17
VDÂN TC, Ý THC DÂN TC VÀ CHNGHĨA DÂN TỘC 1 PGS.TS. Vương Xuân Tình Vin Dân tc hc Đối vi mỗi đất nước, vấn đề vdân tc, ý thc dân tc và chnghĩa dân tộc có vtrí rt quan trọng, do thường liên quan cht chti vic xây dng cộng đồng quc gia - dân tc. Thế kXXI được xem là thế kphc hi chnghĩa dân tộc. Trung Quốc và Nga là nơi điển hình có chnghĩa đó. Ngay tại Tây Âu và Bc Mỹ, nơi phát trin mi quan hliên quc gia qua tchức Liên minh châu Âu và giương ngọn cdân ch, nhân quyền để gây ảnh hưởng vi toàn cầu, đến nay cũng có xu hướng đề cao chnghĩa dân tộc. Vic tách khi Liên minh châu Âu của Anh và đường li “Nước Mtrên hết” của Tng thống Donald Trump đã chứng tmt loi hình chnghĩa dân tộc mới đang hình thành khu vực này [Vương Xuân Tình (Chủ biên), 2018, tr. 801]. Chính Donald Trump đã khẳng định: “Tôi là người dân tc chnghĩa, và tôi thào vđiều đó” 2 . nước ta, vấn đề dân tc, ý thc dân tc và chnghĩa yêu nước cũng được đề cao; và vic xây dng cộng đồng quc gia - dân tc có vthế sánh vi xây dng nhà nước pháp quyn. Vấn đề nêu trên ghi dấu đậm nét trong chính sách và hoạt động thc tin, song vic tho luận dưới góc độ hc thut lại chưa xứng tm, nht là tkhi tiến hành công cuộc Đổi mi (1986) đến nay. Bi vy, bài viết này snhìn li mt snghiên cu vdân tc, ý thc dân tc và chnghĩa dân tộc ca các tác gitrên thế gii và Việt Nam, qua đó, hy vọng rút ra vấn đề cn quan tâm vhc thut trong thi gian ti. 1. Vdân tc (Nation) Đến nay, trên thế giới có hai khuynh hướng lý thuyết vsra đời ca dân tc, đồng thời cũng liên quan đến khái nim dân tc. Những người theo thuyết khi nguyên (Primordialism) hay thuyết truyn thng (Traditionalism) cho rng, dân tc xut hin ttrước thi khiện đại. Lp lun ca hthường nhn mnh vào cộng đồng chính trdân tc và cộng đồng văn hóa dân tc. Chng hn theo Smith (1986, p. 216), dân tc có ngun gc ttộc người (Ethnic 1 Bài đăng trong sách: Vin Dân tc hc (2019), Mt svấn đề vtộc người và chính sách dân tc nước ta hin nay, Kyếu Hi nghdân tc hc quốc gia năm 2018, Nxb. Khoa học xã hi, Hà Ni, tr. 25-48. 2 Trump: “I’m a Nationalist and I’m Proud of It”, By Felicia Sonmez, The Washington Post, October 23, 2018, https://www. washingtonpost.com/politics/trump-im-a-nationalist-and-im-proud-of-it/2018/ 10/23/d9adaae6-d711-11e8-a10f-b51546b10756_story.html?noredirect=on&utm_term =.fa817 fbc52 fc, truy cp ngày 23/10/2018.

V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

VỀ DÂN TỘC, Ý THỨC DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC1

PGS.TS. Vương Xuân Tình

Viện Dân tộc học

Đối với mỗi đất nước, vấn đề về dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc

có vị trí rất quan trọng, do thường liên quan chặt chẽ tới việc xây dựng cộng đồng

quốc gia - dân tộc. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ phục hồi chủ nghĩa dân tộc. Trung

Quốc và Nga là nơi điển hình có chủ nghĩa đó. Ngay tại Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi phát

triển mối quan hệ liên quốc gia qua tổ chức Liên minh châu Âu và giương ngọn cờ

dân chủ, nhân quyền để gây ảnh hưởng với toàn cầu, đến nay cũng có xu hướng đề

cao chủ nghĩa dân tộc. Việc tách khỏi Liên minh châu Âu của Anh và đường lối

“Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ một loại hình chủ

nghĩa dân tộc mới đang hình thành ở khu vực này [Vương Xuân Tình (Chủ biên),

2018, tr. 801]. Chính Donald Trump đã khẳng định: “Tôi là người dân tộc chủ nghĩa,

và tôi tự hào về điều đó”2.

Ở nước ta, vấn đề dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước cũng được đề

cao; và việc xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc có vị thế sánh với xây dựng nhà

nước pháp quyền. Vấn đề nêu trên ghi dấu đậm nét trong chính sách và hoạt động

thực tiễn, song việc thảo luận dưới góc độ học thuật lại chưa xứng tầm, nhất là từ khi

tiến hành công cuộc Đổi mới (1986) đến nay. Bởi vậy, bài viết này sẽ nhìn lại một số

nghiên cứu về dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc của các tác giả trên thế

giới và ở Việt Nam, qua đó, hy vọng rút ra vấn đề cần quan tâm về học thuật trong

thời gian tới.

1. Về dân tộc (Nation)

Đến nay, trên thế giới có hai khuynh hướng lý thuyết về sự ra đời của dân tộc,

đồng thời cũng liên quan đến khái niệm dân tộc.

Những người theo thuyết khởi nguyên (Primordialism) hay thuyết truyền

thống (Traditionalism) cho rằng, dân tộc xuất hiện từ trước thời kỳ hiện đại. Lập luận

của họ thường nhấn mạnh vào cộng đồng chính trị dân tộc và cộng đồng văn hóa dân

tộc. Chẳng hạn theo Smith (1986, p. 216), dân tộc có nguồn gốc từ tộc người (Ethnic

1 Bài đăng trong sách: Viện Dân tộc học (2019), Một số vấn đề về tộc người và chính sách dân tộc ở

nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội nghị dân tộc học quốc gia năm 2018, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,

tr. 25-48. 2 Trump: “I’m a Nationalist and I’m Proud of It”, By Felicia Sonmez, The Washington Post, October

23, 2018, https://www. washingtonpost.com/politics/trump-im-a-nationalist-and-im-proud-of-it/2018/

10/23/d9adaae6-d711-11e8-a10f-b51546b10756_story.html?noredirect=on&utm_term =.fa817 fbc52

fc, truy cập ngày 23/10/2018.

Page 2: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

2

group), các đặc trưng mới được xây dựng từ huyền thoại, ký ức và biểu tượng từ xa

xưa. Dân tộc không giảm trừ tộc người; tộc người là trung tâm, là bản sắc xác định

dân tộc, và theo đó xác định mức độ, bản chất và sự hạn chế của dân tộc và chủ nghĩa

dân tộc hiện đại. Smith chia ra hai loại hình dân tộc: dân tộc lãnh thổ - công dân

(Civic-territorial) của phương Tây, và dân tộc phả hệ tộc người (Ethnic-genealogical)

ở ngoài phương Tây. Tuy nhiên, học thuyết của Smith lại không cho thấy sự chuyển

đổi từ xã hội truyền thống sang hiện đại như thế nào. Khi xác định thời điểm cụ thể

về sự ra đời của dân tộc, Hastings (1997, pp. 4-5) cho rằng dân tộc Anh xuất hiện từ

thế kỷ 10. Hirschi (2012) lại phân tích: tình yêu dân tộc và tự do dân tộc là nội hàm

cơ bản của việc hình thành dân tộc; và tác giả đề xuất: chủ nghĩa dân tộc có nguồn

gốc châu Âu theo Thiên chúa, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 14.

Với những người theo chủ nghĩa hiện đại (Modernilism) hoặc chủ nghĩa duy

vật (Materialism) lại chủ trương, dân tộc chỉ xuất hiện ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản.

Theo đó, dân tộc là siêu cộng đồng dân cư, với lãnh thổ, cấu trúc kinh tế, xã hội và

chia sẻ những giá trị văn hóa chung. Anderson còn cho đó là một cộng đồng chính trị

tưởng tượng (Anderson, 1983, pp. 49-50). Rosenberg thì cho rằng, có thể có dân tộc

nhưng chưa chắc đã có nhà nước (State) như trường hợp của người Kurds; lại có

trường hợp đất nước với một nhà nước nhưng có hai dân tộc như Canada; và có

trường hợp một nhà nước đa văn hóa, đa tộc người như Mỹ, nhưng chỉ có một dân

tộc1. Còn theo Carson (2003), có những đất nước ở thời điểm có nhà nước nhưng

không có dân tộc, ví dụ như Iraq và Afganistan, bởi tình trạng lộn xộn và thiếu thống

nhất trong dân cư. Mặt khác, dân tộc và việc xây dựng dân tộc (Nation - building)

cũng trải qua những thời đoạn và con đường khác nhau. Vẫn theo tác giả này, bằng

chính sách gắn xây dựng dân tộc với lý tưởng tự do, dân chủ, Mỹ có vai trò lớn trong

xây dựng cộng đồng dân tộc ở nhiều đất nước kể từ năm 1898 đến nay, như với

Philippine, Nhật Bản, Đức, Somali, Haiti, Kosovo (dẫn theo Vương Xuân Tình, 2018,

tr. 784-787).

Ở Liên Xô (cũ), Gizatova và cộng sự (2017, pp. 1368-1379) cho biết, khái

niệm dân tộc vào những năm 60 của thế kỷ XX chịu ảnh hưởng quan điểm của Stalin,

đó là một cộng đồng có ngôn ngữ chung, có lãnh thổ, nền kinh tế và văn hóa dân tộc.

Đến những năm 60 và đầu những năm 70, các học giả Xô viết nhất trí rằng, điểm then

chốt của cộng đồng dân tộc là sự xuất hiện một cấu trúc xã hội vững chắc và tự ý thức

về cộng đồng đó. Đây chính là thời kỳ thúc đẩy xây dựng một cộng đồng lịch sử mới,

một dân tộc mới - nhân dân Xô viết, thuộc Liên bang Xô viết. Còn trong bối cảnh hậu

Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4

đặc điểm cơ bản: (1) Là cộng đồng chính trị, đề cao tư tưởng về chủ quyền; (2) Điểm

then chốt của dân tộc là có lãnh thổ thống nhất, có đường biên giới được nhà nước

1 Xem Rosenberg, Matt: Nations and Nation - States: The Diffrences, http://geography.about.com/

cs/politicalgeog /a/statenation.htm, truy cập ngày 31/1/2014.

Page 3: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

trung ương xác lập; (3) Dân tộc là sự hợp nhất về văn hóa; ý thức dân tộc dựa trên

ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng - cơ sở cho sự phát triển của một xã hội công nghiệp

năng động; (4) Dân tộc là kết quả của quá trình lâu dài ở một vùng được thống nhất

về xã hội do các biện pháp của nhà nước và áp lực thị trường trong suốt thế kỷ XIX.

Khi đề cập khái niệm dân tộc, cần lưu ý cả khái niệm quốc gia - dân tộc

(Nation - State). Trong học thuật, có người đồng nhất hai khái niệm này, song

có người lại cho rằng, khái niệm quốc gia - dân tộc khác với khái niệm dân tộc bởi

gắn với sự ra đời và quản trị của nhà nước trong các giai đoạn lịch sử cụ thể1.

Wimmer và Yuval Feinstein (2010, pp. 764-790) đã nghiên cứu về sự xuất hiện của

quốc gia - dân tộc qua phong trào giành độc lập dân tộc kể từ năm 1816 - 2001. Sự

sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ) dẫn đến việc ra đời

của các quốc gia - dân tộc mới cũng được tác giả đưa vào khung phân tích đó (dẫn

theo Vương Xuân Tình, 2018, tr. 784-817).

Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, các vấn đề có liên quan đến dân tộc và cộng

đồng quốc gia - dân tộc cũng được bàn thảo. Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ

XX, đã xuất hiện cuộc thảo luận “Sự hình thành dân tộc Việt Nam” do giới sử học

chủ trì. Trong cuộc thảo luận này, cũng xuất hiện hai luồng ý kiến. Có ý kiến cho

rằng dân tộc Việt Nam hình thành sớm, thuộc loại hình dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa,

và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào quá trình hình thành

dân tộc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, có một số quan điểm không thừa nhận sự hình

thành sớm của dân tộc Việt Nam (Phan Huy Lê, 1981, tr. 6-15). Tuy nhiên cho đến

nay, theo nhận xét của Phạm Hồng Tung (2016, tr. 77-89), đại đa số các nhà sử học

Việt Nam đều nghiêng về quan điểm cho rằng dân tộc Việt Nam ra đời sớm, với quá

trình hình thành dân tộc đặc thù, song vướng mắc về lý luận dường như vẫn chưa bao

giờ được giải quyết thỏa đáng.

Kể từ sau cuộc thảo luận nêu trên, các ý kiến liên quan đến vấn đề dân tộc và

sự hình thành, phát triển dân tộc ở Việt Nam có chiều lắng xuống. Song rải rác trong

một số công trình nghiên cứu, có những tác giả cũng tiếp tục nêu quan điểm về vấn

đề này. Giáo sư Phan Hữu Dật (1998, tr. 446-447) khi tìm hiểu quá trình tộc người và

quan hệ dân tộc ở nước ta đã cho rằng, trong sự phát triển tộc người nửa thế kỷ qua

đã hình thành một cộng đồng người mới, một dân tộc Việt Nam thống nhất trong

quốc gia Việt Nam xã hội chủ nghĩa, và gọi đó là “cộng đồng dân tộc - quốc gia”.

Như vậy, tác giả có hàm ý về việc ra đời của cộng đồng quốc gia - dân tộc trong điều

kiện mới.

Đến đầu những năm 2000, Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn tiếp tục bàn thảo vấn đề

này qua công trình “Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam”. Trong công trình đã nêu,

1 Xem Rasmusen, Peter R: What is Nation? http://scholiast.org/nations/whatisanation.html, truy cập

ngày 1/5/2014.

Page 4: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

4

tác giả vẫn theo đuổi quan điểm dân tộc được hình thành từ thời kỳ tiền tư bản chủ

nghĩa, ngay khi có nhà nước. Theo đó, tác giả có hàm ý dân tộc Việt Nam ra đời từ

thời kỳ xuất hiện nhà nước Văn Lang và sử dụng khái niệm “dân tộc”, “quốc gia -

dân tộc” với cùng nghĩa. Tác giả còn nhận xét: “… cho đến trước ngày đất nước độc

lập, thống nhất (1975), nói chung, đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam chưa

thật được chặt chẽ như một cộng đồng quốc gia - dân tộc tương ứng với thời kỳ công

nghiệp, với một thị trường kinh tế thống nhất, kiểu chủ nghĩa tư bản hay xã hội chủ

nghĩa, như C. Mác và V.I. Lênin xác định”. Nguyên nhân của tình trạng này theo tác

giả, chủ yếu do Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh và vào cuối thế kỷ thứ XIX,

triều đình nhà Nguyễn không nắm bắt được cơ hội để canh tân đất nước (Đặng

Nghiêm Vạn, 2003, tr. 96, 149-150, 176).

Vừa qua, khi thực hiện nghiên cứu đề tài cấp bộ “Quan hệ tộc người với cộng

đồng dân tộc - quốc gia ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội

nhập quốc tế”, trên cơ sở tổng quan tài liệu ở trong nước và quốc tế, Vương Xuân

Tình xác định dân tộc là cộng đồng người thống nhất về lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh

tế, xã hội, văn hóa; và đồng ý với nhiều ý kiến khi cho rằng, dân tộc chỉ hình

thành ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa, mặc dù tiền đề của nó có thể xuất hiện sớm

hơn. Tác giả cũng cho rằng, quốc gia - dân tộc là siêu cộng đồng dân cư, được

hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều nhóm cư dân có chung lãnh thổ; thống

nhất về hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội; sử dụng chung một ngôn ngữ; chia sẻ

những giá trị chung về văn hóa và được sự quản trị của một nhà nước. Đặc trưng cơ

bản của quốc gia - dân tộc là một cộng đồng kiến tạo, hay rõ hơn, cộng đồng chính trị

- xã hội - văn hóa. Cộng đồng này hình thành do sự vận động, phát triển của kinh tế -

xã hội, của lịch sử; và đặc biệt, có sự tác động mạnh mẽ của chính trị - tức sự quản trị

của Nhà nước (dẫn theo Vương Xuân Tình, 2018, tr. 784-817).

Trong một nghiên cứu tổng quan được công bố vào năm 2016, dưới góc độ sử

học, Phạm Hồng Tung cho rằng, có 6 vấn đề về dân tộc ở Việt Nam còn nhiều ý kiến

khác biệt hoặc khoảng trống cần tiếp tục tìm hiểu: (1) Định nghĩa về dân tộc; (2)

Nguồn gốc và khởi nguyên dân tộc Việt Nam; (3) Thời điểm ra đời của dân tộc Việt

Nam; (4) Con đường hay quá trình hình thành dân tộc Việt Nam liên quan đến sự

phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam; (5) Quá trình phát

triển của dân tộc Việt Nam; (6) Một số nội dung cơ bản nhất trong lịch sử dân tộc

Việt Nam: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng... (Phạm Hồng Tung,

2016, tr. 77-89).

2. Ý thức dân tộc (National consciousness)

Theo Redkina (2016, pp. 19-24), đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái

niệm ý thức dân tộc, và trong bài báo “Tiếp cận liên ngành về nghiên cứu hiện tượng

ý thức dân tộc” (Interdisciplinary Approach to Study of National Consciousness

Phenomenon), tác giả cho rằng, ý thức dân tộc được hiểu như là tâm lý dân tộc. Đây

Page 5: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

là hiện tượng tâm lý xã hội, là dạng thức tâm hồn phức hợp có nguồn gốc lý tính hay

phi lý tính, thuộc sở hữu của dân tộc. Nội hàm chính của ý thức dân tộc là bản sắc

dân tộc với những ký ức lịch sử, tính bền vững của ngôn ngữ và văn hóa, tinh thần

cống hiến cho thống nhất lãnh thổ và chủ nghĩa yêu nước. Quá trình cấu trúc đời sống

chính trị, kinh tế, xã hội đã tạo nên ý thức dân tộc; và khi nghiên cứu ý thức dân tộc,

cần tập trung vào các yếu tố tư tưởng, tâm tính và phức hợp tâm lý dân tộc. Qua

trường hợp ở Trung Quốc ngay trong giai đoạn từ năm 1921 - 1928, Karrar (1997, pp.

84-85) cũng nhận xét, ý thức dân tộc không đơn lẻ mà gắn với cách mạng dân tộc, với

phong trào của công dân và nông dân.

Ý thức dân tộc là vấn đề được các quốc gia rất quan tâm trong quá trình xây

dựng, bảo vệ đất nước. Trên thế giới ở thời kỳ hiện đại, có hai giai đoạn lịch sử mà ý

thức dân tộc đặc biệt được chú trọng, đó là giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ 2

(còn gọi là giai đoạn hậu thực dân) và khi Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa ở

Đông Âu (cũ) tan rã. Ở các giai đoạn này, do xuất hiện hàng loạt quốc gia độc lập

mới, yêu cầu xây dựng ý thức dân tộc càng được đề cao.

Trong các nước trên thế giới, nước Mỹ rất coi trọng ý thức dân tộc, bởi đây là

quốc gia của những người nhập cư. Với bối cảnh các nhóm cư dân ở hàng trăm nước

khác nhau, có nguồn gốc chủng tộc, tộc người và văn hóa khác nhau đến sinh sống,

nước Mỹ cần có sự thống nhất của công dân, trước hết là thống nhất về ý thức dân

tộc. Sự thống nhất này được thực hiện qua tư tưởng đồng hóa yêu nước (Patriotic

assimilation), hay còn gọi là Mỹ hóa (Americanization). Tư tưởng ấy phát triển rất

mạnh mẽ kể từ các tổng thống như George Washington, Alexander Hamilton, đến

Louis Brandeis và Barbara Jordan. Khi Luật Di cư năm 1965 ra đời, chủ nghĩa đa văn

hóa (Multiculturalism) mới có chiều lấn át tư tưởng Mỹ hóa. Song kể từ giữa thập kỷ

90 của thế kỷ XX đến nay, tư tưởng Mỹ hóa lại có xu hướng phục hồi (Fonte, 2015).

Trở lại với ý thức dân tộc của Mỹ kể từ những kỷ nguyên mới lập quốc. Fonte

(2015) cho biết, tổng thống Roosevelt từng tuyên bố: “Chúng ta chỉ có chỗ cho một lá

cờ, đó là lá cờ Mỹ,… Chúng ta chỉ có chỗ cho một ngôn ngữ, đó là tiếng Anh,…

Chúng ta chỉ có chỗ cho một lòng trung thành của tâm hồn, đó là trung thành với dân

tộc Mỹ”. Tổng thống Wilson, một người chống đối Roosevelt kịch liệt, song trong

việc đồng hóa yêu nước lại rất thống nhất với Roosevelt khi ông khẳng định: “Bạn

không thể cống hiến cho nước Mỹ trừ khi bạn hoàn toàn là người Mỹ. Bạn không thể

hoàn toàn là người Mỹ nếu bạn còn nghĩ mình thuộc về nhóm nào đó”. Quan điểm

này còn tác động đến nhiều thế hệ người nhập cư về sau. Trong một nghiên cứu liên

quan đến ý thức quốc gia của họ, có câu hỏi với các bậc bố mẹ là người nhập cư ở

Mỹ: “Ông/bà chọn ưu tiên nào sau đây: (1) Dạy con mình tự hào là người của đất

nước này, hiểu biết về quyền và trách nhiệm công dân; (2) Đề cao giá trị, bản sắc tộc

người của mình ?”. Kết quả: có 79% số người chọn ưu tiên thứ nhất, và có 18% chọn

ưu tiên thứ hai.

Page 6: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

6

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là với chế độ đa công dân (Plural/Dual

citizenship), ý thức dân tộc ở nước Mỹ cũng đứng trước những thách thức. Mỹ không

thể là vùng đất của một nhân dân, mà với nhiều nhân dân trong mối quan hệ xuyên

quốc gia. Có một nghiên cứu được thực hiện đối với 5.000 học sinh lớp 9 (khoảng 13

tuổi) là con của người nhập cư vào Mỹ khoảng giữa những năm 90. Sau 4 năm, có

50% học sinh gốc Mixico và Philippines thích tự xác định bản sắc của mình là người

Mexico hay người Philippines hơn là người Mexico - Mỹ, Philippines - Mỹ, hoặc Mỹ

lai. Như vậy, người nhập cư không phải là người Mỹ khi vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc về

nguồn gốc và đã “chiếm đoạt” ý thức dân tộc của người Mỹ. Cho dù người nhập cư

học tiếng Anh và hội nhập vào văn hóa Mỹ, song đó có phải là đồng hóa yêu nước

hay chỉ là vấn đề văn hóa đại chúng (Popular culture) ? Mặt khác, khi một người là đa

công dân, sẽ có quyền bầu cử ở hơn một quốc gia, tức cũng có lòng trung thành với

hơn một hiến pháp. Việc thực hiện đồng hóa yêu nước sẽ chỉ gây ra vấn đề chứ không

phải giải pháp. Trong bối cảnh hiện nay, rất khó thực hiện đồng hóa yêu nước như

trước đây. Bởi vậy, nhà sử học Mỹ George Bancroft cho rằng: “Nên khoan dung với

người có hai tổ quốc, như người đàn ông hai vợ; nên chịu đựng người có hai lòng

trung thành, như với tình trạng đa thê” (dẫn theo Fonte, 2015).

Tại nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,

việc xây dựng ý thức dân tộc cũng được coi trọng. Qua thực tế xây dựng cộng đồng

dân tộc ở 5 nước là Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan, Wang

(2005, pp. 125-126) cho biết có sự giống nhau ở các quốc gia, đó là đề cao tính thống

nhất - hạt nhân cơ bản của ý thức dân tộc. Ở Malaysia, xây dựng cộng đồng dân tộc

được xem như thỏa thuận lịch sử (Historic bargain) giữa các tộc người Malayu,

Chinese, Indian và những nhóm nhỏ khác; đồng thời, lòng trung thành với quốc gia -

dân tộc luôn được xem là một nguyên tắc. Với Singapore - quốc đảo mới được thành

lập năm 1965, để tăng cường tính thống nhất của dân tộc, các nhà lãnh đạo của quốc

gia này lại chủ trương: “Giải thích hiện tại, chú trọng tương lai và quên đi quá khứ”

(Lau, 2005, p. 224) (dẫn theo Vương Xuân Tình, 2018, tr. 784-817).

Kể từ sau khi giành được độc lập, ý thức dân tộc vẫn tiếp tục được nhiều quốc

gia ở Đông Nam Á đề cao trong quá trình xây dựng đất nước, đặc biệt trong giai đoạn

hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa. Chẳng hạn, Singapore đã

xây dựng chương trình giáo dục quốc gia, trong đó chú trọng giáo dục công dân với 4

mục tiêu chính: (1) Nuôi dưỡng ý thức, lòng tự hào và tự tôn là người Singapore; (2)

Hiểu được Singapore đã thành công như thế nào trong giải trừ xung đột để trở thành

dân tộc; (3) Hiểu được những thách thức, cản trở và tổn thương riêng khiến

Singapore không giống các quốc gia khác; (4) Truyền cảm những giá trị cơ bản trong

đời sống của người Singapore và tin tưởng vào sự thắng lợi, thành công, hạnh phúc

(Sim, 2005, pp. 58-73; Ryan, 2006). Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động để nâng cao ý

thức dân tộc cho công dân của nước này sinh sống ở nước ngoài qua Quỹ quốc tế

Page 7: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

Singapore (Singapore International Foundation), nhằm giúp họ kết nối với quốc gia

Singapore. Quỹ đó cung cấp xuất bản phẩm, băng đĩa, xây dựng kênh truyền hình, tạo

lập câu lạc bộ và hội đoàn để có được “Little Singapore” ở những nơi xa đất nước với

khoảng cách từ 5.000 km (Kong, 1999, pp. 563-589).

Tại Đông Âu, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, các nhà

nước độc lập mới đã tăng cường xây dựng ý thức dân tộc. Gizatova (2017, pp. 1368-

1379) dẫn một ý kiến của tác giả người Nga về ý thức dân tộc, đó là “Ý thức luyện

nên bản sắc để hướng tới tâm hồn của dân tộc, tức sự cao cả nhất của dân tộc. Ý thức

ràng buộc chúng ta, gắn chặt chúng ta với đời sống vật chất và phi vật chất của dân

tộc, thôi thúc chúng ta đồng cảm với dân tộc dù gian khó, bởi đấy là sự sống còn và

chúng ta vì sự sống còn ấy”.

Kuzminich (2006-2007, pp. 5-12) cho biết, năm 2006, ở Belarus đã diễn ra

cuộc thảo luận về vấn đề “Vị trí của ý thức dân tộc trong xây dựng công dân

Belarus”. Có ba câu hỏi liên quan: (1) Ý thức dân tộc là gì; (2) Các tư tưởng khác như

tôn giáo có thể tạo nên sự thống nhất của người Belarus hay không; (3) Ý thức dân

tộc có ảnh hưởng đến việc xây dựng hành động của cá nhân như thế nào và vị trí của

ý thức dân tộc trong xây dựng công dân ra sao ? Qua thảo luận, ngoài nêu quan niệm

về ý thức dân tộc (đã dẫn), các ý kiến thống nhất cho rằng, biên giới của cộng đồng

không phải là rào cản ý thức dân tộc, bởi ý thức đó dựa trên cơ sở giá trị của quốc gia

trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở giai đoạn hậu công nghiệp; và ý

thức dân tộc ảnh hưởng đến vị thế của công dân. Còn Gizatova (2017, pp. 1368-1379)

đã ghi nhận: sau khi Liên Xô tan rã, nhiều huyền thoại của tộc người được sử dụng

phù hợp với điều kiện hiện tại phục vụ xây dựng ý thức dân tộc. Đây là hệ quả của

khủng hoảng hậu Xô viết.

Ở Việt Nam, vấn đề ý thức dân tộc chưa được các học giả quan tâm. Trong

những thảo luận về vấn đề dân tộc, dường như các tác giả chỉ chuyên tâm kiến giải

thời điểm và việc hình thành dân tộc Việt Nam trên cơ sở các cứ liệu về lãnh thổ,

chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Có thể những cứ liệu về ý thức dân tộc khó bóc

tách từ các nguồn sử liệu, song đáng tiếc là ngay các công trình nghiên cứu đương

đại, đặc biệt dưới góc độ dân tộc học/nhân học, triết học, văn hóa học, xã hội học -

những ngành dễ điều tra, khảo sát về ý thức dân tộc cũng ít thực hiện. Gần đây, trong

nghiên cứu về mối quan hệ của tộc người với quốc gia - dân tộc, Vương Xuân Tình

đã cố gắng tìm hiểu ý thức quốc gia - dân tộc ở một số cộng đồng của các tộc người

tại ba vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, và Việt Nam - Campu

chia cùng một số nơi thuộc vùng nội biên, song ý thức đó lại được đặt trong vấn đề

văn hóa quốc gia. Tuy vậy, tác giả cũng bước đầu nêu nội hàm của ý thức quốc gia -

dân tộc đương đại. Theo đó, ý thức này được thể hiện qua tư tưởng, đạo đức và lối

sống của cộng đồng quốc gia - dân tộc. Tư tưởng, đạo đức và lối sống ấy phải qua

tiếp nhận các biểu tượng văn hóa, ký ức xã hội hay hành động tập thể của công dân,

Page 8: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

8

như việc tiếp nhận các biểu tượng quốc kỳ, quốc ca, lãnh tụ Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà

Nội, ngày quốc khánh 2/9, và qua việc ý thức các tộc người ở Việt Nam là anh em

một nhà [Vương Xuân Tình (Chủ biên), 2014, tr. 39-45; Vương Xuân Tình, 2017].

Vẫn trong hướng nghiên cứu về vùng biên giới của Việt Nam, các tác giả Bùi

Xuân Đính và Nguyễn Phương Thảo đã đề cập vai trò của người Việt trong xây dựng

ý thức quốc gia - dân tộc ở vùng này. Theo tác giả, ý thức quốc gia dân tộc là sự tự ý

thức của các tộc người về chủ quyền pháp lý của quốc gia - dân tộc mình. Với tiếp

cận dân tộc học - lịch sử, tác giả đã tìm hiểu vai trò của vương triều Lê, Nguyễn và

của Nhà nước Việt Nam hiện nay trong giữ gìn, bảo vệ vùng biên giới, nơi có cư dân

đa tộc người sinh sống, với quan hệ xuyên biên giới rất phức tạp. Tác giả khẳng định,

việc tăng cường ý thức quốc gia - dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng trong xây dựng

và bảo vệ đất nước (Bùi Xuân Đính, Nguyễn Phương Thảo, 2018, tr. 73-83).

Tóm lại, việc nghiên cứu về ý thức dân tộc ở Việt Nam còn rất hạn chế, trong

khi thực tiễn xây dựng ý thức dân tộc lại rất phong phú. Nếu chỉ kể trong lịch sử

đương đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn chú trọng vấn đề này và từng nêu

quan điểm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có

thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Ý thức dân tộc đặc biệt phát triển

trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chống bành trướng Trung

Quốc xâm lược. Đến nay, ý thức đó càng sâu sắc trong bảo vệ chủ quyền biển đảo

hay trong thể thao. Có nhiều hoạt động, như diễn ngôn của lãnh đạo, chính sách của

Đảng và Nhà nước, trong biên soạn các công trình về lịch sử, địa lý, giáo dục công

dân; trong văn học, nghệ thuật,... đã phản ánh sâu sắc ý thức dân tộc, song đáng tiếc

là việc nghiên cứu về ý thức dân tộc lại rất hạn chế.

3. Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)

Nhiều học giả trên thế giới đã bàn luận chủ nghĩa dân tộc và có người cho

rằng, đây chỉ là một dạng của ý thức dân tộc (Demulling, 2015, pp. 10-13). Về khái

niệm, theo Hechter (2000, p.7), chủ nghĩa dân tộc là hành động tập thể hướng đến

làm cho biên giới quốc gia trùng với sự thống nhất về quản trị của quốc gia đó. Còn

Calhoun (1997, pp. 11-12) cho rằng, chủ nghĩa dân tộc không phải học thuyết mà hơn

cả là cách trao đổi, suy nghĩ và hành động. Tác giả còn lưu ý, nếu chỉ coi chủ nghĩa

dân tộc là học thuyết hay nguyên tắc chính trị, sẽ bị giới hạn rất hẹp. Dưới góc nhìn

văn hóa, Smith (1991, p. 91) định nghĩa chủ nghĩa dân tộc là loại hình của văn hóa -

đó là tư tưởng, ngôn ngữ, huyền thoại, biểu tượng, ý thức - trong sự tương liên với

toàn cầu. Ý thức dân tộc và bản sắc dân tộc cần được xem là thúc đẩy chủ nghĩa dân

tộc cùng việc xây dựng nó; và các ý nghĩa, nghi lễ chính là những công trình của

những nhà dân tộc chủ nghĩa.

Theo Smith, chủ nghĩa dân tộc có thể biểu hiện qua 5 khía cạnh: (1) Quá trình

hình thành dân tộc hay quốc gia - dân tộc; (2) Ý thức tự giác thuộc về dân tộc, tình

Page 9: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

cảm và khát vọng cho sự an ninh, thịnh vượng; (3) Ngôn ngữ, biểu tượng của dân tộc

và vai trò của nó; (4) Tư tưởng, gồm học thuyết văn hóa dân tộc, ý chí dân tộc, và sắc

lệnh cho việc thực hiện khát vọng, ý chí của dân tộc; (5) Phong trào chính trị, xã hội

để thực hiện mục tiêu của dân tộc và hiện thực hóa ý chí của dân tộc (Smith, 1991,

pp. 70-79).

Trong bài viết “Chủ nghĩa dân tộc tốt hay xấu ?” (Are There Good and Bad

Nationalisms ?) Brown nhận xét, có nhiều ý kiến cho rằng chủ nghĩa dân tộc là sức

mạnh lớn của nền chính trị đương đại; tuy nhiên, người phản đối điều đó cũng không

ít. Sở dĩ có sự trái ngược này bởi nhiều khi chủ nghĩa dân tộc như kẻ chuyên quyền

không dung thứ và bạo hành, song thỉnh thoảng cũng khuyến khích tự do cá nhân

trong cộng đồng bình đẳng của cư dân. Cần hiểu điều ấy như biến số của khái niệm

cốt lõi, và có phải đó là sự phân đôi chức năng ? Chủ nghĩa dân tộc phải chăng luôn

mang hai bộ mặt, khiến người ta ngưỡng mộ mặt này, song lại kinh sợ mặt khác ?

(Brown (1999, pp. 281-302).

Về thời điểm ra đời, Calhoun (1993, pp. 211-239) đã tổng hợp được nhiều ý

kiến, như chủ nghĩa dân tộc chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ 17 khi người Anh chống lại

nền quân chủ; vào thế kỷ thứ 18 khi đội ngũ tinh hoa của thế giới mới chống lại chủ

nghĩa thực dân Bồ Đào Nha; vào năm 1789 với cuộc Cách mạng Pháp; hay vào cuộc

cách mạng Đức để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều cho rằng, chủ

nghĩa dân tộc đã trở nên phổ biến vào năm 1815, là hiện tượng của lịch sử hiện đại. Ở

đây, biên giới tộc người không thể cắt rời sự thống nhất về chính trị và chủ nghĩa dân

tộc liên quan đến khái niệm quốc gia - dân tộc (Nation - State).

Về cơ sở của chủ nghĩa dân tộc, theo Eriksen (2010, p. 121-122), có hai

khuynh hướng ý kiến. Khuynh hướng thứ nhất, với đại diện là Ernest Gellner, xác

định chủ nghĩa dân tộc khởi nguồn từ các nguyên tắc chính trị, có sự trùng khớp yếu

tố dân tộc và yếu tố chính trị. Chủ nghĩa dân tộc như tình cảm hay phong trào. Tình

cảm dân tộc là cảm giác thăng hoa khi hành động và phong trào dân tộc thường được

thúc đẩy bởi tình cảm như vậy. Khuynh hướng thứ hai, với đại diện là Anderson.

Trước hết, Anderson cho rằng dân tộc là cộng đồng chính trị tưởng tượng - tưởng

tượng với tính cố hữu, song ông lại khẳng định sự vững chắc của đặc trưng và tình

cảm dân tộc. Anderson còn giải thích tính dị thường của chủ nghĩa dân tộc và ông cho

rằng các nhà nước xã hội chủ nghĩa mang đặc trưng dân tộc chủ nghĩa. Eriksen đã

nhận xét về hai khuynh hướng này có điểm giống nhau khi đều xác định chủ nghĩa

dân tộc là cấu trúc tư tưởng có liên quan tới nhóm văn hóa và nhà nước.

Khi nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc, Beissinger (2009, pp. 331-347) nhận xét là

có những màu sắc khác nhau qua chủ nghĩa dân tộc Đức thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc

Arap thế kỷ 20, chủ nghĩa dân tộc mới xuất hiện trong phong trào chống thực dân của

thế giới thứ ba, và chủ nghĩa dân tộc ở Đông Á không chỉ gắn với chống đế chế mà

còn với nâng cao sức mạnh và dân chủ hóa nhà nước. Chủ nghĩa dân tộc cũng luôn

Page 10: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

10

đồng hành với vấn đề tộc người. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở

Đông Âu sụp đổ, nhiều nhà nước cộng sản đã chuyển sang chủ nghĩa dân tộc.

Về loại hình chủ nghĩa dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau và khi nhìn nhận,

các tác giả thường thao tác kiểu cấu trúc phân đôi.

Trước hết, có thể kể đến Smith (1991, pp. 82-83). Theo tác giả, có hai loại chủ

nghĩa dân tộc với các đặc điểm:

- Một là, chủ nghĩa dân tộc lãnh thổ (Territorial nationalism). Loại hình này

gồm hai diễn trình: a) Các phong trào tiền độc lập với quan niệm dân tộc là ý chí lãnh

thổ và công dân nhằm đánh đuổi sự cai trị của nước ngoài và thay thế bằng một quốc

gia dân tộc mới trên lãnh thổ của thực dân cũ, đó còn gọi là chủ nghĩa dân tộc chống

thực dân (Anti-colonial nationalism); b) Phong trào hậu độc lập với quan niệm về dân

tộc chủ yếu dựa trên cơ sở ý chí về lãnh thổ và công dân để xây dựng một cộng đồng

chính trị mới, thường có các tộc người khác nhau để cùng hướng đến xây dựng một

dân tộc lãnh thổ, thoát khỏi nhà nước thực dân, và đây còn gọi là chủ nghĩa dân tộc

hợp nhất (Integration nationalism).

- Hai là, chủ nghĩa dân tộc tộc người (Ethnic nationalism). Loại hình này cũng

gồm hai diễn trình: a) Phong trào tiền độc lập với quan niệm về ý chí tộc người dẫn

đến ly khai với tổ chức chính trị lớn hơn và thiết lập một dân tộc - tộc người (Ethno-

nation) chính trị, và đó còn gọi là chủ nghĩa dân tộc ly khai và chủ nghĩa dân tộc Do

Thái (Secession and Diaspora nationalisms); b) Phong trào hậu độc lập với quan niệm

dân tộc dựa trên ý chí tộc người hướng đến mở rộng với cả đồng tộc ở ngoài biên giới

dân tộc - tộc người hiện tại và cả đất đai nơi họ sinh sống, hoặc lớn hơn một dân tộc -

tộc người qua cộng đồng tộc người văn hóa tương tự như ở các dân tộc - tộc người,

và đây còn gọi là chủ nghĩa dân tộc đòi lãnh thổ (Irredentist nationalism).

Trong khi Brown (1999, pp. 281-302) cho rằng, có chủ nghĩa dân tộc văn hóa

(Cultural nationalism) và chủ dân tộc công dân (Civic nationalism). Chủ nghĩa dân

tộc văn hóa có mối liên hệ với chủ nghĩa độc đoán (Authoritarianism) bởi cùng tương

hợp các nội hàm như cơ bản hay loại trừ,… Tương tự, chủ nghĩa dân tộc công dân

thường gắn với tự do và đôi khi được diễn giải như chủ nghĩa dân tộc tự do (Liberal

nationalism), nhưng cũng gắn với các nội hàm chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, hai loại

chủ nghĩa dân tộc đó vẫn liên kết với nhau trong một quốc gia - dân tộc, phong trào

dân tộc, và việc phân biệt hai loại chủ nghĩa này nhằm thúc đẩy tự do cá nhân hay để

ngăn chặn nó. Brown còn cho biết, chủ nghĩa dân tộc văn hóa và chủ nghĩa dân tộc

công dân có những điểm khác biệt chủ yếu sau đây:

- Chủ nghĩa dân tộc văn hóa hướng đến ý thức cộng đồng, với việc chú trọng

niềm tin huyền thoại về một tổ tiên chung và trong hiện tại, huyền thoại đó vẫn có giá

trị đối với diện mạo, ngôn ngữ hoặc tôn giáo của dân tộc. Huyền thoại về tổ tiên

chung thường liên quan đến huyền thoại về nguồn gốc đất đai, di cư và lòng tự hào

Page 11: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

với các chứng tích vật chất, ngôn ngữ, tôn giáo hiện nay của tổ tiên để lại. Đó cũng là

cơ sở để đòi quyền lợi, tự xác định tính cộng đồng của dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc văn

hóa liên quan chặt chẽ với tộc người. Vì thế, chủ nghĩa này thường bị cho là gắn với

sự hẹp hòi.

- Chủ nghĩa dân tộc công dân cũng hướng đến ý thức cộng đồng, nhưng chú

trọng vào niềm tin cư trú trên đất đai quê hương chung, sống trong một nhà nước và

thể chế xã hội công dân của quê hương, có đặc điểm dân tộc, văn hóa công dân khác

biệt; và với mọi công dân, bất kể đa dạng về tổ tiên đều thống nhất trong vận mệnh

chung. Việc cam kết vận mệnh chung liên quan đến lòng trung thành đối với lãnh thổ

quê hương, tức gắn với bổn phận đạo đức. Văn hóa chung của chủ nghĩa dân tộc công

dân khiến các nhóm người hợp thành dân tộc.

Trong quá trình tạo lập dân tộc, chủ nghĩa dân tộc công dân hướng cái nhìn về

phía trước, trong khi chủ nghĩa dân tộc văn hóa lại thường ngoảnh về phía sau, tức

tầm nhìn đặt vào huyền thoại của quá khứ. Tuy nhiên, điều này có khi không hoàn

toàn rõ ràng. Có người còn phân chia sự khác biệt giữa hai loại hình dân tộc trong

quan điểm về gia đình và ngôn ngữ.

Ở chiều cạnh thanh lọc tộc người (Ethnic cleasing) trong quá trình xây dựng

quốc gia - dân tộc, Hechter (2000) lại chia thành hai loại hình là chủ nghĩa dân tộc

dung nạp (Inclusive nationalism), chủ nghĩa dân tộc loại trừ (Exclusive nationalism),

và tóm lại, chủ nghĩa dân tộc gắn liền với hai yếu tố cơ bản là tự ý thức về chính trị

và chủ quyền quốc gia.

Còn theo Eriksen (2010, pp. 140-144), cũng có hai loại chủ nghĩa dân tộc. Một

là, chủ nghĩa dân tộc tộc người (Ethnic nationalism). Chủ nghĩa này lấy tộc người làm

cơ sở, đặc biệt là tộc người chủ thể, từ đó dẫn đến đồng hóa; và với chủ nghĩa dân tộc

tộc người, biểu tượng nghi lễ có vai trò quan trọng. Hai là, chủ nghĩa dân tộc phi tộc

người (Non-ethnic nationalism). Chủ nghĩa này thường xuất hiện ở quốc gia đa dân

tộc, hay ở một xã hội đa văn hóa. Các quốc gia đó chú trọng xây dựng văn hóa quốc

gia và hệ thống giáo dục thống nhất. Đây là mẫu hình của các dân tộc hậu thực dân.

Ngoài cách phân loại theo chia đôi như đã dẫn, Hechter (2000, pp. 15-17, 20-

93) còn chia chủ nghĩa dân tộc thành 4 loại hình:

- Một là, chủ nghĩa dân tộc xây dựng nhà nước (State-building nationalism):

do nhà nước đồng hóa hoặc hội nhập sự khác biệt văn hóa của cư dân trong một lãnh

thổ. Chủ nghĩa này bắt đầu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20, điển hình là ở Pháp và Anh.

- Hai là, chủ nghĩa dân tộc ngoại biên (Peripheral nationalism): đòi xây dựng

chính thể riêng của các cư dân có sự khác biệt về văn hóa trong lãnh thổ quốc gia.

Điển hình là Quebec của Canada, Scotland của Anh.

- Ba là, chủ nghĩa dân tộc tái chiếm lãnh thổ (Irredentist nationalism): đòi lãnh

Page 12: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

12

thổ quốc gia từ phần lãnh thổ của nước láng giềng đã chiếm giữ, theo nguyên tắc

đồng dân tộc (Co-nationals). Điển hình là trường hợp người Đức Sudeten.

- Bốn là, chủ nghĩa dân tộc thống nhất (Unification nationalism): hợp nhất về

chính trị và đồng nhất về lãnh thổ văn hóa của quốc gia. Điển hình là trường hợp của

Đức và Italy vào thế kỷ 19.

Xem xét chủ nghĩa dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, Brown (2006) cho rằng,

việc xây dựng dân tộc gắn với giải thực dân. Có hai đặc điểm trong chủ nghĩa dân tộc

ở các quốc gia thuộc khu vực này. Một là, chiều kích tộc người trong chủ nghĩa dân

tộc. Theo đó, tộc người có vai trò quan trọng trong chủ nghĩa dân tộc ở các nước khu

vực Đông Nam Á. Hầu hết các nước đều có tộc người hạt nhân (Score ethnic group),

với vai trò tạo lập dân tộc. Tộc người hạt nhân gắn với vai trò văn hóa và cả sự đồng

hóa. Các tộc thiểu số thường có dân trí thấp kém hơn. Hai là, chiều kích công dân

trong chủ nghĩa dân tộc. Trong quá trình xây dựng dân tộc, các quốc gia cũng hướng

đến vấn đề công dân để thực hiện đoàn kết dân tộc (dẫn theo Vương Xuân Tình,

2018, tr. 784-817).

Sau cùng có thể nói, trung tâm của vấn đề chủ nghĩa dân tộc trên thế giới hiện

nay là ở Trung Quốc. Trong mấy thập kỷ qua, đã có hàng trăm nghiên cứu về lĩnh

vực này. Theo Darr (2011, p. 9), có ba nguyên nhân khiến nhiều người tập trung tìm

hiểu chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đó là: (1) Chủ nghĩa dân tộc thấm sâu vào thể

chế của Trung Quốc; (2) Chủ nghĩa dân tộc ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của

Trung Quốc; (3) Chủ nghĩa dân tộc là tư tưởng chính thống của nhà nước Trung Quốc

song hành với các luồng tư tưởng khác trên thế giới, bởi vậy, không chỉ liên quan đến

Trung Quốc mà còn đến hệ thống chính trị toàn cầu.

Trong những nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đáng lưu ý là

luận giải của Shen (2007, pp. 18-21) khi cho rằng, Trung Quốc có chiến lược xây

dựng chủ nghĩa dân tộc đa tầng, nhằm ứng phó với trật tự toàn cầu. Qua tổng hợp và

phân tích, Shen nhận thấy có các tầng sau: (1) Chủ nghĩa dân tộc ngoại giao

(Diplomatic nationalism), tức thủ lợi cho dân tộc mình trong bang giao với các nước;

(2) Chủ nghĩa dân tộc lãnh thổ (Territorial nationalism): thực hiện các biện pháp xâm

lăng để mở rộng bờ cõi; (3) Chủ nghĩa dân tộc kinh tế (Economic nationalism): xây

dựng các chính sách kinh tế phục vụ lợi ích của dân tộc, trong chủ nghĩa này còn ẩn

chứa chủ nghĩa dân tộc thâm hiểm (Malign nationalism), tức sẵn sàng gây hại kinh tế

cho dân tộc khác; (4) Chủ nghĩa dân tộc văn hóa (Cultural nationalism): truyền thống

văn hóa được đội ngũ tinh hoa hư cấu, phục vụ cho lợi ích chính trị; (5) Chủ nghĩa

dân tộc dân túy (Populist nationalism): tầng lớp tinh hoa mị dân để đạt mục đích

riêng. Còn Xu (2012, pp. 109-134) lại nhận xét rằng, sự phát triển chủ nghĩa dân tộc

ở Trung Quốc có mục đích chống phương Tây, bởi khác biệt về tư tưởng, hệ giá trị và

lợi ích.

Page 13: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

Ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, việc bàn về chủ nghĩa dân tộc thường chỉ

gắn với thời kỳ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, với độc lập dân tộc và giải phóng

đất nước. Lê Thị Lan (2009) cho rằng, ý thức dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam hình

thành sớm, từ thế kỷ III sau Công nguyên, gắn với việc truyền bá Nho giáo vào Việt

Nam. Tầng lớp tinh hoa theo Nho học có vai trò lớn trong xây chủ nghĩa dân tộc, với

ý thức về độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tự hào về nền văn hóa riêng, đoàn kết

dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Từ bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam có thể kế thừa

di sản tốt đẹp chủ nghĩa dân tộc truyền thống. Trong các cuộc kháng chiến chống

Pháp, chống Mỹ và chống bành trướng Trung Quốc xâm lược, Việt Nam đề cao chủ

nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc hầu

như không được thừa nhận trong diễn ngôn chính trị và học thuật của Việt Nam ở giai

đoạn này. Tuy nhiên, qua thảo luận của nhiều học giả trên thế giới lại cho thấy, chủ

nghĩa yêu nước (Patriotism) thực chất chỉ là một dạng thức hoặc đan kết với chủ

nghĩa dân tộc, bởi nói đến chủ nghĩa dân tộc, không thể không nói tới yêu nước (The

Nation, 1991)1.

Thời gian qua, cũng xuất hiện tranh luận có chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng

Hồ Chí Minh hay không. Dương Quốc Dũng (2011) kịch liệt phê phán quan điểm cho

rằng, Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin về giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với vấn đề giai cấp, tác giả cho

rằng luận điểm “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một luận

điệu có ý đồ chính trị rõ ràng, muốn “lập lờ đánh lận con đen”, muốn tách rời tư

tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tách rời độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, và thực chất là cổ suý cho quan điểm muốn nước ta từ

bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, Mạch

Quang Thắng (2018) lại khẳng định: “Có một chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí

Minh”. Bằng cứ liệu từ thực tiễn hoạt động cách mạng của Người, tác giả cho

rằng, “chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh theo là chủ nghĩa dân tộc chân chính”,

khác xa với chủ nghĩa dân tộc sô vanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đồng thời vẫn

gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Kết luận

Trình bày và luận giải nêu trên cho thấy, vấn đề về dân tộc, ý thức dân tộc và

chủ nghĩa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ, khó bóc tách. Vấn đề này được các học

giả của khoa học xã hội trên thế giới quan tâm sâu sắc, bởi có ảnh hưởng mạnh mẽ

đến sự phát triển của các quốc gia và mối quan hệ giữa các quốc gia. Điều gây tranh

luận cho đến nay chưa chấm dứt là thời điểm ra đời và bản chất, vai trò của dân tộc, ý

1 Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngày 11/11/2018,

được tổ chức ở Paris, thủ đô nước Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, chủ nghĩa

dân tộc là sự phản bội chủ nghĩa yêu nước. Về chủ nghĩa dân tộc được đề cập trong diễn văn này, có

lẽ ngụ ý của ông là hướng vào loại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa

dân tộc sô vanh.

Page 14: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

14

thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc. Theo đó, rõ ràng có sự khác biệt nhất định trong

các vấn đề có liên quan ở châu Âu và ngoài châu Âu, ở trước và sau bối cảnh toàn

cầu hóa. Một điểm không thể phủ nhận là đến hiện tại, vấn đề dân tộc vẫn tiếp tục

nóng bỏng, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc vẫn là động lực quan trọng trong xây

dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc - hình thái đặc biệt của ý thức

dân tộc, thường có tính hai mặt: tính tích cực khi đề cao yêu nước và tinh thần công

dân; tính tiêu cực nếu hẹp hòi, cực đoan, sô vanh. Thế giới từng chứng kiến, chủ

nghĩa phát xít có nguồn gốc từ sự tiêu cực đó.

Ở Việt Nam, vấn đề về dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã được

bàn thảo, song thiếu tính liên tục và chưa phản ánh tốt hiện thực đời sống liên quan.

Mặt khác, nước ta chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống. Sở dĩ thành tựu

nghiên cứu về vấn đề này chưa cao bởi các thảo luận ít gắn với học thuật quốc tế; bởi

không ít học giả quan niệm là vùng nhạy cảm nên né tránh; và còn bởi điều kiện

nghiên cứu hạn chế, nhất là nguồn tài liệu. Kết quả nghiên cứu về dân tộc, ý thức dân

tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng gặp phải một số vấn đề như của học thuật

thế giới: xuất hiện hai dòng quan điểm về thời gian dân tộc ra đời, hay về loại hình

của dân tộc và chủ nghĩa dân tộc. Đến nay, trước sự xoay chuyển mạnh mẽ của thế

giới dưới tác động của chủ nghĩa dân tộc, trước yêu cầu của xây dựng cộng đồng

quốc gia - dân tộc (Nation - State building), việc nghiên cứu vấn đề đã nêu chắc chắn

còn được nhiều học giả quan tâm và sẽ đạt những thành tựu mới.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

2. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Phương Thảo (2018), “Vai trò của người Việt trong xây

dựng ý thức quốc gia - dân tộc ở vùng biên giới nước ta”, trong Viện Dân tộc học

(2018), Một số vấn đề về dân tộc, tộc người ở vùng biên giới và liên xuyên biên

giới nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia năm 2017, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội, tr. 73-83.

3. Lê Thị Lan (2009), “Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam trong thời đại

toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, số 12.

4. Phan Huy Lê (1981): “Nhìn lại cuộc thảo luận vấn đề hình thành dân tộc Việt

Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1.

5. Chu Thái Sơn (1987), “Tăng cường yếu tố văn hoá quốc gia ở các vùng cao biên

giới phía Bắc”, trong Viện Dân tộc học (1987), Một số vấn đề kinh tế - xã hội các

tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 285-298.

Page 15: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

6. Mạch Quang Thắng (2018), “Có một chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh”, Tạp

chí Văn hóa Nghệ An, Chủ nhật, 20/5, http://www.vanhoanghean.com.vn/

chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/co-mot-chu-nghia-dan-

toc-cua-ho-chi-minh, truy cập ngày 10/11/2018.

7. Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2014), Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng

biên giới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Vương Xuân Tình (2017), Quan hệ tộc người với cộng đồng dân tộc - quốc gia ở

Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Báo

cáo đề tài cấp bộ, Thư viện Viện Dân tộc học.

9. Vương Xuân Tình (2018), “Về vấn đề tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc

ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay”, trong Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2018),

Các dân tộc ở Việt Nam, Tập 4, Quyển 2, Nhóm ngôn ngữ Hán và Mã Lai - Đa

Đảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 629-884.

10. Phạm Hồng Tung (2016), “Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử

Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S, tr. 77-89.

11. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học

Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

1. Anderson, Benedict (1983), Imagined Communities: Reflections on the Origin

and Spread of Nationalism, London, Verso.

2. Beissinger, Markr (2009), “Nationalism and the Collapse of Soviet

Communism”, Contemporary European History, Vol. 18, 3, Cambridge

University Press, pp. 331-347.

3. Brown, David (2006), Contending Nationalisms in Southeast Asia, Asia

Research Centre, Murdoch University, Working Paper.

4. Calhoun, Craig (1993), “Nationalism and Ethnicity”, Annual Review of

Sociology, Volume 19, 1993.

5. Calhoun, Craig (1997), Concepts in Social Thought Nationalism, University of

Minnesota Press.

6. Carson, Colonel J.A, (2003) Nation - Building, The American Way, US Army

College, Carlisle Barracks Pennsylvania 17013.

7. Darr, Benjamin Joseph (2011), Nationalism and State Legitimation in

Contemporary China, Thesis of doctor of philosophy degree in political science

in the Graduate College of The University of Iowa.

Page 16: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

16

8. Demulling, Katrina (2015),We are One: the Emergence and Development of

National Consciousness in Tanzania, Dissertation, Doctor of Philosophy, Boston

University.

9. Eriksen, Thomas H (2010), Ethnicity and Nationalism: Anthropological

Perspectives, Pluto Press.

10. Fonte, John (2015), To "Possess the National Consciousness of an American",

Center for Immigration Studies, in https://cis.org/Possess-National-

Consciousness-American-Louis-Brandeis-July-4-1915, truy cập ngày 6/11/2018.

11. Gizatova, G. K. et al (2017), “Myth in the Structure of National Consciousness”,

Journal of Fundamental and Applied Sciences, 9(7S), pp. 1368-1379.

12. Hastings, Adrian (1997), The Construction of Nationhood. Ethnicity, Religion

and Nationalism, Cambridge, Cambridge UP.

13. Hechter, Michael (2000), Containing Nationalism, Oxford University Press.

14. Hirschi, Caspar (2012), The Origins of Nationalism. An Alternative History from

Ancient Rome to Early Modern German to Early Modern Germany, Cambridge,

Cambridge UP.

15. Karrar, Hasan Haider (1997), National Consciousness and the Communist

Revolution in China 1921-1928, Thesis Master of Arts, Department of History

McGill University, Montreal.

16. Kong, Lily (1999), “Globalisation and Singaporean Transmigration: Re-

imagining and Negotiating National Identity”, Political Geography, Vol.18(5),

pp. 563-589.

17. Kuzminich, Ihar (2006-2007), “National Consciousness and Civic Education”,

Educator, pp. 5-12.

18. Lau, Albert (2005), “Nation Building in Singapore Story: Some Issues in the

Study of Contemporary Singapore History”, in Wang Gungwu (Ed), Nation

Building: Five Southeast Nation Histories, Institute of Southeast Asian Studies,

Singapore.

19. Redkina, Anna (2016), “Interdisciplinary Approach to Study of National

Consciousness Phenomenon”, International Letters of Social and Humanistic

Sciences, Vol. 69, pp 19-24.

20. Ryan, Mary E and Rossi, Tony (2006), “National Education as a ‘Civics’

Literacy in a Globalized World: The Challenges Facing Education in Singapore”,

Discourse: Studies in the Cultural Politics of Education, Vol. 27(2).

Page 17: V DÂN T C, Ý TH C DÂN T C VÀ CH C1 · Xô viết, các tác giả đã theo quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, xác định dân tộc có 4 đặc điểm cơ bản:

21. Shen, Simon (2007), Redefining Nationalism in Modern China: Sino-American

Relations and the Emergence of Chinese Public Opinion in the 21st Century,

Palgrave Macmillan.

22. Sim, Jasmine Boon-Yee and Murray Print (2005), “Citizenship Education and

Social Studies in Singapore: A National Agenda”, International Journal of

Citizenship and Teacher Education, Vol 1, No. 1, pp. 58-73.

23. Smith, Anthony (1986), The Ethnic Origins of Nations, Basil Blackwell.

24. The Nation (1991), What is Patriotism ? The Forum, July 15,

https://www.thenation. com/article/what-patriotism/, truy cập ngày 12/11/2018.

25. Xu, Guangqiu (2012), “Chinese Anti-Western Nationalism, 2000-2010”, Asian

and African Studies XVI, Vol. 2, pp. 109-134.

26. Wang, Gungwu (Ed) (2005): Nation Building: Five Southeast Nation Histories,

Institute of Southeast Asian Studies, Singapore.

27. Wimmer, A and Yuval Feinstein (2010), “The Rise of the Nation - State across

the World, 1816 - 2001”, Americal Sociological Review, 75(5).