17
Vn dụng tư tưởng HChí Minh về phát huy nhân tố con người trong nn kinh tế thtrường định hướng xã hội chnghĩa Phạm Đức Tiến Trường Đại hc Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: HChí Minh học; Mã số: 60 31 27 Người hướng dn: PGS.TS. Phm Ngc Anh Năm bảo v: 2010 Abstract. Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng HChí Minh về phát huy nhân tố con người trình bày giá trị ca những quan điểm đó. Làm rõ thc trng phát huy nhân tố con người trong thi kđổi mi nước ta. Đề xut mt sgii pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong nn kinh tế thtrường định hướng xã hội chnghĩa ở nước ta hiện nay dưới sánh sáng tư tưởng HChí Minh. Keywords. Tư tưởng HChí Minh; Nguồn nhân lực; Kinh tế thtrường; Xã hội chnghĩa Content MĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn bộ cuộc đời snghip ca Chtch HChí Minh gắn lin vi snghiệp chăm lo và phát huy nhân tố con người. Đúng như Người đã từng khái quát về triết lý cuộc sng: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề đời và làm người. đời và làm người là phải yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ báp bức”. Đánh giá về sc mạnh con người, HChí Minh khẳng định: “Có dân là có tất cả”, cho nên bí quyết để đem lại cuc sng tdo, m no, hạnh phúc cho con người chính là “Đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”… Nhân tố con người và phát huy nhân tố con người như một viên ngọc quý được khm trong hthống tư tưởng HChí Minh. Chính viên ngọc đó tạo nên sức hp dn, sc sống lâu bền cho tư tưởng của Người, chính nó đã chinh phục hàng triệu, hàng triệu trái tim, khối óc tnhững năm 20 của thế kXX đến nay; tư tưởng ấy đã thực strthành kim chỉ nam cho vic sdụng và phát huy nhân tố con người của Đảng ta trong tiến trình cách mạng. Trong bi cnh hin nay, tiến trình phát triển clí luận và thực tin đều chng minh: nhân tố con người đóng vai trò quyết định xu hướng vận động ca thế giới đương đại. Luôn theo sát sự biến động ca thi cuộc, đánh giá đúng đắn vtrí, vai trò của nhân tố con người, Nghquyết Đại hội đại biểu toàn quốc ln thVIII (6.1996) ca Đảng Cng sn Vit Nam chrõ: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tcơ bản cho sphát triển nhanh và bn vững; nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lc to ln của con người Vit Nam là nhân tố quyết định thng li của cách mạng Vit Nam. Con người thc slà nguồn lc ca mi ngun lực, tài nguyên của mọi tài nguyên, là ngun lc ni sinh quan trng nht quyết

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy

nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa

Phạm Đức Tiến

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Luận văn ThS. ngành: Hồ Chí Minh học; Mã số: 60 31 27

Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Anh

Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát

huy nhân tố con người trình bày giá trị của những quan điểm đó. Làm rõ thực trạng

phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Đề xuất một số giải

pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay dưới sánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Keywords. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguồn nhân lực; Kinh tế thị trường; Xã hội chủ

nghĩa

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp chăm

lo và phát huy nhân tố con người. Đúng như Người đã từng khái quát về triết lý cuộc sống:

“Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải yêu

nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”. Đánh giá về sức mạnh con người,

Hồ Chí Minh khẳng định: “Có dân là có tất cả”, cho nên bí quyết để đem lại cuộc sống tự do,

ấm no, hạnh phúc cho con người chính là “Đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho

dân”… Nhân tố con người và phát huy nhân tố con người như một viên ngọc quý được khảm

trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính viên ngọc đó tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu

bền cho tư tưởng của Người, chính nó đã chinh phục hàng triệu, hàng triệu trái tim, khối óc từ

những năm 20 của thế kỷ XX đến nay; tư tưởng ấy đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho việc

sử dụng và phát huy nhân tố con người của Đảng ta trong tiến trình cách mạng.

Trong bối cảnh hiện nay, tiến trình phát triển cả lí luận và thực tiễn đều chứng minh:

nhân tố con người đóng vai trò quyết định xu hướng vận động của thế giới đương đại. Luôn

theo sát sự biến động của thời cuộc, đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của nhân tố con người,

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6.1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam

chỉ rõ: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và

bền vững; nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam

là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Con người thực sự là nguồn lực của

mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết

Page 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

định thành công của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN ở nước ta.

Phát huy nhân tố con người trong thực tiễn đổi mới ở nước ta trong những năm qua đã

giành được những thắng lợi to lớn bước đầu, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân

giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành

tựu ấy, sự tác động của cơ thế thị trường đang bộc lộ nhiều bất cập có liên quan đến phát huy

nhân tố con người, ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Làm thế

nào để phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay? Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đòi hỏi phải

được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống nhằm tìm kiếm những giải pháp kịp thời, phù

hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Với lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát

huy nhân tố con ngƣời trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” làm

luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người là một chủ đề

hấp dẫn, được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đạt

được những thành tựu quan trọng khi nghiên cứu về chủ đề nêu trên. Với tinh thần khiêm tốn

học hỏi, tác giả của luận văn xin phép được kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các nhà

khoa học, lấy đó làm những gợi ý quan trọng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn

thiện luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Trên cơ sở phân tích khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về

phát huy nhân tố con người, luận văn làm sáng tỏ thực trạng phát huy nhân tố con người

trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, tìm nguyên nhân để từ đó đề xuất

những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.

3.2. Nhiệm vụ

Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố

con người, giá trị của những quan điểm đó;

Làm rõ thực trạng phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới ở nước ta;

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay dưới sánh sáng tư tưởng Hồ Chí

Minh.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người thể hiện trong các bài phát

biểu, bài viết, các tác phẩm, hoạt động thực tiễn của Người;

Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát huy nhân tố con người;

Thực trạng phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới ở nước ta: Thành tựu, hạn chế,

nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm…

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người, luận văn

tập trung nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chủ yếu từ năm 1986

đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Page 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy nhân tố con người,

đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu một số công trình khoa học của các tác giả trong và

ngoài nước đã được công bố có liên quan đến đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: logíc - lịch sử,

phân tích - tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn…

6. Những đóng góp mới của đề tài

Phân tích thực trạng của việc phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới, đề ra

những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Với những kết quả đạt được, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc

giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh các hệ trung cấp, cao đẳng, đại học.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2

chương và 6 tiết.

Chƣơng 1: Nhân tố con ngƣời và phát huy nhân tố con ngƣời trong tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh

Chƣơng 2: Phát huy nhân tố con ngƣời trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng

xã hội chủ nghĩa dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: NHÂN TỐ CON NGƢỜI VÀ PHÁT HUY

NHÂN TỐ CON NGƢỜI TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1. Khái niệm nhân tố con ngƣời và phát huy nhân tố con ngƣời

1.1.1. Khái niệm con người

Theo mỗi bước tiến hoá, con người không ngừng nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội

và bản thân. Trong quá trình nhận thức về chính mình, con người luôn trăn trở với câu hỏi

“Con người là gì” và tìm cách trả lời câu hỏi ấy.

Xuất phát từ thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất, chủ nghĩa Mác cho rằng “Bản chất

con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện

thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm con người được Hồ Chí Minh sử

dụng với nhiều cách gọi khác nhau, ứng với những điều kiện, hoàn cảnh, khía cạnh khác

nhau, song vẫn giữ lập trường giai cấp, tính cách mạng, khoa học, đạt được sự hài hoà giữa

con người cá nhân và con người xã hội, dân tộc, quốc tế. Chúng ta có thể khái quát: Trong tư

tưởng Hồ Chí Minh, con người với tư cách là cá nhân, tập thể, cộng đồng hay cả nhân loại

đều là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội, mang bản chất xã hội -

lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần.

1.1.2. Khái niệm nhân tố con người

Kế thừa sáng tạo các kết quả nghiên cứu trước đây, chúng ta thấy: Nhân tố con người

là toàn bộ những dấu hiện riêng có, những yếu tố nói lên vai trò của con người như là chủ

thể hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, với những yếu tố, những tiêu

chí về vai trò xã hội, về trí tuệ nhân cách (năng lực –phẩm chất) của con người

Hồ Chí Minh không đưa ra quan niệm cụ thể về nhân tố con người nhưng thực chất,

Người đã đề cập đến nhân tố con người một cách toàn diện trong hệ thống tư tưởng của mình.

Với phương pháp khái quát hoá, chúng ta thấy Hồ Chí Minh đề cập đến nhân tố con người

với một số nội dung sau:

Thứ nhất, xét theo phương diện nhân tố con người với tư cách là chủ thể hoạt động,

Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động tự giác của con người.

Page 4: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

Thứ hai, nhân tố con người với tư cách là tổng hoà các phẩm chất, năng lực của con

người.

Thứ ba, nhân tố con người với những tiêu chí về nhân cách, việc giáo dục, tạo dựng

mẫu con người mới được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

Như vậy, theo quan niệm Hồ Chí Minh, nhân tố con người là hệ thống những thuộc

tính, những đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của con người,

bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm

chất, năng lực, giá trị xã hội của con người.

1.1.3. Khái niệm phát huy nhân tố con người

Phát huy nhân tố con người là phát hiện, làm bộc lộ, khai thác, sử dụng, tận dụng

những yếu tố, những quá trình cấu thành nên nhân tố con người.

Phát huy nhân tố con người thường được Hồ Chí Minh diễn đạt dưới nhiều cách thức,

nhưng với cái nhìn tổng quát, phát huy nhân tố con người được Hồ Chí Minh đề cập với một

số nội dung sau đây:

- Phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp

cách mạng;

- Phát huy nhân tố con người với tư cách là một thực thể thống nhất giữa phẩm chất

và năng lực;

- Biết dùng người để phát huy nhân tố con người;

- Hồ Chí Minh đưa ra những biện pháp để phát huy nhân tố con người

1.2. Phát huy nhân tố con ngƣời trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

1.2.1. Phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của

sự nghiệp cách mạng

Đây là tư tưởng chủ đạo, bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất

phát đồng thời lại là mục đích trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố con người là

vốn quý nhất, là động lực vĩ đại, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; dân

là vốn quý nhất, có dân là có tất cả nên phải bắt đầu từ nhân tố con người, vì con người, cho

con người và trở về với con người.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động

lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng được thể hiện:

Một là, nhân tố con người – nhân tố quý nhất, động lực quyết định mọi thắng lợi của

cách mạng Việt Nam.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì nhân dân là vốn quý nhất, có dân là có tất cả, nhân

dân là lực lượng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, là lực lượng sáng tạo vô cùng vô tận. Vì thế,

Người luôn luôn đặt nhân dân vào địa vị cao nhất, địa vị làm chủ trong những vấn đề quan

trọng nhất của cách mạng và xã hội...

Hai là, trong quá trình giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa động lực và mục tiêu, Hồ

Chí Minh chú ý đến mức độ mục tiêu đạt được trong điều kiện, cụ thể của từng giai đoạn cách

mạng.

Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán coi con người vừa là động

lực, vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo tinh thần cách mạng và khoa học.

1.2.2. Phát huy nhân tố con người với tư cách là một thực thể thống nhất giữa

phẩm chất và năng lực

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp vinh quang, song đầy khó khăn, gian khổ.

Muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng ấy, việc phát huy phẩm chất (đức) và năng

lực (tài) của mỗi con người đóng vai trò quyết định. Đánh giá cao vai trò của đức và tài, song,

Người không tách rời hai yếu tố này mà đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng, trong đó,

đạo đức được coi là gốc, là nền tảng của người cách mạng và của con người nói chung.

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi

nhẹ mặt tài, mà phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có

Page 5: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

tài, nếu không có tài sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có hại cho dân. Vì thế, Chủ tịch Hồ

chí Mình đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên cùng với phẩm chất cách mạng cao quý còn phải có

năng lực, vì có năng lực mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao. Trong mối quan hệ

giữa đức – tài, Người yêu cầu: Tài càng lớn thì đức phải càng cao, vì đức - tài là nhằm phục

vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi.

Như vậy, trong sự phát triển xã hội, trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội

mới – con người luôn đóng vai trò quyết định nhất. Để đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội,

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã

hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là những con

người có lòng nồng nàn yêu nước, trong sáng về đạo đức và xuất sắc về tài năng; là những

con người vừa hồng thắm, chuyên sâu.

1.2.3. Biết dùng người để phát huy nhân tố con người

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước,

Hồ Chí Minh đã xác lập những quan điểm cơ bản về dùng người, sử dụng và phát huy nhân tố

con người với tinh thần thực sự cách mạng và khoa học. Trong những năm đầu vô cùng khó khăn

của chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh viết bài "Tìm người tài đức" với những lời lẽ rất chân

thành, kính trọng để chiêu hiền đãi sĩ: "Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng

bào chắc không thiếu người có tài đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi

những bậc tài đức không thể xuất thân… Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ

hiền năng" [59, 451]. Tư tưởng này được thể hiện đầy đủ nhất trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm

việc", tháng 10-1947. Những bài viết ấy của Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng, chỉ dẫn quý

báu trong việc dùng người để phát huy nhân tố con người.

Hồ Chí Minh cho rằng trong tất cả các yêu tố thì “nhân hoà” là quan trọng nhất nên mục tiêu của

dùng người là đạt tới "Nhân hòa". Dùng người thực chất là phát huy mọi tiềm năng của nhân tố

con người nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho khối đại đoàn kết dân tộc giải quyết những nhiệm

vụ cách mạng. Vì vậy, dùng người không bó hẹp ở phạm vi giai cấp, đoàn thể nhất định mà là tất

cả mọi người, cho nên ai có tài, ai có đức, ai có sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta

đoàn kết với họ.

Hồ Chí Minh chủ trương, phát huy nhân tố con người trên nền tảng dùng người tài.

Người tài hay nhân tài, theo Hồ Chí Minh, được hiểu theo nghĩa rộng rãi nhất: "tài to, tài nhỏ";

"người có danh vọng", "người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi của Tổ quốc,

nhân dân", "người hiền tài", "hiền năng", "người hay, người giỏi"… nhưng có chung mục đích

"vì quyền lợi của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào".

Theo Hồ Chí Minh, dùng người phải cho đúng và khéo. Giữa đúng và khéo có quan hệ

chặt chẽ với nhau, đúng mà không khéo thì kết quả sẽ bị hạn chế. Khéo mà không đúng thì nhất

định sẽ hỏng việc, có khi còn hỏng cả "người". Đúng là yêu cầu cơ bản đầu tiên, vì có đúng thì sẽ

thể hiện khéo, chọn đúng người là thực chất của việc dùng người, là một khoa học. Khéo phải

đảm bảo dẫn đến cái đúng, cái khách quan, khéo là một nghệ thuật. Hồ Chí Minh cũng chỉ dẫn

chúng ta cách dùng người làm sao cho “đúng” và “khéo”…

Trong “dùng người”, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến việc sử dụng những nhân tài

ngoài Đảng; khéo kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già.

1.2.4. Những biện pháp để phát huy nhân tố con người

1.2.4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức: Muốn phát huy nhân tố con người đòi hỏi

Đảng, Chính quyền, mỗi cá nhân nhân phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nhân

tố con người, thấy được đó là nguồn lực quan trọng nhất; phải có lòng thương yêu vô hạn, sự

cảm thông, sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, ý chí đấu tranh để giải phóng con người.

Đây chính là hạt nhân trung tâm, xuất phát điểm đồng thời là mục đích, lý tưởng sống, chiến

đấu của Hồ Chí Minh.

Dạy về đức Nhân, Hồ Chí Minh nói: "Nhân là phải có lòng bác ái - yêu nước, yêu

đồng bào, yêu bộ đội của mình" [60, 224]. Giảng giải về chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí

Page 6: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

Minh nhấn mạnh: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa” [67,

554].

Với một cách nhìn hết sức độ lượng, khoan dung, Hồ Chí Minh cho rằng: "Người đời

không phải Thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm" [59, 166]. "Người ở đời, ai cũng có

chỗ tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ" [60, 279]. Sự

thông cảm, tha thứ, độ lượng, khoan hồng, khoan dung… đã hình thành nên bao dung Hồ Chí

Minh mà điều bao dung lớn nhất có thể là sự lắng nghe, tôn trọng chính kiến, tư tưởng người

khác, không lấy ý kiến của mình, tư tưởng của mình để áp đặt, bác bỏ, loại trừ chính kiến, tư

tưởng người khác. Với lòng yêu nước, đức nhân từ và trí tuệ, bao dung, Hồ Chí Minh đã đặt

nền tảng vững chắc cho sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất trong Đảng, khơi dậy và phát huy

trong mỗi con người những mầm thiện, niềm tin, sức mạnh vươn lên trong sự nghiệp cách

mạng.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ giữa tin Dân với Dân tin và đòi hỏi phải thực

hiện cho được đức tin đó. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, Đảng viên "trước hết phải tin

tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận" [64, 506], "Từ việc làm, lời nói

đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu" [61, 189].

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thương yêu vô hạn, sự cảm thông, tin tưởng

tuyết đối vào con người, quyết tâm phấn đấu giải phóng con người trở thành tiền đề đầu tiên

để có thể phát huy, huy động được nhân tố con người.

1.2.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách

Để phát huy nhân tố con người, Hồ Chí Minh cùng tập thể Đảng, Chính phủ đã hoạch

định, xác lập một hệ thống chính sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, phục vụ

cho lợi ích của dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bao quát các lĩnh vực đời sống

xã hội, nhất là những vấn đề an sinh xã hội.

Trong kinh tế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến chính sách phát triển sản xuất và tiền

lương phải hợp lí; Thực hiện chính sách khoán để thúc đẩy phát triển kinh tế đem lại lợi ích

cho tập thể và người lao động.

Về mặt xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng: Thi hành một hệ thống chính sách xã hội

hướng tới con người là một biện pháp hết sức quan trọng để phát huy nhân tố con người. Khi

đề cập đến những chính sách xã hội đúng đắn vì con người, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc

giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích riêng và

lợi ích chung.

Nhằm hình thành những động cơ, mục đích đúng đắn cho con người trong hoạt động,

Hồ Chí Minh đề cao chính sách vận động, tuyên truyền, giáo dục.

1.2.4.3. Nhóm giải pháp về thể chế, pháp chế.

Hồ Chí Minh khẳng định: Để cho dân tin, dân theo, dân ủng hộ, để nhân tố con người

được phát huy thì phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, quyền lợi

của con người phải được bảo vệ mà tiền đề quan trọng nhất để những quyền lợi ấy được bảo

vệ là ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật. Ngay sau ngày giành độc lập, để bảo vệ nền độc

lập của Tổ quốc, quyền lợi, hạnh phúc của nhân dân, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cùng tập

thể Đảng, Chính phủ xây dựng và ban hành Hiến Pháp 1946. Bản Hiến pháp đã phản ánh và

quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của con người.

Quan điểm pháp luật của Hồ Chí Minh cũng chính là tư duy pháp lý hiện đại, là tố

chất và yêu cầu của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, một nền pháp luật nhân văn, tất cả

vì con người, vì một Tinh thần chi phối pháp luật: Nhân - Yêu Người (nhân giả ái nhân)

như Khổng Tử trước đây đã từng đề xướng. Nhân tố con người xuyên suốt các quan điểm của

Hồ Chí Minh về pháp luật: Trong giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, đấu tranh phòng ngừa vi

phạm pháp luật; trong thực hành dân chủ, bình đẳng, tự do...

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người còn bao hàm cả quyền làm người, sự

thương yêu, quý trọng và bảo vệ con người, bảo đảm quyền được làm người với một chất

Page 7: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

lượng ngày càng cao của đời sống vật chất và tinh thần đó là đạo đức và chỉ có thể được thực

hiện bằng một hệ thống pháp luật, trước hết và cao nhất là Hiến pháp…

Có hiến pháp, pháp luật nhưng điều cơ bản theo Hồ Chí Minh là phải hiện thực hoá nó

qua những cuộc vận động, các phong trào cách mạng để đảm bảo quyền dân chủ, vì “thực

hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [67, 249], “có phát

huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng

tiến lên” [64, 592].

1.2.4.4. Nhóm giải pháp về giáo dục

Với quan điểm: Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa,

đều thế cả nên Hồ Chí Minh rất chú trọng đến những giải pháp về giáo dục nhằm tạo tiền đề

cho chiến lược phát huy nhân tố con người. Hồ Chí Minh nhắc nhở: Đảng cần phải chăm lo

giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ

nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc

rất quan trọng và rất cần thiết.

Khi xác định vị trí, ý nghĩa của chiến lược con người, Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích

mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [64, 222]; “Muốn tiến

lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa...” [64, 303]. Con người xã hội

chủ nghĩa có thể được hoàn thiện trước một bước so với hoàn cảnh kinh tế – xã hội, nhưng

phải có điều kiện. Một trong những điều kiện đó là việc coi trọng vai trò của giáo dục và đào

tạo.

Về mục tiêu của chiến lược giáo dục và đào tạo, Hồ Chí Minh nói: “Ta xây dựng con

người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc” [67, 551]. Mục tiêu đó nhằm “đào tạo

ra những công dân tốt và cán bộ tốt. Những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng to

lớn của Đảng và nhân dân ta”; “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự

Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm,

liêm, chính, chí công, vô tư” [60, 648]. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược thì nội dung,

phương pháp giáo dục phải toàn diện...

Hồ Chí Minh coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phải được quan tâm

đến trước hết trong sự nghiệp trồng người bởi vì “Cán bộ là gốc của công viêc”. Bênn cạnh

đó, Người quan tâm thường xuyên đến giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, người chủ tương lai của

nước nhà. Hồ Chí Minh nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… thanh niên

muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực

lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó” [60, 185].

Tóm lại, vấn đề phát huy nhân tố con người được Hồ Chí Minh đề cập với nội dung

sâu sắc và toàn diện, đầy tính cách mạng và khoa học. Không chỉ đánh giá cao vị trí, vai trò

của nhân tố con người, thấy được tính tất yếu của vấn đề phát huy nhân tố con người, Hồ Chí

Minh đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp toàn diện, coi việc thực hiện đúng đắn

các giải pháp đó là khâu then chốt, quyết định thành công trong bài toán phát huy nhân tố con

người. Đây chính là bí quyết để Hồ Chí Minh trở thành bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, vị

lãnh tụ thiên tài, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

CHƢƠNG 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƢỜI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƢỚI

ÁNH SÁNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con ngƣời trong bối cảnh

hiện nay

Trong xu thế nền kinh tế mang tính toàn cầu, vận hành theo cơ chế thị trường, sự phát

triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu, thay vì dựa vào nguồn tài

nguyên, vốn vật chất như trước đây. Sự thành công của mỗi quốc gia, của mỗi nền kinh tế

đều liên quan chặt chẽ vào vấn đề con người và phát huy nhân tố con người. Song con người

Page 8: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

phải được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng

tạo để trở thành "nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực".

Đối với nước ta, với tinh thần “phát huy nhân tố con người”, “làm cho sản xuất bung

ra”, “giải phóng mọi năng lực sản xuất” trong nhân dân… được khởi xướng từ Đại hội VI

(12.1986); đất nước đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từ thiếu đói đến

hoàn thành mục tiêu “ăn no, mặc ấm” và vươn tới những mục tiêu cao hơn.

Thực tế đã chứng minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người thực sự

“là cái cẩm nang thần kỳ”, “kim chỉ nam” cho sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay. Do vậy, để

bảo đảm cho phát triển kinh tế thị trường theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi

Đảng ta phải kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục nghiên cứu,

vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận ấy vào công cuộc đổi mới của đất nước.

2.2. Nền kinh tế thị trƣờng và những yêu cầu đối với việc phát huy nhân tố con

ngƣời

2.2.1. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã

khẳng định: Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển

của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng; phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt

thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế quá độ thuộc dạng

đặc biệt: "tiến hoá - cải cách", khác biệt với các bước quá độ thông thường: "tiến hoá - tự

nhiên" từng diễn ra trong lịch sử.

Nội hàm của nền kinh tế thị trường này bao gồm các yếu tố cơ bản như:

- Hệ thống mục tiêu và động lực

- Chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

- Cơ chế vận hành kinh tế

- Hình thức phân phối

- Chủ thể lãnh đạo, quản lý kinh tế thị trường

Chính tính chất, đặc trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ,

động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng

cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công

nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa và hội nhập nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn để trong khoảng thời gian không dài có thể khắc phục

tình trạng lạc hậu, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.2.2. Yêu cầu với việc phát huy nhân tố con người

Nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO đặt ra những yêu cầu không nhỏ đối với

vấn đề phát huy nhân tố con người, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Cụ thể là:

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự nghiệp của toàn dân, của mọi

thành phần kinh tế… Vì thế, mấu chốt thành công của sự nghiệp ấy là phải phát huy được

nhân tố con người, huy động được sức mạnh của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN yêu cầu nhân tố con người phải thật sự là

nhân tố trung tâm, đóng vai trò quyết định, nhưng đó phải là con người được đào tạo.

- Trong giai đoạn hiện nay, khi mà kinh tế thị trường thế giới đã phát triển ở trình độ

cao thì việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao càng phải được chú trọng.

- Tự do hoá thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng

lực cạnh tranh, trong đó đầu tư vào nguồn nhân lực là khâu vô cùng quan trọng để đáp ứng

yêu cầu mới, nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Page 9: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

- Do vốn trong khu vực FDI tăng lên, sản xuất kinh doanh khu vực này sẽ mở rộng,

trở thành khu vực thu hút nhiều lao động chuyên môn, kỹ thuật điều đó có tác động thúc đẩy

phát triển thị trường đào tạo, dạy nghề và dịch vụ cung ứng lao động chuyên môn, đáp ứng

cầu lao động kỹ thuật ngày càng tăng của khu vực FDI.

- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và Việt Nam đã gia nhập WTO, khả năng di

chuyển của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế trở nên dễ dàng hơn, do đó có

tác động thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động, nhất là lao động chuyên môn, kỹ thuật sẽ có

tác động tích cực đối với kích thích đào tạo nhân lực trên thị trường lao động; các yêu cầu

khắt khe về tiêu chuẩn lao động của thị trường lao động các nước phát triển là động lực mạnh

mẽ của phát triển nguồn nhân lực nước ta.

- Trong thời đại văn minh thông tin, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh

tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lại chính là con người. Trong cạnh tranh, mọi sự

gian dối tầm thường sẽ bộc lộ, thất bại và cuối cùng, thắng lợi chủ yếu phụ thuộc vào “tâm và

tầm” của chủ thể cạnh tranh. Ngoài ra, thắng lợi trong “cuộc chơi” này còn phụ thuộc vào

công nghệ mới, năng lực quản lý, điều hành có hiệu quả… Xã hội tồn tại, phát triển đâu phải

bằng lừa dối, đầu cơ, hàng giả..., mà bằng trình độ nhân văn, sáng tạo của con người. Đây là

vấn đề có tính quy luật. Có thể nói, trong thế giới ngày nay, ai có “tâm và tầm”, ai tạo ra công

nghệ mới, năng lực quản lý mới trên cơ sở phát huy tối đa khả năng sáng tạo của con người thì

người đó thắng.

2.3. Thực trạng phát huy nhân tố con ngƣời trong quá trình đổi mới ở nƣớc ta

2.3.1. Những thành tựu

Tổng kết thực tiễn, sau hơn 20 năm đổi mới và nghiên cứu lý luận, Việt Nam đã đi

đến kết luận rằng: Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất

nước. Cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là tốc độ tăng

trưởng kinh tế được duy trì liên tục ở mức cao và ổn định (từ 7% - 7,5%/năm, năm 2006 đạt

8,2%, năm 2007 là 8,5%), Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, đầu tư

mạnh vào "vốn con người" và đạt được kết quả quan trọng, tạo cho nguồn nhân lực Việt Nam

có những lợi thế rất cơ bản:

- Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số trẻ, được thế giới đánh giá là đang ở

thời kỳ có “tháp dân số vàng”.

- Trình độ dân trí tương đối cao. Bản chất con người Việt Nam cần cù, yêu lao động,

khéo tay và sáng tạo.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng tăng lên, chất lượng lao động ngày

một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của thị trường lao động.

- Mọi người đều được tự do và có cơ hội trong tạo việc làm và tự tạo việc làm, tự do

hành nghề, tự do thuê mướn lao động theo quy định của pháp luật; giá nhân công vẫn ở trong

thời kỳ rẻ, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Có thể nói, trình độ dân trí, vốn tri thức và tay nghề của nguồn nhân lực Việt Nam

ngày một nâng cao và được phát huy là chìa khoá tiến vào khoa học, kỹ thuật và công nghệ,

góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua, tạo bước phát triển

đầy ấn tượng của đất nước trong thời kỳ đổi mới, là một trong những điều kiện cơ bản để

Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

Sau hơn 20 năm đổi mới, chất lượng sống cộng đồng được nâng cao. Sự nghiệp phát

triển con người đã đạt được những thành tựu to lớn thể hiện rõ nhất là chỉ số phát triển con

người (HDI) Việt Nam những năm gần đây. Đến năm 2009, lao động qua đào tạo đạt gần

40%. Chỉ số phát triển con người (HDI) được cải thiện đáng kể, trong giai đoạn 1985 - 2007,

mỗi năm HDI của VN tăng thêm 1,16% (từ 0,561 lên 0,725), bất kể có lúc kinh tế tăng

trưởng chậm lại. Đến năm 2009, về chỉ số phát triển con người (HDI), Việt Nam xếp thứ

116/182 nước.

Page 10: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

Ở nước ta đã hình thành định hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn

diện với nội hàm rất rộng: Xây dựng con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công

dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước

và tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính

trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái,

khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng

đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế

thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những nét đặc thù, phổ biến; những nét tích cực, thế mạnh của người Việt Nam...

trước đòi hỏi mới của xã hội hiện đại là những dấu hiện khả quan cho nền kinh tế. Trong đó

đáng chú ý là:

Yêu nước, cần cù, hiếu học, đề cao giáo dục, tính cộng đồng, trách nhiệm cá nhân đối

với cộng đồng cao. Tôn trọng quan hệ gia đình, huyết tộc, thông minh, tình nghĩa, vị tha,

thích nghi, nắm bắt cái mới nhanh nhạy, ghét cực đoan…

Về khả năng của người Việt trước nhu cầu của sự phát triển: Khả năng tiếp thu khoa

học - kỹ thuật hiện đại. Khả năng đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Đứng trước những thách thức mới của sự phát triển, những thách thức đặt ra trong

thời đại toàn cầu hóa, người Việt có đặc thù xã hội, đặc thù tâm lý, đặc thù văn hóa (và có thể

có những nét đặc thù sinh học) riêng. Đó là "những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng

đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng

nước và giữ nước", như đã được Đảng ta khẳng định.

Đương nhiên, cái riêng, cái đặc thù ở đây không hiểu theo nghĩa tuyệt đối. "Riêng"

không có nghĩa là không hề tồn tại ở các dân tộc khác, mà "riêng" chỉ với nghĩa là khác về vị

trí trong bảng giá trị so với các dân tộc khác.

Những thành tựu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, trong mọi hoạt động của mình, Đảng ta đã xuất phát từ bài học “lấy dân

làm gốc”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động…

Thứ hai, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhân tố

con người được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Thứ ba, ban hành được hệ thống các chính sách tương đối đồng bộ, phù hợp với thực

tiễn đổi mới, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Thứ tư, những chính sách xã hội đúng đắn góp phần đặc biệt quan trọng vào thành

công phát huy nhân tố con người trong thời gian qua.

Thứ năm, cải cách, đổi mới, đẩy mạnh phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách

hàng đầu thật sự đã phát huy tác dụng trong việc đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa

chuyên - tiền đề để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thực sự làm nên những thay đổi mang tính

cách mạng về kinh tế - xã hội. Đất nước, con người Việt Nam thay đổi hoàn toàn so với trước

đổi mới. Thành công của sự nghiệp đổi mới là kết quả phấn đấu, cố gắng không ngừng của

toàn Đảng, toàn dân ta. Khẩu hiệu “Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả

hợp tác quốc tế, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới” vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội dân chủ, công bằng chủ văn minh thực sự phản ánh được tinh thần đó.

2.3.2. Những hạn chế

Trước đổi mới, với lối suy nghĩ chủ quan, phiến diện, chúng ta đã coi nhẹ vấn đề phát

huy nhân tố con người. Khi nói đến con người, chúng ta chỉ nhấn mạnh về mặt dân số, nguồn

lao động, thành phần giai cấp..., mà chưa chú ý đầy đủ đến cá nhân, nhân cách, trình độ, năng

lực của họ. Với những quan niệm như vậy, trong hoạt động sản xuất, chúng ta chỉ quan tâm

đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của sản xuất, còn nhân tố con người được xem như

là yếu tố lao động đương nhiên, có sẵn trong quá trình sản xuất, đòi hỏi phải "khai thác" triệt

Page 11: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

để và có hiệu quả mà không chú ý đến việc chăm sóc, bồi dưỡng, không chú ý đến nhu cầu

vật chất và tinh thần của con người. Kết quả là công tác hoạch định các chiến lược phát triển

kinh tế gặp nhiều vấp váp, sai lầm, thủ tiêu động lực của người lao động, sản xuất không tiến

lên được và con người cũng không phát triển được. Vì vậy, trong quá trình phát huy và sử

dụng nhân tố con người, còn vấp phải những thiếu sót sau đây:

- Việc đào tạo, giáo dục và phát triển con người vẫn chưa theo kịp với đòi hỏi của công

cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.

- Mục tiêu đề ra không chỉ thiếu căn cứ khoa học, thiếu cơ sở thực tiễn và hơn nữa,

chưa được bảo đảm bằng những chính sách, thiết chế, giải pháp tương ứng vì vậy Việt Nam

phải đối mặt với thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đáp ứng nhu cầu nguồn

nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề còn thấp, kỷ luật, tác phong, kỹ

năng… còn yếu.

- Thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao

động.

Những hạn chế trong việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người ở Việt

Nam trong thời gian qua do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nước ta còn nghèo, việc đảm bảo những điều kiện cho con người phát triển

toàn diện còn hạn chế.

Thứ hai, hậu quả do chiến tranh để lại còn rất nặng nề

Thứ ba, sự đầu tư cho giáo dục – đào tạo còn hạn chế, công tác quản lí giáo dục – đào

tạo có những mặt yếu kém, bất cập.

Thứ tư, tư tưởng chủ quan nóng vội, những hạn chế trong việc nghiên cứu lí luận Mác

– Lênin dẫn tới những hạn chế trong chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con

người trong những năm vừa qua...

Thứ năm, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường

Phân tích đánh giá về những thành tựu, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những thành

tựu hạn chế trong thời kỳ đổi mới thời gian vừa qua để nhìn ra điểm mạnh, điểm hạn chế của

mình để thực hiện tốt hơn nữa bài toán phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng

và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

2.4. Mục tiêu và những giải pháp phát huy nhân tố con ngƣời trong nền kinh tế

thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

2.4.1. Mục tiêu của việc phát huy nhân tố con người

Trong sự nghiệp cách mạng từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã nhiều lần khẳng

định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn

đấu cao nhất của chế độ ta”. Phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho

dân, ta phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” đã được Đảng ta đặt lên

vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ Trung tâm. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – “Vì lợi

ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “muốn xây

dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” – đã trở thành tư

tưởng xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền.

Đề cao vị trí, vai tò của nhân tố con người, coi con người vừa là động lực, vừa là mục

tiêu của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “lấy việc phát huy nguồn lực con

người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [25, 85]; “nâng cao dân trí,

bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng

lợi của cách mạng Việt Nam” [25, 21]. Trong Chiến lược phát triển kinh tế 2001 – 2010,

Đảng ta xác định mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững… Nâng cao rõ rệt hiệu

quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế… Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa

học và công nghệ, phát huy nhân tố con người [26, 90]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

Page 12: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

(4/2006) của Đảng đặt mục tiêu: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao”…; [27, 95].

2.4.2. Những giải pháp phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2.4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

Đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước về việc phát huy nhân tố con người

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, để phát huy nhân tố con người trong quá trình

xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhận thức của các cấp lãnh

đạo cần có những đổi mới tổng thể theo các phương diện:

- Luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, nắm bắt được các quy luật khách quan để tìm

ra phương pháp, cách làm phù hợp.

- Luôn quán triệt tư tưởng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng…

- Đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của nhân tố con người…

- Đảng, Nhà nước phải biết phân tích tình hình để “tuyên truyền, giảng giải cho dân

hiểu”, phải xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn để lãnh đạo nhân dân tiến

hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng ấy…

Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về phát huy nhân tố con người

Để phát huy nhân tố con người nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nhân tố con

người, sự cần thiết phải phát huy nhân tố con người, tin tưởng vào thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN mà Đảng ta đã lựa chọn. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm và quyết tâm của mỗi cá nhân, tổ chức

cũng như toàn dân tộc. Tuy nhiên, để tồn tại và phát huy vai trò của mình trong cơ chế thị

trường, đòi hỏi mỗi cá nhân phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, tự trang bị

cho mình những phẩm chất năng lực phù hợp để cạnh tranh, để vươn lên và để khẳng định

mình.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nói về trách nhiệm công

dân, mỗi người cần chuẩn bị một số yếu tố tâm lý, bao gồm:

- Năng lực giáo dục: Là nền tảng cơ bản, mỗi công dân cần làm tất cả những gì có thể

để nâng cao năng lực học hành, nâng cao kỹ năng để đạt mức sống cao hơn;

- Năng lực về sự linh hoạt: Nền kinh tế hiện đại liên tục thay đổi và tái cơ cấu, do đó,

mỗi người phải nắm bắt và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi đó;

- Năng lực về sự tự chủ: Mỗi người cần tự chịu trách nhiệm cá nhân, không trông chờ

người khác chịu trách nhiệm cho mình.

Ba yếu tố đó sẽ giúp mỗi cá nhân cạnh tranh tốt hơn để vươn lên vị trí số một. Trong

xã hội thay đổi, người ta phải linh hoạt, thay đổi mình để thích ứng trong bối cảnh thế giới có

nhiều thay đổi.

2.4.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách

Để phát huy tốt nhân tố con người, chúng ta phải có một hệ thống chính sách hoàn

chỉnh, phù hợp với thực tiễn. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả xin đề cập đến một số

chính sách như:

Chính sách tạo nhiều việc làm, đi đôi với nâng cao chất lượng việc làm, tăng năng

suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động.

Cải cách căn bản chính sách tiền lương, tạo động lực mới nhằm sử dụng hiệu quả

nguồn nhân lực.

Chính sách xã hội đúng đắn phải lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất,

đảm bảo phúc lợi đầy đủ, sự phát triển tự do và toàn diện của tất cả các thành viên trong xã

hội.

2.4.2.3. Nhóm giải pháp về thể chế, pháp chế

Page 13: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

Để phát huy tốt nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

đòi hỏi trong thể chế, pháp chế phải có những giải pháp đồng bộ, vừa đảm bảo cho sự phát

triển kinh tế, đồng thời phát huy tốt nhất nhân tố con người trong nền kinh tế ấy.

Trước hết, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo

nên sự đồng thuận về nhận thức và hành động trong toàn xã hội, ở mọi ngành, mọi cấp, ở mọi

người [27, 77].

Thứ hai, chiến lược phát huy nhân tố con người phải được cụ thể hoá qua các chủ

trương, chính sách, pháp luật, pháp lệnh của Đảng, Nhà nước. Hệ thống pháp luật phải

hướng tới con người, vì con người. Vì vậy, phải không ngừng phát huy dân chủ, hoàn thiện

Nhà nước pháp quyền XHCN.

2.4.2.4. Nhóm giải pháp về giáo dục

Để phát huy nhân tố con người, phục vụ đắc lực cho xây dựng và phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục và đào tạo đóng vai trò vô cùng quan

trọng. Giáo dục và đào tạo sẽ xây dựng một đội ngũ lao động giỏi, nâng cao dân trí, đào tạo

người lao động trẻ có trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, có phẩm chất

cần thiết của người lao động mới, có tri thức văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật, có ý thức

về quyền và nghĩa vụ công dân, có phong cách, phương pháp làm việc khoa học.

Mục tiêu của giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là nhằm xây dựng những con người

mới thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng,

có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giáo dục phải tạo ra những người lao động

có đủ khả năng, đủ bản lĩnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở dựa vào tri

thức, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN…

Trong giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kiến thức là cái

tương đối, còn phương pháp phát triển cá nhân là cái tuyệt đối.

Chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải chuyển

sang mô hình giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và phát triển nghề nghiệp

liên tục suốt đời cho đến khi người lao động không còn khả năng đóng góp cho xã hội.

Để có nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho hội nhập quốc tế, việc phổ cập trung học

cơ sở trong toàn quốc và phổ cập trung học phổ thông ở các thành phố, khu công nghiệp và

vùng đồng bằng đông dân cư, tăng nhanh tốc độ đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật, công

nhân có tay nghề cao, đội ngũ những nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp... đang là yêu cầu

bức thiết hiện nay.

Để khắc phục tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", tình trạng thiếu về số lượng và yếu về

chất lượng trong đào tạo nghề, để tạo sự liên thông trong giáo dục - đào tạo giữa giáo dục phổ

thông, đại học và dạy nghề, nên chuyển việc đào tạo nghề về ngành giáo dục - đào tạo; cần

tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nghề…

Trong những con đường nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực, một

vấn đề không thể thiếu hiện nay là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh sự

phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của cả nước.

Hơn bao giờ hết, trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN, vấn đề con người đang khẳng định tầm quan trọng lớn lao. Chúng ta phải tìm

mọi giải pháp đồng bộ từ nhận thức đến các chính sách kinh tế và xã hội, các chính sách về

thể chế, pháp chế, giáo dục… để phát huy đến mức cao nhất vai trò nhân tố con người với

đầy đủ những yếu tố, những mặt, những chỉ số của nhân tố con người phục vụ cho sự nghiệp

vinh quang đó.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người là một bộ phận hợp thành của

toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một chỉnh thể các quan điểm về vai trò, sức

mạnh của con người, của quần chúng nhân dân; quan điểm về phát huy vai trò, sức mạnh của

Page 14: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

nhân tố con người, của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc,

giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng đó là sự kế thừa và phát triển sáng tạo

những giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lênin.

Trên cơ sở khảo cứu, khái quát những tư tưởng về con người và nhân tố con người,

luận văn đã tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về phát huy nhân tố con người. Đó là: Phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động

lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng; phát huy nhân tố con người với tư cách là một

thực thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; biết dùng người để phát huy nhân tố con

người; những giải pháp để phát huy nhân tố con người. Trên cơ sở những kết quả đó, luận

văn triển khai, đề xuất hướng vận dụng những tư tưởng này vào việc phát huy nhân tố con

người trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

hiện nay.

Nhân loại đang chứng kiến nền kinh tế thị trường tiến đến sự phát triển ở mức độ cao,

gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế ấy, nhân tố con người

luôn có vị trí, vai trò to lớn, quyết định đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, việc

phát huy có hiệu quả nhân tố con người trở thành yêu cầu cấp bách trong sự nghiệp phát

triển kinh tế của tất cả các nước. Nhất là đối với nước ta hiện nay, một đất nước đang dần

chuyển mình theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hòa nhập kinh tế với

các nước trên thế giới thì vấn đề đặt ra càng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Qua mỗi kì Đại

hội, Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vị trí, vai trò, tìm kiếm

những biện pháp phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Chúng ta tin tưởng rằng, với những chủ trương sáng suốt của Đảng, sự quản lý điều hành

đúng đắn của Nhà nước, sự quyết tâm của toàn dân tộc, phát huy nhân tố con người dưới ánh

sáng tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục trở thành bí quyết thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Tác giả nhận thức sâu sắc rằng “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố

con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là

một đề tài khó, đòi hỏi thời gian nghiên cứu lâu dài và công phu. Vì vậy, trong khuôn khổ

một đề tài luận văn thạc sĩ, những kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu và không tránh khỏi

những hạn chế, sơ lược. Với những gì đã đạt được, tác giả xin tiếp thu những đóng góp của

các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời cố gắng theo dõi quá trình nghiên cứu của các

nhà khoa học khác để bổ sung, hoàn thiện, phát triển đề tài.

References

1. Phạm Ngọc Anh (1995), “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá”, Nghiên cứu lý luận (2).

2. Phạm Ngọc Anh (1999), “Quan niệm Hồ Chí Minh về vai trò động lực của lợi ích”, Lịch sử

Đảng (4).

3. Đặng Danh Ánh (6-7-1998), “Đào tạo công nhân cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Một

nhiệm vụ cấp bách”, Nhân dân.

4. Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb CTQG,

HN.

5. Hoàng Chí Bảo (1990), “Bước đầu tìm hiểu những luận đề triết học – xã hội về dân chủ và

dân chủ hoá ở nước ta”, Triết học (4).

6. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con

người”, Triết học (1).

7. Hoàng Chí Bảo (1998), Đổi mới ở Việt Nam. Một số vấn đề triết học về con người và xã

hội”, Triết học (10).

Page 15: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

8. Nguyễn Hữu Công (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Luận

án Tiến sĩ Triết học. HVCTQG, HN.

9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), “Nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội”, Triết học (4).

10. Vũ Đình Cự (1996), “Tiếp thu và phát triển công nghệ cao ở Việt Nam - Triển vọng và

các vấn đề nảy sinh”, Thông tin công tác khoa giáo (4).

11. Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1995), Vai trò con người trong quản lý doanh

nghiệp, Nxb CTQG, HN.

12. Phạm Như Cương (1998), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa học xã hội, HN.

13. Đặng Vũ Chư, Ngô Văn Quế (1996), Phát triển nguồn nhân lực và phương pháp dùng

người trong sản xuất kinh doanh, Nxb Lao động.

14. Nxb Lao động, (2000), Danh nhân Hồ Chí Minh, Tập 1,

15. Nxb Lao động, (2000), Danh nhân Hồ Chí Minh, Tập 2,

16. Phan Hữu Dật (Chủ biên, 1994), Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử,

Nxb CTQG, Hà Nội.

17. Phạm Tất Dong (1996), “Đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo phục vụ sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước”, Công tác tư tưởng (10), tr.6-7.

18. Nguyễn Tuấn Dũng (2000), “Hồ Chí Minh về chiến lược con người trong cách mạng

Việt Nam”, Xây dựng Đảng (5,), tr. 6-7, 14.

19. Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam

phát triển toàn diện, Nxb CTQG, Hà Nội.

20. Thành Duy (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với

con người”, Tạp chí lịch sử Đảng (12), tr. 24-30.

21. Thành Duy (2008), Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, Nxb KHXH, Hà Nội.

22. Lê Văn Dương (1995), “Một số nét cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”,

Nghiên cứu lý luận (3), tr. 15-17.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

CTQG, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

CTQG, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

CTQG, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 – BCHTW khóa VII,

Nxb CTQG, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 – BCHTW khóa VIII,

Nxb CTQG, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 – BCHTW khóa VIII,

Nxb CTQG, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 – BCHTW khóa VIII,

Nxb CTQG, Hà Nội.

33. Trần Thị Tâm Đan (1996), “Phát huy và phát triển nguồn nhân lực trẻ”, Tạp chí cộng sản

(11), tr.11-13.

34. Dương Tự Đam (2008), Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng

thành và phát triển, Nxb CTQG, Hà Nội.

Page 16: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

35. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu

nước mạnh, Nxb CTQG, Hà Nội.

36. Phạm Văn Đồng (1989), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb

Văn học, Hà Nội.

37. Phạm Văn Đức (1999), “Một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực con

người”, Tạp chí triết học (6).

38. Phạm Văn Đức (2000), “Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục, đào tạo trong việc phát

triển nguồn nhân lực con người”, Tạp chí Triết học (6).

39. Friedman L. Thomas (2005), Chiếc Luxus và cây Oliu, Toàn cầu hoá là gì? Nxb

KHXH, Hà Nội.

40. Friedman L. Thomas (2005), Thế giới phẳng. Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, Nxb

Trẻ.

41. Nguyễn Tĩnh Gia (2000), Tư tưởng triết học về con người trong chủ nghĩa nhân văn,

Chương V cuốn “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh”, Nxb Lao động, Hà Nội.

42. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên), (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng

Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

43. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển

kinh tế xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội.

45. Phạm Minh Hạc (Chủ trì), Chương trình khoa học KX-07 “Con người Việt Nam - mục

tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”.

46. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Phạm Thành Nghị, Trịnh Thị Kim Ngọc (2003), Tư tưởng

Hồ Chí Minh – phương pháp nghiên cứu con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), (2003), Về phát triển văn hoá và xây

dựng con người thời kỳ CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội.

48. Phùng Thu Hiền (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy

nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Luận văn Thạc sĩ triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

49. Lê Quang Hoan (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố

con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh.

50. Lê Quang Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb CTQG, Hà Nội.

51. Nguyễn Huy Hoan (1999), “Bản Di chúc lịch sử với vấn đề con người”, Tạp chí lịch sử

Đảng (10).

52. Lê Thị Hương (2007), “Về một số phẩm chất cơ bản cần có và định hướng phát huy

nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nghiên cứu chính trị và truyền thông, Báo

chí và tuyên truyền (5).

53. Đặng Xuân Kỳ (2002), “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người”,

Tạp chí triết học (10).

54. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên, 2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con

người, Nxb CTQG, Hà Nội.

55. Nguỵ Kiệt, Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ, Nxb CTQG. Hà

Nội.

56. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.

57. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.

58. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội.

59. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.

60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội.

61. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội.

Page 17: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy con ngườ ề ế thị ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12116/1/02050000272.pdf · Khái quát những nội dung

62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội.

63. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.

64. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội.

65. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội.

66. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội.

67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội.

68. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, Nxb CTQG, Hà Nội.

69. Phan Ngọc (1994), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

70. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Giáo trình dùng cho sinh viên,

học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học, Nxb Giáo dục. Hà Nội.

71. Nguyễn Văn Sáu (1993), Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế,

Nxb CTQG, Hà Nội.

72. Lê Hữu Tầng (Chủ biên), (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb

KHXH, Hà Nội.

73. Ngô Huy Tiếp (Chủ biên), (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí

thức nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.

74. Trần Đức Thảo (2004), Sự hình thành con người, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

75. Lưu Ngọc Trịnh (1996), Chiến lược con người trong “Thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, Nxb

CTQG, Hà Nội.

76. Toffler. Alvin (1996), Làn sóng thứ ba, Nxb KHXH, Hà Nội.

77. Tổng cục thống kê (2000), Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

78. Tổng cục thống kê (2004), Điều tra mức sống hộ gia đình 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.

79. Tổng cục thống kê (2006), Điều tra mức sống hộ gia đình 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.

80. Trung tâm KHXH&NVQG (1999), Phát triển con người: Từ quan niệm đến chiến lược

và hành động, Nxb CTQG, Hà Nội.

81. Trung tâm KHXH&NVQG (2001), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001, Đổi

mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb CTQG, Hà Nội.

82. Trung tâm KHXH&NVQG (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển,

Chuyên đề thông tin KHXH, Hà Nội.

83. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và

thực tiễn nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.

84. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (2006), Báo cáo

phát triển con người Việt Nam 1999 – 2004, Những thay đổi và xu hướng chủ yếu, Nxb CTQG,

Hà Nội.