35

Quy Dau Tu Chung Khoan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quy Dau Tu Chung Khoan
Page 2: Quy Dau Tu Chung Khoan

Tài liệu này được Kalifa Kresarioh tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet Last Updated: 21/4/2007

Page 3: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 2

Mục lục

1.Quỹ đầu tư chứng khoán 3 2.Công ty quản lý quỹ 7 3.Các loại hình quỹ 8 4.Giá trị tài sản ròng và các loại phí 18 5.Giới thiệu một vài quỹ đầu tư và chứng chỉ quỹ 22

Page 4: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 3

1.Quỹ đầu tư chứng khoán (Investment Fund / Balanced Fund / Diversified Fund) Thị trường chứng khoán là nơi tập hợp không biết cơ man nào các hàng hoá (chứng khoán), thế nên cho dù chỉ tập trung vào một lĩnh vực thì nhà đầu tư cũng không làm sao nắm bắt hết các chiều hướng chuyển biến của nó. Trên thị truờng còn thời kỳ trứng nước như Việt Nam hiện nay, đa số các nhà đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp, nhiều nhà đầu tư lớn đã phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư khác vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục đầu tư của mình có thể mở các chương mục uỷ thác phân quyền (advisory account) hoặc những chương mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các trung tâm môi giới. Và cùng với thời gian, thị trường đã hình thành một định chế giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán được gọi là các quỹ đầu tư. Trước tiên có thể nói ngay rằng đây là một định chế tài chính phi ngân hàng, là nơi tập trung mọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ để tạo thành quỹ vốn qui mô lớn và thực hiện đầu tư như một chủ thể duy nhất. Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán, mà họ sẽ được chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung của quỹ này theo tỷ lệ vốn họ đã góp. Khi tham gia Quỹ các nhà đầu tư sẽ được nhận một chứng chỉ quỹ xác nhận số vốn đã góp. Quỹ đầu tư xuất phát từ cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích. Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các “công ty đầu tư”. Một công ty đầu tư có thể được tổ chức theo hình thức cổ phần hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm. Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật pháp, theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp. Đảm nhận nhiệm vụ này có các công ty quản lý uỷ thác hoặc các cơ sở quản lý uỷ thác trong các ngân hàng thương mại. Họ hưởng phí theo một tỷ lệ cố định hàng năm trên tổng tài sản, thường là 1%. Còn các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên. Mới chỉ cách đây không lâu, các quỹ đầu tư vẫn được xem là sân chơi dành riêng cho một số ít người giàu có và là một khái niệm khá xa lạ với nhiều nhà đầu tư. Nhưng giờ đây, hầu như tất cả mọi người, từ các tổ chức cho đến công chúng có năng lực tài chính với số tiền ít nhất vào khoảng 10 ngàn USD đều muốn đầu tư vào các quỹ này. Có thể nói, chưa bao giờ các Quỹ đầu tư lại trở nên thịnh hành như ngày nay. Trong nửa cuối năm 2005, số tiền đầu tư vào các quỹ này trên toàn thế giới đã gấp đôi con số của cả năm 2004. Tính đến thời điểm này, toàn thế giới đã có trên 60 ngàn quỹ đầu tư quản lý một lượng tài sản trị giá trên 5 ngàn tỷ USD. Tại châu Âu, các quỹ đầu tư được quảng cáo rộng rãi trên truyền hình. Ở Mỹ, mặc dù việc quảng cáo các quỹ này bị cấm nhưng chúng vẫn được quảng bá truyền khẩu tại các buổi hội thảo do các nhà môi giới chứng khoán hoặc các ngân hàng tư nhân tổ chức. Làm nghề quản lý quỹ đầu tư đã trở thành một nét đặc biệt trong thị trường lao động nước Mỹ trong thời gian gần đây.

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.

Page 5: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 4

Nhiều người cho rằng, hoạt động của Quỹ đầu tư giờ đây đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở việc mỗi khi các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu mất giá thì chứng chỉ quỹ đầu tư vẫn tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Mặc dù loại hình quỹ này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các quỹ mới vẫn được đánh giá là rất lớn. Theo con số thống kê, chỉ có khoảng 20% số người có vốn nhàn rỗi lớn đầu tư vào các quỹ đầu tư, bao gồm quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư phòng hộ. Thêm vào đó, cả chất lượng đầu tư lẫn việc quản lý rủi ro đang tiến bộ một cách nhanh chóng. Những lợi ích từ Quỹ đầu tư

Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầu tư đa dạng, đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro. Một cá nhân bình thường với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá một cách tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các quỹ đầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi và rủi ro trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng tối đa. Lợi ích khác do các quỹ đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để “mua” sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá

nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý số tiền đầu tư của mình với một chi phí thấp hơn so với việc họ phải tự lo liệu. Một lợi ích nổi bật nữa của quỹ đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này, họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các quỹ đầu tư mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, nên những người mua cổ phần quỹ đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ cổ phần của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản, vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ linh hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch và dựa vào thị trường chứng khoán. Qua đó chúng ta có thể thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những nhà đầu tư trung bình và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư khác với những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp kích hoạt giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên không phải không có những mối lo

Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư? Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố: o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận o Được quản lý chuyên nghiệp o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền o Tính năng động của quỹ đầu tư.

Page 6: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 5

Song song với tín hiệu lạc quan, có một số người lại tỏ thái độ nghi ngờ. Họ cho rằng, rất khó có thể giám sát được hoạt động của các quỹ đầu tư và rất dễ xảy ra gian lận tại các quỹ này. Với một mức phí quản lý dành cho các nhà quản lý lên tới 20% mức tăng giá trị hàng năm của quỹ, rất có thể đây là động cơ thúc đẩy các nhà quản lý quỹ chấp nhận mạo hiểm một cách thái quá. Hơn nữa, hầu như không bao giờ nhà quản lý quỹ phải chịu bất cứ một hình thức phạt nào vì việc đã làm cho giá trị của quỹ bị giảm và nhà quản lý hoàn toàn có thể thu hẹp quy mô của quỹ để làm lại từ đầu. Khi tiền đổ vào các quỹ đầu tư càng nhiều thì việc kiếm được các nhà quản lý quỹ có tài năng thực sự càng khó khăn và khả năng để kiếm được một cơ hội đầu tư tốt lại càng ít hơn. Chứng chỉ quỹ (Fund Certificate (Fund Stock) Thị trường chứng khoán mua bán một loại hàng hóa đặc biệt đó là chứng khoán, bao gồm 3 loại chính: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các chứng khoán phái sinh. Trong đó chứng chỉ quỹ là một mặt hàng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường này. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ thì các công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó. Về bản chất chứng khoán quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp, và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên có ba điểm khác nhau giữa chúng: cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán mà ngành nghề hoạt động chính là "chơi chứng khoán". Thứ hai, nếu người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì nhà đầu tư sở hữu chứng khoán quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. Chứng chỉ quỹ ngày càng trở thành một mặt hàng được mua bán nhiều trên thị trường chứng khoán, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đánh giá nó hấp dẫn, ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt là có tính thanh khoản cao. Tại sao? Rõ ràng với ưu điểm của quỹ đầu tư chứng khoán, đa dạng hóa đầu tư- phân tán rủi ro và lại có một đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra "chơi chứng khoán", thì ít nhất độ an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn. Cứ tưởng tượng bạn chỉ cần nắm chứng chỉ quỹ trong tay, yên tâm làm các công việc khác, không cần phải suy tính đầu tư vào chứng khoán nào, rồi đến kỳ bạn lấy lợi nhuận và bạn có thể dễ dàng bán chứng chỉ quỹ này cho các nhà đầu tư khác trên thị trường để thu lại tiền mặt, vậy có phải đó là loại chứng khoán này hấp dẫn nhất không. Tuy nhiên khi là người sở hữu chứng chỉ quỹ đồng thời bạn

Page 7: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 6

cũng là người đầu tư thụ động, gián tiếp vì không có quyền quyết định đầu tư và mọi rủi ro hay thành công đều phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người quản lý quỹ. Tuy nhiên, khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ của bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV (net asset value)). Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. NAV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ đầu tư chứng khoán.

Một số điểm cần lưu ý khi nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán: - Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. Nói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung qui định trong điều lệ quỹ. - Cần dành thời gian đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, các mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.

Page 8: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 7

- Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí /thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập. - Phải biết chấp nhận rủi ro bởi vì công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi mà nó chỉ nghĩa vụ phải thực hiện cách tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của các nhà đầu tư.

2.Công ty quản lý quỹ Khái niệm về Công ty quản lý quỹ Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund Management) tại thị trường chứng khoán Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở. Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên và là dạng đóng. Chức năng hoạt động và các sản phẩm của công ty quản lý quỹ Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư. a. Quản lý quỹ đầu tư (Asset management) o Huy động và quản lý vốn và tài sản o Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư o Quản lý đầu tư chuyên nghiệp Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất. b. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính

Page 9: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 8

o Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng o Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính o Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư c. Nghiên cứu Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng a. Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô. b. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư. c. Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. d. Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch.

3.Các loại hình quỹ Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau. 1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động: + Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng) Đây còn gọi là quỹ đầu tư tập thể, là những quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp của rất nhiều nhà đầu tư và uỷ thác cho một công ty quản lý quỹ để thực hiện các hoạt động đầu tư của quỹ. Thuật ngữ Muatual Fund có nghĩa là quỹ tương hỗ, thuật ngữ này được dùng rất nhiều ở Mỹ, nơi có hệ thống các quỹ đầu tư rất phát triển. Thuật ngữ này cũng là một cách gọi đối với các quỹ công chúng. Việc huy động vốn của các quỹ này được thực hiện thông qua những đợt phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Khi tham gia vào các quỹ công chúng, các nhà đầu tư được hưởng các lợi ích sau:

Page 10: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 9

- Được hưởng lợi từ việc đầu tư đa dạng hoá, nhờ đó, giảm thiểu các rủi ro không không hệ thống. - Được hưởng lợi nhờ giảm thiểu các chi phí đầu tư do quy mô đầu tư của các quỹ thường lớn. - Vốn của các nhà đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư có chuyên môn và giàu kinh nghiệm của một công ty quản lý quỹ. - Các chứng chỉ quỹ cũng có tính thanh khoản như một loại cổ phiếu, nhờ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán các chứng chỉ quỹ khi cần thiết. Do nguồn vốn của quỹ công chúng được huy động từ nhiều nhà đầu tư nên hoạt động đầu tư của quỹ công chúng phải tuân thủ rất nhiều hạn chế nghiêm ngặt của pháp luật. Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý cũng phải tuân thủ rất nhiều điều kiện khắt khe trong hoạt động quản lý các quỹ này. Mục đích của các hạn chế trên là nhằm đảm bảo sự an toàn cho Quỹ đầu tư chứng khoán, bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nhà đầu tư. + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên) Về bản chất, Quỹ thành viên là một dạng Quỹ đầu tư chứng khoán, tuy nhiên, quỹ này chỉ giới hạn ở một số ít nhà đầu tư tham gia góp vốn. Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các Quỹ thành viên là để thực hiện các hoạt động đầu tư có tính chất tương đối mạo hiểm. Các hoạt động đầu tư này có thể mạng lại những khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao cho các nhà đầu tư, tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn. Với tính chất rủi ro như vậy, các quỹ thành viên không phù hợp với việc huy động vốn từ công chúng. Quy mô và phạm vi huy động vốn của quỹ chỉ tập trung vào một số ít nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và có khả năng chấp nhận những rủi ro cao trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, để tham gia vào quỹ thành viên, các nhà đầu tư phải đạt được những điều kiện nhất định do pháp luật đặt ra. Với tính chất và mục tiêu đầu tư như trên, các quỹ thành viên thường không phải chịu các hạn chế như quỹ công chúng. Hiện tại, hầu hết các nước có thị trường chứng khoán phát triển đều có hình thức quỹ đầu tư này. 2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn: + Quỹ đóng (close-end fund) Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý. + Quỹ mở (open-end fund) Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại

Page 11: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 10

các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam. 3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: + Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.

Một số dạng Quỹ đầu tư hiện nay

Loại Quỹ Hình thức hoạt động Các Quỹ tiêu biểu tại VN

Venture Fund Chuyên đầu tư vào doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp nhưng có triển vọng phát triển

IDG Việt Nam

Private Equity Fund Chuyên đầu tư vào doanh nghiệp đã có những bước phát triển ổn định và đang có dự định niêm yết trên TTCK

Mekong Capital, Dragon Capital, VOF, Indochina Capital

Listed Securties Fund Chuyên đầu tư vào doanh nghiệp phát triển mạnh và đã

PXP, Dragon Capital, VOF, Indochina Capital

Page 12: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 11

được niêm yết trên TTCK

Asset Management Company

Chuyên đầu tư trong lĩnh vực cổ phiếu, trái phiếu

Prudential, Manulife và khu vực ngân hàng

Hedge Fund Chuyên đầu tư vào chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi nhuận ổn định

Hiện chưa phát triển tại VN

Mutual Fund Hiện chưa có ở VN

Quỹ tương hỗ (Mutual Fund) Quỹ tương hỗ là định chế phát hành cổ phiếu ra công chúng rồi dùng số tiền thu được để lập một danh mục đầu tư vào các loại chứng khoán. Cổ đông của của quỹ tương hỗ chấp nhận mọi rủi ro và lợi tức mà quỹ có được từ danh mục đầu tư đó. Nếu giá trị của danh mục đầu tư tăng, cổ đông sẽ được lợi và ngược lại. Lợi thế trước hết của quỹ tương hỗ là chúng cho phép mọi người đa dạng hoá cơ cấu đầu tư với số tiền ít ỏi. Các quỹ tương hỗ dễ dàng đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình do vậy có thể giảm thiểu được rủi ro. Lợi thế thứ hai mà các công ty kinh doanh quỹ tương hỗ thường quả quyết là quỹ tạo điều kiện cho người bình dân sử dụng chuyên môn của của các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp. Các nhà quản lý của hầu hết quỹ tương hỗ theo dõi sát sao diễn biến và triển vọng của các công ty mà họ mua cổ phiếu. Họ mua cổ phiếu của các công ty được đánh giá là có lợi nhuận trong tương lai và bán cổ phiếu của các công ty có triển vọng ít sáng sủa hơn. Người ta lập luận rằng cách quản lý chuyên nghiệp này làm tăng lợi tức mà những người đầu tư vào quỹ tương hỗ nhận được từ các khoản tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tài chính thường nghi ngờ luận điểm thứ hai này. Với hàng ngàn nhà quản lý tiền tệ theo dõi chặt chẽ triển vọng của mỗi công ty, giá cổ phiếu của một công ty thường phản ánh đúng giá trị của nó. Kết quả là thật khó có thể “đánh bại thị trường” bằng cách mua cổ phiếu tốt và bán cổ phiếu tồi.

Quỹ tương hỗ: Tập trung nguồn tài chính Một quỹ tương hỗ mua các khoản đầu tư bằng tiền mà quỹ có được từ việc bán cổ phiếu trong quỹ và quản lý portfolio để đáp ứng các mục tiêu tài chính của nó. Phần lớn các chuyên gia đầu tư đều thống nhất rằng việc sở hữu nhiều cổ phiếu và trái phiếu sẽ là sự đầu tư thông minh hơn việc đánh cuộc vào kết quả kinh doanh thành công của một số ít cổ phiếu và trái phiếu. Nhưng sự đa dạng hoá đó có thể rất khó thực hiện, vì mua một portfolio của các cổ phiếu và trái phiếu đơn lẻ có thể khá đắt. Trong khi đó, để một nhà đầu tư biết được khi nào nên mua và mua cái gì, cần rất nhiều thời gian và sự tập trung cao.

Page 13: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 12

Các quỹ tương hỗ mang đến cho bạn một giải pháp: Khi bạn đầu tư tiền vào một quỹ, số tiền đó sẽ được góp chung với tiền của các nhà đầu tư khác, từ đó tạo nên khả năng mua cao hơn rất nhiều so với khả năng mua có được khi bạn đầu tư riêng lẻ.

Do một quỹ có thể sở hữu hàng trăm loại chứng khoán khác nhau, sự thành công của quỹ không còn phụ thuộc vào việc một hay hai chứng khoán nào đó hoạt động như thế nào. Đồng thời, các nhà quản lý chuyên nghiệp của quỹ sẽ liên tục kiểm tra thị trường, cố gắng làm cho portfolio của quỹ thích ứng được với những chứng khoán đang có khả năng mạnh nhất.

Hoàn trả lợi nhuận

Một quỹ tương hỗ kiếm tiền theo hai cách: một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ, hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc. Quỹ này sẽ phân phối hoặc trả các khoản lợi nhuận này (trừ đi các loại phí và chi phí) cho các nhà đầu tư của mình.

Các khoản phân phối thu nhập được trích từ thu nhập mà quỹ thu về trên các khoản đầu tư của quỹ còn các khoản phân phối lợi vốn (do tăng thị giá chứng khoán) thì lại được trích từ lợi nhuận bán các khoản đầu tư. Các quỹ khác nhau sẽ trả các mức lãi khác nhau và theo một lịch phân chia khác nhau- có thể là từ một ngày đến một năm. Rất nhiều quỹ còn cung cấp cho các nhà đầu tư của họ những cơ hội chọn lựa tái đầu tư vào quỹ các khoản lợi tức được phân chia này bằng cách mua thêm cổ phiếu của quỹ.

Bạn trả thuế trên những khoản lợi tức phân phối được các quỹ trả cho, bất kể khoản tiền đó có được tái đầu tư vào quỹ hay được hoàn trả hoàn toàn bằng tiền mặt cho bạn. Nhưng nếu một quỹ bị thua lỗ nhiều hơn số lợi nhuận kiếm được trong bất kỳ một năm nào, quỹ đó có thể trừ khoản lỗ đó từ những khoản lợi tức trong tương lai. Khi nào phần lợi nhuận thu về bằng với những khoản lỗ dồn lại thì lúc đó các khoản chia lãi đó mới bị tính thuế, mặc dù giá cổ phiếu có thể tăng lên biểu thị khả năng sinh lợi cải thiện.

Thành lập một quỹ tương hỗ

Các quỹ tương hỗ thường do các công ty đầu tư (gọi là các công ty quỹ tương hỗ), các công ty môi giới và ngân hàng tạo dựng nên. Số lượng quỹ mà các nhà bảo trợ này cung cấp rất đa dạng, từ rất ít như 2, 3 quỹ đến số lượng lớn hơn 150 quỹ. Vào thời điểm công bố, đã từng có lúc có hơn 400 nhóm quản lý quỹ, vận hành nguồn lực của gần 8.000 quỹ. Mỗi quỹ mới đều có một nhà quản lý có trình độ chuyên môn tốt, một mục tiêu đầu tư, một kế hoạch hoặc chương trình đầu tư mà nó sẽ theo đuổi để có thể xây dựng portfolio riêng của quỹ. Các quỹ sẽ tiến hành tiếp thị hoạt động với các nhà đầu tư tiềm năng bằng cách đặt quảng cáo trên các báo tài chính, gửi thư quảng cáo trực tiếp, các thông cáo báo chí và thường là qua sự trợ giúp của các đại diện có đăng ký-những người sẽ thu được phí hoa hồng từ việc môi giới bán cổ phiếu quỹ trong tương lai.

Các bước cơ bản khi tạo dựng một quỹ: Quỹ quyết định các phương pháp luận đầu tư - Phát hành bản cáo bạch - Bán cổ phiếu quỹ (còn gọi là chứng chỉ).

Quỹ tương hỗ mô hình mở và mô hình đóng

Phần lớn các quỹ tương hỗ là các quỹ mô hình mở (quỹ mở). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư muốn mua bao nhiêu cổ phiếu thì quỹ sẽ bán bấy nhiêu. Khi tiền đã đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ phát triển hơn. Nếu nhà đầu tư muốn bán, quỹ đó sẽ mua lại cổ phiếu (chứng chỉ quỹ) của họ. Đôi

Page 14: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 13

khi, một quỹ tương hỗ mô hình mở này sẽ "đóng cửa" đối với các nhà đầu tư mới, khi quỹ đó đã phát triển quá lớn để có thể quản lý một cách hiệu quả - trong khi đó lại không đóng cửa đối với các nhà đầu tư hiện tại - họ vẫn có thể tiếp tục đầu tư thêm tiền vào quỹ. Khi một quỹ đóng cửa theo kiểu này, công ty đầu tư thường tạo ra một quỹ tương tự để tận dụng nguồn vốn của các nhà đầu tư.

Quỹ tương hỗ mô hình đóng (quỹ đóng) thì rất giống với các cổ phiếu về cách cổ phiếu của quỹ được giao dịch. Bởi vì các quỹ này đầu tư tiền vào vô số chứng khoán, nên họ chỉ có thể nâng số tiền đầu tư trong một lần duy nhất và họ cũng chỉ chào bán một số lượng cố định nào đó các cổ phiếu của mình - những cổ phiếu sẽ được giao dịch trên một thị trường (vì thế loại quỹ này còn có tên là quỹ giao dịch trên thị trường quỹ) hoặc qua quầy (OTC). Giá thị trường của cổ phiếu một quỹ tương hỗ thường thay đổi theo nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như theo giá trị mà quỹ hiện đang nắm giữ.

Thị trường quỹ tương hỗ

Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với chiến lược đầu tư của họ.

Có ba loại quỹ tương hỗ:

o Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu.

o Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính phủ.

o Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn để ấn định giá trị mỗi cổ phiếu ở giá 1$.

Sự đa dạng hoá đóng vai trò như thế nào?

Phần lớn các quỹ đa dạng hoá tài sản của mình bằng cách mua vô số các khoản đầu tư phù hợp với chiến lược đầu tư của họ. Ví dụ, một quỹ cổ phiếu có thể sở hữu cổ phiếu của hơn 100 công ty cung cấp vô số các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Điểm hấp dẫn của sự đa dạng hoá này là những thua lỗ của một số cổ phiếu thường có thể bù đắp được - hoặc thậm chí có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi lợi nhuận thu được từ các cổ phiếu khác.

Mặt khác, một số quỹ lại có mức độ tập trung rất cao. Ví dụ:

o Quỹ kim loại quý giao dịch chủ yếu các cổ phiếu các công ty khai thác mỏ

o Quỹ ngành mua cổ phiếu trong một số ngành đặc biệt, như ngành y tế (chăm sóc sức khoẻ), ngành điện hoặc dịch vụ công cộng.

o Quỹ trái phiếu lợi suất cao thường mua các trái phiếu rủi ro nhằm tạo ra thu nhập cao hơn.

Sự hấp dẫn của các quỹ tập trung là ở chỗ khi các quỹ này hoạt động tốt, phần lợi nhuận thu về có thể rất vượt trội. Nhưng rủi ro lại là ở chỗ một thay đổi nào đó của nền kinh tế hay trong ngành có thể xoá sạch toàn bộ phần lợi nhuận mà nó mang lại.

Các quỹ cổ phiếu

Page 15: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 14

Cái tên này nói lên tất cả: các quỹ cổ phiếu đầu tư vào cổ phiếu. Nhưng portfolio của các quỹ đầu tư cổ phiếu thường biến động, tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư của hãng. Ví dụ: một số quỹ cổ phiếu thường đầu tư vào các công ty được thành lập tốt có trả cổ tức đều đặn. Các quỹ khác lại đầu tư vào các công ty non trẻ hơn, có định hướng phát triển hơn - những công ty này đã hoạt động trong một vài năm, và theo đúng dự kiến của quỹ.

Không như các nhà đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác nhau để đa dạng hóa portfolio của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực nào đó, như cổ phiếu của các công ty thượng hạng (blue chips) hoặc các công ty nhỏ. Bản cáo bạch của một quỹ sẽ xác định rõ các tài sản và các khoản đầu tư chính của mình - mặc dù các quỹ đôi khi thường mua các khoản đầu tư ở phạm vi rộng hơn nhằm tạo ra được khả năng thu lợi nhuận về lớn hơn.

Các quỹ trái phiếu

Tương tự như trái phiếu, các quỹ trái phiếu cũng tạo ra thu nhập. Nhưng các quỹ này lại không giống trái phiếu ở chỗ cổ phiếu của quỹ lại không có ngày đáo hạn và không có những khoản lợi tức đảm bảo từ số tiền mà bạn đầu tư, một phần vì cổ phiếu của quỹ có những thời hạn khác nhau.

Mặc dù vậy, xét về mặt tích cực, bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình để mua thêm cổ phiếu một cách tự động. Đồng thời bạn có thể mua số lượng cổ phiếu trong một quỹ trái phiếu ít hơn rất nhiều so với số lượng mà bạn cần để tự mình mua một trái phiếu nào đó - và có được ngay một portfolio đa dạng để có thể bắt đầu. Ví dụ, bạn có thể thường đầu tư 1.000$ để mở một quỹ và mua thêm các khoản đầu tư giá trị nhỏ hơn.

Quỹ trái phiếu xuất hiện vô cùng đa dạng, với những mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau. Có những quỹ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao về đầu tư và cũng có cả những trái phiếu vô giá trị với đầy rủi ro được bán dưới nhãn mác hứa hẹn lợi suất cao. Bạn có thể chọn quỹ trái phiếu Kho bạc Mỹ dài hạn và trung hạn, - đây là một quỹ kết hợp các loại trái phiếu có thời hạn khác nhau và rất nhiều các trái phiếu đô thị được miễn thuế, bao gồm cả một số loại trái phiếu chỉ có ở một số bang nào đó.

Quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ

Quỹ thị trường tiền tệ đầu tư với mục tiêu duy trì một mức giá trị riêng của họ là 1$/cổ phiếu, sao cho hình ảnh của quỹ sẽ được mô tả như những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao bằng tiền mặt. Rõ ràng là bạn có thể thu được lợi tức từ những khoản đầu tư mà quỹ kiếm được. Các quỹ này được coi là an toàn, vì vậy một số nhà đầu tư ưa thích các quỹ này hơn là các quỹ cổ phiếu hay quỹ trái phiếu. Nhưng lãi mà quỹ này có thể trả sẽ thấp nếu lãi suất thị trường thấp. Tuy nhiên, như một điểm hấp dẫn bổ sung, phần lớn các quỹ thị trường tiền tệ chấp nhận các nhà đầu tư viết séc thẳng từ tài khoản của họ. Việc viết séc này thông thường sẽ không bị tính phí, mặc dù có thể vẫn có thể phải trả phí tối thiểu.

Họ nhà quỹ

Các công ty quỹ tương hỗ thường cung cấp cho các nhà đầu tư của họ rất nhiều quỹ - gọi là họ nhà quỹ. Giữ tiền trong tập hợp này có thể khiến cho việc chuyển tiền giữa các quỹ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng giống như trong một gia đình, luôn luôn có ai đó vượt trội hơn những người khác.

Tất cả các loại quỹ cổ Các quỹ trái phiếu Các quỹ thị trường tiền tệ

Page 16: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 15

phiếu Tập trung

Đa dạng

An toàn hoặc Rủi ro

Ngắn hạn hoặc Dài hạn

Có chịu thuế hoặc Miễn thuế

Rủi ro thấp

Growth funds, Global funds, Capital Appreciation funds, International funds, ....

High-yeild taxable funds, Ginnie Maes, General Municipal Debt, ...

Commercial paper, 13 week T-bills, Short-term Municipal,...

Từ công ty thượng hạng đến những công ty nhỏ Các quỹ được miễn thuế Các khoản nợ doanh nghiệp

ngắn hạn Có vài loại quỹ cổ phiếu khác nhau. Một đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa các quỹ này là một số chú trọng đến sự tăng trưởng, số khác chú trọng đến thu nhập, một số khác thì chú trọng cả hai. Một số quỹ thì có vẻ rủi ro về vốn hơn một số khác do họ mua các cổ phiếu của những công ty đang tăng trưởng. Lợi nhuận từ khoản chia lãi của các quỹ cổ phiếu thường phải chịu thuế (trừ trường hợp nằm trong một tài khoản hưu trí được ưu đãi) nhưng sẽ không có khoản thuế nào được tính cho phần giá trị tăng thêm của quỹ cho đến khi bạn bán nó đi

Có hai loại quỹ trái phiếu chính: chịu thuế và được miễn thuế. Lợi nhuận phân chia có được từ các quỹ chính phủ (bao gồm cả quỹ Kho bạc Mỹ và các cơ quan khác) và quỹ doanh nghiệp thường thì phải trả thuế. Lợi nhuận phân chia của trái phiếu đô thị thì không phải chịu khoản thuế nào, và cũng không có khoản thuế bang hay thuế tỉnh nào áp dụng đối với những nhà đầu tư sống tại thành phố có phát hành các trái phiếu ưu đãi . Ví dụ, những người New York có thể mua cổ phiếu của quỹ New York miễn thuế ba lần và giữ lại toàn bộ phần lợi nhuận họ được trả

Quỹ thị trường tiền tệ cũng bao gồm 2 loại: chịu thuế và được miễn thuế. Các quỹ có chịu thuế thường mua các khoản đầu tư ngắn hạn của chính phủ hoặc doanh nghiệp có lợi suất cao nhất. trong khi đó, các quỹ kia thì chủ yếu chỉ mua các khoản nợ đô thị. Các quỹ chiu thúe trả cổ tức hơi cao hơn so với quỹ miễn thuế, nhưng các nhà đầu tư phải trả thuế cho bất kỳ khoản lợi nhuận được phân chia nào của họ. Trong cả hai trường hợp, lãi suất mà quỹ trả thường là gần bằng với lãi suất ngân hàng hoặc CD (Chứng chỉ tiền gửi)

Quỹ tương hỗ đầu tiên

Tờ-rớt đầu tư (trust) đầu tiên, nguyên mẫu của các quỹ tương hỗ ngày nay, là do Robert Fleming tập trung các nguồn tài chính, thành lập ra vào năm 1800. Fleming thu thập tiền từ những người đồng hương Scốt và đi đến Mỹ - nơi ông quyết định đầu tư và đã thành công đáng kể trong việc tạo dựng và phát triển các nhà máy. Đồng thời ông cũng chia sẻ lợi nhuận mình thu được với các nhà đầu tư khác.

Những quỹ tương hỗ Mỹ đầu tiên, Massachusetts Investors Trust (tờ-rớt các nhà đầu tư Massachusetts) và State Street Research Investment Trust ( tờ-rớt đầu tư nghiên cứu) được thành lập vào năm 1924 và hiện vẫn còn hoạt động. Nhưng ngày nay, bạn có thể chọn lựa bất kỳ một quỹ nào từ hơn 9.500 quỹ tương hỗ hiện đang tồn tại.

Page 17: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 16

Hedge Fund ''Quỹ của các Quỹ'' Trong lĩnh vực chứng khoán, “Hedge” là thuật ngữ dùng để chỉ một chiến lược nhằm bù đắp những rủi ro đầu tư. Vì thế “Hedge Fund” (HF) còn được dịch là “Quỹ phòng hộ” hay “Quỹ của các Quỹ”, như giới đầu tư chứng khoán thường gọi.

HF là một phát minh lớn trên thị trường chứng khoán dùng để bù đắp lại rủi ro đầu tư. Tại Quỹ này, các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn sẽ tham gia và sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh (như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi...) để bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình, chống lại những tăng trưởng không dự tính trước cũng như sự tụt giá hay lên giá đột ngột của hàng hoá. Ngày nay, các HF liên tục xuất hiện, được điều hành bởi một công ty đầu tư, huy động vốn của cổ đông rồi đầu tư vào các chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi nhuận ổn định và đều đặn.

HF không bị quản lý chặt chẽ bởi pháp luật, nó ít minh bạch hơn các QĐT truyền thống và chính điều này giúp giao dịch tại HF dễ dàng hơn.

HF sử dụng hệ thống máy tính để lượng hoá các đánh giá và xếp hạng các khoản đầu tư khả thi, phân tích các yếu tố như: P/E, lợi suất, sự dao động bất ổn định, mức tăng trưởng lợi nhuận...Quỹ này cũng mua các cổ phiếu được xếp hạng cao nhất và bán trước thời hạn các cổ phiếu bị xếp hạng thấp nhất.

Các nhà quản lý quỹ HF sở hữu những gia tài kếch xù đến mức khó tin. Năm 2005, Steven Cohen, một ngôi sao trong làng HF ở Greenwwick, Connecticut (Mỹ) nắm trong tay hơn 500 triệu USD. Một số HF cũng bỏ túi tối thiểu 100 triệu USD trong năm vừa qua.

Gương mặt mới, cục diện mới

Hiện nay, các HF phải đối mặt với nhiều sức ép lớn. Thứ nhất, ngày càng nhiều nhà đầu tư mới vào kinh doanh HF và điều này buộc các HF phải thay đổi phương thức hoạt động để cạnh tranh. Thứ hai là sự cạnh tranh hết sức khốc liệt, vì nhiều nhà quản lý quỹ truyền thống cũng đã bắt đầu giới thiệu các sản phẩm tương tự như HF. Chính điều này làm cho HF đúng nghĩa khó có thể được phân biệt với HF ra đời từ các quỹ truyền thống.

Song, sự thay đổi của các nhà đầu tư mới vào kinh doanh ngành này là động lực thúc đẩy cộng đông HF phải tự cải thiện và phát triển mình. Đến nay, HF không chỉ được duy trì độc quyền bởi tầng lớp giàu có ở Texas, Ả rập hay một vài cá nhân siêu giàu nào đó, mà còn được giám sát bởi rất nhiều quỹ trợ cấp (pension fund), quỹ cống hiến (endowment fund) và cả những ngân hàng trung tâm.

Theo ông Oliver Schupp, Chủ tịch Credit Suisse/Tremont Index thì 50-60% tài sản của HF thuộc sở hữu các tổ chức tài chính. Xu hướng này thể hiện rõ nhất ở Nhật Bản và các nước châu Âu. Mỹ là nơi tập trung khá nhiều HF. Trong khi đó, Anh lại có rất ít HF do các tổ chức tài chính đầu tư vào, mặc dù Luân Đôn luôn được xem là nơi tập trung nhiều nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Ông Dominic Rossi thuộc Threadneedle Asset Management, một công ty quản lý cả quỹ truyền thống và HF cho rằng, điều này là do theo các nhà đầu tư Anh, HF dường như thiếu tính công khai.

Page 18: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 17

HF, mô hình nhiều tiềm năng

Hiện nay, có hơn 8.000 HF trên toàn thế giới với tổng giá trị tài sản kiểm soát ước đạt 1.000 tỉ USD.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, tổ chức tài chính hay cá nhân đều có thể thành lập HF. Theo ông William Wechslerr (thuộc tổ chức Greenwwick Associates) thì các tổ chức tài chính thường quan tâm đến 2 kiểu kinh doanh HF. Một là những công ty thuần tuý chuyên thực hiện nghiệp vụ HF, chẳng hạn như Bridgewater Associates. Hai là những nhà quản lý quỹ truyền thống, như Barclays Global Investors (BGI) và State Street Global Advisors có thực hiện thêm hình thức HF trong những năm gần đây.

Không chỉ có các tổ chức tài chính mà ngay cả cá nhân cũng xem HF như một loại hình kinh doanh hấp dẫn. Gần đây Jack Meyer, người đứng đầu Quỹ Cống hiến của Đại học Harvard đã tăng 6 tỉ USD cho HF mới thành lập của ông ta. Paul Allen, đồng sáng lập Microsoft, cũng đầu tư 1 tỉ USD vào một công ty mới (được điều hành bởi Mike McCaffrey, chuyên gia đầu tư của Đại học Stanford). Bên cạnh đó, nhiều HF cũng đã ra đời từ các ngân hàng đầu tư với một sức mạnh tài chính khổng lồ, tiêu biểu là Eton Park Capital được điều hành bởi Eric Mindich, người tiền nhiệm của tổ chức Goldman Sachs và Cantillon Capital được quản lý bởi William Von Mueffling, nhà quản lý danh mục đầu tư rất thành công tại Lazard.

Nguồn tài chính khổng lồ cho HF

Nguồn vốn chủ yếu trong ngành HF phần lớn là từ các tổ chức tài chính và lượng tiền đầu tư để mở rộng các HF cũng ngày càng tăng lên. Tổ chức Hưu trí Calpers trị giá 200 tỉ USD, một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Mỹ đã tăng gấp đôi quy mô HF của nó lên đến 2 tỉ USD. Ở California, Quỹ Hiệp hội Hưu trí của những người lao động thuộc thành phố San Diego, một trong những quỹ hưu trí lớn nhất của Mỹ trong 4 thập kỷ qua cũng đã dùng khoảng 1/5 tổng tài sản của mình (ước tính 1,3 tỉ USD) để kinh doanh HF.

Page 19: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 18

Nguyên nhân nào khiến các tổ chức tài chính quan tâm đến việc kinh doanh HF như vậy? Theo một khảo sát trên các nhà đầu tư châu Âu của Trung tâm Quản lý tài sản và rủi ro thuộc EDHEC, một trường đại học kinh tế của Pháp thì sự đa dạng và nhiều chọn lựa là nguyên nhân chính giải thích vì sao các tổ chức tài chính nghĩ họ sẽ ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực HF. Một thuận lợi khác cũng hấp dẫn các nhà đầu tư không kém là tính linh động trong kinh doanh HF và nó không ràng buộc với các chu kỳ kinh tế, cũng như rủi ro của nó có thể chấp nhận được.

Trong tương lai, các chuyên gia tiên đoán rằng, HF vẫn là mô hình được giới đầu tư quan tâm và họ vẫn đang nhòm ngó thị phần của nhau. Legg Mason mua lại công ty HF Permal Group với giá trị 1 tỉ USD trong năm 2005; Ngân hàng ABN Amro mua International Asset Management, một trong những nhà quản lý HF lâu đời nhất Luân Đôn vào tháng 1-2006; Tập đoàn America International, một đại gia bảo hiểm mua 4,3% cổ phần của Aspect Capital. Điều này chứng minh rằng, HF đang tỏ ra là một xu thế mới, đầy triển vọng mà các tổ chức tài chính mạnh đều muốn tham gia.

4.Giá trị tài sản ròng và các loại phí Giá trị tài sản ròng Mỗi nhà đầu tư vào quỹ đều có mục tiêu đầu tư khác nhau, nhưng lý tưởng đối với tất cả các nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ là họ có thể nhận được lợi nhuận càng cao càng tốt bằng việc nhận cổ tức, hay giá trị tài sản đầu tư gia tăng hay cả hai. Giả sử với cùng điều kiện như nhau, thì khoản đầu tư nào có lợi nhuận cao hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Nhưng để đánh giá hay so sánh lợi nhuận của các khoản đầu tư thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Cách tốt nhất là chúng ta sẽ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các khoản đầu tư này. Kết quả hoạt động của một quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở sẽ được phản ánh qua tỷ lệ tăng giảm của giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ đầu tư hay nói cách khác là sự thay đổi giá của chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của quỹ đó trong một khoảng thời gian (tuy nhiên đối với quỹ đóng, phần trăm tăng giảm của giá chứng chỉ quỹ được xem là sự tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ). Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ thường được phản ánh bằng tổng thu của quỹ, tổng thu này phản ánh việc tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ hay sự tăng giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như việc phân chia lợi nhuận của quỹ (lợi nhuận chia cho nhà đầu tư). Nó có thể được thể hiện bằng các con số trong một bảng thống kê hoặc được biểu diễn trên đồ thị, và nhà đầu tư có thể tra cứu giá trị này bằng nhiều nguồn khác nhau. Công thức để tính kết quả hoạt động kinh doanh được căn cứ vào tỷ lệ phần trăm tăng giảm của giá trị tài sản ròng của quỹ qua một khoảng thời gian được thể hiện rất đơn giản như sau:

Trong đó: - P: Kết quả hoạt động (tính theo %) - B: Thị giá chứng chỉ quỹ tại phiên giao dịch cuối cùng vào thời điểm định giá - A: Thị giá chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch đầu tiên

Page 20: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 19

Giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch cuối cùng được tính bằng thương số của tổng tài sản trừ đi tổng nợ và tổng số chứng chỉ quỹ

Thị giá của các khoản đầu tư, tài sản của quỹ - Nghĩa vụ nợ Giá trị

tài sản ròng (NAV) = Tổng số chứng chỉ quỹ

Các khoản phí Phí và chi phí của một quỹ đầu tư cho các dịch vụ quản lý và hành chính bao gồm 02 loại chính: loại mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ, và loại chi phí trực tiếp lên quỹ. Có thể tóm tắt các khoản phí và chi phí như sau:

Loại phí và chi phí

Định nghĩa

A. Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ

Phí phát hành Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ

Phí hoàn tiền Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại tiền từ quỹ

B. Loại chi phí trực tiếp lên quỹ

Phí quản lý hàng năm

Phí trả hàng năm cho công ty quản lý quỹ cho việc quản lý đầu tư và điều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ.

Phí thành công Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của quỹ so với một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức.

Chi phí của Ban đại diện Phí trả cho ban đại diện của quỹ.

Phí giám sát, lưu ký

Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV trung bình hàng năm) và các chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký.

Phí dịch vụ cho các nhà đầu tư

Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức, v.v…

Phí kiểm toán Phí trả cho công ty kiểm toán

Phí định giá Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập

Phí liên quan tới luật pháp Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp

Phí vay Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ

Thuế Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả

Page 21: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 20

Đại hội nhà đầu tư Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư

Phí pháp lý Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý

Phí môi giới Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ

Phí thành lập Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ (bản cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính, vv…) và chi phí marketing (đối với hình thức quỹ đóng)

Phí quản lý Quỹ đầu tư phải trả phí quản lý cho công ty quản lý quỹ hàng năm là từ 2% - 5% / giá trị tài sản thuần của quỹ, và được trả hàng tháng tương ứng bằng 1/12 của phí quản lý phải trả hàng năm (Khoản phí này được ghi rõ trong bản cáo bạch của từng quỹ) Thưởng khuyến khích Công ty quản lý quỹ đầu tư được hưởng một khoản thưởng khuyến khích nhằm mục đích khuyến khích việc quản lý quỹ có hiệu quả cao nhất. Thưởng khuyến khích được ấn định trên khoản lợi nhuận vượt so với lợi nhuận căn bản (lợi nhuận căn bản được xác định là lãi suất trái phiếu chính phủ do chính phủ phát hành hàng năm cộng thêm một khoản % nào đó) và được thanh toán cho công ty quản lý quỹ trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày Ban Đại Diện của quỹ phê duyệt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của quỹ đầu tư trong năm, cách tính thưởng khuyến khích như sau: Công thức tính khoản lợi nhuận vượt (L) so với lợi nhuận căn bản: L = Q – [R+(R x S)] Trong đó: - Q: là giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư vào ngày 31/12 hàng năm và do tổ chức lưu ký công bố hoặc một công ty tài chính độc lập hay công ty kiểm toán được Ban Đại Diện của quỹ đầu tư chấp nhận. - R: là số vốn mà quỹ huy động được và đã ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ trên cơ sở số vốn đó, (ví dụ: theo kế họach huy động vốn của bản cáo bạch này là 100 tỷ đồng và trong trường hợp 100 tỷ đồng sẽ được các nhà đầu tư mua hết, như vậy 100 tỷ đồng chính là R). - S: là lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro được nhà nước Việt Nam phát hành hàng năm cộng với một khoản % xác định trước (ví dụ: trái phiếu chính phủ được phát hành năm 2002 là 6.5%/năm cộng với 2%, vậy S của năm 2002 là 8.5%). Ví dụ: để tính số tiền thưởng khuyến khích (L) của công ty quản lý quỹ vào năm 2002, cách tính như sau: Q = 110 tỷ đồng. R = Số vốn được huy động là 100 tỷ đồng. S của 2002= 6.5% + 2% = 8.5%. Như vậy: L = 110 – [100 + (100 x 8.5%)].

Page 22: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 21

L = 1.5 tỷ đồng. => Thưởng khuyến khích của công ty quản lý quỹ trong năm 2002 là: 20% x 1.5 tỷ = 300 triệu đồng

Làm sao tôi có thể biết được giá trị của Quỹ đầu tư cao hay thấp? Có thể cho tôi biết phương thức đánh giá giá trị của Quỹ đầu tư? I. Thị giá của chứng chỉ quỹ đầu tư (Market price) Thị giá chứng chỉ quỹ đầu tư là giá thời điểm hiện tại của chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thị giá của chứng chỉ quỹ đầu tư biến động tùy thuộc chính vào yếu tố cung cầu trên thị trường. Do đó, việc xác định thị giá của chứng chỉ quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị đơn vị quỹ (trình bày phía dưới), và đánh giá hoạt động của quỹ từ phía nhà đầu tư cũng như các chỉ số tài chính liên quan khác, vv… II. Nguyên tắc định giá Giá trị tài sản ròng của Quỹ: Giá trị tài sản ròng (NAV): là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ đầu tư VF1 sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ có liên quan (như phí môi giới, phí lưu ký, phí hành chính, phí định giá, lãi vay ngân hàng (nếu có)…) tại thời điểm định giá. Cụ thể được xác định theo phương thức sau: Tổng giá trị tài sản của Quỹ đầu tư VF1 bao gồm giá trị tài sản của các khoản đầu tư, cổ tức, lợi tức, lợi nhuận được chia, lãi tiền gửi ngân hàng và một phần tiền mặt của Quỹ đầu tư VF1 chưa được đầu tư tính đến thời điểm định giá, trong đó: Giá trị của các khoản đầu tư của quỹ Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá của chứng khoán niêm yết được xác nhận là giá khớp lệnh gần thời điểm đánh giá nhất. Đối với chứng khoán chưa niêm yết: việc xác định giá chứng khoán được tính dựa theo thứ tự ưu tiên của 03 (ba) chuẩn mực sau: a) Giá theo thị trường phi tập trung (OTC): giá theo thị trường phi tập trung sẽ do 02 (hai) công ty chứng khoán có uy tín cung cấp là: - Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) - Công ty chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) Giá để tính toán là giá trung bình của giá do 02 (hai) công ty trên cung cấp. Trường hợp chỉ có một công ty cung cấp giá thì mức giá này phải được sự thống nhất của ngân hàng giám sát. b) Giá theo Nhà định giá độc lập (thường được dùng đánh giá địa ốc): nhà định giá độc lập và phải được công nhận (ví dụ: Trung tâm giao dịch địa ốc của Á Châu hay Togi…) c) Đánh giá theo giá trị đầu tư (cost price): giá chứng khoán được xác định theo giá đầu tư ban đầu và không thay đổi trong suốt thời gian mà chứng khoán đó chưa được chuyển nhượng. Cổ tức, lợi tức, lợi nhuận, bao gồm: Cổ tức của các loại cổ phiếu, Lợi tức của trái phiếu,

Page 23: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 22

Lợi nhuận của các khoản đầu tư. Lãi tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền chưa đầu tư tính đến thời điểm xác định giá trị tài sản ròng: Là khoản lãi nhận được trên số dư tiền mặt trong thời gian chưa giải ngân để đầu tư tại tài khoản của Quỹ đầu tư VF1 mở tại ngân hàng giám sát tính đến thời điểm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư VF1. III. Phương thức xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị đơn vị quỹ Giá trị tài sản ròng của quỹ NAV = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ Trong đó: NAV: Giá trị tài sản ròng của quỹ Giá trị đơn vị quỹ

V: giá trị đơn vị quỹ N: tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành NAV: Giá trị tài sản ròng của quỹ

5.Giới thiệu một vài quỹ đầu tư và chứng chỉ quỹ VFM và chứng chỉ quỹ VF1 www.vinafund.com

Công ty LD Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM) là Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam chuyên thực hiện quản lý các quỹ đầu tư công chúng và thành viên, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước. Từ khi được cấp phép thành lập vào hoạt động vào năm 2003, VFM là liên doanh giữa hai đối tác tài chính lớn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Dragon Capital (Anh Quốc), công ty VFM hiện đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) với tổng giá trị tài sản gần 500 tỷ đồng và các nguồn vốn ủy thác đầu tư khác hơn 200 tỷ đồng. Công ty VFM dự kiến triển khai một số quỹ thành viên với nhiều mục tiêu khác nhau như Quỹ địa ốc, Quỹ hưu trí bổ sung, Quỹ tăng trưởng, … tùy theo nhu cầu của nhà đầu tư. Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM quản lý được huy động từ các tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước với danh mục đầu tư đa dạng gồm 60% tổng giá trị quỹ vào các loại chứng khoán đã và sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán, và 40% còn lại đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chứng chỉ Quỹ đầu tư VF1 hiện được niêm yết tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp. Hồ Chí Minh với khối lượng giao dịch khá lớn và được đánh giá thuộc nhóm chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất.

Page 24: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 23

Với tôn chỉ “Ra đời để phục vụ cho giới đầu tư năng động tại Việt Nam” và sự quản lý chuyên nghiệp, công ty VFM phấn đấu mang lại nhiều sản phẩm quỹ như là một kênh đầu tư hiệu quả cho lượng tiền nhàn rỗi trong dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.

Giới thiệu vắn tắt về Quỹ đầu tư VF1:

• Tên Quỹ: Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam

• Tên tiếng Anh: Vietnam Securities Investment Fund

• Tên viết tắt: Quỹ đầu tư VF1

• Tên giao dịch: VFMVF1

• Hình thức Quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán đóng

• Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng

• Mệnh giá: 10.000 đồng/đơn vị quỹ

• Số lượng đơn vị Quỹ: 100.000.000

• Thời hạn hoạt động: 10 năm kể từ ngày cấp phép

• Mục tiêu đầu tư: Đầu tư vào các cổ phiếu có tiềm năng phát triển sẽ và đang niêm yết, các chứng khoán nợ khác nhằm cân bằng và giảm thiểu rủi ro.

• Đối tượng nhà đầu tư: Pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước

• Giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng:

Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp.

• Giấy phép hoạt động của quỹ: Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do UBCKNN cấp.

• Giấy phép niêm yết chứng chỉ quỹ: Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do UBCKNN cấp.

• Công ty quản lý: Công ty LD Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM)

• Ngân hàng giám sát: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

• Công ty kiểm toán: Công ty Kiểm toán Ernst&Young.

• Chính sách cổ tức: Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư.

Page 25: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 24

• Định giá tài sản ròng (NAV): Hàng tuần, thông báo trên bản tin TTCK và trang web.

• Phí: - Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm, - Phí giám sát & lưu ký: 0.12%/ NAV/ năm, - Thưởng hoạt động & các phí khác.

Biểu đồ biến động giá của VF1

Page 26: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 25

Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential Prudential Balanced Fund (PRUBF1) www.prudential.com.vn Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) đã được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư số 06/ UBCK-ĐKQĐT vào ngày 05/10/2006. Thời gian hoạt động của Quỹ là 07 năm kể từ ngày 05/10/2006 do Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải-Chi nhánh TP.HCM. Đây là loại hình quỹ đóng nghĩa là Quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động của quỹ. Vào ngày 22/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép niêm yết số 02/UBCK-GPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) niêm yết chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với nội dung: - Mệnh giá chứng chỉ quỹ: 10.000 đồng - Số lượng chứng chỉ quỹ: 50.000.000 (Năm mươi triệu chứng chỉ quỹ) - Vốn điều lệ của Quỹ: 500.000.000.000 (Năm trăm tỷ đồng chẵn)

Page 27: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 26

Chiến lược đầu tư: Chiến lược đầu tư của Quỹ PRUBF1 là đầu tư vào một danh mục đầu tư cân bằng, bao gồm các công cụ nợ và cổ phiếu các công ty hoạt động tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng trong các lĩnh vực, ngành nghề không hạn chế và phù hợp với các quy định pháp luật như: tài chính, ngân hàng; chế biến nông, lâm thuỷ hải sản; giao thông vận tải; công nghệ thông tin; giáo dục y tế; sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng; dịch vụ các ngành khác. Cơ cấu đầu tư: Cơ cấu đầu tư Quỹ PRUBF1 được xác định như sau: - 30-100% giá trị tài sản ròng của Quỹ vào các công cụ nợ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu công ty và tiền gửi ngân hàng. - 0-70% giá trị tài sản ròng của Quỹ vào cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết. - Quỹ sẽ duy trì tỷ lệ tối thiểu 60% giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ được đầu tư vào chứng khoán (gồm có trái phiếu, cổ phiếu) trong suốt thời gian hoạt động của Quỹ. - Quỹ sẽ nổ lực đạt được cơ cấu đầu tư và mức đầu tư tối thiểu 60% NAV vào chứng khoán nêu trên trong thời gian sớm nhất có thể căn cứ vào tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.

CTCP Quản Lý Quỹ Đầu Tư Thành Việt

www.thanhviet.com.vn Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Đầu Tư Thành Việt (TVMC) là công ty quản lý Quỹ đầu tư chuyên nghiệp trong nước đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong nước. Quỹ đầu tiên SFA1 hoạt động từ tháng 8 năm 2006 đền nay đã đạt được mức đo tăng trưởng đáng kể, Quỹ đã tiến hành trả cổ tức 17% cho 5 tháng hoạt động, và dự kiến 10% trong Quý 1 năm 2007.

Page 28: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 27

Các Quỹ SFA2, SFA3, SFA5 là mục tiêu tiếp theo của TVMC nhằm tạo ra thêm những sản phẩm đầu tư khác nhau. Quỹ SFA2 là Quỹ đầu tư dạng đóng với mục tiêu xây dựng danh mục tăng trưởng với cả 3 khía cạnh: tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng giá trị tài sản và tăng trưởng về vốn. Dự kiến Quỹ SFA2 sẽ tiếp tục tăng vốn trong năm nay từ 500 tỷ lên có thể 1500 tỷ. Theo đó, TVMC đang tiến hành thành lập và đóng tiếp Quỹ đầu tư Bất động sản Sài Gòn A3 với mục tiêu đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực Bất động sản với quy mô có thể từ 1500-3000 tỷ trong năm nay. và cuối cùng Quỹ SFA5 sẽ là Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tận dụng một thị trường mà cả đất nước Việt Nam sẽ như một công trường. TVMC đầu tư vốn của các Quỹ do mình quản lý vào các doanh nghiệp Việt Nam với đa dạng ngành nghề có quy mô vừa và lớn, đang trong giai đoạn phát triển ổn định. Những doanh nghiệp này được gọi là “Công ty”. Hướng đi chiến lược của TVMC là áp dụng mức khoán về hiệu quả kinh doanh cho Công ty, nếu đạt thì các nhà quản lý Công ty sẽ được hưởng một quyền lợi về sở hữu nhất định tương ứng với thành quả. Phương thức này đang tạo nên sự thành công ở hầu hết các công ty quản lý Quỹ đầu tư hiện nay trên thế giới, bởi vì nó:

• Duy trì và đẩy mạnh đòn bẩy vốn sở hữu của các nhà quản lý Công ty. • Cho phép các nhà quản lý Công ty toàn quyền quản trị, điều hành độc lập, tự quyết

định theo một kế hoạch chiến lược đã định. • Cung cấp cho các Công ty khả năng nhận thức rõ cấp độ lợi ích kinh tế của mình

trong huy động vốn, hoạt động kinh doanh và công nghệ. Quỹ Sai Gon Fund A1 là một quỹ thành viên đóng với thời gian hoạt động là 5 (năm) năm và hoạt động chủ yếu là đầu tư chứng khoán. Quỹ Sai Gon Fund A1 được thành lập theo Nghị định số 144/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Quỹ Sài Gòn Fund A2 là Quỹ thành viên đóng với thời gian hoạt động là 5 (năm) và hoạt động chủ yếu là đầu tư chứng khoán. Quỹ Sài Gòn A2 được thành lập theo Công số 118/CV-UBCK của UBCKNN ngày 16 tháng 3 năm 2007, Quỹ này không phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư như Quỹ đại chúng.

Vietcombank Fund Management (www.vcbf.com ) VCBF là liên doanh giữa Vietcombank với Công ty Viet Capital Holdings Pte - một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư Singapore, với vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank nắm giữ 51% (4,08 tỷ đồng) và phía đối tác nước ngoài nắm giữ 49% số vốn. Vietcombank cho biết, ngay sau khi được cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ (ngày 2/12/05), VCBF cho ra mắt Quỹ thành viên VPF1. Đây là một Quỹ thành viên dạng đóng có quy mô 200 tỷ đồng, tương đương với 12.5 triệu USD. Sau VPF1, VCBF dự kiến sẽ tiếp tục huy động vốn từ các nhà đầu tư nhằm lập các quỹ khác tại Việt Nam, cũng như tại nước ngoài dưới dạng quỹ thành viên cũng như quỹ công chúng

Page 29: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 28

(mutual fund). Trong đó, Quỹ VPF1 vì là quỹ thành viên nên sẽ không niêm yết trên Thị trường Chứng khoán. Các quỹ tiếp theo có thể là quỹ công chúng, quỹ nước ngoài, và có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán nước ngoài. VCBF dự định sẽ đầu tư vào các công ty có lịch sử kinh doanh tốt, có tiềm năng phát triển, được cổ phần hoá hoặc có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn hoặc có kế hoạch niêm yết trên thị trường trong nước và ngoài nước. VCBF dự kiến những ngành nghề lĩnh vực đầu tư trọng điểm của các Quỹ là Dầu khí, Ngân hàng và Bảo hiểm, Công nghệ thông tin và Viễn thông … Cơ hội đầu tư với chứng chỉ quỹ Hiện trên TTCK có hai chứng chỉ quỹ được niêm yết là VF1 và BF1. Trong danh mục đầu tư, chứng chỉ quỹ thường được chọn như một giải pháp an toàn. Bài viết này xin đưa ra những đánh giá về cơ hội đầu tư với VF1 nhất là thời điểm sắp diễn ra đại hội cổ đông của quỹ này. Đánh giá về danh mục đầu tư Ba tháng gần đây là khoảng thời kỳ NAV (giá trị tài sản ròng) của VF1 có sự tăng trưởng đột biến, đặc biệt trong tháng 12 khi 14 CP OTC trong danh mục của VF1 được niêm yết. Tại thời điểm 31.12.2006, cơ cấu danh mục của VF1 có sự thay đổi lớn khi tỉ trọng đầu tư vào CP niêm yết tăng lên đến 49% so với mức 20% vào thời điểm 30.11.2006. Chính nhờ sự tăng giá mạnh của các CP OTC khi niêm yết đã làm cho NAV của VF1 tăng mạnh từ mức 24.000đ/CCQ đầu tháng 12 lên 33.500đ/CQQ vào ngày 31.12.2006. Một số CP trong danh mục của VF1 được niêm yết như FPT, PVD, TDH, RAL, HNM, TLC... là những Cty có tốc độ tăng trưởng cao, vị thế và sức cạnh tranh lớn trong ngành và giá CP đều tăng mạnh khi được niêm yết. Với các CP niêm yết tiêu biểu thì có FPT độc quyền trong lĩnh vực công nghệ và phân phối, GMD có một hệ thống các cảng lớn và chi nhánh khắp cả nước cùng năng lực vận tải biển đứng đầu cả nước, REE với các dự án bất động sản có quy mô và các khoản đầu tư tài chính khổng lồ...

Page 30: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 29

Với các CP chưa niêm yết thì chiếm một tỉ trọng lớn là các NHTMCP hàng đầu như NHTMCP XNK VN, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Nhà Hà Nội, VP Bank... Ngoài ra là một số Cty đang thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư trong nước như Vinaconex, Cty vận tải tàu biển VN, Cty dịch vụ kỹ thuật dầu khí... Với một danh mục đầu tư hợp lý gồm các Cty đầu ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định của mình đã khiến cho NAV của VF1 liên tục tăng trưởng mạnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các CP này. Lựa chọn VF1 và BF1 Xét về vốn điều lệ thì cả 2 quỹ đầu tư này đều có cùng mức vốn điều lệ là 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của VF1 gần 2.000 tỉ đồng gấp gần 4 lần BF1. Đây là một trong những lợi thế rất lớn giúp cho VF1 có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm tránh những biến động và rủi ro, đồng thời có nguồn vốn để đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng khác. TTCKVN hiện nay vẫn đang trong giai đoạn "thị trường giá tăng", dựa vào đồ thị của chỉ số VN-Index khi các đỉnh mới được hình thành vẫn tiếp tục cao hơn các đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ, giá trị giao dịch cùng khối lượng giao dịch tăng trưởng liên tục. Với việc đầu tư 100% tài sản vào CP so với BF1 chỉ đầu tư khoảng 30%, VF1 có thể tận dụng những ưu thế khi thị trường tăng trưởng. Hiện nay, giá của BF1 cao hơn NAV trong khi giá của VF1 vẫn thấp hơn NAV. Mặt khác, với một danh mục CP tăng trưởng mạnh mẽ như VF1 và tốc độ tăng trưởng NAV của VF1 luôn nhanh hơn so với BF1 thì mức giá của VF1 hiện nay xứng đáng cao hơn NAV từ 10 - 20%.

Cơ hội từ việc tăng vốn Ngày 9.3.2007, đại hội nhà đầu tư thường niên của VF1 sẽ diễn ra với phương án chia cổ tức và tăng vốn điều lệ thêm 500 tỉ đồng. Tại thời điểm 31.12.2005, khi NAV của VF1 khoảng 12.718đ/CCQ thì tỉ lệ trả cổ tức là 5%. Hiện NAV của VF1 đã đạt mức xấp xỉ 45.000đ/CCQ thì kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc VF1 chi trả cổ tức chắc chắn sẽ cao hơn. Với tổng tài sản hiện tại là gần 2.000 tỉ đồng, VF1 có thể trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc thực hiện theo phương án tăng vốn điều lệ của VF1 đang được xem xét: Sẽ trả cổ tức bằng thưởng CQQ hay phát hành thêm. VF1 cũng có thể kết hợp cả hai phương án là trả cổ tức một phần bằng tiền mặt với thưởng thêm CCQ, sau đó phát hành thêm. Là quỹ đóng VF1 không được quyền mua lại CQQ của NĐT nhưng vẫn có thể tăng vốn. Nếu VF1 phát hành thêm CQQ thì một mức giá phát hành hợp lý sẽ thu hút được sự chú ý của NĐT, đồng thời cũng là cơ hội để cho sự bứt phá về giá của VF1 sau 2 tháng giao dịch tích luỹ. Việc phát hành thêm CCQ với VF1 là cần thiết bởi bởi trong năm 2007, một loạt DNNN lớn sẽ được cổ phần hoá, trong đó có các Cty, TCty lớn và đặc biệt là 4 NHTM nhà nước lớn của VN là Vietcombank, BIDV, Incombank, MHB...

Page 31: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 30

Dự báo, tuần giao dịch trước ngày họp đại hội cổ đông thường niên của VF1 sẽ là tuần giao dịch sôi động với CCQ này. Mức giá giao dịch của VF1 trong tuần sẽ tăng, có thể sẽ tiệm cận dần so với NAV

Khi nào cần các quỹ đầu tư Trong số hơn 150.000 tài khoản đang tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay, chiếm đa số là của các nhà đầu tư cá nhân. Theo Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy, Đại học Kinh tế TPHCM, còn quá ít những nhà đầu tư có tổ chức, những quỹ đầu tư tài chính, trong khi theo kinh nghiệm ở các nước, sự tham gia của các nhà đầu tư loại này mới là nhân tố chính thúc đẩy thị trường chứng khoán vận hành một cách chuyên nghiệp. Tham gia phát biểu tại hội thảo “Định hướng đầu tư chứng khoán” do báo Pháp Luật TPHCM tổ chức vào cuối tuần trước, bà Thủy cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn sắp tới cần có thêm nhiều nhà đầu tư có tổ chức tham gia. Những nhà đầu tư nhỏ, lẻ với nhiều hạn chế về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm, có thể đầu tư thông qua ủy thác cho các quỹ để giảm thiểu rủi ro trên thị trường. Mặt khác, đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường chứng khoán, kinh nghiệm còn ít thì trước hết cần đặt ra tiêu chí đầu tư an toàn. Tiêu chí này khá phù hợp với một trong những đặc điểm của quỹ đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro. Theo tham khảo cơ cấu thu nhập danh mục đầu tư của Quỹ VF1 năm 2006: tài chính - ngân hàng chiếm 29%, dầu khí 12%, hàng tiêu dùng 16%, cơ sở hạ tầng 11%, thực phẩm - nước giải khát 9%... Theo cơ cấu danh mục đầu tư Quỹ VEIL: tài chính - ngân hàng chiếm 21%, thực phẩm - nước giải khát 15%, tiền gửi 11%, trái phiếu Chính phủ 15%... Ngoài ra, theo bà Thủy, các công ty quản lý quỹ có đội ngũ chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đầu tư chứng khoán để có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với nhà đầu tư cá nhân. Thế nhưng, thực tế diễn ra trên thị trường khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân hiện chưa quan tâm nhiều đến các quỹ. Trước hết, cho đến nay vẫn chưa có nhiều quỹ mà nhà đầu tư trong nước có thể chọn lựa, tham gia. Kế đến, hiện có hai quỹ đã niêm yết trên thị trường chứng khoán là Quỹ VF1 và PRUBF1 thì theo một số nhà đầu tư phát biểu tại hội thảo, tốc độ tăng thị giá của các chứng chỉ quỹ khá chậm khiến nhiều nhà đầu tư muốn “đánh nhanh, rút nhanh” tỏ ra không mặn mà. Mặt khác, cũng theo các nhà đầu tư, các quỹ muốn thu hút vốn đầu tư cần phải công khai thông tin tài chính, tài sản, lợi nhuận, cơ cấu đầu tư... không chỉ cho người đã tham gia quỹ mà còn cho cả người đang có ý định hoặc chưa có ý định đầu tư vào quỹ. Giải thích về thị giá của chứng chỉ quỹ tăng không nhanh so với các loại cổ phiếu, ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital, cho rằng các quỹ khi thực hiện việc đầu tư thường chú ý đến phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Và có thể thấy rằng khi thị trường đi lên thì các chứng chỉ quỹ khó lên giá với tốc độ bằng với các cổ phiếu, nhưng bù lại khi thị trường đi xuống thì có thể chứng chỉ quỹ xuống giá chậm hơn cổ phiếu. Ông Scriven cũng cho rằng giá trị tài sản ròng được tạo ra từ việc tăng giá của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư và do đó phụ thuộc vào xu hướng thị trường và tài năng của người quản lý quỹ. Tính theo mức tăng của VN-Index từ đầu năm đến nay thì giá trị tài sản ròng của chứng chỉ Quỹ VF1 tăng cao hơn, như vậy danh mục đầu tư là tương đối phù hợp.

Page 32: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 31

Chia đều để giảm rủi ro Một chiến lược đầu tư chứng khoán được trang web Investopedia giới thiệu có thể giúp các nhà đầu tư chứng khoán nước ta một công cụ phòng tránh rủi ro dễ thực hiện. Nói ngắn gọn, bạn có một khoản tiền dự tính đầu tư vào thị trường chứng khoán, thay vì ném nguyên khoản tiền này vào thị trường, Investopedia khuyên nên chia nhỏ nó ra, và đều đặn mua cổ phiếu ở một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, bạn có 100 triệu đồng để đầu tư. Thay vì mua ngay 100 triệu đồng cổ phiếu, bạn vạch kế hoạch mua trong năm tháng, mỗi tháng chỉ mua 20 triệu thôi. Tháng nào giá thấp thì mua nhiều, tháng nào giá cao thì mua ít. Chẳng hạn thị trường tháng này thấp hơn tháng trước, tức là cổ phiếu bạn mua tháng trước bị lỗ nhưng bù lại, bạn sẽ mua nhiều hơn. Sẽ có người thắc mắc, liệu mua hết một lần khi giá thấp có phải là lợi hơn không? Vấn đề là không ai biết lúc nào giá thấp nhất cả. Như vậy tính bình quân cả năm tháng, số lượng cổ phiếu bạn mua được sẽ có khả năng có giá thấp hơn trường hợp mua nguyên một lần. Nói đúng hơn là xác suất giá thấp sẽ cao hơn và bạn không cần phải đau đầu suy nghĩ nên mua hay không. Dĩ nhiên, kỹ thuật này (tên chuyên môn là DCA) chỉ phát huy tác dụng trong một thị trường có lên có xuống, và xu hướng cả năm là lên chừng 15-20% như đa số các thị trường quốc tế, chứ thị trường lên mãi hay tụt dốc mãi thì kỹ thuật nào cũng bó tay.

Quỹ đầu tư nước ngoài lựa chọn cổ phiếu như thế nào? Có lẽ không mấy người biết đến cách thức lựa chọn cổ phiếu của các quỹ đầu tư nước ngoài. Người ta thường chỉ đồn rằng họ làm ăn có bài bản, chiến lược đầu tư rõ ràng, đặc biệt là dựa vào các nghiên cứu sâu về thị trường và công ty niêm yết, nhờ có một lực lượng chuyên gia lành nghề và giàu kinh nghiệm, để chọn ra được cổ phiếu nào có giá trị lớn/nhỏ hơn giá thực tế đang lưu hành trên thị trường và xác định được thời điểm chính xác để mua hoặc bán. Điều này có thể đúng đối với một số quỹ, nhưng đối với nhiều quỹ, quy trình ra quyết định đầu tư lại đơn giản và có tính hệ thống (máy móc) hơn nhiều, dựa trên hệ thống máy tính tự động tính toán và lựa chọn ra những cổ phiếu tối ưu trong số những cổ phiếu tham khảo. Cụ thể hơn, nó sẽ tự động lựa chọn và đầu tư vào 10, 20 (hoặc hơn, tùy thuộc vào quy mô quỹ) các cổ phiếu dẫn đầu thị trường. Nó sẽ điều chỉnh tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu của từng công ty trong danh sách này, tùy thuộc vào triển vọng của các cổ phiếu đó. Có hai lý do chính cho việc dựa vào máy tính. Lý do thứ nhất là trình độ chuyên môn của chuyên gia trong các quỹ đầu tư nước ngoài thực ra không phải “cao siêu” như thiên hạ vẫn tưởng, làm cho việc lựa chọn cổ phiếu của họ mang tính cảm tính là nhiều hơn. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả các quỹ đầu tư ở các nước tiên tiến như nước Anh, nhiều chuyên gia không hề có bằng cấp chuyên môn gì về tài chính, và càng ít người có chuyên môn về phân tích/môi giới chứng khoán (xem, ví dụ, cuốn “Fear, Greed and Panic – The Psychology of the Stock Market” của TS. tâm lý học David Cohen). Tất cả những kỹ năng mà họ có là những kỹ năng mà họ sẽ phải học qua công việc. Một tác giả khác tính rằng chỉ có khoảng 20% các nhà chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán là có một loại chứng chỉ nào đó liên quan đến một lĩnh vực tài chính cụ thể. Không ít chuyên gia chứng khoán có tiếng ở Anh có xuất thân là giáo viên dạy ngoại ngữ, luật, hoặc kinh

Page 33: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 32

tế, và nhiều người đến với nghề môi giới hoặc kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp hoàn toàn tình cờ. Nhiều nhà môi giới hoặc đầu tư khác có chứng chỉ kế toán nhưng kế toán và môi giới là hai nghề hoàn toàn khác biệt, đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, mặc dù đều dính dáng đến con số. Một số khác thì chẳng có lấy một loại bằng cấp nào cả. Lý do thứ hai là với những quỹ lớn, có danh mục đầu tư dàn trải vào cổ phiếu của nhiều công ty thì việc so sánh và xử lý một lượng quá lớn thông tin không chỉ liên quan đến các công ty có trong danh mục hiện tại và tương lai, mà còn các thông tin chung về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc tế v.v... (dính dáng ít nhiều đến hoạt động của các công ty, các thị trường trong và ngoài nước), là một việc làm quá sức người, không thể tránh sai và sót, và dẫn đến những quyết định đầu tư gây thua lỗ. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng trước khối lượng thông tin quá lớn so với khả năng hấp thụ của con người như vậy, người ta có xu hướng rơi vào trạng thái stress và mắc sai lầm, mà trong hoàn cảnh bình thường thì không xảy ra. Các nhà quản lý quỹ phải đưa ra quyết định hầu như trong khoảnh khắc khi các chỉ số liên quan trên thị trường thay đổi. Nếu mắc sai lầm trong một thời điểm ngắn ngủi, bề dầy thành tích trước đó của anh ta có thể tan thành mây khói. Bởi vậy, các nhà quản lý quỹ luôn hoạt động trong tình trạng bị áp lực. Thí nghiệm tâm lý học cho thấy một chút áp lực sẽ làm cho chất lượng hoạt động của chủ thể tốt hơn, nhưng áp lực quá lớn sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Nghiên cứu của Cohen cũng cho thấy nhiều chuyên gia trên thị trường chứng khoán luôn cảm thấy áp lực lớn, và áp lực này càng trở nên lớn hơn khi các thị trường tài chính biến động nhanh hơn như trong thời đại ngày nay. Nhờ sử dụng hệ thống máy tính tự động phân tích và lựa chọn như vậy, người ta có thể tránh được vấn đề quá tải thông tin và có được những quyết định chính xác hơn, vì đã có bằng chứng cho thấy máy tính chuẩn đoán được các “bệnh tật” của một loại cổ phiếu nào đó tốt hơn là của những chuyên gia trên thị trường, mà đến một nửa trong số đó là không được đào tạo bài bản về tài chính như ở Anh. Tuy vậy, việc hầu như các quỹ đều sử dụng hệ thống máy tính để phân tích thị trường sẽ dẫn đến hậu quả là thị trường bị bóp méo, và đem thêm đến một biến số mới trên thị trường. Sự dựa vào máy móc như thế này chính là một lý do tại sao các công ty lớn lại hấp dẫn hơn nhiều các công ty nhỏ trên thị trường. Nếu một quỹ sử dụng hệ thống máy tính lựa chọn cổ phiếu như thế này, và trong danh mục lựa chọn đó có cổ phiếu của một công ty lớn là A thì hầu như chắc chắn quỹ đó sẽ mua cổ phiếu của A. Như vậy, nhu cầu cổ phiếu A bị đẩy lên cao và giá của nó sẽ phải tăng, bất chấp việc mức giá cao đó có thể không phản ánh giá trị thực của nó. Ngược lại, cổ phiếu các công ty nhỏ không được xác định và đưa vào danh mục lựa chọn, và do đó coi như bị quên lãng trên thị trường. Và danh mục đầu “tối ưu” tư do máy tính lựa chọn ra chính là một biến số mới trên thị trường, biến động định kỳ theo chương trình lập sẵn, với các thông số đầu vào mới. Một kết quả rất logic cho thực tế này là hầu như các quỹ (có sử dụng hệ thống máy tính kiểu này) sẽ có một danh mục đầu tư khá tương tự nhau. Vốn sẽ đổ ngày càng nhiều hơn vào các blue-chip do máy tính lựa chọn ra, và giá của chúng sẽ tăng không ngừng.

Page 34: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 33

Điều này có lẽ phần nào lý giải tại sao giá của một số blue-chip ở thị trường chứng khoán Việt Nam có giá cao ngất ngưởng, mà không thể lý giải được từ các cơ sở kinh tế thông thường. Cách tiếp cận Quỹ đầu tư Tại hội thảo “Quỹ đầu tư như một kênh huy động vốn phát triển doanh nghiệp”, do Câu lạc bộ CEO Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 3-2007, ông Võ Khắc Trung Trực, Giám đốc Quỹ Đầu tư Aureos, đã cho biết cách doanh nghiệp tiếp cận các quỹ đầu tư… Trong các giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu về vốn và quản lý kinh doanh khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nghĩ đến việc vay vốn từ người thân và ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, các nguồn này có thể không đáp ứng hết các yêu cầu của họ. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần nguồn vốn dài hạn nhưng ít bị sức ép hoàn trả trong những năm đầu triển khai dự án; hoặc không có nhiều tài sản cố định để thế chấp vay vốn ngân hàng; kế hoạch kinh doanh và sử dụng vốn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần đến một kênh vốn linh động… “Chưa kể doanh nghiệp còn cần hỗ trợ về quản lý và kỹ thuật, mà các kênh huy động vốn từ người thân và ngân hàng thường không giúp được điều này. Vì thế vai trò của quỹ đầu tư ngoài việc cấp vốn dài hạn, còn tài trợ các dự án mở rộng kinh doanh và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp”, ông Trực nói. Quỹ đầu tư được hình thành từ cơ chế tín thác. Theo đó, các nhà đầu tư có vốn nhưng không có kinh nghiệm hoặc thời gian sẽ ủy quyền cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để tạo ra lợi nhuận cho mình. Mỗi quỹ đầu tư sẽ có một dòng đời nhất định, khoảng 8-10 năm, gồm ba giai đoạn: đánh giá đầu tư (từ 1-12 tháng); hỗ trợ sau đầu tư (3-6 năm) và rút vốn (từ 1-3 năm). Ở giai đoạn đánh giá, các quỹ sẽ tìm và xúc tiến các dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết quỹ sẽ khảo sát sâu hơn); đàm phán và ký các hợp đồng đầu tư. Giai đoạn hỗ trợ sẽ thực hiện các bước thay đổi về pháp lý; chuyển vốn đầu tư; cử người tham gia vào hội đồng quản trị; hỗ trợ quản lý thực hiện các dự án cải tiến doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường… Giai đoạn rút vốn được thực hiện theo các cách: chuyển nhượng cho các cổ đông hiện tại; chuyển nhượng cho các cổ đông bên ngoài, cổ đông chiến lược; hoặc doanh nghiệp niêm yết và chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Để có thể huy động hiệu quả nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và phạm vi hoạt động của mình. Theo ông Trực, trước hết doanh nghiệp cần xác định mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển; sau đó xét đến mục đích sử dụng vốn, mức độ rủi ro về tài chính, kinh doanh ở hiện tại và tương lai. Về vốn, doanh nghiệp cần hiểu rõ hoạt động của mình đòi hỏi nhiều vốn lưu động, tài sản cố định hay cả hai? Doanh nghiệp ưu tiên về vốn vay hay trợ giúp kỹ thuật? Doanh nghiệp đã sẵn sàng mở cửa và chia sẻ bớt ảnh hưởng, quyền lực cho bên ngoài? Hệ thống quản lý, kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp liệu có đáp ứng được nhu cầu phát triển?

Page 35: Quy Dau Tu Chung Khoan

Stock Market

Kalifa Kresarioh 34

Ông Trực cho biết ở Việt Nam số lượng quỹ đầu tư hiện đã lên đến hàng chục với nhiều phạm vi, chiến lược đầu tư khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp trước khi tiếp cận cần biết nhà đầu tư là ai; chiến lược đầu tư của quỹ là gì; quy mô và mục tiêu đầu tư như thế nào; mức hỗ trợ sau đầu tư ra sao… Để tiếp cận các quỹ đầu tư thành công, doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ba năm gần nhất, cung cấp các thông tin chính xác và có kế hoạch kinh doanh ấn tượng. Theo đó, bản kế hoạch kinh doanh phải giải đáp đầy đủ các câu hỏi sau: Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Vì sao có mục tiêu đó? Kế hoạch này sẽ được triển khai trong bao lâu? Ai sẽ thực hiện kế hoạch này? Thị trường của doanh nghiệp ở đâu? Doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh như thế nào? Bên cạnh những lợi ích khi được cấp vốn “rủi ro” và các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết, doanh nghiệp cũng phải chịu một số bất lợi khi hợp tác với quỹ đầu tư. Thứ nhất, do sự khảo sát khá nghiêm ngặt của quỹ đầu tư, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian huy động vốn hơn so với đi vay ngân hàng. Kế đó, doanh nghiệp cần có một nền tảng kinh doanh và hệ thống quản lý nhất định thì mới được quỹ đầu tư “ghé mắt” đến. Chưa kể do quỹ đầu tư có dòng đời nhất định nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, để được đầu tư doanh nghiệp phải chấp nhận chia sẻ quyền lợi và ảnh hưởng với các quỹ Tài liệu tham khảo:

• www.vinastock.com.vn • www.vinafund.com • www.saga.vn • www.bsc.com.vn