22
A. LÝ THUYẾT I. Một số thuật ngữ - Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hóa của một cơ thể nào đó. - Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng. - Alen: là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. Alen này khác alen kia ở một hoặc một số cặp nucleotit nào đó và là sản phẩm của quá trình đột biến gen. - Cặp gen tương ứng: là cặp alen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng. - Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. - Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình của một cơ thể thay đổi tùy giai đoạn phát triển tùy điều kiện môi trường. - Thể đồng hợp (đồng hợp tử): thể đồng hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp (dị hợp tử): thể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong cặp gen tương ứng khác nhau. - Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng đều và ổn định qua các thế hệ. II. Ưu điểm cách chọn đối tượng nghiên cứu của Menden – đậu Hà Lan - Thời gian thế hệ ngắn. - Số lượng cá thể đời con của mỗi cặp lai rất lớn. - Có đặc điểm tự thụ phấn khá nghiêm ngặt, nên nhà nghiên cứu có thể kiểm soát chặt chẽ được việc lai giữa các cây đậu với nhau. - Những tính trạng được nghiên cứu có hai đặc tính tương phản rõ ràng. III. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menden Bước 1: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần chủng.

tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

A.LÝ THUYẾTI. Một số thuật ngữ- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hóa của một cơ thể nào đó.- Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.- Alen: là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. Alen này khác alen kia ở một hoặc một số cặp nucleotit nào đó và là sản phẩm của quá trình đột biến gen.- Cặp gen tương ứng: là cặp alen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng.- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình của một cơ thể thay đổi tùy giai đoạn phát triển tùy điều kiện môi trường.- Thể đồng hợp (đồng hợp tử): thể đồng hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong cặp gen tương ứng giống nhau.- Thể dị hợp (dị hợp tử): thể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong cặp gen tương ứng khác nhau.- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng đều và ổn định qua các thế hệ.II.Ưu điểm cách chọn đối tượng nghiên cứu của Menden – đậu Hà Lan- Thời gian thế hệ ngắn.- Số lượng cá thể đời con của mỗi cặp lai rất lớn.- Có đặc điểm tự thụ phấn khá nghiêm ngặt, nên nhà nghiên cứu có thể kiểm soát chặt chẽ được việc lai giữa các cây đậu với nhau.- Những tính trạng được nghiên cứu có hai đặc tính tương phản rõ ràng.III. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của MendenBước 1: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần chủng.Bước 2: Thụ phấn chéo bắt buộc giữa hai dòng đậu thuần chủng có các đặc tính tương phản của một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở các đời lai F1, F2, F3.Bước 3: Sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích kể quả lai, sau đó đưa ra giải thuyết giải thích kết quả.Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.IV. Quy luật phân li1. Thí nghiệm của Menđen- Tạo dòng thuẩn chủng về tính trạng nghiên cứu (màu sắc hoa).- Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở các cây hoa được chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. khi nhị đã chín, lấy phấn của hoa trên các cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị ở trên các cây được chọn làm mẹ. Các cây F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.- Sơ đồ lai:+ Phép lai thuận:Pthuần chủng: ♀Cây hoa đỏ x ♂Cây hoa trắngF1: 100% cây hoa đỏ.

Page 2: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

+ Phép lai nghịch:Pthuần chủng: ♀Cây hoa trắng x ♂Cây hoa đỏF1: 100% cây hoa đỏ.Cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo F2

F2: 705 cây hoa đỏ : 224 cây hoa trắng- Cho các cây F2 tự thụ phấn và phân tích sự phân tính kiểu hình ở đời con của từng cây. Tất cả các cây F2 hoa trắng tự thụ phấn đều cho F3 toàn cây hoa trắng; 2/3 số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn cho ra đời con có cả cây hoa đỏ lẫn cây hoa trắng theo tỉ lệ 3:1 (giống như cây hoa đỏ F1); 1/3 số cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn cho ra toàn cây hoa đỏ.- Suy ra ở đời F2 tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng là tỉ lệ 1 hoa đỏ thuần chủng : 2 hoa đỏ không thuần chủng : 1 hoa trắng thuần chủng.- Menđen đã lặp lại thí nghiệm lai như vậy đối với 6 tính trạng khác và phân tích một số lượng lớn cây lai ở các đời con theo cách trên và đều thu được kết quả tương tự.2. Giả thuyết khoa học của Menđen- Mỗi tính trạng đều chỉ do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.- Trong tế bào, 2 thành viên trong cùng 1 cặp nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau (giao tử thuần khiết). - Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền với tỉ lệ ngang nhau.- Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử. Nên xác suất tổ hợp các loại giao tử là ngang nhau và mỗi cặp nhân tố di truyền trong hợp tử đều chứa một thành viên có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.3. Thí nghiệm chứng minh giả thuyết khoa học của MenđenMenđen sử dụng phép lai phân tích để kiểm chứng kiểu gen của các cây ở đời lai F2.Cho cơ thể có kiểu hình trội chưa biết kiểu gen ở F1 giao phối với cơ thể có kiểu hình lặn (aa) thì con lai của chúng có kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 1 hoa đỏ : 1hoa trắng. Như vậy, cơ thể F1 là không thuần chủng hay gồm 2 thành viên khác nhau trong cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng màu sắc hoa.Các thí nghiệm lai kiểm nghiệm được tiến hành ở 6 tính trạng khác của cây đậu Hà Lan đều cho tỉ lệ phân tính xấp xỉ 1:1.4. Nội dung quy luật theo di truyền học hiện đạiỞ cơ thể lưỡng bội, mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con thành từng cặp, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen có nguồn gốc từ bố còn 50% giao tử chứa alen có nguồn gốc từ mẹ.5. Cơ sở tế bào học của quy luật- Trong tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai, các NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Mà gen chiếm một ví trí xác định trên NST (locus), vì thế mỗi gen cũng tồn tại thành từng cặp alen tương ứng trên cặp NST tương đồng .

Page 3: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

- Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử, nên các alen của một cặp gen tương ứng cũng phân li đồng đều về các giao tử với tỉ lệ ngang nhau.- Trong quá trình tự thụ tinh, các giao tử sẽ kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra các tổ hợp giao tử (hợp tử). Trong mỗi hợp tử, các NST lại tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ, nên mỗi cặp gen tương ứng cũng chứa một alen có nguồn gốc từ bố và một alen có nguồn gốc từ mẹ.- Mỗi tính trạng của một cơ thể đều do một gen quy định (tính trạng đơn gen).- Sơ đồ cơ sở tế bào hoc của quy luật phân li (hình 11.2 – sgk sinh học 12 nâng cao). 6. Cơ sở phân tử của tính trội – lặn6.1. Cơ sở phân tử của tính lặn- Một alen đột biến nào đó được coi là lặn khi cá thể dị hợp tử về alen đột biến có kiểu hình bình thường giống như kiểu hình của cá thể có kiểu gen đồng trội.- Trường hợp sản phẩm của gen là một enzim xúc tác cho một phản ứng nhất định trong tế bào. Khi có 2 alen bình thường thì lượng enzim được tạo ra trong tế bào sẽ cao gấp đôi so với trường hợp ở cơ thể có kiểu gen dị hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, enzim không hoạt động với tốc độ cực đại khi nồng độ cơ chất trong tế bào ở mức độ bình thường. Cụ thể khi cơ thể có kiểu gen đồng hợp trội (AA) do lượng enzim tạo ra nhiều nên cơ chất được tạo ra đến đâu sẽ chuyển ngay thành sản phẩm và các enzim chỉ cần hoạt động ở tốc độ bình thường. Tuy nhiên, có thể dị hợp (Aa), lượng enzim chỉ bằng một nửa so với ở cơ thể đồng hợp, nên cơ chất của enzim được tích tụ lại trong tế bào ở mức cao hơn bình thường và do vậy đã làm cho enzim hoạt động ở tốc độ tối đa. Vì vậy, dù chỉ có một lượng enzim bằng ½ so với bình thường nhưng do hoạt động hoạt động ở tốc độ tối đa nên lượng sản phẩm tạo ra vẫn duy trì ở mức bình thường như ở các cá thể có kiểu gen đồng hợp.- Cơ thể có kiểu gen AA: S → P → kiểu hình bình thườngCơ thể có kiểu gen Aa: 2S → P → kiểu hình bình thường- Phần lớn bệnh di truyền ở người do gen lặn ở người gây nên đều thuộc loại thiếu hụt enzim. Ví dụ: bệnh Tay-Sachs, bệnh Phenilketo niệu, bệnh galactosemia.6.2. Cơ sở phân tử của tính trội6.2.1. Các alen đột biến tạo ra sản phẩm có hạiSản phẩm của alen đột biến trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại làm cho kiểu hình do alen đột biến quy định được biểu hiện ngay cả khi cơ thể chỉ có một alen đột biến thì alen đó được xem là trội.6.2.2. Sự thiếu hụt sản phẩm gen ở các cơ thể dị hợp (thiếu hụt đơn bội)- Alen đột biến không tạo ra enzim và alen còn lại không thể tạo đủ enzim để chuyển hóa cơ chất ngay cả khi nồng độ cơ chất đã tăng cao, nên không tạo ra một kiểu hình bình thường.- Hoặc alen đột biến làm giảm số lượng protein cấu trúc do gen mã hóa, từ đó ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của tế bào.6.2.3. Alen đột biến làm tăng hoạt tính enzim

E

0,5E

Page 4: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

Hoạt tính của một enzim tăng lên sẽ làm cho nồng độ cơ chât của enzim đó giảm quá mức. Nếu cơ chất này được sử dụng cho nhiều phản ứng khác nhau thì việc giảm nồng độ của cơ chất có thể gây trở ngại cho chức năng bình thường vì cơ thể sẽ thiếu một số sản phẩm khác. Hoặc việc tăng nồng độ sản phẩm sẽ làm rối loạn cơ chế ức chế ngược, sản phẩm dư thừa đó có thể là chất hại đối với cơ thể. Do vậy, alen đột biến sẽ là trội.6.2.4. Các đột biến biểu hiện nhầmĐột biến làm cho một gen nào đó được biểu hiện nhầm vị trí hoặc nhầm thời điểm mà đáng ra nó không được biểu hiện. Loại đột biến này là những đột biến trội.7. Mở rộng di truyền học Menđen (1 gen quy định 1 tính trạng)- Các mức trội: + Trội không hoàn toàn: kiểu hình do kiểu gen dị hợp quy định ở dạng trung gian giữa các kiểu hình do kiểu gen đồng hợp quy định. Ví dụ: loài hoa phấn, khi lai giống hoa đỏ với giống hoa trắng thuần chủng thì cây F1 có màu hồng, ở F2 có sự phân li theo tỉ lệ 1đỏ : 2 hồng : 1 trắng.+ Đồng trội: cả 2 alen cùng tham gia vào quá trình biểu hiện của kiểu hình do kiểu gen dị hợp quy định. Ví dụ: nhóm máu MN ở người được quy định bởi kiểu gen MN gồm các alen đồng trội mã hóa cho hai phân tử khác nhau nằm trên bề mặt hồng cầu, phân tử M và phân tử N. Những người có kiểu gen đồng hợp MM thì trên bề mặt hồng cầu chỉ có toàn một loại phân tử M, người có kiểu gen NN thì trên bề mặt hồng cầu chỉ có một loại phân tử N.- Gen đa alen: là các gen tồn tại ở nhiều dạng alen khác nhau cùng quy định một tính trạng. Ví dụ n nhóm máu ABO ở người do một gen có 3 alen IA, IB và I quy định.- Gen gây chết: Các allele gây chết là những đột biến có thể trội hoặc lặn làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với các cá thể mang nó và do đó, làm biến đổi tỷ lệ 3:1 của Mendel. 1. Quy luật phân li độc lập Thí nghiệmPthuần chủng: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhănF1: 100% Hạt vàng, trơn. F1 tự thụ phấn.F2: 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.Tương tự như trong quy luật phân li, Menđen cũng tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và lai thuận nghịch ở thế hệ P.2. Giả thuyết khoa họcCác cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Nên xác suất hình thành mỗi loại giao tử chứa 2 nhân tố di truyền khác cặp bằng tích xác suất phân li của mỗi nhân tố truyền trong từng cặp.3. Thí nghiệm chứng minh giả thuyết khoa họcMenđen đã kiểm tra sự di truyền của 7 tính trạng ở đậu trong các phép lai hai tính trạng khác nhau và luôn quan sát thấy tỉ lệ phân ly kiểu hình 9:3:3:1 ở đời F2.4. Nội dung quy luậtKhi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

Page 5: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

5. Cơ sở tế bào học của quy luật- Sự tổ hợp tự do của các NST ở các cặp không tương đồng và sự phân li độc lập của các NST ở cặp tương đồng trong quá trình giảm phân đã làm cho các alen trong hai NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do trong các giao tử.- Trong quá trình tự thụ tinh, các giao tử sẽ kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra hợp tử hay chính là sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong các cặp tương đồng, dẫn tới sự tổ hợp ngẫu nhiên của các alen trong các cặp NST tương đồng.- Mỗi tính trạng của một cơ thể đều do một gen quy định (tính trạng đơn gen).- Sơ đồ cơ sở tế bào hoc của quy luật phân li (hình 9 – sgk sinh học 12 cơ bản). 6. Ý nghĩa- Trong di truyền: giải thích được nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối.- Trong tiến hóa:+ Giải thích cơ chế hình thành được nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa.+ Giải thích được sự đa dạng và phong phú của sinh giới.

Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì:+ số loại giao tử là 2n

+ Số loại hợp tử là 4n

+ Số loại kiểu gen là 3n

+ Số loại kiểu hình là 2n

- Trong chọn giống: nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Nếu bố mẹ khác nhau về n cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F 2 ứng với biểu thức (1 : 2 : 1)n và (3 : 1)n.V. Điều kiện nghiệm đúng- 1 gen quy định 1 tính trạng.- Gen thuộc NST thường.- Các gen ( hoặc các cặp alen) nằm trên các NST tương đồng khác nhau (quy luật phân li độc lập).- Giảm phân bình thườngVI. Các quy luật xác suất chi phối sự di truyền Menden1. Toán xác suất- Quy luật cộng xác suất: xác suất của một sự kiện mà nó có thể xảy ra theo hai hoặc nhiều cách độc lập và loại trừ nhau bằng tổng các xác suất riêng lẻ.- Quy luật nhân xác suất: xác suất của một sự kiện phức hợp bằng tích của xác suất của các sự kiện độc lập riêng rẽ.Ví dụ: Xác suất tung 2 đồng xu trong đó có 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa là: ½ . ½ + ½ . ½ = ½

Page 6: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

- Tổ hợp: Cho tập hợp A gồm n phần tử; n⩾1. Một chỉnh hợp chập k các phần tử của A là một cách sắp xếp k phần tử khác nhau của A; 1⩽k⩽n;k∈N.Số các chỉnh hợp chập k của n phần tử: Akn=n!:(n−k)!Áp dụng: với các trường hợp tính số cách sắp xếp trong đó các phần tử sắp xếp ở các vị trí khác nhau có giá trị khác nhau.- Chỉnh hợp: Cho tập hợp A gồm n phần tử; n>0. Một tổ hợp chập k các phần tử của A là một tập hợp con của A có k phần tử ; 0⩽k⩽n;k∈N.Số các tổ hợp chập k của n phần tử: Ckn=n!: (k!.(n−k)!)Áp dụng: với các trường hợp tính số cách sắp xếp trong đó các phần tử sắp xếp ở các vị trí khác nhau có giá trị như nhau.2. Toán thống kê – sử dụng phép thử χ2 trong đánh giá tỉ lệ phân li kiểu hìnhB. LUYỆN TẬPI. Câu hỏi lý thuyếtCâu 1. Trình bày phương pháp nghiên cứu của Menđen.Câu 2. Trình bày nội dung quy luật phân li.Câu 3. Trình bày nội dung quy luật phân li độc lập.Câu 4. Phép lai phân tích là gì? Ý nghĩa.Gợi ý: ý nghĩa: xác định kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội.Câu 5. Nêu ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập.Câu 6. Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li và phân li độc lập.Câu 7. Giải thích tại sao Men Đen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền.Gợi ý: Vì: - Phương pháp nghiên cứu đúng đắn.

- Đối tượng nghiên cứu phù hợp.Câu 8. Trình bày giả thuyết khoa học của Menđen để giải thích thí nghiệm quy luật phân li và phân li độc lập.II.Bài tập1. Dạng 1. Xác định số loại giao tử, cách viết giao tử, số loại kiểu gen, kiểu hình* Xác định số loại giao tử: Số loại giao tử = 2n (n là số cặp gen dị hợp).Ví dụ: Xác định số loại giao tử có thể có của cơ thể có kiểu gen Aabb.Hướng dẫn:+ Số cặp gen dị hợp là 1. + Số giao tử tối đa có thể có là 21 = 2.* Viết giao tử theo sơ đồ hình nhánh.

Page 7: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

Ví dụ: viết giao tử của cơ thể có kiểu gen AaBbDd* Xác định số loại kiểu gen- Biết số alen của 1 gen, tính tổng số kiểu gen có thể có.

Số kiểu gen dị hợp = C2k (k: số alen của gen)

Số kiểu gen đồng hợp = kVí dụ: Ở một loài thực vật, xét 1 gen nằm trên 1 cặp NST thường có 3 alen. Xác định số kiểu gen có thể có trong loài về gen đó.Hướng dẫn: Gen có 3 alen, số kiểu gen có thể hình thành là C2

3 + 3 = 6- Tính số kiểu gen có k cặp gen dị hợp và m cặp gen đồng hợp.Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, mỗi cặp gen có 2 alen. Trong đó có k cặp gen dị hợp và m = n – k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo công thức: Ví dụ: Xét 2 locut gen phân ly độc lập trên NST thường, mỗi locut có hai alen. Số kiểu gen khác nhau trong quần thể khi có 1 cặp gen đồng hợp là bao nhiêu?Hướng dẫn: Áp dụng công thức: 21 .C2

1 = 2 x 2 = 4.- Cho một phép lai yêu cầu tính xác suất kiểu gen ở con lai F 1 có k alen trội (k ≤ tổng số alen; mỗi cặp gen có 2 alen):

+Ví dụ 1: P: AaBb x AaBb. Tính tỉ lệ F1 có kiểu gen mang 2 alen trội.Hướng dẫn: P: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)

F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) F1 có số tổ hợp giao tử là: 4.4 = 16

Có tổng cộng 4 vị trí trong kiểu gen F1 chưa biết các alen (----), như vậy số kiểu tổ hợp giao tử có 2 alen trội là C2

4 = 6

Vậy tỉ lệ F1 có kiểu gen mang 2 alen trội = =

+ Ví dụ 2: P: AaBb x Aabb. Tính tỉ lệ F1 có kiểu gen mang 2 alen trội.Hướng dẫn: P: AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb)

F1: (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb) F1có số tổ hợp giao tử là 4.2 = 8

Có tổng cộng 3 vị trí trong kiểu gen F1 chưa biết các alen (---b), như vậy số kiểu tổ hợp giao tử có 2 alen trội là C2

3 = 3

Page 8: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

Vậy tỉ lệ F1 có kiểu gen mang 2 alen trội là =

- Cho một phép lai tính xác suất kiểu hình ở con lai F1 có k tính trạng trội (k ≤ tổng số cặp gen, gen trội là trội hoàn toàn, mỗi cặp gen có 2 alen)

+Ví dụ 1: Cho P: AaBb x AaBb. Tính xác suất kiểu hình có 1 và 2 tính trạng trội ở F1.Giải: P: AaBb x AaBb = (AaxAa)(BbxBb)=> F1: (3T:1L)(3T:1L)=> Xác suất xuất hiện kiểu hình ở F1 có:

+ 1 tính trạng trội = (3 + 3):16 = 6/16+ 2 tính trạng trội = 3.3 : 16 = 9/16

+ Ví dụ 2: Cho P: AaBbDd x AaBbdd. Tính xác suất xuất hiện kiểu hình có 1 tính trạng trội, 2 tính trạng trội ở F1.Giải: P: (AaxAa)(BbxBb)(Ddxdd)=> F1: (3T:1L)(3T:1L)(1T:1L)=> Xác suất xuất hiện kiểu hình ở con lai F1 có:

+ 1 tính trạng trội = (3 + 3):32 = 6/32+ 2 tính trạng trội = (3.3+3.1+3.1) : 32 = 15/32+ 3 tính trạng trội = 3.3.1/32 = 9/32

Áp dụng tương tự với bài tính xác suất xuất hiện cá thể mang kiểu gen dị hợp hoặc đồng hợp ở thế hệ lai.Bài tập áp dụng:Câu 5 (2013): Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDD × aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ

A. 37,5%. B. 12,5%. C. 50%. D. 87,5%.

Câu 30 (2011): Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là:A. 5/16 B. 3/32 C. 27/64 D. 15/64Câu 16 (2011): Trong a một loài th là A1, A2 va A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Xvà các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:A. 18. B. 36. C. 30 D. 27Câu 44 (2010): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:A. 27/128 . B. 9/256. C. 9/64 D. 9/128 Câu 34 (2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường

Page 9: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là A. 45. B. 90. C. 15. D. 135.Câu 2 (2010): Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là A. 25% và 50%. B. 50% và 50%. C. 25% và 25%. D. 50% và 25%.2. Dạng 2. Bài toán thuận: biết kiểu gen của thế hệ xuất phát, xác định kết quả phép lai (số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ hoặc xác suất của kiểu gen, kiểu hình, kiểu gen của bố mẹ)- Cơ sở:+ Số kiểu tổ hợp giao tử = số giao tử ♀ x số giao tử ♂+ Để xác định số kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ hay xác suất của kiểu gen và kiểu hình: ta chia phép lai kép thành các phép lai đơn, sau đó sử dụng quy luật nhân xác suất để tìm ra kết quả.+ Nếu kiểu gen của P dị hợp về các cặp gen, ta có thể áp dụng công thức tổng quát sau:

F1 F2

KG Số kiểu giao tử

Số kiểu tổ hợp giao

tử

Số loại KG

Tỉ lệ KG Số loại KH

Tỉ lệ KH

AaAaBbAaBbDd

21

22

23

21 x 21

22 x 22

23 x 23

31

32

33

(1: 2: 1)1

(1: 2: 1)2

(1: 2: 1)3

21

22

23

( 3: 1)1

( 3: 1)2

( 3: 1)3

AaBbDd.....(n cặp gen)

2n 2n x 2n 3n (1: 2: 1)n 2n ( 3: 1)n

- Ví dụ 1: Cho phép lai P: AaBb x Aabb. Hãy xác định số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen AaBb và kiểu hình A-B- ở F1.Hướng dẫn:+ Số kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 2 = 8.+ Tách phép lai: AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb)+ Xác định kết quả của từng phép lai đơn:P: Aa x Aa F1: ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa; ¾ A- : ¼ aaP: Bb x bb F1: ½ Bb : ½ bb; ½ B- : ½ bb+ Áp dụng quy luật nhân xác suất:Số kiểu gen = 3 . 2 = 6Số kiểu hình = 2 . 2 = 4

Page 10: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

Tỉ lệ kiểu gen AaBb = ½ . ½ = ¼Tỉ lệ kiểu hình A-B- = ¾ . ½ = 3/8- Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định trắng. Xác suất chọn được cây đỏ thuần chủng trong tổng số các cây hoa đỏ ở F 1 của phép lai P: Aa x Aa là bao nhiều?Hướng dẫn: + F1: Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa; Kiểu hình: 3 đỏ : 1 trắng.+ Xác suất chọn được cây hoa đỏ thuần chủng trong tổng số các cây hoa đỏ của F1 là: 1/3.- Ví dụ 3: Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen gồm 2 alen quy định. Tính trạng hoa đỏ do alen A quy định và trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho đậu hoa đỏ lai với đậu hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. F1 tự thụ phấn được F2 thu được đậu hoa đỏ và đậu hoa trắng, cho đậu hoa đỏ F2 tự thụ phấn thụ được F3; Xác suất để bắt gặp quả cây đậu F3 có hoa trắng là bao nhiêu?Hướng dẫn giải:P: AA x aaF1: 100% AaF2: ¼ AA : ½ Aa : ¼ aaF3: (¼ + 1/8) AA : ¼ Aa : ( ¼ + 1/8) aa = 3/8 AA : ¼ Aa : 3/8 aaXác suất để bắt gặp cây đậu F3 cho hoa trắng là 3/8.- Ví dụ 4: Trong trường hợp các gen phân li độc lập. Phép lai giữa các cây F1 có kiểu gen AaBbDd với nhau. Tính theo lí thuyết tỷ lệ kiểu gen mang ít nhất một alen trội ở F2 là bao nhiêu?Hướng dẫn giải:+ Cây F2 không có alen trội nào chiếm tỉ lệ ¼ . ¼ . ¼ = 1/64+ Xác suất cây chứa ít nhất một alen trội là 63/64.Bài tập áp dụngBài 1. Theo qui luật phân li độc lập của Menđen, thì phép lai P: AaBbCcDDEe x aaBbCcddEE. Kiểu gen AabbCcDdEE có tỉ lệ bao nhiêu?Bài 2. Ở đậu Hà lan, gen A qui định cây cao trội hoàn toàn so với gen a qui định cây thấp. Cho các cây cao thuần chủng lai với cây thấp được F1 toàn cây cao. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 900 cây cao, 301 cây thấp. Trong các cây cao ở F2 chọn ngẫu nhiên 3 cây. Xác suất để có một cây mang kiểu gen đồng hợp là bao nhiêu?Bài 3. Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở đời con có số loại kiểu hình là bao nhiêu?Bài 4. Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm: 1 trội và 3 lặn là bao nhiêu? 3 trội và 1 lặn là bao nhiêu?Bài 5. Trong phép lai: ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdeeCác cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?

Page 11: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ? c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố?Bài 6. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả đỏ có kiểu gen đồng hợp và 1 quả đỏ có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là bao nhiêu?Câu 1 (2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:A. 3:1:1:1:1:1. B. 3:3:1:1. C. 2:2:1:1:1:1. D. 1:1:1:1:1:1:1:1.Câu 57 (2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là: A. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp. B. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp.C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.Câu 15 (2013): Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1? A. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.C. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.3. Dạng 3. Bài toán nghịch: biết kết quả ở thế hệ con, xác định kiểu gen của bố mẹ, tỉ lệ hoặc xác suất của kiểu gen và kiểu hình nào đó xuất hiện ở thế hệ laiVí dụ: Cho hai cây chưa rõ kiểu gen và kiểu hình lai với nhau thu được F1 : 3/8 cây đỏ tròn, 3/8 cây đỏ bầu dục, 1/8 cây vàng tròn, 1/8 cây vàng bầu dục. Tìm kiểu gen của 2 cây thuộc thế hệ P. Biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau và không xảy ra đột biến.Hướng dẫn:- Xét riêng từng cặp tính trạng: +Màu sắc: F1 có tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng => P : Aa x Aa.+Hình dạng: F1 có tỉ lệ 1 Tròn : 1 Bầu dục =>lai phân tích. => P : Bb x bb. - Xét chung các cặp tính trạng:

Page 12: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

Biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau Quy luật chi phối: phân li độc lập.

Kết hợp kết quả về kiểu gen riêng của mỗi loại tính trạng ở trên ta có KG của P : AaBb x Aabb.

Bài tập vận dụngBài 1. Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả vàng-thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định và không xảy ra đột biến.Bài 2. Cho 2 thứ cây cà chua thụ phấn với nhau được F1 có cùng kiểu gen. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Cho F1 thụ phấn với cây cà chua thứ nhất thu được F2.1 phân li theo tỉ lệ 3/8 quả đỏ, tròn : 3/8 quả đỏ, dẹt : 1/8 quả vàng, tròn : 1/8 quả vàng, dẹt.Cho F1 thụ phấn với cây cà chua thứ hai thu được F2.2 phân li theo tỉ lệ 3/8 cây quả đỏ, tròn : 3/8 cây quả vàng, tròn : 1/8 quả đỏ, dẹt : 1/8 quả vàng, dẹt. Biện luận và viết sơ đồ lai.Bài 3. Cho lai giữa 2 thứ lúa thuần chủng thu được F1. Cho F1 lai với hai cây khác:- F1 lai với cây thứ nhất thu được 6720 cây, trong đó có 3780 cây thân thấp, chím sớm.- F1 lai với cây thứ hai thu được 5080 cây, trong đó có 635 cây thân cao, chín muộn.Cho biết các tính trạng chiều cao của thân và thời gian chín của hạt đã nêu di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn và mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể. Biện luận và viết sơ đồ lai trong mỗi trường hợp trên.Câu 43 (2011): Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Ta thu được đời con phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- :1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?A. AaBb × aaBb. B. AaBb × Aabb. C. Aabb × aaBb. D. AaBb × AaBbCâu 5 (2012): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:A. AaBb, Aabb, AABB. B. AaBb, aaBb, AABb.C. AaBb, aabb, AABB. D. AaBb, aabb, AaBB.Câu 30 (2013): Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệA. 25/64. B. 39/64. C. 1/4. D. 3/8.4. Dạng 4. Liên quan tới di truyền người

Page 13: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

- Ví dụ: Trong quần thể người gen quy định nhóm máu A, B, AB và O có 3 alen: IA, IB, IO

(trong đó IA, IB là đồng trội so với IO). Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là bao nhiêu?Hướng dẫn giải: - Ví dụ: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người do một đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định như sau:

Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là bao nhiêu?- Ví dụ: Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định.

Xác suất để cặp vợ chồng III2, III3 sinh con bị cả hai bệnh nói trên là bao nhiêu?- Ví dụ: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng có da bình thường nhưng có em trai chồng và bố của vợ bị bạch tạng, những người khác trong gia đình đều bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai bình thường là bao nhiêu?Bài tập vận dụng:Câu 33 (2014): Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này làA. 1/3. B. 1/9. C. 3/4. D. 8/9.Câu 23 (2014): Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

Page 14: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 làA. 3/5. B. 7/15. C. 4/9. D. 29/30Câu 33 (2012): Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh làA.1/18. B. 1/32. C. 1/4. D. 1/9Câu 16 (2012): Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.A. 1/2. B. 8/9. C. 5/9. D. 3/4Câu 3 (2011): Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những

Page 15: tunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vntunhien.thpt-lehongphong-nd.edu.vn/New/Download?fileName... · Web viewthể dị hợp về một gen nào đó là trường hợp 2 alen trong

người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin làA. 17 và 20. B. 8 và 13. C. 15 và 16. D. 1 và 4.Câu 20 (2010): Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên làA. 1/8. B. 1/3. C. 1/4. D. 1/6.