39

Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá

Embed Size (px)

Citation preview

Sự tác động từ lãi suất đến tỷ giá và độ nhạy cảm của tỷ giá đối với lãi suất phụ thuộc vào một số yếu tố như cơ chế tỷ giá, mức độ di chuyển vốn của mỗi quốc gia... Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách tầm vĩ mô cũng như trong các quyết định đầu tư và đi vay tầm vi mô.

Lãi suất công cụ điều chỉnh tỷ giáLãi suất công cụ điều chỉnh tỷ giá

Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị của nội tệ.

Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá.

Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.

Diễn biến các đợt hạ lãi suất huy động từ 13/3/2012 đến

27/6/2013

Diễn biến tỉ giá USD/VND từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2013

Hai biểu đồ trên ta thấy yếu tố lãi suất chỉ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tỷ giá một phần nào. Bên cạnh đó còn do một số ảnh hưởng khác về chính trị, các nhân tố riêng biệt tác động đến lãi suất và tỷ giá. Nên công cụ lãi suất cũng có những hạn chế

Hạn chế công cụ lãi suấtHạn chế công cụ lãi suấtLãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả.Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo ( hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều.

Ví dụ: Tổng thống Mỹ Nixon, đã phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho USD bằng cách tăng lãi suất chiết khấu lên rất cao để thu hút vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ quốc tế. Vào lúc này, mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp 3 lần thị trường Frankfurk, nhưng vốn ngắn hạn cũng không được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản, dù rằng các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp, vì lúc đó USD đang đứng bên bờ của nguy cơ mất giá.

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài…Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Thu nhập quốc dân (GNI) là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một năm. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP.

Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước có tác động đến tỷ giá hối đoái giữa các cặp tiền tệ.

GNP – GNI các quốc gia năm 2013

Nhận xét:Dựa trên biểu đồ trên ta có thể thấy những quốc gia và

vùng lãnh thổ có chỉ số GNI cao đều sở hữu những đơn vị tiền tệ được đánh giá là những đồng tiền mạnh trên Thế giới.

Đồng tiền được đánh giá là mạnh dựa vào nền sản xuất kinh tế mạnh, trên cơ sở đó ta có thể rút ra kết luận mức tăng giảm thu nhập quốc dân có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Nếu thu nhập quốc dân của một quốc gia hoặc khu vực cao sẽ làm cho đồng tiền của quốc gia hoặc khu vực đó tăng giá trị. Đồng nghĩa với việc làm tỷ giá hối đoái sẽ giảm.

Và ngược lại nếu thu nhập quốc dân của quốc gia hoặc khu vực đó ở mức thấp hơn sẽ làm giá trị đồng tiền ở đó giảm xuống. Đồng nghĩa với việc làm tỷ giá hối đoái tăng lên.

Ví dụ: Khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp dẫn đến thu nhập quốc dân suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của khối Liên minh châu Âu. Hàng loạt nền kinh tế của các quốc gia trong khối đã suy sụp. Dẫn đến đồng Euro bị mất giá trầm trọng và có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn.

Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên về mức giá của các loại hàng hóa-dịch vụ theo thời gian so với một thời điềm nhất định trước đó, với giả thiết là chất lượng hàng hóa-dịch vụ là không thay đổi.

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước hay nói cách khác là giá của đồng tiền này tính bằng đồng tiền khác.

Sẽ xảy ra 2 trường hợp, tuy nhiên kết quả của việc lạm phát này đều làm tỷ giá hối đoái tăng lên (trong đây sẽ lấy ví dụ là cặp tỷ giá hối đoái VND/USD)

Khi lạm phát xảy ra, sức mua của đồng nội tệ (VND) giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi thì hàng hóa-dịch vụ trong nước sẽ đắt hơn thị trường nước ngoài. Theo quy luật cung-cầu, người dân Việt Nam sẽ chuyển hướng sang dung hàng ngoại nhiều hơn vì giá cả rẻ hơn. Dẫn đến nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ (USD) tăng. Cuối cùng sẽ làm tỷ giá hối đoái tăng.

Còn nếu như giá tăng, thì người Mỹ sẽ ít dùng hàng nhập khẩu hơn, làm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giảm sút. Dẫn đến cung ngoại tệ trên thị trường giảm làm tỷ giá hối đoái tăng.

Hiện nay, một trong những phương pháp mà các Chính phủ áp dụng nhằm hạn chế lạm phát đó là tác động thông qua tỷ giá hối đoái. Theo quan niệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát là : Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ tăng. Và khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Nói cách khác, tăng tỷ giá có thể hạn chế lạm phát.

Tuy nhiên, lý luận trên không phù hợp với thực tế, việc tăng tỷ giá không những không giảm được lạm phát, ngược lại, khi tăng tỷ giá lên một mức nhất định có thể gây ra khủng hoảng tiền tệ. Việc tăng tỷ giá quá mức cũng có thể làm cho nền kinh tế bị rối loạn, lạm phát sẽ chuyển thành giảm phát

Ví dụ : Mexico:Đầu những năm 90, Chính phủ (CP) coi trọng chính

sách kiềm chế lạm phát, khi xây dựng các các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát luôn được để ở mức thấp và đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách tỷ giá.

Để thực hiện mục tiêu này, CP đã cho đồng Peso tăng giá tới 40%. Điều này vô tình làm khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa giảm xút, cán cân thanh toán xấu đi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Năm 1993 kinh tế Mexico bắt đầu đình trệ, dòng vốn tư bản từ nước ngoài liên tục tháo chạy.

12/1994, Mexico buộc phải công bố đồng Peso phá giá 15,3%. Tuy nhiên do việc điều chỉnh tỷ giá quá chậm, biên độ phá giá không lớn, cho nên tác dụng của việc phá giá rất hạn chế, dòng vốn nước ngoài vẫn chảy ra. Trong những ngày cuối năm 1994, đồng Peso phá giá thêm 40%. Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng vọt, năm 1994 chỉ số CPI là 7%, đến năm 1995 tăng lên 35%. Từ năm 1994 đến năm 1996, tính theo số lũy kế, về mặt danh nghĩa đồng Peso mất giá tới 150%. Cuối cùng, Mexico rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Tình hình lạm phát trên thế giới năm 2007

Nhận xét: Có thể thấy, các quốc gia có tỷ lệ lạm phát ở mức thấp thường

là các quốc gia có nên kinh tế phát triển, đồng nội tệ là đồng tiền mạnh, và thường là các nước nhập siêu hoặc xuất siêu (Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc) (trừ một số quốc gia do nền kinh tế còn đóng cửa nên lạm phát không cao).

Trong khi đó, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có tỷ lệ lạm phát ở mức trung bình. Tuy nhiên vẫn có những nước do bị khủng hoảng kinh tế mà tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia này là rất cao

Việt Nam vẫn đang cố gắng duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 10%/năm. Tuy nhiên do nên kinh tế đang trong quá trình hội nhập với thế giới mà tỷ lệ này trong các năm gần đây đang có xu hướng tăng.

Nếu các nhà đầu tư kỳ vọng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người sẽ đổ xô đi mua ngoại tệ , tỷ giá sẽ tăng trong hiện

tại

Giai đoạn năm 2009-2010, khi tỷ giá hối đoái biến động theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3% (2/2010), yêu cầu các Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ.

Ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá

liên ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD lên 18.932 VND/USD) và giữa nguyên biên độ.

Tuy nhiên, áp lực tỉ giá vẫn tiếp tục tăng cao. Kỳ vọng của người dân và các nhà đầu tư về sự giảm giá của VND đã làm lượng cầu về ngoại tệ tăng mạnh, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ.

Giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn

rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm

nhanh chóng.

Trên thị trường tiền tệ - ngoại hối, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm mạnh so với năm ngoái. Cán cân thanh toán quốc tế năm 2013 dự báo thặng dư khoảng 1,5-2 tỷ USD, trong đó, cán cân vãng lai thặng dư khoảng 6% GDP trong nửa đầu năm, là năm thứ 2 liên tiếp thặng dư sau nhiều năm tăng trưởng âm, nhờ vào thặng dư thương mại và kiều hối đạt khá. 

Đầu cơ (speculation) trong lĩnh vực tài chính là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng

Nhằm giảm biến động tỷ giá hối đoái.Nhằm thiết lập biên độ giao động ngầm của tỷ giá hối

đoái.Nhằm phản ứng lại với sự mất cân bằng tạm thời.

Giam biên đông ty giá hối đoái:

Nếu NHTW lo ngại kinh tế của đất nước sẽ bị ảnh hưởng bởi những biến động bất ngờ trong giá trị đồng nội tệ, họ sẽ cố gắng để ổn định sự dịch chuyển của tiền tệ qua thời gian.

Phan ưng lai vơi sư mât cân băng tam thơi:

Trong vài trường hợp, NHTW có thể can thiệp để bảo vệ giá trị đồng tiền khoi sự mất cân bằng tạm thời

Thiêt lâp biên đô dao đông ngâm cua ty giá hối đoái: Một số NHTW cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái trong một biên độ không chính thức, hoặc biên độ ngầm.Một đồng tiền sẽ không thể thấp hơn hoặc cao hơn một giá trị chuẩn cụ thể bởi NHTW sẽ can thiệp để ngăn chặn điều đó

Ví dụ:

Thông tin giá dầu tăng có thể tác động đến kì vọng giảm giá đồng yên Nhật trong tương lai, vì Nhật đổi yên lấy đô la Mỹ để mua dầu từ các nước xuất khẩu dầu. Với việc dự đoán trước đợt giảm giá này, các nhà đầu cơ trên thị trường ngoại hối có thể đổi yên thành đô la Mỹ. Vì vậy, các NHTW có thể can thiệp để bù lại áp lực giảm giá tức thì lên đồng yên gây ra bởi các giao dịch trên thị trường.

Tuy nhiên một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng can thiệp của chính phủ không có tác động lậu dài lên biến động tỷ giá hối đoái. Trong nhiều trường hợp, can thiệp bị lấn át bởi các tác nhân thị trường. Tuy nhiên, thiếu sự can thiệp này, biến động tiền tệ thậm chí có thể nhiều hơn