3
1 Xác định kiu suy tim khác: suy tim vi phân sut tng máu hi phc, loi suy tim có tiên lượng tốt hơn Ngun: ACC (CV News Digest) Khoa HSTC biên dch Theo các nghiên cu báo cáo, các bnh nhân suy tim vi phân stng máu (EF) hi phc có din biến lâm sàng tốt hơn, tltvong thấp hơn so vi các bnh nhân có EF suy gim hoc EF bo tn. Theo Andreas P. Kalogeropoulos, MD,và CS, Emory University School of Medicine Atlanta, trong mt nghiên cu hi cu ca mt trung tâm viện trường, gn 43% bnh nhân suy tim vi phân sut tng máu tht trái (LVEF) dưới 40% đã hi phc LVEF, tốt hơn hẳn các bnh nhân có EF bo tn. Trong s2.166 bệnh nhân trong nhóm điều trttháng 1 đến tháng 4 năm 2012, 350 (16,2%) bnh nhân có phân stng máu LVEF gim ≤40% đã tăng trên 40% và được phân loi thành phân sut tng máu có hi phc (EF hi phc), theo JAMA Cardiology. Trong thi gian theo dõi ít nht 3 năm, bnh nhân vi phân sut tng máu thp không hi phc (EF thp) có tltvong do mi nguyên nhân cao gp 3 ln nhng bnh nhân có phân sut tng máu hi phc (16,3% so vi 4,8%). Các tác gicho rng phân sut tng máu hi phc nên được coi là mt dng riêng bit ca suy tim. Trong mt cuc phng vn vi MedPage Today, Kalogeropoulos nói rng phân sut tng máu phc hi là mt du hiu quan trng đánh giá đáp ứng điều trnhng bnh nhân bsuy tim. "Bệnh nhân và gia đình ca hcn được biết rng nếu phân sut tng máu ci thin, bệnh nhân có tiên lượng vlâu dài tốt hơn". Bước tiếp theo cn xác định có bao nhiêu bệnh nhân đạt được phân sut tng máu phc hi sau điều tr. Trong mt bài xã luận đi kèm, BS Jane E. Wilcox, và BS Clyde Yancy, thuc trường Đại hc Northwestern Feinberg School of Medicine Chicago, đã viết rng sphc hồi cơ tim "không phi là strái nghĩa vi din biến nng dn ca bnh mà nó có vgiống như quá trình đảo ngược được ca sinh lý bnh ri lon chc năng tht trái ".

Xác đị ể ớ ấ ống máu hồi phục, lo i suy tim có ng tbenhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/9 Phan suat tong mau co hoi... · những bệnh nhân bị suy tim

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xác đị ể ớ ấ ống máu hồi phục, lo i suy tim có ng tbenhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/9 Phan suat tong mau co hoi... · những bệnh nhân bị suy tim

1

Xác định kiểu suy tim khác: suy tim với phân suất tống máu hồi phục, loại suy tim có tiên lượng tốt hơn

Nguồn: ACC (CV News Digest)

Khoa HSTC biên dịch

Theo các nghiên cứu báo cáo, các bệnh nhân suy tim với phân số tống máu (EF) hồi phục có diễn biến lâm sàng tốt hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn so với các bệnh nhân có EF suy giảm hoặc EF bảo tồn.

Theo Andreas P. Kalogeropoulos, MD,và CS, Emory University School of Medicine Atlanta, trong một nghiên cứu hồi cứu của một trung tâm viện trường, gần 43% bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới 40% đã hồi phục LVEF, tốt hơn hẳn các bệnh nhân có EF bảo tồn.

Trong số 2.166 bệnh nhân trong nhóm điều trị từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012, 350 (16,2%) bệnh nhân có phân số tống máu LVEF giảm ≤40% đã tăng trên 40% và được phân loại thành phân suất tống máu có hồi phục (EF hồi phục), theo JAMA Cardiology.

Trong thời gian theo dõi ít nhất 3 năm, bệnh nhân với phân suất tống máu thấp không hồi phục (EF thấp) có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao gấp 3 lần những bệnh nhân có phân suất tống máu hồi phục (16,3% so với 4,8%).

Các tác giả cho rằng phân suất tống máu hồi phục nên được coi là một dạng riêng biệt của suy tim.

Trong một cuộc phỏng vấn với MedPage Today, Kalogeropoulos nói rằng phân suất tống máu phục hồi là một dấu hiệu quan trọng đánh giá đáp ứng điều trị ở những bệnh nhân bị suy tim.

"Bệnh nhân và gia đình của họ cần được biết rằng nếu phân suất tống máu cải thiện, bệnh nhân có tiên lượng về lâu dài tốt hơn". Bước tiếp theo cần xác định có bao nhiêu bệnh nhân đạt được phân suất tống máu phục hồi sau điều trị.

Trong một bài xã luận đi kèm, BS Jane E. Wilcox, và BS Clyde Yancy, thuộc trường Đại học Northwestern Feinberg School of Medicine ở Chicago, đã viết rằng sự phục hồi cơ tim "không phải là sự trái nghĩa với diễn biến nặng dần của bệnh mà nó có vẻ giống như quá trình đảo ngược được của sinh lý bệnh rối loạn chức năng thất trái ".

Page 2: Xác đị ể ớ ấ ống máu hồi phục, lo i suy tim có ng tbenhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/9 Phan suat tong mau co hoi... · những bệnh nhân bị suy tim

2

"Tiến trình này rất phức tạp, nó có thể được coi là một lợi ích của các biện pháp điều trị sớm trước khi có các hậu quả bất lợi do tái cấu trúc cơ tim giai đoạn muộn" Tác giả cũng viết: "Đâu là thời điểm không thể đảo ngược quá trình tái cấu trúc được nữa nằm trong diễn biến tự nhiên của suy tim là không biết trước và có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân của suy tim."

Kalogeropoulos và cộng sự lưu ý rằng bệnh nhân có EF giảm hoặc EF bảo tồn có tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong tương tự nhau, còn tỷ lệ mắc bệnh và diễn biến lâm sàng của bệnh nhân với phân suất tống máu hồi phục vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi.

Nghiên cứu của tác giả đã loại trừ các bệnh nhân điều trị tại các trung tâm nghiên cứu của họ trong giai đoạn khởi đầu, người bị suy tim do bệnh cơ tim đặc trưng hoặc các nguyên nhân đặc biệt khác. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65 và 41,4% là nữ, 48,7% là người da trắng và 45,2% là người Mỹ gốc Phi. Bệnh động mạch vành đã được chẩn đoán là 63,2%.

37.7% bệnh nhân có EF ban đầu > 40%, và 16,2% bệnh nhân có EF ban đầu ≤ 40% được phân loại là EF hồi phục. Ngoài ra, 21,5%bệnh nhân không có giảm EF và được phân loại là suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (EF bảo tồn), trong khi 62,3% số bệnh nhân được phân loại là có EF giảm.

Các phân tích cho thấy sau 3 năm, tỷ lệ tử vong điều chỉnh với tuổi và giới là 16,3% ở nhóm bệnh nhân EF giảm, 13,2% ở nhóm bệnh nhân EF bảo tồn, và 4,8% ở nhóm số bệnh nhân EF hồi phục(P <0,001 với EF giảm hoặc EF bảo tồn).

So với các bệnh nhân với EF bảo tồn và bệnh nhân có EF giảm, bệnh nhân EF hồi phục ít phải nhập viện do mọi nguyên nhân (tỷ lệ được điều chỉnh so với EF bảo tồn 0,71, 95% CI 0,55-0,91, P = 0,007), nhập viện do nguyên nhân tim mạch (RR 0.50, 95% CI 0.35- 0,71, P <0,001), và nhập viện do suy tim (RR 0.48, 95% CI 0,30-0,76, P = 0,002).

Trong 3 năm, lần lượt số bệnh nhân gặp các biến cố tử vong hay nhập viện do mọi nguyên nhân, tử vong hay nhập viện do bệnh tim mạch, và tử vong hay nhập viện do suy tim lần lượt là 55.2%, 41.1% và 33.6%. Như vậy, bệnh nhân trong nhóm EF hồi phục có vẻ ít gặp các biến cố này hơn 2 nhóm còn lại.

Hạn chế của nghiên cứu này bao gồm: đây là nghiên cứu làm tại 1 trung tâm, có thể có sai sót khi phân loại suy tim, có thể sai sót khi tái đánh giá LVEF ở thời điểm dự tính của những bệnh nhân có EF giảm. Tỷ lệ sống còn của EF bảo tồn có thể bị phóng đại do một số yếu tố nhiễu.

Page 3: Xác đị ể ớ ấ ống máu hồi phục, lo i suy tim có ng tbenhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/9 Phan suat tong mau co hoi... · những bệnh nhân bị suy tim

3

Wilcox và Yancy viết rằng mặc dù có những hạn chế, nghiên cứu này là một thử nghiệm mạnh để tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các bệnh nhân với phân số tống máu hồi phục.

"Quan điểm của chúng tôi là tồn tại sự phục hồi cơ tim, được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng, dữ liệu nghiên cứu, và điều này sớm ảnh hưởng đến các hướng dẫn thực hành hiện nay". "Bây giờ là thời điểm để nhận biết sự phục hồi cơ tim như là một thực tế lâm sàng của bệnh nhân suy tim có EF giảm. Đây cũng là thời điểm thảo luận việc tiến hành nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai. Như vậy, một kiểu hình mới của suy tim đã xuất hiện."

2166 bệnh nhân EF hồi phục (Từ ≤40% → >40%) HFrecEF

EF bảo tồn (>40%) HFpEF

EF suy giảm (<40%) HFrEF

% bệnh nhân 16,2 21,5 62,3 Tỷ lệ tử vong % sau 3 năm

4,8 13,2 16,3