55
Lời mở đầu Thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km 2 . Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hoá giữa các nước như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không thể tránh khỏi. Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô cùng phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Bên cạnh 1

Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Lời mở đầuThành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là một trung tâm kinh tế, tài chính,

thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một

trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất

Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài

chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng

doanh thu toàn quốc. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 thành phố Hồ Chí

Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành

thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có

3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Theo số liệu của

Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là

7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu

văn hoá giữa các nước như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không

thể tránh khỏi. Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô

cùng phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung,

ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh

chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Bên cạnh việc

học Tiếng Anh ở trường thì nhu cầu học thêm của người dân nói chung, của sinh viên

thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là rất cao. Từ nhu cầu đó dẫn đến việc các trung tâm

ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều. Có thể kể đến như: Đông Phương Mới, FLC-VNU-

AUSP, ELITE, VUS, Dương Minh, Không Gian, …

Bên cạnh những thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì cạnh tranh giữa

các quốc gia ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các tổ chức tài

chính - ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn về công nghệ, trình độ quản lý,

năng lực tài chính và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Họ  muốn sử dụng nguồn nhân

lực sẵn có của Việt Nam để triển khai những dịch vụ tài chính, ngân hàng, nhưng nguồn

nhân lực của các cơ sở đào tạo nhìn chung rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của

các ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, trình độ tiếng Anh chưa đạt yêu

cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài tại quầy. Thực trạng đáng lo ngại hiện

1

Page 2: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

nay đối với giáo dục hệ Đại học là tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng anh cơ

bản cũng như chuyên ngành đang chiếm tỉ lệ rất cao mặc dù đã có nhiều đổi mới

trong phương pháp dạy và học ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng. Việc các sinh viên

học ngoại ngữ nhưng không thể sử dụng được đang xảy ra phổ biến. Do đó dẫn đến tình

hình chung là khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên khi ra trường sẽ rất hạn chế và

trong môi trường làm việc như hiện nay rất khó đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển

dụng.

Trong xu thế xã hội hiện nay, sinh viên ra trường nếu có khả năng tiếng Anh lưu

loát thì sẽ nắm đến một nửa cơ hội có việc làm so với những ai “mù tịt” môn ngoại ngữ

này. Thậm chí ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nếu sinh viên có khả năng sử

dụng tiếng Anh thì điều đó cũng giúp họ tiếp cận với các nền khoa học và văn minh thế

giới, cập nhật và mở rộng các kiến thức ngoài bài giảng, tăng cường khả năng nghiên cứu

khoa học một cách nhanh chóng hơn hẳn những sinh viên không sử dụng được tiếng Anh.

Có rất nhiều SV mới ra trường rất giỏi, có năng lực nhưng họ lại không thể tiếp cận được

với các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp vì họ không thể giao tiếp bằng tiếng

Anh. Điều này cũng đã và đang góp phần thúc đẩy cho việc dạy và học ngoại ngữ ở các

trường Đại học, Cao đẳng luôn trở nên “nóng”, nhất là trong mấy năm trở lại đây. Tuy

vậy, bên cạnh những sinh viên có thành tích tốt trong các kì thi IELTS, TOEFL và có khả

năng giao tiếp thành thạo với người nước ngoài thì còn đa số sinh viên chưa nắm được

kiến thức cơ bản lẫn chuyên ngành hoặc nắm khá vững kiến thức nhưng lại không giao

tiếp được.

Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

+ Hầu hết sinh viên đến từ những vùng quê thì trình độ tiếng Anh khá kém. Sinh

viên mất nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và kể cả “mất gốc” môn tiếng Anh ngay

từ khi còn học THPT.

+Học Tiếng Anh ở phổ thông mang nặng tinh chất đối phó, động cơ học tập

không cao vì vậy sinh viên quên rất nhanh những gì đã học. Khi băt đầu học lại Tiếng

Anh theo chuẩn TOEIC, đại đa số SV trong lớp cảm thấy như học lại từ đầu .

2

Page 3: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

+ Sinh viên đã học tiếng Anh 3 hoặc 7 năm ở phổ thông nhưng thực chất trình độ

nghe của SV chỉ bắt đầu bằng con số 0 khi theo chuẩn TOEIC vì SV không được học

môn nghe ở phổ thông. Đề thi TOEIC luôn đòi hỏi người học phải có kỹ năng đọc

nhanh vì thế sinh viên hoàn toàn bắt đầu bằng con số 0 khi thi đọc hiểu theo chuẩn

TOEIC.

Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM là một trường đại học đa ngành, nhưng

chuyên ngành về kinh tế, đặc biệt ngành tài chính-ngân hàng là ngành mũi nhọn của

trường. Hằng năm trường tuyển hơn 2000 sinh viên gồm bậc đại học và cao đẳng.

Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc

đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cho khu vực phía Nam và cả

nước. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt thì trường cũng

rất chú trọng trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên. Để nâng cao trình độ

tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, trường đã áp dụng TOEIC làm chuẩn tiếng Anh đầu

ra; giúp các em trang bị một công cụ làm việc hiệu quả để hội nhập với môi trường làm

việc chuyên nghiệp trong tương lai. Năm 2009, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã ban

hành quyết định về chuẩn đầu ra tiếng Anh cho SV của trường. Theo đó, để tốt nghiệp,

SV phải đạt trình độ 550 TOEIC quốc tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai thì không theo

quyết định này mà thực hiện tăng dần theo lộ trình. Cụ thể, với khóa 23 (tức khóa tốt

nghiệp năm 2011), chuẩn này là 500 điểm; khóa 24 sẽ nâng lên 525 điểm; khóa 25 đến

khóa 27 sẽ giữ nguyên mức 530. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh - Trưởng phòng Đào tạo, cho

biết: “Dù đưa ra mức chuẩn là 550 TOEIC, tuy nhiên do thực tế trình độ đầu vào tiếng

Anh của SV nên nhà trường phải triển khai theo lộ trình tăng dần, cho đến khi nào đáp

ứng được thì mới triển khai theo chuẩn”.

3

Page 4: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Sơ lược về đề tài nghiên cứu1.Tên đề tài: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH VÀ GIẢI PHÁP”2. Lí do lựa chọn đề tài:

Trong những năm qua Việt Nam đang từng bước đi lên trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nước ta đang thu hút nguồn đầu tư nước ngoài cũng như có xu hướng họp tác làm ăn với họ. Để làm được điều đó thì ta với họ phải có tiếng nói chung, như chúng ta được biết thì Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, là chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn thành đạt không thể không biết đến ngôn ngữ này… Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối. Vì vậy mỗi người Việt Nam ta phải trao đồi kiến thức về ngoại ngữ song song kiến thức chuyên ngành của mình, nếu có kiến thức chuyên nghành vừa sâu vừa rộng mà không có ngôn ngữ chung thì khó có thể vươn tầm ra nền kinh tế thế giới để phát triển nền kinh tế nước nhà vững mạnh.

Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí hết sức quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động trong việc khai thác thông tin tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là một phương tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình. Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước.

Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Nắm bắt xu thế này, hầu hết các trường đại học đều yêu cầu sinh viên khi ra trường bắt buộc phải có một trình độ Tiếng Anh tối thiểu nào đó bên cạnh kiến thức về chuyên nghành đào tạo. Có như vậy thì nguồn nhân lực Việt Nam mới có thể tiến xa hơn trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay.

Có một nghịch lý là Việt Nam ta có rất nhiều trường đại học, đào tạo các nghành nghề rất đa dạng và phù hợp nhu cầu của hầu hết doanh nghiệp nội cũng như doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Nhưng có rất ít sinh viên được nhận vào làm

4

Page 5: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

tại các doanh nghiệp nước ngoài bởi lẽ sinh viên Việt Nam chưa chú trọng trình độ ngoại ngữ một cách đúng đắn chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam trong khi doanh nghiệp nước ngoài họ rất cần điều đó.

Với mong muốn đưa đến một cái nhìn toàn diện hơn về việc tiếp cận ngoại ngữ, trao dồi tiếng anh của sinh viên Việt Nam. Từ đó tạo cơ sở để các cơ sở đào tạo anh ngữ có những chính sách tích cực để đào tạo, định hướng sinh viên phục vụ tốt hơn cho xã hội; giúp các địa phương phần nào nắm bắt được nhu cầu của sinh viên nhằm xây dựng một môi trường làm việc phù hợp hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh và giải pháp” và thực hiện khảo sát tại trường Đại học Ngân hàng Hồ Chí Minh.

3. Nền tảng nghiên cứu: Dựa vào kiến thức môn kinh tế lượng và những bài luận nghiên cứu trước đó để làm nền tảng cho bài tiểu luận này.4. Mục tiêu nghiên cứu:Xác định và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khía cạnh trao đồi tiếng anh của sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.Các chính sách đào tạo, định hướng tích cực trong việc giúp sinh viên ý thức hơn trong việc học tiếng anh của mình. Điều đó sẽ tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong phỏng vấn khi làm ứng cử viên thực tập hay xin việc làm khi tốt nghiệp.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:Sinh viên trường Đại học Ngân hàng.6. Phương pháp nghiên cứuĐề tài này chủ yếu được nghiên cứu thông qua phương pháp khảo sát thực tế thu thập thông tin và phân tích bằng phần mềm SPSS.

a) Công cụ thu thập thông tin- Đề tài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời để thu thập thông tin từ đối tượng cần điều tra bởi vì công cụ này có những thuận lợi cơ bản sau:

Giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực dành cho cuộc khảo sát. Đặc điểm cơ bản của bảng câu hỏi tự trả lời là đối tượng sẽ không phải nêu cụ

thể danh tính của mình do đó đảm bảo được tính bí mật trong các thông tin cá nhân. Tỷ lệ hồi đáp đối với hình thức điều tra này thường rất cao.

- Các bước cơ bản trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi: Bước 1: Dựa trên những lí thuyết và các bài nghiên cứu đã có để lập nên bảng câu

hỏi ban đầu.

5

Page 6: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Bước 2: Bảng câu hỏi được tham vấn ý kiến của giảng viên hướng dẫn để bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và tiến hành thiết kế bảng câu hỏi trực tuyến.

b) Quá trình thu thập thông tin:Bởi vì đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sinh viên hệ chính quy của trường

Đại học Ngân Hàng nên việc điều tra gặp nhiều thuận lợi. Nhận được sự chia sẽ, giúp đỡ nhiệt trình của các sinh viên nên quá trình điều tra nhanh chóng hoàn thành. Tuy nhiên do những sai sót trong quá trình thu thập nên dẫn đến việc thất lạc mẫu điều tra. Do nhận thấy số lượng mẫu thu được cũng đảm bảo tính khách quan của quá trình điều tra nên nhóm quyết định chọn số mẫu thu được mà không điều tra thêm và kết thúc quá trình điều tra tại đây.

Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để thuận lợi cho việc phân tích dữ liệu về sau.7. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu

Ngày nay, mọi người trên khắp thế giới đang cố gắng tìm mọi cách để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Nhưng liệu bao nhiêu trong số những người ấy trả lời được chính xác lý do vì sao họ cần phải học tiếng Anh? Cũng như mọi ngôn ngữ khác, việc học tốt tiếng Anh đòi hỏi phải xuất phát từ một động lực rõ ràng. Nếu như bạn không biết mình đang học tiếng Anh để làm gì thì những nỗ lực của bạn rồi sẽ dẫn bạn tới sự mất phương hướng trong việc học tập, từ đó không tạo ra những hiệu quả tích cực.

Sự yêu thích có lẽ là động lực tốt nhất, mạnh nhất để bạn có thể đi xa với bất cứ ngôn ngữ nào đó ngoài tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó. Nếu bạn cảm thấy mình thực sự yêu thích và đam mê tiếng Anh thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ sớm thành thạo ngôn ngữ này.

Phần đông mọi người hiện nay cho rằng học tiếng Anh là để cải thiện bản thân, cải thiện cuộc sống của chính mình. Đó là một động lực hoàn toàn chính đáng của riêng bạn. Rõ ràng rằng các nhà tuyển dụng sẽ muốn lựa chọn một ứng viên có khả năng tiếng Anh tốt, thay vì một ứng viên không thể sử dụng hoặc sử dụng rất tệ ngoại ngữ này. Hoặc giả như bạn muốn đi du học thì nhất thiết bạn phải học tiếng Anh để có thể theo được nội dung chương trình đào tạo.

Tiếng Anh hiện nay đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu. Giữa hàng chục, hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau, thế giới đã lựa chọn tiếng Anh như phương tiện để mọi người có thể hiểu được nhau. Theo số liệu từ Wikipedia, 53 quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. Các sự kiện quốc tế như Olympic, các tổ chức toàn cầu, các công ty đa quốc gia… cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. Để không trở thành một vị khách, một người bạn “không thể giao tiếp”, bạn cần phải học để sử dụng tiếng Anh.

6

Page 7: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Đôí với sinh viên ĐH Ngân Hàng TP HCM,việc học tiếng Anh để không chỉ là điều kiện bắt buộc để có thể ra trường.Hơn thế nữa,việc nắm trong tay một chứng chỉ tiếng anh quốc tế như TOEIC,TOEFL,IELTS loại ưu là điều kiện cần thiết để bạn có được 1 vị trí làm việc ở các ngân hàng trong nước,thậm chí bạn còn có thể có được một công việc tốt với thu nhập khá cao ở các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay ANZ nếu trình độ tiếng Anh của bạn thực sự giỏi để có thể giao tiếp tốt với các đồng nghiệp,sếp hay khách hàng là người nước ngoài.

Vì vậy,nghiên cứu về thực trạng hoc tiếng Anh của sinh viên Ngân Hàng là cần thiết để có thể hiểu rõ về những khó khăn cũng như những lợi thế mà sinh viên trường ta có,từ đó có thể đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh nhằm góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên ĐH Ngân Hàng TPHCM. 8. Kết cấu đề tài

Để tài được trình bày như một bài tiểu luận có kết cấu tương đối đầy đủ, gồm 3 phần.Chương 1: Cơ sở lí luậnChương 2: Thực trạng nghiên cứu

Chương 3: Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của sinh viên

7

Page 8: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

CHƯƠNG I: CƠ SƠ LY LUÂN1. Sự phổ biến của tiếng Anh:

Ngôn ngữ nào cũng được sử dụng để giao tiếp. Tuy nhiên, ngày nay người ta coi tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế; vì thế, tiếng Anh thướng được gọi là “the language of communiccation” (ngôn ngữ giao tiếp). Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, có vẻ mọi người đều đồng ý sử dụng tiếng Anh để trò chuyện với nhau. Tiếng Anh được nói ở hơn 100 nước (theo ODSI).

Theo Hội đồng Anh, hiện có khoảng 1.500.000.000 người trên thế giới nói tiếng Anh và 1.000.000.000 người khác đang học ngôn ngữ này. Ngoài ra, có 75% thư từ và bưu thiếp trên thế giới đước viết bằng tiếng Anh. Hầu hết các hội nghị cũng như các trận thi đấu quốc tế đều được tiến hành bằng tiếng Anh, ví dụ như thế vận hội Olympics và cuộc thi hoa hậu thế giới. Cũng vậy, các nhà ngoại giao và chính trị đến từ các nước khác nhau đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong các tổ chức như: Liên Hợp Quốc, NATO, Hiệp hội Tự do Thương mại Châu Âu.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau:

Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh. Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến

trong việc học. Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh. Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh

hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh. Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh

trước khi tốt nghiệp.1.1. Trong các phương tiện truyền thông và giao thông

Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng vai trò chính. Phi công, tiếp viên và kể cả các nhân viên kiểm soát đều nói tiếng Anh tại các phi trường quốc tế. Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC, BBC và CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến nhất. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ tinh.

1.2. Trong thời đại thông tinNgôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của

hơn 100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại quốc tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy số lượng mail, các cuộc điện báo và truyền tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẫn trên máy tính và các chương trình phần mềm thường được dùng bằng tiếng Anh.

Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80% các bản ghi chép khoa học được trình bày với ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Tương tự, phân nửa kỹ thuật và khoa học trên thế giới cũng được phổ biến bằng tiếng Anh và còn được dùng trong các lĩnh vực y học, điện tử và kỹ thuật không gian.

8

Page 9: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

1.3. Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tếTiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực

trong nền kinh tế Châu Âu. Cũng vậy tiếng Anh hầu như tham gia hầu hết vào các thành phần lãnh đạo của các doanh nghiệp. Các tập đoàn của nhiều quốc gia trên thế giới thường chọn tiếng Anh như lựa chọn chính của họ.

1.4. Ngôn ngữ chungTiếng Anh dùng như là tiếng nói chung ở nhiều nước nơi mọi người nói nhiều ngôn

ngữ khác nhau. Tại Ấn Độ, nơi có gần 200 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng và chỉ có 30% người nói ngôn ngữ chính là tiếng Hindi.

1.5. Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh là ngôn ngữ nửa chính thức của 20 nước Châu Phi bao gồm Sierra

Leone, Ghana, Nigeria, Liberia và Nam Phi. Tiếng Anh là ngôn ngữ thống nhất của hội đồng thế giới Thiên chúa giáo và là một

ngôn ngữ chính thức của các thế vận hội và các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ trên thế giới.1.6. Văn hóa thế hệ trẻ

Tiếng Anh là ngôn ngữ trong văn hóa thế hệ trẻ quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới nghe và hát các ca khúc tiếng Anh nổi tiếng thường không cần hiểu hết ý nghĩa của lời nhạc. Các từ break dance, rap music, bodybuilding, windsurfing và computer hacking đang lấn át dần các từ lóng của giới trẻ Đức2. Lợi ích của việc học tiếng Anh:

Tiếng Anh không chỉ giúp mở rộng phạm vi giao tiếp, gây ấn tượng với những người xung quanh bất cứ khi nào “cất tiếng”, mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Chúng ta sẽ nghĩ đến cảm giác thích thú khi được tiếp cận những thông tin mà không phải ai cũng có được. Rồi cả khi chúng ta tạo ra những bước nhảy vọt trong sự nghiệp của mình, bỏ xa những người khác một khoảng dài. Chúng ta sẽ đạt được tất cả những điều này nếu chúng ta có thể nói tiếng Anh thật tốt.

2.1. Tiếp cận tri thứcCác phương tiện thông tin ngày nay, như Internet, tivi, báo chí cung cấp những

nguồn tri thức vô hạn, vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Chỉ có một vấn đề là hầu hết những thông tin này đều được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ về những gì chúng ta có thể sử dụng nếu biết tiếng Anh.

• Hầu hết các trang Web trên mạng. Có tới hơn 1 tỷ trang Web sử dụng tiếng Anh. Thật kinh ngạc khi chỉ cần học một ngôn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức ấy.

• Sách – về bất cứ lĩnh vực nào, từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể đọc sách của các tác giả Anh hay Mỹ, và cả các cuốn sách được dịch từ ngôn ngữ khác. Bất cứ thể loại sách nào chúng ta quan tâm, chúng ta đều có thể tìm đọc bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

• Báo chí. Chỉ có báo và tạp chí tiếng Anh là có thể mua được ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, không cần phải lùng sục tìm kiếm những tờ báo như Time (Thời đại), Newsweek (Tuần tin), hay International Herald Tribune (Diễn đàn đưa tin quốc tế).

• Khoa học. Tiếng Anh là chìa khoá mở cánh cửa vào thế giới khoa học. Năm 1997, 95% các bài báo trong Danh mục Trích dẫn Khoa học (Science Citation Index) được viết bằng tiếng Anh. Chỉ có khoảng 50% trong số đó đến từ các nước nói tiếng Anh như Anh hay Mỹ (Theo garfiled).

9

Page 10: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

• Bản tin. Xem mạng lưới truyền hình quốc tế như kênh CNN và BBC. Họ phát tin tức nhanh chóng hơn, chuyên nghiệp hơn các mạng lưới truyền hình quốc gia khác. Và chúng ta có thể xem các kênh này trên khắp thế giới.

2.2. Thúc đẩy sự nghiệp Tiếng Anh có những lợi ích sau: • Nếu có một vốn tiếng Anh tốt có thể nhận được việc làm mơ ước và kiếm được

nhiều tiền hơn.• Mở rộng kiến thức chuyên môn. Tiếng Anh là ngôn ngữ của công nghệ, đặc biệt

những ngành công nghệ cao như khoa học máy tính, di truyền học, y học. • Nghiên cứu khoa học máy tính. Đọc các bài báo chuyên môn kỹ thuật không mấy

khó khăn.• Trở thành doanh nhân đẳng cấp quốc tế. Giao dịch quốc tế được tiến hành bằng

tiếng Anh. Và tất cả lĩnh vực kinh doanh ngày nay đều mang tầm quốc tế. Vì thế nếu muốn “nhập cuộc”, phải biết tiếng Anh, để liên lạc với các doanh nhân, để tham dự hội thảo, để đọc báo và tạp chí thương mại quốc tế v.v...

• Trở thành nhà khoa học tài giỏi hơn. Hãy liên lạc với các nhà khoa học ở những nước khác, tham gia các hội nghị quốc tế, thăm các trung tâm học thuật nước ngoài. Tìm hiểu những phát kiến mới thông qua sách báo, tạp chí.

• Sử dụng máy tính hiệu quả hơn. Hầu hết các ứng dụng máy tính đều dùng tiếng Anh, do đó sẽ hiểu chúng rõ hơn, và trở thành nhân viên giỏi giang hơn.

• Học được những kỹ năng mới cho công việc. Mục “Tiếp cận tri thức” ở trên đã giải thích

2.3. Cảm giác hài lòngTiếng Anh không chỉ hữu ích mà còn mang lại cho cảm giác hài lòng:• Cảm giác tiến bộ. Mang lại cảm giác hài lòng khi có thể nói chuyện với người Mỹ

hoặc xem các kênh tivi tiếng Anh.• Cảm giác thích học tiếng Anh hơn, nếu luôn nhớ rằng mỗi giờ học tiếng Anh là

một giờ đưa đến gần sự hoàn thiện hơn.• Khi đã thông thạo tiếng Anh sẽ mang lại cảm giác thích thú mỗi khi sử dụng nó. • Có thể thưởng thức nhiều hơn nữa các bản nhạc tiếng Anh. Chắc chắn âm nhạc sẽ

hay hơn nhiều nếu hiểu được cả ca từ của bài hát.Ngoài ra, tiếng Anh còn tạo cơ hội cho chúng ta có thể kết bạn với mọi người từ

khắp nơi trên thế giới, đi du lịch thuận tiện hơn, góp phần nâng cao được một kỹ năng giao tiếp rất đặc biệt- giao tiếp qua các tác phẩm nghệ thuật, sẽ cảm nhận được văn hóa thế giới theo một cách rất khác biệt.3. Tiếng Anh trong xu thế toàn cầu hóa:

Thế giới luôn thay đổi từng ngày, toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế tất yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia hội nhập vào đại gia đình thế giới. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng ngày càng lớn của tiếng Anh trong xã hội hiện đại.

Thực tế quá trình toàn cầu hóa đã trở thành mạch nước ngầm lan tỏa vào nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia và tác động đến đời sống hàng ngày của

10

Page 11: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

mỗi con người. Toàn cầu hóa liệu có liên quan đến các bạn trẻ và sinh viên trong việc học tiếng Anh? Câu chuyện toàn cầu hóa chắc chắn không còn xa lạ như bạn nghĩ. Quá trình toàn cầu hóa đã giúp lực lượng lao động có trình độ tại các nước đang phát triển ngày càng có thêm cơ hội cạnh tranh làm việc cho các tổ chức đa quốc gia, được trả lương hấp dẫn. Để kết nối trong một thế giới phẳng, tiếng Anh nhanh chóng trở thành ngôn ngữ chính của nhân loại kết nối trong quá trình toàn cầu hóa. Có hơn 400.000 người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ; 1,4 tỷ người hiện đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ và như vậy. 1/3 dân số thế giới đang cùng sử dụng một ngôn ngữ chung là tiếng Anh để giao tiếp và làm việc.

Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển cùng với bạn bè năm châu, luôn đóng vai trò là phương tiện giao tiếp giữa các quốc gia, là phương tiện đặc biệt hữu ích cho việc giao tiếp, trao đổi trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. giữa các nền văn hoá, giữa các công ty tổ chức quốc tế và giữa các cộng đồng đặc biệt khi khoa học kĩ thuật đã và đang thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá.

Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta hội nhập, hợp tác, đặc biệt khi Viêt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò tiếng Anh càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh ở Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức.

Hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên định hướng vào các Tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài, hay những tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Xu hướng lựa chọn các tổ chức có yếu tố nước ngoài phần nào thể hiện tư duy mới của giới trẻ trong một bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi và câu chuyện toàn cầu hóa không còn của riêng ai. Một công việc tốt, thu nhập cao, có cơ hội phát triển luôn là kỳ vọng của các sinh viên Việt khi ra trường . Trên thực tế, giới trẻ và sinh viên Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của quá trình toàn cầu hóa. Ý thức về việc nâng cao trình độ và kỹ năng Anh ngữ, kỹ năng mềm của sinh viên đã ngày càng thay đổi. Tuy nhiên học tiếng Anh như thế nào để thành công và đạt được mục tiêu, ứng dụng được trong công việc tương lai lại là một điều đáng bàn.

Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, bạn cần phải biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình. Nhìn chung, ngoại ngữ không phải là một môn học theo công thức nhưng trong thực tế, khi học ngoại ngữ, hầu hết sinh viên Việt Nam thường chú trọng vào ngữ pháp hơn là giao tiếp. Kết quả là nhiều sinh viên có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng anh còn hơn cả người bản ngữ nhưng khi giao tiếp thì họ lại tỏ ra lúng túng và rất kém. Ở các nước khác thì có phần ngược lại, người ta thường quan tâm nhiều tới việc học nghe, học nói trước, cần phải tăng cường giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, sau đó mới đến học ngữ pháp.

Trước thềm hội nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng, môn ngoại ngữ không chỉ còn là môn học chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm hàng đầu. Việc dạy và học ngoại ngữ

11

Page 12: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả năng nghe nói tốt… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ.

Nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu này cho thấy nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường là xác lập một tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - văn hóa đất nước.4. Môt số khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh:

4.1. Những khó khăn trong việc học ngữ pháp tiếng Anh: Trong các phần của Tiếng anh thì có thể nói ngữ pháp là phần đòi hỏi sự kiên trì,

bền bỉ của các bạn nhất. Và tất nhiên nhiều bạn thiếu điều này nên không thể follow nó được hết.

Một vài bạn khác thì chỉ đọc được những quyển ngữ pháp cơ bản và nghĩ rằng nó là đủ và dừng lại. Điều này là sai lầm bởi ngữ pháp tiếng anh rất rộng lớn, chúng ta nên mua/ download trên mạng những tài liệu về ngữ pháp (từ cơ bản đến nâng cao, học thành ngữ tiếng anh, cách dùng câu trong văn viết/ văn nói,…)

Rất nhiều bạn học ngữ pháp không có hệ thống, không khoa học. Mình giả sử việc học từ mới đi chẳng hạn. Nhiều bạn chỉ học bằng cách thấy một từ mới trong sách rồi xem nghĩa của nó trong từ điển để hiểu nghĩa của nó. Hoặc là từ “Many” chẳng hạn, nó có nghĩa là “nhiều” nhưng nhiều bạn chỉ tra từ này là xong, như vậy sẽ không mở rộng được vốn từ, các bạn có thể sử dụng từ điển Anh – Anh để có thể biết thêm các từ đồng nghĩa của nó để mình có thể đa dạng hóa trong cách sử dụng, ví dụ như các từ “Heaps/Bunches of”, “Scores of”, “A flood/mountain of”, … cũng có nghĩa là “nhiều/ rất nhiều” mà lại mang tính hình ảnh rất hay,…

Các bạn chưa có cách học hợp lý. Có nhiều cách học mà có thể nhiều người đã biết đến rồi, mình chỉ muốn đề cập thêm một cách, đó chính là: Study group. Khi học nhóm thì mọi người có thể sửa sai cho nhau, bổ sung kiến thức cho nhau rất hiệu quả mà lại nhớ lâu. Tuy nhiên một nhóm thì không nên quá nhiều người đâu (chỉ tầm 3 – 4 bạn thôi) vì có một idiom là: “Two heads are better than one” mà. Rất nhiều bạn học một mình với lý do là để tập trung. Điều này đúng trong trường hợp học các môn khác chứ không phải tiếng anh vì Tiếng Anh bản chất của nó là một ngôn ngữ, mang tính giao tiếp vì thế khi học mà có sự giao tiếp thực hành thì còn gì bằng!

4.2. Nguyên nhân gây khó khăn trong việc nghe tiếng Anh: Bạn cố gắng nghe tất cả các từ: Sở dĩ bạn có thể nói chuyện với bạn bè trong một

không gian ồn ào là do bạn có khả năng hiểu được ý người nói dù cho bạn không thể nghe được tất cả các từ. Vậy tại sao bạn lại không cố gắng sử dụng khả năng

12

Page 13: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

này trong tiến Anh? Bạn hãy tìm xem nhưng từ nào lá quan trọng nhất cần phải nghe và cố gắng nghe các từ đó. Điều này không quá khó vì những từ này thường được đọc lớn hơn và lâu hơn các từ còn lại.

Bạn không theo kịp bài nghe vì mãi tìm nghĩa của một từ bạn vừa nghe được: Đây là một vấn đề mà hầu hết những ai học tiếng Anh đều đã từng trải qua ít nhất một lần. Điều này thường xảy ra khi bạn nghe được một từ khá quen thuộc nhưng bạn lại không nhớ rõ. Trong khi bạn cố nhớ ra nghĩa của từ đó thì bạn đã mất đi một đoạn khá dài trong bài nghe rồi. Để tránh rơi vào tình trạng này bạn cần chú ý đến phần ôn lại từ vựng của giáo viên trước mỗi bài nghe đồng thời luyện kĩ năng đoán từ trong ngữ cảnh.

Bạn không biết nghĩa của các từ khóa (key words): Việc tập trung vào phần ôn từ vựng trước mỗi bài nghe và khản năng đoán từ trong ngữ cảnh cũng có thể có   ích cho bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải tự trao dồi vốn từ vựng cho mình.

Bạn không nhận ra được những từ mà bạn đã biết: Bạn có thể gặp rắc rối khi phải phân biệt các từ có những âm tiết gần giống nhau. (Ví dụ: /l/ và /r/ trong "led" và "red" hoặc "there", "their" và "they're"). bạn cũng có thể gặp vấn đề  với các trọng âm của từ, của câu và việc luyến âm trong các bài nghe nhanh. Vậy nên việc rèn luyện phát âm cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghe.

Bạn gặp khó khăn khi phải nghe nhiều giọng khác nhau: Trong quá trình luyện nghe bạn sẽ phải nghe nhiều giọng khác  nhau : Anh, Mĩ, Úc, thậm chí là cả Ấn Độ va Pháp. Để rèn luyện khả năng nghe được nhiều giọng khác nhau cần khá nhiều thời gian. Bạn có thể luyện nghe qua kênh BBC hoặc xem các bộ phim không có phụ đề.

Bạn bị ức chế tinh thần: Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị áp lực bởi điểm nghe kém trong trường hoặc bởi các kì thi. Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì việc bạn cần làm là lấy lại tự tin. Hãy bắt đầu từ những bài nghe dễ. Bạn cũng có thể biến những bài nghe dễ thành những bài luyện ngữ âm cho mình.

Bạn bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh: Học cách quen với những tiếng ồn cũng là một phần trong quá trình luyện kĩ năng nghe. Đầu tiên hãy chọn những băng đĩa có chất lượng, sau đó chọn một nơi thật yên tĩnh để bắt đầu bài nghe của mình. Khi trình độ nghe của bạn đã khá hơn, hãy thử nghe những bài nghe “ồn ào” hơn ví dụ như các bài hội thọai trong  các bữa tiệc chẳn hạn.

Bạn không thể nghe được khi không có hình ảnh trước mắt: Bạn có thể gặp khó khăn khi nghe mà không thấy hình ảnh của người nói. Việc xem qua một vài vức tranh nhỏ trong bài nghe có thể giúp bạn ít nhiều đoán được nội dung mình sắp nghe.

Bạn không phân biệt được các giọng nói khác nhau: Bạn thật sự gặp rắc rối nếu như không thể phân biệt giọng nói của nhiều người trong cùng một cuộc hội thoại. Hãy tập nghe những đoạn hội thoại giữa 1 người đàn ông và 1 phụ nữ trước. Bạn cũng có thể nghe đoạn hội thoại giữa một nhóm người và thử đếm xem mỗi người nói bao nhiêu lần.

13

Page 14: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hô Chí Minh:Thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là một trung tâm kinh tế, tài chính,

thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hoá giữa các nước như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không thể tránh khỏi. Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô cùng phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Bên cạnh việc học Tiếng Anh ở trường thì nhu cầu học thêm của người dân nói chung, của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là rất cao. Từ nhu cầu đó dẫn đến việc các trung tâm ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều. Có thể kể đến như: Đông Phương Mới, FLC-VNU-AUSP, ELITE, VUS, Dương Minh, Không Gian, …

1.2 Giới thiệu chung về trường Đại học Ngân Hàng:Trường Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 16/12/1976

là trường đại học đa ngành, nhưng chuyên ngành về kinh tế với ngành mũi nhọn là tài chính-ngân hàng. Hằng năm trường tuyển hơn 2000 sinh viên gồm bậc đại học và cao đẳng. Hiện nay trường có 05 ngành học : Tài chính – Ngân hàng; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Hệ thống thông tin quản lý; Ngôn ngữ Anh. Trường đào tạo học sinh, sinh viên, học viên nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác ở trong nước và trên thế giới. Nguồn nhân lực được đào tạo có khả năng làm các công việc quản trị kinh doanh, nghiên cứu, tác nghiệp các nghiệp vụ kinh doanh lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Các ngành hệ đào tạo và bậc đào tạo:- Các ngành đào tạo của hệ đào tạo chính quy: 5 ngành + Tài chính – Ngân hàng với 3 chuyên ngành: Tín dụng, Ngân hàng quốc tế và Thị

trường chứng khoáng + Kế toán kiểm toán + Quản trị kinh doanh với 2 chuyên ngành: quản trị kinh doanh ngân hàng và

Maketing + Hệ thống thông tin kinh tế + Tiếng anh

14

Page 15: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

- Các hệ đào tạo + Đại học chính quy +Cao đẳng chính quy + Liên thông đại học + Đại học văn bằng 2 + Đại học tại chức- Các bậc đào tạo + Cao đẳng + Đại học + Cao học + Tiến sĩ Ban giám hiệu- Hiệu trưởng kiêm bí thư Đảng ủy: NGND, PGS, TS. Ngô Hướng- Phó hiệu trưởng:NGƯT, TS. Hồ DiệuNGƯT, PGS, TS. Nguyễn Thị NhungTHS. Lê Tấn PhátPGS, TS, Lý Hoàng ÁnhSơ đồ tổ chức: trường Đại học Ngân hàng hiện có 11 khoa, 16 phòng, ban, viện, tạp

chí, trung tâm, trạm. Các cơ sở chính của trường- Trụ sở chính của trường: 36 Tôn Thất Đạm Quận 1- Cơ sở 39 Hàm Nghi Quận 1- Cơ sở số 56 hoàng Diệu 2 Quận Thủ Đức

1.3 Giới thiệu về Cơ sở số 56 hoàng Diệu 2 Quận Thủ ĐứcGiảng đường: 3 khu giảng đường( A, B, C)với số phòng học đầy đủ, bảng trắng,

máy đèn chiếu (projector) với đầy đủ các điều kiện học tập và tổ chức hội thảo.         Một hội trường 900 chỗ khang trang, hiện đại tại         Thư viện với 150 chổ dành cho giảng viên, sinh viên, học viên nghiên cứu với hơn 40.000 bản sách các loại. Trong đó có sách, báo, tạp chí tiếng Anh, Hoa, Nhật về kinh tế, tài chính, ngân hàng… của các nhà xuất bản quốc tế. Một hệ thống gần 150 máy tính trang bị riêng cho Thư viện với mạng ADSL tốc độ cao dùng để tra cứu internet và truy cập cơ sở dữ liệu. Nhà trường còn đưa vào sử dụng hệ thống thư viện số có thể liên thông với các trường đại học trong nước. Ngoài ra thư viện còn có 2 nguồn cơ sở dữ liệu điện tử tạp chí toàn văn Wilson và Proquest bằng tiếng Anh.        Trường có 328 phòng trong khu ký túc xá dành cho sinh viên và học, gần khu giảng đường và thư viện, có sức chứa trên 2.600 người, trong đó có ký túc xá 4 tầng với 40 phòng đặc biệt đầy đủ tiện nghi. Hiện Trường đang tiếp tục triển khai dự án xây dựng 02 Block ký túc xá 09 tầng sức chứa khoảng 1.500 người, nâng tổng số lên khoảng 4.000 người ở.        Có 08 phòng máy tính với khoảng 400 máy có cấu hình mạnh và tốc độ cao, trong đó, 05 phòng máy tính được trang bị mới với 200 máy phục vụ học tập của sinh viên và hơn 200 máy phục vụ cho việc đào tạo kỹ thuật viên tin học của Trung tâm tin học của

15

Page 16: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Trường.        Một hệ thống mạng không dây (Wireless) được phủ khắp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, sinh viên nội trú và phụ huynh có thể truy cập mạng nhanh chóng để khai thác thông tin.        Ngoài ra Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống các sân bãi phục vụ cho việc rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao như: đường chạy, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng bàn, cầu lông…

Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cho khu vực phía Nam và cả nước. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt thì trường cũng rất chú trọng trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên. Để nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, trường đã áp dụng TOEIC làm chuẩn tiếng Anh đầu ra; giúp các em trang bị một công cụ làm việc hiệu quả để hội nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai. Năm 2009, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã ban hành quyết định về chuẩn đầu ra tiếng Anh cho SV của trường. Theo đó, để tốt nghiệp, SV phải đạt trình độ 550 TOEIC quốc tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai thì không theo quyết định này mà thực hiện tăng dần theo lộ trình. Cụ thể, với khóa 23 (tức khóa tốt nghiệp năm 2011), chuẩn này là 500 điểm; khóa 24 sẽ nâng lên 525 điểm; khóa 25 đến khóa 27 sẽ giữ nguyên mức 530. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh - Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “Dù đưa ra mức chuẩn là 550 TOEIC, tuy nhiên do thực tế trình độ đầu vào tiếng Anh của SV nên nhà trường phải triển khai theo lộ trình tăng dần, cho đến khi nào đáp ứng được thì mới triển khai theo chuẩn”.2. Chọn mẫu nghiên cứu2.1. Chọn mẫu:2.1.1. Tổng thể

Tổng thể của đề tài này là toàn bộ sinh viên hệ chính quy của trường Đại học Ngân Hàng TP HCM.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu

Đề tài nghiên cứu dùng kĩ thuật lấy mẫu phi xác suất với hình thức lấy mẫu thuận tiện để thu thập số liệu điều tra bởi các lý do sau: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này mang tính khám phá nên phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức lấy mẫu thuận tiện tỏ ra phù hợp nhất. Thứ hai, đối với sinh viên thì thời gian và chi phí là hai vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều tra, do đó đề tài chọn phương pháp lấy mẫu này để không không mất nhiều thời gian và chi phí dành cho việc lấy mẫu nghiên cứu. Thứ ba, phương pháp lấy mẫu này giúp người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận được đối tượng điều tra hơn so với các phương pháp lấy mẫu khác. Tuy nhiên cách chọn mẫu này có mặt hạn chế là kết quả nghiên cứu không thể đại diện và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu một cách chính xác được.2.1.3. Kích thước mẫu

16

Page 17: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Về mặt lí thuyết thì khi kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả của nghiên cứu càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, do đề tài nghiên cứu dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất nên kích thước mẫu cũng thường được quyết định một cách chủ quan và kích thước mẫu phụ thuộc chủ yếu vào những giới hạn về thời gian và tài chính để thực hiện cuộc khảo sát. Đối với đề tài nghiên cứu này, kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200 mẫu. Nhưng do trong quá trình điều tra xảy ra các sai sót dẫn đến thất lạc, một số mẫu thì thông tin không đầy đủ nên kết quả sau khi khảo sát là 175 mẫu.3. Các số liệu thực tế3.1. Các kĩ năngTheo số liệu khảo sát về tình hình học tiếng anh của trường ĐHNH, chúng tôi đã tổng kết được mức độ yêu thích đối với các kĩ năng tiếng anh như sau:Tổng số 175 sinh viên

Số lượng Tỉ lệ

Nghe 35 20

Nói 62 35.5

Đọc 58 33.1

Viết 20 11.4Ta có biểu đồ sau:

Nghe Nói Đọc Viết0

10203040506070

35

62 58

20

Biểu đồ mức độ yêu thích (Đv: người)

Trong các kĩ năng trên thì kĩ năng nào là yếu nhất, tốt nhất?

_ Nhìn chung thì mặt bằng Tiếng Anh của học sinh trường mình là bao nhiêu? (mình không thống kê được]vì máy tính nó bị vấn đề ra tiệm thì cái máy tính k có Microsoft office. Hix)_ Các sinh viên của trường ta thì thường học tiếng anh Vì mục đích tìm kiếm việc làm để đủ điều kiện xéttốt nghiệp ra trường chứ không phải vì yêu thích tiếng anh3.2 . Nguyên nhân:

17

Page 18: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

_  Do ở bậc Phổ thông thì phần lớn học sinh chỉ tập trung cho các môn chuyênđể thi vào Đại học.,bản thân sinh viên thi vào Đại học Ngân hàng phần đông là khối A_ Do thái độ tự học Tiếng Anh còn chưa cao_ Do chưa có phương pháp học tập hiệu quả_Do chưa thực hành tiếng anh mỗi ngày4. Phân tích số liệu bằng SPSS 4.1 Phân tích các số liệu khảo sát bằng SPSS4.1.1. Thống kê mô tả

Statistics

Gioi tinh

Giai doan tiep xuc tieng anh

N Valid 174 175

Missing

1 0

Gioi tinh

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Nu 115 65.7 66.1 66.1

Nam 59 33.7 33.9 100.0

Total 174 99.4 100.0

Missing

System 1 .6

Total 175 100.0

18

Page 19: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Giai doan tiep xuc tieng anh

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 1 62 35.4 35.4 35.4

2 105 60.0 60.0 95.4

3 2 1.1 1.1 96.6

4 6 3.4 3.4 100.0

Total

175 100.0 100.0

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum MeanStd.

Deviation

Muc do yeu thich 175 -3.35282 1.98101 .0000000

1.00000000

Gioi tinh 174 .0 1.0 .339 .4748

Giai doan tiep xuc tieng anh

175 1 4 1.73 .656

Diem thi chung chi english

175 200.00 910.00 449.0571

152.82139

Valid N (listwise) 174

19

Page 20: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

Giai doan tiep xuc tieng anh * Muc do yeu thich

175 100.0% 0 .0% 175 100.0%

Các nhân tố Trị số KMO(ĐK đủ để phân tích nhân tố

Phần biến thiên được giải thích với các nhân tố chung(extraction)

Trọng số % Cronbach’s Alpha

Các kênh học tiếng anh

Thầy cô, bạn bè Sách, báo, tạp chí Internet, tivi Radio

0.7

0.4830.7790.7940.551

0.2670.3390.3420.285

0.8180.8260.7060.7140.81

20

Chi-Square Tests

Value dfAsymp. Sig.

(2-sided)

Pearson Chi-Square 144.887a 144 .464

Likelihood Ratio 96.284 144 .999

Linear-by-Linear Association

10.559 1 .001

N of Valid Cases 175

191 cells (97.4%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .01.

4.1.2. Phân tích nhân tố

Page 21: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Mức độ yêu thích Đọc truyện tiếng anh Nghe nhạc tiếng anh Nói chuyện với người

bản xứ 0.643

0.677

0.527

0.605

0.455

0.402

0.430

0.6690.486

0.645

0.575

Thời gian học Tham gia đầy đủ các

buổi học Tiếp xúc tiếng anh mỗi

ngày Bố trí thời gian học

tiếng anh nhiều nhất Chú trọng học ngữ

pháp

0.481

0.274

0.710

0.649

0.881

0.326 -0.174

0.560 -0.110

0.505 -0.329

-0.30 0.904

0.2990.251

0.092

0.101

0.460

Công cụ hỗ trợ Nghe tiếng anh

bằng ĐT, Mp3 Nghe tiếng anh

bằng laptop Sử dụng phần

mềm học tiếng anh0.524

0.105

0.637

0.606

0.278

0.573

0.559

0.3870.513

0.144

0.205

Qua các kết quả phân tích nhân tố bằng SPSS, trước hết từ bảng KMO Bartlett’s test, trị số KMO phải thuộc khoảng (0.5,1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố, ta thấy nhân tố “thời gian học” có KMO là 0.48(<0.5) do đó không thể dùng để phân tích được, còn các nhân tố khác thoả điều kiện.Tiến hành kiểm định cronbach’s Alpha ta có:Đối với nhân tố Các kênh học tiếng anh:

21

Page 22: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based

on Standardize

d ItemsN of Items

.818 .817 4

Summary Item Statistics

MeanMinimu

mMaximu

m RangeMaximum / Minimum

Variance

N of Items

Item Means .400 .154 .697 .543 4.519 .053 4Item Variances

.201 .131 .248 .117 1.893 .002 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Squared Multiple

Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

kenh thay co, ban be

.90 1.318 .520 .349 .826

kenh sach bao tap chi

1.15 1.051 .764 .631 .706

kenh internet, tivi 1.30 1.130 .754 .655 .714kenh radio 1.45 1.467 .550 .420 .812

Ta thấy cronbach’s Alpha của nhân tố này lớn 0.818 > 0.6 đây là điều kiện đủ để nhân tố này trở thành nhân tố có ý nghĩa( giải thích được) đối với hàm hồi quy.Đối với nhân tố Mức độ yêu thích tiếng anh

22

Page 23: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based

on Standardize

d ItemsN of Items

.669 .669 3

Summary Item Statistics

MeanMinimu

mMaximu

m RangeMaximum / Minimum

Variance

N of Items

Item Means 3.514 2.977 4.171 1.194 1.401 .367 3Item Variances

.940 .775 1.091 .316 1.407 .025 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Squared Multiple

Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

doc truyen tieng anh 7.57 2.465 .544 .297 .486nghe cac bai hat tieng anh

6.37 3.016 .424 .187 .645

noi chuyen, chat voi nguoi ban xu

7.15 2.426 .483 .248 .575

Ta thấy cronbach’s Alpha của nhân tố này là 0.669>0.6 do đó thoả điều kiện trở thành một biến giả thích cho hàm hồi quy.Đối với nhân tố thời gian học tiếng anh

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based

on Standardize

d ItemsN of Items

.299 .307 4

23

Page 24: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Summary Item Statistics

MeanMinimu

mMaximu

m RangeMaximum / Minimum

Variance

N of Items

Item Means 3.341 3.097 3.720 .623 1.201 .075 4Item Variances

.986 .893 1.099 .206 1.231 .008 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Squared Multiple

Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

tham du day du cac buoi hoc

9.65 3.414 .147 .056 .251

tiep xuc voi TA moi ngay

10.01 3.195 .272 .208 .092

bo tri nhieu thoi gian nhat

10.17 3.269 .270 .156 .101

chu trong hoc ngu phap

10.27 4.232 -.038 .025 .460

Ta thấy cronbach’s Alpha của nhân tố này là 0.299< 0.6 do đó ta phải loại một biến cấu thành nên nhân tố này để đạt con số cronbach’s Alpha của biến đó (>0,6, nếu có) nhưngtrong số các biến trên không có biến nào có cronbach’s Alpha >0.6 do đó dù loại đi biến nào cũng không thoả điều kiện.Vậy nhân tố này không thể giải thích cho biến phụ thuộc.Đối với nhân tố các công cụ hỗ trọ học tiếng anh

24

Page 25: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

Cronbach's Alpha Based

on Standardize

d ItemsN of Items

.387 .396 3

Summary Item Statistics

MeanMinimu

mMaximu

m RangeMaximum / Minimum

Variance

N of Items

Item Means 3.520 3.143 3.714 .571 1.182 .107 3Item Variances

1.011 .895 1.130 .235 1.262 .014 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Squared Multiple

Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

nghe TA bang DT, MP3

6.86 2.560 .117 .015 .513

nghe TA bang laptop

6.85 2.304 .309 .127 .144

su dung phan mem 7.42 2.256 .273 .121 .205

Ta thấy cronbach’s Alpha của nhân tố này là 0.387<0.6 do đó ta phải tiến hành loại bỏ một biến tạo thành nó. Nhìn vào cronbach’s Alpha của các biến không có biến nào có cronbach’s Alpha >0.6 Do đó dù loại bỏ biến nào cũng không đạt được điều kiện nên nhân tố này không có ý nghĩa phân tích.Qua các phân tích nhân tố trên bằng SPSS ta có thể hồi quy hàm kết qur học tiếng anh như sau:

ANOVAb

Model Sum of Squares df

Mean Square F Sig.

25

Page 26: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

ANOVAb

1 Regression 91587.121 2 45793.561 2.006 .138a

Residual 3927402.593

172 22833.736

Total 4018989.714

174

a. Predictors: (Constant), muc do yeu thich, Kenh hoc tieng anh

b. Dependent Variable: diem toiec

Coefficientsa

ModelUnstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

95.0% Confidence Interval for B

B Std. Error BetaLower Bound

Upper Bound

1 (Constant)

456.314 11.423 39.948 .000 433.768 478.861

Kenh hoc tieng anh

-.571 11.486 -.004 -.050 .960 -23.244 22.101

muc do yeu thich

22.894 11.486 .151 1.993 .048 .221 45.566

a. Dependent Variable: diem toieca. Dependent Variable: diem toiecY^= 456.314 – 0.571F1 + 22.894F2T = 39.948 -0.05 1.993p-value= 0.000 0.960 0.048Với giả thiết ban đầu và mức ý nghĩa 5% thì dựa vào p-value ta thấy:

- Biến F1 : P-value = 0.96>0.05 do đó chấp nhận H0 nên chứng tỏ F1 không có ý nghĩa đối với hàm kết quả học tiếng anh này

- Biến F2 : P-value = 0.048<0.05 do đó bác bỏ H0 chứng tỏ F2 có ý nghĩa giải thích cho sự phụ thuộc của kết quả học tiếng anh (điểm thi toeic) vào mức độ yêu thích đối với vấn đề học tiếng anh.

26

Page 27: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Và hệ số tự do rất lớn 456.314 nên chứng tỏ mức độ yêu thích cũng không giải thích gì nhiều cho kết quả học tiếng anh.

5. Phân tích phương sai5.1. Phân tích sự phụ thuôc của kết quả học tiếng anh vào chuyên ngành học của các sinh viênBảng điểm toeic theo ngành học

Ngành TCNH Ngành KTKT Ngành QTKD Ngành HTTT350456350450850360410450850440600250300350600405450550355305800550355600400485565750230545400780

230560350600500555340575805910765395450320335550590300460485350440565475650535335320470370620390

350400560550250420255575575815465255350450600585890450300400310465300590805300475250600505580310

475480900600435600245200400805234230305455400550380375500525500445560540410350440375345355255390

27

Page 28: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

250295355350300450300300700500445

435395335265430295550335555435335445510290

480675335460385380335465285355500250435

270520445580495375580565600

Test of Homogeneity of Variancesdiem toiec

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.391 3 171 .760

Theo bảng bảng này ta thấy Sig. =0.760 > lớn hơn mức ý nghĩa α = 5% sử dụng cho kiểm định nên có thể kết luận phương sai đồng nhất à sử dụng phân tích ANOVA phù hợp.

ANOVAdiem toiec

Sum of Squares Df

Mean Square F Sig.

Between Groups

(Combined) 4221.764 3 1407.255 .060 .981Linear Term

Unweighted 3446.297 1 3446.297 .147 .702Weighted 3521.634 1 3521.634 .150 .699Deviation 700.129 2 350.065 .015 .985

Within Groups 4014767.950

171 23478.175

Total 4018989.714

174

28

Page 29: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Ta thấy Sig. đều lớn hơn mức ý nghĩa 5 % nên có thể nói ngành học khác nhau không có ảnh hưởng đến điểm thi toeic.Xem ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với tiếng anh

Test of Homogeneity of Variancesdiem toiec

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.281 3 171 .081

Ta thấy Sig. = 0.081> 0.05 nên phương sai đồng nhất nên dùng ANOVA phù hợp.

ANOVAdiem toiec

Sum of Squares Df

Mean Square F Sig.

Between Groups

(Combined) 39219.877 3 13073.292 .562 .641Linear Term

Unweighted .255 1 .255 .000 .997Weighted 11259.099 1 11259.099 .484 .488Deviation 27960.778 2 13980.389 .601 .550

Within Groups 3979769.838

171 23273.508

Total 4018989.714

174

Ta thấy các giá trị Sig. rất lớn nên thời gian bắt đầu tiếp xúc với Tiếng Anh cũng không ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh.6. Đánh giá:

Như vậy qua quá trình nghiên cứu nhóm đưa ra kết luận: nhìn chung các sinh viên của trường Đại học Ngân hàng TP HCM đã có những nhận thức về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh và những nỗ lực đó cũng tạo nên những kết quả rất đáng khích lệ. Thực sự mà nói thích hay không thích đó là một phạm trù tình cảm, lý tính thật khó khăn khi đo lường nó ảnh hưởng thế nào đến việc học Tiếng Anh. Nhưng rõ ràng từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể khiến mình thích thú và học cái môn Tiếng Anh tưởng chừng khó nhằn này như một sở thích, một đam mê.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế dẫn đến tuy thích tiếng Anh đấy nhưng kết quả của ta vẫn chưa cao:

29

Page 30: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

6.1 Thái đô học tập: Ngày nay, việc có trong tay một vốn ngoại ngữ khá tạo nên một thế an toàn,

thuận lợi cho các sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng có được việc làm. Vâng, và một bộ phận không nhỏ sinh viên cũng từng xác định được mục tiêu học tập của mình là để có thể tìm được một chỗ làm tốt trong tương lai nhưng do một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan họ đã không đạt được mục tiêu đề ra. Chính việc đặt ra mục tiêu đó tạo cho ta động lực để phấn đấu vượt qua rào cản ngoại ngữ mà từ đó thích thú và học tốt hơn.

Ngược lại với động cơ bên ngoài, động cơ bên trong liên quan đến những yếu tố bên trong lớp học. Theo Cole và Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thái độ học tập của sinh viên. Một sinh viên không có động cơ bên ngoài vẫn có thể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập. Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: một là điều kiện vật chất của lớp học, trang thiết bị dạy và học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học; hai là phương pháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự yêu thích môn học của sinh viên; ba là tính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của giáo viên, những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn đối với sinh viên; bốn là sự thành bại của bản thân sinh viên trong học tập.

Như vậy có thể thấy thái độ học tập và sự yêu thích đối với ngoại ngữ được quyết định bởi động lực rất nhiều, tuy nhiên phần lớn sinh viên vẫn chưa có thái độ học tập đúng đắn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này liên quan đến các yếu tố hình thành nên động cơ bên trong của sinh viên:

- Điều kiện vật chất của lớp học chưa được tốt lắm- Trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới

phương pháp giảng dạy. Tại các trường thành viên, giáo viên giảng dạy tiếng Anh chủ yếu chỉ được trang bị máy cassette loại thường, chất lượng không tốt, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học.

- Quy mô lớp học: còn tồn tại những lớp học quá đông sinh viên (45-65 sinh viên), không phù hợp với các lớp học ngoại ngữ, khiến sinh viên ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng.

- Phương pháp giảng dạy vẫn còn mang đậm tính truyền thống: chủ yếu dựa vào giáo trình, phấn, bảng.

- Kết quả học tập chưa cao khiến cho sinh viên không có động cơ học tập tốt.

30

Page 31: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN

1. Đối với giáo viên- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lược học của sinh iên; giúp

sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của sinh viên để từ đó sinh viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả.

- Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên những cách học hiệu quả giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý tưởng…)

- Không gây áp lực học đối với sinh viên yếu, sinh viên lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để sinh viên tự giác học.

- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm sinh viên.

- Có chế độ thưởng phạt công bằng để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho sinh viên.

- Đánh giá đúng thực lực của sinh viên để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với sinh viên khá, giỏi sẽ khiến cho sinh viên cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với sinh viên yếu sẽ đánh mất sự tự tin của sinh viên, làm giảm sút sự hứng thú của sinh viên.

- Khuyến khích sinh viên hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học; hạn chế viết trong những giờ thực hành nói.

- Tạo sự tự tin cho sinh viên trong giao tiếp: không nên đặt nặng vấn đề phải nói đúng ngữ pháp khiến sinh viên cảm thấy e ngại. Thay vào đó, khuyến khích sinh viên cố gắng diễn đạt ý tưởng, diễn đạt những gì mình muốn nói.

2. Đối với sinh viên- Xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chiến lược học phù

hợp để nâng cao chất lượng học.- Thay đổi lại phương pháp học tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu mới.- Tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực

hành giao tiếp với các bạn cùng lớp, hạn chế các hoạt động viết (chỉ viết những gì thực sự cần thiết).

- Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh, tạo phản ứng nhanh nhạy.

31

Page 32: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

- Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

- Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự tự tin của người học.

Làm thế nào để tích cực luyện tập theo những yêu cầu trên, dĩ nhiên đòi hỏi bạn phải có một niềm đam mê, một tình yêu thực sự với nó để nỗ lực không ngừng. Chúng tôi cũng xin đề xuất một phương pháp học tiếng anh mà gần đây rất được sinh viên yêu thích:

A. Nghe thụ đông:1. ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.

Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.

Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 – Nghe với hình ảnh đông.Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng

xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.

32

Page 33: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

B. Nghe chủ đông.1. Bản tin special english:

- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ’stay tune’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!). Các bạn có thể luyện nghe tiếng Anh trên VOAtại  Listening VOA

2. Chăm chú nghe lại môt số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’

- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Nghe nhiều lần, trước khi đọc script.Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics.

Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều. Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

33

Page 34: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

C. Nghe bằng taiKhi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều

kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và anh/chị/em (ACE) chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Tiếng Anh ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống.

Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm. 3. Đối với nhà trường

- Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 sinh viên / lớp) để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp hơn nữa.

- Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên không có tâm lý e ngại khi nói trước công chúng.

- Tổ chức các buổi giao lưu với đại diện các doanh nghiệp để sinh viên có cơhội tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng từ đó giúp sinh viên định hướng được việc học của mình.

34

Page 35: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Tài liệu tham khảo1.Bài nghiên cứu tham dự Eureka2.Tài liệu môn kinh tế lượng(slide các phương pháp phân tích, giáo trình) của thầy.

MỤC LỤCLời mở đầu ………………………………………………………………………….1Sơ lược về đề tài nghiên cứu………………………………………………………. 4 1.Tên đề tài………………………………………………………………………… 42. Lí do lựa chọn đề tài………………………………………………………………43.Nền tảng nghiên cứu………………………………………………………………54. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………..55. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………………….56. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………57. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu………………………………………….. .68. Kết cấu đề tài ……………………………………………………………………. 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUÂN…………………………………………………… 8

1. Sự phổ biến của tiếng Anh……………………………………………………… .8

1.1 Trong các phương tiện truyền thông và giao thông…………………………….8

1.2 Trong thời đại thông tin…………………………………………………………9

1.3 Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế…………………………………………… 9

1.4 Ngôn ngữ chung………………………………………………………………. 9

1.5 Ngôn ngữ chính thức……………………………………………………………9

1.6 Văn hóa thế hệ trẻ……………………………………………………………… 9

2. Lợi ích của việc học tiếng Anh…………………………………………………. 9

2.1 Tiếp cận tri thức ……………………………………………………………… 92.2Thúc đẩy sự nghiệp……………………………………………………………..10

2.3Cảm giác hài lòng……………………………………………………………..…10

3. Tiếng Anh trong xu thế toàn cầu hóa……………................................................10

4. Một số khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh……………………….12

4.1 Những khó khăn trong việc học ngữ pháp tiếng Anh………………………… 12

4.2 Nguyên nhân gây khó khăn trong việc nghe tiếng Anh…………………………12

35

Page 36: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU…………………………………… 14

1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu……………………………………………... 14

1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh………………………………14

1.2 Giới thiệu chung về trường Đại học Ngân Hàng…………………………14

1.3 Giới thiệu về Cơ sở số 56 hoàng Diệu 2 Quận Thủ Đức…………………15

2. Chọn mẫu nghiên cứu…………………………………………………………...162.1 Chọn mẫu......................................................................................................16

2.1.1 Tổng thể .............................................................................................162.1.2 Phương pháp chọn mẫu......................................................................162.1.3 Kích thước mẫu...................................................................................16

3. Các số liệu thực tế……………………………………………………………......173.1. Các kĩ năng………………………………………………………………....173.2 . Nguyên nhân………………………………………………………………17

4. Phân tích số liệu bằng SPSS ………………………………………………....4.1 Thống kê mô tả………………………………….........................................184.2 Phân tích nhân tố …………………………………………………………..20

4.3 Phân tích phương sai……………………………………………………….264.3.1. Sự phụ thuộc của kết quả học tiếng anh vào chuyên ngành học của các sinh viên……………………………………………………………………..264.3.2. Xem ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc với tiếng anh………………...28

5. Đánh giá…………………………………………………………………………29CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN………………………………………………………………….31

1. Đối với giáo viên…………………………………………………………….312. Đối với sinh viên…………………………………………………………….31

3. Đối với nhà trường…………………………………………………………..34

Mục lục…………………………………………………………………………………….35Tài liệu tham khảo

36

Page 37: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

Danh sách nhóm1. Võ Trường An2. Trương Trọng Hoàng Bảo3. Phạm Mạnh Cầm4. Hoàng Thị Cúc5. Ngô Trần Thị Hồng Dung6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh7. Nguyễn Hà Nhật Linh8. Trần Thị Trúc Mi9. Nguyễn Lưu Tín10. Đào Quốc Thanh11. Phạm Thanh Thảo12. Võ Thị Ngọc Thuận13. Bùi Kim Thùy14. Phạm Thị Thùy Trang15. Nguyễn Thị Thảo Trinh16. Lương Quang Trung17. Nguyễn Hữu Hồng Tư18. Trần Thanh Tùng19. Lê Thị Viên

37

Page 38: Trong các phương tiện truyền thông và giao thông - …dulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768065.docx · Web viewXác định và định lượng các yếu tố ảnh

38