37
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19 TUẦN 10 (TỪ 8/11 ĐẾN 13 /11/2021) 1. MÔN: GDCD 9 CHỦ ĐỀ : NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO ĐỂ LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT , CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ( TÍCH HỢP B8+B9 ) . A. LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học) I . Đặt vấn đề : b8 + b9 Ông Edixơn và Anh Lê Thái Hoàng là người năng động , sáng tạo . Bác sĩ Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả . ( Học sinh tự đọc ) II. Nội dung bài học : 1. Khái niệm -Năng động : Chủ động , tích cực , dám nghĩ , dám làm . -Sáng tạo : say mê nghiên cứu , tìm tòi để tạo ra những giá trị mới . -Người năng động sáng tạo : Là người luôn - Say mê - Tìm tòi - Phát hiện , - Linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập , lao động, công tác ...nhằm đạt hiệu quả cao . -Thế nào là làm việc có năng suất , chất lượng và hiệu quả ? Là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định . 2 . Ý nghĩa : Vì sao phải năng động , sáng tạo ? -Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại . - Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh , rút ngắn thời gian , để đạt mục đích nhanh chóng và tốt đẹp - Làm nên những kì tích vẻ vang , mang lại vinh dự cho bản thân , gia đình và đất nước . Vì sao phải làm việc có năng suất , chất lượng và hiệu quả ? - Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa . - Là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân , gia đình và xã hội . 3. Rèn luyện : - Siêng năng , tích cực chủ động trong học tập và lao động . - Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân và biết cách vận dụng . - Tích cực nâng cao tay nghề , rèn luyện sức khỏe . - Lao động tự giác , kỷ luật và luôn năng động , sáng tạo .

TUẦN 10 8 13 /11/2021) 1. MÔN: GDCD 9

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 10 (TỪ 8/11 ĐẾN 13 /11/2021)

1. MÔN: GDCD 9

CHỦ ĐỀ : NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO ĐỂ LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT , CHẤT

LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ( TÍCH HỢP B8+B9 ) .

A. LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học)

I . Đặt vấn đề : b8 + b9

Ông Edixơn và Anh Lê Thái Hoàng là người năng động , sáng tạo .

Bác sĩ Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả .

( Học sinh tự đọc )

II. Nội dung bài học :

1. Khái niệm

-Năng động : Chủ động , tích cực , dám nghĩ , dám làm .

-Sáng tạo : Là say mê nghiên cứu , tìm tòi để tạo ra những giá trị mới .

-Người năng động sáng tạo : Là người luôn

- Say mê

- Tìm tòi

- Phát hiện ,

- Linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập , lao động, công tác ...nhằm đạt

hiệu quả cao .

-Thế nào là làm việc có năng suất , chất lượng và hiệu quả ?

Là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian

nhất định .

2 . Ý nghĩa :

Vì sao phải năng động , sáng tạo ?

-Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại .

- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh , rút ngắn thời gian , để

đạt mục đích nhanh chóng và tốt đẹp

- Làm nên những kì tích vẻ vang , mang lại vinh dự cho bản thân , gia đình và đất

nước .

Vì sao phải làm việc có năng suất , chất lượng và hiệu quả ?

- Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa .

- Là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân , gia đình và xã hội . 3. Rèn luyện :

- Siêng năng , tích cực chủ động trong học tập và lao động .

- Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân và biết cách vận dụng .

- Tích cực nâng cao tay nghề , rèn luyện sức khỏe .

- Lao động tự giác , kỷ luật và luôn năng động , sáng tạo .

B . Luyện tập :

Câu 1 : Nêu 2 việc làm thể hiện năng động , sáng tạo trong học tập của học sinh ?

Câu 2 : Tại sao làm việc gì củng chú ý đến năng suất , chất lượng và hiệu quả ? Cho ví dụ ?

C . Dặn dò :

- Ghi nội dung bài học ( 1,2 ,3/ nội dung bài học ) vào tập .

- Làm bài tập phần luyện tập ( câu 1, 2 ) .

- Đọc trước phần nội dung bài học ở SGK b8,9 .

------HẾT-----

2. MÔN: CÔNG NGHỆ 9

A- LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 10- Bài 5: Thực hành: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN(tt)

II. Nội dung và trình tự thực hành:

2-Quy trình chung của nối dây dẫn điện:

Bước 1: Bóc vỏ cách điện (bóc cắt vát . bóc phân đoạn)

Bước 2: Làm sạch lõi ( dùng giấy ráp để mối nối tiếp xúc tốt)

Bước 3: Nối dây

a) Quy trình nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi:

B1: Bóc lớp vỏ cách điện 2 đầu dây từ 5-7 cm

B2: Bẻ vuông góc 2 dây

B3: Giữ chặt và tiến hành xoắn lõi dây A lên lõi dây B, và ngược lại

B4: Siết chặt các vòng dây quấn

B5: Cách điện bằng băng cách điện.

b) Quy trình nối phân nhánh dây dẫn lõi một sợi:

B1: Bóc vỏ cách điện

- dây chính: tuốt trong đoạn dây 1cm

- dây nhánh: tuốt vị trí đầu dây từ 5-7 cm

B2: Đặt dây nhánh vuông góc với dây chính

B3: Xoắn dây nhánh theo lõi dây chính từ 5-7 vòng

B4: Siết chặt các vòng dây quấn

B5: Cách điện bằng băng cách điện

B - LUYỆN TẬP:

- Nêu quy trình nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi ?

- Nêu quy trình nối phân nhánh dây dẫn lõi một sợi?

C-DẶN DÒ:

- Học sinh ôn lại bài, ghi bài vào tập

- Hoàn thành bài tập tuần 10 trên trang lớp học.

- Xem bài 5 phần tiếp theo.

-----HẾT------

3. MÔN: HÓA HỌC KHỐI 9

PHÂN BÓN HÓA HỌC + LUYỆN TẬP (MUỐI)

I. Những phân bón thường dùng

1. Phân bón đơn

Phân bón đơn chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là: đạm (N), lân (P), kali

(K)

a. Phân đạm: chứa nguyên tố dinh dưỡng là N.

Hàm lượng đạm trong phân dựa trên %N.

Một số phân đạm thường dùng

- Urea (phân Urê): CO(NH2)2 (46% N)

- Ammonium nitrate (phân Amoni nitrat): NH4NO3 (35% N)

- Ammonium sulfate (phân Amoni sunfat): (NH4)2SO4 (21% N)

b. Phân lân: chứa nguyên tố dinh dưỡng là P.

Hàm lượng lân trong phân dựa trên %P2O5.

Một số phân lân thường dùng:

- Phosphate tự nhiên ( phân photphat tự nhiên): Ca3(PO4)2

- Super phosphate (phân supe photphat): Ca(H2PO4)2

c. Phân Kali: chứa nguyên tố dinh dưỡng là K.

Hàm lượng kali trong phân dựa trên %K2O.

Một số phân kali thường dùng:

- Potassium chloride: KCl

- Potassium sulfate: K2SO4

2. Phân bón kép:

Có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố N, P, K.

Người ta tạo ra phân bón kép bằng cách:

- Trộn hỗn hợp các phân bón đơn với tỉ lệ thích hợp.

- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học.

VD: Hỗn hợp phân bón chứa NH4NO3 và KCl là phân bón kép

Hỗn hợp phân bón chứa Ca(H2PO4)2 , CO(NH2)2,và KCl là phân bón kép

Tổng hợp phân bón KNO3.

3. Phân bón vi lượng:

Phân bón vi lượng có chứa một số nguyên tố hóa học (như Bo, Kẽm, Mangan... dưới

dạng hợp chất) mà cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

II/ Luyện tập:

Bài 1: Hoàn thành chuỗi PTHH sau:

Bài 2: Cho 200g dd AgNO3 tác dụng vừa đủ với 200 g dd NaCl, sau phản ứng

thu được 14,35g kết tủa trắng

a. Tính nồng độ % dd AgNO3

b. Tính nồng độ % dd NaCl

(H = 1, O = 16, N = 14, Na = 23, Cl = 35,5; Ag = 108 )

------HẾT------

4A. MÔN: TOÁN. ĐẠI SỐ 9

BÀI 3: ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax+ b ( a ≠ 0)

LUYỆN TẬP

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1/ Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0).

* Tổng quát :

Đồ thị hàm số y = ax+b (a 0 ) là một đường thẳng:

- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b

- Song song với đường thẳng y = ax, nếu b 0 trùng với đường thẳng y =ax, nếu b = 0

* Chú ý : Đồ thị của hàm số y = ax + b (a 0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b, b

được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.

2/ Cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) .

* Cách vẽ: ( tham khảo thêm sgk.tr51)

Ví dụ 1 : Vẽ đồ thị hàm số y = 2x - 3

TXĐ : R

Bảng giá trị

x 1 2

y= 2x

-3

-1 1

Vẽ điểm A(1; -1 ) và B(2; 1)

Ví dụ 2 : Vẽ đồ thị hàm số y = - 2x + 3

TXĐ : R

Bảng giá trị

x 1 2

y= -2x

+3

1 -1

Vẽ điểm A(1; 1 ) và B(2; -1)

B. LUYỆN TẬP:

Bài 17a, b trang 51,52 sgk toán 9 tập 1

Bài 18 trang 52 sgk toán 9 tập 1

4B. MÔN: TOÁN. HÌNH HỌC LỚP 9

BÀI 2. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.

1.Định lý Trong các dây của đường tròn, đường kính là dây cung lớn nhất.

2.Định lý

a) Đường kính vuông góc với 1 dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

Trình bày mẫu :

Trong (O), ta có :

a) Đường kính đi qua trung điểm một dây (không đi qua tâm) thì vuông góc với

dây ấy.

Trình bày mẫu :

Trong (O) , ta có :

Bài tập

Bài 1. Cho đường tròn ( O), có bán kính OA = 4cm. Dây BC của đường tròn vuông

góc với OA tại trung điểm OA. Tính độ dài BC.

Giải

Gọi K là trung điểm OA

∆ OBK vuông tại K

⇒ cm

Trong (O) có

BC là dây (gt)

OA là một phần đường kính

OA ⊥ BC tại K

⇒ K là trung điểm BC

K

O

A B

K

O

A B

C

B

KO A

⇒ BC = 2BK = cm

Bài 2. Cho ∆ ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh rằng

a) Bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc 1 đường tròn.

b)HK < BC.

Bài 3. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB và dây EF không cắt đường kính.

Gọi I và K lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến EF. Chứng minh

rằng IE = KF.

Bài 3. LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY

Kiến thức cần nhớ

Định lý 1. Trong 1 đường tròn

a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm

b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Định lý 2. Trong 2 dây của 1 đường tròn.

a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.

b) Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

Ví dụ : Trong hình bên có dây AB < CD , so sánh OH và OK

Bài tập

Bài 4. Cho ∆ DEF nội tiếp đường tròn (O). Có D E F . Gọi OH, OK, OI lần lượt

là khoảng cách từ O đến DE, DF, EF. Em hãy so sánh OH, OK, OI.

Bài 5. Cho hình sau, biết AB = CD.

AB = CD

M

N

A

CO

IB

D

a) Chứng minh AM = CN

b) Chứng minh IM = IN

Bài 6. Cho đường tròn (O,10cm), dây AB có độ dài 10cm.

a) Tính diện tích ∆ OAB b) Tính số đo AOB

Bài 4. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN

K

H

OA

B

C D

Hình Vị trí tương

đối

Số

điểm

chung

Hệ

thức Tên gọi

d

a A B

O

Đường thẳng

cắt đường tròn 2 d < R

Đường thẳng a gọi là

cát tuyến

Hai điểm A và B gọi là

giao điểm chung

d

a

O

M

Đường thẳng

tiếp xúc đường

tròn

1 d = R

Đường thẳng a gọi là

tiếp tuyến

Điểm M gọi là tiếp

điểm

a

d

H

O

Đường thẳng

không cắt

đường tròn.

0 d > R

Định lý : Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn thì nó vuông góc với bán

kính đi qua tiếp điểm.

Ví dụ :

AB là tiếp tuyến của (O) tại B (gt)

⇒ AB ⊥ OB

Bài 1. Cho hình thang ABCD ( 90oA D ), AB = 4cm, BC = 13cm, CD = 9cm.

a) Tính độ dài AD.

b)Chứng minh đường thẳng AD tiếp xúc với đường tròn có đường kính là BC.

IK

HD C

A B

a) Từ B kẻ BH ⊥ DC tại H, ta có

(gt)

⇒ ABHD là hình chữ nhật

⇒ AB = DH = 4cm và AD = BH

⇒ CH = CD – DH = 9 – 4 = 5cm

B

O A

∆ BHC vuông tại H có

⇒ ( pytago)

b) Gọi I là trung điểm BC và K là trung điểm AD

⇒ IK là đường trung bình của hình thang ABCD

⇒IK // AB//CD và

Vì I là trung điểm BC

⇒ I là tâm đường tròn đường kính BC , bán kính của (I) là

Mà IK = 6,5cm (cmt) ⇒ IK cũng là bán kính của (I) (1)

Lại có IK // AB (cmt)

mà AB ⊥ AD (gt)

⇒ IK ⊥ AD (2)

Từ (1) và (2) suy ra AD là tiếp tuyến của (I)

Bài 2. Cho đường tròn (O; 3cm). Lấy điểm A nằm bên ngoài đường tròn sao cho khi

vẽ cát tuyến ABC đến (O), ta được BA = BC. Gọi CD là đường kính. Tính độ dài AD

Bài 3. Cho ∆ ABC vuông tại A, đường cao AH.

a) Xác định tâm O và bán kính của đường tròn đi qua 3 đỉnh A, B, C

b) Vẽ tiếp tuyến d của (O) tại điểm A. Gọi E, F lần lượt là chân các đường vuông góc

kẻ từ B và C đến tiếp tuyến d. Chứng minh AE = AF

c) BA là tia phân giác của góc EBC.

------HẾT------

5. MÔN: ĐỊA LÝ 9

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ.

(Từ bài 17 đến bài 29)

Vùng 1: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I) VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ:

- Diện tích : lớn nhất cả nước

- Gồm 15 tỉnh: Tây Bắc (4 tỉnh), Đông Bắc (11 tỉnh)

- Giới hạn : nằm ở phía Bắc đất nước. Giáp: Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ,

Đồng bằng sông Hồng và vịnh Bắc Bộ (biển Đông).

Ý nghĩa : Vùng có điều kiện thuận lợi để giao lưu trong và ngoài nước, lãnh

thổ giàu tiềm năng khoáng sản và du lịch.

II) ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:

Tiểu vùng Đông Bắc Tây Bắc

Địa hình Vùng núi trung bình và núi thấp

hướng vòng cung.

Vùng núi cao và hiểm trở

Khí hậu Nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh nhất

cả nước

Nhiệt đới ẩm có mùa đông ít

lạnh

Tài nguyên

- Khoáng sản phong phú, đặc biệt là

than, sắt.

- Kinh tế biển.

- Du lịch sinh thái phát triển

III) ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI : (HS tự học)

IV) TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1) Công nghiệp:

- Cơ cấu đa dạng, thế mạnh là công nghiệp khai khoáng và công nghiệp năng

lượng

- Các ngành trọng điểm :

+ Năng lượng : thủy điện, nhiệt điện.

+ Khai khoáng : than , sắt , đồng

+ Hóa chất : Apatit (Lào Cai)

2) Nông nghiệp:

a)Trồng trọt:

- Cây lương thực : lúa và ngô

- Chè: diện tích đứng đầu cả nước.

- Cây dược liệu, rau quả ôn đới.

b) Chăn nuôi: Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi lợn khá phát

triển. Nuôi tôm, cá ở ao, hồ…

c)Lâm nghiệp: phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp

3) Dịch vụ:

- Hoạt động thương mại có từ lâu đời.

- Du lịch là thế mạnh của vùng.

V) CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long

B. LUYỆN TẬP:

* Dựa vào tập bản đồ Địa Lí 9 trang 18, 19, em hãy:

1) Kể tên 15 tỉnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2) Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng và nêu tên các ngành công nghiệp có

trong mỗi trung tâm công nghiệp.

* Làm bài tập 3 SGK trang 69.

* Dặn dò: làm bài phần B. Luyện tập và xem tiếp bài 20+21 SGK ( vùng đồng

bằng Sông Hồng)

------HẾT------

6. MÔN: THỂ DỤC 9

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Chạy cự li ngắn (100m):

Xuất phát thấp - chạy lao; Chạy giữa quãng.

- Kiến thức: Biết cách thực hiện Xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng.

- Kĩ năng: Thực hiện được xuất phát thấp - chạy lao; chạy giữa quãng. (Học

sinh tự tập luyện)

1. Kĩ thuật Xuất phát thấp: Gồm 3 lệnh: "Vào chỗ", "Sẵn sàng", "Chạy!"

* Sau lệnh "Vào chỗ", Người chạy đứng thẳng trước bàn đạp của mình, ngồi

xuống, chống hai tay trước vạch xuất phát; lần lượt đặt chân thuận vào bàn đạp trước,

rồi chân kia vào bàn đạp sau. Hai chân nên nhún trên bàn đạp kiểm tra có vững

không, để chỉnh sửa kịp thời. Tiếp đó hạ đầu gối chân phía sau xuống đường chạy,

thu hai tay về sau vạch xuất phát, chống trên các ngón tay như đo gang. Khoảng cách

giữa hai bàn tay rộng bằng vai. Kết thúc, cơ thể ở tư thế quỳ trên gối chân phía sau,

lưng thẳng tự nhiên, đầu thẳng, mắt nhìn phía trước, cách vạch xuất phát 40 - 50cm;

trọng tâm cơ thể dồn lên hai tay, bàn chân trước và đầu gối chân sau. Ở tư thế ổn định

đó, người chạy chú ý nghe lệnh tiếp theo.

* Sau lệnh "Sẵn sàng", người chạy từ từ chuyển trọng tâm về phía trước, đồng

thời từ từ nâng mông lên bằng hoặc cao hơn hai vai. Hai vai nhô về trước vạch xuất

phát khoảng 5 - 10cm để cho trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, mắt nhìn về trước

cách vạch suất phát 40 - 50cm. Cơ thể có 4 điểm chống trên mặt đường chạy là hai

bàn tay và hai bàn chân. Giữ nguyên tư thế đó để sẵn sàng xuất phát khi nghe lệnh.

* Sau lệnh "Chạy!", xuất phát được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân. Đẩy hai

tay rời mặt đường chạy, đồng thời đánh ngược chiều với chân. Chân sau không đạp

hết, mà mau chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ nhất. Chân phía trước

phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để

thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ hai.

2. Chạy lao:

Khi hai tay rời khỏi mặt đường chạy là thời điểm bắt đầu chạy lao. Trong chạy

lao, điểm đặt chân trước luôn ở sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể (khoảng cách đó

giảm dần sau mỗi bước) rồi tiến lên ngang và sau thì vượt lên trước. Cùng với việc

tăng tốc độ chạy, độ ngả về trước của thân trên giảm dần, mức độ dùng sức trong

cánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai chân đặt trên đường chạy hơi

tách rộng rồi giảm dần cho tới kết thúc chạy lao mới ổn định dần thành một đường

thẳng.

Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy. Bước sau

nên dài hơn bức trước 1/2 bàn chân và sau 9 - 11 bước thì ổn định.

3. Chạy giữa quãng:

Tiếp sau chạy lao là chạy giữa quãng. Nhiệm vụ chủ yếu của chạy giữa quãng

là duy trì tốc độ cao đã đạt được trong chạy lao. Trong giai đoạn này, kĩ thuật chạy

khá ổn định. Kĩ thuật của chạy giữa quãng có một số đặc điểm sau:

Bàn chân đặt xuống mặt đường chạy có hoãn sung bằng cách đặt từ nửa trước

của bàn chân. Điểm đặt chân thường ở phía trước của điểm dọi trọng tâm cơ thể 30 -

40cm tùy theo tốc độ chạy. Tiếp đó chân chống trước chuyển sang chống thẳng đứng

rồi thành đạp sau. Đồng thời với động tác đạp sau là động tác đưa chân lăng về trước.

Đùi chân lăng được nâng đủ cao - gần song song với mặt đất. Tốc độ chạy phụ thuộc

chủ yếu vào hiệu quả đạp sau, nên động tác đó cần được thực hiện chủ động (nhanh,

mạnh và đúng hướng). Để hỗ trợ cho đạp sau, chân lăng cũng phải đưa nhanh và

đúng hướng. Đùi chân lăng về trước chứ không phải là lên cao, để không giảm hiệu

quả của lực đạp sau.

Ngay khi chân chống trước chạm mặt đường, vai và hông phải chủ động

chuyển về trước (giúp cơ thể chuyển nhanh từ chóng trước sang đạp sau). Chuyển

động của vai so với hông cũng so le như của tay với chân. Thân trên ngả về trước

khoảng 5°.

Khi đánh tay, hai tay gập ở khuỷu, đánh so le và phù hợp với nhịp điệu của hai

chân. Hai vai thả lỏng, đánh về trước hơi khép vào trong, đánh ra sau hơi mở (nhưng

không phải là đánh sang hai bên) để giữ thăng bằng cho cơ thể. Hai bàn tay nắm hờ

(hoặc duỗi các ngón tay).

Khi chạy trên toàn cự ly cầm thở bình thường, chủ động nhưng không làm rối

loạn kĩ thuật và nhịp điệu chạy.

B. LUYỆN TẬP:

của giáo viên để hiểu biết về các giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng.

- Tùy điều kiện thực tế về sân bãi, mà học sinh tự tập luyện giai đoạn xuất

phát, chạy lao.

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập, học sinh thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại

chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ.

------HẾT------

7. MÔN: LỊCH SỬ 9

A. LÝ THUYẾT :

Bài 8: NƯỚC MĨ

I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Nhờ những điều kiện thuận lợi: ở xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá, thu nhiều

lợi nhuận,… sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950), Mĩ đã vươn lên vị trí giàu mạnh

nhất thế giới tư bản:

+ Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Nắm ¾ trữ lượng vàng của thế giới.

+ Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

- Trong những thập niên tiếp theo, kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa.

Nguyên nhân:

+ Sự cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản, Tây Âu và các nước khác.

+ Kinh tế không ổn định: do suy thoái, khủng hoảng.

+ Những chi phí lớn cho quân sự, chiến tranh xâm lược.

+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

II. Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật

Lồng ghép với nội dung bài 12.

III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh

- Đối nội: thực hiện hàng loạt đạo luật nhằm ngăn cản phong trào công nhân thực hiện chính

sách phân biệt chủng tộc. Nhưng phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vẫn diễn ra

liên tục.

- Đối ngoại: thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa,

đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc nhằm thiết lập sự thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

Bài 9: NHẬT BẢN

I. Tình hình chung Nhật Bản sau chiến tranh

- Là nước bại trận, bị tàn phá và bị quân Đồng minh (Mỹ) chiếm đóng.

- Dưới chế độ quân quản của Mỹ, một loạt cải cách dân chủ được tiến hành: ban hành Hiến

pháp mới (1946), thực hiện cải cách dân chủ, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, ban hành các

quyền tự do dân chủ,…Những cải cách này là nhân tố quan trọng giúp Nhật phát triển mạnh

mẽ sau này

II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 60 thế kỉ XX, kinh tế Nhật khôi phục và có cơ

hội mới , để đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ”, với những thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp: 15%/năm, những năm 1961 – 1970 là 13.5%

+ Tổng sản phẩm quốc dân đứng 2 thế giới…

+ Thu nhập bình quân theo đầu người vượt Mỹ chỉa sau Thụy Sỹ.

Từ những năm 70 thế kỉ XX Nhật trở thành mộttrong ba trung tâm kinh tế-tài chính của

thế giới

- Nguyên nhân chính của sự phát triển:

+ Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

+ Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.

+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.

+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, coi trọng

tiết kiệm,…

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái

III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

SGK

B . LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

1.) Trong những thập niên tiếp sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy vẫn còn đứng đầu

thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ những ưu thế tuyệt đối như trước

kia nữa vì: A. Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39.8% thế giới (1973).

B. Dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11.9 tỉ USD (1974).

C. Đồng đô-la Mĩ bị phá giá 2 lần trong 14 tháng 12/1973 và 2/1974.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

2) Những nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ suy giảm trong những thập niên tiếp sau chiến

tranh thế giới thứ hai là: A. Bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh ráo riết và chi phí quân sự lớn

B. Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái và chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

C. Câu a và b đều đúng.

D. Câu a và b đều sai.

3) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm bao nhiêu%

trong tổng sản lượng công nghiệp trên toàn thế giới?

A. 53.47 % B. 55.47 %

C. 54.47 % D. 56.47 %

4)Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau

chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

5)Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh

thế giới thứ hai? A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam

B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản

C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản

D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

6)Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới bắt đầu

vào khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

C. DẶN DÒ

- Đọc SGK bài 10 để tìm hiểu bài

- Chuẩn bị bài 10+11: Các nước Tây Âu, Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế

giới thứ hai.

+ Đọc nội dung bài ở SGK .

+ Tìm 1 số hình ảnh, tư liệu về Liên minh châu Âu, chiến tranh lạnh,các tổ chức

Liên Hiệp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam.

------HẾT------

8. MÔN: TIẾNG ANH 9

NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 17 : read unit 3

TIẾT 18 : write unit 3

A. LÝ THUYẾT

Unit 3: A trip to the countryside - READ

I. Vocabulary:

1. maize (n) : bắp ,ngô

2. exchange student (n) : du học sinh giao lưu

3. (to) work part- time :làm việc bán thời gian

4. (to) relax : nghỉ ngơi, thư giãn

5.hot dog (n) : bánh mì kẹp xúc xích

6.grocery store (n) : cửa hàng tạp hoá

II. Reading::

• Match the words in column A with the words or groups of words in column B

having the same meaning:

1. Maize A. bring things together

2. Feed B. where people buy food and small things.

3. Grocery store C. give food to eat

4. Part-time D. corn

5. Collect E. shorter or less than standard time

*True – False :

a. Van is an exchange student in England.

b. The Parkers are living on a farm100 kilometers outside Columbus , Ohio.

c. Mr. Parker grows rice on his farm.

d. Mrs. Parker is working at a grocery store.

e. In the afternoon, Van completes the homework, feeds the chickens, and collects the

eggs.

f. Van plays baseball on Saturday afternoon.

Gap filling :

A Vietnamese boy named Van is living with the Parker family in the American state

of (1)............. Mr. Parker is a .(2)................. and Mrs. Parker (3)........................ in a

nearby town. They have two children, (4)............. and (5)............ Van often does

chores. (6)................. school. Sometimes, he also helps on the .(7).............. The

family relaxes on Saturday afternoon and (8).................. Peter play .(9)......................

. Van likes the Parkers, and he enjoys being a (10)................ of their family.

*Complete the summary using the words given below:

A Vietnamese boy named Van is living with the Parker family in the American state

of 1. Ohio. Mr. Parker is a 2. farmer and Mrs. Parker 3. works part- time at a grocery

store in a nearby town. They have two children, 4. Peter and 5. Sam. Van often does

chore 6. after school. Sometimes, he also helps on the 7. farm . The family relaxes on

Saturday afternoons and they 8. watch Peter play 9. baseball. Van likes the Parkers,

and he enjoys being a 10. member of their family.

Choose the correct answer : 1.Who is Van living with in the USA?

A. With the Parkers

B. With Peter

C. With Sam.

2. How far is it from the farm to Columbus?

A. About 100 km.

B. About 100 meters.

C. About 10 km.

3. What does Mr. Parker do?

A. He’s a teacher.

B. He’s a worker.

C. He’s a farmer.

4. Where does Mrs. Parker work part time ?

A. At a bookstore.

B. At a grocery store.

C. On the farm.

5. What does Van do in the afternoon?

A. He completes his homework.

B. He feeds the chickens and collects their eggs.

C. Both A& B

Unit 3 : A TRIP TO THE COUNTRYSIDE - Write

I. New words:

- blanket (n) :chăn, tấm trải

- lay out (v) :bày, dọn, thu dọn

- gather (v) :

- picnic site (n):địa điểm dã ngoại

II. Writing:

1. _____2. ____ 3. ____ 4. ____ 5. _______

Look at the pictures and the information given. Then write a passage entitled

“A Country Picnic”. Start like this:

It was a beautiful day …

beautiful day / my friends and I / go / picnic.

It was a beautiful day, my friends and I decided to go on a picnic.

take / bus / countryside / walk / 20 minutes / picnic site / river.

We took a bus to the countryside and then walked about 20 minutes to the

picnic site next to the river.

Put down / blankets / lay out / food.

We put down the blankets and laid out the food.

After meal / play / games / “What song is it?” / blind man’s buff.

Late / afternoon / go fishing. We / enjoy / picnic.

After meal, we played the games “What song is it?” and blind man`s buff. Late in the

afternoon we went fishing. We enjoyed our picnic.

When / look at / time / it / nearly 6.30 pm / hurriedly gather / things / run / bus stop.

When we looked at the time, it was nearly 6.30 pm. We hurried gathered our

things and ran to the bus stop.

We / lucky / catch / last bus / and / we / arrive / home / very late / evening.

We were lucky to catch the last bus and we arrived home very late in the

evening.

It was a beautiful day, my friends and I decided to go on a picnic. We took a bus to

the countryside and then walked about 20 minutes to the picnic site next to the river.

We put down the blankets and laid out the food.

After meal, we played the games "What song is it?" and blind man`s buff. Late in the

afternoon we went fishing. We enjoyed our picnic. When we looked at the time, it

was nearly 6.30 pm. We hurried gathered our things and ran to the bus stop. When

we looked at the time, it was nearly 6.30 pm. We hurriedly gathered our things and

ran to the bus stop. We were lucky to catch the last bus and we arrived home very

late in the evening.

Choose the correct answer A, B, C or D:

1. They decided to go on a picnic in the……………….

A. countryside B. city C. mountain D. forest

2.They took a…………..to the countryside.

A. car B. bus C. train D. bike

3. They played………………………. .

A. volleyball B. soccer C. marbles D. blindman’s buff

4. Late in the afternoon, they went………………..

A. swimming B. boating C. shopping D. fishing

5.They arrived home very late in the……………………

A. midnight B. evening C. afternoon D. morning

B. BÀI TẬP

PUT THE VERB IN THE CORRECT FORM 1. I’d like ( tell ) ___________________ you about my father.

2. My mother ( not watch ) ___________________ TV last night, she ( write )

letters.

3. When ___________________ you ( buy ) ___________________ this dress ?

– Two days ago.

4. I’m glad ( see ) ___________________ you again.

5. Where ___________________ Jack ( drink ) ___________________ milk in

this morning ?

6. It ( stop ) ___________________ ( hurt ) ___________________ last night.

7. I (not see) ___________________ him since last Christmas

8. He ( already / write ) ____________________ to his parents

9. You (finish ) ___________________ this book yet ?

10. Lien (just/ receive ) _____________________ a package from their

grandfather.

WORD STUDY:

1. This blouse is lovely and ______________ (fashion)

2. She was really _______________ by the beauty of the city (impress).

3. Their _____________ made me happy (friend)

4. HN people are very ______________ (friend)

5. Many ______________ come to HCM city (visit)

6. We enjoyed the _______________ atmosphere (peace)

7. The ______________ language in Malaysia is Bahasa (nation)

8. What is the main language of _______________ at school (instruct)

9. She’s a _______________ (music)

10. The Ao Dai is the _______________ dress (tradition)

------THE END-----

9. MÔN: NGỮ VĂN 9

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KIỀU VÀ

YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ

A. LÝ THUYẾT: NỘI DUNG GHI BÀI:

BÀI: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong vb tự sự

1. Ví dụ ( SGK Tr91)

2. Nhận xét:

- Quân lính-Khoẻ mạnh, lưng giắt dao...

- Quang Trung-Truyền, cưỡi voi, gấp rút sai...

- Cảnh khói lửa-Khói toả mù trời, cách gang tấc

- cảnh giao chiến - Quăng ván xuống, nhất tề ...

- Cảnh quân Thanh tháo chạy -Xéo lên nhau, thây nằm đầy đồng, máu

chảy thành suối...

Nhân vật: miêu tả hình dáng, thái độ, cử chỉ…

Sự việc: - miêu tả quang cảnh, ...

Miêu tả tính chất sự việc,...

=> Nhân vật, sự việc rõ nét hơn, chuyện hấp dẫn hơn.

3. Kết luận:

* Ghi nhớ (sgk Tr92)

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: a. Tả người: Thuý Vân:

- Khuôn mặt: khuôn trăng đầy đặn

- Lông mày: nét ngài nở nang.

+ Thuý Kiều:

- ánh mắt: làn thu thuỷ.

- Nét người: Nét xuân sơn.

b. Tả cảnh:

-Cảnh ngày xuân (lễ, hội):

- Cảnh chiều xuân

Bài 2:

+ Xác định yếu tố miêu tả: Nhân vật, sự việc trong đoạn trích.

+ Sử dụng yếu tố miêu tả:

- Nhân vật: thái độ, cử chỉ (lúc sắm sửa rộn ràng, nhộn nhịp, ...)

- Sự vật: Âm thanh, màu sắc...

BÀI : MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. TÌM HIỂU YẾU TỐ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:

1. Ví dụ

Văn bản: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- 8 câu đầu: tả cảnh lầu Ngưng Bích. (Thể hiện hoàn cảnh cô đơn,

lạc lõng, sự buồn tủi, sợ hãi của Kiều.)

- 8 câu giữa: nỗi nhớ của Kiều. (Thể hiện nỗi xót xa cho thân

phận, lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều).

- 8 câu cuối: tả tâm trạng sợ hãi, lo lắng cho số phận của Kiều.

2. Ghi nhớ

II. Luyện tập

1. Bài 1:

VD: Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng

->( Những từ ngữ miêu tả ngoại cảnh diễn đạt những suy nghĩ, tâm trạng

của Kiều:” Chân dung tinh thần”: Lòng rối bời, nỗi lo lắng, sợ hãi cho

bản thân và đau đớn cho gia cảnh...)

2. Bài 2:

-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

- Cốt tự sự: Kiều gặp lại Hoạn Thư

-“ Chân dung tinh thần”:Đau đớn nghĩ về quá khứ- Quyết tâm trừng trị cái

ác, rộng lượng, vị tha.

- Ngôn ngữ: Đối thoại, Độc thoại

- Miêu tả: Cử chỉ ,giọng nói, nét mặt...

Bài tập 3. - Lựa chọn ngôi kể

- Lựa chọn sự việc kể, các tình tiết.

+ Lí do của sự việc

+ Diễn biến sự việc

+ Kết thúc sự việc

- Lựa chọn yếu tố miêu tả nội tâm

+ Tả nội tâm của bạn: Chủ yếu gián tiếp

+ Tả nội tâm của bản thân: Trực tiếp

Bài tập: viết đoạn văn ngắn kể về hoàn cảnh của Thúy Kiều

khi bị giam ở lầu Ngưng Bích ------HẾT-----

10. MÔN: TIN HỌC 9

Bài thực hành thêm:

RÈN KỸ NĂNG TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): Bài 1. Tìm kiếm thông tin đơn giản trên Web B1: Mở trình duyệt Web,

Mở máy tìm kiếm.

B2: Gõ từ khoá vào ô tìm kiếm, nhấn Enter.

B3: Quan sát danh sách kết quả.

B4: Nháy chuột để chọn số trang tương ứng.

B5: Nháy chuột vào kq tìm được để chuyển tới trang web tương ứng.

Bài 2. Tìm kiếm hình ảnh, thông tin về cảnh đẹp Hà Giang

-Tìm kiếm hình ảnh

-Nháy vào mục hình ảnh để lọc thông tin

Bài 3. Tìm video thông qua trang YouTube

Tổng hợp thông tin và lưu vào fiile word.

B. LUYỆN TẬP:

Mức độ thông hiểu:

1. “www.edu.net.vn “, “vn” trên địa chỉ trang web có nghĩa là:

a. Một kí hiệu nào đó b. Ký hiệu tên nước Việt Nam

c. Chữ viết tắt tiếng anh d. Khác

2.Khi tải video xuống máy tính thì video đó được lưu trữ ở đâu ?

a. Download b. My picture c. My video d. Đĩa D, E, …

3.Để xem được video em nhập trang web nào vào ô địa chỉ ?

a. www.thanhnien.com.vn b. www. mp3.zing.vn

c. www.youtube.com d. www.nhaccuatui.co

DẶN DÒ: - HS lên trang lớp học làm câu hỏi luyện tập tuần 10.

- KTDGGK1 bổ sung (với HS đi tiêm, mất điện) lúc 10g15’ Thứ tư 10/11/2021

------HẾT-----

11. MÔN: SINH 9

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI ):

Chương III : ADN VÀ GEN

BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

I.Mối quan hệ giữa ARN và Protein

-Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên mạch khuôn mẫu mARN ( ARN

thông tin )

-Cứ 3 Nucleotit trên mARN sẽ mã hóa cho 1 axit amin

II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Sơ đồ :

Gen -> mARN -> Protein ->Tính trạng

*Giải thích :

-Trình tự các Nu (Nucleotit) trên gen sẽ qui định trình tự các Nu trên

mARN

-Qua đó gen sẽ qui định trình tự chuỗi axit Amin tạo thành Protein

- Protein thực hiện nhiều chức năng ,biểu hiên thành tính trạng của cơ thể

B. LUYỆN TẬP:

1.Nêu mối quan hệ giữa Gen và ARN ? Giữa ARN và Protein ?

2. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như

thế nào ?

Gen ( một đoạn ADN) ->mARN -> Protein

3 . Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trang qua sơ đồ

Gen ( Một đoạn ADN) ->mARN -> Protein -> Tính trạng

C. DẶN DÒ :

*Học thuộc bài ,

*Làm phần luyện tập

BÀI 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ LẤP MÔ HÌNH AND

I.Mục tiêu :

-Củngcố kiến thức về phân tử AND

-Rèn kỹ năng quan sát và phân tích mô hình ADN

-Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN

II. Chuẩn bị :

-Mô hình phân tư ADN đã được lắp ráp hoàn chỉnh

-Hộp đựng mô hình phân tử ADN tháo rời ( số lượng tương ứng số nhóm

HS )

-Màn hình ,máy chiếu hay nguồn sáng.

III Cách tiến hành (HS xem thêm SGK /60 ,61)

------HẾT-----

12. MÔN: MỸ THUẬT 9

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: THỜI TRANG VÀ CUỘC SỐNG.

TIẾT 9, 10: TRANG TRÍ ÁO DÀO .

Các bước vẽ trang trí áo dài:

1. Chọn phiên bản áo dài thích hợp.

2. Phác thảo bố cục của các họa tiết, hình vẽ trên tà áo, tay áo…

3. Vẽ các họa tiết, hình vẽ cho sắc nét, hoàn chỉnh.

4. Vẽ màu.

TRANG TRÍ BẰNG TRANH VẼ TRUYỆN LỊCH SỬ

B. LUYỆN TẬP:

-Trang trí áo dài

-Kích thước: A4

-Chất liệu màu: tùy chọn

------HẾT-----

13. MÔN: VẬT LÝ 9

Chủ đề 3. ĐỊNH LUẬT JUN – LEN XƠ. TỔNG KẾT

CHƯƠNG I (tt)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 16: ĐỊNH LUẬT JUN – LEN XƠ.

I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng

1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng:

a. Điện năng biến thành nhiệt năng và quang năng: Bóng đèn sợi đốt, đèn LED,

đèn Leon

b. Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và cơ năng: Máy khoan, máy bơm nước,

quạt điện.

2. Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng

a. Mỏ hàn, lò sưởi, bếp điện.

b. Dây hợp kim nikêlin, và constantan có điện trở suất lớn hơn rất nhiều so với điện

trở suất của dây đồng.

II. Định luật Jun – Len xơ

1. Hệ thức của định luật

Q = I2Rt

2. Sử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra: Hình 16.1/SGK

C1: A=I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 (J)

C2: Q1 = c1m1. t = 4200.0,2.9,5 = 7980(J)

Q2 = c2m2. t = 880.0,07.9,5 = 652,08(J)

Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được là:

Q = Q1 + Q2 = 8632,08J

C3: Ta thấy Q A nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trương bên ngoài

thì

Q = A.

3. Phát biểu định luật

Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình

phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy

qua.

Q = I2Rt

trong đó: I đo bằng (A)

R đo bằng ôm ( )

t đo bằng giây(s)

Q đo bằng jun (J)

* Lưu ý: - Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun- Len xơ là:

Q = 0,24 I2Rt

- Nhiệt lượng còn tính theo công thức: Q = U2.t/R = U.I.t = P.t

Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I “ĐIỆN HỌC” I. Tự kiểm tra: Làm vào vở từ câu 1 đến câu 8.

II. Vận dụng: Làm câu 12, 13, 14.

B. BÀI TẬP: Bài tập C4/45 (SGK): Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng

được mắc nối tiếp với nhau, theo định luật Jun Len xơ nhiệt lượng toả ra ở dây tóc và

dây nối tỷ lệ với đoạn trở của từng đoạn dây, dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng

toả ra nhiều, do đó dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng, còn dây nối có điện trở

nhỏ nên nhiệt lượng toả ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh do đó

dây nối hầu như không nóng lên

Bài tập C5/45 (SGK): Tóm tắt:

ấm (220V – 1000W)

U = 220V

V = 2l -> m =2kg

t01 = 200C; t0

2 =1000C

c = 4200J/kg.K

t =?

Giải

Vì ấm sử dụng ở hiệu điện thế

U = 220V -> P = 1000W

Theo định luật bảo toàn năng lượng

A = Q hay P.t = cm.At = c.m ( to2 – to

1)

)(6721000

80.2.4200).(. 0

1

0

2 sP

ttmct

Thời gian đun sôi nước là 672s

Bài 1/47 (SGK): Tóm tắt.

R = 80

I = 2,5 A

a, t1 = 1s -> Q = ?

b, V = 1,5l -> m = 1,5kg

t01 = 250C ; t0

2 = 1000C

t2 = 20ph = 1200s

c = 4200J/kg.K

H =?

c, t3 = 3h.30 = 90 h.

1kW.h giá 700đ; T =? (đồng)

Bài giải

a) áp dụng hệ thức định luật Jun - Len xơ ta có:

Q = I2Rt = (2,5)2.80.1 = 500(J)

Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1 giây là 500J

b) Nhiệt lương cần cung cấp để đun sôi nước là Q = c.m. t

Q = 4200.1,5.75 = 472 500(J)

Nhiệt lượng mà bếp toả ra là:

Qtp = I2Rt = 2,52.80. 1200 = 600 000(J)

Hiệu suất cuả bếp là:

0 00 0

472500.100 78,75

600.000

i

tp

QH

Q

c) Công suất toả nhiệt của bếp

P = I2.R = 2,52.80 = 500(W) = 0,5kW

A = Pt = 0,5.90 = 45 (kW.h)

T = 45.700 = 31500(đ)

Số tiền phải trả cho việc sử dụng bếp trong 1 tháng là 31500 đồng.

Trắc nghiệm:

Câu 1: Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng

B. Năng lượng ánh sáng

C. Hóa năng

D. Nhiệt năng

Câu 2: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng

điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt

lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?

A.

B. Q = U.I.t

C.

D. Q = I2.R.t

Câu 3: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng

điện chạy qua.

B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với

thời gian dòng điện chạy qua.

C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian

dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.

D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với

thời gian dòng điện chạy qua.

Câu 4: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì

nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.

B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.

C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.

D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.

Câu 5: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10

phút thì nhiệt lượng toả ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

A. Q = 7,2J

B. Q = 60J

C. Q = 120J

D. Q = 3600J

Câu 6: Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có

cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính nhiệt

lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ, cho rằng điện năng mà bàn là

này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng.

A. 14850 kJ

B. 1375 kJ

C. 1225 kJ

D. 1550 kJ

Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Nếu

cường độ dòng điện giảm đi 1,5 lần.

A.Cường độ dòng điện tăng 1,5 lần

B. Cường độ dòng điện giảm 1,5 lần

C. Cường độ dòng điện giảm 3 lần

D. Cường độ dòng điện tăng 3 lần

Câu 8: Có hai điện trở như nhau có giá trị là R mắc song song thì cường độ dòng

điện chạy qua mỗi điện trở có giá trị là 1 A cường độ dòng điện chạy qua lúc đó là:

A. 2A B. 3 A C. 0,5A D. 1A

Câu 9: Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song R1 và R2 có điện trở tương đương

là:

A. R1 + R2 B. 21

21.

RR

RR

C.

21

21

.RR

RR D.

s

lR

Câu 10: Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất là

ρ thì có điện trở R tính bằng công thức:

A. s

lR B.

l

sR

. C.

s

lR

. D.

l

sR

DẶN DÒ:

- Chép lý thuyết vào vở.

- Học lý thuyết bài 16.

- Hoàn tất bài tập ở trên.

------HẾT------

*** HỌC SINH GHI CHÉP LẠI CÂU HỎI, THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ

MÔN THEO MẪU DƯỚI ĐÂY!!!

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: …………………………………………………

Lớp: ………

STT Môn

học

Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Hóa

học

5 GDCD

6 Tin

học

7 Công

nghệ

8 Sinh

học

9 Mỹ

thuật

10 Thể

dục

11 Tiếng

Anh

12 Lịch

sử

13 Địa lý