136
Vietnam name: Cá cóc tam đảo Latin name: Paramesotriton deloustali Family: Salamandridae Order: Caudata Class (group): Amphibian Picture: Nguyen quang Truong ------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------ ------------ CÁ CÓC TAM ĐẢO Paramesotriton deloustali (Bourret, 19340) Mesotriton deloustali (Bourret, 1934) Họ: Cá cóc Salamandridae Bộ: Nhái ếch có đuôi Caudata Mô tả: Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụi xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen. Bụng màu đỏ có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 - 206, 5mm. Sinh học: Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. chúng giao phối vào tháng 3 - 4 bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau. Nơi sống và sinh thái: Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong. Chúng hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Phân bố: Việt Nam: Bắc Thái (chân núi Tam Đảo), Vĩnh Phú (Tam Đảo, độ cao 900m). Thế giới: Chưa có số liệu. Giá trị: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc hữu ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Chỉ gặp cá cóc Tam Đảo ở vùng núi Tam Đảo và hiện nay với số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.

· Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

 

Vietnam name: Cá cóc tam đảo

Latin name: Paramesotriton deloustali

Family:   Salamandridae Order:   Caudata   Class (group):   Amphibian  

Picture: Nguyen quang Truong  -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------

 

  CÁ CÓC TAM ĐẢO

Paramesotriton deloustali (Bourret, 19340)Mesotriton deloustali (Bourret, 1934)

Họ: Cá cóc SalamandridaeBộ: Nhái ếch có đuôi Caudata

Mô tả: Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụi xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen. Bụng màu đỏ có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 - 206, 5mm. Sinh học: Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. chúng giao phối vào tháng 3 - 4 bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau. Nơi sống và sinh thái: Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong. Chúng hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Phân bố:Việt Nam: Bắc Thái (chân núi Tam Đảo), Vĩnh Phú (Tam Đảo, độ cao 900m). Thế giới: Chưa có số liệu. Giá trị: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc hữu ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Chỉ gặp cá cóc Tam Đảo ở vùng núi Tam Đảo và hiện nay với số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 226.

Page 2: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Tắc kè

Tên Latin: Gecko gecko

Họ:   Tắc kè Gekkonidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TẮC KÈ

Gecko gecko Linnaeus, 1758Lacerta gecko Linnaeus, 1758

Họ: Tắc kè GeckonidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Đầu dẹt gần hình tam giác, phủ vảy nhỏ dạng hạt. Mí mắt là một màng trong suốt, không cử động con ngươi dọc. Lưng có nhiều nốt sần lớn. Mặt dưới đùi có một hàng vảy có lỗ vảy, từ 8 - 11 lỗ mỗi bên. Có 2 lỗ dưới hậu môn. Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có). Dưới các ngón có bản mỏng chạy ngang. Mặt lưng xám nhạt, có nhiều chấm sáng hay vàng nhạt. Bụng trắng đục đôi khi xám rất pha nhiều chấm vàng nhỏ. Đuôi có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt, ở con già không rõ. Chiều dài thân tới 150mm, đuôi 120mm. Sinh học: Thức ăn chủ yếu của tắc kè là các loài côn trùng, tập trung nhiều ở họ châu chấu, họ sát sành, họ dế mèn, họ dán... vv. với khối lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ bằng 5% trọng lượng cơ thể. Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5 - 8. Mỗi năm đẻ một lứa 2 trứng có rất ít đẻ 2 lứa 3 - 4 trứng. Trứng có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 - 25mm và được gắn ở vách hang chúng sống. Trứng phát triển 94 - 97 ngày thì nở, con non mới nở có thân dài 52, 9 - 59mm, đuôi dài 43, 5 - 52, 5, nặng 3, 4 - 4, 5g. Nơi sống và sinh thái: Tắc kè ở rừng núi. Chúng sống trong các hốc cây, kẽ đá. Hang hốc có độ cao từ 3 - 8m so với mặt đất. Mỗi hang thường có từ 2 con trở lên có cả đực và cái cùng sống trong đó. Kẻ thù chính của tắc kè là con người. Ngoài ra có mèo rừng (Felis bengalensis), rắn hổ mang (Naja naja), rắn săn chuột (Elaphe sp) săn bắt tắc kè để ăn kể cả trứng. Chuột chiếm nơi ở của tắc kè. Kiến ăn thịt chiếm hang của tắc kè trong mùa mưa, đôi khi ăn thịt cả ổ tắc kè. Phân bố:Việt Nam: Tắc kè có ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, kể cả rừng tràm và rừng đước Nam bộ, cũng như các đảo lớn ven biển. Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. Giá trị: Tắc kè được khai thác chủ yếu làm nguồn dược liệu và xuất khẩu có Giá trị: Tình trạng: Số lượng tắc kè ngoài tự nhiên đã giảm đi nhiều. Nguyên nhân do con người săn bắt bừa bãi, phá huỷ môi trường sống của chúng. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Qui định thời gian bắt tắc kè từng tháng 11 - 3 hàng năm. Cấm bắt con non dưới 1 tuổi, phá và hun, bổ hang hốc chúng sống. Cần xây dựng những trại nuôi tắc kè cũng như các khu dự trữ thiên nhiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 187.

Page 3: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Kì đà hoa

Tên Latin: Varanus salvator

Họ:   Kỳ đà Varanidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KÌ ĐÀ HOA

Varanus salvator Laurenti, 1768Stellio salvator Laurenti, 1768

Varanus bivittatus Bourret, 1927Hydrosaurus salvator Bourret, 1927

Họ: Kỳ đà VaranidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Kì đà nước có hình dạng giống thằn lằn, song cơ thể to và dài. Chúng có mõm dài, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi. Lưỡi chúng có thể thò ra thụt vào qua miệng và như lưỡi rắn. Lỗ mũi có hình bầu dục hay gần tròn nằm ở vị trí gần mõm hơn mắt. Đầu và thân phủ vảy nhỏ xếp kề nhau. Vảy bụng to hơn vảy lưng và xếp thành những hàng ngang. Đuôi dài, Dẹt bên, sống đuôi rất rõ. Lưng có màu xám đen, ở những cá thể non có những chấm vàng to xếp thành những hàng ngang thân. Đuôi có những vòng vàng nhạt xen với những vòng đen, ở các thể trưởng thành hoa văn đó không rõ. Chiều dài cơ thể đạt tới 2500mm. Sinh học: Kì đà nước ăn cá, thân mềm, cua, nhiều khi ăn cả sâu bọ, ếch nhái, bò sát, chim và chuột. Kì đà nước đẻ khỏang 15 - 20 trứng nằm dưới các hốc cây gần nước. Đẻ song chúng thường phủ lên trên hốc một lớp cát mỏng. Nơi sống và sinh thái: Kì đà nước thường sống ở các bờ sông, bờ suối, vùng trung du và vùng núi. Chúng ẩn trong các khe đá hay trong các hang hốc dưới các hốc cây hay trong các bờ bụi. Chúng bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu từ 20 - 30 phút. Kì đà nước có tập tính dùng lưỡi để đánh hơi theo dấu vết con mồi của chúng là rình mồi và vồ mồi. Phân bố:Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc (Bản Đôn), Lâm Đồng, Minh Hải. Thế giới: Xrilanca, Ấn Độ, nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, bắc Australia. Giá trị: Kì đà nước có giá trị thẩm mỹ, thịt ngon. Da thuộc có giá trị thương mại cao. Mật kì đà để chữa bệnh kinh gật ở trẻ em. Tình trạng: Số lượng kì đà nước bị giảm sút nhiều do bị săn bắt đẻ làm thực phẩm và lấy da. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 197.

Page 4: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Kì đà vân

Tên Latin: Varanus bengalensis nebulosus

Họ:   Kỳ đà Varanidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KÌ ĐÀ VÂN

Varanus bengalensis nebulosus (Gray, 1831)Monitor nebulosus Gray, 1831

Họ: Kỳ đà VaranidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Kì đà vân có thân hình và kích thước tương tự như Kì đà hoa, song chúng có lỗ mũi ở vị trí gần mắt hơn đầu mõm. Thân chúng có màu vàng xám, rải rác có các đốm vàng nhỏ ở lưng có nhiều vết xám to xếp theo chiều ngang, nhưng những vết này không rõ ở đuôi. Chiều dài cơ thể khoảng từ 1700 - 2000mm. Sinh học: Kì đà vân ăn sâu bọ, ếch nhái, thằn lằn, chim và thú nhỏ, chúng thường phá tổ chim để ăn trứng và chim non. Kì đà vân cái đào hố đẻ trứng, số lượng khoảng 24 quả vào mùa mưa. Nơi sống và sinh thái: Kì đà vân sống chủ yếu ở rừng núi và ít nhiều gắn bó với vực nước, đôi khi chúng cũng bò xuống nước song không lâu. Chúng bơi giỏi, leo trèo giỏi và thường kiếm ăn ở trên mặt đất hoặc trên cây. Chúng thường sống trong các hang hốc do chúng tự đào, trong hốc cây hoặc dưới các tảng đá lớn. Phân bố:Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Lộc Hải), Gia Lai (Bờ Y, Sơ Klang), Đắc Lắc (Easúp, Đắc Phơi), Kiên Giang (Phú Quốc), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo). Thế giới: Pakistan, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia, Philíppin. Giá trị: Kì đà vân có giá trị thẩm mỹ, thực phẩm (thịt ngon) và dược liệu; da thuộc có giá trị thương mại cao. Tình trạng: Số lượng kì đà vân bị giảm sút nhiều do bị săn bắt, làm thực phẩm và lấy da. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 196.

Page 5: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Trăn đất

Tên Latin: Python molurus

Họ:   Trăn Boidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TRĂN ĐẤT

Python molurus Linnaeus, 1758Coluber molurus Linnaeus, 1758

Họ: Trăn BoidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Trăn đất là loài rắn cỡ lớn. Đầu dài, nhỏ. Mỗi bên mép trên có 2 hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đấu mõm. Có 2 gai nhỏ hình cựa gà ở 2 bên lỗ hậu môn. Trên thân có các đường mảnh màu vàng nhạt nối với nhau tạo thành các hình thoi lớn nổi trên nền xám hay xám đen. Chiều dài cơ thể tới 5m. Sinh học: Thức ăn chủ yếu là các loài thú cỡ nhỏ và vừa (lợn rừng, hoẵng, cheo cheo, khỉ, các loài gặm nhấm), gà, vịt, một số loài chim, số ít bò sát và ếch nhái. Trăn đất thường nằm một chỗ để tiêu hoá thức ăn, lúc này tính ỳ của chúng rất lớn. Trăn đất giao phối từ quãng tháng 4 - 9 (phía bắc), tháng 10 - 12 (phía Nam). Sau giao phối khoảng 2 tháng rưỡi tới 3 tháng thì đẻ, từ 15 - 60 trứng. Kích thước trung bình của trứng từ 60 - 100mm, nặng 120 - 130g. Trăn mẹ ấp tứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng. Trứng được ấp khoảng 2 tháng thì nở. Con non sau khi nở từ 7 - 10 ngày mới bắt đầu ăn thức ăn. Nơi sống và sinh thái: Trăn đất sống ở rừng già, rừng thưa, savan cây bụi, chúng thích nơi râm mát, có bóng cây gần nước như bờ sông, suối, đầm, hồ. Mùa lạnh trăn ở trong hang hốc (hốc đá, gốc cây), mùa nóng chúng thường ở dưới các bụi cây hay cuốn mình trên các cành cây, phân bố từ độ cao vài m (rừng tràm, rừng đước) đến 1500m còn gặp. Phân bố:Việt Nam: Gặp ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, vùng rừng tràm, rừng đước Nam Bộ. Thế giới: Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, đảo Giava. Giá trị: Trăn đất là nguồn dược liệu quý; cung cấp da cho kỹ nghệ da. Da trăn và trăn sống còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.Tình trạng: Số lượng trăn đất ngoài tự nhiên đã giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân do phá huỷ môi trường sống (diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp) và con người săn bắt quá mức. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt trăn đất vào mùa sinh sản. Nghiêm cấm hình thức đốt đồng bắt trăn. Thành lập các trại nuôi trăn tập thể và phát triển hình thức chăn nuôi gia đình, nuôi ở các khu dự trữ thiên nhiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 199.

Page 6: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Trăn gấm

Tên Latin: Python reticulatus

Họ:   Trăn Boidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TRĂN GẤM

Python reticulatus Schneider, 1801Boa reticulatus Schneider, 1801

Họ: Trăn BoidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Trăn gấm là loài rắn cỡ lớn. Đầu dài, nhỏ. Mỗi bên mép trên có 4 hõm vảy nằm ở 4 vảy mép sát đấu mõm. Có 2 gai nhỏ hình cựa ở 2 bên lỗ hậu môn. Trăn gấm có đầu màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác tứ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Chiều dài cơ thể tới 6m. Sinh học: Thức ăn chủ yếu là các loài thú cỡ nhỏ và vừa, một số loài chim, số ít bò sát và ếch nhái. Trăn gấm giao phối vào thời gian tháng 10 - 2 năm sau. Sau giao phối khoảng 2 tháng rưỡi tới 3 tháng thì đẻ, từ 41 - 60 trứng. Kích thước trung bình của trứng từ 50 - 75mm, Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng. Trứng được ấp khoảng 2 tháng thì nở. Tuổi thọ của trăn đạt tới 21 năm. Nơi sống và sinh thái: Trăn gấm sống ở rừng già, rừng thưa, savan cây bụi gần vực nước. Trăn thường sống đơn độc, chỉ tập trung trong mùa giao phối. Phân bố:Việt Nam: Quảng Nam - Đà Nẵng (Đà Nẵng), Gia Lai (Bờ Y, Sơ Klang), Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột, Eakao), Bình Định (Qui Nhơn), Khánh Hòa (Cầu Đá), Sông Bé (Dầu Tiếng), Tây Ninh, Đồng Nai (Long Bình, Biên Hòa), Long An, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang (Phú Quốc), Minh Hải (Năm Căn), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo). Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia. Giá trị: Trăn gấm là nguồn dược liệu qúy, cung cấp cho kỹ nghệ da và xuất khẩu (da và trăn sống), còn có giá trị thẩm mỹ. Tình trạng: Số lượng ngoài tự nhiên ít. Nguyên nhân do phá huỷ môi trường sống và con người săn bắt quá mức. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt trăn gấm vào mùa sinh sản. Nghiêm cấm hình thức đốt đồng bắt trăn. Thành lập các trại nuôi trăn tập thể và phát triển hình thức chăn nuôi gia đình.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 200.

Page 7: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn sọc khoanh

Tên Latin: Elaphe moellendorffii

Họ:   Rắn nước Colubridae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Ngô văn Trí  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN SỌC KHOANH

Elaphe moellendorffii Boettger, 1886Cywophis moellendorffii Boettger, 1886

Họ: Rắn nước ColubridaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Rắn sọc khoanh là loài rắn cỡ lớn. Đầu thuôn dài, có 2 + 3 vảy thái dương. Mép trên có 9 vảy. Giữa thân có 27 đôi khi tới 31 hàng vảy, có gờ rõ. Đầu xám nhạt. Trên lưng có những đốm xám to gần tròn ngoài viền sáng, những đốm ở sườn nhỏ hơn. Đuôi có những khoanh trắng xen với những khoanh xám đen không kép kín ở mặt bụng. Chiều dài cơ thể tới 2215mm. Sinh học: Thức ăn của rắn sọc khoanh là dơi. Nơi sống và sinh thái: Sống ở rừng núi trong các hang đá. Phân bố:Việt Nam: Cao Bằng (Ngân Sơn), Bắc Thái (Chợ Mới), Hòa Bình. Thế giới: Nam Trung Quốc. Giá trị: Rắn sọc khoanh có giá trị khoa học và xuất khẩu. Tình trạng: Rắn sọc khoanh ngoài tự nhiên có số lượng ít nên hiếm gặp. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 204.

Page 8: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn sọc dưa

Tên Latin: Elaphe radiata

Họ:   Rắn nước Colubridae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN SỌC DƯA

Elaphe radiata (Schlegel, 1837)Coluber radiata Schlegel

Họ: Rắn nước ColubridaeBộ: Có vảy Squamata

 Mô tảRắn sọc dưa là loài bò sát cỡ lớn, dài tới 2m. Đầu thuôn dài, phân biệt rõ với cổ. Có 2 vảy thái dương trước; mép trên có 8 - 9 vảy; vảy thân 19 hàng. Đầu nâu xám, từ mắt có 3 đường đen nhỏ; hai đường chạy xiên xuống mép và 1 đường qua thái dương nối với vòng đen ở gáy; lưng nâu xám hay xám, có 4 sọc đen chạy từ gáy tới quá nửa thân: 2 sọc ở giữa to và liên tục, 2 sọc ở bên mảnh hơn và đứt đoạn.Khi bị tấn công chúng thường bành cổ ra và làm thành những vòng cong và phun hơi phì phì.Sinh học:Thức ăn chủ yếu là chuột ngoài ra còn ăn thằn lằn, ếch nhái và đôi khi ăn cả cá. Đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 7 và đẻ từ 5 - 12 trứng. Con non mới nở có chiều dài 20 – 30 cm.Nơi sống và sinh thái:Chúng thường sống quanh các khu dân cư, nương rẫy và ven rừng. Còn gặp loài này ở độ cao 1.480m.Phân bố:Việt Nam: Cao Bằng (Ngân Sơn), Yên Bái (Bảo Hà, Bản Chăm, Chiềng Kên), Bắc Cạn (Linh Thông, Kí Phú), Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Cà Mau.v.v.Thế giới: Trung Quốc Thái Lan, Lào, Cambodia, Malayxia Indonesia  Tài liệu dẫn: A photographic guider to snakes and other reptiles of Thailand - trang 64. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 78.

Page 9: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn ráo

Tên Latin: Ptyas korros

Họ:   Rắn nước Colubridae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN RÁO

Ptyas korros Schlegel, 1837Coluber korros Schlegel, 1837

Zamenis korros Boulenger, 1890Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy SquamataMô tả: Đầu rắn thuôn dài, phân biệt rõ với cổ. Mắt to, đường kính mắt bằng hoặc lớn hơn chiều dài từ lỗ mũi đến mắt, có 2 + 2 vảy thái dương, 15 hàng vảy thân. Lưng có màu vàng lục hoặc nâu. Bụng có màu trắng vàng. Chiều dài cơ thể tới 2m. Sinh học: Thức ăn chủ yếu của rắn là: thú nhỏ, chim, thằn lằn và ếch nhái. Trong điều kiện nuôi chúng rất thích ăn ếch nhái. Rắn giao phối tập thể một cá thể cái với nhiều cá thể đực trên cây. Chúng đẻ trứng từ tháng 6 - 8 hàng năm, khoảng 12 trứng. Nơi sống và sinh thái: Thường sống trên các bụi cây tre quanh làng, trong các bụi cây trên bờ vực nước, trong các đống rơm, mùa rét có thể chui vào cột nhà hay ống tre. Chúng kiếm ăn về ban ngày (ở miền nam thì cà ngày lẫn đêm). Ban đêm chúng ẩn trên cây hoặc trong các bụi cây, cũng có thể chúng ẩn trong các hang đất. Rắn leo trèo và bơi giỏi. Phân bố:Việt Nam: Suốt từ Bắc vào Nam ở đồng bằng, trung du và vùng núi. Thế giới: Hymalaia, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia. Giá trị: Cùng với hổ mang, cạp nong làm thành bộ 3 ngâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp. Thịt rắn ráo rất ngon. Tình trạng: Số lượng rắn ráo hiện nay bị giảm sút trầm trọng do bị săn bắn triệt để. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt rắn ráo non trong mùa sinh sản.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 207.

Page 10: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

RẮN RÁO TRÂU (chưa tìm thấy bài viết)

Page 11: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn cạp nong

Tên Latin: Bungarus fasciatus

Họ:   Rắn hổ Elapidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN CẠP NONG

Bungarus fasciatus Schneider, 1801Psedoboa fasciatus Schneider, 1801

Bungarus annularis Daudin, 1863Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy SquamataMô tả: Rắn cạp nong cỡ lớn. Đầu hơi phân biệt với cổ, không có vảy má. Mắt nhỏ, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Vảy thân 15 hàng, hàng vảy sống lưng hình 6 cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, khoanh đen, khoanh vàng xấp xỉ nhau. Chiều dài cơ thể khoảng 1m trở lên. Sinh học: Rắn cạp nong ăn chủ yếu các loài rắn. Ngoài ra còn ăn ếch nhái, cóc, thằn lằn, trứng rắn, chuột và cả cá nữa. Chúng đẻ trứng vào cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 hàng năm, khoảng 2 - 15 trứng, cỡ khoảng 6, 25 x 3, 75cm. Nơi sống và sinh thái: Thường sống trong rừng hoặc những nơi gần chỗ ở của người, trong các hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng, gò đống, bờ sông, bờ đê, vườn tược, bụi tre, bờ ao. Chúng kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày Rắn cạp nong thường chậm chạp. ít cắn người song người bị rắn cạp nong cắn có thể bị tử vong. Phân bố:Việt Nam: Phổ biến khắp nơi ở đồng bằng, trung du và vùng núi. Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia. Giá trị: Cùng với hổ mang, rắn ráo làm thành bộ 3 nhâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp. Ngoài ra rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu. Tình trạng: Số lượng còn rất ít do bị săn bắt triệt để. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt rắn non trong mùa sinh sản, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 209.

Page 12: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn cạp nong đầu đỏ

Tên Latin: Bungarus flaviceps

Họ:   Rắn hổ Elapidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Peter Paul van Dijk  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN CẠP NONG ĐẦU ĐỎ

Bungarus flaviceps Reinhardt, 1843Megaerophis flaviceps Tirant, 1885

Họ: Rắn hổ ElapidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tảRắn cạp nong đầu đỏ là một loài rắn rất đẹp. Đầu và đuôi của rắn màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng. Có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc theo sống lưng và hai bên thân. Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Phần chót đuôi màu đỏ. Sinh học:Thức ăn chủ yếu của loài này là các loài rắn khác và loài thằn lằn bóng chân ngắn. Loài rắn ăn đêm này có nọc độc và khả năng gây chết người. Rắn con chưa được ghi nhận, nhưng được cho là giống rắn trưởng thành.Nơi sống và sinh thái:Rắn cạp nong đầu đỏ rất hiếm này sống ở các vùng rừng rậm có độ cao độ cao 914m so với mực nước biển Phân bốViệt Nam: Mới chỉ được ghi nhận là tím thấy ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai Thế giới: Loài này phân bố ở Tenasserim, bán đảo Ratchaburi phía Nam Thái Lan, bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Bangka, phía Tây Mã Lai và Kalimantan. Tình trạng:Số lượng còn rất ít. Tài liệu dẫn: A photographic guider to snakes and other reptiles of Thailand - trang 31. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 130.

 

Page 13: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn hổ mang

Tên Latin: Naja naja

Họ:   Rắn hổ Elapidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Wolfgang Wuster  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN HỔ MANG

Naja naja Linnaeus, 1758Coluber naja Linnaeus, 1758

Naia naia Bourret, 1936Naja tripudians Merrem, 1920

Họ: Rắn hổ ElapidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng, thường rắn hổ mang miền Bắc Việt Nam (từ Đà Nẵng trở ra), ở hai bên vòng tròn có giải màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể tới 2000mm. Sinh học: Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn... rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu. Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước 59 - 62 / 29 - 29mm và có hiện tượng con các canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8. Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ. Nơi sống và sinh thái: Rắn hổ mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, dưới gốc cây lớn trong bụi tre. Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày. Phân bố:Việt Nam: Trên khắp lãnh thổ nước ta từ Bắc đến NamThế giới: Nam trung Á, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia. Giá trị: Rắn hổ mang là loài rắn độc cắn chết người. Nọc độc của chúng làm thuốc chữa đau các khớp xương, tê thấp, còn dùng làm thuốc tê. Rắn hổ mang cùng với rắn cạp nong, rắn ráo làm thành bộ 3 nhâm rượu để điều chế thành rượu tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp xương. Ngoài ra rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu. Tình trạng: Số lượng rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều ít do bị săn bắt triệt để. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt rắn non, cấm bắt trong mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 210.

Page 14: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rắn hổ mang chúa

Tên Latin: Ophiophagus hannah

Họ:   Rắn hổ Elapidae Bộ:   Có vảy Squamata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Stephen Von Peltz  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RẮN HỔ MANG CHÚA

Ophiophagus hannah Cantor, 1836Hamadryas hannah Cantor, 1836

Naja hannah Bourret, 1927Maia hannah Bourret, 1936

Họ: Rắn hổ ElapidaeBộ: Có vảy Squamata

Mô tả: Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc có cỡ lớn nhất, chúng có khả năng bạnh cổ song không bạnh to được bằng rắn hổ mang thường. Mặt trên đầu rắn hổ mang chúa có 2 tấm vảy chấm lớn. Lưng rắn trưởng thành có màu vàng lục hay nâu nhiều khi chỉ có màu đen chì. Cá thể non lưng có màu đen với nhiều vệt sáng, ở cổ có hình chữ V ngược màu vàng nhạt. Chiều dài cơ thể khoảng 3 - 4m, có khi đạt tới 5m. Sinh học: Rắn hổ mang chúa ăn loài thằn lằn, rắn là chủ yếu, song đôi khi ăn cả chim và chuột. Rắn hổ mang chúa đẻ từ 20 - 30 trứng một lứa. Trứng đẻ trong ổ có rắn mẹ đôi khi cả rắn bố canh giữ cho đến khi trứng nở. Nơi sống và sinh thái: Rắn hổ mang chúa thường sống ở vùng trung du và vùng núi, ít gặp ở đồng bằng. Chúng sống trong những các hang dưới hốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng bên bờ suối, đôi khi cả những nơi trống trải. Rắn hổ mang chúa leo cây và bơi rất giỏi, song nói chung chúng sống trên mặt đất. Rắn hổ mang chúa kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm. Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc và dữ tợn nhất vì chúng chủ động tấn công người, đậc biệt là trong trường hợp khi đang canh giữ ổ trứng hoặc bị chọc phá. Phân bố:Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc, Quảng Ninh, Nam Hà,, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo). Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia. Giá trị: Độc tính nọc của rắn hổ mang chúa rất cao, cắn người với lượng độc lớn nên có trường hợp người bị rắn cắn bị chết sau nửa giờ. Nọc độc của rắn hổ mang chúa, có giá trị dược liệu và xuất khẩu, da thuộc được ưa chuộng. Tình trạng: Số lượng rắn hổ mang chúa hiện nay suy giảm rất nhiều ít do thiều nơi ở thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 211.

Page 15: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vích

Tên Latin: Caretta caretta

Họ:   Vích Cheloniidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VÍCH

Caretta olivacea Eschscholtz, 1829Chelonia olivacea Eschscholtz, 1829

Caretta caretta Siebenrock, 1909Thalassochelys caretta Boulenger, 1889

Lipidochelys olivacea Fitzinger, 1843Caretta caretta olivacea Smith, 1931

Họ: Vích CheloniidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tả: Đầu có 2 đôi vảy trước trán. Mỏ ngắn, tầy. Mai lưng được bao phủ bằng những tấm sừng, sắp xếp thành những dạng lợp ngói mà toàn bộ dính sát vào mai lưng. Có 5 đôi tấm sườn, chân có 2 vuốt, kích thước trung bình đạt tới 1m. Sinh học: Thức ăn chủ yếu là thực vật biển (rong tảo), có khi ăn cả cá, tôm cua. Mùa đẻ trứng từ tháng 2 - 5, mỗi lần đẻ khoảng 170 - 200 trứng, tròn, đường kính từ 38 - 41mm. Khi đẻ con mẹ bỏ lên bãi cát trên vùng triều ở ven biển hoặc hải đảo nơi vắng người hoặc các loài kẻ thù khác, dùng chân sau đào lỗ sâu khoảng 30 - 50cm, đẻ trứng xuống đó xong, con mẹ vùi cát cẩn thận rồi quay xuống biển. Trứng nhờ bức xạ mặt trời sưởi ấm và phát triển. Con non mới nở bới cát chui lên, lập tức bò ngay xuống biển, tìm nơi trú ẩn trong các hang, lỗ hoặc vách đá hay là ẩn trong các bụi cây rong tảo, chỉ khi đói mới bò ra kiếm mồi. Nơi sống và sinh thái: Sống ở biển cạnh các hải đảo, nơi có nhiều rong biển. Có thể nuôi trong các ao đầm nước mặn, có khả năng nhịn đói nhiều ngày nhưng phải thấm ướt da bằng nước mặn. Kẻ thù chủ yếu của con non là chim biển, chó, cá dữ (cá mập, cá mú...). Phân bố:Việt Nam: Có ở khắp các vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam. Thế giới: Đại Tây Dương (bắc Mỹ, vịnh Mêhicô, Cuba, Côlômbia), vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình DươngGiá trị: Thịt rất ngon, sản lượng tương đối nhiều, cũng có thể làm hàng mỹ nghệ. Tình trạng: Đây là loài rùa biển hay gặp nhất và có số lượng nhiều ở biển nước ta, nhưng những năm gần đây do đánh bắt quá mức, nhất là việc khai thác trứng đã làm cho sản lượng ngày càng giảm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Trong thời gian từ tháng 3 - 5 cấm khai thác trứng và bắt giết con mẹ ở tất cả các vùng biển nước ta. Tổ chức các trại nuôi và sản xuất con giống và trứng.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 219.

Page 16: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Đồi mồi

Tên Latin: Eretmochelys imbricata

Họ:   Vích Cheloniidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  ĐỒI MỒI

Eretmochelys imbricata Linnaeus, 1766Testudo imbricata Linnaeus, 1766

Chelonia imbricata Schweigger, 1814Chelonia caretta Temminck et Schlegel, 1835

Eretmochelys squamata Agassiz, 1857Họ: Vích CheloniidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tả: Đầu có 2 đôi vảy trước trán. Mỏ nhọn, mai lưng được bao phủ bằng những tấm sừng, sắp xếp thành những dạng lợp ngói viền sau và viền bên của các tấm sừng không dính liền mai lưng. Có 4 đôi tấm sườn. Chân trước có 2 vuốt. Cá thể lớn nhất dài đến 90cm. Sinh học: Đồi mồi ăn chủ yếu là thực vật biển (rong tảo), có khi ăn cả cá, tôm cua. Mùa đẻ trứng từ tháng 2 - 5, mỗi lần đẻ khoảng 170 - 200 trứng, tròn, đường kính từ 38 - 41mm. Khi đẻ con mẹ bỏ lên bãi cát trên vùng triều ở ven biển hoặc hải đảo nơi vắng người hoặc các loài kẻ thù khác, dùng chân sau đào lỗ sâu khoảng 30 - 50cm, đẻ trứng xuống đó xong, con mẹ vùi cát cẩn thận rồi quay xuống biển. Trứng nhờ bức xạ mặt trời sưởi ấm và phát triển. Con non mới nở bới cát chui lên, lập tức bò ngay xuống biển, tìm nơi trú ẩn trong các hang, lỗ hoặc vách đá hay là ẩn trong các bụi cây rong tảo, chỉ khi đói mới bò ra kiếm mồi. Nơi sống và sinh thái: Sống ở biển cạnh các hải đảo, nơi có nhiều rong biển. Có thể nuôi trong các ao đầm nước mặn, có khả năng nhịn đói nhiều ngày nhưng phải thấm ướt da bằng nước mặn. Kẻ thù chủ yếu của con non là chim biển, chó, cá dữ (cá mập, cá mú...). Phân bố:Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Bà), Thanh Hóa, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu), Hoàng Sa, Trường Sa. Thế giới: Đại Tây Dương có từ bắc Mỹ đến nam Braxin, ở Ấn Độ Dương thường gặp ở Madagasca; Tây Thái Bình Dương có ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philíppin, Đông Thái Bình Dương có từ nam California đến Pêru. Giá trị: Thịt ăn ngon, vảy làm hàng mỹ nghệ (đồ trang sức qúy). Tình trạng: Trước đây có nhiều ở Cát Bà, Côn Đảo, Nha Trang, Phú Quốc, Thổ Chu, nhưng những năm gần đây số lượng đã giảm đi nhiều do bị săn bắt quá mức để làm hàng mỹ nghệ và khai thác trứng để ăn, phá hoại các bãi đẻ. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm khai thác trứng và con mẹ đẻ trứng ở các nơi dọc bờ biển, đặt biệt là Khánh Hòa, Kiên Giang (Phú Quốc), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Trường Sa và Cát Bà. Tổ chức các trại nuôi và sản xuất con giống.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 221.

Page 17: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa đầu to

Tên Latin: Platysternum megacephalum

Họ:   Rùa đầu to Platysternidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA ĐẦU TO

Platysternum megacephalum Gray, 1831Platysternon megacephalum Gray, 1831

Họ: Rùa đầu to PlatysternidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tả: Rùa cỡ trung bình nhỏ, có đầu khá to không thụt vào trong mai. Mỏ rùa trông giống như mỏ chim vẹt. Mai rùa rất đẹp và dưới đuôi mắt ở mỗi bên đầu có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt tới cổ. Mai màu xám, mặt bụng có màu vàng rất nhạt. Chiều dài mai khoảng 15, 0 - 18, 4cm. Sinh học: Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác và rùa đầu to đẻ 2 trứng vào mùa hè. Nơi sống và sinh thái: Sống ở ven suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối. Rùa đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Phân bố:Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Bắc Thái (Định Hòa), Lạng Sơn, Quảng Trị (Đồng Tâm Vẽ), Gia Lai (Sơ Klang). Thế giới: nam Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Thái Lan, bắc Lào. Giá trị: Có gíá trị thẩm mỹ. Mai và yếm còn được dùng nấu cao. Tình trạng: Số lượng ít do bị săn bắt liên tục, nhất là thời gian gần đây do việc mua bán trao đổi với nước ngoài tăng mạnh. Mức độ đe dọa: bậc R. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắt, mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 225.

 

Page 18: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa trung bộ

Tên Latin: Annamemys annamensis

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA TRUNG BỘ

Annamemys annamensis (Siebenrock, 1903)Cyclemys annamensis Siebenrock

Họ: Rùa đầm EmydidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tảRùa trung bộ có kích thước cỡ trung bình hoặc nhỏ. Mai dẹp, dài khoảng 17cm màu xám sẫm; có 3 gờ chạy dọc lưng, gờ giữa lưng rõ nhất, rìa sau mai không có răng cưa. Yếm màu vàng hoặc màu cam có những đốm lớn màu đen ở mỗi tấm yếm. Đầu màu nâu sẫm hoặc đen, có một sọc màu vàng, một đôi sọc chạy từ sau mũi qua phía trên ổ mắt xuống cổ. 1 đôi khác lớn hơn bắt đầu từ mũi qua ổ mắt và màng nhĩ xuống cổ. đôi thứ 3 chạy dọc phía dưới hàm dưới xuống cổ.Sinh học:Thức ăn chủ yếu của loài này là thực vật (rau, hoa quả) và động vật (cá). Sinh sản của loài này chưa có tài liệu dẫn.Nơi sống và sinh thái:Rùa trung bộ sống ở các dầm lầy và suối có dòng cháy chậm trong các khu rừng rậm.Phân bố:Việt Nam: Quảng Nam - Đà Nẵng (Phúc Sơn)Thế giới: Chưa rõTình trạng:Số lượng rất ít nên hiếm gặp. Tài liệu dẫn: Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán - trang 27. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 160.

Page 19: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa hộp trán vàng

Tên Latin: Cuora galbinifrons

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA HỘP TRÁN VÀNG

Cuora galbinifrons Bourret, 1939Họ: Rùa đầm Emydidae

Bộ: Rùa TestudinataMô tả: Rùa híp cỡ trung bình. Mai cao, gồ hẳn lên. Yếm gồm 2 mảnh cử động được, khi đầu co thụt vào trong mai thì nửa yếm phía trước khép kín lại. Khác những loài rùa khác, Rùa híp có 2 tấm vảy hậu môn của yếm gắn liền làm một. Mai có màu nâu hoặc màu hạt dẻ, chính giữa lưng có một vệt dài màu vàng mảnh, chiều dài mai khoảng 28cm. Sinh học: Thức ăn là ốc nhỏ và thực vật. Nuôi trong vườn động vật chúng thích ăn chuối chín và các loại rau. Rùa híp đẻ trứng vào tháng 6. Trước khi đẻ có tập tính bới đất để vùi trứng. Rùa híp thường đẻ 1 trứng. Một rùa nuôi ở Nghĩa Đô (Từ Liêm, Hà Nội), ngày 02/6/1974 đẻ 1 trứng hình bầu dục, kích thước 63 x 29, 5mm, nặng 33g. Nơi sống và sinh thái: Thường sống trong các bụi rậm ở rừng vùng núi và trung du nhưng ở mát và ẩm ướt ở những nơi có nhiều nước. Phân bố:Việt Nam: Yên Bái (Lục Yên), Bắc Thái (Chợ Đồn, Ba Bể), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hòa Bình (Mai Châu, Tu Lí), Nghệ An (Đô Lương), Hà Tĩnh (Hương Khê), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã). Thế giới: Chưa có số liệu. Giá trị: Có gíá trị thẩm mỹ. Tình trạng: Số lượng ít do bị săn bắt liên tục. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 228.

 

Page 20: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa hộp lưng đen

Tên Latin: Cuora amboinensis

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA HỘP LƯNG ĐEN

Cuora amboinensis (Daudin, 1802)Testudo amboinensis Daudin, 1802Cistudo amboinensis Morice, 1875

Cyclemys amboinensis Mocquard, 1907Họ: Rùa đầm Emydidae

Bộ: Rùa TestudinataMô tả: Mai phồng nhẵn. Gờ sống lưng nổi rõ. Yếm có hai mảnh cử động được, bờ sau yếm không khuyết. Mai xám đen. Yếm màu vàng nhạt, ở bờ ngoài mỗi tấm vảy bụng có một vệt đen. Chiều dài mai khoảng 20cm. Sinh học: Rùa hộp lưng đen ăn thực vật. Chúng đẻ 2 - 5 trứng, hình bầu dục, kích thước 40 - 46/ 30 - 34mm. Nơi sống và sinh thái: Thường sống trong các ao, đầm ruộng ngập nước. Chúng ẩn mình trong những đám lá cây mục nát. Phân bố:Việt Nam: Đắc Lắc (Đắc Phơi, Bản Đôn), Long An, Minh Hải. Thế giới: Mianma, Thái Lan, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia. Giá trị: Rùa hộp lưng đen có gíá trị thẩm mỹ. Thịt và trứng ngon được nhân dân ưa thích. Tình trạng: Số lượng ít do bị săn bắt liên tục. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 227.

Page 21: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa hộp ba vạch

Tên Latin: Cuora trifasciata

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA HỘP BA VẠCH

Cuora trifasciata Bell, 1825Sternothaerus trifasciatus Bell, 1825

Họ: Rùa đầm EmydidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tả: Rùa hộp ba vạch cỡ trung bình. Mai hơi dẹp, trên mai có 3 gờ hơi rõ (1 gờ sống lưng, 2 gờ bên). Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được có thể kép kín vào mai. Lưng nâu có 3 vạch xám đen chạy dọc theo 3 gờ kể trên. Yếm rùa màu xám đen, viền đỏ nâu. Chiều dài của mai khoảng từ 17 - 20cm, gần gấp đôi chiều rộng. Sinh học: Rùa hộp ba vạch ăn các loại quả, lá cây, các loại rong, bèo mọc ở ven suối và các khe rãnh, kể cả sâu bọ. Rùa hộp ba vạch có sức nhịn đói lâu, có thể tới 2 tháng song nếu không cho uống nước và lại để ở nơi khô nóng chúng sẽ nhanh chóng bị chết. Đẻ 2 trứng vào mùa hè, trứng hình ô van, kích thước 27 - 50mm. Nơi sống và sinh thái: Sống ở ven suối, các vùng rừng núi và trung du, tới độ cao 1000m cón gặp. Ban ngày rùa ẩn dưới những đống lá cây mục nát ven suối hay ven khe rãnh, tối mới ra kiếm mồi. Phân bố:Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Tĩnh. Thế giới: bắc Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam). Giá trị: Rùa hộp ba vạch có giá trị thẩm mỹ và kinh tế (thực phẩm, mai và yếm nấu cao), còn là loài động vật có giá trị xuất khẩu cao. Tình trạng: Rùa hộp ba vạch đang bị săn bắt ghê gớm không kể mùa vụ, bắt cả con non để bán ra nước ngoài, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn chắc chắn chúng có nguy cơ bị tiêu diệt. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắt, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 228.

Page 22: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa ba gờ

Tên Latin: Damonia subtrijuga

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA BA GỜ

Damonia subtrijuga (Schlegel et S. Muller, 1844)Emys subtrijuga Schlegel et S. Muller

Emys macrocephala Bourret, 1927Họ: Rùa đầm Emydidae

Bộ: Rùa TestudinataMô tảLoài rùa có kích thước cỡ trung bình, mai dài 17 - 21cm. Mai màu nâu sáng hoặc sẫm, đôi khi nâu đỏ, rìa mai có màu trắng đục hoặc vàng sáng, không có riềm răng cưa ở phía sau. Có gờ lưng, trên gờ này nổi những u nhỏ. Yếm màu vàng hoặc màu kem có những phần màu nâu sẫm hoặc đốm đen; đầu có sọc màu vàng. 1 sọc chạy từ mút mõm qua phía trên ổ mắt về phía cổ, 1 sọc chạy từ mũi qua phía dưới ổ mắt tới cổ và một đốm trăng ngay ở sau ổ mắt.Sinh học:Thức ăn chủ yếu của loài rúa này là động vật như cua, tôm, đỉa cá nhỏ, côn trùng giun và ốc. Sinh sản của loài này hầu như chưa được biết đến.Nơi sống và sinh thái:Chúng thường sống ở các nơi ao, hồ, đồng lầy, đầm trũng, suối nhỏ nơi có nước chảy chậm và nền đáy mềm.Phân bố:Việt Nam: Cần thơ, Kiên Giang (Rạch Giá), Minh Hải (U Minh, Năm Căn)Thế giới: Thái Lan, Cambodia, Indonesia, đảo Java Tài liệu dẫn: Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán - trang 31. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 165.

Page 23: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa đất lớn

Tên Latin: Geoemyda grandis

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA ĐẤT LỚN

Geoemyda grandis Gray, 1860Clemmys grandis Strauch, 1862

Heosemys grandis Cochran, 1930Họ: Rùa đầm Emydidae

Bộ: Rùa TestudinataMô tả: Rùa đất lớn có mai cao, thường có một gờ sống lưng. Bờ sau mai có răng cưa rõ rệt. Đặc biệt tấm bìa một thường có góc lồi khỏi bờ mai rõ ràng và có hình tam giác. Bờ trước yếm gần như thẳng, bờ sau yếm khuyết, đuôi rất ngắn. Mai rùa màu nâu thẫm. Yếm màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, các tấm vảy yếm có những khía tia màu nâu sẫm hoặc đen. Chiều dài mai khoảng 40cm. Sinh học: Rùa đất lớn ăn thực vật chúng dễ nuôi và rất thích ăn chuối chín (công viên Thủ Lệ - Hà Nội). Nơi sống và sinh thái: Rùa đất lớn thường sống ở ao, sông, suối, có nước chảy chậm, trên địa hình có độ cao khác nhau. Chúng rất bạo dạn khi gần người. Phân bố:Việt Nam: Đắc Lắc (Nam Đà). Thế giới: Mianma, Thái Lan, Campuchia, Malaixia. Giá trị: Có gíá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Rùa đất lớn hiện có số lượng rất ít do bị săn bắn gắt gao. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi trong vườn động vật. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 229.

Page 24: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa đất sêpôn

Tên Latin: Geoemydas tcheponensis

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA ĐẤT SÊPÔN

Geoemydas tcheponensis Bourret, 1939Họ: Rùa đầm Emydidae

Bộ: Rùa TestudinataMô tảRùa đất sê pôn là loài có kích thước trung bình , mai có thể dài đến 22cm; có một gờ giữa lưng nhưng không rõ rệt. mai màu xám nâu hoặc nâu sẫm. Có vài sọc màu hồng phía dưới cổ mở rộng về phía dưới ổ mắt đến tận mũi và cằm. Con đực có đuôi dài và dầy hơn con cái .Sinh học:Thức ăn chủ yếu của chúng là giun đất. côn trùng, cá, tôm và hoa quả, rau xanh. Hiện chưa có số liệu về sinh sản của chúng.Nơi sống và sinh thái:Chúng sống ở các sông suối ở khu vực miền núi, thích bò lên cạn.Phân bố:Việt Nam: Lai Châu (Chà Cang), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Trị, Gia Lai (Sơklang)Thế giới: Lào, CambodiaTình trạng:Số lượng ít cần được bảo vệ  Tài liệu dẫn: Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán - trang 33. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 167

Page 25: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa răng

Tên Latin: Hieremys annandalei

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA RĂNG

Hieremys annandalei Boulenger, 1903Cyclemys annandalei Boulenger, 1903

Họ: Rùa đầm EmydidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tả: Rùa răng có mỏ làm thành 2 mấu nhọn hình răng ở hàm trên. Mai phồng, bờ trước yếm lồi, bờ sau yếm khuyết, bờ bên phần sau yếm thẳng, chân dẹp, chân có màng da. Màu trên mai nâu thẫm hay đen. Chiều dài mai 47cm. Sinh học: Trong điều kiện nuôi, rùa răng ăn cây thủy sinh, quả hoặc các loại rau, chúng đẻ tứ tháng 12 - 1 năm sau. Mỗi lứa đẻ 4 trứng, trứng có vỏ đá vôi, kích thước 36 - 38/ 57 - 62mm. Nơi sống và sinh thái: Sống ở đầm hoặc sông nước chảy chậm khi bị chọc phá rùa thường phản ứng bằng cách đưa mỏ hình răng để doạ. Phân bố:Việt Nam: Minh Hải (Rừng tràm U Minh, rừng đước Năm Căn). Thế giới: Thái Lan, Campuchia, Malaixia. Giá trị: Có gíá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Rùa răng hiện có số lượng rất ít do bị săn bắn gắt gao, thiếu môi trường sống thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 230.

Page 26: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa sa nhân

Tên Latin: Pyxidea mouhoti

Họ:   Rùa đầm Emydidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA SA NHÂN

Pyxidea mouhoti (Gray, 1862)Cyclemys mouhoti Gray, 1862

Họ: Rùa đầm EmydidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tảLoài rùa cỡ trung bình này có mai dài 18cm, lưng phẳng có 3 gờ nổi rõ (nhưng không có vệt xám đen).1 gờ ở giữa lưng. 2 gờ chạy dọc từ tấm vẩy 1 đến 4 trên mai. Mai màu vàng hoặc nâu sáng; bờ sau mai có riềm răng cưa. Con đực đuôi dài và dầy hơn con cáiSinh học:Tuy chưa có số liệu về sinh sản của loài này nhưng thức ăn chính của chúng được biết đến là thực vật (cỏ). thích ăn nhất là giun đất .Nơi sống và sinh thái: Loài này sống trong rừng, thường ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô, gỗ mục Phân bố:Việt Nam: Lào Cai (Bảo Hà), Bắc Thái (Thái Nguyên), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì) Hoà Bình, Hà Bắc,Ninh Bình, Thanh Hoá (Quan Hoá), Nghệ An (Tân Kỳ)Thế giới: Đông ấn Độ, Trung Quốc, Lào. Tài liệu dẫn: Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán - trang 35. Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam trang 169.

Page 27: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa núi vàng

Tên Latin: Indotestudo elongata

Họ:   Rùa cạn Testudinidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA NÚI VÀNG

Indotestudo elongata (Blyth, 1853)Tetudo elongata Blyth, 1853Họ: Rùa cạn Testudinidae

Bộ: Rùa TestudinataMô tả:Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng không phẳng như lưng rùa núi viền cũng không phồng cao như rùa núi nâu. Phía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Chiều dài mai khoảng 27, 5cm. Sinh học:Rùa núi vàng ăn thực vật và quả rụng. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, đẻ 4-5 trứng, kích thước 40/50mm và có tập tính vùi trứng vào đất. Nơi sống và sinh thái:Rùa núi vàng sồng ở trong rừng, ở những bụi cây thấp, những nơi có độ cao tương đối thấp. Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô rùa núi vàng có cá tính trú khô, chúng nằm lỳ trong bụi và không ăn, sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.Phân bố:Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc (Lục Ngạn), Tây Ninh. Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia. Tình trạng:Rùa núi vàng hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều và thiếu môi trường sống thích hợp. Mức độ đe dọa: Bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ:Cấm săn bắt để ăn thịt và mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 230.

Page 28: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rùa núi viền

Tên Latin: Manouria impressa

Họ:   Rùa cạn Testudinidae Bộ:   Rùa Testudinata   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Peter Paul van Dijk  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÙA NÚI VIỀN

Manouria impressa (Gunther, 1882)Geoemyda impressa Gunther, 1882

Testudo impressa Bourret, 1941Geochelone latinuchalis Vaillant, 1894

Họ: Rùa cạn TestudinidaeBộ: Rùa Testudinata

Mô tả: Rùa núi viền cỡ trung bình. Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Lưng rùa phẳng, không phồng cao. Những tấm vảy mai ở chính giữa phẳng. Phía trước và sau mai có những phần nổi có dạng răng cưa nhọn và cong lên. Phần trước và sau yếm lõm và sâu hình chữ V. Chân hình trụ, ngón chân không có máu da. Mai có những tấm vảy màu nâu nhạt viền đen. Mặt bụng màu vàng có các tia phóng xạ sẫm. Chiều dài mai khoảng 20, 6 - 18, 0cm. Sinh học Thức ăn là các quả rụng, mầm cỏ, các loại nấm. Rùa núi viền giao phối vào mùa hè. Nơi sống và sinh thái: Rùa núi viền chuyên sống ở các khe rãnh, thung lũng vùng núi, tới độ cao 1500m còn gặp như ở SaPa. Chúng hoạt động vào buổi chiều, ban ngày trú ẩn trong các hang hốc. Phân bố:Việt Nam: Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng (Lang Bian). Thế giới: Mianma, Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Thái Lan, tây Malaixia. Giá trị: Có giá trị khoa học và thẩm mỹ, đôi khi nhân dân sử dụng làm thực phẩm. Tình trạng: Rùa núi viền hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều và thiếu môi trường sống thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt để ăn thịt và mua bán, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 231.

Page 29: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cá sấu hoa cà

Tên Latin: Crocodylus porosus

Họ:   Cá sấu Crocodylidae Bộ:   Cá sấu Crocodylia   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Nguyễn thị liên Thương  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CÁ SẤU HOA CÀ

Crocodylus porosus Schneider, 1801Họ: Cá sấu Crocodylidae

Bộ: Cá sấu CrocodyliaMô tả: Khác với Cá sấu xiêm, Cá sấu hoa cà có những tấm sừng màu vàng và màu đen xen kẽ nhau, các tấm này cách nhau bởi màng da. Cá sấu hoa cà có 2 gờ chạy từ mũi lên mắt. Chiều dài cơ thể tới 6m. Sinh học: Cá sấu hoa cà chủ yếu ăn tôm, cua, sâu bọ và cá nhỏ; con trưởng thành ăn thêm cả những động vật có xương sống có kích thước phù hợp với kích thước cơ thể chúng. Chúng đẻ khoảng 25 - 90 trứng vào ổ để trên cạn cách mực nước khoảng 60 - 80m. Tổ đẻ được làm bằng cành lá thành ụ có đường kính tới 7m và cao trên 1m. Cá sấu mẹ có tập tính bảo vệ trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 80 - 90 ngày. Nơi sống và sinh thái: Cá sấu hoa cà sống ở vùng núi duyên hải, các cửa sông lớn hay ở các vùng rừng ngập mặn hoặc các đầm lầy nước lợ, nơi sống có thể mở rộng đến các đoạn sông có độ sâu lớn và ít chịu ảnh hưởng của nước triều. Phân bố:Việt Nam: từ Bà Rịa - Vũng Tàu - Cần Giờ đến phía tây vịnh Kiên Giang (Phú Quốc), Côn Đảo. Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia, bắc Australia và Banglađet. Giá trị: Có giá trị thẩm mỹ, da thuộc có giá trị thương mại cao. Tình trạng: Hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm đánh bắt để mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 223.

Page 30: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cá sấu xiêm

Tên Latin: Crocodylus siamensis

Họ:   Cá sấu Crocodylidae Bộ:   Cá sấu Crocodylia   Nhóm:   Bò sát  

       Hình: Walter J. Rainboth  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CÁ SẤU XIÊM

Crocodylus siamensis Schneider, 1801Họ: Cá sấu Crocodylidae

Bộ: Cá sấu CrocodyliaMô tả: Cá sấu xiêm có dạng như kỳ đà song thân dài. Mõm dài như cái kẹp, hàm dưới có nhiều răng dài và nhọn. Đuôi cao to, khoẻ phía trên đuôi có một gờ. Chân sau có màng ở lưng có dạng hình chữ nhật. Cá sấu xiêm màu xám, mặt bụng nhạt hơn so với lưng. Cá sấu xiêm ở ta dài khoảng 2, 20 - 2, 28m (trên thế giới Cá sấu xiêm lớn nhất đạt tới 4m)Sinh học: Cá sấu xiêm chủ yếu ăn cá, cua và những thú nhỏ như chuột. Chúng giao phối khoảng tháng 12 - 3 với kích thước tối thiều khoảng 1800mm. Chúng đẻ trứng mỗi năm một lần vào đầu mùa mưa ttừ tháng 4 - tháng 10 dương lịch với số lượng 15 - 20 trứng, có khi tới 40 trứng. Một tuần trước khi đẻ, Cá sấu đào một hố sâu đến 500mm rộng 800mm đẻ trứng vào đó. Chúng thường đẻ vào ban đêm. Sau khi đẻ xong, ổ đẻ được lấp bằng các cành lá khô mục làm thành một mô cao đến nửa m. Cá sấu mẹ có tập tính bảo vệ trứng. Sau khi đẻ 75 - 85 ngày thì trứng nở. Cá sấu xiêm sơ sinh dài khoảng 200 đến 300mm. Nơi sống và sinh thái: Cá sấu xiêm thường sống ở hồ, sông lạch, những nơi có nước lặng hoặc nước chảy chậm. Chúng còn thích sống ở đầm lầy xa các dòng nước chảy. Phân bố:Việt Nam: Gia Lai (sông Ba), Kontum (sông Sa Thầy), Đắc Lắc (sông Easúp, sông Krông Ana, hồ Lắc, hồ Krông Pach thượng), Nam bộ (sông Cửu Long). Thế giới: Campuchia, Malaixia, Giava, Kalimantan. Giá trị: Da thuộc có giá trị thương mại cao; được nuôi trong vườn động vật. Tình trạng: Hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắt triệt để. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm đánh bắt để mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 224.

Page 31: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Công

Tên Latin: Pavo muticus imperator

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CÔNG

Pavo muticus imperator Delacour, 1949Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Mô tả: Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có màu lục ánh thép. Đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng vàng và nâu. Lông đuôi lúc xoè ra có hình nan quạt, thẳng đứng. Chim cái có màu sắc tương tự. Mắt nâu. Da mặt vàng xanh. Mỏ xám sừng, chân xám. Cả chim đực và cái đều có cựa. Sinh học: Tổ làm đơn giản, đẻ vào tháng 5 - 6, mỗi lứa đẻ 4 - 6 trứng. Vỏ trứng màu trắng đục, kích thước trung bình (72, 2 x 58, 3mm). ấp 27 - 28 ngày. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc, hạt cỏ dại đôi khi có cả côn trùng và nhái nhỏ. Công nuôi thay lông vào tháng 6 - 11. Nơi sống và sinh thái: Công thích sống ở rừng thưa, đặc biệt là rừng khộp, chỗ cây bụi và trảng cỏ rậm rạp rải rác có nhiều cây gỗ lớn, nơi có độ cao khoảng dưới 1000m. Thường gặp kiếm ăn ở cửa rừng trong các trảng cỏ, vùng nương rẫi nơi dọc bờ sông gần nơi ở của chúng ở Nam Bãi Cát Tiên gặp công ở sườn đồi xung quanh các bàu nước, kiếm ăn trên các bãi cỏ củ vùng đầm lầy vào mùa nước cạn hoặc ven ruộng lúa, ban đêm ngủ trên các cây to gần đó. Ngoài mùa sinh sản thường kiếm ăn theo đàn hoặc gia đình. Có thể gặp công sống ở những nơi cố định. Phân bố:Việt Nam: Ngày nay chỉ còn thấy công ở vùng nam Trung bộ (Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Thuận Hải, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng), và Nam bộ (Đồng Nai). Thế giới: Đông Mianma, Trung Quốc (Nam Vân Nam), Thái Lan và Đông Dương. Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Nơi ở tự nhiên mất đi và thu hẹp môt cách trầm trọng. Số lượng bị giảm sút ở nhiều nơi vẫn còn bị săn bắt. Nguyên nhân chủ yếu là mất nơi ở nói trên là do tình hình rừng ở nước ta bị tác động như đã nói đến ở các loài khác. Số lượng công hiện còn lại ở nước ta đáng kể là ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên và Đắc Lắc. Mức độ đe dọa: bậc R. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Giống như các loài chim trĩ khác. Chú ý khôi phục các đàn công còn lại ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) và Yokđôn (Đắc Lắc). ngăn cấm việc săn bắt công còn lại ở các vùng khác trong cả nước.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 125.

Page 32: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

TRĨ SAO (CHƯA CÓ BÀI VIẾT)

Tên Việt Nam: Trĩ sao

Tên Latin: Rheinartia ocellata ocellata

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Karen Phillipps  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TRĨ SAO

Rheinartia ocellata ocellata Elliot, 1871Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Mô tả: Nhìn chung ở chim trưởng thành có lông mày rộng màu trắng, mào dài (60mm) từ sau đỉnh đầu đến gáy, da mặt màu hồng. Chim đực có đuôi và mào dài, bộ lông màu nâu tốt với các chấm trắng, nâu hung và đen. Mặt bụng gần giống lưng, trước họng trắng nhạt. Chim đực 1 - 2 năm tuổi giống chim trưởng thành về màu sắc nhưng đuôi ngắn hơn. Chim cái có mào ngắn và thưa hơn chim đực, màu lông gần giống tự nhưng kích thước hơi bé hơn. Mắt nâu. Mỏ hồng. Chân nâu phớt hồng. Cả chim đực và cái đều không có cựa. Sinh học: Bắt đầu sinh sản vào đầu tháng 3. Đẻ 2 trứng có màu vàng sẫm phớt hồng có các chấm li ti đỏ tía. Trọng lượng tươi khoảng 75, 3g. ấp 25 ngày. Thức ăn là côn trùng đôi khi có cả nhái. Ngoài ra còn ăn lá, quả cay và hạt cỏ. Ngày 7/5 ở Kông Cha Răng đã bắt được chim cái đi cùng 2 chim non. Chim cái đang thay lông ở bụng và cánh. Nơi sống và sinh thái: Sống định cư ở tổ và rừng rậm thường xanh, trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau và độ cao từ 100 - 1000m, phổ biến từ 100 - 700m ở những nơi có trĩ sao sinh sống thường có thể nghe tiếng kêu từ xa, thỉnh thoảng còn nghe chúng kêu vào đêm khuya. Vào mùa sinh sản chim đực khoe mã bằng động tác múa ở (bãi múa) trong chỗ rừng trống. Tổ thường làm ngay trên mặt đất, trong cùng sinh cảnh thường gặp một số loài cùng họ. Phân bố:Việt Nam: Trung bộ (từ 140 vĩ bắc ngang Quy Nhơn, ở phía nam đến 190 vĩ bắc ngang Vinh ở phía bắc)Thế giới: Lào (ngang với 190 vĩ bắc), Malaixia (là vùng phân bố của phân loài thứ 2: Rh. o. nigrescensGiá trị: Loài đặc sản quý ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Hiện nay còn gặp trĩ sao ở Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), khu vự Đèo Ngang phía bắc Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế (A Lưới, núi Bạch Mã), Gia Lai (Kon Cha Răng) và Lâm Đồng (một vài cá thể gần vùng núi Bidup, Lạc Dương). Vườn quốc gia Bạch Mã hiện nay có thể coi là nơi còn lại quần thể trĩ sao lớn nhất (75 con/34 km2). Tuy nhiên vùng phân bố của chúng bị thu hẹp và bị tác động do tình trạng rừng đã nói đến ở trên của nước ta hiện nay. Ngoài ra chúng còn bị săn bắt ở vài nơi. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Nghiên cứu xây dựng các khu bảo vệ ngoài Vườn quốc gia Bạch Mã. Xây dựng khu vực nuôi để gia tăng số lượng và áp dựng các biện pháp bảo vệ như đối với các loài chim trĩ khác.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 126.

Page 33: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gà lôi lam mào đen

Tên Latin: Lophura imperialis

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Karen Phillipps  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GÀ LÔI LAM MÀO ĐEN

Lophura imperialis Delacour et Jabouille, 1924Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Mô tả: Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở gáy lam đen. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, dài và ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Chim đực non gần độ trưởng thành có bộ lông màu tối, nhiều cỗ vằn. Đầu, mào, cổ và ngực màu lam đen. Chim cái trưởng thành không có mào rõ ràng, bộ lông nhìn chung có màu nâu hạt dẻ. Các phần khác có màu giống chim đực. Sinh học: Chim nuôi sinh sản vào tháng 6. Đẻ 5 - 7 trứng, có màu kem hồng thẫm với các chấm trắng nhỏ và ấp 25 ngày. Nơi sống và sinh thái: Lần đầu tiên tìm thấy trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam. Một chim đực non bắt được vào tháng 2/1990 ở Hà Tĩnh trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Trong cùng sinh cảnh còn gặp một số loài chim trĩ khác (xem gà lôi lam mào trắng)Phân bố:Việt Nam: khu Phân bố từ Quảng Bình, Quảng Trị. Khu vự mới phát hiện: Hà Tĩnh (vùng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên). Thế giới: Lào (tiếp giáp vùng biên giới Việt Nam - Lào)Giá trị: Loài đặc sản hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Vùng phân bố lịch sử nằm trong khu vực chiến tranh ác liệt kéo dài ở Việt Nam, mặt khác do tình trạng phá rừng và săn bắt quá mức nên đã không tìm thấy trong khu vực phân bố cũ (Xem gà lôi lam mào trắng) ở vùng rừng Hà Tĩnh tình trạng xảy ra như đối với gà lôi lam đuôi trắng. Mức độ đe dọa: bậc EĐề nghị biện pháp bảo vệ: Giống như ở gà lôi lam mào trắng và đuôi trắng.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 135.

Page 34: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gà lôi lam mào trắng Tên Latin: Lophura edwardsi Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Karen Phillipps  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GÀ LÔI LAM MÀO TRẮNG

Lophura edwardsi Delacour et Jabouille, 1924Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Mô tả: Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía.. Chim đực non gần độ trưởng thành có bộ lông màu tối, nhiều chỗ vằn. Đầu, mào, cổ và ngực màu trằng. Chim cái trưởng thành không có mào rõ ràng, bộ lông nhìn chung có màu nâu hơi xỉn. Các phần khác có màu giống chim đực. Sinh học: Chim nuôi sinh sản vào tháng 6. Đẻ 5 - 7 trứng, có màu kem hồng thẫm với các chấm trắng nhỏ. ấp 25 ngày. Nơi sống và sinh thái: Lần đầu tiên tìm thấy trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam. Một chim đực non bắt được vào tháng 2/1990 ở Hà Tĩnh trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Trong cùng sinh cảnh còn gặp một số loài chim trĩ khác (Xem gà lôi lam mào đen)Phân bố:Việt Nam: khu Phân bố từ Quảng Bình, Quảng Trị. Khu vực mới phát hiện: Hà Tĩnh (vùng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên). Thế giới: Lào (tiếp giáp vùng biên giới Việt Nam - Lào)Giá trị: Loài đặc sản hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Vùng Phân bố lịch sử nằm trong khu vực chiến tranh ác liệt kéo dài ở Việt Nam, mặt khác do tình trạng phá từng và săn bắt quá mức nên đã không tìm thấy trong khu vực phân bố cũ (Xem gà lôi lam mào đen) ở vùng rừng Hà Tĩnh tình trạng xảy ra đối với gà lôi lam đuôi trắng. Mức độ đe dọa: bậc EĐề nghị biện pháp bảo vệ: Giống như ở gà lôi lam mào trắng và đuôi trắng.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 135.

Page 35: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gà lôi hông tía

Tên Latin: Lophura diardi

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Craig Robson  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GÀ LÔI HỒNG TÍA

Lophura diardi Bonaparte, 1858Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Mô tả: Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ. Sinh học: Sống định cư và làm tổ ở rừng. Bắt đầu vào mùa sinh sản vào năm thứ 3. đẻ 5 - 8 trứng. Trứng ngắn và hơi tròn, màu vàng hồng nhạt kích thước (18 - 38mm). Ấp 24 - 25 ngày. Ăn hạt, giun và côn trùng. Nơi sống và sinh thái: Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ. Phân bố:Việt Nam: Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) đến Nam bộ. Đã gặp ở nhiều nơi: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây Ninh. Thế giới: Thái Lan, Đông Dương. Giá trị: Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Nơi sống bị tác động. Bị săn bắt cho nên số lượng ngày càng bị giảm sút. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cầm khẩn trương tiến hành khoanh khu bảo vệ gà lôi hồng tía cùng một số loài trĩ khác ở vùng rừng Hà Tĩnh kết hợp với việc bảo vệ khu rừng đầu nguồn Hồ Kẻ Gỗ (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên). Cần tiếp tục tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu nhằm thu thập thêm các thông tin về hiện trạng và ranh giới vùng phân bố của chúng. Ngăn cấm tuyệt đối việc săn bắt gà lôi hồng tiá ở tất cả mọi nơi, đồng thời tiến hành công tác giáo dục toàn dân, nhật là nhân dân địa phương bảo vệ gà lôi hồng tía Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 136.

Page 36: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gà tiền vàng mặt

Tên Latin: Polyplectron bicalcaratum ghigii

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình:  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GÀ TIỀN MẶT VÀNG

Polyplectron bicalcaratum ghigii Delacour et JabouillePolyplectron chinquus ghigii Delacour et Jabouille, 1924

Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Chim trưởng thành: Chim đực và chim cái trưởng thành gần giống như phân loài Polyplectron bicalcaratum bicalcaratum nhưng màu hơi nâu hơn, các sao ở đuôi viền màu hung đỏ rộng.Kích thước: Cánh (đực): 188 - 240, (cái): 240 - 250; đuôi: 355 - 430; giò: 67 - 75; mỏ: 20 - 25mm.Phân bố: Phân loài gà tiền Polyplectron bicalcaratum ghigii, phân bố ở các rừng núi vùng Đông Bắc, sườn đông dãy Trường sơn về phía Nam đến khoảng Qui nhơn.Nhiều vật mẫu thuộc phân loài Polyplectron bicalcaratum ghigii đã sưu tầm được ở Vĩnh yên (chân núi Tam đảo), Thái nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, vùng núi Đông triều và Quảng Trị. Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 232.

Page 37: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gà tiền mặt vàng

Tên Latin: Polyplectron bicalcaratum bicalcaratum

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Kamol  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GÀ TIỀN MẶT VÀNG

Polyplectron bicalcaratum bicalcaratum (Linnaeus)Pavo bicalcaratus Linnaeus, 1824

Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

Chim trưởng thành: Nhìn chung bộ lông màu xám tro hơi nâu. Ở phía lưng, phao câu lông bao trên đuôi có những vệt trắng xếp ngay ngắn thành hàng; ở phần ngực những vệt trắng rõ hơn. Phần lông xù ở đầu và đầu hơi vằn trắng. Họng, đôi khi cả phần trước có màu trắng nhạt. Trên cánh có những sao tròn màu xanh lam óng ánh, mỗi sao được bao bằng một vành màu đen và vành ngoài rộng hơn màu trắng nhạt. Trên đuôi cũng có những sao dạng bầu dục màu lục biếc, ngoài viền hung đỏ, thẫm ở phía dưới, nhạt ở phía trên. Mỗi một đôi sao xếp theo hàng ngang. Sao in hằn hơi đen xuống mặt dưới lông.Mắt trắng hay xám. Da mặt vàng. Cổ đen ở chóp và mép, phần còn lại màu hồng thịt. Chân xám nâu. Có hai cựa. Chim cái:Dáng và màu sắc cũng giống như chim đực song cỡ nhỏ và kẻm mã hơn, sao nhỏ và đen thẫm hơn, nhưng không ánh bằng sao ở chim đực, những vành tròn đen và trắng bị đứt quãng, không có sao trên các lông đuôi ngắn nhất, màu trắng ở họng và mào lông ở gáy không rõ. Mắt nâu hay nâu xám. Da mặt màu hồng thịt. Chân xám.Kích thước: Cánh (đực): 200 - 240, (cái): 180 - 50; đuôi: 300 - 400; giò: 72 - 78; mỏ: 17 - 19mm.Phân bố: Phân loài gà tiền mặt vàng này phân bố ở Miến Điện, đông Bắc Thái Lan, Thượng Lào, Nam Vân Nam và vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo Delacour (1930), thì những cá thể bắt được ở vùng Sapa là dạng trung gian giữa hai phân loài Polyplectron bicalcaratum bicalcaratum và Polyplectron bicalcaratum ghigii. Gà tiền là loài chim đặc sản của nước ta. Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 230.

Page 38: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gà tiền mặt đò

Tên Latin: Lophura nycthemera

Họ:   Trĩ Phasianidae Bộ:   Gà Galliformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GÀ TIỀN MẶT ĐỎ

Lophura nycthemera Elliot, 1871Họ: Trĩ PhasianidaeBộ: Gà Galliformes

 Mô tả:Đầu không có mào, da trần ở mặt màu đỏ. Lông cánh vai, đuôi có sao màu lục biếc. Lưng và lông giữa bao đuôi không có sao và nhìn chung có màu nâu gụ sẫm. Con cái nhỏ hơn con đực và có màu lông tối hơn, sao dạng ba cánh nhỏ và tối hơn. Chim non màu lông có sao đen xỉn. Mắt nâu, mỏ màu sừng và chân xám chì.Loài này gần như sinh sản quanh năm. Trứng có màu kem, kích thớc (35 x 45mm) thời gian ấp khoảng 22 ngày. Thức ăn gồm quả cây và côn trùng. Nơi sống và sinh thái: Thường gặp ở các sinh cảnh khác nhau kể cả rừng thông và tre nứa, nơi có độ cao khoảng dưới 1200m. Thường nghe tiếng kêu kéo dài đặc trưng vào các giờ khác nhau trong ngày. Lúc chạy thường xèo cánh và ít khi bay lên cao. Phân bố:Việt Nam: Khoảng vĩ tuyến 140 từ Quy Nhơn đến Đồng Nai. Đã gặp ở Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Sông Bé và Đồng Nai. Thế giới: Thái Lan, CampuchiaGiá trị: Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Vùng sống bị ảnh hưởng nhiều của chiến tranh và các tác động khác đối với rừng. Bị săn bắt liên tục nên số lượng ngày càng bị giảm sút. Mức độ đe dọa: bậc T. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cần tiến hành giáo dục bảo vệ gà mặt tiền đỏ đối với cán bộ và nhân dân địa phương, đồng thời ngăn chặt việc săn bắt đang xảy ra ở nhiều nơi nhất là ở Lâm Đồng. Trước tiên cần chú ý quản lý và bảo vệ tốt quần thể còn lại ở vườn quốc gia Nam Bãi Cát Tiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 131.

Page 39: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vẹt lùn

Tên Latin: Loriculus vernalis vernalis

Họ:   Vẹt Psittacidae Bộ:   Vẹt Psittaciformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Craig Robson  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VẸT LÙN

Loriculus vernalis vernalis (Sparrman)Psittacus vernalis Sparrman, 1787

Họ: Vẹt PsittacidaeBộ: Vẹt Psittaciformes

Chim đực trưởng thành: Mặt lưng lục nhạt, hông và trên đuôi đỏ thẫm. Đuôi llục thẫm. Bao cánh nhỏ, nhỡ và lông cánh tam cấp lục, bao cánh lớn lục thẫm. Lông cánh đen ở phiến lông trong và lục ở phiến lông ngoài, càng vào trong màu lục càng nhiều dần. Mặt dưới đuôi và dưới cánh xanh. Mặt bụng lục vàng nhạt, ở họng có vệt xanh nhạt. Chim cái: Nhìn chung màu thẫm hơn, không có vệt xanh ở họng. Chim non. Gần giống chim cái, ở hông có lẫn một số lông lục. Mắt trắng vàng nhạt. Mỏ đỏ tươi, chóp mỏ vàng. Da gốc mỏ hồng thẫm. Chân vàng nhạt hay vàng cam.Kích thước: Cánh: 83 - 97; đuôi: 36 - 38; giò: 9 - 10; mỏ: 10 - 11mm. Phân bố: Vẹt lùn phân bố ở Himalai, Axam, Bengan, Miến Điện, Thái Lan và Đông Dương. Việt Nam: loài này có từ Quảng Trị trở vào Nam, nhưng nhiều nhất là ở Tây Nguyên.  Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 421.

Page 40: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vẹt ngực đỏ

Tên Latin: Psittacula alexandri fasciata

Họ:   Vẹt Psittacidae Bộ:   Vẹt Psittaciformes   Nhóm:   Chim  

       Hình:  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VẸT NGỰC ĐỎ

Psittacula alexandri fasciata (Muller) Psittacus fasciatus Muller, 1776

Họ: Vẹt PsittacidaeBộ: Vẹt Psittaciformes

Chim đực trưởng thành: Một dải hẹp đen bắt đầu từ trước trán kéo dài đến mép trước mắt, một dải đen khác rộng hơn bắt đầu từ gốc mỏ dưới kéo dài xuống hai bên cổ. Phần còn lại của đầu xám xanh, trước mắt và các lông ở quanh mắt phớt lục. Phần sau và hai bên cổ lục tươi. Lưng, vai, hông và trên đuôi lục hơi phớt vàng. Các lông đuôi giữa xanh nhạt tươi, các lông hai bên lục hơi phớt xanh, mút lông hơi vàng: Lông bao cánh vàng phớt lục. Lông cánh xanh với mép ngoài viền vàng hẹp và phiến lông trong đen nhạt viền vàng. Cằm trắng nhạt; họng và ngực hung đỏ. Bụng lục phớt xanh. Dưới đuôi lục phớt vàng.Chim cái: Đầu màu xám, xỉn hơn và thường phớt lục thẫm. Ngực màu hồng thẫm phớt vàng nhạt, không có màu đỏ. Mỏ trên đen và mắt vàng nhạt. Chim non:Mặt lưng hoàn toàn lục với vài ánh tím ở đầu. Mắt vàng cam nhạt hay vàng nhạt, chim đực có mỏ trên đỏ tươi, mỏ dưới đen. Chân vàng lục hay vàng nhạt. Kích thước: Cánh (đực): 162 - 174, (cái): 157 - 162; đuôi (đực): 168 - 189, (cái): 145 - 171; giò: 16 - 17; mỏ: 23 - 28mm.Phân bố: Vẹt ngực đỏ phân bố ở Himalai, đông Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Nam Trung Quốc và Đông Dương.Việt Nam vẹt ngực đỏ có ở khắp các vùng nhưng nhiều nhất là ở vùng trung du và vùng núi, những chỗ có nhiều cây cao rậm rạp.  Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 447.

Page 41: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vẹt đầu hồng

Tên Latin: Psittacula roseata juneae

Họ:   Vẹt Psittacidae Bộ:   Vẹt Psittaciformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Karen Phillipps  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VẸT ĐẦU HỒNG

Psittacula roseata juneae Biswas, 1915Họ: Vẹt Psittacidae

Bộ: Vẹt PsittaciformesChim đực trưởng thành: Đỉnh đầu và hai bên đầu hồng tươi má và gáy hồng phớt bạc Các lông ở gốc hàm dưới, cằm, họng và một dải ở dưới má đen kéo dài thành vòng ở hai bên và sau cổ. phần còn lại ở mặt lưng lục nhạt, phớt vàng nhạt ở phần trên lưng. Đuôi xanh nhạt, với phần gốc lông lục nhạt và mút lông vàng trắng nhạt. Cánh lục, các lông cánh và lông bao cánh đều viền màu nhạt hơn, phiến lông trong của các lông cánh sơ cấp đen nhạt. Ở lông bao cánh nhỡ có một vệt đỏ. Mặt bụng vàng lục nhạt. Dưới cánh và nách lục.Chim cái: Bầu xám hồng viền vàng, không có vòng đen ở cổ. Mắt trắng hay vàng nhạt. Mỏ trên vàng cam, mỏ dưới đen. Chân lục xỉn.Kích thước: Cánh (đực): 135 - 146, (cái): 131 - 141; đuôi (đực): 149 - 158, (cái): 145 - 156; giò 12 - 13; mỏ 17 - 19mm.Phân bố: Vẹt đầu hồng phân bố ở Bengan, Nêpan, Axam, Miến Điện, Thái Lan, Nam Trung Quốc và Đông Dương. Việt Nam: loài này có ở khắp các rừng những chỗ tương đối không rậm rạp từ Quảng Trị trở vào Nam.  Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 445.

Page 42: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vẹt đầu xám

Tên Latin: Psittacula himalayana finschii

Họ:   Vẹt Psittacidae Bộ:   Vẹt Psittaciformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Craig Robson  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VẸT ĐẦU XÁM

Psittacula himalayana finschii (Hume)Palaeornis finschii Hume, 1874

Họ: Vẹt PsittacidaeBộ: Vẹt Psittaciformes

Chim đực trưởng thành: Toàn bộ đầu xám trừ các lông ở sau hàm dưới, cằm và họng đen nhạt. Phía sau cổ có một vòng xanh lục tươi. Mặt lưng lục hơi phớt vàng. Cánh lục, ở gần góc cánh có vệt đỏ. Các lông cánh sơ cấp đen nhạt phớt lục ở phiến lông ngoài và viền vàng ở phiến lông trong. Các lông đuôi giữa dài, màu xanh, phần mút đuôi vàng, các lông đuôi ở hai bên lục ở phiến lông ngoài và vàng ở phiến lông trong. Mặt bụng lục vàng.Chim cái: Gần giống chim đực, nhưng không có vệt đỏ ở cánh. Chim non:Gần giống chim cái, nhưng đầu ít màu xám và nhiều màu lục. Mắt trắng hay vàng nhạt. Mỏ trên đỏ tươi, mỏ dưới vàng. Chân lục xỉn. Kích thước: Cánh: 138 - 157; đuôi: 185 - 2 99; giò: 13 - 14; mỏ: 21 - 22mmPhân bố: Vẹt đầu xám phân bố ở Axam, Miến Điện, Thái Lan và Đông Dương.Việt Nam: loài này có ở Bắc Thái, Hòa Bình, Lai Châu, Quảng Trị và Thừa Thiên.  Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 420.

Page 43: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vẹt má vàng

Tên Latin: Psittacula eupatria siamensis

Họ:   Vẹt Psittacidae Bộ:   Vẹt Psittaciformes   Nhóm:   Chim  

       Hình: Craig Robson  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VẸT MÁ VÀNG

Psittacula eupatria siamensis (Kloss)Palaeronis eupatria siamensis Kloss, 1917

Họ: Vẹt PsittacidaeBộ: Vẹt Psittaciformes

Chim trưởng thành: Một dải đen rất hẹp bắt đầu từ góc mép mỏ kéo dài ra hai bên cổ rồi lẫn với vòng màu hồng ở phía trên cổ. Đầu lục, phớt xanh ở đỉnh đầu và gáy và chuyển thành vàng nhạt ở phía sau má, tai, hai bên cổ và họng. Phần còn lại ở mặt lưng lục nhạt. Lông đuôi giữa lục ở phần gốc, xanh nhạt ở phần ngoài, các lông đuôi ngoài lục ở phiến lông ngoài và vàng ở phiến lông trong, ở mút và ở mặt dưới lông. Cánh lục, lông cánh sơ cấp thẫm ở mút và đen nhạt ở phiến lông trong. Một vệt đỏ hồng xỉn ở bao cánh nhỏ. Ngực vàng nhạt, chuyển thành lục ở các phần còn lại ở mặt bụng. Dưới cánh lục xanh nhạt ở các lông bé và xám ở các lông lớn. Chim cái và chim non:Không có vòng hồng ở cổ và không có dải đen ở sau mép mó, vệt ở góc cánh bé. Mắt trắng xanh nhạt. Mỏ đỏ. Chân vàng nhạt hay vàng cam nhạt. Kích thước: Cánh (đực): 190 - 203, (cái): 179 - 199; đuôi (đực): 240 - 280, (cái): 190 - 240; giò: 17 - 18; mỏ: 29 - 35mm. Phân bố: Loài vẹt này phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Nam Lào và Nam Việt Nam.ở miền Nam Việt Nam: loài này có ở nhiều ở rừng thường xanh như châu Đốc, Tây Ninh, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho và Biên Hòa. Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 443.

Page 44: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

HỒNG HOÀNGCập nhật: 10/4/2006

Tên thường gọi: Hồng HoàngBộ: Passeriformes - Bộ SẻHọ: Bucerotidae - Họ Hồng hoàngTên Khoa học: Buceros bicornisMô tả : Cao 119cm. Đây là loài lớn nhất trong họ Hồng hoàng tại Việt Nam. Đầu

đen. Cổ và bụng trắng; giữa cánh có dải rộng trắng; mút cánh trắng; trên đuôi có dải rộng đen. Mỏ lớn màu vàng với mũ mỏ lớn. Da trần quanh mắt đỏ. Chân xám. Chim cái nhỏ hơn chim đực và mỏ cũng nhỏ hơn.

Phân bố : Khắp các vùng trong cả nước. Gặp ở độ cao lên đến 1.500m.Nơi ở : Rừng thường xanh, nguyên sinh và thứ sinh; rừng hỗn giao với cây rụng lá.Sinh sản : Từ tháng 1-8, tổ trong hốc cây, đẻ từ 1-3 trứng.Tình trạng :  Loài định cư, số lượng ít do bị săn bắt và mất nơi ở. Đã trở nên hiếm

dần trong vùng phân bố. Đi lẻ hay đàn nhỏ (gặp đàn đông nhất gần 20 con ở Đắklắk năm 1998)  ( * )

Đối với vùng núi tỉnh An Giang, đã từng gặp loài chim quí hiếm này vào những năm 1976, 1977 ở khu vực Vồ Đầu, Vồ Bướm, Vồ Thiên Tuế của núi Cấm. Khoảng thời gian này thì rừng vẫn còn khá nhiều, những hoạt động của người dân cũng ít. Nhưng từ cuối năm 1978 đến năm 1990, rừng bị tàn phá mạnh, dân định cư ngày một nhiều, làm mất dần nơi ở và tình trạng săn bắn tự do đã làm cho loài chim này không còn tồn tại.

Sau 15 năm, gây trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh tự nhiên cho đến nay, vẫn chưa thấy sự trở lại của loài chim qúi hiếm này. Phải chăng do sự định cư, cùng với những hoạt động của con người, đã phá vỡ môi trường sống của chúng. Đây là sự đáng tiếc.

Vậy, nếu ai phát hiện, cần báo ngay về các Hạt, Trạm Kiểm lâm để có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.(*) Chim Việt Nam, Nguyễn Cử, NXBLĐ-XH-2000,tr 122.

Bành Thanh Hùng , Chi cục Kiểm lâm An Giang

Page 45: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

YỂNG (CHƯA CÓ BÀI VIẾT)

Page 46: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy vòi hương

Tên Latin: Paradoxurus hermaphroditus

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Mammals of Cambodia  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY VÒI HƯƠNG

Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777) Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả:   Cầy vòi hương nặng 3 - 5 kg, dài thân 480 - 700mm, dài đuôi 400 - 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn. Mặt xám đen có các đốm trắng bên má và bên mắt. Bốn vó chân đen, bụng xám, Đuôi dài, phần mặt trên gốc đuôi đen điểm vàng nhạt, mặt dưới vàng đất. Phần ngoài đuôi đen. Sinh thái và tập tính: Cơ bản gần giống cầy vòi mốc. Chủ yếu sống ở rừng. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Thường đi đơn. Thức ăn chủ yếu là các loài cây rừng. Vòi hương sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào các tháng 10, 11, 12.  Mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Cầy con sinh trưởng khá nhanh. Phân bố: Nam Trung Quốc, Nêpan, miền Đông Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Việt Nam loài này phân bố khá nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Phan Rang trở vào đến Long An. Giá trị sử dụng: Cho xạ hương, da lông và thực phẩm. Tình trạng: Số lượng cầy vòi hương không còn nhiều. Cần có biện pháp bảo vệ loài này, cấm săn bắn, bẫy, bắt. Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 178.

Page 47: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy vòi mốc

Tên Latin: Paguma larvata

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY VÒI MỐC

Paguma larvata (H. Smith, 1827) Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cầy vòi mốc nặng 6 - 9 kg, dài thân 650 - 75mm, dài đuôi 535 - 660mm. Lông trên thân. Nửa đùi trên, nửa đuôi trong màu vàng xám. Bụng vàng xám. Nửa đùi dưới phần đuôi ngoài đen. Có một sọc trắng bắt đầu từ mũi đi qua giữa đầu và đến gáy, má màu trắng nhạt. Có đốm trắng ở góc tai và dưới mi mắt. Con đực có tuyến xạ giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Sinh thái và tập tính: Đây là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Làm tổ trong gốc cây. Sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm). Leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2m hoặc nhảy từ trên cao 6 - 7m xuống đất chính xác. Tính bạo dạn, ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn. Cầy vòi mốc ăn chủ yếu là quả cây rừng trong họ Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burceraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sến (Sapotaceae). Vào các tháng hiếm quả cây rừng, Vòi mốc còn ăn cả côn trùng, cánh cứng, nhái, chuột (Phạm Nhật, 1982). Cầy vòi mốc động dục vào tháng 3 đến tháng 4, mang thai 1,5  đến 2 tháng, đẻ vào tháng 5 - 6. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Cầy mẹ làm tổ đẻ cẩn thận trong các hốc cây. Con đẻ ra yếu, chưa mở mắt. Phân bố: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma, Assam, Nêpan, Malaixia, Sumatra, Boneo. Ở nước ta cầy vòi mốc phấn bố khắp các tỉnh có rừng. Giá trị sử dụng: Vòi mốc là thú cho da lông và thực phẩm (Một con có thể cho 0,2m2 da lông, 5 - 6 kg thịt). Hàng năm, ở các tỉnh miền Bắc săn bắn trên 40.000 con, tương đương 200 tấn thịt, 100m2 da lông (Lê Hiền Hào, 1972). Tình trạng: Số lượng hiện nay không còn nhiều, Điều kiện rừng nước ta đang bị suy thoái dẫn đến mất nơi sống của chúng. Cần bảo vệ và không cho phép săn bắn loài này.  Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 176.

Page 48: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy mực

Tên Latin: Artictis binturong

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY MỰC

Artictis binturong (Raffles, 1821)Viverra binturong Raffles, 1821

Paradoxurus albifrons F. Cuvier, 1822Arctictis gairdneri Thomas, 1916

Họ: Cầy ViverridaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ lớn nhất trong họ cầy. Dài thân 795 - 860mm, dài đuôi 400 - 714mm, dài bàn chân sau: 90 - 140mm, trọng lượng 10 - 20kg. Mõm phớt trắng bạc. Tai nhỏ tròn có túi lông dài. Bộ lông màu đen. Một số cá thể có bộ lông phớt trắng hoa râm hoặc xám trắng ở mút lông phớt trắng muối tiêu hoặc vàng hung. Chân ngắn khoẻ có vuốt ngắn dài nhọn. đuôi mập dài, mút đuôi có thể co cuộn vào cành cây lúc leo trèo. Sinh học: Thức ăn gồm các loạI quả chín, chim thú nhỏ, trứng chim và côn trùng. Sinh sản hầu như quanh năm. Thời gian có chửa 92 ngảy. Mỗi lứa đẻ từ 1 - 3 con. Nơi sống và sinh thái: Cầy mực sống ở rừng già, rừng hỗn giao rậm rạp hoang vắng. Sống đơn độc làm tổ ở hốc cây. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, leo trèo giỏi ít xuống mặt đất. Phân bố:Việt Nam: Lai Châu, Ninh Bình (Cúc Phương), Gia Lai, Kontum (Hà Nừng), Đắc Lắc. Đồng Nai (Mã đà, rừng cấm Cát Tiên)Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Bocnêo, Xurmatơra, Giava. Giá trị: Loài thú hiếm từ trước đến nay. Có giá trị kinh tế cao cho da lông và tuyến xạ. Tình trạng: Trong thiên nhiên số lượng ít, ngày càng giảm sút nghiêm trọng do nạn săn bắn quá mức và chặt phá rứng. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt. Kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 64.

Page 49: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy gấm

Tên Latin: Prionodon pardicolor

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY GẤM

Prionodon pardicolor Hodgron, 1841Parditis pardicolor presina Thomas, 1925

Họ: Cầy ViverridaeBộ: Ăn thịt carnivora

Mô tả: Dài thân: 450 - 310mm, dài đuôi: 399 - 300mm, dài bàn chân sau: 75 - 45 mm, trọng lượng khỏang 1kg. Cầy gấm có thân hình thon dài, mõm nhọn. Bộ lông mịn xốp màu vàng nhạt, nhiều đốm đen hoặc nâu đen ở thân và đùi, có bốn sọc đen từ gáy đến bả vai. Đuôi dài tròn đều, có 9 (7) vòng khoang đen nên được gọi là cầy chín khoang.Sinh Học:Thức ăn chính là chuỗt, đến chim nhỏ, rắn, ếch nhái và một số loài lưỡng cư khác.Nơi sống và sinh thái: Cầy gấm sống và hoạt động chủ yếu ở rừng thường xanh. Sống độc thân, lén lút trong các rừng nhiều cây bụi giây leo, hoạt động ban đêm.Phân bổ: Việt nam: Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Phân bổ rộng ở các tỉnh miền núi ở Việt nam.Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, (Sikkim), Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Indonesia (Sumatra).Giá trị:Loại thú hiểm, có bộ lông đẹp xốp, lòai điều chỉnh số lượng chuột rừng, rắn, ếch nhái trong thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái.Tình trạng: Loài thú quý hiếm. Mức độ đe doạ: bậc R.Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn bắt, buôn bán.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 70.

Page 50: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy văn bắc

Tên Latin: Chrotogale owstoni

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY VẰN BẮC

Chrotogale owstoni Thomas, 1912Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt CarnivoraMô tả: Cỡ trung bình trong họ cầy. Dài thân 580 - 690mm, dài đuôi 350 - 470mm, dài bàn chân sau: 77 - 90mm. Bộ lông màu vàng nhạt hoặc xám bạc. có 3 sọc đen từ sống mũi đến đỉnh đầu, 2 sọc đen từ gáy đến bả vai, 4 sọc đen hoặc nâu đen lớn vắt ngang lưng, 2 sọc đen ở gốc đuôi. Sinh học: Thức ăn gồm có động vật đất, giun đất, ấu trùng, côn trùng, ếch nhái, rắn và một số động vật chim nhỏ, chuột. Mùa sinh sản khá tập trung. Ghép đôi vào tháng 1 - 2, sinh đẻ vào tháng 3 - 4. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 3 con. Nơi sống và sinh thái: Cầy vằn bắc sống ở rừng thứa, rừng tái sinh, rừng hỗn giao gỗ tre nứa, nơi đất ẩm dọc bờ suối, bờ thung lũng. Sống đơn độc, hoạt động kiếm ăn ban đêm trên mặt đất, có trường hợp gặp chúng trèo cây cao 2 - 3m. Phân bố:Việt Nam:Tuyên Quang, Lào Cai (Sapa), Lai Châu (Mường Mun), Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Gia Lai, Kontum (Hà Nừng). Thế giới: Tây Nam Trung Quốc, LàoGiá trị: Loài thú hiếm. Danh sách đỏ thế giới xếp bậc V. Là nguồn gen quý, giống chỉ một loài phân bố hẹp ở vùng bắc Đông Dương. Cầy vằn có bộ lông đẹp có thể nuôi làm cảnh trong các vườn thú. Tình trạng: Số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc R. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn, bẫy bắt. Nuôi nhân giống ở vườn thú.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 66.

Page 51: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy giông

Tên Latin: Viverra zibetha

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY GIÔNG

Viverra zibetha Linnaeus, 1758 Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora Kích thước: Chiều dài đầu thân: Con đực 790mm, con cái 770mm. Chiều dài đuôi: con đực 460, con cái 440mm. Trọng lượng: Từ 8 - 9 kg. Đặc điểm nhận dạng: Cỡ lớn, bộ lông màu xám đen có 4 - 5 vạch đen bên mình, bên cổ có 3 đường chỉ đen nằm ngang, đuôi có 6 - 7 ngấn màu trắng xen đen. Miệng màu trắng. Phía sau tai có vệt màu trắng kéo xuống đến cổ. Từ sau gáy kéo xuống gốc đuôi có dải lông đen. Con đực to hơn con cái chút ít. Phân bố: Từ miền Nam Trung Quốc đến miền Đông Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Việt Nam. Đặc điểm sinh thái: Có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Thức ăn gồm cá, trứng chim, bò sát, rắn cóc, sâu bọ, chuột, hoa quả, củ. Cầy giông có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, vì nó ăn cả động vật và thực vật nên nó là loài hạn chế các con vật nhỏ có vai trò phân tán thảo mộc. Kiếm ăn đêm và kiếm ăn ở trên cây nhiều hơn kiếm ăn ở dưới đất. Đề nghị biện pháp bảo vệ, Cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với biện pháp bảo vệ môi sinh.  Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 71.

Page 52: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cầy hương

Tên Latin: Viverricula indica

Họ:   Cầy Viverridae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Mammals of Cambodia  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CẦY HƯƠNG

Viverricula indica (Desmarest, 1817) Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cầy hương nhỏ hơn cầy giông, nặng 2 - 4 kg, dài thân 540 - 630mm, dài đuôi 300 - 430mm. Lông màu xám bẩn. Dọc sống lưng có các vệt xám đen, hông có nhiều vệt đen mờ xếp thành hàng chạy từ vai đến mông, Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Sinh thái và tập tính: Cầy hương không sống trong rừng. Sinh cảnh thích hợp là trên nương rẫy, ven khe suối, trên các savan đồi cây bụi. Sống đơn độc, kiếm ăn đêm (thường từ chập tối đến nửa đêm). Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng và chuột. Ngoài ra chúng còn ăn chim và một số loài bò sát (rắn, nhông) một số loại quả và rễ cây. Cầy hương sinh sản tập trung vào tháng 4,5,6. Mỗi lứa 2 - 3 con. Tuổi thọ khoảng 8 - 9 năm. Phân bố: Trên toàn vùng Nam châu Á. Ở nước ta, cầy hương phân bố khắp các tỉnh miền núi và trung du. Giá trị sử dụng: Cầy hương cho xạ hương là một loại dược liệu quí. Tình trạng: Số lượng không còn đối phổ biến, cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài cầy hương.  Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 176.

Page 53: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Chồn vàng

Tên Latin: Martes flavicula

Họ:   Chồn Mustelidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Nguyễn thị liên Thương  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CHỒN VÀNG

Martes flavicula Boddaert, 1785 Họ: Chồn MustelidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Chồn vàng nặng 3 - 5 kg, dài thân 450 - 600mm, dài đuôi 380 - 450mm. Lưng màu vàng đất, mông và chi phớt nâu xám, Đấu gáy bàn chân và đuôi nâu đen. Bụng vàng nhạt. Cằm và má trắng. Sinh thái và tập tính: Chồn vàng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, kể cả trên các đồi cây bụi và rừng ngập mặn. Thích hợp là các rừng cây gỗ, trú thân trong các hốc cây, hốc đá, hang đất và cả trong bụi rậm. Sống đơn đôi khi theo nhóm nhỏ 3 - 4 con. Chồn vàng nổi tiếng là loài leo trèo giỏi và có tốc độ di chuyển rất nhanh. Bơi lội tốt, kiếm ăn ngày hoặc đêm (phụ thuộc vào khả năng và hoạt động của con mồi). Rất khôn khéo lúc hoạt động. Chồn vàng ăn các loại chim sóc, chuột, rắn và cả các loài thú có kích thước lớn hơn nó (khỉ, cheo cheo, và các loài cầy vòi ăn quả). sinh sản vào mùa hè, mang thai 220 - 290 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 1 - 3 con. Phân bố: Vùng Đông Á, Siberia  đến các đảo thuộc Malaixia và Indonesia, phía tây đến Pakistan. Ở nước ta, Chồn vàng có ở hầu khắp các tỉnh có rừng, kể cả rừng ngập mặn. Giá trị sử dụng: Chồn vàng gây những tác hại đáng kể đối với các loài động vật săn bắn và động vật nuôi. Tình trạng: Số lượng chồn vàng kkhông còn nhiều do săn bắt quá mức và phá rừng làm mất nơi sống tự nhiên của chúng. Đề nghị biện pháp bảo vệ, Cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với biện pháp bảo vệ môi sinh.   Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 170, Danh lục thú Việt Nam.

Page 54: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rái cá thường

Tên Latin: Lutra lutra

Họ:   Chồn Mustelidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÁI CÁ THƯỜNG

Lutra lutra (Linnaeus, 1758)Mustela lutra Linnaeus, 1758

Họ: Chồn MustelidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ trung bình trong họ chồn. Dài thân 460 - 700mm, dài đuôi 270 - 380mm, dài bàn chân sau: 94 - 143mm, trọng lượng 2, 5 - 9, 5kg. Mõm ngắn mập. Rèm lông trên mũi hình zíc zắc, mà, cổ và họng phớt trắng. Bộ lông dày, mịn, ngắn và màu nâu nhạt. bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Bàn chân có màng bơi. đuôi mập dài quá nửa thân. Sinh học: RáI cá thường chủ yếu kiếm ăn ở dưới nước, gần bờ nước. Thức ăn gồm: cá, tôm, cua, giáp xác, ếch nhái, thú nhỏ, chim. Chưa xác định rõ mùa sinh sản, nhưng đã gặp một số con non trong các tháng 2 - 4. Thời gian có chửa khoảng 2 tháng. Mỗi lứa đẻ khoảng 2 - 4 con. Nơi sống và sinh thái: Sống ở vùng cây bụi, rừng ven bờ sông suối, ao hồ và bờ biển, cả ở vùng nước ngọt và nước biển. Hang tổ dưới gốc cây to, hốc đất đá, cửa hang thường thông ra mặt nước. Hang của từng gia đình rái cá có thể thông với nhau thành tập đoàn. Hoạt động thành từng đàn 11 - 15 con. Phân bố: Việt Nam: Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Yên Bái, Bắc Thái, Hòa Bình, Hà Nội (Gia Lâm), Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kom Tum. Thế giới: Rái cá thường phân bố rộng ở châu Âu, châu Á. Giá trị: Là loài thú hiếm trên thế giới, nhiều nước đã đưa vào sách đỏ để bảo vệ. Da lông rái cá có giá trị kinh tế lớn. Tình trạng: Rái cá thường phân bố rộng ở nước ta, nhưng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Số lượng trong thiên nhiên chưa đến mức hiếm, nhưng hiện nay đang có cơn sốt khai thác da rái cá để xuất khẩu. Mức độ đe dọa: bậc VĐề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm bẫy bắt săn bắt, buôn bán và xuất khẩu da rái cá.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 57.

Page 55: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Rái cá lông mượt

Tên Latin: Lutra perspicillata

Họ:   Chồn Mustelidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Nguyễn thị liên Thương  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  RÁI CÁ LÔNG MƯỢT

Lutra perspicillata Geoffroy, 1826Lutrogale perspicillata Pocock, 1940

Họ: Chồn MustelidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ trung bình trong họ chồn. Dài thân 650 - 750mm, dài đuôi 400 - 450mm, dài bàn chân sau: 100 - 140mm, trọng lượng 7 - 11kg. Hình dạng màu sắc nhìn chung giống rái cá thường, đặc điểm phân biệt là bộ lông rất bóng mượt. Mõm ngắn hơn và mặt lớn hơn rái cá thường. Riềm lông trên mũi thẳng. Có vùng lông trắng mở rộng ở cằm, cổ xuống đến ngực. Đuôi bẹt rõ ở phần cuối. Sinh học: Thức ăn của chúng chưa rõ, nhưng có lẽ gần giống rái cá thường gồm: cá, tôm, và một số động vật thân mềm. Mùa sinh sản khá tập chung vào các tháng đầu năm. Thời gian có chửa 63 ngày. Nơi sống và sinh thái: Là loài thú đồng bằng thường sống ven sông, ngòi, ao hồ kêng rạch, vịnh biển. Hang tổ của chúng ở dưới gốc cây lớn, dưới tảng đá ven bờ. Tích cực hoạt động trên mặt đất hơn so với rái cá thường. Hoạt động thành đàn bơi hình bán nguyệt lúc săn mồi. Phân bốViệt Nam: Minh HảI, đồng bằng sông Cửu Long, phân bố của chúng chỉ ở các tỉnh phía Nam. Thế giới: Nepan, Trung Ấn Độ (Bhutan, Sikkim), Mianma, Thái Lan, Malaixia, Xumatơra. Giá trị: Loài thú hiếm có phân bố hẹp ở vùng Nam á nguồn gen tự nhiên qúy. Có giá trị cao trong kỹ nghệ da lông. Tình trạng: Hiện nay ở Việt Nam rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt cấm bẫy bắt.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 58.

Page 56: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Sóc đỏ

Tên Latin: Callosciurus finlaysoni

Họ:   Sóc cây Sciuridae Bộ:   Gặm nhấm Rodentia   Nhóm:   Thú  

       Hình:  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  SÓC ĐỎ

Callosciurus finlaysoni (Horsfield, 1823)Sciurus finlaysoni Horsfield, 1823

Sciurus splendens Gray, 1861Callosciurus ferrugines W. Robinson et Kloss, 1922

Họ: Sóc cây SciuridaeBộ: Gặm nhấm Rodentia

Mô tả: Màu sắc bộ lông sóc đỏ rất thay đổi. Các chủng quần khác nhau có thể có màu trắng, màu đen hoặc màu đỏ hoàn toàn hoặc pha trộn nâu xám, nâu đỏ, đỏ xám... Sinh học: Sóc đỏ ăn quả, hạt một số loài thực vật trong vùng phân bố của chúng. Mỗi lứa đẻ 2 con. Nơi sống và sinh thái: Sống ở rừng già, rừng hỗn giao, đôi khi kiếm ăn ở rừng trồng trên mặt đất. Tại Côn Sơn sóc hoạt động ban ngày ở mọi môi trường. Phân bố:Việt Nam: Có 3 phân loài:Callosciurus finlaysoni gernaini Milne - Edwards, 1867: Màu đen có ở Côn Sơn. Callosciurus finlaysoni cinnamomeus Temminck, 1853: Màu đỏ hoặc đỏ nâu, có ở Kontum (Sa Thầy). Callosciurus finlaysoni pierrei Robinson et Kloss, 1922: Màu hung xám, bụng nâu vàng, có ở Phú Quốc. Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia. Giá trị: Sóc đẹp, màu đen hoặc đỏ, đỏ nâu có giá trị thẩm mỹ. Tình trạng: Sóc đỏ ở Côn Sơn và Phú Quốc có số lượng không nhiều, đã giảm do diện tích rừng bị thu hẹp, còn ở Sa Thầy rất ít và hiếm gặp. Mức độ đe dọa: bậc R. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt sóc đỏ ở Côn Đảo và Sa Thầy. Nhanh chóng xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ở Sa Thầy và vườn quốc gia Côn Đảo.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 101.

Page 57: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gấu ngựa

Tên Latin: Ursus thibetanus

Họ:   Gấu Ursidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GẤU NGỰA

Ursus thibetanus G. Cuvier, 1823Selenarctos thibetanus G. Cuvier, 1823

Ursus rexi Matschie, 1897Melursus urinus Shaw, 1791

Họ: Gấu UrsidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Loài thú cỡ lớn. Dài thân: 1070 - 1490mm, dài đuôi: 38 - 88mm, dài bàn chân sau: 160 - 170mm, trọng lượng tới 200kg. Tai lớn. Vùng lông trắng ở mõm không rõ hoặc không lan rộng đến mặt. Toàn thân lông đen, dài, thô. Đặc biệt có yếm ở ngực hình chữ V nhọn màu vàng nhạt hoặc trắng mờ. Sinh học: Gấu ngựa ăn tạp, thức ăn gồm nhiều loại quả chín như: sung, vả, chuối, cam, các loại hạt dẻ, ngô... Các loại mầm cây, và cả thức ăn động vật: mật ong, chim, thú nhỏ, trứng chim, cá. Trong diều kiện nuôi nhốt chúng ăn nhiều loại thức ăn của người. Mùa sinh sản không rõ rệt trong năm. Thời gian có chửa 7 - 8 tháng. Mỗi lứa đẻ 2 con. Nơi sống và sinh thái: Sống ở rừng, chủ yếu ở rừng đầu nguồn, cây gỗ lớn, rừng hỗn giao trên núi đất và núi đá. Gấu sống trên mặt đất, leo trèo giỏi. Hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày ngủ trong hốc cây lớn, hang động hoặc vách đá, không cố định. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào thời kỳ động đực và gia đình mẹ con non. Phân bố:Việt Nam: Tuyên Quang, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La (Mộc Châu), Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Tây Nguyên. Gấu ngựa phân bố rộng ở các tỉnh miền đồi núi, nhưng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Thế giới: Viễn đông Liên Bang Nga, Nepan, bắc Ấn Độ (Assam), Apganistan, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Cămpuchia. Giá trị: Giá trị kinh tế cao mật gấu, xương và mỡ làm dược liệu; da lông cho kỹ nghệ hàng da. Tình trạng: Việt Nam, 30 - 40 năm về trước gấu ngựa tương đối phổ biến. Hiện nay đã trở nên hiếm đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu là tệ săn bắn bừa bãi và nạn phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn. Bảo vệ rừng và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên, nhất là rừng đầu nguồn.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 55.

Page 58: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Gấu chó

Tên Latin: Ursus malayanus

Họ:   Gấu Ursidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  GẤU CHÓ

Ursus malayanus Raffles, 1821Helartor malayanus Heude, 1901

Họ: Gấu UrsidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ nhỏ hơn gấu ngựa. Dài thân: 1130mm, dài đuôi: 89mm, dài bàn chân sau 172mm, trọng lượng khoảng 39kg. Mõm vàng hoe hoặc trắng ngà có thể lan đến mắt. Tai tròn ngắn. Trán và sau tai có xoáy. Bộ lông mầu đen tuyền, ngắn hơn lông gấu ngựa. Yếm ngực hình chữ U bán nguyệt mầu vàng nhạt hoặc trắng ngà. Chân vòng kiềng. Đuôi ngắn. Sinh học: Thức ăn của gấu chó giống gấu ngựa, gồm các loại quả chín: sung, vả, chuối, cam... hạt dẻ, ngô, các mầm cây, măng, củ; thức ăn động vật gồm: mật ong, ong non, chim, trứng chim. Trong điều kiện nuôi nhốt, ăn tạp. Mùa sinh sản không rõ rệt trong năm. Thời gian có chửa 95 - 96 ngày. Mỗi lứa đẻ 2 con. Gấu con sống với mẹ đến trưởng thành. Phân bố:Việt Nam: Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thên - Huế, Gia Lai, Kontum , Tây Ninh. Gấu chó phân bố dọc dãy Trường Sơn từ Lai châu qua các tỉnh miền Trung đến Tây Ninh. Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Bocnêo, Xumatơra. Có thể có ở phía nam Trung Quốc. Giá trị: Loài thú hiếm. Giá trị kinh tế cao: mật và xương làm dược liệu, da gấu là mặt hàng mỹ nghệ da lông. Tình trạng: Từ trước đến nay, gấu chó rất hiếm ở nước ta, hiện nay đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng trong vòng 10 - 20 năm tới. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn, kết hợp xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên và bảo vệ rừng.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 54

Page 59: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Mèo rừng

Tên Latin: Felis bengalensis

Họ:   Mèo Felidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Mammals of Cambodia  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  MÈO RỪNG

Felis bengalensis Kerr, 1792 Prionailurus bengalensis Kerr, 1792

Họ: Mèo Felidae Bộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Hình dạng giống mèo nhà, nặng 3 - 5 kg, dài thân 450 - 550mm, dài đuôi 250 - 290mm. Lông mềm màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen viền vàng nâu. Bụng và chân màu xám trắng. Sinh thái và tập tính: Mèo rừng sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các savan cây bụi, các bãi cây ven nương rẫy. Không có nơi ở cố định. Vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi. Kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín. Thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua, nhảy ra vồ và ngoạm vào gáy. Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, lưỡng cư và các loại côn trùng (cào cào, châu chấu). Thức ăn ưa thích là chuột. Phân bố: Việt Nam: Mèo rừng gặp ở khắp các tỉnh trung du và miền núi Thế giới: Viễn Đông Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaixia, Indonesia, Philippines. Giá trị sử dụng: Mèo rừng ăn chuột nên rất có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là loài thú cho da lông đẹp, cho nguyên dược liệu và thương mại. Tình trạng: Số lượng mèo rừng nước ta không còn nhiều. Để nghị việc cấm khai thác nguồn lợi tự nhiên chúng ta có thể nuôi mèo rừng.  Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 97.

Page 60: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Mèo gấm

Tên Latin: Pardofelis marmorata

Họ:   Mèo Felidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Ken Scriven  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  MÈO GẤM

Pardofelis marmorata (Martin, 1837)Felis longicaublata Balinville, 1843

Leopardus dosul Gray, 1863Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt CarnivoraMô tả: Cỡ nhõ trong họ mèo. Dài thân: 605 - 635mm, dài đuôi: 560 - 565mm, dài bàn chân sau: 130 - 145mm, trọng lượng 3, 2 - 3, 8 kg. Cằm và dưới môi trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Bộ lông dày, mịn, màu nền xám nâu hoặc xám xanh có nhiều hoa vân cẩm thạch hai bên sườn. Chân và đuôi co nhiều đốm thẫm. Đuôi dài và mập Sinh học: Thức ăn của Mèo gấm gồm các loại động vật nhỏ chim, thằn lằn, rắn, ếch nhái, côn trùng. Nơi sống và sinh thái: Sống ở rừng, chủ yếu ở rừng sâu cây gỗ lớn nhiều tầng tán. Hoạt động ban đêm trên mặt đất. Phân bố: Việt Nam: Cao Bằng (Ba Bể), Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Bắc Thái, Gia Lai Kontum . Thế giới: Đông Hymalaya, Nepal, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, Thái Lan, Malaysia, Bocnêo, Xumatara. Giá trị: Loài hiếm. Sách đỏ thế giới xếp bậc I. Giá trị kinh tế cho da, lông. Tình trạng: Loài thú hiếm, số lượng ít, đang bị săn bắn bừa bãi. Mức độ đe dọa bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn Mèo gấm. Bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu rừng bảo vệ.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 72.

Page 61: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Báo lửa

Tên Latin: Catopuma temmincki

Họ:   Mèo Felidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  BÁO LỬA

Catopuma temmincki Vigors et Horsfield, 1827Felis moormensis Hodgson, 1831

Họ: Mèo FelidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ trung bình trong họ mèo. Dài thân: 840 - 920mm. Dài đuôi: 450 - 560mm, dài bàn chân sau: 165 - 180mm. Mặt có 2 vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ lông màu vàng da bò hoặc xám hung. Đuôi có 2 màu, trên tối, dưới sáng bạc. Sinh học: Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim... không có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian có bầu 95 ngày. Nơi sống và sinh thái: Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng như rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi, cạnh rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều lá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc làm tổ ở gốc cây, hốc đá. Phân bố:Việt Nam: Báo lửa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và phía NamThế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, sikkim), Mianma, nam Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan, Malaixia, XumatơraGiá trị: Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc I. Giá trị kinh tế cho da lông và dược liệuTình trạng: Trong thiên nhiên số lượng ít. Hiện nay số lượng ngày càng hiếm do săn bắn bừa bãi và nạn phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 73.

Page 62: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Báo gấm

Tên Latin: Padofelis nebulosa

Họ:   Mèo Felidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Gerald Cubitt  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  BÁO GẤM

Padofelis nebulosa (Griffth, 1821)Felis melli Matschie, 1922

Leopardus brachyurus Swinhoe, 1862Họ: Mèo Felidae

Bộ: Ăn thịt CarnivoraMô tả: Cỡ lớn trong họ mèo, Dài thân 960 - 1150mm, dài đuôI 660 - 860mm, dài bàn chân sau: 160 - 190mm. Mắt viền đen má có 2 sọc đen song song. Bộ lông nền xám xanh, nhiều vân mây lớn ở lưng, sườn. Mỗi vân mây lớn đều có đường viền màu xám đen ở phía sau, phía trước xám nhạt. Bụng trắng vàng có các đốm đen nhỏ. Chân có đốm đen nhỏ, đuôi có các khoanh đen. Sinh học: Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai non và hoẵn. mùa sinh sản thường vào mùa hè. Thời gian có chửa 90 - 95 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Nơi sống và sinh thái: Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng, trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban ngày thường ngủ trên cành cây. Phân bố:Việt Nam: Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Lài Châu (Mường Tè), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Liên), Sơn La (Thuận Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Gia Lai, Kontum (Xa Thầy, Kom Hà Nừng)Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, nam Trung Quốc (Hải Nam), Đài Loan, Đông Dưong, Thái Lan, Malaixia, Bocnêo, Xumatơra. Giá trị: Loài thú hiếm cho da và lông, dược liệu. Tình trạng: Hiện nay báo gấm đã trở nên hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 75.

Page 63: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Báo hoa mai

Tên Latin: Panthera pardus

Họ:   Mèo Felidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Alain Compost  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  BÁO HOA MAI

Panthera pardus Linnaeus, 1758Felis fusca Meyer, 1794

Felis orientalis Schlegel. 1857Panthera antiquorum Fitzinger, 1868

Họ: Mèo FelidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ lớn thân dài 970 - 1430mm, dài đuôI 750mm, dài bàn chân sau: 210 - 280mm. Bộ lông màu vàng nhạt. Đầu có các đốm màu đen nhỏ. Toàn thân có đốm hoa mai màu nâu đen. Chân có đốm nhỏ hơn thân. Nửa cuối đuối có đốm vòng ở mặt trên. Sinh học: Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu... mùa sinh sản không rõ rệt. Thời gian có chửa 94 - 98 ngày, mỗi lứa đẻ 1 con. Mỗi năm hoặc 3 năm đẻ 1 lứa. Nơi sống và sinh thái: Sống trong nhiều kiểu rừng, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và cây bụi kề rừng. Chỗ ở không cố định. Vùng hoạt động rộng ở nhiều độ cao khác nhau. Có thể leo trèo cây lớn, cao 2 - 3m. sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong tjời kỳ động dục và hợp đàn tạm thời lúc săn mồi. Phân bố:Việt Nam: Các tỉnh miền núi từ Bắc tới Nam. Thế giới: Châu Á, Châu Phi (trừ xa mạc Xahara)Giá trị: Có giá trị kinh tế cho da lông và dược liệuTình trạng: Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc V. số lượng ít, ngày càng trở nên rất hiếm do sức ép của nạn săn bắn bừa bãi và chặt phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc EĐề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 76.

Page 64: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Hổ

Tên Latin: Panthera tigris

Họ:   Mèo Felidae Bộ:   Ăn thịt Carnivora   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  HỔ

Panthera tigris (Lannaeus, 1758)Felis tigris Lannaeus, 1758

Tigris striatus Severtzop, 1858Panthera tigris corbetti Mazak, 1968)

Họ: Mèo FelidaeBộ: Ăn thịt Carnivora

Mô tả: Cỡ lớn nhất trong họ nhà mèo. Dài thân 1530 - 1600mm, dài đuôI 670 - 880mm, dài bàn chân sau: 310 - 330mm, trọng lượng 106kg. Sau tai có đốm trắng cằm và họng màu trắng nhạt. Bộ lông có nền vàng màu da bò, vàng nhạt. Toàn thân có nhiều sọc ngang (vằn) màu đen hoặc màu nâu đen. đuôi có vòng nâu đen không đều từ gốc đến nút đuôi (có thể có hổ bạch). Sinh học: Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu... mùa sinh sản của hổ không rõ ràng. Hổ cái động dục 5 ngày theo chu kỳ 50 ngày và ghép đôi đến khi có thai. Thời gian có chửa 100 - 108 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Con non sống với mẹ 1 - 2 năm. Nơi sống và sinh thái: Sống chủ yếu các khu rừng già lớn, vùng hoạt động rất rộng ở vùng tái sinh, cây bụi lau lách, trảng cỏ cao. Mỗi ngày đêm có thể đi được 30km, ít hoạt động ở một chỗ trong nhiều ngày. Sống độc thân. Phân bố:Việt Nam: Sống ở các tỉnh miền núi từ Bắc vào NamThế giới: Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đông Dương, Malaixia, Thái Lan, Xumatơra, Giava và BaliGiá trị: Có giá trị kinh tế cao về dược liệu (cao hổ cốt) và kỹ nghệ da lông. Tình trạng: Loài thú hiếm. sách đỏ thế giới xếp bậc E. Ở Việt Nam 40 đến 50 năm trước số lượng hổ khá nhiều, hiện nay trở nên hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt do sức ép của nạn truy lùng săn bắn và trặt phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, và có pháp lệnh cụ thể để ngặn chặn tệ săn bắn hiện nay, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 77.

Page 65: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vượn đen tuyền

Tên Latin: Hylobates concolor concolor

Họ:   Vượn Hylobatidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Tilo Nadler  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VƯỢN ĐEN TUYỀN

Hylobates concolor concolor (Harlan, 1826)Simia concolor Harlan, 1826

Hylobates larlani Lesson, 1827Họ: Vượn Hylobatidae

Bộ: Linh trưởng PrimatesMô tả: Thân hình thon mảnh, chân tay dài, không có đuôi. Dài thân: 530 - 640mm, dài bàn chân 130 - 167mm. Con đực trưởng thành mầu đen tuyền. Con cái màu vàng nhạt (hoặc trắng đục), có đốm đen ở đỉnh đầu và ngực. Vượn con, cả đực và cái đều có màu vàng nhạt. Sinh học: Kiếm ăn trên cây cao. Thức ăn là lá cây, chồi nõn, quả cây, côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Cá thể trưởng thành vào lúc 7 - 8 tuổi vượn cái bắt đầu sinh sản. Thời kỳ động dục của con cái xẩy ra theo chu kỳ hàng tháng. Thời gian có chửa 7 - 8 tháng. Thường hai năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Nơi sống và sinh thái: Vượn đen tuyền sống ở rừng già trên đỉnh núi cao, thường là núi đá ở độ cao 500 - trên 1000 m so với mực nước biển, chúng sống định cư trong các khu rừng nhất định. Không sống ở rừng thưa, rừng tre nứa. Vượn sống từng nhóm nhỏ như một gia đình, gồm 1 đực già, 1 - 2 con cái và các con của chúng. Mỗi nhóm có khu vực cư trú riêng khoảng 6 - 10km2 tách biệt với các nhóm khác. Đôi khi cũng gặp những cá thể riêng rẽ mới tách nhóm để tạo thành nhóm mới. Hoạt động ban ngày vào sáng và chiều tối, trưa và đêm nghỉ ngơi trên ngọn cây. Thường hay kêu (hú) vào sáng sớm. Phân bố:Việt Nam: vùng Tây Bắc: Lào Cai (Sapa), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Mộc Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân). Thế Giới: Nam Trung Quốc, bắc Lào. Giá trị: Vượn là loài thú bậc cao, có một số đặc điểm giống người nên là đối tượng nghiên cứu y học thực nghiệm và tiến hoá. Vượn được nuôi ở các vườn thú hấp dẫn và có gía trị xuất khẩu. Mật và xương có giá trị dược liệu. Tình trạng: Vượn là loài thú quí hiềm sách đỏ Thế giới xếp bậc I nước ta, vượn đen tuyền phân bố hẹp, hàng năm bị săn bắn qúa nhiều tới hàng trăm con, cùng với nạn phá rừng làm mất nơi sinh sống của chúng, nên hiện nay số lượng còn rất ít. Mức độ đe dọa bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn vượn nói chung, vượn đen tuyền má nói riêng. Bảo vệ các khu rừng đang còn vượn đen tuyền sinh sống. Bắt một số cá thể về nuôi tại vườn quốc gia. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 48.

Page 66: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vượn đen má hung

Tên Latin: Hylobates gabriellae

Họ:   Vượn Hylobatidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Nguyễn thị liên Thương  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

   VƯỢN ĐEN MÁ HUNG

Hylobates gabriellae Thomas, 1909Họ : <Vượn Hylobatidae>

Bộ : <Linh trưởng Primates>Kích thước : Chiều dài đầu - 450 - 630 mm. Trọng lượng :  khoảng 5,75 kg. Đặc điểm nhận dạng: Có sự phân biệt giữa con đực và con cái, bộ lông con đực màu đen, quanh má lông màu đồng đỏ, cằm lông màu trắng. Con cái bộ lông vàng nhạt hoặc trắng đục. Khi còn nhỏ thân có màu trắng mịn kể cả con đực và con cái. Phân bố: Vùng đông bắc Campuchia, và miền nam Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai Đặc điểm sinh thái: Sống trên cây cao giống như vượn đen. Thức ăn gồm các trái cây và các lá non. Kiếm ăn ban ngày bằng cách đu hoặc truyền trên các cành cây. Tiếng kêu của con đực và con cái có sự phối hợp với nhau, thường tjhì con cái kêu xong rồi con đực mới lên tiếng. Những bản tính khác của loài vượn này tương tự như loại Vượn đen Hylobates concolor concolor và Vượn đen bạc má Hylobates concolor leucogienis.  Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 49. Danh lục thú Việt Nam

Page 67: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Khỉ vàng

Tên Latin: Macaca mulatta

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Gerald Cubitt  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KHỈ VÀNG

Macaca mulatta Zimmermann, 1780 Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates Mô tả: Khỉ vàng, nặng 4 - 8 kg, dài thân 320 -620mm, dài đuôi 137 - 230mm. Bộ lông dày, lưng nâu vàng   phớt xám ở vai. Vùng dưới sườn, quanh mông và nửa đùi trên nâu đỏ rực rỡ. Bụng trắng ngà, Đuôi dài hơn bàn chân sau. Chai mông đỏ, quanh chai mông trần (không có lông). Mặt thưa lông, túi má lớn. Sinh thái và tập tính: Khỉ vàng sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích hợp là rừng gỗ nhiều tầng trên núi đá, dọc theo các con sông hồ ven biển. Vùng sống thường ổn định. Sống đàn từ 20 - 50 con với 10 - 15% con đực trưởng thành, 30 - 35% con cái trưởng thành, 25 - 30% con bán trưởng thành và 20 - 25% con non, Đầu đàn là một con đực to, khoẻ nhất và quản lý mọi sinh hoạt của đàn. Kiếm ăn ngày 2 buổi sáng và chiều, trưa nghỉ. Mùa đông ngủ hang, mùa hè ngủ trên cây ngoài cửa hang. Vận động nhanh nhẹn cả trên cây lẫn dưới đất. Bơi lội tốt. Hoạt động của đàn khỉ vàng rất náo nhiệt, thường phát tiếng kêu chít, chít hoặc hít, hít khi kiếm ăn. Khỉ vàng ăn tạp. Thức ăn là chồi lá non và quả các loài cây trong rừng và các loài cây lương thực phẩm trên bãi (ngô, sắn, đu đủ...) và một số loài động vật (trứng chim, nhện, cào cào...) Còn gặp khỉ vàng xuống bãi biển ăn tôm, hà, vẹn (Phạm Nhật, 1988). Khỉ vàng động dục hàng tháng, sinh sản quanh năm nhng tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Mang thai 165 - 175 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. thời gian bú sữa của khỉ con 12 tháng. Phân bố: Apganistan, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nam Trung Quốc và ở nước ta khỉ vàng phân bố khắp các tỉnh có rừng từ Gia Lai trở ra Bắc kể cả các đảo gần bờ. Giá trị sử dụng: Khỉ vàng là loài thú có giá trị trong y dợc (thử nghiệm y sinh học, bào chế vắc xin, cao bồi dưỡng cơ thể), thực phẩm và thương mại. Tình trạng: Khỉ vàng là loài có số lượng thấp hiện nay. Nghị định 18 HĐBT nêu hạn chế khai thác sử dụng. Chúng ta có thể qui hoạch các điểm chăn nuôi loài khỉ vàng này.  Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật trang 146.

Page 68: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Khỉ mặt đỏ

Tên Latin: Macaca artoides

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Nguyễn Thanh Bình  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KHỈ MẶT ĐỎ

Macaca artoides Geoffory, 1831Papio melanotis Ogilby, 1839Macaca speciosa Blyth, 1875

Họ: Khỉ CercopithecidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Thân to khoẻ. Dài thân: 485 - 635mm, dài đuôi: 37 - 38mm, dài bàn chân sau: 145 - 177. Trọng lượng 8 - 12kg. Mặt mầu đỏ thẫm có lông thưa thớt. Lưng lông dài rậm màu nâu đỏ hoạc nâu xám. Chân và đuôi có màu giống thân. Sinh học: Thức ăn là lá, quả cây và cả côn trùng, ốc sên giun đất... sinh sản gần như quanh năm, nhưng thường từ tháng 2 đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ 1 con, con sơ sinh nặng 320 - 410g. Khỉ mặt đỏ đã được nuôi ở một số vùng cũng sinh sản tốt. Nơi sống và sinh thái: Sống trong rừng già, trên núi đá và núi đất, đôi khi gặp chúng kiếm ăn cả ở rừng thưa, nương rẫy. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khỏe làm đầu đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất, ban đêm trú ẩn nghỉ ngơi trong hang đá, hốc đất hoặc trên các cây lớn trong rừng. Khi di chuyển trên mặt đất, khỉ mặt đỏ cũng dễ bị các loài thú ăn thịt cỡ lớn tấn công gây hại. Phân bố:Việt Nam: Hà Giang (Quảng Bạ), Cao Bằng (Trùng Khánh, Quảng Hòa), Lai Châu (Mường Tè, Tuần Giáo, Sình Hồ), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Sông Mã, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mộc châu), Hòa Bình (Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân, Như Xuân), Hà Tĩnh (Hương Khuê, Hương Sơn), Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (đảo Hải Vân, Huế), Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắc Lắc (Easúp, Krông Nô, Đắc Min)... Thế giới: Ấn Độ (Assam), Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cămpuchia. Giá trị: Khỉ mặt đỏ là nguồn gen quý của rừng nhiệt đới. Giá trị kinh tế cung cấp da lông và dược liệu. Mặt khác nếu bảo cệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn hàng xuất khẩu có Giá trị: Tình trạng: Nước ta số lượng khỉ mặt đỏ không nhiều, nhưng những năm gần đây người ta săn bắn khá nhiều để bán cho các trạm dược liệu, bẫy bắt để buôn bán qua biên giới, nên số lượng ngày càng giảm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn, bắt bẫy, buôn bán khỉ mặt đò. Tổ chức nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.

Page 69: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Khỉ đuôi dài

Tên Latin: Macaca fascicularis

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KHỈ ĐUÔI DÀI

Macaca fascicularis Raffes, 1821 Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng Primates Mô tả: Việt Nam có hai phân loài: Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis và Khỉ đuôi dài Côn Đảo Macaca mulatta. Về hình thái hai phân loài này tương đối gần giống nhau. Trọng lượng cơ thể 5 - 7 kg, dài thân 500 - 550mm. Màu sắc lông có thể bến đổi theo tuổi, theo mùa và có thể theo nơi sinh sống nhng cơ bản là nâu xám hay nâu phớt đỏ. Mặt bụng xám, Đầu có mào lông (nâu đậm ở khỉ đuôi dài Côn Đảo). Có thể có vòng lông rậm quanh mặt, lông mày thiếu. Đuôi tròn, to khỏe, mập gốc. Sinh thái và tập tính: Khỉ đuôi dài thích sống ở rừng ngập mặn, rừng trên đảo, trên đất liền. ở rừng ngập mặn chúng ngủ trên cây có tán lớn. Trên đảo chúng ngủ hang. Sống đàn 40 - 50 con. Leo trèo giỏi. Rất thích nước và tắm nước. Không những bơi tốt mà còn lặn giỏi, có thể lặn xa 50m (B. Lekagul, 1977). Kiếm ăn ngày. Leo trèo hái quả và thò tay vào hang bắt cua, tôm ven các khe đá ngập nước. Khỉ đuôi dài thích ăn các loại qủa cây rừng, cá, thân mềm (ốc, hến, sò) giáp xác (tôm, cua) và các loại côn trùng. Phân bố: Loài này phân bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam. Giá trị sử dụng: Khỉ đuôi dài có giá trị da lông, thực phẩm và nguyên dược liệu. Tình trạng: Khỉ đuôi dài hiện còn số lượng rất nhiều trong họ khỉ Cercopithecidae có ở Việt Nam. Song trong những năm gần đây chúng bị săn bắt xuất khẩu mãnh liệt. Cần bảo vệ và khai thác hợp lý loài này.  Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật trang 150.

Page 70: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Khỉ mốc

Tên Latin: Macaca assamesis

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KHỈ MỐC

Macaca assamesis (M’Clelland, 1839)Macaca oinops Gray, 1843Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng PrimatesMô tả: Bộ lông từ mầu vàng xám nhạt đến nâu thẫm. Vùng đầu, tay, vai sáng hơn phần sau chân và đuôi. Xung quanh cằm màu nâu sáng, dưới mắt thẫm hơn. Diềm bên má thẫm và hướng về phía sau kéo đến tai. Bờ sau đít có lông (trụi ở khỉ vàng), vùng mông màu xám nhạt. Lông đuôi dài, cụp xuống. Sinh học: Khỉ mốc chủ yếu ăn thực vật, thỉnh thoảng ăn côn trùng cánh cứng hoặc ấu trùng. Sinh sản quanh năm. Đẻ 1 con, thường gặp khỉ con vào tháng 4, 5, 7, 8 và 10. Trọng lượng sơ sinh 300 - 500g. Khỉ con có màu lông giống khỉ mẹ. Khỉ mẹ bảo vệ con rất tốt. Nơi sống và sinh thái: Sống trong rừng cây cao trên núi đá và núi đất. Trú ẩn trong hốc dưới mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm rạp. Sống thành đàn 15 - 20 con, do một đực già làm đầu đàn chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể sống chung với khỉ vàng, voọc đen. Phân bố:Việt Nam: Bắc Thái, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thế giới: Nepan, Ấn Độ (Assam, Bhutan, Sikkim), bắc Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan. Giá trị: Khỉ mốc có giá trị kinh tế và y học: lấy thịt, xương nấu cao, mật làm thuốc. Tình trạng: Khỉ mốc ngoài thiên nhiên có số lượng thứ hai sau khỉ vàng. Trước đây chúng là đối tượng xuất khẩu. Trong những năm 60, 70 về trước hàng năm có 10 vạn con bị săn bắn. Nạn săn bắn quá mức, phá rừng bừa bãi nên số lượng khỉ mốc đã giảm rất nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn, bẫy bắt. Nghiên cứu các chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể hơn.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.

Page 71: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Khỉ đuôi lợn

Tên Latin: Macaca nemestrina

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Mammals of Cambodia  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  KHỈ ĐUÔI LỢN

Macaca nemestrina (Linnaeus, 1766)Simia nemestrina Linnaeus, 1766

Macaca leonius Blyth, 1863Macaca alusta Miller, 1906

Macaca indochinesis Kloss, 1919Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng PrimatesMô tả: Cỡ lớn như khỉ vàng. Dài thân: 470 - 585mm, trọng lượng: 3, 5 - 9kg. Hai bên má lông dài, rậm màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt ở đỉnh đầu lông màu xám đen tạo thành xoáy tỏa ra xung quanh gân giống cái mũ. Thân phủ lông màu nâu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn. Sinh học: Khỉ đuôi lợn kiếm ăn chủ yếu trên mặt đất. Thức ăn là quả, hạt, chồi cây và sâu bọ, ưu thích các loại cỏ có vị chua chát. Sinh sản hầu như quanh năm không tập trung theo mùa. Tuổi sinh sản lúc 4 tuổi. Thời gian có chửa 162 - 186 ngày. Mỗi lứa đẻ một con. Nơi sống và sinh thái: Thường sống ở rừng già trên núi đá vôi, hoạt động kiếm ăn ban ngày cả ở thung lũng, rừng thưa trên núi đất gấn núi đá. Mùa đông trú ẩn trong các hốc đá, mùa hè trú ẩn trên vách đá hoặc cành cây. Sống đàn 10 - 12 con, có đàn 40 con. Đôi khi hoạt động riêng rẽ hoặc nhóm 4 - 5 con. Phân bố:Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Thái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thên - Huế, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh. Thế giới: Ấn Độ, (Assam), Mianma, Thái Lan, Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Cămpuchia, Bocnêo, Xumatơra. Giá trị: Khỉ đuôi lợn có lợi về nhiều mặt như các loài khỉ khác. Có nơi chúng được nuôi để hái dứa. Tình trạng: Chúng rất dạn người nên thường bị săn bắn. Hiện nay số lượng khỉ đuôi lợn rất ít. Nhiều nơi chỉ còn lại ở một số vùng như: Sơn La chỉ còn ở Sông Mã, Cao Bằng chỉ còn ở Quảng Bạ. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn, bẫy bắt. Nghiên cứu các chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể hơn.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 36.

Page 72: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cu li lớn

Tên Latin: Nyctiebus coucang

Họ:   Culi Loricidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Tilo Nadler  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CU LI LỚN

Nyctiebus coucang Boddaert, 1785Tardigradus coucang Boddaert, 1785

Loris bengalensis Fischer, 1804Nycticbus cinereus Milne - Edwards, 1867

Họ: Culi LoricidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Cỡ nhỏ. Dài thân: 260 - 310mm, dài đuôi: 19 - 40mm, dài bàn chân sau: 55 - 75mm. Đầu tròn. Mắt trố to. Lông mềm mại, màu nâu vàng đỏ, dọc sống lưng màu xám tro không liên tục. Ngực xám tro. Bụng vàng đỏ nhạt. Hông và chân sau đỏ hoe. Sinh học: Cu li lớn kiếm ăn ở trên cây, thức ăn chủ yếu là quả cây, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim và chim non trong tổ. Mùa sinh sản thường từ tháng 10 đến tháng 12. Chu kỳ động dục 37 - 54 ngày. thời gian có chửa 180 - 193 ngày. Thời gian nuôi con 6 - 9 tháng. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con. Tuổi thọ: 12 - 14 năm. Nơi sống và sinh thái: Cu li lớn sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi. Sống đơn độc hoặc nhóm 3 - 4 cá thể gồm bố mẹ và con. Hoạt động ban đêm, ban ngày ngủ trên cây cuộn tròn cúi mặt vào trong lòng. Phân bố. Việt Nam: Cao Bằng (Ba Bể), Thác Thái (Chợ Đồn, Đình Cả, Chợ Rả), Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Trị (Lao Bảo) Thừa Thế giới: Hymalaya, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămphuchia, Bôcnêo, Xumatơra, Giava. Giá trị: Thú quý và cổ trong bộ linh trưởng, có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hóa và thích nghi với đời sống trên cây. Mặt khác dễ nuôi, rất hấp dẫn trong các vườn thú nên có thể nuôi nhân giống để xuất khẩu. Tình trạng: Số lượng trong thiên nhiên chưa xác định, nhưng không nhiều. Những năm gần đây, chúng bị bẫy bắt khá nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt buôn bán cu li lớn. Đưa về nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo vệ thiên nhiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 33.

Page 73: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Cu li nhỏ

Tên Latin: Nycticebus pygmaeus

Họ:   Culi Loricidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phùng mỹ Trung  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  CU LI NHỎ

Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907Nycticebus intermedius Tien, 1960

Họ: Culi LoricidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Cỡ nhỏ hơn cu li lớn. Dài thân: 286mm + 18 dài đuôi 30mm + 10, bàn chân sau: 45mm + 1. Trọng lượng 377g + 37. Lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẩm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Sinh học: Kiếm ăn ở trên cây. Thức ăn là quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Mùa sinh sản vào tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con. Nơi sống và sinh thái: Sống trong nhiều sinh cảnh rừng khác nhau. Hoạt động kiếm ăn ban đêm ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy. Sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Ban ngày cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Phân bố. Việt Nam: Có nhiều nơi: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên. Thế giới: Lào. Giá trị: Có giá trị khoa học nghiên cứu tiến hóa của bộ linh trưởng. Dễ nuôi làm thú cảnh phục vụ tham quan du lịch và xuất khẩu, bộ da làm thú nhồi để trang trí. Tình trạng: Số lượng trong thiên nhiên chưa xác định, nhưng độ thường gặp trong rừng đã giảm nhiều so với những năm trước đây. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, bẫy bắn, buôn bán Cu li nhỏ trên thị trường. Nuôi bán tự nhiên ở các vườn quốc gia để nhân giống.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 34.

Page 74: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc ngũ sắc

Tên Latin: Pygathrix nemaeus nigripes

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Tilo Nadler  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC NGŨ SẮC

Pygathrix nemaeus nigripes Milne - Edwards, 1871Semnopithecus nigripes Milne - Edwards, 1871

Họ: Khỉ CercopithecidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ. Trán, đỉnh đầu màu xám đen. Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Lưng đốm đen xám. Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580mm). Hông trắng chuyển sang xám đen. Vùng bẹn và đuôi trắng đục. Sinh học: Thức ăn là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Sinh sản rải rác quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Nơi sống và sinh thái: Voọc ngũ sắc thường sống trong rừng già trên núi cao từ 300 m trở lên so với mặt biển. Nơi ở của chúng là những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn. Chúng sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể. Hoạt đông kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều ở trên cây, ít khi xuống mặt đất. Buổi trưa và ban đêm trở về nghỉ ngơi thường cố định khá lâu. Di chuyển chậm chạp hơn vượn và gây ra nhiều tiếng động xào xạc cành cây, rất dạn người. Phân bố:Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Đắc Lắc (Nam Ca), Lâm Đồng (Di Linh), thành phố Hồ Chí Minh. Thế giới: Không. Giá trị: Phân loài đặc hữu. Tình trạng: Voọc ngũ sắc là phân loài thú quý hiếm, sách đỏ thế giới xếp voọc ngũ sắc vào bậc E. Ở nước ta trong những năm trước đây voọc ngũ sắc có ở nhiều nơi, có những nơi số lượng khá phong phú (thành phố Hồ Chí Minh). Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn voọc ngũ sắc. Xây dựng các khu bảo vệ ở Sa Thầy, bán đảo Sơn Trà, Yok Đôn, Nam Cát Tiên.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 225.

Page 75: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc đen má trắng

Tên Latin: Trachypithecus francoisi francoisi

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG

Trachypithecus francoisi francoisi (Pousargues, 1898)Semmopithecus francoisi Pousargues, 1898

Họ: Khỉ CercopithecidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Bộ lông mầu đen tuyền. Trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai như voọc mông trắng. Đỉnh đầu có mào lông đen. Đuôi lông màu đen, không xù xì. Sinh học: Thức ăn chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Đẻ 1 con. Trọng lượng con sơ sinh 300 - 320g, non yếu, có bộ lông màu vàng. Đẻ xong, mẹ theo đàn đI kiếm ăn để lại con non trong hang nên thường bị thú ăn thịt, rắn gây hại. Con non được 3 - 4 tháng tuổi có thể ôm ngang ngực mẹ và đem theo khi kiếm ăn. Nơi sống và sinh thái: Sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo. Mùa hè, đêm ngủ trên vách đá hoặc tán cây, mùa đông ngủ trong hang sâu kín gió. Cửa hang thường tránh hướng đông bắc. Sống đàn, con đực trưởng thành làm đầu đàn với 3 - 4 con cái và con non. Mỗi đàn có vùng lãnh thổ hoạt đông riêng không xâm phạm lẫn nhau, chúng có thể sống ôn hòa với các loài khỉ khác. Phân bố:Việt Nam: Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hóa), Cao Bằng (Ba Bể và các huyện phía tây bắc), Lạng Sơn, Quảng Ninh. Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây). Giá trị: Có giá trị về khoa học vì chủng quần của chúng trên thế giới không lớn. Tình trạng: Trước đây có thể gặp chúng dễ dàng ở các vùng phụ cận hồ Ba Bể với số lượng đáng kể, đến nay đã trở nên hiếm. Năm 1989 có 3 con bị săn bắn ở hồ Ba Bể. Nghiên cứu khảo sát vào tháng 8/1989 chúng tôi quan sát được chúng ngoài thiên nhiên ở hồ Ba Bể. Nhưng nơi có voọc đen má trắng phân bố, rừng đã bị tàn phá không còn đủ điều kiện sống cho chúng. Mức độ đe dọa: bậc V.

 Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 40.

Page 76: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc mông trắng

Tên Latin: Trachypithecus francoisi delacouri

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Tilo Nadler  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC MÔNG TRẮNG

Trachypithecus francoisi delacouri (Osgood, 1932)Presbytis francoisi delacouri Osgood, 1932

Họ: Khỉ CercopithecidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Bộ lông mầu đen. Có mào lông trên đỉnh đầu. Vệt lông trắng trên má rộng hơn ở Tr. f. Francoisi, kéo dài xuống tạn gốc đuôi. Đuôi dài hơn thân, lông đầy màu đen. Sinh học: Thường gặp con cái và con non vào khoảng tháng 5 - 7. Ngoài ra chưa có những tài liệu về sinh học của loài này. Nơi sống và sinh thái: Thường sống thành đàn 5 - 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 - 5m, mọc trên vách đá có nhang động. Mùa đông ngủ trong hang đá, mùa hè ngủ trên vách đá cửa hang. Không có sự cạnh tranh về nơi ăn và thức ăn vì phạm vi phân bố của mỗi đàn rộng. Kẻ thù tự nhiên là thú ăn thịt lớn: hổ, báo, hoa mai, báo gấm, chồn mác. Trong điều kiện nuôi dưỡng thường bị bệnh đuờng ruột và trướng bụng. Phân bố:Việt Nam: Yên Bái (Văn Chấn), Hòa Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn). Thế giới: Không. Giá trị: Phân loài đặc hữu Việt Nam nên có ý nghĩa khoa học lớn. Bộ lông đẹp có giá trị thẩm mỹ. Nhiều nhà động vật học quan tâm đến chúng. Tình trạng: Trước đây có thể gặp chúng dễ dàng ở những vùng kể trên, ngày nay số lượng đã giảm đi nhiều do săn bắn quá mức, khai thác rừng bừa bãi làm mất nơi sinh sống. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn voọc đen Tây Bắc kết hợp giải thích cho dân địa phương thấy giá trị của chúng để bảo vệ. Bảo vệ các khu rừng đang còn voọc sinh sống.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 39.

Page 77: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc đầu trắng

Tên Latin: Trachypithecus francoisi poliocephalus

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Tilo Nadler  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC ĐẦU TRẮNG

Trachypithecus francoisi poliocephalus Trouessart, 1911Presbytis francoisi poliocephalus Trouessart, 1911

Semmopithecus poliocephalus Trouessart, 1911Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng PrimatesMô tả: Cá thể trưởng thành, đầu và vai ở con đực lông màu trắng nhạt, ở con cái lông màu thẫm hơn. Vùng mông có vệt lông hình chữ V màu xám nhạt chạy qua gốc đuôi. Đuôi dài màu đen. Con non có mấu vàng, đầu và vai nhạt hơn, đuôi vàng thẫm. Sinh học: Thức ăn là lá, quả cây rừng: đa, huyết dụ, lá và quả cây độc: lá ngón, hạt mã tiền. Chưa có dẫn liệu về sinh sản của loài này. Nhưng đã gặp con cái mang thai vào tháng 7. Nơi sống và sinh thái: Sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 - 150 m so với mặt biển. Sống thành đàn 10 - 20 con do con đực chỉ huy. Khi kiếm ăn, con chỉ huy chọn ngọn cây hay mỏm đá cao canh gác cho cả đàn. Gặp nguy hiểm nó phát tiếng kêu báo hiệu cho cả đàn tìm nơi ẩn nấp. Khi hết nguy hiểm chúng tập hợp thành đàn chuyển qua vùng khác an toàn hơn ở đảo Cát Bà, chúng sống chung với khỉ vàng. Phân bố:Việt Nam: Quảng Ninh (đảo Cát Chiên), Hải Phòng (đảo Cát Bà). Thế giới: Không. Giá trị: Phân loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen quý và độc đáo, có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Đảo Cái Chiên không còn, chúng chỉ còn ở đảo Cát Bà, nhưng số lượng không nhiều, và đã được bảo vệ ở vườn quốc gia Cát Bà. Mức độ đe dọa: bậc E.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 43.

Page 78: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc mũi hếch

Tên Latin: Rhinopithecus avunculus

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC MŨI HẾCH

Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912Họ: Khỉ Cercopithecidae

Bộ: Linh trưởng PrimatesMô tả: Bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành. Sinh học: Voọc mũi hếch có chửa vào tháng 11. Thường găp con cái mang con non trước ngực vào khoảng tháng 3 đến tháng 6. Nơi sống và sinh thái: Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Thường ở những vùng cây cao trên núi đất và thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Nghỉ ngơi trú ẩn trên cây cao có tán rậm kể cả trong mùa đông giá lạnh. Đôi khi chúng kéo vít cành lá bên thành tổ làm chỗ nghỉ. Chỗ ở và nơi ăn của voọc mũi hếch khác với các loài khỉ khác nên không có sự cạnh tranh về thức ăn. Kẻ thù tự nhiên của chúng là thú ăn thịt lớn: hổ, báo gấm, báo hoa mai, beo, chồn mác...., chim ăn thịt lớn cũng gây cũng gây hại cho con non. Phân bố:Việt Nam: Vùng phân bố lịch sử của voọc mũi hếch: Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Nà Hang), Cao Bằng (Ba Bể), Yên Bái (Trấn Yên), Bắc Thái (Chợ Đồn, Nà Rì, Bạch Thông, Định Hóa, ĐạI Từ), Quảng Ninh (Hoành Hồ). Thế giới: Không. Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam, được nhiều nhà động vật học quốc tế quan tâm. Tình trạng: Vào khoảng năm 60, 70 voọc mũi hếch tập trung số lượng nhiều ở Tuyên Quang, Bắc Thái. Đến năm 1988, 1989 còn một số đàn ở một vài nơi thuộc huyện Chợ Đồn và có thể còn ở Bắc Thái (Định Hóa, Bạch Thông). Do săn bắn quá mức, phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy làm mất nơi sinh sống của voọc đã dẫn đến tình trạng có thể loài này bị tuyệt chủng. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn voọc mũi hếch. Sớm khởi thảo dự án bảo vệ và nuôi nhân giống voọc mũi hếch với sự giúp đỡ của WWF và LUCN Giáo dục nhân dân về ý nghĩa khoa học của loài này để tích cực tham gia bảo vệ.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 44.

Page 79: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc xám

Tên Latin: Trachypithecus phayrei crepusculus

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC XÁM

Trachypithecus phayrei crepusculus (Elliot, 1909)Presbytis crepusculus Elliot, 1909Presbytis argienteus Kloss, 1909

Họ: Khỉ CercopithecidaeBộ: Linh trưởng Primates

Mô tả: Bộ lông mầu xám tro. Trên đầu có mào lông. Da bao quanh mắt có màu xanh. Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông rất dài. Sinh học: Voọc xám sinh sàn quanh năm. Đã gặp voọc cái có chửa vào tháng 3 và tháng 7. Gặp voọc mẹ mang con trên ngực vào các tháng 4, 6, 10, 12. Mổi lứa để 1 con, con non mới đẻ mầu vàng nhạt. Nơi sống và sinh thái: Sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió. Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạch tranh về thức ăn. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn. Phân bố:Việt Nam: Yên Bái (Trấn Yên, Nghĩa Lộ), Lai Châu, Hà Tây, Hòa Bình Vĩnh Phú, (Thanh Sơn), Ninh Bình (Hoàng Long), Thanh Hóa (Lang Chánh, Hồi Xuân), Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn). Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia. Giá trị: Loài phổ biến tương đối rộng ở Đông Nam Á nên ít có giá trị khoa học cao như các loài voọc khác. Bộ lông đẹp có giá trị thẩm mỹ. Tình trạng: Nước ta, voọc xám tuy phân bố rộng nhưng số lượng không nhiều, và ít nhất trong các loài voọc ở Cúc Phương vào những năm 60 số lần gặp voọc xám ít hơn số lần gặp voọc mông trắng. Đợt nghiên cứu của chúng tôi vào tháng 7 - 1989 không gặp voọc xám ở Cúc Phương, có thể chúng đã không còn. Hiện trạng về phân bố, và số lượng trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng là loài thú hiếm ở nước ta. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn voọc xám. Thành lập khu nuôi bán tự nhiên trong Vườn quốc gia Cúc Phương để giữ và nhân giống.  Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 37.

 

Page 80: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Vọoc bạc

Tên Latin: Trachypithecus cristatus

Họ:   Khỉ Cercopithecidae Bộ:   Linh trưởng Primates   Nhóm:   Thú  

       Hình: Tilo Nadler  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  VOỌC BẠC

Trachypithecus cristatus (Raffles, 1821) Semnopithecus cristatus Raffles, 1821

Họ: Khỉ Cercopithecidae Bộ: Linh trưởng Primates

Kích thước: Chiều dài đầu - thân: 490 - 570mm. Chiều dài đuôi: 720 - 840mm. Trọng lượng: khoảng 6 - 8kg Đặc điềm nhận dạng: Ngoại hình có bộ lông màu sẫm. Chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Voọc bạc lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng. Phân bố: Loài này sống chủ yếu ở phía Đông và miền Tây Thái Lan, miền Nam Lào, Việt Nam, Campuchia, đảo Xumatơra, đảo Java, đảo Bocnêo. Đặc điểm sinh thái: Sống trên cây cao,đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ. Kiếm ăn ban ngày. Sống theo bầy đàn, khoảng 10 - 15 con. Tình trạng: Hiện trạng của voọc bạc ở nước ta cha xác định được. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần sớm có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ loài linh trưởng quí hiếm này.  Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 44. Danh lục thú Việt Nam

Page 81: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Sao la

Tên Latin: Pseudoryx nghetinhensis

Họ:   Trâu bò Bovidae Bộ:   Ngón chẵn Artiodactyla   Nhóm:   Thú  

       Hình: Phạm mộng Giao  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  SAO LA

[Pseudoryx[nghetinhensis Giao et All, 1993Họ: Trâu bò Bovidae

Bộ: Ngón chẵn ArtiodactylaMô tả: Cỡ lớn, dài thân 1.300 - 1.500mm, dài đuôi 130 - 170mm (kể cả túm lông đuôi), dài tai 9 - 10mm, dài bàn chân sau: 32mm. Trọng lượng cơ thể 80 - 120kg. Da màu nâu sẫm, có những vạch trắng hoặc đen nhạt. Mặt nâu sẫm hay nâu đỏ nhạt, cả đực và cái đều có các sọc trắng ở trên và dưới mắt, nhiều vạch trắng ở cằm và cổ. Mặt sau tai màu nâu, mặt trước tai màu trắng nhạt, chóp tai có túm lông dài màu trắng. Phần lưng màu nâu, hai bên sườn có vạch màu trắng nhạt phân cách lưng với các chân màu đen nhạt. Lông mềm mượt, có các vòng soắn ở giữa mũi, hai bên cổ và giữa hai vai, Đuôi có túm lông đen dài 50 - 70mm.Ngay trên móng guốc có vành trắng ở cả 4 chân. Cả đực và cái đều có sừng. Sừng dài 400 - 500mm, gần như thẳng, không phân nhánh, khoảng cách hai gốc sừng 38 - 40mm; khoảng cách hai nút sừng 110 - 205mm, mút sừng nhọn nhẵn bóng, lõi sừng kéo dài tới mút sừng.Sinh học: Thức ăn của sao la chủ yếu là cỏ và lá cây rừng. Theo Đỗ Tước, sao la non 5 - 7 tháng tuổi đã sử dụng 58 loài thực vật làm thức ăn, về sinh sản của loài thú này còn chưa được biết đến.Nơi sống và sinh thái: Nơi sinh sống của sao la là rừng thường xanh nguyên sinh hoặc đã bị khai thác nhẹ. Nơi ở và kiếm ăn thường là những nơi có nhiều lèn đá lởm chởm gần các sông suối nước ở độ cao 200 - 600m so với mặt biển và xa khu dân cư. Tập tính sinh sống của chúng vẫn chưa được nghiên cứu.Phân bố:Việt Nam: Nghệ An (Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Minh Hóa), Thừa thiên Huế (A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông).Thế giới: Lào, Thái Lan.Giá trị: Loài mới phát hiện, nguồn gen quý hiếm, thích nghi với vùng rừng núi cao, là đối tượng nghiên cứu phục vụ du lịch.Tình trạng: Phân bố hạn hẹp, số lợng ở các khu vực không nhiều, ngày càng trở lên hiếm. Mức độ đe doạ: Bậc E.Đề nghị biện pháp bào vệ: Cấm săn bắn bẫy bắt sao la. Mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha và xây dựng khu bảo tồn sao la ở A Lưới (Thừa thiên Huế). Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 94

Page 82: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Tê tê java

Tên Latin: Manis javanica

Họ:   Tê tê Manidae Bộ:   Có vây Pholidota   Nhóm:   Thú  

       Hình: Alain Compost  ------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TÊ TÊ JAVA

 Manis  javanica Demarest, 1822 Họ: Tê tê Manidae

Bộ: Có vây Pholidota Kích thước: Chiều dài đầu thân: 425 - 550mm. Chiều dài đuôi: 340 - 470mm. Chiều cao đến bả vai 75 - 90mm. Trọng lượng: khoảng 5 - 7 kg. Đặc điểm nhận dạng: Ngoại hình tương tự loài tê tê vàng, nhng đuôi dài hơn, đợc bao phủ khoảng 30 hàng vảy. Vẩy màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có lớp lông nhỏ li ti mọc sen lẫn với vảy, màu vảy của loài này nhạt hơn vảy của tê tê vàng. Phân bố: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaixia, đảo Java, đảo Xumatơra, đảo Bocnêo, đảo Bali của Inđônêxia và Balvan của Philippin. Đặc điểm sinh thái: Hoạt động kiếm ăn ban đêm đôi khi ban ngày trên mặt đất, trên các gốc cây mục. Thức ăn phần lớn là   côn trùng  như: kiến và mối. Tầm nhìn không tốt lắm. Những con tê tê Java non thường dùng các móng chân bám vào gốc đuôi con mẹ, bỏ bú lúc khoảng 3 tháng tuổi. Ban ngày ẩn nấp trong các hang, bằng cách lấy đất bịt xung quanh miệng lỗ lại, hang sâu khoảng 3 - 4 m. Nhờ có chất dính ở lưỡi nên chúng có thể bắt mồi bằng cách dùng lưỡi nhọn và dài quất vào kiến hoặc mối. Khi bị kẻ thù quấy rối chúng thu đầu vào trong, trông giống như một khối tròn, Đây là những đặc điểm chính của họ tê tê Manidae  này. Tê tê Java có đuôi rất khỏe, dùng để cuốn bám vào thân cây rất tốt.  Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 20, danh lục thú Việt Nam.

Page 83: · Web viewPhía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi

Tên Việt Nam: Tê tê

Tên Latin: Manis pentadactyla

Họ:   Tê tê Manidae Bộ:   Có vây Pholidota   Nhóm:   Thú  

       Hình: Cục kiểm lâm  

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TÊ TÊ

Manis pentadactyla Linnaeus, 1758Manis auritus Hodgson, 1836

Manis dalmanni Sundevall, 1834Họ: Tê tê Manidae

Bộ: Có vây PholidotaMô tả: Cỡ nhỏ, thân phủ vảy sừng, không có răng, lưỡi dài nhiều chất dính. Dài thân 240 - 510mm, dài đuôi 280 - 340mm, dài bàn chân sau: 65 - 85mm, trọng lượng 57kg. Thân (trừ bụng) phủ 11 - 13 hàng vảy sừng như lợp ngói, giữa các vảy có lông thưa. Đuôi phủ 14 - 17 hàng vảy sừng. Bàn chân trước có 5 ngón, 3 ngón giữa có vuốt dài và cong. Vuốt bàn chân trước dài gấp 1, 5 lần vuốt bàn chân sau. Sinh học: Thức ăn chủ yếu của tê tê là, mốt, kiến, ong đất, ấu trùng, côn trùng. Mùa sinh sản của têtê vào tháng 1 - 3. Thời gian có chửa 5 tháng. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 1 - 2 con. Nơi sống và sinh tháiSống chủ yếu ở rừng ẩm nhiệt đới, ưa thích rừng trên đồi núi thấp có nhiều cây đổ mục nát hoạt động kiếm ăn ban đêm, ban ngày ẩn lấp trong hang. Hang sâu 2 - 4m, rộng từ 20 - 30cm2, đoạn của hang hướng theo chiều sườn dốc, đoạn sau bằng xuyên vào lòng đất. Khi gặp nguy hiểm tê tê cuộn tròn như qủa bóng. Phân bố:Việt Nam: Tê tê hầu như phân bố rộng khắp ở các tỉnh miền núi Việt NamThế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, nam Trung Quốc (Hải Nam), Thái Lan, Đông Dương, Đài Loan. Giá trị: Tê tê tiêu diệt mối, côn trùng hại gỗ, vảy làm dược liệu quý. Tình trạng: Số lượng không còn nhiều, hiên nay đang bị săn bắn nhiều, buôn bán lậu qua biên giới. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, buôn bán tê tê và vảy tê tê. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 95.