197
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TRN BÌNH TUYÊN VĂN CHÍNH LUN NGUYN ÁI QUC HCHÍ MINH TGÓC NHÌN LÝ THUYT PHÂN TÍCH DI N NGÔN Chuyên ngành: NGÔN NGHC Mã s: 62 22 02 40 LUN ÁN TIN SĨ NGÔN NGHC NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: 1: PGS.TS. Trương ThNhàn 2: TS. Nguyn ThBch Nhn Huế, 2017

VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN BÌNH TUYÊN

VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1: PGS.TS. Trương Thị Nhàn

2: TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn

Huế, 2017

Page 2: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin cảm ơn hai nhà giáo: PGS.TS. Trương Thị Nhàn và

TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý

kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.

Xin cảm ơn Đại học Huế, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học, lãnh đạo

Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Nhà xuất bản Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi

thực hiện luận án này.

Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người thân yêu trong gia

đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện đề tài.

Tác giả

Trần Bình Tuyên

Page 3: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Việc giải

quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày

trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Bình Tuyên

Page 4: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

iv

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

BĐNT : Bị đồng nhất thể

BSHT : Bị sở hữu thể

BN : Bổ ngữ

CC : Chu cảnh

CN : Chủ ngữ

CDA : Critical Discourse Analysis

– Phân tích diễn ngôn phê phán

ĐNT : Đồng nhất thể

ĐgT : Đương thể

ĐT : Đích thể

ĐN : Đề ngữ

HT : Hành thể

HTg : Hiện tượng

PNT : Phát ngôn thể

PN : Phụ ngữ

QTHV : Quá trình hành vi

QTPN : Quá trình phát ngôn

QTQH : Quá trình quan hệ

QTSH : Quá trình sở hữu

QTTT : Quá trình tinh thần

QTVC : Quá trình vật chất

SFG : Systemic functional grammar

– Lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống

ƯT : Ứng thể

ThT : Thuộc tính

TgN : Trạng ngữ

TN : Thuyết ngữ

VN : Vị ngữ

KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN ÁN

// : ranh giới giữa các cú

Page 5: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

v

BIỂU BẢNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1. Thống kê các kiểu quá trình

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 43

Bảng 2.2. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 43

Bảng 2.3. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 44

Bảng 2.4. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 46

Bảng 2.5. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 47

Bảng 2.6. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50

Bảng 2.7. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50

Bảng 2.8. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52

Bảng 2.9. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52

Bảng 2.10. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54

Bảng 2.11. Thống kê các động từ chỉ hoạt động nói năng

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54

Bảng 2.12. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 56

Bảng 2.13. Thống kê quá trình quan hệ

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 57

Bảng 2.14. Thống kê quá trình quan hệ sâu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 58

Bảng 2.15. Thống kê quá trình quan hệ sâu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 59

Bảng 2.16. Thống kê sở hữu thể của quá trình quan hệ sở hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 61

Bảng 2.17. Thống kê các kiểu chu cảnh

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 62

Page 6: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

vi

Bảng 3.1. Thống kê các loại cú

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 69

Bảng 3.2. Các yếu tố tình thái thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 76

Bảng 3.3. Các yếu tố tình thái thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 76

Bảng 3.4. Các yếu tố tình thái không thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 78

Bảng 3.5. Các yếu tố tình thái không thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 79

Bảng 3.6. Các yếu tố tình thái phản thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 80

Bảng 3.7. Các yếu tố tình thái phản thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 80

Bảng 3.8. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 82

Bảng 3.9. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 83

Bảng 3.10. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 84

Bảng 3.11. Thống kê các trường hợp sử dụng ẩn dụ

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 87

Bảng 3.12. Tổng hợp các cặp từ xưng hô

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 90

Bảng 3.13. Thống kê lớp từ Hán Việt phân theo trường nghĩa trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 94

Bảng 3.14. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 98

Bảng 3.15. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 98

Bảng 4.1. Thống kê Đề chủ đề

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 101

Bảng 4.2. Thống kê Đề chủ đề

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 101

Page 7: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

vii

Bảng 4.3. Thống kê Đề ngôn bản

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 105

Bảng 4.4. Phân loại cú

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 107

Bảng 4.5. Thống kê các dạng đầu đề, tiểu đầu đề

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111

Bảng 4.6. Thống kê các kiểu mở đầu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 113

Bảng 4.7. Thống kê các kiểu cấu trúc phần triển khai

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 115

Bảng 4.8. Thống kê các kiểu kết thúc

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 118

Bảng 4.9. Thống kê các kiểu kết cấu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 126

Bảng 4.10. Thống kê các kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 130

Bảng 4.11. Thống kê các loại lập luận

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 135

Page 8: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

viii

SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 1

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

120

Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 2

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

120

Page 9: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

ix

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.1. Đối tượng nghiên cứu 2

4.2. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu 3

5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu 4

6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án 10

7. Bố cục của luận án 10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn 12

1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn 12

1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt

15

1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 17

1.2. Một số vấn đề lý luận chung 24

1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn 24

1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 24

1.2.1.2. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống 27

1.2.1.3. Lý thuyết ngữ vực

1.2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn

31

33

1.2.2. Khái quát về văn chính luận và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

37

1.2.2.1. Văn chính luận 37

1.2.2.2. Khái quát về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 39

Tiểu kết 41

Page 10: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

x

CHƯƠNG 2

ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 42

2.1. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

qua các quá trình chuyển tác 42

2.1.1. Quá trình vật chất 43

2.1.2. Quá trình tinh thần 49

2.1.3. Quá trình phát ngôn 53

2.1.4. Quá trình quan hệ 57

2.2. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

qua chu cảnh chuyển tác

62

Tiểu kết 67

CHƯƠNG 3

ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG KHÍ

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 69

3.1. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua các kiểu cú phân theo mục đích nói năng

69

3.1.1. Cú nhận định 69

3.1.2. Cú nghi vấn 70

3.1.3. Cú cầu khiến 72

3.1.4. Cú cảm thán 74

3.2. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua các yếu tố tình thái

76

3.2.1. Các yếu tố tình thái nhận thức 76

3.2.1.1. Các yếu tố tình thái thực hữu 76

3.2.1.2. Các yếu tố tình thái không thực hữu 78

3.2.1.3. Các yếu tố tình thái phản thực hữu 80

3.2.2. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa 82

3.3. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các biểu thức quy chiếu

83

3.4. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ ngữ ẩn dụ

87

3.5. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua các cặp từ xưng hô

90

Page 11: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

xi

3.6. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua lớp từ Hán Việt

94

3.7. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua lớp từ đánh giá

98

Tiểu kết 100

CHƯƠNG 4

ĐẶC TRƯNG VỀ CÁCH THỨC

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 101

4.1. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua cấu trúc Đề - Thuyết

101

4.1.1. Đặc điểm Đề ngữ 101

4.1.1.1. Đề chủ đề 101

4.1.1.2. Đề ngôn bản 105

4.1.1.3. Đề liên nhân 106

4.1.2. Phân loại cú theo cấu trúc Đề - Thuyết trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –

Hồ Chí Minh

106

4.2. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh qua cấu trúc diễn ngôn

111

4.2.1. Cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111

4.2.1.1. Phần đầu đề, hệ thống tiểu đầu đề 111

4.2.1.2. Phần mở đầu 113

4.2.1.3. Phần triển khai 115

4.2.1.4. Phần kết thúc 118

4.2.1.5. Các mô hình cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh

119

4.2.2. Tổ chức nội dung diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh

121

4.2.2.1. Liên kết chủ đề 121

a. Các phương thức liên kết chủ đề cơ bản 121

b. Các mô hình liên kết chủ đề 126

4.2.2.2. Liên kết logic 127

a. Liên hợp 127

Page 12: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

xii

b. Liên kết từ vựng 128

c. Sử dụng đoạn chuyển tiếp 129

d. Nghệ thuật tách đoạn 132

e. Tổ chức lập luận 134

Tiểu kết 139

KẾT LUẬN 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

PHẦN PHỤ LỤC

Page 13: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc

chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn

ngữ trong thực tế. Đây chính là giai đoạn tổng hợp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ: gắn

hệ thống ngôn ngữ với việc nó được sử dụng để làm gì và tác dụng của nó như thế nào

đối với đời sống xã hội. Để thực hiện sự chuyển đổi đó đã có rất nhiều lý thuyết nghiên

cứu ngôn ngữ mới xuất hiện trong thời gian này, và phân tích diễn ngôn là một trong

những hướng nghiên cứu tiêu biểu. Dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ

không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó còn là một quá trình giao tiếp/tương tác,

một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách hành động và là một bộ phận của nền văn

hóa. Nói cách khác, phân tích diễn ngôn nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể xã hội,

miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội cụ thể. Như vậy có thể nói,

lý thuyết phân tích diễn ngôn là hướng nghiên cứu đáp ứng nhanh, kịp thời những yêu

cầu mới của ngành ngôn ngữ học, do đó rất cần được tìm hiểu, nghiên cứu; đặc biệt đối

với ngành nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta, đây là địa hạt đã và đang được quan tâm

mạnh mẽ.

Trong thực tế nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam những năm

qua, nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ báo chí, diễn ngôn khẩu hiệu, quảng

cáo hay diễn ngôn chính trị - xã hội. Đây là những đối tượng đặc biệt được các nhà phân

tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm. Trong thời gian gần đây cũng đã có một số công

trình ứng dụng lý thuyết này vào việc phân tích những tác phẩm văn học nghệ thuật.

Trong khi đó, văn chính luận là một phong cách chức năng có những yếu tố phù hợp với

hướng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn (đó là sự chi phối sâu sắc của những yếu tố

ngữ cảnh tình huống đối với việc lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ; vấn đề mạch

lạc được thể hiện một cách nổi trội, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của nó đối với lịch

sử, xã hội và tư tưởng,...) lại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào.

Các công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ

trước tới nay mặc dù được khai thác trên nhiều bình diện khác nhau như vấn đề sử dụng

từ ngữ, xây dựng câu, cách thức tổ chức văn bản cũng như những vấn đề thuộc về phong

cách ngôn ngữ,… nhưng do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc nên chủ yếu tập

trung vào phân tích cấu trúc nội tại của đối tượng dưới quan điểm của ngữ pháp học

truyền thống mà chưa có công trình nào nghiên cứu nó dưới góc độ của ngôn ngữ học

hành chức, cụ thể ở đây là từ góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn.

Với những lý do trên đây, việc lựa chọn hướng nghiên cứu văn chính luận

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (vấn đề ngôn ngữ giao

tiếp, vấn đề ngôn ngữ trong quá trình sử dụng) cũng là một hướng đi mới của người

nghiên cứu.

Page 14: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

2

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn nhằm làm sáng tỏ đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực (register), qua đó góp phần chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc phân tích những tác phẩm văn chính luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

nói riêng trong nhà trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

– Nghiên cứu lý thuyết:

+ Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm xác định những bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung trọng tâm mà luận

án hướng tới;

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

– Khảo sát, thu thấp ngữ liệu.

– Từ khung lý thuyết áp dụng và những vấn đề lý luận đã được xác định, luận án tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ thống trên các phương diện đặc

trưng về Trường, Không khí và Cách thức.

– Rút ra những nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Hiện nay có rất nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn, tuy nhiên để thực hiện đề tài này chúng tôi lựa chọn đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lý thuyết

ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực [114, 117]. Cụ thể:

+ Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tập trung tìm hiểu qua các kiểu quá trình chuyển tác và các loại chu cảnh chuyển tác thể hiện nội dung, kinh nghiệm về thế giới hiện thực của chủ thể diễn ngôn;

+ Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi nghiên cứu Thức trong các kiểu cú phân theo mục đích nói năng và Tình thái qua các yếu tố tình thái, các biểu thức quy chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ xưng hô, lớp từ Hán Việt và hệ thống từ đánh giá.

Page 15: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

3

+ Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tìm hiểu các cách thức tiến hành liên kết diễn ngôn thông qua các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn.

– Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn và khảo sát nguồn ngữ liệu là 13 tác phẩm: + Những tác phẩm trước năm 1945: Tâm địa thực dân, Những cái tốt đẹp của nền văn

minh Pháp, Bình Đẳng, Công cuộc khai hóa giết người, Bản án chế độ thực dân Pháp. + Những tác phẩm sau năm 1945: Tuyên ngôn độc lập; Toàn dân kháng chiến; Lời

kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950); Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952); Không có gì quý hơn độc lập, tự do; Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; bản Di chúc.

Như vậy, nguồn ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu của luận án là ngữ liệu gồm nhiều loại diễn ngôn khác nhau, gọi chung là diễn ngôn chính trị.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu

Trong quá trình thu thập ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có những vấn đề sau:

Những tác phẩm trước năm 1945 khởi đầu được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại nước Pháp vì thời điểm này tác giả đang hoạt động cách mạng trên đất Pháp, viết những tác phẩm chính luận với mục đích tác động đến người Pháp cũng như các dân tộc thuộc địa Pháp. Sau Cách mạng, những tác phẩm này được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam. Trong khi đó, tác phẩm sau năm 1945 ban đầu là những bản viết tay hoặc bản đánh máy chưa được in ấn chính thức (thể hiện qua các bút tích chỉnh sửa của tác giả); sau khi hoàn thiện đã được đọc trước công chúng trong những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc và được xuất bản trên báo chí, tiêu biểu là báo Nhân dân.

Sau đó, những tác phẩm chính luận này đã qua nhiều lần biên tập, bổ sung và in ấn dưới nhiều hình thức và nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên, Nhà xuất bản Quốc gia - Sự thật (nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là nhà xuất bản đã tập hợp một cách đầy đủ những tác phẩm văn chương, bài báo, thư từ, bài diễn văn, bản báo cáo, và các trả lời phỏng vấn truyền thông, báo chí trong và ngoài nước của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thành một công trình có tựa đề Hồ Chí Minh toàn tập (sau này là Hồ Chí Minh tuyển tập) và xuất bản nhiều lần như: Hồ Chí Minh toàn tập gồm 10 tập (năm 1990); Hồ Chí Minh toàn tập gồm 13 tập (năm 2000); và đến năm 2002 là ấn phẩm Hồ Chí Minh tuyển tập gồm ba tập, phân chia theo ba giai đoạn: từ năm 1919 đến năm 1945, từ năm 1945 đến năm 1954 và từ năm 1954 đến năm 1969.

Có thể nói, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được viết và in ấn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau. Để đảm bảo tính chính danh cho ngữ liệu khảo sát, chúng tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận được xuất bản năm 2002 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vì những lý do sau:

– Những tác phẩm trước năm 1945 được viết bằng tiếng Pháp hiện nay không được xem là một tài liệu phổ biến trong các công trình nghiên cứu; bên cạnh đó, những bản

Page 16: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

4

viết tay (và bản đánh máy ban đầu) được lưu giữ hiện nay (như là tư liệu gốc) là những bản đang trong quá trình biên soạn, chỉnh sửa, chưa hoàn chỉnh. Do đó, chúng tôi không sử dụng những bản này làm ngữ liệu khảo sát.

– Trong khi đó, những tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (cụ thể là bản xuất bản năm 2002) là những ngữ liệu đã được thẩm định nhiều lần, được Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tiến hành xuất bản dưới sự chỉ đạo và chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vì thế, tính chính danh và phổ biến của những ngữ liệu này là cao nhất. Do đó, chúng tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận trong phạm vi khảo sát được in trong Hồ Chí Minh tuyển tập (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) làm ngữ liệu để khảo sát trong luận án này.

5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu

5.2.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn

Sử dụng khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để phân tích các đặc điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong những ngữ cảnh, tình huống cụ thể nhằm làm rõ các phương diện: đặc trưng về Trường, đặc trưng về Không khí và đặc trưng về Cách thức. Khung lý thuyết áp dụng cụ thể như sau:

a. Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: liên quan đến nội dung về hiện thực được trình bày trong diễn ngôn thông qua các kiểu quá trình với các yếu tố như tham thể, chính quá trình (vị từ trung tâm) và chu cảnh.

(1) Thứ nhất, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc trưng về Trường qua hệ thống chuyển tác được phân thành 6 kiểu quá trình, đặc biệt đi vào chính quá trình được thể hiện qua vị từ trung tâm. Đây là các kiểu quá trình theo quan điểm của Halliday [114] vận dụng trong tiếng Anh và được Hoàng Văn Vân [97] vận dụng trong phân tích tiếng Việt. Tên gọi của các yếu tố tham gia các quá trình chúng tôi sử dụng theo cách gọi của Hoàng Văn Vân.

– Quá trình vật chất: ứng với phạm trù ý nghĩa hành động (doing), gồm hành động

(doing) và hiện tượng xảy ra (happening), với các tham thể chính gồm Hành thể (actor) và Đích thể (goal). Ví dụ:

Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L'Avenir social HT QTVC ĐT

– Quá trình hành vi: ứng với phạm trù ý nghĩa cư xử (behaving), gồm tham thể ứng xử được gọi là Ứng thể (behaver). Ví dụ:

Anh ấy thở dài ƯT QTHV

– Quá trình phát ngôn: ứng với phạm trù ý nghĩa nói năng (saying), gồm các tham thể chủ yếu được gọi là Phát ngôn thể (sayer) và Tiếp ngôn thể (target). Ví dụ:

Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi

PNT QTPN TNT

Page 17: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

5

– Quá trình tinh thần: ứng với phạm trù ý nghĩa cảm nhận (sensing), gồm tri giác (nhìn thấy: seeing), tình cảm (cảm thấy: feeling), tri nhận (thinking), và các tham thể Cảm thể (senser) và Hiện tượng (phenomenon). Ví dụ:

Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia

CT QTTT HTg

– Quá trình quan hệ: ứng với phạm trù ý nghĩa quan hệ (being), gồm các tham thể

chủ yếu được gọi là Đương thể (carrier) và Thuộc tính (attribute). Halliday phân loại hệ

thống quá trình quan hệ trong tiếng Anh thành ba dạng chính là: quan hệ sâu, quan hệ

chu cảnh và quan hệ sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ này lại xuất hiện dưới hai phương thức

tách biệt là định tính (quy gán) và đồng nhất. Sự tương tác giữa chúng tạo thành sáu

phạm trù cú quan hệ:

+ Quan hệ sâu: định tính. Ví dụ:

Chúng (càng) hung hăng

Tội của chúng (càng thêm) nặng

ĐgT ThT

+ Quan hệ sâu: đồng nhất. Ví dụ:

Họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu.

BĐNT QTQH ĐNT

+ Quan hệ chu cảnh: định tính. Ví dụ:

Chiến tranh kéo dài 5 năm, 10 năm....

ĐgT QTQH ThT

+ Quan hệ chu cảnh: đồng nhất. Ví dụ:

Hôm nay là thứ năm BĐNT QTQH ĐNT

+ Quan hệ sở hữu: định tính. Ví dụ:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...

ĐTg/ SHT QTQH ThT/ BSHT

+ Quan hệ sở hữu: đồng nhất. Ví dụ:

Nhà nước nắm giữ ngân sách

SHT QTQH BSHT

– Quá trình tồn tại: ứng với phạm trù ý nghĩa tồn tại (existing), gồm có tham thể chủ yếu được gọi là Hiện hữu thể (existent). Ví dụ:

... Ở Giám có Văn Trường.... nổi tiếng làm phú nhanh nhẹn Địa điểm thể QTQH HHT

Như vậy, để phân tích đặc điểm của Trường được thực hiện qua các kiểu quá trình,

bên cạnh việc tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa những yếu tố tham gia vào quá trình,

đặc biệt là các tham tố đóng vai trò là Hành thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Sở hữu thể,

Page 18: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

6

Đích thể, Tiếp ngôn thể,… thì việc xác định hệ thống và các phạm trù nghĩa của các vị từ

trung tâm cùng mối quan hệ của chúng với các tham tố của các quá trình có ý nghĩa hết

sức quan trọng.

(2) Bên cạnh đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc điểm của Chu cảnh trong hệ thống

chuyển tác với vai trò là một yếu tố không cố hữu trong quá trình nhưng có ý nghĩa quan

trọng trong việc góp phần thực hiện chức năng kinh nghiệm của diễn ngôn. Chu cảnh là một trong ba yếu tố cấu thành nên cú, cung cấp khung tham chiếu để

giải thích kinh nghiệm về những gì đang diễn ra. Bên cạnh chính quá trình và các tham

thể trong quá trình đóng vai trò là những yếu tố trung tâm trong việc thực hiện chức năng

của cú, thì Chu cảnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các

quá trình phản ánh nội dung, thông tin một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Chức năng chính

của Chu cảnh là tạo “hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình, nghĩa là chúng giải thích

rõ quá trình đó, sự kiện đó xảy ra ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao,…

Việc phân loại Chu cảnh theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống có nhiều

quan điểm khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi lựa chọn cách phân loại dựa vào

tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp - từ vựng, được Hoàng Văn Vân vận dụng để nghiên

cứu chuyển tác Chu cảnh trong tiếng Việt thông qua mô hình sau: [97, tr. 423]

Chu cảnh

Phạm vi

Định vị

Cách thức

Nguyên nhân

Đồng hành

Vai diễn

Vấn đề

Quan điểm

– Chu cảnh phạm vi được chia thành hai loại là chu cảnh phạm vi không gian và chu cảnh phạm vi thời gian: chỉ khoảng không gian/ thời gian mà quá trình diễn ra.

– Chu cảnh định vị cũng được chia làm hai loại là chu cảnh định vị thời gian, chu cảnh định vị không gian: chỉ nơi chốn, địa điểm và thời điểm của hành động/ sự kiện,...

Do những điểm chung của chu cảnh định vị và chu cảnh phạm vi, trong luận án này chúng tôi thống kê gộp thành hai nhóm là chu cảnh không gian (gồm cả chu cảnh định vị không gian và chu cảnh phạm vi không gian) và chu cảnh thời gian (gồm chu cảnh định vị thời gian và chu cảnh phạm vi thời gian). Ví dụ:

Một lần, ở một công trường, ông ta đã giật súng (của một người lính coi tù )

để đánh một người tù CC thời gian CC không gian

CC HT QTVC CC mục đích

– Chu cảnh cách thức cụ thể hóa cách thức trong đó quá trình được thực hiện bởi

một tham thể nào đó. Loại chu cảnh này được chia thành ba tiểu loại là chu cảnh cách

Page 19: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

7

thức phương tiện, chu cảnh cách thức chất lượng và chu cảnh cách thức so sánh. Chu

cảnh cách thức phương tiện chỉ phương tiện qua đó quá trình diễn ra. Chu cảnh cách

thức chất lượng chỉ quá trình xảy ra như thế nào. Chu cảnh cách thức so sánh không thể

hiện cách thức thực hiện của hành động một cách trực tiếp mà lại cụ thể hóa cách thức

của quá trình bằng cách so sánh nó với cách thức thực hiện bởi một thực thể khác và

cách thức của thực thể ấy. Ví dụ:

(…) Chúng cướp bóc trắng trợn hơn là người Âu trên thị trường

HT QTVC CC cách thức chất lượng, so sánh

– Chu cảnh nguyên nhân bao gồm các tiểu loại: chu cảnh nguyên nhân lý do (chỉ lý

do để quá trình xảy ra), chu cảnh nguyên nhân mục đích (thể hiện mục đích để hành động

hay sự kiện xảy ra), chu cảnh nguyên nhân điều kiện (cụ thể hóa điều kiện trong đó sự

thực hiện của một quá trình xảy ra), chu cảnh nguyên nhân nhượng bộ (cụ thể hóa điều

kiện có thể đã đạt được nhưng lại không có tác dụng đối với kết quả đạt được). Ví dụ:

Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác,

chủ nghĩa tư bản thực dân

... trang điểm...

cho cái huy chương mục nát của nó...

CC nguyên nhân mục đích HT QTVC ĐT

– Chu cảnh đồng hành thể hiện các ý nghĩa "và", "hoặc", "không". Ví dụ:

Inhaxiô Paredô bèn bàn mưu tính kế với ông thống đốc

HT QTVC CC đồng hành

– Chu cảnh chỉ vấn đề cụ thể hóa vấn đề hay chủ đề. Ví dụ:

Khoa cai trị của ông ta, ông ta đã học được ở khu phố Latinh...

CC vấn đề HT QTVC CC không gian

– Chu cảnh vai diễn chỉ vai diễn hay khả năng trong đó một tham thể tham gia vào

quá trình. Ví dụ:

Là thực dân, ông ta không nộp thuế

CC vai diễn HT QTVC

– Chu cảnh chỉ quan điểm thể hiện góc độ tín hiệu học đối với quá trình, cung cấp

điểm tham chiếu cho quá trình trong cú. Ví dụ:

Cứ theo lời ngài Xarô quý mến thì ngài là người cha hiền của dân bản xứ...

CC quan điểm BĐNT QTQH ĐNT

b. Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Halliday cho rằng, Không khí diễn ngôn – một trong ba khái niệm về môi trường xã hội của văn bản – thể hiện bằng việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân. Ngôn ngữ thể hiện những đặc trưng này thông qua hệ thống Thức (mood system) và hệ thống Tình thái (modality system).

Page 20: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

8

Thức chỉ rõ vai trò của người nói trong việc lựa chọn tình huống nói và vai trò mà người nói ấn định cho người nghe. Cấu trúc Thức (mood structures) gồm hai phần: Thức (mood) và Dư (residue). Cấu trúc Thức nằm trong mối quan hệ của chủ ngữ với động từ biến vị (finite). Sự phân tích cấu trúc Thức tùy thuộc vào cách tổ chức của từng hệ thống ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ, trong tiếng Anh – ngôn ngữ biến hình – phần Thức gồm hai tiểu thành phần là Chủ ngữ và động từ Hữu định (chia theo ngôi, thời và thể). Tuy nhiên, tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, không có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ nên Thức được thể hiện trong việc tạo Thức của câu (sentence mood), theo cách hiểu như của Diệp Quang Ban (2004). Các Thức trong tiếng Việt thể hiện trong cú phân theo mục đích nói năng với 4 kiểu cụ thể: tường thuật, nghi vấn, mệnh lệnh và cảm thán. Trong khi đó, Tình thái được thể hiện qua sự đánh giá và dự đoán của người sử dụng ngôn ngữ. Từ những đặc điểm trên, trong phạm vi luận án, nghiên cứu về đặc trưng Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chúng tôi tập trung vào các biểu hiện cụ thể sau:

(1) Chức năng liên nhân thông qua hệ thống Thức được thể hiện trong các kiểu cú được phân theo mục đích nói năng, gồm:

– Cú nhận định:

Nhân dân Việt Nam nhất định thắng!

Chủ ngữ + thức khẳng định bổ ngữ vị ngữ

Thức Dư

– Cú cảm thán:

Thật là thời đại khác! Phụ ngữ chủ ngữ + thức cảm thán vị ngữ

Thức Dư

– Cú nghi vấn:

Chẳng phải

người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ

đó sao?

Chủ ngữ + thức nghi vấn phụ từ vị ngữ

Thức

– Cú cầu khiến:

Chúng ta phải đứng lên!

Chủ ngữ + thức mệnh lệnh phụ ngữ vị ngữ

Thức Dư

(2) Chức năng liên nhân thể hiện qua hệ thống Tình thái với những yếu tố tình thái,

các biểu thức quy chiếu, các cặp từ xưng hô, lớp từ ngữ ẩn dụ, từ Hán Việt và hệ thống

từ đánh giá. Đây là những yếu tố thể hiện rất cụ thể thái độ, tình cảm cũng như quan

điểm, cách đánh giá và sự dự đoán chủ quan của tác giả đối với đối tượng được phản

ánh; qua đó diễn đạt và xác lập, duy trì những mối quan hệ xã hội và mối quan hệ liên cá

nhân giữa người viết và người tiếp nhận.

Page 21: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

9

c. Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: liên quan đến cách thức tổ chức để tạo lập văn bản.

(1) Trước hết, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các loại cấu trúc Đề - Thuyết thể hiện là đơn vị cơ sở để tổ chức thông điệp; tìm hiểu đặc điểm của các loại Đề ngữ qua cách phân loại cú, từ đó cho thấy tính liên kết cũng như sự thể hiện mạch lạc trong diễn ngôn. Theo Halliday, có ba loại đề khác nhau là: Đề chủ đề, Đề ngôn bản và Đề liên nhân.

– Đề chủ đề: + Đề đánh dấu (thời gian, không gian, trạng thái – cách thức, mục đích,…). Ví dụ:

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp Đề (thời gian) Đề (chủ đề)

Đề Thuyết

+ Đề không đánh dấu. Ví dụ:

Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta Đề Thuyết

– Đề ngôn bản. Ví dụ:

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù Đề (ngôn bản) Đề (chủ đề)

Thuyết Đề

– Đề liên nhân. Ví dụ:

Thậm chí có thể chúng giết một lính khố xanh ở Đà Lạt Đề (liên nhân) Đề (liên nhân) Đề (chủ đề) Thuyết

Đề

(2) Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu đặc điểm cấu trúc diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các dạng mô hình cấu trúc diễn ngôn tiêu biểu, đặc điểm của các thành phần tham gia cấu trúc diễn ngôn; các cách thức tổ chức diễn ngôn cả ở phương thức liên kết chủ đề lẫn liên kết logic với những nguồn lực ngữ pháp - từ vựng được lựa chọn và sử dụng phù hợp với từng ngữ cảnh và mục đích giao tiếp.

5.2.2. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như

– Thủ pháp miêu tả định lượng: Chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê để xác định số lượng và tần số xuất hiện, tính tỷ lệ theo tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu đã được xác định như các lớp từ ngữ chỉ hoạt động, các lớp từ Hán Việt, các kiểu quá trình, các loại chu cảnh, các cấu trúc cú hay các thành phần của cấu trúc diễn ngôn,... Từ đó, phân loại, thống kê thành những bảng biểu tương ứng. Trên cơ sở tỷ lệ của từng đối tượng để lựa chọn những đối tượng có tần suất sử dụng nhiều nhất, những kết quả mang tính phổ biến để nêu ra những tính chất, những phạm trù cơ bản.

– Thủ pháp miêu tả định tính: Chúng tôi dùng thủ pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm làm nổi bật những đặc điểm trong chiến lược lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ trong việc đối chiếu với các yếu tố phi ngôn ngữ dưới quan điểm của khung lý thuyết phân tích diễn ngôn đã lựa chọn.

Page 22: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

10

6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án

Sự nghiệp văn chương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói chung và mảng văn chính luận của Người nói riêng đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là trên quan điểm mô tả cấu trúc luận. Từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn, chúng tôi hy vọng luận án sẽ mang lại một số đóng góp mới như sau:

6.1. Về lý luận

Luận án góp phần khẳng định thêm giá trị của phương pháp phân tích diễn ngôn: không chỉ quan tâm đến hệ thống cấu trúc ngôn ngữ mà còn quan tâm đến các chức năng của ngôn ngữ; xem xét đối tượng nghiên cứu trong tính tổng thể, ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động, tương tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ; qua đó chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với xã hội.

6.2. Về thực tiễn

– Việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ xét theo quan điểm của Halliday về các chức năng ngôn ngữ cũng như đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ với các yếu tố của tình huống giao tiếp cụ thể sẽ giúp làm sáng tỏ đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên các phương diện: đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức; qua đó góp phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu cũng như những đặc điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

– Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận văn bản chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn phổ thông.

– Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học văn bản chính luận nói chung và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng trong chương trình Ngữ văn phổ thông.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được triển khai thành bốn chương như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này, chúng tôi trình bày một cách chi tiết tổng quan vấn đề nghiên cứu trên các nội dung: tình hình nghiên cứu về lý thuyết phân tích diễn ngôn và tình hình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; những vấn đề lý luận chung về phân tích diễn ngôn và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Chương 2: Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Xuất phát từ cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo đường hướng phân tích diễn ngôn trên cơ sở lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday về ngữ vực, trong chương này, để làm rõ các đặc trưng về Trường chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả và phân tích các kiểu quá trình và các loại chu cảnh thể hiện nội dung, kinh nghiệm về thế giới hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn với mục đích thấy được mối quan hệ biện chứng giữa những đặc điểm ngôn ngữ này với các yếu tố ngoài ngôn ngữ cũng như chức năng kinh nghiệm của ngôn ngữ dưới quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống.

Page 23: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

11

Chương 3: Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu như chương 2, trong chương 3 chúng tôi tiến hành tìm hiểu và phân tích những đặc trưng về Không khí thông qua các biểu hiện của chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Chương 4: Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Trong chương này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các hình thức liên kết từ các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết đến các đặc điểm cơ bản của cấu trúc diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Page 24: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn

1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn

Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis – DA) là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ mở đầu cho việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn cũng như sự vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu những diễn ngôn cụ thể.

a. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Harris [118] là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phân tích diễn ngôn”, khi vào năm 1952 ông đề cập vấn đề này trong một bài báo có tên Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis). Harris đã đề xuất khái niệm “diễn ngôn” là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu, đồng thời cũng cho rằng, diễn ngôn là đối tượng của phân tích diễn ngôn; bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra, văn bản mới thể hiện sự hoạt động của ngôn ngữ chứ không phải câu hay từ, và đặc trưng của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức năng giao tiếp. Tuy nhiên, thuật ngữ này, một mặt còn khá mới mẻ đối với độc giả; mặt khác, mặc dù Harris đã đề cập đến phép phân tích toàn bộ diễn ngôn, nhưng sức thuyết phục ở các luận điểm của Harris là chưa cao và ông cũng chưa đưa ra một mô hình phân tích hoàn chỉnh. Vì vậy, sự phổ biến của khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn ngôn thời điểm này còn rất hạn chế.

Tiếp nối Harris là Mitchell (1957, 123), sau đó là Sinclair và Coulthard (1975, 127) đã dần đưa các thuật ngữ này đến gần với độc giả hơn. Tiêu biểu là công trình Towards an Analysis of Discourse (Về Một phân tích diễn ngôn) của Sinclair và Coulthard [127], hay công trình An Introduction to Discourse Analysis (Một Dẫn luận về phân tích diễn ngôn) của Coulthard được công bố vào năm 1977 [106],…

Năm 1975, trong công trình Logic and conversation (Lôgích và hội thoại) [113], Grice đã phác thảo lý thuyết về hàm ngôn (Theory of implicature). Công trình này được xem là một trong những công trình có tầm ảnh hưởng lớn trong việc phát triển ngành ngữ dụng học. Trong lý thuyết của mình, Grice cố gắng giải thích cách thức người nghe hiểu được nghĩa từ phát ngôn của người nói, từ cấp độ ngữ nghĩa cho đến cấp độ hàm ngôn của phát ngôn. Ông mô tả hai loại hàm ngôn: hàm ngôn quy ước (conventional implicature) và hàm ngôn hội thoại (conversational implicature). Cả hai đều thể hiện cấp độ nghĩa hàm ngôn ngoài cấp độ ngữ nghĩa của các từ ngữ trong mỗi phát ngôn.

Tuy nhiên, phải đến công trình Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn – 1983) của Brown và Yule thì phân tích diễn ngôn mới được nghiên cứu một cách đầy đủ khi các tác giả đã trình bày một cách cụ thể những vấn đề về phân tích diễn ngôn như khái niệm, phương pháp và những cơ sở lý thuyết của việc phân tích diễn ngôn; trong đó, các tác giả chú ý nhiều đến việc sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để phân tích diễn ngôn

Page 25: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

13

qua nguồn ngữ liệu là diễn ngôn tiếng Anh. Thông qua việc khảo sát quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các hoạt động giao tiếp xã hội từ thành tựu của các lĩnh vực liên ngành, đặc biệt là thành tựu của ngôn ngữ học mô tả: mô tả các hình thức ngôn ngữ được sử dụng như thế nào trong giao tiếp, các tác giả đã khẳng định, chính con người đã giao tiếp và hiểu biết: người nói/ viết đưa ra chủ đề, tiền giả định và cũng chính họ tạo ra cấu trúc thông tin và hệ quy chiếu; trong khi đó, người nghe/ đọc hiểu và rút ra kết luận. Hướng nghiên cứu này đã đạt được những thành tựu mới khi kết quả cho thấy đã trái ngược hoàn toàn với hướng nghiên cứu các vấn đề mà trong đó câu được tách ra khỏi ngữ cảnh giao tiếp.

Năm 1994, nhà nghiên cứu Schiffrin đã khảo sát và tập hợp được các đường hướng phân tích diễn ngôn như sau: đường hướng dụng học (pragmatics); đường hướng biến đổi ngôn ngữ (language variation); đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác (interactional socio-linguistics) bắt nguồn từ các lĩnh vực khác nhau như xã hội học, nhân chủng học; đường hướng dân tộc học giao tiếp (ethnography of communication); đường hướng phân tích hội thoại (conversation analysis); đường hướng phân tích diễn ngôn trong tâm lý học xã hội (discourse analysis in social psychology); đường hướng giao tiếp liên văn hóa (cross cultural communication); đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp (integrated). Mặc dù mỗi đường hướng có hệ thống phương pháp đặc thù, nhưng đều có điểm chung là nhìn nhận ngôn ngữ như công cụ của một quá trình tương tác tạo nghĩa. Giao điểm của chúng là giải quyết mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa văn bản và ngữ cảnh, giữa diễn ngôn và giao tiếp. Hay nói cách khác, mục đích của chúng đều hướng về phân tích việc sử dụng hệ thống và chức năng của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp xã hội trên những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể và trong những ngữ cảnh cụ thể.

Bên cạnh những tác giả trên, khi nói đến các nhà nghiên cứu về phân tích diễn ngôn được biết nhiều ở Việt Nam phải kể đến Levinson (1983), Halliday (1985), Nunan (1997),… Những công trình của họ cũng góp phần tạo nên nền tảng lý thuyết quan trọng, định hướng cho sự tiếp cận phân tích diễn ngôn cũng như phân tích diễn ngôn phê phán sau này.

b. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Phân tích diễn ngôn du nhập vào Việt Nam khá muộn. Đó là một quá trình phát triển qua hai giai đoạn từ ngữ pháp văn bản đến phân tích diễn ngôn.

– Ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu đã bước đầu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giao tiếp, phân tích diễn ngôn và cấu tạo của văn bản. Trong những công trình của mình, mặc dù không đi sâu vào khái niệm, bản chất của phân tích diễn ngôn nhưng những quan điểm của các tác giả về vấn đề ngữ pháp văn bản đã mở đường cho hướng tiếp cận ngôn ngữ trên câu. Những yếu tố cũng như các phương thức liên kết văn bản và đặc biệt là vấn đề mạch lạc trong văn bản – một khái niệm và nhân tố quan yếu của lý thuyết phân tích diễn ngôn sau này cũng được đề cập là những định hướng và nhân tố không thể thiếu trong quá trình phân tích một diễn ngôn. Tiêu biểu cho những đóng góp này là các tác giả Trần Ngọc Thêm với công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt

Page 26: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

14

(1985), Diệp Quang Ban với công trình Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn (2002) hay công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (2006),…

– Ở giai đoạn tiếp theo, Đỗ Hữu Châu với bài viết Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000) đã đề cập đến mối liên hệ giữa ngôn ngữ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ. Hay nói cách khác, đây chính là các yếu tố văn hóa - ngữ cảnh, một nhân tố quan trọng trong quá trình tìm hiểu và phân tích diễn ngôn. Đặc biệt, trong Giáo trình Đại cương Ngôn ngữ học, Tập hai: Ngữ dụng học (2001), với những kiến thức về ngữ dụng học - liên quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ như mối liên hệ giữa ngôn ngữ với ngữ cảnh, chiến lược giao tiếp, lý thuyết hành động ngôn từ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và hàm ngôn,... Đỗ Hữu Châu đã cung cấp những kiến thức quan trọng, góp phần định hướng cho vấn đề tiếp cận ngôn ngữ trong giao tiếp.

Năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ [27], Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến một số vấn đề của phân tích diễn ngôn như các quan niệm về văn bản và diễn ngôn, diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn hóa, liên kết và mạch lạc, ngữ cảnh và ý nghĩa, dụng học giao văn hóa, cấu trúc thông tin, ngữ dụng học diễn ngôn,... Ngoài những vấn đề này, tác giả còn nhấn mạnh đến yếu tố ngữ vực bao gồm ba yếu tố là trường diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và phương thức diễn ngôn.

Phải đến chuyên luận Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (2003) của tác giả Nguyễn Hòa thì lý thuyết phân tích diễn ngôn mới thực sự được giới thiệu một cách chi tiết và đầy đủ ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, tác giả đã đưa ra một cái nhìn cụ thể về những vấn đề của phân tích diễn ngôn từ lý luận đến thực tiễn áp dụng. Ngoài những nội dung trọng tâm như khái niệm diễn ngôn, các đặc tính và các vấn đề liên quan đến diễn ngôn, các đường hướng chính trong phân tích diễn ngôn hay vấn đề ngữ cảnh và giao tiếp,… thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung mạch lạc trong diễn ngôn và coi đây là một trong những vấn đề thuộc về bản chất của diễn ngôn. Trong công trình này, tác giả đã lựa chọn phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp (integrated method) làm khung lý luận để áp dụng tìm hiểu, phân tích nguồn cứ liệu là thể loại diễn ngôn tin trong tiếng Anh và thể loại bình luận chính trị trong tiếng Việt.

Trên cơ sở công trình nêu trên, năm 2006, Nguyễn Hòa tiếp tục giới thiệu công trình Phân tích diễn ngôn phê phán, lý luận và phương pháp. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách chi tiết tất cả các vấn đề cơ bản của phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis – CDA) từ những vấn đề lý luận đến phương pháp vận dụng trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ. Đồng thời, dựa trên sự tích hợp các đường hướng phân tích CDA trên thế giới, đặc biệt là lý thuyết diễn ngôn phê phán theo quan điểm của Fairclough và lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday, Nguyễn Hòa đã xây dựng mô hình CDA với các yếu tố cơ bản như căn cứ tiếp cận, hoàn cảnh văn hóa - xã hội, ngữ cảnh tình huống, phương tiện ngôn ngữ sử dụng, giao diện và cuối cùng là miêu tả, giải thích và tường giải.. Theo tác giả, quá trình phân tích cần phải hướng đến cả khía cạnh cấu trúc (tức nguồn lực ngôn ngữ) và chức năng (tức sự tương tác). Trong chuyên luận này, tác giả cũng dành một mục lớn (Một số trường hợp xem xét cụ thể) để tiến hành phân tích bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ – Bill Clinton dựa trên mô hình phân tích CDA của Fairclough kết hợp với mô hình tổng hợp

Page 27: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

15

của chính tác giả với các yếu tố cơ bản như giá trị kinh nghiệm của từ vựng, ngữ pháp, hiểu và giải thích bài phát biểu,...

Năm 2012, trong công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Diệp Quang Ban đã dành chương 4 và một phần của chương 5 để đề cập đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn. Bên cạnh việc trình bày quá trình hình thành phân tích diễn ngôn, những vấn đề về phân tích diễn ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái, tác giả còn xác định một số hướng ứng dụng phân tích diễn ngôn vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật với những yếu tố như âm thanh ngôn ngữ suy diễn được, nhịp điệu suy diễn được, từ suy diễn được, việc chọn từ để dùng, hiện thực được miêu tả suy diễn được,... Có thể nói, cũng như hai công trình chuyên khảo của Nguyễn Hòa, công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban là một trong những công trình có nhiều đóng góp lớn, là tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết này.

Ngoài những tác giả đã nêu ở trên, chúng ta cũng cần nhắc đến một số tác giả khác như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân (1996, 1998), Hoàng Phê (2003),... Những tác giả này, trong những công trình của mình, cũng đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ở những góc độ khác nhau.

Bên cạnh những công trình biên khảo, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí ngôn ngữ đã cung cấp những kiến thức lý luận cũng như những ứng dụng thực tế của lý thuyết này như: Bàn về mạch lạc của diễn ngôn (Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2/2002) và Phân tích diễn ngôn phê phán là gì? (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2005) của Nguyễn Hòa, Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2009) của Diệp Quang Ban, Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4/2009) của Nguyễn Văn Thành,…

Như vậy, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn. Ở khía cạnh chung nhất, những công trình này đều khẳng định được vai trò, vị trí của lý thuyết phân tích diễn ngôn trong quá trình tìm hiểu và phân tích ngôn ngữ; nhấn mạnh những ưu điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn so với những ngành khoa học liên quan, góp phần hình thành lên hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới: ngôn ngữ trong quá trình sử dụng.

1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt

Mặc dù lý thuyết phân tích diễn ngôn du nhập vào Việt Nam khá muộn, tuy nhiên cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ ứng dụng lý thuyết này tương đối nhiều, nhất là những năm gần đây. Có thể nêu ra một số hướng ứng dụng sau:

Thứ nhất là những công trình ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội.

Về luận án: Trong công trình Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn [30], Nguyễn Thị Hà (2010) đã áp dụng đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống do Kress và Fairclough xây dựng để tiến hành phân tích ba siêu chức năng ngôn ngữ theo quan điểm của Halliday, qua đó thấy được sự hiện thực hóa quyền lực trong văn bản quản lý Nhà nước cũng như sự tác động của các chức năng ngôn ngữ đến chất lượng và hiệu quả của văn bản quản lý Nhà nước.

Page 28: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

16

Tác giả Đỗ Thị Xuân Dung (2015) trong công trình Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt [20] đã sử dụng đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) với khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên cơ sở các siêu chức năng của ngôn ngữ để mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt thông qua các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn, qua đó góp phần chứng minh diễn ngôn không chỉ là một tập quán xã hội mà còn là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; đồng thời, tác giả cũng làm rõ thái độ, hệ tư tưởng và quyền phát ngôn của người phát ngôn khẩu hiệu, định hướng những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao.

Trần Thị Thùy Linh (2016) trong công trình Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện Phân tích diễn ngôn [59] đã dựa vào các mô hình lý thuyết ngữ vực và phương pháp phân tích thể loại để nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt thông qua những đặc trưng về Trường, đặc trưng về Ý chỉ và đặc trưng về Phương thức. Từ kết quả đạt được, tác giả đã nhấn mạnh đến các chức năng của ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp, vai trò của nó trong phát ngôn nhằm đạt được một mục đích cụ thể nào đó trong giao tiếp.

Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình là luận văn thạc sĩ hay những công trình nghiên cứu khác đã dựa vào những nguyên lý CDA và Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday với cơ sở là mô hình phân tích CDA của Fairclough để phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, đặc biệt thể hiện quyền lực và hệ tư tưởng của người nói trong các bài phát biểu của các nhà chính trị lớn trên thế giới hoặc ngôn ngữ báo chí, truyền hình hay các tác phẩm văn học ký. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là những công trình của các tác giả Trần Thị Hồng Vân (2005), Lý Thị Thanh Yên (2006), Hoàng Nguyệt Anh (2008), Đặng Thị Anh Thư (2010), Nguyễn Thị Phương Nam (2011), Hà Thị Phước (2015),...

Thứ hai là những công trình ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn sử dụng cứ liệu là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.

Về luận án, Vũ Văn Lăng (2013) trong đề tài Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học [58] đã kết hợp giữa hai lý thuyết phân tích diễn ngôn và dụng học để tập trung vào tìm hiểu và phân tích các vấn đề bố cục và thời gian trong truyện, các lớp nhân vật, yếu tố lập luận, cách dùng từ ngữ và một số dấu hiệu ký hiệu học xã hội,... Qua đó, tác giả đã làm rõ nội dung chứa đựng trong tác phẩm trên cơ sở các chứng cứ ngôn ngữ có trong tác phẩm như nội dung sự việc được trình bày, tính cách và cách nhìn của nhân vật, tình huống vật lý và tình huống xã hội - văn hóa liên quan đến đề tài tác phẩm cũng như cả quan điểm và bút pháp của tác giả.

Trong khi đó, đối với những đề tài là luận văn thạc sĩ, tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể cũng như đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng những đường hướng phân tích diễn ngôn khác nhau, thậm chí chỉ áp dụng một vài vấn đề nhỏ của một đường hướng nào đó. Chẳng hạn, Phạm Thị Thu Trang (2008) ứng dụng những quan điểm của diễn ngôn hội thoại, diễn ngôn phê phán; Quách Thị Thanh Nhàn (2014) tiếp cận đối tượng từ hai góc độ ngữ vực với các trường, thức, không khí chung

Page 29: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

17

và góc độ mạch lạc và liên kết; trong khi đó, Lê Thị Thảo Nguyên (2015) lại xuất phát từ những quan điểm của Halliday về các chức năng siêu ngôn ngữ hay mô hình tam phân ngữ pháp chức năng hệ thống để tìm hiểu các đặc điểm từ ngữ, cấu trúc cú pháp cũng như cấu trúc diễn ngôn của đối tượng nghiên cứu,…

Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn hoặc những vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn đã được thực hiện. Trong các công trình này, tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể cũng như đặc trưng văn bản của đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã lựa chọn đường hướng và các khung lý thuyết khác nhau để thực hiện đề tài của mình. Trong đó, đối với những công trình sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội, các tác giả chủ yếu dựa vào những quan niệm của ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về các chức năng ngôn ngữ làm khung lý thuyết nghiên cứu. Đây cũng chính là hướng đi của đề tài luận án của chúng tôi. Những đường hướng lựa chọn cũng như cách thức tiếp cận đối tượng và kết quả nghiên cứu của những công trình ứng dụng trên sẽ là những gợi ý làm cơ sở quý giá để chúng tôi có thể tham khảo cho quá trình thực hiện đề tài.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

a. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Số lượng công trình nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngoài đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác. Dưới đây là một số nhận xét tiêu biểu của những nhà nghiên cứu nước ngoài đối với văn chính luận của Người:

Tờ World Daily, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, đã đăng liên tiếp nhiều bài viết dưới tiêu đề Di sản của Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, số báo ra ngày 20-9-1969 đã nhấn mạnh đến sự tác động của những tác phẩm chính luận Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc trên thế giới: “Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa Cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới!” [104]. Quan điểm này cũng được thể hiện rất rõ trong bài Một anh hùng của thời đại chúng ta [72, tr. 139] của nhà nghiên cứu Cuba – Rơnê đơ Pêstrê; ngoài ra, trong bài viết này, tác giả còn nhấn mạnh đến dấu ấn tinh tế, sinh động và sáng tạo của Người trong cách thể hiện tư tưởng, nội dung phản ánh.

Nhà nghiên cứu Niculin hướng đến bàn luận về giá trị của những luận cứ trong văn chính luận của Người. Khi nghiên cứu Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả cho rằng: “Bằng giọng cáo trạng dựa trên những chứng cớ sắc cạnh đầy sức thuyết phục, cuốn sách đã xây dựng hình tượng khái quát về tên thực dân ở châu Á và các nước châu Phi”. [đã dẫn: 66, tr. 246]

Trong khi đó, Bớcset (Úc) lại hướng đến một khía cạnh khác khi nhấn mạnh đến lối trình bày ngắn gọn, dùng những hình ảnh trong sáng của Hồ Chủ tịch để phản ánh mọi vấn đề, thậm chí cả những vấn đề phức tạp nhất. [70, tr. 621-622]

Nhà nghiên cứu Apđen Malếch Khalin (Cộng hòa Ả Rập thống nhất) bên cạnh ngợi ca sự đa dạng trong cách thức trình bày còn có những nhận xét đầy tinh tế về nghệ thuật

Page 30: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

18

châm biếm đả kích trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: “Lần đầu tiên thế giới được thấy vị Chủ tịch của một Đảng Cộng sản kết hợp chặt chẽ văn học với chính trị, kết hợp bài thơ với những con số (...). Trước đây cũng vậy, những lời châm biếm mỉa mai của Cụ đã từng là những ngọn roi quất mạnh vào lưng bọn chúa tể ở Pháp và các nơi khác”. [70, tr. 522-523]

Hướng đến những giá trị tinh thần biểu hiện trong các tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Sac-lơ Phuôc-ni-ô (Pháp) cho rằng: “Đây không phải là một thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ mà đây chính là một nếp suy nghĩ của Người, nếp suy nghĩ ấy thể hiện ra như vậy, làm cho người ta thấy rằng tất cả mọi tình huống dù là đen tối nhất, Người đã phân biệt rõ cái gì là tích cực, cái gì hướng về cuộc sống tương lai”. [72, tr. 518-519]

Nhìn chung, những nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngoài cơ bản mang tính khái quát, đồng thời tập trung vào nghiên cứu về hình tượng của tác giả cũng như tư tưởng, nội dung và nghệ thuật nói chung, chưa có những bài viết thực sự chuyên sâu về vấn đề ngôn ngữ.

b. Các nghiên cứu ở Việt Nam

b1. Những nghiên cứu chung về ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Thứ nhất, về vấn đề sử dụng từ ngữ: Cho đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề sử dụng từ ngữ trong các tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như: khẳng định giá trị nghệ thuật trong cách Người sử dụng lớp từ ngữ gắn liền với lời ăn tiếng nói của quần chúng, tiếng nói của dân tộc hay vấn đề sử dụng từ Hán Việt, sử dụng thành ngữ. Bên cạnh đó, vấn đề hình tượng hóa ngữ nghĩa của danh từ thuần Việt, vấn đề tạo nghĩa mới cho từ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của Người cũng được đánh giá dưới góc nhìn nghệ thuật độc đáo. Đồng thời, một khía cạnh khác cũng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm đó chính là cách sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo trong mục đích châm biếm, đả kích kẻ thù. Tìm hiểu về vấn đề này có một số bài viết tiêu biểu sau đây:

Đào Thản và Hoàng Văn Hành trong Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh [99, tr. 86] nhấn mạnh đến khía cạnh Người đã phát huy những khả năng tiềm tàng của tiếng nói dân tộc cũng như sử dụng hiệu quả vốn từ khẩu ngữ của quần chúng. Cùng quan điểm này, Nguyễn Phan Cảnh trong bài viết Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi [103] cũng đã khẳng định những giá trị của cách Người sử dụng những từ khẩu ngữ cũng như những lớp từ ngữ thường dùng (lớp từ dùng chung cho mọi thành viên trong xã hội).

Trong khi đó, trong công trình Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Như Ý lại nhấn mạnh đến tính sáng tạo và cách sử dụng tài tình lớp từ ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể khi khẳng định: “Với vật liệu sẵn có của tiếng ta, Người đã sáng tạo ra một số từ ngữ mới, một số ca dao, tục ngữ mới mà hiện nay mọi người chúng ta đã quen dùng. (...) Thông qua những sáng tạo của mình về từ ngữ, về cách diễn đạt, Người đóng góp cho sự phát triển ngôn ngữ, thậm chí ảnh hưởng lớn đến chiều hướng

Page 31: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

19

phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt”. [103, tr. 209] Cũng đề cập đến vấn đề sử dụng vốn từ và sức mạnh của từ ngữ mang lại qua cách

dùng của Người, Nguyễn Văn Tu trong bài viết Hồ Chí Minh sử dụng tài tình từ vựng để đả kích kẻ địch lại nghiên cứu kỹ cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ vựng để đả kích kẻ thù như: khai thác triệt để vốn đại từ chỉ người trong tiếng Việt; cách chơi chữ trong phiên âm; cách rút gọn từ làm phương tiện châm biếm; cách dùng từ có nghĩa tốt với ý trái ngược; cách dùng từ nghĩa xấu để trực tiếp đả kích kẻ địch; cách dùng tiếng Pháp, tiếng Anh xen với tiếng Việt; cách lảy Kiều để đả kích kẻ thù; cách dùng từ chỉ động vật để chỉ người, gây sắc thái đả kích,... [99, tr. 190]

Đi tìm hiểu một khía cạnh khác của từ ngữ trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Hoàng Tuệ trong bài Học tập văn phong Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh đến đặc điểm hình tượng hóa ngữ nghĩa của danh từ thuần Việt. Theo tác giả: “Chỉ cần một danh từ để nêu lên một sự vật biểu trưng là có thể làm cho tư duy được thu hút vào đó, rồi lại từ đó triển khai tầng tầng lớp lớp vào những địa hạt cao, sâu của tư tưởng, tình cảm. Chính nhờ có vậy mà hình tượng lắng đọng vào tâm trí, qua một lời văn súc tích, ngắn gọn”. [103, tr. 712]

Trong bài Tiền đề và chiều sâu của một phong cách lớn [103], Nguyễn Lai đã có những phát hiện thú vị về hiện tượng tạo nghĩa trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh. Từ những từ ngữ thông thường, Người đã tạo thêm cho chúng những nét nghĩa mới thông qua việc kết hợp chúng với những từ ngữ khác biểu hiện ở xu thế mở rộng đơn vị nhỏ thành tập hợp mới để phát hiện mối liên hệ nội tại mới giữa thuộc tính và sự vật nói chung.

Với phương pháp thống kê, Nguyễn Đức Dân trong bài Từ vựng trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu độ phân bố của các loại từ trong văn chính luận và văn tiểu phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản là khả năng hoạt động độc lập, tính hoàn chỉnh về kết cấu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp để vạch ranh giới của từ. Qua kết quả khảo sát, tác giả cho thấy, xuất phát từ đặc trưng thể loại, trong văn chính luận có xu hướng Việt hóa ngôn ngữ nhưng cũng có hiện tượng “từ thuần Việt nhường chỗ cho từ Hán Việt tương ứng”. [100, tr. 295]

Thứ hai, về vấn đề xây dựng câu văn. Đây cũng là vấn đề được nghiên cứu với nhiều kết quả khác nhau như: tính linh hoạt trong việc xây dựng các kiểu cấu tạo câu; câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa, chính xác nhưng cũng rất linh hoạt, tinh tế và giàu biểu cảm; trong câu văn luôn có tính nhạc nhờ các yếu tố nhạc điệu và nhịp điệu; câu văn luôn có sự phong phú khác thường về lượng thông tin ngữ nghĩa,... Tiêu biểu viết về vấn đề câu là một số công trình sau đây:

Lê Xuân Thại trong bài Câu văn của Bác Hồ đã tiến hành phân tích những đặc điểm nổi bật trong cách chọn lựa và xây dựng câu văn của Người như việc cân nhắc những kiểu cấu tạo khác nhau, tuy nội dung cơ bản giống nhau; việc cân nhắc dùng trật tự từ nào thỏa đáng nhất; việc sử dụng lối đảo trật tự hay dựa vào các hư từ để nhấn mạnh ý câu, cách dùng lối phủ định - khẳng định, cách đưa bổ ngữ của câu lên phía trước làm chủ đề logic của câu, sự đa dạng của các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh,... Từ đó, tác giả khái quát tác dụng của câu văn trong ngôn ngữ của Người: “Câu văn của Bác ngắn gọn, sáng sủa nên dễ hiểu, dễ nhớ; câu văn của Bác tinh tế, chính xác nên nói được đúng ý, đúng tình”,… [99, tr. 84]

Page 32: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

20

Trong bài Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch, hai tác giả Đào Thản và Hoàng Văn Hành khi nhận xét về cách viết câu của Người lại nhấn mạnh vào yếu tố nhạc điệu và nhịp điệu. Các tác giả bài viết nhận định: Trong nhiều trường hợp, Hồ Chủ tịch đã “chọn lựa từ ngữ hoặc thay đổi trật tự từ trong câu nhằm đảm bảo sự hài hòa về âm thanh của lời nói trong một số bài văn (…). Câu văn của Người vì thế có cái nhịp nhàng uyển chuyển của câu văn cổ điển, kết hợp với cái phóng khoáng tự nhiên của lời nói hàng ngày, đôi lúc phảng phất một lối “thơ bằng văn xuôi” hết sức gợi cảm”. [99, tr. 94]

Đái Xuân Ninh trong bài Lượng thông tin ngữ nghĩa trong câu văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh [100] lại đi tìm hiểu sự phong phú khác thường về lượng thông tin ngữ nghĩa. Cùng quan điểm với Lê Xuân Thại về sự ngắn gọn trong câu văn của Người, tác giả còn nhấn mạnh những yếu tố tạo sức nặng truyền tải nội dung trong đó như: rút gọn, xử lý hợp lý những yếu tố dư thừa trong thông báo; lựa chọn những yếu tố có giá trị thông báo cao, có tính chất bất ngờ; vấn đề sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng; yếu tố tiền giả định,...

Có thể kể thêm một số tác giả cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề câu như Đào Thản và Hoàng Văn Hành trong Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch [103], Nguyễn Phan Cảnh trong bài Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi [103], Vũ Thị Sao Chi trong Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam [15],...

Thứ ba, về phương thức tổ chức văn bản. Tổ chức văn bản là một trong những nội dung quan trọng của bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ. Với những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đặc biệt là những tác phẩm văn chính luận, vấn đề này cũng được giới nghiên cứu quan tâm và bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau như: lối diễn đạt logic, chặt chẽ cùng hệ thống luận cứ, luận điểm sắc bén kết hợp với cách dùng từ, cách đặt câu độc đáo; bên cạnh đó, các vấn đề như nhịp điệu, nghệ thuật lảy Kiều,... cũng là những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và tổ chức nên một văn bản vừa có tính nghệ thuật cao vừa truyền tải được nội dung một cách sâu sắc, hiệu quả.

Bàn về tính logic và lập luận chặt chẽ có các bài: Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi của Nguyễn Phan Cảnh [103], Một số suy nghĩ trong khi tìm hiểu di sản của Hồ Chủ tịch về ngôn ngữ của Nguyễn Kim Thản [103], Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Đăng Mạnh [103],... Trong những bài viết này, các tác giả đã chỉ ra: sự trình bày một cách đúng đắn hệ thống luận điểm trong trình tự logic, tránh sự phức tạp, chủ yếu là chú ý đến nội dung; dùng rộng rãi trong các hình thức suy lý diễn dịch, nhất là suy ý tỉnh lược và tam đoạn luận phức hợp; cách viết rõ ràng, dẫn chứng sát thực; sức thuyết phục tập trung ở chỗ đưa ra những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được,…

Như vậy, với nhiều khía cạnh và góc độ nghiên cứu khác nhau, những bài viết đã

khẳng định những giá trị đắc dụng trong quá trình phản ánh nội dung của nghệ thuật xây

dựng và triển khai từ ngữ, câu, tổ chức văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –

Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các bài viết này đều nghiên cứu dưới quan điểm của ngữ pháp

Page 33: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

21

học truyền thống, ít đặt nó trong vai trò là ngôn ngữ hành chức theo quan điểm của hướng

nghiên cứu hình thức luận, xem xét dưới góc độ chức năng nên chủ yếu hướng về giá trị

biểu hiện, phản ánh nội dung, sự tình. Do đó có thể nói, các vấn đề nghiên cứu về từ ngữ,

câu và tổ chức văn bản có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt nếu như chúng ta đặt nó dưới

góc nhìn phân tích diễn ngôn – một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới.

b2. Những nghiên cứu về chiến lược giao tiếp ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh

Chiến lược giao tiếp là một trong những nội dung rất đáng chú ý của thể loại văn

chính luận. Với mục đích nhằm thuyết phục người nghe một cách hiệu quả nhất trong

quá trình giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ sẽ tiến hành lựa chọn ngôn ngữ cũng như

cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận và trong

những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của lý

thuyết phân tích diễn ngôn khi nó quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử

dụng ngôn ngữ, quan tâm đến cách người nói/ người viết đã lựa chọn ngôn ngữ như thế

nào trong việc thể hiện mục đích của mình. Đặc điểm này cũng được một số công trình

nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh quan tâm, đề cập.

Trong bài Văn Pháp rất Pháp của Nguyễn Ái Quốc, Phạm Huy Thông cũng đánh

giá rất cao chiến lược giao tiếp ngôn ngữ của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động trên

đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX. Tác giả bài viết đã trình bày một số đặc điểm

ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc mang đậm dấu ấn phong cách và văn hóa, tâm lý của người

Pháp. Đó là giọng văn vừa dí dỏm, hài hước, vừa tả chân sinh động nhưng cũng vừa

thắm thiết trữ tình, xúc động. Phạm Huy Thông đưa ra dẫn chứng: “Cùng trong một bài

viết với hai đoạn văn trên, là đoạn văn này, khác hẳn, cũng là tả chân, cũng là hiện thực,

mà rung động sâu xa, mà thắm thiết trữ tình” [100, tr. 186]. Tác giả còn nhấn mạnh,

trong ngôn ngữ thường ngày của người bình dân Pháp, trong văn viết báo thông thường

của Nguyễn Ái Quốc, chêm được vào cái gì cho vui, cho nhộn, thì người Pháp chêm, và

Nguyễn Ái Quốc chêm. Lấy cợt mỉa làm thủ pháp thường trực và coi châm biếm là vũ

khí lợi hại, là Người đã hòa nhập tư duy Pháp khi viết tiếng Pháp.

Đặng Anh Đào trong bài viết Nơi giao thoa nhiều tiếng nói trong ngôn ngữ

Hồ Chí Minh cũng đã có một cái nhìn khái quát và tương đối toàn diện về vấn đề lựa

chọn ngôn ngữ và phong cách viết của Người để phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. Đó

là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngôn ngữ và phong cách Việt trong văn Pháp, giữa ngôn

ngữ và phong cách Việt trong thơ Đường, giữa ngôn ngữ và phong cách Pháp trong văn

Việt. Tác giả bài viết nhận định: “Sự hòa lẫn giữa các ngôn ngữ và phong cách khác

nhau không đơn giản chỉ là vấn đề người viết mà còn là vấn đề người đọc. Có nghĩa, nó

có mục đích tác động đến người đọc, truyền tải cho họ những nội dung, tình cảm của Người một cách hiệu quả nhất”. [103, tr. 780]

Nguyễn Xuân Hòa trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ và thành ngữ

trong giao tiếp đã nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến mục đích, đối tượng

liên cá nhân (người phát ngôn và người tiếp nhận) và hoàn cảnh giao tiếp, mà trong

Page 34: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

22

giao tiếp thì phát ngôn của người nói hay người viết vừa là sản phẩm vừa là phương tiện

của chính họ. Bởi vậy, chủ trương của Bác là nội dung của bài nói, bài viết phải có sức

tác động đến người nghe, người đọc”. [46, tr. 75]

Trong công trình Thử nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên

quan điểm Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, xuất phát từ việc nêu lên bốn luận điểm cơ bản

của Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Như Ý đã đi tìm hiểu, phân tích chiến lược

giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách sử dụng ngôn ngữ. Tác giả cho rằng, ở

khía cạnh nào, Người cũng lựa chọn cho mình cách ứng xử ngôn ngữ khôn khéo để đạt

được mục đích cuối cùng là thuyết phục được người nghe, người đọc một cách tốt nhất.

Sau cùng, tác giả nhận định: “Đặc điểm ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phản

ánh trong ngôn ngữ của toàn bộ các tác phẩm do Người sáng tạo ra trong các thời kỳ lịch sử khác nhau”. [100, tr. 50]

Nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ và phát huy

chiều sâu văn hóa của dân tộc, Nguyễn Lai trong bài viết Chiều sâu văn hóa trong tầm

nhìn ngôn ngữ Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và mục

đích sử dụng, gắn nó với sự phát triển của nhân dân và quá trình đấu tranh cách mạng.

Theo tác giả: “Để đặt mục tiêu ngôn ngữ vào định hướng hành động theo đường lối quần

chúng như Hồ Chí Minh đã làm, về một phương diện nào đó, có thể hiểu là Nhà Văn

Hóa Lớn Hồ Chí Minh đã trực tiếp tạo ra bước ngoặt quan trọng để làm gia tăng hàm

lượng văn hóa mới – cả nội dung lẫn hình thức – ngay từ trong cơ chế ngôn ngữ; và,

trong sự điều chỉnh rất tinh vi mang ý nghĩa cách mạng văn hóa trong lòng ngôn ngữ để

nâng cao dân trí theo một hướng chiến lược mới gắn liền với quá trình phát triển cách mạng này…”. [55, tr. 17]

Tính mục đích trong cách viết cũng là được nhiều tác giả quan tâm như: Một vài

suy nghĩ về các phương thức tổ chức văn bản trong ngôn ngữ của Bác Hồ của

Trần Ngọc Thêm [84], Tiền đề và chiều sâu của một phong cách lớn của Nguyễn Lai

[103], Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân Kỳ [52],... Trong khi

Trần Ngọc Thêm khẳng định: "Trong các bài nói viết của Hồ Chí Minh không có một

bài nào là không có tính mục đích" thì Đặng Xuân Kỳ cũng cho rằng: “Khi viết, khi nói

Người luôn định rõ chủ đề, mục đích và đối tượng tiếp nhận”.

Như vậy, các bài viết nêu trên đã có những góc nhìn khái quát về chiến lược giao

tiếp trong cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nhằm phù hợp với từng đối tượng tiếp

nhận, từng ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chưa nghiên

cứu đối tượng một cách hệ thống, chưa nhìn nhận ngôn ngữ như một thực thể xã hội,

chưa đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố ngữ cảnh giao tiếp, do đó chưa

thực sự nghiên cứu ngôn ngữ dưới quan điểm của ngôn ngữ hành chức.

Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng là địa hạt thu hút nghiên cứu

sinh, học viên cao học và sinh viên tham gia tìm hiểu, nghiên cứu. Về luận án, Nguyễn Xuân Lan (1994) trong Các công trình nghiên cứu phê bình

văn thơ Hồ Chí Minh: Tình hình tư liệu, những quan điểm tiếp cận, các vấn đề [56]

Page 35: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

23

không trực tiếp nghiên cứu về văn thơ Hồ Chí Minh mà tập hợp, khảo sát và tổng kết các bài nghiên cứu, phê bình từ năm 1945 đến 1994 về văn thơ của Người trên các bình diện: quan điểm nghệ thuật, các tác phẩm văn xuôi và thơ. Vì vậy, những kết luận của luận án chỉ mang tính khái lược chứ không đi sâu cụ thể vào nghiên cứu một vấn đề nào đó, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ.

Vũ Thị Sao Chi (2008) trong công trình Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam đã đi vào tìm hiểu và phân tích những giá trị nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh như: nhịp điệu – nhân tố góp phần tạo nên tính nhạc cho câu văn; nhịp điệu là tiếng vang cộng hưởng cho nội dung ý nghĩa; nhịp điệu khơi gợi, gia tăng cảm xúc; nhịp điệu góp phần thể hiện mạch tư duy logic, sắc sảo và nhịp điệu góp phần thể hiện tính hùng biện, sôi nổi. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Tâm hồn, trí tuệ, tài năng kết hợp với tính nhân dân sâu sắc đã kết tinh nên những chân giá trị cao đẹp trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhịp điệu chính là một yếu tố biểu hiện sinh động và sâu sắc”. [15, tr. 130]

Trong công trình Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 - 1969) [75], tác giả Phạm Nguyên Nhung (2016) đã dựa trên lý thuyết về phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán để tiến hành nghiên cứu đối tượng trên ba bình diện: thông điệp, liên nhân và tác động. Từ đó, không chỉ làm rõ chức năng tác động của ngôn từ, những ảnh hưởng đối với người tiếp nhận các thông điệp mà còn nhấn mạnh đến những biểu hiện quyền lực thông qua chiến lược giao tiếp, cách lựa chọn từ để xưng hô hoặc qua ngữ cảnh ra lời kêu gọi.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ. Mỗi công trình lại có những phương pháp tiếp cận khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chẳng hạn:

– Nghiên cứu về từ Hán Việt: Nguyễn Thị Hương (2008) quan tâm đến liên từ gốc Hán Việt và các liên từ Hán Việt Việt hóa trong các tác phẩm văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; Vũ Đình Tuấn (2013) lại khái quát những đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của từ Hán Việt cũng như nhấn mạnh đến giá trị trong việc lựa chọn, sử dụng số lượng cũng như các từ Hán Việt của Người trong mục đích viết cho từng đối tượng khác nhau.

– Nghiên cứu về nghệ thuật lập luận: Nguyễn Thị Thanh Bình (2006) tìm hiểu lập luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh theo hai hướng: lập luận tường minh và lập luận ngầm ẩn; trong khi đó, Nguyễn Hoàng Anh (2014) lại dựa trên cơ sở lý thuyết về phân tích diễn ngôn và lý thuyết lập luận để tiến hành tìm hiểu hai vấn đề: các đặc trưng về kiểu loại trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự biểu hiện quyền lực trong lập luận của Người thông qua các phương diện như hệ thống từ xưng hô, động từ ngữ vi hay thông qua phép lịch sự.

– Nghiên cứu về phong cách, đặc điểm ngôn ngữ Hồ Chí Minh có các công trình của các tác giả như Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), Hồ Thị Hà (2008), Trần Thị Thắm (2011), Phan Văn Khoa (2014). Mặc dù phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận khác nhau nhưng các tác giả đều tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống

Page 36: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

24

những đặc trưng ngôn ngữ của Người trên các phương diện: nghệ thuật dùng từ ngữ, nghệ thuật dùng câu và nghệ thuật lập luận hay các biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp.

Như vậy có thể thấy, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong đó có những công trình dài hơi và những bài báo nghiên cứu về một bình diện cụ thể như vấn đề sử dụng từ ngữ, vấn đề đặt câu, vấn đề tổ chức văn bản, vấn đề phong cách, chiến lược giao tiếp ngôn ngữ,... với những góc nhìn và quan điểm đa dạng, phong phú. Chúng tôi rút ra một số nhận xét cơ bản sau:

– Đối với vấn đề nghiên cứu từ ngữ: Những công trình nghiên cứu chủ yếu hướng tới đánh giá những giá trị biểu hiện thông qua việc nhìn nhận các đối tượng phản ánh qua từ ngữ chỉ là những danh từ, những sự vật nói chung. Ngược lại, với khung lý thuyết đã lựa chọn chúng tôi nhìn nhận các đối tượng được phản ánh là những đối tượng, sự vật cụ thể, gắn vào từng tình huống giao tiếp cụ thể không chỉ có vai trò quan trọng trong các quá trình của cú biểu hiện mà còn thể hiện thái độ, quan điểm và cách đánh giá của tác giả. Vì vậy, bên cạnh giá trị biểu hiện thông qua việc góp phần phản ánh nội dung lịch sử, nội dung xã hội, thì từ ngữ dưới góc nhìn của luận án còn tập trung vào việc nghiên cứu bình diện nghĩa liên nhân đồng thời tạo nên sự liên kết và tính mạch lạc cho việc triển khai chủ đề của diễn ngôn.

– Vấn đề về câu thường được nghiên cứu ở góc độ ngữ pháp truyền thống qua việc tìm hiểu kiểu cấu trúc duy nhất thể hiện qua mối quan hệ chủ - vị, do đó nhiều vấn đề về câu chưa được giải quyết đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến nghĩa và hoạt động hành chức. Trong luận án, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cú từ quan niệm của ngữ pháp chức năng hệ thống với các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa của cú như: cấu trúc nghĩa biểu hiện (cung cấp những yếu tố liên quan đến hiện thực), cấu trúc nghĩa liên nhân (xác lập mối quan hệ giữa người tạo lập và người giải mã), và cấu trúc nghĩa văn bản (thực hiện vai trò tổ chức văn bản cũng như tạo nên mối liên hệ tổ chức mạch lạc của diễn ngôn).

– Cuối cùng là vấn đề nghiên cứu cấu trúc văn bản, các bài nghiên cứu chủ yếu là hướng đến tìm hiểu các mối quan hệ tổ chức bên trong văn bản thông qua các phương tiện liên kết. Trong khi đó, luận án sẽ nghiên cứu mô hình cấu trúc diễn ngôn trong mối quan hệ xã hội, mối quan hệ liên văn bản; đồng thời chúng tôi xem xét vấn đề mạch lạc là yếu tố xuyên suốt không chỉ ở cấp độ cấu trúc diễn ngôn mà ở cả các yếu tố khác như ngôn từ và cấu trúc cú.

1.2. Một số vấn đề lý luận chung

1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn

1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

a. Khái niệm diễn ngôn (Discourse)

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, nếu như các nhà cấu trúc luận quy diễn ngôn cho một đơn vị nào đó như câu, đoạn văn hoặc chương sách, thì các nhà chức năng luận lại xem xét khái niệm này một cách tổng thể hơn như ngôn ngữ hành chức hay tương tác xã hội.

Page 37: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

25

Theo hướng nghiên cứu chức năng luận, đã có rất nhiều tác giả đưa ra những quan điểm của mình về khái niệm diễn ngôn. Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu:

Halliday và Hasan (1976) quan niệm, diễn ngôn gắn với chức năng giao tiếp của nó khi nhấn mạnh: Văn bản (hay diễn ngôn) là đơn vị ngôn ngữ chức năng giao tiếp”. [116, tr. 43].

Widdowson (1984) đã đồng nghĩa hóa diễn ngôn với cách dùng chuỗi các câu để tạo nên các hành vi giao tiếp nối kết thành các đơn vị giao tiếp lớn hơn khi định nghĩa: Diễn ngôn là một quá trình giao tiếp. Kết quả về mặt tình huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin được chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là văn bản. [130, tr. 100]

Cùng quan điểm này, Van Dijk cũng cho rằng: “Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp diễn ra giữa người nói và người nghe (người quan sát…) trong tiến trình hoạt động giao tiếp ở một ngữ cảnh thời gian, không gian, hay những ngữ cảnh khác nào đó. Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời nói, bằng văn viết, những bộ phận hợp thành của nó có thể bằng lời và không lời”. [dẫn theo Lã Nguyên, 67]

Năm 1989, Cook [105] đã xác định sự khác biệt giữa diễn ngôn và văn bản dựa trên sự đối lập giữa chức năng và hình thức khi cho rằng, diễn ngôn như là các chuỗi ngôn ngữ được cảm nhận như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích còn văn bản là một chuỗi ngôn ngữ được hiểu một cách hình thức, nằm ngoài ngữ cảnh.

Crystal (1992) cho rằng: “Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, lời tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể” [107, tr. 25]. Với quan niệm trên, chúng ta có thể thấy, diễn ngôn là thuật ngữ chỉ sự kiện giao tiếp có mục đích, thống nhất và có mạch lạc, được ghi nhận lại bằng văn bản.

Kế thừa những quan niệm của Widdowson và của các nhà nghiên cứu khác, Nguyễn Hòa cũng đã cho rằng: Diễn ngôn là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. [41, tr. 33]

Chúng tôi tán đồng quan điểm khái niệm về diễn ngôn của Widdowson vì đây là khái niệm cụ thể hơn cả. Diễn ngôn, với tư cách là toàn bộ sự kiện giao tiếp (một quá trình giao tiếp) hoàn chỉnh có tính mục đích, thống nhất và có mạch lạc được ghi nhận lại bằng toàn bộ văn bản, nó còn bao gồm cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học, và sự tác động của các chiến lược văn hóa (cultural strategy) ở người sử dụng ngôn ngữ. Là một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh, diễn ngôn phải có tính chủ đề từ chủ đề bộ phận đến chủ đề chung, có mạch lạc. Để tạo được mạch lạc, diễn ngôn không những phải thể hiện sự liên kết trên nhiều phương diện mà còn là sự tổ chức một cách hợp lý của các yếu tố quan yếu (có giá trị giao tiếp) tuân theo các quy tắc cần và đủ. Bên cạnh đó, khái niệm còn nhấn mạnh đến sự tác động của các yếu tố tình huống ngoài ngôn ngữ đối với sự hoạt động của ngôn ngữ như các yếu tố văn hóa, yếu tố dụng học và sự tác động của chúng đối với các chiến lược giao tiếp của người sử dụng ngôn ngữ.

Page 38: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

26

b. Khái niệm phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis – DA)

Thuật ngữ phân tích diễn ngôn cho đến nay đã được dùng với nhiều ý nghĩa khác

nhau trong rất nhiều lĩnh vực. Nó được dùng để mô tả các hoạt động trong phạm vi có

tính đan xen giữa các chuyên ngành có định hướng riêng như ngôn ngữ học xã hội, ngôn

ngữ tâm lý học, ngôn ngữ triết học, ngôn ngữ học điện toán,... Trong khi các nhà tâm lý

học tập trung vào những vấn đề liên quan đến việc nhận thức ngôn ngữ; các nhà ngôn

ngữ triết học và các nhà ngôn ngữ học hình thức lưu ý đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa

các cặp câu và kết cấu cú pháp tương ứng giữa chúng; các nhà ngôn ngữ học điện toán

nghiên cứu việc tạo ra các mô hình xử lý diễn ngôn thì các nhà ngôn ngữ học xã hội đặc

biệt quan tâm đến cơ cấu của tương tác xã hội biểu hiện trong hội thoại, và khi mô tả họ

thường chú trọng vào những đặc điểm của bối cảnh xã hội vốn hay tuân theo sự phân

loại có tính xã hội học. Như vậy, các phương hướng tiếp cận nêu trên dù có những điểm

khác nhau nhưng đều dựa vào một lĩnh vực, đó chính là ngôn ngữ học.

Từ những đặc điểm nêu trên và từ khái niệm về diễn ngôn của Widdowson, chúng

ta có thể thấy, khi nghiên cứu về ngôn ngữ, phân tích diễn ngôn luôn gắn hệ thống ngôn

ngữ với việc sử dụng để làm gì. Theo quan điểm của phân tích diễn ngôn, đối tượng

nghiên cứu của nó phải là ngôn ngữ hoạt động trong hoàn cảnh xã hội - văn hóa chứ

không phải là đối tượng tĩnh (có nghĩa là chuyển sang lời nói chứ không phải ngôn ngữ

theo thuật ngữ của Saussure). Do đó, nó đòi hỏi phải hình thành hệ phương pháp luận

mới cho cái đối tượng không những vượt ra khỏi phạm vi câu, mà còn phải bao được các

phạm trù thuộc về bản chất của hoạt động ngôn ngữ như tính mạch lạc và các mối quan

hệ giữa ngôn ngữ, cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ, sự tác động của các yếu tố từ ngữ

cảnh tình huống. Như vậy, ngôn ngữ, dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn không chỉ

dừng lại ở câu hỏi đơn thuần của Ngôn ngữ học truyền thống/ cấu trúc: Ngôn ngữ học là gì?

(What language is?) mà điều quan trọng hơn chính là câu hỏi: Ngôn ngữ dùng để làm gì?

(Why language is?). Từ đó, có thể thấy, sự quan tâm cơ bản của diễn ngôn chính là vấn

đề giao tiếp trong mục đích sử dụng ngôn ngữ, điều mà ngôn ngữ học truyền thống/ cấu

trúc trước đó không đề cập đến.

Khác quan điểm của các nhà cấu trúc luận, đối với các nhà phân tích diễn ngôn,

ngôn ngữ được nhìn nhận không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó còn là thực tiễn

xã hội, một lối sống, một cách hành động; và thậm chí Firth cho rằng, “ngôn ngữ còn là

một bộ phận của một nền văn hóa, và bộ phận này đáp ứng được Chu cảnh (môi trường)

đó” [đã dẫn: 76, tr. 147]. Vì vậy, phân tích diễn ngôn phải mang tính lịch sử và phải

được đặt trong một hoàn cảnh xã hội nhất định. Hay nói cách khác, phân tích diễn ngôn

đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như văn hóa, xã hội và tư tưởng chi phối cách tổ chức

cấu trúc và thể hiện nội dung của diễn ngôn.

Xuất phát từ những đặc điểm trên, Brown và Yule khi đề cập đến khái niệm phân

tích diễn ngôn đã cho rằng: “Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ

hành chức. Như vậy, không thể giới hạn phân tích diễn ngôn với việc miêu tả các hình

Page 39: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

27

thức ngôn ngữ mà không quan tâm đến mục đích hay chức năng mà các hình thức này

tạo ra để đảm nhận trong thế giới hoạt động của con người”. [11, tr. 15]

Năm 1990, Fasold nhận định, nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh

sử dụng của ngôn ngữ. [108, tr. 64]

Năm 2002, Diệp Quang Ban định nghĩa: Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc). [2, tr. 158]

Nhìn chung, những khái niệm trên đã thể hiện khá rõ quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn, tuy nhiên theo chúng tôi, khái niệm của Brown và Yule có tính bao quát và cụ thể nhất. Trong đó, khái niệm đã nêu bật được đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn là ngôn ngữ hành chức, nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của các hình thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức của mình.

Như vậy, so với quan niệm của phân tích văn bản (text analysis), phân tích diễn ngôn có những sự đối lập cơ bản. Theo Nunan, nếu như phân tích văn bản xem xét các đặc điểm hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ thì phân tích diễn ngôn sẽ quan tâm tới mặt chức năng. Tuy nhiên, Nguyễn Hòa cho rằng: “Cũng giống

như mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản, phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản không phải là hai bộ môn khác biệt, mà chỉ là hai mặt của phân tích ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội” [41, tr. 34]; vì thế, khía cạnh của văn bản sẽ bao gồm các yếu tố như liên kết, cấu trúc thông tin, kiểu loại diễn ngôn,… còn các khía cạnh của diễn ngôn bao gồm mạch lạc, các hành động nói, sử dụng kiến thức nền trong quá trình sản sinh và hiểu diễn ngôn,… Do đó, việc ngôn ngữ học chuyển sang nghiên cứu lý do tồn tại của ngôn ngữ là điều tất yếu, nhưng không thể phủ nhận các lý luận nghiên cứu ngôn ngữ học trước đây mà nó chính là bước chuẩn bị quan trọng cho lý luận phân tích diễn ngôn. Halliday cũng đã từng khẳng định, không dựa trên nền tảng ngữ pháp (trong ngữ pháp cấu trúc) thì phân tích diễn ngôn chỉ trở thành một diễn ngôn bình luận

tràn lan không có trọng tâm.

1.2.1.2. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic functional grammar – SFG)

Theo quan điểm của SFG, ngôn ngữ như là một hệ thống ký hiệu xã hội và được tổ chức theo các tầng bậc theo các quan hệ hiện thực hóa và cụ thể hóa. Các tầng bậc ở lớp dưới vừa hiện thực hóa tầng bậc trên và lại là một trường hợp cụ thể của nó. Nói cách khác, các tầng bậc tạo ra một nguồn lực nghĩa, một tập hợp các khả năng lựa chọn. Halliday hình dung ngôn ngữ như là một thực thể bao gồm bốn tầng: ngữ cảnh (các phạm trù của tình huống xã hội), ngữ nghĩa học (các hệ thống tạo nghĩa), ngữ pháp - từ vựng (các đơn vị từ ngữ) và âm vị học (các tổ chức đơn vị âm thanh). Các tầng này có mối quan hệ biện chứng với nhau trong một chỉnh thể ngôn ngữ. Các mối quan hệ này có thể được hình dung qua sơ đồ sau:

Page 40: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

28

Qua sơ đồ chúng ta có thể nhận thấy, ngôn ngữ gắn kết ngữ nghĩa với cách biểu đạt và ngữ nghĩa giao diện trực tiếp với yếu tố bên ngoài ngôn ngữ là đời sống xã hội. Điều đó có nghĩa, tầng ngữ nghĩa biểu hiện nội dung kinh nghiệm của thế giới bên ngoài; còn cách thức biểu đạt lại giao diện với những quá trình vật chất như cơ chế tạo âm trong một ngôn ngữ. Trong khi đó, tầng bậc ngữ pháp - từ vựng được hình thành trên căn cứ chức năng mà nó đảm nhận. Đối với Halliday, ngữ pháp được xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc. Ông quan niệm, ngôn ngữ là một tiềm lực về nghĩa. Ông đồng hóa nghĩa với chức năng và sử dụng cú như là một đơn vị cơ sở để giải thích chức năng ngôn ngữ. Theo Halliday, tổ chức chức năng của ngôn ngữ quyết định hình thức cũng như quy tắc ngữ pháp và ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp phải thực hiện ba chức năng. Ba chức năng này không phải tự thân mà là để phục vụ chức năng giao tiếp – nhiệm vụ chính của ngôn ngữ, cụ thể:

(1) Thứ nhất, chức năng kinh nghiệm

Chức năng này trả lời các câu hỏi: Ai? Làm gì? Ở đâu? Là sự thể hiện kinh nghiệm của con người về thế giới xung quanh, trong bản thân người phát ngôn và thể hiện nội dung giao tiếp. Chức năng này lại được chia thành siêu chức năng logic (là những nguồn lực cấu trúc để xây dựng các tiểu cú thành câu) và siêu chức năng kinh nghiệm (là những nguồn lực cấu trúc liên quan đến phân tích dòng chảy của kinh nghiệm qua đơn vị cú trong câu).

Chức năng kinh nghiệm kiến tạo và phản ánh kiến tạo của con người về thế giới, có liên quan đến Trường của diễn ngôn. Phân tích câu nói từ góc độ chức năng kinh nghiệm sẽ liên quan đến việc lựa chọn hệ thống chuyển tác (transitivity), đó là lựa chọn các kiểu quá trình, các kiểu tham thể và các kiểu chu cảnh. Trong đó, hệ thống chuyển tác thể hiện chức năng kinh nghiệm được hiển thị thông qua cấu trúc nghĩa biểu hiện. Theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, cú được phân chia thành: Quá trình + tham thể + chu cảnh.

Theo Halliday, cấu trúc nghĩa biểu hiện có 6 quá trình khác nhau: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình phát ngôn, quá trình tồn tại và quá trình hành vi. Dựa trên 6 kiểu quá trình này với các cấu trúc chuyển tác khác nhau, ngôn ngữ cung cấp những sự lựa chọn để người nói/ người viết có thể biểu đạt các loại kinh nghiệm khác nhau về thế giới.

(2) Thứ hai, chức năng liên nhân

Đối với cấu trúc nghĩa liên nhân, cú được tổ chức như một sự kiện tương tác giữa hai phía, trong đó người nói/ người viết dùng ngôn ngữ để tác động vào người nghe/ người đọc. Chức năng liên nhân của câu luân phiên thay đổi vai trò trong cách tác động qua lại.

Page 41: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

29

Trong hành động nói năng, người nghe tự thân tiếp nhận một vai phát ngôn riêng biệt và cũng bằng cách đó phân công cho người nghe vai trò bổ sung. Ví dụ, khi đặt câu hỏi, người nói/ người viết nhận vai trò là người cần thông tin, tìm thông tin và yêu cầu người nghe/ người đọc nhận vai là người cung cấp thông tin.

Có thể quy thành hai loại vai diễn cơ bản nhất là cho và đòi hỏi; hoặc là người nói/ người viết đang cho người nghe/ đọc một cái gì đó hoặc là anh ta đang đòi hỏi cái gì đó từ người nghe/ người đọc. Cùng với sự phân biệt giữa cho và yêu cầu là sự phân biệt khác liên quan đến hàng hóa được trao đổi. Hàng hóa ở đây có thể là vật dụng hoặc dịch vụ, hoặc thông tin. Vì vậy, một mệnh đề là một phương thức hoạt động, cho và đòi hỏi hàng hóa hoặc dịch vụ, thông tin.

Theo Halliday, sự trao đổi, cho và đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ, thông tin tạo thành bốn chức năng lời nói cơ bản: đề nghị (offer), ra lệnh (command), trình bày (statement) và hỏi (question). Những chức năng này, đến lượt chúng, được làm cho phù hợp bởi bốn phản ứng được mong đợi là: chấp nhận một lời đề nghị, thực hiện một mệnh lệnh, thừa nhận một lời tuyên bố hay trình bày và trả lời một câu hỏi. Như vậy, nghĩa liên nhân sẽ xác lập mối quan hệ giữa các vai giao tiếp, thể hiện cách ứng xử của các nhân vật và qua đó bộc lộ bản chất của họ. Sự thể hiện cá nhân của người nói/ người viết được thực hiện thông qua cách dùng từ ngữ mang tính đánh giá. Theo Lý thuyết khung đánh giá (Appraisal Framework) của Martin và Peter White (2005) – một lý thuyết được phát triển gần đây dựa trên mô hình lý luận của ngôn ngữ học chức năng hệ thống do Halliday khởi xướng – thì từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói/ người viết được xem xét ở các góc độ sau [dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 37]:

– Thái độ (Attiute): Người nói/ người viết trực tiếp bày tỏ thái độ tích cực hay

tiêu cực đối với người khác, đối với nội dung phản ánh hoặc tác động để người khác có cùng thái độ với mình;

– Tăng giảm (Graduation): Người nói/ người viết điều biến (tăng hay giảm) mức độ xác quyết, làm mờ hoặc làm rõ ranh giới các phạm trù ngữ nghĩa mà người

nói muốn biểu đạt;

– Dấn thân (Engagement): Người nói/ người viết hướng mình vào đối thoại hay tranh luận với những gì người khác đã nói hay có thể nói trước đó.

Theo Halliday, chức năng liên nhân được biểu thị thông qua hệ thống Thức. Theo đó, cú được chia theo 2 phần: phần Thức (Mood) và phần Dư (Residue). Trong tiếng Anh – ngôn ngữ biến hình – phần Thức gồm hai tiểu thành phần là Chủ ngữ và động từ Hữu định (chia theo ngôi, thời và thể). Phần dư bao gồm vị ngữ, bổ ngữ và phụ ngữ. Mỗi yếu tố đều có khả năng thể hiện nghĩa liên nhân khác nhau. Tuy nhiên, như trong khung lý thuyết áp dụng chúng tôi đã xác định: tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên cấu trúc phần Thức không hoàn toàn giống như tiếng Anh. Do đó, việc phân tích các đặc trưng về Trường được thể hiện qua chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng có những điểm khác biệt xuất phát từ những đặc trưng riêng của ngôn ngữ tiếng Việt.

Page 42: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

30

(3) Thứ ba, chức năng tạo văn bản

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống, cú được tổ chức như là một thông điệp bằng cách giao cho mỗi phần của nó một vị thế đặc biệt. Một thành phần trong cú được xác định là thành phần Đề ngữ (bao gồm Đề chủ đề, Đề ngôn bản và Đề liên nhân), thành phần này được kết hợp với thành phần còn lại của cú để chúng cùng nhau tạo thành một thông điệp. Đề ngữ là một thành phần trong một cấu trúc hình thể nhất định, được coi là một hiện tượng tổng thể của tổ chức cú như một thông điệp, đó là cấu trúc Đề/ Thuyết ngữ. Trong hình thể này, Đề là điểm xuất phát của thông điệp, cung cấp môi trường hay tạo môi trường cho phần còn lại của thông điệp, thành phần mà Đề ngữ được phát triển, được gọi là Thuyết ngữ. Halliday cho rằng, “việc tổ chức Đề ngữ của các cú (và các cú phức, ở nơi nào phù hợp) là nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển ngôn bản” [31, tr. 148]. Đối với người nói, phần Đề tiêu biểu cho quan điểm của người nói khi diễn đạt điều họ cần thông báo và một phần nó cũng cần thiết cho cái cách mà thông báo được thể hiện. Trong khi đó, đối với người nghe, phần Đề giữ vai trò là một tín hiệu cho người nghe hướng đến khả năng liên quan đến một kiểu cấu trúc có thể hình thành hoặc liên quan đến sự biểu hiện tinh thần của người nói về những gì mà thông báo có thể bày tỏ. Tóm lại, Đề là thành tố đóng vai trò như là điểm xuất phát của thông điệp, là phương tiện triển khai câu, là một thành tố mà người viết/ nói muốn làm cho nổi bật; nó đóng vai trò như một cái khung, bối cảnh ngữ nghĩa cho việc diễn giải phần còn lại của thông điệp,... Việc lựa chọn Đề phụ thuộc vào yếu tố đứng trước, đứng sau quy định. Điều này làm cho văn bản có tính mạch lạc về chủ đề. Tuy nhiên, trong ba loại đề ngữ, Đề chủ đề luôn chiếm số lượng cao nhất trong diễn ngôn bởi nó chứa một trong số những thành phần kinh nghiệm như Quá trình, Hành thể, Đích thể và Chu cảnh thời gian, địa điểm,... Quá trình, Hành thể, Đích thể giúp thu hẹp phạm vi ứng dụng của phần Thuyết vào một đối tượng (có thể là một cá thể, một tập thể hay một sự tình). Trong khi đó, chu cảnh nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về cảnh huống, thời gian, giúp điều kiện được nói ở phần Thuyết có hiệu lực. Các thành phần kinh nghiệm này hầu như đã nêu bật được mọi sự tình, hoạt động cũng như khung thời gian, không gian,...

Để đảm nhận vai trò là công cụ giao tiếp, hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ cũng được hình thành với ba mạng lưới tương ứng với ba siêu chức năng kể trên: hệ thống chuyển tác tương ứng với chức năng biểu hiện; hệ thống Tình thái và Thức tương ứng với chức năng liên nhân; thông tin qua cấu trúc Đề/ Thuyết, nội dung cho trước và thông tin mới có vai trò tổ chức mệnh đề.

Như vậy, về bản chất, SFG là ngữ pháp hệ hình, nhìn nhận ngôn ngữ như là một nguồn lực tạo nghĩa, do đó việc sử dụng ngôn ngữ là sự lựa chọn các nguồn lực. Với tư cách là nguồn lực tạo nghĩa, ngôn ngữ có thể mang lại cho người sử dụng sự lựa chọn về từ ngữ, những kiểu cấu trúc khác nhau, biểu thị các loại nghĩa khác nhau và cách thức tổ chức diễn ngôn. Việc quan tâm đến sự lựa chọn ngôn ngữ của người tạo lập diễn ngôn đồng nghĩa với việc SFG quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, SFG là lý thuyết hướng đến các chức năng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp chứ không phải hướng đến chức năng tổ chức hệ thống tín hiệu. Do đó,

Page 43: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

31

những vấn đề như nội dung biểu hiện bên trong diễn ngôn – thông qua kinh nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ; mối quan hệ liên nhân giữa người tạo lập và người giải mã; cách thức tổ chức thông điệp, liên kết diễn ngôn là những vấn đề trọng tâm của SFG và cũng là những vấn đề luận án chúng tôi muốn hướng tới.

1.2.1.3. Lý thuyết ngữ vực (register)

Khái niệm ngữ cảnh tình huống được Malinowski [119] sử dụng lần đầu tiên vào năm 1935 khi ông đề nghị một loại môi trường phi ngôn ngữ cho văn bản. Theo Malinowski, ngữ cảnh tình huống được nêu ra đề cập đến một văn bản cụ thể, trong khi ngữ cảnh văn hóa liên quan đến lịch sử văn hóa làm cơ sở cho các tham thể và các tập quán mà người nói tham gia. Tuy nhiên, khái niệm về ngữ cảnh tình huống của Malinowski mới chỉ dừng lại ở giai đoạn "sơ khai" hay "lập trình", chưa được mô hình hóa hay trừu tượng hóa về cấp độ lý thuyết. Năm 1957, Firth [109] đã phát triển những ý tưởng này thành mô hình lý thuyết với các phạm trù sau: (1) Những người tham gia vào tình huống: yếu tố này bao gồm bản thân người tham gia giao tiếp cùng các đặc điểm về tâm lý, xã hội và vai trò của họ trong tình huống giao tiếp; (2) Hành động của những người tham gia giao tiếp: các hoạt động của họ trong tình huống giao tiếp, kể cả những hành động hữu ngôn và những hành động phi ngôn; (3) Các đặc điểm riêng khác của tình huống: mọi sự vật và sự kiện xung quanh đều có ảnh hưởng đến những gì diễn ra trong tình huống giao tiếp; (4) Hiệu quả của hành động hữu ngôn: những thay đổi là kết quả của những hành động hữu ngôn do những người tham gia trong tình huống giao tiếp thực hiện. Quan niệm này của Firth đã tìm hiểu sâu hơn bản chất ngôn ngữ trong đời sống xã hội.

Xuất phát từ khái niệm ngữ cảnh tình huống của Malinowski và quan điểm của Firth, khái niệm ngữ vực được hình thành với mục đích nghiên cứu các kiểu biến thể ngôn ngữ trong sử dụng, gắn liền với một tình huống giao tiếp cụ thể. Dưới đây là một số khái niệm cơ bản:

Năm 1956, khái niệm ngữ vực được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà ngôn ngữ Thomas Bertram Reid. Đến những năm 1960, khái niệm này được sử dụng phổ biến bởi một nhóm các nhà ngôn ngữ học muốn phân biệt giữa các biến thể ngôn ngữ theo người sử dụng (như bối cảnh xã hội, địa lý, giới tính và tuổi tác) và các biến thể theo cách sử dụng; trọng tâm là cách sử dụng ngôn ngữ của người nói/ người viết trong các tình huống cụ thể.

Năm 1964, Halliday và các đồng nghiệp (Halliday et al) cho rằng: “Phạm trù ngữ vực được đưa ra để giải thích cho các hoạt động mà con người tiến hành bằng ngôn ngữ. Khi chúng ta quan sát hoạt động ngôn ngữ ở các ngữ cảnh khác nhau, chúng ta phát hiện có các khác biệt trong lựa chọn kiểu loại ngôn ngữ cho phù hợp với kiểu loại ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng”. [115, tr. 87]. Như vậy, theo Halliday, một ngữ vực được hình thành nhờ mối quan hệ: con người (chủ thể của hoạt động), ngữ cảnh (phạm vi của hoạt động) và thực tế sử dụng ngôn từ (kiểu loại ngôn ngữ được sử dụng).

Năm 1986, Fromkin và các đồng nghiệp (Fromkin et al) lại định nghĩa ngữ vực dựa trên sự phân biệt với phong cách (style) như sau: "Trong khi phong cách là biến thể

Page 44: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

32

ngôn ngữ bị quy định chủ yếu bởi cách xử lý ngôn ngữ của người nói/ người viết đối với người nghe/ người đọc, đối với chủ đề hoặc đối với mục đích của giao tiếp thì ngữ vực là thuật ngữ được dùng cho một biến thể ngôn ngữ bị quy định bởi chủ đề. Thông thường, việc chuyển sang một ngữ vực nào đó bao giờ cũng liên quan đến việc chuyển sang một hệ thống các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang bàn, và có thể, cả các cấu trúc cú pháp, chẳng hạn như trong ngôn ngữ luật" [110]. Như vậy, cùng một hiện tượng ngôn ngữ, nhưng khi xét nó trong quan hệ với các nhân vật giao tiếp – nghĩa là liên quan đến chủ thể của hoạt động giao tiếp – thì đó là phong cách; nếu xét từ góc độ sử dụng, chủ đề, ngữ cảnh không gian và thời gian – nghĩa là xét từ góc độ các yếu tố khách quan chi phối quá trình giao tiếp – thì đó là ngữ vực.

Đến năm 1989, Halliday và Hasan khẳng định: “Ngữ vực được tạo thành từ các đặc điểm ngôn ngữ có liên quan đặc biệt đến kết cấu và các đặc điểm tình huống”, và là “tập hợp các nghĩa, cấu trúc của các mô hình nghĩa được suy ra từ các điều kiện cụ thể và những từ ngữ, cấu trúc được sử dụng để hiện thực hóa những nghĩa đó”. [117, tr. 44].

Chúng tôi tán đồng với quan niệm của Halliday (1989) khi tác giả đề cập đến các kiểu biến thể ngôn ngữ trong sử dụng, gắn liền với một tình huống giao tiếp cụ thể, một cấu hình nghĩa và đề cập đến một nội dung nhất định. Như vậy, theo Halliday, ngữ vực là một cấu hình nghĩa có tính chất tiềm năng của văn bản, gắn liền với đặc điểm tình huống, được đặc trưng bởi Trường (field), Không khí (tenor) và Cách thức (mode). Cụ thể như sau [dẫn theo Hoàng Văn Vân, 97, tr. 116 - 117]:

– Trường của diễn ngôn chỉ ra cái gì đang xảy ra, bản chất của hành động xã hội đang diễn ra: cái mà những người tham dự vào là gì, trong đó ngôn ngữ xuất hiện

như là một thành phần cơ bản nào đó?

– Không khí của diễn ngôn chỉ ra việc ai đang tham gia vào, bản chất của những người tham gia, các vai diễn và vị thế của họ: các kiểu mối quan hệ thủ vai nào có được trong những người tham gia, kể cả các kiểu vai diễn trong lời nói mà

họ đóng trong hội thoại và toàn bộ các mối quan hệ có ý nghĩa về mặt xã hội mà trong đó họ tham dự vào?

– Cách thức của diễn ngôn chỉ ra vai trò nào ngôn ngữ đang đóng, cái mà những người tham gia đang chờ đợi ngôn ngữ thực hiện cho họ trong tình huống đó là

gì: tổ chức tượng trưng của ngôn bản, vị thế mà nó có, và chức năng của nó trong ngôn cảnh, kể cả kênh giao tiếp (nó là khẩu ngữ hay bút ngữ hay là sự kết

hợp cả hai?) và cả phương thức tu từ nữa, ngôn bản đạt được cái gì tính theo các phạm trù như thuyết phục, mô tả, giáo dục và các phạm trù khác tương tự.

Theo Halliday, Trường, Không khí và Cách thức của diễn ngôn không phải là các kiểu ngôn ngữ trong sử dụng mà chúng là một khung khái niệm để thể hiện ngôn cảnh như là một môi trường tín hiệu học, trong đó người ta trao đổi ý nghĩa. Ngôn ngữ học chức năng hệ thống nhấn mạnh, nếu được chi tiết hóa đầy đủ các yếu tố Trường, Không khí và Cách thức bao nhiêu thì các đặc điểm diễn ngôn trong tình huống giao tiếp dễ nhận diện bấy nhiêu. Do đó, những yếu tố ngôn cảnh này được xem là một bộ phận cấu

Page 45: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

33

thành, không thể tách rời trong giải thích và mô tả ngôn ngữ; hiện thực hóa qua các chức năng của nghĩa.

Theo đó, phân tích diễn ngôn theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên phương diện ngữ vực nghĩa là phân tích, lý giải các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn xuất phát từ đặc điểm của ngữ cảnh tình huống, từ đó cho thấy các siêu chức năng tương ứng. Mối quan hệ này được cụ thể hóa như sau:

Ngữ cảnh tình huống Chức năng

Trường Tư tưởng (kinh nghiệm)

Không khí Liên nhân

Cách thức Tạo văn bản

Như vậy, từ quan điểm này, trong phạm vi luận án, nghiên cứu đặc điểm của diễn ngôn văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên các phương diện ngữ vực (theo quan điểm của Halliday) là nghiên cứu các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức được thực hiện hóa qua các chức năng kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản như đã được xác lập trong khung lý thuyết áp dụng.

1.2.1.4. Một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn

a. Tính chất quan yếu của diễn ngôn

Trong mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc của diễn ngôn, tính chất quan yếu có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Tính chất quan yếu được hiểu như là sự phù hợp về nội dung của các đóng góp trong quá trình giao tiếp. Các đóng góp này chính là các yếu tố quan yếu phát triển nội dung của chủ đề. Theo Brown và Yule, tính quan yếu được xác định như sau: hãy làm cho các phần đóng góp của anh vào văn bản sao cho có quan hệ với khung chủ đề đang có [đã dẫn: 41, tr. 60]. Quan yếu được thực hiện hóa bởi các yếu tố quan yếu và các yếu tố này lại thường xuyên xuất hiện cùng với nhau tạo nên cái gọi là cấu trúc quan yếu. Cấu trúc quan yếu đến lượt nó lại tạo nên mạch lạc cho diễn ngôn.

Nguyễn Hòa cũng quan niệm: “Yếu tố quan yếu chính là các đóng góp thể hiện tính giao tiếp của diễn ngôn” [41, tr. 61]. Ở đây, tính giao tiếp bao gồm cả nội dung mệnh đề/ biểu hiện và nội dung dụng học. Điều đó có nghĩa, các đóng góp là yếu tố quan yếu sẽ đồng thời thực hiện hai chức năng: biểu hiện một sự thể gồm các tham thể, quá trình và mối quan hệ giữa các tham thể cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo. Cũng theo Nguyễn Hòa, tính chất quan yếu còn bị quy định bởi cả những yếu tố văn hóa.

b. Quy chiếu và bản chất của quy chiếu trong phân tích diễn ngôn

Quy chiếu là hành động sử dụng ngôn ngữ để chỉ ra những sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan đang được đề cập đến trong phát ngôn dựa trên một ngữ cảnh hay một tình huống giao tiếp cụ thể. Nói về bản chất của quy chiếu, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò của người sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn, Lyons (1977) cho rằng, “Chính người nói quy chiếu (bằng từ ngữ thích hợp): anh ta làm cho từ ngữ có tính quy chiếu thông qua hành vi quy chiếu” [dẫn theo 11, tr. 53]. Tán đồng quan điểm

Page 46: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

34

trên, Strawson nhận định, quy chiếu không phải từ ngữ thực hiện mà là điều người ta dùng từ ngữ để thực hiện. Khẳng định vai trò quy chiếu của người nói, Searle (1979) cũng cho rằng, theo ý nghĩa đó thì người nói quy chiếu, từ ngữ không quy chiếu cũng như không hứa hẹn hay ra lệnh. Brown và Yule [11] cũng có cái nhìn tương đối cụ thể về bản chất của quy chiếu khi cho rằng, tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả mà chỉ có con người mới là chủ thể thực hiện việc đó. Người nói/ người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho người đọc/ người nghe có thể nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến. Chính vì vậy, thông qua quy chiếu, thái độ, tình cảm cũng như quan điểm của người quy chiếu được bộc lộ cụ thể, rõ ràng. Trong thực tế, một sự vật, hiện tượng có thể được quy chiếu bởi nhiều từ ngữ khác nhau. Các tác giả gọi những hình thái ngôn ngữ như vậy là các biểu thức quy chiếu và phân thành các biểu thức như: danh từ riêng được gọi là các biểu thức quy chiếu và phân thành các loại biểu thức như danh từ riêng (Platon, Elizabeth,…), ngữ danh từ xác định (cái người đàn ông đã chụp những bức ảnh ấy, người thầy giáo ấy, chiếc xe đạp này,…), danh ngữ không xác định (một người thợ chụp ảnh, một chiếc xe đạp,…) và các đại từ (chúng tôi, nó, họ,…).

Như vậy, bên cạnh việc thể hiện chức năng liên nhân thông qua thái độ của người quy chiếu và các thông tin vai xã hội, các biểu thức quy chiếu còn là một yếu tố liên kết, là yếu tố tạo nên tính mạch lạc trong diễn ngôn, vì nó không chỉ xây dựng mối liên hệ của chúng với một từ, một ngữ khác mà còn có thể là cả những đơn vị lớn hơn như cú, đoạn, hay một ý lớn trong ngôn bản. Chính vì vậy, Halliday cho rằng, “quy chiếu là một trong 4 phương thức liên kết chính trong ngôn bản”. [31, tr. 309]

c. Cấu trúc diễn ngôn và chức năng xã hội của diễn ngôn

Theo Diệp Quang Ban [10], cấu trúc được xem là một trong những đặc trưng của diễn ngôn. Trong khi đó, Nguyễn Hòa cụ thể hơn khi cho rằng, cấu trúc diễn ngôn là sự tổ chức các yếu tố quan yếu, hay như là một mạng lưới các mối quan hệ tạo bởi các yếu tố tham gia vào hệ thống. Quá trình tổ chức bao hàm một trật tự nhất định [45, tr. 66]. Đỗ Hữu Châu cũng nhấn mạnh, kết cấu không chỉ là sự sắp đặt vị trí các yếu tố nội dung mà cơ bản là việc tổ chức nghĩa của văn bản dựa trên mạng lưới các mối quan hệ logic giữa các yếu tố nội dung. [14, tr. 81]

Cấu trúc diễn ngôn gồm bốn phần (phần mở, phần thân, phần kết và phần đầu đề) hoặc ba phần (mở đầu, phát triển, kết thúc) là khuôn hình thông dụng, thường gặp. Tùy thuộc vào từng mục đích giao tiếp và người tiếp nhận cụ thể, người viết sẽ lựa chọn cấu trúc phù hợp. Thông thường, các thành phần của cấu trúc có quan hệ mật thiết qua lại với nhau: phần mở đầu có thể bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc làm rõ thông tin được trình bày dưới dạng hàm ngôn ở đầu đề và làm cơ sở cho phần phát triển; phần triển khai cung cấp những thông tin, lý lẽ để chứng minh cho nội dung ở đầu đề và phần mở, đồng thời làm cơ sở để đi đến phần kết cho diễn ngôn; phần kết có thể ở dạng “đóng” (khẳng định thông tin ở những thành phần trước) hoặc “mở” (gợi ra những vấn đề có liên quan nhằm định hướng suy nghĩ của người đọc). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức diễn ngôn như văn hóa, tập quán xã hội,... trong đó, tính mục đích của người tạo lập diễn

Page 47: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

35

ngôn có vai trò quyết định nhất. Trong một diễn ngôn, mỗi thành tố nội dung thực hiện một chức năng con và tất cả các thành tố có sự dung hợp về chức năng với nhau. Chức năng giao tiếp chung của diễn ngôn được thể hiện qua từng bước thực hiện các chức năng con đó. Bị quy định bởi tính mục đích, các thành tố nội dung có hai đặc tính quan trọng: một là, trật tự xuất hiện của mỗi thành tố trong diễn ngôn bị ràng buộc bởi chức năng con mà thành tố đó đảm đương trong mối quan hệ hữu cơ với chức năng chung của toàn diễn ngôn; hai là, thành tố trong mỗi thể loại diễn ngôn có thể là bắt buộc, có thể là không bắt buộc. Chính dựa vào trật tự cố định hay linh động và tính chất bắt buộc hay không bắt buộc đối với mỗi thành tố trong diễn ngôn mà các chủ thể giao tiếp có thể phát huy tính sáng tạo trong giao tiếp ngôn ngữ. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Bố cục còn là một nghệ thuật trình bày các yếu tố nội dung, mang tính chủ quan của người viết. Trong bố cục, người viết có thể thay đổi trật tự các đặc điểm, các sự kiện, luận cứ, kết luận,... để tạo ra điểm nhấn, tạo cao trào cho văn bản, làm cho văn bản có sức hấp dẫn về tâm lý đối với người đọc. [14, tr. 736]

Ý nghĩa, nội dung của diễn ngôn được hiện thực hóa thông qua các phương thức liên kết: liên kết nội dung và liên kết logic. Đối với phương thức liên kết nội dung, theo Đỗ Hữu Châu, về cơ bản, trong một văn bản hoàn chỉnh thường có hai kiểu quan hệ sau:

– Kết cấu chuỗi: là loại kết cấu trong đó các yếu tố có quan hệ ngữ nghĩa và logic được thể hiện nối tiếp nhau liên tục: yếu tố trước tạo tiền đề cho sự xuất hiện của yếu tố sau, yếu tố sau tạo tiền đề xuất hiện cho yếu tố sau nữa,… Các yếu tố được xâu chuỗi với nhau theo một đường thẳng. Kiểu kết cấu này dùng để cấu tạo một đoạn văn hoặc toàn bộ văn bản hoàn chỉnh. Để xây dựng kết cấu chuỗi, người ta sử dụng nhiều thủ pháp kết cấu khác nhau. Thứ nhất là thủ pháp liệt kê: trong đó các sự kiện được đưa ra liên tục, nối tiếp nhau nhằm cung cấp không chỉ đầy đủ về mặt số lượng các thông tin cần thiết (liệt kê thông thường) mà còn nhằm tăng dồn dập lượng thông tin về chất, về tầm quan trọng tạo hiệu quả nhấn mạnh hoặc phức tạp hóa cần thiết cho nội dung trình bày (liệt kê tích lũy). Thứ hai là thủ pháp móc xích: thể hiện việc sắp xếp các sự kiện thành một chuỗi liên tục, trong đó sự kiện đứng trước được coi là những tiền đề, những nguyên nhân kích thích, sự kiện đứng sau được xem là những hệ quả, những kết quả của những sự kiện đứng trước. Thứ ba là thủ pháp hỏi đáp: xây dựng kết cấu bằng cách triển khai toàn bộ nội dung dưới dạng những câu hỏi và những câu trả lời trong văn bản, qua đó các mối liên hệ nghĩa và logic sẽ được chú ý nhấn mạnh, mạng lưới các mối quan hệ sẽ được hiện ra. Thứ tư là thủ pháp lập luận ba đoạn: được xây dựng dựa theo sự suy luận từ hai tiền đề trong logic học.

– Kết cấu song song: là thủ pháp kết cấu trong đó các yếu tố có quan hệ nghĩa và logic được thể hiện trong sự đối chiếu, phát triển song song với nhau trong văn bản. Để xây dựng kết cấu song song người ta thường dùng một số thủ pháp khác nhau. Thứ nhất là thủ pháp song hành: triển khai nội dung các sự kiện, hiện tượng, tính chất,… trong sự đối chiếu chúng với nhau. Thứ hai là thủ pháp tương phản: là thủ pháp song hành có chứa ý nghĩa đối lập tương phản. Thứ ba là thủ pháp sóng đôi: xây dựng trên cơ sở đối chiếu liên tục hai đối tượng trong suốt đoạn văn hoặc văn bản. Bên cạnh các kiểu quan

Page 48: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

36

hệ nêu trên còn có các phương thức liên kết trong ngôn bản như quy chiếu, liên kết từ vựng, liên hợp và tỉnh lược tham gia vào quá trình liên kết của cấu trúc diễn ngôn; hay các yếu tố tạo nên mạch lạc của diễn ngôn như sử dụng đoạn chuyển tiếp, nghệ thuật tách đoạn và lập luận.

d. Mạch lạc trong diễn ngôn

Tổ chức văn bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mạch lạc là yếu tố quyết định. Mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng. Wales (1994) cho rằng: “Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc những đặc trưng hàng đầu của văn bản: ngoài mạch lạc, một văn bản không đích thực là một văn bản” [đã dẫn: 4, tr. 61]. Mạch lạc cũng là một vấn đề cốt yếu của lý luận phân tích diễn ngôn, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức diễn ngôn. Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Cái quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngôn hay văn bản chính là mạch lạc” [27, tr. 169]. Sự mạch lạc được thể hiện bằng các hình thức liên kết, Nunan [124] đã cho rằng, mạch lạc là cái mức độ phạm vi qua đó diễn ngôn được nhận biết là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp có các câu phát ngôn không có quan hệ với nhau. Mạch lạc trong diễn ngôn được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Theo Diệp Quang Ban, mạch lạc được thể hiện qua các khía cạnh sau:

– Mạch lạc trong triển khai mệnh đề: Thứ nhất, mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài - chủ đề. Chủ đề là chính kiến, là quan điểm, thái độ được bộc lộ qua đề tài. Các câu trong đoạn, các đoạn trong chương, các chương trong tác phẩm cùng tập trung nội dung vào chủ đề chính của tác phẩm. Mạch lạc trong triển khai mệnh đề rất quan tâm đến quan hệ nguyên nhân giữa các chuỗi sự kiện trong câu. Quan hệ nguyên nhân có khi thể hiện rất tinh vi, chỉ bằng trật tự trình bày các sự kiện, qua đó thấy được tính ưu việt của thời gian. Đặc biệt, có những câu quan hệ với nhau không thông qua các từ chỉ quan hệ. Quan hệ nguyên nhân giữa những chuỗi sự kiện trong các câu như vậy được diễn đạt thành những “khuôn mẫu (thuộc) hùng biện”. Thứ hai là mạch lạc thể hiện trong tính hợp lý (logic) của sự triển khai mệnh đề. Đó là việc phản ánh chân thực hiện thực khách quan vào trong văn bản theo đúng quy luật về nhận thức.

– Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ, theo Widdowson (1978), “là những phát ngôn có thể tạo ra một ngữ cảnh và có thể nhận dạng được chức năng của mỗi phát ngôn trong ngữ cảnh đó. Và khi các chức năng đã được nhận diện thì tính mạch lạc của các phát ngôn cũng được phơi bày”. [đã dẫn: 4, tr. 84]

– Mạch lạc theo nguyên tắc hội thoại. Trên cơ sở nguyên tắc hội thoại của Grice, Green đã nêu lên cách vận dụng theo nguyên tắc này trong việc khẳng định vai trò của mạch lạc trong văn bản: “Đối với một vấn đề cái gì nối kết các câu cá lẻ lại với nhau trong một văn bản đích thực là cách tiếp cận căn cứ vào nhận thức cho rằng chuỗi câu đang bàn được sản xuất ra bởi một cá nhân phù hợp với nguyên tắc cộng tác, và như là một hệ quả, mỗi câu đều có dụng ý nói ra một cái gì cần thiết, đúng và thích đáng với việc thực hiện một mục tiêu nào đó mà, đối với nó (cái được cùng tin) người tạo ra văn bản và người tiếp nhận đã được định trước cùng đều quan tâm”. [112, tr. 89].

Page 49: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

37

Nhìn chung, các khái niệm và những đặc tính riêng của lý thuyết phân tích diễn ngôn sẽ là cơ sở lý luận để chúng tôi xem xét, phân tích những đặc điểm của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, qua đó thấy được mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và các tình huống giao tiếp, thấy được các chức năng của ngôn ngữ trong quá trình hoạt động của nó.

1.2.2. Khái quát về văn chính luận và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

1.2.2.1. Văn chính luận

a. Khái niệm văn chính luận

Từ điển Văn học (bộ mới) định nghĩa văn chính luận như sau: “Một thể loại văn học, một thể báo chí, thường nêu các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng… Mục tiêu của văn chính luận là: tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp, lý tưởng xã hội, đạo đức (…). Các bức tranh thực tại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích, hoặc được dùng làm cơ sở của sự xúc cảm, làm “tác nhân” kích thích, làm nguyên cứ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các giới hữu quan, để khẳng định lý tưởng”. [38, tr. 1941-1942]

Trong khi đó, Cù Đình Tú lại khẳng định: “Văn bản chính luận nếu đứng về mặt nội dung thì đó là văn bản bày tỏ ý kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị - tư tưởng của người nói (người viết) đối với thời sự nóng hổi “vấn đề thời sự nóng hổi là một khái niệm rộng, gồm gìn giữ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền an ninh thế giới, đấu tranh xây dựng cuộc sống vật chất và tinh thần trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật, khoa học - giáo dục, y tế, thể thao,…”. [96, tr. 84]

Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng, “Văn chính luận mang tính định hướng cho một cách nghĩ, một thái độ, một lập trường, một phương hướng hành động,… Tác giả dùng lý lẽ, bằng chứng, lập luận chặt chẽ để thuyết phục, nhưng cũng có khi sử dụng cả hình tượng nghệ thuật, những biện pháp tu từ, bộc lộ tình cảm chủ quan để lôi cuốn, kêu gọi,... [47, tr. 1125]

Như vậy có thể thấy, mặc dù có những điểm khác nhau, song điểm chung của tất cả các quan niệm trên về văn chính luận như sau: Chính luận là một phong cách chức năng có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học, tư tưởng,... với mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng phản ánh của chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân cũng như đời sống xã hội, đời sống thực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật. Chính vì vậy, chính luận có vai trò đặc biệt trong lịch sử văn hóa, trong các phong trào xã hội và là một trong những phong cách sáng tác tiêu biểu nhất thể hiện được giọng điệu, phong cách và ý

Page 50: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

38

thức hệ của người cầm bút. Với những đặc điểm gắn liền với ngữ cảnh như phản ánh và tác động đến lịch sử văn hóa, xã hội cũng như mang phong cách vừa có tính luận chiến vừa có tính cảm xúc cao,... văn chính luận là một cứ liệu phù hợp trong quá trình nghiên cứu của đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday.

b. Đặc điểm ngôn ngữ

– Về từ ngữ: thường sử dụng lớp từ ngữ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa học theo từng thể loại văn bản. Trong đó, từ ngữ chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ thái độ của người nói. Qua việc lựa chọn từ ngữ, lập trường quan điểm của người nói, người viết đối với vấn đề nêu ra được thể hiện hết sức rõ ràng.

– Về cú pháp: thường có xu hướng đi tìm cách diễn đạt mới nhằm nhấn mạnh vấn đề hay bày tỏ thái độ của người nói, người viết; sử dụng những cách đặt câu có tính chất hội thoại tạo cho người đọc cảm giác quen thuộc, dễ hiểu; linh hoạt sử dụng các kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu cảm thán,… Tuy vậy, dù dùng kiểu câu nào đi chăng nữa thì vẫn đảm bảo tính trong sáng, cân đối, nhịp nhàng.

– Các yếu tố tu từ: Ngôn ngữ chính luận sử dụng các phương tiện và các biện pháp tu từ ở nhiều cấp độ khác nhau. Các yếu tố tu từ thường gặp trong loại văn bản này là cách sử dụng các từ giàu hình ảnh, các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,... Các biện pháp tu từ thường gặp như: lặp cú pháp, đối chọi, câu hỏi tu từ,…

c. Đặc trưng phong cách văn chính luận

– Tính bình giá công khai: Sự bình giá của văn bản chính luận mang tính chất công khai trực tiếp và phổ quát, khác với văn bản nghệ thuật là sự bình giá ngầm, gián tiếp. Thái độ bình giá của một văn bản chính luận không phải chỉ là của riêng tác giả mà là tiếng nói chung của một nhóm người, một tập thể, một tổ chức xã hội, giai cấp,…

– Tính khái quát của khoa học chính trị kết hợp với tính thời sự nóng hổi: Chính luận thuộc về những vấn đề chính trị. Do đó, người viết phải vận dụng những quy luật, khái niệm, thuật ngữ của khoa học chính trị. Mặt khác, văn chính luận bàn đến những vấn đề thời sự nóng bỏng, vấn đề thiết thân của nhiều người, được nhiều người quan tâm, không chỉ để phản ánh mà cũng để nêu ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách kịp thời.

– Tính lập luận chặt chẽ: Một trong những chức năng quan trọng của văn chính luận là tác động, thuyết phục người nghe, người đọc. Muốn thực hiện được chức năng đó đòi hỏi người tạo lập phải giải thích, thuyết minh một cách có lý lẽ, có căn cứ vững chắc, nghĩa là phải lập luận trên cơ sở của những luận điểm, luận cứ khoa học, có sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận. Nếu thiếu đi những luận điểm khoa học và phương pháp lập luận khoa học thì bài chính luận sẽ trở thành bài phóng sự, bút ký.

– Tính truyền cảm mạnh mẽ: Văn chính luận không xây dựng hình tượng mà kết hợp hài hòa giữa cách diễn đạt bằng lý lẽ và phương pháp khoa học với cách sử dụng các phương tiện hình tượng biểu cảm của ngôn ngữ như ẩn dụ, so sánh, chơi chữ,… Chính sự kết hợp ấy tạo ra chất hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng trí tuệ, cả bằng tình cảm, đạo đức cho văn bản chính luận.

Page 51: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

39

1.2.2.2. Khái quát về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Văn chính luận có một vai trò, vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật cũng như sự nghiệp đấu tranh và kiến quốc của Người. Những tác phẩm văn chính luận được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Có thể chia văn chính luận của Người làm hai thời kỳ:

– Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945: Trong thời kỳ này, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Thực dân Pháp trên danh nghĩa khai hóa nền văn minh cho các nước thuộc địa đã ra sức bóc lột trên mọi mặt thông qua việc thực hiện hàng loạt những chính sách cai trị tàn bạo. Về chính trị, chúng thi hành chính sách chuyên chế điển hình cũng như chính sách “chia để trị” hòng làm suy yếu tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân hòng nô dịch nhân dân Việt Nam. Về kinh tế, tư bản Pháp thực hiện chính sách độc quyền kinh tế; không cho phát triển công nghiệp nặng mà chỉ mở mang một số ngành trực tiếp phục vụ cho bộ máy thống trị và khai thác tài nguyên để cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp của nước Pháp. Bên cạnh đó, hàng loạt các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam như Văn thân, Cần Vương, Yên Thế,… cũng bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, dẫn đến sự bế tắc con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh ấy, Người đã sang Tây Âu để tìm đường cứu nước. Chứng kiến sự đau khổ của người dân các nước bản địa dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, lại tham gia hoạt động cách mạng ngay tại nước Pháp, đặc biệt là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, đã giúp cho Người có những điểm nhìn nhìn toàn diện về hiện thực xã hội Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Tất cả bối cảnh xã hội và vị thế xã hội đó đã chi phối mạnh mẽ đến việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ cũng như quan điểm sáng tác trong các diễn ngôn chính luận của Người.

Trong thời kỳ này, Người sử dụng bút danh chính là Nguyễn Ái Quốc viết nhiều tác phẩm chính luận đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo (L’ humanité), Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrière), Thư tín quốc tế (La correspondence), Sự thật (Pravda), Tiếng còi, Công nhân Bakinski nhằm hướng đến đối tượng tiếp nhận là người dân Pháp, nhân dân các nước thuộc địa và bộ phận những người hoạt động cách mạng ở Pháp,… với nội dung tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân; đồng thời kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa thức tỉnh, đoàn kết và đấu tranh giải phóng dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu là: Tâm địa thực dân, Vấn đề dân bản xứ (1919), Bình đẳng (1922), Vực thẳm thuộc địa (1923), Công cuộc khai hóa giết người (1924), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925),… Nhận xét về văn chính luận của Người trong thời kỳ này, nhà thơ Cuba Phêlich Pita Rôđrighêt khẳng định: “Các bài báo này đã cho chúng ta thấy nghệ thuật viết văn của tác giả, và hơn thế nữa chúng ta thấy mầm mống của quan điểm chính trị và tư tưởng luôn nổi lên và hòa quyện với những giá trị thuần văn học. Cũng trong những bài báo này chúng ta thấy một luồng gió quật khởi, với sức mạnh rung chuyển đã thổi,

Page 52: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

40

mà sau này với thiên tài của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến nó thành cơn giông tố cách mạng chỉ biết có thắng lợi”.

– Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945: Năm 1945, Người trở thành vị lãnh tụ tối cao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đất nước cũng vừa giành được độc lập. Tuy nhiên, họa ngoại xâm vẫn đang đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Do đó, mục đích lớn nhất trong những diễn ngôn chính luận của Người giai đoạn này là hướng đến đối tượng tiếp nhận chủ yếu là các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tộc đoàn kết trong công

cuộc xây dựng, bảo vệ và thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ này, Người lấy bút danh chính là Hồ Chí Minh với tác phẩm mở đầu là Tuyên ngôn độc lập – một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, là lời tuyên bố hùng hồn quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Tiếp đó là các văn kiện của nhà nước, lời kêu gọi toàn dân, diễn văn, chỉ thị, bài nói chuyện, thư,... với các tác phẩm tiêu biểu là: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1968)… Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc. Bản Di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong định hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người. Nhà thơ Tố Hữu [49] đã có những nhận xét rất sâu sắc về văn chính luận của Người trong giai đoạn này như sau: “Văn chính luận Hồ Chí Minh là tiêu biểu rõ ràng nhất của văn chương mới theo phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng,... Văn Hồ Chủ tịch bao giờ cũng bình dị và sâu sắc, sáng rõ và gọn gàng, mãnh liệt và đầm ấm, thiết thực mà bóng bảy, lắm khi hài hước mà vẫn giữ mức trang nghiêm, soi vào trí thấm vào lòng của nhân dân như ánh sáng mùa xuân ấm áp nó kết hợp một cách kỳ diệu những tư tưởng khoa học với điệu cảm, cách nói của dân tộc,...”.

Như vậy có thể nói, những yếu tố của tình huống giao tiếp trong các diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có những đặc điểm vô cùng quan trọng: từ bối cảnh lịch sử đến vị thế xã hội người tạo lập diễn ngôn; đối tượng tiếp nhận; mục đích và đề tài, chủ đề phản ánh. Tất cả những yếu tố này đều có những đặc điểm riêng và thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau: trước và sau năm 1945. Do đó, cùng với yếu tố thể loại chính luận, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc chi phối và tác động mạnh mẽ đến quá trình tạo lập diễn ngôn của tác giả, từ việc lựa chọn ngôn từ đến cách thức tổ chức diễn ngôn sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể và trong từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể để hướng tới mục đích cuối cùng không chỉ là phản ánh hiện thực xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tiếp nhận và xã hội. Bên cạnh đó, do trước năm 1945 Người lấy bút danh Nguyễn Ái Quốc viết những tác phẩm có nội dung tố cáo chính quyền thực dân, sau năm 1945 lại sử dụng bút danh Hồ Chí Minh khi viết những tác phẩm từ Tuyên ngôn độc lập đến Di chúc nên luận án sử dụng tên ghép Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để phân biệt bút danh và bối cảnh lịch sử của các diễn ngôn thuộc hai giai đoạn trước và sau năm 1945.

Page 53: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

41

Tiểu kết

Trong chương 1, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài: lịch sử tổng quan và cơ sở lý luận. Qua đó, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề nổi trội sau:

– Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc, các công trình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói chung thường mới nêu ra những đặc điểm của những đơn vị riêng lẻ như từ, ngữ cố định, câu và các kiểu câu. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào áp dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

– Diễn ngôn là đối tượng của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học ngôn ngữ. Phân tích diễn ngôn là đường hướng nghiên cứu mới với đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ trong giao tiếp, trong quá trình sử dụng; nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của các hình thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức của mình.

– Trong các đường hướng phân tích diễn ngôn, đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday là một trong những đường hướng tiêu biểu. Những quan điểm của Halliday về lý thuyết ngữ vực và các siêu chức năng của ngôn ngữ sẽ là công cụ để chúng tôi tiến hành các bước phân tích và thuyết giải ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức; qua đó, tập trung hướng đến khai thác ngôn ngữ trong quá trình sử dụng. Trong đó, ngoài mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử dụng thì mối quan hệ giữa người nói/ người viết với người tiếp nhận cũng như sự tác động của ngôn ngữ đối với xã hội cũng là một trong những nội dung quan trọng mà đường hướng phân tích diễn ngôn này hướng đến.

Những kết luận trên kết hợp với việc trình bày một số vấn đề liên quan đến lý thuyết phân tích diễn ngôn (như ngữ cảnh, quy chiếu, cấu trúc diễn ngôn, mạch lạc,…) cũng như khái quát những đặc trưng và nội dung cơ bản của văn chính luận và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ là nền tảng lý luận và cũng là những định hướng quan trọng để chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong các chương tiếp theo.

Page 54: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

42

CHƯƠNG 2

ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Theo quan niệm của Halliday, Trường diễn ngôn là một trong ba yếu tố thuộc ngữ cảnh tình huống thể hiện chức năng kinh nghiệm, đặc biệt là ở khía cạnh kinh nghiệm được giải thích bởi hệ thống chuyển tác (transitivity). Chuyển tác được miêu tả như nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm dưới dạng hình thể của các quá trình (process types), các tham tố (participant types) tham gia vào quá trình và các chu cảnh (circumstance types) liên quan đến quá trình trong cú, qua đó nghĩa kinh nghiệm được giải thích. Những hình thể này được khẳng định bằng hai hệ thống: các kiểu quá trình và chu cảnh hóa. Đây cũng chính là hai nội dung chính chúng tôi sẽ tìm hiểu trong chương này nhằm làm nổi rõ những đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

2.1. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

qua các quá trình chuyển tác

Chức năng kinh nghiệm được phản ánh qua sự tổ chức của các cú như là một sự thể hiện kinh nghiệm của người tạo lập diễn ngôn về thế giới hiện thực. Trong đó, nội dung cơ bản được thể hiện thông qua vị từ trung tâm và những tham tố như Hành thể, Đích thể, Ứng thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Tiếp ngôn thể, Bị đồng nhất thể,... Mỗi loại vị từ chi phối một cấu trúc các tham tố của nó, trong đó có những diễn tố và chu tố. Để dễ dàng xác lập các quan hệ này, Halliday đã phân chia các vị từ này thành 6 kiểu quá trình khác nhau: quá trình vật chất, quá trình hành vi, quá trình phát ngôn, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ và quá trình tồn tại. Như vậy, để tìm hiểu đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các quá trình chuyển tác, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát 6 kiểu quá trình theo quan điểm của Halliday, phân tích ý nghĩa biểu hiện được thể hiện qua các kiểu quá trình có tỷ lệ cao nhất, giải thích sự khác biệt về tỷ lệ từ những nhân tố giao tiếp.

Sự thay đổi của bối cảnh lịch sử trước và sau năm 1945 cũng như các yếu tố của ngữ cảnh giao tiếp sẽ chi phối mạnh mẽ đến quá trình lựa chọn cũng như cách thức sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Với mục đích hướng đến những nội dung, đề tài, chủ đề khác nhau ở hai giai đoạn khác nhau nên ngoài chủ thể diễn ngôn, những tham tố khác tham gia các quá trình có sự thay đổi: các Hành thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Bị đồng nhất thể,… trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945 tập trung vào các đối tượng kẻ thù (chủ nghĩa thực dân, những đối tượng cai trị người Pháp) và người dân bản xứ; trong khi đó, các tham thể trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945 lại tập trung vào các đối tượng kẻ thù (thực dân Pháp, đế quốc Mỹ) và nhân dân Việt Nam. Khảo sát các kiểu quá trình trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (riêng trong diễn ngôn Bản án chế độ thực dân Pháp chỉ khảo sát 5 chương đầu), chúng tôi có bảng kết quả sau:

Page 55: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

43

Bảng 2.1. Thống kê các kiểu quá trình trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Kiểu quá trình Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Quá trình vật chất 826 59,3 293 58,8

2 Quá trình tinh thần 98 7,0 39 7,8

3 Quá trình hành vi 51 3,7 4 0,8

4 Quá trình phát ngôn 134 9,6 12 2,5

5 Quá trình quan hệ 237 17,0 146 29,3

6 Quá trình tồn tại 48 3,4 4 0,8

Tổng 1.394 100 498 100

2.1.1. Quá trình vật chất

Quá trình vật chất là quá trình mô tả một kiểu hành động hay sự kiện nào đó trong thế giới vật chất mà những sự kiện hành động này thường là những hành động và sự kiện cụ thể, thể chất và có thể cảm nhận và quan sát được.

a. Quá trình vật chất trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945

Quá trình vật chất chiếm tỷ lệ lớn, cao hơn hẳn so với các kiểu quá trình khác (826 trường hợp, chiếm 59,3% các kiểu quá trình); thực hiện các hoạt động mang tính vật lý, cho thấy xu thế thiên về miêu tả và tường thuật sự kiện chân thực,… Trung tâm của các quá trình vật chất là hệ thống các động từ chỉ hoạt động vật lý biểu đạt các “sự tình”, thực hiện trình tự các sự kiện, các hoạt động xã hội được diễn ra, qua đó truyền tải các nội dung về hiện thực được thể hiện trong diễn ngôn. Vì vậy, để thấy được ý nghĩa biểu hiện của các quá trình vật chất, bên cạnh việc khảo sát lớp động từ chỉ hoạt động vật lý, điều cơ bản là phải đặt nó trong cấu trúc cú để thấy được mối quan hệ với các tham thể khác, đặc biệt là Hành thể, Đích thể hay Phát ngôn thể,…

Như đã xác định, trước năm 1945, trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tham tố là Hành thể thực hiện các quá trình vật chất là các đối tượng kẻ thù (chủ nghĩa thực dân, những đối tượng cai trị người Pháp), người bản xứ và chủ thể diễn ngôn. Tuy nhiên, chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá các quá trình vật chất được thực hiện bởi Hành thể là đối tượng kẻ thù và người dân bản xứ vì đây là những quá trình thể hiện giá trị biểu hiện rõ nhất. Khảo sát tỷ lệ quá trình vật chất với tham thể là các Hành thể khác nhau trong các diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945, chúng tôi có bảng kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Quá trình vật chất Hành thể

Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 641 77,6 Người dân bản xứ 155 18,8 Chủ thể diễn ngôn 30 3,6 Tổng 826 100

Page 56: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

44

Tương ứng với tỷ lệ quá trình vật chất là hệ thống từ ngữ biểu đạt nó. Đó là những

động từ làm vị từ trung tâm chỉ hoạt động vật lý của Hành thể. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Đối tượng Số lượng Số lượt Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%)

Kẻ thù 185 641 77,6

Người dân bản xứ 84 155 18,8

Chủ thể diễn ngôn 14 30 3,6

Tổng 283 826 100

* Như vậy, các diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 chủ yếu phản ánh những hoạt động vật lý của đối tượng kẻ thù với 641 quá trình vật chất được thực hiện, chiếm 77,6%. Trong đó, các quá trình vật chất này chiếm đa số là kiểu quá trình có sự tác động đến Đích thể, tập trung chủ yếu vào Đích thể là người dân bản xứ với nhiều phạm trù nghĩa khác nhau; qua đó, bản chất, tội ác của đối tượng này được tác giả khai thác ở nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:

– Những động từ biểu đạt các quá trình hành động và sự kiện mang ý nghĩa đàn áp như bắt bớ, đánh, vụt, đâm, bắn,... Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có những động từ tác giả đã sử dụng nhiều lần như đánh (trong nghĩa đánh đập) (28 lượt), bắt (trong nghĩa bắt bớ) (22 lượt), giết/ hạ gục (22 lượt), xích/ trói (20 lượt), đốt/ thui (10 lượt), bắn (trong nghĩa bắn giết) (9 lượt), đấm/ đá (8 lượt) và bỏ tù (7 lượt),... Trong một đoạn văn có liên tiếp các động từ dạng này, thậm chí trong một cú tác giả đã sử dụng nhiều động từ khác nhau, qua đó biểu hiện tội ác của chế độ thực dân ở nhiều cấp độ khác nhau. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Một viên thầu khoán người Pháp giết một lính khố xanh ở Đà Lạt. [131, tr. 246]

Một viên thầu khoán người Pháp giết một lính khố xanh ở Đà Lạt

HT QTVC ĐT CC

+ Ông Bếc (HT) đấm (QTVC) vỡ sọ người lái xe (ĐT) cho ông ta. + Ông Đépphi (HT), chủ sự thuế quan, đá (QTVC) vào hông người đày tớ (ĐT)

một cái rất mạnh làm anh này chết tươi. [131, tr. 246]

Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta

Ông Đépphi (…) đá vào hông người đày tớ một cái rất mạnh làm anh này chết tươi

HT QTVC ĐT CC

– Những động từ biểu đạt các quá trình hành động và sự kiện mang ý nghĩa nô dịch về văn hóa, chính trị. Chẳng hạn trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Utơrây liền thay họ bằng những người khác do ông ta (HT) đích thân bắt (QTVC) cử tri An Nam (ĐT) phải bầu. [131, tr. 222]

+ Chính phủ Đông Dương (HT) tổ chức phá hoại (QTVC) tờ báo Le Paria (ĐT); Chính phủ Tây Phi thuộc Pháp (HT) cấm nhập (QTVC) các báo của người da đen châu Mỹ (ĐT); Chính phủ Tuynidi (HT) trục xuất (QTVC) chủ nhiệm tờ L'Avenir

Page 57: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

45

social (ĐT), ông Liôtây (HT) đuổi (QTVC) chủ nhiệm tờ La Guêpe Marocaine (ĐT) ra khỏi Marốc. [131, tr. 291]

Chính phủ Đông Dương tổ chức phá hoại tờ báo Le Paria

Chính phủ Tây Phi thuộc Pháp cấm nhập các báo của người da đen châu Mỹ

Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L'Avenir social

ông Liôtây đuổi chủ nhiệm tờ La Guêpe Marocaine

HT QTVC ĐT

– Những động từ biểu thị các quá trình hành động và sự kiện mang phạm trù nghĩa bóc lột, áp bức về mặt kinh tế như cướp (giật, phá, đoạt) (16 lượt), bóc lột (13 lượt), vơ vét (3 lượt), chiến đoạt (2 lượt)... Ví dụ:

+ Trong 9 năm (CC), vua Lêôpôn Đệ nhị (HT) đã bóc lột (QTVC) xứ Cônggô (ĐT) được 3.179.120 bảng. (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 165]

Trong 9 năm vua Lêôpôn Đệ nhị bóc lột xứ Cônggô... được 3.179.120 bảng

CC HT QTVC ĐT CC

+ Ngày nay (CC), người ta (HT) bắt (QTVC) họ (ĐT) dùng rượu từ 40 đến 45 độ. [131, tr. 212]

Ngày nay người ta bắt họ... dùng rượu từ 40 đến 45 độ

CC HT QTVC ĐT CC

Bên cạnh đó, đối tượng thực dân còn thực hiện các quá trình vật chất không tác động đến Đích thể, tuy nhiên bản chất hành động của Hành thể vẫn được biểu hiện một cách cụ thể. Ví dụ: Tất cả những kẻ nào có quyền thế như vậy (HT) đều lợi dụng để vơ vét (QTVC) cho đầy túi tham của mình… [131, tr. 230]

Tất cả những kẻ nào có quyền thế như vậy (đều) lợi dụng để vơ vét cho đầy túi tham của mình…

HT QTVC CC

Việc tập trung tối đa vào việc xây dựng các quá trình vật chất do đối tượng thực dân làm Hành thể, đặc biệt thực hiện những quá trình vật chất có tác động đến Đích thể không đơn thuần chỉ là việc phản ánh tội ác của đối tượng mà quan trọng hơn, sự lựa chọn và cách sử dụng ngôn ngữ đều thể hiện tính mục đích rất cụ thể của người tạo lập diễn ngôn. Trong đó, mục đích lớn nhất là tác động đến nhận thức của người tiếp nhận. Đây là thời điểm tác giả đang hoạt động ở Pháp, viết những tác phẩm chính luận bằng tiếng Pháp với nội dung phản ánh những tội ác của chủ nghĩa thực đối với các nước thuộc địa, nhằm hướng tới người đọc là người dân Pháp chân chính cũng như người dân các nước thuộc địa đang bị áp bức. Qua đó, thức tỉnh họ nhận thức một cách rõ ràng, chính xác bản chất thực sự của lá cờ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà Chính phủ Pháp đang cắm lên trên mảnh đất các nước thuộc địa, tranh thủ sự đồng tình của dân chúng Pháp, tranh thủ sự đoàn kết nhất trí của những người hoạt động cách mạng nói tiếng Pháp; đồng thời kêu gọi các nước thuộc địa cùng đoàn kết vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc mình. Tính mục đích của chủ thể diễn ngôn và sự tác động của ngữ cảnh tình

Page 58: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

46

huống được thể hiện rất rõ trong cách lựa chọn các động từ chỉ hoạt động vật lý cũng như vai trò của các tham tố tham gia quá trình.

* Với người dân bản xứ – một trong hai đối tượng được phản ánh chủ đạo trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945: So với đối tượng kẻ thù, đối tượng người dân bản xứ có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ số lượt các quá trình vật chất, các động từ chỉ hoạt vật lý cũng như sự đối lập về phạm trù nghĩa của hệ thống các động từ này. Đặc biệt, những quá trình vật chất được thực hiện bởi người dân bản xứ chủ yếu là những quá trình không có sự tác động đến Đích thể. Điều đó phản ánh một cách chân thực số phận cũng như hiện thực đen tối của các dân tộc thuộc địa dưới chế độ thực dân tàn bạo. Cụ thể: Những từ ngữ chỉ hoạt động vật lý như chết (24 lượt), lẩn trốn/ trốn đi lính (8 lượt), đóng/ nộp thuế (5 lượt), đi phu/ đi tạp dịch (5 lượt),... tập trung phản ánh những hoạt động, những sự kiện mà người dân bản xứ phải thực hiện dưới sự áp bức của kẻ thù về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp tác giả viết: (…) vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào (CC), họ (HT) đã phải đột ngột xa lìa (QTVC) vợ con, rời bỏ (QTVC) mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt (QTVC) đại dương, đi phơi thây (QTVC) trên các bãi chiến trường châu Âu. [131, tr. 191]

...vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do... họ xa lìa vợ con

rời bỏ mảnh ruộng...

vượt đại dương

đi phơi thây

CC HT QTVC Cương vực

Như vậy, quá trình vật chất mà Hành thể là người dân bản xứ có tỷ lệ thấp hơn hẳn so với các quá trình do đối tượng kẻ thù làm Hành thể; chủ yếu là quá trình chấp hành, thực thi sự bóc lột, tàn sát của chủ nghĩa thực dân mà không hề có sự tác động ngược lại đối với kẻ thù – đây chính là những biểu hiện rõ nhất cho thân phận thấp hèn, bị động của đối tượng này.

b. Quá trình vật chất trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945

Nếu như trong diễn ngôn trước năm 1945 Hành thể trong các quá trình vật chất chủ yếu là đối tượng thực dân thì sau năm 1945 Hành thể lại tập trung vào đối tượng là nhân dân Việt Nam với mục đích phản ánh quá trình đấu tranh đánh giặc cứu nước của toàn quân, toàn dân ta. Chúng tôi đã khảo sát sự phân bố quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau trong diễn ngôn thời kỳ này như sau:

Bảng 2.4. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Quá trình vật chất Hành thể

Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 88 30 Nhân dân Việt Nam 197 67,2 Chủ thể diễn ngôn 8 2,8 Tổng 293 100

Page 59: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

47

* Qua kết quả khảo sát của bảng số liệu 2.4, tỷ lệ quá trình vật chất mà Hành thể là

nhân dân Việt Nam cao hơn hẳn trong các diễn ngôn chính luận Hồ Chí Minh sau năm

1945 (197 trường hợp, chiếm 67,2%); tiếp đến là đối tượng kẻ thù (với 88 trường hợp,

chiếm 30%). Trong khi đó, chủ thể diễn ngôn có quá trình vật chất thấp nhất, chủ yếu

tập trung trong tác phẩm Di chúc – diễn ngôn thể hiện những gửi gắm cá nhân. Tương

ứng với tỷ lệ quá trình vật chất là hệ thống động từ làm vị từ trung tâm chỉ hoạt động

vật lý, sự kiện. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Đối tượng Số lượng Số lượt Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%)

Kẻ thù 53 88 30,0

Nhân dân Việt Nam 124 197 67,2

Chủ thể diễn ngôn 5 8 2,8

Tổng 182 293 100

Sự chuyển đổi này không chỉ trên phương diện số lượng mà cả nội dung phản ánh,

cụ thể là nghiêng về sử dụng các quá trình vật chất mà Hành thể là quân và dân Việt Nam,

thì động từ thuộc trường nghĩa chỉ những hoạt động và sự kiện như lao động và chiến

đấu một cách chủ động, hăng say của các tầng lớp nhân dân như: chiến đấu (11 lượt),

đánh (10 lượt), tiến lên/ tiến công (9 lượt), bắn (6 lượt),... Qua đó, tác giả không chỉ

phản ánh một cách cụ thể bức tranh lịch sử hào hùng của dân tộc trong thời đại mới mà

còn tạo nên sức thuyết phục trong những lời kêu gọi, động viên các tầng lớp nhân dân

đoàn kết, cùng thi đua trên mọi mặt trận để hướng tới mục tiêu đánh bại thực dân Pháp

cũng như đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

– Hệ thống các động từ trong những quá trình vật chất này khá đa dạng phong phú.

Tính chất của các quá trình cũng vì thế có nhiều biểu hiện và tác dụng khác nhau. Trong

đó, với nội dung ngợi ca công cuộc xây dựng và tham gia kháng chiến ở hậu phương,

các quá trình vật chất thường không có sự tác động đến Đích thể là các đối tượng cụ thể.

Ví dụ:

+ Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên

hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng. Cậu bé (HT) chăm chỉ học

hành (QTVC) trong nhà trường cũng là kháng chiến. Anh dân cày (HT) cày cuốc

(QTVC) ngoài đồng ruộng, anh thợ (HT) cặm cụi (QTVC) trong nhà máy, chị (HT)

bán hàng buôn bán ngược xuôi (QTVC), ông già xách giỏ đi câu (QTVC) cũng là

kháng chiến. Các công chức, các nhà văn, nhà báo (HT) mải miết (QTVC) trước bàn

giấy, cạnh tủ sách cũng là kháng chiến. Các y sinh, khán hộ (HT) lăn lộn (QTVC) bên

giường bệnh cũng là kháng chiến. Các nhà giàu có (HT) đem hết tài lực mở mang

(QTVC) xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. Đó là toàn dân (HT)

kháng chiến (QTVC). (Toàn dân kháng chiến) [132, tr. 28-29]

Page 60: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

48

Cậu bé (chăm chỉ) học hành trong nhà trường... Anh dân cày cày cuốc ngoài đồng ruộng… Anh thợ cặm cụi trong nhà máy… Chị bán hàng buôn bán ngược xuôi Ông già xách giỏ đi câu Các công chức, các nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy…

HT QTVC CC

+ Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng (HT), dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận dân tộc giải phóng, liên tục tiến công (QTVC), liên tục nổi dậy (QTVC), kiên quyết tiến lên, giành (QTVC) lấy thắng lợi hoàn toàn. (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) [133, tr. 694]

Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng

dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận dân tộc giải phóng

liên tục tiến công

liên tục nổi dậy kiên quyết tiến lên giành...

HT CC QTVC

– Với nội dung ngợi ca những chiến công trên chiến trường, các quá trình vật chất luôn có sự tác động đến Đích thể là các đối tượng cụ thể với mục đích khẳng định sức mạnh của nhân dân Việt Nam và nhấn mạnh đến sự thất bại tất yếu của kẻ thù, qua đó làm tăng thêm giá trị của những lời kêu gọi, hiệu triệu. Ví dụ:

+ Dân ta (HT) đã đánh đổ (QTVC) các xiềng xích thực dân (ĐT) gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta (HT) lại đánh đổ (QTVC) chế độ quân chủ (ĐT) mấy mươi thế kỷ,… (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 701]

+ Thế là, sau bốn nǎm chiến đấu vô cùng anh dũng, quân và dân ta (HT) đã giành (QTVC) được thắng lợi vẻ vang: bắn rơi (QTVC) hơn 3.200 máy bay (ĐT), bắn cháy (QTVC) hàng trǎm tàu chiến lớn nhỏ (ĐT), đánh thắng (QTVC) cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (ĐT) trên miền Bắc nước ta. (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) [133, tr. 692]

* Văn chính luận của Hồ Chí Minh sau năm 1945 dù số lượng không chiếm tỷ lệ tuyệt đối như trước năm 1945 nhưng vẫn có những quá trình vật chất mà Hành thể là phía kẻ thù bao gồm thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với các động từ thể hiện các hoạt động xâm lược, đàn áp, bóc lột, nhấn mạnh sự tàn bạo, ngoan cố và hiếu chiến của chúng.

– Trước hết là việc tác giả “tổng kết” lại quá trình 80 năm xâm lược, áp bức của thực dân Pháp đối với đất nước Việt Nam thông qua bản Tuyên ngôn độc lập. Tác giả đã tập trung phản ánh tội ác của kẻ thù trên mọi phương diện: kinh tế, quân sự, chính trị với những quá trình vật chất cô đọng, chỉ rõ đích danh đối tượng Hành thể, nhấn mạnh vào các sự kiện, hành động qua những động từ được lựa chọn và sử dụng khéo léo và hợp lý.

Ví dụ: Về kinh tế (CC), chúng (HT) bóc lột (QTVC) dân ta (ĐT) đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều (ĐT).

Chúng (HT) cướp không (QTVC) ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu (ĐT). Chúng (HT) giữ độc quyền (QTVC) in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng (ĐT). Chúng (HT) đặt ra (QTVC) hàng trăm thứ thuế vô lý (ĐT),...

Page 61: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

49

Chúng (HT) không cho (QTVC) các nhà tư sản ta (ĐT) ngóc đầu lên, chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. [131, tr. 699-700]

Về kinh tế Chúng bóc lột dân ta...

Chúng cướp ruộng đất...

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc...

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế...

Chúng không cho các nhà tư sản ta...

Chúng bóc lột công nhân ta...

CC HT QTVC ĐT

– Tuy nhiên, các quá trình vật chất trong các diễn ngôn chính luận sau năm 1945 được tác giả tập trung khai thác chủ yếu ở nội dung phản ánh công cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Do đó, những quá trình vật chất mà Hành thể là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có tỷ lệ không cao (88 trường hợp so với 197 trường hợp là quá trình vật chất do nhân dân Việt Nam là Hành thể) và chủ yếu được dùng làm nền, tôn lên sức mạnh của cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam; đồng thời cho thấy vị thế hoàn toàn thay đổi so với thời điểm trước năm 1945 của đối tượng này.

Vi dụ: Chúng (HT) ồ ạt mang (QTVC) gần 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta. Chúng (HT) nuôi dưỡng (QTVC) ngụy quyền ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước. Chúng (HT) dùng (QTVC) những phương tiện chiến tranh cực kỳ man rợ, như chất độc hóa học, bom napan,v.v.. Chúng (HT) dùng (QTVC) chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 628]

Chúng ồ ạt mang gần 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước Chúng dùng những phương tiện chiến

tranh cực kỳ man rợ như chất độc hóa học, bom napan,v.v..

Chúng dùng chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch HT QTVC ĐT CC

2.1.2. Quá trình tinh thần

Có thể xét quá trình ngược lại với quá trình vật chất là quá trình tinh thần với trung tâm là các động từ chỉ hoạt động tâm lý thể hiện những trạng thái tâm lý, tình cảm giữa các đối tượng trong diễn ngôn cũng như tình cảm và cách nhìn về đối tượng trong và ngoài diễn ngôn của người sử dụng ngôn ngữ.

a. Quá trình tinh thần trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945

Qua số lượng thống kê trước năm 1945 trong bảng 2.1 chúng ta nhận thấy, số

lượng quá trình tinh thần rất ít so với quá trình vật chất (98 trường hợp quá trình tinh

thần so với 826 trường hợp quá trình vật chất) nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng

đến mục đích phản ánh kinh nghiệm của tác giả ở khía cạnh này. Trong đó, người tạo lập

diễn ngôn tập trung phản ánh tâm lý của người dân bản xứ trái ngược hoàn toàn với tâm

lý của đối tượng kẻ thù.

Page 62: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

50

Bảng 2.6. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Quá trình tinh thần Cảm thể

Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 45 45,9

Người dân bản xứ 24 24,5

Chủ thể diễn ngôn 29 29,6

Tổng 98 100

* Các quá trình tinh thần mà Cảm thể là đối tượng thực dân vẫn có tỷ lệ cao nhất với 45 quá trình (chiếm 45,9%). Tương ứng với quá trình tinh thần là các động từ tâm lý làm vị từ trung tâm thể hiện những trạng thái tâm lý giữa các đối tượng trong diễn ngôn cũng như tình cảm và cách nhìn về đối tượng của người tạo lập diễn ngôn.

Bảng 2.7. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Đối tượng Số lượng Số lượt Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%)

Kẻ thù 12 45 45,9

Người dân bản xứ 9 24 24,5

Chủ thể diễn ngôn 16 29 29,6

Tổng 37 98 100

Theo kết quả khảo sát của bảng 2.7 cho thấy, hệ thống các động từ chỉ hoạt động

tâm lý của quá trình tinh thần mà Cảm thể là đối tượng kẻ thù chiếm số lượng và số lượt

cao nhất, đồng thời cũng mang nhiều trường nghĩa khác nhau, phản ánh những trạng thái

tâm lý đa dạng, phong phú. Tập trung vào những phạm trù nghĩa cụ thể sau:

– Những động từ phản ánh bản chất hung hãn, tàn bạo. Chẳng hạn: Thế là nhà

cựu khai hóa kia (CT) nổi cơn thịnh nộ (QTTT) nện cho anh ta một trận nên thân, rồi

đuổi ra khỏi nhà. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 232-233]

– Những động từ phản ánh bản chất dối trá, lừa bịp, mị dân. Ví dụ:

+ Để phản ánh bản chất nham hiểm của Inhaxiô Paredô – một viên quan cai trị

người Pháp tại Poóctô-Nôvô, trong Bản án chế độ thực dân Pháp tác giả viết: Inhaxiô

Paredô (CT) căm tức (QTTT), bèn bàn mưu tính kế với ông thống đốc. Thế là ông này

cho thi hành những biện pháp độc đoán đối với chúng tôi, và làm trở ngại việc xây dựng

điện thờ của chúng tôi [131, tr. 216].

+ Hay, trong Tâm địa thực dân, nhằm mỉa mai cái “tinh thần” khai hóa xứ

Đông Dương và bóc trần sự dối trá, lừa bịp của Camilơ Đơvila trước dư luận tại chính

quốc, tác giả nêu: Ông Camilơ Đơvila (CT) khao khát (QTTT) cái danh hiệu người yêu

chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia; rồi từ đó tố cáo, mỉa mai cái

“khao khát” ấy bằng cách lý giải bản chất của cái chân lý mà Đơvila đang theo đuổi: (...)

chúng tôi chỉ cho ông thấy rằng cái chân lý theo tâm địa của ông, cái chân lý theo quan

niệm của bọn thực dân thù ghét dân bản xứ, không có gì là giống với chân lý của chúng

Page 63: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

51

tôi, chân lý mà sau này chúng tôi sẽ nói sơ qua đến, cũng như không có gì là giống với

chân lý theo quan niệm của những người Pháp tốt ở nước Pháp cả. [131, tr. 1-2]

Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia

CT QTTT HTg

– Những động từ dùng để vạch bộ mặt đớn hèn, ngu xuẩn và đểu cáng của các vị “toàn quyền lớn”, “toàn quyền bé” như sợ, hoảng sợ. Ví dụ: Các viên toàn quyền lớn, toàn quyền bé được nước Mẹ ký thác vận mệnh xứ Đông Dương, nói chung đều là bọn ngu xuẩn, bọn đểu cáng. Nhà chung chỉ cần nắm được một vài giấy tờ bí mật, thuộc đời tư, có tính chất nguy hại đối với thanh danh, địa vị của chúng, là có thể làm cho chúng (CT) hoảng sợ (QTTT) và phải thỏa mãn mọi yêu cầu của nhà chung. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 170-171]

Như vậy, ngoài những giá trị tố cáo nêu trên, việc lựa chọn và sử dụng ít các quá trình tinh thần so với quá trình vật chất mà đối tượng thực dân làm Hành thể (45 so với 641 trường hợp) cũng là một sự lựa chọn hợp lý và có tính mục đích của tác giả, nhằm khẳng định tính chất tàn bạo của đối tượng này. Bên cạnh miêu tả những hành động dã man một cách cụ thể, cơ học, diễn ra liên tục của thực dân Pháp thông qua các quá trình vật chất có tác động Đích thể, thì những quá trình tinh thần không có biểu hiện của sự đắn đo, dằn vặt, trăn trở, lo sợ trước những tội ác mà chúng đã gây ra đối với người dân bản xứ, qua đó giá trị tố cáo được đẩy lên cao độ, tác động mạnh mẽ đến đối tượng tiếp nhận là những người Pháp chân chính cũng như các tầng lớp nhân dân thuộc địa và vô sản trên toàn thế giới.

* Nếu như tâm lý của đối tượng kẻ thù là trạng thái chủ động thể hiện sự hung ác, tàn bạo và nham hiểm thì ngược lại, tâm lý của người dân bản xứ cùng có chung một trạng thái duy nhất là bị động, mất tự chủ trước sự áp bức, đàn áp của chế độ thực dân biểu hiện qua các động từ chỉ hoạt động tâm lý như hoảng sợ, khiếp sợ, sợ hãi, nơm nớp lo sợ,... Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp: Một viên chánh quản pháo binh nửa đêm vào nhà một bà vắng chồng. Bà ta không chịu tiếp hắn. Thế là hắn nổi lửa đốt nhà bà. Dĩ nhiên, người đàn bà đau khổ kia (CT) hết sức (CC) sợ hãi (QTTT). [131, tr. 241]

(…) người đàn bà đau khổ kia hết sức sợ hãi CT CC QTTT

* Với Cảm thể là chủ thể diễn ngôn, tác giả dùng 16 động từ chỉ các hoạt động tâm lý, trong đó có đến 8 động từ tâm lý như tin chắc, vui mừng, sung sướng, hy vọng,... để thể hiện thái độ mỉa mai, phê phán, vạch trần bản chất kẻ thù cũng như bộc lộ sự kỳ vọng vào nhận thức của người dân Pháp chân chính và người dân thuộc địa đối với tội ác của chủ nghĩa thực dân.

Ví dụ: Chúng tôi (CT) cũng tin chắc rằng (QTTT) thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi để lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi. [131, tr. 200]

Chúng tôi

(cũng) tin chắc (rằng)

thế giới văn minh và người Pháp lương thiện

(sẽ) đứng (về) phía chúng tôi...

CT QTTT HT QTVC CC

Page 64: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

52

b. Quá trình tinh thần trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945

Cũng như văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945, số lượng quá trình tinh thần trong các diễn ngôn chính luận sau năm 1945 không nhiều. Điều này phù hợp với đặc điểm của văn chính luận: thiên về các nội dung chính trị, xã hội. Tuy nhiên, những quá trình tinh thần được sử dụng đều có giá trị cao trong việc phản ánh hiện thực xã hội, lịch sử và tâm lý thời đại lúc bấy giờ. Đối với chủ thể diễn ngôn, trong thời điểm này cái tôi cá nhân đã hòa vào cái ta chung của dân tộc thông qua việc tác giả sử dụng các đại từ nhân xưng như ta, chúng ta, dân tộc ta,... hoặc trong nhiều trường hợp, quan điểm, tư tưởng, tâm lý đã đại diện (hoặc chung) quan điểm, tư tưởng, tâm lý của cả dân tộc, là tiếng nói đại diện cho dân tộc; ví dụ trong Không có gì quý hơn độc lập tự do, tác giả viết: Nhân dịp này, tôi xin thay mặt nhân dân Việt Nam, nhiệt liệt cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ [133, tr. 631]. Vì vậy, các quá trình tâm lý và phát ngôn của nhân dân Việt Nam và chủ thể diễn ngôn chúng tôi gộp chung lại với nhau.

Bảng 2.8. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Quá trình tinh thầnCảm thể

Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 4 10,3 Nhân dân Việt Nam

35 89,7 Chủ thể diễn ngôn Tổng 39 100

* Qua bảng số liệu 2.8 chúng ta thấy, cũng như quá trình vật chất, sau năm 1945, với sự tác động của ngữ cảnh tình huống mới, quá trình tinh thần cũng có sự thay đổi về các yếu tố tham gia quá trình. Nếu như trước năm 1945, quá trình tâm lý với Cảm thể là người dân bản xứ ít được phản ánh thì sau năm 1945, quá trình tinh thần mà Cảm thể là nhân dân Việt Nam chiếm đa số (35 trường hợp sử dụng, chiếm 89,7%). Tỷ lệ các động từ chỉ hoạt động tâm lý làm vị từ trung tâm cũng thay đổi theo tỷ lệ quá trình tâm lý, cụ thể:

Bảng 2.9. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Đối tượng Số lượng Số lượt Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%) Kẻ thù 3 4 10,3 Nhân dân Việt Nam

17 35 89,7

Chủ thể diễn ngôn Tổng 20 39 100

Nếu như tâm lý người dân bản xứ trước đây cùng chỉ chung một trạng thái duy nhất: “tiêu cực”, mất tự chủ, mất phương hướng thì nay, tâm lý của người dân Việt Nam được cụ thể hóa bằng những động từ chỉ hoạt động tâm lý mang tính chất “tích cực”, chủ động, khẳng định tâm lý mới, vị thế mới trong thời đại mới của người dân Việt Nam sau Cách mạng. Chính vì thế, quá trình tâm lý cũng mang nhiều trường nghĩa khác nhau:

– Thứ nhất, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ trạng thái tinh thần thể hiện tình cảm, quyết tâm, đoàn kết của toàn quân toàn dân trong hai cuộc kháng chiến

Page 65: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

53

chống Pháp và Mỹ như: đoàn kết (21 lượt), động viên (11 lượt), quyết tâm (6 lượt), đồng tâm hiệp lực (4 lượt),... qua đó không chỉ thể hiện kinh nghiệm về thế giới hiện thực, phản ánh sâu sắc nội dung lịch sử của dân tộc mà còn nêu bật lên sức thuyết phục trong những lời kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên đánh đuổi giặc Pháp và sau này là đế quốc Mỹ giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ví dụ: Trước tình hình mới, chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, vượt mọi gian khổ hy sinh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược! (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 631]

– Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số quá trình tinh thần với trung tâm là các động từ chỉ hoạt động tâm lý mang tính chất “tích cực” thể hiện niềm hy vọng, sự tin tưởng,... vào những thắng lợi to lớn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ như: mong muốn, chắc chắn, tin tưởng,... Chẳng hạn để thể hiện niềm tin vào sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với Việt Nam: Chúng ta (CT) tin rằng (QTTT): sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân các nước anh em và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ” (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) [133, tr. 694].

Chúng ta tin (rằng) sự nghiệp... CT QTTT HgT

* Đối với chủ thể diễn ngôn, mặc dù là tiếng nói đại diện cho nhân dân Việt Nam nhưng vẫn có những trường hợp, tác giả thể hiện những quá trình tâm lý cá nhân. Chẳng hạn trong Di chúc, tác giả sử dụng tới 7 lượt động từ tâm lý như muốn, tự hào, tin chắc,... để bộc lộ tình cảm đối với các tầng lớp nhân dân và niềm tin tưởng, hy vọng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Chẳng hạn: Tôi (CT) mong rằng (QTTT) Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình (HgT). Tôi (CT) tin chắc rằng (QTTT) các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại (HgT). [133, tr. 739].

Tôi mong (rằng) Đảng ta... Tôi tin chắc (rằng) các đảng anh em... CT QTTT HgT

Những trường hợp lựa chọn và sử dụng các động từ trên đã thể hiện sự thay đổi trong chiến lược lựa chọn ngôn từ thích hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể, nhằm đạt được cái đích cuối cùng là thuyết phục và tác động vào nhận thức của người tiếp nhận một cách hiệu quả nhất.

2.1.3. Quá trình phát ngôn

Quá trình phát ngôn đại diện cho quá trình “nói năng”; nhưng phạm trù này bao gồm không chỉ các cách thức nói khác nhau (hỏi, ra lệnh, đề nghị, phát biểu) mà còn các quá trình không cần thiết phải thể hiện bằng ngôn từ (thể hiện, biểu thị). Tham tố trung tâm là người nói/ hỏi/ đe dọa/ đề nghị,... Quá trình phát ngôn cũng góp phần thể hiện rõ bản chất của các vai giao tiếp, được hiện thực hóa qua các động từ chỉ hoạt động nói năng.

Page 66: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

54

a. Quá trình phát ngôn trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945

Bảng 2.10. Thống kê quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Quá trình phát ngôn Phát ngôn thể

Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 73 54,5 Người dân bản xứ 20 14,9 Chủ thể diễn ngôn 41 30,6 Tổng 134 100

Bảng kết quả số liệu 2.10 cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về các quá trình phát

ngôn giữa các Phát ngôn thể khác nhau trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc –

Hồ Chí Minh trước năm 1945. Nếu như Phát ngôn thể thực hiện quá trình phát ngôn là

đối tượng kẻ thù chiếm tỷ lệ cao nhất (73 trường hợp với tỷ lệ 54,5%) thì con số các quá

trình phát ngôn của người dân bản xứ chỉ là 20 trường hợp (chiếm 14,9%). Việc phân bố

sự chênh lệch đó cũng không nằm ngoài chủ ý của người sử dụng ngôn ngữ khi muốn

tập trung chứng minh hiện thực xã hội bất công: những người dân bản xứ “thấp cổ bé

họng” khó có thể nói lên tiếng nói đòi dân chủ, nhân quyền trong khi chế độ thực dân thể

hiện sự tàn bạo, độc đoán của chúng cho dù chỉ ở khía cạnh phát ngôn.

Các động từ chỉ hoạt động nói năng trong kiểu câu ngôn hành giữ vai trò, vị trí trung tâm của quá trình phát ngôn. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Thống kê các động từ chỉ hoạt động nói năng trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Đối tượng Số lượng Số lượt Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%) Kẻ thù 15 73 54,5

Người dân bản xứ 3 20 14,9

Chủ thể diễn ngôn 10 41 30,6

Tổng 28 134 100

* Đối với các quá trình phát ngôn có các Phát ngôn thể là những viên quan cai trị người Pháp (viên công sứ ở Đông Dương, phủ toàn quyền Đông Dương, ông M. Nuphla, thống đốc Đahômây, ngài Xarô,...) với tiếp ngôn thể là bọn tay sai và đặc biệt là người dân bản xứ, tác giả tập trung sử dụng các nhóm động từ thuộc các phạm trù điều khiển, cam kết hay tuyên bố theo cách phân loại các hành động ở lời của Searle [126] như: tuyên bố, ra lệnh, yêu cầu, hứa hẹn, cam kết,... Thậm chí có những động từ được sử dụng với tần suất rất cao như ra lệnh/ hạ lệnh (8 lượt), tuyên bố (6 lượt), phái (5 lượt), sai (5 lượt), quát tháo/ mắng/ chửi rủa (4 lượt),... Qua đó, các quá trình phát ngôn này biểu hiện nhiều giá trị kinh nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ về hiện thực xã hội trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử các dân tộc thuộc địa.

– Trước hết, các quá trình phát ngôn này mang ý nghĩa biểu hiện quyền lực của đối tượng kẻ thù khi chúng sử dụng nhóm động từ thuộc phạm trù điều khiển để áp đặt lên hành động của các tiếp ngôn thể.

Page 67: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

55

Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp: + Cũng vẫn cái lão đốc công lục lộ ấy (PNT), lấy cớ là phải sắp xếp nhà cửa, vườn

tược lại cho ngay ngắn, đã ra lệnh (QTPN) cho nhân dân (TNT) ở hai bên đường hàng tỉnh phải dọn nhà đi, chặt cây và phá vườn trong một thời hạn do hắn quy định, nếu không thì sẽ bị phạt tiền. [131, tr. 326]

+ Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh" (PNT) – mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" – ra lệnh (QTPN) cho bọn quan lại dưới quyền (TNT), trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 193]

Cũng vẫn cái lão đốc công lục lộ ấy (đã) ra lệnh cho nhân dân...

Vị "chúa tỉnh"... ra lệnh cho bọn quan dưới quyền...

PNT QTPN TNT

– Bản chất tàn bạo của thực dân Pháp còn được thể hiện cụ thể qua nhóm động từ thuộc phạm trù trình bày vốn chỉ dùng để biểu hiện, miêu tả và xác tín.

Trong Công cuộc khai hóa giết người, tác giả nêu sự kiện: “Một viên chức kia (PNT) khoe (QTPN) một mình hắn đã giết 150 người bản xứ, chặt 60 bàn tay, đóng trên cây thập tự rất nhiều đàn bà và trẻ con, và treo rất nhiều xác người đã bị vằm lên tường các làng mà hắn được trao cho cai trị. [131, tr. 162]

Một viên chức kia khoe một mình hắn (đã) giết 150 người bản xứ...

PNT QTPN HT QTVC ĐT

Khoe theo Từ điển Tiếng Việt là cố ý làm cho người ta thấy, biết những cái tốt đẹp, cái hay của mình, thường là bằng lời nói [101, tr. 639]. Vì thế, quá trình phát ngôn “khoe” thường hướng đến những ngôn thể “tích cực”, đáng tự hào, nhưng khi được đặt trong ngữ cảnh giao tiếp trên thì ý nghĩa biểu hiện hoàn toàn ngược lại: “khoe” lại được đặt trước những Phát ngôn thể thể hiện “thành tích giết người”, đầy “tiêu cực” của bọn thực dân, tay sai. Sự lựa chọn ngôn từ nêu trên cho thấy sự vi phạm về lượng nhưng lại thể hiện tính mục đích rõ rệt của người tạo lập diễn ngôn. Nó buộc người giải mã phải tìm ra ẩn ý phía sau cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ đó: giá trị biểu hiện được thể hiện sâu sắc hơn, hiệu quả hơn tạo nên sức tác động mạnh đến người tiếp nhận.

– Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng thể hiện cách ứng xử mang tính chất gian dối, mị dân thông qua quá trình phát ngôn với các động từ nói năng thuộc các phạm trù cam kết, tuyên bố như hứa hẹn, cam kết, tuyên bố,... Ví dụ:

+ …phủ toàn quyền Đông Dương (PNT), sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hy sinh "cho Tổ quốc", đã trịnh trọng tuyên bố rằng (QTPN): Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến dâng xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 194]

* Trong khi đó, các quá trình phát ngôn có Phát ngôn thể là đối tượng người dân các nước thuộc địa tập trung chủ yếu là các động từ chỉ hoạt động nói năng thuộc phạm trù điều khiển như: van xin, van nài,… là sự biểu hiện rõ nhất cho số phận “thấp cổ, bé họng” của họ. Qua đó, người dân thuộc địa không có quyền đòi hỏi hay

Page 68: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

56

quyết định bất cứ một việc gì mà chịu hoàn toàn sự phán quyết của kẻ thù. Chẳng hạn trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả phản ánh: Những nạn nhân khốn khổ đó mình trần như nhộng, tay trói cánh khuỷu buộc phải chạy khắp các thôn xã dưới làn roi vọt, để "nêu gương"! Một người đàn bà (PNT) cõng con phải van xin (QTPN) mãi mới được cởi trói một tay để đỡ đứa bé. [131, tr. 243]

Một người đàn bà cõng con (phải) van xin…

HT/ PNT QTVC ĐT QTPN

* Ngoài ra, trong thời kỳ này, quá trình phát ngôn của chủ thể diễn ngôn chủ yếu được thực hiện bởi các động từ thuộc phạm trù trình bày như nói, thuật lại, kể,... có ý nghĩa trung tính do tác giả đóng vai là người nói, hoặc tác giả chuyển vai phát ngôn sang “một người bạn đồng nghiệp của tôi ở thuộc địa”, “một người bạn đồng nghiệp ở Đông Dương” hoặc chính người dân Pháp, thậm chí người phát ngôn mặc định là người chứng kiến. Ví dụ:

+ Một bạn đồng nghiệp (PNT) nói (QTPN) với chúng tôi:,... [131, tr. 192] + Một người Pháp đã từng ở Bắc Kỳ lâu năm (PNT) kể (QTPN):,... [131, tr. 239]

Một bạn đồng nghiệp nói (với) chúng tôi Một người Pháp... kể

PNT QTPN TNT

Ngay cả khi Phát ngôn thể là chính tác giả thì cũng thường xuất hiện dưới dạng “chúng tôi”. Chẳng hạn: Ông Buđinô là một nhà khai hóa điển hình, một vị quan cai trị chuyên ăn hối lộ. Trong số vụ ông ta bị tố cáo, chúng tôi (PNT) xin kể (QTPN) vụ sau đây... [131, tr. 229]

Cách viết này đảm bảo tính chân thực, khách quan trong quá trình tố cáo, vạch trần tội ác của chính phủ Pháp; phù hợp với hoàn cảnh của tác giả trước năm 1945 là một người dân nước thuộc địa đang đi tìm đường cứu nước ngay trên đất Pháp.

Bên cạnh đó, quá trình phát ngôn của chủ thể diễn ngôn cũng dùng để tranh luận và phản bác lại quan điểm của đối phương. Ví dụ: Chúng tôi (PNT) xin chào mừng (QTPN) quan toàn quyền mới về, và xin hỏi (QTPN) ngài: "Phải chăng phái đoàn thanh tra của bộ đã không có đủ xà phòng để xát lên đầu quan toàn quyền, đồng thời thoa trơn cái dốc, trên đó cụ lớn phải trượt thẳng về chính quốc để ở lại đó mãi mãi đến mãn đời trọn kiếp? [131, tr. 218]

Chúng tôi (xin) chào mừng quan Toàn quyền...

PNT QTPN TNT

b. Quá trình phát ngôn trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945

Bảng 2.12. Thống kê quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 2 16,7

Nhân dân Việt Nam 10 83,3

Chủ thể diễn ngôn

Tổng 12 100

Page 69: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

57

Tuy nhiên sau năm 1945, trong kiểu quá trình phát ngôn, tác giả thể hiện sự khác biệt so với các diễn ngôn trước năm 1945 cả về tỷ lệ và tính chất. Nếu như trước năm 1945, quá trình phát ngôn mang tính quyền lực do Phát ngôn thể là thực dân Pháp hay bọn tay sai tập trung vào các động từ ngữ vi thuộc phạm trù điều khiển, tuyên bố như ra lệnh, phái, sai, tuyên bố,... thì sau năm 1945, những phát ngôn có tính quyền lực, công vụ lại do Phát ngôn thể là tác giả diễn ngôn – Chủ tịch Hồ Chí Minh – đại diện cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Dù không nhiều nhưng tỷ lệ quá trình phát ngôn này (10/12 trường hợp) cũng góp phần vào phản ánh bức tranh lịch sử của dân tộc trong thời kỳ mới: thời kỳ độc lập, chủ quyền. Cụ thể:

– Với tư cách là người đứng đầu đất nước, việc sử dụng những động từ thuộc phạm trù tuyên bố chủ thể diễn ngôn đã khẳng định vị thế mới của dân tộc Việt Nam trước thế giới và trước kẻ thù.

Ví dụ: Vì những lẽ trên (CC), chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (PNT) trịnh trọng tuyên bố (QTPN) với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập (...) (TNT). (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 702]

Vì những lẽ trên chúng tôi... trịnh trọng tuyên bố với thế giới... CC PNT QTPN TNT

– Bên cạnh đó, việc tác giả lựa chọn và sử dụng các động từ thuộc phạm trù biểu cảm như cảm ơn (3 lượt), khen ngợi,… trong các quá trình phát ngôn để thể hiện tình cảm, thiện chí trước bạn bè quốc tế nhưng đồng thời cũng là một biểu hiện cụ thể về tâm thế mới của người dân Việt Nam trên trường quốc tế: Nhân dịp này, tôi xin thay mặt nhân dân Việt Nam, nhiệt liệt cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 631]

2.1.4. Quá trình quan hệ

Chúng tôi đã khảo sát quá trình quan hệ trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước và sau năm 1945 trên ba dạng chính dựa vào kiểu quan hệ: quan hệ sâu, quan hệ chu cảnh, quan hệ sở hữu. Những trường hợp xuất hiện nhiều, chúng tôi sẽ khảo sát cụ thể thêm về phương thức quan hệ định tính (quy gán) hay đồng nhất. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.13. Thống kê quá trình quan hệ

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Giai đoạn Kiểu quá trình

Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Quan hệ sâu 183 77,2 98 67,1

Quan hệ chu cảnh 23 9,7 9 4,1

Quan hệ sở hữu 31 13,1 42 28,8

Tổng 237 100 146 100

Page 70: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

58

a. Quá trình quan hệ trong diễn ngôn chính luận trước năm 1945

Kết quả khảo sát cho thấy, trước năm 1945 tập trung vào quá trình quan hệ sâu với sự có mặt của Bị đồng nhất thể (BĐNT) và Đồng nhất thể (ĐNT), chiếm tỷ lệ 77,2%. Cấu trúc cơ bản là:

Bị đồng nhất thể + Quá trình quan hệ + Đồng nhất thể

Phổ biến nhất là hình thức:

Bị đồng nhất thể + “là” (Quá trình quan hệ) + Đồng nhất thể

Tập trung khảo sát kiểu quá trình này, chúng tôi có được bảng kết quả sau:

Bảng 2.14. Thống kê quá trình quan hệ sâu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Kiểu quá trình

ĐgT/ BĐNT

Quan hệ sâu định tính Quan hệ sâu đồng nhất

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 17 70,8 131 82,4

Người dân bản xứ 5 20,8 19 11,9

Khác 2 8,4 9 5,7

Tổng 24/183 (13,1%) 100 159/183 (86,9%) 100

Có thể thấy, quá trình quan hệ sâu đồng nhất chiếm đa số (86,9% so với 13,1% quá trình quan hệ sâu định tính); đặc biệt là quá trình quan hệ sâu đồng nhất với BĐNT thuộc đối tượng kẻ thù xuất hiện với tỷ lệ lớn so với BĐNT là đối tượng người dân bản xứ (82,4% so với 11,9%), phù hợp với nội dung của các diễn ngôn chính luận giai đoạn này của tác giả tập trung phản ánh bản chất của chế độ thực dân. Quan hệ sâu đồng nhất không chỉ làm rõ BĐNT mà còn tạo nên sự so sánh giữa hai tham thể tham gia vào quá trình.

– Với BĐNT là bọn thực dân hoặc tay sai thì quá trình quan hệ thể hiện rõ bản chất, tâm địa độc ác, tàn bạo cũng như lừa đảo, mị dân của chúng. Ví dụ:

+ Kết quả tất nhiên của chế độ ghê tởm đó (BĐNT) là (QTQH) sự tiêu diệt giống da đen (ĐNT). (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 164]

Kết quả tất nhiên của chế độ ghê tởm đó là sự tiêu diệt giống da đen BĐNT QTQH ĐNT

+ Chễm chệ đứng đầu một tỉnh có hàng vạn dân, và được giao cho quyền hành tuyệt đối, ông ta vừa là tỉnh trưởng, vừa là thị trưởng, vừa là quan tòa, vừa là mõ tòa, vừa là người đốc thuế. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 226]

Ông ta (vừa) là tỉnh trưởng (vừa) là thị trưởng (vừa) là quan tòa (vừa) là mõ toà (vừa) là người đốc thuế

BĐNT QTQH ĐNT

+ Tuy vậy, nước Pháp dĩ nhiên vẫn là kẻ giải phóng cho loài người và là chiến sĩ tiền phong trong công cuộc huỷ bỏ chế độ nô lệ. (Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp) [131, tr. 119]

Page 71: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

59

Nước Pháp .... là kẻ giải phóng... là chiến sĩ tiên phong ...

BĐNT QTQH ĐNT

+ Mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh". (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 193]

Mỗi viên công sứ... quả là một vị "chúa tỉnh" BĐNT QTQH ĐNT

– Với BĐNT là đối tượng người dân các nước thuộc địa, tuy số lượng không nhiều nhưng quá trình quan hệ đã thể hiện số phận tủi cực, bị chà đạp, bóc lột của họ. Chẳng hạn như:

+ Những người ốm (BĐNT) bị coi là (QTQH) hàng hóa đã hư hỏng không bán được, bị quẳng xuống biển (ĐNT). (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 162]

+ Trước năm 1914 (CC), họ (BĐNT) chỉ là (QTQH) những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu,... (ĐNT) (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 191]

Những người ốm (bị) coi là hàng hóa... Trước năm 1914 họ (chỉ) là những tên da đen bẩn thỉu...

CC BĐNT QTQH ĐNT

Bên cạnh đó, một số quá trình quan hệ sâu định tính dù số lượng không nhiều nhưng cũng tập trung chỉ rõ thuộc tính của đương thể là đối tượng kẻ thù với một giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Các ông rất hiền từ đối với bọn côn đồ. [131, tr. 244]

Các ông (rất) hiền từ (đối với bọn côn đồ) ĐgT ThT

+ Chế độ tốt đẹp thay! [131, tr. 245]

Chế độ tốt đẹp (thay) ĐgT ThT

b. Quá trình quan hệ trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945

Quá trình quan hệ trong những diễn ngôn chính luận sau năm 1945 được tác giả tập trung không chỉ vào quá trình quan hệ sâu (98 quá trình, chiếm 67,1%) mà còn vào quá trình quan hệ sở hữu (42 quá trình, chiếm 28,8%) với mục đích nhằm xác lập vị thế, sức mạnh của dân tộc trong mối quan hệ với quốc tế, cụ thể là Pháp và Mỹ; đồng thời khẳng định, ngợi ca tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách của nhân dân ta.

(1) Quá trình quan hệ sâu Bảng 2.15. Thống kê quá trình quan hệ sâu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Kiểu quá trình ĐgT/ BĐNT

Quan hệ sâu định tính Quan hệ sâu đồng nhất Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 11 26,2 4 7,1 Nhân dân Việt Nam 31 73,8 38 67,9 Khác 0 0 14 25,0 Tổng 42/98 (42,9%) 100 56/98 (57,1%) 100

Page 72: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

60

Có thể thấy, trong văn chính luận sau cách mạng, cả quá trình quan hệ sâu định tính và quan hệ sâu đồng nhất đều được tác giả chú ý sử dụng.

– Về quá trình quan hệ sâu định tính, tác giả nhằm xác lập đặc điểm hoặc tương quan lực lượng giữa ta và địch nhằm động viên, kêu gọi toàn dân, toàn quân ta vững tin, anh dũng chiến đấu chống kẻ thù. Do đó, trong 42 quá trình quan hệ sâu định tính thì có 11 quá trình có đương thể là thực dân Pháp hoặc đế quốc Mỹ và 31 quá trình có đương thể là nhân dân Việt Nam và các nước đồng minh.

Ví dụ:

+ Quân đội Pháp ngày càng hao mòn. Tài chính Pháp ngày càng kiệt quệ (…) Chính phủ ngày càng thêm uy tín (…). Quân đội ta ngày càng mạnh mẽ. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập – 1950). [132, tr. 383]

Quân đội Pháp ngày càng hao mòn Tài chính Pháp ngày càng kiệt quệ Chính phủ ngày càng thêm uy tín Quân đội ta ngày càng mạnh mẽ

ĐgT CC ThT

+ Kháng chiến (ĐgT) phải trường kỳ và gian khổ (ThT). (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952) [134]

Kháng chiến (phải) trường kỳ và gian khổ ĐgT ThT

+ Chúng (ĐgT) càng hung hǎng (ThT) thì tội của chúng (ĐgT) càng thêm nặng (ThT). (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 629]

Chúng (càng) hung hăng tội của chúng (càng thêm) nặng

ĐgT ThT

– Về quá trình quan hệ đồng nhất, sau năm 1945, diễn ngôn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu là các quá trình quan hệ đồng nhất có BĐNT là Đảng Cộng sản, Cách mạng và nhân dân Việt Nam cũng nhằm khẳng định, ngợi ca vị thế của Đảng, dân tộc ta trên chính trường quốc tế.

Ví dụ: + Đảng ta là một Đảng cầm quyền. (Di chúc) [133; tr. 737]

Đảng ta là một Đảng cầm quyền BĐNT QTQH ĐNT

+ (...) nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập – 1950). [132, tr. 384]

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới

BĐNT QTQH ĐNT

+ Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập – 1950). [132, tr. 384]

Page 73: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

61

Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy

là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này

CC BĐNT QTQH ĐNT

+ Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta,... (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) [133, tr. 692]

Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta

BĐNT QTQH ĐNT

(2) Quá trình quan hệ sở hữu Ý nghĩa hơn, văn chính luận của Hồ Chí Minh sau năm 1945 hướng đến mục đích

khẳng định vị thế của Việt Nam trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập, tự do nhưng họa ngoại xâm đang đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là thực dân Pháp (giai đoạn 1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (giai đoạn 1954 - 1975) nên quá trình quan hệ được tác giả chú ý sử dụng. Cấu trúc cơ bản của quá trình quan hệ sở hữu là:

Sở hữu thể (SHT) + Quá trình quan hệ (QTQH) + Bị sở hữu thể (BSHT)

Hoặc ngược lại:

Bị sở hữu thể (BSHT) + Quá trình quan hệ (QTQH) + Sở hữu thể (SHT)

Đặc điểm phân bố sở hữu thể của quá trình quan hệ trong văn chính luận sau năm 1945 như sau:

Bảng 2.16. Thống kê sở hữu thể của quá trình quan hệ sở hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Sở hữu thể Số lượng Tỷ lệ (%) Nhân dân Việt Nam 33 78,6 Kẻ thù 1 2,4 Khác 8 19,0 Tổng 42 100

Việc tác giả tập trung sử dụng gần như tuyệt đối các quá trình quan hệ sở hữu có Sở hữu thể là nhân dân Việt Nam (33/42 quá trình) như là một sự khẳng định rõ ràng, đanh thép chủ quyền dân tộc, khẳng định sức mạnh của dân tộc trước kẻ thù vừa tạo nên sức mạnh niềm tin nhằm động viên, đoàn kết toàn dân tộc vững vàng trong công cuộc xây dựng và giải phóng dân tộc. Ví dụ:

+ Chúng ta (SHT) có (QTQH) chính nghĩa (BSHT), có (QTQH) sức mạnh đoàn kết của toàn dân từ Bắc đến Nam (BSHT), có (QTQH) truyền thống đấu tranh bất khuất (BSHT), lại có (QTQH) sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ cả thế giới (BSHT), chúng ta nhất định thắng! (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 631]

Chúng ta có chính nghĩa có sức mạnh đoàn kết... (lại) có sự đồng tình ủng hộ...

SHT QTQH BSHT

Quá trình quan hệ sở hữu bên cạnh hướng đến kẻ thù, tác giả diễn ngôn còn hướng đến cảnh báo chính nhân dân Việt Nam phải luôn tỉnh táo và ý thức rõ ràng về giá

Page 74: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

62

trị của độc lập, chủ quyền cũng như những nguy cơ ngoại xâm bằng cách đặt ra sự đối sánh giữa "có" và "chưa có". Ví dụ trong Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập – 1950:

Trước ngày Cách mạng tháng Tám (CC), chúng ta (SHT) có (QTQH) hai kẻ địch trực tiếp là đế quốc Nhật và thực dân Pháp và một kẻ địch gián tiếp là phản động Quốc dân đảng Trung Quốc (BSHT).

Trước ngày Cách mạng Tháng Tám (CC), chúng ta chưa có (QTQH) chính quyền, chưa có quân đội chính quy (BSHT). [132, tr. 382]

Trước ngày Cách mạng tháng Tám chúng ta có hai kẻ địch trực tiếp .... Trước ngày Cách mạng tháng Tám chúng ta chưa có chính quyền chưa có quân đội chính quy

CC thời gian SHT QTQH BSHT

2.2. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua chu cảnh chuyển tác

Chúng tôi đã khảo sát 13 tác phẩm đã nêu ở Phụ lục, riêng diễn ngôn Bản án chế độ thực dân Pháp khảo sát 5 chương đầu. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Thống kê các kiểu chu cảnh trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Kiểu chu cảnh Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Không gian 102 21,1 35 13,5 2 Thời gian 105 21,7 27 10,4

3 Cách thức Phương tiện 39 8,1

21,7 16 6,2

50,5Chất lượng 63 13,0 107 41,2So sánh 3 0,6 8 3,1

4 Nguyên nhân

Mục đích 47 9,7

18,2

42 16,1

20,2Lý do 25 5,2 3 1,1 Nhượng bộ 11 2,3 5 1,9 Điều kiện 5 1,0 3 1,1

5 Vấn đề 35 7,3 5 1,9 6 Quan điểm 19 3,9 2 0,8 7 Đồng hành 22 4,6 2 0,8 8 Vai diễn 7 1,5 5 1,9

Tổng 483 100 260 100

Từ bảng thống kê có thể thấy, cả trước và sau năm 1945, những kiểu Chu cảnh không gian, thời gian, cách thức và nguyên nhân được sử dụng nhiều nhất, có mối quan hệ tương tác hiệu quả với các tham tố cùng hệ thống các vị từ trung tâm trong việc thể hiện giá trị kinh nghiệm của người viết cũng như triển khai và phát triển chủ đề cho diễn ngôn.

Trước năm 1945, Chu cảnh thời gian, không gian chiếm tỷ lệ cao hơn so với thời điểm sau năm 1945 (21,1% và 21,7% so với 13,4% và 10,4%); ngược lại, chu cảnh chỉ cách thức trong văn chính luận sau năm 1945 lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với diễn ngôn

Page 75: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

63

trước năm 1945 (50,5% so với 21,7%). Điều này có thể giải thích từ chính hoàn cảnh sống và sáng tác của tác giả. Trước năm 1945, với vai trò là người thanh niên ưu tú yêu nước đang đi tìm đường cứu nước, sống trên nước Pháp, ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc thiên về tinh thần khách quan, phản ánh sự kiện, hoạt động diễn ra ở những thời điểm, địa điểm khác nhau, để cho sự tình trở nên sống động, "tự nói" lên tất cả. Trong khi đó, sau năm 1945, chu cảnh cách thức chiếm tỷ lệ lớn, bởi lúc này, trong ngôn ngữ được lựa chọn và sử dụng đã bao hàm ý nghĩa đánh giá, quan điểm chính trị rõ ràng của tác giả (lúc này là Chủ tịch nước). Đây là điểm giống và khác nhau cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy từ số liệu thống kê.

(1) Về chu cảnh không gian, trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc trước năm 1945, có thể thấy xuất hiện nhiều loại chu cảnh không gian khác nhau: Loại không gian thứ nhất chỉ những địa danh cụ thể như: từ bờ biển châu Phi để đưa đi Ăngtiơ, ở Mađagátxca, ở Băngghi, ở Đông Dương, Cao Miên, ở Sài Gòn, ở Bắc Kỳ,… tương ứng với chủ đề (tiểu chủ đề) cũng như hoàn cảnh sáng tác của tác giả diễn ngôn là ở Pháp và các nước thuộc địa. Loại không gian thứ hai là kiểu chu cảnh không gian gọi tên theo chức năng như: trại lính, khám tù, công trường, chiến trường, trên tàu buôn nô lệ,... Đây là kiểu không gian tù đày, nô dịch, chiến tranh, phản ánh đúng bối cảnh hiện thực đang diễn ra ở các nước thuộc địa mà diễn ngôn hướng tới. Loại không gian thứ ba mang tính phiếm chỉ như: ở một tỉnh nọ, ở một nơi khác,... hay ở đây, ở đấy, ở bên ấy, ở bên này,... vừa là cách sử dụng đại từ thay thế nhưng cũng nhằm tạo nên thế đối lập giữa không gian thuộc địa và chính quốc, có giá trị nâng tính khái quát của hiện thực được phản ánh.

Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp: + Ở đấy, sau khi họ có đủ thì giờ để thay đổi ý kiến rồi, người ta mới đưa họ sang

trại lính. [131, tr. 197] Ở đấy sau khi có

đủ thì giờ... người ta mới đưa họ sang trại lính

CC không gian

CC thời gian

HT CC cách thức chất lượng

QTVC ĐT CC không gian

+ (…) Vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. [131, tr. 191]

Vì để bảo vệ...

họ ...đột ngột xa lìa vợ con...

để vượt đại dương, đi phơi

thây

trên các bãi chiến trường châu Âu

CC mục đích

HT CC cách thức chất lượng

QTVC ĐT CC mục đích

CC không gian

+ Một lần (CC), ở một công trường (CC), ông ta (HT) đã giật súng của một người lính coi tù (QTVC) để đánh một người tù (ĐT). [131, tr. 228]

Một lần, ở một công trường, ông ta đã giật súng (của một người lính coi tù)

để đánh một người tù CC thời gian CC không gian

CC HT QTVC CC mục đích

Page 76: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

64

(2) Về chu cảnh thời gian, trước năm 1945, trong diễn ngôn Nguyễn Ái Quốc

cũng xuất hiện những chu cảnh thời gian xác định, cụ thể phản ánh tính chính xác, đáng

tin cậy của thông tin, sự kiện. Ví dụ, trong Công cuộc khai hóa giết người tác giả viết:

Năm 1895, người Anh đã tàn sát 3.000 người Matabêlê nổi loạn đã ra đầu hàng họ.

Từ 1901 đến 1906, người Đức ít ra cũng đã tàn sát đến 15.000 dân Hererô ở Tây

Phi… [131, tr. 164]

Thêm vào đó là thời gian theo hành động, sự kiện như: ngay khi, sau khi, trong

khi,… Đặc biệt, để cho thấy tính khái quát, tính lặp lại của sự tình, trong diễn ngôn

trước năm 1945 còn sự xuất hiện nhiều Chu cảnh thời gian không xác định như: một

hôm, một hôm khác, lại một lần khác, cứ mỗi khi,... Chẳng hạn như trong Bản án chế

độ thực dân Pháp:

Một hôm, nhà khai hóa của chúng ta vừa quở trách một nhân viên người Âu xong,

không biết trút cơn giận lên đầu ai được, vớ cái thước sắt trên bàn giấy đập nát hai ngón

tay của một viên thư ký người An Nam chẳng liên can gì đến việc kia cả.

Một hôm khác, ông ta vụt roi gân bò vào mặt một viên đội người bản xứ trước

những người lính dưới quyền anh ta.

Lại một lần khác, có mấy người lính khố xanh làm trái ý ông ta, ông ta bèn cho

đem chôn họ đến tận cổ, mãi đến khi họ ngắc ngoải mới cho moi lên.

Cứ mỗi khi ông ta đi xem xét các con đường có dân phu làm việc thì số chân người

bị đánh què bằng lưỡi xẻng, cán cuốc, phải tính bằng đơn vị nửa tá. [131, tr. 227-228]

Sau năm 1945, do mục đích tái hiện những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc,

Chu cảnh không gian trong các văn bản chính luận của Hồ Chí Minh thường mang tính

xác định. Ví dụ: Ngày 9 tháng 3 năm nay (CC), Nhật (HT) tước khí giới (QTVC) của

quân đội Pháp. (ĐT) (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 700]

Ngày 9 tháng 3 năm nay Nhật tước khí giới của quân đội Pháp

CC thời gian HT QTVC ĐT

(3) Ngoài Chu cảnh không gian, thời gian, Chu cảnh cách thức cũng được chú ý

sử dụng trong diễn ngôn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cả trước và sau

năm 1945, nhất là sau năm 1945, đặc biệt là loại Chu cảnh cách thức chất lượng với

những từ ngữ mang hàm nghĩa đánh giá ở thang độ cao. Cụ thể:

– Nhằm nhấn mạnh hậu quả của tội ác kẻ thù, bản chất tàn bạo của bọn thực dân,

loại Chu cảnh cách thức chất lượng được sử dụng lặp lại rất nhiều lần trong các quá trình

không chỉ trước mà còn sau năm 1945. Ví dụ trong diễn ngôn trước năm 1945 (Bản án

chế độ thực dân Pháp):

+ Ở đây, bọn nói trên, đôi khi chỉ có một mình với vài người bản xứ, trên một con

thuyền hoặc trong một thôn xóm; vì vậy chúng (HT) cướp bóc (QTVC) trắng trợn hơn

là người Âu trên thị trường... (CC). [131, tr. 241]

(…) Chúng cướp bóc trắng trợn hơn là người Âu trên thị trường

HT QTVC CC cách thức chất lượng, so sánh

Page 77: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

65

+ Ông Đépphi (HT), chủ sự thuế quan, đá (QTVC) vào hông người đày tớ (ĐT) một cái rất mạnh làm anh này chết tươi (CC). [131, tr. 246]

Ông Đépphi... đá vào hông người đày tớ một cái rất mạnh làm anh này chết tươi

HT QTVC ĐT CC cách thức chất lượng

Ví dụ trong diễn ngôn sau năm 1945 (Tuyên ngôn độc lập): + Chúng (HT) thi hành (QTVC) những luật pháp (ĐT) dã man (CC). [131, tr. 699]

Chúng thi hành những luật pháp dã man

HT QTVC ĐT CC cách thức chất lượng

+ Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. [131, tr. 700]

Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước...

HT CC cách thức chất lượng QTVC ĐT

– Bên cạnh đó, loại Chu cảnh này cũng được sử dụng để góp phần khẳng định sức mạnh cũng như những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta: Nhưng dưới sự lãnh đạo kiên quyết và khôn khéo của Mặt trận Dân tộc giải phóng, quân và dân miền Nam ta đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, đã thắng lợi vẻ vang và quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn, để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 628]

(Nhưng) dưới sự lãnh

đạo kiên quyết và khôn

khéo của Mặt trận Dân

tộc giải phóng

quân và

dân miền

Nam ta

đoàn kết chặt chẽ để giải phóng miền Nam,

bảo vệ miền Bắc, tiến tới

thống nhất nước nhà chiến đấu anh dũng

(đã) thắng lợi vẻ vang...

CC

nguyên nhân điều kiện

HT QTVC CC

chất lượng

CC

nguyên nhân mục đích

(4) Chu cảnh nguyên nhân cũng là một trong những kiểu Chu cảnh quan trọng góp phần vào việc tăng nghĩa phản ánh hiện thực, nhấn mạnh nội dung trong diễn ngôn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

– Chu cảnh nguyên nhân nhượng bộ thể hiện những mâu thuẫn, những nghịch lý, bất công trong xã hội chế độ thực dân. Ví dụ:

+ Mặc dù hai người khốn khổ kia đã mê man bất tỉnh (CC), cuộc hành hạ ghê tởm đó (ĐgT) vẫn cứ kéo dài (QTQH) suốt bốn tiếng đồng hồ cho đến khi có người láng giềng phản đối mới thôi (ThT). (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 247]

Mặc dù hai người khốn khổ kia đã mê man bất tỉnh

cuộc hành hạ... ... kéo dài suốt bốn tiếng đồng hồ...

CC nguyên nhân nhượng bộ ĐgT QT quan hệ ThT

+ Trong các công sở (CC), những người bản xứ (HT) mặc dầu đã làm việc lâu năm và mặc dầu rất thành thạo công việc (CC), vẫn chỉ lĩnh (QTVC) một khoản tiền công chết đói... (ĐT) (Bình đẳng) [131, tr. 47]

Page 78: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

66

Trong các công sở

những người bản xứ

mặc dầu đã làm việc lâu năm

và mặc dầu rất thành thạo công việc

(vẫn chỉ) lĩnh

khoản tiền công chết đói

CC không gian

HT CC nguyên nhân nhượng bộ

QTVC ĐT

– Chu cảnh nguyên nhân lý do và Chu cảnh nguyên nhân mục đích lại chỉ rõ bản chất bịp bợm, tàn bạo của kẻ thù (trước năm 1945) hoặc khẳng định lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam (sau năm 1945).

Ví dụ trong diễn ngôn trước năm 1945: + Một tên thực dân nọ (HT) nổi giận (QTTT) vì không thể bắt hai người đầy tớ

bản xứ của hắn làm công không... (CC) (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 162]

Một tên thực dân nọ

nổi giận

vì không thể bắt hai người đầy tớ bản xứ của hắn làm công không...

CT QTTT CC nguyên nhân lý do

+ Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác (CC), chủ nghĩa tư bản thực dân (HT) luôn luôn trang điểm (QTVC) cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng,v.v.. (ĐT) (Bình đẳng) [131, tr. 47]

Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác,

chủ nghĩa tư bản thực dân

... trang điểm...

cho cái huy chương mục nát của nó...

CC nguyên nhân mục đích HT QTVC ĐT

Ví dụ trong diễn ngôn sau năm 1945: + Nhưng chúng ta (HT) càng nhân nhượng (QTTT), thực dân Pháp (HT) càng lấn

tới (QTVC), vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! (CC) (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) [132, tr. 97]

(Nhưng)

chúng ta

(càng) nhân

nhượng

thực dân

Pháp

(càng)

lấn tới

vì chúng quyết tâm cướp

nước ta lần nữa!

HT QTTT HT QTVC CC nguyên nhân lý do

+ Chúng (HT) lập (QTVC) ba chế độ khác nhau (ĐT) ở Trung, Nam, Bắc (CC) để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta (CC), để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết (CC). (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 699]

Chúng lập ba chế độ khác nhau

ở Trung, Nam, Bắc

để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta,

để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết

HT QTVC ĐT CC không gian

CC nguyên nhân mục đích

+ Vì độc lập của Tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ (CC), toàn dân và toàn quân ta (HT) đoàn kết (QTVC) một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn (CC). (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 630]

Page 79: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

67

Vì độc lập

của Tổ quốc

vì nghĩa vụ đối với các dân

tộc đang chống đế quốc Mỹ

toàn dân và

toàn quân ta

đoàn

kết

một lòng....

CC

nguyên nhân - mục đích

HT QTVC CC

cách thức chất lượng

(5) Bên cạnh đó, những Chu cảnh còn lại như Chu cảnh vấn đề, quan điểm hay vai diễn cũng có những vai trò cụ thể trong việc tạo nên “hậu cảnh” hay “tình huống” nhằm giải thích rõ quá trình, sự kiện hay sự tình đang được hướng tới. Chẳng hạn:

– Chu cảnh quan điểm: Cứ theo lời ngài Xarô quý mến, đảng viên đảng cấp tiến,

nguyên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, thì ngài là người cha hiền của dân bản xứ, ngài rất quý mến người An Nam và được người An Nam quý mến lại. [131, tr. 207]

– Chu cảnh vai diễn: Là nghị viên, ông ta nhận cấp phí đều đặn; là thực dân, ông ta không nộp thuế. [131, tr. 221]

– Chu cảnh vấn đề: Khoa cai trị của ông ta, ông ta đã học được ở khu phố latinh khi ông còn là một anh hàng cháo. [131, tr. 226]

Phản ánh, miêu tả hiện thực là một trong những chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Dưới các góc độ khác nhau, bằng những chất liệu và cách thức phản ánh khác nhau, diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tái hiện lại một cách chân thực những giai đoạn lịch sử của dân tộc qua những nội dung lịch sử và xã hội. Xét theo quan niệm của Brown và Yule thì đó chính là “những thông tin có tính thực tế”; còn với Halliday, đây chính là những “kinh nghiệm” về thế giới mà người tạo lập diễn ngôn đã “chia sẻ” đến người tiếp nhận. Những nội dung phản ánh này không chỉ có chức năng tái hiện hiện thực mà nó còn thể hiện thái độ, cách nhìn nhận và đánh giá của người viết, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tiếp nhận theo những mục đích khác nhau của tác giả, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến một nội dung khác được thể hiện qua một chức năng khác của diễn ngôn, đó chính là nội dung liên cá nhân thông qua chức năng liên nhân của ngôn ngữ.

Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được thực hiện hóa qua các quá trình chuyển tác và chu cảnh chuyển tác. Qua khảo sát, phân tích, chúng tôi nhận thấy:

– Trong hệ thống quá trình chuyển tác, tác giả tập trung vào 4 kiểu quá trình: vật chất, tinh thần, nói năng và quan hệ. Nổi bật nhất là sự đối lập về tỷ lệ các quá trình và số lượng, số lượt cũng như sự đa dạng về phạm trù nghĩa của hệ thống các vị từ trung tâm trong các kiểu quá trình,... Trong diễn ngôn trước năm 1945, tác giả tập trung vào quá trình do đối tượng kẻ thù (chủ nghĩa thực dân và những đối tượng cai trị người Pháp) làm Hành thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Đồng nhất thể với hệ thống động từ hoạt động mang nhiều phạm trù nghĩa khác nhau, đặc biệt tỷ lệ các quá trình vật chất có tác động đến Đích thể là con người – người dân bản xứ; trong khi đó, quá trình vật chất do người dân bản xứ làm Hành thể, Phát ngôn thể, Cảm thể,… có tỷ lệ thấp hơn tập trung vào các

Page 80: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

68

quá trình không có sự tác động Đích thể, các động từ hoạt động cùng chung phạm trù nghĩa lớn nhất: cam chịu sự đàn áp của kẻ thù, qua đó phản ánh sâu sắc nội dung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và nỗi thống khổ của người dân bản xứ. Ngược lại, trong các diễn ngôn chính luận sau năm 1945, tác giả tập trung vào các quá trình do người dân Việt Nam làm Hành thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Sở hữu thể với hệ thống các vị từ trung tâm đa dạng về nghĩa đã giúp tác giả phản ánh, ngợi ca công cuộc xây dựng, chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới và kêu gọi, hiệu triệu các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết, chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm giải phóng, thống nhất đất nước.

– Luận án cũng tiến hành khảo sát, phân tích các kiểu Chu cảnh trong hệ thống chuyển tác. Qua đó, chúng tôi nhận thấy các loại Chu cảnh đã thực hiện rất hiệu quả chức năng của mình trong việc góp phần phản ánh những giá trị kinh nghiệm về hiện thực lịch sử, xã hội thông qua việc tạo “hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình, giải thích rõ quá trình đó, sự kiện đó xảy ra ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao,… Trong đó, Chu cảnh thời gian, không gian cùng Chu cảnh chỉ cách thức chất lượng hay nguyên nhân là những Chu cảnh tiêu biểu được sử dụng lặp lại nhiều lần trong nhiều quá trình cũng như ở các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau nhằm nhấn mạnh đến tính chất của các sự kiện, hoạt động và bản chất của đối tượng được phản ánh.

– Sự thay đổi trong cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ được phân tích ở trên không chỉ chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố ngữ cảnh tình huống như sự thay đổi về bối cảnh lịch sử, không – thời gian, vị thế của các vai giao tiếp, kiến thức nền và đặc biệt là mục đích xây dựng đề tài, chủ đề mà còn chịu ảnh hưởng bởi chính thái độ và quan điểm của người tạo lập diễn ngôn. Vì vậy, những đặc trưng về Trường được thực hiện hóa thông qua các quá trình chuyển tác và chu cảnh chuyển tác bên cạnh việc tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tiếp nhận: nhận thức về bản chất của cái gọi là “công cuộc khai hóa” và nhận thức về cuộc sống thực sự của người dân thuộc địa vốn dĩ bị chủ nghĩa thực dân “che đậy”, “điểm trang” bằng những mĩ từ tự do, bình đẳng, bác ái,… nó còn dẫn đến việc diễn đạt và xác lập, duy trì các mối quan hệ xã hội và các quan hệ cá nhân giữa người tạo lập diễn ngôn với các đối tượng trong và ngoài diễn ngôn thông qua thái độ, tình cảm và cách đánh giá, dự đoán về tác giả đối với những vấn đề được phản ánh. Đây cũng chính là biểu hiện của chức năng liên nhân (sự hiện thực hóa của đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh) – nội dung sẽ được chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong chương 3 của luận án.

Page 81: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

69

CHƯƠNG 3

ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG KHÍ TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những đặc trưng về Trường trong diễn ngôn văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể hiện qua chức năng biểu hiện, được cụ thể hóa qua hệ thống quá trình chuyển tác và chu cảnh chuyển tác. Ở chương này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng về Không khí trong diễn ngôn văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể hiện qua chức năng liên nhân và được cụ thể hóa qua hệ thống Thức trong các kiểu cú phân theo mục đích nói năng (bao gồm cú nhận định; cú nghi vấn; cú cầu khiến, cú cảm thán) và hệ thống Tình thái qua các yếu tố tình thái, các biểu thức quy chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ xưng hô, từ Hán Việt và hệ thống từ đánh giá.

3.1. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các kiểu cú phân theo mục đích nói năng

Phân loại cú theo chức năng liên nhân gồm cú nhận định; cú nghi vấn; cú cầu khiến và cú cảm thán. Khảo sát các loại cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Thống kê các loại cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Các loại cú Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cú nhận định 2.031 91,4 281 87,3

2 Cú nghi vấn 127 5,7 3 0,9

3 Cú cầu khiến 31 1,4 23 7,1

4 Cú cảm thán 34 1,5 15 4,7

Tổng 2.223 100 322 100

Khảo sát văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy có một số dạng cú nổi bật bộc lộ ý nghĩa liên nhân như sau:

3.1.1. Cú nhận định

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cả trước và sau năm 1945, tỷ lệ cú nhận định chiếm đa số (lần lượt chiếm 91,4% và 87,3%). Kết quả này không chỉ phù hợp với đặc điểm văn chính luận nói chung nhằm cung cấp những nhận định, những thông tin mà còn phản ánh tính mục đích trong việc lựa chọn các kiểu cú để xây dựng nội dung chủ đề trong từng giai đoạn khác nhau của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng, đó là cung cấp thông tin, những bằng chứng thuyết phục để tố cáo tội ác của kẻ thù (trước năm 1945); hoặc kêu gọi, hiệu triệu nhân dân Việt Nam tin vào chân lý chính nghĩa, tin vào sức mạnh của toàn dân tộc; từ đó đoàn kết, hăng hái trong sự nghiệp xây dựng và giải phóng đất nước (sau năm 1945). Giá trị liên nhân được thể hiện qua lực ngôn trung trong các cú

Page 82: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

70

nhận định: bên cạnh thể hiện những nhận định chủ quan của tác giả thông qua việc cung cấp những thông tin về thế giới hiện thực, các cú nhận định còn thể hiện rất rõ tính mục đích của tác giả: bộc lộ thái độ lên án, tố cáo kẻ thù và ngợi ca, kêu gọi toàn dân tham gia kháng chiến.

* Trước năm 1945, với 2.031 cú nhận định, tác giả đã cung cấp những thông tin về cái gọi là “công cuộc khai hóa” của chủ nghĩa thực dân tại các nước thuộc địa, qua đó làm nổi rõ bộ mặt thật tàn bạo của kẻ thù cũng như cuộc sống đau khổ và số phận nhỏ nhoi của người dân bản xứ. Những thông tin mới được truyền tải với nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn:

– Khi tố cáo tội ác của chế độ thực dân, tác giả viết: + Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta. + Ông Đépphi, chủ sự thuế quan, đá vào hông người đày tớ một cái rất mạnh làm

anh này chết tươi. [131, tr. 246]

Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta. Ông Đépphi (…) đá vào hông người đày tớ một cái rất mạnh làm anh này chết tươi

CN + thức nhận định VN BN Thức Dư

– Khi nhận định về số phận của người dân thuộc địa: Nếu công cuộc khai hóa cứ

tiếp tục với đà ấy thì chẳng mấy năm nữa, người dân Marốc khốn khổ sẽ không còn lấy

một tấc đất tự do nào để trồng trọt và sinh sống trên Tổ quốc mình mà không phải chịu

cái ách bóc lột và nô dịch của chủ nghĩa thực dân. [131, tr. 250]

* Hay với 281 cú nhận định trong diễn ngôn sau năm 1945, tác giả không chỉ tiếp tục tố cáo tội ác kẻ thù mà quan trọng hơn là cung cấp những thông tin về công cuộc xây dựng, đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới với khí thế quyết tâm cao và niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng của dân tộc. Chẳng hạn trong Không có gì quý hơn độc lập, tự do tác giả đưa ra nhận định: Nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Giặc Mỹ xâm lược nhất định thua! [133, tr. 631]

Nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Giặc Mỹ xâm lược nhất định thua! CN + thức nhận định BN VN

Thức Dư

3.1.2. Cú nghi vấn

Cú nghi vấn là một trong những dạng cú tiêu biểu trong cấu trúc Thức của bình diện nghĩa liên nhân. Halliday [114] cho rằng, chức năng điển hình của cú nghi vấn là để hỏi; và từ quan điểm của người hỏi là một biểu hiện chỉ ra rằng người hỏi muốn được trả lời một điều gì đó. Có hai kiểu câu hỏi chính: kiểu thứ nhất, người nói muốn biết về thái cực: Có hay không? Kiểu thứ hai, người nói muốn sự nhận diện một thành phần nào đó trong nội dung được đưa ra.

Qua khảo sát trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chúng tôi nhật thấy, đặc điểm quan trọng nhất và nổi bật nhất là tác giả sử dụng các câu hỏi không chỉ để tìm kiếm thông tin phản hồi từ người tiếp nhận mà quan trọng hơn là để khẳng

Page 83: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

71

định, xác nhận thông tin, đặc biệt tạo sự đồng tình về những vấn đề đang được nêu ra hoặc kêu gọi hành động, kêu gọi người tiếp nhận cùng tham gia vào những vấn đề người tạo lập diễn ngôn đang hướng đến. Chính vì những đặc điểm này mà ý nghĩa liên nhân được thể hiện một cách cụ thể, mối quan hệ xã hội giữa các vai giao tiếp được tạo lập và duy trì chặt chẽ.

* Trước năm 1945, kết quả khảo sát các diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc cho thấy có xuất hiện 127 câu hỏi. Tuy nhiên, những cú nghi vấn này, người hỏi là tác giả hoặc chuyển vai hỏi cho đối tượng là người dân bản xứ, người dân các nước thuộc địa và Tiếp ngôn thể thực dân Pháp nói chung hoặc những đối tượng cụ thể với mục đích cơ bản không phải là mong muốn nhận sự phản hồi của đối tượng được hỏi.

– Trước hết chủ thể thực hiện cú nghi vấn là tác giả, hướng đến đối tượng Tiếp ngôn thể là kẻ thù. Với đối tượng này, thái độ của người viết thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm, mục đích để khẳng định thông tin và hướng đến vạch trần tâm địa và tội ác của tiếp ngôn thể.

Ví dụ: Chúng tôi xin chào mừng quan toàn quyền mới về, và xin hỏi ngài: "Phải chăng phái đoàn thanh tra của bộ đã không có đủ xà phòng để xát lên đầu

quan toàn quyền, đồng thời thoa trơn cái dốc, trên đó cụ lớn phải trượt thẳng về chính quốc để ở lại đó mãi mãi đến mãn đời trọn kiếp?

"Phải chăng để cứu vớt thể diện cho ngài, một vài tên tay sai đắc lực đã tổ chức một tiệc rượu tiễn hành, và để làm việc đó, chúng đã phải chạy bở hơi tai, vì ngoài ban tổ chức ra, không ma nào buồn đến dự tiệc cả?

"Phải chăng bọn tay chân của quan toàn quyền đã định làm một lá đơn ái mộ xin ngài trở lại thuộc địa, nhưng lại không dám đưa ra vì sợ có đơn chống lại? [131, tr. 218-219]

Phải chăng bọn tay chân của quan toàn quyền đã định làm một tiệc rượu tiễn hành

PN CN + thức nhận định PN PN VN BN

Thức Dư

Ngược lại, với Tiếp ngôn thể là người dân thuộc địa và người dân Pháp chân chính – những đối tượng tác giả muốn hướng đến với mục đích thức tỉnh, tác động họ thay đổi nhận thức chính xác về tội ác của chủ nghĩa thực dân và số phận bi thảm của các dân tộc thuộc địa – thì tác giả lại có một thái độ gần gũi, tình cảm với mục đích kéo họ về phía quan điểm của mình, cùng đồng tình với mình. Chẳng hạn: Các bạn công nhân chính quốc! Các bạn đang phản đối món thuế vô lý đánh vào tiền lương, các bạn nghĩ thế nào về món thuế bỉ ổi đánh vào các em bé kia? [131, tr. 249]

– Bên cạnh đó, đôi khi tác giả lại chuyển vai hỏi cho đối tượng người dân bản xứ, người dân các nước thuộc địa và Tiếp ngôn thể là thực dân Pháp nói chung hoặc những đối tượng cai trị người Pháp cụ thể. Qua những câu hỏi này, tác giả không chỉ thể hiện thái độ cảm thông trước nỗi thống khổ của người dân thuộc địa mà qua đó giúp cho họ cất lên tiếng nói của mình – những người vốn chỉ biết nghe, biết van nài, kêu, xin chứ không được quyền đòi hỏi. Ví dụ:

+ Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc

chết còn tự hỏi phải chăng nước Mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua

Thổ, – chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? [131, tr. 192]

Page 84: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

72

+ Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? [131, tr. 194]

Ý nghĩa liên nhân trong những kiểu cú nghi vấn trên được thể hiện một cách đa dạng, nhiều khía cạnh. Trong đó, đặc điểm nổi bật nhất là tác giả đặt câu hỏi nhưng không phải đơn thuần là yêu cầu Tiếp ngôn thể phản hồi thông tin mà quan trọng hơn là để khẳng định thông tin được nêu ra với một thái độ và lý lẽ đanh thép, từ đó tố cáo, vạch trần tội ác của thực dân Pháp; đặc biệt với Tiếp ngôn thể là người dân bản xứ, mục đích của tác giả là nhằm kéo họ cùng tham gia bàn luận, đồng tình với những quan điểm của mình. Tính liên nhân qua đó được bộc lộ cụ thể và chân thực nhất.

* Sau cách mạng, mục đích cơ bản của những diễn ngôn chính luận thời kỳ này là ngợi ca công cuộc xây dựng, chiến đấu thống nhất đất nước và đặc biệt là kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tham gia cách mạng, do đó, người viết tập trung vào những cú khẳng định hơn là nghi vấn. Tuy nhiên, những cú nghi vấn khi được sử dụng cũng có tác dụng rất lớn trong việc phục vụ cho mục đích xây dựng chủ đề của diễn ngôn giai đoạn này. Người hỏi chính là tác giả với tư cách là Chủ tịch nước, đại diện cho tiếng nói dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.

– Trước hết, những cú nghi vấn được sử dụng với mục đích chất vấn, yêu cầu nhằm vạch trần tội ác của kẻ thù và tác động mạnh vào tâm lý của các tầng lớp nhân dân khi đứng trước quyền lợi cá nhân và quyền lợi dân tộc, trước vận mệnh một mất một còn của dân tộc. Ví dụ: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, là Hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chǎng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là Chính phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam? (Không có gì quý hơn độc lập tự do) [133, tr. 630]

– Với đồng bào, nhân dân, thái độ của tác giả nhẹ nhàng, ôn hòa nhưng sâu sắc. Cũng bằng câu hỏi tu từ nhưng không phải dạng chất vấn mà đặt ra cho người tiếp nhận sự lựa chọn trước những tình huống giả định thông qua phương tiện ngôn ngữ là phụ ngữ liên từ để họ ý thức vấn đề, nhận thức được trách nhiệm của mình với cách mạng, dân tộc, Tổ quốc. Ví dụ: Nếu quyền lợi của dân tộc không còn, quyền lợi và sự nghiệp gì của cá nhân liệu có giữ được an toàn không? (Toàn dân kháng chiến) [132, tr. 29]

– Hoặc dùng câu hỏi như một thủ pháp để dẫn dắt, diễn giải, giải thích một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, để giải thích cho nhân dân hiểu làm thế nào để chiến thắng kẻ thù, tác giả nêu câu hỏi: Nhưng muốn thắng quân địch, chỉ trông vào sức chiến đấu ở tiền phương chưa đủ. Tại sao? (Toàn dân kháng chiến) [132, tr. 28]. Sau đó, tác giả lý giải nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục.

3.1.3. Cú cầu khiến

Cú cầu khiến phân biệt với cú nhận định qua hệ thống ngôi. Cú cầu khiến là thức nhằm đưa yêu cầu trao đổi hàng hóa, thông tin hoặc dịch vụ nên chủ ngữ của nó là ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Ngoài ra, trong tiếng Việt, cú cầu khiến thường có dấu hiệu hình thức là lớp phụ từ chỉ bổn phận như: hãy, buộc, buộc phải, phải,... Có thể chia thành hai tiểu loại cầu khiến là cầu khiến mệnh lệnh và cầu khiến mong muốn.

Page 85: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

73

* Trước cách mạng, cú cầu khiến có tỷ lệ không nhiều, xuất hiện chủ yếu với phụ từ hãy và chủ ngữ là ngôi một hoặc ngôi hai hoặc khuyết chủ ngữ. Ngôi một chủ yếu là chủ thể diễn ngôn và ngôi hai là đối tượng kẻ thù. Với việc sử dụng những dạng cú cầu khiến có hình thức ngữ điệu mang sắc thái tương đối trung tính, khách quan như là sự dẫn dắt người đọc tự quan sát, phán xét trước những thông tin, sự kiện mà người viết đưa ra. Với cách trình bày này, diễn ngôn mang tính khách quan cao, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp của tác giả với tư cách là người thanh niên yêu nước của một dân tộc thuộc địa đang đi tìm đường giải phóng Tổ quốc trên chính đất nước của bọn xâm lược. Ví dụ:

+ Chúng ta hãy kể một vài tội ác giết người hàng loạt mà người ta không thể đổ tại bản tính dã man của một vài cá nhân nào cả. [131, tr. 163]

+ Hãy bắt đầu từ nhân vật quan trọng nhất là viên toàn quyền. [131, tr. 234] + Mời ông Phaghê hãy suy nghĩ về những con số đó xem! [131, tr. 217] Cú cầu khiến ở đây như một hình thức dẫn truyện, dẫn dắt sự kiện, để từ đó thực

hiện mục đích phản ánh, tố cáo khách quan. Như vậy, những phụ từ bổn phận có tính bắt buộc, áp đặt cũng xuất hiện nhưng

không nằm trong cấu trúc cú cầu khiến mà chủ yếu trong cú nhận định như đã nói ở trên. Khi chuyển đối tượng giao tiếp với người dân thuộc địa, tác giả bộc lộ tình cảm,

thái độ rõ nét hơn, với mục đích kêu gọi, bộc lộ mong muốn đoàn kết, thống nhất hành động để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng cho người dân khỏi áp bức. Ví dụ:

Hỡi anh chị em cùng khổ ở các thuộc địa! Hãy đoàn kết lại! Hãy tổ chức lại! Hãy phối hợp hành động của anh chị em với hành động của chúng tôi, chúng ta

cùng nhau đấu tranh cho công cuộc giải phóng chung! [131, tr. 322] * Sau cách mạng, cú cầu khiến có sắc thái tình cảm phong phú hơn. Lúc này, tác

giả diễn ngôn là Chủ tịch nước, lãnh đạo tối cao của Cách mạng Việt Nam nên cú cầu khiến vừa hướng tới kẻ thù vừa hướng tới đồng bào, nhân dân Việt Nam cũng như người dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Với những đối tượng giao tiếp khác nhau, tác giả thể hiện những tình cảm, thái độ khác nhau. Do đó, tỷ lệ cú cầu khiến trong các diễn ngôn chính luận sau năm 1945 của Hồ Chí Minh nhiều hơn trước. Ví dụ:

+ Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. + Chúng ta phải đứng lên! [132, tr. 97]

Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.Chúng ta phải đứng lên!

CN + thức mệnh lệnh PN VN Thức Dư

+ Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. [132, tr. 737]

Chủ ngữ ngôi một trong cú cầu khiến sau năm 1945 thường là dân tộc, chúng tôi, chúng ta,... bởi lúc này quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân hòa chung với quyền lợi và trách nhiệm dân tộc; quyền lợi, trách nhiệm của Chủ tịch nước hòa chung với quyền lợi

Page 86: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

74

và trách nhiệm của nhân dân, đồng bào. Sắc thái liên nhân trong những cú cầu khiến dạng này chủ yếu thể hiện mong muốn, động viên, hiệu triệu.

Một dạng cú cầu khiến khác cũng khá phổ biến trong diễn ngôn chính luận sau năm 1945 là cú cầu khiến có chủ ngữ ngôi ba. Ví dụ: Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, phải rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt Nam thì hòa bình sẽ trở lại ngay lập tức; Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phải vĩnh viễn từ bỏ...; Công việc thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân hai miền Nam – Bắc tự giải quyết, nước ngoài không được can thiệp vào; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. [133, tr. 694]

Những cú cầu khiến ngôi ba là kẻ thù như trên mang sắc thái mệnh lệnh đanh thép, thể hiện quyết tâm đánh đuổi hết quân xâm lược của toàn thể dân tộc và quan điểm độc lập, chủ quyền rõ ràng của tác giả.

3.1.4. Cú cảm thán

Ý nghĩa liên nhân trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua các các cú cảm thán. Loại cú này dù không nhiều so với cú nhận định nhưng luôn được lựa chọn một cách phù hợp với thể loại văn bản; quan trọng nhất, nó thể hiện sâu sắc thái độ, tình cảm của tác giả đối với đối tượng tiếp nhận.

Cú cảm thán là kiểu cú thể hiện rõ ràng nghĩa liên nhân bởi ở đó cảm xúc, sự đánh giá của người nói/ người viết được bộc lộ trực tiếp qua các thán từ. Tuy nhiên, với những diễn ngôn chính luận ở những thời điểm trước và sau năm 1945 cũng có sự khác biệt sắc thái ý nghĩa liên nhân.

* Đối với những diễn ngôn chính luận trước năm 1945, cú cảm thán được sử dụng với mục đích xây dựng chủ đề trong thời điểm này là vạch trần, tố cáo tâm địa độc ác của chế độ thực dân và phản ánh nỗi thống khổ của người dân thuộc địa với rất nhiều khía cạnh nội dung được phản ánh. Để tăng tính thuyết phục đối với người đọc khi tiếp cận chủ đề này, một trong những yếu tố quan trọng được tác giả lựa chọn và sử dụng chính là các cú cảm thán. Bởi thông qua dạng cú này, tác giả có thể bộc lộ những trạng thái, cảm xúc và thái độ, tình cảm của mình một cách đa dạng trước mọi đối tượng, mọi vấn đề cần phản ánh.

– Trước hết, để vạch trần, tố cáo sự giả dối, chính sách mị dân của chủ nghĩa thực dân, tác giả sử dụng cú cảm thám với những ngữ tình thái qua đó thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm sâu cay. Chẳng hạn: Kể ra thì thêm vào những sự việc đó một vài con số, cũng tốt, nhưng cũng thật là đau đớn! (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 165]

Hay như trong Bản án chế độ thực dân Pháp: + Ngoài việc thăng thưởng dành cho những người đắc lực nhất, nghe đâu các ngài

cảnh binh còn được hưởng món hoa hồng bằng 20% số tiền phạt nữa thì phải! Chế độ tốt đẹp thay! [131, tr. 245]

Chế độ tốt đẹp thay!

CN VN PN

Thức

Page 87: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

75

+ Thật là thời đại khác, phong tục khác. Nhưng phong tục kỳ quái làm sao! [131, tr. 202]

Thật là thời đại khác phong tục khác

PN CN + thức nhận định VN Thức Dư

+ Thật là một cách khai hóa kỳ khôi: để dạy mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu bằng việc giết họ đi đã! [131, tr. 204]

Thật là một cách khai hóa kỳ khôi...! PN CN VN

Thức Dư

– Ngược lại, các cú cảm thán lại giúp tác giả bộc lộ sự xót thương, cảm thông sâu sắc khi phản ánh về cảnh những người dân vô tội bị chà đạp, bóc lột, tàn sát dã man: Nhưng than ôi! Anh Nahông không phải là nạn nhân duy nhất của bọn quân phiệt thuộc địa! [131, tr. 206]

Bên cạnh đó, cú cảm thán cũng là một phương thức hữu hiệu để tác giả tạo mối quan hệ liên nhân với người tiếp nhận, qua đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ đối với những vấn đề mình nêu ra: Hỡi những người mẹ, những người vợ, những người phụ nữ Pháp, chị em nghĩ gì về tình trạng đó? [131, tr. 305]

* Sau cách mạng, những diễn ngôn mà chúng tôi khảo sát như Tuyên ngôn độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950); Không có gì quý hơn độc lập, tự do dù dung lượng trong một diễn ngôn không cao nhưng có sự xuất hiện khá nhiều các cú cảm thán nhưng chủ yếu với một mục đích duy nhất là kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết, hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng, chiến đấu thống nhất nước nhà. Do vậy, cú cảm thán trong những diễn ngôn trong giai đoạn này tập trung bày tỏ thái độ dứt khoát, tinh thần đấu tranh bất khuất, không sợ gian khổ của nhân dân Việt Nam trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, cũng như tình cảm nồng ấm của tác giả dành cho đồng bào, chiến sĩ cả nước. Những câu nói ngắn gọn nhưng có giá trị hiệu triệu, có sức tác động lớn đến người tiếp nhận. Ví dụ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm! [132, tr. 97] Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi

tóc”, từng câu, từng chữ trong lời kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tham gia kháng chiến của tác giả đã tác động một cách trực tiếp, mạnh mẽ đến người tiếp nhận, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định, rõ ràng,...

Ngoài ra, những dạng cú cảm thán làm cho diễn ngôn chính luận Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, bình dị, dễ đến với đông đảo đồng bào, các tầng lớp nhân dân và đặc biệt phù hợp với thể chính luận tuyên ngôn, lời kêu gọi. Ví dụ:

Page 88: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

76

Hỡi đồng bào thân mến, Hỡi chiến sĩ yêu quý! (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày

độc lập (1950)) [132, tr. 385] Như vậy có thể nói, các cú trong cấu trúc Thức đã thể hiện giá trị liên nhân sâu sắc

trong các diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Mỗi kiểu cú có những đặc điểm riêng và có những đóng góp riêng trong quá trình tác giả bộc lộ thái độ, quan điểm của mình. Trong đó, lực ngôn trung được thể hiện rất cụ thể trong từng loại cú: Ngoài việc truyền tải những nhận định chủ quan của người viết, các cú còn thực hiện những lực tác động khác nhau đến người tiếp nhận.

3.2. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các yếu tố tình thái

3.2.1. Các yếu tố tình thái nhận thức (epistemic modality)

3.2.1.1. Các yếu tố tình thái thực hữu (factive)

Tình thái thực hữu là tình thái trong đó người nói xác nhận, đưa ra những cam kết về tính chân thực của nội dung mệnh đề dựa trên những bằng chứng; nói cách khác, sự tình được nói ở đây là hiện thực dựa trên những suy luận có tính cá nhân. Người nói cho rằng tính chân thực của điều được nói đến trong câu là không cần bàn cãi. Với mục đích xây dựng chủ đề một cách cụ thể, rõ ràng qua từng giai đoạn khác nhau: trước và sau năm 1945, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thường tập trung vào những sự việc được đề cập là hiện thực hay tất yếu hiện thực thông qua các yếu tố ngôn ngữ: chắc (chắn), chắc hẳn, tất nhiên, đúng là, nhất định, sự thật là,...

Bảng 3.2. Các yếu tố tình thái thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Các yếu tố tình thái tiêu biểu

Số lượt xuất hiện

Tỷ lệ (%)

Ví dụ

Chắc, chắc chắn

16 59 Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà.

Tất nhiên 7 26 Tất nhiên là vào các khoản chi về nhân sự, vì các khoản này ngốn gần hết 100% tổng số thu.

Hẳn (là) 4 15 Hẳn những người anh em khác màu da chúng ta, nóng sôi lên vì các nồi súpde nếu không phải vì lý tưởng (...)

Tổng 27 100

Bảng 3.3. Các yếu tố tình thái thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Các yếu tố tình thái tiêu biểu

Số lượt xuất hiện

Tỷ lệ (%)

Ví dụ

Sự thật (là) 4 12 Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Chắc, chắc chắn

8 24 Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta càng chắc chắn sẽ hoàn toàn thắng lợi.

Nhất định 21 64 Nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Tổng 33 100

Page 89: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

77

Những yếu tố tình thái thực hữu trong các bảng 3.2, 3.3 có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nghĩa liên nhân. Qua những yếu tố này, tác giả không chỉ đưa ra những nhận định mà còn bộc lộ thái độ, cách đánh giá về những nội dung, đối tượng được nhận định đó. Trong thực tế, yếu tố ngôn ngữ này cũng được sử dụng trong các loại cú khác; tuy nhiên, để tập trung tạo nên tính thuyết phục trong các sự kiện, các hoạt động từ đó tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận thì tác giả đã sử dụng những yếu tố này cho cú nhận định nhiều hơn.

* Trước năm 1945, các cú nhận định có những phụ ngữ xác suất như chắc rằng, chắc chắn là,... khi viết về đối tượng kẻ thù thường không chỉ để nhấn mạnh đến một nhận định nào đó của tác giả mà còn nghiêng về sắc thái mỉa mai, tố cáo qua đó càng khẳng định tâm địa cũng như tội ác của thực dân Pháp. Ví dụ: Chẳng những bọn thống đốc, công sứ muốn làm gì thì làm, mà cả các nhân viên nhà đoan, cảnh binh và tất cả những ai có tí chút quyền hành trong tay cũng đều sử dụng và lạm dụng quyền hành để thả cửa làm bậy vì họ biết chắc rằng sẽ không bị tội vạ gì hết. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 236]. Bên cạnh đó, các yếu tố như tất nhiên có tác dụng khẳng định tính tất yếu của hiện thực mà chế độ thực dân đã và đang gây ra cho các dân tộc thuộc địa. Đặc biệt, yếu tố này luôn đứng đầu câu, làm yếu tố tình thái cho câu, sức khái quát vì thế càng được nâng cao hơn. Chẳng hạn, để đi đến kết luận về hệ quả của nạn buôn bán nô lệ da đen, tác giả khẳng định: Kết quả tất nhiên của chế độ ghê tởm đó là sự tiêu diệt giống da đen. (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 112]; hay có khi tác giả dùng để khẳng định về biểu hiện của nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền thực dân: Tất nhiên là vào các khoản chi về nhân sự, vì các khoản này ngốn gần hết 100% tổng số thu. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 236]

Ngược lại, dù không nhiều nhưng những phụ ngữ xác suất như chắc, chắc chắn khi viết về đối tượng là người dân bản xứ tác giả lại thể hiện một cách sâu sắc những nhận định của mình, đặc biệt là niềm tin vào chính nghĩa, vào những người dân lương thiện Pháp cũng như các nước văn minh trên thế giới sẽ đứng về phía lẽ phải, đúng về phía người dân bản xứ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ví dụ: Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi để lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 200]

* Sau cách mạng, những yếu tố tình thái thực hữu có tác dụng giúp tác giả khẳng định hiện thực đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết của nhân dân Việt Nam cũng như khẳng định chiến thắng tất yếu của dân tộc và sự thất bại tất yếu của kẻ thù. Trong giai đoạn này, người viết với tư cách là vị lãnh tụ tối cao của Cách mạng và đất nước Việt Nam độc lập nên những cú nhận định thể hiện rõ niềm tin, niềm vui, niềm hạnh phúc cũng như tính chủ động, tính quyền lực của người viết. Điều này thể hiện rõ qua các phụ ngữ xác suất như: nhất định (20 lượt), chắc (chắn) (8 lượt), sự thật là (3 lượt),...

– Chẳng hạn, khi muốn làm tăng mức độ của sự khẳng định về những sự thật hiển nhiên và tất yếu của hiện thực được nói đến, tác giả sử dụng định ngữ câu: sự thật là. Đây cũng là yếu tố được sử dụng làm đề ngữ của câu, làm tình thái cho cả câu, thường khái quát những đặc điểm lớn của sự việc hoặc hiện tượng nào đó:

Page 90: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

78

+ Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 701]

+ Sự thật là: càng chiến đấu chống giặc Mỹ, miền Bắc càng vững mạnh về mọi mặt và luôn luôn hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam anh hùng. (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) [133, tr. 692]

– Hoặc khi muốn thể hiện niềm tin vào sức mạnh và chiến thắng tất yếu của dân tộc:

+ Tôi và Chính phủ tin chắc vào tinh thần và lực lượng kháng chiến to lớn, bền bỉ của quân và dân ta ở Nam Bộ. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952)) [134]

+ Nhân dân Việt Nam nhất định thắng!

+ Giặc Mỹ xâm lược nhất định thua! (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 631]

– Hay khi bộc lộ niềm tin vào sức mạnh của liên minh các nước yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa trên thế giới: Hiện nay, trước âm mưu tội ác mới của đế quốc Mỹ, tôi tin chắc rằng nhân dân và chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa trên thế giới càng ra sức ủng hộ và giúp đỡ hơn nữa nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 631]

3.2.1.2. Các yếu tố tình thái không thực hữu (non-factive)

Là loại tình thái trong đó người nói thể hiện nội dung sự tình như là một sự đoán định, nội dung sự tình là một kiến giải chủ quan mà người nói không đảm bảo, không cam kết về tính chân thực. Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, việc lựa chọn và sử dụng loại tình thái này phản ánh sâu sắc tính mục đích không chỉ trong việc truyền tải những thông tin hàm ẩn mà còn có tác dụng trong việc xây dựng, duy trì và phát triển chủ đề, nội dung của diễn ngôn trong những ngữ cảnh cụ thể.

Bảng 3.4. Các yếu tố tình thái không thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Yếu tố tình thái tiêu biểu

Số lượt xuất hiện

Tỷ lệ (%)

Ví dụ

Có thể 53 79 Mà khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất.

Có lẽ 6 8,9 Nhưng có lẽ Hội nhân quyền cho sự việc không lấy gì làm giật gân lắm nên chẳng thèm quan tâm đến.

Hình như 6 8,9 Hình như đối với họ, người bồi là tiêu biểu của cả chủng tộc da vàng.

Nghe đâu 2 3,2 Ngoài việc thăng thưởng dành cho những người đắc lực nhất, nghe đâu các ngài cảnh binh còn được hưởng món hoa hồng bằng 20% số tiền phạt nữa thì phải!

Tổng 67 100

Page 91: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

79

Bảng 3.5. Các yếu tố tình thái không thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Yếu tố tình

thái tiêu biểu

Số lượt

xuất hiện Ví dụ

Có thể 13 Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa

* Trước năm 1945, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện khá nhiều các phụ ngữ xác suất như: có thể (53 lượt), có lẽ (6 lượt),... không phải để đối lập với chắc, chắc chắn trong yếu tố tình thái thực hữu về mức độ tin cậy mà để người tạo lập diễn ngôn tập trung thể hiện thái độ phê phán, tố cáo kẻ thù vô cùng thâm thúy, nhẹ nhàng và sâu cay. Điều này rất phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp lúc đó: tác giả đang ở trên đất nước Pháp, lên án chính chính quyền Pháp và hướng đến một trong những đối tượng tiếp nhận cơ bản là người dân Pháp. Ví dụ, trong Bản án chế độ thực dân Pháp tác giả viết:

+ Có lẽ các bạn cho rằng đưa một người không hiểu gì về Đông Dương đến nắm vận mệnh Đông Dương thì thật là một trò hề lớn kiểu Đông Dương chứ gì. [131, tr. 279]

+ Ở trong một ngành nào đó đôi khi có thể có một vài viên chức gian tham, song rất ít khi lại có cả một ngành suốt từ trên xuống dưới nhiễm phải bệnh ăn cắp đến như vậy; điều lạ kỳ hơn nữa là tại sao tất cả bọn ăn cắp ấy lại có thể hoành hành được trong mấy năm ròng mà vẫn được bình yên vô sự. [131, tr. 264]

Tương tự như vậy, các yếu tố tình thái như nghe đâu, hình như không hẳn là sự đối lập hoàn toàn với chắc chắn ở mức độ tin cậy về thông tin được đưa ra. Hàm ẩn trong những yếu tố tình thái này chính là lời khẳng định về hiện thực đã và đang xảy ra hàng ngày và ở khắp mọi nơi. Người tiếp nhận có thể tìm được giá trị hàm ẩn đó nếu liên hệ đến ngữ cảnh của cú đang xét là những cú hoặc đoạn đứng trước hoặc sau nó. Chẳng hạn trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Ngữ cảnh là những cú đứng trước: Tất cả đều quen tự coi mình thuộc một đẳng cấp quý tộc mới, có đặc quyền đặc lợi. Binh sĩ hay là thực dân, họ đều cho rằng giữa họ và người bản xứ không có cách đối xử nào khác hơn là sự đối xử giữa chủ và tớ. Hình như đối với họ, người bồi là tiêu biểu của cả chủng tộc da vàng. [131, tr. 241]

+ Ngữ cảnh là cú đứng sau: Ngoài việc thăng thưởng dành cho những người đắc lực nhất, nghe đâu các ngài cảnh binh còn được hưởng món hoa hồng bằng 20% số tiền phạt nữa thì phải! Chế độ tốt đẹp thay! [131, tr. 245]

* Một đặc điểm dễ nhận thấy là nếu như trong văn chính luận trước năm 1945, tác giả sử dụng tương đối nhiều các yếu tố tình thái không thực hữu để tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau về bản chất của đối tượng phản ánh, rất phù hợp với mục đích tố cáo, thì trong những diễn ngôn sau cách mạng, để hướng vào việc ngợi ca và kêu gọi hiệu triệu toàn dân tộc đoàn kết chiến đấu, tác giả cần sử dụng những yếu tố tình thái thực hữu hơn là tình thái không thực hữu. Vì vậy, trong những diễn ngôn khảo sát, chúng tôi nhận thấy chỉ có một yếu tố tình thái không thực hữu duy nhất được sử dụng, đó là có thể với 13 lượt chủ yếu tập trung nói đến những nguy cơ mà bọn thực dân, đế quốc sẽ gây ra cho dân tộc Việt Nam trong tương lai, không chỉ nhằm mục đích tố cáo âm mưu kẻ thù, phủ định cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của chúng mà đặc biệt từ đó muốn khẳng định sức

Page 92: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

80

mạnh của cách mạng và nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Ví dụ: Giônxơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 629]

Bên cạnh đó, qua phụ ngữ xác suất này tác giả cũng đưa ra những nhận định mang tính chắc chắn nhằm động viên tinh thần của toàn dân trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược: Nhiều sức, giàu của, mới có thể kháng chiến lâu dài. Thế thì ở hậu phương làm sao góp được nhiều sức, làm được nhiều của, đó là kháng chiến, chứ không phải chỉ ra mặt trận mới là kháng chiến. (Toàn dân kháng chiến) [132, tr. 31]

3.2.1.3. Các yếu tố tình thái phản thực hữu (counter-factive)

Trong loại tình thái này, người nói nhận định rằng sự tình được nói đến ở nội dung mệnh đề là không có thực hay tất yếu phi hiện thực. Qua khảo sát chúng tôi thu được một số yếu tố tình thái nổi bật sau:

Bảng 3.6. Các yếu tố tình thái phản thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Yếu tố tình thái tiêu biểu

Số lượt xuất hiện

Tỷ lệ (%)

Ví dụ

Không/ không hề 66 71 Viên quan năm ra lệnh đem giết ngay không cần điều tra, xét xử gì cả.

Chưa hề 3 3 Rồi sáng hôm sau, chưa hề bắt tay vào công việc điều tra gì cả, ông đã lên đường trở về.

Chẳng/ chẳng hề 18 19 Một số đã được tha bổng, còn một số thì chẳng hề bị động tới lông chân.

Đâu 6 7 Số người được trở về rất ít. Vả lại, người ta có làm gì để giúp cho người dân phu trở về quê quán đâu!

Tổng 93 100

Bảng 3.7. Các yếu tố tình thái phản thực hữu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Yếu tố tình thái tiêu biểu

Số lượt xuất hiện

Ví dụ

Không/ không hề 43 Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!

* Nhằm đưa ra những bằng chứng, những sự kiện thuyết phục để phản ánh những mặt bất công, những tội ác hay những trò lừa bịp của chế độ chủ nghĩa thực dân, trong những diễn ngôn chính luận trước năm 1945 Nguyễn Ái Quốc sử dụng rất nhiều yếu tố tình thái phản thực hữu như các phó từ phủ định như không, chưa, chẳng,... kết hợp với các tiểu từ tình thái có chức năng biểu thị những nội dung sự tình được coi là không chân

Page 93: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

81

thực, hay nói cách khác biểu thị những ý nghĩa phủ định, bác bỏ các hành vi, thái độ đối với hiện thực như: ư, đâu, nào, sao,...

Với những phó từ phủ định sẽ tạo nên những câu phủ định. Câu phủ định là một trường hợp của câu mang tình thái phản thực hữu. Bởi vì đặc trưng của câu phủ định cũng là đặc trưng của câu mang tình thái phản thực hữu: dùng để nói đến sự không có thật của một nội dung sự tình trong một thế giới khả hữu nào đó. Do đặc trưng này quy định mà tình thái phản thực hữu đã tiếp nhận những yếu tố chuyên tạo ý phủ định trong câu phủ định như không, chưa, chẳng (chả) làm thành phương tiện chuyên dùng để biểu thị tình thái phản thực hữu. Các từ không, chưa, chẳng (chả) là những từ phủ định điển dạng, được gọi là vị từ (theo cách gọi của Cao Xuân Hạo, 1991) hay phó từ phủ định và đã được biết đến từ rất lâu. Trong phạm vi của tình thái nhận thức, các từ không, chưa, chẳng, chả trở thành những tác tử chuyên dụng biểu thị ý nghĩa tình thái phản thực hữu. Các phó từ phủ định chuyên dụng này có khả năng kết hợp với các từ khác tạo thành các tổ hợp từ như: không hề, chưa hề, chẳng hề,... Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh câu phủ định có giá trị cao trong việc phản ánh hiện thực, đặc biệt là tố cáo tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với người dân bản xứ. Chẳng hạn:

– Dùng để mỉa mai, châm biếm và đả kích sự bất công trong chế độ thực dân: Tòa án có trừng phạt những kẻ ấy, những nhà khai hóa ấy không? Một số đã được tha bổng, còn một số thì chẳng hề bị động tới lông chân. [131, tr. 247]; hay: Bọn thủ phạm gây ra vụ đó, mà cảnh binh là công cụ hèn mạt của chúng, không hề bị trừng trị, chúng cũng chưa hề bị truy tố. [131, tr. 254]

– Dùng để tố cáo bản chất tham lam cũng như âm mưu thâm độc của kẻ thù: Tiêu gần nửa tỷ để làm những đường ô tô mà trên đó không hề lưu thông một tấn hàng hóa nào. [131, tr. 217]; hay: Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn "chia để trị" của nó. [131, tr. 310]

– Hoặc dùng để phản ánh thái độ vô trách nhiệm của các “quan phụ mẫu” đối với những “đứa con cưng” của mình: Rồi sáng hôm sau, chưa hề bắt tay vào công việc điều tra gì cả, ông đã lên đường trở về. [131, tr. 283]; hay: Cái điều 4 này quả là một mánh khoé ác nghiệt, bởi vì chỉ cần những tay chân của bọn chủ bao thầu thuế – những tay chân đó được thuê tiền để phát giác càng nhiều vụ vi phạm càng hay – khai rằng làng sở tại chẳng hề làm gì để ngăn chặn vụ vi phạm, là đủ. [131, tr. 278]

Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ, các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp tương đương. Ví dụ để phản ánh tội ác của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa, tác giả viết: Số người được trở về rất ít. Vả lại, người ta có làm gì để giúp cho người dân phu trở về quê quán đâu! [131, tr. 267]; Thế ra cũng có những tên vô lại trong cái giới thống đốc và nghị viên thuộc địa cao quý ấy ư? Ai ngờ nhỉ!

* Sau năm 1945, các câu phủ định tiếp tục được dùng vào mục đích “tổng kết” tội ác thực dân Pháp trước cách mạng: Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào... [131, tr. 699]

Đặc biệt bên cạnh đó, câu phủ định cũng được sử dụng như một cách để khẳng định tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Việt Nam:

Page 94: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

82

+ Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! [132, tr. 97]

+ Cho nên chúng ta phải tỉnh táo, phải kiên quyết, tạm bại không nản, thắng to không kiêu, không chủ quan, không khinh địch. [132, tr. 386]

3.2.2. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa (deontic modality)

Tình thái đạo nghĩa là những tình thái liên quan đến ý chí của người nói, theo đó người nói đánh giá tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. Tình thái đạo nghĩa (deontics) nguyên từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bổn phận, trách nhiệm” liên quan đến tính tất yếu hay khả năng của các hành động thực hiện với nghĩa vụ và sự cho phép. Từ những quan điểm này, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy các yếu tố tình thái đạo nghĩa tập trung ở những diễn ngôn chính luận sau năm 1945 trong những lời kêu gọi, hiệu triệu. Cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Yếu tố tình thái tiêu biểu

Số lượt xuất hiện

Tỷ lệ (%)

Ví dụ

Phải 65 98,4 Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng.

Buộc phải 1 1,6 Chính phủ Mỹ đã buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tổng 66 100

Theo kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy, các yếu tố tình thái đạo nghĩa bộc lộ rõ nhất chủ yếu xuất hiện trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 khi tác giả sử dụng những phụ từ bổn phận hướng tới những đối tượng tiếp nhận là nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ với những sắc thái cũng như thang độ khác nhau về tính trách nhiệm hay bắt buộc.

– Đối với người tiếp nhận là nhân dân Việt Nam, tác giả sử dụng chủ yếu các phụ từ bổn phận ở thang đánh giá mức độ trung bình: phải. Ý nghĩa liên nhân trong yếu tố này không phải mang sắc thái áp đặt hay bắt buộc mà thể hiện sự động viên tinh thần quyết tâm chống giặc cứu nước cũng như nhấn mạnh đến tính trách nhiệm, bổn phận của mỗi người dân Việt Nam đối với vận mệnh của tổ quốc, của dân tộc. Ví dụ:

+ Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. + Chúng ta phải đứng lên! (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) [132, tr. 97]

+ Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi. (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) [133, tr. 693]

– Bên cạnh đó, các phụ ngữ bổn phận có tính bắt buộc ở thang độ cao hơn được sử dụng trong các cú hướng đến đối tượng kẻ thù không chỉ với sắc thái yêu cầu, mệnh lệnh

Page 95: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

83

đanh thép mà còn cho thấy một nhận định có tính chân lý về sự thất bại tất yếu của kẻ thù; đồng thời qua đó thể hiện quyết tâm đánh đuổi hết quân xâm lược của toàn thể dân tộc và quan điểm độc lập, chủ quyền rõ ràng của tác giả. Ví dụ: Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, phải rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt Nam thì hòa bình sẽ trở lại ngay lập tức; Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phải vĩnh viễn từ bỏ...; Công việc thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân hai miền Nam – Bắc tự giải quyết, nước ngoài không được can thiệp vào; Phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 630]

Bên cạnh tình thái hành động ngôn trung thể hiện trong các cú liên nhân và các yếu tố tình thái, thì nghĩa liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở nhiều yếu tố khác như các biểu thức quy chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ xưng hô, từ Hán Việt và hệ thống các từ đánh giá. Qua những yếu tố này, người viết không chỉ bộc lộ thái độ, quan điểm và cách đánh giá một cách chủ quan của mình mà còn tạo lập và phát triển một cách chặt chẽ mối quan hệ liên nhân với người tiếp nhận.

3.3. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các biểu thức quy chiếu

Xuất phát từ bản chất của quy chiếu, chúng tôi xác lập các đối tượng được quy chiếu định danh một cách tập trung nhất, đó là đối tượng kẻ thù gồm thực dân Pháp nói chung cùng một số quan chức cai trị thực dân Pháp (trong các diễn ngôn trước năm 1945); thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (trong các diễn ngôn sau năm 1945). Từ kết quả khảo sát tần số xuất hiện của các biểu thức quy chiếu, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích nghĩa liên nhân thông qua thái độ, góc nhìn của người trần thuật cũng như cung cấp thông tin về vai xã hội của các đối tượng được quy chiếu trong từng ngữ cảnh cụ thể.

Bảng 3.9. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Mô hình quy chiếu Số lượngTỷ lệ (%)

Biểu thức quy chiếu tiêu biểu

Quy chiếu bằng tên riêng

Danh từ riêng 40 36,7 Pháp, Utơrây, Buđinô, Hăngri

Danh từ thân tộc, danh từ thân tộc + danh từ riêng

14 13 cụ, cụ lớn Méclanh

Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước + danh từ riêng

32 29,3 quan toàn quyền Méclanh, quan quyền thống đốc Utơrây

Danh từ chung chỉ chế độ, chủ nghĩa + danh từ riêng

4 3,7 chủ nghĩa tư bản Pháp, chủ nghĩa thực dân Pháp, chủ nghĩa đế quốc Pháp,

Danh từ chung chỉ tổ chức, cộng đồng + danh từ riêng

4 3,7 Chính phủ Pháp, nước Đại Pháp, nước Mẹ, dân tộc Pháp

Page 96: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

84

Quy chiếu bằng ngữ danh từ xác định

Danh từ chung + định ngữ miêu tả + đại từ chỉ định

8 7,3

vị quan cao cấp này, ông chủ đồn điền đáng kính đó, ông nghị liêm chính này, vị quan cai trị dễ thương ấy; các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu

Từ chỉ xuất + danh từ chung + danh từ riêng

2 1,8 cái ông Utơrây, cái ông Méclanh

Từ chỉ xuất + danh từ chung + danh từ riêng + đại từ chỉ định

2 1,8 cái ông Đáclơ ấy, cái ông Utơrây ấy

Quy chiếu bằng đại từ nhân xưng

3 2,7 họ, chúng, hắn

Tổng 109 100

Bảng 3.10. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Mô hình quy chiếu Số

lượng Tỷ lệ (%)

Biểu thức quy chiếu tiêu biểu

Quy chiếu

bằng tên riêng

Danh từ riêng 2 10 Pháp, Giônxơn

Danh từ chung chỉ tổ chức, cộng đồng +

danh từ riêng 9 49,3

Chính phủ Pháp, quân đội Pháp, giặc Pháp, giặc Mỹ, quân địch, đế quốc Mỹ, quân đội Mỹ

Danh từ chung chỉ chế độ, chủ nghĩa + danh

từ riêng 3 15,7

bọn thực dân Pháp, bọn can thiệp Mỹ, phản động Mỹ

Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước +

danh từ riêng 1 5 Tổng thống Giônxơn

Quy chiếu bằng biểu thức miêu tả

Danh từ chung + danh từ riêng + định ngữ miêu tả

2 10 quân Pháp hung tàn, đế quốc Mỹ hung tàn

Quy chiếu bằng chỉ xuất

nhân xưng Đại từ nhân xưng 2 10 họ, chúng

Tổng 19 100

Qua bảng khảo sát 3.9, 3.10, chúng ta có thể nhận thấy giá trị liên nhân được thể

hiện rất rõ thông qua các biểu thức quy chiếu:

Page 97: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

85

(1) Trước hết, thông qua các biểu thức quy chiếu, thông tin về vai xã hội của các

đối tượng được xác lập một cách cụ thể: Trước năm 1945 là những viên quan cai trị

người Pháp tại các nước thuộc địa với những vai xã hội khác nhau như: quan toàn

quyền Méclanh, quan quyền thống đốc Utơrây, Giêrêmi Lơme – cựu thống đốc thuộc

địa, cựu nghị viên của Ấn Độ thuộc Pháp, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Xarô, công sứ tỉnh

Thái Nguyên Đáclơ,… Sau năm 1945 là Tổng thống Giônxơn.

(2) Bên cạnh đó, qua các biểu thức quy chiếu, tác giả còn bộc lộ thái độ, tình

cảm cũng như quan điểm, góc nhìn và cách đánh giá chủ quan của mình đối với đối

tượng được quy chiếu:

* Đối với những diễn ngôn chính luận trước năm 1945, đối tượng thực dân Pháp đã

được người tạo lập diễn ngôn sử dụng rất nhiều mô hình quy chiếu khác nhau với những

hình thức quy chiếu đa dạng, phong phú. Chẳng hạn:

– Quy chiếu bằng tên riêng: Ngoài việc sử dụng cách gọi thẳng tên riêng (Pháp,

Utơrây, Buđinô, Têa, Hăngri,...) một cách không thiện cảm, tác giả còn sử dụng những

biểu thức đồng quy chiếu khác chứa đựng ý nghĩa liên nhân cao.

+ Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước + danh từ riêng: quan toàn quyền Méclanh,

quan quyền thống đốc Utơrây,... Đây là kiểu quy chiếu lớn thứ hai sau quy chiếu bằng

tên riêng với 32 biểu thức, chiếm 25,4%. Thông thường, khi lựa chọn và sử dụng các

hình thức quy chiếu này, người viết thể hiện tư tưởng, quan điểm và lập trường khách

quan và có sắc thái trân trọng vì các ngữ danh từ này quy chiếu để gọi tên những nhân

vật quan trọng, có vị trí cao trong xã hội. Tuy nhiên, khi đặt chúng vào trong ngữ cảnh

cụ thể của từng diễn ngôn, đồng thời là Hành thể của những quá trình vật chất thực hiện

những hoạt động tiêu cực thì những đối tượng được quy chiếu đã hiện nguyên hình là

“những con thú dữ”, “bầy diều hâu” hay “bọn cá mập thực dân” đầy hung bạo. Sức tố

cáo và sắc thái mỉa mai vì thế cũng được thể hiện một cách rất cụ thể và hiệu quả. Ví dụ:

Thế nên, trước khi sang Đông Dương khai hóa cho người Đông Dương, quan toàn

quyền Méclanh định bắt đầu khai hóa những người Đông Dương chết ở Pháp, tức là

những người đã hy sinh vì tổ quốc, vì công lý, và vì vân vân ấy mà! (Bản án chế độ thực

dân Pháp) [131, tr. 220]

+ Danh từ thân tộc, danh từ thân tộc + danh từ riêng: Đây là mô hình quy chiếu

nhiều thứ ba với 14 trường hợp, chiếm 13%. Trong những diễn ngôn chính luận trước

năm 1945, người viết cũng đã quy chiếu hầu hết những đối tượng quan lại cai trị người

Pháp bằng mô hình này với sắc thái mỉa mai sâu cay. Chẳng hạn, miêu tả viên toàn

quyền Méclanh, tác giả đã sử dụng các biểu thức quy chiến: cụ, cụ lớn, cụ lớn

Méclanh,... Khi sử dụng các đại từ xưng hô theo độ tuổi cao thường mang sắc thái tôn

trọng nhưng trong ngữ cảnh của diễn ngôn Bản án chế độ thực dân Pháp thì rõ ràng nó

không còn giữ sắc thái đó nữa mà thay vào đó là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ của người

viết. Cụ, cụ lớn,… trong ngữ cảnh này không có nghĩa là chỉ độ tuổi đơn thuần mà nó đã

chuyển sang hàm ý chỉ những kẻ có quyền lực, nắm quyền sinh quyền sát trong tay.

Page 98: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

86

Đối với thực dân Pháp nói chung, người tạo lập diễn ngôn cũng sử dụng nhiều mô

hình quy chiếu thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm như Đại Pháp (4 lượt), nước Mẹ

(6 lượt). Chẳng hạn, trong Bản án chế độ thực dân Pháp: Nước Mẹ đòi hỏi các thuộc địa

phải đưa tất cả sức lực của mình, tất cả khả năng của mình, tất cả ý chí của mình, tất

cả tài nguyên của mình để giúp vào việc phục hưng kinh tế của nước Mẹ, trong khi đó thì

nước Mẹ lại vừa cấm xuất khẩu pôtát của Andátxơ sang thuộc địa, để hoàn toàn dành

riêng sản phẩm đó cho nông nghiệp Pháp. [131, tr. 270-271]

– Quy chiếu bằng ngữ danh từ xác định:

+ Danh từ chung + định ngữ miêu tả + đại từ chỉ định: Lũ ròi bọ ấy, vị quan cao

cấp này, ông chủ đồn điền đáng kính đó, viên thống đốc này, ông nghị liêm chính này, vị

quan cai trị dễ thương ấy,... Với cách dùng biểu thức quy chiếu này, người tạo lập diễn

ngôn như nhấn mạnh vào đối tượng được phản ánh một cách trực diện, đặc biệt khi phía

sau đối tượng được quy chiếu là những tính từ đánh giá tích cực như dễ thương, đáng

kính, liêm chính, nhân hậu,... thì tính châm biếm mỉa mai và sức tố cáo lại càng được

đẩy cao hơn. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp, khi phản ánh bản chất tham lam

của Utơrây, tác giả đã quy chiếu đối tượng bằng các biểu thức đầy châm biếm: Ông nghị

liêm chính này có một đồn điền 2.000 hécta, và mười lăm năm nay, ông chủ đồn điền

đáng kính đó không nộp một xu nhỏ thuế nào. [131, tr. 221]

+ Từ chỉ xuất + danh từ chung + danh từ riêng: cái ông Utơrây, cái ông Méclanh,...

Với việc kết hợp từ chỉ xuất cái ở phía trước tên riêng đã làm tăng thêm sắc thái mỉa

mai, châm biếm của người viết đối với đối tượng được phản ánh.

– Quy chiếu bằng chỉ xuất nhân xưng: có rất nhiều trường hợp tác giả đã dùng các

danh từ nhân xưng để quy chiếu đối tượng thực dân Pháp như chúng (bọn chúng), nó.

Theo Từ điển Tiếng Việt, chúng là từ dùng để chỉ những người đã được nói đến, với ý coi

khinh [101, tr. 232]. Ở đây, người tạo lập diễn ngôn cũng đã sử dụng theo hướng tiêu cực

này: Tất cả bọn chúng chỉ có mỗi cái tài là phung phí công quỹ, còn người An Nam

khốn khổ thì cứ nai lưng đóng góp, đóng góp mãi,... [131, tr. 254]

* Trong khi đó, ở các diễn ngôn chính luận sau năm 1945 cũng phản ánh về đối tượng kẻ thù thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ nhưng những biểu thức quy chiếu được tạo lập với mục đích nói về hai đối tượng nói chung là nước Pháp và Mỹ; bên cạnh đó với vị thế là Chủ tịch nước – đại diện cho tiếng nói toàn dân tộc, nên tác giả đã không sử dụng nhiều hình thức quy chiếu như trước năm 1945 (19 so với 126) mà chỉ tập trung vào một số biểu thức quy chiếu mang tính chất trung hòa hơn như: quy chiếu bằng chỉ xuất nhân xưng: họ, chúng; quy chiếu bằng riêng: Pháp, người Pháp,... Tuy nhiên bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử dụng các biểu thức quy chiếu như quân địch, giặc Pháp, giặc Mỹ mặc dù ít mang sắc thái tu từ cũng như thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trào lộng như một số hình thức quy chiếu trong những diễn ngôn chính luận trước năm 1945, nhưng khi xét theo quan điểm đánh giá tính chất “tích cực” hay “tiêu cực” của Martin và Peter White trong khung Lý thuyết đánh giá thì ý nghĩa liên nhân cũng được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể. Việc lựa chọn những biểu thức quy chiếu như quân địch,

Page 99: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

87

giặc Pháp, giặc Mỹ mang nghĩa đánh giá “tiêu cực” thể hiện rất rõ thái độ kinh bỉ, lên án của người quy chiếu. Nó đối lập hoàn toàn với những biểu thức quy chiếu mà người tạo lập diễn ngôn dùng để chỉ đối tượng là quân đội cũng như nhân dân Việt Nam khi chúng mang nghĩa đánh giá “tích cực” thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng và tự hào như các trường hợp: quân đội ta, đồng bào ta, chiến sĩ ta,... Chẳng hạn: Quân đội ta ngày càng mạnh mẽ. Nhân dân ta ngày càng đoàn kết và quyết tâm,... (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập – 1950). [132, tr. 383]

Như vậy, với việc lựa chọn các biểu thức quy chiếu qua lớp từ ngữ định danh có thể thấy bên cạnh việc cung cấp những thông tin vai xã hội, tác giả còn thể hiện góc nhìn, thái độ và cách đánh giá đối với đối tượng được quy chiếu. Ngoài những biểu thức quy chiếu thể hiện rõ giá trị tố cáo hay mỉa mai,... thì những biểu thức quy chiếu thông thường mang sắc thái trung hòa cũng thể hiện rất rõ thái độ phê phán, tố cáo khi chúng được đặt trong tính mục đích của người viết cũng như ở những ngữ cảnh cụ thể trong và ngoài diễn ngôn. Trong từng bối cảnh lịch sử khác nhau, sắc thái tình cảm và mức độ đánh giá của tác giả cũng khác nhau trước cùng một đối tượng được quy chiếu, nhưng điểm chung nổi bật nhất vẫn là thái độ tố cáo, lên án, không thiện cảm.

3.4. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ ngữ ẩn dụ

Cũng như trong các diễn ngôn thuộc thể loại ký hay truyện ngắn, trong các diễn ngôn chính luận, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã sử dụng rất thành công các phương tiện tu từ từ vựng, đặc biệt là ẩn dụ. Thông qua phương thức ẩn dụ, tác giả bộc lộ cách

nhìn, cách đánh giá cũng như sự nhận thức, thái độ, tình cảm đối với các đối tượng được phản ánh. Vì vậy, nghĩa liên nhân cũng được thể hiện rất cụ thể thông qua hình thức này.

Trong những diễn ngôn khảo sát chúng tôi nhận thấy, các đối tượng được miêu tả thông qua ẩn dụ tu từ chủ yếu là đối tượng kẻ thù gồm thực dân Pháp và đế quốc Pháp, đặc biệt là người dân các nước thuộc địa. Vì vậy, chúng tôi cũng tập trung khảo sát lớp từ này qua hai nhóm đối tượng nêu trên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.11. Thống kê các trường hợp sử dụng ẩn dụ

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%) Ví dụ

Thực dân Pháp 16 54,8 cá mập, diều hâu, chó săn, tay sai,...

Người dân thuộc địa 15 45,2 vật liệu biết nói, đồ tế lễ, bể máu,...

Tổng 31 100

Qua bảng số liệu 3.11, chúng ta có thể nhận thấy, không có sự chênh lệch nhau

quá lớn về tỷ lệ các trường hợp sử dụng ẩn dụ cho hai đối tượng là thực dân Pháp và

người dân thuộc địa. Và số lượng hình ảnh ẩn dụ cũng tương đối ít (tổng cộng 31 trường

hợp). Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, các ẩn dụ này đều mang tính khái quát cao; đặc

Page 100: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

88

biệt nó cũng thể hiện rất rõ quan điểm, thái độ, tình cảm cách đánh giá của người tạo

lập diễn ngôn.

* Đối với thực dân Pháp, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo phản ảnh

những khía cạnh tàn bạo khác nhau của đối tượng và cùng có chung một thái độ đánh

giá: tiêu cực, không thiện cảm.

– Trước hết, để phê phán, lên án bản chất tham tàn của đối tượng được quy chiếu,

người tạo lập diễn ngôn đã lựa chọn hình ảnh ẩn dụ là những loài động vật hoang dã

hung bạo trong tự nhiên như bọn cá mập, bầy diều hâu. Thậm chí, trong Bản án chế độ

thực dân Pháp tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ cá mập đến 6 lượt. Mỗi lượt sử dụng

lại có sự kết hợp với những phụ ngữ khác nhau trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ đó

phản ánh đa dạng các khía cạnh khác nhau về bản chất của thực dân Pháp. Chẳng hạn:

+ Dùng để tố cáo sự thâm độc của kẻ thù: “Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp

và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những

đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách

ngu dân triệt để”,... [131, tr. 287]

+ Dùng để tố cáo bản chất tham lam của chế độ thực dân: Sau khi cướp hết những

ruộng đất màu mỡ, bọn cá mập Pháp đánh vào những ruộng đất cằn cỗi những thứ thuế

vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến. [131, tr. 258]

+ Dùng để kêu gọi những người dân Pháp lương thiện ở chính quốc cùng đứng lên

phản đối Chính phủ Pháp: “Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người

Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi để lên án bọn cá mập thực dân đang không

ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi”,... [131, tr. 200]

Hình ảnh ẩn dụ bầy diều hâu cũng đầy tính hình tượng, sinh động và súc tích trong

việc phản ánh đối tượng: “Nói đến các món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông

Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ quặp

của một bầy diều hâu rỉa rói mãi không thấy no”. [131, tr. 208]

– Bên cạnh đó, để vạch trần bộ mặt thật của thực dân Pháp, người tạo lập diễn ngôn

đã sử dụng hàng loạt hình ảnh ẩn dụ độc đáo, tinh tế đầy sức biểu cảm thể hiện cụ thể

thái độ phê phán, tố cáo. Chẳng hạn:

+ Với hình ảnh ẩn dụ các trò hề công lý tác giả đã chỉ rõ những âm mưu mị dân,

lừa bịp của đối tượng một cách đầy mỉa mai, châm biếm nhưng cũng vô cùng hiệu quả

khi chúng tổ chức những cuộc vui chơi lố lăng, kệch cỡm nhằm che giấu những tội ác

của mình và lôi kéo, dụ dỗ người dân bản xứ; hay với việc xây dựng lên hình ảnh cái huy

chương mục nát người tạo lập diễn ngôn cũng đã thực sự phơi bày ra ánh sáng bản chất

thật sự của cái “chế độ khai hóa” cũng như “lá cờ lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái”: “Để

che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn

điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác

ái, Bình đẳng”, v.v.. (Bình đẳng) [131. tr. 47]

Page 101: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

89

– Cuối cùng, tác giả dùng ẩn dụ tay chân, chó săn để chỉ những kẻ thân cận, những

tên tay sai đắc lực của bọn cai trị thực dân trong công cuộc khai thác thuộc địa: Phải

chăng bọn tay chân của quan toàn quyền đã định làm một lá đơn ái mộ xin ngài trở lại thuộc địa, nhưng lại không dám đưa ra vì sợ có đơn chống lại? [131, tr. 219]

Trong những diễn ngôn chính luận sau năm 1945, tác giả cũng sử dụng một số hình

ảnh ẩn dụ như bù nhìn, chó săn để thể hiện thái độ khinh bỉ, lên án đối với những kẻ

phản động làm tay sai cho giặc. Trong Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng

chiến, tác giả viết: Phải kiên quyết vượt mọi khó khǎn, đánh mạnh vào kẻ thù chung là

giặc Pháp, bọn can thiệp Mỹ và lũ bù nhìn chó sǎn của chúng,... [134]

* Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng những hình ảnh ẩn dụ cụ thể để bộc lộ thái độ

cảm thông sâu sắc trước số phận cũng như nỗi thống khổ của người dân thuộc địa dưới

ách thống trị của kẻ thù.

– Để khắc họa bức chân dung thân phận của người dân nô lệ, tác giả đã sử dụng

những hình ảnh rất gần gũi nhưng cũng có sức khái quát và tác động mạnh mẽ đến nhận

thức của người đọc như vật liệu biết nói, đồ tế lễ (cho các ông thần tư bản),... góp phần

quan trọng trong việc thể hiện cách đánh giá chân thực của tác giả về số phận bi thảm

của người dân thuộc địa như những món hàng được bày bán ngoài chợ cũng như bị buộc

phải cầm súng “làm bia đỡ đạn” cho cuộc chiến tranh “bảo vệ công lý”, “bảo vệ cho

nước Mẹ đại Pháp”. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả viết: Theo ý kiến của

tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao cho sử dụng ở châu Âu "vật

liệu biết nói" châu Á, thì vật liệu này đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản. [131, tr. 192]

– Đặc biệt, với việc dùng hình ảnh biển máu (bể máu), tác giả không chỉ khắc họa

rõ nét bản chất tàn bạo của kẻ thù mà còn góp phần khái quát lên số phận bi thảm của

người dân nô lệ cũng như sự hy sinh của những những người yêu nước thuộc địa: Những

vụ trốn đi lính và đào ngũ (tính ra có đến 50 phần trăm trong hàng ngũ quân dự bị) đều

bị đàn áp không gớm tay và những cuộc đàn áp lại gây ra những cuộc binh biến bị dìm trong biển máu. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 195]; hay trong Tuyên ngôn

độc lập, tác giả nhấn mạnh: Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương

nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. [191. tr 700]

Đối với phân tích diễn ngôn, ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ học nhận thức có một vai

trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Khai thác tốt ẩn dụ sẽ giúp người phân tích diễn ngôn dễ

nhận diện thái độ, quan điểm, cách nhìn chủ quan của người tạo lập diễn ngôn đối với các

sự vật, hiện tượng được phản ánh. Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh,

những ẩn dụ được dùng cho đối tượng kẻ thù luôn là những hình ảnh mang tính chất

“tiêu cực” được thể hiện qua những trường hợp phản ánh trực tiếp lẫn gián tiếp; trong

đó, những trường hợp gián tiếp khi được đặt trong những ngữ cảnh cụ thể, giá trị phê

phán và tố cáo được đẩy lên cao với những sắc thái mỉa mai, châm biếm. Ngược lại, đối

với người dân bản xứ, những hình ảnh ẩn dụ được tác giả lựa chọn và sử dụng luôn bộc

lộ thái độ cảm thông và chia sẻ.

Page 102: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

90

3.5. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

qua các cặp từ xưng hô

Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, lớp từ ngữ xưng hô cũng có giá trị trong việc phản ánh bản chất đối tượng và đặc biệt thể hiện mối quan hệ liên nhân sâu sắc giữa các vai giao tiếp trong diễn ngôn, giữa người tạo lập diễn ngôn và đối tượng tiếp nhận diễn ngôn. Xưng hô là một hành động ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các cộng đồng người. Trong giao tiếp, người nói thường hướng tới người đối thoại hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự. Sự chi tiết hóa hai thái độ này là bốn kiểu sắc thái xưng hô biểu cảm: 1. Trang trọng; 2. Trung hòa, vừa phải; 3. Thân mật, suồng sã; 4. Thô tục, khinh thường,... Quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng tộc người bao giờ cũng được cấu trúc theo hai kiểu: quan hệ thân tộc và quan hệ xã hội. Vì thế, trong giao tiếp xã hội, xưng hô cũng thể hiện ở hai phạm vi: xưng hô gia đình và xưng hô ngoài xã hội. Việc chọn cách xưng hô và từ xưng hô trong giao tiếp nói chung là một vấn đề mang tính xã hội, nó bị chi phối bởi các điều kiện của bối cảnh giao tiếp. Bối cảnh giao tiếp thể hiện ra ở nhiều phương diện như: tính quy thức hay phi quy thức của hoạt động giao tiếp; vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của các đối tượng giao tiếp (người phát, người nhận); trạng thái tình cảm giữa hai đối tượng giao tiếp trong giao tiếp: gần gũi, quen biết hay xa lạ, yêu ghét, giận giữ, căm tức hay trung hòa; một số nhân tố khác như: chỉ có hai đối tượng (nói/ nghe; phát/ nhận) hay còn có người thứ ba.

Khảo sát các cặp từ xưng hô trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12. Tổng hợp các cặp từ xưng hô

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Đối tượng Cặp từ xưng hô

Xưng Hô

Thực dân Pháp

Tao Mày/ chúng mày

Tổ quốc Các bạn

Bản chức Các người

Chủ thể diễn ngôn

Tôi Ông / ngài

Khuyết xưng Ngươi

Tôi/ chúng tôi Bạn/ các bạn

Tôi Đồng bào/ chiến sĩ/ các cháu thiếu nhi,…

* Trước hết, về đối tượng thực dân, cặp xưng hô đầu tiên được xác lập đó là cặp xưng hô của các viên quan cai trị người Pháp với hình thức: tao – mày/ chúng mày đối với người dân bản xứ. Đại từ mày theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là từ “dùng để gọi người ngang hàng hoặc hàng dưới khi nói với người ấy, tỏ ý thân mật hoặc coi thường, coi khinh” [101, tr. 778]. Trong ngữ cảnh đang xét đến thì đại từ mày và chúng

Page 103: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

91

mày được đối tượng sử dụng thuộc nét nghĩa coi thường, coi kinh, hàng dưới. Ví dụ: Nghe tiếng ồn ào, ông Tài chạy ra, đón viên đại diện của văn minh, thì viên này sừng sộ mắng vào mặt ông: "Đồ súc sinh! Tại sao mày không mở cầu ra?". [131, tr. 248]. Như vậy, mối quan hệ giữa đối tượng phát ngôn với người tiếp nhận được chúng ta xác nhận là mối quan hệ giữa kẻ bề trên, ông chủ với kẻ bề dưới, đầy tớ. Nó khác hẳn mối quan hệ của những người đi “khai hóa văn minh” đúng nghĩa cho người dân bản địa của người Pháp như chúng từng rêu rao. Đồng thời, qua cách xưng hô như vậy, có thể thấy được thái độ hách dịch, hung hãn trong quá trình giao tiếp của đối tượng phát ngôn.

Tuy nhiên, cũng cùng hai vai giao tiếp trên nhưng cặp xưng hô đã có sự thay đổi hoàn toàn về sắc thái tình cảm: tổ quốc - các bạn. Từ bạn theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là “người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động” [101, tr. 40]. Các bạn ở đây chỉ những người ngang hàng với sắc thái thân mật, gần gũi. Tại sao lại có sự thay đổi lối hô gọi từ mày/ chúng mày (với trạng thái kinh bỉ, coi kinh, hàng dưới) sang các bạn (gần gũi, thân tình, ngang hàng) như vậy? Khi thực dân Pháp tiến hành những cuộc chiến tranh đàn áp các dân tộc thuộc địa khác trên thế giới, chúng đã tuyển lính là những người dân An Nam (thuộc địa của chúng tại Đông Dương). Với chiêu bài bảo vệ cho Tổ quốc (tức nước Mẹ Đại Pháp) trong cuộc chiến tranh “vì công lý”, thực dân Pháp đã thay đổi lối xưng hô với những người bản địa mà trước đó không lâu chúng chỉ coi là “lũ ròi bọ”, “giống người bẩn thỉu” nhằm dụ dỗ, thuyết phục họ tham chiến, biến họ thành “bia đỡ đạn” cho chúng. Sự thay đổi trong việc lựa chọn từ ngữ xưng hô này không phải xuất phát từ yếu tố vị thế xã hội hay thái độ, tình cảm mà chính là ở mục đích và chiến lược giao tiếp của người phát ngôn cùng với sự tác động của ngữ cảnh giao tiếp mới. Chẳng hạn trong Bản án chế độ thực dân Pháp: Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hy sinh "cho Tổ quốc", đã trịnh trọng tuyên bố rằng: "Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến dâng xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ",... [131, tr. 194]. Bản chất của chủ nghĩa thực dân nhanh chóng bị bóc trần phía sau chiến lược giao tiếp này lúc những người lính bản địa sau khi “dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý” trở về đã nhanh chóng trở lại thân phận của những kẻ nô lệ như trước đây: Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người “Nêgrô” lẫn người "Annamít" mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu". [131, tr. 199]

Bên cạnh đó, đối với quân đội dưới quyền, các đối tượng cai trị người Pháp cũng thể hiện thái độ bề trên khi dùng cặp từ xưng hô bản chức – các người khi giao tiếp: Bản chức có vinh dự được Chính phủ nước Pháp cộng hòa phong quân hàm cao nhất là nhờ, trong chín năm nay, các người đã hiến dâng lòng trung thành và máu xương của các người mà không hề tính toán. [131, tr. 203]

* Trong khi đó, có thể nhận thấy mối quan hệ liên nhân giữa người tạo lập diễn ngôn với những đối tượng tiếp nhận thông qua các cặp từ xưng hô.

Page 104: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

92

– Trong các diễn ngôn trước năm 1945, cặp xưng hô tác giả sử dụng đối với những đối tượng tiếp nhận là thực dân Pháp: tôi/ chúng tôi – ông/ ngài. Cặp từ xưng hô này, xét về ý nghĩa đánh giá thông thường, nó mang tính chất trung hòa, thậm chí trang trọng. Nhưng đặt trong ngữ cảnh cụ thể của những diễn ngôn chính luận trước năm 1945 với mục đích tố cáo, chúng lại tập trung vào thái độ mỉa mai, giễu cợt và khinh thường. Chẳng hạn, diễn ngôn Tâm địa thực dân được Nguyễn Ái Quốc viết để hướng đến đối tượng tiếp nhận chính là Camilơ Đơvila – một bồi bút của lũ thực dân – tác giả bài viết Giờ phút nghiêm trọng nhằm mục đích bóc trần sự dối trá, lừa bịp của hắn trước dư luận tại chính quốc. Trong diễn ngôn này, tác giả đã sử dụng cặp từ xưng hô chúng tôi – ông đối với Đơvila: Chúng tôi xin phép hỏi ông Đơvila rằng phải chăng ông coi độc giả của ông là những người quá ư ngu ngốc, khi ông định dùng cái lối bình luận quỷ quyệt đó để làm cho họ lẫn lộn tình trạng hoàn toàn và vĩnh viễn không có quyền tự do tư tưởng với sự kiểm duyệt, tức là một tình trạng hoàn toàn có tính chất tạm thời và chỉ nhằm một vài loại tin tức thôi [131, tr. 3].

Rõ ràng, thái độ mỉa mai, châm biếm ẩn chứa trong cặp từ xưng hô này xuất phát từ mục đích tố cáo trong nội dung của đoạn văn bản cùng với việc kết hợp với các cụm từ đánh giá như “cái lối bình luận quỷ quyệt”,... Thái độ châm biếm, mỉa mai đó cũng được biểu hiện cụ thể trong cặp từ xưng hô chúng tôi – ngài của tác giả dành cho Gácbi – viên toàn quyền đảo Mađagátxca, vừa về Pháp: Và vượt lên trên tất cả những ngón bịp bợm cũ rích ấy, ông Gácbi còn khéo léo giở ra ngón bịp khác (hay đúng hơn ngón bịp của người khác) rất mực tinh vi: việc khai thác thuộc địa. Chúng tôi xin chào mừng quan toàn quyền mới về, và xin hỏi ngài: (...) [131, tr. 218].

Nếu như thái độ của tác giả hướng đến những đối tượng thực dân Pháp trong những diễn ngôn trước năm 1945 là mỉa mai, châm biếm thì đối với những đối tượng kẻ thù trong những diễn ngôn sau năm 1945, thái độ đó chuyển sang một thang độ mới: coi thường một cách trực diện với sắc thái tố cáo mạnh mẽ. Trong Không có gì quý hơn độc lập, tự do, tác giả viết: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, là Hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là Chính phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam? [133, tr. 630]. Đối tượng mà tác giả hướng tới trong ví dụ trên là Giônxơn – tổng thống đương nhiệm của Mỹ – kẻ cầm đầu cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa trên đất nước Việt Nam. Thái độ khinh thường, lên án, tố cáo được đẩy lên cao độ với từ hô gọi: Tổng thống Giônxơn và đặc biệt là từ ngươi. Từ ngươi theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là “Từ dùng để gọi người đối thoại với ý coi thường” [101, tr. 883]. Bên cạnh đó, việc gọi thẳng tên một vị tổng thống kết hợp với từ này phía trước cũng đã bao hàm thái độ kinh thường của tác giả. Như vậy, đối với kẻ thù, người tạo lập diễn ngôn đã lựa chọn ngôn từ xưng hô phù hợp trong từng ngữ cảnh khác nhau, với mục đích khác nhau: trước năm 1945, với mục đích vạch trần những âm mưu thâm độc của kẻ thù tác giả sử dụng cặp xưng hô trang trọng nhưng hàm chứa sắc thái mỉa mai, châm biếm; sau năm 1945, trước những tội ác trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ, tác giả đã lựa chọn cách hô gọi có sắc thái khinh thường, gọi trực diện, từ đó đẩy giá trị tố cáo lên cao.

Page 105: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

93

Ngược lại, đối với đối tượng tiếp nhận là người dân thuộc địa cũng như người dân Pháp chân chính (trước năm 1945) và nhân dân Việt Nam (sau năm 1945), tác giả lại lựa chọn và sử dụng những cặp từ xưng hô với sắc thái tình cảm, gần gũi. Chẳng hạn, trong những diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945, với mục đích tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người đọc chủ yếu là người Pháp ở chính quốc và nhân dân thuộc địa trên thế giới về một hiện thực tăm tối, bất công cũng như đầy tội ác của thực dân Pháp tại các nước mà chúng đang cai trị, chủ thể diễn ngôn với tư cách là một người dân thuộc địa đang hoạt động cách mạng ngay trên đất Pháp đã lựa chọn cho mình một lối xưng hô vô cùng gần gũi, thân thiện, bộc lộ rõ tính mục đích trong cách hô gọi. Ở hầu hết những diễn ngôn chính luận trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc luôn duy trì lối xưng hô tôi/ chúng tôi – bạn/ các bạn. Bạn/ các bạn theo mục đích hô gọi của người tạo lập diễn ngôn ở đây chính là người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động. Điều đó có nghĩa, tác giả đã thiết lập mối quan hệ liên nhân với người tiếp nhận trong bối cảnh này như những người cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng: cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột, và cùng chí hướng trên con đường đấu tranh và giải phóng dân tộc. Qua đó, giúp cho tác giả có thể thoải mái nêu, trình bày và chia sẻ những quan điểm, cách đánh giá và miêu tả hiện thực; đồng thời giúp cho người đọc tiếp cận nội dung, tư tưởng của diễn ngôn một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Đó đôi khi là lối diễn đạt thân tình, gần gũi: “Các bạn sẽ hỏi tôi: "Cái ông Méclanh ấy là ai vậy?" [131, tr. 219]; có lúc nhẹ nhàng như muốn hỏi ý kiến: Có lẽ các bạn cho rằng đưa một người không hiểu gì về Đông Dương đến nắm vận mệnh Đông Dương thì thật là một trò hề lớn kiểu Đông Dương chứ gì? [131, tr. 219]; thậm chí khi muốn cùng đồng hành với mình về một vấn đề nào đó thì tác giả lại sử dụng một thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng vô cùng thâm thúy: Các bạn có muốn đánh cuộc rằng cũng như bạn đồng sự của họ là viên quan cai trị nọ ở châu Phi, hai viên chức nhà đoan Nam Kỳ này đã được hoàn toàn vô sự không? [131, tr. 299]. Không những thế, ngoài cách dùng từ gọi bạn/ các bạn chung chung như những trường hợp đã nêu ở trên, thì trong nhiều ngữ cảnh, người tạo lập diễn ngôn còn chỉ đích xác đối tượng muốn hướng thông tin tới, chẳng hạn như người dân Bắc Phi: bị kiệt quệ vì nạn khổ sai liên miên; bị nạn đói thường xuyên làm mất sức, các bạn Bắc Phi đang ở trên con đường ngắc ngoải; hay là cả một giai cấp như: “Các bạn công nhân chính quốc! Các bạn đang phản đối món thuế vô lý đánh vào tiền lương, các bạn nghĩ thế nào về món thuế bỉ ổi đánh vào các em bé kia? [131, tr. 299]; đặc biệt hơn là cả những người Pháp ở chính quốc nói chung: “Và các bạn, những người con, những người chồng, những anh em người Pháp nữa? Có phải đó là phép lịch sự của người Pháp đã bị "thực dân hóa" đi không nhỉ?” [131, tr. 305-306].

– Trong những diễn ngôn sau năm 1945, khi đã trở thành vị lãnh tụ đứng đầu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đối tượng gọi cũng khác thì lối xưng hô trong diễn ngôn cũng thay đổi. Trong mối quan hệ trong nước, tác giả đã sử dụng cặp xưng hô: tôi - đồng bào (và sau đó là một loạt các đại từ gọi như các bậc phụ lão, chiến sĩ, các cháu thiếu niên nhi đồng,...). Điều đó cho thấy sự gần gũi, trân trọng trong cách xưng hô được cấu trúc theo hai kiểu quan hệ thân tộc. Không hề có một khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ tối cao của một đất nước với người dân của mình. Ví dụ: Tôi theo dõi từng giờ, từng

Page 106: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

94

phút cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ và cán bộ ta (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến – 18/9/1952) [134]; đặc biệt là những lời kêu gọi vừa gần gũi thiết tha, vừa mạnh mẽ có sức tác động mạnh đến người đọc: Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi toàn thể chiến sĩ và cán bộ! (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 7 năm toàn quốc kháng chiến),... [132, tr. 675]. Có thể nói, với cách xưng hô như thế, tác giả không chỉ thể hiện sự giản dị, gắn bó với tình quân dân mà còn góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao cho toàn dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Như vậy, qua các phân tích trên chúng ta có thể thấy các cặp từ xưng hô đã thể hiện sâu sắc chức năng liên nhân của mình trong quá trình hành chức, đồng thời còn cho thấy sự chi phối của ngữ cảnh bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như không – thời gian, những vai và vị thế của những vai giao tiếp,... đối với chiến lược lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tác động đến người nghe, tác động đến sự thay đổi của xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Thông qua ngôn ngữ, con người có thể thể hiện tư duy, biểu đạt thái độ, tình cảm và phản ánh hiện thực một cách chân thực và sống động, qua đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ đối với đời sống văn học nói riêng và với đời sống xã hội nói chung.

3.6. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ Hán Việt

Từ điển Giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học [102] định nghĩa: “Từ Hán Việt là từ tiếng Hán đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt. Chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt”. Từ Hán Việt có vai trò quan trọng trong tiếng Việt, có mặt ở mọi cấp độ, mọi hoạt động của đời sống ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, với tư cách là từ ngữ văn chương, từ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng, tao nhã; ý nghĩa trừu tượng, khái quát; cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn,... Khảo sát từ Hán Việt trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh phân theo các trường nghĩa, chúng tôi có bảng thống kê như sau:

Bảng 3.13. Thống kê lớp từ Hán Việt phân theo trường nghĩa trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Các loại

trường nghĩa

Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượng

Số lượt

Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%)

Số lượng

Số lượt

Tỷ lệ số lượt xuất hiện (%)

1 Chính trị 143 1.453 42,6 88 425 34,4

2 Xã hội 198 1.252 36,7 87 458 37,1

3 Quân sự 44 298 8,7 37 261 21,1

4 Pháp luật 29 160 4,7 10 48 4,0

5 Kinh tế 35 222 6,6 14 41 3,2

6 Y tế - giáo dục 10 26 0,7 1 1 0,2

Tổng 459 3.411 100 237 1.234 100

Page 107: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

95

Kết quả khảo sát ở bảng 3.13 cho thấy trong 6 trường nghĩa khảo sát được, các trường nghĩa chính trị, xã hội và quân sự có số lượt từ Hán Việt cao nhất, lần lượt chiếm 42,6%, 36,7% và 8,7% (trước năm 1945), hay 34,4%, 37,1% và 21,1% (sau năm 1945),… Kết quả này phản ánh đúng chức năng của thể văn chính luận: viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như chính trị, quân sự, kinh tế, văn

hóa – xã hội,… trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể: trước và sau năm 1945.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, một trong những giá trị nổi bật của từ Hán Việt trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là nghĩa liên nhân, không chỉ được thể hiện qua những sắc thái tu từ mà thông qua cách lựa chọn và sử dụng lớp từ này tác giả còn bộc lộ sâu sắc thái độ, tình cảm và cách đánh giá đối với từng đối tượng cụ thể.

* Đối với đối tượng kẻ thù, tác giả sử dụng từ Hán Việt như một thứ vũ khí đấu tranh thực sự. Một trong những biểu hiện đó là việc tác giả đã khai thác thành công sắc thái trang trọng của lớp từ này. Trước năm 1945, khi viết về kẻ thù, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã lựa chọn và sử dụng rất nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, tao nhã nhưng không phải nhằm ngợi ca hay thể hiện sự tôn trọng mà ngược lại với mục đích vạch trần bản chất, tâm địa và tội ác của chúng.

Đối với chế độ thực dân nói chung, tác giả đã sử dụng nhiều từ Hán Việt mang sắc thái đầy tính tích cực, trang trọng như khai hóa (47 lượt), bảo hộ (27 lượt), công lý (22 lượt), tự do (17 lượt), bình đẳng (16 lượt), chính nghĩa (5 lượt), hòa bình (4 lượt), bác ái (3 lượt),… Đây là những mỹ từ mà chế độ thực dân Pháp sử dụng như những chiêu bài để “che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác” của chúng; nhưng đồng thời đây cũng chính là thứ vũ khí đắc dụng giúp tác giả vạch trần bản chất thực sự của kẻ thù. Việc sử dụng những từ Hán Việt trang trọng này trong những ngữ cảnh, những hoạt động và sự kiện tàn bạo “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” trong hơn 80 năm đô hộ nước ta của thực dân Pháp đã chuyển thành sắc thái mỉa mai, châm biếm sâu cay; quan điểm, thái độ phê phán và tố cáo của tác giả được đẩy lên cao; bản chất của đối tượng được phơi bày một cách cụ thể và hiệu quả. Chẳng hạn trong Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp, tác giả đã dẫn lời của Pôn Tápponniê: Nước Pháp vốn hào hiệp và đức khoan nhân của nước Pháp được biểu hiện trong mọi trường hợp. Không có gì có thể sánh tầy nền văn minh Pháp. [131, tr. 116]. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng các từ như hào hiệp, khoan nhân, văn minh là những từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, tích cực không phải để đồng tình hay ngợi ca mà ngược lại nhằm tố cáo bản chất bịp bợm, mị dân và lừa đảo của kẻ thù; bởi ngay sau đó, tác giả đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng, sụ kiện thể hiện sự tàn bạo của chế độ thực dân; từ đó giá trị tố cáo và sức tác động được đẩy lên cao.

Bên cạnh cách tố cáo gián tiếp thông qua việc sử dụng những từ Hán Việt có sắc thái trang trọng như trên, khi cần thể hiện thái độ tố cáo trực diện tội ác của kẻ thù, tác giả lại sử dụng hiệu quả những từ Hán Việt có sắc thái khái quát cao. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả viết:

Page 108: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

96

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. [131, tr. 699-700]

Với những từ Hán Việt có sức khái quát cao như chúng, lập, tuyệt đối, tự do, dân chủ, pháp luật, dã man, chính sách ngu dân, suy nhược, đoàn kết, thống nhất, khởi nghĩa,... cùng giọng điệu quyết đoán đã thể hiện rõ lập trường quan điểm và thái độ phê phán, tố cáo mạnh mẽ của tác giả đối với đối tượng phản ánh. Thái độ, quan điểm đó được đẩy lên cao khi tác giả sử dụng tới 8 lượt từ chúng. Từ chúng trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh [1] được định nghĩa: nhiều người, đông. Nghĩa liên nhân được thể hiện ở đây là, cũng khi nói về số đông, nhiều người là nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh lại lựa chọn từ Hán Việt đồng bào với một thái độ trân trọng, tự hào, đầy thiện cảm; còn khi gọi kẻ thù thì tác giả lại lựa chọn những từ ngữ như bọn chúng, chúng với sắc thái khinh bỉ, lên án, không thiện cảm.

* Đối với người dân bản xứ, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng sử dụng nhiều từ Hán Việt không chỉ góp phần phản ánh số phận bi thảm của đối tượng này qua đó còn thể hiện sự thương cảm sâu sắc. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả viết: Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn "bôsơ", nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy. [131, tr. 65]. Với việc sử dụng các từ Hán Việt đầy sắc thái biểu cảm như kiệt sức, nhiễm, khốn khổ,... tác giả đã phản ánh một cách cụ thể nỗi đau đớn mà người dân bản địa phải chịu đựng dưới các chính sách tàn bạo của kẻ thù.

Bên cạnh đó, nghĩa liên nhân còn được thể hiện ở chỗ tác giả đã “chỉ” ra hàng loạt những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng mà thực dân Pháp đã “ấn” vào tay người bản xứ như: tổ quốc (2 lượt), chiến sĩ (2 lượt), hy sinh (6 lượt), anh dũng (1 lượt),… cùng một sứ mạng cao cả là cầm súng “bảo vệ chính nghĩa và công lý”. Sắc thái mỉa mai châm biếm và thương cảm ở chỗ: trong thực tế, những người bản xứ này đã bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn, người thì phải “phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu”, kẻ thì “bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng”, và mãi mãi không bao giờ biết được cái “chính nghĩa” và “công lý” mà họ có sứ mạnh bảo vệ nó như thế nào cả.

* Đối với nhân dân Việt Nam trong những diễn ngôn chính luận sau năm 1945: tác giả tập trung lựa chọn những từ Hán Việt có nét nghĩa đơn giản, ít sự trừu tượng, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, phù hợp với mục đích kêu gọi, hiệu triệu. Chẳng hạn:

Page 109: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

97

Đồng bào và chiến sĩ yêu quý!

Chúng ta có chính nghĩa, có sức mạnh đoàn kết của toàn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống đấu tranh bất khuất, lại có sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ cả thế giới, chúng ta nhất định thắng!

Trước tình hình mới, chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, vượt mọi gian khổ hy sinh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược! (Không có gì quý hơn độc lập, tự do). [133, tr. 631]

Trong ví dụ trên, để động viên, khích lệ và kêu gọi toàn dân phát huy sức mạnh đoàn kết, hăng hái tiến lên đánh bại đế quốc Mỹ, tác giả đã sử dụng nhiều từ Hán Việt như chính nghĩa, bất khuất, đoàn kết, đồng tình, đồng tâm, nhất trí, dân tộc,... Đặc biệt, các từ đồng bào, chiến sĩ trong câu hô gọi đầu đoạn càng làm tăng thêm sức thuyết phục trong lời kêu gọi, hiệu triệu.

* Bên cạnh đó, việc sử dụng những từ Hán Việt trong những tình huống trang trọng sẽ mang lại những giá trị khái quát hay biểu cảm cao, đặc biệt khi từ thuần Việt không có từ tương đương hoặc không phù hợp với những tình huống này.

Chẳng hạn, ngữ cảnh tình huống của Tuyên ngôn độc lập là tình huống trang trọng khi tuyên bố nền độc lập của dân tộc trước toàn thể thế giới. Tình huống này chi phối việc cần phải lựa chọn và sử dụng những từ Hán Việt không chỉ có sắc thái khái quát, trừu tượng và còn trang trọng, biểu cảm. Chính vì vậy, trong phần mở đầu, tác giả viết:

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi",… [131, tr. 699]

Chỉ trong một phần mở đầu ngắn nhưng với việc sử dụng nhiều từ Hán Việt như: bình đẳng (4 lượt), tự do (4 lượt), dân tộc (2 lượt), quyền lợi (2 lượt) và đồng bào, tạo hóa, mưu cầu, hạnh phúc, bất hủ, xâm phạm (1 lượt),… với sắc thái vừa khái quát vừa trang trọng, biểu cảm đã giúp cho bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện được tính chất trang trọng cần thiết và sức tác động mạnh đến người nghe trong một ngữ cảnh đặc biệt như vậy.

Hay trong phần cuối Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tác giả viết:

“…Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!” [132, tr. 97]

Page 110: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

98

Trong một ngữ cảnh vừa cấp bách vừa trang trọng liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, việc tác giả sử dụng liên tiếp những từ Hán Việt vừa có sức khái quát vừa trang trọng, biểu cảm như binh sĩ, tự vệ, dân quân, gian lao, kháng chiến, kiên quyết, hy sinh, nhất định, độc lập, thống nhất, thắng lợi,... đã không chỉ nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng nhất chí của toàn thể dân tộc mà còn tạo nên sức ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiếp nhận bởi sự phù hợp với ngữ cảnh tình huống của diễn ngôn. Trong trường hợp này từ thuần Việt khó có từ thay thế hoặc không có giá trị tác động lớn như vậy.

Có thể thấy từ Hán Việt có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nghĩa liên nhân. Trong đó, bên cạnh những sắc thái trang trọng, biểu cảm, khái quát,… thì việc tác giả lựa chọn và sử dụng lớp từ này phục vụ cho từng mục đích giao tiếp cụ thể qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm và cách nhìn nhận, đánh giá đối với từng đối tượng được hướng tới cũng là những biểu hiện sâu sắc của nghĩa liên nhân, góp phần tạo nên mối quan hệ xã hội trong và ngoài diễn ngôn.

3.7. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ đánh giá

Lớp từ đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ; đồng thời nó cũng có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người giải mã. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ xác định các tính từ đánh giá được phân theo các trường nghĩa “tích cực” và “tiêu cực” được tác giả sử dụng khi viết

về các đối tượng kẻ thù, người dân bản xứ và nhân dân Việt Nam. Kết quả như sau:

Bảng 3.14. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu

trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Đối tượng Trường nghĩa tích cực Trường nghĩa tiêu cực

Số lượt Tỷ lệ (%) Số lượt Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 36 92 26 65

Người dân bản xứ 3 8,0 14 35

Tổng 39 100 40 100

Bảng 3.15. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Đối tượng Trường nghĩa tích cực Trường nghĩa tiêu cực Số lượt Tỷ lệ (%) Số lượt Tỷ lệ (%)

Kẻ thù 0 0,00 5 83 Nhân dân Việt Nam 6 100 1 17 Tổng 6 100 6 100

Kết quả khảo sát cho thấy, tính từ đánh giá được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau và mang những giá trị đánh giá khác nhau, tùy thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể:

* Trước năm 1945, khi viết về đối tượng kẻ thù, tác giả thường sử dụng nhóm tính từ mang ý nghĩa tiêu cực (26 trường hợp, chiếm 65%), nhằm phê phán, vạch trần bản chất bịp bợm, độc ác của bọn xâm lược như dã man (10 lượt), tàn nhẫn (9 lượt), ghê

Page 111: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

99

tởm (7 lượt), tàn bạo (4 lượt), quỷ quyệt (2 lượt),... Ví dụ: Một tên mật thám Pháp đánh đập tàn nhẫn những người An Nam nào quên không gọi hắn ta bằng quan lớn. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 242]

Một dạng sắc thái liên nhân độc đáo cũng được tác giả thể hiện khi tố cáo tội ác của đối tượng kẻ thù được bộc lộ qua việc sử dụng các lớp tính từ đánh giá mang ý nghĩa tích cực với số lượt và tỷ lệ gần như tuyệt đối (với 36 lượt, chiếm 92%) như văn minh (19 lượt), nhân đạo (4 lượt), tốt đẹp (3 lượt), dễ thương, liêm chính, đáng kính, nhân hậu,... Tác giả dùng ngay chính luận điệu mị dân, lừa bịp của bọn thực dân để mỉa mai,

phê phán, tố cáo một cách sâu cay. Ví dụ:

+ Mà khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 236]

+... cái chủ nghĩa tư bản tốt đẹp kia vẫn coi họ và bao giờ cũng chỉ coi họ như những kẻ ôlô malôtô mà thôi. (Bình đẳng) [131, tr. 48]

Đặc biệt khi những tính từ mang ý nghĩa tích cực này dùng để định danh những đối tượng khét tiếng tàn bạo thì tính châm biếm, mỉa mai và sức tố cáo lại càng được đẩy cao hơn: Ông nghị liêm chính này có một đồn điền 2.000 hécta, và mười lăm năm nay, ông chủ đồn điền đáng kính đó không nộp một xu nhỏ thuế nào. [131, tr. 221]

Sự lựa chọn ngôn từ nêu trên cho thấy sự vi phạm về lượng nhưng lại thể hiện rõ tính mục đích của người viết: buộc người giải mã phải tìm ra ẩn ý phía sau cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ, qua đó giá trị biểu hiện được thể hiện sâu sắc hơn, hiệu quả hơn tạo

nên sức tác động mạnh đến người tiếp nhận.

Trong giai đoạn này, thế bị động, bị chà đạp đến cùng cực đau khổ, bi thương là số phận của những người dân bản xứ và sự xót xa, đồng cảm là sắc thái tình cảm chủ đạo cũng được tác giả thể hiện thông qua việc sử dụng lớp tính từ đánh giá trong việc định danh đối tượng này. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Hết hành vi điên rồ này đến hành vi điên rồ khác đã phung phí đồng tiền mà

người dân An Nam khốn khổ đã phải đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được. [131, tr. 251]

+ Anh Nahông đáng thương hại đã bị ám sát đến hai lần. Lần thứ nhất bởi tay tên đại úy Vida, lần thứ hai bởi tay tên lang băm đóng lon quân nhân coi việc phẫu nghiệm xác chết. [131, tr. 264]

* Sau năm 1945, vẫn tiếp tục tinh thần phê phán, tố cáo bản chất độc ác, tàn bạo của kẻ thù nhưng diễn ngôn chính luận của Hồ Chí Minh còn chú trọng ngợi ca tinh thần chiến đấu bền bỉ, anh dũng và tinh thần đoàn kết chặt chẽ của toàn thể nhân dân, đồng bào. Do đó, qua bảng khảo sát chúng ta thấy rõ tỷ lệ tính từ đánh giá tích cực dành cho

nhân dân Việt Nam chiếm tỷ lệ tuyệt đối (100%). Ví dụ:

+ Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 700]

+... quân và dân miền Nam ta đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, đã thắng lợi vẻ vang... (Không có gì quý hơn độc lập tự do) [133, tr. 628]

Page 112: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

100

Tiểu kết

Trong chương 3, chúng tôi đã tập trung trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được thực hiện hóa thông qua chức năng liên nhân với các đặc điểm về thức trong các kiểu cú phân theo mục đích nói năng và tình thái thông qua các yếu tố tình thái, các cặp từ xưng hô, lớp từ ẩn dụ, từ Hán Việt và hệ thống tính từ đánh giá. Nếu như Thức được thể hiện trong các kiểu cú thông qua lực ngôn trung, trong đó có sự phân biệt giữa “trần thuật” (nhận định), “hỏi” và “cầu khiến”,... thì Tình thái trong các yếu tố còn lại đều thể hiện thái độ tình cảm và quan điểm, cách đánh giá, sự dự đoán chủ quan của tác giả, từ đó diễn đạt và tạo lập, duy trì mối quan hệ liên nhân với các đối tượng trong và ngoài diễn ngôn. Nói cách khác, tình thái trong khung lý thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống thể hiện tính chất đối thoại, dị thanh (heteroglossia) (thuật ngữ của Martin và White), thể hiện rất rõ quan hệ liên nhân. Qua khảo sát văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945, chúng tôi thấy rằng, những đặc điểm ngữ cảnh khác nhau đã chi phối đến việc lựa chọn và cách thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ với những thang độ đánh giá khác nhau không chỉ góp phần vào quá trình phản ánh sâu sắc bức tranh lịch sử, xã hội mà còn xác lập các mối quan hệ liên nhân giữa người viết với người giải mã, hướng tới mục đích cuối cùng là tác động mạnh nhất, nhanh nhất đến sự nhận thức của người tiếp nhận nói riêng và sự thay đổi của cả xã hội nói chung. Trước năm 1945, chủ yếu xác lập mối quan hệ giữa tác giả với “bạn bè”, “đồng nghiệp” hay “những người cùng khổ” qua thái độ trân trọng và tình cảm gần gũi, dung dị,... đầy tính tích cực, thiện cảm; và mối quan hệ giữa tác giả với thực dân Pháp qua thái độ có tính chất đối kháng, mang sắc thái mỉa mai, châm biếm, tố cáo, tiêu cực, không thiện cảm. Sau năm 1945, bên cạnh tiếp tục thể hiện mối quan hệ này, ý nghĩa liên nhân còn xác lập mối quan hệ giữa tác giả diễn ngôn với tư cách là Chủ tịch nước, lãnh tụ Đảng Cộng sản với đồng bào, nhân dân hoặc bạn bè chính nghĩa quốc tế vô cùng gần gũi, thân thiện và bình đẳng, từ đó tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và chiến đấu, thống nhất đất nước cũng như kêu gọi, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Như vậy, trong chương 2 và chương 3, luận án đã trình bày những vấn đề liên quan đến đặc trưng về Trường và Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; qua đó không chỉ phản ánh đa dạng bức tranh lịch sử, xã hội của dân tộc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau mà còn diễn đạt và xác lập, duy trì các mối quan hệ xã hội cũng như mối quan hệ liên nhân giữa người tạo lập diễn ngôn và người giải mã. Tuy nhiên, một trong những phương diện quan trọng trong lý thuyết ngữ vực cần nhắc đến đó chính là Cách thức diễn ngôn – chỉ ra cách thức hoạt động của ngôn ngữ, cách tổ chức của văn bản được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản. Đây chính là thành phần tạo nên sự quan yếu cho các chức năng tư tưởng và liên nhân. Các đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ được chúng tôi khai thác và trình bày cụ thể trong chương 4 của luận án.

Page 113: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

101

CHƯƠNG 4

ĐẶC TRƯNG VỀ CÁCH THỨC TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC–HỒ CHÍ MINH

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được hiện thực hóa thông qua chức năng tạo văn bản với các đặc điểm tổ chức cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn.

4.1. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua cấu trúc Đề - Thuyết

4.1.1. Đặc điểm Đề ngữ

Như đã xác định ở phần cơ sở lý luận, trong cấu trúc Đề - Thuyết, theo Halliday, có ba loại: Đề chủ đề, Đề ngôn bản và Đề liên nhân. Mỗi kiểu Đề có những vai trò khác nhau nhưng cùng có chức năng liên kết, góp phần giúp cho diễn ngôn trở thành một thể thống nhất cả về mặt cấu trúc lẫn nội dung, chủ đề.

4.1.1.1. Đề chủ đề

Đề chủ đề là kiểu Đề trong cú như là một thông điệp, giữ chức năng truyền tải thông điệp trong cú, qua đó tạo nên sự liên kết trong diễn ngôn. Đề chủ đề có thể là Đề đánh dấu hoặc Đề không đánh dấu; trong đó Đề ngữ trùng khớp với chủ ngữ là Đề ngữ không đánh dấu và Đề ngữ không trùng khớp với chủ ngữ là Đề ngữ đánh dấu. Chúng tôi đã khảo sát đặc điểm Đề chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước và sau năm 1945. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Thống kê Đề chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945

Đề không đánh dấu

Đề đánh dấu

Thời gian Không gian

Mục đích

Trạng thái, cách thức

Bổ ngữ Khác

2.424/2.790

(87,8%)

399/2.790 (13,2%)

165/366 (45,1%) 73 48 49 16 15

Bảng 4.2. Thống kê Đề chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Đề không đánh dấu

Đề đánh dấu

Thời gian Không gian

Mục đích

Trạng thái, cách thức

Bổ ngữ Khác

319/370

(86,2%)

51/370 (13,8%)

30/51 (58,8%) 3 1 4 7 6

* Kết quả khảo sát cho thấy, trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cả trước và sau năm 1945, tác giả sử dụng chủ yếu Đề không đánh dấu với 2.424 trường hợp (chiếm 87,8%) và 319 trường hợp (chiếm 86,2%), Đề trùng khớp với chủ ngữ nhằm

Page 114: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

102

gọi tên, chỉ thẳng đối tượng được nói đến; thể hiện rõ mục đích tố cáo hay kêu gọi, động viên và tác động trực tiếp đến người nghe, người đọc. Chính vì vậy, việc sử dụng các biểu thức quy chiếu cũng như lặp từ là các danh từ riêng (chẳng hạn Xarô 31 lượt, Đáclơ 11 lượt,...) hoặc đại từ nhân xưng (chúng 45 lượt, họ 56 lượt,...) cũng là một trong những phương thức tạo nên sự đa dạng của những Đề ngữ không đánh dấu. Qua đó, việc liên kết giữa các cấu trúc Đề - Thuyết về mặt nội dung cũng như sức tác động của nó đối với người giải mã sẽ được duy trì và hiệu quả. Ví dụ: Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia. (Tâm địa thực dân) [131, tr. 1-2]

Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia

ĐN TN

Ngoài Đề ngữ được quy chiếu là các đối tượng cụ thể, xác định thì tác giả còn xây dựng Đề ngữ bằng những danh từ, ngữ danh từ bất định. Đây là yếu tố có chức năng đưa đối tượng vào diễn ngôn. Với cách sử dụng loại Đề ngữ này, tác giả khẳng định tội ác của chế độ thực dân diễn ra khắp nơi, có thể được thực hiện bởi bất cứ một “nhà khai hóa” nào. Qua đó, giá trị tố cáo được đẩy lên cao, sức thuyết phục và tác động càng trở lên mạnh mẽ. Chẳng hạn trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Một viên thầu khoán người Pháp giết một lính khố xanh ở Đà Lạt. + Một viên thầu khoán bắt thợ làm việc ngày đêm dưới nước để đào một

đường hầm. + Viên thầu khoán đã tự tay đốt nhà những người bãi công để buộc họ phải đi làm

trở lại. [131, tr. 240]

Một viên thầu khoán người Pháp

giết một lính khố xanh ở Đà Lạt

Một viên thầu khoán bắt thợ làm việc ngày đêm dưới nước để đào một đường hầm

Viên thầu khoán đã tự tay đốt nhà những người bãi công để buộc họ phải đi làm trở lại

ĐN TN

– Trong những diễn ngôn chính luận sau năm 1945, Đề không đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến. Bên cạnh Đề ngữ là những đối tượng được xác định cụ thể qua các đại từ nhân xưng như chúng ta, nhân dân ta… thì tác giả còn sử dụng các danh từ chỉ người về mặt nghề nghiệp hay xã hội như anh dân cày, các nhà văn, nhà báo, các y sinh, cậu bé, ông già,… mang chức năng quy chiếu để phát triển chủ đề. Qua đó, tác giả hướng đến ngợi ca, khẳng định tinh thần xây dựng và chiến đấu của toàn dân tộc chứ không riêng của một cá nhân nào. Ví dụ: Cậu bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến. Anh dân cày cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến. Các công chức, các nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ sách cũng là kháng chiến. Các y sinh, khán hộ lăn lộn bên giường bệnh cũng là kháng chiến. Các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. (Toàn dân kháng chiến) [132, tr. 28-29]

Page 115: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

103

* Tuy tỷ lệ Đề đánh dấu không cao nhưng được sử dụng một cách có chủ ý. Trong đó, Đề đánh dấu chỉ thời gian vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các loại Đề đánh dấu khác với 45,1% (trước năm 1945) và 58,8% (sau năm 1945).

– Trước năm 1945, Đề thời gian chủ yếu được xây dựng qua những danh ngữ bất định chỉ thời gian như “một hôm”, “một lần”, “một hôm khác”/ “lần khác”,... Đối với loại Đề này, tác giả đem đến cho người đọc về sự kiện diễn ra trong phần Thuyết (vị từ trung tâm của phần Thuyết) có tính chất ngẫu nhiên và lặp đi lặp lại thường xuyên. Do đó không cần xác định thời gian xảy ra sự kiện một cách cụ thể, thậm chí trong nhiều ngữ cảnh, nó còn có ý nghĩa nâng cao tính khái quát khi tố cáo: những sự kiện đó không chỉ diễn ra hàng ngày, hàng giờ mà còn nhấn mạnh đến tính dồn dập hay lặp lại. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả viết: Một hôm nhà khai hóa của chúng ta vừa quở trách một nhân viên người Âu xong, không biết trút cơn giận lên đầu ai được, vớ cái thước sắt trên bàn giấy đập nát hai ngón tay của một viên thư ký người An Nam chẳng liên can gì đến việc kia cả. [131, tr. 227]; Lại một lần khác, có mấy người lính khố xanh làm trái ý ông ta, ông ta bèn cho đem chôn họ đến tận cổ, mãi đến khi họ ngắc ngoải mới cho moi lên. [131, tr. 228]; Một hôm khác, ông ta vụt roi gân bò vào mặt một viên đội người bản xứ trước những người lính dưới quyền anh ta. [131, tr. 228].

Một hôm khác ông ta vụt roi gân bò vào mặt một viên đội người bản xứ trước những người lính dưới quyền anh ta

ĐN TN

Bên cạnh đó, việc sử dụng Đề ngữ chỉ không gian tồn tại của đối tượng còn giúp tác giả tạo ra một điểm nhấn nhất định khác, qua đó nội dung phản ánh sâu sắc hơn, đa dạng hơn. Ví dụ, để miêu tả bản chất dối trá, lừa bịp, mị dân của kẻ thù, tác giả đã sử dụng Đề ngữ không gian vô cùng phù hợp là hội chợ triển lãm thuộc địa ở Mácxây – một hội chợ do Chính phủ Pháp tổ chức nhằm che mắt người dân Pháp ở chính quốc về những tội ác mà chúng gây ra trên các đất nước thuộc địa: Trong hội chợ triển lãm thuộc địa ở Mácxây, ông Xarô lớn tiếng ba hoa: "Nước Pháp hãy nhìn vào đây và lấy đó làm tự hào!". [131, tr. 228]. Hay để phản ánh bản chất xu nịnh, hèn nhát của một bộ phận những kẻ phản quốc trước kẻ thù, tác giả cũng đã lựa chọn những Đề ngữ chỉ không gian rất đặc biệt: Trong đám tang viên toàn quyền Lông, ông N.K.V (...) đã quả quyết rằng, nếu có thể phát biểu thay toàn thể nhân dân Đông Dương, thì ông sẽ đau đớn nói lên lời cảm tạ thiết tha đối với quan toàn quyền về tất cả những gì mà Ngài đã làm cho dân tộc An Nam. [131, tr. 228]

Trong hội chợ triển lãm thuộc địa ở Mácxây, ông Xarô lớn tiếng ba hoa (...)

Trong đám tang viên toàn quyền Lông, ông N.K.V (...) đã quả quyết rằng (...)

ĐN TN

Bên cạnh Đề ngữ thời gian và không gian, Đề ngữ chỉ trạng thái, tâm lý, cách thức hoạt động cũng được tác giả sử dụng tương đối hiệu quả với 49 lượt xuất hiện. Qua loại Đề ngữ này, bản chất đối tượng và nội dung phản ánh được hiện lên đậm nét, đặc biệt khi nó được đứng đầu câu. Phần sau đó thường không có vai trò phản ánh nhiều mà chủ yếu làm nền để phần Đề tồn tại.

Page 116: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

104

+ Để phản ánh bản chất tàn bạo của kẻ thù: Điên tiết lên, ông cẩm phái ba người lính mang súng đến bắt người bán gỗ to gan đó. (...) Tức giận đến cực độ, ông liền phái thêm ba người lính nữa nhập với tốp trước, và hạ lệnh cho họ phải bắt bằng được tên cứng đầu cứng cổ kia đem về dù sống hay chết. [131, tr. 228]

Điên tiết lên, ông cẩm phái ba người lính mang súng đến bắt người bán gỗ to gan đó

Tức giận đến cực độ,

ông liền phái thêm ba người lính nữa nhập với tốp trước, và hạ lệnh cho họ phải bắt bằng được tên cứng đầu cứng cổ kia đem về dù sống hay chết

ĐN TN

+ Hay dùng để mỉa mai, châm biếm tâm địa của chúng: Vượt lên trên tất cả những ngón bịp bợm cũ rích ấy, ông Gácbi còn khéo léo giở ra ngón bịp khác (hay đúng hơn ngón bịp của người khác) rất mực tinh vi: việc khai thác thuộc địa. [131, tr. 228]; hay: Với một cử chỉ say sưa và hùng biện, ông Anbe Xarô nói (...) [131, tr. 228]

Vượt lên trên tất cả những ngón bịp bợm cũ rích ấy,

ông Gácbi còn khéo léo giở ra ngón bịp khác (...)

Với một cử chỉ say sưa và hùng biện, ông Anbe Xarô nói (...)

ĐN TN

– Sau năm 1945, Đề thời gian lại mang đặc tính khác, chính xác và cụ thể. Với vị thế là Chủ tịch nước, viết về những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, vì vậy Đề ngữ thời gian được lựa chọn và sử dụng luôn là Đề ngữ thời gian là những danh ngữ xác định, cung cấp một thông tin cụ thể về thời gian. Điều này giúp người đọc tiếp nhận thông tin về các sự kiện lịch sử xảy ra tại một thời điểm cụ thể. Ví dụ trong Tuyên ngôn độc lập:

+ Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp,... [131, tr. 700] + Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh

để chống Nhật,... [131, tr. 700] + Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp

chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ,... [131, tr. 701]

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp,...

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật,...

Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3,

Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy

ĐN TN

Với việc sử dụng Đề ngữ thời gian như trên, người viết không chỉ nhằm mục đích đảm bảo tính chân thực của các sự kiện lịch sử mà qua đó tạo nên tính mạch lạc trong triển khai chủ đề của diễn ngôn sau cách mạng: nhấn mạnh đến những sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc, tác động mạnh mẽ đến tâm lý, thôi thúc niềm tự hào cũng như tinh thần chiến đấu của người tiếp nhận; chủ đề hiệu triệu, kêu gọi vì vậy được duy trì và phát triển.

Page 117: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

105

Như vậy có thể thấy, Đề chủ đề có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp cú truyền tải thông điệp và liên kết diễn ngôn. Kiểu Đề này hầu như xuất hiện trong cú, chỉ trừ trường hợp tỉnh lược. Bên cạnh Đề chủ đề còn có các kiểu Đề nằm bên ngoài thông điệp của cú có chức năng liên kết các thông điệp và bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết, đó là Đề ngôn bản và Đề liên nhân.

4.1.1.2. Đề ngôn bản

Đề ngôn bản là kiểu Đề nằm ngoài thông điệp của cú có chức năng liên kết thông điệp lại với nhau, tạo nên sự mạch lạc, logic cho diễn ngôn. Khảo sát Đề ngôn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước và sau năm 1945, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Thống kê Đề ngôn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945

Thời gianĐề ngôn bản

Trước năm 1945 Sau năm 1945 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Thế nhưng/ thế mà/ nhưng 70 31 20 52,8 Tuy/ tuy vậy 8 3,5 4 10,5 Trước hết 6 2,6 1 2,6 Và 58 25 3 7,9 Rồi/ thế rồi 17 8,6 0 0 Cuối/ sau cùng 9 3 0 0 Vậy/ vậy thì/ vì vậy/ như vậy 3 1,3 8 21 Nếu... thì 58 25 2 5,2 Tổng 229 100 38 100

Từ kết quả của bảng 4.3 có thể thế thấy, trong diễn ngôn cả trước và sau năm 1945 chủ yếu xuất hiện nhiều các dạng Đề mang ý nghĩa tương phản nhưng, thế nhưng, thế mà,… qua đó giúp cho các cú, đoạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này có thể giải thích từ đặc điểm ngữ cảnh đối kháng giữa đối tượng kẻ thù (trước năm 1945 chủ yếu là thực dân Pháp và dân bản xứ; sau năm 1945 là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhân dân Việt Nam). Thế đối kháng này chính là nội dung chủ yếu được phản ánh trong các diễn ngôn được khảo sát. Ví dụ trong Không có gì quý hơn độc lập, tự do:

Giặc Mỹ trắng trợn dùng không quân bắn phá miền Bắc nước ta, hòng gỡ thế thất bại của chúng ở miền Nam và hòng ép chúng ta "đàm phán" theo ý muốn của chúng.

Nhưng (NB) miền Bắc (CĐ) không hề nao núng. [133, tr. 628-629] Ngoài ra, các dạng Đề ngôn bản cũng được sử dụng trong diễn ngôn chính luận

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là các từ liên hợp như: rồi, và,... tạo liên kết với phần diễn ngôn trước đó. Các tiểu từ này chủ yếu được sử dụng để trình bày, liệt kê trật tự của các sự kiện, phù hợp với nội dung phản ánh và mục đích cung cấp thông tin của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, từ đó tố cáo hay thuyết phục, động viên. Ví dụ:

+ Rồi (NB) người ta (CĐ) lại dùng một cái xích dài buộc thành từng chuỗi 20 hay 30 người một. [131, tr. 161]

Page 118: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

106

+ Tuy vậy (NB), lính của ông ta (CĐ) cũng cứ ra phố, vào hàng chọn gỗ và định mang đi, cố nhiên là không trả tiền. [131, tr. 237]

Những kiểu Đề ngôn bản khác cũng được sử dụng nhưng không nổi bật.

4.1.1.3. Đề liên nhân

Đề liên nhân trong tiếng Việt bao gồm Đề hô ngữ (hay còn gọi là Đề xưng hô: là bất kỳ đơn vị nào, điển hình nhưng không cần thiết là tên riêng, được dùng để xưng hô) và Đề tình thái (là bất kỳ phụ ngữ tình thái nào) có chức năng giúp người viết bộc lộ cảm xúc, cách đánh giá, dự đoán,… qua đó tạo nên mối quan hệ với người tiếp nhận. Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có sự xuất hiện một số Đề liên nhân tình thái như: chắc, có lẽ, thậm chí,... Tuy nhiên số lượng này không nhiều. Ví dụ:

+ Thậm chí (LN) có thể (LN) chúng (ĐN) đã được thăng thưởng nữa là khác! + Thậm chí (LN) những cuộc giải trí về văn chương của những người tốt số ấy

(CĐ) cũng lại do nhà nước trang trải. [131, tr. 259] Tuy có sự xuất hiện của hầu hết các dạng Đề ngữ nhưng có thể thấy số lượng

không nhiều, chủ yếu vẫn là Đề chủ đề không đánh dấu. Điều này khẳng định thêm tính ngắn gọn, khúc chiết và hướng vào phản ánh một cách trực diện đối tượng trong diễn ngôn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Như vậy có thể thấy, trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Đề chủ đề được sử dụng nhiều nhất trong các loại Đề, bởi vì nó là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ không chỉ trong cú mà còn cả bên trong văn bản, từ đó góp phần vào quá trình xây dựng, duy trì và phát triển chủ đề của diễn ngôn. Để thực hiện mục đích tố cáo trực diện tội ác của kẻ thù (chủ đề trong văn chính luận trước năm 1945) và khẳng định, ngợi ca công cuộc xây dựng và giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới, đồng thời kêu gọi, hiệu triệu toàn dân hăng hái tham gia cách mạng (chủ đề trong văn chính luận sau năm 1945), tác giả cần tập trung xây dựng những sự kiện, hoạt động cụ thể, gắn liền với những đối tượng cụ thể, trong những ngữ cảnh cụ thể. Do đó, Đề không đánh dấu (Đề trùng khớp với chủ ngữ) được sử dụng chủ đạo nhằm thực hiện các quá trình vật chất, tinh thần, phát ngôn hay quan hệ - những quá trình phản ánh sâu sắc nghĩa biểu hiện trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Vai trò của Đề không đánh dấu còn được thể hiện rõ ở các loại cú phân theo quan điểm của Halliday, đặc biệt là cú đơn và cú phức. Trong khi đó, Đề đánh dấu như không gian, thời gian là không gian tồn tại, và thời điểm để các đối tượng thực hiện các quá trình đó, đặc biệt là quá trình vật chất. Tất cả các yếu tố này cùng hướng đến mục đích là giúp cú truyền tải những thông điệp cụ thể, từ đó xây dựng, duy trì và phát triển chủ đề của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong những giai đoạn khác nhau. Đây cũng là lý do dẫn đến cú nhận định chiếm tối đa trong những loại cú được phân theo chức năng liên nhân đã được chúng tôi phân tích cụ thể ở chương 3.

4.1.2. Phân loại cú theo cấu trúc Đề - Thuyết trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Theo ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, khi xét đến mối quan hệ giữa các cú và đơn vị trên cú, căn cứ vào đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết, chúng ta có thể chia

Page 119: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

107

thành các loại như cú đơn (cú chỉ có một cấu trúc Đề - Thuyết), cú phụ (cú không thể xác định cấu trúc theo quá trình hay thức), cú tỉnh lược (là cú chỉ có một thành phần trong cấu trúc, thường lược bỏ phần Đề), cú bao (là cú có thành phần phụ là một cấu trúc Đề - Thuyết), cú phức phụ thuộc (là mối quan hệ giữa các cú đồng cấp nhưng có cú độc lập và cú phụ thuộc), cú phức đẳng lập (là mối quan hệ giữa các cú đồng cấp và đẳng lập với nhau).

Mỗi loại cú khác nhau ở trên với những đặc điểm riêng sẽ mang những giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Việc sử dụng câu ngắn hay dài, câu có cấu trúc đơn giản hay phức tạp, đầy đủ hay thiếu thành phần nòng cốt không đơn thuần là vấn đề sở thích, thói quen mà là cả sự lựa chọn trước sự chi phối của nhiều yếu tố ngữ cảnh. Sau đây là bảng phân loại cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh theo quan niệm của Halliday:

Bảng 4.4. Phân loại cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Loại cú

Giai đoạn

Cú phụ Cú tỉnh

lược Cú đơn

Cú có thành

phần là cú bị bao

Cú phức gồm cú

độc lập, cú phụ thuộc

Cú phức đẳng lập

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Trước năm 1945

51/2.223

2,3%

15/2.223

0,7%

1.354/2.223

60,9

275/2.223

12,4

120/2.223

5,4%

408/2.223

18,3

76,3% 23,7%

Sau năm 1945

25/322

7,8%

15/322

4,65%

194/322

60,2%

42/322

13,0%

8/322

2,5%

38/322

11,8%

85,7% 14,3%

Nhìn một cách tổng quát, xét về phương diện tổ chức văn bản, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mang đặc điểm chung nhất là thiên về sử dụng cấu trúc cú đơn giản và ngắn gọn. Tuy nhiên, tùy đối tượng, ngữ cảnh, mục đích giao tiếp,… khác nhau, tác giả có thể gia giảm các loại cấu trúc cho phù hợp.

* So với những diễn ngôn sau năm 1945, diễn ngôn trước năm 1945 có tỷ lệ cú phức nhiều hơn (23,7% so với 14,3%). Điều này có thể giải thích là do sự chi phối của đối tượng giao tiếp cũng như hoàn cảnh ra đời, nội dung, mục đích giao tiếp. Những tác phẩm trước năm 1945 được viết khi tác giả đang ở trên đất nước Pháp, hướng tới đối tượng chủ yếu là thực dân Pháp, nhân dân Pháp, nhân dân các nước thuộc địa cũng như giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Mục đích của diễn ngôn này nhằm vạch tội, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Những đặc điểm ngữ cảnh đòi hỏi người tạo lập diễn ngôn thiên về sử dụng những cấu trúc câu trùng điệp để có khả năng thể hiện những luận chứng phong phú, những lập luận chặt chẽ, thuyết phục, những dụng ý mỉa mai, sâu cay. Ví dụ:

Page 120: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

108

+ Những vụ trốn đi lính và đào ngũ (ĐN1) (tính ra có đến 50 phần trăm trong hàng ngũ quân dự bị) đều bị đàn áp không gớm tay (TN1) // và những cuộc đàn áp (ĐN2) lại gây ra những cuộc binh biến bị dìm trong biển máu (TN2). [131, tr. 195]

Những vụ trốn đi lính và đào ngũ đều bị đàn áp không gớm tay

Những cuộc đàn áp lại gây ra những cuộc binh biến bị dìm trong biển máu

ĐN TN

+ Trong khi chạy, hai cụ già (ĐN1) đã ngã chết ngất đi (TN1); // nhiều em gái khiếp sợ trước những hành vi bạo ngược đó (ĐN2), đã hành kinh trước tuổi (TN2); // một người đàn bà (ĐN3) trụy thai (TN3), // một chị khác (ĐN4) đẻ một đứa con mù (TN4). [131, tr. 196]

Trong khi chạy hai cụ già đã ngã chết ngất đi

ĐN TN

ĐN TN

Nhiều em gái khiếp sợ trước những hành vi bạo ngược đó đã hành kinh trước tuổi

Một người đàn bà trụy thai

Một chị khác đẻ một đứa con mù

ĐN TN

Bên cạnh cú phức, trong Bản án chế độ thực dân Pháp tác giả sử dụng nhiều các mẫu cú khác nhau, tạo cho hành văn sự linh hoạt, đa dạng.

– Cú có thành phần là cú bị bao: cũng là dạng cú có khả năng diễn đạt những nội dung thông điệp dài bởi đặc tính mở rộng cấu trúc. Ví dụ: Bản chức có vinh dự được Chính phủ nước Pháp cộng hòa phong quân hàm cao nhất là nhờ, trong chín năm nay, các người đã hiến dâng lòng trung thành và máu xương của các người mà không hề tính toán. [131, tr. 203]

Bản chức

có vinh dự được Chính phủ nước Pháp cộng hòa phong

quân hàm cao nhất

là nhờ

trong chín năm nay

các người

đã hiến dâng...

ĐN TN

ĐN TN

ĐN TN

ĐN TN

– Cú phụ: Dạng cú phụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp chủ yếu là cú than gọi để bày tỏ cảm xúc của tác giả hoặc dạng cú mô phỏng âm thanh, sự kiện trực tiếp để thể hiện tính chân thật của sự việc, từ đó nâng cao giá trị tố cáo của tác phẩm. Ví dụ:

+ Đây! [131, tr. 193] + Nhưng than ôi! [131, tr. 205] + Đoàng! Đoàng! Đoàng!... Ba viên đạn, ba nạn nhân. [131, tr. 238] – Cú tỉnh lược: Dạng cú tỉnh lược người đọc hiểu được nhờ ngữ cảnh giao tiếp, có

giá trị nhấn mạnh nội dung thông điệp. Ví dụ: Khi từ chiếc tàu của một nhà kinh doanh lớn, tôi đặt chân lên Bắc Kỳ, anh có biết mạng người của một người An Nam đáng giá bao nhiêu không? Không đáng một trinh! [131, tr. 239]

Page 121: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

109

* Với những diễn ngôn sau cách mạng, tác giả thiên về sử dụng cấu trúc ngắn gọn, đơn giản, dễ nghe, dễ tiếp thu, dễ nhớ.

– Cú đơn: là dạng câu chiếm đa số (trước và sau năm 1945 là 60,9% và 60,2% trong tổng số các loại cú) với cấu trúc Đề - Thuyết (ĐN - TN); hoặc Đề - Thuyết 1, Thuyết 2... (ĐN - TN1, TN2...),... Ví dụ trong Tuyên ngôn độc lập:

+ Chúng thi hành những luật pháp dã man. [131, tr. 699]

Chúng thi hành những luật pháp dã man

ĐN TN

+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học... [131, tr. 700]

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học

ĐN TN

Ví dụ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: + Chúng ta phải đứng lên. [132, tr. 97]

Chúng ta phải đứng lên!

ĐN TN

+ Giờ cứu nước đã đến. [132, tr. 97]

Giờ cứu nước đã đến

ĐN TN

– Cú có thành phần bị bao Ví dụ: Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải

từ tay Pháp. (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 702]

Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp

ĐN TN

ĐN TN

Những cấu trúc cú như trên cùng với việc điệp từ, điệp cấu trúc làm cho văn chính luận của Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, dễ tiếp thu, có giá trị tạo hình và biểu cảm cao, tác động sâu sắc đến người nghe, người đọc. Tội ác kẻ thù như được chất thành chồng chồng lớp lớp. Quyết tâm đánh giặc được thể hiện rõ ràng, dứt khoát.

Bên cạnh đó, dù số lượng câu trong một diễn ngôn không nhiều nhưng ở Tuyên

ngôn độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950); Không có gì quý hơn độc lập, tự do có sự xuất hiện khá nhiều cú phụ, nhằm bày tỏ thái độ dứt khoát, tinh thần đấu tranh bất khuất, không sợ gian khổ của nhân dân Việt Nam trước âm mưu thâm độc của kẻ thù. Những câu nói ngắn gọn nhưng có giá trị hiệu triệu, có sức tác động lớn đến người tiếp nhận.

Ví dụ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: + Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không

chịu làm nô lệ. [132, tr. 97]

Page 122: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

110

+ Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. [132, tr. 97]

Ngoài ra, những dạng cú hô gọi làm cho diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, bình dị, dễ đến với đông đảo đồng bào, các tầng lớp nhân dân. Ví dụ:

Hỡi đồng bào thân mến, Hỡi chiến sĩ yêu quý! (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và

ngày độc lập (1950)) [132, tr. 385] Đặc biệt, ngay cả khi sử dụng cú phức, tác giả cũng thường sử dụng những cú ghép

không có các phụ từ liên kết, thay bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy, nhằm mục đích liệt kê, kể tội hoặc bày tỏ quan điểm rõ ràng. Với kiểu cấu trúc như thế này, nội dung diễn ngôn cũng đến với người đọc một cách dễ hiểu. Ví dụ:

+ Chúng ta muốn hòa bình // chúng ta đã nhân nhượng. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) [132, tr. 97]

Chúng ta muốn hòa bình chúng ta đã nhân nhượng

ĐN1 TN1 ĐN2 TN2

+ Pháp chạy,// Nhật hàng,// vua Bảo Đại thoái vị. (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 701]

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

ĐN1 TN1 ĐN2 TN2 ĐN3 TN3

Đặc điểm tổ chức văn bản như trên phù hợp với đặc điểm của hình thức tuyên ngôn

và lời kêu gọi, hướng đến đối tượng chủ yếu là các tầng lớp đồng bào, nhân dân khác

nhau, không phân biệt trình độ, lứa tuổi, ngành nghề, giới tính,...

Những phân tích trên cho thấy, từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, đặc điểm tổ chức

văn bản trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cơ bản là ngắn gọn,

rõ ràng, dễ hiểu, hướng đến nhiều đối tượng người đọc, có giá trị tác động trực tiếp, tức

thời. Để tổ chức văn bản phục vụ cho các chủ đề trong từng ngữ cảnh nhất định,

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã lựa chọn và sử dụng nhiều nhất là loại cú đơn với

cấu trúc cơ bản Đề - Thuyết; Đề - Thuyết 1, Thuyết 2,...,... hay các loại cú phức (đặc

biệt là phức đẳng lập) với các kiểu cấu trúc trùng điệp Đề 1 – Thuyết 1// Đề 2 – Thuyết

2//,... Các kiểu cấu trúc cú này cũng xuất phát từ việc tác giả lựa chọn sử dụng nhiều Đề

chủ đề, đặc biệt là Đề không đánh dấu đã tập trung phản ánh trực diện những hiện thực

lịch sử, xã hội được tập trung vào những nhóm đối tượng cụ thể; đồng thời thể hiện tính

uyên bác, tính trí tuệ thông qua những lập luận chặt chẽ, sâu sắc, luận chứng rõ ràng,

thuyết phục qua đó giúp cho các ý tưởng, nội dung của từng chủ đề, tiểu chủ đề được

gắn kết và liền mạch với nhau, góp phần hình thành nên một diễn ngôn hoàn chỉnh về

mặt cấu trúc lẫn nội dung, tư tưởng. Bên cạnh đó, các loại cú khác như cú phụ, cú tỉnh

lược,... với những đặc trưng và vai trò riêng của mình cũng góp phần vào quá trình liên

kết ý tưởng, nội dung của diễn ngôn. Tuy nhiên, để được tổ chức một cách hoàn thiện,

thống nhất về nội dung cũng như kết cấu, ngoài những đặc điểm của cấu trúc Đề - Thuyết

Page 123: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

111

phân tích ở trên, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn phụ thuộc vào

những đặc điểm của đối tượng ở cấp độ cao hơn, đó chính là cấu trúc diễn ngôn.

4.2. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua cấu trúc diễn ngôn

4.2.1. Cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

4.2.1.1. Phần đầu đề, hệ thống tiểu đầu đề

Ở cấp độ ngôn bản, đầu đề được nhìn nhận như Đề ngữ của toàn ngôn bản và có thể được tạo thành từ thông tin cũ (với người đọc) và thông tin mới hoặc chỉ chứa thông tin mới. Về chức năng, tiểu đầu đề cũng như vai trò của đầu đề chính đối với cả ngôn bản, tiểu đầu đề cũng được coi là điểm bắt đầu của một chùm thông tin được sử dụng cho cùng một mục đích. Trong mối quan hệ với đầu đề chính và các đoạn khác trong ngôn bản, các tiểu đầu đề cũng chính là sự tiếp nối của đầu đề chính với chức năng liên kết. Vì vậy, khi khảo sát, chúng tôi không có sự phân biệt giữa chúng mà gộp chung lại thành một đối tượng nghiên cứu xét trên cả khía cạnh cấu tạo và chức năng biểu đạt. Sau đây là kết quả chúng tôi khảo sát:

Bảng 4.5. Thống kê các dạng đầu đề, tiểu đầu đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Dạng đầu đề, tiểu đầu đề Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Danh từ - ngữ danh từ 44 88

2 Câu 5 10

3 Tính từ 1 2

Tổng 50 100

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, về mặt hình thức cấu tạo, với 13 diễn ngôn nhưng tác giả đã sử dụng tới 50 đầu đề và tiểu đầu đề khác nhau với những dạng cấu tạo khác nhau.

* Đầu đề, tiểu đầu đề cấu tạo bởi danh từ và ngữ danh từ được sử dụng nhiều nhất (44 trường hợp, chiếm 88% trong tổng số các dạng đầu đề, tiểu đầu đề); trong đó ngữ danh từ (Tâm địa thực dân, Bản án chế độ thực dân Pháp, Những nhà khai hóa,…) là 27 trường hợp, danh từ riêng (Ông Gácbi, Ông Méclanh, Ông Đáclơ,…) là 8 trường hợp, ngữ danh từ có dẫn xuất bằng một giới từ (Ở Đông Dương, Ở Đa hô mây, Ở Xy ri) là 3 trường hợp,... Việc sử dụng số lượng lớn cấu tạo kiểu đầu đề, tiểu đầu đề như vậy là có dụng ý của tác giả trong quá trình triển khai chủ đề diễn ngôn.

Về phương diện biểu đạt nội dung, danh từ và ngữ danh từ có tác dụng định danh sự vật, hiện tượng, quy chiếu đối tượng chính sẽ được đề cập trong phần triển khai của diễn ngôn. Cách cấu tạo đầu đề này rất phù hợp với việc hướng tới xây dựng và phát triển các chủ đề có tính chất tác động trực diện vào tâm lý người tiếp nhận. Chính vì vậy, các đầu đề được cấu tạo bởi danh từ - ngữ danh từ trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thường đóng vai trò là phương tiện biểu đạt chủ đề của toàn bộ diễn ngôn, được phát triển tại hệ thống tiểu đầu đề theo một mạng lưới nhất định. Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy, các đầu đề thuộc kiểu này là 11 trường hợp (chiếm 84,6%). Kiểu

Page 124: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

112

cấu tạo này ta có thể bắt gặp trong hầu hết diễn ngôn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như: Tâm địa thực dân, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,...

Tuy nhiên, cũng là đầu đề có cấu tạo là ngữ danh từ, thậm chí trong cùng ngữ cảnh nhưng có những trường hợp người tạo lập diễn ngôn lựa chọn ngôn từ cũng như cách thức kết hợp những từ ngữ đối lập nhau về tính chất xét theo tiêu chí “tiêu cực” và “tích cực” trong cùng một đầu đề hay sự đối lập về ý nghĩa giữa đầu đề và nội dung, tư tưởng của toàn diễn ngôn đã tạo nên tiếng cười châm biếm, cợt mỉa, làm tăng thêm giá trị biểu cảm, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng hạn như đầu đề Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp. Tuy đầu đề có nội dung ngợi ca với các mỹ từ mang ý nghĩa “tích cực” như tốt đẹp, nền văn minh nhưng chủ đề được triển khai sau đó lại hoàn toàn ngược lại với ý nghĩa của đầu đề. Chẳng hạn, để tố cáo lòng hào hiệp của kẻ thù, tác giả viết: Nước Mẹ đòi hỏi các thuộc địa phải đưa tất cả sức lực của mình, tất cả khả năng của mình, tất cả ý chí của mình, tất cả tài nguyên của mình để giúp vào việc phục hưng kinh tế của nước Mẹ, trong khi đó thì nước Mẹ lại vừa cấm xuất khẩu pôtát của Andátxơ sang thuộc địa, để hoàn toàn dành riêng sản phẩm đó cho nông nghiệp Pháp [131, tr. 117]... Những đầu đề như vậy sẽ giúp cho người tiếp nhận, đặc biệt là người Pháp trên đất Pháp nhận thức được rằng, ẩn đằng sau những mỹ từ như tự do, bình đẳng, bác ái, tốt đẹp, văn minh,... mà Chính phủ đã rêu rao là những tội ác, những bất công đang diễn ra hàng ngày ở khắp các nước thuộc địa của Pháp. Việc lựa chọn từ ngữ và cách thức đặt đầu đề như vậy thể hiện tính mục đích rất rõ ràng của người tạo lập diễn ngôn và nó làm tăng trị tố cáo lên hai lần: tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân được trình bày trong diễn ngôn và tố cáo sự dối trá, bịp bợm của chúng được thể hiện qua đầu đề. Có thể thấy, với cách đặt đầu đề như thế tác giả đã thể hiện rất rõ ràng chiến lược giao tiếp của mình: viết cho người Pháp bằng lối viết phù hợp với tư duy tiếp nhận của người Pháp – như Phạm Huy Thông đã từng khẳng định: lấy cợt mỉa là thủ pháp thường trực và coi châm biếm là vũ khí lợi hại, Người đã hòa nhập tư duy Pháp khi viết tiếng Pháp”. [100, tr. 192]

Bên cạnh đó, các tiểu đầu đề được cấu tạo bởi ngữ danh từ có dẫn xuất bằng một giới từ có tác dụng đưa ra thông tin về một không gian cụ thể mà ở đó các sự kiện làm nên chủ đề được diễn ra. Chẳng hạn, khi đọc các tiểu đầu đề ở Đông Dương, ở Đa hô mây, ở Xy ri nằm trong mạch chung của chương XII - Nô lệ thức tỉnh, người tiếp nhận dễ dàng nhận thức được đây là những không gian được quy chiếu trong những ngữ cảnh cụ thể, là những nơi đang diễn ra các cuộc đấu tranh của nô lệ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân.

* Việc cấu tạo đầu đề bằng một câu hoàn chỉnh có tác dụng biểu thị một “sự tình”, một “thông báo” trọn vẹn hướng đến việc xây dựng chủ đề chính của diễn ngôn. Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, những đầu đề được cấu tạo theo cách thức như vậy thường là sự lựa chọn các sự kiện tiêu biểu nhất, truyền tải toàn bộ tinh thần, nội dung, tư tưởng chủ đề, tiểu chủ đề, chẳng hạn như Hành vi quân phiệt tiếp diễn, Nô lệ thức tỉnh, Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Như vậy có thể thấy, đầu đề và hệ thống tiểu đầu đề là Đề ngữ của toàn văn bản không chỉ có tác dụng định danh sự vật, đối tượng, tác động trực tiếp đến người giải

Page 125: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

113

mã mà còn có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ liên văn bản, từ đó tạo nên tính mạch lạc cho toàn diễn ngôn. Nó liên kết các đoạn trong phần, các phần trong chương, các chương trong diễn ngôn giúp cho diễn ngôn trở thành một thể thống nhất về cấu trúc cũng như nội dung. Đối với những diễn ngôn có nhiều phần, nhiều chương thì các tiểu đầu đề là tên các chương và các phần cũng có sự liên kết mật thiết với nhau trong mối quan hệ với đầu đề, từ đó cùng hướng đến phục vụ cho chủ đề lớn của diễn ngôn.

4.2.1.2. Phần mở đầu

Phần mở đầu của văn bản có chức năng làm rõ đầu đề của văn bản và định hướng cho sự phát triển chủ đề sẽ được thực hiện ở phần triển khai. Tuy nhiên, tùy vào từng mục đích xây dựng và phát triển chủ đề, người tạo lập diễn ngôn có thể lựa chọn cho từng diễn ngôn cách mở đầu khác nhau. Qua khảo sát 13 diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, chúng tôi có bảng thống kê các kiểu mở đầu sau đây:

Bảng 4.6. Thống kê các kiểu mở đầu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Kiểu mở đầu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thông tin nền 6 46

2 Lời nhận xét của người tạo lập diễn ngôn 3 23

3 Trích dẫn 2 17,6

4 Câu chủ đề 1 7,7

5 Không có phần mở đầu 1 7,7

Tổng 13 100

Qua kết quả khảo sát ta thấy, duy nhất diễn ngôn Bản án chế độ thực dân Pháp là không có phần mở đầu, mà đi trực diện vào nội dung. Trong 12 diễn ngôn có phần mở đầu, kiểu mở đầu bắt đầu với thông tin nền (background) được sử dụng nhiều nhất (với 6 trường hợp, chiếm 46% tổng số các kiểu mở đầu; trong đó có 3 kiểu thông tin nền thuần túy và 3 kiểu thông tin nền có chủ đề), tiếp theo là kiểu mở đầu bằng một lời nhận xét, đánh giá của người tạo lập diễn ngôn (với 3 trường hợp, chiếm 23% tổng số các kiểu mở đầu), thấp nhất là kiểu mở đầu bằng câu chủ đề và không có phần mở đầu (với 1 trường hợp, chiếm 7,7% tổng số các kiểu mở đầu). Tuy vậy, mỗi kiểu mở đầu đều có những đặc trưng riêng, đóng góp riêng vào quá trình phát triển chủ đề diễn ngôn.

* Kiểu mở đầu bằng thông tin nền là kiểu mở đầu người tạo lập diễn ngôn cung cấp thông tin về những sự kiện chính liên quan đến chủ đề đã nêu ở đầu đề và sẽ được thực hiện ở phần triển khai. Vì vậy, thông tin nền có tác dụng giúp cho người đọc hiểu được bối cảnh (cũng như nguyên nhân) dẫn đến những chuỗi sự kiện, hoạt động sẽ được triển khai ở phần tiếp theo, qua đó việc tác động đến nhận thức của người tiếp nhận về chủ đề của diễn ngôn cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, trong Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày Độc lập (1950) tác giả đưa ra thông tin nền: Trước ngày Cách mạng tháng Tám, (…) sức địch rất to lớn, (…), sức ta rất thiếu thốn. Nhưng vì ta khéo lợi dụng điều kiện quốc tế ở ngoài, vì ta khéo đoàn kết và khéo tổng động viên trong nước, cho nên ta đã đổi thế yếu thành thế mạnh, đã thắng ba kẻ địch, đã

Page 126: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

114

đưa cách mạng đến thắng lợi, độc lập đến thành công [133, tr. 382]. Những thông tin nền này có tác dụng: động viên, tạo thêm niềm tin cho toàn quân, toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ; đồng thời “ấn định công việc những ngày sắp đến” - phần được tác giả triển khai ngay sau đó.

Bên cạnh kiểu mở đầu bằng thông tin nền thuấn túy như trên còn có kiểu thông tin nền có chủ đề: ngoài vấn đề cung cấp thông tin nền, người viết còn nêu ra chủ đề, có thể là chủ đề chính (trùng với chủ đề mà đầu đề cung cấp) hoặc cũng có thể là một chủ đề phụ, phục vụ cho chủ để chính. Nhưng qua khảo sát có thể thấy, tất cả các trường hợp thông tin nền có chủ đề trong phần mở đầu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đều truyền tải chủ đề chính qua những hình thức khác nhau. Các diễn ngôn có kiểu mở đầu như vậy tập trung vào thể loại kêu gọi như Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

* Kiểu mở đầu bằng lời nhận xét bộc lộ cách đánh giá, quan điểm của tác giả về một vấn đề nào đó của chủ đề diễn ngôn. Tùy vào mục đích xây dựng chủ đề và đối tượng tiếp nhận, lời nhận xét đó mang tính chất “tích cực” hay “tiêu cực”, từ đó làm bước đệm để người tạo lập diễn ngôn triển khai chủ đề ở phần tiếp theo. Những diễn ngôn có kiểu mở đầu như vậy là Bình đẳng; Không có gì quý hơn độc lập, tự do và Di chúc. Chẳng hạn, trong bản Di chúc, tác giả đã đưa ra một nhận định đầy tính “tích cực” về sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc: Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn [133, tr. 47]. Rõ ràng, trong thời điểm viết Di chúc, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam đang trong giai đoạn cam go, ác liệt nhất, thì lời khẳng định nêu trên không chỉ thể hiện tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến vận mệnh của đất nước mà còn là lời động viên, khích lệ, tạo nên niềm tin vững vàng vào chiến thắng cho toàn dân tộc; từ đó tác giả để lại những lời dặn dò, vạch ra những định hướng phát triển Đảng, Đoàn viên, thanh niên và những việc cần làm sau chiến tranh cũng như gửi gắm tình thân yêu đến toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

* Kiểu mở đầu bằng những lời trích dẫn là kiểu mở đầu mà người tạo lập diễn ngôn trích dẫn lại một lời nói của một ai đó hoặc một câu, một đoạn từ một văn bản nào đó. Kiểu mở đầu này cũng thể hiện rất rõ tích giao tiếp và tính mục đích của diễn ngôn, bởi những lời trích dẫn được lựa chọn từ những người, những văn bản có liên quan đến đối tượng sẽ được đề cập trong phần triển khai (thậm chí cả người tiếp nhận) và đặc biệt phù hợp với ngữ cảnh mà diễn ngôn đó nói đến. Tiêu biểu cho kiểu mở đầu này là Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp, đặc biệt là bản Tuyên ngôn độc lập. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã không trích dẫn bất kỳ một văn bản nào khác ngoài hai văn bản là Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Việc lựa chọn những lời trích dẫn này không chỉ tạo nên tính liên văn bản cho diễn ngôn khi giúp người đọc liên tưởng đến những diễn ngôn được trích dẫn, mà nó còn thể hiện tính giao tiếp rất cụ thể khi tác động trực tiếp đến đối tượng tiếp nhận (người Pháp và người Mỹ), phù hợp với ngữ cảnh (Pháp, Mỹ đang có âm mưu xâm lược) và bối cảnh lịch sử (dân tộc ta vừa giành được độc lập). Bên cạnh đó, từ phần định đề này, tác giả chuyển sang phần phản đề: vạch trần bộ mặt xảo quyệt thâm độc của thực dân Pháp “lợi

Page 127: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

115

dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước đất nước ta, áp bức đồng bào ta” trong suốt 80 năm qua, gây ra bao tội ác về chính trị, về kinh tế,…

* Ngoài ra còn có kiểu mở đầu bằng câu chủ đề. Câu chủ đề ở phần mở đầu có vai trò quan trọng trong cấu trúc tổng thể của toàn diễn ngôn. Đồng thời, nó cũng có vai trò thu hút sự chú ý của người đọc không chỉ thông qua hình thức trình bày khác biệt so với các phần còn lại mà còn nằm ở chính nội dung nó truyền tải. Nói cách khác, câu chủ đề trên có chức năng thông báo nội dung chính. Chức năng này – theo Nguyễn Hòa [41] – là chức năng “làm nổi bật – playing the feature”. Chẳng hạn, trong Công cuộc khai hóa giết người, tác giả nêu nên câu chủ đề: Người da trắng khai hóa những người da đen như thế nào – Một vài sự việc mà những sách giáo khoa về lịch sử không nói đến [131, tr. 158]. Như vậy, nội dung chính của diễn ngôn đã được cung cấp qua câu chủ đề là những việc mà người da trắng đã và đang làm đối với người da đen – đặc biệt, khi những việc làm này đã bị bọn thực dân che giấu trước dư luận quốc tế bằng những mỹ từ như tự do, bình đẳng, bác ái: Đó là những sự kiện, hành động đàn áp tàn bạo; những thủ đoạn, những mánh khóe vơ vét và cai trị thâm độc của người da trắng (trên danh nghĩa là công cuộc khai hóa) đối với người dân thuộc địa da đen. Từ đây, tác giả có thể dễ dàng triển khai nội dung của đầu đề cũng như câu chủ đề thông qua những chủ đề nhỏ khác nhau như về tội ác của bọn vua chúa, tội ác của bọn buôn người da đen, tội ác của chủ nghĩa thực dân,...

Có thể nói, phần mở đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc triển khai chủ đề của diễn ngôn. Tùy vào từng diễn ngôn cụ thể, tác giả có những cách lựa chọn ngôn từ và xây dựng hình thức của phần mở đầu khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc trưng riêng thì chúng có cùng chung một đặc điểm: thường là các đoạn, câu ngắn gọn nhằm tập trung tối đa vào việc truyền tải thông tin: làm rõ cho nội dung đầu đề và dẫn dắt cho phần triển khai chủ đề được thực hiện dễ dàng và hiệu quả.

4.2.1.3. Phần triển khai

Phần triển khai là phần chứa đựng nhiều mối quan hệ đan xen, tầng bậc giữa các từ, ngữ, cú, đoạn, phần, thậm chí là chương. Mỗi thành tố trong đó có thể cùng một lúc thuộc nhiều mối quan hệ đơn chiều, từng cặp qua lại hay đa chiều với các thành tố khác nhau. Những thông tin, sự kiện được thực hiện bởi cú, đoạn, phần nhằm làm rõ chủ đề diễn ngôn có thể được trình bày theo thứ tự, đan xen, bổ sung và làm cơ sở cho nhau. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, phần triển khai trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được xây dựng thành hai cấu trúc cơ bản sau:

Bảng 4.7. Thống kê các kiểu cấu trúc phần triển khai trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Kiểu cấu trúc phần triển khai Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Hướng đến một chủ đề duy nhất 8 61

2 Tạo thành hệ thống tiểu chủ đề khác nhau 5 39

Tổng 13 100

Page 128: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

116

a. Hướng đến một chủ đề duy nhất

Là kiểu cấu trúc thuộc diễn ngôn có đầy đủ các thành phần còn lại như đầu đề,

phần mở đầu và kết thúc. Chức năng của kiểu triển khai này là liệt kê những sự kiện,

những thông tin làm rõ cho nội dung (chủ đề) được thực hiện ở phần mở đầu và đầu đề;

đồng thời cũng là cơ sở để tác giả đi đến phần kết thúc của diễn ngôn. Kiểu cấu trúc

này tập trung ở những diễn ngôn thuộc thể loại kêu gọi, hiệu triệu sau năm 1945 như

Toàn dân kháng chiến; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm

Nam Bộ kháng chiến; Không có gì quý hơn độc lập, tự do; Lời kêu gọi cả nước tiến lên

đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Với những diễn ngôn này, tác giả đã tránh triển khai

những kiểu bố cục phức tạp, đa chủ đề, đa nghĩa gây khó hiểu cho người tiếp nhận mà

lựa chọn một bố cục đơn giản với dung lượng đoạn ít, cú ngắn gọn, súc tích, thậm chí sử

dụng những ngôn từ dễ hiểu,... nhằm tập trung vào một chủ đề duy nhất. Vì vậy, việc

hướng vào đối tượng tiếp nhận là mọi tầng lớp nhân dân (trong đó có những tầng lớp dân

trí còn thấp như nông dân), trong một ngữ cảnh với khoảng thời gian ngắn, cùng thông

điệp dễ hiểu, ngắn gọn thì cách triển khai bố cục như trên là hoàn toàn hợp lý: dễ dàng

trong việc tác động đến tâm lý người tiếp nhận; giúp người đọc, người nghe tập trung

vào một nội dung, chủ đề duy nhất từ đó kích thích cảm xúc và đẩy tinh thần chiến đấu

lên cao. Bên cạnh đó trước năm 1945, nhằm tập trung vào một vấn đề duy nhất, trong

những diễn ngôn có chủ đề tố cáo kẻ thù tác giả cũng sử dụng cấu trúc triển khai đơn

giản này. Chẳng hạn như Bình đẳng gồm có 9 đoạn, trong đó hai đoạn đầu là phần mở

đầu với tư cách là phần nêu vấn đề, 6 đoạn tiếp theo thuộc phần triển khai là liệt kê 6 sự

kiện để lý giải, làm rõ cho phần mở đầu đó, đoạn 9 là phần kết thúc của diễn ngôn được

rút ra từ 6 đoạn ở phần triển khai.

b. Tạo thành hệ thống tiểu chủ đề khác nhau

Ngược lại, với những diễn ngôn mang tính chất lý giải, diễn giải cần nhìn nhận đối

tượng được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau như Công cuộc khai hóa giết người,

Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập và Di chúc thì việc triển khai bố cục

đa dạng hơn bằng nhiều chương, phần khác nhau. Mỗi chương, phần này lại đảm nhận

một tiểu chủ đề riêng, cùng hướng đến phục vụ cho chủ đề chung – chủ đề bao trùm toàn

bộ diễn ngôn. Chẳng hạn như diễn ngôn Bản án chế độ thực dân Pháp, diễn ngôn này

thực chất là sự ghép nối những bài báo khác nhau của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến

năm 1925. Tuy nhiên có thể thấy, chúng có sự gắn kết mạch lạc với nhau một cách chặt

chẽ. Đây chính là biểu hiện của tính chất liên văn bản do Julia Kristeva là người khởi

xướng và nêu lên trong bài viết Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết khi tác giả cho rằng: luôn có

sự cộng minh, tác động lẫn nhau giữa các văn bản. Cũng theo tác giả, mọi văn bản ngay

từ khi bắt đầu đã chịu sự ảnh hưởng và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình

ngôn ngữ khác nhau, mà mỗi lần giải trình ngôn ngữ như thế, luôn luôn chịu sự chi phối

bởi một vũ trụ gồm nhiều văn bản khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy, các bài báo này bên

cạnh những nét riêng biệt, truyền tải những nội dung, chủ đề riêng nhưng lại có thể kết

Page 129: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

117

hợp với nhau để trở thành một diễn ngôn hoàn chỉnh nhờ có những điểm chung xuyên

suốt giữa chúng tạo nên cấu trúc theo tính lập luận tăng dần. Vì vậy, diễn ngôn đã được

triển khai thành mười hai chương (mỗi chương là một chủ đề khác nhau: mười một

chương đầu khai thác mười một khía cạnh khác nhau của đối tượng thực dân Pháp),

thậm chí có chương còn chia thành nhiều phần (mỗi phần lại đảm nhiệm một chủ đề nhỏ

hơn, phản ánh những khía cạnh nhỏ hơn). Mặc dù có một “mạng lưới” chủ đề như vậy

nhưng chúng không bị thừa, rối hay lặp mà rất “mạch lạc” trong quá trình thực hiện chức

năng liên kết của mình, từ đó không chỉ giúp cho diễn ngôn trở thành một khối thống

nhất trong triển khai nội dung, tư tưởng mà còn giúp cho người tạo lập diễn ngôn phản

ánh một cách đa chiều, mọi khía cạnh đối với chủ đề của diễn ngôn. Đặc biệt, tính chất

liên văn bản trong mạch lạc còn được thể hiện rất cụ thể ở chương mười hai Nô lệ thức

tỉnh trong mối liên hệ với mười hai chương trước đó khi được kèm theo một số phần viết

riêng biệt như Cách mạng Nga với dân tộc thuộc địa và trích dẫn một số tài liệu như

Một bản hiệu triệu của quốc tế nông dân gửi nông dân lao động các thuộc địa, Tổ chức

công đoàn ở thuộc địa, Tuyên ngôn của “Hội liên hiệp thuộc địa, tổ chức của những

người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa cùng với phần cuối của diễn ngôn là phần phụ

lục Gửi thanh niên An Nam. Nhìn qua thì những phần vừa nêu chúng ta thấy không có ăn

nhập với chủ đề chung và tên gọi của diễn ngôn: tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Tuy

nhiên có thể thấy, việc sắp xếp như vậy là có dụng ý của người tạo lập diễn ngôn. Với

những cuộc nổi dậy của nhân dân một số nước như Đahômây, Xyri hay bán đảo

Đông Dương ở chương mười hai chính là hệ quả tất yếu sẽ xảy dưới ách áp bức bóc lột

của chủ nghĩa thực dân (được thể hiện trong mười một chương trước đó), trong đó cuộc

cách mạng tháng Mười Nga và hình ảnh trường Đại học Phương Đông là hình mẫu sáng

ngời để các dân tộc noi theo; trong khi đó những tài liệu trích dẫn được nêu ra không chỉ

thể hiện tính liên văn bản vượt ra ngoài khuôn khổ của diễn ngôn mà còn khẳng định chỉ

có con đường cách mạng Vô sản mới có thể giải phóng các dân tộc thuộc địa trên toàn

thế giới, qua đó cho thấy diễn ngôn này như là một bản hiệu triệu mọi tầng lớp, mọi giai

cấp, mọi dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Từ những dẫn chứng này, tác giả đã đi đến

phần phụ lục như là lời kêu gọi tầng lớp thanh niên An Nam – nòng cốt của cuộc đấu

tranh – thức tỉnh, vùng lên hành động để giải phóng dân tộc mình. Như vậy, xét về mạch

lạc của diễn ngôn này chúng ta có thể thấy có sự liền mạch về mặt nội dung, tư tưởng: từ

việc vạch trần tội ác của thực dân Pháp, Bản án chế độ thực dân Pháp đi đến kêu gọi

nhân dân bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng chính mình và muốn làm được điều đó

thì chỉ có đi theo con đường bạo lực của cách mạng tháng Mười Nga, đây cũng chính là

tư tưởng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin mà người viết đang hướng tới.

Tuy nhiên, có một đặc điểm chung dễ nhận thấy ở các diễn ngôn chính luận

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là dù kết cấu đơn giản hay phức tạp thì chúng chủ yếu

được triển khai theo lối diễn dịch: nêu chủ đề (qua đầu đề, tiểu đầu đề hoặc phần mở

đầu) sau đó triển khai trình bày các sự vật, sự việc, hành động với mục đích chứng minh,

lý giải và khẳng định (được thực hiện ở phần triển khai và phần kết luận). Nói như

Page 130: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

118

Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1997), đó là phương pháp “…đi từ những

vấn đề chung, khái quát đến những vấn đề riêng, cụ thể và câu luận đề (chủ đề) là câu

có nội dung cụ thể nhất, hẹp nhất” [90, tr. 15]. Ví dụ, phần Chủ nghĩa thực dân (trong

diễn ngôn Công cuộc khai hóa giết người) được triển khai bằng hai mươi đoạn – những

đoạn này liệt kê tội ác của chủ nghĩa thực dân như tra tấn, giết người (được minh chứng

qua những con số cụ thể những người dân thuộc địa bị tàn sát); trong phần II: Ông Đáclơ

(chương IV: Các quan cai trị – Bản án chế độ thực dân Pháp), tác giả triển khai 19 đoạn

văn để liệt kê các sự kiện, hành động của đối tượng này; hay trong chương XI: Nỗi khổ

nhục của người phụ nữ bản xứ, tác giả đã trình bày 27 sự kiện cụ thể, mỗi sự kiện thể

hiện một khía cạnh tàn ác của chế độ thực dân đối với người phụ nữ bản xứ, qua đó thực

hiện trọn vẹn việc liên kết một chương đồng thời cũng là một chủ đề chủ đạo,...

4.2.1.4. Phần kết thúc

Tùy vào các yếu tố tác động, chi phối đến việc triển khai kết cấu mà người tạo lập

diễn ngôn đã lựa chọn cách kết thúc diễn ngôn phù hợp ở cả vấn đề chọn lựa ngôn từ lẫn

cách triển khai, thậm chí là khuyết phần kết thúc. Sau đây là kết quả khảo sát về các kiểu

kết thúc trong các diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh:

Bảng 4.8. Thống kê các kiểu kết thúc trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Kiểu kết thúc Số lượt Tỷ lệ (%)

1 Kết thúc bằng lời khẳng định 7 53,8

2 Kết thúc bỏ ngỏ, hàm ẩn 3 23,1

3 Kết thúc bằng kết luận tổng quát 2 15,4

4 Kết thúc bằng lập luận 1 7,7

Tổng 13 100

Kết quả khảo sát ở bảng 4.8 cho thấy, kiểu kết thúc bằng lời khẳng định (với 7 trường hợp, chiếm tỷ lệ 53,8%), tiếp đến là kiểu không có kết thúc (3 trường hợp, chiếm 23,1%), thấp nhất là kiểu kết thúc bằng lập luận (1 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,7%).

* Trước hết là kiểu kết thúc bằng lời khẳng định. Trường hợp này được dùng trong các diễn ngôn thuộc thể loại kêu gọi, hiệu triệu sau năm 1945. Với mục đích kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tham gia vào sự nghiệp xây dựng và chiến đấu giải phóng đất nước, vì vậy phần kết luận luôn là những lời khẳng định thể hiện niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của tác giả. Đặc biệt, trong những lời khẳng định đó tác giả sử dụng các từ tình thái như sẽ, chắc chắn, nhất định,... hay có nội dung đánh giá như mong muốn, hy vọng,... và kết thúc thường bằng dấu cảm thán, do đó, làm tăng thêm tính thuyết phục đối với người tiếp nhận. Chẳng hạn, để kết thúc diễn ngôn Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ, tác giả khẳng định:

Đế quốc Mỹ nhất định thua! Nhân dân ta nhất định thắng! [133, tr. 695]

Page 131: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

119

* Kết thúc bằng kết luận tổng quát: Theo Đỗ Hữu Châu: “Kết luận tổng quát có thể

là một lẽ phải tất yếu, có thể là những hành động cần được thực hiện vì các ý kiến bộ

phận tất yếu phải dẫn tới những hành động như vậy. Có khi trong cùng một văn bản kết

luận tổng quát vừa là kết luận lẽ phải phải chấp nhận, vừa là hành động cần phải thực

hiện” [14, tr. 732]. Hay nói cách khác, đây là kết luận mang tính chất đúc kết từ những

luận cứ đã được triển khai ở những phần trước đó của diễn ngôn. Nó góp phần làm cho

diễn ngôn có một cấu trúc hoàn chỉnh cả về mặt hình thức lẫn nội dung, và đặc biệt phù

hợp với diễn ngôn đang triển khai những nội dung, thông điệp có tính chất trọng đại, cần

được đưa ra kết luận như một lời khẳng định về những gì đã triển khai trước đó. Tiêu

biểu cho kiểu kết thúc này là bản Tuyên ngôn độc lập. Để kết thúc diễn ngôn này, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một kết luận tổng quát: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự

do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam

quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,

độc lập ấy” [14, tr. 720]. Kết luận có nghĩa là, các nước Đồng minh không thể không

chấp nhận quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam – quyền mà nhân dân Việt Nam

đã tự đứng lên làm cách mạng giành độc lập, giành quyền sống một cách chính đáng.

Việc dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do đó là tất yếu và các nước

Đồng minh không thể ngăn cản hành động đó của Việt Nam. Đây cũng là hệ quả tất yếu

của những lẽ phải và những điều thực dân Pháp đã làm trên đất nước Việt Nam trong

suốt chiều dài 80 năm đặt ách đô hộ.

* Kết thúc ngỏ, hàm ẩn: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, những diễn ngôn có kết

thúc bỏ ngỏ, hàm ẩn những diễn ngôn trước năm 1945 có nội dung, chủ đề tố cáo tội ác

của chủ nghĩa thực dân như Công cuộc khai hóa giết người, Những cái tốt đẹp của nền

văn minh Pháp và Bản án chế độ thực dân Pháp. Những diễn ngôn này đều được triển

khai theo lối diễn dịch: nêu chủ đề trước, sau đó triển khai, chứng minh, lý giải làm rõ

chủ đề bằng các chương hoặc các phần nhỏ. Với mục đích tố cáo được chứng minh bằng

các chứng cớ, những đối tượng, những sự kiện cụ thể theo lối liệt kê kết hợp với kiểu

tách câu, tách đoạn, nội dung các diễn ngôn này được nêu rất rõ ràng, cụ thể. Do đó

không cần phần kết thúc, người tiếp nhận cũng có thể nhận thức được chủ đề chính của

diễn ngôn; đồng thời, với cách kết thúc như vậy, cũng là cách để người giải mã tự đưa ra

những nhận định riêng về đối tượng được phản ánh.

4.2.1.5. Các mô hình cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Qua kết quả khảo sát và phân tích đặc điểm các thành phần tham gia cấu trúc

diễn ngôn trên, chúng tôi xác định hai dạng cấu trúc cơ bản của diễn ngôn chính luận

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như sau:

– Dạng thứ nhất: Có cấu trúc đơn giản nhưng đầy đủ các thành phần: đầu đề, phần

mở đầu, phần triển khai và phần kết luận. Trong đó, cấu trúc phần triển khai có chức

năng trình bày, liệt kê các thông tin, sự kiện để làm rõ cho phần đầu đề và phần mở đầu;

đồng thời là cơ sở để đi đến phần kết luận của diễn ngôn.

Page 132: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

120

Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 1 trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Ghi chú: dấu biểu thị mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần.

biểu thị mối quan hệ phụ thuộc hoặc tác động

– Dạng thứ hai: Ngoài những trường hợp đầy đủ các thành phần còn có những trường hợp khuyết mở đầu hoặc khuyết kết luận. Đặc biệt, phần triển khai được chia thành nhiều đơn vị bộ phận được thực hiện bằng các chương hoặc phần. Mỗi chương, phần đều có tiểu đầu đề đảm nhận một tiểu chủ đề riêng và được triển khai như cấu trúc phần triển khai của dạng cấu trúc thứ nhất. Thậm chí trong từng chương còn có hệ thống tiểu chủ đề khác. Từ những hệ thống tiểu chủ đề này, diễn ngôn đi đến kết luận hoặc khuyết kết luận tùy thuộc vào mục đích giao tiếp của người viết.

Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 2 trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Đầu đề

Phần mở đầu/ khuyết mở đầu

Phần triển khai

Đầu đề bộ phận 1 (chương/ phần)

Đầu đề bộ phận 2 (chương/ phần)

Đầu đề bộ phận 3 (chương/ phần)

Đầu đề bộ phận n…(chương/ phần)

Kết luận/ khuyết kết luận

Th

ôn

g tin

1

Th

ôn

g tin

2

Th

ôn

g tin

3

Th

ôn

g tin

n…

Th

ôn

g tin

1

Th

ôn

g tin

2

Th

ôn

g tin

3

Th

ôn

g tin

n…

Th

ôn

g tin

1

Th

ôn

g tin

2

Th

ôn

g tin

3

Th

ôn

g tin

n…

Th

ôn

g tin

1

Th

ôn

g tin

2

Th

ôn

g tin

3

Th

ôn

g tin

n…

Đầu đề

Phần mở đầu

Thông tin 1 Thông tin 2 Thông tin 3 Thông tin n…

Kết luận

Phần triển khai

Page 133: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

121

Như vậy, cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tập trung vào hai dạng cấu trúc cơ bản với những đặc điểm riêng biệt. Tùy thuộc vào từng mục đích giao tiếp và người tiếp nhận cụ thể, tác giả sẽ lựa chọn cấu trúc phù hợp. Điểm chung nhất của các cấu trúc diễn ngôn này là: thứ nhất, các thành phần của cấu trúc có mối quan hệ biện chứng với nhau: phần mở đầu có thể bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc làm rõ thông tin được trình bày dưới dạng hàm ngôn ở đầu đề và làm cơ sở cho phần phát triển; phần triển khai cung cấp những thông tin, lý lẽ để chứng minh cho nội dung ở đầu đề và phần mở, đồng thời làm cơ sở để đi đến phần kết cho diễn ngôn; phần kết có thể ở dạng “đóng” (khẳng định thông tin ở những thành phần trước) hoặc “mở” (gợi ra những vấn đề có liên quan nhằm định hướng suy nghĩ của người đọc). Thứ hai, phần triển khai của các cấu trúc chủ yếu được thực hiện qua hình thức diễn dịch, trình bày, liệt kê những sự kiện, thông tin. Tuy nhiên, để diễn ngôn trở thành một thể thống nhất, gắn kết cả về mặt cấu trúc lẫn nội dung chủ đề, ngoài các mô hình liên kết chủ đề, tác giả đã tiến hành lựa chọn và sử dụng nhiều phương thức liên kết khác nhau cũng như sự tác động của các yếu tố tạo nên tính mạch lạc cho diễn ngôn.

4.2.2. Tổ chức nội dung diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Halliday cho rằng, “Ngôn bản là sản phẩm của các mối quan hệ ngữ nghĩa đang diễn ra, được giải thích bằng các nguồn lực từ vựng - ngữ pháp khác nhau”. [31, tr. 497]. Để các diễn ngôn chính luận của mình trở thành một thể thống nhất cả về mặt hình thức và nội dung, chủ đề, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều cách thức tổ chức diễn ngôn cả ở phương thức liên kết chủ đề lẫn liên kết logic với những nguồn lực ngữ pháp - từ vựng được lựa chọn và sử dụng phù hợp với từng ngữ cảnh và mục đích giao tiếp. Chủ đề trong phần cấu trúc diễn ngôn chúng tôi hướng theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm, nó tương ứng với Đề không đánh dấu trong Đề chủ đề theo quan niệm của Halliday.

4.2.2.1. Liên kết chủ đề

a. Các phương thức liên kết chủ đề cơ bản

Để các chủ đề trong diễn ngôn được hình thành, duy trì và phát triển, cần phải có các phương thức liên kết cơ bản. Dựa trên những tiêu chí của Halliday [31, tr. 309] về các phương thức liên kết chính trong ngôn bản là liên kết quy chiếu, liên kết từ vựng, liên kết liên hợp và liên kết tỉnh lược, chúng tôi tiến hành khảo sát các phương thức liên kết chủ đề cơ bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với những đặc điểm sau:

(1) Quy chiếu: Một tham thể được giới thiệu ở một vị trí trong ngôn bản có thể được xem như là một điểm quy chiếu cho những thành phần đứng sau nó. Các phạm trù quy chiếu gồm: nhân xưng, trực chỉ và so sánh. Phép quy chiếu được sử dụng tương đối phổ biến trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở dạng chỉ ngôi và chỉ định. Thậm chí những biểu thức quy chiếu, các đại từ hoặc một ngữ với nghĩa mang chức năng khái quát, không chỉ tạo nên mối liên hệ của chúng với một từ, một ngữ khác mà còn có thể là cả những đơn vị lớn hơn như cú, đoạn, hay một ý lớn trong ngôn bản.

Page 134: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

122

– Quy chiếu chỉ ngôi: là trường hợp sử dụng các yếu tố chỉ ngôi (ngôi thứ nhất,

ngôi thứ hai và ngôi thứ ba) với tư cách là những yếu tố có nghĩa chưa cụ thể ở câu này

xét trong mối quan hệ với yếu tố có nghĩa cụ thể tương ứng ở câu khác, trên cơ sở đó hai

câu chứa chúng liên kết với nhau. Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh,

rất nhiều đối tượng được quy chiếu với các biểu thức quy chiếu khác nhau như đối tượng

kẻ thù hay người dân bản xứ,... Những biểu thức quy chiếu này, ngoài giá trị liên nhân

được trình bày như ở chương 3, chúng ta còn thấy chúng có giá trị cao trong việc duy trì

và phát triển chủ đề với tư cách là các phương tiện liên kết. Với việc lựa chọn và sử dụng

những biểu thức quy chiếu này, tác giả tránh lặp từ quá nhiều do hệ thống các đối tượng

được phản ánh tương đối nhiều, đặc biệt khi nội dung chính tập trung cơ bản vào đối

tượng này với lối viết liệt kê các hành động, các sự kiện liên tiếp diễn ra. Chẳng hạn, khi

viết về “tiểu sử” cũng như quá trình gây nên những tội ác trong thời kỳ làm quan công sứ

tại Thái Nguyên của Đáclơ, trong phần II – Ông Đáclơ (Chương IV - Các quan cai trị,

Bản án chế độ thực dân Pháp), chỉ với 19 đoạn (33 câu), tác giả đã sử dụng 8 biểu thức

quy chiếu khác nhau như: Ông Đáclơ, ông (ông ta), viên công sứ tỉnh Thái Nguyên, vị

quan cai trị dễ thương ấy, cái anh hàng cháo, quan công sứ, nhà khai hóa, quan lớn,

quan. Với việc lựa chọn và sử dụng những biểu thức quy chiếu này, Đáclơ được miêu tả

một cách liền mạch mặc dù đối tượng được nhắc đến 36 lần trong nhiều ngữ cảnh khác

nhau và viết về những khía cạnh khác nhau. Tương tự như vậy, tác giả cũng sử dụng

nhiều biểu thức quy chiếu đối với hầu hết các đối tượng cụ thể khác, thậm chí ngay cả

đối tượng nói chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Do đó, giữa các cú, giữa các đoạn

được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Bên cạnh đó, ngoài việc liên kết làm cho diễn ngôn có một kết cấu hoàn thiện về mặt

hình thức, phương thức quy chiếu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

còn góp phần làm cho diễn ngôn thống nhất về mặt nội dung, chủ đề, khi mỗi một biểu

thức quy chiếu trong những ngữ cảnh khác nhau có thể hướng đến khai thác những góc

độ, bản chất khác nhau của cùng một đối tượng, từ đó hướng đến làm rõ cho chủ đề

chính về đối tượng được phản ánh.

– Quy chiếu chỉ định: là trường hợp sử dụng các tổ hợp gồm danh từ có nghĩa cụ

thể cũng như danh từ chỉ loại cùng với các chỉ định từ như này, đó, kia, ấy,... để tạo nên

những tổ hợp từ có tính chất xác định nhưng nghĩa chưa cụ thể và đặt chúng trong mối

quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác; trên cơ sở đó tạo được

tính liên kết giữa hai câu chứa chúng.

Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng nhiều

giới ngữ có nghĩa khái quát để thay thế cho cú, đoạn hoặc một ý lớn nào đó trong diễn

ngôn. Chẳng hạn:

+ Chúng tôi không được biết bài diễn văn mà ông Đơvila đã ám chỉ, chúng tôi không bàn về bài diễn văn ấy. (Tâm địa thực dân) [131, tr. 2]

+ Những con tin này bị nhốt vào chỗ thiếu không khí, thiếu ánh sáng, thiếu ăn và

ngay cả nước uống cũng thiếu nữa. (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 163]

Page 135: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

123

+ Những kẻ đi chinh phục ngoan đạo đó đã tạo thành một thứ thói tục. (Công cuộc khai hóa giết người) [131, tr. 158]

Trong những ví dụ trên, các từ chỉ định trên như ấy, này, đó đã quy chiếu những đối tượng đã được trình bày trước đó bởi những cú, những đoạn khác nhau. Vì vậy, tính liên kết giữa các cú và đoạn được thực hiện một cách chặt chẽ.

– Quy chiếu so sánh: là trường hợp sử dụng trong câu những tổ hợp có nghĩa không cụ thể và có chứa các từ mang ý nghĩa so sánh và đặt chúng trong mối quan hệ với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác. Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, quy chiếu so sánh được sử dụng tương đối nhiều, tập trung chủ yếu ở hình thức quy chiếu đến một đối tượng khác hoặc so sánh với một đối tượng khác.

* Trước năm 1945, quy chiếu so sánh đến một đối tượng khác được sử dụng với 55 trường hợp, trong đó 24 trường hợp là quy chiếu đối tượng, tập trung nhất vào các đối tượng cai trị người Pháp như một người Âu khác, một nhà khai hóa khác, một viên cẩm khác,... và 10 trường hợp là quy chiếu không gian như ở một tỉnh khác, các thuộc địa khác, ở một địa phương khác,... Những trường hợp sử dụng này không chỉ tạo nên sự liên kết trong diễn ngôn bởi mối quan hệ của chúng với những đối tượng có nghĩa cụ thể đã được miêu tả, phản ánh trong những cú, những đoạn trước đó mà nó còn giúp cho tác giả tập trung vào quá trình duy trì và phát triển nội dung, chủ đề đang hướng đến. Chẳng hạn trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả viết: Một cha xứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào cột; khi người chủ của em, một người Âu, đến xin em về, thì cha xô đẩy, đánh đấm, rút súng lục dọa bắn ông. Một cha xứ khác đã bán một em gái An Nam đi đạo cho một người Âu lấy 300 phrăng. Một cha khác đánh gần chết một học sinh chủng viện người bản xứ. [131, tr. 293]; hay Những chuyện đáng buồn như thế, có thể kể mãi không hết, song chúng tôi hy vọng rằng mấy việc kể trên cũng đủ làm cho chị em ở chính quốc biết rõ phụ nữ An Nam sống quằn quại trong cảnh lầm than và bị áp bức như thế nào. Bây giờ hãy xem người phụ nữ bản xứ ở các thuộc địa khác – cũng ở dưới sự bảo hộ của nước Mẹ – có được tôn trọng hơn không? [131, tr. 297]

Trong những ví dụ trên, các tổ hợp từ một cha xứ khác, một cha khác, ở các thuộc địa khác là những yếu tố chưa có nghĩa cụ thể, có thể hiểu nghĩa của nó bằng cách đối chiếu với một cha xứ nọ hay An Nam trong câu đứng trước, qua đó tính liên kết được thực hiện giữa các cú, đồng thời tác giả đẩy cao giá trị tố cáo qua phương thức liệt kê những tội ác kẻ thù đang thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau, trên nhiều vùng đất khác nhau,...

Bên cạnh đó, việc quy chiếu để so sánh với một đối tượng khác, hiện tượng khác cũng xuất hiện nhiều trong các diễn ngôn trước năm 1945 với 23 trường hợp. Bên cạnh giá trị liên kết hình thức thì cách quy chiếu này chủ yếu tập trung vào phản ánh những tội ác và những bất công của chế độ thực dân. Chẳng hạn:

+ Để viết về nỗi thống khổ của người dân bản xứ: Trong nhà ấy, không có chủ nhật cũng chẳng có ngày lễ. Hơn nữa, người ta cho anh ăn uống hết sức kham khổ, và chỗ ở rất tồi tệ. [131, tr. 232]

+ Hay dùng để phản ánh sự bất công vô lý: Cùng một cấp bậc, nhưng người da trắng gần như bao giờ cũng được xem là cấp trên của người bản xứ. Người sĩ quan bản

Page 136: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

124

xứ phải chào và tuân lệnh sĩ quan da trắng. Cái chế độ đẳng cấp phân biệt "nhân chủng - quân sự" ấy lại còn rõ rệt hơn nữa khi những người lính da trắng và lính khác màu da cùng đi chung trên một chuyến xe lửa hoặc tầu thủy. [131, tr. 47]

+ Đặc biệt, sức tố cáo về tội ác, bản chất tham lam của kẻ thù được đẩy lên cao khi tác giả sử dụng biện pháp quy chiếu này. Chẳng hạn, trong những trang nhật ký của mình, một người lính thuộc địa viết: Trong thời kỳ tôi ở đây (ở Bắc Kỳ), không có tuần nào là tôi không thấy vài cái đầu rụng. Trong những cảnh ấy, tôi chỉ còn ghi nhớ được một điều là chúng ta còn độc ác, còn dã man hơn cả bọn kẻ cướp nhà nghề. [131, tr. 244]

* Sau năm 1945, tác giả sử dụng 17 trường hợp quy chiếu so sánh chủ yếu tập trung nhấn mạnh đến những biểu hiện, mức độ của tình trạng hoặc hoàn cảnh để phục vụ cho mục đích động viên tinh thần của nhân dân trong công cuộc xây dựng và giải phóng đất nước: Trước đây, trong hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều, mà chúng ta đã thắng phát xít Nhật và thực dân Pháp (Không có gì quý hơn độc lập tự do) [132, tr. 630]; hay: Ta còn phải kinh qua nhiều sự khó khăn cực khổ hơn trước, còn phải vượt qua nhiều gian nan nguy hiểm hơn trước, để đi đến thắng lợi hoàn toàn. (Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950)) [132, tr. 386]

(2) Tỉnh lược: là một trong những phương thức liên kết cơ bản trong diễn ngôn. Đó là trường hợp một cú, một phần của cú, hay một phần (thường bao gồm thành phần từ vựng) của một động ngữ hay danh ngữ, có thể được tiền giả định ở một vị trí sau trong ngôn bản bằng thủ thuật lược bỏ tích cực – nghĩa là, bằng cách không nói gì ở nơi cần phải nói để tạo nghĩa.

* Tuy nhiên, khảo sát trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng không nhiều phép tỉnh lược cả ở hai thời điển trước và sau năm 1945. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp:

+ Anh Nahông đáng thương hại đã bị ám sát đến hai lần. Lần thứ nhất 1 2 bởi tay tên đại úy Vida, lần thứ hai 1 2 bởi tay tên lang băm đóng lon quân nhân coi việc phẫu nghiệm xác chết. [131, tr. 264]

+ Thủ đoạn sau đây đã tỏ ra nhanh và tiện nhất: Lấy dây chăng ngang hai đầu con đường chính trong làng lại. Thế là tất cả

những người da đen ở vào giữa đều coi như chính thức phải tòng quân. [131, tr. 264] Chủ đề trong những diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước

năm 1945 là tố cáo tội ác của chế độ thực dân và phản ánh số phận bi thảm của các dân tộc thuộc địa. Vì vậy, người viết thường tập trung đến các đối tượng là Hành thể trong những quá trình cũng như nhấn mạnh vào những hoạt động, hành vi tác động lên Đích thể. Do đó, phép tỉnh lược được sử dụng rất hạn chế để phục vụ cho mục đích xây dựng chủ đề này.

* Trong những diễn ngôn chính luận sau năm 1945, chủ đề tập trung vào ngợi ca công cuộc xây dựng, chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới và kêu gọi, hiệu triệu các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết, chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm giải phóng, thống nhất đất nước. Vì vậy, tác giả cũng có xu hướng diễn đạt đầy đủ, trọn vẹn ý nên tập trung nhấn mạnh đến đối tượng Hành thể và các vị từ trung tâm thực hiện các

Page 137: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

125

hoạt động nhằm tác động trực tiếp đến tâm lý, nhận thức của người tiếp nhận. Theo kết quả khảo sát, trong các diễn ngôn sau năm 1945, tác giả sử dụng 10 trường hợp phép tỉnh lược. Tuy nhiên, những trường hợp này đều có giá trị cao trong việc liên kết văn bản bởi mục đích sử dụng nhằm nhấn mạnh đến các khía cạnh nào đó của đối tượng đang phản ánh. Đặc biệt khi những đối tượng đó, nội dung phản ánh đó là chủ đề chính của diễn ngôn hoặc phần, chương.

Ví dụ: Nam Bộ kháng chiến trước nhất. Chịu đựng gian khổ lâu nhất. Lại cách xa Chính phủ trung ương nhất. Hoàn cảnh rất khó khǎn. Nhưng sức kháng chiến ngày càng mạnh mẽ và có nhiều thành tích rất oanh liệt, vẻ vang. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952)) [134]

Như vậy, để ngợi ca sức chiến đấu của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tác giả đã sử dụng phép tỉnh lược trong 4 câu trên tổng số 5 câu trong một đoạn văn. Việc tỉnh lược đối tượng Hành thể Nam Bộ không chỉ giúp tác giả tập trung nhấn mạnh vào những khía cạnh cần phản ánh là những kết quả nhân dân Nam Bộ đã và đang làm được mà qua đó bộc lộ tư tưởng chính của diễn ngôn, đó là tạo nên một sức mạnh thôi thúc toàn quân, toàn dân hăng hái tham gia kháng chiến.

(3) Liên kết từ vựng: Trong ngôn bản, tính liên tục có thể được thiết lập bằng sự lựa chọn các từ, cụ thể là dưới hình thức lặp từ, hay chọn một từ có mối liên hệ với từ trước đó – về ngữ nghĩa hoặc đồng định vị. Liên kết từ vựng được duy trì giữa các đoạn văn nhờ sự hiện diện của các từ chủ chốt, có tầm quan trọng đặc biệt đối với một ngôn bản cụ thể. Liên kết từ vựng bao gồm: (1) Lặp lại: hình thức liên kết từ vựng trực tiếp nhất là lặp lại một đơn vị từ vựng; (2) Đồng nghĩa: liên kết từ vựng có kết quả từ sự lựa chọn một đơn vị từ vựng mà ở nét nghĩa nào đó đồng nghĩa với một đơn vị đứng trước nó; (3) Đồng định vị: các trường hợp liên kết từ vựng phụ thuộc vào một sự liên tưởng nào đó giữa các đơn vị đang bàn – một xu hướng cùng xuất hiện.

Trong những hình thức trên, hình thức được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lựa chọn và sử dụng phổ biến nhất là lặp lại, đặc biệt là lặp lại danh từ riêng (Xarô 31 lượt, Đáclơ 11 lượt,...), đại từ nhân xưng (chúng 77 lượt, họ 312 lượt,...),... Chẳng hạn, trong Tuyên ngôn độc lập, để tố cáo những tội ác của thực dân Pháp đã gây cho Việt Nam trong suốt 80 năm, tác giả đã lặp lại từ chúng trong những đoạn văn liên tiếp nhau:

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân

buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một

cách vô cùng tàn nhẫn. [131, tr. 700] Hay trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả cũng đã sử dụng 17 lượt từ ông ta

trong 18 đoạn khi nói về đối tượng Đáclơ: Một hôm khác, ông ta vụt roi gân bò (...) Lại một lần khác (...), ông ta bèn cho đem chôn họ đến tận cổ (...)

Page 138: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

126

Cứ mỗi khi ông ta đi xem xét các con đường có dân phu làm việc thì số chân người bị đánh què bằng lưỡi xẻng, cán cuốc, phải tính bằng đơn vị nửa tá (...)

Một lần, ở một công trường, ông ta đã giật súng của một người lính coi tù để đánh một người tù (...). [131, tr. 228]

Việc sử dụng biện pháp lặp từ vựng như trên có chức năng quy chiếu những đối tượng, nhóm đối tượng cụ thể, tập trung nhấn mạnh đến bản chất cũng như hành động của đối tượng, qua đó liên kết nội dung các đoạn để cùng hướng về làm rõ cho chủ đề của phần, chương hay toàn diễn ngôn.

b. Các mô hình liên kết chủ đề

Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm cho cấu trúc diễn ngôn trở thành một chỉnh thể thống nhất về mặt hình thức cũng như nội dung tư tưởng, đó chính là các mô hình liên kết chủ đề. Các mô hình liên kết chủ đề được hình thành từ các hình thức kết cấu. Xuất phát từ những đặc điểm của các kiểu kết cấu đã trình bày ở chương 1 và thực tế khảo sát đối tượng, chúng tôi xác định các kiểu kết cấu cơ bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như sau:

Bảng 4.9. Thống kê các kiểu kết cấu trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Các kiểu kết cấu Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Kết cấu chuỗi 125 76 33 41,7

Kết cấu song song 39 24 46 58,3

Qua kết quả khảo sát của bảng 4.9 có thể nhận thấy, tỷ lệ các kiểu kết cấu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có sự khác biệt ở thời điểm trước và sau năm 1945, qua đó hình thành nên những mô hình liên kết chủ đề sau đây:

– Thứ nhất: Mô hình liên kết chủ đề theo kết cấu chuỗi là mô hình cơ bản trong những diễn ngôn trước năm 1945 (chiếm 76% so với kết cấu song song), tập trung vào các thủ pháp móc xích (58%) và liệt kê (30%). Kiểu kết cấu chuỗi là kiểu kết cấu trong đó các yếu tố có quan hệ ngữ nghĩa và logic được thể hiện nối tiếp nhau liên tục: yếu tố trước tạo tiền đề cho sự xuất hiện của yếu tố sau,... do đó rất phù hợp với chủ đề vạch trần và tố cáo tội ác của kẻ thù. Trong đó, với thủ pháp móc xích hay hỏi đáp tác giả kết nối các luận chứng, các quan điểm một cách hệ thống không chỉ trong một đoạn mà còn giữa các đoạn khác nhau, từ đó đưa ra những kết luận thuyết phục và đanh thép trước kẻ thù. Bên cạnh đó, thủ pháp liệt kê cũng được sử dụng như những bằng chứng cụ thể, sống động giúp cho người giải mã chứng kiến trực diện tội ác của đối tượng được phản ánh. Kết hợp với kết cấu chuỗi, các thủ pháp của kết cấu song song như song hành (46%), sóng đôi (32%) và tương phản (22%) có tác dụng đối chiếu, so sánh làm nổi bật sự tương phản, trái ngược ở mọi khía cạnh giữa hai đối tượng kẻ thù và người dân bản xứ góp phần làm cho chủ đề được duy trì và phát triển.

– Thứ hai: Mô hình liên kết chủ đề theo kết cấu song song là mô hình cơ bản trong những diễn ngôn sau năm 1945 (chiếm 58,3% so với kết cấu chuỗi). Trong những diễn

Page 139: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

127

ngôn thời kỳ này, bên cạnh thủ pháp móc xích tập trung vào việc tố cáo tội ác thực dân Pháp trong bản Tuyên ngôn độc lập hay nhằm thêm tính thuyết phục trong những lời kêu gọi qua việc kết nối các luận chứng từ thủ pháp song hành, tương phản hay liệt kê, thì tác giả sử dụng chủ yếu các thủ pháp của kiểu kết cấu song song để phục vụ cho mục đích hiệu triệu, kêu gọi. Trong đó, thủ pháp song hành được sử dụng nhiều nhất (82,7%), tương phản (10,8%) tập trung vào việc trình bày song song những sự kiện, tính chất thường là của hai đối tượng nhân dân Việt Nam và kẻ thù (thực dân Pháp, đế quốc Mỹ) với các thang độ đánh giá tính “tích cực” nghiêng về nhân dân Việt Nam và “tiêu cực” nghiêng về phía kẻ thù, qua đó thôi thúc tinh thần chiến đấu của toàn quân, toàn dân trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Chẳng hạn:

+ Thủ pháp song hành: Đế quốc Mỹ nhất định thua! Nhân dân ta nhất định thắng! (Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ

xâm lược) [133, tr. 695] + Thủ pháp tương phản: Giặc Mỹ trắng trợn dùng không quân bắn phá miền Bắc nước ta, hòng gỡ thế thất

bại của chúng ở miền Nam và hòng ép chúng ta "đàm phán" theo ý muốn của chúng. Nhưng miền Bắc không hề nao núng. Quân và dân ta càng hăng hái thi đua sản

xuất, chiến đấu anh dũng. Đến nay chúng ta đã bắn tan xác hơn 1.200 máy bay địch. Chúng ta quyết đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, đồng thời hết sức hết lòng ủng hộ đồng bào miền Nam ruột thịt. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 628-629]

Trong thực tế sử dụng, để tăng tính thuyết phục cho các diễn ngôn chính luận, tác giả không lựa chọn những thủ pháp liên kết của một kiểu kết cấu duy nhất mà luôn có sự đan xen giữa các thủ pháp liên kết của các kiểu kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào từng mục đích giao tiếp cụ thể, người viết có thể nghiêng về sử dụng mô hình liên kết chủ đề theo kết cấu chuỗi hay song song với mục đích cuối cùng là tạo nên tính thuyết phục cao nhất đối với người tiếp nhận.

4.2.2.2. Liên kết logic

a. Liên hợp

Một cú đơn, phức, hay một đoạn ngôn dài có thể được liên hệ với các thành phần đứng sau bằng các hình thức khác nhau của tập hợp các mối quan hệ ngữ nghĩa cụ thể. Theo Halliday [31], phạm vi các ý nghĩa có thể trong các lĩnh vực: chi tiết (elaboration), mở rộng (expansion) hoặc tăng cường (enhancement). Halliday cũng cho rằng, mối quan hệ ngược (trong lĩnh vực mở rộng) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngôn bản.

Trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy liên từ được sử dụng nhiều nhất là những liên từ thuộc phạm vi các ý nghĩa trong lĩnh vực mở rộng như: bổ sung, ngược và thay đổi, có tác dụng liên kết logic cả ở cấp độ câu và văn bản. Đặc biệt, liên từ và, cũng được sử dụng nhiều nhất: với và là 744 lượt sử dụng (trước năm 1945 là 581 lượt, sau năm 1945 là 163 lượt). Liên từ này có chức năng xây dựng những câu có quan hệ đẳng lập hoặc muốn nhấn mạnh vào những hoạt động hay tính chất của các đối tượng Hành thể, từ đó tạo nên tính liên kết, mạch lạc cho câu, đoạn

Page 140: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

128

đồng thời làm tăng thêm mức độ tố cáo trước kẻ thù cũng như ngợi ca tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Chẳng hạn:

+ Muốn bắt những người bản xứ làm việc ở nhà ông phải thú nhận, ông chủ tốt bụng và nhà khai hóa vĩ đại đó đã đem họ ra tra điện. (Bản án chế độ thực dân Pháp) [131, tr. 235]

+ Nhưng dưới sự lãnh đạo kiên quyết và khôn khéo của Mặt trận dân tộc giải phóng, quân và dân miền Nam ta đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, đã thắng lợi vẻ vang và quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn, để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 576]

Bên cạnh đó, các liên từ trong phạm vi ngược cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình liên kết diễn ngôn bởi chúng có tác dụng dẫn dắt cho việc phản ánh những sự kiện, hoạt động trái ngược với những nhận định hoặc những sự kiện và hoạt động đã diễn ra trước đó; qua đó liên kết giữa các cú, đoạn hoặc ý lớn của diễn ngôn.

– Trong những diễn ngôn chính luận trước năm 1945, tác giả sử dụng 100 lần liên từ nhưng/ thế nhưng, 25 lần liên từ ấy thế mà/ thế mà, 4 lần liên từ mặt khác,... để liên kết câu hoặc đoạn, phản ánh những tội ác của chủ nghĩa thực dân cũng như thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân bản xứ:

+ Dù trước kia họ là những anh hàng cháo, hoặc giám thị trong các nhà trường, nhưng khi đã đặt chân đến thuộc địa là các nhà khai hóa ấy của chúng ta sống một đời sống đế vương. [131, tr. 256]

+ Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy (...) họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, (...) đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. (...) Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng... [131, tr. 191]

– Sau năm 1945, những liên từ này cũng được sử dụng rất nhiều (với 20 lần liên từ nhưng/ thế nhưng, 4 lần liên từ ấy thế mà/ thế mà, 2 lần liên từ mặt khác,...). Chúng có vai trò liên kết trong câu và các câu trong đoạn, các đoạn trong ngôn bản.

+ Ví dụ, liên kết trong câu: Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! [132, tr. 97]

+ Liên kết trong đoạn: Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo... (Tuyên ngôn độc lập) [131, tr. 701]

+ Liên kết giữa các đoạn trong ngôn bản: Giặc Mỹ trắng trợn dùng không quân bắn phá miền Bắc nước ta, hòng gỡ thế thất bại của chúng ở miền Nam và hòng ép chúng ta "đàm phán" theo ý muốn của chúng.

Nhưng miền Bắc không hề nao núng. (Không có gì quý hơn độc lập, tự do) [133, tr. 628-629]

b. Liên kết từ vựng

Liên kết từ vựng có vai trò quan trọng trong liên kết logic, tạo mạch lạc cho cả cấp độ câu hoặc văn bản. Trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, liên kết logic thông qua từ vựng được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như sự phối hợp

Page 141: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

129

từ vựng của các vị từ. Chúng biểu thị quá trình phát triển của các chuỗi sự kiện, hành động được diễn ra tiếp nối sự kiện này qua sự kiện khác, hành động này dẫn tới hành động khác, từ đó tạo nên mối quan hệ logic, mạch lạc. Ví dụ trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả viết về Đáclơ:

Một hôm nhà khai hóa của chúng ta vừa quở trách một nhân viên người Âu xong, không biết trút cơn giận lên đầu ai được, vớ cái thước sắt trên bàn giấy đập nát hai ngón tay của một viên thư ký người An Nam chẳng liên can gì đến việc kia cả.

Lại một lần khác, có mấy người lính khố xanh làm trái ý ông ta, ông ta bèn cho đem chôn họ đến tận cổ, mãi đến khi họ ngắc ngoải mới cho moi lên.

Một hôm khác, ông ta vụt roi gân bò vào mặt một viên đội người bản xứ trước những người lính dưới quyền anh ta. [131, tr. 227 - 228].

Các vị từ quở trách, trút cơn giận, đập nát hai ngón tay, đem chôn, vụt roi gân bò vào mặt,... là những vị từ thuộc những vế câu hoặc các câu, đoạn khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau, nhưng chúng tạo nên một mối quan hệ logic các sự kiện nhằm phản ánh bản chất tàn bạo của một đối tượng Hành thể (hoặc Cảm thể) duy nhất là viên công sứ Đáclơ. Nhờ đó, các câu, các đoạn có sự liên kết logic rất cụ thể.

Bên cạnh đó, các danh ngữ bất định dẫn xuất thời gian hay các biểu thức quy chiếu không xác định cũng có vai trò tạo nên tính logic, mạch lạc của vấn đề nội dung được nói đến. Bởi vì mặc dù các sự kiện không phải xảy ra trong cùng một thời điểm (chẳng hạn như một hôm, một lần khác, một hôm khác,... trong ví dụ trên) nhưng cùng liên kết với nhau để phản ánh bản chất một đối tượng cụ thể là Đáclơ, hay các hành động có thể được thực hiện bởi các đối tượng khác nhau nhưng cũng hướng đến phản ánh một hiện tượng, bản chất nào đó; ví dụ như hiện tượng ngược đãi trẻ em của các vị cha xứ trong ví dụ dưới đây: Một cha xứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào cột; khi người chủ của em, một người Âu, đến xin em về, thì cha xô đẩy, đánh đấm, rút súng lục doạ bắn ông. Một cha xứ khác đã bán một em gái An Nam đi đạo cho một người Âu lấy 300 phrăng. Một cha khác đánh gần chết một học sinh chủng viện người bản xứ. [131, tr. 293].

c. Sử dụng đoạn chuyển tiếp (hay còn gọi là đoạn chức năng)

Đây là đoạn văn có chức năng chuyển từ đoạn trên sang đoạn dưới, là phần nối từ nội dung này với nội dung khác, tạo nên mối liên kết logic ở cấp độ văn bản. Trần Ngọc Thêm gọi trường hợp này là các phát ngôn có liên kết dự báo. Tác giả đưa ra quan niệm: “Khi kết ngôn đứng sau chủ ngôn, nó là dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của chủ ngôn, nó hướng đến phần văn bản sắp tới”. [87, tr. 81]. Trong khi đó, Galperin cũng cho rằng: “Liên kết dự báo là phạm trù ngữ pháp văn bản thống nhất hình thức ngôn ngữ khác nhau làm liên hệ thông tin nội dung sự kiện với những điều sẽ được trình bày ở phần tiếp theo trong văn bản”. [25, tr. 212]. Bên cạnh đó, Diệp Quang Ban cũng từ khái niệm "quy chiếu văn bản" để đề cập đến hướng liên kết này và gọi là "khứ chiếu": Khứ chiếu là trường hợp “yếu tố rõ nghĩa đứng ở câu sau, yếu tố chưa rõ nghĩa đứng ở câu trước; muốn hiểu được yếu tố chưa rõ nghĩa thì phải tiến tới tìm trong phần văn bản sắp đến để nhận ra yếu tố rõ nghĩa". [4, tr. 234].

Page 142: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

130

Như vậy có thể nói, việc sử dụng đoạn chuyển tiếp là một thủ pháp liên kết các mặt nội dung trong diễn ngôn, hay nói cách khác có tác dụng tạo nên tính mạch lạc của diễn ngôn. Qua khảo sát đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, đoạn chuyển tiếp được sử dụng với các chức năng cơ bản sau:

Bảng 4.10. Thống kê các kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

TT Kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp Số lượt Tỷ lệ (%)

1 Dùng để nhấn mạnh nội dung 29 51

2 Dùng để trích dẫn 25 44

3 Dùng làm đoạn mở đầu 3 5

Tổng 57 100

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, tác giả đã sử dụng khá nhiều đoạn chuyển tiếp

trong quá trình triển khai bố cục của diễn ngôn, đặc biệt là đoạn chuyển tiếp dùng để

nhấn mạnh nội dung (29 lượt, chiếm 51%) và dùng để trích dẫn (25 lượt, chiếm 44%),

thấp nhất là kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp dùng làm phần mở đầu (3 lượt, chiếm 5%).

Tuy nhiên, mỗi kiểu sử dụng đều có những tác dụng và vai trò riêng trong việc tạo tính

mạch lạc cho diễn ngôn.

* Đối với đoạn chuyển tiếp dùng để trích dẫn: Trong những diễn ngôn chính luận

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, việc trích dẫn dùng làm luận cứ nhằm tăng thêm độ tin

cậy cho các sự kiện của vấn đề đang nói tới, tăng thêm độ hấp dẫn và quan trọng cho nội

dung bằng lời nói chính xác của đối tượng được trích dẫn; đặc biệt tài liệu trích dẫn đó

rất đa dạng: từ những bức thư của những đối tượng thuộc chính quyền thực dân cho đến

những trang nhật ký của người lính bản địa, từ những văn bản kinh điển như các bản

Tuyên ngôn độc lập của Pháp, Mỹ đến những bài viết trên những trang báo, tạp chí,…

Trên góc độ cú pháp, trích dẫn được coi như việc dùng những ý tưởng của người được

trích dẫn, đồng hay trái quan điểm, để thể hiện những gì tác giả muốn trình bày (kinh

nghiệm). Nhưng từ góc độ ngữ nghĩa, bản thân những từ hoặc ngữ được lựa chọn là một

phần thông điệp của người viết gửi đến người đọc và có thể được coi là sự thể hiện quan

điểm, thái độ của người viết (chức năng liên nhân). Qua đó, việc trích dẫn này góp phần

rất lớn vào việc tạo tính mạch lạc cho diễn ngôn. Đặc biệt, khi những “chứng cứ” xác

thực ấy được dẫn dắt bởi những đoạn chuyển tiếp thì sức thu hút và tính thuyết phục

càng được đẩy lên cao hơn.

Những đoạn chuyển tiếp dùng để trích dẫn không chỉ kết nối các đoạn mà còn có

tác dụng dẫn dắt một nội dung lớn, một phần, thậm chí là một chương lớn của diễn ngôn.

Chẳng hạn trong chương III – Các quan thống đốc của Bản án chế độ thực dân Pháp, tác

giả đã trích dẫn những đoạn chính trong bức thư của ủy ban hành động Pháp – Hồi ở

Poóctô-Nôvô để nói về ông Phuốc – quan thống đốc xứ Đahômây; hoặc trích dẫn toàn

bộ mẩu tin ngắn trên tờ Annales coloniales để viết về Giêrêmi Lơme, cựu thống đốc

thuộc địa, cựu nghị viên của Ấn Độ thuộc Pháp. Từ việc trích dẫn này, trong nhiều

trường hợp, người tạo lập diễn ngôn đưa ra lời nhận xét đóng vai trò như một phần kết

Page 143: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

131

luận từ đó tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Ví dụ như kết luận cho phần V – Ông

Giêrêmi Lơme, tác giả viết “Ô! Ô! Thế ra cũng có những tên vô lại trong cái giới thống

đốc và nghị viên thuộc địa cao quý ấy ư? Ai ngờ nhỉ!” [131, tr. 221]

* Đối với đoạn chuyển tiếp dùng nhấn mạnh nội dung: Đây là trường hợp sử dụng

nhiều nhất trong tổng số các kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp (29 lượt, chiếm 51%). Với

đoạn chuyển tiếp, việc tập trung vào những nội dung, chủ đề cụ thể hoặc thể hiện tư

tưởng, ý đồ của tác giả sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt nó sẽ tạo nên tính liền mạch thông qua

liên kết các đoạn văn thành một văn bản hoàn chỉnh. Chẳng hạn, trong chương XI: Nỗi

khổ nhục của người phụ nữ bản xứ, tác giả đã sử dụng một đoạn chuyển tiếp để kết nối

giữa phần mở đầu với phần triển khai của chương. Sau khi đã trình bày nội dung chủ đạo

ở phần mở đầu, tác giả đã tiến hành triển khai cụ thể cho nội dung đó bằng việc nêu lên

một câu hỏi – đồng thời cũng là đoạn chuyển tiếp: Những chuyện đáng buồn như thế, có

thể kể mãi không hết (...). Bây giờ hãy xem người phụ nữ bản xứ ở các thuộc địa khác –

cũng ở dưới sự bảo hộ của nước Mẹ – có được tôn trọng hơn không? Từ đoạn chuyển

tiếp này, người tạo lập diễn ngôn đã trình bày, liệt kê 27 sự kiện cụ thể, mỗi sự kiện thể

hiện một khía cạnh tàn ác của chế độ thực dân đối với người phụ nữ bản xứ, qua đó thực

hiện trọn vẹn việc liên kết một chương đồng thời cũng là một chủ đề chủ đạo của Bản án

chế độ thực dân Pháp.

Trong những diễn ngôn chính luận sau năm 1945, việc sử dụng câu chuyển đoạn

cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kêu gọi, động viên và khích lệ tinh thần

đoàn kết, chiến đấu của dân tộc.

* Đối với đoạn chuyển tiếp dùng làm đoạn mở đầu: Trong nhiều trường hợp, người

tạo lập diễn ngôn dùng đoạn chuyển tiếp để dẫn dắt người đọc đi vào nội dung chính,

hay nói cách khác nó có tác dụng làm cơ sở để người viết triển khai chủ đề của diễn

ngôn. Chẳng hạn, ngay trong phần mở đầu Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp,

sau khi trích dẫn nguyên văn lời phát biểu của Pôn Tápponniê tại cuộc thảo luận về vấn

đề đại diện của dân bản xứ các thuộc địa tại Quốc hội Pháp, tác giả đã nêu ngay đoạn

chuyển tiếp: Chúng tôi thành thật cảm ơn ông nghị ấy đã cho chúng tôi dịp tốt kể ra đây

một số đức tính bất hủ của nước Pháp – ngoài cái đức tính rất cương quyết khai hóa dân

bản xứ bằng đại bác và lưỡi lê [131, tr. 116]. Và từ đoạn chuyển tiếp này, tác giả đã lấy

dẫn chứng để chứng minh cho người Pháp ở chính quốc biết sự thật đằng sau những

“đức khoan nhân”, “sự hào hiệp” của “nền văn minh Pháp”. Hàng loạt những sự kiện,

những dẫn chứng trên tất cả các mặt “tốt đẹp của nền văn minh nước Mẹ Đại Pháp” như

lễ độ, rộng lượng, lòng hào hiệp, sự bình đẳng, tự do và nhân đạo được đưa ra sau đó đã

đập tan và vạch trần những luận điệu xảo trá của Pôn Tápponniê nói riêng và chủ nghĩa

thực dân tại các nước thuộc địa nói chung.

Có thể nói, việc sử dụng đoạn chuyển tiếp có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng

trong quá trình triển khai bố cục của văn bản, góp phần tạo nên phương thức liệt kê cho

lối văn diễn dịch, từ đó tạo nên sự liên kết, mạch lạc cho chủ đề diễn ngôn. Nó giữ vai

trò như những mắt xích quan trọng trong việc gắn kết logic giữa các đoạn văn bản lại với

Page 144: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

132

nhau trong một hệ thống bố cục hoàn chỉnh, mà nếu thiếu nó thì việc gắn kết và phát

triển của hệ thống bố cục ấy sẽ rất khó có thể thực hiện được.

d. Nghệ thuật tách đoạn

Nghệ thuật tách đoạn cũng có vai trò trong liên kết logic ở cấp độ đoạn văn. Theo Diệp Quang Ban, chia tách đoạn văn là phương thức “tạo nên cơ sở hình thức cho cấu

tạo văn bản (hoặc phần văn bản đủ lớn), cũng tức là đánh dấu liên kết tổng thể (liên kết theo chiều sâu của văn bản và ở phần văn bản đủ lớn)” [10, tr. 407]. Việc chia tách đoạn văn sẽ giúp làm rõ cấu trúc ý của diễn ngôn, bởi vì ý của mỗi đoạn văn thường tương đối trọn vẹn (dù nó chỉ chứa một hay hơn một đề tài – chủ đề con); đồng thời, trong nhiều trường hợp nó còn tạo nên sắc thái ý nghĩa bổ trợ có tính chất tu từ học, tức là thông qua việc chia tách đoạn mà đưa thêm vào diễn ngôn những “ý không lời”, những sắc thái ý nghĩa có tác dụng tình cảm hoặc nhận thức không được diễn đạt bằng từ ngữ tường minh.

Tách đoạn là một trong những đặc điểm tiêu biểu và có sự tác động mạnh đến việc xây dựng và phát triển bố cục diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đặc biệt nó góp phần làm cho lối văn diễn dịch được thể hiện một cách dễ dàng hơn thông qua hình thức liệt kê các chuỗi sự kiện, hành động. Tách đoạn được thể hiện trong tất cả các diễn ngôn mà chúng tôi tiến hành khảo sát, thậm chí xuất hiện dày đặc trong những diễn ngôn dài mà thông thường cần trình bày bố cục một cách ngắn gọn.

* Tách đoạn để thực hiện thủ pháp liệt kê kết cấu chuỗi hoặc thủ pháp sóng đôi trong kết cấu song song, hay chia tách đoạn theo những vấn đề (nội dung) nhỏ khác nhau bên trong một vấn đề (nội dung) lớn. Thậm chí có những nội dung nhỏ bên trong một nội dung lớn cũng có thể được tách ra thành những đoạn văn riêng nối tiếp nhau, nhằm giúp dễ hiểu, dễ nhớ qua đó tạo nên sự gắn kết các ý nhằm duy trì và phát triển chủ đề. Trong trường hợp này, những đoạn được chia tách có vai trò giải thích, bổ sung nội dung cho đoạn chuyển tiếp. Có nghĩa là, chúng hoàn toàn có thể nhập với đoạn chuyển tiếp để trở thành một đoạn, và thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp như vậy trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của nội dung đang được nói đến, trong nhiều trường hợp tác giả đã tách thành những đoạn khác nhau riêng biệt. Chẳng hạn, để tố cáo những viên chức người Âu – nhân tố “ăn bám” đè nặng lên ngân sách các nước thuộc địa, gây ra đời sống khó khăn cho người dân bản xứ, tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê:

Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số 325 triệu người, có 4.898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số 15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu.

(...) Ở Ấn Độ, có 26.000 nhà dây thép với 268 viên chức người Âu. Ở Đông Dương có 330 nhà dây thép với 340 viên chức người Âu. [131, tr. 233] Rõ ràng trong ví dụ trên, những đoạn văn hoàn toàn có thể gộp lại để thành một

đoạn; tuy nhiên, để nhấn mạnh đến nội dung cần phản ánh, tác giả đã tách chúng thành

Page 145: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

133

những đoạn khác nhau, kết hợp với những con số cụ thể, hướng đến những vấn đề cụ thể càng làm tăng thêm giá trị tố cáo.

Đặc biệt, có những trường hợp câu đề đứng tách riêng ra thành một đoạn và sau đó là một số đoạn được triển khai nội dung của câu để nêu ở đoạn văn đầu. Ví dụ trong Tuyên ngôn độc lập tác giả viết:

[1] Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

[2] Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở

Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

[3] Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những

người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

[4] Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. [5] Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

[131, tr. 699-700] Câu [1] được tách riêng ra thành một đoạn nêu chủ đề cho 4 đoạn sau đó. 4 đoạn

này là một hệ thống yếu tố nghĩa cùng một lúc có quan hệ với đoạn chủ đề đứng đầu. Diệp Quang Ban cho rằng, “Việc chia tách thành đoạn văn không có những tiêu

chuẩn xác định, và, trong nhiều trường hợp, lệ thuộc vào độ dài của văn bản, chẳng hạn với những văn bản dài hàng trăm trang, đoạn văn thường có dung lượng khá lớn, tránh tách thành đoạn văn quá vụn vặt,...” [10, tr. 407]. Tuy nhiên có thể thấy, trong Bản án chế độ thực dân Pháp – một diễn ngôn dài 143 trang, việc chia tách nhiều đoạn trong từng nội dung, trong từng phần vẫn không làm cho diễn ngôn bị vụn vặt, nhàm chán; ngược lại, chúng càng làm cho nội dung, chủ đề thêm sáng rõ và làm cho bố cục của từng phần, từng chương và toàn bộ diễn ngôn thêm chặt chẽ. Chẳng hạn, chương V – Những nhà khai hóa được chia thành 15 phần, có phần chỉ gồm một đoạn duy nhất (được xây dựng bởi một câu duy nhất), phản ánh một sự kiện duy nhất; hay có những phần tác giả có thể gộp thành một đoạn dài nhưng lại được chia thành 11 đoạn khác nhau. Ví dụ:

Một nhân viên hỏa xa người Pháp ở Bắc Kỳ, lấy roi mây quất một người lý trưởng, rồi bắt nhốt vào cũi chó.

Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta. Ông Brét thầu khoán, trói một người An Nam cho chó cắn, rồi đá anh ta cho

đến chết. Ông Đépphi, chủ sự thuế quan, đá vào hông người đày tớ một cái rất mạnh làm

anh này chết tươi. (...) [131, tr. 246] Có thể thấy rằng, việc tách đoạn như vậy sẽ có sự tác động lớn đến cách triển khai

bố cục của diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đặc biệt là phần triển khai của diễn ngôn qua lối liệt kê các sự kiện, hành động. Vì vậy, ngoài một số đoạn văn có cấu trúc phức tạp thường mang giá trị lập luận cao dùng để đập tan những luận điệu dối trá của kẻ thù, thì về cơ bản các đoạn văn còn lại có cấu trúc đơn giản, ngắn gọn, từ

Page 146: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

134

đó người tiếp nhận sẽ dễ tiếp cận chủ đề của diễn ngôn. Ví dụ, trong phần mở đầu Di chúc, tác giả viết:

[1] Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

[2] Đó là một điều chắc chắn. [133, tr. 736]

Trong ví dụ trên có hai đoạn, mỗi đoạn chỉ có một câu. Chúng có thể gộp lại để tạo thành một đoạn văn bản gồm có hai câu. Tuy nhiên, việc tách thành hai đoạn riêng biệt có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu đoạn [1] là một lời nhận định thì đoạn [2] là một lời khẳng định, thể hiện niềm tin, tình cảm của người tạo lập diễn ngôn vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Chỉ có việc tách đoạn bằng một câu như vậy mới thể hiện hết được tư tưởng, tình cảm và niềm tin của tác giả; đồng thời sức tác động, truyền đạt tư tưởng, tình cảm và niềm tin ấy đến người tiếp nhận mới thể hiện một cách mạnh mẽ nhất. Những trường hợp tách đoạn như trên xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là trong những diễn ngôn sau năm 1945.

* Bên cạnh đó, việc tách đoạn để làm đoạn chuyển ý cũng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển bố cục văn bản. Trong nhiều trường hợp, để tạo nên sự liên kết giữa các phần hoặc đoạn văn bản, tác giả đã sử dụng đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, để miêu tả về những thủ đoạn bắt lính của chế độ thực dân, tác giả sau khi đặt vấn đề đã sử dụng đoạn chuyển tiếp: Thủ đoạn sau đây đã tỏ ra nhanh và tiện nhất, từ đó, tác giả đưa ra một loạt những sự kiện để lý giải, chứng minh cho thủ đoạn bắt lính ấy đã diễn ra như thế nào,... Thậm chí, có những trường hợp tác giả đã dùng đoạn chuyển tiếp để kết nối giữa phần mở đầu với phần triển khai (như trong tác phẩm Bình đẳng) hoặc làm phần mở đầu cho một chương (như chương XI: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ trong Bản án chế độ thực dân Pháp).

* Tách đoạn để làm phần kết thúc: Trường hợp này được dùng nhiều nhất trong các diễn ngôn là lời kêu gọi, hiệu triệu sau năm 1945. Chẳng hạn như trong Toàn dân kháng chiến, sau khi phần triển khai đã lý giải, chứng minh một cách cụ thể thế nào là “toàn dân kháng chiến”, tác giả đi đến kết luận đồng thời cũng là phần kết: Thực hiện được toàn dân kháng chiến, phần thắng thế nào cũng về ta. [132, tr. 31]

Như vậy, cũng như đoạn chuyển tiếp, nghệ thuật tách đoạn giữ nhiều vai trò khác nhau trong quá trình liên kết cấu trúc diễn ngôn: là cầu nối giữa những đoạn văn bản, giữa những phần của tổng thể bố cục; làm phần mở đầu; làm phần kết thúc; và đặc biệt chúng có vai trò quan trọng trong việc triển khai bố cục văn bản thông qua việc dẫn dắt và làm cho thủ pháp liệt kê được thực hiện dễ dàng.

e. Tổ chức lập luận

Theo Đỗ Hữu Châu: “Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [14, tr. 499]. Nguyễn Đức Dân lại đề cập đến khía cạnh của hoạt động ngôn từ khi định nghĩa: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó” [18, tr. 165]. Diệp Quang Ban cũng cho rằng, “Trong việc trình bày

Page 147: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

135

các ý kiến, người ta có thể từ ý kiến này rút ra ý kiến khác bằng những suy lý. Việc đưa ra những luận cứ (căn cứ để lập luận) nhằm đạt đến một kết luận nào đó (mang tính thuyết phục) được gọi là lập luận” [10, tr. 322-323]. Như vậy, lập luận là một chiến lược giao tiếp, bộc lộ qua sự lựa chọn trong cách diễn đạt nhằm thuyết phục người nghe một cách hiệu quả nhất. Lập luận được sử dụng ở nhiều cấp độ: một phát ngôn, một đoạn văn, hoặc cả một văn bản hoàn chỉnh. Do đó, lập luận có vai trò tạo nên liên kết logic ở mọi cấp độ: câu và văn bản. Ở cấp độ đoạn văn, văn bản, lập luận càng chặt chẽ thì đoạn văn, văn bản càng thể hiện rõ mạch lạc, càng truyền tải chủ đề hiệu quả.

Có nhiều cách phân loại lập luận, tuy nhiên để tiến hành khảo sát và phân tích vấn đề mạch lạc trong lập luận, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của Đỗ Hữu Châu khi tác giả dựa vào sự có mặt của các thành phần lập luận để chia thành: lập luận có kết luận tường minh và lập luận có kết luận hàm ẩn. Đối với lập luận có kết luận hàm ẩn, người tiếp nhận muốn tiến hành các thao tác suy ý nhanh chóng, chính xác luận cứ hoặc kết luận mà người viết không đưa ra cần phải dựa vào những ngữ cảnh trong và ngoài diễn ngôn. Kết quả khảo sát của chúng tôi như sau:

Bảng 4.11. Thống kê các loại lập luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

STT Loại lập luận Trước năm 1945 Sau năm 1945

Số lượt Tỷ lệ (%) Số lượt Tỷ lệ (%)

1 Lập luận có kết luận tường minh 87 55,1 58 89

2 Lập luận có kết luận hàm ẩn 71 44,9 7 11

Tổng 158 100 65 100

Có thể nói, trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, lập luận được thể hiện một cách đa dạng, phong phú, ở nhiều bình diện và ở bình diện nào cũng thể hiện rất rõ vai trò trong việc gắn kết chủ đề cũng như góp phần tạo cho diễn ngôn có một kết cấu thống nhất và liền mạch. Trong những diễn ngôn chúng tôi khảo sát có tổng số 145 trường hợp lập luận có kết luận tường minh và 78 trường hợp là lập luận có kết luận hàm ẩn, đồng thời có sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng giữa các kiểu lập luận ở hai giai đoạn khác nhau: trước và sau năm 1945. Việc sử dụng các kiểu lập luận cũng như sự thay đổi tỷ lệ các kiểu lập luận thể hiện rõ tính mục đích của người tạo lập diễn ngôn tác giả ở chỗ: không chỉ phục vụ cho việc xây dựng chủ đề mà còn tạo sức thuyết phục đối với từng đối tượng tiếp nhận.

* Lập luận có kết luận tường minh là kiểu lập luận được sử dụng nhiều nhất cả trong hai giai đoạn: trước năm 1945 là 87 trường hợp, chiếm 55,1%; sau năm 1945 là 58 trường hợp, chiếm 89%. Lý do việc sử dụng tỷ lệ lớn kiểu lập luận này là vì mục đích chuyển tải nội dung một cách trực diện đến người tiếp nhận, giúp cho phần triển khai của diễn ngôn thực hiện tốt chức năng của mình qua việc trình bày các sự kiện trong chủ đề tố cáo tội ác của thực dân Pháp (trước năm 1945) và chủ đề kêu gọi, hiệu triệu (sau năm 1945). Tiêu biểu nhất là kiểu lập luận có đầy đủ các kết tử lập luận và được triển khai theo cấu trúc tổng hợp diễn dịch - quy nạp đồng hướng lập luận. Chẳng hạn, để giải nghĩa rõ về khái niệm toàn dân kháng chiến, trong Toàn dân kháng chiến tác giả viết:

Page 148: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

136

(1) muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng. (2) Cậu bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến. (3) Anh dân cày cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến. (4) Các công chức, các nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ sách cũng là kháng chiến. (5) Các y sinh, khán hộ lăn lộn bên giường bệnh cũng là kháng chiến. (6) Các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. (7) Đó là toàn dân kháng chiến. [131, tr. 28-29]

Trong đoạn văn trên, câu (1) là câu kết luận mang tính đúc rút kinh nghiệm: Muốn kháng chiến thắng lợi cần động viên mọi lực lượng tham gia. Sau đó, tác giả lý giải cho kết luận ấy bằng 5 luận cứ đồng hướng (mỗi câu tiếp theo là một luận cứ), cuối cùng, từ 5 luận cứ đó tác giả nêu nên kết luận tổng thể: Đó là toàn dân kháng chiến. Kết tử lập luận “đó là” có vai trò kết nối và chỉ rõ mối quan hệ giữa các luận cứ với kết luận này qua đó giúp người đọc dễ dàng nhận diện được nội dung, tư tưởng cũng như chủ đề mà người tạo lập diễn ngôn đang hướng đến. Như vậy, quan hệ lập luận trên đã tạo cho đoạn văn nhiều câu có sự gắn kết, thống nhất với nhau trong việc cùng hướng đến làm rõ một nội dung, một chủ đề duy nhất: thế nào là toàn dân kháng chiến – đây chính là hạt nhân để làm nên chủ đề chung của toàn diễn ngôn.

Rõ ràng việc sử dụng nhiều lập luận có kết luận tường minh, đặc biệt là lập luận có kết luận tường minh có kết tử sẽ giúp cho người tạo lập diễn ngôn dễ dàng truyền tải nội dung, tư tưởng đến người tiếp nhận hơn. Tuy nhiên, trong thực tế khảo sát diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy, ngay trong cả những trường hợp lập luận có kết luận tường minh không có kết tử, nội dung, tư tưởng của đoạn văn cũng không hề gây khó hiểu mà ngược lại nó vẫn rất mạch lạc, định hướng cho phần triển khai ở cả hai dạng cấu trúc đồng thời vẫn có sức tác động trực tiếp đến người tiếp nhận một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chẳng hạn, trong Tuyên ngôn độc lập, để khẳng định sự độc lập, tự do không thể chối cãi của dân tộc Việt Nam, tác giả đã sử dụng lập luận theo cấu trúc quy nạp đồng hướng lập luận không sử dụng kết tử: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!" [131, tr. 701-702]

Trong đoạn văn trên có hai luận cứ được đưa ra nhằm tổng kết từ lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam: Luận cứ 1: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay; luận cứ 2: Một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Từ đó dẫn đến 2 kết luận: kết luận 1: Dân tộc đó phải được tự do; kết luận 2: Dân tộc đó phải được độc lập. Việc sử dụng lặp cấu trúc, lặp từ ngữ, người viết đã khẳng định tinh thần dũng cảm kiên cường "gan góc" trong đấu tranh của dân tộc Việt Nam, khẳng định tinh thần đoàn kết đứng về phe Đồng Minh chống phát xít, tất cả điều đó đủ căn cứ để kết luận dân tộc Việt Nam tất yếu được hưởng thành quả xứng đáng, đó là "phải được tự do", "phải được độc lập". Vì vậy, không cần dùng kết tử là các quan hệ từ theo kiểu thông thường như do đó, vì vậy, cho nên,... ở phía trước phần kết luận cũng

Page 149: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

137

hoàn toàn thuyết phục người tiếp nhận, đồng thời cho thấy sự mạch lạc trong trong quá trình duy trì và phát triển chủ đề của diễn ngôn.

* Đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật lập luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là sự sáng rõ trong ý tưởng truyền đạt nội dung, tư tưởng. Chính vì vậy, ngay cả đối với lập luận có kết luận hàm ẩn, dù việc nhận diện những yếu tố lập luận có khó khăn hơn, tuy nhiên qua những ví dụ chúng tôi khảo sát, có thể thấy việc xác định đích diễn ngôn của tác giả không phải là vấn đề nan giải bởi dù sử dụng kiểu lập luận nào thì yếu tố mạch lạc luôn hiện diện để xâu chuỗi những dữ kiện, góp phần dẫn dắt người đọc hướng đến kết luận hoặc luận cứ ẩn của lập luận. Chẳng hạn, trong Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950) tác giả viết: (1) Từ ngày khởi chiến ở Việt Nam, Chính phủ Pháp đã lập lên đổ xuống hơn chục lần. (2) Thống soái Pháp đã bị thay đổi 5, 6 bận. (3) Quân đội Pháp ngày càng hao mòn. (4) Tài chính Pháp ngày càng kiệt quệ. (5) Phong trào chống chiến tranh ngày càng lan rộng trong nhân dân Pháp. [132, tr. 383]

Đoạn văn trên không có kết luận, nhưng với 5 luận cứ trong 5 câu nêu về 5 bất lợi khác nhau của thực dân Pháp, người đọc vẫn có thể dễ dàng nhận thức được nội dung cơ bản tác giả muốn truyền tải, hay nói cách khác là kết luận ngầm ẩn của đoạn văn trên: Thực dân Pháp đang gặp bất lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược, hay Thực dân Pháp nhất định sẽ thua,...

* Một vấn đề có thể nhận thấy qua kết quả khảo sát tại các bảng 4.12 là sự chênh lệch giữa hai hai đoạn trước và sau năm 1945 về tỷ lệ các loại lập luận. Nếu như ở những diễn ngôn trước năm 1945, tỷ lệ giữa hai loại lập luận gần bằng nhau 55,1% và 44,9% thì tỷ lệ này trong những diễn ngôn sau năm 1945 có sự chênh lệch rất lớn: 89% và 11%. Có sự khác nhau về tỷ lệ này là do sự tác động của các yếu tố ngữ cảnh tình huống, cụ thể ở đây là đối tượng tiếp nhận và mục đích xây dựng chủ đề của người tạo lập diễn ngôn. Chủ đề trong những diễn ngôn trước năm 1945, là tố cáo và vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân, đối tượng tiếp nhận không chỉ là người dân thuộc địa trên thế giới mà còn là cả kẻ thù và người Pháp trên chính quốc nên ngoài những lập luận có kết luận tường minh dùng để liệt kê các sự kiện nhằm tố cáo trực diện thì tác giả còn có những lập luận, phản biện trước những luận điệu dối trá của kẻ thù, và đặc biệt là biện pháp nói ngược làm cho lập luận có đặc điểm kết luận hàm ẩn tạo nên sự kích thích trong nhận thức của người đọc đồng thời thể hiện sự mỉa mai, hóm hỉnh nhưng rất sâu cay, nhằm mục đích phê phán, tố cáo thâm thúy của tác giả, phù hợp với ngữ cảnh tác giả đang ở Pháp, hướng đến một trong những đối tượng tiếp nhận cơ bản là người Pháp. Ngược lại, trong những diễn ngôn sau năm 1945, chủ đề cơ bản là ngợi ca công cuộc xây dựng, giải phóng đất nước và lời kêu gọi, hiệu triệu nên người tạo lập diễn ngôn sử dụng lập luận có kết luận tường minh là chủ đạo nhằm tránh sự khó hiểu, tạo nên sức tác động trực diện đối với người tiếp nhận, trong đó có những tầng lớp dân trí còn thấp như nông dân.

* Một trong những đặc điểm nổi trội của lập luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là việc lập luận không chỉ trong câu, trong đoạn mà còn cả trong phần, chương, thậm chí trong một diễn ngôn hoàn chỉnh. Chính vì vậy, tính liên

Page 150: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

138

kết, mạch lạc trong triển khai nội dung, chủ đề được thể hiện một cách cụ thể và hiệu quả nhất.

– Đối với lập luận trong chương hoặc phần: Trong các diễn ngôn trước năm 1945, với mục đích tố cáo cùng với nghệ thuật tách đoạn nên trong quá trình triển khai chủ đề thì thủ pháp liệt kê hoặc móc xích các sự kiện được sử dụng phổ biến, đặc biệt mỗi sự kiện đó thường được tác giả tách riêng ra thành một đoạn văn độc lập. Các đoạn văn này được liên kết với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau để duy trì lập luận giữa các đoạn, từ đó tạo nên sự mạch lạc trong toàn bộ phần triển khai, góp phần làm rõ chủ đề của phần, chương hoặc văn bản. Chẳng hạn, trong phần II: Ông Đáclơ (chương IV: Các quan cai trị), tác giả triển khai 19 đoạn văn. Đoạn [1] và [2] liên kết với nhau qua thông tin về “bức thư” mà tập Cahier des droits de l'Homme đăng tải nói về cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên; đoạn [3] liên kết với đoạn [2] qua kết tử nghịch hướng thế nhưng; đoạn [4] liên kết với đoạn [3] qua phép lặp từ ông Đáclơ; đoạn [5] liên kết với đoạn [4] qua mốc thời gian Đáclơ còn ở khu phố lattinh qua từ lúc ấy; đoạn [6] liên kết với đoạn [5] qua sự kiện Đáclơ “được bổ nhiệm là quan cai trị ở Đông Dương”; đoạn [7] liên kết với đoạn [6] bằng chi tiết nhắc lại thời Đáclơ còn làm “anh hàng cháo”; đoạn [8] liên kết với đoạn [7] qua việc nêu câu chuyển tiếp để chuẩn bị nói về tội ác của Đáclơ; từ đoạn [9] đến đoạn [18] liên kết với đoạn [8] bằng các sự kiện kể về những tội ác cụ thể của Đáclơ qua các phép thế đồng nghĩa từ điển và những động từ chỉ hoạt động vật lý chung phạm trù đàn áp; đoạn [19] liên kết với những đoạn trước đó bằng ngữ danh từ tất cả những việc trên đồng thời cũng là phần đưa ra nhận xét chung: Để khen thưởng tinh thần "cương quyết" và "đức độ rất cộng hoà" của ông ta, những vị này đã thẳng tay thăng quan tiến chức cho ông ta [131, tr. 228]. Từ đó chúng ta có thể thấy, tội ác của Đáclơ không những không bị trừng trị mà còn được khen ngợi và thăng thưởng; qua đó, sức tố cáo tăng lên gấp hai lần vì không chỉ đánh vào tội ác của cá nhân Đáclơ nói riêng thông qua những dẫn chứng cụ thể từ đoạn [9] đến đoạn [18], mà còn đánh thẳng vào sự bất công của chế độ thực dân nói chung ở đoạn [19]. Như vậy, tính liên kết, mạch lạc của phần này được thể hiện rất rõ ràng thông qua các phương thức liên kết để duy trì lập luận giữa 19 đoạn, từ đó tạo nên một nội dung xuyên suốt cả phần này là tố cáo tội ác của quan cai trị Đáclơ nói riêng và thực dân Pháp nói chung, góp phần không nhỏ vào làm rõ chủ đề chung của tác phẩm.

– Đối với lập luận trong một diễn ngôn hoàn chỉnh: Lập luận trong một diễn ngôn là biểu hiện rõ nhất của mạch lạc trong lập luận, tác động trực tiếp đến sự phát triển chủ đề, tiêu biểu là tác phẩm Bình đẳng. Tác phẩm gồm 9 đoạn, trong đó hai đoạn đầu là phần mở đầu với tư cách là phần nêu vấn đề, 6 đoạn tiếp theo là triển khai 6 sự kiện để lý giải, làm rõ cho phần mở đầu đó, đoạn 9 là phần kết thúc của tác phẩm đồng thời cũng là kết luận chung cho một quan hệ lập luận được triển khai theo cấu trúc tổng hợp diễn dịch - quy nạp đồng hướng lập luận.

Như vậy có thể thấy, trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tổ chức lập luận cũng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc liên kết logic tạo mạch lạc cho cấu trúc diễn ngôn, giúp cho quá trình xây dựng, duy trì và phát triển chủ đề được thực hiệu quả. Dù có kết luận tường minh hay hàm ẩn thì những lập luận này có điểm chung nhất là luôn hướng người tiếp nhận đến những kết luận cuối cùng một cách đơn giản và hiệu quả. Việc lựa chọn, sử dụng các kiểu lập luận cũng

Page 151: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

139

như sự chênh lệch về tỷ lệ sử dụng các kiểu lập luận đều xuất phát từ mục đích xây dựng chủ đề của người tạo lập diễn ngôn và đối tượng tiếp nhận. Biểu hiện của lập luận được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: trong đoạn văn (đoạn văn một câu, đoạn văn có nhiều câu), trong các phần, các chương, thậm chí là trong một diễn ngôn hoàn chỉnh. Đặc biệt, khi nghệ thuật lập luận kết hợp với thủ pháp móc xích sẽ làm cho lời văn thêm chặt chẽ, ý tứ thêm mạch lạc, theo đó cả đoạn trở thành một thể thống nhất nghĩa và logic vững chắc.

Tiểu kết

Trong chương 4, chúng tôi tập trung tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được thể hiện thông qua các đặc điểm tổ chức cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn.

– Đối với cấu trúc Đề - Thuyết, Đề không đánh dấu (Đề trùng khớp với chủ ngữ) được sử dụng chủ đạo nhằm thực hiện các quá trình vật chất, tinh thần, phát ngôn hay quan hệ, hướng đến mục đích tố cáo trực diện tội ác của kẻ thù (chủ đề trong văn chính luận trước năm 1945) và khẳng định, ngợi ca công cuộc xây dựng và giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới đồng thời kêu gọi, hiệu triệu toàn dân hăng hái tham gia cách mạng (chủ đề trong văn chính luận sau năm 1945). Trong khi đó, Đề đánh dấu như không gian, thời gian là không gian tồn tại, và thời điểm để các đối tượng thực hiện các quá trình đó, đặc biệt là quá trình vật chất. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong việc xây dựng các loại cú để triển khai chủ đề, tác giả đã lựa chọn và sử dụng nhiều nhất là loại cú đơn với cấu trúc cơ bản: Đề - Thuyết; Đề - Thuyết 1, Thuyết 2,... hay các loại cú phức (đặc biệt là phức đẳng lập) với các kiểu cấu trúc trùng điệp: Đề 1 - Thuyết 1// Đề 2 - Thuyết 2//,... Các loại cú này đã tập trung phản ánh trực diện những hiện thực lịch sử, xã hội được tập trung vào những nhóm đối tượng cụ thể; góp phần xây dựng những lập luận chặt chẽ, sâu sắc, luận chứng rõ ràng, thuyết phục qua đó giúp cho các ý tưởng, nội dung của từng chủ đề, tiểu chủ đề được gắn kết và liền mạch với nhau.

– Đối với cấu trúc diễn ngôn, tác giả tập trung vào hai mô hình cấu trúc cơ bản: hướng đến một chủ đề duy nhất và tạo thành hệ thống tiểu chủ đề khác nhau. Để diễn ngôn trở thành một cấu trúc thống nhất trọn vẹn, ngoài các thành phần tham gia vào cấu trúc diễn ngôn với những đặc điểm riêng biệt và mối quan hệ biện chứng giữa chúng, còn có các cách thức tổ chức nội dung diễn ngôn cả ở phương diện liên kết chủ đề và liên kết logic. Đối với liên kết chủ đề, tác giả tập trung sử dụng phương thức liên kết cơ bản như quy chiếu, tỉnh lược, liên kết từ vựng và hai mô hình liên kết chủ đề: mô hình liên kết chủ đề theo kết cấu chuỗi (tập trung trong văn chính luận trước năm 1945) và mô hình liên kết chủ đề theo kết cấu song song (tập trung trong văn chính luận sau năm 1945); trong khi đó, đối với liên kết logic, mạch lạc, tác giả sử dụng các phương thức liên hợp, liên kết từ vựng, sử dụng đoạn chuyển tiếp hay tổ chức lập luận,... Những đặc điểm của nghĩa văn bản đã giúp cho diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh phản ánh một cách chân thực bình diện nghĩa biểu hiện cũng như bình diện nghĩa liên nhân, qua đó thể hiện cụ thể các bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ trong quá trình hành chức xét dưới quan điển đường hướng phân tích diễn ngôn trên cơ sở lý thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống.

Page 152: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

140

KẾT LUẬN

1. Một lần nữa chúng ta cần phải khẳng định: phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ có giá trị đặc biệt theo hệ hình chức năng luận với đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ trong giao tiếp, trong quá trình sử dụng; nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của các hình thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức. Đến nay đã có rất nhiều đường hướng nghiên cứu phân tích diễn ngôn, trong đó đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên nền tảng lý luận ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về ngữ vực là một trong những đường hướng tiêu biểu. Đường hướng này tập trung tìm hiểu các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức được thực hiện hóa thông qua các siêu chức năng ngôn ngữ: chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng tạo văn bản. Cách tiếp cận văn bản theo hướng này của Halliday đã đem lại những kết quả mới, khác biệt so với cấu trúc luận khi xét đối tượng nghiên cứu trong tính tổng thể, ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động, tương tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ. Đây cũng là đường hướng chúng tôi lựa chọn làm cơ sở lý luận cho việc tiếp cận đối tượng của đề tài.

2. Dựa trên quan điểm của Halliday về lý thuyết ngữ vực và các siêu chức năng ngôn ngữ, luận án tiến hành khảo sát và nghiên cứu đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức. Kết quả như sau:

2.1. Đặc trưng về Trường trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm thể hiện bằng hệ thống chuyển tác (chính quá trình, tham thể và chu cảnh). Thông qua hệ thống chuyển tác, ý nghĩa kinh nghiệm được giải thích. Những hình thể này được khẳng định bằng hai hệ thống: các quá trình chuyển tác và chu cảnh chuyển tác. Diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tập trung vào 4 kiểu quá trình cơ bản: vật chất, tinh thần, nói năng và quan hệ. Đây là bốn quá trình thể hiện rõ nhất những “kinh nghiệm” về thế giới mà tác giả muốn “chia sẻ” đến người đọc, người nghe. Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống quá trình chuyển tác này là sự đối lập về tỷ lệ các quá trình và số lượng, số lượt cũng như sự đa dạng của các phạm trù nghĩa trong hệ thống vị từ trung tâm và mối quan hệ của chúng với những yếu tố khác trong các quá trình như các tham tố và chu tố,… Trước năm 1945, để phản ánh tội ác của đối tượng kẻ thù, tác giả tập trung lựa chọn và sử dụng một cách đa dạng hệ thống các vị từ trung tâm, các loại chu tố trong các kiểu quá trình mà đối tượng này làm Hành thể, Phát ngôn thể, Bị đồng nhất thể hay Cảm thể. Ngược lại, sau năm 1945 với mục đích ngợi ca và kêu gọi hiệu triệu toàn dân tộc tham gia kháng chiến, tác giả lại tập trung hướng vào phát triển các kiểu quá trình do nhân dân Việt Nam làm Hành thể, Phát ngôn thể, Cảm thể và Sở hữu thể,... Bên cạnh đó, luận án cũng nhận thấy Chu cảnh – đặc biệt là Chu cảnh thời gian, không gian cùng Chu cảnh chỉ cách thức chất lượng hay nguyên nhân – đã thực hiện rất hiệu quả chức năng của mình trong việc góp phần phản ánh những giá trị kinh nghiệm về hiện thực lịch sử, xã hội thông qua việc tạo “hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình, giải thích rõ quá trình đó, sự kiện đó xảy ra ở đâu, như thế nào. Trong đó, Chu cảnh thời gian, không gian cùng Chu cảnh chỉ cách thức chất lượng hay nguyên nhân là những Chu cảnh tiêu biểu

Page 153: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

141

được sử dụng lặp lại nhiều lần trong nhiều quá trình cũng như ở các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau nhằm nhấn mạnh đến tính chất của các sự kiện, hoạt động và bản chất của đối tượng được phản ánh. Những nội dung được phản ánh qua hệ thống quá trình chuyển tác và chu cảnh chuyển tác không chỉ cung cấp những “kinh nghiệm” về thế giới hiện thực với mục đích tác động, làm thay đổi nhận thức và hành động của người tiếp nhận mà đằng sau đó còn là thái độ, quan điểm của tác giả đối với những đối tượng được hướng tới; qua đó dẫn đến việc thể hiện bình diện nghĩa liên nhân thông qua chức năng liên nhân của ngôn ngữ. Đây cũng chính là sự hiện thực hóa của đặc trưng về Không khí trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

2.2. Đặc trưng về Không khí trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được hiện thực hóa qua chức năng liên nhân, thể hiện việc tác giả lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong việc diễn đạt cũng như duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân với đối tượng phản ánh và người tiếp nhận. Trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nghĩa liên nhân được thể hiện thông qua: thứ nhất, hệ thống Thức trong các cú phân theo mục đích nói năng với 4 kiểu cụ thể: tường thuật, nghi vấn, mệnh lệnh và cảm thán; thứ hai, hệ thống Tình thái trong các yếu tố tình thái, các biểu thức quy chiếu, các cặp từ xưng hô, từ Hán Việt và hệ thống tính từ đánh giá qua đó bộc lộ rất cụ thể thái độ, tình cảm cũng như quan điểm, cách đánh giá và sự dự đoán của tác giả đối với đối tượng đang được hướng tới. Từ đó, mối quan hệ liên nhân giữa người tạo lập văn bản với các đối tượng trong và ngoài diễn ngôn được xác lập và duy trì một cách tự nhiên và hiệu quả. Cũng như bình diện nghĩa biểu hiện, sự lựa chọn và sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thuộc bình diện nghĩa liên nhân của tác giả cũng chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ bởi ngữ cảnh tình huống trước và sau năm 1945: Trước năm 1945, bên cạnh việc xác lập mối quan hệ giữa tác giả với “đồng nghiệp” hay “những người cùng khổ” thì tác giả tập trung vào mối quan hệ có tính chất đối kháng với đối tượng thực dân Pháp nên ý nghĩa liên nhân nghiêng về sắc thái mỉa mai, châm biếm, tố cáo, không thiện cảm là chủ đạo. Sau năm 1945, bên cạnh tiếp tục thể hiện mối quan hệ này, ý nghĩa liên nhân còn xác lập mối quan hệ giữa tác giả diễn ngôn với tư cách là Chủ tịch nước với đồng bào, nhân dân hoặc bạn bè chính nghĩa quốc tế hết sức gần gũi, thân thiện và bình đẳng, qua đó tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước tiến bộ trên thế giới trong công cuộc xây dựng và chiến đấu thống nhất đất nước.

2.3. Đặc trưng về Cách thức trong diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản với các cách thức tổ chức cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn. Đối với cấu trúc Đề - Thuyết, đặc điểm lớn nhất là tác giả tập trung vào cấu trúc Đề chủ đề, nhấn mạnh việc định danh đối tượng có vai trò làm Đề đánh dấu, bản chất của đối tượng qua Đề không đánh dấu chỉ cách thức, trạng thái,... qua đó giúp cú phản ánh những nội dung, thông điệp. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong việc xây dựng cú, tác giả lựa chọn cú đơn và các loại cú phức (đặc biệt là cú phức đẳng lập) là phổ biến. Những loại cú này với những cấu trúc Đề - Thuyết riêng biệt giúp cho các ý tưởng, nội dung của từng chủ đề, tiểu chủ đề được gắn kết và liền mạch với nhau, góp phần hình thành nên một diễn ngôn hoàn chỉnh về mặt cấu trúc lẫn nội dung, tư tưởng. Đối với cấu trúc diễn ngôn, tác giả đã lựa chọn và sử dụng một cách hợp lý những thành

Page 154: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

142

phần như đầu đề, phần mở đầu, phần triển khai và phần kết thúc cùng các cách thức tổ chức nội dung của diễn ngôn ở các phương diện liên kết chủ đề và liên kết logic bằng những nguồn lực ngữ pháp - từ vựng được lựa chọn và sử dụng phù hợp với từng ngữ cảnh và mục đích giao tiếp, từ đó xây dựng hai mô hình cấu trúc cơ bản: hướng đến một chủ đề duy nhất, và tạo thành hệ thống tiểu chủ đề khác nhau. Mỗi thành phần tham gia cấu trúc cũng như các phương thức liên kết bên cạnh những đặc trưng, vai trò và đóng góp riêng thì chúng cũng có những mối quan hệ biện chứng với nhau cùng hướng đến xây dựng nên những diễn ngôn trọn vẹn, thống nhất về kết cấu cũng như chủ đề, tư tưởng; qua đó tạo nên sự quan yếu cho các chức năng tư tưởng và liên nhân – sự hiện thực hóa của đặc trưng về Trường và Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

3. Như trong phần Tổng quan vấn đề nghiên cứu chỉ rõ, các công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước đây đã đưa ra những kết luận rất cụ thể và chính xác về những phương diện ngôn ngữ của Người như: khẳng định giá trị trong cách sử dụng lớp từ ngữ gắn liền với lời ăn tiếng nói của quần chúng, tiếng nói của dân tộc cũng như cách sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo trong mục đích châm biếm, đả kích kẻ thù; câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa, chính xác nhưng cũng rất linh hoạt, tinh tế và giàu biểu cảm; về phương thức tổ chức văn bản thì có lối diễn đạt logic, chặt chẽ cùng hệ thống luận cứ, luận điểm sắc bén; về chiến lược giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ tiến hành lựa chọn ngôn ngữ cũng như cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận và ngữ cảnh giao tiếp cụ thể,... Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc nên các công trình này chủ yếu tập trung vào phân tích cấu trúc nội tại của đối tượng dưới quan điểm của ngữ pháp học truyền thống với những đối tượng riêng lẻ, thiếu tính hệ thống, vì vậy kết quả nghiên cứu thường hướng đến giá trị biểu hiện và đánh giá phong cách tác gia. Trong khi đó, kế thừa những kết luận mang tính khái quát đó nhưng với cách tiếp cận theo đường hướng lý thuyết phân tích diễn ngôn dựa trên những quan niệm của Halliday về lý thuyết ngữ vực với các bình diện đặc trưng về Trường, đặc trưng về Không khí và đặc trưng về Cách thức, luận án không chỉ nghiên cứu đối tượng trong tính tổng thể, hệ thống mà luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố của ngữ cảnh tình huống, xem xét ngôn ngữ trong hoạt động, tương tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ. Qua đó kết quả nghiên cứu không chỉ hướng đến bình diện nghĩa biểu hiện mà còn làm rõ bình diễn nghĩa liên nhân, nghĩa văn bản và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.

4. Với những kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy, khi nghiên cứu ngôn ngữ, cần nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài xã hội, gắn hệ thống ngôn ngữ với quá trình hoạt động và xem nó như một quá trình giao tiếp/ tương tác. Qua đó thấy được, ngôn ngữ có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố phi ngôn ngữ: Đó là sự tác động của các yếu tố ngữ cảnh đến quá trình lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ của người tạo lập diễn ngôn; ngược lại, nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình hành chức sẽ thấy hết được các chức năng cơ bản nó: chức năng biểu hiện, chức năng liên nhân và chức năng tạo lập văn bản và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Các đối tượng nghiên cứu không chỉ được xem xét ở góc độ riêng lẻ để thấy được những giá trị khu biệt mà chúng còn được nghiên cứu dưới góc độ liên văn bản, có mối quan hệ tác động lẫn nhau, cùng nhau

Page 155: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

143

tạo nên một diễn ngôn hoàn chỉnh cả về mặt cấu trúc lẫn nội dung, chủ đề. Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ từ đó sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân nó.

5. Một số hạn chế của luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

- Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn rất rộng, đồng thời văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng là một địa hạt vốn vô cùng rộng lớn, nhưng do dung lượng luận án có hạn, nên chúng tôi không thể khai thác hết những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu từ góc nhìn của khung lý thuyết được lựa chọn.

- Thứ hai, việc quan niệm văn chính luận như một phong cách chức năng, tiếp cận diễn ngôn như là một đơn vị giao tiếp trong mối quan hệ tương tác giữa người nói và người nghe, đồng thời khảo sát nguồn ngữ liệu gồm nhiều loại diễn ngôn khác nhau, gọi chung là diễn ngôn chính trị đã giúp luận án khai thác hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ với các yếu tố của ngữ cảnh tình huống, nhất là khi đối tượng nghiên cứu được đặt trong những bối cảnh lịch sử đặc biệt là trước và sau năm 1945 – yếu tố đã tác động và chi phối rất lớn đến việc lựa chọn ngôn ngữ và cách thức sử dụng ngôn ngữ của người tạo lập diễn ngôn. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện thể loại, việc xác định phạm vi nghiên cứu của luận án là 13 diễn ngôn với nhiều thể loại khác nhau như tuyên ngôn, lời kêu gọi, di chúc,... sẽ khó có thể nêu bật hết các đặc trưng của từng thể loại cụ thể. Chúng tôi xác định: đây là một hạn chế của luận án nhưng đồng thời cũng mở ra hướng nghiên cứu mới cho những công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ lý thuyết phân tích diễn ngôn dưới góc độ thể loại.

- Thứ ba, chính luận là một phong cách chức năng có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng,... với mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức, vì vậy nó mang màu sắc chính trị, thể hiện tính quyền lực cao. Trong khi đó, đường hướng Phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) là một đường hướng phân tích diễn ngôn giúp bộc lộ các mối quan hệ xã hội và hệ tư tưởng của người phát ngôn, đặc biệt là việc đường hướng nghiên cứu này thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong cơ cấu quan hệ quyền lực trong xã hội và góp phần chứng minh ngôn ngữ là một thực tiễn xã hội. Do vậy, việc áp dụng khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán vào nghiên cứu đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng là một hướng tiếp cận khác với điểm nhìn khác, có thể đem lại những kết quả mới.

- Thứ tư, về phương diện lý thuyết, do giới hạn về thời gian và dung lượng cho phép, luận án chưa đặt ra và nghiên cứu các ẩn dụ ngữ pháp (grammatical metaphors) trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, để thấy được sự lựa chọn vô cùng đa dạng, phong phú của tác giả trong việc biểu đạt các siêu chức năng của ngôn ngữ. Riêng về vấn đề này, cần có những nghiên cứu chuyên sâu cỡ một luận án riêng biệt.

Mặc dù vẫn còn những hạn chế và một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm nhưng chúng tôi tin rằng, với những kết quả đạt được, đề tài này, ở phương diện nào đó cũng có những đóng góp nhỏ bé vào quá trình tìm hiểu và phát triển hướng nghiên cứu ngôn ngữ này ở trong nước, đồng thời đóng góp thêm hướng nghiên cứu mới về ngôn ngữ chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng và văn chính luận nói chung trong nhà trường.

Page 156: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Bình Tuyên (2016). “Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong văn

chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường

Đại học Khoa học – Đại học Huế, tập 9 – số 2, trang 59-69.

2. Trần Bình Tuyên (2016). “Cấu trúc ngữ nghĩa của cú trong văn chính luận Nguyễn Ái

Quốc – Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 126, số 6A, 2017, trang 5-19.

3. Trần Bình Tuyên (2017). “Lớp từ ngữ chỉ hoạt động trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ, Số: 4 (335) - 2017. trang: 71-80.

Page 157: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

[1] Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

[2] Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[3] Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[4] Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[5] Diệp Quang Ban (2007), “Tìm hiểu Phân tích diễn ngôn phê bình”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.

[6] Diệp Quang Ban (2008), “Cognition: Nhận tri và Nhận thức, Concept: Ý niệm hay Khái niệm”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

[7] Diệp Quang Ban (2009), “Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

[8] Diệp Quang Ban (2010), “Phê bình ngôn ngữ học – Sự nối kết ngôn ngữ học và văn học trong giai đoạn sau cấu trúc luận và kí hiệu học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr. 1-10.

[9] Diệp Quang Ban (2011), “Về phương pháp luận nghiên cứu dụng học: Từ cách tiếp cận phối cảnh”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7.

[10] Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp, Diễn ngôn và Cấu tạo của văn bản (Tái bản lần 1, có sửa chữa bổ sung), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[11] Brown J., Yule G. (2002) (công bố lần đầu 1983), Phân tích diễn ngôn. Dịch từ tiếng Anh: Trần Thuần, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12] Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.

[13] Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập, tập 1: Từ vựng - ngữ nghĩa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[14] Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2: Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[15] Vũ Thị Sao Chi (2008), Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam, luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học.

[16] Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận Ẩn dụ tri nhận, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

[17] Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgích và Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[18] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[19] Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[20] Đỗ Thị Xuân Dung (2015), Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.

[21] Hà Minh Đức (1979), Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[22] Hà Minh Đức (1995), Tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[23] Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

[24] Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương – những nội dung quan yếu, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Page 158: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

146

[25] I. R. Galperin (1981), Văn bản với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[26] Lê Thùy Giang (2009), Phân tích diễn ngôn ứng dụng vào việc nghiên cứu nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[27] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[28] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[29] Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[30] Nguyễn Thị Hà (2010), Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

[31] M.A.K. Halliday (2014), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân dịch từ tiếng Anh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[32] Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[33] Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt: mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[34] Nguyễn Văn Hiệp (2007), “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.

[35] Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa – Phân tích cú pháp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[36] Nguyễn Văn Hiệp (2009), Giáo trình Cú pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[37] Nguyễn Văn Hiệp (2015), “Ngữ pháp chức năng hệ thống và đánh giá ngôn ngữ “phi chuẩn” của giới trẻ hiện nay theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 (231).

[38] Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2005), Từ điển Văn học – bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới.

[39] Nguyễn Hòa (2002), “Bàn về mạch lạc của diễn ngôn”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 2), tr. 41-51.

[40] Nguyễn Hòa (2002), “Ngữ cảnh trong lý luận phân tích diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 11), tr. 1-12.

[41] Nguyễn Hòa (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[42] Nguyễn Hòa (2004), “Cấu trúc diễn ngôn bình luận chính trị trong mối quan hệ với quan yếu”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 3), tr. 29-38.

[43] Nguyễn Hòa (2005), “Khía cạnh văn hóa của phân tích diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 12), tr. 15-25.

[44] Nguyễn Hòa (2005), “Phân tích diễn ngôn phê phán là gì?”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2), tr. 13-26.

[45] Nguyễn Hòa (2006), Phân tích diễn ngôn phê phán: lý luận và phương pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 159: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

147

[46] Nguyễn Xuân Hòa (2008), “Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ và thành ngữ trong giao

tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5.

[47] Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển Bách

khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[48] Bùi Mạnh Hùng (2003). “Bàn về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, Tạp chí

Ngôn ngữ, số 2.

[49] Tố Hữu (1951), Văn kiện Đảng toàn tập – Tập 12: Xây dựng văn nghệ nhân dân Việt Nam

(http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van-kien-dang-toan-tap/doc-

5101420159494846.html)

[50] Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[51] Lương Đình Khánh (2006), Phương thức liên kết nối và quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát

ngôn (trong văn chương nghệ thuật và văn bản chính luận), luận án tiến sĩ, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội.

[52] Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất

bản Lý luận Chính trị.

[53] Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

[54] Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội.

[55] Nguyễn Lai (1998), “Chiều sâu văn hóa trong tầm nhìn ngôn ngữ Hồ Chí Minh”, Tạp chí

Ngôn ngữ, số 5.

[56] Nguyễn Xuân Lan (1994), Các công trình nghiên cứu phê bình văn thơ Hồ Chí Minh: Tình

hình tư liệu, những quan điểm tiếp cận, các vấn đề, luận án phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.

[57] Nguyễn Xuân Lạn, Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nghiên cứu phê bình

(tình hình tư liệu, hướng tiếp cận, những vấn đề), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[58] Vũ Văn Lăng (2013), Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn

ngôn và dụng học, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

[59] Trần Thị Thùy Linh (2016), Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện

Phân tích diễn ngôn, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

[60] Lyons J. (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. (Người dịch:

Nguyễn Văn Hiệp).

[61] Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Quan điểm và phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[62] Nguyễn Đăng Mạnh, Văn chính luận ở Tuyên ngôn độc lập (Phê bình bình luận Văn học

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh), Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

[63] Sara Millls (2011), “Một số định nghĩa và quan điểm nghiên cứu diễn ngôn” (Nguyễn Thị

Ngọc Minh dịch từ bản tiếng Anh), Tạp chí Văn học nước ngoài số 8, Nhà xuất bản Hội

nhà văn Việt Nam.

[64] O. I. Moskalskaja (1981), Ngữ pháp văn bản, (Bản dịch tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm, 1996).

Page 160: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

148

[65] Bùi Văn Năm (2010), So sánh phương thức nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh, luận

án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[66] Lữ Huy Nguyên (1997), Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội.

[67] Lã Nguyên (2016), “22 định nghĩa về diễn ngôn”, https://languyensp.wordpress.com/2016/01/26/726/

[68] Tôn Nữ Mỹ Nhật (2006), “Cấu trúc và cấu trúc chức năng của diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn

ngữ, (số 8), tr.45-53.

[69] Nhiều tác giả (1973), Văn Hồ Chủ tịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[70] Nhiều tác giả (1979), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[71] Nhiều tác giả (1980), Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[72] Nhiều tác giả (1981), Văn hóa văn nghệ cũng là mặt trận, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

[73] Nhiều tác giả (2009), Lời văn - ý thơ Hồ Chí Minh (Nghiên cứu học tập tư tưởng, đạo đức – thơ văn Hồ Chí Minh), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

[75] Phạm Nguyên Nhung (2016), Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 - 1969), luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

[76] Nunan D. (1993), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn. Dịch từ tiếng Anh: Hồ Mỹ Huyền và

Trúc Thanh. Hiệu đính: Diệp Quang Ban, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[77] Hoàng Phê (2003), Logic - Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.

[78] Vũ Hoài Phương (2016), Nghiên cứu chức năng tác động của diễn ngôn (trên tư liệu diễn

văn chính trị tiếng Việt), luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội.

[78] Jakobson R (Cao Xuân Hạo dịch) (2001), “Ngôn ngữ và thi học”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 14), tr. 51 - 58.

[79] Trịnh Sâm (2014), "Lý thuyết ngữ vực và việc nhận diện các đặc điểm của diễn ngôn", Tạp

chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol.30, No.1S, tr. 1- 6

[80] Saussure F. de (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội.

[81] Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lý giải hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, luận

án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[82] Lê Xuân Thại (1989), “Đặc điểm phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận”, Tạp chí Ngôn

ngữ, số 5.

[83] Nguyễn Thị Việt Thanh (1994), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

[84] Trần Ngọc Thêm (1980), “Một vài suy nghĩ về các phương thức tổ chức văn bản trong ngôn ngữ của Bác”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

[85] Trần Ngọc Thêm (1981), “Một cách hiểu về liên kết văn bản”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

[86] Trần Ngọc Thêm (1996) Ngữ pháp văn bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[87] Trần Ngọc Thêm (2011), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Page 161: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

149

[88] Nguyễn Phú Thọ (2008), So sánh các biện pháp liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

[89] Phạm Huy Thông (1986), “Văn Pháp rất Pháp của Nguyễn Ái Quốc”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

[90] Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1997), Tiếng Việt thực hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[91] Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[92] Phạm Văn Tình (2001), Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong văn bản liên kết tiếng Việt, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[93] Phan Thị Thủy Tiên (2010), “Phân tích kinh nghiệm trong văn bản tiếng Việt theo quan điểm Ngữ pháp chức năng hệ thống”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 1 (36)

[94] Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[95] Bùi Minh Toán (2012), Câu trong hoạt động giao tiếp của người Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[96] Cù Đình Tú (1993), Phong cách học và đặc điểm của tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

[97] Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[98] Viện Ngôn ngữ học (1980), Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội.

[99] Viện Ngôn ngữ học (2010), Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngôn ngữ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[100] Viện Ngôn ngữ học (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách nói và cách viết, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[101] Viện Ngôn ngữ học (2016), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

[102] Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển Giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[103] Nguyễn Như Ý (1997) (chủ biên), Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[104] Kim Yến (2013), “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong con mắt người nước ngoài”, Trang điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (http://bqllang.gov.vn/index.php?option=com content&view=article&id=992:ch-t-ch-h-chi-minh-trong-con-m-t-ngu-i-nu-c-goai&catid=99&Itemid=743&lang=vi)

II. TIẾNG ANH

[105] Cook G. Fifth impression (1995) (First publishied 1989). Discoure. Oxford University Press.

[106] Coulthard, M. (1977). An Introduction to Discourse Anoalysis. London: Longman.

[107] Crystal, D. (1992). Introducing Linguistics. London: Penguin.

[108] Fasold, R. (1990). Sociolinguitics of language and Power. Oxford: Blackwell. [109] Firth, J.R. (1957), “A synopsis of linguisti theory, 1930-1955”, Studies in Linguistic

Analysis, pp. 1-32.

Page 162: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

150

[110] Fromkin, Holt, Rhinehart, Introduction to Language, Cambridge University Press, London., 1986.

[111] James Paul Gee, (2005), An Introduction to Discourse Analysis - Theory and Method, Routledge.

[112] Green G. M. (1989). Pragmatics and Natural language Understanding. LEA.

[113] Grice, H. P. (1975), “Logic and conversation.” In Cole, P., and J.L. Morgan, eds. Speech Acts. New York: Academic Press, 41–58)

[114] Halliday, M.A.K. (1994), An Introduction to Functional Grammar. Second edition. London: Edward Arnold.

[115] Halliday, M. A. K., McIntosh, A. & Strevens, P. (1964), The linguistic sciences and language teaching, Cambridge University Press, London.

[116] Halliday M. A. K. & Hasan R. (1976). Cohesion in English. London: Longman.

[117] Halliday, M. A. K. & Hasan, R. (1989), Language, context and text: Aspects of language

in a social-semiotic perspective, Oxford University Press, London.

[118] Harris (1952), “Discourse analysis”, Language 28, pp. 1-30.

[119] Malinowski, B. (1935). Coral gardens and their magic I, II, Allen and Unwin, London

[120] Martin, J. R. (1984), Language, register and genre, Deakin University Press, Australia.

[121] Martin J.R., (1992), English text: System and structure, John Benjamins publish company, Philadelphia/ Amsterdam.

[122] Martin, J.R., Matthiessen, C.M.I.M, Painter C. (1997), Working with functional Grammar, Hodder Arnold, London.

[123] Mitchell, T. F. (1957). The language of buying and selling in Cyrenaica. London: Longman.

[124] Nunan, D. (1993). Introducing discourse analysis. Penguin Group.

[125] Jack C. Richards, Richard W. Schmidt (1999), Longman Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics. Longman.

[126] Searle, J., (1969). Speech Acts. Cambridge at the University Press.

[127] Sinclair, J. McH. & Coulthard, R. M. (1975). Towards an Analysis of Discourse: The English Used by Teachers and Puplis. Oxford University Press.

[128] Falmer F.R (1986). Mood and Modality. Cambridge University Press.

[129] Wook, L.A & Kroger, R.O. Doing discourse analysis. London: Sage Publications, Inc. 2000.

[130] Widdowson, H. G. (1984). Explorations in applied linguistics 2. Oxford: OUP.

TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

[131] Hồ Chí Minh tuyển tập (1919 - 1945) - Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2002.

[132] Hồ Chí Minh tuyển tập (1945 - 1954) - Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2002.

[133] Hồ Chí Minh tuyển tập (1954 - 1969) - Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2002.

[134] Báo Nhân dân, “Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến -18/9/1952”, số 74, ngày 18-9-1952.

Page 163: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P i

PHẦN PHỤ LỤC

Page 164: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 1

BẢNG SỐ LIỆU LỚP TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG,

LỚP TỪ HÁN VIỆT VÀ TÍNH TỪ ĐÁNH GIÁ

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

Trong phần phụ lục, chúng tôi tập trung liệt kê các lớp từ ngữ chỉ hoạt động, lớp từ

Hán Việt và lớp tính từ đánh giá trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Các lớp từ này được trình bày theo trình tự sau: số thứ tự (tương ứng với tổng số từ khảo

sát được); từ; số lần xuất hiện.

Chú thích: Con số được thống kê sau từ: tổng số lượt từ xuất hiện trong một tác

phẩm, số mũ nhỏ ở trên là thứ tự tên tác phẩm.

1. Tâm địa thực dân

2. Bình đẳng

3. Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp

4. Công cuộc khai hóa giết người

5. Bản án chế độ thực dân Pháp

6. Tuyên ngôn độc lập

7. Toàn dân kháng chiến

8. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

9. Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950)

10. Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến

11. Không có gì quý hơn độc lập tự do

12. Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

13. Di chúc

PHỤ LỤC 1. CÁC NHÓM TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

Bảng 1.1. Nhóm động từ chỉ hoạt động vật lý

STT Động từ chỉ hoạt động vật lý Số lần xuất hiện

A

1 ám sát: 15 1

2 áp bức: 11, 115, 16, 113 14

3 áp giải: 35 3

4 ấn định: 35, 19 4

5 ấn: 45 4

B

6 bán: 34, 145, 16, 17 19

Page 165: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 2

7 bao vây: 35 3

8 bảo vệ: 11, 105, 16, 111, 112 14

9 báo thù: 15 1

10 bắn : 14, 145, 311, 312 21

11 bắt (giam): 13, 14, 125 14

12 bêu đầu: 15 1

13 bóp nặn: 15 1

14 bỏ mặc/ bỏ phắt: 25 2

15 bỏ (túi): 25 2

16 bỏ tù: 13, 75 8

17 bỏ (rời bỏ, bỏ quê): 45 4

18 bỏ xác: 15 1

19 bóc lột: 21, 12, 24 , 115, 26, 113 19

20 biển thủ: 15 1

21 biểu tình: 65 6

22 buộc xiềng: 15 1

23 buôn bán: 34, 37 6

24 bước (chân): 35 3

C

25 cai trị: 63, 44, 395 49

26 can thiệp: 25, 59, 110, 212 10

27 càn quét: 15 1

28 cản trở: 15 1

29 cày cuốc: 17 1

30 (đi) câu: 17 1

31 cầm súng: 15 1

32 cấp (giấy): 25 2

33 cặm cụi: 17 1

34 cắt đầu: 15 1

35 chạm: 35 3

36 chạy: 14, 175, 47 22

37 chăm lo: 113 1

38 chăng ngang: 15 1

39 chặt (cau): 25 2

40 chặt đầu: 15 1

41 che: 11, 12, 13, 25 5

42 chép: 15 1

Page 166: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 3

43 chiến đấu: 45, 17, 411, 612 15

44 chiếm đoạt: 25 2

45 chịu đựng: 25, 110, 113 4

46 chuẩn bị: 15, 29, 110 4

47 chuyên quyền: 15 1

48 chữa: 15 1

49 củng cố: 113 1

50 cút: 15, 113 2

51 cướp (bóc, đoạt, phá): 11, 13, 95, 26, 17, 18, 111 16

52 cứu: 24, 15, 16, 17, 18 6

53 chặn lại: 15 1

54 che đậy: 11, 12, 15 3

55 chen chúc: 12 1

56 chém: 95, 16 10

57 chống (lại, ách): 11, 65, 26, 18, 29, 311, 312 18

58 chết: 245 24

59 chết đói: 12, 75, 16 9

D

60 dạy: 11, 13, 55 7

61 dẫn: 25 2

62 dịch: 11 1

63 duy trì: 25 2

64 dùng (= sử dụng): 23, 74, 115, 16, 17, 38, 110, 411 30

Đ

65 đau bụng: 15 1

66 đá: 14, 125 13

67 đánh (chiếm, phá): 45, 111 5

68 đánh (đổ, thắng): 26, 19, 211, 412, 113 10

69 đánh cắp: 45 4

70 đánh (đập): 13, 14, 355 37

71 đánh (thuế): 25 2

72 đả (nghĩa đánh đập): 15 1

73 đàn áp: 95 9

74 đào tạo: 25, 113 3

75 đầu hàng: 14, 26 3

76 đập tan: 112 1

77 đâm: 14, 55 6

Page 167: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 4

78 đấm: 45 4

79 đấu tranh: 155, 19, 110 17

80 đầu độc: 55 5

81 đẩy: 65, 211 8

82 đặt chân: 11, 24, 65 9

83 đi (chiếm, khai hóa): 23, 14, 25 5

84 đi phu: 55 5

85 đi (chơi): 13, 15 2

86 điểm trang: 12 1

87 điệu (về): 25 2

88 đẻ: 45 4

89 đến (bệnh viện): 25 2

90 đoàn kết: 95, 16, 69, 110, 311, 212, 813 30

91 đọc: 11, 135 14

92 đón chào: 25 2

93 đóng (xác người): 25 2

94 đóng góp: 65 6

95 đóng thuế: 75 7

96 đổ: 25, 19 3

97 đốt: 14, 95 10

98 đột kích: 15 1

99 đưa: 31, 13, 34, 245, 17, 39, 111 36

100 đuổi (đi): 65 6

101 đuổi (theo): 24, 25 4

102 đứng (về phía): 25 2

103 đặt ra: 55, 16 6

E

104 ép (bắt ép, cưỡng ép): 25 2

G

105 gánh đá: 15 1

106 gây ra : 105, 111, 112 12

107 gặm: 15 1

108 gắng công: 17 1

109 gắng sức: 17 1

110 gỡ: 35, 111 4

111 gửi: 11, 205, 17, 110, 113 24

GI

112 giã (cho một trận): 15 1

Page 168: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 5

113 giáo dục: 75, 113 8

114 giải phóng: 13, 105, 311, 412, 113 19

115 giành: 16, 111 2

116 giam: 95, 16 10

117 giật (cướp): 45 4

118 giấu biệt: 15 1

119 giội (nước sôi): 15 1

120 giúp: 13, 14, 155, 16, 27, 39, 211, 113 26

121 giữ: 45 4

122 giữ gìn: 15, 18, 19, 113 4

123 giết: 12, 53, 94, 195, 26, 19, 311 40

H

124 hà lạm: 35 3

125 hạ (gục): 75 7

126 hạ xuống: 15 1

127 hành hạ: 55 5

128 hành quyết: 25 2

129 hiếp dâm/ hãm hiếp: 45 4

130 hoàn thành: 14, 25, 111 4

131 học hành: 17 1

132 hoạt động: 55, 17, 113 7

K

133 kéo : 45 4

134 kéo dài: 35 3

135 kéo đến: 55 5

136 kết án: 85 8

137 kiểm soát: 21, 25 4

138 kiểm duyệt: 11, 65 7

139 khạc: 15 1

140 khai hoá: 23, 54, 405 47

141 khai thác: 85, 17 9

142 kháng chiến: 15, 207, 38, 89, 810, 113 41

143 khôi phục: 113 1

144 khủng bố: 16 1

L

145 lạm quyền: 45 4

146 lập: 105, 46 14

Page 169: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 6

147 leo thang: 111 1

148 lấy lại: 15, 16 2

149 làm (bị thương): 25 2

150 làm kiệt sức: 15 1

151 lãnh đạo 15, 111, 213 4

152 lập công: 15, 19 2

153 lấn tới: 18 1

154 lăn lộn: 15, 17 2

155 lột (trần truồng): 45 4

156 lôi kéo: 15 1

157 lợi dụng: 75, 16, 17, 19 10

158 lục soát: 15 1

159 lùng ráp/ lùng bắt: 25 2

160 lừa bịp: 35, 111 4

M

161 mải miết (trước bàn giấy): 17 1

162 mang (theo): 55 5

163 mang gông: 15 1

164 móc theo: 15 1

165 mộ lính: 25 2

166 mở: 15, 16 2

167 mở mang: 17 1

N

168 nâng cao: 15, 212, 113 4

169 nằm (trong buồng riêng): 12 1

170 nắm (tóc): 15 1

171 ném: 24, 85 10

172 ném bom: 112 1

173 nện: 25 2

174 ngã: 75 7

175 ngâm: 15, 17 2

176 ngăn cản: 35, 16 4

177 nhảy xổ ra: 15 1

178 nhân nhượng: 28 2

179 nhét: 14, 45 5

180 nhổ (phỉ nhổ): 15 1

181 nhổ (cây thuốc): 15 1

Page 170: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 7

182 nhốt: 14, 25 3

183 nhồi nhét: 25 2

184 nổi dậy: 25, 16, 212 5

185 nuôi: 25, 110 3

186 nuôi dưỡng: 15, 111 2

R

187 ra thông tư: 15 1

188 rời bỏ: 35 3

189 rước: 25, 16 3

190 rút (kéo) lên: 15 1

S

191 sản xuất: 13, 17, 29, 111 5

192 săn: 35 3

193 sum họp: 113 1

194 sục sạo: 15 1

T

195 tàn sát: 24, 45 6

196 tát: 13, 55 6

197 tạp dịch: 85 8

198 tập trung: 15, 17 2

199 tăng cường: 111, 112 2

200 tăng gia: 17, 19 2

201 tăng thuế: 35 3

202 tặng: 75 7

203 thay đổi: 75, 19 8

204 thất bại: 35, 29, 110, 111 7

205 thấm nhuần: 113 1

206 thắng lợi: 18, 39, 310, 211, 113 10

207 thích (dấu lên người): 11 1

208 thi hành: 65 6

209 thua: 14, 15, 26 4

210 thực hành: 19, 113 2

211 thực hiện: 12, 55, 27, 29 10

212 thoát ly: 16 1

213 thống nhất: 18, 110, 211, 112, 213 7

214 thở: 15, 111 2

215 thi đua: 49, 110, 111, 112 7

Page 171: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 8

216 thu dụng: 15 1

217 thui: 25 2

218 tiến lên/ tiến tới: 19, 211, 412 7

219 tiến mạnh: 112 1

220 tiến công: 112 1

221 tiêu hết: 15 1

222 tra tấn: 14, 25 3

223 trích: 35 3

224 trốn: 34, 95 12

225 trói: 34, 125 15

226 treo: 14, 55 6

227 trục xuất: 25 2

228 truỵ thai: 25 2

229 trừng trị: 85 8

230 tự lực: 112 1

231 tước đoạt: 35 3

232 tưới: 24, 25 4

233 tóm/túm: 95 9

234 tọng: 15 1

235 tỏa (đi khắp nơi): 15 1

236 tô điểm: 11, 15 2

237 tổ chức: 13, 135, 19 15

238 tổng động viên: 19 1

239 tịch thu: 14, 25 3

U

240 uống: 14, 85 9

P

241 pha: 15 1

242 phá tan: 110 1

243 phạt tiền: 45 4

244 phát triển: 45, 110, 213 7

245 phang: 15 1

246 phân bổ: 35 3

247 phơi thây: 15 1

Q

248 quật ngã: 25 2

249 quật (mộ): 15 1

Page 172: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 9

250 quất: 35 3

251 quét: 14, 35, 112 5

252 quyết thắng: 212 2

253 quyết chiến: 111, 212 3

254 quét đường: 25 2

V

255 vạch (ra dàn bài): 15 1

256 vây ráp: 15 1

257 vật ngửa: 15 1

258 vùng lên: 25 2

259 vụt: 45 4

260 vượt đại dương: 15 1

261 vượt qua: 11, 25, 19 4

262 vơ vét: 55, 17 6

X

263 xa lìa: 15 1

264 xát vào: 15 1

265 xây dựng: 75, 111, 212, 313 13

266 xích: 14, 26, 65 9

267 xử tử: 35 3

268 xé (vụn lá đơn): 15 1

269 xóa bỏ: 34 3

270 xông vào: 45 4

271 xô: 45 4

272 xóc: 25 2

273 xua: 25 2

274 xung phong: 19, 113 2

275 xử tội: 15 1

Page 173: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 10

Bảng 1.2. Nhóm động từ chỉ hoạt động tâm lý

STT Động từ chỉ hoạt động tâm lý Số lần xuất hiện

B

1 biết (hiểu biết): 21, 13, 95, 17 13

C

2 cắn răng (chịu đựng): 15 1

3 căm tức: 15 1

4 căm phẫn: 15 1

5 coi (nghĩa nhận thức): 105 10

GI

6 giận: 35 3

7 giữ (kín): 15 1

H

8 nghi: 15 1

9 hiểu: 55 5

10 hy vọng: 25 2

K

11 khao khát: 11 1

12 khiếp sợ: 25 2

13 kinh hoảng: 15 1

14 khinh bỉ: 11 1

L

15 lo sợ: 25, 19 3

M

16 mong: 55, 113 6

N

17 nắm (được động cơ): 11 1

18 nhớ: 65 6

S

19 sợ: 21, 65 8

20 sừng sộ: 15 1

T

21 thấy/nhận thấy: 31, 165 19

22 thịnh nộ: 15 1

23 tuyệt vọng: 15, 111 2

24 tự hào: 15, 113 2

25 tưởng (rằng): 11, 55, 112 7

Page 174: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 11

26 tin chắc: 15, 16, 110, 111, 112, 113 6

27 tiếc: 113 1

Q

28 quyết: 21, 16, 28, 19, 411, 212 12

29 quyết định: 14, 65, 211, 112, 113 11

30 quyết tâm: 18, 19, 211, 112, 113 6

V

31 vui mừng: 25 2

X

32 xem: 15 1

Y

33 yêu chuộng: 19, 211 3

34 yêu quý: 112 1

Page 175: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 12

Bảng 1.3. Nhóm động từ chỉ hoạt động nói năng

STT Động từ chỉ hoạt động nói năng Số lần xuất hiện

B

1 ba hoa: 15 1

2 bàn (việc, mưu): 11, 45 5

3 bảo: 105 10

C

4 cam kết: 25 2

5 cảm ơn: 25, 111, 112, 113 5

6 cấm: 23, 107 12

7 chào mừng: 15 1

8 cử: 35 3

D

9 dọa: 55 5

10 dụ dỗ: 15 1

11 đả kích: 11 1

12 đòi (tiền chuộc): 15 1

13 động viên: 15, 87, 39 12

Đ

14 đòi: 13, 15, 112 3

15 đổ lỗi: 111 1

GI

16 giải thích: 15 1

H

17 hứa hẹn: 25 2

18 hiểu thị: 15 1

19 hỏi/hỏi thăm: 11, 105, 113 12

K

20 kể: 12, 155 16

21 khai chiến: 85, 19 9

22 khẳng định: 35 3

23 khen ngợi: 112 1

24 khoe:14 1

25 kiểm điểm: 19 1

M

26 mắng: 25 2

N

27 nói: 51, 83, 235, 112 37

Page 176: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 13

28 nhấn mạnh: 11 1

29 nhắc: 11, 75 8

R

30 ra lệnh: 13, 14, 85 10

31 rêu rao: 111 1

S

32 sai: 55 5

U

33 ủng hộ: 45, 311, 212, 113 10

T

34 thú nhận/ thú thật: 25, 19 3

35 thừa nhận: 31, 25 5

36 thương lượng: 15, 112 2

37 tiết lộ: 15 1

38 tra khảo: 25 2

39 tuyên án: 15 1

40 tuyên dương: 15 1

41 tuyên bố: 21, 14, 65, 26 11

42 tự phê bình: 113 1

P

43 phái: 15 1

44 phản đối: 15 1

45 phao tin: 15 1

46 phê bình: 15 1

Q

47 quở trách: 15 1

48 quát tháo: 15 1

V

49 van xin: 15 1

50 van nài: 15 1

Y

51 yêu cầu: 55, 19 6

X

52 xin: 125, 111 13

Page 177: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 14

2. TỪ HÁN VIỆT

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

Bảng 2.1. Từ Hán Việt chia theo trường nghĩa chính trị

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

A

1 áp bức: 115, 16, 113 13

2 âm mưu: 45, 16, 111, 112 7

3 ám chỉ: 21 2

B

4 bản xứ: 1285 128

5 bạo động: 15 1

6 bảo hộ: 265, 16 27

7 bảo đảm: 11, 14, 55, 111 8

8 báo cáo: 85 8

9 Bắc Kỳ: 225, 16 23

10 biện pháp: 95 9

11 biên thùy: 16 1

12 bình đẳng: 31, 42, 13, 45, 66 18

C

13 cách mạng: 145, 16, 49, 112, 813 28

14 cai trị: 395 39

15 can thiệp: 25, 59, 110, 212 10

16 cán bộ: 29, 510, 213 9

17 cao cấp: 75 7

18 cấp (trên): 12, 35 4

19 công đoàn: 95 9

20 công khai: 15, 19, 111 3

21 công lý: 22, 13, 195 22

22 cộng hòa: 11, 13, 75, 36, 19, 111, 212 16

23 cộng sản: 65, 213 8

24 công sứ: 325 32

25 công tác: 25 2

26 cưỡng bức: 45 4

27 cương lĩnh: 112 1

28 cường quốc: 31, 35 6

29 chế độ: 41, 22, 43, 64, 325, 36, 112, 113 53

Page 178: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 15

30 chỉ thị: 25 2

31 chính: 595, 16, 47, 59, 610, 113 76

32 chính nghĩa: 55, 19, 211 8

33 chính phủ: 335, 26, 49, 410, 311, 312 49

34 chính quốc: 185 18

35 chính quyền: 45, 16, 19 6

36 chính sách: 65, 16, 110, 111 9

37 chính trị: 85, 26, 27, 19, 112 14

38 chủ: 11, 675, 19, 111, 112 71

39 chủ nghĩa Cộng sản: 15 1

40 chủ nghĩa Tư bản: 11, 12, 125 14

41 chú ý: 11, 65 7

42 chuyên chế: 11 1

43 chức vụ: 55 5

D

44 dân chủ: 75, 46, 89, 211, 212, 313 26

45 dân quân: 18, 29 3

46 dân quyền: 16 1

47 duyệt: 85 8

48 đại đa số: 25 2

49 đại đoàn kết: 29 2

50 đảm nhiệm: 15 1

51 đảm bảo: 15 1

52 đoàn kết: 95, 16, 79, 210, 311, 212, 813 32

53 đoàn thể: 29, 210 4

54 đơn vị: 35 3

Đ

55 đại biểu: 135, 16 14

56 đại diện: 95 9

57 đại hội: 55 5

58 đàn áp: 95 9

59 đảng: 51, 25, 18, 29, 212, 2013 32

60 đảng viên: 25, 113 3

61 đặc quyền: 15, 16 2

62 độc chiếm: 11, 35, 19 5

63 độc lập: 95, 86, 27, 18, 79, 110, 611, 112, 113 36

64 độc quyền: 75, 16 8

Page 179: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 16

65 động cơ: 11 1

66 đồng chí: 35, 413 7

67 đồng minh: 25, 46, 29 8

GI

68 giai cấp: 215, 113 22

H

69 hành chính: 35, 16, 17 5

70 hành động: 16, 111, 113 3

71 hiệp định: 211 2

72 hiệp lực: 19 1

73 hòa bình: 45, 18, 1011, 412, 113 20

74 hội đồng: 235 23

75 hợp tác: 35, 17 4

76 hưng: 25 2

K

77 kế hoạch: 113 1

78 kết luận: 11, 45 5

79 kết quả: 55, 16 6

80 kích động: 11 1

81 kiểm duyệt: 11, 65 7

82 khẩu hiệu: 35 3

L

83 lãnh đạo: 15, 111, 213 4

84 lãnh thổ: 25, 111, 112 4

85 lâm thời: 26 2

86 lập trường: 111 1

87 lĩnh: 22, 95 11

88 liên hiệp: 45 4

M

89 mệnh lệnh: 15 1

90 mục đích: 85, 17 9

91 mục tiêu: 15 1

92 mưu mô: 15 1

N

93 Nam Kỳ: 255 25

94 nô lệ: 21, 13, 94, 95, 16, 18, 112 24

95 nội bộ: 112 1

Page 180: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 17

96 nghị quyết: 15 1

97 nghị viện: 11, 23, 85 11

98 nghĩa vụ: 25, 111, 112 4

99 ngôn luận: 21, 15 3

100 ngu dân: 35, 16 4

101 nguyên tắc: 14, 25, 16 4

102 nhiệm vụ: 65, 17, 19, 111, 312 12

P

103 phản động: 15, 39 4

104 phát biểu: 31, 13, 25 6

105 phong trào: 45, 19, 110, 312 9

Q

106 quan chức: 45 4

107 quan điểm: 51 5

108 quan liêu: 15 1

109 quan trọng: 65, 112, 113 8

110 quân chủ: 16 1

111 quốc tế: 135, 27, 313 18

112 quốc tịch: 22, 75 9

113 quyết định: 95 9

S

114 sự nghiệp: 45, 17, 111, 312, 113 10

T

115 tàn sát: 45 4

116 tán thành: 15 1

117 tập trung: 15, 17 2

118 tịch thu: 25 2

119 tiên tri: 11 1

120 toàn quyền: 455 45

121 tổ chức: 335, 19, 213 36

122 tổ quốc: 85, 18, 111, 212, 413 16

123 tuyên bố: 95, 26 11

124 tuyên ngôn: 25, 36 5

125 tuyên truyền: 15 1

126 tuyển cử: 25 2

127 tuyệt: 105, 16, 111 12

128 tự do: 175, 106, 311, 112, 113 32

Page 181: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 18

129 tư sản: 105, 16 11

130 tư tưởng: 35, 17 4

131 thành lập: 65, 113 7

132 thế lực: 25 2

133 thoái vị: 16 1

134 thống nhất: 65, 16, 18, 39, 110, 311, 212, 313 20

135 thống trị: 21, 55 7

136 thời sự: 15 1

137 thủ đoạn: 95 9

138 thủ tiêu: 15 1

139 thuộc địa: 1345, 26 136

140 thực dân: 275, 76, 38, 39, 111, 112, 113 43

141 thực hiện: 55, 27, 29 9

142 triệt hạ: 15 1

143 triệu tập: 35 3

144 trung tâm: 15 1

145 trung ương: 15, 110, 113 3

146 trung: 385, 16, 17, 213 42

147 trường hợp: 65 6

U

148 ủng hộ: 45, 19, 411, 412, 113 14

V

149 vấn đề: 145 14

150 vận mệnh: 35 3

151 vệ quốc: 29 2

152 vô lý: 25 2

153 vô sản: 135, 113 14

154 vũ lực: 15 1

X

155 xã hội: 45, 19, 111 6

156 xã hội chủ nghĩa: 19, 311, 212, 213 8

157 xã trưởng: 15 1

158 xâm lăng: 15, 16, 17 3

159 xâm lược: 55, 711, 612 18

160 xâm phạm: 16, 112 2

Page 182: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 19

Bảng 2.2. Từ Hán Việt chia theo trường nghĩa xã hội

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

A

1 ái quốc: 25, 110 3

2 ác ý: 11, 15 2

3 an cư lạc nghiệp: 15 1

4 anh dũng: 25, 27, 110, 311, 112, 113 10

5 anh hùng: 15, 111, 212, 213 6

6 ảnh hưởng: 25, 27 4

7 ân cần: 25 2

B

8 bác ái: 12, 25, 16 4

9 báo thù: 15 1

10 bản thân: 11, 35 4

11 bị động: 15 1

12 bình luận: 11 1

13 bưu chính: 15 1

C

14 cá nhân: 11, 14, 35, 27 7

15 cảm tưởng: 21 2

16 can đảm: 15 1

17 cao quý: 25 2

18 cần thiết: 65, 113 7

19 cầu cứu: 11 1

20 cơ hội: 15 1

21 công bằng: 11, 12, 45 6

22 công kích: 31 3

23 công nhận: 45, 26 6

24 công sở: 12, 45 5

25 chân thành: 25, 112 3

26 chí: 41, 13, 255, 16, 310, 111, 613 39

27 chính đáng: 25 2

28 chính trực: 11 1

29 chủ quan: 19 1

30 chúc: 25, 213 4

31 chúng: 325, 186, 18, 89, 110, 1511, 312 78

D

32 dã man: 55, 16, 111, 212 9

Page 183: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 20

33 danh dự: 11, 15 2

34 danh hiệu: 11, 15 2

35 danh nghĩa: 11, 15 2

36 danh sách: 45 4

37 dũng cảm: 113 1

38 dùng: 355, 16, 17, 38, 110, 411 45

39 dân: 165, 37, 111 20

40 dân số: 75 7

41 dân tộc: 355, 96, 57, 28, 19, 411, 212, 113 59

42 dân sự: 11 1

43 diễn văn: 31, 135 16

44 dĩ nhiên: 11, 23, 45 7

45 dư luận: 55, 16, 111 7

Đ

46 đao phủ: 25 2

47 đặc biệt: 95, 19 10

48 đẳng cấp: 12, 25 3

49 đầu tiên: 11, 75 8

50 đề nghị: 25 2

51 địa chỉ: 35 3

52 địa phương: 65, 29 8

53 địa vị: 65 6

54 điểm trang: 12 1

55 độc ác: 31, 35 6

56 độc đoán: 35 3

57 độc giả: 11, 15 2

58 đối xử: 65 6

59 đồng sự: 15 1

60 đồng tâm: 19, 110, 111 3

61 đồng bào: 55, 46, 37, 28, 39, 610, 511, 912, 413 41

62 đồng tình: 25, 111, 212 5

G

63 gia đình: 115, 19, 110 13

64 giải thích: 11, 25 3

65 giám thị: 15 1

66 gian khổ: 15, 310, 211, 112, 313 10

67 gian lao: 17, 18 2

Page 184: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 21

68 gian nan: 15, 19, 110 3

69 gián tiếp: 15, 19 2

H

70 hạnh phúc: 16, 113 2

71 hân hạnh: 15 1

72 hấp hối: 15 1

73 hoàn cảnh: 15, 110, 111 3

74 hoàn toàn: 115, 19, 411, 212, 313 21

75 hô hào: 11 1

76 hội chợ: 35 3

77 hung ác: 15, 19 2

78 hung tàn: 17 1

79 huynh đệ tương tàn: 25 2

80 hy vọng: 25 2

K

81 kiệt sức: 35 3

82 kinh nghiệm: 41 4

83 kinh lý: 45 4

84 kính gửi: 15 1

85 kính trọng: 15 1

86 khẩu vị: 25 2

87 khinh bỉ: 11 1

88 khốn khổ: 205 20

L

89 lạc quan: 11 1

90 lập tức: 11, 95, 111 21

91 lí do: 11, 35 4

92 lịch sự: 11, 25 3

93 liên tục: 25, 212 4

94 lợi dụng: 75, 16, 17, 19 10

95 lợi ích: 85, 27 10

96 lợi: 225, 36, 27, 111 28

97 lương thực: 35, 17, 19 5

98 lương tri: 12 1

M

99 mật thiết: 15 1

100 minh bạch: 11 1

Page 185: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 22

101 mùi vị: 35 3

102 mưu cầu: 16 1

103 mưu trí: 15 1

104 mỹ mãn: 15 1

105 mỹ miều: 12, 15 2

N

106 nạn: 135, 37 16

107 nông dân: 245, 19 25

108 nữ: 45 4

109 nghề nghiệp: 12, 15 2

110 nguyên nhân: 15 1

111 nguyện vọng: 11, 65 7

112 nham hiểm: 11 1

113 nhân danh: 25 2

114 nhân dân: 215, 26, 17, 99, 110, 1511, 1312, 1413 76

115 nhân dịp: 19, 110, 111, 112 4

116 nhân đạo: 45, 26 6

117 nhân nhượng: 28 2

118 nhân quyền: 35, 16 4

119 nhân tài: 17 1

120 nhân vật: 25 2

121 nhân viên: 255 25

122 nhẫn tâm: 16 1

123 nhân từ: 45 4

124 nhất định: 45, 38, 59, 210, 311, 112, 613 24

125 nhất trí: 29, 110, 111, 113 5

126 nhi đồng: 19, 110, 313 5

127 nhục nhã: 12, 25 3

P

128 phản đối: 11, 13, 75 9

129 phát động: 15, 27 3

130 phân tích: 11 1

131 phổ biến: 25 2

132 phối hợp: 15 1

133 phù hợp: 11 1

134 phụ lão: 110, 113 2

135 phụ nữ: 14, 285 29

Page 186: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 23

136 phụ trách: 55 5

137 phục vụ: 35, 1113 14

Q

138 quan niệm: 21 2

139 quan tâm: 35 3

140 quần chúng: 25 2

141 quý hoá: 85 8

142 quý mến: 35 3

143 quý nhất: 15 1

144 quỷ quyệt: 11, 15 2

145 quyết tâm: 25, 18, 19, 211, 112, 113 8

S

146 sinh mệnh: 17 1

147 sở trường: 11 1

148 suy nhược: 16 1

T

149 tài liệu: 25 2

150 tạm thời: 11, 15 2

151 tàn bạo: 25, 16 3

152 tàn nhẫn: 105, 16 11

153 tàn tệ: 15 1

154 tặng: 75 7

155 tâm địa: 21 2

156 tận tuỵ: 11 1

157 tích cực: 25, 17 3

158 tiêu biểu: 25 2

159 tin tưởng: 15, 17, 110 3

160 tính chất: 31, 13, 35 7

161 tính mạng: 35, 26, 17 6

162 tình nguyện: 105 10

163 tinh thần: 45, 16, 57, 29, 110, 112, 113 15

164 tiến hành: 11, 105 11

165 toàn bộ: 15, 112 2

166 toàn dân: 15, 26, 57, 39, 211, 212, 213 17

167 toàn quốc: 17, 28 3

168 toàn thể: 35, 16, 59, 210, 113 12

169 tôn trọng: 11, 15 2

Page 187: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 24

170 tự hào: 35, 113 4

171 tư cách: 11, 65 7

172 tưởng tượng: 65 6

173 thành công: 55, 39 8

174 thanh danh: 25 2

175 thanh niên: 165, 17, 29, 110, 413 24

176 thành tích: 15, 310 4

177 thành thạo: 12, 25 3

178 thậm chí: 11, 55, 16, 17 8

179 thân ái: 15, 110, 113 3

180 thân mật: 15 1

181 thân nhân: 25 2

182 thân thiết: 15 1

183 thi đua: 69, 110, 111, 112 9

184 thiết tưởng: 11 1

185 thiếu: 11, 64, 185, 16, 27, 19 29

186 thiếu thốn: 15, 16 2

187 thiểu số: 11 1

188 thịnh: 15, 19 2

189 thỉnh cầu: 11 1

190 thông minh: 11, 15 2

191 thù (thù ghét): 11 1

192 thư ký: 35 3

193 thức tỉnh: 35 3

194 thưởng: 135 13

195 thượng đẳng: 45 4

196 trách cứ: 11 1

197 trách nhiệm: 85 8

198 trật tự: 15 1

199 trịnh trọng: 25, 16 3

200 trung gian: 11 1

201 trực tiếp: 15, 29 3

U

202 uy tín: 11, 35, 19 5

203 ưu việt: 21 2

V

204 vận động: 35 3

Page 188: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 25

205 vinh dự: 25, 113 3

206 vĩnh viễn: 31, 35, 112 7

207 viên chức: 415 41

208 vong: 35 3

209 vô cùng: 35, 16, 112 5

210 vô hạn: 15 1

211 vụ lợi: 11 1

X

212 xuất hiện: 11 1

Y

213 ý nghĩa: 11, 12, 25, 16, 112 6

214 ý kiến: 11, 13, 105 12

Page 189: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 26

Bảng 2.3. Từ Hán Việt chia theo trường nghĩa pháp luật

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

B

1 bảo vệ: 105, 16, 111, 112 13

2 bằng chứng: 25 2

3 biện lý: 45 4

4 biểu quyết: 45 4

C

5 chánh án: 15 1

GI

6 giải phóng: 105, 311, 412, 113 18

7 giam cầm: 25 2

H

8 hiến pháp: 51 5

K

9 kết án: 85 8

10 kỷ luật: 25 2

11 khoan hồng: 15, 16 2

L

12 luật khoa: 12, 15 2

13 luật pháp: 25, 16 3

14 lục sự: 15 1

N

15 nhà giam: 16 1

16 nhà lao: 65 6

P

17 phán quyết: 35 3

18 pháp luật: 25 2

Q

19 quy định: 85 8

20 quyền: 325, 166, 39, 110, 211, 112, 113 56

21 quyền hành: 75 7

22 quyền lợi: 95, 26, 27 13

S

23 sắc lệnh: 21, 65 8

T

24 tuyệt đối: 15, 16 2

Page 190: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 27

25 tư pháp: 25 2

26 thanh tra: 85 8

27 thi hành: 65, 26 8

X

28 xâm nhập: 15 1

Y

29 yêu sách: 81, 45 12

Page 191: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 28

Bảng 2.4. Từ Hán Việt chia theo trường nghĩa kinh tế

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

B

1 bần cùng: 16 1

C

2 công nhân: 255, 16, 19, 113 28

3 công trường: 45 4

4 cung cấp: 35 3

5 chi tiêu: 75 7

Đ

6 điều kiện: 35, 29, 110, 111, 112 8

7 đại lý: 65 6

8 đồng nghiệp: 22, 85 10

H

7 hải cảng: 25 2

8 hợp đồng: 15 1

K

9 kiến thiết: 25 2

10 kinh phí: 55 5

11 kinh tế: 105, 16, 37, 113 15

L

9 lao động: 23, 24, 225 26

10 lao dịch: 15 1

11 lậu: 45 4

12 lương: 12, 335 34

13 lương bổng: 12 1

14 lưu động: 15 1

N

15 nguyên liệu: 35, 16, 17 5

16 nhập: 135, 16, 19 15

P

17 phá hoại: 35, 29, 112 6

S

18 sản xuất: 17, 29, 111 4

T

19 tài chính: 45, 37, 19 8

20 tài sản: 105, 17 11

Page 192: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 29

21 tăng gia sản xuất: 19 1

22 tiêu thụ: 65 6

23 tiểu thương: 15 1

24 tình trạng: 21, 45 6

25 thị trường: 25 2

26 thuế khóa: 35 3

27 thuế thân: 35 3

28 thương chính: 65 6

29 thương nghiệp: 25, 27 4

V

30 vận chuyển: 15 1

31 vật chất: 15 1

X

32 xây dựng: 75, 111, 212, 313 13

33 xưởng: 11, 65, 27 9

Page 193: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 30

Bảng 2.5. Từ Hán Việt chia theo trường nghĩa quân sự

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

A

1 an ninh: 112 1

B

2 binh sĩ: 45, 18 5

3 bộ đội: 29, 310, 113 6

C

4 cấp bậc: 12, 15 2

5 cố vấn: 11 1

6 chỉ huy: 125 12

7 chiếm: 11, 44, 165, 29 23

8 chiến công: 45 4

9 chiến dịch: 21, 15 3

10 chiến đấu: 45,17, 411, 612 15

11 chiến sĩ: 35, 17, 49, 510, 311, 512, 113 22

12 chiến tranh: 205, 37, 39, 210, 711, 412, 113 40

13 chiến trường: 25 2

D

14 du kích: 17, 29, 110 4

Đ

15 đầu hàng: 26 2

16 đấu tranh: 155, 39, 110, 111, 112, 113 22

H

17 hạ sĩ quan: 22, 25 4

18 hàng ngũ: 25 2

19 hậu phương: 15, 47, 112 6

20 hiến binh: 15 1

21 huy động: 25 2

22 hy sinh: 85, 27, 38, 211, 112, 213 18

K

23 kháng chiến: 15, 207, 38, 89, 810, 113 41

24 khẳng định: 35 3

25 khởi nghĩa: 35, 16 4

26 kiên quyết: 16, 18, 19, 110, 311, 212 9

L

27 lập công: 15, 19 2

Page 194: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 31

28 lính: 52, 13, 24, 885 96

29 liên minh: 35, 16 4

30 liệt sĩ: 110 1

31 lực lượng: 65, 16, 27, 49, 110, 112 15

O

32 oanh liệt: 110 1

P

33 phản công: 15, 19, 110 3

Q

34 quân đội: 95, 16, 59, 311 18

35 quân sự: 45, 27, 19 7

36 quân y: 15 1

37 quân: 375, 16, 47, 18, 59, 210, 811, 912 67

38 quyết thắng: 212 2

S

39 sĩ quan: 42, 135 17

T

40 tập luyện: 15 1

41 tiền tuyến: 112 1

42 tòng quân: 15, 19 2

43 tống giam: 15 1

44 tổng động viên: 29 2

45 tuân lệnh: 12, 14, 15 3

46 tự vệ: 15, 18 2

47 thắng lợi: 25, 37, 28, 99, 410, 611, 1212, 513 43

48 thắng: 145, 57 19

49 thất bại: 35, 29, 110, 111 7

50 thiếu tướng: 15 1

51 trung đoàn: 45 4

52 trung tá: 15 1

53 trường kỳ: 17, 59, 110 7

V

54 viễn chinh: 15, 111 2

55 vũ khí: 35, 19 4

X

56 xung phong: 19, 113 2

Page 195: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 32

Bảng 2.6. Từ Hán Việt chia theo trường nghĩa y tế - giáo dục

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

B

1 bồi dưỡng: 15, 113 2

Đ

2 đại học: 12, 95 10

GI

3 giám thị: 15 1

N

4 nhân chủng: 12, 15 2

P

5 phương pháp: 65 6

S

6 sư phạm: 11 1

T

7 tác giả: 11, 12 2

8 tạp chí: 45 4

9 tiến sĩ: 12, 45 5

Y

10 y khoa: 12, 15 2

Page 196: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

P 33

3. LỚP TÍNH TỪ ĐÁNH GIÁ

TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

STT Từ Hán Việt Số lần xuất hiện

A

1 anh dũng/ dũng cảm: 75, 110, 211, 112, 113 12

C

2 cao cấp: 15 1

D

3 dã man: 14, 55, 16, 111, 212 10

4 dễ thương: 15 1

5 đau khổ/ khốn khổ: 265, 17 6

6 đáng kính: 15 1

7 đáng thương: 65 6

G

8 ghê tởm: 14, 65 7

L

9 liêm chính: 15 1

N

10 nhân đạo: 13, 14, 25 4

11 nhân hậu: 15 1

Q

12 quỷ quyệt: 11, 15 2

T

13 tàn bạo: 21, 14, 15 4

14 tàn nhẫn/ nhẫn tâm: 95, 26 11

15 tốt đẹp: 35, 112 4

16 trắng trợn: 55, 111 6

17 trịnh trọng: 13, 25, 16 4

V

18 văn minh: 195 19

Page 197: VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1211/LUAN AN .pdfThống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau

10