21
BCÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS Stháng 10/2020 THUC NHIM V“Xây dng Hthng cung cp, kết ni thông tin, dliu logistics giai đoạn 2017-2020” Hà Ni, 2020

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO

CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS

Số tháng 10/2020

THUỘC NHIỆM VỤ

“Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics

giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, 2020

Page 2: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

1

MỤC LỤC

1. Trong nước ..................................................................................................... 2

1.1. Các chính sách về logistics nói chung ...................................................... 2

1.2. Một số chính sách tiêu biểu về hạ tầng logistics....................................... 2

1.3. Một số chính sách đối với các phương thức vận tải cụ thể ....................... 6

1.4. Kho bãi, cảng cạn, dịch vụ logistics khác ............................................... 10

2. Ngoài nước ........................................................................................................

....................................................................................................................... 14

2.1. Hội đồng Vận chuyển Thế giới (World Shipping Council) thúc đẩy vận tải

container tuân thủ Đạo luật Vận chuyển năm 1984 ......................................... 14

2.2. Latvia và Estonia chính thức gia nhập của hành lang Biển Bắc-Baltic . 15

2.3. Chính quyền xứ Wales sẽ quốc hữu hóa ngành đường sắt vào đầu năm

2021 ................................................................................................................. 17

2.4. Belarus sẽ hạ thuế xuất khẩu đối với dầu và các sản phẩm dầu, được xuất

khẩu ngoài Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), vào ngày 1 tháng 10 năm 2020 17

2.5. Nga thông qua các quy tắc trợ cấp vận chuyển container hàng hóa bằng

đường sắt .......................................................................................................... 18

2.6. Chính phủ Canada tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ logistics cho vắc-

xin Covid-19 ...................................................................................................... 19

Page 3: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

2

NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Trong nước

1.1. Các chính sách về logistics nói chung

Theo Nghị quyết của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2020, tổ

chức vào ngày 02 tháng 10 năm 2020 nước ta đã kiểm soát tốt đợt xuất hiện dịch

Covid-19 lây lan trong cộng đồng lần thứ hai tại một số địa phương, tạo điều kiện

cho các hoạt động kinh tế, xã hội của nước ta dần phục hồi, góp phần thực hiện

thắng lợi "mục tiêu kép”.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, hoạt động thương mại, dịch vụ dần phục hồi,

tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch tiêu dùng quý III năm 2020 tăng 14,4%

so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ. Chỉ số nhà quản trị nhà mua hàng

(PMI) của Việt Nam do Nikkei đánh giá tăng 52,2 điểm (tháng 8 là 45,7 điểm), thể

hiện rõ nét xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng

khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được chú trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực

trong bối cảnh nền kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Nghị quyết cũng nêu những nhiệm vụ cần thực hiện trong các tháng cuối

năm 2020, trong đó liên quan đến logistics có các nội dung sau đây:

+ Đẩy nhanh công tác triển khai xây dựng các dự án, công trình giao thông,

trong đó: phấn đấu cuối năm 2020 đưa vào khai thác, vận hành giai đoạn 1 đối với

02 Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất;

khởi công tối thiểu 01 gói thầu dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ;

+ Đôn đốc, chỉ đạo để thông xe kỹ thuật tuyến đường cao tốc Trung Lương

- Mỹ Thuận; khánh thành tuyến đường cao tốc Rạch Sỏi - Vàm Cống;

+ Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại

doanh nghiệp, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) phấn đấu đầu năm

2021 khởi công một số hạng mục của Cảng hàng không quốc tế Long Thành;

+ Nghiêm túc thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ để

bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

+ Đẩy mạnh triển khai thu phí tự động không dừng.

1.2. Một số chính sách tiêu biểu về hạ tầng logistics

Page 4: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

3

Xây dựng hạ tầng logistics được kiến nghị nằm trong danh mục

ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất về Danh mục ngành, nghề đặc

biệt ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, công

nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp.... Trong đó, đối với lĩnh vực logistics cũng có một số

hạng mục được kiến nghị đưa vào danh mục này như: xây dựng cơ sở hạ tầng gồm

cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga

và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết

định.

Kiến nghị phát triển các hành lang đường thủy và Logistics khu vực

phía Nam

Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn trong dịch

vụ hậu cần tại Việt Nam. Vận chuyển hàng rời từ khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long tới các cảng ở TP. HCM phải đi qua kênh Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, vào

mùa cao điểm có thể mất tới 24-36 giờ một phần vì tình trạng tắc nghẽn do một số

đoạn trên tuyến chưa được cải tạo đồng bộ; tuyến vận tải hiện tại đi qua sông Tiền,

sông Vàm Nao, sông Hậu khá dài, mất nhiều thời gian để đến được Cảng Cần Thơ.

Các tuyến đường bộ kết nối với các cảng ở TPHCM đặc biệt là cảng Cát Lái

thường xuyên bị tắc nghẽn vào mùa xuất khẩu cao điểm, các doanh nghiệp phải dự

phòng thời gian vận chuyển hơn 1,5 lần so với thường ngày để đảm bảo giao hàng

đúng hạn. Trong khi các cảng ở khu vực TP.HCM đang bị quá tải thì cụm cảng Cái

Mép-Thị Vải chưa được tận dụng và khai thác hiệu quả.

Mặc dù vận tải đa phương thức khu vực Đông Nam Bộ (hành lang Bắc-Nam)

hiện khá tốt với lưu lượng container dày đặc nhưng vận tải container khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long (hành lang Đông-Tây) còn rất khiêm tốn (chiếm chưa đến 2%

lượng hàng hóa vận chuyển) do tĩnh không các cầu trên tuyến không đồng bộ và

tuyến luồng không đồng cấp.

Do đó, trong tháng 10/2020, Ban quản lý các dự án đường thủy đã đề nghị

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án

Phát triển các hành lang đường thủy và Logistics khu vực phía Nam (Dự án

SWLC).

Page 5: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

4

Dự án dự kiến triển khai tại TP.HCM, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh

Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, với mục tiêu

chính là nâng cấp hạ tầng 2 hành lang đường thủy tại khu vực phía Nam.

Trong đó, Hành lang Đông - Tây (qua sông Hậu, sông Trà Ôn, kênh Măng

Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, kênh Kỳ Hôn, kênh Rạch Lá,

sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu,

sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải) sẽ được nâng

cấp đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng rộng 55 m đối với kênh;

rộng 75 m đối với sông, chiều sâu chạy là âm 3,3 m, bán kính cong tối thiểu 500

m đối với kênh và 700 m đối với sông để có thể giúp đội tàu thiết kế đề xuất tàu tự

hành trọng tải 1.500 tấn, đội sà lan 2x500 tấn, tàu container 3 lớp lưu thông an

toàn.

Đối với Hành lang Bắc - Nam (qua các sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông

Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải),

Dự án sẽ nâng cấp đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng là 60 m đối

với kênh, 90 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu âm 7 m, bán kính cong tối thiểu

500 m đối với kênh và 700 m đối với sông để có thể vận hành đội tàu thiết kế đề

xuất tàu trọng tải 3.000 - 5.000 tấn, tàu container 4 lớp.

Tính toán sơ bộ của Ban quản lý các dự án đường thủy, Dự án sẽ nạo vét

khoảng 8 triệu m3 và nâng cấp tuyến luồng đạt cấp II đường thủy nội địa; kè bảo

vệ bờ dài khoảng 28km cho các vị trí xung yếu trên tuyến đường thủy, chống sạt

lở tại các khu vực dân cư đông đúc đồng thời góp phần tạo mỹ quan xanh sạch đẹp

dọc tuyến; cải tạo nâng cấp 2 cầu: Cầu Trà Ôn và Cầu Chợ Lách 2; xây dựng 16

bến khách ngang sông trong đó thay thế 10 bến hiện hữu và 6 bến làm mới tại 3 vị

trí cắt cong tại sông/kênh Măng Thít, kênh Rạch Lá (mỗi vị trí xây dựng 2 bến ở 2

bên bờ).

Bên cạnh đó, Dự án còn xây dựng và hoàn trả 8 km đường dân sinh và các

cầu dân sinh dọc theo tuyến kênh, cải thiện và kết nối hệ thống hạ tầng giao thông,

thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống người dân khu vực có dự án đi qua.

Với các hạng mục công trình nói trên, tổng mức đầu tư sơ bộ của Dự án lên

tới 5.702 tỷ đồng và trở thành một trong những khoản đầu tư phát triển hệ thống

đường thủy nội địa lớn nhất từ trước đến nay. Dự án được đề xuất đầu tư bằng hình

thức ngân sách nhà nước cấp phát 100% sử dụng nguồn vốn vay ODA của Ngân

Page 6: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

5

hàng Thế giới; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam; vốn viện trợ không hoàn lại

của Chính phủ Úc.

Theo kế hoạch, thời gian chuẩn bị Dự án là từ tháng 10/2019 đến tháng

12/2021 thời gian thực hiện Dự án là từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2025.

Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn của hai

tuyến đường thủy nội địa trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam

Bộ đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận và di chuyển từ Đồng bằng sông Cửu

Long cũng như các Khu công nghiệp Bình Dương và Đồng Nai kết nối với

TP.HCM và các cảng nước sâu xuất nhập khẩu dọc sông Thị Vải.

Tỉnh Phú Yên lập chủ trương đầu tư tuyến cảng Bãi Gốc kết nối Khu

kinh tế Vân Phong

Tuyến Bãi Gốc-Khu kinh tế Vân Phong dài hơn 7km, không chỉ là tuyến

giao thông quan trọng trong kết nối hai Khu kinh tế lớn của duyên hải Nam Trung

Bộ, mà còn là công trình hạ tầng quan trọng để tỉnh Phú Yên chuẩn bị cho các dự

án đầu tư lớn vào phía Nam của tỉnh, trong đó dự án Biển Hồ-Đá Bia đang được

lập quy hoạch; Các dự án lớn tại Vịnh Vũng Rô, cảng Bãi Gốc đang kêu gọi đầu

tư.

Do đó, UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản thông báo về việc giao nhiệm

vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tuyến giao thông từ cảng Bãi Gốc

(Khu kinh tế Nam Phú Yên) kết nối quốc lộ 1 đi Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh

Khánh Hòa).

Page 7: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

6

Hình 1: Cảng Vũng Rô (Phú Yên)

1.3. Một số chính sách đối với các phương thức vận tải cụ thể

1.3.1. Chính sách về vận tải đường bộ

Tổng cục Đường bộ VN đề nghị tạm dừng thu phí dự án cải tạo, nâng cấp

QL1K đoạn Km2+487 - Km12+971 từ 15h ngày 31/10/2020.

Căn cứ vào kết quả cuộc họp tính toán xác định thời hạn thu phí của dự án

(tháng 7/2020), Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp

dự án tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án cải tạo, nâng cấp QL1K

đoạn Km2+487 - Km12+971 trên địa phận tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TP Hồ

Chí Minh theo hình thức hợp đồng BOT vào đúng thời điểm 15h ngày 31/10/2020.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cần thông báo công khai việc tạm dừng thu

phí trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các trạm thu phí thuộc dự án;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu phí, không để xảy ra hiện tượng

tiêu cực trong quá trình chuẩn bị dừng thu tại trạm thu phí; Báo cáo số thu theo

ngày gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sắp xếp lao động và giải quyết chế độ

cho người lao động khi tạm dừng thu phí theo đúng quy định.

Đối với việc hoàn trả tiền cho các phương tiện đã mua vé tháng, vé quý còn

thời hạn sử dụng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị doanh nghiệp dự án tính

số tiền hoàn trả cho khách hàng theo đúng quy định.

Page 8: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

7

Cụ thể, đối với vé tháng, số tiền hoàn lại cho khách hàng bằng giá vé chia

30 ngày nhân số ngày còn được sử dụng tính từ ngày 31/10/2020 (số tiền được làm

tròn đến nghìn đồng);

Đối với vé quý, số tiền hoàn lại cho khách hàng bằng giá vé chia 90 ngày

nhân số ngày còn được sử dụng tính từ ngày 31/10/2020 (số tiền được làm tròn đến

nghìn đồng).

1.3.2. Chính sách về vận tải đường biển

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc, Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về hệ thống điều khiển tự động và từ xa, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt

động kéo trên biển. Theo đó, Ban hành kèm theo Thông tư này:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc. Mã

số đăng ký: QCVN 54: 2019/BGTVT.

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điều khiển tự động và từ xa. Mã

số đăng ký: QCVN 60: 2019/BGTVT.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động kéo trên biển. Mã số đăng ký:

QCVN 73: 2019/BGTVT.

Đồng thời Thông tư mới cũng sửa đổi khoản 1 Điều 2 Thông tư số

08/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận

tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo động và chỉ báo trên tàu biển,

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Sửa đổi 1:

2016, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của

tàu, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển và Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về giám sát và đóng tàu biển cỡ nhỏ như sau:

“1. Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 24/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm

2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về hệ thống chống hà tàu biển, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động kéo trên

biển, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu

và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu”.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2021.

Page 9: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

8

1.3.3. Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hủy bỏ Giấy phép kinh doanh

vận chuyển hàng không chung của CTCP Hàng không Bầu Trời

Xanh

Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, tính đến cuối tháng 9/2020, cả nước

có 6 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung, trong đó

có 4 đơn vị đang hoạt động và đáp ứng các điều kiện của giấy phép gồm: Công ty

cổ phần Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Hàng không

Hành Tinh Xanh, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam và Công ty cổ phần Hàng

không Hải Âu.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh cấp

Giấy phép kinh doanh hàng không chung số 01/GP - CHK ngày 8/6/2010 trên cơ

sở quy định của Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007 của Chính phủ về

kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Tuy nhiên, hiện Nghị định 76 đã được thay thế bởi Nghị định 92 của Chính

phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân

dụng và Nghị định số 89 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92 và Nghị

định 30 về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Theo Khoản 9, Điều 1 của Nghị định 89, giấy phép của Công ty Bầu Trời

Xanh thuộc trường hợp hủy bỏ và “trường hợp giấy phép bị hủy bỏ, Bộ GTVT ra

quyết định hủy bỏ giấy phép và DN phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải

hàng không”. Như vậy, việc hủy bỏ giấy phép của Công ty Bầu Trời Xanh thuộc

thẩm quyền của Bộ GTVT.

Cũng theo quy định tại Khoản 9, điều 1, Nghị định số 89, DN sẽ bị thu hồi

giấy phép kinh doanh hàng không chung nếu trong vòng 3 năm doanh nghiệp chưa

có hoạt động khai thác và chưa được cấp chứng chỉ nhà khai thác.

CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh thuộc trường hợp hủy bỏ giấy phép kinh

doanh hàng không chung do sau 10 năm kể từ khi được cấp phép, doanh nghiệp

này chưa được Cục Hàng không VN cấp chứng chỉ nhà khai thác - AOC.

1.3.4. Hàng hải, cảng biển

Điều chỉnh quy hoạch cảng Quy Nhơn đến năm 2030

Page 10: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

9

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ

lệ 1/500 mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030. Tổng diện tích quy hoạch là gần

88ha, trong đó phạm vi quy hoạch xây dựng trên bờ gần 70ha. Phạm vi quy hoạch

khu nước, vũng quay tàu hơn 18ha.

Mục tiêu quy hoạch phát triển mở rộng cảng Quy Nhơn thành một trong

những cảng biển hiện đại mang tầm khu vực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH

của tỉnh Bình Định, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, khai thác

hiệu quả tiềm năng và lợi thế khu đất, khu nước, tăng nguồn thu cho ngân sách,

làm động lực thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết

việc làm cho người lao động.

Theo yêu cầu của UBND tỉnh Bình Định, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày

được phê duyệt, Công ty CP cảng Quy Nhơn sẽ tổ chức công bố công khai ngoài

thực địa, bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết đến các cơ quan, đơn vị có liên quan

theo quy định.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ lập kế hoạch chi tiết triển khai đồ án quy hoạch

trình Sở Xây dựng thẩm định, làm cơ sở để UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển

khai thực hiện quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030 theo quy định..

Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh điện tử hóa các thủ tục hàng hải và

cảng biển

Công tác thực hiện khai báo thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực hàng hải

trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia chính thức triển khai tại CVHH Quảng Ninh

từ ngày 1/7/2018, giúp hiệu quả giải quyết TTHC cho tàu, thuyền vào - rời cảng

ngày càng được nâng cao.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, việc thực hiện thủ tục cho tàu thuyền vào,

rời cảng biển trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia thông qua Hệ thống dịch vụ

công trực tuyến của Bộ GTVT giúp cảng vụ hàng hải và các cơ quan quản lý chuyên

ngành tại cảng biển có thể nhận được toàn bộ hồ sơ do doanh nghiệp, người làm

thủ tục gửi đến một cách kịp thời. Việc xử lý các nghiệp vụ trên hồ sơ điện tử cũng

ưu việt, dễ dàng nhờ giao diện khoa học, dễ tìm kiếm so với việc tổng hợp, tra cứu

hồ sơ giấy.

Qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia, việc phản hồi thông tin của cảng vụ

hàng hải và các cơ quan quản lý tới người làm thủ tục và ngược lại khi cần cũng

Page 11: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

10

thuận tiện, chính xác và kịp thời. Việc tra cứu thông tin cũng dễ dàng hơn do toàn

bộ hồ sơ đã được số hóa, đưa hiệu quả công việc tăng gấp nhiều lần và tiết giảm

công sức, thời gian lao động của các bộ phận tham gia tiếp nhận, xử lý thủ tục.

Đồng thời, minh bạch tối đa quy trình, những quy định về trách nhiệm và thời hạn

xử lý cũng hết sức rõ ràng, hạn chế nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực của người có

trách nhiệm, quyền hạn.

1.4. Kho bãi, cảng cạn, dịch vụ logistics khác

Đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan tại cảng biển, cảng

thủy nội địa, cảng HK quốc tế, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên

vận quốc tế

Qua công tác kiểm tra, rà soát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh

kho, bãi, cảng tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cảng cạn

(ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế và theo phản ánh của các phương tiện thông

tin đại chúng, hiện nay một số doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng thực hiện

lưu giữ chung giữa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa,

không đáp ứng yêu cầu về quản lý, kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của

pháp luật dẫn đến xảy ra tình trạng lợi dụng để gian lận, thẩm lậu hàng hóa vào nội

địa, vi phạm pháp luật.

Căn cứ Điều 41 Luật Hải quan quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh

doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan; căn cứ khoản 3 Điều 4

Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-

CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan; căn

cứ Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định

số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ; căn cứ điểm a khoản 1 Điều 52đ Thông tư

số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày

20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh

kho, bãi, cảng trong việc quản lý, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

quá cảnh, Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh,

thành phố thực hiện các nội dung như sau:

(1). Giao Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát các cảng biển, cảng thủy

nội địa, cảng hàng không quốc tế, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế

có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên địa bàn quản lý, làm việc trực

tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để thông báo quy định của

Page 12: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

11

pháp luật nêu trên và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng thực

hiện xây dựng hệ thống kho, bãi, cảng đảm bảo như sau:

- Không cho phép lưu giữ chung giữa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá

cảnh với hàng hóa nội địa. Trường hợp kho, bãi, cảng có lưu giữ hàng hóa nội địa

thì doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng phải bố trí lối đi riêng, cổng ra/vào

riêng để sử dụng riêng biệt giữa khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

quá cảnh với hàng hóa nội địa;

- Giữa các khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với

hàng hóa nội địa phải được ngăn cách riêng biệt (có thể sử dụng hàng rào cứng

hoặc hàng rào sắt /lưới B40 có thể di động được). Đối với cảng cạn (ICD), sau khi

ngăn cách riêng biệt phải đảm bảo diện tích theo đúng quy định tại Điều 31 Nghị

định số 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP

ngày 15/6/2020 của Chính phủ.

- Khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phải đảm bảo

đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cho phép hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu, quá cảnh xếp, dỡ, tập kết hàng hóa để làm thủ tục hải quan.

(2). Về việc cung cấp sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ hàng hóa:

Tại điểm b khoản 1 Điều 52đ Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi,

bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy

định trước khi đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ, doanh nghiệp kinh doanh kho,

bãi, cảng cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ

hàng hóa. Tuy nhiên, qua rà soát trên Hệ thống VASSCM việc thực hiện cung cấp

sơ đồ mặt bằng của các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa thực hiện

đầy đủ.

Vì vậy, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát

thông qua Hệ thống VASSCM, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng

cung cấp đầy đủ sơ đồ mặt bằng theo đúng quy định nêu trên. Trong đó, sơ đồ mặt

bằng phải làm rõ: Mặt bằng toàn bộ kho, bãi, cảng; Chi tiết khu vực lưu giữ riêng

biệt giữa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa; Biện pháp

ngăn cách riêng biệt giữa các khu vực. Thời hạn để các doanh nghiệp kinh doanh

cảng hoàn thành thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Page 13: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

12

Sau thời hạn 31/12/2020, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi,

cảng không thực hiện cung cấp sơ đồ mặt bằng theo quy định nêu trên thì Cục Hải

quan các tỉnh/thành phố lập danh sách tên doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng

báo cáo về Tổng cục Hải quan để có cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật.

(3). Thời gian hoàn thiện khu vực lưu giữ hàng hóa tại kho, bãi, cảng theo

quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Nghị

định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và yêu cầu quản lý, kiểm

tra, giám sát về hải quan tại điểm 1 nêu trên như sau:

- Đối với các kho, bãi, cảng đã được Tổng cục Hải quan công nhận đủ điều

kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước thời điểm Nghị định số 59/2018/NĐ-

CP của Chính phủ có hiệu lực; các kho, bãi, cảng đã thành lập, đang hoạt động,

chưa được Tổng cục Hải quan công nhận trước thời điểm Nghị định

số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực; các kho, bãi, cảng đã được Tổng

cục Hải quan công nhận sau thời điểm Nghị định số 59/2018/NĐ-CP có hiệu lực:

Hoàn thiện việc xây dựng bổ sung hệ thống kho, bãi, cảng để có khu vực lưu giữ

riêng giữa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa trước

ngày 30/6/2021.

- Đối với các kho, bãi, cảng thành lập mới chưa được Tổng cục Hải quan

công nhận hoặc đang thực hiện các thủ tục để Tổng cục Hải quan công nhận đủ

điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan phải hoàn thiện các khu vực lưu giữ

hàng hóa tại kho, bãi, cảng theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định

số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày

20/4/2018 của Chính phủ và yêu cầu quản lý, kiểm tra, giám sát về hải quan tại

điểm 1 nêu trên trước khi triển khai hoạt động.

(4). Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý các kho, bãi, cảng chịu trách

nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng nghiêm túc thực hiện

yêu cầu trên theo quy định của pháp luật. Sau thời hạn ngày 31/12/2020, Cục Hải

quan các tỉnh, thành phố báo cáo các nội dung sau gửi về Tổng cục Hải quan:

- Danh sách các kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý (tên kho, bãi, cảng, mã

số (nếu có), Chi cục Hải quan quản lý).

- Sơ đồ mặt bằng toàn bộ kho, bãi, cảng; Sơ đồ khu vực lưu giữ riêng biệt

giữa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa; Biện pháp

ngăn cách riêng biệt giữa các khu vực.

Page 14: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

13

- Sơ đồ dự kiến lối đi riêng và cổng ra/vào riêng để sử dụng riêng biệt giữa

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa;

- Kế hoạch, thời gian xây dựng, hoàn thiện khu vực lưu giữ riêng biệt, lối đi

riêng và cổng ra/vào riêng để sử dụng riêng biệt giữa hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa.

(5). Căn cứ quy định tại Điều 38a Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày

01/7/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-

CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục công nhận kho, bãi, địa

điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa

khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết,

kiểm tra, giám sát hải quan, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố sau khi thực

hiện kiểm tra, khảo sát báo cáo Tổng cục Hải quan công nhận đủ điều kiện tập kết,

kiểm tra, giám sát hải quan phải xác nhận rõ khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu, quá cảnh.

(6). Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát về điều kiện tập kết, kiểm

tra, giám sát hải quan tại các kho, bãi, cảng thuộc cảng biển, cảng thủy nội địa,

cảng hàng không quốc tế, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế trên toàn

quốc. Trường hợp kho, bãi, cảng tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không

quốc tế, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế không đáp ứng về điều kiện

tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định thì cơ quan Hải quan không bố

trí lực lượng làm thủ tục, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá

cảnh tại kho, bãi, cảng theo quy định của pháp luật.

Giao Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ trì, phối hợp với các Cục Hải

quan tỉnh/thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng thực

hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo điều kiện về kiểm tra, kiểm soát, giám

sát hải quan; Tổ chức rà soát, kiểm tra về điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải

quan các các kho, bãi, cảng, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục đối với các doanh nghiệp

kinh doanh kho, bãi, cảng không đáp ứng điều kiện về kiểm tra, kiểm soát, giám

sát hải quan.

Quy định về kiểm tra việc tập kết hàng hóa xuất khẩu

Page 15: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

14

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan, quy định

tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được

sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018

của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại mục “2.27-Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông

quan dự kiến” mẫu số 02 phụ lục 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, yêu cầu Cục

Hải quan các tỉnh/thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tăng cường

công tác thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro để có biện pháp kiểm tra,

giám sát, kiểm soát việc tập kết hàng hóa xuất khẩu tại địa điểm tập kết do người

khai hải quan khai báo trên tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi

phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan thì thực hiện kiểm tra

việc tập kết hàng hóa xuất khẩu tại địa điểm tập kết do người khai hải quan khai

báo trên tờ khai hải quan và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định. Trình tự kiểm

tra việc tập kết hàng hóa thực hiện tương tự trình tự kiểm tra việc bảo quản hàng

hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015

được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày

20/4/2018 của Bộ Tài chính.

2. Ngoài nước

2.1. Hội đồng Vận chuyển Thế giới (World Shipping Council) thúc đẩy vận

tải container tuân thủ Đạo luật Vận chuyển năm 1984

Hội đồng Vận tải biển Thế giới (WSC) đã gửi một thỏa thuận với Ủy ban

Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ (FMC) để đảm bảo rằng vận tải container tiếp tục tuân

thủ Đạo luật Vận chuyển năm 1984. Nếu không có sự phản đối từ ủy ban, thỏa

thuận sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 11.

Kể từ khi thành lập vào năm 2000, WSC có trụ sở tại Washington đã liên hệ

với các chính phủ và tham vấn về các vấn đề liên quan đến luật pháp, chính sách,

quy tắc và quy định của chính phủ và các tổ chức quốc tế ảnh hưởng đến các hãng

vận tải container đường biển.

WSC tập trung vào tương tác với các chính phủ và tổ chức quốc tế về các

sáng kiến chính sách và quy định và khẳng định sẽ duy trì định hướng này trong

tương lai. Tuy nhiên, có thể có những tình huống mà các chính phủ không thể đưa

Page 16: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

15

ra các giải pháp và trong những trường hợp đó, WSC muốn xem xét cách ngành

công nghiệp có thể làm việc cùng nhau để giải quyết những thách thức này.

WSC cũng góp phần nâng cao nhận thức của chính phủ và cộng đồng về tầm

quan trọng của vận tải container đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thỏa thuận trên sẽ cho phép các thành viên WSC trao đổi thông tin, thảo

luận và đạt được “thỏa thuận tự nguyện, không ràng buộc (bao gồm các thông lệ

tốt nhất và / hoặc hướng dẫn tự nguyện thực hiện các thông lệ tốt nhất)” liên quan

đến các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu trong vận tải biển; các vấn đề pháp

lý và quy định liên quan đến luật cạnh tranh và chống độc quyền; các hiệp định,

hiệp ước và công ước quốc tế; các vị trí liên quan đến các yêu cầu của chính phủ

tiểu bang, quốc gia, khu vực và quốc tế đang được xem xét; an toàn và an ninh

trong đóng gói, dán nhãn, lưu trữ và xử lý hàng hóa nguy hiểm; và các vấn đề liên

quan đến công nghệ thông tin, gửi dữ liệu, hải quan, an ninh mạng và vận đơn điện

tử.

2.2. Latvia và Estonia chính thức gia nhập của hành lang Biển Bắc-Baltic

Latvia và Estonia đã chính thức gia nhập hành lang Biển Bắc-Baltic vào Thứ

hai ngày 12 tháng 10 năm 2020. Cùng với đó, kết nối đến Riga và Tallinn đã trở

thành một phần của mạng lưới hành lang vận tải hàng hóa đường sắt châu Âu. Việc

mở rộng này đã được dự đoán từ lâu, đặc biệt là khi xem xét tuyến đường sắt nối

các nước Baltic với Ba Lan (RailBaltica).

Thành phần ban quản trị của hành lang hiện bao gồm đại diện của Bộ Giao

thông vận tải của cả hai quốc gia trong Ban điều hành, cũng như các nhà quản lý

cơ sở hạ tầng tương ứng và Cơ quan phân bổ Latvia (AS “LatRailNet”) trong Ban

quản lý của Hành lang này.

Tuyến hành lang Biển Bắc-Baltic (RFC NS-B) đã được mở rộng từ Kaunas

(Lithuania) đến Riga (Latvia) và Tallinn (Estonia) như một tuyến đường chính và

từ Kaunas đến Vilnius (Lithuania), Daugavpils và Krustpils đến Riga (Latvia). Tất

cả các đường này đều có khổ đường là 1520mm,, cùng với vị trí chiến lược của

Latvia và Estonia sẽ góp phần kết nối tốt hơn Liên minh Châu Âu với Đông và Á,

cũng như mở ra cơ hội vận tải đa phương thức từ các cảng Biển Baltic đến các cảng

Biển Bắc.

Page 17: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

16

RFC NS-B thuộc các hành lang có tiềm năng phát triển lớn nhất nhờ cung

cấp các dịch vụ vận tải công suất lớn. Công suất cũng có thể được yêu cầu trên các

tuyến này thông qua Cửa hàng Một cửa ở hành lang, đầu mối liên hệ duy nhất cho

tất cả các yêu cầu của Hành lang.

RFC NS-B được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 2015 theo Quyết định

(EU) 913/2010 liên quan đến mạng lưới đường sắt Châu Âu để vận chuyển hàng

hóa cạnh tranh. Hành lang bao gồm hơn 8000 km đường sắt và kết nối các cảng

biển Bắc quan trọng nhất với Trung Âu và các nước Baltic, cung cấp một cầu

đường sắt giữa Đông và Tây Âu.

Hình 2: Sơ đồ hành lang Biển Bắc-Baltic

Nguồn ảnh: railfreight

Với việc mở rộng, hành lang hiện nay chạy qua tám nước thành viên EU:

bắt đầu từ các cảng Biển Bắc Antwerp, Rotterdam, Amsterdam, Wilhelmshaven,

Bremerhaven và Hamburg trải rộng ở miền trung nước Đức qua Aachen,

Hannover, Magdeburg và Berlin đến Warsaw và Ba Lan- Biên giới Belarus ở

Terespol. Một nhánh dẫn từ Magdeburg đến Praha qua Falkenberg và Dresden. Tại

Falkenberg bắt đầu chi nhánh phía Nam ở Ba Lan đến Wrocław và Katowice. Một

nhánh khác đi từ Warsaw đến Kaunas, sau đó đến Riga và Tallinn.

Page 18: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

17

2.3. Chính quyền xứ Wales sẽ quốc hữu hóa ngành đường sắt vào đầu năm

2021

Chính quyền ở xứ Wales hoạt động độc lập với chính phủ Vương quốc Anh

về giao thông và các vấn đề khác, vào tháng 10/2020 đã thông báo rằng họ sẽ kiểm

soát công cộng trực tiếp toàn bộ mạng lưới đường sắt trong lãnh thổ của mình. Đây

là bộ phận đầu tiên của Vương quốc Anh thông báo về sự thay đổi so với các biện

pháp khẩn cấp hiện có, được áp dụng vào tháng 3/2020.

Tất cả các hoạt động nhượng quyền khai thác vận tải hành khách được

chuyển đổi thành các hợp đồng quản lý, do Bộ Giao thông vận tải của chính phủ

Vương quốc Anh giám sát.

Theo các điều khoản của việc quốc hữu hóa, chính phủ sẽ chịu trách nhiệm

về các dịch vụ hành khách trên khoảng 1500 km đường sắt ở Wales. Một số dịch

vụ tàu điện ngầm xung quanh Cardiff và các thung lũng liền kề South Wales sẽ vẫn

được quản lý thương mại. Cơ sở hạ tầng đã được quản lý với sự hợp tác của

Network Rail, một cơ quan chính phủ của Vương quốc Anh. Chi tiết về cách

Network Rail phối hợp với bộ phận quản lý trực tiếp của chính phủ vẫn chưa được

hoàn thiện.

Tại các khu vực khác của Vương quốc Anh, việc duy trì và phát triển cơ sở

hạ tầng vẫn thuộc thảm quyền của Network Rail. Tại Scotland, một mối quan hệ

đối tác kết hợp đã được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Giao thông vận tải

Scotland (thuộc chính phủ). Cơ quan này quản lý các nhà khai thác vận tải hành

khách Abelio và Serco, và hợp tác với Network Rail. Bắc Ireland có một cơ quan

quản lý vận tải công cộng riêng, nhưng hiện tại không vận chuyển hàng hóa bằng

đường sắt.

2.4. Belarus sẽ hạ thuế xuất khẩu đối với dầu và các sản phẩm dầu, được

xuất khẩu ngoài Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), vào ngày 1 tháng

10 năm 2020

Belarus sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với dầu thô từ 47,5 đô la Mỹ xuống 45,4

đô la Mỹ / tấn, trong khi thuế đối với xăng chạy thẳng sẽ giảm từ 26,1 đô la xuống

24,9 đô la / tấn.

Page 19: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

18

Thuế xuất khẩu đối với xăng thương mại, sản phẩm chưng cất nhẹ và vừa,

nhiên liệu điêzen, benzen, toluen, xylen, dầu nhờn và các loại dầu khác sẽ giảm từ

14,2 đô la xuống 13,6 đô la / tấn.

Thuế xuất khẩu đối với dầu thô và một số chủng loại sản phẩm dầu phái sinh

trước đó đã được điều chỉnh tăng vào ngày 1 tháng 9 năm 2020.

2.5. Nga thông qua các quy tắc trợ cấp vận chuyển container hàng hóa

bằng đường sắt

Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký một nghị quyết về hỗ trợ chi phí cho

vận chuyển hàng hóa bằng container trong lĩnh vực đường sắt, nhờ đó vận chuyển

hàng hóa quá cảnh bằng container đường sắt qua Nga sẽ ít tốn kém hơn nhờ chi

phí giảm.

Khoản hỗ trợ sẽ dao động từ 25.000 đến 77.000 rúp tùy thuộc vào loại cũng

như điểm đến của hàng hóa quá cảnh. Do đó, các khách hàng nước ngoài có thể

được hưởng mức giá cả cạnh tranh và hiệu quả hơn cả về mặt thời gian (trước đây,

vận chuyển hàng hóa giữa Châu Á và Châu Âu thường mất nhiều thời gian do phải

đi qua nhiều chặng đường, địa hình, ga, bến).

Quyết định này sẽ góp phần làm tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa quá cảnh

và có tác động tích cực đến các ngành liên quan. Nhờ chi phí giảm, số lượng TEU

được vận chuyển qua Nga vào năm 2020 dự kiến sẽ đạt 7.500.

Page 20: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

19

Hình 3: Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tại Nga

Các tuyến đường trung chuyển giữa các cảng trên Thái Bình Dương, Baltic

và Biển Đen, cũng như các trạm kiểm soát ở biên giới với Phần Lan, Belarus, Ba

Lan và Azerbaijan cũng sẽ được tối ưu hóa để tạo thuận lợi cho cả chủ hàng và

công ty vận chuyển.

2.6. Chính phủ Canada tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ logistics cho

vắc-xin Covid-19

Chính phủ Canada đang tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần để phân

phối hàng triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó có một liều phải được giữ ở âm 80

độ C (âm 112 độ F).

Nội dung chi tiết được ghi rõ trong thông báo đấu thầu được đăng thay mặt

cho Cơ quan Y tế Công cộng của Canada khi tỷ lệ nhiễm Covid-19 tăng trên toàn

quốc.

Chính phủ Canada đã đảm bảo phân phối 35,8 triệu liều vắc-xin chống

Covid-19. Nhưng một thách thức lớn là đưa vắc-xin với 38 triệu người Canada bất

kể họ sống ở các thành phố lớn như Toronto hay các vùng xa xôi như Nunavut.

Page 21: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

20

Hình 4: Xe tải lạnh để vận chuyển vắc-xin

Các công ty quan tâm cần có khả năng nhận vắc-xin đông lạnh có nguồn gốc

từ tối đa bảy nhà sản xuất quốc tế để “lưu trữ, quản lý, hạch toán, lưu kho, theo dõi

và theo dõi, ghi dữ liệu và phân phối” một cách an toàn và chính xác đến nhiều địa

điểm theo thông báo.

Chính phủ cũng đang nhanh chóng tiến hành lựa chọn các nhà cung cấp dịch

vụ hậu cần và dự định kí hợp đồng với một hoặc nhiều công ty trước ngày 23 tháng

11 năm 2020. Những công ty được chọn sẽ phải chứng minh khả năng thực hiện

công việc của họ trước ngày 15 tháng 12 năm 2020.

Canada đã muốn chủ động phòng chống Covid-19 bằng cách đảm bảo các

thỏa thuận mua nhiều ứng viên vắc xin từ AstraZeneca, Sanofi và

GlaxoSmithKline, Novovax, Johnson & Johnson, Pfizer, Medicago và Moderna.

Các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cần phải sẵn sàng xử lý bất kỳ công việc nào

trong số các nhà cung ứng vắc-xin khi việc giao hàng cần thực hiện vào năm 2021.

Một số loại vắc xin đó có các yêu cầu rất cụ thể với “các đặc điểm kỹ thuật

phức tạp và đặc thù đòi hỏi vận chuyển, bảo quản, quản lý, xử lý và phân phối ở

mức độ rất nhạy cảm với thời gian”, hàng được bảo quản trong dây chuyền từ cấp

siêu lạnh, đông lạnh và lạnh từ -80 độ C (-112 độ F) đến 8 độ C (46 độ F).