Transcript
Page 1: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ 2: BÀI TIẾT Tổng số tiết thực hiện: 03 tiết

(Gồm các bài :Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu; Bài tiết nước tiểu; Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠTQua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:- Nêu vai trò của bài tiết với cơ thể sống.- Nêu thành phần cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.- Quá trình tạo thành và bài nước tiểu- Nêu được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. - Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết.

2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét. - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.

3. Thái độ:- Giáo dục ý thức giữ gìn, vệ sinh cơ quan bài tiết.- Có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. 1. Bài tiết

- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.

- Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi

chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...) - Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO2, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu. 2. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.    + Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy; cùng các ống góp, bể thận.    + Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu. 3. Luyện tập:

a. Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như thế nào?b. Hằng ngày cơ thể bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? Cơ quan

nào thực hiện bài tiết những sản phẩm đó?c. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

Page 2: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

II. Bài tiết nước tiểu: 1. Tạo thành nước tiểu: Gồm 3 quá trình :   - Quá trình lọc máu ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.    - Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận    - Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.

2. Thải nước tiểu: -Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái.

-Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái->cảm giác buồn đi tiểu.

- Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng, cơ vòng ống đái và cơ bóng đái 3. Luyện tập:

a.Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của cầu thận?b. Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?c. Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục,

nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

III. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. 1.Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. - Các chất độc trong thức ăn, đồ uống. - Khẩu phần ăn không hợp lý. - Các vi khuẩn gây bệnh. 2. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

Page 3: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

3. Luyện tập: a. Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? b. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe? c. Em đã có thói quen sống khoa học chưa? Nếu có là những thói quen nào? Nếu chưa có hãy đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học?C. LUYỆN TẬP (Luyện tập từng phần)D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học: Nắm được - Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. - Tạo thành nước tiểu và sự thải nước tiểu - Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và từ đó đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học. 2. Chủ đề sắp học: DaTìm hiểu:

- Cấu tạo của da.- Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.- Cơ sở khoa học của các biện pháp, bảo vệ da, rèn luyện da.

Page 4: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ 3: DA Tổng số tiết thực hiện: 02 tiết

(Gồm các bài : Cấu tạo và chức năng của da; Vệ sinh da.)A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được: 1.Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của da.- Thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.- Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp, bảo vệ da, rèn luyện da.- Có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da, kể một số bệnh về da.

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn, bảo vệ da. - Rèn kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế. 3. Thái độ:

- Có thái độ và hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng. - Có ý thức giữ vệ sinh da.B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂMI. Cấu tạo và chức năng của da: 1. Cấu tạo của da: Da gồm: -Lớp biểu bì :+ Tầng sừng (1)  + Tầng tế bào sống (2) -Lớp bì :+ Thụ quan (3)    + Tuyến nhờn (4)    + Cơ co chân lông (5)   + Lông và bao lông (6)    + Tuyến mồ hôi (7)   + Dây thần kinh (8) -Lớp mỡ dưới da : + Lớp mỡ (9)   + Mạch máu (10)

Page 5: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

2. Chức năng của da:- Bảo vệ cơ thể- Điều hòa thân nhiệt- Cảm giác- Bài tiết- Dự trữ năng lượng- Cách nhiệt- Tạo nên vẻ đẹp con người

3. Luyện tập: a Da có cấu tạo như thế nào? b. Da có những chức năng gì? Đặc điểm nào của da giúp thực hiện những chức năng đó? c. Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

II. Vệ sinh da: 1. Bảo vệ da:

- Da bẩn: + Là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

+ Hạn chế hoạt động tuyến mồ hôi.- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng → cần giữ da sạch và tránh bị xây xát.- Biện pháp bảo vệ: + Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo + chống xây xát và thương tích cho da

2.Phòng chống bệnh ngoài da:- Các bệnh ngoài da do vi khuẩn, nấm, bỏng nhiệt, bỏng hoá chất ….- Phòng bệnh:+ Giữ vệ sinh thân thể.+ Giữ vệ sinh môi trường+ Tránh để da bị xây xát, bỏng.- Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Luyện tập: a. Da bẩn có hại như thế nào? Để giữ da sạch sẽ cần phải làm gì? b. Kể một số bệnh ngoài da? Cách phòng chống?

c. Tại sao phải giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở, nơi công cộng...?C. LUYỆN TẬP (Luyện tập từng phần)D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học: Nắm được - Cấu tạo da và chức năng da.

- Các biện pháp giữ gìn vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học. 2. Chủ đề sắp học: Thần kinh và giác quan. Tìm hiểu:

Page 6: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

- Các bộ phận và chức năng của hệ thần kinh.- Cấu tạo và chức năng dây thần kinh tủy.- Chức năng trụ não, tiểu não, não trung gian.- Cấu tạo đại não.- Cấu tạo cầu mắt và cấu tạo của tai.- phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.- Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe.

Page 7: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ 4: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN ( 12 tiết) -Tinh giản chương trình: 03 tiết -Tổng số tiết thực hiện: 09 tiết

(Gồm các bài: Giới thiệu chung hệ thần kinh; Dây thần kinh tủy; Trụ não, tiểu não, não trung gian; Đại não; Cơ quan phân tích thị giác; Vệ sinh mắt; Cơ quan phân tích thính giác; Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện; Vệ sinh

hệ thần kinh.)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠTQua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh

dưỡng.- Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ- Xác định được vị trí và chức của trụ não, tiểu não và não trung gian.- Xác định được các vùng chức năng của vỏ não ở người.- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thị giác và thính giác.-Trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc

phục- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.- Nêu các tác nhân ảnh hưởng đến hệ thần kinh.- Hiểu được ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khỏe.- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.

2.Kỹ năng:- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.- Rèn kỹ năng quan sát và so sánh. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:- Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.- Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂMI. Giới thiệu chung hệ thần kinh. 1. Các bộ phận của hệ thần kinh. a. Cấu tạo : Hệ thần kinh gồm: -Bộ phận trung ương (gồm não và tủy sống) - Bộ phận ngoại biên (gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh) b. Chức năng: - Hệ thần kinh vận động:

+ Điều khiển sự hoạt động của cơ vân.+ Là hoạt động có ý thức.- Hệ thần kinh sinh dưỡng:+ Điều hoà các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

+ Là hoạt động không có ý thức 3.Luyện tập:

a. Hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Nêu cấu tạo của chúng? b. Phân biệt chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động?

Page 8: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

II.Dây thần kinh tủy. 1. Cấu tạo dây thần kinh tủy.

-Có 31 đôi dây thần kinh tủy-Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với

tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước ( rễ vận động)

-Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy. ( H 45.1 sgk) 2- Chức năng của dây thần kinh tủy. - Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động (li tâm) từ trung ương đi ra các cơ quan đáp ứng (cơ chi). - Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác (hướng tâm) từ các thụ quan về trung ương.

Dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh 3. Luyện tập:

a. Dây thần kinh tủy có cấu tạo như thế nào?b.Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

c. Cho biết chức năng của dây thần kinh tủy?

III. Trụ não, tiểu não, não trung gian. 1. Vị trí các thành phần của não bộ: Não bộ từ dưới lên gồm: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não ( H46.1) 2. Cấu tạo và chức năng của trụ não: - Vị trí:Tiếp liền tủy sống ở phía dưới - Chức năng: điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng như: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp 3. Não trung gian: - Vị trí:Nằm giữa trụ não và đại não. - Chức năng: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. 4. Tiểu não: -Vị trí:Nằm phía sau trụ não - Chức năng: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. 5. Luyện tập:

a. Lập bảng so sánh vị trí và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não?

Trụ não Não trung gian Tiểu nãoVị trí

Chức năng

b. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?( Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh

Page 9: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng).

IV. Đại não. 1. Cấu tạo của đại não a. Cấu tạo ngoài: - Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa - Rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm, thái dương) - Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não.

b. Cấu tạo trong: - Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống.

Trong chất trắng còn có các nhân nền.2.Sự phân vùng chức năng của đại não - Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện. - Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng. - Các vùng có ở người và động vật: Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác,.. -Vùng chức năng chỉ có ở người : vùng vận động ngôn ngữ ( nói và viết ) , vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết.3. Luyện tập : a.Trình bày cấu tạo của đại não? b. Ở não có những vùng chức năng nào? c. Đặc điểm nào chứng tỏ đại não ở người tiến hoá hơn đại não ở động vật?

V. Cơ quan phân tích thị giác. 1. Cơ quan phân tích: Gồm - Gồm 3 thành phần:

+ Cơ quan thụ cảm. + Dây thần kinh. + Bộ phận phân tích trung ương (vùng thần kinh ở đại não). - Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhân biết được các tác động của môt trường 2. cơ quan phân tích thị giác: Gồm:+ Cơ quan thụ cảm thị giác. + Dây thần kinh thị giác. + Vùng thị giác ở thùy chẩm. * Cấu tạo của cầu mắt: Gồm:

- Màng bọc+ Màng cứng: Phía trước là màng giác.+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen.+ Màng lưới: Tế bào nón và tế bào que.

- Môi trường trong suốt : Thuỷ dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh. 3. Luyện tập:

a.Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ?b. Nêu cấu tạo của cầu mắt ?

VI. Vệ sinh mắt. 1.Các tật của mắt:

Page 10: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

Các tật của

mắtKhái niệm Nguyên nhân Cách khắc phục

Cận thị Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

+ Bẩm sinh: Do cầu mắt dài.+ Thể thủy tinh quá phồng: do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường

Đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận)

Viễn thị Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.

+ Bẩm sinh: Do cầu mắt ngắn+ Thể thủy tinh bị lão hoá (xẹp).

Đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hay kính viễn).

2. Bệnh về mắt:- Các bệnh về mắt:đau mắt hột, đau mắt đỏ, đau mắt do viêm kết mạc, khô mắt, bệnh mù màu. - Cách phòng tránh: + Giữ mắt sạch sẽ + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng. + Không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt. + Ăn uống đủ vitamin. + Ra đường nên đeo kính.3. Luyện tập: a. Có các tật mắt nào ? Nguyên nhân và cách khắc phục ? b. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, nằm đọc sách, ngồi trên tàu xe đọc -sách? c. Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh ?

VII. Cơ quan phân tich thích giác: gồm + Dây thần kinh thính giác (VIII) + Vùng thính giác (thùy thái dương) . 1. Cấu tạo của tai:

- Tai ngoài:+ Vành tai: Hứng sóng âm + Ống tai: Hướng sóng âm.+ Màng nhĩ: Khuếch đại âm.- Tai giữa:+ Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm.+ Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.- Tai trong:+ Bộ phận tiền đình thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ

thể trong không gian. + Ốc tai: Thu nhận kích sóng âm. 2. Chức năng thu nhận sóng âm: Sóng âm → màng nhĩ → chuỗi xương tai → cửa sổ bầu → chuyển động ngoại dịch và nội dịch → rung màng cơ sở → kích thích cơ quan coóc ti xuất hiện xung thần kinh → vùng thính giác cho ta nhận biết âm thanh phát ra 3. Vệ sinh tai:

Page 11: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

- Giữ vệ sinh tai. - Bảo vệ tai. + Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai. + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai. + Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn. 4. Luyện tập: a. Tai được cấu tạo như thế nào ? chức năng từng bộ phận ? b. Trình bày quá trình thu nhận sóng âm? c.Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì ? Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?

VIII. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. 1. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện : - Phản xạ không điều kiện : là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện : là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. 2. Sự hình thành phản xạ có điều kiện: a. Hình thành phản xạ có điều kiện: - Điều kiện : + Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. + Kích thích có điều kiện phải tác động trước vài giây so với kích thích không điều kiện + Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. - Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.2. Ức chế phản xạ có điều kiện: - Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì sẽ mất dần. - Ý nghĩa: + Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. + Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.3. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện:

Tính chất của PXKDK Tính chất của phản xạ CDKTrả lời các kích thích tương ứng hay

kích thích không điều kiệnTrả lời các kích thích bất kì hay kích

thích có điều kiệnBẩm sinh Được hình thành trong đời sốngBền vững Dễ mất khi không được củng cố

Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại Có tính chất cá thể, không di truyền

Số lượng hạn định Số lượng không hạn địnhCung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời

Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống Trung ương thần kình nằm ở vỏ não

4. Luyện tập: a. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ mỗi loại?

Page 12: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

b. Để có phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì? Thực chất của quá trình thành lập phản xạ có điều kiện? c.Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống là gì? d. Tính chất giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện khác nhau như thế nào?

IX.Vệ sinh hệ thần kinh. 1. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ:

Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể. - Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên. Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động, có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác. - Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần: + Ngủ đúng giờ. + Chỗ ngủ thuận lợi. + Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá. + Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn. 2. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: - Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh. - Để bảo vệ hệ thần kinh cần: + Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày. + Giữ cho tâm hồn thanh thản. + Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. + Hạn chế tiếng ồn. 3. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh:

Loại chất Tên chất Tác hạiChất kích thích - Rượu

- Nước chè đặc, cà phê

- Hoạt độngnão bị rối loạn, trí nhớ kém.- Kích thích hệ thần kinh, gây mất ngủ.

Chất gây nghiện - Thuốc lá- Ma tuý

- Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư.- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách...

4. Luyện tập: a. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt, cần những điều kiện gì? b. Làm thế nào để bảo vệ hệ thần kinh? c. Xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lí vào vở bài tập và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó?C. LUYỆN TẬP .(Luyện tập từng phần)D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.

1. Chủ đề vừa học: Nắm được- Các bộ phận hệ thần kinh. Phân biệt chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng

và hệ thần kinh vận động.-Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.- Vị trí và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não.

Page 13: nguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vnnguyenthidinh-tuyhoa.phuyen.edu.vn/upload/43925/202… · Web view2020/04/15  · DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 8 CHỦ ĐỀ

- Cấu tạo của đại não. Đặc điểm chứng tỏ đại não ở người tiến hoá hơn đại não ở động vật.

- Cấu tạo của cầu mắt. Các tật của mắt, nguyên nhân và cách khắc phục .- Cấu tạo của tai, chức năng từng bộ phận.- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.- Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.

2. Chủ đề sắp học:Nội tiết Tìm hiểu: -Đặc điểm của hệ nội tiết. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. - Vị trí, chức năng tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục. - Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.