49
015 * Giáo viên hiệu quả Chủ đề: Tạo động lực cho học sinh

Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

015 *Giáo viênhiệu quảChủ đề:Tạo động lựccho học sinh

Page 2: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

- Đội ngũ thực hiện

Giáo

viên

hiệu

quả

Nguyễn Thành Luân

Nguyễn Hữu Long

Tào Thị Nhung

Nguyễn Phương Anh

Lê Hải Thanh

Đặng Thanh Hiền

2019

Page 3: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019

Mục lụcMục lục01

04 cách để thu hút sự tham gia của học sinh trong lớp học

0405 Cách giáo viên có thể tạo được động lực từ bên trong cho học sinh?

06Nghệ thuật kết nối với học sinh trong lớp học

0915 cách thú vị để bắt đầu lớp học vào ngày mai

Táo Đào tạo

16

10 cách hay tăng sự hứng thú của học sinh với bài học 18

Trí tuệ nhân tạo xác định lý do tại sao học sinh gặp khó khăn trong học tập ở trường

Táo Tài liệu

21

Làm sao để tạo động lực cho con trong việc học

2305 điều phụ huynh cần hiểu về việc đọc của con

Táo Trường Học

26

Lời khuyên về các vấn đề giáo dục dành cho phụ huynh

32

35

Góc vui

Bài viết của khách:Dạy gì trong buổi đầu tiên

375 hoạt động kỉ niệmngày Quốc tế phụ nữ

29

5 Cách giúp giáo viên không bị căng thẳng và kiệt sức

31Suy ngẫm: con đường để trở thành người giáo viên hiệu quả

Giáo viênhạnh phúc

Góc Chia sẻ

104 chiến lược để giúp giáo viên luôn giữ được lửa

12Động lực giảng dạy không tự xuất hiện mà bạn phải tìm đến nó

Táo Nhân sự*

+

-

)

:

Page 4: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Là những nhà giáo dục, chúng ta đều hiểu vai trò của động lực học tập trong quá

trình dạy học. Khi học sinh cảm thấy được khích lệ trong học tập, chúng thường có

thái độ và hành vi tích cực hơn, có ý thức hơn về trách nhiệm và sự tự trọng. Nhưng

thật không may, tình trạng thiếu động lực học tập đang xuất hiện khá phổ biến

trong các nhà trường. Điều này được thể hiện qua thái độ thiếu sự tôn trọng và hợp

tác, không cố gắng hết sức trong các nhiệm vụ, thường xuyên nghỉ học không lí do.

Đây là những tín hiệu rõ rệt dẫn đến việc học sinh bỏ học. Làm thế nào chúng ta có

thể đối phó một cách hiệu quả với cơn khủng hoảng động lực học tập này? Đó là

vấn đề mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh quan tâm.

Số tập san Giáo viên hiệu quả tháng 3/2019, chúng tôi tập trung vào các phương

pháp cụ thể để giúp các thầy cô tạo được động lực học tập cho học sinh thông qua

“những cách thu hút sự tham gia của học sinh” hay “Nghệ thuật kết nối với học

sinh trong lớp học” . Đơn giản hơn là “15 cách bạn có thể áp dụng với lớp học ngay

ngày mai”. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, muốn học sinh có động lực trong học

tập, điều đầu tiên các thầy cô giáo phải có được động lực trong công việc giảng

dạy. Những bài viết như “làm sao để giáo viên giữ được lửa nhiệt tình” hay “những

cách giúp giáo viên không bị căng thẳng, kiệt sức” “suy ngẫm – con đường để trở

thành người giáo viên hiệu quả”… sẽ giúp các thầy cô hiểu thêm về công việc mình

làm, tìm lại được nguồn cảm hứng cho mỗi ngày lên lớp.

Phải khẳng định rằng, động lực, niềm vui trong học tập chính là cội nguồn tạo nên

một lớp học, một trường học hạnh phúc. Chỉ khi học sinh có được động lực học tập,

các em mới cảm thấy được an toàn, được thành công, được là chính bản thân mình,

để mỗi ngày đến trường thực sự là “một ngày vui”.

Chúc các thầy cô, có thật nhiều niềm vui, hạnh phúc trong công việc!

Táo Giáo Dục

“Có ba điều cần nhớ trong giáo dục. Điều đầu tiên là động lực học tập.

Điều thứ hai là động lực học tập. Điều thứ ba vẫn là động lực học tập.”

(cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Terrel Bell)

Page 5: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019+-

https://taodaotao.com/

TáoĐàoTạo

Page 6: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

04 cách để thu hút sự tham gia của học sinh trong lớp học

Táo Đào Tạo01Tác giả: Nicholas Provenzano

Lê Hải Thanh dịch

Học sinh muốn được tham gia nhiều hơn trong lớp. Sự thật là chúng thực sự muốn vậy – nhưng đôi khi có nhiều thứ ngăn cản bản năng tự nhiên đó của chúng. Cùng với đó, một vài thay đổi trong cách điều hành lớp học của giáo viên có thể tác động lớn đến sự tham gia của học sinh trong lớp. Thay đổi như thế nào là vấn đề mà mọi giáo viên nào phải đối mặt, nhưng nó không phải không có cách giải quyết.Dưới đây là một vài chiến lược hiệu quả của tôi để giải quyết vấn đề sự tham gia của học sinh trong lớp học thấp. Những chiến lược đã tạo nên sự khác biệt lớn trong lớp học của tôi trong những năm qua.

Tôi đã thay đổi trật tự của bàn ghế học sinh vì mô típ các cuộc thảo luận

đã trở nên cũ, còn học sinh của tôi có mặt ở trong lớp nhưng lại không để

tâm chú ý vào việc học. Đây là một cách đơn giản để sốc lại tinh thần học

tập của lớp học trở lại. Tôi để cho học sinh lựa chọn chỗ ngồi mới. Quy

tắc rất đơn giản. Chúng không thể ngồi cùng nhiều hơn một bạn mà

chúng đã ngồi cạnh trước đây, và điều đó có nghĩa chúng cần được di

chuyển sang một bàn khác. Học sinh ban đầu có thể ồn ào một chút,

nhưng sự xáo trộn cho thấy hiệu quả ngay sau đó. Với một lớp học thì đó

là một trong những ngày học tập tốt nhất trong năm học. Ngồi cạnh bạn

mới và có thể những ý tưởng mới sẽ nảy ra cùng những người bạn này

khiến chúng sẽ xử sự theo một cách hoàn toàn khác với thường ngày. Đó

là một sự thay đổi tốt đẹp về tốc độ và tôi mong rằng được thực hiện nó

mỗi tháng để giữ cho những cuộc thảo luận lớp tôi luôn mới mẻ.

01 - Xáo trộn chỗ ngồi

Page 7: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Đào Tạo02Tác giả: Nicholas Provenzano

Lê Hải Thanh dịch

Thi thoảng, sẽ rất thú vị nếu để học sinh đảm nhận việc dạy học một bài

hoặc một phần bài học. Khi ấy học sinh sẽ trở thành giáo viên thực thụ,

và giáo viên trở thành người học. Bạn có thể cung cấp cho học sinh chủ

đề cụ thể và tiêu chuẩn của bài học. Việc còn lại là tin tưởng vào học sinh

của mình. Chúng được khuyến khích làm việc với tài liệu theo cách hoàn

toàn mới lạ. Mỗi một nhóm học sinh có thể tiếp quản một phần của bài

học, hoặc có thể dạy theo cách khác với các nhóm khác. Chính cách tiếp

cận này để cho học sinh tự tìm kiếm thông tin theo các cách, và giáo viên

có cơ hội quan sát học sinh của mình, xem chúng học được những khi khi

khám phá thông tin bài học theo cách của chúng. Đối với giáo viên táo

bạo hơn, họ để học sinh tự lựa chọn chủ đề, chuẩn bị mọi thứ cho bài

học, và dạy trên lớp bất kể thứ gì chúng muốn.

02 - Để học sinh tiếp quản giảng bài

Các dự án đã rất thành công ở lớp tôi. Tôi nhận thấy rằng tôi cho học sinh

càng nhiều lựa chọn, thì dự án sẽ càng thành công hơn. Tôi đọc từng

dòng bài tập trong dự án của mình. Học sinh có thể sẽ muốn làm những

thứ khác đi một chút, và tôi đã đồng ý, thật ngạc nhiên là ý tưởng của

chúng lại tốt hơn của tôi. Từ khi tôi quyết định từ bỏ kiểm soát dạng thức

tổ chức dự án, tôi đã được xem rất nhiều bài thuyết trình tuyệt vời của

học sinh. Tôi cho chúng biết mục tiêu dự án và yêu cầu về một bài trình

bày quá trình thực hiện dự án để hiện thực hóa mục tiêu đó. Khi tôi bật

đèn xanh, học sinh thực hiện. Chúng tạo ra những bảng rubric của riêng

chúng, sau đó nộp lại tôi thông qua và chấm điểm bài thuyết trình của

chúng. Quy định cuối cùng cho dự án mở của tôi đó là các nhóm không

thể làm cùng một loại dự án trong một học kỳ. Điều này khuyến khích

học sinh khám phá các phương tiện khác. Giành quyền kiểm soát là một

ý nghĩ đáng sợ lúc đầu, nhưng nó đã được đền đáp với một số công việc

tốt nhất mà tôi từng thấy học sinh của tôi hoàn thành.

03 - Tổ chức các dự án mở

Page 8: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Đào Tạo03Tác giả: Nicholas Provenzano

Lê Hải Thanh dịch

Đôi khi dường như giáo viên quên mang niềm vui vào lớp học. Giáo viên

cố gắng hết sức để thực hiện chương trình học mà giảng dạy cho đến khi

học sinh của mình sụp đổ vì mệt mỏi. Đôi khi sẽ tốt hơn nếu đặt mọi thứ

sang một bên trong một hoặc hai ngày và tạo niềm vui trong lớp. Tôi đã

nhận thấy rằng không khí học tập của hai lớp văn học Mỹ của tôi gần đây

bị trầm xuống, vì vậy tôi nghĩ chúng tôi sẽ chơi một chút cho một vài

ngày sau khi kết thúc một chủ đề lớn. Tôi đã yêu cầu các lớp học thiết kế

các video bản hát nhép (lip-dub) tốt nhất cho bài hát “Good Time”. Chúng

có một ngày trên lớp để tìm hiểu và thiết kế ý tưởng cho video và một

tiết học để quay phim. Sau một tuần, lớp học có nhiều lượt thích nhất sẽ

nhận được phần thưởng từ tôi. Các học sinh yêu thích dự án và đã đưa

ra hai video rất khác nhau nhưng đều rất tuyệt vời.

04 - Tạo bầu không khí vui vẻ

Các học sinh đã rất hào hứng khi làm video và chia sẻ với bạn bè và gia đình của chúng. Những giờ học vui vẻ này làm giảm bớt căng thẳng và cho phép các học sinh là những đứa trẻ thực sự. Nó mang lại cho học sinh một năng lượng học tập cho đến hết năm, và mức độ tham gia của chúng trở lại bình thường. Đôi khi một hoạt động vui nhộn và khác biệt có thể thay đổi cách thức hoạt động của một lớp học.Không bao giờ có một phương án có thể giải quyết các vấn đề tương tác của học sinh. Những gì hiệu quả trong một lớp học này có thể thất bại ở lớp khác, và mỗi năm sẽ diễn ra những thách thức mới để thu hút học sinh trong các bài học khác nhau. Điều quan trọng cần nhớ là khi giáo viên giữ cho bài học mới mẻ và thoải mái trong lớp học của mình, có thể thay đổi để thu hút học sinh tốt hơn trong nội dung bài học.Xin vui lòng chia sẻ các cách bạn đã sử dụng để thu hút sự tham gia của học sinh.

Page 9: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

05 cách giáo viên có thể tạo được động lực từ bên trong cho học sinh?

Táo Đào Tạo04Tác giả: Theo: www.k12teacherstaffdevelopment.com

Táo Giáo Dục dịch

Giúp học sinh có động lực học tập bằng cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của chúng trong lớp học. Học sinh khi học tập một cách có động lực sẽ là người học suốt đời. Những chiến lược dưới đây sẽ cải thiện động lực của học sinh trong lớp học và mang đến một môi trường học tập tốt hơn.Khi nói đến việc tạo động lực trong lớp học chúng ta thường nghĩ về các chiến lược để động viên, khuyến khích học sinh làm điều gì đó hoặc thực hiện nhiệm vụ học tập với nỗ lực cao hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một cách sâu hơn, chúng ta nhận ra rằng, động lực học tập không đơn thuần đến từ lời khen hay phần thưởng. Nó là sự thỏa mãn bên trong giống như sự thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể phân loại các chiến lược tạo động lực thành những chiến lược bên ngoài và những chiến lược tạo động lực từ bên trong. Các hình thức tạo động lực bên ngoài đến từ một tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như phần thưởng từ giáo viên (Alberto & Troutman, 2003). Ngược lại, các hình thức động lực nội tại khai thác vào các yếu tố từ chính bên trong. Những hình thức động lực này có thể đến sự thỏa mãn bên trong, chẳng hạn như sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Để học sinh có động lực nội tại, điều quan trọng là các nhu cầu cơ bản của chúng được đáp ứng. Điều này có nghĩa là, giáo viên phải cung cấp một môi trường lớp học và trạng thái cảm xúc của học sinh mà việc học tập cá nhân có thể phát triển.

Nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu và sự

thuộc về, quyền lực, năng lực, tự do và niềm vui

dường như là những điều vốn có và mang tính phổ

quát. Những nhu cầu cơ bản này tồn tại liên tục cả

trong và ngoài lớp học. Bằng chứng cho thấy một

học sinh đến từ một gia đình trong đó nhu cầu cơ

bản được đáp ứng, nhiều khả năng học sinh đó sẽ

hành động tự tin hơn, tập trung và tin tưởng hơn.

Là giáo viên, chúng ta phải nhận ra học sinh có

những nhu cầu cơ bản và những nhu cầu đó sẽ tự

thể hiện, bằng cách này hay cách khác ở trường.

Khi chúng ta nhìn nhận các vấn đề về hành vi và

không khí cảm xúc trong lớp học thông qua lăng

kính của các nhu cầu cơ bản, các vấn đề sẽ được

chiếu sáng và các giải pháp trở nên rõ ràng hơn.

Nhu cầu cơ bản

Cảm giác yêu thương và thuộc về được cho là nhu

cầu cơ bản nhất của con người. Khi một học sinh

cảm thấy không được yêu thương, xa lánh hoặc cô

lập, các phản ứng bên trong thông thường là cảm

giác tội lỗi, vô dụng, cô đơn và lòng tự trọng bị hạ

thấp, trong khi các phản ứng bên ngoài thông

thường bao gồm những hành động quá khích.

Giáo viên có thể cho học sinh cảm giác yêu

thương và thân thuộc hơn bằng cách nhận ra

những phẩm chất và tài năng độc đáo, tạo ra một

môi trường lớp học an toàn về mặt cảm xúc, và

thể hiện sự quan tâm và tôn trọng thực sự.

Yêu và tin

Page 10: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Đào Tạo05Tác giả: Theo: www.k12teacherstaffdevelopment.com

Táo Giáo Dục dịch

Ý thức về quyền lực có liên quan cơ bản đến sự

phát triển của nhu cầu kiểm soát bản thân. Khi

một học sinh cảm thấy chúng không có bất kỳ sức

mạnh nào, các phản ứng bên trong phổ biến bao

gồm rút lui và thụ động, trong khi các phản ứng

bên ngoài phổ biến bao gồm nổi loạn và thù địch.

Giáo viên có thể cung cấp cho sinh viên cảm giác

có quyền lực bằng cách cho họ lựa chọn, trao

trách nhiệm và cơ hội cho lãnh đạo và trao quyền

sở hữu cho việc phát triển các nội quy, quy trình

của lớp.

Sức mạnhMỗi chúng ta đều cần cảm giác rằng chúng ta tự

chủ và có quyền tự do lựa chọn. Chúng ta phải

cảm thấy được tự do để có thể thể hiện cá tính

của mình. Khi học sinh cảm thấy quá bị hạn chế

hoặc bị cầm tù, các phản ứng bên trong thông

thường sẽ bị rút lại hoặc bực bội trong khi các

phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm chống cự

hoặc tìm kiếm con đường xung quanh sự kiểm

soát. Giáo viên có thể giúp học sinh trải nghiệm sự

tự do thông qua việc hỗ trợ học sinh tự chủ và

sáng tạo, tránh sự khen ngợi và thất vọng cá nhân,

xác nhận các quan điểm khác nhau trong lớp. Cho

học sinh thấy rằng giáo viên không phải lúc nào

cũng biết tất cả và mọi người đều có quyền được

mắc sai lầm là điều cần thiết.

Sự tự do

Mỗi chúng ta đều cần được vui chơi, trải nghiệm

sự ngạc nhiên và niềm vui. Khi một học sinh bị đặt

trong một môi trường kìm nén hoặc tẻ nhạt, các

phản ứng bên trong phổ biến bao gồm buồn chán,

thất vọng và mơ mộng, trong khi các phản ứng

bên ngoài phổ biến bao gồm tạo ra một trò vui của

riêng mình, lôi kéo giáo viên vào các trò chơi

(ngoài nhiệm vụ) và thù địch. Giáo viên có thể thúc

đẩy học sinh cảm giác vui vẻ bằng cách sử dụng sự

hài hước, tạo cơ hội cho chơi sáng tạo, làm cho

việc học trở nên hấp dẫn và thú vị và sử dụng chu

đáo cạnh tranh lành mạnh.

Một khi năm nhu cầu này được đáp ứng trong lớp

học, học sinh sẽ có được khát khao, mong muốn

học tập từ bên trong. Chúng được sống trong một

không gian nơi chúng có thể tập trung vào việc

học có mong muốn tự học.

Sự vui vẻ

Phần lớn bản sắc của chúng ta được kết nối với

những gì chúng ta có thể làm và khả năng thực

hiện tốt như thế nào. Khi một học sinh cảm thấy

vô dụng, không được đánh giá cao, không đủ năng

lực hoặc không được coi trọng, các phản ứng

thông thường bao gồm mất động lực và / hoặc

cảm giác không thỏa đáng, trong khi các phản ứng

bên ngoài thông thường là khoe khoang, hành

động quá thẩm quyền, gây chú ý và kiếm cớ gây

sự. Giáo viên có thể cho học sinh ý thức cao hơn

về năng lực bằng cách tập trung vào sự tiến bộ

chứ không phải kết quả, xóa bỏ sự so sánh giữa

các học sinh với nhau, nhận ra sự tiến bộ của học

sinh, bày tỏ kỳ vọng cao và giúp học sinh đạt được

mục tiêu mà chúng đã đặt ra.

Năng lực

Page 11: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Nghệ thuật kết nối với học sinh trong lớp học

Táo Đào Tạo06Tác giả: Maddy Rafter

Táo Giáo Dục dịch

Dạy một lớp đông có thể là một

nhiệm vụ khó khăn và thử thách.

Chú ý đến từng chi tiết là chìa khóa

để quản lý thời gian của bạn một

cách hiệu quả trong việc kết nối với

học sinh và chạm đến trái tim của

chúng. Mặc dù có thể khó khăn,

nhưng nó sẽ có ích cho việc giảng

dạy, và học tập của học sinh, giúp

học sinh thích thú với lớp học.

Với quy mô lớp học lớn đặc trưng cho hệ thống trường công

hiện tại, hầu như không thể cung cấp cho mọi học sinh sự

quan tâm đến từng cá nhân mà chúng cần để phát triển.

Chúng ta đều biết rằng những đứa trẻ khác nhau có phong

cách học tập khác nhau. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể

áp dụng kiến thức này một cách hiệu quả và có ý nghĩa vào lớp

học? Quá trình dạy kèm học sinh một mình đã cho phép tôi

tìm hiểu một số kỹ thuật để tiếp cận với trái tim học sinh một

cách NHANH CHÓNG để tôi có thể dạy chúng theo cách hiệu

quả nhất mà tôi có thể. Khi bạn giảng dạy ở một lớp học đông

người, ít có thời gian tương tác cá nhân thì bạn vẫn có những

cách để khiến mỗi học sinh cảm thấy quan trọng và giúp chúng

tự tin vào bản thân để thành công. Kết nối với học sinh là cả

một nghệ thuật và bạn cũng có thể làm được điều đó.

Chúng ta không cần phải biết đầy đủ về câu chuyện và cuộc

sống của học sinh để có thể kết nối với chúng. Mỗi đứa trẻ có

sở thích gì đặc biệt? Đam mê hàng đầu của chúng là gì?

Chúng giỏi ở những môn học/ lĩnh vực nào? Với suy nghĩ sáng

tạo, chúng ta có thể nghĩ ra cách để liên hệ vấn đề chủ đề lớp

học với một lĩnh vực kiến thức mà học sinh yêu thích. Nếu

một học sinh đang gặp khó khăn với bài tập cụ thể, bạn sẽ có

một số cơ sở để kết nối với chúng. Tất cả các kiến thức ngày

hôm nay đều có thể dễ dàng tìm kiếm, chúng ta có thể tạo

nên sự kết nối giữa niềm đam mê của học sinh với môn học.

Hiểu về học sinh như là một cá thể độc lập với đầy đủ khả năng

Page 12: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Đào Tạo07Tác giả: Maddy Rafter

Táo Giáo Dục dịch

Xây dựng các hoạt động tạo dựng văn hóa lớp học, để học

sinh thấy rằng, lớp học là một đội nhóm. Mặc dù có vẻ trái

ngược, nhưng việc coi lớp học của bạn như một đội nhóm

thực sự, có thể giúp cho những điểm mạnh của từng các

nhân riêng lẻ tỏa sáng. Một số học sinh là những nhà lãnh

đạo giỏi, một số giỏi giải câu đố, một số là những người có tư

duy sáng tạo, một số là những nhà tổ chức giỏi,… Vấn đề là

tất cả các học sinh đều có những điểm mạnh và điểm yếu

khác nhau, và điều đó thật tuyệt vời. Chúng ta làm việc cùng

nhau như một NHÓM. Trong môi trường này, mỗi học sinh có

thể mang những thế mạnh của riêng mình, và thực sự để cho

tính cách cá nhân được tỏa sáng. Đây là một cách tuyệt vời

để tăng cường sự tự tin – yếu tố giúp học sinh trở thành

người học hiệu quả.

Lớp của bạn là tất cả một đội nhóm, trong môn thể thao có tên HỌC TẬP

Là nhà giáo dục, chúng ta phải có nhiều yếu tố. Một nhà lãnh

đạo đầy quyền lực, một hướng dẫn đầy phiêu lưu, một đôi tai

biết lắng nghe, và nhiều hơn nữa… Có thể khó biết phẩm chất

nào là tốt nhất để phù hợp với tất cả học sinh – với sự đa

dạng về tính cách, sở thích và phong cách học tập. Hãy theo

dõi học sinh, cả những phản hồi tích cực và tiêu cực (đặc biệt

là từ những học sinh trầm tính hơn, những học sinh hướng

ngoại) có thể cho chúng ta trở thành giáo viên hiệu quả hơn.

Nó giúp chúng ta có thể quản lí lớp học mà không trở thành

nhà độc tài. Hãy chú ý đến những câu trả lời khác nhau mà

bạn nhận được từ học sinh. Những phản hồi này có thể là dấu

hiệu cho thấy học sinh cần thêm sự giúp đỡ hoặc sự tự tin,

cho phép bạn bước vào thế giới của con, để động viên, để

giúp đỡ trước khi vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát.

Chú ý đến các phản hồi từ học sinh

Dạy một lớp đông có thể là một

nhiệm vụ khó khăn và thử thách.

Chú ý đến từng chi tiết là chìa khóa

để quản lý thời gian của bạn một

cách hiệu quả trong việc kết nối với

học sinh và chạm đến trái tim của

chúng. Mặc dù có thể khó khăn,

nhưng nó sẽ có ích cho việc giảng

dạy, và học tập của học sinh, giúp

học sinh thích thú với lớp học.

Bài viết này được viết bởi tác giả

Maddy Rafter. Maddy là giáo viên

dạy trong các nhà trường từ tiểu

học đến trung học. Cô một giáo viên

kịch và cũng là một gia sư ở

Vancouver, B.C., cô có một quan

điểm độc đáo về giảng dạy và kết

nối với các học sinh của mình.

Page 13: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

15 cách thú vị để bắt đầu lớp học vào ngày mai

Táo Đào Tạo08Tác giả: Terry Heick

Táo Đào Tạo dịch

Ngày mai bạn nên bắt đầu lớp học như thế nào?Bạn yêu thích công việc giảng dạy, bạn yêu lớp, yêu học sinh của mình (hầu hết trong số họ), nhưng bạn mệt mỏi. Không phải là bạn không sẵn sàng làm việc mà đôi khi bạn bị cạn ý tưởng. Dưới đây là 15 cách để bắt đầu lớp học vào ngày mai. Những ý tưởng này tốt như thế nào tùy thuộc vào cách bạn sử dụng, không khí lớp học và thậm chí cả thời gian tổ chức. Một số ý tưởng thích hợp tổ chức vào sáng sớm nhưng dở tệ sau bữa trưa; có những ý tưởng thì ngược lại. Hãy thử một lần, sau đó chia sẻ trải nghiệm hoặc ý tưởng tốt hơn thông qua twitter hoặc facebook.

Ví dụ: Trò chơi Đếm đến 10.

Tất cả học sinh đứng thành vòng tròn.

Học sinh đầu tiên nói “1” hoặc “1,2”. Học sinh tiếp

theo nói một số khác lớn hơn số 1 hoặc chọn số lớn

hơn trong 2 số. Hoạt động tiếp tục theo chiều kim

đồng hồ cho đến khi một học sinh nói “10”, em đó

phải ngồi và trò chơi bắt đầu lại từ 1 ở học sinh tiếp

theo. Lưu ý rằng học sinh không nhất thiết phải tạm

dừng hoặc đếm thầm – bất kỳ ai tạm dừng hoặc ám

chỉ mình đang đếm/ tính đều buộc phải ngồi xuống.

Ngoài ra, bĩu môi hoặc nói chuyện trong khi đếm thì

sẽ mất lượt. Học sinh phải làm thế nào để tránh lượt

nói “10”. Điều hay nhất của hoạt động này là một số

học sinh không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong

suốt cả ngày nhưng vẫn có cơ hội chiến thắng. Nếu số

học sinh nở nụ cười ít hơn 90%, bạn chưa tổ chức tốt

hoạt động này.

1 - Hoạt động nhóm

Học sinh có 60 giây để nói về bất cứ điều gì, từ các

chủ đề tự chọn mà chúng đam mê, nghiên cứu đến

các chủ đề do giáo viên đưa ra. Luật duy nhất là

chúng không được ngừng nói.

2 - Cuộc nói chuyện 60 giây

Tranh luận về Beyonce và Rihanna, bút chì màu và

sáp màu, những cáo buộc gần đây của EU đối với

Google, xe tự lái với tàu siêu tốc và xe đạp hoặc

cách tốt nhất để chia tay với người yêu. Yêu cầu

học sinh đưa ra bằng chứng, dữ liệu hoặc sử dụng

các cách thức hỗ trợ để lí giải lựa chọn của mình.

3 - Cuộc tranh luận buồn cười

Ghép các cụm từ với nhau, chẳng hạn: Khối thành

phố: thành phố: cấu trúc đoạn: _______ không khó

hiểu. Quyền công dân: Hoa Kỳ: ________: Face-

book là _______. Trong ngữ cảnh phù hợp, sự nhầm

lẫn có thể tạo nên tiếng cười.

4 - Sự tương đồng khó hiểu

Tìm ra điểm cốt lõi của bài học và thử tóm tắt nó

trong một dòng tweet.

5 - Dòng Tweet thông minh

Những trò chơi tưởng chừng vui nhộn nhưng lại là

phương pháp tuyệt vời để chuyển từ chủ đề và ý

tưởng sang câu hỏi và cuối cùng là lộ trình học

tập. Nó phù hợp cho việc tự học, học tập dựa trên

dự án hoặc thậm chí là một bài học hàn lâm điển

hình. Nó tương đương với một sự đánh giá sơ bộ.

6 - QFT ngẫu hứng

Page 14: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Đào Tạo09Tác giả: Terry Heick

Táo Đào Tạo dịch

10 phút đầu tiên hoàn toàn im lặng. Cho phép học

sinh ghi chép với điều kiện là họ sẵn sàng dán bất

cứ thứ gì họ viết lên bảng thông báo khi họ bước

ra ngoài. Bạn không thể mang những tấm thảm

thiền đến lớp vào ngày mai nhưng bạn có thể cho

học sinh một chút thời gian yên tĩnh. Điều đó tốt

cho trí tuệ và tâm hồn của các giáo viên.

7 - Im lặng

Nếu bạn không có khả năng thiền định, bạn sẽ

không chỉ gặp khó khăn trong việc dạy nó mà

thậm chí còn ép buộc học sinh thực hiện. Hãy

nghiên cứu tài liệu nếu bạn muốn sử dụng. Thực

hiện tốt hoạt động thiền, đó có thể là một lợi ích

to lớn đối với lớp học của bạn trong cả năm học.

Đọc cho học sinh nghe một đoạn trích từ Wendell

Berry, Hang Plato, một vài bài thơ của Shel Silver-

stein, hoặc một cuốn sách ảnh để truyền tải một

đơn vị kiến thức hoặc thậm chí là một chủ đề viết.

8 - Thiền

Phát cho học sinh đầu tiên ở mỗi hàng một mảnh

giấy có ghi mẫu câu, câu hỏi hoặc chủ đề, sau đó

cho mỗi học sinh 30 giây để viết và truyền cho

người khác. Đây là một cách hiệu quả để khiến các

nhà văn và diễn giả còn do dự đưa ra ý kiến của họ

và củng cố quan điểm của người khác.

9 - Viết tiếp sức

Có rất nhiều podcast đáng xem nhưng cái này đặc

biệt tốt. Giáo viên tung ra một quan điểm, sau đó

mỗi bên – hai nhóm chuyên gia – tranh luận về

quan điểm này trong thời gian nhất định.

Hoạt động này phù hợp để củng cố nội dung kiến

thức nhưng cũng hữu ích trong việc nâng cao

năng lực phản biện của học sinh. Ban đầu bạn chỉ

có thể cho học sinh nghe một đoạn trích – tôi

chọn chủ đề thú vị để học sinh không buồn ngủ –

nhưng về sau, họ sẽ quen với việc nghe một chuỗi

podcast (và bạn nên làm thế).

10 - Nghe Podcast

Không nhất thiết phải là một hiện tượng nổi bần

bật. Chỉ cần cho học sinh xem cái gì vui vẻ, sáng

tạo, thậm chí ngớ ngẩn cũng được. Nếu bạn có

một mục đích cụ thể, hãy chọn video phù hợp với

mục đích đó. Chỉ cần nhớ rằng chúng ta không

“dạy nội dung” – hay ít ra không bắt buộc.

11 - Video trên YouTube

12 - Đọc

Kể cho chúng nghe một kỉ niệm ấu thơ của bạn

hoặc một chuyện vừa xảy ra, một tình huống làm

bạn bối rối và cách bạn xử trí hoặc những lần bạn

thấy thất vọng về mình và cách bạn khắc phục

chúng. Bằng cách này, giáo viên sẽ vô hình chung

trở thành người truyền cảm hứng.

13 - Câu chuyện đời tư

Tìm một bức ảnh. Yêu cầu học sinh viết, thực hành

phân tích và tranh luận.

14 - Instagram

Viết phần đầu của một đoạn hội thoại hoặc mẫu

câu (ví dụ: Mùa hè làm tôi nhớ đến…) trên một tờ

giấy. Thực tế, hãy viết bốn mẫu khác nhau. Đặt

chúng tại các địa điểm trong lớp học, giải thích

cho học sinh cách đổi giấy để mọi người đều được

viết.

Giải thích cho các học sinh rằng họ phải đọc bình

luận của các bạn khác trước khi để lại ý tưởng của

riêng họ. Bằng cách đó, người ta có thể học hỏi lẫn

nhau. Họ cũng có thể viết ý tưởng riêng nếu thích.

15 - Viết tự do

Page 15: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019+-

https://taonhansu.com/

TáoNhânSự

Page 16: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Nhân Sự10Tác giả: Janelle Cox

Dịch Táo Nhân Sự

– Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Cải thiện động lực của giáo viên là một trong những vấn đề hàng đầu trong các chương trình nghị sự của nhiều nhà quản lý trường học, cho dù đó là vì tỷ lệ thay đổi giáo viên đáng báo động hay vì giáo viên có xu hướng quên đi nhu cầu của chính họ. Dù là trường hợp nào đi chăng nữa, tuổi thọ trong lĩnh vực giáo dục phụ thuộc vào giáo viên, và nếu chúng tôi muốn tránh bị kiệt sức, chúng tôi phải duy trì động lực.Dưới đây là một vài chiến lược tạo động lực đã có hiệu quả với tôi.

4 chiến lược giúp giáo viên luôn giữ được ‘lửa’

Có một khoảng thời gian trong sự nghiệp của tôi bị mất động

lực giảng dạy trầm trọng. Tôi cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vì

tôi đã giảng dạy vào ban ngày và học tiếp bằng thạc sĩ của

mình vào buổi tối, tôi chắc chắn đã bị kiệt sức. Tôi đã kể

chuyện này với một đồng nghiệp, và cô ấy đề nghị tôi bắt đầu

thiết lập mục tiêu công việc cho mỗi ngày trước khi tôi rời

khỏi giường. Tôi phải xác định rõ ràng những gì tôi muốn đạt

được ngày hôm đó, chẳng hạn như có ý định giữ bình tĩnh khi

mọi thứ ồn ào hoặc dành thời gian để hiểu rõ hơn về học sinh

của mình, và sau đó đặt ra hành động để đạt được mục tiêu

đó. Mỗi buổi sáng tôi sẽ nghĩ về những gì tôi muốn đạt được

và sau đó vào buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi sẽ tự kiểm tra lại

để đảm bảo rằng tôi đã đạt được mục tiêu của mình. Sau

khoảng một tuần để thiết lập, tôi thấy rằng thủ thuật này thực

tế đã giúp thúc đẩy tôi.

1. Đặt mục tiêu cho công việc hàng ngày

Page 17: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Nhân Sự11Tác giả: Janelle Cox

Dịch Táo Nhân Sự

– Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Một trong những chiến lược tạo động lực yêu thích của tôi là đọc, trưng

bày và chia sẻ những câu nói truyền cảm hứng về việc dạy học như

"Giáo viên yêu dạy học dạy trẻ thích học" hoặc "Hôm nay bạn lãnh đạo

nhà trường, ngày mai học sinh của bạn sẽ dẫn đầu thế giới." Những trích

dẫn này truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục công việc bởi vì chúng nhắc

nhở tôi tại sao tôi chọn con đường sự nghiệp này ngay từ đầu, và chúng

khuyến khích tôi trở thành nhà giáo dục tốt nhất mà tôi có thể.

3. Những câu trích dẫn tạo động lực

Thông thường, giáo viên sẽ cảm thấy không có động lực khi họ đã làm

việc thành một thói quen trong một thời gian dài. Tôi đã thấy rằng thay

đổi mọi thứ một chút là một động lực tuyệt vời. Ví dụ, tôi thường bắt đầu

một ngày bằng việc cho các sinh của mình thực hiện nhiệm vụ ngay tại

chỗ ngồi. Hoặc trong đời sống cá nhân, khi tôi tập yoga, tôi quyết định bắt

đầu ngày học bằng cách cho học sinh tập một bài tập yoga nhẹ nhàng

buổi sáng. Đôi khi tất cả những gì bạn cần làm để duy trì động lực chỉ là

thay đổi thói quen của bạn hoặc thêm một cái gì đó mới và thú vị vào ngày

làm việc của bạn.

4. Thử làm một điều gì đó mới

Dạy học là một nghề mà bạn phải luôn có động lực, vì vậy hãy hiểu rằng đây là câu chuyện của chúng ta. Một khi bạn làm, bạn sẽ nhận ra rằng việc tự tạo động lực cho bản thân là động cơ tốt nhất để có động lực dài lâu. Làm thế nào để bạn có động lực trong lớp học? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi.

Trong nhiều năm, mọi người đã nói về cách trang trí văn phòng và

không gian làm việc cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và

động lực của nhân viên. Nhưng tôi đã không nhận ra sự khác biệt của

nó có thể tạo ra bao nhiêu cho đến khi tôi bài trí lại không gian của

riêng mình. Tôi đã từng mất động lực và khó tập trung khi ngồi ở bàn

làm việc. Tôi quyết định bao quanh mình với những điều khiến tôi hạnh

phúc. Từ hình ảnh của gia đình và thú cưng của tôi đến những bông

hoa yêu thích và trang trí đầy cảm hứng, tôi đã kiểm soát không gian

làm việc của mình và tạo ra một môi trường thực sự thúc đẩy tôi.

2. Thay đổi không gian làm việc của bạn

Page 18: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Nhân Sự12Tác giả: Chase Mielke

Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Mọi người luôn nói rằng giáo viên phải là người tạo động lực học tập cho học sinh. Vậy tôi cũng tự hỏi mình rằng “Ai sẽ là người tạo động lực cho chúng tôi? Những giáo viên đang cảm thấy hết sức mệt mỏi”.

Động lực giảng dạy không tự xuất hiện mà bạn phải tìm đến nó

Khi đó là vào giữa tháng Hai. . . là thời điểm tôi muốn từ bỏ công việc giảng

dạy nhất trong năm. Tất nhiên là tôi sẽ không làm điều đó, nhưng mọi năng

lượng, nhiệt tình, nhiệt huyết trong con người tôi đều đã khô cạn …

Đó là những khoảnh khắc mà tôi đã cầu nguyện cho bão tuyết và nhiệt độ

xuống âm độ C chỉ để có được một ngày nghỉ. Thực sự, tôi đã cầu nguyện

rằng những trận bão tuyết này sẽ đổ bộ ngay vào thủ phủ bang của chúng tôi

để họ khỏi tiếp tục đưa ra những điều luật giáo dục ngớ ngẩn.

Đó là thời điểm mà tôi cảm thấy mất động lực làm việc nhất trong cả năm

học. Dù rằng tôi vẫn làm việc theo thói quen nhưng lại cảm thấy chẳng hề vui

vẻ gì.

Tôi đã đổ lỗi cảm xúc chán nản ấy cho thời tiết, hay rất nhiều thứ khác.

Nhưng cũng giống như chơi Candy Crush, việc đó khiến cho tôi cảm thấy

mình đang có việc gì đó để làm nhưng lại không hề giúp ích gì cho tôi trong

cuộc sống.

Đây là một vấn đề thực sự: Tôi luôn chờ đợi những điều kiện bên ngoài, chờ

đợi những người khác thay đổi trước khi tôi tự thay đổi bản thân mình.

Page 19: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Nhân Sự13Tác giả: Chase Mielke

Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Tôi luôn tự nhủ: “Khi học sinh của tôi bắt

đầu đến lớp với tâm trạng tốt hơn, tôi sẽ

có tâm trạng tốt hơn” hoặc “Khi mùa thi

kết thúc, tôi sẽ tập trung vào những thứ

đáng để dạy hơn.” Nhưng, đã tám năm

trong cuộc đời giảng dạy, khi nào thì “mùa

thi” sẽ kết thúc? Khi nào các thanh thiếu

niên đang tuổi dậy thì của tôi, những đứa

trẻ luôn thiếu trò chơi, và thừa các bài

kiểm tra, bài tập sẽ dừng lại để cùng nhau

có một ngày “vui cười”?

Cảm hứng không phải là điều kiện. Chúng

ta không cần có cảm hứng để làm việc, mà

cảm hứng sẽ xuất hiện khi chúng ta làm

việc. Khi chúng ta nỗ lực ngày qua ngày

với những sáng kiến. Khi chúng ta nhận

thấy những gì mình đang tìm kiếm. Và khi

chúng ta làm việc để tạo ra sự thay đổi, sự

thay đổi sẽ được tạo ra.

Tôi đã được nhắc nhớ lại điều này sau khi

đọc lại bài viết On Writing của Stephen

King. Trong đó, có một đoạn văn ngắn gọn

nhưng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho

tôi. Cảm hứng làm việc giống như một

nàng thơ. Nó sẽ không bao giờ tự xuất

hiện, nó sẽ phớt lờ bạn, nó sẽ lẩn tránh

bạn. Còn bạn sẽ phải làm mọi điều để tìm

đến nó, bạn phải hạ mình, bạn phải nuông

chiều, bạn phải đốt hết những giọt dầu

cuối cùng trong ngọn đèn của mình. Để

cuối cùng, nàng thơ với chiếc túi ma thuật

sẽ cho bạn những điều sẽ làm thay đổi

cuộc sống của bạn.

Page 20: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Nhân Sự14Tác giả: Chase Mielke

Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Tôi muốn được truyền cảm hứng để không chỉ tồn tại vào cuối mùa đông này mà còn phải giúp

mình phát triển mạnh mẽ. Và, nếu tôi muốn được truyền cảm hứng, tôi phải năng động, không

được phép thụ động. Tôi phải làm việc. Để làm như vậy, tôi cam kết:

Tôi không thể đổ lỗi cho các

cơ quan lập pháp của tiểu

bang về chất lượng giảng dạy

trong lớp học của mình. Tôi

không thể đổ lỗi cho cha mẹ

học sinh. Tôi không thể đổ lỗi

cho các học sinh dù những

văn bản luật mới nhất làm cho

tôi cảm thấy công việc của tôi

khó khăn hơn và giáo dục ở

trường ít ý nghĩa hơn.

Tôi có cảm thấy thất vọng khi

một số bậc cha mẹ thờ ơ và

thiếu tôn trọng con cái của

họ? Có.

Tôi có muốn hét lên để học

sinh tỉnh dậy và học hành

nghiêm túc hơn không? Có.

Nhưng, không có thực tế nào

trong số những thực tế này

nên cho phép tôi được tầm

thường hóa công việc của

mình, cũng như giá trị của

chính tôi. Đổ lỗi chỉ là một cái

cớ và lý do làm xói mòn sự đổi

mới. Kháng sinh cho việc luôn

viện lý do của tôi được gọi là

“Kiểm soát những gì thuộc về

mình.”

Tôi không thể kiểm soát

những điều luật và quyết định

đã được ban hành. Tôi không

thể kiểm soát việc cha mẹ

nuôi dạy con cái của họ. Tôi

không thể kiểm soát việc học

sinh của mình ngủ ngon như

thế nào cũng như nền tảng

văn hóa của chúng đối với

giáo dục. Nhưng tôi có thể

kiểm soát “cách tôi xuất hiện

như một giáo viên”.

Tóm lại, tôi không thể kiểm

soát bối cảnh ngoài lớp học

của mình, nhưng tôi có thể

kiểm soát những gì xảy ra bởi

chính tôi. Điều gì làm cho

chúng ta thực sự là con người

của chúng ta, đó là chúng ta là

người có quyền tự chủ — khả

năng tự do để đưa ra lựa

chọn. Và, mặc dù tôi không

thể luôn luôn chọn bối cảnh

mà tôi dạy, tôi có thể chọn

những gì tôi làm với bối cảnh.

Tôi không bao giờ cho phép

học sinh của tôi bào chữa cho

những lựa chọn mà chúng

đưa ra. Vậy tại sao tôi lại cho

phép mình làm điều đó?

1 - Ngưng viện lý do

Để có cảm hứng thì điều cần thiết đó là sự thay đổi, phải thay đổi thì mới có cảm hứng. Chẳng có

ai lại đi nghĩ rằng, “Tôi muốn được truyền cảm hứng chỉ để tiếp tục làm điều tương tự nhau, lặp đi

lặp lại.” Cho dù là thay đổi cách tôi xây dựng một bài học, cách tôi quản lý lớp học, hoặc làm thế

nào tôi gọi học sinh trả lời. Tôi phải đi bước đi đầu tiên để “nàng thơ” của tôi biết cách tìm thấy tôi.

Và câu hỏi tiếp theo không phải là, “Tôi có nên thay đổi không?” mà phải là “Thay đổi thế nào là tốt

nhất?”. Và, câu trả lời cho câu hỏi đó đi qua bốn bước đơn giản.

2 - Bước ra khỏi vùng an toàn của mình

Page 21: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Tôi đã chờ đợi cho ‘nàng thơ’ của tôi xuất hiện trong khi tôi ngồi, hờn dỗi và ăn bánh pizza. Tôi đã sẵn sàng làm việc. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng chưa?

Táo Nhân Sự15Tác giả: Chase Mielke

Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Bước 1: Tìm hiểu điều gì đó mới

Bước 2: Thử điều mới

Bước 3: Nhận phản hồi

Bước 4: Lặp lại

Có gần 4 triệu giáo viên ở Hoa Kỳ. Hàng chục người

trong số đó làm việc cùng tòa nhà với tôi. Mỗi một

người trong số họ đều có hoặc làm điều gì đó tuyệt vời

mà tôi chưa làm. Khi mà bạn luôn “mong rằng cảm hứng

làm việc đến với tôi” thì đó chính là thói quen thường

thấy nhất của việc “tự khóa mình trong lớp học.”

Thật ngớ ngẩn khi tôi nghĩ rằng các đồng nghiệp của tôi

sẽ tự tìm đến tôi và cho tôi biết những điều tuyệt vời mà

họ đang làm. Chính tôi phải là người đi tìm họ.

Chúng ta cũng đang sống trong thời đại thông tin. Bạn

hãy nghĩ xem: Chưa bao giờ có hàng ngàn, hàng triệu tài

nguyên giảng dạy tuyệt vời và phong phú hơn bao giờ

hết trong lịch sử của chúng ta. Cho dù đó là các trang

web như WeAreTeachers, sách hay các video trên mạng,

tôi luôn tin rằng có thể tìm hiểu và thử thực hành một

điều mới gì đó ngay trong tháng này.

Tôi thường có những tưởng tượng to tát về

những thay đổi sâu rộng mà tôi sẽ làm, sẽ tạo

ra với tư cách là một giáo viên. Tôi đã xây

dựng một hệ thống ba mươi điều thay đổi

khác nhau — công nghệ mới, cách sắp xếp

chỗ ngồi mới, dụng cụ học tập mới, sách

mới,… — tất cả chúng phải kết hợp hài hòa

hoàn hảo để có thể thay đổi thế giới. Và sau

đó tôi bị choáng ngợp, chán nản và cồng kềnh

ngay từ khi tôi mới bắt đầu. Tôi đã nhận ra tôi

đã làm phức tạp hóa sự đổi mới bởi việc luôn

tập trung vào những điều chỉnh lớn. Nó

không cần phải khó khăn như vậy. Giờ đây tôi

tiếp cận với cảm hứng như một đàn kiến - di

chuyển một hạt cát mỗi ngày, cứ thế, cứ thế

và cứ thế, mỗi ngày một hạt. Tức là tôi sẽ chỉ

chọn một điều để thay đổi, và thực hành điều

đó cho đến khi tôi thấy hiệu quả của nó hoàn

toàn. Chắc chắn, các học sinh của tôi đang

mong đợi chín mươi hai thay đổi khác nhau

mỗi tuần. Và tất nhiên, những yêu cầu này sẽ

lấy đi năng lượng của tôi. Nhưng tôi cần

quyết định những sáng kiến nào đòi hỏi sự

chú ý của tôi nhiều nhất. Tôi sẽ chọn một điều

đơn giản và dành cho nó mọi nỗ lực của tôi,

cho phép mọi thứ đến như nó phải đến. Nếu

tôi buộc phải tung hứng, tôi cũng có thể giữ

một vài quả bóng trên không trung hơn là thả

rơi tất cả chín mươi hai quả.

Đó là tất cả. Hãy thử nó. Đừng lo lắng về bất kỳ điều gì.

Lòng kiêu hãnh của chúng ta giống nhưl à thuốc chống

muỗi. Lòng kiêu hãnh của chúng ta đã ngăn chúng ta

không nhờ đến sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, sếp và

học sinh của mình. Như tôi đã viết trong bài trước, phản

hồi của học sinh là một sự thúc đẩy quan trọng để tôi

thoát khỏi vòng an toàn của mình. Nếu tôi muốn có cảm

hứng, tôi cần phải chủđộng hỏi ý kiến phản hồi thay vì

chờ đợi để được góp ý.

3 - Cần mẫn thay đổinhư một con kiến

Page 22: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019+-

https://taotail ieu.com/

TáoTàiLiệu

Page 23: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Trí tuệ nhân tạo xác định lý do tại sao học sinh gặp khó khăn trong học tập ở trường

Táo Tài liệu16Tác giả: Saga Briggs

Táo Tài Liệu dịch

Các nhà nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu y khoa (MRC) Đơn vị Khoa học Não bộ và Nhận thức tại Đại học Cambridge đang sử dụng Học máy (Machine Learning) để phân loại những khó khăn trong học tập ở những học sinh thường xuyên gặp khó khăn. Dữ liệu của họ cho thấy việc phân nhóm học sinh theo các danh mục rộng như ADHD và tự kỷ có thể không chính xác và không có ích khi cải thiện kết quả học tập cho các cá nhân. Thay vào đó, thuật toán của họ chỉ ra những khó khăn cụ thể hơn liên quan đến dung lượng bộ nhớ và kỹ năng âm vị học là những chẩn đoán hữu ích.

Trong nghiên cứu gần đây nhất của họ, được phát hành trên Khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã chọn 550 trẻ em được giới thiệu đến một phòng khám - Trung tâm Nghiên cứu về sự chú ý, học tập và ghi nhớ để giúp cải thiện kết quả học tập.Trong nghiên cứu đầu tiên thuộc loại áp dụng học máy vào hàng trăm người học đang gặp khó khăn trên diện rộng, nhóm nghiên cứu đã đưa vào thuật toán máy tính các dữ liệu kiểm tra nhận thức từ mỗi học sinh, bao gồm kỹ năng nghe, lý luận không gian, giải quyết vấn đề, từ vựng và ghi nhớ.Dựa trên những dữ liệu này, thuật toán cho thấy khó khăn của trẻ phù hợp nhất với bốn cụm sau: 1) Khó khăn với các kỹ năng ghi nhớ,2) Khó khăn trong việc xử lý âm trong từ,3) Khó khăn về nhận thức ở nhiều lĩnh vực và4) Các kết quả kiểm tra nhận thức điển hình với các độtuổi của học sinh.Khó khăn với việc ghi nhớ có thể được định nghĩa làlưu giữ thông tin ngắn hạn và sử dụng thông tin, và cóliên quan đến những khó khăn khi học toán và với cácnhiệm vụ như liệt kê dưới đây. Khó khăn trong việc xửlý âm trong từ, được gọi là kỹ năng âm vị học, có liênquan đến khó khăn trong việc đọc.

Page 24: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Một trong những nhà nghiên cứu chính, Tiến sĩ Duncan Astle nói “Nghiên cứu về quá khứ những đứa trẻ có

kỹ năng đọc kém được chọn đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc gặp khó khăn trong việc đọc và các

vấn đề với việc xử lý âm trong lời nói”. “Tuy nhiên, bằng cách quan sát trẻ với một loạt các khó khăn, chúng

tôi thấy rằng nhiều trẻ em gặp khó khăn trong việc phát âm các từ không chỉ gặp vấn đề với việc đọc, chúng

cũng gặp vấn đề với toán học.”

Táo Tài liệu17Tác giả: Saga Briggs

Táo Tài Liệu dịch

Mặc dù nghiên cứu trước đây đã chia học sinh thành các nhóm như Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),

tự kỷ (autism), hoặc chứng khó đọc (dyslexia), các nhà khoa học Cambridge cho biết các nhóm này cần được

phân lại nếu học sinh được đánh giá trong phạm vi khó khăn rộng hơn. Trong thực tế, bốn cụm khó khăn

được xác định bởi thuật toán đã chứng minh được những đánh giá chính xác hơn về những điều kiện học

tập của các học sinh này.

“Các cụm này liên kết chặt chẽ với các dữ liệu khác về trẻ em, chẳng hạn

như các báo cáo của cha mẹ về những khó khăn trong giao tiếp của chúng,

và dữ liệu giáo dục về đọc và toán học,” trên một thông cáo báo chí. “Tuy

nhiên, không có sự tương ứng với các chẩn đoán trước đó của họ.”

Cũng có khoa học thần kinh để sao lưu các kết quả thuật toán khác: Quét

não cho thấy các nhóm có mô hình nhân đôi trong sự kết nối bên trong các

bộ phận của bộ não trẻ em, cho thấy rằng Học máy đang xác định sự khác

biệt một phần phản ánh sinh học cơ bản.

Theo Ast Astle nói: “Nhận được một chẩn đoán là một mốc quan trọng đối

với các bậc cha mẹ và trẻ em có khó khăn trong học tập, nhận ra những

khó khăn của trẻ con và giúp chúng tiếp cận hỗ trợ”. Mỗi ngày, cha mẹ và

các chuyên gia làm việc với những đứa trẻ này thấy rằng các nhãn gọn gàng

không thể nắm bắt được những khó khăn cá nhân của họ. Ví dụ như chứng

rối loạn tăng động giảm tập trung ở một đứa trẻ này thường không giống

như chứng ADHD ở một đứa trẻ khác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhu

cầu của học sinh nhận được những đánh giá chi tiết về các kỹ năng nhận

thức của họ, để phát triển mạnh ở trường.

“Như các nhà khoa học nghiên cứu về những khó khăn trong học tập,

chúng ta cần phải vượt ra khỏi nhãn chẩn đoán và chúng tôi hy vọng

nghiên cứu này sẽ hỗ trợ phát triển các biện pháp can thiệp tốt hơn, nhắm

mục tiêu cụ thể hơn đến sự khó khăn nhận thức cá nhân của trẻ.”

Những danh mục này giúp giải thích những khó khăn trong học tập trong một loạt các môn học đáng ngạc nhiên:

Điểm đáng chú ý là Học máy cho thấy sự hứa hẹn khi giải quyết các khó khăn trong học tập cá nhân, điều mà các nhãn chẩn đoán điển hình có xu hướng bỏ qua.

Page 25: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

10 cách hay tăng sự hứng thú của học sinh với bài học

Táo Tài liệu18Tác giả: Luisa Brenton

Táo Tài Liệu dịch

Tìm cách làm cho bài học có tính liên quan và vui vẻ - Bắt đầu từ bạn và học sinh của bạn.Tôi luôn luôn nhắc nhở bản thân về những điều cần để thu hút sự chú ý của học sinh trong khi học về một chủ đề mới của môn học. Và có rất nhiều cách tuyệt vời để bắt đầu một bài học mới!

Thu hút học sinh quan tâm vào một bài học hoặc một chủ

đề học tập có thể là một thách thức thực sự. Có rất nhiều

biến số có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của chúng.

Thiếu hứng thú học tập ở học sinh có thể do sự khó tập

trung, các vấn đề gia đình, các vấn đề về cảm xúc, khuyết

tật sinh học và nhiều yếu tố khác. Đôi khi nó chỉ đơn giản

là sự nhàm chán - không phải lúc nào mọi thứ cũng vui vẻ.

Đó là còn chưa kể đến vấn đề tình cảm lứa tuổi dậy thì

cũng ảnh hưởng đến việc tập trung của học sinh.

Là một giáo viên, bạn vẫn phải cố gắng hết sức tạo điều

kiện cho học sinh học tập ít nhất là những điều cơ bản của

bất kỳ môn học nào. Hãy thử áp dụng những cách sau đây

để có được sự chú ý và quan tâm của học sinh.

Cố gắng hết sức có thể để tìm cách

liên hệ bài học với cuộc sống hàng

ngày của học sinh. Nó sẽ làm cho

nhiều khả năng họ sẽ được đầu tư

vào những gì bạn đang giải thích. Ví

dụ: với văn học, hãy cố gắng thể hiện

những gì học sinh có thể học được từ

hành vi tích cực của các nhân vật mà

chúng có thể áp dụng cho cuộc sống

của chính mình.

1 - Làm cho học sinh thấy bài học là một phần của cuộc sống hàng ngày của chúng

Vâng, đôi khi, một số phần trong môn

học hoặc thậm chí cả môn học là khô

cứng, nhưng bạn vẫn phải dạy môn

học “nhàm chán” đó cho học sinh

hàng ngày. Làm thế nào về việc làm

cho quá trình học tập trở nên thú vị

hơn? Bạn có thể thử tạo ra một số

hoạt động có tính cạnh tranh, ví dụ

trò chơi, có thể giúp vừa học vừa

chơi , hoặc có thể sử dụng các bài hát

hoặc video. Đôi khi, một phim hoạt

hình vui nhộn ngắn liên quan đến bài

học cũng đủ để phá vỡ không khí

căng thẳng của tiết học.

2 - Làm cho bài học hữu ích mà không kém phần vui vẻ

Page 26: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Tài liệu19Tác giả: Luisa Brenton

Táo Tài Liệu dịch

Học sinh nghĩ rằng, vào cuối ngày,

chúng ở lại trường thì có thể dễ dàng

có được công việc tốt trong tương lai

hơn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người

(bao gồm cả phụ huynh) ngày nay

đều thấy trường học như thế nào.

Hãy tận dụng lợi thế này và cố gắng

liên hệ các phần trong môn học của

bạn với cách nó có thể được áp dụng

trong môi trường thực tế. Trò truyện

với học sinh tất cả về cách các bác sĩ,

kỹ sư, nhà phát triển CNTT, nhà văn

hoặc vũ công có thể sử dụng kiến

thức đó để thành công như thế nào.

3 - Thể hiện sự liên quan đến nghề nghiệp tương lai

Nếu bạn muốn học sinh của mình

thực sự tham gia vào bài học, hãy để

chúng bắt tay thực hiện. Không chỉ

sau khi bạn phân công các nhiệm vụ

mà ngay từ đầu tiết học học sinh

cũng có thể bắt tay vào nhiệm vụ.

Yêu cầu học sinh đưa ra các dẫn

chứng, nguồn tài liệu, thông tin về

chủ đề sẽ được trình bày, và cả cách

đánh giá.

4 - Hãy để học sinh tham gia vào toàn bộ quá trình học tập

Để tránh tình trạng học sinh gục

xuống bàn trong tiết học của bạn,

hãy thử sử dụng nhiều tài nguyên

học tập khác nhau. Giọng nói của

giáo viên có thể rất thu hút và truyền

cảm đối với một số người học, nhưng

lại có thể khiến cho học sinh khác bị

phân tâm dễ dàng. Bạn có thể cân

nhắc sử dụng thêm video, âm nhạc,

đồ chơi và vật dụng, hoặc mời đến

lớp một vị khách đặc biệt để nói

chuyện về chủ đề liên quan.

5 - Sử dụng nhiều tài nguyên

Cố gắng liên hệ môn học với cuộc

sống và hoàn cảnh của riêng bạn.

Hãy kể cho học sinh nghe một vài

điều về cảm giác của bạn khi lần đầu

tiên bạn tiếp xúc với chủ đề đó hoặc

cách bạn đã áp dụng nó trong cuộc

sống của mình cho đến nay.

6 – Làm cho môn học trở nên độc đáo

Đừng bắt đầu tiết học về chủ đề mới

bằng việc thông báo cho học sinh

một bài kiểm tra, trừ khi việc đánh giá

sẽ khiến cho bài học hấp dẫn và thú

vị hơn (ví dụ bạn sử dụng các phương

pháp hay kỹ thuật học tập dựa trên

dự án, học tập truy vấn, v.v.). Đây sẽ

là phần cuối cùng của quy trình và

không phải là nguồn gốc gây lo lắng

cho học sinh.

7 – Cân nhắc thời điểm thích hợp cho các bài kiểm tra

Ngồi trong lớp học cả ngày thật khó

là một ngày thoải mái, đặc biệt nếu

học sinh của bạn là học sinh lớp nhỏ

và tràn đầy năng lượng. Vậy tại sao

không tổ chức tiết học ở một không

gian khác và quan sát ảnh hưởng của

việc đó đến quá trình học của học

sinh như thế nào?

8 - Thay đổi không gian học tập

Nếu bạn “dọa” học sinh bằng cách

nói rằng đây là một chủ đề rất phức

tạp và chúng có thể sẽ gặp rắc rối nếu

không học, bạn chắc chắn sẽ thất bại.

Học sinh thường phản ứng thái quá

vì áp lực và không xem những thông

báo như thế là một thách thức. Thay

vào đó bạn hãy cố gắng thực hiện các

bước giúp chúng cảm thấy chúng có

khả năng học tập với các tài liệu.

9 – Tạo ra những thử thách vừa sức

Để thực hiện bất kỳ lời khuyên nào ở

trên, thì bạn cần phải biết sở thích

của học sinh của mình là gì. Một khi

bạn biết về sở thích và mục tiêu của

chúng, bạn có thể kết nối tốt hơn

môn học với cuộc sống của học sinh.

10 - Hiểu sở thích của học sinh

Page 27: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Tài liệu20Tác giả: Luisa Brenton

Táo Tài Liệu dịch

Kết luậnTận dụng tốt nhất từ học sinh của bạn có thể không dễ dàng - nhưng rất đáng để chúng ta thử cho dù đó là môn học 'nhàm chán'. Hãy nhớ rằng mọi thứ đã thay đổi và những gì là hiệu quả với bạn có thể là không với học sinh của bạn. Mỗi học sinh có những nhu cầu khác nhau và phải sống theo những kỳ vọng không giống nhau, vì vậy hãy chuẩn bị để hiểu chúng và đưa ra bài học tốt nhất bạn có thể.

Page 28: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019+-

https://taotruonghoc.com/

TáoTrườngHọc

Page 29: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học21Tác giả: Peggy Gisler và Marge Eberts

Táo Trường Học dịch

Làm thế nào để tạo động lực cho con trong việc học

Nhiều bậc cha mẹ than thở rằng con cái của họ không có động lực để học tốt ở trường. Một số thậm chí trẻ bị dán nhãn là lười biếng. Điều này thường không đúng. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, niềm đam mê học tập của chúng thường có vẻ bị giảm sút.

Điều này xảy ra đối với một học sinh khi con đã thất bại nhiều lần trong các nhiệm vụ học tập ở

trường và không còn muốn cố gắng thêm nữa. Điều này cũng đến từ những thay đổi sinh học, mối

quan tâm, tình cảm và áp lực xã hội và ảnh hưởng của bạn bè. Thêm vào đó, một số trẻ không được

khuyến khích, động viên kịp thời. Các con không hiểu được rằng thành công cần có thời gian và sự

nỗ lực. Sự mất động lực cũng có thể do con không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ trong một ngôi

trường mới hoặc do khối lượng công việc tăng lên và những kỳ vọng quá cao.

Tất nhiên, một phần của công việc này thuộc về giáo viên của con. Trẻ có nhiều động lực hơn khi được

thử thách trong các lớp học. Nơi đó con cũng thấy các kỹ năng mà con đang học có thể được áp dụng

vào cuộc sống. Nhiều trường học thúc đẩy học sinh bằng cách tạo nên bầu không khí học tập.

Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Vai trò của giáo viên

Page 30: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học22Tác giả: Peggy Gisler và Marge Eberts

Táo Trường Học dịch

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển, duy trì và khơi dậy động lực

của con. Dưới đây là tám cách bạn có thể giúp con có thêm động lực trong quá trình học tập:

Bạn có thấy lời khuyên này hữu ích không? Những gì bạn đã làm để giúp con có động lực học tập là gì? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi!

Cha mẹ có thể hỗ trợ con

5. Giúp con thành công

ở trường bằng cách

liên hệ với giáo viên

bất cứ khi nào con

gặp khó khăn và tìm

hiểu các phương pháp

để có thể hỗ trợ con.

1. Trở thành một hình

mẫu tốt. Hãy để con

bạn thấy rằng bạn đã nỗ

lực hết mình để hoàn

thành các công việc.

2. Tìm các nhiệm vụ

trong và ngoài trường

học mà con có thể làm

tốt từ đó xây dựng cho

con niềm tin rằng “Con

có thể…”

3. Cho trẻ thấy rằng bạn

quan tâm đến việc học

của chúng.

4. Thường xuyên sử

dụng phần thưởng để

khuyến khích tạo động

lực cho con.

6. Đưa ra những lời

khen chân thành cho

con dựa trên nỗ lực của

con ở trường.

7. Tìm điểm mạnh của

con và xây dựng dựa

trên chúng.

8. Dạy con biết cách đặt

mục tiêu và làm việc

chăm chỉ để đạt được

mục tiêu đã đề ra.

Việc tạo động lực học tập cho con ở nhà và ở

trường là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó

sẽ theo con trong suốt quãng thời gian con đi

học và suốt cuộc đời sau này. Hãy chú ý đến

những chiến thuật trên, nó sẽ giúp bạn nuôi

dưỡng được ngọn lửa đó.

Page 31: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học23Tác giả: Theo Readingrocket

Nguyễn Hữu Long dịch

05 điều phụ huynh cần hiểu về việc đọc của con

Việc đo kĩ năng đọc thì cực kì đơn giản nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của

việc đọc là điều vô cùng khó khăn. Cũng giống như một thời kì chúng ta quá

quan tâm đến điểm số trong kì thi đại học và rồi bất chợt ta nhận ra nó thật vô

nghĩa.

Chính các bậc phụ huynh là người đã cho tôi thấy được một cách chính xác tầm

quan trọng của việc đọc. Họ đã cho tôi biết trong các cuộc gặp ở thư viện, họ

luôn luôn tìm mua cho con mình những cuốn sách mới nhất và điều quan trọng

nhất là khi đứa trẻ đọc một cuốn sách hay chúng tập trung đến độ không hề để

ý gì đến xung quanh. Chúng thường nói với tôi những câu kiểu như: con sẽ làm

điều đó sau khi đọc xong chương này hay để con đọc xong bài này rồi mới đi

ăn… những câu nói đó đã giúp tôi thấy việc đọc sách ý nghĩa như thế nào với

bọn trẻ.

Ngày nay khi văn hóa đọc đang dần trở thành một xu hướng quan trọng. Việc

dạy đọc hiểu đang dần trở thành một bộ môn trong nhà trường. Các bài kiểm

tra kĩ năng đọc hiểu đang dần được chuẩn hóa để đo được tốc độ đọc được đo

bằng bao nhiêu từ trên một phút, các thang đo về năng lực đọc cũng được hình

thành. Một cách vô tình, đọc lại trở thành một áp lực giống như các môn học

khác trong nhà trường. Nó chi phối đến cả giáo viên và phụ huynh học sinh. Và

dưới đây là 5 điều mà tôi muốn chia sẻ với tất cả các bậc phụ huynh.

Page 32: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học24Tác giả: Theo Readingrocket

Nguyễn Hữu Long dịch

Theo các bạn còn những cách nào khác

để giáo viên chúng ta có thể chia sẻ với

phụ huynh trong việc phát triển kĩ năng

đọc của trẻ. Hãy chia sẻ cùng chúng tôi.

1. Cuốn sách này không phải dễ dàng đối với các conĐọc là quá trình hiểu ý nghĩa chứ không phải nhận

ra từng con chữ. Vì vậy nó không hề dễ dàng đặc

biệt là với lứa tuổi học sinh. Dường như dễ dàng

để mặc định rằng, học sinh có kĩ năng đọc tốt phải

hiểu được hết ý nghĩa của văn bản. Trong vai trò

của người lớn khi chúng ta đọc một văn bản, tài

liệu và cảm thấy khó hiểu, chúng ta sẽ đọc lại, đọc

chậm, tìm kiếm thêm thông tin hoặc nhờ sự trợ

giúp. Những học sinh của chúng ta sẽ phải dùng

nhiều năm để học các kĩ năng đó. Đôi khi sự thành

thạo các kĩ năng đọc mà ta nhìn thấy ở trẻ chỉ là

với các văn bản trong nhà trường.

2. Đọc sách không phải là một cuộc đua để tìm ra người đứng đầuTôi thực sự xin lỗi các phụ huynh khi nói điều đó

với địa vị là giáo viên. Việc đo kĩ năng đọc thì cực

kì đơn giản nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự

của việc đọc là điều vô cùng khó khăn. Cũng giống

như một thời kì chúng ta quá quan tâm đến điểm

số trong kì thi đại học và rồi bất chợt ta nhận ra nó

thật vô nghĩa. Việc phụ huynh quan tâm đến trình

độ của con trong môn đọc hiểu liệu có thực sự là

cần thiết, liệu rằng việc con đứng đầu cả lớp trong

số trang sách đã đọc có thực sự là ý nghĩa. Có lẽ đã

đến lúc chúng ta cần thay đổi suy nghĩ về việc đọc

trước khi chúng ta muốn phụ huynh thay đổi nó.

3. Những bức hình xuất hiện trong các cuốn sách không phải là điều vô nghĩaXin làm ơn để ý giùm tôi những bức tranh mỗi khi

đọc sách cùng con, rằng nó không phải là vô nghĩa.

Mỗi bức hình là một câu chuyện. Đối với đứa trẻ

bắt đầu việc đọc thì chúng đọc rất ít chữ nhưng ý

nghĩa của câu chuyện lại đến từ những hình ảnh.

4. Phụ huynh cần giúp con mình biết chính xác việc đọc quan trọng như thế nào?Sẽ vô cùng khó khăn khi con của bạn không thích

đọc sách. Nhiều phụ huynh đã chia sẽ với tôi làm

thế nào để con nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc

đọc. Tôi rất thích câu nói: “đừng bao giờ lo lắng

rằng trẻ không nghe bạn nói hãy lo lắng khi trẻ

luôn nghe bạn nói”. Thông điệp này tôi đã gửi đến

học sinh của mình khi chúng tham gia các lớp học

nhảy, chơi thể thao, chơi đàn piano. Nhưng tại sao

chúng ta không làm điều đó đối với việc đọc trong

các thư viện. Hãy cho trẻ thấy giá trị của việc đọc

bằng việc biến đọc trở thành một sự ưu tiên trong

quỹ thời gian của chúng.

5. Truyện tranh cũng là sáchVâng đúng như vậy. Trên thực tế việc học các từ

vựng mới, các từ mang tính học thuật sẽ nhiều

hơn trong các cuốn sách có nhiều chữ hơn là các

cuốn truyện tranh. Nhiều phụ huynh mắc căn

bệnh ám ảnh bởi truyện tranh khi thấy đứa trẻ lúc

nào cũng cầm nó. Nhưng điều quan trọng nhất là

trẻ cần được học từ chính câu truyện tranh như

bất kì một thể loại sách nào khác. Để làm được

điều đó bắt buộc phụ huynh phải đồng hành và

đọc sách cùng con.

Page 33: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học25Tác giả: Theo Readingrocket

Nguyễn Hữu Long dịch

Page 34: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học26Tác giả: Táo Trường học dịch

(theo – https://metroparent.com)

Giáo viên, chuyên gia giáo dục – có nhiều hiểu biết sâu sắc về những điều cần làm để giúp trẻ học hỏi, phát triển và cảm thấy tự tin vào khả năng của bản thân. Nhưng rất nhiều lần, những lời này rơi vào quên lãng vì cha mẹ quá bận rộn trong công việc, những gì cha mẹ làm thường chỉ là chở lũ trẻ đến trường và đưa con về. Đôi khi các chuyên gia giáo dục không có cơ hội chia sẻ thông tin chi tiết với phụ huynh. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia giáo dục – về những lời khuyên dành cho phụ huynh. 6 kinh nghiệm dưới đây sẽ đưa ra những gam màu trong các chủ đề và quan điểm khác nhau, nhưng chúng đều là những thông tin hữu ích.

Tạo cơ hội và không gian cho các môn nghệ thuật và các

trò chơi. Đó là những khoảnh khắc giá trị và phát triển sự

sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của một đứa trẻ.

Rudolf Steiner, người sáng lập tổ chức giáo dục Waldorf

chia sẻ “nỗ lực cao nhất của chúng ta là phát triển những

con người tự do, những người có khả năng, của chính họ,

để truyền đạt mục đích và hướng đi cho cuộc sống của

họ. Sự cần thiết phải có trí tưởng tượng, chân lý, và trách

nhiệm – yếu tố này là trụ cột sức mạnh của giáo dục.”

Dành thời gian để chơi(Chuyên viên trường Detroit Waldorf)

Nghệ thuật là một phần quan trọng của giáo dục. Hướng

dẫn con bạn khám phá sự sáng tạo, đó có thể là âm nhạc,

sân khấu, vũ đạo, văn học hay nghệ thuật biểu diễn. Con

có thể không muốn trở thành một ca sĩ opera hay nhà

điêu khắc, nhưng khi tiếp xúc với nghệ thuật, con vẫn có

những lợi ích to lớn: tăng cường tư duy sáng tạo, cải

thiện kỹ năng vận động, thúc đẩy giải quyết vấn đề, năng

lực hợp tác, và xây dựng sự tự tin. Một báo cáo của các

chuyên gia người Mỹ về Nghệ thuật cho thấy rằng

những trẻ tham gia thường xuyên trong các hoạt động

nghệ thuật thường có thành tích học tập cao gấp bốn lần

so với các trẻ khác. Vì vậy, hãy cho con tham gia các bài

học piano, tìm lớp học kịch, hoặc cho con học vẽ tranh…

Con của bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích.

Khuyến khích con ngườinghệ sĩ bên trong đứa trẻ(Andrea Scobie, Giám đốc Giáo dục,

Nhà hát Opera Michigan)

Lời khuyên về các vấn đề giáo dục dành cho phụ huynh

Page 35: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học27Tác giả: Táo Trường học dịch

(theo – https://metroparent.com)

Là một giáo viên của các học sinh từ 2 đến 5 tuổi – trong

một thời gian dài, tôi đã ngừng yêu cầu học sinh nói từ

“con xin lỗi”. Liệu rằng đó có phải vì tôi không nghĩ là xin lỗi

hay chịu trách nhiệm về hành động của mình là điều không

cần thiết? Tuyệt đối không, mà bởi vì buộc trẻ con phải nói

rằng “con xin lỗi” đôi khi là vô nghĩa. Trẻ sẽ coi nó như là

một cụm từ “cứu cánh” lướt qua nhanh chóng để biện hộ

hoặc mong người lớn tha thứ cho một hành vi. Lâu dần,

việc nói “xin lỗi” trở thành một thói quen mà không có bất

kỳ sự hiểu biết hay cảm giác nào đằng sau nó.

Trẻ em – đặc biệt là những trẻ có năng khiếu – nhanh

chóng thấy cụm từ này như là tấm thẻ miễn tội. Nếu không

có cuộc đối thoại nghiêm túc hoặc sự hiểu biết thực sự

hoặc bất kỳ động cơ nào để thay đổi hành vi. Vì vậy hãy dạy

trẻ biết cách lắng nghe người khác, làm chủ hành vi, tìm

hướng giải quyết vấn đề hơn là nói “xin lỗi”. “Xin lỗi” là một

từ. Cuộc đối thoại là một hành động. Thay vì nói “con xin

lỗi,” hay “Con sẽ cố gắng không làm điều đó một lần nữa”

sẽ hiệu quả hơn một khi ngồi lại và nghiêm túc nói chuyện

với con. Khi đó trẻ đã trải qua một cuộc nói chuyện và biết

cách lắng nghe.

Phần thưởng là gì? Một ngày kia, khi chúng ta nghe một

đứa trẻ nói lời “xin lỗi” chân thành mà không cần nhắc nhở.

Khi đó “xin lỗi” không chỉ là lời nói – đó là sự đồng cảm và

chân thành.

Dạy hiểu sâu hơn(Colleen Shelton, giáo viên tiểu học,

Trường Roeper)

Tất cả chúng ta đều muốn giúp trẻ em tìm thấy đam mê và

nuôi dưỡng đam mê đó. Thật là hấp dẫn khi đưa con đến

‘xưởng cơ khí” hay “vườn thú” đôi khi là các rạp hát,… và

chúng ta thấy con mình là kĩ sư tương lai, là nghệ sĩ tương

lai hay là cử nhân,… việc dán nhãn đã vô tình được tạo ra.

Trong một số trường hợp nó có tác dụng tốt. Nhưng bên

cạnh đó, nó đặt rất nhiều áp lực lên trẻ khi xác định sở

thích quá sớm. Chính điều đó sẽ loại trừ các yếu tố khác có

thể làm cho con phát triển về sau. Thế giới của chúng ta

ngày hôm nay phát triển vô cùng nhanh chóng, vì vậy

chúng tôi khuyên bạn nên hướng trẻ đến việc tiếp cận

càng nhiều trải nghiệm càng tốt. Thay vì tạo ra một nghề

nghiệp cố định cho con.

Cẩn thận với việc “dán nhãn” nghề nghiệpcho con(Sarah Jacobs, Chủ sở hữu,

Nhà để xe Robot)

Page 36: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Táo Trường học28Tác giả: Táo Trường học dịch

(theo – https://metroparent.com)

Nếu con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc ADHD,

có thể con sẽ có những hành vi khó quản lý, bao gồm cả sự

giận dữ. Quy định về cảm xúc có thể gây khó khăn cho trẻ

ADHD và cơn giận dữ càng phổ biến hơn. Cho dù con bạn

có bị hội chứng ADHD hay có vấn đề trong việc kiểm soát

cơn giận dữ, phụ huynh cũng cần biết cách giúp đỡ con

nhận thức những cảm xúc khó kiểm soát.

- Hãy nhận biết

- Hãy cảm thông

- Hãy chú ý

- Chủ động

Tức giận là một cảm xúc thứ cấp, có nghĩa là nó có nguyên

nhân. Ví dụ như thất vọng, cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng,

lo âu, cô đơn, thất vọng, ghen tuông, xấu hổ và thậm chí

mệt mỏi hoặc đói. Đôi khi, nó bị kích thích bởi một nhân tố

bên ngoài như sự trêu chọc của anh chị em. Trong trường

hợp khác, lý do không phải là ngay lập tức rõ ràng, như khi

con bị căng thẳng bởi một bài kiểm tra sắp tới tại trường.

Việc dạy trẻ nhận thức được những nguyên nhân của sự

tức giận cho phép chúng tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ

không phải là nạn nhân.

Nhận biết gốc rễ cảm xúc của bản thân(Amy Firek, Giám đốc điều hành,

Brain Balance)

Cha mẹ thường là những người ủng hộ con cái vô điều

kiện. Phụ huynh lên tiếng để đảm bảo nhu cầu của con

được đáp ứng và tiếp cận với các cơ hội. Bởi vì các bậc phụ

huynh giỏi trong việc xác định nhu cầu giáo dục, xã hội và

cảm xúc của con, có vẻ là những người ủng hộ con tốt

nhất. Tuy nhiên, tiếng nói, quan điểm của đứa trẻ cũng

quan trọng như tiếng nói của cha mẹ vậy. Nó giúp con phát

triển khả năng tự chủ. Khi cha mẹ làm mẫu, dạy và thực

hành với sự tự vận động, con bắt đầu tìm kiếm và sử dụng

“tiếng nói” của chính mình. Ngoài ra, con sẽ phát triển sự

tự tin và các kỹ năng quan trọng – sẽ được duy trì, sử dụng

trong lớp học.

Giúp con có tiếng nóivà tự ra quyết định(Alisa Ruffin, Hiệu trưởng trường

trung học Christian Southfield)

Page 37: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019+-

https://www.facebook.com/giaovienhanhphuc/

Giáoviênhạnhphúc

Page 38: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Giáo viên hạnh phúc29Tác giả: Carol Caruso

Táo Giáo Dục dịch

5 cách giúp giáo viên không bị căng thẳng và kiệt sứcBài viết này được viết bởi Carol Caruso - một nhà giáo dục tâm huyết với 26 năm kinh nghiệm, một người vợ, người mẹ và là một cố vấn trong trường học. Cô thích sự yên bình mà cô cảm thấy trong thời gian cầu nguyện và thiền định, đặc biệt là những khoảnh khắc được sống trong sự tĩnh lặng của tâm linh.

“Công việc của tôi rất dễ dàng!” Đã bao

giờ bạn nghe thấy câu nói đó thoát ra từ

cửa miệng của một giáo viên? Đương

nhiên là không, chắc chắn là không, dĩ

nhiên là không! Không, không bao giờ!

Bạn cũng đã nghe câu ngạn ngữ “Đừng

làm việc chăm chỉ, hãy làm việc một cách

thông minh” nhưng đã có ai từng nói với

bạn một cách chính xác, bạn phải làm như

thế nào chưa? Chắc hẳn là chưa! Là một

giáo viên, bạn bị chìm ngập trong đống

giấy tờ sổ sách, các kế hoạch bài học, các

công việc hành chính, liên hệ với phụ

huynh và rất nhiều nhiệm vụ có tên và

không tên khác. Làm thế nào bạn có thể

hoàn thành nhiều công việc hơn mà tốn ít

thời gian hơn?

Dưới đây là năm cách để làm việc tốt hơn

mà không bị phát điên và kiệt sức:

1- Bắt đầu một ngày của bạn với một khoảng dừngHãy suy nghĩ về những gì cần phải được thực hiện và viết nó

ra. Một danh sách những việc cần làm có thể mang đến cho

bạn nguồn động lực, giữ cho bạn luôn tập trung vào nhiệm

vụ và có được cảm giác hài lòng mỗi khi một mục được đánh

dấu hoàn thành. Một kế hoạch bằng văn bản dài dòng và chi

tiết có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm vào lúc đó. Một kế

hoạch cho những việc cấp bách cần làm ngay khiến bạn

tưởng như mình rất có kế hoạch, nhưng thực sự là không.

Nghiêm túc mà nói, có bao nhiêu điều xảy ra trong một ngày

rơi vào những trường hợp khẩn cấp thực sự phải được thực

hiện ngay lập tức? Tôi đã thấy một giáo viên đã treo một tấm

biển treo trong phòng làm việc: “Đôi khi một việc là cấp

bách đối với bạn nhưng chưa chắc đã là cấp bách đối với tôi”

2 - Từ bỏ quyền kiểm soátĐây là một khó khăn cho chúng ta, những giáo viên hoản

hảo. Nếu bạn có thể ủy thác hoặc giao phó cho ai đó, một

việc gì đó, hãy làm nó. Hãy tự hỏi mình, liệu rằng có thật sự

là không ai có thể hoàn thành nhiệm vụ này tốt như bạn? Sự

cầu toàn có thể bắt nguồn từ chính nỗi sợ thất bại hoặc

nghiện những lời khen ngợi. Hãy ngồi yên lặng và suy nghĩ

về điều này trong một phút và đưa nó ra khỏi bóng tối.

Page 39: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Giáo viên hạnh phúc30Tác giả: Carol Caruso

Táo Giáo Dục dịch

3- Làm việc bạn muốn làm, không phải những gì bạn bắt buộc phải làmKhi thời gian trôi qua, bạn chìm đắm, mải mê với

một nhiệm vụ quan trọng. Hãy đặt các giấy tờ

cần được phân loại sang một bên và làm việc trên

những gì bạn cảm thấy yêu thích. Thế còn những

ý tưởng mà bạn muốn trình bày với hiệu trưởng

mà bạn dự định thì sao? Hãy viết nó ra, đặt một

cuộc hẹn để trình bày ý tưởng của bạn. Khi bạn

không nói ra, bạn mong muốn điều gì, hiệu

trưởng sẽ gặp khó khăn để sắp xếp cho bạn

những công việc phù hợp với sở thích, thế mạnh

mà bạn đang có.

5 - Xem xét dựa trên các dữ liệu về kết quả học tập

Có thể bạn vẫn cảm thấy lo lắng rằng, làm như

vậy có gì không ổn, và việc sử dụng những lời

khuyên và kỹ thuật có thể khiến khả năng giảng

dạy của bạn bị tuột dốc và ảnh hưởng đến học

sinh. Hãy theo dõi hiệu quả của những gì bạn

đang làm, hãy sử dụng các đánh giá trước và sau

để đo lường hiệu quả của việc học. Tạo một

google form và hỏi học sinh những bài học nào

chúng thích và không thích và tại sao. Hỏi học

sinh xem điều gì làm cho việc học trở nên thú vị,

và tin tôi đi, học sinh sẽ cảm thấy rất vui khi được

chia sẻ.

Chúng ta có thể làm điều này, các thầy cô giáo yêu quý của tôi. Tôi biết những áp lực mà thầy cô đang gặp phải là có thật, và chúng ta đang làm một nghề luôn đứng sau ánh hào quang, dành thời gian để lùi lại và tận hưởng phía sau ánh đèn sân khấu. Nhưng chúng ta đang góp phần thay đổi thế giới theo một cách tốt hơn.

Bài viết này được viết bởi Carol Caruso – một nhà giáo dục tâm huyết với 26 năm kinh nghiệm, một người vợ, người mẹ và là một cố vấn trong trường học. Cô thích sự yên bình mà cô cảm thấy trong thời gian cầu nguyện và thiền định, đặc biệt là những khoảnh khắc được sống trong sự tĩnh lặng của tâm linh.

4 - Đối phó với những bài kiểm tra nhàm chán và công việc chấm điểmTạo ra những bài học thú vị thu hút học sinh của

bạn mà không cần thiết phải cắm đầu vào đống

bài kiểm tra. Điều chỉnh các bài học hàng năm và

cho phép học sinh được quyền lựa chọn. Hãy

thiết kế một bài học, lựa chọn các bài tập mà

không phải chấm điểm quá nhiều, hãy cho phép

học sinh thể hiện mức độ hiểu bài và nắm kiến

thức bằng nhiều cách khác nhau như cách tạo ra

một bài hát, thiết kế một poster hay các bài

thuyết trình trước lớp…

Page 40: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Giáo viên hạnh phúc31Tác giả: Carol Caruso

Táo Giáo Dục dịch

Suy ngẫm – con đường để trở thành người giáo viên hiệu quả

Làm thế nào một giáo viên bình tĩnh ngồi xuống sau một ngày mệt mỏi trong lớp học và tự hỏi: ngày hôm nay tôi đã dạy điều gì? Làm sao để học sinh của tôi có thể học tập tốt hơn? Tôi có làm sai điều gì trong buổi dạy hôm nay hay không? Tại sao một học sinh lại không lắng nghe tôi nói? Cách quản lí lớp học của tôi có khiến cho học sinh cảm thấy oán giận và thù hận hay không?

Phát triển quá trình thực hành suy ngẫm là điều cần

thiết cho sự phát triển chuyên môn và cải thiện kết

quả học tập của học sinh. Làm thế nào một giáo viên

bình tĩnh ngồi xuống sau một ngày mệt mỏi trong

lớp học và tự hỏi: ngày hôm nay tôi đã dạy điều gì?

Làm sao để học sinh của tôi có thể học tập tốt hơn?

Tôi có làm sai điều gì trong buổi dạy hôm nay hay

không? Tại sao một học sinh lại không lắng nghe tôi

nói? Cách quản lí lớp học của tôi có khiến cho học

sinh cảm thấy oán giận và thù hận hay không? Thay

vào đó, nhiều giáo viên dành thời gian để tự hỏi nếu

những nỗ lực và công việc khó khăn của tôi liệu có

được đền đáp.

Phát triển quá trình suy ngẫm hoặc thực hành suy

ngẫm là một giải pháp khả thi để giải quyết những

mối quan tâm chung này. Thực hành suy ngẫm được

coi là trung tâm của quá trình giảng dạy và giảng dạy

hiệu quả. Một giáo viên thực sự suy ngẫm sẽ trở nên

nhạy cảm và đáp ứng các nhu cầu, và mối quan tâm

quan trọng trong việc định hình một nền giáo dục

chất lượng. Hơn nữa, suy ngẫm giúp giáo viên đối

phó với các tình huống và sự không chắc chắn

không thể tránh khỏi là một phần của quá trình ra

quyết định hàng ngày và ảnh hưởng đến việc học tập

cho học sinh.

Một lý do quan trọng khác để thực hành suy ngẫm là

nó cho phép giáo viên tự do hành động một cách có

chủ đích. Đôi khi việc dạy học trở thành thói quen,

dẫn đến kiệt sức vì giáo viên cảm thấy bất lực trong

việc thay đổi hướng đi trong chuyên môn.

Ứng dụng

Khi tránh xa các phương pháp giảng dạy truyền

thống, giáo viên cần phải suy nghĩ về những gì họ

làm trong lớp học, làm thế nào và tại sao họ làm điều

đó. Áp dụng thực hành suy ngẫm trong giảng dạy

cho phép giáo viên đặt ra những câu hỏi này theo

hướng thúc đẩy việc học tập trở nên tốt hơn.

Mỗi giáo viên bắt đầu với một lý thuyết về giảng dạy

dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của bản thân mình.

Trong một thực hành suy ngẫm, lý thuyết này được

áp dụng trong lớp học. Giáo viên quan sát kết quả,

luôn suy ngẫm về chúng, và sau đó điều chỉnh lý

thuyết để đáp ứng nhu cầu lớp học cụ thể. Điều này

có nghĩa là giáo viên không ngừng khám phá những

yếu tố hiệu quả nhất trong lớp học để tăng cường

kết quả học tập. Một giáo viên có thể quan sát thực

hành bằng cách thực hiện các đánh giá, lưu giữ một

tạp chí hoặc tạo ra một quy trình suy ngẫm sau mỗi

bài học.

Lợi ích chính của việc áp dụng thực hành suy ngẫm

là giáo viên hiểu sâu hơn về phương pháp và phong

cách giảng dạy của chính mình, cuối cùng trở thành

một nhà giáo dục hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra

rằng thực hành giảng dạy hiệu quả có liên quan đến

nhu cầu, suy ngẫm và phát triển chuyên môn. Giáo

viên có thể cải thiện hiệu quả giảng dạy trong lớp

học bằng cách hiểu phong cách giảng dạy của chính

mình và xây dựng nó, bằng cách sử dụng thực hành

suy ngẫm.

Page 41: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019+-

https://taogiaoduc.vn/

GócChiasẻ

Page 42: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ32

ẢNH

VU

IẢnh vui

Khi học sinh bị giáo viên gọi lên bẳngkiểm tra bài cũ

Khi hiệu trưởng xếp thêm học sinhvào lớp học của bạn vốn đã quá đông

Page 43: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ33

ẢNH

VU

I

ẢNH

VU

I Tôi là một giáo viên

Các thầy cô đang phải độibao nhiêu chiếc mũ?

Page 44: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ34

ẢNH

VU

I

ẢNH

VU

I“Nào các con, chúng ta trật tự!30 giây sau...”

Ai là triệu phú?

Page 45: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ35Tác giả: Phạm Mai Huyên

Dự án Sách ơi mở ra

Dạy gì trong buổi đầu tiên“Nếu em đánh mất học sinh trong 10 phút đầu tiên của buổi học đầu tiên, em sẽ đánh

mất chúng trong toàn bộ khóa học đó.” Đây là câu nói mà mình nhớ nhất khi may

mắn được tham gia khóa đào tạo Giáo viên hiệu quả.

Không dạy gì

Tương tự, điều mà mình ấn

tượng nhất khi đọc cuốn hồi kí

“Người thầy” của Frank Mc

Court – một nhà giáo người Mỹ,

đó là chuyện ông kể về buổi học

đầu tiên. Bước vào lớp với một

lũ choai choai khó bảo, chúng nó

đang la ó, ném sách vở, soi

gương, ăn sáng, đánh nhau…,

thầy giáo tuyệt nhiên không biết

sẽ phải làm gì để có thể giữ

chúng yên lặng (chứ chưa nói tới

chuyện thu hút sự chú ý của

chúng vào bài học). Và rồi có đứa

ném bụp ổ bánh mì kẹp xuống

đất, ngay cạnh chân ông thầy,

nguyên do là cái đứa chủ nhân

của chiếc bánh bị chê bai bởi

bọn nhà giàu trong lớp vì món

bánh mì nghèo khổ - bữa trưa

mà mẹ cậu chuẩn bị cho. Ông

thầy với kĩ năng sư phạm tuyệt

vời sẽ giáo huấn chúng một bài

về việc tôn trọng lẫn nhau, trân

trọng đồ ăn và rằng phải tự bằng

lòng với những gì mình đang có?

Không, ông thầy không hề nói

một từ, chỉ lẳng lặng nhặt ổ bánh

mì kẹp lên, và điềm nhiên ăn.

Ông đã thắng. Lũ học trò bất trị,

kể từ giây phút đó đã kính phục

ông thầy, ông đã dạy chúng phải

tôn trọng đồ ăn cùng mồ hôi

nước mắt của mẹ bằng việc ăn

ngon lành món bánh mì đã bị

ném đi; ông đã dạy chúng nó

rằng lòng tự trọng không được

quyết định bởi chuyện mình có

nhặt bánh mì từ dưới đất lên ăn

hay không, mà bằng giá trị tự

thân.

Và mình cũng muốn góp chút

suy nghĩ về việc nên dạy gì trong

buổi học đầu tiên để không

“đánh mất” học sinh. Vậy trong

buổi học đầu tiên của khóa/kì

học, chúng ta nên dạy điều gì?

Nghe thì có vẻ ngược đời, nhưng đúng là như vậy. Chúng mình sẽ

không thể dạy gì cho đứa trẻ, khi nó không yêu quý, thậm chí là không

ưa mình; khi chúng không cảm thấy một “không khí an toàn” bao quanh

lớp học của chúng. Trẻ con thích cái gì đó vui vẻ, vậy thì hãy cho chúng

chơi trò chơi, vận động thân thể cũng được, mà khuấy động trí tuệ

cũng tốt, miễn là chúng phải được chơi thực sự. Trẻ con thích cái gì đó

êm ái, vậy thì hãy high-five khi chúng làm tốt, cười và giơ ngón cái khi

chúng đáp đúng một câu hỏi… Với trẻ con tiểu học (hay thậm chí trung

học cơ sở), nếu ngay từ đầu cô/thầy đã bày ra bộ mặt nghiêm trang,

hẳn là sẽ bị chúng “tẩy chay” ngay tức khắc.

Page 46: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ36Tác giả: Phạm Mai Huyên

Dự án Sách ơi mở ra

Dạy trẻ về nội quy Một trong những việc quan trọng nhất của buổi đầu tiên mỗi khóa học

đó là giúp trẻ tự xác lập nội quy lớp học. Trẻ con rất ngoan, rất chủ động

khi người lớn giao nhiệm vụ và cho chúng tự quyết định việc mình

được và không được làm. Khi chúng tự đưa ra nội quy lớp học, rồi tự

tay mình kí tên phía dưới, chúng sẽ tuân theo mà không cảm thấy bị ép

buộc và khó chịu khi bị nhắc nhở. Giống như một trò chơi, luật chơi hay

cách chơi đã được quy định ngay từ đầu, thắng thua sẽ tự khắc rõ ràng

và người thua cũng không hề cảm thấy ấm ức, thì đứa trẻ khi bị phạt

cũng hiểu được vì sao chúng phải nhận lấy hình phạt này, khi chúng

xem lại bảng nội quy đã được treo ngay ngắn trên tường. Và tương tự,

chúng sẽ hiểu rõ khi nào và bằng cách nào để mình được tán thưởng.

Dạy trẻ mục đích học tập

Người lớn thường quên một điều quan trọng là: mình chỉ chú tâm vào

chuyện học hành khi ý thức được mình cần học môn học này để làm gì,

nó có giá trị gì. Chính vì người lớn không đặt mình vào vị trí tụi nhỏ, nên

thường làm sai cách: thay vì tạo nên một động lực thúc đẩy bên trong

khiến trẻ yêu thích môn học mới, người lớn lại tạo ra ngoại lực bằng

cách dụ dỗ hay ép buộc. Và thường thì cách này gây phản tác dụng. Khi

làm việc ở Dự án Sách ơi mở ra, tôi luôn phải đặt ra câu hỏi “Làm thế

nào để trẻ hiểu được giá trị của việc đọc sách?”. Bằng việc kể rằng

J.K.Rolling đã nổi tiếng ra sao nhờ tiểu thuyết Harry Potter, Macxim

Gorki không được đi học nhưng vẫn trở thành nhà văn xuất sắc của

nước Nga nhờ đọc sách trong đêm như thế nào…; bằng cách mở phim

hoạt hình về những cuốn sách bay kì diệu và cùng thảo luận cách làm

thế nào để “hồi sinh” một cuốn sách lâu rồi không được đọc; và bằng

chuyện mỗi bạn sẽ chia sẻ về cuốn sách con thích nhất… Các thầy cô

không cần và cũng không nên nói nhiều lí thuyết, hãy để cho trẻ tự nói,

tự xem, và tự rút ra kết luận. Kết quả luôn làm mình thấy bất ngờ!

Mình đã chuẩn bị cho rất nhiều những buổi học đầu tiên như thế, tự tay chọn bút chì, bút

màu, giấy màu rồi cắt dán, vẽ vời (dù tài năng hội họa chưa bao giờ khai hoa ^^); rồi nghĩ

ngợi xem với nhóm học sinh này, mình sẽ làm gì để không “đánh mất” chúng ngay từ

những phút đầu tiên. Hôm nay là buổi học đầu tiên của lớp “Đọc thông minh”, dù đã trải

qua rất nhiều lần đầu tiên như thế, nhưng mình vẫn cảm thấy hồi hộp về học trò, sung

sướng khi được tỉ mỉ cắt dán, vẽ vời. Mình nghĩ, những điều lớn lao sau này, có lẽ luôn

được nảy nở từ những thứ đẹp đẽ nhỏ xinh của hiện tại. <3

Page 47: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ37Tác giả: Maryne Stenger

Táo Giáo Dục dịch

5 hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3

1. Đọc các cuốn sách về những người phụ nữ có ảnh hưởng

Ngày Quốc tế Phụ nữ (8

tháng 3) là dịp để tôn vinh

người phụ nữ và những

những đóng góp của họ

trong các lĩnh vực xã hội,

kinh tế, văn hóa và chính trị

trong suốt chiều dài lịch sử.

Đó cũng là một cơ hội tuyệt

vời để cho học sinh ở mọi

lứa tuổi về bình đẳng giới.

Nghiên cứu cho thấy sự bất

bình đẳng về giới tính ở

trường tiểu học có thể có

tác động lâu dài đối với trẻ.

Theo các nghiên cứu, trẻ

em từ 3 tuổi đã nhận thức

được sự khác biệt giới tính.

Chúng tiếp thu các định

kiến về giới thông qua các

hoạt động, đồ chơi hoặc

đặc điểm và kỹ năng...

Vì vậy, dạy về bình đẳng

giới cho học sinh là một

phần quan trọng trong việc

thúc đẩy sự tôn trọng, đảm

bảo cơ hội bình đẳng cho

tất cả mọi người.

Làm thế nào để kỷ niệm

ngày lễ đặc biệt này cho

học sinh? Làm sao để học

sinh có một cái nhìn mới mẻ

hơn, thú vị hơn về Ngày

Quốc tế Phụ nữ, làm sao để

những thông điệp mang đến

có sức lan tỏa và tầm ảnh

hưởng đến với những đứa

trẻ? Đó là vấn đề mà các

giáo viên đều quan tâm.

Dưới đây là một số ý tưởng

để tổ chức ngày Quốc tế

Phụ nữ tại trường học của

bạn.

Một cách tuyệt vời để giới thiệu về ngày Quốc tế phụ nữ là bắt đầu

ngày mới bằng một câu chuyện phù hợp với lứa tuổi về một cô gái hoặc

một người phụ nữ có ảnh hưởng. Bạn cũng có thể nói một chút về bình

đẳng giới và phong trào đấu tranh đòi quyền của phụ nữ, nhưng đối với

học sinh nhỏ tuổi những câu chuyện là một cách hiệu quả hơn nhiều để

truyền tải thông điệp.

Một số ví dụ về những người phụ nữ truyền cảm hứng như Anna Frank,

Rosa park, mẹ Teresa,... Ngay cả những nhân vật hư cấu cũng có sức

ảnh hưởng lớn. Vì vậy, hãy sử dụng những cuốn sách thiếu nhi viết về

những người phụ nữ đã dũng cảm vượt qua thử thách, giải quyết vấn

đề và theo đuổi đam mê của họ.

Page 48: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

Góc chia sẻ38Tác giả: Maryne Stenger

Táo Giáo Dục dịch

2. Xem bộ phim về một phụ nữ nổi tiếng

Nếu bạn muốn học sinh của bạn bị hấp dẫn và lôi cuốn vào câu chuyện

về những người phụ nữ nổi tiếng, hãy tìm một bộ phim để xem cùng

học sinh để thúc đẩy bình đẳng giới.

3. Viết một bài luận ngắn

Sau khi bạn hoàn thành việc tìm hiểu về một số nhân vật phụ nữ mạnh

mẽ, yêu cầu mỗi học sinh viết một bài luận ngắn về người phụ nữ mà

chúng ngưỡng mộ. Học sinh có thể viết về một người nổi tiếng mà họ

mơ ước được trở thành, như một nữ tiểu thuyết gia, một diễn viên

hoặc một đạo diễn, hoặc một người phụ nữ mà chúng gặp trong cuộc

sống, chẳng hạn như một giáo viên, mẹ, bà nội hoặc một người dì.

Đây cũng là một hoạt động phù hợp và khá dễ dàng với các nhóm tuổi

khác nhau. Những học sinh nhỏ hơn chỉ cần viết ra câu trả lời ngắn cho

một câu hỏi đơn giản. Những học sinh lớn hơn sẽ đi sâu vào chi tiết.

Sau khi kết thúc hoạt động, học sinh lần lượt chia sẻ ngắn gọn về người

mà họ đã chọn để viết về và tại sao.

4. Tạo một tấm thiệp chúng mừng hoặc làm đồ handmade

Một cách thú vị khác để học sinh có cơ hội thể hiện sự tình cảm đối với

những người phụ nữ quan trọng trong cuộc sống của chúng là tự làm

một tấm thiệp thủ công để tặng mẹ, cô hàng xóm, người giúp việc hay

bà nội,... Mỗi học sinh có thể viết một lời chúc, một thông điệp nhỏ

được bên trong tấm thiệp nói lên những gì chúng ngưỡng mộ. Sau đó,

cho học sinh trang trí, thỏa sức sáng tạo với các hình vẽ, nhãn dán, sơn

hoặc keo dán lấp lánh,…

5. Làm con rối mô phỏng hình ảnh của những người phụ nữ

Nếu bạn đã đọc hoặc thảo luận về một người phụ nữ có ảnh hưởng từ

quá khứ hoặc hiện tại, hãy cho học sinh làm cho những con rối có hình

của những người phụ nữ đó. Tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh, bạn

có thể cho phép chúng tự chọn nhân vật hoặc giới hạn các lựa chọn

trong một vài nhân vật phụ nữ cụ thể. Nếu bạn không biết cách để tạo

ra những con rối, thì trên Pinterest có rất nhiều ví dụ tuyệt vời để tham

khảo. Bạn cũng có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu về nhân vật phụ nữ

của mình, trên mạng internet hoặc tìm thông tin từ một cuốn sách. Khi

hoạt động làm con rối kết thúc, học sinh có thể thay phiên nhau chia sẻ

một vài điều thú vị về người phụ nữ mà chúng đã chọn và cách mà họ

đã tạo ra sự khác biệt bất chấp những khó khăn, thách thức.

Page 49: Giáo viên 015 - Trường Tiểu học và Trung học

2019Địa chỉ: 89 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà NộiĐiện thoại: 0971067689Email: [email protected]: www.taogiaoduc.vn

Dự án Đào tạo & hỗ trợ giáo viên– Táo Giáo dục