86
Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 1.1.1 Khái niệm cửa khẩu - Cửa khẩu là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hoá ra – vào qua biên giới. - Cửa khẩu biên giới đất liền (cửa khẩu biên giới) bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (còn gọi là cửa khẩu quốc gia) và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia. - Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam, nước láng giềng và nước thứ ba xuất, nhập qua biên giới quốc gia. - Cửa khẩu chính (cửa khẩu quốc gia) được mở cho người, phương tiện hàng hoá của Việt Nam, nước láng giềng xuất, nhập qua biên giới quốc gia. - Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam và nước láng giềng ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên giới quốc gia. Cửa khẩu Việt Nam được hiểu như là những nơi tại Việt Nam diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 1

1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc)

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU1.1.1 Khái niệm cửa khẩu

- Cửa khẩu là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hoá ra – vào qua biên giới.

- Cửa khẩu biên giới đất liền (cửa khẩu biên giới) bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (còn gọi là cửa khẩu quốc gia) và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia.

- Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam, nước láng giềng và nước thứ ba xuất, nhập qua biên giới quốc gia.

- Cửa khẩu chính (cửa khẩu quốc gia) được mở cho người, phương tiện hàng hoá của Việt Nam, nước láng giềng xuất, nhập qua biên giới quốc gia.

- Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam và nước láng giềng ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên giới quốc gia.

Cửa khẩu Việt Nam được hiểu như là những nơi tại Việt Nam diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 1

Page 2: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 1.1: Khái niệm về cửa khẩu

1.1.2 Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu- Khu kinh tế tự do là tên gọi chung cho các Khu kinh tế được thành lập trong

một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

- Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá và phương tiện ra vào khu. Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài (nội địa) là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

- Khu kinh tế (tại Việt Nam) là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nhà nước.

Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng Khu kinh tế.

Hiện cả Việt Nam đang có 16 Khu kinh tế ( Khu kinh tế ven biển). Khu Kinh tế có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên.

CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN VIỆT NAM

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 2

Page 3: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

TT KHU KINH TẾ ĐỊA ĐIỂM THỜI ĐIỂM THÀNH LẬP DIỆN TÍCH(ha)1 Chu Lai Quảng Nam 5/6/2003 27.0402 Dung Quất Quảng Ngãi 21/3/2005 10.3003 Nhơn Hội Bình Định 14/6/2005 12.0004 Chân Mây-Lăng Cô Thừa Thiên - Huế 05/01/2006 27.1085 Phú Quốc - Nam An Thới Kiên Giang 14/2/2006 56.1006 Vũng Áng Hà Tĩnh 3/4/2006 22.7817 Vân Phong Khánh Hoà 25/4/2006 150.0008 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/5/2006 18.611,89 Vân Đồn Quảng Ninh 31/5/2006 55.13310 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/6/2007 18.826,4711 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 10/1/2008 21.60012 Nam Phú Yên Phú Yên 29/4/2008 20.73013 Hòn La Quảng Bình 10/6/2008 10.00014 Định An Trà Vinh 27/4/2009 39.02015 Năm Căn Cà Mau 23/11/2010 11.00016 Thái Bình Thái Bình 10/02/2011 30.583

Ghi chú: Thời điểm thành lập tính theo ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Ngoài ra, một số KKT khác đang trong quá trình lập đề án: KKT Hải Hà, Bắc Nghệ An...

- Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nhà nước.

Khu kinh tế (ven biển), KKTCK được gọi chung là Khu kinh tế.CÁC TỈNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM CÓ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

TT VIỆT NAM TRUNG HOA LÀO CAMPUCHIA1 Quảng Ninh Quảng Tây2 Lạng Sơn Quảng Tây3 Cao Bằng Quảng Tây4 Hà Giang Quảng Tây

Vân Nam5 Lào Cai Vân Nam6 Lai Châu Vân Nam7 Điện Biên Phông xa lỳ

Luông pha băng8 Sơn La Hủa phăn9 Thanh Hoá Hủa phăn10 Nghệ An Hủa phăn; Xiêng Khoảng

Bô ly Khăm xay11 Hà Tĩnh Bô ly Khăm xay; Khăm Muộn12 Quảng Bình Khăm Muộn13 Quảng Trị Xa Van Na Khẹt14 Thừa Thiên Huế Xa La Van; Sê Kông15 Quảng Nam Sê Kông16 Kon Tum Sê Kông; Atapư17 Gia Lai Ratanakiri18 Đắc LắK Mon đunkiri19 Đắc Nông Mon đunkiri20 Bình Phước Mon đunkiri; Cro Chê

Công Pông Chàm21 Tây Ninh Công Pông Chàm; Prây

Viêng; Xvây Viêng22 Long An Prây Viêng; Xvây Viêng23 Đồng Tháp Prây Viêng24 An Giang Căng đan; Tà Keo25 Kiên Giang Tà Keo; Cam pốt25 ( 25 tỉnh) ( 2 tỉnh) ( 10 tỉnh) ( 9 tỉnh)

- KKTCK là một không gian kinh tế có ranh giới địa lý xác định, lấy giao lưu kinh

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 3

Page 4: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

tế biên giới qua cửa khẩu đất liền (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu quốc gia) làm nòng cốt, được hình thành bới cấp có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình quản lý riêng và có quan hệ chặt chẽ với khu vực xung quanh và nội địa phía sau.

- Hoạt động kinh tế cửa khẩu chủ yếu là giao thương hàng hoá và du lịch qua cửa khẩu đất liền giữa Việt Nam và nước láng giềng (có thể đến cả nước thứ ba, thứ tư). Thông qua phát triển kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới. Tại đây hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu, dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẵng các bên cùng có lợi.

- KKTCK có một quy mô rất lớn, từ hàng chục ngàn ha, bao gồm các khu vực chức năng chính: Khu vực cửa khẩu; Khu vực đô thị (thị trấn, thị xã với các khu công nghiệp và khu dân dụng); khu du lịch và khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với điểm dân cư nông thôn, miền núi. Khu kinh tế cửa khẩu được quy hoạch sát đường biên giới hai quốc gia và chịu ảnh hưởng phát triển của khu vực cửa khẩu nước láng giềng.

- Dân cư tại các KKTCK với dân cư địa phương lân cận của các nước láng giềng tuy có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và chất lượng cuộc sống, song thường có sự tương đồng nhau về văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo,...

Phát triển kinh tế cửa khẩu là một giải pháp mới trong chính sách phát triển của Việt Nam theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, nhằm khai thác các tiềm năng và nguồn lực của yếu tố địa kinh tế và chính trị của dải biên giới. Hình thành một khu vực đầu mối giao thông - cửa khẩu biên giới đất liền, khu vực tập trung các hoạt động kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực xung quanh cửa khẩu và lân cận; thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá và quốc phòng giữa Việt Nam với các nước láng giềng và qua đó tới các nước khác trong khu vực.

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KKTCK VIỆT NAM

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các KKTCK Việt Nam.Việt Nam có đường biên giới đường bộ dài 4639km, trong đó dài 1281km với

Trung Quốc, 2130km với Lào và 1228km với Campuchia.Từ năm 1996, cùng với tiến trình đẩy mạnh giao lưu, hội nhập kinh tế, việc tăng

cường, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng được đẩy mạnh. Để khuyến khích phát triển khu vực biên giới cũng như giao lưu kinh tế biên giới với các nước láng giềng, ngày 18/09/1996, Thủ thướng Chính phủ ban hành Quyết định số 675/TTg về áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, đặt mốc cho việc hình thành và phát triển lý luận cũng như thực tế cho việc hình thành các KKTCK.

Từ mô hình đầu tiên này, năm 1998, Việt Nam tiến hành thí điểm ở quy mô rộng hơn với KKTCK và Khu thương mại Lao Bảo. Lần đầu tiên, tên gọi KKTCK được sử dụng một cách chính thức. Tuy nhiên, khái niệm về KKTCK vẫn chưa được xác định.

Năm 2001,Chính phủ ra Quyết định về chính sách đối với KKTCK biên giới và Bộ Tài chính ra Thông tư hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các KKTCK biên giới.

Tháng 12/2002, Chính phủ tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chính sách KKTCK biên giới và đã khẳng định: "Về kinh tế đã có bước phát triển làm sống

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 4

Page 5: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

động cuộc sống tại các khu vực cửa khẩu: góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh có cửa khẩu, của khu vực và cả nước; thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách; tạo kết cấu hạ tầng cho KKTCK và các vùng liên quan. Về xã hội, đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; từng bước nâng cao đời sống dân cư khu vực và tạo ra diện mạo mới cho vùng biên cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, trở thành vùng sôi động; thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở đó."

Những năm 1996-2000 có thể gọi là giai đoạn thí điểm xây dựng các KKTCK .Tháng 10/2005, Chính phủ chính thức cho phép thành lập khu bảo thuế trong

KKTCK, cam kết sẽ hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng của KKTCK .

Dọc theo 19 tỉnh biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia, đến năm 2007, Việt Nam đã hình thành khoảng 100 cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, trong đó có 23 KKTCK, gần 50 cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính. Các Khu kinh tế này đã và đang đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân vùng biên, qua đó tác động tích cực tới an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, dù các KKTCK đã được quy hoạch xây dựng từ nhiều năm nay nhưng do nguồn vốn hạn hẹp và chưa thu hút được đầu tư nên nhiều KKTCK giờ đây vẫn chưa được phát triển đúng mức, một số còn đang trong tình trạng cửa khẩu tự phát sơ khai ban đầu.

Ngày 25/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020”. Theo Quyết định này, từ nay đến năm 2020 sẽ hình thành thêm 7 KKTCK, nâng tổng số KKTCK từ 23 khu lên 30 khu, trong đó tập trung xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng và mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách cho khoảng 9-10 KKTCK hoạt động có hiệu quả để đạt được 36-37 tỷ USD hàng hoá và dịch vụ xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng.

Năm 2008 cũng là năm đầu tiên triển khai Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. Như vậy bên cạnh các mô hình kinh tế - xã hội được khẳng định trong những năm gần đây là Khu công nghiệp, Khu chế xuất, đã xuất hiện thêm một mô hình kinh tế xã hội mới: Khu kinh tế, trong đó có Khu kinh tế biển và KKTCK.

1) Các KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc:Đến năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt thành lập 8 KKTCK ở khu vực

biên giới Việt Nam - Trung Quốc với tổng diện tích là 1340 km2, dân số khoảng 143 nghìn người, chiếm khoảng 3,2% diện tích và 3,5% dân số của 6 tỉnh biên giới Việt – Trung có liên quan.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các KKTCK tại đây năm 2006 đạt khoảng 2,1 tỷ USD, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các KKTCK của cả nước. Các KKTCK ở khu vực này chiếm tới 85% (khoảng 4648 tỷ đồng) tổng thu ngân sách nhà nước năm 2006 của các KKTCK cả nước. Các KKTCK ở khu vực này thu hút tới 4928,5 tỷ đồng với nhiều nguồn vốn khác nhau, chiếm khoảng 87% tổng vốn đầu tư vào các KKTCK cả nước. Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển nhanh ở tuyến biên giới Việt - Trung, lượng khách xuất, nhập cảnh chiếm 90% so với toàn tuyến biên giới.

Các KKTCK ở khu vực này là đầu mối giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó KKTCK Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái là điểm quan trọng nhất trong toàn tuyến biên giới phía Bắc. Các KKTCK này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có KKTCK, có tác dụng lan toả thúc đẩy các vùng lân cận phát triển.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 5

Page 6: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Các KKTCK ở đây đều có mạng giao thông kết nối với hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng như KKTCK Lạng Sơn được nối với Hà Nội và các nơi khác qua quốc lộ 1, KKTCK Móng Cái với các nơi khác qua quốc lộ 18, KKTCK Lào Cai qua các nơi khác qua quốc lộ 70…

Tại các KKTCK có cửa khẩu quốc tế như Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn, đã và đang hình thành rõ các phân khu chức năng chủ yếu: Khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp, khu văn hoá vui chơi, giải trí. Nhiều công trình thiết yếu đã được đầu tư như khu kiểm hoá cửa khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, khu thương mại. Các công trình hạ tầng công nghệ thông tin, mạng Internet dùng chung, sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,

CÁC CẶP CỬA KHẨU TRÊN ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘVIỆT NAM – TRUNG QUỐC

TTTên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc

Tên cửa khẩu Thuộc tỉnh Tên cửa khẩu Thuộc tỉnh1 Móng Cái Quảng Ninh Đông Hưng Quảng Tây2 Hoành Mô Quảng Ninh Đông Tông Quảng Tây3 Chi Ma Lạng Sơn Ái Diêm Quảng Tây4 Hữu Nghị Lạng Sơn Hữu Nghị Quan

(Đường bộ)Quảng Tây

5 Đồng Đăng (đường sắt) Lạng Sơn Đường sắt Quảng Tây6 Bình Nghi Lạng Sơn Bình Nhi Quảng Tây7 Tà Lùng Cao Bằng Thuỷ Khâu Quảng Tây8 Ha Lang Cao Bằng Khoa Giáp Quảng Tây9 Lý Vạn Cao Bằng Thạch Long Quảng Tây10 Pò Peo Cao Bằng Nhạc Vụ Quảng Tây11 Trà Lĩnh Cao Bằng Long Bảng Quảng Tây12 Sóc Giang Cao Bằng Binh Mãng Quảng Tây13 Săm Pun Hà Giang Điền Hồng Vân Nam14 Phó Bảng Hà Giang Đổng Cán Vân Nam15 Thanh Thuỷ Hà Giang Thiên Bảo Vân Nam16 Xín Mần Hà Giang Đô Long Vân Nam17 Mường Khương Lào Cai Kiều Đầu Vân Nam18 Lào Cai Lào Cai Hà Khẩu Vân Nam19 Ma Lu Thàng (Ba Nậm

Cúm)Lai Châu Kim Thuỷ Hà Vân Nam

20 U Ma Tu Khoàng (Thu Lũm)

Lai Châu Bình Hà Vân Nam

21 A Pa Chải Lai Châu Bong Phú Vân Nam

2) Các KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào:Đến năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt thành lập 7 KKTCK tại biên giới Việt

Nam – Lào với diện tích là 2264km2, dân số khoảng 155 nghìn người, chiếm khoảng 4% về diện tích và 2,5% về dân số 7 tỉnh biên giới Việt – Lào có liên quan.

Hoạt động giao thương qua các KKTCK ở khu vực này có quy mô nhỏ hơn so với các KKTCK ở khu vực biên giới Việt - Trung. Một phần do các tỉnh phía bên Lào kinh tế còn chậm phát triển, thị trường hàng hoá nhỏ hơn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 chỉ có 204 triệu USD, chiếm khoảng 5,8% kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK của cả nước. Thu ngân sách ở khu vực này năm 2006 khoảng 466 tỷ đồng, bằng khoảng 10% của các KKTCK khu vực biên giới Việt - Trung, 8,6% tổng thu ngân sách nhà nước của các KKTCK cả nước. Thu thuế xuất nhập, nhập khẩu năm 2006 khoảng 9,8% tổng thu ngân sách qua các KKTCK cả nước.

Hoạt động kinh tế cửa khẩu tại các KKTCK ở khu vực này đáng kể nhất là 3 KKTCK Lao Bảo, Cầu Treo và Bờ Y.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 6

Page 7: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo nằm trên trục đường 9, ở vào vị trí đầu cầu của Việt trên hành lang kinh tế Đông Tây, có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo liền kề với cửa khẩu quốc tế Đensavẳn của phía bạn Lào, tạo nên cặp cửa khẩu đường bộ quan trọng nhất của hai nước trong việc mở rộng giao lưu hàng hoá, du lịch, dịch vụ giữa hai quốc gia và thông thương với thị trường đầy tiềm năng của Thái Lan, Myanma và các nước khác trong Đại lục Tây Á rộng lớn.

KKTCK quốc tế Cầu Treo với diện tích tự nhiên là 38.198 ha. Ngoài vai trò hợp tác thương mại - dịch vụ - du lịch, vận tải hàng hoá, KKTCK quốc tế Cầu Treo còn có vai trò trong hợp tác kinh tế đảm bảo an ninh quốc phòng giữa hai nước.

KKTCK quốc tế Bờ Y (Kon Tum) có tổng diện tích gần 70.000 ha được xác định là vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông- Tây trong tam giác phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam-Lào và Campuchia.

CÁC CẶP CỬA KHẨU TRÊN ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘVIỆT NAM – LÀO

TTTên cửa khẩu phía Việt Nam Đường qua

biên giớiTên cửa khẩu phía Lào

Cửa khẩu quốc tế1 Cầu Treo (Hà Tĩnh) Đường 8 Nậm Phao ( Bo ly Khăm Xay)2 Lao Bảo (Quảng Trị) Đường 9 Đen Xa Vẳn ( Savannakhet)

Cửa khẩu chính3 Tây Trang (Lai Châu) Đường 42 Xốp Hun (Phông Xa Lỳ)4 Chiềng Khương (Sơn La) Tỉnh lộ 105 Bản Đán (Hủa Phăm)5 Pa Háng (Sơn La) Đường 43 Sốp Bau (Hủa Phăm)6 Na Mèo (Thanh Hoá) Đường 217 Bản Lơi (Hủa Phăm)7 Nậm Cắn (Nghệ An) Đường 7 Nậm Cắn (Xiêng Khoảng)8 Cha Lo (Quảng Bình) Đường 12 Thông Khảm (Khăm Muội)9 La Lay (Quảng Trị) Sa Muội (Xa La Van)10 Bờ Y (Kon Tum) Đường 18 Giang Giơn (Apatư)

Cửa khẩu phụ11 Tén tầu (Thanh Hoá) Noọng Tàu (Hủa Phăn)12 Khẹo (Thanh Hoá) Ta Lầu (Hủa Phăn)13 Ta Đo (Nghệ An) Tha Đo (Xiêng Khoảng)14 Sơn Hồng (Hà Tĩnh) Nậm Sắc (Bô Ly Khăm Xay)15 Kim Quang (Hà Tĩnh) Ma La Đốc (Bô Ly Khăm Xay)16 Đắc Oóc (Quảng Nam) Đường 14D Đắc Ta Oóc (Xê Kông)

3) Các KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia:Đến năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập 8 KKTCK tại

biên giới Việt Nam- Campuchia với tổng diện tích là 1709 km2, dân số khoảng 628 nghìn người, chiếm khoảng 6% về diện tích và 7% về dân số 6 tỉnh biên giới Việt-Campuchia có liên quan.

Tương tự như KKTCK tại khu vực biên giới Việt – Lào, hoạt động giao thương qua các KKTCK ở khu vực này phát triển chậm hơn so với các KKTCK ở khu vực biên giới Việt – Trung.

Các KKTCK ở đây đóng góp 34,4% kim ngạch xuất, nhập khẩu, 6% thu ngân sách và 10,2% thuế suất, nhập khẩu của 23 KKTCK cả nước.

Trong 8 KKTCK tại biên giới Việt Nam- Campuchia, KKTCK Mộc Bài ở Tây Ninh và An Giang có hoạt động giao thương tấp nập.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 7

Page 8: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

CÁC CẶP CỬA KHẨU TRÊN ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘVIỆT NAM – CAMPUCHIA

TT Tên cửa khẩu phía Việt Nam Đường qua biên giới

Tên cửa khẩu phía Campuchia

Cửa khẩu quốc tế1 Mộc Bài ( Tây Ninh) Quốc lộ 22A Ba Vét (Xvây Riêng)2 Vĩnh Xương - Thường Phước (An

Giang – Đồng Tháp)Trên sông Tiền Ca Ôm Sang No - Cốc Rô Ca

(Căng Đăn – Prây Viêng)Cửa khẩu chính

3 Bo Nuê (Hoa Lư, Bình Phước) Quốc lộ 13 X Nun (Crochê)4 Xa Mách (Tây Ninh) Quốc lộ 22B Tơ rang Peng Plưlong5 Lệ Thanh (Gia Lai) Quốc lộ 19 AnDopech ( Ratanakiri)6 Buporang (Đắc Lắk) Quốc lộ 14 Oraing (Mundunkini)7 Tịnh Biên (An Giang) Quốc lộ 91 Phnômden (Takeo)8 Xà Xía (Hà Tiên) Quốc lộ 80 Lốc (Căm Pốt)

1.2.2 Vai trò của KKTCK đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương

Mặc dù KKTCK mới được hình thành trong 15 năm qua (1996-2011), song vai trò của KKTCK trong nền kinh tế quốc dân dần đã định hình. Các KKTCK đã trở thành một bộ phận quan trọng của vành đai kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng dọc theo chiều dài biên giới của đất nước, đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng.

KKTCK nhìn chung có vai trò chủ yếu sau:- Các hoạt động kinh tế thương mại, du lịch qua biên giới tại KKTCK làm tăng

sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Campuchia, từ đó cải thiện an ninh biên giới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và quốc tế, tạo ra thế vững mạnh về quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, góp phần củng cố hoà bình.

- Phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương của cả hai đường biên giới; Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu, buôn bán, góp phần t ăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia và từ đó tới các nước khác. Tạo niềm tin và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở khu vực biên giới để thâm nhập vào thị trường của nhau.

- Gia tăng buôn bán và du lịch biên giới tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy qua trình đô thị hoá, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, tăng nguồn thu cho các tỉnh có KKTCK, góp phần làm tăng vị thế của các tỉnh biên giới, dần đưa các tỉnh biên giới phát triển ngang bằng với các tỉnh đồng bằng, duyên hải.

- Cùng với việc hình thành KKTCK, hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tổng hợp với các mạng lưới giao thông nối liền giữa KKTCK với các nước láng giềng, nội địa và ven biển của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác liên vùng về kinh tế - xã hội giữa các vùng của đất nước.

Mặc dù KKTCK có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và an ninh quốc phòng tại các tỉnh biên giới, song trong một thời gian dài phát triển, các KKTCK cũng có nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó đặc biệt là vấn đề:

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 8

Page 9: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ; Các cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thương mại như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu hàng hóa, khu dịch vụ xuất nhập khẩu... còn thiếu hoặc chưa được xây dựng đồng bộ;

- Việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực cửa khẩu và xung quanh cửa khẩu chưa tương xứng với tầm quan trọng của các cửa khẩu. Trong nhiều KKTCK các khu công nghiệp, khu logistics...chưa được xây dựng, hoặc xây dựng chưa đạt quy mô tương xứng, hàng hoá lưu thông chủ yếu là hàng nông sản của cư dân hai biên giới hoặc chỉ là nơi gom hàng từ các địa phương khác. Những KKTCK này chỉ có tính chất như một chợ cửa khẩu không phải là một khu kinh tế.

- Hành lang pháp lý cần phải tiếp tục hoàn thiện trong điều kiện nhập siêu quá lớn qua các cửa khẩu; Hoạt động chưa hiệu quả của Ủy ban hợp tác liên Chính phủ với các nước láng giềng trong việc đưa ra những cơ chế thích hợp và hoàn thiện hành lang pháp lý chung với các nước (thủ tục hải quan, thị thực xuất, nhập cảnh, kiểm dịch động, thực vật...).

- Trong thời gian qua các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các Khu kinh tế nói chung và KKTCK nói riêng đã có bước phát triển nhất định, song thật sự chưa được nhà đầu tư quan tâm. Do KKTCK đều sử dụng các chính sách ưu đãi về giá thuê đất và thuế quan tương tự như ưu đãi của những Khu kinh tế tại các quốc gia khác trong khu vực, vì vậy, kém hấp dẫn nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài; Các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với KKTCK còn bị khống chế bởi quy định khung của pháp luật, do vậy chính sách ưu đãi hiện hành chưa có tính vượt trội; Vòng đời của chính sách ngắn, thiếu nhất quán, thiếu tính ổn định lâu dài, đặc biệt là chính sách thuế; Các chính sách ưu đãi đầu tư chưa tính đến điều kiện chỉ số năng lực cạnh tranh của các địa phương có KKTCK không cao...Với mô hình thể chế như vậy, việc đầu tư, huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và doanh nghiệp chưa có hiệu quả, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách có hạn Nhà nước.

- Đối với lĩnh vực quy hoạch xây dựng, hiện chưa có một tổng kết đánh giá toàn diện các KKTCK đã được phê duyệt quy hoạch và triển khai xây dựng, để có cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch chung, triển khai các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo điều kiện cho việc xây dựng hệ thống các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, thu hút và triển khai các dự án đầu tư xây dựng.

Dưới đây là một số hình ảnh các KKTCK.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 9

Page 10: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

KKTCK Móng Cái KKTCK Tân Thanh, Lạng Sơn

KKTCK Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang

KKTCK Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh

KKTCK Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh

KKTCK Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị

KKTCK Hoa Lư, tỉnh Bình Phước KKTCK An Giang, tỉnh An Giang

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 10

Page 11: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

1.3 CÁC KHU KKTCK TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Tổng quan về tình hình phát triển các KKTCK của nước ngoài.Hầu hết các quốc gia có biên giới đường bộ đều hình thành các khu vực kinh tế

nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, văn hoá, qua đó phát triển kinh tế xã hội của khu vực biên giới. Kinh tế biên giới thực sự thu hút sự chú ý của các cấp chính quyền mỗi nước với tinh thần hợp tác cùng phát triển.

1) Trung Quốc: Trung Quốc từ lâu đã nhận thấy được sự khác nhau rất lớn về tài nguyên,

trình độ kinh tế với các nước láng giềng và đã lấy việc buôn bán dẫn đường cho quá trình chấn hưng và cất cánh nền kinh tế biên giới, giảm bớt chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa các vùng trong nước.

Trung Quốc thực hành chính sách “ duyên biên khai phóng”, “ hỗ thị dân biên”. “ thắp sáng đường biên”. Các cửa khẩu biên giới đường bộ được khuyến khích lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị biên giới và phát triển các xí nghiệp công nghiệp địa phương mạnh loại hình về lắp ráp, sơ chế, thực phẩm...Trao đổi thương mại theo phương châm: “ tam khứ nhất bổ” tức là xuất khẩu ba thứ: Hàng hoá, lao động, thiết bị kỹ thuật, lấy về mặt hàng thiếu và khan hiếm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cửa khẩu giải quyết việc làm, thu nhập của hàng triệu lao động. Phát triển kinh tế cửa khẩu còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn với đồng bằng, duyên hải và đô thị lớn.

Với một quốc gia rộng lớn và một nguồn nhân lực dồi dào cùng khối lượng sản phẩm lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều KKTCK dọc biên giới với Nga, đầu mối cửa ngỏ của Châu Âu và với Việt Nam, cửa ngõ vào Đông Nam Á và Nam Á.

2) Thái Lan: Thái Lan có 1.730km đường biên giới với Lào, và 725km biên giới với

Cămpuchia. Hàng mậu dịch phi chính thức của Thái Lan ước tính lớn đến hơn 1 lần so với thương mại chính thức Thái – Lào, 2 lần so với thương mại chính thức Thái – Myanma, Thái – Malayxia. Các hàng hoá theo con đường phi chính thức gồm đá quý, lương thực, thực phẩm nguyên liệu và sơ chế, đồ điện gia dụng, băng đĩa, linh kiện điện tử, hoá mỹ phẩm, thuốc lá, rượu, gia súc và nông sản..., trong đó có nhiều hàng hoá được chế tạo từ nước thứ ba.

Hình thức tổ chức thương mại biên giới của Thái Lan phong phú, linh hoạt, thông thoáng và thủ tục hải quan khá thuận lợi. Các cửa hàng miễn thuế tại các cửa khẩu có quy mô lớn thu hút khách du lịch. Du khách được mua hàng rẻ và miễn thủ tục hải quan, nếu không vì mục đích thương mại thì hàng đưa vào không phải khai báo.

Bốn nước Thái Lan, Lào, Myanma, Trung quốc đang hoàn tất dự thảo kế hoạch - tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lại của người dân 4 nước sống trong vùng có sông Mê Kông chảy qua.

3) Singapore: Với một quốc đảo có diện tích và dân số khiêm tốn, Singapore đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển KKTCK duy nhất với Malayxia. Hàng loạt các khu trung tâm thương mại, các nhà máy sản xuất được tập trung tại KKTKC với mục đích tận dụng được nguồn lao động rất lớn và rẻ từ Malayxia. Đồng thời biến KKTCK này trở thành trung tâm hải cảng quan trọng, luân chuyển hàng hoá

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 11

Page 12: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

bằng đường biển xuất khẩu ra nước ngoài.4) Bắc Mỹ:

Lợi dụng sự khác nhau về chế độ thuế, Mỹ đã mở hệ thống cửa hàng giáp biên giới nước Canada. Hai bên cũng đã xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công, chế tác theo hình thức liên doanh trên biên giới.

Mêhicô xây dựng nhiều khu vực thị trường tự do, ưu tiên, mậu dịch lẫn nhau, bổ sung nhu cầu cho nhau ở biên giới phía Bắc giáp với Mỹ. Hiện tại các khu vực này phồn thịnh không kém các đô thị trong nội địa.

5) Tây Âu: Các nước trong khu vực đều tiếp giáp với nhau và có khoảng cách qua lại ngắn. Với các chính sách của Khối cộng đồng chung, các nước có thể hợp tác toàn diện. Ngay từ năm 1950 Chính phủ CHLB Đức lấy biên giới với CHDC Đức, Tiệp Khắc, Nam Tư cũ làm khu phát triển mới còn gọi là kế hoạch thúc đẩy phát triển khu vực. Pháp cũng xây dựng một loạt khu mở cửa ở biên giới phía Đông, Lucxembua tiếp giáp với Pháp, Đức, Bỉ đã trở thành trung tâm tài chính quốc tế mới trỗi dậy. Châu Âu vẫn tiếp tục phát triển kinh tế nhờ vào việc mở cửa biên giới.

6) Châu Phi: Ngay cả trong giai đoạn còn thi hành chính sách phân biệt chủng tộc bị thế giới lên án, Nam Phi vẫn mở rộng buôn bán qua biên giới với các nước châu Phi láng giềng, tạo hướng phát triển cho nền kinh tế.

Hình 1.2: Khu cửa khẩu Trung Quốc - Nga Hình 1.3: Khu cửa khẩu Singapore- Malayxia

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 12

Page 13: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

2 MÔ HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI KHU KTCK 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TẠI KHU VỰC

PHÁT TRIỂN KKTCK

2.1.1 Điều kiện tự nhiênVới chiều dài 4639km đường biên giới thông thương với ba nước Trung

Quốc, Lào và Cămpuchia, các KKTCK nằm trải dài qua nhiều vùng có điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau.

1) Địa hình tự nhiên:Ba phần tư lãnh thổ Việt Nam là đồi núi. Núi thường có hình dạng khối, độ cao

thường từ 500 đến 1500m. Đặc biệt dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao đến 3000m. Các dãy núi thường chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng sườn Đông ra trước gió mùa Đông Bắc trong khi sườn Tây được che khuất. Núi Việt Nam phân hoá thành nhiều vành đai theo độ cao như các cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn có độ cao từ 1000 – 1100m, trong khi ở sườn phía Đông chỉ vào khoảng 700 – 800m và thấp dần ra phía biển. Còn ở phía Bắc thì các độ cao các dãy núi xuống đến 500 – 600m, có khi còn thấp hơn.

Các KKTCK của Việt Nam hầu hết nằm trên địa hình đồi núi, trải dài từ KKCK tại phía Bắc đến các KKTCK tại biên giới phía Bắc Campuchia. Chỉ có các KKTCK nằm tại biên giới phía Nam Campuchia thuộc địa hình đồng bằng.

Điều kiện địa hình, đặc biệt là đồi núi, có ảnh hưởng rất quyết định đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng KKTCK, lựa chọn vị trí xây dựng các khu vực chức năng, đặc biệt là các khu vực chức năng có quy mô lớn về diện tích và đòi hỏi điều kiện bằng phẳng cho xây dựng (Khu cửa khẩu; khu công nghiệp, kho tàng, trung tâm đô thị...).

Hệ thống đồi, núi, sông, suối, hồ có thể là các vật cản chia cắt sự liên hệ không gian giữa các khu vực chức năng; phức tạp cho việc xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật; tăng chi phí san nền...Song nếu biết tận dụng, khai thác hợp lý, địa hình đồi, núi, sông, suối, hồ (tự nhiên và nhân tạo) lại là cơ sở quan trọng hàng đầu cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của khu đô thị cửa khẩu, thu hút khách đến thăm quan du lịch.

2) Điều kiện khí hậu:Với lãnh thổ trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam chạy dài từ vĩ độ 8°30 đến

23°22 Bắc và từ kinh độ 102°10 đến 109°30 độ kinh Đông. Nằm ở vị trí khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai chế độ hoàn lưu khí quyển: Chế độ gió mùa châu Á và chế độ hoàn lưu cực đới Xibêri tràn về, khi thì chế độ này lấn tới, khi thì chế độ kia phát huy ảnh hưởng. Về địa lý có thể phân chia Việt Nam thành 8 tiểu vùng khí hậu thuộc 2 vùng chính như sau:

a) Vùng khí hậu 1:- Tiểu vùng Ia: Gồm phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn và dãy núi thấp (dưới

900m) của Đông Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng này có mùa lạnh rõ rệt (nhiệt độ trung bình tháng dưới 20°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18°C, kéo dài 5 tháng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, 4 tháng ở các điểm còn lại. Mùa nóng bức: Nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C, nhiệt độ trung bình cao nhất trên 30°C. Kéo dài 3 tháng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, 4 tháng ở Móng Cái, 5 tháng ở Hà Giang, Lào Cai,...

- Tiểu vùng Ib: Đông Bắc Trường Sơn (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) là vùng vẫn còn mùa lạnh 3 tháng ở Đồng Hới và vào đến Huế chỉ còn 1 tháng.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 13

Page 14: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Mùa nóng bức: 5 tháng ở Đồng Hới, 6 tháng ở Huế. Do ảnh hưởng gió Tây (Gió Lào) nhiệt độ có ngày rất cao, độ ẩm thấp hơn vùng Ia. Mưa phùn vẫn còn nhưng không nặng nề.

- Tiểu vùng Ic: Phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn gồm Lai Châu, Sơn La và một số huyện giáp gianh của Tỉnh Hoà Bình. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hơn ở Ia cho nên mùa lạnh chỉ còn 3 tháng ở Lai Châu, 4 tháng ở Điện Biên, Sơn La. Mưa phùn hầu như không còn, mùa nóng kéo dài 7 tháng ở Lai Châu, 6 tháng ở Điện Biên, Sơn La.

- Tiểu vùng Id: Gồm các dãy núi cao 900 – 1000m trở lên như SaPa, Sìn Hồ, Mù Căng Chải.... Đặc điểm khí hậu vùng núi cao là mát quanh năm, không có mùa nóng, có đến 7 tháng rét ở Tam Đảo (cao 900m), 9 tháng rét ở Phó Bảng (1482m) và 12 tháng rét ở SaPa (1600m), Sìn Hồ (1500m). Mưa có phần nhiều hơn, độ ẩm cao hơn, không có mùa khô rõ rệt.

b) Vùng khí hậu 2: Từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam, khác với vùng I ở chỗ không có mùa lạnh, nóng quanh năm và có mùa khô rõ rệt, ít mưa, độ ẩm thấp, tỷ lệ trời quang cao, nắng chiều. Tuy nhiên các tiểu vùng vẫn có những đặc điểm khác nhau.

- Tiểu vùng IIa: Từ mũi Dinh đến Rạch Giá, Cà Mau là tiểu vùng điển hình của vùng II. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn 25°C, vào các tháng 2,3,4,5 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình có thể lên đến 33°C. Có hai mùa khô và mùa mưa khác nhau rõ rệt.

- Tiểu vùng IIb: Từ Đà Nẵng đến mũi Dinh. Cũng nóng quanh năm, nhưng có 2-3 tháng tương đối mát (tháng 12, 1 và 2), không có mùa lạnh. Cũng như các tiểu vùng khác, tiểu vùng IIb có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, chỉ khác là mùa mưa không trùng với các tháng hè mà chuyển về cuối năm (tháng 9-12), mùa hè và mùa xuân rất ít mưa, đặc biệt hè khô nên dễ chịu hơn Ia và Ib.

- Tiểu vùng IIc: Vùng Tây Nguyên với đầy đủ các đặc tính của IIa, nhưng vì cao hơn mặt biển trung bình từ 500 – 700m, nên nhiệt độ không khí thấp hơn 24°C, do đó có đến 7-8 tháng mát, chỉ có 4-5 tháng nóng, không có mùa lạnh.

- Tiểu vùng IId: Là những vùng có độ cao so với mực nước biển từ 1400m trở lên. Lạnh cả năm, cũng chia ra mùa khô (tháng 12 đến tháng 3) và mùa mưa (tháng 4 đến 11).

Các KKTCK giáp với Trung Quốc và Bắc Lào chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu 1. Khu kinh tế cửa khẩu giáp với Nam Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng cùa vùng khí hậu 2.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá tại khu vực phát triển Khu kinh tế cửa khẩu.

Các KKTCK thuộc 25 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, có các điều kiện kinh tế- xã hội và văn hoá không hoàn toàn giống nhau. Phần lớn các KKTCK đều nằm trong các vùng cao, vùng sâu, kinh tế - xã hội khó khăn, sức thu hút đầu tư không ngang bằng các tỉnh duyên hải và đồng bằng. Ở các tỉnh phía Bắc, do lịch sử phát triển đã lâu, nên kinh tế - xã hội của các KKTCK tại đây phát triển hơn so với các KKTCK tại biên giới Lào và Campuchia.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung Quốc từ lâu đã có mối quan hệ về kinh tế - xã hội và văn hoá mật thiết. Các dân tộc sống và định cư hai bên biên giới đa phần có lối sống gần gũi nhau, có sự tương đồng về văn hoá. Vì vậy, một khi kinh tế - xã hội của một bên được chú trọng phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của đôi bên, từng bước bổ sung cho nhau về nhiều mặt.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 14

Page 15: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

2.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

2.2.1 Các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến việc phát triển Khu kinh tế cửa khẩu

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế;

- Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg, ngày 25/4/2008 của Chính phủ về “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định 33/2009/QĐ-TTg, ngày 02/3/2009 của Chính phủ về ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu;

- Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan trong Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu.

2.2.2 Đề án Quy hoạch phát triển các KKT cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020

Quy hoạch phát triển KKTCK Việt Nam đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008, trong đó quan điểm, mục tiêu phát triển và nhiệm vụ cụ thể như sau:

1) Quan điểm: a) Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK bền vững và gắn liền với việc xây

dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các KKTCK ;

b) Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK trong chiến lược và kế hoạch dài hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia;

c) Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng, tính toán đầy đủ ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các bên tham gia đều được hưởng lãi từ kinh tế cửa khẩu và KKTCK ;

d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư...);

đ) Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng.

2) Mục tiêua) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng các KKTCK trở thành các vùng kinh tế động

lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước có 30 KKTCK, trong đó hình thành thêm 7 KKTCK mới trên các khu vực biên giới. Xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 KKTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, KKTCK Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD.

b) Mục tiêu cụ thể:- Từ năm 2008 đến năm 2015:+ Hình thành thêm 4 KKTCK là: Long An ở tỉnh Long An, AĐớt ở tỉnh Thừa

Thiên Huế và Nậm Cắn - Thanh Thuỷ ở tỉnh Nghệ An, Na Mèo ở Thanh Hoá, nâng

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 15

Page 16: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

số KKTCK cả nước lên 27 khu, trong đó có khoảng 6 - 7 khu đi vào hoạt động đồng bộ, hiệu quả;

+ Đẩy nhanh sự phát triển hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 13,5 - 14 tỷ USD với tốc độ tăng 30,7 - 31%. Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu đạt 5,7 - 6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,7 - 8 tỷ USD;

+ Đón khoảng 2,9 - 3 triệu lượt khách du lịch qua các KKTCK, trong đó khách từ Việt Nam đi các nước láng giềng khoảng 1,2 - 1,3 triệu lượt và 1,7 - 1,8 triệu lượt khách từ các nước vào Việt Nam.

- Từ năm 2016 đến năm 2020:+ Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KKTCK đã được thành lập;+ Nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập thêm 3 KKTCK theo các bước đi và

điều kiện phát triển cụ thể, đáp ứng các điều kiện thành lập KKTCK như KKTCK La Lay ở Quảng Trị, Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk;

+ Tiếp tục đẩy nhanh sự phát triển hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu đến năm 2020 đạt 42 - 43 tỷ USD;

+ Đón được 7,8 - 8 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng qua các KKTCK; trong đó khách từ Việt Nam đi khoảng 3,5 - 3,6 triệu lượt và 4,2 - 4,3 triệu lượt khách đến.

3) Nhiệm vụa) Đối với các KKTCK biên giới giáp Trung Quốc:- Xây dựng và phát triển các KKTCK trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ,

du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc, đầu mối của hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam và Hà Nội - Móng Cái - Phòng Thành;

- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ;

- Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và vị thế của từng KKTCK trong phát triển giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh có KKTCK;

- Phát triển các KKTCK gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn biên giới và gắn với bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung;

- Quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các KKTCK với nội địa và với các cửa khẩu và KKTCK của Trung Quốc để thúc đẩy phát triển và liên kết các KKTCK trong vùng với các vùng trong cả nước và quốc tế. Cụ thể là: tuyến vành đai 1 trên cơ sở hệ thống quốc lộ 4 (4C, 4D, 4E), quốc lộ 34..., tuyến đường hành lang biên giới, các quốc lộ 18, 1A, 3, 70, 6, 12, 18C, 31, 1B, 3B; tuyến cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai, quốc lộ 6 kéo dài; đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1B kéo dài; tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Lào Cai;

- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới trên cơ sở giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân;

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các KKTCK theo quy hoạch phát triển và quy hoạch chung của KKTCK như: KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 16

Page 17: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Chi Ma ở Lạng Sơn; Lào Cai; Móng Cái, Bắc Phong Sình và Hoành Mô - Đồng Văn ở Quảng Ninh; Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang ở Cao Bằng; Thanh Thuỷ ở Hà Giang; Ma Lù Thàng ở Lai Châu.

Tập trung ưu tiên đối với các KKTCK là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như KKTCK khẩu Móng Cái, Lào Cai và Lạng Sơn.

b) Đối với các KKTCK biên giới giáp Lào:- Xây dựng và phát triển các KKTCK nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã

hội của miền Tây các tỉnh miền Trung; trở thành những trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại của vùng biên giới các tỉnh miền Trung với các tỉnh Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng, Hủaphăn, Savanakhét và một số tỉnh khác của nước bạn Lào. Đầu mối xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ vào thị trường các tỉnh Trung, Bắc Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanma, là địa điểm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển sản xuất, chế biến hàng hoá. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các vùng biên giới, tăng thêm nguồn thu ngân sách của địa phương;

- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng; phát triển thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua cửa khẩu;

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển theo quy hoạch hệ thống giao thông liên vùng nối KKTCK với các nơi khác như: quốc lộ 279 nối Tây Trang với thành phố Điện Biên Phủ; quốc lộ 4D từ Lào Cai tới Ngã 3 Pa So, huyện Phong Thổ, Lai Châu; quốc lộ 12 từ cửa khẩu Ma Lù Thàng tới thị xã Mường Lay của tỉnh Điện Biên; quốc lộ 217 nối Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo với Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, các tỉnh Bắc Lào; quốc lộ 8, 9, 12 14, 14D, 49 nối các KKTCK miền Trung tới các cảng biển;

- Tiếp tục đầu tư phát triển 7 KKTCK đã được thành lập như KKTCK Tây Trang, Sơn La, Cầu Treo, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, KKTCK Cha Lo Nam Giang và Bờ Y; Tập trung ưu tiên đối với các KKTCK là đầu mối hành lang kinh tế Đông - Tây như Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y. Trước năm 2015, quy hoạch bổ sung thêm 3 KKTCK là A Đớt ở Thừa Thiên Huế, Nậm Cắn - Thanh Thuỷ ở Nghệ An và Na Mèo ở Thanh Hoá; từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm KKTCK La Lay ở Quảng Trị;

c) Đối với các KKTCK biên giới giáp Campuchia- Xây dựng các KKTCK trở thành một trong những khu vực trọng điểm kinh tế

của từng tỉnh, góp phần phân bố lại dân cư và lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương gắn kết chặt chẽ với củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững biên giới của Tổ quốc và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hành lang kinh tế đường Xuyên Á;

- Phát triển các ngành, lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch qua cửa khẩu; xây dựng chợ biên giới, du lịch quá cảnh; hình thành cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện tốt việc bảo vệ, tu bổ, khoanh nuôi rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ biên giới. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội;

- Từng bước đầu tư xây dựng theo quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng KKTCK như giao thông; bưu chính viễn thông; cấp nước, cấp điện; khu trung tâm cửa khẩu, khu đô thị và các điểm dân cư nông thôn; khu thương mại, du lịch, khu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các công trình dịch vụ công cộng khác. Nhanh chóng xây dựng đường quốc lộ N1 nối liền các tỉnh có biên giới với Campuchia theo quy hoạch giao thông của Bộ Giao thông vận tải;

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 17

Page 18: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Tiếp tục đầu tư phát triển 8 KKTCK đã được thành lập như KKTCK đường 19 ở Gia Lai; Bonuê ở Bình Phước; Mộc Bài, Xa Mát ở Tây Ninh; Đồng Tháp; An Giang và Khánh Bình ở An Giang; Hà Tiên ở Hà Tiên; Tập trung ưu tiên đối với các KKTCK Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp. Trước năm 2015, quy hoạch bổ sung thêm KKTCK Long An ở Long An; từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm KKTCK Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk.

DANH MỤC KKTCK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

TT Danh mục các KKTCK đã được thành lập Địa điểm

Diện tích đến năm 2007(ha)

Diện tích đến năm 2020(ha)

  Cả nước        Tổng số 23 khu đến năm 2007 19 tỉnh 531.349    Tổng số 30 khu đến năm 2020 25 tỉnh   674.136A Khu vực biên giới với Trung Quốc        Tổng số 8 khu đến năm 2007 6 tỉnh 134042    Tổng số 8 khu đến năm 2020 6 tỉnh   134.0421 Quảng Ninh  1 KKTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô Bình Liêu - Hải Hà, QN 37130 371302 KKTCK Móng Cái Móng Cái, QN 51654 516542 Lạng Sơn  3 KKTCK Lạng Sơn Cao Lộc, Văn Lãng 700 7004 KKTCK Chi Ma Lộc Bình 70 703 Cao Bằng  

5 KKTCK Cao Bằng (Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang)

Phục hoà, Trà Lĩnh, Hà Quảng 8982 8982

4 Hà Giang  6 KKTCK Thanh Thuỷ Vị Xuyên 360 3605 Lào Cai  

7 KKTCK Lào Cai Bảo Thắng - Mường Khương 6513 6513

6 Lai Châu  8 KKTCK Ma Lù Thàng   28633 28633B Khu vực biên giới với Lào    Tổng số 7 khu đến năm 2007 7 tỉnh 226379    Tổng số 11 khu đến năm 2020 10 tỉnh   3210167 Điện Biên  9 KKTCK Tây Trang Điện Biên 5000 50008 Sơn La  10 KKTCK Sơn La      9 Hà Tĩnh  11 KKTCK Cầu Treo Hương Sơn 43697 4369710 Quảng Bình  12 KKTCK Cha Lo Minh Hoá 53800 5380011 Quảng Trị  13 KKT –TM đặc biệt Lao Bảo Hướng Hoá 15804 1580414 KKTCK La Lay      12 Quảng Nam  15 KKTCK Nam Giang Nam Giang 37640 3764012 Kontum  16 KKTCK Bờ Y Ngọc Hồi 70438 70438

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 18

Page 19: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

14 Thanh Hoá  17 KKTCK Na Mèo Quan Sơn   4445315 Nghệ An  18 KKTCK Nghệ An Nậm Cắn, Thanh Thuỷ   4000016 Thừa Thiên Huế  19 KKTCK A Đớt A Lưới   10184

C Khu vực biên giới với Campuchia    Tổng số 8 khu đến năm 2007 6 tỉnh 170928    Tổng số 10 khu đến năm 2020 9 tỉnh   21907817 Gia Lai  20 KKTCK Đường 19 Đức Cơ 41860 4186018 Bình Phước  21 KKTCK Hoa Lư (Bonnuê) Lộc Ninh 28454 2845419 Tây Ninh  22 KKTCK Mộc Bài Bến Cấu - Trảng Bàng 21292 2129223 KKTCK Xa Mát Tân Biên 34197 3419720 Đồng Tháp  24 KKTCK Đồng Tháp Hồng Ngự 11875 11874,821 An Giang  25 KKTCK An Giang Tịnh Biên – Tân Châu 26583 2658326 KKTCK Khánh Bình An Phú 1690 169022 Kiên Giang  27 KKTCK Hà Tiên Hà Tiên 4977 4976,923 Long An  28 KKTCK Long An Mộc Hoá, Vĩnh Hưng   1300024 Đăk Nông  29 KKTCK Đăk Per Đăk Mil   3515025 Đăk Lăk  30 KKTCK Đăk Ruê      

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 19

Page 20: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 1.4: Mạng lưới KKTCK Việt Nam dọc biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia

2.2.3 Trình tự và thủ tục thành lập, mở rộng KKTCK1) Điều kiện thành lập KKTCK:a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt;b) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính quy định tại Nghị định số

32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian;

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 20

Page 21: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

c) Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

d) Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của KKTCK bao gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư;

đ) Gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới;

e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.

2) Điều kiện mở rộng KKTCK:a) Toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế đã được đầu tư hoàn chỉnh

theo Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;b) Có ít nhất 70% diện tính đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã

được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án.

2.2.4 Thẩm quyền thành lập, mở rộng KKTCK và Khu công nghiệp trong KKTCK

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp đã có trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt.

2.3 VẦN ĐỀ AN NINH QUỐC PHÒNG CỬA KHẨU

2.3.1 Xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở khu kinh tếĐối với KKTCK, việc xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú được thực hiện theo quy

định của Nhà nước, cụ thể như sau:a) Công dân của huyện nước láng giềng có biên giới đối diện với KKTCK được

qua lại KKTCK bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp; trường hợp muốn vào các địa điểm khác của tỉnh có KKTCK thì cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định;

b) Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại KKTCK, thời gian lưu trú không quá 15 ngày; nếu đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xét cấp thị thực nhập cảnh tại KKTCK; Cho phép mở rộng việc đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại KKTCK để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.

c) Phương tiện vận tải hàng hoá của nước láng giềng và nước thứ ba được vào KKTCK theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhận hàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận KKTCK thì phải thực hiện theo quy định hiện hành.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 21

Page 22: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Người điều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vào KKTCK bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

d) Chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác nước láng giềng được phép theo hàng hóa và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá bằng chứng minh thư hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

e) Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố có KKTCK được sang nước láng giềng bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng hữu quan hoặc nếu được nước này đồng ý.

2.3.2 An ninh quốc phòng tại KKTCK- Ban Quản lý các KKTCK phối hợp giữa Biên phòng, Công an, Hải quan của

hai nước có chung biên giới thực hiện theo các Hiệp định ký kết về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma tuý, phòng, chống buôn lậu qua biên giới của các nước Tiểu vùng sông Mê Kông;

- Tập trung đầu tư xây dựng các đồn biên phòng, các công trình phòng thủ, các đường tuần tra, vành đai biên giới. Tăng cường khả năng cơ động, xây dựng lực lượng quân đội, công an phản ứng nhanh để có thể ứng phó tình trạng khẩn cấp;

- Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng dọc biên giới ý thức dân tộc, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp hành động để đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ chủ quyền biên giới;

- Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế với lực lượng an ninh Trung Quốc, Lào và Campuchia trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

2.4 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Các nội dung, yêu cầu của bảo vệ môi trường của KKTCK là: Bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường đô thị.

Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải; ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho KKTCK theo các ngành và lĩnh vực;

Xây dựng chính sách về tài chính, khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lý chất thải. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường;

Tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch, thực hiện kiểm toán môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải. Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải, nước thải.

2.5 HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI KKTCK

Kinh tế biên giới thoạt đầu chỉ là dịch vụ trao đổi hàng hoá, đi lại giữa các cư dân trong khu vực biên giới, sau đó các hoạt động trao đổi mở rộng trong nhiều ngành của nền kinh tế các quốc gia, khu vực và được quy ước bằng pháp luật của từng quốc gia và quốc tế.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 22

Page 23: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hoạt động dịch vụ thương mại (xuất, nhập khẩu hàng hoá) là yếu tố cơ bản hình thành KKTCK, tương tự như hoạt động công nghiệp là yếu tố cơ bản tạo lập các đô thị. Ngoài ra, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thương mại còn là động lực cho việc hình thành các hoạt động công nghiệp, dịch vụ du lịch và hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp trong khu vực.

2.5.1 Dịch vụ thương mại Tại các KKTCK có hai dạng dịch vụ thương mại cơ bản:

1) Dịch vụ thương mại liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu:

Tại đây có các loại hình kinh doanh: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch...

Trong KKTCK có các khu phi thuế quan, được xây dựng tách biệt với các khu vực chức năng khác của KKTCK , tại đây có các hoạt động thương mại:

- Dịch vụ hậu cần (Logistic).- Sản xuất, chế biến hàng hoá.- Thương mại buôn bán quốc tế.- Triễn lãm giới thiệu sản phẩm.

Ngoài hoạt động thương mại, các KKTCK còn có các bộ phận hải quan, quản lý các vấn đề về xuất nhập khẩu hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá, xuất nhập cảnh và lưu trú, tạm trú đối với người và phương tiện vận tải; quản lý các hoạt động về ngân hàng, trao đổi tiền tệ. Ngoài ra, còn có các bộ phận thực hiện các chức năng y tế, kiểm dịch người và động thực vật vận chuyển qua cửa khẩu.

2) Dịch vụ thương mại tại các khu đô thị, khu du lịch và các khu dân cư nông, lâm nghiệp:

Tại các khu đô thị, khu du lịch và các điểm dân cư nông thôn, dịch vụ thương mại gồm: Chợ, trung tâm thương mại phục vụ cho người dân tại các khu dân cư tại các khu đô thị và khu vực nông, lâm nghiệp.

Các khu vực dịch vụ thương mại gắn liền với các dịch vụ hành chính, dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá...tạo thành các khu dịch vụ công cộng, bố trí theo các bán kính phục vụ nhu cầu thường xuyên và không thường xuyên của dân cư trong KKTCK.

2.5.2 Dịch vụ du lịchVới mục tiêu đến năm 2010, KKTCK đón được 7,8 - 8 triệu lượt khách du lịch

từ các nước vào Việt Nam và từ Việt, trong đó khách từ Việt Nam đi khoảng 3,5 - 3,6 triệu lượt và 4,2 - 4,3 triệu lượt khách đến, cần thiết phải có chiến lược hình thành các sản phẩm du lịch, thị trường du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các KKTCK.

Dịch vụ du lịch là một trong tiềm năng lớn của các KKTCK với các sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch khám phá văn hoá; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch vui chơi giải trí;

Hiện nay một số KKTCK như: KKTCK Móng Cái, KKTCKLạng Sơn, KKTCK Lao Bảo, KKTCK Bờ Y, KKTCK Mộc Bài,...đã từng bước hình thành và quy hoạch các khu du lịch vui chơi, giải trí, thành lập các làng văn hoá, các điểm nhấn du lịch tận dụng từ tiềm năng sẵn có của thắng cảnh tự nhiên.

Với số lượng khoảng 30 KKTCK, trung bình một KKTCK sẽ đón khoảng 200

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 23

Page 24: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

đến 300 ngàn lượt khách du lịch trong năm và cần phải có khoảng 2500-3000 phòng khách sạn cùng với hệ thống dịch vụ kèm theo.

2.6 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU

2.6.1 Các loại hình công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu.Hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở các KKTCK là một trong

những nhiệm vụ quan trọng góp phần tạo động lực, sức sống cho KKTCK.Tương tự như các KCN xây dựng trong nội địa, khu công nghiệp tại các

KKTCK cũng mang những đặc trưng nhất định, ngoài việc quy hoạch và xây dựng phụ thuộc vào yếu tố nguyên, nhiên liệu, nhân công,...việc phát triển các khu công nghiệp ở các KKTCK còn phải dựa vào vị trí của cửa khẩu, trong mối quan hệ giao thông liên quốc gia và với quốc gia phía bên kia biên giới.

1) Các loại hình công nghiệp đối với các KKTCK giáp với Trung Quốc:Trung Quốc chú trọng nhập khẩu dầu mỏ, than đá, cao su tự nhiên, hoa quả

sạch...Do đó tại đây, các loại hình công nghiệp được ưu tiên phát triển bao gồm: các loại hình công nghiệp gia công tái chế, phân loại đóng gói, chế biến cao su, than đá, kho bảo quản lạnh...Đồng thời, cùng Trung Quốc phát triển công nghiệp lắp ráp điện tử, điện lạnh, ôtô, xe máy,dệt may...tận dụng nguồn nguyên liệu gia công thô từ Trung Quốc xuất sang.

2) Các loại hình công nghiệp đối với các KKTCK giáp với Lào và Campuchia:

Việt Nam – Lào - Campuchia là ba nước có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá, kinh tế xã hội và tôn giáo. Với lợi thế là đầu mối giao thông vận chuyển ra biển, các loại hình công nghiệp chủ yếu tại các KKTCK bao gồm: công nghiệp gia công tái chế, phân loại đóng gói, lắp ráp, may mặc, giày da, chế biến nông lâm sản (tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ từ Lào và Campuchia), công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, các loại hoá mỹ phẩm, thuốc tân dược, sản xuất thức ăn gia súc, phân bón, sản xuất đồ nhựa, vật dụng văn phòng, sản xuất vật liệu xây dựng...

2.6.2 Khu công nghiệp trong KKTCKCùng với sự phát triển công nghiệp của cả nước, khu công nghiệp

trong các KKTCK cũng phải tuân thủ theo chiến lược phát triển các khu công nghiệp trong cả nước.

Quy mô diện tích quy hoạch khu công nghiệp tại các KKTCK phải phụ thuộc vào yếu tố: Vị trí khu vực cửa khẩu; Chiến lược phát triển công nghiệp tại từng khu vực biên giới, quy hoạch chung của từng KKTCK và khả năng cung cấp nguồn lao động có đào tạo tại địa phương và lân cận.

Với quy mô đất đai trung bình bằng diện tích một huyện và đô thị cửa khẩu có quy mô dân số không lớn (khoảng 2-4 vạn dân), nên cụm công nghiệp, KCN trong KKTCK có quy mô thuộc loại nhỏ và trung bình, chủ yếu thuộc loại nhỏ. ( Theo phân loại KCN thông thường, cụm công nghiêp, KCN có quy mô nhỏ: diện tích đến 100ha; KCN quy mô trung bình: 100-300ha; KCN quy mô lớn: hơn 300ha),

Tại KKTCK với quy mô từ 10000 đến 2000 ha, cụm công nghiệp, KCN có quy mô khoảng 30ha – 100h; tại KKTCK có quy mô 30000 đến 40000 ha, KCN có quy mô khoảng 100-150ha.

Một KKTCK có thể có một cụm CN, một KCN hoặc có một vài cụm CN, một vài KCN, tuỳ thuộc vào quy mô và bố cục mặt bằng theo điều kiện địa hình của KKTCK.

Việc phát triển các KCN trong KKTCK cần thực hiện theo từng giai đoạn, phù

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 24

Page 25: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

hợp với quá trình phát triển của từng KKTCK.

2.7 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG,LÂM NGHIỆP

2.7.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệpGắn với các điểm dân cư khu vực cửa khẩu, hoạt động nông nghiệp là chức

năng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các KKTCK. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần từ phương thức tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, trực tiếp phục vụ xuất khẩu.

Tại các khu vực cửa khẩu giáp Trung Quốc, vùng khí hậu lạnh hơn so với cả nước, hoạt động nông nghiệp ở các KKTCK chủ yếu là trồng lúa nương, trồng và chế biến chè, trồng các loại cây ăn quả như quýt, cam,...trồng và chế biến hạt điều,...

Tại các khu vực cửa khẩu giáp Lào và Campuchia, thuộc vùng khí hậu nóng, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, trồng và chế biến cà phê, hạt điều,...

2.7.2 Hoạt động trồng và khai thác lâm nghiệp.Với diện tích quy hoạch rất lớn đến hàng ngàn ha, phần lớn các KKTCK đều

được bao phủ bởi rừng lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp cũng là hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các KKTCK.

Mục đích của hoạt động trồng và khai thác lâm nghiệp trong KKTCK bao gồm:- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, nằm trong các khu

vực rừng sinh thái của quốc gia.- Trồng và khai thác lâm nghiệp đối với các khu vực rừng lâm nghiệp, là

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.- Sản xuất, chế biến các sản phẩm về lâm nghiệp để xuất khẩu.

2.8 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CẤU TRÚC DÂN CƯ TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU

2.8.1 Nguồn nhân lực Khác với các khu dân cư ở các tỉnh duyên hải và đồng bằng, khu dân cư tại các

KKTCK có những đặc điểm riêng biệt:- Trước khi hình thành và phát triển các KKTCK, các khu dân cư thường phân

bố không tập trung, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và hoạt động thương mại nhỏ lẻ là hoạt động sản xuất chính.

- Các khu dân cư tại các KKTCK thường lấy hạt nhân là các làng xã bao quanh khu vực có cửa khẩu. Số lượng làng xã tuỳ thuộc vào quy mô quy hoạch của từng KKTCK. Tại đây số lượng người dân dịch cư từ các khu vực duyên hải và đồng bằng đến đây còn ít.

- Dân cư tại các làng xã hạt nhân phần lớn là dân địa phương, sinh sống từ lâu đời. Trình độ dân trí thấp hơn so với các khu vực khác. Nhờ sự hình thành và phát triển các KKTCK mà có sự chuyển dịch dân cư từ nơi khác đến, qua đó dần nâng cao trình độ dân trí và góp phần tăng lực lượng lao động về cả số lượng lẫn chất lượng cho các hoạt động tại khu vực cửa khẩu.

- Các khu dân cư có mật độ không bằng nhau, tại một số khu cửa khẩu đã phát triển như KKTCK Móng Cái, KKTCK Lạng Sơn, KKTCK Lào Cai, KKTCK Mộc

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 25

Page 26: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Bài,..mật độ dân cư thường cao hơn hẳn so với các khu vực KKTCK khác.- Trong các khu dân cư tại các vùng KKTCK có nhiều dân tộc cùng chung sống.

Tại đây nhiều phong tục, tập quán và văn hoá cùng tồn tại trong các khu dân cư.- Khu vực kinh tế cửa khẩu chủ yếu có nguồn nhân lực đào tạo thấp, vì vậy cần

chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực qua việc phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề. Tại các KKTCK quan trọng, cần đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu, triển khai và các cơ sở phân hiệu của các trường cao đẳng, đại học.

Đến năm 2020 toàn bộ 30 KKTCK Việt Nam có quy mô dân số dự tính khoảng 1,5 triệu người, chiếm khoảng 5% số dân của 25 tỉnh biên giới có liên quan.

QUY MÔ DÂN SỐ TẠI CÁC KKTCK ĐẾN NĂM 2020TT Chỉ tiêu Năm

2007Năm 2020

Các tỉnh có liên quan

(số liệu 2009)

Tỷ lệ (%) so với 25 tỉnh có liên quan

1 Tại các KKTCK trong cả nước 25 tỉnh có liên quanDiện tích (km2) 5313 6741 182810 3,7

Dân số (nghìn người) 926 1455 29951 4,9

Mật độ dân số (người/km2) 174 216 164

2 Tại các KKTCK giáp Trung Quốc   6 tỉnh có liên quan 

Diện tích (km2) 1340 1340 41738 3,2

Dân số (nghìn người) 143 225 4035 5,6

Mật độ dân số (người/km2) 107 168 97

3 Tại các KKTCK giáp Lào   10 tỉnh có liên quan 

Diện tích (km2) 2264 3210 93742 3,4

Dân số (nghìn người) 155 320 13489 2,4

Mật độ dân số (người/km2) 68 100 144

4 Tại các KKTCK giáp Campuchia   9 tỉnh có liên quan 

Diện tích (km2) 1709 2191 47330 4,7

Dân số (nghìn người) 628 910 12427 7,4

Mật độ dân số (người/km2) 367 415 263

2.8.2 Vấn đề dịch cưTrong các KKTCK sẽ xảy ra hai hiện tượng dịch cư:a) Hiện tượng dịch cư trong phạm vi KKTCK: Tại các KKTCK đã quy hoạch, chiều rộng một KKTCK kéo dài trong phạm vi

khoảng 10-20Km (lớn nhất là KKTCK Bờ Y với chiều rộng khoảng 30Km), bán kính đi lại vào khoảng 5-10Km. Như vậy, đa phần người dân tại các khu vực dân cư hiện có hoàn toàn có thể sống tại chỗ và tới làm việc tại các khu chức năng trong KKTCK.

b) Hiện tượng dịch cư từ bên ngoài tới KKTCK: Các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (dịch vụ thương mại, du lịch và công

nghiệp) tạo ra nhiều việc làm với thu nhập hấp dẫn sẽ thu hút dân cư của các khu vực xung quanh tới KKTCK.

Căn cứ vào thống kê tại Bảng quy mô dân số tại KKKCK đến năm 2020, cho thấy, ngoại trừ các KKTCK tại biên giới giáp với Lào, sẽ có khoảng 100 ngàn người từ khu vực bên ngoài (nội địa) đến sinh sống tại KKTCK giáp với Trung Quốc và khoảng 250 ngàn người đến KKTCK giáp với Campuchia.

Số lượng dân cư này sẽ chủ yếu sống tại các khu đô thị xây dựng mới trong KKTCK và lao động chủ yếu tại các khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp, khu du lịch

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 26

Page 27: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

trong KKCTCK.Việc thu hút và đảm bảo được điều kiện sống của cộng đồng dân cư mới cũng

chính là biểu hiện thành công của KKTCK. Những người dân đến từ các khu vực nội địa sẽ mang theo tri thức và văn hoá của khu vực miền xuôi, góp phần làm phong phú thêm (hoặc có thể làm mất đi) văn hoá của người dân bản địa.

2.8.3 Cấu trúc dân cư tại KKTCKVề cơ bản cấu trúc dân cư tại KKTCK gồm hai thành phần chính: Khu dân cư

đô thị và khu dân cư nông thôn.1) Khu dân cư đô thị:Với quy mô đất đai của KKTCK tối thiểu 10000ha và trung bình khoảng

20000ha tương đương với quy mô của khoảng 2/3 đến 1/2 diện tích một huyện. (Các huyện của 6 tỉnh biên giới với Trung quốc có quy mô trung bình khoảng 32 ngàn ha; của 10 tỉnh biên giới với Lào khoảng 50 ngàn ha và của 9 tỉnh biên giới với Campuchia khoảng 59 ngàn ha), khu vực đô thị của KKTCK có thể thuộc phạm vi một huyện hoặc nhiều huyện.

a) Trường hợp KKTCK nằm trong phạm vi một huyện: có 2 phương án- Khu đô thị cửa khẩu của KKTCK trùng với đô thị (thị trấn, thị xã ) hành chính

của huyện. - Khu đô thị cửa khẩu không trùng với đô thị hành chính của huyện. Trong

trường hợp này huyện sẽ có hai đô thị (đô thị huyện lỵ và đô thị cửa khẩu). Đây là trường hợp huyện có quy mô lớn.

b) Trường hợp KKTCK nằm trong phạm vi nhiều huyện: có 2 phương án: - Khu đô thị cửa khẩu của KKTCK trùng với đô thị hành chính của một huyện;- Khu đô thị cửa khẩu là một đô thị mới. Trong trường hợp ranh giới của khu đô

thị cửa khẩu nằm trên phạm vi nhiều huyện, việc quản lý hành chính và đầu tư xây dựng sẽ phức tạp hơn.

Khu vực dân cư trong các khu đô thị được chia thành các phường để quản lý và tương đương với các đơn vị ở trong quy hoạch xây dựng.

2) Khu dân cư nông thôn:Phấn lớn các KKTCK thường có ranh giới theo phạm vi xã, nên cấu trúc dân cư

nông thôn tai KKTCK hình thành theo mô hình xã gồm các làng, thôn, bản tương tự như trong khu vực nội địa.

2.8.4 Quy mô dân số tại KKTCKTheo Đề án quy hoạch phát triển KKTCK đến năm 2020, số dân trong 30

KKTCK dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5 triệu người. Như vậy, dân số trung bình của một KKTCK vào khoảng 50 ngàn người, tương đương với một nửa dân số trung bình của một huyện thuộc 25 tỉnh có liên quan (95,6 ngàn người/huyện).

Việc tính toán quy mô dân số tại các KKTCK không đơn giản. Quy mô dân số tại các KKTCK dự kiến phát triển đến năm 2020 chủ yếu mang tính dự báo.

Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, cần thiết phải cụ thể hóa số lượng dân cư dự kiến, làm cơ sở cho việc tính toán quy mô đất đai và nhu cầu hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là quy mô đất đai cho phát triển giai đoạn đầu.

Quy mô dân số thường được tính toán theo phương pháp đúng dần, trên cơ sở điều chỉnh các giả định đầu vào. Việc tính toán quy mô dân số tại KKTCK cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 27

Page 28: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

1) Quan điểm về quy mô dân số trong KKTCK:Dân số trong KKTCK có thể chia thành hai thành phần: Phần chính và phần mở

rộng. Phần dân cư chính trong KKTCK là phần dân cư trong khu đô thị cửa khẩu – là

không gian hoạt động kinh tế chính của KKTCK.Phần dân cư chính chủ yếu là dân có trình độ văn hoá, được đào tạo nghề

nghiệp, đa phần là dân dịch cư từ nội địa. Lao động chủ yếu của thành phần dân cư này là lao động dịch vụ thương mại và lao động công nghiệp.

Với dự kiến các khu đô thị thuộc KKTCK có quy mô thuộc loại đô thị cấp IV và cấp III, quy mô dân số trong khu đô thị KKTCK phải đạt khoảng tối thiểu 2 vạn dân.

Phần dân cư mở rộng là phần dân cư thuộc các điểm dân cư nông nghiệp nằm ngoài đô thị cửa khẩu.

2) Xác định số lao động tại KKTCK: số dân này bao gồm:a) Số lao động dịch vụ: Số lao động dịch vụ tại:- Khu vực cửa khẩu, phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, và người qua

lại KKTCK;- Khu vực phi thuế quan: Khu thương mại quốc tế; Khu kho ngoại quan;- Khu du lịch tại KKTCK;- Khu vực trường đại học, viện nghiên cứu, trường dạy nghề;- Khu vực xây dựng các công trình dịch vụ đô thị và nông thôn tại KKTCKb) Số lao động công nghiệp: - Số lao động công nghiệp đến từ các khu dân cư của Khu đô thị cửa khẩu;- Số lao động công nghiệp đến từ các khu dân cư nông nghiệp lân cận (thuộc

KKTCK).Quy mô đất công nghiệp được tính với chỉ tiêu khoảng 100 lao động/ha.c) Số lao động nông nghiệp:- Số lao động nông nghiệp chủ yếu sống tại khu vực nông thôn của KKTCK. Có rất nhiều kịch bản cho việc xác định quy mô dân số và tương quan với

chúng là quy mô đất đai, trước hết là đất xây dựng khu đô thị cửa khẩu. Bảng tính toán dưới đây cho một số kịch bản tiêu biểu về việc tính toán dân số và quy mô đất đai trong KKTCK.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 28

Page 29: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

MỘT SỐ KỊCH BẢN VỀ QUY MÔ DÂN SỐ KKTCKTT Quy mô KKTCK (ha) 10000 20000 30000 40000

1 Dân cư với mật độ 350người/km2 (ngàn người) 35      1.1 Dân số đô thị (ngàn người) 25        Số lao động 12,5        Số lao động CN (20%) 2,5        Số lao động dịch vụ (70%) 8,8        Số lao động nông nghiệp (10%) 1,3      1.2 Dân số nông nghiệp 10      2 Quy mô đất đai 10000      2.1 Đất đô thị (250m2/người) 625        Đất công nghiệp 37,5      2.2 Đất nông lâm nghiệp và đất khác (khoảng 3 xã) 9375      1  Dân cư với mật độ 300người/km2 (ngàn người)   60    1.1 Dân số đô thị (ngàn người)   40      Số lao động   20,0      Số lao động CN (30%)   6,0      Số lao động dịch vụ (60%)   12,0      Số lao động nông nghiệp (10%)   2,0    1.2 Dân số nông nghiệp   20    2 Quy mô đất đai   20000    2.1 Đất đô thị (250m2/người)   1000      Đất công nghiệp   90    2.2 Đất nông lâm nghiệp và đất khác (khoảng 6 xã)   19000    1 Dân cư với mật độ 250người/km2 (ngàn người)     75  1.1 Dân số đô thị (ngàn người)     45    Số lao động     22,5    Số lao động CN (35%)     7,88    Số lao động dịch vụ (55%)     12,38    Số lao động nông nghiệp (10%)     2,25  1.2 Dân số nông nghiệp     30  2 Quy mô đất đai     30000  2.1 Đất đô thị (250m2/người)     1125    Đất công nghiệp     118  2.2 Đất nông lâm nghiệp và đất khác (khoảng 9 xã)     28875  1 Dân cư với mật độ 200người/km2 (ngàn người)       801.1 Dân số đô thị (ngàn người)       50  Số lao động       25,0  Số lao động CN (40%)       10,0  Số lao động dịch vụ (50%)       12,5  Số lao động nông nghiệp (10%)       2,51.2 Dân số nông nghiệp       302 Quy mô đất đai       400002.1 Đất đô thị (250m2/người)       1250  Đất công nghiệp       1502.2 Đất nông lâm nghiệp và đất khác (khoảng 12 xã)       38750

2.9 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẤU TƯ PHÁT TRIỂN KKT CỬA KHẨU

Ngày 02/3/2009, tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế chính sách tài chính đối với KKTCK. Trong đó các dự án đầu tư vào KKTCK được nhận thêm nhiều ưu đãi.

Đây là các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế, với từng giai đoạn phát triển của từng KKTCK từ Trung ương và tạo sự mềm dẻo, linh hoạt cho chính quyền địa phương, cho từng KKTCK trong việc thực thi.

1) Cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng:

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 29

Page 30: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

a) Nguồn vốn đầu tư hạ tầng của ngân sách nhà nước: Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của KKTCK được bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng.

b) Nguồn vốn huy động: - Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quy mô lớn,

có vai trò then chốt được phát hành trái phiếu công trình theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào khu kinh tế cửa khẩu, kể cả việc áp dụng các hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – chuyển giao - kinh doanh (BTO).

- Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án xây dựng công trình dịch vụ tiện ích, công cộng cần thiết của KKTCK được đưa vào danh sách dự án kêu gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Việc quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Các dự án đầu tư trong KKTCK được vay vốn của các tổ chức tín dụng và huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- UBND các tỉnh sử dụng các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại KKTCK để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích cần thiết phục vụ chung trong KKTCK hoặc tạo nguồn vốn giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển các KKTCK theo quy định của pháp luật.

2) Cơ chế, chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư: - Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%

trong thời hạn 15 năm; Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

- Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân: được giảm 50% số thuế phải nộp.- Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ; nhập khẩu

từ nước ngoài; dịch vụ trong khu phi thuế quan thuộc KKTCK thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng; Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

- Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt;- Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước

đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; Miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; Miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

- Ưu đãi về thu tiền sử dụng đất...Ngoài ra, các chính sách ưu đãi đầu tư (đầu vào) cũng cần phải phân thành các

giai đoạn phát triển của KKTCK. Đối với những KKTCK đã có những thành công bước đầu, đã qua giai đoạn phát triển về số lượng cần có chính sách ưu đãi đầu tư định hướng chuyển dần sang các lĩnh vực, ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ hiện

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 30

Page 31: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

đại...Về lâu dài có thể xây dựng Luật về Khu kinh tế hay KKTCK, để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất với các quy định liên quan khác, ổn định, lâu dài cho việc phát triển các KKTCK.

2.10 QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KKTCK

2.10.1 Quản lý Nhà nước đối với KKTCKNhà nước quản lý thống nhất và toàn diện các hoạt động đầu tư, khai thác và

quản lý vận hành KKTCK.Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm: Chỉ đạo các Bộ, ngành,

UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý thực hiện luật pháp, chính sách về Khu kinh tế; Phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể về phát triển Khu kinh tế; Quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; Quyết định thành lập Khu kinh tế, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế; cho phép mở rộng và điều chỉnh giảm quy mô diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt các khu chức năng trong Khu kinh tế...

UBND tỉnh có KKTCK chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng KKTCK, các khu chức năng trong KKTCK; chỉ đạo thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong KKTCK; Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong KKTCK theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; Chủ trì xây dựng kế hoạch và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng vốn ngân sách địa phương để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của KKTCK theo quy định của pháp luật về đầu tư, về ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan...

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với Khu kinh tế; hướng dẫn hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.

2.10.2 Ban Quản lý KKTCKBan Quản lý là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý

nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và địch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN, Khu kinh tế.

Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong công tác quản lý KCN, Khu kinh tế.

Liên quan đến đầu tư xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế có quyền hạn và trách nhiệm sau:

a) Xây dựng, trình UBND cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế; Phương án phát hành trái phiếu công trình; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong Khu kinh tế.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 31

Page 32: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

b) Xây dựng và trình các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:

- Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế đã được phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu kinh tế trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;

- Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển Khu kinh tế trình UBND cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền; Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại Khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

c) Ban Quản lý Khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: - Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định

của Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế trong Khu kinh tế; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài;

- Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế;

- Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại khu kinh tế theo ủy quyền của UBND cấp tỉnh;

- Ký hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án nhóm B, C theo ủy quyền của UBND cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA;

- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển Khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại Khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việc quản lý đất đai trong Khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Trên cơ sở quy định của UBND cấp tỉnh và của pháp luật về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất;

2.10.3 Khai thác, sử dụng công trình hạ tầng KKTCK- Nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong KKTCK có sử dụng

các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải trả tiền sử dụng hạ tầng.- Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội thuộc

KKTCK được tổ chức quản lý, khai thác và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong KKTCK đối với các công trình do mình đầu tư xây dựng; được tổ chức thu

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 32

Page 33: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong KKTCK theo quy định của pháp luật.

- Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội chung trong KKTCK, Ban Quản lý KKTCK có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu để đầu tư cho việc duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ của các công trình hạ tầng này và thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật.

3 QUY HOẠCH XÂY DỰNG KKT CỬA KHẨU 3.1 NGUYÊN TẮC, QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG KKTCK

3.1.1 Nguyên tắc a) Việc quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng

KKTCK phải tuân theo các quy định của nhà nước về KKTCK có liên quan; tuân thủ theo các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn bộ hệ thống KKTCK và đặc điểm hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù của từng KKTCK; Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng để đánh giá giải pháp quy hoạch.

b) Tổ chức không gian khu vực cửa khẩu phải được quy hoạch phù hợp với yêu cầu giao thương quốc tế và an ninh quốc phòng phù, hợp với hiệp định đã ký với các quốc gia láng giềng và các quy ước quốc tế;

c) Có đủ quy mô về diện tích và bố trí các khu chức năng, đảm bảo cho việc phát triển phù hợp (đối xứng) với khu vực cửa khẩu của quốc gia bên kia biên giới;

d) Các phương án quy hoạch vừa đảm bảo tính tổng thể, lâu dài, vừa phải có khả năng đáp ứng được yêu cầu đa dạng, linh hoạt theo từng giai đoạn của các nhà đầu tư;

e) KKTCK là khu vực hoạt động kinh tế, chủ yếu là dịch vụ thương mại, công nghiệp, vì vậy cần dành các quỹ đất có điều kiện thuận lợi về địa hình, giao thông để bố trí các khu chức năng dịch vụ thương mại và công nghiệp.

f) Các điểm dân cư biên giới phải được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao điều kiện sống, đồng thời giữ vững được bản sắc riêng của các dân tộc trong vùng

g) Tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên (đồi, núi, sông, hồ) để tạo lập cảnh quan, đồng thời với việc hạn chế các ảnh hưởng bất lợi đến môi trường,

h) KKTCK là một khu vực có nhiều chức năng theo các mô hình kinh tế - xã hội và mô hình không gian khác nhau, về cơ bản bao gồm:

- Khu đô thị, trong đó có khu dân cư và khu công nghiệp;- Khu du lịch;- Khu vực điểm dân cư nông thôn;- Khu cửa khẩu.Việc quy hoạch xây dựng các khu chức năng trên cần tuân theo các quy chuẩn

quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan. Các khu chức năng được phân bố vừa đảm bảo tính hoạt động độc lập theo đặc điểm của từng khu chức năng, vừa đảm bảo liên kết với nhau tạo thành một hệ thống không gian thống nhất, trên cơ sở của các trục giao thông, đặc biệt là tuyến giao thông quốc gia, quốc tế nối cửa khẩu với khu vực nội địa;

i) Các giải pháp quy hoạch các khu vực chức năng cần phân chia thành các giai đoạn, phù hợp với quá trình đầu tư xây dựng kéo dài trong nhiều năm;

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 33

Page 34: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

k) Hệ thống các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật cần phải được bố trí tạo thuận lợi cho việc phát triển theo giai đoạn.

3.1.2 Quan điểm quy hoạch xây dựng1) Về hệ thống mạng lưới: Đến năm 2020, phía Bắc và Tây Việt Nam có khoảng 30 KKTCK, phía Đông và

Nam có khoảng 16 Khu kinh tế biển. Hệ thống các khu kinh tế này nối các khu vực kinh tế nội địa của Việt Nam ra bên ngoài.

Các khu vực kinh tế nội địa của Việt Nam, do quá trình lịch sử, chủ yếu bố trí dịch ra phía biển, gắn với các Khu kinh tế biển. Trong khi đó các KKTCK nằm tương đối tách biệt với các khu vực kinh tế nội địa. Vì vậy bên cạnh việc thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng kế hoạch và có hiệu quả các KKTCK hiện có và mở thêm các KKTCK tại các vị trí phù hợp, cần thiết phải xây dựng mối liên kết các KKTCK thành một hệ thống, không chỉ liên hệ trực tiếp với nhau mà phải liên hệ với hệ thống các khu vực kinh tế nội địa (các khu đô thị), lan toả và nối liền với các KKT ven biển, tạo thành một hệ thống các khu kinh tế thống nhất trong cả nước.

2) Phát triển theo giai đoạn:Các KKTCK đều có diện tích đất đai và quy mô xây dựng lớn, đòi hỏi vốn đầu

tư rất lớn để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và các công trình tạo động lực cho các hoạt động kinh tế. Vì vậy, trong quá trình lập quy hoạch xây dựng phải chú ý đến nội dung phân chia giai đoạn xây dựng:

- Việc lựa chọn vị trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật hợp lý để có thể phát huy được ngay giai đoạn đầu;

- Phân chia các khu vực phát triển giai đoạn đầu, hạn chế việc xây dựng quá phân tán.

Các công trình tập trung phát triển giai đoạn đầu gồm:a) Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Nhà máy nước; Trạm điện nguồn (220-

110/22KV); Trạm xử lý nước thải và thu gom rác thải;b) Các trục đường giao thông chính: Trục đường chính của KKTCK và trục

đường nối KKTCK với các khu vực kinh tế khác trong nội địa và tới các KKT biển. c) Các khu vực chức năng tập trung phát triển giai đoạn đầu:- Khu vực cửa khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng đến các khu logistics, khu công

nghiệp, khu thưong mại của khu phi thuế quan;- KCN phát triển trong giai đoạn đầu của hệ thống KCN;- Khu du lịch phát triển trong giai đoạn đầu của hệ thống các khu du lịch;3) Về việc sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng Việc quy hoạch xây dựng các khu vực chức năng trong KKTCK như khu đô thị

(trong đó bao gồm khu dân cư, khu công nghiệp); Khu du lịch; Khu vực điểm dân cư nông thôn tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã ban hành.

Các khu vực chức năng như khu cửa khẩu, khu vực logisitis hiện chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn hướng dẫn quy hoạch xây dựng, vì vậy việc quy hoạch xây dựng các khu vực này cần tham khảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và kinh nghiệm của nước ngoài để thiết kế.

4) Viễn cảnh, tương lai mong muốn của KKTCKKKTCK là khu vực có hoạt động kinh tế sôi động, thu hút được các nguồn

lực đầu tư; Môi trường thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng; Khu đô thị thu hút được người dân đến sinh sống ổn định lâu dài và cung cấp nhiều việc làm có thu nhập hấp dẫn cho người dân tại khu vực lân cận;

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 34

Page 35: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Nơi giao thoa nhiều vùng văn hoá của khu vực và của các quốc gia, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước; Cơ hội mở ra bên ngoài của các điểm dân cư nông thôn vùng sâu, vùng xa; Môi trường sinh thái phát triển bền vững.

5) Tính chất của KKTCK:- Khu kinh tế đa chức năng (dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp) được Nhà

nước ưu tiên phát triển tại khu vực biên giới, trong đó chức năng nổi trội là trung tâm giao lưu kinh tế - xã hội liên quốc gia, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp, logistics;

- Đầu mối của hành lang kinh tế tại phía Tây và Bắc Việt Nam, động lực việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn biên giới và là cơ sở cho việc hình thành các hành lang kinh tế liên vùng nối KKTCK với nội địa và tới các Khu kinh tế biển;

- Đầu mối của hệ thống giao thông xuyên biên giới và với nội địa;- Khu vực có điều kiện đặc biệt về an ninh quốc phòng;- Khu vực có môi trường tự nhiên về cơ bản được bảo tồn, tôn tạo

3.2 VỊ TRÍ, QUY MÔ, HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI KKTCK

3.2.1 Vị trí KKTCKVị trí quy hoạch xây dựng KKTCK về cơ bản có các yêu cầu sau:- Tại vị trí xây dựng cửa khẩu, đặc biệt là nơi xây dựng cửa khẩu quốc tế, cửa

khẩu chính; - Có điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu) có thể xây dựng

công trình, đặc biệt là khu vực xây dựng tập trung; không nằm trong khu vực đất có các hiện tượng gây sụt lở, cax-tơ, trôi trượt, xói mòn, chấn động...;

- Có đủ diện tích đất để phát triển trong giai đoạn 20 năm và dự trữ cho giai đoạn tiếp theo với quy mô diện tích tối thiểu khoảng 10000ha;

- Có điều kiện để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;- Thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng;- Không thuộc phạm vi khu vực được xác định để khai thác mỏ, bảo tồn thiên

nhiên; Không nằm trong phạm vi cấm xây dựng theo pháp luật về xây dựng...Ranh giới khu vực xây dựng KKTCK phải vừa đáp ứng được các yêu cầu về

xây dựng nêu trên, vừa phải thuận tiện cho việc quản lý hành chính (ranh giới nên trùng với ranh giới xã, huyện...).

3.2.2 Quy mô KKT cửa khẩu Trong các KKTCK được quy hoạch xây dựng, quy mô trung bình của một

KKTCK khoảng 22000ha. Theo quy định của Nhà nước KKTCK hay khu kinh tế có quy mô tối thiểu khoảng 10000ha.

Quy mô trung bình của 308 huyện của 25 tỉnh có liên quan vào khoảng 48000 ha, như vậy quy mô trung bình của KKTCK khoảng bằng một nửa quy mô của một huyện. Số dân trung bình trong KKTCK vào khoảng 50 ngàn người, bằng khoảng một nửa số dân cư trung bình của các huyện trên.

Hiện tại chưa tìm thấy nghiên cứu nào trình bày cơ sở khoa học cho việc xác định quy mô đất đai nêu trên, trước hết là quy mô tối thiểu.

- KKTCK về cơ bản có thể chia thành hai khu vực: Khu đô thị gắn với cửa khẩu (đô thị cửa khẩu) và khu nông thôn với các điểm dân cư nông thôn xung quanh.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 35

Page 36: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Trong đó, khu đô thị cửa khẩu là khu vực cốt lõi, khu nông nghiệp, nông thôn là phần mở rộng.

- Đô thị cửa khẩu cấp thấp nhất là đô thị loại V với số lượng tối thiểu khoảng 3 đơn vị ở. Với số dân cư trong một đơn vị ở khoảng từ 0,8- 1 vạn nguời, quy mô dân số đô thị trung bình khoảng 2,4 vạn người tương đương với quy mô đất đô thị khoảng 600ha (tiêu chuẩn 250m2/người).

- Với diện tích 600ha, đô thị cửa khẩu tiếp cận với phạm vi của khoảng 3-4 xã xung quanh, với diện tích mỗi xã trung bình khoảng 3000ha, diện tích của 3 xã vào khoảng 9000ha.

- Tổng cộng đất của 3 xã và đô thị cửa khẩu vào khoảng 9600ha;Một cách tính quy mô đất đai khác liên quan đến phạm vi đi lại hay phạm vi ảnh

hưởng.- Thời gian đi lại thuận tiện của một người từ nơi ở đến nơi làm việc không quá

40 phút. Khoảng cách đi lại với thời gian tối đa 40 phút bằng phương tiện xe đạp, xe máy, có thể chấp thuận được từ nơi ở đến nơi làm việc tại khu vực biên giới vào khoảng từ 8-10km.

- Một khu vực có diện tích là nửa hình tròn (tâm là khu cửa khẩu; một nửa diện tích hình tròn thuộc bên kia biên giới) với bán kính khoảng 8km cũng cho một diện tích tương đương khoảng 10000ha.

Như vậy quy mô KKTCK tối thiểu khoảng 10000ha là tương đối phù hợp cho việc xây dựng được một khu đô thị cửa khẩu với các vùng phụ cận có liên quan trực tiếp.

Việc tăng quy mô KKTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hàng đầu là các yếu tố về mức độ gia tăng hoạt động kinh tế (dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp và du lịch), qua đó thu hút được đầu tư và dòng người đến sinh sống và làm việc tại KKTCK.

3.2.3 Hệ thống mạng lưới KKTCKĐến năm 2020, phía Bắc và Tây Việt Nam có khoảng 30 Khu kinh tế cửa khẩu,

phía Đông và Nam có khoảng 16 Khu kinh tế biển. Hệ thống các khu kinh tế này nối các khu vực kinh tế nội địa (khu đô thị) của Việt Nam ra bên ngoài.

Các khu vực kinh tế nội địa của Việt Nam, do quá trình lịch sử, chủ yếu bố trí dịch ra phía biển, gắn với các Khu kinh tế biển. Trong khi đó các KKTCK nằm tương đối tách biệt với các khu vực kinh tế nội địa. Vì vậy bên cạnh việc thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng kế hoạch và có hiệu quả các Khu kinh tế cửa khẩu hiện có và mở thêm các KKTCK tại các vị trí phù hợp, cần thiết phải xây dựng mối liên kết các KKTCK thành một hệ thống, không chỉ liên hệ trực tiếp với nhau mà phải liên hệ với các khu kinh tế nội địa (khu đô thị), lan toả và nối liền với các KKT ven biển, tạo thành một hệ thống các khu kinh tế thống nhất trong cả nước. Qua đó hình thành nên các hành lang kinh tế theo hướng Đông – Tây: Tuyến hàng hải/ không gian kinh tế biển Đông- KKT biển – Khu kinh tế nội địa – KKT cửa khẩu- Thị trường nguyên liệu và tiêu thụ tại các quốc gia phía Tây.

(Nếu coi đô thị là khu vực hoạt động kinh tế, thì lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn:

- Từ khi lập nước đến hết thế kỷ XX: là giai đoạn các đô thị phát triển chủ yếu theo hướng Bắc – Nam, vùng ven biển;

- Sau thế kỷ XX: là giai đoạn các đô thị sẽ chủ yếu phát triển theo hướng Tây – Đông và Đông Tây.)

Trong giai đoạn đầu, hệ thống mạng lưới các KKTCK bao gồm:

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 36

Page 37: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

1) Hệ thống mạng lưới nội tại bên trong các KKTCK:Do KKTCK có quy mô hàng chục ngàn ha, nên việc phát triển hệ thống nội tại

với hạt nhân là các khu vực của khẩu và là động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi khu kinh tế. Tại đây hình thành mạng lưới các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư...

2) Hệ thống mạng lưới bên ngoài giữa các KKTCK:a) Liên kết giữa KKTCK với các KKTCK: Hiện tại việc liên kết giữa các KKTCK chưa được quan tâm, các KKTCK tồn tại

tương đối độc lập do có tính chất tương tự nhau, ít có khả năng phối hợp và hỗ trợ nhau phát triển.

Cần thiết xác định tính chất nổi trội của từng KKTCK, đặc biệt là các KCN theo loại hình công nghiệp, nhằm khai thác có hiệu quả, phù hợp vị trí của từng cửa khẩu (trong mối quan hệ giao thông liên nội địa và liên quốc gia) và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia bên kia biên giới.

Tính chất nổi trội của KKTCK còn được xác định căn cứ theo hoạt động của các khu kinh tế nội địa liên kết với KKTCK.

Chắc chắn các KKTCK sẽ phát triển không đồng đều. Có khu phát triển và thành công trước. Các KKTCK thành công sẽ là hình mẫu cho các KKTCK tiếp theo về mô hình thể chế, quy hoạch xây dựng, qua đó rút ngắn được thời gian thực hiện.

b) Liên kết giữa KKCK với các Khu kinh tế (khu đô thị) nội địa:Việc nhập khẩu nguyên, vật liệu hàng hoá tại khu vực cửa khẩu sẽ quyết định

loại hình sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các khu kinh tế nội địa. Ngược lại các hàng hoá sản xuất trong các khu kinh tế nội địa sẽ tác động đến tính chất, quy mô và các hoạt động chức năng của KKTCK.

Trong tương lai, hệ thống mạng lưới các Khu kinh tế cửa khẩu liên kết với mạng lưới các khu kinh tế nội địa (khu đô thị) liên thông với các Khu kinh tế biển, tạo thành các hành lang phát triển kinh tế theo hướng Đông – Tây. Chính việc phát huy tiềm năng của hai đầu hệ thống hành lang này (biển và cửa khẩu) sẽ tạo động lực phát triển không chỉ cho từng khu kinh tế (Khu đô thị, Khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế biển) của hành lang mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế trong toàn vùng, miền và trong cả nước. (Và sẽ không còn tồn tại khái niệm về vùng sâu, vùng xa nữa.)

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 37

Page 38: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 2.1: KKTCK liên kết với mạng lưới khu kinh tế nội địa (khu đô thị) và liên thông với các Khu kinh tế biển, tạo thành hành lang phát triển theo hướng Đông – Tây.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 38

Page 39: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3.3 PHÂN KHU CHỨC NĂNG KKT CỬA KHẨU

3.3.1 Các khu chức năng chính Theo tổng hợp về chức năng của 15 Khu kinh tế cửa khẩu dưới đây cho thấy

về cơ bản các Khu kinh tế cửa khẩu có thể phân thành các khu vực chức năng sau:

BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU CHỨC NĂNG CỦA 15 KHU KINH TẾ CỬA KHẨUKKTCK Các khu chức năng

Khu cửa khẩu Khu đô thị Khu nghiên

cứu phát triển

Khu nông, lâm

nghiệp

Khu dự trữ

Đầu mối GT

Khu quản

lý cửa khẩu

Khu TM

quốc tế

Khu Kho

ngoại quan

Khu chợ

đường biên

Loại đô thị

Khu dân dụng

Khu CN

Khu du lịch

Móng Cái x x x x II x x x B;S;T;K

Chi Ma x x x V x x B;Tân Thanh x x x x IV x x B;Hữu Nghị x x x IV x x B;Đồng Đăng x x x IV x x B;S;TLào Cai x x x II x x x B;SCầu Treo x x IV x x x x B;Lao Bảo x x III x x x x B;Bờ Y x x x x II x x x x x B;KMộc Bài x x x III x x x B;Xa Mát x x x x IV x x x B;Tịnh Biên x x x x III x x B;Khánh Bình x x x III x x B;T;Vĩnh Xương x x x III x x x B;T;Hoa Lư x x x III x x x B;S

(Ghi chú: B: đường bộ; S: đường sắt; T: đường thuỷ; K:đường không)

1) Khu vực cửa khẩu: gồm:a) Khu quản lý cửa khẩu;b) Khu chợ đường biên;c) Khu phi thuế quan: Khu thương mại quốc tế (khu thương mại đặc biệt; khu

thương mại công nghiệp; khu thương mại tự do); Khu kho ngoại quan (khu vực logistics).

Quy mô của khu vực cửa khẩu, trên cơ sở:- Tính chất của cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia hay cửa

khẩu chính, cửa khẩu phụ).- Lưu lượng xuất nhập khẩu người và hàng hoá mà KKTCK đạt được để tính

toán quy mô diện tích các công trình, đặc biệt là khu thương mại, chợ đường biên, kho ngoại quan,...

- Điều kiện địa hình nơi đặt vị trí cửa khẩu.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 39

Page 40: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Khu vực cửa khẩu có thể đạt tới quy mô khoảng 100-150 ha, trong đó khu kho ngoại quan (khu vực logistis) có thể có quy mô đến 50 - 100 ha và được quy hoạch xây dựng tương tự như một cụm công nghiệp, khu công nghiệp.

Khu vực phi thuế quan được bố trí có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh.

Khu vực cửa khẩu có thể coi là một khu chức năng (đơn vị phát triển) đặc biệt của đô thị cửa khẩu.

2) Khu vực đô thị: tương tự như các đô thị khác, đô thị cửa khẩu có các chức năng cơ bản sau:

a) Khu dân dụng: gồm các khu vực chức năng chính: - Các khu vực xây dựng các công trình hành chính ngoài cấp quản lý hành

chính của đô thị cửa khẩu (khu hành chính của KKTCK); khu hành chính của huyện, trong trường hợp KKTCK bao gồm cả đô thị huyện lỵ.

- Các khu vực xây dựng các công trình viện nghiên cứu, trường chuyên nghiệp, bệnh viện chuyên ngành cấp ngoài đô thị;

- Khu vực xây dựng các công trình dịch vụ đô thị, gồm: . Khu vực xây dựng công trình hành chính các cấp của đô thị cửa khẩu (thị xã,

thị trấn và cấp phường);. Khu vực xây dựng các công trình dịch vụ đô thị các cấp như: giáo dục phổ

thông, dạy nghề, y tế, văn hóa, TDTT, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, tin học, văn phòng…;

- Khu vực xây dựng nhà ở, được phân chia thành các đơn vị ở tương đương cấp quản lý hành chính cấp phường.

- Các khu vực xây dựng các khu cây xanh công viên, vườn hoa đô thị, cây xanh cách ly;

- Các khu vực xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng;Quy mô khu dân dụng trong KKTCK có thể tính toán theo quy mô dự báo về

dân số vào khoảng 120-200m2/người, trong đó quy mô đất xây dựng nhà ở khoảng 50-70m2/người.

b) Khu ngoài dân dụng:- Khu du lịch gắn với khu vực cửa khẩu và khu đô thị. Quy mô phụ thuộc vào

khả năng khai thác điều kiện tự nhiên của khu vực. KKTCK có thể có một hoặc nhiều khu du lịch, có quy mô có thể từ hàng chục đến hàng trăm ha. Các khu du lịch có thể gắn liền với các khu vực lâm nghiệp, hình thành các khu du lịch theo hướng sinh thái.

- Cụm CN, KCN và kho tàng. Quy mô của các cụm CN, KCN, kho tàng phụ thuộc vào quy mô của KKTCK. Một KKTCK có thể có một hoặc nhiều cụm CN, khu CN. Quy mô của cụm CN, KCN có thể từ hàng chục đến hàng trăm ha.

3) Khu vực nông, lâm nghiệp- Khu vực dân cư: theo mô hình làng xã với cấu trúc gồm trung tâm làng, xã và

khu dân cư. Các điểm dân cư về cơ bản được hình thành từ các điểm dân cư hiện có. Chỉ tiêu tính toán quy mô đất điểm dân cư nông thôn vào khoảng 60-100m2/người.

- Khu du lịch gắn với các khu vực nông, lâm nghiệp;- Khu vực hoạt động nông, lâm nghiệp;4) Khu vực các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật:- Các khu vực xây dựng các công trình giao thông, bao gồm: giao thông nội thị

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 40

Page 41: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

và giao thông đối ngoại (mạng lưới đường giao thông, nhà ga, bến tàu, bến xe đối ngoại, cảng đường thủy, cảng hàng không…);

- Các khu vực xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khoảng cách an tòan về môi trường (nghĩa trang, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải, phòng chống cháy...);

5) Các khu vực chức năng khác.Các khu vực đặc biệt (khu quân sự, an ninh ...);

Hình 2.2: Các khu chức năng trong KKTCK

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 41

Page 42: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3.3.2 Cơ cấu sử dụng đất Việc xác định cơ cấu sử dụng đất trong KKTCK gồm hai nội dung: - Xác định cơ cấu sử dụng đất của các khu vực chức năng trong toàn bộ

KKTCK. Hiện tại không có một quy định (quy chuẩn) chung về cơ cấu sử dụng đất hay tỷ lệ chiếm đất của các khu chức năng trong toàn bộ KKTCK. Cơ cấu sử dụng đất của 30 KKTCK đã được quy hoạch chủ yếu là các đề xuất, chưa được thực tế kiểm chứng.

- Xác định cơ cấu sử dụng đất trong từng khu vực chức năng. Với các khu vực chức năng như khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, cơ cấu sử dụng đất của các bộ phận chức năng trong từng khu được xác định theo quy chuẩn xây dựng hiện hành.

3.4 QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KKTCK

3.4.1 Quy hoạch chung xây dựng KKTCKTương tự như quy hoạch xây dựng các khu đô thị, KKTCK được quy hoạch

theo 3 giai đoạn: Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong đó giai đoạn quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đóng vai trò quan trọng.

1) Yêu cầu chung:a) Quy hoạch chung xây dựng KKTCK phải xác định được cấu trúc phát triển

không gian nhằm thực hiện được viễn cảnh hay tương lai mong muốn của KKTCK. Cấu trúc phát triển không gian của KKTCK phải được xây dựng trên cơ sở của trục giao thông xuyên quốc gia, quy mô đất đai theo nhu cầu và khả năng đầu tư xây dựng và giới hạn không gian tự nhiên có thể khai thác cho việc xây dựng.

b) Hình thái không gian của KKTCK thường có đặc điểm: Khu vực cửa khẩu, trung tâm đô thị, các tuyến không gian chính, mật độ xây dựng cao tập trung dọc theo các trục đường xuyên quốc gia. Từ đây có các tuyến không gian phụ với mật độ xây dựng giảm dần, lan toả ra các khu vực xung quanh. Quy hoạch chung xây dựng KKTCK phải xác định được vị trí và quy mô của khu vực cửa khẩu, khu vực trung tâm đô thị, hệ thống các trục không gian chính làm cơ sở cho việc xác lập liên kết không gian giữa các khu vực chức năng của KKTCK;

c) Quy hoạch chung xây dựng KKTCK phải bao gồm các nôi dung kinh tế đô thị: Dự báo quy mô dân số trong mối liên quan đến vấn đề dịch cư; mật độ dân số đảm bảo cho việc phát triển hiệu quả; dự báo cơ cấu lao động; cơ cấu ngành nghề..; Tính toán nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung; Các công trình dự kiến xây dựng giai đoạn đầu..:

d) Đề xuất các giải pháp trong thiết kế đô thị như hệ thống các không gian mở; các tuyến, điểm nhấn không gian chính; phong cách kiến trúc; cảnh quan đô thị theo điều kiện địa hình đồng bằng hoặc đồi núi..;

e) Đề xuất các giải pháp có liên quan đến việc phát triển cộng sinh giữa môi trường KKTCK với môi trường tự nhiên đảm bảo phát triển bền vững, qua việc tận dụng tối đa điều kiện địa hình; tận dụng năng lượng tự nhiên; giữ gìn nguồn nước và hạn chế tối đa việc phá huỷ hệ động thực vật trong khu vực.

f) Đề xuất các giải pháp liên quan đến xã hội học đô thị, trước hết là an sinh xã hội, tạo điều kiện cho nguời dân địa phương được thụ hưởng các điều kiện về dịch vụ xã hội và hạ tầng kỹ thuật; vấn đề hoà nhập cộng đồng giữa người dân địa phương, người dân từ nơi khác đến đây sinh sống và khách du lịch.

g) Đề xuất các vấn đề về văn hoá đô thị qua các giải pháp quy hoạch không

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 42

Page 43: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

gian phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá của cộng đồng dân cư địa phương; tạo lập các không gian cho các hoạt động văn hoá mới;

h) Các định hướng phát triển không gian của KKTCK phải được lồng ghép với cấu trúc thành phần và khung hạ tầng kỹ thuật của KKTCK, đặc biệt là cấu trúc hệ thống giao thông.

i) Các giải pháp quy hoạch sử dụng đất phải đề xuất được không gian cụ thể cho từng khu vực chức năng: Khu cửa khẩu; Khu vực trung tâm của khu đô thị cửa khẩu; Các đơn vị ở trong khu dân dụng; Đất cây xanh công viên; Khu công nghiệp; Khu du lịch; Khu vực xây dựng các công trình đầu mối HTKT; Điểm dân cư nông thôn tại khu vực nông, lâm nghiệp...

2) Lựa chọn vị trí các khu vực chức năng trong KKTKCK:KKTCK là khu vực có nhiều khu vực chức năng. Việc lựa chọn vị trí hợp lý bố

trí các khu vực chức năng có ý nghĩa quyết định sự phát triển của toàn KKTCK. Sự phân bố không hợp lý các khu vực chức năng sẽ gây là nhiều vấn đề phức tạp trong việc triển khai các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Thậm chí phải tiến hành quy hoạch lại. Vì vậy, trong thực tế, các kiến trúc sử chủ trì đồ án quy hoạch chung KKTCK (cũng như các loại đồ án quy hoạch chung khác) phải có kiến thức liên ngành, trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế.

Việc bố trí các khu vực chức năng trong KKTCK thường trải qua các giai đoạn sau:

a) Tính toán quy mô đất đai của từng khu vực chức năng: Trên cơ sở tổng hợp các thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của

toàn khu; quy mô hoạt động giao lưu thương mại, văn hoá; nhu cầu đầu tư về các dự án dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp...tính toán sơ bộ nhu cầu về đất đai của từng khu vực chức năng.

Đối với khu vực dân cư đô thị, quy mô đất đai được tính toán trên cơ sở dự báo về số dân...

b) Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng:Việc đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng nhằm đạt tới mục tiêu là phân định

được quỹ đất phù hợp với đặc điểm của các khu chức năng:- Các khu vực có quy mô lớn, địa hình bằng phẳng để bố trí các khu: Khu vực

cửa khẩu; Khu vực trung tâm đô thị; Khu công nghiệp;- Các khu vực có khả năng xây dựng song địa hình ít bằng phẳng để bố trí các

khu: Khu du lịch; cụm dân cư theo dạng biệt thự, nhà vườn...- Các khu vực tự nhiên tồn tại song song cùng với các khu vực chức năng sau

này như sông, hồ, núi cao; khu vực rừng, vườn sinh thái cần bảo tồn...Ngoài ra, còn phải xác định các khu vực không thể xây dựng, ví dụ như khu

vực sạt lở, xảy ra lũ lụt...c) Đánh giá về khả năng liên hệ với các khu vực phát triển khác bên kia

biên giới và nội địa:KKTCK có quy mô diện tích hàng ngàn ha, vì vậy trong quy hoạch chung phải

xác định được hướng phát triển không gian của KKTCK liên kết với các khu vực chức năng bên ngoài. Đây là cơ sở cho việc xác định các trục giao thông chính - đồng thời là các trục không gian chính của KKTCK.

d) Đề xuất phương án bố trí:- Về cơ bản KKTCK đều được xây dựng trên khu vực hạt nhân là khu vực cửa

khẩu với trục giao thông xuyên biên giới. Các khu vực chức năng càng bố trí gần trục giao thông này, khả năng thành công càng cao. Song trong phạm vi của KKTCK

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 43

Page 44: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

tuyến giao thông này không đủ dài để bố trí các khu chức năng hai bên, thường có chiều dài 10-15km. Vì vậy phải bố trí các tuyến giao thông cấp đô thị, cấp liên khu vực song sọng hoặc vuông góc với tuyến giao thông này, làm cơ sở cho việc bố trí các khu vực trung tâm đô thị, khu công nghiệp, các đơn vị ở...

- Ngoài khu vực cửa khẩu được ưu tiên bố trí, các khu vực chức năng cần được bố trí tiếp theo là khu vực trung tâm đô thị, khu công nghiệp.

- Các khu vực còn lại được bố trí căn cứ vào quỹ đất có thể khai thác cho việc xây dựng, được bố trí xen kẽ với các khu vực tự nhiên như núi cao, sông, suối, hồ...

- Trong đồ án quy hoạch chung phải xác định đến ranh giới của các bộ phận chức năng chính trong các vực chức năng:

. Đối với khu vực cửa khẩu: Xác định được vị trí và quy mô của khu quản lý cửa khẩu, khu chợ đường biên, khu phi thuế quan...

. Đối với khu vực dân dụng của đô thị: Xác định được khu vực xây dựng trung tâm hành chính và các công trình dịch vụ cấp đô thị; Khu vực xây dựng các công trình dịch vụ ngoài cấp quản lý của đô thị; Khu vực xây dựng cây xanh công viên cấp đô thị; Vị trí, quy mô của từng đơn vị ở và trung tâm của đơn vị ở.

. Đối với cụm công nghiệp, khu công nghiệp: Xác định được vị trí và quy mô của cụm công nghiệp, khu công nghiệp và vị trí khu trung tâm của cụm công nghiệp, khu công nghiệp.

. Đối với các khu du lịch: Xác định vị trí và quy mô xây dựng các khu du lịch và vị trí xây dựng trung tâm (cổng ra vào chính) của khu du lịch.

. Đối với các khu vực làng xã: Xác định vị trí và quy mô điểm dân cư nông thôn và vị trí xây dựng các trung tâm làng xã.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 44

Page 45: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 2.3: Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Bờ Y, tỉnh Kontum

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 45

Page 46: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 2.4: Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Hình 2.5: Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 46

Page 47: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3.4.2 Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng1) Yêu cầu chung: Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 là bước tiếp theo của quy hoạch

chung, là giai đoạn cụ thể hoá về ranh giới, quy mô, hình thái không gian, nhu cầu hạ tầng kỹ thuật của các bộ phận chức năng trong từng khu chức năng của KKTCK, phù hợp với cấu trúc của hệ thống giao thông đến cấp đường khu vực. Quy hoạch xây dựng phân khu là cơ sở cho việc thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, triển khai các dự án thành phần và quản lý theo quy hoạch xây dựng.

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 có thể được Ban quản lý KKTCK lập hoặc nhà đầu tư lập, đáp ứng nhu cầu đầu tư cụ thể đối với từng khu vực quy hoạch. Tại đây đã xác định mốc giới của các tuyến đường và chỉ giới xây dựng của từng ô đất.

3.4.3 Quy hoạch xây dựng khu đô thị cửa khẩu 1) Quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩuKhu vực cửa khẩu là nơi diễn ra các hoạt động quản lý về việc xuất nhập khẩu

của người, phương tiện giao thông vận tải và hàng hoá, được phép qua lại giữa hai biên giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động giao thương hàng hoá và du lịch. Khu vực cửa khẩu phân thành 3 khu vực chức năng chính:

- Khu quản lý cửa khẩu- Khu chợ đường biên- Khu phi thuế quan: Khu thương mại quốc tế (khu thương mại đặc biệt; khu

thương mại công nghiệp; khu thương mại tự do); Khu kho ngoại quan (khu vực logistics).

Đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết khu vực cửa khẩu là bước cụ thể hoá ranh giới và quy mô của các khu chức năng nêu trên, bố trí hệ thống giao thông để phân chia thành các ô đất xây dựng, đặc biệt là khu phi thuế quan có diện tích lớn. Về cơ bản giải pháp quy hoạch xây dựng tại khu vực cửa khẩu là giải pháp quy hoạch theo kiểu ô cờ theo dạng dải, kéo dài dọc theo trục đường chính ra biên giới.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 47

Page 48: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 2.6: Sơ đồ vị trí khu cửa khẩu trong Khu đô thị cửa khẩu

Hình 2.7: Khu cửa khẩu, thuộc Khu đô thị cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 48

Page 49: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 2.8: Bãi tập kết và trung chuyển hàng hóa (khu vực logistics), KKTCK Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Hình 2.9: Khu quản lý và chợ biên giới , KKTCK Vĩnh Xương, tỉnh An Giang

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 49

Page 50: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

Hình 2.10: Ví dụ minh họa: Khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài

Hình 2.11: Ví dụ minh họa: Khu đô thị cửa khẩu Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 50

Page 51: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

2) Quy hoạch xây dựng hệ thống các công trình dịch vụ đô thị và ngoài đô thị:

Đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng cụ thể hoá vị trí, ranh giới và tổ chức không gian của các ô đất xây dựng:

- Công trình hành chính huyện, trong trường hợp KKTCK bao gồm cả chức năng đô thị huyện lỵ;

- Công trình hành chính, quản lý KKTCK.- Công trình hành chính các cấp của khu đô thị cửa khẩu ( đô thị loại V đến loại

II).- Các công trình dịch vụ đô thị các cấp như: Trường trung học phổ thông, dạy

nghề, bệnh viện, nhà văn hoá, trung tâm thể dục thể thao, thương mại, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, văn phòng…;

Chỉ tiêu sử dụng đất hệ thống công trình dịch vụ đô thị và ngoài đô thị được lấy theo Quy chuẩn Xây dựng.

Hệ thống công trình dịch vụ cấp đô thị và khu vực xây dựng các công trình hành chính ngoài cấp quản lý hành chính của đô thị cùng với khu vực cửa khẩu hình thành nên trung tâm của KKTCK. Tại đây có thể xây dựng các công trình cao tầng, tạo diện mạo cho khu đô thị cửa khẩu.

Hình 2.12: Ví dụ minh họa: Khu dịch vụ thương mại, thuộc Khu đô thị cửa khẩu Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 51

Page 52: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3) Quy hoạch các đơn vị ở:Đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng cụ thể hoá vị trí,

ranh giới và tổ chức không gian của các ô đất xây dựng trong đơn vị ở, gồm các ô đất:

- Ô đất xây dựng công trình dịch vụ cấp đơn vị ở, gồm: công trình hành chính các cấp của đơn vị ở; công trình thương mại dịch vụ, đặc biệt là chợ; trường tiểu học, trung học cơ sở; nhà trẻ. Các công trình dịch vụ đô thị phục vụ trong đơn vị ở (trường học, chợ…) cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500m. Riêng đối với khu vực có địa hình phức tạp, bán kính phục vụ của các lọai công trình này không quá 1,0km.

- Ô đất xây dựng nhóm nhà, bao gồm các loại nhà ở có vườn, nhà biệt thự...- Trong các nhóm nhà ở bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ 300m.Các chỉ tiêu về sử dụng đất đơn vị được lấy theo Quy chuẩn Xây dựng.

Hình 2.13: Ví dụ minh họa: Khu dân cư Khu đô thị cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang

4) Quy hoạch khu cây xanh công viên và vườn hoa đô thị:Đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng cụ thể hoá vị trí,

ranh giới và tổ chức không gian của các khu đất xây dựng công viên của khu đô thị cửa khẩu; xác định vị trí, quy mô của các khu cây xanh vườn dạo trong các đơn vị ở và nhóm nhà ở.

Các khu công viên đô thị có quy mô lớn, thường gắn liền với cảnh quan tự nhiên như đồi núi, hồ, sông. Quảng trường trước cổng chính công viên là không gian mở quan trọng để kết nối với hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan khác trong khu đô thị.

Các ô đất cây xanh vườn dạo trong các nhóm nhà ở có quy mô không lớn và không có hàng rào bao quanh. Tại đây bố trí các sân chơi, thể thao và các công trình phục vụ sinh hoạt cộng đồng cho dân cư của nhóm nhà.

Các chỉ tiêu về diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng được lấy theo Quy chuẩn Xây dựng.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 52

Page 53: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3.4.4 Quy hoạch xây dựng cụm CN, KCN 1) Yêu cầu chung:- Về cơ bản KKTCK có thể có một hay vài cụm CN, KCN, tuỳ thuộc vào quy mô

của KKTCK. KKTCK được bố trí cách xa khu dân cư theo yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, song cần tiếp cận thuận lợi các trục đường giao thông đối ngoại và giao thông chính đô thị, qua đó có thể tăng thu hút được các nhà đầu tư.

- Ưu tiên lựa chọn vị trí đất xây dựng thuận lợi để bố trí cụm CN, KCN. - Quy mô các lô đất xây dựng XNCN được xác định căn cứ theo đặc điểm và

loại hình công nghiệp dự kiến sẽ thu hút đầu tư vào cụm CN, KCN.2) Các khu chức năng của cụm CN, KCN:Tương tự như các cụm CN, KCN trong các khu đô thị nội địa, cụm CN, KCN có

các chức năng cơ bản:- Trung tâm điều hành cụm CN, KCN;- Đất xây dựng các XNCN, được phân thành các lô đất xây dựng;- Đất cây xanh cụm CN, KCN;- Đất giao thông và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.Cơ cấu chiếm đất của các bộ phận chức năng cụm CN, KCN được xác định

phù hợp với Quy chuẩn xây dựng. 3) Giải pháp quy hoạch cụm CN, KCN:Về cơ bản giải pháp quy hoạch cụm CN, KCN theo kiểu ô cờ, lấy giao thông

làm trục tổ hợp. Đây là giải pháp thuận lợi cho việc phân chia lô đất xây dựng. Hệ thống giao thông của cụm CN, KCN phân chia khu đất quy hoạch thành các ô đất xây dựng công trình hành chính, công cộng; các ô đất với các lô đất xây dựng XNCN; các ô đất cây xanh sử dụng công cộng; các ô đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật...

Các chỉ tiêu về các loại đất trong cụm CN, KCN được lấy theo Quy chuẩn Xây dựng.

Hình 2.14: Ví dụ minh họa: KCN, thuộc Khu đô thị cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 53

Page 54: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3.4.5 Quy hoạch xây dựng các khu du lịch 1) Yêu cầu chung:- Tận dụng tối đa điều kiện địa hình, cảnh quan tự nhiên để khai thác cho hoạt

động du lịch. - Vị trí các khu du lịch thường được bố trí gắn liền với cảnh quan tự nhiên hoặc

nhân tạo (hồ thủy lợi...).- Cần phải dự kiến các loại sản phẩm du lịch để xây dựng các cơ sở vật chất

phục vụ tương ứng; Khai thác được các tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hoá tại đại phương.

2) Các khu chức năng của Khu du lịch:Khu du lịch phân thành hai bộ phận: Các khu chức năng nằm trong Khu du lịch

và các khu chức năng nằm ngoài khu du lịch. - Khu chức năng bên trong Khu du lịch gồm: Khu vực tiếp đón làm thủ tục cho

khách; Khu vực vui chơi, giải trí, ăn uống; Khu vưc nghỉ dưỡng; Khu vực quản lý, điều hành khu du lịch; Khu vực cảnh quan tự nhiên...

- Khu vực chức năng bên ngoài Khu du lịch gồm: Các điểm đưa và đón khách đến thăm quan, du lịch khám phá các địa điểm bên ngoài Khu du lịch.

3) Giải pháp quy hoạch: Các giải pháp quy hoạch xây dựng Khu du lịch đều lấy cảnh quan tự nhiên

(hoặc nhân tạo như hồ nước...) làm khung không gian để quy hoạch bố trí các khu chức năng của Khu du lịch. Cảnh quan của Khu du lịch hoà vào hay công sinh vào cảnh quan tự nhiên.

Các khu chức năng trong công viên được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông nội bộ và hệ thống mặt nước.

3.4.6 Quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn 1) Yêu cầu chung:Với quy mô khoảng 10000ha, KKTCK có phạm vi liên quan tối thiểu đến 3 xã.

Về cơ bản đây là các khu vực làng xã hiện có, cần thiết phải quy hoạch để tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất hàng hoá và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là tại khu vực đồng bào dân tộc ít người.

Việc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn xảy ra theo hai hướng:- Tập trung lại các cụm dân cư phân tán, để tạo điều kiện thuận tiện cho việc

xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là các công trình giáo dục, y tế.

- Mở rộng các điểm dân cư hiện có, đáp ứng nhu cầu xây dựng bổ sung các hạng mục công trình mới.

Các giải pháp quy hoạch xây dựng phải phù hợp với các đặc điểm cụ thể về vị trí, tính chất của từng vùng theo ngành nghề kinh tế của địa phương và phong tục, tập quán, tín ngưỡng.

2) Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:Điểm dân cư nông thôn được phân thành các khu chức năng: - Khu trung tâm xã;- Khu ở, gồm các thôn, xóm nhà ở và các công trình phục vụ. - Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất;

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 54

Page 55: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Các công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật hạ tầng của xã.Các khu vực chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được

quy hoạch với cự ly đảm bảo yêu cầu về khoảng cách ly vệ sinh, đảm bảo phòng chống dịch bệnh lây lan đối với các điểm dân cư.

3) Giải pháp quy hoạch: - Giải pháp quy hoạch các điểm dân cư nông thôn thường bắt đầu từ việc quy

hoạch khu ở. Khu ở được kế thừa hiện trạng phân bố dân cư và bổ sung thêm quỹ đất ở mới phục vụ cho việc tập trung dân cư hoặc tăng dân số.

- Các điểm dân cư được xây dựng thành các cụm có quy mô đủ để thuận lợi cho việc bố trí các công trình dịch vụ công cộng cần thiết như nhà trẻ, trường tiểu học, cơ sở dịch vụ hàng ngày...

- Khác với các khu dân cư đô thị thường được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông, giới hạn của các cụm dân cư nông thôn trong KKTCK còn phải phù hợp với điều kiện địa hình, địa vật tự nhiên như đồi, núi, sông, suối, hồ, kênh mương..

- Nhà ở tại khu vực nông thôn chủ yếu là nhà ở thấp tầng, phân theo các lô đất cho từng hộ, gồm các nhà chính, nhà phụ (bếp, kho, sản xuất phụ), các công trình phụ, vườn, đất ao...Bố cục các thành phần trong lô đất và tổ chức mặt bằng, hình khối kiến trúc phải đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình, tạo bộ mặt kiến trúc cho thôn xóm và tôn trọng truyền thống văn hoá lâu đời của người dân.

- Hiện tại các xã đều có trung tâm xã. Tại đây bố trí các công trình dịch vụ hành chính và dịch vụ công cộng của xã. Trung tâm xã phải là đầu mối của tuyến đường giao thông liên hệ trực tiếp với khu đô thị cửa khẩu. Trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có giải pháp quy hoạch vị trí trung tâm mới cho phù hợp.

- Dành vị trí đát thuận tiện, bằng phẳng để bố trí nhà trẻ, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, sân luyện tập thể thao..

- Chợ là một trong những công trình quan trọng bậc nhất, được ưu tiên bố trí tại vị trí trung tâm của xã, nơi thúc đẩy sản xuất hàng hoá.

- Đối với các xã có tiềm năng có thể nghiên cứu bố trí các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ.

- Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng phải được bảo tồn, tôn tạo. - Tại khu trung tâm xã, bố trí cây xanh vườn hoa công cộng kết hợp với sân tập

luyện thể thao, hoặc gắn kết với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá.

3.5 QH GIAO THÔNG VÀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KKTCK

3.5.1 Quy hoạch hệ thống giao thông 1) Các yêu cầu chung:- KKTCK có đầy đủ các loại đầu mối giao thông: Đường bộ (theo các trục

đường bộ, quốc lộ chính của quốc gia với các đường quốc lộ xuyên quốc gia); Đường sắt (theo các tuyến đường sắt xuyên quốc gia, thường tập trung ở các KKTCK giáp Trung Quốc); Đường thuỷ (theo các tuyến sông dọc hai đường biên giới, thường tập trung ở các KKTCK phía Nam); Đường hàng không tại một số KKTCK như KKTCK Bờ Y, Móng Cái,...). Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ là chủ yếu.

- Với quy mô thông thường của một KKTCK, đồ án quy hoạch chung nghiên cứu trên bản đồ nền địa hình tự nhiên tỷ lệ 1/10.000, quy hoạch hệ thống giao thông

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 55

Page 56: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

cần nghiên cứu quy hoạch đến cấp đường chính khu vực; Trong đồ án quy hoạch chung xây dựng 1/5.000, quy hoạch hệ thống giao thông cần nghiên cứu quy hoạch đến cấp đường khu vực. Đối với đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, quy hoạch hệ thống giao thông cần nghiên cứu quy hoạch đến cấp đường phân khu vực và trong đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, cần nghiên cứu quy hoạch đến đường trong nhóm nhà ở.

- Hệ thống giao thông KKTCK phải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách và đảm bảo khả năng liên hệ nhanh chóng, an toàn giữa biên giới giữa hai nước, giữa tất cả các khu chức năng trong đô thị, các điểm dân cư nông thôn và các khu vực kinh tế lân cận khác.

- Phải phân biệt giữa đường giao thông liên quốc gia, giao thông đối ngoại, giao thông vận chuyển phục vụ các khu công nghiệp, kho tàng, với hệ thống đường giao thông nội thị.

- Dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và các loại phương tiện giao thông trong KKTCK. Đối với các đô thị cửa khẩu từ loại III trở lên, cần dự kiến phát triển và tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng.

- Quy hoạch hệ thống giao thông phải các tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan về: Quy định về hệ thống đường đô thị, về cấp đường, loại đường, tốc độ thiết kế, bề rộng 1 làn xe, bề rộng lòng đường, khoảng cách giữa hai đường và mật độ đường; Quy định về hè đường đi bộ, đường xe đạp; Tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh trong đất xây dựng đô thị; Chỗ giao nhau của các đường đô thị; Dải phân cách; Quảng trường; Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng; Các công trình phục vụ giao thông trong khu đô thị ( bãi đỗ xe, trạm xăng...)

- Việc tổ chức hệ thống giao thông đường bộ hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình, là tiền đề quan trọng cho việc xác định ranh giới các ô đất và là các trục tổ hợp chính cho bố cục kiến trúc cảnh quan trong khu đô thị cửa khẩu.

- KKTCK thường nằm trên khu vực đồi núi, vì vậy việc quy hoạch hệ thống giao thông cần kết hợp với việc thiết kế hệ thống các tường chắn đất, thu gom nước mưa dọc các lưu vực thoát nước mưa có liên quan hai bên đường.

3) Quy hoạch hệ thống giao thông khu đô thị cửa khẩua) Đối với hệ thống giao thông đối ngoại- Đường bộ: là tuyến đường quốc gia đến cửa khẩu (một hay nhiều cửa khẩu).

Các khu vực chức năng của đô thị cửa khẩu được bố trí dọc theo trục giao thông này. Cần có giải pháp quy hoạch để đảm bảo an toàn giao thông liên hệ giữa các khu chức năng bố trí hai bên đường. Trong khu đô thị cửa khẩu bố trí một bến ô tô liên tỉnh, trạm phục vụ sửa chữa và trạm dừng cho xe ô tô.

- Đường sắt: Hệ thống đường sắt chỉ có tại một số KKTCK. Tuyến đường sắt nên được bố trí như là ranh giới của các khu chức năng chính của đô thị. Tổ chức giao nhau khác độ cao cho nút giao cắt giữa đường sắt với trục giao thông chính của đô thị. Ga hàng hoá và hành khách bố trí liên hệ thuận tiện với trung tâm đô thị, khu công nghiệp. Quảng trường trước nhà ga là không gian mở quan trọng của khu đô thị cửa khẩu.

- Đường hàng không: Chỉ có hai KKTCK có cảng hàng không là KKTCK Móng Cái và Bờ Y (dự kiến).

- Đường thủy: Bến tàu (cảng) hành khách và hàng hoá được bố trí trong khu vực nội thị. Quảng trường trước bến tàu hàng và khách là không gian mở quan trọng của KKTCK, được bố trí gần trung tâm của khu đô thị. Các quy định về diện tích cảng, mớn nước theo yêu cầu trọng tải tàu theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng và

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 56

Page 57: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

tiêu chuẩn ngành có liên quan.b) Quy hoạch hệ thống giao thông trong đô thị - Hệ thống giao thông trong khu vực dân dụng của đô thị được thiết kế căn cứ

theo phân loại chức năng giao thông và tốc độ tính toán phù hợp với các chỉ tiêu đường nội thị, gồm các loại đường: Đường cấp đô thị, đường cấp khu vực và đường cấp nội bộ.

- Hệ thống giao thông trong các khu công nghiệp tương đương với hai cấp là cấp khu vực và cấp đường nội bộ.

- Hệ thống giao thông trong các khu du lịch được thiết kế phù hợp với tính chất và đặc điểm tổ chức giao thông trong từng khu du lịch.

- Quy hoạch hệ thống giao thông có nội dung đề xuất: Giải pháp về hướng tuyến, thành phần mặt cắt ngang đường (lòng đường với số làn xe, giải phân cách, chiều rộng vỉa hè); Tổ chức giao cắt của các tuyến đường; Hệ thống quảng trường (quảng trường giao thông, quảng trường trước nhà ga, cảng, quảng trường trước công trình trình công cộng...); Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng; - Quy hoạch các công trình phục vụ giao thông trong đô thị như bãi đỗ xe; trạm xăng, trạm sửa chữa xe...

4) Quy hoạch hệ thống giao thông khu vực dân cư nông thôn- Kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có, kết nối liên hoàn với hệ thống

giao thông của Khu đô thị cửa khẩu, với các xã trong KKTCK và với hệ thống giao thông liên vùng (liên quốc gia, liên tỉnh, liên huyện).

- Phù hợp với mạng lưới quy hoạch thuỷ nông và hệ thống giao thông canh tác nông nghiệp và khai thác lâm nghiệp;

- Đảm bảo liên hệ trực tiếp thuận lợi giữa trung tâm xã với các điểm dân cư nông thôn, nối liền các điểm dân cư với khu vực sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau.

- Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu khối lượng đào đắp và các công trình (cầu, cống) phải xây dựng trên tuyến.

- Kết cấu và bề rộng mặt đường phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã và yêu cầu kỹ thuật đường nông thôn, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như yêu cầu phát triển trong tương lai.

- Tận dụng tối đa hệ thống sông ngòi, kênh rạch tổ chức mạng lưới đường thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách, đặc biệt tại KKTCK phía Nam.

Bề rộng mặt cắt đường nội bộ trong khu dân cư nông thôn phải đảm bảo ≥4m.

3.5.2 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 1) Các yêu cầu chung a) Yêu cầu đối với quy hoạch san đắp nền: - Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa, hệ thống tiêu thuỷ lợi và hệ

thống công trình bảo vệ khu đất khỏi ngập lụt.- Đảm bảo độ dốc đường theo tiêu chuẩn.- Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, giữ được lớp đất màu, cây

xanh hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp. Quy hoạch chiều cao phải phù hợp với hiện trạng xây dựng.

- Đảm bảo nước mưa thoát nhanh và không gây xói lở nền đường, nền công trình;

- Không bố trí dân cư ở khu vực có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét.b) Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 57

Page 58: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Hệ thống thoát nước mưa phải bảo đảm thoát nước mưa trên toàn lưu vực trong phạm vi quy hoạch và các lưu vực có liên quan.

- Tận dụng các khu vực thung lũng, các hồ ao hiện có để xây dựng các hồ điều tiết nước mưa.

- Đối với các mương, suối chảy qua khu đô thị, cần phải kè bờ.- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế căn cứ theo mực nước tính toán

(mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất năm) và phù hợp với với hệ thống giao thông.

2) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật khu vực đô thị cửa khẩuTrong quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật có nội dung: - Đánh giá, xác định được các loại đất theo điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít thuận

lợi, không thuận lợi, cấm xây dựng hoặc hạn chế xây dựng;- Xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực, toàn đô thị và các trục

giao thông chính đô thị; chỉ rõ khu vực tôn nền hoặc hạ nền, dự báo khối lượng san nền;

- Xác định được các lưu vực thoát nước mưa chính, hệ thống cống thoát nước mưa chính, các hồ dự kiến xây dựng và các công trình đầu mối;

- Đề xuất giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ quét, bão, sóng thần, triều cường…).

Trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật có nội dung: Quy hoạch chiều cao từng khu ô đất, khớp nối với các khu vực có liên quan, xác định cao độ tại các điểm giao cắt đường và tại các điểm đặc biệt; xác định vị trí đào đắp với các thông số về khối lượng.

Trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, quy hoạch hệ thống thoát nước mưa có nội dung: Thiết kế mạng lưới đường cống; xác định các thông số kỹ thuật và vị trí của các hồ điều hoà dự kiến và các trạm bơm đầu mối; Đề xuất giải pháp tổ chức các ga thu nước và giếng kỹ thuật, vị trí ta-luy, tường chắn…

3) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật khu vực dân cư nông thôn- Hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch phù hợp với hệ thống tưới tiêu

thuỷ lợi, hạn chế tối đa thay đổi dòng chảy của sông, suối. - Chỉ san nền tại công trình và khu vực tập trung xây dựng công trình. - Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt.

3.5.3 Quy hoạch cấp nước 1) Các yêu cầu chung: - Chỉ tiêu tính toán nhu cầu dùng nước; Quy mô đất đai tối thiểu của nhà máy

lọc nước...được xác định theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng và các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan.

- Xác định nguồn nước: Với điều kiện địa hình đa phần đồi núi, nguồn nước hợp lý cho các KKTCK là nguồn nước mặt tại các sông, hồ (tự nhiên hoặc hồ chứa).

- Mạng lưới đường ống: mạng đường ống truyền tải chính phải được thiết kế thành mạch vòng và được tính toán thủy lực để đáp ứng được lượng nước chuyển và áp lực trong đường ống vào giờ dùng nước nhiều nhất và khi có cháy.

2) Quy hoạch cấp nước khu vực đô thị cửa khẩu:a) Đối với quy hoạch chung: - Tính toán nhu cầu dùng nước được tính theo quy mô dân số tại các khu dân

dụng và theo quy mô đất đai tại các cụm công nghiệp, KCN. Nhu cầu dùng nước tại

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 58

Page 59: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

khu vực cửa khẩu có thể lấy tương tự như với nước công trình công cộng dịch vụ. - Lựa chọn nguồn nước; Quy mô và địa điểm xây dựng các công trình đầu mối;

Xác định được công nghệ xử lý nước. - Quy hoạch hệ thống cấp nước gồm: Các công trình đầu mối (trạm bơm, hệ

thống đường ống dẫn nước thô; nhà máy xử lý nước; hệ thống các đường ống truyền tải chính.

b) Đối với quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng: - Tính toán nhu cầu dùng nước của từng bộ phận chức năng và ô đất xây dựng

theo tính chất cụ thể của từng chức năng. - Kiểm tra và cụ thể hoá giải pháp quy hoạch cấp nước trong quy hoạch chung. - Tận dụng các sông, hồ, ao để dự trữ nước chữa cháy; Quy định về đường

kính ống dẫn nước chữa cháy, các họng lấy nước chữa cháy theo Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan.

3) Quy hoạch cấp nước khu vực dân cư nông thôn- Tính toán nhu cầu cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, công cộng, chăn nuôi và

cho các cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm sản.- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước của Khu đô thị cửa khẩu hoặc xây dựng

trạm cấp nước cục bộ cho từng xã hoặc cụm xã.

3.5.4 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang 1) Các yêu cầu chung - Chỉ tiêu tính toán nhu cầu nước thải và rác thải phải thu gom xử lý; Quy định

về xử lý và xả nước thải; Quy định khoảng cách an toàn về môi trường của trạm bơm, trạm xử lý nước thải: Quy định bố trí hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải được xác định theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan;

- Cần thiết xây dựng trạm xử lý nước thải riêng cho khu dân dụng, khu du lịch và cụm công nghiệp, KCN;

- Chất thải rắn nguy hại của các bệnh viện, cụm công nghiệp, KCN phải được phân loại, thu gom và xử lý riêng. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn; Yêu cầu đối với trạm trung chuyển chất thải rắn; Quy định khoảng cách an toàn về môi trường được xác định theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan.

- Mỗi KKTCK có một nghĩa trang và một nhà tang lễ. Yêu cầu về địa điểm xây dựng; Quy định về sử dụng đất ; Quy định khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường của nghĩa trang và nhà tang lễ được xác định theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng.

2) QH thoát nước thải, quản lý rác thải và nghĩa trang khu đô thị cửa khẩua) Đối với quy hoạch chung: - Dự báo tổng lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang;- Quy hoạch hệ thống mạng lưới thoát nước thải gồm trạm xử lý nước thải,

trạm bơm chuyển bậc và các tuyến ống thu gom nước thải tại các trục giao thông chính. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải;

- Xác định vị trí và dự báo nhu cầu đất xây dựng các công trình trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn;

- Xác định vị trí, qui mô nhà tang lễ, nghĩa trang, công nghệ táng;b) Đối với quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng: - Tính toán nhu cầu thu gom xử lý nước thải và rác thải cho từng bộ phận chức

năng và các ô đất xây dựng.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 59

Page 60: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Cụ thể hoá hệ thống thu gom nước thải đến từng ô đất xây dựng. - Cụ thể hoá vị trí, quy mô nhà tang lễ;- Xác định vị trí các nhà vệ sinh công cộng.4) QH thoát nước thải, quản lý rác thải và nghĩa trang khu vực dân cư

nông thôn- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt tại các khu vực

dân cư tập trung. - Hướng dẫn người dân (đặc biệt là các dân tộc ít người) xây dựng nhà xí hợp

vệ sinh với các bể tự hoại; Xây dựng các chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở; Chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý phù hợp để làm phân bón cho nông nghiệp.

- Mỗi xã nên có một nghĩa trang mới, đặt cách xa khu dân cư tối thiểu 500m.

3.5.5 Quy hoạch cấp điện 1) Các yêu cầu chung:- Quy hoạch hệ thống cung cấp điện phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch.

Đồ án quy hoạch chung chủ yếu xác định nguồn điện cung cấp từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các trạm nguồn 500KV; 220KV và 110KV. Với KKTCK có quy mô lớn cần thiết phải xây dựng trạm nguồn 110 KV riêng. Quy hoạch phân khu xác định đến tuyến 22KV và trạm biến áp 110/22KV; Quy hoạch chi tiết xác định đến tuyến 0,4KV.

- Tận dung các nguồn năng lượng từ thủy điện, năng lượng mặt trời, bioga...giảm bớt nhu cầu từ nguồn điện quốc gia.

- Chỉ tiêu nhu cầu dùng điện được xác định theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan.

2) Quy hoạch hệ thống cấp điện toàn KKTCK: - Tính toán nhu cầu phụ tải cho toàn KKTCK;- Xác định nguồn cung cấp điện. Trong trường hợp phải xây dựng trạm nguồn

220/110/22KV cần bố trí vị trí xây dựng tuyến điện cao thế tới trạm nguồn. - Dự kiến các tuyến truyền tải chính;3) Quy hoạch cấp điện khu vực đô thị cửa khẩu:- Tính toán nhu cầu phụ tải cho từng khu vực chức năng của KKTCK- Đối với quy hoạch phân khu tại các khu dân cư: Xác định vị trí và quy mô của

các trạm biến thế 22/0,4KV đảm bảo bán kính phục vụ của mỗi trạm hạ thế khoảng 300-400m. Cụ thể hoá các tuyến truyền tải căn cứ theo nhu cầu phụ tải và vị trí xây dựng tram hạ thế, đảm bảo khả năng dự phòng cho mỗi tuyến phụ tải. Đề xuất các tuyến 22KV đi ngầm hoặc nổi dọc theo các trục đường cấp khu vực của KKTCK.

- Đối với quy hoạch chi tiết tại các khu dân cư: Xác định hệ thống điện phân phối (sinh hoạt, chiếu sáng) 0,4KV đến từng hộ phụ tải; Bố trí chiếu sáng đường...

- Đối với các cụm công nghiệp, KCN, chỉ bố trí tuyến truyền tải 22KV đến hàng rào lô đất XNCN.

4) Quy hoạch cấp điện khu vực dân cư nông thôn:- Tính toán nhu cầu phụ tải cho các điểm dân cư nông thôn, bao gồm cả điện

phục vụ cho nhu cầu tưới, tiêu phục vụ nông nghiệp.- Đối với quy hoạch phân khu: Xác định vị trí và quy mô của các trạm biến thế

22/0,4KV đảm bảo bán kính phục vụ của mỗi trạm hạ thế khoảng 300-400m; Xác định các tuyến truyền tải 22KV đi nổi dọc theo các trục đường liên huyện, liên xã, trục giao thông chính của xã trong phạm vi quy hoạch.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 60

Page 61: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Đối với quy hoạch chi tiết: Xác định hệ thống điện phân phối (sinh hoạt, chiếu sáng) 0,4KV đến từng hộ phụ tải; Bố trí chiếu sáng đường...

3/2011 TS. Phạm Đình Tuyển, ThS. Nguyễn Văn Phúc (ĐHXD)

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 61

Page 62: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Các văn bản pháp lý của Nhà nước về các khu kinh tế cửa khẩu:a) Quyết định số 675/TTg ngày 18/09/1996 của Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái.b) Quyết định số 100/1998/QĐ-TTg ngày 26/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ V/v áp dụng thí điểm một số chính sách tại cửa khẩu biên giới Lào Cai, Mường Khương.c) Quyết định của Chỉnh phủ phê duyệt thành lập các Khu kinh tế cửa khẩu:- Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 27/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ V/v thành lập khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh;- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 05/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt dự án phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi;

- Quyết định số 105/1999/QĐ-TTg ngày 16/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh;- Quyết định số 189/1999/QĐ-TTg ngày 20/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Định hướng Quy hoạch chung xây dựng Khu thương mại Lao Bảo;- Quyết định số 09/2003/QĐ-TTg ngày 10/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v mở rộng phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai;- Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát;- Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v thành lập khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo;- Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y;- Quyết định thành lập khu kinh tế cửa khẩu An Giang số 65/2007/QĐ-TTg ngày 15/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ;- Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư;- Quyết định số 55/QĐ/TTg ngày 28/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn;- Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ V/v Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.- Quyết định số 99/2009/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TP cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;d) Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg, ngày 25/4/2008 của Chính phủ về “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”;e) Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;f) Quyết định 33/2009/QĐ-TTg, ngày 02/3/2009 của Chính phủ về ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;2) Các tài liệu tham khảo:- Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng – NXB Thống kê.

- Đề án: “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư – tháng 11 năm 2007.- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch QCXDVN 01: 2008/BXD;

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 62

Page 63: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia các Công trình Hạ tầng kỹ thuật Đô thị QCVN 07:2010/BXD;- Tiêu chuẩn Thiết kế Quy hoạch Đô thị - TCVN 4449 - 87;3) Các thông tin tham khảo:- Ban quản lý dự án các khu kinh tế cửa khẩu.

- Website các khu kinh tế cửa khẩu.- Website bmktcn.com- Tổng hợp từ các trang báo điện tử trên INTERNET.

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 63

Page 64: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................11.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU....................................................1

1.1.1 Khái niệm cửa khẩu.......................................................................................11.1.2 Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu......................................................................2

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KKTCK VIỆT NAM..........................................41.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các KKTCK Việt Nam..................................41.2.2 Vai trò của KKTCK đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương:8

1.3 CÁC KHU KKTCK TRÊN THẾ GIỚI...............................................................................111.3.1 Tổng quan về tình hình phát triển các KKTCK của nước ngoài.......................11

2 MÔ HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI KHU KTCK............................................................132.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT - XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TẠI KHU VỰC PHÁT TRIỂN KKTCK.......13

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................132.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá tại khu vực phát triển Khu kinh tế cửa khẩu.

142.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU....................................................15

2.2.1 Các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến việc phát triển Khu kinh tế cửa khẩu 152.2.2 Đề án Quy hoạch phát triển các KKT cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020....152.2.3 Trình tự và thủ tục thành lập, mở rộng KKTCK..............................................202.2.4 Thẩm quyền thành lập, mở rộng KKTCK và Khu công nghiệp trong KKTCK....21

2.3 VẦN ĐỀ AN NINH QUỐC PHÒNG CỬA KHẨU................................................................212.3.1 Xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở khu kinh tế..........................212.3.2 An ninh quốc phòng tại KKTCK....................................................................22

2.4 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG......................................................222.5 HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI KKTCK...............................................................................22

2.5.1 Dịch vụ thương mại.....................................................................................232.5.2 Dịch vụ du lịch............................................................................................23

2.6 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU................................242.6.1 Các loại hình công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu..................................242.6.2 Khu công nghiệp trong KKTCK....................................................................24

2.7 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG,LÂM NGHIỆP...............................................................252.7.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp..................................................................252.7.2 Hoạt động trồng và khai thác lâm nghiệp......................................................25

2.8 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CẤU TRÚC DÂN CƯ TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU...........................252.8.1 Nguồn nhân lực...........................................................................................252.8.2 Vấn đề dịch cư............................................................................................262.8.3 Cấu trúc dân cư tại KKTCK..........................................................................272.8.4 Quy mô dân số tại KKTCK............................................................................27

2.9 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẤU TƯ PHÁT TRIỂN KKT CỬA KHẨU.......................................292.10 QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KKTCK......................................................................................31

2.10.1 Quản lý Nhà nước đối với KKTCK................................................................312.10.2 Ban Quản lý KKTCK.....................................................................................312.10.3 Khai thác, sử dụng công trình hạ tầng KKTCK..............................................32

3 QUY HOẠCH XÂY DỰNG KKT CỬA KHẨU........................................................333.1 NGUYÊN TẮC, QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG KKTCK........................................33

3.1.1 Nguyên tắc..................................................................................................333.1.2 Quan điểm quy hoạch xây dựng...................................................................34

3.2 VỊ TRÍ, QUY MÔ, HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI KKTCK.........................................................353.2.1 Vị trí KKT cửa khẩu......................................................................................353.2.2 Quy mô KKT cửa khẩu.................................................................................353.2.3 Hệ thống mạng lưới KKT cửa khẩu...............................................................36

3.3 PHÂN KHU CHỨC NĂNG KKT CỬA KHẨU....................................................................393.3.1 Các khu chức năng chính............................................................................393.3.2 Cơ cấu sử dụng đất.....................................................................................41

3.4 QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KKTCK..............................................................................423.4.1 Quy hoạch chung xây dựng KKTCK..............................................................423.4.2 Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.....................................463.4.3 Quy hoạch xây dựng khu đô thị cửa khẩu.....................................................47

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 64

Page 65: 1bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Daotao/... · Web view( Dành cho học viên cao học ngành Quy hoạch - Kiến trúc) PHẦN MỞ ĐẦU CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHU

Trường ĐHXD- Bộ môn KTCN

3.4.4 Quy hoạch xây dựng cụm CN, KCN..............................................................533.4.5 Quy hoạch xây dựng các khu du lịch............................................................543.4.6 Quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn..........................................54

3.5 QH GIAO THÔNG VÀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KKTCK......................................553.5.1 Quy hoạch hệ thống giao thông....................................................................553.5.2 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật........................................................................573.5.3 Quy hoạch cấp nước...................................................................................583.5.4 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang....................593.5.5 Quy hoạch cấp điện.....................................................................................60

Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu 65