239
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIT NAM HC VIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN VĂN TIẾN Tên luận án: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ CÁC LOÀI NƢA (AMORPHOPHALLUS SPP.) CCÓ GLUCOMANNAN VÀ CHỌN LOÀI CÓ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRNG MT STNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HC Hà Nội - 2017

VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

TRẦN VĂN TIẾN

Tên luận án:

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ CÁC LOÀI NƢA

(AMORPHOPHALLUS SPP.) CỦ CÓ GLUCOMANNAN VÀ

CHỌN LOÀI CÓ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRỒNG Ở

MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2017

Page 2: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

TRẦN VĂN TIẾN

Tên luận án:

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ CÁC LOÀI NƢA

(AMORPHOPHALLUS SPP.) CỦ CÓ GLUCOMANNAN VÀ

CHỌN LOÀI CÓ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRỒNG Ở

MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 62 42 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Dƣ

2. PGS.TS. Hà Văn Huân

Hà Nội -2017

Page 3: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án "Nghiên cứu thành phần, phân bố các loài Nưa

(Amorphophallus spp.) củ có glucomannan và chọn loài có triển vọng phát triển

trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" là công trình của riêng bản thân

tôi và chưa hề công bố ở bất cứ công trình nào khác.

Các số liệu trích dẫn trong Luận án đều chỉ rõ nguồn gốc.

Mọi sự giúp đỡ đã có lời cám ơn.

Tác giả Luận án

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tiến

Page 4: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người

hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Dư và PGS. TS Hà Văn Huân. Hai thầy đã

luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu Luận án của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về kinh phí của đề tài nghiên cứu

"Khai thác và phát triển nguồn gen các loài Nưa (Amorphophallus spp) giầu

glucomannan" do PGS.TS. Trần Huy Thái làm chủ nhiệm và đề tài "Nghiên cứu

nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa Bình" do TS.

Nguyễn Văn Dư làm chủ nhiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty Y dược Sông Đà và Hợp

tác xã Linh Dược Sơn, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ về kinh phí và cơ sở vật chất để tôi

có thể hoàn thành Luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng đào tạo và các Thầy, Cô Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm khoa

học và Công nghệ Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án, đặc

biệt sự giúp đỡ động viên của các cán bộ phòng Thực vật dân tộc học trong suốt thời

gian tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ,

tỉnh Sơn La; xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; xã Ngọc Sơn, huyện

Lac Sơn, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ tôi triển khai thí nghiệm và xây dựng mô hình

của đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã luôn giúp đỡ và động

viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó !

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2017

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tiến

Page 5: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT : Công thức

CR : Công thức môi trường ra rễ

GT : Công thức giá thể đưa cây ra vườn ươm

TB : Trung bình

NPK : Phân bón NPK

OM : Chất hữu cơ

CTH : Thời điểm thu hái

BQ : Bảo quản

TQG : Thời gian bảo quản

XLH : Xử lý hạt

XVC : Xử lý vết cắt

KT : Khử trùng

KL : Khối lượng

TV :Thời vụ

GM : Glucomannan

TDZ : Thidiaruzone

IAA : Indol acetic acid

IBA : Indol butyric acid

NAA : 1-Naphthalene acetic acid

2.4-D : 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid

BAP : 6-Benzylaminopurine

MS : Murashige and Skoog medium

WPM : Woody Plant Medium

B5 : Gamborg Medium

N6 : Chu medium

CV % : Sai số thí nghiệm

LSD (5%) : Sai khác với mức ý nghĩa 5%

Page 6: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4

1.1. Tình hình nghiên cứu về chi Nưa .............................................................. 4

1.1.1. Vị trí và phân loại của chi Nưa ............................................................................ 4

1.1.2. Đặc điểm hình thái của chi Nưa .......................................................................... 4

1.1.3. Đặc điểm về thành phần và phân bố các loài Nưa ............................................. 5

1.1.4. Đặc điểm sinh thái và sinh trưởng phát triển của loài Nưa củ có glucomannan7

1.1.5. Giá trị và tình hình sử dụng các loài Nưa ........................................................... 9

1.2. Khái quát nghiên cứu về glucomannan trong củ Nưa .............................. 11

1.2.1. Giới thiệu về glucomannan trong củ Nưa ......................................................... 11

1.2.2. Nghiên cứu đánh giá hàm lượng glucomannan trong củ Nưa ........................ 13

1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây Nưa ......................................... 14

1.3.1. Trên thế giới ......................................................................................................... 14

1.3.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................... 17

1.4. Tình hình nghiên cứu trồng, thu hoạch và chế biến Nưa trên thế giới và ở

Việt Nam ....................................................................................................... 17

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 17

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 25

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 28

2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 28

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 28

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................... 28

2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 29

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 29

2.3.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................................... 29

2.3.2. Phương pháp điều tra và thu thập mẫu vật ....................................................... 29

2.3.3. Phương pháp đánh giá thành phần loài ............................................................. 30

2.3.4. Phương pháp lựa chọn loài Nưa có triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam ........................................................................................ 31

2.3.5. Phương pháp điều tra tri thức bản địa về khai thác và sử dụng loài Nưa ở

một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .................................................................... 33

Page 7: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu nhân giống Nưa ....................................................... 33

2.3.7. Phương pháp nghiên cứu một số kỹ thuật trồng Nưa ...................................... 41

2.3.8. Chỉ tiêu theo dõi số liệu và phương pháp xác định .......................................... 45

2.3.8.5. Theo dõi về sâu bệnh hại ................................................................... 47

2.3.9. Xử lý số liệu ......................................................................................................... 47

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 48

3.1. Thành phần loài, phân bố và tri thức bản địa về các loài Nưa củ có

glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt Nam ................................................. 48

3.1.1. Thành phần loài ................................................................................................... 48

3.1.2. Đặc điểm phân bố ............................................................................................... 59

3.1.3. Sơ đồ phân bố các loài Nưa củ có glucomannan ............................................. 63

3.1.4. Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng loài Nưa ở một số tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam ........................................................................................................ 69

3.2. Loài Nưa củ chứa glucomannan có triển vọng phát triển trồng ở một số

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .................................................................. 73

3.3. Nghiên cứu nhân giống loài Nưa konjac ở Việt Nam .............................. 74

3.3.1. Nhân giống hữu tính loài Nưa konjac ............................................................... 74

3.3.2. Nhân giống loài Nưa konjac bằng củ ................................................................ 79

3.3.3. Nghiên cứu nhân giống cây Nưa konjac bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế

bào................................................................................................................................... 83

3.4. Nghiên cứu trồng Nưa konjac ở Việt Nam ..................................................... 95

3.4.1. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới sinh trưởng phát triển cây Nưa

konjac ............................................................................................................................. 95

3.4.2. Ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng và phát triển cây Nưa konjac .......... 99

3.4.3. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng và phát triển của cây Nưa

konjac ........................................................................................................................... 102

3.4.4. Ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển cây Nưa konjac ...... 106

3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh trưởng và phát

triển cây Nưa konjac .................................................................................................... 109

3.4.6. Sự tích lũy glucomannan trong củ Nưa konjac trong các giai đoạn sinh

trưởng phát triển ........................................................................................................... 113

Page 8: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

3.4.7. Trồng thử nghiệm cây Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

Việt Nam ..................................................................................................................... 114

3.4.8. Nghiên cứu sâu bệnh hại cây Nưa konjac ở Việt Nam ................................. 116

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................................. 118

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ..................................................... 120

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ............................................................................................................... 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 122

PHỤ LỤC .....................................................................................................................

Page 9: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Hàm lượng cacbohydrat trong một số loài thuộc chi Amorphophallus ở

Trung Quốc ............................................................................................................... 12

Bảng 3.1. Thành phần các loài Nưa củ có glucomannan ở miền núi phía Bắc

Việt Nam .................................................................................................................. 48

Bảng 3.2. Phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo độ cao ở miền núi phía

Bắc Việt Nam ............................................................................................................ 59

Bảng 3.3. Phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo sinh cảnh ở miền núi

phía Bắc Việt Nam .................................................................................................... 60

Bảng 3.4. Phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo hướng phơi ................. 62

ở miền núi phía Bắc Việt Nam .................................................................................. 62

Bảng 3.5. Tọa độ bắt gặp loài Nưa konjac ở miền núi phía Bắc Việt Nam .............. 63

Bảng 3.6. Tọa độ bắt gặp loài Nưa chuông ở miền núi phía Bắc Việt Nam ............. 64

Bảng 3.7. Tọa độ bắt gặp loài Nưa đầu nhăn ở miền núi phía Bắc Việt Nam .......... 66

Bảng 3.8. Tọa độ bắt gặp loài Nưa krausei ở miền núi phía Bắc Việt Nam ............. 67

Bảng 3.9. Tọa độ bắt gặp loài Nưa vân nam ở miền núi phía Bắc Việt Nam ........... 68

Bảng 3.10. Tọa độ bắt gặp loài Nưa yuloensis ở miền núi phía Bắc Việt Nam ....... 69

Bảng 3.11. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 6 loài Nưa củ có glucomannan ở

miền núi phía Bắc Việt Nam ..................................................................................... 73

Bảng 3.12. Ảnh hưởng thời điểm thu hái quả Nưa konjac tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

................................................................................................................................... 74

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt tới ....................................... 76

tỷ lệ nảy mầm của hạt Nưa konjac ............................................................................ 76

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt tới ............................................. 77

tỷ lệ nảy mầm của hạt Nưa konjac ............................................................................ 77

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt Nưa konjac tới tỷ lệ nảy mầm

của hạt và sinh trưởng phát triển của cây con trong vườn ươm ................................ 78

Bảng 3.16. Ảnh hưởng phương pháp xử lý vết cắt củ tới tỷ lệ nảy chồi .................. 80

của củ con .................................................................................................................. 80

Bảng 3.17. Ảnh hưởng phương pháp bảo quản củ giống tới tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ

nhiễm bệnh, tỷ lệ sống của cây Nưa konjac .............................................................. 81

Page 10: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của loại hóa chất và thời gian khử trùng đến khả năng tạo

mẫu sạch in vitro ....................................................................................................... 84

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Nưa

konjac in vitro ........................................................................................................... 86

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Nưa konjac in vitro ... 87

Bảng 3.21. Ảnh hưởng tổ hợp của BAP và Kinetin đến khả năng tái sinh chồi Nưa

konjac in vitro ........................................................................................................... 89

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi Nưa

konjac in vitro ........................................................................................................... 91

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi Nưa konja in vitro .... 93

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ sống của cây Nưa konjac in vitro

trồng ở vườn ươm ...................................................................................................... 94

Bảng 3.25. Ảnh hưởng khối lượng củ tới khả năng sinh trưởng ................................ 96

của cây Nưa konjac .................................................................................................... 96

Bảng 3.26. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới kích thước củ cây Nưa konjac ...... 97

Bảng 3.27. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới năng suất củ và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac ..................................................................... 98

Bảng 3.28. Ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac ................. 99

Bảng 3.29. Ảnh hưởng độ che sáng tới kích thước củ cây Nưa konjac .................. 100

Bảng 3.30. Ảnh hưởng độ che sáng tới năng suất củ và hàm lượng glucomannan

trong củ cây Nưa konjac.......................................................................................... 101

Bảng 3.31. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac ............. 103

Bảng 3.32. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới kích thước củ cây Nưa konjac ................ 104

Bảng 3.33. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới năng suất củ và ....................................... 105

hàm lượng glucomannan trong củ cây Nưa konjac ................................................. 105

Bảng 3.34. Ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac ............. 106

Bảng 3.35. Ảnh hưởng mật độ trồng tới kích thước củ cây Nưa konjac ................ 107

Bảng 3.36. Ảnh hưởng mật độ trồng tới năng suất củ và hàm lượng glucomannan

trong củ cây Nưa konjac.......................................................................................... 108

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh trưởng của cây Nưa

konjac ...................................................................................................................... 110

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới kích thước củ cây Nưa

konjac ...................................................................................................................... 111

Page 11: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới năng suất củ và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac ................................................................... 112

Bảng 3.40. Tích lũy glucomannan trong củ Nưa konjac ........................................ 114

trong các giai đọan sinh trưởng phát triển............................................................... 114

Bảng 3.41. Kết quả trồng thử nghiệm cây Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam .......................................................................................................... 115

Page 12: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Hình ảnh nghiên cứu đánh giá thành phần loài Nưa củ có glucomannan ở

miền núi phía Bắc Việt Nam ..................................................................................... 51

Hình 3.2. Hình ảnh Nưa konjac ................................................................................ 52

Hình 3.3. Hình ảnh Nưa chuông ............................................................................... 54

Hình 3.4. Hình ảnh Nưa đầu nhăn ............................................................................. 55

Hình 3.5. Hình ảnh Nưa krausei ................................................................................ 56

Hình 3.6. Hình ảnh Nưa vân nam ............................................................................. 57

Hình 3.7. Hình ảnh Nưa yuloensis ............................................................................ 58

Hình 3.8. Sơ đồ phân bố loài Nưa konjac ở miền núi phía Bắc Việt Nam ............... 63

Hình 3.9. Sơ đồ phân bố loài Nưa chuông ở miền núi phía Bắc Việt Nam .............. 64

Hình 3.10. Sơ đồ phân bố loài Nưa đầu nhăn ở miền núi phía Bắc Việt Nam ......... 65

Hình 3.11. Sơ đồ phân bố loài Nưa krausei ở miền núi phía Bắc Việt Nam ............ 66

Hình 3.12. Sơ đồ phân bố loài Nưa vân nam ở miền núi phía Bắc Việt Nam .......... 67

Hình 3.13. Sơ đồ phân bố loài Nưa yuloensis ở miền núi phía Bắc Việt Nam ........ 68

Hình 3.14. Khai thác củ Nưa konjac tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ................. 70

Hình 3.15. Củ Nưa konjac được bảo quản trước khi chế biến tại huyện Quản Bạ,

tỉnh Hà Giang ............................................................................................................ 71

Hình 3.16. Hình ảnh chế biến Nưa konjac tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ........ 72

Hình 3.17. Bột được nghiền từ củ Nưa konjac tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang .. 72

Hình 3.18. Món "Mò Gỉ" làm từ bột Nưa konjac chế biến tại huyện Quản Bạ, Hà Giang 73

Hình 3.19. Hình ảnh nhân giống hữu tính cây Nưa konjac....................................... 79

D10: Trồng cây Nưa konjac củ được bảo quản trong cát ......................................... 83

Hình 3.20. Hình ảnh nhân giống Nưa konjac bằng củ .............................................. 83

Hình 3.21. Đỉnh sinh trưởng Nưa konjac nảy chồi trên môi trường MS .................. 85

Hình 3.22. Hỉnh ảnh tái sinh chồi Nưa konjac in vitro ............................................. 88

Hình 3.23. Chồi Nưa konjac trên môi trường bổ sung 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l

Kinetin sau 2 tuần nuôi cấy ....................................................................................... 90

Hình 3.24. Hình ảnh chồi Nưa konjac in vitro ra rễ trên môi ................................... 92

Hình 3.25. Hình ảnh chồi Nưa konjac in vitro ra rễ trên môi trường CR2 có bổ sung IBA .. 93

Hình 3.26. Cây Nưa konjac nuôi cấy mô trồng ở Vườn ươm trên giá thể 50% đất

tấng B: 30% cát: 20 % trấu hun ................................................................................ 95

Page 13: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Hình 3.27. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng của cây

Nưa konjac .............................................................................................................. 102

Hình 3.28. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng và phát

triển của cây Nưa konjac ......................................................................................... 106

Hình 3.29. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng và phát

triển cây Nưa konjac ............................................................................................... 109

Hình 3.30. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh

trưởng và phát triển cây Nưa konjac ....................................................................... 113

C13: Trồng dưới tán Mận ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ...................................... 116

Hình 3.31. Hình ảnh nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Nưa konjac ở một số tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam ................................................................................... 116

Hình 3.32. Hình ảnh nghiên cứu sâu bệnh hại cây Nưa konjac ở Việt Nam .......... 117

Page 14: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Một số loài trong chi Nưa Amorphophallus, thuộc họ Ráy (Araceae) củ có

chứa glucomannan, một loại đường phân tử lớn có cấu trúc mạch đã và đang được

trồng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, v.v. để lấy củ

làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng [1]. Theo Chua M.,

Baldwin TC., Hocking TJ., Chan K. (2010) thì củ một số loài Nưa chứa

glucomannan, một loại đường polysaccharide tan trong nước. Các sản phẩm chứa

glucomamnan trong củ Nưa, có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường, làm giảm tỷ

lệ mỡ trong máu, làm giảm sự thèm ăn ở người béo phì. Ngoài ra, nó còn kích

thích lên nhu động của dạ dày và ruột nên có tác dụng nhuận tràng. Bột Nưa

konjac còn được sử dụng trong mỹ phẩm để làm đẹp da [2]. Ở Trung Quốc, chỉ

riêng tỉnh Vân Nam, hàng ngàn hecta đất đồi núi được sử dụng để trồng Nưa. Hiện

tại ở Trung Quốc có từ vài chục tới hàng trăm công ty kinh doanh các sản phẩm

bột Nưa. Theo Liu Peiying và cộng sự (2004) ở Trung Quốc có 30 ngàn hecta đất

trồng Nưa làm nguyên liệu bột Nưa konjac [3, 4]. Ở Nhật Bản, chỉ 2 vùng Jinnejo

và Uedama, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, hàng năm khoảng hơn 15

nghìn ha Nưa konjac (Amorphophallus konjac) đã được trồng và sản lượng tới

hàng trăm nghìn tấn, đem về nguồn lợi tới gần 2 tỉ Yên. Do tầm quan trọng của

nguồn lợi từ củ Nưa, nên loài cây này đã được nhập trồng từ Nhật Bản vào New

Zealand từ hàng chục năm trước [5].

Ở Việt Nam, củ cây Nưa đã được sử dụng làm thức ăn truyền thống từ lâu

đời của người dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, củ Nưa chỉ được

khai thác sử dụng trong phạm vi hẹp ở một số địa phương với các món ăn được chế

biến giống như đậu phụ gọi là món Mò gỉ (tiếng Nùng) hay Cò ký thơ (tiếng Mông),

mỳ, bánh rán,.v.v. [6]. Do nắm được các công dụng của bột củ Nưa như vậy, ở Việt

Nam năm 2010 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho tiến hành

thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về các loài Nưa cho glucomannan do Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì. Năm 2012, để tiếp tục phát triển vấn đề

nghiên cứu, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đề xuất Nhiệm vụ “Khai thác

và Phát triển nguồn gen cây Nưa (Amorphophallus spp.) giàu glucomannan” và đã

Page 15: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2

được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt cho tiến hành thực hiện. Các nghiên

cứu đã chỉ ra được một số loài Nưa có hàm lượng glucomannan, đặc điểm phân bố

và đã có những nghiên cứu bước đầu về nhân giống và trồng các loài Nưa này [6,

7].

Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016, các tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam với địa hình là đồi núi, người dân thu nhập bình quân đầu người thấp

với 337,2 nghìn đồng/tháng. Do thu nhập của người dân thấp nên tỷ lệ hộ đói nghèo rất

cao là 41,42%, nhiều hộ thiếu ăn 2 - 6 tháng/năm. Thực tế các tỉnh này có diện tích đất

canh tác nông nghiệp lớn, tuy nhiên hầu hết chỉ trồng Lúa, trồng Ngô,.v.v. năng suất

thấp, giá trị kinh tế thấp, chi phí đầu tư và công lao động bỏ ra lớn nên các cây trồng này

không đem lại lợi ích kinh tế cao cho vùng. Trong khi lực lượng lao động địa phương dư

thừa, điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho nhiều cây trồng như ngô, khoai tây, đỗ

tương, Nưa….. sinh trưởng, phát triển thì việc việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một

trong những giải pháp cần được quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng cao thu nhập tiến tới xóa

đói giảm nghèo và phát triển kinh tế cho các tỉnh này [7].

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu

thành phần, phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan, lựa

chọn loài có triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Đánh giá được thành phần và phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.)

củ có glucomannan ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam;

- Lựa chọn được loài nưa có glucomannan cao và triển vọng phát triển trồng

để nhân giống, trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam;

- Nhân giống và trồng thử nghiệm loài Nưa có triển vọng phát triển ở một số

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án góp phần bổ sung và hoàn chỉnh

kiến thức về các loài Nưa (Amorphophalluss spp.) thuộc chi (Amorphophalluss) ở

Việt Nam. Bên cạnh đó kết quả luận án còn nhằm phục vụ cho các nghiên cứu

chuyên ngành sâu hơn trên các lĩnh vực khác nhau của loài Nưa.

Page 16: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

3

- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học cho việc phát triển một số giống Nưa

có hàm lượng glucomannan cao ở Việt Nam, phục vụ sản xuất thực phẩm chức

năng và một số ngành khác.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên đánh giá cứu thành phần loài, phân bố, tri thức bản địa và kỹ

thuật nhân giống, trồng các loài Nưa củ có chứa glucomannan ở các tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam.

5. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận

án cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - 25 trang,

Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu - 22 trang, Chương 3: Kết

quả quả nghiên cứu và thảo luận - 70 trang.

Page 17: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu về chi Nƣa

1.1.1. Vị trí và phân loại của chi Nưa

Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012) và các tài liệu phân

loại thực vật trên thế giới vị trí phân loại của chi Nưa trong giới thực vật như sau:

Giới: Thực vật (Plantae)

Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp: Hành (Liliopsida)

Bộ: Ráy (Arales)

Họ: Ráy (Araceae)

Chi: Nưa (Amorphophallus)

Nưa là tên gọi chung của một số loài thuộc chi Amorphophallus.

Tên gọi khác: Khoai Nưa, Khoai ngái, Tò ngủ (Tày), Mò gỉ (Nùng), Cò kí

thơ (H'mông) [8, 9, 10].

1.1.2. Đặc điểm hình thái của chi Nưa

Các loài trong chi Nưa là cây thảo, thân củ, chiều cao từ 10 cm (A. pulsilus)

tới hàng mét [11, 12].

Củ của cây Nưa có nhiều hình dạng khác nhau, từ thuôn dài, hình củ cải,

hình cầu hay hình đầu, không hiếm loài có thân củ phần trên gần hình cầu nhưng

phần dưới lại phân nhánh. Trọng lượng và kích thước củ Nưa cũng rất khác nhau,

có thể vài chục gram lên tới vài nghìn gram, kích thước có thể vài centimet tới vài

chục centimet đường kính. Đỉnh củ thường lõm xuống ít nhiều, giữa là chồi đỉnh,

sau phát triển thành lá hoặc hoa tùy theo tuổi của cây (thường là 3 năm tuổi). Ở

dưới chồi đỉnh có 8 đến 12 chồi bên. Trong nhiều trường hợp (A. konjac, A.

yuloensis, A. corrugatus), các chồi bên phát triển ít nhiều dài ra dạng như thân rễ ở

Khoai nước (Colocasia esculenta L.) ngầm dưới đất, đỉnh các thân rễ này sau phát

triển thành củ con; hay dạng củ nhánh (không có phần thân rễ dài) như ở Khoai sọ

(Colocasia esculenta var. antiquorum L.). Chồi đỉnh được bao quanh bởi các lớp lá

vảy (cataphyll) để bảo vệ chồi non. Các lá vảy dài ra đồng thời với sự phát triển của

lá (hoặc cụm hoa), bao bọc phần dưới của cuống lá hoặc cuống cụm hoa và khô dần

khi lá hay cụm hoa trưởng thành, khô xác và tàn nhanh chóng.

Page 18: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

5

Rễ cây Nưa là dạng rễ chùm, thường tập trung ở phần đỉnh của củ, xuất phát

ngay dưới chồi đỉnh. Rễ thường mập, dài tới 15 cm.

Lá cây Nưa thường đơn độc, ít khi có 2-3 lá cùng với nhau; cuống lá thường

mập, màu xanh, có đốm trắng, hoặc màu nâu có đốm trắng, hoặc có nhiều chấm

đen, ngoài nhẵn, ít khi có gai mềm, ngoài bao bọc bởi lá vảy ở phần gốc lúc non.

Phiến lá đơn, thường xẻ 3 thùy lớn, các thùy lớn lại xẻ thứ cấp 2 đến nhiều lần

thành các phiến dạng lá “chét” hình lông chim.

Cũng giống như các chi trong họ Ráy, cụm hoa của Nưa là cụm hoa dạng

bông mo, lưỡng tính, đơn độc; mo và bông nạc đa dạng về hình dạng và kích thước;

bông nạc thường chia 3 phần: phần cái mang các hoa cái ở phía dưới, tiếp theo là

phần hoa đực rồi tới phần phụ (phần bất thụ) rất đa dạng về kích thước cũng như

hình dạng [12, 3].

1.1.3. Đặc điểm về thành phần và phân bố các loài Nưa

1.1.3.1. Đặc điểm thành phần loài Nưa

Trên thế giới chi Nưa có khoảng 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt

đới thuộc Châu Phi và Châu Á [13, 14]. Tài liệu về chi Nưa ở Việt Nam chủ yếu là

các công trình về phân loại chi Nưa. Các loài Nưa đầu tiên ở Việt Nam được

Gagnepain tổng hợp và mô tả trong bộ sách Thực vật chí Đại cương Đông dương

(1942) với 5 loài. Đó là Nưa chuông (A. campanulatus Bl. = A. paeoniifolius

Nicolson), Nưa rex (A. rex Prain = A. paeoniifolius Nicolson), Nưa đứt đoạn (A.

interruptus Engl.), Nưa rivieri (A. rivieri Dur. = A. konjac K. Koch) và Nưa bắc bộ

(A. tonkinensis Engl.) [15].

Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” năm 1993, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê và

mô tả 7 loài [16]. Từ năm 1994-2000, nhiều loài Nưa mới cho khoa học đã được

một số nhà thực vật mô tả từ các mẫu thu được ở Việt Nam làm cho số loài trong

chi Nưa tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” được tái

bản, Phạm Hoàng Hộ đã ghi nhận được 18 loài Nưa ở Việt Nam [17]. Trong các bài

báo công bố năm 2001 và 2004, Nguyễn Văn Dư và cộng sự cũng mô tả 3 loài Nưa

mới cho khoa học đó là các loài A. orchroleucus V.D. Nguyen & Hett., A.

synandrifer Hett. & Nguyen V.D., A. sinuatus V.D. Nguyen & Hett. và bổ sung cho

hệ thực vật Việt Nam 6 loài A. coudercii, A. corrugatus, A. mekongensis và A.

yunnanensis [10, 18]. Những phát hiện này đã làm cho số loài của chi này lên tới 25

Page 19: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

6

loài ở Việt Nam. Trong báo cáo nghiên cứu "Đặc trưng glucomannan một số loài

Nưa ở Việt Nam" năm 2010 và báo cáo luận án tiến sĩ với đề tài "Nghiên cứu thành

phần hóa học, quy trình tách triết, biến tính hóa học và khả năng ứng dụng của

glucomannan từ củ một số loài Nưa (Amorphophallus spp.) ở Việt Nam" năm 2011,

Nguyễn Tiến An đã công bố 5 loài Nưa củ có glucomannan ở Việt Nam là A.

corrugatus, A. paeoniifolius, A. panomemsis, A. scaber, A. tonkinensis. Trong báo

cáo đề tài "Nghiên cứu trồng và phát triển cây Nưa konjac (Amorphophallus konjac

C. Koch) và một số loài khác trong chi Nưa (họ Ráy – Araceae) ở Việt Nam hướng

tới việc lấy củ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc điều trị bệnh

tiểu đường, mỡ máu và béo phì” Nguyễn Văn Dư và cộng sự năm 2012 chỉ ra rằng

có 5 loài Nưa củ có glucomannan ở Việt Nam là A. konjac, A. corrugatus, A.

krausei, A. paeoniifolius, A. yunnanensis. Như vậy, đã có những nghiên cứu về các

loài Nưa củ có glucomannan ở Việt Nam, cụ thể với những nghiên cứu của Nguyễn

Tiến An (2011) và Nguyễn Văn Dư (2012) thì có 8 loài Nưa củ có glucomannan và

trong số 8 loài này thì có 6 loài ghi nhận phân bố ở miền núi phía Bắc Việt Nam là

A. konjac, A. corrugatus, A. krausei, A. paeoniifolius, A. yunnanensis, A.

tonkinensis [6, 19, 20].

1.1.3.2. Đặc điểm phân bố các loài Nưa

Các loài trong chi Nưa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới thuộc Châu Phi

và Châu Á (Hetterscheid và Ittenbach, 1996; Sedayu, 2010) [13, 14]. Chúng là các

loài thực vật đặc hữu của các vùng rừng mưa nhiệt đới của Đông Nam Á. Các loài

Nưa được phân bố từ dãy Himalaya qua Đông Dương (Myanmar,Thái Lan,

Campuchia, Lào và Việt Nam), tới Philippines, từ Tây Nam (tỉnh Vân Nam) và Tây

Bắc (Thiểm Tây, Ninh Hạ, Giang Tô) Trung Quốc (Liu, 2004) [3] lên tới cả Nhật

Bản. Những loài này có thể được tìm thấy ở bìa rừng, rừng cây chu kì ngắn, vùng

đá vôi, phổ biến nhất là ở rừng thứ sinh. Các loài trong chi Nưa phân bố rộng rãi ở

các đai độ cao từ vài mét so với mực nước biển, tới hơn 2.000 m. Trong số đó, các

loài Nưa củ có glucomannan thường mọc và phát triển ở độ cao từ 300-2.500m so

với mặt nước biển, nơi có khí hậu mát quanh năm. Nhiệt độ trung bình cả năm thích

hợp nhất cho các loài Nưa vào khoảng 24oC [13, 21, 3]. Ở Việt Nam với 25 loài

Nưa phân bố trong phạm vi cả Nước trong đó có 8 loài phân bố ở các tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam, 17 loài còn lại phân bố đa dạng theo nhiều điều kiện sinh thái

khác nhau từ Bắc vào Nam của Việt Nam (Bảng 1.1.).

Page 20: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

7

1.1.4. Đặc điểm sinh thái và sinh trưởng phát triển của loài Nưa củ có

glucomannan

Đặc điểm sinh thái

Các loài Nưa sinh trưởng tốt trong môi trường bóng râm với đất thoát nước nhanh

và giàu mùn khoáng có độ pH từ 6,5 đến 7,5. Đặc biệt đối với các loài Nưa có hàm

lượng glucomannan cao cần điều kiện tránh ánh sáng trực tiếp thấp và nhiệt độ thích hợp

từ 20-250C. Nhiệt độ cao và ánh sáng cường độ mạnh chiếu trực tiếp sẽ làm cháy lá, làm

ngắn chu kỳ sinh trưởng của cây, đặc biệt dễ phát sinh bệnh thối củ [13, 12, 22].

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Liu & cs (1998) khi nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của một số loài

Nưa ở Trung Quốc đã chỉ ra các điều kiện sinh thái của Nưa. Theo nhóm nghiên

cứu, Nưa không phải là cây đòi hỏi nhiều nước, không chịu được ngập úng. Về

nhiệt độ, Nưa là cây ưa ấm, có khả năng chịu biến thiên nhiệt độ từ 5 - 43 o

C, nhiệt

độ tối thích là 20 - 25oC, khi nhiệt độ xuống dưới 0

oC và lên trên 48

oC cây sẽ chết

sau 5 ngày. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số mức nhiệt tối thích cho sự phát triển

của củ và rễ, khả năng lai của một số loài Nưa và thu được nhiều kết quả khả quan

[1]. Đặc điểm ưa bóng râm và dễ bị ảnh hưởng với nhiệt độ cao của các loài Nưa củ

có glucomannan được cho rằng có liên quan đến môi trường sống ban đầu của nó,

nguồn gốc chủ yếu là ở rừng mưa nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á [23].

Cây Nưa sinh trưởng và phát triển theo mùa, chúng thường rụng lá vào mùa

đông hay mùa khô, thời gian ngủ sinh lý của Nưa kéo dài từ 60 - 80 ngày và không

thể có bất kỳ tác nhân nào có thể phá vỡ trạng thái ngủ để hình thành chồi trong giai

đoạn này. Sau khi ngủ, cây bắt đầu nảy chồi, lá phát triển mạnh để hình thành củ mới.

Trong tự nhiên, Nưa cần ít nhất 3 năm để phát triển đủ lớn và có thể ra hoa. Do đó,

Nưa được đánh giá là cây sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp [24].

Ngoại trừ một số loài cây thường xanh (ví dụ như A. coataneus và A.

pingbianensis) (Hetterscheid và Ittenbach, 1996), tất cả các loài Amorphophallus có

giai đoạn ngủ khác nhau, điều này ảnh hường đến chu kì sinh trưởng và thu hoạch.

Thông thường nhất, cây Nưa được trồng vào mùa xuân (tháng 3, 4) và trưởng thành

sau 6 đến 7 tháng (tháng 10, 11). Trong khoảng thời gian này, bộ lá chết đi và cây

trải qua mùa đông trong trạng thái thân củ ngủ trong khoảng 6 tháng, cho đến khi lại

sinh trưởng tiếp vào mùa Xuân năm sau [12, 22].

Page 21: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

8

Nhiệt độ tối thiểu để có thể phá vỡ trạng thái ngủ là 14 °C. Trong khí hậu ôn

hòa khi đạt được nhiệt độ này (vào mùa Xuân), đỉnh mô phân sinh của chồi non

được kích hoạt, kế tiếp đó là sự nảy mầm của chồi lá thường diễn ra vào khoảng

tháng 4 đến tháng 5. Ghi nhận rằng sự phát triển của lá cây Nưa diễn ra trong 45

đến 60 ngày và độ lớn của lá phụ thuộc vào nhiệt độ sinh trưởng, tuổi thọ và kích

thước của củ [3].

Trong suốt quá trình trưởng thành của lá, chồi ở bên trong đã được hình

thành giữa những lớp cắt ở phần đáy của cuống lá. Chồi trong sau đó phát triển

thành chồi đỉnh, từ đó mọc lá của mùa sinh trưởng tiếp theo [3]. Tuy nhiên, có báo

cáo cho rằng trong mùa sinh trưởng thứ ba hoặc thứ tư, chồi trong không còn tách

biệt với chồi lá nữa. Thay vào đó, một chồi hoa được hình thành và từ đó hoàn thiện

chu kì đời sinh sản [23, 25, 3]. Theo Sun (1995), một khi đỉnh chồi hoa nảy mầm, sẽ

không còn có chồi lá nào mọc ra nữa do sự vượt trội của đỉnh chồi, điều này cho

thấy cụm hoa và lá của một cây không bao giờ cùng đồng thời sinh trưởng. Tuy

nhiên, nếu như chồi hoa bị cắt trước khi mọc lên, một trong những chồi sau đó có

thể phát triển thành lá trong mùa sinh trưởng đó.

Đối với các loài Nưa, nhiệt độ tối thiểu cần thiết để hình thành rễ sau khi ngủ

đông là từ 10 đến 12°C. Vì nhiệt độ này thấp hơn một chút so với nhiệt độ cần

thiết để đỉnh chồi nảy mầm (14°C), sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ diễn ra

sớm hơn so với chồi đỉnh, khoảng 15 ngày sau khi gieo trồng. Sự phát triển của rễ

bắt nguồn từ đỉnh mô phân sinh rễ phía dưới đỉnh chồi của thân củ gốc. Những

đỉnh mô phân sinh này phân hóa thành các chóp rễ, sau đó chóp rễ phát tán theo

chiều ngang để tạo thành bộ rễ bất định dầy và dễ co rút. Bộ rễ mọc theo chiều dọc

sâu vào trong đất, neo giữ thân củ. Khi thân củ đã được giữ cố định, rễ dinh dưỡng

bắt đầu phát triển. Tiếp sau sự hình thành và phát triển rễ của các mầm cây (củ

con) có rễ bò từ đầu tháng 7, rễ bắt đầu mọc xung quanh mầm cây. Bộ rễ bất định

mọc xung quanh các mầm cây có tốc độ lan rộng chậm hơn và có vẻ mảnh hơn và

tạo ra ít rễ dinh dưỡng hơn. Sau khi vòm lá trưởng thành phát triển đến cuối mùa

sinh trưởng (giữa tháng 8), sự hình thành rễ mới giảm dần. Những rễ dinh dưỡng

bắt đầu khô héo và bộ rễ co rút thấm nước bắt đầu co lại. Thân củ con sau đó được

kéo sâu hơn vào lòng đất, mang nó đến độ sâu tương tự như của thân củ gốc vào

đầu giai đoạn sinh trưởng [3].

Page 22: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

9

Cây Nưa là cây trồng cạn nên không chịu được úng. Cây Nưa sinh trưởng,

phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm độ đất từ 65 - 80%,độ ẩm không khí từ

60 - 75%. Trong thời kỳ sinh trưởng nếu độ ẩm quá cao gây thối củ và sâu bệnh

phát triển mạnh làm giảm chất lượng củ. Cây bị úng trong giai đoạn phát triển thì

các có thể gây chết. Bảo quản củ trong giai đoạn ngủ nghỉ ở điều kiện mát mẻ

nhưng phải khô ráo [12, 22].

Tóm lại: Từ những đặc điểm hình thái và những yêu cầu điều kiện sinh thái

cho thấy, cây Nưa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở một số tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam như Sơn La, Hà Giang, Lào Cai,.v.v. Các tỉnh này có khí hậu

đặc thù và điều kiện sinh thái phong phú, có mùa đông lạnh và mùa hè không quá

nóng ở những vùng có độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển.

1.1.5. Giá trị và tình hình sử dụng các loài Nưa

Các loài Nưa từ lâu đã được sử dụng tại các vùng nhiệt đới và cân nhiệt châu

Á như một nguồn thức ăn và một loại thuốc y học cổ truyền [1]. Một trong những loài

được biết đến nhiều nhất là cây Amorphophalus konjac được trồng tại Trung Quốc từ

hơn 2000 năm về trước [1, 4]. Phần củ của loài này được dùng làm thuốc đông y để

chữa hen suyễn, ho, chứng thoát vị, đau ngực, bỏng và rối loạn về da [26, 27]. Hơn

nữa, củ một số loài Nưa có chứa glucomannan, một loại polysaccharide tan trong

nước. Loại polysaccharide này được chiết ra từ củ và được dùng để sản xuất bột mà

từ đó chế biến các loại thức ăn (như mì) [4]. Bên cạnh công dụng chế biến thức ăn,

tinh bột nưa còn có thể dùng làm thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm để chữa

bệnh béo phì [28], rối loạn mỡ máu [29, 30, 31], tiểu đường [32, 33, 34] tại các nước

mà những bệnh này đang là một vấn đề nghiêm trọng, như là Anh [35].

Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan với sản lượng bột

nguyên chất là trên 25 nghìn tấn [36]. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước sản xuất

bột nưa nhiều nhất và chiếm lần lượt là 60% và 28% sản lượng toàn thế giới [34, 3].

Khoảng một nửa lượng bột sản xuất tại Trung Quốc được xuất khẩu và khoảng 400

nhà máy được dành cho việc sản xuất bột nưa và các sản phẩm liên quan. Các khu

vực trồng nưa chủ yếu ở Trung Quốc là tại vùng núi thuộc tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên,

Quý Châu, Hồ Bắc, Quảng Tây, Thiểm Tây [37, 3]. Với lượng tiêu thụ toàn thế giới

và giá thị trường của bột nưa tăng ổn định trong vòng 10 năm gần đây, bột nưa

konjac hiện nay được chính phủ Trung Quốc coi là một loại hoa màu thương mại với

Page 23: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

10

tiềm năng lớn tại thị trường trong nước và cả quốc tế bao gồm Nhật Bản, Đài Loan,

Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore [38, 36]. Từ giữa những năm 1990, với

sự trợ giúp của chính phủ và các công ty địa phương, cây Nưa đã được trồng như một

loại hoa màu tại các vùng núi phía Nam Trung Quốc, nhằm thoát nghèo cho những

người nông dân bản địa [38].

Theo phương thức truyền thống ở Trung Quốc, thân củ sẽ được rửa sạch,

tách vỏ, cắt, phơi khô và nghiền thành bột konjac, bột này được sử dụng dưới dạng

bánh (thạch) sau khi đun sôi bột với tro. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tác

dụng chữa bệnh của cao làm từ củ konjac một phần được cho rằng do yếu tố hăng

và độc của nó với công dụng giải độc, áp chế khối u, làm giảm sự ứ đọng máu và

tiêu đờm [26, 27]. Trong hơn 2000 năm, gel của một số loài Nưa đã được sử dụng

để chữa hen suyễn, ho, chứng thoát vị, đau ngực, bỏng, cũng như chứng rối loạn

máu và da. Bột Nưa cũng được sử dụng làm thực phẩm dưới dạng mì, đậu hũ và

thức ăn nhẹ, hoặc dùng làm sữa đông và thường được om với thịt trong các món ăn

của người Trung Quốc. Bên cạnh những ứng dụng có từ củ của cây Nưa, lá của cây

Nưa thường được người dân bản địa phía Nam Trung Quốc dùng như một loại

thuốc chống côn trùng và như thức ăn cho gia súc [4].

Gần đây, bột Nưa được chú ý bởi công dụng tiềm năng của nó như một chất

xơ thực phẩm. Các chất sơ thực phẩm này, sẽ kháng lại các enzim tiêu hóa, giúp

chúng ta no lâu hơn [39]. Phân tử có hoạt tính sinh học chủ yếu trong củ konjac là sợi

hòa tan, nó cơ bản bao gồm polysaccharide không chứa xenluloza và glucomannan

[40, 37, 36]. Vì liên kết 1,4 của glucomannan (GM) không thể bị thủy phân bởi

amylaza trong nước bọt và tụy, GM đi qua ruột già mà không bị thay đổi và bị lên

men do các vi khuẩn trong ruột già [30]. Một dạng GM có độ tinh khiết cao đã được

sử dụng trong việc điều trị bệnh béo phì (Kraemer, 2007), chứng rối loạn mỡ máu

liên quan đến béo phì [29, 30, 31] và bệnh tiểu đường [32, 33, 34] nhờ hoạt động như

một tác nhân gây cảm giác no [41].

Hơn thế nữa, trong củ của một số loài Nưa có chứa glucomannan có đặc tính

trương nở và đông đặc khi được hòa tan với nước. Vì vậy bột glucomannan (GM)

được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm nhũ hóa và ổn định trong các ngành công

nghiệp thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm và y dược. Từ năm 1994, GM đã được công

Page 24: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

11

nhận là một chất phụ gia thực phẩm bởi Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa

Kì (FDA) [40, 42]. Năm 1996, nó cũng được chấp nhận là một chất gắn kết trong

thịt và các sản phẩm từ gia cầm bởi Bộ Nông sản Mỹ (USDA). Ở Châu Âu, GM đã

nhận được chứng nhận số E245 bởi Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu [43]. Hơn

nữa, GM được sử dụng trong hệ thống vận chuyển thuốc có kiểm soát [44, 45] và

trong quy trình sản xuất các nguyên liệu thấm nước như khăn ăn dùng một lần và

băng vệ sinh [46].

Ở Việt Nam, củ Nưa được sử dụng làm thức ăn truyền thống từ lâu đời [8].

Tuy nhiên, thức ăn từ củ Nưa chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp ở từng địa

phương bởi các dân tộc miền núi hoặc chỉ sử dụng khi đói (nạn đói), chưa được sử

dụng như là thức ăn phổ biến. Theo các nghiên cứu điều tra thực vật dân tộc học của

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật về cây Nưa ở Huế thì cây Nưa được trồng ở

Quảng Thọ, Quảng Điền từ hàng trăm năm trước và đã trở thành món ăn quen thuộc

của người dân [6].

Như vậy, cây Nưa theo truyền thống được dùng tại phương Đông như vị

thuốc cổ truyền và thực phẩm, thực phẩm chức năng. Ứng dụng ngày nay của cây

Nưa ở phương Tây chủ yếu trong các ngành thực phẩm; tại đây GM chiết xuất từ củ

được dùng làm chất phụ gia trong thức ăn và thực phẩm chức năng.

1.2. Khái quát nghiên cứu về glucomannan trong củ Nƣa

1.2.1. Giới thiệu về glucomannan trong củ Nưa

Glucomannan là một polysacarit mạch thẳng, khối lượng phân tử

khoảng 200 ÷ 2000 Kda, tan trong nước gồm các mắt xích D-mannose và D-

glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-(1→ 4) glucozit. Các mạch nhánh có

thể chiếm khoảng 8% thông qua liên kết β-1,3-glucozit và β-1,6-glucozit.

Trên một số nguyên tử C6, nhóm OH được axetyl hóa với độ axetyl hóa

khoảng 5 10%. Tỷ lệ mannose/glucose thường dao động từ 1,6/1 đến 3,6/1.

Ở điều kiện thường, tùy thuộc phương pháp tách, chiết mà glucomannan tồn tại ở

dạng bột từ màu trắng đến màu vàng [9].

Hàm lượng của glucomannan trong củ Nưa phụ thuộc vào môi trường sống,

điều kiện canh tác, thời gian sinh trưởng, phát triển và qui trình tách chiết, chế biến

từ nguồn nguyên liệu ban đầu sau thu hoạch.

Page 25: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

12

Glucomannan trong củ Nưa có nhiều tính chất quý như khả năng tương hợp và

phân hủy sinh học, khả năng hình thành gel thuận nghịch và không thuận nghịch.

Trong nước, glucomannan có thể hấp thụ tới 200 lần khối lượng tạo thành dung

dịch có độ nhớt cao 20000 ÷ 40000 cp (cao nhất trong các chất xơ có nguồn gốc

thiên nhiên) [47].

Thành phần hóa học của củ các loài nưa khác nhau là khác nhau và phụ

thuộc vào nguồn gốc và điều kiện sinh trưởng. Trong các loài Amorphophallus

được trồng ở Trung Quốc, chỉ có A. konjac, A. albus and A. krausei chứa

glucomannan như polysaccharide lưu trữ chủ yếu của chúng [3].

Theo một số nghiên cứu cho thấy, thành phần hóa học của bột konjac

glucomannan – là sản phẩm thương mại trên thị trường gồm khoảng 50 - 60%

glucomannan, 20 - 30% tinh bột, 2 - 5% chất xơ, 5 - 10% protein, 3 - 5% là các chất

đường hoà tan (gồm monosaccarit và oligosaccarit) và 3 - 5% là các chất khoáng.

Thành phần một số loại bột glucomannan trong một số loài thuộc chi Amorphophallus

khác nhau ở Trung Quốc được nhóm tác giả Li Heng, Zhu Guanghua, Peter C. Boyce,

Niels Jacobsen (2010) thu thập và phân tích trình bày ở bảng 1.1 [9].

Bảng 1.1: Hàm lượng cacbohydrat trong một số loài thuộc chi

Amorphophallus ở Trung Quốc

Loài Địa điểm Glucomannan Tinh bột Đƣờng tan

A.konjac

Tứ Xuyên 58,8 12,3 2,9

Trùng Khánh 12,9 2,7

Quý Châu 58,3 12,7 2,7

Vân Nam 54,4 16,2 3,8

Hồ Bắc 54,6 17,3 3,2

Quảng Tây 55,1 14,1 3,4

Giang Tây 52,2 19,8 2,9

Phúc Kiến 52,1 20,1 3,5

A.albus Tứ Xuyên 59,3 11,5 1,5

A.yuloensis Vân Nam 33,7 38,8 5,5

A.kachinensi Vân Nam 39,8 46,1 8,3

A.krausei Vân Nam 28,5 21,0 7,6

Page 26: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

13

1.2.2. Nghiên cứu đánh giá hàm lượng glucomannan trong củ Nưa

Để đánh giá hàm lượng glucomannan hiện nay sử dụng chủ yếu phương pháp

so màu, đây là phương pháp định lượng hóa sinh các chất trong thực vật kinh điển

hiện nay được áp dụng. Một số phương pháp định lượng glucomannan được sử dụng

như sau:

1.2.2.1. Phương pháp dùng thuốc thử 3,5-dinitrosalicylic axit (3,5-DNS)

Phản ứng thủy phân glucomannan sẽ tạo thành hai loại đường khử là D-

mannan và D-glucose. Các đường khử này sẽ chuyển thành hợp chất amino có

màu đỏ nâu khi đun sôi với 3,5-DNS trong môi trường kiềm. Ở một mức độ nào

đó, lượng đường khử là tỷ lệ thuận với cường độ màu được đo bằng phương

pháp quang phổ kế.

Xây dựng đường chuẩn glucose và đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 550 nm

của dãy dung dịch chuẩn.

Hàm lượng glucomannan trong mẫu thử được tính theo công thức:

 500 5(%)

0 –f

m

TA

To (1.1)

Trong đó:

T: hàm lượng glucose trong dung dịch glucomannan sau thủy phân.

To: hàm lượng glucose trong dung dịch glucomannan trước thủy phân.

f: hệ số hiệu chỉnh.

m: khối lượng mẫu thử [48, 49].

1.2.2.2. Phương pháp so màu phenol-sunfuric axit

Xây dựng đường chuẩn D-glucose và D-manose và tiến hành đo độ hấp thụ

quang ở bước sóng 490 nm.

Hàm lượng glucomannan được xác định theo công thức:

1

2

100(%)

fCG

C (1.2)

Trong đó:

f: hệ số hiệu chỉnh.

C1: nồng độ đường glucose khi thủy phân glucomannan (µg/ml).

C2: nồng độ dung dịch mẫu glucomannan (µg/ml) [49].

Page 27: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

14

1.2.2.3. Phương pháp so màu enzim

D-glucose, D-mannose hoặc D-fructose được loại bỏ bằng dung dịch etanol

(80 %) trong bước chuẩn bị mẫu. Các phản ứng enzim đầu tiên liên quan đến việc

khử polyme của acetyl-glucomannan bằng endo-β-mannanase để sản xuất

acetylated glucomanno-oligosaccharides. Sau khi khử polyme thành acetyl

glucomano-oligosaccharides, các oligosaccharides được khử actyl bằng cách xử lý

ở pH cao. Glucomanno-oligosaccharides thu được được thủy phân D-glucose (D-

GLC) và D-mannose (D-Man) do tác động kết hợp của β-glucosidase và β-

mannosidase. D-glucose và D-mannose sau đó được phosphoryl hóa bởi enzim và

adenosine-5-triphosphate (ATP) thành glucose-6-phosphate (GLC-6-P) và

mannose-6-phosphate (Man-6-P) tương ứng, với sự hình thành đồng thời của

adenosine-5-diphosphate. Khi có mặt enzim GLC-6-P dehydrogenase, GLC-6-P bị

oxi hóa bởi nicotinamide adenine dinucleotide-phosphate (NADP+) thành

gluconate-6-phosphate với sự hình thành của NADP (NADPH). Lượng NADPH

hình thành trong phản ứng này cân bằng với lượng D-glucose, NADPH được đo bằng

sự gia tăng độ hấp thụ ở 340 nm. Khi kết thúc các phản ứng, Man-6-P được chuyển

thành fructose-6-phosphate và sau đó thành GLC-6-P bằng các phản ứng của isomerase

phosphomannose và isomerase phosphoglucose. GLC-6-P phản ứng với NADP+ hình

thành gluconate-6-phosphate và NADPH [49].

Ngoài ra, hàm lượng glucomannan còn được xác định bằng một số phương

pháp khác như phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) [50], sắc kí bản mỏng,

sắc kí khí [51, 17].

Phương pháp so màu sử dụng chất hiện màu là 3,5-DNS được đánh giá có độ

ổn định, độ lặp lại và độ chính xác cao [28].

1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây Nƣa

1.3.1. Trên thế giới

Các loài Nưa có thể được nhân giống từ hạt hoặc từ cơ quan sinh dưỡng.

Trong nuôi trồng thương mại, cây Nưa được nhân giống từ cơ quan sinh dưỡng là

củ và các chồi cây (củ con) được sử dụng phổ biến [22, 27].

Đối với các loài Nưa có thể nhân giống hữu tính bằng hạt, nhưng việc nhân

giống hữu tính bằng hạt không phù hợp với nhân giống trồng trọt thương mại do tính

biến dị của cây con trong phương pháp này cao, dẫn đến không đảm bảo về chất

lượng của củ khi trồng [27].

Page 28: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

15

Ở Nhật Bản việc nhân giống Nưa từ hạt giống không phổ biến vì nó cực kỳ

khó khăn để hạt nảy mầm trong điều kiện tự nhiên (O'Hair và Asokan, 1986). Tuy

nhiên, theo Long, 1998 ở phía Nam Trung Quốc, người dân bản địa làm cho việc

nhân giống trở nên dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ vỏ quả đã chín, sau đó trộn với

cát ẩm với tỉ lệ 1:4; rồi lấp lại bằng một lớp đất dầy 5-7cm [4].

Theo Zhang và cs (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu giải thích tại sao ở

Nam Á người ta sử dụng củ mà không sử dụng hạt Nưa làm vật liệu nhân giống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu của khu vực rất thuận lợi cho sự phát

triển của các loài cỏ dại, cây trồng từ hạt thường không đủ sức cạnh tranh. Hơn nữa,

cây trồng có nguồn gốc từ hạt không thể cho củ lớn trong thời gian 1 năm trong

điều kiện tự nhiên [52].

Trong nuôi trồng thương mại, cây Nưa được nhân giống từ cơ quan sinh

dưỡng là củ và các chồi cây mang củ con được sử dụng phổ biến. Chồi cây mang củ

con gắn liền với thân củ gốc được cắt ra vào mỗi vụ thu hoạch và được vùi trong cát

hoặc đất mùn sạch độ ẩm 60% ở độ sâu 10 đến 15 cm nhằm ngăn rễ phát triển ở

vùng sống lưng của củ và củ khô cho đến vụ gieo trồng tiếp theo (Follett and

Douglas, 2002).

Một số nghiên cứu cho kết quả kích thước củ mẹ dùng để tạo ra cây Nưa

giống có tác động lớn đến kết quả nhân giống bằng phương pháp nhân giống bằng củ

con. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kích thước củ mẹ càng lớn hệ số nhân giống

càng cao [22]. Long năm 1998 cho rằng, trọng lượng tươi và số lượng củ con được

tạo ra tỉ lệ thuận với kích thước của củ mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả năng

suất cũng cao hơn nếu củ giống nặng từ 300 đến 500g [4].

Chồi cây gắn liền với thân củ gốc được cắt ra vào mỗi vụ thu hoạch và

được vùi trong cát hoặc đất mùn sạch độ ẩm 60% ở độ sâu 10 đến 15 cm nhằm

ngăn rễ phát triển ở vùng sống lưng của củ và củ khô cho đến vụ gieo trồng tiếp

theo [22]. Mặt khác, việc nhân giống từ hạt lại không phổ biến bởi hạt của cây

Nưa vô cùng khó nảy mầm trong điều kiện tự nhiên [53]. Tuy nhiên ở phía Nam

Trung Quốc, người dân bản địa làm cho việc nhân giống trở nên dễ dàng hơn

bằng cách loại bỏ vỏ quả đã chín, sau đó trộn với cát ẩm với tỉ lệ 1:4; rồi lấp lại

bằng một lớp đất dầy [4].

Page 29: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

16

Zhang và cs (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu nhân giống so le giữa 2

loài Nưa là: A.bulbifer và A. muelleri nhằm tìm ra loài Nưa thích hợp cho vùng

Nam Á. Sau khi nghiên cứu và so sánh với Nưa konjac (A. konjac), nhóm nghiên

cứu đã kết luận loài A. muelleri có khả năng thích ứng tốt với khí hậu Nam Á, cho

hàm lượng glucomannan cao (>70%) có thể phát triển trồng ở bắc Mianma và Lào.

Nghiên cứu đã giải thích tại sao ở Nam Á người ta sử dụng củ mà không sử dụng

hạt Nưa làm vật liệu nhân giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu của

khu vực rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài cỏ dại, cây từ hạt thường không

đủ sức cạnh tranh. Hơn nữa, cây có nguồn gốc từ hạt không thể cho củ lớn trong

thời gian 1 năm trong điều kiện tự nhiên [52].

Khi nghiên cứu nhân giống cây Nưa bằng củ, Edi, S., Nobuo, S.(2007) ở Ấn

Độ đã đánh giá trọng lượng của củ giống ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát

triển của cây Nưa Amorphophallus paeoniifolius sau này. Các tác giả đã thử nghiệm

6 mẫu củ giống với các trọng lượng khác nhau từ 50 tới 2.000 gam. Kết quả là củ

giống càng lớn thì lá cây càng lớn và củ mẹ sinh ra nhiều củ con hơn. Tuy nhiên,

tính về tính toán kinh tế thì các tác giả cho rằng củ có trọng lượng 100-200 gam làm

giống là có hiệu quả nhất [54].

Ở Trung Quốc những năm gần đây nhu cầu về bột Nưa từ loài Nưa albus đã

tăng nhanh, dẫn đến việc khai thác và cạn kiệt nguồn tài nguyên này trong tự nhiên

(Long 1998). Hơn nữa, biến dị di truyền tự nhiên và thiếu hụt hạt giống dẫn đến việc

nhân giống loài cây này trở nên khó khăn hơn để đảm bảo chất lượng trong trồng trọt

thương mại. Vì vậy, việc nuôi cấy mô sẹo và sự tái tạo sau đó có thể dẫn đến việc tạo

ra các biến thể somaclonal hữu ích không có được bằng các phương pháp thông

thường khác [4].

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu Kobayashi & M. Yonai, S. năm 1991, đã

giới thiệu phương pháp nhân giống cây Nưa konjac từ cuống lá, củ và củ con. Từ

mô củ trong 3 tháng các tác giả đã nhân được 1.000 cây con. Từ mô sẹo của cuống

lá với trọng lượng 10 mg, trong 4 tháng đã nhân được 1.000 cây con [55]. Gần đây,

năm 2014, các tác giả Ấn Độ, khi nghiên cứu nhân giống cây Nưa chuông (A.

paeoniifolius), cũng đã tạo được mô sẹo dựa trên môi trường nuôi cấy phù hợp cho

loài Nưa này từ môi trường MS trung tính. Củ con được nhân từ mô sẹo có khả

năng tạo ra chồi trên gần như toàn bộ bề mặt với tỉ lệ 90% trên môi trường MS nếu

Page 30: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

17

bổ sung 5% đường. Tỉ lệ chồi ra rễ là 100% trên môi trường MS lỏng có bổ sung

5,0 mg l-1 indole 3 axit butyric (IBA). Tỉ lệ cây con sống là 100% khi cây nuôi cấy

mô được trồng trong bầu với hỗn hợp đất, cát và xơ dừa [56].

Như vậy có thể thấy áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân

giống cây Nưa sẽ góp phần vào hoạt động phát triển nguồn gen cây Nưa và phục vụ

nhu cầu sản xuất.

1.3.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, do cây Nưa chưa phải là cây kinh tế và có trong cơ cấu cây

trồng vì vậy cho tới nay các tài liệu nghiên cứu về nhân giống các loài Nưa ở Việt

Nam còn rất ít.

Gần đây, nghiên cứu của Lê Xuân Đắc, Nguyễn Văn Dư, 2014 cho kết quả,

môi trường thích hợp để tạo đa chồi cây Nưa là môi trường AMNA2 (MS + 30 g/l

đường saccharose + 8g/l agar + 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l NAA) với hệ số nhân chồi là

5,7. Môi trường tốt nhất để tạo cây hoàn chỉnh là môi trường ARIB6 (MS + 30 g/l

đường saccharose + 8 g/l agar + 0,6 mg/l IBA) với tỉ lệ tạo rễ là 100%, số rễ trung

bình/chồi là 5,8 và cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Giá thể thích hợp để trồng

cây sau in vitro cho cây Nưa là trấu hun + đất với tỉ lệ cây con sống là 95,3% [57].

Các nghiên cứu này cho thấy, khả năng nhân giống cây Nưa bằng phương pháp

nuôi cây mô đảm bảo để tạo ra cây sạch bệnh và có thể nhân với số lượng lớn. Tuy

nhiên giá thành nhân giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào lại khá cao.

Nghiên cứu nhân giống bằng cách cắt củ với một số loài Nưa có Nguyễn

Thị Ngọc Huệ và cs, các củ được chọn từ củ mẹ to, sạch bệnh, không bị thối và

cắt thành các mảnh theo chiều dọc củ có khối lượng từ 30-100g được cho là tốt

nhất. Bề mặt các miếng cắt được chấm vào tro, vôi tôi, xi măng hoặc hỗn hợp

thuốc diệt nấm như dung dịch booc đô. Biện pháp này ngăn việc thối miếng cắt

khi trồng trong đất [58].

1.4. Tình hình nghiên cứu trồng, thu hoạch và chế biến Nƣa trên thế

giới và ở Việt Nam

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.4.1.1. Nghiên cứu về trồng Nưa

Hầu hết các phương thức trồng Nưa là kết quả của kinh nghiệm tích lũy từ rất

nhiều các thế hệ nông dân các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,.v.v. Các ứng

Page 31: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

18

dụng dựa trên nghiên cứu khoa học là một điều mới được áp dụng trong những năm

gần đây [53]. Ở Nhật Bản, quy trình nuôi trồng cây Nưa truyền thống (“quy trình

Jinenjo”), được sử dụng từ trên 100 năm trước, cây Nưa được trồng liên tục trong nhiều

năm cho đến khi củ đạt trọng lượng để thu hoạch và chế biến. Cây Nưa khi trồng được

phủ bởi một lớp dày gồm rơm ngũ cốc, lúa mạch hoặc thảo mộc hoang dã và được

trồng xen kẽ với các loài cây khác để bảo vệ cây khỏi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời

[59]. Vào cuối mùa thu, chỉ có thân củ đủ trọng lượng khoảng 300g trở lên được thu

hoạch để bán, số còn lại được giữ nguyên trên cánh đồng để tiếp tục sinh trưởng vào

mùa vụ tiếp theo. Củ được trồng theo quy trình này được ghi nhận là có chất lượng cao

(nghĩa là có hàm lượng glucomannan cao) và đặc biệt không có nấm hay bệnh gì [5].

Bên cạnh đó, ở Nhật Bản còn trồng Nưa theo quy trình trồng trọt hiện đại

(“Hệ thống Uedama”), củ được chia theo nhóm tuổi và được trồng tách biệt mà

không trồng xen kẽ dưới tán [60, 61]. Thông thường, các chồi cây được nuôi cấy

với mật độ dày đặc trong vòng một năm để tạo nguyên liệu nhân giống cho những

mùa vụ tiếp theo [62]. Sau khi thu hoạch, thân củ lớn sẽ được bán và số còn lại

được lưu giữ theo các nhóm tuổi tại các nhà kho thoáng mát qua các tháng mùa

đông, để trồng vào mùa xuân năm sau [5, 59]. Mặc dù sản lượng củ là cao hơn so

với phương pháp nuôi cấy “Jinenjo” truyền thống, nhưng phương pháp này ghi

nhận nhiều vấn đề như sự gia tăng các bệnh về đất và sâu bệnh hại, cây sinh

trưởng và phát triển chậm, chất lượng củ suy giảm sau từ 3 năm trồng liên tục [5].

Những bệnh chủ yếu gây hại đến cây trồng bao gồm vi khuẩn erwinia gây mềm

thối củ (Erwinia carotovora) và các bệnh về nấm như bệnh đốm lá (nấm Fusarium

solani) và pythium (các loài Pythium) [22, 37]. Do sự khan hiếm đất trồng thích

hợp cho việc sản xuất Nưa, đất trồng thường được phun khói trước khi gây trồng

và việc luân canh là lựa chọn tốt hơn để kiểm soát những bệnh do đất gây ra.

Thêm vào đó, lúa mạch mùa đông được trồng như cây xen canh với konjac vào

đầu mùa xuân để giảm sự nhiễm bệnh. Vào giữa mùa hè, lúa mạch được cắt đi để

làm lớp phủ mặt đất ngăn chặn úng nước khi trồng Nưa, do đó giảm thiểu nguy cơ

nhiễm bệnh từ sự thối rữa từ đất [22].

Các nghiên cứu trồng trọt cây Nưa ở Nhật Bản đã được tiến hành từ 30 năm

trở lại đây. Gần đây các nghiên cứu này tập trung vào quy trình nuôi trồng

“Jinenjo”, nhằm cải thiện việc sản xuất cây Nưa theo các kĩ thuật hiện đại [5]. Đến

Page 32: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

19

nay đã có năm giống cây konjac được trồng ở Nhật Bản, bao gồm Zairai (xuất xứ

từ Nhật), Shina (xuất xứ từ Trung Quốc), Haruna- kuro, Akagi-ohdama và

Miyogi-yutaka. Ba giống cây cuối là giống lai, kết quả của sự thụ tình chéo giữa

giống Zairai và Shina. Các giống cây Akagi-ohdama và Miyogi-yutaka chiếm tới

khoảng 90% sản lượng củ konjac tại Nhật Bản [40].

Ngoài Châu Á, cây Nưa gần đây được nghiên cứu như một loại cây trồng tiềm

năng mới ở vùng Waikato, New Zealand [22, 59]. Các nghiên cứu tập trung vào tác

động của bóng râm, mật độ trồng cây, kích thước củ con và phân bón đối với việc sản

xuất cây konjac.

Những nghiên cứu ban đầu vào những năm 1980 cho thấy sản lượng củ

thường tăng lên theo độ râm mát, nhưng lại có chứng cứ đối lập cho rằng, với độ

che bóng gần 70% có khả năng giảm hoặc làm tăng sản lượng (Miura và Osada,

1981; Seo, 1988) [63, 64]. Miura và Osada phát hiện ra rằng so với những cây phát

triển mà không có bóng râm thì trọng lượng củ tăng lên 70% và 43% khi được che

râm với mật độ lần lượt là 50% và 70%. Những khám phá tương tự cũng được

nhóm nghiên cứu của Seo (1988) ghi nhận, sản lượng củ tăng lên 35% dưới độ che

phủ 75%, nhưng chỉ tăng 20% dưới 50% bóng râm. Gần đây hơn, nhóm của

Douglas (2005) báo cáo rằng sản lượng củ tăng 45% và 70% dưới độ che phủ lần

lượt là 30% và 70%, với củ cây được dùng làm nguyên liệu gây giống [62].

Ở cấp độ tế bào, mô lá cây Nưa được trồng dưới ánh sáng trực tiếp, dưới độ

che phủ 30%, 50% và 70% được phân tích bởi Inaba (1984) [65]. Theo tác giả này,

độ dày của biểu bì trên và dưới, giảm đi theo sự giảm của cường độ chiếu sáng.

Thêm vào đó, tổng diện tích bề mặt mô bào trên mỗi bề mặt lá giảm đi theo sự giảm

cường độ ánh sáng và khoang gian bào trong mô bào cũng rộng hơn ở những lá

được che bóng. Cùng năm đó, Inaba và Chonan (1984) khảo sát siêu cấu trúc của

các hạt diệp lục trong những cây mọc dưới ánh sáng toàn diện, dưới 50% và 70%

bóng râm. Họ chỉ ra rằng diện tích xanh của lá mọc dưới ánh sáng toàn diện bắt đầu

giảm đi sau 40 ngày lá mở rộng, trong khi những lá mọc dưới bóng râm mở rộng

xanh toàn bề mặt lá trong 3 tháng liền. Hơn nữa, hạt diệp lục của lá mọc dưới ánh

sáng toàn diện có hạt xếp cọc được sắp xếp lộn xộn với từ 2 đến 5 lục lạp xếp trồng

lên nhau, chúng sẽ tách ra sau 2 tuần sau sự mở rộng của lá. Ngược lại, hạt diệp lục

của lá mọc dưới 50% và 70% bóng râm có hạt xếp cọc phát triển tốt với hơn 10 lục

Page 33: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

20

lạp chồng chéo, chúng gắn liền với nhau trong suốt 3 tháng lá phát triển. Tuy nhiên,

hạt diệp lục của lá mọc dưới 50% bóng râm được thấy có nhiều hạt tinh bột hơn

mọc dưới 79% bóng râm. Vì vậy, có thể tóm tắt lại là sản lượng củ cao hơn ở những

cây mọc dưới điều kiện râm có thể là do cường độ quang hợp cao hơn [63, 65], hoạt

động hô hấp ít hơn và hạt diệp lục không bị lão hóa.

Về mật độ trồng Nưa, mật độ trồng Nưa khác biệt với các kích thước củ trồng

khác nhau, theo tập quán canh tác, địa hình và và mục đích sử dụng [53]. Sản lượng

thường cao hơn khi mật độ trồng cây tăng; tuy nhiên, các nguyên liệu sản xuất như

phân bón, nước và các biện pháp phòng chống sâu bệnh cũng phải được tăng lên theo

mật độ trồng cây cao. Nhìn chung, trọng lượng của mỗi cây trồng thường giảm đi khi

mật độ trồng cây cao vì phải tăng sự cạnh tranh về không gian và ánh sáng [53]. Vì

vậy cần có một nghiên cứu sâu hơn về sự tương tác giữa kích thước của củ giống và

mật độ trồng cây để khảo sát và tối ưu hóa sản lượng củ và chất lượng củ. Ở Nhật

Bản, củ được trồng theo hàng rộng từ 1 đến 1,2 m với khoảng cách giữa các cây trong

hàng tối thiểu gấp ba lần đường kính củ được trồng [62]. Ở New Zealand, nhóm

nghiên cứu của Douglas (2006) tiến hành một thử nghiệm trồng những củ có khối

lượng trung bình là 55 g trên hàng rộng 0,5 m và cách nhau 0,7 m (28.570 cây/ha),

0,5 m (40.000 cây/ha) và 0,3 m (66.670 cây/ha) trong hai năm liên tiếp. Mặc dù tăng

mật độ trồng cây sẽ làm tăng sản lượng, thí nghiệm chỉ ra rằng phương pháp dùng

mật độ trồng cây vẫn quá yếu để tối đa sản lượng, vì không có khác biệt đáng kể nào

trên trọng lượng của mỗi củ giữa các mức mật độ [59].

Về phương thức bón phân, phân bón thường được dùng để bón lót và bón

thúc trong suốt mùa sinh trưởng và mức độ áp dụng phụ thuộc vào loại đất và độ

dinh dưỡng của đất. Hoạt động bón thúc được khuyến khích vào một tháng sau khi

gieo trồng và tốt nhất khi trộn với đất [22]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy sản

lượng củ lớn nhất được tạo ra với áp dụng theo tỉ lệ 140:44:116 kg/ha phân bón

NPK đối với củ giống 100-200g (Lee, 1992). Nó cũng chỉ ra rằng cây trồng ở

Nhật Bản được bón 100 đến 150 kg/ha phân NPK, theo một số chuyên gia việc

bón phân tỉ lệ đồng đều về N:P:K cho sản lượng củ lớn nhất [62]. Một thí nghiệm

tiến hành bởi nhóm của Douglas (2005) tại New Zealand khảo sát tác động của

việc dùng phân bón chứa nitơ (75 - 150 kg/ha) và kali (100-200 kg/ha), chứa hoặc

không chứa vôi, đối việc sản xuất củ Nưa konjac. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bón vôi

Page 34: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

21

giúp tăng sản lượng (củ và mầm cây) lên 87%. Bón phân kali (100 kg/ha) tính

riêng cũng làm tăng sản lượng lên gấp ba lần, nhưng khi kết hợp với nitơ lại bị

làm cho suy yếu. Những khám phá này cho thấy kali có vai trò quan trọng trong

sự phát triển của củ, trong khi cây Nưa có thể dễ bị ảnh hưởng xấu do phân bón

với hàm lượng Nitơ cao [62].

Theo Liu Peiying 2004, những nghiên cứu về bón phân cho cây Nưa konjac

ở Trung Quốc chỉ ra rằng, sau khi củ giống nảy mầm, chỉ cần có nước đầy đủ,

không cần bón bất kỳ loại phân nào vẫn có thể mọc lá, bởi vì trong củ giống có

chứa chất dinh dưỡng đầy đủ. Nhưng sau khi mọc lá, nhất là sau khi kết thúc thay

đổi củ mới mà giai đoạn củ cần lớn nhanh, lúc này bắt buộc cần bón phân để đảm

bảo sinh trưởng và phát triển của cây Nưa. Liu Peiying đã chỉ ra rằng nhu cầu phân

bón của cây Nưa konjac theo tỉ lệ sẽ là N:P:K = 6:2:8 sẽ cho sản lượng và chất

lượng củ cao nhất. Trong cả quá trình sinh trưởng của củ, cây hấp thụ phân K nhiều

nhất, phân N ít hơn, phân P là ít nhất. Cây có nhu cầu khác nhau về NPK trong giai

đoạn sinh trưởng khác nhau, trước thời kỳ thay củ mới, nhu cầu của cây về NPK

không nhiều, nhưng trong thời kỳ củ phát triển lại có nhu cầu lớn hơn nhiều so với

thời kỳ gần thu hoạch. Chất N có thể thúc đẩy phần trên mặt đất của cây Nưa sinh

trưởng um tùm, khiến lá xanh đậm hơn và tăng tỉ lệ quang hợp và sự tích lũy của

các chất hữu cơ, thúc đẩy sự hợp thành của chất đạm và enzim. Khi chất N quá

nhiều, sẽ dẫn đến phần trên mặt đất lớn rất nhanh, giảm sức để kháng của cây đối

với bệnh do sâu và khí hậu bất thường, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của củ, giảm

khả năng lưu giữ củ giống, nhất trong thời kỳ hạn khô, những tổn thất do phân N

nhiều gây ra càng nặng nề hơn. Khi phân N không đủ, lá trên mặt đất sẽ bị vàng,

hàm lượng chất diệp lục sẽ rất ít, việc sinh trưởng và phát triển của củ sẽ bị ảnh

hưởng rất nhiều.

Chất K có thể thúc đẩy sự hợp thành của các chất quang hợp của lá chuyển

sang củ, tăng hàm lượng chất bột và đường GM, có vai trò rất lớn trong việc tăng

chất lượng củ và khả năng cất giữ giống, đồng thời có thể thúc đẩy cây sinh

trưởng khỏe hơn và tăng sức để kháng chống chọi với bệnh tật cho cây.

Chất P sẽ tham gia sự thay đổi đường GM và sự hợp thành của axit, mặc dù

lượng yêu cầu về chất P không nhiều, nhưng nó vẫn là một chất khoáng không thể

Page 35: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

22

thiếu. Khi phân P đầy đủ, không những có thể đảm bảo sự sinh trưởng bình thường

của cây, còn có thể nâng cao sản lượng và chất lượng của củ, tăng hàm lượng của

chất bột và đường GM và khả năng cất giữ giống.

Ca là một chất để cấu thành thành tế bào. Khi thiếu Ca, tế bào nở sẽ bị tổn

thương sớm nhất, sự hình thành của thành tế bào sẽ bị cản trở, ảnh hưởng đến sự

tách tế bào. Khi chất Ca đầy đủ, có thể nâng cao khả năng chống chọi bệnh tật

của cây, Ca và H2C2O4 kết hợp ra kết tinh CaC2O4 không tan, vừa có thể trung

hòa chất chua, để tránh bị tổn thương, cũng có thể thúc đẩy sự hình thành của kết

tinh GM [3].

Về tưới nước cho cây Nưa, những nghiên cứu của Douglas, 2005 và Liu

peiying 2 về trồng Nưa konjac chỉ ra rằng, cây konjac trong mùa sinh trưởng cần có

đầy đủ nước, nhất là trong giai đoạn trước khi hình thành củ mới, cần có môi trường

đất độ ẩm tương đối cao, độ ẩm đất nên đạt 80%. Tuy nhiên, nếu quá mức này, khả

năng thông khí của đất kém, cũng không có lợi cho việc hình thành củ. Trong giai

đoạn sinh trưởng cuối vào trung hạ tuần tháng 8, cần phải khống chế độ ẩm trong

đất từ 80% giảm xuống còn 60%, để tích lũy chất dinh dưỡng trong củ, nếu nước

mưa quá nhiều hoặc trong ruộng có tích nước, biểu bì củ sẽ có khả năng nứt ra, dẫn

đến mắc bệnh, sẽ bị thối trong ruộng hoặc thời kỳ bảo quản, ảnh hưởng rất nhiều về

sản lượng cũng như chất lượng.

Trong thời kỳ nảy chồi, cho dù khô 2-3 tháng, cây Nưa vẫn có thể sống

được. Sau khi lá lớn, thời tiết khô sẽ làm cho cọng lá khô lại, thân lá chuyển sang

màu vàng, nhưng lá vẫn sẽ không bị héo đi và rủ xuống, đó là do trong củ chứa chất

đường GM hút nước rất mạnh, khiến củ vẫn giữ được hàm lượng nước rất nhiều

trong thời kỳ không có mưa. Do vậy, phần trên mặt đất của cây sẽ có thể chịu đựng

thời gian rất dài trong mùa khô, dù thực tế củ không chịu được khô hạn [62, 3].

1.4.1.2. Các nghiên cứ về thu hoạch và chế biến củ Nưa

Thời điểm thu hoạch là một yếu tố quan trọng tác động đến cả sản lượng và

chất lượng củ. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng glucomannan trong củ thay đổi

trong suốt mùa vụ và đạt đỉnh ngay trước khi lá rụng, trước gian đoạn ngủ đông [1,

12]. Thu hoạch sớm trước sự trưởng thành hoàn toàn của củ có thể cản trở sự ngủ

đông ban đầu của cây và ngăn sinh khối trong tán lá phân tách ra khỏi củ, do đó có

thể cản trở sự phát triển cuối cùng của củ [12].

Page 36: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

23

Như đã nêu ở trên, tại Nhật Bản, những củ lớn hơn được thu hoạch để bán

vào cuối mùa thu; số còn lại hoặc là được giữ nguyên trên cánh đồng để tiếp tục

sinh trưởng vào mùa tiếp theo, hoặc là được lưu trữ thành các nhóm phân chia theo

tuổi thọ trong các nhà kho thoáng khí qua hết mùa đông [5, 59]. Tại phía Nam

Trung Quốc, củ nưa có thể được để nguyên trên đồng trong cả năm (Kurihara,

1979) và thường được thu hoạch khi có nhu cầu và khi chúng nặng xấp xỉ 200 g

(thường diễn ra sau một năm sinh trưởng), hoặc để nguyên trong 2 đến 3 năm và

được thu hoạch khi đạt khoảng 2 kg dùng cho chế biến thương mại (Douglas, 2005)

[62]. Việc nuôi trồng trong một hoặc nhiều năm để đạt tiêu chuẩn thương mại phụ

thuộc vào kích thước và chất lượng của củ được trồng. Thông thường ở Nhật Bản,

củ nưa 2 năm tuổi được chế biến thành bột, nhưng để sản xuất GM, củ có thể phải

trồng thêm một năm nữa để tăng hàm lượng glucomannan [40, 38, 59] .

Về chế biến bột Nưa được làm truyền thống từ củ nưa tươi bằng cách phơi

khô. Các miếng thái của củ đầu tiên được xiên vào que tre và phơi khô dưới ánh mặt

trời, hoặc để trên bề mặt gạch đã được nung nóng [40, 51] . Các miếng lát khô

(“Arako” trong tiếng Nhật) sau đó được nghiền thành bột bằng cối xay rồi được

sàng bằng quạt gió để tách các tạp chất như tinh bột khỏi các hạt glucomannan [40,

36] . Đến nay, quy trình phơi khô được thực hiện nhờ các dòng khí nóng tạo thành

trực tiếp bằng cách đốt than hoặc gián tiếp qua sự truyền nhiệt từ đốt than để tránh

tiếp xúc trực tiếp giữa khói lưu huỳnh đioxit với những lát củ [38]. Vì cả quá trình

này chỉ liên quan đến việc sấy khô và cơ chế sàng lọc, nó được gọi là “chế biến

khô”. Việc nghiền nhỏ làm vỡ các hạt tinh bột, xenlulozơ và chất chứa nitơ có trong

các tế bào mô mềm [66], tạo thành bột mịn, trong khi các hạt GM lớn hơn và cứng

hơn thì giữ nguyên không bị vỡ. Những sự khác nhau về kích thước và khối lượng

giữa GM với các hạt tinh bột cho phép chúng được tách ra bằng cơ học, qua tách

xoáy và sàng lọc [3, 51] . Bột được tạo ra từ các phương pháp trên được phân loại là

“bột konjac thường” (trong tiếng Nhật là “Seiko”) bởi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc

[67]. Nó có màu nâu sáng, mùi tanh như cá và có vị hơi chát (WFS, 2003). Hơn

nữa, độ tinh khiết của “bột konjac thường” thấp (chứa 60 đến 70% glucomannan) và

được dùng để chế biến thức ăn chay như mì và các miếng thịt giả dùng trong nấu

nướng [38]. Mặt khác, bột tinh mịn (trong tiếng Nhật là “Tobiko”) chứa chủ yếu là

tinh bột, protein và các chất chứa nitơ được thu thập như một sản phẩm phụ và

thường được biết đến như “tinh bột konjac” [40, 38].

Page 37: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

24

Như đã nêu ở trên, “bột konjac thường” sản xuất từ phương pháp “chế biến

khô” chứa 60 đến 70 % glucomannan và độ tinh khiết thấp của loại bột này được

chỉ ra là do lượng bột tinh mịn (tức tạp chất) đáng kể vẫn bám vào bề mặt hạt

glucomannan sau khi sàng lọc, điều này được quan sát bởi Takigami (2000) theo

SEM. Những thập kỉ gần đây, nhiều phương pháp để tinh chế bột konjac đã được

phát triển với việc ứng dụng hóa chất hoặc các dung môi hữu cơ để khai thác GM

và được gọi chung là “chế biến ướt”.

Đến nay, phương pháp “chế biến ướt” bột konjac phổ biến nhất là dùng cồn

(ethnol) kết tủa GM [40, 38, 36]. Thành công đáng kể trong việc sản xuất bột

konjac tinh khiết cao mà vẫn giữ được tính chất hóa lí của GM từng được ghi nhận

bởi Sugiyama (1972) và Ogasawara (1987). Nguyên tắc tiến hành và quy trình

dùng trong các phương pháp của Sugiyama và Ogasawaralà tương tự nhau

(Sugiyama, 1972; Ogasawara 1987; WIPO, 1993) [68, 69, 70], với các điểm khác

nhau ở thời gian chiết xuất ethanol và cách hydrat hóa bột konjac. Trong cả hai

phương pháp, bột konjac được khuấy liên tục (3 đến 10 ngày) ở các nồng độ

ethanol khác nhau từ 50 – 100 % để loại bỏ tinh bột hòa tan và đường có trọng

lượng phân tử thấp (D-fructozo và D-mannozo), sau đó bột thu được sẽ được làm

khô trong lò sấy (60 – 90 °C) trước khi được ngậm nước (3 – 12 giờ) để tạo thành

một dung dịch keo lỏng. Vì keo lỏng tạo thành có độ nhớt cao, nó được pha loãng

lên gấp 10 lần trước khi được thẩm tách (72 tiếng). Dung dịch đã được thẩm tách

tiếp đó được đông khô để tạo thành bột konjac tinh khiết. Áp dụng phương pháp

Bertrand, tổng lượng đường giảm đi của bột tinh khiết sản xuất bằng phương pháp

Sugiyama được chỉ ra là 95% D-glucozo.

Nhóm của Wootton (1993) miêu tả một phương pháp tinh chế sử dụng cồn

mà tạo ta carotene như một sản phẩm phụ. Phương pháp này bao gồm lột vỏ và cắt

lát củ nưa tươi, sau đó là chiết xuất dùng 2-propanol (5 x 10 ml) và lọc để tách

chiết 2-propanol khỏi những chất không tan, chứa chủ yếu là glucomannan và tinh

bột. Trong phương thức này, 2-propanol được sử dụng vì nó đã được chứng mình

là có thể hòa tan carotene trong củ nưa tươi, mà sau đó có thể được sấy khô để tạo

thành một sản phẩm phụ tinh khiết. Tinh bột có trong chiết xuất bột Nưa không

hòa tan được loại bỏ bằng cách hòa tan với enzim Bacillus licheniformis a-

amylase. Việc này được thực hiện bằng cách đun nóng chiết xuất ở 75 – 80 °C cho

Page 38: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

25

đến khi tất cả tinh bột hóa thành keo và sau đó được làm mát đến 40 °C, trước khi

thêm vào các enzim thủy phân. Sau các thao tác với enzim, các mẫu được đun

nóng trong lò vi sóng trong 3 phút để vô hiệu hóa bất kì enzim nào còn sót lại, sau

đó là ly tâm để loại bỏ các tạp chất không hòa tan. Các mẫu sau đó được thấm tách

và đông khô để tạo thành bột konjac tinh khiết [61].

Bên cạnh những phương pháp được nêu ở trên, việc hòa trộn bột konjac

nguyên chất với muối (nhôm sunfat, dicalcium phốt phát, calcium phốt phát hoặc

magiê phốt phát) ở độ pH bằng 10 hoặc nhỏ hơn để chiết xuất các tạp chất cũng

được đưa ra trong bằng sáng chế Nhật Bản số 58-165758 và 59-227267 [70]. Cả

hai phương pháp đó đều được mô tả với các bước nối tiếp sau: 1) chuẩn bị một

thủy dịch bột konjac nguyên chất (chứa glucomannan và các tạp chất không tan),

2) điều chế dung dịch với muối, 3) Loại bỏ các tạp chất không tan ra khỏi dung

dịch, 4) kết tủa glucomannan bằng cách điều chế dung dịch với các tác nhân làm

đông tan được trong nước (methanol, ethanol hoặc 2- propanol), hoặc dung môi

hữu cơ phân cực tan trong nước (aceton hoặc ethylethyl ketone) và 5) tách và làm

khô thành phần glucomannan để tạo thành bột konjac tinh khiết. Mỗi giai đoạn và

điều kiện của phương pháp này có thể có chút thay đổi. Muối cất có thể được cho

vào nước trước hoặc sau khi bột konjac nguyên chất phân tán trong nước. Để đẩy

nhanh tốc độ của phương pháp này, nước được ưu tiên đun nóng đến 85 – 90 °C.

Hơn nữa, muối và chất làm đông hữu hiệu nhất được phát hiện ra lần lượt là nhôm

sunfat và rượu isopropylic.Người ta cũng chỉ ra rằng tỉ lệ lượng chất làm đông:

glucomanan 2 - 3:1 là đủ để tái tạo glucomannan từ lượng thủy dịch còn lại [70].

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.4.2.1. Các nghiên cứu về trồng Nưa

Có một số nghiên cứu về trồng Nưa ở Việt Nam trong đó kể đến như Nguyễn

Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc đã chỉ ra rằng đối với các loài Nưa (Amorphophallus

spp.) thời gian trồng hàng năm vào tháng 2 tháng 4 nếu trồng muộn hơn vào tháng

5-6 thời gian sinh trưởng ngắn cây sẽ không cho năng suất cao, vật liệu trồng là củ

và lượng phân bón cho 1 ha Nưa là phân chuồng 1,5 tấn và lượng N:K:P với tỷ lệ

13:13:21 với mật độ trồng 5 cây/1m2 [58, 71].

Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng Nưa ở Việt Nam, mới đây trong đề tài

“Nghiên cứu sinh trưởng của cây Nưa chuông (Amorphophallus paeoniifolius) ở

Page 39: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

26

Thừa Thiên Huế” của 3 tác giả Võ Thị Mai Hương, Trần Vũ Ngọc Thi, Nguyễn Thị

Thu Phương của trường Đại học Khoa học – Đai học Huế. Qua phân tích số liệu thu

được, đề tài đã kết luận rằng, thời gian hình thành lá 1, lá 2 và lá 3 lần lượt là khoảng

20 ngày, 55 ngày và 83 ngày sau khi giâm củ. Thời gian sinh trưởng của lá 1 khoảng

65 ngày, của lá 2 khoảng 87 ngày, lá 3 khoảng 78 ngày. Chiều cao, đường kính lá và

chiều dài lá của các lá tăng nhanh vào khoảng 5-6 tuần đầu của quá trình sinh trưởng.

Chiều cao lá đạt 39,97-96,94cm, cao nhất là lá 3. Đường kính lá đạt 2,48-3,92cm và

chiều dài lá đạt 40,82-71,12cm. Năng suất lý thuyết của lá đạt 149,2, trong đó cao

nhất là năng suất lá 2 (đạt 58,8 tấn/ha) [72].

Các nghiên cứu về trồng Nưa của Nguyễn Văn Dư và cs (2012) cho kết quả

đối với trồng một số loài Nưa như A. corrugatus, A. krausei, A. yunnanensis. Về

thời vụ trồng Cây Nưa có thể trồng từ đầu tháng 3 tới cuối tháng 4 hàng năm. Nếu

trồng vào mùa mưa cây sẽ dễ nhiễm bệnh hơn. Thời gian sinh trưởng của cây Nưa

dao động từ 165 đến 178 ngày. Thời gian trồng không ảnh hưởng nhiều tới năng

suất củ của cây Nưa. Năng suất củ Nưa giống 2 tuổi, dao động từ 18 - 23 tấn/ha

tùy theo mật độ và phương thức trồng. Mật độ và phân bón khác nhau ảnh hưởng

rõ rệt tới năng suất của các giống trong thí nghiệm, mật độ phù hợp nhất là 40 x

40 và lượng phân bón 120 N + 150 P2O5 + 120 K2O + 1,0 tấn phân vi sinh, cho

năng suất 18 – 23 tấn/ha [6].

Về phòng trừ sâu bệnh cho cây Nưa, cần hết sức chú trọng phòng trừ bệnh

thối củ Nưa do nấm Fusarium. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là chọn giống sạch

bệnh và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ.

1.4.2.2. Các nghiên cứu về thu hoạch và chế biến củ Nưa

Ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng của Nưa trong đời sống

hàng ngày. Theo Nguyễn Văn Dư và cs (2012), củ Nưa mới chỉ được dùng trong

cộng đồng dân tộc Mông, Nùng hay Hà Nhì để chế biến món “Mò gỉ” hay “Cò ký

Thơ”. Tuy nhiên, cách chế biến là thủ công, cầu kỳ, mất nhiều thời gian nên củ Nưa ít

khi được dùng. Dân gian còn có thể dùng bột Nưa để làm các loại bánh, làm miến và

sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Ngoài ra, tinh bột Nưa còn có thể sử dụng để

uống như tinh bột sắn dây (sau khi đã chế biến kỹ). Dọc hay lá (thân) Nưa cũng ăn

được, thường để làm dưa. Củ, dọc và lá, bã bột Nưa là nguồn thức ăn rất tốt để chăn

nuôi gia súc. Một số nơi người ta còn dùng lá Nưa để chế biến thức ăn. Lá Nưa được

Page 40: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

27

lột sạch vỏ từ gốc lên ngọn, sau đó thái thành lát dày khoảng lóng tay; cá vụn rửa

sạch để nguyên con thêm mắm muối, tiêu hành và ít thịt mỡ rồi kho vừa nước. Ngoài

ra, lá Nưa còn có thể nấu nhiều món canh bình dân như canh chua cá trê hoặc cá tràu,

canh lá Nưa nấu với tôm, lá nưa hầm thịt.

Thời gian thu hoạch Nưa vào tháng 11, khi lá cây Nưa đã hoàn toàn lụi và

thời tiết đã vào giữa mùa khô, củ Nưa có tỉ lệ phần trăm khối lượng khô cao hơn

nhiều so với thời điểm thu hoạch vào tháng 9, khi lá cây Nưa đang lụi.

Việc bảo quản củ Nưa rất quan trọng, củ Nưa sản phẩm khi chưa sơ chế ngay

cần được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp để bảo quản là 10 - 18oC. Có 2

cách bảo quản củ Nưa giống đó là bảo quản bằng kho lạnh và bảo quản theo lối

truyền thống (để trên giàn hoặc để dưới đất khô, chỗ tối) [6].

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc thời vụ thu hoạch Nưa vào

tháng 11 khi lá bắt đầu ngả vàng có thể thu dọc phục vụ chăn nuôi, còn củ được thu

từ tháng 11 - 12, Việc thu hoạch củ khoai nưa rất đơn giản. Củ không ăn sâu trong

đất, chỉ gồm một củ cái với vài củ con nên cuốc vài nhát là đủ làm củ bật lên. Đây

là điểm mạnh của khoai nưa nếu trồng trên diện rộng có thể thu hoạch bằng cơ giới,

Khoai nưa rất dễ bảo quản. Dỡ củ về, giũ sạch đất, để nơi khô ráo, thoáng gió thì có

thể giữ được khá lâu (khoảng 5 - 6 tháng). Khi dỡ củ, chú ý không làm xây xát vỏ.

Khoai nưa không bị sâu hà như khoai lang, không bị chảy nhựa như sắn nên càng để

lâu càng ngót nước đi ăn càng ngon, đỡ ngứa. Có thể bảo quản khoai nưa bằng cách

dỡ về rồi vùi trong cát khô [58].

Nguyễn Tiến An & cs (2010) đã nghiên cứu đặc tính của Glucomannan từ

một số loài Nưa (Amorphophallus) tại Việt Nam. Các tác giả đã tách chiết

glucomannan ở củ của 3 loài Nưa chuông (A. paeoniifolius), Nưa đầu nhăn (A.

corrugatus) và Nưa krausei (A. krausei). Kết quả nghiên cứu cho thấy củ các loài

Nưa này đều chứa glucomannan với hàm lượng khác nhau từ 4-8% trọng lượng

tươi [20].

Page 41: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

28

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu vật nghiên cứu là các loài Nưa mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam. Tổng số mẫu vật nghiên cứu là 159 mẫu vật trong phạm vi ở một số

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Mẫu tiêu bản được làm và bảo quản tại Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Các vật liệu nghiên cứu là phân bón nào, môi trường nhân giống invitro,

v.v. được trình bày trong Phụ lục 6 của luận án.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu điều tra thành phần, phân bố và tri thức bản địa về khai thác

sử dụng loài Nưa củ có glucomannan được thực hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Việt Nam.

- Nghiên cứu nhân giống hữu tính và nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

được thực hiện tại khu thực nghiệm ở Hợp tác xã Linh Dược Sơn, tiểu khu 10,

thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Nghiên cứu nhân giống vô tính bằng củ được thực hiện ở xã Vân Hồ, huyện

Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

- Nghiên cứu trồng Nưa được thực hiện ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh

Sơn La.

- Cây Nưa được trồng thực nghiệm ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn

La; xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; xã Ngọc Sơn, huyện Lạc

Sơn, tỉnh Hòa Bình.

2.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu trồng

Khu vực nghiên cứu được lựa chọn là khu vực có điều kiện sống phù hợp với

điều kiện sinh trưởng phát triển của loài Nưa, đầy đủ các điều kiện phục vụ nghiên

cứu. Qua quá trình khảo sát, tác giả lựa chọn xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn

La là địa điểm nghiên cứu trồng chính, ngoài ra đề tài còn trồng thử nghiệm các mô

hình ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; xã Ngọc Sơn, huyện Lạc

Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Page 42: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

29

. Xã Vân Hồ có các đặc điểm tự nhiên như sau:

+) Điều kiện khí hậu thời tiết

Xã Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô,

mùa hè mát ẩm mưa nhiều; có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.000 m so với mặt

biển, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 180C đến 25

0C; độ ẩm trung bình năm

khoảng 85%; lượng mưa khoảng 1.560 mm/năm. Xã Vân Hồ là vùng có khí hậu

lạnh và mát, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng vật nuôi vùng ôn đới và cận

nhiệt đới.

+ ) Điều kiện đất đai thí nghiệm

* Đất đai thí nghiệm: Đề tài thực hiện trên đất dốc khoảng 3-50, có

thành phần cơ giới pha cát như sau: Sét 22,1%, limon 47,4%, cát 30,5%; OM =

3,79%, N tổng số = 0,22%, P2O5 = 0,42%, K2O = 0,55%; pH = 6,74.

2.1.2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 12/2013 - 3/2017

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra đánh giá thành phần, phân bố và tri thức bản địa các loài Nưa củ có

glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển và lựa chọn loài

Nưa có hàm lượng glucomannan cao, triển vọng phát triển ở một số tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam.

- Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống loài Nưa có hàm lượng glucomannan

cao và triển vọng phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Nghiên cứu trồng, phát triển của Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Trong quá trình nghiên cứu tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu về hệ

thống đánh giá thành phần loài, tài liệu chuyên khảo về nhân giống, trồng và chế

biến các loài Nưa trên thế giới và ở Việt Nam.

2.3.2. Phương pháp điều tra và thu thập mẫu vật

Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật theo Phương pháp nghiên cứu thực

vật năm 2007 và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật năm 1997 của Nguyễn

Page 43: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

30

Nghĩa Thìn [73, 74]. Công tác điều tra thu thập mẫu vật được tiến hành ở 14 tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam. Đã tiến hành 14 chuyến điều tra ở 14 tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam đó là: Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình), Sơn

La (Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc Châu), Phú Thọ (Tân Sơn), Điện Biên (Điện

Biên), Lai Châu (Mường Tè), Lào Cai (Bát Xát), Yên Bái (Văn Chấn), Tuyên

Quang (Sơn Dương), Thái Nguyên (Định Hóa), Hà Giang (Quản Bạ, Phó Bảng),

Cao Bằng (Nguyên Bình, Thạch An), Lạng Sơn (Tràng Định), Bắc Giang (Lục

Ngạn), Bắc Kạn (Ngân sơn).

Từ các thông tin về phân loại thực vật, phân bố các loài Nưa của các tác

giả đi trước, xác định được các vùng phân bố và tuyến điều tra. Trên thực địa

tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, từ đó tác giả thực hiện điều tra

theo tuyến, quan sát sự có mặt của các loài Nưa bằng mắt thường và bằng ống

nhòm, ghi nhận lại thông tin bằng các thiết bị như máy ảnh, thiết bị định vị GPS

và thu thập bảo quản mẫu vật. Đồng thời điều tra phỏng vấn người dân để tìm

hiểu về sự tồn tại cũng như tri thức bản địa về khai thác sử dụng cây Nưa. Tại

mỗi tỉnh, tác giả thực hiện điều tra theo tuyến được xác định trên Sơ đồ địa hình

và thảm thực vật sao cho đi qua những đại diện khác nhau về địa hình, độ cao,

sông suối, núi đá, núi đất, .v.v.

Mẫu tiêu bản thực vật phục vụ cho công tác phân loại thực vật được thu thập

và xử lý và lưu giữ tại Phòng thực vật dân tộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật. Các mẫu vật thu thập cần phải có đủ tiêu chí: Đầy đủ các bộ phận như củ, lá và

hoa, quả (nếu có). Mẫu vật được xử lý sơ bộ ngoài thực địa bằng cách ngâm trong

cồn hoặc ép khô trong các lớp giấy báo. Củ giống dùng để phân tích và trồng cần

làm sạch đất, không làm ướt, tránh xây xát và đóng vào thùng xốp có lỗ thoát khí để

vận chuyển tới nơi nghiên cứu. Quả giống thu cả cụm bông quả, nếu quả chín thì

tiến hành làm sạch lớp thịt quả sau đó để hạt nơi thoáng mát cho khô nước rồi gói

báo, nếu quả chưa chín thu cả cuống bông cho vào thùng xốp thoát khí vận chuyển

tới nơi nghiên cứu. Mô tả, chụp ảnh và ghi chép các dữ liệu phân loại, phân bố, sinh

học sinh thái, tọa độ.

2.3.3. Phương pháp đánh giá thành phần loài

Để nghiên cứu thành phần loài Nưa (Amorphophalluss spp.) ở miền núi phía

Bắc Việt Nam, đề tài luận án sử dụng phương pháp hình thái so sánh dựa vào các tài

Page 44: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

31

liệu của nghiên cứu về loài Nưa của Võ Văn Chi (2012), Nguyễn Văn Dư (2005),

Phạm Hoàng Hộ (2003), v.v. [8, 10, 17].

Mẫu tiêu bản thực vật sau khi thu ngoài thực địa được xử lý để bảo quản tại

Phòng thực vật dân tộc, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Phương pháp dùng để xác định tên khoa học là phương pháp hình thái so

sánh, kết hợp các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật như máy ảnh kỹ thuật số có độ phân

giải cao, kính lúp trong phân tích mẫu vật. Từ đó đối chiếu các tài liệu trong và

ngoài nước cùng với việc so mẫu tiêu bản đã xác định tên khoa học trong phòng tiêu

bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Công tác phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng Tiêu bản thực vật, Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ngoài ra tác giả tham khảo một số mẫu vật của loài

Nưa trên internet của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, .v.v. đặc

biệt các mẫu vật chuẩn (Typus).

2.3.4. Phương pháp lựa chọn loài Nưa có triển vọng phát triển trồng ở một

số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Để có thể là cây trồng góp phần phát triển kinh tế ở miền núi phía Bắc Việt

Nam, loài Nưa được lựa chọn phải là loài có giá trị kinh tế và khả năng sinh trưởng

phát triển tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Vì vậy, tác giả lựa chọn theo

2 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Lựa chọn loài theo hàm lượng glucomannan cao

Mẫu củ của các loài Nưa thu thập sau khi xác định tên loài, được tiến hành

phân tích hàm lượng glucomannan theo phương pháp so màu của Melinda Chua và

cộng sự (2012), với thuốc thử là 3,5-dinitro salicylic acid ở bước sóng 550nm tại

Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên. Từ kết quả phân tích này, tác giả lựa chọn ra

loài Nưa có hàm lượng glucomannan cao cùng với các đặc điểm sinh trưởng phát

triển lựa chọn loài phát triển trồng ở miền núi phía Bắc Việt Nam [49].

Phương pháp định lượng glucomannan được thực hiện như sau:

Bước 1: Xử lý mẫu thực vật

Củ Nưa sau khi thu hái đem rửa sạch đất cát, hong gió khoảng 20 ÷ 30 phút,

cân khối lượng củ, sau đó gọt bỏ vỏ. Phần lõi đem thái thành những lát mỏng 2 ÷

3 mm, nhúng vào dung dịch NaHSO3 0,2o/oo (chống nâu hóa), vớt ra rồi sấy ở

Page 45: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

32

100ºC trong 30 phút rồi tiếp tục sấy ở 60ºC đến khô kiệt, sau đó nghiền thành bột

mịn kích thước khoảng 400 ÷ 500 µm thu được bột Nưa khô. Bột Nưa khô này

được dùng để định lượng glucomannan bằng phương pháp so màu.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch thử (dịch chiết glucomannan)

Cân 0,2 gam mẫu thử chứa glucomannan, chính xác đến 0,01 gam vào bình

tam giác dung tích 100 ml đã chứa sẵn 50 ml dung dịch đệm HCOOH – NaOH, sau

đó đem khuấy và để dung dịch trương nở ở nhiệt độ 30ºC trong 4 giờ hoặc ở nhiệt

độ phòng trong 24 giờ. Định mức đến 100 ml bằng dung dịch đệm HCOOH –

NaOH, rồi ly tâm ở tốc độ 4000 vòng/phút trong 15 phút ở 25ºC, loại bỏ phần cặn

thu được dung dịch thử glucomannan.

Bước 3: Thủy phân dung dịch thử glucomannan

Lấy chính xác 5 ml dung dịch thử glucomannan cho vào bình định mức 25 ml

đã được hiệu chuẩn. Thêm chính xác 2,5 ml dung dịch H2SO4 3M, khuấy đều dung

dịch, sau đó tiến hành thủy phân bằng cách thủy ở nhiệt độ 100ºC trong thời gian 150

phút. Làm nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng, sau đó thêm 2,5 ml dung dịch NaOH

6M, lắc đều rồi định mức đến vạch chuẩn bằng nước cất.

Bước 4: Tiến hành đo độ hấp thụ

Dùng pipet lấy lần lượt 2,0 ml dung dịch thử glucomannan, dung dịch thử

glucomannan đã được thủy phân cho vào hai bình định mức 25 ml và một bình định

mức chứa nước cất. Thêm 1,5 ml dung dịch thuốc thử 3,5-DNS vào mỗi bình, phản

ứng màu bằng cách làm nóng trong bể điều nhiệt ở 100ºC trong 5 phút, sau đó

làm nguội nhanh đến nhiệt độ phòng, định mức đến vạch chuẩn bằng nước cất.

Dung dịch được đem đo quang ở bước sóng 550 nm bằng máy UV – VIS. Sử

dụng mẫu trống là nước cất. Hàm lượng glucose tương ứng với cường độ màu có

thể tính toán dựa trên đường chuẩn hoặc theo phương trình hồi quy.

Bước 5: Tính toán kết quả

Hàm lượng glucomannan trong mẫu thử được tính theo công thức:

€ 5 – 50

1001

000

F T To

MA

(2.1)

Trong đó:

A: hàm lượng glucomannan trong mẫu thử (%).

€: tỷ lệ giữa khối lượng phần glucose liên kết trong phân tử glucomannan và

khối lượng phân tử glucose tạo thành sau thủy phân; € ≈ 0,9.

Page 46: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

33

T: hàm lượng glucose trong dung dịch glucomannan sau khi thủy phân.

To: hàm lượng glucose trong dung dịch glucomannan trước khi thủy phân.

F: hệ số tương quan giữa nồng độ glucose và nồng độ glucomannan.

M: khối lượng mẫu thử.

Tiêu chí 2: Lựa chọn loài theo triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh miền

núi phía Bắc Việt Nam

Từ loài các loài Nưa tìm thấy và phân tích có glucomannan cao, tác giả

tiến hành đánh giá, lựa chọn loài có triển vọng phát triển trồng ở miền núi phía

Bắc. Đối với sản xuất nông nghiệp để lựa chọn loài có triển vọng phát triển trồng

phải là loài có giá trị kinh tế và khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Vì vậy tác giả

tiến hành đánh giá các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, khả năng dễ nhân giống

và giá trị kinh tế của loài để lựa chọn.Trong quá trình điều tra thực địa, dựa vào tài

liệu nghiên cứu về các loài Nưa của của Võ Văn Chi (2012), Nguyễn Văn Dư

(2005), Phạm Hoàng Hộ (2003), v.v. tác giả tiến hành đánh giá về khả năng sinh

trưởng, sinh sản, điều kiện sinh thái, từ đó lựa chọn ra loài phù hợp nhất cho việc

phát triển trồng ở miền núi Phía Bắc.

2.3.5. Phương pháp điều tra tri thức bản địa về khai thác và sử dụng loài

Nưa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Luận án sử dụng phương pháp điều tra tri thức bản địa theo phương pháp

điều tra thực vật dân tộc học của Gary J. Martin (2002), Nhà xuất bản Nông nghiệp

và phương pháp PRA có sự tham gia của cộng đồng dân bản địa,phát phiếu điều tra,

phỏng vấn (Bảng hỏi được trình bày ở Phụ lục 2). Kết quả điều tra được tổng hợp

trên 95 người dân ở các vùng nghiên cứu, độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi.

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu nhân giống Nưa

Phương pháp sử dụng trong nhân giống theo giáo trình Modun sản xuất cây

giống bằng hạt (Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, 2010) và và bố trí thí nghiệm

theo phương pháp bố trí thí nghiệm trong nông nghiệp của Nguyễn Thị Lan và

Phạm Tiến Dũng - Học viện Nông nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005 [76, 77].

2.3.6.1. Phương pháp nghiên cứu nhân giống bằng hạt

a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng thời điểm thu hái tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

Nưa konjac

Thí nghiệm bao gồm 3 công thức, CTH1, CTH2, CTH3 trên cơ sở thời gian

thu hoạch khác nhau dựa vào màu sắc trạng thái vỏ quả (độ chín của quả):

Page 47: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

34

CTH1: Vỏ quả còn xanh

CTH2: Vỏ quả chín (màu đỏ)

CTH3: Vỏ quả chín nứt (màu đỏ)

Tất cả các công thức đều sử dụng hạt tươi phơi khô. Bố trí thí nghiệm theo

khối ngẫu nhiên hoàn toàn CRD với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức lựa chọn 50 hạt,

đồng đều về chất lượng. Sử dụng giá thể là 100% cát đen đã qua phơi khô. Các

nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo đảm tính đồng nhất giữa các

công thức thí nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I CTH1 CTH3 CTH2

II CTH2 CTH1 CTH3

III CTH3 CTH2 CTH1

b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt tới tỷ lệ nảy

mầm hạt cây Nưa

Thí nghiệm bố trí 2 công thức như sau:

BQ1: Bảo quản lạnh ở 5oC

BQ2: Bảo quản khô bằng chum, vại

Tất cả các công thức đều sử dụng hạt tươi phơi khô.

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn CRD với 3 lần nhắc lại,

mỗi công thức lựa chọn 50 hạt, đồng đều về chất lượng. Sử dụng giá thể là 100%

cát đen đã qua phơi khô. Các nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo

đảm tính đồng nhất giữa các công thức thí nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí

như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I BQ1 BQ2

II BQ2 BQ1

III BQ1 BQ2

Page 48: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

35

c. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt tới tỷ lệ nảy mầm

của cây Nưa

Thí nghiệm bố trí 3 công thức như sau:

TGQ1: Thời gian bảo quản 3 tháng

TGQ2: Thời gian bảo quản 6 tháng

TGQ3: Thời gian bảo quản 9 tháng

Tất cả các công thức đều sử dụng hạt tươi phơi khô.

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn CRD với 3 lần nhắc lại, mỗi

công thức lựa chọn 50 hạt, đồng đều về chất lượng. Sử dụng giá thể là 100% cát đen

đã qua phơi khô. Các nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo đảm tính đồng

nhất giữa các công thức thí nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I TGQ2 TGQ1 TGQ3

II TGQ3 TGQ2 TGQ1

III TGQ2 TGQ1 TGQ3

d. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt giống tới tỷ lệ nảy

mầm của hạt và sinh trưởng phát triển của cây con trong vườn ươm

Thí nghiệm bố trí 5 công thức như sau:

XLH1: Rửa hạt bằng nước sạch rồi đem gieo

XLH2: Ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C trong 3 giờ

XLH3: Ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C trong 6 giờ

XLH4: Ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C trong 9 giờ

XLH5: Ủ và giữ ẩm trong túi vải, khi hạt nứt nanh đem gieo.

Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm nhân giống nhắc lại 3 lần, với số mẫu là

60. Các nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo đảm tính đồng nhất giữa

các công thức thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành gồm các bước sau:

- Làm sạch hạt:

+ Sơ bộ kiểm tra lại hạt

+ Sàng, sảy, loại bỏ tạp vật, hạt kém phẩm chất

+ Rửa hạt bằng nước lã sạch 2 ÷ 3 lần

- Ngâm hạt trong nước nóng:

Page 49: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

36

+ Ngâm hạt vào nước nóng nhiệt độ 40 ÷ 500C trong khoảng thời gian xử lý hạt ở

từng công thức thí nghiệm lần lượt là: 0 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ. (duy trì nhiệt độ

trong thời gian ngâm hạt), hết thời gian ngâm, rửa lại hạt, để ráo nước rồi đem ủ.

- Ủ và rửa chua hạt:

+ Cho hạt vào túi vải rồi đem ủ trong tro bếp hoặc cát ẩm

+ Hàng ngày rửa chua hạt, thấy hạt nứt nanh đem gieo.

- Gieo hạt

+ Trước khi gieo hạt tiến hành khử trùng hạt ngâm hạt vào thuốc tím nồng độ

0,05% (0,5 gam thuốc cho 1 lít nước) trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút sau

đó vớt hạt rửa sạch thuốc tím. Hạt được gieo khay cát hoặc gieo trực tiếp vào bầu

đất, khi gieo lấp hạt sâu khoảng 2-3 cm. Sau khi gieo hạt, tiến hành tưới nước 2

lần/ngày, liều lượng tưới 0,1 lít/m2. Mức độ che sáng khoảng 50-60%. Hạt gieo

trong khay cát sau khi cây mầm phát triển được 30 đến 45 ngày, cây có chiều cao

khoảng 5- 10 cm, tiến hành cấy chuyển sang bầu đất với thành phần 50% đất tầng

B, 30% cát và 20% trấu hun.

Tất cả các công thức đều sử dụng hạt tươi phơi khô.

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn CRD với 3 lần nhắc lại,

mỗi công thức lựa chọn 60 hạt, đồng đều về chất lượng. Sử dụng giá thể là 100%

cát đen đã qua phơi khô. Các nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo

đảm tính đồng nhất giữa các công thức thí nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí

như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I XLH1 XLH3 XLH4 XLH2 XLH5

II XLH3 XLH2 XLH5 XLH1 XLH4

III XLH4 XLH5 XLH2 XLH3 XLH1

2.3.6.2. Phương pháp nghiên cứu nhân giống bằng củ

a. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng phương pháp xử lý vết cắt củ tới tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ

nhiễm bệnh, tỷ lệ sống của cây Nưa

Thí nghiệm bố trí 4 công thức như sau:

XVC1: Để vết cắt khô và đem bảo quản

Page 50: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

37

XVC2: Xử lý vết cắt bằng tro bếp

XVC3: Xử lý vết cắt bằng vôi bột

XVC4: Xử lý vết cắt bằng xi măng

Cẩn thận khai thác khóm Nưa, dùng dao sạch đã qua khử trùng bằng cồn và

hơ qua lửa để nguội, cắt củ dài 1,5cm sau đó chấm phía có vết cắt vào tro, vôi hoặc

xin măng, để khô rồi đem bảo quản. Đến mùa đem trồng để đánh giá.

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại,

mỗi công thức lựa chọn 50 củ, đồng đều, không bị sâu bệnh. Các nhân tố không

phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo đảm tính đồng nhất giữa các công thức thí

nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I XVC2 XVC1 XVC3 XVC4

II XVC1 XVC2 XVC4 XVC3

III XVC4 XVC2 XVC3 XVC1

b. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng phương pháp bảo quản tới tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ

nhiễm bệnh, tỷ lệ sống của cây Nưa

Thí nghiệm bố trí 5 công thức như sau:

PBQ1: Để ở nền đất nhà kho

PBQ2: Bảo quản lạnh ở điều kiện 100C

PBQ3: Xếp trên giàn giữ củ ở điều kiện môi trường

PBQ4: Vùi trong cát đen

PBQ5: Vùi trong đất

Bảo quản củ giống cây Nưa konjac quyết định rất lớn tới thành công của mùa

vụ, vì củ kém chất lượng và bị nhiễm bệnh sẽ gây chết cây trong quá trình trồng. Vì

vậy, việc bảo quản củ giống là rất quan trọng đối việc phát triển trồng Nưa konjac.

Chúng tôi bố trí 5 thí nghiệm bảo quản củ giống như sau: PBQ1 Củ giống bảo quản

để ở nền đất trong nhà, điều kiện môi trường tự nhiên nơi thực nghiệm. PBQ2 củ

được xếp vào khay, không để chồng lên nhau và để vào kho lạnh ở điều kiện 100C.

PBQ3 sử dụng giàn đan bằng tre, xếp củ không để trồng lên nhau và để trong nhà

kho. PBQ4 sử dụng cát sạch phơi khô, sau đó vùi củ vào độ sâu khoảng 10-15cm,

Page 51: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

38

độ ẩm khoảng 60%, để trong nhà kho tránh mưa nắng. PBQ5 chọn đất, làm sạch

sỏi đá, đập nhỏ, độ ẩm đất 60% sau đó vùi củ vào trong đất sâu khoảng 10-15cm, để

trong nhà kho tránh mưa, nắng.

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại,

mỗi công thức lựa chọn 50 củ, đồng đều, không bị sâu bệnh. Các nhân tố không

phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo đảm tính đồng nhất giữa các công thức thí

nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I PBQ3 PBQ2 PBQ5 PBQ4 PBQ1

II PBQ1 PBQ4 PBQ3 PBQ5 PBQ2

III PBQ5 PBQ1 PBQ2 PBQ3 PBQ4

2.3.6.3. Phương pháp nghiên cứu nhân giống cây Nưa bằng kỹ thuật nuôi

cấy mô tế bào

Thí nghiệm nghiên cứu về nuôi cấy mô tế bào được thực hiện dựa trên các

nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào cây Nưa trên thế giới và ở Việt Nam và theo giáo

trình "Công nghệ sinh học (tập 2)" về nuôi cấy mô tế bào của Vũ Văn Vụ năm 2005

và giáo trình " Sinh lý thực vật ứng dụng" của Vũ Quang Sáng năm 2007. Các thí

nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Số mẫu của mỗi công thức thí

nghiệm phải đủ lớn (≥ 30). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu được

xử lý để thu giá trị trung bình và phân tích Ducan's test bằng phần mềm SPSS 20.0

với mức xác suất có ý nghĩa α=0,05 và phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

Thời điểm thu thập số liệu sau 2 tuần nuôi cấy [77, 78].

Các môi trường thí nghiệm được chỉnh pH = 5,8 sau đó khử trùng ở 120oC

trong thời gian 20 phút. Các mẫu cấy được nuôi ở điều kiện ánh sáng trắng 12

giờ/ngày, cường độ 2.000 lux, nhiệt độ 25-27 oC .

Để thực hiện nghiên cứu đề tài tiến hành 7 thí nghiệm với các bố trí như sau:

1. Ảnh hưởng hóa chất và thời gian khử trùng đến khả năng tạo mẫu sạch

in vitro

Khử trùng mẫu: Đoạn chồi đỉnh dài từ 2-3 cm được lấy từ chồi cây Nưa

konjac, chọn chồi từ củ 2-3 năm tuổi, không thối, sức sống của cây tốt. Đoạn chồi

Page 52: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

39

đỉnh được đựng trong ống phancol, lắc rửa mạnh bằng nước sạch và dung dịch nước

xà phòng để loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt.

Tiếp tục được rửa bằng nước cất vô trùng trong box cấy, lắc mạnh trong

1-2 phút để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt, lặp lại 3 lần. Sau đó tiến hành

rửa bằng cồn 70 % trong 30 giây rồi rửa sạch bằng nước cất vô trùng (rửa 3 lần).

Tiến hành sử dụng hóa chất HgCl2 0,1% với khoảng thời gian khử trùng từ 4-8

phút và NaClO (javel) 60% thời gian khử trùng 6-18 phút, sau đó rửa lại 4-5 lần

bằng nước cất vô trùng, thí nghiệm được bố trí lần lượt với 6 công thức KT1,

KT2, KT3, KT4, KT5, KT6.

Cấy mẫu vào môi trường: Đoạn chồi đỉnh khi xử lý được đưa ra đĩa vô trùng,

dùng giấy thấm vô trùng để thấm khô nước trên bề mặt mẫu, sau đó tách lớp bao

bọc bên ngoài, loại phần mô tổn thương và cắt thành đoạn 1 cm cấy lên môi trường:

MS + 8g/l Agar + 30g/l sucrose ( Murachige and Skoog, 1962).

2. Ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Nưa in

vitro

Trong thí nghiệm này, sử dụng chồi của cây in vitro để cấy vào các loại môi

trường dinh dưỡng cơ bản khác nhau, gồm: Môi trường ½ MS; MS (Murashige and

Skoog medium); WPM (Woody Plant Medium); B5 (Gamborg Medium); N6 (Chu

medium), các loại môi trường này đều được bổ sung 0,5 mg/l BAP + 8 g/l agar + 30 g/l

đường sucrose, nhằm xác định môi trường dinh dưỡng thích hợp cho tái sinh chồi Nưa

konjac in vitro. Thí nghiệm được bố trí lần lượt với 5 công thức MT1, MT2, MT3,

MT4, MT5.

3. Ảnh hưởng nồng độ BAP đến khả năng tái sinh chồi Nưa in vitro

Khi đã tạo được mẫu sạch in vitro, tiến hành cắt chồi của cây in vitro cấy

chuyển sang môi trường tái sinh chồi (môi trường dinh dưỡng tốt nhất ở thí nghiệm

2 có bổ sung BAP với các nồng độ khác nhau). Những nghiên cứu trước đây đã chỉ

ra rằng sử dụng BAP ở nồng độ từ 0,1 – 5 mg/l có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng

bật chồi của mẫu cấy.

Đối với cây Nưa konjac, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng BAP

đến sự tạo thành chồi mới ở dải nồng độ từ 0,5 - 3,5 mg/l. Thí nghiệm được tiến

hành với 7 công thức thí nghiệm, mỗi công thức được tiến hành trên môi trường

dinh dưỡng cơ bản đã xác định được ở thí nghiệm 2, bổ sung 8 g/l agar + 30 g/l

Page 53: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

40

sucrose và chất điều hòa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được

bố trí lần lượt với 7 công thức CT0, CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 .

4. Ảnh hưởng nồng độ BAP và Kinetin đến khả năng tái sinh chồi Nưa in

vitro

Nồng độ BAP tối ưu cho tái sinh chồi in vitro được sử dụng để tiếp tục

nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp giữa BAP và Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi. Công

thức môi trường MS + 8 g/l agar + 30 g/l sucrose + nồng độ BAP thích hợp nhất ở thí

nghiệm 3 và kinetin được bổ sung ở các nồng độ khác nhau từ 0,2 - 1,0 mg/l. Thí

nghiệm được bố trí với 5 công thức CT7, CT8, CT9, CT10, CT11.

5. Ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi Nưa in

vitro

Chồi được tạo ra với số lượng lớn, đủ tiêu chuẩn (đạt kích thước 3-5cm)

được cắt và cấy chuyển sang môi trường tạo rễ là: Công thức môi trường MS (1962)

và ½ MS (các chất khoáng đa lượng và vi lượng giảm ½) + 8 g/l agar + 0,5 mg/l

IBA + 1g/l than hoạt tính và bổ sung sucrose với các hàm lượng khác nhau từ 12-

20g/l. Thí nghiệm được bố trí với 8 công thức CR1, CR2, CR3, CR4, CR5, CR6,

CR7, CR8.

6. Ảnh hưởng nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của chồi Nưa in vitro

Sau khi xác định được môi trường dinh dưỡng thích hợp cho ra rễ của chồi

Nưa konjac in vitro, tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng

IBA đến khả năng ra rễ của chồi. Thí nghiệm được bố trí sử dụng môi trường dinh

dưỡng thích hợp đã xác định được ở thí nghiệm 5, bổ sung IBA với các nồng độ khác

nhau từ 0-1mg/l. Thí nghiệm được bố trí với 6 công thức CIR0, CIR1, CIR2, CIR3,

CIR4, CIR5.

7. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây Nưa in vitro ở vườn ươm

Để xác định ảnh hưởng của thành phần giá thể trồng cây đến tỷ lệ sống và

sinh trưởng của cây Nưa konjac in vitro khi đưa ra trồng thử nghiệm ở vườn ươm,

tác giả tiến hành thử nghiệm với 4 công thức GT1, GT2, GT3, GT4 lần lượ là là

100% đất tầng B; 100% cát; 50% đất : 50% cát; 50% đất tầng B : 30% cát : 20 %

trấu hun.

Page 54: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

41

2.3.7. Phương pháp nghiên cứu một số kỹ thuật trồng Nưa

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu trồng Nưa konjac theo

phương pháp bố trí thí nghiệm trong nông nghiệp của Nguyễn Thị Lan và

Phạm Tiến Dũng - Học viện Nông nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội năm

2005 [79].

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần

nhắc lại, mỗi lần nhắc lại trên diện tích 15m2, các chỉ tiêu đo đếm trên 40 cây/CT.

Các nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu được bảo đảm tính đồng nhất giữa các

công thức thí nghiệm.

Củ giống nghiên cứu được lựa chọn là củ giống có độ đồng đều cao về khối

lượng và chất lượng, không bị sứt sát và thối. Các thí nghiệm sau sử dụng những

kết quả tối ưu của thí nghiệm trước để bố trí thí nghiệm. Công thức nền bón phân

trong các thí nghiệm ngoài trừ thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón là

100 kg N + 40 kg P2O5 + 120 kg K2O + 1,5 tấn phân vi sinh /1 ha. Cách bón phân

chia làm 4 thời điểm là: (1) làm đất (bón toàn bộ phân vi sinh + 20 kg N + 5 kg

P2O5 + 20 kg K2O; (2) cây lên chồi (bón 40 kg N + 10 kg P2O5 + 20 kg K2O, (3)

phát triển củ mới (bón 40 kg N + 15 kg P2O5 + 40 kg K2O, (4) giai đoạn củ phát

triển mạnh (bón 20 kg N + 10 kg P2O5 + 30 kg 40 K2O). Mật độ trồng với các thí

nghiệm không nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ là 40000 cây/1ha. Thời vụ trồng

với các thí nghiệm không nghiên cứu thời vụ là 25 tháng 3 đến 30 tháng 3 dương

lịch hàng năm. Độ che sáng được tạo ra bằng lưới đen, với các thí nghiệm không

nghiên cứu độ che sáng thì được trồng với độ che sáng là 60% (Độ che sáng được

xác định bằng máy đo cường độ sáng TigerDirect LMLX101).

2.3.7.1. Nghiên cứu ảnh hưởng khối lượng củ giống tới sinh trưởng phát triển

của cây Nưa

Thí nghiệm bố trí với 3 công thức như sau:

KL1: Củ giống khối lượng 10-15g

KL2: Củ giống khối lượng 70-100g

KL3: Củ giống khối lượng 300-350g

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Page 55: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

42

Sơ đồ thí nghiệm

I KL1 KL3 KL2

II KL3 KL2 KL1

III KL2 KL1 KL3

2.3.7.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che sáng tới sinh trưởng và phát

triển của cây Nưa

Thí nghiệm bố trí với 5 công thức như sau:

TC1: Độ che sáng 0%

TC2: Độ che sáng 20%

TC3: Độ che sáng 40 %

TC4: Độ che sáng 60%

TC5: Độ che sáng 80%

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I TC4 TC2 TC5 TC1 TC3

II TC5 TC3 TC1 TC4 TC2

III TC1 TC4 TC2 TC5 TC3

2.3.7.3. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng và phát triển

của cây Nưa

Thí nghiệm bố trí với 4 công thức như sau:

TV1: Trồng ngày 5/2

TV2: Trồng ngày 5/3

TV3: Trồng ngày 5/ 4

TV4: Trồng ngày 5/5

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Page 56: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

43

Sơ đồ thí nghiệm

I TV2 TV4 TV3 TV1

II TV1 TV3 TV2 TV4

III TV4 TV1 TV2 TV3

2.3.7.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng và

phát triển cây Nưa

Thí nghiệm bố trí với 3 công thức như sau:

MĐ1: Mật độ trồng 50x70cm = 28571 cây/ha

MĐ2: Mật độ trồng 50x50cm = 40000 cây/ha

MĐ3: Mật độ trồng 50x30cm = 66670 cây/ha

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I MĐ2 MĐ1 MĐ3

II MĐ3 MĐ2 MĐ1

III MĐ2 MĐ1 MĐ2

2.3.7.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh trưởng

và phát triển cây Nưa

Thí nghiệm bố trí với 5 công thức như sau:

PB1: Không bón phân

PB2: 80 kg N + 30 kg P2O5 + 100 kg K2O / 1 ha

PB3: 100 kg N + 40 kg P2O5 + 120 kg K2O / 1 ha

PB4: 120 kg N + 50 kg P2O5 + 140 kg K2O / 1 ha

PB5: 140 kg N + 60 kg P2O5 + 160 kg K2O / 1 ha

Phân bón được tính ra theo phân Ure ( 46 % N), phân lân (15% P2O5) và

phân Kali (50% K2O). Các thí nghiệm sau sử dụng những kết quả tối ưu của thí

nghiệm trước để bố trí thí nghiệm.

Page 57: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

44

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I PB2 PB4 PB5 PB1 PB3

II PB5 PB1 PB2 PB3 PB4

III PB4 PB5 PB3 PB1 PB2

2.3.7.6. Nghiên cứu tích lũy glucomannan trong củ Nưa trong các giai đọan

sinh trưởng phát triển

Thí nghiệm bố trí với 5 thời điểm phân tích hàm lượng glucomannan như sau:

TL1: Hàm lượng glucomannan khi bảo quản

TL2: Hàm lượng glucomannan khi nảy chồi

TL3: Hàm lượng glucomannan khi lá phát triển cực đại

TL4: Hàm lượng glucomannan khi 2/3 lá chuyển sang màu vàng

TL5: Hàm lượng glucomannan khi lá cây lụi sau 1 tháng

Đối với công thức TL1 do phân tích được thực hiện trước khi trồng trong thời

gian bảo quản nên không tiến hành trồng thực nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí

như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

I TL5 TL2 TL3 TL4

II TL2 TL4 TL5 TL3

III TL3 TL5 TL4 TL2

2.3.7.7. Trồng thử nghiệm cây Nưa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt

Nam

Từ kết quả nghiên cứu trồng loài Nưa konjac năm 2014, 2015, năm 2016 đề

tài đã chọn trồng thử nghiệm ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; xã Quyết

Page 58: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

45

Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình;

Trồng trong bao tải dưới tán vải tại Tiểu khu 10, thành phố Hòa Bình. Các kỹ thuật

trồng về thời vụ, phân bón, mật độ, v.v. được áp dụng từ kết quả thí nghiệm nghiên

cứu biện pháp kỹ thuật trồng Nưa konjac vào năm 2014 và 2015. Hiệu quả của việc

trồng Nưa konjac và biện pháp kỹ thuật mới thể hiện qua kết quả mô hình trồng

thực nghiệm. Diện tích mỗi ô thử nghiệm từ 50-100 m2, tổng diện tích trồng ở cả hai

địa phương là 600m2. Đánh giá năng suất, hàm lượng glucomannan và tính khả thi

phát triển trồng. Mô hình trồng được bố trí với 6 mô hình như sau:

MH1: Trồng xen Ngô tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

MH2: Trồng dưới tán Mận xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

MH3: Trồng xen Ngô tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

MH4: Trồng dưới tán rừng tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

MH5: Trồng trong bao tải dưới tán vải tại xã Tiểu khu 10, thành phố Hòa Bình

MH6: Trồng dưới tán rừng tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

2.3.8. Chỉ tiêu theo dõi số liệu và phương pháp xác định

2.3.8.1. Theo dõi nhân giống hữu tính bằng hạt

- Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) ( Số hạt nảy mầm/ số hạt gieo ươm), tỷ lệ cây sống

(%) (số cây sống sau 1 tháng nảy mầm/số cây nảy mầm).

- Chiều cao lá (cm) (từ gốc là đến điểm lá xẻ thùy lớn).

- Tỷ lệ sâu bệnh hại xác định bằng mắt thường, chụp ảnh và hỏi ý kiến

chuyên gia.

2.3.8.2. Theo dõi nhân giống bằng củ con

- Chiều cao (cm), đường kính (cm), khối lượng (g) củ Nưa.

- Tỷ lệ củ nảy chồi (%) ( Số hạt củ nảy chồi/ số củ trồng), tỷ lệ cây sống (%)

(số cây sống sau 1 tháng củ nảy chồi /số củ nảy chồi).

- Chiều cao lá (cm) (từ gốc là đến điểm lá xẻ thùy lớn).

- Tỷ lệ sâu bệnh hại xác định bằng mắt thường, chụp ảnh và hỏi ý kiến

chuyên gia.

2.3.8.3. Theo dõi nhân giống nuôi cấy mô tế bào thực vật

+ Thí nghiệm nghiên cứu tạo mẫu sạch in vitro:

Tỉ lệ mẫu sạch = Tổng số mẫu sạch

x100 (%) Tổng số mẫu cấy

Page 59: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

46

Tỉ lệ mẫu nảy mầm = Tổng số mẫu nảy mầm

x100 (%) Tổng số mẫu cấy

+ Thí nghiệm nghiên cứu nhân nhanh chồi:

Hệ số nhân chồi = Tổng số mẫu mới tạo thành

(Lần) Tổng số mẫu ban đầu

Chiều cao trung bình chồi = Tổng chiều cao các chồi

(cm) Tổng số chồi

+ Thí nghiệm nghiên cứu khả năng ra rễ của chồi:

Số rễ trung bình = Tổng số rễ

(rễ) Tổng số chồi cấy ban đầu

Chiều dài TB của rễ = Tổng chiều dài các rễ

(cm) Tổng số rễ

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến tỷ lệ sống của cây Nưa invitro

Tỉ lệ cây sống = Số cây sống

x100 (%) Tổng số cây trồng

Số mẫu cho mỗi thí nghiệm ≥ 30 mẫu, Thời điểm thu thập số liệu sau 2 tuần nuôi

cấy.

2.3.8.4. Theo dõi về nghiên cứu trồng

(1)- Chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của cây Nƣa

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 1/2 bộ lá trên

cây chuyển sang màu vàng.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ giao điểm rễ với thân đến điểm sinh trưởng

của lá cao nhất. Chọn ngẫu nhiên 40 cây, 15 ngày đo chiều cao cây một lần, tiến

hành đo từ mặt đất đến điểm mút của lá trên cùng, bắt đầu đo khi cây mọc được

15 ngày

- Kích thước lá: Sau khi lá thành thục tiến hành đo chiều dài lá và chiều rộng

lá. Tiến hành theo dõi trên 40 cây đánh dấu.

Page 60: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

47

- Số củ /gốc: Đếm số củ con/gốc sau khi thu hoạch trên 40 cây theo dõi.

- Khối lượng củ cái: Cân 40 củ/ô, tính trung bình.

- Khối lượng củ con: Cân 40 củ/ô, tính trung bình.

- Kích thước củ cái: Sau khi thu hoạch tiến hành lấy 40 củ cái (của 40 cây

theo dõi) đo đường kính và chiều cao củ.

- Kích thước củ con: Sau khi thu hoạch, tách số củ con trên 40 cây theo

dõi, trộn đều và lấy ngẫu nhiên 30 củ để đo đường kính và chiều cao củ.

- Năng suất lý thuyết: Năng suất cá thể x mật độ x 1000m2

- Năng suất thực thu : Thu toàn bộ ô thí nghiệm, cân và tính quy đổi ra tạ/ha.

2.3.8.5. Theo dõi về sâu bệnh hại

Chuẩn đoán sâu bệnh hại theo hướng dẫn của Cẩm nang chuẩn đoán bệnh

cây ở Việt Nam, tác giả Lester W. Burgess, Timothy E. Knight, Len Tesoriero, Phan

Thúy Hiền, xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

(ACIAR), năm 2009. Đánh giá sâu bệnh hại xác định bằng mắt thường, chụp ảnh và

hỏi ý kiến chuyên gia [80].

2.3.9. Xử lý số liệu

Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu (tính số trung bình, phân

tích Anova và phân tích tương quan,..v.v.) thu theo dõi được tổng hợp và xử lý

bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0, phân tích trong nông nghiệp

IRRISTAT 5.0 và phần mềm Excel 2010.

Page 61: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

48

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài, phân bố và tri thức bản địa về các loài Nƣa củ có

glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt Nam

3.1.1. Thành phần loài

3.1.1.1. Thành phần loài

Kết quả điều tra thực địa và thu thập mẫu giám định các loài Nưa ở 14 tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả tìm thấy 8 loài Nưa bao gồm các loài sau:

Amorphophallus konjac K. Koch, Amorphophallus corrugatus N. E. Br.,

Amorphophallus krausei Engl. & Gehrm, Amorphophallus yunnanensis Engl. &

Gehrm, Amorphophallus yuloensis H. Li, Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.)

Nicolson, Amorphophallus hayi Hett. __

N-a hay, Amorphophallus coaetaneus S. Y.

Liu & S. J. Wei. Trong số 8 loài Nưa này, qua kết quả phân tích hàm lượng

glucomannan theo phương pháp so màu của Melinda Chua và cộng sự (2012), với

thuốc thử là 3,5-dinitro salicylic acid ở bước sóng 550nm thì có 6 loài củ có chứa

glucomannan. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Thành phần các loài Nưa củ có glucomannan ở miền núi phía Bắc

Việt Nam

STT Tên phổ thông Tên khoa học

Hàm lƣợng

glucomannan

trong bột

Nƣa khô (%)

1 Nưa konjac Amorphophallus konjac K. Koch 44,97

2 Nưa đầu nhăn Amorphophallus corrugatus N. E. Br. 28,6

3 Nưa krausei Amorphophallus krausei Engl. & Gehrm. 29,2

4 Nưa vân nam Amorphophallus yunnanensis Engl. & Gehrm. 25,97

5 Nưa yuloensis Amorphophallus yuloensis H. Li 30,07

6 Nưa chuông Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson 6,53

Từ kết quả tổng hợp trong bảng 3.1 cho thấy, loài Nưa củ có glucomannan

khá đa dạng về thành phần loài với 6 loài trong số 8 loài tìm thấy ở miền núi phía

Bắc và trong số 25 loài Nưa có ở Việt Nam. Sự đa dạng này do sự đa dạng về địa

hình cũng như các điều kiện sinh thái, với đặc điểm nhiều rừng núi, nhiệt độ trung

bình nhiều nơi khoảng 20-250C, có 4 mùa đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Page 62: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

49

Trong số 6 loài nưa có glucomannan thì loài Nưa konjac có hàm lượng

glucomannan cao nhất, với hàm lượng glucomannan trong bột Nưa khô là

44,97%. Như vậy, hàm lượng glucomannan của loài Nưa konjac ở Việt Nam là

cao gần tương đương với các giống Nưa konjac có hàm lượng glucomannan cao

đang trồng sản xuất ở Trung Quốc (hàm lượng glucomannan đạt 45-55% trọng

lượng khô) [27].

Kết quả điều tra thực địa đã phát hiện loài Nưa yuloensis, đây là lần đầu tiên

được tìm thấy ở Việt Nam. Với phát hiện này, đã ghi nhận loài Nưa yuloensis là loài

bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Hàm lượng glucomannan của Nưa yuloensis là

30,7%. Đây là loài Nưa có hàm lượng glucomannan cao thứ 2 trong 6 loài được tìm

thấy ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Ngoài ra, còn 4 loài Nưa còn lại là Nưa đầu nhăn, Nưa krausei, Nưa vân

nam, Nưa chuông thì hàm lượng của 3 loài Nưa đầu nhăn, Nưa krausei, Nưa vân

nam gần tương đương nhau, lần lượt là 28,6%; 29,2%; 25,97% và loài Nưa chuông

có hàm lượng glucomannan thấp nhất (6,53%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng glucomannan không hoàn toàn

tương đồng so với công bố trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến An, 2011 ở loài

Nưa chuông (Amorphophallus paeoniifolius) và Nưa đầu nhăn (Amorphophallus

corrugatus) do hàm lượng glucomannan trong củ Nưa khác nhau khi điều kiện sinh

trưởng của cây khác nhau, vì vậy có thể do địa điểm thu mẫu của Nguyễn Tiến An ở

tỉnh Hải Dương và Thừa Thiên Huế còn tác giả thu mẫu ở các tỉnh miền núi phía

Bắc như Hòa Bình, Lạng Sơn, v.v. Ngoài ra đây là 2 phương pháp khác nhau tác giả

sử dụng phương pháp so màu của Melinda Chua và cộng sự (2012), với thuốc thử là

3,5-dinitro salicylic acid ở bước sóng 550nm để định lượng hàm lượng

glucomannan của các loài Nưa có củ. Đây là phương pháp sinh hóa sử dụng phổ

biến trong định lượng hàm glucomannan hiện nay với độ tin cậy cao. Phương pháp

được nhiều tác giả sử dụng từ năm 2012 như Kanvin Chan, Liu, P. Y., Zhang, S. L.,

Zhu, G. H., Chen, Y., Ouyang, H. X., & Han, v.v.để định lượng còn của Nguyễn

Tiến An sử dụng phương pháp tách chiết bằng etanol, vì phương pháp khác nhau

vậy nên kết quả của hai phương pháp này khác nhau.

Page 63: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

50

Như vậy để phát triển trồng loài Nưa với định hướng sản xuất củ có

glucomannan cao nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất thực phẩm và thực phẩm chức

năng thì 5 loài Nưa konjac, Nưa đầu nhăn, Nưa krausei, Nưa vân nam, Nưa

yuloensis đều có triển vọng phát triển nếu như chúng có khả năng sinh trưởng

tốt, nhân giống nhanh và phù hợp với điều kiện sinh thái ở miền núi phía Bắc

Việt Nam.

A: Dải thân củ và củ con cây Nưa konjac

ở huyện Đồng Văn,

tỉnh Hà Giang

B: Nưa konjac ở Bát Xát,

tỉnh Lào cai

C: Nưa đầu nhăn ở Lạc Sơn,

tỉnh Hòa Bình

D: Nưa Krausei ở Nguyên Bình,

Tỉnh Cao Bằng

Page 64: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

51

E: Nưa chuông ở Ngọc Sơn, tỉnh

Hòa Bình

F: Nưa yuloensis ở Thuận Châu,

tỉnh Sơn La

G: Nưa vân nam ở Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Hình 3.1. Hình ảnh nghiên cứu đánh giá thành phần loài Nưa củ có glucomannan ở

miền núi phía Bắc Việt Nam

3.1.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Nưa củ có glucomannan ở miền núi

phía Bắc Việt Nam

1. Nưa konjac – Amorphophallus konjac K. Koch

Tên đồng nghĩa: Amorphophallus rivieri Durieu ex Carriete 1869; A. mairei

H. Lev. 1914.

C©y th¶o th©n cñ, cao tíi 1,5 m. Lá đơn độc; phiến lá 3 thùy lớn, mỗi thùy

dài tới 50 cm, xẻ thùy lưỡng phân thành nhiều thùy nhỏ, thùy nhỏ hình bầu dục

thuôn, dài 2 - 8 cm, đỉnh nhọn mũi tới có mũi nhọn, nhọn ở gốc, mép gốc ngoài

Page 65: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

52

men xuống cuống; cuống lá dài 40 - 80 cm, đường kính 3 - 5 cm ở gốc, nhẵn, màu

xanh lục, đốm nâu và trắng. Bông mo đơn độc; mo dài 20 - 30 cm, ống mo dài 6-8

cm, rộng 3 cm, màu xanh nhạt, xanh đậm, mép mầu tía; phiến mo dài 15 - 20 cm,

rộng 15 cm, nhiều khi giống hình trái tim hay tròn, nhọn mũi, gợn song ở mép,

màu đỏ tối ở bên trong. Bông nạc dài hơn mo 2 lần; phần cái hình trụ, dài 6 cm,

rộng 3 cm, mầu tía, phần đực thuôn dài, dài 8 cm, đường kính 2 cm; phần phụ

hình nón thuôn, dài 20 - 25 cm, gốc phình lên; nhị dài 2 mm; bầu dài 5 mm bao

gồm cả vòi; núm nhụy 3 thùy.

Củ hình cầu hay hình đầu, hơi dẹp, đường kính khoảng 7,5-12 cm.

A1: Hoa B1: Lá

C1: Củ và dải thân củ D1: Bông quả

Hình 3.2. Hình ảnh Nưa konjac

Page 66: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

53

2. Nưa chuông – Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson

Cây thảo, có củ nằm dưới đất, cao tới 2 m. Củ, hình cầu, dẹp, đỉnh thường

lõm xuống, đường kính 20 - 30 cm hoặc hơn, mặt ngoài màu nâu đậm, sẹo rễ rõ, có

chồi mầm dạng thân rễ dài tới 10 cm, nặng tới 7 kg. Cây thường chỉ có một lá, hiếm

khi có 2 lá cùng với nhau; phiến lá có đường kính rộng 50 - 300 cm, xẻ 3 thuỳ, thuỳ

xẻ lông chim 2-3 lần; thuỳ nhỏ hình bầu dục tới mác, dài 3 - 12 cm, rộng 3 - 4(5)

cm, gốc men theo cuống, đỉnh có mũi nhọn đột ngột, xanh vừa tới xanh hơi đậm;

gân bên hình lông chim ở các thuỳ lá nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá mập, kích thước

dài 40 - 150 cm, đường kính 1-10 cm, xanh nhạt tới đậm, đốm hay chấm xanh đậm,

bề mặt sần sùi với nhiều mụn cơm dạng gai mềm, thường nhớt và ngứa khi bị xây

sát. Bông mo lớn, cuống dài 3-20 cm, đường kính 1-8 cm, xanh nhạt tới đậm, có khi

hơi nâu, thường nhẵn hơn cuống lá; mo hình chuông, mở ra rộng, dài 40 - 60 cm,

đường kính 30 - 60 cm, mầu nâu đậm tới hơi nâu đỏ khi mới mở, sau nâu đậm; phần

ống ngắn, màu xanh nhạt, đốm sáng ở ngoài, màu đỏ nâu ở trong; phần phiến mở

hết khi hoa thụ phấn, màu nâu đỏ. Bông nạc dài tới 70 cm; phần cái hình trụ, dài 15

- 17 cm, đường kính 6 - 7 cm; phần đực hình nón ngược, dài 8 - 12 cm, đường kính

khoảng 4 cm ở gốc, 7 - 8 cm ở đỉnh; phần phụ hình nón, dài 20 - 22 cm, lồi lõm,

màu nâu đậm. Bầu hình cầu dẹp, rộng tới 4 mm; núm nhuỵ 3 thuỳ, rộng bằng hoặc

hơn bầu, màu vàng nhạt; vòi nhụy dài 1 - 2 mm, màu hồng. Quả mọng, chín mầu

vàng sau đỏ vàng, có 1 hạt.

A2: Lá B2: Cuống lá

Page 67: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

54

C2: Củ và Hoa D2: Bông quả

Hình 3.3. Hình ảnh Nưa chuông

3. Nưa đầu nhăn – Amorphophallus corrugatus N.E. Br.

C©y th©n cñ, rông l¸ theo mïa. Cây chỉ có một lá; phiến lá rộng 10 - 150 cm,

xẻ 3 thùy lớn, mỗi thùy lớn lại xẻ lông chim 1-3 lần thành các phiến nhỏ, hình

mác; cuống lá hình trụ mảnh, dài 10 - 95 cm, đường kính 2 cm ở gốc, màu trắng

xỉn hoặc xanh nhạt với nhiều vệt nâu nhạt hay xám. Bông mo đơn độc; cuống

bông mo hình trụ, dài 30-70 cm, đường kính 0,8 - 2 cm ở gốc, màu sắc như

cuống lá; mo hình trứng hoặc bầu dục, dài 7 - 26 cm, rộng 4 - 16 cm, đỉnh nhọn

hoặc tù, gốc cuộn lại ngắn, màu xanh lục nhạt, có đốm nâu nhạt ở ngoài, mặt

trong màu nâu đỏ ở gốc, đốm đỏ tía ở trên, mép đỏ tía. Bông nạc ngắn hơn mo

nhiều, có cuống; cuống bông nạc dài 4 - 11 cm; phần cái hình trụ, dài 5 - 12 mm,

hoa xếp dày đặc hoặc thưa thớt; phần đực hình trụ tới hình trứng ngược, kích

thước 1,5 - 3 x 1,5 - 2,5 cm; phần phụ hình trụ tới hơi hình nón, đỉnh cụt hay tù,

gốc hơi túm lại tạo thành khe hoặc không, kích thước 2 - 5 x 1,5 - 3 cm, bề mặt

gấp nếp sâu hay nông, dạng não. Nhị không họp thành các hoa đực, xếp xít nhau,

không cuống, mặt cắt hình chữ nhật; bao phấn mở bằng khe ở đỉnh; trung đới

khá rõ, rộng. Bầu hình cầu, đường kính 2 mm, 1 ô, 1 noãn; vòi nhuỵ hình nón,

dài tới 2 mm; núm nhuỵ dạng chấm. Cây thân củ, rụng lá theo mùa. Củ hình cầu,

màu nâu đậm ở ngoài, kích thước 6-7 x 8 cm, có chồi dạng thân rễ.

Page 68: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

55

A3: Hoa B3: Lá và củ

Hình 3.4. Hình ảnh Nưa đầu nhăn

4. Nưa krausei – Amorphophallus krausei N.E. Br.

Cây thân củ, cao tới gần 1 m.. Lá có phiến rộng khoảng 60 - 70 cm, xẻ 3

thuỳ, các thuỳ xẻ lông chim 1 - 2 lần thành nhiều thuỳ nhỏ, thuỳ nhỏ hình ở dạng

chung hình bầu dục, dài 7 - 15 cm, đỉnh có mũi nhọn đột ngột, gốc lá 1 bên tù đến

tròn, cụt, bên kia men theo cuống tạo thành cánh hẹp đến khá rộng, mầu xanh lục

vừa phải; cuống lá dài 60 - 70 cm, đường kính 2 - 3,5 cm ở gốc, màu vàng-xanh

xỉn, có các vân xanh đậm theo chiều ngang. Cuống bông mo dài 40 cm, đường

kính 5 - 7 mm, có lông tơ ngắn; mo hình trứng thuôn, dài 16,5 cm, rộng 5 cm ở

gốc, màu xanh nhạt, đỉnh nhọn, gốc tròn, mặt trong nâu nhạt và có nhiều mụn cơm

nhỏ. Bông nạc không cuống, dài 14 cm; phần cái hình trụ, kích thước 2,2 x 0,7

cm, bầu dầy đặc; phần hoa bất thụ hình trụ, kích thước 7 x 5 mm; phần đực hình

nón ngược, dài 6,4 cm, đường kính 8 mm ở gốc, 12 mm ở đỉnh; phần phụ hình nón

dài 5 - 15 cm, màu kem, đỉnh nhọn đột ngột, gốc hơi hẹp lại, có vài hoa bất thụ.

Bầu hình cầu, rộng 1 mm; vòi nhuỵ rõ, ngắn, khoảng 5 mm; núm nhuỵ hình tròn,

rộng 0,5 mm. Hoa trung tính hình thoi, kích thước 3 x 0,7 mm. Nhị nhóm 2, rời

nhau, hình nón, kích thước 1 x 1 mm ở gốc, đỉnh hẹp hơn, chỉ nhị dài 1 mm; bao

phấn hình bầu dục, kích thước 0,8 x 0,3 mm, lưng dính toàn bộ vào chỉ nhị, vỏ

ngoài gấp nếp, mở bằng lỗ ở đỉnh; trung đới rộng, gần bằng 2 lần chiều rộng bao

phấn. Củ hình đầu hay thuôn dài 20 - 25 cm, đường kính 4 - 5 cm.

Page 69: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

56

A4: Hoa B4: Lá và củ

Hình 3.5. Hình ảnh Nưa krausei

5. Nưa vân nam – Amorphophallus yunnanensis Engl. & Gehrm.

Cây thân củ, cao 70 - 80 cm. Lá đơn độc; phiến lá rộng tới 140 cm, xẻ 3

thuỳ, thuỳ xẻ lông chim 2 - 3 lần; cuống lá hình trụ, hơi thuôn, dài 50 - 80 cm,

đường kính 0,5 - 2,5 cm, nhẵn, nâu bóng, có nhiều đốm màu trắng hình thoi dọc

theo cuống. Bông mo đơn độc; cuống dài 13 - 60 x 1 - 2 cm ở gốc, màu như cuống

lá; mo thẳng, hình trứng rộng, dài 9 - 29 cm, rộng 4 - 15 cm ở gốc, lõm ở giữa.

Bông nạcngắn hơn mo, dài 3 - 15 cm, có cuống dài 0,5 - 2,5 cm; phần cái hình trụ,

hơi hình nón, kích thước 0,8 - 3,0 x 0,5 - 2 cm, hoa nhiều nhưng hơi thưa ở gốc;

phần đực hình nón, hiếm khi nón ngược, kích thước 1 - 4 x 0,6 - 3,5 cm, hoa

nhiều; phần phụ hình nón, mập, dài 3 - 8 x 1,5 - 5 cm, lõm xuống rộng, gốc cụt,

thường có ít hoa trung tính, đỉnh tù, mặt nhẵn hoặc có mụn cơm. Nhị họp thành

nhóm 3 - 5; chỉ nhị dài 0,5 - 2,0 mm, dính nhau từ gốc tới 2/3 chiều dài, bao phấn

dài 1,5 - 3,0 x 1 - 2 mm. Bầu gần hình cầu, dẹp, kích thước 2 - 2,5 x 0,2 - 0,4 cm,

màu lục tới lục nhạt, 2 ô, 1 noãn trong mỗi ô; vòi nhuỵ hình nón, mảnh, dài bằng

bầu, thẳng hoặc cong, gốc dầy lên; núm nhuỵ có cuống, đa dạng, thường rộng hơn

vòi, hình đĩa tới hình bán cầu, rộng 0,6 – 1,2 mm. Quả mọng 1 - 2 hạt, lúc đầu

màu xanh, dần dần trở thành xanh tím và cuối cùng tím khi chín. Thân củ lớn,

hình cầu dẹp, kích thước 13 x 9 cm.

Page 70: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

57

A5: Lá và củ B5: Hoa

Hình 3.6. Hình ảnh Nưa vân nam

6. Nưa yuloensis - Amorphophallus yuloensis H. Li, J. Wuhan Bot.

Cây thân củ. Lá đơn độc; cuống lá xanh hơi xanh nhạt hoặc xanh hơi đen,

hoặc xanh vừa, dài 10-75 cm, đường kính 0,5-2 cm; phiến lá xanh nhạt tới xanh

vừa, đường kính 10-100 cm; sống lá có cánh từ nơi phân nhánh, đỉnh cuống hoặc tại

điểm phân nhánh thường có u lồi dạng truyền thể màu nâu, các truyền thể này sẽ

mọc thành cây mới sau khi tách khỏi cây; thùy lá hình bầu dục tới bầu dục thuôn,

kích thức 2-25 x 2-10 cm, đỉnh nhọn, tạo thành mũi. Cụm hoa bông mo đơn độc;

cuống bông mo màu xanh lục tới xanh lục đậm có sọc hoặc đốm ngắn, dài khoảng

10 cm, đường kính 8 mm, nhẵn. Mo thẳng, ngoài màu xanh nhạt có nhiều chấm

xanh đen, hồng ở giữa, có các chấm đen hoặc màu kem xỉn thưa thớt, gốc mặt trong

hơi hồng có nhiều mụn cơm, hình trứng rộng, dài khoảng 10-12 cm, rộng khoảng 10

cm, mép hơi cuộn lại, đỉnh tù; mở toàn bộ khi hoa thụ phấn. Bông nạc không cuống,

ngắn hơn mo, dài khoảng 8-9 cm; phần cái ở gốc bông nạc, hình trụ, dài 1-2 cm,

đường kính 1-1,3 cm, hoa xếp dày, phần đực hơi hình thoi, dài 1,5-4 cm, đường

kính tới 1,5 cm, hoa gồm 2-4 nhị xếp với nhau; phần phụ hình nón mập, dài 3-4 cm,

đường kính 1,8 cm, nhẵn, đỉnh tù. Bầu hình cầu dẹp, cao 2-2,5 mm, đường kính 4

mm, mầu xanh lục nhạt, 2 ô, mỗi ô 1 noãn đính gốc; vòi nhụy trắng ngà, ngắn

nhưng rõ, dài gần 1 mm, rộng hơn 1 mm; núm nhụy hình đĩa, màu vàng xỉn, đường

kính 2,5 mm, lõm ở giữa. Nhị dài khoảng 2 mm; chỉ nhị dài 0,8 mm; bao phấn màu

trắng ngà, cụt, kích thước 1 x 2 mm, đính gốc, mở bằng lỗ ở đỉnh. Quả mọng, màu

Page 71: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

58

xanh tím. Củ gần hình cầu hay nửa hình cầu, đường kính tới 12 cm, đỉnh dẹp hoặc

lõm xuống, mép ngoài đôi khi có khe lõm nông, mặt dưới tròn hay hơi lồi, bề mặt

mầu nâu đậm, trong màu vàng nhạt hay đậm.

A6: Củ và Hoa B6: Củ và quả

C6: Hoa D6: Lá

Hình 3.7. Hình ảnh Nưa yuloensis

3.1.1.3. Khóa định loại 6 loài Nưa củ có glucomannan tìm thấy ở miền núi

phía Bắc Việt Nam

Từ đặc điểm hình thái mô tả 6 loài Nưa củ có glucomannan bao gồm: A.

konjac K. Koch, A. corrugatus N. E. Br., A. krausei Engl. & Gehrm, A.

yunnanensis Engl. & Gehrm, A. yuloensis H. Li, A. paeoniifolius (Dennst.)

Nicolson. Luận án xây dựng khóa định loại như sau:

Page 72: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

59

Khoá định loại 6 loài Amorphophallus củ có chứa glucomannan ở miền núi phía Bắc

Việt Nam

1A. Bông mo có cuống ngắn hơn mo hoặc bằng mo.

2A Bông mo lớn; phần phụ màu nâu đỏ. ................. 1.Amorphophallus paeoniifolius

2B Bông mo nhỏ; phần phụ màu vàng nhạt................2.Amorphophallus yuloensis

1B. Bông mo có cuống dài hơn mo.

3A. Mo ngắn hơn bông mo, phần ống và phiến phân biệt....3.Amorphophallus

konjac

3B. Mo dài hơn bông mo, ống và phiến không phân biệt rõ.

4A. Bông nạc không có cuống...........................................4. Amorphophallus

krausei

4B. Bông nạc có cuống.

5A. Phần phụ nhăn nheo...............................................5. Amorphophallus

corrugatus

5B. Phần phụ nhẵn.....................................................6. Amorphophallus

yunnanensis

3.1.2. Đặc điểm phân bố

3.1.2.1. Đặc điểm phân bố các loài Nưa củ có glucomannan theo độ cao

Kết quả điều tra phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo độ cao ở

miền núi phía Bắc Việt Nam được thể hiện trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo độ cao ở miền núi phía

Bắc Việt Nam

STT Tên loài Độ cao so với mực nƣớc biển (m)

1 Nưa konjac 800-1600

2 Nưa đầu nhăn 400-1000

3 Nưa krausei 600-1000

4 Nưa vân nam 400-800

5 Nưa yuloensis 800-1000

6 Nưa chuông 0-300

Độ cao khác nhau so với mực nước biển sẽ có các vùng khí hậu khác nhau.

Các vùng có độ cao càng lớn thì nhiệt độ càng giảm, điều này tạo ra sự đa dạng về

Page 73: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

60

thành phần loài và phân bố các loài thực vật. Ở miền núi phía Bắc Việt Nam thì ta

thấy các loài này phân bố rộng từ đai cao dưới 700m và đến đai cao trên 700m. Do

có những khác biệt về khí hậu, địa hình, độ cao, v.v. nên đặc trưng của hệ thực vật

đai trên 700m và đai dưới 700m cũng có sự khác biệt, trong đó có loài Nưa củ có

glucomannan.

Từ kết quả thu được trong quá trình điều tra thực địa cho thấy, các loài Nưa

củ có hàm lượng gluomannan cao đều phân bố ở các vùng có độ cao lớn hơn so với

loài củ có hàm lượng glucomannan thấp. 5 loài phân bố rộng theo đai cao từ 400-

1600m. Cụ thể, loài Nưa konjac phân bố ở độ cao 800-1600m, loài Nưa yuloensis ở

độ cao 800-1000m, loài Nưa krausei ở độ cao 600-1000m, loài Nưa Vân Nam sống

ở độ cao 400-800m, loài Nưa đầu nhăn sống ở độ cao 400-1000m, với loài Nưa

chuông phân bố ở độ cao thấp nhất từ 0-300m so với mực nước biển. Như vậy, có

thể thấy ở các độ cao khác nhau có sự khác biệt về khí hậu, địa hình, sinh thái, v.v.

ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của các loài Nưa củ có glucomannan.

3.1.2.2. Phân bố các loài Nưa củ có glucomannan theo sinh cảnh

Kết quả điều tra phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo sinh cảnh ở

miền núi phía Bắc Việt Nam được thể hiện trong bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo sinh cảnh ở miền núi

phía Bắc Việt Nam

STT Tên loài Trạng thái rừng và sinh thái

1 Nưa konjac

Ở trong rừng, ven rừng, rừng rậm, nương rẫy, ven

đường, vườn nhà; mọc trên đất nơi có tán cây

trong rừng, trong vườn nhà dân, khe đất ở núi đá

nơi có bóng che.

2 Nưa đầu nhăn

Ở trong rừng, ven rừng, nương rẫy, ven đường; mọc

trên đất có tán cây trong rừng thưa, sườn đường đi nơi

không có che bóng bởi cây lớn với các cây bụi nhỏ,

trong vườn nhà dân.

3 Nưa krausei Ở trong rừng trung bình, rừng rậm; mọc trên đất có

tán cây trong có độ che phủ lớn thường trên 50-70%.

Page 74: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

61

4 Nưa vân nam

Ở trong rừng, ven rừng, nương rẫy, ven đường,

vườn nhà; mọc trên đất có tán cây trong rừng

thưa, sườn đường đi nơi không có che bóng bởi

cây lớn với các cây bụi nhỏ, trong vườn nhà dân.

5 Nưa yuloensis

Ở trong rừng trung bình, rừng rậm; mọc trên đất

có tán cây trong có độ che phủ lớn thường trên

50-70%.

6 Nưa chuông

Ở trong rừng trung bình, rừng giàu, rừng hỗn giao có

một số cây gỗ như Lim, re hương, … mọc trên đất

dưới tán cây trong rừng thưa hoặc không có bóng

che, sườn đường đi nơi không có che bóng bởi cây

lớn với các cây bụi nhỏ, trong vườn nhà dân.

Các sinh cảnh khác nhau tạo ra các điều kiện khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm,

v.v. Chính các điều kiện này tạo ra sự đa dạng và phân bố các loài thực vật trong đó

có loài Nưa.

Từ kết quả điều tra về phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo sinh

cảnh được tổng hợp qua bảng 3.3 ở trên, chúng ta có thể thấy các loài Nưa phân bố

rộng ở sinh cảnh khác nhau, chúng xuất hiện cả ở trong rừng, ven đường, nương rẫy

và vườn nhà. Các loài Nưa này chủ yếu sống ở nơi dưới tán che, điều kiện khí hậu

mát và đất thoát nước không bị ngập úng. Trong số 6 loài thì loài Nưa konjac sống

ở dưới tán cây trong rừng, ven đường, vườn nhà dân, v.v. với các độ che sáng khác

nhau thường từ 20-70% tùy nhiệt độ từng vùng. 2 loài Nưa yuloensis và Nưa

krausei chỉ tìm thấy ở nơi có tán cây có độ che sáng lớn thường trên 40-70% trong

khu vực rừng trung bình và rừng rậm. Ba loài Nưa chuông, Nưa đầu nhăn và Nưa

vân nam sống dưới tán rừng thưa và đặc biệt đối với loài Nưa chuông phát triển tốt

ở cả những nơi có tán rừng và không có tán rừng che.

3.1.2.3. Phân bố các loài Nưa củ có glucomannan theo hướng phơi

Kết quả điều tra phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo hướng phơi

ở miền núi phía Bắc Việt Nam (bảng 3.4)

Page 75: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

62

Bảng 3.4. Phân bố của 6 loài Nưa củ có glucomannan theo hướng phơi

ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tên loài Hƣớng phơi

1 Nưa konjac Đ-N, Đ-B

2 Nưa đầu nhăn Đ-N, Đ-B, T-N

3 Nưa krausei Đ-B, Đ-N

4 Nưa vân nam Đ-N, Đ-B, T-N

5 Nưa yuloensis Đ-N, Đ-B

6 Nưa chuông Đa dạng theo các hướng

Hướng phơi, như các sườn núi ngược hướng chiếu của ánh sáng mặt trời

thường nhận được lượng ánh sáng lớn, điều này làm cho nhiệt độ của khu vực này

cao. Sườn núi cùng chiều hoặc xoay khác hướng chiếu với ánh sáng mặt trời thường

có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn. Với trường hợp cây

mọc ở các sinh cảnh và độ cao mà tác động ánh sáng có thay đổi nhiều tới nhiệt độ

không khí, nhiệt độ đất sẽ dẫn đến sự phân bố mạnh theo hướng phơi.

Từ kết quả điều tra tổng hợp bảng 3.4 cho thấy Loài Nưa chuông có sự

phân bố theo nhiều hướng phơi, điều này chứng tỏ loài Nưa chuông có thể thích

nghi tốt với sự thay đổi của nhiệt độ và cường độ chiếu sáng mặt trời. 5 loài còn

lại có hướng phơi theo hướng đặc trưng hơn, chủ yếu là các hướng phơi nhận ít

năng lượng ánh sáng mặt trời. Loài Nưa đầu nhăn và Nưa vân nam có hướng phơi

nhiều tiếp theo với 3 hướng Đ-N, Đ-B, T-N, ba hướng phơi này là các hướng nhận

ít ánh sáng mặt trời hơn hướng Đ-B, Đ-N, T-N, T-B. 3 Loài Nưa konjac, Nưa

yuloensis và Nưa krausei hướng phơi theo chỉ 2 hướng Đ-N, Đ-B, đây là 2 hướng

phơi nhận ít ánh sáng mặt trời nhất, vì vậy nhiệt độ trung bình ở các khu vực này

cũng thấp nhất.

Như vậy, đa số các loài Nưa củ có gluocmannan cao đều ưa bóng nên hướng

phơi cũng là một phần ảnh hưởng tới sự phân bố của loài, ở những hướng phơi khác

nhau có sự khác nhau về thành phần loài Nưa củ có glucomannan phân bố.

Page 76: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

63

3.1.3. Sơ đồ phân bố các loài Nƣa củ có glucomannan

Trên cơ sở thông tin về phân bố được ghi nhận trong các tuyến điều tra thực

địa các loài Nưa củ có glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả đã xây

dựng được sơ đồ phân bố các loài Nưa như sau:

3.1.3.1. Sơ đồ phân bố loài Nưa konjac

Hình 3.8. Sơ đồ phân bố loài Nưa konjac ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Bảng 3.5. Tọa độ bắt gặp loài Nưa konjac ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tọa độ điểm phát hiện

1 23009'33.3"N 104

058'66.7"E

2 23024'86.2"N 105

019'00.4"E

3 23025'39.8"N 105

019'03.8"E

4 23024'35.7"N 105

018'98.6"E

5 22055'21.7"N 103

051'01.6"E

6 22053'98.1"N 103

050'94.8"E

Từ Sơ đồ phân bố của loài Nưa konjac, cho thấy ở miền núi phía Bắc Việt

Nam loài phân bố ở Ý Tý, Bát Xát - Lào Cai và Quản Bạ, Phó Bảng-Hà Giang.

Page 77: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

64

Sự bắt gặp loài với tần suất lớn ở trong rừng, ven đường, nương rẫy hay vườn

nhà dân, ở những nơi có tán che. Sự phân bố này có thể do đặc tính sinh thái của

loài phù hợp với những vùng có khí hậu mát, ở độ cao lớn từ 800- 1600m.

3.1.3.2. Sơ đồ phân bố loài Nưa chuông

Hình 3.9. Sơ đồ phân bố loài Nưa chuông ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Bảng 3.6. Tọa độ bắt gặp loài Nưa chuông ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tọa độ điểm phát hiện

1 20048'68.1"N 105

028'10.6"E

2 20058'26.7"N 105

033'51.3"E

3 20056'19.3"N 105

022'25.2"E

4 20055'48.3"N 105

050'10.1"E

5 20057'81.8"N 104

053'32.5"E

6 21021'34.1"N 105

001'48.5"E

7 21026'71.7"N 105

001'48.5"E

8 21058'74.5"N 104

056'64.2"E

9 21048'14.2"N 104

056'00.0"E

10 21050'81.3"N 105

038'46.5"E

11 21055'54.0"N 105

036'13.1"E

Page 78: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

65

12 21051'28.4"N 105

055'85.8"E

13 21054'08.6"N 105

055'10.3"E

14 22023'59.0"N 106

047'75.7"E

15 22026'92.5"N 106

048'04.3"E

16 21036'66.5"N 106

051'53.8"E

Từ Sơ đồ phân bố cho thấy, loài Nưa chuông là loài phân bố phổ biến ở miền

núi phía Bắc Việt Nam. Các tỉnh xuất hiện gồm Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành

phố Hòa Bình), Sơn La (Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc Châu), Phú Thọ (Tân Sơn),

Yên Bái (Văn Chấn), Tuyên Quang (Sơn Dương), Thái Nguyên (Định Hóa), Cao

Bằng (Nguyên Bình, Thạch An), Lạng Sơn ( Tràng Định), Bắc Giang (Lục Ngạn),

Bắc Kạn (Ngân Sơn), Lào Cai (Bát Xát), Điện Biên (Tuần Giáo), Hà Giang (Quản

Bạ). Chúng có phân bố trải rộng trong khu vực với nhiều sinh cảnh và hướng phơi

khác nhau, độ cao 0-300m so với mực nước biển. Điều này cho thấy đặc tính sinh

thái của loài phù hợp với nhiều sinh cảnh khác nhau. Trên tuyến điều tra tần suất bắt

gặp loài lớn.

3.1.3.3. Sơ đồ phân bố loài Nưa đầu nhăn

Hình 3.10. Sơ đồ phân bố loài Nưa đầu nhăn ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Page 79: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

66

Bảng 3.7. Tọa độ bắt gặp loài Nưa đầu nhăn ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tọa độ điểm phát hiện

1 20057'46.4"N 104

053'84.0"E

2 20058'01.0"N 104

052'81.0"E

3 21044'30.9"N 103

051'23.8"E

4 21053'44.9"N 105

034'89.5"E

5 22047'39.2"N 106

037'31.6"E

6 22029'82.3"N 106

045'10.0"E

7 20048'23.9"N 105

045'82.3"E

8 20052'85.2"N 105

020'87.8"E

Từ Sơ đồ phân bố cho thấy, loài Nưa đầu nhăn là loài phân bố ở các tỉnh xuất

hiện gồm Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình), Sơn La (Vân Hồ,

Thuận Châu, Mộc Châu), Phú Thọ (Tân Sơn), Tuyên Quang (Sơn Dương), Lạng

Sơn (Tràng Định). Chúng có phân bố trải rộng trong khu vực với nhiều sinh cảnh và

hướng phơi khác nhau. Điều này cho thấy đặc tính sinh thái của loài phù hợp với

nhiều sinh cảnh khác nhau. Trên tuyến điều tra tần suất gặp loài không lớn, do khả

năng sinh sản của loài hạn chế.

3.1.3.4. Sơ đồ phân bố loài Nưa krausei

Hình 3.11. Sơ đồ phân bố loài Nưa krausei ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Page 80: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

67

Bảng 3.8. Tọa độ bắt gặp loài Nưa krausei ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tọa độ điểm phát hiện

1 20059'10.1N 104

059'10.2"E

2 20058'26.7"N 104

051'98.6"E

3 22051'87.3"N 105

055'86.5"E

4 22050'01.4"N 105

056'87.3"E

Từ Sơ đồ phân bố cho thấy, loài Nưa krausei chỉ phân bố ở các tỉnh Sơn La

(Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc Châu), Cao Bằng (Nguyên Bình, Thạch An). Ở trên

tuyến nghiên cứu tần xuất gặp loài thấp. Chúng có vị trí co cụm ở một số vị trí trong

khu vực điều tra. Điều này có thể do đặc điểm sinh thái của loài chỉ phù hợp với

những sinh cảnh có độ che bóng lớn.

3.1.3.5. Sơ đồ phân bố loài Nưa vân nam

Hình 3.12. Sơ đồ phân bố loài Nưa vân nam ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Page 81: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

68

Bảng 3.9. Tọa độ bắt gặp loài Nưa vân nam ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tọa độ điểm phát hiện

1 20058'86.8N 105

024'99.8"E

2 20049'59.0"N 105

043'90.1"E

3 20057'71.6"N 104

053'86.0"E

4 20058'22.9"N 104

052'24.7"E

5 22048'21.7N 106

038'62.0"E

6 22049'66.6"N 106

034'84.4"E

Loài Nưa vân nam phân bố ở các tỉnh gồm Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành

phố Hòa Bình), Sơn La (Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc Châu), Cao Bằng (Nguyên

Bình, Thạch An), Bắc Kạn (Ngân Sơn). Chúng có phân bố trải rộng trong khu vực

với nhiều sinh cảnh và hướng phơi khác nhau. Trên tuyến điều tra tần xuất gặp loài

không lớn, có thể thấy loài ở trong rừng thưa, rừng bụi, ven đường, sườn đồi hay ở

trên nương.

3.1.3.6. Sơ đồ phân bố loài Nưa yuloensis

Hình 3.13. Sơ đồ phân bố loài Nưa yuloensis ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Page 82: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

69

Bảng 3.10. Tọa độ bắt gặp loài Nưa yuloensis ở miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tọa độ điểm phát hiện

1 21053'25.4"N 103

054'64.6"E

2 21054'40.3"N 103

054'23.0"E

3 21059'57.5"N 103

033'30.4"E

4 21055'06.0"N 103

032'06.8"E

Từ Sơ đồ phân bố cho thấy, loài Nưa yuloensis chỉ phân bố ở các tỉnh Sơn La

(Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc Châu), Điện Biên (Tuần Giáo). Ở trên tuyến nghiên

cứu tần suất gặp loài tương đối lớn. Chúng co cụm ở một số vị trí trong khu vực

điều tra. Điều này có thể do đặc điểm sinh thái của loài chỉ phù hợp với những sinh

cảnh có độ che bóng lớn.

3.1.4. Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng loài Nưa ở một số tỉnh miền

núi phía Bắc Việt Nam

3.1.4.1. Khai thác củ Nưa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Sau quá trình nghiên cứu điều tra về tri thức khai thác và sử dụng củ Nưa

làm thực phẩm ở một số tỉnh Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Cao Bằng,

thấy rằng kỹ thuật khai thác củ Nưa của người dân ở các địa phương khá giống

nhau, rất thô sơ. Quá trình khai thác có thể dùng cuốc, thuổng. Một số nơi như

Đồng Văn (Hà Giang), Y Tý (Lào Cai) người dân có lấy về trồng xen với ngô thì

việc khai thác tiến hành bằng trâu cày. Sau quá trình nghiên cứu, đề tài có các

kết quả về khai thác củ Nưa như sau:

- Thời gian thu hoạch (khai thác) củ Nƣa

Với cây Nưa được trồng, khi cây có lá chuyển màu vàng và gần hết mùa

sinh trưởng là có thể khai thác, khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 hàng

năm. Nếu cây Nưa được khai thác ngoài tự nhiên thì khi cây lên lá được một thời

gian khoảng 3 tháng, người dân đã tiến hành khai thác. Người dân chọn những

ngày có thời tiết khô ráo, có nắng để thu hoạch Nưa. Tránh những ngày mưa,

hoặc mới mưa, đất còn ẩm ướt sẽ làm cho củ Nưa bị ướt, dẫn tới khó bảo quản.

- Dụng cụ

Với quy mô nhỏ, địa hình đi lại khó khăn, người dân khai thác có thể dùng

trâu bò, cày, cuốc cùng với các dụng cụ để chứa như gùi, thúng để vận chuyển.

Page 83: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

70

- K thuật thu hoạch

Với việc khai thác củ trong tự nhiên, củ Nưa thường mọc ở dưới tán rừng,

trên sườn dốc nên sử dụng thuổng, cuốc để đào từng cây một. Chỉ lấy củ to còn củ

nhỏ được người dân vùi lại để sang năm khai thác tiếp.

Đối với cây Nưa trồng xen lẫn với Ngô ở ruộng bằng, người dân dùng cày

bên cạnh hàng Nưa để thu hoạch. Việc dùng cày thu hoạch làm giảm đáng kể việc

làm sứt sẹo củ Nưa so với phương pháp dùng cuốc.

Theo kinh nghiệm của người dân, ngày thu hoạch Nưa phải là ngày không

mưa, khô ráo. Nếu gặp điều kiện bất lợi, việc thu hoạch Nưa chưa cần thực hiện gấp

vì bột Nưa không bị ảnh hưởng gì khi vẫn nằm yên trong đất. Trong quá trình thu

hoạch, cần tránh làm tổn thương củ vì khi củ bị sứt dễ bị thối, các củ bị cắt, hoặc

dập nát trong lúc thu hoạch phải để riêng và cần có biện pháp bảo quản tốt hơn so

với củ không bị tổn thương.

A7: Đào củ Nưa konjac bằng xuổng ở

Phó Bảng, Hà Giang

B7: Củ Nưa konjac đào ở Phó Bảng, Hà

Giang

Hình 3.14. Khai thác củ Nưa konjac tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

3.1.4.2. Bảo quản củ Nưa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

- Bảo quản củ Nƣa

Hiện nay đối với bà con vùng cao, củ Nưa thường bảo quản trong thời

gian ngắn, cách làm như sau: Lúc mới thu Nưa về làm sạch đất để ở nơi thoáng

mát, không ẩm ướt. Khi cuống lá rụng khỏi củ có thể xếp vào giàn thấp cách mặt

đất 20 cm hoặc gầm giường. Tránh để củ Nưa chồng chất thành nhiều lớp, dễ

gây thối củ.

Page 84: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

71

Có hai phương pháp thường được nông dân sử dụng là vùi trong đất ẩm mát

ngay ở trên nương hoặc bảo quản trên giàn thoáng mát. Sau khi khai thác những củ đủ

tiêu chuẩn làm giống, được chọn lựa, rũ sạch đất mang củ giống về nhà, xếp nơi

thoáng, để vài ngày cho Nưa khô vỏ thì để lên giàn che có mái che trong điều kiện ít

ánh sáng. Trong thời gian bảo quản thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những củ bị thối.

- Sơ chế củ Nƣa

Sau khi khai thác được loại bỏ bớt đất và rễ, củ Nưa được rửa sơ bộ để loại

sạch đất cát, chất bẩn và vi sinh vật trên vỏ.

Cắt lát: Khoai nưa có thể gọt vỏ trước khi cắt lát hoặc chỉ cần rửa sạch trước

khi cắt lát, khoai được đem đi cắt lát dày 0,5-1cm, công đoạn này giúp các giai đoạn

sau hiệu quả hơn.

Phơi hay sấy khô: Sau khi củ Nưa được cắt lát, các lát cắt sẽ được đem phơi

hay sấy khô. Các lát cắt sẽ được đem hong khô nơi thoáng gió và có nắng. Chúng

cũng có thể được xâu bằng những sợi dây và căng trong nhà, dưới hiên để hong

khô. Phơi khô bằng cách này thường mất nhiều công hơn vì phải xâu từng lát cắt

nhưng hiệu quả rất cao vì các lát cắt chóng khô và ít bị thối hoặc xuống màu như

đem hong trên sân do nằm chồng chất lên nhau. Một biện pháp khác để làm khô là

sấy trên gác bếp. Sấy trên gác bếp thì lát Nưa cắt chóng khô nhất nhưng lại bị dính

tro bếp hoặc bị khói làm cho lát cắt đổi màu.

Hình 3.15. Củ Nưa konjac được bảo quản trước khi chế biến tại huyện Quản Bạ,

Page 85: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

72

tỉnh Hà Giang

A8: Gọt vỏ củ Nưa konjac B8: Sấy khô trong bếp

Hình 3.16. Hình ảnh chế biến Nưa konjac tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Hình 3.17. Bột được nghiền từ củ Nưa konjac tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

3.1.4.3. Chế biến củ Nưa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

a. Chế biến các món ăn từ củ Nưa

Ở Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; Y Tý, tỉnh Lào Cai; Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng,

bột củ Nưa được người dân chế biến thành các món ăn như đậu phụ, mỳ xào, trộn

cơm. Quá trình chế biển rất đơn giản và thủ công. Từ các lát cắt bột Nưa khô, người

dân tiến hành nghiền thành bột bằng máy hoặc cối xay. Bột sau đó được ngâm nước

và lọc với tro bếp. Sau khi lọc với tro bếp tùy món ăn là làm đậu hay mỳ để tiếp tục

chế biến.

Làm mỳ: sau khi lọc với tro bếp, bột sẽ được nấu lên và cô lại thành các miếng

và để nguội. Sau khi khối bột nguội tiến hành thái ra và xào với thịt và hành khô.

Làm đậu phụ, các bƣớc thực hiện nhƣ sau:

Khuấy bột nưa với nước đun đến khi sôi lăn tăn thì hạ nhỏ lửa để trong 5

phút. Tắt lửa và cho hỗn hợp giấm chanh vào quấy đều. Để hỗn hợp kết tủa trong 3-

Page 86: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

73

5 phút. Sau đó, chắt bỏ hoàn toàn phần nước trong, có màu vàng nhạt đi. Nhanh

chóng đổ phần bột còn lại đang kết tủa vào khuôn, gói vải lại phủ lên trên. Đóng

nắp và dùng vật nặng đè ép xuống để chắt bỏ nước. Chờ khi nguội lấy đậu phụ bột

Nưa ra khỏi khuôn.

Hình 3.18. Món "Mò Gỉ" làm từ bột Nưa konjac chế biến tại huyện Quản Bạ, Hà Giang

3.2. Loài Nƣa củ chứa glucomannan có triển vọng phát triển trồng ở một số

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Từ quá trình điều tra thực địa, nghiên cứu tài liệu về đặc điểm sinh trưởng

phát triển và đánh giá hàm lượng glucomannan của các loài Nưa ở miền núi phía

Bắc Việt Nam, một số đặc điểm cơ bản được tổng hợp trong Bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 6 loài Nưa củ có glucomannan ở

miền núi phía Bắc Việt Nam

STT Tên loài

Thời gian

sinh

trƣởng 1

năm (ngày)

Khối

lƣợng củ

cái 3 năm

tuổi (g)

Số lƣợng

củ con

củ 3 năm

tuổi

Sinh sản

hữu tính

(hạt)

Hàm lƣợng

glucomannan

trong bột

Nƣa khô (%)

1 Nưa konjac 158-175 600-1000 5-7 0 44,97

2 Nưa đầu nhăn 150-160 200-400 0 0 28,6

3 Nưa krausei 153-162 600-800 0 0 29,2

4 Nưa vân nam 145-162 200-300 0 0 25,97

5 Nưa yuloensis 147-158 200-300 0 0 30,07

6 Nưa chuông 154-169 400-600 5-6 0 6,53

Page 87: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

74

Từ kết quả bảng 3.11 cho thấy, loài Nưa konjac có khả năng sinh trưởng và

phát triển tốt nhất, củ sau 3 năm trồng khối lượng củ cái thu được từ 600-1000g, củ

con sinh ra từ củ cái ở tuổi này là 5-7 củ. Thứ 2 là loài Nưa chuông khối lượng củ

mẹ thu được là 400-600g và củ con thu được ở tuổi mẹ của loài này là 5-6 củ con. 4

loài còn lại là Nưa đầu nhăn, Nưa krausei, Nưa vân nam và Nưa yuloensis khối

lượng củ mẹ lần lượt là 200-400g, 600-800g, 200-300g, 200-300g và đều không có

củ con. Tất cả các loài đều chưa có sinh sản hữu tính trong độ tuổi củ này.

Như vậy, có thể loài Nưa có hàm lượng glucomannan cao và triển vọng phát

triển trồng nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và

thực phẩm chức năng góp phần phát triển kinh tế xã hội một số tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam trong số 6 loài tìm thấy là loài Nưa konjac, với củ sau 3 năm trồng

khối lượng củ mẹ thu được từ 600-1000g, củ con sinh ra từ củ cái ở tuổi này là 5-7

củ và hàm lượng glucomannan 44,97%.

3.3. Nghiên cứu nhân giống loài Nƣa konjac ở Việt Nam

3.3.1. Nhân giống hữu tính loài Nưa konjac

3.3.1.1. Ảnh hưởng thời điểm thu hái tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

Tỷ lệ nảy mầm của hạt quyết định thành công của phương pháp nhân giống

hữu tính từ hạt của các loài thực vật nói chung và cây Nưa konjac nói riêng. Thời

điểm thu hái quả Nưa có ảnh hưởng tới chất lượng hạt, độ thuần của hạt từ đó ảnh

hưởng tới tỷ lệ này mầm của hạt. Vì vậy trong nghiên cứu này, việc xác định thời

điểm thu hái quả Nưa để có thể cho tỷ lệ nảy mầm của hạt cao nhất là rất cần thiết

để đạt được hiệu quả nhân giống hữu tính cao nhất. Kết quả nghiên cứu về ảnh

hưởng của thời điểm thu hái quả Nưa tới tỷ lệ nảy mầm của hạt được thể hiện trong

bảng 3.12 dưới đây.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng thời điểm thu hái quả Nưa konjac tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

Công thức Số lƣợng hạt

thí nghiệm

Số hạt nảy

mầm TB

Tỷ lệ (%)

nảy mầm

CTH1: Vỏ quả còn xanh 50 8,67 17,33

CTH2: Vỏ quả chín 50 32,33 64,67

CTH3: Vỏ quả chín nứt 50 24,67 49,33

CV (%) 6,5

LSD0,05 2,82

Page 88: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

75

Từ kết quả bảng 3.12 cho thấy, có sự khác nhau giữa rất rõ giữa tỷ lệ nảy

mầm ở các thời điểm thu hái khác nhau từ khi vỏ quả còn xanh, vỏ quả chín và vỏ

quả chín nứt.

Kết quả thí nghiệm cho thấy ở thời điểm thu hái vỏ quả chín công thức

CTH2 cho tỷ lệ nảy mầm của hạt cao nhất 64,67%; công thức CTH3 vỏ quả chín

nứt, cho tỷ lệ nảy mầm thứ 2 với tỷ lệ nảy mầm là 49,33%; ở công thức CTH1 vỏ

quả còn xanh cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (17,33%).

Thời điểm thu hái quả chín công thức CTH2 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất có

thể là do hạt quả tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển, vì vậy

tạo ra các hạt giống đồng đều hơn, ít hạt lép và chết phôi hơn. Ở công CTH1 khi

vỏ quả còn xanh có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là do ở thời điểm này quả chưa phát

triển hết, chất dinh dưỡng cho hạt chưa tích lũy đầy đủ khiến cho nhiều hạt bị lép,

chất lượng hạt thấp. Đối với công thức CTH3, vỏ quả chín nứt, tỷ lệ nảy mầm thấp

hơn ở thời điểm vỏ quả chín và vỏ quả xanh, điều này có thể là do quả Nưa có lớp

thịt mềm tương đối dày nên khi quả chín nứt ra nên nhiều vi khuẩn gây bệnh xâm

nhập gây nhiễm bệnh và chết phôi, dẫn đến tình trạng hạt có tỷ lệ nảy mầm thấp

hơn công thức CTH1.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt tới tỷ lệ nảy mầm hạt

Quả Nưa konjac sau khi thu hái, được chà nhẹ làm sạch lớp áo thịt và rửa

sạch rồi đem phơi khô đến độ ẩm trong hạt khoảng 15%, sau đó hạt được đưa vào

bảo quản. Phương pháp bảo quản hạt giống ảnh hưởng rất lớn tới sự duy trì chất

lượng hạt giống, từ đó quyết định tỷ lệ nảy mầm của hạt. Trong thí nghiệm này

nghiên cứu ảnh hưởng của hai phương pháp bảo quản là bảo quản lạnh ở điều kiện

50C và bảo quản khô trong điều kiện chum, vại tới tỷ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả

thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.13.

Page 89: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

76

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt tới

tỷ lệ nảy mầm của hạt Nưa konjac

Công thức Số lƣợng hạt

thí nghiệm

Số hạt nảy

mầm TB

Tỷ lệ (%)

nảy mầm

BQ1: Bảo quản lạnh ở 50C 50 33,33 66,67

BQ2: Bảo quản khô bằng chum, vại 50 17 34

CV (%) 5,1

LSD0,05 2,92

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, có sự khác biệt rõ về tỷ lệ nảy mầm hạt Nưa

konjac của hai phương pháp bảo quản lạnh ở 50C (BQ1) và bảo quản khô bằng

chum, vại. Cụ thể, với số hạt nảy mầm ở phương pháp bảo quản lạnh cho số hạt

nảy mầm là 33,33 hạt đạt tỷ lệ 66,67 %, bên cạnh đó với phương pháp bảo quản

khô bằng chum, vại (BQ2) tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 34 % với 17 hạt nảy mầm. Từ số

liệu này có thể thấy với phương pháp bảo quản lạnh ở 50C cho hiệu quả tốt hơn

với phương pháp bảo quản hạt Nưa konjac trong điều kiện chum vại. Nguyên nhân

có thể là do nguồn gốc cây Nưa konjac sống ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, qua

mùa đông lạnh nên hạt bảo quản trong điều kiện chum vại dễ bị tổn thương do độ

ẩm không khí thấp hoặc nhiệt độ quá lạnh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của

phôi hạt.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

Với mỗi loài, thời gian bảo quản hạt giống sẽ khác nhau. Thông thường thời

gian bảo quản càng dài thì chất lượng hạt giống càng kém và tỷ lệ nảy mầm của

hạt cũng kém, do trong quá trình bảo quản phôi vẫn sống, phát triển và nó dần sử

dụng dinh dưỡng trong hạt, cũng như thải ra các chất độc. Đối với mỗi loại hạt

thời gian bảo quản hạt là khác nhau, trong thí nghiệm này nghiên cứu ảnh hưởng

của thời gian bảo quản 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng. Kết quả thí nghiệm được trình

bày trong bảng 3.14.

Page 90: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

77

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt tới

tỷ lệ nảy mầm của hạt Nưa konjac

Công thức Số lƣợng hạt

thí nghiệm

Số hạt

nảy mầm

Tỷ lệ (%)

nảy mầm

TGQ1: Thời gian bảo quản 3 tháng 60 43,67 72,78

TGQ2: Thời gian bảo quản 6 tháng 60 41 68,33

TGQ3: Thời gian bảo quản 9 tháng 60 27 45

C (V%) 6,9

LSD0,05 2,9

Từ bảng 3.14 cho thấy, có sự khác biệt rõ về tỷ lệ nảy mầm với các khoảng

thời gian bảo quản khác nhau, điều này chứng tỏ thời gian bảo quản hạt Nưa

konjac ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt loài cây này. Trong bảng ta thấy, thời

gian bảo quản 3 tháng (TGQ1) cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất 72,78 %; thời gian bảo

quản 6 tháng (TGQ2) tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm xuống còn 68,33%; sau 9 tháng

(TGQ3) bảo quản tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm rất nhanh chỉ còn 45%. Như vậy

thời gian bảo quản càng dài, chất lượng hạt Nưa sẽ càng kém và đặc biệt là sau 6

tháng bảo quản.

3.3.1.4. Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt giống tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

và sinh trưởng phát triển của cây con trong vườn ươm

Hạt Nưa konjac khó nảy mầm trong điều kiên tự nhiên, vì vậy các biện

pháp xử lý hạt có thể giúp hạt Nưa konjac dễ nảy mầm hơn, rút ngắn thời gian

trong vườn ươm dẫn đến rút ngắn thời vụ và tăng hiệu quả nhân giống bằng hạt.

Hạt sau khi thu hái, phơi khô và tiến hành thí nghiệm với các phương pháp khác

nhau. Bảng 3.15 sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ

nảy mầm, tỷ lệ cây sống và sinh trưởng của cây con trong vườn ươm.

Page 91: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

78

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt Nưa konjac tới tỷ lệ nảy mầm

của hạt và sinh trưởng phát triển của cây con trong vườn ươm

Công thức

Số lƣợng

hạt thí

nghiệm

Số hạt

nảy

mầm TB

Tỷ lệ (%)

nảy mầm

Số cây

sống

Tỷ lệ (%)

cây sống

Chiều cao

TB sau 60

ngày (cm)

XLH1 60 16 26,67 14 87,5 8,13

XLH2 60 37 61,67 33 89,18 10,26

XLH3 60 41 68,33 38 92,68 10,37

XLH4 60 33 55 30 90,90 10,3

XLH5 60 25 41,67 22 88 10,15

CV (%) 7,6 7,1 6,7

LSD0,05 4,2 5,9 3,35

Từ kết quả thu được cho thấy, với các phương pháp xử lý hạt giống khác

nhau, có sự ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm, số cây sống và sinh trưởng của cây con.

Cụ thể với biện pháp xử lý hạt giống ở công thức XLH3 cho kết quả tốt nhất với

điều kiện ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C trong 6 giờ, ủ rửa chua rồi đem gieo cho

kết quả với số hạt nảy mầm là 41 hạt, chiếm 68,33% số hạt đem gieo; số cây sống là

38 cây chiếm tỷ lệ 92,68% và chiều cao cây là 10,37cm. Ở công thức XLH1 không

tiến hành xử lý hạt cho số hạt nảy mầm là 16 hạt, chiếm tỷ lệ 26,67%; số cây sống

là 14 và chiều cao cây sau 60 ngày gieo là 8,13cm. Ở các công thức còn lại kết quả

lần lượt là XLH2 (tỷ lệ hạt nảy mầm là 61,67%; số cây sống là 33 cây; chiều cao

cây 10,26cm)

XLH4 (tỷ lệ hạt nảy mầm là 55%; số cây sống là 30 cây;chiều cao cây

10,3cm); công thức XLH5 (tỷ lệ hạt nảy mầm là 41,67%; số cây sống là 22 cây;

chiều cao cây 10,15cm).

Như vậy phương pháp không xử lý cho kết quả kém nhất, các biện pháp tăng

thời gian xử lý hạt lên 9 giờ, giảm thời gian xử lý hạt xuống 3 giờ hoặc không xử lý

hạt chỉ ủ rồi gieo vào cát đều cho kết quả kém hơn so với việc ngâm hạt trong nước

ấm 40-50°C trong 6 giờ, ủ và rửa chua sau đó gieo hạt vào trong cát khi cây có

chiều cao khoảng 5- 10 cm chuyển vào bầu đất cho tỷ lệ nảy mầm, số cây sống và

sinh trưởng của cây trong vườn ươm là tốt nhất.

Page 92: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

79

A9: Quả Nưa konjac B9: Hạt Nưa konjac nảy mầm

C9: Cây ra bầu trong vườn ươm

Hình 3.19. Hình ảnh nhân giống hữu tính cây Nưa konjac

3.3.2. Nhân giống loài Nưa konjac bằng củ

3.3.2.1. Ảnh hưởng phương pháp xử lý vết cắt củ tới tỷ lệ nảy chồi của củ con

Củ Nưa con khi thu hoạch được cắt từ củ cái, sau đó đem bảo quản để tới

vụ gieo được mang đi trồng. Trong quá trình bảo quản, việc giữ bột Nưa không

bị nhiễm bệnh hay bị khô là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng củ

giống khi trồng. Vì vậy, việc xử lý vết cắt củ, để tránh củ bị nhiễm bệnh trong

quá trình bảo quản quyết định rất lớn tới hiệu quả của việc nhân giống bằng củ

con. Trong thí nghiệm trình bày các phương pháp xử lý củ giống khác nhau, kết

quả được trình bày trong bảng 3.16.

Page 93: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

80

Bảng 3.16. Ảnh hưởng phương pháp xử lý vết cắt củ tới tỷ lệ nảy chồi

của củ con

Công thức

Số lƣợng

củ thí

nghiệm

Số củ nảy

chồi TB

Tỷ lệ (%)

nảy chồi

Số củ bị

nhiễm

bệnh TB

Tỷ lệ (%)

củ bị bệnh

Số cây

sống TB

Tỷ lệ (%)

cây sống

XVC1 50 19,33 38,67 30,33 60,67 13,33 26,67

XVC2 50 38,67 77,33 17,67 35,33 29,33 58,67

XVC3 50 29,33 58,67 8,67 17,33 27,67 55,33

XVC4 50 46,67 93,33 8,67 17,33 43,67 87,33

CV (%) 12,2 8,5 9,6

LSD0,05 9,47 2,76 3,75

Từ kết quả thu được, cho thấy có sự ảnh hưởng rất rõ của phương pháp xử lý

vết cắt củ tới tỷ lệ nảy chồi và số cây sống của củ con khi gieo trồng. Với việc

không xử lý vết cắt củ (XVC1), để vết cắt tự khô thì cho tỷ lệ nảy chồi thấp

(38,67%), tỷ lệ củ bị nhiễm rất cao (30,33%) và tỷ lệ cây sống thấp (26,67%) so với

việc sử dụng vôi bột, tro bếp hoặc xi măng xử lý vết cắt củ. Phương pháp xử lý vết

cắt củ bằng tro bếp (XVC2) cho hiệu quả cao hơn so với việc không xử lý vết cắt

củ, phương pháp này cho tỷ lệ nảy chồi (77,33%), tỷ lệ củ bị nhiễm (35,33%) và tỷ

lệ cây sống (58,67%). Phương pháp xử lý vết cắt củ bằng vôi bột (XVC3) cho tỷ lệ

nảy chồi (58,67%), tỷ lệ củ bị nhiễm thấp (17,33%) và tỷ lệ cây sống (55,33%).

Phương pháp xử lý vết cắt củ bằng xi măng (XVC4) cho tỷ lệ nảy chồi (93,33%), tỷ

lệ củ bị nhiễm (17,33%) và tỷ lệ cây sống (87,33%).

Như vậy, việc xử lý vết cắt củ bằng xi măng cho hiệu quả xử lý tốt nhất (XVC4),

cây có tỷ lệ nảy chổi cao, số cây bị nhiễm bệnh thấp và tỷ lệ cây sống cao hơn so

với các phương pháp xử lý bằng tro bếp, bằng vôi bột và không xử lý để vết cắt tự

khô. Do cây Nưa konjac củ có hàm lượng glucomannan cao nên nếu vết cắt củ

không được xử lý củ rất dễ bị nhiễm khuẩn gây thối củ và ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy

chồi và tỷ lệ sống của củ con. Đối với phương pháp xử lý bằng tro bếp cho kết quả

cao hơn với việc không xử lý, nhưng thấp hơn so với việc sử dụng vôi bột và xin

măng, vì tro bếp có tính diệt khuẩn nhưng khả năng làm khô nhanh vết cắt, bao kín

vết cắt thấp hơn so với vôi bột và xi măng nên tỷ lệ nảy chồi cao nhưng số củ bị

Page 94: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

81

nhiễm lớn dẫn đến tỷ lệ cây sống thấp. Đối với phương pháp xử lý vết cắt củ bằng

vôi bột, số củ bị nhiễm bệnh thấp như đối với xử lý củ bằng xi măng, nhưng phươn

pháp này tỷ lệ nảy chồi và tỷ lệ củ sống lại thấp hơn xử lý bằng xi măng, do xử lý

bằng vôi củ dễ bị khô và gây chết củ.

3.3.2.2. Ảnh hưởng phương pháp bảo quản củ giống tới tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ

nhiễm bệnh, tỷ lệ sống

Củ giống cây Nưa konjac khi bị nhiễm bệnh thường sẽ chết trong quá trình

trồng và lây nhiễm sang các cây khác trên ruộng. Vì vậy việc bảo quản củ giống

trước khi đem trồng là rất quan trọng đối với công tác chuẩn bị giống trồng loài Nưa

này. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phương pháp bảo quản tới tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ

nhiễm bệnh, tỷ lệ sống của cây được thể hiện trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng phương pháp bảo quản củ giống tới tỷ lệ nảy chồi, tỷ lệ

nhiễm bệnh, tỷ lệ sống của cây Nưa konjac

Công thức

Số lƣợng

củ thí

nghiệm

Số củ

nảy chồi

TB

Tỷ lệ

(%) nảy

chồi

Số củ bị

nhiễm

bệnh TB

Tỷ lệ

(%) củ

bị bệnh

Số cây

sống TB

Tỷ lệ (%)

cây sống

PBQ1 50 21,33 42,67 30,67 61,33 20,67 41,33

PBQ2 50 47,33 94,67 2,33 4,67 47,00 94,00

PBQ3 50 43,67 87,33 7,33 14,67 40,67 81,33

PBQ4 50 46,67 93,33 4,00 8,00 47,00 94,00

PBQ5 50 44,33 88,67 8,33 16,67 42,67 85,33

CV (%) 10,2 12,8 6,7

LSD0,05 3,71 2,53 2,79

Trong các phương pháp bảo quản, phương pháp bảo quản PBQ2 là bảo quản

lạnh ở điều kiện 100C cho tỷ lệ củ nảy chồi cao nhất (94,67%); số củ bị nhiễm bệnh

thấp nhất (2,33%) và tỷ lệ cây sống cao nhất (94%).Công thức PQ4 là vùi trong cát

sạch, cho hiệu quả bảo quản giống tốt thứ 2 với tỷ lệ củ nảy chồi là 93,33%, tỷ lệ củ

nhiễm bệnh 8 %, tỷ lệ cây sống 94%.

Công thức PBQ1 với việc không bảo quản để ở nền đất trong nhà cho chất

lượng củ giống thấp nhất với tỷ lệ củ bị nhiễm bệnh cao nhất (61,33%), số củ nảy

chồi thấp nhất (21,33%) và tỷ lệ cây sống thấp nhất (41,33%).

Page 95: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

82

Công thức PBQ3 và PBQ5 với việc bảo quản củ trên các giàn bảo quản và vùi

trong đất sạch cho kết quả bảo quản cao hơn so với việc để dưới đất ở công thức PBQ1

và thấp hơn so với phương pháp bảo quản lạnh công thức PBQ2 và vùi trong cát công

thức PBQ4. Kết quả lần lượt là công thức PBQ3 tỷ lệ củ nảy chồi là 87,33%, tỷ lệ củ

nhiễm bệnh 14,67 %, tỷ lệ cây sống 81,33%; công thức PBQ5 tỷ lệ củ nảy chồi là

88,67%, tỷ lệ củ nhiễm bệnh 16,67 %, tỷ lệ cây sống 85,33%.

Như vậy, có thể thấy trong các phương pháp bảo quản, phương pháp bảo quản

trong kho lạnh cho chất lượng củ giống tốt nhất, sau đó đến việc bảo quản bằng

cách vùi trong cát sạch, đất sạch và làm giàn để bảo quản củ.

A10: Dải thân củ cây Nưa konjac B10: Củ con cây Nưa konjac

C10: Kiểm tra khối lượng và kích thước củ con cây Nưa konjac

Page 96: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

83

D10: Trồng cây Nưa konjac củ được bảo quản trong cát

Hình 3.20. Hình ảnh nhân giống Nưa konjac bằng củ

3.3.3. Nghiên cứu nhân giống cây Nưa konjac bằng kỹ thuật nuôi

cấy mô tế bào

3.3.3.1. Ảnh hưởng hóa chất và thời gian khử trùng đến khả năng tạo mẫu

sạch in vitro

Trong quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy

in vitro, tỷ lệ mẫu sạch có khả năng tái sinh chồi có ý nghĩa rất quan trọng đối

với các bước tiếp theo. Vì vậy, cần phải tìm ra công thức khử trùng tối ưu để

nâng cao hiệu quả tạo mẫu sạch in vitro và khả năng nảy mầm của mẫu sạch.

Tuỳ thuộc vào loại chất khử trùng, nồng độ và thời gian khử trùng khác nhau mà

hiệu quả tạo mẫu sạch in vitro thu được khác nhau.Trong thí nghiệm này sử dụng

HgCl2 0,1% để khử trùng với thời gian 4, 6 và 8 phút và NaClO (javel) 60%

trong 6, 12 và 18 phút. Kết quả thí nghiệm với 6 công thức KT1, KT2, KT3,

KT4, KT5, KT6 được trình bày ở bảng 3.18.

Page 97: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

84

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của loại hóa chất và thời gian khử trùng đến khả năng tạo

mẫu sạch in vitro

Công

thức

Hóa chất Thời

gian

(phút)

Tổng số

mẫu cấy

(mẫu)

Mẫu sạch Mẫu sạch tái sinh Thời gian

mẫu nảy

chồi

(ngày)

Số mẫu

sạch

(mẫu)

Tỷ lệ

(%) mẫu

sạch

Số mẫu

sạch nảy

chồi

Tỷ lệ

(%) mẫu

sạch nảy

chồi

KT1 HgCl2

0,1%

4 30 26 86,67 21,33c 71,11 16

KT2 6 30 27,33 91,11 13,67d 45,56 21

KT3 8 30 30 100 3,67e 12,22 25

KT4 Javen

60%

(NaClO)

6 30 22,67 75,56 21,67c 72,22 15

KT5 12 30 30 100 30a 100 15

KT6 18 30 30 100 25b 83,33 19

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Kết quả bảng 3.18 cho thấy, khi khử trùng bằng HgCl2 0,1% (công thức KT1,

KT2, KT3) cho tỷ lệ mẫu sạch cao (86,67-100%) nhưng tỷ lệ mẫu tái sinh lại thấp.

Khi tăng thời gian khử trùng thì tỷ lệ mẫu nảy chồi giảm xuống rất thấp (chỉ đạt

12,22% ở công thức khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 8 phút) và thời gian phôi củ

nảy mầm cũng chậm hơn. Ở công thức khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 4 phút

(KT1), tỷ lệ mẫu sạch đạt 86,67%, tỷ lệ mẫu nảy chồi đạt cao nhất (71,11%) và thời

gian tái sinh chồi thấp (16 ngày).

Khi khử trùng mẫu với hoá chất Javen 60% ( công thức KT4, KT5, KT6) đem

lại kết quả tốt hơn, cho tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu tái sinh cao. Với thời gian khử

trùng 12 phút (KT5), tỷ lệ mẫu sạch và tái sinh đạt cao nhất (100%), sau 15 ngày

nuôi cấy mẫu nảy chồi. Với thời gian khử trùng là 6 và 18 phút cho tỷ lệ mẫu tái

sinh thấp hơn chỉ đạt 72,22 và 83,33%.

Từ kết quả trên cho thấy, khử trùng bằng Javen 60% cho kết quả tốt hơn so

với HgCl2 0,1%, nguyên nhân là do HgCl2 là chất khử trùng mạnh có độc tính cao

đối với tế bào nên khi tăng thời gian khử trùng thì tỷ lệ mẫu sạch tăng nhưng tỷ lệ

mẫu tái sinh lại giảm và thời gian hạt nảy mầm cũng chậm hơn.

Page 98: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

85

Vậy công thức khử trùng tốt nhất cho phôi hạt là sử dụng Javen 60% trong

thời gian 12 phút (KT5) cho tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu tái sinh đều đạt 100%, sau

15 ngày mẫu nuôi cấy nảy chồi.

A11: Mẫu khử trùng bằng Javen 60%

trong 12 phút

B11: Mẫu khử trùng bằng HgCl2 0,1%

trong 4 phút

Hình 3.21. Đỉnh sinh trưởng Nưa konjac nảy chồi trên môi trường MS

3.3.3.2. Ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi in vitro

Trong nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, môi trường dinh dưỡng

được xem là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả nhân

giống. Môi trường dinh dưỡng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự

tăng trưởng, phát triển và phân hóa của các mô trong suốt quá trình nuôi cấy.

Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được môi trường dinh dưỡng phù hợp với

từng đối tượng cây trồng ở từng giai đoạn cụ thể trong quy trình nuôi cấy là

việc rất cần thiết, để đạt được hiệu quả nuôi cấy cao nhất. Trong thí nghiệm

này, sử dụng chồi của cây in vitro để cấy vào các loại môi trường dinh dưỡng

cơ bản khác nhau, gồm 5 công thức môi trường MT1, MT2, MT3, MT4, MT5

lần lượt là môi trường MS, ½ MS, WPM, B5 Gamborg và Chu (N6) (bảng

3.19) Kết quả thí nghiệm được thu thập sau 2 tuần nuôi cấy và được thể hiện

trong bảng 3.19 dưới đây.

Page 99: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

86

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Nưa

konjac in vitro

Công thức Môi trƣờng

dinh dƣỡng

Tổng số mẫu

cấy ban đầu

(chồi)

Số mẫu

tái sinh

chồi

Tỷ lệ (%)

mẫu tái

sinh chồi

Số chồi Trung

bình/mẫu

MT1 1/2 MS 45 37,67a 83,7 1,81

b

MT2 MS 45 41,33a 91,85 2,45

a

MT3 WPM 45 39,33a 87,41 1,82

b

MT4 B5 45 30,33b 67,41 1,58

b

MT5 N6 45 25,67c 57,04 1,34

b

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Kết quả bảng 3.19 cho thấy, ở công thức môi trường MS (MT2) thì mẫu cấy có

khả năng tái sinh tốt nhất (đạt 91,85%), số chồi trung bình/mẫu đạt 2,45 và chất lượng

chồi tốt (chồi mập, khỏe mạnh, lá xanh đậm, phát triển nhanh).

Trong các môi trường còn lại thì môi trường WPM (MT3) cho tỷ lệ mẫu tái

sinh cao hơn cả (đạt 87,41%), số chồi trung bình là 1,82; còn môi trường B5 và N6

cho tỷ lệ mẫu tái sinh thấp, chất lượng chồi kém. Với môi trường 1/2 MS (MT1)

cho số chồi trung bình/mẫu chỉ đạt 1,81; tỷ lệ tái sinh đạt 83,7% và chất lượng chồi ở

mức trung bình (chồi yếu, lá xanh vàng, phiến lá hẹp, mỏng).

Tóm lại, môi trường MS phù hợp nhất cho tái sinh chồi Nưa konjac trong

điều kiện nuôi cấy in vitro.

3.3.3.3. Ảnh hưởng nồng độ BAP đến khả năng tái sinh chồi in vitro

Sau khi xác định được môi trường dinh dưỡng thích hợp cho tái sinh chồi

Nưa in vitro, cần xác định loại chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) và nồng độ của

chất ĐHST phù hợp cho sự tái sinh chồi, nhằm xác định công thức môi trường nuôi

cấy hiệu quả nhất cho tái sinh chồi Nưa in vitro. Chất điều hoà sinh trưởng thường

được sử dụng trong giai đoạn này các chất thuộc nhóm Cytokinin để kích thích sự

phân chia tế bào, sự hình thành và tăng trưởng chồi in vitro. Các loại Cytokinin

được sử dụng trong nuôi cấy mô – tế bào là BAP, Kinetin, TDZ, Zeatin,....Trong

Page 100: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

87

quá trình nhân nhanh chồi có thể bổ sung Auxin nhưng với hàm lượng ít hoặc

không đáng kể, còn hàm lượng Cytokinin lớn để kích thích tạo chồi. Thông qua

tham khảo một số công trình nghiên cứu đã công bố, trong thí nghiệm này, đã tiến

hành nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ của BAP đến khả năng tái sinh chồi, sau đó sẽ

tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp BAP với Kinetin để xác định công

thức tốt nhất cho sự tái sinh chồi cây Nưa.

Trong thí nghiệm này, sử dụng môi trường cơ bản MS có bổ sung chất điều

hòa sinh trưởng BAP với 7 công thức thí nghiệm CT0, CT1, CT2, CT3, CT4, CT5,

CT6 các nồng độ khác nhau: 0 mg/l; 0,5 mg/l; 1 mg/l; 1,5 mg/l; 2 mg/l; 2,5 mg/l và

3,0 mg/l. Kết quả thí nghiệm được thu thập sau 3 tuần nuôi cấy và được thể hiện ở

bảng 3.20.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Nưa konjac in vitro

Công

thức

BAP

(mg/l)

Tổng số

mẫu cấy

(mẫu)

Số mẫu tái

sinh chồi

(mẫu)

Tỷ lệ (%)

mẫu tái sinh

chồi

Số chồi trung

bình/mẫu

(chồi)

Chiều cao

trung bình

chồi (cm)

CT0 0 45 24,67e 54,81 1,23

e 1,51

d

CT1 0,5 45 36,33c 80,74 1,92

c 1,47

d

CT2 1 45 40,33b 89,63 1,66

d 1,72

c

CT3 1,5 45 41,33b 91,85 2,29

b 2,25

b

CT4 2 45 45,00a 100 2,75

a 2,96

a

CT5 2,5 45 33,33d 74,07 1,67

d 1,29

e

CT6 3 45 32,33d 71,85 1,27

e 1,18

e

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Kết quả bảng 3.20 cho thấy, công thức môi trường CT4 cho tỷ lệ mẫu tái sinh

chồi cao nhất là 2 mg/l BAP (đạt 100%), tỷ lệ mẫu tái sinh chồi thấp nhất là công

thức CT0 đối chứng (0 mg/l BAP), đạt 54,81%. Các công thức CT1, CT2, CT3,

CT5 và CT6 đều cho tỷ lệ mẫu tái sinh đạt trên 74%. Từ kết quả thu được có thể

khẳng định, BAP ở các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng

phát sinh chồi của mẫu cấy. Khi tăng hàm lượng BAP cao hơn 2 mg/l BAP ở các thí

nghiệm sau thì số mẫu tái sinh chồi và chiều cao của chồi đều giảm, đồng thời thấy

xuất hiện khối mô sẹo rất lớn.

Page 101: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

88

Vậy công thức môi trường CT4 (MS + 30g/l Sucrose + 8g/l Agar + 2 mg/l

BAP) là công thức môi trường tốt nhất để nhân nhanh chồi Nưa konjac trong số các

công thức môi trường thí nghiệm và công thức môi trường này được sử dụng để tiếp

tục nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp giữa BAP và Kinetin đến khả năng nhân nhanh

chồi Nưa konjac.

Hình 3.22. Hỉnh ảnh tái sinh chồi Nưa konjac in vitro

3.3.3.4. Ảnh hưởng nồng độ BAP và Kinetin đến khả năng tái sinh chồi Nưa

konjac in vitro

Nhằm xác định các loại chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thích hợp

cho tái sinh chồi Nưa konjac, trong môi trường nuôi cấy, ngoài bổ sung chất

điều hòa sinh trưởng là BAP, đã nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP với

Kinetin bằng cách sử dụng công thức môi trường có hàm lượng 2 mg/l BAP và

bổ sung thêm Kinetin ở các nồng độ khác nhau (0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 mg/l;

0,8 mg/l và 1,0 mg/l). Kết quả thí nghiệm thu được sau 3 tuần nuôi được thể

hiện ở bảng 3.21.

Page 102: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

89

Bảng 3.21. Ảnh hưởng tổ hợp của BAP và Kinetin đến khả năng tái sinh chồi Nưa

konjac in vitro

Công

thức

BAP

(mg/l)

Kinetin

(mg/l)

Tổng số

mẫu

cấy

(mẫu)

Số mẫu

tái sinh

chồi

(mẫu)

Tỷ lệ

(%)

mẫu

tái

sinh

Số chồi

trung

bình/mẫu

(chồi)

Chiều cao

trung bình

chồi (cm)

CT7

2

0,2 40 40,00a 100 5,22

a 3,84

a

CT8 0,4 40 36,67b 91,67 3,35

b 3,36

b

CT9 0,6 40 34,33b 85,83 2,74

c 3,29

b

CT10 0,8 40 30,33c 75,83 2,63

c 3,20

b

CT11 1 40 29,67c 74,17 2,33

d 2,79

c

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Kết quả bảng 3.21 cho thấy, sự khác nhau giữa ảnh hưởng tổ hợp của Kinetin

và BAP đến khả năng tái sinh chồi so với ảnh hưởng riêng rẽ của BAP. Sau khi nuôi

cấy 3 tuần, công thức CT7, với môi trường MS + 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin

cho tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao nhất (đạt 100%), số chồi trung bình/mẫu cấy là 5,22,

chiều cao trung bình của chồi đạt 3,84 cm. Khi tăng hàm lượng Kinetin lên 1,0 mg/l

ở CT11 cho tỷ lệ mẫu tái sinh, số chồi trung bình/mẫu và chiều cao trung bình của

chồi thấp nhất. Các công thức môi trường khác như công thức CT8; CT9; CT10 thì

tỉ lệ mẫu tái sinh chồi tương đối cao >75%, nhưng số chồi trung bình/mẫu và chiều

cao chồi lại thấp và giảm dần khi hàm lượng Kinetin bổ sung vào môi trường tăng

lên lần lượt là 0,4 mg/l; 0,6 mg/l; 0,8 mg/l. Công thức CT7 (2 mg/l BAP + 0,2 mg/l

Kinetin) cho số chồi trung bình gấp 1,90 lần và chiều cao chồi trung bình gấp 1,29

lần so với công thức CT4 (công thức tốt nhất khi sử dụng riêng rẽ BAP). Điều này

chứng tỏ sự kết hợp giữa BAP và Kinetin sẽ cho hiệu quả tạo chồi tốt hơn và sự

tương quan nồng độ giữa BAP và Kinetin có tác động lớn đến tỉ lệ tạo chồi của mẫu

nuôi cấy. Khi hàm lượng Kinetin tăng lên thì tỉ lệ mẫu mẫu tái sinh chồi, số chồi

trung bình và chiều cao chồi đều giảm, tạo ra khối mô sẹo nhiều hơn.

Page 103: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

90

Từ kết quả trên, đã chọn ra công thức môi trường tốt nhất cho nhân nhanh

chồi cây Nưa konjac in vitro là công thức CT7 (MS + 8g/l Agar + 30g/l Sucrose + 2

mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin).

Hình 3.23. Chồi Nưa konjac trên môi trường bổ sung 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l

Kinetin sau 2 tuần nuôi cấy

3.3.3.5. Ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi in vitro

Trong nhân giống in vitro môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến

sự sinh trưởng phát triển của cây, nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhân

nhanh chồi mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng ra rễ của chồi in vitro.

Bởi nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẫu tồn tại, sinh trưởng và

phát triển trong suốt thời gian nuôi cấy.

Nhằm xác định công thức môi trường dinh dưỡng để chồi Nưa konjac ra rễ đạt

hiệu quả cao nhất, đã sử dụng 8 công thức môi trường khác nhau, gồm: môi trường

MS và 1/2 MS (giảm 1/2 hàm lượng các chất khoáng đa lượng và vi lượng) + 8 g/l

Agar + 0,5 mg/l IBA + 1 g/l than hoạt tính + đường sucrose với các hàm lượng khác

nhau (12 g/l, 14 g/l, 16 g/l và 20 g/l). Số liệu được thu thập sau 4 tuần nuôi cấy trên

môi trường ra rễ ở bảng 3.22.

Page 104: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

91

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi Nưa

konjac in vitro

Công

thức

Môi

trƣờng Sucrose

Tổng số

mẫu cấy

(mẫu)

Số mẫu

ra rễ

(chồi)

Tỷ lệ

(%)

mẫu ra

rễ

Thời gian

bắt đầu

ra rễ

(ngày)

Số rễ

trung

bình/chồi

(rễ)

Chiều dài

trung

bình rễ

(cm)

CR1

1/2 MS

12 45 37,33cd

82,96 9 4,43c 1,76

d

CR2 14 45 45,00a 100 7 4,98

a 2,67

a

CR3 16 45 45,00a 100 9 4,56

bc 2,09

c

CR4 20 45 42,33ab

94,07 9 4,10d 2,13

c

CR5

MS

12 45 35,33d 78,52 14 3,88

d 1,78

d

CR6 14 45 45,00a 100 7 4,81

ab 2,22

bc

CR7 16 45 45,00a 100 9 4,57

bc 2,29

bc

CR8 20 45 40,33bc

89,63 9 4,44c 2,10

c

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Kết quả bảng 3.22 cho thấy, sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường ra rễ có bổ

sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng đường

khác nhau cho kết quả chồi ra rễ với tỷ lệ rất khác nhau. Mẫu được nuôi cấy ở công

thức 1/2 MS + 8 g/l Agar + 0,5 mg/l IBA + 14 g/l sucrose cho hiệu quả cao nhất

(đạt 100%), số lượng rễ trung bình/chồi đạt 4,98, chiều dài trung bình của rễ đạt

2,67 cm và thời gian chồi bắt đầu ra rễ là 7 ngày, chất lượng rễ tốt (rễ mập, khỏe

mạnh), khả năng đâm xuyên mạnh, ít hình thành mô sẹo. Mẫu cấy cũng trên công

thức môi trường như trên nhưng khi thay đổi hàm lượng đường tăng/giảm khác

nhau đều cho kết quả thấp hơn. Trong đó, công thức môi trường hàm lượng đường

giảm xuống còn 12 g/l cho tỷ lệ chồi ra rễ và chiều dài trung bình rễ thấp nhất (lần

lượt là 82,96% và 1,76 cm).

Đối với công thức môi trường MS + 8 g/l agar + 14 g/l sucrose + 0,5 mg/l

IBA cũng cho kết quả tương đối cao, tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình/chồi

là 4,81; chiều dài trung bình của rễ đạt 2,22 cm và thời gian chồi bắt đầu ra rễ là 7

ngày, nhưng rễ cây lại xuất hiện nhiều mô sẹo.

Page 105: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

92

Kết quả trên cho thấy, công thức CR2 là công thức môi trường dinh dưỡng

kích thích chồi ra rễ tốt nhất là môi trường 1/2MS + 8g/l Agar + 14 g/l Sucrose.

Hình 3.24. Hình ảnh chồi Nưa konjac in vitro ra rễ trên môi

trường dinh dưỡng CR6

3.3.3.6. Ảnh hưởng nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro

Thông thường, ở giai đoạn nhân nhanh chồi trong môi trường nuôi cấy các

chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm Auxin có thể không có hoặc có nhưng với

hàm lượng rất thấp, còn các chất thuộc nhóm Cytokinin là thành phần chủ yếu vì

nó quyết định đến khả năng nhân nhanh chồi. Ngược lại, trong môi trường ra rễ

các chất nhóm Cytokinin lại có hàm lượng thấp, còn các chất nhóm Auxin chiếm

ưu thế vì nó quyết định lớn đến khả năng ra rễ, thời gian ra rễ và chất lượng rễ.

Vì vậy, các chất nhóm Auxin được đưa vào môi trường kích thích cảm ứng ra rễ

với hàm lượng khác nhau để xác định hàm lượng thích hợp nhất cho chồi Nưa

konjac ra rễ.

Khi các chồi mang lá đạt tiêu chuẩn kích thước (dài 3-5 cm) được cắt và

cấy chuyển sang môi trường tạo rễ. Sử dụng công thức môi trường dinh dưỡng ra

rễ tốt nhất đã xác định được ở trên (môi trường 1/2 MS + 8 g/l agar + 14 g/l

sucrose +1 g/l than hoạt tính) bổ sung IBA với các nồng độ khác nhau để nghiên

cứu ảnh hưởng của loại chất điều hòa sinh trưởng này đến khả năng ra rễ của

chồi Nưa konjac trong điều kiện nuôi cấy in vitro. Sau 3 tuần nuôi kết quả

nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.23.

Page 106: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

93

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi Nưa konja in vitro

Công

thức

IBA

(mg/l)

Tổng số

chồi cấy

(chồi)

Số chồi

ra rễ

(chồi)

Tỷ lệ

(%) chồi

ra rễ

Thời gian

bắt đầu ra rễ

(ngày)

Số rễ trung

bình/chồi

(rễ)

Chiều dài

trung bình

rễ (cm)

CIR0 0 40 0,00d 0 0 0,00

e 0,00

d

CIR1 0,2 40 30,33c 75,83 12 4,32

b 1,80

c

CIR2 0,4 40 40,00a 100 6 5,30

a 2,61

a

CIR3 0,6 40 37,33a 93,33 7 4,38

b 2,26

b

CIR4 0,8 40 33,67b 84,17 10 3,84

c 1,95

c

CIR5 1 40 28,33c 70,83 10 3,28

d 1,80

c

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Kết quả bảng 3.23 cho thấy, sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường không bổ

sung chất điều hòa sinh trưởng chồi không ra rễ. Khi bổ sung chất điều hòa sinh

trưởng IBA với hàm lượng khác nhau thì xuất hiện chồi ra rễ với tỷ lệ rất khác

nhau. Công thức môi trường 0,4 mg/l IBA cho hiệu quả ra rễ tốt nhất (đạt 100%);

số rễ trung bình/chồi là 5,3; chiều dài trung bình của rễ đạt 2,61 cm. Ở hàm lượng

IBA thấp 0,2 mg/l hoặc cao (0,6 mg/l; 0,8 mg/l và 1,0 mg/l) đều cho hiệu quả tạo

rễ kém hơn, nguyên nhân là do các chồi đều có khả năng tổng hợp auxin nội sinh

nên khi bổ sung lượng auxin ngoại sinh nồng độ thấp có thể chưa đủ để kích thích

ra rễ nhanh hoặc ở hàm lượng quá cao sẽ ức chế sự hình thành rễ.

Từ kết quả trên đã xác định được công thức CIR2 là công thức môi trường

kích thích ra rễ tốt nhất là môi trường 1/2MS + 8g/l Agar + 14 g/l Sucrose + 0,4

mg/l IBA.

A12: Rễ Nưa konjac trên môi trường sau

2 tuần nuôi cấy

B12: Cây Nưa konjac in vitro hoàn

chỉnh sau 4 tuần nuôi cấy

Hình 3.25. Hình ảnh chồi Nưa konjac in vitro ra rễ trên môi trường CR2 có bổ sung IBA

Page 107: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

94

3.3.3.7. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây Nưa konjac in vitro ở vườn ươm

Giai đoạn chuyển cây in vitro từ trong bình nuôi ra trồng ở vườn ươm là giai

đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định khả năng ứng dụng của toàn bộ quy trình

nhân giống cây in vitro vào trong thực tiễn sản xuất. Một trong những yêu cầu của

giai đoạn này là xác định được giá thể trồng cây phù hợp để cây Nưa konjac in vitro

sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Để xác định ảnh hưởng của thành phần giá thể

trồng cây đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Nưa konjac in vitro khi đưa ra trồng

thử nghiệm ở vườn ươm, đã tiến hành thử nghiệm với 4 công thức thí nghiệm. Sau 4

tuần trồng, kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.24.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ sống của cây Nưa konjac in vitro

trồng ở vườn ươm

CTTN Giá thể Số cây

cấy (cây)

Số cây

sống (cây)

Tỷ lệ cây

sống (%)

GT1 100% đất tầng B 45 28,67c 63,7

GT2 100% cát 45 23,33d 51,85

GT3 50% đất + 50% cát 45 35,33b 78,52

GT4 50% đất tầng B + 30%

cát + 20% trấu hun 45 42,33

a 94,07

(a,b,c...)

: những chữ cái khác nhau được nêu trong các cột biểu diễn sự khác nhau có

ý nghĩa α = 0,05 trong Ducan's test

Cây Nưa konjac in vitro hoàn chỉnh (đủ rễ, thân và lá), cao 5-7 cm được huấn

luyện 10 ngày sau đó đem trồng trên 4 loại giá thể khác nhau với thành phần như ở

bàng 3.24. Sau khi trồng vào giá thể, trong 7 ngày đầu tiên cây con được che kín

bằng nilon, để giảm sự mất nước của cây, các ngày tiếp theo bỏ dần dần nilon và

sau đó bỏ hẳn ra.

Kết quả bảng 3.24 cho thấy, công thức giá thể 50% đất + 30% cát + 20% trấu

hun cho tỷ lệ cây sống trung bình sau 4 tuần trồng cao nhất (đạt 94,07%), tiếp đó là

công thức 50% đất + 50% cát và 100% đất tầng B, tỷ lệ cây sống đạt lần lượt là 63,7

và 78,52%. Với công thức 100% cát tỷ lệ cây sống đạt thấp nhất (51,85%).

Nhìn chung, Nưa konjac là loại cây không đòi hỏi khắt khe về đất. Tuy nhiên

đối với đối tượng là cây in vitro giai đoạn sau ống nghiệm, giai đoạn cây con

chuyển từ chế độ dị dưỡng sang tự dưỡng nên vẫn cần loại đất có chất lượng tốt và

phù hợp để tăng khả năng sống sót của cây.

Page 108: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

95

Sự pha trộn giữa đất, cát, trấu hun ở công thức GT4 (50% đất: 30% cát:

20% trấu hun) cho thấy sự có mặt của trấu hun giúp tăng độ xốp cho đất, đất

thoáng khí và giữ ẩm tốt, tỷ lệ cây sống cao (đạt 94,07%), chất lượng cây tốt

(cây cứng cáp, sinh trưởng đồng đều).

Hình 3.26. Cây Nưa konjac nuôi cấy mô trồng ở Vườn ươm trên giá thể 50% đất

tấng B: 30% cát: 20 % trấu hun

3.4. Nghiên cứu trồng Nƣa konjac ở Việt Nam

3.4.1. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới sinh trưởng phát triển cây

Nưa konjac

3.4.1.1. Ảnh hưởng khối lượng củ tới khả năng sinh trưởng

Loài Nưa konjac là một loài phát triển lâu năm khối lượng củ có thể lên

tới 40kg. Mỗi khối lượng củ khác nhau sẽ có khả năng sinh trưởng và phát triển

khác nhau và tích lũy glucomannan khác nhau. Vì vậy, để lựa chọn được khối

lượng củ giống trồng phù hợp nhất cho phát triển sản xuất loài Nưa konjac đảm

bảo lợi ích kinh tế cao, đã bố trí thí nghiệm với 3 khối lượng củ khác nhau

nhằm đánh giá ảnh khối lượng củ giống tới sinh trưởng và phát triển của cây

Nưa konjac.

Qua nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu về sinh trưởng ở các mức khối lượng

củ khác nhau có sự khác nhau nhau rất rõ, khối lượng củ càng lớn khả năng sinh

trưởng càng cao. Kết quả nghiên cứu sau khi trồng một vụ được thể hiện trong

bảng 3.25.

Page 109: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

96

Bảng 3.25. Ảnh hưởng khối lượng củ tới khả năng sinh trưởng

của cây Nưa konjac

Công thức Dài TB lá

(cm)

Rộng TB lá

(cm)

Chiều cao

TB cây (cm)

Thời gian sinh

trƣởng (ngày)

KL1 27,03 23,77 32,20 157

KL2 37,63 33,00 58,67 164

KL3 51,50 45,77 77,67 172

CV (%) 8,70 10,30 8,60 9,20

LSD0,05 8,92 8,79 12,57 4,70

Qua kết quả trong bảng 3.25 cho thấy có sự khác nhau về sinh trưởng của các

khối lượng củ giống Nưa konjac. Củ khối lượng càng lớn khả năng sinh trưởng càng lớn.

Công thức KL1, củ có khối lượng 10-15g tương đương với củ con tách ra

trực tiếp từ cây mẹ, trồng vào thời điểm ngày 1 tháng 4 thì sau 10 ngày cây nảy chồi

và sau 30 ngày lá cây phát triển hoàn toàn với chiều cao cây là 32,2cm, dài lá

27,03cm, rộng lá 23,77cm, thời gian sinh trưởng của cây đạt 157 ngày.

Công thức KL2 với khối lượng củ khoảng 70-100g tương đương với tuổi củ

1, cây sau khi trồng khoảng 10 ngày nảy chồi và 40 ngày lá cây phát triển hoàn toàn

với chiều cao cây là 58,67cm, dài lá 37,63cm, rộng lá 33,00 cm, thời gian sinh

trưởng của cây đạt 164 ngày.

Công thức KL3 với khối lượng củ lớn hơn khoảng 300-350g tương đương

với tuổi củ 2, cây sau khi trồng khoảng 10 ngày nảy chồi và 50 ngày lá cây phát

triển hoàn toàn với chiều cao cây là 77,67cm; dài lá 51,50cm; rộng lá 45,77 cm; thời

gian sinh trưởng của cây đạt 164 ngày.

Như vậy, củ khối lượng 300-350g (Củ được trồng năm thứ 3 sau khi tách ra từ

cây mẹ) có khả năng sinh trưởng lớn nhất, sau đó là củ 70-100g (củ được trồng năm

thứ 2 sau khi tách ra từ cây mẹ) và thấp nhất là củ con được tác ra từ cây mẹ trồng

năm thứ nhất có khối lượng 10-15g.

3.4.1.2. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới kích thước củ

Kích thước củ là một chỉ tiêu luôn được người trồng cũng như các cơ sở sản

xuất chế biến quan tâm, đặc biệt là kích thước củ cái. Theo dõi ảnh hưởng khối

lượng củ giống tới kích thước củ cây Nưa konjac những chỉ tiêu này thu được tại

bảng 3.26.

Page 110: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

97

Bảng 3.26. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới kích thước củ cây Nưa konjac

Công thức Đƣờng kính

củ cái (cm)

Chiều cao

củ cái (cm)

Đƣờng kính

củ con (cm)

Chiều cao củ

con (cm)

KL1 4,67 4,61 2,13 2,07

KL2 7,20 5,83 2,37 2,10

KL3 10,23 8,73 2,43 2,37

CV (%) 11,20 9,90 11,40 9,60

LSD0,05 5,15 4,26 4,58 2,74

Kết quả thu được trong bảng 3.26 cho thấy, có sự khác nhau lớn về kích

thước củ cái và củ con khi thu hoạch với củ giống trồng có khối lượng khác

nhau. Củ giống khối lượng càng lớn thì kích thước củ thu được khi khai thác

càng lớn.

Củ có khối lượng 10-15g sau một năm trồng cho 1 củ cái có kích thước

đường kính 4,67cm, cao khoảng 4,61cm và 1-3 củ con có đường kính 2,13cm và

chiều cao củ con 2,07cm.

Củ có khối lượng 70-100g sau một năm trồng cho 1 củ cái có kích thước

đường kính 7,2 cm; cao 5,83 cm và 4-5 củ con có đường kính 2,37cm và chiều cao

củ con 2,10cm.

Củ có khối lượng 300-350g sau một năm trồng cho 1 củ cái có kích thước

đường kính 10,23 cm; cao 8,73 cm và 5-7 củ con có đường kính 2,43cm và chiều

cao củ con 2,37cm.

Như vậy, có thể thấy củ giống có khối lượng càng lớn thì cho kích thước củ

cái sau khi thu hoạch càng lớn và số lượng củ con nhiều hơn.

3.4.1.3. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới năng suất và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac

Đối với việc trồng Nưa konjac lấy glucomannan thì năng suất và hàm lượng

glucomannan là những chỉ tiêu cuối cùng cần quan tâm. Kết quả nghiên cứu ảnh

hưởng khối lượng củ giống tới năng suất và hàm lượng glucomannan được thể hiện

trong bảng 3.27.

Page 111: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

98

Bảng 3.27. Ảnh hưởng khối lượng củ giống tới năng suất củ và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac

Công thức

Khối lƣợng

TB củ cái

(g/củ)

Số lƣợng

TB củ con

Khối lƣợng

TB củ con

(g/củ)

Năng suất

lý thuyết

(tạ/ha)

Hàm lƣợng

glucomannan

trong bột Nƣa khô

( %)

KL1 82,00 2,00 9,33 40,27 35,47

KL2 383,33 4,67 15,67 159,60 45,20

KL3 849,67 5,67 16,00 346,27 45,46

CV (%) 9,70 11,10 11,70 9,50 9,80

LSD0,05 5,25 2,56 1,75 1,99 2,30

Từ kết quả tổng hợp và phân tích trong bảng 3.27 cho thấy, khối lượng càng

lớn thì khối lượng củ cái và củ con sẽ lớn hơn. Số liệu thu được với khối lượng củ

giống 10-15g cho kết quả thấp nhất, sau 1 vụ trồng thu hoạch được 1 củ cái có khối

lượng 82g; số củ con trung bình 2 củ; khối lượng củ con 9,33g; năng suất trồng là

40,27 tạ/ha.

Với củ giống khối lượng 70-100g cho kết quả cao thứ hai, sau 1 vụ trồng thu

hoạch được 1 củ cái có khối lượng 383,33g; số củ con trung bình 4,67 củ; khối

lượng củ con 15,67g; năng suất trồng là 159,60 tạ/ha.

Với củ giống khối lượng lớn nhất 300-350g cho kết quả cao nhất, sau 1 vụ

trồng thu hoạch được 1 củ cái có khối lượng 849,67g; số củ con trung bình 5,67 củ;

khối lượng củ con 16g; năng suất trồng là 346,27 tạ/ha.

Qua kết quả phân tích hàm lượng glucomannan khi thu hoạch cho thấy các

công thức khối lượng củ giống khác nhau cho hàm lượng glucomannan khác nhau.

Trong đó củ giống 10-15g cho kết quả thấp nhất, củ có hàm lượng glucomannan

35,47. Hàm lượng glucomannan đánh giá trong củ cái thu được trồng từ 2 giống củ

của công thức KL2 và KL3 có hàm lượng glucomannan trong củ gần bằng nhau đối

với công thức KL2 hàm lượng glucomannan 45,20% và công thức KL3 hàm lượng

glucomannan trong củ là 45,46%.

Như vậy, có thể thấy để trồng Nưa konjac lấy củ chế biến bột glucomannan

thì cần trồng ít nhất 2 năm từ củ con và hiệu quả kinh tế cao nhất sẽ là trồng ở củ có

Page 112: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

99

khối lượng khoảng 70-100g vì khối lượng củ giống này cho mức sinh trưởng cao,

hàm lượng glucomannan tương đương với các tuổi củ lớn hơn và thời gian đầu tư

trồng ngắn hơn. Loại củ này trồng 1 năm sau được thu hoạch củ cái đem chế biến có

khối lượng tử 300-500g, năng suất 159,6 tạ/ha và hàm lượng glucomannan trong củ

là 45,20%.

3.4.2. Ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng và phát triển cây Nưa konjac

3.4.2.1. Ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac

Cây Nưa konjac là loài cây ưa bóng, với các độ che sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng

tới sinh trưởng, phát triển và tích lũy hàm lượng glucomannan của loài cây này. Vì vậy,

trong nghiên cứu đã bố trí 4 công thức thí nghiệm với 4 độ che sáng khác nhau để đánh

giá ảnh hưởng của độ che sáng tới sinh trưởng phát triển loài Nưa konjac. Kết quả

nghiên cứu được trình bày trong 3.28.

Bảng 3.28. Ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac

Công thức Dài TB lá

(cm)

Rộng TB lá

(cm)

Chiều cao

TB cây (cm)

Thời gian sinh

trƣởng (ngày)

TC1 42,33 39,03 50,57 126

TC2 44,90 41,13 56,63 147

TC3 45,73 43,97 57,40 154

TC4 49,97 44,33 62,10 174

TC5 42,70 40,07 55,67 161

CV (%) 10,30 8,70 10,90 9,40

LSD0,05 6,72 4,77 10,92 5,10

Từ kết quả trong bảng 3.28 cho thấy, có sự ảnh hưởng rất lớn của độ che sáng

tới sinh trưởng của cây Nưa konjac. Ở công thức TC1 (độ che sáng 0%) cây Nưa

konjac có kích thước lá (dài 42,33cm, rộng 39,03cm) và chiều cao cây nhỏ nhất

(50,57cm); thời gian sinh trưởng ngắn 126 ngày.

Khi độ che sáng tăng lên từ 20%, 40%, 60% tương đương với công thức TC2,

TC3 và TC4 thì khả năng sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của cây cũng tăng

lên. Công thức TC2 cây Nưa konjac có kích thước lá (dài 44,90cm, rộng 41,13cm)

và chiều cao cây 56,63cm); thời gian sinh trưởng 147 ngày; Công thức TC3 cây

Nưa konjac có kích thước lá (dài 45,73cm; rộng 43,97cm) và chiều cao cây

Page 113: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

100

57,40cm); thời gian sinh trưởng 154 ngày; Công thức TC4 cây Nưa konjac có kích

thước lá (dài 49,97cm; rộng 44,33cm) và chiều cao cây62,1 cm); thời gian sinh

trưởng 174 ngày.

Tuy nhiên, khi tăng độ che sáng lên 80% ở công thức TC5 thì khả năng sinh

trưởng của cây giảm xuống và thời gian sinh trưởng cũng ngắn hơn, điều này có

thể do cây thiếu ánh sáng để quang hợp và phát triển.

Như vậy có thể thấy với độ che sáng 60% cây Nưa konjac sinh trưởng tốt nhất

với kích thước lá (dài 49,97cm; rộng 44,33cm) và chiều cao cây 62,1 cm); thời gian

sinh trưởng 174 ngày. Cây Nưa konjac không thể phát triển tốt nếu không trồng ở

vùng có khí hậu mát luôn có mức nhiệt dưới 250C hoặc phải trồng trong bóng.

3.4.2.2. Ảnh hưởng độ che sáng tới kích thước củ

Độ che sáng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây Nưa konjac, từ đó

ảnh hưởng tới sự phát triển kích thước củ và các yếu tố cấu thành năng suất khác.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độ che sáng tới kích thước củ cây Nưa konjac được

thể hiện trong bảng 3.29.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng độ che sáng tới kích thước củ cây Nưa konjac

Công thức Đƣờng kính

củ cái (cm)

Chiều cao

củ cái (cm)

Đƣờng kính

củ con (cm)

Chiều cao củ

con (cm)

TC1 6,67 4,23 1,67 1,10

TC2 6,43 5,13 1,90 1,23

TC3 7,47 6,27 2,30 2,17

TC4 8,17 6,50 2,57 2,33

TC5 7,33 6,20 2,30 2,23

CV (%) 9,80 8,80 11,60 11,20

LSD0,05 2,91 1,98 1,48 1,36

Từ kết quả tổng hợp và phân tích trong bảng 3.29 cho thấy độ che sáng khác

nhau có ảnh hưởng tới kích thước củ Nưa konjac khi thu hoạch. Ở công thức TC1

cho kích thước củ nhỏ nhất (đường kính củ cái 6,67 cm; cao củ cái 4,23 cm; đường

kính củ con 1,67 cm; cao củ con 1,1 cm).

Ở các công thức TC2, TC3, TC4 với độ che sáng tăng dần thì cũng có sự tăng

dần về kích thước củ. Ở công thức TC2 (đường kính củ cái 6,43 cm; cao củ cái 5,13

Page 114: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

101

cm; đường kính củ con 1,90 cm; cao củ con 1,23 cm); công thức TC3 (đường kính

củ cái 7,47 cm; cao củ cái 6,27 cm; đường kính củ con 2,3 cm; cao củ con 2,17 cm);

công thức TC4 (đường kính củ cái 8,17 cm; cao củ cái 6,50 cm; đường kính củ con

2,57 cm; cao củ con 2,33 cm).

Tuy nhiên, khi tăng độ che sáng lên 80% thì kích thước củ giảm đi, kết quả thể

hiện ở công thức TC5 (đường kính củ cái 7,33 cm; cao củ cái 6,20 cm; đường kính

củ con 2,30 cm; cao củ con 2,23 cm).

Như vậy, độ che sáng có ảnh hưởng tới kích thước củ cây Nưa konjac. Khi

không được che bóng kích thước củ nhỏ nhất. Khi được che bóng 60% thì kích

thước củ lớn nhất.

3.4.2.3. Ảnh hưởng độ che sáng tới năng suất và hàm lượng glucomannan trong củ

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độ che sáng tới năng suất và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac được thể hiện trong bảng 3.30.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng độ che sáng tới năng suất củ và hàm lượng glucomannan

trong củ cây Nưa konjac

Công thức

Khối lƣợng

TB củ cái

(g/củ)

Số lƣợng

TB củ con

Khối lƣợng

TB củ con

(g/củ)

Năng suất lý

thuyết

(tạ/ha)

Hàm lƣợng

glucomannan trong

bột Nƣa khô ( %)

TC1 209,33 3,67 8,67 87,20 35,70

TC2 292,67 4,33 10,33 121,20 39,57

TC3 345,33 5,33 12,67 143,20 43,23

TC4 386,33 5,33 14,67 160,40 46,07

TC5 303,00 4,67 12,67 126,27 44,93

CV (%) 10,10 9,30 11,70 9,60 8,70

LSD0,05 5,32 2,07 1,03 6,62 5,37

Từ kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy, ở công thức TC4 với độ che sáng

60% cho năng suất cao nhất (160,40tạ/ha) và hàm lượng glucomannan cao nhất

(46,07%). Công thức TC1 cho năng suất thấp nhất (87,20 tạ/ha) và hàm lượng

glucomannan thấp nhất (35,70 %). Các công thức còn lại TC2, TC3, TC5 so với

công thức TC4 thì năng suất thấp hơn nhưng hàm lượng glucomannan trong củ gần

tương đương.

Page 115: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

102

Như vậy độ che sáng phù hợp nhất cho trồng cây Nưa konjac là 60% cho

năng suất là 160,40 tạ/ha và hàm lượng glucomannan cao nhất (46,07%).

Hình 3.27. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng độ che sáng tới sinh trưởng của cây

Nưa konjac

3.4.3. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng và phát triển của cây

Nưa konjac

3.4.3.1. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac

Mỗi loài có thời điểm sinh trưởng thích hợp trong năm, nếu trồng đúng thời

vụ cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt và tăng được sức đề kháng giảm các vấn đề về

sâu bệnh. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng sinh trưởng

của cây Nưa konjac được thể hiện qua bảng 3.31.

Page 116: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

103

Bảng 3.31. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac

Công thức Dài TB lá

(cm)

Rộng TB lá

(cm)

Chiều cao TB

cây (cm)

Thời gian sinh

trƣởng (ngày)

TV1 44,63 38,50 52,23 168

TV2 44,68 41,33 55,63 168

TV3 47,97 42,33 61,77 172

TV4 42,63 38,03 51,77 149

CV (%) 10,3 10,8 11,1 9,6

LSD0,05 4,04 3,83 9,22 3,12

Bảng 3.31 cho thấy, có sự ảnh hưởng của thời vụ trồng tới sinh trưởng của

cây Nưa konjac. Thời vụ trồng cho kết quả sinh trưởng cao nhất là TV3 (trồng

5/4) với thời gian sinh trưởng là 172 ngày, kích thước lá (dài 47,97 cm; rộng 42,33

cm) và chiều cao cây 61,77 cm.

Các công thức có thời vụ trồng sớm hơn như TV1 (trồng 5/2) và TV2 (trồng

5/3) cho thời gian sinh trưởng và kích thước lá thấp hơn không nhiều. Công thức

TV1 thời gian sinh trưởng 168 ngày, kích thước lá (dài 44,63 cm; rộng 38,50cm)

và chiều cao cây 52,23 cm; TV2 thời gian sinh trưởng 168 ngày, kích thước lá (dài

44,68 cm; rộng 41,33 cm) và chiều cao cây 55,63 cm. Các công thức này tuy trồng

trước nhưng cũng đến khoảng 10/4 cây mới nảy chồi nên trong quá trình vùi trong

đất có thể bị nhiễm sâu bệnh và ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên có ảnh

hưởng tới sinh trưởng. Tuy nhiên ảnh hưởng này không lớn.

Ở công thức TV4 cây được trồng vào 5/4, do cây trồng muộn hơn nên thời

gian sinh trưởng ngắn hơn và cho kết quả sinh trưởng thấp nhất với thời gian sinh

trưởng 149 ngày, kích thước lá (dài 42,68 cm; rộng 38,03 cm) và chiều cao cây

51,77 cm).

3.4.3.2. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới kích thước củ

Thời gian sinh trưởng của cây khác nhau và tác động vào cây khi đưa ra môi

trường tự nhiên có thời gian khác nhau là do thời điểm trồng sớm hay muộn hay

đúng thời điểm, điều này ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất cây Nưa

konjac. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.32.

Page 117: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

104

Bảng 3.32. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới kích thước củ cây Nưa konjac

Công thức Đƣờng kính củ

cái (cm)

Chiều cao

củ cái (cm)

Đƣờng kính

củ con (cm)

Chiều cao

củ con (cm)

TV1 7,33 5,17 2,13 2,07

TV2 7,40 5,67 2,40 2,17

TV3 8,33 6,90 2,63 2,30

TV4 6,63 4,63 1,9 1,63

CV (%) 11,20 9,10 11,40 10,30

LSD0,05 1,90 1,61 1,47 1,37

Kết quả tổng hợp trong bảng 3.32 cho thấy, có sự ảnh hưởng của thời vụ

trồng tới kích thước củ cái và củ con khi thu hoạch. TV3 cho kích thước củ cao

nhất với đường kính củ cái 8,33cm; cao củ cái 6,9 cm; đường kính củ con 2,63

cm; chiều cao củ con 2,30 cm.

Ở các công thức TV1, TV2 cho kích thước củ bé hơn công thức TV3 và lớn

hơn công thức TV4. Cụ thể, TV1 đường kính củ cái 7,33 cm; chiều cao củ cái 5,17

cm; đường kính củ con 2,13 cm; chiều cao củ con 2,07 cm; TV2 đường kính củ

cái 7,40 cm; chiều cao củ cái 5,67 cm; đường kính củ con 2,40 cm; chiều cao củ

con 2,17 cm; TV4 đường kính củ cái 6,63 cm; chiều cao củ cái 4,63 cm; đường

kính củ con 1,9 cm; chiều cao củ con 1,63 cm.

Như vậy, thời vụ trồng có ảnh hưởng tới kích thước củ cây Nưa konjac. Thời

vụ trồng vào ngày 5 tháng 4 cho kích thước củ lớn nhất.

3.4.3.3. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới năng suất và hàm lượng glucomannan

trong củ

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng tới năng suất và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac được thể hiện trong bảng 3.33

Page 118: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

105

Bảng 3.33. Ảnh hưởng thời vụ trồng tới năng suất củ và

hàm lượng glucomannan trong củ cây Nưa konjac

Công thức

Khối lƣợng

TB củ cái

(g/củ)

Số lƣợng

TB củ

con

Khối lƣợng

TB củ con

(g/củ)

Năng

suất lý

thuyết

(tạ/ha)

Hàm lƣợng

glucomannan

trong bột Nƣa

khô

( %)

TV1 366,33 4,67 13,33 151,8 44,4

TV2 373,67 4,67 14,33 155,2 44,73

TV3 384,67 5 16 160,27 45,3

TV4 266,33 3,67 12 111,33 41,63

CV (%) 9,00 9,80 11,20 11,10 8,90

LSD0,05 3,02 2,18 1,61 2,27 2,32

Kết quả tổng hợp trong bảng 3.33 cho thấy, thời vụ trồng công thức TV3 cho

năng suất củ cao nhất 160,27 tạ/ ha và hàm lượng glucomannan là 45,3%. Các công

thức trồng sớm hơn TV1 và TV2 đều cho năng suất thấp hơn lần lượt là 151,8 tạ/ha

và 155,2 tạ/ha. Về hàm lượng glucomannan giữa 3 công thức TV1 và TV2 và TV3

khác nhau không đáng kể. CT4 năng suất thấp nhất đạt 111,33 tạ/ha; hàm lượng

glutamannan chỉ đạt 41,63%.

Như vậy, thời vụ trồng Nưa konjac thích hợp nhất vào ngày 5/4, cho năng suất

160,27 tạ/ha và hàm lượng glucomannan trong củ là 45,3%.

Page 119: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

106

Hình 3.28. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng và phát

triển của cây Nưa konjac

3.4.4. Ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển cây Nưa konjac

3.4.4.1. Ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng

Mật độ trồng vẫn là vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất. Đặc biệt khi

người nông dân luôn có xu thế muốn trồng dày để tăng năng suất. Nghiên cứu ảnh

hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của nông sản nhằm

tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ tới cây trồng và xác định được mật độ hợp lý cho hiệu

quả kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ tới khả năng sinh

trưởng của cây Nưa konjac được thể hiện qua bảng 3.34.

Bảng 3.34. Ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac

Công thức Dài TB lá

(cm)

Rộng TB lá

(cm)

Chiều cao

TB cây (cm)

Thời gian sinh

trƣởng (ngày)

MĐ1 48,30 38,33 62,10 172

MĐ2 47,17 38,13 58,86 170

MĐ3 42,97 35,17 49,43 171

CV (%) 10,7 9,2 9,8 11,3

LSD0,05 2,04 2,36 4,76 2,15

Kết quả tổng hợp và phân tích ở bảng 3.34 cho thấy có sự ảnh hưởng mật độ

trồng tới sinh trưởng của cây Nưa konjac. Ở công thức MĐ1 mật độ trồng 28571

cây/ha (50x70cm), cây sinh trưởng tốt nhất, kích thước lá lớn nhất (dài 48,30 cm;

rộng 38,33 cm); chiều cao cây 62,10 cm và thời gian sinh trưởng là 172 ngày.

Page 120: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

107

Công thức MĐ2 mật độ trồng 40000 cây/ha (50x50cm), cây sinh trưởng gần

như tương đương với MĐ1 với chiều dài lá 47,17 cm; rộng lá 38,13 cm; chiều cao

cây 58,86 cm và thời gian sinh trưởng là 170 ngày.

Tuy nhiên, khi tăng mật độ trồng lên 66670 cây/ha (50x30cm), cây sinh

trưởng kém đi rất nhiều so với hai mật độ trước, kích thước lá (dài 42,97cm, rộng

35,17 cm), chiều cao cây 49,43 cm) và thời gian sinh trưởng là 171 ngày.

3.4.4.2. Ảnh hưởng mật độ trồng tới kích thước củ

Với mật độ trồng khác nhau có sự ảnh hưởng tới kích thước củ cái và củ con

của cây Nưa konjac. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng tới kích thước củ

cây Nưa konjac được thể hiện trong bảng 3.35.

Bảng 3.35. Ảnh hưởng mật độ trồng tới kích thước củ cây Nưa konjac

Công thức Đƣờng kính

củ cái (cm)

Chiều cao củ

cái (cm)

Đƣờng kính

củ con (cm)

Chiều cao củ

con (cm)

MĐ1 8,73 7,57 2,87 2,63

MĐ2 8,33 6,87 2,80 2,47

MĐ3 6,40 5,67 2,13 2,10

CV (%) 9,40 10,90 8,90 9,20

LSD0,05 1,02 2,09 3,61 2,75

Kết quả tổng hợp trong bảng 3.35 cho thấy, có sự ảnh hưởng của mật độ

trồng tới kích thước củ cái và củ con khi thu hoạch. Công thức MĐ1 cho kích thước

củ cao nhất với đường kính củ cái 8,73 cm; chiều cao củ cái 7,57 cm; đường kính củ

con 2,87 cm; chiều cao củ con 2,63 cm.

Ở công thức MĐ2 cho kết quả kích thước củ thấp hơn nhưng không nhiều so

với công thức MĐ1. Cụ thể, đường kính củ cái 8,33 cm; chiều cao củ cái 6,87 cm;

đường kính củ con 2,80 cm; chiều cao củ con 2,47 cm.

Khi tăng mật độ trồng lên ở công thức MĐ3, do cây phải cạnh tranh nhau về

ánh sáng và dinh dưỡng nên đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây làm cho

đường kinh củ cái giảm xuống. Với khoảng cách 50x30cm thì có sự ảnh hưởng rất

lớn đến kích thước củ, ở đây kích thước củ giảm xuống so với công thức MĐ1 và

MĐ2. Với công thức MĐ3 đường kính củ cái 6,40 cm; chiều cao củ cái 5,67 cm;

đường kính củ con 2,13 cm; chiều cao củ con 2,10 cm.

Page 121: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

108

3.4.4.3. Ảnh hưởng mật độ trồng tới năng suất và hàm lượng glucomannan trong củ

Kết quả theo dõi ảnh hưởng mật độ trồng tới năng suất và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac (bảng 3.36) cho thấy, có sự ảnh hưởng rất

lớn của mật độ trồng tới năng suất và hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac.

Bảng 3.36. Ảnh hưởng mật độ trồng tới năng suất củ và hàm lượng glucomannan

trong củ cây Nưa konjac

Công thức

Khối lƣợng

TB củ cái

(g/củ)

Số lƣợng

TB củ

con

Khối lƣợng

TB củ con

(g/củ)

Năng suất

lý thuyết

(tạ/ha)

Hàm lƣợng

glucomannan

trong bột Nƣa

khô

(%)

MĐ1 418,00 5,33 16,33 124,09 46,27

MĐ2 398,00 5,00 16,00 165,60 46,23

MĐ3 284,33 3,67 12,33 197,79 43,40

CV (%) 10,20 9,70 10,40 9,10 8,70

LSD0,05 3,65 1,50 2,06 0,33 0,56

Ở công thức MĐ1 mật độ trồng 28571 cây/ha (50x70cm), tuy khối lượng củ

cái 418g và hàm lượng glucomannan 46,27% cao nhất, nhưng năng suất lại chỉ đạt

124,09 tạ/ha do mật độ cây trồng thưa.

Công thức MĐ2 mật độ trồng 40000 cây/ha (50x50cm), cho khối lượng củ cái

398g; năng suất 165,60 tạ/ha; hàm lượng glucomannan 46,23%. Với MĐ3, khi tăng

mật độ trồng lên 66670 cây/ha (50x30cm), cho khối lượng củ cái giảm xuống thấp

nhất 284,33g, với mật độ trồng dày hơn nên năng suất ở mật độ này tính trên 1ha là

cao nhất 197,79 tạ/ha; hàm lượng glucomannan 43,40%.

Từ kết quả trên có thể thấy rằng, khi trồng với mật độ 28571 cây/ha cây có khả

năng sinh trưởng phát triển tốt, nhưng năng suất sẽ không cao vì mật độ trồng thưa.

Với mật độ trồng là 66670 cây/ha thì cây phát triển và sinh trưởng kém nhất, tuy là

năng xuất cao nhưng so với đầu tư thì hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Vì vậy, có thể

thấy để khai thác tốt tiềm năng của đất và đạt hiệu quả kinh tế cao, mật độ trồng

thích hợp nhất trong 3 công thức trồng Nưa konjac với kích thước củ giống 70-100g

Page 122: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

109

là 40000 cây/ha (50x50cm). Với mật độ này cây trồng sẽ đảm bảo chất lượng

glucomannan và hiệu quả kinh tế cao hơn so với mật độ trồng 28571 cây/ha

(50x70cm) và mật độ trồng lên 66670 cây/ha (50x30cm).

Hình 3.29. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng tới sinh trưởng và phát

triển cây Nưa konjac

3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh trưởng

và phát triển cây Nưa konjac

3.4.5.1. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh trưởng của cây

Nưa konjac

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây trồng

nói chung và cây Nưa konjac nói riêng. Tuy nhiên lượng bón bao nhiêu thì cần phải

xác định cụ thể cho từng loại đất và cây trồng. Qua thí nghiệm nghiên cứu về ảnh

hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng của cây Nưa konjac kết

quả được tổng hợp trong bảng 3.37

Page 123: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

110

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh trưởng của cây Nưa

konjac

Công thức Dài TB lá

(cm)

Rộng TB lá

(cm)

Chiều cao

TB cây (cm)

Thời gian sinh

trƣởng (ngày)

PB1 33,97 31,17 42,43 170

PB2 41,63 35,33 52,10 169

PB3 46,30 44,33 56,43 171

PB4 47,83 45,13 62,86 171

PB5 49,17 47,80 66,53 170

CV (%) 9,3 9,2 9,4 8,5

LSD0,05 3,41 2,00 4,58 1,17

Kết quả phân tích và tổng hợp trong bảng 3.37 cho thấy, với lượng phân bón

tăng dần thì kích thước lá cây Nưa konjac tăng dần từ PB1 tới PB5. Công thức PB1

không sử dụng phân bón cho kết quả sinh trưởng thấp nhất (dài lá 33,97 cm; rộng lá

31,17 cm); cao cây 42,43 cm.

Các công thức với lượng phân tăng dần với hàm lượng N từ 80-140kg/ha, hàm

lượng P từ 30-60 kg/ha và hàm lượng K từ 100-160 kg/ha thì ta thấy kích thước lá

cùng tăng dần. Công thức PB2 lá có kích thước là: chiều dài lá 41,63 cm; rộng lá

35,33 cm; cao cây 52,10 cm. Công thức PB3 có kích thước là chiều dài lá 46,30 cm;

rộng lá 44,33 cm; cao cây 56,43 cm. Công thức PB4 có kích thước là chiều dài lá

47,83 cm; rộng lá 45,13 cm; cao cây 62,86 cm.

Công thức PB5 có kích thước lớn nhất với chiều dài lá 49,17 cm; rộng lá

47,80 cm và chiều cao cây 66,53 cm.

Như vậy với hàm lượng N từ 80-140kg/ha, hàm lượng P từ 30-60kg/ha và

hàm lượng K từ 100-160kg/ha thì bón phân với hàm lượng càng lớn cây sinh trưởng

càng tốt.

3.4.5.2. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới kích thước củ

Qua kết quả theo dõi ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới kích thước

củ cây Nưa konjac (bảng 3.38) cho thấy, công thức PB4 tạo ra củ cái có kích

thước nhất.

Page 124: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

111

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới kích thước củ cây Nưa

konjac

Công thức Đƣờng kính

củ cái (cm)

Chiều cao củ

cái (cm)

Đƣờng kính

củ con (cm)

Chiều cao củ

con (cm)

PB1 6,80 5,67 2,93 3,13

PB2 7,63 6,17 2,61 2,87

PB3 8,17 7,10 2,63 2,57

PB4 8,73 7,57 2,77 2,55

PB5 7,43 6,63 2,67 2,43

CV (%) 9,20 8,40 10,80 8,30

LSD0,05 0,80 1,27 2,28 0,54

Qua bảng số liệu 3.38 cho thấy, kích thước củ cái đạt cao nhất ở công thức

PB4 với đường kính củ cái 8,73 cm; chiều cao củ cái 7,57 cm; tiếp theo là các

công thức PB3 với đường kính củ cái 8,17 cm; chiều cao củ cái 7,10 cm; PB2

với đường kính củ cái 7,63 cm; chiều cao củ cái 6,17 cm. PB5 với đường kính củ

cái 7,43 cm; chiều cao củ cái 6,63 cm và công thức có đường kính củ cái thấp

nhất là công thức không sử dụng phân bón (PB1) với đường kính củ cái là 6,8

cm và chiều cao củ cái là 5,67 cm.

Khác với kích thước củ cái, kích thước củ con cả về đường kính và chiều

cao củ của các công thức thí nghiệm, lại nhỏ hơn so với đối chứng. Đường kính

củ con của các công thức dao động từ 2,61-2,93 cm. Do công thức PB1 không

sử dụng phân bón cho kết quả kích thước củ con lớn nhất (đường kính củ con

2,93 cm; chiều cao củ con 3,13 cm). Các công thức PB2, PB3, PB4, PB5 thì kết

quả thu được không giống như đường kính, chiều cao củ con chịu sự tác động

của lượng phân bón cho cây theo hướng khác hẳn. Khi cây được bón với lượng

phân thấp thì chiều cao củ con lại phát triển mạnh hơn (2,87 cm) và đạt tương

đương so với đối chứng. Qua kết quả trên cho thấy, trong những điều kiện sinh

trưởng khác nhau thì cây Nưa konjac thể hiện về mức độ sinh trưởng qua các

chỉ tiêu về sinh trưởng khác nhau và ảnh hưởng khác nhau với các mức phân

bón khác nhau.

Page 125: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

112

3.4.5.3. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới năng suất và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac

Khi nghiên cứu về năng suất và hàm lượng glucomannan của cây

Nưa konjac trong thí nghiệm cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa lượng

phân bón cho các công thức thí nghiệm tới năng suất. Kết quả được thể hiện qua

bảng 3.39

Bảng 3.39. Ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới năng suất củ và hàm lượng

glucomannan trong củ cây Nưa konjac

Công thức

Khối

lƣợng TB

củ cái

(g/củ)

Số

lƣợng

TB củ

con

Khối

lƣợng TB

củ con

(g/củ)

Năng

suất lý

thuyết

(tạ/ha)

Hàm lƣợng

glucomannan

trong bột Nƣa khô

( %)

PB1 263,00 3,33 16,67 111,87 41,40

PB2 322,00 4,33 16,33 135,33 43,57

PB3 402,33 5,33 16,00 167,33 45,90

PB4 433,33 5,67 16,33 179,87 46,73

PB5 336,67 4,67 14,67 140,53 44,57

CV (%) 9,80 10,50 11,60 9,40 8,60

LSD0,05 3.84 2,81 1,19 0,65 2,14

Kết quả trong bảng 3.39 cho thấy, khi không sử dụng phân bón ở công thức

PB1 cho năng suất thu được rất thấp, chỉ đạt 111,87 tạ/ha với hàm lượng

glucomannan 41,4%. Khi tăng hàm lượng phân bón lên ở các công thức PB2 và

PB3 năng suất và hàm lượng glucomannan cũng tăng lên theo lần lượt là năng suất

135,33 tạ/ha, 167,33 tạ/ha và hàm lượng glucomannan là 43,57% và 45,9%.

Ở công thức PB4 lượng NPK là 120 kg N + 50 kg P2O5 + 140 kg K2O trên 1

ha cho năng suất cao nhất với 179,87 tạ/1ha và hàm lượng glucomannan là 46,73%.

Khi tăng lượng phân bón lên ở công thức PB5 với 140 kg N + 60 kg P2O5 +

160 kg K2O trên 1 ha thì năng suất chỉ đạt 140,53tạ/ha và hàm lượng glucomannan

là 44,57%, giảm so với công thức PB4. Sự giảm về năng suất này là do với lượng

phân đạm lớn, cây sinh trưởng lá tốt nên khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như

điều kiện tự nhiên kém đi, dẫn đến cây hay bị bệnh và đổ do bão nên ảnh hưởng tới

năng suất và chất lượng glucomannan.

Page 126: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

113

Như vậy, công thức PB4 lượng NPK là 120 kg N + 50 kg P2O5 + 140 kg K2O

trên 1 ha là công thức bón phân tốt nhất với năng suất củ 179 tạ/1ha và hàm lượng

glucomannan là 46,73%.

Hình 3.30. Hình ảnh nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp lượng phân NPK tới sinh

trưởng và phát triển cây Nưa konjac

3.4.6. Sự tích lũy glucomannan trong củ Nưa konjac trong các giai đoạn sinh

trưởng phát triển

Mỗi thời điểm trong quá trình sinh trưởng phát triển củ có tích lũy hàm

lượng glucomannan khác nhau. Với cây Nưa konjac việc xác định được thời điểm

khai thác cho hàm lượng glucomannan cao nhất là rất quan trọng. Vì vậy, đề tài bố

trí thí nghiệm nghiên cứu tích lũy glucomannan trong củ Nưa konjac trong các

giai đọan sinh trưởng phát triển. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.40

như sau:

Page 127: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

114

Bảng 3.40. Tích lũy glucomannan trong củ Nưa konjac

trong các giai đọan sinh trưởng phát triển

Công thức Hàm lƣợng glucomannan trong bột Nƣa khô ( %)

TL1 44,07

TL2 37,57

TL3 23,73

TL4 45,73

TL5 43,57

CV (%) 8,4

LSD0,05 2,47

Qua kết quả tổng hợp trong bảng 3.40 cho thấy thời điểm cho hàm lượng

glucomannan cao nhất là khi 2/3 lá Nưa chuyển sang màu vàng với hàm lượng

glucomannan là 45,73%.

Các thời điểm khác hàm lượng glucomannan thấp hơn. Ở giai đoạn bảo

quản hàm lượng glucomannan là 44,07%; khi củ Nưa nảy chổi hàm lượng

glucomannan là 37,57%; hàm lượng glucomannan thấp nhất đạt 23,73% trong

giai đoạn lá Nưa phát triển cực đại (xòe hoàn toàn). Ở giai đoạn sau khi lá Nưa

lụi 1 tháng hàm lượng glucomannan đạt 43,57%.

Như vậy, thời điểm thu hoạch Nưa cho hàm lượng glucomannan tốt nhất là

khi 2/3 bộ lá chuyển thành màu vàng.

3.4.7. Trồng thử nghiệm cây Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

Việt Nam

Để đánh giá được triển vọng trồng Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam. Đề tài tiến hành trồng thử nghiệm cây Nưa konjac, mô hình trồng

ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh

Hà Giang và xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Kết quả đánh giá

năng suất và hàm lượng glucomannan được thể hiện trong bảng 3.41.

Page 128: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

115

Bảng 3.41. Kết quả trồng thử nghiệm cây Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam

Công

thức

Năng suất củ

(tạ/ha) Hàm lƣợng glucomannan trong bột Nƣa khô (%)

MH1 60,67 39,7

MH2 91,22 46,1

MH3 74,51 43,1

MH4 91,24 46,5

MH5 12,86 33,6

MH6 19,11 37,2

Từ bảng số liệu trên cho thấy, mô hình MH2 (Trồng dưới tán Mận ở xã Vân

Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ) và MH4 (Trồng dưới tán rừng tại xã Quyết Tiến,

huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) cho năng suất củ và hàm lượng glucomannan lớn

nhất lần lượt đạt 91,22 tạ/1ha, glucomannan 46,1% và 91,24 tạ/ha, glucomannan

46,5%. Năng suất hai mô hình này cao nhất là do được trồng ở 2 vùng có khí hậu

mát với độ cao so với mặt nước biển là 918 và 874m. Hơn nữa hai khu vực trồng

này được che bóng dưới tán rừng và vườn Mận.

Tiếp theo là công thức MH3, trồng xen Ngô tại xã Quyết Tiến, huyện Quản

Bạ, tỉnh Hà Giang với năng suất 74,51 tạ/ha và hàm lượng glucomannan là 43,1%.

Hai công thức có năng suất và hàm lượng glucomannan thấp nhất là MH6 (Trồng

dưới tán rừng tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), MH5 (Trồng trong

bao tải dưới tán vải tại Tiểu khu 10, thành phố Hòa Bình), lần lượt là 19,11 tạ/1ha,

glucomannan 37,2% và 12,86 tạ/ha, glucomannan 33,6%.

Các mô hình MH5 và MH6 trồng ở thành phố Hòa Bình và xã Ngọc Sơn, huyện

Lạc Sơn, Hòa Bình, với độ cao so với mực nước biển thấp, mùa hè nóng lên tới 35-

400C và độ ẩm không khí cao, nên khi vào mùa hè nhiệt độ nóng liên tục trên 30

0C dẫn

đến cây yếu và mắc bệnh gây chết hàng loạt. Số lượng cây chết lên tới 50-80%.

Đối với các mô hình trồng xen Ngô MH1 và MH3 tại Sơn La và Hà Giang. Có

năng suất và hàm lượng glucomannan trong củ thấp hơn là do cây Nưa konjac sinh

trưởng hàng năm khoảng 5-6 tháng trong khi đó thời vụ của cây Ngô ngắn hơn chỉ

3-4 tháng, vì vậy khi thu hoạch Ngô vào tháng 8 thì cây Nưa sẽ không được che

bóng làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển cây Nưa konjac.

Page 129: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

116

A13: Trồng dưới tán rừng tại Quản Bạ,

tỉnh Hà Giang

B13: Trồng xen Ngô, huyện Quản Bạ,

tỉnh Hà Giang

C13: Trồng dưới tán Mận ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Hình 3.31. Hình ảnh nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Nưa konjac ở một số tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam

3.4.8. Nghiên cứu sâu bệnh hại cây Nưa konjac ở Việt Nam

3.4.8.1. Bệnh hại

Trong quá trình nghiên cứu trồng trọt cây Nưa konjac ở Việt Nam, một trong

những nguyên nhân làm giảm năng suất cây là bệnh hại. Trong số các loại bệnh hại

chủ yếu ở nước ta, đáng chú ý nhất là những bệnh chủ yếu gây hại đến cây trồng

bao gồm vi khuẩn Erwinia mềm thối (Erwinia carotovora) và các bệnh về nấm như

bệnh đốm lá (nấm Fusarium solani) và Pythium (các loài Pythium).

Các loại vi khuẩn và nấm này khi nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao, kết

hợp với mưa vào khoảng tháng 6, tháng 7, sức đề kháng của cây Nưa konjac sẽ kém

đi. Thời điểm này bệnh sẽ nhanh chóng phát triển gây thối và chết cây Nưa konjac.

Page 130: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

117

Biện pháp phòng trừ chủ yếu vẫn chỉ là trước khi trồng phải xử lý đất thật

kỹ bằng vôi bột để loại trừ loại nấm này hoặc có thể phun Booc Đô 5%. Loại trừ

và xử lý ngay các cây đã nhiễm bệnh. Sử dụng giống sạch bệnh và vệ sinh đồng

ruộng thật kỹ là biện pháp chính và chủ yếu.

Ngoài ra, cây Nưa konjac còn bị bệnh bạch tạng lá, bệnh thường phát sinh ở

nơi cây Nưa được trồng ngoài sáng, nơi ánh sáng mặt trời có cường độ cao. Chính

cường độ ánh sáng mặt trời đã phá vỡ diệp lục của lá làm cho lá cây trắng, yếu

dần rồi chết thối rữa. Bệnh này dễ chữa bằng cách chọn địa điểm trồng có độ che

bóng cao và khí hậu mát.

3.4.8.2. Sâu hại

Qua điều tra, theo dõi sâu hại đối với cây Nưa là rất ít, chỉ đôi khi gặp sâu

xám đen cắn lá.

A15: Bệnh thối củ cây

B15: Cây bị cháy lá do nắng trực tiếp C15: Sâu ăn lá

Hình 3.32. Hình ảnh nghiên cứu sâu bệnh hại cây Nưa konjac ở Việt Nam

Page 131: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

118

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Kết luận:

1/ Thành phần loài Nưa củ có chứa glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt

Nam khá đa dạng với 6 loài bao gồm: Amorphophallus konjac K. Koch,

Amorphophallus corrugatus N. E. Br., Amorphophallus krausei Engl. & Gehrm,

Amorphophallus yunnanensis Engl. & Gehrm, Amorphophallus yuloensis H. Li,

Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Nưa konjac có hàm lượng

glucomannan cao nhất trong bột Nưa khô là 44,97%. Tiếp theo là Nưa yuloensis,

Nưa đầu nhăn, Nưa krausei và Nưa vân nam lần lượt là 30,7%; 28,6%; 29,2%;

25,97% và Nưa chuông thấp nhất (6,53%). Các loài này phân bố đa dạng theo các

độ cao, hướng phơi và đặc điểm sinh thái khác nhau. Những loài củ có hàm lượng

glucomannan cao thường phân bố ở những nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm

thấp hơn các loài củ có hàm lượng glucomannan thấp. Trong số các loài Nưa củ có

glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt Nam thì loài Nưa konjac có những đặc điểm

triển vọng phát triển trồng và đem lại giá trị kinh tế cao.

Một số dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam như Mông, Nùng, Sán Dìu, v.v. khai

thác củ từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, củ thu về được rửa sạch đất, gọt vỏ, cắt

thành các lát mỏng và sấy khô bằng phơi nắng hoặc treo trên gác bếp đun. Củ Nưa

được chế biến thành một số món ăn như Đậu Phụ, Mỳ, Mò Gỉ, v.v.

2/ Thời điểm thu hái quả Nưa konjac là khi vỏ quả chín có màu đỏ cam. Hạt

sau khi thu hái và xử lý bảo quản hạt lạnh ở 50C cho hiệu quả tốt nhất. Thời gian

bảo quản càng dài, chất lượng hạt Nưa sẽ càng kém và đặc biệt là sau 6 tháng bảo

quản. Do hạt Nưa konjac khó nảy mầm cần xử lý hạt bằng ngâm hạt trong nước ấm

40-50°C trong 6 giờ, ủ và rửa chua sau đó gieo hạt vào trong cát khi cây có chiều

cao khoảng 5- 10 cm chuyển vào bầu đất.

Xử lý vết cắt củ khi thu hoạch bằng xi măng cho hiệu quả xử lý tốt nhất. Bảo

quản lạnh ở điều kiện 100C cho tỷ lệ củ nảy chồi cao nhất, số củ bị nhiễm bệnh thấp

nhất và tỷ lệ cây sống cao nhất.

Nhân giống Nưa konjac bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, chồi đỉnh được

khử trùng tốt nhất khi sử dụng dung dịch Javen 60% (NaClO) trong 12 phút. Công

thức môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất để tái sinh chồi Nưa konjac in vitro là

Page 132: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

119

MS + 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 8 g/l Agar + 30 g/l sucrose. Công thức môi

trường ra rễ tốt nhất là 1/2 MS + 8 g/l Agar + 14 g/l Sucrose + 0,4 mg/l IBA + 1 g/l

than hoạt tính. Giá thể thích hợp nhất cho trồng cây Nưa konjac in vitro là 50% đất

+ 30% cát + 20% trấu hun.

3/ Trồng Nưa konjac củ giống có khối lượng 70-100g độ che sáng phù hợp

nhất là 60%. Thời vụ trồng vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch. Mật độ

trồng 40.000 cây/ha (50x50cm) cho hiệu quả tốt nhất với năng suất 165,60 tạ/ha,

hàm lượng glucomannan 46,23%. Lượng phân NPK là 120 kg N + 50 kg P2O5 +

140 kg K2O trên 1 ha là công thức bón phân tốt nhất. Thời điểm thu hoạch cho hàm

lượng glucomannan cao nhất là khi 2/3 lá Nưa chuyển sang màu vàng.

Kiến nghị:

Việc nghiên cứu cây Nưa củ có glucomannan đã đạt được kết quả nhất định,

tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, tác giả đề

nghị tiếp tục các nghiên cứu bảo tồn, nhân giống, lai tạo và phát triển loài Nưa

konjac ở Việt Nam, nhằm đưa cây Nưa konjac trở thành một cây trồng góp phần

phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc và các địa phương khác trong cả nước.

Page 133: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

120

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Cho đến nay đây là công trình khoa học đầu tiên về đánh giá thành phần

loài, phân bố, đánh giá hàm lượng glucomannan các loài Nưa củ có glucomannan

và lựa chọn loài có triển vọng phát triển trồng một cách đầy đủ ở miền núi phía Bắc

Việt Nam.

- Đã bổ sung một số dẫn liệu về phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và hàm

lượng glucomannan của một số loài Nưa ( Amorphophallus spp). ở các tỉnh miền

núi phía Bắc Việt Nam.

- Đã bổ sung 01 loài cho hệ thực vật Việt Nam là loài Amorphophallus

yuloensis.

- Đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Nưa konjac ở Việt Nam. Kỹ thuật

nhân giống hữu tính bằng hạt, nhân giống bằng củ và kỹ thuật nhân giống Nưa

konjac bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.

- Đã nghiên cứu kỹ thuật trồng Nưa konjac ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Xác định được khối lượng củ giống thích hợp cho trồng thương mại phát triển lấy

bột glucomannan của cây Nưa konjac. Độ che sáng, thời vụ trồng, mật độ trồng,

lượng phân bón NPK, tích lũy hàm lượng glucomannan trong củ Nưa trong giai

đoạn phát triển.

Page 134: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Dư, Trần Huy Thái, Nguyễn Công Sỹ, Trần Văn Tiến, Một số kết

quả nhân giống hữu tính cây Nưa (Amorphophallus spp), Báo cáo khoa học về Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần tứ 6, Nxb. Khoa học

Tự nhiên và Công nghệ, 2015, tr 1323-1328, Hà Nội.

2. Nguyen Van Du, Bui Hong Quang, Nguyen Thi Van Anh, Masuno T, Peter J.

Matthews , Tran Van Tien, Useful aroids and their prospects in Vietnam.

Aroideana, 2015, 31: 130-142.

3. Trần Văn Tiến, Hà Văn Huân, Nguyễn Văn Dư, Tri thức bản địa về khai thác và

chế biến củ Nưa konjac (Amorphophallus konjac) làm thực phẩm ở một số tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, 2017,

số 1/2017, tr 11-16.

4. Tran Van Tien, Nguyen Van Du, Nguyen Cong Sy, Biological Characteristics

and Distribution of the species Amorphophallus yuloensis H. Li (Araceae) in

Vietnam, Aroideana,2017, 39: 57-63.

5. Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Dư, Hà Văn Huân, Nguyễn Minh Quang, Nhân

giống in vitro loài Nưa konjac (Amorphophallus konjac) ở Việt Nam để bảo tồn và

phục vụ sản suất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2017, số 6B/2017, tr

35-40.

6. Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Công Sỹ, Hà Văn Huân, Nghiên cứu

phát triển trồng loài Nưa Konjac (Amorphophallus konjac) ở miền núi phía Bắc

Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 18 kỳ 2 tháng 9 năm

2017, tr 149-157.

7. Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Công Sỹ, Một số nghiên cứu nhân

giống loài Nưa konjac ( Amorphophallus konjac K.Koch) bằng củ, Báo cáo khoa

học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần tứ 7, Nxb.

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, tr 1502-1507, Hà Nội.

Page 135: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Liu, P.Y., Lin, Z.S. and Guo, Z.X., Research and Utilization of Amorphophallus

in China. Acta Botanica Yunnanica, Suppl. X, 1998, p.48-61.

2. Chua M., Baldwin T.C., Hocking T.J. and Chan K., Traditional uses and

potential health benefits of Amorphophallus konjac K. Koch ex N.E.Br. Journal of

Ethnopharmacology, 2010, 128, p.268-78.

3. Liu, P.Y., Konjac. Beijing. China Agricultural Press, 2004, China.

4. Long, C.L., Ethnobotany of Amorphophallus of China. Acta Botanica Yunnanica,

Suppl. X, 1998, p.89-92.

5. Kurihara, H., Trends and problems of konjac (Amorphophallus konjac) cultivation

in Japan. Japan Agricultural Research Quarterly, 1979, 13, p.9-74.

6. Nguyễn Văn Dư, Báo cáo đề tài Nghiên cứu về khả năng nuôi trồng và phát triển

loài Nưa lấy củ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc điều trị

bệnh tiểu đường, mỡ máu béo phì”. Báo cáo khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên

chủ trì năm 2010-2012, 2012, Hà Nội.

7. Tổng cục Thống kê, Niên Giám Thống kê các năm 2014, 2015, 2016.

8. Võ Văn Chi, Khoai nưa. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Đại học Y học Hà

Nội, 2012, 617.

9. Li Heng, Zhu Guanghua, Peter C. Boyce, Niels Jacobsen, Flora of China. Acta

Botanica Yunnanica, 2010, 23, p.23-80.

10. Nguyễn Văn Dư, (N.T. Bân chủ biên), Araceae Juss. - họ Ráy, Danh lục các

loài thực vật Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 2012, 3, tr.871-897, Hà Nội.

11. Long Huang, Rheo Takahashi, Shinsaku Kobayashi, Tokuzo Kawase and

Katsuyoshi Nishinari, “Gelation Behavior of Native and Acetylated konjac

Glucomannan”. Biomacromolecules, 2002, Vol.3, Issue 6, p.1296 – 1303.

12. Bown, D., Aroids, Plants of the Arum Family. Portland, Oregon: Timber

Press, 2000.

13. Hetterscheid, W.L.A. and Ittenbach, S., Everything you always wanted to know

about Amorphophallus but were afraid to stick your nose into. Aroideana, 1996, 19,

p.7-129.

14. Sedayu, A., Eurlings, M.C.M., Gravendeel, B. and Hetterscheid, W.L.A.,

Morphological character evolution of Amorphophallus (Araceae) based on a

Page 136: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

123

combined phylogenetic analysis of trnL, rbcL and LEAFY second intron sequences.

Botanical Studies, 2010,p.73-90.

15. Gagnepain F, "Araceae", Flore Générale de L'Indo-Chine, 1942, 6, p.1075-1196.

16. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam. NXB Montréal, 1993, 3(2).

17. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ, 2003, 3(2).

18. Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Khắc Khôi, “Bổ sung ba loài thuộc chi Nưa-

Amorphophallus Blume ex Decne (họ Ráy-Araceae ở Việt Nam”. Tạp chí Sinh học,

2004, 26(4A), tr.57-60.

19. Nguyen Tien An, Do Truong Thien, Nguyen Thi Dong, Pham Le Dung,

Nguyen Van Du, Characterization of glucomannan from some Amorphophallus

species in Vietnam. Carbohydrate Polymers, 2010, 80, p.308–311.

20. Nguyễn Tiến An, "Nghiên cứu thành phần hóa học, quy trình tách triết,

biến tính hóa học và khả năng ứng dụng của glucomannan từ củ một số loài

Nưa (Amorphophallus spp.) ở Việt Nam". Thư viện quốc gia Việt Nam, Luận

án tiến sĩ, 2011.

21. Mayo, S.J., Bogner, J. and Boyce, P.C., The genera of Araceae. Royal Botanic

Gardens, Kew, 1997, London.

22. Follett, J.M. and Douglas, J.A., Konjac production in Japan and potential for

New Zealand. Combined Proceedings International Plant Propagators' Society,

2002, 52, p.90-186.

23. Imai, K. and Coleman, D.F., Elevated atmospheric partial pressure of carbon

dioxide and dry matter production of konjac (Amorphophallus konjac K. Koch).

Photosynthesis Research, 1983, 4, p.6.

24. Zhang SL, Liu Y, Small konjac could be a big industry in China’s new

countryside. The 5th National Konjac Symposium, 2006, 1-5, China.

25. Sun, Y.M., Liu, P.Y., Liu, C.G., Su, C.G. and Li, Q.M., Studies of the

dormancy of mature konjac corms. Journal of South West Agricultural University,

1995, p.18-21, Chinese.

26. Niwa, T., Etoh, H., Shimizu, A. and Shimizu, Y., Cis-N-(p-Coumaroyl)

serotonin from Konnyaku, Amorphophallus konjac K. Koch. Bioscience,

Biotechnology and Biochemistry, 2000, p.69-71.

Page 137: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

124

27. Xu, L., Xu, H.H., Huang, T.S., Du, T.F., He, X.R. and Shen, L.H., New

techniques of cultivation for good agricultural practice (GAP) and industrializing

development of the Chinese rare-medicinal herbs. Beijing: Xie He Medical

University, 2001, Chinese.

28. Kraemer, W.J., Vingren, J.L., Silvestre, R., Spiering, B.A., Hatfield, D.L., Ho,

J.Y., Fragala, M.S., Maresh, C.M. and Volek, J.S., Effect of adding exercise to a diet

containing glucomannan. Metabolism Clinical and Experimental, 2007, 56, p.58.

29. Gallaher, C.M., Munion, J., Hesslink, R., Wise, J. and Gallaher, D.D.,

Cholesterol reduction by glucomannan and chitosan is mediated by changes in

cholesterol absorption and bile acid and fat excretion in rats. The Journal of

Nutrition, 2000, 130, p.2753-2759.

30. Keithley, J. and Swanson, B., Glucomannan and obesity: a critical review.

Alternative Therapies in Health and Medicine, 2005, 11, p.4-30.

31. Vasques, C.A.R., Rossetto, S., Halmenschlager, G., Linden, R., Heckler, E.,

Fernandez, M.S.P. and Alonso, J.L.L., Evaluation of the pharmacotherapeutic

efficacy of Garcia cambogia plus Amorphophallus konjac for the treatment of

obesity. Phytotheraphy Research, 2008, p.35-40.

32. Vuksan, V., Jenkins, D. J. A., Spadafora, P., Sievenpiper, J. L., Owen, R.,

Vidgen, E., Brighenti, F., Josse, R., Leiter, L. A. and Bruce-Thompson, C., Konjac-

mannan (Glucomannan) improves glycemia and other associated risk factors for

coronary heart disease in type 2 diabetes. Diabetes Care, 1999, 22, p.913.

33. Vuksan, V., Sievenpiper, J. L., Owen, R., Swilley, J. A., SpadaforaA, P., Jenkins, D.

J. A., Vidgen, E., Brighenti, F., Josse, R. G., Leiter, L. A., Xu, Z. and Novokmet, R.,

Beneficial effects of viscous dietery fiber from konjac- mannan in subjects with the

insulin resistance syndrome. Diabetes Care, 2000, 23, p.9-14.

34. Vuksan, V., Sievenpiper, J. L., Xu, Z., Wong, E. Y. Y., Jenkins, A. L.,

Zdravkovic, U. B., Leiter, L. A., Josse, R. G. and Stavro, M. P., Konjac-mannan

and American ginsing: emerging alternative therapies for type 2 diabetes mellitus.

Journal of the American College of Nutrition, 2001, p.370-380.

35. Leeds, T., Obesity: the walking financial time bomb [online]. London: BBC

News, 2010.

Page 138: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

125

36. Parry, J., Konjac glucomannan. in Imeson, A. (ed.) Food stabilisers, thickeners and

gelling agents. Blackwell Publishing Ltd., 2010, p.198-215, Singapore.

37. Edison, S., Konjac [online]. in Fajardo, J., Lutaladio, N., Larinde, M., Rosell,

C., Barker, I., Roca, W. And Chujoy, E. (eds.) Quality declared planting material:

Protocols and standards for vegetatively propagated crops. Rome: Food and

Agriculture Organization of the United Nations (FAO), 2010, 12, p.9-65.

38. WFS , Part II: konjac- a program to help reduce poverty in northern

Guangdong. World of Food Science, 2003, China.

39. McCleary, B.V., Proceedings of the Nutrition Society. Dietary fibre analysis,

2003, 62, p.3-9.

40. Takigami, S., Konjac mannan. in Phillips, G.O. and Williams, P.A. (eds.)

Handbook of Hydrocolloids. Florida: CRC Press, 2000,p.13-24.

41. Sood, N., Baker, W.L. and Coleman, C.I., Effect of glucomannan on plasma

lipid and glucose concentrations, body weight and blood pressure: systemic review

and meta-analysis. American Journal of Clinical Nutrition, 2008, p.67-75.

42. Zhang, Y.Q., Xie, B.J. and Gan, X., Advance in the applications of konjac

glucomannan and its derivatives. Carbohydrate Polymers, 2005, 60, p. 27-31.

43. FSA (Food Standards Agency), Current EU approved additives and their E

numbers. Food Standards Agency, 2007.

44. Alvarez-Mancenido, F., Landin, M., Lacik, I. and Martinez-Pacheco, R., Konjac

glucomannan and konjac glucomannan/xanthan gum mixtures as excipients for

controlled drug delivery system. Diffusion of small drugs. International Journal of

Pharmaceutics, 2008, 349, p.11-18.

45. Alonso-Sande, M., Teijeiro-Osorio, D., Remunan-Lopez, C. and Alonso, M.J.,

Glucomannan, a promising polysaccharide for biopharmaceutical purposes.

European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 2009,p.72.

46. Kok, M.S., Abdelhameed, A.S., Ang, S., Morris, G.A. and Harding, S.E., A

novel global hydrodynamic analysis of the molecular flexibility of the dietary fibre

polysaccharide konjac glucomannan. Food Hydrocolloids, 2009, 23, p.17.

47. Chen Yan, Xiao Yan Lin, Xue Gang Luo, Ying Ting Kang, “Flexibility

Modification of Konjac Glucomannan Film by Deacetylation”. Materials Science

Forum, 2009, Vol. 610-613, p.1248-1251.

Page 139: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

126

48. Tran Thi Y Nhi, Do Truong Thien, Pham Thi Bich Hanh, Nguyen Van Du,

Nguyen Kim Thanh, Lai Thi Thuy, Nguyen Quoc Ba, “Quantitative analysis of

glucomannan content in Amorphophallus konjac glucomannan flour by 3,5-

dinitrosalicy (DNS) colorimetry”. Vietnam journal of Chemistry, 2013, 51 (5A),

p.75 – 80.

49. Melinda Chua, Kelvin Chan, Trevor J.Hocking, Peter A.Williams, Christopher

J.Perry, Timothy C.Baldwin, “Methodologies for the extraction and analysis of

konjac glucomannan from corms of Amorphophallus konjac K.Koch”.

Carbohydrate Polymers, 2010, 87, p.2202 – 2210.

50. Yuan ZH, Wu DC, Zhao Y, Wu H, Li XY, “The determination of konjac

glucomannan in konjac refined powder and monosaccharide compositions by

HPLC”. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15139104, 2003, 28, p.621 – 624.

51. Zhao, J. Zhang, D. Srzednicki, G. Kanlayanarat, S. Borompichaichartkul,

“Development of a low – cost two – stage technique for production of low-sulphur

purified konjac flour. International Food Research Journal, 2010, 17, p.1113-1124.

52. Zhang D, Wang Q, Srzednicki GS, "Mechanism of staggered multiple seedling

production from Amorphophallus bulbifer and Amorphophallus muelleri and its

Application to Cultivation in Southeast Asia". Tropical Agriculture Development,

2010, 54(3), p.84-90.

53. O’Hair, S.K. and Asokan, M.P., Edible aroids: botany and horticulture. in

Janick, J. (ed.) Horticultural reviews. Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons,

Inc., 1986, 43-99.

54. Edi, S., Nobuo, S., Growth and Production of Amorphophallus paeoniifolius

Dennst. Nicolson from Different Corm Weights, Bul. Agron, 2007, Vol. (35) (2),

p.81-87, Japan.

55. Kobayashi, M. Yonai, S., Studies on systematic propagation of KMV-free

Amorphophallus konjac K. Koch by biotechnological methods. Bulletin of the

Tochigi Prefectural Agricultural Experiment Station, 1998, 38, p.147-160.

56. S. Kamala & T. Makeshkumar. Optimization of in vitro regeneration and

microcorm induction in elephant foot yam (Amorphophallus paeoniifolius). Afr.

Journ. Biot., 2014, Vol.13(49), p.4508-4514.

Page 140: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

127

57. Lê Xuân Đắc, Nguyễn Văn Dư, "Nhân nhanh cây Nưa (Amorphophallus

krausei) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Tạp chí khoa học và

công nghệ nhiệt đới, 2014, 6, 37.

58. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, tập 6

Dong Riềng, Khoai Sáp, Khoai Nưa, Khoai Mài, Khoai Ráy, Khoai Rong. NXB Lao

động xã hội, 2009, tr.62-78, Hà Nội.

59. Douglas, J.A., Follett, J.M. and Waller, J.E., Effect of three plant densities on

the corm yield of konjac (Amorphophallus konjac) grown for 1 or 2 years. New

Zealand Journal of Crop and Horticultural Science, 2006, 34, p.44-139.

60. Xiayanlin, Qiang Wu, Xuegang Luo, Feng Liu, Xiaoquing Luo, Pan He, “Effect

of degree of acetylation on thermoplastic and meltrheological properties of

actylated konjac glucomannan”, Carbohydrate Polymers, 2010, 2, p.167 – 172.

61. Wootton, A. J., Luker-Brown, M., Westcott, R. J. and Cheetham, P. S. J., The extraction

of a glucomannan polysaccharide from konjac corms (Elephant Yam, Amorphophallus

rivierii). Journal of the Science of Food and Agriculture, 1993, 61, p. 429-33.

62. Douglas, J.A., Follett, J.M. and Waller, J.E., Research on konjac

(Amorphophallus konjac) production in New Zealand. Acta Horticulturae, 2005,

p.670, 80-173.

63. Miura, K. and Osada, A., Effect of shading on photosynthesis, respiration, leaf

area and corm weight in konjac plants (Amorphophallus konjac K. Koch). Japanese

Journal of Crop Science, 1981, p.3-9.

64. Seo, G.S., Lee, J.Y., Song, N.H., Sin, B.W. and Lee, H.D., Effect of shading

and mulching materials on the characteristics and yield of elephant foot

(Amorphophallus konjac). Research Reports of the Rural Development

Administration, Upland and Industrial Crops, 1988, p.4-8.

65. Inaba, K. and Chonan, N., The effect of light intensity on ultrastructure of

chloroplasts in konjac (Amorphophallus konjac K. Koch). Japanese Journal of Crop

Science, 1984, 53, p.9.

66. Takigami, S., Takiguchi, T. and Phillips, G.O., Microscopical studies of the

tissue structure of konjac tubers. Food Hydrocolloids, 1997, 11, p.79-84.

67. Liu, P.Y., Zhang, S.L., Zhu, G.H., Chen, Y., Ouyang, H.X., Han, M., Wang,

Z.F., Xiong, W. and Peng, H.Y., Professional standard for the classification,

requirements and test methods of konjac flour; Technical ReportNY/T494, 2002.

Page 141: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

128

68. Sugiyama, N., Shimahara, H. and Andoh, T., Studies on mannan and related

compounds. I. The purification of konjac mannan. Bulletin of the Chemical Society

of Japan, 1972,p.61-63.

69. Ogasawara, S., Yamazaki, H. and Nunomura, W., Electrophoresis on konjac

mannan gel. Seibutsu Butsuri Kagaku, 1987, p.5-8, Japanese.

70. WIPO (World Intellectual Property Organization), Clarified konjac

glucomannan [online]. Geneva, Switzerland: WIPO. [Accessed 11 July 2011]

Available at:<http://www.sumobrain.com/patents/wipo/Clarified- konj ac-

glucomannan/W O1993003047A1.pdf>, 1993.

71. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hoàng Thị Nga và cs , Kết quả nghiên cứu và bảo tồn

nguồn gen cây có củ giai đoạn 2006-2009. Báo cáo nghiên cứu khoa học trung tâm

tài nguyên thực vật 2006-2010, 2010.

72. Võ Thị Mai Hương, Trần Vũ Ngọc Thi, Nguyễn Thị Thu Phương, Nghiên cứu

sinh trưởng của cây Nưa chuông (Amorphophallus paeoniifolius) ở Thừa Thiên

Huế. Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5,

NXB Nông nghiệp, 2015, tr.1079-1084.

73. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông

nghiệp, 1997, Hà Nội.

74. Nguyễn Nghĩa Thìn, Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học quốc gia

Hà Nội, 2007.

75. Gary J. Martin, Thực vật dân tộc học. Nxb Nông nghiệp, 2002.

76. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giáo trình Modun sản xuất cây

giống bằng hạt. Nxb Nông nghiệp, 2010.

77. Vũ Quang Sáng và cs, Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng. NXB Nông nghiệp,

2007, Hà Nội.

78. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mậu Hùng, Lê Hồng Điệp, Công nghệ sinh học (tập 2).

NXB Giáo Dục, 2005.

79. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Học

viện Nông nghiệp, 2005.

80. Lester W. Burgess, Timothy E. Knight, Len Tesoriero, Phan Thúy Hiền, Cẩm

nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam.Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế

Australia (ACIAR), năm 2009.

Page 142: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU THU MẪU CÁC LOÀI NƢA CỦ CÓ

GLUCOMANNAN Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

1: Nưa konjac ở huyện Đồng Văn,

tỉnh Hà Giang

2: Nưa konjac Bát Xát,

tỉnh Lào cai

3: Nưa đầu nhăn ở Lạc Sơn,

tỉnh Hòa Bình

4: Nưa Krausei ở Nguyên Bình,

Tỉnh Cao Bằng

Page 143: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

5: Nưa chuông ở Ngọc Sơn, tỉnh Hòa

Bình

6: Nưa yuloensis ở Thuận Châu, tỉnh

Sơn La

2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÂN GIỐNG NƢA KONJAC BẰNG HẠT

1: Quả Nưa konjac 2: Hạt Nưa konjac nảy mầm

3. Cây Nưa konjac nhân giống bằng hạt ngoài vườn ươm

Page 144: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÂN GIỐNG NƢA KONJAC BẰNG CỦ

1: Dải thân củ Nưa konjac 2: Củ giống Nưa konjac

3: Đo Kích thước và khối lượng củ giống Nưa konjac

Page 145: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG NUÔI CẤY MÔ TẾ

BÀO NƢA KONJAC

2: Hình ảnh mẫu Nưa konjac khử trùng

trên giàn nuôi cấy mô

3: Chồi Nưa konjac trên môi trường bổ

sung 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin sau

2 tuần nuôi cấy

4: Cây Nưa konjac in vitro hoàn chỉnh 5: Cây Nưa konjac nuôi cấy mô trồng ở

Vườn ươm trên giá thể 50% đất tấng B :

30% cát : 20 % trấu hun

Page 146: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

5. MỘT SỐ HÌNH NẢNH NGHIÊN CỨU TRỒNG NƢA KONJAC

1: Ảnh hưởng tàn che tới sinh trưởng phát triển

Page 147: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2: Ảnh hưởng thời vụ trồng tới sinh trưởng, phát triển

3: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển

Page 148: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón tới sinh trưởng và phát triển

Page 149: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH TRỒNG NƢA KONJAC Ở VIỆT NAM

1: Trồng dưới tán rừng tại Quản Bạ, tỉnh

Hà Giang

2: Trồng xen Ngô, huyện Quản Bạ, tỉnh

Hà Giang

3: Trồng dưới tán Mận ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Page 150: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

7. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI NƢA KONJAC Ở

VIỆT NAM

1: Bệnh thối củ cây 2: Sâu ăn lá

8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU KHAI THÁC, CHẾ BIẾN NƢA

KONJAC Ở VIỆT NAM

Page 151: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ CÂY NƢA

CỦA NGƢỜI DÂN MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

I. SƠ LƢỢC VỀ NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

Người cung cấp tin:............................Tuổi:.........Dân tộc:........... Giới tính: Nam/Nữ

Địa chỉ: Xóm...................Thôn (bản):..................... xã ...................... Tỉnh:...............

II. THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CÂY NƯA

Tên dân tộc.................................................Dịch nghĩa.................................................

Nơi sống:....................Dạng sống................... Màu sắc hoa/quả............. .....................

Đặc điểm khác (mô tả nếu cần) ...................................................................................

.......................................................................................................................................

Bộ phận dùng:............................ Công dụng:...............................................................

Mùa khai thác ........................; Thời điểm khai thác: .................................................

Mức độ khai thác: thường xuyên , đôi khi , ít khi

Tái sinh: hạt ; củ, rễ , cành , khác ...............

Nguồn khai thác: tự nhiên , được trồng , trồng . Khả năng cung cấp: .........

Cách chế biến (mô tả chi tiết).......................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Những ghi chép cần thiết khác:....................................................................................

.......................................................................................................................................

Đề xuất: ........................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.................... Ngày..... tháng..... năm 20...

Ngƣời thu thập thông tin

(ký, ghi rõ họ tên)

Page 152: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC 3: CÁC MẪU NƢA THU THẬP NGHIÊN CỨU Ở MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM

TT Loài Nƣa Địa điểm thu thập mẫu Số lƣợng mẫu

1 Nưa konjac Ý Tý, Bát Xát - Lào Cai và Quản Bạ,

Phó Bảng-Hà Giang. 36

2 Nưa đầu nhăn

Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành

phố Hòa Bình), Sơn La (Vân Hồ,

Thuận Châu, Mộc Châu), Phú Thọ

(Tân Sơn), Tuyên Quang (Sơn Dương),

Lạng Sơn (Tràng Định).

18

3 Nưa krausei

Sơn La (Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc

Châu), Cao Bằng (Nguyên Bình, Thạch

An).

21

4 Nưa vân nam

Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành

phố Hòa Bình), Sơn La (Vân Hồ,

Thuận Châu, Mộc Châu), Cao Bằng

(Nguyên Bình, Thạch An), Bắc Kạn

(Ngân Sơn).

24

5 Nưa yuloensis Sơn La (Vân Hồ, Thuận Châu, Mộc

Châu), Điện Biên (Tuần Giáo). 30

6 Nưa chuông

Hòa Bình (Tân Lạc, Lạc Sơn, thành

phố Hòa Bình), Sơn La (Vân Hồ,

Thuận Châu, Mộc Châu), Phú Thọ

(Tân Sơn), Yên Bái (Văn Chấn), Tuyên

Quang (Sơn Dương), Thái Nguyên

(Định Hóa), Cao Bằng (Nguyên Bình,

Thạch An), Lạng Sơn ( Tràng Định),

Bắc Giang (Lục Ngạn), Bắc Kạn (Ngân

Sơn), Lào Cai (Bát Xát), Điện Biên

(Tuần Giáo), Hà Giang (Quản Bạ).

30

Page 153: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƢỢNG GLUCOMANNAN

STT

Tên

mẫu/ký

hiệu

Giải thích têm mẫu thí nghiệm

1 M1-T Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac

2 M2-T Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa đầu nhăn

3 M3-T Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa krausei

4 M4-T Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa vân nam

5 M5-T Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa yuloensis

6 M6-T Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa chuông

7 KL1

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với khối lượng củ giống 10-15g

8 KL2

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với khối lượng củ giống 70-100g

9 KL3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với khối lượng củ giống 300-350g

10 TC1

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với độ che sáng 0%

11 TC2

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với độ che sáng 20%

12 TC3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với độ che sáng 40%

13 TC4

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với độ che sáng 60%

14 TC5

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với độ che sáng 80%

15 TV1

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với thời vụ trồng mùng 5 tháng 2

Page 154: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

16 TV2

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với thời vụ trồng mùng 5 tháng 3

17 TV3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với thời vụ trồng mùng 5 tháng 4

18 TV4

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với thời vụ trồng mùng 5 tháng 5

19 MĐ1

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với mật độ 50x70cm = 28571 cây/ha

20 MĐ2

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với mật độ 50x50cm = 40000 cây/ha

21 MĐ3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với mật độ 50x30cm = 66670 cây/ha

22 PB1

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với hàm lượng phân bón NPK bằng 0

23 PB2

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với hàm lượng phân bón NPK là 80 kg N + 30 kg P2O5

+ 100 kg K2O / 1 ha

24 PB3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với hàm lượng phân bón NPK là 100 kg N + 40 kg

P2O5 + 120 kg K2O / 1 ha

25 PB4

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với hàm lượng phân bón NPK là 120 kg N + 50 kg

P2O5 + 140 kg K2O / 1 ha

26 PB5

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac thu hoạch

trồng với hàm lượng phân bón NPK là 140 kg N + 60 kg

P2O5 + 160 kg K2O / 1 ha

27 TL1 Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac khi bảo quản

28 TL2 Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac khi nảy chồi

29 TL3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac khi lá phát

triển cực đại

30 TL4

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac khi 2/3 lá

chuyển sang màu vàng

Page 155: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

31 TL5

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac khi lá cây lụi

sau 1 tháng

32 MH1

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac trồng xen

Ngô tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

33 MH2

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac trồng dưới

tán Mận xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

34 MH3

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac trồng xen

Ngô tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

35 MH4

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac trồng dưới

tán rừng tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

36 MH5

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac trồng trong

bao tải dưới tán vải tại xã Tiểu khu 10, thành phố Hòa Bình

37 MH6

Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa konjac trồng dưới

tán rừng tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Page 156: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT

TT Mẫu Địa điểm

1 MĐ1 Xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

2 MĐ2 Xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

3 MĐ3 Xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

4 MĐ4 Tiểu Khu 10, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

5 MĐ5 Xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Page 157: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC 6: PHÂN BÓN VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRƢỜNG, GIÁ THỂ

NGHIÊN CỨU ĐƢA CÂY CON RA VƢỜN ƢƠM TRONG NGHIÊN CỨU

NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

01. Phân bón sử dụng nghiên cứu

TT Loại Hàm lƣợng (%)

1 N - Phân đạm Ninh Bình - (NH2)2CO Hàm lượng Nitơ trong

phân đạm Ninh Bình 46%

2 P2O5-Phân lân Ninh Bình - Ca(H2PO4)2

Hàm lượng P2O5 trong

phân lân Ninh Bình là

15%

3 K2O - Phân kali Phú Mỹ - K2SO4 Hàm lượng K2O trong

phân kali Phú Mỹ là 50%

2: Thành phần môi trƣờng MS (Murashige and Skoog medium).

Thành phần môi trƣờng Hàm lƣợng (mg/l)

Các nguyên tố đa

lượng

FeSO4.H2O

MnSO4.H2O

ZnSO4.

Na2EDTA

CaCl2.

KH2PO4

KNO3

NH4NO3

MgSO4.7H2O

27,8

22,3

8,6

37,3

332

170

1900

1650

370

Các nguyên tố vi

lượng

CuSO4.7H2O

NaMoO4

CoCl2

H3BO5

0,025

0,25

0,025

6,2

Page 158: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

03: Thành phần môi trƣờng B5 (Gamborg Medium).

Thành phần môi trƣờng Hàm lƣợng (mg/l)

Các nguyên tố đa

lượng

NH4SO4

CaCl2.2H2O

MgSO4.7H2O

KNO3

NaH2PO4

134

150

250

2500

130,5

Các nguyên tố vi

lượng

H3PO3

CoCl2.6H2O

CuSO4.5H2O

Na2EDTA

FeSO4.7H2O

MnSO4.H2O

KI

Na2MoO4.2H2O

ZnSO4.7H2O

3,0

0,25

0,25

37,3

27,3

10,0

0,75

0,25

2,0

Vitamin Myo-inositol

Acid nicotinic

B1

B6

100

1,0

0,1

10,0

Page 159: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

04:Thành phần môi trƣờng WPM (Woody Plant Medium).

Thành phần môi trƣờng Hàm lƣợng (mg/l)

Các nguyên tố đa

lượng

NH4NO3

CaCl2.2H2O

Ca(NO3)2.4H2O

MgSO4.7H2O

K2SO4

KH2PO4

400

96

556

370

990

170

Các nguyên tố vi

lượng

H3PO3

CuSO4.5H2O

Na2EDTA

FeSO4.7H2O

MnSO4.H2O

Na2MoO4.2H2O

ZnSO4.7H2O

6,2

0,25

37,3

27,8

22,3

0,25

8,6

Vitamin

Myo-inositol

Glycine

Acid nicotinic

B1

B6

100

2,0

0,5

0,5

1,0

Page 160: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

05: Thành phần môi trƣờng N6 (Chu medium).

Thành phần môi trƣờng Hàm lƣợng (mg/l)

Các nguyên tố đa

lượng

KNO3

NH4SO4

CaCl2.2H2O

MgSO4.7H2O

KH2PO4

2830,00

463,00

166,02

90,37

400,00

Các nguyên tố vi

lượng

MnSO4.H2O

H3BO5

KI

ZnSO4.7H2O

FeSO4.7H2O

Na2EDTA. 2H2O

3,33

1,60

0,80

1,50

27,80

37,26

Vitamin Thiamine

hydrochloride

Pyridoxine

hydrochloride

Nicotinic acid (Free

acid)

Glycine (Free base)

1,00

0,50

0,50

2,00

Page 161: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG

NƢA KONJAC Ở VIỆT NAM

1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NHÂN GIỐNG

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAY MAM FILE THU HAI 3/ 5/**

16:21

PAGE 1

PHAN TICH KET QUA THU HAI HAT GIEO BO TRÍ KIEU RCBD

VARIATE V003 NAY MAM

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 THUHAI 2 874.889 437.444 218.72 0.000 2

* RESIDUAL 6 12.0000 2.00000

-----------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 886.889 110.861

-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THU HAI 3/ 5/**

16:21

PAGE 2

PHAN TICH KET QUA THU HAI

MEANS FOR EFFECT THUHAI

THUHAI NOS NAY MAM

1 3 8.66667

2 3 32.3333

3 3 24.6667

SE(N= 3) 0.816497

5%LSD 6DF 2.82439

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THU HAI 3/ 5/**

16:21

PAGE 3

Page 162: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHAN TICH KET QUA THU HAI

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |THUHAI

| (N= 9) -------------------- SD/MEAN | |

NO. BASED ON BASED ON % | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | |

NAY MAM 9 21.889 10.529 1.4142 6.5 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAY MAM FILE BQUAN 3/ 5/**

21:52

PAGE 1

PHAN TICH KET QUA BAO QUAN HAT TN BO TRI THEO KIEU CRD

VARIATE V003 NAY MAM

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 BQUAN 1 400.167 400.167 240.10 0.000 2

* RESIDUAL 4 6.66669 1.66667

-----------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 5 406.833 81.3667

-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BQUAN 3/ 5/**

21:52

PAGE 2

PHAN TICH KET QUA TN BO TRI THEO KIEU CRD

MEANS FOR EFFECT BQUAN

-------------------------------------------------------------------------------

BQUAN NOS NAY MAM

1 3 33.3333

2 3 17.0000

Page 163: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

SE(N= 3) 0.745357

5%LSD 4DF 2.92164

-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BQUAN 3/ 5/** 21:52

PAGE 3

PHAN TICH KET QUA TN BO TRI THEO KIEU CRD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |BQUAN

| (N= 6) -------------------- SD/MEAN | |

NO. BASED ON BASED ON % | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | |

NAY MAM 6 25.167 9.0203 1.2910 5.1 0.0005

BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT NM FILE TGBQ 4/ 5/** 0:41

PAGE 1

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THOI GIAN BAO QUAN THEO

CRD

VARIATE V003 HAT NM

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

1 TGIAN 2 480.889 240.444 113.90 0.000 2

* RESIDUAL 6 12.6666 2.11109

-----------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 493.556 61.6944

-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TGBQ 4/ 5/** 0:41

PAGE 2

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THEO CRD

Page 164: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

MEANS FOR EFFECT TGIAN

TGIAN NOS HAT NM

1 3 43.6667

2 3 41.0000

3 3 27.0000

SE(N= 3) 0.838867

5%LSD 6DF 2.90178

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TGBQ 4/ 5/** 0:41

PAGE 3

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THEO CRD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TGIAN |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | |

NO. BASED ON BASED ON % | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | |

HAT NM 9 37.222 7.8546 1.4530 6.9 0.0001

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAYMAM FILE XULYHAT 4/ 5/**

1:40

PHAN TICH KET QUA XU LY HAT

PAGE 1

VARIATE V003 NAYMAM

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

1 CT 4 1197.60 299.400 55.44 0.000 2

* RESIDUAL 10 54.0000 5.40000

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1251.60 89.4000

Page 165: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCAYSON FILE XULYHAT 4/ 5/**

1:40

PAGE 2

VARIATE V004 SOCAYSON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

==============

1 CT 4 1052.27 263.067 25.13 0.000 2

* RESIDUAL 10 104.667 10.4667

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1156.93 82.6381

------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIEU CA FILE XULYHAT 4/ 5/**

1:40

PAGE 3

VARIATE V005 CHIEU CA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

==============

1 CT 4 11.0672 2.76681 75.02 0.000 2

* RESIDUAL 10 .368800 .368800E-01

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 11.4360 .816860

Page 166: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE XULYHAT 4/ 5/**

1:40

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

MEANS FOR EFFECT CT

------------------------------------------------------------------------

CT NOS NAYMAM SOCAYSON CHIEU CA

1 3 16.0000 14.0000 8.13000

2 3 37.0000 33.0000 10.2600

3 3 41.0000 38.0000 10.3700

4 3 33.0000 30.0000 10.3000

5 3 25.0000 22.0000 10.1500

SE(N= 3) 1.34164 1.86786 1.110875

5%LSD 10DF 4.22756 5.88568 3.349372

------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE XULYHAT 4/ 5/**

1:40

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |

NO. BASED ON BASED ON % | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | |

NAYMAM 15 30.400 9.4552 2.3238 7.6 0.0000

SOCAYSON 15 26.733 9.0906 3.2352 7.1 0.0001

CHIEU CA 15 9.8420 0.90380 0.19204 6.7 0.0000

Page 167: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAYCHOI FILE XLVC 4/ 5/** 10:20

PAGE 1

KET QUA PHAN TICH SO LIEU XU LY VET CAT CU THEO KIEU RCBD

VARIATE V003 NAYCHOI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 3.50000 1.75000 0.08 0.926 3

2 CT 3 1134.33 378.111 16.78 0.003 3

* RESIDUAL 6 135.167 22.5278

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 1273.00 115.727

------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE BIBENH FILE XLVC 4/ 5/** 10:20

PAGE 2

KET QUA PHAN TICH SO LIEU THEO KIEU RCBD

VARIATE V004 BIBENH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

==============

1 NL 2 7.16667 3.58333 1.87 0.234 3

2 CT 3 946.000 315.333 164.52 0.000 3

* RESIDUAL 6 11.4999 1.91665

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 964.667 87.6970

Page 168: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONG FILE XLVC 4/ 5/** 10:20

PAGE 3

KET QUA PHAN TICH SO LIEU THEO KIEU RCBD

VARIATE V005 SONG

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1.50000 .750000 0.21 0.815 3

2 CT 3 1384.33 461.444 130.80 0.000 3

* RESIDUAL 6 21.1667 3.52778

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 1407.00 127.909

------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE XLVC 4/ 5/** 10:20

PAGE 4

KET QUA PHAN TICH SO LIEU THEO KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

------------------------------------------------------------------------

NL NOS NAYCHOI BIBENH SONG

1 4 33.2500 15.2500 28.2500

2 4 33.0000 16.7500 29.0000

3 4 34.2500 17.0000 28.2500

SE(N= 4) 2.37317 0.692216 0.939120

5%LSD 6DF 8.20918 2.39449 3.24856

------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

------------------------------------------------------------------------

CT NOS NAYCHOI BIBENH SONG

1 3 19.3333 30.3333 13.3333

Page 169: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2 3 38.6667 17.6667 29.3333

3 3 29.3333 8.66667 27.6667

4 3 46.6667 8.66667 43.6667

SE(N= 3) 2.74030 0.799303 1.08440

5%LSD 6DF 9.47915 2.76492 3.75112

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE XLVC 4/ 5/** 10:20

PAGE 5

KET QUA PHAN TICH SO LIEU THEO KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

NAYCHOI 12 33.500 10.758 4.7463 12.2 0.9257 0.0031

BIBENH 12 16.333 9.3647 1.3844 8.5 0.2336 0.0000

SONG 12 28.500 11.310 1.8782 9.6 0.8151 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAYCHOI FILE BQCUCON 4/ 5/**

15:30

PAGE 1

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM BAO QUAN CU THEO KIEU BO

TRI RCBD

VARIATE V003 NAYCHOI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.13333 1.06667 0.27 0.770 3

2 CT 4 1430.00 357.500 91.67 0.000 3

* RESIDUAL 8 31.2001 3.90002

------------------------------------------------------------------------

Page 170: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

* TOTAL (CORRECTED) 14 1463.33 104.524

------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHIEMBEN FILE BQCUCON 4/ 5/**

15:30

PAGE 2

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THEO KIEU BO TRI RCBD

VARIATE V004 NHIEMBEN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .133333 .666667E-01 0.04 0.965 3

2 CT 4 1591.07 397.767 218.96 0.000 3

* RESIDUAL 8 14.5331 1.81664

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1605.73 114.695

------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAY SONG FILE BQCUCON 4/ 5/**

15:30

PAGE 3

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THEO KIEU BO TRI RCBD

VARIATE V005 CAY SONG

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .400000 .200000 0.09 0.913 3

2 CT 4 1435.60 358.900 163.14 0.000 3

* RESIDUAL 8 17.6001 2.20001

------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1453.60 103.829

------------------------------------------------------------------------

Page 171: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BQCUCON 4/ 5/**

15:30

PAGE 4

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THEO KIEU BO TRI RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

------------------------------------------------------------------------

NL NOS NAYCHOI NHIEMBEN CAY SONG

1 5 40.4000 10.6000 39.4000

2 5 40.4000 10.4000 39.8000

3 5 41.2000 10.6000 39.6000

SE(N= 5) 0.883178 0.602767 0.663327

5%LSD 8DF 2.87995 1.96556 2.16304

------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

------------------------------------------------------------------------

CT NOS NAYCHOI NHIEMBEN CAY SONG

1 3 21.3333 30.6667 20.6667

2 3 47.3333 2.33333 47.0000

3 3 43.6667 7.33333 40.6667

4 3 46.6667 4.00000 47.0000

5 3 44.3333 8.33333 42.6667

SE(N= 3) 1.14018 0.778169 0.856351

5%LSD 8DF 3.71800 2.53753 2.79247

------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BQCUCON 4/ 5/**

15:30

PAGE 5

KET QUA PHAN TICH THI NGHIEM THEO KIEU BO TRI RCBD

Page 172: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

NAYCHOI 15 40.667 10.224 1.9748 10.2 0.7697 0.0000

NHIEMBEN 15 10.533 10.710 1.3478 12.8 0.9645 0.0000

CAY SONG 15 39.600 10.190 1.4832 6.7 0.9135 0.0000

Page 173: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU NUÔI CẤY MÔ NƢA KONJAC

KET QUA XLSL KHU TRUNG

GET

FILE='E:\LA-15.4.17\TAI LIEU LUAN AN 2017\ket qua xly so lieu\xu ly

spss\KT.sav'.

DATASET NAME DataSet1 WINDOW=FRONT.

ONEWAY MSNC BY KT

/STATISTICS HOMOGENEITY

/MISSING ANALYSIS

/POSTHOC=DUNCAN ALPHA(0.05).

Oneway

Notes

Output Created 04-MAY-2017

21:47:50

Comments

Input

Data

E:\LA-15.4.17\TAI

LIEU LUAN AN

2017\ket qua xly so

lieu\xu ly spss\KT.sav

Active Dataset DataSet1

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 21

Missing Value

Handling Definition of Missing

User-defined missing

values are treated as

missing.

Page 174: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Cases Used

Statistics for each

analysis are based on

cases with no missing

data for any variable

in the analysis.

Syntax

ONEWAY MSNC

BY KT

/STATISTICS

HOMOGENEITY

/MISSING

ANALYSIS

/POSTHOC=DUNCA

N ALPHA(0.05).

Resources Processor Time 00:00:00,05

Elapsed Time 00:00:00,04

[DataSet1] E:\LA-15.4.17\TAI LIEU LUAN AN 2017\ket qua xly so lieu\xu ly

spss\KT.sav

Test of Homogeneity of Variances

MSNC

Levene

Statistic

df1 df2 Sig.

3.474 5 12 .036

ANOVA

MSNC

Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

Between

Groups 1298.444 5 259.689 108.707 .000

Within

Groups 28.667 12 2.389

Page 175: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Total 1327.111 17

Post Hoc Tests

Homogeneous Subsets

MSNC

Duncan

KT N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4 5

3.00 3 3.6667

2.00 3 13.6667

1.00 3 21.3333

4.00 3 21.6667

6.00 3 25.0000

5.00 3 30.0000

Sig. 1.000 1.000 .796 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.

KET QUA XU LY SO LIEU MOI TRUONG DINH DUONG TOI KN TS

CHOI

ONEWAY MTS SCHOI BY MOITRUONG

/STATISTICS HOMOGENEITY

/MISSING ANALYSIS

/POSTHOC=DUNCAN ALPHA(0.05).

Oneway

Notes

Output Created 04-MAY-2017

22:13:14

Comments

Page 176: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Input

Data

E:\LA-15.4.17\TAI

LIEU LUAN AN

2017\ket qua xly so

lieu\xu ly

spss\MT\MT.sav

Active Dataset DataSet0

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 15

Missing Value

Handling

Definition of Missing

User-defined missing

values are treated as

missing.

Cases Used

Statistics for each

analysis are based on

cases with no missing

data for any variable

in the analysis.

Syntax

ONEWAY MTS

SCHOI BY

MOITRUONG

/STATISTICS

HOMOGENEITY

/MISSING

ANALYSIS

/POSTHOC=DUNCA

N ALPHA(0.05).

Resources Processor Time 00:00:00,03

Elapsed Time 00:00:00,05

Page 177: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

[DataSet0] E:\LA-15.4.17\TAI LIEU LUAN AN 2017\ket qua xly so lieu\xu ly

spss\MT\MT.sav

Test of Homogeneity of Variances

Levene

Statistic

df1 df2 Sig.

MTS .336 4 10 .847

SCHO

I 2.800 4 10 .085

ANOVA

Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

MTS

Between

Groups 524.400 4 131.100 33.331 .000

Within Groups 39.333 10 3.933

Total 563.733 14

SCHO

I

Between

Groups 1.678 4 .419 11.523 .001

Within Groups .364 10 .036

Total 2.041 14

Post Hoc Tests

Homogeneous Subsets

MTS

Duncan

MOITRUO

NG

N Subset for alpha = 0.05

1 2 3

5.00 3 25.6667

4.00 3 30.3333

1.00 3 37.6667

3.00 3 39.3333

2.00 3 41.3333

Page 178: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Sig. 1.000 1.000 .056

Means for groups in homogeneous subsets are

displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.

SCHOI

Duncan

MOITRUO

NG

N Subset for alpha =

0.05

1 2

5.00 3 1.4400

4.00 3 1.6833

3.00 3 1.7600

1.00 3 1.8100

2.00 3 2.4467

Sig. .051 1.000

Means for groups in homogeneous subsets

are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size =

3.000.

KET QUA XLSL BAP+KINETIN

ONEWAY MTS CHOITB BY TOHOP

/STATISTICS HOMOGENEITY

/MISSING ANALYSIS

/POSTHOC=DUNCAN ALPHA(0.05).

Oneway

Notes

Output Created 04-MAY-2017

22:54:57

Comments

Page 179: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

Input

Active Dataset DataSet0

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in

Working Data File 15

Missing Value

Handling

Definition of Missing

User-defined missing

values are treated as

missing.

Cases Used

Statistics for each

analysis are based on

cases with no missing

data for any variable

in the analysis.

Syntax

ONEWAY MTS

CHOITB BY TOHOP

/STATISTICS

HOMOGENEITY

/MISSING

ANALYSIS

/POSTHOC=DUNCA

N ALPHA(0.05).

Resources Processor Time 00:00:00,06

Elapsed Time 00:00:00,06

[DataSet0]

Test of Homogeneity of Variances

Levene

Statistic

df1 df2 Sig.

MTS 3.075 4 10 .068

CHOIT

B 1.094 4 10 .411

Page 180: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANOVA

Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

MTS

Between

Groups 225.733 4 56.433 17.276 .000

Within Groups 32.667 10 3.267

Total 258.400 14

CHOIT

B

Between

Groups 16.154 4 4.038 169.396 .000

Within Groups .238 10 .024

Total 16.392 14

Post Hoc Tests

Homogeneous Subsets

MTS

Duncan

TOHO

P

N Subset for alpha = 0.05

1 2 3

5.00 3 29.6667

4.00 3 30.3333

3.00 3 34.3333

2.00 3 36.6667

1.00 3 40.0000

Sig. .661 .145 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are

displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.

CHOITB

Duncan

TOHO

P

N Subset for alpha = 0.05

1 2 3 4

Page 181: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

5.00 3 2.3333

4.00 3 2.6333

3.00 3 2.7400

2.00 3 3.3500

1.00 3 5.2233

Sig. 1.000 .417 1.000 1.000

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.

Page 182: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU TRỒNG NƢA KONJAC

PHAN TICH SO LIEU ANH HUONG KHOI LUONG CU TOI SIN TRUONG

PHAT TRIEN CAY NUA KONJAC

- ANH HUONG KHOI LUONG CU TOI SINH TRUONG

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE KLGCU 7/ 5/** 10:50

PAGE 1

VARIATE V003 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 6.03555 3.01778 0.19 0.831 3

2 CT 2 779.796 389.898 25.07 0.007 3

* RESIDUAL 4 62.2176 15.5544

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 848.049 106.006

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE KLGCU 7/ 5/**

10:50

PAGE 2

VARIATE V004 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 26.9956 13.4978 0.89 0.479 3

2 CT 2 796.709 398.355 26.40 0.007 3

* RESIDUAL 4 60.3577 15.0894

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 884.062 110.508

Page 183: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIEUCAO FILE KLGCU 7/ 5/**

10:50

PAGE 3

VARIATE V005 CHIEUCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 65.4022 32.7011 1.06 0.429 3

2 CT 2 3898.04 1949.02 63.10 0.002 3

* RESIDUAL 4 123.550 30.8876

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 4086.99 510.874

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLGCU 7/ 5/**

10:50

PAGE 4

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 27.4333 23.9333 32.5000

2 3 36.4333 32.2000 56.3333

3 3 48.3000 45.4000 64.7000

SE(N= 3) 2.27702 2.24272 3.20871

5%LSD 4DF 8.92541 8.79099 12.5775

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

Page 184: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

CT NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 27.0333 23.7667 32.2000

2 3 37.6333 33.0000 58.6667

3 3 51.5000 45.7667 77.6667

SE(N= 3) 2.27702 2.24272 3.20871

5%LSD 4DF 8.92541 8.79099 12.5775

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLGCU 7/ 5/** 10:50

PAGE 5

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

DAILA 9 27.389 10.296 3.9439 8.7 0.8309 0.0072

RONGLA 9 37.844 10.512 3.8845 10.3 0.4791 0.0067

CHIEUCAO 9 51.511 22.603 5.5577 8.6 0.4288 0.0020

- ANH HUONG KHOI LUONG CU TOI KÍCH THUOC

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCAI FILE KLC1 7/ 5/** 11: 8

PAGE 1

THI NHGIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V003 ĐKCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

Page 185: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

===========================================================

===============

1 NL 2 .246667 .123333 0.04 0.965 3

2 CT 2 224.247 112.123 33.25 0.005 3

* RESIDUAL 4 13.4866 3.37166

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 237.980 29.7475

------------------------------------------------------------------------- BALANCED

ANOVA FOR VARIATE CAOCAI FILE KLC1 7/ 5/** 11: 8

PAGE 2

THI NHGIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V004 CAOCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

===============

1 NL 2 .335555 .167778 0.17 0.851 3

2 CT 2 120.002 60.0011 60.03 0.002 3

* RESIDUAL 4 3.99776 .999441

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 124.336 15.5419

------------------------------------------------------------------------- BALANCED

ANOVA FOR VARIATE ĐKCON FILE KLC1 7/ 5/** 11: 8

PAGE 3

THI NHGIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V005 ĐKCON

Page 186: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .248889 .124444 0.97 0.454 3

2 CT 2 1.72222 .861111 6.74 0.054 3

* RESIDUAL 4 .511111 .127778

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 2.48222 .310278

------------------------------------------------------------------------- BALANCED

ANOVA FOR VARIATE CAOCON FILE KLC1 7/ 5/** 11: 8

PAGE 4

THI NHGIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V006 CAOCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .222222 .111111 6.25 0.060 3

2 CT 2 .895555 .447778 25.19 0.007 3

* RESIDUAL 4 .711111E-01 .177778E-01

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 1.18889 .148611

------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS

FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLC1 7/ 5/** 11: 8

PAGE 5

THI NHGIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

Page 187: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 4.20000 4.76667 2.16667 2.01000

2 3 7.23333 5.46667 2.33330 2.10000

3 3 9.86667 7.93333 2.53667 3.33333

SE(N= 3) 1.06014 0.577189 0.206380 0.769800E-01

5%LSD 4DF 5.15550 4.26246 4.5808964 2.701745

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 4.66667 4.61000 2.13333 2.07667

2 3 7.20000 5.83333 2.36667 2.10000

3 3 10.2333 8.7333 2.53333 2.36667

SE(N= 3) 1.06014 0.577189 0.206380 0.769800E-01

5%LSD 4DF 5.15550 4.26246 4.5808964 2.701745

------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF

VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLC1 7/ 5/** 11: 8

PAGE 6

THI NHGIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |

Page 188: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

ĐKCAI 9 9.1000 5.4541 1.8362 11.2 0.9652 0.0047

CAOCAI 9 7.7222 3.9423 0.99972 9.9 0.8508 0.0021

ĐKCON 9 3.1444 0.55703 0.35746 11.4 0.4538 0.0538

CAOCON 9 2.9111 0.38550 0.13333 9.6 0.0601 0.0071

- ẢNH HUONG KHOI LUONG CU TOI NANG SUAT VA HAM LUONG

GLUCOMANNAN

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCAI FILE KLC3 7/ 5/** 17:10

PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 KGCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 27482.0 13741.0 1.89 0.265 3

2 CT 2 819381. 409690. 56.30 0.002 3

* RESIDUAL 4 29107.3 7276.84

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 875970. 109496.

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCON FILE KLC3 7/ 5/** 17:10

PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 KGCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

Page 189: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .666667 .333333 0.03 0.972 3

2 CT 2 84.6667 42.3333 3.79 0.120 3

* RESIDUAL 4 44.6667 11.1667

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 130.000 16.2500

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCUCON FILE KLC3 7/ 5/** 17:10

PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 SOCUCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.88889 1.44444 13.00 0.020 3

2 CT 2 21.5556 10.7778 97.00 0.001 3

* RESIDUAL 4 .444445 .111111

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 24.8889 3.11111

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NANGSUAT FILE KLC3 7/ 5/**

17:10

PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V006 NANGSUAT

Page 190: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 406.835 203.418 0.72 0.542 3

2 CT 2 160165. 80082.7 284.08 0.000 3

* RESIDUAL 4 1127.59 281.897

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 161700. 20212.5

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE GLUCOMA FILE KLC3 7/ 5/** 17:10

PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V007 GLUCOMA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .167756 .838778E-01 0.08 0.923 3

2 CT 2 194.604 97.3019 94.01 0.001 3

* RESIDUAL 4 4.14017 1.03504

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 198.912 24.8640

-------------------------------------------------------------------------

Page 191: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLC3 7/ 5/** 17:10

PAGE 6

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 3 81.667 9.6667 2.33333 123.100

2 3 379.667 15.3333 4.66667 159.300

3 3 830.667 16.0000 3.33333 346.633

SE(N= 3) 1.9505 1.92931 0.192450 0.69360

5%LSD 4DF 5.251 2.56246 1.754364 1.9968

NL NOS GLUCOMA

1 3 42.2000

2 3 42.0567

3 3 41.8667

SE(N= 3) 0.587379

5%LSD 4DF 2.30240

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 3 82.0000 9.33333 2.00000 40.2700

2 3 383.333 15.6667 4.66667 159.603

3 3 849.667 16.0000 5.66667 346.270

Page 192: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

SE(N= 3) 1.9505 1.92931 0.192450 0.69360

5%LSD 4DF 5.251 2.56246 1.754364 1.9968

CT NOS GLUCOMA

1 3 35.4667

2 3 45.2000

3 3 45.4567

SE(N= 3) 0.587379

5%LSD 4DF 2.30240

-------------------------------------------------------------------------

Page 193: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLC3 7/ 5/** 17:10

PAGE 7

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

KGCAI 9 425.00 330.90 85.304 9.7 0.2647 0.0023

KGCON 9 13.667 4.0311 3.3417 11.1 0.9718 0.1197

SOCUCON 9 4.1111 1.7638 0.33333 11.7 0.0197 0.0012

NANGSUAT 9 190.34 142.17 16.790 9.5 0.5421 0.0004

GLUCOMA 9 42.041 4.9864 1.0174 9.8 0.9232 0.0012

Page 194: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PHAN TICH SO LIEU ANH HUONG DO TAN CHE TOI SIN TRUONG

PHAT TRIEN CAY NUA KONJAC

ANH HUONG DO TAN CHE TOI SINH TRUONG

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE TC1 7/ 5/** 15:31

PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V003 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 26.9293 13.4647 1.06 0.393 3

2 CT 4 247.609 61.9023 4.86 0.028 3

* RESIDUAL 8 101.951 12.7438

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 376.489 26.8921

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE TC1 7/ 5/** 15:31

PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V004 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 11.6493 5.82467 0.91 0.445 3

2 CT 4 242.116 60.5290 9.41 0.004 3

Page 195: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

* RESIDUAL 8 51.4840 6.43550

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 305.249 21.8035

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIEUCAO FILE TC1 7/ 5/** 15:31

PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

VARIATE V005 CHIEUCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 10.2013 5.10066 0.15 0.862 3

2 CT 4 1265.25 316.312 9.39 0.004 3

* RESIDUAL 8 269.519 33.6898

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1544.97 110.355

------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS

FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TC1 7/ 5/** 15:31

PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 5 42.0600 39.5000 51.4800

2 5 44.8000 43.0400 56.4800

3 5 47.5200 44.5800 62.4600

Page 196: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

SE(N= 5) 1.59649 1.13450 2.59576

5%LSD 8DF 5.20598 3.69950 8.46451

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 42.3333 39.0333 50.5667

2 3 44.9000 41.1333 56.6333

3 3 45.7333 43.9667 57.4000

4 3 49.9667 44.3333 62.1000

5 3 42.7000 40.0667 55.6667

SE(N= 3) 2.06105 1.46464 3.35111

5%LSD 8DF 6.72089 4.77604 10.9276

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TC1 7/ 5/** 15:31

PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI THEO KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

DAILA 15 49.127 5.1858 3.5698 10.3 0.3932 0.0281

RONGLA 15 44.707 4.6694 2.5368 8.7 0.4446 0.0044

Page 197: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

CHIEUCAO 15 65.473 10.505 5.8043 10.9 0.8619 0.0045

ANH HUONG TAN CHE TOI KÍCH THUOC CU

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCAI FILE TC2 7/ 5/** 15:37

PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V003 ĐKCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .441333 .220666 0.09 0.912 3

2 CT 4 25.2360 6.30900 2.63 0.113 3

* RESIDUAL 8 19.1720 2.39650

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 44.8493 3.20352

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCAI FILE TC2 7/ 5/** 15:37

PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V004 CAOCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.76933 1.38467 1.24 0.340 3

2 CT 4 44.4333 11.1083 9.95 0.004 3

* RESIDUAL 8 8.93066 1.11633

Page 198: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 56.1333 4.00952

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCON FILE TC2 7/ 5/** 15:37

PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V005 ĐKCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

===============

1 NL 2 1.42933 .714667 1.15 0.366 3

2 CT 4 2.63600 .659000 1.06 0.437 3

* RESIDUAL 8 4.98400 .623000

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 9.04933 .646381

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCON FILE TC2 7/ 5/** 15:37

PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V006 CAOCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .961333 .480667 0.91 0.443 3

Page 199: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2 CT 4 2.41067 .602667 1.14 0.404 3

* RESIDUAL 8 4.22533 .528167

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 7.59733 .542667

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TC2 7/ 5/** 15:37

PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 5 6.48000 4.76000 1.40000 1.20000

2 5 6.70000 5.14000 1.96000 2.52000

3 5 7.90000 6.10000 2.56000 2.82000

SE(N= 5) 0.692315 0.472511 0.352987 0.325013

5%LSD 8DF 2.25757 1.54081 1.15106 1.05983

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 6.66667 4.23333 1.66667 1.10000

2 3 6.43333 5.13333 1.90000 1.23333

3 3 7.46667 6.26667 2.30000 2.16667

4 3 8.1667 6.50000 2.56667 2.33333

5 3 6.33333 6.20000 2.30000 2.23333

SE(N= 3) 0.893775 0.610009 0.455705 0.419590

5%LSD 8DF 2.91451 1.98918 1.48601 1.36824

-------------------------------------------------------------------------

Page 200: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TC2 7/ 5/** 15:37

PAGE 6

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

ĐKCAI 15 8.6933 1.7898 1.5481 9.8 0.9125 0.1135

CAOCAI 15 6.6667 2.0024 1.0566 8.8 0.3403 0.0038

ĐKCON 15 2.8267 0.80398 0.78930 11.6 0.3660 0.4369

CAOCON 15 2.5133 0.73666 0.72675 11.2 0.4428 0.4036

ANH HUONG TAN CHE TOI NANG SUAT VÀ HAM LUONG

GLUCOMANNAN

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCAI FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V003 KGCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 3414.93 1707.47 4.85 0.042 3

Page 201: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2 CT 4 52568.7 13142.2 37.34 0.000 3

* RESIDUAL 8 2815.73 351.966

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 58799.3 4199.95

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCON FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V004 KGCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 33.6000 16.8000 13.81 0.003 3

2 CT 4 65.0667 16.2667 13.37 0.002 3

* RESIDUAL 8 9.73332 1.21667

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 108.400 7.74286

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCUCON FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V005 SOCUCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .933333 .466667 1.56 0.269 3

Page 202: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2 CT 4 6.00000 1.50000 5.00 0.026 3

* RESIDUAL 8 2.40000 .300000

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 9.33333 .666667

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NANGSUAT FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V006 NANGSUAT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 9.99999 5.00000 0.00 1.000 3

2 CT 4 8954.40 2238.60 0.00 1.000 3

* RESIDUAL 8 *********** ***********

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 8964.40 640.314

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE GLUCOMA FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

VARIATE V007 GLUCOMA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 31.6120 15.8060 1.94 0.205 3

Page 203: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

2 CT 4 216.673 54.1683 6.64 0.012 3

* RESIDUAL 8 65.2347 8.15433

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 313.520 22.3943

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 6

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 5 212.400 8.8000 3.40000 126.200

2 5 291.000 10.2000 4.00000 127.200

3 5 343.600 11.4000 5.60000 128.200

SE(N= 5) 1.39007 0.493288 0.244949 0.829472

5%LSD 8DF 5.3592 8.82856 4.348754 6.628293

NL NOS GLUCOMA

1 5 43.8800

2 5 41.3800

3 5 40.4400

SE(N= 5) 1.27705

5%LSD 8DF 4.16434

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

Page 204: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

1 3 209.333 8.66667 3.66667 87.0000

2 3 292.667 10.3333 4.33333 121.000

3 3 345.333 12.6667 5.33333 143.000

4 3 386.333 14.6667 5.33333 160.000

5 3 303.000 12.6667 4.66667 125.000

SE(N= 3) 1.39007 0.493288 0.244949 0.829472

5%LSD 8DF 5.3205 2.07665 1.03119 6.628293

CT NOS GLUCOMA

1 3 35.7000

2 3 39.5667

3 3 43.2333

4 3 46.0667

5 3 44.9333

SE(N= 3) 1.64867

5%LSD 8DF 5.37614

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TC3 7/ 5/** 17:12

PAGE 7

THI NGHIEM BO TRI KIEN RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

KGCAI 15 307.33 64.807 18.761 10.1 0.0415 0.0001

Page 205: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

KGCON 15 11.800 2.7826 1.1030 9.3 0.0028 0.0015

SOCUCON 15 4.6667 0.81650 0.54772 11.7 0.2687 0.0261

NANGSUAT 15 127.20 25.304 0.00000 9.6 1.0000 1.0000

GLUCOMA 15 41.900 4.7323 2.8556 8.7 0.2052 0.0121

ANH HUONG CUA THOI VU TRONG TOI SINH TRUONG PHAT TRIEN

CAY NUA KONJAC

ANH HUONG CUA THOI VU TRONG TOI SINH TRUONG

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE TV1 7/ 5/** 20:48

PAGE 1

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V003 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .701663 .350832 0.09 0.919 3

2 CT 3 217.869 72.6230 17.69 0.003 3

* RESIDUAL 6 24.6383 4.10639

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 243.209 22.1099

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE TV1 7/ 5/** 20:48

PAGE 2

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V004 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

Page 206: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

===========================================================

1 NL 2 .431665 .215832 0.06 0.943 3

2 CT 3 74.3233 24.7744 6.73 0.025 3

* RESIDUAL 6 22.0817 3.68028

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 96.8367 8.80334

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIEUCAO FILE TV1 7/ 5/** 20:48

PAGE 3

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V005 CHIEUCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 9.99503 4.99751 0.23 0.799 3

2 CT 3 356.773 118.924 5.58 0.037 3

* RESIDUAL 6 127.932 21.3219

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 494.700 44.9727

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TV1 7/ 5/** 20:48

PAGE 4

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 4 43.5250 44.5250 59.2250

2 4 44.0500 44.6500 57.9250

Page 207: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

3 4 43.5500 44.9750 60.1500

SE(N= 4) 1.01321 0.959203 2.30878

5%LSD 6DF 3.50486 3.31804 7.98645

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 44.6333 38.5000 52.2333

2 3 45.6800 41.3333 55.6333

3 3 47.9767 42.3333 61.7667

4 3 42.6333 38.0333 51.7667

SE(N= 3) 1.16996 1.10759 2.66595

5%LSD 6DF 4.04706 3.83134 9.22196

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TV1 7/ 5/** 20:48

PAGE 5

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

DAILA 12 53.708 4.7021 2.0264 10.3 0.9187 0.0028

RONGLA 12 44.717 2.9670 1.9184 10.8 0.9435 0.0247

Page 208: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

CHIEUCAO 12 69.100 6.7062 4.6176 11.1 0.7991 0.0366

ANH HUONG CUA THOI VU TRONG TOI KÍCH THUOC CU

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCAI FILE TV2 7/ 5/** 20:52

---------------------------------------------------------------- PAGE 1

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V003 ĐKCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 8.82166 4.41083 8.89 0.017 3

2 CT 3 6.82917 2.27639 4.59 0.0054 3

* RESIDUAL 6 2.97833 .496389

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 18.6292 1.69356

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCAI FILE TV2 7/ 5/** 20:52

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V004 CAOCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 3.38167 1.69083 6.59 0.031 3

2 CT 3 35.8492 11.9497 46.61 0.000 3

* RESIDUAL 6 1.53834 .256391

-------------------------------------------------------------------------

Page 209: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

* TOTAL (CORRECTED) 11 40.7692 3.70629

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCON FILE TV2 7/ 5/** 20:52

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V005 ĐKCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 7.88667 3.94333 70.98 0.000 3

2 CT 3 1.24667 .415556 7.48 0.020 3

* RESIDUAL 6 .333333 .555555E-01

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 9.46667 .860606

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCON FILE TV2 7/ 5/** 20:52

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V006 CAOCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1.38500 .692500 19.33 0.003 3

2 CT 3 2.86000 .953333 26.60 0.001 3

* RESIDUAL 6 .215000 .358334E-01

-------------------------------------------------------------------------

Page 210: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

* TOTAL (CORRECTED) 11 4.46000 .405455

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TV2 7/ 5/** 20:52

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 4 6.8500 5.25000 2.15000 2.42500

2 4 7.75000 5.57500 2.45000 2.20000

3 4 8.82500 6.95000 2.10000 2.07500

SE(N= 4) 0.352274 0.253175 0.117851 0.946485E-01

5%LSD 6DF 1.21857 0.875773 0.407666 0.327404

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 7.33333 5.16667 2.13333 2.06667

2 3 7.40000 5.66667 2.40000 2.16667

3 3 8.33333 6.90000 2.63333 2.30000

4 3 6.63333 4.63333 1.90000 1.63333

SE(N= 3) 0.406771 0.292341 0.136083 0.109291

5%LSD 6DF 1.90709 1.61126 1.470732 1.378054

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TV2 7/ 5/** 20:52

---------------------------------------------------------------- PAGE 6

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

Page 211: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

ĐKCAI 12 9.8083 1.3014 0.70455 11.2 0.0167 0.0542

CAOCAI 12 8.5917 1.9252 0.50635 9.1 0.0310 0.0003

ĐKCON 12 3.2333 0.92769 0.23570 11.4 0.0002 0.0196

CAOCON 12 2.9000 0.63675 0.18930 10.3 0.0029 0.0011

ANH HUONG THOI VU TRONG TOI NANG SUAT VA HAM LUONG

GLUCOMANNAN

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCAI FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 KGCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1098.00 549.000 6.74 0.030 3

2 CT 3 27025.6 9008.53 110.61 0.000 3

* RESIDUAL 6 488.663 81.4438

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 28612.3 2601.11

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCON FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

Page 212: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 KGCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.16667 1.08333 0.91 0.455 3

2 CT 3 25.5833 8.52778 7.14 0.022 3

* RESIDUAL 6 7.16667 1.19444

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 34.9167 3.17424

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCUCON FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 SOCUCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 4.50000 2.25000 9.00 0.016 3

2 CT 3 3.00000 1.00000 4.00 0.070 3

* RESIDUAL 6 1.50000 .250000

-----------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 9.00000 .818182

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NANGSUAT FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

Page 213: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V006 NANGSUAT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

==================

1 NL 2 27608.7 13804.3 1.00 0.423 3

2 CT 3 54458.0 18152.7 1.32 0.353 3

* RESIDUAL 6 82558.0 13759.7

-----------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 164625. 14965.9

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE GLUCOMA FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V007 GLUCOMA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1.47166 .735831 0.41 0.686 3

2 CT 3 69.3633 23.1211 12.80 0.006 3

* RESIDUAL 6 10.8417 1.80695

-----------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 11 81.6767 7.42515

-------------------------------------------------------------------------

Page 214: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 6

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 4 355.250 13.5000 3.75000 144.000

2 4 353.750 13.7500 5.25000 143.500

3 4 334.250 14.5000 4.50000 245.500

SE(N= 4) 2.21037 0.630990 0.288675 2.7241

5%LSD 6DF 3.0235 2.18269 1,618573 2.269

NL NOS GLUCOMA

1 4 43.4750

2 4 42.6250

3 4 42.9500

SE(N= 4) 0.672113

5%LSD 6DF 2.32495

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 3 366.333 13.3333 4.66667 151.800

2 3 373.667 14.3333 4.66667 155.200 3 3

384.667 16.0000 5.00000 160.267

4 3 266.333 12.0000 3.66667 111.333

Page 215: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

SE(N= 3) 2.21037 0.630990 0.288675 2.7241

5%LSD 6DF 3.0235 2.18269 1,618573 2.26953

CT NOS GLUCOMA

1 3 42.4000

2 3 43.7333

3 3 46.3000

4 3 39.6333

SE(N= 3) 0.776090

5%LSD 6DF 2.68462

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TV3 7/ 5/** 20:50

---------------------------------------------------------------- PAGE 7

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

KGCAI 12 347.75 51.001 9.0246 9.0 0.0297 0.0001

KGCON 12 13.917 1.7816 1.0929 9.8 0.4549 0.0217

SOCUCON 12 4.5000 0.90453 0.50000 11.2 0.0162 0.0704

NANGSUAT 12 177.67 122.34 117.30 11.1 0.4227 0.3527

GLUCOMA 12 43.017 2.7249 1.3442 8.9 0.6855 0.0058

Page 216: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANH HUONG MAT DO TRONG TOI SINH TRUONG PHAT TRIEN CAY

NUA KONJAC

ANH HUONG MAT DO TRONG TOI SINH TRUONG

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE MĐ1 7/ 5/** 20:54

---------------------------------------------------------------- PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1.24222 .621108 0.76 0.527 3

2 CT 2 171.769 85.8844 105.02 0.001 3

* RESIDUAL 4 3.27111 .817778

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 176.282 22.0353

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE MĐ1 7/ 5/** 20:54

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.06889 1.03444 0.95 0.461 3

2 CT 2 18.8689 9.43444 8.67 0.037 3

* RESIDUAL 4 4.35110 1.08778

Page 217: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 25.2889 3.16111

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIEUCAO FILE MĐ1 7/ 5/** 20:54

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 CHIEUCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 50.8507 25.4253 5.73 0.068 3

2 CT 2 182.364 91.1821 20.56 0.010 3

* RESIDUAL 4 17.7415 4.43537

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 250.956 31.3695

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MĐ1 7/ 5/** 20:54

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 47.7333 37.8333 62.7333

2 3 45.6333 37.1333 58.5267

3 3 44.0667 36.6667 46.1333

SE(N= 3) 0.522104 0.602156 1.21592

Page 218: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

5%LSD 4DF 2.04654 2.36032 4.76614

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 48.3000 38.3333 62.1000

2 3 47.1667 38.1333 58.8600

3 3 42.9667 35.1667 49.4333

SE(N= 3) 0.522104 0.602156 1.21592

5%LSD 4DF 2.04654 2.36032 4.76614

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MĐ1 7/ 5/** 20:54

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

DAILA 9 54.144 4.6942 0.90431 10.7 0.5273 0.0011

RONGLA 9 47.211 1.7780 1.0430 9.2 0.4609 0.0368

CHIEUCAO 9 75.798 5.6009 2.1060 9.8 0.0680 0.0097

Page 219: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANH HUONG MAT DO TOI KÍCH THUOC CU

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCAI FILE MĐ2 7/ 5/** 21: 2

PAGE 1

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V003 ĐKCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .915555 .457777 2.24 0.223 3

2 CT 2 3.30889 1.65444 8.09 0.041 3

* RESIDUAL 4 .817777 .204444

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 5.04222 .630278

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCAI FILE MĐ2 7/ 5/** 21: 2

PAGE 2

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V004 CAOCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .346667 .173333 0.22 0.812 3

2 CT 2 1.22000 .610000 0.77 0.522 3

* RESIDUAL 4 3.15333 .788333

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 4.72000 .590000

Page 220: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

------------------------------------------------------------------------- BALANCED

ANOVA FOR VARIATE ĐKCON FILE MĐ2 7/ 5/** 21: 2

PAGE 3

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V005 ĐKCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1.84667 .923333 0.36 0.720 3

2 CT 2 2.24667 1.12333 0.44 0.675 3

* RESIDUAL 4 10.2667 2.56667

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 14.3600 1.79500

------------------------------------------------------------------------- BALANCED

ANOVA FOR VARIATE CAOCON FILE MĐ2 7/ 5/** 21: 2

PAGE 4

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

VARIATE V006 CAOCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .648889 .324444 292.02 0.000 3

2 CT 2 1.34889 .674445 607.04 0.000 3

* RESIDUAL 4 .444419E-02 .111105E-02

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 2.00222 .250278

Page 221: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MĐ2 7/ 5/** 21: 2

PAGE 5

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 8.7000 8.40000 2.86667 2.63333

2 3 8.36667 6.93333 2.80000 2.47000

3 3 6.1000 5.06667 2.13000 2.10667

SE(N= 3) 0.261052 0.512618 0.924962 0.192445E-01

5%LSD 4DF 1.02327 2.00935 3.62565 0.754341E-01

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 8.7333 7.56667 2.86667 2.63333

2 3 8.3333 6.86667 2.80000 2.46667

3 3 6.40000 5.66667 2.13333 2.10000

SE(N= 3) 0.261052 0.512618 0.924962 0.192445

5%LSD 4DF 1.02327 2.00935 3.62565 2.754341

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MĐ2 7/ 5/** 21: 2

PAGE 6

THI NGHIEM THIET KE KIEU RCBD

Page 222: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

ĐKCAI 9 10.256 0.79390 0.45216 9.4 0.2226 0.0409

CAOCAI 9 8.1333 0.76811 0.88788 10.9 0.8119 0.5219

ĐKCON 9 8.7333 0.3398 0.6021 8.9 0.7200 0.6752

CAOCON 9 2.8444 0.50028 0.33332E-01 9.2 0.0004 0.0002

ANH HUONG CUA MAT DO TRONG TOI NANG SUAT

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCAI FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 KGCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2096.89 1048.44 5.72 0.068 3

2 CT 2 35161.6 17580.8 95.84 0.001 3

* RESIDUAL 4 733.772 183.443

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 37992.2 4749.03

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCON FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

Page 223: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 KGCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 5.55556 2.77778 6.25 0.060 3

2 CT 2 29.5556 14.7778 33.25 0.005 3

* RESIDUAL 4 1.77778 .444444

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 36.8889 4.61111

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCUCON FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 SOCUCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.00000 1.00000 1.20 0.392 3

2 CT 2 4.66667 2.33333 2.80 0.174 3

* RESIDUAL 4 3.33333 .833333

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 10.0000 1.25000

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NANGSUAT FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

Page 224: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V006 NANGSUAT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 6.00000 3.00000 ****** 0.000 3

2 CT 2 7622.00 3811.00 ****** 0.000 3

* RESIDUAL 4 .856078E-05 .214019E-05

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 7628.00 953.500

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE GLUCOMA FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V007 GLUCOMA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 20.0267 10.0133 162.38 0.001 3

2 CT 2 .166667 .833333E-01 1.35 0.357 3

* RESIDUAL 4 .246666 .616664E-01

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 8 20.4400 2.55500

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 6

Page 225: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 3 393.000 16.3333 5.3333 124.333

2 3 361.667 16.0000 5.00000 163.333

3 3 259.667 12.3333 3.66667 194.333

SE(N= 3) 7.81970 0.384900 0.527046 0.844629E-03

5%LSD 4DF 30.6515 1.50873 2.06591 0.331076E-02

NL NOS GLUCOMA

1 3 45.5667

2 3 44.8333

3 3 48.3000

SE(N= 3) 0.143372

5%LSD 4DF 0.561987

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 3 418.000 16.3333 5.33333 124.090

2 3 398.000 16.0000 5.00000 165.600

3 3 284.333 12.3333 3.66667 197.790

SE(N= 3) 7.81970 0.384900 0.527046 0.844629

5%LSD 4DF 3.6515 1.50873 2.06591 0.3376

Page 226: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

CT NOS GLUCOMA

1 3 46.2667

2 3 46.2333

3 3 43.4000

SE(N= 3) 0.143372

5%LSD 4DF 0.561987

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MĐ3 7/ 5/** 21:21

---------------------------------------------------------------- PAGE 7

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

KGCAI 9 371.44 68.913 13.544 10.2 0.0683 0.0012

KGCON 9 14.889 2.1473 0.66667 9.7 0.0601 0.0047

SOCUCON 9 4.6667 1.1180 0.91287 10.4 0.3916 0.1737

NANGSUAT 9 163.33 30.879 0.14629E-02 9.1 0.3916 0.1737

GLUCOMA 9 46.233 1.5984 0.24833 8.7 0.0007 0.3568

Page 227: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANH HUONG TO HOP PHAN BON NPK TOI SINH TRUONG PHAT

TRIEN

ANH HUONG NPK TOI SINH TRUONG

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE NPK1 7/ 5/** 22:32

---------------------------------------------------------------- PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 10.4920 5.24600 1.59 0.261 3

2 CT 4 1767.56 441.889 134.34 0.000 3

* RESIDUAL 8 26.3148 3.28935

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1804.36 128.883

------------------------------------------------------------------------- BALANCED

ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE NPK1 7/ 5/** 22:32

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 6.90533 3.45267 3.03 0.104 3

2 CT 4 1707.77 426.943 375.27 0.000 3

* RESIDUAL 8 9.10144 1.13768

Page 228: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 1723.78 123.127

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIEUCAO FILE NPK1 7/ 5/** 22:32

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 CHIEUCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 8.12582 4.06291 0.68 0.535 3

2 CT 4 3064.74 766.185 129.13 0.000 3

* RESIDUAL 8 47.4658 5.93322

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 3120.33 222.881

------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS

FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NPK1 7/ 5/** 22:32

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 5 33.0000 31.9600 51.6000

2 5 41.7000 39.2000 60.6120

3 5 44.8400 45.3000 64.8000

SE(N= 5) 0.811092 0.477007 1.08933

Page 229: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

5%LSD 8DF 2.64489 1.55547 3.55220

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAILA RONGLA CHIEUCAO

1 3 33.9667 31.1667 42.4333

2 3 41.6333 35.3333 52.1000

3 3 46.3000 44.3333 56.4333

4 3 47.8333 45.1333 62.8600

5 3 49.1667 47.8000 66.5267

SE(N= 3) 1.04712 0.615814 1.40632

5%LSD 8DF 3.41454 2.00811 4.58587

------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF

VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NPK1 7/ 5/** 22:32

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

DAILA 15 54.180 11.353 1.8137 9.3 0.2611 0.04876

RONGLA 15 49.153 11.096 1.0666 9.2 0.1037 0.01432

CHIEUCAO 15 70.671 14.929 2.4358 9.4 0.5350 0.09874

Page 230: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

ANH HUONG TO HOP NPK TOI KÍCH THUOC CU

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCAI FILE NPK2 7/ 5/** 22:36

---------------------------------------------------------------- PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 ĐKCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .745333 .372666 2.04 0.192 3

2 CT 4 11.8467 2.96167 16.21 0.001 3

* RESIDUAL 8 1.46133 .182667

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 14.0533 1.00381

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCAI FILE NPK2 7/ 5/** 22:36

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 CAOCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .345333 .172667 0.38 0.701 3

2 CT 4 10.2027 2.55067 5.57 0.020 3

* RESIDUAL 8 3.66133 .457667

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 14.2093 1.01495

Page 231: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKCON FILE NPK2 7/ 5/** 22:36

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 ĐKCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .912000 .456000 0.31 0.745 3

2 CT 4 6.56667 1.64167 1.11 0.415 3

* RESIDUAL 8 11.8213 1.47767

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 19.3000 1.37857

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCON FILE NPK2 7/ 5/** 22:36

---------------------------------------------------------------- PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V006 CAOCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .112000 .560000E-01 0.68 0.538 3

2 CT 4 2.58667 .646667 7.82 0.008 3

* RESIDUAL 8 .661333 .826667E-01

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 3.36000 .240000

Page 232: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NPK2 7/ 5/** 22:36

---------------------------------------------------------------- PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 5 6.3800 5.24000 2.98000 2.98000

2 5 6.84000 6.00000 2.58000 2.86000

3 5 8.1800 7.14000 2.64000 2.54000

SE(N= 5) 0.191137 0.302545 0.543630 0.128582

5%LSD 8DF 0.623278 0.986568 1.77272 0.419293

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS ĐKCAI CAOCAI ĐKCON CAOCON

1 3 6.80000 5.66667 2.93333 3.13000

2 3 7.63333 6.16667 2.61000 2.86667

3 3 8.1667 7.10000 2.63333 2.56667

4 3 8.7333 7.56667 2.76667 2.55000

5 3 7.43333 6.63333 2.66667 2.43333

SE(N= 3) 0.246757 0.390584 0.701823 0.165999

5%LSD 8DF 0.804649 1.27365 2.28857 0.541305

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NPK2 7/ 5/** 22:36

---------------------------------------------------------------- PAGE 6

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

Page 233: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

ĐKCAI 15 10.133 1.0019 0.42740 9.2 0.1916 0.0009

CAOCAI 15 8.0267 1.0074 0.67651 8.4 0.7007 0.0196

ĐKCON 15 3.3000 1.1741 1.2156 10.8 0.7455 0.4153

CAOCON 15 2.8000 0.48990 0.28752 10.3 0.5383 0.0076

ẢNH HƢƠNG NPK TOI NANG SUAT VA HAM LUONG GLUCOMANNAN

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCAI FILE NPK3 7/ 5/** 22:40

PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 KGCAI

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 276.933 138.467 0.33 0.729 3

2 CT 4 54609.7 13652.4 32.79 0.000 3

* RESIDUAL 8 3331.06 416.383

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 58217.7 4158.41

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE KGCON FILE NPK3 7/ 5/** 22:40

PAGE 2

Page 234: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V004 KGCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.80000 1.40000 0.63 0.562 3

2 CT 4 99.7333 24.9333 11.16 0.003 3

* RESIDUAL 8 17.8667 2.23333

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 120.400 8.60000

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCUCON FILE NPK3 7/ 5/** 22:40

PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V005 SOCUCON

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 .133333 .666667E-01 0.17 0.850 3

2 CT 4 10.0000 2.50000 6.25 0.014 3

* RESIDUAL 8 3.20000 .400000

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 13.3333 .952381

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NANGSUAT FILE NPK3 7/ 5/**

22:40

Page 235: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PAGE 4

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V006 NANGSUAT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 9.99999 4.99999 ****** 0.000 3

2 CT 4 7670.40 1917.60 ****** 0.000 3

* RESIDUAL 8 .964183E-04 .120523E-04

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 7680.40 548.600

-------------------------------------------------------------------------

BALANCED ANOVA FOR VARIATE GLUCOMA FILE NPK3 7/ 5/** 22:40

PAGE 5

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V007 GLUCOMA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 1.06133 .530665 0.41 0.681 3

2 CT 4 52.2333 13.0583 10.08 0.004 3

* RESIDUAL 8 10.3587 1.29483

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 63.6533 4.54667

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NPK3 7/ 5/** 22:40

Page 236: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

PAGE 6

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

------------------------------------------------------------------------

NL NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 5 245.400 16.6000 3.80000 163.800

2 5 354.800 15.6000 3.60000 164.800 3 5

354.200 14.4000 3.60000 165.800

SE(N= 5) 9.12560 0.668331 0.282843 0.155257

5%LSD 8DF 3.84170 2.81354 1.19071 0.653599

NL NOS GLUCOMA

1 5 44.6600

2 5 44.5800

3 5 44.0600

SE(N= 5) 0.508888

5%LSD 8DF 1.65943

-------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS KGCAI KGCON SOCUCON NANGSUAT

1 3 263.000 16.6667 3.33333 111.867

2 3 322.000 16.3333 4.33333 135.333

3 3 402.333 16.0000 5.33333 167.333

4 3 433.333 16.3333 5.66667 179.867

5 3 336.667 14.6667 4.66667 140.533

SE(N= 3) 11.7811 0.862812 0.365148 0.200435

5%LSD 8DF 3.84170 2.81354 1.19071 0.653599

Page 237: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

CT NOS GLUCOMA

1 3 41.4000

2 3 43.5667

3 3 45.9000

4 3 46.7333

5 3 44.5667

SE(N= 3) 0.656971

5%LSD 8DF 2.14232

------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF

VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NPK3 7/ 5/** 22:40

PAGE 7

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

KGCAI 15 351.47 64.486 20.405 9.8 0.7295 0.0001

KGCON 15 14.200 2.9326 1.4944 10.5 0.5623 0.0027

SOCUCON 15 4.6667 0.97590 0.63246 11.6 0.8496 0.0144

NANGSUAT 15 164.80 23.422 0.34716E-02 9.4 0.3843 0.0875

GLUCOMA 15 44.433 2.1323 1.1379 8.6 0.6805 0.0036

Page 238: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

TICH LUY GLUCOMANNAN

BALANCED ANOVA FOR VARIATE GLUCOMAN FILE TLUY 7/ 5/** 23:

7

PAGE 1

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

VARIATE V003 GLUCOMAN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO

PROB ER

SQUARES SQUARES LN

===========================================================

1 NL 2 2.92932 1.46466 0.85 0.467 3

2 CT 4 980.900 245.225 141.50 0.001 3

* RESIDUAL 8 13.8640 1.73299

-------------------------------------------------------------------------

* TOTAL (CORRECTED) 14 997.693 71.2638

-------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLUY 7/ 5/** 23: 7

---------------------------------------------------------------- PAGE 2

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

MEANS FOR EFFECT NL

-------------------------------------------------------------------------

NL NOS GLUCOMAN

1 5 38.3400

2 5 39.4000

3 5 39.0600

SE(N= 5) 0.588726

5%LSD 8DF 1.91978

-------------------------------------------------------------------------

Page 239: VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26019.pdf · nhân giống, trồng và quản lý sau thu hoạch cây Nưa tại tỉnh Hòa

MEANS FOR EFFECT CT

-------------------------------------------------------------------------

CT NOS GLUCOMAN

1 3 44.0667

2 3 37.5667

3 3 23.7333

4 3 45.7333

5 3 43.5667

SE(N= 3) 0.760042

5%LSD 8DF 2.47842

-------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLUY 7/ 5/** 23: 7

---------------------------------------------------------------- PAGE 3

THI NGHIEM BO TRI KIEU RCBD

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION

- 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL

|CT |

(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | |

OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

GLUCOMAN 15 38.933 8.4418 1.3164 8.4 0.4672 0.0000