49
1 UBND TNH ĐỒNG NAI SKHOA HC VÀ CÔNG NGH–––––––––––– CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc ––––––––––––––––––––––––––– S: 131 /BC-SKHCN Đồng Nai, ngày 17 tháng 7 năm 2017 BÁO CÁO Chun bni dung cho Hi nghgiao ban Khoa hc và Công nghvùng Đông Nam bnăm 2017 ______________________ Thc hin ni dung Văn bn s54/CPN-QLKH ngày 01/6/2017 ca Cc Công tác phía Nam, BKhoa hc và Công nghvvic chun bni dung cho Hi nghgiao ban KH&CN vùng Đông Nam Bnăm 2017; SKhoa hc và Công nghĐồng Nai báo cáo cung cp mt sni dung theo yêu cu như sau: I. Tóm tt tình hình kinh tế chính trca tnh: tc độ tăng trưởng kinh tế, các sn phm chlc (bao gm csn lượng): 1. Tóm tt tng quan vtnh Đồng Nai: a. Vtrí địa lý: Đồng Nai là tnh va nm khu vc Đông Nam B, va thuc vùng Kinh tế trng đim phía Nam; Din tích tnhiên 5.907,24km 2 , chiếm khong 1,8% din tích ca cnước và 19,43% din tích ca vùng Kinh tế trng đim phía Nam. Bao gm 11 đơn vhành chính trc thuc gm: Thành phBiên Hòa, thxã Long Khánh và các huyn: Vĩnh Cu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lc, Thng Nht, Long Thành, Nhơn Trch, Trng Bom, Cm M(Niên giám thng kê Đồng Nai năm 2017). Trong đó thành phBiên Hòa là trung tâm chính tr- kinh tế - văn hóa xã hi ca tnh. Ta độ địa lý: 10 o 31'17'' đến 11 o 34'49'' vĩ độ Bc và 106 o 41'45'' đến 107 o 34'50'' kinh độ Đông . . Đồng Nai tiếp giáp vi 5 tnh, thành ph: Phía Đông giáp tnh Bình Thun và phía Đông Bc giáp tnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp vi thành phHChí Minh và Tây Bc giáp tnh Bình Dương. Phía Nam giáp tnh Bà Ra - Vũng Tàu. Phía Bc giáp tnh Bình Phước. Tnh Đồng Nai nm trên các trc đường giao thông quan trng như: tuyến đường st Bc-Nam. Đường bQuc l1 - 1k, Quc l20 ni vi Tây Nguyên, Quc l51 và Quc l56 ni vi Bà Ra - Vũng Tàu; Tương lai, cng Hàng không quc tế Long Thành sđược xây dng; Đường thy có sông Đồng Nai, gn cng bin quc tế, sân bay quc tế Tân Sơn Nht đã to điu kin thun li cho Đồng Nai có li thế phát trin giao lưu thương vi cnước và quc tế. b. Dân s: Dân strung bình toàn tnh năm 2015 là 2.963.700 người; mt độ dân s480,5 người/km 2 ; trong đó, thành thlà 1.037.890 người, chiếm 35,02%; nông thôn là

BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

1

UBND TỈNH ĐỒNG NAI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

––––––––––––

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––––––

Số: 131 /BC-SKHCN

Đồng Nai, ngày 17 tháng 7 năm 2017

BÁO CÁO

Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Đông Nam bộ năm 2017

______________________

Thực hiện nội dung Văn bản số 54/CPN-QLKH ngày 01/6/2017 của Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đông Nam Bộ năm 2017;

Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai báo cáo cung cấp một số nội dung theo yêu cầu như sau:

I. Tóm tắt tình hình kinh tế chính trị của tỉnh: tốc độ tăng trưởng kinh tế, các sản phẩm chủ lực (bao gồm cả sản lượng):

1. Tóm tắt tổng quan về tỉnh Đồng Nai:

a. Vị trí địa lý:

Đồng Nai là tỉnh vừa nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, vừa thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, chiếm khoảng 1,8% diện tích của cả nước và 19,43% diện tích của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ (Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2017). Trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh.

Tọa độ địa lý: 10o31'17'' đến 11o34'49'' vĩ độ Bắc và 106o41'45'' đến 107o34'50'' kinh độ Đông..

Đồng Nai tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương. Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Tỉnh Đồng Nai nằm trên các trục đường giao thông quan trọng như: tuyến đường sắt Bắc-Nam. Đường bộ Quốc lộ 1 - 1k, Quốc lộ 20 nối với Tây Nguyên, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 56 nối với Bà Rịa - Vũng Tàu; Tương lai, cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng; Đường thủy có sông Đồng Nai, gần cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Nai có lợi thế phát triển giao lưu thương với cả nước và quốc tế.

b. Dân số:

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 2.963.700 người; mật độ dân số 480,5 người/km2; trong đó, thành thị là 1.037.890 người, chiếm 35,02%; nông thôn là

Page 2: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

2

1.925.810 người, chiếm 64,98% dân số (Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2017). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 còn dưới 1,1%, thuộc loại trung bình trong cả nước; nhưng tỷ lệ tăng dân số chung là 3,12% do thu hút lao động từ các tỉnh để phát triển kinh tế.

Toàn tỉnh có trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn; trong đó dân tộc Kinh, Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm,… chiếm đa số.

c. Điều kiện khí hậu, thời tiết:

Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc-Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Mùa mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,10C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 80- 100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có nơi có thể xuống đến 160- 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có nơi có thể lên đến 390C. Bức xạ tổng cộng 350 - 550 calo/cm2/ngày. Số ngày nắng dồi dào, tổng số giờ nắng trong năm trung bình có 2.203,9 giờ.

Chế độ mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 2.344,9mm, nhưng chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm 84-88% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 và tháng 9. Mùa khô lượng mưa thường chỉ chiếm 4% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là vào tháng 2.

Điều kiện khí hậu và thời tiết ở tỉnh có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng hoá sản phẩm. Hạn chế lớn nhất là về mùa khô lượng mưa ít, thường gây hạn và thiếu nước cho sản xuất. Điều kiện khí hậu và thời tiết tỉnh Đồng Nai rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

d. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+. Điểm mạnh:

- Đồng Nai có vị trí rất thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia và quốc tế. Cửa ngõ giao thương giữa các vùng kinh tế, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

- Nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị của Quốc gia, quốc tế. Đầu mối giao thương quốc tế của vùng và Quốc gia.

- Địa hình, đất đai phong phú đa dạng. Thuận lợi cho sản xuất và đầu tư xây dựng.

- Tài nguyên nước mặt, nước ngầm phong phú, là nguồn nước cung cấp cho các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và khu vực phía Nam.

- Tài nguyên rừng ở Đồng Nai khá phong phú và đa dạng, có đủ các hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Page 3: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

3

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là các loại khoáng sản phục vụ xây dựng, đáp ứng nhu cầu trước mắt của ngành công nghiệp địa phương.

+. Điểm yếu: Vùng dễ bị tổn thương về cảnh quan rừng, bảo vệ nguồn nước; Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng có trữ lượng thấp, không có giá trị xuất khẩu; Bị tác động biến đổi khí hậu dọc sông Đồng Nai và khu vực xung quanh các hồ.

2. Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế-chính trị-xã hội 5 năm 2011-2015:

Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Đồng Nai; Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh 5 năm (2011 - 2015) trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước và trong tỉnh có thuận lợi và khó khăn, thách thức như sau:

a. Thuận lợi:

- Tình hình chính trị được duy trì ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đã triển khai có hiệu quả các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách được quan tâm hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

- Quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới tiếp tục phát triển, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, giao thương hàng hóa, dịch vụ.

- Tại địa phương, tỉnh đã tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, tập trung thực hiện các đột phá kinh tế, quan tâm thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư đúng định hướng, khai thác có hiệu quả các lợi thế cạnh tranh, ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của quốc gia.

b. Khó khăn, thách thức:

- Tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động. Kinh tế thế giới suy giảm và quá trình phục hồi chậm. Giá xuất khẩu một số mặt hàng giảm, nhất là hàng nông sản.

- Kinh tế vĩ mô trong nước xảy ra lạm phát cao trong các năm 2011, 2012; Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; Thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp… đã gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, thách thức ứng phó với biến đổi khí hậu theo chiều hướng khắc nghiệt ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

c. Kết quả thực hiện phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015:

Kết quả thực hiện trong 5 năm qua, bên cạnh những thuận lợi về tình hình chính trị, kinh tế trong nước và trên địa bàn tỉnh ổn định; nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội được triển khai thực hiện kịp thời; quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới tiếp tục phát

Page 4: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

4

triển; song chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức đó là: tình hình thế giới có nhiều biến động, nhất là ở khu vực biển Đông; kinh tế thế giới suy giảm, quá trình phục hồi chậm; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhất là ở những năm đầu nhiệm kỳ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh, đạt được những thành tựu rất quan trọng và khá toàn diện.

Kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bước đầu đạt một số kết qủa khá; nền kinh tế đã vượt qua khó khăn và phát triển theo đúng định hướng. Chỉ số GRDP tăng bình quân mỗi năm 12%, cao hơn so mức tăng bình quân chung cả nước và một số địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nhẹ ngành công nghiệp - xây dựng và phát triển mạnh các ngành dịch vụ; GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.089 USD, tăng hơn 2 lần so năm 2010, vượt mục tiêu nghị quyết. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư các công trình trọng điểm, quan trọng, đầu tư cho nông thôn, hạ tầng đô thị đã mang lại hiệu quả đáng kể, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Hoạt động tài chính, tín dụng ổn định. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi đã được ngăn chặn và có bước phục hồi. Các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện một cách đồng bộ, tập trung đúng mức và đạt kết quả khá tích cực về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề lao động nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Công tác đền ơn đáp nghĩa được đặc biệt chú trọng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện sức khỏe nhân dân. Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có nhiều đổi mới; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng không ngừng được nâng cao. Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh tiếp tục đổi mới và đi vào chiều sâu. Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và phát huy; nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể ngày càng đổi mới thiết thực, hiệu quả. Công tác cải cách hành chính được thực hiện đồng bộ và có chuyển biến tích cực trên các mặt xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Hoạt động giáo dục - đào tạo có chuyển biến về chất lượng. Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đạt những kết quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Cải cách tư pháp được đẩy mạnh. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt được những kết quả nhất định trong việc ngăn chặn và xử lý tham nhũng.

Việc thực hiện các nhiệm vụ đột phá được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả khá. Các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật và chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ công chức. Phát triển khoa học công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn, tập trung ở các lĩnh vực cơ khí tự động hóa, điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ môi trường. Huy động nhiều nguồn vốn, đa

Page 5: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

5

dạng hóa hình thức đầu tư để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông kết nối vào các khu vực đô thị, khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, thúc đẩy giao thương hàng hóa. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao (dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ cảng, kho bãi, dịch vụ logistics, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục - đào tạo) và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Đạt kết quả ban đầu trong việc thu hút đầu tư các dự án công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ; đang triển khai đầu tư các khu công nghiệp công nghệ cao, khu chuyên ngành. Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, bảo vệ môi trường, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Đối chiếu các chỉ tiêu, mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh đề ra có 33/40 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt; thực hiện đạt mục tiêu Đồng Nai cơ bản là tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn đến năm 2020, trong đó tập trung vào việc tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của địa phương. Kết quả thực hiện Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 5 năm 2011-2015 tăng bình quân 12%/năm (theo giá năm 1994, phương pháp tính phổ biến thời gian qua), thấp hơn so với giai đoạn 5 năm 2006-2010 (tăng bình quân 13,5%/năm). Trong đó: ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 12,2%; ngành dịch vụ tăng bình quân 14,4%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5%. Mức tăng trưởng bình quân tuy thấp hơn giai đoạn trước nhưng vẫn đạt mức cao trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng đến kinh tế trong nước và trong tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011-2015 theo cách tính mới của Tổng cục Thống kê là 7,72%/năm, trong đó: ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 8,49%; ngành dịch vụ tăng bình quân 7,53%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,35%, thuế sản phẩm tăng bình quân 7,56%.

Quy mô GRDP theo giá thực tế năm 2015 dự kiến đạt gần 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD), tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Dự kiến GRDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2015 trên 68 triệu đồng, tương đương khoảng 3.100 USD, vượt mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 2.900-3.000 USD), tăng bình quân trên 11,3%/năm. Mặc dù tăng trưởng GRDP không đạt mục tiêu nhưng GRDP bình quân đầu người giá thực tế năm 2015 vượt mục tiêu Nghị quyết do trong điều kiện lạm phát tăng cao trong các năm 2011-2012 khi tính GRDP theo giá so sánh sẽ giảm thấp hơn GRDP giá thực tế; đồng thời do nhà nước thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế lạm phát nên tỷ giá hối đoái (USD/ tiền đồng Việt Nam) ổn định và thấp hơn dự báo.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giữ ổn định, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng lên, ngành nông lâm

Page 6: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

6

nghiệp và thủy sản giảm giảm dần; năm 2011 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- xây dựng chiếm 57,3%, dịch vụ chiếm 35,2%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%; năm 2012 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- xây dựng chiếm 57%, dịch vụ chiếm 36,2%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,8%; năm 2013 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- xây dựng chiếm 56,9%, dịch vụ chiếm 36,8%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,3%, năm 2014 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- xây dựng chiếm 56,9%, dịch vụ chiếm 37,1%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6%. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- xây dựng chiếm 56,7%, dịch vụ chiếm 37,7%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,6%, phù hợp so mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết: cơ cấu kinh tế năm 2015 công nghiệp- xây dựng chiếm 56%-57%; dịch vụ chiếm 38%-39%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5%-6%).

Các thành phần kinh tế trên địa bàn tiếp tục phát triển tốt. Kinh tế nhà nước được tổ chức tái cơ cấu lại hoạt động và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo ở những lĩnh vực quan trọng (sản xuất sắt thép, phân phối điện, bưu chính viễn thông...). Các doanh nghiệp dân doanh phát triển đa dạng và khá hiệu quả trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực sản xuất. Do đó, cơ cấu theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước trong GRDP (từ 19,9% năm 2010 xuống còn 15% năm 2015) và tăng tỷ trọng đóng góp trong GRDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (từ 37,9% năm 2010 lên 38,8% năm 2015), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn (từ 42,2% năm 2010 đến cuối năm 2015 là 46,2%).

Những thành tựu đạt được 5 năm qua có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là do Đảng bộ tỉnh triển khai tổ chức thực hiện tốt nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); phát huy dân chủ trong Đảng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trách nhiệm, có trọng tâm, trọng điểm, có chương trình, kế hoạch, phân công cụ thể của các cấp ủy trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội; sự năng động, xử lý có hiệu quả các vấn đề khó khăn vướng mắc phát sinh trong công tác điều hành của các cấp chính quyền; sự tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực, sáng tạo phấn đấu vượt bậc của toàn dân, cộng đồng các doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, nhất cán bộ chủ chốt các cấp được nâng lên đã góp phần to lớn cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh.

Tuy nhiên, kinh tế phát triển nhưng chưa thật sự vững chắc, một số chỉ tiêu (chỉ tiêu về tăng trưởng GRDP, kim ngạch xuất khẩu) chưa đạt mục tiêu nghị quyết Đại hội; tình hình sản xuất ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều khó khăn. Tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số khu vực còn xảy ra, đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu dân cư còn chậm. Kết quả đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu. Phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ du lịch còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa thật sự bền vững. Thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các nhân tố của nền kinh tế tri thức còn hạn chế. Trên lĩnh vực xã hội, kết quả đầu tư cho phát triển giáo dục và văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu và đang chịu nhiều áp lực trước tình

Page 7: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

7

hình tăng dân số cơ học. Phát triển nguồn nhân lực tuy đạt khá, nhưng vẫn thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao, giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi, công nhân lành nghề ở các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học. Một số vấn đề an sinh xã hội (nhà ở xã hội; hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, trẻ em, người khuyết tật...; thực hiện chính sách lao động việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp) chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, khiếu kiện đông người có lúc diễn biến phức tạp. Một số mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận chuyển biến chậm; kết quả thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh chưa đạt mục tiêu nghị quyết.

Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình lạm phát trong nước gia tăng ở đầu nhiệm kỳ, những diễn biến phức tạp tại biển Đông; vấn đề tăng dân số cơ học cao, thiếu các cơ chế chính sách đặc thù của Trung ương để hỗ trợ tạo động lực cho tỉnh phát triển. Về nguyên nhân chủ quan đó là: sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy và công tác điều hành tổ chức thực hiện của Nhà nước trên một số lĩnh vực chưa tập trung đúng mức; tinh thần trách nhiệm của một số đồng chí ủy viên ban chấp hành, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa cao; sự phối hợp giữa các ngành của tỉnh với địa phương trong xử lý một số vấn đề phát sinh liên quan chưa tốt; một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước chấp hành kỷ luật, kỷ cương không nghiêm trong thực thi công vụ, hạn chế về năng lực, chưa đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

3. Kết quả tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển các sản phẩm trọng điểm có lợi thế so sánh của địa phương:

Ðồng Nai đã ban hành Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2419/QÐ-UBND tỉnh Ðồng Nai ngày 26/9/2011.

Mục tiêu của chương trình đến năm 2015 như sau:

*.Về cây trồng chủ lực:

+ Cây công nghiệp: Đến năm 2015, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất theo hướng GAP.

+ Cây ăn trái:

- Năm 2011: Khảo sát đất trồng và nước tưới nhằm qui hoạch vùng sản xuất an toàn tập trung. Các địa phương xây dựng các dự án cụ thể. Hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình.

- Năm 2012: Hoàn thành khảo sát đất và nước, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất an toàn tập trung. Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 10% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.

- Năm 2013: Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 15% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.

- Năm 2014: Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 20% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.

Page 8: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

8

- Năm 2015: Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 25% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.

*.Về vật nuôi chủ lực:

Hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc:

Theo định hướng quy hoạch chăn nuôi đến 2015, tổng đàn heo trên địa bàn khoảng 1,8 triệu con (tăng khoảng 50% so với hiện tại). Để đảm bảo chất lượng đàn giống được ổn định và nâng cao, dự kiến đàn heo giống gốc sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm.

- Năm 2011: Nuôi giữ 1.265 con heo và 2.000 con gà.

- Năm 2012: Nuôi giữ 1.430 con heo và 2.000 con gà.

- Năm 2013: Nuôi giữ 1.595 con heo và 2.000 con gà.

- Năm 2014: Nuôi giữ 1.765 con heo và 2.000 con gà.

- Năm 2015: Nuôi giữ 1.875 con heo và 2.000 con gà.

*.Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực năm 2016 (Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2017):

+ Cây công nghiệp (phục vụ chế biến): Cao su: 38.444 tấn; Mía: 659.640 tấn; Bông sợi (không có số liệu); Cà phê nhân: 32.733 tấn; Tiêu: 24.456 tấn; Điều: 45.676 tấn; Thuốc lá: 1.838 tấn; Cây có hạt chứa dầu: 2.708 tấn;...

+ Cây lương thực: Lúa cả năm: 331,48 nghìn tấn; Cây lương thực có hạt: 700,49 nghìn tấn; Bắp: 369,01 nghìn tấn; Khoai lang: 4,57 nghìn tấn; Khoai mì: 399,74 nghìn tấn; rau đậu các loại: 220.336 tấn;...

+ Cây ăn trái: Sầu riêng: 34.394 tấn; Chôm chôm: 153.392 tấn; Xoài: 95.058 tấn; Cam, quýt: 30.153 tấn; Chuối: 104.701 tấn; Bưởi (không có số liệu);...

+ Vật nuôi chủ lực: Thịt trâu hơi xuất chuồng: 243 tấn; Thịt bò hơi xuất chuồng: 5.877,2 tấn; Thịt heo hơi xuất chuồng: 231.936 tấn; Gia cầm (không có số liệu);...

*.Về xây dựng thương hiệu:

Đến năm 2015: Xây dựng được 17 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; trong đó có 03 thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

STT Tên sản phẩm Địa chỉ

1 Xoài Xuân Hưng Xuân Lộc

2 Xoài La Ngà Định Quán

3 Bưởi Tân Triều Vĩnh Cửu

4 Chôm chôm Xuân Định Xuân Lộc

5 Rau Trảng Dài Biên Hòa

6 Rau Trường An Xuân Lộc

7 Rau Gia Tân Thống Nhất

8 Rau Tân Tiến Xuân Lộc

Page 9: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

9

9 Sầu riêng Long Khánh Long Khánh

10 Mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ Cẩm Mỹ

11 Chuối Thanh Bình Trảng Bom

12 Tiêu Xuân Lộc Xuân Lộc

13 Tiêu Thanh Bình Trảng Bom

14 Heo Phú Sơn Trảng Bom

15 Điều Donafoods Biên Hòa

16 Cá rô Tân Hạnh Biên Hòa

17 Công ty CP Súc sản Đồng Nai Biên Hòa

II. Kết quả thực hiện các đề tài/dự án thuộc nhiệm vụ KH&CN được thực hiện trong 5 năm qua (2011-2016):

1. Hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng: Giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, hoạt động quản lý, nghiên cứu triển khai và

ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tập trung đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ để giải quyết, bảo đảm mang lại hiệu quả thiết thực các chương trình khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển đồng bộ khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ và các hướng công nghệ ưu tiên phù hợp với Đồng Nai: công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường; Xây dựng những đề tài nghiên cứu sâu hơn về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, dân tộc, tôn giáo nhằm xác lập những luận cứ khoa học, thực tiễn cho những quyết định, chủ trương của lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền địa phương.

Kết quả: Bên cạnh tổ chức triển khai 05 dự án cấp Bộ thuộc Chương trình phát triển nông thôn miền núi trên địa bàn các huyện của tỉnh (đã tổng kết-nghiệm thu và chuyển giao 05 dự án); Hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng của tỉnh cũng đã đặt hàng và ký kết hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ 96 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh; Tổng kết-nghiệm thu và chuyển giao ứng dụng vào thực tế sản xuất đời sống 85 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và các hướng công nghệ ưu tiên phù hợp với Đồng Nai như: công nghệ thông tin-truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường,...xây dựng những đề tài nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo... nhằm xác lập những luận cứ khoa học, thực tiễn cho những quyết định, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền.

Đặt hàng và ký kết hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ 134 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp huyện, cấp ngành theo cơ chế hỗ trợ kinh phí 50/50 và 70/30, trong đó đã tổng kết-nghiệm thu và đưa vào áp dụng thực tế đời sống sản xuất 113 đề tài, dự án cấp huyện, cấp ngành.

2. Hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng tác động đến phát triển KT-XH tỉnh:

Kết quả hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ của các đề tài, dự án cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở đã có bước phát triển mạnh; Hoạt động đã hướng về cơ sở, nhất là vùng nông nghiệp, nông dân và nông thôn và

Page 10: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

10

phục vụ cho sự phát triển KT-XH địa phương từ tỉnh đến cơ sở; Hoạt động đã đóng góp ngày càng rỏ nét vào việc nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hoá chủ yếu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể như sau:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bên cạnh 05 dự án cấp Bộ thuộc Chương trình nông thôn miền núi được triển khai trên địa bàn các huyện ở lĩnh vực này và Tổng kết-nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tiển 02 đề tài, dự án. Hoạt động KH&CN cũng đã triển khai mới 46 đề tài, dự án cấp tỉnh và 21 đề tài, dự án cấp huyện; Tổng kết-nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tiển 36 đề tài, dự án cấp tỉnh và 07 đề tài, dự án cấp huyện.

Kết quả các đề tài, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra được nhiều nhân tố mới tích cực, tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ các loài động, thực vật có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế. góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ: Đã triển khai 10 đề tài, dự án cấp tỉnh; Tổng kết-nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tiển 06 đề tài, dự án cấp tỉnh và 01 đề tài cấp huyện.

Kết quả các đề tài, dự án trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ phục vụ cho công tác chọn lọc công nghệ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện tỉnh nhà, nhất là công nghệ chế biến, điều tra tình hình công nghệ của địa phương, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, phục vụ thiết thực cho phát triển ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh, phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vùa và nhỏ.

Đồng Nai đã thúc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, cải tiến công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Hình thành lực lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trung tâm đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sáng tạo và khai thác công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đồng Nai cũng đã tập trung đầu tư cho Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: thực hiện kiểm toán năng lượng cho 05 doanh nghiệp và triển khai chương trình “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn huyện Thống Nhất.

+ Trong lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin: Triển khai 06 đề tài, dự án cấp tỉnh và 37 đề tài cấp huyện; Triển khai và nhân rộng 148 Điểm thông tin KH&CN tại các xã, phường trong tỉnh và triển khai các chương trình công nghệ thông tin từ TW xuống địa phương; Tổng kết-nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tiển 07 đề tài, dự án cấp tỉnh và 27 đề tài, dự án cấp huyện.

Kết quả đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đưa công nghệ thông tin về vùng nông thôn, phục vụ kiến thức người dân và góp phần phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ở cơ sở.

Mạng TSLCD đã kết nối đến tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh, các phòng, ban chuyên môn cấp huyện; hạ tầng đường truyền kết nối hiện nay đảm bảo tốt để triển khai các hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với chính phủ, giữa các sở, ban, ngành với các Bộ, ngành Trung ương và giữa cấp tỉnh với cấp huyện, phục vụ công

Page 11: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

11

tác chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước; tỷ lệ hộ gia đình có máy tính và truy cập bang thông rộng đạt 33,12%.

Tập trung phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên phát triển mạng truy nhập hữu tuyến. Mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ mới nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân ở mọi lúc, mọi nơi.

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao trong việc thiết lập mạng lưới, cung cấp dịch vụ và sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông, đặc biệt là thiết bị di động, thiết bị thu xem truyền hình số nhằm giảm giá thành, phổ cập nhanh các dịch vụ viễn thông đến người dân và chất lượng tốt và giá cước hợp lý.

Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa Viện nghiên cứu, Nhà trường và Doanh nghiệp Viễn thông nhằm áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và thực tiễn.

Xây dựng các chương trình khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất, trong hoạt động quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh. Xây dựng các chương trình khuyến khích các tầng lớp nhân dân tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ lao động, sản xuất.

Đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất sản phẩm thương hiệu Việt Nam. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng xác thực điện tử trong giao dịch điện tử; phát triển Chính phủ điện tử thế hệ mới; đẩy mạnh triển khai các dịch vụ trực tuyến.

Khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu các sản phẩm công nghệ thông tin, lựa chọn các giải pháp, sản phẩm chất lượng cao, có tính thực tiễn để nhân rộng ứng dụng. Huy động các nguồn lực nghiên cứu sáng tạo, các đề tài khoa học về công nghệ thông tin, chuyển giao công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông trong tỉnh, có hiệu quả thiết thực phục vụ cộng đồng.

Áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông. Đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo và phát triển, mua hoặc chuyển giao công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu của các tổ chức, doanh nghiệp Đồng Nai có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu như các thiết bị thông minh, các phần mềm nhúng, các thiết bị tiết kiệm điện.

Nghiên cứu có cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho các doanh nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tham gia nghiên cứu và phát triển, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. Sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu thị trường ở Việt Nam.

Đồng Nai phát huy thế mạnh về Công nghệ thông tin, ngoài các phần mềm I-Office, đã phát triển phần mềm một cửa điện tử phục vụ cải cách hành và phần mềm E-school cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn các huyện trong tỉnh.

Đồng Nai cũng tiếp tục đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính. Bộ phận một cửa điện tử hiện đại trực thuộc Phòng Pháp chế thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là mô hình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong

Page 12: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

12

việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ Đồng Nai.

+ Trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng phát triển kinh tế, xã hội - nhân văn: Đã triển khai 18 đề tài, dự án cấp tỉnh và 23 đề tài, dự án cấp huyện, ngành; Tổng kết-nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tiển 18 đề tài, dự án cấp tỉnh và 19 đề tài, dự án cấp huyện.

Kết quả đã góp phần bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hóa - lịch sử, truyền thống cách mạng của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa và Đồng Nai ngày nay, giới thiệu với đồng bào các tỉnh bạn và nhân dân thế giới về mảnh đất và con người Đồng Nai kiên cường bất khuất, là đối tác tin cậy trong quá trình hội nhập đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho tỉnh, các huyện và thành phố Biên Hòa để xây dựng các chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện.

+ Trong lĩnh vực Y tế-Chăm sóc sức khỏe và Giáo dục-Đào tạo: Triển khai 04 đề tài, dự án cấp tỉnh và 50 đề tài, dự án cấp huyện, ngành; Tổng

kết, ứng dụng 11 đề tài, dự án cấp tỉnh và 56 đề tài, dự án cấp huyện ngành. Kết quả các đề tài trong lĩnh vực này tập trung nghiên cứu những phương pháp

điều trị mới, giảm đau và đỡ tốn kém chi phí điều trị cho bệnh nhân. + Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên-môi trường: Triển khai 12 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp

tỉnh và 03 đề tài, dự án cấp huyện, ngành; Tổng kết, ứng dụng 07 đề tài, dự án cấp tỉnh và 03 đề tài cấp huyện, ngành.

Kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này đã cung cấp các cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, kế hoạch và hoạch định chính sách trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về công tác quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và các giải pháp ngăn ngừa, khống chế ô nhiễm, cải thiện và bảo vệ môi trường.

III. Kết quả triển khai các chương trình/hoạt động KH&CN: về xử lý ô nhiễm môi trường, về chống sạt lỡ,… và những hoạt động về quản lý KH&CN nổi bật giai đoạn 2011-2016 (số liệu cụ thể):

1. Kết quả triển khai Chương trình bảo vệ tài nguyên và môi trường:

Bên cạnh các kết quả đã đạt được về triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; Đồng Nai cũng đã triển khai và ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp khai khoáng và xử lý môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Công tác xử lý môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường:

+. Đối với nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất được cơ sở sản xuất thu gom về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của cơ sở trước khi đấu nối, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Công nghệ xử lý nước thải cục bộ của cơ sở và của KCN chủ yếu xử lý hóa lý sơ bộ, sau đó xử lý sinh học, lắng, lọc, đối với nước thải có thành phần, tính chất phức tạp bổ sung quá trình xử lý oxy hóa bậc cao, sau đó khử trùng và xả thải vào nguồn tiếp nhận.

+. Đối với khí thải phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu được thu gom, xử lý sơ bộ bằng cyclon lắng bụi, sau đó bổ sung quá trình xử lý bằng hấp thụ (bằng nước hoặc dung dịch xút, nước vôi trong) trước khi xả thải ra môi trường. Đối với khí

Page 13: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

13

thải là hơi dung môi, hóa chất được thu gom, xử lý phương pháp hấp thụ (than hoạt tính hoặc bằng điện).

+. Đối với chất thải rắn, hiện nay chủ yếu được xử lý bằng phương pháp phân loại, tái chế, sản xuất phân compost và chôn lấp hợp vệ sinh, các lò đốt chủ yếu để xử lý chất thải nguy hại. Năm 2012, tại khu xử lý Túc Trưng do Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Đa Lộc làm chủ đầu tư đã đầu tư lò đốt chất thải sinh hoạt bằng lò đốt 01 cấp (02 buồng cháy), hạn chế chôn lấp chất thải sinh hoạt tiết kiệm diện tích đất.

- Thẩm định, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để thu hồi được năng lượng (phát diện), sản phẩm có ích (phân bón), cũng như giảm diện tích chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất. Ðối với chất thải rắn y tế áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường như khử khuẩn các chất thải lây nhiễm. Ðối với việc xử lý chất thải nguy hại xử lý tập trung quy mô lớn, có thu hồi nãng lượng.

- Ðầu tư phát triển công nghệ quan trắc môi trường theo hướng tự động, liên tục; chủ động phát hiện, ngãn chặn và xử lý các tình huống gây ô nhiễm:

- Hoàn thiện mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực quan trắc, nắm chắc diễn biến môi trường để có biện pháp xử lý ô nhiễm. Phối hợp với các địa phương trong lưu vực sông Ðồng Nai triển khai thực hiện đề án bảo vệ.

2. Kết quả triển khai các Chương trình, hoạt động về quản lý KH&CN nổi bật:

2.1. Kết quả triển khai và thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020

Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; trong đó đã cụ thể hóa đưa vào Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai với 29 chỉ tiêu và 26 nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đến năm 2015 và đến năm 2020.

UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Văn bản số 1850/UBND-CNN ngày 10/3/2014 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai.

Kết quả thực hiện 29 chỉ tiêu phát triển khoa học và công nghệ theo Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW đến năm 2015 như sau:

- Có 10 chỉ tiêu thực hiện vượt kế hoạch đề ra đến năm 2015.

- Có 07 chỉ tiêu thực hiện đạt kế hoạch đề ra đến năm 2015.

- Có 09 chỉ tiêu thực hiện chưa đạt kế hoạch đề ra đến năm 2015.

- Có 02 chỉ tiêu đã hoàn thành kết quả điều tra và đang tổng hợp, xử lý kết quả điều tra để đánh giá và 01 chỉ tiêu đang thực hiện công tác điều tra trong năm

Page 14: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

14

2017 (kết hợp với cuộc Tổng điều tra kinh tế, hành chính sự nghiệp Quốc gia trong năm 2017).

Đẩy mạnh tổ chức triển khai 26 nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ theo Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; trong đó đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã tổ chức công bố, phổ biến, triển khai trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ của địa phương trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 46/NQ-CP đến năm 2020 và đến năm 2030.

Giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành 13 văn bản Quy phạm pháp luật về KH&CN và 15 văn bản pháp lý liên quan về KH&CN để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 11/11/2012 “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

UBND tỉnh đã có chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các ngành liên quan hoàn thành, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về Quy định chính sách sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN tại địa phương trong năm 2017.

2.2. Kết quả triển khai và thực hiện đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ:

a. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ:

Công tác quản lý nhà nước về KH&CN theo Luật KH&CN đã được đổi mới một cách tích cực và kịp thời theo tiến độ đổi mới của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ; từng bước tách hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp về KH&CN, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng sự nghiệp.

- Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển KH&CN: Xác định việc phát huy và phát triển KH&CN là một nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của cấp ủy, chính quyền; của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN đã đưa vào tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu, của cấp ủy Đảng và chính quyền hàng năm.

- Đổi mới công tác quản lý hoạt động KH&CN theo hướng triệt để xóa bỏ cơ chế xin cho. Quy trình đăng ký, xét duyệt, tuyển chọn, phê duyệt và giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quy trình tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu KH&CN được thực hiện theo quy định của Bộ KH&CN và các Quy trình

Page 15: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

15

quản lý của tỉnh đã ban hành. Phát huy cao hơn vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức KH&CN thông qua việc mời lãnh đạo của các ban, ngành, các tổ chức KH&CN liên quan làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn KH&CN trong việc xác định danh mục đề tài, dự án; xác định cụ thể đơn vị tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sau khi đề tài, dự án được tổng kết - nghiệm thu, kết thúc.

- Phát huy mô hình Hội đồng Tư vấn xét duyệt thuyết minh, giám định, tổng kết đề tài/dự án theo mô hình 3.3, gồm các nhà khoa học ở Đồng Nai và 02 Trung tâm khoa học lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (3 thành viên ở Đồng Nai, 3 thành viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 thành viên tại Hà Nội), góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu của đề tài, dự án KH&CN.

- Mô hình đưa cán bộ Sở KH&CN về làm việc tại huyện và áp dụng cơ chế hỗ trợ 70/30 đối với các đề tài thuộc ngành y tế, giáo dục, lực lượng vũ trang và 50/50 đối với các ngành khác và địa phương, đã mang lại kết quả rất khả quan. Các huyện và các ngành đã quan tâm hơn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KH&CN, các đề tài sát với nhu cầu cấp cơ sở được triển khai nhiều hơn so với các năm trước. Tiếp tục xây dựng mô hình tổ chức hoạt động và quản lý Nhà nước về KH&CN cấp huyện, thị xã, Thành phố Biên Hòa và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng huy động thêm nguồn lực bổ sung vào nguồn lực của tỉnh. Xây dựng Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học thành mô hình liên kết giữa KH&CN với đào tạo, sản xuất, kinh doanh, hướng đến mô hình dạy nghề công nghệ cao cho nông dân.

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế so sánh tương đối của vùng và đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định, nhất là trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Những vấn đề thực tiễn bức xúc về KH&CN được đặt ra từ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển Khoa học và Công nghệ đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng cũng như nghiên cứu và triển khai trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2006, nhiệm vụ KH&CN ở Đồng Nai đã được đổi mới hoàn toàn theo hướng xóa bỏ cơ chế xin cho, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp; thu hút nguồn nhân lực KH&CN ngoài tỉnh; thiết lập tốt cơ chế liên kết giữa 4 nhà: (nhà khoa học - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp - nhà nông) và có nhiều hoạt động tạo hiệu ứng xã hội để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo chiều sâu và chiều rộng, góp phần phát huy hiệu quả thực thi các Chương trình KH&CN của tỉnh.

Căn cứ vào các Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ về quản lý và tổ chức hoạt động KH&CN, Đồng Nai đã vận dụng bổ sung thêm những nội dung đặc thù, phát huy hiệu quả cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN ở Đồng Nai: Đổi mới quy trình lựa chọn đề tài/dự án khoa học công nghệ.

Việc xác định nhiệm vụ KH&CN hàng năm đã áp dụng cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên để vừa nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, vừa bảo đảm tính thống nhất thực hiện định hướng phát triển KH&CN của ngành. Những cuộc hội thảo xác định nhu cầu KH&CN của khách hàng được tổ chức vào những tháng đầu năm cùng với sự tham dự của đầy đủ các bên liên quan: các tổ chức đào tạo, nghiên cứu; các ngành, doanh nghiệp và địa phương. Công tác xác định nhiệm vụ KH&CN

Page 16: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

16

theo cách tiếp cận nêu trên đã nâng cao được tỷ lệ đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao, tránh được những đề tài kém hiệu quả và không có địa chỉ ứng dụng rõ ràng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN được quy trình hóa thành 3 bước: Bước 1, thông qua “Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN”; bước 2: thông qua “Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề cương”, và bước 3: thông qua “Hội đồng KH&CN tỉnh” tham mưu trình UBND tỉnh ra quyết định cho phép thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong kỳ kế hoạch. Thành phần từng hội đồng KH&CN được cơ cấu với các thành viên khác nhau, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, vừa phù hợp với yêu cầu chuyên môn sâu của từng đối tượng nghiên cứu, vừa phù hợp với nhu cầu ứng dụng của từng ngành, từng địa phương. Đồng thời, thành phần các hội đồng khoah học còn đảm bảo nguyên tắc thu hút đóng góp tri thức của những nhà khoa học, chuyên gia của địa phương, vùng và cả nước.

Đổi mới công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN nhằm tăng dần các nhiệm vụ KH&CN có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu KH&CN bức xúc của các ngành, các địa phương trên địa bàn, có nhiều khả năng nhân rộng và kết quả nghiên cứu được chuyển giao nhanh, có hiệu quả vào sản xuất và đời sống. Mặt khác, cơ chế kiểm tra, kiểm sóat và thông tin, truyền thông về KH&CN cũng được tăng cường nhằm bảo đảo tính khả thi cao đối với các hoạt động chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Hoạt động quản lý Nhà nước về công nghệ cũng dần đi vào nề nếp, nhằm định hướng và hạn chế công nghệ lạc hậu khi đầu tư vào tỉnh; hiện tại công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh được chú trọng, đã khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và nhập khẩu các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt từ năm 2006 đến nay đã có nhiều dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao được đầu tư và đi vào sản xuất, nhất là trong các khu công nghiệp. Bước đầu Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

b. Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN và huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN:

+ Tình hình đầu tư NSNN của địa phương cho KH&CN: Giai đoạn 2011-2015 kinh phí đầu tư từ NSNN cho hoạt động khoa học và công

nghệ của Đồng Nai được tăng dần qua các năm, bình quân hàng năm tăng 30,47%. Trong đó:

+ Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ tăng bình quân hàng năm 23,07%. + Kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ tăng hàng năm 45,15%. - Kinh phí Sự nghiệp khoa học công nghệ được UBND tỉnh cân đối luôn

cao hơn kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ được UBND tỉnh cân đối là 426.836 triệu tăng so với thông báo của Bộ là 34,96%.

- Kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ bố trí cho Sở Khoa học và Công nghệ 323.057 triệu so với tổng kinh phí đầu tư chiếm tỷ trọng 66,60% trong 5 năm, bố trí cho các ngành khác 33,4%. Tuy nhiên cơ cấu này tăng dần cho Sở Khoa học và Công nghệ: Năm 2011 cơ cấu này là 30,2%/69,8% và năm 2015 là 98,8%/1,2%.

Nếu như trước đó giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ kinh phí bình quân cho hoạt động sự nghiệp KH&CN chiếm 58,66%; còn lại 41,34% dành cho hoạt động đầu tư phát

Page 17: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

17

triển. Thì sang giai đoạn 2011-2015, cơ cấu này thay đổi theo hướng tăng kinh phí đầu tư phát triển: tỷ lệ kinh phí bình quân cho hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ 56,92% và dành cho hoạt động đầu tư phát triển 43,08%. Riêng trong năm 2015 cơ cấu này là: 47,4% /52,6%.

Cơ cấu kinh phí này nếu không bị ảnh hưởng do thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ trong 2 năm 2011 và 2012 không được bố trí cho công trình khởi công mới thì tỷ trọng kinh phí dành cho đầu tư phát triển còn cao hơn. Năm 2013 và 2014, hoạt động KH&CN địa phương tập trung chuẩn bị các dự án đầu tư phát triển KH&CN nên từ năm 2015 chủ động đáp ứng điều kiện dự án đầu tư được phê duyệt trước 30/10 hàng năm mới được cân đối vốn cho năm sau . Do đó, tỷ lệ này trong năm 2015 thay đổi như trên.

Trong thời gian tới cơ cấu nầy sẽ tiếp tục duy trì theo xu hướng tỷ lệ kinh phí dành cho hoạt động đầu tư phát triển sẽ cao hơn kinh phí dành cho hoạt động sự nghiệp KH&CN vì hoạt động KH&CN Đồng Nai đã chuẩn bị cho các dự án đầu tư phát triển KH&CN đến sau năm 2020 với tổng mức vốn đầu tư 2.222,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, đầu tư NSNN cho KH&CN của địa phương tuy đã được tỉnh bố trí luôn cao hơn mức thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ; Song vẫn chưa đảm bảo đạt 2% tổng chi ngân sách theo tinh thần của Luật Khoa học và Công nghệ và Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 đã đề ra.

Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước địa phương cho KH&CN giai đoạn 2011-2015 chỉ chiếm trung bình 0,69% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Riêng năm 2016 kết quả đầu tư và thực hiện ngân sách nhà nước địa phương cho KH&CN có tăng lên chiếm 1,41% so với tổng chi ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, mức đầu tư này so với các tỉnh trong cả nước và một số tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy có cao, song đối với một tỉnh phát triển công nghiệp như Đồng Nai vẫn là thấp so với tổng chi ngân sách địa phương (vì mức chi cho KH&CN theo Quy định của Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi năm 2013, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 tối thiểu là 2% so với tổng chi ngân sách hàng năm). Trong bối cảnh hoạt động KH&CN chưa được xã hội hoá, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Với mức đầu tư thấp như vậy, KH&CN Đồng Nai khó có thể đáp ứng được những yêu cầu do thực tiễn đặt ra, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính Phủ.

c. Nguồn vốn huy động phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN từ ngân sách huyện và của các ngành:

Từ năm 2006 tỉnh Đồng Nai áp dụng chính sách hỗ trợ cho đề tài dự án cấp cơ sở (Huyện và ngành) và cấp Bộ, Viện nghiên cứu, trường đại học theo cơ chế sau:

- Hỗ trợ kinh phí cho đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có tính khả thi cao thuộc cấp huyện theo cơ chế 50/50;

Page 18: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

18

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có tính khả thi cao thuộc cấp ngành theo cơ chế 70/30 (Kinh phí khoa học và công nghệ cấp tỉnh 70% và huy động vốn của ngành 30%);

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của cấp Bộ, Viện nghiên cứu, trường đại học có khả năng ứng dụng tại tỉnh Đồng Nai theo cơ chế 50/50.

Kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, đã triển khai 05 dự án cấp Bộ, 96 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh và 134 đề tài, dự án cấp cơ sở (cấp huyện, cấp ngành) có sử dụng kinh phí ngoài ngân sách tỉnh, với tổng mức vốn huy động ngoài ngân sách tỉnh là 102.460,337 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn của đơn vị chủ trì thực hiện đóng góp: 81.645,884 triệu đồng.

+ Vốn của dân tham gia đề tài, dự án đóng góp 17.433,310 triệu đồng.

+ Vốn của doanh nghiệp tham gia đề tài, dự án đóng góp 3.381,142 triệu đồng.

Cụ thể:

- Vốn ngoài ngân sách tỉnh đầu tư cho 05 đề tài, dự án cấp Bộ: 4.569,730 triệu đồng.

- Vốn ngoài ngân sách tỉnh đầu tư cho 96 đề tài, dự án cấp tỉnh: 18.369,413 triệu đồng.

- Vốn ngoài ngân sách tỉnh đầu tư cho 114 đề tài, dự án cấp cơ sở (Huyện và ngành): 79.778,924 triệu đồng.

Các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cấp huyện, cấp ngành có tính khả thi cao cũng đã đảm bảo hoạt động KH&CN ở cấp huyện, cấp ngành có chất lượng, hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển KT-XH địa phương, phát triển hoạt động của ngành. Cơ chế này đã có tác động khuyến khích các huyện chủ động trong việc soát xét tính khả thi của từng đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng vì kinh phí KH&CN của tỉnh hỗ trợ cho huyện bao nhiêu là do Chủ tịch UBND huyện quyết định, không phải do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định.

d. Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển tiềm KH&CN và hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN từ các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN:

Việc triển khai xây dựng Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trung tâm R&D vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai đã huy động thêm các nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN giai đoạn 2011-2015 là 249.176,574 triệu đồng.

2.3. Kết quả phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ: a. Đầu tư xây dựng các dự án phát triển tiềm lực KH&CN:

Tập trung đầu tư phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm trên địa bàn tỉnh; Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng của các tổ chức khoa học và công nghệ. Tăng cưởng phối hợp và liên kết với các đại học trong và ngoài tỉnh trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Page 19: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

19

Đẩy mạnh phát triển Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học; Hình thành doanh nghiệp KH&CN và cơ sở ươm tạo KH&CN; Các Trung tâm thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương.

Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các ngành, các cấp; Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, nguồn nhân lực KH&CN có trình độ, chất lượng cao ở địa phương.

Phát triển hệ thống các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, các chợ công nghệ và thiết bị. Bảo đảm thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các sáng chế. Tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ.

Kết quả giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, đã đầu tư triển khai 10 dự án phát triển tiềm lực KH&CN, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả trong thực tế các dự án: đường kết nối vào Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai, Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai, Trung tâm đo kiểm Đồng Nai tại huyện Nhơn Trạch-Đồng Nai;... Nổi bật ở lĩnh vực này là Đồng Nai đã rất thành công trong việc đầu tư xây dựng Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai tại huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai, với diện tích ban đầu 208 ha, đây là mô hình phát triển dựa trên sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường và Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước để xây dựng các mô hình thực nghiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu đến doanh nghiệp và nông dân. Đồng thời tạo một không gian rộng mở và môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học, tổ chức thực nghiệm kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và các nhà sản xuất công nghiệp công nghệ sinh học đầu tư phát triển nhằm đưa sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai từng bước phát triển theo chiều sâu, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên. Hiện nay, Trung tâm đã thực nghiệm đánh giá lựa chọn được giống, quy trình, giá thể trồng trong nhà màng của 17 dưa lê vân lưới, 8 giống dưa leo có năng suất và chất lượng cao, đã có sản lượng dưa lê vân lưới để thăm dò thị trường Hiện nay đang nghiên cứu thử nghiệm và thực nghiệm giống, quy trình, giá thể trồng cà chua, ớt ngọt, các loại rau ăn lá. Trung tâm làm chủ được 14 quy trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho 03 cơ sở sản xuất bịch phôi nấm trên địa bàn. Hiện nay đang triển khai dự án hỗ trợ chuyển đổi các hộ chăn nuôi nhỏ thành mô hình nuôi trồng nấm linh chi và bào ngư tại xã Xuân Đường, Cẩm Mỹ. Các giống hoa lan đã trồng được trồng thực nghiệm trong 10.000 m2 nhà lưới. Hiện đã kết luận được các loại Hoa lan Mokara, Dendrobium, Oncidium, Cattleya, một số giống lan rừng phù hợp với thời tiết khu vực Cẩm Mỹ. Với mục tiêu chuyển giao quy trình đối với con nuôi chưa được phổ biến rộng trong nông dân theo quy mô hộ gia đình, Trung tâm xây dựng các mô hình và quy trình nuôi chồn sản xuất cà phê chồn, nuôi heo rừng bán hoang dã, nuôi dúi bán công nghiệp, Nuôi chim trỉ, gà đông tảo và phát triển đàn bằng thụ tinh nhân tao. nuôi ong mật với hệ thống hạ thủy phần 500kg/mẻ. Trung tâm đang triển khai dự án sản xuất tinh và nâng cao hiệu quả sinh sản ở giống bò Úc Droughmaster. Tận dụng phế phẩm trong trồng trọt và phân trong chăn nuôi, Trung tâm xây dựng xưởng phân vi sinh công suất 150 tấn/tháng. Đặc biệt, Trung tâm đã khảo nghiệm thành công giống siêu cao lương và đang thử nghiệm đánh giá quy trình để nhân rộng thành loại cây

Page 20: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

20

trồng mới có hiệu quả cao và thị trường đa dạng vì có thể làm nguyên liệu cho chăn nuôi, sản xuất viên nén sinh học, đường cao cấp và xăng sinh học.

Đóng góp cho kết quả của Trung tâm còn có sự đồng hành cùng chia sẽ khó khăn để xây dựng Trung tâm của các doanh nghiệp. Hiện nay có 03 doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung tâm, 06 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư . Trong 9 doanh nghiệp đầu tư vào Trung tâm, có 02 doanh nghiệp chế biến nông sản gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Các doanh nghiệp đã sản xuất 42 sản phẩm giống cây trồng, trong đó xuất khẩu sang Myanma giống đậu xanh VINO 79 và sang Philippin giống khổ qua galaxy, dưa leo VINO 302. Sản phẩm rau củ quả tươi có chứng nhận Global GAP do Control Union (Anh Quốc) cấp từ tháng 4/2014. Trà thảo mộc Panas Karantina được bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc từ tháng 6/2014 và đạt chứng nhận Global GAP. Từ kết quả bước đầu đạt được, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thành lập Khu Công nghệ cao dựa trên nền tản Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai. Để giới thiệu Trung tâm ứng dụng CNSH đến các đối tác đầu tư, các nhà khoa học và giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học cho bà con nông dân, hàng năm Sở tổ chức “Ngày hội đồng ruộng” tại Trung tâm. Đây được đánh giá là hoạt động thiết thực giúp cho nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư và nông dân gặp nhau giao lưu, trao đổi, hợp tác.

Đặc biệt, trong năm 2016, Đồng Nai đã chủ động, tích cực phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt thành lập Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai và Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai trở thành một tổ chức khoa học công nghệ hạt nhân trong Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai (Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 24/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

Trung tâm Đo kiểm được xây dựng tại Nhơn Trạch với hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ, có 7 lĩnh vực đo lường, 10 lĩnh vực về thử nghiệm, 21 phạm vi kiểm định được công nhận; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn, đánh giá an toàn bức xạ hạt nhân… giúp cho hoạt động của Trung tâm đầy đủ, toàn diện và đáp ứng hầu hết các yêu cầu trong sản xuất, phân phối lưu thông, phục vụ cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và mở rộng cả vùng Nam bộ.

Việc xây dựng và sử dụng có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ cũng là nhân tố đột phá trong tiềm lực khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai: Trung tâm tích hợp dữ liệu của Sở (Data Center) được xây dựng đạt các tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 (TIA:Telecommunications Industry Association- Hiệp hội công nghiệp viễn thông) về trung tâm tích hợp dữ liệu, và đã đạt được các yêu cầu về an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005, có trình độ công nghệ và nhân lực thực hiện được các dịch vụ gia tăng trên Internet, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao cho việc hosting, lưu trữ và sao lưu dữ liệu các Cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin trong tỉnh mà còn đáp ứng được nhu cầu cho các cơ quan, doanh nghiệp ngoài tỉnh hoạt động ổn định và hiệu quả. Đây là Trung tâm duy nhất trong ngành khoa học công nghệ thực hiện được các dịch vụ gia tăng trên Internet; Mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện của tỉnh Đồng Nai được xây dựng và nhân rộng. Với 148 xã có điểm thông tin khoa học công nghệ, mô hình đã mang lại hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT làm phương tiện để cung cấp thông tin khoa học - công nghệ cho cư dân nông thôn; Xây dựng, vận hành,

Page 21: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

21

nhân rộng và nâng mô hình văn phòng điện tử di động thành văn phòng thông minh, trở thành công cụ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 về quản lý chất lượng hành chính theo phương thức Online để tăng cường sức mạnh của người quản lý bằng cách giao việc và thu hồi các ý kiến xử lý công việc qua mạng, liên kết nhiều người cùng tham gia vào một công việc trong các luồng mạng nội bộ. Các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng ở lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục được nhân rộng trong và ngoài tỉnh như: Hệ thống quản lý và ðiều hành các Trýờng THCS trong tỉnh, Hệ thống M-Office; Phần mềm quản lý một cửa huyện Cẩm Mỹ; Xây dựng Cổng thông tin; Hệ thống bảo mật thông tin; Trung tâm tích hợp dữ liệu phát triển gần 100 máy chủ với hơn 150 khách hàng trong tỉnh, ngoài tỉnh.

Tăng cường hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam hoàn chỉnh Đề án Bảo tàng Khoa học Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Hợp tác với Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trung tâm Quy hoạch (Sở Xây dựng tỉnh) lập Quy hoạch Thành phố Khoa học trên nền tảng phát triển Trung tâm Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai. Hợp tác với Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển,Trường Đại học Kinh tế TpHCM thực hiện Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Sở KH&CN Đồng Nai cũng đang hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ triển khai các dự án đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN trong kế hoạch năm 2017 và giai đoạn 2017-2020 như: dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN tỉnh Đồng Nai; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Dự án xây dựng Nhà điều hành và dịch vụ của Trung tâm Ứng dụng CNSH; Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Quan trắc và cảnh báo phóng xạ tỉnh Đồng Nai; Nhà máy xử lý nước thải 2000 m3/ngày, Dự án đầu tư thiết bị thử nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm; Dự án tăng cường tiềm lực Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

b. Đẩy mạnh phát triển hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về KH&CN, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống tổ chức KH&CN, doanh nghiệp khoa học và công nghệ:

+. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực KH&CN:

- Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN của tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cấp tỉnh có Sở Khoa học và Công nghệ và các phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc sở KH&CN. Cấp huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) đều có cán bộ chuyên trách về quản lý KH&CN trực thuộc Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế Hạ tầng cấp huyện. Nhìn chung, những cán bộ này đảm đương được nhiệm vụ.

- Tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ luôn được cũng cố, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; hiện nay Sở Khoa học và Công nghệ có 14 phòng ban và đơn vị trực thuộc: trong đó có 9 phòng thuộc khối Văn phòng Sở (Văn phòng Sở, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng quản lý Khoa học, Phòng quản lý khoa học cơ sở, Phòng quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ, Phòng quản lý Chuyên ngành, Phòng Pháp chế, Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, Thanh

Page 22: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

22

tra Sở) và 5 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN, Trung tâm Ứng dụng CNSH, Trung tâm Phát triển phần mềm, Ban quản lý dự án) và các bộ phận chuyên trách như: Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Văn phòng Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhân lực KH&CN toàn Sở hiện nay có 242 CBCC, viên chức; trong đó có 56 công chức, 186 viên chức; có 01 Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 59 Thạc sĩ, 07 đang học nghiên cứu sinh, 50 đang học Cao học, 132 Đại học, 30 Cao đẵng, Trung cấp. Giai đoạn 2005-2015 đã cử hàng trăm lượt CBCC, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn quản lý nhà nước, cao-trung lý luận chính trị, ngoại ngữ và tập huấn tham quan học tập nước ngoài (Nhật bản, Thái Lan và một số nước Châu Âu,...).

+. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực KH&CN:

Nhân tố phát triển nguồn nhân lực nổi bật của Đồng Nai trong giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2015 là tổ chức triển Nghị quyết số 51/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó Sở Khoa học và công nghệ Đồng Nai được giao trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình 2 “Chương trình đào tạo sau đại học”

Kết quả thực hiện Chương trình đào tạo sau đại học giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Trong giai đoạn 2006-2010 tổng số học viên tham gia Chương trình là 356 người, giai đoạn 2011-2015 số học viên tham gia là 1659 bằng 466% giai đoạn 2006-2010. Tổng số học viên trong giai đoạn 2006-2015 là 2015 học viên. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 học viên có trình độ tiến sĩ tăng nhanh, từ 12 học viên trong giai đoạn 2006-2010 tăng lên 142 học viên trong giai đoạn 2011-2015. Triển vọng 2016-2020 học viên tham gia Chương trình trình độ tiến sĩ sẽ tăng nhanh hơn vì theo kết quả khảo sát có 160 người tốt nghiệp thạc sĩ có nguyện vọng học tiếp tiến sĩ.

Phân tích cơ cấu chuyên ngành đào tạo các giai đoạn 2006-2015

Ngành đào tạo

2006 - 2010 2011 - 2015 2006 - 2015

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Khoa học tự nhiên 60 16,9 309 18,6 369 18,3

Khoa học kỹ thuật 62 17,4 209 12,6 271 13,4

Khoa học giáo dục 60 16,9 447 26,9 507 25,2

Khoa học y dược 128 36,0 257 15,5 385 19,1

Khoa học nông nghiệp 10 2,8 64 3,9 74 3,7

Khoa học pháp lý 4 1,1 126 7,6 130 6,5

Khoa học xã hội – nhân văn 9 2,5 47 2,8 56 2,8

Kinh tế - Quản lý 23 6,5 137 8,3 160 7,9

Khoa học quân sự 0 0 63 3,8 63 3,1

Tổng số 356 100 1659 100 2015 100

Page 23: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

23

Trong giai đoạn 2011-2015 số lượng học viên thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục – đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành (26,9%), tiếp theo là các ngành khoa học tự nhiên (18,6%), khoa học y dược (15,5%), và khoa học kỹ thuật (12,6%). Như vậy, so với mục tiêu đào tạo là ưu tiên đào tạo cho lĩnh vực về giáo dục đào tạo, y tế, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, là những lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu nhân lực khoa học và công nghệ, mà tỉnh có nhu cầu. Chương trình đã đi đúng hướng, đúng mục tiêu đã đặt ra. Đội ngũ lao động chất lượng cao được đào tạo đang phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho địa phương.

Trong năm 2016, Đồng Nai đã quyết định ban hành Chương trình tổng thể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, trong đó gồm 07 chương trình con, cụ thể về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Riêng Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục được phân công làm chủ nhiệm Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 2).

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã và đang hoàn chỉnh trình UBND tỉnh xem xét ban hành Quy định chính sách sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN tỉnh Đồng Nai.

+ Số cán bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển trên một vạn dân.

Trong 2 năm 2015-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 về triển khai điều tra một số mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2015 (thực hiện Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 11/11/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)). Trong đó kết quả điều tra mục tiêu về nhân lực xã hội có các trình độ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 (bao gồm các khối kinh tế, hành chính sự nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, các cơ sở tôn giáo-tín ngưỡng) cho thấy: Tổng số nhân lực có các trình độ trên địa bàn tỉnh là: 625.230 người (chiếm 21,48% dân số toàn tỉnh) (dân số trung bình toàn tỉnh Đồng Nai năm 2015 là 2.910.200 người).

Trong đó: trình độ Tiến sĩ có 157 người; trình độ Thạc sĩ có 2.495 người; trình độ Đại học có 56.309 người; trình độ Cao đẵng, Cao đẵng nghề có 28.558 người; trình độ Trung cấp, Trung cấp nghề có 49.540 người; trình độ Sơ cấp, Sơ cấp nghề có 38.705 người và trình độ khác có 449.466 người. Hầu hết số nhân lực có các trình độ qua kết quả điều tra trên đều làm công tác quản lý ở các đơn vị; Chỉ riêng kết quả điều tra số liệu nhân lực trong khối giáo dục-đào tạo là làm công tác giảng dạy, với kết quả điều tra là 30.978 người (chiếm 4,95% tổng số nhân lực có các trình độ theo kết quả điều tra và chiếm 1,06% so với tổng dân số trung bình toàn tỉnh).

Riêng về nhân lực làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh, tập trung phần lớn vào nguồn nhân lực thuộc các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh (chưa thống kê số nhân lực KH&CN ở các đơn vị quản lý nhà nước có tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ). Trên cơ sở hình thành các tổ chức hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện có 707 người, trong đó: Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ có 17 người; Thạc sĩ có 153 người; trình độ Đại học có 354 người; trình độ Cao đẵng có 147 người; trình độ khác có 35 người.

Page 24: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

24

Như vậy, tỷ lệ số cán bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm tỷ lệ 2,43người/vạn dân. Kết quả tỷ lệ đạt của Đồng Nai như vậy là khá cao so với chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa XI), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 (11 người/vạn dân).

+. Về phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN:

Tổ chức hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh bao gồm hệ thống các tổ chức KH&CN và hệ thống các tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN.

Giai đoạn 2011-2015 và 2016, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 27 tổ chức đã đăng ký hoạt động về hoạt động khoa học và công nghệ,

Trong đó: Các lĩnh vực hoạt động của 27 tổ chức KH&CN như sau:

- Lĩnh vực khoa học tự nhiên: 03 tổ chức KH&CN.

- Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: 12 tổ chức KH&CN.

- Lĩnh vực khoa học y dược: 01 tổ chức KH&CN.

- Lĩnh vực khoa học nông nghệ: 05 tổ chức KH&CN.

- Lĩnh vực khoa học xã hội: 04 tổ chức KH&CN.

- Lĩnh vực khoa học nhân văn: 02 tổ chức KH&CN.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn có 04 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 03 trường Cao đẳng và 05 trường Đại học. Tại các cơ sở đào tạo này đều chưa hình thành tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D). Hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu được tiến hành nhằm mục đích phục vụ việc học tập của sinh viên. Hoạt động nghiên cứu được thực hiện do đề xuất riêng lẽ của cá nhân giảng viên. Qua các công trình nghiên cứu khoa học được đăng ký thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo nói trên chủ yếu phục vụ việc học tập của sinh viên, chưa có sự đóng góp tích cực nào đối với kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đây là tiềm năng cần chú ý khai thác, nhất là tri thức của đội ngũ giảng viên của các trường. Cần có cơ chế liên kết nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ứng dụng giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

Nhìn chung, về tổ chức KH&CN, so với các tỉnh trong vùng, Đồng Nai có các tổ chức khoa học và phát triển công nghệ khá đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật đã được xây dựng và trang bị theo hướng hiện đại; đội ngũ nhân lực của các tổ chức nói trên đã được đào tạo có đủ năng lực đảm bảo cho tổ chức hoạt động bình thường. Các tổ chức này cũng có thể tiếp cận các công nghệ mới khi tổ chức nhập mới công nghệ. Trong trường hợp đó, vào giai đoạn đầu, vẫn cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn khác. Tuy nhiên, vẫn bị hạn chế trong việc làm chủ công nghệ nhập, và do đó khi làm tốt công việc vận hành, bảo trì, nhưng bị hạn chế trong việc cải tiến và sáng tạo công nghệ. Đây là tiền đề đột phá quan trọng cho Đồng Nai thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2014, Đồng Nai đã có báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về xây dựng Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Page 25: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

25

Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN của tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cấp tỉnh có Sở Khoa học và Công nghệ và các phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc sở KH&CN. Cấp huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) có cán bộ chuyên trách về quản lý KH&CN trực thuộc Phòng Kinh tế Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện. Nhìn chung, những cán bộ này đảm đương được nhiệm vụ.

Do nhu cầu phát triển, tổ chức bộ máy ngành KH&CN Đồng Nai từng bước thay đổi.

- Năm 2006 thành lập Trung Tâm phát triển Phần mềm Đồng Nai.

- Năm 2008 thành lập Trung tâm Ứng dụng công nghệ Sinh học Đồng Nai và Phòng Quản lý khoa học cơ sở.

- Năm 2009 tách Phòng quản lý công nghệ - sở hữu trí tuệ thành 2 phòng: Phòng Quản lý công nghệ và Phòng quản lý sở hữu trí tuệ.

- Năm 2015 thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng của Sở và thành lập Phòng quản lý công nghệ-Thị trường công nghệ và Phòng quản lý chuyên ngành (trên cơ sở sắp xếp lại 2 Phòng quản lý công nghệ và Phòng quản lý sở hữu trí tuệ).

Các Trung tâm sự nghiệp KH&CN đã và đang đẩy mạnh hoạt động cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ;Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cũng đã xây dựng Đề án đổi mới hoạt động theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 13/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

2.4. Kết quả điều tra đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của địa phương giai đoạn 2011-2015:

a. Đóng góp của khoa học và công nghệ vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của địa phương:

Khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, thể hiện tổng hợp qua sự tăng lên liên tục của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế. Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), sự gia tăng TFP chủ yếu dựa vào 5 yếu tố chính: (1) Chất lượng lao động; (2) Thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ; (3) Thay đổi cơ cấu vốn đầu tư; (4) Thay đổi cơ cấu kinh tế; và (5) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Trong 5 yếu tố trên, 3 yếu tố được xác định thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ là: áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chất lượng lao động và thay đổi cơ cấu vốn. Liên hệ thực tiễn vai trò của khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai qua chỉ tiêu năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)

Qua kết quả điều tra và đánh giá trong năm 2015, tỷ phần đóng góp của TFP vào GRDP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng tăng dần hàng năm: năm 2011 đạt 26,36%; năm 2012 đạt 27,93%; năm 2013 đạt 29,55%; năm 2014 đạt 30,62% và năm 2015 đạt 32,45%; Mức tăng trung bình giai đoạn 2011-2015 là 29,38% (Mục tiêu đến

Page 26: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

26

năm 2015 của cả nước và của Đồng Nai là 31 -32%). Cho thấy Đồng Nai đã thực hiện đạt và vượt so với mục tiêu đề ra.

Đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng GRDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính %

Năm

Tốc độ tăng Tổng sản

phẩm GRDP (%)

Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của GRDP

Do tăng TSCĐ và LĐ

Tăng TFP Tổng số

Chia ra do

Tăng TSCĐ Tăng LĐ

2011 13.35 73.64 47.12 26.52 26.36

2012 12.05 72.07 37.40 34.67 27.93

2013 11.31 70.45 50.23 20.22 29.55

2014 11.55 69.38 47.30 22.08 30.62

2015 11.70 67.55 45.65 21.90 32.45

Bình quân 11.99 70.62 45.54 25.08 29.38

Chi chú: Chỉ tiêu Tổng sản phẩm GRDP và tài sản cố định (theo giá so sánh 94)

Nguồn: Kết quả tính toán của Cục Thống kê Đồng Nai

Xét theo các yếu tố tác động trực tiếp tới tăng trưởng TFP, vai trò của từng yếu tố được thể hiện qua những hoạt động cụ thể sau:

- Về áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý, hệ thống tổ chức … tác động làm nâng cao năng suất.

Đồng Nai đã vận dụng và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về khoa học và công nghệ trong điều kiện riêng của tỉnh, đã ban hành những cơ chế đặc thù cho tỉnh về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo hiệu ứng tích cực góp phần làm tăng chất lượng của nền kinh tế của tỉnh.

Về yếu tố áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giai đoạn 2006-2010, Đồng Nai bắt đầu bằng việc đánh giá hiện trạng công nghệ và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu năng lực công nghệ; triển khai các chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh. Kết quả này giúp cho các cấp quản lý và mỗi doanh nghiệp nhận biết được thực trạng công nghệ của doanh nghiệp và địa phương về trình độ và năng lực công nghệ để có cơ sở xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất và do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ kinh phí thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, một số sản phẩm chủ lực của Đồng Nai bước đầu đã tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu.

b. Kết quả điều tra trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015:

Page 27: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

27

- Về trình độ công nghệ sản xuất các doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp:

UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai chủ trì, phối hợp Cục Thống kê tỉnh thực hiện điều tra, khảo sát trình độ công nghệ sản xuất của 706 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm 522 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 184 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Trong đó loại hình doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, khảo sát 522 doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần cổ phần, khảo sát 49 doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH, khảo sát 95 doanh nghiệp; loại hình công ty liên doanh, khảo sát 11 doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp tư nhân, khảo sát 27 doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước 2 doanh nghiệp.

- Nhận xét và đánh giá chung trình độ công nghệ sản xuất các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015:

Thành phần kỹ thuật (T) có hệ số năng lực T = 29.48, đạt trình độ trung bình tiên tiến do có sự đầu tư về kỹ thuật, đặc biệt có sự đầu tư về máy móc và dây chuyền thiết bị từ các nước có trình độ công nghệ cao như: Châu Âu ( Pháp, Mỹ, Đức, Italy…), Châu Á (Nhật bản,Hàn quốc, Singapore…) nên sự mức độ tự động hoá và hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng cao. Tuy nhiên, trong thực tế khảo sát các TBCN đang có sự lão hoá (Kh = 51%) nhưng mức độ đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ (Kđm = 47%) chỉ đạt mức trung bình thấp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đầu tư chưa có sự đồng bộ thiết bị (Kđb = 32%) nên hiệu suất sử dụng thiết bị chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có hiệu suất thiết bị còn thấp hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thành phần con người (H) có hệ số năng lực H = 12.89, đạt trình độ trung bình, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên ngày càng cao (80%); tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo đạt trình độ trung bình tiên tiến; tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên đạt mức trung bình nên năng suất lao động trong toàn tỉnh đạt 97%. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm tri thức trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực (Lĩnh vực dệt may, giày da; lĩnh vực vật liệu xây dựng; lĩnh vực sản phẩm chế biến gỗ) còn có tỷ lệ quản lý đạt trình độ đại học trở lên và tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện thấp nên khả năng tiếp thu, cải tiến công nghệ và giải quyết sự cố còn rất hạn chế.

Thành phần thông tin (I) có hệ số năng lực I = 13.07, đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Trong thực tế khảo sát các thành phần chỉ tiêu về thông tin đạt số điểm rất cao, điều này cho thấy các doanh nghiệp đã có sự quan tâm đến việc đánh giá tầm quan trọng về mức độ sử dụng thông tin, các mức độ quan trọng của thông tin từ các nhà cung cấp thiết bị, thông tin về thị trường và khách hàng…. trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thành phần tổ chức, quản lý (O) có hệ số năng lực O = 12.54, đạt trình độ trung bình tiên tiến; qua khảo sát, các doanh nghiệp thực hiện quản lý rất tốt về thiết bị, chiến lược phát triển, hệ thống quản lý sản xuất. Đặc biệt là chỉ tiêu bảo vệ môi trường được các doanh nghiệp quan tâm và tuân thủ thực hiện đúng quy định pháp luật, đều này chứng minh rằng công tác tuyên truyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi

Page 28: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

28

trường được thực hiện tốt. Tuy nhiên, công tác phát triển đổi mới sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức để kích cầu thị trường.

- Về chất lượng lao động. Trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ công nghệ; hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; nâng cao năng lực công nghệ (năng lực tiếp nhận công nghệ mới, năng lực vận hành, năng lực thích nghi và năng lực đổi mới công nghệ). Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.

- Về thay đổi cơ cấu vốn đầu tư. Yếu tố này thể hiện sự chuyển dịch vốn đầu tư từ những ngành có năng thấp sang ngành có năng suất cao hơn. Cụ thể đã thu hút mạnh mẽ nguồn lực của khu vực kinh tế ngòai nhà nước vào phát triển kinh tế. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển tòan xã hội so GRDP năm 2015 tuy thấp hơn năm 2010 (39,4% năm 2015 so với 42,5% năm 2010) nhưng do tốc độ tăng GRDP cao nên về số tuyệt đối năm 2015 gấp 2,4 lần năm 2010. Và có sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng giảm tỷ lệ đầu tư khu vực kinh tế nhà nước, tăng tỷ lệ vốn đầu tư khu vực ngòai nhà nước nên hiệu quả đầu tư tăng lên. Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực nhà nước năm 2010 là 25,46% thì đến năm 2015 giảm còn 15,16%; trong khi đó, tỷ lệ vốn đầu tư khu vực ngòai nhà nước năm 2010 là 23,52% đã tăng lên 42,53% vào năm 2015; khu vực FDI có giảm chậm do tác động của khủng hỏang kinh tế tòan cầu (tỷ lệ vốn đầu tư năm 2010 là 51,02% giảm còn 42,31% năm 2015).

Đồng Nai thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn và nhóm ngành công nghiệp ưu tiên đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản trị chất lượng tiên tiến, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Lĩnh vực nông nghiệp – phát triển nông thôn cũng là trọng tâm hỗ trợ kinh phí để ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đặc biệt là áp dụng rộng rãi thành tựu của công nghệ sinh học, tạo nền tảng cho nông nghiệp phát triển phát triển bền vững và áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng tiên tiến, nhất là VietGAP, EuroGAP, … tạo tiền đề cho nông sản phẩm tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiệu quả tổng hợp của việc áp dụng khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu vốn được thể hiện qua sự gia tăng từng bước mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP của tỉnh: Bình quân giai đoạn 2010-2014, đóng góp của vốn là 45,51%, đóng góp của lao động là 25,87% và đóng góp của TFP là 28,62%. Đóng góp của vốn vẫn là cao nhất. Cụ thể: Năm 2010 mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng là 26,24%; năm 2011 là 26,36%; năm 2012 là 27,93%; năm 2013 là 29,55% và năm 2014 là 30,62%. Đạt mức trung bình các nước đang phát triển (28-30%). Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đóng góp chung của các yếu tố nguồn lực vào tăng trưởng thì yếu tố vốn vẫn là yếu tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng của Đồng Nai. Nói khác, mô hình kinh tế Đồng Nai vẫn còn là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chưa đảm bảo cơ sở vững chắc cho yêu cầu phát triển bền vững, nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu (thông qua chỉ số TFP) chỉ mới bước đầu hình thành. Nguyên nhân của hạn chế nằm ngay trong những vấn đề cốt lõi sau: (1) Nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp về vai trò và tác dụng của khoa

Page 29: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

29

học và công nghệ còn hạn chế; (2) Trình độ và năng lực công nghệ thấp; (3) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao và (4) Năng suất và chất lượng lao động của Đồng Nai thấp.

Để đạt được mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, trong giai đoạn tiếp theo, Đồng Nai phải thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp theo chiều rộng với chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để đi hẵn vào phát triển theo chiều sâu dựa vào phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn 2021-2025. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Đồng Nai cần nâng cao tốc độ tăng của TFP dựa trên cải thiện các yếu tố đóng góp vào TFP như: chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới mạnh mẽ công nghệ, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chuyển dịch mạnh cơ cấu vốn đầu tư gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào những ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên đã xác định; trong đó đặc biệt coi trọng yếu tố đổi mới mạnh mẽ công nghệ, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo ra khâu đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai trong giai đoạn tới.

c. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

Ngành công nghiệp công nghệ cao theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, thì số dự án đầu tư sản xuất trên địa bàn tỉnh thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao hiện nay rất ít.

Theo khảo sát của Sở Công Thương, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thuộc ngành công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh tính đến nay chỉ có khoảng 05 doanh nghiệp. Năm 2015, đóng góp về giá trị sản xuất (theo giá thực tế) của 05 doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao chiếm 1% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng 0,2% so với năm 2014, tăng 1% so với năm 2010, do năm 2010 trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.

+.Đánh giá:

Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 (theo giá 1994) tăng bình quân 15,2%/năm, theo giá 2010 tăng bình quân 12,7%/năm, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, giá trị sản phẩm công nghệ cao không đạt mục tiêu đề ra theo Kế hoạch 155-KH/TU ngày 11/11/2013 của Tỉnh ủy.

+.Tồn tại, hạn chế:

Mặc dù được xác định là nhóm ngành thiên về kỹ thuật, chất lượng cao, có có khả năng đóng góp lớn về trình độ khoa học công nghệ, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, làm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, nhưng thực tế nhóm ngành này có

Page 30: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

30

đóng góp giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rất thấp, thậm chí thấp hơn mức bình quân chung của toàn ngành công nghiệp.

+.Nguyên nhân:

- Do tác động của suy giảm kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư của các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã phải giãn tiến độ, đầu tư cầm chừng hoặc thu hẹp quy mô đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án và kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đầu tư nước ngoài chưa cao, mặc dù các dự án FDI thuộc nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn thu hút được trong giai 2011-2015 có gia tăng nhưng phần lớn các dự án FDI thu hút được trong thời gian qua vẫn có xu hướng tập trung vào việc khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động..., chưa có nhiều dự án đầu tư FDI thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

- Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp chủ yếu được thực hiện cho 02 nhóm ngành: nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn và nhóm ngành công nghiệp ưu tiên. Theo mục tiêu chương trình, chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp theo hướng nâng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, đây là nhóm ngành thiên về kỹ thuật, công nghệ cao. Tuy nhiên, nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn được xác định gồm ngành điện – điện tử, cơ khí, hóa chất. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động sản suất kinh doanh nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn khoảng 3.500 cơ sở, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có khoảng 90% cơ sở, doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất trong nước, hầu hết các doanh nghiệp khu vực trong nước hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công nghệ cao, nên khó có khả năng đạt được sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao. Trong giai đoạn tới, cần tập trung hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp trong nước để nâng cao trình độ công nghệ, máy móc thiết bị.

d. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị:

Theo kết quả khảo sát trình độ công nghệ sản xuất của 706 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm 522 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 184 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trình độ công nghệ như sau:

- Trung bình: chiếm 18,4% (130 doanh nghiệp);

- Trung bình tiên tiến: chiếm 73,1% (516 doanh nghiệp);

- Tiên tiến: chiếm 8,5% (60 doanh nghiệp).

+.Đánh giá:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành chưa đảm bảo yêu cầu hiệu quả và tính bền vững, do sự phát triển của ngành công nghiệp chủ yếu là ngành sử dụng nhiều lao động và gia công lắp ráp, dựa chủ yếu vào nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm gia công từ nước ngoài. Năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm này chủ yếu nằm ở giá thấp, dựa trên giá nhân công rẻ,…

Nhìn chung tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại so với mục tiêu tại Kế hoạch 155-KH/TU còn hạn chế và chưa được như mong muốn; đa phần các doanh

Page 31: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

31

nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 73,1%) chậm đổi mới công nghệ; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến.

+.Tồn tại, hạn chế:

Phần lớn các nhà đầu tư ở các nước phát triển thường chuyển giao những công nghệ, máy móc lạc hậu cho các nước nhận đầu tư, nhằm giải phóng những công nghệ này ở nước họ để đổi mới, phát triển công nghệ mới hoặc do yêu cầu phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn công nghệ, môi trường,… khi đầu tư sản xuất ở các nước này nên các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang đầu tư tại các nước kém phát triển hơn, vì vậy mà họ chuyển giao những công nghệ này cho các nước kém phát triển hơn như chúng ta. Hơn nữa, trình độ lao động của chúng ta cũng không tương xứng để tiếp nhận công nghệ mới nên một số doanh nghiệp FDI thành lập cơ sở dạy nghề riêng, nhưng chủ yếu vẫn là hướng tới lợi nhuận của họ, các lao động chỉ được đào tạo một phần để phụ trách một khâu trong dây chuyền.

Điều này được thể hiện qua kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2015 do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện khảo sát. Trong 8 ngành công nghiệp thực hiện khảo sát đánh giá trình độ công nghệ đều ở mức “công nghệ trung bình tiên tiến”, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất; công nghiệp điện – điện tử; công nghiệp cơ khí; Ngành sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa; Ngành công nghiệp chế biến gỗ; Ngành sản xuất VLXD; Ngành dệt may, da giày.

+.Nguyên nhân:

- Hiện nay việc chuyển giao công nghệ được thực hiện qua hai hình thức chính là qua các dự án liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI) chiếm tới 90% và thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường chỉ chiếm khoảng 10% còn lại. Tuy nhiên nhiều hợp đồng công nghệ thực hiện theo hình thức thứ nhất cũng chỉ tập trung vào khai thác nhân công rẻ, giá đất thấp, tiêu tốn năng lượng và tránh các tiêu chuẩn môi trường ở chính các quốc gia đầu tư, do vậy hàm lượng công nghệ được chuyển giao còn thấp, chủ yếu là công đoạn cuối cùng trong chuỗi giá trị;

- Việc đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ðối với các doanh nghiệp nhà nước, do còn vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh tranh, có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước nên chậm đổi mới;

- Một nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ là nguồn lực tài chính còn hạn chế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong số đó, các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Do quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất hạn chế;

- Cơ chế, chính sách của nhà nước về đổi mới công nghệ còn nhiều bất cập, chồng chéo, lĩnh vực được hỗ trợ còn bó hẹp, điều kiện hỗ trợ khắt khe nên doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

2.5. Kết quả phát triển thị trường KH&CN:

a. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ:

Page 32: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

32

Thị trường khoa học và công nghệ từng bước phát triển; Đồng Nai đã thực hiện thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ tử những kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thông qua việc tổ chức và tham gia Chợ công nghệ và thiết bị trong phạm vi tỉnh, khu vực và cấp Quốc gia. Các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng ở lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục được nhân rộng trong và ngoài tỉnh như: Hệ thống quản lý và điều hành các Trường THCS trong tỉnh, Hệ thống M-Office; Phần mềm quản lý một cửa huyện Cẩm Mỹ; Xây dựng Cổng thông tin; Hệ thống bảo mật thông tin; Trung tâm tích hợp dữ liệu phát triển gần 100 máy chủ với hơn 150 khách hàng trong tỉnh, ngoài tỉnh;...

Mô hình “Ngày Hội đồng ruộng tỉnh Đồng Nai” và “Ngày Hội Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai” là hình thức sinh động trong việc đưa khoa học và công nghệ đến với cộng đồng một cách thiết thực, hiệu quả. Đồng Nai đã phát triển mô hình tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) nông thôn trên địa bàn các huyện thành Ngày Hội ruộng đồng hàng năm. Đây là một mô hình đặc trưng và có hiệu quả nhằm giới thiệu, phổ biến rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ, các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các vùng nông thôn. Người dân có thể trực tiếp trao đổi với các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà cung cấp về các vấn đề liên quan trong thực tế sản xuất và đời sống.

Tuy nhiên, thị trường KH&CN ở Đồng Nai chỉ mới ở mức hình thành, còn rất nhỏ bé, do chưa tạo được môi trường cho thị trường phát triển. Giữa nghiên cứu ứng dụng và triển khai ra diện rộng còn có khoảng cách nhất định. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa chú ý đúng mức và chưa sử dụng thành quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh. Trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong nước còn thấp, chất lượng các sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập sâu như hiện nay.

b. Mức tăng giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ:

Thông qua các sự kiện Chợ công nghệ và thiết bị (TECHMART) được tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2006 -2010 và giai đoạn 2011- 2015,

- Techmart tại huyện Định Quán-Đồng Nai năm 2007: Có 100 hợp đồng chuyển giao công nghệ, thiết bị và 1.500 biên bản ghi nhớ được ký kết.

- Techmart và Thương mại vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tại thành phố Biên Hòa -Đồng Nai năm 2010: Có 07 hợp đồng chuyển giao, mua bán công nghệ, thiết bị và 120 biên bản ghi nhớ được ký kết. Với tổng giá trị đạt 5.768 triệu đồng; 01 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ giữa Đồng Nai và Đắc Lắc giá trị khoãng 1.000 triệu động được ký kết; 01 Bản ghi nhớ về đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu dự phòng được ký kết giữa Sở KH&CN Đồng Nai với khách hàng Ngân hàng Nam Á với mức vố đầu tư gần 25.000 triệu đồng.

- Techmart thành phố Biên Hòa-Đồng Nai 2015: đã huy động số lượng 275 gian hàng của gần 200 đơn vị trong và ngoài tỉnh, trong đó có 125 gian hàng của các Tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp của 7 Sở KH&CN vùng Đông Nam bộ, 150 gian hàng thương mại, bán buôn do Công ty Cổ phần xúc tiến Thương mại và Quảng cáo Quốc tế (CIAT) huy động tham gia. Còn có sự tham gia của các Sở KH&CN thành phố Hà Nội, Cần Thơ, Tiền Giang.

Page 33: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

33

Số công nghệ, thiết bị được đem ra chào bán tại Techmart thành phố Biên Hòa-Đồng Nai 2015 đã lên đến hàng ngàn công nghệ, thiết bị và các sản phẩm, giải pháp phân mềm; đã có nhiều thiết bị phục vụ phát triển KT-XH được đem ra giới thiểu, chào bán như: lĩnh vực xử lý môi trường có các thiết bị sử lý nước thải, lọc nước biển; Các linh kiện ứng dụng công nghệ cao dùng trong thiết bị vi mạch trong máy bay; Lĩnh vực nông nghiệp có máy tuốt hạt điều, máy bón phân cao su, máy gieo hạt và bón phân, mô hình Biogas sử dụng nguyên liệu lục bình, hệ thống trồng rau thuỷ canh, sản phẩm tinh thế từ tảo biển;…

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai cũng đã đẩy mạnh hợp tác phát triển phần mềm với Công ty ChiroroNet của Nhật, góp phần quảng bá hình ảnh của Sở và của tỉnh Đồng nai đến thị trường Nhật Bản. Góp phần đưa hình ảnh của Sở và của Đồng Nai đến với các khách hàng tiềm năng Nhật Bản; Chủ động phát huy dịch vụ phần mềm. Hợp tác với đối tác Nhật Bản về phát triển phần mềm, kết hợp với công ty Chiroro Net cung cấp dịch vụ Data Center cho các đối tác Nhật bản, đã triển khai đặt 5 máy chủ tại Data Center; Giới thiệu phần mềm đánh giá trình độ công nghệ sản xuất cho các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu…Tiến hành tư vấn và chuyển giao phần mềm cho tỉnh An Giang;…

2.6. Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập:

Tính đến năm 2015, thực hiện chỉ đạo và phân công của UBND tỉnh Đồng Nai, ngành khoa học và công nghệ của tỉnh Đồng Nai đã tổ chức xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015; Kết quả thực hiện:

+. Các nội dung hỗ trợ của Chương trình này cụ thể như sau:

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo về nhận thức trong việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, áp dụng các công cụ năng suất và các hệ thống quản lý tiên tiến trong hoạt động sản xuất, đồng thời đào tạo về việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo hộ sở hữu trí tuệ. Kết quả đã tổ chức 15 khóa đào tạo về các nội dung trên đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo và phát hành các sổ tay hướng dẫn, tuyên truyền cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ kiểm soát và nâng cao năng suất chất lượng, sử dụng năng lượng có hiệu quả; đã hỗ trợ cho 102 doanh nghiệp triển khai và áp dụng các nội dung trên với số tiền hỗ trợ gần 3.200.000.000 đồng.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ là 336 doanh nghiệp với số tiền là 3.250.000.000 đồng.

Page 34: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

34

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến đổi mới công nghệ. Số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ là 13 doanh nghiệp với số tiền gần 3.700.000.000 đồng.

+ Số lượng các sáng chế được bảo hộ trong và ngoài nước:

Hoạt động Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức đồng bộ từ khâu giáo dục, tuyên truyền phổ biến hỗ trợ thực thi và kiểm tra ngăn chận xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nổi bật trong lĩnh vực này là Đồng Nai tổ chức được Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra quyền sở hữu trí tuệ, qua đó đã góp phần ngăn chận xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Kết quả:

- Tư vấn cho 400 đơn vị với 1.249 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, trong đó gồm: 23 sáng chế, 09 giải pháp hữu ích, 68 kiểu dáng công nghiệp và 1.149 nhãn hiệu hàng hóa.

- Đã cấp 1.748 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó gồm: 12 sáng chế, 12 giải pháp hữu ích, 95 kiểu dáng công nghiệp và 1.629 nhãn hiệu hàng hóa

- Ngoài ra bằng nguồn ngân sách địa phương, hoạt động KH&CN đã thực hiện đề tài “Xác lập quyền Chỉ dẫn địa lý Tân Triều cho sản phẩm bưởi đường lá cam và bưởi ổi của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Tân Triều” cho sản phẩm quả bưởi ổi và bưởi đường cam; đề tài “Xác lập quyền với chỉ dẫn địa lý Long Khánh cho sản phẩm chôm chôm của thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” cũng đã tổng kết-nghiệm thu và đã nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ xin cấp Giấy chứng nhận bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.

Theo thống kê kết quả từ Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, Đồng Nai đã có 23 sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cắp bằng (gồm: Khung xe máy kết hợp khoang chứa đồ lớn; Cơ cấu chặn bộ phận giảm áp dùng cho động cơ mô tô, xe máy; Ổ khóa mã số kép; Ghế đa năng; Máy phun thuốc bảo vệ thực vật cải tiến; Kết cấu bố trí đèn chiếu sáng hộp chứa đồ dùng cho mô tô, xe máy; Bộ phận đặt chân dùng cho xe máy; Cơ cấu khử áp dùng trong động cơ đốt trong; Yên xe máy; Giá đỡ giữa cho xe máy; Phương pháp kích thích cây dó để tạo trầm; Kết cấu lắp nắp che khung sườn dùng cho môtô, xe máy hai bánh; Đệm khoang chứa đồ có nẹp gia cố dùng cho môtô, xe máy; Hỗn hợp keo tự vá lốp xe; Thiết bị thu năng lượng nhiệt mặt trời; Thiết bị xông hơi; Giá đỡ nắp bình nhiên liệu của xe máy; Giường chuyển bệnh nhân không cần di chuyển bệnh nhân; Xe máy có ngăn hành lý rộng; Hộp xích dùng cho xe máy; Máy gieo hạt và bón phân; Máy rửa bát; Giá để nắp bình xăng cho xe máy).

2.7. Chương trình đưa thông tin KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông nghiệp, nông thôn và phục vụ người nông dân:

Đồng Nai đã triển khai Chương trình đưa thông tin khoa học và công nghệ đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; Kết quả đã được triển khai và nhân rộng 148 điểm thông tin KH&CN tại các Trung tâm học tập cộng đồng tại ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tại mỗi điểm được đầu tư 01 Thư viện điện tử công nghệ nông thôn và 01 website cho xã; tổ chức đào tạo cán bộ quản lý cho các Điểm thông tin KH&CN; Nâng cao hiệu quả hoạt động Điểm thông tin KHCN bằng cách đổi mới cơ chế quản lý, góp phần nhân rộng nhanh các Điểm thông tin KHCN trên địa bàn Tỉnh; Hàng tuần

Page 35: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

35

cập nhật thông tin thị trường nông sản; dự báo thời tiết; tình hình dịch bệnh trong nước. Hàng năm, kịp thời phát hành 06 số Tập san Thông tin khoa học công nghệ (1.000 cuốn/số); Phát hành 12 số Bản tin khoa học và ứng dụng (5.000 bản/số) và 12 số Bản tin hoạt động Văn phòng thực hiện Đề án hàng rào kỹ thuật thương mại tỉnh Đồng Nai (TBT) (1.000 bản/số). Chương trình thông tin KH&CN đã góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp kiến thức thông tin KH&CN, đáp ứng giao dịch trong phát triển sản xuất, đời sống của người dân và phục vụ phát triển KT-XH nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

2.8. Kết quả triển khai các Phong trào Hội thi KH&CN:

Các phong trào Hội thi về KH&CN tiếp tục được duy trì hàng năm và phát động triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, mở rộng thêm các đối tượng, lĩnh vực ngành tham gia; Nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ được duy trì, thường xuyên cập nhật và phát triển nguồn lực thông tin, tạo nhiều CSDL thông tin KH&CN mạnh và phong phú, đa dạng;...

2.9. Kết quả triển khai công tác Thanh tra KH&CN

Hoạt động thanh tra khoa học công nghệ, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng có nhiều đổi mới; tập trung thanh tra, kiểm tra trên phạm vi diện rộng và theo chuyên đề nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật. Với quyết tâm ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận trong kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ và trong kinh doanh xăng dầu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

a. Về thanh tra kinh doanh xăng dầu:

Trong năm 2015, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai công tác thanh, kiểm tra đặc thù, bí mật tổ chức trinh sát phát hiện vi phạm và kiểm tra bất ngờ. Kết quả xử lý 61 trạm kinh doanh xăng dầu gian lận về đo lường và chất lượng, xử phạt 6,3 tỷ đồng và đã tạo nên một hiệu ứng rất mạnh lan tỏa đến các doanh nghiệp là đồng loạt trong một thời gian ngắn, có trên 250 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ động cho dừng hoạt động các trụ bơm có sai số đo lường để xin sữa chữa, thay trụ mới và xin kiểm định lại các phương tiện đo xăng dầu. Kinh nghiệm kiểm tra đặc thù của Sở Khoa học và Công nghệ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phổ biến cho cả nước học tập, nhưng quan trọng hơn hết là từ kinh nghiệm kiểm tra đặc thù đã kiến nghị và được Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh ban hành quy định về các giải pháp kiểm tra, xử lý để ngăn chặn triệt để hành vi gian lận về đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

b. Về thanh tra kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ:

Đồng Nai đã tập trung kiểm tra về đo lường-chất lượng kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

Kết quả đã kiểm tra 75 doanh nghiệp, trong đó có 64 doanh nghiệp vi phạm về kinh doanh hàm lượng vàng thực tế thắp hơn hàm lượng công bố, đã xử phạt trên 1,4 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp đăng ký xin hỗ trợ đánh giá lại tuổi vàng là 215 Doanh

Page 36: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

36

nghiệp. Nhiều nhà sản xuất vàng trang sức uy tín ở thành phố Hồ Chí Minh (Chành vàng) đã bày tỏ sự phấn khởi với cách làm Đồng Nai vì những Chành vàng sản xuất vàng nữ trang không đúng hàm lượng sẽ không còn khách hàng ở Đồng Nai. Họ rất mong các địa phương khác cũng làm như Đồng Nai để tạo môi trường kinh doanh giữa các chành vàng ở TPHCM.

Kết quả đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vàng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa thể hiện qua mức độ vi phạm ngày càng giảm dần.

2.10. Triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai đã đi tiên phong xây dựng và chính thức đưa vào vận hành bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa điện tử của Sở. Việc công bố và đưa vào hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hướng hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch, giải quyết công việc nhanh chóng, tiện lợi. Đây được xem là một trong những điểm sáng của cải cách hành chính, đem lại những tín hiệu tích cực, góp phần to lớn trong công cuộc cải cách hành chính của Sở.

2.11. Kết quả triển khai cơ chế Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương và doanh nghiệp:

a. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai đã hình các thủ tục thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh; Tuy nhiên do phải thực hiện các quy định mới của Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi năm 2013, các Nghị quyết và hướng dẫn của Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ và địa phương có sự thay đổi về nhân sự; cho nên trong năm 2015, Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện hoàn chỉnh lại toàn bộ thủ tục, hồ sơ thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh về nhân sự quản lý, điều hành quỹ, về điều lệ,...Hiện UBND tỉnh đang xem xét, ban hành để chủ động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động KH&CN trong thời gian tới.

b. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ doanh nghiệp: Tổ chức hướng dẫn và đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 02 doanh nghiệp báo cáo thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ doanh nghiệp (Tổng Công ty cao su Đồng Nai và Công ty Sonadezi Đồng Nai). 02 doanh nghiệp này đã trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ doanh nghiệp với tổng số vốn là 9,445 tỷ đồng. Đây cũng là nguồn lực đáng kể để đầu tư cho phát triển KH&CN của doanh nghiệp cũng như của xã hội ở địa phương.

IV. Kết quả triển khai hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: Tổ chức triển khai; chính sách, đầu tư; kết quả thực hiện:

- Trong 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016. Tiếp đến Ngày 13/6/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ mới có văn bản số 1919/BKHCN-PTTTDN về việc hướng dẫn địa phương triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ KH&CN, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 5904/UBND-KT ngày 20/6/2017 về việc giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan của

Page 37: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

37

tỉnh triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Đây là nhiệm vụ mới bắt đầu triển khai tại địa phương nên chưa có kết quả số liệu cụ thể. Hiện Sở Khoa học và Công nghệ đang tổ chức triển khai.

- Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Hưởng ứng Chương trình khởi nghiệp quốc gia, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban Kế hoạch số 9308/KH-UBND ngày 06/10/2016 về việc phát động phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu:

+ Thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo, nhằm tăng số lượng doanh nghiệp thành lập, hoạt động hiệu quả và có khả năng tăng trưởng nhanh và bền vững sau khi thành lập.

+ Đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp của các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân thông qua các hình thức như tập huấn, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ tài chính, xúc tiến đầu tư, thương mại, khoa học kỹ thuật…

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm tăng khả năng hiện thực hóa của dự án khởi nghiệp.

V. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: đặc điểm (lớn, vừa và nhỏ); Số lượng doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp hoạt động ứng dụng công nghệ cao,….:

1. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: đặc điểm (lớn, vừa và nhỏ):

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 29.334 doanh nghiệp, trong đó: doanh nghiệp có quy mô lớn là 1.584 doanh nghiệp, chiếm 5,40% (doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký >30 tỷ đồng) và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là 27.750 doanh nghiệp, chiếm 94,60%.

Chia theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế như sau:

Biểu 1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay Phân theo quy mô và thành phần kinh tế

S T T

Quy mô doanh nghiệp

Tổng số

Chia ra theo thành phần kinh tế

Ghi chú

Trong đó chia ra

DN nhà

nước

DN ngoài nhà nước DN có vốn đầu tư nước

ngoài

DN tập thể

DNTN Công

ty TNHH

Công ty cổ phần có vốn

nhà nước

Công ty cổ phần

không có vốn nhà

nước

DN 100% vốn

nước ngoài

DN liên

doanh với

nước ngoài

1 Doanh

nghiệp lớn 1.584 9 0 8 455 29 315 768 0

Doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký > 30 tỷ đồng

Page 38: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

38

2 Doanh

nghiệp vừa và nhỏ

27.750 0 0 5.426 20.633 0 1.163 483 0

Biểu 2: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay, phân theo quy mô và ngành, lĩnh vực kinh tế (tham khảo)

Stt

Ngành kinh tế Quy mô doanh

nghiệp

Ghi chú

Doanh nghiệp lớn + Doanh nghiệp vừa + Doanh nghiệp nhỏ

Tổng số 29.334

Trong Biểu số 2: Số lượng

doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh hiện nay Phân theo

quy mô và ngành, lĩnh vực

kinh tế không khớp với

Bảng biểu số 1: - Do lúc trước từ năm 2005 Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai (Phòng ĐKKD) sử dụng phần mềm ĐKKD cũ, tuy nhiên đến tháng 7 năm 2010 Phòng ĐKKD đã chuyển sang sử dụng phần mềm Đăng ký doanh nghiệp quốc gia được triển khai từ tháng 7/2010 đến nay. Do đó, Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ kết xuất được báo cáo Phân theo quy mô và ngành, lĩnh vực kinh tế từ tháng 7/2010 đến nay trên phần mềm quốc gia. Do Thời gian báo cáo gấp nên Phòng ĐKKD chưa tìm lại được số liệu báo cáo Phân theo quy mô và ngành, lĩnh vực kinh tế từ năm 1991 đến tháng 7/2010 từ phần mềm ĐKKD cũ.

Trong đó chia ra theo ngành, lĩnh vực kinh tế 1 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 62

2 Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 6.322

3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 526

4 Xây dựng 2.330

5 Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

596

6 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 226

7 Công nghiệp chế biến, chế tạo 3.322

8 Khai khoáng 74

9 Sản xuất phân phối, điện, nước, gas 70

10 Hoạt động dịch vụ khác 133

11 Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác

534

12 Kinh doanh bất động sản 229

13 Vận tải kho bãi 1.153

14 Giáo dục và đào tạo 202

15 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 63

16 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 310

17 Thông tin và truyền thông 109

18 Các ngành nghề khác 13.073

2. Số lượng doanh nghiệp KH&CN: Giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai đã thành lập 02 doanh nghiệp KH&CN: Công

ty CP Công nghệ Nhiệt Mặt trời (cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN năm 2014) và Công ty CP Phát triển Công nghệ sinh học (DONA TECHNO) (cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN năm 2015). Năm 2016, cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty TNHH một thành viên Trương Thanh Khoan. Nâng tổng số doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh hiện nay là 03 doanh nghiệp. Trong đó lĩnh vực hoạt động về khoa học kỹ thuật và công nghệ (có 01 doanh nghiệp KH&CN) và lĩnh vực hoạt động về khoa học nông nghiệp (có 02 doanh nghiệp KH&CN).

3. Số lượng doanh nghiệp hoạt động ứng dụng công nghệ cao:

Page 39: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

39

Giai đoạn 2011-2016, Đồng Nai có 07 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai thuộc Sở KH&CN (hiện nay Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai thuộc Sở KH&CN đang được bàn giao về Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai). Không có doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngoài Khu công nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

- Lĩnh vực khoa học tự nhiên: 0.

- Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: 0.

- Lĩnh vực khoa học y dược: 02 doanh nghiệp.

- Lĩnh vực khoa học nông nghệ: 05 doanh nghiệp.

- Lĩnh vực khoa học xã hội: 0.

- Lĩnh vực khoa học nhân văn: 0.

VI. Các thế mạnh/thách thức của địa phương; Các chính sách/mục tiêu phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020:

1. Các thế mạnh/thách thức trong phát triển KT-XH của địa phương giai đoạn 2016-2020:

a. Những thuận lợi:

Giai đoạn đến năm 2020, bối cảnh thế giới nổi bật là xu hướng toàn cầu hóa đi kèm với cạnh tranh về thu hút đầu tư, kinh tế, thương mại giữa các nước và vùng lãnh thổ ngày càng gay gắt. Dự báo từ năm 2015, kinh tế thế giới sẽ phục hồi dần và tăng trưởng cao hơn giai đoạn 2011-2015. Tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với kỳ vọng từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại những làn sóng đầu tư, thương mại giữa các quốc gia tham gia, trong đó có nước ta.

Kinh tế trong nước dự báo sẽ tiếp tục trên đà hồi phục, công tác tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng phát huy hiệu quả. Thị trường trong nước được các doanh nghiệp chú trọng bên cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ nên tảng Hiến pháp sửa đổi, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Trong tỉnh, với thuận lợi về vị trí, thành tựu đạt được trong những năm qua và kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, điều hành của chính quyền các cấp các ngành, tổng vốn đầu tư phát triển và năng lực sản xuất mới tăng thêm của giai đoạn trước với nhiều công trình, dự án đã hoàn thành, Đồng Nai có những tiền đề vững chắc để phát triển mạnh và bền vững trong thời gian tới.

b. Khó khăn và thách thức:

Tình hình kinh tế thế giới, khu vực còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn do ảnh hưởng của xung đột cục bộ, khủng bố, khủng hoảng năng lượng, an ninh trên biển, thiên tai, dịch bệnh, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo. Biến đổi khí hậu toàn cầu theo chiều hướng khắc nghiệt và suy giảm kinh tế có tính chu kỳ ở các nước phát triển sẽ còn tiếp tục xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến phát triển.

Page 40: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

40

Kinh tế trong nước còn tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức như: thời tiết thiên tai bất thường, dịch. Việc nước ta tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đa phương như cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và các hiệp định song phương, ngoài những lợi ích thì một số lĩnh vực sẽ chịu tác động không tốt nếu không có các biện pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp. Trong tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao và việc tham gia vào chuỗi sản phẩm toàn cầu của các khu vực kinh tế trong nước còn thấp. Bên cạnh đó, trường hợp tranh chấp Biển đông diễn biến phức tạp có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Trong tỉnh, quy mô dân số ngày càng lớn, tốc độ tăng cơ học nhanh tạo áp lực trong việc nâng cao mức sống của dân cư, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chỉ mới đáp ứng yêu cầu cơ bản, trong khi việc huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn nhiều khó khăn. Trình độ công nghệ, năng lực quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu.

2. Các chính sách/mục tiêu phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020:

2.1. Cơ hội và thách thức của Đồng Nai về phát triển KH&CN:

a. Cơ hội:

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, Nghị quyết Đại hội XI và XII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa XI) của Đảng cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước đều tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH-HĐH đất nước.

Cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của trung ưong, tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ra Nghị quyết và ban hành một số cơ chế, chính sách thực hiện nhiệm vụ phát triển KH&CN của tỉnh tới năm 2020.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế của nước ta, Đồng Nai có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, Đồng Nai có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH-HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với cả nước, giành lấy vị trí tiên phong tiến tới đạt mục tiêu trở thành tỉnh CNH-HĐH so với vùng. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, Đồng Nai có thể sớm đi vào một số lĩnh vực công nghệ cao của kinh tế tri thức.

Quá trình đổi mới đất nước, của vùng đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của Đồng Nai trong thời gian tới. Kinh tế Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát

Page 41: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

41

triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu vào khu vực và quốc tế.

Công trình trọng điểm quốc gia đầu tư ở Đồng Nai, đặc biệt là sân bay quốc tế Long Thành. Chính phủ cho rằng, việc đầu tư xây sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Theo tính toán sơ bộ, việc đầu tư sân bay Long Thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 200.000 lao động.

b. Thách thức:

Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về KH&CN và kinh tế của thế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của quốc gia và của tỉnh. Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN Đồng Nai hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực hiện quá trình CNH-HĐH rút ngắn, trong điều kiện kinh tế còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Đồng Nai, nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.

Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và KH&CN, Đồng Nai đang đứng trước những khó khăn về tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; về cơ chế thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN của tỉnh, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.

2.2. Định hướng phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030:

Định hướng phát triển KH&CN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 tập trung vào các hướng chính như sau: “Thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KH&CN, gắn nhiệm vụ phát triển KH&CN với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động KH&CN, khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao và ứng dụng KH&CN trong các ngành, lĩnh vực. Tăng cường các hoạt động thông tin, phổ biến KH&CN, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, hộ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm”.

Page 42: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

42

Để thực hiện có hiệu quả các định hướng, nhiệm vụ phát triển KH&CN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực sau:

Đó là đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KH&CN: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo: làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu và đề cao vai trò quốc sách hàng đầu của KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội, phát triển bền vững. Xác định đầu tư cho KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, giành ưu tiên hàng đầu trong việc bố trí ngân sách cho KH&CN.

Đổi mới quản lý nhân lực KH&CN, trong đó tập trung xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ KH&CN: Có cơ chế trọng dụng cán bộ KH&CN tài năng; sử dụng cán bộ KH&CN giỏi; khuyến khích và thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển KH&CN của Tỉnh. Có chính sách đặc thù thu hút các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước vào làm việc tại Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học và Bảo tàng khoa học của tỉnh.

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực KH&CN: Dành một khoản kinh phí thích đáng để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ KH&CN trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm và các lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh; Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích mở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế hoặc khu vực tại Tỉnh. Thu hút các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín của nước ngoài liên kết hoặc mở phân viện, phân hiệu hoặc tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực KH&CN tại Tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực KH&CN, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, quan tâm thu hút chuyên gia nước ngoài phục vụ phát triển KH&CN: Ban hành chính sách thu hút chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng tham gia công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, giữ các chức vụ quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Thu hút vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN thông qua cơ chế thúc đẩy thành lập các quỹ phát triển KH&CN tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh; Từng buớc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của Chính phủ, coi đây là kênh quan trọng thu hút vốn đầu tư xã hội vào hoạt động KH&CN; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN; Hình thành và phát triển các tổ chức dịch vụ KH&CN và trung gian thị trường KH&CN. Để huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho hoạt động KH&CN thì trong thực hiện chủ trương tái cấu trúc đầu tư công ở tỉnh, cần đảm bảo theo hướng tăng đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho KH&CN theo Quyết định 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên cơ sở giảm đầu tư vào các lĩnh vực khác kém hiệu quả; Có cơ chế thu hút đầu tư của khu vực tư nhân gồm doanh nghiệp và tư

Page 43: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

43

nhân tham gia đầu tư vào KH&CN. Ngoài ra, cần tăng cường thu hút các nguồn vốn khác từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài.

Đổi mới cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, của các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan ở mỗi thời kỳ. Phân công, phân cấp rõ ràng trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN của các ngành, các cấp trong tỉnh, tránh trùng lắp. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN ưu tiên; Xác định rõ các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên ở các cấp. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp tổ chức việc trao đổi giữa các viện, trường, doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách để xác định các nhiệm vụ ưu tiên. Áp dụng rộng rãi phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế cạnh tranh, công khai, dân chủ. Đổi mới căn bản công tác đánh giá hoạt động KH&CN dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng loại hình nghiên cứu. Hoàn thiện các quy định về thành lập và hoạt động của các Hội đồng tư vấn xác định, tuyển chọn và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, bảo đảm tính độc lập và khách quan của các Hội đồng. Đưa nhanh các kết quả nghiên cứu KH&CN áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Đổi mới cơ chế đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN. Theo đó sẽ đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh; Khuyến khích thành lập các loại Quỹ phát triển KH&CN như Quỹ phát triển KH&CN tỉnh, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển KH&CN.

Đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN: Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh, các nhiệm vụ KH&CN phục vụ trực tiếp cho sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, chính sách và những lĩnh vực công ích do UBND tỉnh quy định. Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thống nhất việc xây dựng cơ cấu phân bổ ngân sách nhà nước dành cho KH&CN, trình UBND tỉnh phê duyệt. Hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn tài chính tạo động lực cho hoạt động KH&CN: Áp dụng cơ chế khoán đối với đề tài, dự án KH&CN trong một số lĩnh vực KH&CN trên cơ sở thẩm định kỹ về nội dung, sản phẩm nghiên cứu và dự toán kinh phí thực hiện. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án KH&CN phải căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu là chủ yếu; bãi bỏ các thủ tục thanh, quyết toán không còn phù hợp trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Có cơ chế về việc trích lập Quỹ khen thưởng từ kinh phí sự nghiệp KH&CN để khen thưởng thỏa đáng đối với tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Phát triển thị trường KH&CN theo hướng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hàng hóa trên thị trường KH&CN thông qua việc bảo đảm và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Tạo điều kiện hình thành hệ thống dịch vụ hỗ trợ thị trường như phát triển các tổ chức môi giới công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, các tổ chức cung cấp thông tin thị trường công nghệ; hình thành các tổ chức xúc tiến thị trường công nghệ; tổ chức các chợ công nghệ - thiết bị (Techmart). Nâng cao chất lượng và khả năng thương mại hoá của các sản phẩm KH&CN.

Page 44: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

44

Phát triển mạnh mẽ tiềm lực KH&CN bằng cách tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học tỉnh, Trung Tâm chiếu xạ của tỉnh, Trung tâm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh, Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN tỉnh;...Đồng thời, phối hợp với Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam triển khai xây dựng Bảo tàng khoa học Quốc gia trên địa bàn tỉnh để làm tiền đề đề xuất nâng tầm quy hoạch khu vực Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học tỉnh thành đô thị khoa học và giáo dục của quốc gia, nhằm tạo hiệu ứng số nhân từ việc quy tụ đội ngũ các nhà khoa học và trí thức phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đồng thời có chính sách khuyến khích đầu tư các vườn ươm doanh nghiệp và các Trung tâm cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN, trong đó thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, tách nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN ra khỏi cơ quan hành chính, tăng cường chức năng giám sát, kiểm tra. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về KH&CN. Hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện. Tăng cường quản lý nhà nước về tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng và an toàn bức xạ, hạt nhân thông qua các họat động thanh, kiểm tra

Tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước về KH&CN với các biện pháp: mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển KH&CN trọng điểm của tỉnh như: Thu hút đầu tư công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, phòng chống vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả; Hợp tác về các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Xây dựng tiềm lực KH&CN, đào tạo và sử dụng chuyên gia nhằm nâng cao trình độ và bồi dưỡng cán bộ KH&CN phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến tri thức KH&CN: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trình độ lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và đất nước. Tổ chức cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý nhà nước; tuyên truyền, phổ biến thành tựu tri thức KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-kinh tế miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; hướng dẫn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động thông tin KH&CN. Xây dựng các cơ sở dữ liệu tổng hợp, chuyên đề và các trang thông tin điện tử về KH&CN; ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong hoạt động thông tin KH&CN.Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ . Tổ chức các hoạt động thư viện, hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ về khoa học và công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị.

VII. Các sản phẩm/chương trình đã tham gia hợp tác với TP.Hồ Chí Minh; Kết quả đạt được:

1. Tình hình, kết quả hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai trong 5 năm từ 2010 đến 2015 có những điểm nổi bật cụ thể như sau:

Page 45: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

45

1.1. Lĩnh vực quy hoạch và cung cấp thông tin:

Hai địa phương đã phối hợp trong việc cung cấp, góp ý và trao đổi thông tin để thống nhất trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện các quy hoạch như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu khác.

Ngoài ra, giữa hai địa phương cũng đã thực hiện trao đổi các thông tin liên quan trong việc kết nối hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông, cấp nước.

1.2. Lĩnh vực thu hút đầu tư:

Thời gian vừa qua, giữa tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phối hợp khá tốt trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư của hai bên, nhất là tỉnh Đồng Nai đã thúc đẩy tốt mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Jica, Amcham,… thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm về xúc tiến đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đến từ Tp. Hồ Chí Minh đến tìm hiểu và đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động tỉnh Đồng Nai.

1.3. Lĩnh vực xây dựng:

Giai đoạn 2010-2015, Sở Xây dựng Đồng Nai đã hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh Trong công tác quản lý vật liệu xây dựng, phối hợp thực hiện khảo sát, thu thập thông tin nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, chủng loại vật liệu xây dựng là thế mạnh của 07 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

1.4. Hợp tác lĩnh vực Giao thông vận tải:

a. Lĩnh vực đường bộ:

- Quốc lộ 1K: Dài 12km, nối Đồng Nai với Bình Dương và Tp. HCM, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 12km, từ Vườn Mít đến cầu Hóa An đã được UBND tỉnh Đồng Nai đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 55m, đoạn từ cầu Hóa An đến ranh tỉnh Bình Dương đã triển khai theo hình thức BOT, mặt đường rộng 23m.

- Cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây: Kết nối TP. HCM với Đồng Nai, tổng chiều dài là 55km, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 42km. Đã hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 từ ngày 08/02/2015 với quy mô 4 làn xe cơ giới, 02 làn dừng khẩn cấp.

- Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Kết nối tỉnh Long An, TP. HCM và Đồng Nai, tổng chiều dài 57,1km, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 28,3km. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang triển khai gói thầu cầu Phước Khánh. Công tác giải phóng mặt bằng qua địa bàn huyện Nhơn Trạch và Long Thành còn gặp khó khăn về nguồn vốn bố trí để chi trả, dự kiến cần khoảng 660 tỷ đồng.

b. Về lĩnh vực Vận tải:

Hai địa phương đã hợp tác mở 06 tuyến xe buýt và 12 tuyến vận tải khách cố định phục vụ nhu cầu đi lại của người dân từ Đồng Nai đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

1.5. Hợp tác lĩnh vực thương mại – dịch vụ, du lịch:

Page 46: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

46

a. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ:

Năm 2012, Sở Công Thương Đồng Nai và Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh ký kết chương trình hợp tác thương mại giai đoạn 2011 – 2015. Trong những năm qua, chương trình đã đạt được một số kết quả đáng kể, từng bước thắt chặt mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại. Cụ thể:

- Phối hợp tốt trong công tác cung cấp, trao đổi thông tin về thị trường, nhất là vào dịp Tết nguyên đán, khả năng cung ứng/nhu cầu đối với hàng hóa là sản phẩm nông nghiệp.

- Phối hợp xử lý tình trạng tăng giá đột biến (vụ tăng giá trứng gà của Công ty CP dịp tết năm 2013).

- Phối hợp hỗ trợ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giải quyết một số vướng mắc với các chủ “Dậu” trong việc mua bán thịt heo tại chợ đầu mối Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.

- Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai chương trình bình ổn giá, công tác xây dựng mô hình chợ văn minh/chợ văn hóa.....; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước, xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành chính… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ, ổn định sản xuất, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối đảm bảo cung cầu hàng hóa cho người dân thành phố và các tỉnh, thành lân cận.

- Hoạt động nổi bật trong giai đoạn này là việc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hội nghị kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất của tỉnh Đồng Nai có cơ hội giao lưu sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối đến TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn. Kết quả, tại các cuộc hội nghị kết nối cung cầu, các đơn vị tỉnh Đồng Nai đã được ký kết các bản ghi nhớ với các doanh nghiệp phân phối lớn của cả nước như Saigon Coop, Big C, Lotte, Metro, Aeon... với các sản phẩm nông sản như: thịt gà, trứng gia cầm, nấm các loại, rau, thực phẩm chế biến (giò chả, xúc xích, lạp xưởng…), trái cây sấy, rượu cacao, rượu nhung hươu, sản phẩm chế biến từ cây nha đam, gồm HTX Rau Xuân Bắc ký kết với Saigon Coop, Trại gà Thanh Đức ký kết với hệ thống siêu thị Citimax, Công ty TNHH Chăn nuôi Bình Minh ký kết với Tổng Công ty Thương mại Sài gòn (Satra). Một số đơn vị đã mở rộng thêm được mạng lưới bán hàng như Công ty TNHH Anh Hoàng Thy ký hợp đồng cung ứng mặt hàng thịt heo mảnh cho Siêu thị AEON (Nhật Bản) tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương; Công ty Chăn nuôi Bình Minh liên kết cung ứng sản phẩm gà thịt với nhà hàng, đại lý phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy chế biến tại Bình Dương; Trại gà Thanh Đức ký hợp đồng cung cấp cho Công ty TNHH XNK Thực phẩm Hai Thanh (TpHCM), Cơ sở thực phẩm Phú Sỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

- Thông qua hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các gian hàng Ban tổ chức dành cho các địa phương đã tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Nai có cơ hội cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếm đối tác để liên kết hợp tác sản xuất, phân phối, phát triển thị trường.

- Trong công tác quản lý thị trường, cơ quan Quản lý thị trường của 02 địa phương đã cùng phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác thẩm tra xác minh, thu phạt vi

Page 47: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

47

phạm hành chính doanh nghiệp. Thông qua hợp tác, việc triển khai nhiệm vụ của các đơn vị được thuận lợi, hiệu quả hơn.

b. Lĩnh vực du lịch:

Trong những năm qua, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, phối hợp tốt với ngành du lịch Đồng Nai trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng Nai thông qua các kênh báo chí, đài truyền hình; phát triển sản phẩm du lịch giữa hai địa phương qua việc kết hợp tọa đàm “tìm giải pháp phát triển du lịch sông Đồng Nai” nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn hai địa phương.

Ngành du lịch Đồng Nai cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh tìm hiểu và đầu tư dự án du lịch như: Khu du lịch Sơn Tiên (Biên Hòa), Khu du lịch Long Tân ( Nhơn Trạch), Khu du lịch Thác Giang Điền (Trảng Bom), Khu du lịch suối mơ (Tân Phú),…

1.6. Các hoạt động xúc tiến thương mại:

a. Phối hợp tổ chức và tham gia 17 hội nghị, hội thảo, điển hình như:

Phối hợp Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao TP HCM tổ chức Hội thảo - Triển Lãm “Kết hợp hành động - Tận dụng cơ hội phát triển thị trường Miền Đông”. Kết thúc Hội thảo đã có 13 biên bản ghi nhớ hợp tác được các địa phương ký kết.

- Phối hợp phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI), tổ chức 06 cuộc hội nghị “Giao thương đoàn doanh nghiệp New Zealand, Iran, CHLB Đức, Ấn độ - doanh nghiệp Đồng Nai” và “Gặp gỡ và Đối thoại doanh nghiệp xuất khẩu Đồng Nai”. Hội nghị bước đầu tạo cơ hội doanh nghiệp giao thương kết nối, tìm hiểu tập quán, chia sẻ thông tin, cơ hội kinh doanh, tiềm năng đầu tư

- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức cho đoàn doanh nghiệp chuyên ngành nông sản tham dự diễn đàn “Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Việt Nam - Nhật Bản”

- Tổ chức đoàn gồm 10 doanh nghiệp chuyên ngành nông sản Đồng Nai tham gia “Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc” tại TP.HCM, giúp doanh nghiệp có cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp có thêm thông tin, kinh nghiệm khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc.

- Phối hợp Tổng Công ty Thương mại Sài gòn (Satra) tổ chức hội nghị “Phát triển chuỗi liên kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn vào Tổng Công ty Thương mại trong nước”. Tại hội nghị hai bên đã ký kết được 08 biên bản ghi nhớ, hiện đang tiếp tục xúc tiến các bước để có thể tiến tới ký kết các hợp đồng cung cấp tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam văn phòng 2 tại TP HCM tổ chức 02 chương trình “Tuyên truyền TMĐT với người tiêu dùng” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, tổ chức; 05 lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về TMĐT chuyên đề kinh doanh trực tuyến, chữ kỹ số, kỹ năng tổng hợp và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT cho gần 500 lượt đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan, đơn vị tham dự.

Page 48: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

48

b. Phối hợp tổ chức và tham gia 25 hội chợ triển lãm:

- Hỗ trợ chi phí thuê 37 gian hàng cho 29 lượt doanh nghiệp tham gia 12 đợt hội chợ triển lãm tại Thành phố Hồ Chí Minh như: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”(02 đợt); “Triển lãm nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm” 02 đợt; “Quốc tế VIETBUILD” 03 đợt; “Quốc tế AGROVIET” 01 đợt; “Quốc tế Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ, Đồ gỗ và Quà tặng Việt Nam” 02 đợt; “Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam - Vifa Expo” 01 đợt; “Đồ gỗ và Trang trí nội thất Việt Nam” 01 đợt. Kết quả: 05 hợp đồng kinh tế được ký kết sau khi kết thúc hội chợ.

- Tổ chức cho 81 lượt doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại mặt hàng nông sản, máy móc thiết bị nông nghiệp, đồ gia dụng…..tham gia vào gian hàng chung của tỉnh Đồng Nai trong 13 đợt hội chợ triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh. Kết thúc hội chợ: các doanh nghiệp tham gia mở được 07 đại lý, 18 hợp đồng kinh tế, 21 hợp đồng ghi nhớ.

1.7. Lĩnh vực nông nghiệp:

- Ngành nông nghiệp hai địa phương thường xuyên trao đổi phối hợp thông tin dự báo tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi khi có xảy ra để cùng hỗ trợ giám sát, phòng chống dịch; các thông tin về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi giữa hai địa phương để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm đạt chất lượng;

- Phối hợp xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn cung cấp cho các hệ thống siêu thị, nhà hàng và các cơ sở thu mua động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo mối liên kết giúp sản phẩm chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai tiêu thụ tại thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh;

- Phối hợp xây dựng chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh, tạo chuỗi liên kết trong công tác thực hiện Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.

1.8. Lĩnh vực khoa học - công nghệ:

- Đã phối hợp thực hiện trong việc cung cấp các nội dung thông tin báo cáo để tổ chức thành công Hội nghị Khoa học và Công nghệ vùng Đông Nam Bộ lần thứ XIII năm 2015 tại Đồng Nai do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với UBND tỉnh Đồng Nai đồng chủ trì;

- Đã tổ chực ký kết thỏa thuận hợp tác với 03 Trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Nông lâm) ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

- Phối hợp với viện nghiên cứu kinh tế phát triển (thuộc trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) thực hiện xây dựng Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Đồng Nai Quyết định phê duyệt Quy hoạch số 3262/QĐ-UBND ngày 07/10/2016). Trong đó quan tâm xây dựng Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai theo định hướng Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học và tầm nhìn thành phố khoa học trong tương lại; hợp tác huy động các nguồn lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,…

Page 49: BÁO CÁO Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban Khoa h c ... · trọng điểm phía Nam; Diện tích tự nhiên 5.907,24km2, ... nhưng tỷ lệ tăng dân số chung

49

- Thường xuyên phối hợp tổ chức các hội nghị phổ biến khoa học công nghệ.

1.9. Lĩnh vực an ninh, trật tự:

Thực hiện Chương trình phối hợp số 70/CTPH ngày 19/5/2006 của Công an 9 tỉnh, thành phố về phối hợp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, thời gian qua, Công an tỉnh Đồng Nai và Công an thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác phối hợp trên từng lĩnh vực, tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và đề ra nội dung phối hợp trong thời gian tiếp theo. Việc trao đổi thông tin, công tác phối hợp đảm anh ninh trật tự được thực hiện nhanh chóng, đạt hiệu quả hơn; kịp thời phát hiện, phối hợp ngăn chặn, truy bắt nhiều đối tượng gây án bỏ trốn, đối tượng truy nã; hỗ trợ tích cực trong công tác điều tra, khám phá án; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ một cách đồng bộ, chặt chẽ, mang lại hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự.

2. Kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020:

Trên cơ sở tình hình, kết quả hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai 5 năm qua 2010-2015. Hiện nay UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đã cùng chỉ đạo giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của 2 địa phương, chủ trì phối hợp, thống nhất các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, tham mưu UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt triển khai thực hiện.

Trên đây là một số nội dung báo cáo chuẩn bị nội dung cho Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đông Nam Bộ năm 2017 của Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai; Kính gửi báo cáo Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN (b/c); - Các Phó giám đốc Sở; - Các phòng/đơn vị trực thuộc Sở; - Lưu: VT, VP, KH-TC. KHTC032-baocaohoinghigiaobankhcnvungĐNB\03b

Phạm Văn Sáng