36
"Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh vịnh 119, câu 105). 1 Số 144 Ngày 14/03/2010 Chúa Nhật IV Mùa Chay - C (Lc 15, 1 – 3. 11 - 32)

liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

"Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh vịnh 119, câu 105).

Mục lục:Trở Về Với Cha R. Veritas Trg 2

Người Cha Nhân Hậu ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt Trg 4

Về Với Tình Yêu Chúa Pm. Cao Huy Hoàng Trg 7

Kể Chuyện Đời Con Cho Cha Nghe Pm. Cao Huy Hoàng Trg 10

Ơn Cha Lm Jos Tạ Duy Tuyền Trg 13

Tình Cha Yêu Con Lm Anphong Trần Đức Phương Trg 15

Tôi Là Ai: Ông Anh Hay Người Em? Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SDB Trg 17

Tin Vào Lòng Nhân Từ Hay Thương Xót…. Lm Trần Bình Trọng Trg 19

Người Con Phung Phá Matthêu Vũ Trg 21

Cậu Con Hoang Đàng Cao Trí Dũng Trg 22

Đêm Nay Con Về Đâu? M. Madalena Hoa Ngâu Trg 23

Sắc Hồng Mùa Chay Mặc Trầm Cung Trg 25

1

Số 144 Ngày 14/03/2010Chúa Nhật IV Mùa Chay - C

(Lc 15, 1 – 3. 11 - 32)

Page 2: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

TRỞ VỀ VỚI CHAR. Veritas

 Trong năm 1999, năm dành cho Thiên

Chúa Cha, đi đâu người ta cũng thấy trưng bày bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" của danh họa Rembrandt, người Hòa Lan, vào thế kỷ thứ 17.

Ðây là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông. Ông muốn ký thác vào đó cái nhìn cuối cùng của ông về cuộc sống đầy sóng gió của mình. Ông chính là người con hoang đàng trong bức tranh nổi tiếng này, tất cả những người biết tiểu sử của ông đều mô tả ông như một thanh niên kiêu hãnh, tự hào về tài năng và săn đuổi tất cả những gì mà thế giới có thể cống hiến cho.

Ông là một con người ham mê lạc thú đến đỗi dửng dưng với những người xung

quanh, và một trong những quan tâm chính của ông là tiền của. Ông hái ra nhiều tiền, nhưng ông cũng phung phí nhiều tiền và cuối cùng mất hết tất cả. Một phần lớn năng lượng của ông đã phải tiêu hao về những việc tranh tụng lâu dài về tiền của. Những bức chân dung tự vẽ về mình cho thấy ông là một con ngươì đói khát danh vọng, lạc thú, cách ăn mặc sang trọng và lòe loẹt. Tuy nhiên, tiếp theo giai đoạn thành công và giàu có ngắn ngủi ấy là một chuỗi những thất bại trong giai đoạn đọa đày, tai họa và phiền muộn.

Năm 1635, người con trai của ông tên là Prubertus qua đời; ba năm sau đến lượt người con gái đầu tiên của ông là Cornelia cũng ra đi; hai năm sau đó, chính người vợ của ông cũng từ giã cõi đời. Ông phải sống cảnh gà trống nuôi con với một đứa con trai là Titus vừa mới được chín tháng tuổi. Họa vô đơn chí. Sau khi vợ chết, ông toàn gặp khổ đau và thử thách. Một cuộc tình bất hạnh với bà vú nuôi của Titus đã để lại cho ông thêm hai đứa con khác. Trong những năm sau đó, mặc dù các nhà sưu tầm và giới phê bình nghệ thuật nhìn nhận tài năng của ông, tiếng tăm của ông cũng đã bắt đầu đi xuống.

Năm 1656, ông mắc vướng vào những vấn đề tài chính đến độ cuối cùng ông đành phải trao tác quyền cho các chủ nợ, bao nhiêu tác phẩm và nghệ thuật của ông đều bị đem ra bán đấu giá. Nhưng cũng chính trong giai đoạn này mà ông đã bắt đầu nhìn lại

2

Page 3: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

bản thân và cuộc đời để rồi ký thác cái nhìn ấy trong bức tranh nổi tiếng "Người Con Hoang Ðàng". Rembrandt quả thực đã nhận ra ông như người con hoang đàng phung phí trong Tin Mừng.

*******Quí vị và các bạn thân mến,Bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" đã được Giáo Hội làm biểu trưng cũa năm thứ

ba (năm 1999), trong ba năm chuẩn bị mừng Năm Thánh 2000. Với bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" của Rembrandt đã làm nổi bật một thứ ánh sáng kỳ lạ cho gương mặt cũng như đôi tay của người cha trên thân thể người con. Tuy ăn mặc rách rưới, người con cũng được phủ đầy một vùng ánh sáng xuất phát từ người cha. Ðây chính là cái nhìn của Rembrandt về phẩm giá con người.

Trong thời ăn chơi sa đọa, người con hoang đàng là chính ông, ông chỉ biết có mỗi một thứ ánh sáng. Ðó là ánh sáng hào nhoáng của tiền của, danh vọng, lạc thú trần tục. Ông đã đánh giá con người dựa trên những thứ ấy. Giờ đây, khi rách rưới trắng tay, nhà danh họa mới chợt nhận ra phẩm giá đích thực của con người. Phẩm giá ấy không lệ thuộc vào những hào nhoáng trần tục, mà xuất phát từ chính Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng con người theo và giống hình ảnh của Người. Nghèo nàn, đần độn và xấu xí đến đâu, mỗi một con người sinh ra trên cõi đời này cũng đều mang một phẩm giá cao trọng, là bởi vì không những được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa lại còn mang tước vị là con cái của Ngài.

Trở về với cha trước tiên có nghĩa là ý thức và đón nhận lại cái phẩm giá cao trọng mà mình đã đánh đổi với những hào nhoáng của thế trần.

Lạy Chúa là cha nhân từ, xin tha thứ cho chúng con, vì biết bao phen chúng con đã chối bỏ Chúa để chạy theo những giả trá của thế gian.

Xin cho chúng con luôn cảm nhận được vòng tay ôm ấp của Chúa và ý thức được phẩm giá cao trọng của mỗi người chúng con. Amen.;

R. Veritas

3

Page 4: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

NGƯỜI CHA NHÂN HẬUĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Ta thường gọi là dụ ngôn “Người con hoang đàng”. Cách gọi này không được chính xác. Trước hết vì sự trở về của đứa con không đáng làm khuôn mẫu cho ta. Hơn nữa, xét theo bối cảnh và nội dung, Chúa Giêsu, khi kể dụ ngôn này, có ý đề cao tình yêu thương, lòng khoan dung nhân hậu của người cha.

Bối cảnh: Nhóm Pharisêu và các Kinh sư chê trách Chúa Giêsu vì Người ngồi ăn với những kẻ tội lỗi. Để trả lời họ, Chúa Giêsu kể một chuỗi 3 dụ ngôn: Con chiên đi lạc, Đồng bạc bị mất và Người cha nhân hậu.

Nội dung: Có thể coi đây là một vở kịch 2 màn.

NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON ÚT.

Đứa con ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân. Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc xin chia gia tài, ở nhà chung mà chỉ nghĩ đến vun quén riêng. Không đóng góp mà chỉ muốn rút tỉa. Không làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ. Sự ích kỷ đạt đến mức tồi tệ đáng kinh tởm khi nó dám mở miệng xin chia gia tài. Theo truyền thống phương đông, gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ đã qua đời. Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống có khác nào cầu mong cha mẹ mau chết đi!

Có tiền bạc trong tay, nó bắt đầu ăn tiêu phung phí. Cách ăn tiêu nói lên tính ích kỷ của đứa con. Nó tiêu tiền mà không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Nó tiêu tiền chỉ để thoả mãn dục vọng. Nó dùng tiền bạc để cung phụng bản thân. Khi có tiền nó chẳng nghĩ đến ai, nên khi hết tiền, chẳng còn ai gắn bó, sẵn sàng giúp nó qua cơn túng thiếu. Túng cùng quá mới phải trở về.

Sự ích kỷ vẫn còn đó trong toan tính trở về. Nó không hề nghĩ đến cha mẹ. Nó không hề nghĩ đến tình thương. Nó chỉ nghĩ đến cái bụng. Về nhà để được ăn no. Chỉ có thế.

Người cha hoàn toàn quên mình vì con. Khi đứa con xin chia gia tài, ông đã chia ngay, không so đo tính toán, không hạch sách khó khăn. Ông không nghĩ đến bản thân, không tự ái, chỉ mong sao con cái được vui lòng.

Khi con đã ra đi, ông ngày đêm thương nhớ, ngày nào cũng ra ngõ đứng chờ. Thật tội nghiệp, con ra đi chẳng nhớ nhung gì đến cha mà cha không phút giây nào ngừng thương nhớ con. Con chỉ biết tìm vui cho bản thân trong khi cha mỏi mòn trông đợi. Con chỉ biết đến tiền bạc, còn cha chẳng quan tâm gì đến tiền của, nhưng chỉ cần có con.

Cảm động nhất và cũng chan chứa tình thương nhất là phút giây gặp gỡ. Một phút giây vắn vỏi mà nói lên bao nhiêu điều về tình thương của cha. “Anh ta còn ở đàng xa thì

4

Page 5: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

người cha đã trông thấy”. Khi con chưa nhìn thấy cha thì cha đã nhìn thấy con. Mắt chàng trai trẻ hẳn phải tinh anh hơn mắt ông cụ đã nhoà dòng lệ vì thương nhớ chứ. Thế mà cha đã nhìn thấy con trước. Vì cha không nhìn bằng mắt nhưng nhìn bằng trái tim. Trái tim yêu thương có đôi mắt tinh tường giúp nhận ra ngay bóng người yêu dấu. Trái tim con không còn yêu thương nên nhìn chẳng thấy cha. Trái tim con khô cằn nên mắt vẫn sáng mà chẳng khác mù loà. Trái tim cha đầy ắp yêu thương nên đã loà rồi mà vẫn thấy rõ con ngay từ đàng xa.

“Ông chạnh lòng thương”. Trái tim dạt dào yêu thương quên hết tất cả lầm lỗi của đứa con. Tình cảm đầu tiên dâng lên trong tim ông không phải là tiếc xót nửa gia tài đã mất, cũng không phải là tức giận thằng con phá gia chi tử, nhưng lại là chạnh lòng thương. Yêu quá nên người cha chẳng còn nhìn thấy gì khác hơn là đứa con tiều tuỵ rách rưới. Yêu quá nên người cha chẳng nhìn thấy lầm lỗi mà chỉ nhìn thấy nỗi khổ của con. Trong trái tim ông, chỉ có tình thương dành cho con, nên vừa gặp con là tim đã rộn ràng xúc động.

“Chạy lại ôm cổ con”. Lại một cử chỉ lạ lùng. Cha không chờ con tới theo đúng lễ phép mà đã vội vàng chạy lại ôm con. Tình yêu thương thúc đẩy, niềm vui dâng dạt dào khiến người cha không chần chờ được nữa. Bất chấp thân phận cao quý của mình, ông chạy đi như một đứa trẻ được quà. Bất chấp tuổi tác của mình, ông nhanh nhẹn như một thanh niên sung sức. Đứa con tuổi còn trẻ mà sao chẳng nhanh nhẹn bằng ông già? Vì trong tim nó thiếu tình yêu. Trái tim không tình yêu cũng giống như cơ thể không sức sống. Ông già mà nhanh nhẹn vì ông không chạy bằng sức lực của đôi chân. Ông chạy bằng trái tim. Ông bay bằng tình yêu. Tình yêu chắp cánh cho ông.

“Hôn lấy hôn để”. Chẳng còn bút nào tả xiết niềm vui của người cha khi gặp lại đứa con. Những nụ hôn không ngớt đủ nói lên tình cảm dạt dào ông dành cho nó. Ông ôm chặt như để giữ không cho nó ra đi nữa.

Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn. Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí. Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về. Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho! Nói tóm lại ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương? Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó.

MÀN 2: NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON CẢ

Đứa con cả đi hoang trong tâm hồn.Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra chỉ có thân xác ở nhà, còn tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu. Tuy ở trong gia đình, nhưng tâm hồn nó không thuộc về gia đình. Nó làm việc không phải với tâm tình của một người con hiếu thảo coi “mọi sự của cha là của con”.

5

Page 6: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Nó muốn vun quén riêng tư. Nó làm việc với tinh thần nô lệ, mong được trả công, chỉ nghĩ đến con “bê nhỏ”, đến “bạn bè” riêng của nó.

Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao. Nó không sao chia sẻ được những tình thương, những ưu tư, hoài bão của cha. Cha là tình thương nhưng con chỉ là ích kỷ. Cha là bao dung nhưng con chỉ là hẹp hòi. Tâm hồn cha rộng mở bao nhiêu thì tâm hồn con khép kín bấy nhiêu. Cha chỉ biết tha thứ trong khi con chỉ biết kết án. Thật là khác biệt ngàn trùng.

Cha đi tìm conMột lần nữa, người cha lại phải bỏ nhà ra đi, bỏ dở bữa ăn để tìm đứa con đi hoang trong tâm hồn. Vẫn với cử chỉ dịu dàng cố hữu; vẫn với những lời lẽ ôn tồn; vẫn với ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về.

Nếu đứa con út cần một cuộc trở về thì đứa con cả cần tới hai cuộc trở về: về với cha và về với em. Đi hoang trong tâm hồn xa xôi diệu vợi thế!

Qua dụ ngôn này Chúa cho thấy dù tôi là con út hay con cả, tôi vẫn cần trở về. Vì nếu tôi chưa đi hoang trong đời sống, chắc chắn đã rất nhiều lần tôi đi hoang trong tâm hồn: suy nghĩ và hành động của tôi khác hẳn với đường lối của Thiên Chúa là Cha; tôi vẫn không muốn chấp nhận anh em tôi.

Nhưng dụ ngôn cũng cho tôi an tâm trở về. Hình ảnh người cha hiền đứng đợi mời gọi tôi mau bước. Chúa là người Cha yêu thương tôi trước khi tôi yêu Người, đi tìm tôi trước khi tôi đi tìm Người, tha thứ cho tôi trước khi tôi xin lỗi Người.

Lạy Chúa là Cha nhân từ, con cảm tạ tình yêu thương vô vàn của Cha.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG1. Xét mình, bạn thấy mình giống ai trong hai người con trong bài Tin Mừng?2. Bạn có thấy tình yêu thương của người cha không?3. Bạn có cảm nghĩ gì sau khi đọc dụ ngôn “Người Cha nhân hậu” này?4. Bạn có cần sám hối để trở về với Chúa là Cha không?

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

6

Page 7: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

VỀ VỚI TÌNH YÊU CHÚAP.M Cao Huy Hoàng

TỘITôi vẫn thường thấy tội lỗi của người khác một cách dễ dàng hơn là nhìn thấy tội

lỗi của tôi. Tôi vẫn thường đóng vai quan tòa để kết án người khác theo như tội trạng của họ. Tôi vẫn nghĩ rằng người khác tội lỗi hơn tôi- hoặc nghĩ là tôi thánh thiện-và tôi loại trừ họ, không giao du, không tiếp xúc với họ. Tôi vẫn đấm ngực người khác, trước khi đấm ngực tôi: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại người ta một phần”. Như có một lần, tôi đến thăm một Linh Mục, bạn cùng lớp tôi, hỏi thăm về Giáo xứ, Ngài nói: “Ở đây mình ngán nhất là việc giải tội, vì họ xưng tội của người khác nhiều hơn xưng tội của chính mình”…Não trạng của những Biệt phái, những người Phariseu, thời Chúa Giêsu, vẫn còn hiện thực trong tim óc và cách sống của tôi, tín hữu thời nay. Và còn hơn thế nữa, những cảm thức về tội của thời nay còn biến thay muôn hình vạn trạng:

-Không thấy mình có tội hoặc tự tha tội cho mình tự chước giảm mức nặng của tội.-Tội phong trào: người ta phạm được mình phạm được-Sự cần thiết của Bí tích Hòa Giải để trở về với Thiên Chúa cũng giảm nhẹ, nếu không nói là không còn, đối với một số người.

Thì ra, ở đâu và thời nào, sức bành trướng của thế lực thù nghịch Thiên Chúa luôn lôi kéo con người ra chỗ càng xa Thiên Chúa càng tốt- như các người biệt phái xưa, thấy những người thu thuế, tội lỗi tìm đến Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu tiếp đón họ ân cần, thì lòng họ khinh bỉ luôn cả Chúa Giêsu là không có tư cách cứu thế.

LÒNG NHÂN TỪ CỦA CHÚA

Chúa Giêsu đưa ra một loạt ba ví dụ về lòng nhân từ của Thiên Chúa(Lc 15): Con chiên lạc, đồng bạc đánh mất, và nhất là ví dụ về tình phụ tử trong Tin Mừng hôm nay-nhằm nói với họ rằng: Chúa Giêsu đến với người tội lỗi, cứu người biết mình tội lỗi có ý hướng quay về.

Suy gẫm ví dụ “Tình Phụ Tử” cho tôi thấy trong ấy hàm chứa nhiều thông điệp quan trọng với đời sống tín hữu của tôi:

- Thiên Chúa để cho con người tự do dùng các ơn của Chúa: người con thứ đòi chia gia tài, người Cha tôn trọng và đáp ứng yêu cầu của con

- Lòng Cha yêu con, buồn phiền, không yên lòng, khi con rời xa Cha, luôn mong con trở về với mái ấm tình thương gia đình

- Sự sám hối chân thành của người con thứ: nhận ra mình đã lỗi phạm đến tình thương của Cha, quyết tâm đứng lên, mạnh dạn trở về thú tội và xây dựng một tương quan mới: tương quan của một lòng yêu thật.

- Cử chỉ, thái độ và kế hoạch đón tiếp của Cha, đầy tình thương yêu, cảm thông và tha thứ.

7

Page 8: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

- Không nên có thái độ của người con cả với những ý niệm sai lầm về tương quan Cha Con, như tương quan của chủ tớ, sống trong tình thương của Cha, mà không nhận ra tình thương ấy.

BÍ TÍCH HÒA GIẢI

Một phần suy niệm các thông điệp, tôi muốn dùng Lời Chúa hôm nay, “Tình Phụ tử”, liên hệ đến đời sống Bí Tích Hòa Giải.

Điều đáng vui mừng là ở khắp các Giáo xứ tại Việt Nam, việc ban và lãnh nhận Bí tích Hòa giải vẫn còn đang sinh động lắm. Nhưng điều đáng nói là: cần bổ sung vào việc đạo đức ấy một tâm tình thánh thiện chân thành của người con hoang đàng như trong ví dụ “Tình Phụ Tử”.

-Cảm thấy xấu hổ vì tội: làm cho mất nhân phẩm tự nhiên và nhất là mất nhân phẩm Ki tô hữu, “con cái Thiên Chúa”. Cảm nghiệm được sự bất hạnh khi sống trong tình trạng xa cách Thiên Chúa và nhất là “giác ngộ” được chân lý “sẽ phải chết đời đời”

-Cảm thấy đói : không chỉ giữ luật xưng tội một năm ít là một lần, nhưng phải có tâm tình “cảm thấy đói”. Ấy là “Đói” Chúa Giêsu Thánh Thể, khao khát được kết hợp lại với Chúa Giêsu và Thiên Chúa qua việc rước lễ, để được “sống lại và sống đời đời” trong tình thương yêu của Chúa.

-Quyết tâm trở về: “Tôi sẽ đứng lên sẽ trở về cùng Cha…” đồng nghĩa với việc quyết tâm chừa tội và mạnh dạn tìm đến Bí tích Hòa giải cách sớm nhất.

-Thú tội: “Thưa Cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha..” : xưng thú tất cả các tội đã phạm với lòng tin tưởng vào lòng Chúa nhân hậu luôn sẵn sàng tha thứ; chân thành nhận hoàn toàn sự sai trái thuộc về mình, do sự lạm dụng tự do của mình, không đổ thừa đổ lỗi cho ai, cho hoàn cảnh…

-Dự tiệc: dự tiệc Thánh Thể với tâm tình Tạ Ơn lòng Chúa nhân hậu.

Tưởng cũng nên nhắc lại đây, một vài vấn nạn thường gặp của tôi, của các tín hữu khi đề cập đến Bí tích Hòa Giải.

-Không xét mình hằng ngày, dần dần mất cảm thức về tội, mất lòng thống hối-Không thường xuyên tham dự Thánh Lễ, mất lòng khao khát kết hiệp với Chúa

Giêsu Thánh Thể, do đó, việc xưng tội trở nên không cần thiết.-Không tin tưởng đủ vào lòng Chúa thương xót, mất niềm trông cậy-Các Linh Mục, thừa tác viên Bí tích giải tội, trung gian của ơn thứ tha hòa giải,

đóng một vai trò quan trọng vô cùng trong việc trở về của các hối nhân. Các tín hữu vẫn mong thấy được lòng nhân từ của “Chúa thương xót” thể hiện nơi cách tiếp đón và thi hành mục vụ Bí tích cách nhân bản, tế nhị và đạo đức nhất.

8

Page 9: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Vì những vấn nạn trên, nên đã hình thành những tâm trạng như: có tội xét mình dễ, có tội khó; có tội dễ xưng, có tội khó nói; có tội xưng dễ, chừa khó; có Cha ngồi tòa đông hối nhân tìm đến, có Cha chẳng có ai; có việc đền tội làm được, có việc không…

TÌNH YÊU

Không phải mười điều răn Đức Chúa Trời và sáu luật điều Hội Thánh dạy cho tôi có cảm thức về tội, nhưng chính “lòng yêu” của tôi, lòng biết ơn của tôi dành cho Thiên Chúa, như dành cho “người Cha nhân hậu” mới cho tôi nhận ra tôi đã xúc phạm tới Thiên Chúa và tha nhân đến mức nào. Chính vì ‘hiểu được Cha tôi ở nhà thương tôi, lo cho tôi từng bữa cơm, từng tấm áo, từng giấc ngủ’; nên tôi mới nhận ra sự bất hạnh của tôi khi phải sống xa Cha, sống bụi bờ, đói khát và mất nhân phẩm; và tôi quyết tâm trở về vì tôi yêu Cha tôi.

Phàm ai trên đời cũng có tội, tôi cũng không ngoại lệ. Tội, không chỉ dựa theo mười điều răn Đức Chúa Trời và sáu luật điều Hội Thánh-mà còn là Tội: mỗi khi tôi đặt “lòng yêu” của tôi trọn vẹn vào một thực tại hư hèn, hoặc một thực tại không phải là Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con lòng yêu mến Chúa nồng nàn, để con kịp nhận ra những gì là không phù hợp với Thánh Ý và Tình Yêu Chúa; để con kịp nói với Chúa lời xin lỗi vì những xúc phạm, để con kịp tìm đến Bí tích Hòa Giải mà trở về với Chúa, trong vòng tay ôm yêu thương của Chúa, Người Cha nhân hậu. A men

PM. Cao Huy Hoàng

9

Page 10: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

KỂ CHUYỆN ĐỜI CON CHO CHA NGHEP.M Cao Huy Hoàng

Không phải người ngồi, người quì trong tòa giải tội. Nhưng là Cha con họ đang ôm nhau.Cha ôm con cho thỏa lòng Cha yêu Cha mong đợiCon ôm Cha cho thỏa nỗi nhớ biết bao chiều

Vâng, Con đã trở về. Con là đứa con Cha yêu quí, nhưng cũng là đứa con đòi chia của rồi bỏ nhà ra đi… Nay, con trở về, con xin Cha cho con trở về.

Ước gì hình ảnh vào tòa giải tội là hình ảnh Cha con ôm chầm nhau, như bức tranh Người Cha Nhân Hậu ôm người con hoang đàng trở về trong Tin Mừng hôm nay . Ước gì khi vào tòa giải tội, hối nhân thật sự có một cuộc trở về thánh thiện vô cùng từ cõi rất thâm sâu trong lòng yêu mên. Ước gì mỗi hối nhân có thể cảm nghiệm rằng :

-Không phải con quì, mà lòng con đang sám hối vì con đã bỏ Cha đi. -Không phải có một bức màn che nhưng Cha đang nhìn tận mặt con bụi bặm lèm

nhèm. -Không phải con khóc nhưng Cha đang nhìn thẳm vào trong mắt con long lanh

những giọt lệ tin tưởng vào tình yêu của Cha. -Không phải con rụt rè sợ sệt, bập bẹ quên sót nhưng con đang mạnh dạn, hồn

nhiên nói với Cha rằng: “Thưa Cha, con đã lỗi phạm với trời và với Cha”.

Con nghe ấm trong vòng tay yêu thương của Cha và con kể cho Cha nghe chuyện đời con những ngày con bỏ Cha ra đi phiêu bạt.

Con đói khát, vì những bữa ăn trần gian dẫu có rượu thơm thịt béo, bia bọt ngập ê hề với tiêng khua cạn ly cạn chén, tiếng mỹ nhân hay tiếng anh hùng khêu gợi cười khúc khích bên con, cũng không làm con no thỏa, chỉ làm tổn hại bao sức lực và phẩm

10

Page 11: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

chất con của Cha. Huống nữa là những ngày con đói lả bên đời tàn tạ chung phận số với những người hành khất ruỗi rong vô gia cư, vô gia đình, đôi khi không cần đến tổ quốc. Con đói cả những món ăn tinh thần, đói luôn lời an ủi. Con khát một ngụm nước trong lành hiền ngọt, khát cả một niềm cảm thông giữa chợ đời sang trọng nhưng lắc đầu bỉu môi mai mĩa. Con đói đến độ cúi xuống nhặt cùi bánh mì khô cứng bên vĩa hè. Con khát đến độ chờ ai ở quán nước vừa đi ra là con đã nốc cả chút bia còn trong đáy ly! Nhưng còn tệ hơn nữa, con đói khát tình thương. Cha ơi!

Con cô đơn vì mọi người đã bỏ con. Và khi mọi người bỏ con, con mới hiểu Cha cũng đã cô đơn là dường nào khi chính đứa con của Cha lại bỏ Cha. Con cô đơn từ ngày con không còn tiền còn bạc để làm vui lòng những lời dịu ngọt và lời dịu ngọt ấy nay đã thành lời khinh bỉ nhục mạ con. Con cô đơn vì bao đêm tìm hạnh phúc chóng qua trên giường hoa hay thanh lâu mỹ tửu cũng qua vèo một thoáng như bóng phù dung của lòng người thay đổi đổi thay. Rồi từ đó, con đã gieo tình thù tình oán ngay trong lòng con và cả trong lòng những người từng chung chăn chung gối nhưng không cần chung thủy. Và cô đơn hơn nữa khi một mình con co ro chiếc bóng trong cái túi của căn bịnh hiểm nghèo không thuốc chữa trị. Cả những đứa con do tội hoang đàng của con sinh ra, cũng chịu chung một khúc đoản mệnh đời.

Con không có bình an, Cha biết đó, vì con đã tìm bình an ở những nơi đầy hỗn độn, đầy hận thù ghen ghét, đầy ích kỷ điêu ngoa, đầy tham lam tham vọng. Ở nơi ấy, con sa đà biến dạng thành lưỡi dao găm háo thắng, thành khẩu súng bạo tàn, thành gỗ đá không còn nghe được tiếng lương tâm mình réo gọi, và tệ hơn nữa, thành loài dã thú không còn chút người cao quí ngày ấu thơ Cha đã tạo tác nên con. Con cứ tưởng bình an thoải mái là cứ làm điều mình muốn, kể cả việc giết người, giết người vô tội. Cha biết đó, người ta bảo con vất cái núm ruột của mình vào xọt xác, hay bóp mũi con mình đi cho mình được thảnh thơi trẻ trung yêu đời, nhưng rồi, nào được bình an thanh thản. Con cứ tưởng bình an là thống trị, ai dè, càng thống trị tha nhân con càng làm rối loạn cả tâm linh, làm điêu đứng từng giấc ngủ, làm tan tác cả một đời con vô nghĩa quá chừng.

Con không có hạnh phúc vì con đã đánh mất hạnh phúc thật: hạnh phúc của đứa con được yêu thương trong nhà của Cha. Con tưởng một mình con có thể chống chọi nỗi với cuộc đời, con đã không cần đến sự can thiệp của Cha. Hạnh phúc trần gian chợt có chợt không, vụt đến vụt đi, vậy mà, con cứ bám đuổi như bám đuổi cái bóng ma mỹ nữ trong giấc mơ thần tiên, như bám đuổi lâu đài trên cát, như bám đuổi cũng một bóng mây sáng xanh trưa vàng chiều tím ngắt, Cha ơi. Hạnh phúc của con toàn là những rủi ro mà Cha đã lường trước khi con từ biệt Cha ra chốn hải hồ.

Bao nhiêu thất bại vì con đã bỏ cha đi. Chuyện tình, chuyện tiền, chuyện công danh, sự nghiệp rồi cả đến chuyện sức khỏe cũng thất bại ê chề đến nỗi con trở về với Cha trong tấm thân tàn ma dại….

Cả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng tội, phải dùng đến bản giúp xét mình, bản mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội

11

Page 12: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Thánh… Xưng tội đến già vẫn chưa chừa được tội. Sao vẫn cứ thấy tội hoài, cứ triền miên tội.

Thiết tưởng, dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu cho chúng ta một hình ảnh mới của Bí Tích Giải tội: xưng tội không chỉ vì đã phạm tội nhưng quan trọng hơn là một cuộc trở về với nguồn tình yêu thương của Thiên Chúa Cha khoan dung tha thứ vô lượng vô ngần qua Chúa Giêsu hiện thân nơi linh mục giải tội. Trở về vì tự mình xác nhận mình đã đói khát biết bao, cô đơn vô cùng, mất bình an đêm ngày và không có một hạnh phúc nào khác, ngoài hạnh phúc được ở với Cha. Chính trong cảm nghiệm “được yêu thương, được no thỏa, được bình an, được hạnh phúc” trong tình yêu thương của Cha, mà hiệu lực của Bí Tích Giải Tội không chỉ là tha thứ mà còn là phục hồi toàn bộ phẩm giá của “người con của Cha xinh đẹp tinh tuyền” như ngày Cha mới tác tạo.

Thánh Phaolô tha thiết mời gọi: “Thưa anh em, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hòa giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hòa giải” (2 Cr 5,17-18)

Qua đó, Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng việc hòa giải với Thiên Chúa Cha được thực hiện bằng việc đến với tòa giải tội qua các linh mục “…và trao cho chúng tôi chức vụ hòa giải”. Không thể nhìn các linh mục giải tội là con người nữa, nhưng “chính là Chúa Giêsu” đang nghe chúng ta kể chuyện đời mình, như Chúa Giêsu đã từng mạc khải cho Thánh nữ Faustina điều quan trọng nầy trong mạc khải về Lòng Thương Xót Chúa.

Không ít người trong chúng ta vẫn còn chưa xác tín điều này. Sự nghi hoặc ấy trở nên rào cản đáng kể cho cuộc trở về với Cha.

Ước gì mỗi lần xưng tội là một lần con hồn nhiên tin tưởng kể chuyện đời con cho Cha nghe.

Chúng con tạ ơn Chúa vì Lời Chúa hôm nay cho chúng con hiểu thấu tình yêu thương vô lượng của Cha và chỉ có một con đường bình an hạnh phúc cho đời chúng con là trở về trong tình yêu của Cha qua việc kể hết những nguồn cơn bội phản của mình cho Chúa Giêsu nghe trong tòa giải tội, với xác tín “Cha đang ôm chầm lấy con, yêu thương con, tha thứ và muốn con ở lại mãi trong tình yêu của Cha’

A men.

11-3-2010PM. Cao Huy Hoàng

12

Page 13: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

ƠN CHALm. Jos Tạ Duy Tuyền

Khi nói về tình yêu và sự hy sinh của một người cha, người ta thường ví von như biển cả bao la, như cây cao bóng cả, như núi cao vời vợi. Một tình yêu không vồn vã nhưng trầm lắng và rộng lớn bao la. Một tình yêu không cần diễn tả bằng lời, không cần biểu lộ bằng những cử chỉ trìu mến thân thương, đôi khi tỏ ra cương quyết nhưng lại là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái vào đời.

Tình thương và tấm lòng người cha như thế, đã được ca sĩ Ngọc Sơn diễn tả qua bài hát “Ơn Cha” như sau:

Ơn Cha như Thái Sơn cao bao tầngNgoài tuy cương quyết mà lòng thương mếnƠn Cha như đuốc soi cao trên đườngĐuốc soi tâm hồn dắt con tìm hướngƠn cha như bóng cây xanh trên ngànTình Cha tha thiết, lòng cha âu yếmƠn Cha như mái hiên che năm trườngGió mưa xa gần, nắng mưa không sờn.

Vâng, chính tình thương mênh mông biển cả của người cha luôn phủ lấp cuộc đời của những người con, là hành trang theo con vào đời, là kỷ niệm luôn ghi khắc trong tim của những người con, đến nỗi có nhiều người vẫn thầm hát với cha rằng:

“Mai con lớn lên rồiRa đi tung cánh trong đờiDù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha”.Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng chiêm ngưỡng tình yêu của Thiên

Chúa tựa như tình của một người cha trong gia đình. Một người cha có hai con. Hai đứa con hai cách sống. Hai đứa con hai mối bận tâm của cha. Mỗi đứa mỗi tính. Vì cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cha yêu thương cả hai. Nhưng cả hai xem ra đều phụ lòng cha.

Người con cả chăm chỉ, cần cù nhưng lại tham quyền, tham lợi. Con người anh còn thiếu lòng độ lượng biểu lộ qua việc hay ganh tỵ và đòi hỏi quyền lợi. Anh đã từng thốt lên rằng: “Cha coi, đã bao năm nay con hầu hạ Cha, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con bê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con cha kia, sau khi nuốt hết của cải của cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, cha lại cho con bê béo ăn mừng”.

Người con thứ thuộc loại “bán trời không văn tự”. Anh đã hoang phí cả gia sản lẫn cuộc đời đến bạc nhược tinh thần và thể xác. Cuộc đời anh chỉ tìm kiếm những thoả mãn xác thịt tầm thường. Thích ăn ngon, mặc đẹp và vui thú bên những cô gái chốn lầu xanh. Cuộc sống thác loạn đã làm cho anh tan gia bại sản, thân xác tiều tụy, anh chỉ còn biết chăn heo để sống qua ngày.

13

Page 14: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Cha vẫn im lặng. Sự im lặng này không đồng nghĩa với việc đồng ý cách sống của hai con. Cha im lặng vì tôn trọng tự do của hai con. Tự do để chọn lựa. Tự do chọn lựa là nét đẹp cao qúy của con người mà không một loài nào có được ân huệ đó. Có chọn lựa nên vẫn có sai lầm. Có chọn lựa nên vẫn có nuối tiếc. Nuối tiếc vì chọn sai, vì lầm lạc. Cha không kết án ai. Cha không muốn mất đi bất kỳ người con nào. Khi người con thứ ra đi. Cha hằng ngày mong ngóng chờ con trở vể. Chỉ cần nó trở về là cha đã quên hết quá khứ tội lỗi của nó rồi. Khi người con cả bộc lộ bản tính thật của mình. Coi con bê béo hơn cả tình cảm cha con và tình nghĩa anh em. Cha vẫn từ tốn, dịu ngọt với anh. Cha muốn anh hãy vui với phận mình, và nhất là hãy vui vì luôn được sống trong tình thương của cha.

Hai người con trong phúc âm dường như vẫn lúc ẩn lúc hiện trong con ngừơi chúng ta. Chúa cho chúng ta được tự do thừa hưởng một gia sản rất qúy báu và phong phú đó chính là sự sống làm người. Thế nhưng, có những lúc chúng ta đã hoang phí cuộc đời trong những đam mê lầm lạc, trong những vui thú mau qua. Có những lúc chúng ta thường hay xét nét, ganh tỵ và đòi hỏi Chúa trả công cho chúng ta. Có những lúc chúng ta thất vọng chán chường vì yếu đuối lầm lỗi. Có những lúc chúng ta vì những con bê béo là danh lợi thú mà quên cả tình nghĩa cha con. Chúa vẫn không chấp nhất tội chúng ta. Chúa không kết án chúng ta. Chúa vẫn im lặng. Chúa mong chúng ta sớm nhận ra tình thương của Chúa để hồi tâm trở về cùng Chúa. Sự chờ đợi của Chúa là vô tận. Tình thương của Chúa là vô biên. Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi và rộng lòng tha thứ hết mọi lỗi lầm của chúng ta.

Mùa chay mời gọi chúng ta hãy chọn lựa lại cách sống sao phù hợp với đạo lý làm con cái của Chúa. Hãy tập sống trong sự quan phòng, xếp đặt của Chúa. Hãy tin tưởng phó thác cậy trông vào Chúa để chúng ta luôn vui với phận mình. Nhất là hãy biết noi gương Chúa để xót thương kẻ cơ hàn và lấy lòng nhân hậu mà đối xử tốt với nhau. Nguyện xin Chúa là Đấng giầu lòng thương xót và từ bi luôn gìn giữ chúng ta trong hồng ân của Chúa và giúp chúng ta luôn sống theo tinh thần của phúc âm: mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình. Amen

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

14

Page 15: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

TÌNH CHA YÊU CON Lm. Anphong Trần Đức Phương

    Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm C (có thể dùng các bài Đọc Năm A), thường được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên…”, “Rejoice”, “Laetare Sunday” do câu đầu trong “Ca Nhập Lễ”  trích trong Isaia (66:10-11): “Laetare, Jerusalem…” và diễn tả niềm vui của các tín hữu đã sống tinh thần Mùa Chay Thánh được nửa đoạn đường, sắp tiến gần đến ngày vui mừng Đại Lễ Phục Sinh (Hôm nay Chủ Tế có thể mặc lễ phục màu hồng thay màu tím).   Bài Đọc I (Giôsua 5: 9, 10-12) ghi lại những ngày cuối cùng của cuộc hành trình về quê hương, và Dân Chúa tiến vào Đất Hứa để mừng Lễ Vượt Qua, không còn ăn manna nữa, nhưng bắt đầu ăn thổ sản địa phương, lúa mạch và bánh không men.   Bài Đọc II (2Corintô 5: 17-21) Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là chúng ta đã trở nên “những con người được đổi mới” vì chúng ta đã được giải thoát khỏi tội lỗi nhờ công nghiệp khổ nạn của Chúa Giêsu; vậy, chúng ta hãy thật lòng từ bỏ tội lỗi và trở về “làm hòa với Chúa và với nhau.”   Bài Phúc Âm (Luca 15: 1-3, 11-32) ghi lại dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu (thường được gọi là dụ ngôn Người Con Phung Phá). Đây là một dụ ngôn thật cảm động nói đến Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn chờ đợi người con tội lỗi “ăn năn trở về” và sẵn sàng tha thứ tất cả, không một lời quở trách, lại còn động lòng thương, ôm chặt lấy mà hôn con, rồi cho mặc y phục mới, đeo nhẫn mới, đi giầy mới và mở tiệc ăn mừng “vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy!”   Theo lý luận thì thái độ giận dữ của Người Anh Cả cũng rất đúng. Anh hiếu thảo với Cha, suốt ngày lo làm ăn vất vả, thế mà Cha chẳng bao giờ cho anh một con bê nhỏ để làm tiệc chung vui với bạn bè. Trái lại, đứa em thì thật hư đốn, chẳng biết thương Cha, thương anh em, thương gia đình. Đúng là đứa con bất hiếu! vô luân! làm mang tiếng cả gia đình, cả dòng họ! Đòi chia của cải rồi ra đi ăn chơi thỏa thích, sa đoạ đến tận cùng, tiêu pha hết tiền bạc, phải đi làm thuê, làm mướn, phải đi chăn heo là loài vật “nhơ bẩn” (theo quan niệm người Do Thái thời đó, hay người Hồi Giáo bây giờ); đói khát cùng cực đến nỗi thèm ăn cả cám heo cũng không được! Chỉ lúc đó, và chỉ vì thèm những ngày ăn uống đầy đủ trong gia đình, mới hồi tâm muốn trở về, chứ chẳng vì thương Cha, thương gia đình mình! Thế nhưng người Cha nhân hậu, không cần đếm xỉa đến những điều ấy, miễn là người con đã trở về là mừng lắm rồi “vì người con đã chết, nay sống lại; đã mất, nay lại tìm thấy!”   Bài dụ ngôn thật là tuyệt hảo để diễn tả tình Chúa thương yêu chúng ta vô cùng, như người Cha thương con tuyệt đối; thương đến nỗi đã ban “Con Một” của mình xuống trần gian, chịu nạn, chịu chết nhục nhã trên Thập Giá để đền vì tội lỗi nhân loại!( 1Gioan 4: 9-10).  

15

Page 16: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Chúa là Cha nhân từ, người dựng nên chúng ta theo hình ảnh Chúa (hơn mọi tạo vật khác),và ban cho chúng ta có ý thức Tự Do và Trách Nhiệm về cuộc đời mình. Ngài luôn tôn trọng tự do của chúng ta. Nếu chúng ta muốn ra đi, từ bỏ Ngài, muốn trở nên “vô thần”, “vô luân” phản bội ngài, Ngài vẫn “chia gia tài cho chúng ta”, và để chúng ta tự do ra đi theo ý mình, chứ không cấm đoán. Ngài cũng không dùng quyền lực đi tìm kiếm, bắt trói đem về; nhưng hàng ngày chỉ “trông ngóng” con mình “trở về nhà!” Khi nhìn thấy người con trở về trong tàn tạ, rách rưới, đã không cần đếm xỉa gì đến quá khứ phung phá của nó, mà thấy con trở về từ đằng xa là đã vui mừng lắm rồi,  chạy vội ra đón mừng! Ôi, tình thương của Chúa thật là bao la biết bao!   Đọc mấy câu đầu trong Bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu kể dụ ngôn này để trả lời những người Biệt Phái và Luật Sĩ cứ luôn cho mình là đạo đức , sống đúng luật lệ, và chê bỏ “phường tội lỗi”, rồi kết án Chúa Giêsu là “cứ gần gũi và  đến nhà ăn uống với những kẻ tội lỗi, phường thu thuế!”   Noi gương lòng nhân hậu của Chúa, chúng ta cũng đừng bao giờ lên án những người trót sa chân lỡ bước. Đừng bao giờ vội kết án, nói hành, nói xấu người khác. Cũng đừng bắt chước thái độ giận dữ của người anh cả trong dụ ngôn, nhưng hãy khoan dung và yêu thương giúp đỡ những người tội lỗi trở về với Chúa; dù đó là chính ngay đứa con của chúng ta, hay người chồng, hoặc người vợ của chúng ta. “Hãy rộng lòng tha thứ, thì sẽ được thứ tha!”   Hơn nữa, chúng ta hãy tuyệt đối tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa là Cha Nhân Từ của mỗi người chúng ta. Hãy ăn năn sám hối trở về, dù chúng ta đã trót sa đoạ đến đâu mặc lòng, đừng bao giờ thất vọng. Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta với tất cả tấm lòng đại lượng, mong chờ và tha thứ.   Xin cùng cầu nguyện chung cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta biết hy sinh dành nhiều thời giờ hơn để cầu nguyện, dự các cuộc Tĩnh Tâm Mùa Chay, hy sinh hãm mình thắng vượt những đam mê tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn qua Bí Tích Hòa Giải (Xưng Tội) và dành dụm tiền bạc giúp đỡ người nghèo khó trên thế giới. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại thật với Chúa trong đời sống trong sạch, hòa hợp, yêu thương và nhiệt thành phụng sự Chúa và mọi người trong cuộc sống hằng ngày.   Chúng ta cũng hãy cầu nguyện và cộng tác với chương trình của Giáo Hội Hoa Kỳ hiện nay đang mời gọi “người Công Giáo trở về với Chúa và Giáo Hội” (Catholics Come Home ). Xin Chúa chúc lành và cho công trình này được kết qủa tốt đẹp.

Lm. Anphong Trần Đức Phương

16

Page 17: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

TÔI LÀ AI: ÔNG ANH HAY NGƯỜI EM?Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

Chương 15 của Phúc âm Lu-ca, một chương hoàn toàn nói về lòng thương xót của Thiên Chúa, có kể ba dụ ngôn. Dụ ngôn thứ ba mà truyền thống đặt tên là ‘đứa con hoang đàng’, còn nay thì kêu là ‘người cha nhân hậu’, còn đề cập tới một nhân vật thứ ba tạm gọi là ‘người anh tuân phục’. Khi kể câu chuyện dụ ngôn lừng danh này, ý của đức Giê-su về các nhân vật đã rất rõ ràng: Người cha là Thiên Chúa nhân hậu và thứ tha, người con hoang đàng phải là những người tiếp nhận Tin Mừng ngài rao giảng, còn người con cả là những người Do Thái, đặc biệt các Pha-ri-sêu, đang xầm xì bàn tán.

Trước hết cứ đời thường mà nói thì người anh cả tuân phục vẫn là diện mạo đáng được đề cao hơn. Anh là con trưởng trong nhà, anh không khi nào dám làm trái lệnh cha, anh hầu hạ cha trong mọi sự…Người cha không có lý do gì để trách mắng anh. Trước mặt mọi người, anh thật đáng nể phục. Không ai có thể đòi hỏi nơi anh điều gì hơn.

Còn ông em thì ngược lại, thật đáng cho người đời khinh khi. Bất tuân lệnh cha và làm phật lòng ngài, chơi bời trác táng, sống mất hết nhân phẩm… Anh chẳng có gì đáng được đề cao để nêu gương cho kẻ hậu thế. Nói trắng ra anh chẳng là gì cả.

Thế nhưng, qua câu chuyện dụ ngôn, đức Giê-su cho thấy một yếu tố mới làm đảo lộn tất cả, và đó là điểm độc đáo đặc trưng nhất của Tin Mừng: cảm nhận và sống trong lòng nhân ái của Thiên Chúa là Cha. Dầu đã có tất cả mọi điều tốt lành nhất, ông anh vẫn còn thiếu một điều có thể làm cho cuộc sống đúng khuôn phép trong gia đình trở nên hạnh phúc. Còn ông em, thì dầu đã đánh mất tất cả mọi điều được coi là tốt lành, đã khám phá ra được điều làm cho tương quan của anh với cha mình từ đây trở thành cao đẹp nhất: lòng nhân ái của cha. Hình như đức Giê-su muốn nhấn mạnh một điều gì: nếu ông anh là hình ảnh của các tín hữu Cựu ước thì chính ông em mới là hiện thân của một Ki-tô hữu Tân ước.

Nhìn ra điều này tôi mới thấy giật mình. Hình như tôi đã dành quá nhiều thời giờ và sức lực để xây dựng, nơi mình và cho các tín hữu tôi trách nhiệm, một ông anh hơn là ông em. Tôi đã chẳng quá quan tâm nhấn mạnh phải trung thành giữ luật và sống tuân phục thánh ý Chúa hơn cả nhận biết và cảm tạ lòng nhân ái của Cha hay sao? Tôi đã chẳng từng mong đợi được Chúa thưởng công cho sự trung thành cặn kẽ hơn cả phó thác mình trọn vẹn cho lòng từ bi nhân ái của Ngài là gì? Thậm chí tôi cũng đã từng có cảm giác ganh tị khi nghĩ rằng các ‘ông em tội lỗi’ kia sẽ được Cha nhân ái đối xử ngang bằng với mình trên thiên quốc. Tôi - một người đã trọn đời dâng hiến và phục vụ trong tư cách là linh mục, tu sĩ – lẽ ra phải được Chúa ưu đãi hơn mới phải chứ!

Thế đấy, tôi chưa xác định được điều gì là độc đáo đặc trưng nhất của Ki-tô hữu (và hơn nữa của tu sĩ linh mục) nên có thể tôi đã đặt cuộc sống sai trọng tâm? Tôi vẫn thường nhắc nhở các giáo dân: phải trung thành giữ các luật Chúa và luật Hội Thánh… tôi thường đánh giá giáo dân tốt xấu dựa trên sự giữ đạo của họ. Tôi vẫn nhắc nhở các tu sĩ tuân giữ luật đòng. Tôi đang biến mình thành con người của cựu ước chăng, khác

17

Page 18: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

chi một điều là thay tên gọi Gia-vê thành Thiên Chúa? Câu chuyện dụ ngôn, và nhất là khi so sánh vai diễn của hai anh em, cho tôi thấy hiện rõ một chân lý mà tôi đã từng quên lãng: hãy sống triệt để Tân ước hơn, qua việc đón nhận tình yêu tha thứ của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Thập giá. Hãy thâm tín sâu hơn nữa câu khẳng định: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” Mt 9,13. Giữ luật là quan trọng, nhưng nhận biết và sống lòng thương xót từ nhân của Thiên Chúa còn quan trọng hơn nhiều. Tóm lại hãy là ông em hơn là chỉ sống ông anh. Đừng dừng lại mãi trong Cựu ước, hãy tiến vào Tân ước.Lạy Chúa,xin cho mùa chay thánh này không chỉ hoán cải con trong một vài chi tiết tốt xấu của cuộc sống. Xin cho con được lột xác tận căn và chuyển bước dứt khoát từ Cựu ước qua Tân ước. Xin cho con, nếu đang được sống trong nhà như người anh cả, thì cũng có được tâm tình và cảm nghiệm sâu xa như người em đi bụi trở về. Xin cho con biết ngước nhìn lên Thập giá Chúa Ki-tô để nhận ra ThiênChúa không phải như một người cha nghiêm nghị phải tuân phục, nhưng trên hết là người cha đầy nhân ái và thứ tha. Xin cho con ơn này để được sống hạnh phúc trong nhà Cha. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

18

Page 19: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

TIN VÀO LÒNG NHÂN TỪ HAY THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA

Lm Trần Bình Trọng

Lòng nhân từ hay thương xót của Chúa là một thực tại hiện hữu được ghi lại trong Thánh kinh. Sách Giô-suê kể lại dân Chúa bị lưư lạc, làm nô lệ bên Ai cập như là một ô nhục, nên Thiên Chúa cho giải thoát dân Người, đem họ về đất hứa: Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai cập (Gs 5:9a). Trong miền đất hứa, họ được dùng thổ sản và hoa mầu của đất hứa Ca-na-an (c.12).

Trải qua suốt dòng lịch sử cứu độ, biết bao lần dân Chúa đã lỗi lời giao ước. Họ chối bỏ Chúa để đi thờ các thần ngoại lai. Họ đúc bò vàng để thờ. Và mỗi khi họ đi lạc đường lỡ bước thì Chúa lại sai các ngôn sứ đến để cảnh giác họ. Và mỗi lần họ ăn năn sám hối, thì Chúa lại giang tay đón nhận họ trở về với lòng tha thứ. Cuối cùng Thiên Chúa sai chính Con Một đến để làm cuộc hoà giải giữa loài người với Thiên Chúa. Ðó là điều mà thánh Phaolô dạy người tín hữu Corintô hôm nay: Thiên Chúa nhờ Ðức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải (2 Cr 5:18).

Trong Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn về người con hoang đường và phung phá (Lc 15:13). Dụ ngôn chỉ cho thấy Thiên Chúa muốn người tội lỗi được cứu rỗi. Sự thực thì dụ ngôn nhắm vào người cha hơn là người con và có lẽ đúng hơn thì nên gọi là dụ ngôn người cha nhân từ hay thương xót và tha thứ (Lc 15:20), thay vì dụ ngôn người con phung phá.

Theo dụ ngôn thì cả hai người con đều có lỗi. Người con thứ hai đã phạm tội ích kỉ, tham lam và đàng điếm. Còn người con trưởng lỗi phạm tội ghen tuông và không tha thứ. Người con trưởng được thừa hưởng tài sản và của cải của cha mình. Ðáng lẽ anh ta phải cảm thấy hoan hỉ về những của cải mà người cha có cũng sẽ là của anh ta. Tuy nhiên anh ta không nhận định được ân huệ mà người cha sẽ dành cho mình. Anh ta đóng cửa lòng lại, nhất định không chịu tha thứ cho người em biết sám hối trở về.

Ðến đây mỗi người tín hữu tự hỏi xem mình thuộc loại người con nào? Ta hành động như người con thứ hai khi ta lạm dụng những ân huệ, phung phí những của cải và tài năng Chúa ban, khi ta ích kỉ và lười biếng. Ta hành động như người con trưởng khi ta không chịu tha thứ hoặc ghen tuông với người được may mắn và được nhiều ân huệ, giàu có và tài năng hơn ta. Ta có thể có kinh nghiệm khi ta đóng cửa lòng lại, không chịu tha thứ. Tâm trạng đó có thể hiện trên nét mặt làm ta khó chịu. Chắc vẻ mặt của người con trưởng lúc đó phải lầm lì khó chịu lắm khi thấy người em thứ được cha đón tiếp trở về.

Bối cảnh của dụ ngôn Chúa kể hôm nay là những người Pharisêu và kinh sư bất bình với Chúa Giêsu vì Người đón tiếp và ăn uống với những người tội lỗi. Họ cho rằng Chúa Giêsu coi nhẹ tội và họ muốn đặt giới hạn cho lòng nhân từ của Chúa. Câu

19

Page 20: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

chuyện trong dụ ngôn hôm nay không gợi cho ta một kinh nghiệm nào trong cuộc sống hằng ngày. Theo kinh nghiệm trong xã hội loài người, người ta khó có thể tìm thấy một người cha nào tốt lành và nhân hậu đến nỗi, hối hả chạy ra đón đứa con hoang đàng trở về khi đứa con chưa có dịp xin lỗi và kể lể.

Thường khi một người con bỏ nhà ra đi, mà trở về thì người cha cũng để con vào nhà, nhưng giữ sự việc yên lặng cho phản ứng vui buồn lẫn lộn lắng đọng trong một thời gian rồi mới tính đến những chuyện khác. Việc tha thứ của loài người thì khác biệt với việc tha thứ của Chúa. Việc tha thứ của loài người chỉ có giới hạn. Còn việc Chúa thứ tha thì vô hạn. Chúa cũng bảo ta phải tha thứ bảy mươi lần bảy.

Nhận thức được tình trạng khốn khổ và bi thảm của mình, người con thứ đã quyết định trở về. Ðó là bước đầu để tiếp nhận lòng nhân từ và tha thứ của người cha. Trong nhà người cha nhân từ, anh ta có nhà ở, có cơm ăn áo mặc, có người giúp việc phục dịch mà anh ta không đánh giá được những hồng ân đó. Vậy để đánh giá được những ân huệ ta được hưởng trong Giáo hội của Chúa, ta phải tập cho mình biết đưa mắt nhìn quanh để so sánh và biết đánh giá. Ở trong Giáo hội là ở trong cửa chuồng chiên, ta được nuôi dưỡng bằng của ăn thiêng liêng là lời Chúa cùng lời giảng dạy về giáo lí Phúc âm và Mình Thánh Chúa. Ta còn được sự khuyến khích và nâng đỡ của những người tín hữu khác cùng với lời cầu nguyện của người tín hữu lẫn cho nhau.

Người con thứ hôm nay được may mắn là anh ta đã có can đảm trở về nhà cha. Anh ta không để cho mình bị sa lầy trong vũng bùn đen tội lỗi, nhưng đã chỗi dậy trở về để hưởng tình tha thứ của người cha, được ăn ở và sống trong sự an toàn của gia đình. Nếu đã đi lạc đường lỡ bước về phương diện nào đó, ta cần có can đảm chỗi dậy trở về. Ðiều không may là ta đã quên lãng lòng nhân từ, hay xót thương và tha thứ của Chúa. Vậy điều ta cần là lòng tin tưởng, cậy trông vào lòng xót thương nhân từ của Chúa. Chúa vẫn ở đó chờ đợị ta tỏ dấu muốn trở về làm hoà với Chúa và thay đổi cách sống để được sống trong bình an và ơn nghĩa với Chúa.

Lời cầu nguyện xin Chúa rủ lòng thươnh xót:

Lạy Chúa, Chúa là Ðấng nhân từ hay thương xót.Xin ban cho tội nhân biết đặt tin tưởng vào lòng xót thương của Chúavà khơi dậy lòng thống hối, quyết chí dốc lòng chừa Xin đừng để họ ngã lòng trông cậy Chúa.Xin Chúa cũng nhớ lại lòng khoan dung của Chúamà đối xử khoan hồng đại lượng với con. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

20

Page 21: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

NGƯỜI CON PHUNG PHÁChúa Nhật 4C Mùa Chay (Lc 15, 11 – 33)

Đã bao lần là người con phung phá.Bỏ gia đình gom tiền bạc đi hoang.

Kéo lê cuộc đời lếch thếch lang thang.Sống vô định chuỗi ngày trong tăm tối.

Rồi một hôm qúa rét run nghèo đói.Con trở về để xin lỗi Cha hiền.

Chỉ xin làm thằng đầy tớ thấp hèn.Chẳng xứng đáng làm con riêng Cha nữa.

Cha khoan dung với đôi tay rộng mở.Sai gia nhân mở tiệc đón con về.

Gia đình ta từ nay lại đề huề.Con Ta mất ngày hôm nay tìm thấy.

Lòng thương xót Chúa bao la như thế đấy.Xin cho con biết rộng mở trái tim.

Luôn hy sinh và vui vẻ đi tìm.Những chiên lạc mau trở về cùng Chúa...

Matthêu Vũ

21

Page 22: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

CẬU CON HOANG ĐƯỜNG(CN IV / C Mùa Chay)

Cậu út ta bỏ nhà đi thụ hưởngNhằm thỏa chí tang bồng tận miền xa

Sau đòi hỏi Cha già chia gia tàiĐể tự do đi hưởng thụ thỏa thích

Muốn là được ở miền xa xôi thịtĐược kinh qua với đủ mọi thú vuiLúc gia sản cạn kiệt dạ bùi ngùi

Chàng trở nên người thân tàn ma dại

Đời tàn tệ !… hết rồi thôi thoải máiXin chăn heo chẳng gì ăn đói mò

Ước được chút cám heo chẳng buồn choTrong khốn cùng lòng anh ta tuyệt vọng

Cậu tưởng đến gia đình mình ấm cúngKhông ai tốt bụng… như là Cha già

Hiện tôi tớ no đủ trong nhà ChaCòn ta đây thật cô đơn đói khổ

Đường tốt nhất… giờ này anh giác ngộQuyết chọn lối trở về mái nhà Cha

Hiện nhiều người đã đi không về nhàBị bế tắc không tìm ra lối thoát

Trong cuộc sống tâm linh lười sinh hoạtKhông thiếu người bỏ Chúa để ra điGiả từ luôn Giáo Hội không ngại gì

Bất chấp mọi hiểm nguy luôn đưa đẩy

Một lúc nào trong đời bừng tỉnh dậyLại sĩ diện ...đâm lao rồi theo laoMất cơ hội trở về uổng dường nào

Trường hợp cậu là giải pháp tình huống

Vì vụ lợi …nhưng tôn vẻ cao thượngVà yêu thương vô bờ của Tình Cha

Không một lời trách mắng …nhưng mặn màĐón út về như người con thành đạt …!

Vấn đề là cậu can đảm trờ về …Và tin tưởng ai thương cậu hơn Cha!

Cao Trí Dũng

22

Page 23: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

ĐÊM NAY CON VỀ ĐÂU?Chúa Nhật 4MC – C – (Lc15, 1-3 . 11-32)

Đêm hằng đêm, bên vệ đường,Mơ thầm mơ, về cố hương.Nơi gia đình xưa êm ấm,

Rộn tiếng cười, ngập yêu thương.

Đêm từng đêm, trong bùn lầy,Ôm tủi hờn, nuốt đắng cay.Men rượu đời sao chua chát,Kiếp lạc loài, son phấn bay.

Đêm nay con về đâu? Chúa ơi! Lời nguyện cầu.Đêm nay con về đâu? Nỗi đau này ai thấu?

Đêm nay con về đây! Bên góc nhỏ giáo đường.Đêm nay con về đây! Chúa mãi còn giang tay.

Con xin Cha Từ Nhân! Xót thương bao lỗi lầm,Con xin Cha Tình Yêu! Thứ tha phận hèn yếu.Cha ưu tư chờ con! Tháng năm chờ mỏi mòn,

Ôm con trong vòng tay! Sưởi ấm tình nồng say.

23

Page 24: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Cha chờ mong, mong từng ngày,Con về đây, nước mắt cay.

Trái tim già, bao nhung nhớ,Nhớ con thường bắt bướm bay.

Cha tìm con, trong bụi mờ,Giữa cuộc trần, thân xác xơ.Nắng chiều tàn, con gục ngã,

Cha gọi về, ươm ước mơ.

Con xin Cha Từ Nhân! Xót thương bao lỗi lầm,Con xin Cha Tình Yêu! Thứ tha phận hèn yếu.Cha ưu tư chờ con! Tháng năm chờ mỏi mòn,

Ôm con trong vòng tay! Sưởi ấm tình nồng say.

M. Madalena Hoa Ngâu

24

Page 25: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

SẮC HỒNG MÙA CHAYChúa Nhật V Mùa Chay – Năm C – 2010 – (Lc 15, 1-3. 11-32)

Ai xót thương ai phận bẽ bàng,Tâm tình thống hối vấn vương mang.

Thổn thức, tái tê, hồi tâm nhớ,Tội lỗi ê chề kiếp chiên hoang.

Tím sầu tím nhớ thưở xa xưa,Nơi chốn gia trang suốt bốn mùa.

Dư dả ấm êm tình no thỏa,Cha già ấp ủ khỏi nắng mưa.

Giờ đây thấm thía nỗi thương đau,Tím thương cho kiếp sống u sầu.

Quyết mau đứng dậy, mau vùng dậy,Ray rứt tâm tình suốt canh thâu.

Kính lạy ân tình Cha dấu yêu,Tội con chất ngất xót xa nhiều.Cúi xin tha thứ muôn ngàn lỗi,

Đã phạm đến Trời, đến Cha yêu.

25

Page 26: liendoanconggiao.netliendoanconggiao.net/doc/phungvu/CN04MCC/LoiChua144.doc · Web viewCả bạn, cả tôi, nhớ ngày mới xưng tội lần đầu, mỗi lần xét mình xưng

Cha chẳng đoái hoài tội lỗi xưa,Cha vui khôn xiết, nói sao vừa.

Con ta đã mất, nay tìm thấy,Đãi tiệc hát mừng vui say sưa.

Sắc hồng tươi thắm giữa mùa chay,Tình Cha tươi thắm thiết tha đầy.

Đoàn con sung sướng vui nhịp bước,Về nhà Cha hát khúc tình say.

A.P Mặc Trầm Cung

26