34
Đề tài NCKHSPƯD TUYÊN TRUYỀN, PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI NÂNG CAO THÓI QUEN RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH TAY, CHÂN, MIỆNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI Thực hiện: Lữ Đỗ Hoài Hương Đơn vị: Trường MN Hoa Mai – TP Cam Ranh Trang 1

tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Đề tài NCKHSPƯD

TUYÊN TRUYỀN, PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH TRONG

VIỆC GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI NÂNG CAO THÓI QUEN

RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH

TAY, CHÂN, MIỆNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI

Thực hiện: Lữ Đỗ Hoài Hương

Đơn vị: Trường MN Hoa Mai – TP Cam Ranh

Trang 1

Page 2: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 2

GIỚI THIỆU Trang 3

Hiện trạng Trang 3

Giải pháp thay thế Trang 4

Vấn đề nghiên cứu Trang 4

Giả thuyết nghiên cứu Trang 4

I. PHƯƠNG PHÁP Trang 5

1. Khách thể nghiên cứu Trang 5

2. Thiết kế nghiên cứu Trang 6

3. Qui trình nghiên cứu Trang 6

4. Đo lường và thu thập dữ liệu Trang 6

II. PHÂN TÍCH DỮ KIỆU VÀ KẾT QUẢ Trang 8

III. BÀN LUẬN Trang 9

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 10

PHỤ LỤC Trang 11

1. Kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh

2. Thiết kế một số hoạt động giáo dục

3. Các bài báo tuyên truyền giữ sạch đôi tay vì sức khỏe cộng đồng

4. Phiếu khảo sát thông tin của phụ huynh

5. Bảng theo dõi đánh giá

6. Bảng điểm

Trang 2

Page 3: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Hầu hết trẻ em đều rất thích tự mình khám phá thế giới xung quanh. Trẻ

sử dụng đôi bàn tay để cảm nhận và tìm tòi mọi điều mà chúng thắc mắc. Và

ngẫu nhiên đôi bàn tay của trẻ lại là vật trung chuyển vi khuẩn gây hại vào cơ

thể. Mặc dù ở trường trẻ đã được cô giáo dục về tác hại của vi khuẩn và cách rửa

tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, ở trẻ cũng mau nhớ lại cũng

mau quên. Cho nên nhiều trẻ không tự giác thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng

khi tay bẩn.

Giải pháp của tôi là tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc

giáo dục trẻ 5-6 tuổi nâng cao thói quen rửa tay bằng xà phòng để phòng

tránh bệnh tay, chân, miệng tại trường Mầm non Hoa Mai để phụ huynh cùng

giáo viên ở lớp thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, khuyến khích giúp trẻ tự giác

rửa tay như một hoạt động khám phá mới.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm trẻ lớp mẫu giáo lớn trường

mầm non Hoa Mai. Nhóm thực nghiệm do tôi phụ trách, nhóm đối chứng cô Lan

phụ trách. Hai cô cùng chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn. Nhóm thực nghiệm được

thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt

đến kết quả thói quen của trẻ: trẻ tự giác rửa tay bằng xà phòng nhiều hơn khi

tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm…ở trường cũng như ở nhà. Điều đó

chứng minh rằng công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh sẽ làm nâng

cao thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ để phòng tránh bệnh tay, chân,

miệng.

Trang 3

Page 4: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

GIỚI THIỆU

Hiện nay trên các phương tiện truyền thông nói rất nhiều về các loại bệnh

dịch, đặc biệt quan tâm là bệnh “ Tay - chân - miệng”. Việc đảm bảo vệ sinh để

phòng tránh bệnh cho trẻ là rất quan trọng. Ở lớp tôi thực hiện tổ chức hướng

dẫn dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh đôi tay sạch, tôi đã cố gắng dùng những hình

ảnh minh họa, giải thích, tập cho trẻ thao tác rữa tay đúng qui trình, kiểm tra

nhắc nhở trẻ thường xuyên, nhưng tôi nhận thấy nhiều trẻ trong lớp chưa thật sự

tự giác rửa tay, trẻ chỉ rửa tay khi thấy bạn rửa mặc dù trẻ cũng nhận biết rửa tay

sạch sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi trao đổi với trẻ ở nhà các con có rửa tay

thường xuyên bằng xà phòng không. Đa số cháu trả lời là không.

Ngoài ra tôi cũng tìm hiểu thêm thông tin từ giáo viên các lớp khác về các

khó khăn trong việc tạo thói quen rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn, khi tay

bẩn cho trẻ. Tôi thấy tình hình các lớp đều giống nhau. Ở lớp có bạn, có cô giáo

kiểm tra, nhắc nhở thì trẻ được rửa tay thường xuyên, tuy vẫn có nhiều trẻ chưa

thật sự tự giác. Còn ở gia đình thì trẻ ít được rửa tay bằng xà phòng.

Từ đó tôi đã đưa ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thói quen rữa

tay bằng xà phòng trước khi ăn, khi tay bẩn của trẻ để tìm biện pháp tác động:

Do nhận thức về tác hại của vi khuẩn đối với cơ thể ở trẻ còn rất

đơn giản.

Do trẻ không thích rửa tay.

Bố mẹ không chuẩn bị xà phòng rửa tay cho trẻ.

Do ở nhà bố mẹ trẻ chưa chú ý đến việc cho trẻ thường xuyên rửa

tay bằng xà phòng.

Qua theo dõi, trao đổi và thu thập phiếu thông tin từ phụ huynh tôi nhận

thấy trẻ chưa có thói quen tự giác rửa tay là do sự ghi nhớ của trẻ chưa tốt, trẻ

hay quên. Bố mẹ lại chưa thường xuyên kiểm tra nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi

ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn để phòng bệnh cho trẻ. Cho nên trẻ chưa hình

thành ở trẻ thói quen giữ gìn đôi tay sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.

Trang 4

Page 5: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Giải pháp thay thế: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục

trẻ 5-6 tuổi nâng cao thói quen rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh

tay, chân, miệng. Giáo viên tổ chức buổi họp phụ huynh tuyên truyền với phụ

huynh về tầm quan trọng của việc giữ gìn đôi tay sạch trước sự tấn công của các

vi khuẩn mang mầm bệnh bằng các hình ảnh, video clip cụ thể trên màn chiếu.

Dự giờ các hoạt động dạy trẻ nhận biết về tác hại của các loại vi khuẩn và cách

rửa tay để phòng ngừa bệnh. Phát các tờ rơi về một số bệnh nguy cấp hiện nay

như bệnh tay-chân-miệng, tiêu chảy cấp…bảng theo dõi kiểm tra việc thực hiện

vệ sinh giữ bàn tay sạch của trẻ ở gia đình.

Qua nguồn cung cấp thông tin đó, phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe đôi bàn tay. Từ đó, Phụ huynh sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn đôi tay sạch. Phối hợp chặc chẽ hơn với giáo viên để dần dần rửa tay sẽ trở thành thói quen hàng ngày của trẻ.

Vấn đề nghiên cứu: Việc áp dụng công tác tuyên truyền phối hợp với phụ

huynh trong việc giáo dục, kiểm tra vệ sinh của trẻ ở gia đình sẽ làm nâng cao

thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm, khi tay bẩn cho trẻ không ?

Giả thuyết nghiên cứu: Vận dụng công tác tuyên truyền phối hợp với phụ

huynh trong việc giáo dục, kiểm tra vệ sinh của trẻ ở gia đình sẽ làm nâng cao

thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, khi tay bẩn cho trẻ.

Trang 5

Page 6: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

I. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1. Khách thể nghiên cứu:

Tôi lựa chọn trẻ lớp Mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Mai vì tôi đang

là giáo viên chủ nhiệm của lớp nên có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên

cứu ứng dụng.

* Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:

Hai nhóm được thực nghiệm và đối chứng đều cùng một lớp, cùng độ

tuổi, có nhiều điểm tương đồng về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Hai cô giáo đều cùng

chủ nhiệm 1 lớp, có cùng trình độ chuyên môn.

* Giới tính và thành phần dân tộc của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng:

Tổng số Nam Nữ D.tộc Kinh P.Cam Lộc P.khác

Nhóm1 (TN) 17 10 07 17 07 10

Nhóm 2 (ĐC) 17 09 08 17 09 08

Về ý thức học tập trẻ ở hai nhóm đều tích cực, hứng thú.

Thành tích học tập hai nhóm đều tương đương nhau về điểm số, nhận thức và

thái độ.

* Thiết kế: Chọn hai nhóm trẻ trong cùng lớp học. Tôi đã kiểm tra trẻ trên bảng

theo dõi vệ sinh cá nhân trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy ĐTB của hai

nhóm có sự khác nhau, do đó tôi đã dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm

chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.

Kết quả:

* Bảng kiểm chứng để xác định tương đương:

  Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Chênh lệchĐiểm TBC 5,59 5,53 -0,06Giá trị của T-test: p= 0,870

Trang 6

Page 7: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

p = 0,870 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm

thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương

đương.

2. Thiết kế nghiên cứu: Tôi lựa chọn cách thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên.

NhómKT trước

tác độngTác động

KT sau

tác động

Thực nghiệm 01

Rèn thói quen rửa tay bằng xà phòng

trước khi ăn, khi tay bẩn thông qua

công tác phối hợp với phụ huynh.

03

Đồi chứng 02

Rèn thói quen rửa tay bằng xà phòng

trước khi ăn, khi tay bẩn không

thông qua công tác phối hợp với phụ

huynh.

04

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng sau mỗi lần tác động bằng cách theo

dõi đánh giá việc thực hiện vệ sinh rửa tay của trẻ trên bảng kiểm tra theo dõi

hàng ngày.

3. Quy trình nghiên cứu:

* Tác động, thời gian, cách thức- Thời gian tác động: Thực hiện tác động vào lớp thực nghiệm trong học kỳ I.- Cách thức tác động: Tiến hành tác động vào lớp thực nghiệm việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi nâng cao thói quen rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh tay, chân, miệng trong học kỳ I.* Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Cô Lan dạy nhóm đối chứng: Thiết kế hoạt động dạy và giáo dục vệ sinh cho

trẻ bình thường theo kế hoạch của lớp.

Trang 7

Page 8: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

- Tôi dạy nhóm nghiên cứu: Thiết kế kế hoạch bài học dạy trẻ theo kế hoạch của

lớp, kết hợp với tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cùng tham gia vào một số

hoạt động của trẻ: dự giờ, tham gia các chuyên đề vệ sinh phòng chống bệnh cho

trẻ “Bàn tay sạch – bàn tay ấm”, các buổi tuyên truyền về cách dạy trẻ thói quen

rửa tay hàng ngày bằng xà phòng…

* Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn theo kế hoạch dạy học của nhà

trường và kế hoạch soạn giảng của lớp để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:

trong giờ hoạt động học, HĐGóc, HĐChiều, HĐNT... Các hoạt động này sẽ

được lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau theo chương trình.Hoạt động Ghi chú

Tổ chức hoạt động “Tay ai sạch”

Hoạt động: Thơ “Rửa tay”

Tổ chức tuyên truyền về cách dạy trẻ thói quen rửa tay

hàng ngày bằng xà phòng, qui trình rửa tay đúng qui

cách.

Tuyên truyền nguy cơ tác hại của bệnh tay-chân-miệng .

4. Đo lường và thu thập dữ liệu:

- Bài kiểm tra trước tác động là kiểm tra qua bảng theo dõi vệ sinh hàng ngày ở

lớp và đối với cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng.

- Bài kiểm tra sau tác động là qua kiểm tra bảng theo dõi của lớp, phiếu khảo sát

thông tin của bố mẹ trẻ đối với cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. (khảo sát

thêm bảng theo dõi vệ sinh hàng ngày ở nhà của nhóm thực nghiệm và khảo sát

trẻ về việc thực hiện rửa tay bằng xà phòng ở nhà).

Trang 8

Page 9: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ* So sánh kết quả kiểm tra sau khi tác động:

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm Chênh lệch

Điểm TBC: 6,71 8,47 1,76Độ lệch chuẩn: 1,26 1,18  Giá trị của T-test: p= 0,00010

Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,40

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.

Sau khi tác động kiểm chứng cho thấy độ chênh lệch ĐTB của nhóm TN so với

nhóm ĐC là 1,76, p = 0,00010 < 0,05 đã cho thấy sự chênh lệch của nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch kết quả ĐTB

nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do

kết quả tác động.

Với SMD = 1,40 nằm trong khoảng > 1 (Tác động rất lớn)

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tuyên truyền phối hợp với phụ

huynh trong việc nhắc nhở, kiểm tra tạo thói quen rữa tay bằng xà phòng cho trẻ

đến kết quả đạt được của trẻ nhóm thực nghiệm là rất lớn.

Giả thuyết của đề tài “tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo

dục trẻ 5-6 tuổi nâng cao thói quen rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh

bệnh tay, chân, miệng” đã được kiểm chứng.

* Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm

và nhóm đối chứng.

Trang 9

Page 10: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

III. BÀN LUẬN

Kết quả kiểm tra trẻ đạt được sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =

8,47. Kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,71. Độ chênh

lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,76; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm

đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có

điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,40. Điều

này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.

Phép kiểm chứng T-Test sau tác động của hai nhóm là p = 0,00010< 0,001.

Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu

nhiên mà là do tác động.

Trang 10

Page 11: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:

Vận dụng công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc nâng

cao thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm, khi tay bẩn cho trẻ 5-6

tuổi tại trường Mầm non Hoa Mai thay thế cho phương pháp giáo dục, hướng

dẫn từ một phía giáo viên đã nâng cao thói quen tự giác vệ sinh của trẻ. Một đôi

tay sạch giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tránh được rất nhiều loại bệnh.

* Khuyến nghị:

Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng tìm kiếm nhiều nội

dung thông tin và phương pháp để tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia

cùng cô giáo trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Quan hệ phối hợp giữa

phụ huynh với giáo viên và trường mầm non là điều kiện không thể thiếu trong

việc thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ.

Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp có thể

quan tâm chia sẽ để cùng nhau rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác

chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cho bản thân, cho tất cả mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình chiến dịch “Bàn tay sạch-bàn tay ấm” do Bộ Y tế cùng

Công ty TNHH Green Cross Việt Nam và Báo Gia đình & Xã hội phối

hợp.

2. Chương trình của UNILEVER Việt Nam “Ngày hội rửa tay cùng

Lifebuoy”

3. Các bài báo tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe của đôi bàn tay.

Người viết

Lữ Đỗ Hoài Hương

Trang 11

Page 12: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

PHỤ LỤC

Bạn đã biết cách rửa tay?

Rửa tay cần đúng cách và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn, sau khi ôm chó hay mèo, sau khi hoạt động chân tay... Hiệu quả nhất là dùng xà phòng xát khuẩn dịu nhẹ rửa dưới vòi nước chảy ít nhất 1 phút, trong đó thời gian rửa tay sau khi xoa xà phòng không ít hơn 30 giây. Chú ý rửa sạch trong móng tay, các kẽ móng, khe ngón tay, mu bàn tay, đốt ngón tay và đặc biệt là các ngón có đeo nhẫn vì vi khuẩn thường hay ẩn náu. Nên rửa tay ít nhất 6 lần/ngày bằng nước sạch và xà phòng.

Theo TS. Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội), rửa tay xong với nước sạch mà tay vẫn nhờn và có bọt thì đó là do chất tạo bọt (có trong xà phòng, bột giặt...), nên cần rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Các nước rửa tay khô ngoài dung dịch kháng khuẩn có pha thêm chất ethanol là chất bay hơi, chỉ cần dùng khăn lau là sạch. Nhưng chỉ nên dùng ở bệnh viện, đi trên tàu xe - nơi hạn chế nước rửa chứ không nên dùng ở nhà bởi cồn sẽ làm cho da bị khô, nứt nẻ, tăng nguy cơ xâm nhập vi khuẩn và virus. Rửa tay bằng gel xong nên thoa thêm kem dưỡng và cũng chỉ nên dùng khi có dịch bệnh, vì chúng có thể làm da bị kích ứng, mẩn ngứa, thậm chí gây viêm da. Các sản phẩm rửa tay không dùng nước làm từ tinh dầu thảo mộc thiên nhiên tuy không độc hại, nhưng cần chọn các sản phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm cho phép lưu hành.

Cần dạy trẻ em có thói quen, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa hàng ngày đúng cách; đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Đặc biệt luyện thói quen rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng, rửa tay thường xuyên sau khi từ trường về nhà, từ nhà đến trường, đi xe công cộng... Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải, khăn giấy để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng.

Rửa tay bằng xà phòng ngăn bệnh tay chân miệng.

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức mít tinh hưởng ứng chiến dịch "Truyền thông rửa tay bằng xà phòng, phòng chống bệnh TCM". Theo số liệu mới nhất, hiện Hải Phòng có khoảng gần 2.000 ca nghi mắc bệnh tay chân miệng (TCM), trong đó tập trung nhiều ở điạ bàn các quận: Lê Chân, Ngô Quyền; các huyện: Thủy Nguyên, An Dương. Dịch TCM diễn biến phức tạp, gây quá tải nhiều bệnh viện trong thành phố, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là trẻ em.Tại cuộc mít tinh, TP Hải Phòng cam kết sẽ huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó mũi nhọn là ngành y tế, các cơ quan thông tin, truyền thông tập trung tuyên truyền "8 biện pháp đơn giản phòng ngừa

Trang 12

Dự án "Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân" do Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) triển khai sau 2 năm đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay sạch bằng xà phòng giúp giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy, có thể phòng chống các dịch bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa...

Page 13: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

bệnh TCM" theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tuyên truyền "4 sạch" (ăn sạch, ở sạch, uống sạch, đồ chơi trẻ em sạch); khuyến cáo đến từng người, từng hộ gia đình về lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng, coi đó là biện pháp đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền nhất để phòng ngừa bệnh TCM và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Trang 13

Page 14: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Khởi động chiến dịch bàn tay sạch - bàn tay ấm: Giảm nguy cơ mắc bệnh do nhiễm khuẩn

GiadinhNet - Nằm trong loạt hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cùng Công ty TNHH Green Cross Việt Nam và Báo Gia đình & Xã hội đã phối hợp phát động chiến dịch "Bàn tay sạch - Bàn tay ấm" kéo dài đến hết tháng 9/2011.

Chỉ có 3% bà mẹ diệt khuẩn trước khi cho con ăn

Đây là chiến dịch kêu gọi ý thức và trang bị kiến thức cho người dân về tầm quan trọng của việc giữ gìn đôi tay sạch trước sự tấn công của các vi khuẩn mang mầm bệnh. Chiến dịch cũng kêu gọi các tổ chức y tế, cơ quan chức năng liên quan tham gia công tác tuyên truyền, đưa ra những giải pháp hiệu quả để giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh đôi tay mỗi ngày.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế tại 5 tỉnh, tỷ lệ người dân rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn (dung dịch rửa tay, xà phòng,...) rất thấp: Chỉ có 6% số người trước khi ăn và 15% sau khi đi vệ sinh rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn. Tỷ lệ các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi có rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn trước khi cho trẻ ăn chỉ đạt gần 3%, sau khi làm vệ sinh cho trẻ là 16%. Tỷ lệ người tại các nơi công cộng như trường học, trạm y tế, UBND xã có hành vi vệ sinh cá nhân cũng rất thấp. Nguyên nhân là người dân chưa nhận thức đúng về tác dụng tích cực của việc rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi những mầm bệnh có xuất phát điểm từ những đôi tay bẩn.

Đại diện nhãn hàng Green Cross, BV Từ Dũ và diễn viên Thanh Vân đến thăm và tặng quà cho các sản phụ và hướng dẫn các quy trình sử

dụng dung dịch rửa tay diệt khuẩn. Ảnh N.C

TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Hiện nay còn rất nhiều người dân thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh tay, chân, miệng - một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Chính vì hiểu rõ những tác động tích cực của

Trang 14

Page 15: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

đôi bàn tay sạch lên sức khỏe người dân nên Bộ Y tế rất ủng hộ chương trình "Bàn tay sạch-Bàn tay ấm" và quyết định kêu gọi mọi người cùng nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh bằng nhiều cách và ngay khi có thể".

Ngừa nhiễm trùng cho thai phụ và trẻ sơ sinhTham gia vào chiến dịch này và hưởng ứng lời kêu gọi từ Bộ Y tế, Công ty TNHH Green Cross Việt Nam đã cùng Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) phối hợp đưa chiến dịch vào thực tiễn, đưa dung dịch rửa tay diệt khuẩn không dùng nước Green Cross đến với từng bệnh nhân và người thân; khuyến khích những ai đến với Bệnh viện Từ Dũ đều ý thức giữ gìn đôi tay của mình sạch sẽ, không chỉ cho cá nhân mình, mà còn cho người thân đặc biệt là khi chăm sóc em bé. Nói về chiến dịch, PGS. TS Ngô Minh Xuân, Trưởng khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) chia sẻ: "Việc phòng ngừa nhiễm trùng chéo rất quan trọng để phòng tránh nhiễm trùng cho thai phụ và trẻ sơ sinh. Duy trì thói quen rửa tay hàng ngày bằng dung dịch diệt khuẩn trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm cho trẻ nhiều nguy cơ mắc bệnh do nhiễm khuẩn. Cần vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các vật dễ nhiễm khuẩn như tay vịn cầu thang, nút thang máy, tiền... Chúng tôi hy vọng thông qua chiến dịch này, những ai đến với Bệnh viện Từ Dũ đều được khuyến khích chăm sóc giữ gìn vệ sinh đôi tay, kịp thời hạn chế được nguy cơ lây bệnh cho các thai phụ, bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh". Chia sẻ thêm về ý nghĩa của chiến dịch, Giám đốc nhãn hàng Dung dịch rửa tay diệt khuẩn Green Cross, bà Felicia Cho cho biết: "Công ty TNHH Green Cross Việt Nam thực sự quan tâm đến vấn đề làm sao để đóng góp cụ thể và thiết thực cho việc nâng cấp chuẩn mực sức khỏe cộng đồng lên một mức cao hơn, vượt lên trên trách nhiệm là chỉ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm rửa tay diệt khuẩn không cần nước và xà phòng. Được đồng hành với Bộ Y tế và các đơn vị y tế trong suốt chiến dịch chính là niềm vui của chúng tôi khi được trực tiếp đóng góp vào việc nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam”.

Ngọc Châu

Trang 15

Chiến dịch "Bàn tay sạch - Bàn tay ấm" sẽ là cầu nối thông tin, kiến thức chăm sóc sức khỏe cũng như trực tiếp đến với các bệnh viện, tổ chức y tế để tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe đôi bày tay trong cộng đồng. Thông qua các hoạt động trong chương trình và các phương tiện truyền thông, Bộ Y tế, Cục Quản lý môi trường y tế, Công ty TNHH Green Cross Việt Nam cũng như các đơn vị tham gia vào chiến dịch mong muốn người dân được trang bị thêm kiến thức, duy trì và hình thành thói quen giữ gìn đôi tay sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.

Page 16: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Dạy trẻ thói quen rửa tayGiúp trẻ hiểu vì sao phải rửa tay

Do nhận thức về tác hại của vi khuẩn đối với cơ thể ở trẻ còn rất đơn giản và hạn chế. Bạn hãy nói cho trẻ biết khi trẻ chạm vào mọi vật trong cuộc sống hàng ngày, bàn tay trẻ đã vô tình tiếp xúc với rất nhiều loại vi khuẩn gây hại.

Những con vi khuẩn này rất nhỏ mà chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Chúng khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu đôi tay không

được vệ sinh sạch sẽ. Một đôi tay sạch giúp trẻ luôn khoẻ mạnh và tránh được rất nhiều loại bệnh.

Giúp trẻ có thói quen rửa tay

Để dần xây dựng tính tự giác ở trẻ, trong thời gian đầu, cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi chơi, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và ngay cả trước khi đi ngủ. Không nên trách mắng khi trẻ quên rửa tay.

Thỉnh thoảng, bạn hãy cùng trẻ rửa tay để trẻ thấy đây là một thói quen tốt, lợi ích của đôi tay sạch. Bạn có thể dạy trẻ bài hát nho nhỏ về việc rửa tay để trẻ thấy việc rửa tay có ý nghĩa và rất vui.

Bọt rửa tay diệt khuẩn Dr.Clean dành riêng cho trẻ

Nhằm tạo cho các bé những phút rửa tay thật dễ dàng, vui vẻ và giúp trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ thơm tho, công ty Quốc Tế Sao Nam vừa giới thiệu sản phẩm rửa tay chuyên dụng cho trẻ em – Bọt rửa tay diệt khuẩn Dr.CLEAN KIDS FOAM. Ngoài khả năng diệt khuẩn đến 99%, sản phẩm còn có công thức độc đáo giúp bảo vệ làm da non nớt của trẻ. Đặc biệt với thiết kế vòi nhấn tạo bọt, các bé sẽ thấy việc rửa tay thật dễ dàng và thú vị.

Dần dần, rửa tay sẽ trở thành một thói quen hằng ngày của trẻ. Với vòi tạo bọt này, các bậc phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi trẻ tự mình rửa tay mà không phải lo lắng về lượng xà phòng trẻ sử dụng hay xà phòng còn sót lại trên tay trẻ.

Trang 16

Ảnh: Inmagine

Page 17: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Quy trình rửa tay bằng xà phòng

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Chú ý: Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 01 phút. Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi làm lại tối thiểu 05 lần.

Trang 17

Page 18: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

RỬA TAY XÀ PHÒNG GIẢM MỘT NỬA NGUY CƠ MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Cập nhật: 17/10/2009 - 10:47 - Nguồn DanTri.com.vn

... "Trong các bệnh truyền nhiễm tỷ lệ mắc cao nhất thì khoảng một nửa là bệnh đường tiêu hoá và hô hấp. Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể làm giảm 30-47% nguy cơ mắc các bệnh liên quan... Chiến dịch truyền thông hưởng ứng Rửa tay bằng xà phòng, để nâng cao nhận thức của cộng đồng và thay đổi thói quen cố hữu “không rửa tay với xà phòng” bằng thói quen mới “Rửa tay với xà phòng”.... rất thấp, chỉ đạt 12-15%. Theo đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở những đối tượng này cũng tăng lên đáng kể. Vì thế, hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng (15/10), Bộ Y tế chính thức... Rửa tay sạch giảm 35% lây truyền bệnh tiêu hóaCập nhật: 25/11/2006 - 01:30 - Nguồn TienPhong.vn

...Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, E.coli vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Hầu hết trẻ không rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinhCập nhật: 19/08/2009 - 20:44 - Nguồn vnExpress.net

... cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường cho biết: "Rửa tay bằng xà phòng, chúng ta nghĩ là đơn giản nhưng thực ra rất quan trọng, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Ở nước ta, người... bình mỗi năm có một triệu người mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ mắc giun sán cao 50-95% dân số chung... Những bệnh này có thể phòng tránh chỉ bằng cách rất đơn giản là rửa tay bằng xà phòng. Thế nhưng... thường xuyên". Trong thời gian tới ngành y tế sẽ đẩy mạnh tuyên truyền việc rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt đây cũng là một cách phòng bệnh trong tình hinh dịch cúm H1N1 hiện nay. Nam Phương... Người dân chưa có thói quen rửa tay xà phòngCập nhật: 19/08/2009 - 15:19 - Nguồn DanTri.com.vn

... khích thói quen rửa tay bằng xà phòng trong người dân. “Bộ Y tế hy vọng, người dân sẽ thay đổi hành vi thói quen, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, để rửa tay bằng xà phòng trở thành một thói quen... 12-15% người dân rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, chỉ 5% người chăm sóc trẻ rửa tay với xà phòng trước khi cho trẻ ăn. Đây là lý do khiến các bệnh truyền nhiễm tại Việt... WHO, bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp là 2 nguyên nhân chính dẫn đế tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hai bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu vệ sinh cá nhân Rửa tay sạch giảm 35% lây truyền bệnh tiêu hóaRửa tay bằng xà phòng giảm 35% nguy cơ lây truyền vi khuẩn gây tiêu chảyCập nhật: 04/03/2008 - 19:27 - Nguồn TienPhong.vn

Trang 18

Page 19: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

...Ngày 2/3, Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) đã phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Chung kết hội thi truyền thông về Rửa tay bằng xà phòng. Tại VN, chỉ khoảng 12% người rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinhCập nhật: 09/05/2007 - 01:46 - Nguồn ThanhNien.com.vn

...Chiến dịch "Rửa tay bằng xà phòng" trên toàn quốc hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2007", đã được Bộ Y tế phát động sáng 8/5, tại Hà Tây. Chỉ 12% dân rửa tay bằng xà phòngCập nhật: 02/03/2008 - 18:40 - Nguồn DanTri.com.vn

...Nhiều người không biết rằng chỉ với một động tác thường xuyên rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền vi khuẩn Shigella, E.coli vốn là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Cách phòng bệnh lây nhiễm đơn giản nhấtCập nhật: 15/12/2007 - 03:30 - Nguồn DanTri.com.vn

...Rửa tay với xà phòng và nước là cách đơn giản và hiệu quả để ngăn chặn và tiêu diệt các loại vi rút lây lan qua đường hô hấp, giảm thiểu được các dịch cảm cúm đang diễn ra hằng ngày trên khắp thế giới. Rửa tay đúng cách - không phải ai cũng biếtCập nhật: 10/10/2007 - 02:34 - Nguồn vnMedia.vn

...Thời gian qua, Bộ Y tế đã hợp tác với các ban ngành địa phương để phát triển các chiến dịch tuyên truyền sâu rộng, nhằm nâng cao ý thức người dân về việc rửa tay bằng xà phòng như dự án “Nâng cao sức khoẻ cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường”, chiến dịch “Rửa tay bằng xà phòng”, hay dự án “Nâng cao tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng phòng chống bệnh liên quan đến phân, nước năm 2007”.

Trang 19

Page 20: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Trang 20

Page 21: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Cháu: ………………………………Lớp MG Lớn –Nhóm thực nghiệm (Nhà)

Tuần 1Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 2Kiểm tra sau khi đi

vệ sinh

Tuần 3Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 4Kiểm tra sau khi

chơiThứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Chủ nhật

kí hiệu tự giác

kí hiệu nhắc nhởTrang 21

Page 22: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

kí hiệu không thực hiện

Cháu: ………………………………Lớp MG Lớn –Nhóm thực nghiệm Trước tác động (Lớp)

Tuần 1Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 2Kiểm tra sau khi đi

vệ sinh

Tuần 3Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 4Kiểm tra sau khi Hoạt động ngoài

trờiThứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

kí hiệu tự giác

kí hiệu nhắc nhở kí hiệu không thực hiện

Trang 22

Page 23: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Cháu: ………………………………Lớp MG Lớn –Nhóm thực nghiệm Sau tác động (Lớp)

Tuần 1Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 2Kiểm tra sau khi đi

vệ sinh

Tuần 3Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 4Kiểm tra sau khi Hoạt động ngoài

trờiThứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

kí hiệu tự giác

kí hiệu nhắc nhở

Trang 23

Page 24: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

kí hiệu không thực hiện

Cháu: ………………………………Lớp MG Lớn –Nhóm đối chứng (Lớp) Trước tác động (Lớp)

Tuần 1Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 2Kiểm tra sau khi đi

vệ sinh

Tuần 3Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 4Kiểm tra sau khi Hoạt động ngoài

trờiThứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

kí hiệu tự giác

kí hiệu nhắc nhở

kí hiệu không thực hiện

Trang 24

Page 25: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Cháu: ………………………………Lớp MG Lớn –Nhóm đối chứng (Lớp: Lần 2)

Tuần 1Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 2Kiểm tra sau khi đi

vệ sinh

Tuần 3Kiểm tra trước khi

ăn

Tuần 4Kiểm tra sau khi Hoạt động ngoài

trờiThứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

kí hiệu tự giác

kí hiệu nhắc nhở kí hiệu không thực hiện

Trang 25

Page 26: tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Trang 26