32
Các câu hỏi trong buổi giao lưu với các GS.TS: Nguyễn Công Ngữ, Nguyễn Bá Kế Lưu ý: Mầu đỏ là người đặt câu hỏi, xanh là tác giả trả lời 1.pat: Tiêu đề: Kính chào thầy - Xin được hỏi thầy 1 câu Nội dung : Em chưa bao giờ được học trực tiếp cùng lời giảng của thầy nhưng sách của thầy thì em có vài cuốn để đầu giượng Đầu tiên em xin chúc thầy mạnh khỏe, tiếp tục cống hiến cho ngành xây dựng nước nhà. Em xin hỏi thầy 1 câu hỏi nhỏ. Trong khi tính toắn nhà cao tầng với cao độ vừa phải, hiện giải pháp móng bè trên nền thiên nhiên là mội giải pháp tốt, do rẽ, kết hợp tầng hầm ... Vậy thầy cho em và các bạn đồng môn được biết mấy điểm như sau: 1. Tính lún cho móng bè như thế nào? 2. Ta có thể xem móng bè như móng để kiểm tra cường độ và tính lún được không. 3.Nếu tính toàn khối thì thông thường độ lún của móng rất lớn (do B lớn), có hợp lý không. 4. Việc móng không thực cứng thì xem móng là khối đã hợp lý chưa? Xin cảm ơn thầy trước nhiều. Em Tuấn GS.TS. Vũ Công Ngữ: 1/ Tính lún cho móng bè vẫn dùng biểu thức S=σ.h/E

Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

Các câu hỏi trong buổi giao lưu với các GS.TS: Nguyễn Công

Ngữ, Nguyễn Bá Kế

Lưu ý: Mầu đỏ là người đặt câu hỏi, xanh là tác giả trả lời

1.pat:

Tiêu đề: Kính chào thầy - Xin được hỏi thầy 1 câu

Nội dung : Em chưa bao giờ được học trực tiếp cùng lời giảng của thầy

nhưng sách của thầy thì em có vài cuốn để đầu giượng Đầu tiên em xin chúc

thầy mạnh khỏe, tiếp tục cống hiến cho ngành xây dựng nước nhà. Em xin hỏi

thầy 1 câu hỏi nhỏ. Trong khi tính toắn nhà cao tầng với cao độ vừa phải, hiện

giải pháp móng bè trên nền thiên nhiên là mội giải pháp tốt, do rẽ, kết hợp

tầng hầm ... Vậy thầy cho em và các bạn đồng môn được biết mấy điểm như

sau: 1. Tính lún cho móng bè như thế nào? 2. Ta có thể xem móng bè như

móng để kiểm tra cường độ và tính lún được không. 3.Nếu tính toàn khối thì

thông thường độ lún của móng rất lớn (do B lớn), có hợp lý không. 4. Việc

móng không thực cứng thì xem móng là khối đã hợp lý chưa? Xin cảm ơn

thầy trước nhiều. Em Tuấn

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

1/ Tính lún cho móng bè vẫn dùng biểu thức S=σ.h/E σ: Cường độ áp lực gây

lún, nếu bề rộng b móng bè rất lớn, thiên về an toàn có thể xem là σ không đổi

trên suốt chiều dày chịu lụn h: Chiều dày chịu lún, có thể dùng chỉ dẫn của

người Nga, khi b>10m: h=10+t.b t=0,15 cho đất sét t=0,1 cho đất cát 2/ Kiểm

tra cường độ cho móng bè: σ đáy móng < hoặc = Pu/Fs Vẫn có vấn đề b quá

lớn thì tính sao? Người ta đã thấy là nếu b lớn quá 1 mức nào đó thì Pu có thể

xem Pu không chịu ảnh hưởng của b nữa (và khi móng rất rộng sự phân bố

của ứng suất đáy móng cũng không đều), và do đó sự phá hỏng (ứng với Pu)

cũng không theo sơ đồ của Terzaghi nựa (Liên hệ thêm để trả lời chi tiết hơn)

3/ Cứ để trên sơ đồ tính toán tổng thể móng + nền, móng biến dạng bao nhiêu

(vì không thực cứng) sẽ thể hiện ra

Page 2: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

2.nnh:

Tiêu đề: chat luong coc nhoi

Nội dung : Thua thầy, thầy có nhận xét gì về chất lượng cọc nhồi, barret hiện

nay ở Việt Nam. Độ tin cậy của cọc hiện nay có khá hơn trước không? Có thể

nâng sức chịu tải của cọc lên không? Em thấy có nhiều công trình hiện nay

chất lượng cọc ở mũi không tốt lắm. SCT của cọc ở Hà Nội hiện vãn bị khống

chế bởi vật liệu tuy SCT theo nén tĩnh vẫn cao, vậy có cách nào nâng lên

không? Rất cảm ơn thầy.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Câu hỏi số 6 a/ Về phương diện làm việc, tương tác đất - cọc, cọc nhồI (bored

pile) và barrette (NgườI Mỹ hay gọi chung là shuft drilled pile) là như nhau.

b/ Độ tin cậy của shuft drilled pile chủ yếu phụ thuộc vào người thi công: -

Hình dạng thành cọc có tốt không? - Đóng cọc (lỗ khoan) có sạch không? -

Bê tông đổ cọc (hiện nay ở VN rất khó vì khống chế giá quá thấp) có tốt

không v.v.. c/ Sức chịu tải của cọc bị khống chế bởi vật liệu cọc, của Tây Âu

và Nhật bản đều khống chế Sigma bê tông cọc < hoặc = (5,5-6,0) MPa Chưa

có căn cứ và ta chưa đủ kinh nghiệm để có thể nâng Sigma bê tông cọc cho

phép lên - chẳng hạn 7, 8 MPa...Đành phải theo người ta thôi.

3.giang:

Tiêu đề: Một số câu hỏi với thầy Vũ Công Ngữ

Nội dung : Cám ơn thầy đã dành thời gian cho buổi giao lưu với chúng em.

Dưới đây là một số câu hỏi của em. 1. Sức khỏe của thầy dạo này thế nào ạ?

Thầy vẫn đc mảnh khỏe chứ ạ? 2. Thầy có thể tóm tắt quá trình học tập và

nghiên cứu của thầy đc không. Từ những năm học Đại học và những năm

tháng nghiên cứu sau này. 3. Tại sao thầy lại gắn bó với mảng đề tài này (cơ

học đất và nền, móng công trình). Thầy chọn nó vì sở thích hay vì một lý do

nào khác? 4. Theo thầy mảng đề tài này hiện nay con có những vấn đề gì cần

tiếp tục đc nghiên cứu? (Thầy có thể nêu một vài điểm) 5. Em nghe nói ở Hà

Page 3: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

Nội và tp Hồ Chí Minh trong tương lai sẽ triển khai xây dựng hệ thống tầu

điện ngầm. Việc đào các đường hầm lớn gần các hệ thống móng cọc của các

công trình sẽ làm cho cọc có những chuyển vị đứng và ngang nhất định.

Hướng giải quyết bài toán ấy như thế nào? 6. Cùng với sự phát triển không

ngừng của khoa học, công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng,

các phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm, đo đạc trên mô hình thực tế hoặc

giả lập ngày càng phổ biến. Vậy theo thầy, với đặc thù của đất (các đại lượng

vật lý, cường độ rất phân tán và không ổn định) thì phương pháp nào - lý

thuyết (với các giả thiết làm đơn giản hóa bài toán) hay thực nghiệm - chiếm

ưu thế và đáng tin cậy hơn. Rất vui đc tro{ chuyện với thầy. Cám ơn thầy

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Rất vui là Huy và các anh em ở CDC đã tổ chức cuộc giao lưu như thế này.

Những sinh hoạt này làm cho mình trẻ hơn vá sinh hoạt tốt hơn. Tuy rằng

mình vẫn nói đùa với bè bạn rằng: “Mình chỉ con một khoảng ngắn nữa là đến

Văn Điển”. Mình gắn bó với chuyên ngành Nền móng cơ học đất hoàn toàn là

ngẫu nhiên (Có thể là do số Tử vi). Tuy nhiên như mọi chuyên ngành khác,

cứ càng đi sâu càng thấy thích thú. Về những vấn đề cần nghiên cứu, đề nghị

em liên hệ riêng với tôi thêm để có thể trình bày được chi tiết vì nó rất dài.

Việc đào các đường hầm cho tàu điện ngầm phải được thực hiện sao cho vẫn

bảo vệ được các công trình đã có. Công nghệ hiện nay cho phép thực hiện

được điều này.

4.HNTuanJP:

Tiêu đề: Những vấn đề cấp bách

Nội dung : Kính chào Thầy. Trước hết em xin phép cám ơn thầy đã dành thời

gian cho diễn đàn. Em xin phép hỏi Thầy hai điều. 1.Thầy có thể đưa ra

những vấn đề cấp bách về lý luận, công nghệ xây dựng và vật liệu mà người

Việt nam cần giải quyết ngay để đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành xây

dựng nước nhà trong tương lai gần được không ạ. 2.Nếu có thể đưa về nước

Page 4: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

kiến thức,tài liệu kỹ thuật từ nước ngoài theo thầy những kiến thức nào là

thiết thực nhất hiện nay. Cám ơn Thầy. Hà Ngọc Tuấn

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Những vấn đề về kỹ thuật và kiến thức cần đưa từ nước ngoài vào nước ta thì

rất nhiêu. Cần phải có buổi tra đổi riêng thì mới có thể nói cụ thể được.

5.profeng:

Tiêu đề: ứng dụng cọc BTCT ƯLT cho Nhà cao tầng

Nội dung : Chào thầy, Hiện nay công ty Phan Vũ sản xuất và cung cấp rất

nhiều cọc rỗng BTCT ƯLT D300-D600 cho các công trình công nghiệp cả

trong Nam ngoài Bắc. Xin được hỏi thầy về khả năng, nhu cầu cho loại cọc

này đói với nhà cao tầng hiện nay và trong một vài năm tới. Xin cảm ơn thầy.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Hiện nay ở Việt Nam có một khuynh hướng không lành mạnh là lạm dụng

cọc khoan nhồi nhiều quá, ngay cả những trường hợp không cần thiết Cọc

khoan nhồi có ưu điểm của nó nhưng cũng có vô vàn nhược điểm. Theo suy

nghĩ của riêng tôi, cọc tiền chế vẫn là giải pháp tin cậy hơn. Và nếu là cọc

BTCT ứng lực trước thì càng tốt vì có thể dùng những đoạn cọc rất dài, giảm

tối thiểu mối nối. Hiện nay ở Mỹ, dùng rất nhiều cọc BTCT ứng suất trước

nhưng tiết diện vuông và có lỗ rỗng, tiết diện phổ biến là 60x60cm và có thể

tới 90x90cm. Nếu ta phát triển loại cọc này thì hoàn toàn có thể đáp ứng

những nhà cao đến 30, 40 tầng.

6.giaohudcic:

Tiêu đề: Tường chắn cao 1,5m

Nội dung : Thưa thầy, em đang thiết kế một chung cư 21 tầng có 01 tầng hầm

cao 3,2m.Tầng hầm chôn sâu 1,5m. Để tiết kiệm giá thành xây dựng, chủ đầu

tư yêu cầu phần tường chắn đất cao 1,5m sử dụng tường gạch chứ không phải

tường BTCT, con lại 1,7m làm ô thoáng để thông gió và chiếu sáng cho tầng

Page 5: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

hậm Khoảng cách giữa các trụ BTCT( để đỡ trần tầng hầm) là 8m. Theo thầy

như vậy có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vể an toàn kết cấu và chống thấm.Em

xin chân thành cảm ơn.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Để tường gạch đảm bảo an toàn thì phải là một tường rất dày và muốn đạt

được độ an toàn như BTCT thì nó sẽ dày đến mức nó sẽ không rẻ hơn BTCT !

7.tuanibst:

Tiêu đề: Cháu chao` Bác

Nội dung : Bác Ngữ kính mến! Cháu là Tuấn phong Địa kỹ thuật Viện

KHCN XD đây ạ. Cháu rất vui khi được tin bác tham gia giao lưu với các

thanh viên của ketcau.com. Nhân dịp năm mới, cháu chúc bác và gia đình

mạnh khoẻ. Cháu hy vọng bác sẽ giúp đỡ chúng cháu nhiều trong việc nghiên

cứu và học tập chuyên ngành địa kỹ thuật, một ngành mà bác đã gắn bó và có

rất nhiều kinh nghiệm. Vì xa tổ quốc đã lâu, nhân dịp giao lưu này, cháu

mong muốn bác thông tin cho cháu (và cả anh Thắng đang học tập tai Mỹ)

biết tình hình chung và những tiến bộ, phương hướng phát triển và ứng dụng

các công nghệ mới của ngành địa kỹ thuật nước ta trong những năm gần đây

được không ạ? cháu mong muốn bác sẽ tham gia nhiều bưởi giao lưu nữa để

giúp đỡ cho cac thành viên ketcau.com chúng cháu nhiều hơn nữa. Một lần

nữa cháu chúc bác mạnh khỏe. Cháu chào bác. Nguyễn Việt Tuấn

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Cám ơn lời hỏi thăm của Tuấn, mình vẫn khoẻ. Nghe tin là Tuấn vừa nhận

được chương trình Plaxis 3D, liệu chương trình này có lý thú nhiều hơn Plaxis

2D không? Thái thì bảo là cũng không lợi hơn gì lắm !

8.kcs-k36:

Tiêu đề: Về cọc giảm lún

Nội dung : Kính chào GS. Vũ Công Ngữ. Em xin được hỏi thày về phương

Page 6: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

án cọc giảm lún: Hiện nay đối với một số công trình có quy mô vừa

phải(khỏang 8-10 tầng, địa điểm trong thành phố), nhưng lại có tầng hầm; kỹ

sư thiết kế thường băn khoăn giữa hai phương án cọc khoan nhồi và cọc ép.

Em có nghe nói tới 1 giải pháp thứ ba khác là giải pháp móng cọc giảm lún.

Thày có thể giới thiệu qua về nguyên lý tính toán và cho chúng em tài liệu

hướng dẫn của giải pháp này được không ạ? KS. Nguyễn Thắng - Hà Nội

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Ý tưởng về cọc giảm lún mình đã trao đổi với Phùng Đức Long từ cách đây

20 năm. Long đã làm luận án PhD tại Thuỵ Điển về đề tài này. Hiện nay luận

án của Long mình đang có. Tuy vậy những nghiên cứu đó chỉ là kiến nghị

những phương pháp thô sơ mà thôi. Theo mình thì nếu muốn giải quyết thì tốt

nhất là thí nghiệm ngay trên hiện trường. Tuần sau mình sẽ đi Nha Trang để

tham gia việc dùng cọc giảm lún cho 1 công trình 15 tầng. ý tưởng này hoàn

toàn hay và nên sử dụng (hiện nay Gara ngầm của Trung tâm Hội nghị Quốc

gia cũng đang được kiến nghị sử dụng phương pháp này).

9.dnlinh:

Tiêu đề: Kính chào thầy! Em xin hỏi thầy về việc lựa chon hệ số nền?

Nội dung : Thưa thầy khi tính toán có kể đến sự làm việc đồng thời giữa công

trình và nền thì việc lựa chọn hệ số nền như thế nào, xin thầy chỉ cho nhwngx

kinh nghiệm của thầy. Mô hình nền hiện nay đang được sử dụng thông dụng ở

các Mỹ và Châu Âu... là gì? Việc ứng dụng tại Việt Nam như thế nào? Em xin

chân thành cảm ơn thầy, Kính chúc thầy mạnh khỏe.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Hệ số nền tốt nhất là được suy ra từ độ lún của công trình tại đó (các phương

pháp dự báo độ lún phải chọn lựa và dự báo cho tốt ). Thêm một vấn đề khó

là độ lún diễn ra trong thời gian dài và sự gia tăng độ cứng của nhà cũng diễn

ra theo thời gian vì vậy nội lực do lún không đều gây ra cũng là thay đổi. Như

Page 7: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

vậy nhà tư vấn phải chọn một khoảng hợp lý để có thể dự báo đúng được nội

lức do lún không đều và đảm bảo sự bền vững của công trịnh

10.Tran duc Cuong:

Tiêu đề: Xin được hỏi thầy 9 câu hỏi

Nội dung : 1. 5 ưu tiên của thầy để đổi mới chất lượng đào tạo ở ĐHXD là

gì? nếu thầy là Hiệu trưởng ĐHXD 2. Những lí do, và động lực để thầy viết

sách? 3. Thầy sưu tập tài liệu của nước ngoài như thế nào? 4. Để trở thành 1

chuyên gia giỏi trong lĩnh vực cơ đất-nền móng thì những điều gì là quan

trọng? 5. Cách thức nào để các công nghệ XD tiên tiến trên TG sớm được áp

dụng ở VN? 6. TCXDVN nên được xây dựng đựa trên TCXD của nước nào

trên TG? 7. -Thầy đánh giá chung thế nào về thiết kế và thi công móng cọc

(ép, nhồi) và các công trình hố móng sâu ở HN? - Ngoài phương án móng cọc

cho nhà cao tầng ở HN thì con có thể có giải pháp nào khác cho NCT với địa

chất o HN? 8. Thầy đã thiết kế hay thi công công trình nền móng nào gặp sự

cố chưa? 9. Thầy đánh giá thế nào về các công thức SCT mới của thầy trong

cuốn sách của thầy và Nguyễn Thái mới xuất bản 12/2004 áp dụng cho địa

chất HN?

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

1/ Đào tạo là một quá trình (một tổng thể) gồm 2 thành phần: 1-Người dạy

(Pháp gọi là enseigrant) 2-Người học (Pháp gọi là enseigré) Trong đó người

học đóng vai tro quyết định khoảng 70-80% chất lượng. Đổi mới chất lượng

là phải làm sao sinh viên vui học hơn, thích học hơn (điều này là phải cả xã

hội làm chứ không riêng trường làm được). Riêng tôi, là một thầy giáo già,

bao giờ hướng cố gắng của tôi là làm cho sinh viên thấy học là thiết thực hơn,

thấy vui khi học, thích học. 2/ Trong quyển Móng cọc (Thái viết nhiều hơn

tôi, tôi sửa nhưng cũng chưa can thiệp được nhiều) có đặc điểm là: -Tư liệu,

thông tin rất phong phú. -Nhưng việc lý giải chưa nhiều. Hiển nhiên là nhiều

tác giả, nhiều nguồn đề ra những công sức tính sức chịu tải của cọc (SCT)

Page 8: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

khác nhau. Rất khó để khẳng định công thức này đúng, công thức kia sai.

Kinh nghiệm (so với thí nghiêm nén) sẽ cho ta sự lựa chọn. Lưu ý: Trong

sách có giới thiệu cách tính ma sát của cọc theo FHWA, dường như cách xác

định này (cao hơn thông thường) là hợp lý hơn.

11.dungnnt:

Tiêu đề: Nén tĩnh cọc; Cọc tre

Nội dung : Xin gửi tới Thầy lời chào kính trọng và chúc sức khoẻ Thầy. Em

xin được hỏi thầy 2 câu hỏi như sau: 1. Trong các cách gia tải khi thí nghiệm

nén tĩnh cọc đều có giai đoạn giảm tải về không và đo đọ lún dư và độ lún đàn

hồi,xin thầy cho biết ý nghĩa của việc này và độ lún đàn hồi chiếm bao nhiêu

phần trăm tổng độ lún thì nền đất được xem như vẫn làm việc trong giai đoạn

đàn hồi? 2. Sử dụng cọc tre đối với nền đất yếu dày (ví dụ 7m)có tác dụng hay

không? hay là nhất thiết cọc tre phải chạm vào lớp đất tốt hơn ở dưới thì mới

có tác dụng? Xin Thầy cho lời khuyên về sử dụng cọc tre.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

1. Đã có nhiều người tìm kiếm việc đánh giá sức chịu tải của cọc qua sự so

sánh giữa độ lún đàn hồi và độ lún dư. Một cách tổng quát thì dường như

phân lượng độ lún đàn hồi càng lớn thì càng tốt. Nhưng cũng không hẳn như

vậy bởi vì khi mà lún nhiều thì bất kể là lún dư hay đàn hồi cũng là không đạt

yêu cầu rồi. Chưa có một giải thích được sáng tỏ cơ chế vật lý, cơ học của

mối liên hệ giữa lún dư và lún đàn hồi của cọc. Vì vậy những diễn dịch chủ

chốt hiện nay được thừa nhận rộng rãi vẫn dựa trên tổng độ lún mà không

phân biệt. 2. Nếu nền đất yếu là dày thì sử dụng cọc tre vẫn có tác dụng

nhưng tất nhiên là tác dụng này bị giảm thiểu. Con nếu cọc tre với tới được

lớp đất tốt ở bên dưới thì tác dụng của nó lớn và tin cậy hơn.

13.phamthangibst:

Tiêu đề: Chao Thay Vu Cong Ngu - em Thang - Vien KHCNXD hien dang -

USA

Page 9: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

Nội dung : Em rat mung vi duoc gap thay on-line. Chuc Thay luon manh khoe

de cong hien duoc nhieu cho nganh Co hoc dat Vietnam. Em Thang - Vien

KHCNXD.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Cảm ơn Thắng. Nhớ có chuyện gì hay thì gửi Email cho mình hoặc gửi qua

ketcau.com !

=======================================

12.dnlinh:

Tiêu đề: Hỏi thầy về móng băng

Nội dung : Em xin hỏi thầy 1 câu: Phân tải chân cột (M,N)Cho hệ móng băng

giao thoa như thế nào? Xin cảm ơn thầy!

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Cách làm mình viết trong sách Móng nông làm từ năm 80, khi máy tính con

yếu, con bây giờ với các chương trình phân tích kết cấu có sẵn, thay nền đất

bằng phản lực nền thì mọi bài toán tấm, bản và móng băng giao nhau đều giải

quyết được một cách rất dễ dàng.

14.khoabk:

Tiêu đề: Tính toán thiết kế nền nhà xưởng, nhà kho BT, BTCT

Nội dung : Kính thưa thầy! Hiện nay theo em biết ở Việt Nam ta chưa có quy

trình hướng dẫn tính toán thiết kế nền nhà xưởng, nhà kho bằng bê tông hoặc

bê tông cốt thép.Tuy nhiên đây là vấn đề thường gặp của kỹ sư tư vấn thiết

kế. Theo ý kiến của Thầy chúng ta nên tính toán thiết kế nền nhà xưởng, nhà

kho BT, BTCT theo mô hình hay sơ đồ nào là đảm bảo chính xác và kinh tế ở

mức chấp nhận được. Em xin cám ơn Thầy đã tham gia buổi giao lưu bổ ích

này. Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe.

Page 10: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Hiện nay ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều sự cố là khung và tường nhà đặt trên

móng cọc đứng yên con nền nhà đặt trên nền tự nhiên thì bị lún một cách rất

thảm hại và những hư hỏng rất nghiêm trọng (Ví dụ nhà điều khiển kho cảng

dầu Thị Vải, tiền sửa chữa 300m2 nền nhà đã dự toán là khoảng 7 tỷ). Vì vậy

tốt nhất là nền phải được xử lý một cách nghiêm chỉnh. Trong trường hợp cần

thiết, ta không ngần ngại gì mà đặt nền đó trên coc.

15.Thuan CDCC:

Tiêu đề: Xin thày vui long trả lời một số câu hỏi sau:

Nội dung : 1. Xin thày có một vài nhận xét về năng lực của các đội ngũ Thiết

kế công trình xây dựng,đặc biết trong lĩnh lực vực nền móng, công trình ngậm

2. Có ý kiến cho rằng: kỹ sư Xd chỉ đi sâu vào kết cấu công trình, ko hiểu sâu

về địa chất và ngược lại, kỹ sư địa chất lại ko hiểu nhiều về kết cấu công

trình. Thày có giải pháp nào để kỹ sư xây dựng ra trường vừa giỏi kết cấu vừa

giỏi về địa chất công trình. 3. Em thấy công nghệ post-grouting rất hay và có

thể rất phù hợp cho Khu vực Hà nội nhằm nâng cao chất lượng và sức chịu tải

của cọc khoan nhồi. Nhưng hiện nay các tài liệu để tính toán sức chịu tải của

cọc đó chưa thật rõ, xin thày cho ý kiến và tài liệu tham khảo nếu có. Em kính

chúc thày sức khoẻ, hạnh phục

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

2. Trong các kỹ sư xây dựng làm tư vấn thì sẽ có một số người phải đi sâu vào

địa kỹ thuật để làm các công trình, các kết cấu tương tác với đất. 3. Hiện nay,

mình đang cùng với công ty Delta (Trần Nhật Thành) thực hiện công nghệ

này cho một nhà 20 tầng của công ty Hacinco - Hà Nội. Mình cũng đang tìm

kiếm những kinh nghiệm của nước ngoài (công ty Bauer - rất mạnh về vấn đề

này ).

Page 11: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

16.Solo:

Tiêu đề: Nguyện vọng nghiên cứu !

Nội dung : Rất vui sướng được tro chuyện với thầy như thế này. Các anh, các

bạn đã đặt khá nhiều câu hỏi, em nhìn mà chỉ muốn ...trả lời bớt cho thầy.

Giúp thầy thư giãn chút thôi, em muốn hỏi thầy về việc học cao thêm về

ngành cơ đất nền móng, vì em cảm thấy rất có hứng thú về lĩnh vực này: AIT

(học viện kỹ thuật châu Á) có phải là 1 môi trường tốt để đi theo chuyên

ngành này? Ngoài ra, thầy có thể giới thiệu em về những môi trường khác ?

Cảm ơn thầy.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Học địa kỹ thuật ở AIT cũng tốt. Nhưng hiện nay có rất nhiều nơi để có thể

học về chuyên ngành này. Nếu em có TOEFL trên 550 điểm hoặc IELTS trên

6.5 thì có rất nhiều cơ hội để tìm kiếm được những học bổng ở Mỹ, Anh, Úc,

Singapore...

17.PMXD:

Tiêu đề: Lựa chọn Sức chịu tải cho cọc

Nội dung : Em chào thầy! Trước tiên, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy

và gia đình. Em có vài câu hỏi rất mong được thày giải đáp: 1- Trong việc

tính toán SCT của móng cọc, hiện nay TCVN đưa ra rất nhiều công thức để

tính toán. Vậy thầy có thể cho em một khuyến cáo rằng với loại địa chất, công

trình nào thì nên dùng công thức nào không? 2- Trong công thức tính toán

SCT của cọc theo chỉ số SPT, em không thấy ghi chú về đơn vị tính của SCT.

Nhờ thầy giải đáp giúp em.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

1. Những công thức tính toán sức chịu tải nêu ra trong tiêu chuẩn hay sách

tham khảo chỉ là dự báo ban đầu của nhà tư vấn, nó phải được khẳng định

bằng thí nghiệm nén tĩnh tại hiện trường. Từ đó nhà tư vấn mới chọn giá trị sẽ

Page 12: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

sử dung. 2. Công thức của Mayerhoff chẳng hạn có đơn vị đấy chứ: cọc đóng

- cường độ kháng mũi qp = 400N kPa, kháng bên fs = 2N kPa.

18.kcs_43:

Tiêu đề: Lún của công trình

Nội dung : Thưa thầy em đang băn khoăn là tại sao ta phải khống chế điều

kiện lún. Có những công trình nó lún đến 1 tầng mà vẫn được sử dụng (Ở đây

em chỉ đề cập đến lún đều). Do vậy có thể kiến nghị ta dự báo công trình lún

50cm chẳng hạn mà khống chế được lún đều thì ta có thể nâng cốt công trình

đều lên là 50 cm, khi công trình sử dụng thì nó là 0cm. Em làm như vậy liệu

có được không ạ? Mong sớm nhận được lời khuyên của thầy. Cám ơn thầy!

Chúc thầy luôn luôn mạnh khoẻ!

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Người ta khống chế lún là ở trạng thái giới hạn về tính sử dung. Nếu công

trình lún 50cm hay 100cm mà vẫn sử dụng được thì tất nhiên ta chấp nhận độ

lún đó. Ví dụ: bể chứa người ta chấp nhận độ lún rất lớn, nhưng người ta đã

chuẩn bị từng thời gian để kích bản đáy lên.

19.tuananhcdc:

Tiêu đề: chọn SCT cọc 300x300

Nội dung : Kính chào thầy! em xin hoi thầy một số câu sau: 1.Cọc 300x300

dài 24 m mác 350-8D18. sử dụng phương pháp ép vào tầng cát chặt lấy SCT

của cọc là 80 tấn có hợp lý không! (Nhà em làm là móng nhà 12 tầng-Khu Mễ

TRì -Trên đường Phạm Hùng)

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Để có thể ép vào tầng cát chặt thì lực ép, theo kinh nghiệm của tôi, ít nhất

phải = 3 lần tải trọng làm viêc, nghĩa là cọc của bạn phải dùng lực ép tới xấp

xỉ 250 tấn. Nếu cọc của bạn chịu được lực ép đó thì sức chịu tải làm việc 80

tấn là được.

Page 13: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

20.PMXD:

Tiêu đề: Phần mềm tính toán nền móng

Nội dung : Thưa thày! Em rất muốn làm một phần mềm để phục vụ trong

việc tính toán nền móng cho các công trình trong nước. Tuy nhiên, em rất

lúng túng khi lựa chọn hướng phát triển. Thày có thể cho em một vài lời

khuyên được không ạ.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Đặc điểm của việc thiết kế là chọn lựa thay đổi. Vì vậy hầu như không thể có

được phần mềm mà sau khi đưa các số liệu đầu vào thì đầu ra ta có được 1

bản thiêt kế hoàn chỉnh. Nếu bạn muốn xây dựng một PM trợ giúp thiết kế thì

PM đó phải tạo ra điều kiện tương tác giữa người và máy thuận lợi, nghĩa là

có thể thay đổi chọn lựa dễ dàng, để cuối cùng đi tới 1 giải pháp tối ưu cả về

tính toán nội lực lẫn cấu tạo.

21.vietcdic:

Tiêu đề: Chọn SCT cho cọc khoan nhồi DK-1200.

Nội dung : Kính chào thầy! Em xin hỏi thầy câu hỏi sau: Cấu hỏi 1: Hiện nay

một số đơn vị thiết kế chọn SCT cọc 1200 là: 550T,600T, 650T, 850T... Cọc

1000 lấy là 300T, 400T, 600T... em đang lăn tăn quá ! Theo kinh nghiệm của

thầy khi thiết kế theo lý thuyết ở khu vực HN thì nên lấy SCT của cọc-1200 là

bao nhiêu? khi chưa có kết quả thí nghiệm nén tĩnh. câu hỏi 2: EM làm công

trình Ở MỸ đình I-nhà 15 tâng. Cọc 1200-dài 42m cho xuống cuội sỏi. thí

nghiệm tải trọng 1850 tấn đạt vậy em lấy SCT cọc 120 là 800 tấn. mọi người

bảo em lấy cao quá! Xin thầy cho ý kiến về vấn đề này! Em cám ơn thầy!

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Đối với cọc khoan nhồi hiện nay ta vẫn bị khống chế là ứng suất của BT cho

phép không quá 60 MPa. Theo đó, cọc 1,2M có tiết diện 1,13m2 thì sức chịu

tải là không quá 650 tấn (theo vật liệu). Nếu bạn muốn tăng lên đến 800 tấn,

Page 14: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

theo tôi nghĩ (hiện tôi cũng đang làm như vậy), thì ta tăng lượng thép lên

khoảng 1%.

22.Pham Quang Hung:

Tiêu đề: Tu hoc tro cu cua thay

Nội dung : Thầy Ngữ ơi, thầy giữ gìn sức khoẻ nhé. Thầy cho em gửi lời hỏi

thăm cô và hai anh chị. Hôm trước 20/11 em có gọi điện về nhà nhưng không

gặp thầy. Em rất mừng được gặp thầy trong buổi giao lưu này. Học tro của

thầy Phạm Quang Hưng (hiện đang ở Canada)

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Cảm ơn đã có thì giờ để làm cái Proposal để tìm kiếm sự hợp tác chưa? Chúc

sức khoẻ Hưng – Lan

23.XDE-DHF:

Tiêu đề: Thời gian từ khi đổ móng đến khi xây

Nội dung : Kính chào GS.TS Vũ Công Ngữ Chào ban quản trị

KETCAU.COM Trước hết, xin chân thành gửi lời chúc sức khỏe và hạnh

phúc tời Giáo sư và các thành viên ban quản trị. Em có một câu hỏi nhỏ muốn

nhờ Giáo sư và Ban quản trị giúp đỡ đó là: Khoảng thời gian từ khi đổ móng

đến khi bắt đầu xây tường tốt nhất là bao lâu (với 2 trường hợp mác bê tông

250 và 300). Nhiều người đổ móng hôm trước, hôm sau đã xây tường như vậy

có đảm bảo không? Em xin trân trọng cảm ơn. Thông tin xin gửi về

[email protected]

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Việc xây tường là tương ứng với một sự gia tải với kết cấu đó. Nếu việc gia

tải đó tương xứng với sự gia tăng cường độ của BT là có thể chấp nhận đươc.

Thông thường BT sau 1 ngày BT có thể đạt được 50% cường độ.

Page 15: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

24.ducxd:

Tiêu đề: Em xin hỏi thầy

Nội dung : Sau quá trình học và nghiên cứu môn cơ học đất em thấy nó là

lĩnh vực con rất nhiều tiềm năng khám phá. Tụi em thường nói đùa "phải hiểu

đất như người yêu mình vậy nó muốn đi chơi thì phải cho đi chơi nói muốn gì

là phải đáp ứng đó ".Thầy nghĩ sao ah? Em nghĩ thầy phải có tình yêu mãnh

liệt đối với môn cơ học nền móng mới bước đi cho tới ngày hôm nay là 1

chuyên gia hàng đầu. Vậy thầy có thể cho biết ban đầu tại sao thầy chọn con

đường theo môn cơ học nền móng

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Tôi hi vọng là bạn càng thân thiết với Cơ học đất nền móng thì càng thấy yêu

nó hơn như khi bạn có quan hệ với cô bồ của bạn !

25.kcs-k36:

Tiêu đề: Thực hành cọc khoan nhồi

Nội dung : Kính chào GS. Vũ Công Ngữ. Em xin cám ơn thày đã trả lời về

cọc giảm lún, em có thể nhờ các anh ở ketcau.com liên lạc vời thày để mượn

cuốn luận án đó của anh Long được không ạ? Em xin phép được hỏi thêm

thày về một số vấn đề thực hành thiết kế và thi công cọc khoan nhồi: 1. Có

nên đặt cốt thép suốt chiều dài cọc không ạ (có giảm diện tích thép ở 1/2-1/3

đoạn mũi cọc)? Một số ý kiến cho rằng nếu đặt suốt thì rất tốn kém, nhưng

như vậy thì cấu tạo giữ ống siêu âm như thế nào ạ? 2. Với công trình có tầng

hầm sử dụng cọc khoan nhồi, nên cắt ống siêu âm ở ngay đầu cọc hay phải để

dài lên tận mặt đất ạ? Xin cám ơn và kính chúc sức khoẻ thày. Xin cám ơn

diễn đàn ketcau.com đã tổ chức buổi giao lưu bổ ích này. KS. Nguyen Thang

- Hanoi

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

1. Tiêu chuẩn Pháp cho phép cắt bớt cốt thép, tuy nhiên là: - Khi có đặt ống

Page 16: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

siêu âm thì phải nhất định đặt cốt thép, thì mới có chỗ buộc ống. - Thứ 2 là rất

nhiều tư vấn thiên về an toàn vẫn đặt cốt thép suốt chiều dài. Có một giải

pháp trung gian là đặt cốt thép suốt nhưng ở đoạn trên thì hàm lượng cao, ở

đoạn dưới thì hàm lượng thưa.

26.Thuatdv:

Tiêu đề: Động đất ở Hà Nội!

Nội dung : Kính chào thầy Ngữ! Thầy dạo này có được mạnh khoẻ không ạ?

Tâm trạng của Thầy như thế nào khi lần đầu tiên Thầy giao lưu trực tuyến với

các học tro, đồng nghiệp, ... gần xa như thế này? Năm ngoái (2003) em đọc

qua báo chí thấy có nói là trong tương lai có thể sẽ xảy ra động đất cấp 8/12 ở

Hà Nội, và dự đoán khoảng 30 - 40% công trình xây dựng nhà cửa ở khu vực

này sẽ bị phá huỷ! Vì vậy em muốn hỏi Thầy là nếu như động đất xảy ra thật

(chẳng hạn tối hôm nay nó sẽ xảy ra!) thì theo Thầy công trình nhà cửa ở Hà

Nội sẽ bị phá hoại chủ yếu xuất phát từ phần nền móng (lún nhiều, gẫy

cọc, ...) hay từ phần kết cấu bên trên (phá hoại cắt ở cột và tường, chảy dẻo 2

đầu cột, ...) ạ? Ngoài ra hiện nay việc nghiên cứu các đặc trưng địa hình, tính

chất của nền đất dưới tác dụng của sóng động đất ở khu vực Hà Nội có được

được quan tâm đến nhiều không ạ (vì những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến ứng

xử của kết cấu công trình)? Em xin kính chúc Thầy và gia đình luôn mạnh

khoẻ! Học tro cũ của Thầy từ Tokyo!

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Hiện nay ở Hà Nội có khoảng 200 nhà lắp ghép từ thời 1974->1978, thời thầy

Phạm Sỹ Liêm. Những nhà này chỉ cần động đất cấp 4 là đổ vì mối nối thi

công rất ẩu. Nếu xảy ra động đất thì theo mình nghĩ nguyên nhân phá hỏng

chủ yếu do kết cấu bên trên. Hiện nay ở Việt nam con rất thiếu phương tiện để

có thể nghiên cứu nói chung về động đất và nói riêng về các đặc tính động lực

học của đất. Hiện có một người Việt nam là Nguyễn Vũ Hiệu đang làm vấn

đề này ở đại học Lausane (Thuỵ Sỹ) (thành vien "phu_ho" của ketcau.com)

Page 17: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

27.nga:

Tiêu đề: Giao lưu với thầy!

Nội dung : Em kính chào thầy! Hiện nay em đang học tại CUBA. Đang làm

TS con 2 năm nữa em mới về nước. Đầu tiên em chúc thầy dồi dào sức khoẻ

để phục vụ sự nghiệp XD của nước nhà. em xin phép hỏi thầy câu hỏi sau: -

Khi thi công các nhà cao tầng bên bờ biển có 3,4 tầng hầm để làm chỗ đậu xe

thì giải pháp thíêt kế được lựa chọn ra sao? - Giải pháp khử năng lượng của

động đất tác dụng lên công trình hiện nay thế giới hay dùng biện pháp gì! Em

xin cám ơn!

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

- Giải pháp khử năng lượng: Về nguyên tắc thì một móng đặt trên bề mặt chịu

động đất tốt hơn là móng có cọc đặt rất sâu vì lớp đất cũng có tác dụng giảm

chấn nhất định. Nhà có 4 tầng hầmm, tức là chiều sâu đào khoảng 16m, 18m

nghĩa là hiệu ứng móng nổi (floating) sẽ phát huy rất lớn.

28.giaohudcic:

Tiêu đề: Tầng hầm mở rộng, phương án móng

Nội dung : Thưa thầy hiện nay em đang thiết 1 công trình bao gồm 2 khối

nhà cao 21 tầng. Hai khối này có tầng hầm phát triển rộng ra xung quanh 2

khối nhạ.Phần tầng hầm phát triển khoảng 80mx40m. Khối 21 tầng em sử

dụng phương án cọc khoan nhồi đường kính 1,2m , khối tầng hầm phát triển

sử dụng phương án cọc đóng BTCT 40x40. Theo thầy phần vách và sàn tầng

hầm nên sử lý như thế nào để đảm bảo yêu cầu kĩ thuât. Và có tài liệu nào

tham khảo về vấn đề này không? Em xin chân thành cảm ơn thầy.

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Giữa khối cao tầng và thấp tầng, tải trọng khác nhau, cọc khác nhau. Do đó

khả năng lún không đều là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu chúng ta cắt ra

thì lại rất khó khăn về phương diện chống thấm. Do đó cho nên người ta hiện

Page 18: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

nay thường làm bằng biện pháp thi công, nghĩa là để ra 1 dải phân cách mà

bản đáy chỉ thi công 1 phần thôi và đợi cho khi tải trọng công trình lên hết, độ

lún xảy ra gần đạt độ lún ổn định mới hoàn chỉnh sàn tầng hầm (dải Bê tông

chèn sau).

29.vietcdic:

Tiêu đề: giải pháp xử lý thấm cho tầng hầm!

Nội dung : em xin hỏi thầy thêm câu hỏi: Thưa thầy, em đang thiết kế một

công trình ở HCM có 4 Tầng hầm. Sử dụng cọc BARRTE. Thi công theo

phương pháp TOPDƠWN. Em đang có một số vướng sau: + Xử lý tính toán

bằng phần mềm nào cho hợp lý khi tính toán áp lực đất. + Xử lý chống thấm

như thế nào giữa hai cọc BARRTE để không bị thấm. + Liên kết giũa cọc

BARRTE với sàn và tầng hầm như thế nào?

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

+ Áp lực đất thì không có dùng phần mềm nào để tính toán mà do chúng ta

chọn lựa (tất nhiên là gần đúng ): hoặc là dùng áp lực chủ động, hoặc là dùng

áp lực tĩnh. + Việc chống thấm giữa 2 panel của Barrete thì hoặc là có kiểu

của công ty Bachy, hoặc của công ty Rodyo. + Dùng thép đặt sãn trong cọc

barrete để liên kết với sàn

30.kvd:

Tiêu đề: Cường độ tiêu chuẩn và độ sệt

Nội dung : Trước hết em rất cám ơn thày đã quan tâm dành thời gian để giao

lưu. Em muốn hỏi thày 1 câu quan hệ giữa độ sệt (Is) và R. Em đang có mấy

tập báo cáo địa chất đất sét có Is =1 mà Rtc =1,4kg/cm2 theo kinh nghiệm của

thầy báo cáo này có tin cậy được ko?

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Một là bạn phải xác định rõ R tiêu chuẩn phải chăng là tính theo kiểu Nga:

Rtc=p(1/4) (vùng dẻo = 1/4 bề rộng), hoặc là R = Pu/Fs. Nếu Is = 1 thì thường

Page 19: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

là Cu= 0,25 đến 0,35 kg/cm2. Chấp nhận là Cu = 0,35 kg/cm2 là trường hợp

lạc quan nhất thì Pu=(pi+2)*Cu = 5,14.0,35 = 1,6 kg/cm2. Nếu dùng

Pa=1,4kg/cm2 thì bạn chỉ có hệ số an toàn là 1,1. Nếu bạn chấp nhận thì dùng

! Nếu bạn mong có Fs = 2 thì Ra của bạn =0,8kg/cm2 (trường hợp lạc quan

nhất).

31.huycdc:

Tiêu đề: em HuyCDC xin phép hỏi Thầy một vài câu hỏi

Nội dung : Kính chào Thầy! Thay mặt cho Ban quản trị diễn đàn

www.ketcau.com, em xin rất cảm ơn Thầy đã tham gia buổi giao lưu này .

Mặc dù Thầy tuổi đã cao, lại bận nhiều công việc như giảng dạy, cố vấn nền

móng cho nhiều dự án lớn của đất nước xong Thầy đã không ngần ngại bố trí

tham gia được một buổi giao lưu thật vui vẻ, bổ ích và thật ấm áp tình thầy

tro. Đây thực sự là một sự động viên rất lớn cho các lớp học tro trẻ chúng ta,

Thầy thực sự là tấm gương lớn để học tập và noi theo. Sau đây em xin phép

hỏi THầy một vài câu.

1. Trong tương lai gần, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng một loạt

các nhà siêu cao tầng (50 đến 100 tầng) và kèm theo là sẽ có từ 5-10 tầng

hầm, kết cấu phần thân thì có lẽ sẽ sử dụng kết cấu thép, thép hỗn hợp hoặc

kết cấu BTCT cường độ cao (mác 800-1200). Con đối với kết cấu móng theo

Thầy những loại nhà này ta dùng loại móng gì ? Và nền đất ở Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh có thích hợp cho các loại nhà siêu cao và có nhiều tầng hầm như

vậy không ? ...

Một lần nữa xin cảm ơn Thầy và chúc Thầy luôn vui, mạnh khoẻ để giảng dạy

cho chúng em được nhiều hơn. Hy vọng trong một thời gian không xa, chúng

em lại được tiếp tục giao lưu với Thầy. Thầy đồng ý không ạ ?

GS.TS. Vũ Công Ngữ:

Theo mình thì nhà 50 - 100 tầng thì giải pháp móng vẫn là móng cọc mà thội

(ví dụ tháp Petronas-Malaysia cũng dùng cọc Barrette). Điều kiện nền đất của

Page 20: Vũ Công Ngữ- Các câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến

Hà Nội thuận lợi là vì ở độ sâu khoảng 85m, 90m là đã gặp đá cứng rồi. Lúc

đó ta sẽ suy nghĩ nên đặt cọc sâu vào đó hay là không ngàm vào đá. Ở thành

phố HCM thì tầng phủ mềm dày hơn và ở độ sâu 80m vẫn chưa thấy cuội sỏi,

do đó cọc chắc phải sâu hơn. Cảm ơn Huy và các bạn ở CDC và hi vọng

chúng ta sẽ tiếp tục có những cuộc giao lưu như thế này nữa. Chúc sức khoẻ

tất cả mọi người ! Hen gặp lại ! (Gần 12h rồi) Gs.TS. Vũ Công Ngữ

Tổng kết

Buổi giao lưu đã kết thúc vào hồi 11h 45 phút (chậm 15 phút so với dự kiến là

11h30') . Như vậy lag trong vong khoảng 2,5 giờ đồng hồ, Thầy đã trả lời

được 31 câu hỏi trong tổng số 51 câu hỏi của các thành viên ketcau.com.

Tổng số có 92 thành viên của ketcau.com đã đăng ký tham gia giao lưu. Số

lượng thành viên online cùng lúc đông nhất lên đến 57 người.

Sau buổi online, các thành viên của Xí nghiệp TVTK kết cấu mới thực sự

được giao lưu với Thầy (đén 14h chiều) tại tầng 5 - toà tháp VINCOM (191

Bà Triệu).

Như vậy, buổi giao lưu trực tuyến đã thành công tốt đep. Thầy có nhắn nhủ

rằng đây là lần đầu tiên Thầy tham gia một hoạt động giao lưu trực tuyến như

thế này và chúc cho ketcau.com tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, "cảm ơn

Huy và các bạn ở CDC và hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục có những cuộc giao

lưu như thế này nữa. Chúc sức khoẻ tất cả mọi người" !

Ban quản ttrị cũng xin cảm ơn tất cả các thành viên đã tham gia giao lưu .

Trang web này có tiếp tục phát triển được hay không, có trở thành "Điểm

hen" thực sự cho các kết cấu sư hay không là nhờ sự đóng góp, sự nhiệt tình

và giúp đỡ của tất cả mọi người . Chúng tôi (ban quản trị) chi là cầu nối cho

các thành viên. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có các buổi

giao lưu với các chuyên gia đầu ngành khác .

Dưới đây là một vài tấm hình khác về buổi giao lưu