĐND&UBND và các phòng, ban ngành khai thác tài liệu và lưu trữ đúng

thời hạn quy định; xây dựng danh mục hồ sơ, cập nhật lưu trữ vào máy tính theo

yêu cầu của công tác cải cách hành chính và tin học hóa.

 Quản lý và sử dụng con dấu của HĐND, UBND, Văn phòng và các loại

dấu đúng theo quy định; chỉ đóng dấu văn bản khi đã đảm bảo thể thức, nội

dung, vào số, ngày, tháng, năm và có chữ kí của Lãnh đạo đảm bảo đúng quy

trình ban hành văn bản

Hỗ trợ tạp vụ tiếp khách khi cần thiết; thực hiện một số nhiệm vụ khác

được Lãnh đạo Văn phòng phân công.

Bảo vệ:

Duy trì việc thường trực bảo vệ cơ quan 24/24 giờ hàng ngày bảo đảm an

toàn, trật tự. Hướng dẫn khách đến cơ quan vào đúng nơi làm việc và đỗ xe

đúng nơi quy định.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C21

Page 24: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tham mưu cho lãnh đạo trang bị, thay thế, sưa chữa, bổ sung trang thiết

bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, vận hành hệ thống điện, nước của cơ

quan, đảm bảo an toàn, hiệu quả đảm bảo đủ nước, điện cho việc hoạt động của

Lãnh đạo HĐND&UBND, Lãnh đạo và nhân Viên Văn phòng hoạt động thường

xuyên, thông suốt.

Kiểm tra hệ thống điện, nước đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị phục

vụ hoạt động công tác của cơ quan; Tham mưu cho Lãnh đạo trong việc sửa

chữa,thay thế trang thiết bị liên quan đến lĩnh vực được phân công.

Quản lí vận hành hệ thông điện thắp sáng công cộng và nước máy sinh

hoạt  bảo đảm tiết kiệm theo đúng chủ trương tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.

Phối hợp với các bộ phận khác giải quyết công việc xung đột của cơ quan

khi được Lãnh đạo điều động.

 1.4 Thống kê tên các văn bản quản lí về công tác văn thư, lưu trữ do

UBND huyện Kinh Môn ban hành: (phụ lục 03).

2. Tìm hiểu công tác soạn thảo và ban hành văn bản của UBND

huyện Kinh Môn.

2.1 Các hình thức văn bản và số lượng ban hành trong 10 năm trở lại

đây:

T

T

Tên loại

văn bản

ban hành

Số lượng

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

01 Quyết

định

UBND

huyện

1289 1199 1254 1267 1193 1279 1378 1301 1296 1345 1303

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C22

Page 25: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

02 Thông báo 145 176 159 167 198 203 374 298 295 376 356

03 Kế hoạch 31 37 29 32 41 37 53 48 59 63 58

04 Công văn 2104 1011 1127 1297 1256 1563 2786 1679 2015 2987 3012

05 Báo cáo 134 167 245 156 151 163 164 144 139 178 183

06 Giấy mời 194 201 178 132 187 104 179 211 204 198 237

07 Quyết

định của

Chủ tịch

UBND

huyện

2097 2846 2987 3012 1982 2043 2145 2369 2211 2989 3014

08 Tổng 5994 5637 5979 6063 3815 4113 5701 4749 4923 6791 8343

2.2 Sưu tầm mỗi tên loại văn bản 01 bản (phụ lục 04).

Nhận xét về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản:

Căn cứ vào Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 1 năm 2011 của

Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính;

Căn cứ vào Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của

Chính phủ về công tác văn thư.

Từ các văn bản sưu tầm được ở phần phụ lục nhận thấy rằng, hầu hết các

văn bản đều được trình bày đúng thể thức và kĩ thuật so với quy định của Nhà

nước về vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày,

định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ

chữ, kiểu chữ và các thành phần thể thức như: Quốc hiệu; tên cơ quan, tổ chức

ban hành; số, kí hiệu của văn bản; địa danh ngày, tháng năm ban hành văn bản;

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C23

Page 26: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tên loại và trích yếu nội dung ban hành văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ

tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức, nơi nhận….

Tuy nhiên vẫn còn một số sai sót nhỏ như sau mỗi một căn cứ xuống dòng

thì phải viết dấu chấm phẩy (;), nhưng lại viết dấu phẩy (,) như vậy là sai quy

định.

Như vậy công tác soạn thảo ban hành văn bản của cơ quan hầu hết đều

đúng trình tự, thể thức theo quy định của Pháp luật hiện hành.

2.3 Các bước trong quy trình soạn thảo văn bản của cơ quan:

Quy trình soạn thảo văn bản là khái niệm dùng để chỉ trình tự các công

việc càn tiến hành trong quá trình soạn thảo một văn bản để ban hành.

Quy trình chi tiết cho việc soạn thảo một văn bản hành chính được xây

dựng dựa trên yêu cầu thực tế đặt ra đối với văn bản đó căn cứ theo hướng dẫn

của thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 1 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng

dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính. Tuy nhiên có thể khái

quát quy trình soạn thảo văn bản bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng

đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.

Bước 2: Các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản phải xác

định mục đích, giới hạn của văn bản, đối tượng giải quyết và thực hiện văn bản.

Bước 3: Chọn tên loại văn bản.

Bước 4: Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần

soạn thảo.

Bước 5: Thu thập và xử lí thông tin.

Bước 6: Xây dựng đề cương văn bản và viết bản thảo.

Bước 7: Duyệt bản thảo.

Bước 8: Nhân văn bản

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C24

Page 27: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bước 9: Kiểm tra, xử lí kĩ thuật, ký, hoàn thiện văn bản để ban hành.

2.4 Nhận xét tình hình kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quản lí

của cơ quan.

Trong quá trình ban hành những văn bản mới của cơ quan, tổ chức có thể

phát sinh những tồn tại, khiếm khuyết. Công tác rà soát và hệ thống hóa văn bản

có tác dụng kiểm tra, rà soát, tìm ra sai sót để khắc phục lại.

Kiểm tra, rà soát văn bản là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy

định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát cũng như

tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý

các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn

phù hợp.

Hệ thống hoá văn bản là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản thành một hệ

thống theo những tiêu chí nhất định.

Nhờ có công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản mà cơ quan đã

tiến hành được công tác kiểm tra văn bản một cách thường xuyên, kịp thời theo

đúng những quy định của Pháp luật, đảm bảo sự chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn

vị. từ đó khi các cơ quan hoặc cá nhân, đơn vị phát hiện ra văn bản có dấu hiệu

trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực hiện thì có quyền

phản ánh với thông tin đại chúng và đề nghị với cơ quan, người có quyền thẩm

tra văn bản đó.

Quy trình rà soát, hệ thống hóa văn bản của cơ quan bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu.

Bước 2: Lậ kế hoạch rà soát, hệ thống hóa.

Bước 3: Phê duyệt kế hoạch rà soát, hệ thống hóa.

Bước 4: Tập hợp, phân loại văn bản.

Bước 5: Kiểm tra văn bản.

Bước 6: Lấy ý kiến cá đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan.

Bước 7: Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa.

Bước 8: Phê duyệt kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C25

Page 28: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bước 9: Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản.

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản củ cơ uan được đánh giá là rất tốt.

Cơ quan đã ban hành một cách đầy đủ, thống nhất theo yêu cầu của Pháp luật

và Nhà nước. Các văn bản trước khi ban hành đều được kiểm tra và điều chỉnh

theo mẫu công văn, quyết định,… Khi có văn bản nào có sai sót đều được cơ

quan kịp thời sửa chữa và ban hành theo đúng thời gin quy định.

Các chuyên viên đảm nhiệm công việc này đều theo dõi sát sao, cập nhật

thường xuyên văn bản mới để không mất nhiều công sức, thời gian tìm kiếm,

thu thập.Đây được coi là một trong những ưu điểm khá tốt của cơ quan.

3. Công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong cơ quan.

3.1 Những trang thiết bị văn phòng sử dụng phổ biến trong văn

phòng cơ quan

Văn phòng cơ quan được bố trí ở tầng 2 khu nhà 5 tầng, gồm 5 phòng

riêng biệt: Các phòng của Chánh Văn phòng, phó Chánh Văn phòng, CB Văn

phòng, và phòng văn thư được sắp xếp xen kẽ nhau để dễ dàng cho việc trao đổi

thông tin, làm việc hiệu quả.

Tùy vào tính chất công việc và sự phân công nhiện vụ mà mỗi phòng làm

việc được trang bị một số trang thiết bị như sau: 9 máy vi tính, 1 máy

photocopy, 5 máy in, 2 máy fax, 6 máy điện thoại, 5 máy điều hòa,….Ngoài ra

các phòng làm việc còn có bàn ghế uống nước để tiếp khách khi trao đổi công

việc.

Điện thoại là phương tiện kĩ thuật không thể thiếu trong bất kì cơ quan

nào, dùng để liên lạc, trao đổi thông tin giữa các cá nhân, đơn vị.

Máy photocopy dùng để phô tô tài liệu, tạo bản sao, có thể dùng bất cứ

lúc nào trong công việc văn phòng.

Máy fax là bộ phận xử lý văn bản có thể truyền thông bằng cách trao đổi

văn bản đã in tới bộ phận xử lý văn bản khác qua máy Computer và máy sao

chụp, hữu ích cho việc trao đổi tài liệu.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C26

Page 29: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Máy in dùng để in tài liệu, đây cũng là một trong những trang thiết bị hữu

dụng trong cơ quan.

Máy tính dùng để cung cấp, tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin qua

mạng, là phương tiện cung cấp tiện nghi và xử lí văn bản nhanh nhất…

Ngoài ra, Văn phòng huyện còn được trang bị các loại trang thiết bị khác

như: bàn, ghế, các loại tủ đựng hồ sơ…và các trang thiết bị khác phục vụ ch

hoạt động của cơ quan. Các trang thiết bị được bố trí một cách hợp lí tạo điều

kiện thuận lợi cho công việc.

3.2 Sơ đồ cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm

việc của Văn phòng: (phụ lục 05).

3.3 Nhận xét về ưu, nhược điểm về việc bố trí, sắp xếp trang thiết bị:

Cách bố trí trang thiết bị trong phòng làm việc của một cơ quan cơ quan là

sự cần thiết, nó thể hiện sự khoa học của một phòng làm việc. Sau đây là một số

ưu, nhược điểm về cách bố trí trang thiết bị của văn phòng UBND huyệ Kinh Môn:

Ưu điểm:

Các trang thiết bị đều được trang bị đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất cho cán

bộ làm việc.

Vị trí sắp xếp các trang thiết bị, phương tiện của phòng hợp lí và khoa học,

thuận lợi cho việc thực hiện công việc một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác.

Hầu hết các trang thiết bị vẫn sử dụng tốt, không làm ảnh hưởng tới công

việc, và do có sự bố trí hợp lý nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa

nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhân viên…

Ngoài các trang thiết bị như máy in, photocopy, máy fax, máy tính…thì

trong phòng làm việc còn có bộ bàn ghế tiếp khách, các tủ đựng tài liệu, các

trang thiết bị hữu dụng khác giúp cho phòng làm việc tiện nghi hơn rất nhiều.

Trong phòng còn bố trí các cây xanh tạo khoảng không gian thoải mái,

thư giãn khi làm việc…

Nhược điểm:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C27

Page 30: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Mặc dù hầu hết các trang thiết bị đều sử dụng tốt thì bên cạnh đó vẫn còn

có máy gặp một vài sự cố gây cản trở cho công việc, đạt hiệu quả không như

mong muốn.

Vẫn còn phòng làm việc do việc bố trí chưa thực sự khoa học, và tài liệu

sắp xếp không đúng nơi quy định nên ảnh hưởng tới việc tìm kiếm văn bản…

Cách khắc phục:

Các trang thiết bị phải được bố trí thực sự khoa học thì mới tạo điều kiện

thuận lợi cho việc thực hiện các công việc của Lãnh đạo và cán bộ văn phòng.

Bố trí thiết bị phù hợp, dễ nhìn, dễ sử dụng.

Kiểm tra các loại máy móc hoạt động cho tốt và bố trí hợp lí.

Trang bị thêm các phương tiện hữu dụng phục vụ trong công việc như

máy điều hòa, hệ thống chiếu sáng…

3.4 Các phần mềm được sử dụng trong công tác văn

phòng của cơ quan

Hiện nay việc ứng dụng phần mềm trong công tác văn phòng của UBND

huyện còn rất hạn chế. Hầu hết các thủ tục hành chính của cơ quan đều được thự

hiện bằng phương pháp thủ công.

Bên cạnh đó, do có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, máy tính, phương

tiện hiện đại, cơ quan cúng đã sử dụng phần mềm Microsoft Office. Đây là một

công cụ soạn thảo văn bản rất phổ biến. Các phần mềm khác thì vẫn còn rất hạn

chế và chưa đưa vào sử dụng.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C28

Page 31: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN II. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Nhận xét và đánh giá chung về những ưu, nhược điểm trong công

tác hành chính văn phòng của UBND huyện Kinh Môn

Trong thời gian kiến tập tại UBND huyện Kinh Môn em đã học hỏi được

rất nhiều điều, thấy được công tác văn phòng trong cơ quan có vai trò rất quan

trọng. Qua tìm hiếu và qua thời gian kiến tập em xin đưa ra một số nhận xét về

công tác hành chính của cơ quan như sau:

Về công tác văn phòng.

Ưu điểm:

Văn phòng UBND huyện Kinh Môn nhìn chung rất khoa học, hiệu quả công

việc tốt. Các cán bộ đều được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết.

Để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, nhân viên trong phòng,

cơ quan đã tổ chức cử các cán bộ đi học tại các trương lớp có uy tín trong nước,

đào tạo cán bộ giỏi, nâng cao trình độ chính trị, ý thức công việc của mỗi cá

nhân trong cơ quan và có bằng cấp, chứng chi học về ngành đó. Khi có nhân

viên mới thì những người có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ họ giúp họ thích

nghi được với môi trường cũng như công việc trong văn phòng.

Công tác soạn thảo và ban hành văn bản được thực hiện đúng theo quy

định của Nhà nước.

Văn phòng làm tốt công tác tham mưu cho Lãnh đạo về các vấn đề của cơ

quan, trong việc thu thập, xử lý thông tin và làm tốt công tác hậu cần.

Văn phòng cũng thực hiện rất tốt việc tiếp dân, xử lý các đơn thư, khiếu

nại, tố cáo của nhân dân đáp ứng lòng mong mỏi của họ.

Các trang thiết bị trong văn phòng rất đầy đủ, hiện đại, bố trí tương đối

khoa học giúp cán bộ làm việc được hiệu quả hơn.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C29

Page 32: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Mối quan hệ giữa Lãnh đạo và nhân viên rất hòa đồng, không gò bó, áp

đặt. Văn phõng cũng thường xuyên thay đổi cách làm việc mới nhằm tạo không

khí, môi trường mới giúp cho cán bộ, nhân viên văn phòng làm việc được hiệu

quả hơn.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm thì Văn phòng cũng vẫn còn tồn tại một số

nhược điểm sau:

Một số cá nhân chưa thực sự tích cực trong công việc, đôi khi vẫn còn có

những thời gian trống, chỉ khi nào có Lãnh đạo đi kiểm tra mới thực sự làm việc

nghiêm túc.

Vẫn còn hạn chế nhỏ về việc chậm trễ trong công việc, không hoàn thành

đúng chỉ tiêu, thời hạn được giao.

Các phần mềm chưa được đưa vào áp dụng nhiều nên vẫn còn gặp rất

nhiều khó khăn, chủ yếu là sử dụng phương pháp thủ công.

Đặc biệt vẫn còn hiện tượng hút thuốc lá trong giờ hành chính và trong

phòng làm việc…

Về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan.

Ưu điểm:

Cán bộ văn thư, lưu trữ đều là những người có trình độ chuyên môn cao nên

công tác văn thư cũng được đảm bảo tốt, thực hiện một cách đầy đủ, chính xác.

Các loại văn bản được sắp xếp một cách tương đối khoa học nên dễ dàng

cho việc tìm kiếm tài liệu.

Công tác văn thư lưu trữ được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời

cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết khi được đáp ứng. Bảo mật tốt những

tài liệu quan trọng đảm bảo không bị lộ ra ngoài làm ảnh hưởng tới cơ quan.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C30

Page 33: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Cán bộ văn thư, lưu trữ đều thực hiện đầy đủ trong quy trình tiếp nhận và

xử lý văn bản.

Phòng làm việc của cán bộ văn thư, lưu trữ khoa học, có đầy đủ trang

thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc…

Nhược điểm:

Một số khâu nghiệp vụ làm chưa tốt như công tác lập hồ sơ chưa đảm bảo

yêu cầu, tài liệu sắp xếp có chỗ vẫn bị nhầm, ảnh hưởng tới hoạt động tìm kiếm

của cán bộ khi cần thiết.

Việc lưu văn bản chưa được thống nhất nên một số giấy tờ còn bị thất

lạc,không tìm thấy…

Chưa có phần mềm nào hỗ trợ chô công tác văn thư lưu trữ vì vậy vẫn

phải sử dụng phương pháp thủ công là chủ yếu…

2. Những giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phụ nhược điểm

Để phát huy được những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của Văn phòng

cơ quan, em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

Các cán bộ, nhân viên văn phòng phải được đào tạo, trau dồi kiến thức

hơn nữa đặc biệt là tin học và ngoại ngữ để nâng cao trình độ và năng lực làm

việc.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đưa các chương trình phần mềm ứng dụng

vào công tác văn phòng đảm bảo hiệu quả công việc được tốt.

Lãnh đạo văn phòng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá ý thức làm

việc của cán bộ, nhân viên, đưa ra những hình thức khen thưởng, kỉ luật phù hợp

để nhắc nhở cũng như động viên tinh thần làm việc của họ.

Các cán bộ văn phòng phải nâng cao ý thức làm việc hơn nữa, không hút

thuốc nơi công sở.

Cán bộ công nhân viên phải chủ động tiếp dân, phải có mối quan hệ hài

hòa, đáp ứng, giải quyết mọi thắc mắc của họ.

Thường xuyên dọn dẹp văn phòng đảm bảo cảnh quan và không khí làm

việc...

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C31

Page 34: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

KẾT LUẬN CHUNG

Trong thời gian kiến tập tại UBND huyện Kinh Môn đã giúp em trau dồi

thêm kiến thức rất nhiều. Đây là khoảng thời gian ý nghĩa đối với một sinh viên

năm thứ hai như em.Qua việc học tập tại trường và thực hành tại cơ quan em đã

thấy sự khác nhau giữa lý thuyết được học và công việc thực sự mình phải làm.

Nhờ đó mà em mới thực sự hiểu được ý nghĩa của câu “Học đi đôi với Hành”.

Ở trường, em được thầy cô giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp em có

được những hiểu biết cơ bản về văn phòng, về công tác văn thư lưu trữ cũng như

các kiến thức cơ bản về xã hội. Còn tại cơ quan, em đã được thực hành, được bắt

tay vào làm việc, dựa trên cơ sở đã được học. Cùng với đó là sự giúp đỡ, hướng

dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong cơ quan. Nhờ vậy mà em đã phần nào

nâng cao được kiến thức, rèn luyện được ý thức làm việc, hiểu được các mối

quan hệ trong cơ quan, phong cách làm việc, sự tương trợ hỗ trợ lẫn nhau của

Lãnh đạo và nhân viên, nhân viên với nhân viên. Đặc biệt đó là sự kết hợp hài

hòa giữa thực tiễn và lí luận để chuẩn bị tốt cho công việc sau khi ra trường và

có được nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của công tác văn phòng của cơ quan.

Qua đây, em xin cảm ơn trường Đại học Nội vụ nói chung và khoa Quản

trị văn phòng nói riêng đã tạo điều kiện cho chúng em được đi kiến tập thực tế

tại các cơ quan nhà nước để chúng em có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức và

những kinh nghiệm quý báu, có thể tự tin hơn, giúp ích hơn rất nhiều trên con

đường tương lai sau này. Đồng thời em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới UBND

huyện Kinh Môn nói chung và Văn phòng UBND huyện nói riêng đã tiếp nhận,

giúp đỡ tận tình chỉ bảo em trong thời gian kiến tập vừa qua.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Hải Yến – giáo viên

hướng dẫn kiến tập và các thầy cô giáo trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền

đạt kiến thức cơ bản để em có thể hoàn thành tốt đợt kiến tập ngành nghề này.

Và em cũng gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Tuy - phó Chánh Văn phòng

UBND huyện Kinh Môn đã trực tiếp chỉ dạy và giúp đỡ em trong thời gian qua.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C32

Page 35: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trên đây là bản báo cáo kiến tập của em, em đã cố gắng để hoàn thành

nhưng do kinh nghiệm chưa nhiều, hiểu biết còn hạn chế và cũng là lần đầu tiên

được áp dụng kiến thức đã học vào thực tế nên còn rất bỡ ngỡ và không thể

tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong thầy, cô giáo và các cô chú, anh chị

trong cơ quan góp ý để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn./.

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!.

Kinh Môn, ngày 08 tháng 6 năm 2013.

Sinh viên:

Vũ Thị Chinh

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C33

Page 36: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN III: PHỤ LỤC

Phụ lục 01:

Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Kinh Môn:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C34

Page 37: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phụ lục 02

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng huyện Kinh Môn:

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C35

Chánh văn phòng

Phó chánh văn phòng Phó chánh văn phòng

Bộ phận Tổng hợp

Bộ phận tiếp nhận và trả

kết quả

hồ sơ hành chính

Bộ phận Hành chính

-Quản

trị

Bộ phận Kế

toán-Tài vụ

Page 38: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phụ lục 03:

TÊN CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ

DO UBND HUYỆN KINH MÔN BAN HÀNH:

STT Số, kí hiệu văn

bản

Tên loại và trích yếu nội dung Ngày tháng ban

hành văn bản

01 1272/QĐ-CT

Quyết định về việc ban hành danh mục

thành

phần tài liệu thuộc diện nộp, lưu vào

lưu trữ huyện

06/7/2009

022214/UBND-

NV

Nghị định về việc thực hiện công tác

văn thư-lưu trữ24/10/2008

03 53/KH-UBND

Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư,

lưu trữ UBND các xã, thị trấn năm

2008

11/8/2008

04 178/UBND-NVBáo cáo thóng kê tài liệu lưu trữ và cán

bộ làm công tác Văn thư-lưu trữ10/9/2010

05 24/UBND-VPChỉ thị về việc thực hiện chế độ lập hồ

sơ và giao nộp tài liệu lưu trữ14/2/2009

06 41/UBND-NVChỉ thị về việc điều tra, khảo sát tài

liệu lưu trữ26/3/2010

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C36

Page 39: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phụ lục 04:

MỘT SỐ VĂN BẢN DO UBND HUYỆN KINH MÔN BAN HÀNH

Danh mục các văn bản:

STT Số, kí hiệu văn bản

Tên loại và trích yếu nội dung Ngày, tháng ban hành văn

bản

01 16/KH-UBNDKế hoạch tổ chức hoạt động Tết trung

thu năm 201221/9/2012

02 85/BC-UBND

Báo cáo về việc đề nghị xét hưởng trợ

cấp đối với Thanh niên xung phong

theo Quyết định số 40/QĐ-TTg

19/9/2012

03205/UBND-LĐTBXH

Công văn về việc đề nghị giải quyết

chế độ mai táng phí TNXP theo

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg

22/8/2012

041891/QĐ-

UBND

Quyết định về việc thuyên chuyển

viên chức15/10/2012

05 11/CT-UBND

Chỉ thị về việc tổ chức hoạt động hè

và chiến dịch Thanh niên tình nguyện

năm 2012

21/5/2012

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C37

Page 40: Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn

Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phụ lục 05

SƠ ĐỒ CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG MỘT PHÒNG LÀM VIỆC CỦA UBND HUYỆN KINH MÔN:

1. Cửa ra vào 6. Máy in

2. Bàn tiếp khách 7. Tủ đựng hồ sơ, tài liệu

3. Ghế ngồi 8. Tủ đựng sách, vp phẩm

4. Bàn làm việc 9. Bình nước

5. Máy tính b. Sọt rác

a. Chậu cây cảnh.

Vũ Thị Chinh Lớp: QTVP K6C38

1

32 3

3

4

6

5 3

7

8a

b

b

a

9