14
VAI TRÒ CỦA VIỆC KẾT ẤNTRONG KHÍ CÔNG & TĨNH TỌA TỰ CHỮA BỆNH Lương y Võ Hà Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn! Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được? Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc luyện tập khí công và tĩnh tọa tự chữa bệnh. MỖI NGÓN TAY LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG THU NHỎ CỦA CƠ THỂ Án ma liệu pháp có lẽ là một hình thức trị bệnh tồn tại sớm nhất trong xã hội loài người. Liệu pháp này xuất phát từ những kinh nghiệm ngẫu nhiên day, ấn, bấm hoặc xoa bóp vào những vùng hoặc những điểm nhất định ở ngoài da để đạt được hiệu quả giảm đau trên những bộ phận ở xa hoặc sâu hơn trong cơ thể. Dần dần những nghiên cứu về hiệu ứng toàn tức sinh vật và phản xạ thần kinh đã làm sáng tỏ và phát triển thêm kinh nghiệm của người xưa. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với quan điểm truyền thống về Thiên nhân tương ứng. Con người và vũ trụ là đồng thể. Con người là một vũ trụ thu nhỏ. Xa hơn, mỗi một bộ phận riêng biệt của cơ thể cũng lại là một tiểu vũ trụ có những điểm tương đồng, tương ứng với cái toàn thể của cơ thể *. Nổi bật nhất trong số những vùng phản xạ, những vũ trụ thu nhỏ là hai lòng bàn tay và cả những ngón tay, với các đầu ngón tay là cơ quan xúc giác chủ yếu, nơi tập hợp những đầu mút thần kinh vô cùng tinh tế và cũng là nơi khởi đầu (Tĩnh huyệt) của những đường kinh Dương. Có thể nói mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cả cơ thể. Đầu ngón tay ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay ứng với phần hạ bàn; Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống lần lượt tương ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể. Do đó về mặt khí hóa, kết ấn hay bắt ấn là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc ngón tay cũng đồng nghĩa với kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu, xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài. MỘT SỐ HIỆU ỨNG KHÍ HÓA CỦA ẤN Kích hoạt thăng giáng theo quy luật tự nhiên. Theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, các đường kinh Dương đi từ trên giáng xuống và các đường kinh Âm đi từ dưới thăng lên. Do đó khi cơ thể ở trong tình trạng thư giãn thích hợp, nếu tác động vào các đầu đường kinh thì kinh khí của các đường kinh sẽ lên hoặc xuống theo đúng quy luật của nó. Như vậy, khi ta ấn vào các đầu ngón tay là đã tác động trực tiếp vào Tĩnh huyệt của một đường kinh Dương và cả huyệt Bách hội ở đỉnh đầu - nơi tập hợp của các đường kinh Dương - nên có tác động giáng khí. Ngược lại, nếu ta tác động vào gốc các ngón tay sẽ kích hoạt hai huyệt Trường cường và Hội âm

Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đan kinh

Citation preview

Page 1: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

VAI TRÒ CỦA VIỆC KẾT ẤNTRONG KHÍ CÔNG & TĨNH TỌA TỰ CHỮA BỆNH

Lương y Võ Hà 

Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn! Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được? Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc luyện tập khí công và tĩnh tọa tự chữa bệnh.

MỖI NGÓN TAY LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG THU NHỎ CỦA CƠ THỂ Án ma liệu pháp có lẽ là một hình thức trị bệnh tồn tại sớm nhất trong xã hội loài người. Liệu pháp này xuất phát từ những kinh nghiệm ngẫu nhiên day, ấn, bấm hoặc xoa bóp vào những vùng hoặc những điểm nhất định ở ngoài da để đạt được hiệu quả giảm đau trên những bộ phận ở xa hoặc sâu hơn trong cơ thể. Dần dần những nghiên cứu về hiệu ứng toàn tức sinh vật và phản xạ thần kinh đã làm sáng tỏ và phát triển thêm kinh nghiệm của người xưa. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với quan điểm truyền thống về Thiên nhân tương ứng. Con người và vũ trụ là đồng thể. Con người là một vũ trụ thu nhỏ. Xa hơn, mỗi một bộ phận riêng biệt của cơ thể cũng lại là một tiểu vũ trụ có những điểm tương đồng, tương ứng với cái toàn thể của cơ thể *. Nổi bật nhất trong số những vùng phản xạ, những vũ trụ thu nhỏ là hai lòng bàn tay và cả những ngón tay, với các đầu ngón tay là cơ quan xúc giác chủ yếu, nơi tập hợp những đầu mút thần kinh vô cùng tinh tế và cũng là nơi khởi đầu (Tĩnh huyệt) của những đường kinh Dương. Có thể nói mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cả cơ thể. Đầu ngón tay ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay ứng với phần hạ bàn; Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống lần lượt tương ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể. Do đó về mặt khí hóa, kết ấn hay bắt ấn là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc ngón tay cũng đồng nghĩa với kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu, xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài.MỘT SỐ HIỆU ỨNG KHÍ HÓA CỦA ẤNKích hoạt thăng giáng theo quy luật tự nhiên. Theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, các đường kinh Dương đi từ trên giáng xuống và các đường kinh Âm đi từ dưới thăng lên. Do đó khi cơ thể ở trong tình trạng thư giãn thích hợp, nếu tác động vào các đầu đường kinh thì kinh khí của các đường kinh sẽ lên hoặc xuống theo đúng quy luật của nó. Như vậy, khi ta ấn vào các đầu ngón tay là đã tác động trực tiếp vào Tĩnh huyệt của một đường kinh Dương và cả huyệt Bách hội ở đỉnh đầu - nơi tập hợp của các đường kinh Dương - nên có tác động giáng khí. Ngược lại, nếu ta tác động vào gốc các ngón tay sẽ kích hoạt hai huyệt Trường cường và Hội âm ở vùng xương cùng và các đường kinh Âm nên có tác dụng thăng khí. Y học cổ truyền cho rằng "thống tất bất thông, thông tất bất thống". Hơn nữa, nếu các kinh mạch thông suốt thì những tạng phủ tương ứng cũng hoạt động điều hòa và cơ thể khỏe mạnh. Do đó, tác động thăng giáng luân lưu ở các đường kinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dưỡng sinh và chữa bệnh.Thiên Bệnh lý của Nội kinh có ghi "trăm bệnh sinh ra đều do nơi khí”. Đặc biệt là ở thời đại ngày nay, tính cạnh tranh cao và nhịp sống quá nhanh khiến con người thường xuyên phải lo lắng, căng thẳng. Chính những cảm xúc âm tính dai dẳng đã dẫn đến khí uất, khí nghịch - là đầu mối của nhiều thứ bệnh. Trong điều kiện này, nhất là ở giai đoạn đầu khi bệnh còn chưa gây ra những tổn thương thực thể thì chỉ cần điều hòa khí hóa, cân bằng âm dương, làm cho dương giáng, âm thăng, giải tỏa tình trạng khí uất, khí nghịch là đủ để phục hồi sức khỏe. Trong những trường hợp này, thư giãn và bắt ấn có lẽ là phương pháp nhanh, hiệu quả và thuận tự nhiên nhất trong việc tái lập tình trạng khí hóa bình thường.Khai mở một huyệt vị, khai thông một đường kinh, tăng cường nội khí. Y học truyền thống và khí công cổ đại đều cho rằng con người và vũ trụ thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp "hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí”. Sự giao hòa này diễn ra chủ yếu ở hai khu vực đỉnh đầu và xương cùng. Khi ta tác động vào đầu ngón tay và gốc ngón tay cũng là gián tiếp kích hoạt sự thu, xả ở những huyệt tương ứng như Bách hội ở đỉnh đầu, Hội âm và Trường cường ở vùng xương cùng. Sự kích hoạt của ấn có tác dụng lợi dụng thiên khí và địa khí làm mạnh dòng chảy của kinh mạch, qua đó có thể khai thông một đường kinh, một huyệt vị hoặc tăng cường nội khí trong cơ

Page 2: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

thể. Ngoài ra khi Nhâm Đốc đã được thông, động tác bắt ấn mỗi lần tập sẽ rút ngắn thời gian sinh khí và tăng cường chân khí để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.NHỮNG ĐỐI ỨNG KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ TRÊN LÒNG BÀN TAY Do những dị biệt về tính âm dương giữa nam và nữ, nam thuộc dương và nữ thuộc âm, nên vị trí tương ứng giữa hai huyệt Trường cường và Hội âm trên hai bàn tay phải và trái cũng tương phản nhau.Ở nam, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên phải cơ thể xuống chân phải, địa khí theo chân trái đi lên, qua nửa bên trái cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay trái ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay thuộc tay phải ứng với Hội âm. Ở nữ, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên trái cơ thể xuống chân trái, địa khí theo chân phải qua nửa bên phải cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay phải của người nữ ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay trái ứng với huyệt Hội âm.Sự khác biệt trên cần được lưu ý để không tác động nhầm lẫn vào Trường cường. Trường cường là gốc của chân Hỏa, chỉ được kích hoạt khi cần thiết và có giới hạn. Trường cường chỉ nên được khai mở và phát triển đồng bộ với sự phát triển của Nhâm Đốc và hệ kinh mạch chung. Trên thực tế, khi Nhâm Đốc đã được khai thông, chỉ cần tác động vào các đầu ngón tay, thiên khí sẽ tràn xuống theo mạch Nhâm. Khi đến cuối mạch Nhâm, tự khắc sẽ kích hoạt Trường cường đưa chân hỏa lên mạch Đốc, tuần hoàn thành một vòng Tiểu châu thiên mà không nhất thiết phải kích hoạt vào gốc các ngón tay.Ngoài ra, việc nắm vững quy luật thăng giáng ở mỗi bên, bên phải hoặc bên trái còn có thể vận dụng để phát triển thành vòng Đại châu thiên bằng cách hít vào từ đỉnh đầu theo mạch Nhâm xuống chân phải (nam), và thở ra từ chân trái đi lên theo mạch Đốc đến tận đỉnh đầu. Do đó có cách nói hít một hơi chân khí từ Bách hội thông suốt đến đầu ngón chân cái, hoặc ngược lại từ đầu ngón chân cái lên đến tận đỉnh đầu. MỘT VÀI ẤN TIÊU BIỂUĐầu ngón cái chạm nhẹ đầu ngón trỏ ở cả hai bàn tay. Ngón trỏ là ngón ở gần ngón cái nhất. Do đó chỉ cần cong nhẹ hai ngón để hai đầu ngón chạm nhau là đủ để kết thành ấn, dễ tạo tình trạng buông lỏng cơ hai bàn tay hơn so với động tác đưa đầu ngón tay cái xa hơn để chạm với những đầu ngón khác như ngón giữa và áp út. Nói chung giống như các ấn tác động vào đầu ngón tay khác, ấn này có thể bổ sung kinh khí cho những đường kinh dương vì Bách hội là huyệt hội của những đường kinh Dương và mạch Đốc. Ngoài ra kèm theo động tác đầu lưỡi chạm nướu răng trên để thông Nhâm Đốc, thiên khí từ Bách hội cũng sẽ tràn xuống mạch Nhâm là bể chứa của các kinh Âm. Do đó ấn có tác dụng vào cả hai mạch Nhâm Đốc để tăng cường nội khí. (Hình 1) 

Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út. Đầu ngón cái tay trái chạm đầu ngón giữa. Bên cạnh hiệu ứng chung thu Thiên khí và giáng khí, ấn này kích hoạt trực tiếp vào huyệt Quan xung ở gốc móng ngón tay áp út, Tĩnh huyệt của kinh Thiếu dương Đởm và Tam tiêu và huyệt Trung xung ở đầu móng ngón tay giữa, Tĩnh huyệt của kinh Quyết âm can & Tâm bào lạc. Do đó ấn có tác dụng rất tốt trong việc sơ tiết Can khí, thư giải khí uất trong những chứng bệnh do căng thẳng tâm lý lâu ngày làm rối loạn thần kinh giao cảm, dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, hay cáu gắt, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa...(Hình 2).

Hai bàn tay đan chéo nhau sát tận gốc các ngón tay đặt trước bụng dưới, lòng bàn tay để ngửa, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Các ngón tay chạm nhau ở sát phần gốc và lòng bàn tay để ngửa đã tác động vào các kinh Âm và có tác dụng thăng khí. Đây là một trong những ấn thường được sử dụng trong khi tĩnh tọa. Ấn có công năng thu âm khí và hóa khí. Huyệt Hội âm sẽ được kích hoạt, mạch Nhâm sẽ đi lên từ Hội âm, hướng năng lực tính dục thăng hoa lên phía trên để tái bổ sung cho cơ thể (Hình 3).

Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út tay phải. Đầu ngón cái tay trái chạm gốc ngón áp út tay trái (nam). Ấn này phối hợp giữa Thiên khí từ Bách hội giáng xuống theo mạch Nhâm và chơn Hỏa thăng lên từ Trường cường trên mạch Đốc, một lên một xuống nối thành vòng Tiểu châu thiên. Vì là ấn kích hoạt chơn Hỏa nên chỉ sử dụng giới hạn trong vài phút hoặc vài chục vòng Tiểu châu thiên trước khi tĩnh tọa hay chuyển sang các ấn bình thường ở đầu các ngón tay (Hình 4).

Page 3: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

Đầu ngón tay cái chạm gốc ngón tay áp út, bao các ngón còn lại chung quanh ngón cái và nắm chặt thành quyền. Hai bàn tay giống nhau. Ở ấn này, đầu ngón cái chạm gốc ngón áp út ở cả hai tay đã kích hoạt Hội âm và Trường cường, động tác nắm các ngón tay thành quyền quanh ngón cái có tác dụng tập trung nội khí vào hai trục trung tâm, tức hai mạch Nhâm Đốc nên là một ấn tăng cường chân khí khá mạnh. Ấn có công năng làm ấm người, tăng sự can đảm, tăng cường chính khí để chống lại tà khí nên thường được gọi là Kim cang quyền ấn. Có lẽ đây là lý do khiến dân gian có tập tục nắm chặt ngón tay cái khi cảm thấy sợ sệt, mất bình tĩnh hoặc ban đêm phải đi qua những nơi tối tăm, lạnh lẽo (Hình 5).Áp hai bàn tay vào nhau, đan chéo hai ngón áp út và ngón út của hai bàn tay, hai ngón tay giữa thẳng lên, hai đầu ngón giữa áp vào nhau, hai ngón tay trỏ chạm vào lưng lóng giữa của ngón tay giữa cùng bên, hai đầu ngón cái cùng áp lên lóng giữa của ngón tay áp út bên phải. Ở ấn này, hai ngón trỏ tác động vào chỗ giao liên của hai lóng đầu và lóng giữa của ngón giữa, và hai đầu ngón cái tác động vào lóng giữa ngón áp út phải nên có tác dụng tập trung chơn khí vào khu vực giao tiếp giữa trung tiêu và thượng tiêu. Trên thực tế, khi bắt ấn này, nội khí toàn thân sẽ hướng về huyệt Cưu vĩ. Cưu vĩ nằm trên mạch Nhâm, phía dưới chỗ gặp nhau của hai bờ sườn, tương ứng với Luân xa 4 của khí công Ấn Độ. Nơi đây có một biệt lạc thông với mạch Đốc. Cưu vĩ là mộ huyệt của Tâm. Trong châm cứu học, Cưu vĩ có tác dụng trấn kinh, định thần, thư thái lồng ngực. Do đó ấn này có tên gọi là ấn định tâm (Hình 6).Tóm lại có thể nói ấn bao gồm nhiều hình thức, nhiều tư thế khác nhau của những ngón tay, riêng lẻ hoặc phối hợp cả hai bàn tay, nhằm điều chỉnh khí hóa, định tâm an thần hoặc tăng cường chân khí.Để kết thúc bài này, người viết xin ghi lại một trường hợp đáng suy ngẫm về kinh nghiệm bắt ấn. Bà dì của tôi xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Bà không được học hành, cũng không có thói quen tập thể dục hoặc chăm sóc sức khỏe tử tế như chúng ta ngày nay. Khoảng 50 tuổi bà đã xuất hiện triệu chứng áp huyết cao. Đã vậy bà còn thích ăn cơm với thịt hoặc cá kho mặn. Đến khoảng 80 tuổi, bà đã trải qua 3 lần bị tai biến não. May mắn là cả 3 lần đều đã vượt qua và phục hồi tốt sau một thời gian điều trị bằng khí công và Đông dược. Sau lần thứ ba, chúng tôi hướng dẫn và thuyết phục bà thực hành một "chiêu" duy nhất và dễ nhất: bắt ấn. Vẫn những thói quen cũ, ăn uống không kiêng kỵ, thích ăn mặn, không thích tập dưỡng sinh. Chỉ khác là khi rỗi rảnh hoặc thấy trong người "khó ở", bà lại ngồi tựa ghế hoặc dựa lưng vào tường thư giãn và bắt ấn. Đầu ngón tay cái chạm đầu các ngón tay khác, ngón nào cũng được. Trên thực tế, bà thường chụm cả ba đầu các ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa lại với nhau. Không biết có phải nhờ "chiêu" bắt ấn này hay không, chỉ biết là bà đã sống khỏe mạnh, đi lại bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn đến những ngày cuối đời. Bà thọ 90 tuổi. Ra đi nhẹ nhàng. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm sau cùng, kể từ khi bà chịu thực hành bắt ấn, bà không phải nằm viện ngày nào./. 

CÁCH NHIN KHÍ QUANG BÊN TRONG CƠ THỂ .

I.- Y NGHĨA VÂT LY VÊ MÀU SĂC CỦA ÁNH SÁNG : 

Vật lý học ngày nay có thể dùng tam lăng kính tức thủy tinh hình khối tam giác , đem ánh sáng thường khúc xạ thành ra ánh sáng bảy màu :đỏ ,cam, vàng, xanh lá cây , xanh dương , tím ; giống như màu của cầu vòng sau ngày mưa tạnh ; do đó , màu trắng là màu được hợp thành của bảy màu trên do hiệu ứng khúc xạ của ánh sáng mà thị giác con người trông thấy được .Ánh sáng tại sao có bảy màu , nguyên do ánh sáng có đặc tính của hạt và sóng , nhưng chúng có tần số rung động , năng lượng và công dụng khác nhau , vì thế màu sắc của từng loại ánh sáng cũng khác nhau do sự biểu hiện của cường độ mạnh yếu , tần số rung động từ thấp lên cao và sức xuyên thấu từ yếu đến mạnh mà tạo ra những loại ánh sáng có màu sắc khác nhau vậy .Tiến xa hơn nửa , ngoài màu đỏ ta còn có hồng ngoại tuyến , ngoài màu tím ta còn có tử ngoại tuyến ; mức độ xuyên thấu của tử ngoại tuyến rất mạnh , dùng để tiêu diệt vi khuân , đương nhiên nó có thể làm cháy da ; sự bức xạ của hồng ngoại tuyến rất rỏ ràng , hầu như tất cả thực thể vật chất đều có bức xạ của hồng ngoại tuyến , người ta có thể chụp ánh sáng bức xạ nầy bằng ky thuật chụp ảnh của Kilarian ;ngoài ra người ta còn đi sâu vào nghiên cứu những loại ánh sáng mà con người không thấy được .

Page 4: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

Trong thế giới tự nhiên , tất cả sinh mệnh đều có sự liên quan mật thiết với ánh sáng ; ánh sáng là một loại vật chất tinh vi , nó là dân thể của năng lượng và thông tin ; nếu không có ánh sáng thì thực vật và động vật đều bị diệt vong ; sự hấp thu vật chất của sinh mạng , đều dựa vào ánh sáng để tồn tại , sự cấu trúc của sanh mạng đều cần sự thông tin và trao đổi với ánh sáng ; nếu sự thông tin và nguồn năng lượng của ánh sáng không đầy đủ , sẻ làm cho sinh mạng thể nầy sinh ra nhiều bệnh tật và ốm yếu .Ánh sáng không những mang lại sinh khí và màu sắc cho vạn vật , đồng thời nó cũng tạo ra nhiều sự tổn hại cho vạn vật ; bởi vì tất cả những sinh vật trong những khoảng thời gian khác nhau thì cần những loại năng lượng và các loại thông tin của ánh sáng khác nhau ; nếu những loại năng lượng nầy quá mạnh hoặc quá yếu sẻ làm tổn hại đến sanh mạng của sinh vật ; thí dụ như hồng ngoại tuyến , nếu có quá nhiều sẻ làm cháy tổn hại đến sanh mạng , như những tầng khí quyển địa cầu bị hư hại , thì không cản được sức bức xạ hồng ngoại tuyến của mặt trời , nên làm cho con người tại nơi đó bị đốt nóng và khó chịu .

II.- Y NGHĨA CỦA ÁNH SÁNG TRONG KHÍ CÔNG HỌC :

Trong khí công học , ánh sáng là biểu tượng của một loại khí ; năm màu trắng , vàng , đỏ , đen , xanh có sự tương đồng với các loại khí trong ngủ tạng con người ; bởi vì sự trực thuộc năm màu với ngủ hành kim , mộc , thủy , hỏa , thổ cũng tương đồng với sự trực thuộc ngũ hành của ngũ tạng , tâm , can , ty , phế , thận .Như vậy , màu sắc của ánh sáng có sự tương quan với các loại khí trong cơ thể con người .Thuật Du Già Yoga của Ấn Độ cho rằng bộ đầu của con người cần được hấp thu ánh sáng trắng , bởi vì tần số rung động mang thông tin của ánh sáng trắng có thể ôn dưởng nảo bộ , khai phát trí huệ , tiêu trừ ô uế trọng trược , làm thân tâm của con người được an lạc , hầu đạt đến cảnh thậm thâm vi diệu của pháp giới .Mổi loại thông tin của ánh sáng đều có nhiều phương thức biểu hiện khác nhau ; tức mổi loại ánh sáng đều có liên hệ với mổi loại âm thanh tương ứng , thí dụ như chú ngử OM của Phật Giáo , khi đọc chú ngử OM đồng thời hành giả tưởng tượng đưa ánh sáng trắng vào bộ đầu ; khí trắng là một loại nguyên khí , nó là tổng hợp của bảy loại khí khác ; đọc chử A đưa ánh sáng đỏ vào bộ phận cổ họng , làm mạnh thanh âm và phát sanh công năng đặc dị ; đọc chử HUM đưa ánh sáng xanh lá cây vào tim , làm cho tâm được an định .Môn Yoga Hỏa Xà - Kundalini Yoga của Ấn Độ cho rằng : khí căn bản trong thân con người có năm loại : - Căn Mạng Khí – Prana – màu vàng ở ngực , chủ quản hô hấp ; Hạ HànhKhí – Udana – màu Tím ở cổ chủ quản sự nuốt và phát âm ; Bình Hành Khí – Smana – màu xanh dương ở bụng chủ quản tiêu hóa ; Hạ Hành Khí – Apana – màu cam ở hậu môn chủ quản bài tiết ; Biên hành Khí – Vyana – màu đỏ , chủ quản toàn thân , hệ thống tuần hoàn của máu , sự co thắt của cơ nhục ; Phái áo vàng Mật Tông Tây Tạng , lại cho rằng khí màu vàng ở bụng , khí đơn điền màu xanh dương ; ánh sáng có màu sáng là chính khí , ngược lại là yếu và lu mờ là tà khí , khí có màu vàng đỏ là bệnh khí ; khí có màu đen là do bệnh nặng của ác nghiệp , ma chướng gây ra .....Do đó , màu sắc của ánh sáng trong khí công học có cho rằng : trong khi tập khí công cần chọn dùng màu sắc thích hợp với bộ vị trong thân thân , thì mới giúp cho cơ thể khõe mạnh , trí tuệ và thông đạt ; ngoài ra hành giả cần chú ý , mổi bộ vị của cơ thể thường phát ra ánh sáng màu gì , để có thể sớm phát hiện bệnh trạng mà tìm phương pháp trị liệu cho đúng lúc .

PHƯƠNG PHÁP NHIN ÁNH SÁNG BÊN TRONG .KHÁN NỘI QUANG PHÁP

KHÁI LUÂN VÊ TÍNH QUANG CỦA NHÂN THỂ :

Khi hành giả ngồi thiền định đến một trình độ nào đó , thì trong nội tâm ở trước mắt tự nhiên xuất hiện một loại ánh sáng , được gọi là Linh Quang , đó là Bản Tính Linh Quang . Vì nhờ ngồi thiền định mà thấy được bản lai diện mục của mình , gọi là minh tâm kiến tánh ; trong thiền định quán chiếu , gọi là hồi quang phản chiếu , nên thấy được ánh sáng . Cổ nhân nói : nhắm mắt an định tâm nhìn giửa hai chân mày , thấy được ánh sáng là công quả .Nho giáo , Phật giáo và Đạo giáo đều thừa nhận sự tồn tại khách quan của Tính Quang là công

Page 5: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

năng vô thượng ; nên Nho Gia gọi Tính Quang là Nhân ; Phật gia gọi là Mâu Ni Châu , Ngọc Xá Lợi , hoặc Viên Minh tròn đầy ; Đạo gia gọi là Đơn hay Linh Quang ; Kinh Dịch gọi nó là Vô Cực .Tất cả đều lấy hình vòng tròn để làm ký hiệu khi nói đến loại ánh sáng tính quang nội tâm nầy , và cho rằng vòng tròn nầy là sự ngưng kết của khí tiên thiên ; cổ nhân gọi linh quang nầy là Bất không , vì khi hành giả quán Không mà thấy ánh sáng là chánh đạo (Quán Không Bất Không Vi Chánh Đạo ) ; còn quán không mà không thấy gì hết thì chưa phải là đạo ( Quán Không Nhi Không Thị Ngụy Đạo ) ; Bất Không là trong hư không thấy ánh sáng , trong hư không không có ánh sáng gọi là Ngoan Không ; Đạo gia cho rằng khi hành giả thấy được ánh sáng nầy thì con đường luyện Kim Đan sẻ có kết quả tốt ; còn hành giả nào ngồi thiền định lâu ngày mà không trông thấy được ánh sáng nội tâm , thì do chưa biết phương pháp , hỏa hầu chưa đầy đủ hay công lực chưa đến , tập luyện chưa được tinh tấn , nên được gọi tình trạng nầy là Ngoan Không . Như vậy loại ánh sáng chiếu hiện trong tâm nhản của hành giả thường có hình dạng như thế nào ?Trong quá khứ, trong kinh điển của các tôn giáo đều không nói rỏ về các loại ánh sáng nội tâm nầy , mà đều dùng ngôn ngử ân dụ để diển tả nó , vì đó là bí mật của sự tu luyện tâm linh .Thật ra , thì ánh sáng tính quang nầy có những sự biểu hiện khác nhau tùy theo trình độ , giai đoạn tu tập và công lực của hành giả , đại thể ánh sáng tính quang nầy gồm có hai loại gọi là Tuệ Quang và Thiềm Quang . Khi hành giả tu tập thiền định ở trình độ sơ và trung cấp , mà thấy được các loại ánh sáng , thì các loại ánh sáng nầy đều thuộc về ánh sáng của Tuệ Quang ; còn những hành giả tu tập đến trình độ thượng thừa thì sẻ thấy được những loại ánh sáng đặc biệt , thì những loại ánh sáng đặc biệt nầy gọi là ánh sáng Thiềm Quang .Thí dụ , như sự tu tập của Đạo Gia , trong giai đoạn luyện Tinh hóa Khí , luyện Khí hóa Thần thì thường thấy ánh sáng Tuệ Quang ; do sự nhìn thấy cường độ ánh sáng mạnh yếu , tròn đầy hay chưa tròn đầy , màu sắc của nó là màu gì , thì cũng có thể đoán biết được trình độ , công lực của hành giả đả tu luyện đến đâu và chứng minh được sự yếu kém về Tinh , Khí Thần của hành giả chưa được sung túc , đầy đủ , như vậy sự luyện Kim Đan hay Xá Lợi Tử chưa hoàn thành .Hành giả khi tu tập thiền định , ở giai đoạn đầu trông thấy ánh sáng Tuệ Quang trong nội tâm , là những điểm ánh sáng mờ ảo di động không ngừng , hay những vòng tròn sáng có ngoại biên sáng mà trong lại tối hoặc vòng tròn không rỏ hay không được tròn , nhưng khi hành giả dùng ý thức để nhìn thì nó lại biến mất đi , thì đó đều là sự biểu hiện của Tinh Khí bất túc , chưa đầy đủ sung mản của hành giả , nên ánh sáng Tuệ Quang nầy có những hiện tượng như trên .Sau một thời gian dài hành giả tu tập tinh tấn , Tinh Khí đầy đủ , công lực cao thì ánh sáng Tuệ Quang sẻ biến thành ánh sáng màu đỏ gọi là Huyết Huyền Quang , nếu ánh sáng màu trắng thì gọi là Chánh Huyền Quang , các loại ánh sáng nầy sáng tỏ tròn đầy như mặt trăng rằm , hiện ra cố định không lay động ngay ở trước mắt , thì đây mới thật là ánh sáng tinh khiết chân thật của Tuệ Quang vậy .Còn Thiềm Quang là một loại ánh sáng màu vàng kim , manh nha thoát ra từ ánh sáng trắng của tuệ quang , là hạt mầm của Kim Đan ; Thiềm Quang có màu vàng kim và hình tròn sáng tỏ .Khi Tinh không đầy đủ thì không thể làm phát sanh ra Tuệ Quang , Khi Xá Lợi Tử không đầy đủ , thì không thể làm phát sanh ra Thiềm Quang .Tuệ Quang như ánh sáng mặt trăng , Thiềm Quang như Kim Quang .Khi Tuệ Quang được luyện đầy đủ hỏa hầu sẻ hóa thành Thiềm Quang ; Thiềm Quang hình tròn có màu vàng kim chiếu sáng , đến lúc nầy đả xem như hành giả đả luyện thành Hạt Xá Lợi , tức luyện thành Kim Đan vậy .Sự hình thành của Tuệ Quang và Thiêm Quang , là pháp thân của hành giả , là ánh sáng tinh hoa của sự kết hợp Tánh -Mệnh , Thần- Khí , Tinh – Khí – Thần .Đa số những khả năng ngoại cảm đều thông qua Tuệ Quang để làm khai phát tiềm năng nầy .

Ánh sáng Tính Quang của nhân thể được chia ra làm hai loại Ngoại Quang và Nội Quang .Cách tập xem hào quang gồm có hai loại : Nhắm mắt và mở mắt .1.- Phương pháp nhắm mắt :Đây là giai đoạn sơ cấp , hành giả ngồi tỉnh tọa , mắt nhắm lại , sau đó lấy tâm nhìn vào màn mắt bên trong hay nhìn ở giửa hai chân mày , có hình một vạch ngắn nằm ngang , một lúc sau sẻ thấy hình nầy hiện ra ; nếu nhìn không thấy , thì đầu tiên khi nhìn thấy một điểm sáng hiện ra , thì lấy ý vẻ kéo điểm sáng nầy dài ra thành một vạch ngắn , nằm ngang ; hành giả cứ thế mà tập

Page 6: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

cho đến khi nào khi nhắm mắt lại mà nhìn thấy vạch ngắn nầy một cách tùy ý và rỏ ràng là đả thành công bước đầu .Kế đến hành giả theo phương pháp trên mà tập nhìn tuần tự các hình tam giác , vuông , tròn , ngôi sao năm góc .....và dần dần đi đến các hình thể phức tạp hơn .

2.- Phương pháp mở mắt :Phương pháp nầy được luyện tập , sau khi hành giả đả tập thành công phương pháp nhắm mắt , hành giả sau khi tập phương pháp nầy thì khi mở mắt vân có thể thấy được ánh sáng nội quang hiện ra trong không gian ở ngay trước mắt mình , đồng thời những người chung quanh cũng thấy được ánh sáng nầy .Vào lúc trời vừa tối hay lúc mặt trời vừa mọc lên , hành giả ngồi trong phòng hơi tối , mở mắt ra , mặt hướng nhìn vào không gian trước mắt , trong ý tưởng tượng một vạch ngắn nằm ngang hiện ra ngay trước mắt , hành giả tập như thế trong khoảng 15 đến 20 phút , xong nghỉ giải lao vài phút tập tiếp tục , tập như thế cho đến lúc , hành giả mở mắt ra mà vân thấy được vạch ngắn nầy hiện ra rỏ ràng trong không gian ngay trước mắt , sau đó hành giả tập đến những hình phức tạp hơn ; kế đến , hành giả chuân bị một tấm hình đơn giản có vài màu sắc phối hợp , treo trên bức tường ngay vừa tầm mắt nhìn của mình , hay để trên bàn trước mắt mặt của mình cũng được ; xong mở mắt định thần nhìn vào tấm hình nầy một lúc , lấy thần mà ghi nhận những chi tiết và màu sắc trong tấm hình nầy , kế đến quay mặt về hướng khác , để tưởng tượng thấy hậu ảnh vân còn hiện ra ngay trước mắt mình , nếu thấy hình hiện ra mờ hay sắp biến mất , thì hành giả ngồi quay mặt lại tấm hình mà nhìn tiếp tục và tập như cách trên ; tập cho đến khi nào , không cần treo hình trước mắt , hành giả vân có thể tùy ý cho hình hiện ra ngay trước mắt của mình một cách rỏ ràng và sáng tỏ , sau đó mới cho hình nầy hiện ra và những người chung quanh đều nhìn thấy những hình nầy , thì xem như đả thành công . Những người có bệnh hay huyết áp cao không nên tập phương pháp nầy , vì khi tập phương pháp nầy tiêu hao năng lượng thân thể rất nhiều .

Cửu dương chân kinh

Mục lụcThức thứ nhất: Thái cực tụ khí phápThức thứ hai: nhân uân tử khí (khí tím của trời đất hòa hợp)Bộ thứ ba: Bàn long chân quyếtBộ thứ tư: kim cương chi khu (thân thể kim cương)Bộ thứ năm: ngoại công phụ trợDùng : bát kích thiên

<cửu dương chân kinh> hoàn toàn không giống với <cửu âm chân kinh> riêng bản kinh thư này do võ đang phái sư phụ trương tam phong trương chân nhân Giác Viễn do ngẫu nhiên mà đắc nó. Tất cả không phải trương tam phong sáng tác, trong sách mới nhất của Kim dung đã sửa tác giả môn này. Sách ghi lại là Vương trùng dương cùng uống rượu một vị ky sĩ, sau đó vương trùng dương đưa ra cửu âm chân kinh cùng người ấy xem xét, người ấy giác ngộ đắc cửu âm chân kinh khí rất lớn mạnh, sau đó người này đến thiếu lâm sáng tác cửu dương chân kinh. công phu này, có thể xuất nhân uân tử khí (khí hòa hợp của trời đất màu tím), có thể tùy ý khuếch tán đến trong cơ thể, ngoài cơ thể thì đao thương không thể nhập, thủy hỏa bất xâm (lửa nước không thể xâm nhập), độc khí không sanh, vật hóa bất chi, cơ thể kim cương bất hoại tùy nó mà đến .

Thức thứ nhất: thái cực tụ khí phápMặt hướng phương đông, đứng lâu,tự nhiên, đầu tiên ý thủ đan điền 3-5 phút. Sau đó thì dùng pháp hô hấp thuận. ý niệm dương khí trên trời từ bách hội hút vào và đi xuống, âm khí dưới đất do huyệt dũng tuyền ở hai chân thu vào đi lên trên hai luồng. chân khí đan điền hội tụ thành hình thái cực. thong thả chu chuyển, ý niệm hoặc rời hoặc tồn tưởng, đừng quên đừng giúp, mỗi thức luyện tập không ít hơn 2 giờ trong 1 ngày. sau 30 ngày thì có thể luyện tập ở hạ bộ.

Page 7: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

Thức thứ hai: nhân uân tử khí (khí trời đất hòa hợp màu tím)Dùng một luồng chân khí ấm áp, theo hướng đan điền trấn nhâm đốc mạch xung tam mạch. Lưu trú lại “cái kho âm khiêu”, rẻ nhánh tỏa ra hướng “vĩ lư quan”. Sau đó phân làm hai mà đi lên trên, kinh (kinh mạch) ở lưng, đốt sống thứ mười bốn. hai bên là lộc lô quan đi lên các kinh vùng vai, cổ mà đến ngọc châm quan. Cái này gọi là “nghịch vận chân khí thong tam quan”, sau đó chân khí hướng lên vượt qua đỉnh đầu bách hội, phân năm đường mà đi xuống, cùng khí mạch toàn thân hội ở trung đan điền, lại phân chủ thứ hai nhánh hợp lại ở đan điền, nhập khiếu quy nguyên (vào khiếu quay về nguồn), như vậy tuần hoàn 1 vòng thì thân như được rót cam lộ, trong đan điền chân khí có như làng hương phảng phất xung quanh, tiêu diệu tự tại, nhiều tựu thành “nhân uân tử khí”, công phu này luyện sau 1 năm thì có thệ luyện tập nhất bộ bên dưới. (bộ này dùng ngồi kiết già thì tốt hơn).

Bộ thứ ba: bàn long chân quyếtĐang lúc mặt trời mới mọc. mặt hướng phía mặt trời rồi ngồi xuống thĩnh tọa, giữ cái thức ngũ tâm triều thiên, ý thủ đan điền 3-5 phút, sau đó ý tưởng ánh sang thái dương hóa thành 5 con hỏa long phân biệt nhau theo bách hội, dũng tuyền ở 2 chân, lao cung ở 2 lòng bàn tay nhập vào. Ở đan điền hội tụ thành một quả cầu lửa. sau đó ý niệm hỏa cầu dần dần lớn lên đến bằng vũ trụ thì lại dần dần biến nhỏ rồi thu hồi ở đan điền, như vậy một lần lớn lên một lần thu lại, luân phiên luyện tập. thu công: ý niệm quả cầu lửa lại biến thành năn con hỏa long tử trên năm nơi bay ra hóa thành mặt trời treo ở vùng não của người tập sau đó hướng lên.Lúc mặt trăng mới lên tiếp tục hành pháp trên. Chẳng qua là hỏa long biến thành thủy long, hỏa cầu biến thành thủy cầu, công phu cao nhất. năm con hỏa long hóa thành mặt trời thì thành năm con thủy long hóa thành trăng sang. Đó là đắc lấy dương biến âm làm chuân.

Bộ thứ tư: kim cương chi khu (thân thể kim cương)Luyện pháp cùng bộ thứ ba cơ bản tương đồng, chỉ không nhất thiết mặt phải đối diện với mặt trời cùng trăng sáng, luyện hỏa long công phu nhất cực hàn chi địa (nơi lạnh nhất), luyện thủy long công phu nhất cực nhiệt chi địa (nơi nóng nhất). chú ý: “âm trung luyện dương (trong âm luyện dương), dương trung luyện âm (trong dương luyện âm), âm âm dương dương, chí âm chí dương”. Công phu này bay bảy bốn mươi chín ngày khổ tu.

Bộ thứ năm: ngoại công phụ trợ.Chuân bị một cái bao cát (bao cát tập võ đong đưa qua lại) (chủ yếu là một điểm nhỏ), mỗi ngày tay, khuyu tay, vai, đầu, lưng, xương sườn, đầu gối, chân cùng toàn thân các chổ, tất cả chủ yếu đánh đấm trên bao cát từ nhẹ đến mạnh, thu thân nhỏ lại chống lại lực đó đồng thời phối hợp hô hấp.

Tu luyện <cửu dương thần công> cần có ngộ tính, nại tính (tính chịu đựng), nhẫn tính cao. Tập thành công phu này cần 9 năm thì đại thành.Thần Tiên Truyện(Do Cát Hồng đời Tấn biên soạn)Lời mở đầuCát Hồng soạn nội thiên. Bàn luận những chuyện thần tiên gồm có hai mươi quyển. Đệ tử Cát Hồng tên Đằng Thăng hỏi Cát Hồng rằng: “ Tiên sanh nói thần tiên có thể đắc bất tử và ta có thể học từ thần tiên xưa là do nơi đâu?”. Cát Hồng đáp: “Tích xưa đại phu nước Tần Nguyễn Thương đã ghi lại có cả trăm người, Lưu Hướng toàn soạn có bảy mươi mốt người. Chuyện thần tiên u ân theo nhân gian dị lưu, những gì thế gian nghe ngàn chuyện cũng không sánh bằng một chuyện. như chuyện Trữ Tử vào lửa cưỡi khói, Mã Hoàng đón bắt rồng, Phương Hồi nuốt đá Vân Mẫu, Xích Tương ăn hoa mà đi như gió. Quyên Tử uống nước mà soạn kinh sách, Khiếu Phu lửa mạnh dùng vô cùng, Vụ Quang dạo chơi Bô giới (hẹ khô?). Cừu Sanh khước lão (đây lùi sự già nua)bằng cách ăn cây tùng, Cung Sơ ăn đá mà luyện hình, Cần Cao cưỡi cá chép vọt lên không trung, Quế Phụ dùng Quy não (não rùa) để thay đổi nhan sắc, người nữ uống bảy mươi

Page 8: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

hoàn có thể làm tăng dung nhan, Lăng Dương nuốt Vô Chi mà bay lên cao, Thương Khâu nuốt cỏ xương bồ mà không chết, Vũ Sư dùng Lệ Phu luyện ngủ sắc. Tử Quang chế rồng ở Huyền Đô, Chu tấn cưỡi Tố Cầm (chim trắng) ở câu Thi. Hiên Viên khống chế Phi long ở Đình hồ, Cát Do sai khiến Mộc dương (dê gổ) ở Tuy sơn, Lục Thông đi quanh quân bao nhiêu ky (ngày xưa một ky 12 năm, ngày nay 100 năm) ở Hoàng Lư, Tiêu Sử cưỡi Phụng nhẹ bay lên, Đông Phương y (áo) bay phấp phới ở Kinh Đô, Độc Tử dùng luân thần mà linh hóa, Chủ Trụ phi hành nhờ Đan sa, Nguyễn Khâu trường tồn ở Tuy Lĩnh, Anh Thị cưỡi cá mà lên mây, Tu Dương lấp đá ở Tây Nhạc, Mã Đan dùng chớp mà về gió, Lộc ông leo trèo nơi hiểm trở mà làm suối chảy, Viên Khách ve sầu lột xác ở Ngủ hoa. Ta nay phục hồi sao lại tập tiên cổ này. Thấy tiên trãi qua phục thực ta đã cập nhật vào sách bách gia. Chuyện mà tiên sư đã giải thích, Nho gia đã luận bàn được làm thành mười quyển. Dùng truyện để biết chân tri thức. những kẻ sĩ ở xa những người mà thế tục không thấy biết được sư vi diệu thì không được đưa vào. Tức là cái hướng giải bài rất là giản yếu, không phải ghi ra để khen ngợi. Truyện tuy thâm diệu, ky dị nhưng vẫn không thể chuyên chở hết tất cả, chỉ bảo tồn cái đại thể, riêng nói cái hướng hơn. Đa phần các trường hợp đã không được đưa vào trong tập truyện này”.Cát Hồng soạn.

Quyển một:Nghiễm Thành TửNghiễm Thành Tử là cổ tiên nhân, cư tại núi Không Động, bên trong thạch thất (căn phòng đá). Hoàng Đế nghe vậy thốt nhiên hỏi rằng: “ Dám hỏi tiên sanh cái yếu (chính yếu) của chí đạo là gì?” Nghiễm Thành Tử trả lời rằng: “ Ông trị vì Thiên hạ, Mây kia không đợi khi nhiều mới bay, Thảo mộc kia không chờ vàng úa mới rụng, vậy dùng ngôn ngữ đủ để nói đến đạo hay sao?”. Hoàng Đế lui ra sau đó nhà cư ba tháng rồi lại đến gặp Nghiễm Thành Tử. Ngiễm Thành Tử đầu nằm hướng hướng bắc, Hoàng đế quy xuống phía trước bái lại lần nữa để thỉnh hỏi cái đạo trị nhân. Nghiễm Thành Tử choàng dậy nói: “Lớn lắm thay! Điều con hỏi, cái tinh của chí đạo, yểu yểu minh minh (mờ mịt khôn lường), cùng cực của chí đạo hôn hôn mặc mặc (mờ mờ tĩnh tĩnh), không thể thấy, không thể nghe, bảo thần (ôm giữ lấy thần) thì tỉnh, hình dáng sẽ tự đoan chánh; tất tỉnh tất thanh, không bị lao nhọc hình thể, không lay động nhỏ thì có thể trường sinh. Cân thận bên trong, bế (đóng) bên ngoài, biết nhiều chỉ có hại mà thôi. Ta biết giữ cái nhất này, lấy cái hòa. Nên một ngàn hai trăm tuổi mà hình thể chưa suy vong. Đắc đạo của ta thì thượng vi hoàng (trên làm vua), hạ vi vương (dưới thì làm vương). Ta cùng với con đến nhanh nơi vô hà (nơi không có gì), nhập vào cửa vô cùng, du nơi vô cực như vậy sẽ cùng nhật nguyệt đồng quang, cùng thiên địa làm thường, người mạng chung sẽ chết, chỉ con được trường tồn vậy”.

Nhược SĩNhược Sĩ là cổ thần tiên. Một người Lô ngao nước yên (không biết danh tính) vào thời Tần chu du đến Bắc hải, đã qua thái âm, nhập vào Huyền quan, đến núi Mông Cốc mà gặp Nhược Sĩ. Người này, mắt sâu nhưng đen huyền, vai như diều hâu mà cổ lại dài, phần thân trên trông tươi tốt, nhưng thân dưới nhìn suy kém. Đang hớn hở đón gió mĩm cười hứng khởi, ngoái lại trông thấy người Lô Ngao này vì trốn bên dưới tấm bia (đang co quắp như vỏ rùa mà ăn cua sò), Lô ngao ngước lên nhìn rồi nói: “tôi chỉ thích ngao du, đã bỏ bè bạn rời làng, quan sát cùng cực lục hợp bên ngoài. Lúc nhỏ ham chơi, lớn rồi không đi nữa. Đã đi vòng bốn cực, tìm những mặt còn thiếu xót, nay trọn thấy phu tử ở đây, lại sợ cùng ngao du làm bạn hữu hay sao””. Nhược Sĩ nghiễm nhiên (trang nghiêm) cười nói rằng “ hi hi, con là dân trong châu, không nên đi xa đến đó, như ánh nhật nguyệt mà chở biết bao tinh tú, so với nơi không tên đó cũng thâm sâu như vậy. Xưa ta Nam du nhiều hang động bên ngoài, ở Bắc thì du đến quê hương của trầm mặc, ở Tây thì là yểu minh chi thất (căn phòng mờ mịt), ở Đông thì quán hống đổng chi quang (ánh sang mờ mịt không bờ bến). dưới nó không có địa, trên nó chẳng có thiên. Xem ky cũng không thể thấy, nghe cũng chẳng nghe được. bên ngoài ky lạ có dòng nước vọt ra, cái hành này nhất cử ngàn vạn dặm Ta tự trách chưa đủ khả năng. Nay con du bắt đầu đến đó thì mới nói là cùng cực của quan sát, há còn hẹp hay sao?. Con tự nhiên làm. Ta đã đổ mồ hôi đầy tràn trên vùng cửu cai (chổ đất bỏ hoang xa ngoài chín châu gọi là Cửu cai) mà không thể lấy cửu trụ”. Nói rồi Nhược Sĩ giơ cánh tay lên, bay thỏa thích vào trong mây. Lô Ngao ngước lên thấy vậy, không nhìn mà chỉ than tiếc oán giận như có tang: “ta so với phu tử thì hơn chim Hồng chim Hộc so với loài trùng mềm. đã hành trọn ngày, không rời thước tất mà vẫn tự thấy là xa, chẳng phải tôi đây nói xằng nói bậy,

Page 9: Vai Trò Của Việc Kết Ấn trong Khí Công

thật buồn thay!”.

Trầm văn TháiTrầm văn thái là người Cửu Nghi, đắc Giang chúng thần đan thổ phù là cái đạo hoàn niên (trở lại tuổi xuan), uống nó thấy hữu hiệu. muốn ở núi Côn Lôn an nghĩ hơn hai ngàn năm nên lấy đạo lý dùng lời văn thâm sâu viết lại: “Thổ phù không pháp phục dược (uống thuốc), hành đạo vô ích”. Văn thâm sâu lấy làm toại ý nên trao lại bí yếu này rồi thăng thiên. Nay lấy nhựa gốc trúc nấu đan hoàng thổ, đuổi tam thi, sẽ xuất nhị nhân vậy.

THI GIAI CỦA ĐAO GIA TRONG THUÂT TU TIÊN HAY LÀ SỰ CHUYỂN HÓA KY BÍ CỦA NĂNG LỰC SINH MANG CON NGƯƠI 道 家 尸 解 .

Con người sau khi tách mình ra khỏi thế giới động vật , họ càng tích cực trong việc khám phá ra những việc ky bí của đại tự nhiên ; nhất là trong trăm năm nay , sự nghiên cứu của khoa học tự nhiên đả có những thành tựu vượt bực , điều nầy đả nói lên sự tài trí và thông minh của con người . Do đó , loài người đả nắm quyền thống trị trên quả địa cầu , đồng thời tự cho mình là Vạn Vật Chi Linh . Nhưng con người đả thất bại trong việc khám phá tự thân , họ đả đi vào mê lộ .Bởi vì con người không trả lời được : Tại sao , với một cơ thể khõe mạnh ,vui tươi của mình như thế , mà lại dần dần đi vào tử vong ; sau khi cơ thể chết đi , thì ý thức của con người hoàn toàn tiêu mất hay còn tồn tại ; nếu ý thức có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định , nếu ý thức của con người sau khi chết được tồn tại , thì có loại năng lượng nào có thể cung cấp cho sự tồn tại nầy ; hay ý thức có thể chuyển hóa ra một dạng năng lượng khác .Vấn nạn nầy của con người đến nay vân chưa được giải đáp một cách thỏa đáng . Thực sự , từ lâu tổ tiên của loài người đả từng quan tâm đến vấn đề sống chết , tổ tiên chúng ta một mặt quan sát tiến trình hoạt động trải qua của một sinh mạng ; mặt khác tổ tiên của chúng ta cũng đả ghi chép lại những hiện tượng dị thường của những hoạt động sanh mạng đặc biệt nầy ; Trong những ghi chép đó , có hiện tượng THI GIAI của Đạo Gia Trung Hoa trong thuật tu Tiên là đáng được chúng ta lưu tâm nhất .THI GIAI theo cách nói của Đạo Gia , là hành giả tu luyện đến một giai đoạn nhất định nào đó , hành giả có thể tự ý chuyển hóa năng lượng bản thân để linh hồn có thể siêu thoát trở thành một dạng siêu nhân nào đó , mà Đạo Gia gọi là Tiên vậy .THI GIAI là sự giải thể của hình hài , trong Đạo Gia có phương pháp KIM THIÊN THOÁT XÁC như sau : Con người có hai thể , một là Chân Thân , hai là Giả Thân ; Giả Thân giống như một bọc gói đồ vật , nếu con người không thoát ra khỏi cái thân giả nầy , đến lúc tuổi già chồng chât , khi chết đi , thì linh hồn cũng bị tiêu tan theo .Để thoát khỏi hiểm nguy đó , Đạo Gia càng tích cực tu luyện để hình thành một chân thân , để từ đó theo phương thức Kim Thiền Thoát xác , cởi bỏ lới áo giả thân để được trường sinh bất tử với ý thức củ được bảo toàn .THI GIAI có những hiện tượng dị thường như có người sau khi chôn một thời gian ngắn , khi đào lên thì thể xác đả biến mất ; có người trước khi chết cơ thể hóa thành một đạo kim quang mà bay thẳng lên trời .Sự tu luyện THI GIAI của Đạo Gia có thể nhờ tu tập khí công lâu năm mà đạt được thành tựu viên mản vậy .Như chúng ta đã biết , ánh sáng bản chất là một dạng truyền dân của điện trường ; khi chúng ta nung nóng một vật nào đó với mộg nhiệt độ cao , vật đó đều phát ra ánh sáng , vì những nguyên tử và điện tử trong đó được nhiệt độ làm gia tốc vận động , và làm điện trường thay đổi , từ lượng biến ra chất mà hiện ra với hình thức phát quang ; Cơ thể của con người , đa số tế bào cũng do nhiều nguyên tố và phi nguyên tử vật chất kết thành , thông qua trường ky tu luyện , hành giả đả tích lủy được một mức độ năng lượng nào đó , đủ sức từ lượng biến thành chất , mà có thể phát quang ra được .Còn hiện tượng THI GIAI có người phát ánh sáng và có những hiện tượng phát ra tiếng nổ lớn ; ta có thể dùng điện sinh vật để lý giải như sự nổ của sấm sét trong thiên nhiên vậy ; trong lúc THI GIAI phát quang các hạt điện tử va chạm với nhau mà tạo ra tiếng nổ , nhiều khi nó còn nổ tung cả quan tài nát tan nữa .