6
1 Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bản Nguồn: https://www.nikkei.com/article/DGXMZO43184980R00C19A4MM8000/?n_cid=DSREA001 Như chúng ta đã biết: vào lúc 11:40 ngày 1/4/2019 (giờ Nhật Bản) Chính phủ Nhật Bản đã công bố Nguyên hiệu (Niên hiệu) mới của Nhật Bản là REIWA (令和, LỆNH HÒA), được dùng từ 00:00:00 ngày 1/5/2019 với sự lên ngôi vua của Thái tử Naruhito. Nhiều người có thể cho việc chọn ra 2 Hán tự ghép thành Niên hiệu là đơn giản. Tuy nhiên, đó là công việc rất nghiêm túc, khoa học và trí tuệ nhiều tháng qua (thậm chí là nhiều chục năm qua như chúng ta thấy dưới đây), để xác định ra khẩu hiệu hành động, triết lý đặc trưng cho nước Nhật trong thời đại mới... Có hàng ngàn đề xuất với những thuyết minh kèm theo đã được nêu ra… Trước khi Niên hiệu REIWA được công bố, công chúng đã bình chọn ra 11 đề xuất được ưa chuộng nhất, phần nhiều liên quan đến chữ AN () hay chữ VINH/VĨNH (/), đó là: 1安久(An Cửu2安永(An Vĩnh3安始(An Thuỷ

Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

1

Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bản

Nguồn: https://www.nikkei.com/article/DGXMZO43184980R00C19A4MM8000/?n_cid=DSREA001

Như chúng ta đã biết: vào lúc 11:40 ngày 1/4/2019 (giờ Nhật Bản) Chính phủ Nhật

Bản đã công bố Nguyên hiệu (Niên hiệu) mới của Nhật Bản là REIWA (令和, LỆNH HÒA),

được dùng từ 00:00:00 ngày 1/5/2019 với sự lên ngôi vua của Thái tử Naruhito.

Nhiều người có thể cho việc chọn ra 2 Hán tự ghép thành Niên hiệu là đơn giản. Tuy

nhiên, đó là công việc rất nghiêm túc, khoa học và trí tuệ nhiều tháng qua (thậm chí là nhiều

chục năm qua như chúng ta thấy dưới đây), để xác định ra khẩu hiệu hành động, triết lý đặc

trưng cho nước Nhật trong thời đại mới... Có hàng ngàn đề xuất với những thuyết minh kèm

theo đã được nêu ra…

Trước khi Niên hiệu REIWA được công bố, công chúng đã bình chọn ra 11 đề xuất

được ưa chuộng nhất, phần nhiều liên quan đến chữ AN (安) hay chữ VINH/VĨNH (栄/永),

đó là:

1: 安久(An Cửu)

2: 安永(An Vĩnh)

3: 安始(An Thuỷ)

Page 2: Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

2

4: 栄安(Vinh An)

5: 安明(An Minh)

6: 永安(Vĩnh An)

7: 永和(Vĩnh Hoà)

8: 永明(Vĩnh Minh)

9: 安成(An Thành)

10: 和平(Hoà Bình)

11: 安栄(An Vinh)

Nhưng việc lựa chọn chính thức được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt của

các nhà chuyên môn và những người có trách nhiệm…

Niên hiệu mới đã được chọn và công bố: LỆNH HÒA (令和, REIWA).

REIWA không nằm trong 11 đề xuất ưa chuộng nhất của công chúng!

Nguồn gốc từ Lệnh Hòa được “lấy” từ đâu?

“Lệnh Hòa” được hình thành từ lời giới thiệu các bài thơ/ca cổ của Nhật vào thế kỷ

thứ VIII, với chùm 32 bài ca ngợi về cây và hoa mận/mơ (梅) trong “Vạn Diệp Tập” (万葉集

- Manyoshu, gồm 20 cuốn với hơn 4500 đầu mục về các bài thơ/ca cổ Nhật Bản trong khoảng

thời gian khoảng 350 năm). Câu văn đó như sau (nguyên văn):

初春の令月にして、気淑く風和ぎ、梅は鏡前の粉を披き、蘭は珮後の香を薫らす.

Người Nhật hiện nay đọc câu trên không phải ai cũng hiểu hết nghĩa. Ai biết tiếng

Nhật nhìn cũng có thể đoán được nghĩa chính: “Trăng đẹp đầu xuân, không khí trong lành gió

thổi thoảng nhẹ, hoa mơ/mận nở như rắc những bụi phấn lên trước gương soi, hoa phong lan

tỏa hương ngát phía sau…”.

Câu trên được các nhà nghiên cứu Văn học cố Nhật Bản giải nghĩa theo tiếng Nhật

hiện nay như sau:

時あたかも新春の好き月、空気は美しく風はやわらかに、梅は美女の鏡の前

に装う白粉のごとく白く咲き、蘭は身を飾った香の如きかおりをただよわせている。

Nghĩa là:

“Như thể dưới ánh trăng yêu thích (huyền ảo) của đầu xuân mới, không khí tuyệt đẹp

và gió thổi mềm mại, hoa mận/mơ nở như phấn trắng trước gương soi của thiếu nữ xinh đẹp,

và hoa phong lan nghiêng mình tỏa hương…”

Page 3: Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

3

Chúng ta thấy không khí buổi tối thật nên thơ, lãng mạn của ngày đầu xuân với người

thiếu nữ xinh đẹp, dịu dàng…

Chọn và ghép ra sao để được Lệnh Hòa (令和)?

Chúng ta hãy nhìn câu văn gốc với hai từ nhấn đậm đỏ sau đây:

初春の令月にして、気淑く風和ぎ、梅は鏡前の粉を披き、蘭は珮後の香を薫らす.

Như vậy, từ REI (令, Lệnh) được lấy từ cụm từ 令月- Lệnh Nguyệt, tức là “Trăng

đẹp”, “Trăng được ưa thích” (Nice moon). Nghĩa cổ của 令 là tốt đẹp, ưa thích (Nice,

Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh (命令), Pháp Lệnh (法令),

Chỉ Lệnh (指令), v.v.

Còn từ WA (和, Hòa) được lấy từ cụm từ 風和ぎ - Phong Hòa, tức là “Gió thổi mềm

mại”, “Gió thoảng nhẹ”. Nghĩa của 和 là Nhật, là Hòa bình / Hài hòa, là mềm mại (Japan,

Peace/Harmony, Soft).

Như vậy, xuất phát từ câu văn cổ trên mà REI và WA được lấy ra ghép lại thành

REIWA, có nghĩa là “Nhật Bản đẹp đẽ” (Nice Japan), “Hòa Bình yên ả”…

Nghĩa đen thường dùng của 令 là Lệnh (Order), của 和 là Hòa - Hài hòa, Hòa hợp

(Harmony). REIWA theo nghĩa đen sang tiếng Anh là “Order and Harmony” hay hiểu theo

từng chữ thì thể hiện không đúng nghĩa Niên hiệu mới muốn chuyển tải. Định nghĩa mới của

REIWA đã được thiết lập. Một cuộc “tìm hiểu văn học cổ Nhật Bản” đã và đang diễn ra sôi

động, từ người già đến người trẻ, kể cả các cháu học sinh tiểu học cũng hiểu thêm về từ REI

(令)…Qua đó họ vỡ thêm được nhiều điều về thuở xưa…

Ngay Thủ tướng Shinzo ABE và Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cũng đã miêu

tả rất hay trước Quốc hội Nhật và tại họp báo chiều 1/4/2019 về REIWA. Hai ông miêu tả

xuất xứ, ca ngợi vẻ đẹp của câu văn trong “Vạn Diệp Tập” (Manyoshu): Nhật Bản tươi sáng,

hòa bình, đẹp đẽ và thịnh vượng hơn như Mùa Xuân đến… Câu văn ấy gắn liền với tinh thần,

không khí và ý nghĩa tươi mới, sáng đẹp của REIWA…

Điều quan trọng nữa là “Vạn Diệp Tập” là tập thi ca cổ của Nhật Bản. Đây là lần đầu

tiên Nhật Bản lấy niên hiệu từ nguồn gốc không phải từ Cổ Thư Trung Quốc như Tứ Thư Ngũ

Page 4: Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

4

Kinh (四書五経) hay Thi Kinh (詩経). Trong 9 thành viên có quyền ghi phiếu bầu chọn của

Hội đồng tham vấn sáng 1/4/2019, thì có đến 7 phiếu bầu chọn REIWA, 2 phiếu còn lại cho

2 phương án khác được nêu dưới đây. Như thế, REIWA được Hội đồng chọn, được báo cáo

ngay Thượng viện Nhật Bản sau đó. Thượng viện phê chuẩn xong thì chuyển ngay lập tức

sang Cung vua để Vua ký sắc lệnh, về đến nơi công bố đúng 11:40.

Vậy ngoài REIWA thì còn những phương án nào được Hội đồng tham vấn xem xét trong

40 phút (9:38 - 10:08) vào sáng 1/4/2019?

Có một Hội đồng chuyên môn hoạt động trong nhiều tháng, cuối cùng chọn được 6

phương án Niên hiệu mới cùng với thuyết minh kèm theo từng phương án (như các đề án) để

trình Hội đồng tham vấn vào sáng 1/4/2019. Ngoài phương án REIWA, còn 5 phương án sau:

1.「英弘(えいこう)」- EIKO – Anh Hoằng

2.「久化(きゅうか)」- KYUKA – Cửu Hóa

3.「広至(こうし)」- KOUSHI – Quảng Chí

4.「万和(ばんな)」- BANNA – Vạn Hòa

5.「万保(ばんぽう)」- BANPO – Vạn Bảo

Trong đó “Anh Hoằng” cũng được lấy từ Cổ Điển Nhật Bản (日本の古典), “Quảng

Chí” từ Thư Kỷ Nhật Bản (日本書紀, nhưng về cơ bản thì cùng nguồn gốc từ Thi Kinh, Tứ

Thư Ngũ Kinh của Trung Quốc). Ba phương án còn lại “Cửu Hóa”, “Vạn Hòa” và “Vạn Bảo”

đều lấy từ Cổ Thư Trung Quốc.

Theo Đài truyền hình NHK cho biết qua chương trình tìm hiểu “Phía sau REIWA”,

thì 7 phiếu tán thành REIWA, còn EIKO và KYUKA mỗi phương án được 1 phiếu. Các

phương án KOUSHI, BANNA và BANPO không có phiếu nào. Theo truyền thông Nhật bản,

ngay khi REIWA được công bố, báo chi Trung Quốc đã có những bài viết về sự “thoát Trung”

lần đầu tiên của Nhật Bản, với 8/9 phiếu chọn cho phương án tạo Niên hiệu tử Cổ Điển Nhật

Bản, thay vì từ Cổ Thư Trung Quốc như 246 lần lập Niên hiệu của Nhật Bản từ xưa đến nay.

Báo chí và TV Nhật Bản cũng bình luận nhiều về sự “thoát Trung” này…

Như vậy, đến đời vua Naruhito lên ngôi vào 1/5/2019 là Nhật hoàng thứ 127 với

Nguyên hiệu REIWA là Niên hiệu thứ 247 của Nhật Bản kể từ năm 645 đến nay.

Page 5: Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

5

Người dân Nhật rất hài lòng với Niên hiệu REIWA được chọn, thậm chí có “thầy

tướng số” lên truyền hình nói chữ 令 (REI) có 5 nét khi viết, chữ 和 (WA) có 8 nét, thành

“Ngũ Phát” hoặc “Sinh Phát”, với 58 là “số rất đẹp”. Cộng lại thành 13, cũng “rất đẹp” (người

Nhật không kiêng 13)!!!

REIWA đã được hình thành và chọn như thế: thuần Nhật!

Ai là tác giả đề xuất Niên hiệu REIWA?

Cũng theo NHK và các phóng sự của báo Nikkei phỏng đoán (vì không được phép

công bố chính thức), tác giả của đề xuất Niên hiệu REIWA chắc là Nhà nghiên cứu Susumu

NAKANISHI (中西進), 89 tuổi. Cụ là nhà nghiên cứu chuyên về Văn học Cổ điển Nhật Bản,

là người nghiên cứu am hiểu số một về “Vạn Diệp Tập”.

Cụ sinh ra tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, Cụ đã từng là giáo sư văn học

tại Đại học Tsukuba, rồi tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Nhật Bản quốc tế… Cụ từng là

Hiệu trưởng (Giám đốc) Đại học nữ Osaka, Đại học Nghệ thuật Kyoto và từng đảm nhiệm

nhiều trọng trách khoa học khác. Năm nay (2019) Cụ 89 tuổi, nhưng nhìn Cụ rất nhanh nhẹn,

khỏe mạnh như chưa đến 70 tuổi…

Cụ dành nhiều năm nghiên cứu liên tục “Vạn Diệp Tập”, đặc biệt về cách sáng tác

những thi ca cổ Nhật Bản (gọi là Hòa Ca – 和歌) đương đại có ảnh hưởng rất lớn từ Trung

Quốc, nhưng được biến hóa ra sao khi lan truyền sang Nhật Bản. Cụ được đánh giá là có cống

hiến lớn cho nghiên cứu Văn học Cổ đại Nhật Bản. Cụ cũng là nhà nghiên cứu, quảng bá và

truyền đạt Văn học Cổ đại Nhật Bản, trong đó có “Vạn Diệp Tập” đến nhiều cơ quan, tổ chức,

trường học và quần chúng Nhật Bản qua những bài nói chuyện, giảng bài, minh họa, ngâm/hát

xướng thi ca cổ…

Vì những cống hiến to lớn và bền bỉ, năm 2013, Cụ được trao tặng “Huân chương

Văn hóa” của Nhật Bản. Năm 2017, Cụ được nhận Giải thưởng Văn học Cổ đại Nhật Bản do

đích thân Nhà Vua Akihito trao tặng.

Tuy nhiên, khi các phóng viên tìm cách phỏng vấn thì Cụ lảng tránh. Lúc phóng viên

hỏi “Chính Giáo sư là người đưa ra đề án Niên hiệu REIWA, có đúng không ạ?”, thì Cụ trả

lời: “Tôi không được phép trả lời câu hỏi này!” – một câu trả lời khéo léo...

Thế mới thấy: không phải ngẫu nhiên mà ai đó có thể “xướng ra” cụm từ REIWA

(Lệnh Hòa) để làm ra Niên hiệu mới. Đó là quá trình nghiên cứu, tích lũy của những nhà tư

tưởng, nhà văn hóa về Văn học Cổ đại Nhật Bản, để kết tập những tinh hoa được chắt lọc từ

“Vạn Diệp Tập” rồi bật ra cái chất thuần Nhật, lần đầu tiên (và từ nay?) thoát khỏi cái bóng

Cổ Thư Trung Quốc bao đời…

Page 6: Về việc chọn Niên hiệu REIWA của Nhật Bảnuet.vnu.edu.vn/~nnbinh/ChonNienHieuREIWA-Japan.pdf · Beautiful, Good), nghĩa thường dùng là LỆNH trong Mệnh Lệnh

6

REIWA – Thời đại mới của nước Nhật tươi đẹp và hòa bình, tiếp theo thời đại HEISEI

(平成, Bình Thành)!

Cuối cùng, về cách đọc REIWA trong tiếng Nhật: Rê-Oa, trong đó âm Rê kéo dài gấp

đôi âm Oa và phát âm R không rung lưỡi (EI trong tiếng Nhật phát âm như Ê kéo dài trong

tiếng Việt). Không đọc là Re-i-oa, Rê-i-oa hay Rây-wa. Tương tự như thế, HEISEI được đọc

là Hê-xê.

Nguyễn Ngọc Bình

Nguyên Chủ tịch CLB Cựu Lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Nguyên Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nhật (VJFA)

Nguyên Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (REV)

[email protected]

Tokyo, Japan

Nguồn tham khảo chính:

1. Đài truyền hình NHK, Nhật Bản (https://www3.nhk.or.jp/)

2. Nikkei online, Nhật Bản

(https://r.nikkei.com/article/DGXMZO43167710R00C19A4EA2000?s=0)

3. Dự đoán về Niên hiệu mới của Nhật Bản (https://rocketnews24.com/2019/01/21/1166452/)

4. Lịch sử Niên hiệu (https://ja.wikipedia.org/wiki/元号)

5. Trao đổi với PGS TS Nguyễn Tiến Lực, chuyên gia Lịch sử Nhật Bản, ĐHKHXV&NV TpHCM