13
CHƢƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 VIT BC (TRÍCH, THU) Chuyên đề: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: - Mình vmình có nhta Mười lăm năm ấy thiết tha mn nng. Mình vmình có nhkhông Nhìn cây nhnúi, nhìn sông nhngun? - Tiếng ai tha thiết bên cn Bâng khuâng trong d, bn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cm tay nhau biết nói gì hôm nay… (Ngvăn 12, Tp mt, NXB Giáo dc, 2008, tr.109) Câu 1. Văn bản trên đƣợc rút ra tbài thơ Vit Bc ca THu. Gii thiu vài nét vtác giTHu. Câu 2. Nêu chđề và các ý chính trong đoạn trích. Câu 3. Chra phong cách ngôn ngca đoạn. Câu 4. Mình ta trong đoạn trích chnhng ai? Cặp đại tmình ta vốn thƣờng xut hin trong ca dao dân ca. Hãy sƣu tầm mt sbài ca dao có sdng cặp đại tmình ta và phân tích stƣơng đồng, khác bit trong cách sdng cặp đại tđó ở các bài ca dao và đoạn trích trên. Câu 5. Ngƣời li nhc nhngƣời ra đi về những điều gì? Vì sao trong lời ngƣời clặp đi lp lại điệp khúc mình vmình có nhớ…? Câu 6. Nêu hiu quthẩm mĩ của các tláy xut hin trong lời ngƣời đi. Câu 7. Chra và nêu tác dng ca bin pháp tu tđƣợc sdụng trong câu thơ: Áo chàm đưa bui phân li. Câu 8. Nêu cm nhn ca anh/chvtâm trạng ngƣời đi trong câu thơ: Cm tay nhau biết nói gì hôm nay…. Câu 9. Viết một đoạn văn ngắn (khong 10 12 câu), nêu cm nhn ca anh/chvtình nghĩa thy chung gia cán bcách mng với đồng bào min xuôi.

VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

  • Upload
    others

  • View
    38

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

VIỆT BẮC

(TRÍCH, TỐ HỮU)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.109)

Câu 1. Văn bản trên đƣợc rút ra từ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Giới thiệu vài nét về tác giả

Tố Hữu.

Câu 2. Nêu chủ đề và các ý chính trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn.

Câu 4. Mình và ta trong đoạn trích chỉ những ai? Cặp đại từ mình – ta vốn thƣờng xuất hiện

trong ca dao – dân ca. Hãy sƣu tầm một số bài ca dao có sử dụng cặp đại từ mình – ta và phân tích

sự tƣơng đồng, khác biệt trong cách sử dụng cặp đại từ đó ở các bài ca dao và ở đoạn trích trên.

Câu 5. Ngƣời ở lại nhắc nhớ ngƣời ra đi về những điều gì? Vì sao trong lời ngƣời ở cứ lặp đi

lặp lại điệp khúc mình về mình có nhớ…?

Câu 6. Nêu hiệu quả thẩm mĩ của các từ láy xuất hiện trong lời ngƣời đi.

Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong câu thơ: Áo chàm đưa

buổi phân li.

Câu 8. Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng ngƣời đi trong câu thơ: Cầm tay nhau biết nói

gì hôm nay….

Câu 9. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về tình nghĩa

thủy chung giữa cán bộ cách mạng với đồng bào miền xuôi.

Page 2: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Giới thiệu vài nét về hoàn

cảnh ra đời của tác phẩm.

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Cặp đại từ mình – ta trong đoạn trích chỉ những ai? Nêu cảm nhận về giọng điệu của

lời thơ.

Câu 4. Kết cấu đoạn trích có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa biểu cảm của điệp từ nhớ.

Câu 5. Tác giả sử dụng những thi liệu nào để miêu tả thiên nhiên bốn mùa? Phân tích giá trị

thẩm mĩ của các hình ảnh hoa chuối đỏ tươi, mơ nở trắng rừng, rừng phách đổ vàng, trăng rọi hòa

bình.

Câu 6. Con ngƣời Việt Bắc hiện lên nhƣ thế nào trong nỗi nhớ của ngƣời đi?

Câu 7. Đại từ ai trong câu thơ in đậm chỉ đối tƣợng nào?

Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), bình giảng một cặp câu lục bát trong

đoạn trích mà anh/chị yêu thích nhất.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Page 3: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui thắng trận trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.112-113)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu). Giới thiệu vài nét về đặc điểm

cấu tứ của tác phẩm đó.

Câu 2. Anh/chị biết gì về căn cứ địa Việt Bắc trong lịch sử cách mạng dân tộc?

Câu 3. Nêu chủ đề, bố cục của đoạn.

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả thẩm mĩ của các từ láy trong đoạn trích.

Câu 5. Hình ảnh ánh sao đầu súng khiến anh/chị liên tƣởng đến hình ảnh nào gần gũi trong

bài thơ Đồng chí của Chính Hữu? Nêu cảm nhận về các hình ảnh đó.

Câu 6. Sức mạnh của quân dân ta đƣợc tác giả khắc họa nhƣ thế nào trong sáu dòng thơ đầu

đoạn trích?

Câu 7. Tìm và phân tích những câu thơ thể hiện niềm lạc quan, tin tƣởng vào tƣơng lai chiến

thắng của dân tộc.

Câu 8. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của điệp từ và nghệ thuật liệt kê trong bốn dòng thơ cuối

đoạn trích.

Câu 9. Nhận xét về âm điệu lời thơ trong đoạn trích.

Câu 10. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về khí thế ra

trận của quân dân ta.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1. Nhận xét về trích đoạn Việt Bắc (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: Đoạn trích đậm đà tính

dân tộc, không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật.

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ 2. Cảm nhận của anh/chị về một đoạn thơ mà anh/chị yêu thích nhất trong trích đoạn Việt

Bắc (Tố Hữu).

ĐỀ 3. Qua trích đoạn Việt Bắc, anh/chị hãy làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

ĐỀ 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Page 4: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

Page 5: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

VIỆT BẮC

(TRÍCH, TỐ HỮU)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra trong một gia đình

nho học ở Huế, trên mảnh đất rất thơ mộng, trữ tình và còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hóa dân

gian. Thời thanh niên, Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cƣờng đấu

tranh trong các nhà tù thực dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông lần lƣợt đảm nhiệm những cƣơng

vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc.

Câu 2

- Chủ đề: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con ngƣời.

- Các ý chính:

+ Bốn câu đầu: Lời ƣớm hỏi của ngƣời đi và ngƣời ở;

+ Bốn câu sau: Tiếng lòng của ngƣời ra đi.

Câu 3

Đoạn trích đƣợc viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

(Cơ sở xác định: Đoạn trích thể hiện rõ các đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Tính hình tƣợng: Đoạn trích dựng lên trƣớc mắt chúng ta khung cảnh của một cuộc chia li,

tiễn biệt giữa ngƣời đi và kẻ ở (mình – ta, ta – mình); tâm trạng nổi bật trong cả ngƣời đi và kẻ ở là

sự lƣu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa (mình có nhớ ta, mình có nhớ không, tha thiết, bâng khuâng,

bồn chồn, cầm tay nhau biết nói gì).

+ Tính truyền cảm: Lối kết cấu đối đáp và cặp đại từ xƣng hô mình – ta cùng thể thơ lục bát

quen thuộc trong ca dao mang lại cho lời thơ âm điệu trữ tình ngọt ngào. Ngƣời đọc không chỉ

đắm mình vào điệu thơ mà còn bị cuốn hút bởi sự luyến lƣu, bịn rịn giữa ngƣời đi và ngƣời ở.

+ Tính cá thể hóa: Tố Hữu đã rất thành công khi diễn tả một tình cảm lớn (tình nghĩa giữa

nhân dân với cách mạng) thông qua hình thức trữ tình, đậm màu sắc truyền thống. Đoạn thơ cho

chúng ta thấy các nét đặc trƣng trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: trữ tình chính trị và đậm

đà tính dân tộc.)

Page 6: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 4

- Trong đoạn trích đại từ mình chỉ ngƣời ra đi (cán bộ cách mạng về xuôi) còn đại từ ta chỉ

ngƣời ở lại (đồng bào kháng chiến ở Việt Bắc).

- Cặp đại từ mình – ta thƣờng xuất hiện trong nhiều bài ca dao – dân ca:

- Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

- Mình về ta chẳng cho về,

Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ...

- Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò…

- So sánh cách sử dụng cặp đại từ mình – ta trong ca dao và trong đoạn trích trên:

+ Trong ca dao, cặp đại từ phiếm chỉ mình – ta thƣờng đƣợc dùng trong ca dao giao duyên

(xuất hiện nhiều trong những bài ca có kết cấu hỏi đáp), để nói về tình cảm riêng tƣ, tình yêu đôi

lứa.

+ Trong đoạn trích trên, cặp đại từ mình – ta cũng đi liền với kết cấu hỏi đáp nhƣng không chỉ

là lời hỏi lời đáp mà còn là hô ứng, đồng vọng, để thể hiện tình cảm lớn lao: sự gắn bó, tình nghĩa

thủy chung giữa nhân dân kháng chiến và cán bộ cách mạng.

Câu 5

- Ngƣời ở lại (đồng bào kháng chiến) nhắc ngƣời ra đi (cán bộ cách mạng) về:

+ Những kỉ niệm nghĩa tình trƣớc hoàn cảnh đã đổi thay. Mười lăm năm qua là quãng thời

gian không quá dài nhƣng đã có biết bao nhiêu tình, biết bao kỉ niệm thiết tha mặn nồng.

+ Không gian nguồn cội, nghĩa tình: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

- Điệp khúc mình về mình có nhớ… nhƣ một lời nhắc nhở, lƣu tâm của ngƣời ở lại đối với

ngƣời đi. Dƣờng nhƣ ngƣời ở lại nhạy cảm trƣớc sự đổi thay của hoàn cảnh và sợ rằng ngƣời bạn

của mình khi về thành phố sẽ quen với ánh điện cửa gương (Nguyễn Duy) mà quên mất ánh trăng

thuở nào, quên mất những tháng ngày cùng nhau đồng cam cộng khổ.

Câu 6

- Trong lời ngƣời đi (ngƣời về xuôi) xuất hiện các từ láy: bâng khuâng, bồn chồn.

- Các từ láy trên tập trung thể hiện tâm trạng của ngƣời ra đi: nỗi niềm xao xuyến có phần

trống vắng, nỗi nhớ thƣơng, luyến lƣu, bịn rịn, không nỡ rời xa.

Câu 7

- Biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong câu thơ Áo chàm đưa buổi phân li: hoán dụ (áo chàm).

- Hình ảnh áo chàm không đơn thuần dùng để chỉ màu áo quen thuộc của ngƣời dân Việt Bắc

(áo nhuộm màu chàm) mà còn là hình ảnh nói thay cho toàn thể nhân dân Việt Bắc trong ngày đƣa

tiễn những đồng chí cách mạng về xuôi; sự khắc ghi, ấn tƣợng sâu đậm của ngƣời đi về đồng bào

Việt Bắc.

Câu 8

Page 7: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

Câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay đã diễn tả tâm trạng của ngƣời đi thông qua một

hành động hết sức chân thành, đong đầy tình nghĩa thủy chung. Hành động đã nói thay cho mọi lời

nói, thể hiện nỗi xúc động nghẹn ngào không thể cất nên lời.

Câu 9

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Mối quan hệ giữa cán bộ cách mạng với đồng bào miền xuôi không phải là mối quan hệ ruột

thịt nhƣng rất nặng ân tình. Sự gắn bó giữa cán bộ cách mạng với đồng bào miền xuôi chƣa phải là

dài nhƣng cũng không quá ngắn để không có tình cảm, không có sự gắn bó.

+ Trở về xuôi, cán bộ cách mạng – những ngƣời đi – không khỏi bịn rịn, lƣu luyến, bƣớc chân

nhƣ không muốn rời nơi “quê hƣơng cách mạng”, nỗi nhớ không thành sóng cồn cào bão tố nhƣng

da diết, thẳm sâu, nghẹn ngào không thể nói thành lời.

ĐỀ 2

Câu 1

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Việt Bắc đƣợc viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dƣơng đƣợc kí kết (tháng 7/1954),

hòa bình trở lại, miền Bắc nƣớc ta đƣợc giải phóng. Một trang sử mới của đất nƣớc và một giai

đoạn mới của cách mạng đƣợc mở ra. Tháng 10/1954, các cơ quan Trung ƣơng của Đảng và Chính

phủ rời chiến khu Việt Bắc – thủ đô của cuộc kháng chiến – trở về Hà Nội. Trong cuộc chia tay

giữa đồng bào Việt Bắc - ở lại với cán bộ kháng chiến – về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ

này.

Câu 2

Chủ đề: Nỗi nhớ cảnh và ngƣời Việt Bắc trong ngƣời ra đi.

Câu 3

- Cặp đại từ mình – ta trong đoạn trích đƣợc sử dụng hết sức nhuần nhuyễn để chỉ ngƣời đi (ta)

và ngƣời ở (mình).

- Thể thơ lục bát cùng sự xuất hiện của cặp đại từ mình – ta mang lại cho lời thơ giọng điệu trữ

tình ngọt ngào, lời thơ nhƣ tiếng lòng thủ thỉ, tâm tình, nhƣ lời tự nhắc mình về những kỉ niệm

không thể nào quên trong lòng ngƣời đi.

Câu 4

- Kết cấu đoạn trích vừa chặt chẽ vừa mạch lạc:

+ Hai câu đầu khái quát cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: nỗi nhớ cảnh (hoa) và người Việt

Bắc.

Page 8: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

+ Tám câu sau là sự cụ thể hóa của nỗi nhớ qua bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, trong đó ở

mỗi cặp câu lục bát: câu lục thể hiện nỗi nhớ về cảnh (hoa) và câu bát thể hiện nỗi nhớ về người.

Cảnh và ngƣời trong mỗi cặp lục bát đó đều rất đặc trƣng cho bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.

- Điệp từ nhớ trở đi trở lại trong mỗi cặp câu lục bát và hầu hết đều xuất hiện trong câu bát –

gắn với nỗi nhớ người (nhớ người đan nón, nhớ cô em gái, nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung),

thể hiện nỗi nhớ ăm ắp, thể hiện sự ghi nhớ, sự gắn bó rất sâu sắc của ngƣời ra đi đối với đất và

ngƣời Việt Bắc.

Câu 6

- Để tả thiên nhiên bốn mùa, tác giả đã sử dụng các thi liệu: hoa chuối (mùa đông), hoa mơ

(mùa xuân), tiếng ve (mùa hạ), vầng trăng (mùa thu).

- Giá trị thẩm mĩ của các hình ảnh:

+ Hoa chuối đỏ tươi: sắc màu đỏ của hoa chuối rừng trên nền xanh của lá rừng mang lại cảm

nhận về một không gian mùa đông ấm áp, rực rỡ, không hề có dấu vết của mùa lạnh giá, rét buốt.

+ Mơ nở trắng rừng: tính từ trắng đƣợc động từ hóa, gợi những cánh rừng mùa xuân đƣợc dệt

phủ bởi ngút ngàn bông mơ trắng thanh khiết nối tiếp nhau mênh mông, bất tận.

+ Rừng phách đổ vàng: động từ đổ gây ấn tƣợng về một khối sắc vàng khổng lồ, sóng sánh bất

ngờ rót xuống nhuộm loang rừng phách ngay khi tiếng ve dạo khúc hè tới.

+ Trăng rọi hòa bình: hình ảnh vầng trăng trên bầu trời thu cao lộng trong trẻo, dịu hiền rọi

qua tán lá xanh mang đến cảm nhận về một không gian thanh bình, yên ả.

Tất cả các hình ảnh đều đẹp, giàu sức gợi hình, biểu cảm cho thấy tình yêu và sự gắn bó, sự

ghi nhớ sâu sắc của ngƣời đi với thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

Câu 7

- Con ngƣời Việt Bắc trong nỗi nhớ của ngƣời đi chủ yếu đƣợc thể hiện trong các câu bát của

đoạn trích. Hình ảnh con ngƣời không lặng lẽ mà hiện lên sống động bởi sự hăng say, miệt mài

trong lao động, bởi tình cảm gắn bó sâu nặng dành cho cán bộ cách mạng:

+ Hình ảnh Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng gợi tả vẻ đẹp của ngƣời đi rừng với dáng điệu

thoăn thoắt, nhanh nhẹn, mỗi nhịp bƣớc lên đèo cao không nặng nhọc mà chắc nịch, mạnh mẽ. Từ

phía tây, ánh nắng chiều vàng rực chiếu xiên xuống lƣỡi dao sáng loáng đƣợc dắt ở thắt lƣng càng

tô đậm vẻ đẹp hào hùng của ngƣời đi rừng.

+ Hình ảnh người đan nón chuốt từng sợi giang mang đến cảm nhận về hình ảnh con ngƣời

cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo với công việc đan nón, đan mũ, phục vụ kháng chiến.

+ Hình ảnh cô em gái hái măng tuy một mình nhƣng không hề cô đơn, gây ấn tƣợng bởi vẻ đẹp

của sự hăng say, miệt mài với công việc đầy ý nghĩa (hái măng để nuôi quân).

+ Ai trong dòng thơ cuối cùng tuy không rõ ràng là hình ảnh con ngƣời trong lao động nhƣng

vẫn có sức hút đặc biệt bởi chính tiếng hát chan chứa ân tình thủy chung dành cho cán bộ cách

mạng.

Trong nỗi nhớ của ngƣời về xuôi, nhân dân Việt Bắc hiện lên vừa hữu hình cụ thể lại vừa

có sức khái quát lớn lao, vừa gần gũi, thân thuộc vừa nặng tình nghĩa thủy chung…

Câu 8

Page 9: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn, bình giảng thơ.

- Về nội dung:

+ Lựa chọn đƣợc một cặp câu lục bát mà ngƣời viết yêu thích nhất.

+ Bình giảng về vẻ đẹp mà ngƣời viết ấn tƣợng về cặp lục bát đó (có thể là về nội dung hoặc

nghệ thuật hay một khía cạnh nào đó của lời thơ).

+ Bày tỏ đƣợc cảm xúc, suy nghĩ của riêng ngƣời viết về vẻ đẹp của cặp câu thơ đƣợc lựa

chọn.

ĐỀ 3

Câu 1

Đặc điểm cấu tứ của tác phẩm:

- Tác phẩm đƣợc kết cấu theo hình thức đối thoại (cuộc chia tay giữa ngƣời dân với cán bộ

kháng chiến) nhƣng thực chất là lời độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình – nhân vật trữ tình. Nói

cách khác thì chủ thể trữ tình phân thân thành ngƣời về – kẻ ở để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của

chính nhà thơ.

- Bố cục của bài thơ Việt Bắc:

+ Phần đầu: Những kỉ niệm về cuộc kháng chiến chống Pháp từ ngày đầu gian khổ đến khi

thắng lợi vẻ vang thể hiện sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.

+ Phần hai: Sự gắn bó nghĩa tình của miền ngƣợc và miền xuôi trong viễn cảnh đất nƣớc hòa

bình lập lại

+ Phần ba: Lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng, với Bác Hồ.

Câu 2

Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chính phủ ta trong suốt những năm kháng

chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên

Quang, Hà Giang, Thái Nguyên.

Việt Bắc đƣợc coi là quê hƣơng cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin

tƣởng và hi vọng của con ngƣời Việt Nam từ mọi miền đất nƣớc, đặc biệt là ở những nơi còn “u

ám quân thù”.

Câu 3

- Chủ đề: Cuộc kháng chiến toàn dân ở Việt Bắc.

- Bố cục:

+ Tám câu đầu: Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc.

+ Hai câu sau: Chiến thắng vang dội của quân dân ta ở các chiến trƣờng.

Page 10: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 4

- Đoạn trích sử dụng nhiều từ láy: đêm đêm, rầm rập, điệp điệp trùng trùng, thăm thẳm.

- Hầu hết các từ láy đều thuộc kiểu láy toàn phần, góp phần dựng lại một cách chân thực, sinh

động cảnh tƣợng hào hùng, vang dội, mang tầm vóc sử thi hoành tráng của Việt Bắc trong kháng

chiến.

Câu 5

Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi liên tƣởng đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ

Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.

Tuy có điểm khác biệt (một hình ảnh động – ánh sao đầu súng, một hình ảnh tĩnh – đầu súng

trăng treo) nhƣng hai hình ảnh này có nét tƣơng đồng: cùng xuất hiện sao hoặc trăng trên đầu

ngọn súng. Trong đó, hình ảnh súng gợi đến công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của quân dân ta;

còn trăng, sao là những hình ảnh thơ mộng, biểu trƣng cho sự sống thanh bình, yên ả. Thì ra, ở bất

kì cuộc chiến nào, dẫu là lúc đang hối hả hành quân hay đƣơng khi đứng nghiêm canh giữ từng

thƣớc đất quê hƣơng, những ngƣời lính cụ Hồ vẫn luôn hƣớng trái tim, ý chí mình đến khát vọng

lớn lao nhất của nhân dân, của dân tộc: khát vọng hòa bình, độc lập.

Câu 6

Sáu dòng thơ đầu đã thể hiện rất rõ hình ảnh của quân và dân ta trong kháng chiến:

- Hình ảnh toàn dân kháng chiến đƣợc đặt trong không gian, thời gian cụ thể. Đó là không gian

rộng dài bất tận của muôn nẻo đƣờng Việt Bắc (những đường Việt Bắc), là thời gian liên tục, liên

tiếp, hành quân không mệt mỏi, không ngơi nghỉ (đêm đêm).

- Hình ảnh những đoàn quân nối tiếp nhau với quân phục màu xanh lá, trên đầu là những chiếc

mũ nan mà đồng bào Việt Bắc đã đan tặng bằng nỗi niềm tin yêu, vừa giản dị, gần gũi vừa hùng

dũng, dội vang. Đoàn quân ấy với những bƣớc chân nhƣ vũ bão làm rung chuyển núi rừng.

- Phối hợp với đoàn quân hùng hậu là đội ngũ dân công nƣờm nƣợp trên những nẻo đƣờng

kháng chiến. Hình ảnh bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay thoạt tiên mang lại cho ngƣời đọc ấn

tƣợng về một không khí ra trận hào hùng, kì vĩ, khiến không ít ngƣời nhầm tƣởng Tố Hữu đã

phóng đại hình tƣợng nghệ thuật của mình. Thực chất, đây là hình ảnh tả thực, chỉ những đoàn dân

công trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau trong đêm dài. Soi sáng bƣớc đi của họ là những bó đuốc

nhƣ những bó hoa lửa, và nhịp với bƣớc chân đi là muôn tàn lửa đuốc bay lên.

Hình ảnh thơ cùng tiết tấu dồn dập, gấp gáp thể hiện đậm nét hình ảnh tuyệt đẹp, sức mạnh

phi thƣờng, hùng tráng của quân dân ta trong kháng chiến.

Câu 7

Những câu thơ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày / Đèn pha bật sáng như ngày mai lên mang

lại cảm nhận về niềm lạc quan, tin tƣởng vào tƣơng lai chiến thắng của dân tộc. Ánh đèn pha của ô

tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đƣờng cho các chiến sĩ nhƣng đồng thời nó cũng mang

ý nghĩa biểu tƣợng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hƣớng tới tƣơng lai tƣơi

sáng, tƣơng lai hòa bình của dân tộc. Ý thơ của Tố Hữu nhƣ phóng xa vào viễn cảnh, dựng lên một

cảnh tƣợng huy hoàng, phơi phới tin yêu.

Câu 8

Page 11: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

Điệp từ vui cùng cách tác giả liệt kê các địa danh (từ Bắc chí Nam, từ miền ngƣợc xuống miền

xuôi) dâng trào, trải rộng niềm vui, niềm tự hào chiến thắng của quân dân ta. Khắp nơi trên đất

nƣớc nhƣ cùng chung hƣởng niềm hạnh phúc dạt dào, bất tuyệt.

Câu 9

Diễn tả khí thế ra trận hào hùng, dũng mãnh của toàn dân ta, Tố Hữu không dùng những điệu

êm ả, ngọt ngào mà chuyển nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, náo nức, hồ hởi. Bởi thế nên lời thơ mang

âm điệu khẩn trƣơng, hùng tráng của cuộc hành quân lịch sử và vui tƣơi, rộn rã khi quân dân ta

giành chiến thắng vang dội “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Câu 10

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Khí thế ra trận của quân và dân ta đƣợc tái hiện lại chân thực, hào hùng trong lời thơ của Tố

Hữu: Toàn quân ra trận với tốc độ khẩn trƣơng, lực lƣợng hùng hậu, với ý chí chiến đấu quyết tâm

giành lại hòa bình cho dân tộc. Chặng đƣờng hành quân xa, dài nhƣng không vì thế mà những

bƣớc chân mòn mỏi, mệt nhọc, ngƣợc lại, chúng ta càng bƣớc càng mạnh mẽ.

+ Hình ảnh đoàn quân ra trận với sức mạnh nhƣ vũ bão đƣợc nhà thơ Tố Hữu tái hiện lại bằng

bút pháp tráng ca hào hùng, thể hiện sâu sắc niềm tự hào về sức mạnh của dân tộc, của thời đại.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến

* Giới thiệu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu

Tính dân tộc: màu sắc, dấu ấn truyền thống, biểu hiện trên hai phƣơng diện nội dung và hình

thức nghệ thuật.

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con ngƣời Việt Nam, Tổ quốc Việt

Nam trong thời đại cách mạng, đƣa những tƣ tƣởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối

truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.

- Về nghệ thuật:

+ Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ nhƣng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền

thống. Thơ lục bát (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Nước non ngàn dặm…) kết hợp cả giọng cổ

điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng mà có gốc rễ trong truyền thống

tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc. Thơ bảy chữ (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác

ơi!, Theo chân Bác…) trang trọng, có màu sắc cổ điển nhƣng vẫn biến hóa linh hoạt, diễn tả đƣợc

nhiều trạng thái cảm xúc.

Page 12: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

+ Về ngôn ngữ: sử dụng những lối nói quen thuộc, thậm chí cả những ƣớc lệ, so sánh ví von

truyền thống nhƣng lại biểu hiện đƣợc nội dung mới của thời đại.

+ Nhạc điệu thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Phát huy tính nhạc

phong phú của tiếng Việt, Tố Hữu có biệt tài sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh

điệu…, kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên

trong của tâm hồn, một thứ nhạc tâm tình mà ở bề sâu của nó là điệu cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân

tộc.

* Chứng minh tính dân tộc trong trích đoạn Việt Bắc

Học sinh soi chiếu những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu vào trích đoạn Việt Bắc

để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Trong đó, cần tập trung làm nổi bật biểu hiện của tính dân tộc

trên phƣơng diện nội dụng (hình ảnh của con ngƣời Việt Nam; nghĩa tình thủy chung gắn bó có cội

nguồn từ truyền thống đạo lí của dân tộc) và nghệ thuật (thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn

ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc).

* Nhận xét, đánh giá

- Tính dân tộc là một trong những nét nổi bật của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trong

trích đoạn Việt Bắc, đặc trƣng này đƣợc thể hiện đậm nét ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ

thuật, đặc biệt là phƣơng diện nghệ thuật.

- Từ tính dân tộc trong trích đoạn Việt Bắc, chúng ta có thể kết nối với rất nhiều các sáng tác

khác của Tố Hữu để thấy đƣợc rõ hơn nữa nét đặc trƣng này trong phong cách nghệ thuật của nhà

thơ.

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về đoạn thơ yêu thích nhất

Học sinh có thể lựa chọn bất kì đoạn thơ nào trong trích đoạn Việt Bắc của Tố Hữu để trình

bày cảm nhận, song cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản sau:

- Đoạn thơ đƣợc lựa chọn phải trọn vẹn về hình thức và nội dung.

- Làm nổi bật đƣợc lí do yêu thích nhất (căn cứ trên những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội

dung của phần đoạn trích đƣợc lựa chọn).

- Thể hiện đƣợc tình cảm, cảm xúc riêng của ngƣời viết.

* Nhận xét, đánh giá

- Khẳng định vẻ đẹp của đoạn thơ đƣợc lựa chọn, vị trí của đoạn thơ trong trích đoạn nói riêng

và trong tác phẩm nói chung.

- Từ đoạn thơ đƣợc lựa chọn, khái quát thành phong cách nghệ thuật của tác giả Tố Hữu.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích đoạn, vấn đề cần nghị luận

Page 13: VIỆT BẮC - moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dƣới đây: Ta v ề , mình có nh ớ ta Ta v ề , ta nh ớ nh ững hoa cùng

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98

* Giải thích ngắn gọn khái niệm “phong cách nghệ thuật”

* Chứng minh phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu qua trích đoạn Việt Bắc

Tố Hữu là nhà thơ có phong cách nghệ thuật riêng biệt, nổi bật là những đặc trƣng cơ bản: Về

nội dung, thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc, đậm tính sử thi và giọng thơ mang

tính chất tâm tình, tự nhiên; về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà (thể

thơ, ngôn ngữ, nhạc điệu).

Học sinh làm sáng tỏ phong cách thơ Tố Hữu qua trích đoạn Việt Bắc. Có thể so sánh với

phong cách nghệ thuật của các nhà thơ mới hay của các nhà thơ cách mạng khác cùng giai đoạn để

thấy đƣợc cá tính sáng tạo của Tố Hữu.

* Nhận xét, đánh giá

- Trích đoạn Việt Bắc là minh chứng xác đáng nhất cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

- Với phong cách nghệ thuật riêng biệt, Tố Hữu đã góp tiếng nói làm phong phú thêm cho thơ

ca cách mạng Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.

ĐỀ 4

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích đoạn, vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ

Học sinh có thể cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ theo những cách khác nhau, nhƣng cần làm

nổi bật các khía cạnh sau đây:

- Về nghệ thuật: Đoạn thơ có một kết cấu độc đáo của một bộ tranh tứ bình với bốn mùa xuân

– hạ – thu – đông, trong đó, ở mỗi cặp lục bát cứ một câu lục diễn tả nỗi nhớ cảnh thì ứng với nó

lại là một câu bát diễn tả nỗi nhớ ngƣời; kết hợp hài hòa giữa gợi và tả; lựa chọn các hình ảnh đẹp,

đặc trƣng cho thiên nhiên và con ngƣời Việt Bắc...

- Về nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con ngƣời Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ da diết

của ngƣời đi.

Học sinh có thể liên hệ so sánh đoạn thơ này với đoạn thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi

rừng miền tây trong Tây Tiến (Quang Dũng) và bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh).

* Nhận xét, đánh giá

- Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất của trích đoạn Việt Bắc nói riêng và toàn

bộ bài thơ nói chung.

- Đoạn thơ không chỉ thể hiện soi chiếu vẻ đẹp của cảnh và ngƣời Việt Bắc qua nỗi nhớ của

ngƣời đi mà còn khắc ghi một cách sâu đậm tình cảm thủy chung, sâu sắc của cán bộ cách mạng

với đồng bào kháng chiến.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn