11
1 Tan Ta [email protected] Tóm tt: Trong bài viết này, chúng tôi lp lun rng ch“quốc” của tiếng Vit hin hành là một trường hp lch chính t, hquca mt quá trình biến đổi ngâm xy ra không chriêng trong tiếng Vit mà còn các ngôn ngkhác trong nhóm Vietic: quá trình lơi hoá các nguyên âm ngn, hay nói cách khác là smt mát thế đối lp dài ngn trong hthng nguyên âm ca các ngôn ngnày. Cthtrong trường hp ch“quốc”, lai nguyên của nó là mt âm tiết Hán Vit có nguyên âm ngn /ɤ̆ / quc” lơi hoá thành /ə/. Trong tiếng Việt, “quốc” là một yếu tHán Việt năng hoạt, tc có khnăng kết hợp cao và được sdụng thường xuyên. Nếu nhìn nhn tphương diện hthng quy tc chính thin hành, dng chviết “quốc” đi ra ngoài nguyên tc kết âm [phonotactics] ca ngôn ngnày, là một trường hp ngoi lgần như duy nhất được hp thc hoá. Tquy tc chính t, dng chđúng của “quốc” phải là “cuốc”, hoặc tphương diện phương ngữ hc và ngôn nghc lch s, dng thức đúng của nó phải là “quấc.” Tuy nhiên trong bài viết này, cũng như định hướng chung, chúng tôi không có ý định phê phán hay bàn ti các yếu tliên quan đến vic ci tiến chquc ngmà chtp trung tìm hiu nguyên nhân, quá trình lch sdn ti vic hình thành dn xuất “quốc” từ “quấc”. Theo sau đây chúng tôi sẽ trình bày theo thtcác phn ni dung: gii thiu ngn vquy tc kết âm tiếng Vit và tính bt hp pháp ca kết âm trong “quấc” (2.1); các biến thphương ngữ và lch sca “quốc” (2.2); githuyết vquá trình lơi hoá của các nguyên âm ngn trong tiếng Vit các ngôn ngVietic (2.3); các dn chng bin lun cho githuyết (3), bàn lun mrng vấn đề (4), và kết lun (5). Kết âm học [phonotactics] là “mt thut ngđược sdng trong âm vhọc để chcác sp xếp theo tht(còn được gi là hoạt động phân b) của các đơn vị âm vhc trong mt ngôn ng- nhng cái được tính như là các từ đúng âm vị học” (Crystal, 2008, p. 366). Diễn đạt mt cách khác, kết âm hc nghiên cu các quy tc kết hp các chui âm vtrong mt ngôn ngcth, nhng kết hp nào hợp pháp (được phép) và nhng kết hp nào bt hợp pháp (không được phép). Ví dtrong tiếng Anh, kết hp tun tgia /s/, /n/ và /t/ to thành /sn/ và /st/ đứng đầu t- âm tiết là được phép (ví dcác tsnake, snack, steam, stuck…) nhưng các kết hợp ngược như /ns/, /ts/ thì lại không (không có các tgiđịnh như nsake, nsick, tseaming, tsung…). So vi tiếng Vit, kết âm tiếng Vit hiện đại không cho phép hình thành các thp phâm (kết hp liên tiếp gm hai phâm trlên) như trong tiếng Anh, nhưng tgóc độ lch sthì khong 3 thế ktrước trlên, các thp ph

tta061@uottawa - tathanhtan.files.wordpress.com · trí, hoặc bị kéo nhích về phía sau so với vị trí tiêu điểm chuẩn, lần lượt với các nguyên âm dòng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Tan Ta

[email protected]

Tóm tắt: Trong bài viết này, chúng tôi lập luận rằng chữ “quốc” của tiếng Việt hiện hành là

một trường hợp lệch chính tả, hệ quả của một quá trình biến đổi ngữ âm xảy ra không chỉ

riêng trong tiếng Việt mà còn ở các ngôn ngữ khác trong nhóm Vietic: quá trình lơi hoá các

nguyên âm ngắn, hay nói cách khác là sự mất mát thế đối lập dài – ngắn trong hệ thống

nguyên âm của các ngôn ngữ này. Cụ thể trong trường hợp chữ “quốc”, lai nguyên của nó là

một âm tiết Hán – Việt có nguyên âm ngắn /ɤ/ “quấc” lơi hoá thành /ə/.

Trong tiếng Việt, “quốc” là một yếu tố Hán – Việt năng hoạt, tức có khả năng kết hợp cao và được

sử dụng thường xuyên. Nếu nhìn nhận từ phương diện hệ thống quy tắc chính tả hiện hành, dạng

chữ viết “quốc” đi ra ngoài nguyên tắc kết âm [phonotactics] của ngôn ngữ này, là một trường hợp

ngoại lệ gần như duy nhất được hợp thức hoá. Từ quy tắc chính tả, dạng chữ đúng của “quốc” phải

là “cuốc”, hoặc từ phương diện phương ngữ học và ngôn ngữ học lịch sử, dạng thức đúng của nó

phải là “quấc.” Tuy nhiên trong bài viết này, cũng như định hướng chung, chúng tôi không có ý

định phê phán hay bàn tới các yếu tố liên quan đến việc cải tiến chữ quốc ngữ mà chỉ tập trung tìm

hiểu nguyên nhân, quá trình lịch sử dẫn tới việc hình thành dẫn xuất “quốc” từ “quấc”. Theo sau

đây chúng tôi sẽ trình bày theo thứ tự các phần nội dung: giới thiệu ngắn về quy tắc kết âm tiếng

Việt và tính bất hợp pháp của kết âm trong “quấc” (2.1); các biến thể phương ngữ và lịch sử của

“quốc” (2.2); giả thuyết về quá trình lơi hoá của các nguyên âm ngắn trong tiếng Việt các ngôn

ngữ Vietic (2.3); các dẫn chứng biện luận cho giả thuyết (3), bàn luận mở rộng vấn đề (4), và kết

luận (5).

Kết âm học [phonotactics] là “một thuật ngữ được sử dụng trong âm vị học để chỉ các sắp xếp theo

thứ tự (còn được gọi là hoạt động phân bố) của các đơn vị âm vị học trong một ngôn ngữ - những

cái được tính như là các từ đúng âm vị học” (Crystal, 2008, p. 366). Diễn đạt một cách khác, kết âm

học nghiên cứu các quy tắc kết hợp các chuỗi âm vị trong một ngôn ngữ cụ thể, những kết hợp nào

hợp pháp (được phép) và những kết hợp nào bất hợp pháp (không được phép). Ví dụ trong tiếng

Anh, kết hợp tuần tự giữa /s/, /n/ và /t/ tạo thành /sn/ và /st/ đứng ở đầu từ - âm tiết là được phép

(ví dụ các từ snake, snack, steam, stuck…) nhưng các kết hợp ngược như /ns/, /ts/ thì lại không

(không có các từ giả định như nsake, nsick, tseaming, tsung…). So với tiếng Việt, kết âm tiếng

Việt hiện đại không cho phép hình thành các tổ hợp phụ âm (kết hợp liên tiếp gồm hai phụ âm trở

lên) như trong tiếng Anh, nhưng từ góc độ lịch sử thì khoảng 3 thế kỉ trước trở lên, các tổ hợp phụ

2

âm vẫn còn tồn tại, mặc dù phạm vi kết hợp là rất hạn chế theo dạng phụ âm + l (hoặc r): bl, tl, pl,

ml… (Rhodes, 1651). Kết âm học, do vậy, trong số nhiều đặc trưng, có hai đặc trưng quan trọng:

(i) mang tính cụ thể ngôn ngữ, và (ii) mang tính lịch đại.

Một trong các nguyên tắc của kết âm tiếng Việt là không cho phép các kết hợp đồng cấu âm

(có chung đặc trưng về vị trí cấu âm) – nguyên tắc dị hoá. Do đó, ví dụ, các phụ âm có nét đặc

trưng [+ môi] sẽ không kết hợp với âm đệm bán âm có tính [+môi] /w/ (thể hiện chữ viết với hai

biến thể u và o) dẫn đến thực tế là các phụ âm môi như /v/, /f/, /b/ không kết hợp với âm đệm /w/,

hoặc nếu có thì rất hãn hữu và đa số các trường hợp là các từ phiên âm tiếng nước ngoài: khăn

voan, thùng phuy, xe buýt… Dưới áp lực của kết âm tiếng Việt, các từ này trong cách nói thông

thường bị lược bỏ âm đệm, do đó phuy > phi, buýt > bít…

Phụ âm tắc vô thanh gốc lưỡi /k/ trong tiếng Việt có khả năng kết hợp rộng: nó kết hợp với hầu

hết các nguyên âm dòng trước /i e ɛ/, dòng giữa /ɯ ɑ ɑ/, dòng sau /ᴐ u o ɤ ɤ/, và với bán âm /i w/,

(với /w/ là do không có tính chất môi). Do ảnh hưởng của các nguyên âm và bán âm, nên trong

từng trường hợp mà cấu âm của /k/ bị thay đổi: gốc lưỡi bị kéo nhích về phía trước, giữ nguyên vị

trí, hoặc bị kéo nhích về phía sau so với vị trí tiêu điểm chuẩn, lần lượt với các nguyên âm dòng

trước, nguyên âm dòng giữa, nguyên âm dòng sau và bán âm /w/. Các biến thể vị trí (biến thể ngữ

cảnh) này của /k/ được lựa chọn thể hiện bằng ba con chữ khác nhau lần lượt là k, c, và q.

Quay trở lại trường hợp của “quốc”, âm (chữ) này phải được thể hiện phiên âm quốc tế IPA

như thế nào (tức xác định giá trị âm vị học của các yếu tố trong âm tiết – hình vị quốc)?

Nhìn trên mặt chữ, cũng là phương án đầu tiên, sự xuất hiện của con chữ “q” đưa đến quyết

đoán rằng “u” là đại diện của âm vị âm đệm /w/. Nhưng kết hợp chuỗi tiếp theo với “ô” dẫn đến

bất hợp pháp kết âm bởi /o/ là nguyên âm [+sau], [+môi] nên không thể kết hợp với âm đệm /w/

cũng mang nét [+môi], tương tự như việc hai nguyên âm [+môi] còn lại là /ᴐ/ và /u/ không kết hợp

với âm đệm này (chúng ta có, ví dụ, quy, que, quê, qua, quăn, quơ, quân mà không có kết hợp với

u, ô, o).

Phương án thứ hai, với mục đích vẫn giữ sự hiện diện của “q”, là cho rằng chuỗi “uô” là biểu

hiện của một trong ba nguyên âm đôi tiếng Việt, còn âm đệm /w/ trong kết hợp với /k/ để thành

“qu” bị lược bỏ. Do đó hình thức không rút gọn của “quốc” là “quuốc”. Lập luận này giống như

biện luận cho các trường hợp của gì, giếng, nơi mà con chữ “i” trong kết hợp với con chữ “g” để

thể hiện âm vị /z/ bị lược bỏ. Tuy nhiên giải pháp này cũng bất hợp pháp theo kết âm bởi vì trong

ba nguyên âm đôi, chỉ duy nhất có một trường hợp có khả năng kết hợp với bán âm /w/ như trong

các từ quyên, tuyết, khuya. (Về thực chất âm vị học của ba nguyên âm đôi tiếng Việt chúng tôi sẽ

bàn trong các mục sau đây.)

Như vậy dù lập luận theo cách nào thì “quốc” cũng là một trường hợp đi lệch khỏi các quy tắc

chính tả của tiếng Việt. Hai khả năng khác để hoá giải vấn đề này là: hoặc (1) thay đổi sự hiện diện

của “ô” thành “â” (do đó quốc > quấc) để giữ lại kết hợp /k/ + /w/; hoặc (2) thay đổi sự hiện diện

của “k” thành “c” (do đó quốc > cuốc) theo hướng công nhận kết hợp “uô” là biểu hiện của một

trong ba nguyên âm đôi tiếng Việt. Nhưng ngay ở khả năng sau cùng này cũng có một vấn đề mà

3

trước nay ít được nhắc đến: với giả định “uô” là một biểu hiện ngữ cảnh của nguyên âm đôi âm vị

học /uo/ thì ngay bản thân sự tồn tại /uo/ cũng nằm dưới tra vấn bởi đây là kết hợp của hai yếu tố

tròn môi. Một giải pháp thoả đáng cho vấn đề nguyên âm đôi của tiếng Việt là cần thiết và cũng là

nền tảng để chúng tôi truy ngược nguồn gốc của cách viết “quốc”.

Hoàng Dũng (2006-2007, 2018) đưa ra giải pháp cho yếu tố thứ hai trong ba nguyên âm đôi

tiếng Việt là /ɤ/. Giải pháp này hoá giải được mâu thuẫn kết âm trong trường hợp nguyên âm đôi

“uô”, và là một giải pháp tiết kiệm về mặt âm vị học vì /ɤ/ vốn sẵn là một nguyên âm trong tiếng

Việt. Một lợi thế trực tiếp nữa của giải pháp Hoàng Dũng trong việc giải quyết vấn đề đang được

đặt dưới xem xét của bài viết này là nó sẽ đem lại một dẫn xuất trực tiếp từ dạng thức quấc > quốc.

Dù vậy chúng tôi vẫn bảo lưu giải pháp của riêng mình khi đề xuất từ góc độ ngữ âm – âm vị học

coi yếu tố thứ hai trong nguyên âm đôi tiếng Việt là nguyên âm trung hoà /ə/ - giống như âm schwa

trong tiếng Anh ở các âm tiết không nhấn trọng âm (xem (Tấn, 2015) cũng như (Kirby, James P. ,

2011)).

Như vậy hai khả năng dẫn xuất chữ “quốc” đang được bàn tới ở đây là “cuốc” và “quấc” với

kí hiệu phiên âm chuẩn lần lượt là /kuək5/ và /kwɤk5/.

Chữ được viết là “quốc” trong các kết hợp như tổ quốc, quốc gia, quốc tế… có cách phát âm khác

nhau giữa ba vùng phương ngữ lớn của tiếng Việt. Phương ngữ Bắc phát âm hoàn toàn giống với

cuốc /kuək5/, là đồng âm tên một loại chim, tên một loại dụng cụ lao động; phương ngữ Trung có

cách phát âm /kwᵻk5/ (quức) (Dũng, 2018); phương ngữ Nam là /kwɤk5/ (quấc, hoặc có người phiên

là quắc) [phiên âm hẹp nên là /wɤk5/ vì quá trình nhược hoá các kết hợp phụ âm mạc, hầu + âm

đệm trong phương ngữ Nam (Andrea, 2009)].

Về lịch sử cách viết “quốc”, Hoàng Dũng (2018) là trình bày đầy đủ nhất tới thời điểm hiện

nay. Tuy nhiên có một vấn đề ngay tại xuất phát điểm cần lưu ý là yếu tố “quốc” là yếu tố Hán –

Việt nằm trong đối lập với các đồng âm phương ngữ Bắc (cái cuốc, chim cuốc, cuốc chèo, cuốc

xe) là các yếu tố thuần Việt. Các yếu tố thuần Việt có phát âm, và do đó cách viết, tương đối nhất

quán trong suốt tiến trình lịch sử với nguyên âm chính là nguyên âm dài /o/, trong khi yếu tố Hán

– Việt “quốc” có hai biến thể khác nhau ở chất lượng nguyên âm chính: biến thể nguyên âm lơi

/ə/ và biến thể nguyên âm ngắn /ɤ/. Bảng 1 sau đây trình bày một số minh hoạ từ các từ điển về

dạng thức của yếu tố Hán – Việt “quốc” và các yếu tố thuần Việt “cuốc”.

Bảng 1: Quốc và Cuốc trong một số từ điển tiếng Việt

Từ/Tự điển Hán - Việt Thuần Việt

Từ điển An Nam – Lusitan – La Tinh (Rhodes, 1651) cuốc, coấc cuốc

Đại Nam quấc âm tự vị (Của, 1895) quốc, quấc cuốc, quốc

Dictionnaire annamite-francais (langue officielle et langue vulgaire) (Bonet, 1899-1900)

quốc, quấc cuốc

Tự điển chữ Nôm dẫn giải (Hồng, 2015) x cuốc

Các từ/tự điển chữ Hán hiện nay quốc x

Các từ điển tiếng Việt hiện nay quốc cuốc

4

Đối với âm Hán – Việt, cách đọc có “uô” /uə/ là không phổ biến, xuất hiện chỉ khoảng trên

dưới 10 từ và là những “lệ ngoại, diễm biến không theo quy luật chung của đa số” như “huống,

uông, uổng, thuộc, muộn, muội” (Cẩn, 1995, p. 140). Trong khi đó một vận gần gũi và xuất hiện

nhiều trong cách đọc Hán – Việt là “uâ” /wɤ/: huấn, tuân, quân, quận, luân…

Dựa trên tính hệ thống của cách đọc Hán – Việt, dựa trên dấu vết chữ viết của “quốc” trong các từ

điển, và dựa trên các biến thể phương ngữ, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng dạng thức ban đầu của

yếu tố đang được xét đến trong bài viết này là “quấc”; và “quốc” là cách ghi biến thể phát âm của

phương ngữ Bắc, là kết quả của quá trình lơi hoá nguyên âm ngắn /ɤ/ thành yếu tố thứ hai của

nguyên âm đôi /uə/ nhưng lại không thay đổi một cách hệ thống con chữ “q” thành “c” dẫn đến

nghịch lí kết âm làm cho “quốc” trở thành một ngoại lệ lệch chính tả. Trong phần tiếp theo, chúng

tôi sẽ cung cấp các dẫn chứng để biện hộ cho giả thuyết được đề xuất này từ cứ liệu phương ngữ

tiếng Việt (3.2), lịch sử ngữ âm tiếng Việt (3.3), và lịch sử diễn biến hệ thống nguyên âm các ngôn

ngữ nhóm Vietic (3.4).

ɤ

Lơi hoá (lenition), trong cặp bổ sung với căng hoá (fortition), là một trong các quá trình biến

chuyển ngữ âm – âm vị học phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới. Thuật ngữ lơi và căng có

nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng chúng tôi sử dụng trong bài viết này theo hướng coi lơi hoá,

cũng như căng hoá, là các quá trình liên quan đến việc thay đổi cấu trúc tính vang (sonority) của

các thành tố trong cấu trúc âm tiết (Cser, 2003).

Quá trình lơi hoá được biết đến nhiều trong tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ trong nhóm

Vietic, hay rộng hơn là các ngôn ngữ Mon-Khmer, là vô thanh hoá các phụ âm đầu hữu thanh làm

tăng đối lập tính vang giữa âm đầu và vần của âm tiết (Haudricourt, 1954, 1965; Huffman, 1976;

Ferlus, 1979; Theraphan, 1987). Cũng có thể kể đến quá trình xát hoá các phụ âm tắc giữa trong

tiếng Việt như một dạng thức lơi hoá phụ âm (Ferlus, 1982a).

Trong bài biết này chúng tôi mở rộng khái niệm lơi hoá để chỉ hiện tượng nguyên âm trong

vần của âm tiết bị trung hoà hoá đối lập ngắn – dài, làm cho các nguyên âm ngắn bị biến chuyển

thành nguyên âm dài có sự thay đổi về chất lượng nguyên âm (vowel quality), hoặc thành yếu tố

lướt trung hoà /ə/ của các nguyên âm đôi (Ferlus, 1982b). Theo cách tiếp cận của Nguyễn Văn Lợi

(2013) thì đây là quá trình chuyển từ “tiếp hợp chặt” sang “tiếp hợp lỏng” giữa nguyên âm chính

và âm cuối trong vần tiếng Việt.

Hiện nay ở các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam, ví dụ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng

Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc... vẫn còn tồn tại song song nhiều cặp từ với sự luân phiên âm chính

5

là kết hợp “uâ” /uɤ/ và kết hợp “uô” /uə/. Dạng thức đầu có nguyên âm ngắn /ɤ/ và là cách phát âm

cũ, trong khi dạng thức sau nguyên âm đã được lơi hoá trở thành nguyên âm trung hoà là yếu tố

thứ hai của nguyên âm đôi /uə/ và là cách phát âm mới hơn, mang tính toàn dân. Bảng 2 trình bày

một số ví dụ về song thức này.

Bảng 2: Song thức “uâ” – “uô” trong phương ngữ Bắc

Dạng thức cũ “uâ” Dạng thức mới “uô”

luân > luôn

thuấc > thuốc

(bánh) quấn > cuốn

ruầy > ruồi

buần > buồn

Tuy nhiên, do tác động nhanh và mạnh của các quá trình đô thị hoá nông thôn, phân bố lao

động – dân cư, mở rộng và phổ cập thông tiên liên lạc – internet,…, nét đặc trưng này, cùng các

biến thể ngữ âm khác (như song thức /u/ - /o/ thủi – thổi, chủi – chổi…; song thức /z/ - /c/ giai –

trai, giời – trời…, ngạc hoá e mẹ em [mjɛ6 jɛm1] , môi hoá o con bò [kwᴐn1 ɓwᴐ2]…) trong phương

ngữ Bắc đang mất đi rất nhanh, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng cách phát âm lơi được coi là

“chuẩn toàn dân”.

ɤ

Một số ví dụ ít ỏi phía trên về sự tồn tại song song của hai biến thể /uɤ/ và /uə/ được củng cố khi

chúng tôi tìm thêm được các cặp tương tự trong từ điển Việt – Bồ - La của de Rhodes (1651), một

ngữ liệu quan trọng trong nghiên cứu tìm hiểu lịch sử tiếng Việt. Trong từ điển này chúng tôi tìm

được thêm rất nhiều các từ chứng minh cho tính hệ thống của một biến đổi ngữ âm từ /uɤ/ sang

/uə/. Bảng 3 trình bày kết quả thu được qua khảo sát bước đầu.

Bảng 3: Quá trình biến đối /uɤ/ > /uə/ trong tiếng Việt

Thế kỉ XVII

(Rhodes, 1651) Hiện nay

B

buân buôn

buần buồn

buẩn buổn – bản tính

buâng xuấng buông xuống

buầng buồng

buầng (chuối) buồng

buầm buồm

ϐ ϐuông ϐức vuông vức

ϐuông vuông

ϐuất vuốt

ϐuất áo vuốt áo

ϐuất bút vuốt bút

C

cấi cối

coấc cuốc

cưấi cưới

cuấn cuốn

Đ

đuây đuôi

đuấy đuối

đuẩy đuổi

L luân luân

6

luận luộn

M

muấi muối

muẩi muổi

muân muôn

muận muộn

muâi muôi

muâng muông

N nuâi nuôi

nuất nuốt

R ruầi ruồi

ruật ruột

S suây suôi

suấy suối

T tuẩi tuổi

tuất tuốt

U uấng uống

uẩng uổng

X xuâi xuôi

xuất xuốt

Ngoài các trường hợp /uɤ/ > /uə/ kể trên, chúng tôi còn tìm thấy một số từ thể hiện quá trình biến

đổi /ɤ/ > /ɯ/, được trình bày trong Bảng 4 sau đây.

Bảng 4: Quá trình biến đối /ɤ/ > /ɯ/ trong tiếng Việt

Thế kỉ XVII

(Rhodes, 1651) Hiện nay

B bưâm bưấm bươm bướm

C cưấi cưới

cưầng cường

H hấng hứng

L

lưấi lưới

lưẫi lưỡi

lưâng lương

M mưấn mướn

mưận mượn

mưẩng mưởng

N nhuâng nhương

Ph phưâng phương

R rưẫi rưỡi

S sưâng sương

sưấng sướng

T tlấng / trấng trứng

tưâi tươi

Trong phương ngữ Bắc hiện nay còn có một số cặp từ bổ sung như vầng > vừng (cơm), cẩng

> cửng , bấng > bứng,…

Vietic (hay còn được biết đến với các tên gọi Việt – Mường, Việt – Chứt) là nhánh ngôn ngữ bao

gồm các ngôn ngữ Việt, Mường, Nguồn, Chứt (Rục, Mày, Sách), Arem, Thà Vựng, Mã Lèng,

Hung, Thổ, Kri phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam miền Bắc Việt Nam (Hà Tây, Hoà Bình, Ninh

Bình), các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình và Tây Bắc Lào (Thomas, 1987-1988; Ferlus,

1989-1990; Hayes, 1992; Ferlus, 1996). Các ngôn ngữ Vietic về mặt đồng đại đang nằm ở những giai

đoạn khác nhau của tiến trình biến đổi nội bộ nhóm với các đặc trưng vô thanh hoá phụ âm đầu,

rụng các phụ âm cuối có tính chất thanh quản dẫn tới sự hình thành âm vực hoặc hệ thống thanh

điệu. Bên cạnh đó, các ngôn ngữ Vietic trải qua quá trình mất dần thế đối lập về trường độ ở hệ

thống nguyên âm: các nguyên âm ngắn dần bị trung hoà hoá, thay thế bởi các nguyên âm dài có

sự biến đổi nhất định về chất lượng nguyên âm – các cấu trúc formant (vowel quality). Bảng 5 sau

đây trình bày thống kê sơ bộ về số lượng nguyên âm ngắn trong các ngôn ngữ Vietic.

7

Bảng 5: Nguyên âm ngắn và đặc trưng ngôn điệu của các ngôn ngữ Vietic

Ngôn ngữ Số lượng nguyên

âm ngắn Đặc trưng ngôn điệu Tham khảo

Kri1 6 Âm vực (Enfield & Diffloth, 2009)

Maleng (Mã Lèng, Pakatan) 6 2 thanh điệu + âm vực (Ferlus, 1997; Ferlus, 1998)

Arem 11 4 thanh điệu + âm vực (Ferlus, 2013)

Chứt (Rục, Mày, Sách) 6 4 thanh điệu + âm vực (Lợi, 1993; Ferlus, 1998)

Aheu (Thà Vựng) 4 4 thanh điệu + âm vực (Suwilai, 1996; Ferlus, 1998)

Hung (Pong, Tum) N.A 4 thanh điệu (Ferlus, 1998)

Thổ (Cuối Chăm, Mọn) 2 6 thanh điệu (Ferlus, 1994; Ferlus, 1998; Ferlus, 2001)

Mường 2 6 thanh điệu (Tài, 2005)

Nguồn 2 6 thanh điệu (Tài, 1993; Phong, 1996)

Việt2 2 6 thanh điệu (Thuật, 1977)

Một nhận xét rút ra là ở các ngôn ngữ có âm vực, tức các ngôn ngữ bảo thủ hơn trong nhóm,

nằm ở các giai đoạn đầu trong quá trình hình thành âm vực và thanh điệu (Huffman, 1976;

Theraphan, 1987; Thurgood, 2002), số lượng nguyên âm ngắn ít hơn hẳn so với các ngôn ngữ cách

tân hơn trong nhóm, nằm ở giai đoạn cuối của hình thành đối lập thanh điệu, không còn hoặc còn

rất ít dấu tích của âm vực. Tiếng Thổ, Mường, Nguồn, Việt là các ngôn ngữ cách tân trong nhóm

Vietic, nơi đối lập dài – ngắn trong hệ thống nguyên âm đã bị trung hoà hoá rất mạnh.

Việc ghi nhận được một số lượng tương đối lớn các từ được ghi bằng dạng thức “uâ” tương ứng

với “uô” ngày nay, và cả các trường hợp “ưâ” > “ươ”, “â” > “ư”, buộc chúng tôi phải đi đến một

kết luận rằng đây là một hiện tượng mang tính hệ thống chứ không phải do sai sót, nhầm lẫn trong

việc biên soạn, ấn loát từ điển trong de Rhodes (1651). Chính từ điển thế kỉ 17 này, cũng như các

từ điển khác dẫn ra trong 2.2., khẳng định sự tồn tại song song của hai biến thể ngắn – dài của

nguyên âm chính trong các vần đang xét, cụ thể là trường hợp của “quấc” và “quốc – cuốc”, bằng

việc quy chiếu lẫn nhau của chúng. Do đó, hiện tượng lơi hoá nguyên âm ngắn có thể nói rằng

đang diễn ra trong giai đoạn thế kỉ 17, và trong thực tế đến tận ngày nay nó vẫn chưa hoàn tất triệt

để, bằng chứng là vẫn còn các thổ ngữ của phương ngữ Bắc bảo lưu song song cách phát âm

nguyên âm ngắn, như dẫn trong 2.2..

Quá trình biến chuyển ngữ âm, kéo theo sau đó là âm vị học, “uâ” /wɤ/ > “uô” /uə/ cũng khiến

chúng ta phải cập nhật lai nguyên của nguyên âm đôi /uə/ trong tiếng Việt bằng việc bổ sung quá

trình đang xét vào sơ đồ của Nguyễn Tài Cẩn (1995). (Sơ đồ 1)

1 Một số người có thể cho rằng số lượng nguyên âm ngắn trong các ngôn ngữ còn sở hữu đối lập âm vực sẽ là gấp đôi số lượng liệt kê trong bảng 5 vì nguyên âm được tính riêng biệt ở hai âm vực khác nhau.

2 Thực ra tồn tại các quan điểm khác nhau về số lượng nguyên âm ngắn trong tiếng Việt, nhưng một điểm rõ ràng là các cặp đối lập khác được đề xuất (ɛ - ɛ, e – e, ᴐ - ᴐ, o - o ) có số lượng quá ít ỏi, chỉ một hay vài cặp đối lập (xem thêm (Thuật, 1977)). Hơn nữa hiện nay trong phương ngữ Nam, cặp đối lập ɑ - ɑ cũng trải qua quá trình trung hoà hoá, khi phát âm của phương ngữ này không phân biệt các cặp như au / ao, ay / ai.

8

Sơ đồ 1: Lai nguyên của uə trong tiếng Việt

*ᴐ

*uə uə

*wɤ

Các trường hợp biến đối “uâ” > “uô” như dẫn ra trong các mục trên đa phần là các từ phi Hán

– Việt, cộng thêm với thực tế như Nguyễn Tài Cẩn (1995) chỉ ra rằng kho từ Hán – Việt có rất ít

các trường hợp, mà nếu có thì là các ngoại biệt, có cách đọc âm chính “uô” , khiến chúng ta rút ra

kết luận ban đầu tiếp theo là hiện tượng lơi hoá nguyên âm ngắn, cụ thể *ɤ, chủ yếu diễn ra trong

kho từ bản địa tiếng Việt, và điều kiện bối cảnh của biến chuyển này khá thống nhất: *ɤ nằm trong

các kết hợp với âm đệm /w/, hoặc theo sau nguyên âm hàng trước /ɯ/, và một số trường hợp biến

thành /ɯ/ nếu nó là âm chính (như trong hấng, trấng, cẩng…). Do đó, hiển nhiên, một câu hỏi đặt

ra là tại sao “quấc” là một yếu tố Hán – Việt lại bị kéo theo trong hiện tượng biến đổi ngữ âm của

các từ bản địa?

Thiết nghĩ câu hỏi trên có hai khả năng giải thích bổ sung cho nhau. Thứ nhất, các hiện tượng

biến đổi ngữ âm đối với bộ phận từ Hán – Việt nhiều khi ảnh hưởng kéo theo cả bộ phận từ bản

địa, và ngược lại, các biến đổi trong kho từ bản địa cũng dội ngược, lây lan sang các từ Hán – Việt,

cho dù các quá trình ảnh hưởng không bao giờ là nhất loạt và hoàn toàn giữa hai bộ phận (về nhận

định này, xem thêm (Cẩn, 1995; Phan, 2013)). Thứ hai, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, “quấc” là

yếu tố Hán -Việt được sử dụng phổ biến, thường xuyên do sự nổi lên của các phong trào, các cuộc

cách mạng giành quyền độc lập quốc gia, dân tộc. Tần số xuất hiện, sử dụng cao của các từ có yếu

tố Hán – Việt “quấc” đem lại cho yếu tố này tính chất vận động gần với các từ bản địa hơn, do đó

dễ dàng bị biến đổi ngữ âm hơn so với các yếu tố Hán – Việt có “uâ” khác.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, như chúng tôi đã chỉ ra từ đầu, cách phát âm yếu tố Hán – Việt đang

xét như là /kuək5/ (chữ viết cuốc) chỉ giới hạn trong phạm vi phương ngữ Bắc. Phương ngữ Nam

hiện nay vẫn bảo lưu cách phát âm nguyên âm ngắn, do đó quấc. Như vậy, khởi điểm, cách viết

“quấc” là đúng theo cả cách phát âm và quy tắc chính tả, nhưng sau đó biến thể ngữ âm lơi hoá

nguyên âm ngắn /ɤ/ của một vùng (Bắc) được lấy làm tiêu điểm dẫn đến sự điều chỉnh chữ viết.

Dạng chữ viết “quốc”, tuy nhiên, lại là một trường hợp lệch chính tả bởi nó cố gắng dung hoà hai

điểm không thể dung hoà: (1) cố gắng thể hiện biến đổi ngữ âm trong vần chính *wɤ > uə, song

song với ý định (2) giữ hình thức chữ viết của âm đầu cũ được ấn định cho một vần chính khác

biệt – biến thể chữ viết “q” cho kw + ɤ.

Cuối cùng, chúng tôi muốn bàn thêm về giải pháp âm vị học cho yếu tố thứ hai của nguyên âm

đôi tiếng Việt, cụ thể trong trường hợp nguyên âm đôi “ua/uô”. Nếu lựa chọn giải pháp của Hoàng

Dũng (2006-2007, 2018), việc lí giải cho hiện tượng lơi hoá nguyên âm ngắn đang xét vô cùng đơn

giản: /ɤ/ trong “quấc” /kwɤk5/ lơi hoá, trung hoà nét [- dài] của mình để trở thành yếu tố thứ hai

trong nguyên âm đôi /uɤ/ mà không cần phải thay đổi vị trí cấu âm3. Giải pháp nguyên âm trung

3 Trong thực tế, cấu âm của yếu tố thứ hai trong các nguyên âm đôi tiếng Việt không thể là /ɤ/ bởi vì /ɤ/ có cấu âm sâu hơn so với âm lướt schwa /ə/ chúng tôi đề xuất (Kirby, James P., 2011; Tấn, 2015)

9

hoà /ə/ của chúng tôi (Kirby, James P. , 2011; Tấn, 2015), không có được lợi thế trực tiếp này nhưng

được bù lại bằng khả năng giải thích cho phạm vi biến đổi ngữ âm – âm vị học rộng hơn. Cụ thể,

/ɤ/ lơi hoá, đánh mất nét [- dài] và biến đổi theo hai hướng: hoặc (1) trở thành yếu tố lướt trong

nguyên âm đôi /uə/, hoặc (2) trở thành nguyên âm bậc cao hơn /ɯ/. (Sơ đồ 2)

Sơ đồ 2: Hệ thống nguyên âm tiếng Việt và hiện tượng lơi hoá nguyên âm ngắn /ɤ/

Cả hai biến đổi này đều đòi hỏi /ɤ/ thay đổi phẩm chất nguyên âm (vowel quality) của mình,

và đòi hỏi này không khó giải thích bởi nó đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ đồng âm khi thế đối lập bị

trung hoà hoá. Điều này cũng tương tự như khi hệ thống phụ âm đầu các ngôn ngữ Vietic trải qua

các quá trình vô thanh hoá phụ âm đầu, rụng các âm cuối, những mất mát này phải được bù đắp

bởi sự thay đổi ngữ âm mà sau đó được âm vị hoá các khác biệt trong hệ thống vần, dẫn đến hình

thành các hệ thống âm vực (register) hoặc thanh điệu.

“Quấc” là cách viết khởi đầu thể hiện cách phát âm của toàn bộ tiếng Việt đối với yếu tố Hán –

Việt 國 (nhiều dị thể) cho đến tận những thập niên đầu của thế kỉ XX, sau đó được thay thế bởi

“quốc” theo phát âm của phương ngữ Bắc. Từ góc độ kết âm và chính tả, “quốc” là một chữ viết

lệch chính tả, thể hiện một nỗ lực bất thành nhằm dung hợp mong muốn thể hiện đồng thời (i) biến

đổi ngữ âm của vần trong âm tiết, và (ii) giữ cách viết cũ nhằm thể hiện trên mặt chữ sự phân biệt

nguồn gốc Hán – Việt của từ.

ə

10

Thư mục tham khảo

Andrea, H. P. (2009). The identity of non-identified sounds: glottal stop, prevocalic /w/ and tripthongs in Vietnamese. Paper presented at the The 3rd Toronto Workshop on East Asian Languages, Toronto.

Bonet, J. (1899-1900). Dictionnaire annamite-français : langue officielle et langue vulgaire Paris: Ernst Broux. Cẩn, N. T. (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Hà Nội: Giáo dục. Crystal, D. (2008). A dictionary of linguistics and phonetics (6th ed.. ed.). Malden, MA ; Oxford: Malden, MA ; Oxford

: Blackwell Pub., 2008. Cser, A. s. (2003). The typology and modelling of obstruent lenition and fortition processes. Budapest: Budapest :

Akademiai Kiado, c2003. Của, H.-T. P. (1895). Đại Nam quấc âm tự vị. Saigon. Dũng, H. (2006-2007). Về yếu tố thứ hai của các nguyên âm đôi tiếng Việt. Annalen der Hamburger Vietnamistik, 2&3,

13-18. Dũng, H. (2018). Chữ Quốc – thực tiễn phát âm và lịch sử chữ viết. Paper presented at the Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ

học Việt Nam - Những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế, Đà Nẵng Enfield, N. J., & Diffloth, G. (2009). Phonology and sketch grammar of Kri, a Vietic language of Laos. Cahiers de

Linguistique - Asie Orientale (CLAO), 38, 3-69. Ferlus, M. (1979). Formation des registres et mutations consonantiques dans les langues Mon-Khmer. Mon-Khmer

Studies, VIII, 1-76. Ferlus, M. (1982a). Spirantisation des obstruantes mediales et formation du systeme consonantique du vietnamien.

Cahiers de Linguistique Asie Orientale, 11(1), 83-106. Ferlus, M. (1982b). Spirantisation des obstruantes mediales et formation du systeme consonantique du vietnamien.

Cahiers de Linguistique Asie Orientale, 11(1), 83-106. Ferlus, M. (1989-1990). Sur L’origine Des Langues Việt-Mường. The Mon-Khmer Studies Journal, 18-19, 52-59. Ferlus, M. (1994). Quelques particularités du cuôi cham, une langue viet -muong du Nghê-an (Vietnam). Neuvièmes

Journées de Linguistique de l’Asie Orientale. Ferlus, M. (1996). Langues et peuples viet-muong. The Mon-Khmer Studies Journal(26), 7-28. Ferlus, M. (1997). Le maleng brô et le vietnamien. The Mon-Khmer Studies Journal, 27, 55-66. Ferlus, M. (1998). Les Systèmes De Tons Dans Les Langues Viet-Muong. 15(1), 1-27. Ferlus, M. (2001). Les hypercorrections dans le thổ de Làng Lỡ (Nghệ An, Vietnam), ou les pièges du comparatisme.

[Hypercorrections in the Thổ dialect of Làng Lỡ (Nghệ An, Vietnam): an example of pitfalls for comparative linguistics]. Quinzièmes Journées de Linguistique d'Asie Orientale.

Ferlus, M. (2013). Arem, a Vietic Language. The Mon-Khmer Studies Journal, 43, 1-15. Haudricourt, A.-G. (1954). De l’origine des tons en vietnamien. Journal Asiatique, 242, 69-82. Haudricourt, A.-G. (1965). Les mutations consonantiques des occlusives initiales en môn-khmer. [Consonant shifts in

Mon-Khmer initial stops]. Bulletin de la Société de Linguistique de Paris, 60, 160–172. Hayes, L. V. H. (1992). Vietic and Viet-Muong: a new subgrouping in Mon-Khmer. The Mon-Khmer Studies Journal, 21,

211-228. Hồng, N. Q. (2015). Tự điển chữ Nôm dẫn giải. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Huffman, F. E. (1976). The Register Problem in Fifteen Mon-Khmer Languages. Oceanic Linguistics Special

Publications(13), 575-589. Kirby, J. P. (2011). Vietnamese (Hanoi Vietnamese). Journal of International Phonetic Association, 41(3), 381-392. Kirby, J. P. (2011). Vietnamese (Hanoi Vietnamese). Journal of the International Phonetic Association, 41(3), 381-392. Lợi, N. V. (1993). Tiếng Rục. Hà Nội: Khoa học Xã hội. Lợi, N. V. (2013). Giải thuyết âm vị học của Giáo sư Cao Xuân Hạo về cách tiếp hợp: nhìn từ các đặc trưng âm học của

vần tiếng Việt (Trên cơ sở phân tích thực nghiệm bằng computer). Retrieved from https://ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=861:gii-thuyt-am-v-hc-ca-giao-s-cao-xuan-ho-v-cach-tip-hp-nhin-t-cac-c-trng-am-hc-ca-vn-ting-vit-tren-c-s-phan-tich-thc-nghim-bng-computer&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39

Phan, J. (2013). Lacquered words: The evolution of Vietnamese under Sinitic influences from the 1st century B.C.E. through the 17th century C.E. In K. Taylor, J. Lhitman, B. Rusk, & D. Warner (Eds.): ProQuest Dissertations Publishing.

Phong, N. P. (1996). The Nguồn language of Quảng Bình, Vietnam. The Mon-Khmer Studies Journal, 26, 179-190.

11

Rhodes, A. d. (1651). Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum. Rome: Propaganda Fide. Suwilai, P. (1996). Phonological characteristics of So (Thavung), a Vietic language of Thailand. The Mon-Khmer Studies

Journal, 26, 161-178. Tài, N. V. (1993). Nguồn: A dialect of Vietnamese or a dialect of Mường? The Mon-Khmer Studies Journal, 22, 231-

244. Tài, N. V. (2005). Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn. Hà Nôi: Từ điển bách khoa. Tấn, T. T. (2015). Kiểm định các đặc trưng ngữ âm của nguyên âm đôi tiếng Việt. Paper presented at the Hội thảo

Quốc tế Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội. Theraphan, T. (1987). The interaction between pitch and phonation type in Mon - phonetic implications for a theory

of tonogenesis. Mon-Khmer Studies, xv1-xvii, 11-24. Thomas, D. (1987-1988). On early Monic, Vietic and Bahnaric relations. The Mon-Khmer Studies Journal, 16-17, 177-

179. Thuật, Đ. T. (1977). Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Thurgood, G. (2002). Vietnamese and tonogenesis: Revising the model and the analysis. Diachronica, 19(2), 333-363.

2018-12-21 3:16:44 PM