103
Phân tích khung pháp lý Chìa khóa để đánh giá công cụ Chỉ số đề cập trong công cụ Công cụ đề cập đến một phần chỉ số Công cụ không đề cập/bao gồm chỉ số Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội A Tiêu chí A.1. Bổ sung hoặc Phù hợp với mục tiêu của chương trình lâm nghiệp quốc gia Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs yêu cầu phù hợp với các mục tiêu ở chương trình lâm nghiệp quốc gia ở mức độ nào? Chỉ số Đánh dấu tương ứng Kết quả PLRs đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho các chương trình lâm nghiệp quốc gia 1 Khung pháp lý 2 đặt ra mục tiêu rõ ràng cho các chương trình lâm nghiệp quốc gia. Quan trọng là phải nhấn mạnh rằng Hiến pháp 3 quy định các nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của Việt Nam, trong đó bao gồm công bằng xã hội và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặt ra tầm nhìn chiến lược lâu dài để định hướng cho việc xác định mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia 1 Dựa trên các tiêu chí (a) 1 của phiên bản đầu tiên của lộ trình 2 Chiến lược phát triển lâm nghiệp VN 2011-2020, điều 1 (3a) hướng dẫn các nguyên tắc phát triển, dự thảo luật Bảo vệ môi trường (phiên bản ngày 25/6/2013), Chương III, điều 34 (1), điều 38. Luật đa dạng sinh học (2008) (sau đây gọi là 2008 LBD), điều 1. Luật đất đai (2003), điều 13 (1, c,d,đ), điều 75- 77, điều 21 (5), điều 50. Dự thảo luật đất đai (2013-dự thảo 8 ngày 6/9/2013), điều 10, Chương V, VI. 3 Hiến pháp, điều 3, 29.

vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · Phân tích khung pháp lý Chìa khóa để đánh giá công cụ Chỉ số đề cập trong công cụ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Phân tích khung pháp lý Chìa khóa để đánh giá công cụ

Chỉ số đề cập trong công cụ Công cụ đề cập đến một phần chỉ số Công cụ không đề cập/bao gồm chỉ số

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội A

Tiêu chí A.1. Bổ sung hoặc Phù hợp với mục tiêu của chương trình lâm nghiệp quốc gia Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs yêu cầu phù hợp với các mục tiêu ở chương trình lâm nghiệp quốc gia ở mức độ nào?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho các chương trình lâm nghiệp quốc gia1

Khung pháp lý2 đặt ra mục tiêu rõ ràng cho các chương trình lâm nghiệp quốc gia. Quan trọng là phải nhấn mạnh rằng Hiến pháp3 quy định các nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của Việt Nam, trong đó bao gồm công bằng xã hội và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặt ra tầm nhìn chiến lược lâu dài để định hướng cho việc xác định mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia

1 Dựa trên các tiêu chí (a) 1 của phiên bản đầu tiên của lộ trình 2 Chiến lược phát triển lâm nghiệp VN 2011-2020, điều 1 (3a) hướng dẫn các nguyên tắc phát triển, dự thảo luật Bảo vệ môi trường (phiên bản ngày 25/6/2013), Chương III, điều 34 (1), điều 38. Luật đa dạng sinh học (2008) (sau đây gọi là 2008 LBD), điều 1. Luật đất đai (2003), điều 13 (1, c,d,đ), điều 75- 77, điều 21 (5), điều 50. Dự thảo luật đất đai (2013-dự thảo 8 ngày 6/9/2013), điều 10, Chương V, VI. 3 Hiến pháp, điều 3, 29.

PLRs yêu cầu phù hợp với các chương trình lâm nghiệp quốc gia4

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu các chương trình, chính sách mới phải phù hợp với chương trình lâm nghiệp quốc gia Hiến pháp5 yêu cầu tất cả các cá nhân và tổ chức Việt Nam bao gồm các cơ quan nhà nước tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng, trong quá trình xây dựng văn bản và quyết sách. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ đạo luật và chính sách (bao gồm cả những chính sách liên quan đến REDD +) mới bất kỳ cơ quan nhà nước nào xây dựng đều phải phù hợp với nguyên tắc này và do đó phù hợp với các chương trình lâm nghiệp quốc gia.

Thông tin khác để xem xét: Khuyến nghị: vì các biện pháp đảm bảo an toàn đòi hỏi các hoạt động REDD + phải phù hợp hoặc bổ sung cho các mục tiêu của chương trình lâm nghiệp quốc gia, điều quan trọng để đảm bảo rằng các hoạt động REDD + cũng bổ sung hoặc phù hợp với các mục tiêu của chương trình lâm nghiệp quốc gia của Việt Nam và Hiến pháp Việt Nam. Ngoài ra cần lưu ý rằng PLRs kiểm tra mức độ nhất quán giữa các mục tiêu thay đổi.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội A Tiêu chí A.2. Bổ sung hoặc là Phù hợp với mục tiêu của Công ước quốc tế và Hiệp định liên quan Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs yêu cầu phù hợp với các mục tiêu của công ước và hiệp định quốc tế lien quan ở mức độ nào? Và đó này có áp dụng đối với ngành lâm nghiệp không?

Chỉ số Đánh dấu Kết quả

4 Dựa trên các tiêu chí (a) 2 của phiên bản đầu tiên của lộ trình 5 Hiến pháp, điều 29

tương ứng Số lượng các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Việt Nam là thành viên của ít nhất 18 thỏa thuận và công ước pháp lý quốc tế có liên quan và áp dụng đối với các biện pháp đảm bảo an toàn. Phụ lục III - lộ trình của danh mục.

Làm thế nào để lồng ghép khuôn khổ pháp lý quốc gia vào luật pháp quốc tế

Hiến pháp (từ năm 1992 và sửa đổi năm 2001)6 trao quyền cho Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ ký kết, gia nhập và bãi ước các điều ước quốc tế.

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 20057 đề cập đến cả hai phương pháp 'lồng ghép' luật pháp quốc tế vào pháp luật trong nước. Theo đó, điều ước quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần hoặc được thực hiện thong qua ban hành luật/quy định mới hoặc sửa đổi các luật và quy định hiện có để đảm bảo sự phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành và tiếp tục bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế8 .

Hệ thống thứ bậc của pháp luật (vị thế của điều ước quốc tế trong khuôn khổ pháp lý)

Theo luật Việt Nam, điều ước quốc tế được ưu tiên hơn luật trong nước. Nếu tồn tại bất kỳ mâu thuẫn nào, điều ước quốc tế được áp dụng.

Phù hợp với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, trong trường hợp đã có các điều khoản khác nhau hoặc mâu thuẫn trong luật quốc gia liên quan đến một điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các điều khoản, quy định đề cập trong điều ước quốc tế sẽ được áp dụng9.

Ngoài ra, Luật Ký kết , gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế10 năm 2005 đòi hỏi các quy phạm pháp luật mới được ban hành không thể trở thành một rào cản đối với việc thực hiện các

6 Hiến Pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), điều 84 (13), 103 (10), 112 (8). 7 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, điều 6 (3). 8 Điều 6 quy định rằng dựa trên các yêu cầu, nội dung và bản chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch và Thủ tướng Chính phủ (trong khi đưa ra quyết định phù hợp với điều ước quốc tế) cũng quyết định việc áp dụng trực tiếp một phần hoặc toàn bộ điều ước quốc tế đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, và cũng quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, ban hành, bãi miễn văn bản quy phạm pháp luật thực hiện điều ước quốc tế đó. 9 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, điều 6 (1) 10 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, điều 6 (2)

điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến cùng một vấn đề. Theo đó, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 200811 lồng ghép các nguyên tắc nêu trên của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 yêu cầu không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến cùng một vấn đề trong khi xây dựng và ban hành một luật mới .

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không có quy định rõ ràng nếu các điều khoản của hiệp ước có thể được áp dụng trực tiếp trong những trường hợp không có các quy định đó trong các đạo luật/quy định của quốc gia. Cuối cùng, quan trọng là phải lưu ý rằng Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) không bao gồm bất kỳ quy định về thứ tự cấp bậc của luật pháp quốc tế trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật12 năm 2008 không liệt kê các điều ước quốc tế hoặc các luật tục quốc tế trong thứ tự cấp bậc của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

Khung pháp lý là tài liệu tham khảo cho khung pháp lý quốc tế13

Một số ngành hoặc cụ thể là PLRs14, ví dụ Luật BVMT15-2005, Luật Đất đai16 năm 2003, Luật Bình đẳng giới17 năm 2006, Luật về thủ tục hành chính Luật18 năm 2010, yêu cầu áp dụng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp có sự khác nhau giữa các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến cùng một vấn đề.

11 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2008, điều 3(5). 12 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2008, điều 2. 13 Dựa trên các tiêu chí (a) 3 của lộ trình, phiên bản 1 14 kế hoạch BVPTR, NRAP, Luật BVPTR, Nghị định No.99/2010/ND-CP

15 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 2; 16 Luật đất đai năm 2003, điều 3(2). 17 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 3. 18 Luật về thủ tục hành chính luật năm 2010, điều 2(3).

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.1. Minh bạch Tiêu chí phụ B.1.1. Quyền tiếp cận thong tin19

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs ghi nhận quyền tiếp cận thông tin

Khuôn khổ pháp lý công nhận quyền tiếp cận thông tin ở một số PLRs hoặc được đề cập rõ ràng hoặc tiềm ẩn. Mức độ công nhận khác nhau giữa các PLRs. Mặc dù Luật BVMT năm 2005 không trực tiếp công nhận quyền tiếp cận thông tin, một số điều khoản trong Luật BVMT năm 2005 và Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Bảo vệ môi trường20, có thể được cho là đã công nhận quyền tiếp cận thông tin của công chúng. Luật và Nghị định tạo ra một môi trường pháp lý để đảm bảo thực hiện các quyền này. Ví dụ, Luật và Nghị định21 yêu cầu cơ quan nhà nước chuyên ngành môi trường cấp tỉnh cung cấp thông tin về môi trường trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lý22 của họ, quy định việc cung cấp thông tin về môi trường và hình thức, quy trình thủ tục cung cấp thông tin và dữ liệu về môi trường. Cụ thể, Luật cũng tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc thực hiện dân chủ cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường23. Tuy nhiên, Luật BVMT năm 2005 và Nghị định hướng dẫn thi hành dường như đưa ra một định nghĩa hẹp về 'thông tin môi trường24, có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong thực tế.

19 dựa trên tiêu chí (b) 6 của lộ trình, phiên bản 1 20 Nghị định 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006). 21 Nghị định 80/NĐ-CP, điều 23 (2). 22 Luật BVMT năm 2005, điều 103-105. 23 Luật BVMT năm 2005, điều 105. 24 Xem phần phân tích chỉ số tiếp theo về khái niệm thông tin môi trường.

Cần lưu ý là Dự thảo Luật BVMT 2013 ( Dự thảo ngày 30 tháng 8 năm 2013) tạo ra một cơ chế pháp lý vững chắc hơn và rõ ràng hơn cho việc công nhận và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, để giải quyết các vấn đề nêu trên liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Luật LBD 2008 công nhận quyền tiếp cận thông tin không rõ ràng. Luật quy định rằng Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo sự tham gia của công chúng trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học25. Trong thực tế, ngoài các yêu cầu về công bố quy hoạch đa dạng sinh học ở cấp tỉnh và quốc gia26, Luật cũng yêu cầu tham vấn cộng đồng địa phương và các bên liên quan trong quá trình xây dựng đề án thành lập khu bảo tồn27. Luật Đất đai năm 2003, quy định sử dụng đất, bao gồm cả việc sử dụng đất lâm nghiệp28, không công nhận một cách rõ ràng quyền tiếp cận thông tin. Các điều khoản liên quan của Luật Đất đai29, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền - ở các cấp độ khác nhau- công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như các hình thức công bố thông tin. Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (Luật PCTN-2005)30 có một số điều khoản liên quan đến việc công nhận quyền tiếp cận thông tin. Ví dụ, luật đưa ra các nguyên tắc, thủ tục và nội dung được công bố bởi các cơ quan nhà nước và lãnh đạo của họ liên quan đến các hoạt động của đơn vị31. Cụ thể, trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, Luật32 yêu cầu phải công bố và minh bạch thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm quá trình lập quy hoạch, phê duyệt, sửa đổi, giá bồi thường đất bị thu hồi , vv

25 Luật đa dạng sinh học 2008, điều 5 (2). 26 Luật đa dạng sinh học 2008, điều 11, 15. 27 Luật đa dạng sinh học 2008, điều 22 (2,b). 28 Theo phân loại đất trong luật đất đai, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Luật đất đai 2003, điều 13 (1, c, d, đ). 29 Luật đất đai 2003, điều 28. 30 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng năm 2005 (sau đây gọi là luật PCTN – 2005), điều 31-32. 31 Luật PCTN – 2005, Chương II, Phần 1, điều 11-33. 32 Luật PCTN – 2005, điều 21.

Pháp lệnh thực hiện dân chủ trong xã, phường, thị trấn-200733 công nhận quyền này ở cấp hành chính thấp nhất. Nghị định 99/2010/ND-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thừa nhận quyền được tiếp cận thông tin, đòi hỏi34 các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin truy cập về PFES, và người sử dụng dịch vụ sẽ được Quỹ BVPTR thông báo về hiện trạng rừng hiện có, tình hình bảo vệ và PT rừng đồng thời thông báo kết quả PFES tới các chủ rừng Quyết định 126/QD-TTg về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, BV và PT bền vững rừng đặc dụng35 yêu cầu Hội đồng quản lý nên thông báo cho các hộ gia đình và cộng đồng về thỏa thuận chia sẻ lợi ích và các thông tin khác liên quan đến việc thực hiện các thỏa thuận chia sẻ lợi ích , và chia sẻ thông tin với các chương trình khác trên địa bàn36

Hiện nay, Dự thảo Luật tiếp cận thông tin37 năm 2013 rõ ràng cho thấy việc công nhận quyền tiếp cận thông tin trong các mục tiêu cũng như phạm vi của luật đồng thời cụ thể hóa quyền thông qua cung cấp các nguyên tắc để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, hình thức, nội dung thông tin được công bố. Cụ thể, Luật dành toàn bộ Chương IV toàn bộ để giải quyết việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin.

PLRs đưa ra khái niệm về “thông tin” Khung pháp lý hiện thời không đưa ra một khái niệm hay một tiêu chí rõ ràng để xác định

nên cung cấp “thông tin” gì?

33 Pháp lệnh thực hiện dân chủ trong xã, phường, thị trấn-2007, điều 2 (2) 34 Diều 20, khoản b về quyền và nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ và điều 19- 1a 35 QD của TTCP số 126/QD-TTg ngày 2/2/2012 on về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, BV và PT bền vững rừng đặc dụng 36 QD số126/QD-TTg, điều1. 8 37 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin-2013, điều 1-2; 26-30.

Luật BVMT - 200538 định nghĩa "thông tin môi trường" là tất cả các số liệu thống kê và dữ liệu về môi trường. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ nếu định nghĩa về "thông tin" này bao gồm thông tin các cơ quan môi trường nhà nước nhận được hay chỉ bao gồm thông tin do cơ quan nhà nước xây dựng. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, luật BVMT bao hàm các định nghĩa không thống nhất về 'thông tin môi trường”, trong đó trong một số trường hợp định nghĩa bao gồm cả dữ liệu về môi trường39 trong khi đó một số trường hợp khác thì định nghĩa lại không bao gồm dữ liệu môi trường. Cần lưu ý là dự thảo luật BVMT – 201340 đưa ra một khái niệm về 'thông tin môi trường' mà dường như mở rộng phạm vi của khái niệm của Luật BVMT hiện có. Trong trường hợp này nó làm rõ các khái niệm về số liệu thống kê và các tài liệu bao gồm tất cả các hình thức (ví dụ như biểu tượng, văn bản, vv.). Dữ liệu không thuộc phạm vi khái niệm của thông tin môi trường. Luật DDSH-2008 không đưa ra định nghĩa rõ ràng về "thông tin". Tuy nhiên, một số quy định trong DDSH-2008 điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của thông tin đa dạng sinh học sẽ được công bố như thông tin liên quan đến lập quy hoạch, kế hoạch đa dạng sinh học41, các loài ngoại lai xâm hại42, và các thông tin liên quan đến các nguồn gen đã được các cơ quan nhà nước.43 tiếp nhận hoặc xây dựng.

38 Luật BVMT – 2005, điều 3 (18) định nghĩa "thông tin môi trường" là tất cả các số liệu thống kê và dữ liệu về môi trường như các yếu tố môi trường, bảo tồn giá trị sinh thái và kinh tế của tài nguyên thiên nhiên, tác động về môi trường, chất thải, mức độ nghiêm trọng về ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng như về các vấn đề môi trường khác. 39 Luật BVMT, điều 3 (18). 40 Dự thao luật BVMT – 2013 (phiên bản ngày 30/8/2013), điều 3 (24). 41 Luật đa dạng sinh học 2008, điều 11, 15. 42 Luật đa dạng sinh học 2008, điều 54. 43 Nghị định 65/NĐ-CP ngày 11/6/2010 quy định hướng dẫn chi tiết thi thành luật đa dạng sinh học, điều 20

Luật Đất đai năm 2003 không đưa ra khái niệm rõ ràng về "thông tin". Tuy nhiên, một số điều khoản của luật đất đai năm 2003 quy định đó thông tin nào sẽ được công bố ví dụ như quy hoạch sử dụng đất44. Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng năm 2005 không đưa ra khái niệm “thông tin” rõ ràng. Tuy nhiên, Luật 200545 yêu cầu công khai và minh bạch về các hoạt động của cơ quan nhà nước và của tất cả các luật và chính sách, ngoại trừ những người có liên quan đến bí mật nhà nước và những người không được phép. Pháp lệnh năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn46đưa ra một danh mục dài các thông tin (bao gồm cả kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đề án tái cơ cấu kinh tế và dự toán ngân sách hàng năm và định cư ở cấp xã, tiến độ thực hiện, phương án đền bù và hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư liên quan đến dự án và các công trình trên địa bàn cấp xã, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã được công bố công khai ), có thể được suy ra đây là khái niệm về thông tin Luật BVPTR47 không đưa ra khái niệm thông tin nhưng quy định rằng thông tin kỹ thuật và chính sách lâm nghiệp phải được cập nhật thường xuyên và có sẵn cho người dân sống trong và xung quanh rừng.

Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 201348 đưa ra một định nghĩa rõ ràng về 'thông tin được truy cập' bao gồm các thông tin do các cơ quan nhà nước xây dựng và tiếp nhận. Định nghĩa dựa

trên thông lệ quốc tế, ví dụ, từ Luật liên Mỹ mẫu về tiếp cận thông tin.49 Việc ban hành luật này sẽ giải quyết những khoảng trống xác định ở trên.

44 Luật đất đai, điều 28. 45 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng năm 2005, điều 31-32. 46 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn- 2007, điều 5. 47 Luật BVPTR, điều 13 48 Dự thảo luật tiếp cận thông tin – 2013, điều 3(1) 49 Luật liên Mỹ mẫu về tiếp cận thông tin, điều 1 định nghĩa "thông tin" là "bất kỳ loại dữ liệu nào dưới sự giám sát hoặc kiểm soát của một cơ quan công quyền '

PLRs yêu cầu phân phối thông tin chủ động

Khuôn khổ pháp lý đòi hỏi phân bố thông tin chủ động. Luật BVMT năm 2005 và Nghị định hướng dẫn thi hành yêu cầu phân phối thông tin chủ động50, bằng cách yêu cầu các cơ quan nhà nước chuyên ngành môi trường tỉnh cung cấp thông tin về môi trường trên địa bàn hành chính của họ51 ở các cấp độ khác nhau. Ngoài ra, Luật cũng quy định các hình thức và các thủ tục cung cấp thông tin và dữ liệu52 môi trường. Luật LB năm 200853 yêu cầu các cơ quan chức năng công bố quy hoạch đa dạng sinh học ở cấp quốc gia và cấp tỉnh trên các trang web của họ trong vòng 30 ngày. Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 203054 yêu cầu các cơ quan chức năng đa dạng sinh học cung cấp thông tin đa dạng sinh học. Luật Đất đai năm 200355 quy định chi tiết trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xuất bản các quy hoạch đất đai và các thủ tục lien quan. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn56 năm 2007 yêu cầu phải công bố thông tin.

50 Nghị định số 80/NĐ-CP, điều 23 (2). 51 Luật BVMT năm 2005, điều 103-105. 52 Luật BVMT năm 2005, điều 103-105; Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006, điều 23. 53 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều 11, 15. 54 Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Phần III (1,a), các biện pháp thực hiện. 55 Luật đất đai năm 2003, điều 28. 56 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, điều 5.

PLRs yêu cầu/đảm bảo truy cập thông tin thụ động

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu/đảm bảo truy cập thông tin thụ động, nhưng trong nhiều trường hợp theo cách mơ hồ. Luật BVMT năm 2005 quy định về truy cập thông tin thụ động theo cách mơ hồ. Có một vài điều khoản có thể được suy ra như những yêu cầu để truy cập thông tin thụ động, chẳng hạn như trong trường hợp đối thoại về môi trường hoặc thông tin giải thích của các cơ quan chuyên ngành môi trường và chính quyền57 phúc đáp các yêu cầu của công chúng. Dự thảo luật BVMT năm 2013 khắc phục đặc điểm mơ hồ này và đưa ra các cơ chế pháp lý rõ ràng hơn để đảm bảo khả năng tiếp cận thụ động thông tin. Điều này bao gồm quyền yêu cầu tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật58. Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005) 59 công nhận quyền yêu cầu tiếp cận thông tin liên quan của các cơ quan chức năng, các cơ quan Nhà nước và các cấp chính quyền. Nghị định No.99/2010/ND-CP60 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hỗ trợ người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tiếp cận thông tin.

Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 201361 cung cấp một cơ chế toàn diện để đảm bảo quyền yêu cầu thông tin, bao gồm cả nội dung của thông tin được truy cập, các hình thức, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin, quy trình cung cấp thông tin.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.1. Minh bạch

57 Luật BVMT 2005 LEP, điều 105 58 Dự thảo Luật BVMT 2013, điều 132 - 133. 59 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005), điều 31, 32 60 Diều 19, Khoản 1a và b (quyền của người sử dụng dịch vụ) và điều 20, khoản 1b (quyền của người cung cấp dịch vụ) 61 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013, Chương III.

Tiêu chí B.1.2. Tổ chức đảm bảo tiếp cận và phân bố thông tin. Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào, khuôn khổ pháp lý yêu cầu các cơ quan nhà nước đảm bảo tiếp cận và phân phối thông tin?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs thiết lập tổ chức phù hợp để phân phối thông tin, hoặc tạo ra chức năng, nhiệm vụ rõ ràng

Khuôn khổ pháp lý không tạo ra các tổ chức chuyên phân phối thông tin. Thay vào đó, khuôn khổ pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng đối với một số tổ chức hiện có, trong khi đó một số tổ chức khác lại chưa có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Luật BVMT năm 2005 không tạo ra một tổ chức chuyên phân phối thông tin môi trường. Thay vào đó, Luật BVMT năm 200562 quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho các "cơ quan nhà nước chuyên ngành về môi trường” hiện có ở các cấp hành chính và trong các lĩnh vực63 khác nhau về xuất bản thông tin về môi trường. Nghị định 80/NĐ-CP ngày 9/8/200664 cụ thể hoá trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước , trong đó có Bộ TN & MT và các Bộ khác có liên quan hoặc UBND các tỉnh liên quan đến việc phân phối các thông tin và dữ liệu về môi trường, được liệt kê trong Luật BVMT năm 200565, như báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dự thảo Luật BVMT ngày 30 tháng 8 2013 không lồng ghép các điều khoản của Nghị định quy định rõ các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm phân phối thông tin môi trường. Luật LBD năm 2008 yêu cầu Bộ TN & MT, Bộ NN & PTNT và UBND tỉnh, cơ quan hải quan và các

62 Luật BVMT năm 2005, điều 103 (3) 63 Dể có thêm thông tin chi tiết vê điều khoản của ‘các cơ quan nhà nước chuyên nghành về môi trường”, xem luật BVMT năm 2005, điều 123 (1,2,3) 64 Nghị định số 80/NĐ-CP, điều 23 (1) 65 Luật BVMT năm 2005, điều (1).

cơ quan thông tin đại chúng công bố thông tin liên quan đến các loài ngoại lai xâm hại theo thẩm quyền66. Bộ TN & MT và UBND tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin quy hoạch đa dạng sinh học ở cấp quốc gia và cấp tỉnh67. Ngoài ra, Nghị định 65/NĐ-CP ngày 11 Tháng Sáu 2010 Cung cấp chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học cũng yêu cầu Bộ TN & MT để cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gen Bộ tiếp nhận hoặc phát triển68 . Do đó, luật LBD quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho tất cả các cơ quan nhà nước liên quan về việc xuất bản/phân phối thông tin đa dạng sinh học. Luật Đất đai năm 200369 quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố thông tin liên quan quy hoạch và/hoặc kế hoạch sử dụng đất. Ví dụ, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở văn phòng xã, trong khi các cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013 liệt kê một hệ thống toàn diện các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin ở mọi cấp trong đó có Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm

sát nhân dân tối cao và các cơ quan Nhà nước từ cấp xã trở lên cấp huyện và cấp tỉnh70. Ngoài ra,

dự thảo Luật71, quy định rõ chức năng và nhiệm vụ tiếp cận thông tin ở cả hai hình thức chủ động và thụ động.

66 Luật đa dạng sinh học năm 2008, điều 54. 67 Luật đa dạng sinh học năm 2008, điều 11, 15. 68 Nghị định 65/NĐ-CP ngày 11/6/2010 hướng dẫn chi tiết thực hiện luật LBD, điều 20 69 Luật đất đai năm 2003, điều 28

70 Dự thảo luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 4 (1). 71 Dự thảo luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 4 (2).

PLRs tạo ra một trung tâm đăng ký thu thập thông tin liên quan đến quản lý rừng

Khuôn khổ pháp lý không tạo ra một trung tâm đăng ký thu thập thông tin liên quan đến quản lý rừng, nhưng quy định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền rõ ràng cho các tổ chức hiện có để thu thập và lưu trữ thông tin liên quan đến quản lý rừng. Luật BVMT năm 200572 giao Bộ TN & MT là cơ quan chủ chốt ở cấp trung ương để thu thập và lưu trữ tất cả các thông tin về môi trường, bao gồm cả thông tin liên quan đến quản lý rừng.

Luật LBD năm 200873 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc

gia về đa dạng sinh học.

Luật Đất đai năm 200374 yêu cầu tiến hành thống kê và kiểm kê đất đai đồng thời xác định các

quy trình, thủ tục báo cáo về thống kê, kiểm kê đất đai ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh.75

PLRs đề cập phương thức các cơ quan chức năng phổ biến thông tin (Khi nào, ai, thế nào)

Khung pháp lý quy định phương thức các cơ quan chức năng (cơ quan nhà nước) phải phổ biến và công bố thông tin. Cho rằng một số cơ quan chức năng không có chức năng, trách nhiệm rõ ràng về phân phối thông tin, vì vậy các tổ chức này không được quy định về phương thức phân phối thông tin. Luật BVMT năm 2005 và Nghị định hướng dẫn thực hiện76 yêu cầu cơ quan nhà nước có liên quan trong mọi lĩnh vực ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh công bố thông tin về môi trường theo cách dễ dàng truy cập. Cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công bố.

72 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 102.

73 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều 71. 74 Luật đất đai năm 2003, điều 53. 75 Theo đó, Uỷ ban nhân dân các cấp được yêu cầu phải báo cáo về số liệu thống kê đất đai và kết quả kiểm kê ở địa phương tới UBND cấp trên; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo số liệu thống kê đất đai và kết quả kiểm kê đất tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở cấp trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thống kê hàng năm và kiểm kê 5

năm và báo cáo Chính phủ. Chính phủ sau đó được yêu cầu phải báo cáo Quốc hội về kết quả kiểm kê đất đai năm năm cùng với kế hoạch sử dụng đất năm năm trên toàn quốc. 76 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 104 (2,3) và Nghị đinh số 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006, điều 23 (2).

Luật LBD năm 200877 yêu cầu các cơ quan chức năng công bố quy hoạch/kế hoạch đa dạng sinh học ở cả hai cấp quốc gia và cấp tỉnh trên các trang web của họ trong vòng 30 ngày. Luật Đất đai năm 200378 xác định rõ phương thức công bố thông tin quy hoạch sử dụng đất. Ví dụ, trong vòng 30 ngày sau khi phê duyệt quy hoạch và kế hoạch đất đai, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở của họ trong khi các cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình tại trụ sở làm việc và trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như các trang web và báo địa phương Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005)79 công nhận quyền yêu cầu tiếp cận thông tin liên quan của các cơ quan chức năng và các cơ quan Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước có liên quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin theo yêu cầu trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Pháp lệnh thực hiện dân chủ trong xã, phường, thị trấn năm 200780 quy định phương thức phân phối thông tin của các cơ quan nhà nước ở cấp xã . Thông tư 35/2011/TT- Bộ NN & PTNT81 quy định phương thức các cơ quan chức năng phải phổ biến thông tin về ứng dụng khai thác gỗ. Luật BVPTR quy định82 chính quyền địa phương phải công bố các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt ở văn phòng trong suốt thời kỳ của kế hoạch.

77 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều11, 15. 78 Luật đất đai năm 2003, điều 28. 79 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005), điều 31, 32 80 Pháp lệnh thực hiện dân chủ trong xã, phường, thị trấn năm 2007, điều 2 (2) 81 Hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ ngày 20/5/2011, điều 16-25 82 điều 20

Dự thảo Luật năm 2013 về tiếp cận thông tin quy định chi tiết nội dung của thông tin được phổ biến, các phương pháp và hình thức phổ biến thông tin83

PLRs thiết lập quy trình rõ ràng về yêu cầu và tiếp cận thông tin

Khuôn khổ pháp lý không thiết lập quy trình rõ ràng về yêu cầu và truy cập thông tin. Luật BVMT năm 2005 và Nghị định hướng dẫn thực hiện không đưa ra quy trình rõ ràng về yêu cầu và truy cập thông tin. Có một vài điều khoản, có thể được suy ra như những quy định về quy trình, thủ tục yêu cầu và truy cập thông tin.84 Luật LBD 200885 yêu cầu các cơ quan chức năng công bố quy hoạch, kế hoạch đa dạng sinh học ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh trên các trang web của họ trong vòng 30 ngày. Luật Đất đai năm 200386 quy định một cách khiêm tốn quy trình, thủ tục về yêu cầu và truy cập thông tin. Luật đấu tranh và Phòng chống tham nhũng (2005)87 cũng khiêm tốn quy định thủ tục yêu cầu và truy cập thông tin. Luật quy định các cơ quan Nhà nước có liên quan được yêu cầu cung cấp các thông tin theo yêu cầu trong vòng 10 ngày kể từ khi chấp nhận yêu cầu. Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013 đưa ra các quy trình và thủ tục rõ ràng để giải quyết các yêu cầu và tiếp cận thông tin bao gồm cả những thong tin liên quan đến khung thời gian và chi phí để nhận được sự chấp thuận về yêu cầu thông tin, cung cấp các thông tin yêu cầu trong một khung thời gian. Các thông tin yêu cầu có thể bị từ chối.88

83 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 10-13. 84 Luật BVMT năm 2005, điều 105 (3), 85 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều 11, 15. 86 Luật đất đai năm 2003, điều 28. 87 Luật đấu tranh và Phòng chống tham nhũng (2005), điều 31, 32 88 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 21-25.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.1. Minh bạch Tiêu chí phụ B.1.3. Tăng cường nâng cao nhận thức về tiếp cận thông tin Câu hỏi chuẩn đoán: ở mức độ nào, Khung pháp lý yêu cầu các tổ chức công tăng cường tiếp cận thông tin?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs require public institutions to promote awareness about the right of access to information PLRs yêu cầu các tổ chức công nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin

Khuôn khổ pháp lý không yêu cầu các tổ chức công nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin. Trong khi Dự thảo Luật năm 2013 về tiếp cận thông tin đưa ra các cơ chế rõ ràng để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, tuy nhiên, chưa có quy định nào yêu cầu các tổ chức công nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin. Do đó, có thể sẽ hữu ích nếu lồng ghép vào dự thảo luật một điều khoản yêu cầu các tổ chức công nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin.

PLRs yêu cầu các tổ chức công cung cấp thông tin giải thích các luật, quy định và quy trình, thủ tục liên quan đến quản lý rừng trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với người sử dụng rừng.

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu các tổ chức công cung cấp thông tin giải thích các luật, quy định và quy trình, thủ tục liên quan đến quản lý rừng trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với người sử dụng rừng. Luật tuyên truyền, giáo dục pháp luật năm 2012 có một điều khoản có liên quan yêu cầu các tổ chức công cung cấp thông tin giải thích các luật, quy định và thủ tục liên quan đến quản lý rừng trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với người sử dụng rừng. Luật89 yêu cầu UBND tỉnh phối hợp với Hải quan, Lực lượng Phòng vệ biên giới Việt Nam hoặc các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa hoặc những người ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chính phủ hỗ trợ những người này bằng cách cung cấp thông tin hoặc các tài liệu pháp luật miễn phí bằng tiếng dân tộc thiểu số hay việc thông qua các hoạt động văn hóa truyền thống để phổ biến thông tin pháp lý.

89 Luật tuyên truyền, giáo dục pháp luật năm 2012, điều 17

Tuy nhiên , cần lưu ý rằng các PLRs liên quan được kiểm tra, trong đó có Luật đất đai năm 2003, Luật LBD90 và luật BVMT91 năm 2005 không có các điều khoản cụ thể yêu cầu hoặc được uỷ quyền các tổ chức công có trách nhiệm cung cấp thông tin giải thích các luật, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến rừng quản lý trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với người sử dụng rừng

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.1. Tính minh bạch Tiêu chí phụ B.1.4. Tính trách nhiệm92 Câu hỏi chẩn đoán 1: ở mức độ nào, PLRs thúc đẩy tính minh bạch tài chính trong ngành lâm nghiệp?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs tạo ra các tổ chức, cơ quan phụ trách/chịu trách nhiệm tang cường tính minh bạch của các hoạt động ngành lâm nghiệp

Khuôn khổ pháp lý tạo ra các tổ chức có thẩm quyền thúc đẩy tính minh bạch của các hoạt động ngành lâm nghiệp. Cục kiểm soát thủ tục hành chính hoặc Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - hai cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp, có thẩm quyền thúc đẩy tính minh bạch của hoạt động ngành lâm nghiệp thông qua bằng cách kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của PLRs tại Việt Nam.

PLRs phân công rõ thẩm quyền, vai trò và trách nhiệm huy động, cam kết và sử dụng các quỹ công cộng

Khuôn khổ pháp lý giao rõ quyền hạn, vai trò và trách nhiệm về huy động, cam kết và sử dụng các quỹ công cộng trong ngành lâm nghiệp.

90 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều 73 (3,e) 91 Luật BVMT, điều 122 92 Cần lưu ý rằng, thông tin thu thập theo tiêu chí này sẽ liên quan đặc biệt để đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về xắp xếp thể chế cho quỹ REDD+ tiềm năng

trong ngành lâm nghiệp

Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đề cập Bộ Tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với Bộ NN & PTNT thẩm định kế hoạch ngân sách hàng năm, phân bổ ngân sách thường xuyên cho ngành lâm nghiệp; để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tuân thủ theo các điều khoản quy định tài chính hiện hành.93 Nghị định số 99/2010/ND-CP94 giao Bộ NN & PTNT phối hợp với Bộ TN & MT, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan khác có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch FPES, huy động nguồn lực và mức chi trả; giao UBND cấp tỉnh thành lập cơ chế quản lý quỹ và sử dụng. Quyết định của TTCP số 126/QD-TTg95 quy định Hội đồng quản lý xây dựng quy chế hoạt động, các thỏa thuận chia sẻ lợi ích, và quản lý, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận chia sẻ lợi ích, kể cả việc sử dụng các quỹ.

Nghị định 05/2008/ND- CP96 quy định thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng với trách nhiệm huy động, cam kết và sử dụng các nguồn ngân sách công trong ngành lâm nghiệp.

Quyết định số 24/2012/QD-TTg97 quy định về chính sách đầu tư để tăng cường bảo vệ rừng. Quyết định số 07/2012/QD-TTg98 quy định về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp xã giao rõ quyền hạn, vai trò và trách nhiệm huy động, cam kết và sử dụng các nguồn ngân sách công. Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 203099 quy định, ở một mức độ nhất định, thẩm quyền, vai trò và trách nhiệm huy động, cam kết và sử dụng các quỹ

93 Phần IV. Xắp xếp tổ chức, điều khoản 2c : nhiệm vụ của Bộ Tài chính 94 Nghị định số 99/2010/ND-CP về chính sách chi trả dịch vụ MTR, điều 21,1a và d; điều 22.2d 95 Quyết định của TTCP số 126/QD-TTg ngày 2/2/2012 về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng, điều 1.6 96 Nghị định 05/2008/ND-CP của CP ngày 14/01/2008 về Quỹ BVPTR, điều 4 (Nguyên tắc thành lập quỹ), điều 5 (điều kiện thành lập quỹ), điều 6( nhiệm vụ và quyền hạn quản lý quỹ); điều 7(tổ chức quản lý quỹ); điều 8(mối quan hệ giữa quỹ trung ương và quỹ tỉnh) 97 Quyết đinh số 24/2012/QD-TTg của TTCP về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020. Hỗ trợ quỹ xã để bảo vệ rừng ở cơ sở (điều 3), chính sách đồng quản lý (điều 4), chính sách áp dụng đối với lực lượng bảo vệ rừng (điều 5), chính sách tăng cường năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (điều 6) và xắp xếp tổ chức (điều 7) quy định Bộ KHDT phối hợp với Bộ NN-PTNT xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo ngân sách quản lý và bảo vệ rừng trong phạm vi quyết định này. 98 Quyết định số 07/2012/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/2/12, ban hành một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng, điều 3.2 99 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1250/Q Đ-TTg ngày 31/7/2013

công cộng trong ngành lâm nghiệp. Ví dụ, Chiến lược100 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ các nguồn lực đầu tư cho các Bộ khác để thực hiện Chiến lược.

Đề xuất ngân sách được trình bày cho cơ quan lập pháp và công chúng với khoảng thời gian đủ để đóng góp ý kiến

Khuôn khổ pháp lý không yêu cầu trình bày đề xuất ngân sách trước công chúng, nhưng phải trình bày phần đề xuất ngân sách của Bộ NN & PTNT lên cơ quan lập pháp để giám sát.

Tất cả các thông tin liên quan về ngân sách cơ quan lâm nghiệp được công bố công khai

Khuôn khổ pháp lý không yêu cầu công bố tất cả các thông tin về ngân sách của các cơ quan lâm nghiệp. Chỉ những thông tin về các đề xuất ngân sách sẽ được trình bày trước cơ quan lập pháp như là một phần đề xuất ngân sách của Bộ NN-PTNT để giám sát.

Ngân sách ngành lâm nghiệp được cơ quan chính phủ xem xét.

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu quốc hội và cơ quan chính phủ xem xét ngân sách nghành lâm nghiệp.101

PLRs tạo ra các quỹ với các cơ chế kiểm toán chặt chẽ

Khuôn khổ pháp lý cần giám sát các quỹ, và yêu cầu kiểm toán bất kỳ dự án đầu tư nào tại Việt Nam.102

PLRs yêu cầu phải xây dựng các báo cáo kiểm toán độc lập cho các cơ quan lập pháp và công bố công

Khuôn khổ pháp lý không có bất kỳ điều khoản liên quan nào yêu cầu phải chuẩn bị các báo cáo kiểm toán độc lập cho các cơ quan lập pháp và công bố công khai phương thức các

100 Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1250/Q Đ-TTg ngày 31/7/2013, Chương IV. 101 Kế hoạch BVPTR, Luật BVPTR, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam

102 Kế hoạch BVPTR, Nghị định 05/2008/ND-CP của CP ngày 14/01/2008 về quỹ BVPTR, Chiến lược phát triển LN Việt Nam giai đoạn 2006-2020, quyết định số 24/2012/QD-TTg của TTCP về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, quyết định số 07/2012/QD-TTg của TTCP ngày 8/2/2012 ban hành một số chính sách tưng cường bảo vệ rừng.

khai phương thức các cơ quan lâm nghiệp sử dụng các quỹ này như thế nào.

cơ quan lâm nghiệp sử dụng các quỹ này như thế nào.

Câu hỏi chẩn đoán 2: ở mức độ nào PLRs giải quyết đầy đủ vấn đề chống tham nhũng trong ngành lâm nghiệp?

Indicators Mark accordingly

Findings

PLRs yêu cầu chống tham nhũng trong ngành lâm nghiệp

Luật đấu và Phòng chống tham nhũng (2005)103 quy định về tham nhũng trong ngành lâm nghiệp. Luật yêu cầu cán bộ, công chức kê khai tài sản và thu nhập của họ, bao gồm cả quyền sử dụng đất, thông qua đợt kiểm kê tài sản104. Người nào lợi dụng quyền hạn của mình và vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật105. Năm 1999 Bộ luật hình sự đưa hình thức rửa tiền theo tội hợp pháp hóa tiền, tài sản thu được thông qua các hình thức tội phạm106. Ở Việt Nam, các hoạt động này thường liên quan đến việc giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đứng tên các thành viên trong gia đình. Hình phạt tối đa cho tội này là 15 năm tù giam. Người phạm tội bị kết án cũng có thể bị phạt tiền, tịch thu tài sản của họ, hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc hành nghề cho đến 5 năm.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B

Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia

103 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005), điều 21 104 Luật phòng chống tham nhũng 2005, điều 45 105 LL, điều 141; luật BVPTR, điều 86

106 điều, 251

Tiêu chí phụ B.2.1. Khuôn khổ pháp lý phù hợp (Ghi chú: tiêu chí này cần được đánh giá vào cuối giai đoạn phân tích chứ không đánh giá từng công cụ)107 Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào, từng điều khoản và các điều khoản của luật BVPTR liên quan đến biện pháp đảm bảo an toàn (gồm những nội dung được phân tích trong ma trận này) rõ ràng và nhất quán?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

Luật thì luôn rõ ràng và không hàm chứa nhiều hoài vọng, qua đó giảm thiểu sự suy diễn hoặc tuỳ tiện

Hầu hết các khuôn khổ pháp lý là rõ ràng, tuy nhiên có một số PLRs yêu cầu phải thận trọng và giải thích108. Ngoài ra hầu hết các PLRs được xây dựng theo hình thức "khung chung", mà thông thường yêu cầu ban hành các Nghị định và văn bản dưới luật khác để giải thích và hướng dẫn thi hành.

Pháp luật được xây dựng trên cơ sở khung chính sách chặt chẽ và phù hợp.

Nói chung, quy định pháp luật được xây dựng trên cơ sở khung chính sách chặt chẽ.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.1.2: Quyền hưởng dụng đất rõ ràng109

107 Xây dựng dựa trên tiêu chí (b) 1 và 2 của phiên bản 1 ma trận 108 Kế hoạch BVPTR, quyết định số 799-QD-TTg, quyết định số 750/QD-TTg, quyết định số 661/QD-TTg, luật BVPTR, nghị định 186/2006/ND-­CP, và các văn bản khác. 109 Xây dựng dựa trên tiêu chí (e) 4, 5 và 6 của phiên bản 1 của lộ trình

Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs công nhận và bảo vệ một loạt các hình thức quyền sở hữu đất lâm nghiệp?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs công nhận các loại quyền đối với đất đai và tài nguyên rừng hợp pháp được công nhận rõ ràng (quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo luật định và phong tục)

Khung pháp lý quy định rằng toàn bộ đất đai ở Việt Nam thuộc về sở hữu toàn dân, Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý đất đai. Công dân và các tổ chức có thể giữ "quyền sử dụng đất" nhưng không có quyền sở hữu (quyền sở hữu chỉ được cấp đối với rừng sản xuất là rừng trồng, sử dụng kinh phí của người sử dụng rừng).

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) công nhận một hình thức sở hữu, đó là sở hữu của toàn dân về đất đai, tài nguyên rừng và các nguồn tài nguyên khác110 . Luật Đất đai năm 2003 khẳng định lại quyền sở hữu đất của toàn dân111. Luật cũng công nhận quyền sử dụng đất có thể được chuyển giao cho các bên liên quan khác nhau. Nhà nước thống nhất quản lý động, thực vật rừng, cảnh quan và môi trường; các chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng có thể là doanh nghiệp, tập thể hoặc cá nhân. Dự thảo Luật Đất đai 2013 có phương pháp tiếp cận tương tự như Luật đất đai hiện thời.

Luật BVPTR112 xác định quyền sử dụng rừng là "quyền của các chủ rừng khai thác các tiện ích của rừng, và hưởng sản phẩm cũng như lợi ích từ rừng và cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hình thức hợp đồng phù hợp với các quy định về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.

Quyền sử dụng rừng và đất thuộc về bảy nhóm người sử dụng rừng:113 (i) Ban quản lý rừng phòng

110 Hiến pháp, điều 17. 111 Luật đất đai 2003, điều 13. 112 điều 3, khoản 6

113 Luật BVPTR 2004, điều 5

hộ và rừng đặc dụng; (ii) các tổ chức kinh tế, iii) các hộ gia đình và cá nhân trong nước; (iv) lực lượng quân đội; (v) tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lâm nghiệp, đào tạo hoặc dạy nghề; (vi) đầu tư của Việt kiều tại Việt Nam, và (vii) các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

PLRs tạo ra quy trình, thủ tục pháp lý công bằng, bình đẳng cho việc công nhận quyền hưởng dụng đất đai

Không áp dụng tại Việt Nam, vì quyền hưởng dụng đất không được cấp, chỉ có quyền sử dụng đất.

PLRs quy định đảm bảo quyền hưởng dụng đất dụng đất, thông qua việc thiết lập các quy trình, thủ tục hợp lý để quản lý việc thu hồi đất lâm nghiệp của nhà nước (bao gồm cả FPIC, bồi thường hoặc tái định cư)

Không áp dụng tại Việt Nam vì quyền hưởng dụng đất không được công nhận, chỉ có quyền sử dụng đất. Chỉ có một PLR quy định trường hợp tước quyền sử dụng đất. Quyết định số 126/QD-TTg của TTCP quy định cần áp dụng FPIC, nhưng lại không đề cập đến vấn đề bồi thường hoặc tái định cư114 . Cần lưu ý rằng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường gọi là Sổ đ hỏ hoặc RBCs (từ màu sắc trang bìa của sổ), nhà nước đảm bảo quyền sử dụng đất của chủ đất. Người đứng tên sở hữu sổ đỏ được hưởng bồi thường hợp pháp từ nhà nước đối với diện tích đất thu hồi phục vụ mục đích sử dụng công.115

Luật BVPTR cũng quy định rằng chủ rừng sẽ được bồi thường khi nhà nước thu hồi lại một phần hoặc tất cả các khu rừng được giao. Bồi thường sẽ được thực hiện theo hình thức giao diện tích rừng khác, giao đất để trồng rừng mới hoặc bồi thường bằng hiện vật hoặc tiền mặt.116

Luật đầu tư năm 2005 (LI) cũng có điều khoản đảm bảo quyền sử dụng đất, theo đó nhà nước đảm

114 Quyết định của TTCP số 126/QD-TTg, điều 1.4a 115 Luật đất đai 2003, điều 42

116 điều 26, khoản 2

bảo rằng vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư sẽ không bị quốc hữu hoá hoặc tịch thu. Quy định này cũng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào lâm nghiệp tại Việt Nam.

PLRs công nhận quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương đối với đất lâm nghiệp và/hoặc tài nguyên mà họ đã quản lý từ lâu đời theo truyền thống

Không áp dụng tại Việt Nam vì quyền hưởng dụng đất không được công nhận, luật pháp chỉ công nhận quyền sử dụng đất.

PLRs công nhận quyền sở hữu rừng tập thể của người dân bản địa và cộng đồng địa phương / và hoặc công nhận đầy đủ các quyền quản lý và sử dụng rừng.

Khuôn khổ pháp lý công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tập thể, không phải quyền sở hữu.117 Luật Đất đai118 năm 2003 công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tập thể của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề pháp lý sau đây liên quan đến quyền sử dụng của cộng đồng và có thể có tác động đối với việc thực hiện hiệu quả các quyền của họ :

Bộ luật Dân sự năm 2005 không công nhận cộng đồng là chủ thể của mối quan hệ pháp luật

dân sự, mặc dù pháp luật quy định về sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, các thành viên

cộng đồng có thể quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung cho lợi ích của cộng đồng tuân

thủ theo các thỏa thuận hoặc luật tục, nhưng không vi phạm pháp luật.

Luật đất đai quy định cho cộng đồng các quyền và trách nhiệm tương tự như những đối

tượng sử dụng đất khác (tức là có thể khai thác các tiện ích và tận hưởng những lợi ích của

tài nguyên), ngoại trừ việc không thể trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử

dụng đất. Ngoài ra, cũng không thể thế chấp, bảo lãnh hoặc sử dụng đất thuộc quyền quản

lý để đóng góp vốn đầu tư, liên doanh.

Theo luật BVPTR, cộng đồng không thể phân chia rừng cho các thành viên, cũng không thể

117 Kế hoạch BVPTR và Luật BVPTR, điều 30 118 Luật đất đai, điều 117

chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho thuê, thế chấp, hoặc bảo lãnh, góp vốn đầu tư bằng

giá trị quyền được giao.119

PLRs đảm bảo bình đẳng giới trong tổ chức sử dụng đất/rừng

Khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới trong quyền sử dụng rừng. Luật Đất đai năm 2003120 thúc đẩy bình đẳng giới trong quyền sử dụng đất. Theo quy định của Luật, trong trường hợp quyền sử dụng đất tạo thành tài sản chung của vợ và chồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ họ, tên đầy đủ của cả vợ và chồng.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.1.3: Chia sẻ lợi ích bình đẳng121 Câu hỏi chẩn đoán 1: ở mức độ nào PLRs công nhận và bảo vệ chia sẻ lợi ích công bằng?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích tạo ra từ việc sử dụng tài nguyên rừng

Khuôn khổ pháp lý đòi hỏi phải đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích tạo ra từ việc sử dụng tài nguyên rừng.122 Cần nhấn mạnh rằng Quyết định số 178/2001/QD-TTg thúc đẩy chia sẻ công bằng nguồn tài nguyên rừng (bằng cách quy định các quyền và trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, và khoán đất lâm nghiệp) .

119 Luật BVPTR 2004, điều 30

120 Luật đất đai năm 2003, điều 48 (3) 121 Xây dựng dựa trên tiêu chí (e) 1 của phiên bản 1 lộ trình 122 Quyết định số178/2001/QD-­TTg – chương II (quyền lợi và trách nhiệm của các hộ gia định, cá nhân được giao, thuê đất), Chương III (quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình và cá nhân được khoán bảo vệ, tái sinh tự nhiên hoặc trồng rừng từ các tổ chức nhà nước).

Luật BVMT123 2005 yêu cầu đảm bảo chia sẻ bình đẳng và công bằng lợi ích tạo ra từ việc sử dụng tài nguyên rừng bằng cách thiết lập một nguyên tắc quy định việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện dựa trên việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các chủ thể khác có liên quan. Luật LBD124 - 2008 tạo ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm việc chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích tạo ra từ việc sử dụng tài nguyên rừng bằng cách cung cấp các nguyên tắc chia sẻ công bằng giữa Nhà nước, người quản lý các nguồn tài nguyên và những người được phép tiếp cận tài nguyên, ví dụ nguồn gen.

PLRs quy định thỏa thuận chia sẻ lợi ích

Khung pháp lý quy định thỏa thuận chia sẻ lợi ích trong một số PLRs.125

PLRs đảm bảo sự tham gia hiệu quả vào các quá trình ra quyết định về thỏa thuận chia sẻ lợi ích

Khung pháp lý thúc đẩy sự tham gia hiệu quả vào các quá trình ra quyết định đối với các thỏa thuận chia sẻ lợi ích trong một số PLRs nhất định126

PLRs thúc đẩy/yêu cầu bình đẳng giới trong việc thiết lập cơ

Khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới liên quan đến việc chia sẻ công bằng lợi ích. Luật Đất đai năm 2003127 công nhận bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong quyền sử dụng đất

123 Luật BVMT - 2005, điều 30 (1) 124 Luật đa dạng sinh học– 2008, điều 4(4), Chương V, phần 1

125 Luật đa dạng sinh học2008, điều 58-60, Quyết định số 178/2001/QD-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về quyền lợi, trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, và khoán đất lâm nghiệp, Chương II và III. Nghị định số 99/2010/ND-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Điều 11 (mức chi trả PFES), Điều 12 (Đối tượng miễn, giảm PFES), Điều 15 (Sử dụng PFES), Điều 16 (chi trả thông qua quỹ BVPTR đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ MTR khác nhau), Điều 19 (quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng dịch vụ), Điều 20 (quyền và nghĩa vụ của đối tượng cung cấp dich vụ).

126 Luật đa dạng sinh học- 2008, điều 59. Nghị định số 99/2010/ND-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Điều 20 quy định đối tượng cung cấp dịch vụ có thể yêu cầu đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc quỹ BVPTR trả tiền cho các dịch vụ theo quy định của Nghị định này; cung cấp thông tin về giá trị của PFES; và kiểm tra, giám sát thực hiện FPES cùng với cơ quan nhà nước

chế chia sẻ lợi ích công bằng. thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đó phải ghi rõ đầy đủ họ, tên của cả vợ và chồng trong trường hợp quyền sử dụng đất tạo thành thành sản chung của chồng và vợ.

Luật Bình đẳng giới128 năm 2006 yêu cầu một tổ chức tổng thể và các tổ chức ngoài nhà nước129, đặc biệt là Hội Phụ nữ Việt Nam130 và các cá nhân để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bao gồm chia sẻ lợi ích công bằng. Ví dụ, Luật trực tiếp yêu cầu thiết lập tỷ lệ giữa nam và nữ hoặc một tỷ lệ thích hợp của phụ nữ trong chia sẻ lợi ích như một biện pháp để bảo đảm bình đẳng giới.131

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.1.4: Giới và bình đẳng giới132 Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào, PLRs thúc đẩy và bảo vệ giới và bình đẳng giới?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là liên quan đến chia sẻ lợi ích, sự

Khung pháp lý thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là liên quan đến chia sẻ lợi ích, sự tham gia và quyền sử dụng đất

Hiến pháp133 thiết lập các nguyên tắc hiến pháp để thúc đẩy và tang cường chất lượng giới, trong khi yêu cầu Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện cần thiết để phụ nữ nâng cao trình độ của họ

127 Luật đất đai năm 2003, điều 48 (3) 128 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 6-7 129 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 9 và Chương IV 130 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 30 131 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 19 (1,a) 132 Xây dựng dựa trên tiêu chí (e) 1 của phiên bản 1 lộ trình

tham gia và quyền sử dụng đất

trong tất cả các lĩnh vực và thực hiện đầy đủ vai trò của họ trong xã hội.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 đưa ra các nguyên tắc và chính sách về bình đẳng giới 134. Ngoài ra, Luật cũng tạo ra một cơ chế toàn diện và vững chắc bao gồm cả các biện pháp để đảm bảo bình đẳng giới, một tổ chức nhà nước toàn diện và các tổ chức ngoài nhà nước135, đặc biệt là Hội Phụ nữ Việt Nam136, và các cá nhân để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bao gồm chia sẻ lợi ích và sự tham gia. Cụ thể, Luật trực tiếp yêu cầu thiết lập tỷ lệ giữa nam và nữ hoặc tỷ lệ nữ thích hợp trong quá trình tham gia và chia sẻ lợi ích và coi đó như một biện pháp để bảo đảm bình đẳng giới.137

Luật Đất đai 2003138 công nhận bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong quyền sử dụng đất. Theo quy định của Luật, trong trường hợp quyền sử dụng đất tạo thành tài sản chung của vợ chồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ và đầy đủ họ, tên của cả vợ và chồng. Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2351/Q Đ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2010 quy định các nguyên tắc hiến pháp bằng cách tạo ra các cơ chế để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bao gồm chia sẻ lợi ích và sự tham gia. Ví dụ, Chiến lược139 yêu cầu tăng cường sự hợp tác của tất cả các cá nhân và tổ chức trong đó phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và công việc gia đình. Cụ thể, chiến lược140 thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ liên quan đến chia sẻ lợi ích và sự tham gia. Ví dụ, Chiến lược đặt ra một mục tiêu để giảm khoảng cách giới trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý nhà nước thông qua việc lồng ghép giới vào các văn bản PLRs trong tương lai, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn tới các nguồn lực kinh tế hoặc thị

133 Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992, điều 63 134 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 6-7 135 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 9 và Chương IV 136 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 30 137 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 19 (1,a) 138 Luật đất đai 2003, điều 48 (3) 139 Quyết định số 2351/QĐ-TTg của TTCP ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, sau đây gọi là Quyết định 2351/QĐ-TTg cỉa TTCP ngày 24/12/2010, điều 1(1,a), điều 2. 140 Quyết định số 2351/QĐ-TTg của TTCP ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, điều 1(2,b). Mục tiêu 1, 2

trường lao động. Để đáp ứng có hiệu quả các mục tiêu chiến lược, chiến lược yêu cầu huy động tất cả các nguồn lực, bao gồm cả nguồn nhân lực, đặc biệt là các cơ quan nhà nước141, và các tổ chức tài chính142. Chiến lược giới143 yêu cầu các bộ và các tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới thực hiện Chiến lược. Tính đến 10 tháng 6 năm 2013, 37 trong tổng số 63 tỉnh và 10 bộ đã thông qua kế hoạch hành động như vậy. Nói chung, chiến lược tạo ra một cơ chế khá toàn diện để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chia sẻ lợi ích và sự tham gia. Tuy nhiên, chiến lược không bao gồm quyền sử dụng đất, một nội dung đã được đề cập rõ trong Luật Đất đai. Chương trình về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1241 / Q Đ-TTg ngày 22/7/2011 về xây dựng các chương trình, dự án để thực hiện Chiến lược giới.144 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 49/QD-TTg ngày 12/3/2013 phê duyệt chiến lược các vấn

đề dân tộc cho đến năm 2020145 thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đồng

bào dân tộc thiểu số bằng cách coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện có hiệu quả

chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 1/10/2009 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong khi xây dựng hệ thống chia sẻ lợi ích trong REDD +.

PLRs giải quyết vấn đề phân biệt giới

Khuôn khổ pháp lý giải quyết phân biệt đối xử giới tính.

Hiến pháp146 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ và tất cả các hành vi xúc

phạm nhân phẩm phụ nữ.

141 Quyết định số 2351/QĐ-TTg của TTCP ngày 24/12/2010, điều 2. 142 Quyết định số 2351/QĐ-TTg của TTCP ngày 24/12/2010, điều 2 (3) yêu cầu Bộ Tài chính cung cấp ngân sách nhà nước để thực hiện chiến lược. 143 Quyết định số 2351/QĐ-TTg của TTCP ngày 24/12/2010, điều 1 (4,a) 144 Quyết định của TTCP số 1241/Q Đ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt chương trình bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, phần 3(a) 145 Quyết định của TTCP số 49/QD-TTg ngày 12/3/2013 phê duyệt chiến lược về các vấn đề dân tộc thiểu số đến năm 2020 146 Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992, điều 63

Luật Bình đẳng giới năm 2006 giải quyết toàn diện hoàn toàn vấn đề phân biệt đối xử giới tính

trong phạm vi điều chính của luật. Cụ thể hơn, Luật nêu rõ các mục tiêu về bình đẳng giới là để loại

bỏ phân biệt đối xử giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nam giới và phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã

hội và phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu để đạt được bình đẳng thực sự giữa nam giới và phụ

nữ, xây dựng và tăng cường quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa nam và nữ trong tất cả các khía cạnh

của đời sống xã hội và gia đình.147

PLRs yêu cầu các tổ chức công nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (thông qua các chương trình nhạy cảm giới tính, đầu mối, vv)

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu các tổ chức công để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1241 /QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt chương trình về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 yêu cầu nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về bình đẳng giới. Theo đó, một số cơ quan nhà nước được yêu cầu phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.1.5: thực thi luật pháp148 Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs yêu cầu thực thi pháp luật hiệu quả trong ngành lâm nghiệp?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

147 Luật bình đẳng giới - 2006, điều 4. 148 Xây dựng dựa trên tiêu chí (e) 1 của phiên bản 1 lộ trình

PLRs xác định rõ nhiệm vụ và thẩm quyền đầy đủ cho cơ quan thực thi lâm luật

Khung pháp lý quy định thực thi luật lâm nghiệp thông qua việc thiết lập rõ các nhiệm vụ và thẩm quyền đầy đủ để thực thi lâm luật.

FPD có vai trò bảo vệ rừng và hỗ trợ Bộ NN & PTNT, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đảm bảo tuân thủ pháp luật rừng. Chủ rừng cũng có thể tổ chức tổ bảo vệ rừng, mặc dù họ không có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật. Chỉ các hộ gia đình, cộng đồng, các công ty nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lớn có thể thiết lập đơn vị bảo vệ rừng tương tự như FPD.

Luật Đất đai năm 2003 bao gồm một số điều thiết lập cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm pháp luật đất đai liên quan bao gồm cả hành vi phạm tội liên quan đến đất quản lý đất lâm nghiệp. Luật xác định: - đặc điểm chung của luật đất đai liên quan đến hành vi phạm tội đất phạm của bất kỳ cá nhân hoặc các nhà quản lý có trách nhiệm và đặc điểm phổ biến của pháp luật liên quan đến hành vi phạm tội đất gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho các bên khác; - hình thức trách nhiệm pháp lý đặt gánh nặng trên người có hành vi vi phạm pháp luật.149 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai liên quan.150 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định trách nhiệm cho tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan về bảo vệ môi trường, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phối hợp với cơ quan nhà nước khác có liên quan) được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến khu vực bảo tồn (tiểu vùng 4). Tuy nhiên, quy định này vẫn còn trừu tượng và cần phải được làm rõ hơn trong các văn bản dưới luật.151 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có một số quy định chung về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan để giám sát bảo vệ môi trường và xử lý các vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường. Để thực hiện những nhiệm vụ này trong thực tiễn, cần có những quy định chi tiết hơn.152

149 điều 140, 141, 142 và 144. 150 điều 143 151 điều 121 (4). 152 điều 126, 127.

Luật LBD quy định trách nhiệm chung của Chính phủ, các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các cấp về thực thi pháp luật.153 Luật LBD bao gồm một số quy định chung liên quan đến bồi thường thiệt hại đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn trừu tượng và không có các điều khoản chi tiết liên quan đến nhiệm vụ rõ ràng và thẩm quyền đầy đủ cho cơ quan thực thi lâm luật.154

Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học quy định cụ thể trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thu hồi giấy phép của các tổ chức đa dạng sinh học. Ngoài điều này, trong Nghị định không có các điều khoản nào quy định rõ nhiệm vụ rõ ràng và đầy đủ thẩm quyền để thực thi lâm luật.155 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định trách nhiệm thực thi pháp luật của xã hội, người sử dụng rừng, Uỷ ban nhân dân các cấp độ khác nhau và các bộ.156

PLRs xác định rõ hành vi phạm tội liên quan đến rừng và các hình phạt thích hợp/tương ứng

Khuôn khổ pháp lý xác định hành vi phạm tội liên quan đến rừng và các hình phạt thích hợp/tương ứng, cụ thể hơn trong PLRs liên quan đến lâm nghiệp157. Các biện pháp có sẵn để giải quyết vi phạm lâm luật bao gồm xử phạt hành chính, xử lý hình sự và hành vi dân sự.

Thẩm quyền hành chính của FPD bao gồm xử lý các mức phạt tiền từ 5 đến 1.500 euro (100.000 đồng tới 30 triệu đồng) tùy thuộc vào vị trí cán bộ xử phạt (nhân viên bảo vệ rừng tới lãnh đạo FPD). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng có thể thu tiền phạt từ 25 đến 1.500 euro (500.000 đồng tới 30 triệu đồng) tùy theo mức độ từ cấp xã đến tỉnh. Xử phạt bổ sung cũng có thể được áp dụng, bao gồm cả tịch thu lâm sản, phương tiện hoặc các vật liệu khác được sử dụng liên quan đến hành vi

153 LBD điều 6

154 điều 75

155 Nghị đinh số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 cung cấp thong tin chi tiết và hướng dẫn thực hiện luật LBD, điều 17 156 Luật BVPTR, Chương III , điều 36-39(trách nhiệm của xã hội, người sử dụng rừng, UBN ở các cấp, các Bộ; điều 40-44 về nội dung bảo vệ rừng; Chương VI. Cục Kiểm lâm; Chương VII (giải quyết tranh chấp, xử phạt, bồi thường) 157 Luật BVPTR, điều 73. Nghị định 99/2010/ND-CP về chính sách chi trả dịch vụ MTR, điều 20.2

phạm tội, phục hồi rừng bị thiệt hại và bồi thường thiệt hại gây ra.

Thẩm quyền xử lý hình sự chống tội phạm lâm luật thuộc tòa án cấp huyện nơi tội phạm có hành vi vi phạm pháp luật. Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm xử lý vi phạm dân sự diễn ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Bộ luật hình năm 1999 sự quy định một mức hình phạt tối đa cho tội phá rừng là 15 năm tù và phạt tiền 500 euro (10 triệu đồng).

Nghị định số 99/2009/ND-CP của Chính phủ ngày 2/11/2009 về xử phạt hành chính trong quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt158

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xác định hành vi phạm tội liên quan đến rừng159. Luật BVMT năm 2005160 bao gồm một số điều khoản về các hành vi phạm tội liên quan đến BVMT. Luật LBD 2008161 đề cập một số quy định chung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại đa dạng sinh học. Ngoài ra, không có quy định nào xác định rõ hành vi phạm tội liên quan đến rừng và các hình phạt thích hợp/tương ứng trong việc thực hiện luật LBD. Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 Xử lý các hành vi vi phạm hành chính162 liên quan đến Luật Đất đai xác định rõ hành vi phạm tội liên quan đến rừng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trái phép (không có giấy phép đầy đủ) và đưa ra các hình phạt tương ứng/thích hợp.

158 Chương II (vi phạm, hình thức vi phạm và mức độ xử phạt – điều 8 - 22) 159 điều 73 160 Luật BVMT 2005, điều127. 161 Luật LBD2008, điều 75. 162 điều 8(3)

Nghị định 117/2009 / NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý bảo vệ môi trường liên quan đến các hành vi vi phạm hành chính163 xác định rõ hành vi phạm tội liên quan đến rừng như vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến du lịch và bảo tồn thiên nhiên.

PLRs thiết lập quy trình rõ ràng cho việc thu thập chứng cứ và tài liệu về một vụ việc cụ thể làm cơ sở cho vụ bắt giữ, tiến hành các thủ tục tố tụng tư pháp, vv

Khung pháp lý thiết lập quy trình rõ ràng cho việc thu thập bằng chứng và tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội lâm luật. Quy trình rõ ràng cho việc thu thập chứng cứ và tài liệu về một vụ việc cụ thể làm cơ sở cho việc bắt giữ, thủ tục tố tụng tư pháp, vv được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012164 (quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính), luật hình sự 165(bằng chứng và các biện pháp phòng ngừa tội phạm); luật tố tụng hình sự166 (cung cấp chứng cứ và các biện pháp khẩn cấp tạm thời).

Các thông tin khác để xem xét: Các chế thực thi hiệu quả được thiết lập theo các văn bản quy phạm pháp luật lâm nghiệp. Do đó, các văn bản ngoài lĩnh vực lâm nghiệp hoặc thiết lập các cơ chế thực thi chung hoặc thực thi pháp luật một cách khiêm tốn trong các văn bản pháp luật lâm nghiệp. Cần lồng ghép 2 cơ chế này, cụ thể là cơ chế thực thi lâm luật và cơ chế thực thi các văn bản pháp luật ngoài ngành lâm nghiệp.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B

Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia

163 điều 26. 164 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012164 phần IV, Chương 2 165 Luật tố tụng hình sự, phần I, Chương V (bằng chứng) và Chương VI (các biện pháp ngăn chặn tội phạm); 166 Luật tố tụng hình sự, Phần I, Chương V (bằng chứng) và Chương VI (các biện pháp ngăn chặn tội phạm);

Tiêu chí phụ B.2. Khung thể chế phù hợp167 Câu hỏi chuẩn đoán: ở mức độ nào, PLRs tăng cường khung thể chế phù hợp?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng cho các cơ quan nhà nước (gồm cả thực thi pháp luật)

Khung pháp lý quy định nhiệm vụ rõ ràng cho cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ được đề cập rất chung chung và vì vậy cần được giải thích thêm hoặc chi tiết hóa. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005168 bao gồm một số quy định liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng169. Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan đến bảo vệ môi trường, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phối hợp với cơ quan nhà nước khác có liên quan) được giao nhiệm vụ cụ thể giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến bảo tồn rừng/khu bảo tồn. Tuy nhiên, thông tin chi tiết liên quan đến cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo tồn, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên vẫn còn hạn chế.170

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có một số quy định chung về trách nhiệm liên quan đến thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước có liên quan. Bao gồm giám sát bảo vệ môi trường và xử lý các vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường. Cần chi tiết hóa những điều khoản này để áp dụng trong thực tiễn.171

Luật LBD thiết lập một cơ sở pháp lý chung để xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng

167 Xây dựng dựa trên tiêu chí (b) 1 và 2 của phiên bản 1 lộ trình 168 điều 121 (4)

169 điều 29 170 điều 29

171 điều 126, 127

sinh học của Chính phủ, các Bộ và các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có trách

nhiệm thực thi pháp luật172. Đặc biệt, luật LBD173 năm 2008 cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến nhiệm vụ của Bộ TN & MT, các Bộ ngành liên quan, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý phân khu bảo tồn đa dạng sinh học.

Luật LBD bao gồm một số quy định chung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn trừu tượng.174

Luật Đất đai năm 2003 thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho quản lý đất đai bao gồm cả quản lý

đất lâm nghiệp. Đặc biệt , một số điều khoản trong Luật Đất đai năm 2003175 quy định về quản lý nhà nước đối với đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng, trong đó đề cập đến nhiệm vụ của cơ quan nhà nước liên quan đến quản lý đất lâm nghiệp. Luật BVPTR quy định trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. 176

PLRs quy định nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lâm

Khuôn khổ pháp lý không đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau đối với các cơ quan liên lâm nghiệp. Luật Đất đai năm 2003 không quy định hoặc tìm cách đảm bảo rằng nhiệm vụ của các cơ quan lâm nghiệp là hỗ trợ lẫn nhau Luật BVMT 2005177 công nhận nhiệm vụ của Bộ NN & PTNT trong lĩnh vực bảo tồn rừng và quy định nhiệm vụ của Bộ TN & MT trong quản lý đất đai, dẫn đến hai hệ thống quản lý với quy định

172 Luật đa dạng sinh học năm 2008 LBD, điều 6.

173 Luật đa dạng sinh học năm 2008, điều10.

174 Luật đa dạng sinh học năm 2008, điều 75

175 Luật đất đai năm 2003, điều 75-77 176 điều 17(trách nhiệm về lập quy hoạch, kế hoạch BVPTR), điều 28 (Thẩm quyền đối với chuyển đổi rừng, cho thuê, phục hồi rừng), điều 32(điều tra và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng), trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng (điều 37), của UBND các cấp (điều 38), của các bộ ngành(điều 39); khai thác gỗ rừng sản xuất (điều 55.3/4; điều 57.2), Cục Kiểm lâm (điều 79-83)

khác nhau và có khả năng chồng chéo về thẩm quyền.

Luật LBD 2008178 và đặc biệt là Nghị định 65/ND-CP ngày 11/6/2010179 hướng dẫn thực thi luật tìm cách đảm bảo rằng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước liên quan có bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau

PLRs quy định rõ thẩm quyền, chức năng và quyền lực theo pháp luật để truy tố tội phạm lâm luật.180

Khuôn khổ pháp lý quy định nhiệm vụ truy tố tội phạm lâm luật cho các cơ quan tư pháp. Thẩm quyền hình sự chống tội phạm rừng thuộc trách nhiệm tòa án cấp huyện nơi diễn ra hành vi tội phạm. Toà án nhân dân ở mỗi cấp chịu trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm dân sự. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định một hình phạt tối đa cho tội phá rừng là 15 năm tù và phạt tiền 10 triệu đồng. Các cơ quan tư pháp quy định tại Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 có thẩm quyền, nhiệm vụ và quyền lực chung theo pháp luật và có thẩm quyền để truy tố tất cả các tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999, bao gồm cả tội phạm lâm luật. Có một số điều khoản quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi)181 liên quan đến tội phạm lâm luật, bao gồm tội phạm liên quan đến việc sử dụng đất và quản lý rừng, phá rừng, vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt áp dụng cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.3 Tham gia vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến môi trường182 Câu hỏi chuẩn đoán: ở mức độ nào, PLRs đảm bảo sự tham gia hiệu quả vào quá trình hoạch định chính sách lâm nghiệp?

177 Luật BVMT 2005, điều 121 (4) 178 Luật đa dạng sinh học2008, điều 27 179 nghị định số 65/ND-CP ngày 11/6/2010, điều 3-9 180 Xây dựng dựa trên tiêu chí (c) 5 của dự thảo lộ trình, phiên bản 1 181 Penal Code, arts 173-176; 189-191. 182 Xây dựng dựa trên tiêu chí (b) 5 của dự thảo lần 1 bản lộ trình

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs công nhận quyền tham gia

Khuôn khổ pháp lý công nhận quyền tham gia183, nhưng không có các điều khoản cụ thể đảm bảo thực hiện hiệu quả các quyền này. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005184 công nhận quyền tham gia thông qua xây dựng một chính sách nhà nước quan trọng để khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Luật BVMT cũng đặt ra các quyền của nhân dân tham gia đánh giá tác động môi trường (EIA) cho các dự án triển khai trên địa bàn của họ.185 Luật BVPTR quy định các quy hoạch, kế hoạch BVPTR phải dân chủ và công khai.186 Luật LBD187 2008 tìm cách đảm bảo sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Luật Đất đai188 năm 2003 yêu cầu phải lấy ý kiến của người dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP189 thiết lập một cơ chế đảm bảo cho công chúng tham gia có hiệu quả trong quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất chi tiết dự thảo phải được giới thiệu tới tất cả các nhóm dân số đô thị, thôn bản, khu dân cư khác, và đồng thời phải được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đất trong phạm vi quy hoạch; ý kiến góp ý có thể được đóng góp trực tiếp từ nhân dân thông qua đại diện của khu dân cư, hoặc các tổ chức khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và/hoặc các tổ chức đoàn thể địa phương;

183 Quyết định số 661/QD-TTg chương II. nghị định số 99/2010/ND-CP, điều15. nghị định số 163/1999/ND-CP, điều 4 và 5 184 Luật BVMT năm 2005, điều 5(1) 185 Luật BVMT năm 2005, điều 20 186 Luật BVPTR, điều 13 187 Luật đa dạng sinh học năm 2008

188 Luật đất đai năm 2003, điều 25 (5) 189 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18 (1).

lấy ý kiến của Văn phòng Thường trực Hội đồng nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đất. Quan trọng hơn là phải tổng hợp và tiếp thu ý kiến trong quá khi hoàn thiện dự thảo quy hoạch sử dụng đất. Pháp lệnh dân chủ cơ sở khẳng định rằng người dân địa phương và cộng đồng có quyền đóng góp ý kiến về các chính sách quan trọng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ. Nghị Quyết số 41/TW-BCT của Bộ Chính trị quy định rằng tất cả các cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ

tham gia và đóng góp và bảo vệ môi trường

PLRs tạo cơ hội tham gia một cách kịp thời và phù hợp với nền văn hóa

Khung pháp lý không có các điều khoản quy định cụ thể để đảm bảo sự tham gia, chỉ có một vài PLRs tìm kiếm các phương thức nhằm đảm bảo tạo cơ hội tham gia kịp thời và phù hợp về văn hóa. Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP tạo cơ hội tham gia một cách kịp thời và phù hợp về văn hóa. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP190 yêu cầu giới thiệu dự thảo quy hoạch chi tiết cho tất cả người dân địa phương và đăng tải trên các trang web trong một thời gian giới hạn trong 30 ngày để thu thập ý kiến nhân dân theo quy định tại khoản 1 của điều này.

PLRs đưa ra các quy định trách nhiệm để đảm bảo việc cung cấp đầu vào được giải quyết hiệu quả

Khung pháp lý không có các điều khoản quy định cụ thể để đảm bảo sự tham gia, chỉ có một vài PLRs tìm kiếm các phương thức nhằm đảm bảo việc cung cấp đầu vào được giải quyết hiệu quả. Luật Đất đai năm 2003191 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP 192 đưa ra các điều khoản quy định trách nhiệm để đảm bảo việc cung cấp đầu vào được giải quyết một cách hiệu quả. Ví dụ, Luật yêu cầu các cơ quan xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn phải tổng hợp và tiếp thu ý kiến nhân dân để hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

190 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18 (2)

191 Luật đất đai năm 2003, điều 25 (5) 192 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18 (3)

PLRs đảm bảo/thúc đẩy bình đẳng giới trong quá trình tham gia công.

Khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới trong tham gia công.

Hiến pháp193 thiết lập các nguyên tắc hiến pháp để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới trong khi yêu cầu Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện cần thiết để phụ nữ nâng cao trình độ của họ trong tất cả các lĩnh vực và thực hiện đầy đủ vai trò của họ trong xã hội.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 đưa ra các nguyên tắc và chính sách nhà nước về bình đẳng giới. 194. Ngoài ra, Luật cũng tạo ra một cơ chế toàn diện và vững chắc bao gồm cả các biện pháp để đảm bảo bình đẳng giới, một tổ chức nhà nước toàn diện và các tổ chức ngoài nhà nước 195, đặc biệt là Hội Phụ nữ Việt Nam196 và các cá nhân để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bao gồm chia sẻ lợi ích và sự tham gia. Cụ thể, Luật trực tiếp yêu cầu phải thiết lập tỷ lệ giữa nam và nữ hoặc một phần thích hợp của phụ nữ trong tham gia và chia sẻ lợi ích như một biện pháp để bảo đảm bình đẳng giới.197

Luật Đất đai năm 2003198 gián tiếp thúc đẩy bình đẳng giới trong tham gia công. Theo quy định của Luật, trong trường hợp quyền sử dụng đất tạo thành tài sản chung của vợ chồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ họ, tên của cả vợ và chồng. Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2351/Q Đ -TTg ngày 24/12/2010 quy định các nguyên tắc hiến pháp bằng cách tạo ra các cơ chế để thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bao gồm chia sẻ lợi ích và tham gia. Ví dụ, Chiến lược199 đặt ra một mục tiêu giảm khoảng

193 Hiến pháp 1992 (sửa đổi), điều 63 194 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 6-7 195 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 9 và Chương IV 196 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 30 197 Luật bình đẳng giới năm 2006, điều 19 (1,a). 198 Luật đất đai năm 2003, điều 48 (3) 199 Quyết định của TTCP số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt chiến lược bình đẳng giới quốc gia giai đoạn 2011-2020, điều 1(2,b). Mục tiêu 1, 2.

cách giới trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong vị trí lãnh đạo và quản lý Nhà nước thông qua lồng ghép các vấn đề giới vào PLRs tương lai200, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn tới các nguồn lực kinh tế hoặc thị trường lao động. Để đáp ứng hiệu quả yêu cầu chiến lược, chiến lược yêu cầu huy động tất cả các nguồn lực, bao gồm cả nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực từ các cơ quan nhà nước 201 và các tổ chức tài chính 202. Chiến lược giới203 yêu cầu các Bộ, tỉnh có trách nhiệm xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới thực hiện Chiến lược. Tính đến ngày 10/6/2013, 37 trong tổng số 63 tỉnh và 10 Bộ đã thông qua kế hoạch hành động bình đẳng giới.204 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 49/QD-TTg ngày 12/3/2013 phê duyệt chiến lược về các vấn đề dân tộc tới năm2020205 đảm bảo/thúc đẩy bình đẳng giới của các dân tộc thiểu số trong quá trình tham gia công bằng cách đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện có hiệu quả các chính sách bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.4: Tiếp cận đầy đủ tới công lý 206 Câu hỏi chẩn đoán: Để mức độ nào các PLRs đảm bảo tiếp cận đầy đủ với công lý trong bối cảnh quản lý rừng?

Chỉ số Đánh dấu Kết quả

200 201 Quyết định của TTCP số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010, điều 2. 202 Quyết định của TTCP số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010, điều 2 (3) yêu cầu Bộ Tài chính cấp ngân sách nhà nước để thực hiện chiến lược. 203 Quyết định của TTCP số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010, điều 1 (4,a). 204 LEAF, đánh giá từ quan điểm giới –đầu vào của dự án LEAF để xây dựng lộ trình các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội, môi trường cho chương trình hành động REDD+ quốc gia của Việt nam, ngày 10/6/2013, at 12. 205 quyết định của TTCP số 49/QD-TTg ngày 12/3/2013 phê duyệt chiến lược các vấn đề dân tộc tới năm 2020 206 Xây dựng dựa trên tiêu chí (c) 4 và 5 của phiên bản 1 lộ trình

tương ứng PLRs công nhận quyền tiếp cận công lý

Khuôn khổ pháp lý công nhận quyền tiếp cận công lý Luật Khiếu nại cung cấp một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho người dân để tiếp cận công lý liên quan đến các quyết định hành chính, bao gồm cả các quyết định liên quan đến quản lý rừng. Luật Đất đai năm 2003 đưa ra các điều khoản cụ thể liên quan đến quyền tiếp cận công lý về các quyết định liên quan đến quản lý đất đai và quyền tố cáo hành vi phạm tội chống lại luật đất đai.207 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đưa ra một quy định chung về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường.208 Luật LB D và luật BVPTR không có điều khoản nào liên quan đến quyền tiếp cận công lý.

PLRs đưa ra các cơ chế giải quyết tranh chấp để giải quyết các tranh chấp ở tất cả các cấp

Khung pháp lý tạo cơ hội tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp ở tất cả các cấp. Luật Khiếu nại năm 2011 đưa ra các bước giải quyết khiếu nại bao gồm cả những khiếu nại liên quan đến quản lý rừng ở các cấp.209 Đơn khiếu nại có thể được gửi trực tiếp tới người ra quyết định, đơn kháng nghị được gửi tới cấp cao hơn. Ngoài ra, đơn khiếu nại có thể được gửi tới cấp cao hơn phù hợp với luật tố tụng hành chính năm 2010. Luật Đất đai năm 2003 cung cấp một số quy định cụ thể liên quan đến các giải pháp giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm cả những tranh chấp liên quan đến quản lý đất lâm nghiệp.210 Ví dụ, tranh chấp đất đai có thể được giải quyết thông qua các phương tiện hòa giải; bởi người quản lý thông qua một cơ chế giải quyết khiếu nại, và cũng có thể được giải quyết tại tòa án.

207điều 138 (giải quyết khiếu nại về quản lý đất); điều 139 (giải quyết tố cáo về vi phạm đất đai)

208 điều 128

209 điều 7 của luật khiếu nại 2011 210 điều 135, 136 và 138

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 bao gồm một số quy định chung về khiếu nại liên quan đến môi trường, tố cáo và thủ tục tố tụng pháp lý cũng như các tranh chấp về vấn đề môi trường.211 . Những quy định này giải quyết tranh chấp tại tất cả các cấp.

PLRs cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp mà không phải là chi phí cấm

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu nộp lệ phí để tiếp cận công lý, nhưng đó không phải là chi phí cấm. Luật Khiếu nại 2011 không có quy định yêu cầu thanh toán các khoản phí mà người khiếu nại phải trả để chuyển khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Theo Luật tố tụng hành chính năm 2010, việc giải quyết tranh chấp hành chính thông qua tòa án yêu cầu trả án phí, các khoản phí, lệ phí và phí tố tụng khác.212 Tương tự như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 yêu cầu trả án phí, lệ phí và phí tố tụng khác để giải quyết các vụ án dân sự.213 Danh mục lệ phí tòa án chi tiết, phí hành chính và các chi phí tố tụng khác được đi kèm với Pháp lệnh án phí và lệ phí tòa án năm 2009. Nhìn chung, các khoản phí và lệ phí rất hợp lý. Ví dụ, pháp luật hiện hành chỉ yêu cầu một khoản chi phí 200, 000 đồng (khoảng 10 USD) để giải quyết một trường hợp pháp luật hành chính.

PLRs tạo cơ hội cho cộng đồng người dân địa phương tiếp cận dịch vụ pháp lý và các hỗ trợ khác.

Khuôn khổ pháp lý tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ pháp lý Luật Khiếu nại năm 2011 thể hiện rõ quyền tiếp cận tới dịch vụ pháp lý thông qua luật sư hoặc nhân viên trợ giúp pháp lý (nếu người khiếu nại có quyền hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006)214

211 điều 128 và 129

212 điều 27 213 Chương IX, Phần I của luật. 214 điều 12(1)(b)

Tương tự như vậy, luật tố tụng hành chính năm 2010 (điều 11) và luật tố tụng dân sự năm 2004 (điều 9)215 quy định rằng các bên có quyền yêu cầu luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

PLRs đưa ra quy định kháng cáo

Khung pháp lý đảm bảo quyền kháng cáo Luật Khiếu nại năm 2011 đề cập rõ rằng nếu người khiếu nại không hài lòng với quyết định xử lý khiếu nại (của người ra quyết định) thì người đó có quyền khiếu nại lên cấp cao hơn trực tiếp.216 Quyền khiếu nại được quy định rõ trong Luật tố tụng hành chính năm 2010 (điều 49 (15)) và Luật tố tụng dân sự năm 2004 (điều 58 (2) (o).217 Nghị định số 99/2009/ND-CP của Chính phủ ngày 2/11/2009 về xử phạt hành chính trong quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cũng đảm bảo quyền kháng cáo.218

PLRs tạo cơ hội tiếp cận với các biện pháp khắc phục (khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại)

Khuôn khổ pháp lý cung cấp quyền tiếp cận tới các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại Luật Đất đai năm 2003 đảm bảo người sử dụng đất có quyền khắc phục và bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi.219 Luật cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi phạm tội về luật đất đai.220 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 bao gồm các quy định nêu rõ các cá nhân, tổ chức và các cơ quan liên quan có trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại tới môi trường..221

215 điều 11 216 điều 7 217 điều 58 (2) 218 điều, 48 219 điều. 42 220 điều 142 221 điều 127

LBD cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến đa dạng sinh học.222

PLRs quan tâm đặc biệt tới cộng đồng địa phương trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của họ

Khuôn khổ pháp lý quan tâm đặc biệt tới những người nhất định trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của họ. Luật Trợ giúp pháp lý đề cập rõ danh sách các cá nhân được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí, bao gồm cả người nghèo và người dân bản địa.223 Luật tố tụng hành chính năm 2010224, luật tố tụng dân sự năm 2004225 và luật tố tụng hình sự 2003226 công nhận quyền của người dân tộc sử dụng ngôn ngữ nói và viết của dân tộc mình và đảm bảo rằng dịch vụ thông dịch phải được cung cấp cho người dân tộc tham gia vào thủ tục tòa án.

PLRs cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả và khả thi

Khung pháp lý quy định về thực thi tiếp cận tới các quyết định công lý Mọi quyết định của tòa án và các quyết định giải quyết khiếu nại đếu có thể được thực thi.227 Sự khinh suất của tòa án có thể dẫn đến yếu tố bỏ sót trách nhiệm hành chính228 hoặc hình sự229 của bất cứ ai phạm tội.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B

Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.5: Lồng ghép các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường230

222 điều 75 223 điều 10 224 Luật tố tụng hành chính 2010, điều 22 225 Luật tố tụng dân sự 2004, điều 20. 226 Luật tố tụng hình sự 2010, điều 24 227 Luật tố tụng dân sự 2004, Chương XXX1, Phần VII; Luật tố tụng hành chính, Chương XVI; Luật tố tụng hình sự 2003, Phần V. 228 điều 7 - nghị định 60/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý pháp lý 229 điều 304 của luật hình sự.

Câu hỏi chẩn đoán: Để mức độ nào PLRs yêu cầu/thúc đẩy lồng ghép các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong quản lý rừng?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định luật BVPTR, luật đất đai và các chính sách sẽ cần được phê duyệt thông qua sự tham gia có ý nghĩa của công chúng.

Khung pháp lý đảm bảo sự tham gia của công chúng vào các đạo luật và chính sách sẽ tác động đến việc quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 yêu cầu tất cả các dự thảo luật của Việt Nam bao gồm Luật Đất đai và các luật khác có liên quan phải có ý kiến đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của công chúng, ví dụ, bằng cách đăng tải trên mạng để xin ý kiến của công chúng, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của những người có thể bị ảnh hưởng bởi luật mới.231 Cụ thể, luật LBD năm 2008232 quy định rằng trong trường hợp trong quá trình xây dựng và trước khi trình phê duyệt luật đất đai và chính sách đất đai có thể ảnh hưởng đến rừng, sẽ có hội thảo tham vấn với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và người dân sống trong và gần các khu bảo tồn hoặc các khu vực gần khu bảo tồn.

PLRs yêu cầu các bên liên quan trong ngành lâm nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có thông tin về tác động liên ngành

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu công bố thông tin về các tác động liên ngành. Luật BVMT năm 2005 233 yêu cầu các ngành/lĩnh vực báo cáo về tác động môi trường và các bên lien quan trong ngành lâm nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách đều có thể tiếp cận các thông tin báo cáo này. Báo cáo bao gồm một số vấn đề như hiện trạng và số lượng, và những thay đổi về nguồn lực có thể tạo ra tác động xấu đến môi trường, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực.

230 Xây dựng dựa trên tiêu chí (b) 3 và 7 của phiên bản 1 lộ trình 231 Luật ban hành các văn bản pháp luật năm 2008, điều 4, 35. 232 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều 22-24. 233 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 100.

Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2139/QD-TTg ngày 05/9/2011234 yêu cầu chủ động phòng chống thiên tai và giám sát khí hậu, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường chất lượng rừng và thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và chức năng của rừng để ứng phó với thảm họa. Quyết định trên cũng đưa ra các yêu cầu để thu thập và cung cấp thông tin về các tác động liên ngành

PLRs xác định giám sát thường xuyên và xem xét các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường.

Khuôn khổ pháp lý đòi hỏi sự giám sát và xem xét các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường235 Luật BVMT236 năm 2005 quy định rằng cứ 5 năm/lần, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan Chính phủ xây dựng và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo về tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo quy định trong giai đoạn lập kế hoạch 5 năm. Ngoài ra, luật BVMT năm 2005237 cũng yêu cầu Bộ TN & MT chuẩn bị Báo cáo môi trường quốc gia 5 năm và chuẩn bị báo cáo môi trường theo chủ đề hàng năm. Luật LBD năm 2008 238 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan và cơ quan ngang Bộ trong, lập báo cáo đa dạng sinh học và báo cáo này được coi là một phần của Báo cáo môi trường

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội B

Tiêu chí B.2. Quản trị hiệu quả ngành lâm nghiệp quốc gia Tiêu chí phụ B.2.6: điều phối liên ngành239

234 Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được TTCP phê duyệt theo quyết định số 2139/QD-TTg ngày 5/9/2011, Phần IV. Nhiệm vụ chiến lược 1. 235 Nghị định số 186/2006/ND-­CP ban hành quy chế quản lý rừng, điều 43. Nghị định 05/2008/ND-CP của CP ngày 14/01/2008 về quỹ BVPTR, điều 18. Chiến lược PTLN Việt Nam 2006-2020, phần 7. Quyết định số 24/2012/QD-TTg của TTCP về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020

236 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 100. 237 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 101. 238 Luật LBD năm 2008, điều 72 239 Xây dựng dựa trên các tiêu chí (b) 3 và 7 của bản lộ trình, phiên bản 1

Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs yêu cầu/thúc đẩy điều phối hiệu quả giữa các cơ quan khác nhau có vai trò trong quản lý rừng? Chỉ số Đánh dấu

tương ứng Kết quả

PLRs xác định cơ chế cụ thể để hỗ trợ và khuyến khích phối hợp (các ủy ban liên bộ, các tổ công tác, các tổ công tác liên ngành, vv).

Khuôn khổ pháp lý quy định các cơ chế và xắp xếp thể chế để hỗ trợ điều phối liên ngành240 Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2139/QD-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2011241 xác định các cơ chế cụ thể để hỗ trợ và khuyến khích mối quan hệ phối hợp, như Bộ TN & MT đóng vai trò là Văn phòng thường trực của Ủy ban Biến đổi khí hậu quốc gia, trong khi các Bộ và các cơ quan liên quan khác có nhiệm vụ rõ ràng về ứng phó với biến đổi khí hậu . Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1250/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030242 xác định cơ chế cụ thể để hỗ trợ và khuyến khích phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện Chiến lược. Cụ thể, Ban chỉ đạo liên ngành được thành lập do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm trưởng ban. Kế hoạch Bảo vệ PT rừng định nghĩa cơ chế cụ thể để hỗ trợ và khuyến khích mối quan hệ phối hợp như một chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này bao gồm việc thành lập một Ban chỉ đạo với thành viên đến từ một số bộ chuyên ngành.

PLRs xác định rõ các kênh thông tin liên lạc giữa các ngành và các cấp chính quyền khác nhau trong quản lý rừng

Trong một số trường hợp, khuôn khổ pháp lý xác định rõ ràng về thông tin liên lạc giữa các ngành và các cấp chính quyền khác nhau trong quản lý rừng. Luật LBD 2008243 cung cấp một cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ngành và các cấp chính quyền khác nhau cho quản lý rừng liên quan đến, cụ thể là, liên quan đến các loài ngoại lai xâm hại.

240 Nghị định số 99/2010/ND-CP về chính sách chi trả dịch vụ MTR, điều 22.3. Luật BVPTR, điều 8.

241 Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được TTCP phê duyệt tại Quyết định số 2139/QD-TTg ngày 5/9/2011, Phần V. Tổ chức thực hiện, đoạn 3. 242 Quyết định của TTCP số 1250/Q Đ-TTg ngày 31/7/2013 phê duyệt chiến lược đa dạng sinh học quốc gia tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030, Chương IV. 243 Luật đa dạng sinh học2008, điều 54.

Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 Cung cấp chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học yêu cầu các Bộ ngành liên quan ban hành Thông tư liên bộ như là một biện pháp pháp lý thích hợp cho việc chia sẻ thông tin về quản lý trên từng lĩnh vực. Ví dụ, Thông tư liên bộ ( Bộ TN & MT, Bộ NN & PTNT và Bộ KHCN) hướng dẫn cụ thể việc xác định loài khoa học, giá trị sinh học, văn hóa và môi trường.244

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội C

Tiêu chí C.1. Định nghĩa về người dân bản địa và thành viên cộng đồng địa phương Câu hỏi chẩn đoán 1: PLRs có xác định ai là người bản địa và cộng đồng địa phương không?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định rõ ai la người dân bản địa và phù hợp với luật pháp quốc tế

Khuôn khổ pháp lý không xác định người dân bản địa, vì Việt Nam sử dụng thuật ngữ "người dân tộc " và/hoặc "dân tộc thiểu số" thay vì người dân bản địa. Tuy nhiên, khung pháp lý không đưa ra một khái niệm rõ ràng về đồng bào dân tộc hoặc dân tộc thiểu số, nhưng dường như lại lồng ghép vào khái niệm của cộng đồng địa phương. Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc chung sống với nhau. Các dân tộc thiểu số được phân bố trong cả nước, chủ yếu sống ở các vùng miền núi, chia sẻ cùng một khu vực với những người khác mà không có phân vùng dân tộc cụ thể.245

Khuôn khổ pháp lý cũng không đưa ra khái niệm "dân tộc thiểu”. Theo một báo cáo trình lên

244 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật đa dạng sinh học, điều 12 (2). 245 Báo cáo gửi ICERD, trang 4

ICERD, khái niệm "dân tộc thiểu số" được hiểu là một dân tộc với dân số nhỏ hơn so với một dân tộc khác với dân số lớn nhất trong một quốc gia có nhiều dân tộc.246

Cần lưu ý rằng thiếu sự rõ ràng trong khung pháp lý đối với những người dân tộc thiểu số có thể tạo ra vấn đề khi để thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc gia và quốc tế áp dụng đối với Việt Nam và có liên quan với các quyền của người dân tộc thiểu số như UNDRIP , ICCPR , ICESCR và ICERD .

PLRs xác định rõ cộng đồng địa phương

Khuôn khổ pháp lý xác định rõ cộng đồng địa phương. Theo Luật Đất đai năm 2003, cộng đồng địa phương được xác định là "Cộng đồng dân cư, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại các làng, bản, khu dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc dòng dõi"247. Định nghĩa này tích hợp người dân tộc hoặc dân tộc thiểu số là một phần của "cộng đồng địa phương. Luật Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn bản248

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội C Tiêu chí C.2.: Khái niệm về kiến thức truyền thống của người dân bản địa và cộng đồng địa phương249 Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs xác định thành phần tạo nên kiến thức truyền thống của người dân bản địa và cộng đồng địa phương?

Chỉ số Đánh dấu Kết quả

246 Báo cáo gửi ICERD, đoạn 32, trang 9, 21/9/2011 247 Luật đất đai năm 2003, điều 9 248 Luật BVPTR, điều 3 và quyết định số 24/2012/QD-TTg của TTCP về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 xác định cộng đồng dân cư thôn tại điều 4 249Xây dựng dựa trên tiêu chí (c) của bản lộ trình, phiên bản 1

tương ứng PLRs xác định kiến thức truyền thống của các cộng đồng địa phương và người dân bản địa

Khuôn khổ pháp lý chỉ xác định kiến thức truyền thống trong bối cảnh các nguồn tài nguyên di truyền. Luật LBD năm 2008250 xác định kiến thức truyền thống về nguồn gen là "kiến thức, kinh nghiệm và sáng kiến của người dân bản địa (cộng đồng địa phương) về bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền" Luật BVMT năm 2005, luật LL và Luật BVPTR không đề cập đến khái niệm nào lien quan.

PLRs bảo vệ/quy định kiến thức truyền thống của các cộng đồng địa phương và người dân bản địa

Khuôn khổ pháp lý chỉ quy định kiến thức truyền thống của các cộng đồng địa phương/người dân tộc địa phương trong bối cảnh các nguồn tài nguyên di truyền. Luật LBD năm 2008251quy định và bảo vệ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, và khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. Ngoài ra, luật quy định Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan và cơ quan ngang Bộ hướng dẫn đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. Quyết định 449/QĐ-TTg đề cập một trong những mục tiêu cụ thể là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.252

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội C Tiêu chí C.3. Công nhận và thực hiện các quyền theo pháp luật quốc tế

250 Luật đa dạng sinh họcnăm 2008, điều 3 (28) 251 điều 64 252 Quyết định số 449/QĐ-TTg , điều 1.1

Tiêu chí phụ C.3.1. Không phân biệt đối xử Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs công nhận và bảo hộ quyền không bị phân biệt đối xử của người dân bản địa và cộng đồng địa phương phù hợp với luật pháp quốc tế?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs bảo vệ quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương mà không có sự phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết pháp lý quốc tế

Khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người dân tộc mà không phân biệt đối xử. Cần lưu ý rằng Việt Nam tham gia Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) vào tháng 6 năm 1982 và Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ .

Hiến pháp253 bảo vệ quyền lợi của người dân tộc không phân biệt quy định rằng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử và chia rẽ dân tộc. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do di chuyển và cư trú, có quyền khiếu nại, tố cáo, làm việc, giáo dục, y tế, vv mà không có sự phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc hay tôn giáo.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 449/QD-TTg ngày 12/3/2013 phê duyệt chiến lược về các vấn đề dân tộc tới năm 2020254 đảm bảo/thúc đẩy bình đẳng giới của các dân tộc thiểu số trong quá trình tham gia bằng cách đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện có hiệu quả các chính sách bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

253 Hiến pháp, điều 5 254 Quyết định của TTCP số 449/QD-TTg ngày 12/3/2013 phê duyệt chiến lược các vấn đề dân tộc tới năm 2020

Quyết định 449/QĐ-TTg tìm kiếm sự thực hiện nhất quán chính sách bình đẳng dân tộc , đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo sự ổn định , phát triển và hội nhập; và quy định các biện pháp để ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch về chia tách đoàn kết dân tộc.255

PLRs giải quyết và khắc phục bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với người dân bản địa và cộng đồng địa phương

Khuôn khổ pháp lý cấm mọi hành vi phân biệt đối xử

Hiến pháp 256 cấm mọi hành vi phân biệt đối xử và chia rẽ. Quyết định 449/QĐ-TTg quy định các biện pháp để ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch về chia tách đoàn kết dân tộc.257

Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật tố tụng Dân sự, vv và văn bản pháp luật khác có các quy định liên quan. Ví dụ Luật sửa đổi năm 2010 quy định rằng người có hành vi gây hận thù dân tộc, phân biệt đối xử hoặc phân biệt chủng tộc, xâm phạm quyền bình đẳng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì bị phạt từ 5 đến 15 năm tù.258

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội C Tiêu chí C.3. Công nhận và thực hiện các quyền theo pháp luật quốc tế Tiêu chí phụ C.3.2. Tự quyết Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào các PLRs công nhận và bảo vệ quyền tự quyết của người dân bản địa và cộng đồng địa phương phù hợp với luật pháp quốc tế?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

255 Quyết định số 449/QĐ-TTg , điều 1.1, 1.4 256 Hiến pháp, điều 5 257 Quyết định số 449/QĐ-TTg , điều 1.4 258 điều 87

PLRs công nhận và bảo vệ quyền tự quyết của người dân bản địa và cộng đồng quyền tự quyết cộng đồng địa phương phù hợp với các cam kết pháp lý quốc tế

Khuôn khổ pháp lý không công nhận rõ ràng quyền tự quyết. Hiến pháp259 công nhận rằng tất cả các dân tộc có quyền sử dụng ngôn ngữ và hệ thống chữ viết của mình, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy thuần phong mỹ tục, thói quen, truyền thống và văn hóa của mình và nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử và chia rẽ dân tộc.

PLRs công nhận cấu trúc ra quyết định truyền thống (bao gồm cả các cơ chế giải quyết tranh chấp)

Khuôn khổ pháp lý không công nhận rõ ràng cấu trúc ra quyết định truyền thống Luật hòa giải cơ sở năm 2013260 thiết lập một chính sách nhà nước khuyến khích người dân được tôn trọng trong gia đình hoặc cộng đồng địa phương tham gia là người hòa giải.

Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội C Tiêu chí C.3. Công nhận và thực hiện các quyền theo pháp luật quốc tế Tiêu chí phụ C.3.3. Quyền liên kết với Văn hóa Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs công nhận và bảo hộ các quyền liên quan đến văn hóa của người dân bản địa và cộng đồng địa phương phù hợp với luật pháp quốc tế?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs bảo vệ quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương liên quan đến văn hóa, trong đó có tôn trọng bản sắc, phong tục, truyền

Khuôn khổ pháp lý công nhận, nhưng không trực tiếp bảo vệ quyền văn hóa của dân tộc thiểu số. Hiến pháp261 công nhận rằng tất cả các dân tộc có quyền sử dụng ngôn ngữ và hệ thống chữ viết

259 Hiến pháp, điều 5. 260 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, điều 5 (1)

thống và thể chế.

của mình, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy thuần phong mỹ tục, thói quen, truyền thống và văn hóa của dân tộc mình. Luật Đất đai năm 2003262 quy định đất nông nghiệp do người dân sử dụng là để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số khác nhau;263 Quyết định 449/QĐ-TTg đảm bảo thực hiện thống nhất chính sách bình đẳng dân tộc, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo sự ổn định, phát triển và hội nhập264 và chỉ ra một trong những mục tiêu cụ thể là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số265

PLRs thúc đẩy việc duy trì di sản văn hóa

Khuôn khổ pháp lý công nhận di sản văn hóa. Hiến pháp266 công nhận rằng tất cả các dân tộc có quyền sử dụng ngôn ngữ và hệ thống chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy thuần phong mỹ tục, thói quen, truyền thống và văn hóa của mình. Luật đất đai 2003 thúc đẩy việc duy trì di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số bằng cách giao đất nông nghiệp cho họ267 Quyết định 449/QĐ-TTg đề cập một trong những mục tiêu cụ thể là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số268

261 Hiến pháp, điều 5 262 Luật đất đai 2003, điều 117, 105 và 107 263 Luật đất đai 2003, điều 71 264 Quyết định số 449/QĐ-TTg, điều 1 265 Quyết định số 449/QĐ-TTg , điều 1.1 266 Hiến pháp, điều 5. 267 Luật đất đai 2003, điều 71 268 Quyết định số 449/QĐ-TTg , điều 4 (d) nhấn mạnh mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội trong nhóm đồng bào dân tộc thong qua xây dựng chính sách bảo vệ và thúc đẩy truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, thực hành cũng như tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thông qua các hoạt động khác.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường C Tiêu chí C.3. Công nhận và thực thi các quyền theo Luật pháp Quốc tế Tiêu chí phụ C.3.4.: Quyền sử dụng đất tập thể Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đất đai của người dân và cộng đồng địa phương ở mức độ nào theo luật pháp quốc tế?

Các chỉ tiêu Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs công nhận một loạt các quyền sử dụng hợp pháp mang tính xã hội đối với người dân vàc các cộng đồng địa phương khác sống phụ thuộc rừng (ví dụ như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền tiếp cận)

Theo Hiến pháp, đất thuộc sở hữu toàn dân (gồm dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương), trong đó Nhà nước đóng vai trò là đại diện toàn dân. Do đó, quyền sử dụng đất tập thể không được công nhận, mà chỉ công nhận "quyền sử dụng đất" Luật Đất đai năm 2003 quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất v.v. 269

PLRs công nhận các quyền của người dân và cộng đồng địa phương đối với đất rừng và/hoặc tài nguyên rừng họ đã quản lý từ lâu đời

Khuôn khổ pháp lý chỉ công nhận các quyền truyền thống hoặc phong tục của dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương trên các diện tích đất rừng và/hoặc tài nguyên rừng trong bối cảnh đa dạng sinh học Luật Đa dạng Sinh học 2008270 công nhận c ớ ồviệ ản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen;

PLRs công nhận vào bảo vệ các hệ thống sử dụng theo phong tục và/hoặc các quyền sử dụng theo phong tục

Khuôn khổ pháp lý không công nhận và bảo vệ các hệ thống hưởng dụng theo phong tục hoặc quyền sử dụng theo phong tục. Mặc dù Việt Nam có một số PLRs đối với tài nguyên đất và tài nguyên thiên nhiên khác, không có điều luật nào công nhận hoặc bảo vệ hợp pháp các quyền

269 Luật Đất đai 2003, Chương IV, Mục 1 270 Luật Đa dạng Sinh học 2008, Điều 60 (2,c)

truyền thống tập thể của các dân tộc thiểu số đối với tài nguyên đất và các tài nguyên thiên nhiên khác.271

PLRs công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tập thể và hoặc quyền sử dụng rừng

Khuôn khổ pháp lý công nhận quyền sở hữu tập thể đối với rừng. Tuy nhiên, có một số vấn đề pháp lý làm suy yếu sự công nhận này và hiệu quả bảo vệ. Bộ luật Dân sự năm 2005 không công nhận cộng đồng là chủ thể của mối quan hệ pháp lý dân sự, mặc dù pháp luật quy định về quyền sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, các thành viên cộng đồng có thể quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung vì lợi ích của cộng đồng sau khi đồng thuận thuận hoặc theo tập tục, nhưng không vi phạm pháp luật hoặc tập tục xã hội

Luật Đất đai trao cho cộng đồng các quyền và trách nhiệm tương tự giống các đối tượng sử dụng đất khác (chẳng hạn, có thể khai thác tận thu và hưởng các lợi ích của tài nguyên), ngoại trừ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, biếu tặng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, không thể thế chấp, bảo lãnh hoặc sử dụng đất thuộc quyền quản lý để góp vốn để đầu tư.

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,272 cộng đồng không thể phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng, cũng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho thuê, thế chấp, hoặc bảo lãnh, góp vốn đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao273

PLRs thiết lập các quy chế minh bạch và công bằng để giải quyết các trường hợp cần hủy bỏ hay thu hẹp các quyền

Khuôn khổ pháp lý không thiết lập các quy chế minh bạch và công bằng để giải quyết trường hợp cần hủy bỏ hay thu hẹp các quyền

271 Các báo cáo khẳng định khái niệm và thực hành luật tục về sử dụng đất rừng đóng vai trò quan trọng trong các cộng đồng nông thôn Việt Nam. Xung đột giữa chính sách nhà nước hiện hành và khái niệm truyền thống về quyền sử dụng đất được xem xét là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tranh chấp và xung đột đất đai tại các vùng cao của Việt Nam trong vòng 10 năm qua. Xem chi tiết https://cmsdata.iucn.org/downloads/vn_flegt_assessment_report_en.pdf 272 Nghị định số. 181/2004/ND-CP quy định cộng đồng được nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 273 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 Điều 30

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường C Tiêu chí C.3. Công nhận và thực hiện các Quyền theo Luật Quốc tế Tiêu chí phụ C.3.5: Chia sẻ lợi ích274 Câu hỏi chuẩn đoán: PLR công nhận và bảo vệ các thỏa thuận chia sẻ lợi ích của người dân và cộng động địa phương theo Luật Quốc tế ở mức độ nào?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định một cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý phát sinh từ quá trình sử dụng tài nguyên rừng, sử dụng tài nguyên gen, và sử dụng các tri thức truyền thống liên quan đến rừng.

Khung pháp lý quy định việc phân chia lợi ích công bằng. Chia sẻ lợi ích trong bảo vệ và phát triển rừng tuân thủ nguyên tắc chung "đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế từ rừng và lợi ích từ bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, đảm bảo các đối tượng làm nghề rừng có thể chủ yếu sống được bằng lâm nghiệp”.275 Tuy nhiên, một số điều khoản liên quan có thể gặp vấn đề trong quá trình thực thi.

Các quy định về cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng được quy định cụ thể trong Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ.276 Cần nêu bật các vấn đề tiềm tàng đối với cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng được giao khoán để phục hồi tái sinh hoặc để trồng rừng. Tùy thuộc vào loại rừng, các hộ gia đình hoặc cá nhân được nhà nước giao khoán đều nhận được kinh phí cho trồng rừng, phục hồi rừng, bảo vệ và tái sinh rừng. Các đối tượng này cũng được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ như hoa, quả, dầu và mủ cây, và sử dụng một phần đất lâm nghiệp không có rừng cho hoạt động nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Được phép khai thác chọn, đồng thời các hộ gia đình nhận khoán được hưởng một

274 Xây dựng căn cứ vào tiêu chí (e) 1 phiên bản đầu tiên đề cập đến lộ trình 275 Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2005, Điều 9 276 Quyết định 178/2001/QD-TTg.

phần giá trị gỗ sau thuế

Vì hầu hết rừng giao khoán đã không đạt độ thành thục, các quy định về chia sẻ giá trị lâm sản theo Quyết định 178 vẫn chưa được thực hiện. Hơn nữa, khi Quyết định 178 được ban hành vào năm 2001, việc ký kết hợp đồng giao khoán rừng cho các cộng đồng thôn bản vẫn chưa bắt đầu. Kết quả là, Quyết định này không quy định cụ thể cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng.

Luật Bảo vệ Môi trường 2005277 đòi hỏi đảm bảo phân chia công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng tài nguyên rừng bằng cách thiết lập một nguyên tắc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học căn cứ vào việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng khác có liên quan.

Luật Đa dạng Sinh học278 quy định “các tổ chức và cá nhân hưởng lợi từ khai thác và sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên liên quan: đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của tổ chức và cá nhân” là một trong các quy tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học Luật Đất Đai 2003: Chính phủ quy định cụ thể việc giao khoán đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc nhận khoán đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng279, tuy nhiên không rõ liệu việc chia sẻ lợi ích có công bằng và hợp lý hay không.

PLRs công nhận quyền của của người dân và cộng đồng địa phương để tiếp cận/tham gia vào các thỏa

Khuôn khổ pháp lý có các quy định hạn chế liên quan đến các thỏa thuận chia sẻ lợi ích cho dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, các quy định chung được thảo luận trong chỉ số trước áp dụng các thỏa thuận này.

277 Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Điều 30 (1) 278 Luật Đa dạng Sinh học 2008, Điều 4(4), Chương V, Khoản 1. 279 Luật Đất Đai 2003, Điều 76, 77

thuận chia sẻ lợi ích

Quyết định 304/2005/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/11/2005 (đã hết hiệu lực) quy định về việc thí điểm giao khoán rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong các bản dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên có các lợi ích của người được giao khoán 280.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường D Tiêu chí D.1.: Định nghĩa và Quy định sự tham gia toàn diện và mang tính hiệu quả281

Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs định nghĩa và quy định sự tham gia mang tính toàn diện và hiệu quả của các chủ thể liên quan ở mức độ nào, và áp dụng như thế nào đối với ngành lâm nghiệp?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định cách thức đạt được sự tham gia mang tính toàn diện và hiệu quả theo các yêu cầu của Luật Quốc tế có khả năng áp dụng

Khuôn khổ pháp lý không có quy định chi tiết hoặc cụ thể khuyến khích sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các chủ thể liên quan theo Luật Pháp Quốc tế phù hợp và có khả năng áp dụng. Tuy nhiên, Việt Nam có một số cam kết pháp lý quốc tế có liên quan về vấn đề này. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng quy định282 “lập quy hoạch và kế hoạch phát triển rừng phải dân chủ và công khai”. Luật Đất đai và Nghị định hướng dẫn thực hiện, Nghị định 181/2004/ND-CP283 nội dung cũng mơ hồ khó hiểu. Các quy định này cần phải công bố dự thảo quy hoạch chi tiết đến mọi đối tượng người dân đồng thời đăng tải lên trang web của UBND để thu thập ý kiến đóng góp của người dân trong vòng (30) ngày. Quyết định 106 của Bộ NN và PTNT284 hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng quy định chi tiết việc tham gia của cộng đồng thôn bản trong việc giao rừng, quy hoạch quản lý rừng, xây dựng kế hoạch

280 (Điều 5), lợi ích của các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng (Điều 6) và nghĩa vụ của các hộ gia đình và cộng đồng được giao nhận khoán (Điều 7) 281Xây dựng dựa trên tiêu chí (d) 1 và 3 của phiên bản đầu tiên về lộ trình 282 Luật BVPTR Điều. 13 283Nghị định 181/2004/ND-CP, Điều 18 (2). 284 Quyết định 106 của Bộ NN và PTNT Điều 3

và kế hoạch thực hiện, cũng như quyền và trách nhiệm trong quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình giao rừng của nhà nước. Tuy nhiên, phạm vi tham gia hạn chế đối với cộng đồng tại 40 xã thuộc 10 tỉnh đang thí điểm các hướng dẫn rừng cộng đồng. Quan trọng phải lưu ý Việt Nam là thành viên tham gia ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Công ước Quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), và Tuyên bố Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triển, mọi Công ước đều quy định cách thức làm thế nào để đạt được sự tham gia mang tính toàn diện và hiệu quả.

PLRs yêu cầu công bố mức độ đóng góp của công chúng được phản ánh như thế nào trong quyết định cuối cùng

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu công bố mức độ đóng góp của công chúng đã được phản ánh như thế nào vào quyết định cuối cùng trong các trường hợp hạn chế. Nói chung, khuôn khổ pháp lý đòi hỏi phải 'tính đến ý kiến đóng góp của công chúng, nhưng không phải yêu cầu phải tiết lộ cách thức hay mức độ đóng góp

Luật Bảo vệ Môi trường285 quy định Ủy ban phải cân nhắc những ý kiến đóng góp và đề xuất trước khi đưa ra kết luận và quyết định. Luật cũng đòi hỏi 286 các cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá tác động môi trường phải xem xét cân nhắc ý kiến đóng góp của công chúng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Luật Đất đai năm 2003287 và Nghị định 181/2004/ND-CP288 yêu cầu các cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã , phường hoặc thị trấn nhằm tổng hợp và chấp thuận các ý kiến đóng góp của người dân để hoàn tất dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Trong trường hợp Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 không rõ ràng việc xem xét và công bố những đóng góp ý kiến của công chúng như thế nào. Chủ tịch UBND xã sẽ trực tiếp tổ chức thu thập ý kiến, tổng hợp ý kiến của các cử tri hoặc đại diện cử tri của các hộ gia đình;

285 Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Điều 17 (5) 286

Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Điều 21(6)

287 Luật Đất đai 2003, Điều 25 (5) 288 Nghị định 181/2004/ND-CP, Điều 18 (3)

nghiên cứu và tổng hợp ý kiến đồng thời thông báo cho người dân về kết quả tổng hợp ý kiến của các cử tri và đại diện cử tri của các hộ gia đình. Trong trường hợp quyết định nội dung của các cơ quan quản lý cấp xã khác biệt với đại đa số ý kiến, họ phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình289

PLRs đòi hỏi sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết sách liên quan đến lâm nghiệp

Khung pháp lý yêu cầu sự tham gia của phụ nữ trong các quá trình ra quyết sách liên quan đến lâm nghiệp

Hiếp pháp290 thiết lập nguyên tắc lập hiến đảm bảo có sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết sách liên quan đến lâm nghiệp. Theo đó, Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện cần thiết cho phụ nữ đóng góp ý kiến chuyên môn trong mọi lĩnh vực và thực hiện đầy đủ vai trò trong xã hội.

Luật Bình bằng Giới 2006 quy định các nguyên tắc và chính sách nhà nước về bình đẳng giới291. Ngoài ra, Luật tạo cơ chế cứng và toàn diện nhằm đảm bảo bình bằng giới dựa vào một tổ chức nhà nước phức hợp và các tổ chức không thuộc nhà nước292 đặc biệt Hội Phụ nữ Việt Nam,293 và các cá nhân nhằm thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ gồm chia sẻ lợi ích và khuyến khích tham gia. Cụ thể là, Luật trực tiếp yêu cầu ấn định tỷ lệ nam nữ hoặc tỷ lệ nhất định phụ nữ tham gia và chia sẻ lợi ích, coi đó là giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới 294

Luật Đất đai năm 2003295 công nhận bình đẳng giới về quyền hưởng dụng đất giữa chồng và vợ. Căn cứ vào Luật Đất đai, trong trường hợp quyền sử dụng đất cấu thành nên tài sản chung của vợ và chồng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ tên đầy đủ của cả vợ và chồng.

289 Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, Điều 21.3 290 Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992, Điều 63 291 Luật Bình đẳng giới năm 2006, Điều 6-7 292 Luật công bằng giới năm 2006, Điều 9 và Chương IV 293 Luật công bằng giới năm 2006, Điều 30 294 Luật công bằng giới năm 2006, Điều 19 (1,a) 295 Luật Đất đai năm 2003, Điều 48 (3)

Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng Giới giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt kèm theo Quyết định 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể nguyên tắc hiến pháp bằng cách tạo ra các cơ chế nhằm thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bao gồm chia sẻ lợi ích và khuyến khích tham gia. Nói một cách cụ thể, chiến lược này thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ liên quan đến chia sẻ lợi ích và khuyến khích tham gia Quyết định số 49/QD-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các vấn đề dân tộc296 đảm bảo/thúc đẩy bình đẳng giới của dân tộc thiểu số thông qua sự tham tham gia của người dân, coi đó là một trong các nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả chính sách bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường D

Tiêu chí D.2.: Thiết lập Môi trường Lành mạnh tạo điều kiện tham gia có hiệu quả Tiêu chí phụ D.2.1.: Xác định các bên có liên quan phù hợp

Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs xác định hoặc yêu cầu xác định ở mức độ nào các bên liên quan thích hợp trong quá trình ra quyết sách?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs đòi hỏi tiến hành đánh giá hoặc xác định các bên liên quan phù hợp trước các quá trình ra quyết sách

Khung pháp lý không yêu cầu tiến hành đánh giá hoặc xác định các bên liên quan phù hợp trước quá trình ra quyết sách Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường và Đánh giá Tác động xã hội, khung pháp lý yêu cầu chủ động tìm kiếm ý kiến đóng góp của các bên liên quan, đây có thể coi là yêu cầu đánh giá/xác định các đối tượng liên quan phù hợp. Nghị định 29/ND-CP ngày 18/4/2011 quy định về Đánh giá Môi trường Chiến lược, Đánh giá

296 Quyết định 49/QD-TTg 12/3/2013 của TTCP phê duyệt chiến lược các vấn đề dân tộc trước năm 2020

tác động Môi trường, các Cam kết Bảo vệ Môi trường (Nghị định 29/ND-CP của 18/4/2011) 297 yêu cầu thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia không thuộc hội đồng thẩm định, các viện khoa học và công nghệ, các tổ chức xã hội nghè nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong trường hợp cần tiến hành thẩm định bổ xung đánh giá môi trường chiến lược hoặc đánh giá tác động môi trường.

PLRs xác định các đối tượng liên quan được phép tham gia vào quá trình ra quyết sách

Khung pháp lý xác định các đối tượng liên quan được phép tham gia vào các quá trình ra quyết sách trong các trường hợp cụ thế298

Luật Bảo vệ Môi trường 2005299 quy định quyền của tổ chức và cá nhân được phép gửi yêu cầu và kiến nghị về bảo vệ môi trường cho các cơ quan của Ủy ban thẩm định.

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 nêu rõ các bên liên quan là người dân địa phương (hoặc đại diện các hộ gia đình) tại các xã, phường và thị trấn (cấp cơ sở)

Nghị định 29/ND-CP ngày 18/4/2011 quy định về Đánh giá Môi trường Chiến lược, Đánh giá Tác động Môi trường, các Cam kết Bảo vệ Môi trường (Nghị định 29/ND-CP ngày 18/4/2011)300 yêu cầu thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia không thuộc hội đồng thẩm định, các viện khoa học và công nghệ, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong trường hợp cần tiến hành thẩm định bổ xung đánh giá môi trường chiến lược hoặc đánh giá tác động môi trường. Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/ND-CP301 nêu rõ người dân địa phương/ người dân xã, phường hoặc thị trấn có quyền tham gia vào quá trình ra quyết sách.

297 Nghị định 29/ND-CP ngày 18/4/2011 quy định Đánh giá Môi trường Chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, các Cam kết Bảo vệ Môi trường,, Điều 7 (7,c). 298 Quyết định 750/QD-TTg ngày 3/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 Điều 4c. Nghị quyết 30a của Chính

phủ ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo nhanh cho 61 huyện nghèo Điều. II, 1. Nghị định 99/2010/ND-CP về chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng

Điều 9 Quyết định số 07/2012/QD-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng Điều 3.1.

299 Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Điều 17 (5) 300 Nghị định 29/ND-CP ngày 18/4/2011 quy định Đánh giá Môi trường Chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, các Cam kết Bảo vệ Môi trường, Điều 7 (7,c). 301Nghị định 181/2004/ND-CP, Điều 18 (2)

PLRs yêu cầu sự tham gia/đại diện của cộng đồng địa phương và/hoặc người dân địa phương trong các quá trình ra quyết sách về lâm nghiệp

Khung pháp lý đòi hỏi cộng đồng địa phương và các dân tộc thiểu số phải cử đại diện hoặc tham gia vào các quá trình ra quyết sách, trong một số trường hợp nhất định Luật Đa dạng Sinh học 2008302 yêu cầu phải thu thập ý kiến của các cư dân sinh sống hợp pháp tại khu vực được quy hoạch bảo vệ/bảo tồn và khu vực lân cận trong quá trình xây dựng dự án thiết lập một khu bảo tồn mới

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 nêu rõ các bên liên quan là người dân địa phương (hoặc đại diện các hộ gia đình trong xã, phường và thị trấn (cấp cơ sở)

Quyết định số 126/QĐ-Ttg ngày 2/2/1012 của Thủ tường Chính phủ về cơ chế thí điểm

chia chỉ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng đòi hỏi sự

tham gia của đại diện cộng đồng dân cư.

Biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường D

Tiêu chí Q.2: Tạo môi trường thuận lợi để tham gia hiệu quả Tiêu chí phụ D.2.2. Tiếp cận thông tin303

Câu hỏi chẩn đoán: đến mức độ nào PLRs yêu cầu và quy định quyền tiếp cận thông tin trong các quá trình ra quyết định về môi trường?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định rõ trách nhiệm trong quá trình/cơ chế tiếp cận thông tin

Khung pháp lý quy định trách nhiệm về các quy trình và cơ chế tiếp cận thông tin. Luật BVMT 2005 không xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn để truy cập thông tin của cơ

302 Luật Đa dạng Sinh học 2008, Điều 22 (2,b) 303Xây dựng dựa trên tiêu chí (d) 4 của bản lộ trình, phiên bản 1

quan nhà nước. Luật nêu rõ 'các cơ quan nhà nước chuyên ngành về môi trường" ở các

cấp khác nhau chịu trách nhiệm công bố thông tin về môi trường.304 Tuy nhiên, Luật BVMT không trực tiếp xác định rõ những cơ quan nào là "cơ quan nhà nước chuyên ngành về môi trường” nhưng đề cập đến Nghị định 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006305 trong đó cụ thể hoá trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước, gồm Bộ TN & MT và các Bộ khác có liên quan hoặc UBND cấp tỉnh về công bố thông tin và dữ liệu về môi trường. Cần lưu ý rằng dự thảo Luật BVMT ngày 30/8/2013 không lồng ghép điều khoản nào đề cập đến Nghị định này, mà có thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng để xác định cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm công bố thông tin về môi trường. Luật LBD năm 2008 và Nghị định 65/NĐ-CP LBD ngày 11/6/2010 cung cấp chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học quy định trách nhiệm và quyền tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Ví dụ, luật LBD năm 2008306 đề cập đến trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước bao gồm cả Bộ TN & MT, Bộ NN & PTNT và UBND tỉnh, cơ quan hải quan và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phân phối các thông tin liên quan đến các loài ngoại lai xâm hại. Luật Đất đai năm 2003307 xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quy hoạch và/hoặc kế hoạch sử dụng đất. Ví dụ, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở của họ, trong khi các cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013 liệt kê một hệ thống toàn diện các cơ quan nhà

304 Luật BVMT năm 2005, điều 103 (3) 305 Nghị định số 80/NĐ-CP năm 2006, điều 23 (1) 306 Luật LBD năm 2008, chương IV, phần 3 307 Luật đất đai năm 2003, điều 28

nước có trách nhiệm cung cấp thông tin ở tất cả các cấp, bao gồm Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan Nhà nước từ cấp xã, lên cấp huyện và cấp tỉnh.308 Do đó, dự thảo Luật tạo ra nhiệm vụ rõ ràng của cơ quan nhà nước về phân phối thông tin và giải quyết bất kỳ khoảng trống nào xác định ở trên.

PLRs xác định rõ các loại thông tin cần được cung cấp

Trong một số trường hợp khung pháp lý xác định các loại thông tin cần được cung cấp Luật BVMT năm 2005309 xác định "thông tin môi trường" là tất cả các số liệu thống kê và dữ liệu về môi trường. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khái niệm "thông tin môi trường" bao gồm thông tin nhận được của các cơ quan môi trường nhà nước hay chỉ bao gồm thông tin do các cơ quan nhà nước xây dựng. Ngoài ra, cần lưu ý rằng luật BVMT đề cập đến các định nghĩa không thống nhất của 'thông tin môi trường, trong đó, ở một số trường hợp khái niệm này bao gồm cả dữ liệu về môi trường310 nhưng một số trường hợp khác thì không bao gồm dữ liệu môi trường.311 Ngoài ra, luật BVMT 2005312 liệt kê thông tin cụ thể cần được cung cấp trong bối cảnh đánh giá tác động môi trường, như các báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định.

308 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 4 (1) 309 Luật BVMT năm 2005 LEP, điều 3 (18) xác định thông tin môi trường là tất cả các số liệu thống kê và số liệu về môi trường, như các hợp phần môi trường, bảo tồn, giá trị sinh thái và kinh tế của tài nguyên, tác động môi trường, chất thải, mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng như các vấn đề môi trường khác. 310 Luật BVMT năm 2005, điều 3 (18) 311 Luật BVMT năm 2005, điều 104 312 Luật BVMT năm 2005, điều 104 (1)

Dự thảo Luật BVMT năm 2013313 đưa ra khái niệm "thông tin môi trường' mà dường như mở rộng phạm vi thuật ngữ đề cập trong luật BVMT hiện thời. Theo dự thảo luật 2013, luật làm khái niệm về số liệu thống kê và các tài liệu bao gồm tất cả các hình thức (ví dụ như biểu tượng, văn bản, vv.). Dữ liệu không thuộc phạm vi của khái niệm về thông tin môi trường Luật LBD năm 2008 không đưa ra định nghĩa rõ ràng về "thông tin". Tuy nhiên, một số quy định trong luật LBD năm 2008 quy định các khía cạnh khác nhau của thông tin đa dạng sinh học sẽ được công bố như thông tin liên quan đến lập kế hoạch đa dạng sinh học 314, các loài ngoại lai xâm hại315, và thông tin liên quan đến các nguồn gen do cơ quan nhà nước.316 tiếp nhận hoặc phát triển.

Luật Đất đai năm 2003 không đưa ra khái niệm rõ về "thông tin". Tuy nhiên, một số quy định của Luật Đất đai năm 2003 quy định những loại thông tin nào sẽ được công bố như thông tin về quy hoạch sử dụng đất.317 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng năm 2005 không đưa ra khái niệm rõ về "thông tin". Tuy nhiên, Luật 2005318 yêu cầu công bố thông tin và tính minh bạch liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước và tất cả các luật, chính sách và thực hiện, ngoại trừ bí mật nhà nước và những vấn đề không được phép công bố. Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở năm 2007319 đưa ra một danh mục dài các thông tin (bao gồm các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đề án tái cơ cấu kinh tế và dự toán ngân sách hàng năm, định cư ở cấp xã, tiến độ thực hiện, cơ chế đền bù và hỗ trợ giải

313 Dự thảo luật BVMT năm 2013 (dự thảo ngày 30/8/2013), điều 3 (24) 314 Luật LBD 2008, điều 11, 15 315 Luật LBD 2008, điều 54. 316 Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 11/6/2010 cung cấp chi tiết và hướng dẫn thực hiện luật đa dạng sinh học, điều 20 317 Luật đất đai, điều 28. 318 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng năm 2005, điều 31-32 319 Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở năm 2007, điều 5.

phóng mặt bằng và tái định cư liên quan đến dự án và các công trình triển khai trên địa bàn xã, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp được công bố công khai), có thể được suy ra đây là khái niệm về thông tin Luật Bảo vệ và phát triển rừng320 quy định rằng thông tin kỹ thuật và chính sách lâm nghiệp phải được cập nhật thường xuyên và có sẵn cho người dân sống trong và xung quanh khu vực rừng

Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013321 đưa ra một định nghĩa rõ ràng về 'thông tin được truy cập' bao gồm các thông tin do các cơ quan nhà nước xây dựng và tiếp nhận. Định nghĩa dựa trên thông lệ quốc tế, ví dụ, từ Luật liên Mỹ mẫu về tiếp cận

thông tin.322 Việc ban hành luật này sẽ giải quyết những khoảng trống xác định ở trên.

PLRs quy định phân phối thông tin liên quan kịp thời

Trong một số trường hợp khung pháp lý quy định phân phối thông tin liên quan kịp thời. Luật LBD 2008323 yêu cầu các cơ quan chức năng công bố quy hoạch đa dạng sinh học ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh trên các trang web của họ trong vòng 30 ngày. Luật Đất đai năm 2003324 đề cập đến quy trình yêu cầu và truy cập thông tin. Ví dụ, liên quan đến việc công bố Quy hoạch và/hoặc kế hoạch sử dụng đất; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở của họ trong vòng 30 ngày kể từ khi quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất dược phê duyệt.

320 Luật BVPTR, điều 13 321 Dự thảo luật tiếp cận thông tin – 2013, điều 3(1) 322 Luật liên Mỹ mẫu về tiếp cận thông tin, điều 1 định nghĩa "thông tin" là "bất kỳ loại dữ liệu nào dưới sự giám sát hoặc kiểm soát của một cơ quan công quyền ' 323

Luật LBD 2008, điều 11, 15 324

Luật đất đai năm 2003, điều 28

Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005)325 công nhận quyền yêu cầu tiếp cận thông tin liên quan của các cơ quan chức năng và cơ quan Nhà nước trong đó các cơ quan chức năng và cơ quan nhà nước được yêu cầu cung cấp thong tin liên quan trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu . Luật BVPTR sửa đổi năm 2005 xác định khung thời gian hợp lý để UBND xã đóng góp ý kiến vào các văn bản chủ dự án gửi trong vòng 15 ngày sau khi nhận được văn bản.326 Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định kịp thời phân phối thông tin liên quan dựa trên các hình thức công khai (thông qua hệ thống truyền thanh công cộng hoặc thông báo công khai thông qua trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố).327 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013, thiết lập một quy trình và thủ tục rõ ràng để giải quyết những yêu cầu thông tin, bao gồm cả những liên quan đến khung thời gian và lệ phí.328

PLRs quy định tiếp cận miễn phí tới các thông tin liên quan

Khuôn khổ pháp lý cho phép tiếp cận miễn phí thông tin liên quan. Tuy nhiên, điều này chưa được quy định rõ ràng.

Luật BVPTR năm 2005, có một điều khoản329 về thực hiện dân chủ cơ sở trong bảo vệ môi trường liên quan đến việc cung cấp thông tin công khai. Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013, thiết lập một quy trình và thủ tục rõ ràng để giải quyết những yêu cầu thông tin, bao gồm cả những liên quan đến khung thời gian và lệ phí.330

325

Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng (2005), điều 31, 32 326

Luật BVPTR sửa đổi năm 2005, điều 21 327

Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, điều 7 & 8 328

Dự thảo luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 21-25 329 Điều 105 330

Dự thảo luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 21-25

PLRs xác định phương pháp phù hợp về văn hóa để phân phối thông tin liên quan

Trong một số trường hợp, khuôn khổ pháp lý yêu cầu xây dựng cơ chế mang tính văn hóa phù hợp để phân phối thông tin liên quan.

Quyết định số 2139/QD-TTg yêu cầu phát triển phương pháp tiếp cận phù hợp với phổ biến thông tin biến đổi khí hậu cho các cộng đồng khác nhau, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông để phổ biến các tác động, rủi ro và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với người dân đặc biệt là trong các địa bànquan trọng331

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 cung cấp hình thức công khai thông tin tại Điều 6 có thể được coi là hình thức phù hợp về văn hóa: a/Niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; b/Công bố thông tin trên các hệ thống địa chỉ liên hệ ở cấp xã; c/Công bố thông tin qua trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo cho người dân.

Luật Đất đai 2003332 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP333 yêu cầu thông báo dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết tới tất cả các nhóm dân số đô thị, thôn bản, khu dân cư khác và đồng thời niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Luật pháp phổ biến, giáo dục năm 2012 có một điều khoản có liên quan yêu cầu các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin giải thích các luật, quy định và thủ tục liên quan đến quản lý rừng trong một ngôn ngữ dễ hiểu, than thiên với người sử dụng rừng. Luật334 yêu cầu UBND tỉnh phối hợp với cơ quan Hải quan, các lực lượng biên phòng

331

Quyết định số 2139/QD-TTg, nhiệm vụ chiến lược 7c 332

Luật đất đai năm 2003, điều 25 (5) 333

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18 (1) 334

Luật tuyên truyền và giáo dục pháp lý năm 2012, điều 17

Việt Nam hoặc các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa hoặc những người ở các vùng đặc biệt khó khăn. Để hỗ trợ người dân dễ hiểu các văn bản pháp luật, chính phủ có cơ chế cung cấp thông tin miễn phí hoặc các tài liệu pháp luật bằng ngôn ngữ dân tộc hay thông qua các hoạt động văn hóa truyền thống để phổ biến thông tin pháp lý.

PLRs quy định trách nhiệm từ chối tiếp cận thông tin

Khuôn khổ pháp lý không quy định trách nhiệm đối với bất kỳ sự từ chối cung cấp tiếp cận thông tin nào. Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 có một điều khoản trong đó quy định trách nhiệm cho các trường hợp, chỉ giới hạn ở mức độ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối các yêu cầu cung cấp thông tin.335 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin năm 2013 336 quy định các khía cạnh trách nhiệm từ chối cung cấp thông tin. Lãnh đạo cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin có trách nhiệm giải thích bằng văn bản lý do từ chối cung cấp thông tin trong vòng 15 ngày hoặc tối đa là 30 ngày tùy thuộc vào bản chất của thông tin yêu cầu.

PLRs về tiếp cận pháp lý khi từ chối tiếp cận thông tin không phù hợp với pháp luật

Khuôn khổ pháp lý không quy định các quy trình, thủ tục cụ thể để tiếp cận pháp lý khi từ chối tiếp cận không được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khung pháp lý có một số điều khoản chung có thể được áp dụng. Luật Khiếu nại đưa ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho công dân để khiếu nại về các quyết định hành chính cụ thể, bao gồm cả những quyết định liên quan đến quản lý rừng. Luật Đất đai năm 2003 đưa ra một số quy định liên quan đến quyền khiếu nại về các quyết định liên quan đến quản lý đất đai và quyền tố cáo hành vi vi phạm luật đất đai.337

335 Luật đấu tranh và phòng chống tham nhũng năm 2005, điều 6 336 Dự thảo luật tiếp cận thông tin năm 2013, điều 25. 337 điều 138 (giải quyết khiếu nại về quản lý đất), điều 139 (xử lý các hành vi vi phạm luật đất đai)

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đưa ra một quy định chung về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường.338

Biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường D

Tiêu chí Q.2: Tạo ra một môi trường thuận lợi đảm bảo tham gia hiệu quả Tiêu chí D.2.3: Thực hiện các cơ chế có sự tham gia

Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs xác định một quy trình/cơ chế rõ ràng và có ý nghĩa để người dân tham gia vào quá trình ra quyết định về môi trường?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định rõ các quy trình/cơ chế tham gia của người dân

Khuôn khổ pháp lý không xác định rõ ràng các quy trình/cơ chế rõ ràng đối với sự tham gia của người dân áp dụng trong quá trình ra quyết định về môi trường (kể cả lâm nghiệp). Luật Đất đai năm 2003339 có các quy định liên quan yêu cầu lấy ý kiến của người dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP340 quy định các khía cạnh tiếp cận thông tin để tạo điểu kiện cho người dân tham gia có hiệu quả.

338 điều 128

339 Luật đất đai năm 2003, điều 25 (5) 340 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18 (1)

Luật BVPTR sửa đổi năm 2005 quy định các cơ chế cung cấp thông tin tới UBND xã bằng cách gửi văn bản chính thức và triệu tập các cuộc họp tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường.341

PLRs xác định một khung thời gian rõ ràng cho việc ra quyết định

Trong một số trường hợp, khung pháp lý xác định rõ khung thời gian cho việc ra quyết định. Mặc dù yêu cầu phê các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong vòng tối đa 15 ngày kể từ khi nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường sửa đổi, luật BVMT năm 2005342 không xác định bất kỳ khung thời gian nào đối với việc ra quyết định về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Nghị định 29/NĐ-CP của ngày 18/4/2011343 đưa ra khung thời gian tối đa 45 ngày hoặc trong trường hợp đặc biệt là 60 ngày để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Luật đa dạng sinh học năm 2008 và Nghị định 65/NĐ-CP không đưa ra một khung thời gian rõ rang để phê duyệt quy hoạch đa dạng sinh học hoặc quyết định về việc thành lập một khu bảo tồn. Nghị định 65/NĐ-CP344 đưa ra khung thời gian cụ thể về thẩm định hồ sơ các loài thuộc hoặc không thuộc danh mục. Luật BVMT sửa đổi năm 2005 quy định UBND xã kịp thời gửi thông tin phản hồi đối với các văn bản của chủ dự án gửi trong vòng 15 ngày làm việc345

341 Luật BVMT sửa đổi năm 2005, điều 21 342 Luật BVMT năm 2005, điều 21-22 343 Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 18/4/2011, điều 20 344 Nghị định số 65/NĐ-CP, điều 14-15 345 Luật BVMT sửa đổi năm 2005, điều 21

PLRs xác định rõ ràng khung thời gian đóng góp ý kiến đầu vào

Trong một số trường hợp, các khuôn khổ pháp lý xác định khung thời gian rõ ràng đóng góp ý kiến đầu vào tới các quá trình ra quyết định. Luật BVMT năm 2005 không đưa ra khung thời gian rõ ràng để đóng góp ý kiến đầu vào, nhưng Nghị định 29/NĐ-CP ngày 18/4/2011346 yêu cầu một khung thời gian trong vòng 15 ngày để hoàn thiện ý kiến đóng góp vào báo cáo đánh giá tác động môi trường. Luật Đất đai năm 2003347 không xác định rõ khung thời gian đóng góp ý kiến đầu vào cho đầu vào nhưng Nghị định số 181/2004/NĐ-CP348 xác định thời hạn tối đa là 30 ngày để thu thập ý kiến của nhân dân về quy hoạch sử dụng đất.

PLRs xác định các khía cạnh trách nhiệm để tiếp thu ý kiến đóng góp

Khung pháp lý quy định các khía cạnh trách nhiệm để tiếp thu ý kiến đóng góp đầu vào cho quá trình ra quyết định. Luật Đất đai năm 2003349 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP350 đưa ra các điều khoản đảm bảo ý kiến đóng góp được thu thập và tiếp thu hiệu quả. Ví dụ, Luật yêu cầu các cơ quan xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn tổng hợp và chấp nhận ý kiến nhân dân để hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định các nội dung được người dân thảo luận và bình chọn.351

346 Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 18/4/2011, điều 15

347 Luật đất đai năm 2003, điều 25 (5) 348 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18.

349 Luật đất đai năm 2003, điều 25 (5) 350 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, điều 18. 351 điều 16, 21, 22

PLRs yêu cầu và quy định tài liệu hóa quá trình tham gia của người dân

Trong một số trường hợp, các khuôn khổ pháp lý yêu cầu tài liệu hóa quá trình tham gia của người dân. Luật BVMT sửa đổi năm 2005 quy định ghi biên bản kết quả các cuộc họp tham vấn cộng đồng, có chữ ký của đại diện chủ sở hữu dự án và UBND xã, trong đó phản ánh đầy đủ những người tham gia và các nội dung thảo luận.352

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định về tài liệu hóa các nội dung và biểu quyết của người dân.353

PLRs tạo ra một diễn đàn hoặc cơ quan tham vấn cho phép sự tham gia cởi mở, tập trung và thường xuyên của nhiều bên liên quan vào các vấn đề lâm nghiệp.

Trong một số trường hợp, khung pháp lý tạo ra một diễn đàn cho phép sự tham gia cởi mở, tập trung và thường xuyên của nhiều bên liên quan vào các vấn đề lâm nghiệp. Ví dụ, Nghị định 29/NĐ-CP ngày 18/4/2011354 tạo các cơ chế tham vấn bao gồm cả quá trình tham vấn và tiếp thu ý kiến đóng góp đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường D

Tiêu chí Q.2:. Tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia hiệu quả Tiêu chí phụ D.2.4. Tiếp cận pháp lý/cơ chế giải quyết xung đột trong quá trình ra quyết định về môi trường355

352 Luật BVMT sửa đổi năm 2005, điều 21 353 điều 16, 21 and 22 354 nghị định 29/NĐ-CP ngày 18/4/2011, điều 15 355Xây dựng dựa trên tiêu chí (c) 4 của dự thảo 1 bản lộ trình

Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs yêu cầu và quy định tiếp cận pháp lý trong quá trình ra quyết định về môi trường?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs xác định rõ/tạo ra các cơ chế/quy trình giải quyết tranh chấp liên quan đến việc ra quyết định về môi trường

Khuôn khổ pháp lý xác định các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến quá trình ra quyết định về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 bao gồm một số quy định chung về khiếu nại liên quan đến môi trường, tố cáo và thủ tục tố tụng pháp lý cũng như các tranh chấp về vấn đề môi trường.356 Luật Khiếu nại năm 2011 đưa ra các bước để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc ra quyết định về môi trường. Luật tố tụng hành chính 2010357 tạo ra các cơ chế/quy trình giải quyết tranh chấp liên quan đến việc ra các quyết định hành chính, bao gồm cả các quyết định về môi trường. Luật Đất đai năm 2003 đưa ra các điều khoản cụ thể liên quan đến các nghị quyết giải quyết tranh chấp của pháp luật đất đai, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến quản lý đất lâm nghiệp.358

PLRs quy định không cấm và công bố chi phí của các cơ chế này.

Khung pháp lý khuyến khích không cấm và công bố chi phí của các cơ chế này, nhưng chưa quy định cụ thể hoặc đảm bảo. Pháp luật về trợ giúp pháp lý thể hiện rõ danh sách các cá nhân được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí bao gồm cả người nghèo và người dân bản địa.359

356 điều 128, 129

357 Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 28, điều 136-138, 264 358 Luật đất đai năm 2003, điều sửa đổi 136, 138 (điều 264 sửa đổi của Luật tố tụng hành chính năm 2010) 359 điều 10

Luật Khiếu nại năm 2011 không có quy định đề cập đến các khoản phí mà người khiếu nại phải nộp đối với trường hợp của họ Theo luật tố tụng hành chính năm 2010, giải quyết tranh chấp hành chính thông qua các tòa án đòi hỏi án phí và các khoản phí, lệ phí cũng như các khoản phí tố tụng khác. 360. Tương tự như vậy, luật tố tụng dân sự năm 2004 yêu cầu các khoản án phí, lệ phí, và phí tố tụng để giải quyết các vụ án dân sự.361 Danh mục phí tòa án, chi phí hành chính và phí tố tụng khác chi tiết được đính kèm vào Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2009. Nhìn chung, các khoản phí và lệ phí rất hợp lý. Ví dụ, pháp luật hiện hành yêu cầu chi phí giải quyết một trường hợp pháp luật hành chính chỉ là 200.000 VND

PLRs yêu cầu chuyển giao quyết định kịp thời

Khuôn khổ pháp lý yêu cầu chuyển giao quyết định kịp thời. Luật tố tụng hành chính năm 2010362 đưa ra thời hạn chuẩn bị xét xử, mà thông thường phải mất 4 tháng, nhưng thời hạn có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào bản chất và đặc điểm của từng trường hợp nhưng không vượt quá sáu tháng kể từ khi chấp nhận vụ kiện, ngay cả trong một trường hợp rất phức tạp.

PLRs quy định quyền kháng cáo

Khuôn khổ pháp lý quy định quyền kháng cáo. Luật Khiếu nại, 2011 thể hiện rõ ràng rằng nếu người khiếu nại không hài lòng với quyết định xử lý các khiếu nại của người ra quyết định, thì người đó có quyền kháng cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.363

360 Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 1, 27 361 Luật tố tụng dân sự năm 2004 , Chương IX, Phần 1. 362 Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 117 (1). 363 Luật khiếu nại năm 2011, điều 7

Quyền kháng cáo được quy định rõ trong Luật tố tụng hành chính năm 2010 và luật tố tụng dân sự năm 2004.364

PLRs quy định giải quyết kháng cáo kịp thời

Khuôn khổ pháp lý thường yêu cầu giải quyết kháng cáo kịp thời. Ví dụ, Luật tố tụng hành chính365 đưa ra khung thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm tối đa là 90 ngày

Biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường D

Tiêu chí D.3. Sự tham gia hiệu quả của người dân bản địa và cộng đồng địa phương Tiêu chí phụ D.3.1. Tạo ra một môi trường thuận lợi

Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia có ý nghĩa của người dân bản địa và cộng đồng địa phương?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs yêu cầu lồng ghép các yếu tố văn hóa, tính nhạy cảm, cấu trúc truyền thống và cộng đồng vào các quá trình ra quyết định có liên quan đến ngành lâm nghiệp366

ở một mức độ nhất định, khuôn khổ pháp lý yêu cầu kết hợp các yếu tố văn hóa, tính nhạy cảm, cấu trúc truyền thống và cộng đồng vào các quá trình ra quyết định có liên quan đến ngành lâm nghiệp. Khuôn khổ pháp lý chủ yếu tập trung đảm bảo sự lồng ghép và đại diện của cộng đồng địa phương/dân tộc thiểu số, nhưng không đảm bảo điều đó thông qua các cấu trúc truyền thống hoặc cộng đồng của họ để ra quyết định. Quyết định số 126/QD-TTg của TTCP ngày 02/2/2012 về thí điểm chia sẻ lợi ích trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng bền vững, yêu cầu đại diện

364 Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 49 (15); Luật tố tụng dân sự 2004, điều 58 (2, o). 365 Luật tố tụng hành chính, điều 191. 366 Xây dựng dựa trên tiêu chí (d) 2 của dự thảo lần 1 bản lộ trình

của họ trong Hội đồng quản lý. PLRs cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính để tăng cường năng lực của cộng đồng địa phương và người dân bản địa tham gia vào việc ra quyết định về môi trường

ở một mức độ nhất định, khuôn khổ pháp lý cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để tăng cường năng lực của các cộng đồng địa phương và người dân bản địa tham gia vào việc ra quyết định về môi trường. Quyết định số 1474/QD-TTg cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính để tăng cường năng lực của các cộng đồng địa phương ứng phó với biến đổi khí hậu367

PLRs đưa ra các cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng, minh bạch, có trách nhiệm, độc lập, bảo mật và giá cả phải chăng (hoặc miễn phí) và tôn trọng hệ thống luật tục của người dân bản địa và cộng đồng địa phương

Khuôn khổ pháp lý không đưa ra các cơ chế giải quyết tranh chấp tôn trọng hoặc công nhận hệ thống luật tục của cộng đồng địa phương hay dân tộc thiểu số.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường D

Tiêu chí D.3. Sự tham gia hiệu quả của người dân bản địa và cộng đồng địa phương Tiêu chí phụ D.3.2. FPIC368

Câu hỏi chẩn đoán: ở mức độ nào PLRs công nhận ra và quy định quyền FPIC phù hợp với luật pháp quốc tế có liên quan?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs công nhận quyền FPIC phù Khung pháp lý không công nhận quyền FPIC

367 Quyết định số 1474/QD-TTg, I.8, 10 368 Xây dựng dựa trên tiêu chí (c) 3 của bản dự thảo lộ trình

hợp với luật pháp quốc tế Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Việt Nam là thành viên ký kết tham gia UNDRIP, đó là công cụ pháp lý toàn diện nhất trong các yêu cầu đối với FPIC. Hơn nữa, cần lưu ý rằng các biẹn pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi trường (d) Cancun đề cập rõ đến UNDRIP

PLRs quy định quyền đối với FPIC trong phù hợp với luật pháp quốc tế

Vì khung pháp lý không công nhận FPIC, nên FPIC không được quy định.

Biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường E Tiêu chí E.1.: Không chuyển đổi rừng tự nhiên Tiêu chí phụ E.1.1. Khái niệm rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái Câu hỏi chuẩn đoán: ở mức độ nào, PLRs định nghĩa thuật ngữ rừng, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái?

Chỉ số Đánh dấu

tương ứng Kết quả

PLRs đưa ra một khái niệm rõ ràng về rừng tự nhiên, ở đó không cho phép trồng rừng thuần loài.

Theo quy định của luật đất đai, luật BVPTR và quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đất được phân thành ba loại: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất lâm nghiệp được coi là một bộ phận thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo quy hoạch sử dụng đất, có 5 loại đất lâm nghiệp: (1) rừng sản xuất , (2) rừng phòng hộ , (3) rừng đặc dụng , (4) đất trống để trồng mới, và (5) đất trống cho tái sinh tự nhiên. Phân loại này khác với phân loại theo điều 4 của luật BVPTR, trong đó rừng được chia làm ba loại: (1) rừng phòng hộ, (2) rừng đặc dụng, và (3) rừng sản xuất. Đất trống không thuộc các nhóm này bởi vì đó là loại đất chưa sử dụng theo quy định của Bộ TN & MT . Khung pháp lý đưa ra một định nghĩa về 'rừng tự nhiên'. Rừng tự nhiên là những diện tích rừng “tồn tại trong tự nhiên hoặc được phục hồi thông qua tái sinh tự nhiên”369. Ngoài ra,

369 điều 5, khoản 1 thông tư 34/2009 của Bộ NN-PTNT

Thông tư số 58/2999370, Quyết định 750/QD-TTg371 và Nghị định 186/2006/ND--CP372 cũng đề cập đến rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên được chia thành nhiều loại gồm rừng tự nhiên nghèo kiệt373 rừng tự nhiên giàu và rừng tự nhiên rất nghèo kiệt. Rừng tự nhiên nghèo được xác định là những diện tích rừng có khối lượng gỗ rất thấp, chất lượng thấp, tăng trưởng thấp và năng lực sản xuất thấp, nếu có điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên, loại rừng này không thể đáp ứng yêu cầu kinh tế và phòng hộ.374

PLRs đưa ra định nghĩa rõ ràng để phân biệt rừng trồng và rừng tự nhiên

PLRs đưa ra định nghĩa phân biệt rõ ràng giữa rừng trồng và rừng. Định nghĩa về rừng bao gồm cả rừng tự nhiên375 và rừng trồng376

PLRs đưa ra một định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ đa dạng sinh học phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan (đặc biệt là công ước đa dạng sinh học)

Khuôn khổ pháp lý đưa ra khái niệm thuật ngữ đa dạng sinh học. Luật Đa dạng sinh học đưa ra khái niệm thuật ngữ đa dạng sinh học377 Trong luật BVMT năm 2005 "Đa dạng sinh học" được định nghĩa là sự phong phú của nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái; định nghĩa này một phần phù hợp với định nghĩa của công ước đa dạng sinh học tuy nhiên có tính đến sự biến động của nguồn gen, nội dung không được đề cập trong công ước đa dạng sinh học.

370 điều 4 về các loại đất lâm nghiệp chuyển đổi sang trồng cao su bao gồm: đất không có rừng, đất rừng trồng là rừng sản xuất, tre tự nhiên trong rừng sản xuất là rừng trồng và rừng tự nhiên (rừng tự nhiên nghèo với trữ lượng cây đứng từ 10 - 100m3/ha; rừng non tái sinh với đường kính cây gỗ trung bình dưới 8cm, trữ lượng gỗ cây đứng dưới 10m3/ ha; rừng tre-gỗ hỗn hợp với trữ lượng gỗ cây đứng dưới 65m3/ha). Điều 4 trên các loại đất rừng được chuyển đổi để trồng cao su bao gồm: đất chưa có rừng, trồng rừng sản xuất, tre tự nhiên trong rừng sản xuất và rừng sản xuất tự nhiên (rừng tự nhiên nghèo với trữ lượng từ 10 đến 100m3/ha; rừng non tái sinh với trung bình đường kính gỗ ít hơn 8cm đứng khối lượng gỗ nhỏ hơn 10m3 / ha; rừng gỗ-tre nứa hỗn giao với trữ lượng gỗ đứng dưới 65m3/ha). 371 Khoản III.1 (đất trồng cao su) là rừng tự nhiên nghèo kiệt 372 điều 10 (chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt) 373thông tư 34/2009 của Bộ NN-PTNT 374 Nghị định số 186/2006/ND—CP, điều 2 375 điều 5, khoản 1, thong tư 34/2009 of Bộ NN-PTNT 376 điều 5, khoản 2, thông tư 34/2009 của Bộ NN-PTNT- thiết lập rừng trồng 377 Luật đa dạng sinh học, điều 3.1 và 3.5

PLRs đưa ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ hệ sinh thái phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan

Khuôn khổ pháp lý cung cấp một định nghĩa rõ ràng về các dịch vụ hệ sinh thái. Nghị định 99/2010/NĐ-CP378 định nghĩa dịch vụ hệ sinh thái là các dịch vụ bao gồm (i) bảo tồn đất, chống xói mòn đất, chống bồi lắng lòng hồ, (ii) điều tiết và duy trì tài nguyên nước cho sản xuất và điều kiện sống, (iii) hấp thụ và lưu trữ các bon, REDD + (iv); bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng phục vụ du lịch sinh thái (v) dịch vụ nuôi trồng thủy sản sử dụng nguồn nước từ rừng.

Biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường E Tiêu chí E.1.: Không chuyển đổi rừng tự nhiên Tiêu chí phụ E.1.2. Cấm chuyển đổi rừng tự nhiên Câu hỏi chuẩn đoán: PLRs có cấm chuyển đổi rừng tự nhiên không?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs cấm chuyển đổi rừng tự nhiên

Khuôn khổ pháp lý không cấm chuyển đổi rừng tự nhiên. Được phép chuyển đổi rừng tự nhiên nếu có giấy phép của các cơ quan, quan chức chính phủ có thẩm quyền.379 Nghị định 186/2006/NP-CP quy định việc chuyển đổi chỉ có thể diễn ra theo chí và điều kiện quy định của Chính phủ.380

378 Nghị định số 99/2010/ND—CP, điều 3.2. và 3 379 Thông tư số 58/2999 của Bộ NN-PTNT yêu cầu có sự cho phép của chính phủ và quốc hội. điều 4 (loại rừng được phép chuyển đổi), điều 5 (phương pháp luận xác định khối lượng gỗ được phép khai thác) điều 6 (quy trình và thẩm quyền cấp phép), điều 7 (khai thác trên diện tích rừng chuyển đổi), và điều 8 (trách nhiệm các cơ quan nhà nước và các đơn vị trong việc thực hiện). Nghị định số 117/2010/ND-CP yêu cầu có giấy phép của TTCP hoặc UBND liên quan đến chuyển đổi rừng đặc dụng, điều 4 (chuyển đổi rừng: thay đổi loại rừng đặc dụng), điều 15 (chuyển đổi rừng đặc dụng sang các mục đích sử dụng khác), điều 18 (điều kiện: đánh giá tác động môi trường, thẩm định của Sở NN-PTNT hoặc Bộ NNPTNT và phê duyệt của TTCP hoặc chủ tịch UBND, tùy thuộc vào từng đối tượng rừng đặc dụng). điều 3.2b của Nghị quyết số 49/2010 của Quốc hội quy định các dự án chuyển đổi diện tích rừng đặc dụng từ 500 ha trở lên và rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên phải trình Quốc hội đề xuất dự án để phê duyệt. 380 Nghị định 186/2006/NP—CP, điều 27

Cần lưu ý rằng Luật BVPTR đưa ra mục tiêu chuyển đổi 350.000 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt trong giai đoạn 2011-2020. Tương tự như vậy, Quyết định 750/QD-TT đã đặt mục tiêu cho đến năm 2020381 chuyển đổi 800.000 ha, phần lớn là rừng tự nhiên tái sinh non và nghèo.

Luật BVMT năm 2005 quy định382 các hành vi bị nghiêm cấm nghiêm ngặt, trong đó bao gồm "gây thiệt hại tới rừng và khai thác trái phép rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác". Lob 2008 chỉ cấm thay đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn383

PLRs quy định kiểm soát chuyển đổi đối với cả những diện tích rừng của nhà nước và tư nhân, thông qua đánh giá và giảm nhẹ tác động môi trường

Khuôn khổ pháp lý quy định một số hình thức kiểm soát việc chuyển đổi rừng384

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường E Tiêu chí Bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học

Tiêu chí phụ E.2.1. Xác định rừng tự nhiên và đa dạng sinh học Câu hỏi chuẩn đoán: Các PLR có xúc tiến hoặc yêu cầu xác định/ lập bản đồ rừng tự nhiên và đa dạng sinh học không?

Chỉ số Đánh dấu

tương ứng Kết quả

381 Phần III. cần lưu ý rằng đến cuối năm 2012, đã có 915.000 ha diện tích rừng cao su. 382 Điều 7 383 Điều 7 “các hoạt động bị nghiêm cấm lien quan đến đa dạng sinh học” 384 Nghị định số 117/2010/ND-CP Điều. 18 và Nghị định số 23/2006 Điều29.3 yêu cầu triển khai đánh giá tác động môi trường. Nghị định số 186/2006/ND—CP, Điều 10.4 đưa ra các tiêu chí cụ thể cần đáp ứng.

PLR yêu cầu lập bản đồ rừng tự nhiên

Khung pháp lý yêu cầu lập bản đồ rừng385, bao gồm cả rừng tự nhiên.

PLR yêu cầu lập bản đồ đa dạng sinh

học

Khung pháp lý không yêu cầu lập bản đồ đa dạng sinh học Luật đa dạng sinh học 2008 chỉ yêu cầu lập bản đồ các khu vực được quy hoạch để thiêt lập khu

bảo tồn đa dạng sinh học. PLR yêu cầu phát triển và cập nhật

thống kê rừng tự nhiên

Khung pháp lý yêu cầu việc phát triển và cập nhật thông kê rừng.386 Bao gồm cả rừng tự

nhiên.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường E Tiêu chí E.2. Bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học

Tiêu chí phụ E.2.2.: Thực hiện các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và rừng tự nhiên387

Câu hỏi chuẩn đoán: PLR có xác định hoặc quy định các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và rừng tự nhiên không?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

385 Luật Lâm nghiệp, Điều 32 và Quyết định 799-QD-TTg, nghị quyết III.5 yêu cầu thực hiện kiểm kê rừng 5 năm một lần và giám sát tài nguyên rừng hàng năm bao gồm cả rừng tự nhiên. Nghị

định số.117/2010/ND-CP yêu cầu lập bản đồ rừng tự nhiên khi thiết lập rừng đặc dụng (Điều 13.2b) bao gồm cả lập bản đồ khu vực rừng đệm( Điều 32.3). Quyết định sô 07/2012/QD-TTg điều 2.1e, 2.2d, 2.3h yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện kiểm kê rừng và giám sát rừng. Nghị định 200/2004/ND-CP yêu cầu lập bản đồ tất cả các khu vực rừng (Điều 5- Quản lý và sử dụng rừng). Thông tư 35 35/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương II, Phần 1- Quy hoạch quản lý rừng và khai thác rừng ) 386 FPDP Giải pháp phần (II.2.d) trích dẫn Nhà nước đảm bảo ngân sách cho việc kiểm kê rừng (được tiến hành từ năm 2012-2015). Quyết định 799-QD-TTg Giải pháp (III.5) yêu cầu tiến hành kiểm kê rừng 5 năm một

lần và giám sát tài nguyên rừng hàng năm bao gồm cả rừng tự nhiên. FPDL Điều 32. Nghị 186/2006 Điều 38 (Quản lý rừng), điều 39 (Thống kê rừng 5 năm một lần và giám sát rừng hàng năm). Chiến lược phát triển

rừng Việt Nam Phần 5.II (Chương trình Bảo vệ rừng và Bảo tồn đa dạng sinh học), Quyết định số.07/2012/QD-TTg (Điều 2.1e, 2.2d, 2.3h) 387Xây dựng trên các tiêu chí (e) 2 của phiên bản đầu tiên về lộ trình

PLRs bao gồm các điều khoản về

bảo vệ rừng tự nhiên

Khung pháp lý bảo vệ các khu rừng tự nhiên388 Luật Bảo vệ Môi trường 2005 bao gồm các điều khoản389 không hẳn cho bảo vệ các khu rừng tự

nhiên mà chủ yếu cho các nguồn tài nguyên nói chung.

Luật đa dạng sinh học 2008 chỉ đưa ra các quy định bảo vệ thắng cảnh và các loài có trong danh

mục các loài quý, hiếm, nguy cấp cần được ưu tiên bảo vệ.

PLR nêu ra các biện pháp bảo vệ

phản ánh những đe dọa thực sự tới

các loài động vật, thực vật

Khung pháp lý quy định các biện pháp xử lý những đe dọa tới hệ động thực vật.390

Luật bảo vệ môi trường 2005 đưa ra những biện pháp bảo vệ chủ yếu đối với các loài động thực vật

quý,hiểm,

nguy cấp . 391

Luật đa dạng sinh học 2008 xác định các biện pháp bảo vệ các loài động thực vật. 392 PLR bao gồm các điều khoản bảo vệ

các loài gỗ nguy cấp Khung pháp lý quy định các điều khoản hạn chế cho việc bảo vệ các loài gỗ nguy cấp.393

388 Kê hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng bao gồm các điều khoản về bảo vệ các khu vực rừng tự nhiên với nhiệm vụ bảo vệ rừng (I.2a), Giải pháp bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và thực

thi luật (II.3). Nghị định186/2006/ND-­CP Điều 18 (Bảo vệ rừng đặc dụng), Điều 30 (Bảo vệ rừng phòng hộ), Điều 36 (Bảo vệ rừng sản xuất ). Nghị định số.99/2010/ND-CP Điều 20.2a/b quy định chủ rừng phải đảm bảo rừng được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng của các quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được thông qua hoặc hợp đồng với các chủ rừng khác. Quyết định số.178/2001/QD-­TTg về việc ký kết các hợp đồng bảo vệ rừng tự nhiên (Chương III). Chiến lược Phát triển rừng Việt nam Phần 3. III. 1b, Phần 5.II, 389Điều. 7, 47, 56, và 121 390Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng Giải pháp II.3c và 3d.Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Điều 41: Bảo vệ động vật rừng và thực vật rừng; Điều 42: Phòng cháy và chữa cháy rừng; Điều 43; Kiểm soát sinh vật gây hại rừng; Điều 44: buôn bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu động vật, thực vật rừng . Nghị định 99/2009/ND-CP điều 21 quy định hình phạt nặng đối với việc mua

bán các loai động vật, thực vật nguy cấp.Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 18 (Bảo vệ rừng đặc dụng), Điều 19 (Trồng, khôi phục và cải tạo rừng); Điều 20 (Sử dụng bền vững các nguồn tài

nguyên trong rừng đặc dụng)). Nghị định sô.117/2010/ND-CP sử dụng bền vững tài nguyên rừng (Điều 21), hạn chế du lịch sinh thái (Điều 23), thiết lập hạt kiểm lâm rừng đặc dụng (Điều 28, 29), Thiết lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Điều30, 31), thiết lập vùng đệm cho rừng đặc dụng (Điều 32, 33, 34). 391Điều 7, 29, 30, 111 392Chương iv: bảo tồn và phát triển bền vững các loài; phần 1: bảo vệ các loài trong danh mục các loài quý, hiểm, nguy cấp cần ưu tiên bảo vệ.

393Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 18. Quyết định số 178/2001/QD-­TTg 7.3 trích dẫn được phép khai thác rừng, ngoại trừ các loài động, thực vật có trong danh mục các loài nguy cấp

của Chính phủ và CITES. Nghị định số 117/2010/ND-CP bao gồm các điều khoản về bảo vệ các loài gỗ nguy cấp Khu cư trú/khu vực quản lý loài (Điều 2.4}, Tiêu chí phân loại rừng đặc

dụng(Điều 5). Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT Điều 3.3.Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Điều 12 cũng cấm việc vận chuyển, chế biến, quảng cáo, sử dụng,tang trữ, xuất nhập khẩu động

vật thực vật trái phép.

PLR quy định/kiểm soát thị trường

và việc buôn bán các loài nguy cấp

Khung pháp lý quy định việc buôn bán các loài nguy cấp.394 Luật Bảo vệ Môi trường 2005 quy định và kiểm soát việc buôn bán các loai nguy cấp.395

Luật đa dạng sinh học 2008 quy định việc buôn bán các loài nguy cấp, quý, hiếm.396 PLR bao gồm các quy định rõ ràng

về nuôi trồng các loài ngoại lai

Khung pháp lý bao gồm các điều khoản rõ ràng liên quan tới nuôi trồng các loài ngoại lai. Đặc biệt được nêu trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thông qua việc bảo tồn động vật, thực

vật.397

Luật Đa dạng sinh học 2008 xác định và kiểm soát các loài ngoại lai.398 PLR quy định rõ các hình phạt đối

với việc không tuẩn thủ các biện

pháp trên

Khung pháp lý xác định các hình phạt đối với việc không tuân thủ các biện pháp nhằm bảo

vệ rừng và đa dạng sinh học. 399

Nghị định 99/2009/ND-CP của Chính phủ quy định việc phạt hành chính trong việc quản lý,

bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 xác định các hình phạt đối với việc không tuân thủ.400

394Nghị định186/2006/ND-­CP Điều 12 (Săn bắn động vật hoang dã) , Điều18 (Bảo vệ rừng đặc dụng). Nghị định 99/2009/ND-CP điều 21 quy định hình phạt nặng đối với các vi phạm

liên quan. Quyết định số 07/2012/QD-TTg Điều 2.1.g, 2.2.e và 2.3e 395Điều. 7, 30 396Điều. 45 397 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng điều 41 và 12 cấm vận chuyển, chế biến, quảng cáo, sử dụng, tàng trữ , xuất nhập khẩu trái phép động vật, thực vật.

398 Điều. 3, Chương IV, Phần III, Mục 3 “ KIỂM SOÁT CÁC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI” xác định danh mục các loài ngoại lai và quy định kiểm soát việc nhập khẩu các loài ngoại

lai và việc du nhập của các loài ngoại lai, kiểm soát việc nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại, kiểm soát sự lan truyền và phát triển cả các loài ngoại lai xâm hại.. 399Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng yêu cầu tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực thi luật và xử phạt bất cứ vi phạm nào liên quan tới rừng( Giải pháp II.3c/d). Sửa đổi Nghị định 99/2009/N-CP về phạt hành chính nên được tiến hành trong giai đoạn này (LPR III.2a). Nghị định 99/2010/ND-CP Điều 20.2d trích dẫn nếu vi phạm chủ rừng sẽ bị xử phạt theo đúng quy

định của pháp luật. Quyết định số 07/2012/QD-TTg, Điều 2.1d (PPC) 2.2.e (DPC); 2.3g (CPC). Quyết định số No.126/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ khoản 12 và 13 400Điều. 127

Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định các vi phạm về nhập khẩu các loài trong danh mục các

loài ngoại lai và tang trữ các mẫu gen của các loài tuyệt chủng trong tự nhiên có trong danh mục

các loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ. LL 2003 xác định các hình phạt đối với việc không tuân thủ và cơ chế tố giác.401

PLR xúc tiến quản lý môi trường và

sử dụng rừng bền vững ( không kể

rừng tự nhiên)

Khung pháp lý xúc tiến việc sử dụng rừng bền vững, nhưng bao gồm cả việc quản lý các khu

rừng tự nhiên. 402

PLRs tạo ra khu bảo tồn cho rừng tự

nhiên

Khung pháp lý tạo ra các khu vực bảo tồn rừng tự nhiên. 403 Cần phải nhấn mạnh là Kế hoạch

Bảo vệ và Phát triển rừng404 đặt mục tiêu thiết lập 2,2 triệu ha khu vực bảo tồn chủ yếu cho rừng

tự nhiên và đã đạt được rồi. Ngoài ra, Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam 2006-2020 vạch

kế hoạch bảo vệ đất rừng, trong đó 5,68 triệu ha sẽ cho rừng phòng hộ.

401Chương VI 402 FPDP xúc tiến quản lý đúng đắn và sử dụng rừng trông và dịch vụ môi trường rừng, nhưng hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên bằng cách thúc đẩy rừng trồng với 100.000 ha được trồng

mới/năm và 135.000ha/ năm tái trồng sau khai thác (Nhiệm vụ I.2.b). Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh ở 61 huyện

nghèo, Phần II yêu cầu hỗ trợ chính sách này thông qua tái sinh tự nhiên, khoán bảo vệ rừng, giao rừng và đất rừng để làm rừng sản xuất. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hạn chế khai thác

rừng tự nhiên Điều 47 (Khai thác trong rừng sản xuất), Điều 51 (Khai thác trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn), Điều 56.2-4 (Rừng tự

nhiên là rừng sản xuất). Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 4 (Nguyên tắc quản lý rừng). Quyết định sô 178/2001/QD-­TTg Điều 8, 9 và 10 về hỗ trợ tài chính cho trồng rừng và nông lâm

nghiệp, và tối đa lợi ích khai thác. Quyết định số126/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ về phương án chia sẻ lợi ích (Điều 1.7) và thỏa thuận về chia sẻ lợi ích (điều 1.8). Thông tư

35/2011/TT-BNNPTNT thúc đẩy quản lý môi trường và sử dụng bền vững rừng nhà nước tạiĐiều 3(Quy tắc, điều kiện khai thác), Điều 4(Loại hình rừng được phép khai thác), Quy hoạch

quản lý và khai thác rừng(Chương II, Phần 1). Quyết định số 117/2010/ND-CP thúc đẩy quản lý môi trường và sử dụng bền vững rừng công; sử dụng bền vững rừng đặc dụng (Điều 21), dịch vụ môi trường rừng (Điều 22), Du lịch sinh thái ( Điều 23). FDPD thúc đẩy quản lý môi trường và sử dụng bền vững rừng trồng, được giao cho các hộ gia đình, cá nhân và công ty tư nhân ( Giải pháp II.2.b). Quyết định số 178/2001/QD-­TTg Điều 8, 9 và 10 về hỗ trợ tài chính cho trồng rừng và nông lâm nghiệp và tất cả các lợi ích từ khai thác. Quyết định số 126/QD-TTg về thỏa thuận chia sẻ lợi ích( Điều 1.8). Nghị định 05/2008/ND-CP Điều 12b,c

403Quyết định số 799-QD-TTg, Nghị quyết số 30a của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ nhanh giảm nghèo ở 61 huyện nghèo Phần II.II.A.1a. Quyết định

số 178/2001/QD-­TTg Điều 13 quy định hỗ trợ tài chính cho việc bảo vệ rừng tự nhiên (chủ yếu là các khu bảo tồn). 404FPDP Giải pháp II.2.a

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường E Tiêu chí E.2. Bảo vệ và Bảo tồn Rừng tự nhiên và đa dạng sinh học Tiêu chí phụ E.2.3: Hỗ trợ nghiên cứu bảo tồn và nâng cao nhận thức Câu hỏi chuẩn đoán: PLR có hỗ trợ/ thúc đẩy nghiên cứu bảo tồn và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng và đa dạng sinh học?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLR thúc đẩy tiếp cận công nghệ và

nguồn lực thích hợp cho việc giám

sát rừng và đa dạng sinh học

Khung pháp lý không xúc tiến hợp lý việc tiếp cận công nghệ và các nguồn lực phục vụ

giám sát rừng và đa dạng sinh học.405

Luật Đa dạng sinh học 2008 chỉ quy định báo cáo 3 năm một lần về hiện trạng của các khu vực

bảo tồn đa dạng sinh học, mà không quy định về việc thúc đẩy công nghệ và nguồn lực để làm các

việc đó.406

PLRs thúc đẩy đào tạo nhân sự thực

hiện thanh tra tại chỗ về quản lý

rừng

Khung pháp lý bao gồm các điều khoản hạn chế yêu cầu tăng cường đào tạo nhân lực cho

việc thanh tra tại chỗ về quản lý rừng.407 Quyết định số 3119 /QD-BNN-KHCN408 quy định tiến hành đào tạo, nâng cao nhân thức và

năng lực cho các cơ sở nghiên cứu phát triển, các nhà hoạch định chính sách và cán bộ địa phương

về tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp, vai trò và sự đóng góp quan trọng của việc

giảm phát thải khí nhà kính.409

405Nghị định186/2006/ND-­CP điều 17 (Đầu tư và kinh phí cho rừng đặc dụng), Điều 29 (Đầu tư và kinh phí cho rừng phòng hộ), Điều 38 (Đầu tư cho rừng sản xuất) 406Điều. 33 407Quyết định số 799-QD-TTg Giải pháp (III.2a) trích dẫn kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực về REDD+ cho cán bộ các cấp đặc biệt là ở cấp xã và thôn bản vùng sâu, vùng xa sẽ được chuẩn

bị. Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 17a Đầu tư và kinh phí cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng bao gồm cả kinh phí đào tạo nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển Lâm nghiệp có chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và mở rộng (Phần 5, IV) với các mục tiêu.

408Quyết định số 3119 /QD-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 thông qua chương trình giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 409Quyết định số 3119 /QD-BNN-KHCN, 4.3

PLRs thúc đẩy thực hiện các chương

trình nhằm tăng cường hiểu biết của

cộng đồng về giá trị của rừng và đa

dạng sinh học

Khung pháp lý bao gồm các điều khoản thích hợp yêu cầu nâng cao nhận thức về giá trị của

rừng và đa dạng sinh học.410 Luật Đa dạng sinh học 2008411 nêu rõ phần tài chính thường xuyên được phân bổ từ ngân sách

nhà nước sẽ được sử dụng để thực hiện ban hành luật, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn

đa dạng sinh học và phát triển bền vững; thực hiện đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên

môn về đa dạng sinh học.

Quyết định số 1474/QD-TTg412 tăng cường nâng cao kiến thức nhận thức về phòng chống thiên

tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và kiến thức truyền thống cho phòng chống

thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.413 Quyết định số 158/QD-TTg414 yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia cả cộng

đồng; và phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu;415

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường E Tiêu chí E.2. Bảo vệ và Bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học Tiêu chí phụ E.2.4.: Lồng ghép đa dạng sinh học vào các chính sách liên ngành

410 Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng có điều khoản (Giải pháp II.1.a) nêu rõ việc tuyên truyền về giá trị môi trường, kinh tế và xã hội của rừng nên được thực hiện trên các phương tiện thông

tin đại chúng. Quyết định số 799-QD-TTg Phần II- Các nhiệm vụ (1đ, 2c ) tăng cường nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn về REDD+ cho cán bộ các cấp, chủ rừng và cộng đồng. Phần II.6 đề cập đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự tham gia của người dân địa phương và của các tổ chức vào việc quy hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động REDD+ . 411Điều 73 412Kế hoạch hành động quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ thông qua bằng Quyết định số 1474/QD-TTg ngày 5/10/2012

413 Quyết định số 1474/QD-TTg, I.7 414 Chương trình mục tiêu quốc gia Biến đổi khí hậu nhằm ứng phó biến đổi khi hậu được thông qua bằng quyết định số 158/QD-TTg ngày 2/12 415 Quyết định số158/QD-TTg, II.2

Diagnostic Question: PLR có yêu cầu/ xúc tiến lồng ghép đa dạng sinh học vào các chính sách liên ngành không?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLR yêu cầu xem xét tác động của

đa dạng sinh học trong quá trình

hoạch định chính sách sử dụng đất

và rừng

Khung pháp lý yêu cầu xem xét tác động của đa dạng sinh học khi hoạch định chính sách sử

dụng đất và rừng.416

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường E Tiêu chí E.2. Bảo vệ và Bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học417 Tiêu chí phụ E.2.5.: Nâng cao các lợi ích khác Câu hỏi chuẩn đoán: PLR có xúc tiến nâng cao đa lợi ích?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLR yêu cầu duy trì và tăng cường

đóng góp của tài nguyên rừng về giá

trị kinh tế, văn hóa xã hội, khí hậu,

sinh học và sinh thái

Khung pháp lý có những điều khoản hạn chế quy định duy trì sự đóng góp của tài nguyên

rừng về mặt kinh tế, văn hóa xã hội, khí hậu, sinh học, sinh thái.418 Các điều khoản chủ yếu

được phản ánh ở mục tiêu, chứ không ở các biện pháp thực hiện.

Cần phải nêu rõ Luật Bảo vệ và phát triển rừng 419 đề xuất nghiên cứu rừng để tăng năng suất rừng

416Quyết định 178/2001/QD-­TTg Điều 7. Khoản 3 khai thác trong rừng sản xuất tự nhiên ngoại trừ các loài gỗ trong danh mục các loài nguy cấp của Chính phủ và CITES. Nghị định số

117/2010/ND-CP điều 21(Sử dụng bền vững rừng đặc dụng), Điều 22 (Dịch vụ môi trường rừng), Điều 23 (Du lịch). Luật đa dạng sinh học điều 11, 8 và 25. Luật Đất đai điều 21. 417Xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn (e) 3 của phiên bản đầu tiên về lộ trình 418 Quyết định số 799-QD-TTg (Các mục tiêu), Nghị quyết số 30a (Các m ục tiêu). Quyết định 661/QD-TTg Điều 1.1 (Các mục tiêu). Luật bảo vệ và Phát triển rừng Điều 9 (Các nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng). Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 4 (Nguyên tắc quản lý rừng). Nghị định số 99/2010/ND-CP Điều 4d quy định bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh

quan các hệ sinh thái khác nhau là một trong những dịch vụ rừng được xem xét trong Nghị định nàys. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam (các mục tiêu).Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT quy định duy trì và tăng sự đóng góp của tài nguyên rừng về mặt kinh tế, văn hóa xã hội, khí hậu, sinh học, sinh thái (Điều 3). Nghị định 200/2004/ND- các mục tiêu (Điều 2)

và nâng cao hiệu quả sử dụng các tài nguyên rừng, giá trị đầu ra và chất lượng dịch vụ môi trường

rừng.

PLR quy định chia sẻ công bằng các

lợi ích có được từ các nguồn sinh

học

Khung pháp lý quy định chia sẻ đúng và công bằng các lợi ích có được từ các nguồn sinh

học. 420 Luật Đa dạng sinh học 2008421 quy định các tổ chức và cá nhân sẽ chia sẻ lợi nhuận từ khai thác

đa dạng sinh học với các bên liên quan, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, các tổ chức và

cá nhân. Một số điều cũng quy định về chia sẻ lợi ích về mặt đánh giá các nguồn gen giữa các tổ chức, hộ

gia đình và cá nhân để quản lý các nguồn gen.

PLR thúc đẩy tìm phương kế sinh

nhai thay thế trong quản lý rừng Khung pháp lý quy định các điều khoản giới hạn thúc đẩy tìm phương kế sinh nhai thay thế

trong quản lý rừng.422 Các điều khoản này chủ yếu nằm ở mục đích.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường F & G Criteria F&G.1: Giám sát và Đánh giá Câu hỏi chuẩn đoán: PLR yêu cầu giám sát thường xuyên và đánh giá nguy cơ đối với quản lý và bảo vệ rừng tới mức độ nào?

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

419FPDP Giải pháp II.5b I.2a/b. 420 Nghị quyết số 30a hỗ trợ trực tiếp việc giảm nghèo tại 61 huyện nghèo.Quyết định số 178/2001/QD-­TTg điều 7/khoản 3 và 4 421Điều. 4 422 FPDP Một trong những mục tiêu của kế hoạch này là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người dân sống dựa vào rừng… (Mục tiêu và Nhiệm vụI.1.c). Nghị quyết số 30a Phần II.II.A. Quyết định 661/QD-TTgon Điều 1.2 (Mục tiêu).Quyết định số178/2001/QD-­TTg (Điều 9.5). Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam (mục tiêu)

PLR yêu cầu cập nhật tình hình sử dụng

đất và thông kê rừng cho việc quản lý và

quy hoạch sử dụng đất của các nguồn tài

nguyên gỗ và phi gỗ bao gồm cả số liệu

về chuyển đổi canh tác và các tác nhân

phá rừng khác

Khung pháp lý yêu cầu cập nhật thường xuyên tình hình sử dụng đất và thông kê rừng.423 Cần phải lưu ý là Bộ NN và PTNNT chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch

rừng và đất rừng, quy hoạch nhóm rừng và loại rừng. Chính quyền địa phương và chủ rừng chịu

trách nhiệm quản lý và đánh giá việc quản lý rừng tại địa phương. Luật Đất đai 2003 quy định thống kê đất và kiểm kê phải được thực hiện 5 năm một lần để

quản lý quy hoạch sử dụng đất, kể cả ngành lâm nghiệp.

PLR yêu cầu giám sát toàn bộ chuỗi cung

ứng lâm sản

Khung pháp lý yêu cầu giám sát chuỗi cung ứng rừng, nhưng không quy định các điều

khoản và biện pháp thực hiện.424 Quyết định số 799-QD-TTg Giải pháp (III.2d) yêu cầu thiết lập hệ thống giám sát các hoạt

động khai thác, xác định và truy xuất nguồn gốc gỗ, đảm bảo gỗ hợp pháp trong khai thác, vận

chuyển, chế biến và xuất khẩu. PLR thúc đẩy/yêu cầu giám sát độ che

phủ rừng và thay đổi về độ che phủ rừng Khung pháp lý xúc tiến giám sát độ che phủ rừng và thay đổi về độ che phủ rừng. 425 Cấu

thành một trong những nhiệm vụ của Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt nam. PLR yêu cầu giám sát và công bố thông

tin về phân loại và sử dụng đất, bao gồm

số liệu về độ che phủ rừng, khu vực phù

hợp để trồng rừng, các loài nguy cấp, giá

trị sinh thái, giá trị sử dụng đất truyền

thống/bản địa, tầng sinh học và năng suất,

Khung pháp lý yêu cầu giám sát và ban bố thông tin về phân loại và sử dụng đất, bao gồm

cả số liệu về độ che phủ rừng và diện tích phù hợp để trồng rừng. Tuy nhiên, không bao gồm thông tin về các loài nguy cấp, giá trị sinh thái, giá trị sử dụng đất truyền thống/bản địa, tầng

sinh học và năng suất, thông tin về kinh tế xã hội và các nguồn tài nguyên rừng khác . Luật Đất đai và Luật lâm nghiệp yêu cầu tiến hành kiểm kê và giám sát cả đất và rừng, và xác

423 Quyết định số 799-QD-TTg phần III.5. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Điều 32 ( Kiểm kê và giám sát rừng). Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam với mục tiêu của Chương trình quản lý rừng bền vững. Quyết định số 07/2012/QD-TTg. Nghị định 01/CP Khoản 7 (quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước) Khoản 1a: xác định diện tích rừng, ranh giới trên bản đồ và thực địa và hiện trạng rừng. 424 Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam Phần IV- Các giải pháp V. Đoạn 7 425 Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng điều khoản của kế hoạch (II.2.d). Quyết định số 799-QD-TTg Các nhiệm vụ chính (II.I.c cho giai đoạn 2011-2015). Luật Bảo vệ và Phát triển

rừng Điều 32- Khoản 1a and 1b: Kiểm kê rừng (5 năm một lần) và giám sát tài nguyên rừng hàng năm. Nghị 186/2006/ND-­CP Điều 43. Nghị định số 99/2010/ND-CP Điều 15.2a/c quy định tối đa 10% quỹ được dùng cho các hoạt động như kiểm tra, giám sát, kiểm toán, đánh giá, giám sát chất lượng dịch vụ rừng ở các cấp. Quyết định số 07/2012/QD-TTg Điều 2 Khoản 1e ( xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh cho việc kiểm kê, giám sát, phân loại rừng và lên bản đồ trong phạm vi tỉnh

thông tin về kinh tế xã hội và tài nguyên

rừng

định nhiệm vụ cho chủ rừng, uỷ ban nhân dân xã, huyện, tỉnh, Bộ NN và PTNT, Bộ Tài nguyên

và Môi trường, và Chính phủ thực hiện .426

PLR thúc đẩy/yêu cầu giám sát rừng độc lập

Khung pháp lý không yêu cầu hoặc thúc đẩy việc giám sát rừng độc lập.

PLR cung cấp cho các cơ quan thực thi luật các nguồn lực thích hợp và chuyên môn để tiến hành giám sát thường xuyên

Khung pháp lý quy định các điều khoản hạn chế để đảm bảo các cơ quan thực thi luật có

các nguồn lực và chuyên môn để thực hiện giám sát thường lệ 427.

PLR yêu cầu giám sát thường xuyên và

báo cáo về tác động môi trường và xã hội

của các chương trình lâm nghiệp

Khung pháp lý có các điều khoản hạn chế quy định giám sát và báo cáo thường xuyên về

tác động xã hội và môi trường của chương trình rừng.428

PLRs thúc đẩy/hỗ trợ các chương trình

khoa học kỹ thuật liên quan tới bảo tồn và

quản lý tài nguyên rừng tự nhiên, bao

gồm cả nghiên cứu giám sát

Khung pháp lý có các điều khoản hạn chế đẩy mạnh các chương trình khoa học kỹ thuật

hỗ trợ cho bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên rừng tự nhiên.429 Các điều khoản chủ yếu là các mục tiêu; chứ không xác định các biện pháp cụ thể để đảm bảo/ thúc đẩy thực hiện. Quyết định số 1474/QD-TTg430 thúc đẩy nâng cao nhận thức và kiến thức về phòng chống

thiên tai, biến đổi khí hậu, đưa kiến thức nghiên cứu ứng dựng và truyền thống vào công tác

phòng chống thiên tai và ứng phó biển đổi khí hậu.431

426Luật Đất đai Điều 53- Kiểm kê và thống kê đất ( hoặc giám sát đất hàng năm) 427 Luật bảo vệ và phát triển rừng điều 79-8. Quyết định số 126/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ điều 1 khoản 6 428Nghị quyết số 30a Phần III.II.1 yêu cầu giám sát và đánh giá kết quả. Quyết định số126/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ Điều 1.7b, 1.9a, 1.11 (Giám sát thực hiện). Chiến lược Phát

triển Lâm nghiệp Việt nam Phần 7 (Giám sát & Đánh giá).Quyết định số 24/2012/QD-TTg Điều 16 (Quản lý và giám sát đầu tư)

429 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Giải pháp II.5b nêu rõ nhà nước đầu tư cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu cho việc bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng,

rừng phòng hộ, bảo tồn các loài động vật, thực vật nguy cấp, phát triển nguồn nhân lực. Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 21 (Các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và đào tạo trong rừng đặc

rụng), 33.1 (Du lịch, nghiên cứu, giáo dục và đào tạo trong rừng phòng hộ), 41.3 (Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ chủ rừng trong các hoạt động liên quan tới mở rộng, chuyển giao công nghệ

sản xuất sử dụng giống năng suất cao). Nghị định 05/2008/ND-CP Điều 12 ( Đối tượng và nội dung được hỗ trợ), Khoản 2b( Thí điểm và phổ biến các mô hình quản lý rừng bền vững; 2d (Thí điểm và ứng dụng các loài trồng mới; 2g ( Đào tạo nhân lực). Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam, (Các giải pháp). Nghị định 200/2004/ND-CP điều 11

430Chương trình Hành động Quốc gia ứng phó Biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ thông qua bằng quyết định số 1474/QD-TTg ngày 5/10/2012

431 Quyết định số 1474/QD-TTg, I.7

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường F & G Tiêu chí F&G.2: Các biện pháp xử lý vấn đề dịch chuyển và hoán đổi Reversals432 Câu hỏi chuẩn đoán: PLR hướng dẫn giảm thiểu các nguy cơ phá rừng và và gây giảm chất lượng rừng ở mức độ nào?

Chỉ số Đánh dấu

tương ứng Kết quả

PLR thúc đẩy sử dụng bền vững và bảo

tồn các tài nguyên rừng và các tài nguyên

liên quan

Khung pháp lý thúc đẩy sử dụng bền vững và bảo tồn rừng và các tài nguyên liên quan.433 Việt nam có nhiều công cụ pháp lý hỗ trợ cho việc sử dụng bền vững và bảo tồn rừng và các tài

nguyên liên quan. Hiến pháp (sửa đổi năm 2001) nêu rõ 434 tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị quân đội, cở sở

kinh tế, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải chấp hành các quy định của nhà nước về sử

dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tất cả các hành động dẫn

tới sự sụt giảm và phá hủy môi trường đều bị nghiêm cấm. Luật Đa dạng sinh học 2008 tập trung thúc đẩy sự bảo tồn bền vững và phát triển đa dạng sinh

học. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 quy định việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng

rừng (sau đây được gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng); và quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

432 Xây dựng trên các tiêu chí (f) 4 và (g) 2 và 3 của phiên bản đầu tiên về lộ trình 433 Mục tiêu của Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng là bảo vệ các khu rừng hiện có, các tài nguyên rừng và đất một cách bền vững và hiệu quả. Nghị quyết số 30a Phần II.II.A.1 các hộ gia đình

được hưởng tiền chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên có trữ lượng giàu, trung bình ở mức 200.000 VND/ha/năm . Quyết định 661/QD-TTg Điều 7 (Chính sách hưởng lợi ).Luật Bảo vệ và Phát

triển rừng yêu cầu kế hoạch quản lý rừng sản xuất (Điều 56.3a),cũng như bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn (Điều 49). Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 4 (Nguyên tắc Quản lý

rừng). Quyết định số178/2001/QD-­TTg trong tất cả các điều khoản đều quy định việc khai thác rừng tự nhiên không được vượt quá tỷ lệ tăng trưởng rừng (1.5-2% mỗi năm) và hỗ trợ bảo

vệ và tái sing rừng tự nhiên nghèo kiệt. Quyết định126/QD-TTg Điều 1. 1 (Các mục tiêu).Nghị định 05/2008/ND-CP Điều 12. Nghị định số 117/2010/ND-CP Điều 21 ( Sử dụng bền

vững các nguồn tài nguyên rừng) Điều 19 (Khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên). Nghị định 200/2004/ND-CP Các mục tiêu (Điều 2.1). Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT Article 3,4.5,6 434 Hiến pháp Điều. 29

Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên. Cuối cùng cần phải nhấn mạnh Quyết định số 178/2001/QD-­TTg quy định việc khai thác

rừng tự nhiên không vượt quá tỷ lệ tăng trưởng rừng (1.5-2% mỗi năm), hỗ trợ bảo vệ và tái

sinh các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt. Tuy nhiên, hạn chế là ở chỗ không thể bắt người trồng

rừng tự nhiên nghèo kiệt phải đợi chờ hàng chục năm mới được khai thác mà không nhận được

hỗ trợ gì.

PLR quy định trách nhiệm pháp lý và đền

bù cho các hành động ảnh hưởng tới bảo

tồn và quản lý rừng435

Khung pháp lý quy định trách nhiệm pháp lý và đền bù cho các hành động làm ảnh

hưởng tới bảo tồn và quản lý rừng. Nghị định 99/2010/ND-CP quy định chủ rừng không được làm tổn hại rừng hoặc chuyển đổi

rừng một cách phi pháp. Quyết định số 07/2012/QD-TTg436 quy định nếu rừng bị tổn hại hoặc bị chuyển đổi phi pháp,

và nếu chính quyền địa phương không có các biện pháp bảo vệ và ngăn chặn thì chính quyền địa

phương sẽ phải chịu trách nhiệm và xử phạt theo pháp luật. Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng yêu cầu đền bù các giá trị đa dạng sinh học và trồng thay

thế các khu rừng bị chuyển đổi437. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 quy định438 cơ chế chung để xử lý các vi phạm bao gôm truy tố

và đền bù về bảo vệ môi trường. Luật Tố tụngHình sự tham khảo các hiệp định quốc tế có hiệu lực ở Việt nam. Theo đó, việc

truy tố tội phạm là người nước ngoài phạm tội trên phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt nam hoặc công dân của những nước thành viên của các hiệp định quốc tế mà

435 Xây dựng trên tiêu chí (e) 2 của phiên bản đầu tiên về lộ trình 436 Điều 3.2k 437 Giải pháp II.3d 438 Điều 127

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã ký hoặc tham gia được thực hiện theo đúng các

điều khoản của các thỏa thuận quốc tế đó.439 PLR thực thi luật để chống chặt, phá

rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển

lâm sản trái phép

Khung pháp lý bao gồm các biện pháp liên quan hỗ trợ thực thi luật hiệu quả để chống

chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép.440 Tuy nhiên, nhìn chung PLR không bao gồm các biện pháp luật cụ thể cho việc này.

PLR hướng tới giải quyết các tác nhân

phá rừng và gây sụt giảm rừng

Khung pháp lý yêu cầu xử lý các tác nhân phá rừng chính và gây sụt giảm rừng tới một

mức độ nhất định.441 Cần phải nhấn mạnh rằng FPDP hướng tới giải quyết các tác nhân phá rừng và gây sụt giảm

rừng. Tuy nhiên, hạn chế đáng kể là chỉ có 2,3 triệu ha trong số 10 triệu ha rừng tự nhiên có chi

phí bảo vệ rừng từ ngân sách trung ương.

PLR yêu cầu phát hiện và giảm cháy rừng

và các rắc rối khác

Khung pháp lý yêu cầu phát hiện và giảm cháy rừng và các rắc rối khác.442

439Luật tố tụng hình sự , điều 2. 440 Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng yêu cầu tăng cường kiểm tra và xử phạt các vi phạm về rừng (Giải pháp II.3d), nhưng không bao gồm các biện pháp pháp luật cụ thể để chống và loại bỏ

tình trạng trái phép liên quan tới rừng. Nghị định186/2006/ND-­CP Điều 17, 18 (Rừng đặc dụng), 29,30 (Rừng phòng hộ) and 38, 39 (Rừng sản xuất). Quyết định số126/QD-TTg Điều 1, Khoản 12 (Các vi phạm sẽ được xử phạt bởi cộng đồng dân cư, hội đồng quản lý và Ban quản lý, Điều 13: Hội đồng quản lý giải quyết tranh chấp. Nghị định 05/2008/ND-CP Điều 12c ( hỗ

trợ kinh phí để chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép). Quyết định số 07/2012/QD-TTg trách nhiệm của ủy bản nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã ( Điều 2), hỗ trợ kinh phí tới ủy ban nhân dân cấp xã ( Điều 3) và đồng quản lý( Điều 4). 441 Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng hướng giải quyết các tác nhân phá rừng và gây sụt giảm rừng (Điều 1, Khoản I.2b). Nghị định 186/2006/ND-­CP đề cập tới việc sắp xếp tổ chức về

quản lý, bảo vệ, và hỗ trợ để xử lý các tác nhân phá rừng và gây sụt giảm rừng, ngoại trừ điều 8 (Chuyển đổi rừng cho mục đích khác và điều 10 ( Chuyển đổi rừng tự nhiên). Nghị định

99/2009/ND-CP. Quyết định số126/QD-TTg đề cập tới việc đồng quản lý qua đóBan quản lý rừng đặc dụng và cộng đồng địa phương phối hợp để bảo vệ rừng, đồng thời cùng chia sẻ lợi

ích cũng như trách nhiệm. Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT đề cập tới việc khai thác và yêu cầu có các kế hoạch quản lý rừng bền vững bao gồm kế hoạc khai thác có thủ tục chuẩn bị, đánh

giá và thông qua kế hoạch (Chương II, Phần 1- Chuẩn bị các phương án quản lý và khai thác rừng), Khai thác gỗ và và lâm sản ngoài gỗ cho các chủ rừng khác (Phần 2 – các tổ chức; Phần 3- các hộ gia đình) có quy trình chuẩn bị, đánh giá và thông qua việc khai thác của 3 loại rừng. 442Nghị quyết số 30a Điều 40: Bảo vệ hệ sinh thái rừng; Điều 42 (Phòng cháy, chữa cháy rừng), Điều 43(Kiểm soát sinh vật gây hại rừng) Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Điều 42 đề cập tới

phòng cháy, chữa cháy rừng. Nghị định 99/2009/ND-CP Điều 11 (Định khung hình phạt đối với các vi phạm về cháy rừng) Quyết định số 07/2012/QD-TTg.

PLR thúc đẩy cộng đồng địa phương và

dân bản địa tiếp cận với các tài nguyên

rừng và thị trường liên quan để hỗ trợ kế

sinh nhai và đa dạng hóa thu nhập từ việc

quản lý rừng

Khung pháp lý có các điều khoản phù hợp thúc đẩy cộng đồng địa phương và dân bản địa

tiếp cận với các tài nguyên rừng và thị trường liên quan để hỗ trợ kế sinh nhai và đa dạng

thu nhập từ việc quản lý rừng.443 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định444 du lịch sinh thái kết hợp với xóa đói giảm nghèo, đảm

bảo đời sống ổn định cho các hộ gia định và cá nhân sinh sống hợp pháp trong các khu bảo tồn;

phát triển bền vững các vùng đệm cho các khu vực bảo tồn.

PLR đề cập những trường hợp bất khả

kháng (như điều kiện thời tiết khắc

nghiệt, cháy, hạn hán vv).445

Khung pháp lý đề cập tới một số trường hợp bất khả kháng một cách hạn chế.446 Nghị định 01/CP quy định trong trường hợp thiên tai hoặc nguy cơ thiên tai, việc thanh toán có

thể được giảm theo các điều khoản pháp lý.

Luật đất đai 2003 đề cập tới thiên tai để điều chỉnh phương án và quy hoạch sử dụng đất, giữ

đất trong khoảng thời gian nhất định, và xây dựng nhà cửa cho những ngưởi dân phải tái cư do

thiên tai

443Nghị quyết số 30a có mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, trong đó có tạo công ăn việc làm và thu nhập (phần II.A and II.A.1a/b/c). Quyết định số 178/2001/QD-­TTg. Nghị định 99/2009/ND-CP mụctiêu (Điều 1.1).Nghị định 05/2008/ND-CP Điều 12 (các hoạt động hỗ trợ). Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam (các mục tiêu).Nghị định 163/1999/ND-CP stipulatesquy định giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở bền vững, lâu dài không thu phí sử dụng đất và phí thuê đất rừng. (Điều 1), Thời hạn giao và thuê đất là 50 năm

và có thể gia hạn (Điều 14, Khoản 1c/d) và có quyền và nghĩa vụ (Chương III). Quyết định 304/2005/QD-TTg regulates quy định thầu bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng bản địa ở cao nguyên miền trung, Điều 5, 6, 7. Nghị quyết số 30a Phần II.II.5 (Hỗ trợ

các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư, chế biến và kinh doanh trên địa bàn các huyện nghèo. Nghị định 186/2006/ND-­CP Điều 32- Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ) và rừng sản

xuất (Điều 39- Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất tự nhiên và Điều 40- Khai thác gỗ và sản phẩm ngoài gỗ trong rừng trồng sản xuất). Nghị định số 99/2010/ND-CP thúc đẩy cho người dân địa phương tiếp cận với các tài nguyên rừng và các thị trường dịch vụ môi trường liên quan để hỗ trợ đời sống và đa dạng hóa thu nhập từ quản lý rừng. Điều 22, Khoản 2 nêu rõ Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thông qua các dự án về chi trả dịch vụ môi trường rừng: Rà soát việc thực hiên giao đất, giao rừng; giao đất, giao rừng mới; khoán bảo vệ rừng lâu dài;

giám sát các đối tượng thuộc bên cung ứng dịch vụ và các đôi tượng thuộc bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; nâng cao việc quản lý và sử dụng quỹ. Quyết định 126/QD-TTg mục tiêu (Điều 1.1).Lâm nghiệp Việt namc Điều 1, Khoản 3 quy định ngoài các nhiệm vụ xã hội khác việc phải tạo thêm việc làm cho người dân bao gồm ngành chế biến và thủ công truyền thống,

nhằm cải thiện thu nhập và giảm đi 70% hộ nghèo trong các khu vực rừng trọng yếu. Nghị định 200/2004/ND-CP Điều 2, Khoản 3 nêu rõ tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. 444 Điều 5 445Xây dựng trên các tiêu chí (e) 1 của phiên bản đầu tiên về lộ trình 446 Nghị định 01/CP Điều 6 (Quyền và Nghĩa vụ của bên nhận khoán), Khoản d nêu trong trường hợp thiên tai hoặc rủi ro được xét giảm các khoản phải nộp cho Bên giao khoán theo quy

định của pháp luật.

Câu hỏi chuẩn đoán 2: PLRs thúc đẩy và hỗ trợ kế hoạch hành động hạn chế nạn dịch chuyển và giải quyết vấn đề hoán đổi address reversals?

Chỉ số Đánh dấu

tương ứng Kết quả

PLRs quy định MRV và hệ thống thống tin báo cáo về tình hình giải quyết các vấn đề dịch chuyển phát thải như thế nào

Khung pháp lý có các điều khoản hạn chế nhưng phù hợp liên quan đến MRV và các hệ thống thông tin báo cáo về tình hình giải quyết các vấn đề dịch chuyển phát thải như thế nào447

PLR quy định mối quan hệ về số liệu cơ

sở và việc cấp tín chỉ giữa cấp dự án, cấp

tỉnh và cấp quốc gia

Khung pháp lý có các điều khoản hạn chế đề cập đến số liệu cơ sở và việc cấp tín chỉ ở cấp dự án, cấp tỉnh và cấp quốc gia448

PLR quy định cơ chế giảm thiểu rủi ro

như bảo hiểm, trái phiếu, bảo lãnh, vùng

đệm hay các bể chứa carbon449

Khung pháp lý không có các điều khoản liên quan quy định cơ chế giảm thiểu rủi ro như bảo hiểm, trái phiếu, bảo lãnh, vùng đệm hay bể chứa carbon.

Biện pháp đảm bảo về xã hội và môi trường F & G Tiêu chí F&G.3: Hợp tác Quốc tế 450

Câu hỏi chuẩn đoán: PLR xúc tiến hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp tới mức độ nào?

447Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam trong phần Giải pháp nêu rõ yêu cầu củng cố FOMIS để đánh giá thực hiện NFD. Phần 5 (Các chương trình) Khoản 1, Đoạn 4 dẫn Tổng cục

Thống kê sẽ phối hợp với Bộ NN và PTNN xây dựng các tiêu chí quản lý đánh giá ngành lâm nghiệp Phần 7 (Quản lý& Đánh giá) quy định hệ thống thông tin báo cáo tác động môi trường toàn

cầu chẳng hạn như hấp thụ carbon (Phần 7, Khoản II. Đoạn 6).Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT Điều 33, Báo cáo quy trình khai thác (Khoản 1), Kỳ báo cáo ở các cấp (Khoản 2) Nội

dung báo cáo ( Khoản 3) 448Nghị định 05/2008/ND-CP Điều 7 (Tổ chức quỹ ở các cấp) , Điều 8 ( Mối quan hệ giữa quỹ trung ương và quỹ cấp tỉnh) 449Xây dựng trên tiêu chí (f) 3 của phiên bản đầu tiên về lộ trình 450Xây dựng trên tiêu chí (g) 1 của phiên bản đầu tiên về lộ trình

Chỉ số Đánh dấu tương ứng

Kết quả

PLRs thúc đẩy các thoải thuận/hợp tác để kiểm soát việc chuyển dịch nạn phá rừng xuyên biên giới

Khung pháp lý thúc đẩy hợp tác quốc tế để giảm The legal framework promotes international cooperation to reduce cross-border displacement of deforestation.

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng yêu cầu hợp tác với các cơ quan lâm nghiệp quốc tế và

khu vực; để tham gia CITES, UNCBD, UNFCCC, RAMSAR, REDD+, ITTO, và thực hiện hội nhập

kinh tế khu vực và quốc tế đặc biệt là với các quốc gia ASEAN, quản trị lâm nghiệp, FLEGT và

các thỏa thuận hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mêkong. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam yêu cầu451 tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đa

phương về môi trường và các cam kết quốc tế về lâm nghiệp mà Việt nam đã ký như CITES, UNCBD, UNCCD, UNFCCC, để nâng cao vị thế của Việt nam ở quốc tế và khu vực cũng như tìm

kiếm hỗ trợ tài chính mới. Hơn nữa, yêu cầu củng cố cơ chế quản lý và phối hợp trong việc sử

dụng quỹ, và đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận, hiệp ước về môi trường và lâm nghiệp mà Việt

nam đã ký hoặc tham gia. PLR yêu cầu phối hợp và hợp tác quốc

tế/khu vực hoặc giữa các cơ quan lâm

nghiệp (trao đổi thông tin, hợp tác kỹ

thuật chuyên môn)

Khung pháp lý yêu cầu thúc đẩy sự phối kết hợp giữa các cơ quan lâm nghiệp quốc tế và

khu vực 452 Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng yêu cầu hợp tác song phương và đa phương với các cơ

quan lâm nghiệp quốc tế và khu vực; để tham gia CITES, UNCBD, UNFCCC, RAMSAR, REDD+, ITTO, và thực hiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặc biệt là với các quốc gia ASEAN,

quản trị lâm nghiệp, FLEGT và các thỏa thuận hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mêkong. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam yêu cầu453 hợp tác của các tổ chức phi chính phủ

để đẩy mạnh chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện REDD+ đặc biệt đối với các nước ASEAN. Quyết định 661/QD-TTg454 đề cập tới hợp tác quốc tế cho đầu tư nước ngoài.Chiến lược Phát

451 Đoạn 6 452 Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam Phần 4, Giải pháp 7. 453 III.A.7

triển Lâm nghiệp Việt nam Phần 4, Giải pháp 7. Luật Đa dạng sinh học 2008 chỉ quy định hợp tác quốc tế và thực hiện các hiệp ước về bảo tồn

đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

PLR nêu sự hợp tác xuyên biên giới về

thực thi luật chống buôn bán trái phép

lâm sản

Khung pháp lý có các điều khoản hạn chế đề cập tới hợp tác quốc tế về thực thi luật chống

buôn bán trái phép lâm sản. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam yêu cầu hợp tác quốc tế, bao gồm hợp tác

xuyên biên giới về thực thi luật pháp chống buôn bán trái phép lâm sản. Tương tự Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT có thể được sử dụng để thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới về thực thi

luật chống buôn bán trái phép lâm sản.

454 Điều 10