6
BT4. Ôn tập - Phương pháp dạy học dùng lời 1. Dạy học Tin học liên quan đến trả lời những câu hỏi quan trọng nào? Phương pháp giảng dạy (PPGD) là gì? Có những cách thức phân loại nào? Nêu đặc điểm của các phương pháp dạy học truyền thống, đặc điểm của các phương pháp dạy học tích cực? 2. Dạy học dùng lời có những ưu điểm và khuyết điểm nào? Ứng với mỗi phương pháp: Diễn giảng (thuyết trình), diễn giảng – nêu vấn đề, đàm thoại, đàm thoại – nêu vấn đề, thực hành, làm việc với SGK hãy: a. Cho biết bản chất, trình tự thực hiện, phạm vi áp dụng của mỗi PP. b. Vận dụng để đưa ra 2 kịch bản dạy học cho một chủ đề trong bài dạy được phân công (ứng với 2 PP diễn giảng,). c. Xây dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời cho một chủ đề trong bài dạy được phân công dựa trên 6 mức độ nhận thức tư duy của Bloom ( phương pháp đàm thoại) Lưu ý : đối với những bài dạy thực hành cần đưa ra kịch bản cho buổi học thực hành dựa trên việc kết hợp 3 phương pháp: diễn giảng, đàm thoại, thực hành. 3. Nghệ thuật giải thích a. Như thế nào là một lời giải thích tốt? cho ví dụ? b. Làm thế nào để có để có thể giải thích - diễn giảng tốt? Giải thích chi tiết kĩ thuật “simplify” và “Introduction from the concrete”. Áp dụng các nguyên tắc trên vào một khái niệm cụ thể trong bài dạy được phân công. c. Làm thế nào để giải thích một khái niệm hay ý tưởng khó? Áp dụng giải thích khái niệm “Chương trình con” bài 16-SGK Tin 11. 4. Nghệ thuật demo (Làm mẫu thao tác/ thực hành) a. Trong các bài dạy trong chương trình tin học phổ thông, khi nào cần sử dụng nghệ thuật demo? Phân biệt “physical skills” và “intellectual skill”, cho ví dụ cụ thể trong môn tin học. Việc demo (Làm mẫu thao tác/ thực hành) đáp ứng nhu cầu nào của người học trong EDUCARE? b. Khi thực hiện demo kĩ năng “physical skills” cần trải qua các bước bước nào? Tại sao trong giai đoạn “execution” chúng ta không những phải đảm bảm người học hiểu được”What” “How” mà còn phải hiểu được “Why” của kĩ thuật đang được trình bày? Có những cách nào để dạy “intellectual skill”? c. Bốn kĩ thuật “silent demonstration”, “how notto do it’”, “Socratic demonstration”, “student demonstration” có thể ứng dụng như thế nào trong việc dạy học thực hành tin học ở trường phổ thông?

bai tap tuan 4

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bai tap ll3

Citation preview

Page 1: bai tap tuan 4

BT4. Ôn tập - Phương pháp dạy học dùng lời

1. Dạy học Tin học liên quan đến trả lời những câu hỏi quan trọng nào? Phương pháp giảng dạy (PPGD) là gì? Có những cách thức phân loại nào? Nêu đặc điểm của các phương pháp dạy học

truyền thống, đặc điểm của các phương pháp dạy học tích cực?

2. Dạy học dùng lời có những ưu điểm và khuyết điểm nào? Ứng với mỗi phương pháp: Diễn

giảng (thuyết trình), diễn giảng – nêu vấn đề, đàm thoại, đàm thoại – nêu vấn đề, thực hành,

làm việc với SGK hãy:

a. Cho biết bản chất, trình tự thực hiện, phạm vi áp dụng của mỗi PP.

b. Vận dụng để đưa ra 2 kịch bản dạy học cho một chủ đề trong bài dạy được phân công (ứng với 2 PP diễn giảng,).

c. Xây dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời cho một chủ đề trong bài dạy được phân công dựa

trên 6 mức độ nhận thức tư duy của Bloom ( phương pháp đàm thoại)

Lưu ý : đối với những bài dạy thực hành cần đưa ra kịch bản cho buổi học thực hành dựa trên việc kết hợp 3 phương pháp: diễn giảng, đàm thoại, thực hành.

3. Nghệ thuật giải thích

a. Như thế nào là một lời giải thích tốt? cho ví dụ?

b. Làm thế nào để có để có thể giải thích - diễn giảng tốt? Giải thích chi tiết kĩ thuật “simplify”

và “Introduction from the concrete”. Áp dụng các nguyên tắc trên vào một khái niệm cụ thể trong bài dạy được phân công.

c. Làm thế nào để giải thích một khái niệm hay ý tưởng khó? Áp dụng giải thích khái niệm

“Chương trình con” bài 16-SGK Tin 11.

4. Nghệ thuật demo (Làm mẫu thao tác/ thực hành)

a. Trong các bài dạy trong chương trình tin học phổ thông, khi nào cần sử dụng nghệ thuật demo? Phân biệt “physical skills” và “intellectual skill”, cho ví dụ cụ thể trong môn tin học. Việc

demo (Làm mẫu thao tác/ thực hành) đáp ứng nhu cầu nào của người học trong EDUCARE?

b. Khi thực hiện demo kĩ năng “physical skills” cần trải qua các bước bước nào? Tại sao trong giai đoạn “execution” chúng ta không những phải đảm bảm người học hiểu được”What” và “How” mà còn phải hiểu được “Why” của kĩ thuật đang được trình bày? Có những cách nào

để dạy “intellectual skill”?

c. Bốn kĩ thuật “silent demonstration”, “how notto do it’”, “Socratic demonstration”, “student demonstration” có thể ứng dụng như thế nào trong việc dạy học thực hành tin học ở trường phổ

thông?

Page 2: bai tap tuan 4

d. Áp dụng: đưa ra chiến lược giảng dạy cho 2 trong số những kĩ năng sau đây:

- Nhận diện và giải các bài toán lập trình có chứa cấu trúc lặp (bài 10 – SGK Tin 11)

- Kĩ thuật debuging trong Pascal (bài Thực hành 2 – SGK Tin 11)

- Định dạng một văn bản theo mẫu cho trước.

- Hoặc một kĩ năng liên quan đến bài dạy được phân công của bạn.

Tài liệu tham khảo:

-Câu 1, 2: Giáo trình PPGD Tin Học – Lê Đức Long – Trần Văn Hạo

-Câu 3,4: Giáo trình Teaching Today – Geoff Petty

Hình thức nộp:

Câu 2b, 2c,3c, 4d nộp online (đến hết ngày 19/10)

Các câu còn lại nộp giấy (A4) tại lớp (15/10/2014)

Bài làm

Câu 2b

Tin học 10 – Chương 1 – Bài 08: Những ứng dụng của tin học Phần 3. Tự động hóa và điều khiển PP diễn giải thông báo Ðặt vấn đề Em biết dược gì khi quan sát các hình ảnh ?

Page 3: bai tap tuan 4

Phát biểu vấn đề Hình : Một băng chuyền sản xuất ôtô được rấp lắp bằng những cánh tay robot. Những hiểu biết từ cuộc sống hiện đại các em có thể nhận ra đây là một hệ thống Tự động hóa và được con người điều khiển. Thế nào là Tự động hóa và điều khiển Giải quyết vấn đề Tự động hóa dùng để chỉ một công việc được thực hiện mà không có sự giúp đỡ của bất kỳ sự

can thiệp trưc tiếp của con người. PP diễn giải Nêu vấn đề Gđoạn 1: Ðịnh hướng

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ. Tự động hóa và điều khiển một ngành học quan trọng trong thời kỳ xã hội hiện đại bước vào kỷ nguyên mới. Trong các nhà máy công nghiệp với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hoá cao, các hệ thống điều khiển giao thông đường không, giao thông đường bộ, năng lượng, viễn thông hiện đại. Trong nông nghiệp các hệ thống giám sát điều khiển quá trình nước, dinh dưỡng cho cây trồng tự động. Trong các ứng dụng dân dụng Điều khiển và Tự động hóa còn có thể nhận dạng thẻ mã vạch, thẻ từ, thẻ RFID, khoá điện tử, các bảng quảng cáo điện tử, bán vé tự động, các mạch điều khiển thang máy, máy điều hoà thông minh, kỹ thuật Logistic (Tự động hóa trong vận chuyển giao dịch hàng hóa trên toàn cầu)… Đây là một trong những ưu điểm của sự phát triển công nghệ Gđoạn 2: lập kế hoạch Muốn hiểu Tự động hóa và điều khiển là gì ? Các em có thể tra SGK hoặc với sự phát triển internet các em có thể tra google. Gđoạn 3: thực hiện Nếu các em tra SGK việc hiểu Khái niệm Tự động hóa và điều khiển mang tính chất khô sơ, lý thuyết. Còn tra google thì chính các em đang sử dụng lời ích từ mạng máy tính. Gđoạn 4: kiểm tra và vận dụng Khác với Toán học, hóa học, vật lý thì công nghệ luôn luôn phát triển theo thời gian. Ở thời điểm viết SGK thì Khái niệm Tự động hóa và điều khiển sẽ khác và bây giờ khái niệm Tự động hóa và điều khiển sẽ khác các em phải luôn cập nhật thông tin. Tra google thông tin không bao giờ chính xác 100% các em phải biết chọn lọc.

Câu 2c

Tin học 10 – Chương 1 – Bài 08: Những ứng dụng của tin học Phần 5. Soan thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng

Mức độ 1. Biết

Hay cho biết một số phần mềm tin học phục vụ soạn thảo văn bản. Mức độ 2. Hiểu

Tại sao phải cần đến phần mềm soạn thảo văn bản. Mức độ 3. Vận dụng

Em hãy dùng phầm mềm soạn thảo để làm thiệp 20-10 theo mẫu.

Page 4: bai tap tuan 4

Mức độ 4. Phân tích

Hãy chỉ ra ưu và nhược điểm của việt soạn thảo trên máy tính so với viết tay bình thường

Mức độ 5. Đánh giá

Theo bạn, để làm tốt 1 thiệp 20-10 trên máy tính cần biết những gì về phần mềm soạn thảo

Mức độ 6. Sáng tạo

Hãy làm 1 tắm thiệp mừng ngày nhà giáo 20-11.

Dự kiến trả lời

Mức độ 1. Biết

MS word

Mức độ 2. Hiểu

Phần mềm soản thảo làm cho các công việc như soạn các văn bản hành chính,bản báo cáo,lịch

công tác,lịch học….chưa bao giờ lại trở nên dễ dàng hơn. Mức độ 3. Vận dụng

Học sinh tự trả lời

Mức độ 4. Phân tích

Ưu điểm: Soản thảo dẽ dàng, dễ chỉnh sữa, làm cho văn bản rõ ràng và đẹp. nhấn mạnh những thành phần

quan trọng. Nhược điểm: Cần có máy tính và phần mềm soạn thảo tốn chi phí.

Mức độ 5. Đánh giá

Biết sử dụng phần mềm, định dạng được văn bản,

Mức độ 6. Sáng tạo

Học sinh tự làm 1 thiệp Câu 3c:

Để giải thích một khái niệm hay một ý tưởng khó: - Để làm cho người nghe dễ hiểu ta cần: Giải thích dựa trên kiến thức nền , các kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của người học Đi tư kiến thưc dễ đến kiến thức phức tạp. Sử dụng các câu hỏi gợi mở Dẫn dắt vào đề bằng các ví dụ cụ thể

Page 5: bai tap tuan 4

Biểu diễn trực quan Đưa các ví dụ hoặc phản ví dụ. Liên hệ khái niệm vào thực tiển - Làm cho người nghe dễ nhớ ta cần Đơn giản hóa vấn đề Tập trung vào các ý quan trọng Trình bày theo một cấu trúc logic chặt chẽ và có tính kiên trì Áp dụng vào gi ải thích khái ni ệm

Khái niệm “Chương trình con” bài 16-SGK Tin 11.

Khái niệm chương trình con: là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình

Đặt vấn đề Bài 1: kiến thức dễ

Hãy tưỡng tượng chung ta giải bài toán 32 + 42 + 22 – 52 = ???

Bài 2: kiến thức trung bình. Giải bài toán tìm so lớn nhất trong 5 số nguyên.

Bài 3:kiến thức khó Giải một bài toán.Hãy sắp xếp dãy số sau 2, 4,7, 9, 22, 43, 61, 74. Và tìm ra số lớn nhất và số nhỏ nhất.

Phát biểu vấn đề Bài 1: Việc lập đi lập lại phép toán bình phương quá nhiều trong chương trình. Bài 2 Như vậy chúng ta sẽ phải so sánh nhiều lần giữa các số. Bài 3 Bài toán trên cần 3 giải đoạn sự phức tạp tăng lên.

Giải quyết vấn đề Ta giải thích lợi ích mà chương trình con mang lại cho mõi trường hợp Vận dụng Giải trực tiếp các bài toán để học sinh thấy rõ có cái nhìn trực quan Câu 4d Nhận diện và giải các bài toán lập trình có chứa cấu trúc lặp

HĐ 1:Dạy lý thuyết

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tìm hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.

HĐ 2:Thực hiện mẫu

Giáo viên thực hiện mẫu một bài toán đơn giản có sử dụng cấu trúc lặp (Tính tổng ). Học sinh

tiến hành quan sát việc thực hiện kĩ năng và trả lời được các câu hỏi: làm cái gì, làm như thế nào (các bước thực hiện), các lỗi nào thường mắc phải và làm thế nào để phòng tránh hoặc khắc phục

Page 6: bai tap tuan 4

HĐ 3:Bắt chước thực hiện Học sinh tiến hành thực hiện từng bước các thao tác "giống như" các thao tác mẫu. Tuân thủ

đúng quy trình, phát hiện đúng các tín hiệu cho biết đã làm đúng ở mỗi bước.

HĐ 4:Thực hiện kĩ năng nhiều lần

Học sinh làm đi làm lại kĩ năng theo đúng quy trình cho đến khi đạt tốc độ và tiêu chuẩn chất lượng.

HĐ 5:Nhận diện các bài toán tương tự

Giáo viên đưa ra các bài toán ví dụ và yêu cầu học sinh nhận xét có thể sử dụng cấu trúc lặp

trong bài toán đó hay không. Từ đó rút ra cách nhận diện các bài toán lập trình có chứa cấu trúc lặp.

HĐ 6:Vận dụng vào các bài toán khác.

Học sinh thực hiện phối hợp với các kĩ năng đã học khác để giải quyết các bài toán lập trình có

chứa cấu trúc lặp.

Định dạng một văn bản theo mẫu cho trước.

Yêu cầu giả định: học sinh đã học xong chương soạn thảo văn bản MS word

Giáo viên chuản bị nhiều đoạn văn bản thô và được định dạng sẳn

HĐ 1:Dạy lý thuyết

Dạy các chức năng chính của Định dạng một văn bản.

HĐ 2:Thực hiện mẫu

Giáo viên thực hiện mẫu một đoạn văn bản

HĐ 3:Bắt chước thực hiện Học sinh tiến hành thực hiện từng bước các thao tác "giống như" các thao tác mẫu. Tuân thủ

đúng quy trình, phát hiện đúng các tín hiệu cho biết đã làm đúng ở mỗi bước.

HĐ 4:Thực hiện kĩ năng nhiều lần

Học sinh làm các đoạn văn bản còn lại

Học sinh làm đi làm lại kĩ năng theo đúng quy trình cho đến khi đạt tốc độ và tiêu chuẩn chất lượng.

HĐ 5:Nhận diện các đoạn văn bản

Giáo viên đưa ra các văn bản thô và văn bản đã được định dạng sẵn cho học sinh tự định dạng

HĐ 6:Vận dụng vào các văn bản khác.

Cho học sinh một văn bản thô yêu cầu học sinh tự định dạng theo ý minh