Click here to load reader

 · Web view- Ngày 2/3/2006 nộp hồ sơ và đã đóng lệ phí 800.000 đồng VN cho công an tỉnh Đồng Nai - Ngày 25/10/20006 làm việc với phòng PA38 - Ngày

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Theo lịch 12 con giáp thì mùa xuân năm nay là năm con heo. Bức tranh Đông Hồ treo Tết “Mẹ con đàn lợn âm dương” màu sắc xanh đỏ, gợi lên ước vọng sinh sôi no ấm. Vậy năm Đinh Hợi là năm của no đủ và phát triển.

Báo điện tử Dân Trí đưa tin: “Người Việt Nam dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai tươi sáng, theo kết quả khảo sát của Tổ chức Gallup Internationale (GIA) tại 53 nước về mức độ lạc quan của người dân thế giới trong năm 2007.” (Báo điện tử Dân Trí từ 1-11-06 đến 31-1-07)

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu trong số báo trên: “Lãnh đạo các cấp phải đáp ứng các mong đợi lạc quan đó và không để người dân bị thất vọng vì không đạt được sự trông đợi.”

Thấm thoắt đã hơn 60 năm tính từ khi lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Theo lịch hoa giáp kể là một hội. Mốc tính thời gian đã quay trở lại con giáp đầu tiên với hàng can chi xuất phát của nó.

Vân hội mới được mở ra ở sự kiện nước ta gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu (WTO). Đáng ra là phải vào từ năm 2005. Vừa đúng một hội hoa giáp (1945 – 2005). Mệnh trời là vậy. Nhưng còn do con người níu kéo mà ta bị chậm mất một năm. Mãi cuối năm ngoái (2006) ta mới hoàn tất thủ tục để được công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Còn chuyện vận hành chính thức chính danh thì tính từ năm con Lợn ngày 11-1-2007 vừa rồi. Thời gian dung sai không đáng kể so với bước chân lịch sử. Phải hoan hô và ghi công phái đoàn thương thuyết Việt Nam do ông Trương Đình Tuyển dẫn đầu.

Lịch sử bước những bước thăng trầm cũng lạ. Những gì mà cuộc cách mạng Tháng Tám đã mang lại, vòng vèo lên thác xuống ghềnh suốt một hoa giáp 60 năm, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, rồi cải cách ruộng đất, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản, rồi vụ án Nhân văn- Giai phẩm, rồi vụ án Xét lại-Chống Đảng, rồi thực hiện kinh tế xã hội chủ nghĩa quốc hữu hóa cùng chế độ bao cấp tem phiếu đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm tổng khủng hoảng toàn diện, rồi đổi mới từ 1986 đi lên, rồi bây giờ vào WTO hòa nhập kinh tế toàn cầu ... Nhìn đi nhìn lại, lại quay lại điểm xuất phát lúc ban đầu.

Hiện nay đất nước vẫn chưa có tự do dân chủ. Người dân chưa có quyền tự do ngôn luận (tuy có đến 600 tờ báo đấy, nhưng toàn là báo của các tổ chức Đảng và xã hội, không có lấy một tờ báo tư nhân); chưa có quyền tự do ứng cử và bầu cử thực sự (toàn theo lối “Đảng cử dân bầu” thông qua cái sàng lọc giới thiệu là Mặt trận Tổ quốc nên 95% đại biểu quốc hội là đảng viên, thành ra Quốc hội là của Đảng chứ đâu phải của dân); chưa có quyền tự do lập hội đoàn để bảo vệ quyền lợi công ăn việc làm của bản thân mình; chưa được tự do cư trú và đi lại (sổ hộ khẩu và những thủ tục hành chính rườm rà gây rất nhiều phiền hà cho dân); chưa được tự do tín ngưỡng, thờ phụng tôn giáo mình chọn lựa, các chức sắc tôn giáo bị bắt bớ, giam cầm, quản chế....

Bản Hiền pháp đầu tiên 1946, thành tựu của cách mạng Tháng Tám năm 1945, ghi rõ: Điều 10. Công dân Việt Nam có quyền:

1. Tự do ngôn luận

2. Tự do xuất bản

3. Tự do tổ chức hội họp

4. Tự do tín ngưỡng

5. Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Cho nên con đường hội nhập chúng ta đi hôm nay lại trở lại điểm xuất phát ban đầu là thế.

Hội nhập toàn cầu, phát triển kinh tế và tôn trọng các quyền cơ bản của con người là xu hướng không thể đảo ngược của Việt Nam hôm nay. Không một thế lực nào có thể kéo nó lùi trở lại.

Có tiếng gõ cửa. Các bạn văn chương đến chơi. Hoàng quân cầm theo môt cành mai lốm đốm hoa trắng trong đám lá xanh non màu ngọc bích. Nguyễn quân rút túi áo ngực lấy ra một gói giấy thiếc để trên bàn, anh vuốt mớ tóc bạc, nói:

- Có ấm trà Vũ Di Sơn, đứa cháu gọi bằng cậu đi Trung Quốc mang về biếu. Tôi sẻ một ít mang đến để anh em thưởng thức.

Câu chuyện chuyển sang đề tài văn chương cho nó hợp cảnh. Hoàng quân nói:

- Uống trà Vũ Di nghe thơ dân gian mới sướng.

Mọi người hưởng ứng.

· Đọc đi! Ai sưu tầm được bài nào mới đọc đi.

Hoàng quân nhắp hụm

trà, hắng giọng, đọc:

Hoan hô ông Tạ Đình Đề

Trước làm gián điệp sau về với ta

Hoan hô anh Lê Quảng Ba

Trước là thổ phỉ sau ra hàng mình

Hoan hô đồng chí Trường Chinh

Trước thân Trung Quốc sau hình như không

Hoan hô bác Phạm Văn Đồng

30 năm thủ tướng nhưng không làm gì

Việt Nam ta, hình chữ S

So với thế giới cái gì cũng hơn.

Mọi người ôm bụng cười bò. Tiếng cười rất cần cho sức khỏe người già. Cánh văn nghệ sĩ già gặp nhau thích nghe chuyện dân gian để được cười, được nhẹ đầu, nhẹ lòng, tăng thêm tuổi thọ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn quân vuốt bộ râu Quan Vân Trường tiếp lời:

Bài sau đây xuất xứ trong cuốn sổ tang đám tang giáo sư sử học Trần Quốc Vượng. Vượng sinh thời bị sổ đen, không biết ai đó đã ghi mấy câu sau:

Những người Đảng ghét dân yêu

Hóa ra hầu hết là siêu anh tài

Những người Đảng đến khoác vai

Ngẫm ra tất cả đều loài bất lương.

Tuyệt vời! Đáng khuyên son đỏ. Nguyễn quân đúng là nhà nghiên cứu, cái gì cũng xuất xứ rõ ràng. Giá mà lãnh đạo biết được những câu này nhỉ.

- Khó biết lắm, nếu không muốn. Và cũng dễ biết lắm, nếu muốn.

Hoàng quân nói tiếp:

- Thời xưa, từ đời nhà Chu đã có những viên quan đến các nơi thôn cùng xóm vắng thu thập những lời ca, tiếng nói của dân, mang về tâu vua. Nhà vua xem đó để biết lòng dân mà đặt ra chính sách cai trị cho hợp thời. Nhờ thế mà triều đại tồn tại lâu dài.

Nguyễn quân lại nói:

· Các vị có biết bài này không? Và anh đọc:

Lỗi này bởi tại vua Hùng

Đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên

Những thằng giỏi thì đi vượt biên

Còn thằng ở lại nửa điên nửa khùng

Mọi người lại ôm bụng cười.

- Và bài này nữa:

Đảng là mẹ, Bác là cha

Từ khi Bác mất Đảng ta góa chồng

Đảng ta con cháu thì đông Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều.

Một dị bản nữa, khác hai câu cuối:

Ông Chinh, ông Duẩn, ông Đồng

Ba ông đều muốn làm chồng Đảng ta.

Lại cười. Cười đến rung cả bàn trà. Những nét nhăn trên mặt giãn ra, vẻ trẻ trung trở lại.

Đào quân tủm tỉm nói:

- Xin quý vị nghe ca dao về cán bộ ba miền:

Miền Bắc có lắm thằng điêu

Trong túi tiền nhiều nó bảo rằng không

Nghị quyết gì học cũng thông

Nói như thánh phán nhưng không làm gì

Miền Trung có lắm thằng gian

Bảo ra cửa trước, chạy làng cửa sau

Nghị quyết nó thuộc từng câu

Nó chọn từng chữ bắc cầu để leo

- Đúng quá! Đúng quá! Chấm phá khá điển hình.

- Nghe tiếp về cán bộ miền Nam này:

Miền Nam có lắm thằng tài

Nó tiêu như phá, nó sài như điên

Trong túi rủng rỉnh nhiều tiền

Đã có bà lớn cưới liền bà hai

Nghị quyết nó học lai rai

Đến khi hỏi đến chẳng ai nhớ gì.

Tuyệt! Thật tuyệt! Mọi người lại rũ ra cười.

Họa sĩ họ Chu có bộ râu quai nón như Từ Hải kể một câu chuyện:

- Trên bờ biển Địa Trung Hải, nguyên thủ các nước đến nghỉ mát. Một con quái vật khổng lồ, gớm guốc, đen xì, từ biển bò lên bãi cát. Mọi người đang tắm chạy toán loạn. Không làm sao đuổi được quái vật xuống biển. Nguyên thủ nước Mỹ là Giônxơn dọa đưa đại bác nòng dài “vua chiến trường” đã tham chiến ở Việt Nam ra bắn, nguyên thủ Liên Xô Khơrúpxốp dọa đưa tên lửa bắn trúng cả con ruồi trong vũ trụ ra đe. Quái vật vẫn nằm ì ra đấy. Bấy giờ ông Lê Duẩn của Việt Nam lặng lẽ đi đến, ông ghé tai quái vật thi thầm. Con vật liền quay đầu bò nhanh ra biển và lặn mất. Các vị nguyên thủ vây quanh ông Lê Duẩn, hỏi ông có câu thần chú gì mà hiệu nghiệm vậy. Đồng chí Lê Duẩn của chúng ta khiêm tốn, trả lời: “Có gì đâu, tôi chỉ ghé tai nó nói rằng, nếu không xuống biển nhanh, tao sẽ cho mày vào hợp tác xã.”

Mọi người lại phá lên cười. Cười sặc sụa.

Nền văn học dân gian bao giờ cũng khỏe mạnh. Nó gây tiếng cười. Tạo sự sảng khoái cho độc giả. Luôn luôn lạc quan và yêu đời.

Nguyễn quân nói:

- Tôi nảy sinh một ý tưởng. Ai chịu khó sưu tầm tập hợp những ca dao, tục ngữ mới, những tân tiếu lâm, công trình để đời đấy, Nobel không biết chừng.

Ý tưởng tốt đẹp ấy bị phản bác ngay:

- Chớ! Chớ! Nobel chưa biết đâu, nhưng chắc chắn rơi vào tầm ngắm của công an và Ban Tư tưởng Văn hóa. Nếu không bị vu tội gián điệp, phản động như các nhà dân chủ, thì cũng bị phiền toái rất nhiều trong cuộc sống thường ngày.

Chúng tôi chững lại, hiểu ra rằng còn nhiều chông gai trên bước đường tự do dân chủ ở nước ta. Nó đổi mới không suôn sẻ, nó chuyển mình trườn tới một cách vật vã giống con trăn lột xác.

Nhưng tiết xuân khiến lòng người ai cũng phơi phới. Lại thêm tí rượu đầu năm làm huyết quản chảy mạnh, da mặt hồng hào. Chúng tôi nhắc đến anh bạn nhà thơ châm biếm Tú Sót mới mất. Đã sắp tới giỗ đầu. Và xin mượn thơ bạn để chúc lẫn nhau:

Soi gương ta thấy ta già

Soi lòng ta thấy vẫn là thanh niên. (Tú Sót)

Cùng xin chúc tất cả mọi người:

Mong sao thiên hạ gần xa

Được cười được khóc như là trẻ thơ. (Tú Sót)

Năm Đinh Hợi, vận hội mới, hy vọng mới, lạc quan mới. Để kết thúc bài viết xin nhắc lại lời tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh ở đoạn đầu: “Lãnh đạo các cấp phải đáp ứng các mong đợi lạc quan đó và không để người dân bị thất vọng vì không đạt được sự trông đợi.”

Ghi lại vài cảm xúc đầu năm, xin cống hiến để độc giả xa gần đọc vui xuân.

Đất thiêng Thăng Long. Mùa xuân Đinh Hợi – 2007 Nhà văn Hoàng Tiến.

Địa chỉ: Nhà A11 Phòng 420

Thanh Xuân Bắc – Hà Nội.

Điện thoại: Vẫn bị cắt theo lệnh của công an.

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHẨN CẤP

CỦA BÀ BÙI THỊ KIM NGÂN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc Lập - Tự do - Hạnh phúc**********

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ( Khẩn cấp )về việc khám chữa bệnh

Kính gửi :

- Ngài Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.- Ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.- Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.- Các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.- Ban giám thị trại giam Nam Hà.

Tôi tên là : Bùi Thị Kim NgânThường trú tại: Số nhà 26/30/349 Minh Khai - Phường Vĩnh Tuy- Quận Hai bà Trưng - Thành phố Hà Nội.Chồng tôi là : Nguyễn Vũ Bình - sinh ngày 2/11/1968. Bị bắt ngày 25 tháng 09 năm 2002.

Hiện nay chồng tôi đang bị giam tại trại giam Nam Hà. Tình hình sức khoẻ của chồng tôi rất đáng lo ngại. Đã gần 3 tháng nay kể từ tháng khi trại giam cho người đo huyết áp cho chồng tôi, phát hiện ra chỉ số là 150-130 đến nay vẫn không thấy trại giam cho phác đồ và điều trị bệnh cao huyết áp cũng như bệnh đường ruột của chồng tôi. Mặc dù đã 02 lần tôi gửi đơn tới các vị quan chức Việt Nam . Lần thứ nhất ngày 14 tháng 9 năm 2006. Lần thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2006. Trong hai lá đơn trên, tôi đã tha thiết đề nghị với các cấp chính quyền tạo điều kiện cho chồng tôi được khám sức khoẻ tổng quát và có hướng điều trị kịp thời các chứng bệnh mà chồng tôi đang mắc phải. Ngày 07 tháng 01 năm 2007, tôi đi thăm chồng tôi, tôi hỏi về tình hình huyết áp của anh ấy, thì anh ấy không biết hiện nay chỉ số là bao nhiêu, vì không có ai đo kiểm tra nữa và cũng không đưa ra hướng điều trị hay phát thuốc cho chồng tôi. Hôm đó ngay tại phòng thăm gặp tôi đã đo huyết áp cho anh ấy bằng máy điện tử của Nhật do tôi mang đi thì thấy chỉ số hiện ra là 180-133. Tôi và chồng tôi đều kêu lên sao cao thế. Tôi đã về gửi ngay cho anh ấy một số loại thuốc, nhưng tôi vẫn rất lo về chỉ số huyết áp của anh ấy. Tôi gửi thuốc cho chồng tôi cũng chỉ là tình thế cấp bách. Tôi không biết khi chồng tôi nhận được thuốc của vợ gửi vào, có được bác sĩ của trại cho phép dùng và theo dõi hay không? Chỉ biết rằng hiện tại theo như chỉ số đo thì càng ngày huyết áp của chồng tôi càng tăng. Tôi có hỏi bác sĩ chuyên môn thì nhận được trả lời với chỉ số cao như thế thì chồng tôi cần phải đưa đi khám và điều trị kịp thời, nếu chậm hậu quả sẽ khó lường.

Tôi làm đơn đề nghị tới các vị lãnh đạo nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , cũng như các cấp lãnh đao, ban giám thị trại giam Nam Hà tạo điều kiện khẩn cấp đưa chồng tôi đi khám bệnh và có hướng điều trị bệnh kịp thời cho chồng tôi. Việc giải quyết khẩn cấp khám chữa bệnh cho chồng tôi thể hiện tinh thần nhân đạo của con người. Đó là quyền sống, quyền được bảo vệ sức khoẻ. Tôi luôn mong muốn mạng sống của chồng tôi được đảm bảo.

Một lần nữa tôi đề nghị chính phủ Việt Nam , các cấp có thẩm quyền coi trọng mạng sống của con người bằng cách khám chữa bệnh kịp thời cho chồng tôi.

Tôi cùng các con tôi xin trân trọng cám ơn.

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2007

Người làm đơn

Bùi Thị Kim Ngân

Nơi gửi:- Văn phòng Tổng bí thư- Văn phòng chủ tịch nước.- Văn phòng Chủ tịch Quốc hội.- Bộ Công An.- Sở Công An.- Ban Giám thị Trại giam Nam Hà…. cùng các ban ngành có thẩm quyền.

VÂNG, HÃY CỨU LẤY

NGUYỄN VŨ BÌNH, HỠI TẤT CẢ

NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TRI

· Phạm Hồng Sơn

Theo thông tin mới nhất vừa nhận được, ngày 07/01/2007 vừa qua bà Bùi Kim Ngân – vợ nhà báo Nguyễn Vũ Bình, người đang bị biệt giam tại trại giam Nam hà – Việt nam, đã thực hiện chuyến thăm nuôi chồng hàng tháng. Chuyến viếng thăm đó, bà chỉ được gặp chồng khoảng 50 phút trong sự giám sát trực tiếp của nhân viên an ninh trại giam. Tinh thần của ông Nguyễn Vũ Bình vẫn mạnh mẽ như mọi khi nhưng thể chất có nhiều dấu hiệu suy giảm, ông cho biết trong suốt thời gian vài tháng trở lại đây ông không được kiểm tra sức khỏe và không đựơc trại giam áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị gì cho chứng bệnh cao huyết áp đã được phát hiện từ tháng 11/2006 và chứng bệnh rối loạn tiêu hóa từ nhiều năm nay. Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm ngày 07/01/2007, bà Bùi Kim Ngân đã sử dụng máy đo huyết áp điện tử của gia đình mang đi để kiểm tra huyết áp cho ông Nguyễn Vũ Bình, chỉ số hiện trên màn hình sau khi đo, được bà Bùi Kim Ngân ghi nhận một cách chắc chắn là hai con số 180 và 133. Như vậy, tính mạng của ông Nguyễn Vũ Bình đang trong sự đe dọa thường trực của căn bệnh tăng huyết áp, sự cố tai biến ảnh hưởng tới tính mạng chỉ còn là vấn đề thời gian nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hơn nữa, phòng giam của ông Nguyễn Vũ Bình nằm ở khu vực sâu nhất trong trại giam, bị biệt lập với tất cả các khu khác bằng tường cao trên 05m, dày trên 0,4 m, khi có sự cố về sức khỏe xảy ra sẽ không thể có người khác chứng kiến và cứu giúp nếu họ muốn. Cách hành xử của trại giam Nam hà nói riêng và nhà chức trách Việt nam nói chung trong suốt thời gian qua cho thấy ông Nguyễn Vũ Bình đang ở trong tình trạng bị bỏ mặc cho bệnh tật uy hiếp và thủ tiêu.

Một con người đã dám nói lên tiếng nói của lương tâm trước vận mệnh nguy nan của dân tộc, một con người đã khước từ ưu đãi khi cuộc sống còn trăm bề thiếu thốn để khẳng định lý tưởng, một con người đã bất chấp đe dọa để vạch trần sự tha hóa của cường quyền, một con người đã dám ước mơ cho “con đường phục hưng đất nước”1 khi gia đình riêng còn trong cảnh bần hàn. Một con người như thế, chắc chắn sẽ vẫn không từ nguy nan, không quản nguy hiểm và chắc chắn cũng sẽ thanh thản, không hề tiếc nuối một khi phải ra đi trong chốn lao tù, cách biệt, ra đi khi còn để lại hai con thơ dại và người vợ trẻ, bởi một lẽ, Con Người đó đã tận lực trong Sứ mệnh không chỉ cho mình mà còn cả cho Người. Nhưng hỡi ôi! Nếu điều đó xảy ra, tất cả những con người hôm nay sẽ nghĩ sao và sẽ xót thương ra sao? Chắc chắn sẽ có nhiều giọt nước mắt, nhiều tiếng khóc thương, nhiều sự chia sẻ và nhiều niềm tiếc nuối! Nhưng điều đó có cần chi, khi mà chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt hơn cho Con Người đó, khi điều tồi tệ đó chưa xảy ra, dẫu biết rằng mỗi thân phận đều mang trong mình nhiều gánh nặng trần gian, nhưng liệu chúng ta có không ân hận để đi tiếp quãng đường trên trần thế khi biết rằng trong một phút xao lãng, bận rộn vị kỷ, chúng ta đã không dành đủ sự quan tâm, không làm đủ điều cần thiết để chia sẻ đúng lúc, để cứu giúp Người đồng loại không từ nguy nan đã lên tiếng vì tất cả chúng ta – những con người hôm nay và cho cả mai sau.

Hỡi những Người có lương tri!

Hãy lên tiếng và hành động khi chưa muộn để chia sẻ, cứu giúp Người đồng bào yêu quý – Nguyễn Vũ Bình đang trong chốn lao tù.

Người viết xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ, trắc ẩn và hành động thiết thực của Quí vị.

Phạm Hồng Sơn

11/01/2007

1 Tựa trong một bài luận của ông Nguyễn Vũ Bình

LƯỢC GHI BUỔI LÀM VIỆC VỚI AN NINH ĐỒNG NAI NGÀY 25-10-2006 CỦA CHỊ VŨ THANH PHƯƠNG VỀ VIỆC CÔNG AN ĐÃ LÀM TRÁI PHÁP LUẬT, KHÔNG CẤP

HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG CHO CHỊ THANH PHƯƠNG.

· VũThanh Phương

      

Tôi đến Công an Tỉnh Đồng Nai theo giấy mời làm việc với an ninh nông thôn phòng PA 38. Tại đây tôi được gặp ông VŨ XUÂN HUẤN - đội trưởng an ninh bắt đầu từ hồi 9h45’ ngày 25-10-2006. Nhưng khi làm việc, ông Huấn không mặc sắc phục – không có bảng tên công chức của mình. Trong buổi làm việc ngày hôm đó, ông Huấn có nói rõ: NỘI DUNG LÀM VIỆC là “ Cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc cấp hộ chiếu cho tôi và liên quan đến quyền lợi việc khiếu kiện của gia đình tôi về vấn đề nhân quyền của cha tôi và quyền lợi nhà đất của chúng tôi.”

Vũ Thanh Phương trả lời (VTP): Nếu làm về việc cấp hộ chiếu thì tôi làm. Còn về việc khiếu nại- tố cáo thì tôi sẽ không làm việc với Công an đâu.

Công an hỏi (CA): Năm 2001 khi ra Hà Nội, Phương có gặp ông Nguyễn Khắc Toàn và ông Phạm Quế Dương không? Có đưa hồ sơ khiếu kiện cho họ không?

VTP : Cuối năm 2001 có gặp anh Toàn tại trụ sở tiếp công dân số 1 MAI XUÂN THƯỞNG. Lúc đó anh Toàn cũng đi nộp đơn ở trụ sở. 2 anh em hỏi thăm nhau về việc thưa kiện. Tôi đã kể chuyện bị CA đánh đập đàn áp. Tôi tố cáo mà không ai xử. Sau đó tôi tặng anh lá đơn đó. Lúc đó tôi chưa biết tên thật của Anh Toàn và cũng không biết anh ở đâu và làm gì cả? Sau đó tôi trở về Sài Gòn.

CA : Vậy có gặp ông Phạm Quế Dương không?

VTP : Năm 2002 tôi được bà con ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng cho địa chỉ của bác Dương. Họ nói bác Dương là người rất tốt đến đó Bác giúp được gì Bác sẽ giúp. Sau đó 2 chị em chúng tôi đã đến nhà Bác Dương. Bị bác gái lo sợ xua đuổi. Nhưng Bác Dương đã kêu chúng tôi vào và tiếp chúng tôi rất là tử tế và thân mật. Sau đó chúng tôi ra về và không đưa hồ sơ.

CA: Tôi có gom hồ sơ của bà con khiếu kiện không?

VTP : Không.

CA : Tại sao ông Toàn và ông Dương nói là Phương gom hồ sơ và đưa cho các ông đó ?.

VTP : Chuyện đó thì tôi không biết. Nhưng chưa bao giờ tôi gom hồ sơ của ai cả.

CA: Có biết lá thư ủng hộ Tuyên ngôn 8406 của Lê Thị Kim Thu Không?

VTP : Có.

CA : Vậy tại sao 2 chị em thân như vây? Mà Thu thì ký tên ủng hộ Tuyên ngôn 8406 còn Phương không ký?

VTP : Tuy 2 chị em rất thân. Nhưng mỗi người một việc khác nhau.Việc của Phương đã rõ rồi, dù Tỉnh Đồng Nai có ngoan cố mấy thì cũng phải trả thôi. Còn việc của Thu chính quyền đã ép nó vào con đường cùng, buộc nó phải làm thế và nó sẽ đấu tranh quyết liệt đấy. Đó là nguyên tắc rồi, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Những gì nó không muốn làm đừng bắt nó phải làm. Lỗi là do chính quyền chứ không phải lỗi của Thu. Tôi cũng thế, nếu quyền lợi của tôi mất, tôi cũng làm như thế.

CA: Lá thư ủng hộ của Lê Thị Kim Thu. Theo nhận định của Công an Đồng Nai phân tích thì nó giống văn của Phương.

VTP : Đó là suy nghĩ của mấy anh, thích gán ghép cho người khác. Chứ việc của ai người đó làm. Mấy anh chưa biết đó thôi. Thu còn giỏi hơn Phương nhiều không giống mấy anh tưởng tượng đâu!

CA: Ngày ông Toàn và ông Dương bị bắt, Phương có biết không?

VTP : Có biết.

CA: Tại sao Phương biết.

VTP : Vì các bà ở ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng thường xuyên nghe radio nên đã cho tôi biết.

CA: Ông Toàn được về ngày nào Phương có biết không?

VTP : Tôi chỉ biết là đầu năm 2006 còn ngày thì không nhớ.

CA : Từ khi ông Toàn về Phương có gặp lại không?

VTP : Có, tôi đã đến nhà thăm anh Toàn.

CA: Gặp tại nhà hay gặp ở chổ khác hoặc ở vườn hoa.

VTP : Với tôi danh chính ngôn thuận. Tôi đi công khai. Tôi cứ đến nhà chứ cần gì phải gặp ở đâu? Và tôi còn gặp nhiều người khác nữa chứ đâu riêng gì anh Toàn. Như đã gặp cụ Hoàng Minh Chính, ông Hoàng Tiến , Luật sư Nguyễn Văn Đài , kỹ sư Bạch Ngọc Dương , Lê Thị Công Nhân.

CA: Thế Phương có biết những người này làm gì không?

VTP : Theo tôi được biết tất cả những người này đều là những nhà bất đồng chính kiến. Họ đấu tranh cho tự do dân chủ. Họ chỉ dùng ngòi bút để nói lên sự thật. Có gì là sai đâu. Tôi tìm hiểu rất kỹ, họ đều là những người tốt, đấu tranh cho lẽ phải. Đã là lẽ phải ai chẳng ủng hộ.

· Đến 11h trưa công an cho tôi về và hẹn 13h chiều cùng ngày làm việc tiếp.

· Buổi chiều 13h30 bắt đầu làm việc.

CA : Khuyên chị nên có suy nghĩ cho chín chắn. Đừng nghe ai xúi bậy để đi lạc lối. Lúc đó sẽ bị pháp luật trừng trị.

VTP : Anh cứ yên tâm. Tôi đủ trí khôn và biết cách đấu tranh. Những việc tôi đều làm theo hiến pháp và luật pháp của chính nhà nước VN hiện nay qui định.

CA: Tôi đưa đơn kính báo tin mật để đe dọa chị. Cho là chị Phương đã chụp mũ vu khống cho ngành CA. Và yêu cầu chị viết vào lá đơn đó mấy chữ là: vì lúc đó quá bức xúc nên chị viết như vậy và ký vào.

VTP : Tôi viết sự thật. Nội dung tôi chịu trách nhiệm. Nếu làm việc lá đơn này phải làm rõ nhiều việc khác vì nó có sự liên đới để chứng minh rằng tôi luôn bị trù dập và đối với tôi. Tôi có suy nghĩ Công an không tốt. Công an không phải là bạn của tôi, mà họ luôn luôn tìm cách để hại tôi. Ví dụ:

· Đòi xóa hộ khẩu của tôi - cắt số điện thoại của tôi liên tiếp.

· Vu khống vụ băng đĩa gọi là “phản động”.

· Bôi nhọ danh dự nhân phẩm. “ Vu cáo nói tôi làm gái – bán bia ôm”

· Công An Thành phố Hồ Chí Minh đánh đập tôi dã man ngày 27/11/2000

· Tung tin tôi làm “gián điệp” cho nước ngoài.

· Công an đi tìm chứng cứ tôi lợi dụng quyền dân chủ gây rối an ninh trật tự để trừng trị.

· Công an còn nói nhà nước trả nhà cho gia đình tôi là theo tính cách nhân đạo chứ không có nhân đạo sẽ không trả.

· Nhưng phía Công an thì không bao giờ nhận mình đã làm những việc sai trái như trên, lúc nào cũng chối bay, chối biến là Công an không làm.

CA: Họ yêu cầu tôi viết cam kết: không viết đơn tố cáo nữa hoặc viết những lá đơn nặng lời nữa.

VTP : Nội dung này không hề liên quan đến hộ chiếu, dứt khoát tôi không ký cam kết. Việc làm này là quyền của tôi. Còn tôi sẽ chịu trách nhiệm những nội dung tôi tố cáo, không ai có quyền cản trở tôi cả. Nếu yêu cầu tôi viết cam kết nội dung liên quan đến hộ chiếu, không dùng hộ chiếu để làm điều gì xâm hại đến an ninh chính trị đất nước Việt Nam thì tôi sẽ ký.

CA: Yêu cầu chị Phương ký bản cam kết với Công an Đồng Nai và phòng xuất nhập cảnh công an tỉnh Đồng Nai.

Nội dung bản cam kết mà tôi đã ký như sau :

1. Sau khi được cấp hộ chiếu để tham quan du lịch nước ngoài. Tôi cam kết không làm điều gì vi phạm pháp luật với nước sở tại. Và không làm điều gì xâm hại đến lợi ích của nước Việt Nam.

2. Tôi không làm điều gì xâm phạm đến an ninh chính trị đất nước Việt Nam.

3. Trong thời gian đi du lịch mà cơ quan nhà nước là (chính quyền các cấp). Có mời làm việc trong thời gian tôi đi du lịch. Mọi quyền lợi liên quan đến việc khiếu nại - tố cáo bị chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi khiếu kiện của tôi. Tôi chịu trách nhiệm.

· Đến 17h chiều cuộc phỏng vấn kết thúc.

VTP : Trước khi ra về tôi còn hỏi ông Huấn vậy khi nào công an mới cấp hộ chiếu.

CA: Việc đó chưa biết vì tôi còn phải báo cáo với lãnh đạo còn việc cấp là của anh em phòng xuất nhập cảnh.

· Ngày 31/10/2006 tôi gọi điện cho ông Vũ Xuân Huấn.

VTP : Về việc hộ chiếu của tôi thế nào? Có cấp không?

CA: Trường hợp của em là trường hợp đặc biệt nên phải chờ, không thể cấp ngay được.

VTP : Lý lịch của chị em tôi rất trong sạch, không tiền án, tiền sự, không tham gia chính trị. Vậy tại sao không cấp, có phải vì đi khiếu nại - tố cáo mà bị trù dập không, nếu vậy phải trả lời rõ ràng. Nếu cấp phải có giấy hẹn trong vòng bao nhiêu ngày theo luật đã quy định. Nếu không cấp thì lập biên bản trả hồ sơ lại và phải nêu rõ lý do tại sao không cấp, đùng kéo dài thời gian nữa.

CA: Tại sao em cứ phải gay gắt thế. Cứ từ từ chờ đi.

VTP : Tôi không gay gắt đâu chỉ làm theo luật thôi. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu của tôi đã gửi cơ quan công an hơn 8 tháng rồi. Nếu cấp chỉ cần 3 ngày là xong có gì mà khó. Chỉ vì mấy anh thích đi trên luật nên mới nó thế, chỉ thích gây phiền phức cho người dân.

· Ông Huấn còn hỏi cả hộp thư Email Kimnganvu 2002 @ yahoo.com là của ai? Vì họ Vũ nhất định là của Phương rồi.

Phương trả lời: 2 chị em xài chung, có sao đâu?

Ghi chú về trình tự đã làm việc với công an tỉnh Đồng Nai để xin cấp Hộ chiếu phổ thông :

- Ngày 2/3/2006 nộp hồ sơ và đã đóng lệ phí 800.000 đồng VN cho công an tỉnh Đồng Nai

- Ngày 25/10/20006 làm việc với phòng PA38

- Ngày 2/9/2006 công an vẫn chưa chuyển hồ sơ đến bộ phận xuất nhập cảnh làm hộ chiếu.

Lần Đầu Tiên Việt Nam Cho Xuất Bản Tiểu Thuyết Viết Về Cải Cách Ruộng Đất

Giới Thiệu:

2007.01.21

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Trong chương trình Văn học Nghệ thuật tuần này, Mặc Lâm hỏi chuyện nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân ở trong nước về cuốn tiểu thuyết "Ba Người Khác" của nhà văn Tô Hoài vừa mới được xuất bản.

Hình bìa tiểu thuyết "Ba Người Khác" của nhà văn Tô Hoài.

Cuốn sách đã mất 14 năm mới được ra mắt bạn đọc trong nước nếu tính từ khi bản thảo được hoàn thành. Lý do đơn giản là vì sách kể chuyện về cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam hơn 50 năm trước, vốn là cơn ác mộng kinh hoàng không ai có thể quên nhưng lại thuộc lọai cấm kỵ, dư luận không được nhắc đến.

· Mặc Lâm

Đài RFA

Mặc Lâm: Thưa nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, xin ông vui lòng sơ lược nội dung quyển sách để thính giả chưa được đọc tác phẩm này có một khái niệm về những gì mà tác phẩm này chứa đựng?

Lại Nguyên Ân: Về thể loại văn học thì phải nói chắc chắn đây là cuốn tiểu thuyết. Thế nhưng nếu biết sâu hơn một chút thì phải nói là tác giả đã lấy hồi ức của mình để chế nó thành ra tiểu thuyết này. Cho nên tiểu thuyết đó giống như hồi ức của một nhân vật chính là một anh cán bộ loại học thức rất xoàng đã đi vào đội ngũ kháng chiến, rồi thì được cử đi vào các đội cải cách ruộng đất. Anh này học thức và tư cách rất xoàng, cho nên anh ta đi vào những phong trào như thế này cũng chỉ để làm những công việc cải cách ruộng đất vậy vậy thôi. Và anh ta thụ những chuyện lăng nhăng, vì đó là thời của đói kém thành ra anh ta làm để có ăn. Anh ta cũng không kềm chế bản năng được cho nên ở đâu thì anh ta cũng ngủ với các cô, anh ta cũng không có trách nhiệm lắm với sự nghiệp cải cách ruộng đất. Thế nhưng dù sao anh ta cũng là một chứng nhân của sự kiện đó.

Ông viết như vậy, tức là kinh nghiệm của bản thân được gởi vào trong một nhân vật, mà nhân vật thì có tầm thấp so với thực tế đời sống chớ không phải là nhân vật tầm cở để có thể phóng nét về cuộc cải cách ruộng đất.

Mặc Lâm: Ông có cho rằng cách xây dựng nhân vật như vậy có làm nổi bật lên được chủ đề của quyển sách không ạ?

Lại Nguyên Ân: Theo tôi thì đây là một cách tiếp cận rất hiệu quả để nói về cái phần mà có lẽ ông Tô Hoài có sở trường tức là Tô Hoài là người có khả năng nhìn ra những phần thấp của con người, nhất là của những con người thuộc tầng lớp dưới. Những bản năng thấp của họ, lâu nay ông là người có khả năng thể hiện.

Trong cuốn tiểu thuyết về cải cách ruộng đất này ông Tô Hoài thể hiện việc trong phong trào xã hội mà người ta phát động là tầng  lớp dưới nổi lên để đánh đổ các tầng lớp bên trên, tức là địa chủ, cường hào. Lớp nông dân bên dưới này bộc lộ nhiều phần bản năng thấp kém, cái ác, và nhiều nhất là những bản năng thông thường tức là sự đói khát, sự thèm ăn thèm uống và sự quan hệ tính giao bừa bãi của mình.

Theo tôi, ông Tô Hoài trong cuốn tiểu thuyết này cũng nói nhiều về khía cạnh đó.

Mặc Lâm: Giới phê bình văn học trong nước đánh giá cao quyển sách này không phải vì văn phong hay kỹ thuật viết vì Tô Hoài là nhà văn đã tự khẳng định mình hơn nửa thế kỷ nay mà những người điểm sách hay phê bình nhìn nhận sự thành công của quyển sách ở một khía cạnh khác, đó là nhà văn đã mạnh dạn vén lên tấm màn lịch sử mà nửa thế kỷ qua chế độ đã bưng bít. Ông nghĩ sao về điều này?

Lại Nguyên Ân: Tôi thấy điều đó vẫn đúng là bởi vì cuộc cải cách ruộng đất thì rõ ràng là một chấn thương đối với đời sống hiện đại trong dân tộc Việt Nam. Ngay cả đối với phía cuộc cách mạng do cộng sản làm thì cũng là một chấn thương. Bởi vì ví dụ như những người cộng sản cho đến nay vẫn hãnh diện để nói là đã cùng với dân tộc này đưa ra khỏi sự thống trị của ngoại xâm. Thế nhưng không thể nào nói được là một vấn đề như vấn đề định làm đem lại ruộng đất cho nông dân bằng cuộc gọi là "cách mạng ruộng đất". Thế nhưng cách tiến hành cụ thể của nó, sự kiện đó thì đem lại những chấn thương cho xã hội Việt Nam.

Điều này người ta đã đối phó bằng cách im lặng, không cho xã hội bàn đến, không cho các nhà văn bàn đến và thậm chí là tất cả những hệ quả xã hội của nó họ cũng không giải quyết.

Tôi nhớ vào khoảng đầu thời đổi mới, khoảng năm 86, 87 thì tôi biết là không biết bằng cách nào đó mà ở chỗ ông Nguyễn Khắc Viện nhận được rất nhiều những cái thư, những cái đơn mà người ta nói về những oan khất chưa được giải quyết thời cải cách ruộng đất. Thế nhưng đưa ông Nguyễn Khắc Viện chỉ để thông tin thôi chứ ông không phải là nhân vật của chính phủ đâu. Nhưng để thấy là những oan trái, những bức xúc về những việc như thế thì nó tồn động từ suốt những năm 50. Đến đầu thời kỳ đổi mới thì nó bộc lộ ra ngay bằng những ví dụ tôi vừa kể.

Thế nhưng hai nội dung của thời cải cách ruộng đất. Một là mục tiêu có vẻ như là cách mạng ruộng đất, tức là những địa chủ nhiều ruộng thì phải bớt xuống, đánh đổ những người đó. Tức là bên địa chủ thì bị thu ruộng đất để chia cho người nghèo. Phú nông thì bị trưng thu ruộng đất để chia cho người nghèo. Thế nhưng người ta còn kết hợp làm một nội dung thứ hai nữa, mà thật ra đây là việc của đảng, có vẻ như trong nội bộ của chính quyền, tức là chỉnh đốn tổ chức. Tức là mỗi nơi có đoàn cải cách ruộng đất này thì người ta tuyên bố vô hiệu hóa, coi như chính quyền địa phương từ chi bộ đảng cho đến chính quyền xã thì đều tuyên bố vô hiệu hóa từ hôm đội cải các ruộng đất vô.

Nó như một cuộc lật đổ hoàn toàn. Sau đó là họ đi họp, không tin cậy vào tất cả những chi bộ cũ hay chính quyền ủy ban cũ mà đội cải cách ấy bắt đầu tìm hiểu tình hình thông qua những rễ, những chuỗi của mình. Sau đó, hết cải cách ruộng đất rồi thì họ vừa tìm ra các địa chủ, tìm ra phú nông và thống kê lại và tịch thu, trưng mua lại để làm việc chia lại. Nhưng đồng thời thì họ cũng tìm ra những người "phản động", tức là đã từng làm tai sai đế quốc hay từng hoạt động Quốc Dân Đảng v.v....

Những thành phần nội bộ đảng, nhất là những người đứng đầu của những tổ chức đảng và tổ chức chính quyền địa phương được lập lên từ khoảng độ năm 1945 cho đến những năm 1950, thì hầu hết ở các địa phương đều bị chạm hết cả. Rất nhiều người, có thể là do xuất thân của họ là những người khá học hành thành ra họ cũng được tham gia chính quyền mới và vào đảng cộng sản từ sau cách mạng tháng 8. Trong khoảng thời gian đó họ là những người hoạt động của chính quyền, của địa phương. Chính những người đó thường là bị đám quốc cán tố là phản động, là tai sai đế quốc, tố là Quốc Dân Đảng. Những người đó là ở mức cao, có thể bị bắt, bị bắn, trở thành những đối tố bị đấu tố, coi như những cường hào. Còn ở mức thông thường nhất, tức là bị cho nghỉ việc thậm chí nhiều  người sau này bị cho ra khỏi đảng.

Cái đó có hai loại xáo trộn. Một loại xáo trộn của nông thôn thông thường và một loại xáo trộn của chính bộ máy của chính quyền cách mạng. Cuộc cải cách ruộng đất nó đem lại những việc như thế.

Sự kiện to như vậy, một chấn động như vậy trong xã hội Việt Nam, thì đến năm 1956 là có việc sửa sai thì người ta cũng sửa sai qua loa. Điều này là điều quan trọng, là sau đó thì người ta cấm toàn bộ dư luận không được nói đến. Nhưng bức xúc nó tồn động từ đó cho đến về sau thì nó vẫn còn tiếp tục ở trong các tầng lớp con người. Tôi cho rằng sự kiện lớn đó là bức xúc trong xã hội thành ra bây giờ bất cứ nhà văn nào mà nói được ra, chưa phải nói là thật giỏi, thật hay nhưng nói được ra thì đã có được chú ý của xã hội rồi, có được sự chia sẻ trong công chúng Việt Nam rồi.

Như tôi và nhiều nhà phê bình chuyên môn khác cũng khen là cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất về đề tài đó, tính đến bây giờ. Nhưng đề tài này còn quá ít tác phẩm đề cập đến, cho nên cho đến giờ vì nó đang là đề tài nóng cho nên đương nhiên là được công chúng chú ý.

Mặc Lâm: Thưa ông lúc gần đây nhà nước tỏ ra dễ dãi hơn khi cho phép xuất bản những quyển sách được coi là nhạy cảm với chính trị ông có cho rằng đây là một dấu hiệu của mùa xuân Hà Nội đang dần dần trở lại hay không?

Lại Nguyên Ân: Tôi không nghĩ là có một mùa xuân vì tôi nghĩ mùa xuân đó đã bị kềm hãm từ năm 87-88 nếu để nó nảy nở lúc đó thì có lẽ nó sẽ rất mạnh mẽ nhưng vì người ta đã ngăn cản nó nên chỉ có đời sống kinh tế là còn động đậy thôi. Còn các đời sống tư tưởng thậm chí bị kìm hãm. Những việc này một số nhà văn cứ im lìm làm. Thí dụ như trong trường hợp này chẳng hạn thì cực chẳng đã người ta mới chịu cho cuốn sách này xuất đầu lộ diện. Tức là không ngăn được thì nó ra chớ tôi không nghĩ là cho đến bây giờ bộ máy đang kiểm soát văn nghệ và tư tưởng đã đồng ý, đã cởi mở cho những loại tác phẩm đề cập đến những chấn thương của xã hội Việt Nam như thế này. Có một vài dấu hiệu cho thấy là họ vẫn đang muốn khép những chuyện này lại. Thành ra tôi không nghĩ đó là "mùa Xuân".

Mặc Lâm: Ông có vẻ bi quan về hình ảnh của nền văn học nước nhà, vậy thì theo ông giới sáng tác phải có những động thái gì để thoát ra cái vòng kềm tỏa này?

Lại Nguyên Ân: Tôi nghĩ là bản thân những người đang làm văn học nghệ thuật, sáng tác hoặc là những người làm công tác tư tưởng và những người làm khoa học xã hội, nếu mà họ có dũng cảm thì họ phải nêu ra những vấn đề như vấn đề cải cách ruộng đất. Bởi vì thật sự đấy là những chấn thương mà xã hội Việt Nam không thể nào lại vùi trong im lặng, để nó đi qua được. Cũng như những chấn thương khác, những chấn thương chia rẽ dân tộc chẳng hạn. Không thể bằng cách là bây giờ anh cứ ngậm lại đi, cứ ngậm bồ hòn làm ngọt rồi tiến đến ngày mai. Tôi nghĩ những vấn đề như thế trong cộng đồng con người không bao giờ có cách giải quyết bằng cách là im lặng đi với những đau khổ, những bức xúc, mâu thuẩn ngày hôm qua để có thể tiến tới ngày mai.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Ông đã cho phép cuộ phỏng vấn ngày hôm nay.

7 Câu Hỏi Thời Sự Cho Nhà Báo,

Nhà Dân Chủ Nguyễn Khắc Toàn 

Diễm Hương(VNN)

http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=2476

1. Phóng viên Diễm Hương VNN: Nhận định của anh về việc Hà Nội trả tự do cho bác sĩ Phạm Hồng Sơn?

- Nguyễn Khắc Toàn: Trong cái gọi là "đặc xá tha tù trước thời hạn" nhân dịp quốc khánh 2/9/2006 vừa qua, thì nhà nước CS Hà nội có thả khỏi nhà tù 4 người được coi là tù nhân vì bất đồng chính kiến, vì lý do tôn giáo mà trong đó có Phạm Hồng Sơn, còn hai người kia là những nhà truyền đạo Tin lành như Mã Văn Bảy và Y Oan Niel sắc tộc người Thượng ở Tây Nguyên. Người tù có tên Y Oan Niel là người dân tộc Êđê, quê ở huyện Madrăk, tỉnh ĐăkLăk, ông là một chấp sự, một nhà truyền đạo Tin lành đã cùng ở tù với tôi ở buồng giam số 1 và số 2 phân trại I trại giam Nam Hà, án tù 5 năm. Còn một người nữa trong số 4 người này tôi chưa được biết tên tuổi. Qua việc thả tạm thời Phạm Hồng Sơn cho thấy rằng Hà Nội chỉ có một chút cố gắng rất nhỏ nhằm làm xoa dịu áp lực đang gia tăng mạnh mẽ trên quốc tế đòi trả tự do. Và Phạm Hồng Sơn, Mã Văn Bảy nằm trong số 21 người trong danh sách mà phía Mỹ nêu lên từ mấy tháng trước. Đó là mục đích thứ nhất của mũi tên trúng 2 đích. Còn đích thứ hai được nhắm tới là họ chọn ra một số tù nhân nổi cộm quốc tế quan tâm nhưng còn rất ít thời gian của án phạt để đánh bóng, tuyên truyền cho cái gọi là "chính sách nhân đạo, khoan hồng" của họ. Chính sách của phía nhà nước CSVN bao giờ cũng tỏ ra rất gian manh, đầy tính toán và xảo quyệt!!! Trong khi nhà cầm quyền CSVN thả nhỏ giọt một số rất ít những người mà thế giới bên ngoài biết đến và can thiệp liên tục mạnh mẽ, thì họ vẫn giữ thật chặt càng lâu càng tốt những người mà thế giới biết ít hoặc không biết về những hoạt động đối kháng của họ trước đây. Dù cho những người tù này đã ở tù quá lâu trên dưới 20 năm hoặc gần 30 năm, mà tuổi tác quá già và sức khoẻ quá yếu như các trường hợp tù nhân chính trị Trương Văn Sương, Bùi Thúc Nhu, Bàn Văn Thuỵ... Và còn hàng trăm những nhà hoạt động tôn giáo, truyền đạo trên Tây Nguyên là các sắc dân thiểu số vẫn đang chen chúc trong các nhà tù ở khắp Việt Nam. Tóm lại, việc thả một vài trường hợp như Phạm Hồng Sơn, Mã Văn Bảy... để giảm áp lực đòi hỏi của quốc tế. Nhưng mặt khác lại tăng cường ra sức bắt giữ thêm nhiều người tranh đấu dân chủ khác như Đỗ Thành Công, Huỳnh Việt Lang, Nguyễn Hoàng Long, cũng như mới đây là các thành viên dân chủ trẻ tuổi như Trương Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, Phạm Bá Hải... Vậy thì việc "đặc xá" vừa rồi với Phạm Hồng Sơn... là không có gì đáng ca ngợi hết vì bóng đen của khủng bố, bắt bớ, đàn áp vẫn lan tràn, bao trùm lên tất cả, là cơ bản và chính yếu.

2. Diễm Hương: Theo anh tại sao HN vẫn còn giam giữ Nguyễn Vũ Bình?

- Nguyễn Khắc Toàn: Nguyễn Vũ Bình là nhân vật hoạt động chính trị có bản lĩnh, có tính chuyên nghiệp, có tính dấn thân cho lý tưởng rất sâu sắc. Nguyễn Vũ Bình được Đảng CSVN, nhà nước CSVN, công an đánh giá là người khá nguy hiểm và quan trọng. Ngay từ năm 2000-2001 Nguyễn Vũ Bình đã có ý tưởng, có chủ trương đòi được thành lập Đảng Dân Chủ Tự Do và tự nguyện rời bỏ hàng ngũ của ĐCSVN, rời bỏ ban biên tập Tạp chí cộng sản - Đây là một trong những cơ quan tuyên truyền chính thống và rất lớn của ĐCSVN để anh lựa chọn con đường chuyên tâm sang hoạt động chính trị. Án phạt của nhà cầm quyền CSVN dành cho Nguyễn Vũ Bình dài hơn, nặng nề hơn Phạm Hồng Sơn. Hơn thế nữa trong suốt mấy năm bị biệt giam, công an VN đã hoàn toàn thất bại trong việc đàn áp, khủng bố Nguyễn Vũ Bình, họ không thể lay chuyển được ý chí của cựu nhà báo cộng sản này, họ không lấy được một lời đầu hàng, một dòng chữ nhỏ nào, hay một lời nhận tội nào của anh. Các bạn nên nhớ rằng trong mặt trận tranh đấu đòi tự do dân chủ cho Việt Nam, hiện nay có một số kẻ chỉ là cơ hội chính trị, háo danh, mưu lợi cho cá nhân mình, họ hoàn toàn không có một chút dũng khí, can đảm nào khi đứng trước thử thách nghiệt ngã của thực tiễn. Trong khi những kẻ ươn hèn đó lại là những kẻ to mồm nhất, không ngớt quảng cáo cho mình về sự hiểu biết cũng như dũng khí đấu tranh và làm cho dư luận bạn đọc lầm tưởng. Tất nhiên những kẻ này không thể so sánh được với khí phách dũng cảm tuyệt vời của Nguyễn Vũ Bình và Phạm Hồng Sơn mà tôi biết rất rõ. Và nếu thả Nguyễn Vũ Bình ra khỏi nhà tù trong lúc này là thêm một mối nguy hiểm cho chế độ và chẳng khác nào việc "thả hổ về rừng". Nguyễn Vũ Bình nếu có được tạm thời thả về nhà và tiếp tục bị quản chế tại gia một cách hà khắc và chặt chẽ như tôi hay Phạm Hồng Sơn trong giai đoạn hiện nay, thì chắc chắn Nguyễn Vũ Bình cũng vẫn sẽ tuyên bố tái thành lập đảng Tự Do Dân Chủ mà anh hằng theo đuổi và không cần phải xin phép Đảng và nhà nước CSVN như trước đây nữa. Trong tình hình khí thế của cao trào dân chủ đang dâng cao như hiện nay khắp cả nước đã làm cho nhà cầm quyền CSVN bối rối và lúng túng, thì hành động đó của Nguyễn Vũ Bình sẽ đẩy nhà nước CSVN thêm lúng túng bối rối hơn, khó mà đàn áp một cách trắng trợn được như trước đây. Bên cạnh đó, trong mấy năm qua áp lực đòi trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình có thể chưa đủ mạnh mẽ như đối với trường hợp Phạm Hồng Sơn. Trong thời gian tới, nhất là trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới, dư luận rộng rãi trong và ngoài nước, đặc biệt là dư luận quốc tế cần phải gia tăng áp lực mạnh mẽ hơn nữa, với cường độ lớn hơn nữa để đòi chế độ cộng sản chuyên chế ở VN phải trả tự do vô điều kiện cho nhà báo dũng cảm này. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn họ cũng không thể giam cầm được Nguyễn Vũ Bình và những người tù chính trị danh tiếng khác mà dư luận quốc tế quan tâm lâu hơn nữa.

3. Diễm Hương: Trả tự do cho Phạm Hồng Sơn nhưng vẫn còn giam giữ Nguyễn Vũ Bình, HN có lợi gì trong Hội Nghị APEC sắp tới?

- Nguyễn Khắc Toàn: Việc cái gọi là trả "tự do" cho Phạm Hồng Sơn mà vẫn giam giữ Nguyễn Vũ Bình chắc chắn không có lợi gì cho chế độ cộng sản Hà Nội. Vì dư luận trong và ngoài nước đặc biệt là quốc tế vẫn cho rằng nhà nước CSVN chỉ dè dặt, so đo, tính toán, quá hẹp hòi, quá vụn vặt, chưa thực sự cởi mở, chưa thực sự tỏ ra "nhân đạo" hay "khoan dung" như họ vẫn thường tuyên truyền rêu rao. Hội nghị APEC sắp họp tới đây tại Hà Nội là cơ hội có nhiều nguyên thủ đứng đầu các quốc gia dân chủ văn minh cũng như cường quốc về kinh tế sẽ tụ họp. Điều đó có nghĩa là vấn đề nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo sẽ tiếp tục được nêu lên. Sẽ có nhiều nước quan tâm đến vấn đề quan trọng và nhạy cảm này sẽ đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình và những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tôn giáo mà thế giới quan tâm. Dư luận nói chung sẽ mong muốn hội nghị thượng đỉnh này ngoài việc bàn thảo những chương trình, nội dung về kinh tế, về quan hệ ngoại giao và hợp tác toàn diện, về chống khủng bố và nhiều lĩnh vực khác mà các quốc gia trong khối APEC quan tâm, trù tính. Nhưng các cường quốc kinh tế và dân chủ trụ cột trong khối APEC cũng phải đặt những vấn đề đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN cải thiện tình trạng nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo trong nước. Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, nhân loại tiến bộ không thể chấp nhận trong khối APEC này còn một vài quốc gia vẫn duy trì chế độ chính trị độc tài, độc đoán hại dân hại nước, mà trong đó có Việt nam. Việc chưa thả Nguyễn Vũ Bình và nhiều tù nhân chính trị khác trong danh sách mà chính phủ Hoa Kỳ và dư luận quốc tế đòi hỏi trước thời điểm hội nghị APEC sẽ khai mạc chưa đầy hai tháng, vẫn là một đám mây mù u ám, và một bầu không khí nặng nề, căng thẳng bao trùm lên toàn cảnh trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng này. Vì như vậy có nghĩa là, nước VNCS vẫn chưa dọn sạch đường để đón chào các nguyên thủ các quốc gia có truyền thống tôn trọng dân chủ và nhân quyền trên thế giới như Tổng thống Bush, thủ tướng John Howard... Do đó việc thả khỏi nhà tù một vài người tù nhân chính trị và tôn giáo như vừa qua cũng không có ý nghĩa gì lớn và không đáng khen ngợi gì về thành tích cải thiện nhân quyền cho chế độ Cộng sản ở Hà Nội cả.

4. Diễm Hương: Theo anh, những phong trào đấu tranh trong nước đang dâng cao sẽ có ảnh hưởng đến hội nghị APEC không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?

- Nguyễn Khắc Toàn: Phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đang dâng cao đã làm cho nhà nước CSVN không thể khoanh tay ngồi yên được nữa, mặc dù họ đã ra sức kiềm chế và nhẫn nhịn suốt nhiều tháng nay. Nhưng vì quá lo lắng cho số mạng, chế độ của mình không được an toàn nên họ đã lộ rõ bộ mặt phi nhân, yếu hèn và vô nhân đạo, mà đó cũng là bản chất bạo quyền của chính thể CSVN. Chính sách của họ vẫn lấy đàn áp khủng bố Nhân Dân, đè bẹp và tận diệt mọi khát vọng đòi tự do dân chủ của Nhân Dân Việt Nam trong nước làm chính sách căn bản của mình.

Chắc chắn rằng không khí sục sôi đấu tranh đòi dân chủ trong nước sẽ tác động lớn đến Hội nghị APEC sắp nhóm họp. Các nước quan tâm đến vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo sẽ tiếp tục theo dõi sát sao đến sự nghiệp vận động đòi hỏi những quyền con người cơ bản và công cuộc tranh đấu đòi dân chủ hoá đất nước của nhân dân Việt Nam. Các quốc gia dân chủ văn minh và tiến bộ tham dự hội nghị này cũng như trên thế giới họ đều nhận thức được rằng: Hiện nay nhà cầm quyền CSVN chỉ là một chế độ lạc hậu với một bộ mặt độc tài toàn trị, họ không hề đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam. Mà những lực lượng dân chủ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội cũng như đồng bào Hải ngoại yêu nước tha thiết với công cuộc canh tân xứ sở mới chính là thế hệ những người đại diện chân chính trong tương lai của cả dân tộc, một khi cuộc cách mạng dân chủ ở quốc gia nghèo đói khốn khổ này thành công. Vì thế các quốc gia dân chủ văn minh họ sẽ chỉ quan hệ cầm chừng và đầy tính toán với những nhà lãnh đạo của CSVN cho phải phép ngoại giao thôi. Họ cũng chẳng mặn mà và tin tưởng gì vào những nhà độc tài của chế độ CSVN đương quyền hiện nay. Tôi tin rằng, chắc chắn một số nguyên thủ của các quốc gia dân chủ trên thế giới sẽ mang đến Hội nghị những áp lực khá mạnh và ấn tượng lên nhà cầm quyền CS Hà Nội trong dịp hội nghị APEC này sẽ được khai diễn tại Hà Nội vào tháng 11/2006 tới đây. Chế độ CS Hà Nội cũng dự tính sẽ có tình huống ấy xảy ra để tìm cách đối phó, chống chế một cách gượng gạo.

5. Diễm Hương: Cộng đồng người Việt Hải ngoại nói chung và Hoa kỳ nói riêng đang phát động rầm rộ phong trào vận động các vị nguyên thủ quốc gia nơi mình cư ngụ phải nêu vấn đề nhân quyền bị đàn áp tại Việt nam với CS Hà nội? Là một nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước anh có đề nghị gì không?

- Nguyễn Khắc Toàn: Từ nhiều thập niên qua, cộng đồng người Việt Hải ngoại trên khắp thế giới nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng đã nỗ lực và bền bỉ không ngừng lên tiếng phối hợp cùng đấu tranh vì dân chủ với nhân dân trong nước. Thời gian gần đây đồng bào ta ở Hải ngoại càng đẩy mạnh công cuộc đấu tranh vì dân chủ để hỗ trợ cho phong trào tranh đấu ở trong nước. Đó là những phối hợp rất quý báu và cần thiết. Sắp tới đây nhà cầm quyền CSVN sẽ là chủ nhà đăng cai hội nghị APEC. Đây là cơ hội tốt nhất để cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại đặc biệt là ở Hoa Kỳ đẩy mạnh hơn nữa công cuộc vận động cho sự nghiệp đòi dân chủ hoá nước nhà một cách toàn diện trên quê hương chúng ta. Cụ thể là các chiến dịch vận động, tác động đến nguyên thủ, chính giới của các nước mà đồng bào đang định cư với nội dung quan trọng và cụ thể là phải nêu vấn đề đàn áp nhân quyền, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ cơ bản của Nhân dân trong nước lên bàn hội nghị, phải yêu cầu nhà cầm quyền CSVN buộc phải tôn trọng các công ước quốc tế mà nhà nước của họ là một thành viên đã tham gia ký và cam kết thực hiện để cho nhân dân Việt Nam được hưởng trọn vẹn đầy đủ, tuyệt đối các quyền con người cơ bản. Phải phê phán nhà cầm quyền CSVN có thái độ, có hành vi xảo trá, loè bịp dư luận. Mà thể hiện ở chỗ một tay thì họ ký kết các công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị, Tuyên ngôn nhân quyền toàn thế giới của tổ chức Liên Hợp quốc, công ước về cấm tra tấn và nhiều công ước quốc tế khác.Còn trên thực tế một tay kia ra sức đàn áp nhân dân, tước đoạt triệt để các quyền con người cơ bản của cả dân tộc suốt mấy thập kỷ qua, như các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, tự do hội họp, tự do mít tinh biểu tình, tự do thông tin, tự do lập hội sinh hoạt đảng phái chính trị, tự do xuất dương và trở về trong nước, tự do cư trú và đi lại... vân vân. Các quốc gia văn minh có nền dân chủ tự do truyền thống trên thế giới tham dự Hội nghị APEC đứng đầu là Hoa Kỳ, Australia và một số quốc gia dân chủ tiến bộ trong khối ASEAN nữa... Nên có nỗ lực giúp đỡ nhiệt tình và kiên quyết tác động để cho chế độ cộng sản Hà Nội từ bỏ chế độ độc tài toàn trị Mác-Lênin giáo điều và phát xít, cải cách mạnh mẽ để Việt Nam xuất hiện hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng văn minh tiên tiến phù hợp với trào lưu tiến bộ. Nhà nước của ĐCSVN phải trả lại các quyền con người căn bản mà Nhân Dân Việt Nam bị tước đoạt tuyệt đối suốt mấy mươi năm qua và đáng lẽ ra phải được hưởng từ lâu rồi. Sự đóng góp đó của các quốc gia văn minh trên thế giới nói chung và các thành viên tham gia APEC nói riêng sẽ giúp thể chế Việt Nam Cộng Sản vươn lên cải cách thành một chế độ chính trị tiến bộ văn minh và dân chủ phù hợp với xu thế và trào lưu tiến bộ của cả nhân loại.

Là một người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hội hiện nay trong nước. Tôi kêu gọi và tha thiết đề nghị các vị nguyên thủ các quốc gia trong cộng đồng dân chủ trên thế giới có mặt tham dự hội nghị APEC, các vị đại biểu tham gia hội nghị tới đây tại Việt Nam hãy hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do, đòi cải cách chế độ chính trị tại đất nước Việt Nam chúng ta, để sao cho nước ta sớm trở thành một quốc gia có hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng, hồi sinh một xã hội công dân. Và các quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam sẽ là hiện thực của cuộc sống trong một tương lai không xa nữa.

6. Diễm Hương: Được biết anh là phóng viên thường trực cho đài phát thanh Việt nam Sydney Radio Úc châu. Thái độ và phản ứng của CS Hà nội như thế nào?

- Nguyễn Khắc Toàn: Trong mấy tháng qua tôi đã được VietnamSydneyRadio - (VSR), một đài phát thanh danh tiếng của cộng đồng người Việt Nam ở Úc châu mời làm phóng viên thường trú tại Hà Nội, phụ trách mục "Lá thư quốc nội" vào chiều thứ năm hàng tuần. Nội dung của chương trình này là lành mạnh và trong sáng, đầy tính văn hoá và nhân văn. Chủ yếu phản ảnh về công cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do và công bằng xã hội ở trong nước mà hệ thống báo chí truyền thông của nhà nước cộng sản Việt Nam không dám phản ảnh, đưa tin. Qua mobile cá nhân hàng tuần tôi vẫn đều đặn làm những phóng sự từ nhà riêng tại Hà Nội nói về các cuộc biểu tình của Nhân dân trong nước ở cả hai miền Nam, Bắc. Đồng thời cũng phản ảnh những vụ đàn áp khủng bố của nhà cầm quyền CSVN đối với tất cả anh em đang đấu tranh dân chủ trên khắp mọi miền của đất nước. Qua làn sóng phát thanh của đài này tôi đã có những phát biểu trực tiếp từ Hà Nội đến các cuộc mít tinh phản kháng của đồng bào Hải ngoại Úc châu đối với chế độ trong nước, hay đã có những cuộc giao lưu với một số dân biểu của chính giới Úc, với phó giám đốc đài phát thanh SBS-Australia, với ông Trần Dụng Lâm, bí thư thứ hai đại sứ quán Trung Quốc, người đã xin tị nạn chính trị tại xứ sở này, với đại diện một số cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đang định cư tại Úc châu và một số nhân sĩ trí thức danh tiếng có tên tuổi khác trong cộng đồng người Việt đang hoạt động đòi dân chủ, nhân quyền cho nước nhà tại nước Úc tươi đẹp này... vân vân. Những hoạt động đó trong khuôn khổ một quốc gia dân chủ văn minh thì là một việc rất bình thường, không có gì đáng nói. Nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà mọi quyền con người cơ bản đều bị tước đoạt, thủ tiêu tuyệt đối bởi nhà cầm quyền CSVN thì đó là một việc làm rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Vì nhà cầm quyền CSVN sẵn sàng đàn áp, khủng bố, bắt bớ bỏ tù tất cả những ai có tư tưởng bất đồng chính kiến và vu cáo đó là những hoạt động tình báo gián điệp cho ngoại bang giống như họ đã gán ghép cho nhiều người trong đó có tôi trước đây.

Cho đến nay nhà cầm quyền CSVN thường nghe trộm và ghi âm tất cả các phóng sự trong Mục "Lá thư quốc nội" hàng tuần do tôi đảm nhiệm. Đó là cái gai thực sự nhức nhối trong con mắt của họ, điều đó làm cho họ vô cùng khó chịu và thù địch, nhưng tạm thời họ lờ tảng coi như không biết để chờ một cơ hội khác chín muồi hơn để ra tay đàn áp tôi. Những hoạt động báo chí này mặc dù không vi phạm luật pháp Quốc tế, luật pháp nước Úc và cả chính luật pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt nam. Nó chỉ đơn giản là thực hiện các quyền Con người cơ bản. Thế nhưng, trong đợt khủng bố vừa qua công an CSVN đã cướp đoạt trắng trợn các phương tiện cá nhân làm việc của tôi ngay tại nhà riêng như máy tính, điện thoại di dộng, và rất nhiều tài liệu dân chủ nhằm bóp nghẹt tiếng nói tự do và công việc của một phóng viên, của một nhà báo tự do mà tôi đang cộng tác với đài phát thanh này. Thế nên, vì vụ đàn áp trắng trợn và thô bạo này của công an CS Hà nội đã làm cho tôi bị gián đoạn công việc với VSR mất hơn hai tuần, làm cho thính giả Úc châu cũng như một số chính giới tại xứ sở này rất phẫn nộ. Và họ đã đồng thanh lên tiếng phê phán nhà cầm quyền CSVN rất kịp thời ngay trong khi các cuộc thẩm vấn, sách nhiễu khủng bố tôi triền miên trên sở công an Ha nội đối với tôi vẫn còn đang tiếp diễn, sau khi có việc nhóm anh em dân chủ chúng tôi chuẩn bị ra mắt tập san Tự Do Dân Chủ hồi giữa tháng 8/2006 vừa qua.

7. Diễm Hương: Anh nghĩ gì về những cuộc nổi dậy thường xuyên của bà con khiếu kiện gần đây nhất tại Hà nội và tại Sài gòn? CS Hà nội đã mạnh tay trấn áp thái độ của phong trào dân chủ trong nước đối với việc này như thế nào?

- Nguyễn Khắc Toàn: Như dư luận đã biết, thể chế chính trị hiện nay ở trong nước hoàn toàn lỗi thời và lạc hậu so với trào lưu văn minh và tiến bộ trên thế giới, nó hoàn toàn như kẻ cố tình bơi ngược dòng lịch sử, đi ngược xu thế dân chủ hoá toàn cầu. Thực chất đó là một chế độ độc tài toàn trị cộng sản theo một học thuyết Mác-Lê phản tiến hoá, phản cách mạng, không phục vụ lợi ích đại đa số tuyệt đối nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam. Bộ máy chính trị độc đoán này cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều bất công, áp bức nhân dân, chà đạp công lý và lẽ phải. Vì thế gây nên rất nhiều oan ức, đau khổ cho nhân dân khắp mọi miền cả nước từ thành thị tới đồng bằng miền núi dẻo cao, từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các sắc dân thiểu số. Tôi đã tận mắt chứng kiến và đọc nhiều hồ sơ dân oan khiếu kiện, xem nhiều bức ảnh minh hoạ có thật về những cảnh ngộ bi thảm đó của các nạn nhân ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội, ở 210 Võ Thị Sáu, ở số 7 đường Lê Duẩn thành phố Sài Gòn. Là những người Việt Nam thực sự yêu nước và thương dân, không ai có thể cầm lòng hay ngăn được nước mắt tuôn rơi xót xa về thân phận đồng bào mình bị đoạ đày, bị đàn áp. Gần đây có nhiều cuộc biểu tình khiếu kiện của nhân dân các tỉnh tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn như nông dân Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây, Bắc Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bến Tre, Thái Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nghệ An, Thanh Hoá, Long An, An Giang, Cần Thơ... vân vân. Đó chính là hậu quả và là sản phẩm của bộ máy cai trị độc tài mà đảng CSVN đang vận hành, hàng ngày hàng giờ nó vẫn tiếp tục sản sinh ra muôn vàn những bất công và đau thương cho nhân dân. Vì thế có hiện tượng đồng loạt rất nhiều người dân oan khiếu kiện đứng lên đồng lòng bảy tỏ thái độ tranh đấu đòi lại quyền lợi cho mình đã bị các quan chức CSVN ở các địa phương cướp đoạt trắng trợn. Đó là một tất yếu phải xảy ra và rất dễ hiểu. Để giải quyết tận gốc vấn nạn này chỉ có giải pháp duy nhất đúng và hữu hiệu nhất đó là xoá bỏ hoàn toàn chế độ độc tài đảng trị hiện nay trong nước, thay thế bằng một chế độ dân chủ tự do, xây dựng một nhà nước pháp quyền đích thực, một xã hội công dân lành mạnh thông qua các cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ và công bằng. Làm được điều đó mới xây dựng được nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân chứ không phải những khẩu hiệu hoa mỹ, mang tính mỵ dân và lừa bịp của nhà cầm quyền CSVN hiện nay.

Tôi cũng như nhiều nhà tranh đấu dân chủ trong nước cực lực lên án và tố cáo mạnh mẽ việc nhà cầm quyền CSVN đã ra tay trấn áp những cuộc biểu tình ôn hoà của người dân oan khiếu kiện trong nước. Vì họ chỉ là nạn nhân của chính chế độ đầy rẫy những bất công này. Những cuộc tập trung, tụ tập biểu tình lớn hay nhỏ của họ ở thủ đô Hà Nội, Sài Gòn hay ở các địa phương khác cũng đều chỉ là việc họ thực thi các quyền công dân cơ bản, không có gì trái hay vi phạm luật pháp. Đúng ra nhà nước CSVN, phải tôn trọng các quyền con người rất sơ đẳng đó, đồng thời phải đối thoại tiếp nhận các đơn từ khiếu kiện, và nghiên cứu xem xét các yêu sách của nhân dân để từ đó đề ra cách giải quyết có lý có tình hợp lòng dân, phù hợp với truyền thống tôn trọng đạo lý và tình người của dân tộc Việt Nam ta. Nhưng ở đây nhà cầm quyền CSVN vẫn mang nặng tư tưởng ngạo mạn, kiêu căng, tự phụ, bề trên, và thế cai trị toàn xã hội theo kiểu cách của các chế độ phong kiến vua chúa thời trung cổ. Thế nên họ không thèm đếm xỉa gì đến những đòi hỏi của dân chúng. Đó là điều dư luận phải phê phán nghiêm khắc và kịch liệt. Cá nhân tôi ủng hộ hoàn toàn các cuộc đấu tranh của người dân khiếu kiện. Trong hoàn cảnh bị vây hãm hiện nay, vẫn có nhiều người tìm cách đưa các đơn từ khiếu kiện đến nhà tôi, nhà cụ Hoàng Minh Chính, đến nhà ông Hoàng Tiến, Phạm Quế Dương, Lê Hồng Hà để nhờ cậy và bênh vực giúp cho họ. Tôi đã giúp đỡ rất nhiều những hoàn cảnh đáng thương đó của nhân dân trong nước từ khi ra tù cho đến nay. Nhưng nói cho cùng đấy chỉ là những việc làm mang tính chất tình thế và tạm thời trước mắt đối với một vài trường hợp cụ thể bị oan khuất, bị trù dập mà thôi. Việc đó không giải quyết cái gốc của vấn đề như đã đề cập ở trên. Đất nước cần phải được dân chủ hoá, bộ máy cai trị độc tài của đảng CSVN hiện nay cần phải được thay thế bằng một thiết chế chính trị tiến bộ và văn minh hơn. Khi ấy mới hết mọi những nỗi bất công, khổ đau, oan khuất, oán hờn, trà đạp lên nhân dân và đất nước chúng ta.

- Diễm Hương: Một lần nữa chân thành cảm ơn anh Nguyễn Khắc Toàn một nhà báo tự do và toàn gia quyến. Cám ơn anh đã giành thời gian suy nghĩ và trả lời phỏng vấn với VNN về một số tình hình trong nước hiện nay. Xin kính chúc anh cùng gia quyến dồi dào sức khỏe và thêm nhiều nghị lực dấn thân tranh đấu cho Dân chủ và tự do của Đất nước chúng ta.

Đài Phường Có Nên Tồn Tại

Theo Tổng cục thống kê cả nước có 1.181 phường, 9.012 xã và 583 thị trấn, tổng cộng 10.776 đơn vị hành chính cấp xã-phường. Hầu như tất cả các phường đều có đài truyền thanh của mình. Nhiều làng (một xã có 5- 7 làng) cũng có hệ thống loa truyền thanh của mình. Không biết có bao nhiêu đài truyền thanh phường-xã (làng), nhưng con số ước tính cũng cỡ chục ngàn. Hãy chỉ xét các đài phường cở các thành phố và thị trấn cũng gần 2.000 đài. Ngân sách phường xã có khoản mục chi cho đài phường hẳn hoi. Đài phường (hay tiền thân của nó) đã có từ gần 50 năm nay ở miền Bắc và hơn 30 năm nay ở miền Nam.

Thời xưa, 40-50 năm trước người dân còn nghèo, chỉ nhà giàu mới sắm được cái radio, nên hệ thống truyền thanh công cộng của khu dân cư còn tiếp âm đài tiếng nói Việt Nam. Các chương trình tường thuật bóng đá, văn nghệ đã thu hút đông người nghe xúm quanh những chiếc loa công cộng. Khi đó nó đã đáp ứng một nhu cầu thông tin thật của dân chúng, và đáp ứng yêu cầu “tuyên truyền” của chính quyền.Dân giàu dần lên, và quan trọng nhất do công nghệ phát triển mà giá bán của chiếc đài bán dẫn giảm nhanh chóng, nên việc có chiếc đài không còn là biểu hiện của sự giàu sang nữa. Khi có chiếc máy thu thanh của mình (hay gắn sẵn ngày càng nhiều trong các ô tô) với sự phát triển của hơn 60 đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố (một sự lãng phí kinh khủng ở một nước còn nghèo như Việt Nam và lạ kỳ không giống ở nước nào cả, nhưng lại là công cụ ưa thích của các vị lãnh đạo chính quyền địa phương), đài tiếng nói Việt Nam phát nhiều chương trình hơn, rồi trên internet cũng có thể nghe hàng ngàn đài khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, người dân có sự lựa chọn phong phú hơn. Quyền lựa chọn quan trọng nhất của thính giả là quyền nghe hay không nghe. Nếu không thích họ có thể tắt máy đi. Với đài phường thì quyền tự do sơ đẳng “nghe hay không nghe” cũng bị tước đoạt. Chúng cứ nhồi vào tai người dân, bất luận họ có muốn nghe hay không. Đài phường mất hẳn sự ưa thích của người dân thời khan hiếm, mất hẳn “thị phần” thực, một mặt do không còn đáp ứng được nhu cầu thật của người dân, một phần do chất lượng âm thanh gây “ô nhiễm môi trường” trở nên không còn có thể chấp nhận được nữa, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu “tuyên truyền”, vẫn có thể nhồi thông tin cho người dân, nên vẫn tồn tại, thậm chí còn phát triển lên. Xét từ khía cạnh nhân quyền nó tước mất quyền tự do của người dân.Nó làm rất nhiều người khó chịu. Nghe nói một họa sĩ rất có tiếng ở Hà Nội do không thể chịu được sự “tra tấn” âm thanh của cái đài phường chĩa thẳng vào phòng làm việc của ông từ cự li 7m, đã dùng súng (cao su, súng hơi hay súng bắn chim?) tỉa tan cái màng loa để bắt nó im không quấy rầy ông nữa. Loa hỏng, đài phường lắp loa khác, ông lại bắn, họ lại lắp loa mới và cuối cùng ông chịu thua gã đài phường có ngân sách lớn hơn của ông rất nhiều. Tôi có một ông bạn làm đại sứ của một nước tại Hà Nội. Ông than phiền kinh khủng về cái đài phường, ông bảo những người nước ngoài kêu về đài phường không kể xiết, thậm chí phải gửi cả công hàm nhờ Bộ ngoại giao can thiệp. Khổ cho những hộ dân ở ngã ba, ngã tư của các phường kề nhau và thường xuyên bị hai ba đài đồng thời tra tấn bằng sự giao thoa của âm thanh gây ung đầu. Có nhà đã cho người nước ngoài thuê, rồi họ hủy hợp đồng do không thể chịu đựng được cái đài phường. Ngay Báo Nhân dân cũng phải đăng một bài về “nạn ô nhiễm tiếng ồn” than về cái đài phường góp phần thêm vào ô nhiễm, nhưng lại kiến nghị “nâng cấp hệ thống âm thanh đài truyền thanh phường bởi phần lớn các loa đài phát thanh này âm lượng và tiếng rè quá lớn át giọng người đọc, người dân ở gần bị chối tai mà không nghe rõ thông tin.” (Nhân dân, ngày 2/4/2006, tr.4). Tôi thì kiến nghị nên dẹp hẳn hệ thống đài phường đi (nghe nói thành phố Hồ Chí Minh đã dẹp đài phường ở nội thành), vì nó không còn đáp ứng bất cứ nhu cầu thông tin thật sự nào của người dân như cách đây 35-40 năm nữa (ở nông thôn cũng đã có TV, máy thu thanh, và có hàng triệu người dùng Internet có thể nghe rất rất nhiều đài), ngược lại nó gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan (khách du lịch nước ngoài thấy khó chịu và kì lạ về hệ thống này) ảnh hưởng đến phát triển du lịch, nó gây cho rất nhiều người bực tức, phí ngân sách nhà nước (để duy trì hệ thống, để trả lương) mà thực chất là tiền của những người dân bị nó hành hạ, và quan trọng nhất hệ thống thông tin này làm mất quyền tự do “nghe hay không nghe” của người dân.

· Nguyễn Quang A

ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

(Về việc đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm

Số 35/2005/QĐ-ĐC ngày 31/08/2005 của TAND tỉnh Đồng Nai)

Kính gửi:

- Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

- Ông Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tôi là: Nguyễn Thị Thu Hằng – Sinh năm 1968

Trụ tại: Ấp 3, An Phước, Long Thành, Đồng Nai.

Là bị đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng 3.400m2 đất thuộc thửa 479 tờ bản đồ số 9 xã An Phước với nguyên đơn ông Nguyễn Văn Bảo trú tại 46/21 Trần Quang Diệu, P14, quận 3 thành phố HCM.

Gửi đơn tới Quý ông đề nghị xem xét, kháng nghị quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số : 35/2005/QĐ-ĐC ngày 31/08/2005 của Toà án ND tỉnh Đồng Nai bởi các lý do sau:

Bản án dân sự sơ thẩm số 102/2005/DSST ngày 16/6/2005 của TAND huyện Long Thành căn cứ điều 179 Bộ lụât tố tụng dân sự. Điều 690 Bộ luật dân sự và Điều 136 Luật đất đai năm 2003 chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Bảo buộc tôi và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải tháo dỡ các công trình, tài sản và giao trả 3.400m2 đất cho ông Bảo. Do điều tra, xác minh thiếu khách quan và không đầy đủ. Tòa án cấp sơ thẩm không xác định rõ nguồn gốc đất đang tranh chấp gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi. Không đồng ý với bản án sơ thẩm ngày 26/06/2005 tôi gửi đơn kháng cáo đề nghị TAND tỉnh Đồng Nai xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Ngày 11/08/2005 TAND tỉnh Đồng Nai có quyết định số 277/QĐ-XXPT đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào ngày 22/08/2005. Do nguyên đơn và bị đơn đều có đơn xin hoãn phiên tòa nên TAND tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 85/QĐ-HPT ngày 22/08/2005 về việc hoãn phiên tòa, thời gian mở lại là 7h30 ngày 30/08/2005. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình sau khi có quyết định hoãn phiên tòa tôi mời luật sư Lưu Văn Tám thuộc văn phòng luật sư Thái Hà tham gia tố tụng. Ngày 24/8/2005 văn phòng luật sư ký giấy giới thiệu số 44/GGT-05 của luật sư Tám tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi theo quy định pháp lụât. Ngày 25/08/2005 Luật sư Tám trực tiếp đến Tòa đọc và sao chụp hồ sơ vụ kiện. Do bị ốm (có giấy xác nhận của bác sỹ bệnh viện Sài Gòn ) luật sư Tám gửi đơn tới TAND tỉnh Đồng Nai đề nghị hoãn phiên tòa ngày 30/08/2005. Nhưng không hiểu vì lý do gì, ngày 31/08/2005 TAND tỉnh Đồng Nai không thông báo ngày xét xử tiếp theo cho luật sư và các bên đương sự đã vội vàng ra quyết định số 35/QĐ-ĐC đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trên.

Thưa quý ông !

Việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng khỏan 2 điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự để đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Theo quy định tại khỏan 2 điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự thì “người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai và vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ vịêc kháng cao”. Nhưng trên thực tế cả luật sư và đương sự đều không nhận được thông báo về ngày mở lại phiên tòa tiếp theo sau khi Tòa án nhận được đơn xin hoãn phiên tòa của luật sư. Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự là hợp lệ khi thực hiện đúng các quy định tại chương X (Từ điều 146 đến điều 156) Bộ luật tố tụng dân sự. Vậy căn cứ vào đâu Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xác định “Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai” để đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Thứ hai: Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Luật sư Lưu Văn Tám trực tiếp tham gia tố tụng và nghiên cứu hồ sơ vụ kiện nhưng vì lý do khách quan không tham dự phiên tòa ngày 30/08/2005 đã có đơn xin hoãn phiên tòa là hòan tòan phù hợp với các quy định pháp lụât. Việc TAND tỉnh Đồng Nai áp dụng khoản 2 điều 266 ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tố tụng không bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự - một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.

Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Khoản 1 điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự xác định người có thẩm quyền kháng nghị là: “Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp lụât của Tòa án các cấp”, vậy tôi làm đơn này kính đề nghị Quý ông kháng nghị theo hướng.

Hủy tòan bộ quyết định số 35/QĐ-ĐC ngày 31/08/2005 của TAND tỉnh Đồng Nai để xét xử lại vụ án trên theo quy định của pháp luật đồng thời hoãn việc thi hành bản án dân sự sơ thẩm số 102/2005/DS-ST ngày 16/06/2005 của TAND huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình chúng tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Đồng Nai, ngày 01 tháng01 năm 2007

Kính đơn đã ký

Nguyễn Thị Thu Hằng

ĐƠN CẦU CỨU

Kính gửi:

- Các Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế

- Dư luận đồng bào trong và ngoài nước

- Hệ thống Báo chí, Đài phát thanh truyền hình Hải Ngoại

Tôi là: Nguyễn Thị Thu Hằng – Sinh năm 1968

Trụ tại: Ấp 3, An Phước, Long Thành, Đồng Nai.

Số CMND: 271605799

Đơn này để trình bày mọi sự việc như sau:

Vào năm 1993 tôi có mua của ông Nguyễn Văn Bốn, hiện cư trú tại ấp 2 xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai một thửa đất có chiều ngang là 180m, chiều dài là 27m, tổng diện tích là 4.860m2. Năm 2000 tôi có xây dựng một căn nhà để mẹ con tôi ở, nhưng công an xã An Phước đến không cho tôi xây dựng còn nói đất của ông Nguyễn Văn Bảo lấy hết dược liệu tôi đang xây dựng và tịch thu tài sản của tôi, còn chỉ súng vào đầu mẹ con tôi, tôi kêu oan và cầu cứu nhưng mấy ổng vẫn làm lơ để cho mẹ con tôi phải chịu khổ. Ông Bảo kiện tôi lấy đất nhưng khi ra tòa ông Bảo không có chứng cứ nào để nói rằng đất này là của mình, vậy mà TAND huyện Long Thành buộc tôi trả đất cho ông Bảo là ông Phó Chánh án Huỳnh Thanh Liêm, ch�