788
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIANG BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI IN LẦN THỨ HAI Có chỉnh lý và bổ sung 1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIANG

BÌNH GIANGĐẤT VÀ NGƯỜI

IN LẦN THỨ HAICó chỉnh lý và bổ sung

1

Page 2: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

THÁNG 3 NĂM 2017

Lưu ý khi chữa bản thảo:- Chữa bằng bút đỏ, trực tiếp vào lỗi.- Phần mềm thì đánh dấu vàng, không

được cắt chữ.Xong trước ngày 20/02/2017.Chuyển lại vào mail: [email protected]

Tăng Bá Hoành

2

Page 3: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lời giới thiệu(Xuất bản lần thứ nhất)

Huyện Bình Giang nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương. Quốc sử chép rằng: Tỉnh Hải Dương xưa thuộc bộ Dương Tuyền, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, dưới triều các vua Hùng.

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mảnh đất thân yêu này đã bao lần thay đổi tên địa danh, địa giới từ thôn, xã đến tổng, huyện. Bao lần thay đổi phương thức thâm canh trồng trọt, chăn nuôi. Trong chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng, phát triển kinh tế, nhiều người có công lao, tài đức được ghi vào sử sách hoặc khắc ghi trên bia đá. Là người Bình Giang, ai cũng muốn biết cội nguồn, những đổi thay để càng tự hào hơn về mảnh đất, con người quê hương mình.

Từ trước đến nay, tuy đã có một sách viết về Bình Giang nhưng mới là khái lược. Năm 2002, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy, UBND huyện xuất bản cuốn sách "Đất và người huyện Bình Giang" nhằm cung cấp cho bạn đọc, giới thiệu với nhân dân trong huyện và những người quan tâm nghiên cứu những thông tin về lịch sử mảnh đất, con người Bình Giang.

Cuốn "Bình Giang đĐất và người Bình Giang" do cử nhân Vũ Huy Phú, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến, hành chính huyện Bình Giang là chủ biên. Cộng tác viên là những đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện qua các thời kỳ, có hiểu biết sâu rộng về truyền thống lịch sử của địa phương.

3

Page 4: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Cuốn "Bình Giang đĐất và người Bình Giang " được biên soạn công phu dựa trên những tư liệu lịch sử của Viện Hán Nôm Trung ương, dựa trên các văn bia, sắc phong, tư liệu lịch sử của các triều đại phong kiến và tư liệu đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, việc dựng lại bức tranh chân thực về Bình Giang đất và người suốt mấy nghìn năm là rất khó khăn, sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong được sự đóng góp của bạn đọc để chất lượng cuốn sách càng được nâng cao trong những lần tái bản.

Nguyễn Hữu DươngChủ tịch UBND huyện

Lời giới thiệu(Xuất bản lần thứ hai)

Bình Giang đất và người là cuốn địa chí cấp huyện, do cụ Vũ Huy Phú, nguyên là Chủ tịch UBHC huyện, hội viên Hội Sử học tỉnh Hải Dương, chủ biên và nhiều cộng tác viên của huyện nghiên cứu, biên soạn cách đây 15 năm. Trong 15 năm ấy, đất nước, con người Bình Giang đã có nhiều thay đổi, trên một số chuyên mục đã có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, như các mục: Nhân vật chí, Nghề cổ truyền, Di tích và danh thắng, Bia ký, … Đặc biệt là thành tựu về kinh tế, văn hóa xã hội, tiêu biểu là thành tích xây dựng nông thôn mới rất khả quan.

Để góp phần chào mừng 20 năm tái lập huyện, UBND huyện quyết định cho tái bản cuốn Đất và người Bình Giang. Việc bổ sung, chỉnh lý do ông Tăng Bá Hoành, chủ tịch Hội Sử học tỉnh Hải Dương chủ trì thực hiện. UBND huyện chủ trì việc đọc, duyệt trước khi in.

Về tên gọi, sách đổi tên là Bình Giang đất và người cho phù hợp với loại sách địa chí. Về nội dung, sách tái bản giữ căn bản nội dung cũ, chỉ chỉnh sửa sai và sót, căt bỏ những phần trùng lặp, bổ sung nội dung với số trang gần gấp đôi, khổ rộng hơn, trên cơ sở tư liệu của trung ương và địa phương, đổi tên một số chương mục cho phù hợp với nội dung. Ví dụ: mục Danh nhân được đổi thành Nhân vật chí, trước giới thiệu 21 người, nay bổ sung 348

4

Page 5: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

người, thành 559 người. Mục Tiến sĩ Nho học cũng được bổ sung tiểu sử và số tiến sĩ,... Ảnh minh họa được bổ sung gấp 4 lần làm cho sách phong phú hơn.

Tuy nhiên, thời gian làm sách có hạn nên môt số chuyên mục chưa có điều kiện viết sâu hơn. Hy vọng mỗi lần tái bản, được bạn đọc góp ý, điều kiện nghiên cứu tốt hơn, sách sẽ ngày càng hoàn thiện.

Bình Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2017 UBND huyện Bình Giang Chủ tich Nguyễn Trung Kiên

PHẦN MỘTĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH

* Sự thay đổi tên gọi, địa giới, lỵ sở huyện Bình Giang qua các triều đại:

Nhìn trong bản đồ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở về bắc Bắc bán cầu, khoảng giữa đường vĩ tuyến bắc Bắc 8 độ 27 phút và đường vĩ tuyến bắc Bắc 23 độ 23 phút; giữa đường kinh độ đông Đông 102 độ 8 phút và đường kinh độ đông Đông 109 độ 27 phút. Huyện Bình Giang chỉ là một điểm nhỏ vào khoảng nơi gặp nhau của đường vĩ tuyến bắc Bắc 21 độ và đường kinh độ đông Đông 105 độ, là huyện nằm ở phía tây Tây tỉnh Hải Dương.

Năm 2000, huyện Bình Giang có diện tích là 105,14km2 và dân số 102.977 người ?. Tất cả đều là người dân tộc Kinh.

Năm 2000, huyện có diện tích 105,140 ha, dân số 102.911 khẩu, Dân cư đều là dân tộc kinh, 17 xã, 1 thị trấn.

Bình Giang năm 2015, diện tích 106km2 145, dân số có 109.138 khẩu).

Phía Bắc huyện Bình Giang giáp các xã Cẩm Điền, Cẩm Phúc, Cẩm Đông, Lương Điền huyện Cẩm Giàng. Phía Nam giáp

5

Page 6: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

các xã Phạm Kha, Thanh Tùng, Hồng Quang, Ngô Quyền huyện Thanh Miện. Phía Đông giáp các xã Trùng Khánh, Yết Kiêu, Lê Lợi huyện Gia Lộc. Phía Tây và Tây bắc giáp các xã Hòa Phong, Minh Đức, Ngọc Lâm huyện Mỹ Hào và các xã Phù Ủng, Bãi Sậy, Tân Phúc, Văn Nhuệ huyện Ân Thi (huyện Mỹ Hào và huyện Ân Thi thuộc tỉnh Hưng Yên).

Điểm cực bắc huyện Bình Giang tại làng Thượng Khuông xã Hưng Thịnh, đến điểm cực nam tại làng Kinh Trang xã Thái Dương, cách nhau gần 14km. Điểm cực đông tại làng Ô Xuyên, xã Cổ Bì, đến điểm cực tây tại làng Thái Khương, xã Thái Dương cách nhau hơn 13km.

Qua các triều đại lịch sử Việt Nam, qua kiểm kê di tích lịch sử của các làng trong huyện năm 1999, chúng ta thấy từ trước Công nguyên, dưới thời Hùng Vương, Thục Vương đến sau Công nguyên, thời bà Trưng, Lý Bôn, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, nhà Lý, nhà Trần... ở các làng trong huyện đã có những danh nhân, tham gia khôi phục, bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, được phong là Thành hoàng làng, được nhân dân còn trân trọng thờ cúng đến ngày nay. Sự tích Thành hoàng ghi trong thần phả hoặc thần phả không còn thì kể theo truyền miệng. Thần phả, hay truyền miệng đều có những điểm hư cấu, hoặc nâng cao để thần thoại hóa nhân vật, nhưng cũng là những chứng tích nói lên người và đất huyện Bình Giang có từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam(1). (1) Lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu từ 18 đời vua Hùng, tên nước là Văn Lang. Đóng đô ở Phong Châu, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Nước Văn Lang chia làm 15 bộ. Sử thông giám cương mục ghi từng bộ ấy, tương ứng với đất các tỉnh ngày nay như sau:1. Bộ Giao Chỉ, nay là vùng đất thuộc Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên,2. Bộ Chu DiênNay là vùng tỉnh Sơn Tây3. Bộ Chu Lộc4. Bộ Vũ Ninh, nay là đất vùng tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.5. Bộ Việt Thường, nay là đất vùng Quảng Trị, Quảng Nam.6. Bộ Ninh Hải, nay là đất vùng đất tỉnh Quảng Ninh.7. Bộ Dương Tuyền, nay là đất vùng Hải Dương.8. Bộ Lục Hải, nay là đất vùng tỉnh Lạng Sơn.9. Bộ Vũ Định, nay là đất vùng tỉnh Thái Nguyên.10. Bộ Hoài Hoan, nay là đất vùng tỉnh Nghệ An.11. Bộ Cửu Chân, nay là đất vùng tỉnh Thanh Hóa.12. Bộ Tân Hưng, nay là đất vùng tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang.13. Bộ Bình Văn, nay là đất vùng tỉnh Nghệ Tĩnh.14. Bộ Cửu Đức, nay là đất vùng tỉnh Nghệ Tĩnh.15. Bộ Văn Lang, là nơi vua đóng đô, nay thuộc Phú Thọ, Vĩnh Yên.

6

Page 7: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

18 đời Hùng Vương so với dương lịch ước khoảng từ 2879 đến năm 258 trước Công nguyên (2661 năm) và từ năm 275 đến năm 40 sau Công nguyên (27 năm) huyện Bình Giang có nhiều người con đứng lên chiêu binh luyện võ giúp nhà vua đánh giặc lập công, được phong làm Thành hoàng làng, sử chép là thời Bắc thuộc lần thứ nhất.

Hai Bà Trưng lấy lại được nước, lên làm vua xưng là Trưng Nữ Vương. Đô ở Mê Linh và đặt tên nước là Hùng Lạc.

Từ năm 43, đất nước ta lại bị phong kiến phương Bắc xâm lược, coi nước ta như một bộ phận của nước Trung Hoa. Nhà Hán chia nước ta làm 9 quận, đặt quân cai trị. Chín quận ấy là: Nam Hải, Thượng Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Trong 9 quận ấy chỉ có 3 quận thuộc đất nước ta ngày nay: đó là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Huyện Bình Giang thuộc đất Giao Chỉ.

Từ năm Tân Dậu, Lương Đại Đồng năm thứ 7 (541), nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Lý Bí, giành được quyền độc lập, dựng lên nhà nước Vạn Xuân, quốc sử gọi là triều Tiền Lý. Đến năm 602, nước ta bị nhà Tuy xâm lược. Đến năm Nhâm Ngọ, Đường Vũ Đức năm thứ 5(622), đổi Gia Châu thành An Nam đô hộ phủ, tên An Nam có từ đấy. Do đấy mà sau này người Pháp gọi ta là An-na-mi-tơ (Annamite). An Nam Phủ có 12 châu là: Thang Châu, Chí Châu, Vũ An Châu, Giao Châu, Lục Châu, Phong Châu, ái Châu, Hoan Châu, Trường Châu, Vũ Nga Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu. Bốn châu: Thang Châu, Chí Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu nay là đất của nước Trung Hoa. Tám châu còn lại thuộc nước Việt Nam. Huyện Bình Giang thuộc về Giao Châu.

Năm 825, vua Đường sai Vũ Hồn sang làm thứ sử Giao Châu. Năm 841, Vũ Hồn được thăng làm An Nam đô hộ phủ. Trong khi làm quan, Vũ Hồn cắm đất, lập ấp Khả Mộ, tức làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng hiện nay và đặt tên huyện là Đường An (1) Tên huyện Đường An có từ đấy.(1) Phạm Đình Hổ, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trong tác phẩm "Vũ trung tùy bút" viết: Tên Đường An đã có từ trước ở bên Trung Hoa, huyện Đường An bao gồm cả huyện Đường Hào, tức huyện Mỹ Hào, thuộc tỉnh Hưng Yên. Đặt tên Đường An là có ý muốn núi nhà Đường được yên ổn ở đây.

7

Page 8: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 843, quân lính nổi dậy, Vũ Hồn không đương đầu được phải chạy về Quảng Châu. Vua Đường sai Đoàng Sĩ Tắc sang dẹp yên, cử người khác sang làm An Nam đô hộ phủ. Vũ Hồn không làm quan nữa, trở về ấp Khả Mộ, tức làng Mộ Trạch và mất ở đấy năm 853, mộ táng ở cánh đồng làng Mộ Trạch còn đến ngày nay gọi là Lăng Thần. Làng Mộ Trạch thờ Vũ Hồn làm Thành hoàng vì có công lập làng.

Năm 863, nhà Đường bỏ chức đô hộ phủ, đặt ra Hành(2) Giao Châu ở Hải Môn Trấn. Hành là nơi đóng quân. Tỉnh Hải Dương bấy giờ thuộc Hải Môn trấn, huyện Bình Giang vẫn giữ tên là Đường An.

Hải Môn trấn lại đổi tên là Hồng Châu, Hồng Châu là đất có con sông Hồng Giang chảy qua. Hồng Giang từ sông Hồng Hà chảy vào huyện Châu Giang tỉnh Hưng Yên, gọi là Kim Ngưu, chảy qua huyện Mỹ Hào, huyện Cẩm Giàng, nhập vào sông Sặt ở ngã ba Tuần Ché, qua đập Bá Thủy ra sông Đĩnh Đào, qua huyện Gia Lộc, huyện Tứ Kỳ, huyện Ninh Giang, qua cống An Thổ ra sông Luộc. Sông Hồng Giang chảy qua làng nào mang tên làng ấy, làm cho người ta quên cả tên Hồng Giang.

Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, năm Kỷ Hợi (939) coi là năm bắt đầu của kỷ nguyên độc lập, tự chủ.

Năm Mậu Thìn (968), Đinh Tiên Hoàng lên làm vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế. Triều nhà Đinh bắt đầu từ đây Đến năm Canh Ngọ (970), đổi niên hiệu là Thái Bình.

Năm Tân Tỵ (981), mở đầu triều Tiền Lê.Các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, huyện Đường An không thay

đổi địa danh. Năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra

triều Lý, lấy tên nước là Đại Việt, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, rời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Dưới triều Lý, tỉnh Hải Dương là Hồng Châu. Huyện Bình Giang vẫn gọi là Đường An.

(2) Hành là một đơn vị hành chính.

8

Page 9: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm Ất Dậu (1225), Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đặt nien hiệu là Kiến Trung, lập ra triều Trần, vẫn giữ tên nước là Đại Việt đóng đô ở Thăng Long. Năm đầu Trần Thái Tông đổi tên Hồng Châu ra Hồng Lộ, rồi lại đổi là Hồng Nhân Lộ, Hồng Hải Lộ. Huyện Bình Giang vẫn giữ tên là Đường An.

Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, lập ra triều Hồ thay, đặt tên nước là Đại Ngu (chữ Ngu theo nghĩa chữ Hán là yên vui).

Năm Đinh Hợi (1407), nhà Minh kiếm cớ sang đánh nhà Hồ chiếm nước ta 20 năm, từ năm 1407 đến năm 1427. Thời thuộc Minh, đất Hải Dương chia làm 2 phủ là Lạng Giang và Tiên An. Phủ Lạng Giang có 3 châu và 5 huyện. Châu Nam Sách cai quản 3 huyện: Đường Hào, Đường An và Đa Cẩm.

Năm Mậu Thân (1428), đất nước hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, lập ra triều Hậu Lê, phục hồi nền độc lập dân tộc. Tên nước và kinh đô vẫn giữ như nhà Trần. Đất Hải Dương thuộc về Đông Đạo gồm 4 lộ: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách, An Bang. Huyện Bình Giang thuộc lộ Thượng Hồng. Năm Quang Thuận thứ 7 từ 1466, tỉnh Hải Dương thuộc về thừa tuyên Nam Sách. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), đổi thừa tuyên Nam Sách thành thừa tuyên Hải Dương. Tên Hải Dương có từ đấy. Thừa tuyên Hải Dương có 4 phủ: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách, Kinh Môn. Dưới 4 phủ có 13 huyện. Phủ Thượng Hồng có 3 huyện là: Đường Hào, Đường An và Cẩm Giàng. Năm Nhâm Tý, Hồng Đức thứ 23(1492) đổi Hải Hương thừa tuyên ra Hải Dương xứ rồi lại đổi thành Hải Dương trấn.

Năm Đinh Hợi, Mạc Đăng Dung lên ngôi Hoàng đế, lấy nien hiệu là Minh Đức, lấy Nghi Dương thuộc huyện Kiến Thụy (phủ Kinh Môn), làm Dương Kinh. Tách huyện Thuận An đưa về Kinh Bắc, huyện Khoái Châu đưa về Sơn Nam. Các phủ Kiến Xương, Tân Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc về tỉnh Hải Dương.

Thời Lê Trung Hưng, khi trở về Thăng Long, lại sắp xếp đất nước như thời Lê Sơ. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1742), phủ Thượng Hồng, Hạ Hồng, An Lão, Đông Triều làm 4 đạo, mỗi đạo đặt chức tuần phủ.

9

Page 10: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Triều Tây Sơn, tồn tại có 14 năm (1788-1802), lập kinh đô ở Phú Xuân. Địa danh, địa giới căn bản như trước. Đường An vẫn giữ nguyên tên cũ.

Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, lấy tên nước là Việt Nam, lấy Huế làm kinh đô, gọi Thăng Long là Bắc Thành là Hà Nội và khi viết Thăng Long bằng chữ Hán không được viết chữ "Long" là con rồng mà viết chữ "Long" là dầy dặn, lớn lao. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), vì kiêng tên húy nhà vua là "Hồng" mà đổi phủ Thượng Hồng ra phủ Bình Giang; Phủ Hạ Hồng ra phủ Ninh Giang.

Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi Hải Dương Trấn thành tỉnh Hải Dương, tên tỉnh Hải Dương có từ đấy.

Thiệu Trị nguyên niên (1841), vì kiêng tên húy nhà vua là "Hoa" mà đổi tên làng Hoa Đường ra Lương Đường (xã Thúc Kháng), làng Hoa Lại ra Vĩnh Lại (xã Vĩnh Tuy).

Năm Tự Đức thứ 5 (1851), chia cho phủ Bình Giang kiêm cả huyện Thanh Miện.

Ngày 6 tháng 5 năm 1884, triều đình Huế ký hiệp ước nhân quyền bảo hộ của nước Pháp trên khắp đất nước.

Đồng Khánh nguyên niên (1886), vì kiêng từ húy nhà vua là "Đường" mà đổi huyện Đường An ra huyện Năng An, huyện Đường Hào ra huyện Mỹ Hào, huyện Thủy Đường ra huyện Thủy Nguyên, làng Lương Đường ra làng Lương Ngọc (xã Thúc Kháng), làng Đường An ra Bình An (xã Tân Việt).

Năm Thành Thái thứ 10 (1898), người Pháp bỏ cấp phủ. Tri phủ Bình Giang đưa xuống quản lý huyện Năng Yên, nhưng vẫn giữ chức Tri phủ, đổi tên huyện Năng Yên ra phủ Bình Giang, rồi sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, gọi là huyện Bình Giang.

Nghị quyết số 168/NQTW ngày 5/10/1967 cả BCH TW Đảng về việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Nghị quyết của UBTV QH số 504-NQ-TVQH ngày 26/1/1968 về việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, lấy tên là Hải Hưng..

Từ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng Yên) Hội nghị hợp nhất được thực hiện theo sự chỉ định của Trung ương Năm 1968, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng;

10

Page 11: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Sau 29 năm hợp nhất, ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết về việc tách và điều chỉnh địa giới một số tỉnh, trong đó có Hải Hưng. Ngày 01/01/1997, tỉnh Hải Dương được tái lập.

Ngày Năm 1977, hợp nhất hai huyện Bình Giang và Cẩm Giàng thành huyện Cẩm Bình. Sau 20 năm hợp nhất, ngày 17/2/1997 lại có quyết định chia tách ra thành hai huyện: Cẩm Giàng và Bình Giang, địa giới huyện Bình Giang: Bốn mặt đều có sông. Phía bắc có sông Kẻ Sặt. Phía tây có sông Cửu An. Phía nam có sông Cầu Lâm, Cầu Cốc.

Sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan, qua cầu Lực Điền, cầu của đường 39A, nối quốc lộ 5 với thị xã Hưng Yên, tiếp cận với Bình Giang, sát làng Tranh Ngoài xã Thúc Kháng. Đến đây, sông có nhánh đi suốt phía tây huyện gọi là sông Cửu An, một nhánh đi suốt phía bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt, thông với sông Thái Bình qua âu Thuyền thành phố Hải Dương. Sông Sặt còn có tên là sông Kim Sơn, ngày xưa có tên là Vân Dậu giang, Dũng giang. Khúc sông qua làng nào mang tên làng ấy như sông Thịnh Vạn, sông Mao, sông Tuấn, sông Cậy.

Gặp đất Bình Giang, sông Sặt bên hữu ngạn là làng Tranh Ngoài; làng Tráng Liệt, thị trấn Kẻ Sặt. Bên tả ngạn là đất thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và làng Đồng Xá thuộc thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang.

Làng Tranh Ngoài: có chợ nhỏ, họp hai bên đường 38, gần cống Tranh, có nghề truyền thống đan giần sàng bằng tre rất khéo được nhiều người ưa chuộng.

Làng Tráng Liệt: là làng đông dân cư, Công giáo toàn tòng, có nhà thờ lớn, có ba cây tháp cao nhất vùng.

Thị trấn Kẻ Sặt từ làng Tráng Liệt tách ra từ năm 1958, có chợ to, phố xá đông đúc, có bến sông, bến đò ngang sang đất Mỹ Hào. Sau ngày lập lại huyện Bình Giang, các cơ quan lãnh đạo của huyện về xây dựng trụ sở trên đất thị trấn Kẻ Sặt. Thị trấn thành trung tâm văn hóa, chính trị của huyện.

Đối diện với chợ Sặt, bên tả ngạn sông Sặt là làng Đồng Xá thuộc thị trấn Kẻ Sặt, nhân dân chuyên nghề đánh cá sông.

Từ ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng Giêng năm 1947, quân Pháp đã về chiếm đóng làng Tráng Liệt và thị trấn Kẻ

11

Page 12: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Sặt. Đóng ở hai nơi ấy nhiều đồn bốt, như một tập đoàn cứ điểm để tuyển ngụy quân, lập ngụy quyền, uy hiếp vùng tây bắc huyện.

Cuối phố Sặt là cầu Sặt còn gọi là cầu Thịnh Vạn, vì đầu cầu phía tây, nằm trên đất làng Thịnh Vạn, huyện Mỹ Hào. Cầu xây từ năm 1897, cùng với thời đặt đường xe lửa nhỏ từ Cẩm Giàng đi Ninh Giang. Từ chống Pháp đến nay, cầu đã phá đi làm lại nhiều lần. Có lần bị bom Mỹ thả trúng bị hư hại nặng. Đầu cầu phía tả ngạn đã từng chứng kiến những trận đánh anh dũng của quân và dân huyện Bình Giang. Đêm 13 tháng 02 năm 1949, quận công an Bình Giang không nổ súng, vào tước toàn bộ vũ khí của bốt đầu cầu (bằng chiến thuật hóa trang và nội ứng chiến). Đêm ngày 24 tháng 4 năm 1953, quân dân huyện Bình Giang hợp tác với Trung đoàn 42, dùng bọc phá, phá tan boong ke kiên cố của bốt đầu cầu, thu nhiều vũ khí.

Cầu Sặt còn là cầu đường tỉnh lộ 38 và 20. Đường 38 từ Bắc Ninh qua Cẩm Giàng qua Bình Giang sang gặp đường 39A ở Chương Xá, tỉnh Hưng Yên. Đường 20 cùng tuyến với đường 38 đến thị trấn Kẻ Sặt, rẽ về phía đông nam, qua huyện Bình Giang sang huyện Thanh Miện và Ninh Giang, chia huyện Bình Giang làm hai phần bằng nhau.

Qua cầu Sặt, sông Sặt đi vào nội địa Bình Giang, hữu ngạn là xã Vĩnh Tuy, tả ngạn là xã Hưng Thịnh, tới xã Vĩnh Tuy, bên tả ngạn là làng Mao Điền huyện Cẩm Giàng. Năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740), trấn lỵ Hải Dương từ Mặc Đông huyện Chí Linh, gọi là Thành Vạn, chuyển về đây, xây một thành nhỏ gọi là Dinh Dậu, vì ở trên bờ sông Vân Dậu giang, tức sông Sặt; thời ấy có một cầu đá bắc qua sông cho hành khách đi lại giữa Bình Giang và Mao Điền. Đến nay Dinh Dậu và cầu đá không còn, chỉ còn một bài thơ nói về Dinh Dậu và một bia đá nói về việc bắc cầu qua sông Vân Dậu(*).

(*)Bài thơ của Phạm Đình Hổ, in trong tác phẩm "Vũ trung tùy bút" cho ta thấy vị in và nhận xét của nhà thơ về Dinh Dậu không đặt vào vị trí chiến lược bảo vệ đất nước, thơ bằng chữ Hán đã được dịch ra quốc ngữ như sau:Trấn sở Hải Dương trên Hồng Lộ,Đồn canh văng vẳng tiếng chuông phaKinh vua vệ dực, đường gần gũi,Mặt bể quan hà, dặm thẳm xa.Bóng nguyệt, xóm Mao trong vắt đứng.Díp cầu sông Cẩm thắm mù qua

12

Page 13: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thay cầu, nay có bến đò ngang qua sông gọi là đò Mao, đưa khách từ làng Hồ Liễn xã Vĩnh Tuy huyện Bình Giang sang làng Mao Điền huyện Cẩm Giàng và ngược lại. Khúc sông Sặt quãng này có tên là sông Mao.

Hết xã Vĩnh Tuy đến xã Hùng Thắng và xã Phúc Cầu, bên tả ngạn xã Phúc Cầu có các làng: Lê Xá, Vũ Xá, Phúc Xá, Phúc Cầu. Năm 1949, cắt chuyển thôn Phúc Cầu từ huyện Bình Giang, sát nhập vào xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng để tiện lãnh đạo, vì xã Phúc Cầu bấy giờ đã nằm sâu trong vùng bị Pháp ngụy tạm kiểm soát như các xã của huyện Cẩm Giàng bao xung quanh.

Trên bờ sông về phía xã Hùng Thắng, thời chiến tranh chống Pháp xâm lược, là nơi có lão du kích Đỗ Như Thìn, dùng kèn ống tre uy hiếp địch. Cụ Thìn kiên trì bám đất, bám dân, chở đò ngày, đêm đưa cán bộ, bộ dội, dân công, qua sông sang công tác ở vùng tạm bị chiếm đóng và phá hoại đường 5.

Làng Nhân Kiệt, làng Quang Lễ, làng Pháp Chế (còn gọi là Hòa Ché) thuộc xã Hùng Thắng, Ở sát bờ sông, được kiến thiết thành làng chiến đấu liên hoàn, là nơi đã xảy ra hai trận ác chiến giữa quân dân du kích, bộ đội với hàng ngàn quân địch đến bao vây, đốt phá, đào hầm hàng ngày và đóng tại đấy một đêm để lùng sục.

Hết xã Hùng Thắng đến xã Long Xuyên bên hữu ngạn, bên tả ngạn là đất huyện Cẩm Giàng. Ở khúc sông ấy, sông Sặt tiếp nhận sông Cầu Giải của huyện Cẩm Giàng. Chỗ hai sông gặp nhau gọi là ngã ba Tuần Ché.

Sông Sặt đi sát vào phía bắc làng Cậy. Làng Cậy là làng có nghề gốm cổ truyền, đã nặn và nung gạch theo mẫu triều Trần: nặn và nung bức phù điêu mô tả quân và dân triều Trần thắng giặc Nguyên Mông; nặn và nung ngói kiểu cổ, phục vụ cho xây dựng

Cánh đồng mang mác khi nhàn ngóng.Nọ cuộc can qua dấu chưa nhòa. Thơ sáng tác tháng 7 năm Nhâm Tuất, tức năm 1802 nhân dịp từ kinh đô về vào yết kiến hiệp trấn Hải Dương họ Ngô.Bia nói về cầu đá qua sông dựng bên hữu ngạn, thuộc đất làng Hồ Liễn xã Vĩnh Tuy. Bia đề "Vân tân kiều" nghĩa là cầu cho hành khách qua sông Vân. Bia dựng năm Chính Hòa thứ 20 tức năm 1699. Sông Sặt thủa ấy có tên là Vân Dậu Giang, gần bia ấy có nhiều bia ghi tên những người công đức, góp tiền để dựng cầu.

13

Page 14: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Yên Phụ, huyện Kim Môn năm 1998 và trùng tu di tích lịch sử đền Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, cùng các di tích của cố đô Huế. Đầu làng Cậy có cầu lớn bắc qua sông Sặt nối đường 194 với quốc lộ số 5, hoàn thành năm 1989. Gần đấy còn có cống lớn xây năm 1962, thay cho cống cũ quá nhỏ hẹp để lấy nước cho nội đồng cả huyện.

Gần hết địa phận xã Long Xuyên, sông Sặt có một nhánh qua đập Bá Thủy, sang sông Đĩnh Đào, sông ngăn cách địa giới của huyện Bình Giang với huyện Gia Lộc. Đập Bá Thủy xây năm 1962; làng Bá Thủy trước thuộc huyện Gia Lộc, chuyển sang xã Long Xuyên, huyện Bình Giang từ năm 1949. Gần Bá Thủy có cầu Đại Mại, bằng gỗ, bắc từ thời Lê Chính Hòa, cuối thể kỷ XVII. Đây là cây cầy to đẹp, được ghi vào bia đá đương thời.

Sông Đĩnh Đào: chảy từ bắc xuống nam, có nhiều khúc uốn lượn qua cống An Thổ ra sông Luộc và qua cống Cầu Xe ra cửa sông Thái Bình. Bên hữu ngạn thuộc xã Cổ Bì có trạm bơm tiêu úng lớn ở đây còn có một cầu phao, tiện cho nhân dân Bình Giang và Gia Lộc qua lại.

Sông Cửu An: chảy dọc phía tây huyện Bình Giang, bắt đầu từ Cống Tranh. Sông còn có tên là sông Kênh Hai, sông Hà, sông Tây Kẻ Sặt. Cống Tranh xây khoảng năm 1924, sau có nhiều lần tu sửa, mặt cống là đường tỉnh lộ 38 đi sang tỉnh Hưng Yên. Cánh cống có thể đóng mở để điều tiết nước sông Sặt và sông Cửu An. Cống to rộng có thể cho thuyền trọng tải trên chục tấn qua lại được. Từ cống xuống phía nam có đoạn sông dài độ một cây số đào để thay đổi dòng sông khi xây cống, cho nên gọi là sông đào Sa Lung, tên một làng thuộc huyện Ân Thi. Tả ngạn sông là làng Tranh Trong, Châu Khê, Lương Ngọc, Ngọc Cục, Tào Khê thuộc xã Thúc Kháng. Hữu ngạn có đền Ủng thờ Phạm Ngũ Lão, một danh tướng nhà Trần, đánh thắng quân Nguyên thế kỷ thứ XIII. Ven sông bên Bình Giang có vực Châu Khê, miễu Gai thuộc làng Ngọc Cục, toàn giống tre gai, miếu Tào thuộc làng Tào Khê, toàn cây lộc vừng. Qua sông, quãng giáp đền Ủng, trước có cầu đá; giữa làng Ngọc Cục và làng Đầu có cầu gỗ, miếu Gai, miếu Tào, cầu đá, cầu gỗ nay không còn. Phía trong đê bên làng Ngọc Cục còn di

14

Page 15: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tích một bia đá nhỏ đề "Hoàng Thị Kiều Bi" nghĩa là bia ghi sự tích cầu của chợ Hoàng. Nhân dân kể lại, sông Cửu An đến địa phận làng Ngọc Cục có bến Vàng, trên bến Vàng có một chợ nhỏ mang tên của bến, tức chợ làng Ngọc Cục, trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, khi có chợ Hà thì chợ Ngọc Cục tan dần.

Qua xã Thúc Kháng, đến xã Thái Dương, quãng làng Hoàng Sơn có chợ Hà và một cầu phao sang đất huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; nối đường 194 với đường 38. Ở đây còn có một cống lớn xây năm 1965, trên cơ sở mở rộng nâng cao cống cũ quá nhỏ lấy nước sông vào nội đồng toàn huyện. Từ cống này có con sông đào dọc đường 194, ăn thông với cống Cậy.

Hồi kháng chiến chống Pháp năm 1951, Pháp ngụy đến đóng bốt trong ngôi chùa làng Hoàng Sơn, bên chợ Hà. Năm 1952 có trận do nữ du kích ? Thị Tốn, người ấp Kinh Dương lãnh đạo, đột nhập vào chợ, Thị Tốn đâm tên tay sai của địch là Nguyễn Văn Thơm, người làng Mộ Trạch từng chỉ điểm cán bộ kháng chiến cho địch bắt. Tháng 10 năm 1953 bộ đội huyện hạ bốt Hà, thu toàn bộ vũ khí.

Từ chợ Hà xuống có Vực Cương, Vực Hai; Vực Hai đã lấp thành đất thổ cư, nhân dân làng Hà Tiên và làng Thái Khương có cánh đồng bên hữu ngạn sông Cửu An, lập khu dân cư gọi là ấp Hà Tiên và xóm Thái Khương. Ở hai nơi này trước có cầu tre, rồi cầu xi măng cho dân đi lại đến nay không còn.

Khoảng thế kỷ thứ XIX đê sông Hồng vỡ 18 lần, triều đình nhà Nguyễn giao cho các quan, huy động dân phu, khơi sâu lòng sông để nước chóng thoát và đắp đê nhỏ để giữ từng vùng. Do đấy có con đê nhỏ bao quanh 3 mặt huyện Bình Giang qua các xã Thái Dương, Thúc Kháng, Tráng Liệt, Vĩnh Tuy, Hùng Thắng, Long Xuyên, Cổ Bì, dọc theo bờ sông Cửu An, Kẻ Sặt và Đĩnh Đào. Chân đê có nhiều cống để lấy nước, tháo nước; cho đồng ruộng như cống Hà, cống Tranh, cống Cầu Xộp, cống Hồ Liễn, cống Kiệt, cống Cậy... Tiếp các cống ấy đều có ngòi đi sâu vào trong đồng.

15

Page 16: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tục truyền, thế kỷ thứ XIII nhà Trần chống quân Nguyên, có lần đi qua sông Cửu An sang Thái Bình. Quân đi đến đâu khơi sông sâu đến đấy, thuyền đi qua thì lấp lại.

Gần đây, nhờ có tầu hút bùn, nhân dân lấy đất lòng sông Cửu An lấp những thùng, vũng ven đê thành thổ cư và vườn trồng cây ăn quả. Lòng sông thêm sâu. thuyền máy trọng tải trên 10 tấn đi lại thuận lợi.

Hết địa phận huyện Bình Giang, sông Cửu An chảy qua đập Neo huyện Thanh Miện ra sông Luộc, còn có nhánh chảy sang huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Năm Minh Mệnh thứ hai (1831), thành lập tỉnh Hưng yên, đã cắt 3 làng Kinh Trang, Kinh Dương, Thái Thượng trên tả ngạn sông Cửu An, từ huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên về huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đưa làng Đào Xá thuộc xã Thúc Kháng huyện Bình Giang ở trên hữu ngạn sông Cửu An về huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Phía nam huyện Bình Giang có con sông nhỏ mang tên sông Chùa Khu, sông Cầu Cốc, Cầu Lầm đi song song với địa giới giữa huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện có khúc thuộc huyện Thanh Miện, có khúc thuộc đất Bình Giang. Sông bắt đầu từ sông Cửu An, chảy vào đất Thanh Miện, hết xã Ngô Quyền thì vào đất Bình Giang, qua các làng Quàn, Chương Cầu, Bình Đê xã Bình Xuyên gọi là sông Di, rồi lại về đất Thanh Miện, ra gặp sông Đĩnh Đào. Tên sông là lấy tên địa phương mà sông chảy qua. Cầu Cốc là cầu của đường 20 qua sông, thuộc địa phận làng Cốc huyện Thanh Miện, cách Hòa Loan, huyện Bình Giang không xa (*) .

(*) Trong dân gian còn truyền: ông Đỗ Uông người làng Thanh Tùng huyện Thanh Miện, đỗ Bảng nhãn khoa Bính Thìn tức năm 1556, ông Phạm Trấn người làng Phạm Trấn huyện Gia Lộc đỗ Trạng nguyên cùng khóa với ông Đỗ Uông, hai ông cùng về vinh qui qua Cầu Cốc. Bấy giờ ở Cầu Cốc có cửa hàng bán cơm của cô Loan, một cô gái có nhan sắc. Hai ông đã làm bài thơ nôm "Cô Loan bán làng Cầu Cốc "Tài tình là mỗi câu của bài thơ đều có tên của hai thứ chim. Bây giờ khi nói đến Cầu Cốc, đọc bài thơ để mua vui. Thơ như sau:Cá nhẩy, diều bay, gặp hội rống .Cô Loan, cầu Cốc, bán hàng đông. Gót câu, đủng đỉnh, dâng lòng vịt.Mắt phượng, long lanh, hiến chả mòng.Chèo bẻo, véo von, chào quý khách,Chích bông, ríu rít, bận chân hồng.

16

Page 17: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Sông Sặt, sông Cửu An, sông Đĩnh Đào (còn có tên là sông Đinh Đào) phục vụ cho việc tưới, tiêu nước huyện Bình Giang, lại là tuyến đường giao thông thủy để huyện Bình Giang giao lưu với khắp nơi trong nước. Lỵ sở. Theo sách xưa để lại, lỵ sở của phủ Thượng Hồng ở làng Lê Xá, tổng Phú Cầu. Nay làng Lê Xá đã chuyển về huyện Cẩm Giàng, ở đây không còn di tích của lỵ sở, lỵ sở của huyện Đường An ở làng Vĩnh Lại xã Vĩnh Tuy cũng không còn di tích.

Sách "Dư địa chí" tỉnh Hải Dương viết năm Thành Thái thứ tư (1893) nói: Văn miếu tỉnh Hải Dương trước ở làng Vĩnh Lại, có 2 gian chính tẩm, 5 gian bái đường. Thời Quang Trung, tức năm 1788 đến 1792, văn miếu tỉnh chuyển về Mao Điền, huyện Cẩm Giàng ở làng Vĩnh Lại xã Vĩnh Tuy còn khu đất gọi là Văn miếu.

Năm Minh Mệnh thứ 3 tức năm 1822 đổi tên huyện Bình Giang ra Năng Yên, năm Minh Mệnh thứ 12 tức năm 1831 đổi lỵ sở về khu đất thuộc làng Hoạch Trạch tức làng Ninh Bình mà ta vẫn gọi là Phủ cũ.

Năm Đồng Khánh thứ (1885), huyện Đường An đổi tên là Năng Yên. Năm 1898, người Pháp bỏ cấp phủ. Phủ Bình Giang đóng trên đất huyện Năng Yên, tri phủ Bình Giang đổi sang giữ chức của tri huyện Năng Yên, đổi tên huyện Năng Yên là Phủ Bình Giang, tuy gọi là phủ nhưng thực chất chỉ quan lý một huyện. Từ đấy tên Phủ Bình Giang thay cho tên huyện Năng Yên, sau tháng 8-1945 lại đổi tên Phủ Bình Giang là huyện Bình Giang.

Lỵ sở đắp như một tòa thành nhỏ, chu vi 208 trượng, tức 832m, cao 7 thước tức 2m84, xung quanh có hào và có 3 cửa ra vào. Năm 1883, một tướng của phong trào yêu nước Bãi Sậy tên là Tán Khoát, quê ở xã Bói Giang, tổng Đông Cao huyện Ninh Giang, Phủ Hạ Hồng, tức thôn Bói xã Tân Hưng, huyện Ninh Giang ngày nay, đem súng về hàng Pháp. Pháp phong cho làm tri huyện Vĩnh Bảo, rồi thăng tri phủ Bình Giang. Tán Khoát cho nhân dân đến ở xung quanh thành, lập ra làng Ninh Bình, cái tên Ninh Bình do Tán Khoát đặt lấy chữ Ninh là chữ đầu của tên

Loài này, lúc phát, loài anh, yến,Gặp buổi vinh hồi lương quốc công.

17

Page 18: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

huyện Ninh Giang quê Khoát và chữ Bình là chữ đầu của tên phủ Bình Giang, nơi Khoát đến trị nhậm. Đến nay thành Bình Giang bị phá không còn di tích.

Năm 1925, lỵ sở Bình Giang chuyển lên địa phận làng Tráng Liệt gần phố Kẻ Sặt. Xung quanh sở cũng đào hào đắp lũy, trồng cây kín đáo, nơi làm việc xây nhà một tầng kiểu công đường, với các công trình phụ, có một cổng ra vào. Trước lỵ sở có nhà y tế nhỏ, do một y tá trưởng cai quản, một sân quần vợt nhỏ ở lỵ sở này. Ngày 12 tháng 8 năm 1945, đại diện của huyện bộ Việt Minh Bình Giang vào tước súng của tri huyện. Ngày 18 tháng 8 năm 1945, vào thu sổ sách và đuổi tên tri huyện cuối cùng ra khỏi huyện. Ngày 20 tháng 8 năm 1945, nhân dân toàn huyện lên họp mít tinh ở sân quần vợt trước trụ sở huyện, lập ủy ban cách mạng lâm thời huyện. Tri huyện cuối cùng tên là Hà Trường Thịnh, là người mới ra nhận chức, chưa có tội ác với nhân dân, ngay từ buổi đầu đã cam đoan làm đúng lệnh của Việt Minh huyện, lại có bạn cùng học là ông giáo Hiến đảm bảo nên được đối xử khoan hồng. Buổi đầu lỵ sở được sử dụng làm trụ sở của ủy ban cách mạng lâm thời và các cơ quan của huyện, nay trên đất ấy xây hội trường của Huyện đội.

Cuộc kháng chiến lan đến đất Bình Giang, ủy ban kháng chiến huyện do đồng chí Hoàng Sỹ Thục làm chủ tịch, rời lỵ sở từ phố Kẻ Sặt về nơi giữa huyện, ly sở cũ của huyện Bình Giang tức Phủ cũ.

Hình thái chiến tranh chuyển sang thế cài răng lược, cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân sự, mặt trận, lùi vào bí mật. Văn phòng đóng lưu động ở các làng thuộc xã Bình Xuyên, Nhân Quyền, Hồng Khê, Cổ Bì. Chỉ có điểm tiếp dân là công khai với mọi người. Công tác bí mật rất được coi trọng.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1954, trụ sở các cơ quan huyện về đặt ở phố Kẻ Sặt, nhưng đến thời gian chống Mỹ, năm 1962, lại rời về Phủ cũ.

Ngày 5 tháng 2 năm 1977, huyện Bình Giang hợp với huyện Cẩm Giàng thành huyện Cẩm Bình, trụ sở xây dựng ở xã Lai Cách

18

Page 19: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thuộc huyện Cẩm Giàng, bên cạnh đường 5, cách thành phố Hải Dương 8 km.

Ngày 1 tháng 4 năm 1997, lập lại huyện Bình Giang, trụ sở mới kiến thiết trên đất thuộc thị trấn Kẻ Sặt.

Huyện Bình Giang ngày trước còn có một văn chỉ thờ đức Khổng Tử và các tiên hiền. Văn chỉ do người làng Hoạch Trạch là Nhữ Đình Toản, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất, tức năm 1736, làm quan đến chức Tham tụng, thượng thư bộ binh, trí sĩ (*) phong Quốc lão đã cúng đất bỏ tiền ra xây nhà, lại cúng ruộng để lấy hoa lợi chi cho việc tế lễ hàng năm. Năm Quý Mão, tức năm 1843, di về xây trên nền văn chỉ của làng Hoạch Trạch. Đến nay văn chỉ không còn, đất đã chia cho nhân dân làm nhà ở.

Chỉ còn một bia đá cao hơn đầu người lưu giữ ở khu đất đình làng Hoạch Trạch, trước miếu thờ Thành hoàng, bia dựng năm Giáp Thìn tức năm 1844, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. Văn bia do tiến sĩ Vũ Như Phiên tức Phan, người Lương Ngọc, đỗ khoa Bính Tý, tức năm 1826 soạn. Một mặt bia ghi là "Đường An văn chỉ bi" nghĩa là bia ghi về văn chỉ huyện Đường An, một mặt ghi là "Đường An lịch đại tiên hiền bi" nghĩa là bia ghi tên các tiên hiền của huyện Đường An qua các triều đại. Tất cả trên bia ghi 108 tiên hiền, những người này hầu hết đỗ Tiến sĩ.

Trụ sở các cơ quan huyện Bình Giang từ năm 1999 được xây dựng kiên cố nhiều tầng, trang bị hiện đại trên khu đất thuộc thị trấn Kẻ Sặt, từ giáp phố kéo dài theo đường 20 về phía đông nam, ở đây còn có đền liệt sĩ, một sân vận động, một trường THPT. Phủ cũ là khu đất giữa huyện, có một trường THPT, một trung tâm y tế của huyện.

* Các tổng, xã của huyện Bình Giang thời đại phong kiến:"Dư địa chí" của Nguyễn Trãi nói huyện Đường An có 59 xã,

nhưng không nói tên tổng, tên làng.Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thể kỷ XIX, cụ thể là năm

1810, cho biết:Huyện Đường an có 10 tổng, 67 thôn xã.

(*) Trí sĩ: Về hưu

19

Page 20: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

1- Tổng Vĩnh Lại có 4 xã: Vĩnh Lại, Thượng Khuông, Tuy Lai, Triền Đông.

2- Tổng Tông Tranh có 8 xã, thôn: Tông Tranh, Trang Liệt, thôn Trung, thôn Phục Lễ, thôn Phụng Cán, thôn Bằng Tề thuộc xã My Thự, My Khê, Châu Khê.

3- Tổng Ngọc Cục có 4 xã: Ngọc Cục, Hà Xá, Hoàng Đường, Hào Xá.

4- Tổng Thi Cử có 10 xã, thôn: thôn Thi Cử, Bá Đông, Diên Tiền, Trạch Xá thuộc xã Thi Cử; Cao Xá, My Cầu, Mộ Trạch, Trâm Khê; thôn Thị, thôn An Đông thuộc xã Nhữ Xá.

5- Tổng Đường An có 7 xã, thôn: thôn Đường An, Mỹ Trạch thuộc xã Đường An; Phú Đăng, Hoạch Trạch, Đình Tổ, Trương Cầu, Lôi Dương.

6- Tổng Minh Loan có 6 xã: Minh Loan, Dương Xá, Bằng Đê, Bằng Cách, Đan Loan, Bùi Xá.

7- Tổng Lôi Khê có 7 xã: Lôi Khê, Trinh Nữ, Hệ Bì, Bùi Khê, Cam Xá, Bì Đổ, Ô Xuân.

8- Tổng Triền Đổ có 8 xã, thôn: Triền Đổ, Lôi Trì, Hương Gián, Bất Đoạt, Phú Đa, Hương Lễ; thôn Nhị thuộc xã Phú Thuận.

9- Tổng Bằng Dã có 6 xã: Bình Dã, Quang Lễ, Thuần Lương, Kệ Gián, Nhân Kiệt, Pháp Chế.

10- Tổng Phúc Cầu có 7 xã, thôn: Phúc Cầu, Hạ Khuông, Hồ Liễn, thôn Vũ, thôn Lê Xá thuộc xã Vũ Xá, Tuấn Kiệt.

Thời Minh Mệnh nói huyện Đường An có 10 tổng và 67 xã, cũng không nói tên tổng, tên làng, tên xã. Theo báo cáo của công sứ Pháp năm 1900, năm coi là đã bình định được toàn tỉnh, thì huyện Bình Giang có 10 tổng, 70 xã, dân số 35.870 người.

Nay kể tên 10 tổng, 70 xã, cùng dân số như sau.1. Tổng Lý Đỏ dân số: 2610 người gồm: Xã Lôi Trì: 500; xã

Nam Gián: 700; xã Phú Đa- 500; xã Phú Thuận: 300; xã Lý Đỏ: 500; xã Bát Đoạt: 50; xã Hợp Lễ: 60.

2 - Tổng Bằng Giã dân số: 4590 người gồm: Xã Thuần Lương: 120; xã Nhân Kiệt: 100, xã Quang Lễ: 1100; lã Kệ Gián: 1100; xã Pháp Chế: 140; xã Bằng Giã: 80; xã Tân Hưng: 550.

20

Page 21: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

3 - Tổng Vĩnh Lại dân số: 3000 người gồm: Xã Vĩnh Lại: 900; xã Lý Đông: 900; xã Tuy Lai: 950; xã Thượng Khuông: 250.

4 - Tổng Lôi Khê dân số. 3.000 người gồm: Xã Lôi Khể: 3501 xã Trinh Nữ: 500; xã Lý Long: 80; xã Ô Xuyên: 800; xã Tam Xá: 200; xã Bì Đổ: 600; xã Hạ Bì: 350; xã Bùi Khê: 120.

5- Tổng Ngọc Cục dân số: 2870 người gồm: Xã Ngọc Cục: 700; xã Hà Xá: 700; xã Kim Dương: 250; xã Lương Ngọc: 900; xã Thái Khương: 320

6 - Tổng Bình An dân số: 4230 người gồm: Xã Bình An: 300; xã Đinh Tổ: 1000; xã Chương Cầu: 180; xã Phú Khê: 800; xã Hoạch Trạch: 900; xã Mỹ Trạch: 250; xã Lôi Dương: 800

7 - Tổng Tuyển Cử dân số: 4850 người gồm: Xã Tuyển Cử: 200; xã Cao Xá: 650; xã Trạch Xá: 300; xã Mộ Trạch: 1600; xã Trâm Khê: 300; xã My Cầu: 400; xã Quang Tiền: 100; xã An Đông: 550; xã Nhữ Thị: 600; xã Bá Đông: 150.

8 - Tổng Hòa Loan dân số: 3110 người gồm: Xã Hòa Loan: 560; xã Đan Loan: 600; xã Dương Xá: 350; xã Bình Đê: 500; xã Bình Cách: 400; xã Bùi Xá: 700.

9 - Tổng Phúc Cầu dân số: 2130 người gồm: Xã Phúc Cầu: 150; xã Hạ Khuông: 650; xã Tuấn Kiệt: 350; xã Vũ Xá: 120; xã Lê Xá: 260; xã Phúc Xá: 400; xã Hồ Liễn: 200

10 - Tổng Thị Tranh dân số: 5480 người gồm: Xã My Thữ: 200; xã Bằng Trai: 200; xã Châu Khê: 230; xã Phục Lễ: 250; xã Thị Tranh: 230; xã My Khê: 220; xã Phụng Viện: 350; xã Tráng Liệt: 3000; xã Đông Xá: 800.

21

Page 22: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

PHẦN HAIGIÀNH CHÍNH QUYỀN,

THIẾT LẬP CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

* GIÀNH CHÍNH QUYỀN, THIẾT LẬP LIÊN XÃ:9 giờ sáng ngày 12 tháng 8 năm 1945: Đại diện của Mặt trận

Việt Minh huyện Bình Giang vào tước vũ khí của tri huyện Hà Trường Thịnh. Tri huyện đầu hàng, xin nộp vũ khí.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945: Giương cao lá cờ đỏ sao vàng, Mặt trận Việt Minh huyện Bình Giang lãnh đạo nhân dân các xã trong huyện kéo vào lỵ sở huyện giành chính quyền. Đồng chí Vũ Duy Tiêu, thay mặt Mặt trận Việt Minh huyện tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến, giải thích chính sách khoan hồng đối với tri huyện Hà Trường Thịnh cùng bọn nha lại và lính cơ, tịch thu triện dấu và sổ sách của huyện đường.

Ngày 20 tháng 8 năm 1945: mít tinh toàn huyện, lập Ủy ban cách mạng lâm thời. Đồng chí Vũ Dương Ái, tức Hoàng Tâm làm Chủ tịch, Vũ Đình Thê làm Phó chủ tịch.

Đội trừ gian của huyện do đồng chí Đỗ Mãi, người làng Ngọc Cục làm đội trưởng, đồng chí ? Hoách người làng Nhân Kiệt làm đội phó, cùng đội tự vệ Việt Minh các làng, đập tan có hiệu quả

22

Page 23: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hành động của các phần tử phản cách mạng, dẹp yên nạn trộm cướp, cờ bạc, nghiện hút, giữ vững trật tự an ninh, nhân dân vô cùng phấn khởi.

Ngày 22 tháng 8 năm 1945: lập xong hệ thống chính quyền cách mạng lâm thời cấp xã, xóa bỏ cấp tổng> Đầu năm 1946, thành lập các liên xã.

Ngày 06 tháng 01 năm 1946: Thực hiện phổ thông đầu phiếu toàn huyện, trai gái từ 18 tuổi trở lên đều được đi bỏ phiếu, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng chí Vũ Duy Hiệu, người làng Vĩnh Lại trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu.

Ngày 26 tháng 4 năm 1946: toàn cử tri đi bỏ phiếu bầu các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương và đại biểu Hội đồng nhân dân của liên xã, gọi tắt là xã.

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, nhà nước cách mạng không chủ trương bầu Hội đồng nhân dân huyện.

Ngày 05 tháng 7 năm 1946: đại biểu Hội đồng nhân dân các xã trong huyện đi bỏ phiếu bầu ủy ban hành chính. Từ sau ngày cách mạng thành công đến đây, chính quyền các cấp mời là lâm thời. Từng phiếu bầu ghi rõ chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thư ký. Kết quả đã trúng cử: Chủ tịch Hoàng Sĩ Thục, Phó chủ tịch Phạm Đình Thủy, Ủy viên thư ký Vũ Huy Phú.

Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959 mới nói đến các nam nữ cử tri trong huyện đi bầu Hội đồng nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân huyện cử ra Ủy ban nhân dân huyện. Từ đó mới có Hội đồng nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã như ngày nay.

Ban đầu huyện Bình Giang có 22 liên xã. Đó là: Hưng Thịnh, Phúc Cầu, Tráng Liệt, Thúc Kháng, Vĩnh Tuy, Hồng Mỹ, Vĩnh Thị, Vạn Thắng, Tam Quang, Tân Việt, An Mỹ, Long Xuyên, Hồng Khê, Cổ Bì, Thái Học, Nhân Quyền, Bình Xuyên, Thái Dương, Ngọc Hà, Tân Hồng, Bình Minh, Thái Hòa.

Qua những năm kháng chiến chống Pháp, những năm tiến hành cải cách ruộng đất, có 6 lần điều chỉnh địa giới của liên xã:

23

Page 24: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

1- Năm 1949, bàn giao xã Phúc Cầu cho huyện Cẩm Giàng vì xã Phúc Cầu cùng hoàn cảnh bị địch tạm chiếm như toàn huyện Cẩm Giàng, ba mặt giáp với các xã thuộc huyện Cẩm Giàng.

2 - Năm 1950, địch chiếm đường 20, để tiện chỉ đạo kháng chiến, giải thể xã An Mỹ, đưa làng Bình An xã An Mỹ về xã Tân Việt. Làng Bá Đông, làng Mỹ Tranh xã An Mỹ về xã Bình Minh.

3 - Năm 1951, địch đóng bốt Hà Chợ, thuộc làng Hoàng Sơn xã Ngọc Hà, để tiện việc lãnh đạo kháng chiến đã giải thể xã Ngọc Hà, đưa làng Ngọc Cục, làng Tào Khê, xã Ngọc Hà về xã Thúc Kháng; làng Hoàng Sơn, làng Hà Đông, làng Hà Tiên xã Ngọc Hà về xã Thái Dương.

4 - Trong kháng chiến, địch đào hầm lấy được con dấu của ủy ban xã Vạn Thắng, Ủy ban xã xin khắc dấu khác và đổi tên là xã Hùng Thắng để phòng địch lợi dụng.

5-Trong cải cách ruộng đất (năm 1955), hợp xã Hùng Thắng với xã Tam Quang lấy tên là xã Hùng Thắng. Cắt làng Hồ Liễn của xã Hùng Thắng đưa về xã Vĩnh Tuy .

Hợp xã Vĩnh Thị với xã Hồng My thành xã Vĩnh Hồng.6 - Năm 1958, tách phố Kẻ Sặt, làng Đồng Xá, ấp Thanh Hải

của xã Tráng Liệt ra khỏi xã Tráng Liệt, lập thị trấn Kẻ Sặt thành một đơn vị hành chính ngang với một xã.

Đến năm 2000, huyện Bình Giang có 17 xã và 1 thị trấn. Đó là: Hưng Thịnh, Tráng Liệt, Vĩnh Tuy, Thúc Kháng, Thái Dương, Vĩnh Hồng, Hùng Thắng, Long Xuyên, Tân Việt, Hồng Khê, Cổ Bì, Nhân Quyền, Bình Xuyên, Thái Học, Thái Hòa, Tân Hồng, Bình Minh, thị trấn Kẻ Sặt.

Xã và thị trấn, là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi xã, thị trấn có Đảng ủy xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, thị trấn và Ban mặt trận xã, thị trấn, ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng: Thanh niên, Phụ Nữ, Cựu chiên binh, Chữ thập đỏ, Người cao tuổi...

* Những địa danh và đặc điểm nổi bật của rừng làng, từng xã và thị trấn thời điểm năm 2000.

24

Page 25: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

1 - Thị trấn Kẻ SặtNăm 2000: Diện tích: 93,37 ha. Dân số: 4.166 người Năm 2015: Diện tích 62,73ha, dân số 5033 khẩu.Dân số các khu năm 2000: Từ xã Tráng Liệt tách ra năm 1958, thị trấn Kẻ Sặt có khu dân

cư:Khu 1 có: 1007 người, Khu II có: 724 người; Khu III có: 664người; Khu IV có: 966 người; Khu V - làng Đồng Xá có : 648 người;Khu VI - ấp Thanh Hải có: 157 người.Khu I, II, III, IV là 4 khu thuộc phố và chợ Kẻ Sặt, nơi buôn

bán sầm uất nhất huyện. Nhân dân là người địa phương và người các nơi khác đến buôn bán, kinh doanh. Có đường bộ, đường thủy đi Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Có ôtô hàng chạy suốt đến Sài Gòn và ngược lại.

Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, ở phố Sặt có một số cửa hàng bách hóa, thuốc bắc, cân thóc gạo của Hoa Kiều, nay không còn Hoa Kiều nào buôn bán ở đây.

Phố kéo dài từ Cầu Vồng làng Tráng Liệt đến đầu cầu Sặt. Mặt đường rải nhựa áp phan, hai bên có cống thoát nước. Hai bên phố có cửa hàng, xưởng thợ, bán đủ thứ, phục vụ cho yêu cầu của cả một vùng. Mặt hàng nổi bật là: máy và phụ tùng máy xay xát, đập tuốt lúa, máy bơm. Ban đêm đường phố có sáng ánh điện cao áp.

Chợ có quán xi măng và quán ngói, lối đi chạt cứng, trời mưa không lầy lội. Bánh đa đường Kẻ Sặt là đặc sản của địa phương.

Nhân dân chợ và phố Sặt có người theo đạo Gia tô, có người theo đạo Phật. Ở đây có nhà thờ "Ông thánh An Tông" làm năm 1920 và chùa "Kẻ Sặt tự" , trùng tu năm 1991, có nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa địa nhân dân bên Lương và bên Giáo, có tượng đài "Anh quân đội".

Đầu năm 1945, thanh niên tiến bộ khu phố, chợ Kẻ Sặt cùng trong làng Tráng Liệt, sớm xây dựng cơ sở Mặt trận Việt Minh, tích cực tham gia giành chính quyền huyện và làm mọi công tác

25

Page 26: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

sau khi giành được chính quyền. Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Bình Giang được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1945, tại gác xép nhà đồng chí Vinh ở phố Kẻ Sặt.

Bước vào toàn quốc kháng chiến, nhân dân khu chợ và phố thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Pháp và ngụy về đóng nhiều vị trí trong phố và chợ Sặt. Biến một vài quán mái xi măng của chợ Sặt thành nơi tra tấn, giam giữ những người mà chúng bắt được trong các trận càn. Lúc nhân dân hồi cư, chợ họp khá đông, địch kiểm soát nghiêm ngặt, mà công an, bộ đội, chính quyền vẫn có cơ sở hoạt động ở chợ, ở phố Sặt.

Năm 1997, lập lại huyện Bình Giang, các cơ quan của huyện Bình Giang về xây dựng cơ sở ở thị trấn Kẻ Sặt. Thị trấn Kẻ Sặt trở thành nơi trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Bình Giang.

Khu V, là làng Đồng Xá, làng công giáo toàn tòng, trên tả ngạn sông Sặt có nhà thờ thánh Phê rô. Nhân dân chuyên sống bằng nghề chài lưới trên sông, người ta còn gọi là làng Thủy Cơ. Tin tưởng vào cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo, nhất định thắng lợi, nhân dân Đồng Xá không nghe luận điệu phản tuyên truyền của bọn phản động, một số được kết nạp vào Đảng. Có những người quen sông nước đã giúp công an, bộ đội vào sát bốt đầu cầu Sặt, điều tra nắm vững tình hình, đánh nhiều trận thắng lợi.

Khu VI, là ấp Thanh Bình. Trước ruộng ấp Thanh Bình của Pháp Kiều Huých Ken (Huckel). Huých Ken bán cho Phán Chi, Phán Chi lại bán cho Pháp Kiều Bua sa (Bou - chat). Lý Kiệm người làng Tráng Liệt làm quản lý. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, chủ ấp bỏ đi đâu không rõ. Chính quyền cách mạng coi là ruộng vắng chủ chia cho nhân dân không có ruộng trong xã Tráng Liệt, phố Kẻ Sặt và các làng xung quanh cày cấy.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân thị trấn Kẻ Sặt.

433 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 846 người tham gia dân quân du kích; 400 người tham gia trực chiến; 44 người liệt sĩ; 21 người thương binh; 25 người dũng sĩ diệt Mỹ;

26

Page 27: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thị trấn được tặng thưởng 4 Huân chương các loại, 30 cờ thi đua, 50 bằng khen; 400 người được thưởng Huân, Huy chương các loại; 2 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Đào Thị Hiệp, Lê Thị Nhu.

2 - Xã Tráng LiệtNăm 2000: Diện tích: 206,33 ha. Dân số: 3.604 ngườiNăm 2015, diện tích 233,03ha, dân số 4566 người.Dân số các khu năm 2000.Chia làm 3 khu: Khu Thượng: 1320 người; Khu Trung: 1050

người; Khu Hạ: 1234 người.Thời Pháp thuộc xã Tráng Liệt còn gọi là Tráng Liệt Bình

thuộc tổng Thị Tranh, hay Tổng Tranh.Tục truyền, triều Trần (1225 - 1400) Chu Tam Xương lập ra

làng Châu Khê. Chu Tam Xương là Chu Liệt Trang sang ở khu đất làng Tráng Liệt hiện nay, nhiều người các nơi đến cùng sinh sống lập ra Tráng Liệt thôn, sau đổi thành Tráng Liệt xã có từ đấy. Làng Tráng Liệt còn có tên nôm là làng Sặt.

Đầu tiên làng Tráng Liệt cũng có đình chùa, khoảng cuối thế kỷ thứ XVI, đạo Gia tô truyền đến Tráng Liệt. Có người kể: cuối thế kỷ thứ XVI giáo hội phái Quản Thu, Quản Ngọc, từ xứ đạo Cao Từa tỉnh Hưng Yên đến Tráng Liệt khuyên dân đi theo đạo gia tô. Rồi có cha người ngoại quốc đến truyền giáo, lập nhà thờ, dần dần cả làng theo đạo, thành nơi công giáo toàn tòng, trên nền đình cũ nay là Hội trường xã, có 4 đền nhưng không còn di tích, nay chỉ chỉ có những tên xóm Chùa, chợ Đình. Cha đến truyền đạo là người Pháp, Y pha nho (Ytalia), Bồ Đào Nha.

Lịch sử còn ghi: Năm 1873, trước khi lên chiếm Hà Nội lần thứ nhất, tướng Pháp là đại úy Phờ-năng-xi Gác-ni-ê (Francis Garnier) đến Cửa Cấm, cửa bể Hải Phòng ngày 23 tháng 10 năm 1873; ngày 30 tháng 10 năm 1873 lên Sặt gặp giám mục Puy-gi-ni-ê (Puiginier) hỏi tình hình, thuê hoa tiêu; ngày 02 tháng 11 năm 1873 đến Hà Nội; ngày 05 cùng tháng đánh chiếm Hà Nội. Ngày 04 tháng 12 năm 1873, đánh chiếm tỉnh thành Hải Dương. Giữa truyền đạo và chiếm đất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sau này Pháp đóng đồn ở Kẻ Sặt, đến năm 1889 mới rút, nhường cho lính khố đỏ đến thay thế.

27

Page 28: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nhân dân theo đạo Gia tô, trước làm nhà thờ nhỏ từ năm 1673 sau đó chuyển thành khu nhà chung, chủng viện rồi xây dựng nhà thờ lớn, khu nhà chung, nhà mụ, chủng viện thành trung tâm của một xứ đạo. Năm 1922 sửa 3 tháp cao nhất vùng. Tháp cao nhất ở đầu nhà thờ, trên có gắn chữ la tinh Rex sun ego (Rếch san ê gô) nghĩa là Ta là vua và ghi niên hiệu năm 1922. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, cha ngoại quốc rút đi hết.

Dưới triều vua chúa thời Lê Trung Hưng và triều Nguyễn Gia Long, để ngăn chặn mối liên hệ mật thiết giữa truyền đạo và chiếm đất, có lệnh cấm truyền đạo Gia tô, trục xuất các linh mục nước ngoài, một số người Tráng Liệt quyết tâm theo đạo bị sát hại, được nhà thờ tôn là Thánh tử vì đạo.

Năm 1935, Pháp nắn con đường 38 đi ra ngoài phố Sặt, cắt qua Khu Thượng, đến chợ Đình thẳng ra Cống Tranh.

Nhân dân Tráng Liệt cần cù lao động, sùng đạo, chuyên trồng lúa, xu hào, cải bắp, bí xanh, có thời trồng thuốc lào. Thuốc lào Sặt không ngon bằng thuốc lào Tiên Lãng nên phải bỏ. Sặt giỏi nghề thủ công như nhuộm vải chàm, chế biến thuốc lào, thợ mộc, thợ rèn, nặn tượng, chế biến thực phẩm bằng thịt lợn, thịt trâu, thịt chó, làm bánh đa đường... Nhiều người sành buôn bán thóc gạo, tre gỗ, có mối quan hệ với nhân dân nhiều làng trong huyện về mua bán nông sản.

Nhân dân giàu lòng yêu nước, ngay từ đầu năm 1945, một số nam nữ thanh niên công giáo tiến bộ làng Tráng Liệt sớm vào Mặt trận Việt Minh, tham gia giành chính quyền huyện và xã lập chính quyền cách mạng huyện và xã. Nhiều người có tinh thần giác ngộ cao, được kết nạp vào Đảng như các đồng chí: Phạm Văn Bằng, Chu Văn Công, Phạm Văn Cường, Phạm Văn Lan, Phạm Văn Quảng... Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có nhiều người tham gia bộ đội, tham gia tuần lễ vàng, mua công phiếu kháng chiến, thực hiện tiêu thổ kháng chiến.

Chi bộ Đảng xã Tráng Liệt có từ năm 1947. Lúc đầu là chi bộ ghép với xã Minh Tân (tức Thúc Kháng) và xã Ngọc Hà. Sau mới tách ra thành chi bộ độc lập lãnh đạo phong trào trong xã.

Cuối tháng 7 năm 1945, tự vệ Tráng Liệt phối hợp với đội danh dự trừ gian của Huyện bộ Việt Minh Bình Giang, tước súng

28

Page 29: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

và trừng trị tên Việt gian Mai Quốc Phong ở đầu làng Tráng Liệt, trên đường ra Cống Tranh.

Đầu năm 1947, quân Pháp kéo vào chiếm đóng làng Tráng Liệt và phố Sặt, đóng nhiều vị trí ở trong làng ngoài phố, lập quận hành chính, khống chế vùng tây bắc huyện. Trong nhà thờ cha giao giảng thơ luân lưu của giám mục Đô - lây (*)

Đảng viên, cán bộ xã bền gan đấu tranh chống âm mưu địch có người đã công khai lánh ra ngoài, chỉ về hoạt động ban đêm. Người có điều kiện ở lại lập cơ sở bí mật, giúp cán bộ, bộ đội vào hoạt động bí mật, thu thập tình hình báo ra ngoài, lúc đen tối nhất cũng còn vài chục cơ sở, có lúc phát triển lên hàng trăm cơ sở, đấy là những gia đình tin tưởng vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi, hết sức giúp đỡ cán bộ, bộ đội khi vào công tác.

Tháng 02 năm 1947, Pháp tiến vào làng Tráng Liệt, đến Cầu Vồng gặp bộ đội và du kích Tráng Liệt. Ta nổ súng diệt 2 tên lính Pháp, thu 2 súng. Tháng 3 năm 1947, Pháp đánh vào nhà thờ, tiểu đội quyết tử đánh địch đến cùng. Đại bác địch bắn từ Bần Yên Nhân bắn về, làm gẫy gọng vó tháp giữa. Ngày 13 tháng 12 năm 1949, có anh Lộ người làng Tráng Liệt làm nội ứng, công an quận III vào tước vũ khí bốt đầu cầu Sặt, không nổ tiếng súng nào. Ngày 13 tháng 8 năm 1950, nhờ có nội ứng, ta vào tước vũ khí bốt cổng nhà Mụ. Nhiều lần nhờ có cơ sở bí mật giúp sức, ta vào vũ trang tuyên truyền, treo cờ đỏ sao vàng, phá phòng thông tin của địch.

Đến thời máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, Tiểu đội nữ dân quân của xã Tráng Liệt được trang bị 4 khẩu súng 12,7 ly, đi phục kích bắn máy bay ở nhiều nơi, 11 giờ trưa ngày 23 tháng 2 năm 1968, phục kích bảo vệ đập Bá Thủy, bắn cháy một báy bay F4H (con ma), đêm 31 tháng 3 năm 1968, phục kích bảo vệ nhà máy xay Ninh Giang, bắn cháy một máy bay A6A, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, tháng 12 năm 1972, nhân dân Tráng (*)Đô-lây là một Tổng giám mục gốc Mỹ, được Va-ti-căng thỏa thuận với nhà cầm quyền Pháp cử đến Hà Nội để tiến hành các hoạt động tôn giáo, cai quản các giám mục, linh mục người Pháp, người Việt Nam, lợi dụng tôn giáo đánh phá cách mạng Việt Nam, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản. Thực chất - Đô lây là trùm CIA ở Việt Nam lúc đó. Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không thừa nhận sự có mặt của Đô-lây tại Hà Nội, động viên nhân dân đấu tranh đòi Va-ti-căng rút Đô-lây khỏi Việt Nam.

29

Page 30: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Liệt cùng với dân quân xã Vĩnh Tuy bắt sống 1 giặc lái máy bay B52.

Cuối tháng 10 năm 1954, theo hiệp định Giơ-ne-vơ, trước khi rút khỏi Tráng Liệt, địch tung tin Đức bà Ma ria đã vào Nam, bịa đặt ra việc Cộng sản trả thù, cưỡng ép 5.083 giáo dân tập trung về Tráng Liệt, đưa xuống Hải Phòng, rồi vào Nam, lập một làng Sặt ở Hồ Nai, tỉnh Biên Hòa.

Theo "Hương khoa lục" của tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long, làng Tráng Liệt có Dương Xuân đỗ cử nhân khoa Nhâm Dần, niên hiệu Thiên Trị thứ 2, tức năm 1842 làm quan đến chức Huấn đạo.

Thời chống Pháp, chống Mỹ Tráng Liệt có linh mục Phạm Quang Phước, kính chúa yêu nước, tích cực hoạt động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng 3, được bầu vào Quốc hội.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân xã Tráng Liệt. 285 người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong 204 người tham gia dân quân du kích; 35 người tham gia trực chiến; 54 liệt sĩ; 33 thương binh; 54 là dũng sĩ diệt Mỹ; Toàn xã được thưởng 6 Huân chương các loại, 81 cờ thi đua, 120 bằng khen; 270 cá nhân được thưởng Huân chương các loại- Năm 2000 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

3 - Xã Hưng Thịnh Năm 2000: diện tích 196,13 ha, dân số: 2330 người Năm 2015: diện tích 196.99 ha, dân số 2631ngườiDân số các làng năm 2000:Gồm có: Làng Thượng Khuông: 592 người; Phố Gỏi: 544

người; Làng Ngọc Mai: 548 người; Làng Phương Độ: 646 người.Thời Pháp thuộc làng Thượng Khuông và phố Gỏi là xã

Thượng Khuông thuộc tổng Vĩnh Lại. Làng Ngọc Mai và làng Phương Độ là xã Hạ Khuông thuộc tổng Phúc Cầu.

Quốc lộ số 5, xuyên qua xã Hưng Thịnh, từ đông sang tây, một bên là làng Thượng Khuông và phố Quán Gỏi, một bên là làng

30

Page 31: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngọc Mai và Phương Độ. Đường 38 và đường 20 đi chung tuyến qua xã từ bắc xuống nam, cắt quốc lộ số 5 ở Quán Gỏi.

Sau khi chiếm thị xã Hải Dương, quân Pháp đến Quán Gỏi đóng bốt ở Mã La bên cầu Dát làng Phương Độ vào chiếm cầu Sặt, phố Sặt và làng Sặt. Xã Hưng Thịnh sớm bị quân Pháp kiểm soát, phải sơ tán triệt để làm vườn không nhà trống. Nam nữ khỏe mạnh vẫn tranh thủ về sản xuất trong làng và cánh đồng xa quốc lộ số 5.

Làng Thượng Khuông: còn gọi là làng Thượng. Nhân dân chuyên làm ruộng, làm thợ mộc, buôn bán ở phố Gỏi. Đình, chùa bị phá hoại nay đã phục hồi một phần. Thần phả, sắc phong của Thành hoàng không còn. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, cũng như truyền miệng Thượng Khuông thờ 5 nhân thần: Uyên Phổ, Tôn Càn Duệ Trì, Đại Càn Hồng Hựu, Đại Càn Anh Linh Hùng Đoán, Bát Bộ Hiển Vinh. Trong đình còn truyền trước đây có bức đại tự "Ngũ nhạc giáng thần-五嶽降神" nghĩa là Thần 5 quả núi xuống làm Thần của làng, có người nói đây là 5 vị tướng của vua Hùng.

Đình nay liền với chùa, ngoài thờ 5 vị thần xưa còn thờ Phật, thờ Hồ Chủ tịch bằng tượng chân dung bán thân và một câu đối: "Sinh vi lương tướng tử vi thần, công tại triều đình danh tại sử"

Thời Pháp thuộc có Hoàng Thị Đào, con Hoàng Cao Khải về tậu 43 mẫu ruộng ở đây định lập ấp.

Quán Gỏi: Còn gọi là phố Gỏi kéo dài hai bên đường 5 và đường 38, khách đi ô tô từ Hà Nội, Hải Phòng hay khách đợi xe đi Hà Nội, Hải Phòng thường trú ở đây, khách đông cả ngày. Người ra mở cửa hàng buôn bán phần lớn là người làng Thượng Khuông, Ngọc Mai, Phương Độ và người xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Người ta gọi là phố Gỏi vì trước ở đây có cửa hàng bán gỏi cá được khen là ngon, nay không thấy bán món ăn ấy nữa. Do buôn bán tấp nập suốt ngày, tương lai phố Gỏi trở thành một thị tứ của xã.

Làng Ngọc Mai: nôm gọi là làng Mố, trước kia là một thôn của xã Hạ Khuông, thuộc tổng Phúc Cầu. Nhân dân chuyên làm ruộng và làm thợ mộc đóng dụng cụ gia đình như: ghế, sa lông, tủ, giường.

31

Page 32: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng đã phục hồi một đình, theo thư mục Thần tích, Thần sắc năm 1938, đình Ngọc Mai thờ 2 nhân thần là: Khoái Trù và Phạm Đình Trọng và 3 thủy thần là Hoàng Cả, Hoàng Hai, Hoàng Ba. Nay nói là thờ Đông Hải đại vương Đoàn Thượng.

Chùa còn một phần, tên là Sùng Ngọc Tự” 崇玉寺", có gian thờ Phật, có gian thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, gian thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Chùa có cây tháp cao bằng nhà 3 tầng, thân hình bát giác rất đẹp.

Theo truyền ngôn, năm 1938, sư Thông chủ trì chùa Ngọc Mai là nhà sư có tư tưởng tiến bộ. Hội chấn hưng Phật giáo thường về họp ở đây, có ông Lê Thanh Nghị và Hoàng Quốc Việt về dự, ngoài việc nói về Đạo Phật, Hội nghị bàn cả việc cứu tế đồng bào Bắc Ninh bị lụt và việc truyền bá chữ quốc ngữ để mở mang dân trí. Nhà mà Hội Phật giáo họp nay không còn. Sư Thông đi theo cách mạng, nay là cán bộ nghỉ hưu ở quê nhà, thuộc huyện Mỹ Hào.

Năm 1954, trước đại thắng Điện Biên Phủ, cán bộ xã Hưng Thịnh làm công tác ngụy vận, vận động Tư Nhuận, người làng Ngọc Mai, trong đội ngụy binh bảo vệ đường 5 về hàng. Tư Nhuận thuyết phục được tên chỉ huy trung đội, đem toàn bộ vũ khí và 1 xe ô tô về hàng. Trung đội gặp đại diện ủy ban kháng chiến xã Hưng Thịnh tại nhà ông Chưng làng Hồ Liễn, xã Vĩnh Tuy, để nộp súng. Còn ô tô, không có nơi thu nhận, đùn xuống sông cầu Giát, sau địch lấy đi.

Năm 1972, tỉnh xây ở cánh đồng làng Ngọc Mai một nhà máy chế biến thức ăn gia súc, trang bị máy của nước Ru-ma-ni. Năm 1998, tỉnh đã nhường cho người Mỹ trang bị lại và đưa vào sản xuất.

Làng Phương Độ: nôm gọi là làng Đò, hồi Pháp thuộc là một thôn của xã Hạ Khuông. Làng chia ra 2 thôn: thôn Khánh Dư và thôn Đò. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình Khánh Dư thờ thủy thần Lê Triêu Lương. Đình Đò thờ nhân thần là Cao Sơn. Thần phả và đình không còn, trên khu đất giáp bờ sông, còn bia ghi đình làm năm Vĩnh Thịnh thứ 13, tức năm 1718, triều vua

32

Page 33: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lê Dụ Tôn và chúa Trịnh Cương. Theo truyền thuyết Cao Sơn đại vương là tướng của vua Hùng.

Chùa làng tên là Cảm Ân Tự "感恩寺", còn đủ tượng và các đồ thờ cúng. Lại còn một quả chuông đúc năm Bảo Đại thứ 13 tức năm 1938.

Nhân dân Phương Độ chuyên làm ruộng, nghề mộc của làng đã có từ lâu đời, trước thời Pháp thuộc. Nhiều người đã đi làm ở khắp nơi, sau đó phát triển sang thôn Ngọc Mai và Thượng Khuông.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Hưng Thịnh: 316 người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong; 85 người tham gia quân dân du kích; 36 người trực chiến; 25 liệt sĩ; 14 thương binh; 14 dũng sĩ diệt Mỹ; 187 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại.

4 - Xã Vĩnh TuyNăm 2000: diện tích: 439,85 ha. Dân số: 3569 người Năm 2015, diện tích 446,15 ha, dân số 3.912 người.Dân số các làng năm 2000:Gồm có: làng Hồ Liễn: 859 người; làng Vĩnh Lại: 1299

người;Làng Mòi: 670 người; làng Lại: 741 người.Trước xã Vĩnh Tuy chỉ có 3 làng: Vĩnh Lại, Mòi, Lai. Năm

1956 nhận thêm làng Hồ Liễn của xã Vạn Thắng chuyển sang.Thời Pháp thuộc làng Mòi, làng Lại là hai thôn của xã Tuy

Lai. Làng Vĩnh Lại, làng Mòi, làng Lại thuộc tổng Vĩnh Lại, làng Hồ Liễn thuộc tổng Phúc Cầu.

Theo Dư địa chí Hải Dương viết vào năm 1893, Văn miếu tỉnh Hải Dương nằm ở đất làng Vĩnh Lại, có hai gian chính tẩm, 5 gian bái đường. Thời Quang Trung, Nguyễn Huệ (1788 - 1792) mới dời về Mao Điền huyện Cẩm Giàng. Hiện ở khu đồng giữa làng Sãi và làng Lại, bên ngoài đê, còn khu đất nền Văn miếu. Tại đây có vường bạchđàn rất cao, chim chèo bẻo thượng tập trùng từng đàn.

33

Page 34: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Từ làng Hồ Liễn ra có đò Mao, đưa khách qua sông sang làng Mao Điền huyện Cẩm Giàng. Chỗ bến đò Mao vào cuối thế kỷ thứ XVII có cầu đá qua sông. Cầu nay không còn, chỉ còn một bia đá trên bờ sông phía làng Hồ Liễn. Bia đề "Vân Tân Kiều" nghĩa là cầu cho khách đi qua sông Vân. Sông đò Mao lúc ấy gọi là Vân Dậu giang(雲竇江) hay sông Vân Dậu, sông Vân. Bia dựng năm Chính Hòa thứ 20, tức năm 1699.

Tháng 7 năm 1945, Việt Minh vào tước súng của chánh đạo người làng Vĩnh Lại. Cùng thời gian ấy đội danh dự trừ gian của huyện bộ Việt Minh, trên quãng đê từ làng Vĩnh Lại sang làng Lai đã trừng trị hai tên Việt gian thân Nhật là Cả Ấp và Ba Túc.

Trong kháng chiến chống Mỹ, quân dân xã Vĩnh Tuy đã bắt sống một giặc lái Mỹ từ trên chiếc máy bay bị súng phòng không của ta bắn hạ.

Năm 1998, xã Vĩnh Tuy đã xây dựng trạm lọc nước, lấy nước sông Sặt lên lắng lọc, cung cấp nước sạch cho nhân dân. Mới có ống dẫn đưa nước đến làng Lại và làng Mòi. Đây là xã có trạm lọc nước đầu tiên của huyện.

Làng Vĩnh Lại: Còn có tên là làng Sãi, thời đầu triều Nguyễn Gia Long có tên là Hoa Lại. Nhân dân chuyên làm ruộng, cấy lúa, trồng bí xanh, cà chua, khoai sọ, đánh cá sông, có nghề phụ thợ mộc, thợ xây.

Đình chùa, văn chỉ, bước vào kháng chiến chống Pháp bị địch đốt phá, nay còn nhiều bia trên nền cũ. Một phần đình chùa được xây dựng lại để nhân dân lễ bái.

Đình theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, thờ một thiên thần là Chấn Quốc, nhưng nay trước bàn thờ lại có đôi câu

đối: "Nộ Trần dục đảo tam giang thủyPhù Lý, không dư bách chiến niên"

nNghĩa là: Ghét nhà Trần muốn làm đảo lộn nước ba sông, Phù nhà Lý hàng trăm năm chiến trận, ghét nhà Trần muốn làm đảo lộn nước ba sông, giống như câu đối của đền thờ Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, Thành hoàng làng Hoạch Trạch. Có thể đình thờ cả Trấn Quốc và Đông Hải đại vương.

34

Page 35: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Trên nền đình cũ liền với đình mới dựng là chùa làng tên là Sùng Phúc tự " 崇福寺". Bia chùa Sùng Phúc vẫn còn, ghi dựng năm Dương Hòa thứ 7, tức năm 1639. Bia ghi công Tăng Thị Ngọc Nguyệt vợ chúa Trịnh Tráng xuất tiền xây chùa làm phúc. Bia đã dịch ra chữ quốc ngữ.

Đầu tháng 7 năm 1954, Đại đội 75 cùng một trung đội của đại đội Lê Lợi huyện, phối hợp với dân quân du kích xã Vĩnh Tuy đột kích một đại đội ngụy vừa rút từ Bùi Chu về đóng trong làng Sãi. Ta tiêu diệt gần hết, tịch thu toàn bộ vũ khí.

Dưới triều Nguyễn, theo "Hương khoa lục" của Cao Xuân Dục làng Sãi có Vũ Huy Tấn đỗ Cử nhân khoa Bính Tuất tức năm 1883 làm quan chức giáo thụ.

Còn truyền lại câu chuyện rằng Tán Khoát, một tướng của nghĩa quân Bãi Sậy, năm 1883, đem súng về hàng Pháp. Pháp cho làm tri huyện Vĩnh Bảo, rồi thăng tri phủ Bình Giang. Đến Bình Giang ít lâu Tán Khoát hẹn đến thăm nhà cụ Vũ Huy Tấn. Khi Tán Khoát đến, cụ Tấn ra tận cổng đón vào nhà. Vào nhà, giường, phản đều không có chiếu. Cụ Tấn nói với Tán Khoát: "Thưa quan phủ, đêm qua mưa, nhà dột, chiếu ướt hết, phải đem giặt phơi đầy sân kia, mời quan phủ ngồi uống nước trên phản vậy, quan thứ lỗi cho". Sau tuần nước và vài câu thăm hỏi, phủ Khoát xin cáo lui. Khoát biết cụ Tấn phê phán mình là người ít học, lại nộp súng, hàng giặc để cầu danh, trong lòng lấy làm hổ thẹn.

Làng Sãi: Có một gia đình được Nhà nước cấp bằng "Gia đình có công với nước" đó là gia đình ông Vũ Duy Trinh tức Phác và bà Phạm Thị Liên sinh 6 trai, 1 gái.

Con cả là Vũ Duy Cương giáo học, mất trước cách mạng Tháng 8 năm 1945,

Thứ hai là Vũ Duy Hiệu tham gia cách mạng từ năm 1930, làm Chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Hải Dương, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, trước khi nghỉ hưu là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phó Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam.

Thứ ba là Vũ Duy Kiểm tức Hiền, làm phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Thái.

35

Page 36: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thứ tư là Vũ Duy Lựu tức Giang, đại tá quân đội, Cục trưởng Cục thanh tra Bộ Quốc phòng.

Thứ năm là Vũ Thị Diệu, là cán bộ phụ nữ, trước khi nghỉ hưu là quyền Tổng Giám đốc Công ty vải sợi.

Thứ sáu là Vũ Duy Chương tức Vũ Oanh tham gia ủy viên Trung ương Đảng nhiều khóa, trước khi nghỉ hưu là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Thứ bảy Vũ Duy Quát, tức Thu, Bí thư Huyện ủy Bình Giang đầu tiên trước khi nghỉ hưu giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao.

Cả huyện ai cũng khen đức độ và tinh thần cách mạng của gia đình cụ Vũ Duy Trinh và Phạm Thị Liên. Cụ Vũ Trinh mất trước cách mạng Tháng 8 năm 1945.

Làng Lại tức thôn Đoài của xã Tuy Lai cũ, nhân dân chuyên làm nông nghiệp.

Đình, miếu bị phá hoại đã phục hồi một phần. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, thì hai làng Lại và Mòi xã Tuy Lai đều thờ hai nhân thần Vũ Loan và Vũ Mật và hai thiên thần Minh Hựu và Hoàng Hựu. Vũ Loan và Vũ Mật là hai anh em ruột người xã Tuy Lai (không ghi thôn nào) cùng trúng Tiến sĩ khoa Đinh Mùi tức năm 1487, triều vua Lê Thánh Tôn, Vũ Loan làm tới chức Đông các đại học sĩ, Vũ Mật làm đến Tả thị lang.

Chùa tên là: Sùng Khánh Tự "崇慶寺".Sau khi chiếm đóng Tráng Liệt địch thành lập quân hành

chính, đầu năm 1947 quân địch ập đến làng Lạ,i tập trung dân ép lập tề, sát hại một trận hơn hai chục người, phần lớn là cụ già và phụ nữ.

Làng Mòi tức thôn Đông của xã Tuy Lai cũ, nhân dân làm ruộng và có nghề phụ làm bánh cuốn bằng bột gạo.

Đình, chùa bị phá trong kháng chiến nay đã phục hồi một phần, thờ Vũ Loan và Vũ Mật và hai thiên thần là Minh Hựu, Hoàng Hựu như làng Lại. Không còn thần phả chỉ còn một số sắc phong.

Chùa làng Mòi tên là Đông Thôn Tự " 東 村 寺 ", chùa thôn Đông.

36

Page 37: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hương khoa lục của Cao Xuân Dục, viết dưới triều Nguyễn, xã Tuy Lai không nói rõ thôn nào có 3 người đỗ cử nhân:

1- Vũ Duy Đản - Cử nhân khoa Bính Tý niên hiệu Tự Đức thứ 29, tức năm 1816 làm đến chức Giáo thụ.

2- Bùi Xuân Phát - Cử nhân khoa Bính Tý cùng khoa với Vũ Duy Đản.

3- Vũ Chu Đỗ - Cử nhân khoa Kỷ Mão liên hiệu Tự Đức thứ 32 tức năm 1879.

Làng Hồ Liễn, trước có 3 thôn là Yên Đậu, Hồ Liễn, Chiêu Đậu, nay chỉ còn có một thôn Hồ, nhân dân chuyên làm nông nghiệp. Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1951 địch về đóng bốt ở làng khống chế cả vùng phía bắc huyện. Đêm mồng 4 tháng 9 năm 1953 đại đội Bảo Lộc cùng đại đội Lê Lợi của huyện, du kích xã Hùng Thắng, tiêu diệt hoàn toàn bốt, thu nhiều vũ khí, hôm sau địch cho máy bay oanh tạc làng và các làng xung quanh như: Lý Đỏ, Nhân Kiệt.

Khi địch đến đóng bốt, làng có Vệ Hoàn trước đi lính cho Pháp, tích cực làm tay sai cho Pháp, ức hiếp nhân dân. Hoàn bị đội trừ gian trừng trị đích đáng đêm ngày 01 tháng 2 năm 1952.

Đình, chùa làng Hồ bị địch phá khi đến đóng bốt nay đã phục hồi chùa ở bến đò Mao, đình chỉ còn phần hậu cung thờ hai vị Thành hoàng. Còn giữ được thần phả đã dịch ra chữ quốc ngữ, tóm tắt như sau: Vị Thành hoàng thứ nhất là người làng, con ông Phạm Hoàng và bà Trương Thị Bạch tên hiệu là Huyền Thông Thái Úy. Phạm Nhật Công là tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp 12 sứ quân thống nhất đất nước.

Vị thần thứ hai là công chúa con vua Lý Cao Tôn, về chùa Hồ cắt tóc đi tu, sau tịch ở chùa Đức Minh huyện Gia Lộc.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An, ngoài Vũ Loan, Vũ Mật nói trên còn Bùi Hoàn Khánh đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất, tức năm 1490 chỉ ghi quê quán xã Tuy Lai mà không nói thôn nào.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Vĩnh Tuy: 371 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 242 tham gia dân quân du kích; 37 người tham gia trực chiến; 82 liệt sĩ; 35 thương

37

Page 38: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

binh; 19 dũng sĩ diệt Mỹ; cả xã được thưởng 10 Huân chương, 16 cờ thi đua, 30 bằng khen; 240 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại. Một gia đình được tặng bằng có công với nước.

5- Xã Hùng Thắng Năm 2000: diện tích 707,60 ha. Dân số 4910 người Năm 2015, diện tích 679,16 ha, dân số 5150 khẩu.Dân số các làng năm 2000:Làng Nhân Kiệt: 1863 người; làng Tuấn Kiệt: 937 người; làng

Hòa Chế: 1247 người; làng Phúc Lão: 424 người; làng Thuần Lương: 439 người.

Xã Hùng Thắng là xã Vạn Th'ắng trước kia rồi đồi thành Hùng Thắng hợp với xã Tam Quang trong cải cách ruộng đất và lấy tên là Hùng Thắng. Trong một trận càn thời chống Pháp, địch đào hầm lấy được con dấu khắc tên xã Vạn Thắng nên xã khắc dấu khác đổi tên là xã Hùng Thắng đề phòng địch dùng con dấu để lừa dối. Xã Vạn Thắng có các làng: Tuấn Kiệt, Nhân Kiệt và Hồ Liễn. Xã Tam Quang có các làng: Quang Lễ, Pháp Chế, Phúc Lão, Thuần Lương. Làng Quang Lễ, Pháp Chế ở liền nhau gọi tên chung là làng Hòa Ché. Thời Pháp thuộc làng Tuấn Kiệt thuộc tổng Phúc Cầu, làng Nhân Kiệt, Quang Lễ, Pháp Chế, Thuần Lương, Phúc Lão thuộc tổng Bằng Giã.

Nhân dân chuyên làm nông nghiệp. Làng Nhân Kiệt trước có nhiều người biết nghề sơn đồ gỗ, nay không còn ai làm. Làng Thuần Lương có di tích của lò nung sành sứ. Làng Phúc Lão có vườn ổi ngon. Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các làng có ruộng triều ven sông cấy lúa bấp bênh, chuyển sang đào ao nuôi cá, vượt thành vườn trồng cây ăn quả. Làng Tuấn Kiệt có bến đò ngang sang làng Phúc Cầu.

Trong kháng chiến chống Pháp, các làng Nhân Kiệt, Quang Lễ, Pháp Chế kiến thiết thành làng kháng chiến liên hoàn đọ với địch hai trận lớn ngày 17 tháng 3 năm 1949 và ngày 18 tháng 3 năm 1954, được khu và tỉnh biểu dương, khen thưởng.

Ven sông Sặt, làng Tuấn Kiệt có lão du kích Đỗ Như Thìn hoạt động gan dạ được Hồ Chủ tịch gửi thư khen.

38

Page 39: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Nhân Kiệt còn gọi là làng Kiệt, xa xưa làng Nhân Kiệt và làng Tuấn Kiệt là một xã gọi là làng xã Thanh Trung. Làng Nhân Kiệt có xóm trong đê và xóm ngoài đê, cách làng Pháp Chế, Quang Lễ một con ngòi. Nhân dân chuyên làm ruộng, trước đây có một số người làm nghề sơn gỗ, nay không còn. Nhiều người làng Nhân Kiệt lên làm ăn sinh sống ở Na Sầm, tỉnh Lạng Sơn.

Đình, chùa bị phá hoàn toàn trong kháng chiến, nay đã phục hồi một phần. Đình thờ Đinh Điền, tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp 12 sứ quân, từ năm 966 đến năm 968 thống nhất đất nước. Là một công thần nhà Đinh, sau vì chống lại việc đưa Lê Hoàn lên làm vua, người cầm quân chống quân Tống xâm lược mà bị Lê Hoàn đánh đuổi. Đình đã được nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Giữa làng có một chợ nhỏ gọi là chợ Kiệt.

Làng Kiệt là quê của các đồng chí: Nguyễn Ngọc Sơn hoạt động từ xã, huyện, tỉnh, trước khi mất là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam tại Cuba; đồng chí Lê Bình cũng hoạt động từ xã, một thời gian chịu trách nhiệm chung của phong trào toàn huyện, sau là Tỉnh ủy viên Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Trưởng ty thông tin tuyên truyền.

Làng Tuấn Kiệt: Còn gọi là làng Tuấn, có hai xóm cách biệt bởi con đê, gọi là xóm trong đê và xóm ngoài đê, hay gọi là Tuấn Nam, Tuấn Bắc. Lưu truyền xa xưa, khoảng thế kỷ thứ X, làng Tuấn và làng Kiệt là một làng gọi là làng Thanh Trung.

Trong kháng chiến chống Pháp làng có lão du kích Đỗ Như Thìn giỏi bơi lặn, tài đánh cá sông, biết thuật bắt rắn và chữa người bị rắn độc cắn, kiên quyết bám đất, bám dân, có mưu lừa giặc giúp cán bộ, bộ đội qua sông đánh giặc, bị giặc bắt. Vì già ốm mà giặc tha, gia đình lo thuốc men, sức khỏe hồi phục lại tự nguyện lặn xuống sông Ghẽ mò đạn cho bộ đội. Thật xứng đáng với thư khen và phần thưởng của Hồ Chủ tịch gửi tặng Lão đương ích tráng (). Ông Thìn mất ngày 20 tháng 8 năm 1958.

Trong kháng chiến, đình chùa làng Tuấn đều bị tiêu hủy. Đình thờ tướng Đinh Điền như ở làng Kiệt. Xem thư mục thần tích, thần sắc năm 1938 thì làng Tuấn thờ 2 nhân thần là Đinh Điền và Đặng

39

Page 40: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thị Chân, làng Nhân Kiệt thờ Đinh Điền và Trần Lương. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ nói đình làng Tuấn thờ phò mã và công chúa nhà Lý, sự kiện này cần nghiên cứu lại.

Làng Hòa Ché: Là hai làng Quang Lễ và Pháp Chế ở liền nhau, trong kháng chiến chống Pháp 2 làng này đã cùng làng Nhân Kiệt kiến thiết thành làng kháng chiến liên hoàn. Làng Quang Lễ hay nôm gọi là làng Ché, làng Pháp Chế còn gọi là làng Hòa.

Làng Phúc Lão: Còn gọi là làng Láo, có vườn trồng toàn ổi trên bờ sông.

Ba làng Quang Lễ, Pháp Chế và Phúc Lão có đình, chùa riêng, ba đình thờ chung một Thành hoàng. Thần phả còn và đã dịch ra chữ quốc ngữ, tóm tắt như sau: Thời Hùng Vương thứ 18 ở Châu Bố Chính có Nghiêm Trung Công và Đinh Thị Hoan sinh ra Nghiêm Lang Công, Nghiêm Lang Công đến học ở Trang Pháp Chế, đẹp duyên cùng Vũ Tần Nương, con thầy học của mình là Vũ Thành Công và Nguyễn Thị Yến, người làng Pháp Chế. Nước Văn Lang của vua Hùng bị vua Thục xâm lược, Nghiêm Lang Công cùng vợ là Vũ Tần Nương, tài đức hơn người, tình nguyện đi giúp vua Hùng chống quân Thục, trận đầu đại thắng, hai người trở về và hóa ở làng Pháp Chế. Nhà vua phong Nghiêm Lang Công và Vũ Tần Nương làm Thành hoàng 3 làng: Quang Lễ, Pháp Chế và Phúc Lão.

Làng Thuần Lương: Còn gọi là làng Ngói, xa xưa do 3 xóm Cao Lương, Sơn Lương, Bá Lương hợp lại, nay lại mở thêm xóm trại. Đình, chùa làng bị phá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nay đã khôi phục lại. Đình làng theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, thờ Thành hoàng tên là: Quảng Lợi đại vương Bạch Mã, chùa tên là: Lương Phúc Tự(良福寺).

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An, làng Tuấn Kiệt xã Hùng Thắng có Phạm Đình Chung 36 tuổi, trúng Đồng Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Bảo Thái thứ 5, tức năm 1724, làm quan đến chức Công bộ hữu thị lang, triều vua Lê Dụ Tôn, chúa Trịnh Cương.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Hùng Thắng. 692 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong;

40

Page 41: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

904 người tham gia dân quân du kích; 120 người trực chiến; 135 người liệt sĩ; 51 thương binh; Toàn xã được tặng thưởng 4 Huân chương các loại, 6 cờ thi

đua, 2 bằng khen; có 8 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Phạm Thị Tín, Vũ Thị Son, Đỗ Thị Bẹt, Triệu Thị Toan, Phạm Thị Giã, Vũ Thị Mích, Phường Thị Nhủ , Lê Thị Giá .

6 - Xã Long Xuyên Diện tích: 536,21 ha. Dân số: 5946 người Năm 2015, 522,27 ha, dân số 6.054 người.Năm 2000, dân số các làng:Làng Cậy, Trại Cậy: 4203 người; Bá Thủy: 832 người;Làng Hợp Lễ: 397 người; Làng Bát Đoạt: 514 người. Lúc đầu tên là xã Tứ Xuyên sau đổi là Long Xuyên, gồm có 5

làng: Hương Gián, Kệ Gián, Hợp Lễ, Bát Đoạt, Bá Thủy. Hương Gián, Kệ Gián còn gọi là Thanh Gián, Nam Gián, hai làng này ở liền nhau nên gọi chung tên nôm là làng Cậy. Làng Cậy có 6 xóm, trong đó có xóm trại mới mở thêm từ năm 1969, ở phía nam.

Thời Pháp thuộc làng Kệ Gián thuộc tổng Bằng Giã, làng Hương Gián, Bát Đoạt, Hợp Lễ thuộc tổng Lý Đỏ. Làng Bá Thủy thuộc tổng Phương Duy, huyện Gia Lộc được chuyển sang huyện Bình Giang từ năm 1948.

Đường 194 đi xuyên qua làng Cậy, vượt cầu Cậy ra gặp đường quốc lộ số 5. Trước năm 1989, đến làng Cậy từ đường 5 phải đi đò. Cầu Cậy là cầu lớn xi măng, cốt thép, hoàn thành năm 1989. Từ Cậy đi về phía đông có con đường mặt dải đất đỏ, qua đập Bá Thủy sang huyện Gia Lộc gặp tỉnh lộ số 17. Đập Bá Thủy hoàn thành năm 1962. Phía đông làng Cậy có cống Cậy hoàn thành năm 1962, trên cơ sở mở rộng và nâng cao cống cũ. Cống Cậy lấy nước vào đồng, có con sông nhỏ dọc đường 194, thông với sông Cửu An qua cống Hà Thượng xã Thái Dương.

Bến sông Cậy ở đầu cầu Cậy. Chợ Cậy ở phía nam làng, bên đường 194. Phố Cậy dọc đường 194 kéo dài từ chợ Cậy qua làng

41

Page 42: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Cậy đến đầu cầu Cậy. Phố Cậy, chợ Cậy là nơi buôn bán sầm uất của huyện Bình Giang chỉ sau phố Kẻ Sặt. Có dự kiến khu dân cư buôn bán này có thể thành một thị tứ thuộc xã trong kế hoạch từ năm 2001 đến 2005. Hiện nay làng Cậy có đội xe vận tải lớn nhất huyện...

Làng Cậy có nghề truyền thống là nung đồ sành sứ, không biết có từ bao giờ. Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã khai quật thăm dò thấy ở làng Hợp Lễ, Bát Đoạt, Thuần Lương thuộc xã Hùng Thắng liền kề, đều có di tích lò nung sứ, nhiều mảnh sứ vỡ. Vậy từ xa xưa, một dải ven sông Sặt, các làng Thuần Lương, Bát Đoạt, Hợp Lễ cũng có nghề nung sành sứ như làng Cậy hiện nay. Có người kể: Triều Trần, quân Nguyên xâm lược, đến làng Hợp Lễ, Bát Đoạt bị dân làng chống lại. Vào được làng, chúng lùa dân vào các lò nung sứ mà đốt. Từ bấy giờ dân làng này không làm nghề nung sứ nữa.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã Long Xuyên có Đề Lãng, Tuần Xanh, Tuần Hựu, Đốc Hai, tập hợp nghĩa quân hưởng ứng phong trào yêu nước Bãi Sậy.

Làng Cậy là do 2 làng Hương Gián, Kệ Gián, còn gọi là Thanh Gián, Nam Gián hợp lại, lấy tên chung là làng Cậy. Làng có nghề truyền thống làm và nung đồ sành sứ. Vì khói lò sành sứ mà xung quanh làng không có lũy tre. Trong làng nhà nọ cách nhà kia không có bờ dậu, cây xanh như các làng khắc, toàn là tường gạch hoặc tường đất có lẫn mảnh sành sứ vỡ.

Dựa vào nhà cửa có tường gạch liền nhau, hai bên đường đi là tường gạch, nền nhà, nền sân có nhiều mảnh sành vỡ vững chắc, dân quân du kích làng Cậy, trong kháng chiến chống Pháp xây dựng làng chiến đấu, ngày 4 tháng 4 năm 1954, đã cùng bộ đội giao chiến trong làng với địch suốt ngày, địch bị thiệt hại nặng, phải rút lui. Đồng chí Bảy, tức Hàn dự trận này được bầu là Chiến sĩ thi đua Khu Tả Ngạn và được Hội đồng Chính phủ tặng Huân chương chiến công hạng 3. Tỉnh đội Hải Dương tặng bằng khen cho lực lượng dân quân du kích xã Long Xuyên đã có công với Tổ quốc.

42

Page 43: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Trong những năm kháng chiến, các lò sứ ngừng hoạt động. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, các lò lại được khôi phục, thành lập hợp tác xã thủ công trong hợp tác xã nông nghiệp, ký hợp đồng bán sản phẩm, mua nguyên liệu củi, đất cao lanh với Công ty mậu dịch quốc doanh. Từ khi đổi mới quản lý kinh tế, lập các lò sứ gia đình và lò hợp tác. Công nhân làm sành sứ Cậy luôn lo cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm để đứng vững được trên thị trường. Có những công nhân có tay nghề cao, người ta gọi là Nghệ nhân, như ông Vũ Thế Cửu được Nhà nước và UNESCO công nhận bàn tay vàng, các thợ thủ công có tay nghề cao như: Vũ Xuân Năm, Ngô Bá Loan, Vũ Bá Ngọ, đã làm gạch kiểu triều Trần, ngói mũi hài triều Lê, ngói cổ móng rồng mầu lưu ly xứ Huế để tu sửa di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, tu sửa di tích Cố đô Huế, đắp và nung phù điêu, xây dựng tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Yên Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Người ta cho rằng đây là phù điêu to nhất trong cả nước.

Đình, chùa làng Cậy bị tiêu hủy trong kháng chiến, đã phục hồi một phần, đình thờ Thành hoàng là Bảo Phúc Đại vương, một tướng của vua Hùng thứ 18, đánh quân Thục xâm lược. Làng còn giữ được thần phả và sắc phong của thần. Đình Cậy đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Làng Hợp Lễ: Còn gọi là làng Đáy. Đình làng theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938 thờ 2 nhân thần: Vũ Công và Lê Thị công chúa, chùa là: Hợp Lễ Tự.

Làng Bát Đoạt: Còn gọi là làng Quát. Đình theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, thờ 5 nhân thần là Uy Hiển, Chiêu Công, Tứ Hòa, Huệ Loan, Vương Công, Huy Công.

Theo kiểm kê di tích lịch sử năm 1999, nhân dân hai làng Hợp Lệ, Bát Đoạt thờ chung một Thành hoàng là Hùng Vượng, tướng của vua Hùng Vương thứ 18.

Làng Bá Thủy. Đập ngăn nước của công trình thủy nông Bắc- Hưng - Hải xây trên đất làng Bá Thủy, hoàn thành năm 1962, lấy tên là đập Bá Thủy.

Đình, chùa làng Bá Thủy bị tiêu hủy trong kháng chiến, đã phục hồi một phần. Đình thờ Thành hoàng Minh Tâm, tướng của

43

Page 44: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

vua Hùng. Thần phả không còn, trong đình còn bức hoành phi bốn chữ Hán lớn Hùng triều hiển thánh"雄朝顯聖" nghĩa là hiển thánh ra từ triều Hùng. Chùa Bá Thủy tên là Phúc Nguyên Tự"福元寺”.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An, xã Long Xuyên có những nhà khoa bảng sau đây:

1- Đinh Doãn Minh, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Tuất Niên hiệu Hồng Đức thứ 21(1490), triều Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Phủ doãn Phụng Thiên, Quốc tử giám tư nghiệp.

2- Vũ Bá Dung, người làng Hương Gián, trúng Hoàng giáp khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), làm quan tới chức Hàn lâm triều Lê Hiến Tông, tác phẩm của ông có "Tứ lục bị lãm".

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Long Xuyên: 902 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 525 người tham gia dân quân du kích; 120 dân quân trực chiến; 140 liệt sĩ; 71 thương binh; 9 dũng sĩ diệt Mỹ; Toàn xã được thưởng 2 Huân chương, 20 cờ thi đua, 15 bằng khen; 702 cá nhân được thưởng huân, huy chương các loại; 2 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là Vũ Thị Thược, Phạm Thị Ký.

7- Xã Thúc KhángNăm 2000: diện tích: 815,28 ha, dân số: 7076 người. Năm 2015: diện tích 810,27 ha, dân số 7.115 người.Năm 2000, dân số các làng:Làng Ngọc Cục: 2034 người; làng Lương Ngọc: 1651 người;

làng Châu Khê: 1048 người; làng Tranh Trong: 313 người; làng Tranh Ngoài: 900 người; làng Ngọc Tân: 649 người; làng Tào Khê: 481 người.

Khi thành lập liên xã lấy tên là xã Minh Tân, sau đổi là Thúc Kháng. Ban đầu có làng Tranh Trong, Tranh Ngoài, Châu Khê, Lương Ngọc. Tháng 10 năm 1951 có thêm làng Ngọc Cục, làng Tào Khê, từ xã Ngọc Hà chuyển sang. Làng Ngọc Tân, từ làng Ngọc Cục phát triển ra giữa cánh đồng bên đường 194, chỗ này xưa có 3 đống to gọi là cánh đồng 3 đống.

44

Page 45: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thời Pháp thuộc, làng Tranh Trong, Tranh Ngoài là xã Thị Tranh. Làng Tranh Trong, Tranh Ngoài, Châu Khê thuộc tổng Thị Tranh, có thời gọi là tổng Tông Tranh. Làng Lương Ngọc, Ngọc Cục, Tào Khê thuộc tổng Ngọc Cục.

Xã ở dài dọc trên tả ngạn sông Cửu An, nhân dân chuyên làm nông nghiệp, làng Tranh Ngoài có nhiều người biết nghề đan giần, sàng bằng tre. Làng Châu Khê có nhiều người làm nghề chế tác vàng, bạc thành đồ trang sức. Làng Tào Khê có nhiều người làm nghề hát ca trù, nay còn miếu thờ tại khu Miễu Tào xưa.

Từ xa xưa, trong xã có chợ Lương Ngọc, chợ Ngọc Cục hay còn gọi là chợ Bến Vàng, chợ Hoàng, nay hai chợ ấy không còn, nhưng mới hình thành phố chợ Cống Tranh. Có dự kiến trong kế hoạch 2001-2005, lập thị tứ Cống Tranh thuộc xã Thúc Kháng. Nay đã có Qđ chưa ?.

Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1948 quân Pháp đặt bốt canh tiền tiêu cho vị trí Tráng Liệt ở cầu Tranh (trên mặt cống Tranh), thuộc địa phận làng Tranh Ngoài. Năm 1951, quân Pháp và ngụy đóng bốt chợ Hà uy hiếp các làng trong xã.

Đường bộ có đê Hà và đường 38, đường thủy có sông Cửu An và sông Sặt, là đường giao lưu của xã với các nơi.

Làng Tranh Trong, làng Tranh Ngoài: Trước coi như một làng Thị Tranh, trong kháng chiến chống Pháp, sáng sớm ngày 6 tháng 5 âm lịch, tức ngày 2 tháng 6 năm 1948, bộ đội huyện dùng chiến thuật bạch binh, nấp dưới hố đào bên đường 38, quãng đầu làng Tranh giáp đồng làng Sặt, đợi toán ngụy binh từ bốt Cầu Tranh đi về Sặt, vào trận địa, khua đao đánh, có ổ súng nấp trên đê Tranh bắn yểm trợ. Bị đánh bất thình lình, địch vứt súng xô chạy, ta cướp được súng. Hôm sau địch về làng Tranh Ngoài đốt gần hết làng, bắn và chém chết 13 người. Làng Tranh Ngoài lấy ngày ấy là ngày căm thù địch, gọi là ngày Giỗ trận.

Đình hai làng Tranh thờ chung một Thành hoàng, thần phả còn đã dịch ra chữ quốc ngữ. Tóm tắt như sau: Xưa có Lý Khôi người đất Kinh Bắc, lấy bà Nguyễn Thị Hạnh người làng Tranh. 50 tuổi bà mới sinh một bọc 3 con trai, đều đặt tên là Long, song chỉ nuôi được con thứ 3 là Long Công Tam. Bà Hạnh mất, Lý Khôi

45

Page 46: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đem con là Long Công Tam về làng Tranh dạy học, rồi tục huyền với bà Phạm Thị Hằng, sinh một con trai đặt tên là Khang Công. Lớn lên hai anh em Long Công và Khang Công học văn, luyện võ đều giỏi. Cha mẹ mất, nước lại có loạn 12 Sứ quân (966-968), hai anh em tổ chức hương binh, giữ cho làng làm ăn yên ổn. Đinh Bộ Lĩnh triệu hai ông đến gặp và phong cho làm tướng đi dẹp sứ quân Kiều Công Hãn và Ngô Nhật Khánh. Hai ông hoàn thành nhiệm vụ, vua Đinh phong cho hai ông làm Thành hoàng làng Tranh. Làng Tranh thờ cả hai anh Long Công Tam mất sớm nữa, nên làng Tranh thờ 4 Thành hoàng. Hai anh Long Công Tam là Long Công Nhất và Long Công Nhị.

Chùa làng Tranh Trong là "Trang Chi Nội" ? chùa làng Tranh Ngoài là Am Thanh tự "庵清寺".

Làng Châu Khê: Xưa kể lại, triều Trần có Chu Tam Sương lập ra làng Châu Khê, chị ông là: Chu Liệt Trang lập ra làng Tráng Liệt. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút viết: Nhân tài Hồng Châu, triều Trần Phế Đế (1377-1383) có Châu Tung Trinh, thống lĩnh cấm binh, đóng ở Châu Xá, sau nhiều người đến ở thành ra làng Trâu Khê, sang đầu thế kỷ XX, gọi thành Châu Khê. Châu Tung Trinh, tức Chu Tam Sương vậy - Quan tư đồ Trần Nguyên Đán, vì công tử con quan Tam Sương, Châu Tung Trinh, mà làm bia kỷ niệm. Bia ấy là bia cổ nhất của huyện Bình Giang, đã cố công tìm mà không thấy bia ấy.

Đình làng Châu Khê có bia ghi sự tích Thành hoàng làng là Phạm Sĩ. Bia do tú tài Nguyễn Hữu Tần soạn, dựng năm Bảo Đại thứ 5 tức năm 1930. Văn bia đã dịch ra chữ quốc ngữ. Bia nói: Thành hoàng tên là Phạm Sĩ, hiệu Huyền Dũ, quê ở Ái Châu, ra dạy học ở Châu Khê, gặp quân Nguyên xâm lược, ông theo Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên và được phong là Dực Hổ Hầu đại tướng quân. Ông là bạn của tướng quân Phạm Ngũ Lão, đồng thời là một danh y. Ông mất ngày 01 tháng 12 năm Canh Dần tức năm 1290, sau được phong là Thành hoàng làng Châu Khê. Hàng năm ngày hội làng có tục rước giao hảo với làng Phù Ủng, làng quê của tướng quân Phạm Ngũ Lão, ở đấy có đền thờ tướng quân, cách Châu Khê chỉ một cánh đồng.

46

Page 47: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thời vua Lê Thánh Tông (1462-1463) có Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê làm Thượng thư bộ lại, được vua giao cho việc đúc bạc nén. Ông đem dân Châu Khê lên kinh đô để đúc bạc. Dân làng Châu Khê khéo tay, học được nghề chế tác vàng bạc ra đồ kim hoàn. Nhân dân Châu Khê ở Hà Nội đông, lập ra ở đấy đền thờ vọng Thành hoàng làng Phạm Sĩ và thờ Lưu Xuân Tín làm tổ nghề làm đồ vàng bạc của làng Châu Khê.

Dân làng Châu Khê vừa làm nghề nông, vừa làm nghề chế tác vàng bạc, có thời gian trồng nấm rơm nữa, nên là một làng trù phú trong huyện, có nhiều người đi buôn bán các nơi nhất là ở Thủ đô Hà Nội.

Chùa Châu Khê có tên là Liên Hoa tự ( 蓮花寺 ), sau đổi là Sùng Âm tự (崇恩寺), là ngôi chùa lớn có 30 gian, có chuông lớn. Dân Bình Giang có câu: "Chuông Châu, trống Ủng, mõ Đầu", ý nói làng Châu có chuông lớn, làng Ủng có trống to, làng Đào Xá có mõ lớn, khi chuông, trống, mõ nơi ấy dóng lên, thì cả huyện nghe thấy.

Trong kháng chiến chống Pháp, có sư Đức trụ trì chùa Châu Khê tích cực tham gia kháng chiến, làm công tác cách mạng, được kết nạp vào Đảng, nhân dân cử làm Phó chủ tịch UBND huyện nay đã nghỉ hưu. Năm 1947, sau khi chiếm đóng làng Tráng Liệt, quân Pháp sang càn làng Châu Khê, bắt lập tề, chúng giết một lúc 16 người và hãm hiếp con gái cụ Năm Tum rồi chọc tiết cô gái. Nhân dân rất căm phẫn và nhớ mãi hành động dã man tàn ác của quân cướp nước ấy, gọi ngày ấy là ngày Giỗ trận.

Làng Lương Ngọc: Nguyên là thôn Bông của xã Ngọc Cục tách ra từ thế kỷ thứ XV. Lúc đầu tên là Hoa Đường, sau vì kiêng tên húy của nhà vua Thiệu Trị mà đổi tên ra Lương Đường, rồi lại kiêng tên húy của nhà vua Đồng Khánh mà đổi ra Lương Ngọc từ năm 1886.

Đình Lương Ngọc thờ Thành hoàng là: Ngọ Lang đại vương Vũ Thiệu. Vũ Thiệu người thôn Bông xã Ngọc Cục, trúng Tiến sĩ khoa Quý Sửu, niên hieuj Hồng Đức thứ 14 (1483), làm đến chức Giám sát ngự sử, gặp lúc nhà Lê suy, Mạc Đăng Dung lộng quyền, Vũ Thiệu từ quan về ở xứ đồng Ngọ Lang, thôn Bông xã Ngọc

47

Page 48: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Cục mở mang thôn Bông thành làng. Mạc Đăng Dung bắt Vũ Thiệu ra làm quan. Ông đã nhảy xuống sông tự vẫn để tỏ lòng trung thành với nhà Lê. Vua phong cho Vũ Thiệu làm Thành hoàng làng, miếu thờ ngài gọi là miếu "Tiết nghĩa", các triều đại về sau có sắc phong là Thượng đẳng thần, có câu đối thờ: 三甲科名開邑里

千秋節義對江山"Tam giáp khoa danh khai ấp lý.

Thiên thu tiết nghĩa đối giang sơn".Nghĩa là:

Thi đỗ tam giáp mở mang xóm ấp.Tiết nghĩa ngàn năm tỏ với núi sông.

Nhân dân làng Lương Ngọc chuyên làm nông nghiệp, lại có nhiều người ra làm ăn buôn bán ở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội nhiều người hiếu học có điều kiện học hành và đỗ cao.

Thời học và thi bằng chữ Hán, làng Lương Ngọc có nhiều người đỗ cao, ở trong huyện Bình Giang chỉ kém làng Mộ Trạch, làng Ngọc Cục.

Thời Pháp sang xâm lược nước ta, làng Lương Ngọc có Vũ Bốn theo nghĩa quân Bãi Sậy.

Thời học và thi bằng chữ Pháp và Quốc ngữ làng Lương Ngọc có Phạm Quỳnh (l891-1945), học trường Thông ngôn của Pháp được chánh mật thám Đông Dương là Mác Ty ưu ái tuyển vào làm việc ở Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, trợ cấp tiền xuất bản báo Nam Phong và Đông Dương tạp chí... Con ông là Giáo sư bác sĩ Phạm Khuê, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, hoạt động tích cực cho cách mạng, được nhân dân yêu mến, nhà nước trọng dụng. Vũ Đình Hòe - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chính phủ lâm thời cho đến năm 1960, nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh cũng có nguồn gốc từ làng Lương Ngọc.

Làng Ngọc Cục: Xa xưa làng Ngọc Cục tên là Quắc, có 3 thôn: thôn Bông, thôn Quắc và thôn Nguyễn. Thôn Bông tách ra thành làng Lương Ngọc, thôn Nguyễn tách ra thành làng Đào Xá nay đã chuyển sang huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, thôn Quắc nay là làng Ngọc Cục. Làng Quắc lại tách ra một giáp gọi là làng Tào Khê.

48

Page 49: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Ngọc Cục ở ven đê tả ngạn sông Cửu An còn gọi là làng Guộc, những trận vỡ đê sông Hồng trước đây, nước lũ về mạnh làm vỡ đê nhỏ sông Cửu An. Tương truyền nước lũ cuốn cây từ thượng nguồn về hình thành miếu Tào, toàn cây lộc vừng. Thức tế miếu Tào làm ở Miễu Tạo, nơi thờ bà Nguyễn Thị Mỹ, Vợ chúa Trịnh, là đào hát nổi tiếng, mất ngày 7 tháng 4 năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Hưng 44 (1783). Miếu gai, toàn cây tre gai ở sát làng Ngọc Cục, hai miếu ấy bị phá sạch, nay đã khôi phục.

Mé đê, phía bên làng gần miếu thờ Ất Sơn đại vương, còn một bia nhỏ đề là 黄巿橋碑 "Hoàng Thị tiều bi" là bia ghi việc bắc cầu chợ Vàng. Tục truyền, đến làng Ngọc Cục, qua sông Cửu An, có bến Vàng, trên bến nhân dân họp chợ gọi là chợ Vàng và bắc một cầu qua sông sang phía làng Đầu (Đào Xá) để nhân dân đi lại, gọi là "cầu chợ Vàng". Chợ bên sông, cầu không còn, chỉ còn bia đá.

Đình làng Ngọc Cục làm từ năm Hồng Đức thứ 14 tức năm 1483. Năm Thành Thái thứ 15 tức năm 1903 đã sửa lại. Đình thờ hai vị Thành hoàng: vị thứ nhất họ Phạm, húy Trí là bạn của tướng quân Phạm Ngũ Lão, dự trận đánh thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288, được phong là Thành hoàng làng Ngọc Cục; vị thứ hai là Ất Sơn đại vương, con út trong năm anh em, là con ông Nguyễn Hùng và bà Phạm Thị Đoản người Châu Hoan, nay là tỉnh Thanh Hóa. Hai ông bà cầu tự ở chùa Đế Thiên, Đế Thích, sinh một bọc 5 con trai ở làng Đanh, huyện Ân Thi, được vua Thục sai quan giúp đỡ nuôi nấng. Lớn lên 5 anh em thông minh, tài trí, sức khỏe hơn người, trở thành tướng của vua Thục chống quân Triệu xâm lược. Vua Thục mắc mưu Triệu đã nhẩy xuống bể tự vẫn, 5 ông đem quân đánh quân Triệu. Không có quân tiếp viện, 5 ông thua to, ông thứ 5 là Ất Sơn tử trận còn bốn anh em chạy về làng Đanh. Quân Triệu đến bức phải đầu hàng, bốn ông đều uống rượu có thuốc độc tự chết. Làng Đanh lập năm miếu thờ năm ông. Có người làng Ngọc Cục đến lễ miếu thờ Ất Sơn thấy hiệu ứng linh thiêng, xin rước bát hương về Ngọc Cục lập miếu thờ, Ất Sơn trở thành Thành hoàng làng Ngọc Cục.

Trong đình có đôi câu đối thờ, truyền là của tú tài Phạm Đình Hổ làng Đoan Loan cùng huyện soạn, câu đối như sau:

49

Page 50: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

玉彼婆章雙顯聖洪州貴局壹名鄉

Ngọc bỉ bà chương song hiển thánh .Hồng châu quý cục, nhất danh hương

Nghĩa là:Bệ ngọc bầy ra hai hiền thánh.

Hồng châu đất quý một danh hương.Tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ lại nói làng

Ngọc Cục thờ thần hổ ăn thịt người, mỗi năm phải tìm cách bắt một người nuôi cho béo, rồi làm thịt để tế thần. Đó chỉ là truyền thuyết, nhân dân Ngọc Cục không ai nhận có việc này.

Thời Pháp mới sang xâm lược nước ta, làng Ngọc Cục có Bùi Văn Nhót, Đào Văn Chấm tham gia phong trào Bãi Sậy. Năm 1945 có hai anh em Nguyễn Văn Thoại và Nguyễn Văn Quát (tức Hiệp) sớm tham gia Mặt trận Việt Minh huyện Bình Giang, được sớm kết nạp vào Đảng và tham gia Ban chấp hành huyện Đảng bộ lần thứ nhất. Đồng chí Đỗ Mãi là Đội trường Đội danh dự trừ gian từ trước ngày giành chính quyền huyện, cũng là người làng Ngọc Cục, gia đình ông Nguyễn Văn Thoại được công nhận là Gia đình có công với nước.

Trong kháng chiến chống Pháp, ngày 22 tháng 8 âm lịch, năm 1950, lính Pháp và ngụy binh sau khi càn các làng phía bắc huyện Thanh Miện, và nam Bình Giang, lúc trở về bốt Sặt rẽ vào làng Ngọc Cục tàn sát 32 người, phần lớn là người già và phụ nữ. Nhân dân làng Ngọc Cục hàng năm coi là Ngày giỗ trận, vô cùng căm thù bọn lính Pháp và ngụy binh.

Làng Tào Khê: Còn gọi là làng Tào, vốn xưa là một giáp của làng Ngọc Cục tách ra. Dân làng chuyên về nông nghiệp, một số chuyên nghề đàn, hát ca trù, phục vụ hội hè đình đám các làng và những đám khao vọng, cưới, mừng thọ trong làng. Nghệ thuật hát ca trù là từ làng Đào Xá truyền sang. Trong huyện còn có làng Dương Xá xã Nhân Quyền có người chuyên hát ca trù, nay ở làng Đào Xá còn bà Tý Xuân, tuy nhiều tuổi, mà giọng hát ca trù vẫn nhiều quyến rũ.

50

Page 51: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đình làng Tào Khê thờ Thành hoàng tên là Hưng Phúc. Thần phả kể: Hưng Phúc là con ông Trịnh Huy Vân và bà Tạ Thị Cần, người tỉnh Thanh Hóa, ra dạy học ở Ngọc Cục, rồi xây dựng gia đình và định cư ở Tào, lấy tên hiệu là Hưng Phúc. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Hai Bà Trưng, Hưng Phúc chiêu mộ dân quân theo bà Trưng, đánh bại Tô Định thu về 65 thành. Năm 40, bà Trưng lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh, ông đem quân về đóng ở Tào Khê. Năm 43, Mã Viện, tướng nhà Hán, nước Trung Hoa, đem quân xâm lược nước ta. Bà Trưng thất trận, quân Mã Viện đến vây làng Tào Khê buộc ông đầu hàng. Ông phá vòng vây vào khu rừng gần đấy mà hóa. Dân làng Tào Khê thờ ông làm Thành hoàng.

Trong ngày hội làng, làng Ngọc Cục, làng Tào Khê thường tổ chức hát chèo, hát ca trù do người làng tự diễn. Tết trung thu, 15 tháng 8 âm lịch có tổ chức hát trống quân với làng Đào Xá trên hai bờ sông Cửu An.

Thời còn học và thi bằng chữ Hán, theo Đăng khoa lục, bia văn chỉ Đường An, trong các làng của xã Thúc Kháng có những nhà khoa bảng sau đây:

Làng Thị Tranh:1- Ngô Tuy, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Hồng thứ

22, tức năm 1491.2- Nguyễn Bách Tuế, trúng Tiến sĩ, khoa Mậu Thìn, niên hiệu

Đoàn khánh thứ 4, tức năm 1508.Làng Châu Khê:1 Ngô Văn Huy, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu

Cảnh Thống thứ 5, tức năm 1502.2- Đoàn Đức Phu, trúng Tiến sĩ, khoa Mậu Dần, niên hiệu

Hồng Thuận thứ 6, tức năm 1514.3- Hoàng Xuân Hiệp, trúng Thám hoa, khoa Tân Hợi, niên

hieuj Tự Đức thứ 15, tức năm 1861.Làng Lương Ngọc:1- Nguyễn Dung, trúng Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, nieenhieeuj

Hồng Đức thứ 22, tức năm 1591.2- Nguyễn Luận, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh

Hựu thứ 5, tức năm 1739.

51

Page 52: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

3- Phạm Dương Ứng, trúng Tiến sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24, tức năm 1763.

4- Vũ Huy Diệm, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hieuj Cảnh Hưng thứ 33, tức năm 1772.

5- Phạm Quý Thích, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40, tức năm 1779.

6- Vũ Đức Khuê, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, tức năm 1822.

7- Vũ Tông Phan, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Tuất, niên hieuj Minh Mệnh thứ 7, tức năm 1826.

8- Vũ Nhự, Hoàng Giáp, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21, tức năm 1868.

9- Phạm Huy Lượng, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 15, tức năm 1862.

Làng Ngọc Cục:1- Vũ Thiệu, trúng Tiến sĩ, khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng

Đức thứ 24, tức năm 1493.2- Nguyễn Loan, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu

Hồng Đức thứ 27, tức năm 1496.3- Phạm Duy Viên, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu

Hồng Đức thứ 24, tức năm 1493.4- Trương Hữu Bùi, trúng Tiến sĩ, khoa Tân Sửu tức năm

1541.5- Phạm Điển, trúng Tiến sĩ, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Sùng

Khangthws 3, tức năm 1568.6- Bùi Đình Kiên, trúng Tiến sĩ, khoa Đinh Sửu, niên hiệu

Sung Khang thứ 12, tức năm 1577.7- Phạm Liễn, trúng Tiến sĩ, khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương

Hòa thứ 3, tức năm 1637.8- Phạm Hữu Dung, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thân, niên hiệu

Vĩnh Trị thứ 5, tức năm 1680.9- Đào Tuấn Ngạn, trúng Tiến sĩ, khoa Quý Hợi, niên

hieujChinhs Hòa thứ 4, tức năm 1683.Theo Hương khoa lục của Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn

Gia Long, mở thi hương từ năm Đinh Mão tức năm 1807 đến năm

52

Page 53: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Mậu Ngọ tức năm 1918, các làng trong xã Thúc Kháng có người trúng cử nhân như sau:

Làng Châu Khê:1- Phạm Đình Mỹ, trúng Cử nhân, khoa Bính Tuất, niên hiệu

Đồng Khánh nguyên niên, tức năm 1886. Làng Lương Ngọc: 1 Nguyễn Huy Khanh, trúng cử nhân, khoa Đinh Mùi, niên

hiệu Thiệu Trị thứ 7, tức năm 1847.2. Vũ Đình Tình, trúng cử nhân, khoa Mậu Ngọ, niên hiệu Tự

Đức thứ 10, tức năm 1858.3. Vũ Văn Vĩnh, trúng cử nhân, khoa Giáp Tý, niên hiệu Tự

Đức thứ 17, tức năm 1864.4. Vũ Văn Lê, trúng cử nhân, khoa Giáp Tý, năm Thiệu Trị

thứ 6, tức năm 1846.5. Vũ Tuân, trúng cử nhân, khoa Canh Tý, niên hiệu Thanh

Thái thứ 2, tức năm 1890.6. Vũ Đại, trúng cử nhân, khoa Ất Mão, niên hiệu Gia Long

thứ 14, tức năm 1815.7. Vũ Đình Lệ, trúng cử nhân, khoa Kỷ Tỵ, niên hiệu Gia

Long thứ 8, tức năm 1809.8. Vũ Công Nho, trúng cử nhân, khoa Tân Tỵ, niên hiệu Minh

Mệnh thứ 2, tức năm 1821.9. Phạm Hội, trúng cử nhân khoa Kỷ Mão, niên hiệu Gia Long

thứ 18, tức năm 1819.Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Thúc Kháng:874 người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong; 730 người

tham gia dân quân du kích; 78 người trực chiến; 144 liệt sĩ; 69 thương binh; 5 dũng sĩ diệt Mỹ; toàn xã được thưởng 1 Huân chương; 515 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 4 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Đào Thị Nhỏm, Đào Thị Tý, Vũ Thị Sấu, Bùi Thị Nôm.

8 - Xã Thái Dương:Năm 2000: diện tích: 699,75 ha, dân số: 4482 người Năm 2015: diện tích 714,94 ha, dân số 5540 khẩu)

53

Page 54: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Dân số năm 2000 của các làng: Hà Chợ: 1142 người; Hà Tiên: 582 người; Hà Đông: 618 người; Ấp Hà Tiên: 417 người; Thái Khương. 667 người; Kinh Trang: 178 người; Kinh Dương: 562 người; Ấp Dọn: 316 người .

Xã Thái Dương lúc đầu có 3 làng: Thái Thượng, Kinh Trang, Kinh Dương và Ấp Dọn. Năm 1951 thêm 3 làng: Hoàng Sơn, Hà Đông, Hà Tiên của xã Ngọc Hà chuyển sang.

Thời Pháp thuộc làng Thái Dương và Kinh Trang là 2 thôn của xã Thái Khương. Làng Hoàng Sơn, Hà Đông, Hà Tiên là 3 thôn của xã Hà Xá. Xã Thái Thượng và xã Hà Xá đều thuộc tổng Ngọc Cục.

Các làng của xã Thái Dương ở rải rác dọc phía trong đê sông Cửu An, lấy đê làm đường bộ, sông làm đường thủy, thông thương với các nơi . Xa xưa 3 làng Thái Thượng, Kinh Trang, Kinh Dương thuộc huyện Đường Hào, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) mới cắt về huyện Bình Giang.

Làng Kinh Trang, Thái Khương, Hà Tiên có ruộng bên hữu ngạn sông Cửu An, lập ra ấp Hà Tiên và một xóm của làng Thái Thượng, Kinh Trang. Trước có cầu bắc bằng tre, sau có cầu bằng cột xi măng để qua sông, gọi là cầu Hà và cầu Cương. Nay cầu hỏng phải đi lại bằng đò.

Đầu xã có chợ Hà, họp trên đất làng Hoàng Sơn vì thế gọi Hoàng Sơn là Hà Chợ. Bên chợ, mé sông có cầu phao qua sông. Chợ có từ thời Pháp thuộc. Xưa lều quán siêu vẹo, nay có cửa hiệu và quán đàng hoàng. Vùng dân cư chợ Hà có triển vọng thành thị tứ, Hà Chợ trong kế hoạch 2001-2005.( Nay đã thành thị thị chưa ?)

Nhân dân chuyên làm ruộng. Thời Pháp thuộc có Hoàng Thị Minh con Hoàng Cao Khải, đến lập ấp Hà Tiên và Ấp Kinh Dương tức Ấp Dọn. Hoàng Thị Minh bán Ấp Dọn cho Pháp Kiều Giang - ghê-ri-tô (Jean guerito). Tư sản Phan Đại, người làng Đào Xá tậu ruộng lập ấp bên làng Hà Chợ.

Một số người làng Hà Đông học nghề làm đồ sừng, móng trâu, đồi mồi ở làng Đào Xá, một thời đã mở xưởng sản xuất ở làng, đến

54

Page 55: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

kháng chiến, vì không có nguyên liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm mà bỏ nghề. Có người đem nghề ấy ra Hà Nội như ông Cửu Vực.

Đảng cộng sản truyền đến xã Thái Dương từ năm 1947. Ban đầu có ít đảng viên, coi là chi bộ ghép, đến năm 1948 tất cả các làng trong xã đều có đảng viên, lập chi bộ độc lập và đảng ủy xã.

Làng Hoàng Sơn: Còn gọi là Hà Chợ, Hà Thương. Năm 1951, quân Pháp và ngụy về đóng bốt ở chùa Hoàng Sơn, bên chợ Hà. Năm 1952, nữ du kích ? Thị Tốn, hóa trang vào chợ, đâm tên Thơm, tay sai của giặc chuyên chỉ điểm cán bộ cho địch bắt. Đến ngày 12 tháng 10 năm 1953, Đại đội của Trung đoàn 42 hợp với đại đội của huyện đánh bốt. Sau 15 phút chiến đấu, ta tiêu diệt bốt, bắt sống 28 tên địch, thu toàn bộ vũ khí. Cống qua đê, bên cạnh chợ Hà trước nhỏ hẹp, năm 1965, xây đại mở rộng và nâng cao, thuận tiện cho lấy nước vào đồng.

Đình làng Hà Chợ ở giữa làng, thờ Thành hoàng tên là Phạm Ứng. Phả họ Nguyễn làng Hà Chợ, kể sự tích Thành hoàng 3 làng Hà Chợ, Hà Đông, Hà Tiên như sau: Thời nước ta, bị nhà Lương nước Trung Hoa xâm chiếm, từ năm 502 đến năm 603, ở Hoan Châu tức Thanh Nghệ ngày nay, huyện Quỳnh Lưu có ông Phạm Hướng và bà Trần Thị Ngọc Lũy sinh được 4 người: Phạm Ứng, Phạm Đô, Phạm Nghiêm, Phạm Thị Hy. Lớn lên ba người con trai đều có sức khỏe và khí phách hơn người theo giúp Lý Bôn, chống lại quân Lương giành độc lập cho Tổ quốc. Năm 504, Lý Bôn còn gọi là Lý Bí, chiếm được thành Đại La, lên làm vua xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Nhà Lương đem đại quân sang xâm lược. Lý Nam Đế rút quân về động Khuất Liêu rồi mất, binh quyền giao cho tướng Triệu Quang Phục. Năm 549, đánh lui được quân Lương, Triệu Quang Phục lên làm vua, xưng là Triệu Việt Vương. Ba ông cho việc Triệu Quang Phục xưng vương là trái lẽ, bỏ về chiêu dân khai hoang lập ra 3 làng: Hoàng Sơn, Hà Đông, Hà Tiên. Năm 574, Lý Phật Tử con Lý Nam Đế dùng mưu truất Triệu Quang Phục giành quyền cho họ Lý, lên làm vua phong cho Phạm Ứng là Thành hoàng làng Hoàng Sơn, Phạm Đô là Thành hoàng làng Hà Đông, Phạm Nghiêm là Thành hoàng làng Hà Tiên.

55

Page 56: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Hà Đông: ở khoảng giữa làng Hoàng Sơn và làng Hà Tiên. Đình làng thờ Thành hoàng là Phạm Đô, đã giới thiệu sự tích ở phần nói về làng Hoàng Sơn. Đình và văn chỉ bị phá sạch, chùa thờ phật và thờ mẫu.

Phía tây làng, giữa cánh đồng có ngôi chùa nhỏ, nay thuộc làng Hà Tiên. Người ta nói, xưa xung quanh chùa ấy có dân cư, gọi là làng Hà Trung. Nay không còn làng ấy, làng Hà Trung thờ Thành hoàng là bà Phạm Thị Hy.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An, tên cũ xưa huyện Bình Giang, xã Hà Xá, thôn Hà Đông có Vũ Đức Lâm, trúng tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hòa thứ 6, tức năm 1448, làm đến chức Thượng thư về trí sĩ. Có sách chép nhầm cho Vũ Đức Lâm là người làng Mộ Trạch.

Làng Hà Tiên: Đình làng Hà Tiên thờ Thành hoàng là Phạm Nghiêm đã nói ở phần làng Hoàng Sơn. Trong kháng chiến đình dùng làm trường học. Nay dân làm đình mới vào khu đất giữa làng, trước là nền văn chỉ, thờ Thành hoàng, thờ Phật và thờ Hồ Chủ tịch.

Xa xưa, hồi Pháp đàn áp phong trào Bãi Sậy tỉnh Hưng Yên, lính Pháp đã về đóng đồn ở Hà Tiên, nay không còn di tích. Trong phong trào Dân chủ năm 1936-1939, ở Hà Tiên có ông Hà Văn Huyền, có tinh thần tiến bộ, thích đọc báo tiến bộ, cùng một số người làm đơn khất thuế, bị Pháp bắt, sau không đủ chứng cứ buộc tội phải tha về. ông tổ chức trường dạy chữ quốc ngữ và chữ tây, sau thành trường Hương học Hà Xá. Con em trong làng và làng lân cận đến học rất đông. Phần đông, trở thành bộ đội, cán bộ trong kháng chiến. Theo hướng dẫn của "Báo khoa học thưởng thức" của Nguyễn Công Tiễu, ông làm thí điểm guồng nước đạp chân bằng tre. Đến thời kháng chiến, ông làm chủ tịch mặt trận xã, tham gia Ban chấp hành mặt trận huyện. Ông có 2 con là liệt sĩ và 1 là thương binh.

Làng Thái Khương: Còn gọi là làng Cương. Làng có đền thờ mẫu Liễu Hạnh và chùa thờ Phật. Sự tích mẫu Liễu Hạnh như sau:

56

Page 57: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thời vua Lê Anh Tông (1556-1573) ở thôn Vân Cát, xã Yên Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có Lê Thái công, đã có một con trai. Thái bà có thai và bị ốm. Một đêm, bà nằm mơ thấy được đến cung điện nhà trời, trông thấy tiên nữ đánh rơi chén ngọc, sau bà sinh con gái. Ông dựa vào mộng của bà, đặt tên con là Giáng Tiên. Ông đoán là tiên nữ đánh rơi chén ngọc, bị phạt xuống trần, là con ông. Lớn lên ông bà gả Giáng Tiên cho Đào Lang, con trai Trần Công cùng làng. Giáng Tiên cùng Đào Lang sinh được một con trai, rồi Giáng Tiên bị chết đột ngột người ta cho bà đã hết hạn đầy, được gọi về trời. Sau khi chết Giáng Tiên thường hiện lên xướng họa thơ phú với nhiều người. Người ta tin là bà chưa chết và không bao giờ chết, gọi bà là Liễu Hạnh, tôn là một trong tứ bất tử của nước Nam và là mẹ khuôn mẫu của mọi người(Mẫu nghi thiên hạ).

Tứ bất tử của nước nam là: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Có người nói trên một tờ báo rằng sự suy tôn bà Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử là không đúng, vì Liễu Hạnh sinh vào thế kỷ thứ XVI gần đây. Phải lấy Từ Đạo Hạnh thay vào đấy mới đúng. Nhưng theo thói quen, chùa nhiều nơi vẫn thờ mẫu Liễu Hạnh. Có chùa xây hẳn một nơi thờ Liễu Hạnh riêng gọi là phủ. Phủ thờ mẫu thường mang theo việc phụ nữ trong làng ra bốc bát hương, hầu bóng bị bài bác là mê tín, dị đoan.

Làng Kinh Trang: Còn gọi là làng Hai, có chùa làm ở ria đê, đình ở phía Tây Bắc làng. Đình thờ Tả tướng quân thời Hùng Vương. Trong đình còn bức đại từ đề "Hùng triêu tả tướng" nghĩa là làm Tả tướng quân triều vua Hùng và một bức đề "Hộ quốc tí dân" nghĩa là giúp nước cứu dân. Thần phả kể sự tích như sau:

Xa xưa làng có Hoàng Công, kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Huệ sinh con trai là Hoàng Mạnh Chí, dung mạo khác thường. Bố mất sớm, được mẹ nuôi nấng, lớn lên là người tài kiêm văn võ. Gặp lúc Thục Vương đem quân đánh Hùng Vương, Hoàng Mạnh Chí, giúp vua Hùng đánh quân Thục, thắng trận được vua phong chức Tả tướng quân. Sau trận thắng, Hoàng Mạnh Chí đem quân về đóng ở bãi sông cạnh làng, mở tiệc khao quân, mời cả làng dự.

57

Page 58: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngày 25 tháng 01 năm ấy, ông đột ngột hóa tại doanh trại. Dân làng thờ ông làm Thành hoàng.

Làng Kinh Dương: Còn gọi là làng Nhiễn hay làng Dọn. Làng có ấp của Pháp Kiều Giăng - ghê-ri-tô (Jean Guérito) gọi là Ấp Dọn. Năm 1932, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, trốn khỏi nhà tù đế quốc về đây hoạt động, được nhân dân ấp giúp đỡ. Cụ ra báo "Công Nông" và viết truyền đơn hô hào mọi người làm cách mạng. Lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Bình Giang coi Ấp Dọn là nơi nhóm lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng đầu tiên của huyện. Nhân dân làng Kinh Dương xây lại đình có bàn thờ Thành hoàng, bàn thờ Phật, bàn thờ cụ Nguyễn Lương Bằng. Xưa kia có chùa nhưng bị thực dân Pháp phá hoại, nay không còn.

Sự tích Thành hoàng làng Kinh Dương như sau: Thời đầu công nguyên, ở làng có cụ ông sống bằng nghề kiếm củi, cụ bà làm thủ hộ trông chùa. Hai ông bà sinh một lần 3 con trai, diện mạo khác thường. Lớn lên 3 ông chiêu mộ nghĩa quân giúp bà Trưng đánh Tô Định, thu lại đất nước. Thắng trận 8 ông trở về quê thì bố mẹ mất cả. Ba ông thương khóc và cùng hóa, nhân dân thờ 3 ông làm Thành hoàng. Các triều đại sau có nhiều sắc phong tên hiệu 3 vị thần là: Sơn Diệu, Huệ Quang, Huyền Tông. Trong đình có câu đối: 姓字軟慈三顯聖

功扶徵頂集封王"Tính tự Nhiễn Từ, tam hiển thánh.

Công phù Trưng đỉnh, tập phong vương",Nghĩa là: Từ xưa đình làng Nhiễn thờ ba ông thánh có công

giúp triều Trưng, được phong tước vương.Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Thái Dương. 1024 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong: 311

người tham gia dân quân du kích; 36 người tham gia trực chiến; 142 liệt sĩ; 49 thương binh; 15 dũng sĩ diệt Mỹ; toàn xã được tặng thưởng 1 Huân chương, 18 cờ thi đua, 25 bằng khen; 478 cá nhân được thưởng Huy chương các loại; 11 Bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Tạ Thị Tuất, Phạm Thị Yến, Phùng Thị Viễn, Nguyễn Thị Nhị, Hà Thị Thược, Hà Thị Khuyến,

58

Page 59: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nguyễn Thị Thiệm, Bùi Thị Du, Nguyễn Thị Hạt, Vũ Thị Khoán, Nguyễn Thị Liu.

9 - Xã Thái Hòa:Năm 2000: diện tích: 760,26 ha, dân số: 5659 người Năm 2015, diện tích 786,05 ha, dân số 6.685 người.Dân số năm 2000 của các làng: Làng Nhữ Thị: 1311 người;

Làng An Đông: 1475 người; Làng Trâm Phúc: 340 người; Làng Trâm Giữa: 366 người; Làng Trâm Mòi: 147 người; Làng Cao Xá: 2020 người.

Lúc đầu tên là xã Hòa Bình, sau đổi là xã Thái Hòa, có 6 làng: Cao Xá, Nhữ Thị, An Đông, Trâm Phúc, Trâm Giữa, Trâm Mòi. Thời Pháp thuộc cả 6 làng xã Thái Hòa đều thuộc tổng Tuyển Cử. Làng Trâm Phúc, Trâm Giữa, Trâm Mòi là 3 thôn của xã Trâm Khê. Làng Cao Xá, Nhữ Thị, An Đông, mỗi làng là một xã.

Nhân dân chuyên làm nông nghiệp. Hồi Pháp thuộc, địa chủ Hoàng Thị Minh, chủ ấp Hà Tiên đã tậu một số ruộng ở Trâm Trung tức Trâm Giữa.

Ở vào nơi hẻo lánh xa đường giao thông lớn, trong những năm đầu kháng chiến, những làng ở xã Thái Hòa là căn cứ kháng chiến của huyện Bình Giang. Năm 1950, Pháp ngụy mới càn tới và năm 1951, đưa quân về đóng bốt Nhữ Thị cho đến năm 1954 chúng mới rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ. Năm 1948 cơ sở Đảng mới tổ chức đến các làng trong xã. Lúc đầu đảng viên ít, là chi bộ ghép với xã Tân Hồng.

Làng Cao Xá: còn gọi là làng Cao. Đình, chùa Cao không bị phá hoại. Cho đến năm 1950, nhiều cơ quan, đoàn thể trong huyện về đây họp hội nghị hoặc mở lớp huấn luyện. Có thời gian là nơi điều trị của quân y.

Năm 1950, tại chính làng Cao Xá, 450 thanh niên của tỉnh Hải Dương tập trung theo đường dây của giao thông tỉnh, vượt đường 5 lên Việt Bắc, tham gia xây dựng đơn vị công binh. Năm 1995, cán bộ lãnh đạo binh chủng công binh về đây lập bia ghi nhớ nơi tập trung ban đầu của đơn vị. Ngày 15 tháng 3 năm l995, Phó Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Thị Bình đã về đây dự lễ hội đón bằng di tích

59

Page 60: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lịch sử văn hóa đình Cao Xá và dự buổi họp mặt với các cựu chiến binh công binh, có đại diện Bộ Tư lệnh công binh và cán bộ địa phương cùng làm lễ dựng bia. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên.

Đình làng Cao Xá, Nhữ Thị, An Đông thờ chung một Thành hoàng. Có sự tích như sau: Thời Hùng Vương thứ 6 trước công nguyên, có ông Phan Tiếp và bà Nguyễn Thị Thục, người Bảo Tháp đến ở chùa Cao Xá. Ông làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho thiên hạ. Bà làm thủ hộ giúp việc nhà chùa. Ngày 6 tháng giêng âm lịch, bà sinh một bọc 3 con trai đặt tên là: Phan Chí, Phan Khí, Phan Minh, khí tượng khác người. Nước Văn Lang bị giặc Ân quấy nhiễu, vua Hùng sai sứ đi khắp nước kêu gọi người tài ra giúp vua dẹp giặc. Làng Phù Đổng có Thánh Gióng tình nguyện xin đánh giặc. Ba ông Phan Chí, Phan Khí, Phan Minh đi theo Thánh Gióng: Giặc tan, Thánh Gióng hóa thân về trời, ba ông Chí, Khí, Minh trở về Cao Xá mà hóa. Vua phong cho ba ông mỗi ông làm Thành hoàng một làng. Phan Chí ở Cao Xá, Phan Khí ở Nhữ Thị, Phan Minh ở An Đông. Khi 3 làng mở hội thường rước thần giao hảo.

Trong kháng chiến chống Pháp, bà Lý Ngoan người làng Cao Xá nhà giầu, đem nhiều tiền, thóc ủng hộ cán bộ, bộ đội được khen là người yêu nước.

Làng Nhữ Thị: Còn gọi là làng Nhữ, ở đây bình quân ruộng đất đầu người cao, dân lại chăm cày cấy thu được nhiều thóc nên có câu: Tiền Đọc, thóc Nhữ, chữ Chằm hay "Chó làng Chằm cắn ra chữ. Chó làng Nhữ cắn ra thóc, chó làng Đọc cắn ra tiền". Có ý khen làng Đọc có nghề thợ nhuộm kiếm được nhiều tiền, làng Nhữ khéo cấy cày có nhiều thóc, làng Chằm - tức Mộ Trạch chăm học, biết nhiều chữ đi thi đỗ cao, ra làm quan to.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An tức Bình Giang, làng Nhữ Thị có:

Lê Thọ Khảo, trúng Hoàng giáp, khoa Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hòa thứ 4, tức năm 1544 ; Nhữ Công Tông, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo thứ 2, tức năm 1556.

60

Page 61: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ viết: Nhữ Công Tông làm quan thời nhà Mạc, đến thời Lê Trung Hưng lại làm quan với nhà Lê, nhà ở xóm chùa làng Nhữ, rộng 8 mẫu. Khoảng năm Bính Ngọ tức năm 1736, ông Nhữ Công Chân người làng Hoạch Trạch thường đến làng Nhữ chơi, qua nền nhà thờ ông Nhữ Công Tông, cảm hứng làm bài thơ sau đây:

"Chín mẫu quanh nhà đất rộng thay,Nhà quan tướng cũ đấy, là đây!Ngõ vùi cỏ nội nào ai biết,Rêu lấp, hoa tàn, nọ kẻ hay.Bộ lễ ba triều cao chót vót,Cửa quan hai độ, sứ xa khơiCông danh phú quý còn đâu nữa,Heo hút, heo may nhóm cỏ dầy".Sau trận càn Rép-tri, còn gọi là con bò sát, tháng 5 năm 1951

đến tháng 9 năm 1951, Pháp ngụy về đóng ở làng Nhữ. Chúng không đóng ở đình mà ở ngay trong làng lẫn với dân. Lúc đầu, ban ngày đóng ở phía đầu làng đối diện với làng Văn Xá tức làng Đầng thuộc huyện Thanh Miện, đêm rời về đầu làng bên này. Đến khi lấy được gỗ, gạch ở mấy làng xung quanh, mới xây bốt ở cuối làng. Xung quanh làng Nhữ là cánh đồng trống trải, ta cũng khó đánh. Tháng 10 năm 1954, địch rút khỏi làng Nhữ Thị, theo hiệp định Giơ-ne-vơ.

Đình làng Nhữ Thị làm từ đầu thế kỷ thứ XVII - chùa làng Nhữ Thị xây từ năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) tên là 福林寺"Phúc Lâm Tự".

Làng An Đông: Còn gọi là Nhữ Đông, trước cách làng Nhữ Thị một cánh đồng hẹp, nay dân cư phát triển ra làm hai làng liền nhau.

Đình làng An Đông làm niên hiệu Cảnh Hưng năm thư 44 (1783), theo niên đại ghi trên bia còn giữ được. Đình thờ Thành hoàng cùng với làng Cao Xá và Nhữ Thị đã nói ở làng Cao Xá.

Ba làng Trâm: Còn gọi là Trâm Khê, Trâm Phúc, Trâm Giữa, xưa là 3 thôn của xã Trâm Khê. Mỗi làng có đình, chùa riêng nhưng thờ chung một nhân thần Đông Hải đại vương Đoàn

61

Page 62: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thượng, một trung thần của nhà Lý, sống từ cuối nhà Lý sang đầu nhà Trần và một thiên thần là Bàn Canh.

Chùa Trâm Mòi tên là 枚 溪 寺 "Mai Khê Tự", chùa Trâm Phúc tên là 圓光寺"Viên Quang tự", chùa Trâm Giữa là 八覺寺 "Bát Giác tự".

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An tức Bình Giang xã Trâm Khê có Nguyễn Kính Chỉ, trúng tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4, tức năm 1508, không nói rõ thuộc thôn nào.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Thái Hòa.1046 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 416

người tham gia dân quân du kích; 28 người trực chiến; 109 liệt sĩ; 58 thương binh; 3 dũng sĩ diệt Mỹ; toàn xã được thưởng 4 Huân chương các loại, 15 cờ thi đua và 2 bằng khen; 9 Bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Hoàng Thị Lục, Nguyễn Thị Tý, Nguyễn Thị Điều, Chu Thị Quát, Nguyễn Thị Bềnh, Nhữ Thị Riết, Nguyễn Thị Tài, Nguyễn Thị Mừng, Nhữ Thị Gắn.

10 - Xã Tân HồngNăm 2000: diện tích: 707,16 ha. Dân số: 5637 người Năm 2015, diện tích 712,81 ha, dân số 6.011 ngườiDân số năm 2000 của các làng: Làng Mộ Trạch: 2698 người;

làng Tuyển Cử: 695 người; làng Trạch Xá: 856 người; làng My Cầu: 1388 người.

Toàn xã có 4 làng: Mộ Trạch, Tuyển Cử, Trạch Xá, My Cầu. Thời Pháp thuộc 4 làng này đều thuộc về tổng Tuyển Cử. Làng Mộ Trạch thời Pháp thuộc là thượng thôn của xã Mộ Trạch, còn trung thôn và hạ thôn của xã Mộ Trạch là làng Nhuận Trạch Đông và làng Nhuận Trạch Tây ngày nay. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, hạ thôn và trung thôn tách ra thành lập một xã riêng gọi là Nhuận Trạch. Đến khi thành lập liên xã, 2 làng lại hợp với làng Quang Tiền thành liên xã Bình Minh.

Từ đầu kháng chiến chống Pháp, Pháp chiếm đóng xã Tráng Liệt và phố Sặt, làng My Cầu giáp xã Tráng Liệt ở vào thế bị uy

62

Page 63: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hiếp. Năm 1950 Pháp về đóng bốt ở Phủ cũ, năm 1951 đóng bốt Nhữ Thị, cả xã Tân Hồng trong vùng bị địch tạm kiểm soát.

Cơ sở Đảng có ở các làng trong xã từ năm 1947. Suốt trong thời gian bị tạm chiếm, đảng viên luôn có mặt ở các làng để giữ vững tinh thần kháng chiến của nhân dân. Đồng chí Lê Duy Minh, Chủ tịch xã bị địch bắn ở đầu làng Tuyển Cử. Đồng chí Vũ Thị Vần, nữ bí thư chi bộ, chính trị trưởng đội du kích, gan dạ lãnh đạo du kích bám sát làng, tìm mọi cách chặn địch.

Làng Mộ Trạch là làng to, đông dân cư nhất xã, trước còn gọi là làng Chằm (dân gian quen gọi làng Trằm), vì thời ấy là nơi đồng trũng hay bị ngập nước, lại còn gọi là Chằm Thượng vì trước xã Mộ Trạch có thôn Thượng là làng Mộ Trạch, thôn Hạ, thôn Trung là làng Nhuận Đông, Nhuận Tây ngày nay thuộc xã Bình Minh.

Dân làng Mộ Trạch như các làng khác, thuộc nhiều dòng họ, họ Vũ đông người nhất. Họ Vũ làng Mộ Trạch có quyển gia phả do cử nhân Vũ Phương Lan, tú tài Vũ Tông Hải, tú tài Vũ Thế Nho viết, tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh nhuận chính, kể sự tích bắt đầu từ Vũ Nạp, đầu triều Trần, một tướng đã dự trận chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Viết xong năm 1769. Phả bắt đầu cũng nói đến Vũ Hồn người lập ra làng, nhưng sau Vũ Hồn vì không có phả, bia ghi lại nên thất truyền và viết bắt đầu từ Vũ Nạp. Trong phả kể nhiều danh nhân họ Vũ, họ Lê, họ Nguyễn, họ Nhữ, lại có nhiều văn thơ nên được lưu giữ ở thư viện: Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, Sài Gòn, Pa ri và trường Đại học Tôkiô ở bên Nhật nữa. Tháng 9 năm 1994 có một giáo sư trường Đại học Tôkiô nước Nhật về Mộ Trạch nghiên cứu những di tích lịch sử hiện còn.

Làng Mộ Trạch thờ Vũ Hồn làm Thành hoàng. Vũ Hồn người ở tỉnh Phúc Kiến nước Trung Hoa, sang làm quan cai trị nước ta thời nước ta bị nhà Đường nước Trung Hoa chiếm đóng. Miếu thờ Thành hoàng còn một quyển thần phả viết bằng chữ Hán, đã được dịch ra chữ quốc ngữ. Thần phả kể: Vũ Hồn sinh năm 804, năm 825 sang nước ta làm thứ sử Giao Châu, năm 840 được thăng làm An Nam đô hộ phủ. Năm 843 quân lính phủ đô hộ nổi dậy, Vũ Hồn yếu thế chạy về Quảng Châu, vua Đường sai Đoàn Sĩ Tắc sang dẹp yên, cử người khác làm đô hộ. Lúc làm quan, Vũ Hồn

63

Page 64: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cắm đất lập ấp Khả Mộ, tức làng Mộ Trạch ngày nay. Không làm quan nữa Vũ Hồn đem mẹ về ở ấp Khả Mộ và đến năm 853 Vũ Hồn mất, táng tại đồng làng Mộ Trạch, mộ ấy còn, được xây cất đẹp vì là mộ của Thành hoàng làng, nên gọi là lăng thần, gần trường cấp II của xã. Dân làng nhớ công lập ra làng mà thờ làm Thành hoàng, thần phả không nói Vũ Hồn có bao nhiêu con.

Một số người họ Vũ ở Hà Nội lập đồng tộc họ Vũ tôn Vũ Hồn làm thủy tổ, hàng năm về lễ Vũ Hồn và tham gia sửa chữa đình miếu. Truyền miệng có nói Vũ Hồn là tổ họ Vũ của cả nước Việt Nam, rồi in sách lưu hành nội bộ để tán phát. Đấy là những điều không thấy nói trong thần phả, trong phả họ Vũ làng Mộ Trạch và trong lịch sử nước Việt Nam nữa. Vũ Hồn chỉ là tổ họ Vũ làng Mộ Trạch và các chi trực thuộc, không phải ông tổ họ Vũ cả nước.

Bắt đầu từ triều Trần, từ khoa thi Tam giáo năm 1247 và khoa Tiến sĩ năm 1304 làng Mộ Trạch có 39 người đỗ vào hàng tiến sĩ, là làng có người đỗ đại khoa nhiều nhất tỉnh Hải Dương và nhất cả nước tinh theoddown vị xã, tức làng cũ. Sang triều Nguyễn Gia Long, bắt đầu có khoa thi Hương từ năm 1807 đến năm 1919, ghi trong Hương khoa lục triều Nguyễn của tiến sĩ Cao Xuân Dục, làng Mộ Trạch có 9 người đỗ Cử nhân, cũng là làng có người đỗ cử nhân nhiều nhất huyện. Người ta gọi làng Mộ Trạch là làng tổ Tiến sĩ (Tiến sĩ sào).

Làng Mộ Trạch hiện còn vài chục bia đá, nhiều bia có giá trị lịch sử như bia của nhà thờ "Quang Chấn Đường" nói về tể tướng Quốc Lão Vũ Duy Chí, bài bia do Đại học sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Bia nhà thờ 世科堂"Thế Khoa Đường" có 3 đời liền đỗ Tiến sĩ, bài bia do Hoàng giáp Nguyễn Viết Thư soạn. Bia nhà thờ họ Lê nói về sự tích Lê Cảnh Tuân, văn bia do Bảng nhãn Đỗ Uông soạn. Bia nhà thờ 世澤堂"Thế Trạch Đường" tức gọi nhà thờ 長春"Tràng Xuân", kể sự tích Tiến sĩ Vũ Công Đạo và Vũ Công Lượng, văn bia do Trạng nguyên Nguyễn Quốc Khôi soạn... Các bia ấy đã dịch ra chữ quốc ngữ, nói trong quyển "Làng Mộ Trạch, làng Tiến sĩ" do Bảo tàng tỉnh Hải Dương xuất bản năm 1997.

Đình làng Mộ Trạch, sau đại thắng toàn quốc đã được tu sửa và được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử kiến trúc.

64

Page 65: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Chùa làng Mộ Trạch tên là 延 福 寺 "Diên Phúc tự". Miếu thờ Thành hoàng đã được tu sửa.

Làng Mộ Trạch là quê hương của Tả tướng quân Vũ Nạp, đã dự trận chiến thắng quân Nguyên, trên sông Bạch Đằng năm 1288; lại là quê hương của Tiến sĩ Lê Cảnh Tuân, vì bức "Vạn ngôn thư" mà bị quân Minh bắt và chết trong ngục Kim Lăng, bên Trung Quốc cùng con cả là Lê Thái Điên chí hiếu. Hai em Lê Thái Điên và Lê Thiếu Dĩnh cùng Lê Thúc Hiển theo Lê Lợi khởi nghĩa thắng quân Minh làm trưởng đoàn sứ sang nhà Minh cầu phong. Đấy cũng là quê hương của phó bảng Vũ Tấn, vâng lệnh Quang Trung sang sứ nhà Thanh gặp Càn Long, với bài thơ mang lại quốc thể, bài văn tế quân Thanh chết trận tại Đống Đa rất nổi tiếng.(Vũ Tấn không thấy ghi trong Đăng khoa lục)

Năm 1930, làng Mộ Trạch có Vũ Đình Chí, đương học ở trường trung học Pháp Việt ở Hải Phòng thì tham gia Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học bị Pháp bắt, đưa ra tòa án kết tội là có dự định đánh tỉnh Kiên An và đầy đi Côn Đảo. Năm 1936 được tha về. Tiếc rằng đến kháng chiến chống Pháp năm 1946, lại đi theo bọn Quốc dân Đảng phản động ôn Như Hầu rồi mất tích.

Làng Trạch Xá: Còn gọi là làng Mạc. Đình cũng thờ Vũ Hồn như ở làng Mộ Trạch. Đây là quê của Vũ Dương Ái tức Hoàng Tâm, một trong những người sáng lập Mặt trận Việt Minh huyện, được kết nạp vào Đảng đầu tiên, là Chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời huyện, là Bí thư huyện ủy trong những năm địch tạm chiếm, sau lên tỉnh làm Tỉnh ủy viên, Trưởng ty nông nghiệp, từ trần đầu năm 1984. Gia đình ông Vũ Dương ái được công nhận là gia đình có công với cách mạng.

Làng Tuyển Cử: Còn gọi là làng Tuyển, xưa còn có tên là Thời Cử. Đây là quê của hai bà Thiện Nhân, Thiện Khánh đều là tướng của Hai Bà Trưng đánh Tộ Định. Hai bà là Thành hoàng làng Huê Trì thuộc huyện Kinh Môn. Đình làng Tuyển Cử thờ hai bà Nguyệt Thai, Nguyệt Độ đều là tướng của Hai Bà Trưng.

Làng My Cầu:nôm gọi là làng Me. Trong Pháp thuộc làng Me có ấp Xuân Khôi là ấp của Thương Bản, ấp ở ven đường 20, trong kháng chiến đã bị phá. Thành hoàng làng My Cầu là hai bà

65

Page 66: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nguyệt Thái, Nguyệt Độ, tướng của Hai Bà Trưng, giống như ở làng Tuyển Cử.

Những nhà khoa bảng của xã Tân Hồng, theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An (Bình Giang) phân theo làng:

Làng Tuyển Cử: 1- Nguyên An, trúng Bảng nhãn, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu

Hồng Đức thứ 3, tức năm 1472.2- Nguyễn Lữ, trúng Tiến sĩ, khoa Quí Dậu, niên hiệu Thái

Hòa thứ 11 tức năm 1453.3- Vũ Công Đạt, trúng Tiến sĩ, khoa Tân Mùi, niên hiệu

Chính Hòa thứ 12, tức năm 1691. Làng Mộ Trạch:1- Vũ Vỵ Phủ, tức Vũ Nạp đỗ Ất khoa, khoa thi tam giáo,

năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 17, tức năm 1247.

2- Tạ Tướng Công, đỗ khoa Tam giáo triều Trần, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 17 (?) 1247.

3- Vũ Nghiêu Tá, trúng Thái học sinh, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12, tức năm 1304.

4- Vũ Hán Bi, trúng Thái học sinh, khoa Giáp Thìn khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12, tức năm 1304.

5- Lê Cảnh Tuân, trúng Tiến sĩ, khoa Tân Dậu, niên hiệu Xương Phù, tức năm 1381.

6- Vũ Hữu, trúng Hoàng giáp, khoa Quí Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 3, tức năm 1463.

7- Vũ Ứng Khang, trúng Hoàng giáp, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 3, năm 1472.

8- Vũ Quỳnh, trúng Hoàng giáp, khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9, tức năm 1478.

9- Vũ Nguyễn Trinh, trúng Tiến sĩ, khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12, tức năm 1481.

10- Vũ Đôn, trúng Hoàng giáp, khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ tức năm 1487.

11- Vũ Hằng Trình (Vũ Thận Trinh), trúng Tiến sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2, tức năm 1499.

66

Page 67: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

12- Vũ Cán, trúng Hoàng giáp, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5, tức năm 1502.

13- Lê Nại, trúng Trạng nguyên, khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất, tức năm 1505.

14- Lê Tư, trúng Trạng nguyên, khoa Tân Mùi, niên hiệu Hoongff Thuận thứ 3, tức năm 1511.

15- Vũ Lân Chỉ, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thìn, niên hiệu Quang Thuận thứ 5, tức năm 1520.

16- Lê Quang Bí, trúng Hoàng giáp, khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5, tức năm 1526.

17- Nhữ Mậu Tô, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5, tức năm 1526.

18- Vũ Tĩnh, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Quang Bảo thứ 9, tức năm 1562.

19- Vũ Đường, trúng Tiến sĩ, khoa Ất Mùi, niên hiệu Gia Phúc thứ 4, tức năm 1565.

20- Vũ Bạt Tụy, trúng Hoàng giáp, khoa Giáp Tuất, niên hiệu Long Đức thứ 4, tức năm 1634.

21- Vũ Lương, trúng Tiến sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Phúc Thái thứ nhất, tức năm 1643.

22- Vũ Trác Lạc, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4, tức năm 1656.

23- Vũ Đăng Long, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4, tức năm 1656.

24- Vũ Công Lương, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4, tức năm 1656.

25- Vũ Bật Hài, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2, tức năm 1659.

26- Vũ Cầu Hồi, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2, tức năm 1659.

27- Lê Công Triều, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2, tức năm 1659.

28- Vũ Công Đạo, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2, tức năm 1659.

67

Page 68: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

29- Vũ Duy Đoán, trúng Tiến sĩ, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2, tức năm 1664.

30- Vũ Công Bình, trúng Tiến sĩ, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2, tức năm 1664.

31- Vũ Đình Lâm, trúng Hoàng giáp, khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8, tức năm 1670.

32- Vũ Duy Khuông, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8, tức năm 1670.

33- Vũ Đình Chiều, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị 5, tức năm 1680.

34- Vũ Trọng Trình, trúng Tiến sĩ, khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6, tức năm 1685.

35- Nguyễn Thường Thịnh, trúng Tiến sĩ, khoa Quí Mùi, niên hiệu Chính Hòa thứ 24, tức năm 1703.

36- Vũ Đình Ân, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hieuj Vĩnh Thịnh thứ 9, tức năm 1712.

37- Vũ Phương Đề, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu Đức Long thứ 2, tức năm 1736.

38- Vũ Huy Đĩnh, trúng Tiến sĩ, khoa Giáp Tuất,niên hieuj Cảnh Hưng thứ 12, tức năm 1751.

39- Vũ Tấn, trúng Phó bảng, khoa Tân Sửu, Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36, tức năm 1775.

(Sách các nhà khoa bảng Việt Nam và Hội đồng biên soạn địa chí tỉnh Hải Dương coi những người đỗ khoa tam giáo triều Trần và đỗ phó bảng là ngang hàng với tiến sĩ. Phó bảng thời Lê Trung hưng chưa có, đây là vấn đề cần nghiên cứu).

Bia văn chỉ huyện Đường An tức Bình Giang còn ghi bốn người hiền làng Mộ Trạch, tuy không đỗ tiến sĩ nhưng làm quan to lập nhiều công, có người nuôi dạy con đỗ tiến sĩ.

(Khi in chúng tôi bỏ danh sách này vì đã có phần tổng quát)1- Vũ Duy Chí, Tể tướng quốc lão có con trai đỗ Tiến sĩ.2- Vũ Phương Trượng, Quận công, dạy con đỗ Tiến sĩ.3- Vũ Văn Hành nuôi dạy con đỗ Tiến sĩ.4- Vũ Phương Nhạc, nuôi dạy con đỗ Tiến sĩ.

68

Page 69: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Theo Hương khoa lục của Tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long, làng Mộ Trạch có 9 người đỗ cử nhân.

1 Vũ Đình Nhất, cử nhân khoa Quí Dậu, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, tức năm 1831.

2- Vũ Hồng, Cử nhân khoa Tân Tỵ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, tức năm 1821.

3- Vũ Huy Tích, Cử nhân khoa Tân Sửu, niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất, tức năm 1841.

4- Vũ Huy Cơ, Cử nhân khoa Đinh Mùi, niiên hiệu Thiệu Trị thứ 7, tứ năm 1847.

5- Vũ Đặng Thử, Cử nhân khoa Mậu Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 3, tức năm 1850.

6- Vũ Đình Hợp, Cử nhân khoa Canh Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 23, tức năm 1870.

7- Vũ Huy Thước, Cử nhân khoa Bính Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 29, tức năm 1876.

8- Vũ Duy Đê, Cử nhân khoa Tân Mão, niên hiệu Thành Thái thứ 2, tức năm 1890.

9- Vũ Huy Điển, Cử nhân khoa Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái thứ 6, tức năm 1894.

Thành tích kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. 421 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 271

người tham gia dân quân du kích; 67 người trực chiến; 118 liệt sĩ; 42 thương binh; 30 dũng sĩ diệt Mỹ; 350 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 9 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Vũ Thị Nhân, Vũ Thị Nghiên, Vũ Thị Đẽo, Trịnh Thị Yến, Dương Thị Diệu, Lê Thị Nhơn, Vũ Thị Phần, Vũ Thị Kính, Vũ Thị Mây.

11 - Xã Bình MinhNăm 2000: diện tích 406,85 ha, dân số 4086 người. Năm 2015: diện tích 417,58 ha, dân số 4.313 người.Dân số của các làng năm 2000:

69

Page 70: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Nhuận Trạch Đông: 1033 người; làng Nhuận Trạch Tây: 755 người; làng Mỹ Trạch: 935 người; làng Quang Tiền: 422 người; Làng Bá Đông: 941 người.

Lúc đầu tên là Chí Minh, sau đổi là Bình Minh. Lúc đầu chỉ có 3 làng: Nhuận Trạch Đông, Nhuận Trạch Tây, Quang Tiền. Năm 1951 có thêm 2 làng: Mỹ Trạch và Bá Đông từ xã An Mỹ chuyển sang. Năm 1950, địch chiếm đường 20 xã An Mỹ có ba làng: Mỹ Trạch, Bá Đông và Bình An ở sát đường 20 nên chuyển làng Mỹ Trạch và Bá Đông về xã Bình Minh, làng Bình An về xã Tân Việt để tiện chỉ đạo kháng chiến.

Thời Pháp thuộc, làng Nhuận Đông, Nhuận Tây là thôn Hạ, thôn Trung của xã Mộ Trạch. Làng Bá Đông, Quang Tiền, Nhuận Đông, Nhuận Tây thuộc tổng Tuyển Cử. Làng Mỹ Trạch, Bình An thuộc tổng Bình An. Làng Bình An còn có tên là Đường Yên.

Làng Nhuận Đông, làng Nhuận Tây: Làng Nhuận Đông ở về phía Bắc đường 194, còn gọi là Hạ Ngoài. Nhuận Tây là làng ở về phía Nam đường 194, còn gọi là Hạ trong. Thời Pháp thuộc, hai làng là thôn Hạ và thôn Trung của xã Mộ Trạch, làng Mộ Trạch hiện nay là thôn Thượng còn gọi là 3 làng Chằm. Thời thuộc nhà Đường, thế kỷ thứ IX, hai làng còn có tên là Nạp Trạch, làng có nghề chuyên làm nón. Vũ Hồn, một quan chức nhà Đường về Nạp Trạch, thấy phía tây làng có khu đất rộng, bèn cắm khu đất ấy lập ấp, đặt tên là ấp Khả Mộ, tức làng Mộ Trạch ngày nay.

Dân làng chuyên làm ruộng, không còn người làm nón, một số người biết làm bánh rán, bánh trôi nước, bánh rợm, bánh chưng bán ở quán bên đường 194, gọi là quán Hạ và các chợ trong vùng.

Hai làng Nhuận Đông, Nhuận Tây có chung đình, chùa. Đình bị phá trụi, đất chia cho dân làm nhà ở. Chùa tên là 靈光寺"Linh Quang tự" .

Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình thờ hai nhân thần là Nguyễn Trung và Nguyễn Trình, nguyên là hai chị em có công giúp đỡ quân Hai Bà Trưng đánh Tô Định những năm 40 đầu công nguyên.

Làng Quang Tiền: Còn gọi là Quán Sành - Dân chuyên làm ruộng.

70

Page 71: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đình làm năm 1908, có 3 gian tiền bái, 3 gian hậu cung. Năm 1930, bán ba gian tiền bái cho họ Đoàn, làng Quàn xã Bình Xuyên để làm nhà thờ họ. Làng mua đá về dựng ba gian tiền bái bằng đá. Năm 1973 lại phá phần bằng đá, chỉ còn hậu cung.

Đình thờ Thành hoàng là Vương Công Chẩn, tướng của nhà Lý (1010 - 1125) người tỉnh Thanh Hóa, có công giúp vua đánh quân nhà Tống sang xâm lược. Sau về đây chiêu dân lập ấp thành làng Quang Tiền. Dân làng nhớ ơn thờ làm Thành hoàng. Chùa thờ Phật.

Làng Bá Đông: Năm 1947, sau khi chiếm đóng làng Tráng Liệt và phố Kẻ Sặt, Pháp ngụy nhiều lần kéo xuống làng Bá Đông, có lần đóng quân qua đêm tại đây bị quân ta đột kích. Năm 1948, địch làm chủ đường 20, nhân dân Bá Đông sơ tán hết, năm 1949, 1950 mới trở về.

Đình, chùa bị phá hoại nay đã phục hồi một phần. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, Thành hoàng làng Bá Đông là Cao Cương một tướng của vua Hùng.

Làng Mỹ Trạch: Còn gọi là làng Mỹ, ở sát đường 20, cách phủ cũ gần 1 cây số. Đầu kháng chiến nhân dân triệt để tản cư, đến năm 1952-1953 mới trở về.

Đình, chùa bị phá hoại, năm 1996 nhân dân khôi phục đình, chùa trên nền đình. Đình thờ Thành hoàng là Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, một trung thần của nhà Lý, chống lại việc nhà Trần cướp ngôi của nhà Lý. Chùa tên là 靈石寺"Linh Thạch tự".

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Bình Minh:717 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 285

người tham gia dân quân du kích; 30 người trực chiến; 97 liệt sĩ; 42 thương binh; 25 dũng sĩ diệt Mỹ; Toàn xã được tặng thưởng 3 Huân chương, 12 cờ thi đua, 6 bằng khen; 720 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 2 Bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Bùi Thị Minh, Nguyễn Thị Ba.

12- Xã Tân ViệtDiện tích: 612,18 ha. Dân số: 6184 người (Năm 2015, dân số

6.241 khẩu)

71

Page 72: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Gồm có: Làng Bằng Giã: 1495 người; làng Bình An: 1150 người; làng Tân Hưng: 2186 người; làng Lý Đỏ: 1353 người.

Xã Tân Việt có 4 làng: Bằng Giã, Bình An, Tân Hưng, Lý Đỏ.Làng Bình An từ xã An Mỹ chuyển sang năm 1950, vào lúc

giải thể xã An Mỹ. Thời Pháp thuộc làng Bình An thuộc tổng Bình An. Làng Lý Đỏ thuộc tổng Lý Đỏ. Làng Bằng Giã, Tân Hưng thuộc tổng Bằng Giã. Làng Bình An còn có tên là Đường yên.

Nhân dân chuyên làm nông nghiệp. Làng Tân Hưng có tiếng thâm canh lúa tất, lại có nhiều người giỏi bắt lươn, bắt chạch. Làng Bằng Giã có người ấp trứng vịt giỏi. Làng Lý Đỏ có nghề thợ xây.

Là xã có tổ chức Việt Minh sớm trong vùng, có nhiều người được kết nạp vào Đảng sớm.

Làng Bằng Giã xưa có tên là làng Nhân Lý, sau lại có tên là làng Nội dưới: Trong kháng chiến, đình, chùa bị tiêu hủy, nay đã phục hồi một phần. Đình thờ Thành hoàng Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, một trung thần của nhà Lý.

Trong làng còn hai nhà thờ họ Phạm và họ Đặng. Năm 1951, địch đem quân về, định xây bốt ở chùa Bằng Giã, bộ đội và du kích Tân Việt đã đánh đuổi được toán quân ấy, giữ vững tinh thần kháng chiến của nhân dân Bằng Giã.

Làng Bình An: ngày trước là làng Đường Yên. Năm 1885, kiêng tên húy nhà vua Đồng Khánh đổi ra là Bình An, còn gọi là làng Giốc. Đình chùa bị phá hoại, đã khôi phục một phần, làm trên nền đình cũ. Theo truyền miệng thì đình thờ Thành hoàng là Hồng Lĩnh Tráng Trần, tướng của vua Đinh Tiên Hoàng, có công dựng lên làng rồi mất ở làng. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, nói là thờ nhân thần Đào Đình Quế.

Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1953, do công tác địch vận giỏi, có ngụy binh ở bốt Phủ cũ, mang theo một súng máy về hàng ta ở làng Bình An.

Làng Tân Hưng: Còn gọi là làng Nội Trên. Đình và chùa bị phá hoại trong kháng chiến, nay đã phục hồi. Đình thờ Thành hoàng Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, một tướng trung thành với nhà Lý, nhiều làng trong huyện Bình Giang thờ làm Thành hoàng.

72

Page 73: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Bia văn chỉ huyện Đường An tức Bình Giang ghi Đỗ Văn Quýnh trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thìn, niên hiệu Quang Thiệu thứ 5, tức năm 1520, quê làng Nội Ninh. Có người nói: làng Nội Ninh tức là làng Nội, làng Tân Hưng.

Làng Lý Đỏ: Còn có tên là làng Chiền Đổ. Đình làng làm từ cuối thế kỷ thứ XIX, năm 1954, bị máy bay địch bỏ bom, sau ngày quân ta phá bốt Hồ Liễn, nhân dân đã sửa lại làm nơi vừa thờ Thành hoàng vừa thờ Phật. Thành hoàng làng là Trần Đức Quang, một tướng của nhà Lý, cầm quân đóng ở làng, giúp dân mở mang làng xóm rồi mất ở làng, nhân dân nhớ công thờ làm Thành hoàng. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, nói thờ nhân thần là Thiên Quang, tức là Trần Đức Quang.

Trong giành chính quyền và kháng chiến chống Pháp, làng Lý Đỏ có Vũ Hồng Vũ và Vũ Đình Ninh góp nhiều công sức cho phong trào cách mạng của huyện.

Vũ Hồng Vũ sinh năm 1920, hoạt động cách mạng từ năm 1936 ở Hà Nội. Năm 1941 bị địch bắt rồi tha về quản thúc tại nhà. Đầu năm 1945, Vũ Hồng Vũ xây dựng cơ sở Việt Minh ở Lý Đỏ và các làng lân cận. Năm 1945 cùng các nơi tổ chức giành chính quyền huyện Bình Giang. Năm 1946 giữ chức Chủ tịch ủy ban bảo vệ huyện Bình Giang, rồi được đề bạt giữ chức Tỉnh đội trưởng Hải Dương, chỉ huy các tiểu đoàn của tỉnh. Năm 1951, trong trận càn bò sát (Rép tin) của địch, bị bắt, địch đầy ra Côn Đảo. Trong nhà tù vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ, làm chức Vụ trưởng của Bộ Xây dựng ,rồi về hưu, mất tại Hà Nội tháng 6 năm 2000.

Vũ Đình Ninh sinh năm 1926, làm Bí thư Đảng bộ huyện Bình Giang từ tháng 9 năm 1948, đến tháng 12 năm 1949, được điều lên làm công tác ở tỉnh Hải Dương, sau được điều lên công tác ở cơ quan Trung ương, đến tuổi nghỉ hưu và mất năm 1998 tại Hà Nội.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Tân Việt: 662 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 1099 người tham gia dân quân du kích; 60 người tham gia trực chiến; 70 thương binh; 162 liệt sĩ; Hàng chục người là dũng sĩ diệt Mỹ; Tập thể xã

73

Page 74: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

được tặng thưởng 2 Huân chương lao động, 12 cờ thi đua, 25 bằng khen; 716 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 7 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Nguyễn Thị Chọe, Phạm Thị Muôi, Phạm Thị Trướng, Vũ Thị Hoa, Vũ Thị Hiếu, Vũ Thị Tý, Phạm Thị Xích.

13 - Xã Thái HọcNăm 2000: diện tích: 608,22 ha, dân số 8086 người. Năm 2015: diện tích 621,13 ha, dân số 9.006 người.Dân số các làng năm 2000: Làng Phủ cũ: 817 người; Làng Vạc: 3549 người; làngPhú Khê; 1604 người; Làng Sồi Tó: 1222 người; làng Sồi

Cầu: 894 người. Xã Thái Học có 5 làng: Phủ Cũ, Vạc, Phú Khê, Sồi Tó, và Sồi

Cầu. Thời Pháp thuộc 5 làng này đều thuộc tổng Bình An. Làng Phủ cũ còn gọi là làng Ninh Bình, là lỵ sở cũ của Bình Giang. Thôn Sồi Tó, là thôn Sồi Điếm và thôn Thị hợp lại, thôn Sồi Điếm thuộc xã Lôi Dương trước đây. Thôn Thị trước đây thuộc xã Đình Tổ. Xã Đình Tổ, xưa có thôn Thị, nay thuộc xã Thái Học, Trại Như, Dinh Như tức thôn Học và thôn Quàn, nay thuộc xã Bình Xuyên. Xã Lôi Dương xưa có 2 thôn: thôn Sồi trên và thôn Sồi dưới hay còn gọi là Sồi Điếm và thôn Sồi.

Nhân dân chuyên làm nông nghiệp và có nghề thủ công phụ; Làng Phú Khê có nghề se chỉ tơ tằm; Làng Vạc có nghề làm lược bí bằng tre; làng Sồi Tó trồng rau, nhất là rau diếp.

Đường 20, đường 194, cắt nhau ở Phủ cũ tạo ra phố Phủ cũ, nối liền với chợ Vạc ở đầu làng Vạc thành nơi buôn bán sầm uất. Đầu làng Vạc, phía giáp làng Sồi Tó có cống Cầu Sen nối sông Đống Thục với con sông qua làng Sồi, làng Phú Khê, làng Trinh Nữ ra sông Đĩnh Đào gọi là hệ thống Hồng Giang. Ở Cầu Sen có bia đá đề là 蓮橋碑"Liên kiều bi" nói về xây cống Cầu Sen. Trên khu đất đình, trước miếu thờ Thành hoàng làng Vạc, còn bia văn chỉ huyện Đường An, tức Bình Giang, ghi 108 tiên hiền của huyện. Đó là một di tích quý mà không phải huyện nào cũng có. Vì có

74

Page 75: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đông dân cư buôn bán đã hình thành thị tứ Phủ cũ thuộc xã Thái Học.

Trong kháng chiến chống Pháp: năm 1950, Pháp ngụy về đóng bốt Phủ cũ, uy hiếp các làng trong xã, đến năm 1954, mới rút theo hiệp định Giơ-ne-vơ. Sồi Tó và Sồi Cầu ở sát hai bên đường 20, là nơi tổ chức liên lạc vượt đường, mặc dù địch đóng bốt ở Phủ cũ và Hòa Loan.

Cơ sở Việt Minh và Đảng cộng sản của xã Thái Học có bắt đầu từ làng Phú Khê, đồng chí Oánh, người làng Phú Khê là Bí thư Chi bộ đầu tiên của xã. Các đảng viên trong những năm bị địch tạm kiểm soát đã bám đất, bám dân, vận động toàn dân kháng chiến, lập nhiều thành tích, toàn xã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Làng Phủ cũ: còn gọi là làng Ninh Bình. Xưa là lỵ sở của Phủ Bình Giang, năm 1920 mới chuyển lên Kẻ Sặt, từ đấy có tên là Phủ cũ.

Tán Khoát người làng Bói, huyện Bình Giang, theo nghĩa quân Bãi Sậy, năm 1883 đem súng về hàng Pháp, Pháp phong cho làm tri huyện Vĩnh Bảo, rồi thăng Tri phủ Bình Giang. Về Bình Giang, Khoát cho nhân dân đến ở xung quanh thành của phủ lỵ, lập ra làng Ninh Bình.

Ở Ninh Bình có ấp của Hoàng Thị Minh, con Hoàng Cao Khải, ấp có gần 100 mẫu. Phần lớn dân Ninh Bình là tá điền của ấp ấy.

Trong kháng chiến chống Pháp, tháng 4 năm 1950, Pháp ngụy kéo về đóng bốt Phủ cũ. 1 giờ chiều ngày 17 tháng 4 năm 1950, bộ đội huyện hóa trang làm phu vào đánh đồn, diệt 24 tên Tây trắng và ngụy binh, làm bị thương 13 tên. Ta hy sinh 9 người và 11 người bị thương, gây một tiếng vang lớn.

Thành cũ, đình chùa của làng Ninh Bình bị phá hoại. Dân mới dựng lên một chùa nhỏ thờ phật. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, nói làng Ninh Bình thờ thiên thần là Thiên Quan.

Làng Phú Khê: Còn gọi là làng Cầu Trỗ. Bên nghề làm ruộng làng còn nghề xe chỉ bằng tơ tằm, nay nghề ấy bị mai một.

75

Page 76: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đình làng Phú Khê, theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, thờ Thành hoàng là Lương Hiển, một tướng của nhà Lý, đã cùng Từ Đạo Hạnh, Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống sang xâm lược. Đình làng Phú Đa xã Hồng Khê cũng thờ vị thần này. Trước cửa đình có cầu đá bắc qua sông gọi là Cầu Trỗ. Cầu đá trước gọi là Thạch Trụ kiều, cầu có cột bằng đá.

Chùa làng Phú Khê, trước và sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, là nơi huyện bộ Việt Minh Bình Giang mở nhiều lớp huấn luyện quân sự và chính trị đã được cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Cuối tháng 8 năm 1946, Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ huyện Bình Giang họp ở làng Phú Khê, bầu ra Ban Huyện ủy đầu tiên, đồng chí Vũ Duy Quất người làng Vĩnh Lại làm Bí thư. Đồng chí Quất tức Thu được tỉnh điều đi công tác nơi khác, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn người làng Nhân Kiệt lên thay.

Làng Phú Khê cung cấp nhiều cán bộ cho huyện và cho tỉnh như: Vũ Như Bình, võ sĩ, người đầu tiên xung vào đoàn quân Nam Tiến, hy sinh tại mặt trận Buôn Mê Thuột, tháng 12 năm 1945. Vũ Như Oánh, Bí thư Huyện ủy Bình Giang, Thanh Miện; ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương, Trưởng ty tuyên truyền văn nghệ tỉnh, Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phó trưởng đoàn chuyên gia tổ chức Trung ương tại Lào và Cam-pu-chia. Vũ Như Trạc, Bí thư Huyện ủy Gia Lộc, Tỉnh ủy viên tỉnh Hải Dương, Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Vũ Xuân Mạo, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Sy ri.

Theo hương khoa lục của tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long có: Vũ Xuân Tiến, trúng Cử nhân khoa Bính Tuất, niên hiệu Đồng Khánh thứ nhất, tức năm 1886, làm Giáo thụ phủ Nho Quan. Vũ Như Lang, trúng cử nhân khoa Tân Mão, niên hiệu Thành Thái thứ 3, tức năm 1891 làm tri phủ, phủ Thái Ninh, Cụ tổ họ Vũ Trọng là người đã đưa nghề se chỉ về làng Phú Khê.

Làng Hoạch Trach: nôm gọi là làng Vạc, nhân dân ngoài nông nghiệp còn có nghề làm lược bí bằng tre lành hanh, cả nước không thấy có làng nào khác làm nghề này. Vì trong nước có đủ nguyên liệu sản phẩm làm ra vẫn bán chạy, nên nhà nào trong làng cũng có

76

Page 77: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

người làm lược. Thu nhập không lớn, nhưng có việc làm quanh năm cho mọi lứa tuổi.

Đầu làng, phía giáp đường 20, có dãy phố và chợ gọi là chợ Vạc. Trước khi chợ Vạc về đây đã có thời gian họp trên khu đất giữa cầu Sen đầu làng và làng Tó, có thời gian họp ở khu đất bên đường 194, phía bắc làng Ninh Bình. Giữa làng lại có một chợ nhỏ, có 3 quán gạch mỗi quán 4 gian, là nơi chuyên mua bán lược của người làng Vạc với các nơi khác.

Đình làng Vạc bị phá trụi, nay trên khu đất đình xây miếu thờ Thành hoàng, thờ Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền là người có công đem nghề làm lược về cho làng Vạc. Gian giữa phía ngoài có bàn thờ Hồ Chủ tịch. Thành hoàng làng Vạc là Đông Hải đại vương Đoàn Thượng, một bầy tôi trung thành của nhà Lý; Phạm Sĩ, mưu sĩ của Đoàn Thượng, hiệu Nam Khê đại vương; Nguyệt Thai công chúa, một công chúa của triều Lý. Trước miếu có bia văn chỉ huyện Đường An, từ nơi khác đem về đây. Trong bia ghi 108 người hiền của huyện. Trước bia có đài liệt sĩ và nhiều bia đá. Chùa làng Vạc tên là 慶夀寺 "Khánh Thọ tự".

Trong làng còn có nhiều nhà thờ họ. Họ Vũ có nhà thờ Hoàng giáp Vũ Tụ, còn giữ được hoành phi, câu đối và gia phả. Nhà thờ này xác định Vũ Tụ là người làng Hoạch Trạch, chứ không phải như bản dịch "Hiến chương loại chí" của Phạm Huy Chú nói Vũ Tụ là người Mộ Trạch.

Nhà thờ họ Nguyễn có phả chép: Bà Nguyễn Thị Diễm Bích là cung phi của vua nhà Trần. Có sách viết là Nguyễn Thị Điểm Bích vâng lệnh vua Trần đi thử pháp sư Huyền Quang một người nổi tiếng là chính trực, bà có bài thơ mà sách văn học coi đây là bài thơ nôm cổ nhất của phụ nữ Việt Nam.

"Vằng vặc, trăng mai ánh nướcHưu hưu gió trúc ngâm xênh.Người hòa tươi tốt, cành hoa láMầu thích ca nào thủa hữu tình.Diễm Bích và Điểm Bích có thể là một. Sách Vũ trung tùy bút

của Phạm Đình Hổ nói ở làng Hoạch Trạch có mộ bà Diễm Bích, nay không ai biết ở đâu.

77

Page 78: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An, thời còn học và thi bằng chữ Hán, làng Hoạch Trạch có 7 người trúng Tiến sĩ:

1- Trần Vỹ, trúng Tiến sĩ, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2, tức năm 1664.

2- Nhữ Tiên Dung, trúng Tiến sĩ, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2, tức năm 1664.

3- Nhữ Đình Hiền, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5, tức năm 1680.

4- Vũ Tụ, trúng Hoàng Giáp, khoa Qúi Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24, tức năm 1493.

5- Nhữ Trọng Thai, trúng Bảng nhãn, khoa Quí Sửu, nien hiệu Long Đức thứ 2, năm 1733.

6- Nhữ Đình Toản, trúng Tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2, tức năm 1736.

7- Nhữ Công Chân, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33, tức năm 1772.

Triều Nguyễn Gia Long làng Hoạch Trạch có 4 người trúng cử nhân:

1- Lê Như Thước, trúng Cử nhân, khoa Đinh Mùi, niên hiệu Đồng Khánh thứ 2, tức năm 1887.

2- Lê Hữu Lệ, trúng Cử nhân, khoa Canh Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 23, tức năm 1870.

3- Lê Ngọc Quí, trúng Cử nhân, khoa Mậu Thân, niên hiệu Tự Đức thứ nhất, tức năm 1848.

4- Lê Nguyên Trung, trúng Cử nhân, khoa Bính Ngọ, niên hiệu Thành Thái thứ 18, tức năm 1906.

Trong thời Pháp thuộc, làng Hoạch Trạch có Nguyễn Quang Oanh (1888 - 1946) và Nguyễn Văn Ngọc (1890 - 1942) tốt nghiệp trường Thông ngôn của Pháp, sau là trường Bưởi. Ra trường hai ông vào nghề dạy học, trở thành thanh tra học chính, viết nhiều truyện và sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ.

Trong cách mạng Tháng 8 năm 1945, làng Hoạch Trạch có nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tham gia cách mạng từ năm 1940, sáng tác nhiều bài nhạc nổi tiếng. Bài Giải phóng Điện Biên của ông ngày nay vẫn là khúc ca mở đầu của Đài tiếng nói Việt Nam, trước bài

78

Page 79: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

quốc ca, ông mất năm 1991, thọ 69 tuổi; ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Hai và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Pháp, đêm 17 tháng 4 năm 1954, một bộ phận của Trung đoàn 42 phối hợp với bộ đội huyện và du kích xã Thái Học, đột nhập vào làng Vạc, nổ súng tiêu diệt tiểu đoàn Âu Phi từ trung du về đóng ở làng, diệt bắt sống và thu toàn bộ vũ khí.

Làng Thị, nôm gọi là Sồi Tó, xưa là một thôn của xã Đình Tổ, trước cách mạng Tháng 8 gọi là Thị Thôn vì ở gần chợ Vạc, hay làng Tó. Không còn đình, chỉ còn chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thành hoàng. Theo truyền miệng thì Thành hoàng là thượng tướng họ Cao triều Lê và Nguyễn Thị Dung công chúa thời Lý Huệ Tôn. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, nói thờ cả hai thiên thần là Hiển Hữu và Ninh Thông.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An tức Bình Giang thị thôn có người trúng Tiến sĩ và một làm quan chức cao được tôn là người hiền của huyện.

1- Đỗ Chính Lạc, trúng Tiến sĩ, khoa Ất Mùi, niên hieuj Hồng Đức thứ 6, tức năm 1475.

2- Vũ Đăng Trung, trúng Tiến sĩ, khoa Đinh Sửu, niên hiệu SÙng Khang thứ 12, tức năm 1577.

3- Trần ? Nhập Thị Kinh Diên.Làng Sồi Cầu: còn có tên là làng Lôi Dương. Làng Lôi

Dương có hai thôn là Sồi Trên và Sồi Dưới. Năm 1960, thôn Sồi trên sát nhập với thôn Tó thành Sồi Tó, thôn Sồi Dưới lấy tên là Sồi Cầu. Đình bị tiêu thổ, nay đã phục hồi một phần. Đình thờ Thành hoàng là hai vợ chồng Trần Cảnh Chung và Đinh Thị Quế, người làng Sồi theo vua triều Lý Nam Đế, tức Lý Bôn, đánh quân nhà Lương nước Trung Hoa, sang xâm lược nước ta giữa thế kỷ thứ VI. Thư mục thần tích thần sắc năm 1938, nói làng còn thờ 3 thiên thần là Đông Liên, Lục Anh, Tam Gia.

Chùa Sồi Cầu tên là 雷 陽 寺 "Lôi Dương tự". Theo truyền thuyết, chùa do bà Nhữ Thị Thục, thân mẫu Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm làm, khi bà Nhữ Thị Thục mất ở Vĩnh Bảo, quê chồng bà, làng xây một tháp nhỏ, gọi là tháp Nhữ Thị Thục để ghi công bà.

79

Page 80: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An tức Bình Giang làng Lôi Dương có 2 người trúng Tiến sĩ.

1- Phạm Lỗ, trúng Tiến sĩ, khoa Quý Mùi, năm Quang Thuận thứ 4, tức năm 1463.

2- Phạm Xán, trúng Tiến sĩ, khoa Ất Sửu, niên hiệu Tự Đức thứ 6, tức năm 1475.

Phạm Lỗ và Phạm Xán là hai anh em ruột.Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Thái Học: 2287 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 812

người tham gia dân quân du kích; 27 người trực chiến, 178 liệt sĩ; 63 thương binh; toàn xã được thưởng 3 Huân chương các loại, 12 cờ thi đua, 26 bằng khen. Được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; 785 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 7 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Phạm Thị Tuất, An Thị Vị, Vũ Thị Xuân, Vũ Thị Tiện, Nguyễn Thị Giáp, An Thị Nga, Phạm Thị Đe.

14 - Xã Nhân QuyềnNăm 2000: diện tích: 612,85 ha, dân số: 6.088 người. Năm 2015: diện tích 619,39, dân số 6.473 người.Dân số các làng năm 2000:Làng Đan Loan: 977 người, Làng Bùi Xá: 2.928 người; Làng

Hòa Loan: 1148 người; Làng Dương Xá: 1.035 người.Xã Nhân Quyền có 4 làng: Đan Loan, Bùi Xá, Hòa Loan,

Dương Xá. Thời Pháp thuộc, 4 làng ấy thuộc tổng Hòa Loan.Nhân dân trong xã chuyên làm nông nghiệp. Làng Đan Loan

có nghề ruộm tơ lụa, vải. Làng Bùi Xá có nghề làm giường chõng tre. Làng Dương Xá có người hát ca trù, lại có người làm đậu được dân trong vùng ưa thích gọi là đậu Duồng. Đậu Duồng dáng hình đanh quánh, chắc, chấm với muối hay mắm tôm ăn rất ngon.

Làng Hòa Loan có chợ gọi là chợ Lòn, họp bên đường 20. Hồi chống Mỹ, để tránh máy bay oanh tạc chợ họp đến đầu làng Đan Loan. Nay chợ Lòn chỉ còn là một phố đã nâng lên là thị tứ Hòa Loan thuộc xã Nhân Quyền.

80

Page 81: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Từ năm 1947 đến năm 1950, các làng xã Nhân Quyền còn là vùng tự do, nhiều cơ quan của huyện Cẩm Giàng, thị xã Hải Dương và dân tản cư vùng ven đường 5 về tạm trú ở đây. Từ năm 1951, linh Pháp và ngụy về đóng bốt Lòn, tại đình làng Hòa Loan bên đường 20, các làng trong xã thành vùng bị địch tạm chiếm, năm 1954 địch mới rút theo hiệp định Giơ-ne-vơ.

Làng Đan Loan: Còn gọi là làng Đọc. Bên nghề làm ruộng, dân có nghề nhuộm tơ, lụa, vải, dân gian quen gọi là nghề ruộm. Nhiều người ra Hà Nội, Hải Phòng mở cửa hàng nhuộm, hấp tơ lụa, trở nên giầu có. Dân ở làng, nhà nào cũng có gánh hàng đem đi đến các làng lân cận để nhuộm thuê kiếm được nhiều tiền nên có câu: "Tiền làng Đọc". Tương truyền hồi nước ta thuộc nhà Đường, nước Trung Hoa, năm 791 có Triệu Xương sang làm An Nam đô hộ phủ, Triệu Xương có vợ về ở làng Đan Loan, dạy dân nghề thợ nhuộm. Nhân dân nhớ ơn thờ hai vợ chồng Triệu Xương làm Thành hoàng.

Nhiều người làng Đan Loan lên làm ăn ở Hà Nội, mở hiệu nhuộm, hấp sợi và len, con cháu có điều kiện học thành tài, cùng nhau góp tiền xây ở đấy một đình thờ vọng Thành hoàng làng, gọi là Đình Hoa Lộc, bia đình còn đến ngày nay. Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An tức Bình Giang, thời còn học và thi bằng chữ Hán, làng Đan Loan có 6 Tiến sĩ:

1- Bùi Thế Vinh, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành thứ 3, tức năm 1580.

2 - Vũ Thạnh, trúng Thám hoa, khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6, tức năm 1685.

3- Vũ Huyên, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, tức năm 1712.

4- Vũ Huy, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, tức năm 1712.

5- Vũ Trần Tữ, trúng Tiến sĩ, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5, tức năm 1739.

6- Đào Vũ Hương, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hieuj Cảnh Hưng thứ 33, tức năm 1772.

81

Page 82: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Theo Hương khoa lục của Tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long, làng Đan Loan có 6 người trúng Cử nhân:

1- Vũ Nguyên Dung, trúng Cử nhân, khoa Quí Dậu, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, tức năm 1831.

2- Phạm Đình Ái, trúng Cử nhân, khoa Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, tức năm 1831.

3- Vũ Đình Toàn, trúng Cử nhân, khoa Tân Tị, năm Minh Mệnh thứ 2, tức năm 1821.

4- Trần Văn Bình, trúng Cử nhân, khoa Mậu Thân, niên hieuj Tự Đức thứ nhất, tức năm 1848.

5- Vũ Hữu Lộc, trúng Cử nhân, khoa Kỷ Mão, niên hiệu thứ 32, tức năm 1879.

6- Lê Hữu Tín, trúng Cử nhân, khoa Giáp Thân, niên hieeuj Kiến Phúc thứ 2, tức năm 1884.

Trong cách mạng Tháng 8 năm 1945, làng Đan Loan có ông Phạm Đình Thủy, nguyên là Chánh tổng tổng Hòa Loan, thời Pháp thuộc, tích cực với công tác cách mạng được kết nạp vào Đảng, được nhân dân bầu là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Bình Giang.

Chùa làng Đan Loan tên là 崇福寺"Sùng Phúc tự". Chùa thờ phật và có tháp thờ cụ tổ lập ra làng là cụ Độc. Truyền thuyết kể rằng: có 2 ông bà người làng Hòa Loan, ra nơi đồng hoang cấy cày lập ra làng Đan Loan. Ông bà không có con, tìm được mười trẻ mồ côi, không người nuôi dưỡng ở các nơi về nuôi và nhận làm con nuôi. Đến tuổi trưởng thành, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái trở thành tổ các dòng họ của làng.

Đầu thế kỷ thứ XIX, làng Đan Loan có Phạm Đình Hổ, học giỏi đi thi chỉ đỗ tú tài, viết nhiều sách bằng chữ Hán, nhiều quyển đã được dịch ra quốc ngữ. Có thuyết nói rằng, Phạm Đình Hổ, còn gọi là Chiêu Hổ, có thơ đối đáp với nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

Làng Bùi Xá, còn gọi là làng Đông Luân. Đình làng Bùi Xá thờ Lê Cương Nghị, tướng của Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn có công dẹp loạn 12 sứ quân và đánh thắng quân nhà Tống nước Trung Hoa sang xâm lược nước ta cuối thế kỷ thứ X. Thư mục

82

Page 83: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thần tích, thần sắc năm 1938 ghi làng Bùi Xá thờ một nhân thần là Chính Thuận.

Chùa làng Bùi Xá có 3 tháp cổ, mỗi tháp là một vị sư hóa tại chùa.

Làng Hòa Loan: nôm gọi là làng Lòn, làng Minh Luân. Theo Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, làng Hòa Loan thờ Thành hoàng là Cao Tướng công, húy Cao Y, làm quan thời vua Lý Thần Tôn, chức Thái Bảo . Phía tây làng Hòa Loan gần làng Bình Đê là nhà cũ của Cao Y. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, ghi là thờ Cao Hổ.

Năm 1951, Pháp ngụy về đóng bốt ở đình làng Hòa Loan, đến năm 1954 mới rút theo hiệp định Giơ-ne-vơ.

Chùa Hòa Loan tên là 大光寺"Đại Quang tự". Theo Hương khoa lục của tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia long, làng Hòa Loan có Dương Văn Toàn, trúng Cử nhân khoa Tân Tị, niên hiệu Minh Mệnh thứ 2 (1821):

Làng Dương Xá: nôm gọi là làng Duồng, đình làng thờ Thành hoàng tên là Cao Huy Hoằng, một tướng của vua Hùng chống quân Thục xâm lược. Ông về chiêu dân lập ra làng Dương Xá. Thư mục thần tích, thần sắc nói làng Dương Xá thờ nhân thần là Hoằng cũng như trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.

Trung tuần tháng 3 năm 1948, đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng bộ huyện Bình Giang, họp ở làng Dương Xá, bầu Ban chấp hành mới, đồng chí Vũ Như Oánh, người làng Phú Khê làm Bí thư.

Chùa Dương Xá tên là Minh Luân tự (明輪寺).Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Nhân Quyền:921 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 726

người tham gia dân quân du kích; 25 người tham gia trực chiến; 129 liệt sĩ; 79 thương binh; 35 dũng sĩ diệt Mỹ; Toàn xã được thưởng 3 Huân chương các loại, 50 cờ thi đua, 81 bằng khen; 604 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 6 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Gon, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Chấp, Bùi Thị Gồng, Bùi Thị Xếp .

83

Page 84: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

15 - Xã Bình XuyênNăm 2000: diện tích: 843,35 ha. dân số 7951 người Năm 2015: diện tích 864,40 ha, dân số 9.020 người.Dân số các làng năm 2000:Làng Bình Cách: 1821 người; Làng Chương Cầu: 821 người;

Làng Như gồm: Dinh Trại: 661 người và Dinh Như: 1239 người; Làng Bình Đê: 1777 người; Làng Quàn: 1632 người.

Xã Bình Xuyên lúc đầu gọi là Hồng Thái, có 6 làng: Bình Cách, Chương Cầu, Dinh Trai, Dinh Như là thôn Học và làng Quan là thôn Quàn thuộc xã Đình Tổ thuộc tổng Bình An.

Dân chuyên làm nông nghiệp. Đất xấu không có nước chỉ cấy được vụ mùa. Con sông Cầu Cốc, Cầu Lâm chảy trên đất Thanh Miện giáp Bình Giang, có một đoạn chảy qua làng Quàn, Chương Cầu, Bình Đê của xã Bình Xuyên gọi là sông Di. Làng Như có nhiều người làm nghề mộc, sản xuất đồ trang trí nội thất.

Trong xã có ấp Bình Cách của Pháp Kiều Rô sa (Rochat), Ấp Trương Cầu (張梂 ) của Ký Tước. Năm 1928, Ký Tước lợi dụng đời sống nhân dân túng thiếu, dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi, chiếm hết ruộng đất làng Trương Cầu, áp bức nhân dân quá mức. Nhân dân Trương Cầu lập mưu đánh chết Ký Tước rồi cử người đi tù, chịu tội với chính quyền thực dân phong kiến.

Các làng xã Bình Xuyên ở vào nơi xa đường 5, thời đầu kháng chiến chống Pháp, các cơ quan huyện Bình Giang, tỉnh Hưng Yên, huyện Cẩm Giàng sơ tán về đây, mở nhiều hội nghị, lớp huấn luyện được nhân dân giúp đỡ. Tháng 10 năm 1949, Đảng bộ huyện Bình Giang, họp đại hội lần thứ 3 tại làng Bình Đê đồng chí Vũ Đình Ninh được cử làm Bí thư Huyện ủy. Tháng 6 năm 1950, huyện Đảng bộ họp đại hội lần thứ 4, tại làng Quàn, cử đồng chí Trần Văn Hiến làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Vũ Duy Tiêu làm Phó Bí thư, Chủ tịch ủy ban kháng chiến huyện thay đồng chí Vũ Huy Phú, bị địch bắt tháng 5 năm 1950.

Tháng 12 năm 1946, trận đầu ta đánh vào trường Con Gái thị xã Hải Dương, bắt sống một số tù binh Pháp, về giữ ở chùa làng Bình Đê, giữa năm 1947 mới giải lên khu.

84

Page 85: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tháng 5 năm 1950, sau khi đánh bốt Phủ cũ, địch hóa trang làm bộ đội ta, áo nâu, nón cúp, đi tắt cánh đồng vào làng Bình Cách bắt được đồng chí Vũ Huy Phú, Chủ tịch ủy ban kháng chiến huyện. Hai tháng sau, từ sáng sớm chúng lại kéo quân đến làng Quàn; Vừa đến đồng Quàn thì gặp đại đội Trường Chinh thuộc Trung đoàn 42, tiểu đoàn 664, kết hợp với Trung đội 59, đại đội Lê Lợi huyện Bình Giang phục kích ở chùa Đống Chê. Khi chúng lọt vào trận địa, ta nổ súng xung phong, diệt 9 tên địch trong ấy có tên đội Pha len người Pháp, là tên đã biệt kích vào làng Bình Cách tháng 5 năm ấy, làm bị thương 20 tên, bắt sống 6 tên, thu 3 trung liên, 9 tiểu liên, 10 súng trường Mỹ, 4 súng lục, 80 lựu đạn.

Làng Bình Đê, còn gọi là làng Di có 3 xóm gồm: Ngõ, Kênh, Gọi ở cách xa nhau, nay đã ở liền nhau. Đình làng to rộng, ủy ban kháng chiến huyện sơ tán về, dùng làm nơi thường trực, họp hội nghị, mở lớp huấn luyện. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình thờ 3 thiên thần là: Khai Công, Phú Công và Hiển Công. Năm 1951, linh Pháp và ngụy về đóng bốt ở phố Lòn. Đình bị địch phá sạch.

Làng Bình Đê xưa có miếu thờ thần linh làm năm 1937.Chùa Bình Đê tên là Sùng Khánh tự (崇慶寺) là nơi họp lập

chi bộ đầu tiên của xã năm 1947. Cũng ở đây, đã giam giữ một số tù binh Pháp. Chùa bị lính Pháp phá, đã dựng lại trên nền cũ. Cạnh xóm Kênh làng Bình Đê có cầu đá bắc qua sông Cầu Lâm, Cầu Cốc tức sông Di gọi là Cầu Hòa và Cầu Thổ.

Làng Bình Đê có cụ Lê Thị Toán và con gái là Nguyễn Thị Canh, cùng một số cụ giầu có trong làng, hết lòng ủng hộ, nuôi nấng cán bộ, bộ đội, ngày đầu kháng chiến. Con cụ Toán là Nguyễn Văn Chúc - Phó Bí thư Huyện ủy đã xây dựng khu kinh tế của huyện trên đống cao cạnh làng Quàn, hăng hái xung phong làm kinh tế, bị địch sát hại ở cánh đồng làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng năm 1950.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An, làng Bình Đê có Lưu Khải Chuyên trúng thám hoa, khoa Mậu Dần, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3, tức năm 1511. Nay ở làng Bình Đê không có ai họ Lưu, nhưng làng Bình Cách lại có nhà thờ Lưu Khải Chuyên.

85

Page 86: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Bình Cách: nôm gọi là làng Gạch, xưa còn gọi là Nỗ Cẩm Đồn. Phía nam làng có ấp của Pháp Kiều Rô-sa, rộng 325 mẫu, nhiều người các nơi đến làm tá điền. Những năm quân Pháp chiếm đóng đình, chùa bị phá. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938 nói, đình Bình Cách thờ 3 nhân thần là: Hữu, Vân, Trần Công tướng của Đinh Bộ Lĩnh. Năm 1997, làng dựng lại chùa trên nền cũ lấy tên cũ là "Phúc Lộc tự" (福祿寺) Chùa thờ Phật và đức Trần Hưng Đạo.

Trong làng có hai nhà thờ họ lớn là nhà thờ họ Phạm và nhà thờ họ Lưu, thờ Lưu Khải Chuyên.

Theo Hương khoa lục của Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long, làng Bình Cách có Lưu Như Sơn, trúng Cử nhân khoa Canh Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 3, tức năm 1850, đem nghĩa dũng đi đánh giặc, được triều đình khen, bổ đi làm Tri huyện, nhưng không nhận chức, xin cáo về quê.

Làng Chương Cầu: Ruộng đất bị Ký Tước, làm đại lý cho hãng rượu Phong ten ở phố Đoàn, huyện Thanh Miện, chiếm hết làm ấp. Năm 1928, ức quá nhân dân rủ nhau lập mưu đánh chết Ký Tước rồi cử người ra nhận tội đi tù. Đình, chùa trong kháng chiến bị phá. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình thờ 3 nhân thần: Chiêu Chầu, Nhất Việt Tuấn, Nhất Việt Kiệt. Năm 1992, nhân dân dựng lại chùa trên nền cũ, lấy tên là "Chương Hoa tự" thờ Phật và thờ Bác Hồ.

Làng Quàn: trước là thôn Quàn của xã Đình Tổ, nhân dân vừa theo đạo gia tô, vừa theo đạo Phật, nên làng có nhà thờ chúa Giê su, lại có đình, chùa và nhà thờ họ.

Công giáo đến làng Quàn từ năm 1933, thuộc về xứ Sặt. Lúc đầu có 33 hộ, sau tăng lên 100, lan sang một vài hộ bên Bình Cách. Trong kháng chiến, nhà thờ đã bị bắn phá, đến năm 1997 mới tu bổ lại.

Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình làng Quàn thờ 3 nhân thần là: Thông Minh, Minh Ninh, Hiển Ninh. Truyền miệng lại, thờ một vị tướng quân triều Trần là Đào tướng công Huy Dũng. Chùa Quàn tên là "Phúc Khánh tự", thờ Phật.

86

Page 87: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Trong làng Quàn có hai nhà thờ họ to là nhà thờ họ Đoàn, thờ Đoàn Quang Quảng và nhà thờ họ Phạm, thờ Phạm Công Phụ, Phạm Công Phụ trúng Tiến sĩ khoa Quý Mùi, niên hiệu Diên Thành thứ 6, tức 1583, có tên trên văn chỉ huyện Đường An, trước đây có bản ghi Phạm Công Phu là người làng Tó thuộc xã Thái Học, vì làng Quàn, làng Tó đều thuộc xã Đình Tổ.

Làng Quàn có một đống cao gọi là Đống Quàn, cách đấy không xa có ngôi chùa gọi là chùa Đống Trê. Huyện ủy đã xây dựng cơ sở kinh tế trên đồng Quàn. Còn chùa Đống Trê là nơi quân ta phục kích tiêu diệt toàn quân Pháp ngụy xuống càn làng Quàn tháng 7 năm 1950.

Trại Như và Dinh Như: Là hai xóm của Học thôn trước thuộc xã Đình Tổ. Dinh Như hay còn gọi là làng Như, có nghề làm đồ mộc chạm trổ khá tinh xảo, chiếm lĩnh được thị trường không kém thứ mộc Hạ Khuông.

Đình và chùa của Dinh Như và Trại Như, lúc kháng chiến là nơi công khai tiếp dân của Ủy ban kháng chiến huyện Bình Giang. Trong tạm chiếm bị địch phá. Năm 1992, nhân dân xây lại chùa trên nền cũ gọi là "Cung Tâm tự" thờ Phật và Nguyễn Trãi. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1933 nói đình thôn Học thờ Cao Ông Một tướng của nhà Lý.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Bình Xuyên: 1148 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 760 người tham gia dân quân du kích; 20 trực chiến; 149 liệt sĩ; 78 thương binh; 5 dũng sĩ diệt Mỹ; Toàn xã được tặng thưởng 3 Huân chương các loại, 13 cờ thi đua và 30 bằng khen; 7 Bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Phạm Thị Cợi, Trần Thị Nhờ, Lại Thị Phúc, Nhữ Thị Thược, Nguyễn Thị Vát, Nguyễn Thị Độn, Hồ Thị Bính.

16- Xã Vĩnh HồngDiện tích: 835,55 ha. Dân số: 7929 người. Năm 2015, dân số 8.402 người.Dân số các làng năm2000:

87

Page 88: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng My Khê: 992 người; làng Bằng Trai: 998 người; làng Đỗ Xá: 532 người; làng Lý Đông: 1066 người; làng Lý Dương: 1127 người; làng Me Vàng; 382 người; làng Phụng Viện: 697 người; làng Phục Lễ: 1289 người; làng My Thữ: 846 người.

Xã Vĩnh Hồng có 9 làng: trừ làng Lý Đông các làng khác đều gọi là làng Me: Me Khê, Me Bằng Trai, Me Đỗ Xá, Me Lý Dương, Me Vàng, Me Phụng Viện, Me Phục Lễ, Me Thữ. Nguyên từ hai xã Hồng My và Vĩnh Thị hợp lại trong cải cách ruộng đất. Xã Hồng My có 3 làng: Phục Lễ, My Thứ, My Khê. Xã Vĩnh Thị có 6 làng: Bằng Trai, Đỗ Xá, Lý Đông, Lý Dương, Phụng Viện, Me Vàng.

Thời Pháp thuộc, các làng My Thữ, Bằng Trai, Phục Lễ, My Khê, Phụng Viện, Me Vàng, Lý Dương thuộc tổng Thị Tranh, còn gọi là Tông Tranh, các làng Lý Đông, Đỗ Xá thuộc tổng Vĩnh Lại.

Trước ngày toàn quốc kháng chiến, ở làng Bằng Trai, có bọn quốc dân Đảng và Việt Cách, đứng đầu là tổng Tung, hội Hoành lôi kéo một số người tập luyện quân sự, mua sắm vũ khí, mưu tranh quyền với Mặt trận Việt Minh huyện. Tháng 3 năm 1946, đồng chí Hoàng Tâm, Chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời huyện về công tác ở Vĩnh Thị, đến gặp và khuyên chúng nên theo Việt Minh. Chúng giữ lại và đề nghị được có đại biểu tham gia ủy ban huyện. Huyện nhận được tin báo, huy động dân quân các làng đến vây làng Bằng Trai để giải thoát cho đồng chí Chủ tịch huyện. Đồng chí Hoàng Tâm ra khỏi làng, dân quân vào phá hang ổ phản động, diệt 3 tên: tên Đồn là thầy dậy võ quê ở huyện Cẩm Giàng, Hội Tung là tên đứng đầu và con Hội Tung, thu một súng ngắn, 2 súng trường và một số lựu đạn.

Những làng của xã Vĩnh Hồng ở gần và tiện đường lên Sặt, nơi địch đã sớm lập quận hành chính, từ năm 1947. Khi địch mở rộng khu chiếm đóng, cuộc đấu tranh lúc nào thì lập tề, lập tề thế nào, khi nào thì phá tề; Giữa cán bộ kháng chiến của xã và các phần tử chỉ muốn đầu hàng, rất quyết liệt. Đêm mồng 3 tháng 2 năm 1952, ta phát động phá thế kìm kẹp của địch, một đêm toàn huyện phá 18 bốt thì 7 bốt thuộc xã Vĩnh Hồng tại 5 làng. Bốt các làng Lý Dương, My Khê, My Thữ chống lại, làm ám hiệu cầu cứu

88

Page 89: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

pháo binh ở Phủ Cũ. Ta phải dùng bộc phá đánh đổ hết lô cốt và các ổ đề kháng, góp phần vào phục hồi cơ sở kháng chiến ở vùng địch tạm chiếm, mở rộng khu căn cứ du kích.

Cơ sở của Mặt trận Việt Minh, cơ sở Đảng phát triển đến các làng thuộc xã Vĩnh Hồng vào loại sớm. Năm 1948, làng nào cũng có Đảng viên. Trước những khó khăn do bọn phản động gây ra, các Đảng viên cùng cán bộ chính quyền, đoàn thể ở các làng đã bền bỉ đấu tranh để giữ vững phong trào kháng chiến.

Trung tuần tháng 3 năm 1950, một đại đội lính ngụy do anh Bảng, đại đội phó đại đội 1153, Trung đoàn 42, bị Pháp bắt năm 1950 và giao cho chỉ huy đại đội. Lính trong đại đội ấy phần lớn là dân quân du kích, bộ đội huyện mà chúng bắt được trong các trận càn quét. Anh Bảng được giác ngộ, khi chuyển về mặt trận Bình Giang, bắt liên lạc với ta, đem cả đại đội trang bị vũ khí đầy đủ ra hàng tại cánh đồng làng Lý Dương.

Nhân dân toàn xã làm nông nghiệp, nhiều gia đình làm thêm nghề làm bún và đúc khóa đồng. Bún me Bằng Trai có tiếng là ngon.

Làng My Thữ: còn gọi tên là Me Thữ Trung, Trung Khu, đình chùa đều bị phá hoại, nay nhân dân đã phục hồi một phần. Đình thờ 4 vị Thành hoàng là: Nguyệt Thai Linh công chúa, Nguyệt Độ Linh Ưng công chúa, Nội Điện Quang Minh đại vương, Quận chúa Kim Hoa. Thần phả còn và đã dịch ra chữ quốc ngữ. Thành hoàng đều là tướng của Hai Bà Trưng đóng quân ở khu vực này để tuyển mộ dân binh. Chùa Me Thữ gọi là Bảo An tự ( 保安寺), nay xây trên khuôn viên nền đình, để thờ Phật.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An, làng My Thữ có 3 người trúng tiến sĩ:

1 - Lê Kim Quý, trúng Tiến sĩ, khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành thứ 3, tức năm 1580.

2 - Lê Kim Bảng, trúng Tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Ninh thứ 2, tức năm 1592.

3 - Phạm Minh, trúng Tiến sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Chính Hòa thứ 24, tức năm 1703.

89

Page 90: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Đỗ Xá: Đình chùa bị phá hoại, nay đã phục hồi một phần. Đình thờ hai vị Thành hoàng là: Lỗ Quốc Chính Vương, Ngô Gia Ngũ Lương. Chùa cũng được tu sửa.

Làng Lý Đông: Đình chùa bị phá hoại, nay đã phục hồi một phần. Đình thờ 2 vị Thành hoàng giống như làng Đỗ Xá là: Lỗ Quốc Chính Vương, Ngô Gia Ngũ Lương. Chùa thờ Phật và các mâu thượng thiên, mẫu thoại, mẫu thượng ngàn.

Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ Đường An tức Bình Giang, làng Lý Đông có Phạm Nguyễn, trúng Tiến sĩ, khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3, tức năm 1511.

Theo Hương khoa lục của tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long, làng Lý Đông có Vũ Huy Đỉnh, trúng cử nhân khoa Canh Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 3, tức năm 1850.

Làng Bằng Trai: Còn gọi là Me Trai. Đình, chùa bị phá hoại nay đã hồi phục một phần. Đình thờ Thành hoàng là Trịnh An Tể, tể tướng của Đinh Tiên Hoàng, có công dẹp 12 sứ quân. Sắc phong và thần phả vẫn còn. Chùa thờ Phật và đức thánh Trần Hưng Đạo.

Làng Lý Dương: Đã phục hồi đình, chùa. Đình thờ Thành hoàng Ngô Gia Ngũ Lương, một tướng của Lê Đại Hành. Thần phả và sắc phong không còn, còn bia ghi công. Làng còn một văn chỉ thờ thánh Khổng Tử và người đỗ đạt trong làng.

Làng Me Vàng: Đã phục hồi chùa thờ Phật, Thần phả và sắc phong Thành hoàng không còn. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, không nói đến làng Me Vàng.

Làng Phụng Viện: Còn gọi là Me Phụng Viện, đã phục hồi lại đình, chùa, thờ Thành hoàng và thờ Phật. Thành hoàng là Phạm Tử Nghi, một tướng giỏi của nhà Mạc, đánh thắng nhiều trận khi quân Minh xâm phạm biên giới. Năm 1546, vì bất đồng trong việc cử người kế vị Mạc Phúc Hải, trở thành chống lại triều đình và bị hại. Sau khi mất có hiện tượng linh thiêng nên một số làng thờ làm Thành hoàng như ở làng Vĩnh Niệm, thành phố Hải Phòng, là quê ông và làng Phụng Viện. Các vua đời sau phong ông là "Nam Hải Đại Vương". Hàng năm Phụng Viện có lễ ném cây dâm xuống ao Thánh, ngày 23 tháng chạp mới vớt lên thờ, để diễn lại cảnh khi ông bị hại. Theo Hương khoa lục của Tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới

90

Page 91: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

triều Nguyễn Gia Long làng Phụng Viện có Phạm Chí Hương, trúng Cử nhân khoa Mậu Tý, Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 4, (1708).

Làng Phục Lễ: Đã phục hồi đình, đình thờ Thành hoàng là Nguyệt Thai công chúa, một tướng của Hai Bà Trưng. Còn thần tích và sắc phong đã dịch ra chữ quốc ngữ. Chùa thờ Phật, còn giữ được đồ thờ làm từ ngày xưa.

Trước làng có một nhà bia, trong có hai bia nón, vuông, cao hơn đầu người, có nón chóp hoa sen, họa tiết của bia rất tinh vi. Trước nhà bia có ao bia, xa nữa có ao tắm của bà chúa. Còn kể lại, trước có bà Vũ Thị Thứ, là con nuôi nhà họ Vũ trong làng, lấy chúa Trịnh Cương (1709-1729) sinh ra Trịnh Giang (1729-1740) và Trịnh Doanh (1740-1767) cũng nối nhau làm chúa. Trịnh Giang bắt nhân dân chuyên chở đá gạch, gỗ về xây nhà ở của mẹ nguy nga lộng lẫy. Vũ Trác Oánh, người làng Mộ Trạch cùng Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ con Tiến sĩ Nguyễn Mại người làng Ngô Đồng huyện Chí Linh, nổi lên chống Trịnh Giang, đem quân đến phá nhà thờ họ Vũ và chỗ ở của mẹ Trịnh Giang. Năm 1740, cuộc nổi dậy thất bại, chúa Trịnh sai quân về đốt hết làng Mộ Trạch. Nhà bia, ao bia, ao tắm là di tích chỗ ở của bà Vũ Thị Thứ. Hai bia trong nhà ghi nghi tiết của nhà thờ họ Vũ.

Phục Lễ là quê của Anh hùng lao dộng Vũ Tất Ban. Làng My Khê: Còn gọi là Me Khê. Đã phục hồi đình trên

nền cũ Thần phả và thần sắc còn, đã dịch ra chữ quốc ngữ. Đình thờ hai vị Thành hoàng là: Vũ Dụ Tôn công là tướng của nhà Trần đánh quân Nguyên xâm lược và Nguyệt Thai, Nguyệt Độ là tướng của Hai Bà Trưng, chùa thờ Phật.

Nhân dân chuyên làm ruộng, ngoài ra còn có người làm nghề đúc khóa bằng đồng ở làng Phục Lễ và Me Khê.

Theo Hương khoa lục của tiến sĩ Cao Xuân Dục, dưới triều Nguyễn Gia Long, làng My Khê có Vũ Huy Mân trúng cử nhân khoa Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức thứ 4, tức năm 1861.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Vĩnh Hồng. 1212 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 3079

người tham gia dân quân du kích; 1600 tham gia trực chiến; 150 liệt sĩ; 65 thương binh; 1 dũng sĩ diệt Mỹ; 449 cá nhân được

91

Page 92: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thưởng Huân, Huy chương các loại; 7 Bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Phạm Thị Tuần, Vũ Thị Hà, Hà Thị Sôi, Hoàng Thị San, Vũ Thị Gái, Vũ Thị Đoán, Vũ Thị Tý.

17 - Xã Cổ BìNăm 2000: diện tích 724,26 ha, dân số 6389 người. Năm 2015: diện tích 717,90 ha, dân số 6.768 người.Dân số các làng năm 2000: Làng Ô Xuyên: 1590 người; Làng Hạ Bì: 970 người;Làng Cam Xá: 1249 người, Ấp Cam: 365 người; Làng Bì Đổ:

1546 người; Ấp Bì: 320 người; Ấp Phú Thứ: 349 người.Xã Cổ Bì, có 4 làng: Ô Xuyên, Hạ Bì, Cam Xá, Bì Đổ và 3

ấp: Cam Xá, Bình Dương (ấp Bì) và Phú Thứ. Thời Pháp thuộc các làng và ấp xã Cổ Bì đều thuộc tổng Lôi Khê.

Nhân dân trong xã chuyên làm nông nghiệp. Hoàng Gia Luận con Hoàng Cao Khải, chiếm 350 mẫu của làng Cam Xá và làng Trinh Nữ xã Hồng Khê để lập Ấp Cam Xá. Phạm Văn Dương, người tỉnh Hà Nam lập Ấp Bì, còn gọi là Bình Dương Ấp sau đó bán lại cho Phán Thể và Cử Mùi từ năm 1933. Số đông nhân dân trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 là tá điền của các ấp ấy.

Từ bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đến năm 1950, xã Cổ Bì còn là vùng tự do, Tỉnh ủy và nhiều cơ quan của huyện Cẩm Giàng, thị xã Hải Dương sơ tán về đây để chỉ đạo phong trào kháng chiến. Sau khi Pháp ngụy đóng bốt Vân Độ bên đất huyện Gia Lộc, cách xã Cổ Bì một con sông, thường sang càn quét, xã Cổ Bì biến thành vùng tạm bị kiểm soát.

Ấp Phú Thứ là ấp công giáo toàn tòng có từ năm 1934, có nhà thờ công giáo, thuộc xứ đạo Bượi Răm, huyện Thanh Miện. Bọn phản động làng ấy, tháng 6 năm 1950 cô lập các đồng chí đảng viên như đồng chí Ban, lập bốt, được địch trang bị vũ khí, kéo sang các làng xung quanh cướp thóc, lúa, trâu, bò, lợn gà... Đêm ngày 20 tháng 8 năm 1951, Đại đội 126 của tỉnh phối hợp với Đại đội Lê Lợi của huyện, cùng dân quân du kích xã Cổ Bì, đột nhập vào Phú Thứ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ bọn tề, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

92

Page 93: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 1952, Trung đoàn 74, Đại đoàn 316 chủ lực, hành quân gần một tuần, qua vùng tạm chiếm, huyện Cẩm Giàng, tập trung quân ở xã Cổ Bì, đêm 26 tháng 2 năm 1952, cùng lực lượng vũ trang của hai huyện Bình Giang và Gia Lộc dân quân du kích địa phương, bất ngờ tiêu diệt bốt Vân Độ. Sau trận đánh bộ đội chủ lực lại tiếp tục hành quân. Ngày 29 tháng 2 năm 1952, địch tập trung hai tiểu đoàn Âu Phi, có xe tăng, máy bay yểm trợ, đánh vào xã Cổ Bì, đến làng Bì Đổ và ấp Bình Dương gặp bộ phận hậu cần quân chủ lực và dân quân du kích xã hai bên nổ súng. Cuộc chiến đấu kéo dài từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối. Ta với địch giành giật từng căn nhà, từng góc xóm. Kết quả ta tiêu diệt 265 địch, trong đó có một quan tư da trắng, làm bị thương nhiều tên. Địch phải cho máy bay lên thẳng đến lấy xác và chở thương binh. Bên ta 34 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 17 mất tích, 24 bị thương. Thật là một trận đánh dũng cảm và thắng lợi.

Xã Cổ Bì có cơ sở Đảng ở các làng từ tháng 3 năm 1947, sở dĩ xảy ra việc biến ở Phú Thứ là do bọn trùm trương công giáo, nghe bọn cha cố phản động xúi giục và thúc ép.

Xã Cổ Bì có một chợ, gọi là chợ Bì. Trước chỉ có mấy dãy quán, nay đã xây thành dãy phố nhỏ.

Năm 1999, tỉnh đầu tư xây tại xã Cổ Bì, trên bờ sông Đĩnh Đào, một trạm tiêu úng lớn cho cả vùng. Từ bờ sông Đĩnh Đào, gần trạm bơm có cầu phao bắc qua sông sang đất Gia Lộc để nhân dân qua lại. Ở khu trung tâm của xã, ngoài hội trường, bệnh xá, trường tiểu học, THCS kiên cố 2 tầng, có một nhà Bưu điện văn hóa do Sở bưu điện tỉnh xây dựng, tiện cho dân liên lạc bằng thư tín, điện thoại với mọi nơi, có sách báo để mọi người đến đọc như một thư viện nhỏ.

Làng Ô Xuyên: Còn gọi là Bì Ô, có ngôi đền cổ. Tục truyền từ xa xưa đã rất linh thiêng. Làng có hai vợ chồng ông Trần Quang Hiện và bà Phạm Thị Vân, muộn có con, làm lễ cầu tự ở đền, sinh được 5 con trai, khôi ngô, tuấn tú, lớn lên chí khí hơn người. Gặp lúc nước ta bị nhà Hán nước Trung Hoa đô hộ, có thái thú Tô Định tàn bạo, Hai Bà Trưng dấy binh chống lại, năm ông chiêu mộ hương binh theo hai bà đánh đuổi Tô Định thắng lợi. Hai bà lên

93

Page 94: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

làm vua phong cho năm ông làm Thành hoàng làng và thờ đền. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đền là nơi làm việc của cán bộ, bộ đội, công an Việt Hùng. Năm 1951, quân Pháp ngụy đến phá 5 gian tiền tế, nay chỉ còn hậu cung.

Trong kháng chiến chống Pháp, làng ô Xuyên có bà Tổng My, nhà giầu, có nhiều tiền, thóc, xuất nuôi cán bộ, bộ đội, ủng hộ quỹ kháng chiến được huyện và xã khen.

Làng Cam Xá: Còn gọi là làng Cam. Một phần ruộng đất của làng thành ấp Cam của địa chủ Hoàng Gia Luận.

Đình, chùa, bị phá hoại trong kháng chiến, nay đã phục hồi một phần. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, thì đình thờ 4 nhân thần là: Thánh phụ Đoan Túc, Thánh mẫu Trinh Uyên, Đặc Minh và Ngọc Lang, xưa là tướng của Hai Bà Trưng.

Làng Hạ Bì: còn gọi là làng Bì Cống. Đình, chùa bị phá hoại trong kháng chiến. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình thờ hai nhân thần là: Khoáng Nghị và Minh Tâm.

Trong kháng chiến chống Pháp, làng Hạ Bì có một số nhỏ phần tử nhen nhóm theo Bượi Răm chủ trương lập bốt, ngày 12 tháng 6 năm 1950, đại đội Lê Lợi của huyện, phối hợp một bộ phận của Tiểu đoàn 126 của tỉnh, phá được bốt tề binh và bọn phản động này.

Ấp Bì, còn gọi là ấp Bình Dương, chủ ấp là người huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.

Làng Bì Đổ, còn gọi là Bì Vải. Ngày 22 tháng 5 năm 1952 đã xảy ra trận đánh ác liệt giữa bộ đội ta và quân Pháp ở trong làng Bì Đổ, quân ta dũng cảm chiến đấu suốt ngày gây cho địch nhiều thất bại.

Đình và chùa bị phá trong kháng chiến. Theo thư mục thần tích, thần sắc đình thờ 5 nhân thần là: Bạt Tụy, Cầu Hồi, Phương Trượng, Sinh và Nhân. Bạt Tụy, Cầu Hồi, Phương Trượng là tướng của Lê Đại Thành đánh quân Tống xâm lược, Sinh và Nhân là hai người giúp việc. Lại nói Bạt Tụy, Cầu Hồi, Phương Trượng đỗ Tiến sĩ triều Đinh là không đúng vì theo sách sử đời Đinh (968-980) ta chưa tổ chức thi, mãi đến triều Lý. Năm 1075 mới mở khoa thi để tuyển nhân tài.

Ấp Phú Thứ, có nhà thờ công giáo, tháng 6 năm 1950, lập bốt phản động chống lại kháng chiến, đi cướp các làng xung quanh,

94

Page 95: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đêm 22 tháng 10 năm 1951 bộ đội đã tiêu diệt bốt, giải phóng cho nhân dân được tự do kính Chúa và làm tròn nhiệm vụ với Tổ quốc.

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Cổ Bì: 935 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 527

người tham gia dân quân du kích; 120 trực chiến; 166 liệt sĩ; 55 thương binh; 17 dũng sĩ diệt Mỹ; Toàn xã được tặng thưởng 3 huân chương các loại, 32 cờ thi đua và 17 bằng khen; 616 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 3 bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Lê Thị Kinh, Nguyễn Thị Ếch, Bùi Thị Ngăn. Xã được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

18- Xã Hồng Khê.Năm 2000: diện tích: 710,08 ha, dân số: 6307 người. Năm 2015: diện tích 713,88 ha, dân số 6.218 khẩu.Dân số các làng năm 2000: Làng Lôi Trì: 1017 người; làng Lôi Khê: 937 người; làng Lý

Long: 230 người; làng Trinh Nữ: 994 người; làng Phú Thuận: 421 người; làng Bùi Khê: 324 người; làng An Dật: 597 người; làng Phú Đa: 1458 người; làng Minh Lập: 329 người.

Xã Hồng Khê gồm 9 làng. Lúc đầu tên là Duy Tân, sau đổi là Hồng Khê. Thời Pháp thuộc các làng: Lôi Trì, Phú Thuận, Phú Đa, An Dật thuộc tổng Lý Đỏ; các làng: Lôi Khê, Lý Long, Trinh Nữ, Bùi Khê thuộc tổng Lôi Khê. Làng Minh Lập do một bộ phận nhân dân xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc di cư sang sinh sống.

Bước vào kháng chiến chống Pháp, đến năm 1949, các làng trong xã Hồng Khê còn là vùng tự do. Năm 1950, địch đóng bốt Phủ cũ, tháng 6 năm 1950 tề binh công giáo phản động Phú Thứ nổi lên, địch lại đóng bốt Vân Độ, trên đất huyện Gia Lộc, giáp với huyện Bình Giang, toàn xã Hồng Khê bị uy hiếp. Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5 năm 1951, địch đưa 15.000 quân, do tên Trung tướng Bec su (Berehoux) chỉ huy, mở trận càn lấy tên là loài bò sát Rép tin (Reptile) vào phía đông bắc huyện Bình Giang, trong ấy có các làng xã Hồng Khê. Đúng vào lúc ấy ta tập trung lực lượng bộ

95

Page 96: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đội hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên để mở rộng khu du kích C, bắc Thanh Miện, nam Bình Giang. Do bị động, ta giấu quân, không nổ súng. Địch tự do đi chàà xát đào hầm từng làng. Có làng vào đến 7 lần không gặp sự kháng cự. Địch bắt được Tỉnh đội trưởng Hải Dương: Hồng Vũ; Tỉnh đội trưởng Hưng Yên: Nguyễn Mạnh Hà; Trưởng Ban Chính trị Tỉnh đội Hải Dương: Trần Văn Hiến, Bí thư Huyện ủy Bình Giang cùng nhiều cán bộ Tiểu đoàn đại đội, Trung đội và binh sĩ, lấy của ta 7 trung liên, 6 tiểu liên, 62 súng trường. Riêng huyện Bình Giang đồng chí Vũ Duy Tiêu, Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện, Đào Văn Hiện, ủy viên ủy ban kháng chiến huyện; 1 Huyện ủy viên, 1 đội trưởng và 7 công an bị bắt. Đấy là trận thất bại lớn nhất của ta. Đầu năm 1952, Đại đoàn 816 vào đồng bằng, đến huyện Bình Giang, đêm 26 tháng 2 năm 1952 hạ bốt Vân Độ, ngày 29 tháng 2 năm 1952, chặn đánh địch ở làng Bì Đổ, xã Cổ Bì, đánh suốt ngày, đọ sức với trọng pháo, xe tăng, máy bay của địch, gây cho địch thiệt hại nặng nề, động viên quân và dân Bình Giang hăng hái tiến lên diệt địch.

Tháng 9 năm 1952, Đảng bộ huyện Bình Giang họp đại hội lần thứ 6 ở làng Lôi Trì. Đông đủ các đại biểu, đại diện cho các Chi bộ khu du kích, căn cứ du kích và vùng còn bị tạm chiếm về tham dự. Đại hội bầu ra Ban chấp hành huyện Đảng bộ, đồng chí Vũ Dương Ái, tức Hoàng Tâm được cử làm Bí thư Huyện ủy.

Làng Lôi Trì: nôm gọi là làng Đìa, có một thợ nhỏ ở đầu làng gọi là chợ Đìa. Theo thần phả kể lại thì làng Lôi Trì xưa còn có tên là Trang Ma Lôi. Thần phả kể sự tích Thành Hoàng làng Lôi Trì như sau:

Xưa Lôi Trì, là Trang Ma Lôi, thuộc Thần Châu, phủ Thượng Hồng. Đầu công nguyên, Trang Ma Lôi có nhà họ Vũ, Húy Lương làm chức Thượng Quốc Công, sinh một gái, lấy làm vợ thứ quân vương Nam Chân. Gặp lúc nước ta bị nhà Hán nước Trung Hoa chiếm đóng, thái thú Tô Định tàn bạo, quận vương Nam Chân chống lại Tô Định, bị Tô Định sát hại, lại bắt vợ và 2 con là: Thuận Nương và Chiêu Công xuống thuyền đem về đất Bắc. Mẹ là con Vũ Lương, nhẩy xuống sông tuẫn tiết. Còn Thuận Nương và Chiêu Công được thần báo mộng ra mũi thuyền sẽ có thần đến đón,

96

Page 97: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thuận Nương, Chiêu Công nhẩy xuống nước được cá thần đưa vào bờ. Ở đấy lại gặp ngư ông đưa về bến Hàn. Từ bến Hàn hai chị em tìm đường về quê ngoại là Trang Ma Lôi, tức làng Lôi Trì. Hai chị em được ông ngoại nuôi nấng trở nên tài giỏi ứng nghĩa theo lệnh của Hai Bà Trưng đánh bại Tô Định. Hai chị em Thuận Nương và Chiêu Công được phong làm Thành hoàng làng Lôi Trì và An Dật.

Theo Đại nam Nhất thống trí, vào thế kỷ thứ XIII, vua Trần sai Trần Khánh Dư trấn đất Hải Ninh, tiếp giáp đất Trung Hoa. Dân ta thường mua nón của người Trung Hoa để đội. Rất khó phân biệt người phương Bắc và người Phương Nam. Trần Khánh Dư sai người về Trang Ma Lôi, mua nhiều nón bằng tre gọi là nón Ma Lôi, rồi ra lệnh cấm nhân dân không được đội nón Trung Quốc, phải mua nón Ma Lôi thay thế. Chỉ vài ba ngày đã bán hết mấy thuyền nón Ma Lôi. Vậy làng Lôi Trì còn có tên là Trang Ma Lôi có nghề làm nón tre.

Đình chùa làng Lôi Trì bị phá hoại trong kháng chiến, đã phục hồi một phần, thờ hai vị Thành hoàng là Thuận Nương và Chiêu Công. Thần phả còn và đã dịch ra chữ quốc ngữ.

Làng Lôi Khê, còn gọi là làng Bến, xa xưa còn gọi là làng Ma Khê, Phù Vân. Trước đây muốn vào làng Lôi Khê phải qua một cầu đá bắc qua sông nhỏ gọi là Cầu Vở, bên Cầu Vở có ngôi đình cả trong làng còn có một ngôi đình nữa.

Đình Lôi Khê bị phá hoại đã phục hồi một phần thờ Thành hoàng, sự tích Thành hoàng theo thư mục thần tích, thần sắc kể như sau:

Đầu thế kỷ thứ X, có hai ông bà ở Châu Hoan, sinh một bọc năm con trai, lớn lên có sức khỏe. Năm 981, Quách Tiến nhà Tống sang đánh nước ta. Năm anh em đều theo Lê Đại Hành đánh quân nhà Tống và được phong làm tướng, năm anh em đuổi giặc qua sông Nghĩa Dũng, lúc trở về chặt cây ngô đồng làm đò cùng vượt sông. Đến giữa sông nổi cơn mưa mù mịt, rồi cùng hóa. Một đêm kỷ lão làng Lôi Khê, Lý Long, Trinh Nữ, Phú Thuận, Bùi Khê đều thấy báo mộng ra đón thần ở Cầu Vở. Ra đến nơi thấy cây gỗ to cùng kéo lên, tạc tượng thờ ở 5 làng. Truyền là 5 tướng đã giúp

97

Page 98: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

vua Lê Đại Hành thắng quân Tống. Làng Lôi Khê thờ Vân Lôi Hiển ứng và Linh Quang đạo tâm.

Sau ngày tết âm lịch ở Cầu Vở có chợ Ma Khê, còn gọi là chợ Ma, chợ họp từ hai ba giờ sáng. Người làng Bì đến bán cá rô, Phú Đa bán rau cần, Me Bằng Trai đến bán bún, Sồi Tó bán rau diếp. Sau những bữa cỗ bằng thịt lợn ngày tết, ai cũng muốn có bữa bún cá rô, hay thang thịt gà, cho nên đến chợ rất sớm, rạng sáng đã hết hàng, người mua được hàng coi như may mắn cả năm.

Chùa Lôi Khê có tên là "Tu Quang tự", làm ngay trên đất nền đình. Theo Đăng khoa lục và bia văn chỉ huyện Đường An tức Bình

Giang, làng Lôi Khê có 2 người đỗ Tiến sĩ thời còn học và thi bằng chữ Hán:

1- Chu Lục, trúng Tiến sĩ, khoa Quí Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4, tức năm 1463.

2- Vũ Sâm, trúng Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Hưng Trị 2, tức năm 1589.

Làng Phú Đa: còn gọi là làng Phú Đăng Trang. Nhân dân làm ruộng, trồng nhiều rau cần bán cho các làng trong vùng. Đình, chùa bị phá hoại, nay đã phục hồi. Theo thư mục thần tích, thần sắc, năm 1938, đình Phú Đa thờ Lương Hiển tướng của nhà Lý cùng Từ Đạo Hạnh và Lý Thường Kiệt đánh quân Tống xâm lược. Đình làng Phú Khê xã Thái Học cùng thờ Lương Hiển. Làng Phú Đa thường rước giao hữu với làng Trinh Nữ, tổ chức hội hò hiếu. Làng Phú Đa là quê đồng chí Trần Văn Hiến, Bí thư Đảng bộ huyện Bình Giang, rồi làm Trưởng ban chính trị Tỉnh đội, bị quân Pháp bắt tháng 5 năm 1951, đầy đi Côn Đảo bị hy sinh trong trận vượt ngục.

Làng Phú Thuận, còn gọi là làng Gã. Xưa là xã Phú Thuận gồm có làng Phú Thuận và làng An Dật. Đình chùa bị phá hoại, nay đã phục hồi chùa trên nền đình. Chùa thờ Phật, thờ mẫu thượng thiên, mẫu thoại, mẫu thượng ngàn. Trong kháng chiến có sư trụ trì chùa Phú Thuận là Phạm Đình Cúc đã bị Pháp bắn chết.

Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình Phú Thuận thờ Hoàng Đạo Hiển ứng, sự tích nói ở phần làng Lôi Khê.

98

Page 99: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng An Dật: xưa là một thôn của xã Phú Thuận cũng thờ Thành hoàng với làng Lôi Trì đã nói ở trên.

Làng Trinh Nữ: còn gọi là làng Nứa. Đình làng bị địch phá hết chỉ còn chùa thờ phật. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, đình làng thờ Nguyễn Uy và Hoàng Thị Loan sự tích Nguyễn Uy, đã nói ở làng Lôi Khê.

Ngày 7 tháng 2 hàng năm có lễ rước chạ với làng Phú Đa, làng Phú Đa rước thần đến Cầu Vở vào bãi Yết, rồi sang làng Trinh Nữ. Đến sân đình, quan viên chấp sự, mỗi làng đứng một bên, một ông chủ lễ, áo mũ chỉnh tề, cao giọng xướng: Chạ nhà người như chồng, chạ nhà ta như vợ, hai chạ nhân nghĩa chi giao ! Dứt lời xướng, tất cả đồng thanh hô: Hò hiếu, trống nổi lên rầm rầm. Xướng hô lặp đi lặp lại ba lần, rồi làm lễ, lễ xong bầy tiệc bún bò. Tiệc xong lại rước thần về. Người ta còn kể lại, thủa ấy trai gái hai làng không được xây dựng gia đình với nhau.

Làng Lý Long: còn gọi là làng Cầu Trong. Đình chùa phá trong kháng chiến, đã phục hồi một phần, chùa thờ phật, đình thờ hai nhân thần là Thông Minh Chính Trực và Thiên Công chúa. Theo thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, sự tích thần Thông Minh Chính Trực nói ở phần làng Lôi Khê.

Làng Bùi Khê: còn gọi là làng Bùi, đình chùa bị phá trong kháng chiến, đã khôi phục một phần. Chùa thờ Phật, đình thờ hai thần nhân là: Thông Minh Chính Trực và Thiên Công chúa. Theo thư mục thần tích thần sắc năm 1938, sự tích Thành hoàng nói ở phần làng Lôi Khê.

Làng Bùi Khê có Bùi Hoàn Khánh đỗ Tiến sĩ, khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21(1490).

Thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xã Hồng Khê: 896 người tham gia bộ đội và thanh niên xung phong; 981

người tham gia dân quân du kích; 120 người trực chiến; 170 liệt sĩ; 81 thương binh; 4 dũng sĩ diệt Mỹ; toàn xã được thưởng 1 Huân chương chi viện chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; 11 cờ thi đua; 5 bằng khen; 478 cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại; 4 Bà mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Vũ Thị Chất, Nguyễn Thị Thạch, Vũ Thị Nhẫn, Vũ Thị Bốn.

99

Page 100: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

PHẦN BAQUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

1. Nông nghiệp:Đời nối đời, người Bình Giang không ngừng đem hết sức lực,

trí tuệ, khai thác tiềm năng ruộng đất của mình. Đất Bình Giang không phụ lòng người, năm qua năm, có năng suất ngày càng cao, để thỏa mãn nhu cầu, nâng cao đời sống của con người, làm cho làng quê Bình Giang thêm tươi đẹp dưới ánh sáng điện lung linh, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo.

Diện tích của huyện Bình Giang năm 2000 là: 10515,75 ha, thì 7527,38 ha là đất canh tác, có thể trồng lúa nước, hoa mầu, cây công nghiệp, rau quả, phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc, trồng dâu, chăn tằm, nuôi cá ở các hồ ao, vực, ruộng trũng. Sau huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn, Bình Giang có số ruộng đất bình quân đầu người cao hơn các huyện khác trong tỉnh.

100

Page 101: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

(Năm 2015, diện tích tự nhiên của huyện 10.614,50 ha, trong đó đất nông nghiệp 7471, 94 ha, so vo với năm 2000, giảm 32,33 ha).

Đất nông nghiệp của Bình Giang, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy nhiên, qua thời gian đất bị xói mòn và ít được bồi bổ, vun bón, nên đã bạc mầu, độ pH cao, lớp đất mầu mỏng, cày sâu một ít là bị thôi chua, năng suất cây trồng vào loại thấp nhất tỉnh.

Từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, không có đồi, núi, rừng rú. Bốn mặt có sông dẫn nước từ sông Hồng và Thái Bình đến. Bờ sông về phía Bình Giang, có đê nhỏ vây 3 mặt bắc, đông, tây. Chân đê có nhiều cống to nhỏ để lấy nước vào đồng hoặc để tháo nước lúc mưa nhiều.

Về mùa lũ, nước sông Hồng về nhiều, có thể mở cống để lấy nước phù sa vào đồng, nhưng lại là mùa mưa, bão thất thường, làm cho nước trong đồng ứ lại không có lối thoát, nên phải hoành triệt kỹ cống, không để nước sông vào đồng được. Trong khi ấy cốt đất trong huyện cao, thấp không đều. Từng làng cũng có cánh đồng cao, cánh đồng trũng, có cánh chiêm khê, mùa thối.

Về mùa đông, không có mưa, nước sông xuống thấp, có mở cống, khơi ngòi, thì nước sông chảy vào ngòi ở mức thấp và không vào sâu được trong đồng. Tát nước lên ruộng phải dùng gầu dây, cúi rạp người xuống vục nước, lại ngửa người ra mà kéo mới được gầu nước cho lúa, mầu. Nhiều diện tích phải bỏ hóa một vụ. Nông dân không việc làm, thiếu lúa mầu cho đời sống hàng ngày. Mùa đông từ làng nọ sang làng kia có thể cứ chiếu thẳng cánh đồng mà đi, không phải theo những con đường đất khúc khuỷu ngoằn ngoèo.

Đã có năm đê sông Hồng, đê sông Đuống vỡ, đê nhỏ ba mặt huyện bất lực. Các làng trong huyện bị ngập nước sâu hàng tháng. Những trận lụt to, đã để lại ở các làng nhiều cồn đất to do người đắp, là nơi tránh cho trâu bò, khỏi ngâm chân lâu trong nước sinh bệnh thối móng. Ven đê nhỏ, về phía tây có những vực nhỏ do nước xoáy làm vỡ đê, như vực Châu Khê, vực Cương, vực Hai; miễu Tào, miễu Gai, toàn giống lộc vừng, toàn giống tre gai, do

101

Page 102: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nước cuốn từ thượng nguồn về gặp cản tụ lại. Hai miễu này đã bị phá trong kháng chiến chống Pháp.

Làng nào cũng có hào lũy và nhiều ao, hào đào để đắp lũy. Trên lũy trồng tre liền gốc, bảo vệ làng chống trộm cắp ban đêm, biến làng như một "thành xanh". Đào ao lấy đất vượt cho nền nhà ở thêm cao. Nếu gặp lụt, nhà không bị ngập hoặc có ngập chỉ ngập nông và ngắn ngày. Ao trong làng, hào quanh làng là nơi dự trữ nước sinh hoạt cho nhân dân về mùa khô, lại là nơi cung cấp nước cho một số ruộng ria làng, cấy hoặc trồng mầu vụ đông. Giá ruộng ria làng đắt hơn ruộng ở giữa đồng.

Nhiều năm dưới chế độ vua quan phong kiến, nhân dân huyện Bình Giang cấy lúa nước, nhà nước phong kiến, coi nông nghiệp là ngành kinh tế chính, lấy nông nghiệp làm gốc "nông vi bản".

Làm ruộng ở đồng.bằng sông Hồng, sông Thái Bình thì việc lo chống lũ, lụt là rất quan trọng. Từ triều Trần (1225-1400) Nhà nước phong kiến đặt thức quan coi việc đắp đê. Đê sông Hồng, đê sông Đuống có ảnh hưởng trực tiếp đến đồng ruộng Bình Giang. Do kỹ thuật lạc hậu và sự vô trách nhiệm của các quan. Trong 85 năm của thế kỷ XIX, đê sông Hồng vỡ 18 lần, trong đó có 6 năm liền, nên đồng ruộng nhiều nơi bỏ hoang, nhân dân đói khổ. Từng địa phương xa đê sông cái, đắp đê nhỏ để bảo vệ từng vùng. Do đấy mà có đê sông Cửu An, đê sông Sặt, bao lấy ba mặt huyện Bình Giang nhưng không chống nổi lũ lớn.

Khơi ngòi để lấy nước sông vào khi bị hạn và khi mưa to làm lối thoát nước. Đầu thế kỷ thứ XVI, triều đình Lê, Trịnh cho phép huy động dân công toàn huyện, nạo vét và đào con sông nhỏ, gọi là BạCh Công Cừ, sông Đống Thục hay sông Cầu Cắp, từ đầu làng Hoàng Sơn, xã Thái Dương, đến Cầu Sen, làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, qua cánh đồng làng Hoàng Sơn, Ngọc Cục, Trâm Khê, Nhữ Thị, Nhuận Tây, Hoạch Trạch. Từ Cầu Sen có sông chảy qua các làng thuộc xã Thái Học, Hồng Khê, Cổ Bì thông với sông Đĩnh Đào thuộc hệ thống Hồng Giang. Đây là hệ thống thủy lợi lớn nhất, của thời vua quan phong kiến để lại, trên đất Bình Giang, khơi thông dòng chảy từ sông Cửu An đến sông Đĩnh Đào. Những ngòi lấy nước từ cống ria đê như cống Hà, cống Ngọc Cục, cống

102

Page 103: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tranh, cống Hồ Liễn, cống Kiệt, cống Cậy nông và ngắn không lấy được nước cho nhiều ruộng.

Mỗi làng, ngoài trương tuần coi trật tự trị an, còn cử một trương điền coi việc đắp và bảo vệ đường khuyến nông, khoanh cánh đồng ruộng cao, ruộng thấp của từng làng, điều khiển việc tháo, đóng giữ nước cho từng cánh đồng.

Từng thời gian, cấm thả trâu bò, thả vịt tự do ra đồng, cấm đào đường để đơm lờ, đó, làm nhậy, bắt cá làm thiệt hại cho ruộng lúa.

Giống lúa, hoa mầu, cây ăn quả, vật chăn nuôi hoàn toàn do dân, từ kinh nghiệm sản xuất mà chọn lọc, bán cho nhau, truyền cho nhau cách gieo trồng và bảo quản để vụ sau. Nhà nước phong kiến không có cơ quan chọn lọc giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nhân dân.

Phân bón, lấy từ phân lợn, phân người, phân trâu bò, tro bếp, mùn rác, trấu, có nhiều bón nhiều, có ít bón ít, nhiều ruộng cấy không có phân, ta gọi là cấy chay, "khảo đất lấy thóc". Bình Giang chưa có nơi nào biết sử dụng bèo dâu, điền thanh, bùn ao làm phân bón. Chỉ có một số làng biết cày ải, phơi ải, làm cho đất thêm mầu mỡ.

Về kỹ thuật cày cấy, vẫn nêu 4 khâu: "Nước, phân, cần, giống" . Thời vụ làm theo âm lịch, nhưng không có người đôn đốc kiểm tra, giải thích. Nhân dân cày cấy, theo kinh nghiệm của những người đã làm ruộng lâu năm, gọi là "Lão nông tri điền". Không có trường đào tạo cán bộ chuyên làm nông nghiệp. Người có nhiều ruộng đất như phần đông địa chủ và một số phú nông, chỉ lo đến việc thu được nhiều tô, không lo đến việc cấy cày.

Về nông cụ: từ cái cày, cái bừa, đến mai, thuổng, cuốc, liềm, hái, gầu bằng tre đan, cối xay, cối giã, cào, trang, sảo, dần, sàng, cót, thúng, nong, nia... từ đời nọ truyền đến đời kia, rất ít được cải tiến, phần lớn dùng sức người, sức súc vật để vận hành.

Gặp năm đại hạn hay mưa nhiều, vua quan ra lệnh mở cửa đình, cửa chùa Cầu Đào. Vua, quan, dân đến lễ ở ngôi đền thiêng nhất vùng. May có mưa, thì chứng minh đấy là công của thần. Vẫn không có mưa thì bảo là tai họa.

103

Page 104: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Gặp năm có bệnh dịch, làm hại gia súc, gia cầm, có sâu làm hại lúa, hay cây ăn quả, lập đàn tống tiễn quan ôn, quan dịch, mê tín, dị đoan ấy đến nay vẫn còn rời rợt ở một số người.

Trình độ canh tác thời vua quan phong kiến lạc hậu như vậy, nên năng suất lúa một vụ mỗi sào (360m2) tốt lắm chỉ thu được 30 đến 40 kg thóc, tính ra thì mỗi ha từ 8 tạ đến 1 tấn. Ruộng ria làng, chăm bón khá, mỗi sào được 60 kg đã gọi là tốt cực, tính ra mỗi ha được 1 tấn 62 (nên ghi năng suất tối đã 100kg/sào). Một phần trung nông và bần, cố nông, buông hái gặt là ngày ăn bữa cơm, bữa cháo, ăn độn ngô, khoai và cháo cám nữa.

Ngày 6 tháng 6 năm 1884, triều đình Nguyễn Gia Long, ký hòa nước chấp nhận nền bảo hộ hoàn toàn của nước Pháp. Trong những năm thuộc Pháp, sản xuất nông nghiệp của huyện Bình Giang có một số thay đổi.

Trên ruộng đất nông nghiệp của Bình Giang xuất hiện một hình thức sở hữu mới là ruộng ấp. Pháp Kiều, con quan đại thần của triều đình, quan lại, tư sản từ nơi khác, có thế lực với chính quyền bảo hộ, bỏ tiền, thóc, tìm trăm phương, ngàn kế, để chiếm ruộng đất của các làng, lập ấp, tách khỏi làng. Thòng lọng cho vay nặng lãi, bắt viết đoạn mại ruộng để thế chấp cho vay nợ và thiếu tô, hết hạn không trả được, là mất ruộng, kéo ruộng về các ấp, đẩy nông dân thành tá điền.

Pháp kiều Rô sa lập ấp Bình Cách, xã Bình Xuyên, Pháp Kiều Huých ken lập ấp Thanh Hải xã Tráng Liệt, Pháp kiều Giăng ghêritô mua ấp Dọn làng Kinh Dương, xã Thái Dương.

Con Hoàng Cao Khải, một đại thần của triều đình Nguyễn Gia Long, Hoàng Gia Luận lập ấp Cam Xá xã Cổ Bì. Hoàng Thị Minh lập ấp Hà Tiên xã Thái Dương và Ấp Ninh Bình xã Thái Học.

Tổng đốc Nguyễn Văn Bân lập ấp Xuân Khôi làng Mỹ Cầu, xã Tân Hồng, Phán Đại lập Ấp Hà Thượng tức làng Hoàng Sơn xã Thái Dương. Cử Mùi, Phán Thể lập ấp Bình Dương xã Cổ Bì. Ký Tước lập ấp Chương Cầu xã Bình Xuyên...

Nếu không có cách mạng Tháng Tám năm 1945, thì diện tích các ấp còn mở rộng và còn nhiều quan lại, tư sản về mua ruộng để

104

Page 105: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lập ấp. Bao nhiêu nông dân, tá điền cày cấy trên ruộng đất của mình để nuôi chủ ấp.

Trong các ông chủ ấp, chỉ có Ký Tước đem gia đình đến sinh sống ở đất Chương Cầu, coi nông dân như nô lệ; gây bao tội ác với nông dân. Căm thù quá, không biết kêu cứu vào đâu, dân Chương Cầu bảo nhau lập mưu đánh chết Ký Tước rồi cử người nhận tội với tòa án thực dân phong kiến để đi tù.

Còn các ông bà chủ ấp khác, không đến ở ấp, không bỏ vốn cải tạo đồng ruộng, không tìm cách tăng năng suất cây trồng, phát triển vật nuôi, không có trách nhiệm gì với đời sống tá điền. Họ ủy cho người thân tín, gọi là quản lý ấp còn có tên là quá điền, coi việc phát canh ruộng với mẫu giấy lĩnh canh ghi mức tô nhất định. Gần đến vụ gặt, quản ấp cùng một số tá điền thân cận, hạ mức tô đôi chút, gọi là ân huệ của ông chủ với tá điền. Ngày ấy, chủ và con cái về ấp, tá điền đón rước, để cảm ơn đã giảm mức tô. Tô đã hạ rồi cũng chiếm già nửa mức thực thu. Nông dân tá điền nào không đủ thóc nộp, còn thiếu coi như vay nợ, viết số ruộng còn lại của mình để thế chấp, vụ tới không đủ thóc trả nợ, ruộng đất của nông dân biến thành ruộng của địa chủ. Số nông dân không còn ruộng đất tăng lên với bao thảm cảnh!

Phần ruộng công của từng làng, bị lý dịch, thông đồng với quan lại, tìm mọi cách, kiếm cớ làm đình, làm chùa, tổ chức đón sắc nhà vua ban cho Thành Hoàng, tổ chức hội hè, bán hết cho tư nhân, hoặc chủ ấp. Đến cách mạng Tháng 8 năm 1945, hầu hết các làng trong huyện không còn ruộng công, chỉ còn ruộng bán công bán tư mà thôi.

Tệ nạn cờ bạc, nghiện rượu, nghiện thuốc phiện, tệ nạn tranh giành ngôi thứ, tục lệ ma chay, cưới xin, khao lão, được duy trì, tô vẽ thêm nặng nề buộc nông dân nghèo túng, miễn làm tròn lệ làng, giữ danh diện với bà con xóm làng, phải đi vay nặng lãi gán cho địa chủ, phú nông ruộng đất còn lại của mình, biến bản thân và con cái thành nô lệ cho địa chủ, hoặc đến bước tha phương cầu thực vô cùng khốn đốn. Dân làng Trinh Nữ xã Hồng Khê, bán hết ruộng tư cho chủ ấp Hoàng Gia Luận, cả làng chỉ còn hơn ba chục mẫu

105

Page 106: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ruộng bán công bán tư. Dân làng Chương Cầu bán hết ruộng đất, đình cho địa chủ Ký Tước.

Hệ thống địa bạ từ tỉnh đến các làng, được tổ chức chặt chẽ, kèm theo bản đồ giải thửa, lúc đầu do người Pháp chỉ huy, mỗi làng có một trưởng bạ, quản lý bản đồ giải thửa, ghi chép chính xác chủ sở hữu từng thửa ruộng, cập nhật mua bán, di chuyển từng thửa, đảm bảo quyền lợi cho chủ ruộng, chủ ấp.

Suốt 61 năm Pháp thuộc, tại đất Bình Giang không làm được công trình dẫn nước, tiêu nước nào đáng kể. Cống qua đê, kênh mương nhỏ kèm theo cống, đều do từng nhóm chủ ruộng có liên quan từng làng tự làm.

Vụ đổ ải chỉ nghe văng vẳng từ trên sông Cửu An, tiếng máy nổ vận hành bơm nước, từ sông Cửu An lên ruộng ấp của Mai Quốc Thái thuộc huyện Ân Thi. Mai Quốc Thái là con tuần phủ Mai Tầm Xuân, bố Mai Quốc Phong, một tên việt gian thân Nhật, bị đội danh dự trừ gian huyện Bình Giang trừng trị tháng 7 năm 1945.

Bên này sông, đi từ Sặt xuống Hòa Loan, từ chợ Hà đến chợ Cậy không nghe thấy tiếng động cơ máy nổ nào. Thỉnh thoảng hoặc đây đó có tiếng lọc cọc của guồng nước bằng gỗ.

Guồng nước làm bằng gỗ, có hộp máng dài 3 hoặc 4 mét, hệ thống guồng múc nước trong lòng hộp, hệ thống tai hoa kéo guồng, hệ thống trụ có tai hoa để đạp và kéo, kèm theo bạc sắt hay ổ bi. Khi vận hành phải có hai người ngồi đạp và hai người dùng tay kéo. Trục quay hệ thống guồng vận động đưa nước lên cao đến 2m. Khối lượng nước đưa lên so với bốn người tát gầu dây, nhiều hơn gấp hai ba lần trong cùng thời gian. Có người đạp, kéo guồng, có thể làm liên tục ngày đêm, rất tiện cho đổ ải tát nước dưỡng lúa, hay tát ao bắt cá, lấy bùn làm phân bón. Guồng đơn giản ấy, nhưng cũng đòi hỏi đầu tư vốn nhiều hơn mua gầu tre. Phú nông, địa chủ, có ruộng liền cánh, có vốn, mới sử dụng được. Trung nông, bần nông, ruộng manh mún, mỗi cánh một thửa nhỏ, vốn lại ít, biết là tiện mà đành bó tay.

Theo hướng dẫn trên Báo khoa học thưởng thức của Nguyễn Công Tiễu, ông Hà Văn Huyền ở làng Hà Tiên xã Thái Dương, thử

106

Page 107: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

làm guồng nước bằng tre, có hai vách tròn đường kính 3m, bên trong có ngăn đi xoáy ốc, mang nước lên cao gần bằng đường kính của hình tròn, một người đạp, quay nhẹ nhàng, khối lượng nước mang lên bằng guồng gỗ. Song vách guồng có đường kính lớn, lại làm bằng tre, mau hỏng, nên không ai làm theo.

Nông cụ nhỏ cũng có thay đổi. Cuốc tông sắt thay cho cuốc bàn gỗ, vừa nhẹ, vừa bền. Cào cỏ bằng sắt thay cho làm cỏ bằng năm đầu ngón tay. Cối xay có bồn đưa gạo xay vào thúng, thay cho cối xay có váy cối và nia hứng. Riêng cái cày chìa vôi, cái bừa gãi đất, do trâu bò hoặc người kéo, cối giã gạo, liềm hái, đòn gánh quang... chưa có gì thay đổi.

Ở tỉnh, Pháp cũng lập sở canh nông, sở thú y, trại chọn giống. Ban đầu do người Pháp cai quản, bác sĩ, y sĩ thú y nuôi được mấy con bò làm giống, chăm sóc cho mấy con chó của Chánh, Phó công sứ. Trại giống lúa còn gọi là "túc mễ cục" ở cạnh thị xã Hải Dương. Ở đây họ sử dụng loại giống lúa đã chọn lọc. Cấy mạ một dảnh, thẳng hàng. Khi lúa chín tỉa lấy bông cái, đưa hạt của bông ấy lên bàn kính, soi bằng đèn, loại hết hạt đen, hạt vàng, hạt khuyết, lép, chỉ lấy hạt mẩy, bán cho nông dân làm giống. Nhiều người Bình Giang mua được giống này, gọi là giống lúa canh nông, có năng suất cao, gạo ngon, bán được giá. Nhưng mua được một túi giống cũng khó khăn lắm. Cho nên lúa chiêm, lúa mùa vẫn dùng giống cũ, nơi có thuận nước, cấy thêm giống lúa ngắn ngày, gọi là lúa ba giăng. Từ gieo đến gặt chỉ mất ba tuần trăng tức 90 ngày.

Giống rau xu hào, cải bắp, khoai tây đến với Bình Giang từ làng Tráng Liệt, ở đây người ta mua hạt từ bên Pháp, từ đầu thế kỷ trước, nắm vững kỹ thuật gieo, chăm sóc, bán cây giống cho người làng các nơi.

Dịch nhiệt thán giết hại trâu bò, chó dại cắn chết người, gà toi hàng loạt, vẫn coi là "giời giáng tai" đành chịu. Sau phốt phát một số người đã dùng vôi tả bón cho lúa ở thúc thủ chịu đựng.

Từ khi có nhà máy phốt phát Hải Phòng, nông dân Bình Giang tiếp xúc với loại phân vô cơ. Biết tác dụng của nó, một vài

107

Page 108: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

người sử dụng có hiệu quả nhưng do thiếu vốn cũng đành vùng thối chua.

Tuy đã có đôi chút tiếp xúc với khoa học, có chú ý đến cải tiến nông cụ, sử dụng giống tốt, lại có nông phố ngân hàng cho vay vốn. Trong những năm Pháp thuộc, năng suất ruộng đất Bình Giang không tăng được là bao. Ruộng vẫn phần lớn chỉ cấy được vụ mùa, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, mỗi sào 360m2, cao lắm cũng chỉ được 5 thúng một sào một vụ, ít nơi nào bì kịp, nên nông dân vẫn thiếu ăn, tháng 3, tháng 8 vẫn phải ăn bữa cơm, bữa cháo, hay ăn độn ngô, khoai, sắn. Cuối cùng, nạn đói năm 1945 bao người Bình Giang bị chết đói. Cảnh thảm thương khủng khiếp khó quên!

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, chế độ thực dân phong kiến của Pháp và triều đình Huế bị xóa bỏ triệt để. Thay vào đó là những chế độ tiến bộ của chính quyền cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng chăm sóc quyền lợi của nông dân lao động.

Sau ngày tổng khởi nghĩa, chính quyền cách mạng của huyện và xã được thành lập theo lệnh chung của cả nước, xóa bỏ thuế thân, xóa bỏ nợ lâu năm đã trả thừa vốn hoặc đủ vốn không kể lãi; hoãn trả những món nợ mới, nhất là nợ khi xảy ra nạn đói, triệt để thi hành lệnh giảm tô, giảm tức. Đem công điền và một số phần ruộng bán công, bán tư chia cho người không có ruộng hoặc thiếu ruộng cày cấy. Tịch thu thóc của chủ ấp không có mặt ở địa phương, chia cho người bị đói. Cán bộ huyện xuống các làng có ấp vắng chủ, xem xét việc phát canh, chỉ phát canh cho người không có ruộng, hoặc thiếu ruộng cấy, bỏ quá điền, mức tô hạ từ 40 kg xuống 15kg một sào 360m2.

Mặt trận Việt Minh hô hào, vận động nhân dân nâng cao tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau lương thực, thực phẩm, tiền vốn, không cho vay nặng lãi, cùng nhau hiệp lực chống đói, chống lụt, đẩy mạnh sản xuất lúa, hoa mầu vụ đông, không để một tấc đất hoang, không để một người bị đói, không để một nông dân nào không có ruộng để cày cấy. Làng xóm tưng bừng, hồ hởi như ngày hội, tình nghĩa đồng bào thật đậm đà. Thu hoạch xong vụ

108

Page 109: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đầu, mọi người hăng hái góp thóc lập quỹ: "Nghĩa sường" để cho người thiếu lương thực vay lãi rất thấp.

Kháng chiến toàn quốc bủng nổ (12-1946), do đế quốc Pháp châm ngòi bùng nổ. Quân Pháp từ thị xã Hải Dương, theo đường quốc lộ số 5 đến phố Gỏi, vào đóng bốt trong làng Tráng Liệt và phố Kẻ Sặt, uy hiếp toàn xã Hưng Thịnh, xã Tráng Liệt và các vùng ven. Huyện Bình Giang chia làm ba vùng: Vùng tạm chiếm, vùng bị uy hiếp và vùng tự do. Dân làng vùng tự do có nhiệm vụ đón và giúp đỡ đồng bào tản cư và sơ tán. Tản cư đây là các cụ già, em bé đi vào nơi tương đối an toàn, trai tráng vẫn đi về, bố trí canh gác, tranh thủ cày cấy để có lương thực cho gia đình. Về mặt kỹ thuật nông nghiệp, áp dụng những kinh nghiệm sẵn có phù hợp với tình hình thực tế từng nơi - Cốt cắm cây lúa xong để sau có gặt, có nơi đành để gốc rạ để sau lấy éo lúa.

Năm 1950 trở đi, vùng tạm chiếm lan rộng, năm 1951, địch tạm chiếm toàn huyện, nhân dân trở lại làng của mình. Địch tỏa ra đóng chiếm rộng, lúc nhiều nhất có 10 đồn có quân đội liên hiệp Pháp, 17 đồn quận, tổng, hương dũng... làng nào cũng có tề...

Cuộc đấu tranh để cày cấy được trên ruộng của mình ở thời kỳ này vô cùng gian khổ. Phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tiến hành nhịp nhàng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Địch không cho cày cấy ven đường 5 và đường 20, ven đồn bốt. Nông dân bằng nhiều hình thức, đòi địch phải cho mọi người cày cấy ruộng của mình, không bỏ ruộng hoang, không chịu đầu hàng. Địch bắn giết trâu bò, không còn trâu bò để kéo cày kéo bừa; nông dân kéo cày, kéo bừa thay trâu hoặc dùng cuốc sới đất gieo hạt, không khoanh tay chịu đói.

Năm 1952, nhân dân cày cấy không những đủ ăn, mà còn đóng thuế nông nghiệp bằng thóc, bảo quản tại làng để nuôi cán bộ, bộ đội.

Khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết", tỏ lòng gan dạ, trí kiên quyết của nông dân với cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc, cũng phải tốn xương máu mới thực hiện được. Kết quả cuối cùng là nhân dân Bình Giang đã góp công sức xứng đáng cùng cả nước

109

Page 110: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đánh thắng thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên vang dội địa cầu.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bình Giang cùng cả nước, từ vĩ tuyến 17o trở ra được hoàn toàn giải phóng. Đế quốc Mỹ nhảy vào toàn chiếm nước ta. Toàn miền Bắc, trong ấy có huyện Bình Giang bị máy bay Mỹ bỏ bom, bắn phá ngày đêm, ngăn chặn miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, có đủ lương thực nuôi quân đánh giặc làm cơ sở cho phát triển công nghiệp, nông dân Bình Giang hăng hái làm công tác giảm tô giảm tức, và cải cách ruộng đất. Năm 1955 -1956 xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, chia hàng vạn mẫu ruộng cho nông dân không có ruộng. Nông dân ai cũng có ruộng, địa vị chính trị được nâng cao. Cải cách ruộng đất có một số sai sót, Đảng lãnh đạo nhân dân mau chóng sửa lại. Nông dân phấn khởi vào tổ đổi công, tiến lên hợp tác hóa, phát huy thế mạnh của làm ăn tập thể. Với mai, cuốc, xẻng thô sơ, cái kéo cắt đất mới sáng chế, đã đào con sông từ cầu Cậy về cống Hà, ven đường 194. Chung sức xây dựng hệ thống Bắc Hưng Hải, cùng bao mương, máng, ngòi, lạch ở các làng, kiến thiết đồng ruộng để có thể chủ động tưới tiêu, đưa đồng ruộng Bình Giang, nơi nào cũng cày cấy được 2 hoặc 3 vụ lúa, mầu một năm.

Nước: Giải quyết chống hạn, chống úng lâu dài và chắc ăn cho đồng ruộng Bình Giang, hệ thống Bắc Hưng Hải và các trạm bơm, tưới, tiêu chạy bằng sức điện có vai trò rất quan trọng. Năm 1960, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về Đan Loan (xã Nhân Quyền) là làng thí điểm hợp tác hóa và làm thủy lợi giỏi. Từ năm 1967, HTX Sồi Tó và HTX Tráng Liệt đã đạt 5 tấn/ha.

Cuộc đấu tranh kéo dài 20 năm, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Mỹ buộc phải rút quân. Cả nước mới có hòa bình. Các công trình thủy lợi được đặc biệt quan tâm.

Đại thủy nông Bắc Hưng Hải, bao gồm hệ thống hoàn chỉnh sông, kênh, mương, trạm bơm điện, đập ngăn, khai thác nước sông Hồng tưới tiêu cho 185.450 ha lúa, mầu của các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, huyện Lăng Tài, Gia Bình tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội. Toàn bộ ruộng đất của huyện Bình

110

Page 111: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Giang nằm trọn trong khu vực tưới tiêu của đại thủy nông Bắc Hưng Hải.

Hệ thống Bắc Hưng Hải lấy nước sông Hồng qua cống Xuân Quan, thuộc huyện Châu Giang tỉnh Hưng Yên. Cống này hoàn thành ngày 5 tháng 02 năm 1959, lưu lượng 93m3/s. Đập Neo, đập Bá Thủy hoàn thành ngày 19 tháng 5 năm 1962 nâng mức nước sông Sặt, sông Cửu An lên chảy vào đồng ruộng Bình Giang, có thể tưới cho những cánh đồng cao nhất. Đập Cầu Xe hoàn thành năm 1965. Cống An Thổ hoàn thành năm 1977, làm cho việc giữ nước, tháo nước ra cửa Vân Úc và sông Luộc được chủ động.

Từ khi 155 km đường điện hạ thế 110 KV và 57 trạm biến áp tỏa ra trên đất Bình Giang, chuyên sức cho 14 trạm bơm Nhà nước và 88 trạm bơm của xã, thị trấn hoạt động, vấn đề tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp đáp ứng ngày càng đầy đủ, theo yêu cầu của các khâu kỹ thuật khác. Khẩu hiệu "Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa", "Nghiêng đồng đổ nước ra sông" nay trao cho hệ thống Bắc Hưng Hải. Đường dây dẫn điện, các trạm biến áp và các trạm bơm của Nhà nước, của xã thực hiện một cách dễ dàng.

Giống: Giống lúa, mầu, cây, con sử dụng hàng ngàn năm theo tập quán như chiêm tranh, tép dự, di hương, sài đường, nếp quít, nếp hoa vàng... năng suất không cao. Nay đưa giống lúa mới, có năng suất cao vào sản xuất và thay đổi mùa, vụ hợp lý. Tăng nhanh trà xuân muộn, giảm trà xuân sớm, tăng diện tích trà mùa sớm, giảm trà muộn, để tăng diện tích vụ đông. Chọn được giống chủ lực, mỗi vụ chỉ còn trồng 8,9 giống lúa năng suất cao, ổn định, phù hợp với đồng đất địa phương. Thực hiện mô hình sản xuất giống lúa tại chỗ để cung cấp cho nông dân. Chăn nuôi chọn giống lợn tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao. Tăng tỷ lệ bò sinh trong đầu bò. Chọn giống cá có năng suất cao. Cây ăn quả trước nhân ra bằng hạt, nay dùng biện pháp ghép, chiết để duy trì giống tốt, tập trung vào những cây quả có giá trị kinh tế, tăng nhanh hàng hóa ra thị trường. Có thời huyện tổ chức trại giống bèo dâu, cỏ mê đuy sau không có hiệu quả phải giải tán.

Phân: Bên phân hữu cơ từ chế biến như phân lợn, trâu, bò, mùn, rác, tro, trấu, bùn ao, cây xanh, hố tiêu còn có khối lượng

111

Page 112: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

phân đạm, phân lân, phân NPK, phân U rê bán cho nông dân ngày một nhiều. Mọi người có thể mua ngay ở cửa hàng tại làng.

Sức kéo: Huyện có trạm máy kéo, làm đất bằng máy dần dần thay thế cho con trâu đi trước cái cày theo sau. Sử dụng máy cày thúc đẩy việc cải tạo bờ ruộng ngoằn ngoèo của thửa ruộng manh mún thành từng ruộng có bờ thẳng, có mương xương cá dẫn nước. Trông cánh đồng đẹp như bàn cờ, lưỡi cày bật đất sâu nông tùy ý, bánh lồng làm nhuyễn đất, vùi hết gốc rạ và cỏ. Nông dân có vốn hoặc được Nhà nước cho vay vốn, có thể mua máy cày bừa nhỏ, máy đập tuốt lúa, máy xay xát gạo, máy đóng gạch, rơ moóc vận chuyển để làm cho gia đình và làm thuê cho người làng. Rõ ràng nhiều khâu sản xuất trong nông nghiệp được cơ giới hóa, điện khí hóa, khoa học hóa.

Cải tiến cơ cấu sản xuất. Ven đê Hà, đê Cậy, nhân dân thuê máy hút bùn từ lòng sông lấp thùng vũng ven đê thành đất ở, trồng cây ăn quả. Ruộng trũng chỉ cấy được một vụ, được chuyển hướng, đào một phần thành ao nuôi cá, đất vượt thành vườn trồng cây ăn quả. Vườn tạp trồng mỗi cây một thứ, nay bỏ cây tạp trồng những cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Năm 2000 toàn huyện cải tạo được 450 ha trong 517 ha triều trũng, đưa 8000 vườn diện tích 125 ha sang trồng cây có hiệu quả kinh tế. Cải tiến kỹ thuật: Nhiều nông cụ và thao tác sản xuất được cải tiến. Từ gieo mạ trên ruộng mạ, đến gieo mạ trên nền đất cứng, gieo khay, gieo thẳng trên ruộng thay cho nhổ mạ, cấy nông tay thẳng hàng. Sử dụng thuốc trừ cỏ thay cho làm cào bằng tay "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" làm cỏ bằng cào răng sắt hay cào cỏ 64A. Gieo ngô trên bầu, tranh thủ giữa hai vụ lúa có một vụ ngô, làm thức ăn cho gia súc. Cắt xén lúa bằng liềm xén thay cho gặt bằng hái, rồi sau lại phải cắt rạ. Dùng xe thồ xe cơ giới để chở phân ra đồng.,. hay đem lúa về nhà, thay cho quang gánh, đòn cân đè chĩu đôi vai. Máy đập tuốt lúa chạy bằng máy nổ hay mô tơ điện thay cho néo, cối đập và bừa rơm. Máy xay xát thay cho cối xay, cối giã, dần sàng, quạt.

Phổ biến kỹ thuật: Cơ quan lãnh đạo sản xuất nông nghiệp và kiến thiết nông thôn cấp tỉnh cũng như cấp huyện có cán bộ trình độ kỹ thuật vào bậc đại học, giầu tinh thần phục vụ nông dân, hiểu

112

Page 113: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lý luận, giỏi thực hành, mở những lớp huấn luyện ngắn ngày, tổ chức tổng kết chuyên đề, để truyền đạt những tiến bộ mới nhất cho cán bộ xã và nông dân. Nông dân sẵn có trình độ học thức cấp II, cấp III rất dễ tiếp thu, thành nông dân giỏi tay nghề, hơn hẳn lão nông tri điền.

Cải tiến quản lý: Nông dân từ làm ăn riêng lẻ, đèn nhà nào nhà ấy rạng, sang làm ăn tập thể, vào tổ đội rồi vào hợp tác xã mở rộng hợp tác xã, vui đón đạo lý mình vì mọi người, mọi người vì mình. Những nảy sinh tính ỷ nại, làm theo kẻng, hưởng theo công điểm, sinh tệ nạn rong công, phóng điểm, không nghĩ và không chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng, làm cho sản xuất bị ngừng trệ không còn. Tháng 4 năm 1963, Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu cho chị Luông làng Tráng Liệt vì đã tích cực lao động làm giàu cho hợp tác xã. Từ khi đi vào đổi mới, Bình Giang đã giao thẳng ruộng, đất ao, vườn cho các hộ nông dân, gia đình chịu trách nhiệm từ cày cấy đến thu hoạch. Hợp tác xã, Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cung cấp vật tư phân bón và tiêu thụ sản phẩm, khi cần cho vay vốn. Tất cả các hợp tác xã trong huyện đã chuyển sang hoạt động đúng điều lệ đã ban hành. Kết quả trông thấy là năng suất lúa tăng lên mạnh, nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, biết tự lo liệu tính toán làm ăn, hình thành những nông trại nhỏ. Hàng ngàn gia đình nhân dân huyện Bình Giang, trong những năm vừa qua, theo kế hoạch của tỉnh có nhiều đợt đi xây dựng kinh tế mới ở các tỉnh Tây Ninh, Đông Nam Bộ. Đến nơi đất mới, đồng bào cần cù lao động, sinh cơ lập nghiệp đạt hiệu hiệu quả cao.

Đến những năm cuối thế kỷ XX, sản phẩm nông nghiệp của huyện, bao gồm: lúa, lợn, gia cầm, rau, quả, cá... không những đủ cung cấp cho 10 vạn dân, một phần biến thành hàng hóa bán cho địa phương khác và tham gia xuất khẩu.

Có thể lấy năng suất lúa trên một ha mà khẳng định kết quả của tổng thể các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện.

Trong thập kỷ 70, năng suất lúa bình quân toàn huyện là 5 đến 7 tấn/ha năm. Trong thập kỷ 80, năng suất lúa bình quân toàn

113

Page 114: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

huyện là 8 đến 9 tấn/ha năm. Trong thập kỷ 90, năng suất lúa bình quân toàn huyện là 10 tấn/ha năm.

Năm 1995: 9,73 tấn/ha năm. Năm 1996: 10,62 tấn/ha. Năm 1997: 10,96 tấn/ha. Năm 1998: 11,36 tấn/ha. Năm 2000:107tÊn/ha, thËt lµ bíc tiÕn cha tõng cã trªn ®ång ruéng B×nh Giang tõ tríc ®Õn nay.

Do n¨ng suÊt ruéng ®Êt t¨ng nhanh ®êi sèng n«ng d©n ë c¸c lµng xãm cã nh÷ng thay ®æi rÊt ®¸ng tù hµo.

98% sè hé cã nhµ x©y, m¸i ngãi, trong sè Êy 15% lµ nhµ m¸i b»ng, cao tÇng.

99% sè hé vµ 100% sè x·, thÞ trÊn ®îc dïng ®iÖn.76% sè hé cã ®êi sèng trung b×nh kh¸.19% sè hé giµu.92,5% sè hé cã ti vi, ®µi, ra ®i «, c¸t sÐc.ChØ cßn 14,5% sè hé nghÌo, kh«ng cßn hé ®ãi.107 tấn/ha,

thật là bước tiến chưa từng có trên đồng ruộng Bình Giang từ trước đến nay.

Do năng suất ruộng đất tăng nhanh đời sống nông dân ở các làng xóm có những thay đổi rất đáng tự hào.

98% số hộ có nhà xây, mái ngói, trong số ấy 15% là nhà mái bằng, cao tầng.

99% số hộ và 100% số xã, thị trấn được dùng điện.76% số hộ có đời sống trung bình khá.19% số hộ giàu.92,5% số hộ có ti vi, đài, ra đi ô, cát séc.Chỉ còn 14,5% số hộ nghèo, không còn hộ đói.Năm 2015

Nông nghiệp phát triển ổn định, chất lượng và hiệu quả Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân 3%/năm

(mục tiêu 3,5- 4%). Cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi, thủy sản - dịch vụ đến năm 2015 đạt 56,3% - 38,3% -5,4 % (mục tiêu 42% - 46 %- 12%). Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Đến nay đã cơ giới hóa 100%

114

Page 115: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

khâu làm đất, thủy lợi, tuốt lúa, vận chuyển và trên 80% khâu gặt. Nhiều giống lúa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất theo mô hình tập trung với quy mô, diện tích lớn(1). Lúa chất lượng cao chiếm trên 80% diện tích gieo cấy. Mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường tiếp tục phát triển. Toàn huyện có 153 gia trại và 03 trang trại theo tiêu chí mới. Công tác dự báo, phòng trừ sâu, bệnh phá hại cây trồng, vật nuôi được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Năng suất lúa bình quân đạt 126 tạ/ha/năm, đứng tốp đầu của tỉnh; sản lượng lương thực bình quân đạt 80.000 tấn/năm. Chăn nuôi, thủy sản ổn định và phát triển; đến năm 2015, đàn lợn đạt 67.900 con, gia cầm 995.000 con, trâu bò 1.200 con; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 790 ha, sản lượng hằng năm đạt trên 4.000 tấn. Tổng giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản đạt trên 112 triệu đồng/ha (mục tiêu 80-85 triệu đồng/ha).

Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được kiện toàn và hoạt động hiệu quả hơn(2); đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, hoạt động theo đúng điều lệ, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt các khâu dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất.

Xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả tích cực, diện mạo nông thôn từng bước khởi sắc

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ và nhân dân trong huyện triển khai tích cực và đạt kết quả rõ nét. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện khoa học, cụ thể; huy động tối đa mọi nguồn lực của địa phương, kinh phí, công sức của nhân dân và hỗ trợ của cấp

1 Đến năm 2014, toàn huyện xây dựng được 162 mô hình, tổng diện tích là 2.444 ha2 Đầu nhiệm kỳ toàn huyện có 40 HTX, trong nhiệm kỳ, đã sáp nhập các HTX quy mô thôn thành quy mô toàn xã. Đến nay còn 22 HTX dịch vụ nông nghiệp

115

Page 116: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trên trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn; thường xuyên kiểm tra đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng được nhân dân tích cực hưởng ứng, bình quân mỗi hộ chỉ còn dưới 2 thửa.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên; văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế chuyển biến tích cực; an ninh trật tự được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đạt kết quả tốt; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. 2 xã Nhân Quyền và Bình Xuyên đã được công nhận là xã nông thôn mới(3); 3 xã Tân Hồng, Long Xuyên, Thái Học phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 10-15 tiêu chí.

(Đến ngày 25 tháng 11 năm 2016, huyện đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Nhân Quyền, Bình Xuyên, Long Xuyên, Tân Hồng, Vĩnh Hồng, Thúc Kháng, Thái Học).

2- TiÓu thñ c«ng nghiÖp vµ lµng nghÒ truyÒn thèng:2- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống:

Nhờ đất đai đồng bằng màu mỡ, giao thông thuận tiện, ảnh hưởng tích cực của văn hóa Thăng Long, nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Bình Giang phong phú. Trên mảnh đất giàu có này sớm nảy sinh và tiếp nhận nhiều ngành nghề có giá trị kinh tế và văn hóa cao, hình thành những làng chuyên sâu từng nghề, tạo ra những mặt hàng độc đáo và nổi tiếng, đạt năng suất cao, khối lượng hàng hóa lớn, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của địa phương và đất nước, giành một phần xuất khẩu, cung cấp cho Thủ đô những mặt hàng cao cấp và thợ lành nghề trên nhiều lĩnh vực. Trải qua hàng nghìn năm, do chiến tranh kéo dài, nhu cầu và thị hiếu có thay đổi làm cho một số nghề mai một hoặc thất truyền, nhưng nhiều ngành nghề đến nay vẫn duy trì, phát triển hoặc chuyển sang một nghề khác, phục vụ đắc lực cho đời sống xã hội hiện tại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3 Xã Nhân Quyền hoàn thành năm 2014; xã Bình Xuyên hoàn thành năm 2015;

116

Page 117: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nếu chúng ta có dịp đến thăm các làng nghề nói trên, dù đi bộ hay đi thuyền, từ làng nọ đến làng kia cũng không quá nửa ngày đường. Thế nhưng, trong lịch sử nhân loại, từ khi biết chế tác đá làm công cụ lao động đến biết làm đồ gốm phải trải qua hàng triệu năm, từ biết làm đồ gốm đến biết đúc đồng phải hàng vạn năm và từ đúc đồng đến biết rèn sắt cũng phải hàng ngàn năm. Nghề nghiệp mà hôm nay chúng ta thấy có vẻ đơn giản, cổ sơ ấy đã được lịch sử ghi nhận là những phát minh vĩ đại, đánh dấu bước phát triển quan trọng của loài người.

Một số nghề thủ công của huyện nhà không chỉ quan trọng đối với đời sống nhân dân địa phương mà còn giữ vai trò trung tâm của cả nước. Nhiều nghệ nhân các ngành nghề ra thành thị làm việc, mở cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng lập thành phố phường, đời này qua đời khác rồi trở thành thị dân, điều đó có thể thấy được qua các phố phường Hà Nội. Ở thành phố họ còn dựng đình, miếu thờ Tổ sư và Thành hoàng của làng quê.

Trong một huyện mà có tới hàng trăm ngành nghề khác nhau, điều đó chứng tỏ đời sống kinh tế và văn hóa thật phong phú, có thể tìm thấy ở đấy những yếu tố văn minh, những khả năng phát triển kinh tế và văn hóa. Nghề cổ truyền ở đây được hiểu là những nghề hình thành từ thế kỷ XIX trở về trước, thảng hoặc có nghề xuất hiện vào đầu thế kỷ XX nhưng đã có trên đất nước lâu đời hoặc nảy sinh từ một nghề cổ truyền khác .

Bình Giang là một huyện có nhiều ngành nghề xuất hiện sớm, đảm bảo hầu hết các nhu cầu trọng yếu của đời sống nhân dân địa phương dưới chế độ phong kiến, một số nghề còn đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu của cả nước. Nhiều thợ lành nghề làm việc ở Hà Nội và các thành phố lớn trong nước là người Bình Giang trình độ nghề nghiệp của họ không kém thợ thủ công của nhiều nước trên thế giới. Nguồn lao động của các ngành nghề rất dồi dào, có thể tạo ra nhiều mặt hàng cao cấp tinh xảo, thỏa mãn nhu cầu địa phương, trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thợ thủ công của chúng ta có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

117

Page 118: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Những làng có nghề thủ công cổ truyền đời sống kinh tế ổn định và khá hơn những làng làm nông nghiệp thuần túy. Hầu hết các nghề được nghiên cứu lấy nông vi bản và hoạt động có tính chất nông nhàn. Bản thân từng người thợ thì nhiều trường hợp tách khỏi nông nghiệp để đi sâu vào nghề nghiệp, nhưng gia đình và làng xóm của họ dù nghề nghiệp có mang lại giàu có đi nữa cũng chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp, trừ một số ít gia đình lập nghiệp ở thành phố. Nhiều ngành nghề thợ phải ra thành phố làm việc rồi trở thành thị dân, trong đó không ít gia đình vẫn có vườn ruộng ở làng để có chỗ đi lại, gắn bó với quê hương, tăng thu nhập và phòng khi nghề nghiệp đình đốn.

Các nghề thủ công hoạt động vào lúc nông nhàn, tận dụng lao động dư thừa của nông nghiệp có tính chất thời vụ là cần thiết và hợp lý trong cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. Thực tế cho thấy hướng nghiệp sớm và chuyên sâu sẽ tạo ra năng suất cao và nảy sinh nhiều nghệ nhân tài năng đến mức ngạc nhiên.

Một số nghề cổ truyền hiện nay được phục hồi và phát triển sau một thời gian dài chiến tranh làm cho mai một và gián đoạn, trong đó có những ngành nghề thu hút hầu hết lao động phụ, lao động của những người tàn tật, lao động dư thừa của nông nghiệp làm cho mọi người trong một số làng nghề có công ăn việc làm, hạn chế những tệ nạn xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thiết thực, đảm bảo cuộc sống ổn định và lành mạnh, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn. Duy trì, phát triển hoặc chuyển hướng hoạt động của các nghề cổ truyền, đặc biệt là nghề độc đáo là vấn đề cấp thiết. Thực tế cho thấy, chúng ta hoàn toàn có khả năng phục hồi và phát triển những nghề đòi hỏi kỹ thuật phức tạp tưởng như đã thất truyền, nếu biết tổ chức và phát huy đúng hướng.

Dưới đây là những làng nghề tiêu biểu đã được giới thiệu rộng rãi trong vào ngoài nước(1).

1- Nghề làm gốm sứ ở làng Cậy

Năm 2000, dân số làng Cậy 4.203 khẩu.(1) Những nghề cổ truyền này đã được in trọng bộ sách Nghề cổ truyền Hải Hưng từ năm1984-1995, gồm 3 tập 54 nghề. Năm 2004, được tái bản bằng tiếng Anh, phổ biến rộng rãi ở nước ngoài. Năm 2014, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, tái bản phổ biến trong cả nước.

118

Page 119: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Cậy có một ngôi đình lớn, thờ thành hoàng là ngài Bảo Phúc đại vương con ông Nguyễn Đức và bà Đào Thị sống vào thời Hùng Vương thứ 17 tại bản xã. Bảo Phúc có công giúp vua Hùng chống quân Thục nhưng thần tích không nói gì về vai trò của "ngài" với nghề gốm của làng. Trước Cách mạng ở Cậy có đền thờ thánh sư nghề gốm, đền bị tàn phá từ lâu, thánh sư tên họ gì không ai nhớ đích xác. Có lẽ từ lâu lắm rồi làng Cậy tấp nập khách lại qua. Đường thủy, đường bộ, từ đây đi các miền của đồng bằng đều thuận tiện. Bến Cậy bao giờ cũng nhộn nhịp thuyền bè và cảnh quan thật thơ mộng. Suốt dọc bờ sông nhà ngói nối tiếp nhau như một phố cổ, tre xanh là đà mặt nước, lênh đênh giữa dòng vài thuyền nan bé nhỏ gối sóng, hòa nhịp bằng một bộ gõ đều đều. Chợ bến lao xao, chiều chiều thôn nữ quẩy thùng gánh nước, màu áo nâu nón mất hút trong những ngõ sâu. Điều kiện tự nhiên và xã hội tạo cho làng Cậy phát triển trên cả ba mặt: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sản phẩm thủ công nghiệp ở đây chủ yếu phục vụ nông thôn, trong sinh hoạt truyền thống. Trong một dải đất hẹp, dân cư quy tụ chật chội nhưng đời sống vẫn sung túc nhờ có nhiều ngành nghề. Chợ Cậy họp suốt ngày, tôm, cá, thịt, đậu bao giờ cũng có, chứng tỏ mức sinh hoạt ở đây khá cao. Nguồn thu nhập quan trọng của làng Cậy là nghề sản xuất đồ gốm dưới nhiều hình thức khác nhau, một nghề truyền thống có lịch sử phong phú.

Đi theo hữu ngạn sông Kẻ Sặt từ làng Thuần Lương, Sơn Lương, Kệ Gián, Hương Gián, đến Bá Thủy rẽ về nam theo sông Đò Đáy đến Hợp Lễ, qua những làng trên đều nhận thấy di tích của những lò gốm cổ. Căn cứ vào những di vật nhân dân đã tìm được qua việc đào ao, đào giếng, chứng tỏ lò gốm những nơi này đã có từ thời Lê. Vậy trong các làng gốm nói trên nơi nào có trước? Để trả lời câu hỏi này phải tiến hành một loạt cuối khai quật nghiêm túc, nghiên cứu công phu, kết hợp với tài liệu điền dã và thư tịch. Bằng cách nhìn trực tiếp và qua điền đã khảo cổ học, người ta nhận thấy rằng Hợp Lễ là nơi có khối lượng phế tích lớn nhất trong số những di tích nói trên, mặc dù hàng thế kỷ này đã ngừng sản xuất.

119

Page 120: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hợp Lễ nguyên là Hương Lễ, tục gọi là làng Đáy, là một thôn nhỏ của xã Long Xuyên, ở hữu ngạn sông Đò Đáy (còn có tên là sông Định Đào), cách thị xã Hải Dương 10km về phía tây nam. Cuối thế kỷ 19, Hương Lễ đổi thành Hợp Lễ là một xã thuộc tổng Lý Đỏ. Cư dân Hợp Lễ hiện nay đều là dân di cư từ nhiều nơi đến, sớm nhất cũng chỉ từ 4-5 đời. Dân số năm 1900 chưa đầy 100 người, đến nay cũng chưa tới 350 khẩu. Sống tập trung trên một dải đất hẹp mà cao ven sông Đò Đáy. Tuy nhỏ nhưng Hợp Lễ cũng có đình, chùa và tục lệ đình đám như một làng cổ điển. Mặc dù cách làng Cậy 2km nhưng ở đây không có một gia đình, một người biết làm đồ gốm: Những người cao tuổi nhất cũng không được ông cha truyền ngôn về sự hoạt động của lò gốm trên mảnh đất mình đang sống, chỉ có một truyền thuyết mơ hồ:

"Vào một thời đã xa lắm, không ai rõ triều đại nào, đất nước loạn lạc, giặc giã liên miên. Khi ấy cả làng Hương Lễ làm đồ gốm. Được tin giặc đến gần, nhân dân chui vào ò trú ẩn. Giặc tràn đến thiêu trụi, giết chết cả làng. Hôm ấy chỉ có một người đàn bà đi chợ xa, sống sót. Bà ta không về quê, ở lại làng Cậy, nhen nhóm dần nghề gốm ở đây, từ đó làng Cậy có nghề gốm và duy trì đến ngày nay. Con Hương Lễ thì mất một nghề cổ truyền và toàn bộ dân cư...".

Truyền thuyết muốn giải thích một nguyên nhân xã hội làm cho nghề gốm ở đây tàn lụi cùng với sự ly tán chủ nhân của nó. Các tài liệu lịch sử của thời Nguyễn cũng chỉ nói đến gốm Cậy, không một lời nói đến Hợp Lễ. Điều đó chứng tỏ, đến thế kỷ 19, lò gốm Hợp Lễ đã nguội lạnh và sản phẩm của nó không còn tiếng tăm trên thị trường.

Tài liệu điền dã và thám sát cho biết, làng Hợp Lễ sống trên một di tích gốm khổng lồ, dài trên 200m, rộng tới 170m, tầng văn hóa dày trung bình 2m, có khu vực tới 3,5m. Phế tích của lò nung chiếm tới 4/5 thể tích tầng văn hóa, mảnh bát đĩa và bao nung nhiều đến mức, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, ngành giao thông đã mau của địa phương 8 sào phế tích dọc bờ sông để lấy vật liệu rải đường phục vụ chiến đấu.

120

Page 121: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngày 14-5-1986, lần đầu tiên di tích gốm Hợp Lễ được khai quật, nghiên cứu, mở đầu cho công trình nghiên cứu gốm sứ trên đất Đường An xưa. Công tác điền dã, thám sát, khai quật bước đầu thu kết quả khả quan:

Loại hình: Số lượng nhiều nhất là bát và đĩa, ve lòng hoặc không có ve lòng, miệng thẳng hoặc loe không đáng kể, đáng chú ý là các loại bát lớn, dày, miệng thẳng hoa văn mờ, chảy sướt mướt nhưng không giống kiểu giọt lệ, các loại bát có hoa văn khắc chìm, xương, gốm mỏng. Sau đó là các loại bát hương, chân đèn, bình vôi, ống nhổ bát điếu, bình, chậu, lọ, chén, nậm, con giống bằng đất nung... Ở đây còn một hộp sứ khối chữ nhật (9,3x9,5x11,5cm) giống như một cái tiểu nhỏ, trang trí cầu kỳ, có thể là vật đựng xá lỵ của nhà sư.

Công cụ sản xuất gốm: Bao nung, vòng sứ, các loại con kê: Hình đĩa 4 chân (H1) hình vòng 4 chân (H2), hình vành khăn (H3), ắc bàn xoay và một số hiện vật chưa rõ công dụng.

Xương gốm: Phần lớn hiện vật có xương gốm thô xám nhạt, nhưng cũng không ít hiện vật có xương trắng mịn, đạt trình độ sứ cấp thấp.

Men: Phổ biến là men trong, xanh rêu nhạt, nhiều vật men rạn. Một bộ phận có men ngọc, nâu, da lươn, men dùng vẽ hoa văn chủ yếu là màu lam gồm nhiều sắc độ khác nhau.

Hoa văn: Hoa sen vẫn là hoa văn chủ đạo, thứ đến cúc vàng và một số hoa văn hình học khác. Hình động vật có: Rồng, phượng, hổ phù, cá, ve sầu...

Phương pháp chế tạo: Hầu hết sản phẩm được tạo dáng trên bàn xoay, rồi trang trí hoa văn, tráng men, nung. Một nhóm sản phẩm được khắc vạch hoa văn sau khi đã tạo dáng trên bàn xoay, nhóm khác tạo dáng bằng phương pháp tạo hoa văn bằng khuôn kết hợp nặn, chuốt... Khi nung những loại không ve lòng, dùng con kê để chống dính hoặc gắn 3 chân nhỏ vào chân bát đĩa thay con kê, bao nung được dùng phổ biến và có khối lượng rất lớn.

Niên đại: Căn cứ vào hiện vật từ các lớp của tầng văn hóa trong hố khai quật, căn cứ vào tài liệu thám sát, điền dã và thư tịch, dẫn đến nhận định bước đầu: Hợp Lễ là một trung tâm sản xuất

121

Page 122: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

gốm sứ dân dụng to lớn, ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, khởi nguyên từ cuối thời Trần, thịnh đạt vào thời Lê, tàn lụi vào khoản cuối thế kỷ 18-thời kỳ Lê mạt đầy biến động, thậm chí suy thoái về kinh tế. Gốm Cậy hiện nay chỉ là một chồi non nhỏ bé mọc lên từ một hệ thống cổ thụ gốm sứ ven sông Sặt và sông Đô Đáy mà Hợp Lễ là một đại thụ nhưng đã tàn lụi hàng thế kỳ nay.

Trừ những phần đã mất mát qua thời gian do vận động của dòng sông và con người, khối lượng phế tích của khu di tích gốm Hợp Lễ hiện nay cũng còn tới 7 vạn mét khối.

Nghiên cứu di tích lò gốm Chu Đậu và Hợp Lễ làm rõ một phần lịch sử sản xuất gốm sứ trên đất Hải Hưng và gốm Cậy, Qua phế tích cho biết, trong khoảng thời Lê, gốm Cậy được sản xuất căn bản như gốm Hợp Lễ về loại hìn và kiểu dáng sản phẩm về phương pháp chế tạo và cũng dùng bao nung hình tròn. Sang thời Nguyễn, phương pháp nung được cải tiến một bước quan trọng, thay bao nung hình tròn bằng bao nung hình hộp chữ nhật, ghép bằng ba loại gạch lớn, kích thước khác nhau, sau mỗi lần ra lò, bao nung được coi như một loại sản phẩm.

Gạch Cậy chính là một bao nung cải tiến và do đấy lịch sử triều Nguyễn ghi: "Gạch và bát sản xuât sở Hương Gián, Kệ Gián, huyện Đường An, ở đây còn sản xuất các loại đĩa chén Nam". Dân gian gọi lò gốm Cậy là lò bát Cậy, thực tế làng Cậy không chỉ sản xuất bát, (Bát và chân đèn của lò gốm Hợp Lễ) mà sản xuất hầu hết các loại gốm sứ dàn dựng, chất lượng thường kém hơn Bát Tràng (Hà Nội) nhưng giá rẻ, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân nông thôn, nên sản phẩm vẫn dễ tiêu thụ, đầu thế kỷ này còn 72 gia đình mở chung 12 lò bát. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, các lò gốm Bát Tràng, Thanh Trì, Móng Cái được tư bản và thực dân Pháp giúp đỡ có ưu thế trên nhiều địa phương diện đã dội tắt lò bát Cậy bằng giá cả và chất lượng vào năm 1972. Sau 30 năm gián đoạn, nhờ sự giúp đỡ và khuyến khích của nhà nước, gốm Cậy được phục hồi. Từ vài thợ gốm đã cao tuổi, với sự hướng dẫn của cụ Huỳnh, một nghệ nhân lão luyện của Bát Tràng, người từng được bằng cửu phẩm về nghề gốm, năm 1957 dựng xong lò thứ ba, với 286 hộ góp cổ phần và lao đống sản xuất, kinh doanh, dưới sự

122

Page 123: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

chỉ đạo và quản lý của hợp tác xã nông nghiệp. Hơn 20 năm hoạt động nghề gốm sứ Cậy trải qua nhiều khó khăn về hình thức tổ chức, nguyên liệu, nhiên liệu, kỹ thuật, giá cả. Đến năm 1982 cơ sở sản xuất tập thể còn 72 lao động, hai lò, do huyện quản lý. Lao động còn lại ngoài việc đồng áng họ đã tổ chức liên gi hay trong từng gia đình sản xuất gốm sứ theo nhiều hình thức khác nhau. Trước hết nói về phương pháp sản xuất gốm cổ truyền tồn tại đến đầu thế kỷ này.

Nguyên liệu chính làm xương gốm Cậy là đất sét và cao lanh, theo truyền thuyết thì thời trung cổ sử dụng đất sét tại địa phương, thời kỳ cận đại lấy đất cao lanh của làng Dùng, Tràng Bạng (Đông Triều). Me dùng tro trấu hoặc tro củi lọc kỹ hòa với đất cao lanh khai thác ở Hổ Lao (Đông Triều). Chất liệu dùng để trang trí hoa văn chủ yếu là (ô xít cô ban) màu lam nhạt. Ngoài ra còn nhiều chất liệu khác để pha chế các loại màu khác nhau(3).

Công cụ sản xuất: Bàn xoay chuốt gốm sứ Cậy cấu tạo không khác gì ban xoay của gốm Quao. Cái ắc hay rốn bàn xoay gọi là cái lú, cái song cũng tương tự nhưng chất lượng tốt hơn vì đều được làm bằng cao lanh, tráng men nên cứng rắn, trơn nhẵn hơn đất nung.

Lò nung: Lò nung thời trung cổ về trước hiện nay chưa rõ, thời kỳ cận đại chủ yếu dùng lò món. Gọi là lò món vì lò được chia làm 12 món hay 12 phần bằng nhau. Trước đây ít gia đình nào có riêng một lò mà thường là nhiều gia đình dựng chung, đốt chung. Mặt bằng của lò có hình chữ nhật, cửa lò là nơi đốt lửa, cuối lò có hai ống khói. Đáy lò chia làm 12 ô bằng nhau có tên gọi riêng cho từng ô.

Ô 1 và ô 7 ngay cửa lò vào gọi lò món vét ngả.Ô 2 và ô 8 gọi là món liên dư.Ô 3 và ô 9 gọi là món bậc.Ô 4 và ô 10 gọi là món xỉ.Ô 5 và ô 12 gọi là món vững. (H6)

(3) Chất liệu và phương pháp pha chế các loại men màu bằng phuong pháp cổ truyền, hiện nay đã được khôi phục như màu: nâu bóng, nâu khô, xanh ngọc, vàng, da lươn, xanh rêu, xanh lá cây, ghi đá...

123

Page 124: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Xung quanh và nóc lò xây gạch. Thông thường mỗi gia đình xếp sản phẩm của mình vào một món. Mỗi mọt món dựng thành một hộp, hộp có 7 tầng tương đương với 7 bao nung, mỗi hộp xếp được 6-8 chồng bát. Bao nung làm bằng bã của đất bát nhào với gạch, sỏi vụn đập nhỏ đóng thành 3 loại gạch lớn(5). Có độ dày bằng nhau (6cm).

- Gạch nhất hay còn gọi là rằn 60x30cm- Gạch nhì hay còn gọi là gạch hat tai dài 80x25cm.- Gạch ba hay còn gọi là gạch dựng dài 50x21cm.Gạch nhất xếp nằm ngang, dùng làm đáy bao nung, mỗi bao

nung xếp hai viên thành một hình vuông 60x60cm.Gạch ba xếp nghiêng, tạo thành một khối hộp chữ nhật, Do

xếp liên hoàn nên nắp bao nung dưới là đáy bao nung trên, như vậy mỗi bao nung cần 6 viên gạch, trừ bao trên cùng phải dùng 8 viên. Ở khoảng bao nung thứ ha kể từ đáy lên dùng gạch nhì làm đáy. Gạch nhì dài hơn gạch nhất 20cm nên mỗi đầu chờm ra 10cm so với thành bao nung. Trên phần thừa ấy để mỗi bên một cái bát hoặc đĩa để kiểm tra độ chín của vật nung trong hộp. Mộ bao nung cao 27cm, một hộp 27cmx = 189cm, như vậy lò cao khoảng 2m. Mỗi hộp cần 14 viên gạch nhất, 2 gạch nhì, 28 gạch ba bằng 4 viên các loại, một lò 2 hộp cần 1056 viên trong đó 336 gạch nhất, 48 gạch nhì, 672 gạch ba. (H7)

Nhiên liệu đốt lò bằng củi gỗ.Chuẩn bị nguyên liệu: Đất thó trắng, đất dùng phơi khô, đập

nhỏ, giần lấy bột tơ, bỏ tạp chất. Đất dùng đã lọc với đất sét tại địa phương cũng được giần lọc như trên mỗi thứ một nửa hòa lẫn nhau với nước cho đủ độ dẻo, ủ vài ba ngày rồi đưa lên bàn xoay tạo dáng, chuốt bát đĩa trên bàn xoay cũng tương tự như chuốt nồi niêu, tuy không có khuôn nhưng phải có cái cữ bằng sọ dừa để tạo dán phía ngoài hoặc phía trong của vật chuốt. Khi vật chuốt có hình thù đã định được lấy ra khỏi bàn xoay, đặt từng hàng vào giá gỗ, đưa lên dàn phơi cho chóng nỏ, xương gốm khô lại đưa vào bàn xoay tráng một lớp áo mỏng bằng đất sét trăng khai thác ở Hổ Lao (Đông Triều) rồi tráng men cho đều, gọt chân hiện vật và tạo

(5) Không phải lò nung nào gạch bao cũng có kích thước như nhau, đây là lấy số trung bình.

124

Page 125: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đường ve trong lòng bát đĩa để chống dính rồi xếp lại từng chồng, chuẩn bị vào lò.

Nung gốm: Khi các gia đình đã chuẩn bị đủ gốm sống cho một lò thì tiến hành gắ thăm, Ai gắp được món nào thì xếp sản phẩm của mình vào món ấy. Khi xếp gốm sống vào trong bao nung, người ta lựa sao cho tận dụng được tối đa không gian của mỗi bao mà vẫn bảo đảm kỹ thuật. Các chồng bát đĩa phải xếp cho thẳng đều, chân của cái trên phải đặt đúng đường ve lòng của cái dưới. Lớp trên cùng của một chồng bát có thể để một bát điều cho gọn. Xếp lò xong, lấp kín các cửa, kể cả lỗ tra củi ở nóc, chỉ để lại cửa chính để đốt lửa nung. Sau một ngày, một đêm, toàn bộ bao nung đỏ hồng nhưng chưa đều ở từng món. Tạm thời đóng cửa lò, mở các lỗ ở nóc lò, dùng móc sắt móc những cái bát đối chứng ở tại các hộp nung để kiểm tra độ chín của từng món. Nếu món nào còn non phải tiếp củi trực tiếp từ nóc xuống, rồi nung tiếp cho đến khi các món chín đều. Chờ lò nguội, rỡ các món từ trên xuống dưới. Sản phẩm được phân loại, buộc lại thành từng chục bằng dây cói, xếp vào sọt có độn rơm, bán buôn cho các thương lái, chuyển xuống thuyền, chở đến các chợ. Sản phẩm phụ là các bao nung, tức ba loại gạch làm bằng đất sét mà có màu xám nhạt, trên mặt và thành còn lộ ra những viên sỏi nhỏ, dân gian quen gọi là gạch Cậy. Trên các con thuyền, gạch Cậy theo đường sông về các làng xã tham gia đắc lực vào việc xây dựng các công trình công cộng, lát sân, xây móng nhanh chóng và bền chắc.

Sản phẩm gốm Cậy thời cận đại gồm nhiều loại hình, nhiều nhất là bát, đĩa, rồi đến tích, chén, bát điếu, nậm rượu, bình vôi... Chất lượng có phần kém hơn thời kỳ trung cổ, xương gốm nhiều loại sản phẩm còn vang đục, máng màu sắc của đồ đàn nhiều hơn là sứ. Gốm Cậy hiện đại phong phú về loại hinh đa dạng về kiểu lò, chất lượng ngày càng ca và chuyên sâu về từng loại sản phẩm. Để tìm hiểu làng gốm Cậy hiện nay, chúng ta bắt đầu nghiên cứu từ gốm thô, gốm nhẹ lửa.

Gốm thô và kỹ thuật nung lò trấuĐã từ lâu trong lịch sử, vào dịp tết và hội Kiếp Bạc, dân gian

thích mua những con lợn đất nung, có một khe nhỏ ở lưng để bỏ

125

Page 126: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tiền tiết kiệm. Trước cách mạng, tiền kim loại (đồng, kẽm, bạc) còn chiếm tỷ trọng lớn. Bỏ tiền vào lợn hàng năm không bị mối mục. Cuối năm đập lợn kiếm tiền tiêu tết, đầu năm lại sắm một chú lợn khác làm chức năng như một quỹ tiết kiệm. Cùng với lợn đất là gà, vịt, voi, ngựa, ông phỗng, lọ hoa, những vật bài trí bàn thờ, tủ chè và các đồ chơi của trẻ em. Làng Cậy sản xuất hầu hết những sản phẩm loại này.

Nguyên liệu không phải lọc, luyện kỹ như đất bát, chỉ cần lấy đất sét, nhặt hết tạp chất, nhào kỹ cho dẻo là được. Khi tạo dáng không đưa lên bàn xoay, chỉ cần khuôn hai hay nhiều mang, khuôn có thể làm bằng đất nung, gỗ hay thạch cao, ví dụ làm lọ hoa, dùng khuôn hai mang, lấy đất sét đã luyện, dàn mỏng thành tấm, có độ dày thích hợp rồi đặt lên khuôn, tạo dáng từng nửa hiện vật trên hai khuôn, rồi ghép hai khuôn lại với nhau. Đất từ hai phía dính vào nhau, tạo thành lọ hoa. Tháo khuôn, gia công chút ít ở phần miệng và đường giáp khuôn là xong phần tạo dáng. Gốm sống phơi khô kiệt thì xếp vào lò nung.

Lò nung loại gốm này là lò trấu, có hình hộp chữ nhật đắp bằng đất, đáy rộng trung bình 1x1,5m, cao 1,5, có 3 cửa và rãnh lò. Khi xếp lò, cứ một lớp trấu lại xếp một lớp gốm, lần lượt như vậy đến tận nó lò. Dùng rơm nhóm lò, trấu bắt lửa rất nhanh, chỉ sau 12 gi là hoàn thành một mẻ nung. Nhiệt độ trong lò chỉ đạt tới 5000C. Gốm tuy chín vàng nhưng còn rất non, gõ không ngân vang như sành sứ. Và để nước thấm qua. Nung xong, xếp hiện vật thành từng loại, dùng phẩm màu, mực ta trang trí hoa văn, gần đây dùng sơn màu nên công đoạn này tiến hành khá thuận lợi.

Sản xuất đồ sành và kỹ thuật nung lò cóc:Dọc sông Kẻ Sặt nơi có dấu vết của lò sản xuất đồ sành thất

truyền từ lâu. Hơn 20 năm lại đây, nghề ngày được phục hồi tại làng Cậy. Mặt hàng sành ở đây gồm có chum nhỏ, lọ, vại, nồi và tiểu sành. Nguyên liệu chính là đất sét khai thác tại địa phương, được lọc và luyện kỹ hơn đất làm nồi. Phương pháp tạo dáng trên bàn xoay như cách làm nồi nhưng phần gia công ít hơn, vì phần lớn hiện vật có đáy bằng. Riêng tiểu sành thì dùng khuôn đúc riêng từng tấm: Đáy, thành, trốc và nắp, chờ cho đất se lại, định hình,

126

Page 127: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tiếp tục gắp các tấm lại thành cái tiểu hoàn chỉnh. Sản phẩm ở đây được tráng men nhẹ lửa phía ngoài, lò nung là kiểu lò cóc, giống như lò gốm Lâm Xuyên nhưng ở hai bên sườn có vài lỗ nhỏ để kiểm tra và tiếp củi lần lượt từ cửa lò đến phía ống khói để sản phẩm chín đều. Nhiên liệu chủ yếu là củi gỗ và một phần than đá. Nhiệt độ trong lò lên tới trên 1.0000C làm cho xương gốm rắn chắc, có màu nâu đậm hoặc xám tùy theo nguyên liệu, men chảy, láng bóng, thành một lớp áo không thấm nước. Những sản phẩm như vậy được gọi là đồ sành. Để đồ sành có màu sắc hấp dẫn, người ta quét lên phía ngoài sản phẩm một lớp mỏng đất đỏ (son) trước khi tráng men.

Lò tủ và phương pháp sản xuất hàng mỹ nghệ:Một số gia đình ở làng Cậy sản xuất gốm mỹ nghệ theo

phương pháp truyền thống, nung bằng lò tủ, Sản phẩm gồm có: Tượng các loại, chậu hoa, chân đèn, lộc bình, ấm, tích, chén sứ cao cấp với kiểu dáng, màu men dân gian, phục hồi các mẫu gốm cổ. Những sản phẩm có thiết diện tròn đều, được tạo dáng trên bày xoay, các chi tiết đúc bằng khuôn hoặc nặn bằng tay rồi ghép lại. Những sản phẩm có nhiều góc cạnh, chi tiết đắp nổi như bát hương, tượng Tam Đa. Di Lặc phải đúc bằng khuôn nhiều mang. Tạo dáng xong phải gia công các chi tiết, tô vẽ hoa văn bằng các loại men màu thích hợp, sau cùng tráng một lớp men trong. Khi xếp sản phẩm vào lò phải đặt trong bao nung bằng đất chịu lửa hình tròn. Những vật cồng kềnh như chân đèn thì đúc rời làm 3 bộ phận: Thân, cổ, giá để đèn theo phương pháp cổ truyền, như vậy dễ đặt trong bao nung.

Lò tủ giống như một tủ đứng xây bằng gạch chịu lửa, đáy hình chữ nhật, độ lớn trung bình 1x1,5m, cao 2m, có một cử trên để vào lò, 3 cửa dưới và 3 cầu lò, đốt lò ở đáy (H8). Cho sản phẩm vào trong các bao nung xếp lần lượt từ đáy lên đỉnh lò, dùng gạch chịu lửa xây kín cửa; để 1-2 lỗ nhỏ kiểm tra độ chín của sản phẩm quá trình nung. Nhiên liệu chủ yếu là than đá, củi chỉ dùng khi nhóm lò, nhiệt độ đạt tới 1.3000C. Làm chảy hầu hết các men màu và sau 12 giờ hoàn thành một mẻ nung. Sản phẩm của lò có chất lượng tốt nhwgn giá thành cao, sản lượng ít, mang tính chất thí

127

Page 128: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nghiệm nhiều hơn là sản xuất. Nghệ nhân Vũ Thể Cửu dùng lò tủ phục hồi và chế tạo thành công nhiều sản phẩm gốm sứ truyền thống có giá trị văn hóa và kinh tế.

Lò bầu:Kể từ ngày phục hồi (1957) làng Cậy bỏ kiể lò món, xây dựng

lò bầu, phỏng theo kiểu lò gốm Móng Cái. Lò xây bằng gạch chịu lửa, mỗi bầu có đáy hình chữ nhật kích thước trung bình 2x5m, cao 1,8m, nóc cuốn hình vòm như mui bể. Một lò thường có 9-10 bầu kế tiếp nhau để tiết kiệm nhiên liệu. Bầu sau đáy cao hơ bầu trước 50cm. Giữa các bầu có nhiều khe dẫn lửa, mỗi bầu có một ránh đốt củi tiếp nhiệt và phần nền hạ cấp xếp sản phẩm khi nung. Dùng lò bầu gốm sứ thường không cần bao nung, chỉ dùng bao cho những mặt hàng cao cấp. Cửa chính của lò đặt ở phía ngoài bầu đầu tiên (thấp nhất), ống khói đặt sau bầu cuối cùng. Hai bên lò có đường dốc, hạ cấp để vận chuyển sản phẩm và nhiên liệu. Trên lò có mái che mưa nắng. Nhiên liệu dùng cho lò bầu chủ yếu là củi gỗ và một phần nhỏ than đá, nhiệt độ trong lò đạt trên 1.3000C (H9).

Sau khi xếp đủ sản phẩm cho một mẻ nung của lò, cửa của bầu phải xây kín lại. Lửa được nhóm từ cửa lò tại bầu thấp nhất, không khí được nung nong đi từ bầu thứ nhất, qua các bầu, lên ông khói. Đốt lò sau 12 giờ thì kiểm tra bầu thứ nhất, nếu gốm đã chín thì lấp cửa lò, tiếp lửa cho bầu thứ hai bằng củi theo rãnh của bầu. Bầu thứ hai đủ nhiệt thì lấp cửa lại, tiếp nhiệt cho bầu thứ ba, thực hiện lần lượt như vậy cho đến bầu cuối cùng, hoàn thành một mẻ nung mất khoảng 17 giờ. Xí nghiệp sứ Cậy có 2 lò, mỗi lò có 8-9 bầu, hằng năm có thể sản xuất ngót một triệu sản phẩm các loại, trong đó có những mặt hàng mỹ nghệ truyền thống.

Nguyên liệu của xi nghiệp sứ Cậy hiện nay là cao lanh khai thác ở Hoàng Thạch, phương pháp lọc, luyện đất và tạo dáng có nhiều tiến bộ và cơ khí hóa từng công đoạn. Tạo dáng trên bày xoay phần lớn đã có khuôn ngoài bằng thạch cao nên sản phẩm có kích thước đều nhau và năng suất lao động cao. Xí nghiệp thành công bước đầu về khôi phục và phát triển hàng mỹ nghệ truyền thống, tương lai sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, hiệu quả kinh

128

Page 129: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tế cao, nếu được đầu tư đúng lúc và các nghệ nhân được khuyến khích.

Trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ và truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời, năm 1958, Bộ công nghiệp nhẹ khởi công xây dựng nhà má sứ Hải Dương. Năm 1960, nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất. Hơn 20 năm hoạt động. Nhà máy sứ Hải Dương đứng đầu về quy mô và chất lượng sản phẩm của ngành gốm sứ cả nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, những cơ sở sản xuất gốm sứ tập trung ở đồng bằng bị máy bay địch bắn phá, sản xuất gắp nhiều khó khăn, một xí nghiệp sư do tỉnh quản lý được thiết lập tại Hoàng Thạch, vùng núi Kinh Môn, nới có mỏ cao lanh và vận chuyển đường thủy thuận tiện.

Tháng 5-1977, xí nghiệ sứ Hoàng Thạch chuyển về thị xã Hải Dương, tại đoạn đường vòng (đường 17 đoạn thị xã Hải Dương đi Gia Lộc), thuột đất của xí nghiệp gạch Phú Yên cũ, lấy tên là Xí nghiệp sứ Hải Hưng, dân gian còn gọi là Xí nghiệp sứ Đường vòng. Tháng 9-1978 xây dựng xong, lò 1 đưa vào sản xuất. Năm 1979-1980 xây dựng tiếp hai lò. Thiết bị hầu hết do trong nước sản xuất và công nhân địa phương tự xây dựng, có sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật nhà máy sứ Hải Dương và công nhận kỹ thuật của làng Cậy. Phương pháp chế tạo và nung tượng tự như xí nghiệp sứ Cậy nhưng ở quy mô lớn và trình độ cơ khí cao hơn. Mỗi lò ở đây có 8 bầu, công suất thiết kế 1 triệu sản phẩm năm. Với ngót 500 công nhân và cán bộ kỹ thuật, năm 1983, xí nghiệp sản xuất 4,2 triệu sản phẩm đạt 84% công suất, đứng hàng đầu trong số 12 xí nghiệp sứ địa phương xây dựng cùng thời.

Hiện nay trên đất Hải Dương hình thành một tổ hợp sản xuất gốm sứ đủ các loại hình; Gốm nhẹ lửa, gốm mộc, sành, sứ, sứ cao cấp; gốm sứ dân dụng, mỹ nghệ và công nghiệp, phục hồi và nâng cao gốm sứ truyền thống, đội ngũ công nhân, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao vững tay nghề và giàu kinh nghiệm, nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, có thể sản xuất một lượng hàng hóa lớn, thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nếu được sự chỉ đạo đúng đắn, tìm hiểu biện pháp khắc phục về nguồn nguyên liệu và nguyên liệu, ngành gốm sứ Hải Dương sẽ phát triển mạnh,

129

Page 130: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thừa kế xuật sắc truyền thống của mình và mang lại lợi ích kinh tế lớn. Mặt trận gốm sứ đã hình thành, lửa nhiệt tình đã nung nấu bấy nay, đang đòi hỏi một bộ tham mưu có tài điều khiển.

Hiện nay (2016), nghề làm gốm dân dụng có mai một dần, những gốm mỹ nghệ vẫn phát triển trong một số gia đình, nhưng làng có đội xe tải hàng trăm chiếc, buôn bán khắp đất nước, gồm nhiều mặt hàng dân dụng. Đây là thế mạnh của làng Cậy hiện nay.

Trong suốt chiều dài lịch sử trên năm trăm năm, gốm sứ Cậy và các lò vệ tinh đã hoàn thành vai trò lịch sử, trong hòa bình cũng như trong chiến tranh vệ quốc, các nghệ nhân ở đây đax sản xuất hàng triệu sản phẩm phục vụ dân sinh, ở thế kỷ XV-XVI có lò sản xuất hàng cao cấp , tham gia xuất khẩu cùng Chu Đậu. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nghệ nhân làng Cậy còn tham gia phục chế và sản xuất đồ gốm cho bảo tàng tỉnh, trong đó có tháp Huyền Quang, thấp An Xá, phù điêu tượng đài Trần Hưng Đạo tại, An Phụ, Kinh Môn.

Viết tháng 9 năm 1986, Chỉnhcỉnh lý tháng 1 năm 2016

2- Vàng bạc Châu Khê Làng Châu Khê tay vàng tay bạc

130

Page 131: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Cân Bái Dương giữ mực trung bình (1)

Vàng, bạc làm những kim loại quý hiếm, có màu sắc hấp dẫn, bền đẹp, dễ đúc, dễ kéo sợi, hàn, gò, tuy được phát hiện sớm từ thời đại đồ đá mới, nhưng ban đầu không được con người quan tâm vì không có độ cứng rắn như sắt đá để làm công cụ sản xuất và vũ khí. Bước sang thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt, kỹ nghệ luyện kim phát triển, vàng, bạc được quý trọng, chiếm vị trí hàng đầu về nguyên liệu sản xuất vật trang sức, rồi đúc tiền và tiến tới thời đại tư bản, nó giữ bản vị của tiền tệ. Trong các mộ cổ Ai Cập, cách ngày nay ngót 3 nghìn năm đã thấy nhiều dụng cụ và đồ trang sức bằng vàng, tiền vàng cũng đã ra đời từ cuối thiên niên kỷ I trước công nguyên. Nước ta mỏ vàng và kim loại quý lại có nhiều thợ tài hoa tạo điều kiện cho kỹ nghệ vàng bạc phát triển. Ngót một nghìn năm bắc thuộc tài nguyên của nước ta bị tước đoạt nhiều, trong đó có vàng bạc. Bước kỷ nguyên độc lập, tuy hằng năm phải cống nạp một lượng không nhỏ nhưng lượng vàng ở trong nước vẫn lớn dần lên, thời Lý-Trần, các gia đình quý tộc có hàng trăm lạng vàng là hiện tượng bình thường. Năm 1324. Tư đồ Văn Huệ Vương Trần Quang Triều cùng vợ là Thượng Trân công chúa tạng sư Phát Loa 900 lạng vàng để đúc tượng, khi nhà sư viên tịch, vua Trần Minh Tông tặng cho 10 lạng vàng để xây tháp... Trong những thời kỳ bị ngoại xâm, vàng bạc là một trong những mục tiêu giặc chú ý và tước đoạt. Kim loại quý hiếm này bị mất nhiêu trong thời kỳ Phát và Nhật xâm chiếm. Mặc dầu vậy, lượng vàng bạc trong nước vẫn còn đáng kể tồn tại dưới dạng vật trang sức, đồ dùng sinh hoạt và mò vàng tiếp tục được khai thác. Trên đất Hải Hưng năm 1964, tại một địa điểm ở huyện Kim Động (KimThi) đã phát hiện một bộ đĩa vàng, nặng trên 1kg, được chế tạo rất tinh xảo. Vàng bạc được sử dụng trên đất nước ta hàng nghìn năm trước đến thời Lê vàng bạc nén đã được coi như một loại tiền tệ, đầu thế kỷ này, tiền bằng bạc lưu hành rộng rãi trên thị trường.

Nghề chế tạo các vật phẩm bằng vàng, bạc ra đời trên dất nước ta đã trên nghìn năm, bắt đầu từ một vài người rồi lan ra cả (1) Hải Dương phong vật khúc khảo thích.

131

Page 132: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

làng, dựng lên thành phường, thành phố, lịch sử còn ghi nhận được 3 trung tâm có nghề bàng vàng bạc tại ba vùng quê xa cách nhau, tại đồng bằng châu thổ sông Hồng với nguyên nhân ra đời và thời điểm khac nhau. Đó là Định Công (Hà Nội), Đông Sâm (Thái Bình) và Châu Khê (Hải HưDươngng). Không hẹn mà gặp, thợ ba làng cũng đến Thăng Long, quy tụ thành phường, dựng lên thành phố mà phố Hàng Bạc là một chứng tích còn đến hôm nay. Tất nhiên, thợ ba làng không chỉ đến Thăng Long mà họ còn hành nghề ở nhiều thành thị trên đất nước. Nói là thợ ba làng với đặc thù nghề nghiệp của mình làm ăn ở phố Hàng Bạc, nhưng thực tế chủ yếu vẫn là người Châu Khê. Thợ và gia đình thợ vàng bạc Châu Khê quy tụ ở đây đông đến mức như một làng Châu Khê thứ hai với đầy đủ mô hình làng xã của họ: Châu Khê Hàng Bạc. Muốn biết Châu Khê Hàng Bạc phải tìm hiểu Châu Khê, nguyên quán.

Theo Phạm Đình Hổ, thì Châu Khê nguyên là quê của Châu Tung Trịnh, thống lĩnh quân Tam Sương cấm binh thời Trần Phế Đế (gọi là Chu Xá, sau dân đến ngày càng nhiều mới lập thành một xã, gọi là Châu Khê, thực tế thì văn bia ghi là Trâu Khê (鄒溪) trên văn bia còn có tên như cách nói dân gian ngót một thế kỷ này đã quen gọi là Châu Khê.

Châu Khê thời Trần thuộc Hồng Lộ, thời Lê và Nguyễn sơ là một xã của tổng Thị Tranh, huyện Đường An, nay là một làng thuộc xã Thúc Kháng. Năm 1900 dân số khoảng 600 khẩu, đến năm 1983 cũng chỉ có trên 800 khẩu sống trong 175 hộ. Năm 2000, 1084 khẩu. Năm 2016, ?

Là một làng quê được thiết lấp sớm và giàu có giữa miền châu thổ trù phú, Châu Khê có những công trinh kiến trúc bề thế, cũng như đồ tế tự quý báu để thờ Phật, tổ nghề và danh nhân của làng. Chùa Sùng Ân 30 gian, kiến trúc kiên cố, tượng Phật uy nghi, có chuông ngâm xa đã đi vào thành ngữ: Chuông Châu, Trống Ủng, Mõ Đầu(4). Đinh Châu Khê thờ Phạm Sỹ, một tướng quân thời Trần có công kháng chiến chống Nguyên. Sinh thời, Phạm

(4) Ủng là Phù Ủng là quê hương Phạm Ngũ Lão, Đầu là Đào Xá, nơi có nghề làm quạt đều là những làng cách Châu Khê không xa.

132

Page 133: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đình Hổ còn thấy ở đây một tấm bia do trần Nguyên Đán soạn (5). Châu Khê còn là quê của Lưu Xuân Tín, người khởi dựng nghề đúc bạc nén của làng. Ngoài nghề làm ruộng, Châu Khê có hai nghề truyền thống: Làm vàng mã và vàng bạc. Nghề làm vàng mã đã bỏ dần từ kháng chiến chống Pháp, nay chỉ còn làm nghề vàng bạc và một nghề mới ra đời-nghề làm bật lửa.

Theo tại liệu khác thác tại địa phương và phố Hàng Bạc thì vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497), Lưu Xuân Tín là thượng thư bộ lại, được triều đình trao trọng trách lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành. Bạc nén khi ấy là một loại tiền tệ lưu hành trên thị trường. Ông về Châu Khê mang người làng phường Đông Các lập xưởng đúc bạc. Đây là một đặc ấn và đặc quyền. Người Châu Khê lên Thăng Long làm nghề đúc bạc ngày càng đông, giai đinh 5 giáp đều có mặt. Từ nghề đúc bạc nén, tiến tới nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, xưa gọi là nghề kim hoàn. Cuối thế kỷ 18, triều Lê đổ bởi phong trào Tây Sơn. Đầu thế kỷ 19) triều Nguyễn ra đời, Gia Long rời đô về Thuận Hóa (Huế) nghề đúc bạc truyền nén cũng phải chuyển theo, nhưng phần mình. Họ quy tụ lại thành phường, xây nhà, mở cửa hiệu, lập thành phố gọi là phố Hàng Bạc. (RuedesChageus). Họ tổ chức phường theo mô hình làng, xã: Lập thành 5 giáp, xây dựng hai đình thờ thành hoàng và tổ sư, hằng năm vào đám, tế lễ như ở quê. Và cử người về quê dự lễ hội, đóng thuế và các khoản lệ làng. Tuy ra phố đã lâu đời, một số gia đình vẫn còn vườn ruộng ở quê để giữ lấy gốc và làm nơi đi lại.

Thợ Châu Khê đúc bạc nén cho Nhà nước ở Tràng Đúc, nay là số nhà 58 Hàng Bạc, họ nhận nguyên liệu và giao bạc nén cho ty quan-người đại diện của triều đình tại Đinh Thượng (số nhà 50), Đình Hạ (số nhà 42). Cuối thế kỷ 19 dân số Châu Khê Hàng Bạc ngày càng tăng thuế đinh phải đóng tới 300 suất, đời sống vật chất cũng khá hơ, nơi thờ cúng, hội họp trở nên chật hẹp, họ mua đền Nội Miếu của phường Hải Tượng của thợ giầy Tam Lâm làm nơi thờ vọng thành hoàng gọi là Châu Khê vọng sở. Người Châu Khê khong thờ Lưu Xuân Tín người khởi dựng nghề đúc bạc mà lại thờ hoàng đế Hiên Viên, một nhân vật có tính chất thần thoại làm ông (5) Theo Vũ Trung Tùy bút của Phạm Đình Hổ.

133

Page 134: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tổ của bách nghề. Cuộc sống của người thợ kim hoàn lặng lẽ, âm thầm ngày tháng qua đi với nhịp điệu của tiếng búa, tiếng đe. Nhưng vào những ngày hội hè tế lễ, họ tổ chức họp mặt thật đông vui. Lần lượt từng giáp, từng người cắt phiên đóng tiền gạo tổ chức ăn uống, tế lễ, vui chơi. Tại đình của phường hằng năm vào dịp xuân tế (1-12-2) và thụ tế (1-12-8), thợ Châu Khê tụ họp, thể hiện ân tình với thành hoàng và tổ sư nghề nghiệp. Trong ngày hội có nhiều trò vui, họ hát bài ca ngợi ty quan họ Đỗ làm cho nghề nghiệp họ phồn thịnh, Bài ca có đoạn:

Kim chi ngọc diệp,Chốn ngân đình giữ việc ty quan.Lão giới rành và cửu phẩm vua ban.Sự nghiệp ấy vẻ vang còn để lại,Công trình bản lĩnh chi hình tại,Hữu tri ân bá tính tự lương,Trải biết bao dâu bể tang thương,Mà ba chữ Đỗ Từ Đường còn rạng tỏ.Con cháu nhớ ơn công đức tổ,Nén hương thơm xin độ tấm lòng thành.Họ hân hoan mừng thành quả năm qua và cầu mong sự tốt

lành trong năm tới.Thợ kim hoàn là thợ được nhà nước đặc biệt quan tâm vì họ

là người sản xuất các đồ trang sức cho vua chúa, đúc vàng, bạc nén, gữi trong tay một tài sản lớn của nhà nước cũng như nhân dân; một nghề tinh xảo, đòi hỏi kỹ thuật cao, không dễ ai cũng làm được. Họ được đặc ân của triều đình và sự kính nể của tầng lớp quý tộc, tuy hằng ngày phải làm việc căng thẳng để thực hiện những yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác, nhưng đời sống cao hơn nhiều thợ thủ công khác. Họ ăn vận sạch sẽ, nói năng lịch thiệp, bao giờ cũng gọn gàng, ngăn lắp, không tranh công cướp việc của người khác, có người đặt hàng thì làm, không có người đặt hàng thì lấy nguyên liệu của mình để sản xuất. Tuy nhiên trong ngành nghề nào cũng có một số ít thợ kém đạo đức làm hàng giả hoặc thiếu trọng lượng. Trong những trường hợp như thế nếu bị phát giác thì họ phải chịu hình phạt rất nặng.

134

Page 135: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nghề kim hoàn cho thu nhập cao nhưng có nhiều kỹ thuật phức tạp, đó chính là cơ sở để người thợ cả giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật ấy không dễ họ truyền cho người khác. Muốn trở thành thợ kim hoàn phải học việc tới 3-4 năm, khi thành nghề lại phải làm việc cho thầy một thời gian như thế. Nghề này đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tế, kiên trì, trung thực, thiếu những phẩm chất đó khó trở thành thợ giỏi và có tín nhiệm. Nghề vàng bạc ra đời đã lâu, song cho đến trước cách mạng vẫn chưa hình thành những công trường xí nghiệp sản xuất lớn, tổ chức vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình với quy mô nhỏ, Mỗi gia đình là một cửa hiệu, nhiều cửa hiệu thợ cả còn trực tiếp sản xuất. Thuê thợ sản xuất, kinh doanh tuy có mối quan hệ cũng không căng thẳng như kiểu tư bản, thường là mối quan hệ gia đình, bè bạn. Những người buôn bán vàng bạc không ít, nhưng thường là buôn bán nhỏ, buôn bán kiêm sản xuất(7).

Cùng ở phố Hàng Bạc nhưng nguồn gốc hình thành và tổ chức của mỗi nhóm thợ có đặc thù riêng.

Thợ Đinh Công có tay nghề cao về mặt hàng bằng vàng, họ tổ chức thành hàng cuộc nhưng thế lực và số lượng ở Hàng Bạc không nhiều so với thợ Châu Khê. Theo truyền thuyết thì nghề kim hoàn của Định Công có từ thời Tiền Lý (thế kỷ 6) do ba anh em họ Trần là Trần Hòa, Trần Diện. Trần Điền khởi dựng từ làng Định Công, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội và ra Hà Nội hành nghề từ rất sớm. Thợ Đồng Sâm nguyên là những người thợ bạc, chuyên sản xuất các loại khuyên, nhẫn, ống vôi, xà tích, chóp nón, chạm khảm các đồ bằng bạc, quê tại Đồng Sâm, huyện Kiến Xương, Thía Bình. Theo truyền thuyết thì nghề này cũng ra đời sớm và tôn Nguyễn Kim Lâu làm ông tổ của nghề mình. Người Đồng Sâm làm nghề chạm bạc ở nhiều thành thị, tại Thăng Long họ lập thành phường song số lượng cũng không nhiều. Thợ Châu Khê do số lượng lớn, họ thành lập thành phường, dưới phường lại còn giáp. Người đại diện phường, giáp là

(7) Hiệu vàng lớn nhất ở phố Hàng Bạc vào những năm 1920 - 1940 là hiệu Chấn Hưng, số thọ thường xuyên có từ 25-30 người.

135

Page 136: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

những người có uy tín về nghề nghiệp và xã hội, không nhất thiết phải là người cao tuổi.

Nguyên liệu của nghề vàng bạc không nhiều về chủng loại nhưng cực kỳ quý và hiếm. Nguyên liệu chính là vàng và bạc, rồi đến kim cương và một số đá quý khác. Nguồn nguyên liệu này được khai thác từ mỏ trong nước hoặc nhập của nước ngoài, nó được tuyển, đúc với chất lượng cao trước khi đến tay người thợ, trong đó không ít nguyên liệu lấy từ vật phẩm cũ để tái sinh. Nhiên liệu dùng cho nghề này cũng không lớn nhưng cần tinh, chủ yếu là than hoa, dầu ta thời kỳ hiện đại có dùng thêm xăng.

Bộ công cụ của nghề kim hoàn khá phức tạp và tinh vi, chỉ có thể kể đến từng loại, không thể kể hết từng thứ khác nhau. Từ xưa đến nay, có loại đã được cải tiến hay thay thế bằng một công cụ khác, có loại vẫn giữ nguyên như cũ. Mọi dụng cụ được xếp ngăn nắp, tiện sử dụng, khi cần người thợ chỉ cần với tay là lấy được. Chi tiết của sản phẩm vàng bạc thường rất nhỏ, mạt cưa, mạt dũa của vàng bạc cũng có giá trị lớn phải thu lại, do vậy nơi làm việc phải đủ ánh sáng, ít gió, bùi có thể thu hồi mạt vàng, bạc dễ dàng.

Bàn làm việc của người thợ không rộng lắm, khoảng 100x80cm, cao 80cm, bằng gỗ tốt. Mặt bàn phẳng, có gờ bốn mặt để dụng cụ không lăn khỏi mặt bàn và 3 mặt ghép gỗ kín, trừ phía người ngồi. Một phần gờ phía trước được khoét xuông thành máng nhỏ để quét mạt vàng, bạc xuống khay. Dưới mặt bàn có ngăn kéo lớn, đủ chứa mọi dụng cụ sau khi làm việc (H1).

Trên bàn làm việc có bễ và đèn thổi. Bễ thợ bạc, thợ vàng là một ống đồng nằm ngang, dài khoảng 50cm, tay kéo nhỏ nhẹ, có vòi dẫn hơi đến đèn thổi. Đèn thổi là một cái bút đựng dầu ta (dầu thầu dầu) có nhiều bấc, khi cần ngọn lửa phải lớn nhiều ngọn (H2). Vài chục năm lại đây, bễ và đèn thổi đã được thay bằng đèn si. Đèn gồm ba bộ phận: Hộp bơm hơi bằng da, bình xăn và vỏi lửa, các bộ phận nối với nhau bằng ống dẫn. Hộp bơm hơi đạp bằng chân, đặt dưới gầm bàn, khi cần hàn, nung vàng, bạc chỉ cần đạp hộp hơi, xăng bốc thành hơi ra vỏi lửa, châm lửa, xăng bốc cháy có ngọn lửa đều và mạnh(H3).

136

Page 137: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Một hệ thống đe chuyên dùng: Đe nhặt: Đe bằng thép dùng để dọt, tức rèn vỡ thỏi vàng, bạc lớn. Đe đặt trên một khúc gỗ lớn. Đem chim: là loại đe bằng thép, dài khoảng 10cm hai đầu nhỏ, quắp xuống để rèn các thỏi vàng, bạc nhỏ. Đe đồng hay còn gọi là bàn đáp là một miếng đồng hình hộp chữ nhật kích thước trung bình (10x15x4cm). Đe có một mặt phẳng, các mặt khác có khuôn có hoa văn, các rãnh cong, tròn, lòng máng các cỡ . Đe sử dụng cả 6 mặt. Đe sừng hay bàn đạp sừng là một miếng sứng trâu hình chữ nhật (9x6cm) mặt dưới phẳng, mặt trên hơi cong, trên khắc khuôn của khuyên, nhạc, vòng các cỡ. Muốn làm nhạc hay khuyên tai rỗng, đặt dát vàng hay bạc lên trên khuôn của bàn đạp sừng, dùng búa thúc ve xuống khuôn sẽ được một nửa cái nhạc hay khuyên rỗng, làm hai nửa như vậy, hạn lại sẽ được một rỗng hoàn chỉnh(H4).

Búa cũng gồm nhiều loại: Búa cái: là loại búa lớn nhất, bằng thép, cán gỗ, dùng để đạp những thỏi vàng, bạc lớn. Búa tháu, hình thức, chất lượng tương tự búa cái nhưng nhỏ hơn. Búa đồng có quả búa bằng đồng dùng để chạm hoa văn. Búa sừng có quả búa bằng sừng dùng để đập nhẹ vào sản phẩm nhỏ bé. Các loại búa đều có một mặt phẳng nhẵn, trước khi dùng phải lau chùi thật sạch(H5).

Kìm, kéo, nỉa rất đa dạng và nhiều cỡ khác nhau dùng để cặp, kéo, cắt, bẻ, tạo dáng hiện vật. Các dụng cụ này đều phải làm bằng thép tốt, sắc bén và đồng bộ.

Cái mà, cái kèm hay bàn kéo là dụng cụ để kéo vàng bạc thành sợi nhỏ làm dây chuyền, xà tích, tạo các chi tiết trang trí nhỏ bé trước khi đậu. Bàn bằng thép hình chữ nhật kích thước khoảng (20x5x1cm), trên có từng hệ thống lỗ từ to đến nhỏ, lỗ mặt trên rộng, mặt dưới hẹp.(H6)

Nuột là dụng cụ giống như quản bút, hình trụ tròn đầu to, đầu nhỏ, thiết diện tương đương các loại nhẫn. Nuôt có hai loại: Một loại bằng sắt, một loại bằng sừng trơn nhẵn có tác dụng nới rộng vòng tròn của nhẫn cho vừa với ngón tay khách hàng, nó còn được dùng như búa nhỏ để đập vỗ cho sản phẩm tròn, nhẵn(H7).

Ve là dụng cụ không thể thiếu của thợ chạm vàng bạc. Bộ ve của thợ chạm có tới vài chục loại khác nhau, vi làm bằng đồng

137

Page 138: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hoặc thép dài tới 6-7cm, giữa xoắn lại cho dễ cầm. Đầu ve rất đa dạng: Lồi, lõm, tròn, thẳng, cong... để thúc chạm dáng hiện vật và hoa văn.

Bàn trám xi là cái giá đặt dát vàng, bạc lên để chạm. Trám xi làm bằng gạch non và nhựa thông giã nhỏ, cho hỗn hợp đó vào nồi, nấu, đổ một ít dầu ta vào làm cho xi dẻo. Lấy một tấm gỗ phẳng, đổ một lượt trám xi còn nóng chảy lên trên, can cho phẳng sẽ được một bàn trám xi.

Ngoài những dụng cụ trên, thợ vàng bạc còn sử dụng hoặc chế tạo nhiều loại dụng cụ chuyên môn khác như dũa các loại, khuôn đúc nồi nấu bạc, vàng, cân tiểu ly, dụng cụ vẽ hình tròn... Ở đây chỉ giới thiệu những thứ thông dụng nhất.

Nghề vàng bạc là nghề thủ công cổ truyền rất phức tạp và tinh tế, đến nay kỹ thuật có được cải tiến so với trước nhưng sự cải tiến ấy chưa đáng kể, dưới đây chỉ giới thiệu những nét chính về kỹ thuật cổ truyền qua một số loại hình sản phẩm.

Đúc bạc nén: Nguyên liệu để đúc bạc nén thường là bạc vụn, xấu hoặc bạc thỏi khai thác mới sơ chế, muốn có bạc nén, bạc mười phải tuyển bạc để lấy hết tạp chật đúc lại thành thỏi mười lạng một, gọi là một nén.

Tuyển bạc phải có nồi nấu bằng hợp chất vôi, gạch non, tro bếp theo tỷ lệ: Vôi để hả 10 phần, gạch non giã nhỏ 5 phần, tro bếp 10 pần, nếu được tro củi hay tro vỏ bưởi thì tốt nhất vì nó xốp nhẹ. Ba thứ trên phải đập, lọc cho mịn, trộn đều với nước cho đủ độ dẻo, đắp lại thành nồi có đáy lòng chảo. Nồi to tùy theo đúc nhiều hay ít trong một mẻ.

Lấy than hoa nhóm lò, dùng bễ thổi lửa, đổ bạc vào nấu. Khi bạc chảy, dùng củi thay than cho đỡ tốn. Than hoa và than củi khi cháy nhiệt độ không cao đảm bảo chất lượng của bạc, là thứ nhiên liệu dễ kiễm và rẻ tiền. Khi bạc chảy thành nước, phải cho chì vào để tuyển bạc. Chì cho vào nhiều hay ít tùy theo chất lượng của bạc, bạc càng xấu, lượng chì càng phải tăng. Nếu bạc 7 tuổi thì phải cho vào 5 lạng chì để tuyển một nén bạc. Khi nóng chảy, chì hút các tạp chất và ooxixit lẫn trong bạc, lắng xuống đáy thành xỉ bạc, để lại bạc gần như nguyên chất, gọi là bạc mười. Khi tuyển bạc, trên

138

Page 139: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

mặt nồi có nhiều váng và sao. Váng là màng có màu xám trên mặt nồi, sao là những hạt bạc đỏ như lửa chạy đi chạy lại trên mặt váng. Quá trình tuyển, sao và áng ít dần, khi nào hết là được bạc mười. Tuyền bạc xong, để nguội, lấy phần bạc tốt ở trên, bỏ phần đế bạc-phần xỉ ở đáy nội, chặt bạc thành thỏi 10 lạng để đúc thành từng nén.

Nồi nấu để đúc bạc làm bằng đất sét và nấu luyện kỹ rồi nung khô. Nồi nấu để đủ đúc một nén bạc cao trung bình 8cm, đường kính 6-7cm. Lò khoét xuống đất, đắp bằng hỗn hợp vôi bột, tro bếp và gạch non, đun bằng than hoa, thổi lửa bằng bễ. Bạc cân đủ 10 lạng bỏ vào nồi thổi lửa, nấu, bỏ kèm theo một ít hàn the hccho bạc chóng chảy và láng mặt.

Khuôn đúc bạc gọi là cái thảo. Thảo có thể làm bằng đất sét, đồng hoặc sắt. Thảo đất thì chóng hỏng, bằng đồng khi nung bị giãn nở nhiều. Kích thước không chính xác, thảo săắt là tốt hơn cả. Thảo đúc bạc có hình hộp chữ nhật (15x3x2,5cm) chuôi bằng gỗ để khi đúc cầm lắc cho đỡ nóng. Trước khi đúc, thảo được nung nóng, quét một lớp dầu ta, rắc một ít than gỗ thông, dùng lông cánh gà cắt chéo hình mái chèo, quét hỗn hợp đó kín mặt trong của thảo, để khi đúc bạc không dính khuôn. Khi đổ nước bạc và thảo đúc, cầm chuôi lắc nhẹ 4 phía để nén bạc có 4 cạnh rõ rệt. Đúc xong phải đổ bạc ra ngay để gia công cho đẹp. Dùng búa nhỏ gõ nhẹ các mặt để nén bạc vuông vắn, mặt trên hơi lõm xuống. Gia công xong, viết hai chữ thập túc ( 十足 ) nghiĩa là đủ 10 bạc nén được đúc xong.

Trở vàng: Trở thành vàng cũng như tuyển bạc, mục đích rút hết tạp chất của vàng xấu để được vàng tốt, vàng mười nhưng phương pháp trở vàng khác tuyển bạc.

Gạch non giã nhỏ, lấy lọc kỹ; Muối ăn tinh khiết (NaCl) tán nhỏ, lấy nước lã trộn hỗn hợp muối gạch với nhau, đủ độ dẻo. Vàng nguyên liệu đúc thành thỏi, dát mỏng) như tờ giấy, rộng 3cm, dài 100-150cm trải dát vàng trên mâm đồng hay gỗ, trải một lượt hỗn hợp muối gạch lên trên rồi cuộn lại. Trải muối gạch đến đâu cuộn lại đến đấy sao cho cuộn dát vàng không bị tiếp xúc với nhau giữa hai lớp cuốn, xong đắp xung quanh bằng hỗn hợp gạch

139

Page 140: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

muối. Dùng giấy baản bọc ngoài dùng nước cho đủ ẩm lại đắp hỗn hợp trên một lần nữa, rồi bọc giấy bản trông giống như một quả cam. Xoa và bọc đến khi nước không thấm ra ngoài thì thôi.

Cho than vào hỏa lò, quạt lửa cho cháy đều, bỏ nắm dát vàng vào giữa, quạt cho cháy đều trong 5-6 tiếng đồng hồ. Tạp chất trong vàng quá trình nung bị hỗn hợp muối gạch hút và tác dụng, một phần biến thành khói bốc lên. Khói này rất tanh độc, cần tránh. Khi nung phải đặt lò nơi thoáng và không có gió để khói độc thoát đi nhanh, không lan tỏa chỗ làm việc. Lúc đầu khói trắng bốc lên, sau chuyển sang màu hồng, khi khói chỉ còn một màu hồng là vàng đủ tuổi, trở đã được, tắt lò lấy dát vàng ra rửa sạch, được vàng mười. Cẩn thận hơn đem vàng mới trở so với vàng mẫu, nếu chưa đạti thì trở lại một lần nữa sẽ đạt yêu cầu.

Đầu vàng: Quá trình kéo vàng thành sợi nhỏ, tạo các chi tiết rồi lần hàn lại với nhau thành một sản phẩm gọi là đậu vàng. Kỹ thuật này trải qua nhiều công đoạn. Sản phẩm hàng đậu rất đa dạng, có hàng trăm mặt hàng khác nhau, song quy trình sản xuất đều phải qua những bước cơ bản.

Vàng sau khi trở thành vàng mười, đúc thành thoi nhỏ, dùng búa đệm 4 mặt cho vuông và kéo dài ra. Nếu vàng cứng lại thì nướng qua lửa cho mền, lại tiếp tục đêm hay còn gọi là doi vàng thành một sợi nhỏ nhưng có thiết diện vuông. Khi doi phải tránh chẹo (sước mặt vàng). Nếu chẹo kéo sợi khó và hay đứt làm hao vàng. Doi tới khi thỏi vàng thành sợi nhỏ, vuông như cái tăm thì dằn tròn lại để kéo chỉ.

Kéo chỉ là một việc khó, đòi hỏi phải tỉ mỉ, bình tĩnh, nhẹ nhàng, thô bạo một chút là sợi vàng đứt. Phụ nữ làm công đoạn này thích hợp. Dụng cụ để kéo chỉ gọi là bàn kéo. Vàng doi xong cho vào bàn kéo, bắt đầu từ lỗ to, rồi lần lượt qua các lỗ nhỏ dần. Quá trình kéo, thỉnh thoảng lại nướng vàng cho mền để dễ kéo. Yêu cầu sợi vàng nhỏ đến mức nào thì dựng lại ở có thiết diện đã địinh. Có thể kéo sợi vàng nhỏ như sợi tóc kéo xong, chập hai đầu sợi vàng xoắn lại.

Cùng với việc doi vàng phải tiến hành làm sòi vàng. Sòi là những hạt vàng tròn, nhỏ li ti đều nhau. Để có sòi vàng phải cắt sợi

140

Page 141: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

vàng thành từng miếng nhỏ đều nhau, đưa lên miếng gỗ đã đốt cháy lớp mặt để đúc. Nếu mặt gỗ chưa bị đốt, khi đúc sòi, gỗ cháy, khói bốc lên không nhìn thấy sòi và có khi làm hạt sòi văng ra ngoài, gây khó khăn cho quá trình đúc. Khi đúc dùng đèn dầu ta và bễ thổi lửa làm cho vàng chảy, tròn lại thành sòi. Hiện nay người ta dùng gỗ cây dọc làm bàn sòi, vì gỗ này bắt cháy nhanh, không khói, dừng thổi lửa thì tắt ngay, tiết kiệm gỗ.

Khi chỉ và sòi đã làm xong thì tiến hành đầu, tức hàn các chi tiết lại với nhau. Các vật trang trí thường được đặt trên mặt dát vàng, dùng nhựa gắn lại cho đúng vị trí rồi chấm vẩy hàn. Nhựa dính là bột ràng. Hột cây này nhiều nhựa, mài ra trộn với hàn the đã phi đúng quy cách. Phi hàn the là việc làm tỉ mỉ. Nồi phi bằng đồng được đánh rửa sạch. Cho hàn the vào đun lên, chảy thành nước, rồi phông lên như bỏng. Điều chỉnh cho lửa đều và nhẹ để chống cháy hàn the. Cạy từng miếng hàn the cho vào lửa hơ phồng lên nữa. Sau tán nhỏ thành bột, lại đem rang tới khi không nở nữa thì thôi. Bột hàn the rang không đạt, khi hàn phồng rộp lên hoặc không cắn nhau. Bột rang rồi cho vào lò dùng dần.

Vẩy hàn: Các chi tiết của vật bằng vàng được hàn lại với nhau bằng một loại vẩy hàn đặc biệt. Làm vẩy vàng gọi là ngả vẩy, đây là việc khó khăn và cũng là việc thợ lành nghề thường giữ bí mật. Vẩy hàn được ngả theo một tỷ lệ hỗn hợp rất khắt khe, không làm đúng sẽ không thể hàn được. Nếu vật phải hàn là vàng 7, vàng 8 tuổi thì phải lấy ngay chính vàng ấy mà ngả vẩy. Nếu ngả vẩy 70 thì phải cho 70% vàng với 30% đồng đỏ đúc lẫn với nhau, đổ vào khuôn rồi để nguội, lấy dũa nhỏ răng dũa tạo thành mạt nhỏ li ti. Dùng nam châm di qua di lại để lấy hết sắt lẫn trong hỗn hợp vàng đồng. Lấy đĩa sạch, tráng nước vôi trong cho bột hỗn hợp vàng đồng vào cũng với bột hàn the đã phi theo một tỷ lệ nhất định, dùng lông gà trộn đều sẽ được vẩy hàn. Khi hàn, dùng lông gà chấm vẩy vào nơi phải hàn. Dùng bễ thổi lửa từ ngọn đèn dầu ta tạt vào mối hàn, sao cho đều tránh tập trung một chỗ làm vật bị méo, rất xấu. Hàn xong rửa sạch thành phẩm, như vậy là hoàn thành quá trình đậu vàng.

141

Page 142: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Trá vàng: Dùng một thủ thuật cổ truyền, làm cho vật bằng vàng có màu đỏ thắm rực rỡ, ưu nhìn, nhất là đồ nữ trang gọi là trá vàng.

Trá vàng: cần một số nguyên liệu và phương tiện chuyên dùng tai chua, chanh quả, diêm sinh trắng, nồi đất nhỏ và gầm hỏa lò bằng than hoa.

Lấy 1kg quả tai chua, chọn những quả to, mọng, không sâu bệnh, dập nát, thái thành lát mỏng 2-3mm, cho vào liễn sành. Dùng 60 quả chanh loại to, mọng nước, vắt vào liễn tai chua đem phơi nắng. Chanh vắt dần, không đến đâu vắt tiếp đến đấy, bao giờ hết lượng chanh quy định thì thôi. Khi phơi thỉnh thoảng phải đảo cho nước chanh thấm đều vào tai chua. Nồi trá bằng đất nung nhỏ, đủ đựng 6-7 miếng tai chua là vừa. Lấy nước mưa trong đổ vào nồi. Vật bằng vàng cần trá phải nung đỏ lên, nhúng vào nước muối rồi bỏ vào nồi trá. Đặt nồi lên hỏa lò đun nhẹ lửa, sau cho vào một ít diêm sinh trắng tiếp tục đun khi nào vật trá đỏ rực lên thì thôi. Vớt vật trá ra rửa sạch, hơ cho khô là xong. Vật trá giữ được màu chừng một năm, sau muốn đẹp lại phải trá lại.

Hàng chạm: Hàng chạm bằng vàng không nhiều do vàng quý hiếm và đất, hàng chạm bằng bạc thì đa dạng, gồm hàng trăm loại khác nhau như hộp trấu, ống điếu, tráp, chóp nón và nhiều đồ dùng sinh hoạt của gia đình quyền quý và nữ trang. Dụng cụ dùng để chạm vàng bạc chủ yếu là các loại ve, bàn trán xi búa đồng.

Trước khi chạm phải dát mỏng vàng hoặc bạc thành vật cần chạm theo yêu cầu của khách hàng và quy cách thao tác kỹ thuật cho phép. Mặt phải dát vàng hoặc bạc phải phẳng nhẵn, mặt trái không cần nhẵn lắm. Vẽ các hoa văn cần chạm lên mặt trái của dát, hơ mặt bàn trám xi cho xi chảy ra, úp mặt phải của dát xuống bàn trám xi. Xi nguôi giữ chặt dát xuống bàn. Lấy ve và búa chạm các hoa văn, chạm xong lấy dát ra khỏi mặt bàn, hơ vào lửa cho xi chảy hết, rửa sạch, đặt mặt trái xuống bàn trám xi, chạm tiếp những hoa văn, họa tiết mà mặt trước không thể thực hiện được, các dát chạm xong được hàn, gò, lắp ghép thành vật phẩm hoàn chỉnh.

142

Page 143: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hàng trơn: Làm mặt hàng trơn tưởng như đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi kỹ thuật cao như phải láng bóng, thanh toát, cân đối cao hơn hàng chạm. Để làm hàng trơn, vàng, bạc cũng phải dát mỏng, dùng búa đồng hay sừng đập cho phẳng đều và có kích thước như vật định làm. Muốn làm đúng trọng lượng quy định, phải tăng trọng lượng nguyên liệu lên một chút để trừ hao khi dũa và đánh bóng. Dát làm xong, dùng dũa, dũa cho phẳng, lúc đầu dùng dũa có răng dũa to cho nhanh, sau dùng dũa nhỏ răng, rồi dùng giấy ráp đánh cho nhẵn. Nướng dát lên để nguội, dúng vào nước phèn đun sôi để được bạc trắng nếu hàng là bạc. Dùng hồ hon hoặc chuỗi cườm để đánh bạc cho bóng hoặc dùng ve láng để đánh bóng cũng được. Sau khi đánh bóng xong, tiến hành gò, hàn thành vật mong muốn bằng vẩy hàn như phương pháp đậu.

Những mặt hàng như nhẫn, khuyên, xuyến, vòng... lại không cần dát, chạm mà dùng bàn đáp để tạo hình. Vàng, bạc được tạo thành phác vật rồi cho vào bàn đáp, dùng búa đồng đáp (đập) ncho nguyên liệu áp hẳn vào khuôn vào rãnh cho đều, xong nướng qua lửa để nguội, rồi dúng vào nước phèn cho sạch vết bẩn, lấy ve hay chổi cườm, cườm cho vật bóng láng, sau uốn, gò lại thành hình mẫu mong muốn.

Mặt hàng vàng, bạc sản xuất ra không phải bao giờ cũng đạt tiêu chuẩn 10 tuổi. Người mua muốn xác định chất lượng vàng bạc phải có phương pháp thử. Thử vàng bạc có nhiều cách, dân gian thường thử vàng bằng phương pháp cổ điển: Đưa vàng vào lửa lnung đỏ, lấy ra để nguội, nếu mặt vàng vẫn nhẵn và trở lại mầu vàng là vàng mười, nếu mặt vàng không nhẵn và có màu sẫm là vàng không đủ tuổi hoặc vàng giả. Dân gian đã có câu:

Vàng thì thử lửa thử thanChuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

** *

Mỹ nghệ vàng bạc ra đời và tồn tại qua hàng nghìn năm và từng trải những lúc thăng trầm, thời kỳ phát triển mạnh nhất từ đầu thế kỷ lại đây vào những năm 1949 – 1952. Sau miền Bắc được giải phóng, các hiệu vàng, bạc, các nhà tư sản góp vốn vào sản

143

Page 144: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

xuất, kinh doanh tập thể. Năm 1960, hợp tác xã vàng bạc Hồng Châu được thành lập với 108 thợ lành nghề. Hợp tác xã có hai phân xưởng: Phân xưởng vàng, chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhân dân trong nước và quốc tế. Phân xưởng bạc, sản xuất các mặt hàng phục vụ đồng bào miền núi. Đôồng thời hợp tác xã còn phục vụ nhu cầu quốc phòng, y tế, công nghiệp và xuất khẩu. Sau hợp tác xã Hôồng Châu, hợp tác xã Tinh Hoa ra đời, phục vụ tốt nhu cầu của nhà nước và của nhân dân. Gần đây vàng bạc và kim loại Nhà nước quản lý, trang sức của phụ nữ cũng thay đổi, kỹ nghệ vàng bạc phục vụ dân dụng giảm dần, một số thợ vàng bạc chuyển sang một số nhgành khác.

Trước cách mạng, các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp thượng lưu sử dụng nhiều đồ trang sức và sử dụng nhiều đồ trang sức và dụng cụ bằng vàng bạc do thợ kim hoàn sản xuất, trong đó có những người thợ tài hoa của Châu Khê.

Là con gái, lúc mới 4-5 tuổi, cha mẹ đã dùng chỉ bấm lỗ hai dái tai, luồn vào đấy cọng cói nhỏ để lớn lên hy vọng được đeo đôi khuyên, vòng tầu, hoa mặt đá, kim cương bằng vàng hay bạc tùy theo khả năng từng gia đình. Phụ nữ những gia đình giầu có, cổ đeo dây chuyền hay còn gọi là cái kiểng bằng những vòng vàng nhỏ lồng vào nhau như dây xích, dưới có hình quả tim bằng vàng, khắc chữ đầu của tên mình hay hai chữ đầu của tên vợ chồng lồng vào nhau. Tay đeo khuyên hoặc vòng vàng. Người búi tóc thì có trâm vàng cài búi tóc, người vuấn khăn thì có kim vàng cài đầu khăn. Đầu kim tết hoa nhỏ bằng sợi vàng. Thắt lưng đeo vài ba đôi xà tích bằng sợi bạc tết dóc lòng tôm, vuông bốn mặt nhưng mềm nhũn. Đầu dây đeo quả đào rỗng bằng bạc, dùng để đựng thuốc lào và hộp vôi cũng bằng bạc. Ngón tay đeo nhẫn vàng nhẫn bạc trơn hoặc mặt đá, mặt ngọc, kim cương.

Các cháu nhỏ trai hay gái 2-3 tuổi đã được cha mẹ mua sắm, hay người thân tặng vòng đeo cổ bằng bạc. Vòng mang một cái khoảnh khắc chữ Mệnh (命), hay bốn chữ Bản mệnh trường sinh (本命長生) ý mong cháu mạnh khỏe sống lâu. Khánh đeo ba cái nhạc nhỏ, chạm hoa văn tinh xảo, trong có nhân, khi trẻ chạy nhảy, nhạc phát thành tiếng vui vui. Cũng có khi vòng được đeo một

144

Page 145: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hoặc ba móng hổ bịt bạc để “kỵ độc”. Cổ tay hoặc cổ chân các cháu đeo vòng bạc hoặc vàng và cũng có những nhạc nhỏ.

Nam giới đeo nhẫn các loại. Người đội nón chóp lồng, chóp dứa có chóp chạm bạc. Người mặc âu phục có bông hoa bằng vàng cài ở ve áo, kim cài calavát, cúc cổ áo sơ mi bằng vàng. Người hút thuốc lá, thuốc lào điếu tẩu cũng có khi được bịt hoặc nạm bạc. Cụ già chống gậy bằng gỗ quý, bịt bạc chạm tứ linh, tứ quý. Tầng lớp quý tộc hoặc những đình chùa lớn còn có những đồ dùng sinh hoạt và đổồ tế tự bằng vàng bạc.

Sau cách mạng, trải qua cuộc kháng chiến gian khổ, nếp xusống nhân dân có xu hướng giản dị, đồ trang sức bằng vàng bạc giảm dần. Hai kim loại này ngày càng hiếm và đắt. Trong đời sống hàng ngày ít thấy đồ trang sức bằng vàng, bạc, nếu có chỉ là vật kỷ niệm, vật tích trữ tái sản được cáất giữ kín đáo. Thợ Châu Khê một bộ phận ở tại Hà Nội vào hợp tác sản xuất hàng vàng bạc cho Nhà nước, một số về quê làm ruộng và dựng lên một nghề mới, nghề sản xuất bật lửa, đèn pin, đèn dầu( 1) .(10).

Năm 1968, theo yêu cầu của Trung ương Đoàn thanh niên, thợ ở đây đã sản xuất 30 đèn pin mang nhãn hiệu Châu Khê phục vụ đại hội Đoàn toàn quốc, kể từ đó, đèn pin, bật lửa Châu Khê đã phục vụ đắc lực cho các chiến sĩ trên chiến trường, nên có câu thơ ca ngợi:

Bật lửa ấm lòng người chiến sĩĐèn pin soi sáng bước hành quân

Năm 1978, hợp tác xã đã tổ chức một tổ thủ công sản xuất tập trung ba mặt hàng: Đèn pin, bật lửa, phanh xe đạp. Nay Châu Khê chủ yếu sản xuất một mặt hàng là bật lửa bằng đồng tại các gia đình.

Năm 1984 có trên 40 gia đình vừa làm ruộng vừa sản xuất bật lửa, sản lượng đạt tới 7 vạn cái một năm. Bật lửa Châu Khê có tín nhiệm trong và ngoài tỉnh. Hiện nay tổ chức sản xuất theo đơn vị gia đình dưới sự chỉ đạo của hợp tác xã. Một gia đình là công ( 1) Ông Phạm Đình Mão, người Châu Khê là một trong những người sản xuất bật lửa sớm nhất và có nhiều cống hiến về kỹ thuật cho mặt hàng này.(10) Ông Ph?m Đình Mão ngu?i Châu Khê là m?t trong nh?ng ngu?i t? s?n xu?t b?t l?a s?m nh?t và có nhi?u c?ng hi?n v? k? thu?t cho m?t hàng này.

145

Page 146: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

xưởng nhỏ, nhận nguyên liệu của mậu dịch, sản xuất hoàn chỉnh thành sản phẩm nhập cho nhà nước. Trong kỹ thuật làm bật lửa, thợ Châu Khê thừa kế được nhiều kinh nghiệm như làm khuôn, tạo dáng, hàn, đánh bóng... của mỹ nghệ vàng bạc.

Qua nhiều thế kỷ, thợ kim hoàn Châu Khê đã có đóng góp to lớn cho nhu cầu sản xuất vàng bạc nén và mỹ nghệ vàng bạc, sáng tạo nhiều kỹ thuật tinh xảo và sản phẩm có giá trị kinh tế và văn hóa lớn hiện nay nền văn minh của dân tộc. Nay nguồn kim loại này ngày càng hiếm, nhu cầu về đồ trang sức cũng đổi thay, một số thợ tiếp tục phục vụ cho nhà nước sản xuất một số mặt hành cho nhu cầu quân sự, khoa học và ngoại thương, một số chuyển sang ngành nghề khác khả dĩ thừa kế được truyền thống kỹ thuật của mình. Nếu được sự giúp đỡ của Nhà nước và tìm ra phươớng hướng đúng. Châu Khê sẽ trở thành một trung tâm sản xuất hàng kim khí mỹ nghệ và dân dụng, nghề làm bật lửa hiện nay đã bộc lộ khả năng đó.

Sau những năm tháng chiến tranh, rôồi thực hiện công tư hợp doanh, hợp tác hóa, nghề vàng bạc có mai một dần, nhưng sau 30 năm đổi mới, nghề kim hoàn ở đây phát triển chưa từng có. Trên 60 cửa hàng vàng bạc lớn ở Hà Nội đều có chủ là người Châu Khê, không những thế người Châu Khê còn có mặt ở các thành phố lớn trong nước để thực hiện nghề nghiệp của mình. Châu Khê tại phố cũng như ở tại quê đều phát triềển, góp phàần đáng kể trong việc thực hienjện nông thôn mới ở Bình Giang.

Viết tháng 9 năm 1986, chỉnh lý tháng 1 năm 2016.

3- Thợ nhuộm Đan Loan

146

Page 147: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hồng hồng, biếc biếc, xanh xanhĐan Loan, Ngọc Cục thị thành vẻ vang (1)

Cách đây nửa thế kỷ, khi chế độ phong kiến còn tồn tại trên đất nước, sắc phục của các dân tộc, các miền, các tầng lớp nhân dân và phẩm trật quan lại dễ nhận ra qua hình thức và màu sắc. Màu sắc của trang phục hình thành do nhiều yếu tố: Tâm lý dân tộc, truyền thống, nguồn nguyên liệu, hoàn cảnh, giao lưu văn hóa và luật pháp quy định. Phẩm phục của hệ thống quan lại phong kiến có quy chế rất chặt chẽ: "Thuận tông năm thứ 8 (1385) tháng 6 định mũ áo các quan văn võ: Nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm thiì màu đại hồng, tam phẩm thì màu đào hồng, tứ phẩm thì màu lục, ngũ lục phẩm thì màu biếc, bát cửu phẩm thì màu xanh, duy có người hầu trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm. Người không có phẩm hàn và xưng hô làm tôi tớ thì dùng màu trắng"; "Năm quang Thuận thứ 7 (1466) tháng 6 đặc sắc áo cho các quan văn võ: Từ nhất phẩm đến tam phẩm mặc áo màu hồng, tứ ngũ phẩm mặc áo màu lục, còn thì đều mặc các màu xanh". Mỗi thời kỳ, mỗi triều đại có quy chế về màu sắc mũ áo riêng cho quan lại văn võ. Khi vua đã mặc áo màu gì thì thứ dân và quan lại không được mặc áo màu ấy. Còn thứ dân thời Trần mặc thường phục là khăn xanh, áo thâm, thời Lê về sau có thay đổi(2) trong đó màu nâu và đen là hai màu thông dụng của trang phục đến giữa thế kỷ này, ngoài những màu thông dụng dân gian (chủ yếu là người Kinh) còn sử dụng nhiều màu sắc khác nhất là trang phục lễ hội.

Màu của nguyên liệu dệt vải lụa đơn điệu, không thỏa mãn yêu cầu sử dụng. Muốn có màu ưa thích thì phải nhuộm. Vải lụa ngày xưa có những loại chỉ hồ chứ không nhuộm, người mua sắm, may mặc thích màu gì thì nhuộm màu ấy. Nhuộm trước hết phải làm cho vải bềên chắc hơn, sau đó là đúng sắc độ mong muốn. (1) Hải Dương phong vật khúc khảo thích.(2) . Theo Phan Huy Chú thì "Năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714) định hạn chế về mũ áo bằng vải thanh cát. Tục cũ nước ta dùng áo vải nhuộm màu xanh chàm rồi phủ màu nâu, lại cho thêm ít keo, lấy chày đập, phơi khô, gọi là áo thanh cát. Không kể quan hay dân, sang hay hèn đều thông dụng cả, chỉ lấy dài ngắn làm mức". Sách đã dẫn - trang 108. Theo Lê Quý Đôn thì vải thanh cát có 3 loại: loại 1 - Màu lửa sáng, 2 - màu sáng nhạt, 3 - màu hoa quỳ - Vân Đài loại ngữ - NXB Văn hóa - 1962, tập II, trang 155.

147

Page 148: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Màu nâu và đen mọi nhà có thể mua và kiếm nguyên liệu tự nhuộm lấy, còn các màu khác thì phải qua tay thợ. Nhu cầu về nhuộm rất lớn, chỉ trong một tỉnh cũng có nhiều làng làm nghề nhuộm. Làng Hoa Cầu, quen gọi là Huê Cầu, nay thuộc xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) có nghề nhuộm thâm nổi tiếng từ đầu thế kỷ 15 được Nguyễn Trãi ghi trong Dư địa chí và đã đi vào ca dao:

Ai về Đồng tTỉnh, Huê Cầu,Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm

Làng Tráng Liệt (Sặt - Cẩm Bình) chuyên nhuộm chàm, làng Ngọc Cục cũng là làng làm nghề nhuộm một thời, nhưng nổi tiếng thị thành cũng như thôn quê về nghề nhuộm các màu sắc với trình độ điêu luyện, đáp ứng yêu cầu từ vua chúa đến thứ dân phải là Đan Loan. Những người thợ nhuộm ở đây đã khéo đặt cho làng mình một cái tên thật đẹp, thật hợp với nghề nghiệp của mình. Đan Loan chỉ nhắc đến hai từ ấy người ta hình dung ra những màu sắc rực rỡ bay lên từ một làng quê nhỏ bé của phủ Thượng Hồng. Dân gian biết đến Đan Loan nhờ bàn tay thợ nhuộm trước khi biết đến một Đan Loan quê hương Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tác giả Vũ Trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục và nhiều tác phẩm khác. Đan Loan nôm na gọi là làng Đọc nguyên là một xã của tổng Minh Loan, huyện Đường An thời Lê, cuối thế kỷ 19 thuộc tổng Hòa Loan, huyện Năng An, nay là một thôn của xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình. Xã có 4 thôn, thì cả 4 thôn đều có nghề thủ công cổ truyền: Hòa Loan (làng Lòn) làm vàng mã, Đương Xá (làng Duồng) làm đậu phụ, Bùi Xá đóng giường chõng tre, Đan Loan làm nghề nhuộm.

Vốn là một làng nhỏ, năm 1900 dân số xấp xỉ 600, đến năm 1983 cũng chỉ có 700 người, năm 2000: 977 người, năm 2016: …..? phải chăng dân số ở đây phát triển chậm? Thực tế số dân trên chỉ là số thường trú tại nguyên quan, còn một bộ phận không nhỏ do nhu cầu của nghề nghiệp đã định cư tại các thành phố.

Làm thợ nhuộm không thể ngồi nhà chờ khách mà phải đến các chợ, các đô thị và làng quê nhận hàng, nhuộm tại chỗ. Vào những tháng nông nhàn, nhất dịp giáp tết, thợ nhuộm Đan Loan, tạm biệt quê hương, đàn ông cũng như đàn bà, đòn gánh trên vai,

148

Page 149: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

quẩy đôi bì lớn bằng vầu sơn, đi đến các làng, các chợ, vụ này qua vụ khác, năm này qua năm khác để nhuộm vải lụa, quần áo cho mọi nhà, nhuộm vải lụa cho đình chùa may cờ, quạt, y môn, đại tự, áo tế... Ở chợ họ lập từng dãy quán dài, ở phố họ mở cửa hiệu như ở phố Hiến, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định... Tại Hà Nội họ quy tụ thành một phố, gọi là phố Thợ Nhuộm.

Tại phố Thợ Nhuộm là nơi trú ngụ của người làng Liêu Xá, Liêu Xuyên (Mỹ Văn) làm nghề nhuộm thâm và thợ nhuộm của làng Vân Hoàng (Thường Tín Hà Sơn Bình). Phố Hàng Đào, nguyên là phường "Hàng Đào nhuộm điều" từ đầu thế kỷ 15 như sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi đã ghi. Thực tế thì Hàng Đào, không chỉ nhuộm điều mà còn nhuộm nhiều màu khác như sách Thượng kinh phong vật đã ghi nhận: "Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm màu. Màu trắng, trắng như tuyết, màu đỏ, đỏ như tiết, màu đen như nhuộm mực... Màu vàng là chính. Màu tạp chí có màu huyền, thiên thanh, cánh trả, quan lục, không màu nào giống màu nào...". Thợ nhuộm Đan Loan lên kinh đô khá sớm, ngụ tại phường Hàng Đào. Ở đây họ đã mở chợ nhuộm lấy tên là Hoa Lộc và dựng đền thờ thành hoàng. Tại số nhà 90A phố Hàng Đào hiện còn di tích về ngôi đền của người làng Đan Loan xây dựng, trong đền có 4 tấm bia ghi nhận quá trình tôn tạo và trùng tu công trình, tấm bia có niên đại sớm nhất dựng vào tháng 9 năm Vĩnh Thịnh thứ hai (10-1706) nội dung bia cho biết, bảy dòng họ (Vũ, Phạm, Lê, Dương, Bùi, Đào, Đoàn) của xã Đan Loan (Luân), tổng Minh Loan, huyện Đường An, phủi Thượng Hồng, xứ Hải Dương góp công của xây dựng đền chợ Hoa Lộc, điều đó chứng tỏ, nghề nhuộm của Đan Loan đã thịnh đạt rất sớm và muộn nhất thì thế kỷ 17 họ đã có mặt ở Phường Hàng Đào của Thăng Long. Ở đấy họ nhận nhuộm đủ màu theo yêu cầu của thị dân, của cung đình và phủ chúa. Người Đan Loan tự hào về nghề nghiệp của mình, viết thành thơ ca, câu đối để lưu truyền con cháu, ngày nay còn nhớ được nhữưng câu như:

Thiên hạ thanh hoàng do ngã thủ,Triêu đình Chu tử ngô gia

149

Page 150: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nghĩa là mọi nơi có màu xanh, màu vàng đến do bàn tay ta làm ra. Chốn triều đình vùa quan, áo màu đỏ, màu tía cũng từ nhà ta mà có. Hoặc như câu:

Cửa liễu mây bay vàng, đỏ, thắmSân hòe mưa nhuận, quế, chi, lan.

Nghề nhuộm vốn bỏ ra không nhiều mà tiền thu về cũng khá, nhất là khi nhuộm những mặt hàng cao cấp, do đấy dân gian có câu:

Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm.Nghề nhuộm cũng như một số nghề thủ công khác, có tính gia

truyền, kinh nghiệm, từ một vài người đầu tiên hướng dẫn, rồi cha dạy con, anh bảo em, bè bạn xóm làng giúp nhau, hỏi nhau mà làm, không có trường hợp, thầy trò. Quá trình hành nghề cũng là quá trình học tập và sáng tạo, ở nơi nào có chất liệu mới, phương pháp mới, bất kể từ đông hay tây, họ đều tiếp thu, nâng cao tay nghề. Muốn làm thợ nhuộm thì phải phân biệt được chất liệu các màu, phương pháp pha chế, nhuộm, phơi và phải có những dụng cụ chuyên dùng tối thiểu. Nhuộm thường đi liền với giặt, tẩy, hấp, là.

Một gánh hàng nhuộm gồm có: Một đôi bì làm bằng nứa ngộ hoặc vần ép, ghép lại, mồi sơn ta cho chắc, ngoài sơn son hoặc sơn then, hàng kỹ có thể còn trang trí hoa văn. Bì có đáy tròn, to bằng cái mâm trung bình, cao 50-60cm, đáy có hai thanh tre hoặc gỗ chéo chữ thập làm đế, thừng buộc vào đầu các thaahnh tre từ đáy xỏ qua nhôi ở phía miệng, kéo lên làm quang. Bì có nắp phẳng cũng bằng tre hay nứa. Một thúng sơn không thấm nước dùng để nhuộm. Một nồi hay thay đồng cỡ trung bình, một bếp lò để đun nước và thuốc nhuộm. Một đôi đũa lớn để khuấy thuốc, đảo vải khi nhuộm. Không thể thiếu được, một ghế con, dùng để ngồi khi thao tác. Củi đóm, thuốc nhuộm đủ dùng cho một phiên chợ, một chuyến đi. Đi nhuộm rong các làng thì đi đến đâu đun nhờ ở đấy. Mỗi gánh hàng còn có một dây mẫu màu bằng các mảnh vải đính lại để khách nhanh chóng tìm được màu ưa thích và so lại khi nhận hàng. Mọi dụng cụ to nhỏ xếp vào bì, chồng lên nhau, đeo vào quang mà gánh. Với chiếc đòn gánh cong mềm dẻo, trên vai quẩy

150

Page 151: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đôi bi lớn cùng đôi dép da trâu dày dạn đường trường, thợ nhuộm Đan Loan đi ngàn vạn dặm, mang đến cho làng quê những màu sắc thắm tươi, cho ngày hội rực lên muôn sắc. Có chợ thì đặt gánh ở chợ, không có chợ thì vào thôn xóm. Từ bố mẹ đến con cháu kế tiếp nhau đi quen đường, quen khách, quen nơi nghỉ trọ, hẹn nhau mùa này năm tới lại về nhuộm cho dân, cho làng. Thu sang, tết đến, các cô gái quê lại mong chị thợ nhuộm về làng, nhuộm cái bao xanh, yếm đào, cái áo hoa hiền để đi dự hội, lam lũ quanh năm cũng có lúc thong dong chứ.

Hàng nhuộm ở thành phố trang bị cũng đơn giản thôi. Nồi nấu nước nhuộm được thay bằng vạc lớn, đôi bì thay bằng tủ lớn và không thể thiếu những dây phơi, nếu nhuộm vải lụa nhiều phải căng trên sân, trên bãi cỏ cho mau khô và đảm bảo đều màu.

Nguyên liệu dùng để nhuộm các màu ngày xưa chủ yếu lấy từ thực vật. Nhuộm nâu hay giãi nâu lấy củ nâu giã nhỏ, hòa nước vắt bã bỏ ra, dúng vải vào nhậu kỹ, vớt ra lấy chày dập cho nước nâu thấm vào sợi. Nếu là vải phải căng ra sân phơi, quần áo thì vắt trên dây, khô, lại nhuộm lại, làm như vậy 2-3 nước là được. Nhuộm xong vải có màu nâu đậm hoặc nâu cháy tùy theo yêu cầu và độ đặc của nước nhuộm Nhuộm nâu làm cho sợi vải săn, bền chắc, chịu nước, vì thế người ta còn dùng nâu nhuộm chài, dảy, lưới, vó để tăng độ bền. Vỏ xó nấu kỹ nhuộm vải có màu nâu tươi và sáng hơn nhuộm củ nâu.

Nhuộm bằng nước là chàm sẽ được màu chàm- màu xanh lam, đồng bảo miền núi quen dùng màu này.

Nhuộm đen, dân gian quen gọi là nhuộm thâm có nhiều cách. Nếu là vải, muốn cho bền sợi, bền màu phải nhuộm nâu trước, sau lấy bùn hẩu hòa thành nước cho vải vào thấy kỹ hoặc lấy bùn trát lên mặt vải phơi nắng cũng được, làm như vậy 2-3 lần vải sẽ có màu đen. Nếu nhuộm lụa thì lấy lá sổi hay lá bàng nấu kỹ, chắt lấy nước nhuộm vải ba lần, rồi dùng bùn hẩu như nhuộm vải, lụa sẽ có màu đen nhánh. Nhuộm xong, giặt sạch bùn, căng ra sân phơi cho đều màu, phẳng mặt.

151

Page 152: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nhuộm những màu trên, là kỹ thuật thông thường, mọi người có thể tự làm, thợ Đan Loan ít khi nhận làm chỉ khi nào có những món hàng lớn, nhuộm đồng loạt họ mới nhận nhuộm.

Dân gian thường gọi rum là thợ nhuộm, thực tế rum chỉ là một nguyên liệu. Nhuộm màu đỏ, lấy lá cây rum, một loại thực vật sang tử diệp, lá như lá chè tươi, nấu kỹ, hòa với cánh kiến, nhuộm sẽ được màu đỏ. Nấu nước hoa hòe với cánh kiến, nhuộm sẽ được màu vàng tươi.

Thời Lê, người ta nhuộm vải bằng lá chàm, lại nhuộm phủ màu nâu và một ít nhựa (cánh kiến) sẽ được vải có màu thanh cát, thứ vải thông dụng đương thời. Từ khi có thuốc nhuộm bằng hóa chất, thợ Đan Loan tiếp nhận loại nguyên liệu này làm cho nghề nghiệp của họ phát triển thuận lợi, tạo nên những cửa hiệu nhuộm lớn ở Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác. Sau ngày miền Bắc giải phóng, thợ Đan Loan trở thành thợ kỹ thuật của hợp tác xã nhuộm ở thành phố, nhận gia công nhiều mặt hàng, vải, lụa, len cho Nhà nước. Thời chống Mỹ, cứu nước, họ góp phần tích cực vào việc nhuộm màu ngụy trang cho đồng bào và chiến sĩ.

Mấy chục năm lại đây, vải công nghiệp có màu sắc phong phú và bền đẹp, làm cho nghề nhuộm Đan Loan thu hẹp dần, cả thôn chỉ còn vài gánh hàng hoạt động. Ai có dịp đi trên đường 20, đoạn Phủ cũ xuống chợ Thông thấy một quán thợ nhuộm bên đường, đấy là đầu làng Đan Loan, quê hương của những người thợ nhuộm nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

Trên đây là lịch sử nghề nhuộm màu của Đan Loan từ năm 1986 trở về trước, sau 30 năm đổi mới, kỹ nghệ nhuộm công nghiệp đẵã bản thay thế nghề nhuộm thủ công, như lịch sử mãi mãi ghi nhận nghề nhuộm màu của Đoan Loan không chỉ nổi thiếng ở Hải Dương mà cả kinh thành Thăng Long ở những thế kỷ trước.

Viết xong tháng 10 năm 1986, chíỉnh lý tháng 1 năm 2016.

152

Page 153: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

4- Lược sừng - đồi mồi Hà Xá

Từ những thế kỷ trước công nguyên, xương và sừng đã được con người chế tác thành vật gia dụng và trang sức. Trong mộ quan tài hình thuyền, cách ngày nay ngót 2.000 năm, khai quật tại La Đôi thấy một răng lợn lòi, xỏ hai lỗ luồn dây đeo. Tập quần này gần đây còn thấy ở miền tây bắc nước ta. Còn đồi mồi là một vật phẩm quý mà bọn đô hộ bắt dân ta cống nạp trong thời kỳ Bắc thuộc. Đến thời Trần: "Những thứ vòng đeo, nhà giàu dùng đồi mồi, còn các người khác chỉ dùng xương và sừng"(1). Kỹ nghệ chế tác xương và sừng, đồi mồi ra đời sớm đến thời đại phong kiến nó trở thành một nghề, với quy mô gia đình rồi lớn dần lên thành một làng chuyên sản xuất những mặt hàng bằng nguyên liệu đó.

Đầu thế kỷ này, một số thương gia có tinh thần dân tộc, góp cổ phần, lập hội chấn hưng công nghệ và lập trường kỹ nghệ nhằm duy trì và phát triển nghề thủ công cổ truyền, trong đó có nghề làm hàng mỹ nghệ bằng sừng và đồi mồi. Năm 1926, ông Vũ Huy Vực, người làng Hà Xá (Cẩm Bình) mới 13 tuổi đã có năng khiếu thủ công, được gia đình cho theo học ở trường kỹ nghệ tỉnh Hà Đông, chuyên về ngành mỹ nghệ sừng và đồi mồi. Thầy dạy của ông là những nghệ nhân quê ở làng Đào Xá (Kim Thi) đã ra Hà Nội làm nghề thủ công nhiều năm. Không bao lâu sau, ông Vực trở thành thợ giỏi, được bằng cửu phẩm, góp phần đào tạo nhiều lớp thợ trẻ, trong đó có những người cùng quê. Mỹ nghệ sừng, đồi mồi phát triển mạnh mẽ vào những năm 1938-1941, sản phẩm tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài nước được dư luận đánh giá cao về trình độ mỹ thuật, nhất là những mặt hàng làm bằng đồi mồi.

Đồi Mồi: là tên gọi mọột loại rùa biển, có nhiều ở biển phía nam nước ta, nhất là Phú Quốc. Vẩy đồi mồi là một nguyên liệu quý của hàng mỹ nghệ. Mỗi con có 24 vẩy sườn và 14 vẩy lưng to và tốt nhất, ngoài ra còn vẩy hông, vẩy cổ, vẩy diều. Bề dầy của vẩy từ 1- 5mm. Màu đỗ kỳ, vàng hoa, lốm đốm đen.

(1) Lê Quý Ðôn toàn tập, NXBKHXH - Hà Nội 1977 - tập II - trang 50.

153

Page 154: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Công cụ sản xuất hàng đồi mồi: Bàn ép vẩy cối hay khuôn ép, cưa nhỏ răng, thứa, khoan nhỏ, dũa các loại, kèm, búa, đe, bàn cạo phẳng, nỉa, móc mỗi thứ 1-3 cái.

Quá trình công nghệ: Vẩy đồi mồi rửa sạch, luộc chín cho mềm ra, đưa lên bàn ép phẳng, cắt hoặc cưa nguyên liệu theo mẫu hàng, ghép các bộ phận lại với nhau, gia công các chi tiết, nếu làm hộp thì đưa lên cối ép thành những khuôn mẫu đã định. Đồi mồi giống như nhựa, khi ép nóng nó biến dạng theo khuôn và định hình. Tạo hình và lắp ghép xong, tiến hành chạm, khảm hoa văn và đánh bóng là xong.

Đồi mồi có thể sản xuất nhiều mặt hàng như: Lược gọng kính, tẩu thuốc, hộp thuốc lá, sáp tròn, ống điếu khay chân quỳ, hộp đựng đồ trang sức, các mặt hàng nữ trang...

Sau một thời gian phồn thịnh, kỹ nghệ sừng đồi mồi đình đốn do chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, sức tiêu thụ giảm nhanh. Nghệ nhân lần lượt về quê làm ruộng chờ thời cơ phục hồi nghề nghiệp, chỉ còn một số trở lại thành phố. Sau cách mạng Tháng Tám, được chính quyền cách mạng khuyến khích, nhóm thợ ở Hà Xá thành lập hợp tác xã thủ công nghiệp sản xuất lược sừng.

Hà Xá nguyên là một xã có 3 thôn: Hoàng Sơn (Hà Thượng), Hà Đông và Hà Tiên thuộc tổng Ngọc Cục, huyện Đường An thời Lê. Sau Cách mạng tháng Tám, Hà Xá liên hợp với xã Ngọc Cục (làng Guộc) thành xã Ngọc Hà, sau lại tách khỏi Ngọc Cục, hợp với xã Thái Dương (làng Cường) xã Kinh Trang (làng Hai), xã Kinh Dương (làng Dọn) và Ấp Dọn thành xã Thái Dương, nay thuộc huyện Cẩm Bình, cách thị xã Hải Dương 23km về phía tây nam Hà Xá ở tả ngạn sông Cửu Yên, nên đường thủy thuận tiện hơn đường bộ, ruộng đất không ít và mọi gia đình lấy nghề nông làm nguồn sống chính nhưng phần lớn cư dân sống trong cảnh nghèo, muốn, cải thiện họ phải phát triển nghề thủ công.

Toàn quốc kháng chiến, vùng Bình Giang, Thanh Miện vẫn là hậu phương an toàn. Tháng 12-1946 hợp tác xã thủ công nghiệp lược sừng ra đời tại Ngọc Hà, thu hút hầu hết nghệ nhân của địa phương và có cửa hàng tại phố Đoàn Tùng (Ninh Thanh). Sau 4 năm hợp tác xã sản xuất thuận lợi, góp phần giải quyết một phần khó khăn về hàng tiêu dùng ở hậu phương và phục vụ kháng chiến.

154

Page 155: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 1950, địch mở rộng căn cứ, đánh vào vùng Bình Giang, Thanh Miện, hợp tác xã ngừng hoạt động rồi giải thể. Sau ngày miền Bắc giải phóng, hợp tác xã lược sừng được phục hồi từ năm 1955, năm 1957 có 40 gia đình góp cổ phần và 70 lao động sản xuất.

Xã Thái Dương năm 2000 có 4.482 khẩu., Lược sừng là mặt hàng chủ yếu, ngoài lược, Hà Xá còn sản

xuất nhiều mặt hàng bằng sừng và móng trâu bò. Nguồn nguyên liệu mua ở các lò mổ và do những người có hàng rong mua nhặt trong nông thôn mang đến.

Công cụ sản xuất đồ sừng tương tự như công cụ sản xuất những mặt hàng bằng đồi mồi.

- Cưa các loại giống như cưa thợ mộc nhưng mảnh nhỏ, dùng để xẻ sừng, cưa mẫu vật và răng lược.

- Vời đẽo sừng giống như một cái cuốc ta nhỏ xíu. (H1)- Bàn ép cổ truyền nay chưa rõ, bàn ép thời kỳ cận hiện đại

giống như bàn ép để và chín xăm lốp xe đạp. (H2) - Bào sừng có hình thù đặc biệt, giống như cái bàn chải

chuôi cong. Cái bào bằng gỗ, dài khoảng 25cm, không có lưỡi mà có 7 hàng răng bằng sắt, phía trên đóng một cái thía có lưỡi sắc. Khi bào cầm chuôi kéo giật lại (H3).

- Thía là một loại dao bằng thép, đầu mở rộng hình tam giác, lưỡi sắc, dùng để dũa, (cắt trấu) lưỡi bào sừng và thứa. (H4)

- Thứa thân bằng sắt, dài 30cm, rộng 2cm, dày 1cm, có nhiều rãnh cắt ngang thành đường song song. Thứa có tác dụng như cái dũa dẹt, dùng để rũa phẳng những miếng sừng gân gợn. (H5)

- Dũa có 3 loại: Vuông, ba cạnh, bán nguyệt dùng để dũa những khe, cạnh có hình thù thích hợp.

- Cái miết là một dụng cụ bằng sắt, giống như con dao, dùng để miết mặt sừng cho nhẵn. (H6)

- Cối ép là công cụ ép nguyên liệu thành hình dáng của vật định làm. Ví dụ cốt ép hộp thuốc lào có hai bộ phận cõi và cốt ép. (H7)

- Bàn chuyên dùng chân thấp, mặt gỗ dày 9-10cm, hình chữ nhật (60x80cm) cạnh bên có thanh gỗ dày, chắc, ép vào bàn bằng đinh ốc để giữ chặt miếng sừng khi gia công. (H8)

Ngoài những công cụ trên còn phải có kìm, móc, ve, dũa...Quá trình công nghệ: Sừng trậâu mua về còn nguyên cái, cắt

đầu nhọn và phần cuối, đoạn giữa xẻ đôi, lấy vôi đẽo phần gân gợn 155

Page 156: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lớn. Để làm cho sừng mềm không thể luộc như đồi mồi mà phải hơ vào lò than hồng. Sừng nóng lên và mềm ra, đưa ngay lên bèn ép, ép cho phẳng. Móng trâu bò xẻ đôi theo chiều ngang, hơ nóng và cũng ép tương tự. Mảnh sừng duỗi thẳng nhưng chưa thật phẳng, phải dùng thứa đánh cho phẳng, lấy cưa xẻ thành từng tấm theo yêu cầu của mặt hàng. Lấy mẫu hàng đặt lên tấm sừng vạch mẫu, dùng cưa nhỏ, cưa theo đường chỉ tạo dáng đúng như mẫu. Nếu làm lược phải dùng cưa xẻ răng cho đều, lấy móc cạo khe cho răng nhẵn và nhọn. Làm hộp phải mang tấm sừng vào bếp lò hơ nóng cho sừng mềm, đưa lên cối ép tạo dáng như mẫu. Ép xong gia công bằng dũa, miết, khắc hoa văn, lắp các chi tiết, đánh bóng là xong.

Đánh bóng đồ sừng là khâu cuối cùng và cũng là khâu quyết định vẻ đẹp. Trước hết phải đánh bằng giấy ráp, tiếp theo đánh bằng lá tiêu, một loại lá ráp nhưng cái rất nhỏ, sau dùng giẻ mềm chấm vôi bột đánh kỹ rồi lau sạch, mặt sừng láng bóng như mặt gương.

Mặt hàng bằng sừng gồm nhiều loại như hộp đựng thuốc lá, thuốc lào, ống cắm bút, quản bút, quân cờ, tẩu thuốc và nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác. Ở Hà Xá mặt hàng chính là lược sừng.

Sản xuất những sản phẩm bằng sừng và đồi mồi là một nghề cổ truyền và có nhiều nghệ nhân có tài, nhất là sản xuất những mặt hàng mỹ nghệ. Dưới thời đại phong kiến, mỹ phẩm làm bằng đồi mồi chủ yếu phục vụ bọn vua chúa, quan lại và tầng lớp quý tộc, nay nó là một mặt hàng phục vụ nhân dân, nhất là xuất khẩu sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể. Nguồn nguyên liệu đồi mồi hiếm nhưng nếu có kế hoạch đánh bắt và nuôi thả thì vẫn có thể cung ứng cho nghề này phát triển. Riêng nguyên liệu sừng thì không thiếu, nghệ nhân vẫn còn, nếu biết tổ chức thu mua nguyên liệu, sản xuất và kinh doanh khoa học thì mua nguyên liệu, sản xuất và kinh doanh khoa học thì nghề sản xuất những mặt hàng bằng sừng ở Hà Xá sẽ được phục hồi và phát triển, làm cho bộ mặt thủ công nghiệp của tỉnh phong phú về loại hình và thu nhập không nhỏ. Một nghề thủ công có tác dụng thiết thực như vậy đã đình đốn hơn 20 năm do yếu kém về tổ chức sản xuất và kinh doanh nay chưa được phục hồi.

.

156

Page 157: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tháng 9 năm 1986

5- Giần sàng Thị Tranh

Vào những ngày hai, ngày bảy hàng tháng, trong dòng người nườm nượp đổ về chợ Sặt từ các ngả: Quảán Gỏi vào, Phủ Vạc lên, Ân Thi xuống, Hà Xá sang, người ta thấy những cây tre dài óng ả được chuyển đến chợ. Trong khu hàng tre nứa của chợ, từng dãy quán dài đầy ắp hàng đủ loại, nổi bật nhất là những bộ giần sàng -

157

Page 158: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

một mặt hàng nổi tiếng của chợ Sặt. Giần sàng ở đây cạp tròn vành vạnh, mối mây mau và đều, mặt thanh vàng phẳng nhẵn, lấp loáng hoa vuông; mắt thẳng hàng, vuông chằn chặn, nan nan chuốt đều và không hề thấy một đốt ở vùng mắt. Nhiều bộ giần sàng óng nuột như mặt hàng mỹ nghệ, đan để treo chơi chứ không phải thứ đồ dùng thông dụng của mỗi gia đình nông dân. Khi có khách mua, người bán thường khẳng định chất lượng mặt hàng của mình bằng câu:

- Đây chính là giần sàng Thị Tranh! Mời các bà các cô xem kỹ.

Người mua hàng có khi hàng chục năm mới sắm lại một lần, họ phải ngắm nghĩíaa cẩn thận, tìm đủ tiêu chuẩn để chắc chắn là giần sàng nhưng chất lượng và hình thức không thể so với Thị Tranh. Khách mua buôn chỉ nhác trông là biết đặc điểm, hơn nữa họ còn biết cả làng quê nhỏ bé chuyên nghề đan hai loại hàng này, vì nhiều khi họ đếến tận nơi sản xuất để cất hàng này, vì nhiều khi họ đến tận nơi sản xuất để cất hàng.

Thị Tranh là một làng quê nhỏ được ghi nhận từ thời hậu Lê với tên cổ Thị Tranh trang, Tông Tranh tổng, Đường An huyện, Thượng Hồng Phủ, nay là một thôn của xã Thúc Kháng, huyện Cẩm Bình, nằm bên đường 38, đoạn Kẻ Sặt đi Ân Thi. Thôn này lại ở sát ngã ba sông nên giao thông thủy bộ xưa nay thuận tiện. Từ đây có thể đi thuyền ngược sông Hoan Ái, qua cống Xuân Quan, lên làng gốm Bát Tràng, vào sông Hồng; theo dòng Cửu Yên, xuyên các huyện phía nam, ra sông Luộc, hoặc xuôi sông Sặt, xuống thị xã Hải Dương, qua âu thuyền sang sông Thái Bình. Đường 38 vượt sông Cửu Yên tại đây bằng một cống lớn, gọi là cống Tranh. Gần cống Tranh có chợ Tranh, chợ tuy nhỏ nhưng có hàng quán bán suốt ngày. Từ đây xuống Kẻ Sặt chừng 2 cây số.

Dân số năm 2000, Tranh Trong 313 khẩu, Tranh Ngoài 900 khẩu, năm 2016:….?

Ở ngã ba sông thuộc miền đồng bằng châu thổ, đất phì nhiêu, đông dân cư, Thị Tranh cũng như nhiều làng xã kế cận có điều kiện phát triển công thương nghiệp. Ở đây từng có lò gốm chuyên sản xuất các loại lon, chậu, nhưng mặt hàng nổi tiếng xưa nay vẫn

158

Page 159: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

là giần và sàng. Nghề thủ công gắn bó hòa hợp với nghề nông qua nhiều thế kỷ. Gần Thị Tranh có từng làng chuyên sản xuất từng loại hàng thủ công, riêng mặt hàng tre nứa có thể kể đến giễ tre Phù Ủng, quang trành Lương Đường…

Giần, sàng là hai dụng cụ bằng tre, hình tròn, đường kính xấp xỉ 50cm, đan lóng đôi, mắt vuông, có hai nan bua vuông góc ở giữa. Giần, sàng đan giống nhau, kích thước như nhau, chỉ khác nhau về độ lớn của nan và khoảng rộng của các lỗ. Chức năng chính của sàng dùng để sàng thóc đã xay, tách trấu và thóc còn sót lại ra khỏi gạo xay. Giần dùng để giần gạo đã giã, tách cám bổi và tấm ra khỏi gạo. Người Việt từ khi biết ăn và trồng lúa nước là đã có nhu cầu về giàu sang, nhất là khi đã sáng tạo ra cối xay, cối giã để xay, giã gạo. Trong khảo cổ học người ta đã tìm được những dấu vết lóng đan thông thường của tre nứa trên đồ gốm từ thời đại đồ đồng hoặc xưa hơn đây là cơ sở của các lóng dệt đầu tiên. Trên một số viên gạch thời Trần đã thấy dấu vết long của nong nia. Đan được nong nia thì dễ dàng đan được giần sàng, vì lóng giần sàng đơn giản hơn lóng nong nia. Giần sàng phải ra đời cách chúng ta hàng ngàn năm, hình thức ban đầu thế nào, bao giờ thì trở thành hàng hóa rồi tiến tới thành một nghề của một làng là điều không dễ xác định được chính xác.

Gia đình nông dân Việt Nam xưa nay vốn đông người, một nhà 8 khẩu thì trung bình 3 ngày phải xay thóc, giã gạo một lần, nghĩa là thường xuyên phải dùng tới giần sàng. Tuy phải dùng đến hàng ngày nhưng giần sàng rất bền, do không bị dãi dầu mưa nắng, luôn khô ráo, làm xong được để trên gia hay gác bếp, nếu đan bằng tre già, nức kỹ có thể dùng được 10 năm. Trước đây, ngoài chức năng chủ yếu, giần sàng đôi khi còn được dùng như cái mâm. Trong một số gia đình nông dân nghèo hoặc trong những ngày ăn uống đông người, không đủ mâm dọn cỗ, phải dùng giần sàng thay mâm. Bạn bè khi đã ăn uống với nhau trên giần sàng là chứng tỏ sự thông cảm với nhau lắm, dân gian thường nói: "Yêu nhau bốc bải giần sàng" là vậy. Con gái đến tuổi lấy chồng là phải lập giần sàng, đây cũng là một tiêu chuẩn biểu thị sự khéo léo, chăm chỉ của côn gái nông thôn. Nhiều bà mẹ rất khắt khe với con gái khi

159

Page 160: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

dạy công việc này. Con gái về nhà chồng thì giần sàng gạo là công việc sớm tối hàng ngày, công việc ấy theo đến tận cuối đời. Hình ảnh người mẹ sàng gạo bên đứa con nhỏ đã trở thành biểu tượng hạnh phúc ở nông thôn.

Đan giần sàng không khó, làng quê nào cũng có thể tự đan lấy mà dùng, nhưng đan nhanh, đan đẹp và cả làng làm nghề này mới thấy có Thị Tranh, và cũng nhờ giần sàng mà Thị Tranh nổi tiếng. Hiện nay Thị Tranh có hai thôn, Tranh Trong (đê) và Tranh Ngoài. Tranh trong chuyên làm ruộng. Tranh ngoài cùng với nghề nông còn có nghề đan giần sàng lâu đời, theo truyền thuyết thì Thị Tranh làm nghề này đã 2-3 thế kỷ. Một cây tre, Thị Tranh đan giần sàng từ gốc tới ngọn, chỉ khi nào mua phải cây tre không đạt yêu cầu của giần sàng mới phải chuyển sang làm một số thức khác. Do chuyên sâu, người Thị Tranh nhạy cảm và thành thạo từ việc chọn tre, pha nan, đánh cạp.

Tre hóa là nguyên liệu chính của nghề đan giần sàng nhưng không phải cây tre nào cũng dùng vào việc này được. Tre đan giần sàng phải là tre hóa già phải chăng, độ 3-4 tuổi là vừa, da tre hanh vàng như vỏ ốc nhồi, mấu tre nhỏ gọn như vỏ hến úp không kiến, không cộc, gốc thon nhỏ như đầu chạch: dóng dài vừa phải, khoảng 27-28cm trở lại, lấy dao phạt vào mấu thấy màu vàng xẫm là được. Tre già quá, tre kiến khó làm nan và dòn; đốt to mấu lớn nan không thẳng và nuột. Tre cộc đốt rắn mà dóng mềm xệu, dòn gẫy, tre dóng dài quá mức cần thiết khó lựa vì nan giần sàng Thị Tranh lấy đốt chính giữa, hai đầu thừa phải cắt bỏ. Gốc tre to rỗng đánh cạp hao và yếu. Tre xanh rờn thịt trắng là tre non…

Mây nức cạp phải chọn mây thẳng, to bằng đũa ăn cơm (6 ly) là vừa. Mây nhỏ quá khó chẻ, khó nức; mây lớn quá dễ chẻ nhưng sợi mây nức dẹt như cái lạt, không dẹp.

Lạt buộc nộm- buộc trước khi nức, dùng lạt tre cũng được, ở Thị Tranh chuyên dùng lạt dang, dễ buộc và chặt.

Bộ công cụ đan giần sàng đơn giản, mỗi gia đình đều sắm đủ dùng:

Dao nan: là công cụ chủ yếu của nghề này, dùng để pha vót nan, đánh cạp, vót mây… Dao dài khoảng 60cm, chuôi gỗ dài 24-

160

Page 161: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

25cm, dùng để cặp vào nách khi vót nan cho đỡ mỏi; lưỡi mỏng hơn dao rựa thông thường, bản rộng 5-6cm, rèn bằng thép tốt. Nhiều dao nan mòn tới 2/3 chiều rộng của lưỡi ban đầu mà vẫn còn sử dụng được.

Một cưa nhỏ như cưa thợ mộc, dài chừng 50cm, răng nhỏ, mở rộng để cưa tre nhanh, gọn, không dập.

Dùi đục của nghề đan giần sàng thường làm bằng gốc tre già, dài khoảng 40cm, đẽo nhỏ một đầu cho vừa tay cầm.

Vật làm bằng cật tre dùng làm cữ cho chiều dài của nan và cạp gọi là cái no. Kích thước giần sàng Thị Tranh hiện nay khá ổn định. No cạp ngoài dài 174cm, lui lại một khấc 3cm là chiều dài cạp trong, lui lại một khấc nữa 14cm là phần tiếp giáp của cạp. No nan dài 27cm, bằng 1/2 độ dài của bua-nan to và dài nhất ở chính giữa. No xén tương tự như no nan, nhưng một đầu có lỗ nhỏ để xỏ đinh khi chặt xén mê, từ lỗ đính đến nút kia dài bằng no nan.

Bàn đan và cạp bằng gỗ phẳng, diện tích lớn hơn mê nan một chút, có thể ghép bằng nhiều thanh gỗ nhỏ nhưng phải tạo thành mặt phẳng. Có bàn đan và cạp khi đan và cạp mặt sàng phẳng đều, nan sạch sẽ.

Ngoài những công cụ trên còn cần có dùi nhỏ đề dùi lỗ buộc nộm và nức; đá mài để mài dao.

Sau khi đã chuẩn bị đủ công cụ, công việc đầu tiên của người thợ là chọn tre. Tre của Thị Tranh không đủ cho nghề đan, phải mua chọn ở chợ Sặt hoặc mau rút ở các làng bên. Sau khi chọn tre đủ tiêu chuẩn, róc sạch mấu, dùng no cạp đo đoạn gốc, cưa một khúc làm cạp phần còn lại chẻ đôi lựa chọn đầu mặt mỗi bên thuộc về một mảnh. Dùng no nan đo từ giữa đốt không có đầu mặt ra hai đầu, lần lượt cắt các cỡ nan từ dài đến ngắn sao cho phần cắt bỏ ít nhất và tỷ lệ các cỡ nan tương ứng nhau, dóng dài quá cỡ dùng làm nan lát.

Từ sau khi đã cắt thanh từng đoạn, dùng dao nan róc sạch đốt cho thẳng đều, chẻ thành thanh nhỏ, tách bớt phần dong, róc phẳng bụng thanh nan, để độ dày bằng chiều rộng của nan. Nan sàng 3 ly, nan giần 2 ly. Chẻ các thanh thành nan có độ dày cần thiết gọi là pha nan. Cặp dao vào nách, quấn dẻ vào đầu ngón tay trỏ thuận tay

161

Page 162: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nào thì vót tay ấy. Nan vót từ giữa ra hai đầu. Vót hai cạnh trước rồi vót vào giữa, tạo cho nan giữa dầy hai bên mỏng gọi là nan lòng diếc. Người vót tiêu chuẩn cũng phải 12 động tác mới hoàn thành một nan. Một giần sàng cần hai nan bua hay còn gọi là nan cái bằng cật tre, tơ gấp đôi nan thường. Nan vót xong phơi tái cho nan dẻo, dễ đan.

Gốc tre sau khi cắt đúng no cạp được pha làm cạp trong cạp ngoài và tấm phủ cạp. Gốc đặt chẻ nghiêng, gốc rỗng chẻ lột. Cạp ngoài của giần bản rộng 10 ly dày 4 ly. Cạp trong dày 5 ly. Cặp sàng dày, rộng bản hơn cạp giần một chút. Cạp ngoài vót phẳng bụng tròn lưng cạp trong vót phẳng lưng tròn bụng, sao cho khi cạp, cạp trong, cạp ngoài và độ dày của mê nan tạo thành một thiết diện tròn. Vót cạp đòi hỏi kỹ thuật cao, uốn nắn cho khéo để khi vòng lại thành hình tròn đều, không cong vênh. Phần tiếp giáp phải bén sát, vừa bằng độ lớn chung của cạp, thoáng nhìn như không có mối giáp. Cạp đánh xong phơi khô kiệt cho định hình, rồi gác bếp dùng dần.

Khi đã có nan, người ta bắt đầu gây mê đan trên giá. Đặt hai nan bua vuông góc với nhau ở chính giữa, lấy nan đan, đan lóng đôi, cất hai đè hai, nan sau tiến về phía bua một nan so với nan trước. Khi đan cho cật tre vào phía trong, đây là cách đan độc đáo của Thị Tranh, chỉ có những nơi chuyên sâu nghề nghiệp mới tìm ra cách đan hợp lý này. Nan tre chẻ nghiêng, phần dong, mềm xốp so với cật, phơi khô đều có xu thế co lại làm cho chiếc nan ngả vào phía bụng, nếu đan lọng vào khó điều chỉnh nan thẳng, mắt không vuông. Đan cật vào, nan luôn thẳn, dễ điều chỉnh. Mắt sàng để rộng 3x3mm, mắt giần để rộng 1,5x1,5mm. Cách đan như trên tạo cho giần sàng những hoa văn vuông, đồng dạng, nhận các bua làm đỉnh: Sàng 40 nan, giần 60 nan. Như vậy mỗi sàng cần 160 nan đan, giần 240 nan đan. Phần đốt của các nan đều nằm trên nan bua thành hình chữ nhị (二) liên hoàn kể từ bua ra cạp có 10 chữ nhị, giần có 15 chữ nhị mặt trên, mặt dưới cũng có số lượng tương tự. Đan hết số nan quy định nói trên thì đến phần lát, chiếm 1/4 chiều dài mỗi bên. Lát làm cho các đầu nan chặt, dễ cạp và thành phẩm bền đẹp hơn. Nan lát nhỏ bằng 2/3 nan đan, đan lóng ba, cất ba, đè

162

Page 163: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ba. Đan lóng ba có hai kiều: Nhịp nan sau tiến về phía trước một nan hoặc tiến về phía trước hai nan. Giần sàng Thị Trang lát theo kiểu thứ nhất. Muốn bền và đẹp hơn lấy nan mỏng cài kín ở các góc từ một hàng lỗ nhất định gọi là lát góc.

Đan xong chồng 4-5 mê đan lên nhau cùng chiều, dùng đanh tre nhỏ đóng vào tâm các mê, lồng no nan vào đinh dùng dùi đục và dao nan chặt mê tròn đều, đúng kích thước của no. Mê chặt xong dấp nước xung quanh cho dẻo, dễ cạp. Cạp ngoài, cạp trong quấn chặt bằng lạt tại khấc giáp mối. Đặc cạp ngoài lên giá cạp, đặt mê đan lên trên cho cân, đặt tiếp cạp trong lên trên. Người cạp ngồi vào chính giữa, hai chân cố định mê đan, hai tay giữ chặt cạp ngoài cạp trong ở phần đầu các nan bua, nắn mê đan vũm lên để đầu nan bằng mặt trện của cạp, lấy dùi xỏ lỗ sát cạp phía dưới, dùng lạt giang buộc chặt. Tiếp tục lên cạp phía đối diện. Hai mặt bên cũng làm tương tự, sao cho 4 mối nôm ở sát đầu các nan bua. Tiếp tục lên cạp các góc. Lên cạp giần sàng chỉ một lần, không phải nhiều lần như cạp rổ, cạp sảo. Buộc nộm đến đâu nắn cho thành đều đặn đến đấy. Nôm xong, lấy dao xén mê, phần xén thường không đáng kể.

Mây vót sẵn, bản rộng 2 ly, phơi khô, gác bếp, khi nức phải dấp nước. Bắt đầu nức từ cuối phần tiếp giáp của cạp ngoài, vì cạp trong cố định nên cạp ngoài phải được xè dịch chút ít, trong quá trình nức mối mây mới chặt, cạp không bị úng và khát nước. Khi nức đến phần tiếp giáp của cạp trong, cần lựa mối mây cho đúng khấc cố định cạp trong để cắt bỏ lạt quấn cho đẹp. Các mối mây cách đều nhau 1,5cm, mỗi mối hai chân. Kết thúc mối nức cuối cùng, vòng mây thành vòng nhỏ, quấn lại để làm khung treo hoặc xâu thành phẩm. Nức xong chỉnh lại lần cuối cho thành chuông đáy phẳng, cạp tròn, nằm trên một mặt phẳng. Hun khói chống mốc, mọt, làm cho nan có màu vàng đậm ưa nhìn, tạo nên cảm giác già giặn,bền chắc, hấp dẫn khách mua.

Nan giần sàng Thị Tranh vót dày vừa phải và đều tay, khi đan chỉ cần bấm nhẹ là vào đủ cỡ, không phải dùng đến nêm thích nên năng suất đan khá cao. Thợ thành thạo trung bình một ngày hoàn thành một bộ giần sàng từ chẻ nan đến cạp nức hoàn chỉnh. Nếu có

163

Page 164: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nan sẵn, có thể đan 6 mê giần hoặc 10 mê sàng một ngày. Thợ bình thường chỉ đạt năng suất bằng nửa số lượng trên. Trong thực tế ít khi một người làm từ đầu đến cuối một sản phẩm mà có sự phân công tương đối để tận dụng lao động phụ. Đàn ông mua tre, pha nan, đánh cạp. Các cụ bà, các cháu nhỏ vót nann, những người tinh mắt thì ngồi đan, các cụ ong thì cạp nức. Người nào việc ấy, ai cũng tỏ ra thành thạo nghề nghiệp. Hàng làm xong tích lại 2-3 chục bộ, mang ra chợ Sặt bán buôn, cũng có khi khách mua đến tận nhà cất hàng. Ở Thị Tranh có một số người chuyên buôn bán mặt hàng này. Người sản xuất thường bán buôn, ít có thì giờ bán lẻ.

Một cây tre dài 8 mét, đường kính 7cm có thể đan 5 bộ giần sàng. Giá bán giần sàng hiện nay (1983) là 50 đồng một bộ. Trừ tiền mua nguyên vật liệu, mỗi công thu bình quân 20 đồng. Giá trị ngày công này không cao so với nhiều nghề thủ công khác, nhưng do mọi lao động chính phụ có việc làm quanh năm, nhẹ nhàng, thoải mái và khi cộng số cả năm cũng thành một khoản thu lớn, chiếm trên 30% tổng số thu nhập của mỗi gia đình, tuy chỉ sản xuất vào tháng nông nhàn và tận dụng lao động phụ.

Năm 1983, Tranh ngoài có 550 khẩu, 97 hộ với diện tích bình quân 2 sào một khẩu đất canh tác. Ruộng đất tuy ít nhưng nhờ có nghề thủ công mà đời sống nhân dân ổn định và không ngừng cải thiện. Trong kháng chiến chống Pháp, dân làng phải tản cư vào vùng địch hậu nhiều năm, nhờ có nghề đan giần sàng mà họ giải quyết tốt đời sống. Chỉ cần một con dao, một cây tre trong một ngày là đã có số tiền cần thiết cho gia đình. Với lực lượng lao động hiện nay, mỗi tháng Thị Tranh có thể sản xuất 3.000 bộ giần sàng, thu 150 nghìn đồng, quả là một khoản tiền đáng kể.

Đầu thế kỷ, gạo cung cấp cho các khu vực phi nông nghiệp đều do xay giã thủ công, diện ăn gạo máy rất nhỏ bé. Sau ngày miền Bắc giải phóng, tỉnh lần lượt xây dựng các nhà máy xay Ninh Giang, Yên Mỹ, thị xã Hải Dương, đảm bảo cơ bản cho phần gạo khu vực Nhà nước và lực lượng vũ trang. Hiện nay ở nông thôn lác đác đã có máy xay xát cỡ nhỏ hoạt động, những máy xay này chưa tách được sản phẩm phụ ra khỏi gạo, mới thay thế được một phần

164

Page 165: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nhỏ cối xay cối giã, chưa thay thế được giần sàng. Do vậy nghề đan giần sàng của Thị Tranh vẫn còn điều kiện duy trì phát triển và thị trường ngày càng mở rộng.

Nghề đan giần sàng thoáng nhìn như một công việc đơn giản, nhưng nghiên cứu kỹ sẽ thấy kỹ thuật xử lý tra và đan lát rất tinh vi, mỗi người cũng như mỗi làng muốn làm một nghề thủ công có thợ học được nhiều điều bổ ích qua nghề nghiệp của Thị Tranh.

Sau 30 năm đổi mới, máy xay xát gạo đã thay thế cho cối xay cối giã thủ công hàng ngàn đời của dân tộc, nhưng giầm sàng Thị Tranh sẽ mãi mãi được ghi trong nghề cổ truyền của Hải Dương và đã được giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước.

Viết tháng 2 năm 1985, chíỉnh lý năm 2016

6- Giường chõng tre Bùi Xá

Giường, chõng, tràng kỷ, chạn bát, giại tre là đồ dùng phổ biến và thân thuộc của mỗi gia đình nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Đóng giường, chõng tre thông thường thì làng nào cũng có thợ, nhưng đóng đúng kiểu truyền thống và đạt trình độ như một mặt hàng mỹ nghệ thì không nhiều, thường tập trung ở một số làng, trong đó có Bùi Xá, một trong bốn thôn của xã Nhân Quyền (Cẩm Bình).

165

Page 166: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nghề đóng giường chõng tre ở Bùi Xá có từ bao giờ, không ai trả lời được, những nghệ nhân cao tuổi nhất cũng chỉ biết, khi lớn lên thì đã thấy nhiều thợ thành thạo. Nghề không có phường hội, khoán ước, không giữ bí mật. Mọi người học tập lẫn nhau, con nối nghiệp cha, đời này qua đời khác thành một nghề cổ truyền, bên cạnh nghề nông truyền thống, một nghề không được vua quan chú ý nhưng thiết thực đối với nông thôn, thiếu nó làng xã mất đi một nét đẹp dân dã, một hệ thống đồ dùng thực dụng mà như trang trí mỹ thuật, phù hợp với sinh thái và hoàn cảnh, thiếu nó như mất đi một làn điệu dân ca bay bổng đã đi vào tiềm thức, tâm hồn của dân tộc, một yếu tố xây dựng nên bản sắc Việt Nam.

Những người thợ đóng giường chõng tre hoạt động rất linh hoạt, có vốn thì mua tre về đóng các mặt hàng, mang ra chợ bán hoặc nhận đóng theo yêu cầu của người đặt hàng; vào những tháng nông nhàn gồm gánh đồ nghề đến các làng nhận đóng tại chỗ. Tre thì làng nào cũng sẵn giường, chõng, tràng kỷ nhà nào cũng cần, chu đáo thì đóng thêm cái giại dựng trước hiên, cái chạn bát kẻ ở đầu hè cho gọn gàng. Nhà có thợ, làng xóm đến xem, vừa ý thì đón thợ về nhà, chỉ mất tiền công, còn nguyên liệu chỉ cần tre và mây, thợ ra vườn vừa ý cây nào chặt cây ấy. Tre ngâm rồi đóng thì tốt, hoặc đóng rồi ngâm cũng được. Cần nhất là tre già và đặc vừa tầm cỡ còn thẳng hay vẹo không quan trọng, thợ có mẹo sử dụng toàn bộ một cây tre, từ gốc đến ngọn, kể cả những tay tre lớn vào sản phẩm của mình một cách hợp lý và đẹp mắt.

Bộ đồ nghề của thợ đóng giường chõng tre gọn nhẹ hơn thợ mộc. Một cưa con răng nhỏ, mở rộng để cưa cho đỡ đắt. Một bào gọt đốt tre làm bằng một dóng tre, đẽo lượn một đầu như dụng cụ đồ cháo cho trâu, trong có lưỡi bào chêm chặt bằng tre (H1). Một bộ đục vụm gồm nhiều cỡ để đục các lỗ tròn có bán kính từ 1-5cm, vài đục vuông và càng, kể cả đục đinh nhỏ xíu để đục lỗ đóng đinh tre. Một dụng cụ thợ mộc không cần, nhưng thợ hàng tre không thể thiếu, là con dao rựa khỏe, sắc, dùng để chặt, chẻ tre, vót dát và mây. Dùi đục, hộp mục, đòn kê cũng đều bằng tre.

Quá trình công nghệ của thợ hàng tre không phức tạp lắm nhưng đòi hỏi người thợ tính toán, ước định thông minh để sử

166

Page 167: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

dụng nguyên liệu hợp lý và tiết kiệm. Cái khó của thợ hàng tre là phụ thuộc vào bán kính sẵn có của cây tre, không thể xẻ, bào, đẽo to nhỏ theo ý muốn như gỗ. Tre mua hay chặt ở vườn nhà, từ gốc đến ngọn, kể cả những tay tre lớn, róc sạch mấu, ngâm xuống đáy ao, đè bùn đất lên trên, mục đích để chống mọt. Sau 3 - 4 tháng tre chín (không còn màu xanh) vớt lên, phơi tái, cắt thành từng đoạn vừa với mặt hàng định đóng gác bếp. Tre bắt khói có màu vàng đẹp và bền. Nếu tre ngâm lửng ở ao bèo tấm, vớt lên không rửa, gác bếp, sau có hoa văn lốm đốm trắng khá đẹp. Tre gác bếp là nguồn nguyên liệu dự trữ đóng quanh năm. Thông thường thì tre sau khi ngâm, rửa sạch, phơi tái là đóng ngay, như vậy dễ đục, dễ uốn thẳng.

Khi đã có tre thì việc đầu tiên là lựa cắt, soạn cỡ nào vào việc ấy. Tre to, gốc làm chân, thân làm thang, xà dọc, xà ngang các cỡ, đoạn thẳng rỗng chẳ ra làm dát. Tre nhỏ cắt làm xa, ngọn và tay tre làm then dọc, then ngang. Nguyên tắc là chân phải lớn hơn xà, xà lớn hơn then, then dọc lớn hơn then ngang. Chân giường chọn hai chân trong cho thẳng, như thế mới kê được sát vách, hai chân ngoài hơi choãi cũng không sao, như thế lại càng vững. Tre thì phải có đốt, lựa thế nào để các chân giường cao 60-70 cm phải có 5 đốt, không đủ 5 thì phải chắp vào cho đủ thứ nhất định không thể để 3 hoặc 4 đốt. Nguyên do là người xưa vốn duy tâm, xuất phát từ nguyên lý thông thường: Sinh, lão, bệnh, tử nghĩa là người ta sinh ra, lớn lên, già, mắc bệnh, rồi chết. Bốn chữ đó thâu tóm cả đời người là lẽ đương nhiệp, nhưng tâm lý thông thường không ai muốn có bệnh và chết, thậm chí không muốn nhìn thấy cái gì gợi đến điều đó, huống chi lại là cái giường, hằng ngày nằm trên nó, nhìn xuống chân thấy 3-4 đốt, bấm ngón tay nó ứng vào chữ bệnh và tử mà bệnh tử lại gắn liền với cái giường, vậy sao yên được (?!) Hiểu tâm lý đó người thợ chọn bằng được bốn chân giường có 5 đốt bằng cách chặt tre sát mặt đất, phần gốc mau đốt dễ chọn, nếu không đủ 5 đốt phải chắp vào cho đủ. Số 5 là số bắt đầu của chu kỳ ha, ứng với chữ sinh, mà sinh thì quý lắm, người xưa vốn hiếm con. Tục đó ngày nay đã và đang bị loại bỏ.

167

Page 168: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Chọn chân xong, lựa những loại tre văn vắn, già, đặc đường kính 3-5cm làm xà dọc, xà ngang. Tùy theo yêu cầu đóng giường bằng khung hay giường hai hay ba mặt có lan can mà cắt từ 12-18 xà ngang và dọc. Cắt đủ xà, lựa đến then dọc, then ngang, thang và dát. Soạn tre xong, dùng bào, bào gọt các đốt thành những khoanh tròn đều nhau. Sắp tre thành từng loại, chân trong, chân ngoài, xà ngang, xà dọc, bật mực, đục lỗ. Chỉ những lỗ xà mới cần đo ướm, lõ then áng chừng mà đục, nhưng do quen tay, khi lắp ráp vân vừa khít. Xà dọc, xà ngang nếu cong, vẹo thì cưa rấm một phần ba chiều lưng, luồn then dọc, ép ngược chiều với các xà khác, luồn vào lỗ xà ở chân, xà sẽ thẳng. Lỗ xà không cần đục thủng qua chân, chỉ cần đục sau hai phần ba bán kính chân, lấy đục đinh đục lỗ chốt đinh tre, chân giường cố định, vững chắc mà không có lỗ đục phía ngoài. Trước khi luồn xà vào chân cột phải lắp then ngang vào then dọc, lắp then dọc vào xà thành từng mảng hoàn chỉnh. Lắp xà xong thì làm thang, thang giường có 7 hoặc 9 cái, bằng tre thân dày, thường chẻ đôi, lựa sao cho khi lắp ráp có một mặt phẳng. Chọn tre rỗng, thẳng, chẻ nhỏ bằng ngón tay, vót nhẵn, sơ bớt bụng để độ dày các thanh dát bằng nhau, phơi khô, lấy mây ken xít lại thành 2 mảng đặt vừa mặt giường. Dát có thể ken bằng tre, hoặc bổ nứa ngộ ép thành tấm, nhưng tốt nhất vẫn là nan tre, ken mây, mùa hè lột chiếu, phẩy sạch, nằm thoáng và mát. Chiều dài giường đóng theo lối cổ, bốn thước hai (1,68m), rộng ba thước sáu (1,44m), cao một thước (40cm) không kể phần lan can. Đôi khi cũng có gia đình đóng rộng, hẹp 1-2 tấc so với kích thước trung bình. Chân giường dù cao hay thấp, người ta cũng kê một hòn gạch để chống ẩm và mối, việc ấy lâu thành tập quán, đến khi đã có nhaà xây, nền gạch, nhiều gia đình vẫn kê chân giường như thế.

Giường tre có 3 loại: Bình khung - giường không có lan can, chân đội vào xà dọc, lui vào trong một gang. Giường có hai lan can và 3 lan can, cao hơn mặt giường 20 cm, có nhiều then dọc, các đầu xà đều đóng vào chân.

Chõng tre đóng tương tự như giường bình thường, gồm 3 loại: Chõng dùng để nằm và ngồi tương tự như cái giường một, dài bằng giường nhưng ngang chỉ bằng già nửa. Chõng dùng để bán

168

Page 169: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hàng, ngang dọc hẹp hơn. Chõng làm mâm cơm nhỏ, nhẹ, chân thấp, rộng trung bình 50x70 cm. Dát chõng dù to hay nhỏ đều phải ken mây, hai đầu dát cài vào suốt ngang và cố định vào mặt chõng.

Ghế tre gồm 3 loại: Ghế đẩu, mặt vuông (40x40cm), cao 42-43cm, chân có suốt ngang 4 mặt. Ghế tựa tương tự như ghế bành thời cổ, mặt rộng (50x50 cm), có lan can ba mặt, phía sau cao tới 30cm. Tràng kỷ (ghế dài) lan can 3 mặt, phía sau cao 30-35cm, dài 1,3-1,4m trang trí nhiều then ngang dọc vui mắt, mặt ghế bằng nen tre, ken mây như mặt chõng, mùa hè ngồi thoáng, mát, mùa đông trải thêm cái chiếu ngồi êm và ấm.

Chạn bát bằng tre thông lệ có 3 tầng, cao khoảng 1 mét, tầng dưới đóng then như cũ, hai tầng trên xỏ nhành, đan lóng mốt bằng nan tre dày.

Giại tre là vật chắn gió, mưa, nắng hắt trước hiên nhưng không kín như tiếp, không mỏng manh như mành mà cứng rắn, thoáng mát, kích thước của giại phụ thuộc vào chiều gian của nhà, chiều cao của hiên. Thông lệ, giại có 4 cột dọc, 4 xà ngang, xỏ nhành, đan bằng nan tre dày, khoảng giữa hai xà ngang tách ra nửa gang để lấy ánh sáng, dưới chân để trống 20 cm cho thoáng và chống ẩm ướt.

Sau ngày miền Bắc được giải phóng, nghề đóng giường chõng tre ở Bùi Xá cực thịnh, khả năng sản xuất không đủ nhu cầu. Thời kỳ đầu của hợp tác hóa nông nghiệp giường chõng tre, tràng kỷ tre đã trở thành một mặt hàng của cửa hàng địa phương, nghệ nhân được tập trung sản xuâất tập thể một thời. Giường, chõng, tràng kỷ tre nếu ngâm đủ chín, đóng đạt yêu cầu kỹ thuật, sử dụng hợp lý có thể bền tới 50 năm, tương đương đồ mộc làm bằng gỗ loại 3, loại 4. Gần đây, nông thôn nhiều nhà ngói, đời sống được cải thiện một bước đáng kể, do thiếu hướng dẫn về tri thức văn hóa dân tộc nên rất nhiều người sính giường, ghế gỗ, có khi rất cầu kỳ, cồng kềnh tốn tiền mà về phẩm mỹ thuật và thực dụng không hẳn đã hơn hàng tre. Không ít người xa lánh cái giường tre như xa lánh sự nghèo nàn truyền kiếp để lao vào cuộc sống xa xỉ mà quên đi nơi họ đã sinh ra từ chiếc giường tre giản dị, thân thuộc và bền lâu

169

Page 170: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

như tình làng, nghĩa xóm Việt Nam, trong khi đó hình thức và kỹ thuật của hàng tre không được cải tiến để phù hợp với yêu cầu hiện đại. Nghề đóng giường, chõng tre mai một tuy nghệ nhân vẫn còn và nguyên liệu thì không bao giờ thiếu.

20-10-1986

7- Lµng Ho¹ch Tr¹ch cã nghÒ lµm lîc b»ng tre:7- Làng Hoạch Trạch có nghề làm lược bằng tre:

Trong các ô hàng xén ở chợ làng hay chợ tỉnh, trong các quầy tạp hóa lớn ở chợ thủ đô xưa cũng như nay, bên cạnh hàng trăm thứ hàng khác nhau, người ta vẫn thấy những ô lược, trong đó có loại lược tre nẹp sơn then, răng nhỏ, liền xít, bằng cật tre vàng ngà;

170

Page 171: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hom bằng xương trắng bóng. Tư trang của các bà, các chị ở thôn quê cũng như thị thành, Bắc cũng như Nam, miền ngược cũng như miền xuôi; thường thấy những cái lược như thế. Đấy là chưa kể các cụ ông từ xa xưa đến đầu thế kỷ này còn để tóc dài, búi tó - một hình thức giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu đồng hóa của bọn phong kiến phương bắc(1), thì lược tre còn được sử dụng rộng rãi biết chừng nào! Thời ấy họa chăng chỉ có nhà sư là không dùng đến! Nhu cầu về lược thật là lớn trên hai phương diện vệ sinh và thẩm mĩ. Chả thế mà Hà Nội xưa có cả một phố Hàng Lược. Ngày nay, thị trường trong nước xuất hiện nhiều loại lược, kể cả lược của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, sản xuất bằng nhiều chất liệu quý, kỹ thuật tinh vi, loại hình phong phú, mầu sắc hấp dẫn. Nhật Bản đã sản xuất một loại lược nhựa giống như lược tre Việt Nam. Thế nhưng, lược tre vẫn được nhiều người ưa dùng, thị trường của nó ngày càng mở rộng. Lược tre Việt Nam đã đi du lịch ra nước ngoài, có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á và giữ vững vị trí trên thị trường cả nước, cái chính không phải là hình thức mà là tác dụng và giá cả phải chăng. Lược chải ăn da đầu, sạch gầu mà không làm rụng tóc. Và, nơi nào đó còn những con chấy thì lược tre sẽ càn quét hết loại ký sinh trùng nguy hiểm này cùng trứng của nó. Còn như những nơi không còn loài ăn bám ấy, lược tre cùng nước bồ kết sẽ làm sạch và óng mượt những mái tóc dài.

Thứ lược giản dị ấy có từ bao giờ và sản xuất ở đâu?Người sưu tầm có thể theo những chiếc xe chở đầy ắp một

loại tre rừng đặc biệt từ miền ngược về xuôi. Xe sẽ dẫn các bạn

(1) Bän phong kiÕn ph¬ng B¾c, trong thêi kú x©m lîc níc ta, chóng chñ tr¬ng ®ång ho¸ d©n téc ta vÒ v¨n ho¸, b¾t nam n÷ ®Ó r¨ng tr¾ng, ®µn «ng c¾t tãc ng¾n, nh©n d©n ta chèng l¹i kÞch liÖt. Khi ®¸nh qu©n Thanh, Quang Trung cã lêi dô qu©n sÜ: §¸nh cho ®Ó tãc dµi, ®¸nh cho ®Ó r¨ng ®en, ...) nªu quyÕt t©m gi¶i phãng ®Êt níc, b¶o vÖ nÒn ®éc lËp d©n téc. Tr¬ng ph¸i hÇu Lª Quýnh ch¹y theo vua Chiªu Thèng sang Trung Quèc, nhµ Thanh Ðp ph¶i c¾t tãc ng¾n, Lª Quýnh nãi:"§Çu kh¶ ®o¹n, ph¸t bÊt kh¶ ®o¹n (§Çu cã thÓ c¾t, tãc kh«ng thÓ c¾t). Vua Thanh ®µnh ®Ó «ng theo tËp qu¸n d©n téc. N¨m 1804, «ng ®îc vÒ níc.

171

Page 172: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đến một làng quê miền đồng bằng, trung tâm tỉnh Hải Hưng. Làng ấy gọi là làng Vạc. Đây là nơi làm lược tre cổ truyền qua nhiều thế kỷ.

Làng Vạc có tên chữ là Hoạch Trạch. Tên ấy đã được ghi vào văn bia chïa Thánh Thọ từ năm Diệu Thành thứ hai. Căn cứ vào tự dạng của văn bản đầu thế kỷ 19 thì chữ Hoạch có nghĩa là cái vạc. Trạch là ơn huệ. Dân gian vốn thích ngắn gọn và không thích chữ nghĩa khó hiểu nên Hoạch Trạch được dịch nôm và gọi tắt là Vạc.

Làng Vạc thời Lê đứng riêng một xã, gọi là xã Hoạch Trạch thuộc huyện Đường An, phủ Thượng Hồng; đầu thời Nguyễn thuộc tổng Bình An, huyện Năng An, phủ Bình Giang. Phủ lị bình Giang đóng ở phía tây bắc làng Vạc, vì thế phủ Bình còn có tên là Phủ Vạc. Thời kỳ Pháp xâm lược, chúng chuyển phủ Bình lên Kẻ Sặt nên phủ Bình - phủ Vạc xưa gọi là phủ Cũ. Sau cách mạng tháng Tám, khi thực hiện liên xã (1948), làng Vạc thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang nay thuộc huyện Cẩm Bình. Trên bản đồ hành chính, làng Vạc vẫn có tên là Hoạch Trạch, ở về phía đông nam ngã tư đường 20 và 19.

Làng Vạc nay (1983) lớn nhất xã: 673 hộ, 2.055 nhân khẩu, gần bằng nửa số hộ và số khẩu của xã. Bình quân đất canh tác cho một khẩu là 1 sào 11 thước (524m2). Năm 2000 có 3.549 khẩu, năm 2016 có:….?

Xưa nay làng Vạc vẫn làm ruộng và làm nghề lược tre cổ truyền. Làm lược không phải vì đất chật, người đông mà do truyền thống. Lúc phát đạt, lúc khó khăn, dân làng chưa bao giờ bỏ nghề. Cũng như nhiều làng thủ công khác, đất ở hơi chật nhưng gọn gàng. Đường chính trong làng đều vỉa gạch. Xưa làng có nhiều làng thủ công khác, đất ở hơi chật những gọn gàng. Đường chính trong làng đều vỉa gạch. Xưa làng có nhiều cây to bóng mát bên những công trình kiến trúc cổ, xây dựng công phu, bảo tồn nhiều sự tích ly kỳ. Làng Vạc xưa vốn nổi tiếng là đất văn vật, nhiều ông nghè, ông cử đỗ đạt cao, công danh nổi tiếng một thời. Chỉ riêng gia đình Nhữ Tiến Dụng, cha con cháu chắt đều đỗ tiến sĩ. Nhữ Đình Hiền, con cụ Nhữ Tiến Dụng đỗ tiến sĩ năm 1680 làm quan đến chức hình bộ thượng thư, công minh nổi tiếng. Người đương

172

Page 173: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thời có câu: Văn chương Lê Anh Tuấn chính sự Nhữ Đình Hiền và tặng cụ danh hiệu: Quốc trung thần, gia hiếu tử (làm quan trung với nước, làm con hiếu với cha mẹ), Nay ở Thái lạc dinh còn nhà thờ họ Nhữ, trong có tượng Nhữ Tiến Dụng và phu nhân. Ở đây còn nhiều sắc của triều Lê phong cho những người đỗ đạt cao, có công với nước trong dòng họ Nhữ. Ngày xưa khách vãng lai có thể thấy phong cách nho nhã của trai làng qua câu đối viết trên cổng chính:

Bình nguyên xa mã nhàn lai vãng,Hòa thạch phong thanh hỗ cổ kim.Một làng quê êm đềm và văn vật, lại có nghề thủ công thật

độc đáo, cuốn hút mọi lứa tuổi vào lao động sản xuất ở mọi nơi, mọi lúc: vui vẻ - nhẹ nhàng - sạch sẽ - lành mạnh đáng quí biết bao! Theo sự hiểu biết hiện nay thì nghề làm lược tre ở Vạc lâu đời nhất cả nước. Truyền thuyết và Hoạch Trạch nhữ tập phả ký do tiến sĩ Nhữ Đình Toản (1701-1773) soạn vào giữa thế kỷ 18 cho biết: cụ Nhữ Đình Hiền cùng bà vợ là Lý Thị Hiệu, trong dịp đi sứ năm 1698 học được cách làm lược tre ở nước ngoài. Về nước, hai cụ hướng dẫn dân làng hành nghề. Nếu vậy thì nghề lược ở đây đã có cách đây 285 năm. Em trai cụ Toản dựng phường Diên Lộc tập hợp những người làm lược ở làng để giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp. Sau đó cụ Toản có 16 mẫu lộc điền vua ban, cụ giành 4 mẫu cho Thái Lạc đinh làm hương hỏa thờ tiên tổ, 12 mẫu cho phường Diên Lộc lấy hoa lợi dùng vào việc chung của phường. Dân làng và phường Diên Lộc tôn Nhữ Đình Hiền và bà Hiệu là thánh sư nghề lược của mình. Trước cách mạng tháng Tám, văn tế thánh sư có đoạn:

- Cung duy tiên thánh, tiên sư, thùy dụ lê dân, công đẳng nhật nguyệt, đức hợp càn khôn, bắc sứ dĩ đoan, hưng thành nghệ thủ, xuân (thu) thiên kinh lễ, niệm cảm như tồn… Đầu thế kỷ XIX nghề làm lược ở Hoạch Trạch đã nổi tiếng và được ghi vào lịch sử địa phương.

Nghề lược ở đây không giữ bí mật, không có lời nguyền, không có khoán ước cấm đoán việc học nghề, truyền nghề hay mang nghề đi nơi khác. Ai đến học nghề cũng được và có thể làm

173

Page 174: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ngay những công đoạn đơn giản, nhưng làm thành thạo các việc để tạo ra cái lược không dễ. Nghề làm lược tre đã qua gần ba thế kỷ mà lan truyền rất chậm. Ngay cùng xã, làng nào nhiều nhất nay mới có hai chục gia đình hành nghề, phần lớn những gia đình này do người làng vạc di cư hay con gái lấy chồng mang theo nghề. Điều tra rộng ra cả nước, cũng chỉ có vài nơi làm lược tre như Củ Chi, Sài Gòn, Kẻ Họ, Đồng Văn (Hà Nam Ninh), thị xã Hà Đông (Hà Sơn Bình)… Những nơi này tuy có làm nhưng sản lượng không đáng kể và nghề cũng do người làng Vạc mang đến.

Muốn hiểu nghề này phải nghiên cứu truyền thống nghề nghiệp, tổ chức sản xuất, nguyên liệu và lưu thông hàng hóa.

Nguyên liệuNguyên liệu làm lược gồm năm loại chính:1) Nan làm răng lược bằng một loại tre rừng, to gần bằng tre

hóa, mỏng mình nhưng cật dầy, dóng dài từ 50-80cm, phơi khô không giòn như nứa, không dẻo như dang, đáp ứng yêu cầu của răng lược: Cứng mà dẻo vừa phải, chải mái tóc dầy không gẫy mà vẫn ăn da đầu.

Tre lấy ở rừng về, chặt bỏ đốt, pha thành từng thanh bản rộng 2 -3cm, tước bớt bụng, phơi tái để chống mốc và giảm trọng lượng chuyên chở, bó thành từng bó 500 thanh một. Hai bó 1.000 thanh, gọi là một chục.

2) Nẹp lược làm bằng tre vầu, còn có tên là cây bu. Vầu mỏng mình, nhưng cứng, đóng dài 45 đến 60cm, cũng khai thác ở miền núi, sơ chế như thanh nan lược, nhưng chẻ lon hơn, tước bụng ít hơn để đủ độ dày làm nẹp. Vầu càng già, nẹp càng tốt. Nguyên liệu thường phải dự trữ hàng năm và lược làm xong chưa hẳn đã bán được ngay nên dễ bị mọt nẹp. Để chống mọt, người ta ngâm vầu xuống ao khoảng hai tuần. Ngoài nẹp tre, đôi khi còn dùng nẹp gỗ, xương, sừng để làm nẹp lược thửa.

3) Sơn gắn nẹp là sơn lấy từ nhựa cây sơn, hiện nay trồng ở trung du, nhất là Vĩnh Phú. Sơn 70 đến 80 độ gắn lược chặt và bền. Độ sơn tinh theo số lượng sơn nguyên chất trong một đơn vị trọng lượng. Sơn để lắng, phần trên trong và lỏng dùng để sơn nẹp bóng

174

Page 175: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đẹp, phần dưới đặc dùng để gắn nẹp. Trước khi gắn, sơn được pha với tro trấu tán nhỏ theo tỷ lệ 1:1.

4) Chỉ ken mền là chỉ dùng để ken các nan lược lại với nhau trước khi gắn nẹp. Chỉ bằng sợi bông thường, xe săn vừa phải, to bằng ba sợi chỉ thêu. Chỉ này do làng Phú Khê cùng xã sản xuất bán cho làng Vạc.

5) Xương làm hom lược: Hom lược là hai răng lược ngoài cùng to và cứng. Hom làm bằng xương sườn trâu bò, xương này do những người làm nghề hàng rong mua nhặt trong các làng hay lò mổ bán cho người làm hom. Cách đây không lâu, hom lược do người làng Mộ Trạch tục gọi là làng Chằm sản xuất bán cho làng Vạc Làng Chằm cách Vạc một cánh đồng hẹp về phía đông. Nay nhiều gia đình làm lược đã sản xuất được loại hom này. Người ta đã thử sản xuất hom nhựa thay xương nhưng không bền chắc, khách hàng không ưa dùng.

Trước kháng chiến chống Pháp, người làng La Phù tỉnh Hà Đông cũ, dùng xe bò chở nan và nẹp sơ chế đến tận làng Vạc bán cho người sản xuất. Chiến tranh bùng nổ, họ không đến nữa. Từ đấy người làng Vạc phải lên miền núi khai thác nguyên liệu. Từ ngày hợp tác hóa nông nghiệp, làng Vạc xây dựng hợp tác xã thủ công, lập đội chuyên thu mua và khai thác nguyên liệu theo giấy phép của cơ quan Nhà nước. Người làm việc này hưởng theo công điểm chung của hợp tác xã. Do giá trị ngày công thấp, không tương xứng với sức lao động bỏ ra, nên họ không tích cực tìm nguồn và khai thác nguyên liệu có chất lượng, vì thế số lượng và chất lượng không đảm bảo cho sản xuất.

Công cụ sản xuất và quá trình công nghệCông cụ sản xuất và quá trình công nghệ của lược tre khá ổn

định về loại hình công cụ và trình tự sản xuất. Từ nguyên liệu sơ chế đến khi hoàn thành cái lược phải qua năm công đoạn sản xuất.

Hiện nay ở Vạc có hai loại lược chính: Lược hom ấu, bụng thẳng, lược này miền Bắc ưa dùng: Lược hom bán trang bụng cá, răng nhuộm hồng hoặc xanh, lược này thường chuyển vào miền Nam. Ngoài hai lược trên, ở đây còn sản xuất lược thủa hoặc lưu niệm. Một bộ lược thửa thương có 5 cái: một lược bên thưa mau,

175

Page 176: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hai lược mau, hai lược trứng - loại lược nhỏ hơn lược thường, răng rất mau. Nẹp lược sơn then hoặc đánh bóng, khắc, vẽ hoa văn hay chữ lưu niệm.

Lược làm xong, bó 50 cái thành một khối chữ nhật theo quy cách 5 hàng sáu và 4 hàng năm. Đến đây hoàn thành quá trình sản xuất lược. Để có cái lược tre thật chẳng đơn giản.

Tiêu thụ sản phẩm:Ngày xưa, lược làm xong mang ra chợ làng bán buôn. Cũng

có người mang lược bán ở chợ tỉnh Hà Nội hay xa hơn. Hiện nay sản lượng lược rất lớn. Trung bình mỗi gia đình sản xuất 1.000 lược trong một tháng. Một năm làng Vạc sản xuất được 6 triệu lược, thương nghiệp thu mua một triệu cái, còn lại bán ra thị trường tự do. Lược thường giá bán buôn trung bình 2,50đ một cái, trong khi đó giá bán lẻ trên thị trường miền Bắc lên tới 5 đồng, miền Nam có thể cao gấp đôi. Như vậy, người sản xuất chỉ được một phần nhỏ so với giá bán lẻ sản phẩm của mình.

Mấy năm gần đây, hàng tháng có xe từ thành phố Hồ Chí Minh ra mua lược làng Vạc. Tuy vậy phần lớn lược Vạc tiêu thụ ngay ở chợ lược tại làng. Chợ tháng 12 phiên vào ngày 2, 4, 7 và 9. Chợ chỉ có một mặt hàng chính là lược và vài người bán hom, khách buôn đã nhớ phiên, ở xa phải về Vạc từ chiều hôm trước, vì chợ họp sớm, mua bán nhanh, chỉ sau hai giờ là tan.

Ngót ba thế kỷ, biết mấy đổi thay, trong hoàn cảnh nào, làng Vạc cũng làm được, khó khăn đến mấy cũng không bỏ nghề của ông cha vì dân gian cần lược tre của làng Vạc.

Trước cách mạng tháng Tám dân làng vốn không giàu mà nghề lược lại cần có vốn mua nguyên liệu dự trữ làm quanh năm. Nhiều gia đình phải vay lãi mua nguyên liệu, khi bán lược lại qua tay con buôn, nên thu nhập chẳng được là bao. Tuy vậy, do có việc làm quanh năm, thu nhập vẫn cao hơn những làng không có nghề thủ công, đời sống nhân dân khá và ổn định.

Trong kháng chiến chống Pháp, mua nguyên liệu khó khăn nhưng nghề lược vẫn được duy trì. Người làng Vạc tản cư đến đâu mang theo nghề đến đấây. Nhiều cán bộ kháng chiến, nay vẫn

176

Page 177: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

không quên những bộ lược tặng trong các hội nghị do người làng Vạc sản xuất.

Hòa bình lập lại, nghề lược có điều kiện phát triển. Đến thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, xã Thái Học tổ chức sản xuất lược theo kiểu công trường thủ công. Cách sản xuất theo giờ quy định tại một địa điểm, phần lớn dùng lao động chính, không tận dụng được lao động phụ và thời gian rảnh rỗi của mỗi người trong từng gia đình. Trong khi đó tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế yếu, kỹ thuật không có gì đổi mới, dẫn đến năng suất, sản lượng thấp, chất lượng kém, giá thành cao, tiêu thụ khó, thu nhập thấp. Nghề lược lại dần dần chuyển về các gia đình sản xuất, hợp tác xã chỉ tiêu sản xuất, quản lý vật liệu và một phần thành phẩm.

Từ ngày thống nhất đất nước, thị trường rộng mở không chỉ trong nước mà còn lan sang các nước láng giềng, đem đến cho nghề lược tre sự phồn vinh chưa từng có. Cả làng Vạc là một công trường thủ công to lớn, không ồn ào búa đe, không có nhà xưởng, nhưng hoạt động thập nhịp nhàng đều khắp liên tục tại các gia đình. Trong nhà, ngoài hiên, sáng trưa chiều tối đâu đâu cũng thấy người ta sản xuất lược. Dưới mái hiên, ông bà, cha mẹ, con cháu ngồi bên nhau làm lược, cười nói râm ran. Những người mù lòa cũng không bỏ cuộc, vẫn tham gia bẻ nan, ken mon. Ở đâu đó, người ta ngồi túm năm tụm ba không phải để chuyện phiếm mà cùng nhau làm lược cho vui. Nhiều gia đình là một công xưởng, thực hiện trọn các cung đoạn sản xuất. Nghề lược lôi cuốn, toàn bộ nhân lực của làng xóm vào lao động sản xuát, tạo ra sự phân công rất tự nhiên, người nào việc nấy, thật hợp lý, làm giảm bớt mọi hiện tượng tiêu cực vốn sinh ra từ những nơi vô cùng rồi nghề.

Năm 1983, ở làng Vạc khoảng 600 gia đình làm lược chiếm 95% số hộ của làng, mỗi tháng có thể sản xuất một triệu lược. Ngày mùa sản lượng giảm vì lao động chính phải tham gia việc đồng áng. Bình quân một nhân khẩu thu 200 đồng một tháng về nghề lược. Thu nhập này cao hơn thu về nông nghiệp nhưng còn thấp so với sức lao động bỏ ra. Với thu nhập ấy, làng Vạc chưa đủ sống tách khỏi nông nghiệp, chưa nói đến thị trường địa phương không đủ khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm, chất đốt và

177

Page 178: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

các nhu yếu phẩm khác cho một làng thủ công 3.000 dân. Vì thế nghề lược ở làng Vạc chưa bao giờ tách khỏi nông nghiệp, dù rằng nghề ấy đảm bảo phần lớn đời sống của họ.

Sản xuất lược tre không khó, nhưng qua nhiều công đoạn, không phải gia đình nào cũng đảm nhiệm được các khâu. Các gia đình phải giúp đỡ lẫn mới đảm bảo sản xuất bình thường. Con gái làng Vạc lấy chồng xa thường mất nghề vì nhà chồng không biết làm lược, làng xóm không có người cùng nghề, nguyên liệu không thể tự túc được. Ngược lại con gái làng khác lấy chồng làng Vạc sớm muộn, trước sau cũng sẽ biết làm lược.

Nghề làm lược tre thu hoạch không cao lắm, nguyên liệu đều phải mua từ xa, nếu không có truyền thống nghề nghiệp để tạo ra năng suất cao, tận dụng mọi thì giờ rảnh rỗi và lao động phụ, không sản xuất trên một quy mô lớn thì mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá thành cao, thu nhập không đáng kể, vì thế nghề này lan truyền rất chậm.

Nghề làm lược tre ở làng Vạc đã tồn tại trên ba thế kỷ, góp phần quan trọng cho đời sống nhân nhân trong vệ sinh và văn hóa trong lịch sử dân tộc. Nay lược công nghiệp đã thay thế căn bản, nhưng lược Vạc vẫn tồn tại, khẳng định một nghề cổ truyền độc đáo của đất nước mà nó được ra đời từ Bình Giang.

* Nghề xe chỉ ở Phú Khê:Tại các di chỉ sơ kỳ đồ sắt ở nước ta đã thấy kim khâu, dọi xe

chỉ, chì lưới, dấu vết nhiều loại vải in trên đồ đồng, đồ gốm. Hình người trên trống đồng sớm cũng thấy trang phục được thêu thùa tỉ mỉ. Điều đó chứng tỏ trên hai ngàn năm trước, dân tộc ta đã biết dệt nhiều loại vải, xe chỉ may, thêu, đan lưới vơi óc thẩm mỹ khá cao. Khai quật các mộ vua chúa, quan lại thời Lê tìm được nhiều trang phục bằng vải lụa thêu thùa công phu bằng các loại chỉ bền chắc, óng chuốt không kém chỉ sản xuất công nghiệp hiện nay. Sau ngày hòa bình lập lại còn thấy từng chùm chỉ vàng, chỉ thâm bán trên thị trường nông thôn cũng như thành thị bên cạnh những cuộn chỉ lớn của nước ngoài. Ngược dòng lịch sử nửa thế kỷ, các loại

178

Page 179: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

chỉ ấy là mặt hàng chính phục vụ nhu cầu may vá cảu nhân dân và được sản xuất ở những trung tâm xe chỉ cổ truyền của đất nước.

Một trong những trung tâm xe chỉ có truyền thống là Phủ Khê- một làng quê êm đềm, đã bao thế kỷ, dưới những mái tranh giản dị, có những người con gái xe tơ, tạo ra những sợi chỉ vàng để các bà, các chị gửi gắm vào đây tình thương yêu vô hạn với chồng, con. Những anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc trường chinh chống Pháp không bao giờ quên mang theo bên mình những sợi chỉ vàng do phụ nữ Phú Khê gửi tặng để các anh khâu vá quàn trang sau những trận công đồn ác liệt. Hình ảnh người xe chỉ đã làm đẹp những bài ca, những lời ru của những bà mẹ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đến cho trẻ thơ giấc ngủ yên lành.

Lµng Phó Khª, cßn gäi lµ lµng CÇu Trç, thuéc x· Th¸i Häc cã nghÒ se chØ kh©u b»ng t¬ t»m. Theo truyÒn thuyÕt cô tæ Vò Träng H¶i, tù Phóc H¶i ®em nghÒ se chØ vÒ d¹y d©n lµng tõ ®Çu triÒu NguyÔn.

Làng Phú Khê, còn gọi là làng Cầu Trỗ, thuộc xã Thái Học có nghề se chỉ khâu bằng tơ tằm. Theo truyền thuyết cụ tổ Vũ Trọng Hải, tự Phúc Hải đem nghề se chỉ về dạy dân làng từ đầu triều Nguyễn.

Phú Khê thời Trần thuộc Hồng Lộ, thời Lê thuộc huyện Đường An, nay là một thôn nhỏ của xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, năm 1987 có 334 hộ với trên 1.100 khẩu. năm 2000 có 1.604 khẩu, năm 2016 có ….?

Xưa nay dân làng vẫn lấy nghề nông làm gốc và làm nghề xe chỉ cổ truyền. Nghề xe chỉ ở đây có từ bao giờ không có tài liệu nào ghi chép. Theo Truyền thuyết, vào thời Trần, có một công chúa về trang Phú Đăng dạy dân làm nghề xe chỉ. Dân số Phú Đăng ngày một đông, phải tách làm hai làng. Phú Khê và Phú Đa. Trong hai làng mới chỉ có Phú Khê duy trì nghề chỉ. Cả làng Phú Khê biết làm chỉ, lực lượng chính là các bà, các chị và các cháu nhỏ. Trẻ em 9-10 tuổi đã biết xe chỉ. Người làng Phú Khê cũng như Hoạch Trạch thường tự hào về con em của họ ngoan và chịu khó làm lụng, vì nghề nghiệp của họ tạo cho các cháu có việc làm quanh năm, nhẹ nhàng và thú vị như một trò chơi. Nghề chỉ thu hoạch không cao nhưng đời sống ổn định. Việc đồng ruộng trước

179

Page 180: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đây, Phú Khê thường thuê các làng bên để giành lao động làm chỉ hoặc buôn bán. Phú Khê sản xuất nhiều loại chỉ, nhưng sản phẩm chính là chỉ tơ dùng để may vá.

Quá trình sản xuất chỉ đơn giản, công cụ thô sơ, bằng tre và gỗ, tổn phí không đáng kể, nên gia đình nào cũng tự sắm được đủ bộ.

Nguyên liệu chính của nghề chỉ Phú Khê là tơ tằm, trước đây địa phương phải mua ở Đông Quan (Thái Bình). Phương Vị (Hà Nam Ninh). Văn Thai (Cẩm Bình).

Quá trình công nghệ: Tơ mua về quảng cáo cánh day, đặt lên giá, làm căng co lơ, tẽ ra từng lớp, gỡ hết chỗ rồi, nhặt mấu lơ, tìm mối chính của con tơ. Đặt hòm quay trước day, để trục cuộn tơ về phía day, lấy ống tơ lắp vào trục, buộc mối tơ vào ống, tay phải quay, tay trái dỡ lơ chạy đều trên ống, chừa hai đầu một phần. Tơ quấn vào ống cao dần lên như quả trăm mỗi ống có thể cuốn hai con tơ, làm như thế gọi là lạc tơ.

Lạc tơ xong, cắm ống vào bàn đậu. Đậu đôi lấy mối ở hai ống, dậu ba lây mối ở ba ống. Các mối tơ luồn qua giá của bàn chậu, buộc vào một ống tơ khác, lắp vào đầu mây của dúa. Người của tơ, tay phải cầm dúa, cặp dán dúa vào nách, xoay lúa quay tít, cuộn tơ vào ống, tay trái dỡ tơ cho chạy đều lần lượt trên ống. Cũng có thể dùng hòm quay để cuốn tơ đậu như lạc tơ sợi một.

Cắm các ống tơ cần đậu lên bàn giật, tìm nơi quang đãng như sân rộng, đường cái, buộc hai giàn gai lên cọc tre cao ngang mặt, cách nhau ba bốn mươi bước, căng tơ lên dàn gai, mỗi sợi vào một khe riêng biệt. Lấy tơ một vòng thì giật nhẹ sợi tơ làm cho bàn đổ lật nghiêng, hãm các ống tơ không quay nữa để chống rối tơ. Mỗi lần mắc lên dàn gai 4 sợi, hai lần 8 sợi… Tùy theo yêu cầu xe đôi, ba hay tư mà mắc số sợi tơ cần thiết lên dàn. Mắc tơ xong, buộc mối vào tông chì, điều chỉnh cho bằng nhau. Bắt đầu xe chỉ hai tay áp chặt tông chì đánh ngược chiều nhau rồi buông nhanh làm cho quả chì quay tít (A.26). Lần lượt đánh quả chì xoay cùng chiều. Sợi tơ xoắn co rút lại, nâng quả chì đến mức cữ là được. Muốn đậu đôi hay ba sợi đã xe làm một thì chắp đôi hay ba mối tơ buộc vào một tông chì đánh dọi xe theo chiều ngược lại. Tùy sợi tơ to, nhỏ

180

Page 181: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

và yêu cầu của từng loại chỉ khác, đan lưới, ken lược hay làm việc khác mà xe đôi, xe ba… Thông thường, tơ kéo thủ công bán ở thị trường đậu 4 làm chỉ khâu là vừa. Đầu tiên xe đôi, xe chập hai sợi xe làm một. Chỉ xe xong dùng dúa lạc vào ống. Cắm các ống tơ vào bàn chậu. Lấy chỉ từ hai ống quấn lên bàn buộc. Cứ 10-12 vòng thì buộc thành một con chỉ gồm 2 sợi dài một sải (khoảng 15m) (A.27). Gặp lúc giá tơ đắt mà chỉ lại rẻ người ta giảm chiều dài của con chỉ bằng cách thu hẹp khung buộc hoặc giảm số vòng của một con.

Làm chỉ vàng thì lấy con chỉ từ bàn buộc, gỡ ra xiên sang que đổ. Từ que đổ chỉ được xoắn vài vòng rồi xỏ vào bàn xoắn, găng ra cho thẳng, phun nước, phơi để cho con chỉ xoắn mà óng. Chỉ phơi khô, lấy giấy bản xe lại thành sợi gọi là sợi nè, buộc lại từng chùm 50, 100, 200 để đưa ra thị trường.

Làm chỉ thâm thì khi xe xong cuốn tơ vào dằng dạo, buộc lại thành từng con lớn. Những con chỉ này được dúng vào nước lá bàng hay lá sồi nấu kỹ, rồi dấn bùn bẩn, sau giũ sạch mang phơi. Làm như vậy một lần chưa đen thì làm lại như thế hai, ba lần, chỉ sẽ có màu đen bóng. Chỉ khô quàng vào cánh vay, lạc chỉ ra ống. Dùng bàn buộc cuộn thành con rồi đưa sang bàn xoắn đem phơi, giống như làm chỉ vàng. Phú Khê có khả năng sản xuất nhiều loại chỉ, nhưng sản phẩm chính là chỉ khâu bằng tơ màu vàng và thâm để may vá.

Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều gia đình không có vốn mua tơ dự trữ để sản xuất thường xuyên nên phải mua của người buôn. Tơ xe thành chỉ lại bán buôn cho thương nhân. Mua tơ đắt, bán chỉ rẻ, người sản xuất thu nhập không được là bao, gọi là lấy công làm lãi. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều gia đình chung vốn mua nguyên liệu, tán cư đến đâu, xe chỉ ở đấy, thu nhập của họ khá hơn trước. Hòa bình lập lại, nghề xe chỉ phát triển mạnh một thời gian. Năm 1955, Phú Khê có 86 hộ, 216 lao động xe chỉ theo hợp đồng cho thương nghiệp. Mỗi lao động trung bình mỗi tháng xe được 2kg tơ thành chỉ. Mỗi kg tơ xe được 5.000 con chỉ. Riêng những hộ làm hợp đồng, mỗi tháng xe trên 2 triệu con chỉ cho nhà nước, chưa kể các gia đình xe chỉ tự do. Với lượng chỉ này

181

Page 182: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đáp ứng nhu cầu về chỉ khâu tay cho nhân dân địa phương. Vài năm sau, nguyên liệu khan dần, chỉ công nghiệp tràn ngập thị trường và giá hạ. Từ đây thương nghiệp không đặt hàng nữa. Người Phú Khê lại trở về với cách làm ăn cổ truyền: tự đi mua tơ, xe chỉ, bán sản phẩm ra thị trường tự do. Tơ mua ở thị trường tự do ngày càng hiếm và đắt, giá chỉ lại rẻ, nghề chỉ Phú Khê đình đốn, sản lượng hàng hóa còn không đáng kể, đến nay, ngay ở chợ nông thôn cũng ít khi thấy những con chỉ vàng, chỉ thâm mà hàng nghìn năm nó là mặt hàng quen thuộc của nhân dân. Hiện nay Phú Khê chỉ còn khoảng mười gia đình xe chỉ, chủ yếu làm chỉ ken lược.

Ngày nay, chỉ công nghiệp đã thay thế chỉ thủ công, nhưng lịch sử dân tộc và địa phương mãi mãi ghi nhận Phú Khê là làng xe chỉ cổ truyền, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, làm đẹp cho quê hương, đất nước.

(Trích trong Tập I, II, Nghề cổ truyền Hải Hưng, xuất bản năm 1984, 1988)

182

Page 183: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

183

Page 184: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Những làng nghề cổ truyền nổi tiếng trong tỉnh

1- Lµng KiÖt cã nghÒ thî s¬n:Tõ xa, lµng Nh©n KiÖt, x· Hïng Th¾ng cã nghÒ thî s¬n.

Ng«i ®×nh lµng KiÖt, tríc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p, lµ ng«i ®×nh ®Ñp nhÊt vïng. Thî s¬n cña lµng træ tµi s¬n dui, mÌ, kÌo, cét sµ ngang, sµ däc, ®Êu sen, c¸nh cöa, c©u ®èi, hoµnh phi, mÇu ®en, mÇu ®á, víi nh÷ng hoa v¨n h×nh hoa l¸, h×nh chim, h×nh thó tinh vi, thÕp vµng rùc rì. Ng«i ®×nh nay ®· bÞ ph¸ s¹ch trong kh¸ng chiÕn. Trong lµng b©y giê kh«ng cßn ai lµm nghÒ thî s¬n. Cã cô giµ nãi: Lµm thî s¬n ph¶i ®i kiÕm viÖc kh¾p n¬i, phøc t¹p l¾m, lµm ruéng ë nhµ æn ®Þnh h¬n.

Còng kh«ng cßn nghÖ nh©n nµo ®Ó phôc håi nghÒ quý gi¸ nµy. ThËt ®¸ng tiÕc!

2- Lµng Ph¬ng §é cã nghÒ lµm ®å gç:Lµng Ph¬ng §é, cßn gäi lµ lµng §ß, thuéc x· Hng ThÞnh cã

nghÒ ®ãng bµn ghÕ, tñ chÌ ph¸t triÓn m¹nh ë lµng Ph¬ng §é sau trµn sang c¶ lµng Ngäc Mai, Thîng Khu«ng cïng x·.

184

Page 185: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nguyªn liÖu lµ gç lim, gç b¹ch ®µn, gç dæi. TiÖn ®êng quèc lé sè 5, « t« mang ®Õn tËn lµng. S¶n phÈm lµm xong, bÇy ra hai bªn ®êng 5, kh¸ch mua vËn chuyÓn ®i c¸c n¬i ®Òu tiÖn. Dông cô ®å nghÒ cã nhiÒu kh©u c¶i tiÕn. Khi líi ®iÖn kÐo ®Õn tõng gia ®×nh, m¸y ca c¾t gç, m¸y sÎ, m¸y bµo, khoan, ®ôc ch¹y b»ng ®iÖn ®Æt chç nµo còng ®îc. Cång viÖc cña thî méc coi nh nhÑ nhµng mµ l¹i nhanh h¬n tríc rÊt nhiÒu. Riªng viÖc t¹o h×nh, ch¹m træ, trang trÝ hoa l¸, c©y, con, viÖc ®¸nh bãng, s¬n dÇu, nghÖ nh©n cã lµm giái th× hµng míi ®¸p øng ®îc nhu cÇu cña thÞ tr-êng.

Nay nguyªn liÖu gç quý nh lim, gô võa ®¾t võa hiÕm, sa l«ng, tñ chÌ, khung ®uya ra, l¾p phoãc mi ca, sö dông c¸c lo¹i ®Öm lß so, bäc da thó hoÆc c¸c lo¹i v¶i gi¶ da ph¸t triÓn m¹nh l¹i rÎ, nªn sè gia ®×nh lµm ®å gç cña c¶ x· Hng ThÞnh cã Ýt ®i. Nh-ng nhiÒu ngêi cßn a thÝch ®å gç, ch¹m træ ®¸nh bãng ®Ñp, nghÒ ®å gç cña x· Hng ThÞnh ph¶i n©ng cao phÈm chÊt mÉu m· míi tån t¹i vµ ph¸t triÓn nh ë lµng §«ng Giao, huyÖn CÈm Giµng.

3- Lµng §ång X¸ cã nghÒ ®¸nh c¸ s«ng (Lµng Thñy C¬):Lµng §ång X¸, tríc c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945 thuéc vÒ

huyÖn Mü Hµo, lµ lµng c«ng gi¸o toµn lµng, cã khu ®Êt ë hÑp trªn t¶ ng¹n s«ng SÆt, ®èi diÖn víi chî SÆt. Sau c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945, s¸p nhËp vµo lµng Tr¸ng LiÖt. N¨m 1958, thµnh lËp thÞ trÊn KÎ SÆt th× §ång X¸ l¹i thuéc vÒ thÞ trÊn KÎ SÆt. D©n lµng §ång X¸ chuyªn sèng b»ng nghÒ ®¸nh c¸ s«ng. Mçi gia ®×nh cã mét thuyÒn gç víi c¸c dông cô ®¸nh b¾t c¸ chØ ghÐ vµo bê t×m n¬i b¸n c¸, mua l¬ng thùc phÈm, còng nh nhu cÇu kh¸c vÒ cho gia ®×nh. ChØ nh÷ng ngµy lÔ, ngµy héi lín míi vÒ sum häp ë lµng. Tõng gia ®×nh còng cã nhµ nhá ë lµng, Êy lµ n¬i an dìng cho c¸c cô giµ kh«ng ®ñ søc hµnh nghÒ trªn s«ng vµ lµ n¬i ®Ó c¸c em nhá, cha ®ñ søc lao ®éng trªn s«ng níc, c¾p s¸ch ®Õn tr-êng.

4- Lµng T©n Hng cã thuËt b¾t l¬n, b¾t tr¹ch, b¾t r¾n:

185

Page 186: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lµng T©n Hng xa cßn gäi lµ lµng Néi trªn thuéc l· T©n ViÖt lµ lµng cã tËp qu¸n cµy cÊy lóa giái, n¨ng suÊt lóa ë ®©y thêng cao h¬n c¸c lµng kh¸c. NhiÒu ngêi lµng, nh÷ng ngµy n«ng nhµn thêng ®i ®Õn c¸c lµng xung quanh b¾t l¬n vµ b¾t tr¹ch. Dông cô chØ cã mét c¸i thuæng ®Çu nhän, giá ®ùng l¬n tr¹ch. Víi kinh nghiÖm ®i ®Õn bê nµo cã l¬n, cã tr¹ch, cã r¾n lµ ph¸t hiÖn ra ngay. §· b¾t, ®· ®µo lµ ®îc l¬n, ®îc tr¹ch, ®îc r¾n. L¬n lµ thøc ¨n cã dinh dìng cao nªn dÔ b¸n, cã thªm thu nhËp b»ng tiÒn - tõ khi ta dïng thuèc hãa häc trõ s©u, tr÷ lîng tr¹ch, r¾n, l¬n ë hå ao gi¶m ®i nhiÒu.

5- Lµng My Khª cã nghÒ ®óc khãa b»ng ®ång:Mét sè ngêi ë lµng My Khª, Phôc LÔ cã nghÒ ®óc khãa, lµm

ch×a khãa b»ng ®ång. Tõ khi cã nhµ m¸y s¶n xuÊt hµng lo¹t mai mét mµ cha chuyÓn sang nghÒ g× ®îc. Mét sè ®em nghÒ ®óc ®ång ra thµnh phè chuyÓn sang ®óc vËt liÖu x©y dùng vµ mü nghÖ vÉn ph¸t triÓn.

6- Lµng Nh cã nghÒ lµm ®å méc:Sau x· Hng ThÞnh, x· B×nh Xuyªn, mét x· nh©n d©n chuyªn

lµm n«ng nghiÖp còng ®em ®îc nghÒ méc vÒ, tËp trung ë lµng nh: S¶n xuÊt ë ®©y sö dông kÕt hîp thñ c«ng víi m¸y mãc ca, xÎ, khoan, bµo ch¹y b»ng m« t¬ ®iÖn. Tham gia s¶n xuÊt lµ thanh niªn nam, n÷ ®îc ®µo luyÖn ®ñ tµi ch¹m c¸c häa tiÕt, hoa v¨n tinh x¶o, h×nh thï con long, con ly, con quy, con phîng... Kü thuËt kh¶m ch¹m cÇu kú vµo s¶n phÈm b»ng gç kh«ng kÐm H¹ Khu«ng x· Hng ThÞnh, kh¸ch hµng kh¸ ®«ng.

7- Lµng Tr¸ng LiÖt cã nhiÒu nghÒ:Lµng Tr¸ng LiÖt cßn gäi lµ lµng SÆt, lµ mét lµng d©n c

®«ng ®óc mµ Ýt ruéng. Ngoµi lµm ruéng d©n cßn bu«n b¸n vµ lµm nhiÒu nghÒ nh: nhuém v¶i chµm, lµm hµng x¸o, nÆn tîng, chÕ biÕn thuèc lµo.

Ngêi lµm nghÒ nhuém v¶i chµm, mua nguyªn liÖu chµm lÊy tõ c©y chµm, cã mµu xanh da trêi vµ v¶i dÖt tay khæ hÑp cña lµng Mé Tr¹ch. Dông cô ph¶i cã lµ thóng to b»ng gç ®Ó ng©m

186

Page 187: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

v¶i vµo níc chµm, hßn ®¸ vµ ®«i chÇy ®Ëp. Ngêi ta mua v¶i vÒ, ng©m vµo níc chµm, ph¬i cho kh«i, l¹i ng©m vµo níc, ph¬i, ng©m 5, 6 lÇn, råi chuèt qua níc vá giµ, ®Ó mÇu l©u phai. Cuèi cïng cuèn v¶i thµnh tÊm, ®Ó lªn hßn ®¸, hai ngêi ngåi hai bªn lÇn lît ®Ëp lªn v¶i cho thËt mÞn, ph¼ng lµ ®îc, v¶i thêng ®em lªn m¹n ngîc b¸n cho d©n téc thiÓu sè, cã thãi quen mÆc ¸o, ®éi kh¨n b»ng v¶i chµm. §Õn lóc nhµ m¸y b¸n ra nhiÒu v¶i chµm, v¶i hoa mÇu ®Ñp vµ bÒn, nghÒ ruém v¶i chµm cña Tr¸ng LiÖt kh«ng cßn n÷a.

D©n Tr¸ng LiÖt l¹i biÕt trång thuèc lµo, th¸i thuèc lµo, hå ph¬i ®ãng thµnh b¸nh, ®Ó b¸n lªn m¹n ngîc cho ngêi thiÓu sè. Thuèc lµo SÆt kh«ng ngon b»ng thuèc lµo Tiªn L·ng. §Õn lóc m¹n ngîc còng quay ra mua thuèc lµo Tiªn L·ng, nghÒ trång thuèc lµo, chÕ biÕn thuèc lµo ë Tr¸ng LiÖt còng mai mét.

NghÒ nÆn tîng, nghÒ lµm b¸nh ®a ®êng cña SÆt ®Õn nay vÉn cßn. B¸nh ®a ®êng lµ thø quµ næi tiÕng nhiÒu ngêi mua.

Tõ thèng nhÊt ®Êt níc, nhiÒu ngêi lµng SÆt chuyÓn sang lµm c¬ khÝ, chÕ phô tïng vµ l¾p m¸y xay x¸t, m¸y ®Ëp tuèt lóa, m¸y cµy vµ phay ®Êt; nhiÒu ngêi xay x¸t g¹o, chÕ biÕn thùc phÈm, giß, ch¶, nem b¸n ®Õn c¸c n¬i trong níc, giái lµm nghÒ thñ c«ng vµ chuyÓn nghÒ theo thÞ trêng rÊt mau.

Xưa cứ cày cÊy xong, nh÷ng ngêi biÕt nghÒ häp thµnh ®oµn ®i ®Õn n¬i cã nhu cÇu ®Ó lµm thuª nh lÊy bïn ao, ®¸nh gèc tre, x©y têng, lµm nhµ tre hay gç, c¾t tãc, ho¹n lîn, ®ãng g¹ch, ®èt lß g¹ch, nhuém quÇn ¸o...

* C«ng nghiÖp quèc doanh, c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n, xëng t nh©n:

B×nh Giang, tõ bao ®êi, lµ huyÖn lÊy s¶n xuÊt n«ng nghiÖp lµm chÝnh, l¹i ë vµo n¬i kh«ng cã ®êng giao th«ng thñy bé quan träng ®i qua. S¶n phÈm n«ng nghiÖp hµng hãa kh«ng nhiÒu, díi lßng ®Êt l¹i kh«ng cã kho¸ng s¶n quý, nªn kh«ng cã ngêi trong huyÖn hoÆc ngêi n¬i kh¸c ®Õn bá vèn x©y nhµ m¸y s¶n xuÊt c«ng nghiÖp nhá vµ võa.

Sau chiÕn th¾ng §iÖn Biªn, trong c¶i t¹o vµ x©y dùng kinh tÕ Nhµ níc trªn ®Êt B×nh Giang cã mét tr¹m quèc doanh m¸y kÐo

187

Page 188: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cµy, bõa ®Êt theo hîp ®ång víi c¸c HTX n«ng nghiÖp hoÆc hé gia ®×nh; mét quèc doanh qu¶n lý m¸y b¬m thu thñy lîi phÝ. Hai tæ chøc nµy lµ mét bé phËn cña c«ng ty cÊp tØnh.

N¨m 1972 tØnh lËp mét quèc doanh s¶n xuÊt thøc ¨n gia sóc trªn ®Êt lµng Ngäc Mai x· H¹ Khu«ng, ®Õn n¨m 1998 ®· nhêng cho mét ngêi níc ngoµi qu¶n lý, hä xuÊt vèn, thay ®æi trang thiÕt bÞ vµ ®· ®a vµo s¶n xuÊt.

§èi víi ngêi lµm nghÒ thñ c«ng, trong n«ng nghiÖp, do HTX n«ng nghiÖp qu¶n lý, t×nh h×nh ®· nãi trong nh÷ng lµng cã nghÒ truyÒn thèng. §èi víi ngêi lµm nghÒ thñ c«ng thuéc khu vùc phi n«ng nghiÖp tøc lµ nh©n d©n thÞ trÊn KÎ SÆt, th× lóc ®Çu còng tæ chøc vµo c¸c HTX thñ c«ng, khi ®æi míi qu¶n lý c¸c HTX thñ c«ng ph©n t¸n thµnh nhiÒu xëng gia ®×nh lµm nghÒ c¬ khÝ, nghÒ méc, s¶n xuÊt hµng mü nghÖ, chÕ biÕn l¬ng thùc phÈm. C¸c xëng Êy lµm ¨n ph¸t ®¹t, quan hÖ réng r·i víi kh¸ch hµng c¶ n-íc. N¨m 2000, cã 21 ®¬n vÞ kinh tÕ quèc doanh vµ t nh©n, 7 tæ hîp t¸c s¶n xuÊt tiÓu thñ c«ng nghiÖp, s¶n xuÊt æn ®Þnh ë thÞ trÊn KÎ SÆt, tËp trung vµo s¶n xuÊt c¬ khÝ vµ phô tïng thay thÕ m¸y sö dông trong n«ng nghiÖp nh m¸y cµy, m¸y ®Ëp, xay x¸t, tuèt lóa, b¬m níc. §ang h×nh thµnh c¸c c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n.

R¶i r¸c ë c¸c chî, c¸c lµng ®Òu cã söa ch÷a m¸y ®iÖn g¾n liÒn víi viÖc b¸n phô tïng thay thÕ m¸y vµ dông cô sö dông ®iÖn trong gia ®×nh. NhiÒu ngêi gèc tõ B×nh Giang ®i c¸c n¬i tæ chøc qu¶n lý, kinh doanh bu«n b¸n cã hiÖu qu¶.

1- Làng Kiệt có nghề thợ sơn:Từ xưa, làng Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng có nghề thợ sơn.

Ngôi đình làng Kiệt, trước kháng chiến chống Pháp, là ngôi đình đẹp nhất vùng. Thợ sơn của làng trổ tài sơn dui, mè, kèo, cột sà ngang, sà dọc, đấu sen, cánh cửa, câu đối, hoành phi, mầu đen, mầu đỏ, với những hoa văn hình hoa lá, hình chim, hình thú tinh vi, thếp vàng rực rỡ. Ngôi đình nay đã bị phá sạch trong kháng chiến. Trong làng bây giờ không còn ai làm nghề thợ sơn. Có cụ già nói: Làm thợ sơn phải đi kiếm việc khắp nơi, phức tạp lắm, làm ruộng ở nhà ổn định hơn.

188

Page 189: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Cũng không còn nghệ nhân nào để phục hồi nghề quý giá này. Thật đáng tiếc!

2- Làng Phương Độ có nghề làm đồ gỗ:Làng Phương Độ, còn gọi là làng Đò, thuộc xã Hưng Thịnh

có nghề đóng bàn ghế, tủ chè phát triển mạnh ở làng Phương Độ sau tràn sang cả làng Ngọc Mai, Thượng Khuông cùng xã.

Nguyên liệu là gỗ lim, gỗ bạch đàn, gỗ dổi. Tiện đường quốc lộ số 5, ô tô mang đến tận làng. Sản phẩm làm xong, bầy ra hai bên đường 5, khách mua vận chuyển đi các nơi đều tiện. Dụng cụ đồ nghề có nhiều khâu cải tiến. Khi lưới điện kéo đến từng gia đình, máy cưa cắt gỗ, máy sẻ, máy bào, khoan, đục chạy bằng điện đặt chỗ nào cũng được. Cồng việc của thợ mộc coi như nhẹ nhàng mà lại nhanh hơn trước rất nhiều. Riêng việc tạo hình, chạm trổ, trang trí hoa lá, cây, con, việc đánh bóng, sơn dầu, nghệ nhân có làm giỏi thì hàng mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nay nguyên liệu gỗ quý như lim, gụ vừa đắt vừa hiếm, sa lông, tủ chè, khung đuya ra, lắp phoóc mi ca, sử dụng các loại đệm lò so, bọc da thú hoặc các loại vải giả da phát triển mạnh lại rẻ, nên số gia đình làm đồ gỗ của cả xã Hưng Thịnh có ít đi. Nhưng nhiều người còn ưa thích đồ gỗ, chạm trổ đánh bóng đẹp, nghề đồ gỗ của xã Hưng Thịnh phải nâng cao phẩm chất mẫu mã mới tồn tại và phát triển như ở làng Đông Giao, huyện Cẩm Giàng.

3- Làng Đồng Xá có nghề đánh cá sông (Làng Thủy Cơ):Làng Đồng Xá, trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 thuộc về

huyện Mỹ Hào, là làng công giáo toàn làng, có khu đất ở hẹp trên tả ngạn sông Sặt, đối diện với chợ Sặt. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, sáp nhập vào làng Tráng Liệt. Năm 1958, thành lập thị trấn Kẻ Sặt thì Đồng Xá lại thuộc về thị trấn Kẻ Sặt. Dân làng Đồng Xá chuyên sống bằng nghề đánh cá sông. Mỗi gia đình có một thuyền gỗ với các dụng cụ đánh bắt cá chỉ ghé vào bờ tìm nơi bán cá, mua lương thực phẩm, cũng như nhu cầu khác về cho gia đình. Chỉ những ngày lễ, ngày hội lớn mới về sum họp ở làng. Từng gia đình cũng có nhà nhỏ ở làng, ấy là nơi an dưỡng cho các

189

Page 190: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cụ già không đủ sức hành nghề trên sông và là nơi để các em nhỏ, chưa đủ sức lao động trên sông nước, cắp sách đến trường.

4- Làng Tân Hưng có thuật bắt lươn, bắt trạch, bắt rắn:Làng Tân Hưng xưa còn gọi là làng Nội trên thuộc lã Tân Việt

là làng có tập quán cày cấy lúa giỏi, năng suất lúa ở đây thường cao hơn các làng khác. Nhiều người làng, những ngày nông nhàn thường đi đến các làng xung quanh bắt lươn và bắt trạch. Dụng cụ chỉ có một cái thuổng đầu nhọn, giỏ đựng lươn trạch. Với kinh nghiệm đi đến bờ nào có lươn, có trạch, có rắn là phát hiện ra ngay. Đã bắt, đã đào là được lươn, được trạch, được rắn. Lươn là thức ăn có dinh dưỡng cao nên dễ bán, có thêm thu nhập bằng tiền - từ khi ta dùng thuốc hóa học trừ sâu, trữ lượng trạch, rắn, lươn ở hồ ao giảm đi nhiều.

5- Làng My Khê có nghề đúc khóa bằng đồng:Một số người ở làng My Khê, Phục Lễ có nghề đúc khóa, làm

chìa khóa bằng đồng. Từ khi có nhà máy sản xuất hàng loạt mai một mà chưa chuyển sang nghề gì được. Một số đem nghề đúc đồng ra thành phố chuyển sang đúc vật liệu xây dựng và mỹ nghệ vẫn phát triển.

6- Làng Như có nghề làm đồ mộc:Sau xã Hưng Thịnh, xã Bình Xuyên, một xã nhân dân chuyên

làm nông nghiệp cũng đem được nghề mộc về, tập trung ở làng như: Sản xuất ở đây sử dụng kết hợp thủ công với máy móc cưa, xẻ, khoan, bào chạy bằng mô tơ điện. Tham gia sản xuất là thanh niên nam, nữ được đào luyện đủ tài chạm các họa tiết, hoa văn tinh xảo, hình thù con long, con ly, con quy, con phượng... Kỹ thuật khảm chạm cầu kỳ vào sản phẩm bằng gỗ không kém Hạ Khuông xã Hưng Thịnh, khách hàng khá đông.

7- Làng Tráng Liệt có nhiều nghề:Làng Tráng Liệt còn gọi là làng Sặt, là một làng dân cư đông

đúc mà ít ruộng. Ngoài làm ruộng dân còn buôn bán và làm nhiều

190

Page 191: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nghề như: nhuộm vải chàm, làm hàng xáo, nặn tượng, chế biến thuốc lào.

Người làm nghề nhuộm vải chàm, mua nguyên liệu chàm lấy từ cây chàm, có màu xanh da trời và vải dệt tay khổ hẹp của làng Mộ Trạch. Dụng cụ phải có là thúng to bằng gỗ để ngâm vải vào nước chàm, hòn đá và đôi chầy đập. Người ta mua vải về, ngâm vào nước chàm, phơi cho khôi, lại ngâm vào nước, phơi, ngâm 5, 6 lần, rồi chuốt qua nước vỏ già, để mầu lâu phai. Cuối cùng cuốn vải thành tấm, để lên hòn đá, hai người ngồi hai bên lần lượt đập lên vải cho thật mịn, phẳng là được, vải thường đem lên mạn ngược bán cho dân tộc thiểu số, có thói quen mặc áo, đội khăn bằng vải chàm. Đến lúc nhà máy bán ra nhiều vải chàm, vải hoa mầu đẹp và bền, nghề ruộm vải chàm của Tráng Liệt không còn nữa.

Dân Tráng Liệt lại biết trồng thuốc lào, thái thuốc lào, hồ phơi đóng thành bánh, để bán lên mạn ngược cho người thiểu số. Thuốc lào Sặt không ngon bằng thuốc lào Tiên Lãng. Đến lúc mạn ngược cũng quay ra mua thuốc lào Tiên Lãng, nghề trồng thuốc lào, chế biến thuốc lào ở Tráng Liệt cũng mai một.

Nghề nặn tượng, nghề làm bánh đa đường của Sặt đến nay vẫn còn. Bánh đa đường là thứ quà nổi tiếng nhiều người mua.

Từ thống nhất đất nước, nhiều người làng Sặt chuyển sang làm cơ khí, chế phụ tùng và lắp máy xay xát, máy đập tuốt lúa, máy cày và phay đất; nhiều người xay xát gạo, chế biến thực phẩm, giò, chả, nem bán đến các nơi trong nước, giỏi làm nghề thủ công và chuyển nghề theo thị trường rất mau.

Xưa cứ cày cấy xong, những người biết nghề họp thành đoàn đi đến nơi có nhu cầu để làm thuê như lấy bùn ao, đánh gốc tre, xây tường, làm nhà tre hay gỗ, cắt tóc, hoạn lợn, đóng gạch, đốt lò gạch, nhuộm quần áo...

* Công nghiệp quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, xưởng tư nhân:

Bình Giang, từ bao đời, là huyện lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, lại ở vào nơi không có đường giao thông thủy bộ quan trọng đi qua. Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa không nhiều, dưới

191

Page 192: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lòng đất lại không có khoáng sản quý, nên không có người trong huyện hoặc người nơi khác đến bỏ vốn xây nhà máy sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa.

Sau chiến thắng Điện Biên, trong cải tạo và xây dựng kinh tế Nhà nước trên đất Bình Giang có một trạm quốc doanh máy kéo cày, bừa đất theo hợp đồng với các HTX nông nghiệp hoặc hộ gia đình; một quốc doanh quản lý máy bơm thu thủy lợi phí. Hai tổ chức này là một bộ phận của công ty cấp tỉnh.

Năm 1972 tỉnh lập một quốc doanh sản xuất thức ăn gia súc trên đất làng Ngọc Mai xã Hạ Khuông, đến năm 1998 đã nhường cho một người nước ngoài quản lý, họ xuất vốn, thay đổi trang thiết bị và đã đưa vào sản xuất.

Đối với người làm nghề thủ công, trong nông nghiệp, do HTX nông nghiệp quản lý, tình hình đã nói trong những làng có nghề truyền thống. Đối với người làm nghề thủ công thuộc khu vực phi nông nghiệp tức là nhân dân thị trấn Kẻ Sặt, thì lúc đầu cũng tổ chức vào các HTX thủ công, khi đổi mới quản lý các HTX thủ công phân tán thành nhiều xưởng gia đình làm nghề cơ khí, nghề mộc, sản xuất hàng mỹ nghệ, chế biến lương thực phẩm. Các xưởng ấy làm ăn phát đạt, quan hệ rộng rãi với khách hàng cả nước. Năm 2000, có 21 đơn vị kinh tế quốc doanh và tư nhân, 7 tổ hợp tác sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ổn định ở thị trấn Kẻ Sặt, tập trung vào sản xuất cơ khí và phụ tùng thay thế máy sử dụng trong nông nghiệp như máy cày, máy đập, xay xát, tuốt lúa, bơm nước. Đang hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn.

Rải rác ở các chợ, các làng đều có sửa chữa máy điện gắn liền với việc bán phụ tùng thay thế máy và dụng cụ sử dụng điện trong gia đình. Nhiều người gốc từ Bình Giang đi các nơi tổ chức quản lý, kinh doanh buôn bán có hiệu quả.

Thành tựu tiểu thủ công nghiệp năm 2001- 2015Công nghiệp, xây dựng vượt qua khó khăn, tăng trưởng khá,

tạo thêm việc làm cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (2010-2015) tăng bình quân 15,6%/năm (mục tiêu 17-

192

Page 193: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

18%). Thu hút thêm được 17 doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến nay, toàn huyện có 112 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút trên 10.000 lao động vào làm việc. Các làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Trong nhiệm kỳ có thêm làng nghề mộc Ngọc Mai - Hưng Thịnh được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận làng nghề truyền thống, nâng tổng số làng nghề trong huyện lên 8 làng( 1) (4)..

Giá trị sản xuất xây dựng tăng bình quân 11%/năm. Trong giai đoạn

2011 – 2015, đã triển khai 10 dự án khu dân cư, khu đô thị. Các khu đô thị, khu dân cư mới đều được quy hoạch theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo sự phát triển bền vững. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị - nông thôn có bước chuyển biến. Hoàn thành việc lập chương trình phát triển đô thị nâng cấp đô thị thị trấn Kẻ Sặt từ loại V lên loại IV. Tích cực khai thác, huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng mới và nâng cấp 288 km đường giao thông( 2) (5);; kiên cố hoá 19 km kênh mương; lắp đặt 150 km đường ống nước sạch cho các xã; xây mới và sửa chữa nâng cấp 37 trạm biến áp, cải tạo, thay thế 106 km đường điện hạ thế; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, khu dân cư và trụ sở làm việc của các xã, thị trấn( 3) (6). Một số dự án, công trình xây dựng cấp huyện cũng được triển khai thực hiện như: Phối hợp xây dựng trạm bơm Hùng Thắng quy mô 6 máy 2500 m3/h và 1.540m kênh tưới, tiêu; xây dựng mới trụ sở làm việc Điện lực Bình Giang; xây dựng các hạng mục công trình trường THCS Vũ Hữu; nhà tiếp khách Đền Liệt sĩ huyện; block và lát vỉa hè đường 392; cải tạo nâng cấp

( 1) Làng nghề bạc Châu Khê, Lương Ngọc (Thúc Kháng); cơ khí (Tráng Liệt); mộc Trại Như (Bình Xuyên), Phương Độ (Hưng Thịnh), Ngọc Mai (Hưng Thịnh); gốm sứ Cậy (Long Xuyên); lược Vạc (Thái Học).4 Làng nghề bạc Châu Khê, Lương Ngọc (Thúc Kháng); cơ khí (Tráng Liệt); mộc Trại Như (Bình Xuyên), Phương Độ (Hưng Thịnh), Ngọc Mai (Hưng Thịnh); gốm sứ Cậy (Long Xuyên); lược Vạc (Thái Học)( 2) Có 13 trường xây dựng đạt chuẩn Quốc gia, 07 xã đã xây dựng mới trụ sở làm việc; 05 xã xây dựng mới trạm y tế; 07 xã xây dựng nhà văn hoá thôn.5 Trong đó có 03 km đường 395, 111 km đường giao thông nông thôn, 12 km đường WB2, WB3; 162 km đường ra đồng và nội đồng.( 3) Trong đó có 03 km đường 395, 111 km đường giao thông nông thôn, 12 km đường WB2, WB3; 162 km đường ra đồng và nội đồng.6 Có 13 trường xây dựng đạt chuẩn Quốc gia, 07 xã đã xây dựng mới trụ sở làm việc; 05 xã xây dựng mới trạm y tế; 07 xã xây dựng nhà văn hoá thôn.

193

Page 194: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nhà Văn hóa trung tâm; xây dựng mới nhà làm việc của Huyện ủy, UBND huyện.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 11%/năm (mục tiêu tăng 11-12%/năm). Trong nhiệm kỳ đã triển khai thực hiện 3 dự án khu dân cư - chợ thương mại tại các xã Tráng Liệt, Hưng Thịnh và Nhân Quyền. Khu dân cư - chợ thương mại xã Tráng Liệt đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Nhiều xã đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ nông thôn để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân(7).

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, một số dịch vụ phát triển mạnh như bán lẻ hàng hóa, dịch vụ sản xuất nông nghiệp; bưu chính- viễn thông, ngân hàng- tín dụng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, dịch vụ điện, nước sạch... Trên địa bàn huyện có 15 điểm dịch vụ bưu điện; 8 doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, 6 ngân hàng và 9 quỹ tín dụng nhân dân. Các ngân hàng và quỹ tín dụng hoạt động tích cực, hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo thêm việc làm cho người lao động và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường ngày càng đi vào nền nếp

Công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch được các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Lập và bổ sung kịp thời các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% các xã đã lập và được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tốt việc cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn cho xây dựng cơ bản. Tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân. Đã cấp 9.948 giấy chứng nhận, nâng tỷ lệ hộ dân được cấp giấy chứng nhận đất ở lên 96,87%.

7 chợ Tranh, chợ Ngọc Cục xã Thúc Kháng; chợ Cam Xá xã Cổ Bì.

194

Page 195: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện, các thôn đều có tổ thu gom rác thải, các xã đều có bãi chôn lấp rác tập trung. Hàng năm, ngân sách tỉnh và huyện đều hỗ trợ các xã, thị trấn kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh môi trường. Mô hình khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường bước đầu hoạt động có hiệu quả. Công tác kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc và kiên quyết hơn.

* Giao th«ng vËn t¶i:a) VËn t¶i thñy: PhÝa b¾c B×nh Giang cã s«ng SÆt, phÝa

t©y s«ng Cöu An, phÝa ®«ng cã s«ng §Ünh §µo. Ba con s«ng Êy lµ ®êng giao th«ng thñy cña huyÖn B×nh Giang víi c¸c huyÖn b¹n vµ c¸c n¬i trong níc. S«ng SÆt cã bÕn SÆt, bÕn CËy, s«ng Cöu An cã bÕn chî Hµ, s«ng §Ünh §µo cã bÕn ®ß Qu¸t. BÕn SÆt to nhÊt.

Hµng ngµy trªn s«ng SÆt tõng ®oµn thuyÒn m¸y chë ®¸, than, c¸t cao lanh cho c¸c lß xø, vµ c¸c c«ng trêng, c¸c lß g¹ch, lß v«i hoÆc chë sµnh sø, v«i ®i c¸c n¬i.

Mét ®é cã ca n« chë kh¸ch tõ thµnh phè H¶i D¬ng vÒ CËy, SÆt, Lùc §iÒn vµ chë ngîc l¹i. Gi¸ tuy rÎ h¬n ®êng bé, nhng do chê ®îi l©u, kh¸ch dån ®i vµo tuyÕn ®êng bé, nªn ca n« ph¶i ngõng ho¹t ®éng.

Ph¬ng tiÖn vËn t¶i thñy cã thuyÒn gç, thuyÒn nan, thuyÒn xi m¨ng líi thÐp ch¹y b»ng chÌo, sµo ®Èy, buåm, d©y kÐo nay chuyÓn sang dïng m¸y ®Èy hay ca n« kÐo c¶. PhÇn lín thuéc së h÷u t nh©n.

Néi ®ång B×nh Giang cã nhiÒu ngßi l¹ch. PhÇn lín hÑp, n«ng, l¹i cã nhiÒu cÇu cèng, ®¾p ng¨n c¸ch thuyÒn nhá ®i l¹i còng khã kh¨n, nªn nh©n d©n sö dông ®êng bé nhiÒu h¬n.

b- Giao th«ng ®êng bé:Thêi phong kiÕn ë B×nh Giang lµng nä sang lµng kia ®i theo

®êng khuyÕn n«ng ngo»n ngoÌo, Ýt cã qu·ng th¼ng. Tõ lµng lªn huyÖn hay ra quèc lé còng theo ®êng Êy. Lµng ë gÇn ®ª th× ®i theo ®êng ®ª s«ng Cöu An vµ s«ng SÆt. MÆt ®êng chç cã ch©n

195

Page 196: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ngêi ®i thµnh vÖt kh«ng cã cá, réng 3-4 chôc ph©n, trêi ma lµ lÇy léi tr¬n tuét cã qu·ng do tr©u, bß ®i nhiÒu thµnh ®êng bËc thang. Cã qu·ng do ngêi t¸t níc, hay ®¬m c¸, cuèc ®øt ®êng råi bá ®Êy. Ngêi, tr©u ®i qua ®Êt lë, qu·ng ®øt më réng, ngêi ®i bïn thôt s©u ngËp bµn ch©n råi ®Õn ®Çu gèi, cã c©u ca: "Tr¨m c¸i téi kh«ng b»ng qu·ng ®êng léi lµng x". (¸p dông vµo lµng nµo còng cã).

Nh©n d©n ®i l¹i phæ biÕn lµ ®i bé, ch©n kh«ng giÇy dÐp. Mang hµng hãa, ®å ®¹c th× ®éi, g¸nh, v¸c, khiªng, kÐo. Cã ngêi giµ, ngêi èm th× n»m trong vâng gai, m¾c vµo ®ßn cã ngêi khiªng hai ®Çu. C¸c tæng lý giÇu ®i b»ng ngùa, ngêi nghÌo th× cuèc bé, ®«i giÇy da c¾p n¸ch, gÇn ®Õn cöa quan míi röa ch©n, ®i giÇy, vuèt quÇn ¸o vµo hÇu quan. Quan muèn vÒ lµng ph¶i cho d©n söa ®êng, quan ngåi trong vâng cã phu khªnh.

§äc chuyÖn nãi: Quèc c÷u nhµ M¹c, tõ D¬ng Kinh, huyÖn KiÕn Thôy vÒ kinh, ®Õn qu¸n TuyÓn Cö ®æi thay phu khiªng vâng. C¸c «ng nghÌ lµng Mé Tr¹ch tõ kinh ®« vinh quy vÒ quª qua chî L¬ng §êng ®Õn ba ®èng Hµ, c¾m läng ngåi chê d©n lµng ra ®ãn... t×m dÊu vÕt hai con ®êng Êy nay kh«ng cßn. §Õn thêi Ph¸p thuéc, ®Ó tiÖn ®êng ®µn ¸p phong trµo yªu níc vµ khai th¸c thuéc ®Þa ë B×nh Giang, ®· b¾t nh©n d©n ®¾p mét sè ®êng to, cã thÓ ®i « t«, xe ngùa, xe tay ®ã lµ:

N¨m 1887 ®¾p con ®êng tõ Phñ cò ®i Gia Léc, qua lµng L«i Khª vît ®ß ngang qua s«ng §Ünh §µo. Cïng n¨m Êy ®¾p con ®-êng tõ Phñ cò ®i CËy.

N¨m 1891 ®¾p con ®êng tõ Phñ cò ®i Thanh MiÖn.N¨m 1896 ®¾p con ®êng tõ Phñ cò ®i SÆt.N¨m 1898 ®¾p con ®êng tõ Phñ cò ®i Hµ Chî.Tõ n¨m 1898 - 1902 thùc d©n Ph¸p lµm xong con ®êng xe

löa Hµ Néi xuèng H¶i Phßng, ®ång thêi víi con ®êng thuéc ®Þa sè 5, nay ta gäi lµ quèc lé 5. Còng trong thêi gian Êy, chóng ®Æt con ®êng xe löa nhá tõ ga CÈm Giµng qua s«ng SÆt, xuyªn qua B×nh Giang, Thanh MiÖn ®Õn Ninh Giang. Thêi Êy, tÇu biÓn cã thÓ ngîc dßng s«ng Luéc ®Õn Ninh Giang, coi Ninh Giang nh mét c¶ng. §©y lµ lo¹i ®êng xe löa nhá sö dông lo¹i tµ vÑt 0,60m lo¹i ra

196

Page 197: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lóc lµm tuyÕn ®êng Hµ Néi - L¹ng S¬n. Nguyªn khi lµm tuyÕn ®êng xe löa Hµ Néi - L¹ng S¬n, lóc ®Çu dïng lo¹i tµ vÑt 0,60m sau n©ng lªn tµ vÑt 1m, lo¹i 0,60m, thõa Õ nhêng víi gi¸ rÎ cho tuyÕn ®êng CÈm Giµng - Ninh Giang. Ga ®Çu tuyÕn ®êng lµ ga CÈm Giµng, qua cÇu SÆt sang huyÖn B×nh Giang cã ga KÎ SÆt. Ph¸p cßn cã dù ®Þnh ®a tuyÕn ®êng Êy vît qua s«ng Luéc sang tØnh Th¸i B×nh, vît ®ß T©n §Ö ®Õn ga Nam §Þnh, ®Ó ®a hµng c«ng nghiÖp vµo b¸n vµ mua thãc g¹o cña n«ng d©n ®em xuÊt khÈu nhng ®Õn n¨m 1914 Ýt hiÖu qu¶, bÞ lç ®µnh ph¶i dì bá.

Sau khi dì ®êng s¾t, ga SÆt ®îc sö dông lµm trêng Ph¸p ViÖt d¹y 3 líp cña cÊp I, thÇy gi¸o Linh d¹y mÊy líp Êy. Lµ mét nhµ gi¸o sím gi¸c ngé c¸ch m¹ng, cuèi n¨m 1945 thÇy vÒ c«ng t¸c ë tßa b¸o "Sù thËt". Chèng Ph¸p th¾ng lîi ta dïng trêng Êy lµm tr-êng cÊp II cña huyÖn B×nh Giang, sau chuyÓn thµnh trêng cÊp III, cuèi cïng ta nhêng cho ®oµn ®o ®¹c b¶n ®å Trung ¬ng ®Ó x©y nhµ trêng kh¸c.

TuyÕn ®êng s¾t tõ CÈm Giµng ®i Ninh Giang thµnh tuyÕn ®êng 20. Tõ CÈm Giµng, ®êng 20 vµ ®êng 38 cïng chung mét tuyÕn, ®êng 20 ®i vÒ híng nam cßn ®êng 38 n¨m 1935 c¾t qua lµng SÆt ®Õn chî ®×nh ®i th¼ng ra cèng Tranh gÆp ®êng 39A t¹i Tr¬ng X¸, tØnh Hng Yªn.

TuyÕn ®êng 194 tõ ®êng quèc lé 5 qua cÇu CËy, cÇu phao Hµ Chî sang ¢n Thi gÆp ®êng 38. Ph¬ng tiÖn vËn t¶i ®êng bé, trong thêi Ph¸p thuéc cã nhiÒu thay ®æi. B¾t ®Çu dïng xe ¤ t«, xe ®¹p, xe bß, xe ngùa vµ xe do ngêi kÐo gäi lµ xe tay. Xe « t« chë kh¸ch ch¹y trªn ®êng sè 5. Quan huyÖn dïng ¤ t« lªn tØnh, nh÷ng khi xuèng c¸c lµng l¹i dïng xe ngêi kÐo. Mét sè nhµ giÇu mua xe ®¹p tõ bªn Ph¸p, mét sè nhµ kinh doanh s¾m xe ngùa, xe bß, xe ®¹p, xe tay cho ngêi nghÌo thuª ®i chë hµng ®Ó kiÕm lêi.

C¸ch m¹ng thµnh c«ng ®îc 4 th¸ng, nh©n d©n bíc vµo cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p x©m lîc, qu©n d©n B×nh Giang ®i ph¸ ho¹i ®êng 5, ®¸nh sËp cÇu GhÏ, cÇu SÆt, cÇu Gi¸t, bá kÌ ®ß CËy ®Ó chÆn bíc tiÕn cña ®Þch, råi ®¾p ô ®Êt vµ ®µo r·nh ch÷ chi trªn ®ª s«ng SÆt vµ ®êng 20.

197

Page 198: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ph¸p chiÕm ®êng 20 ®ãng bèt ë SÆt, Phñ, Hßa Loan, qu©n vµ d©n ta dïng c¸c lo¹i m×n, ®¸nh xe trªn ®êng 20. Cã lóc khu vùc chØ huy cña qu©n ®Þch trªn ®êng 20 cã bao nhiªu xe th× bÞ m×n ph¸ hñy c¶, kh«ng cßn xe ®Ó tiÕp tÕ cho bèt Phñ cò vµ bèt Lßn. Nhê mÊy xe n¬i kh¸c, l¸i xe lµ da ®en, ®i ®Õn cÇu Xép tr«ng quang c¶nh ®êng råi còng khãc mµ quay l¹i.

Ph¸p b¹i trËn, Mü nh¶y vµo ®a kh«ng qu©n ra ph¸ ho¹i miÒn B¾c. §Ò phßng Mü ph¸ cÇu GhÏ trªn ®êng sè 5, ta ®Æt phµ bªn cÇu SÆt, b¾c cÇu phao trªn s«ng CËy, ®¾p vµ r¶i ®êng b»ng ®Êt ®á ®êng 20 vµ ®êng 194, cñng cè con ®êng tõ CËy ®i B¸ Thñy sang Gia Léc gÆp ®êng 17 coi nh ®êng phô cña ®êng 5, nÕu cÇu GhÏ bÞ bá bom, ®êng Hµ Néi - H¶i Phßng vÉn kh«ng t¾c.

Sau chiÕn th¾ng mïa xu©n 1975, c¶ níc ®i vµo hµn g¾n vÕt th¬ng chiÕn tranh vµ x©y dùng c¸c tuyÕn ®êng giao th«ng lµ kh©u quan träng.

Nhê cã tØnh ®Çu t vèn vµ kü thuËt, n¨m 1960 hoµn thµnh x©y l¹i cÇu SÆt n¨m 1989 x©y xong cÇu CËy, r¶i nhùa ®êng 20 vµ ®êng 194, qu·ng tõ Phñ cò ®i CËy. §êng giao th«ng toµn huyÖn c¶i t¹o n©ng cÊp ®îc 186 km, r¶i nhùa 21,7 km, r¶i bª t«ng 17,58 km, r¶i vËt liÖu cøng kh¸c 63 km, « t« bÊt kú thêi tiÕt nµo còng vÒ ®Õn c¸c lµng, c¸c x· trong huyÖn.

* Bu ®iÖn:Thêi phong kiÕn, quan ë kinh ®« truyÒn lÖnh xuèng tØnh,

phñ huyÖn, hoÆc tØnh, phñ huyÖn muèn b¸o c¸o lªn kinh ®«, cã hÖ thèng ngùa tr¹m truyÒn lÖnh. C¸c vua, quan ®i ®êng còng theo tr¹m, cã n¬i thay ngùa, thay phu khiªng kiÖu, khiªng vâng. Tæng, x· muèn b¸o c¸o t×nh h×nh, nép tiÒn thuÕ ph¶i trùc tiÕp ®Õn gÆp viªn chøc cã liªn quan cÊp huyÖn. Nh©n d©n muèn b¸o c¸o khiÕu n¹i ®iÒu g× víi huyÖn, tØnh hoÆc nhµ vua còng ph¶i mang ®¬n ®Õn n¬i m×nh ®Þnh gÆp. Ngêi d©n thêng muèn th¨m hái nhau, trao ®æi bµn b¹c víi nhau viÖc g×, hay göi hµng hãa, tiÒn b¹c cho nhau, còng ph¶i trùc tiÕp gÆp nhau, hay nhê ngêi th©n mang tiÒn b¹c, hµng hãa ®Õn tËn n¬i ngêi nhËn.

198

Page 199: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

V¶ l¹i ngµy xa muèn viÕt th cho nhau, ph¶i dïng ch÷ H¸n, ch÷ N«m, lµ thø ch÷ rÊt khã sö dông. Häc ®äc, häc viÕt ®îc thø ch÷ Êy mÊt nhiÒu c«ng phu l¾m. Tr¨m ngêi chØ cã mét vµi ngêi biÕt. Ngêi kh«ng biÕt ®äc, biÕt viÕt ch÷ H¸n, ch÷ N«m muèn viÕt th cho ngêi th©n ë n¬i xa còng ch¼ng ®îc. Nhê ngêi kh¸c viÕt th lµ ®iÒu Ýt ngêi muèn. NhËn ®îc th, ®i mîn ngêi ®äc th× kh«ng gi÷ kÝn ®îc viÖc riªng. Trong nÒn kinh tÕ tù cÊp, tù tóc, sù giao lu vÒ t×nh h×nh gi¸ c¶, tiÒn b¹c, hµng hãa còng kh«ng ph¶i lµ nhu cÇu thêng xuyªn vµ cÊp thiÕt. Cho nªn, thêi vua quan phong kiÕn kh«ng cã quan chøc coi viÖc giao lu th tõ, hµng hãa, tiÒn b¹c trong nh©n d©n, kh«ng cã ngµnh bu ®iÖn.

Lµ thuéc ®Þa cña thùc d©n Ph¸p, ta biÕt sö dông ch÷ quèc ng÷ lµ thø ch÷ viÕt ®îc tiÕng ta, ai còng häc ®äc, häc viÕt thø ch÷ Êy ®îc. Trong nh©n d©n ngêi biÕt ®äc, biÕt viÕt th nhiÒu, ngêi göi th, ®äc th réng. Nhu cÇu göi, nhËn th tõ, b¸o chÝ, nhu cÇu göi tiÒn, nhËn tiÒn, göi, nhËn hµng hãa, nhu cÇu göi nhËn c«ng v¨n giÊy tê ngµy cµng t¨ng trong c¸c c¬ quan Nhµ níc vµ trong nh©n d©n. Thùc d©n Ph¸p tæ chøc ë huyÖn B×nh Giang mét tr¹m bu ®iÖn cã «ng ®éi tr¹m vµ c¸c bu t¸. Mçi tæng cã mét b-u t¸. Hµng ngµy, ®éi tr¹m nhËn b¸o chÝ, th tõ c«ng v¨n cña cÊp tØnh göi vÒ ph©n phèi cho c¸c bu t¸, bu t¸ chuyÓn ®Õn ngêi nhËn thuéc tæng m×nh phô tr¸ch. §éi tr¹m so¹n th tõ, c«ng v¨n, b¸o chÝ nhËn ®îc hµng ngµy, qua giao trùc tiÕp hay bá vµo hßm th, ®Ó göi lªn tØnh, sau khi nhËn th tÝn cña tØnh.

Ngêi göi th ë lµng, ph¶i lªn tr¹m huyÖn mua tem d¸n vµo phong b× råi bá vµo hßm th. Tr¹m huyÖn kh«ng lµm viÖc göi ®iÖn tÝn, chuyÓn hoÆc tr¶ hµng hãa. C¸c viÖc Êy ph¶i lªn lµm trùc tiÕp ë cÊp tØnh võa phiÒn phøc mµ tèn kÐm.

Ngêi ta cßn kÓ: Cã ngêi vî cã chång ®i lÝnh cho Ph¸p, göi vÒ 5 ®ång b¹c qua bu ®iÖn. Ngêi vî ph¶i mîn ngêi ®äc th, xin «ng lý trëng thi thùc vµo giÊy, ngêi th©n ®a lªn bu ®iÖn tØnh lÜnh tiÒn, chi phÝ tiÒn ¨n uèng, tÇu xe mÊt gÇn nöa sè tiÒn nhËn ®îc.

Ngµy ®Çu sau khi c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945 thµnh c«ng, c¸n bé lµm viÖc kh«ng cã l¬ng. §éi tr¹m bu t¸ nghØ c¶, ñy ban

199

Page 200: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

c¸ch m¹ng l©m thêi tæ chøc bé phËn giao th«ng liªn l¹c, c¾t cö ng-êi ®i nhËn c«ng v¨n cña tØnh vµ ®a c«ng v¨n cña huyÖn vÒ c¸c x·. Mçi khi cã viÖc khÈn cÊp, b¸o hiÖu b»ng dÊu c«ng v¨n háa tèc, ph¶i bÊt cø ®ªm tèi, ma b·o còng cö ngêi ®i ngay. Tr¹m giao th«ng liªn l¹c huyÖn kh«ng nhËn chuyÓn th riªng.

Kh¸ng chiÕn toµn quèc bïng næ, ñy ban kh¸ng chiÕn huyÖn coi viÖc gi÷ vïng liªn l¹c víi tØnh, víi c¸c ®¬n vÞ bé ®éi, c¸c huyÖn b¹n, nhÊt lµ víi c¸c x· lµ rÊt quan träng. §ång chÝ Vò Duy Tiªu, råi ®ång chÝ NguyÔn V¨n S¸ch, ®îc cö sang tæ chøc vµ l·nh ®¹o tr¹m giao th«ng liªn l¹c huyÖn. C¸n bé lµm c«ng t¸c giao th«ng liªn l¹c ph¶i lµ ngêi cã søc kháe, gan d¹, tin tëng tuyÖt ®èi vµo cuéc kh¸ng chiÕn nhÊt ®Þnh th¾ng lîi, cã tinh thÇn tù gi¶i quyÕt nh÷ng khã kh¨n, øng phã kÞp thêi mäi t×nh huèng thuéc vÒ ®êng ®i l¹i b¶o vÖ bÝ mËt c«ng v¨n, kh«ng ®Ó c«ng v¨n sa vµo tay ®Þch, nÕu bÞ ®Þch b¾t, kh«ng cho ®Þch biÕt ®êng d©y cña tr¹m. Ngoµi viÖc chuyÓn c«ng v¨n cßn ph¶i ®a ®ãn c¸n bé, bé ®éi ®i qua tr¹m. BÞ ®Þch bao v©y ph¶i cã biÖn ph¸p b¶o vÖ c¸n bé m×nh ®a ®êng, tù hßa m×nh víi quÇn chóng, tr¸nh sa vµo tay ®Þch.

Tõ 1949 ®Õn 1954, ®Þch táa ra chiÕm ®ãng toµn huyÖn c¸c c¬ quan tØnh, huyÖn, x· rót vµo bÝ mËt. ChiÕn sÜ giao th«ng liªn l¹c víi chiÕc gËy tre, tÊm ni l«ng che ma, tói c«ng v¨n th tÝn, víi lßng qu¶ c¶m, vÉn gi÷ v÷ng liªn l¹c vÒ c«ng v¨n th tÝn víi tØnh, víi ®¬n vÞ bé ®éi, c¸c huyÖn b¹n vµ c¸c x· trong huyÖn. Cßn ®a c¸n bé, bé ®éi vît ®êng 20, ®êng 194, ®êng 5, vît s«ng SÆt n¬i s¸t ®ån bèt ®Þch ®îc an toµn. Cã lóc ®oµn ®i ®Õn n¨m b¶y chôc ngêi. Suèt thêi gian nan, nguy hiÓm Êy, kh«ng mét chiÕn sÜ giao th«ng liªn l¹c nµo hµng ®Þch, kh«ng ®Ó c«ng v¨n, th tÝn vµo tay ®Þch, kh«ng ®Ó mét c¸n bé m×nh ®a ®êng nµo bÞ b¾t.

Sau chiÕn th¾ng §iÖn Biªn Phñ, miÒn B¾c hoµn toµn gi¶i phãng, liÒn ®Êy l¹i bÞ m¸y bay Mü nÐm bom ph¸ ho¹i c¸c trôc giao th«ng. Tr¹m giao th«ng liªn l¹c huyÖn ®îc tæ chøc thµnh tr¹m bu ®iÖn truyÒn thanh, vÒ sau míi giao ®êng d©y vµ loa th«ng tin sang ngµnh th«ng tin v¨n hãa. Tr¹m bu ®iÖn ®îc trang bÞ xe

200

Page 201: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

®¹p, xe m¸y, tæng ®µi ®iÖn tho¹i, nh©n viªn bu ®iÖn ®îc tr¶ l-¬ng th¸ng, ®îc båi dìng nghiÖp vô lªn bËc trung cÊp vµ ®¹i häc. Sau khi ph¸t hµnh tem bu ®iÖn, th× th tõ qua l¹i trong nh©n d©n t¨ng lªn nhiÒu. Khã kh¨n do chiÕn tranh ph¸ ho¹i cña ®Õ quèc Mü g©y ra còng nhiÒu, bu ®iÖn B×nh Giang ph¶i hÕt søc cè g¾ng míi hoµn thµnh nhiÖm vô.

Sau chiÕn th¾ng th¸ng 4 n¨m 1975, ®· chuyÓn sang ®æi míi qu¶n lý, th tõ, b¸o chÝ, c«ng v¨n, viÖc chuyÓn tiÒn, hµng, truyÒn ®iÖn tho¹i gi÷a c¸c c¬ quan, xÝ nghiÖp trong níc, gi÷a nh©n d©n trong níc vµ víi c¸c níc trªn thÕ giíi ngµy cµng nhiÒu, cµng khÈn tr¬ng, bu ®iÖn B×nh Giang nhiÒu lÇn ®îc t¨ng thªm c¬ së vËt chÊt, kü thuËt, m¸y mãc, t¨ng thªm c¸n bé cã tr×nh ®é cao ®Ó ®¶m b¶o nhiÖm vô ®îc giao.

Nay trung t©m bu ®iÖn ®Æt ë thÞ trÊn KÎ SÆt lµ n¬i tËp trung c¸c c¬ quan §¶ng, chÝnh quyÒn cña huyÖn. Ngoµi ra cßn cã nh÷ng bu côc khu vùc cña huyÖn ë Th¸i Häc, Nh©n QuyÒn, Long Xuyªn, Cæ B×, Hµ X· v.v... C¸c tr¹m bu ®iÖn x©y dùng kiªn cè nh©n d©n cã thÓ ®Õn ®Êy göi th, göi tiÒn, hµng ®i c¸c n¬i hoÆc mua b¸o, nhËn tiÒn, hµng tõ c¸c n¬i göi vÒ, kh«ng ph¶i ®Õn trung t©m huyÖn hay lªn tØnh.

§êng d©y ®iÖn tho¹i nèi liÒn víi c¸c lµng, c¸c x·. DiÖn cho thuª bao m¸y më réng, c¸c x· ®Òu cã m¸y, c¸c lµng vµ hµng tr¨m t nh©n thuª bu ®iÖn l¾p ®Æt m¸y ®iÖn tho¹i. Liªn l¹c b»ng ®iÖn tho¹i gi÷a c¸c c¬ quan tØnh, huyÖn, x· ®îc mau chãng. Nh©n d©n cã thÓ trùc tiÕp nãi chuyÖn víi ngêi th©n trong níc vµ kh¾p n¬i trªn thÕ giíi n÷a. N¨m 1999, tÊt c¶ 18 x·, thÞ trÊn ®Òu cã ®iÖn tho¹i c«ng vµ t nh©n, b×nh qu©n 100 ngêi th× 1,7 ngêi cã m¸y ®iÖn tho¹i.

Bu ®iÖn l¹i x©y c¸c tr¹m bu ®iÖn v¨n hãa ®Õn tËn x·, nh ë x· Cæ B×, ¤ Xuyªn, Th¸i D¬ng... mçi tr¹m cã phßng trng bµy s¸ch, b¸o, nh©n d©n tù do ®Õn ®äc nh mét th viÖn nhá cña x·.

* Th¬ng m¹i, Ng©n hµng vµ Kho b¹c:Nh©n d©n B×nh Giang chuyªn lµm n«ng nghiÖp. S¶n phÈm

chÝnh lµ thãc, g¹o, rau, qu¶, gia sóc gia cÇm. Còng cã ngêi lµm

201

Page 202: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nghÒ thñ c«ng, s¶n phÈm cña hä tiªu thô kh¾p n¬i trong níc vµ xuÊt ra níc ngoµi. Gia ®×nh n«ng d©n vµ thî thñ c«ng, ngoµi phÇn tù tiªu dïng sè cßn l¹i ®Òu ®a ra thÞ trêng, b¸n lÊy tiÒn ®Ó mua nh÷ng thø cÇn cho cuéc sèng hµng ngµy cña con ngêi, nh÷ng vËt t cÇn thiÕt cho t¸i s¶n xuÊt më réng, mét phÇn tiÒn nép thuÕ cho Nhµ níc vµ c¸c kho¶n chi tiªu kh¸c. Cã thø th¬ng nh©n ®Õn tËn nhµ ®Ó mua, hoÆc ®em hµng ®Õn ®Ó b¸n, còng cã thø ngêi s¶n xuÊt mang ra chî ®Ó b¸n mµ mua hµng cÇn thiÕt ë chî.

Tõ xa xa B×nh Giang ®· cã chî vµ c¸c phè bu«n b¸n, qua tõng thêi kú ph¸t triÓn kinh tÕ, cã chî tµn lôi, cã chî më réng vµ cã chî míi h×nh thµnh. Chî, phè to nhÊt lµ chî vµ phè KÎ SÆt.

Thêi phong kiÕn vµ Ph¸p thuéc, viÖc bu«n b¸n lín n»m trong tay c¸c nhµ t b¶n trong níc vµ mét sè ngêi Trung Quèc hµng hãa tËp trung ë phè KÎ SÆt vµ chî CËy. Díi thêi c¶i t¹o XHCN, cã c¸c cöa hµng mËu dÞch quèc doanh, b¸ch hãa, v¶i sîi, cöa hµng l¬ng thùc, thùc phÈm, cöa hµng t liÖu s¶n xuÊt, vËt liÖu x©y dùng, cöa hµng ¨n uèng, cöa hµng th¬ng nghiÖp tæng hîp huyÖn, cöa hµng dîc phÈm v.v..., thuéc quyÒn qu¶n lý cña Nhµ níc, tæ chøc kinh doanh tõ cÊp tØnh táa xuèng. C¸c cöa hµng Êy b¸n, mua theo gi¸ thèng nhÊt cña Nhµ níc. V× hoµn c¶nh thêi chiÕn, nhiÒu mÆt hµng ph¶i b¸n theo ®Þnh lîng b»ng tem, phiÕu. Bªn c¸c cöa hµng quèc doanh Êy, c¸c chî vÉn häp, ngêi b¸n, ngêi mua tù tháa thuËn víi nhau vÒ sè lîng, phÈm chÊt, gi¸ c¶ tõng lo¹i hµng, cã thÓ cao hoÆc thÊp h¬n cña mËu dÞch quèc doanh.

Sau thèng nhÊt, níc nhµ kh«ng cßn hoµn c¶nh chiÕn tranh, kh«ng cßn bao v©y cÊm vËn cña ®Õ quèc, nÒn kinh tÕ níc ta chuyÓn sang ®æi míi qu¶n lý . Trong mua b¸n hµng hãa theo Nhµ níc chØ ®¹o, mËu dÞch quèc doanh chØ n¾m nh÷ng kh©u, nh÷ng mÆt hµng quan träng, cã ¶nh hëng lín ®Õn ®êi sèng nh©n d©n. Cöa hµng bu«n b¸n cña t nh©n tu©n theo ph¸p luËt cña Nhµ níc, më ra réng r·i ë phè chî vµ c¸c lµng trong huyÖn, gi¸ c¶ mua b¸n hai bªn bµn b¹c tháa thuËn víi nhau. Ngêi ta gäi lµ c¬ chÕ thÞ tr-êng. Cã nhiÒu n¬i bu«n b¸n sÇm uÊt, trªn bÕn díi thuyÒn, cã nhiÒu tuyÕn ®êng thñy, bé giao lu víi kh¾p n¬i trong níc lµ phè vµ chî SÆt.

202

Page 203: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Phè SÆt thêi Ph¸p thuéc, cã cöa hµng b¸n gç, b¸n tre, nøa, l¸ lín cña Tr¬ng Di, Nhiªu Ng¸t lµ ngêi lµng SÆt cã cöa hµng mua thãc g¹o cña kh¸ch tró(*) vµ ngêi ViÖt Nam. NhiÒu cöa hµng b¸ch hãa, v¶i sîi, thuèc b¾c lín cña kh¸ch tró Di Th¸i, Nguyªn Th¸i, cöa hµng cña ngêi huyÖn kh¸c ®Õn nh §«ng Thµnh, Ých X¬ng, L¹c Thñy. §êng phè gå ghÒ, nhiÒu vòng níc ®äng, ®Çy ruåi muçi, nªn cã ngêi gäi kh«i hµi KÎ SÆt lµ "KÎ ruåi". §Õn nh÷ng n¨m c¶i t¹o x· héi chñ nghÜa, c¸c hiÖu kh¸ch tró vµ c¸c cöa hµng lín ®Òu ®ãng cöa. XuÊt hiÖn c¸c cöa hµng mËu dÞch quèc doanh chuyªn ngµnh cña c¸c c«ng ty mËu dÞch tØnh, huyÖn, c¸c tæ tiÓu th¬ng. Sang ®æi míi, cöa hµng mËu dÞch thu hÑp, tæ tiÓu th¬ng gi¶i thÓ, bá chÕ ®é cung cÊp tem phiÕu. Cöa hµng t nh©n tù do më tõ ®Çu phè gi¸p lµng Tr¸ng LiÖt kÐo ®Õn ®Çu cÇu SÆt. Phè ®îc r¶i ®¸, l¸ng nhùa, tr¸t bª t«ng, cã cèng tho¸t níc, ®iÖn kÐo ®Õn tõng nhµ.

Chî SÆt tríc cã 2 khu vùc: Khu vùc mua b¸n tr©u, bß, lîn c¸ch phè gÇn nöa c©y sè vÒ phÝa nam, c¹nh ga xe löa cò, nay kh«ng cßn. Khu vùc mua b¸n hµng n«ng s¶n thùc phÈm, c«ng nghÖ phÈm, ë phÝa t©y b¾c phè, gi÷a phè vµ bê s«ng SÆt, lÒu qu¸n x©y g¹ch, cã c¸i m¸i bª t«ng, cã c¸i m¸i ngãi. NÒn chî, lèi ®i trong chî xa ma lµ lÇy léi, bïn ngËp bµn ch©n, nay ®îc l¸t g¹ch, ®æ tr¹t, ma xuèng lµ tho¸t níc, ®i l¹i tho¶i m¸i cã phÇn chî lé thiªn dµnh cho viÖc mua b¸n lîn gµ, rau qu¶, nÒn còng ®îc r¶i tr¹t s¹ch sÏ.

Nhµ xung quanh chî ®Òu më cöa hµng ra chî, bÕn thµnh d·y phè quanh chî. Chî SÆt häp mét th¸ng 6 phiªn chÝnh vµo ngµy 2, 7, 12, 17, 22, 27. Ngêi ®Õn häp rÊt ®«ng, tríc phiªn chî chÝnh lµ ngµy ¸p phiªn, sau phiªn chî chÝnh lµ ngµy th«i phiªn. Ngµy ¸p phiªn vµ ngµy th«i phiªn ®Òu cã ®«ng ngêi ®Õn bu«n b¸n.

Sau chî SÆt cßn cã chî CËy, chî V¹c, chî Hµ, chî Tr»m, chî Lßn, chî B×, chî KiÖt, chî Cèng Tranh. Chî nµo còng cã phÇn phè cã cöa hµng cè ®Þnh, vµ phÇn lÒu qu¸n dµnh cho ngêi ®Õn b¸n hµng tõng phiªn chî. C¸c lÒu qu¸n tríc cßn t¹m bî, cét tre lîp l¸, lîp r¹, nay ®Òu x©y qu¸n g¹ch, ®êng ®i còng ®îc l¸t g¹ch. Cã chî häp

(*) Kh¸ch cña ngêi tµu tró ngô.203

Page 204: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

mét th¸ng 6 phiªn, cã chî häp 9, phiªn chÝnh, phÇn lín kh«ng trïng vµo ngµy phiªn chÝnh cña chî SÆt.

HÇu kh¾p c¸c lµng trong huyÖn, lµng nµo còng cã nhiÒu cöa hµng nhá, buæi s¸ng, buæi chiÒu mçi lµng ®Òu cã mét tô ®iÓm mua b¸n thùc phÈm, rau qu¶. Gi÷a lµng V¹c cã chî Lîc. §Çu lµng L«i Khª, xa cã chî Ma. Gäi nh vËy v× L«i Khª xa gäi lµ Ma Khª, chî Ma b¸n c¸, rau cÇn, rau diÕp phôc vô b÷a ¨n sau ngµy tÕt ©m lÞch.

Ng©n hµng vµ Kho b¹c lµ hai c¬ quan qu¶n lý h¹ch to¸n kinh tÕ theo ngµnh däc cã trô së ë huyÖn, ho¹t ®éng phôc vô cho kÕ ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ cña huyÖn, díi sù l·nh ®¹o cña §¶ng vµ chÝnh quyÒn huyÖn.

NhiÖm vô cña hai c¬ quan nµy lµ huy ®éng tiÒn nhµn rçi trong d©n, thu gi÷ c¸c lo¹i thuÕ, cho n«ng d©n vay ®Ó xãa ®ãi gi¶m nghÌo, víi l·i suÊt thÊp, theo dâi viÖc sö dông tiÒn vay ®Ó thu håi nî ®óng h¹n, qu¶n lý viÖc chi, thu ng©n s¸ch x· ®óng ph¸p luËt cña Nhµ níc. Trong huyÖn ®· chÊn chØnh ®îc 10 hîp t¸c x· tÝn dông ho¹t ®éng ®óng ph¸p luËt cña Nhµ níc. N¹n cho vay nÆng l·i ë n«ng th«n kh«ng cßn. Trong n¨m 1998 vµ 1999 ®· cho 17.755 hé vay 37 tû 387 triÖu lµm vèn s¶n xuÊt.

Ho¹t ®éng cña giao th«ng vËn t¶i thñy, bé, bu ®iÖn, th¬ng m¹i, ng©n hµng, kho b¹c hµng n¨m ®Òu cã nhiÒu tiÕn bé, gãp phÇn vµo ®Èy m¹nh s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, thñ c«ng nghiÖp, c«ng nghiÖp ë thÞ trÊn KÎ SÆt vµ c¸c lµng x·, n©ng cao ®êi sèng cña nh©n d©n, lµm cho bé mÆt n«ng th«n ngµy cµng ®îc c¶i thiÖn.* Giao thông vận tải:

a) Vận tải thủy: Phía bắc Bình Giang có sông Sặt, phía tây sông Cửu An, phía đông có sông Đĩnh Đào. Ba con sông ấy là đường giao thông thủy của huyện Bình Giang với các huyện bạn và các nơi trong nước. Sông Sặt có bến Sặt, bến Cậy, sông Cửu An có bến chợ Hà, sông Đĩnh Đào có bến đò Quát. Bến Sặt to nhất.

Hàng ngày trên sông Sặt từng đoàn thuyền máy chở đá, than, cát cao lanh cho các lò xứ, và các công trường, các lò gạch, lò vôi hoặc chở sành sứ, vôi đi các nơi.

204

Page 205: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Một độ có ca nô chở khách từ thành phố Hải Dương về Cậy, Sặt, Lực Điền và chở ngược lại. Giá tuy rẻ hơn đường bộ, nhưng do chờ đợi lâu, khách dồn đi vào tuyến đường bộ, nên ca nô phải ngừng hoạt động.

Phương tiện vận tải thủy có thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền xi măng lưới thép chạy bằng chèo, sào đẩy, buồm, dây kéo nay chuyển sang dùng máy đẩy hay ca nô kéo cả. Phần lớn thuộc sở hữu tư nhân.

Nội đồng Bình Giang có nhiều ngòi lạch. Phần lớn hẹp, nông, lại có nhiều cầu cống, đắp ngăn cách thuyền nhỏ đi lại cũng khó khăn, nên nhân dân sử dụng đường bộ nhiều hơn.

b- Giao thông đường bộ:Thời phong kiến ở Bình Giang làng nọ sang làng kia đi theo

đường khuyến nông ngoằn ngoèo, ít có quãng thẳng. Từ làng lên huyện hay ra quốc lộ cũng theo đường ấy. Làng ở gần đê thì đi theo đường đê sông Cửu An và sông Sặt. Mặt đường chỗ có chân người đi thành vệt không có cỏ, rộng 3-4 chục phân, trời mưa là lầy lội trơn tuột có quãng do trâu, bò đi nhiều thành đường bậc thang. Có quãng do người tát nước, hay đơm cá, cuốc đứt đường rồi bỏ đấy. Người, trâu đi qua đất lở, quãng đứt mở rộng, người đi bùn thụt sâu ngập bàn chân rồi đến đầu gối, có câu ca: "Trăm cái tội không bằng quãng đường lội làng x". (áp dụng vào làng nào cũng có).

Nhân dân đi lại phổ biến là đi bộ, chân không giầy dép. Mang hàng hóa, đồ đạc thì đội, gánh, vác, khiêng, kéo. Có người già, người ốm thì nằm trong võng gai, mắc vào đòn có người khiêng hai đầu. Các tổng lý giầu đi bằng ngựa, người nghèo thì cuốc bộ, đôi giầy da cắp nách, gần đến cửa quan mới rửa chân, đi giầy, vuốt quần áo vào hầu quan. Quan muốn về làng phải cho dân sửa đường, quan ngồi trong võng có phu khênh.

Đọc chuyện nói: Quốc cữu nhà Mạc, từ Dương Kinh, huyện Kiến Thụy về kinh, đến quán Tuyển Cử đổi thay phu khiêng võng. Các ông nghè làng Mộ Trạch từ kinh đô vinh quy về quê qua chợ Lương Đường đến ba đống Hà, cắm lọng ngồi chờ dân làng ra đón... tìm dấu vết hai con đường ấy nay không còn. Đến thời Pháp

205

Page 206: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thuộc, để tiện đường đàn áp phong trào yêu nước và khai thác thuộc địa ở Bình Giang, đã bắt nhân dân đắp một số đường to, có thể đi ô tô, xe ngựa, xe tay đó là:

Năm 1887 đắp con đường từ Phủ cũ đi Gia Lộc, qua làng Lôi Khê vượt đò ngang qua sông Đĩnh Đào. Cùng năm ấy đắp con đường từ Phủ cũ đi Cậy.

Năm 1891 đắp con đường từ Phủ cũ đi Thanh Miện.Năm 1896 đắp con đường từ Phủ cũ đi Sặt.Năm 1898 đắp con đường từ Phủ cũ đi Hà Chợ.Từ năm 1898 - 1902 thực dân Pháp làm xong con đường xe

lửa Hà Nội xuống Hải Phòng, đồng thời với con đường thuộc địa số 5, nay ta gọi là quốc lộ 5. Cũng trong thời gian ấy, chúng đặt con đường xe lửa nhỏ từ ga Cẩm Giàng qua sông Sặt, xuyên qua Bình Giang, Thanh Miện đến Ninh Giang. Thời ấy, tầu biển có thể ngược dòng sông Luộc đến Ninh Giang, coi Ninh Giang như một cảng. Đây là loại đường xe lửa nhỏ sử dụng loại tà vẹt 0,60m loại ra lúc làm tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn. Nguyên khi làm tuyến đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn, lúc đầu dùng loại tà vẹt 0,60m sau nâng lên tà vẹt 1m, loại 0,60m, thừa ế nhường với giá rẻ cho tuyến đường Cẩm Giàng - Ninh Giang. Ga đầu tuyến đường là ga Cẩm Giàng, qua cầu Sặt sang huyện Bình Giang có ga Kẻ Sặt. Pháp còn có dự định đưa tuyến đường ấy vượt qua sông Luộc sang tỉnh Thái Bình, vượt đò Tân Đệ đến ga Nam Định, để đưa hàng công nghiệp vào bán và mua thóc gạo của nông dân đem xuất khẩu nhưng đến năm 1914 ít hiệu quả, bị lỗ đành phải dỡ bỏ.

Sau khi dỡ đường sắt, ga Sặt được sử dụng làm trường Pháp Việt dạy 3 lớp của cấp I, thầy giáo Linh dạy mấy lớp ấy. Là một nhà giáo sớm giác ngộ cách mạng, cuối năm 1945 thầy về công tác ở tòa báo "Sự thật". Chống Pháp thắng lợi ta dùng trường ấy làm trường cấp II của huyện Bình Giang, sau chuyển thành trường cấp III, cuối cùng ta nhường cho đoàn đo đạc bản đồ Trung ương để xây nhà trường khác.

Tuyến đường sắt từ Cẩm Giàng đi Ninh Giang thành tuyến đường 20. Từ Cẩm Giàng, đường 20 và đường 38 cùng chung một tuyến, đường 20 đi về hướng nam còn đường 38 năm 1935 cắt qua

206

Page 207: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

làng Sặt đến chợ đình đi thẳng ra cống Tranh gặp đường 39A tại Trương Xá, tỉnh Hưng Yên.

Tuyến đường 194 từ đường quốc lộ 5 qua cầu Cậy, cầu phao Hà Chợ sang Ân Thi gặp đường 38. Phương tiện vận tải đường bộ, trong thời Pháp thuộc có nhiều thay đổi. Bắt đầu dùng xe Ô tô, xe đạp, xe bò, xe ngựa và xe do người kéo gọi là xe tay. Xe ô tô chở khách chạy trên đường số 5. Quan huyện dùng Ô tô lên tỉnh, những khi xuống các làng lại dùng xe người kéo. Một số nhà giầu mua xe đạp từ bên Pháp, một số nhà kinh doanh sắm xe ngựa, xe bò, xe đạp, xe tay cho người nghèo thuê đi chở hàng để kiếm lời.

Cách mạng thành công được 4 tháng, nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, quân dân Bình Giang đi phá hoại đường 5, đánh sập cầu Ghẽ, cầu Sặt, cầu Giát, bỏ kè đò Cậy để chặn bước tiến của địch, rồi đắp ụ đất và đào rãnh chữ chi trên đê sông Sặt và đường 20.

Pháp chiếm đường 20 đóng bốt ở Sặt, Phủ, Hòa Loan, quân và dân ta dùng các loại mìn, đánh xe trên đường 20. Có lúc khu vực chỉ huy của quân địch trên đường 20 có bao nhiêu xe thì bị mìn phá hủy cả, không còn xe để tiếp tế cho bốt Phủ cũ và bốt Lòn. Nhờ mấy xe nơi khác, lái xe là da đen, đi đến cầu Xộp trông quang cảnh đường rồi cũng khóc mà quay lại.

Pháp bại trận, Mỹ nhảy vào đưa không quân ra phá hoại miền Bắc. Đề phòng Mỹ phá cầu Ghẽ trên đường số 5, ta đặt phà bên cầu Sặt, bắc cầu phao trên sông Cậy, đắp và rải đường bằng đất đỏ đường 20 và đường 194, củng cố con đường từ Cậy đi Bá Thủy sang Gia Lộc gặp đường 17 coi như đường phụ của đường 5, nếu cầu Ghẽ bị bỏ bom, đường Hà Nội - Hải Phòng vẫn không tắc.

Sau chiến thắng mùa xuân 1975, cả nước đi vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng các tuyến đường giao thông là khâu quan trọng.

Nhờ có tỉnh đầu tư vốn và kỹ thuật, năm 1960 hoàn thành xây lại cầu Sặt năm 1989 xây xong cầu Cậy, rải nhựa đường 20 và đường 194, quãng từ Phủ cũ đi Cậy. Đường giao thông toàn huyện cải tạo nâng cấp được 186 km, rải nhựa 21,7 km, rải bê tông 17,58

207

Page 208: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

km, rải vật liệu cứng khác 63 km, ô tô bất kỳ thời tiết nào cũng về đến các làng, các xã trong huyện.

* Bưu điện:Thời phong kiến, quan ở kinh đô truyền lệnh xuống tỉnh, phủ

huyện, hoặc tỉnh, phủ huyện muốn báo cáo lên kinh đô, có hệ thống ngựa trạm truyền lệnh. Các vua, quan đi đường cũng theo trạm, có nơi thay ngựa, thay phu khiêng kiệu, khiêng võng. Tổng, xã muốn báo cáo tình hình, nộp tiền thuế phải trực tiếp đến gặp viên chức có liên quan cấp huyện. Nhân dân muốn báo cáo khiếu nại điều gì với huyện, tỉnh hoặc nhà vua cũng phải mang đơn đến nơi mình định gặp. Người dân thường muốn thăm hỏi nhau, trao đổi bàn bạc với nhau việc gì, hay gửi hàng hóa, tiền bạc cho nhau, cũng phải trực tiếp gặp nhau, hay nhờ người thân mang tiền bạc, hàng hóa đến tận nơi người nhận.

Vả lại ngày xưa muốn viết thư cho nhau, phải dùng chữ Hán, chữ Nôm, là thứ chữ rất khó sử dụng. Học đọc, học viết được thứ chữ ấy mất nhiều công phu lắm. Trăm người chỉ có một vài người biết. Người không biết đọc, biết viết chữ Hán, chữ Nôm muốn viết thư cho người thân ở nơi xa cũng chẳng được. Nhờ người khác viết thư là điều ít người muốn. Nhận được thư, đi mượn người đọc thì không giữ kín được việc riêng. Trong nền kinh tế tự cấp, tự túc, sự giao lưu về tình hình giá cả, tiền bạc, hàng hóa cũng không phải là nhu cầu thường xuyên và cấp thiết. Cho nên, thời vua quan phong kiến không có quan chức coi việc giao lưu thư từ, hàng hóa, tiền bạc trong nhân dân, không có ngành bưu điện.

Là thuộc địa của thực dân Pháp, ta biết sử dụng chữ quốc ngữ là thứ chữ viết được tiếng ta, ai cũng học đọc, học viết thứ chữ ấy được. Trong nhân dân người biết đọc, biết viết thư nhiều, người gửi thư, đọc thư rộng. Nhu cầu gửi, nhận thư từ, báo chí, nhu cầu gửi tiền, nhận tiền, gửi, nhận hàng hóa, nhu cầu gửi nhận công văn giấy tờ ngày càng tăng trong các cơ quan Nhà nước và trong nhân dân. Thực dân Pháp tổ chức ở huyện Bình Giang một trạm bưu điện có ông đội trạm và các bưu tá. Mỗi tổng có một bưu tá. Hàng ngày, đội trạm nhận báo chí, thư từ công văn của cấp tỉnh gửi về

208

Page 209: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

phân phối cho các bưu tá, bưu tá chuyển đến người nhận thuộc tổng mình phụ trách. Đội trạm soạn thư từ, công văn, báo chí nhận được hàng ngày, qua giao trực tiếp hay bỏ vào hòm thư, để gửi lên tỉnh, sau khi nhận thư tín của tỉnh.

Người gửi thư ở làng, phải lên trạm huyện mua tem dán vào phong bì rồi bỏ vào hòm thư. Trạm huyện không làm việc gửi điện tín, chuyển hoặc trả hàng hóa. Các việc ấy phải lên làm trực tiếp ở cấp tỉnh vừa phiền phức mà tốn kém.

Người ta còn kể: Có người vợ có chồng đi lính cho Pháp, gửi về 5 đồng bạc qua bưu điện. Người vợ phải mượn người đọc thư, xin ông lý trưởng thi thực vào giấy, người thân đưa lên bưu điện tỉnh lĩnh tiền, chi phí tiền ăn uống, tầu xe mất gần nửa số tiền nhận được.

Ngày đầu sau khi cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, cán bộ làm việc không có lương. Đội trạm bưu tá nghỉ cả, ủy ban cách mạng lâm thời tổ chức bộ phận giao thông liên lạc, cắt cử người đi nhận công văn của tỉnh và đưa công văn của huyện về các xã. Mỗi khi có việc khẩn cấp, báo hiệu bằng dấu công văn hỏa tốc, phải bất cứ đêm tối, mưa bão cũng cử người đi ngay. Trạm giao thông liên lạc huyện không nhận chuyển thư riêng.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ủy ban kháng chiến huyện coi việc giữ vùng liên lạc với tỉnh, với các đơn vị bộ đội, các huyện bạn, nhất là với các xã là rất quan trọng. Đồng chí Vũ Duy Tiêu, rồi đồng chí Nguyễn Văn Sách, được cử sang tổ chức và lãnh đạo trạm giao thông liên lạc huyện. Cán bộ làm công tác giao thông liên lạc phải là người có sức khỏe, gan dạ, tin tưởng tuyệt đối vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi, có tinh thần tự giải quyết những khó khăn, ứng phó kịp thời mọi tình huống thuộc về đường đi lại bảo vệ bí mật công văn, không để công văn sa vào tay địch, nếu bị địch bắt, không cho địch biết đường dây của trạm. Ngoài việc chuyển công văn còn phải đưa đón cán bộ, bộ đội đi qua trạm. Bị địch bao vây phải có biện pháp bảo vệ cán bộ mình đưa đường, tự hòa mình với quần chúng, tránh sa vào tay địch.

Từ 1949 đến 1954, địch tỏa ra chiếm đóng toàn huyện các cơ quan tỉnh, huyện, xã rút vào bí mật. Chiến sĩ giao thông liên lạc

209

Page 210: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

với chiếc gậy tre, tấm ni lông che mưa, túi công văn thư tín, với lòng quả cảm, vẫn giữ vững liên lạc về công văn thư tín với tỉnh, với đơn vị bộ đội, các huyện bạn và các xã trong huyện. Còn đưa cán bộ, bộ đội vượt đường 20, đường 194, đường 5, vượt sông Sặt nơi sát đồn bốt địch được an toàn. Có lúc đoàn đi đến năm bảy chục người. Suốt thời gian nan, nguy hiểm ấy, không một chiến sĩ giao thông liên lạc nào hàng địch, không để công văn, thư tín vào tay địch, không để một cán bộ mình đưa đường nào bị bắt.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, liền đấy lại bị máy bay Mỹ ném bom phá hoại các trục giao thông. Trạm giao thông liên lạc huyện được tổ chức thành trạm bưu điện truyền thanh, về sau mới giao đường dây và loa thông tin sang ngành thông tin văn hóa. Trạm bưu điện được trang bị xe đạp, xe máy, tổng đài điện thoại, nhân viên bưu điện được trả lương tháng, được bồi dưỡng nghiệp vụ lên bậc trung cấp và đại học. Sau khi phát hành tem bưu điện, thì thư từ qua lại trong nhân dân tăng lên nhiều. Khó khăn do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra cũng nhiều, bưu điện Bình Giang phải hết sức cố gắng mới hoàn thành nhiệm vụ.

Sau chiến thắng tháng 4 năm 1975, đã chuyển sang đổi mới quản lý, thư từ, báo chí, công văn, việc chuyển tiền, hàng, truyền điện thoại giữa các cơ quan, xí nghiệp trong nước, giữa nhân dân trong nước và với các nước trên thế giới ngày càng nhiều, càng khẩn trương, bưu điện Bình Giang nhiều lần được tăng thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, tăng thêm cán bộ có trình độ cao để đảm bảo nhiệm vụ được giao.

Nay trung tâm bưu điện đặt ở thị trấn Kẻ Sặt là nơi tập trung các cơ quan Đảng, chính quyền của huyện. Ngoài ra còn có những bưu cục khu vực của huyện ở Thái Học, Nhân Quyền, Long Xuyên, Cổ Bì, Hà Xã v.v... Các trạm bưu điện xây dựng kiên cố nhân dân có thể đến đấy gửi thư, gửi tiền, hàng đi các nơi hoặc mua báo, nhận tiền, hàng từ các nơi gửi về, không phải đến trung tâm huyện hay lên tỉnh.

Đường dây điện thoại nối liền với các làng, các xã. Diện cho thuê bao máy mở rộng, các xã đều có máy, các làng và hàng trăm

210

Page 211: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tư nhân thuê bưu điện lắp đặt máy điện thoại. Liên lạc bằng điện thoại giữa các cơ quan tỉnh, huyện, xã được mau chóng. Nhân dân có thể trực tiếp nói chuyện với người thân trong nước và khắp nơi trên thế giới nữa. Năm 1999, tất cả 18 xã, thị trấn đều có điện thoại công và tư nhân, bình quân 100 người thì 1,7 người có máy điện thoại.

Bưu điện lại xây các trạm bưu điện văn hóa đến tận xã, như ở xã Cổ Bì, Ô Xuyên, Thái Dương... mỗi trạm có phòng trưng bày sách, báo, nhân dân tự do đến đọc như một thư viện nhỏ của xã.

* Thương mại, Ngân hàng và Kho bạc:Nhân dân Bình Giang chuyên làm nông nghiệp. Sản phẩm

chính là thóc, gạo, rau, quả, gia súc gia cầm. Cũng có người làm nghề thủ công, sản phẩm của họ tiêu thụ khắp nơi trong nước và xuất ra nước ngoài. Gia đình nông dân và thợ thủ công, ngoài phần tự tiêu dùng số còn lại đều đưa ra thị trường, bán lấy tiền để mua những thứ cần cho cuộc sống hàng ngày của con người, những vật tư cần thiết cho tái sản xuất mở rộng, một phần tiền nộp thuế cho Nhà nước và các khoản chi tiêu khác. Có thứ thương nhân đến tận nhà để mua, hoặc đem hàng đến để bán, cũng có thứ người sản xuất mang ra chợ để bán mà mua hàng cần thiết ở chợ.

Từ xa xưa Bình Giang đã có chợ và các phố buôn bán, qua từng thời kỳ phát triển kinh tế, có chợ tàn lụi, có chợ mở rộng và có chợ mới hình thành. Chợ, phố to nhất là chợ và phố Kẻ Sặt.

Thời phong kiến và Pháp thuộc, việc buôn bán lớn nằm trong tay các nhà tư bản trong nước và một số người Trung Quốc hàng hóa tập trung ở phố Kẻ Sặt và chợ Cậy. Dưới thời cải tạo XHCN, có các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, bách hóa, vải sợi, cửa hàng lương thực, thực phẩm, cửa hàng tư liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, cửa hàng ăn uống, cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện, cửa hàng dược phẩm v.v..., thuộc quyền quản lý của Nhà nước, tổ chức kinh doanh từ cấp tỉnh tỏa xuống. Các cửa hàng ấy bán, mua theo giá thống nhất của Nhà nước. Vì hoàn cảnh thời chiến, nhiều mặt hàng phải bán theo định lượng bằng tem, phiếu. Bên các cửa hàng quốc doanh ấy, các chợ vẫn họp, người bán, người mua tự

211

Page 212: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thỏa thuận với nhau về số lượng, phẩm chất, giá cả từng loại hàng, có thể cao hoặc thấp hơn của mậu dịch quốc doanh.

Sau thống nhất, nước nhà không còn hoàn cảnh chiến tranh, không còn bao vây cấm vận của đế quốc, nền kinh tế nước ta chuyển sang đổi mới quản lý . Trong mua bán hàng hóa theo Nhà nước chỉ đạo, mậu dịch quốc doanh chỉ nắm những khâu, những mặt hàng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Cửa hàng buôn bán của tư nhân tuân theo pháp luật của Nhà nước, mở ra rộng rãi ở phố chợ và các làng trong huyện, giá cả mua bán hai bên bàn bạc thỏa thuận với nhau. Người ta gọi là cơ chế thị trường. Có nhiều nơi buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền, có nhiều tuyến đường thủy, bộ giao lưu với khắp nơi trong nước là phố và chợ Sặt.

Phố Sặt thời Pháp thuộc, có cửa hàng bán gỗ, bán tre, nứa, lá lớn của Trương Di, Nhiêu Ngát là người làng Sặt có cửa hàng mua thóc gạo của khách trú( *) và người Việt Nam. Nhiều cửa hàng bách hóa, vải sợi, thuốc bắc lớn của khách trú Di Thái, Nguyên Thái, cửa hàng của người huyện khác đến như Đông Thành, ích Xương, Lạc Thủy. Đường phố gồ ghề, nhiều vũng nước đọng, đầy ruồi muỗi, nên có người gọi khôi hài Kẻ Sặt là "Kẻ ruồi". Đến những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, các hiệu khách trú và các cửa hàng lớn đều đóng cửa. Xuất hiện các cửa hàng mậu dịch quốc doanh chuyên ngành của các công ty mậu dịch tỉnh, huyện, các tổ tiểu thương. Sang đổi mới, cửa hàng mậu dịch thu hẹp, tổ tiểu thương giải thể, bỏ chế độ cung cấp tem phiếu. Cửa hàng tư nhân tự do mở từ đầu phố giáp làng Tráng Liệt kéo đến đầu cầu Sặt. Phố được rải đá, láng nhựa, trát bê tông, có cống thoát nước, điện kéo đến từng nhà.

Chợ Sặt trước có 2 khu vực: Khu vực mua bán trâu, bò, lợn cách phố gần nửa cây số về phía nam, cạnh ga xe lửa cũ, nay không còn. Khu vực mua bán hàng nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, ở phía tây bắc phố, giữa phố và bờ sông Sặt, lều quán xây gạch, có cái mái bê tông, có cái mái ngói. Nền chợ, lối đi trong chợ xưa mưa là lầy lội, bùn ngập bàn chân, nay được lát gạch, đổ trạt, mưa xuống

(*) Khách của người tàu trú ngụ.

212

Page 213: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

là thoát nước, đi lại thoải mái có phần chợ lộ thiên dành cho việc mua bán lợn gà, rau quả, nền cũng được rải trạt sạch sẽ.

Nhà xung quanh chợ đều mở cửa hàng ra chợ, bến thành dãy phố quanh chợ. Chợ Sặt họp một tháng 6 phiên chính vào ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27. Người đến họp rất đông, trước phiên chợ chính là ngày áp phiên, sau phiên chợ chính là ngày thôi phiên. Ngày áp phiên và ngày thôi phiên đều có đông người đến buôn bán.

Sau chợ Sặt còn có chợ Cậy, chợ Vạc, chợ Hà, chợ Trằm, chợ Lòn, chợ Bì, chợ Kiệt, chợ Cống Tranh. Chợ nào cũng có phần phố có cửa hàng cố định, và phần lều quán dành cho người đến bán hàng từng phiên chợ. Các lều quán trước còn tạm bợ, cột tre lợp lá, lợp rạ, nay đều xây quán gạch, đường đi cũng được lát gạch. Có chợ họp một tháng 6 phiên, có chợ họp 9, phiên chính, phần lớn không trùng vào ngày phiên chính của chợ Sặt.

Hầu khắp các làng trong huyện, làng nào cũng có nhiều cửa hàng nhỏ, buổi sáng, buổi chiều mỗi làng đều có một tụ điểm mua bán thực phẩm, rau quả. Giữa làng Vạc có chợ Lược. Đầu làng Lôi Khê, xưa có chợ Ma. Gọi như vậy vì Lôi Khê xưa gọi là Ma Khê, chợ Ma bán cá, rau cần, rau diếp phục vụ bữa ăn sau ngày tết âm lịch.

Ngân hàng và Kho bạc là hai cơ quan quản lý hạch toán kinh tế theo ngành dọc có trụ sở ở huyện, hoạt động phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế của huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền huyện.

Nhiệm vụ của hai cơ quan này là huy động tiền nhàn rỗi trong dân, thu giữ các loại thuế, cho nông dân vay để xóa đói giảm nghèo, với lãi suất thấp, theo dõi việc sử dụng tiền vay để thu hồi nợ đúng hạn, quản lý việc chi, thu ngân sách xã đúng pháp luật của Nhà nước. Trong huyện đã chấn chỉnh được 10 hợp tác xã tín dụng hoạt động đúng pháp luật của Nhà nước. Nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn không còn. Trong năm 1998 và 1999 đã cho 17.755 hộ vay 37 tỷ 387 triệu làm vốn sản xuất.

Hoạt động của giao thông vận tải thủy, bộ, bưu điện, thương mại, ngân hàng, kho bạc hàng năm đều có nhiều tiến bộ, góp phần vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp

213

Page 214: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ở thị trấn Kẻ Sặt và các làng xã, nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện.

PhÇn bènPh¸t triÓn sù nghiÖp gi¸o dôc, y tÕ,

v¨n hãa, x· héi

I - Sù nghiÖp gi¸o dôc

214

Page 215: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

1- Häc vµ thi ch÷ H¸n: Tõ tríc c«ng nguyªn ®Õn thÕ kû thø X sau c«ng nguyªn, tËp ®oµn phong kiÕn níc Trung Hoa liªn tôc ®em qu©n x©m lîc vµ chiÕm ®ãng níc ta, ®em ch÷ Trung Quèc, v¨n hãa Trung Quèc sang tuyªn truyÒn trong nh©n d©n ta, nh»m biÕn níc ta thµnh mét bé phËn cña ®Êt níc Trung Hoa. Nhng tinh thÇn ®éc lËp cña nh©n d©n ta cã søc sèng m·nh liÖt, kh«ng thÓ dËp t¾t ®îc. Ta tiÕp thu ch÷ Trung Quèc, gäi lµ ch÷ H¸n, nhng ph¸t ©m theo c¸ch cña ta, sau ®ã biÕn ®æi thµnh ch÷ N«m, viÕt ®îc tiÕng ta. §em tinh hoa cña v¨n hãa Trung Quèc båi ®¾p cho tinh thÇn ®éc lËp cña d©n téc ta. Tõ nh÷ng cuéc næi dËy ng¾n ngµy, ®Õn x©y dùng thµnh níc ®éc lËp, cã tæ chøc, cã nÒn v¨n hãa ®éc lËp, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc ViÖt Nam.

§Õn thÕ kû thø XIX, ®Õ quèc thùc d©n ph¬ng T©y sang x©m chiÕm níc ta, la tinh hãa tiÕng ta ®Ó truyÒn ®¹o Gia t« nh»m n« dÞch d©n ta. Ta l¹i vËn dông thø ch÷ dÔ häc, dÔ viÕt Êy lµ ch÷ quèc ng÷, thay cho ch÷ H¸n, ch÷ N«m. Tõ ®ã ®· n©ng cao nÒn v¨n hãa cña d©n téc ngang tÇm víi c¸c níc v¨n minh trªn thÕ giíi.

Nh©n d©n huyÖn B×nh Giang, trong céng ®ång d©n téc ViÖt Nam, häc ch÷ H¸n, ch÷ N«m, ch÷ quèc ng÷ cïng c¸c ngo¹i ng÷ kh¸c. §· cã nh÷ng nhµ khoa b¶ng, nhµ chÝnh trÞ, nhµ qu©n sù, nhµ khoa häc, nhµ v¨n hãa, nhµ th¬, nh¹c sÜ, ca sÜ næi tiÕng, gãp phÇn kh«ng nhá vµo bíc tiÕn chung cña c¶ níc.

Tõ n¨m 1919, n¨m chÊm døt viÖc häc vµ thi b»ng ch÷ H¸n trë vÒ tríc, nh©n d©n ta cßn häc vµ thi b»ng ch÷ H¸n. Lµng, tæng kh«ng cã trêng c«ng. Nh÷ng ngêi kh¸ gi¶, hiÕu häc ®ãn nu«i «ng khãa (ngêi ®ç b»ng khãa sinh), «ng ®å (ngêi ®ç sinh ®å tó tµi) «ng cö (ngêi ®ç cö nh©n) ®Ó d¹y con ch¸u m×nh vµ ngêi lµng muèn häc. Häc trß ph¶i ®ãng tiÒn nu«i thÇy, biÕu quµ thÇy ngµy tÕt, vµo ®ång m«n, gãp tiÒn mua ruéng, hµng n¨m cÊy cµy lÊy tiÒn phông dìng thÇy lóc tuæi giµ, lµm ma lµm giç thÇy lóc qua ®êi. Trêng häc kh«ng cã bµn ghÕ, häc sinh ngåi trªn chiÕu, n»m bß ra mµ viÕt. Thêi ®ã viÕt b»ng bót l«ng, mùc mµi trong nghiªn mùc, viÕt trªn giÊy dã.

215

Page 216: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

HuyÖn cã huÊn ®¹o hay gi¸o thô, më trêng trùc tiÕp d¹y häc trß vµ tæ chøc nh÷ng buæi b×nh v¨n cho c¸c sÜ tö trong huyÖn. Mçi huÊn ®¹o hay gi¸o thô ®îc thu hoa lîi cña mét sè ruéng ®Ó nu«i thÇy vµ nh÷ng chi tiªu cÇn thiÕt.

Häc ch÷ H¸n rÊt khã, ®äc ch÷ H¸n cµng khã, nªn ngêi kh«ng häc giái kh«ng hiÓu ®îc nghÜa. HiÓu, nhí ®îc mÆt ch÷ ®Ó ®äc ®óng mÊt nhiÒu c«ng phu l¾m.

Tõ triÒu TrÇn (1225-1400) cã ch÷ N«m. Suy tõ ©m H¸n mµ viÕt sang ©m ViÖt, kh«ng th¹o ch÷ H¸n th× kh«ng viÕt vµ kh«ng ®äc ®îc ch÷ N«m.

Nh©n d©n ta häc ch÷ H¸n ®Ó øng dông vµo nh÷ng c«ng viÖc th«ng thêng hµng ngµy nh: ký tªn m×nh, viÕt v¨n tù b¸n hoÆc mua ruéng, ®Êt, sóc vËt lín, ®äc viÕt ph¶ nhµ m×nh, ®äc v¨n khÊn, v¨n tÕ, ghi chÐp sæ s¸ch, vay mîn c«ng nî, ®äc truyÖn viÕt b»ng ch÷ N«m nh truyÖn KiÒu, truyÖn NhÞ ®é mai...

Ngêi cã kh¶ n¨ng, cã ®iÒu kiÖn häc cao lªn ®Ó ®i thi h¬ng, thi héi, thi ®×nh, cïng c¸c kú thi nhµ vua më ra ®Ó kÐn nh©n tµi ra gióp níc, b¶n th©n ®îc hiÓn vinh.

Néi dung s¸ch gi¸o khoa ch÷ H¸n rÊt réng vµ chØ nãi vÒ x· héi Trung Quèc. Häc B¾c sö lµ häc sö cña Trung Quèc. Häc Nam sö míi lµ sö ta l¹i qu¸ s¬ sµi.

Häc th«ng tø th, ngò kinh, B¾c sö, Nam sö vËn dông nã vµo th¬, v¨n, chÝnh sù mét c¸ch s©u s¾c th× thi h¬ng, thi héi, thi ®×nh hay dù c¸c kú thi khoe míi kÕt qu¶. ThÇy d¹y giái ph¶i lµ c¸c «ng tó, «ng cö, «ng tiÕn sÜ ®· tõng thi cö, kh«ng lµm quan ë nhµ d¹y häc, hoÆc ra lµm quan vµ khi trÝ sÜ më trêng truyÒn b¸ ®¹o nho.

Trong huyÖn B×nh Giang thêi cßn häc vµ thi b»ng ch÷ H¸n, nh÷ng lµng cã nhiÒu ngêi ®ç cao nh: Lµng Mé Tr¹ch, Ngäc Côc, L¬ng §êng, Ho¹ch Tr¹ch, §an Loan do truyÒn thèng ch¨m häc giái cña tõng gia ®×nh, quyÕt t©m vît mäi khã kh¨n cña ngêi häc, l¹i gÆp trêng cã thÇy gi¸o d¹y giái vµ n¨ng khiÕu th«ng minh. Nãi häc thµnh tµi do ®Êt, mé cha «ng ®Ó vµo kiÓu rång chÇu sao chiÕu, chØ lµ c¸ch nãi hoang ®êng lµm gi¶m ý chÝ phÊn ®Êu cña con ngêi, kh«ng nªn qu¸ tin.

216

Page 217: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngµy xa, nh÷ng ngêi cã cha mÑ lµm nghÒ xíng ca kh«ng ®-îc dù thi. Phô n÷ kh«ng ®îc ®i häc, ®i thi. Trong danh s¸ch c¸c TiÕn sÜ nho häc cña tØnh H¶i D¬ng chØ cã bµ NguyÔn ThÞ DuÖ, ngêi lµng KiÖt §Æc huyÖn ChÝ Linh, ®ç TiÕn sÜ triÒu M¹c. S¸ch chó thÝch râ khi ®i thi bµ ph¶i khai tªn vµ ¨n mÆc gi¶ lµm con trai míi vµo ®îc trêng thi.

Häc ch÷ H¸n giái råi, häc trß tù t×m s¸ch nghiªn cøu vµ häc trong thùc tÕ ®Ó trë thµnh thÇy thuèc giái. Cã ngêi nghiªn cøu s©u kinh dÞch, ®äc s¸ch ®¹o, lý, ®Ó trë thµnh thÇy tíng, thÇy sè thÇy ®Þa lý. §ã lµ nh÷ng ngêi giái c¶ nho, y, lý, sè ®îc ngêi ®êi ca tông.

B¾t ®Çu tõ triÒu TrÇn (1225-1400), ®Õn n¨m 1919, n¨m b·i bá viÖc häc vµ thi b»ng ch÷ H¸n, theo LiÖt huyÖn ®¨ng khoa bÞ kh¶o cña Phan Huy ¤n vµ bia v¨n chØ §êng An, tøc huyÖn B×nh Giang, th× huyÖn B×nh Giang cã 98 ngêi thi ®ç TiÕn sÜ gåm cã 1 Tr¹ng nguyªn, 3 th¸m hoa, 2 b¶ng nh·n, 18 hoµng gi¸p, 74 ®ång TiÕn sÜ. Theo tiªu chÝ ph©n lo¹i khoa b¶ng th× ngêi ®ç khoa thi tam gi¸o vµ ®· tróng phã b¶ng ®îc lµ ngang hµng TiÕn sÜ, th× huyÖn B×nh Giang ®îc kÓ thªm 3 ngêi n÷a lµ 103 ngêi ngang hµng TiÕn sÜ. Trong 3 ngêi Êy cã 2 ngêi ®ç khoa tam gi¸o vµ mét tróng phã b¶ng.

Ngêi ®ç ®Çu tiªn lµ Vò VÞ Phñ, tøc Vò N¹p ®ç khoa tam gi¸o, n¨m 1247. Con «ng lµ Vò Nghiªu T¸ vµ Vò H¸n Bi ®Òu ®ç th¸i häc sinh tøc TiÕn sÜ n¨m 1304, 3 «ng ®Òu lµ ngêi lµng Mé Tr¹ch.

Ngêi ®ç TiÕn sÜ cuèi cïng lµ Hoµng Xu©n HiÖp, ngêi Ch©u Khª, ®ç th¸m hoa n¨m 1861. Ngêi ®ç Cö nh©n cuèi cïng lµ Vò §¹i ngêi lµng L¬ng Ngäc ®ç n¨m 1918.

So víi c¸c huyÖn trong tØnh H¶i D¬ng, th× huyÖn B×nh Giang cã sè ngêi ®ç TiÕn sÜ cßn kÐm huyÖn Nam S¸ch. HuyÖn Nam S¸ch cã 125 ngêi ®ç tiÕn sÜ, cao nhÊt tØnh.

Lµng Mé Tr¹ch cã 39 TiÕn sÜ, trong Êy cã 1 Tr¹ng nguyªn, 9 Hoµng gi¸p, 26 §ång TiÕn sÜ, 2 ®ç khoa tam gi¸o vµ 1 phã b¶ng, lµ lµng cã nhiÒu tiÕn sÜ nhÊt huyÖn, nhÊt tØnh, c¶ níc kh«ng cã lµng nµo nhiÒu tiÕn sÜ nho häc h¬n.

217

Page 218: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Danh s¸ch 103 TiÕn sÜ cña huyÖn B×nh Giang, theo quyÓn TiÕn sÜ nho häc cña tØnh H¶i D¬ng xuÊt b¶n n¨m 1999, ph©n ra tõng triÒu ®¹i.

TriÒu TrÇn (1225-1400)1- Vò VÞ Phñ: Cßn cã tªn lµ Vò N¹p, Vò §¹i, ngêi lµng Mé

Tr¹ch, x· T©n Hång, ®ç Ất khoa, khoa thi tam gi¸o, Khoa §inh Mïi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16 (1247), tham gia 3 lÇn ®¸nh qu©n Nguyªn ®îc phong §ång giang hÇu t¶ tíng qu©n, cßn l¨ng vµ mé trªn nói Phîng Hoµng, thÞ trÊn Minh §øc, huyÖn Thñy Nguyªn, thµnh phè H¶i Phßng.

2- Tạ Tíng C«ng: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, ®ç Khoa tam gi¸o §inh Mïi, triÒu TrÇn, Khoa , niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16(1247) lµm ®Õn chøc NhËp néi hµnh khiÓn ®ång trung th m«n h¹ tam phÈm vÒ trÝ sÜ; ®i ë ®©u kh«ng râ.

3- Vò Nghiªu T¸: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Th¸i häc sinh tøc TiÕn sÜ, Khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304) næi tiÕng vÒ v¨n häc, chøc NhËp néi hµnh khiÓn, Môn hạ H÷u thÞ lang, con c¶ Vò N¹p, anh ruét Vò H¸n Bi.

4- Vò H¸n Bi, tøc Vò N«ng: ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng th¸i häc sinh tøc TiÕn sÜ, khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), lµm chøc NhËp néi hµnh khiÓn, Thîng th t¶ béc x¹, næi tiÕng vÒ v¨n häc, là con Vò N¹p, cïng ®ç mét khoa víi anh lµ Vò Nghiªu T¸.

5- Lª C¶nh Tu©n: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng th¸i häc sinh tøc TiÕn sÜ khoa T©n DËu (1381), ph¶n ®èi qu©n Minh x©m lîc, bÞ nhµ Minh b¾t vµ chÕt trong ngôc Kim L¨ng cña Trung Quèc.

Cã s¸ch chÐp Lª C¶nh Tu©n, tróng th¸i häc sinh triÒu Hå, n¨m 1400 cïng khãa víi NguyÔn Tr·i. S¸ch H¶i D¬ng phong vËt chÝ viÕt n¨m Gia Long thø 10 (1811) nãi Lª C¶nh Tu©n lÜnh h-¬ng tiÕn n¨m X¬ng Phï (1377-1788), nay ghi theo §¹i Nam sö ký toµn th vµ §¹i Nam nhÊt thèng chÝ, s¸ch TiÕn sÜ nho häc tØnh H¶i D¬ng xuÊt b¶n n¨m 1999. Bia v¨n chØ §êng An kh«ng ghi Lª C¶nh Tu©n. ông là người viết Vạn ngôn thư gửi Bùi Bá Kỳ

218

Page 219: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

6- Lý Tử Cấu. xã ? huyÖn §ưêng An, lé Hång, nay thuộc Bình Giang, trúng tuyển khoa Kỷ Dậu, niên hiệu Xương phù thứ 5(1381), tõ chèi nhậm quan chức. Thời giặc Minh xâm lược Èn dËt, đÕn triÒu Lª s¬, NguyÔn Méng Tu©n tiÕn cö, nhng còng tõ chèi, «ng là trung thần víi nhµ TrÇn.

TriÒu Lª sơ (1428-1527)7- Vò §øc L©m: Ngêi lµng Hµ §«ng, x· Th¸i D¬ng, tróng

TiÕn sÜ khoa MËu Th×n, niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), lµm ®Õn chøc Thîng th, kiêm Đô ngự sử, vÒ trÝ sÜ, Bia khoa MËu Th×n cã tªn ë bia V¨n miÕu Hµ Néi.

8- NguyÔn Lò: Ngêi lµng TuyÓn Cö, x· T©n Hång, tróng TiÕn sÜ khoa QuÝ Dậu, niên hiệu Thái Hòa thứ 11(1453) lµm ®Õn chøc TÕ töu Quèc tö gi¸m .

9- Ph¹m Lç (cã s¸ch phiªn ©m lµ Ph¹m T¨ng): Ngêi lµng L«i D¬ng, x· Th¸i Häc, tróng Hoµng Gi¸p, khoa QuÝ Mïi, niên hiên Quang Thuận thứ 4 (1463) lµm ®Õn chøc H×nh bé h÷u thÞ lang lµ anh Tiến sĩ Ph¹m S¸n.

10- Vò H÷u: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Hoµng gi¸p khoa QuÝ Mïi, niên hiên Quang Thuận thứ 4 (1463). Lµm lÔ bé thîng th, råi Hé bé thîng th, ®îc cö lµm gi¸m kh¶o thi ®×nh khoa Nh©m TuÊt (1520), phong Tïng D¬ng hÇu. N¨m §inh Hîi (1527) cïng víi Ph¹m §×nh T¸, theo lÖnh vua Lª Cung Hoµng, Gia phong cöu tÝch, tíc An Hng V¬ng cho M¹c §¨ng Dung. Do tÝnh to¸n söa cöa thµnh Th¨ng Long ®îc chÝnh x¸c mµ vua phong cho danh hiÖu "Tr¹ng to¸n".

Cíc chó: Phong cöu tÝch lµ cho phÐp ®îc dïng 9 thø mµ thø d©n kh«ng ai ®îc dïng, ®ã lµ: Xe ngùa, ¸o xiªm, nh¹c khÝ, cöa s¬n, bÖ ngåi, dòng sÜ b¶o vÖ, cung tªn, cê, bóa, rîu cö sóng.

Bia khoa QuÝ Mïi (1463) cßn ë V¨n miÕu Hµ Néi.11- Chu Léc: Ngêi lµng Phï V©n tøc L«i Khª, x· Hång Khª,

tróng TiÕn sÜ khoa Quý Mïi (1463), lµm chøc HiÕn phã sø - Bia khoa Quý Mïi niên hiên Quang Thuận thứ 4 (1463) cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

219

Page 220: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

11 - NguyÔn Kim An: Ngêi lµng TuyÓn Cö, x· T©n Hång. Lµm cÊm binh trong néi ®iÖn, nh©n tÕt trung thu, m©y mï che kÝn tr¨ng, vua Lª Th¸nh T«n sai c¸c quan lµm th¬. C¸c quan cha lµm xong, «ng xin d©ng th¬. Xem th¬, vua ng ý, v× trong th¬ cã c©u: Chí ng¹i, n¨m nay v¾ng Ngäc thá, Thu sau sÏ thÊy tr¨ng cµng cao. Vua thëng rÊt hËu vµ cho vÒ theo häc. N¨m 23 tuæi thi khoa Nh©m Th×n, niên hiện Hồng Đức thứ 3 (1472) tróng B¶ng nh·n, chøc Hµn l©m viÖn thị thư.

12- Vò §øc Khang, cã s¸ch ghi lµ Vò øng Khang, ngêi Mé Th¹ch, x· T©n Hång, tróng Hoµng gi¸p, khoa Nh©m Th×n, niên hiện Hồng Đức thứ 3 (1472) lµm ®Õn chøc Hé khoa ®« cÊp sù trung.

13- Ph¹m S¸n: Ngêi lµng L«i D¬ng, x· Th¸i Häc tróng Hoµng gi¸p khoa Êt Mïi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475) lµm ®Õn chøc Hµn l©m häc sÜ, lµ em ruét Ph¹m Lç.

14- §ç ChÝnh L¹c: Ngêi lµng Såi Tã, x· Th¸i Häc, tróng ®ång tiÕn sÜ khoa Êt Mïi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475) lµm ®Õn C«ng bé h÷u thÞ lang. Bia khoa Êt Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

15- Vò Quúnh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Hoµng gi¸p khoa MËu TuÊt, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478). N¨m Canh Ngä (1510) th¨ng TriÒu liÖt ®¹i phu, gi÷ chøc H×nh bé thîng th, Quèc Tö Gi¸m tu nghiÖp, kiªm sø qu¸n ®« tæng tµi. V©ng mÖnh vua, so¹n bé sö "§¹i ViÖt th«ng gi¸m". N¨m 59 tuæi cïng Thõa Phñ tham bæ "LÜnh nam trÝch qu¸i". Cã tªn trong b¶ng kÓ tªn c¸c tÕ töu cña Quèc Tö Gi¸m, trng bµy ë V¨n MiÕu Hµ Néi, cïng víi ngêi lµng lµ TiÕn sÜ Vò Huy §Ünh. Bia khoa MËu TuÊt cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

16- Vò Nguyªn Trinh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa T©n Söu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481) lµm chøc Phã ®« ngù sö. Bia khoa T©n Söu cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

17- Vò Loan: Ngêi lµng Tuy Lai, x· VÜnh Tuy, tróng Hoµng gi¸p khoa §inh Mïi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) lµm Phã ®« ngù sö, ®îc th«n Mßi, th«n L¹i lµng Tuy Lai thê lµm Thµnh

220

Page 221: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hoµng cïng víi em lµ Vò MËt. Bia khoa §inh Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

18- Vò MËt: Ngêi lµng Tuy Lai x· VÜnh Tuy, tróng TiÕn sÜ khoa §inh Mïi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) lµm ®Õn chøc T¶ thÞ lang, cïng ®ç mét khoa víi anh lµ Vò Loan, vµ hai anh em ®îc lµng Tuy Lai thê lµm Thµnh hoµng. Bia khoa §inh Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

19- Vò §«n: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Hoµng gi¸p khoa §inh Mïi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) lµm ®Õn chøc T huÊn. ¤ng lµ ch¸u gäi Vò H÷u lµ chó ruét. Con ch¸u «ng vÒ sau cã nhiÒu ngêi tróng TiÕn sÜ. Bia khoa §inh Mïi ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

20- Bïi Hoµn Kh¸nh: Ngêi lµng Bïi Khª, x· Hång Khª, tróng TiÕn sÜ khoa Canh TuÊt, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) lµm ®Õn chøc ThÞ Lang.

21- §inh Do·n Minh, cßn gäi lµ §inh Kh¾c Minh, ngêi lµng CËy x· Long Xuyªn, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Canh TuÊt, niên hiệu Hồng Đức thứ 21(1490) lµm chøc Phñ do·n, phñ Phông Thiªn.

22- Vò Tô: Ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, 25 tuæi tróng hoµng gi¸p, khoa Quý Söu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Lµm ®Õn chøc H×nh bé t¶ thÞ lang. Lµm quan thanh liªm, kh«ng nhËn hèi lé, næi tiÕng mét thêi, ®îc vua tÆng tói thªu bèn ch÷ "Liªm tiÕt c«ng thÇn", nhµ thê cßn ë lµng Ho¹ch Tr¹ch, lÊy 4 ch÷ nµy lµm ®¹i tù treo tríc ngai thê. B¶n dÞch cña "LÞch triÒu hiÕn ch¬ng lo¹i chÝ" cña Phan Huy Chó ghi nhÇm, coi Vò Tô lµ ngêi lµng Mé Tr¹ch.

23- Vò ThiÖu: Ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng, tróng TiÕn sÜ khoa Quý Söu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493) lµm Gi¸m s¸t ngù sö. Lµng L¬ng Ngäc x· Thóc Kh¸ng thê «ng lµm Thµnh hoµng.

24- Vò H»ng Tr×nh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Kû Mïi (1499) lµm chøc Tù khanh.

221

Page 222: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

25- Ph¹m Duy Viªn: Ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng tróng ®ång tiÕn sÜ, khoa Kû Mïi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) lµm chøc Lôc sù.

26- Vò B¸ Dung: Ngêi lµng Hương gián x· Long Xuyªn, tróng Hoµng gi¸p, khoa Nh©m TuÊt, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) lµm quan t¹i viÖn Hµn l©m.

27- NguyÔn LiÔn: Tøc Loan ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng, tróng tiÕn sÜ, khoa BÝnh Th×n, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) lµm quan t¹i viÖn Hµn l©m. (Nhân vật này không thấy trong Đăng khoa lục).

28- Vò C¸n: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Hoµng gi¸p, khoa Nh©m TuÊt, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), lµm LÔ bé thîng th, cã lÇn ®i sø sang Trung Quèc, phô tr¸ch viÖn Hµn l©m, tíc LÖ ®é b¸. Nhµ M¹c cíp ng«i nhµ Lª, «ng theo nhµ M¹c. ¤ng viÕt nhiÒu t¸c phÈm v¨n häc, bµi th¬, bµi ký vÒ lµng Mé Tr¹ch, nãi trong gia ph¶ hä Vò lµng Mé Tr¹ch. Bia khoa Nh©m TuÊt cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

29- Ng« V¨n Huy: Ngêi lµng Ch©u Khª, x· Thóc Kh¸ng, tróng Hoµng gi¸p, khoa Nh©m TuÊt (1502), gi÷ chøc Hµn l©m viÖn. Bia khoa Nh©m TuÊt cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

30- Lª N¹i: Ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång cã s¸ch viÕt lµ Lª §Ønh, tæ tiªn gèc ë ThuËn Léc, tØnh Thanh Hãa, 37 tuæi tróng Tr¹ng nguyªn khoa Êt Söu (1505) chøc H÷u thÞ lang, tíc §µo tr¹ch b¸.

31- Ph¹n Thuần Nh©n: Ngêi lµng B× §æ x· Cæ B×, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Êt Söu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất(1505). N¨m 1522 phông sù ®i sø Trung Quèc, ®Õn cöa Nam quan, gÆp lóc nhµ M¹c thay nhµ Lª, ph¶i trë vÒ, lµm chøc T¶ thÞ lang.

32- Ng« Tuy: Ngêi lµng ThÞ Tranh, x· Thóc Kh¸ng, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Kû Mïi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) chøc Hµn l©m viÖn hiÖu lý, xung Phã sø ®i cèng Trung Quèc, gÆp lóc TrÇn Tu©n khëi lo¹n, «ng kh«ng theo vua, mang vî con vÒ quª, vua giËn giÕt chÕt.

33- NguyÔn KÝnh ChØ: Ngêi lµng Tr©m Khª, x· Th¸i Häc, tróng §ång tiÕn sÜ khoa MËu Th×n, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4

222

Page 223: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

(1508), cã lÇn ®i sø, lµm ®Õn Hé bé thîng th, tíc Th¸i b¶o, Tr¹m quËn c«ng.

34- NguyÔn B¸ch TuÕ. Ngêi lµng ThÞ Tranh, x· Thóc Kh¸ng, tróng TiÕn sÜ khoa MËu Th×n, niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) lµm Thîng th, tíc B¸.

35- Lª T, còn có tên là Lê Đỉnh. Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång tróng Hoµng gi¸p khoa T©n Mïi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511) lµm §« cÊp sù trung, Đoán sự, lµ em ruét Tr¹ng nguyªn Lª N¹i. Bia khoa T©n Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

36- Ph¹m Nguyªn: Ngêi lµng Lý §«ng, x· VÜnh Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa T©n Mïi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511), lµm quan tíi chøc Phã ®« ngù sö. Bia khoa T©n Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

37- §oµn §øc Phu (còn có tên là Đoàn Quảng Phu): Ngêi lµng Ngäc Côc x· Thóc Kh¸ng, tróng Hoµng gi¸p, khoa Gi¸p TuÊt nien hiệu Hồng Thuạn thứ 6(1514) chøc §«ng c¸c ®¹i häc sÜ Bia khoa Gi¸p TuÊt cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

38- Vò L©n ChØ: Ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Canh Th×n (1520) chøc C«ng khoa ®é cÊp sù trung.

39- Lu Kh¶i Chuyªn: Ngêi lµng B×nh C¸ch, x· B×nh Xuyªn, tróng th¸m hoa, khoa MËu DÇn, niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 (1518), lµm chøc Binh bé t¶ thÞ lang, trÝ sÜ. Bia khoa MËu DÇn cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi, ghi ngêi B×nh §ª.

40- §ç V¨n Quýnh: Ngêi lµng Néi Ninh, tøc lµng T©n Hng, hay lµng Néi, x· T©n ViÖt, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Canh Th×n, niên hiệu Quang Thiệu thứ 5 (1520) lµm quan đến chứ Thừa chánh sứ, Tư nghiệp Quốc tử giám. (Các nhà khoa bảng Việt Nam ghi người làng Nội Ninh, huyện Yên Dũng, Bắc Ninh).

41- Lª Quang BÝ: Ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång, 21 tuæi, tróng Hoµng gi¸p, khoa BÝnh TuÊt, niên hiện Thống Nguyên thứ 5 (1526). V× nhµ M¹c-®i sø Trung Quèc cÇu phong. Nhµ Minh, nghi lµ gian tr¸, gi÷ ë quan dÞch 18 n¨m, ®Õn M¹c MËu Hîp (1562-1592) míi ®îc vÒ níc. Vua M¹c phong chøc T« quËn

223

Page 224: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

c«ng, ý muèn vÝ «ng nh T« Vò, nhµ H¸n ®i sø Hung N«, «ng lµm ®Õn chøc L¹i bé thîng th.

42- Nh÷ MËu T«: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa BÝnh TuÊt, niên hiện Thống Nguyên thứ 5 (1526), ®æi tªn lµ Lª Tè, lµm ®Õn LÔ bé t¶ thÞ lang.

TriÒu M¹c (1527 - 1592)43- Tr¬ng H÷u Bïi: Cã b¶n phiªn ©m lµ Phỉ, ngêi lµng Ngäc

Côc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Hoµng gi¸p khoa T©n Söu, niên hiệu Quang Hòa thứ nhất (1541) lµm chøc L¹i bé thîng th, §« ngù sö, kiªm Quèc tö gi¸m tÕ töu, vµo chÇu kinh diªn, tÆng ThiÕu b¶o ©n quËn c«ng.

44- Ph¹m NguyÖn. Ngêi lµng L«i Khª, 36 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa T©n Söu, niên hiệu Quang Hòa thứ nhất (1541), chøc Hµn l©m hiÖu lý, kiªm t vÊn, con ch¸u kh«ng cßn ë lµng.

45- Lª Thä Vinh: Cã s¸ch viÕt lµ Lª Thä Kh¶o, ngêi lµng Nh÷ ThÞ x· Th¸i Hßa, tróng Hoµng gi¸p khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Quang Hòa thứ 4 (1544) chøc Tù kh¸nh, tíc Tö.

46- Nh÷ T«ng: Ngêi lµng Nh÷ ThÞ x· Th¸i Häc, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa BÝnh Th×n, niên hiệu thứ 2 (1556) Phã sø sang cèng nhµ Minh, chøc LÔ bé thîng th, tíc Hång Khª b¸, trÝ sÜ.

47- Vò TÜnh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 38 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Nh©m TuÊt, niên hiệu Quang Bảo thứ 9 (1562) xung phã sø sang cèng nhµ Minh, chøc L¹i bé t¶ thÞ lang, t-íc T©y khª b¸; tÆng Thîng th, tíc HÇu.

48- Vò §êng: Ngêi lµng .Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Êt Söu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565) chøc Hé bé t¶ thÞ lang chØ tiªu v¨n qu¶n. Bia khoa Êt Söu cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

49- Ph¹m §iÓn: Ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng, 38 tuổi, tróng §ång tiÕn sÜ khoa MËu Th×n, niên hiệu Sùng Khang thứ 3 (1568) chøc Hé bé t¶ thÞ lang, tíc B¸, cha lµ Ph¹m L©n.

50- Bïi §×nh Kiªn: Ngêi lµng Ngäc Côc, tróng Hoµng gi¸p khoa §inh Söu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577), chøc Gi¸m s¸t ngù sö.

224

Page 225: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

51- Vò §¨ng: Ngêi lµng Såi Tã, x· Th¸i Häc, 36 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa §inh Söu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577), chøc LÔ bé t¶ thÞ lang, tíc B¸, «ng ngo¹i TiÕn sÜ Nh÷ §×nh HiÒn.

52- Bïi ThÕ Vinh: Ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tró t¹i phêng An Hßa, huyÖn Qu¶ng §øc, Hµ Néi, 27 tuổi, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Canh Th×n, niên hiệu Diên Thành thứ 3 (1580) chøc Tù khanh, khi nhµ M¹c mÊt, c¸o bÖnh kh«ng ra khái cöa.

53. Lª Kim QuÕ: Ngêi lµng My Th÷ x· VÜnh Hång, tró t¹i phêng Th¸i Cùc huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Canh Th×n, niên hiệu Diên Thành thứ 3 (1580) lµm Gi¸m s¸t ngù sö, anh Lª Kim B»ng.

54- Ph¹m C«ng Phô: Ngêi lµng Quµn, x· B×nh Xuyªn, 33 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Qóy Mïi, niên hiệu Diên Thành thứ 6 (1583), chøc Tham chÝnh.

55 - Vò S©m: Ngêi lµng L«i Khª, x· Hång Khª, 24 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Kû Söu, niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589) lµm Gi¸m s¸t ngù sö, nhµ M¹c mÊt, nhµ Lª kh«ng dïng.

56 - NguyÔn Dung: Ngêi lµng Ngäc Côc, tró t¹i phêng C¬ Vò huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, 38 tuæi tróng Hoµng gi¸p khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 (1592), nhµ M¹c mÊt lµm quan víi nhµ Lª.

57 - Lª Kim B¶ng: Ngêi lµng My Th÷, x· T©n Hång, tró t¹i phêng Th¸i Cùc, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, 41 tuæi, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 (1592) chøc quan Gi¸m s¸t ngù sö, nhµ M¹c mÊt, nhµ Lª kh«ng dïng.

Triều Lê Trung Hưng (1533-1788)58 - TrÇn VÜ: Ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tró t¹i

phêng Kim Hoa, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, 41 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (1604). Lµm ChÝnh sø cèng nhµ Minh, lµm L¹i bé t¶ thÞ lang ®«ng c¸c ®¹i häc sÜ, tíc H¬ng quËn c«ng, næi tiÕng liªm khiÕt, tÆng Th-îng th, tíc Th¸i b¶o.

225

Page 226: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

59 - Vò B¹t Tôy: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 33 tuæi tróng Hoµng gi¸p, khoa Gi¸p TuÊt, niên hiệu Đức Long thứ 6 (1634), ®×nh nguyªn øng chÕ ®Ö nhÊt, chøc L¹i khoa ®« cÊp sù trung, tÆng Tù khanh, tíc Hu©n tr¹ch b¸.

60 - Ph¹m LiÔn: Ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng, 54 tuổi,tróng §ång tiÕn sÜ khoa §inh Söu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), chøc Binh bé h÷u thÞ lang, tíc B¸, trÝ sÜ, tÆng Hé bé t¶ thÞ lang, tíc HÇu.

61 - Vò L¬ng: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 38 tuæi, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Quý Mïi, niên hiệu Phúc Thái thứ nhất (1643), chøc H×nh bé h÷u thÞ lang, tíc Tö, tÆng H×nh bé t¶ thÞ lang, tíc B¸.

62 - Vò Tr¸c L¹c: Ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång, lµ ngêi lµng Thæ Hoµng, huyÖn ¢n Thi tr¸o vµo, 21 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa BÝnh Th©n, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656), lµm Tham chÝnh, tíc Nam. Bia khoa BÝnh Th©n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

63 - Vò §¨ng Long: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa BÝnh Th©n, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656) lµm Gi¸m s¸t ngù sö, ®i sø mÊt däc ®êng, tÆng L¹i khoa ®« cÊp sù trung, tíc Nam. Bia khoa BÝnh Th©n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

64 - Vò C«ng L¬ng: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 22 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa BÝnh Th©n, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656), chøc Binh bé ®« cÊp sù trung, em ruét TiÕn sÜ Vò C«ng §¹o. Bia khoa BÝnh Th©n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

Khoa này có 3000 người ứng thí, lấy đỗ 6 Tiến sĩ, riêng họ Vũ làng Mộ Trạch có 3 người trúng tuyển, chiến nửa số Tiến sĩ khoa thi này. Đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử khoa cửa Việt Nam

65 - Vò BËt Hµi: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Kû Hîi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), sung Phã sø sang cèng nhµ Thanh, lµm chøc Båi tông l¹i bé t¶ thÞ lang, tíc Tö, tÆng l¹i Bé thîng th tíc b¸. Bia khoa Kû Hîi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

226

Page 227: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

66 - Vò C«ng §¹o: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng ®ång TiÕn sÜ khoa Kû Hîi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) lµm Phã sø sang cèng nhµ Thanh, lµm §« ngù sö vµo chÇu kinh diªn t-íc tö. N¨m Quý Hîi (1683) cïng thîng th Vò Duy §oµn, v©ng mÖnh tíi Nam quan, nhËn ngêi hä M¹c. Trong chiÕu chØ, xÕp tªn hai «ng díi mét ho¹n quan. Hai «ng c¬ng quyÕt xin söa l¹i chiÕu chØ. Chóa kh«ng nghe, c¸ch chøc hai «ng. N¨m T©n Mïi (1721) cho hai «ng lµ ngêi th¼ng th¾n, phôc chøc cho hai «ng, lµm chøc H×nh bé h÷u thÞ lang, råi lµm LÔ bé t¶ thÞ lang, th¨ng C«ng bé thîng th vÒ trÝ sÜ, l¹i tÆng LÔ bé thîng th, tíc b¸.

67 - Vò CÇu Hèi: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Kû Hîi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) lµm chøc Tham chÝnh Thanh Hãa. Bia khoa Kû Hîi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

68 - Lª C«ng TriÒu: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 30 tuæi tróng TiÕn sÜ khoa Kû Hîi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) lµm chøc Tham chÝnh. Bia khoa Kû Hîi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

Khoa này lấy đỗ 20 người, riêng làng Mộ Trạch có 4 người đỗ Tiến sĩ.

69 - Vò Duy §o¸n: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 42 tuæi tróng ®ång TiÕn sÜ khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), lµm Phã §« ngù sö th¨ng C«ng bé thîng th tíc b¸. Bia khoa Gi¸p Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

70 - Vò C«ng B×nh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 42 tuæi tróng TiÕn sÜ khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), lµm HiÕn s¸t sø. Bia khoa Gi¸p Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

71 - Nh÷ TiÕn Dung: Ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc tróng §ång tiÕn sÜ khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), lµm LÔ bé ®« cÊp sù trung. Bia khoa Gi¸p Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

Khao Giáp Thìn, Cảnh Trị thứ 2 , Đường An có 3 người trúng Tiến sĩ.

72 - Vò §×nh L©m: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 31 tuæi tróng Hoµng gi¸p, khoa Canh TuÊt, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8

227

Page 228: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

(1670), lµm LÔ khoa ®« cÊp sù trung. Bia khoa Canh TuÊt cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

73 - Vò Duy Khu«ng: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 27 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Canh TuÊt, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), lµm Båi tông, lÔ khoa ®« cÊp sù trung mÊt trong lóc ®îi mÖnh ®i sø. Bia khoa Canh TuÊt cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

74 - Nh÷ §×nh HiÒn: Ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, 22 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Canh Th©n, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680), sung phã sø ®i cèng nhµ Thanh, th¨ng Phã ®« ngù sö, råi th¨ng Ch¸nh ®« ngù sö, råi Båi tông binh bé thîng th, tÆng LÔ bé thîng th tíc b¸. Bia khoa Canh Th©n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

75 - Ph¹m H÷u Dung: Ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng, 26 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Canh Th©n, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680), lµm C«ng khoa ®« cÊp sù trung. Bia khoa Canh Th©n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

76 - Vò §×nh ThiÒu: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 43 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Canh Th©n, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680), lµm C«ng khoa ®« cÊp sù trung. Bia khoa Canh Th©n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

77 - §µo TuÊn Ng¹n: Ngêi lµng Ngäc Côc, x· Thóc Kh¸ng, 45 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Quý Hîi, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (1683) chøc QuyÒn tham chÝnh, th¨ng Tù khanh.

78 - Vò Th¹nh: Ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tró t¹i phêng B¶o Thiªn, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, 21 tuæi tróng Th¸m hoa, khoa Êt Söu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1685) lµm Båi tông, hång l« tù khanh, quyÒn ®« ngù sö, v× nãi tr¸i ý Chóa bÞ b·i chøc. Sau l¹i phôc chøc tù khanh, tÆng Tham chÝnh. Sau ®ã tù Èm ®îc tÆng Hµn l©m viÖn thõa chØ.

79 - Vò Träng Tr×nh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, tróng sÜ väng, l¹i tróng §ång tiÕn sÜ khoa Ất Söu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1685), chøc HiÕn s¸t sø. Bia khoa Êt Söu cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

228

Page 229: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

80 - Vò C«ng §¹t: Ngêi lµng TuyÓn Cö, 20 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa T©n Mïi, niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691), chøc Tham chÝnh. Bia khoa T©n Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

81 - NguyÔn Thêng ThÞnh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 28 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Quý Mïi, niên hiệu Chính Hòa thứ 24 (1703), chøc Binh khoa ®« cÊp sù trung. Bia khoa Quý Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

82 - Ph¹m Minh: Ngêi lµng My Th÷, x· VÜnh Hång, 20 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Quý Mïi, niên hiệu Chính Hòa thứ 24 (1703) chøc Hé bé h÷u thÞ lang, tÆng Thîng th. Bia khoa Quý Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

83 - Vò §×nh ¢n: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 33 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712), chøc §«ng c¸c ®¹i häc sÜ, tÆng Hµn l©m thÞ gi¶ng. Bia khoa Nh©m Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

84 - Vò HuyÕn: Ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, 43 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) chøc §«ng c¸c hiÖu th hiÕn s¸t sø. Bia khoa Nh©m Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

85 - Vò Huy: Ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tró t¹i phêng B¶o Thiªn, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712), chøc H×nh bé h÷u thÞ lang. Lµ con th¸m hoa Vò Th¹nh, cïng víi chó lµ Vò HuyÕn ®ç mét khoa, cïng vÒ vinh quy. Bµi phó cña Th¸m hoa cã c©u: "§ång thÕ, ®ång triÒu, tam tiÕn sÜ" nghÜa lµ cïng mét ®êi, cïng mét triÒu ®×nh, mét nhµ cã 3 ngêi cïng lµ TiÕn sÜ. Bia khoa Nh©m Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

86 - Ph¹m §×nh Chung: Ngêi lµng TuÊn KiÖt, x· Hïng Th¾ng, 36 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Gi¸p Th×n, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724), chøc C«ng bé h÷u thÞ lang. Bia khoa Gi¸p Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

87 - Nh÷ Träng Thai, cã b¶n ghi lµ Nh÷ Träng §µi, ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tróng B¶ng nh·n khoa Quý Söu, niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733) chøc HiÕn s¸t sø. Bia khoa Quý Söu cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

229

Page 230: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

88 - Vò Ph¬ng §Ò: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång 39 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa BÝnh Th×n, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) chøc §«ng c¸c ®¹i häc sÜ. ViÕt s¸ch "C«ng d tiÖp ký" (S¸ch viÕt ngoµi lóc lµm viÖc c«ng), kÓ chuyÖn nhiÒu danh nh©n ®Þa ph¬ng. Bia khoa BÝnh Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

89 - Nh÷ §×nh To¶n: Ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tróng §ång tiÕn sÜ khoa BÝnh Th×n, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) chøc Tham tông, Thîng th bé h×nh. §æi sang Vò chøc hiÖu ®iÓm trung ph¸i hÇu, trÝ sÜ, tÆng quèc l·o. Bá tiÒn vµ ruéng x©y v¨n chØ huyÖn §êng An. Bia khoa BÝnh Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

90 - Vò TrÇn T÷, sau ®æi lµ Vò TrÇn ThiÖu, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tró t¹i phêng Th¸i Cùc, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Kû Mïi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), ®i sø cèng nhµ Thanh, chøc L¹i bé t¶ thÞ lang, tíc Ph¸i ®Þnh b¸, tÆng C«ng bé thîng th. Bia khoa Kû Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

91 - NguyÔn LuËn: Ngêi lµng L¬ng Ngäc, tró t¹i phêng B¶o Thiªn, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, 40 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Kû Mïi, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1739), chøc Hµn l©m ®·i chiÕu. Bia khoa Kû Mïi cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

92 - Vò Huy §Ünh: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, 25 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Gi¸p TuÊt, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754), sung Phã sø ®i cèng nhµ Thanh, lµm Thõa chÝnh sø, tíc Hång tr¹ch b¸, kiªm §« ngù sö. §æi tªn lµ Vò Huy Tóc, n¨m 1781 lµm §èc thÞ ThuËn Qu¶ng, n¨m 1783 l¹i triÖu vÒ lµm Phã ®« ngù sö, båi tông. H×nh bé h÷u thÞ lang, Quèc tö gi¸m tÕ töu.

93 - Ph¹m D¬ng ¦ng: Ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tró t¹i phêng Cæ Vò, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, 27 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Quý Mïi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763), chøc §«ng c¸c ®¹i häc sÜ Phã ®« ®èc ThuËn Qu¶ng.

94 - §µo Vò Hêng: Ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, 30 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Nh©m Th×n (1772), chøc Hµn l©m viÖn hiÖu th¶o, ®èc §ång s¬n nam. Bia khoa Nh©m Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

230

Page 231: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

95 - Vò C«ng §iªn, cã n¬i phiªn ©m lµ Nh÷ C«ng Ch©n: Ng-êi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, 22 tuæi tróng Hoµng gi¸p khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772), chøc Hµn l©m viÖn ®µi chÕ, H×nh bé thÞ lang. Bia khoa Nh©m Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

96 - Vò Huy DiÖm, cã s¸ch phiªn ©m lµ Viªn, ngêi lµng L-¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, 26 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Nh©m Th×n, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772) chøc Hµn l©m viÖn ®µi chÕ, Thù hiÕn s¸t sø. Bia khoa Nh©m Th×n cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

97 - Vò TÊn: Ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, thi H¬ng ®ç gi¶i nguyªn, thi Héi khoa Êt Mïi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775), tróng Phã b¶ng, cïng khoa víi Phan Huy Ých, ®îc NguyÔn Quang Trung tin dïng, cö ®i sø nhµ Thanh, lµm ®Õn chøc ThÞ trung ®·i chiÕu, Thîng th bé c«ng, Thîng trô quèc, mÊt n¨m 1800, lµ con trëng tiÕn sÜ Vò Huy §Ünh.

98 - Ph¹m QuÝ ThÝch: Ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tró t¹i phêng B¶o Thiªn, huyÖn Thä X¬ng, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Kû Hîi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40 (1779), chøc: §«ng c¸c ®¹i häc sÜ, tíc HÇu, khi T©y S¬n ra bá trèn. Thêi NguyÔn Gia Long lµm chøc ThÞ trung häc sÜ, tíc hÇu sang lµm §èc häc huyÖn Hoµi §øc, c¸o bÖnh mÊt ë nhµ.

TriÒu NguyÔn Gia Long (1802 - 1919)99 - Vò §øc Khuª: Ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng

tróng §ång tiÕn sÜ khoa Nh©m Ngä, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3 (1822), chøc Tham tri bé hé, gi¸ng xuèng T vô khi mÊt tÆng chøc Lang trung.

100 - Vò Tèng Phan, cßn gäi lµ Vò Nh Phiªn, ngêi lµng L-¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tró t¹i phêng B¶o Thiªn, huyÖn Thä X-¬ng, Hµ Néi, tróng §ång tiÕn sÜ khoa BÝnh TuÊt, niên hiệu Minh Mệnh thứ 7 (1826), chøc Lang trung bé h×nh, tham hiÖp Tuyªn Quang, råi Th¸i Nguyªn, bÞ c¸ch chøc, sau lµm Häc chÝnh tØnh B¾c Ninh.

231

Page 232: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

101 - Hoµng Xu©n HiÖp, còn có tên là Linh: Ngêi lµng Ch©u Khª, x· Thóc Kh¸ng tró t¹i phêng B¶o Thiªn, huyÖn Thä X-¬ng, Hµ Néi, tróng Th¸m hoa T©n Hîi, niên hiệu Tự Đức thứ 4 (1851).

102 - Ph¹m Huy L¬ng: Ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tró t¹i x· Nam Ng÷, Thä X¬ng, Hµ Néi, ®ç phã b¶ng khoa Nh©m TuÊt (1862), xung Phã sø ®i Trung Quèc, lµm Bè ch¸nh NghÖ An, bÞ téi råi l¹i phôc chøc ¸n s¸t quyÒn tuÇn phñ Ninh B×nh.

(Nhân vật này không thấy ghi trong Đăng khoa lục).103 - Vò Nhù: Ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tró ë x·

Kim Cæ, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi, tróng Hoµng Gi¸p khoa MËu Th×n, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868), chøc TuÇn phñ råi lµm To¶n tu Quèc sö. Năm Tự Đức thứ 36(1883) Hàn lâm trực học sĩ, Sử quán toản tu, năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), làm Tham tri bộ Lễ.

Danh s¸ch TiÕn sÜ cña tõng lµng nh sau:1- X· VÜnh Tuy: 2 Lµng Mßi, L¹i: 22- X· Hïng Th¾ng: 1 Lµng TuÊn KiÖt: 13- X· Long Xuyªn: 2 Lµng CËy: 24- X· Thóc Kh¸ng: 22 ThÞ Tranh: 2; Ch©u Khª: 2

L¬ng Ngäc: 9; Ngäc Côc: 95- X· Th¸i D¬ng: 1 Hµ §«ng: 16- X· Th¸i Hßa: 3 Nh÷ ThÞ: 2; Tr©m Khª: 17- X· T©n Hång: 42; TuyÓn Cö: 3; Mé Tr¹ch: 398- X· T©n ViÖt: 1; T©n Hïng: 19- X· Th¸i Häc: 11; Ho¹ch Tr¹ch: 7; Såi Tã: 2; Såi CÇu: 210- X· Nh©n QuyÒn: 6; §an Loan: 611- X· B×nh Xuyªn: 2; B×nh C¸ch: 1; Quµn: 112- X· Cæ B×: 2; B× §æ: 213- X· VÜnh Hång: 4; My Th÷: 3; Lý §«ng: 114- X· Hång Khª: 4; L«i Khª: 3; Bïi Khª: 1

§«i ®iÒu cÇn biÕt vÒ V¨n MiÕu vµ bia TiÕn sÜ.

232

Page 233: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

V¨n MiÕu Hµ Néi x©y th¸ng 8 n¨m Canh TuÊt (1070). N¨m 1075, x©y nhµ Quèc Tö Gi¸m lµ chç häc cña c¸c Hoµng tö. N¨m 1075 më khoa thi h¬ng vµ thi héi. Sau n¨m 1802, NguyÔn Gia Long ®a V¨n MiÕu vµo HuÕ, V¨n miÕu Hµ Néi gäi lµ nhµ Kh¶i Th¸nh.

Tõ n¨m Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484) míi cã chñ tr¬ng, mçi khoa thi héi, dùng mét bia ghi tªn c¸c TiÕn sÜ tróng khoa Êy, kh«ng ghi Phã b¶ng. Tõ khoa Nh©m TuÊt (1442) ®Õn khoa Kû Hîi (1779) cã 124 khoa thi, míi dùng ®îc 117 bia. Nhng nay chØ cßn 82 bia, ghi tªn 1036 TiÕn sÜ ®Ó trong 8 nhµ bia lín, mçi nhµ 10 bia vµ 2 nhµ bia nhá, phÇn ®Òu hai bªn hå "Thiªn quang tØnh". Trong 82 ghi Êy th× 27 bia cã tªn 47 TiÕn sÜ, trong 103 TiÕn sÜ nho häc cña huyÖn B×nh Giang. Cßn 56 TiÕn sÜ kh«ng cã tªn hoÆc kh«ng cßn bia ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

Nh÷ng kú thi héi, díi triÒu NguyÔn Gia Long, cã bia ghi tªn ngêi ®ç TiÕn sÜ vµ Phã b¶ng ë V¨n MiÕu HuÕ.

NguyÔn Gia Long lµ triÒu ®¹i cuèi cïng cña giai cÊp phong kiÕn cÇm quyÒn ë níc ViÖt Nam, mµ còng lµ triÒu ®¹i chÊm døt häc vµ thi b»ng ch÷ H¸n, vµo n¨m 1919. TriÒu NguyÔn Gia Long b¾t ®Çu më khoa thi, tõ khoa §inh M·o (1807) ®Õn khoa MËu Ngä (1918) cã tÊt c¶ 47 khoa, võa chÝnh khãa vµ ©n khãa. Cã 5232 cö nh©n. N¨m Minh MÖnh thø 3 (1832) míi më khoa thi héi, ®Õn khoa Nh©m Th×n (1892), niªn hiÖu Thµnh Th¸i thø 4, cã 299 TiÕn sÜ vµ 277 Phã b¶ng.Kh«ng cã s¸ch ghi l¹i nh÷ng ngêi ®ç Cö nh©n, díi c¸c triÒu ®¹i tr-íc triÒu NguyÔn Gia Long. Theo Quèc triÒu h¬ng khoa lôc cña

TiÕn sÜ Cao Xu©n Dôc, xuÊt b¶n n¨m 1973, huyÖn B×nh Giang cã 41 ngêi ®ç Cö nh©n, tÝch ghi ra ®©y ®Ó biÓu hiÖn tinh thÇn

tÝch cùc häc vµ thi cña B×nh Giang, díi triÒu ®¹i phong kiÕn cuèi cïng vµ còng lµ nh÷ng n¨m cuèi cïng cña viÖc häc vµ thi

b»ng ch÷ H¸n. Díi triÒu NguyÔn cã 5 ngêi tróng häc vÞ TiÕn sÜ ®· nãi ë phÇn trªn. Phần bốn

Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội

233

Page 234: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

I - Sự nghiệp giáo dục1- Học và thi chữ Hán: Từ trước công nguyên đến thế kỷ thứ

X sau công nguyên, tập đoàn phong kiến nước Trung Hoa liên tục đem quân xâm lược và chiếm đóng nước ta, đem chữ Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc sang tuyên truyền trong nhân dân ta, nhằm biến nước ta thành một bộ phận của đất nước Trung Hoa. Nhưng tinh thần độc lập của nhân dân ta có sức sống mãnh liệt, không thể dập tắt được. Ta tiếp thu chữ Trung Quốc, gọi là chữ Hán, nhưng phát âm theo cách của ta, sau đó biến đổi thành chữ Nôm, viết được tiếng ta. Đem tinh hoa của văn hóa Trung Quốc bồi đắp cho tinh thần độc lập của dân tộc ta. Từ những cuộc nổi dậy ngắn ngày, đến xây dựng thành nước độc lập, có tổ chức, có nền văn hóa độc lập, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Đến thế kỷ thứ XIX, đế quốc thực dân phương Tây sang xâm chiếm nước ta, la tinh hóa tiếng ta để truyền đạo Gia tô nhằm nô dịch dân ta. Ta lại vận dụng thứ chữ dễ học, dễ viết ấy là chữ quốc ngữ, thay cho chữ Hán, chữ Nôm. Từ đó đã nâng cao nền văn hóa của dân tộc ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.

Nhân dân huyện Bình Giang, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, học chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ cùng các ngoại ngữ khác. Đã có những nhà khoa bảng, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng, góp phần không nhỏ vào bước tiến chung của cả nước.

Từ năm 1919, năm chấm dứt việc học và thi bằng chữ Hán trở về trước, nhân dân ta còn học và thi bằng chữ Hán. Làng, tổng không có trường công. Những người khá giả, hiếu học đón nuôi ông khóa (người đỗ bằng khóa sinh), ông đồ (người đỗ sinh đồ tú tài) ông cử (người đỗ cử nhân) để dạy con cháu mình và người làng muốn học. Học trò phải đóng tiền nuôi thầy, biếu quà thầy ngày tết, vào đồng môn, góp tiền mua ruộng, hàng năm cấy cày lấy tiền phụng dưỡng thầy lúc tuổi già, làm ma làm giỗ thầy lúc qua đời. Trường học không có bàn ghế, học sinh ngồi trên chiếu, nằm bò ra mà viết. Thời đó viết bằng bút lông, mực mài trong nghiên mực, viết trên giấy dó.

234

Page 235: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Huyện có huấn đạo hay giáo thụ, mở trường trực tiếp dạy học trò và tổ chức những buổi bình văn cho các sĩ tử trong huyện. Mỗi huấn đạo hay giáo thụ được thu hoa lợi của một số ruộng để nuôi thầy và những chi tiêu cần thiết.

Học chữ Hán rất khó, đọc chữ Hán càng khó, nên người không học giỏi không hiểu được nghĩa. Hiểu, nhớ được mặt chữ để đọc đúng mất nhiều công phu lắm.

Từ triều Trần (1225-1400) có chữ Nôm. Suy từ âm Hán mà viết sang âm Việt, không thạo chữ Hán thì không viết và không đọc được chữ Nôm.

Nhân dân ta học chữ Hán để ứng dụng vào những công việc thông thường hàng ngày như: ký tên mình, viết văn tự bán hoặc mua ruộng, đất, súc vật lớn, đọc viết phả nhà mình, đọc văn khấn, văn tế, ghi chép sổ sách, vay mượn công nợ, đọc truyện viết bằng chữ Nôm như truyện Kiều, truyện Nhị độ mai...

Người có khả năng, có điều kiện học cao lên để đi thi hương, thi hội, thi đình, cùng các kỳ thi nhà vua mở ra để kén nhân tài ra giúp nước, bản thân được hiển vinh.

Nội dung sách giáo khoa chữ Hán rất rộng và chỉ nói về xã hội Trung Quốc. Học Bắc sử là học sử của Trung Quốc. Học Nam sử mới là sử ta lại quá sơ sài.

Học thông tứ thư, ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử vận dụng nó vào thơ, văn, chính sự một cách sâu sắc thì thi hương, thi hội, thi đình hay dự các kỳ thi khoe mới kết quả. Thầy dạy giỏi phải là các ông tú, ông cử, ông tiến sĩ đã từng thi cử, không làm quan ở nhà dạy học, hoặc ra làm quan và khi trí sĩ mở trường truyền bá đạo nho.

Trong huyện Bình Giang thời còn học và thi bằng chữ Hán, những làng có nhiều người đỗ cao như: Làng Mộ Trạch, Ngọc Cục, Lương Đường, Hoạch Trạch, Đan Loan do truyền thống chăm học giỏi của từng gia đình, quyết tâm vượt mọi khó khăn của người học, lại gặp trường có thầy giáo dạy giỏi và năng khiếu thông minh. Nói học thành tài do đất, mộ cha ông để vào kiểu rồng chầu sao chiếu, chỉ là cách nói hoang đường làm giảm ý chí phấn đấu của con người, không nên quá tin.

235

Page 236: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngày xưa, những người có cha mẹ làm nghề xướng ca không được dự thi. Phụ nữ không được đi học, đi thi. Trong danh sách các Tiến sĩ nho học của tỉnh Hải Dương chỉ có bà Nguyễn Thị Duệ, người làng Kiệt Đặc huyện Chí Linh, đỗ Tiến sĩ triều Mạc. Sách chú thích rõ khi đi thi bà phải khai tên và ăn mặc giả làm con trai mới vào được trường thi.

Học chữ Hán giỏi rồi, học trò tự tìm sách nghiên cứu và học trong thực tế để trở thành thầy thuốc giỏi. Có người nghiên cứu sâu kinh dịch, đọc sách đạo, lý, để trở thành thầy tướng, thầy số thầy địa lý. Đó là những người giỏi cả nho, y, lý, số được người đời ca tụng.

Bắt đầu từ triều Trần (1225-1400), đến năm 1919, năm bãi bỏ việc học và thi bằng chữ Hán, theo Liệt huyện đăng khoa bị khảo của Phan Huy Ôn và bia văn chỉ Đường An, tức huyện Bình Giang, thì huyện Bình Giang có 98 người thi đỗ Tiến sĩ gồm có 1 Trạng nguyên, 3 thám hoa, 2 bảng nhãn, 18 hoàng giáp, 74 đồng Tiến sĩ. Theo tiêu chí phân loại khoa bảng thì người đỗ khoa thi tam giáo và đã trúng phó bảng được là ngang hàng Tiến sĩ, thì huyện Bình Giang được kể thêm 3 người nữa là 103 người ngang hàng Tiến sĩ. Trong 3 người ấy có 2 người đỗ khoa tam giáo và một trúng phó bảng.

Người đỗ đầu tiên là Vũ Vị Phủ, tức Vũ Nạp đỗ khoa tam giáo, năm 1247. Con ông là Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi đều đỗ thái học sinh tức Tiến sĩ năm 1304, 3 ông đều là người làng Mộ Trạch.

Người đỗ Tiến sĩ cuối cùng là Hoàng Xuân Hiệp, người Châu Khê, đỗ thám hoa năm 1861. Người đỗ Cử nhân cuối cùng là Vũ Đại người làng Lương Ngọc đỗ năm 1918.

So với các huyện trong tỉnh Hải Dương, thì huyện Bình Giang có số người đỗ Tiến sĩ còn kém huyện Nam Sách. Huyện Nam Sách có 125 người đỗ tiến sĩ, cao nhất tỉnh.

Làng Mộ Trạch có 39 Tiến sĩ, trong ấy có 1 Trạng nguyên, 9 Hoàng giáp, 26 Đồng Tiến sĩ, 2 đỗ khoa tam giáo và 1 phó bảng, là làng có nhiều tiến sĩ nhất huyện, nhất tỉnh, cả nước không có làng nào nhiều tiến sĩ nho học hơn.

236

Page 237: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Danh sách 103 Tiến sĩ của huyện Bình Giang, theo quyển Tiến sĩ nho học của tỉnh Hải Dương xuất bản năm 1999, phân ra từng triều đại.

Triều Trần (1225-1400)1- Vũ Vị Phủ: Còn có tên là Vũ Nạp, Vũ Đại, người làng Mộ

Trạch, xã Tân Hồng, đỗ Ất khoa, khoa thi tam giáo, Khoa Đinh Mùi, niờn hiệu Thiờn Ứng Chớnh Bỡnh 16 (1247), tham gia 3 lần đánh quân Nguyên được phong Đồng giang hầu tả tướng quân, còn lăng và mộ trên núi Phượng Hoàng, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

2- Tạ Tướng Công: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, đỗ Khoa tam giáo Đinh Mùi, triều Trần, Khoa , niờn hiệu Thiờn Ứng Chớnh Bỡnh 16(1247) làm đến chức Nhập nội hành khiển đồng trung thư môn hạ tam phẩm về trí sĩ; đi ở đâu không rõ.

3- Vũ Nghiêu Tá: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Thái học sinh tức Tiến sĩ, Khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304) nổi tiếng về văn học, chức Nhập nội hành khiển, Mụn hạ Hữu thị lang, con cả Vũ Nạp, anh ruột Vũ Hán Bi.

4- Vũ Hán Bi, tức Vũ Nông: người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng thái học sinh tức Tiến sĩ, khoa Giáp Thìn, niờn hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), làm chức Nhập nội hành khiển, Thượng thư tả bộc xạ, nổi tiếng về văn học, là con Vũ Nạp, cùng đỗ một khoa với anh là Vũ Nghiêu Tá.

5- Lê Cảnh Tuân: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng thái học sinh tức Tiến sĩ khoa Tân Dậu (1381), phản đối quân Minh xâm lược, bị nhà Minh bắt và chết trong ngục Kim Lăng của Trung Quốc.

Có sách chép Lê Cảnh Tuân, trúng thái học sinh triều Hồ, năm 1400 cùng khóa với Nguyễn Trãi. Sách Hải Dương phong vật chí viết năm Gia Long thứ 10 (1811) nói Lê Cảnh Tuân lĩnh hương tiến năm Xương Phù (1377-1788), nay ghi theo Đại Nam sử ký toàn thư và Đại Nam nhất thống chí, sách Tiến sĩ nho học tỉnh Hải Dương xuất bản năm 1999. Bia văn chỉ Đường An không ghi Lê Cảnh Tuân. ụng là người viết Vạn ngôn thư gửi Bựi Bỏ Kỳ

237

Page 238: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

6- Lý Tử Cấu. xã ? huyện Đường An, lộ Hồng, nay thuộc Bỡnh Giang, trỳng tuyển khoa Kỷ Dậu, niên hiệu Xương phù thứ 5(1381), từ chối nhậm quan chức. Thời giặc Minh xâm lược ẩn dật, đến triều Lê sơ, Nguyễn Mộng Tuân tiến cử, nhưng cũng từ chối, ông là trung thần với nhà Trần.

Triều Lê sơ (1428-1527)7- Vũ Đức Lâm: Người làng Hà Đông, xã Thái Dương, trúng

Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Thỏi Hũa thứ 6 (1448), làm đến chức Thượng thư, kiêm Đô ngự sử, về trí sĩ, Bia khoa Mậu Thìn có tên ở bia Văn miếu Hà Nội.

8- Nguyễn Lũ: Người làng Tuyển Cử, xã Tân Hồng, trúng Tiến sĩ khoa Quí Dậu, niên hiệu Thái Hòa thứ 11 (1453) làm đến chức Tế tửu Quốc tử giám.

9- Phạm Lỗ (có sách phiên âm là Phạm Tăng): Người làng Lôi Dương, xã Thái Học, trúng Hoàng Giáp, khoa Quí Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463) làm đến chức Hình bộ hữu thị lang là anh Tiến sĩ Phạm Sán.

10- Vũ Hữu: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Hoàng giáp khoa Quí Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463). Làm lễ bộ thượng thư, rồi Hộ bộ thượng thư, được cử làm giám khảo thi đình khoa Nhâm Tuất (1520), phong Tùng Dương hầu. Năm Đinh Hợi (1527) cùng với Phạm Đình Tá, theo lệnh vua Lê Cung Hoàng, Gia phong cửu tích, tước An Hưng Vương cho Mạc Đăng Dung. Do tính toán sửa cửa thành Thăng Long được chính xác mà vua phong cho danh hiệu "Trạng toán".

Cước chú: Phong cửu tích là cho phép được dùng 9 thứ mà thứ dân không ai được dùng, đó là: Xe ngựa, áo xiêm, nhạc khí, cửa sơn, bệ ngồi, dũng sĩ bảo vệ, cung tên, cờ, búa, rượu cử súng.

Bia khoa Quí Mùi (1463) còn ở Văn miếu Hà Nội.11- Chu Lộc: Người làng Phù Vân tức Lôi Khê, xã Hồng

Khê, trúng Tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463), làm chức Hiến phó sứ - Bia khoa Quý Mùi niờn hiờn Quang Thuận thứ 4 (1463) còn ở Văn Miếu Hà Nội.

238

Page 239: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

11 - Nguyễn Kim An: Người làng Tuyển Cử, xã Tân Hồng. Làm cấm binh trong nội điện, nhân tết trung thu, mây mù che kín trăng, vua Lê Thánh Tôn sai các quan làm thơ. Các quan chưa làm xong, ông xin dâng thơ. Xem thơ, vua ưng ý, vì trong thơ có câu: Chớ ngại, năm nay vắng Ngọc thỏ, Thu sau sẽ thấy trăng càng cao. Vua thưởng rất hậu và cho về theo học. Năm 23 tuổi thi khoa Nhâm Thìn, niên hiện Hồng Đức thứ 3 (1472) trúng Bảng nhãn, chức Hàn lâm viện thị thư.

12- Vũ Đức Khang, có sách ghi là Vũ ứng Khang, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Hoàng giáp, khoa Nhâm Thìn, niên hiện Hồng Đức thứ 3 (1472) làm đến chức Hộ khoa đô cấp sự trung.

13- Phạm Sán: Người làng Lôi Dương, xã Thái Học trúng Hoàng giáp khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475) làm đến chức Hàn lâm học sĩ, là em ruột Phạm Lỗ.

14- Đỗ Chính Lạc: Người làng Sồi Tó, xã Thái Học, trúng đồng tiến sĩ khoa ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475) làm đến Công bộ hữu thị lang. Bia khoa Ất Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

15- Vũ Quỳnh: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Hoàng giáp khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478). Năm Canh Ngọ (1510) thăng Triều liệt đại phu, giữ chức Hình bộ thượng thư, Quốc Tử Giám tu nghiệp, kiêm sứ quán đô tổng tài. Vâng mệnh vua, soạn bộ sử "Đại Việt thông giám". Năm 59 tuổi cùng Thừa Phủ tham bổ "Lĩnh nam trích quái". Có tên trong bảng kể tên các tế tửu của Quốc Tử Giám, trưng bày ở Văn Miếu Hà Nội, cùng với người làng là Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh. Bia khoa Mậu Tuất còn ở Văn Miếu Hà Nội.

16- Vũ Nguyên Trinh: Người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481) làm chức Phó đô ngự sử. Bia khoa Tân Sửu còn ở Văn Miếu Hà Nội.

17- Vũ Loan: Người làng Tuy Lai, xã Vĩnh Tuy, trúng Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) làm Phó đô ngự sử, được thôn Mòi, thôn Lại làng Tuy Lai thờ làm Thành hoàng cùng với em là Vũ Mật. Bia khoa Đinh Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

239

Page 240: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

18- Vũ Mật: Người làng Tuy Lai xã Vĩnh Tuy, trúng Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) làm đến chức Tả thị lang, cùng đỗ một khoa với anh là Vũ Loan, và hai anh em được làng Tuy Lai thờ làm Thành hoàng. Bia khoa Đinh Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

19- Vũ Đôn: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) làm đến chức Tư huấn. Ông là cháu gọi Vũ Hữu là chú ruột. Con cháu ông về sau có nhiều người trúng Tiến sĩ. Bia khoa Đinh Mùi ở Văn Miếu Hà Nội.

20- Bùi Hoàn Khánh: Người làng Bùi Khê, xã Hồng Khê, trúng Tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) làm đến chức Thị Lang.

21- Đinh Doãn Minh: còn gọi là Đinh Khắc Minh, người làng Cậy, xã Long Xuyên, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) làm chức Phủ doãn, phủ Phụng Thiên.

22- Vũ Tụ: Người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, 25 tuổi trúng hoàng giáp, khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm đến chức Hình bộ tả thị lang. Làm quan thanh liêm, không nhận hối lộ, nổi tiếng một thời, được vua tặng túi thêu bốn chữ "Liêm tiết công thần", nhà thờ còn ở làng Hoạch Trạch, lấy 4 chữ này làm đại tự treo trước ngai thờ. Bản dịch của "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú ghi nhầm, coi Vũ Tụ là người làng Mộ Trạch.

23- Vũ Thiệu: Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, trúng Tiến sĩ khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493) làm Giám sát ngự sử. Làng Lương Ngọc xã Thúc Kháng thờ ông làm Thành hoàng.

24- Vũ Hằng Trình: Người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499) làm chức Tự khanh.

25- Phạm Duy Viên: Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng trúng đồng tiến sĩ, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) làm chức Lục sự.

240

Page 241: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

26- Vũ Bá Dung: Người làng Hương gián xã Long Xuyên, trúng Hoàng giáp, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) làm quan tại viện Hàn lâm.

27- Nguyễn Liễn: Tức Loan người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, trúng tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niờn hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) làm quan tại viện Hàn lâm. (Nhân vật này không thấy trong Đăng khoa lục).

28- Vũ Cán: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Hoàng giáp, khoa Nhâm Tuất, niờn hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), làm Lễ bộ thượng thư, có lần đi sứ sang Trung Quốc, phụ trách viện Hàn lâm, tước Lệ độ bá. Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông theo nhà Mạc. Ông viết nhiều tác phẩm văn học, bài thơ, bài ký về làng Mộ Trạch, nói trong gia phả họ Vũ làng Mộ Trạch. Bia khoa Nhâm Tuất còn ở Văn Miếu Hà Nội.

29- Ngô Văn Huy: Người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, trúng Hoàng giáp, khoa Nhâm Tuất (1502), giữ chức Hàn lâm viện. Bia khoa Nhâm Tuất còn ở Văn Miếu Hà Nội.

30- Lê Nại: Người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng có sách viết là Lê Đỉnh, tổ tiên gốc ở Thuận Lộc, tỉnh Thanh Hóa, 37 tuổi trúng Trạng nguyên khoa Ất Sửu (1505) chức Hữu thị lang, tước Đào trạch bá.

31- Phạn Thuần Nhân: Người làng Bì Đổ xã Cổ Bì, trúng Đồng tiến sĩ khoa ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505). Năm 1522 phụng sự đi sứ Trung Quốc, đến cửa Nam quan, gặp lúc nhà Mạc thay nhà Lê, phải trở về, làm chức Tả thị lang.

32- Ngô Tuy: Người làng Thị Tranh, xã Thúc Kháng, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) chức Hàn lâm viện hiệu lý, xung Phó sứ đi cống Trung Quốc, gặp lúc Trần Tuân khởi loạn, ông không theo vua, mang vợ con về quê, vua giận giết chết.

33- Nguyễn Kính Chỉ: Người làng Trâm Khê, xã Thái Học, trúng Đồng tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 (1508), có lần đi sứ, làm đến Hộ bộ thượng thư, tước Thái bảo, Trạm quận công.

241

Page 242: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

34- Nguyễn Bách Tuế. Người làng Thị Tranh, xã Thúc Kháng, trúng Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) làm Thượng thư, tước Bá.

35- Lê Tư, còn có tên là Lê Đỉnh. Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng trúng Hoàng giáp khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511) làm Đô cấp sự trung, Đoán sự, là em ruột Trạng nguyên Lê Nại. Bia khoa Tân Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

36- Phạm Nguyên: Người làng Lý Đông, xã Vĩnh Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511), làm quan tới chức Phó đô ngự sử. Bia khoa Tân Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

37- Đoàn Đức Phu (còn có tên là Đoàn Quảng Phu): Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, trúng Hoàng giáp, khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514) chức Đông các đại học sĩ Bia khoa Giáp Tuất còn ở Văn Miếu Hà Nội.

38- Vũ Lân Chỉ: Người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng trúng Đồng tiến sĩ, khoa Canh Thìn (1520) chức Công khoa độ cấp sự trung.

39- Lưu Khải Chuyên: Người làng Bình Cách, xã Bình Xuyên, trúng thám hoa, khoa Mậu Dần, niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 (1518), làm chức Binh bộ tả thị lang, trí sĩ. Bia khoa Mậu Dần còn ở Văn Miếu Hà Nội, ghi người Bình Đê.

40- Đỗ Văn Quýnh: Người làng Nội Ninh, tức làng Tân Hưng, hay làng Nội, xã Tân Việt, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Canh Thìn, niên hiệu Quang Thiệu thứ 5 (1520) làm quan đến chức Thừa chánh sứ, Tư nghiệp Quốc tử giám. (Các nhà khoa bảng Việt Nam ghi người làng Nội Ninh, huyện Yên Dũng, Bắc Ninh).

41- Lê Quang Bí: Người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, 21 tuổi, trúng Hoàng giáp, khoa Bính Tuất, niên hiện Thống Nguyên thứ 5 (1526). Vì nhà Mạc-đi sứ Trung Quốc cầu phong. Nhà Minh, nghi là gian trá, giữ ở quan dịch 18 năm, đến Mạc Mậu Hợp (1562-1592) mới được về nước. Vua Mạc phong chức Tô quận công, ý muốn ví ông như Tô Vũ, nhà Hán đi sứ Hung Nô, ông làm đến chức Lại bộ thượng thư.

242

Page 243: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

42- Nhữ Mậu Tô: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiện Thống Nguyên thứ 5 (1526), đổi tên là Lê Tố, làm đến Lễ bộ tả thị lang.

Triều Mạc (1527 - 1592)43- Trương Hữu Bùi: Có bản phiên âm là Phỉ, người làng

Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, trúng Hoàng giáp khoa Tân Sửu, niên hiệu Quang Hòa thứ nhất (1541) làm chức Lại bộ thượng thư, Đô ngự sử, kiêm Quốc tử giám tế tửu, vào chầu kinh diên, tặng Thiếu bảo ân quận công.

44- Phạm Nguyện. Người làng Lôi Khê, 36 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Tân Sửu, niên hiệu Quang Hòa thứ nhất (1541), chức Hàn lâm hiệu lý, kiêm tư vấn, con cháu không còn ở làng.

45- Lê Thọ Vinh: Có sách viết là Lê Thọ Khảo, người làng Nhữ Thị xã Thái Hòa, trúng Hoàng giáp khoa Giáp Thìn, niên hiệu Quang Hòa thứ 4 (1544) chức Tự khánh, tước Tử.

46- Nhữ Tông: Người làng Nhữ Thị xã Thái Học, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu thứ 2 (1556) Phó sứ sang cống nhà Minh, chức Lễ bộ thượng thư, tước Hồng Khê bá, trí sĩ.

47- Vũ Tĩnh: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 38 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Quang Bảo thứ 9 (1562) xung phó sứ sang cống nhà Minh, chức Lại bộ tả thị lang, tước Tây khê bá; tặng Thượng thư, tước Hầu.

48- Vũ Đường: Người làng .Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565) chức Hộ bộ tả thị lang chỉ tiêu văn quản. Bia khoa ất Sửu còn ở Văn Miếu Hà Nội.

49- Phạm Điển: Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, 38 tuổi, trúng Đồng tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Sùng Khang thứ 3 (1568) chức Hộ bộ tả thị lang, tước Bá, cha là Phạm Lân.

50- Bùi Đình Kiên: Người làng Ngọc Cục, trúng Hoàng giáp khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577), chức Giám sát ngự sử.

243

Page 244: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

51- Vũ Đăng: Người làng Sồi Tó, xã Thái Học, 36 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577), chức Lễ bộ tả thị lang, tước Bá, ông ngoại Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền.

52- Bùi Thế Vinh: Người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trú tại phường An Hòa, huyện Quảng Đức, Hà Nội, 27 tuổi, trúng Đồng tiến sĩ khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành thứ 3 (1580) chức Tự khanh, khi nhà Mạc mất, cáo bệnh không ra khỏi cửa.

53. Lê Kim Quế: Người làng My Thữ xã Vĩnh Hồng, trú tại phường Thái Cực huyện Thọ Xương, Hà Nội, trúng Đồng tiến sĩ khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành thứ 3 (1580) làm Giám sát ngự sử, anh Lê Kim Bằng.

54- Phạm Công Phụ: Người làng Quàn, xã Bình Xuyên, 33 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Qúy Mùi, niên hiệu Diên Thành thứ 6 (1583), chức Tham chính.

55 - Vũ Sâm: Người làng Lôi Khê, xã Hồng Khê, 24 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589) làm Giám sát ngự sử, nhà Mạc mất, nhà Lê không dùng.

56 - Nguyễn Dung: Người làng Ngọc Cục, trú tại phường Cơ Vũ huyện Thọ Xương, Hà Nội, 38 tuổi trúng Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 (1592), nhà Mạc mất làm quan với nhà Lê.

57 - Lê Kim Bảng: Người làng My Thữ, xã Tân Hồng, trú tại phường Thái Cực, huyện Thọ Xương, Hà Nội, 41 tuổi, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 (1592) chức quan Giám sát ngự sử, nhà Mạc mất, nhà Lê không dùng.

Triều Lê Trung Hưng (1533-1788)58 - Trần Vĩ: Người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, trú tại

phường Kim Hoa, huyện Thọ Xương, Hà Nội, 41 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (1604). Làm Chính sứ cống nhà Minh, làm Lại bộ tả thị lang đông các đại học sĩ, tước Hương quận công, nổi tiếng liêm khiết, tặng Thượng thư, tước Thái bảo.

244

Page 245: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

59 - Vũ Bạt Tụy: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 33 tuổi trúng Hoàng giáp, khoa Giáp Tuất, niên hiệu Đức Long thứ 6 (1634), đình nguyên ứng chế đệ nhất, chức Lại khoa đô cấp sự trung, tặng Tự khanh, tước Huân trạch bá.

60 - Phạm Liễn: Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, 54 tuổi,trúng Đồng tiến sĩ khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), chức Binh bộ hữu thị lang, tước Bá, trí sĩ, tặng Hộ bộ tả thị lang, tước Hầu.

61 - Vũ Lương: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 38 tuổi, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Phúc Thái thứ nhất (1643), chức Hình bộ hữu thị lang, tước Tử, tặng Hình bộ tả thị lang, tước Bá.

62 - Vũ Trác Lạc: Người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, là người làng Thổ Hoàng, huyện Ân Thi tráo vào, 21 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656), làm Tham chính, tước Nam. Bia khoa Bính Thân còn ở Văn Miếu Hà Nội.

63 - Vũ Đăng Long: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656) làm Giám sát ngự sử, đi sứ mất dọc đường, tặng Lại khoa đô cấp sự trung, tước Nam. Bia khoa Bính Thân còn ở Văn Miếu Hà Nội.

64 - Vũ Công Lương: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 22 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656), chức Binh bộ đô cấp sự trung, em ruột Tiến sĩ Vũ Công Đạo. Bia khoa Bính Thân còn ở Văn Miếu Hà Nội.

Khoa này có 3000 người ứng thí, lấy đỗ 6 Tiến sĩ, riêng họ Vũ làng Mộ Trạch có 3 người trúng tuyển, chiếm nửa số Tiến sĩ khoa thi này. Đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử khoa cử Việt Nam

65 - Vũ Bật Hài: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), sung Phó sứ sang cống nhà Thanh, làm chức Bồi tụng lại bộ tả thị lang, tước Tử, tặng lại Bộ thượng thư tước bá. Bia khoa Kỷ Hợi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

245

Page 246: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

66 - Vũ Công Đạo: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng đồng Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) làm Phó sứ sang cống nhà Thanh, làm Đô ngự sử vào chầu kinh diên tước tử. Năm Quý Hợi (1683) cùng thượng thư Vũ Duy Đoàn, vâng mệnh tới Nam quan, nhận người họ Mạc. Trong chiếu chỉ, xếp tên hai ông dưới một hoạn quan. Hai ông cương quyết xin sửa lại chiếu chỉ. Chúa không nghe, cách chức hai ông. Năm Tân Mùi (1721) cho hai ông là người thẳng thắn, phục chức cho hai ông, làm chức Hình bộ hữu thị lang, rồi làm Lễ bộ tả thị lang, thăng Công bộ thượng thư về trí sĩ, lại tặng Lễ bộ thượng thư, tước bá.

67 - Vũ Cầu Hối: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) làm chức Tham chính Thanh Hóa. Bia khoa Kỷ Hợi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

68 - Lê Công Triều: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 30 tuổi trúng Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) làm chức Tham chính. Bia khoa Kỷ Hợi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

Khoa này lấy đỗ 20 người, riêng làng Mộ Trạch có 4 người đỗ Tiến sĩ.

69 - Vũ Duy Đoán: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 42 tuổi trúng đồng Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), làm Phó Đô ngự sử thăng Công bộ thượng thư tước bá. Bia khoa Giáp Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

70 - Vũ Công Bình: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 42 tuổi trúng Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), làm Hiến sát sứ. Bia khoa Giáp Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

71 - Nhữ Tiến Dung: Người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học trúng Đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), làm Lễ bộ đô cấp sự trung. Bia khoa Giáp Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

Khao Giáp Thìn, Cảnh Trị thứ 2 , Đường An có 3 người trúng Tiến sĩ.

72 - Vũ Đình Lâm: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 31 tuổi trúng Hoàng giáp, khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8

246

Page 247: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

(1670), làm Lễ khoa đô cấp sự trung. Bia khoa Canh Tuất còn ở Văn Miếu Hà Nội.

73 - Vũ Duy Khuông: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 27 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), làm Bồi tụng, lễ khoa đô cấp sự trung mất trong lúc đợi mệnh đi sứ. Bia khoa Canh Tuất còn ở Văn Miếu Hà Nội.

74 - Nhữ Đình Hiền: Người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, 22 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680), sung phó sứ đi cống nhà Thanh, thăng Phó đô ngự sử, rồi thăng Chánh đô ngự sử, rồi Bồi tụng binh bộ thượng thư, tặng Lễ bộ thượng thư tước bá. Bia khoa Canh Thân còn ở Văn Miếu Hà Nội.

75 - Phạm Hữu Dung: Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, 26 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680), làm Công khoa đô cấp sự trung. Bia khoa Canh Thân còn ở Văn Miếu Hà Nội.

76 - Vũ Đình Thiều: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 43 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680), làm Công khoa đô cấp sự trung. Bia khoa Canh Thân còn ở Văn Miếu Hà Nội.

77 - Đào Tuấn Ngạn: Người làng Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, 45 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (1683) chức Quyền tham chính, thăng Tự khanh.

78 - Vũ Thạnh: Người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trú tại phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội, 21 tuổi trúng Thám hoa, khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1685) làm Bồi tụng, hồng lô tự khanh, quyền đô ngự sử, vì nói trái ý Chúa bị bãi chức. Sau lại phục chức tự khanh, tặng Tham chính. Sau đó tự ẩm được tặng Hàn lâm viện thừa chỉ.

79 - Vũ Trọng Trình: Người làng Mộ Trạch, trúng sĩ vọng, lại trúng Đồng tiến sĩ khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1685), chức Hiến sát sứ. Bia khoa Ất Sửu còn ở Văn Miếu Hà Nội.

247

Page 248: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

80 - Vũ Công Đạt: Người làng Tuyển Cử, 20 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Tân Mùi, niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691), chức Tham chính. Bia khoa Tân Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

81 - Nguyễn Thường Thịnh: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 28 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Quý Mùi, niên hiệu Chính Hòa thứ 24 (1703), chức Binh khoa đô cấp sự trung. Bia khoa Quý Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

82 - Phạm Minh: Người làng My Thữ, xã Vĩnh Hồng, 20 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Quý Mùi, niên hiệu Chính Hòa thứ 24 (1703) chức Hộ bộ hữu thị lang, tặng Thượng thư. Bia khoa Quý Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

83 - Vũ Đình Ân: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 33 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712), chức Đông các đại học sĩ, tặng Hàn lâm thị giảng. Bia khoa Nhâm Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

84 - Vũ Huyến: Người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, 43 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) chức Đông các hiệu thư hiến sát sứ. Bia khoa Nhâm Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

85 - Vũ Huy: Người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trú tại phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội, trúng Đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712), chức Hình bộ hữu thị lang. Là con thám hoa Vũ Thạnh, cùng với chú là Vũ Huyến đỗ một khoa, cùng về vinh quy. Bài phú của Thám hoa có câu: "Đồng thế, đồng triều, tam tiến sĩ" nghĩa là cùng một đời, cùng một triều đình, một nhà có 3 người cùng là Tiến sĩ. Bia khoa Nhâm Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

86 - Phạm Đình Chung: Người làng Tuấn Kiệt, xã Hùng Thắng, 36 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724), chức Công bộ hữu thị lang. Bia khoa Giáp Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

87 - Nhữ Trọng Thai, có bản ghi là Nhữ Trọng Đài, người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, trúng Bảng nhãn khoa Quý Sửu, niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733) chức Hiến sát sứ. Bia khoa Quý Sửu còn ở Văn Miếu Hà Nội.

248

Page 249: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

88 - Vũ Phương Đề: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng 39 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) chức Đông các đại học sĩ. Viết sách "Công dư tiệp ký" (Sách viết ngoài lúc làm việc công), kể chuyện nhiều danh nhân địa phương. Bia khoa Bính Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

89 - Nhữ Đình Toản: Người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, trúng Đồng tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 1736) chức Tham tụng, Thượng thư bộ hình. Đổi sang Vũ chức hiệu điểm trung phái hầu, trí sĩ, tặng quốc lão. Bỏ tiền và ruộng xây văn chỉ huyện Đường An. Bia khoa Bính Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

90 - Vũ Trần Tữ: sau đổi là Vũ Trần Thiệu, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trú tại phường Thái Cực, huyện Thọ Xương, Hà Nội, trúng Đồng tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), đi sứ cống nhà Thanh, chức Lại bộ tả thị lang, tước Phái định bá, tặng Công bộ thượng thư. Bia khoa Kỷ Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

91 - Nguyễn Luận: Người làng Lương Ngọc, trú tại phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội, 40 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1739), chức Hàn lâm đãi chiếu. Bia khoa Kỷ Mùi còn ở Văn Miếu Hà Nội.

92 - Vũ Huy Đĩnh: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, 25 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Giáp Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754), sung Phó sứ đi cống nhà Thanh, làm Thừa chính sứ, tước Hồng trạch bá, kiêm Đô ngự sử. Đổi tên là Vũ Huy Túc, năm 1781 làm Đốc thị Thuận Quảng, năm 1783 lại triệu về làm Phó đô ngự sử, bồi tụng. Hình bộ hữu thị lang, Quốc tử giám tế tửu.

93 - Phạm Dương Ưng: Người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trú tại phường Cổ Vũ, huyện Thọ Xương, Hà Nội, 27 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763), chức Đông các đại học sĩ Phó đô đốc Thuận Quảng.

94 - Đào Vũ Hường: Người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, 30 tuổi trúng Đồng tiến sĩ, khoa Nhâm Thìn (1772), chức Hàn lâm viện hiệu thảo, đốc Đồng sơn nam. Bia khoa Nhâm Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

249

Page 250: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

95 - Vũ Công Điên: có nơi phiên âm là Nhữ Công Chân: Người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, 22 tuổi trúng Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772), chức Hàn lâm viện đài chế, Hình bộ thị lang. Bia khoa Nhâm Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

96 - Vũ Huy Diệm: có sách phiên âm là Viên, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, 26 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772) chức Hàn lâm viện đài chế, Thự hiến sát sứ. Bia khoa Nhâm Thìn còn ở Văn Miếu Hà Nội.

97 - Vũ Tấn: Người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, thi Hương đỗ giải nguyên, thi Hội khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775), trúng Phó bảng, cùng khoa với Phan Huy Ích, được Nguyễn Quang Trung tin dùng, cử đi sứ nhà Thanh, làm đến chức Thị trung đãi chiếu, Thượng thư bộ công, Thượng trụ quốc, mất năm 1800, là con trưởng tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh.

98 - Phạm Quí Thích: Người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trú tại phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, trúng Đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40 (1779), chức: Đông các đại học sĩ, tước Hầu, khi Tây Sơn ra bỏ trốn. Thời Nguyễn Gia Long làm chức Thị trung học sĩ, tước hầu sang làm Đốc học huyện Hoài Đức, cáo bệnh mất ở nhà.

Triều Nguyễn Gia Long (1802 - 1919)99 - Vũ Đức Khuê: Người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng

trúng Đồng tiến sĩ khoa Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3 (1822), chức Tham tri bộ hộ, giáng xuống Tư vụ khi mất tặng chức Lang trung.

100 - Vũ Tống Phan, còn gọi là Vũ Như Phiên, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trú tại phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội, trúng Đồng tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 7 (1826), chức Lang trung bộ hình, tham hiệp Tuyên Quang, rồi Thái Nguyên, bị cách chức, sau làm Học chính tỉnh Bắc Ninh.

250

Page 251: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

101 - Hoàng Xuân Hiệp, còn có tên là Linh: Người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng trú tại phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội, trúng Thám hoa Tân Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 4 (1851).

102 - Phạm Huy Lương: Người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trú tại xã Nam Ngữ, Thọ Xương, Hà Nội, đỗ phó bảng khoa Nhâm Tuất (1862), xung Phó sứ đi Trung Quốc, làm Bố chánh Nghệ An, bị tội rồi lại phục chức án sát quyền tuần phủ Ninh Bình.

(Nhân vật này không thấy ghi trong Đăng khoa lục).103 - Vũ Nhự: Người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trú

ở xã Kim Cổ, huyện Thọ Xương, Hà Nội, trúng Hoàng Giáp khoa Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868), chức Tuần phủ rồi làm Toản tu Quốc sử. Năm Tự Đức thứ 36 (1883) Hàn lâm trực học sĩ, Sử quán toản tu, năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), làm Tham tri bộ Lễ.

Danh sách Tiến sĩ của từng làng như sau:1- Xã Vĩnh Tuy: 2 Làng Mòi, Lại: 22- Xã Hùng Thắng: 1 Làng Tuấn Kiệt: 13- Xã Long Xuyên: 2 Làng Cậy: 24- Xã Thúc Kháng: 22 Thị Tranh: 2; Châu Khê: 2

Lương Ngọc: 9; Ngọc Cục: 95- Xã Thái Dương: 1 Hà Đông: 16- Xã Thái Hòa: 3 Nhữ Thị: 2; Trâm Khê: 17- Xã Tân Hồng: 42; Tuyển Cử: 3; Mộ Trạch: 398- Xã Tân Việt: 1; Tân Hùng: 19- Xã Thái Học: 11; Hoạch Trạch: 7; Sồi Tó: 2; Sồi Cầu: 210- Xã Nhân Quyền: 6; Đan Loan: 611- Xã Bình Xuyên: 2; Bình Cách: 1; Quàn: 112- Xã Cổ Bì: 2; Bì Đổ: 213- Xã Vĩnh Hồng: 4; My Thữ: 3; Lý Đông: 114- Xã Hồng Khê: 4; Lôi Khê: 3; Bùi Khê: 1

Đôi điều cần biết về Văn Miếu và bia Tiến sĩ.

251

Page 252: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Văn Miếu Hà Nội xây tháng 8 năm Canh Tuất (1070). Năm 1075, xây nhà Quốc Tử Giám là chỗ học của các Hoàng tử. Năm 1075 mở khoa thi hương và thi hội. Sau năm 1802, Nguyễn Gia Long đưa Văn Miếu vào Huế, Văn miếu Hà Nội gọi là nhà Khải Thánh.

Từ năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484) mới có chủ trương, mỗi khoa thi hội, dựng một bia ghi tên các Tiến sĩ trúng khoa ấy, không ghi Phó bảng. Từ khoa Nhâm Tuất (1442) đến khoa Kỷ Hợi (1779) có 124 khoa thi, mới dựng được 117 bia. Nhưng nay chỉ còn 82 bia, ghi tên 1036 Tiến sĩ để trong 8 nhà bia lớn, mỗi nhà 10 bia và 2 nhà bia nhỏ, phần đều hai bên hồ "Thiên quang tỉnh". Trong 82 ghi ấy thì 27 bia có tên 47 Tiến sĩ, trong 103 Tiến sĩ nho học của huyện Bình Giang. Còn 56 Tiến sĩ không có tên hoặc không còn bia ở Văn Miếu Hà Nội.

Những kỳ thi hội, dưới triều Nguyễn Gia Long, có bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ và Phó bảng ở Văn Miếu Huế.

Nguyễn Gia Long là triều đại cuối cùng của giai cấp phong kiến cầm quyền ở nước Việt Nam, mà cũng là triều đại chấm dứt học và thi bằng chữ Hán, vào năm 1919. Triều Nguyễn Gia Long bắt đầu mở khoa thi, từ khoa Đinh Mão (1807) đến khoa Mậu Ngọ (1918) có tất cả 47 khoa, vừa chính khóa và ân khóa. Có 5232 cử nhân. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1832) mới mở khoa thi hội, đến khoa Nhâm Thìn (1892), niên hiệu Thành Thái thứ 4, có 299 Tiến sĩ và 277 Phó bảng.

Không có sách ghi lại những người đỗ Cử nhân, dưới các triều đại trước triều Nguyễn Gia Long. Theo Quốc triều hương khoa lục của Tiến sĩ Cao Xuân Dục, xuất bản năm 1973, huyện Bình Giang có 41 người đỗ Cử nhân, tích ghi ra đây để biểu hiện tinh thần tích cực học và thi của Bình Giang, dưới triều đại phong kiến cuối cùng và cũng là những năm cuối cùng của việc học và thi bằng chữ Hán. Dưới triều Nguyễn có 5 người trúng học vị Tiến sĩ đã nói ở phần trên.

252

Page 253: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Những người đỗ Cử nhân triều NguyễnNgười người đỗ Cử nhân quê Bình Giang từ triều Lý Đến đến

triều Nguyễn có tới vài trăm. Từ triều Lý đến triều Lê Trung hưng chưa đủ tư liệu để thống kê, dưới đây chí có số liệu Cử nhân Nho học của triều Nguyễn.

1 - Ph¹m §×nh Toµn, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa Kû M·o (1819).

2 - Vò §×nh LÖ, ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa Kû Tþ (1890).

3 - Vò §×nh NhÊt, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa Quý DËu (1813).

4 - Vò Nguyªn Dung, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa Quý DËu (1813).

5 - Vò C«ng Nho, ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng tróng Cö nh©n khoa T©n Tþ (1821), sau ®ç khoa c¸t sÜ.

6 - Vò Hång, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa T©n Tþ (1821), lµm Tham tri bé h×nh.

7 - D¬ng V¨n Toµn, ngêi Hßa Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa T©n Tþ (1821).

8 - Ph¹m ChÝ H¬ng, ngêi lµng Phông ViÖn, x· VÜnh Hång, tróng Cö nh©n khoa MËu Tý (1828) lµm Tæng ®èc Ninh Th¸i, ®i sø Trung Quèc, tiÕp lµm Tæng ®èc qu©n vô L¹ng B»ng, gi¸ng bè chÝnh Th¸i Nguyªn.

9 - Ph¹m §×nh ¸i, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa T©n M·o (1813).

10 - Vò Huy TÞu, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa T©n Söu (1841).

11 - D¬ng Xu©n, ngêi lµng Tr¸ng LiÖt, x· cïng tªn, tróng Cö nh©n khoa Nh©m DÇn (1842), lµm HuÊn ®¹o.

12 - Vò Huy C¬, ngêi Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa §inh Mïi (1847), lµm tri huyÖn.

13 - NguyÔn Huy Khanh, ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa §inh Mïi (1847), tri phñ L©m Thao.

253

Page 254: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

14 - TrÇn V¨n B×nh, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa MËu Th©n (1848), lµm tri phñ, ¨n hèi lé, bÞ téi.

15 - Lª Ngäc QuÝ, ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tróng Cö nh©n khoa MËu Th©n (1848).

16 - Lu Nh S¬n, ngêi B×nh C¸ch, x· B×nh Xuyªn, tróng Cö nh©n khoa Canh TuÊt (1850) ®em nghÜa dòng ®¸nh giÆc, ®îc bæ ®i tri huyÖn, kh«ng nhËn chøc.

17 - Vò C«ng Th, ngêi Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa MËu Ngä (1858) lµm thÞ gi¶ng, c¸o vÒ.

18 - Vò Huy §Ønh, ngêi lµng Lý §«ng, x· VÜnh Hång, tróng Cö nh©n khoa Canh TuÊt (1850).

19 - Vò §×nh Tinh, ngêi L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa MËu Ngä (1858) lµm Chëng Ên h×nh khoa.

20 - Vò Huy M·n, ngêi My Khª, x· VÜnh Hång, tróng Cö nh©n khoa T©n DËu (1861).

21 - Vò V¨n Vinh, ngêi L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa Gi¸p Tý (1864).

22 - Vò V¨n Lª, ngêi L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa Gi¸p Tý (1864).

23 - Lª Nh Thíc, ngêi Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tróng Cö nh©n khoa §inh Mïi (1867).

24 - Lª Thóc LÖ, ngêi Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tróng Cö nh©n khoa Canh Ngä (1870).

25 - Vò §×nh Hîp, ngêi Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa Canh Ngä (1870).

26 - Vò Huy §¸n, ngêi Tuy Lai, x· VÜnh Tuy, tróng Cö nh©n khoa BÝnh Tý (1876).

27 - Vò Xu©n Ph¸t, ngêi Tuy Lai, x· VÜnh Tuy, tróng Cö nh©n khoa BÝnh Tý (1876).

28 - Vò Huy Thøc, ngêi Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa BÝnh Tý (1876).

29 - Vò Thu, ngêi Tuy Lai, x· VÜnh Tuy, tróng Cö nh©n khoa Kû M·o (1879).

254

Page 255: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

30 - Vò H÷u Léc, ngêi §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa Kû M·o (1879).

31 - Lª H÷u TÝn, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tróng Cö nh©n khoa Gi¸p Th©n (1884).

32 - Ph¹m §×nh Mü, ngêi Ch©u Khª, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa BÝnh TuÊt (1886) lµm HuÊn ®¹o.

33 - Vò Xu©n TiÕn, ngêi Phó Khª, x· Th¸i Häc, tróng Cö nh©n khoa BÝnh TuÊt (1886). Gi¸o thô phñ Nho Quan.

34 - Vò Huy TÊn, ngêi VÜnh L¹i, x· VÜnh Tuy, tróng Cö nh©n khoa BÝnh TuÊt (1886).

35 - Vò Duy §ª, ngêi Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa T©n M·o (1891) lµm tri phñ Yªn ThÕ.

36 - Vò Nh Lang, tøc L¬ng, ngêi Phó Khª, x· Th¸i Häc, tróng Cö nh©n khoa T©n M·o (1891), lµm tri phñ Th¸i Minh.

37 - Vò Huy §iÓn, ngêi Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng Cö nh©n khoa Gi¸p Ngä (1894), lóc 51 tuæi.

38 - Vò Tu©n ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa Canh Tý (1890), sau ®ç Phã b¶ng.

39 - Lª NguyÖn Trung, ngêi Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tróng Cö nh©n khoa BÝnh Ngä (1906).

40 - Vò §¹i, ngêi L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa BÝnh Ngä (1906).

41 - Ph¹m Héi, ngêi L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng Cö nh©n khoa Kû M·o (1919).

Danh s¸ch cö nh©n tõng lµng, x· nh sau:1- X· Tr¸ng LiÖt: 1; Lµng Tr¸ng LiÖt: 12- X· VÜnh Tuy: 3; Lµng Tuy Lai: 2; Lµng VÜnh L¹i: 13- X· Thóc Kh¸ng: 10; Lµng Ch©u Khª: 1; Lµng L¬ng Ngäc:

94- X· T©n Hång: 9; Lµng Mé Tr¹ch: 95- X· Th¸i Häc: 6; Lµng Phó Khª: 2; Lµng Ho¹ch Tr¹ch: 46- X· Nh©n QuyÒn: 7; Lµng §an Loan: 6; Lµng Hßa Loan: 17- X· B×nh Xuyªn: 1; Lµng B×nh C¸ch: 18- X· VÜnh Hång: 3; Lµng My Th÷: 1; Lµng My Khª: 1;

Lµng Lý §«ng: 1

255

Page 256: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Häc ch÷ H¸n, ngêi B×nh Giang giÇu lßng yªu níc th¬ng nßi, tiÕp thu tinh tóy (cña ®¹o Khæng, ®¹o phËt, ®¹o gi¸o thi tróng Tr¹ng Nguyªn, B¶ng nh·n, Th¸m hoa, Hoµng gi¸p, Đång tiÕn sÜ, Phã b¶ng, Cö nh©n, Tó tµi... bao phen cïng nh©n d©n kh«i phôc x©y dùng b¶o vÖ nÒn ®éc lËp thèng nhÊt cña Tæ quèc, ®Ó l¹i bao kú tÝch, di tÝch ë c¸c lµng, x·.

2 - Häc vµ thi b»ng ch÷ Ph¸p:Ngµy 06 th¸ng 6 n¨m 1884 triÒu ®×nh HuÕ ký hßa íc c«ng

nhËn nÒn b¶o hé cña níc Ph¸p trªn toµn câi níc ta vÒ mäi mÆt. Sau khi ®µn ¸p xong phong trµo yªu níc, Ph¸p tæ chøc hÖ thèng tr-êng d¹y tiÕng Ph¸p vµ ch÷ quèc ng÷, thi b»ng ch÷ Ph¸p vµ ch÷ quèc ng÷. N¨m 1919, b·i bá c¸c kú thi h¬ng, thi héi b»ng ch÷ H¸n. Ngêi ®i häc chØ cã ba n¨m ®Çu lµ häc ch÷ quèc ng÷, nh÷ng n¨m vÒ sau häc toµn b»ng ch÷ Ph¸p. Cã giái ch÷ Ph¸p míi thi vµo ®îc c¸c trêng cÊp cao vµ cã giái tiÕng Ph¸p th× häc xong míi kiÕm ®-îc viÖc lµm.

Tho¹t ®Çu, ë tØnh lþ H¶i D¬ng më mét trêng Tiểu học cã 6 líp, d¹y quèc ng÷ vµ ch÷ Ph¸p.

HuyÖn B×nh Giang cã 10 tæng, mçi tæng cã mét trêng gäi lµ trêng tæng s. Trêng ®Æt ë ®×nh lµng trong tæng. Nhµ níc bæ vµ tr¶ l¬ng thÇy gi¸o, bµn ghÕ do c¸c lµng trong tæng ®ãng gãp. ThÇy gi¸o do Nhµ níc ®µo t¹o t¹i trêng s ph¹m lËp ra ë Hµ Néi.

Mét trêng tæng cã mét tæng s d¹y 3 líp: §ång Êu, dù bÞ vµ s¬ ®¼ng, theo ch¬ng tr×nh hîp nhÊt.

ë trong phè SÆt cã hai trêng t d¹y 3 líp ®Çu cña Tiểu học. Trong nhµ chung cña nhµ thê SÆt, cã trêng d¹y theo ch¬ng tr×nh cña nhµ chung, kh«ng chÞu sù kiÓm so¸t cña thanh tra häc chÝnh tØnh.

1 - Phạm Đình Toàn, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Kỷ Mão (1819).

2 - Vũ Đình Lệ, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Kỷ Tỵ (1890).

3 - Vũ Đình Nhất, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Quý Dậu (1813).

256

Page 257: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

4 - Vũ Nguyên Dung, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Quý Dậu (1813).

5 - Vũ Công Nho, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng trúng Cử nhân khoa Tân Tỵ (1821), sau đỗ khoa cát sĩ.

6 - Vũ Hồng, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Tân Tỵ (1821), làm Tham tri bộ hình.

7 - Dương Văn Toàn, người Hòa Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Tân Tỵ (1821).

8 - Phạm Chí Hương, người làng Phụng Viện, xã Vĩnh Hồng, trúng Cử nhân khoa Mậu Tý (1828) làm Tổng đốc Ninh Thái, đi sứ Trung Quốc, tiếp làm Tổng đốc quân vụ Lạng Bằng, giáng bố chính Thái Nguyên.

9 - Phạm Đình Ái, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Tân Mão (1813).

10 - Vũ Huy Tịu, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Tân Sửu (1841).

11 - Dương Xuân, người làng Tráng Liệt, xã cùng tên, trúng Cử nhân khoa Nhâm Dần (1842), làm Huấn đạo.

12 - Vũ Huy Cơ, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Đinh Mùi (1847), làm tri huyện.

13 - Nguyễn Huy Khanh, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Đinh Mùi (1847), tri phủ Lâm Thao.

14 - Trần Văn Bình, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Mậu Thân (1848), làm tri phủ, ăn hối lộ, bị tội.

15 - Lê Ngọc Quí, người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, trúng Cử nhân khoa Mậu Thân (1848).

16 - Lưu Như Sơn, người Bình Cách, xã Bình Xuyên, trúng Cử nhân khoa Canh Tuất (1850) đem nghĩa dũng đánh giặc, được bổ đi tri huyện, không nhận chức.

17 - Vũ Công Thư, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Mậu Ngọ (1858) làm thị giảng, cáo về.

18 - Vũ Huy Đỉnh, người làng Lý Đông, xã Vĩnh Hồng, trúng Cử nhân khoa Canh Tuất (1850).

19 - Vũ Đình Tinh, người Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Mậu Ngọ (1858) làm Chưởng ấn hình khoa.

257

Page 258: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

20 - Vũ Huy Mãn, người My Khê, xã Vĩnh Hồng, trúng Cử nhân khoa Tân Dậu (1861).

21 - Vũ Văn Vinh, người Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Giáp Tý (1864).

22 - Vũ Văn Lê, người Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Giáp Tý (1864).

23 - Lê Như Thước, người Hoạch Trạch, xã Thái Học, trúng Cử nhân khoa Đinh Mùi (1867).

24 - Lê Thúc Lệ, người Hoạch Trạch, xã Thái Học, trúng Cử nhân khoa Canh Ngọ (1870).

25 - Vũ Đình Hợp, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Canh Ngọ (1870).

26 - Vũ Huy Đán, người Tuy Lai, xã Vĩnh Tuy, trúng Cử nhân khoa Bính Tý (1876).

27 - Vũ Xuân Phát, người Tuy Lai, xã Vĩnh Tuy, trúng Cử nhân khoa Bính Tý (1876).

28 - Vũ Huy Thức, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Bính Tý (1876).

29 - Vũ Thu, người Tuy Lai, xã Vĩnh Tuy, trúng Cử nhân khoa Kỷ Mão (1879).

30 - Vũ Hữu Lộc, người Đan Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Kỷ Mão (1879).

31 - Lê Hữu Tín, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trúng Cử nhân khoa Giáp Thân (1884).

32 - Phạm Đình Mỹ, người Châu Khê, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Bính Tuất (1886) làm Huấn đạo.

33 - Vũ Xuân Tiến, người Phú Khê, xã Thái Học, trúng Cử nhân khoa Bính Tuất (1886). Giáo thụ phủ Nho Quan.

34 - Vũ Huy Tấn, người Vĩnh Lại, xã Vĩnh Tuy, trúng Cử nhân khoa Bính Tuất (1886).

35 - Vũ Duy Đê, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Tân Mão (1891) làm tri phủ Yên Thế.

36 - Vũ Như Lang, tức Lương, người Phú Khê, xã Thái Học, trúng Cử nhân khoa Tân Mão (1891), làm tri phủ Thái Minh.

258

Page 259: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

37 - Vũ Huy Điển, người Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng Cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894), lúc 51 tuổi.

38 - Vũ Tuân người làng Lương Ngọc, xã Thúc kháng, trúng Cử nhân khoa Canh Tý (1890), sau đỗ Phó bảng.

39 - Lê Nguyện Trung, người Hoạch Trạch, xã Thái Học, trúng Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906).

40 - Vũ Đại, người Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906).

41 - Phạm Hội, người Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Cử nhân khoa Kỷ Mão (1919).

Danh sách cử nhân từng làng, xã như sau:1- Xã Tráng Liệt: 1; Làng Tráng Liệt: 12- Xã Vĩnh Tuy: 3; Làng Tuy Lai: 2; Làng Vĩnh Lại: 13- Xã Thúc Kháng: 10; Làng Châu Khê: 1; Làng Lương

Ngọc: 94- Xã Tân Hồng: 9; Làng Mộ Trạch: 95- Xã Thái Học: 6; Làng Phú Khê: 2; Làng Hoạch Trạch: 46- Xã Nhân Quyền: 7; Làng Đan Loan: 6; Làng Hòa Loan: 17- Xã Bình Xuyên: 1; Làng Bình Cách: 18- Xã Vĩnh Hồng: 3; Làng My Thữ: 1; Làng My Khê: 1; Làng

Lý Đông: 1Học chữ Hán, người Bình Giang giầu lòng yêu nước thương

nòi, tiếp thu tinh túy (của đạo Khổng, đạo phật, đạo giáo thi trúng Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Đồng tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân, Tú tài... bao phen cùng nhân dân khôi phục xây dựng bảo vệ nền độc lập thống nhất của Tổ quốc, để lại bao kỳ tích, di tích ở các làng, xã.

2 - Học và thi bằng chữ Pháp:Ngày 06 tháng 6 năm 1884 triều đình Huế ký hòa ước công

nhận nền bảo hộ của nước Pháp trên toàn cõi nước ta về mọi mặt. Sau khi đàn áp xong phong trào yêu nước, Pháp tổ chức hệ thống trường dạy tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, thi bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Năm 1919, bãi bỏ các kỳ thi hương, thi hội bằng chữ Hán. Người đi học chỉ có ba năm đầu là học chữ quốc ngữ, những năm về sau học toàn bằng chữ Pháp. Có giỏi chữ Pháp mới thi vào

259

Page 260: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

được các trường cấp cao và có giỏi tiếng Pháp thì học xong mới kiếm được việc làm.

Thoạt đầu, ở tỉnh lỵ Hải Dương mở một trường Tiểu học có 6 lớp, dạy quốc ngữ và chữ Pháp.

Huyện Bình Giang có 10 tổng, mỗi tổng có một trường gọi là trường tổng sư. Trường đặt ở đình làng trong tổng. Nhà nước bổ và trả lương thầy giáo, bàn ghế do các làng trong tổng đóng góp. Thầy giáo do Nhà nước đào tạo tại trường sư phạm lập ra ở Hà Nội.

Một trường tổng có một tổng sư dạy 3 lớp: Đồng ấu, dự bị và sơ đẳng, theo chương trình hợp nhất.

ở trong phố Sặt có hai trường tư dạy 3 lớp đầu của Tiểu học. Trong nhà chung của nhà thờ Sặt, có trường dạy theo chương trình của nhà chung, không chịu sự kiểm soát của thanh tra học chính tỉnh.

Tiểu học thời Pháp thuộc gồm 6 lớpLớp Đồng ấu (cours enfantin), học sinh đủ 7 tuổi.Lớp dự bị (cours préparatoaire),Lớp ba (cours élémentaire).Thi lấy bằng Sơ học yếu lược, đậuu mới được học lên lớp nhì.Lớp nhi (cours moyen). Từ năm 1927, lớp nhì phải học 2 năm

( Lớp nhì năm thứ nhất, Lớp nhì năm thứ hai)Lớp nhất (cours supérieur). Thi lấy bằng tốt nghiệp tiểu học. Häc sinh häc hÕt líp 6 cña trêng cÊp huyÖn, tØnh H¶i D¬ng,

muèn thi lÊy b»ng chøng nhËn häc hÕt Tiểu học, thêng gäi lµ b»ng SÐc-ti-phi-ca (Certificat détudes primaires), gọi tắt là cepfi, hay b»ng c¬ thñy, ph¶i xuèng thi ë héi ®ång chÊm thi ®Æt t¹i thµnh phè H¶i Phßng. Kho¶ng n¨m 1935, míi cã héi ®ång thi hÕt Tiểu học ë tØnh. Thi còng cã phÇn thi viÕt vµ vÊn ®¸p. ViÕt nãi ®Òu dïng tiÕng Ph¸p. Thi viÕt cã bµi chÝnh t¶, bµi tËp lµm v¨n, bµi to¸n. ChÝnh t¶ viÕt sai 5 lçi, th× kh«ng chÊm c¸c bµi kh¸c n÷a. Häc sinh n«ng th«n, thÇy d¹y lµ ngêi ViÖt, ®i thi l¹i gÆp «ng t©y, bµ ®Çm ®äc vµ hái tiÕng Ph¸p, viÕt ®óng nãi ®óng ®îc còng khã, nªn tû lÖ ngêi tróng mçi kú kh«ng cao.

260

Page 261: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

§¹t ®îc chøng nhËn hÕt cÊp I(Tiểu học), muèn häc lªn cÊp II ph¶i lªn Hµ Néi, H¶i Phßng, Nam §Þnh v× chØ ë c¸c n¬i Êy míi cã trêng cÊp II c«ng vµ t.

N¨m 1936, cã phong trµo b×nh d©n ë chÝnh quèc vµ thuéc ®Þa, Ph¸p cho c¸c lµng më trêng híng häc. TuyÓn nh÷ng ngêi ®· häc hÕt cÊp I trêng Ph¸p ViÖt, qua mét líp híng dÉn s ph¹m ng¾n ngµy, cho ®i d¹y trêng lµng. Tho¹t tiªn ë trêng lµng chØ cho d¹y líp vì lßng, sau míi d¹y c¸c líp ®Çu cña cÊp I nh c¸c trêng tæng. Cho ®Õn n¨m 1943, c¶ huyÖn chØ cã 40 trêng tæng s vµ h¬ng s, mçi trêng cã mét thÇy gi¸o, d¹y ba líp hîp nhÊt. Sè häc sinh mçi tr-êng 30 ®Õn 40 em trai g¸i. L¬ng h¬ng s do lµng nép lªn huyÖn. HuyÖn hµng th¸ng ph¸t l¬ng cho thÇy. L¬ng tæng s cao gÊp 3 l-¬ng h¬ng s. C¶ huyÖn cã mét huÊn ®¹o, thanh tra viÖc gi¸o dôc ë c¸c trêng tæng, trêng lµng vµ trêng t thôc.

Ngoµi trêng huyÖn, trêng tæng, trêng lµng, nhiÒu lµng vÉn cßn cã gia ®×nh ®ãn thÇy ®å, thÇy khãa vÒ d¹y con em häc ch÷ H¸n, ch÷ quèc ng÷, phôc vô cho viÖc ®äc gia ph¶, v¨n khÊn, v¨n tÕ, sí, thÎ ë c¸c ®×nh, chïa, ®Òn miÕu hoÆc häc nghÒ xem bÖnh, c¾t thuèc, b¸n thuèc nam, thuèc b¾c. Lo¹i trêng nµy, ®Õn c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945 kh«ng cßn n÷a, v× c¸c nhu cÇu nãi trªn dÇn dÇn ®îc quèc ng÷ hãa.

H¬n nöa thÕ kû, díi nÒn gi¸o dôc cña trêng Ph¸p ViÖt c¸c cÊp nhiÒu con em huyÖn B×nh Giang häc c¸c trêng trong huyÖn, råi c¸c trêng c«ng, t ë Hµ Néi, H¶i Phßng, Nam §Þnh trë thµnh c«ng nh©n, thÇy gi¸o vµ viªn chøc trong bé m¸y chÝnh quyÒn thùc d©n, phong kiÕn. §¹i ®a sè nh÷ng ngêi Êy thÊm nhuÇn truyÒn thèng yªu níc cña cha «ng, tiÕp thu ®¹o lý d©n quyÒn, d©n chñ, khoa häc cña ph¬ng T©y, l¹i ®îc t tëng M¸c-lª nin do l·nh tô Hå ChÝ Minh gi¸c ngé, ®· b¸c bá viÖc ca tông c«ng ¬n gi¸o hãa cña thùc d©n Ph¸p vµ triÒu ®×nh HuÕ, kh«ng c«ng nhËn Ph¸p lµ mÉu quèc, trë thµnh c¸n bé c¸ch m¹ng, vËn ®éng nh©n d©n vµo MÆt trËn ViÖt Minh, x©y dùng §¶ng bé §¶ng. HuyÖn B×nh Giang, ®· lµm cuéc c¸ch m¹ng th¸ng 8 n¨m 1945 thµnh c«ng trªn toµn ®Êt B×nh Giang, lËp hÖ thèng chÝnh quyÒn c¸ch m¹ng ë c¸c lµng, c¸c x·.

261

Page 262: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tuy vËy, còng cã mét sè Ýt ngêi, lóc bïng næ kh¸ng chiÕn sî gian khæ ch¹y vµo thµnh, n¬i ®Þch t¹m chiÕm, hoÆc cã ngêi cam t©m ra lµm tay sai cho ®Þch, nh §Æng H÷u ChÝ, b¸c sÜ ngêi lµng B»ng Gi·, x· T©n ViÖt, cam t©m ra lµm Thñ hiÕn B¾c ViÖt, trong nh÷ng n¨m ®Þch cßn t¹m chiÕm miÒn B¾c.

Trong s¸ch giíi thiÖu t¸c gi¶ ch÷ quèc ng÷ ®Çu thÕ kû thø XIX thÊy nãi ®Õn 3 ngêi lµ d©n huyÖn B×nh Giang: Nguyễn Quang Ánh, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Quỳnh (xem mục Nhân vật chí).

3 - Häc b»ng ch÷ Quèc ng÷:C¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945 thµnh c«ng. Toµn huyÖn lËp

chÝnh quyÒn cÊp huyÖn vµ cÊp x·. ChÝnh quyÒn c¸ch m¹ng coi xãa n¹n mï ch÷ lµ mét trong ba nhiÖm vô, ba mòi tiÕn c«ng cña c¶ huyÖn: DiÖt giÆc ®ãi, diÖt giÆc dèt, diÖt giÆc ngo¹i x©m. Coi ch÷ quèc ng÷ lµ ch÷ cña níc m×nh, cña d©n téc m×nh. Giµ trÎ, g¸i trai ai còng ph¶i biÕt ®äc, biÕt viÕt ch÷ quèc ng÷.

HuyÖn cã phßng b×nh d©n häc vô, do «ng ChiÓu ngêi lµng Lý §á lµ trëng phßng; «ng Thêng, ngêi lµng §an Loan lµm phã phßng. C¸c x· ®Òu cã ban b×nh d©n häc vô, chuyªn lo tæ chøc më líp häc. Héi b¶o trî b×nh d©n häc vô, chuyªn h« hµo mäi ngêi, gióp ®ì mäi mÆt cho viÖc më líp, vËn ®éng ngêi ra d¹y häc, vËn ®éng ngêi ®i häc. LÊy ngêi biÕt ch÷ d¹y ngêi kh«ng biÕt ch÷. Më líp vµo s¸ng, tra, chiÒu tèi, ë ®×nh, chïa, nhµ t hay bÊt kú n¬i nµo, miÔn lµ giµ, trÎ, g¸i, trai tiÖn kÕt hîp viÖc häc víi viÖc lµm hµng ngµy cña m×nh.

Kh¾p chèn khÈu hiÖu kÎ ®Çy têng, thóc giôc ngêi ngêi ®i häc.

"1 . Rñ nhau ®i häc i têNghe tin, xem b¸o, ®äc th¬ dÔ dµng.2. Ch÷ i tê c« mµ ch¼ng häc,LiÖu c« m×nh cã ®äc ®îc kh«ng.3. §i häc b×nh d©n häc vô, lµ Ých níc, lîi th©n".ThiÕu phÊn, thiÕu giÊy, bót ch×, b¶ng ®en th× dïng g¹ch

non, l¸ chuèi h¬ cho dÎo, bót tre, viÕt lªn c¸nh cöa.

262

Page 263: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

LËp nhãm hái ch÷, lËp cæng mï, cæng s¸ng ë cæng chî. Ai vµo mua hay b¸n g× trong chî còng bÞ hái ch÷. Ngêi ®äc ®îc th× cho ®i ngay, ngêi kh«ng biÕt ch÷ b¾t ®øng l¹i, nh¾c n¨m bÈy lÇn cho thuéc mét vµi ch÷ vµ høa sÏ ®i häc. Gi¸o viªn tÝch cùc ®-îc c«ng nhËn lµ chiÕn sÜ diÖt dèt, ®îc ñy ban hµnh chÝnh huyÖn hay tØnh cÊp giÊy khen. Ngêi ch¨m häc ®îc loa truyÒn thanh cña th«n biÓu d¬ng trong buæi th«ng tin hµng ngµy. N¨m 1946, 70% sè ngêi thuéc diÖn ®i häc cña huyÖn B×nh Giang ®îc c«ng nhËn lµ tho¸t n¹n mï ch÷.

Kh¸ng chiÕn toµn quèc bïng næ, chiÕn sù lan dÇn. Ngêi t¶n c, n¬i ®ãn ®ång bµo t¶n c. KhÈu hiÖu ®îc nªu ra: T¶n c vÉn tham gia d¹y häc vµ häc b×nh d©n häc vô. Cuèi n¨m 1949, huyÖn B×nh Giang, c¨n b¶n thanh to¸n xong n¹n mï ch÷ ë c¸c th«n xãm, víi 87% ®èi tîng hoµn thµnh ch¬ng tr×nh häc. Ban thanh tra cÊp tØnh vµ khu ba vÒ kiÓm tra ë nhiÒu th«n vµ cÊp giÊy c«ng nhËn ®· thanh to¸n n¹n mï ch÷. Hå Chñ tÞch tÆng b»ng khen.

HuyÖn tËp hîp mét sè trÝ thøc, häc sinh tèt nghiÖp cÊp II, cÊp III vµ ®¹i häc tõ thñ ®« s¬ t¸n vÒ, më líp cho häc sinh ®· häc hÕt cÊp I vµo häc cÊp II. Gi¸o tr×nh do c¸c thÇy dÞch tõ s¸ch gi¸o khoa cña Ph¸p, nÆng vÒ c¸c m«n to¸n, lý, hãa. C¶ huyÖn chØ më ®îc mét líp mµ häc sinh kh«ng ®«ng, v× cha cã mÊy em ®· häc hÕt cÊp I.

ChiÕn sù lan ®Õn c¸c lµng trong huyÖn. Trêng huyÖn, tæng, trêng lµng kh«ng cßn ®iÒu kiÖn ho¹t ®éng. ThÇy gi¸o th× mét sè trë vÒ vïng ®Þch t¹m chiÕm, cßn ®Òu tham gia vµo bé ®éi hay c¸c c«ng t¸c kh¸ng chiÕn kh¸c.

N¨m 1950, 1951, 1952, 1953, toµn huyÖn n»m trong vïng ®Þch t¹m chiÕm.

N¬i n»m s©u trong lßng ®Þch, nh phè SÆt, lµng Tr¸ng LiÖt, ®Þch më líp häc, häc trß kh«ng ®«ng l¾m. Néi dung gi¶ng d¹y ph¶i theo ch¬ng tr×nh cña ®Þch. C¸n bé cña ta, b¾t nh©n mèi víi c¸c thÇy gi¸o, khuyªn c¸c thÇy gi¸o kh«ng nªn gi¶ng vµ ®a nh÷ng luËn ®iÖu ph¶n tuyªn truyÒn cña ®Þch vµo bµi gi¶ng cho häc sinh, khÐo lÐo b»ng lêi, b»ng ý, truyÒn cho häc sinh lßng tin vµo

263

Page 264: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

truyÒn thèng ®Êu tranh giµnh ®éc lËp cña d©n téc vµ cuéc kh¸ng chiÕn trêng kú gian khæ nµy nhÊt ®Þnh th¾ng lîi.

N¨m 1954, sau chiÕn th¾ng §iÖn Biªn, c¶ huyÖn ®îc gi¶i phãng, cïng víi viÖc æn ®Þnh ®êi sèng nh©n d©n, chèng n¹n ®ãi, lµm c¶i c¸ch ruéng ®Êt, hîp t¸c hãa n«ng nghiÖp, chi viÖn cho miÒn Nam, chèng m¸y bay Mü ®¸nh ph¸ miÒn B¾c, huyÖn rÊt chó ý ®Õn viÖc më réng, chØnh ®èn viÖc häc hµnh. TiÕp tôc thanh to¸n n¹n mï ch÷, më líp bæ tóc v¨n hãa cho ngêi lín. TËp hîp gi¸o viªn, më c¸c líp cÊp I ë x·, më líp cÊp II ë huyÖn. HiÖn nay x· nµo còng cã trêng tiÓu häc, THCS, x©y kiªn cè hai tÇng, cã 2 tr-êng THPT ë ®Þa ®iÓm thÝch hîp thuËn tiÖn cho häc sinh theo häc.

S¸ch gi¸o khoa do Nhµ níc biªn so¹n thèng nhÊt, in b¸n tù do cho thÇy gi¸o vµ häc sinh. Dông cô d¹y häc ngµy cµng ®Çy ®ñ.

C¸c trêng s ph¹m cña tØnh, cña trung ¬ng, ®µo t¹o cho B×nh Giang gi¸o viªn c¸c bé m«n tù nhiªn, x· héi, ngo¹i ng÷ ngµy cµng nhiÒu. Th¸ng 9 n¨m 1963, Hå Chñ tÞch tÆng phÇn thëng cho häc sinh giái. HuyÖn B×nh Giang cã Bïi ThÞ Nô häc sinh líp 4 x· Th¸i Häc, Vò §×nh Chi häc sinh líp 5 x· Tr¸ng LiÖt, Vò Xu©n Hng häc sinh líp 6 ®· ®îc phÇn thëng.

§Õn n¨m 1999, huyÖn B×nh Giang lµ huyÖn sím phæ cËp tiÓu häc ®· h×nh thµnh mét hÖ thèng gi¸o dôc hoµn chØnh, tõ gi¸o dôc mÇm non ®Õn phæ th«ng trung häc.

Toµn huyÖn ®· cã hµng chôc ngµn ngêi tèt nghiÖp tó tµi, hµng ngµn ngêi tèt nghiÖp ®¹i häc tøc cö nh©n, trung häc chuyªn nghiÖp. Trong ®ã cã trªn tr¨m ngêi ®¹t häc vÞ tiÕn sÜ, th¹c sÜ ho¹t ®éng ë c¶ c¸c ngµnh kinh tÕ, v¨n hãa, x· héi, an ninh, quèc phßng, ®ãng gãp cho sù nghiÖp x©y dùng b¶o vÖ tæ quèc 15 trong 18 x·, thÞ trÊn ®· x©y dùng ®îc trêng kiªn cè cao tÇng cho con em häc tËp.

N¨m häc 1999 - 2000, toµn huyÖn cã 1400 c¸n bé gi¸o viªn phôc vô cho viÖc gi¶ng d¹y.

Toµn huyÖn: cã 96 nhãm trÎ: 1480 ch¸u; 150 líp mÉu gi¸o: 4290 ch¸u; tiÓu häc 381 líp: 12.888 häc sinh; trung häc c¬ së 233

264

Page 265: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

líp: 10.502 häc sinh; trung t©m gi¸o dôc thêng xuyªn 11 líp: 460 häc sinh.

Hai trêng THPT: KÎ SÆt 28 líp: 1553 häc sinh; B×nh Giang 36 líp: 2040 häc sinh.

N¨m 1990 huyÖn ®· ®îc c«ng nhËn lµ xãa xong n¹n mï ch÷.KÕt qu¶ ®iÒu tra d©n sè ngµy 01-4-1999, huyÖn B×nh

Giang cã 102.430 ngêi. C¸n bé, gi¸o viªn ngµnh gi¸o dôc lµ 1400, chiÕm tû lÖ 1,3% so víi d©n sè. Tæng sè häc sinh c¸c líp cã 33.213 ngêi chiÕm 32,4% d©n sè. §Êy lµ nh÷ng con sè lµm mäi ngêi phÊn khëi.

Sù ph¸t triÓn cña trêng, líp d¹y b»ng ch÷ quèc ng÷ vµ mét vµi ngo¹i ng÷ cña huyÖn B×nh Giang, cuèi thÕ kû thø XX nµy ®· h¬n h¼n c¸c trêng líp d¹y ch÷ H¸n, ch÷ Ph¸p vµ quèc ng÷ cña c¸c thêi kú lÞch sö tríc ®©y vÒ sè lîng vµ chÊt lîng.

(Sè liÖu lÊy tõ b¸o "B×nh Giang xa vµ nay" xuÊt b¶n th¸ng 12-1999).

Học sinh học hết lớp 6 của trường cấp huyện, tỉnh Hải Dương, muốn thi lấy bằng chứng nhận học hết Tiểu học, thường gọi là bằng Séc-ti-phi-ca (Certificat dộtudes primaires), gọi tắt là cepfi, hay bằng cơ thủy, phải xuống thi ở hội đồng chấm thi đặt tại thành phố Hải Phòng. Khoảng năm 1935, mới có hội đồng thi hết Tiểu học ở tỉnh. Thi cũng có phần thi viết và vấn đáp. Viết nói đều dùng tiếng Pháp. Thi viết có bài chính tả, bài tập làm văn, bài toán. Chính tả viết sai 5 lỗi, thì không chấm các bài khác nữa. Học sinh nông thôn, thầy dạy là người Việt, đi thi lại gặp ông tây, bà đầm đọc và hỏi tiếng Pháp, viết đúng nói đúng được cũng khó, nên tỷ lệ người trúng mỗi kỳ không cao.

Đạt được chứng nhận hết cấp I(Tiểu học), muốn học lên cấp II phải lên Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định vì chỉ ở các nơi ấy mới có trường cấp II công và tư.

Năm 1936, có phong trào bình dân ở chính quốc và thuộc địa, Pháp cho các làng mở trường hướng học. Tuyển những người đã học hết cấp I trường Pháp Việt, qua một lớp hướng dẫn sư phạm ngắn ngày, cho đi dạy trường làng. Thoạt tiên ở trường làng chỉ cho dạy lớp vỡ lòng, sau mới dạy các lớp đầu của cấp I như các

265

Page 266: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trường tổng. Cho đến năm 1943, cả huyện chỉ có 40 trường tổng sư và hương sư, mỗi trường có một thầy giáo, dạy ba lớp hợp nhất. Số học sinh mỗi trường 30 đến 40 em trai gái. Lương hương sư do làng nộp lên huyện. Huyện hàng tháng phát lương cho thầy. Lương tổng sư cao gấp 3 lương hương sư. Cả huyện có một huấn đạo, thanh tra việc giáo dục ở các trường tổng, trường làng và trường tư thục.

Ngoài trường huyện, trường tổng, trường làng, nhiều làng vẫn còn có gia đình đón thầy đồ, thầy khóa về dạy con em học chữ Hán, chữ quốc ngữ, phục vụ cho việc đọc gia phả, văn khấn, văn tế, sớ, thẻ ở các đình, chùa, đền miếu hoặc học nghề xem bệnh, cắt thuốc, bán thuốc nam, thuốc bắc. Loại trường này, đến cách mạng Tháng 8 năm 1945 không còn nữa, vì các nhu cầu nói trên dần dần được quốc ngữ hóa.

Hơn nửa thế kỷ, dưới nền giáo dục của trường Pháp Việt các cấp nhiều con em huyện Bình Giang học các trường trong huyện, rồi các trường công, tư ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định trở thành công nhân, thầy giáo và viên chức trong bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến. Đại đa số những người ấy thấm nhuần truyền thống yêu nước của cha ông, tiếp thu đạo lý dân quyền, dân chủ, khoa học của phương Tây, lại được tư tưởng Mác-lê nin do lãnh tụ Hồ Chí Minh giác ngộ, đã bác bỏ việc ca tụng công ơn giáo hóa của thực dân Pháp và triều đình Huế, không công nhận Pháp là mẫu quốc, trở thành cán bộ cách mạng, vận động nhân dân vào Mặt trận Việt Minh, xây dựng Đảng bộ Đảng. Huyện Bình Giang, đã làm cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công trên toàn đất Bình Giang, lập hệ thống chính quyền cách mạng ở các làng, các xã.

Tuy vậy, cũng có một số ít người, lúc bùng nổ kháng chiến sợ gian khổ chạy vào thành, nơi địch tạm chiếm, hoặc có người cam tâm ra làm tay sai cho địch, như Đặng Hữu Chí, bác sĩ người làng Bằng Giã, xã Tân Việt, cam tâm ra làm Thủ hiến Bắc Việt, trong những năm địch còn tạm chiếm miền Bắc.

Trong sách giới thiệu tác giả chữ quốc ngữ đầu thế kỷ thứ XIX thấy nói đến 3 người là dân huyện Bình Giang: Nguyễn

266

Page 267: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Quang Ánh, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Quỳnh (xem mục Nhân vật chí).

3 - Học bằng chữ Quốc ngữ:Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công. Toàn huyện lập

chính quyền cấp huyện và cấp xã. Chính quyền cách mạng coi xóa nạn mù chữ là một trong ba nhiệm vụ, ba mũi tiến công của cả huyện: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Coi chữ quốc ngữ là chữ của nước mình, của dân tộc mình. Già trẻ, gái trai ai cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

Huyện có phòng bình dân học vụ, do ông Chiểu người làng Lý Đỏ là trưởng phòng; ông Thường, người làng Đan Loan làm phó phòng. Các xã đều có ban bình dân học vụ, chuyên lo tổ chức mở lớp học. Hội bảo trợ bình dân học vụ, chuyên hô hào mọi người, giúp đỡ mọi mặt cho việc mở lớp, vận động người ra dạy học, vận động người đi học. Lấy người biết chữ dạy người không biết chữ. Mở lớp vào sáng, trưa, chiều tối, ở đình, chùa, nhà tư hay bất kỳ nơi nào, miễn là già, trẻ, gái, trai tiện kết hợp việc học với việc làm hàng ngày của mình.

Khắp chốn khẩu hiệu kẻ đầy tường, thúc giục người người đi học.

"1 . Rủ nhau đi học i tờNghe tin, xem báo, đọc thơ dễ dàng.2. Chữ i tờ cô mà chẳng học,Liệu cô mình có đọc được không.3. Đi học bình dân học vụ, là ích nước, lợi thân".Thiếu phấn, thiếu giấy, bút chì, bảng đen thì dùng gạch non,

lá chuối hơ cho dẻo, bút tre, viết lên cánh cửa. Lập nhóm hỏi chữ, lập cổng mù, cổng sáng ở cổng chợ. Ai

vào mua hay bán gì trong chợ cũng bị hỏi chữ. Người đọc được thì cho đi ngay, người không biết chữ bắt đứng lại, nhắc năm bẩy lần cho thuộc một vài chữ và hứa sẽ đi học. Giáo viên tích cực được công nhận là chiến sĩ diệt dốt, được ủy ban hành chính huyện hay tỉnh cấp giấy khen. Người chăm học được loa truyền thanh của thôn biểu dương trong buổi thông tin hàng ngày. Năm 1946, 70%

267

Page 268: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

số người thuộc diện đi học của huyện Bình Giang được công nhận là thoát nạn mù chữ.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến sự lan dần. Người tản cư, nơi đón đồng bào tản cư. Khẩu hiệu được nêu ra: Tản cư vẫn tham gia dạy học và học bình dân học vụ. Cuối năm 1949, huyện Bình Giang, căn bản thanh toán xong nạn mù chữ ở các thôn xóm, với 87% đối tượng hoàn thành chương trình học. Ban thanh tra cấp tỉnh và khu ba về kiểm tra ở nhiều thôn và cấp giấy công nhận đã thanh toán nạn mù chữ. Hồ Chủ tịch tặng bằng khen.

Huyện tập hợp một số trí thức, học sinh tốt nghiệp cấp II, cấp III và đại học từ thủ đô sơ tán về, mở lớp cho học sinh đã học hết cấp I vào học cấp II. Giáo trình do các thầy dịch từ sách giáo khoa của Pháp, nặng về các môn toán, lý, hóa. Cả huyện chỉ mở được một lớp mà học sinh không đông, vì chưa có mấy em đã học hết cấp I.

Chiến sự lan đến các làng trong huyện. Trường huyện, tổng, trường làng không còn điều kiện hoạt động. Thầy giáo thì một số trở về vùng địch tạm chiếm, còn đều tham gia vào bộ đội hay các công tác kháng chiến khác.

Năm 1950, 1951, 1952, 1953, toàn huyện nằm trong vùng địch tạm chiếm.

Nơi nằm sâu trong lòng địch, như phố Sặt, làng Tráng Liệt, địch mở lớp học, học trò không đông lắm. Nội dung giảng dạy phải theo chương trình của địch. Cán bộ của ta, bắt nhân mối với các thầy giáo, khuyên các thầy giáo không nên giảng và đưa những luận điệu phản tuyên truyền của địch vào bài giảng cho học sinh, khéo léo bằng lời, bằng ý, truyền cho học sinh lòng tin vào truyền thống đấu tranh giành độc lập của dân tộc và cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ này nhất định thắng lợi.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên, cả huyện được giải phóng, cùng với việc ổn định đời sống nhân dân, chống nạn đói, làm cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, chi viện cho miền Nam, chống máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, huyện rất chú ý đến việc mở rộng, chỉnh đốn việc học hành. Tiếp tục thanh toán nạn mù chữ, mở lớp bổ túc văn hóa cho người lớn. Tập hợp giáo

268

Page 269: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

viên, mở các lớp cấp I ở xã, mở lớp cấp II ở huyện. Hiện nay xã nào cũng có trường tiểu học, THCS, xây kiên cố hai tầng, có 2 trường THPT ở địa điểm thích hợp thuận tiện cho học sinh theo học.

Sách giáo khoa do Nhà nước biên soạn thống nhất, in bán tự do cho thầy giáo và học sinh. Dụng cụ dạy học ngày càng đầy đủ.

Các trường sư phạm của tỉnh, của trung ương, đào tạo cho Bình Giang giáo viên các bộ môn tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ ngày càng nhiều. Tháng 9 năm 1963, Hồ Chủ tịch tặng phần thưởng cho học sinh giỏi. Huyện Bình Giang có Bùi Thị Nụ học sinh lớp 4 xã Thái Học, Vũ Đình Chi học sinh lớp 5 xã Tráng Liệt, Vũ Xuân Hưng học sinh lớp 6 đã được phần thưởng.

Đến năm 1999, huyện Bình Giang là huyện sớm phổ cập tiểu học đã hình thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, từ giáo dục mầm non đến phổ thông trung học.

Toàn huyện đã có hàng chục ngàn người tốt nghiệp tú tài, hàng ngàn người tốt nghiệp đại học tức cử nhân, trung học chuyên nghiệp. Trong đó có trên trăm người đạt học vị tiến sĩ, thạc sĩ hoạt động ở cả các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc 15 trong 18 xã, thị trấn đã xây dựng được trường kiên cố cao tầng cho con em học tập.

Năm học 1999 - 2000, toàn huyện có 1400 cán bộ giáo viên phục vụ cho việc giảng dạy.

Toàn huyện: có 96 nhóm trẻ: 1480 cháu; 150 lớp mẫu giáo: 4290 cháu; tiểu học 381 lớp: 12.888 học sinh; trung học cơ sở 233 lớp: 10.502 học sinh; trung tâm giáo dục thường xuyên 11 lớp: 460 học sinh.

Hai trường THPT: Kẻ Sặt 28 lớp: 1553 học sinh; Bình Giang 36 lớp: 2040 học sinh.

Năm 1990 huyện đã được công nhận là xóa xong nạn mù chữ.Kết quả điều tra dân số ngày 01-4-1999, huyện Bình Giang có

102.430 người. Cán bộ, giáo viên ngành giáo dục là 1400, chiếm tỷ lệ 1,3% so với dân số. Tổng số học sinh các lớp có 33.213 người

269

Page 270: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

chiếm 32,4% dân số. Đấy là những con số làm mọi người phấn khởi.

Sự phát triển của trường, lớp dạy bằng chữ quốc ngữ và một vài ngoại ngữ của huyện Bình Giang, cuối thế kỷ thứ XX này đã hơn hẳn các trường lớp dạy chữ Hán, chữ Pháp và quốc ngữ của các thời kỳ lịch sử trước đây về số lượng và chất lượng.

(Số liệu lấy từ báo "Bình Giang xưa và nay" xuất bản tháng 12-1999).

Thành tựu năm 2015Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ: Hệ thống

trường, lớp tiếp tục được kiện toàn, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; Trường THPT Đường An và 18 trường mầm non được chuyển sang công lập; TT GDTX được bổ sung thêm chức năng hướng nghiệp - dạy nghề; thành lập thêm 02 trường mầm non tư thục. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được kiện toàn đủ về số lượng, chuẩn hoá về chất lượng, cơ cấu hợp lý, xét tuyển 258 giáo viên mầm non vào biên chế. 100% giáo viên các cấp học, bậc học đã đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ở bậc mầm non đạt 76% (mục tiêu 40%); tiểu học đạt 99,4% (mục tiêu 65%); THCS đạt 74,6% (mục tiêu 50%); trung học phổ thông đạt 13% (mục tiêu 15%).

Công tác phổ cập giáo dục được triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS được nâng lên. Năm 2012, huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Huy động 42% số cháu ra nhóm trẻ, trên 99,1% số cháu ra lớp mẫu giáo; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn được xếp tốp đầu trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt trên 99%; học sinh lên lớp và tốt nghiệp THCS đạt trên 97% (mục tiêu 90%); học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 99% (mục tiêu 97%). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục vào học trong các trường THPT, Bổ túc THPT, THCN và

270

Page 271: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

dạy nghề đạt 86,81% (mục tiêu 90%). Số học sinh vào đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.

Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp học đạt 95,5%. Trong nhiệm kỳ đã xây dựng thêm 13 trường đạt chuẩn quốc gia(8) (mục tiêu 15 trường) nâng tổng số trường chuẩn quốc gia của toàn huyện lên 31 trường(9). Phong trào khuyến học, khuyến tài được xã hội, gia đình, dòng họ tích cực hưởng ứng. Các trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn hoạt động có hiệu quả hơn, phối hợp tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho nhân dân.

Giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội chuyển biến tích cực

Các xã, thị trấn đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh tổ chức dạy nghề cho 4.272 học viên, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân cho 4.945 hộ nghèo với số tiền 52 tỷ 186 triệu đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 592 hộ với số tiền 11 tỷ 438 triệu đồng.

Hàng năm tạo có trên 2.000 lao động trên địa bàn huyện được tạo việc làm mới (mục tiêu 2.000 lao động), trong đó xuất khẩu được 150 lao động. Công tác đào tạo, chuyển giao KHKT cho người lao động được tăng cường. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 đạt trên 50% (mục tiêu 45%). Các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo được các cấp, các ngành quan tâm. Bình quân mỗi năm giảm 2,4% hộ nghèo (mục tiêu giảm 2%).Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2015 dự kiến còn 3,2%.

Chính sách đối với người có công, thân nhân người có công và đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện kịp thời (10).

8 Gồm: THPT Bình Giang; THCS Bình Xuyên, Vũ Hữu, Thái Dương, Vĩnh Hồng; Tiểu học Bình Minh, Vĩnh Hồng, Tân Việt, Hưng Thịnh, Thái Hòa; Mầm non Bình Xuyên, Thái Hòa, Thái Dương.9 Ttrong đó Mầm non: 6/18 trường = 33,3%; Tiểu học: 16/18 = 88,8% ( có 2 trường TH đạt chuẩn mức độ 2); THCS: 8/19 trường = 42,1%; THPT: 01/4 trường = 25% số trường.10 Đã lập hồ sơ đề nghị và tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ Trần Văn Hiến; truy tặng, phong tặng cho 51 mẹ Việt Nam anh hùng.

271

Page 272: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Công tác đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật được cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm. Việc triển khai các hình thức bảo hiểm xã hội cho người lao động và bảo hiểm y tế cho nhân dân đạt kết quả tốt. Đến năm 2015, tỷ lệ người lao động tham gia BHXH đạt 19%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 70,8%.

II - Y TÕ:Díi c¸c triÒu ®¹i phong kiÕn, ë cÊp tØnh, cÊp huyÖn kh«ng

®Æt quan chøc coi viÖc phßng bÖnh, ch÷a bÖnh cho nh©n d©n. Ngêi m¾c bÖnh nhÑ th× ch÷a b»ng m«n thuèc l¸ mµ m×nh biÕt hoÆc b¹n bÌ m¸ch b¶o, b»ng b¸t ch¸o hµnh, gái c¸m ®¸nh c¶m... nÆng th× ®i lµm lÔ cÇu ë ®Òn, miÕu, xin tµn h¬ng, níc th¶i vÒ uèng, hoÆc lªn ®Òn ñng, n¬i thê th¸nh Ph¹m Ngò L·o, xãc thÎ, mçi thÎ lµ mét ®¬n thuèc, ®em ®¬n Êy ®Õn ngêi b¸n thuèc, mua chÐn thuèc vÒ s¾c uèng. Mª tÝn, dÞ ®oan th× ®i xem bãi, nghe lêi thÇy bãi vÒ ch¹y må, ch¹y m¶ bè mÑ, cha «ng, hay lËp ®µn cóng b¸i quan ©m, b¾t tµ ma... Kh«ng mª tÝn, dÞ ®oan th× ®Õn nhµ «ng lang, «ng b¸n thuèc nam, thuèc b¾c kÓ bÖnh, hoÆc mêi c¸c «ng ®Õn nhµ, b¾t m¹ch kª ®¬n mua thuèc vÒ s¾c mµ uèng.

C¸c «ng lang, «ng b¸n thuèc kh«ng ®îc häc ë trêng chuyªn m«n nµo. Tríc ®©y kh«ng cã n¬i nµo cã trêng chuyªn m«n Êy. C¸c «ng Êy sau khi häc biÕt ®äc, biÕt viÕt mét sè ch÷ H¸n, t×m s¸ch thuèc mµ ®äc, nhê mét «ng lang ®i tríc thê lµm thÇy chØ b¶o, vÒ xem s¸ch vµ thùc hµnh. Nhµ cã cha mÑ lµm thuèc d¹y con truyÒn cho con nh÷ng bÝ mËt vÒ xem bÖnh, b¾t m¹ch, ®o¸n bÖnh, ghi ®¬n, sö dông vÞ thuèc, gäi lµ gia truyÒn. M«n thuèc gia truyÒn thêng cã hiÖu qu¶, nhng kh«ng ®îc tuyªn truyÒn réng r·i.

LÞch sö chÐp, huyÖn B×nh Giang triÒu TrÇn, lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång cã Vò Toµn Trai lµm th¸i y viÖn, ch¸nh ngù y, chuyªn kh¸m ch÷a bÖnh cho nhµ vua, Vò TÓ Hiªn, còng lµm th¸i y viÖn, phã ngù y. Ph¹m Sü, Thµnh hoµng lµng Ch©u Khª, b¹n cña tíng qu©n Ph¹m Ngò L·o, theo TrÇn Hng §¹o lËp c«ng ®¸nh th¾ng qu©n Nguyªn, ®ång thêi còng lµ mét «ng lang giái. PhÇn nhiÒu, tríc ®©y nh÷ng ngêi häc ch÷ H¸n giái, ®ç cao, lµm quan

272

Page 273: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

to nhng ch÷a bÖnh còng giái. Còng cã nh÷ng ngêi do ®îc gÆp ng-êi chØ b¶o giái mét m«n thuèc nhÊt ®Þnh th«i, nh ë lµng Hµ Th-¬ng cã «ng lang Síng chØ b¸n thuèc ®au m¾t, «ng Ba ThÌ ë Mé Tr¹ch chØ bã gÉy x¬ng, «ng lang lµng Tã b¸n thuèc bÖnh cho trÎ em, «ng Th×n ë lµng TuÊn KiÖt x· Hïng Th¾ng, ch÷a r¾n ®éc c¾n rÊt giái.

Phô n÷ ®Õn kú sinh ®Î cã bµ ®ì vên. Bµ kh«ng dù trêng líp nµo, cã khi phÇn lín kh«ng biÕt ch÷ n÷a, lµm theo kinh nghiÖm cña ngêi tríc truyÒn miÖng l¹i. Dông cô lµ nåi dÑt ®Ó t¾m, que nøa ®Ó c¾t rèn. GÆp ca ®Î khã, tÝnh mÖnh mÑ vµ con khã b¶o toµn.

Ph¬ng ph¸p phßng bÖnh cho céng ®ång, ng¨n chÆn « nhiÔm m«i trêng kh«ng cã g×. Hµng n¨m bÖnh sëi, bÖnh ®Ëu, bÖnh t¶ x¶y ra dÞch ë tõng lµng, cíp ®i ®êi sèng, hoÆc ®Ó l¹i vÕt tÝch, liÖt b¹i ë mét sè trÎ em vµ ngêi lín. BÖnh phong, lao, cæ nai vÉn coi lµ tø chøng nan y. èm chÕt, ®Î chÕt ®Òu ®æ t¹i sè trêi ®· ®Þnh, phóc ®øc máng th× bÞ quan «n, quan dÞch lµm h¹i.

Thêi Ph¸p thuéc, c¶ tØnh chØ cã mét bÖnh viÖn 100 giêng bÖnh, cã 5 giêng s¶n phô. BÖnh viÖn ®Æt ë tØnh lþ, cã b¸c sÜ ngêi Ph¸p, sau lµ ngêi ViÖt, tr×nh ®é chØ lµ y sÜ §«ng D¬ng, y t¸, hé lý, lao c«ng ®Òu lµ ngêi ViÖt. Nhµ cöa x©y cÊt khang trang, s¹ch sÏ. Nh©n d©n Ýt ngêi muèn kh¸m ch÷a bÖnh ë ®©y, v× ®êng s¸ xa x«i, ph¬ng tiÖn ®i l¹i khã kh¨n, th¸i ®é b¸c sÜ, y t¸, hé lý coi thêng ngêi n«ng d©n, chi phÝ tèn kÐm.

C¶ huyÖn B×nh Giang cã mét tr¹m y tÕ ë cæng huyÖn, cã y t¸ trëng vµ mét lao c«ng, chØ ®ñ phôc vô c¸c quan chøc xung quanh. Bªn c¹nh huyÖn lþ cßn cã mét nhµ hé sinh, mét c« ®ì ®Î vµ 2 lao c«ng víi 5 giêng s¶n phô. Mçi x· cã mét bµ ®ì n«ng th«n, do lý dÞch cö ra häc thùc tËp mét th¸ng ë bÖnh viÖn tØnh, h¬n bµ ®ì vên nhng còng kh«ng gi¶i quyÕt ®îc h¬n bµ ®ì vên.

C¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945, råi cuéc kh¸ng chiÕn ¸c liÖt næ ra. Khi ®Þch táa ra chiÕm ®ãng gÇn hÕt tØnh, th× bao nhiªu b¸c sÜ, y t¸, t©y y, ch¹y vµo vïng t¹m chiÕm c¶. ChÝnh quyÒn c¸ch m¹ng huyÖn huy ®éng nh÷ng ngêi ®· lµm y t¸ cho ®Þch cßn l¹i ra lËp phßng y tÕ huyÖn, lÊy mét lao c«ng tríc phôc vô giêng

273

Page 274: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

s¶n cña huyÖn ra lµm hé sinh. Tæ chøc líp ®µo t¹o vÖ sinh viÖn vµ ®ì ®Î cho tõng x·. Ch¬ng tr×nh huÊn luyÖn do y tÕ tØnh híng dÉn. §ång thêi tËp hîp c¸c «ng lang y, khuyÕn khÝch hä vµo héi ®«ng y, më líp ng¾n ngµy cho l¬ng y, ®éng viªn hä ®em vèn ®«ng y gia truyÒn cña m×nh ra phôc vô phßng bÖnh, ch÷a bÖnh cho nh©n d©n, cÊp cøu cho d©n qu©n du kÝch bÞ th¬ng trong chiÕn ®Êu.

Sau chiÕn th¾ng §iÖn Biªn, miÒn B¾c hoµn toµn gi¶i phãng, mÆc dï cã thêi gian bÞ m¸y bay Mü oanh t¹c ngµy ®ªm, Nhµ níc më trêng ®¹i häc, trung häc y tÕ vµ dîc, ®µo t¹o ®îc nhiÒu dîc sÜ, b¸c sÜ, y sÜ, y t¸ trang bÞ cho tØnh vµ huyÖn. Lóc ®Çu B×nh Giang chØ cã y t¸ lµm trëng phßng, sau cã ®ñ b¸c sÜ, y sÜ vµ y t¸. X· nµo còng x©y dùng tr¹m x¸, nh©n viªn ®îc ®µo t¹o vµ n©ng cao tr×nh ®é dÇn. Trang thiÕt bÞ cho c«ng t¸c y tÕ ë huyÖn vµ x· còng ®îc bæ sung. Cã ®éi phßng bÖnh chuyªn ph¸t hiÖn nh÷ng æ dÞch ®Ó ng¨n chÆn kh«ng ®Ó l©y lan. C«ng t¸c chñng ®Ëu, tiªm phßng bÖnh cho trÎ em dÇn dÇn ®· ®i vµo nÒ nÕp. Kh«ng cßn dÞch sëi, dÞch ®Ëu, giÕng níc, hè xÝ, nhµ t¾m ®îc híng dÉn vµ khuyÕn khÝch ®Ó c¸c gia ®×nh tù lµm. C«ng t¸c ®ì ®Î thêng cã thÓ lµm tèt ë tr¹m x¸ x·. §Î khã cã ph¬ng tiÖn ®a lªn huyÖn vµ tØnh. TØnh l¹i cã bÖnh viÖn ch÷a bÖnh b»ng thuèc b¾c, thuèc nam, cã héi ®«ng y ®µo t¹o båi dìng l¬ng y, nªn viÖc kÕt hîp ®«ng, t©y y ë huyÖn, ë x· ®· ®i vµo nÒn nÕp.

N¨m 1960, x©y dùng bÖnh x¸ huyÖn ë khu trung t©m huyÖn lµ Phñ cò, cã 30 giêng bÖnh, 25 c¸n bé nh©n viªn. N¨m 1980, n©ng lªn bÖnh viÖn, cã nhµ cöa khang trang víi 80 giêng bÖnh vµ 56 c¸n bé, c«ng nh©n viªn, trong sè Êy cã 28 b¸c sÜ, 1 th¹c sÜ y khoa, 30 c¸n bé trung häc. C¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ kü thuËt ngµy cµng hoµn chØnh, cã m¸y X quang, bµn mæ, bµn ®Î, m¸y ph¸t ®iÖn, m¸y xÐt nghiÖm, m¸y g©y mª, m¸y ®iÒu hßa, m¸y thö níc tiÓu ®a chøc n¨ng... TÊt c¶ gióp cho y tÕ huyÖn ®ñ ®iÒu kiÖn lµm nhiÖm vô mæ cÊp cøu, cøu th¬ng, kh¸m ch÷a bÖnh vµ lµm c¸c nhiÖm vô y tÕ dù phßng.

§éi ngò c¸n bé y tÕ c¬ së ë 18 x·, thÞ trÊn, cã 16 thêng trùc tr¹m, trong Êy cã 2 b¸c sÜ, 1 cao ®¼ng, 24 y sÜ, 4 n÷ hé sinh

274

Page 275: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trung häc. §éi ngò y t¸ ®¬n nguyªn ë th«n, ®éi s¶n xuÊt, côm d©n c cã 106 lµ y sÜ, y t¸, dîc t¸, n÷ hé sinh lµm nhiÖm vô tæ chøc c¸c ch¬ng tr×nh y tÕ céng ®ång, d©n sè kÕ ho¹ch hãa gia ®×nh. TÊt c¶ cã 72 giêng bÖnh ë 18 x·, thÞ trÊn.

Bé m¸y vµ c¬ së y tÕ huyÖn B×nh Giang, tõ c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945 ®Õn nay tr¶i qua 9 n¨m chèng Ph¸p, 26 n¨m chèng Mü ®· x©y dùng, tõ tay kh«ng ®Õn cã c¬ së ®µng hoµng, ®¸p øng ngµy cµng tèt h¬n nhu cÇu phßng bÖnh, ch÷a bÖnh cña nh©n d©n tõ thÞ trÊn, ®Õn c¸c x· xãm, lµng. §ã lµ ®iÒu tõ xa ®Õn nay cha hÒ cã.

II - Y Tế:Dưới các triều đại phong kiến, ở cấp tỉnh, cấp huyện không

đặt quan chức coi việc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Người mắc bệnh nhẹ thì chữa bằng môn thuốc lá mà mình biết hoặc bạn bè mách bảo, bằng bát cháo hành, gỏi cám đánh cảm... nặng thì đi làm lễ cầu ở đền, miếu, xin tàn hương, nước thải về uống, hoặc lên đền ủng, nơi thờ thánh Phạm Ngũ Lão, xóc thẻ, mỗi thẻ là một đơn thuốc, đem đơn ấy đến người bán thuốc, mua chén thuốc về sắc uống. Mê tín, dị đoan thì đi xem bói, nghe lời thầy bói về chạy mồ, chạy mả bố mẹ, cha ông, hay lập đàn cúng bái quan âm, bắt tà ma... Không mê tín, dị đoan thì đến nhà ông lang, ông bán thuốc nam, thuốc bắc kể bệnh, hoặc mời các ông đến nhà, bắt mạch kê đơn mua thuốc về sắc mà uống.

Các ông lang, ông bán thuốc không được học ở trường chuyên môn nào. Trước đây không có nơi nào có trường chuyên môn ấy. Các ông ấy sau khi học biết đọc, biết viết một số chữ Hán, tìm sách thuốc mà đọc, nhờ một ông lang đi trước thờ làm thầy chỉ bảo, về xem sách và thực hành. Nhà có cha mẹ làm thuốc dạy con truyền cho con những bí mật về xem bệnh, bắt mạch, đoán bệnh, ghi đơn, sử dụng vị thuốc, gọi là gia truyền. Môn thuốc gia truyền thường có hiệu quả, nhưng không được tuyên truyền rộng rãi.

Lịch sử chép, huyện Bình Giang triều Trần, làng Mộ Trạch xã Tân Hồng có Vũ Toàn Trai làm thái y viện, chánh ngự y, chuyên khám chữa bệnh cho nhà vua, Vũ Tể Hiên, cũng làm thái y viện, phó ngự y. Phạm Sỹ, Thành hoàng làng Châu Khê, bạn của tướng

275

Page 276: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

quân Phạm Ngũ Lão, theo Trần Hưng Đạo lập công đánh thắng quân Nguyên, đồng thời cũng là một ông lang giỏi. Phần nhiều, trước đây những người học chữ Hán giỏi, đỗ cao, làm quan to nhưng chữa bệnh cũng giỏi. Cũng có những người do được gặp người chỉ bảo giỏi một môn thuốc nhất định thôi, như ở làng Hà Thương có ông lang Sướng chỉ bán thuốc đau mắt, ông Ba Thè ở Mộ Trạch chỉ bó gẫy xương, ông lang làng Tó bán thuốc bệnh cho trẻ em, ông Thìn ở làng Tuấn Kiệt xã Hùng Thắng, chữa rắn độc cắn rất giỏi.

Phụ nữ đến kỳ sinh đẻ có bà đỡ vườn. Bà không dự trường lớp nào, có khi phần lớn không biết chữ nữa, làm theo kinh nghiệm của người trước truyền miệng lại. Dụng cụ là nồi dẹt để tắm, que nứa để cắt rốn. Gặp ca đẻ khó, tính mệnh mẹ và con khó bảo toàn.

Phương pháp phòng bệnh cho cộng đồng, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không có gì. Hàng năm bệnh sởi, bệnh đậu, bệnh tả xảy ra dịch ở từng làng, cướp đi đời sống, hoặc để lại vết tích, liệt bại ở một số trẻ em và người lớn. Bệnh phong, lao, cổ nai vẫn coi là tứ chứng nan y. ốm chết, đẻ chết đều đổ tại số trời đã định, phúc đức mỏng thì bị quan ôn, quan dịch làm hại.

Thời Pháp thuộc, cả tỉnh chỉ có một bệnh viện 100 giường bệnh, có 5 giường sản phụ. Bệnh viện đặt ở tỉnh lỵ, có bác sĩ người Pháp, sau là người Việt, trình độ chỉ là y sĩ Đông Dương, y tá, hộ lý, lao công đều là người Việt. Nhà cửa xây cất khang trang, sạch sẽ. Nhân dân ít người muốn khám chữa bệnh ở đây, vì đường sá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, thái độ bác sĩ, y tá, hộ lý coi thường người nông dân, chi phí tốn kém.

Cả huyện Bình Giang có một trạm y tế ở cổng huyện, có y tá trưởng và một lao công, chỉ đủ phục vụ các quan chức xung quanh. Bên cạnh huyện lỵ còn có một nhà hộ sinh, một cô đỡ đẻ và 2 lao công với 5 giường sản phụ. Mỗi xã có một bà đỡ nông thôn, do lý dịch cử ra học thực tập một tháng ở bệnh viện tỉnh, hơn bà đỡ vườn nhưng cũng không giải quyết được hơn bà đỡ vườn.

Cách mạng Tháng 8 năm 1945, rồi cuộc kháng chiến ác liệt nổ ra. Khi địch tỏa ra chiếm đóng gần hết tỉnh, thì bao nhiêu bác sĩ, y tá, tây y, chạy vào vùng tạm chiếm cả. Chính quyền cách mạng

276

Page 277: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

huyện huy động những người đã làm y tá cho địch còn lại ra lập phòng y tế huyện, lấy một lao công trước phục vụ giường sản của huyện ra làm hộ sinh. Tổ chức lớp đào tạo vệ sinh viện và đỡ đẻ cho từng xã. Chương trình huấn luyện do y tế tỉnh hướng dẫn. Đồng thời tập hợp các ông lang y, khuyến khích họ vào hội đông y, mở lớp ngắn ngày cho lương y, động viên họ đem vốn đông y gia truyền của mình ra phục vụ phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, cấp cứu cho dân quân du kích bị thương trong chiến đấu.

Sau chiến thắng Điện Biên, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mặc dù có thời gian bị máy bay Mỹ oanh tạc ngày đêm, Nhà nước mở trường đại học, trung học y tế và dược, đào tạo được nhiều dược sĩ, bác sĩ, y sĩ, y tá trang bị cho tỉnh và huyện. Lúc đầu Bình Giang chỉ có y tá làm trưởng phòng, sau có đủ bác sĩ, y sĩ và y tá. Xã nào cũng xây dựng trạm xá, nhân viên được đào tạo và nâng cao trình độ dần. Trang thiết bị cho công tác y tế ở huyện và xã cũng được bổ sung. Có đội phòng bệnh chuyên phát hiện những ổ dịch để ngăn chặn không để lây lan. Công tác chủng đậu, tiêm phòng bệnh cho trẻ em dần dần đã đi vào nề nếp. Không còn dịch sởi, dịch đậu, giếng nước, hố xí, nhà tắm được hướng dẫn và khuyến khích để các gia đình tự làm. Công tác đỡ đẻ thường có thể làm tốt ở trạm xá xã. Đẻ khó có phương tiện đưa lên huyện và tỉnh. Tỉnh lại có bệnh viện chữa bệnh bằng thuốc bắc, thuốc nam, có hội đông y đào tạo bồi dưỡng lương y, nên việc kết hợp đông, tây y ở huyện, ở xã đã đi vào nền nếp.

Năm 1960, xây dựng bệnh xá huyện ở khu trung tâm huyện là Phủ cũ, có 30 giường bệnh, 25 cán bộ nhân viên. Năm 1980, nâng lên bệnh viện, có nhà cửa khang trang với 80 giường bệnh và 56 cán bộ, công nhân viên, trong số ấy có 28 bác sĩ, 1 thạc sĩ y khoa, 30 cán bộ trung học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hoàn chỉnh, có máy X quang, bàn mổ, bàn đẻ, máy phát điện, máy xét nghiệm, máy gây mê, máy điều hòa, máy thử nước tiểu đa chức năng... Tất cả giúp cho y tế huyện đủ điều kiện làm nhiệm vụ mổ cấp cứu, cứu thương, khám chữa bệnh và làm các nhiệm vụ y tế dự phòng.

277

Page 278: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ở 18 xã, thị trấn, có 16 thường trực trạm, trong ấy có 2 bác sĩ, 1 cao đẳng, 24 y sĩ, 4 nữ hộ sinh trung học. Đội ngũ y tá đơn nguyên ở thôn, đội sản xuất, cụm dân cư có 106 là y sĩ, y tá, dược tá, nữ hộ sinh làm nhiệm vụ tổ chức các chương trình y tế cộng đồng, dân số kế hoạch hóa gia đình. Tất cả có 72 giường bệnh ở 18 xã, thị trấn.

Bộ máy và cơ sở y tế huyện Bình Giang, từ cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay trải qua 9 năm chống Pháp, 26 năm chống Mỹ đã xây dựng, từ tay không đến có cơ sở đàng hoàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân từ thị trấn, đến các xã xóm, làng. Đó là điều từ xưa đến nay chưa hề có.

Thành tựu năm 2015: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được đầu tư, quan tâm hơn

Mạng lưới y tế từ huyện đến các xã, thị trấn ngày càng được củng cố, tăng cường; cơ sở vật chất từng bước được nâng cao. Chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân được nâng lên; tinh thần phục vụ, y đức của cán bộ, nhân viên y tế ngày càng tốt hơn. Công tác phòng, chống dịch bệnh được các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm.

Các chương trình y tế quốc gia đều được thực hiện nghiêm túc, nhiều chỉ tiêu đạt cao. Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ 99,5% (mục tiêu 99%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 15% (mục tiêu 16%); tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 96,4% (mục tiêu 95%). Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được coi trọng, không có dịch bệnh lớn xảy ra và không có bệnh nhân tử vong do dịch bệnh. Đến 2015 có 3,6 bác sỹ/1 vạn dân (mục tiêu 7,5 bác sĩ /1 vạn dân); 0,2 dược sỹ đại học/1 vạn dân (mục tiêu 0,5 dược sĩ ĐH /1 vạn dân); 44% các trạm y tế xã có bác sỹ công tác thường xuyên (mục tiêu 100%). Chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tích cực; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm bình quân còn 0,9% (mục tiêu dưới 1%).

278

Page 279: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Công tác xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được quan tâm chỉ đạo; có 15/18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (mục tiêu 100%), trong đó có 2 xã đạt chuẩn theo quy định mới của Bộ Y tế.

III- V¡N HãA:TÊt c¶ c¸c gia ®×nh trong huyÖn B×nh Giang, nhµ nµo còng

cã mét bµn thê tæ tiªn. Gia ®×nh theo ®¹o Gia t«, tríc kia b¾t buéc chØ cã mét bµn thê chóa, th× nay bªn bµn thê chóa còng ®îc lËp mét bµn thê tæ tiªn. Thê tæ tiªn l¹i g¾n víi thê thÇn ®Êt (Thæ c«ng), thê thÇn bÕp (T¸o qu©n). Tõng lµng cã ®Òn thê Thµnh hoµng, chïa thê PhËt, ngêi theo ®¹o Gia t« cã nhµ thê, thê chóa. Ngoµi ra cßn cã nhµ thê tæ tõng hä, ®iÖn thê Quan C«ng, thê ®øc th¸nh TrÇn Hng §¹o, thê Ngò hæ cña tö nh©n. Hµng n¨m ngµy giç, ngµy tÕt, ngµy mång mét, c¶ lµng lµm lÔ vµ héi ®×nh, chïa mµ ngêi ta gäi lµ vµo ®¸m, lµm lÔ c¸c th¸nh. Trong nh÷ng ngµy vui Êy, mäi ngêi hå hëi phÊn khëi, lµm lÔ tríc ban thê ®Ó tá lßng biÕt ¬n tæ tiªn, thÇn, th¸nh, cÇu cho m×nh cã nhiÒu phóc, tr¸nh tai häa, lµm ¨n gÆp nhiÒu may m¾n, ®îc giÇu sang phó quý, khi chÕt kh«ng sa vµo ®Þa ngôc. Nh÷ng n¨m kh¸ng chiÕn chèng ngo¹i x©m, viÖc thê cóng lÔ b¸i cßn coi nhÑ, nay c¶ níc ®· thèng nhÊt, hßa b×nh, viÖc thê cóng lÔ b¸i l¹i ®îc sïng kÝnh h¬n. Thê cóng lÔ b¸i lµ mét tËp tôc l©u ®êi râ rµng lµ nhu cÇu cña ®êi sèng, ®ång thêi lµ mét mÆt v¨n hãa cña ®êi sèng, biÓu hiÖn thuÇn phong mü tôc cña tõng nhµ tõng lµng.

Thê cóng tæ tiªn: Mét bµn thê tæ tiªn ®¬n gi¶n nhÊt chØ cÇn mét b¸t h¬ng, réng th× cã thªm ngai, û, m©m bång, ®µi rîu, ®µi c¬m, ®Ìn nÕn, èng h¬ng, èng hoa b»ng gç s¬n son; giÇu th× ®Ønh, h¹c, ®Ìn nÕn b»ng ®ång, còng cã nhµ bÇy n¨m thÇn chñ hoÆc ¶nh c¸c vÞ ®· khuÊt.

ThÇn chñ lµ hép nhá b»ng gç, cao 0,40m, réng 0,10m, dÇy 0,05m, ®Ó däc trªn ®Õ gç. Trong thÇn chñ cã giÊy ghi tªn, duÖ hiÖu, chøc s¾c, ngµy giç cña c¸c cô ®· mÊt. MÆt tríc cã cöa lïa ®ãng kÝn che lÊp hµng ch÷. Theo tôc lÖ, chØ lµm giç ®Õn cô 5 ®êi kÓ tõ ngêi lµm giç, nªn trªn bµn thê chØ bÇy 5 thÇn chñ. VÒ

279

Page 280: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

sau cã ngêi mÊt tiÕp th× ch«n thÇn chñ thø 5 ®i, thay thÇn chñ míi vµo. Tôc Ngò ®¹i mai thÇn chñ lµ nh thÕ.

Ngµy lµm lÔ chÝnh lµ ngµy giç, mét trong n¨m cô vµ c¸c ngµy tÕt theo ©m lÞch, ngµy mét, ngµy r»m mçi th¸ng, ngµy trong gia ®×nh cã viÖc quan träng nh lÔ cíi, mõng thä, mõng con thi ®ç... LÔ vËt d©ng cóng cã trÇu, rîu, o¶n, qu¶, x«i gµ, cç bµn, tïy hoµn c¶nh cã thÓ lµm ®îc. Ngêi lµm lÔ lµ chñ gia ®×nh kh«ng kÓ trai g¸i. V¨n khÊn tríc dïng ch÷ H¸n, nay dïng ch÷ Quèc ng÷ gäi lµ khÊn N«m. Bµi v¨n khÊn ph¶i nãi: Ngµy th¸ng ©m lÞch, ®Þa chØ n¬i cóng, tªn ngêi cóng khÊn, cóng khÊn ai, lý do cóng, lÔ vËt lµ g×, lêi cÇu xin. Cuèi bµi khÊn ph¶i mêi thÇn ®Êt thÇn bÕp (ông Táo) vÒ cïng hëng. N¬i ë cã cån, gß, ®èng th× mêi c¶ thÇn gß ®èng gäi lµ thæ kú. Ngêi cóng ph¶i mÆc ¸o chØnh tÒ, ®øng tríc bµn thê, v¸i ba v¸i, th¾p ba nÐn h¬ng, rãt rîu, ®äc v¨n khÊn, råi v¸i ba v¸i lui ra, ngêi nhµ lÇn lît vµo v¸i tríc bµn thê. Ở Bình Giang cũng như cả nước còn tục d©ng cóng c¶ tiÒn giÊy, vµng m·, ®èt sau khi cóng.

ë ®×nh, miÕu th× bµn thê vµ tÕ khÝ phong phó phøc t¹p h¬n: û ngai, ®µi, b¸t h¬ng, m©m bång, ®Ønh, h¹c... ®Òu to lín. Trèng, chiªng, tµn, läng, qu¹t vµ läng ®×nh ®¬n, läng ®×nh kÐp, kiÖu b¸t cèng, lµ nhung thö dïng ríc thÇn khi lµng më héi. Tríc bµn thê cã gi¸ bÇy ®å b¸t böu vµ lé bé. B¸t böu lµ t¸m thø quý ch¹m b»ng gç, s¬n son thiÕp vµng. §ã lµ: §µn sao, l½ng hoa, th (s¸ch), kiÕm, tói th¬, th bót, kh¸nh, qu¹t. Lé bé lµ c¸c thø ®i tríc vµ c¸c thø theo, cã hai bªn ®i tríc: Mét bªn kh¾c ch÷ "TÜnh tóc" nghÜa lµ ngêi gÆp ph¶i yªn lÆng, cung kÝnh; mét bªn kh¾c ch÷ "Håi ti" nghÜa lµ quay l¹i tr¸nh ®i, nÕu kh«ng thÓ qua ®îc. Sau hai biÓn Êy cã hai thanh m¸c trêng, hai ngän cê tiÕt, 2 chïy ®ãng vµ hai phñ viÖt (bóa). §Òu lµ nh÷ng thø lµm cho n¬i thê cóng, hay ®¸m tíc thªm oai nghiªm. Ngoµi nh÷ng tÕ khi ë ®×nh, chïa, miÕu, cßn cã nhiÒu ®¹i tù, c©u ®èi, bia ®¸, ghi b»ng ch÷ H¸n, ý cña nã cã liªn quan ®Õn sù tÝch Thµnh hoµng, lµ nh÷ng di tÝch quý, cÇn b¶o qu¶n vµ dÞch dÇn ra ch÷ Quèc ng÷ cho mäi ngêi biÕt.

280

Page 281: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thµnh hoµng thê ë c¸c ®×nh lµng cña huyÖn B×nh Giang, ®· nãi ë phÇn ®Æc ®iÓm cña tõng x·, tõng lµng, nay tãm t¾t lÞch sö thê Thµnh hoµng bªn Trung Quèc ®Ó hiÓu râ h¬n lo¹i thê cóng Êy(*).

Lµng nµo còng cã chïa. Nãi lµ chïa thê PhËt, nhng xem c¸c t-îng cßn l¹i trong tõng chïa, th× viÖc thê cóng trong chïa còng rÊt phong phó, ®a d¹ng. Ba pho tîng tam thÕ, ba ®êi: hiÖn t¹i, qu¸ khø t¬ng lai muèn nãi PhËt ®· cã, hiÖn cã vµ sau nµy vÉn cã Tîng ®øc ThÝch ca, mét tay chØ lªn trêi, mét tay chØ xuèng ®Êt ý nãi trªn trêi, díi ®Êt ë gi÷a cã ta. Tîng phËt nhiÒu m¾t, nhiÒu tay, thÓ hiÖn phËt cã thÓ tr«ng thÊy hÕt vµ lµm ®îc hÕt mäi viÖc. L¹i cã tîng Ngäc hoµng tøc «ng trêi, tîng Nam Tµo, B¾c §Èu ngåi hai bªn, tay cÇm bót, tay cÇm s¸ch, ghi râ rµng viÖc thiÖn, viÖc ¸c, ®Ó Ngäc hoµng ph¸n quyÕt. Tîng kim ®ång, ngäc n÷, trai quý nh vµng, n÷ s¸ng nh ngäc, s½n sµng thi hµnh lÖnh thëng cho ngêi thiÖn, ph¹t ngêi ¸c cña Ngäc hoµng. Tîng Di lÆc, tai dµi, bông phÖ, miÖng cêi më réng, tá ý l¹c quan trong cuéc sèng. Tîng ®øc «ng nghiªm trang, tîng mÉu dÞu dµng. MÉu cã thÓ lµ mét s n÷ tu hµnh ®¾c ®¹o, cã thÓ lµ LiÔu H¹nh bÊt tö ®· nãi ë ®o¹n nãi vÒ lµng Th¸i Kh¬ng, x· Th¸i D¬ng cã ®Òn thê LiÔu H¹nh. L¹i cã thÓ lµ Tiªn Dung con vua Hïng lÊy Chö §ång Tö. L¹i cã thÓ lµ MÉu Thîng Thiªn ë trªn trêi, MÉu Thoải ë díi níc, MÉu Thîng Ngµn ë (*)Theo chuyÖn kÓ ë Trung Quèc, danh hiÖu Thµnh hoµng ®îc x¸c lËp tõ ®êi nhµ H¸n, kho¶ng n¨m 25 Tríc c«ng nguyªn, lµ viÖc cña vua H¸n Cao tæ, n»m trong ph¹m vi ®Òn ¬n ®¸p nghÜa c¸c c«ng thÇn. Mçi n¨m nhµ vua ®¾p ®µn b»ng ®Êt, tÕ c«ng thÇn ®· khuÊt, phong cho lµng Thµnh hoµng b¶o vÖ kinh ®«. §Õn ®êi Nam, B¾c triÒu, kho¶ng gi÷a thÕ kû thø VI sau c«ng nguyªn, c¸c ch©u huyÖn Trung Quèc, míi lËp ®µn tÕ Thµnh hoµng. Thµnh hoµng cã 8 vÞ thÇn trêi sai xuèng gióp nh©n d©n cµy cÊy lµm ¨n. Bèn vÞ thÇn: Tiªu S¾c, Tó S¾c, §iÔu TuÊn, Böu BiÕu ChÕ, gióp d©n vÒ c¸ch lµm ruéng, thu ho¹ch lóa mïa. ThÇn thø n¨ng lµ MiÕu Hæ gióp d©n vÒ an ninh. ThÇn thø 6 lµ §ª Phêng, gióp d©n gi÷ ®ª phßng lôt. ThÇn thø bÈy lµ: Thïy Dung, gióp d©n lµm n¬ng, c¸ch dÉn níc. ThÇn thø t¸m lµ: C«n Trïng, gióp d©n' trõ c«n trïng lµm h¹i c©y trång. C¶ níc còng nh ch©u huyÖn kh«ng cã miÕu thê Thµnh hoµng. §Õn n¨m 1358 vÏ sau bªn Trung Quèc dÊy lªn phong trµo thê Thµnh hoµng ë c¸c lµng. Thµnh hoµng cã thÓ lµ tíng nhµ trêi xuèng gióp d©n, gióp níc, cã thÓ lµ c«ng thÇn, ngêi tµi giái ®îc nhµ vua cã s¾c phong cho lµm Thµnh hoµng, còng cã thÓ lµ c¸c sinh vËt nh. rång, phîng, rïa, hæ, kú l©n, do nh©n d©n t«n lªn.

281

Page 282: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trªn rõng. R»m, mång mét, ngµy phËt ®¶n d©n lµng ra lÔ chïa, lÔ tÊt c¶ c¸c bµn thê, c¸c pho tîng ®Ó cÇu phóc, kh«ng cã ®äc kinh gi¶ng kinh. NÕu ë chïa hiÖn nay cã nhµ s th«ng hiÓu ®¹o phËt, thuyÕt gi¶ng cho thiªn nam tÝn n÷ ®Õn lÔ chïa, c¸ch thi hµnh triÕt lý cña ®¹o PhËt trong x©y dùng x· héi chñ nghÜa th× quý hãa biÕt bao!

Thiªn Chóa gi¸o.Thiªn chóa gi¸o tøc ®¹o Kit« (Christiannisme) do Giª

xu(JÐsus) s¸ng lËp vµo ®Çu c«ng nguyªn, ph¸t sinh tõ ®¹o Do Th¸i. Thiªn chóa gi¸o gåm 3 m«n ph¸i Gia t« (Catholique), Tin lµnh(Pr«testant) vµ ChÝnh gi¸o( Orthodoxe). §¹o Thiªn chóa ®o¹n tuyÖt víi ®a thÇn gi¸o mµ chñ tr¬ng §øc chóa trêi lµ tÊt c¶ mµ Giª xu lµ Chóa trêi gi¸ng thÕ. Trong 2 thiªn niªn kû tån t¹i vµ ph¸t triÓn, hiÖn nay cã trªn 950 triÖu ngêi theo Thiªn chóa gi¸o ë kh¾p c¸c ch©u lôc, n¬i Ýt ¶nh hëng nhÊt lµ ch©u ¸( trªn 43 triÖu tÝn ®å). Gi¸o lý chÝnh thèng ®îc thÓ hiÖn trong kinh Phóc ©m, nã chøa ®ùng nh÷ng tin lµnh cho con ngêi. HiÖn nay trªn thÕ giíi cã kho¶ng ngèt mét tØ ngêi theo Thiªn chóa gi¸o(1).

- Qu¸ tr×nh x©m nhËp vµo ViÖt Nam t¹i ®µng ngoµi.Vµo TK XVI, mét sè gi¸o sÜ Phư¬ng t©y, theo c¸c thuyÒn

bu«n níc ngoµi vµo ViÖt Nam truyÒn ®¹o nhng rÊt Ýt kÕt qu¶, v× ®©y lµ mét t«n gi¸o xa l¹ víi phong tôc tËp qu¸n cña c d©n b¶n xø, ph¶i ®Õn TK XVII, cïng víi sù bµnh tríng cña chñ nghÜa t b¶n, c¸c gi¸o sÜ míi cã c¬ héi ho¹t ®éng r¸o riÕt. C¸c gi¸o sÜ ph¶i nhê vµo c¸c thuyÒn bu«n cña t b¶n ®Ó cã ®iÒu kiÖn th©m nhËp vµo c¸c níc ph¬ng ®«ng, trong ®ã cã ViÖt Nam, do ®ã dï kh¸ch quan hay chñ quan hä ph¶i cung cÊp t liÖu tØnh b¸o cho l¸i buèn, tøc ®éi tiÒn phong cña ®éi qu©n x©m lîc. Ngîc l¹i, Bän x©m lîc ph¶i nhê vµo gi¸o sÜ ®Ó cã t¹i liÖu tØnh b¸o. Sù n¬ng tùa lÉn nhau nµy ®É t¹o ®iÒu kiÖn cho Thiªn chóa gi¸o th©m nhËp vµo ViÖt Nam. Tríc hÕt nã b¾t rÔ vµo tÇng líp d©n nghÌo, nh d©n gian thêng nãi:" §i ®¹o lÊy g¹o mµ ¨n". Trong tÇng líp d©n nghÌo,

(1) Trong c¸c s¸nh lÞch sö vµ b¸o chÝ thêng dïng c¸ch gäi kh¸c nhau vÒ Thiªn chóa gi¸o, nh: Ki t« gi¸o, Gia t« gi¸o, Hoa lang ®¹o, sù kh¸c nhau nµy ®Òu do dÞch thuËt tõ Ph¸p v¨n hay H¸n v¨n.

282

Page 283: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

c¸c gi¸o sÜ ®Æc biÖt quan t©m ®Õn d©n chµi, mét thµnh phÇn c d©n rÊt c¬ ®éng, th«ng th¹o s«ng níc, nh÷ng vïng d©n nghÌo sèng n¬i hÎo l¸nh, ®ång thêi hä ë bªn c¸c th¬ng ®iÕm cña l¸i bu«n Ph¬ng t©y, tríc hÕt phôc vô cho tËp ®oµn bu«n b¸n, sau lµ tuyªn truyÒn cho nh÷ng ngêi b¶n xø. Tõ khi Héi truyÒn gi¸o ë níc ngoµi cña Pari ®îc thµnh lËp(1668), tæ chøc nµy n¾m quyÒn lùc chñ yÕu trong viÖc truyÒn gi¸o t¹i ViÖt Nam.

ViÖc truyÒn gi¸o t¹i ViÖt Nam ®i liÒn víi qu¸ tr×nh x©m l-îc xña c¸c níc t b¶n Ph¬ng t©y, v× vËy triÒu ®×nh Lª TrÞnh, råi NguyÔn sau nµy ®· cã nhiÒu biÖn ph¸p cøng r¾n ®Ó h¹n chÕ viÖc truyÒn ®¹o mµ mét sè tµi liÖu gäi lµ t¶ ®¹o, thùc chÊt cña vÊn ®Ö lµ an ninh quèc gia. Ngêi d©n ViÖt Nam do cã ¶nh hëng cña PhËt gi¸o l©u ®êi, nªn khi Thiªn chóa gi¸o du nhËp vµo ViÖt Nam, hä sèng rÊt th©n thiÖn, B»ng chøg lµ ngay thêi Tù §øc lµ thêi lµ thêi chèng Gia T« kÞch liÖt, nhng ë nhµ thê Th¸i An(Tø Kú), ®ång bµo bªn l¬ng vÉn t»ng nhµ thê mét ®«i c©u ®èi ®Ó tá t×nh th©n thiÖn. Khi t×nh h×nh an ninh quèc gia cã nguy c¬ th× c¸nh sö sù cã kh¸c nhng kh«ng ®Ðn møc cùc ®oan.

Ph¶i thõa nhËn r»ng, do cã ®øc tin vµ lßng hy sinh cao c¶, nhiÒu gi¸o sÜ ®· kh«ng ng¹i hy sinh, gian khæ, dÊn th©n vµo con ®êng truyÒn gi¸o ®Çy gian nguy vµ khæ ¶i. Trong sè hä, nhiÒu ngêi hy sinh trªn ®íc ®i v× b·o tè, cíp biÕn, bÖnh tËt, sù hiÓu lÇm vµ t¶ ®¹o cña d©n b¶n xø, nhng kh«ng v× thÕ mµ viÖc truyÒn ®¹o bÞ gi¸n ®o¹n, díi ®©y lµ vµi vÝ dô:

Ngµy 19-3-1627, thuyÒn cña gi¸o sÜ Alexandre de Rhodes bÞ b·o lín ®¸nh d¹t vµo cöa Bang (Thanh Ho¸). §iÒu ®Çu tiªn ®Õn ®©y cña «ng lµ lµm lÔ t¹ ¬n Chóa, ®ßng th¬id xin chóa b¶o trî cho ViÖt Nam. Sau gÇn 30 n¨m ë ViÖt Nam, kÓ c¶ §µng trong vµ ®µng ngoµi, «ng ®· nãi:" §©y lµ mét vÞ trÝ cÇn ph¶i chiÕm lÊy vµ chiÕm ®îc vÞ trÝ nµy th× th¬ng gia Ch©u ¢u sÏ t×m ®îc mét nguån lîi nhuËn vµ tµi nguyªn phong phó". Qu¸ tr×nh nghiªn cøu ViÖt Nam, «ng ®· so¹n cuèn tõ ®iÓn ViÖt-Bå La ®Çu tiªn, phiªn ©n tiÕng ViÖt b»ng ký tù La tinh. N¨m 1649, «ng trë vÒ R« ma, b¸o c¸o víi Gi¸o hoµng r»ng, ë ViÖt Nam cã tíi 300.000 theo ®¹o, cÇn cã 300 cha cè cho viÑc truyÒn ®¹o ë ®©y. N¨m 1651,

283

Page 284: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

«ng cho xuÊt b¶n cuèn tõ ®iÓn ViÖt-Bå-La lÇn thø nhÊt, gåm trªn 8000 tõ vµ ng÷, ®©y lµ tiÒn th©n chø Quèc ng÷ b»ng ký tù La tinh hiÖn nay.

Ngµy 30-8-1669, cha cè Pierre Lambert De la Motte cïng 2 thõa sai ®Õn Phè HiÕn lÇm tuyªn uý cho thñ thñ ®oµn vµ ®i vµo c¸c vïng miÒn phÝa B¾c kh¸ thuËn lîi. ¤ng lµ ngêi truyÒn chøc linh môc cho nhiÒu ngêi ë §µng ngoµi. ¤ng lµ mét trong nh÷ng ngêi cã c«ng truyÒn ®¹o ë §µng ngoµi.

§øc cha Hieronimo Hermosilla, tªn ViÖt lµ Väng Liªm.¤ng Liªm sinh ngµy 30-9-1800 t¹i T©y Ban Nha. N¨m 1826 ®-

îc phong linh môc, n¨m 1828, t×nh nguyÖn sang ViÖt Nam truyÒn ®¹o, ®©y lµ thêi kú ®en tèi nhÊt ®èi víi Thiªn chóa gi¸o. Ngµy 5-8-1861, vua Tù §øc ra chiÕu chØ Ph©n s¸p, nghÜa lµ chia gi¸o d©n c¸c lµng C«ng gi¸o, s¸p nhËp vµo c¸c lµng bªn l¬ng, nh»m gi¶i thÎ hoµn toµn Gia t« gi¸o. Cha Liªm lµ ngêi ho¹t ®éng chñ yÕu ë xø H¶i D¬ng. H¬n 30 n¨m truyÒn gi¸o ë ®©y, «ng gÆp kh«ng Ýt gian nguy nhng kh«ng hÒ n¶n chÝ. Ngµy 20-9-1861, cha Liªm bÞ qu©n trÊn H¶i D¬ng b¾t t¹i bÕn Hµn. Ngµy 1-11-1861, «ng bÞ hµnh h×nh t¹i Ph¸p trêng N¨m MÉu, thuéc trÊn lþ H¶i D¬ng cïng mét sè ngêi kh¸c, do kh«ng tu©n thñ ph¸p luËt cña triÒu ®×nh. Tuy thÕ, nhng viÖc truyÒn gi¸o bÞ ®×nh trÖ, v× lóc nµy qu©n Ph¸p ®· chiÕm Nam Kú. N¨m 1883, khi qu©n Ph¸p chiÕm ®îc B¾c kú th× ®iÒu quan träng trong hiÖp íc lµ tù do truyÒn ®¹o. §©y lµ thêi kú Gia t« gi¸o ph¸t triÓn cha tõng cã trong lÞch sö ViÖt Nam.

- Qu¸ tr×nh x©m nhËp vµ ph¸t triÓn ë H¶i Dư¬ng.Theo Kû yÕu Gi¸o phËn H¶i Phßng vµ lÞch sö lµng KÎ SÆt,

th× nh÷ng cha cè ngêi Bå ®µo Nha ®Çu tiªn ®Õn H¶i D¬ng vµo n¨m 1553. Trong thêi gian nµy cã «ng bµ Ph¹m Ngäc Minh vµ LÕ ThÞ Th«ng lµ nh÷ng ngêi ®· theo phÐp röa téi tõ Thanh Ho¸ di c t¹i KÎ SÆt lµ lµ nh÷ng ngêi theo ®¹o ®Çu tiªn. Thiªn chóa gi¸o ph¸t triÓn ë KÎ SÆt kh¸ nhanh, nªn ®Õn n¨m 1630, xa ®¹o KÎ SÆt ®îc thµnh lËp, nhËn ®øc mÑ M©n C«i lµm bæn m¹ng. Tõ trung t©m t«n gio¸ nµy, c¸c xø vµ hä ®¹o dÇn dÇn hØnh trªn trªn c¸c phñ, huyÖn. N¨m 1679, khi cha Pallu xin Toµ th¸nh chia ®µng ngoµi lµm hai bé phËn ®«ng b¾c vµ t©y b¾c s«ng Hång vµ s«ng

284

Page 285: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

L«, th× KÓ SÆt trë thµnh trung t©m Thiªn chóa gi¸o cña ®Þa phËn §«ng b¾c, n¬i tæ chøc tÊn phong nhiÒu linh môc. N¨m 1900, ®¹i héi Gia t« gi¸o c¶ B¾c kú häp t¹i ®©y. Trong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p, bän thùc d©n ®· lîi dông c«ng gi¸o ®Ó chèng l¹i kh¸ng chiÕn. Nhê ®êng lèi s¸ng suèt cña ®¶ng vµ Hå Chñ tÞch, phÇn lín gio¸ d©n ®· ñng hé kh¸ng chiÕn, thanh niªn c«ng gi¸o ®· gia nhËp qu©n ®éi, thµnh lËp ®¹i ®éi B¶o Léc ®· lËp nhiÒu thµnh tÝch xuÊt s¾c.

Sau ngµy hoµ b×nh lËp l¹i, bän ph¶n ®éng ®éi lèt c«ng gi¸o phao tin ®ån nh¶n, r»ng Chóa ®· vµo Nam ®Ó dô dç ®ång bµo di c vµo Nam, nhiÒu hä gi¸o di c gÇn hÕt, nhµ thê v¾ng gi¸o d©n, xø ®¹o buån tÎ. NhiÒu gi¸o d©n thÊy râ ©m mu cña ®Þch ®· h«i h¬ng, nhng sè ra ®i cã tíi vµi v¹n ngêi(xem ch¬ng An Ninh).

Tõ sau ngµy miÒn B¾c gi¶i phãng, gi¸o d©n ë H¶i D¬ng cã ®iÒu kiÖn ®i lÔ nhµ thê vµ tham gia c¸c ho¹t ®éng x· héi. C¬ së vËt chÊt cña nhµ thê vÉn ®îc b¶o toµn. Trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü x©m lîc còng nh x©y dùng ®Êt níc, ®ång bµo C«ng gi¸o ë c¸c xø ®¹o ®· hoµn thµnh mäi nghÜa vô nhµ níc, gãp phÇn ®¾c lùc vµo c«ng nghiÖp ho¸ vµ hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt níc.

Vµi nÐt vÒ kinh th¸nh.Kinh Cùu ưíc vµ Kinh T©n ưíc lµ hai bé kinh c¬ b¶n cña

Thiªn chóa gi¸o. Trong kinh s¸ch cã nhiÒu ®iÒu r¨n. Dưíi ®©y xin trÝch mét sè diÒu r¨n cã thÓ coi lµ gi¸o lý c¬ b¶n:

Kinh 10 ®iÒu r¨n:§¹o chóa giêi cã 10 ®iÒu r¨n:Thø nhÊt : thê phông mét ®øc Chóa Giêi vµ kÝnh mÕn ngêi

trªn hÕt mäi sù.Thø hai: chí kªu tªn Chóa Giêi v« cí.Thø ba: gi÷ ngµy Chóa nhËt.Thø bèn: th¶o kÝnh cha mÑ.Thø n¨m: chí giÕt ngưêi.Thø s¸u: chí lµm ®iÒu d©m dôc.Thø b¶y: chí lÊy cña ngưêi.Thø t¸m: chí lµm chøng dèi.Thø chÝn: chí muèn vî chång ngưêi.

285

Page 286: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thø mêi: chí tham cña ngêi.Mêi ®iÒu r¨n Êy tãm vÒ hai nµy mµ nhí: Tríc hÕt kinh mÕn

§øc Chóa Giêi trªn hÕt mäi sù, sau l¹i yªu ngêi nh m×nh ta vËy.A men!

Kinh 7 phÐp bÝ tÝch.§¹o ®øc Chóa Giêi cã 7 phÐp bÝ tÝch:Thø nhÊt lµ phÐp röa téi.Thø hai lµ phÐp thªm søc.Thø ba lµ phÐp m×nh Th¸nh Chóa.Thø t lµ phÐp gi¶i téi.Thø n¨m lµ phÐp xøc dÇu Th¸nh.Thø s¸u lµ phÐp truyÒn chøc Th¸nhThø b¶y lµ phÐp h«n phèi.A men!Th¸ng 12-2001, cã gi¸o xø, 4 hä, 1 nhãm, 5.727 gi¸o d©n.

Xø ®¹o KÎ SÆtXø KÎ SÆt, gåm 4 khu: Thưîng, Trung, H¹ vµ An Quý, x·

Tr¸ng LiÖt, huyÖn B×nh Giang, lµ xø ®¹o ra ®êi sím nhÊt ë H¶i D¬ng(1630).

Thê th¸nh quan thÇy: §øc mÑ M©n C«iNguån gèc: theo lÞch sö Lµng KÎ SÆt th× n¨m 1553, ®¹o

C«ng gi¸o chÝnh thøc ®îc rao gi¶ng ë ViÖt Nam, trong ®ã cã KÎ SÆt, cã tµi liÖu ghi C«ng gi¸o vµo ®©y tõ n¨m 1523. Trong thêi gian nµy cã hai «ng bµ Ph¹m Ngäc Minh vµ Lª ThÞ Th«ng ngêi Thanh Ho¸ ®· chÞu phÐp röa téi vÒ c tró ë lµng Ch©u Khª, do nhu cÇu ®êi sèng, sau di vÒ phÝa b¾c 4km, tøc KÎ SÆt hiÖn nay. Bµ Th«ng cßn cã tªn lµ Bµ LiÖt, d©n gian gäi th«n Bµ liÖt c tró lµ Trang Bµ LiÖt Hay Trang LiÖt. Khi Lª ThÕ T«n(1573-1599) lªn ng«i, cã s¾c chØ kiªng tªn huý cña cha lµ Lª Trang T«n(1533-1548), v× thÕ Trang LiÖt ®æi thµnh Tr¸ng LiÖt(®©y chØ lµ mét c¸ch lý gi¶i). Do cã c«ng chèng giÆc d·, nªn ®îc n©ng cÊp tõ trang lªn x·, tøc x· Tr¸ng LiÖt(1).

286

Page 287: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngµy 2-2-1626, gi¸o sÜ Baldinotti ngêi ý, thuéc dßng Tªn, ®Õn Th¨ng Long, ®îc TrÞnh Tr¸ng ®ãn tiÕp träng thÞ.

Ngµy 2-7-1627, gi¸o sÜ Alecxandre De Rhode, tªn ViÖt lµ §¾c Lé còng tíi Th¨ng Long, c«ng viÖc truyÒn ®¹o kh¸ hiÖu qu¶, c«ng viÖc chuÈn bÞ cho viÖc lËp gi¸o xø ViÖt Nam. Khi vÒ La M·. Cha ®¾c Lé xin §øc Gi¸o hoµng Innocent X cho thµnh lËp gi¸o phËn ViÖt Nam, ®îc Gi¸o hoµng chÊp nhËn.

Sù nghiÖp truyÒn gi¸o thuéc Héi truyÒn gi¸o ë níc ngoµi cña Ba Lª( Mission ÐtrangÌre De Paris- M. E. P).

N¨m 1679, ®Þa phËn ®µng ngoµi chÝ lµm 2: T©y B¾c vµ §«ng B¾c. KÎ SÆt thuéc §«ng B¾c, lÊy s«ng Hång vµ s«ng L« lµm gianh giíi.

N¨m 1627, linh môc dßng Tªn, tªn ViÖt lµ Cha N¨ng ®Õn KÎ SÆt gi¶ng ®¹o.

N¨m 1630, gi¸o xø KÎ SÆt chÝnh thøc thµnh lËp, lÊy §øc mÑ M©n C«i lµm Bæn m¹ng. Cha ch¸nh xø ®Çu tiªn lµ ngµi Ant«n Häc.

N¨m 1676, cha Juan De Santa Cruz, tiªn ViÖt lµ ThËp, thõa sai dßng §a minh ®Õn KÎ SÆt gi¶ng ®¹o.

N¨m 1679, Toµ th¸nh chia ®µng ngoµi thµnh 2 ®Þa phËn §«ng vµ T©y, lÊy s«ng Hång, s«ng L« lµm gianh giíi, lÊy Khu Thîng, KÎ SÆt lµm n¬i ®Æt toµn Gi¸m môc, cø linh môc Deydier lµm tæng gi¸m môc §Þa phËn §«ng.

N¨m 1695, KÎ SÆt trë thµnh xø C«ng gi¸o toµn tßng, d©n sè trªn 1.000 ngêi. Thêi nµy gäi cha lµ Cô, ®øc gi¸m môc lµ ®øc thÇy hay §Êng VÝt vå( Episcopus- Ðveque).; M©n c«i(Rosai«), §a minh(Duminhgo), BÝ tÝch (Sacramento).

N¨m 1712, TrÞnh Tr¸ng cÊm ®¹o, lµng Tr¸ng LiÖt bÞ ®èt ph¸ trõ Th¸nh ®êng.

N¨m 1861, Tr¸ng LiÖt bÞ ph©n s¸p, cã lÏ tõ ®ã cã tõ KÎ SÆt (s¸p).

Nhµ thê: Nhµ thê ®Çu tiªn ë t¹i nhµ Phíc, KhuThîng.N¨m 1870, do b·o lín, nhµ thê h h¹i, cha ch¸nh xø B¾c( PÐre

BactholomÐo) quyÕt ®Þnh x©y nhµ thê míi t¹i trung t©m gi¸o xø. ThÊy ®îc viÏn c¶nh cña gi¸o xø, n¨m 1873, Cha ch¸nh B¾c ®·

287

Page 288: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

®Æt vµ chuyÓn tõ Ph¸p vÒ bé khung sên nhµ thê b»ng s¾t kh¸ ®å sé.

-------------------------1). Theo lÞch sö lùc lưîng vò trang KÎ SÆt, viÕt n¨m 1972, th× lµng

Tr¸ng LiÖt ®ưîc h×nh thµnh tõ n¨m 1554, ngêi cã c«ng x©y dùng lµng lµ «ng Tr¸ng, ngưêi V©n §ån, Nam §Þnh cïng bµ vî lµ LiÖt, ngưêi Thanh Ho¸. ¤ng bµ cã 5 con trai, 2 con g¸i.

N¨m 1927, ®¹i tu Th¸nh ®ưêng. C«ng tr×nh cã chiÒu dµi 120m, réng 40m, nãc cao 25m, nÒn réng 4800m2. ®©y lµ nhµ thê ra ®êi sím nhÊt vµ lín nhÊt tØnh.

N¨m 1883, Cha HiÕn x©y trêng Lý ®o¸n, tøc ®¹i chñng viÖn.

N¨m 1900, Héi c«ng ®ång toµn miÒn häp t¹i KÎ SÆt tõ 11-2 ®ªn 6-3, do ®øc cha JosÐ TerÐs HiÕn, §ia phËn §«ng chñ to¹.

N¨m 1902, c©y th¸p phô ®îc x©y dùng, ®Ó treo qu¶ chu«ng nÆng hµng tÊn.

N¨m 1914, c©y th¸p ChÝnh, g¾n liÒn víi nhµ thê x©y dùng xong, cao 38m, nÕu tÝnh c¶ cét thu l«i, cao 43m. Khu«n viªn nhµ thê 22.000m2. Trªn th¸p cã ®ång hå 4 mÆt, c¸ch xa hµng c©y sè cã thÓ nh×n ®îc(chu«ng ®ång hå chuyÓn vµo Nam n¨m 1954).

C©u th¸p gi÷a ®îc tu söa vµ ®Æt tîng Giª xu n¨m 1952.Vµo nh÷ng n¨m 30 cña TK XX, cha Bonifacio Gratia, tªn

ViÖt lµ Trµng Liªm, cho x©y nhµ Th¬ng xãt(nhµ th¬ng), Chî SÆt. N¨m 1935, chÝnh quyÒn ®Þa phư¬ng cho dùng qu¸n s¾t, lîp t«n.

N¨m 1942, x©y Nhµ Mô.Ngµy 17-12-1951, kh¸nh thµnh nghÜa trang míi.N¨m 1954, gi¸o d©n KÎ SÆt di cư vµo Nam, cư tró ë nhiÒu

n¬i, nhưng tËp trung nhÊt ë Hè Nai, thuéc Xu©n Léc, Biªn Hoµ. N¨m 1974, kh¸nh thµnh nhµ thê KÎ SÆt 1 t¹i Hè Nai.

Gi¸o d©n:N¨m 1695: cã trªn 1000 gi¸o d©n.N¨m 2001: cã 3.731 gi¸o d©n.Cha cè: Cha ch¸nh xø ®Çu tiªn lµ Ant«n Häc.

288

Page 289: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hä ®¹o §ång X¸, TT KÎ SÆt. thuéc xø KÎ SÆt, cã 1209 gi¸o d©n.

Hä ®¹o Quµn th«nHä ®¹o Quµn th«n, x· B×nh Xuyªn, thuéc xø KÎ SÆt,.N¨m 2001: cã 487 gi¸o d©nHä ®¹o Phó ThøHä ®¹o Phó Thø, x· Cæ B×, thuéc xø KÎ SÆt.N¨m 2001 , cã 109 gi¸o d©nCha cè:Hä ®¹o Ho¹ch Tr¹ch.Hä ®¹o Ho¹ch Tr¹ch(V¹c), x· Th¸i Häc, thuéc xø KÎ SÆt, N¨m 2001, cã 191 gi¸o d©n.----------------------------

Tµi liÖu tham kh¶o chÝnh:- Almalach Nh÷ng nÒn v¨n minh thÕ giíi, NXB VHTT-1999.- LÞch sö PhËt gi¸o ViÖt Nam, NXB KHXH-1988- §¹i ViÖt sö ký toµn thư.- §¹i Nam nhÊt thèng chÝ.- Kû yÕu gi¸o phËn H¶i Phßng.- LÞch sö thiªn chóa gi¸o ë H¶i Hưng(Ban Th«ng sö H¶i

Hưng).- §Þa lý ®¹i cư¬ng quª h¬ng KÎ SÆt miÒn B¾c, San Jose.

Caliornia-2003.Vµ nhiÒu tư liÖu cã liªn quan.III- VĂN HÓA:Tất cả các gia đình trong huyện Bình Giang, nhà nào cũng có

một bàn thờ tổ tiên. Gia đình theo đạo Gia tô, trước kia bắt buộc chỉ có một bàn thờ chúa, thì nay bên bàn thờ chúa cũng được lập một bàn thờ tổ tiên. Thờ tổ tiên lại gắn với thờ thần đất (Thổ công), thờ thần bếp (Táo quân). Từng làng có đền thờ Thành hoàng, chùa thờ Phật, người theo đạo Gia tô có nhà thờ, thờ chúa. Ngoài ra còn có nhà thờ tổ từng họ, điện thờ Quan Công, thờ đức thánh Trần Hưng Đạo, thờ Ngũ hổ của tử nhân. Hàng năm ngày giỗ, ngày tết, ngày mồng một, cả làng làm lễ và hội đình, chùa mà người ta gọi là vào

289

Page 290: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đám, làm lễ các thánh. Trong những ngày vui ấy, mọi người hồ hởi phấn khởi, làm lễ trước ban thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, thần, thánh, cầu cho mình có nhiều phúc, tránh tai họa, làm ăn gặp nhiều may mắn, được giầu sang phú quý, khi chết không sa vào địa ngục. Những năm kháng chiến chống ngoại xâm, việc thờ cúng lễ bái còn coi nhẹ, nay cả nước đã thống nhất, hòa bình, việc thờ cúng lễ bái lại được sùng kính hơn. Thờ cúng lễ bái là một tập tục lâu đời rõ ràng là nhu cầu của đời sống, đồng thời là một mặt văn hóa của đời sống, biểu hiện thuần phong mỹ tục của từng nhà từng làng.

Thờ cúng tổ tiên: Một bàn thờ tổ tiên đơn giản nhất chỉ cần một bát hương, rộng thì có thêm ngai, ỷ, mâm bồng, đài rượu, đài cơm, đèn nến, ống hương, ống hoa bằng gỗ sơn son; giầu thì đỉnh, hạc, đèn nến bằng đồng, cũng có nhà bầy năm thần chủ hoặc ảnh các vị đã khuất.

Thần chủ là hộp nhỏ bằng gỗ, cao 0,40m, rộng 0,10m, dầy 0,05m, để dọc trên đế gỗ. Trong thần chủ có giấy ghi tên, duệ hiệu, chức sắc, ngày giỗ của các cụ đã mất. Mặt trước có cửa lùa đóng kín che lấp hàng chữ. Theo tục lệ, chỉ làm giỗ đến cụ 5 đời kể từ người làm giỗ, nên trên bàn thờ chỉ bầy 5 thần chủ. Về sau có người mất tiếp thì chôn thần chủ thứ 5 đi, thay thần chủ mới vào. Tục Ngũ đại mai thần chủ là như thế.

Ngày làm lễ chính là ngày giỗ, một trong năm cụ và các ngày tết theo âm lịch, ngày một, ngày rằm mỗi tháng, ngày trong gia đình có việc quan trọng như lễ cưới, mừng thọ, mừng con thi đỗ... Lễ vật dâng cúng có trầu, rượu, oản, quả, xôi gà, cỗ bàn, tùy hoàn cảnh có thể làm được. Người làm lễ là chủ gia đình không kể trai gái. Văn khấn trước dùng chữ Hán, nay dùng chữ Quốc ngữ gọi là khấn Nôm. Bài văn khấn phải nói: Ngày tháng âm lịch, địa chỉ nơi cúng, tên người cúng khấn, cúng khấn ai, lý do cúng, lễ vật là gì, lời cầu xin. Cuối bài khấn phải mời thần đất thần bếp (ụng Tỏo) về cùng hưởng. Nơi ở có cồn, gò, đống thì mời cả thần gò đống gọi là thổ kỳ. Người cúng phải mặc áo chỉnh tề, đứng trước bàn thờ, vái ba vái, thắp ba nén hương, rót rượu, đọc văn khấn, rồi vái ba vái lui ra, người nhà lần lượt vào vái trước bàn thờ. Ở Bỡnh Giang

290

Page 291: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cũng như cả nước cũn tục dâng cúng cả tiền giấy, vàng mã, đốt sau khi cúng.

Ở đình, miếu thì bàn thờ và tế khí phong phú phức tạp hơn: ỷ ngai, đài, bát hương, mâm bồng, đỉnh, hạc... đều to lớn. Trống, chiêng, tàn, lọng, quạt và lọng đình đơn, lọng đình kép, kiệu bát cống, là nhung thử dùng rước thần khi làng mở hội. Trước bàn thờ có giá bầy đồ bát bửu và lộ bộ. Bát bửu là tám thứ quý chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Đó là: Đàn sao, lẵng hoa, thư (sách), kiếm, túi thơ, thư bút, khánh, quạt. Lộ bộ là các thứ đi trước và các thứ theo, có hai bên đi trước: Một bên khắc chữ "Tĩnh túc" nghĩa là người gặp phải yên lặng, cung kính; một bên khắc chữ "Hồi ti" nghĩa là quay lại tránh đi, nếu không thể qua được. Sau hai biển ấy có hai thanh mác trường, hai ngọn cờ tiết, 2 chùy đóng và hai phủ việt (búa). Đều là những thứ làm cho nơi thờ cúng, hay đám tước thêm oai nghiêm. Ngoài những tế khi ở đình, chùa, miếu, còn có nhiều đại tự, câu đối, bia đá, ghi bằng chữ Hán, ý của nó có liên quan đến sự tích Thành hoàng, là những di tích quý, cần bảo quản và dịch dần ra chữ Quốc ngữ cho mọi người biết.

Thành hoàng thờ ở các đình làng của huyện Bình Giang, đã nói ở phần đặc điểm của từng xã, từng làng, nay tóm tắt lịch sử thờ Thành hoàng bên Trung Quốc để hiểu rõ hơn loại thờ cúng ấy( 1) .

Làng nào cũng có chùa. Nói là chùa thờ Phật, nhưng xem các tượng còn lại trong từng chùa, thì việc thờ cúng trong chùa cũng rất phong phú, đa dạng. Ba pho tượng tam thế, ba đời: hiện tại, quá

(

(1) Theo chuyện kể ở Trung Quốc, danh hiệu Thành hoàng được xác lập từ đời nhà Hàn, khoảng năm 25 trước công nguyên, là việc của vua Hán Cao tổ, nằm trong phạm vi đền ơn đáp nghĩa các công thần. Mỗi năm nhà vua đắp đàn bằng đất, tế công thần đã khuất, phong cho làng Thành hoàng bảo vệ kinh đô. Đến đời Nam, Bắc triều, khoảng giữa thế kỷ thứ VI sau công nguyên, các châu huyện Trung Quốc, mới lập đàn tế Thành hoàng. Thành hoàng có 8 vị thần trời sai xuống giúp nhân dân cày cấy làm ăn. Bốn vị thần: Tiêu Sắc, Tú Sắc, Điễu Tuấn, Bửu Biếu Chế, giúp dân về cách làm ruộng, thu hoạch lúa mùa. Thần thứ năng là Miếu Hổ giúp dân về an ninh. Thần thứ 6 là Đê phường, giúp dân giữ đê phòng lụt. Thần thứ bẩy là: Thùy Dung, giúp dân làm nương, cách dẫn nước. Thần thứ tám là: Côn Trùng, giúp dân trừ côn trùng làm hại cây trồng. Cả nước cũng như châu huyện không có miếu thờ Thành hoàng. Đến năm 1358 vẽ sau bên Trung Quốc dấy lên phong trào thờ Thành hoàng ở các làng. Thành hoàng có thể là tướng nhà trời xuống giúp dân, giúp nướ, có thể là công thần, người tài giỏi được nhà vua có sắc phong cho làm Thành hoàng, cũng có thể là các sinh vật như: rồng, phượng, rùa, hổ, kỳ lân, do nhân dân tôn lên.

291

Page 292: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

khứ tương lai muốn nói Phật đã có, hiện có và sau này vẫn có Tượng đức Thích ca, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất ý nói trên trời, dưới đất ở giữa có ta. Tượng phật nhiều mắt, nhiều tay, thể hiện phật có thể trông thấy hết và làm được hết mọi việc. Lại có tượng Ngọc hoàng tức ông trời, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi hai bên, tay cầm bút, tay cầm sách, ghi rõ ràng việc thiện, việc ác, để Ngọc hoàng phán quyết. Tượng kim đồng, ngọc nữ, trai quý như vàng, nữ sáng như ngọc, sẵn sàng thi hành lệnh thưởng cho người thiện, phạt người ác của Ngọc hoàng. Tượng Di lặc, tai dài, bụng phệ, miệng cười mở rộng, tỏ ý lạc quan trong cuộc sống. Tượng đức ông nghiêm trang, tượng mẫu dịu dàng. Mẫu có thể là một sư nữ tu hành đắc đạo, có thể là Liễu Hạnh bất tử đã nói ở đoạn nói về làng Thái Khương, xã Thái Dương có đền thờ Liễu Hạnh. Lại có thể là Tiên Dung con vua Hùng lấy Chử Đồng Tử. Lại có thể là Mẫu Thượng Thiên ở trên trời, Mẫu Thoải ở dưới nước, Mẫu Thượng Ngàn ở trên rừng. Rằm, mồng một, ngày phật đản dân làng ra lễ chùa, lễ tất cả các bàn thờ, các pho tượng để cầu phúc, không có đọc kinh giảng kinh. Nếu ở chùa hiện nay có nhà sư thông hiểu đạo phật, thuyết giảng cho thiên nam tín nữ đến lễ chùa, cách thi hành triết lý của đạo Phật trong xây dựng xã hội chủ nghĩa thì quý hóa biết bao!

nnnnnnThiên Chúa giáo.Thiên chúa giáo tức đạo Kitô (Christiannisme) do Giê xu

(Jésus) sáng lập vào đầu công nguyên, phát sinh từ đạo Do Thái. Thiên chúa giáo gồm 3 môn phái Gia tô (Catholique), Tin lành (Prôtestant) và Chính giáo (Orthodoxe). Đạo Thiên chúa đoạn tuyệt với đa thần giáo mà chủ trương Đức chúa trời là tất cả mà Giê xu là Chúa trời giáng thế. Trong 2 thiên niên kỷ tồn tại và phát triển, hiện nay có trên 950 triệu ngời theo Thiên chúa giáo ở khắp các châu lục, nơi ít ảnh hưởng nhất là châu Á (trên 43 triệu tín đồ). Giáo lý chính thống được thể hiện trong kinh Phúc âm, nó chứa đựng những tin lành cho con người. Hiện nay trên thế giới có khoảng ngốt một tỉ người theo Thiên chúa giáo( 1) .

(1) Trong các sánch lịch sử và báo chí thường dùng cách gọi khác nhau về Thiên chúa giáo, như: Ki tô giáo, Gia tô giáo, Hoa lang đạo, sự khác nhau này đều do dịch thuật từ Pháp văn hay Hán

292

Page 293: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Quá trình xâm nhập vào Việt Nam tại đàng ngoài.Vào TK XVI, một số giáo sĩ Phương tây, theo các thuyền

buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo nhưng rất ít kết quả, vì đây là một tôn giáo xa lạ với phong tục tập quán của cư dân bản xứ, phải đến TK XVII, cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, các giáo sĩ mới có cơ hội hoạt động ráo riết. Các giáo sĩ phải nhờ vào các thuyền buôn của tư bản để có điều kiện thâm nhập vào các nước phương đông, trong đó có Việt Nam, do đó dù khách quan hay chủ quan họ phải cung cấp tư liệu tình báo cho lái buôn, tức đội tiền phong của đội quân xâm lược. Ngược lại, Bọn xâm lược phải nhờ vào giáo sĩ để có tại liệu tình báo. Sự nương tựa lẫn nhau này đã tạo điều kiện cho Thiên chúa giáo thâm nhập vào Việt Nam. Trước hết nó bắt rễ vào tầng lớp dân nghèo, như dân gian thường nói:" Đi đạo lấy gạo mà ăn". Trong tầng lớp dân nghèo, các giáo sĩ đặc biệt quan tâm đến dân chài, một thành phần cư dân rất cơ động, thông thạo sông nước, những vùng dân nghèo sống nơi hẻo lánh, đồng thời họ ở bên các thương điếm của lái buôn Phương tây, trước hết phục vụ cho tập đoàn buôn bán, sau là tuyên truyền cho những ngời bản xứ. Từ khi Hội truyền giáo ở nước ngoài của Pari được thành lập (1668), tổ chức này nắm quyền lực chủ yếu trong việc truyền giáo tại Việt Nam.

Việc truyền giáo tại Việt Nam đi liền với quá trình xâm lược của các nước tư bản Phương tây, vì vậy triều đình Lê Trịnh, rồi Nguyễn sau này đã có nhiều biện pháp cứng rắn để hạn chế việc truyền đạo mà một số tài liệu gọi là tả đạo, thực chất của vấn đề là an ninh quốc gia. Người dân Việt Nam do có ảnh hưởng của Phật giáo lâu đời, nên khi Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam, họ sống rất thân thiện, Bằng chứng là ngay thời Tự Đức là thời chống Gia Tô kịch liệt, nhưng ở nhà thờ Thái An (Tứ Kỳ), đồng bào bên lương vẫn tặng nhà thờ một đôi câu đối để tỏ tình thân thiện. Khi tình hình an ninh quốc gia có nguy cơ thì cánh xử sự có khác như-ng không đến mức cực đoan.

Phải thừa nhận rằng, do có đức tin và lòng hy sinh cao cả, nhiều giáo sĩ đã không ngại hy sinh, gian khổ, dấn thân vào con

văn.

293

Page 294: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đường truyền giáo đầy gian nguy và khổ ải. Trong số họ, nhiều người hy sinh trên đường đi vì bão tố, cướp biển, bệnh tật, sự hiểu lầm và tả đạo của dân bản xứ, nhưng không vì thế mà việc truyền đạo bị gián đoạn, dưới đây là vài ví dụ:

Ngày 19-3-1627, thuyền của giáo sĩ Alexandre de Rhodes bị bão lớn đánh dạt vào cửa Bang (Thanh Hoá). Điều đầu tiên đến đây của ông là làm lễ tạ ơn Chúa, đồng thời xin chúa bảo trợ cho Việt Nam. Sau gần 30 năm ở Việt Nam, kể cả Đàng trong và đàng ngoài, ông đã nói: "Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thơng gia Châu Âu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú". Quá trình nghiên cứu Việt Nam, ông đã soạn cuốn từ điển Việt-Bồ La đầu tiên, phiên âm tiếng Việt bằng ký tự La tinh. Năm 1649, ông trở về Rô ma, báo cáo với Giáo hoàng rằng, ở Việt Nam có tới 300.000 theo đạo, cần có 300 cha cố cho việc truyền đạo ở đây. Năm 1651, ông cho xuất bản cuốn từ điển Việt-Bồ-La lần thứ nhất, gồm trên 8000 từ và ngữ, đây là tiền thân chữ Quốc ngữ bằng ký tự La tinh hiện nay.

Ngày 30-8-1669, cha cố Pierre Lambert De la Motte cùng 2 thừa sai đến Phố Hiến lầm tuyên uý cho thủy thủ đoàn và đi vào các vùng miền phía Bắc khá thuận lợi. Ông là người truyền chức linh mục cho nhiều người ở Đàng ngoài. Ông là một trong những người có công truyền đạo ở Đàng ngoài.

Đức cha Hieronimo Hermosilla, tên Việt là Vọng Liêm.Ông Liêm sinh ngày 30-9-1800 tại Tây Ban Nha. Năm 1826

được phong linh mục, năm 1828, tình nguyện sang Việt Nam truyền đạo, đây là thời kỳ đen tối nhất đối với Thiên chúa giáo. Ngày 5-8-1861, vua Tự Đức ra chiếu chỉ Phân sáp, nghĩa là chia giáo dân các làng Công giáo, sáp nhập vào các làng bên lương, nhằm giải thể hoàn toàn Gia tô giáo. Cha Liêm là người hoạt động chủ yếu ở xứ Hải Dương. Hơn 30 năm truyền giáo ở đây, ông gặp không ít gian nguy nhưng không hề nản chí. Ngày 20-9-1861, cha Liêm bị quân trấn Hải Dương bắt tại bến Hàn. Ngày 1-11-1861, ông bị hành hình tại Pháp trường Năm Mẫu, thuộc trấn lỵ Hải Dương cùng một số người khác, do không tuân thủ pháp luật của triều đình. Tuy thế, nhưng việc truyền giáo bị đình trệ, vì lúc này quân Pháp đã chiếm

294

Page 295: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nam Kỳ. Năm 1883, khi quân Pháp chiếm được Bắc kỳ thì điều quan trọng trong hiệp ước là tự do truyền đạo. Đây là thời kỳ Gia tô giáo phát triển chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

- Quá trình xâm nhập và phát triển ở Hải Dương.Theo Kỷ yếu Giáo phận Hải Phòng và lịch sử làng Kẻ Sặt, thì

những cha cố người Bồ Đào Nha đầu tiên đến Hải Dương vào năm 1553. Trong thời gian này có ông bà Phạm Ngọc Minh và Lê Thị Thông là những người đã theo phép rửa tội từ Thanh Hoá di cư tại Kẻ Sặt là những người theo đạo đầu tiên. Thiên chúa giáo phát triển ở Kẻ Sặt khá nhanh, nên đến năm 1630, xứ đạo Kẻ Sặt được thành lập, nhận đức mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Từ trung tâm tôn giáo này, các xứ và họ đạo dần dần hình thành trên các phủ, huyện. Năm 1679, khi cha Pallu xin Toà thánh chia đàng ngoài làm hai bộ phận đông bắc và tây bắc sông Hồng và sông Lô, thì Kẻ Sặt trở thành trung tâm Thiên chúa giáo của địa phận Đông bắc, nơi tổ chức tấn phong nhiều linh mục. Năm 1900, đại hội Gia tô giáo cả Bắc kỳ họp tại đây. Trong kháng chiến chống Pháp, bọn thực dân đã lợi dụng công giáo để chống lại kháng chiến. Nhờ đường lối sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch, phần lớn giáo dân đã ủng hộ kháng chiến, thanh niên công giáo đã gia nhập quân đội, thành lập đại đội Bảo Lộc đã lập nhiều thành tích xuất sắc.

Sau ngày hoà bình lập lại, bọn phản động đội lốt công giáo phao tin đồn nhảm, rằng Chúa đã vào Nam để dụ dỗ đồng bào di cư vào Nam, nhiều họ giáo di cư gần hết, nhà thờ vắng giáo dân, xứ đạo buồn tẻ. Nhiều giáo dân thấy rõ âm mưu của địch đã hồi hương, nhưng số ra đi có tới vài vạn người (xem chương An Ninh).

Từ sau ngày miền Bắc giải phóng, giáo dân ở Hải Dương có điều kiện đi lễ nhà thờ và tham gia các hoạt động xã hội. Cơ sở vật chất của nhà thờ vẫn được bảo toàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược cũng như xây dựng đất nước, đồng bào Công giáo ở các xứ đạo đã hoàn thành mọi nghĩa vụ nhà nước, góp phần đắc lực vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Vài nét về kinh thánh.

295

Page 296: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Kinh Cựu ước và Kinh Tân ước là hai bộ kinh cơ bản của Thiên chúa giáo. Trong kinh sách có nhiều điều răn. Dưới đây xin trích một số diều răn có thể coi là giáo lý cơ bản:

Kinh 10 điều răn:Đạo chúa giáo có 10 điều răn:Thứ nhất : thờ phụng một đức Chúa Giời và kính mến người

trên hết mọi sự.Thứ hai: chớ kêu tên Chúa Giời vô cớ.Thứ ba: giữ ngày Chúa nhật.Thứ bốn: thảo kính cha mẹ.Thứ năm: chớ giết người.Thứ sáu: chớ làm điều dâm dục.Thứ bảy: chớ lấy của người.Thứ tám: chớ làm chứng dối.Thứ chín: chớ muốn vợ chồng người.Thứ mười: chớ tham của người.Mười điều răn ấy tóm về hai này mà nhớ: Trước hết kính mến

Đức Chúa Giời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy.A men!

Kinh 7 phép bí tích.Đạo đức Chúa Giời có 7 phép bí tích:Thứ nhất là phép rửa tội.Thứ hai là phép thêm sức.Thứ ba là phép mình Thánh Chúa.Thứ tư là phép giải tội.Thứ năm là phép xức dầu Thánh.Thứ sáu là phép truyền chức ThánhThứ bảy là phép hôn phối.A men!Tháng 12-2001, có giáo xứ, 4 họ, 1 nhóm, 5.727 giáo dân.

Xứ đạo Kẻ Sặt

296

Page 297: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Xứ Kẻ Sặt, gồm 4 khu: Thượng, Trung, Hạ và An Quý, xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, là xứ đạo ra đời sớm nhất ở Hải Dương (1630).

Thờ thánh quan thầy: Đức mẹ Mân CôiNguồn gốc: theo lịch sử Làng Kẻ Sặt thì năm 1553, đạo Công

giáo chính thức được rao giảng ở Việt Nam, trong đó có Kẻ Sặt, có tài liệu ghi Công giáo vào đây từ năm 1523. Trong thời gian này có hai ông bà Phạm Ngọc Minh và Lê Thị Thông người Thanh Hoá đã chịu phép rửa tội về cư trú ở làng Châu Khê, do nhu cầu đời sống, sau di về phía bắc 4km, tức Kẻ Sặt hiện nay. Bà Thông còn có tên là Bà Liệt, dân gian gọi thôn Bà liệt cư trú là Trang Bà Liệt hay Trang Liệt. Khi Lê Thế Tôn (1573-1599) lên ngôi, có sắc chỉ kiêng tên huý của cha là Lê Trang Tôn (1533-1548), vì thế Trang Liệt đổi thành Tráng Liệt (đây chỉ là một cách lý giải). Do có công chống giặc dã, nên được nâng cấp từ trang lên xã, tức xã Tráng Liệt.

Ngày 2-2-1626, giáo sĩ Baldinotti người ý, thuộc dòng Tên, đến Thăng Long, được Trịnh Tráng đón tiếp trọng thị.

Ngày 2-7-1627, giáo sĩ Alecxandre De Rhode, tên Việt là Đắc Lộ cũng tới Thăng Long, công việc truyền đạo khá hiệu quả, công việc chuẩn bị cho việc lập giáo xứ Việt Nam. Khi về La Mã. Cha đắc Lộ xin Đức Giáo hoàng Innocent X cho thành lập giáo phận Việt Nam, được Giáo hoàng chấp nhận.

Sự nghiệp truyền giáo thuộc Hội truyền giáo ở nước ngoài của Ba Lê( Mission étrangère De Paris- M. E. P).

Năm 1679, địa phận đàng ngoài chí làm 2: Tây Bắc và Đông Bắc. Kẻ Sặt thuộc Đông Bắc, lấy sông Hồng và sông Lô làm địa giới.

Năm 1627, linh mục dòng Tên, tên Việt là Cha Năng đến Kẻ Sặt giảng đạo.

Năm 1630, giáo xứ Kẻ Sặt chính thức thành lập, lấy Đức mẹ Mân Côi làm Bổn mạng. Cha chánh xứ đầu tiên là ngài Antôn Học.

Năm 1676, cha Juan De Santa Cruz, tiên Việt là Thập, thừa sai dòng Đa minh đến Kẻ Sặt giảng đạo.

297

Page 298: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 1679, Toà thánh chia đàng ngoài thành 2 địa phận Đông và Tây, lấy sông Hồng, sông Lô làm địa giới, lấy Khu Thượng, Kẻ Sặt làm nơi đặt toà Giám mục, cứ linh mục Deydier làm tổng giám mục Địa phận Đông.

Năm 1695, Kẻ Sặt trở thành xứ Công giáo toàn tòng, dân số trên 1.000 người. Thời này gọi cha là Cụ, đức giám mục là đức thầy hay Đấng Vít Vồ (Episcopus- éveque).; Mân côi (Rosaiô), Đa minh (Duminhgo), Bí tích (Sacramento).

Năm 1712, Trịnh Tráng cấm đạo, làng Tráng Liệt bị đốt phá trừ Thánh đường.

Năm 1861, Tráng Liệt bị phân sáp, có lẽ từ đó có từ Kẻ Sặt (sáp).

Nhà thờ: Nhà thờ đầu tiên ở tại nhà Phước, Khu Thượng.Năm 1870, do bão lớn, nhà thờ hư hại, cha chánh xứ Bắc

(Pére Bactholoméo) quyết định xây nhà thờ mới tại trung tâm giáo xứ. Thấy được viễn cảnh của giáo xứ, năm 1873, Cha chánh Bắc đã đặt và chuyển từ Pháp về bộ khung sườn nhà thờ bằng sắt khá đồ sộ.

-------------------------1). Theo lịch sử lực lượng vũ trang Kẻ Sặt, viết năm 1972, thì làng

Tráng Liệt được hình thành từ năm 1554, người có công xây dựng làng là ông Tráng, người Vân Đồn, Nam Định cùng bà vợ là Liệt, người Thanh Hoá. Ông bà có 5 con trai, 2 con gái.

Năm 1927, đại tu Thánh đường. Công trình có chiều dài 120m, rộng 40m, nóc cao 25m, nền rộng 4800m2 , đây là nhà thờ ra đời sớm nhất và lớn nhất tỉnh.

Năm 1883, Cha Hiến xây trường Lý đoán, tức đại chủng viện.Năm 1900, Hội công đồng toàn miền họp tại Kẻ Sặt từ 11-2

đên 6-3, do đức cha José Terés Hiến, Địa phận Đông chủ toạ.Năm 1902, cây tháp phụ được xây dựng, để treo quả chuông

nặng hàng tấn.Năm 1914, cây tháp Chính, gắn liền với nhà thờ xây dựng

xong, cao 38m, nếu tính cả cột thu lôi, cao 43m. Khuôn viên nhà thờ 22.000m2 . Trên tháp có đồng hồ 4 mặt, cách xa hàng cây số có thể nhìn được (chuông đồng hồ chuyển vào Nam năm 1954).

298

Page 299: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Câu tháp giữa được tu sửa và đặt tượng Giê xu năm 1952.Vào những năm 30 của TK XX, cha Bonifacio Gratia, tên

Việt là Tràng Liêm, cho xây nhà Thương xót (nhà thương), Chợ Sặt. Năm 1935, chính quyền địa phương cho dựng quán sắt, lợp tôn.

Năm 1942, xây Nhà Mụ.Ngày 17-12-1951, khánh thành nghĩa trang mới.Năm 1954, giáo dân Kẻ Sặt di cư vào Nam, cư trú ở nhiều

nơi, nhưng tập trung nhất ở Hố Nai, thuộc Xuân Lộc, Biên Hoà. Năm 1974, khánh thành nhà thờ Kẻ Sặt 1 tại Hố Nai.

Giáo dân:Năm 1695: có trên 1000 giáo dân.Năm 2001: có 3.731 giáo dân.Cha cố: Cha chánh xứ đầu tiên là Antôn Học.

Họ đạo Đồng Xá, TT Kẻ Sặt. thuộc xứ Kẻ Sặt, có 1209 giáo dân.

Họ đạo Quàn thônHọ đạo Quàn thôn, xã Bình Xuyên, thuộc xứ Kẻ Sặt.Năm 2001: có 487 giáo dânHọ đạo Phú ThứHọ đạo Phú Thứ, xã Cổ Bì, thuộc xứ Kẻ Sặt.Năm 2001, có 109 giáo dânCha cố:Họ đạo Hoạch Trạch.Họ đạo Hoạch Trạch (Vạc), xã Thái Học, thuộc xứ Kẻ Sặt.Năm 2001, có 191 giáo dân.----------------------------

Tài liệu tham khảo chính:- Almalach Những nền văn minh thế giới, NXB VHTT-1999.- Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB KHXH-1988- Đại Việt sử ký toàn thư.- Đại Nam nhất thống chí.- Kỷ yếu giáo phận Hải Phòng.

299

Page 300: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Lịch sử thiên chúa giáo ở Hải Hưng (Ban Thông sử Hải Hưng). - Địa lý đại cương quê hương Kẻ Sặt miền Bắc, San Jose.

Caliornia-2003.Và nhiều tư liệu có liên quan.

300

Page 301: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Văn nghệ dân gian

Theo s¸ch sö níc ta cã h¸t ca trï, h¸t chÌo tõ thêi §inh Tiªn Hoµng (968-980). HuyÖn B×nh Giang cã nh÷ng lµng cã nghÖ nh©n chuyªn h¸t ca trï nh: Lµng D¬ng X¸, x· Nh©n QuyÒn, lµng Tµo Khª, x· Thóc Kh¸ng... nhiÒu lµng cã phêng chÌo hay chuyªn ®i diÔn ë c¸c lµng trong huyÖn vµ ngoµi huyÖn. Tôc h¸t trèng qu©n, h¸t vÝ, gÇn nh lµng nµo còng cã. Lµng Mé Tr¹ch cã tr¹ng cê, tr¹ng vËt, tr¹ng ch¹y. ThÞ trÊn KÎ SÆt cã s©n vËn ®éng chuyªn ®¸ bãng, nay ®îc huyÖn ®Çu t x©y dùng ë ®Êy mét s©n vËn ®éng to, ®Ñp h¬n.

Ph¶ tÝch hä NguyÔn lµng Tµo Khª kÓ: Thêi chóa TrÞnh S©m, cã mét bµ phi ngêi lµng Tµo, tøc lµng Tµo Khª, x· Thóc Kh¸ng ngµy nay, bµ tªn lµ Nguyễn ThÞ Mü, h¸t ca trï hay ®øng ®Çu trong phñ chóa. Chóa ban cho ©n ®iÓn, ®îc thu tiÒn h¸t ë c¸c ®×nh cña trÊn H¶i D¬ng. Bµ mÊt n¨m Cảnh Hưng thứ 44 (1783) linh c÷u chuyÓn vÒ quª mai t¸ng trong miÕu Tµo, nay kh«ng cßn di tÝch.

T liÖu ®iÒu tra vÒ nghÖ thuËt h¸t chÌo cña Nhµ h¸t chÌo Trung ¬ng, cã ®o¹n ghi: G¸nh chÌo Mé Tr¹ch cã cô trïm lµ Vò Duy H÷u, nghÖ nh©n Vò Duy LuËt, Vò Duy Giai. Cô H÷u say mª nghÖ thuËt, ®· b¸n ruéng vên, lÊy tiÒn mua s¾m mò, ¸o, ®¹o cô cho ®oµn chÌo cña m×nh.

Sau c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945, lµng nµo nh©n d©n còng cã thêi quen hß, h¸t c¸ nh©n, hay tËp thÓ, nh÷ng bµi hß h¸t Êy ca tông lßng yªu níc, ca tông Hå Chñ tÞch, ca tông §¶ng, ca tông chiÕn c«ng trong kh¸ng chiÕn. H¸t ë c¸c cuéc häp cña xãm, cña lµng, cña x·, cña huyÖn, trªn c¸c c«ng trêng lµm giao th«ng thñy lîi n÷a. Toµn huyÖn mçi x· ®Òu cã ®éi tuyªn truyÒn, cã ®ñ trèng, kÌn, hå, nhÞ, thanh la, mâ. Tõng x· tù s¸ng t¸c ®Ó tù diÔn nh÷ng tiÕt môc ng¾n, ph¸t trªn loa truyÒn thanh tay, biÓu d¬ng ngêi tèt, viÖc tèt, ®îc nh©n d©n hëng øng nhiÖt t×nh.

301

Page 302: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Buæi bÞ t¹m chiÕm, ë mét lµng cña T©n Hång ®· lËp tÒ, cã b¶o an tÒ. Bän b¶o an tÒ, mét buæi tèi sau b÷a chÐn say, b¾t mét n÷ thanh niªn lµ c« Vinh ra h¸t. C« tõ chèi kh«ng biÕt h¸t bµi h¸t míi, chØ biÕt h¸t bµi h¸t cò th«i. Bän b¶o an tÒ, ®¬ng say nãi: cò míi ®îc tÊt, c« l¹i mÆc c¶, ngé bµi h¸t Êy cã ®iÒu c¸c anh kh«ng võa ý th× kh«ng ®îc ®¸nh em. Bän b¶o an cam ®oan lµm ®óng, c« Vinh cÊt tiÕng h¸t mÊy c©u theo ®iÖu b×nh b¸n:

"L¹ cho mµy! Còng l¹ cho mµy! Nh thÕ tëng r»ng hay! §êi nh thÕ, nÐp vÕ th»ng t©y, sèng ë trªn ®êi cam t©m lµm tªn n« lÖ!.

Mµy ph¶i biÕt, d©n ViÖt Nam ®ang buæi lÇm than, ph¶i h« hµo ra lµm c¸ch m¹ng, dï t¹m b¹i ta còng ph¶i ®øng lªn, ®¹p ®æ c-êng quyÒn, lËp nÒn d©n chñ, r¹ng trêi Nam, trêi Nam! Mµy tÝnh to¸n, mµy d¸m lµm cµn, h¹i níc, h¹i lµng, mµy ®õng tëng lµ sang, lµ sang!".

Giäng binh b¸n cña c« Vinh trÇm bæng, mît mµ bän tÒ binh gËt gËt vç tay. Sau hái ra, ®©y kh«ng ph¶i lµ bµi h¸t cò, mµ lµ nh÷ng lêi do c« s¸ng t¸c. Bµi h¸t cã tÝnh chiÕn ®Êu cao.

Sau chiÕn th¾ng toµn quèc, ®×nh chïa ®îc kh«i phôc, kÌm theo lÔ héi lµng. Mçi lµng ®Òu cã nh÷ng nhãm b¸t ©m, tèi thiÓu cã trèng, kÌn, nhÞ, hå, s¸o phôc vô cho ngµy héi tÕ lÔ ë ®×nh chïa, cho ®¸m tang trong lµng. ë nhiÒu lµng, ngêi cao tuæi lËp c©u l¹c bé th¬, ra bÝch b¸o, tæ chøc nh÷ng buæi ng©m th¬, ®a lªn loa truyÒn thanh, c¶ lµng ®îc thëng thøc.

Phong trµo tËp thÓ thao, thÓ dôc do Hå Chñ tÞch h« hµo tõ ngµy ®Çu kh¸ng chiÕn, nay ®· lµ tiÕt häc b¾t buéc cña c¸c trêng cÊp I cÊp II cña x·. NhiÒu lµng cã phong trµo tËp dìng sinh cña ngêi cao tuæi. C¸c trêng, c¸c x· cã ®éi bãng ®¸, bãng chuyÒn, cÇu l«ng cña trêng, hay cña thanh niªn mçi lµng. Cã nh÷ng cuéc ®Êu giao h÷u kh¸ s«i næi. Phong trµo ®Êu cê vua, cê tíng cã ë nhiÒu tr-êng, nhiÒu c©u l¹c bé cña x·.

Trong phôc håi ®×nh, chïa, c¸c lµng t×m thÇn tÝch ®Ó cè t×m hiÓu sù tÝch cña Thµnh hoµng. Lµng cßn thÇn ph¶ b»ng ch÷ H¸n, mîn ngêi dÞch ra ch÷ quèc ng÷, phæ biÕn cho mäi ngêi biÕt. Ph©n tÝch nh÷ng ®o¹n v¨n ch¬ng h cÊu qu¸ møc ®a ®Õn mª tÝn, dÞ ®oan. Nh÷ng n¬i kh«ng cßn thÇn ph¶, thu nhËp nh÷ng c©u

302

Page 303: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

truyÒn miÖng, dùng l¹i cho hîp lý, bá nh÷ng c©u chuyÖn bÞa, hoang ®êng qu¸ møc. Bia ®¸, c©u ®èi, cßn l¹i th× b¶o qu¶n, cã ®iÒu kiÖn dÞch ra quèc ng÷, coi ®Êy lµ di tÝch lÞch sö quý gi¸. NhiÒu lµng lËp bµn thê Hå Chñ tÞch, Phã Chñ tÞch NguyÔn L¬ng B»ng, c¸c liÖt sÜ ë ®×nh, ë chïa ®Êy lµ s¸ng kiÕn hay.

Trong kh¸ng chiÕn ë B×nh Giang ®· cã phong trµo x©y dùng ®êi sèng míi kh¸ s«i næi. Nay c¸c lµng trong huyÖn ®¬ng cã phong trµo x©y ®ùng gia ®×nh v¨n hãa, lµng v¨n hãa. NhiÒu tôc lÖ l¹c hËu, lçi thêi, ®îc söa ®æi, x©y dùng nªn nh÷ng thuÇn phong mü tôc.

TØnh ®· c«ng nhËn vµ ph¸t b»ng lµng v¨n hãa cho c¸c lµng: §an Loan, Mü Tr¹ch, B¸ Thñy, tiÕp theo cßn mét sè lµng n÷a- 13.322 gia ®×nh, chiÕm 52% gia ®×nh toµn huyÖn ®îc c«ng nhËn lµ gia ®×nh v¨n hãa, tØnh còng ®· xÐt vµ ®Ò nghÞ Bé V¨n hãa cÊp b»ng di tÝch lÞch sö v¨n hãa kiÕn tróc cho ®×nh chïa c¸c lµng Ch©u Khª, Mé Tr¹ch, Tr¹ch X¸, Nh©n KiÖt, Phó Khª v.v...

§µi ph¸t thanh huyÖn, ph¸t sãng FM mçi tuÇn 4 buæi. 18 x·, thÞ trÊn ®Òu cã hÖ thèng ®µi truyÒn thanh, ph¸t

thanh. 92,5% sè hé cã ti vi, ®µi, ra ®i «, c¸t sÐt. Ho¹t ®éng v¨n hãa, v¨n nghÖ quÇn chóng tiÕn lªn cïng víi tèc

®é cña s¶n xuÊt c«ng, n«ng nghiÖp cña nh©n d©n trong huyÖn. Theo sách sử nước ta có hát ca trù, hát chèo từ thời Đinh Tiên Hoàng (968-980). Huyện Bình Giang có những làng có nghệ nhân chuyên hát ca trù như: Làng Dương Xá, xã Nhân Quyền, làng Tào Khê, xã Thúc Kháng... nhiều làng có phường chèo hay chuyên đi diễn ở các làng trong huyện và ngoài huyện. Tục hát trống quân, hát ví, gần như làng nào cũng có. Làng Mộ Trạch có trạng cờ, trạng vật, trạng chạy. Thị trấn Kẻ Sặt có sân vận động chuyên đá bóng, nay được huyện đầu tư xây dựng ở đấy một sân vận động to, đẹp hơn.

Phả tích họ Nguyễn làng Tào Khê kể: Thời chúa Trịnh Sâm, có một bà phi người làng Tào, tức làng Tào Khê, xã Thúc Kháng ngày nay, bà tên là Nguyễn Thị Mỹ, hát ca trù hay đứng đầu trong phủ chúa. Chúa ban cho ân điển, được thu tiền hát ở các đình của

303

Page 304: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trấn Hải Dương. Bà mất năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) linh cữu chuyển về quê mai táng trong miếu Tào, nay không còn di tích.

Tư liệu điều tra về nghệ thuật hát chèo của Nhà hát chèo Trung ương, có đoạn ghi: Gánh chèo Mộ Trạch có cụ trùm là Vũ Duy Hữu, nghệ nhân Vũ Duy Luật, Vũ Duy Giai. Cụ Hữu say mê nghệ thuật, đã bán ruộng vườn, lấy tiền mua sắm mũ, áo, đạo cụ cho đoàn chèo của mình.

Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, làng nào nhân dân cũng có thời quen hò, hát cá nhân, hay tập thể, những bài hò hát ấy ca tụng lòng yêu nước, ca tụng Hồ Chủ tịch, ca tụng Đảng, ca tụng chiến công trong kháng chiến. Hát ở các cuộc họp của xóm, của làng, của xã, của huyện, trên các công trường làm giao thông thủy lợi nữa. Toàn huyện mỗi xã đều có đội tuyên truyền, có đủ trống, kèn, hồ, nhị, thanh la, mõ. Từng xã tự sáng tác để tự diễn những tiết mục ngắn, phát trên loa truyền thanh tay, biểu dương người tốt, việc tốt, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

Buổi bị tạm chiếm, ở một làng của Tân Hồng đã lập tề, có bảo an tề. Bọn bảo an tề, một buổi tối sau bữa chén say, bắt một nữ thanh niên là cô Vinh ra hát. Cô từ chối không biết hát bài hát mới, chỉ biết hát bài hát cũ thôi. Bọn bảo an tề, đương say nói: cũ mới được tất, cô lại mặc cả, ngộ bài hát ấy có điều các anh không vừa ý thì không được đánh em. Bọn bảo an cam đoan làm đúng, cô Vinh cất tiếng hát mấy câu theo điệu bình bán:

"Lạ cho mày! Cũng lạ cho mày! Như thế tưởng rằng hay! Đời như thế, nép vế thằng tây, sống ở trên đời cam tâm làm tên nô lệ!.

Mày phải biết, dân Việt Nam đang buổi lầm than, phải hô hào ra làm cách mạng, dù tạm bại ta cũng phải đứng lên, đạp đổ cường quyền, lập nền dân chủ, rạng trời Nam, trời Nam! Mày tính toán, mày dám làm càn, hại nước, hại làng, mày đừng tưởng là sang, là sang!".

Giọng binh bán của cô Vinh trầm bổng, mượt mà bọn tề binh gật gật vỗ tay. Sau hỏi ra, đây không phải là bài hát cũ, mà là những lời do cô sáng tác. Bài hát có tính chiến đấu cao.

Sau chiến thắng toàn quốc, đình chùa được khôi phục, kèm theo lễ hội làng. Mỗi làng đều có những nhóm bát âm, tối thiểu có

304

Page 305: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trống, kèn, nhị, hồ, sáo phục vụ cho ngày hội tế lễ ở đình chùa, cho đám tang trong làng. ở nhiều làng, người cao tuổi lập câu lạc bộ thơ, ra bích báo, tổ chức những buổi ngâm thơ, đưa lên loa truyền thanh, cả làng được thưởng thức.

Phong trào tập thể thao, thể dục do Hồ Chủ tịch hô hào từ ngày đầu kháng chiến, nay đã là tiết học bắt buộc của các trường cấp I cấp II của xã. Nhiều làng có phong trào tập dưỡng sinh của người cao tuổi. Các trường, các xã có đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông của trường, hay của thanh niên mỗi làng. Có những cuộc đấu giao hữu khá sôi nổi. Phong trào đấu cờ vua, cờ tướng có ở nhiều trường, nhiều câu lạc bộ của xã.

Trong phục hồi đình, chùa, các làng tìm thần tích để cố tìm hiểu sự tích của Thành hoàng. Làng còn thần phả bằng chữ Hán, mượn người dịch ra chữ quốc ngữ, phổ biến cho mọi người biết. Phân tích những đoạn văn chương hư cấu quá mức đưa đến mê tín, dị đoan. Những nơi không còn thần phả, thu nhập những câu truyền miệng, dựng lại cho hợp lý, bỏ những câu chuyện bịa, hoang đường quá mức. Bia đá, câu đối, còn lại thì bảo quản, có điều kiện dịch ra quốc ngữ, coi đấy là di tích lịch sử quý giá. Nhiều làng lập bàn thờ Hồ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng, các liệt sĩ ở đình, ở chùa đấy là sáng kiến hay.

Trong kháng chiến ở Bình Giang đã có phong trào xây dựng đời sống mới khá sôi nổi. Nay các làng trong huyện đương có phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Nhiều tục lệ lạc hậu, lỗi thời, được sửa đổi, xây dựng nên những thuần phong mỹ tục.

Tỉnh đã công nhận và phát bằng làng văn hóa cho các làng: Đan Loan, Mỹ Trạch, Bá Thủy, tiếp theo còn một số làng nữa- 13.322 gia đình, chiếm 52% gia đình toàn huyện được công nhận là gia đình văn hóa, tỉnh cũng đã xét và đề nghị Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử văn hóa kiến trúc cho đình chùa các làng Châu Khê, Mộ Trạch, Trạch Xá, Nhân Kiệt, Phú Khê v.v...

Đài phát thanh huyện, phát sóng FM mỗi tuần 4 buổi.18 xã, thị trấn đều có hệ thống đài truyền thanh, phát thanh.92,5% số hộ có ti vi, đài, ra đi ô, cát sét.

305

Page 306: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tiến lên cùng với tốc độ của sản xuất công, nông nghiệp của nhân dân trong huyện.

Thành tựu Văn hoá, thể thao, thông tin năm 2015 Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

được duy trì. Có thêm 23 làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá, nâng tổng số làng, khu dân cư văn hoá lên 79 làng (mục tiêu 79 làng). Đến năm 2015 có 87% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá (mục tiêu 90%); 89,5% gia đình văn hoá (mục tiêu 86%). Các thiết chế văn hoá ở cơ sở được tăng cường (11); công tác bảo tồn, xây dựng, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá được coi trọng.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, 6 xã có sân vận động đạt tiêu chuẩn về diện tích; có 70/103 = 68% làng, khu dân cư có khu vui chơi thể dục - thể thao. Tỷ lệ dân số luyện tập thường xuyên đạt trên 27%, nhiều câu lạc bộ TDTT được thành lập và hoạt động có chất lượng. Hoạt động thông tin tuyên truyền ngày càng hiệu quả, đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện. Năm 2014, Trang thông tin điện tử của huyện đã được xây dựng và đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả.

11 Có 17/18 = 94,4% xã, thị trấn có hội trường, nhà văn hoá; 95/103 = 92,3% làng, khu dân cư có nhà văn hoá; 100% các trường học có thư viện hoặc tủ sách; 82/103 thôn, khu dân cư có tủ sách.

306

Page 307: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

PhÇn n¨mNH¢N VËT CHÝ

HuyÖn B×nh Giang, tõ xa ®Õn nay, ®· cung cÊp cho đất nước nhiÒu nhµ khoa b¶ng, nhµ v¨n, nhµ th¬, nh¹c sÜ, c¸n bé qu©n sù, chÝnh trÞ, các ngành nghề, c«ng d©n tÝch cùc b¶o vÖ và xây dựng đất nước, g¬ng mÉu, bÒn bØ ®Êu tranh cho phong

trµo chung cña c¶ níc, cña tØnh, cña huyÖn. Phần nămNHÂN VẬT CHÍ

Huyện Bình Giang, từ xưa đến nay, đã cung cấp cho đất nước nhiều nhà khoa bảng, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, cán bộ quân sự, chính trị, các ngành nghề, công dân tích cực bảo vệ và xây dựng đất nước, gương mẫu, bền bỉ đấu tranh cho phong trào chung của cả nước, của tỉnh, của huyện. Bình Giang chiếm tới 16,5% tiến sĩ Nho học của tỉnh, 45% nhân vật nổi tiếng trên từng lĩnh vực của địa phương. Khi biên soạn lần thứ nhất, tác giả Vũ Huy Phú giới thiệu 21 nhân vật tiêu biểu, nhưng nhân vật này thành thành danh trước cách mạng Tháng Tám. Nay tái bản, chúng tôi bổ sung 368 nhân vật nổối tiếng trên từng lĩnh vực từ thời đại phong kiến đến lịch sử hiện đại đã được lịch sử ghi nhâận dưới các hình thức khác nhau . Những nhân vật ghi trong mục này không phải ai cũng dđạt đỉnh cao trên mọi

307

Page 308: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

phương diện, nhữưng chỉ cần một mặt nổi tiếng cũng được trân trọng ghi nhận để người đời sau hiểu biết, chiêm nghiêệm và noi gương, tự hào về quê hương mình. Tiểu sử nhân vật này chỉ giới thiệu tóm tắt, sắp xếp theo thứ tự thời gian theo ngày tháng năm sinh, từ cổ sử đến hiện đại. Trong số những nhân vâật được giới thiệu chắc chắn thể chưa đầy đủ. Hy vọng mỗi lần tái bản sẽ được bổ xsung để những nhân vật nổi tiếng cuả huyện trên mọi lĩnh vực được giới thiệu đầy đủ hơn.

Danh mục:1- Thiện nhân-Thiện Khánh2- Đồng Giang Hầu Vũ Nạp.3- Lê Cảnh Tuân.4- Lê Thiếu Đĩnh và Lê Phụng Hiểu.5- Vũ Quỳnh.6- Trạng Toán Vũ Hữu.7- Trạng chạy Vũ Cương Trực.8- Trạng Cờ Vũ Huyến.9- Nhữ Đình Hiền.10- Nhữ Thị Nhuận11- Vũ Duy Chí.12- Trạng vật Vũ Phong.13- Vũ Duy Đoán.14- Vũ Thị Thầm.15- Vũ Đăng Khu.16- Vũ Cán17- Vũ Tụ18- Vũ Thạnh19- Vũ Huy Tấn20- Phạm Quý Thích21- Phạm Đình Hổ22-Điểm Bích23- Lý Tử Cấu24- Lê Nại25- Lê Quang Bí26- Phạm Thị Viên

308

Page 309: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

27- Lĩnh thị vệ28- Vũ Duệ29-Vũ Phương Đề30- Nhữ TIến Dụng31- Nhữ Đình Toản32- Vũ Đình Phúc33-Vũ Duy Hài34- Vũ CôngĐạo35- Vũ Duy Đoán36- Nguyễn Thị Mỹ37- Vũ Trác Oánh.38- Vũ Đăng Khu39- Vũ Huy Đĩnh40- Vũ Huy Tấn41- Vũ Thế Chuẩn42- 43- Vũ Tuân44- Nguyễn Thị Tuân45- Nguyễn Văn Ngọc46-Phạm Quỳnh47- Vũ Đình Liên48- Vũ Bằng49- Lộng Chương50- Hoàng Lộc51-52-53-54-55-56-

1- Hai bµ ThiÖn Nh©n vµ ThiÖn Kh¸nh:Hai bµ ThiÖn Nh©n, ThiÖn Kh¸nh lµ ngêi lµng TuyÓn Cö,

x· T©n Hång, con cô Nh· N¬ng, sinh năm Nhâm Ngọ, (tức năm 22

309

Page 310: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

dương lịch). Hai bµ lµ tíng cña Hai Bµ Trng, nay lµ Thµnh hoµng lµng Huª Tr×, huyÖn Kinh M«n, tØnh H¶i D¬ng.

N¨m 111 tríc C«ng nguyªn, vua nhµ H¸n níc Trung Hoa, sai bän Lç - B¸c - §øc, tiÕn qu©n ®¸nh chiÕm Phiªn Ngung thñ ®« n-íc Nam ViÖt, do TriÖu §µ dùng lªn. Qu©n TriÖu thua, qu©n H¸n b¾t ®îc TriÖu V¬ng KiÕn §øc vµ tíng L÷ Gia. Qu©n sÜ hai quËn Cöu Ch©u vµ Giao ChØ ®Òu ra hµng. Tõ ®Êy níc Nam ViÖt thuéc vÒ nhµ H¸n níc Trung Hoa.

Nhµ H¸n chiÕm ®îc Nam ViÖt, chia níc lµm 9 quan gäi chung lµ Giao ChØ. Sai ngêi Trung Quèc sang gi÷ viÖc cai trÞ. Cã T« §Þnh sang lµm th¸i thó Giao Ch©u, lµ tªn quan tµn ¸c. §Þch b¾t d©n l¨n xuèng bÓ mß ngäc trai, lªn rõng s¨n tª gi¸c ®Ó lÊy sõng, s¨n voi lÊy ngµ, lµm nhiÒu ngêi chÕt ch×m díi ®¸y bÓ hoÆc bÞ thó rõng dµy, hóc chÕt. TiÕng than o¸n ngót trêi. §Þch l¹i giÕt Thi S¸ch, mét l¹c hÇu nh©n hËu rÊt ®îc lßng d©n. Vî Thi S¸ch, ngêi huyÖn Chu Diªn, con g¸i quan l¹c tíng huyÖn Mª Linh, quËn Giao ChØ, tªn lµ Trng Tr¾c tøc giËn, cïng em lµ Trng NhÞ phÊt cê khëi nghÜa, hiÖu triÖu bèn ph¬ng c¶ níc næi lªn ®¸nh ®uæi Tô §Þnh. N¬i n¬i hëng øng. ë lµng TuyÓn Cö, huyÖn B×nh Gi¹ng, cã hai bµ ThiÖn Nh©n, ThiÖn Kh¸nh con cô Nh· N¬ng, vèn lµ trang n÷ nhi hµo kiÖt, h« hµo nh©n d©n trong vïng næi lªn theo lÖnh cña Hai Bµ Trng. Nh©n d©n c¶ huyÖn n« nøc nghe theo. Thanh niªn nam n÷ ®ua nhau nhËp ngò, luyÖn tËp vâ nghÖ. D©n c¸c lµng Me, c¸c lµng Ngäc Côc, NhuËn Tr¹ch... ®ua nhau quyªn gãp l¬ng thùc vò khÝ ®Ó nu«i vµ trang bÞ cho qu©n khëi nghÜa. Kû luËt qu©n rÊt nghiªm, kh«ng t¬ hµo ®Õn c¸i kim sîi chØ cña nh©n d©n. Nh©n d©n yªu mÕn qu©n khëi nghÜa.

DÉn qu©n ®Õn gÆp Hai Bµ Trng, hai bµ ®îc bµ Trng phong cho lµm tíng. KhÝ thÕ qu©n bõng bõng, ch¼ng bao l©u, thu håi ®îc 65 thµnh ®Êt LÜnh Nam. N¨m 40 bµ Trng lªn ng«i vua, xng lµ Trng N÷ V¬ng, ®Æt tªn níc lµ Hïng L¹c, ®ãng ®« ë Mª Linh. Trng V¬ng giao cho hai bµ ThiÖn Nh©n, ThiÖn Kh¸nh lµm tíng, ®ãng qu©n ë Kinh M«n, phßng chèng mÆt gi¸p bÓ.

N¨m 42, nhµ H¸n phong cho M· ViÖn lµm Phôc ba tíng qu©n, Lu Long lµm phã, ®èc xuÊt bän l©u thuyÒn tíng qu©n

310

Page 311: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

§oµn Chi sang ®¸nh Trng V¬ng, chiÕm lÊy níc Hïng L¹c. Qu©n M· ViÖn ®Õn L·ng B¹c, cïng qu©n hai bµ giao chiÕn. Hai bµ lui qu©n vÒ gi÷ ®Êt CÈm Khª. N¨m 43, M· ViÖn l¹i tiÕn qu©n ®Õn, hai bµ thÊt trËn vµ mÊt.

Hai bµ ThiÖn Nh©n, ThiÖn Kh¸nh gÆp qu©n M· ViÖn ®¸nh ®Õn, kh¸ng chiÕn quyÕt liÖt, song kh«ng cã viÖn binh, hai bµ nóng thÕ, hy sinh t¹i trËn tiÒn.

Nh©n d©n rÊt c¶m phôc hai bµ n÷ anh hïng ThiÖn Nh©n, ThiÖn Kh¸nh, lËp ®Òn thê hai bµ ë lµng Huª Tr×, huyÖn Kinh M«n. Nay ng«i ®Òn thê hai bµ ®îc Nhµ níc cÊp b»ng c«ng nhËn lµ di tÝch lÞch sö v¨n hãa.

ë huyÖn B×nh Giang cã nhiÒu lµng thê tíng cña Hai Bµ Trng lµm Thµnh hoµng nh lµng Tµo Khª, lµng L«i Tr×, lµng TuyÓn Cö, lµng My Khª, lµng My Th÷.

2. §ång Giang HÇu t¶ tíng qu©n Vò N¹p.§ång Giang hÇu t¶ tíng qu©n Vò N¹p, cßn cã tªn lµ Vò VÞ

Phñ hay Vò §¹i, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång. Sèng vµo ®Çu triÒu TrÇn, rÊt ch¨m häc, th«ng hiÓu ®¹o nho, ®¹o l·o, ®¹o phËt. N¨m §inh Mïi (1247) ®i thi khoa tam gi¸o, ®ç Êt khoa, tøc xÕp h¹ng thø hai trong c¸c ngêi ®ç. Lµm quan trong triÒu nhµ TrÇn, ®îc vua TrÇn Th¸nh T«n tÆng tíc T¨ng thèng lµ tíc quan cao triÒu TrÇn (1225 - 1400).

Vò N¹p dù 3 lÇn ®¸nh qu©n Nguyªn, níc Trung Hoa, sang x©m chiÕm níc ta vµo c¸c n¨m 1258, 1285, 1288.

TrËn ®¸nh th¾ng qu©n Nguyªn lÇn thø 3 (1288), trªn s«ng B¹ch §»ng, «ng lµ phã tíng cña Hoµng t«n TrÇn Quèc B¶o, trùc tiÕp tham gia trËn háa c«ng næi tiÕng Êy. Hoµng t«n TrÇn Quèc B¶o, bÞ tróng tªn ®éc ë trËn tiÒn, tö trËn. ¤ng cïng H÷u tíng qu©n Ph¹m H÷u §iÒu, mét ®ªm ®¾p ®êng qua c¸nh ®ång triÒu, ®em thi hµi chñ tíng lªn t¸ng trªn d·y nói Phîng Hoµng, thuéc huyÖn Thñy Nguyªn. Mai t¸ng chñ tíng xong, «ng l¹i cïng h÷u tíng qu©n ®èc qu©n xung trËn. TrËn ®¸nh rÊt ¸c liÖt, ®Õn khi th¾ng trËn th× hai «ng cïng bÞ hy sinh. Mé hai «ng t¸ng ë hai bªn bê s«ng Trµng Kªnh, huyÖn Thñy Nguyªn. Trªn mçi mé ®Òu x©y miÕu thê. N¨m 1994, x©y dùng nhµ m¸y xi m¨ng Chinh Phong, c¹nh d·y

311

Page 312: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nói Phîng Hoµng. Mé vµ miÕu thê t¶ tíng qu©n Vò N¹p ®îc di lªn d·y nói Phîng Hoµng, gÇn ®Òn thê hoµng t«n TrÇn Quèc B¶o.

Trong miÕu thê, bªn thÇn vÞ, cã tÊm ®¸ kh¾c ch÷ quèc ng÷: "N¬i ®©y miÕu thê §ång Giang HÇu t¶ tíng qu©n, mét danh tíng nhµ TrÇn, ®· cã nhiÒu c«ng lao trong trËn th¾ng qu©n Nguyªn trªn s«ng B¹ch §»ng, nhÊt lµ trËn háa c«ng thñy chiÕn qu©n Nguyªn M«ng th¸ng 8 n¨m MËu Tþ (1288)". §Òn vµ miÕu, n»m trong khu di tÝch vµ danh th¾ng B¹ch §»ng, ®îc Bé V¨n hãa níc ViÖt Nam d©n chñ céng hßa ra QuyÕt ®Þnh xÕp h¹ng sè 313-VH/Q§ ngµy 23 th¸ng 4 n¨m 1962.

T¹i lµng Mé Tr¹ch, Vò N¹p cã hai con trai lµ Vò Nghiªu T¸ vµ Vò H¸n Bi. Hai «ng ®Òu häc giái, cïng ®ç th¸i häc sinh, sau gäi lµ TiÕn sÜ, khoa Gi¸p Th×n (1304). Vò Nghiªu T¸ lµm quan ®Õn chøc NhËp néi hµnh khiÓn m«n h¹, h÷u thÞ lang. Vò H¸n Bi sau ®æi tªn lµ N«ng, lµm quan ®Õn chøc NhËp néi hµnh khiÓn, thîng th, Trung th m«n h¹, tÆng T¶ béc x¹. Vò N¹p lµ tæ ®êi thø nhÊt cña ph¶ hä Vò lµng Mé Tr¹ch vµ còng lµ ngêi ®ç ®¹i khoa ®Çu tiªn cña lµng Mé Tr¹ch.

ë Trµng Kªnh, Vò N¹p, cã vî thø nhÊt lµ Ng« ThÞ Ng¹i, sinh hai trai, lËp nªn hai chi hä Vò ë lµng Trµng Kªnh vµ lµng Dìng §éng, huyÖn Thñy Nguyªn, thµnh phè H¶i Phßng.

3 - Lª C¶nh Tu©n, trung thµnh tiÕt nghÜa.Lª C¶nh Tu©n, cßn tªn lµ Tö Mu, con Lª Nh Du, ngêi lµng

L·o L¹t, tØnh Thanh Hãa, di c ®Õn ë lµng Mé Tr¹ch. ¤ng ®ç th¸i häc sinh, tøc TiÕn sÜ, khoa T©n DËu (1381) triÒu TrÇn PhÕ §Õ. Cã s¸ch nãi Lª C¶nh Tu©n ®ç th¸i häc sinh khoa Canh Th×n (1400) triÒu Hå, cïng khoa víi NguyÔn Tr·i. Cã s¸ch nãi «ng chØ ®ç h¬ng tiÕn tøc cö nh©n. Ph¶ hä Lª lµng Mé Tr¹ch chÐp Lª C¶nh Tu©n ®ç th¸i häc sinh khoa T©n DËu (1381).

N¨m 1400, Hå Quý Ly, cíp ng«i cña nhµ TrÇn. Lª C¶nh Tu©n cho viÖc lµm cña Hå Quý Ly lµ tr¸i ®¹o lý. ¤ng vµ ngêi b¹n cïng khoa lµ Bïi B¸ Kú, ngêi lµng Phï Néi, huyÖn Thanh MiÖn, chèng l¹i nhµ Hå, ñng hé con ch¸u nhµ TrÇn. Hai «ng d©ng biÓu xin vua Minh níc Trung Hoa ®em qu©n sang ®¸nh nhµ Hå, dùng con ch¸u nhµ TrÇn lªn lµm vua.

312

Page 313: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vua Minh nh©n c¬ héi sai Tr¬ng Phô, Méc Thanh, Hoµng Ngò Phóc, mang qu©n sang ®¸nh, b¾t ®îc cha con Hå Quý Ly, råi chia níc ta lµm quËn, huyÖn, ®Æt quan cai trÞ nh ®Êt cña Trung Quèc, phong cho Bïi B¸ Kú chøc Tham ChÝnh.

Lª C¶nh Tu©n thÊy quan Minh gi¶ dèi, Bïi B¸ Kú l¹i nhËn quan tíc cña nhµ Minh. ¤ng viÕt cho Bïi B¸ Kú bøc th v¹n lêi (V¹n ng«n th) khuyªn B¸ Kú tiÕp tôc ®Êu tranh ®ßi vua Minh tr¶ ng«i vua cho con ch¸u nhµ TrÇn ®Ó níc ViÖt Nam ®éc lËp.

Nguyªn v¨n "V¹n ng«n th" kh«ng cßn, chØ cßn b¶n tãm t¾t ghi trong mét t¸c phÈm cña D¬ng Qu¶ng Hµm. Nguyªn v¨n b¶n tãm t¾t Êy nh sau:

"Níc Minh s¾c cho c¸c h¹, theo qu©n ®¸nh dÑp, ®îi khi hä Hå bÞ b¾t, th× chän con ch¸u nhµ TrÇn lªn lµm vua. Nay l¹i ®Æt ra ty bè chÝnh, ban tíc cao cho c¸c h¹, chØ cho ngêi quÐt dän miÕu thê tæ tiªn nhµ TrÇn. VËy c¸c h¹ cã thÓ t©u l¹i râ r»ng: Con ch¸u nhµ TrÇn cha tuyÖt, xin tuyªn chiÕu phong cho nhµ TrÇn lµm vua níc Nam, ®ã lµ kÎ trªn hÕt". NÕu kh«ng thÓ lµm nh thÕ, th× xin b¸i chøc c¸c h¹. C¸c h¹ xin lµm ngêi gi÷ ®Òn thê nhµ TrÇn, ®ã lµ kÕ gi÷a. Nhîc b»ng quyÕn luyÕn chøc cao, tham lam bæng léc, ®ã lµ kÕ cuèi cïng.

Lµm theo kÕ trªn hÕt, th× t«i ®©y nh nh©n s©m, chØ s¸c, trÇn b× (ba vÞ thuèc quý) xung vµo giã thuèc ®Ó c¸c h¹ sö dông.

Lµm theo kÕ gi÷a, th× t«i xin cÇm c¸i biÓn, c¸i ®Ëu (2 thø ®å thê) bån tÈu trong cung ®Ó c¸c h¹ sai khiÕn. NÕu lµm theo kÕ cuèi cïng, th× t«i ®i c©u c¸, cµy ruéng, ®Ó trän nh÷ng n¨m sèng thõa mµ th«i.

Bïi B¸ Kú muèn lµm theo kÕ thø nhÊt cña Lª C¶nh Tu©n. Qu©n Minh nghi ngê, kh¸m nhµ Bïi B¸ Kú b¾t ®îc "V¹n ng«n th" vµ ra lÖnh truy lïng Lª C¶nh Tu©n. Lª C¶nh Tu©n ph¶i ®æi tªn, bá lµng ®i trèn. Nay ë lµng Phï Néi, huyÖn Thanh MiÖn, cã ®Òn thê Bïi B¸ Kú, gäi lµ ®Òn TiÕt nghÜa ®¹i v¬ng.

B¾t ®îc cha con Hå Quý Ly råi, Hoµng Ngò Phóc, më Giao Ch©u häc hiÖu ë §«ng Thµnh (Hµ Néi), mu tËp hîp sÜ tö c¶ níc ®Ó lung l¹c. Lª C¶nh Tu©n l¹i cho ®Êy lµ dÞp nh©n tµi bèn ph-¬ng vÒ tô héi, lµ dÞp tèt ®Ó vËn ®éng cøu níc. C¸c con «ng ®Òu

313

Page 314: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

can «ng kh«ng nªn vÒ kinh ®«, v× t©m ®Þa kÎ x©m lîc nham hiÓm kh«n lêng.

Nãng lßng cøu níc, «ng kh«ng nghe con, cø lªn kinh ®« thi vµo Giao Ch©u häc hiÕu. V¨n ch¬ng lu lo¸t, «ng ®îc bæ lµm Gi¸o thô mét huyÖn.

Qu¶ nhiªn, n¨m 1411, qu©n Minh ph¸t hiÖn ra tung tÝch cña «ng, b¾t «ng vÒ giam ë ngäc Kim L¨ng bªn Trung Quèc. N¨m 1416, «ng mÊt trong ngôc, cïng víi ngêi con c¶ ®i theo hÇu «ng, tªn lµ Lª Th¸i §iªn.

Trªn ®êng ®i ®Õn nhµ tï, «ng s¸ng t¸c nh÷ng bµi th¬ lêi lÏ hïng tr¸ng, ý chÝ s©u xa, tá nhiÖt t×nh v× d©n, v× níc. HiÖn cßn 12 bµi th¬ cña «ng ghi trong Hoµng ViÖt th lôc, ®îc dÞch ra quèc ng÷ trong tËp th¬ v¨n Lý, TrÇn. Cã ngêi nãi, bµi th¬ thø nhÊt cña 12 bµi th¬ Êy lµ bµi th¬ b»ng m¸u viÕt trªn têng chïa tríc khi «ng mÊt. Lêi dÞch bµi th¬ Êy nh sau: "V« ý"

"Tri ngé thê ¬ ch¼ng ý g×!Trªn ®êi lµm nghÜa ë ngêi th«iTuæi giµ lßng ®á cßn nguyªn vÑn§êng nghÜa th©n nµy d¸m tiÕc chi.Giai gãc x«ng pha ghª nçi hiÓmTh¸c ghÒnh lªn xuèng tr¶i c¬n nguy.Cung tªn tr¾ng nî lµm trai ÊyTuyÖt kh¾p non s«ng m·i gäi kú".Lª C¶nh Tu©n hai lÇn ®¸nh gi¸ thÊp ©m mu cña x©m lîc

Minh, nhng hµnh ®éng yªu níc rÊt dòng c¶m, ®îc Phan Huy Chó, trong "B¸ch khoa lÞch triÒu, hiÕn ch¬ng lo¹i chÝ" xÕp Lª C¶nh Tu©n vµo mét trong 7 ngêi tiÕt nghÜa triÒu TrÇn.

Hoµng gi¸p Lª Quang BÝ, ch¸u 5 ®êi cña Lª C¶nh Tu©n cã bµi th¬ b»ng ch÷ H¸n ca tông ngêi, lîc dÞch nh sau:

Tríc sau thi lÔ häc tinh têngChÝ lín cung tªn tháa däc ngang.Nç lùc quªn m×nh chung mét d¹.¢n cÇn lo níc s¸ch ba ph¬ng.C¬ng thêng tù g¸nh, nguy kh«ng kÓNåi v¹c xem khinh chÕt còng thêng.

314

Page 315: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Trung nghÜa b¸o ®Õn con ch¸u nèiTrêi nam sù nghiÖp tiÕng nhµ vang.HiÖn nay, con ch¸u Lª C¶nh Tu©n cßn rÊt ®«ng, lµ hä to thø

hai cña lµng Mé Tr¹ch, ®øng sau hä Vò. Nhµ thê nµy lÊy tªn lµ "Trung hiÕu ®êng" nhµ thê cã bia ®¸, v¨n bia kÓ sù tÝch hä Lª lµng Mé Tr¹ch, do b¶ng nh·n §ç U«ng so¹n.

4. Lª ThiÕu DÜnh vµ Lª Thóc HiÓn hai tíng giái cña Lª Lîi:

Lª ThiÕu DÜnh vµ Lª Thóc HiÓn, con thø hai vµ con thø ba cña TiÕn sÜ Lª C¶nh Tu©n.

Lª C¶nh Tu©n cã 3 con trai lµ Lª Th¸i §iªn, Lª ThiÕu DÜnh, Lª Thóc HiÓn. Lª Th¸i §iªn ®i theo hÇu cha vµ cïng chÕt víi cha trong ngôc Kim L¨ng, Lª ThiÕu DÜnh, Lª Thóc HiÓn bÞ Hoµng Ngò Phóc nhËn lµm con nu«i, cho ®i häc ®Ó giam láng ë §«ng Quan (Hµ Néi), NguyÔn Tr·i còng bÞ cÇm cè ë §«ng Quan trong thêi gian nµy.

ë víi Ngò Phóc, ThiÕu DÜnh vµ Thóc HiÓn, bÒ ngoµi tá ra rÊt ch¨m häc, th©m t©m kÝn ®¸o nu«i chÝ tr¶ thï nhµ, ®Òn nî n-íc.

Cã lÇn, sau c¬n b·o lín, nhµ cöa, c©y cèi ®æ ngæn ngang. Ngò Phóc d¾t hai «ng ®i thÞ s¸t phè phêng. Ng¾m c¶nh tµn ph¸ cña trËn b·o, Ngò Phóc ®äc vÕ c©u ®èi:

"T¹c chiÒu phong vò, gia gia ®æi tËn cöu viªn têng" (nghÜa lµ qua buæi ma giã, nhµ nhµ ®æ hÕt, ®Õn c¶ têng x©y ®· l©u), råi ngo¶nh l¹i, tr«ng hai «ng b¶o ®èi l¹i.

Lª Thóc HiÓn øng khÈu ®äc: "Kim nhËt cµn kh«n, xø xø ph¸t vinh t©n th¶o méc" (NghÜa lµ: ngµy nay trong trêi ®Êt, n¬i n¬i råi còng mäc lªn c©y cèi tèt t¬i).

Ngò Phóc nghe khÈu khÝ ®èi ®¸p, ngÈng mÆt lªn trêi than r»ng: "Níc Nam l¹i cña ngêi níc Nam th«i, ta kh«ng ë chèn nµy l©u ®îc".

Hoµng Ngò Phóc, lËp ®îc nhiÒu c«ng tr¹ng x©m lîc ViÖt Nam, ®îc th¨ng chøc Thîng th, gäi vÒ lµm quan ë kinh ®« nhµ Minh. Thõa c¬ Lª ThiÕu DÜnh vµ Lª Thóc HiÓn, bÝ mËt rêi

315

Page 316: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

§«ng Quan ®Õn Lam S¬n, cïng Lª Lîi khëi nghÜa ®¸nh qu©n Minh.

Tr¶i nhiÒu n¨m chiÕn ®Êu gian khæ, n¨m 1428, nghÜa qu©n tiÕn lªn v©y thµnh §«ng Quan, buéc V¬ng Th«ng, tíng gi÷ thµnh, ph¶i xin nhµ Minh cøu viÖn, Hoµng Ngò Phóc, l¹i ®îc vua Minh sai ®i cïng con vua Minh lµ LiÔu Th¨ng sang cøu V¬ng Th«ng.

Vµo níc Nam, ngay trËn ®Çu, LiÔu Th¨ng bÞ ta phôc kÝch chÐm chÕt ë nói M· Yªn, thuéc ®Þa phËn tØnh L¹ng S¬n, Ngò Phóc thay LiÔu Th¨ng dÉn qu©n ®Õn X¬ng Giang, tøc Phñ Lang Thêng th× thua trËn, bÞ b¾t lµm tï binh, cïng hµng v¹n qu©n tíng díi quyÒn, viÖn binh tan, V¬ng Th«ng ë thµnh §«ng Quan xin hµng.

Lª Lîi, sau mêi n¨m chiÕn ®Êu gian khæ (1417-1428), th¾ng qu©n Minh, lªn lµm vua, tøc Lª Th¸i Tæ, niªn hiÖu ThuËn Thiªn. Tªn níc §¹i ViÖt, ®ãng ®« ë Th¨ng Long. V©ng mÖnh Lª Lîi, Lª ThiÕu DÜnh lÜnh chøc ThÈm h×nh viÖn sù, cÇm ®Çu ®oµn sø ®i tr¶ tï binh vµ cÇu nhµ Minh phong v¬ng cho Lª Lîi. Lª Thóc HiÓn lµm chøc L¹ng Giang tuyªn phñ sø.

Lª ThiÕu DÜnh cïng Lª C¶nh Quang, chøc ThÈm h×nh viªn sù; quèc s Lª Nh Huy lµm thÈm viÖn phã sø; ®em tê biÓu, cïng s¶n vËt ®Þa ph¬ng víi sè v¨n quan, vâ chøc nhµ Minh xin hµng ta, trong Êy cã V¬ng Th«ng vµ Ngò Phóc tr¶ cho nhµ Minh.

Mang theo cã: ChiÕc hæ phï vµ qu¶ Ên hai tÇng cña An ViÔn hÇu LiÔu Th¨ng, qu¶ Ên b¹c cña thîng th Hoµng Ngò Phóc, danh s¸ch 13.587 tï binh, 280 vâ tíng, 137 v¨n quan, 130.180 qu©n kþ, 1200 con ngùa. LÔ vËt cã 2 ngêi b»ng vµng, 1 lä h¬ng b¹c, 300 tÊm lôa, 14 ®«i ngµ voi, 20 lß h¬ng x«ng ¸o, 2000 nÐn h¬ng th¬m, 24 khãi trÇm h¬ng.

§oµn tï binh ®Õn ¶i Nam Quan, s¾p sang ®Êt Trung Quèc, Lª ThiÕu DÜnh, Lª Thóc HiÓn, gäi lµ nghÜa cò ®Õn chµo cha nu«i Ngò Phóc. TiÕp ®ã Lª ThiÕu DÜnh lÊy danh nghÜa lµ ch¸nh sø, giao nhiÖm vô cho Ngò Phóc cai qu¶n ®¸m tï binh vÒ n-íc ®îc trän vÑn, tr¸i lÖnh sÏ bÞ trÞ téi. §Õn triÒu ®×nh nhµ Minh, vua Minh nhËn tï binh, lÔ vËt, råi trë mÆt, n¹t ®oµn sø thÇn ta

316

Page 317: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

vÒ téi giÕt An ViÔn hÇu LiÔu Th¨ng, ra lÖnh giam c¶ ®oµn vµo tr¹i giam, kh«ng cho ¨n.

Ngò Phóc, c¶m lßng réng lîng cña vua Lª vµ trëng ®oµn sø Lª ThiÕu DÜnh, hµng ngµy t×m mäi c¸ch, ®a thøc ¨n vµo cho ®oµn - Ngò Phóc l¹i vËn ®éng triÒu ®×nh vµ t©u víi vua Minh r»ng: "Theo chiªm tinh, thÊy vËn níc Nam cßn m¹nh l¾m, cha thÓ ®¸nh chiÕm ®îc, tríc m¾t nªn hßa víi hä, råi sÏ tÝnh sau".

Vua Minh tØnh ngé, nhËn lêi khuyªn hßa víi níc Nam, nhng l¹i sî ®oµn sø chÕt ®ãi c¶ råi. Lóc ®oµn sø vµo yÕt kiÕn vua Minh, ngêi nµo, ngêi nÊy ®Òu bÐo tèt. Ngò Phóc t©u víi vua Minh: "§Êy lµ vËn níc Nam cßn thÞnh". Vua Minh nhËn phong cho vua Lª vµ cho ®oµn sø vÒ níc.

ViÖc sø xong, Lª ThiÕu DÜnh, xuèng ngôc Kim L¨ng t×m cha vµ anh. §Õn n¬i cha vµ anh chÕt c¶, kh«ng t×m ®îc mé. §îc nhµ chïa m¸ch b¶o, tríc khi cha vµ anh chÕt ®· c¾t tay lÊy m¸u m×nh viÕt bµi th¬ lªn têng chïa. ¤ng c¹o lÊy bµi th¬ Êy, coi ®Êy lµ m¸u thÞt cña cha anh, ®em vÒ ch«n ë c¸nh Ngùa B×nh ®ång lµng Mé Tr¹ch.

Trong triÒu cã kÎ xÊu bông, tè c¸o Lª ThiÕu DÜnh tham nhòng, «ng bÞ c¸ch chøc ®uæi vÒ quª sau nhµ vua l¹i phôc chøc cho «ng. Trong tËp th¬ vËn Lý TrÇn cã bµi th¬ "Tr¹ch cè h¬ng" cña Lª ThiÕu DÜnh, ®äc bµi th¬ Êy thÊy thùc chÊt sinh ho¹t gia ®×nh cña «ng.

DÞch bµi th¬ ra quèc ng÷ nh sau:Khe kia, vên nä, c¶nh h¬ng quª,ViÕng mé cha «ng míi trë vÒ.Tang tö n¨m xa cßn tèt ®ÑpTïng thu gèc cò vÉn xum xuª.Ba thu nh×n l¹i qua gÇn hÕtBèn ch÷ ai xui viÕt m·i chiNgoµi tÊm lßng son ®ang gi÷ ®îcSinh nhai buån thÊy ch¼ng cßn g×!Lª ThiÕu DÜnh vµ Lª Thóc HiÓn, theo g¬ng cña cha lµ Lª

C¶nh Tu©n, lµ ngêi yªu níc ch©n thµnh, chiÕn ®Êu hÕt m×nh

317

Page 318: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cho nÒn ®éc lËp d©n téc, cña ®Êt níc, nªu cao g¬ng trung hiÕu s¸ng ngêi cho ®êi sau.

5 - Vò Quúnh, mét häc gi¶ lín triÒu Hậu Lª.Vò Quúnh lµ ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, ®ç Hoµng

gi¸p khoa MËu TuÊt (1478), lµm H×nh bé thîng th, Quèc Tö Gi¸m tu nghiÖp.

N¨m Hång ThuËn thø 2 (1510) vua Lª T¬ng Dùc giao cho «ng so¹n bé "§¹i ViÖt sö ký". Th¸ng 4 n¨m Nh©m Th©n (1512) bé s¸ch «ng viÕt xong lÊy tªn lµ "§¹i ViÖt th«ng gi¸m th«ng kh¸o" (Kh¸o vÒ nh÷ng g¬ng s¸ng cña níc §¹i ViÖt). Tªn s¸ch cho biÕt, trong s¸ch khen, chª tõng ngêi, tõng viÖc râ rµng khóc triÕt, ®Ó ngêi ®äc biÕt g¬ng s¸ng mµ theo, biÕt ngêi sai, viÖc dë mµ tr¸nh.

S¸ch chÐp tõ ®êi Hång Bµng ®Õn ThËp NhÞ sø qu©n, tøc tõ n¨m 2920 tríc c«ng nguyªn ®Õn 968 sau c«ng nguyªn, gäi lµ ngo¹i kû tøc lµ bíc tríc cña lÞch sö. Tõ §inh Tiªn Hoµng (968) ®Õn triÒu Lª n¨m ®Çu (1428) Lª Th¸i Tæ b×nh ®Þnh ®îc thiªn h¹, gäi lµ b¶n ký chÝnh lµ lÞch sö.

Nh÷ng quyÓn sö tríc nh "§¹i ViÖt sö ký" cña Lª V¨n Hu, "An nam chÝ lîc" cña Lª Tr¾c, cha quyÓn nµo nãi ®Õn hä Hång Bµng vµ vua Hïng.

"§¹i ViÖt th«ng gi¸m th«ng kh¸o" ghi tõng n¨m cña c¸c ®êi vua, cã khen chª tõng ngêi, tõng viÖc, gåm 20 quyÓn. Vua Lª T-¬ng Dùc lÊy lµm võa ý, giao cho Lª Tung theo s¸ch, lµm bµi tæng luËn b»ng ch÷ n«m.

"S¸ch §¹i ViÖt th«ng gi¸m th«ng kh¸o", tiÕc r»ng, ®Õn nay ®· thÊt l¹c kh«ng cßn. Riªng bµi tæng luËn cña Lª Tung cßn in ë trang ®Çu b¶n dÞch quyÓn "§¹i ViÖt sö ký toµn th" cña Ng« SÜ Liªn.

Vò Quúnh cßn cïng Thõa phñ , tham bæ "LÜnh nam trÝch qu¸i" lµ quyÓn s¸ch cña NguyÔn ThÕ Ph¸p, su tÇm truyÖn d©n gian thêi Lý, TrÇn, ®a vµo bæ sung cho lÞch sö tiÒn biÓn cña ViÖt Nam. S¸ch cã c¸c truyÖn: "Hä Hång Bµng, T¶n Viªn, §æng Thiªn V¬ng, GiÕng ViÖt, Nam ChiÕu, Tõ §µo H¹nh, NguyÔn Minh Kh«ng, Hµ ¤ L«i, Ng TÝnh, Méc Tinh, B¸nh chng, C©y cau, Rïa vµng, Nh NguyÖt, Hai Bµ Trng, T« LÞch, B¹ch trÜ, Lý

318

Page 319: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

¤ng Träng, T©y qua, T©n lang, NhÊt d¹ tr¹ch, D¹ thoa, Man N¬ng, §ång Khæng Lé, NguyÔn Gi¸c H¶i.

Vò Quúnh cßn tham gia so¹n "§¹i thµnh toµn ph¸p" Ngêi sau ®Òu cho Vò Quúnh lµ häc gi¶ lín triÒu Lª, ®· giái

vÒ sö häc, to¸n häc l¹i lµ nhµ th¬ lín nh Ph¹m Phó Tiªn ®Çu triÒu Lª vµ nh Tó M· Quang ®êi Tèng bªn Trung Quèc.

ë V¨n MiÕu Hµ Néi hiÖn cßn bia TiÕn sÜ khoa MËu TuÊt (1478) cã tªn «ng. Trªn bµn ghi c¸c tÕ töu cña Quèc Tö Gi¸m trng bµy ë V¨n MiÕu Hµ Néi còng cã tªn «ng víi TiÕn sÜ Vò Huy §Ünh, còng lµ ngêi lµng Mé Tr¹ch.

6 - Tr¹ng to¸n: Hoµng gi¸p Vò H÷uVò H÷u, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, ®ç Hoµng gi¸p

khoa Quý Mïi (1463) bia khoa Quý Mïi cã tªn «ng hiÖn cßn ë V¨n MiÕu Hµ Néi.

¤ng gi÷ m×nh trong s¹ch, cøng cái. Bµi th¬ tù thuËt cña «ng cã c©u: 'NhËn nhiÖm chu niªn quan lÞch tiÕn, tÓ ngu, thêng h÷u, ph¹t ngøu canh". NghÜa lµ: lµm nhiÖm vô l©u n¨m, chøc quan th-êng tiÕn, tr©u khao th× cã, tr©u cµy kh«ng. H¬ng íc lµng Mé Tr¹ch tríc ®©y quy ®Þnh: hÔ ai ®ç TiÕn sÜ d©n lµng gãp tiÒn mõng mét con lîn, ngêi ®ç ph¶i mæ mét con tr©u ®Ó khao lµng. Nhµ nghÌo Vò H÷u ph¶i cè mua tr©u ®Ó ®·i lµng, mµ kh«ng cã tiÒn mua tr©u cho gia ®×nh dïng vµo viÖc cµy ruéng.

Thêi vua Lª Th¸nh T«ng (1460 - 1497) ë thµnh Th¨ng Long, c¸c cöa §oan M«n, §¹i Hng, §«ng Hßa cña kinh thµnh, x©y tõ triÒu Lý bÞ sôt lë qu¸ nhiÒu. TriÒu ®×nh nghÞ bµn cho tu söa l¹i Vua sai Vò H÷u trï tÝnh nguyªn vËt liÖu, nh©n c«ng vµ ®èc thi c«ng. ¤ng ®Õn tõng cöa thµnh, ®o ®¹c tõng bé phËn, lËp phÐp tÝnh, trï mua nguyªn liÖu vµ nh©n c«ng, «ng trï tÝnh coi nh võa ®ñ. Mäi ngêi phôc tµi, nhµ vua phong «ng lµ "Tr¹ng to¸n", thëng cho «ng 100 mÉu ruéng ë tµo vÖ Nam X¬ng.

¤ng hÖ thèng hãa nh÷ng thµnh tùu vÒ sè häc vµ h×nh häc ®-¬ng thêi, viÕt thµnh quyÓn LËp thµnh to¸n ph¸p. TiÕc r»ng s¸ch Êy nay kh«ng cßn.

Con ch¸u «ng vÒ sau nhiÒu ngêi ®ç TiÕn sÜ. Nhµ thê «ng cßn ë lµng Mé Tr¹ch tªn lµ "Hiªn ®øc ®êng".

319

Page 320: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hoµng gi¸p Lª Quang BÝ, cã th¬ khen Vò H÷u, lîc dÞch nh sau: NhÞ gi¸p nªu cao tiÕn sÜ khoaThËn, cÇn, ba phÐp, mét kh«ng ngoa.Kinh qua c¸c bé, c«ng ®Òu tèt,§iÒu khiÓn côc quan, vÞ thÊy xa.§êng tíng, v¨n hay ngang Tèng C¶nh.TÊn triÒu b¸i vËt tùa Tr¬ng Hoa,TÝa, xanh, ®Çy cöa, nhµ khoe ¸nhPhóc kh¸nh nhiÒu do tÝch thiÖn gia.7- Tr¹ng ch¹y: Vò C¬ng TrùcDíi triÒu 'M¹c (1527 - 1592) lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, cã

Vò C¬ng Trùc, cßn tªn lµ Khæng, cïng ba ngêi lµng tªn lµ TrÇn, §æng, §ét ch¬i th©n víi nhau. Ngµy ngµy thêng cïng nhau tËp ch¹y vµ ch¹y thi víi nhau. C¶ lµng gäi ba «ng lµ ba kÎ hµo. Kh«ng ai ch¹y nhanh b»ng. Duy «ng Khæng cã søc ch¹y nhanh h¬n.

BÊy giê cã Quèc c÷u, cËu vua nhµ M¹c ë D¬ng Kinh, Cæ Trai, thuéc phñ KiÕn Thôy, khi vÒ Th¨ng Long qua qu¸n TuyÓn Cö, c¹nh lµng Mé Tr¹ch, thêng b¾t ngêi kháe ra thay phu khiªng vâng. Bèn kÎ hµo lµng Mé Tr¹ch xin ®îc ®i lµm phu khiªng vâng cho Quèc c÷u, ®Þnh t©m lµm cho Quèc c÷u mét vè, ®Ó chõa thãi ng«ng nghªnh, hèng h¸ch, coi thêng thiªn h¹.

§îc lµng cö lªn qu¸n TuyÓn Cö, bèn «ng h¨ng h¸i ®Õn nhËn thay phu khiªng vâng cho Quèc c÷u. Võa ®Ó ®ßn lªn vai bèn «ng ®· ®i r¶o bíc, råi ch¹y nh bay, bän lÝnh hÇu kh«ng sao ®uæi kÞp, lÏo ®Ïo theo sau. §Õn chî §an ThÞ, thuéc huyÖn Mü Hµo, bªn ®-êng cã giÕng, bèn «ng ®i s¸t bê giÕng. C¬ng Trùc bçng h¸t: Dªnh dang lµ c¸i dªnh dang", nh mét hiÖu lÖnh, bèn «ng cïng l¸ng tay hÊt m¹nh Quèc c÷u xuèng giÕng vµ qu¸t "m¸t ch¨ng hìi cËu". Råi cïng bá vâng ®Êy mµ ch¹y. Quèc c÷u ít lít thít tõ giÕng bß lªn, qu©n lÝnh hÇu, cßn c¸ch xa cha ®Õn, tøc qu¸ mµ kh«ng lµm sao ®îc, ®µnh ngËm ®¾ng nuèt cay.

Ch¹y qua mét lµng ®¬ng vµo ®¸m, nh©n d©n xóm quanh s©n ®×nh xem diÔn trß vui, C¬ng Trùc tha víi d©n lµng, xin ch¹y thi víi trai tr¸ng trong lµng, mÊy anh trai tr¸ng kháe nhÊt lµng vui vÎ nhËn th¸ch, ®Ò nghÞ mét b« l·o ®øng ra cÇm trÞch.

320

Page 321: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

C¬ng Trùc v¸c trèng c¸i lµng mµ ch¹y, nÕu ®îc gi¶i, lµng th-ëng cho c¸i trèng. B« l·o vµ trai lµng thuËn ngay. TÊt c¶ ®øng th¼ng hµng, b« l·o ph¸t cê ra lÖnh xuÊt ph¸t. C¬ng Trùc co ch©n ch¹y, dÉn ®Çu ngay tõ phót ®Çu, råi dÇn dÇn c¸ch xa mäi ngêi. Trai lµng hÕt søc cè g¾ng mau ch©n, mµ ®µnh chÞu. C¬ng Trùc ®îc cuéc mang trèng vÒ cung tiÕn ®×nh lµng.

Ai còng khen C¬ng Trùc lµ cã tµi ch¹y nhanh, t«n «ng lµ Tr¹ng ch¹y. Vò C¬ng Trùc lµ tæ thø hai nhµ thê "ThÕ tr¹ch d¬ng" cßn gäi lµ nhµ thê "Trµng Xu©n" ë phÝa ®«ng ®×nh lµng Mé Tr¹ch.

8- Tr¹ng cê: Vò HuyÕn.Vò HuyÒn ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, sinh vµo ®Çu

thÕ kû thø XVI, con mét «ng cö nh©n, cã biÕt tµi ®¸nh cê cao. §Çu ®êi Lª Trung Hng cã sø Trung Quèc sang níc ta, th¸ch cïng vua Lª ®Êu cê. Sø däa: nÕu nhµ vua thua lu«n ba v¸n th× vua Minh sÏ ®em qu©n sang ®¸nh níc Nam.

QuËn c«ng NguyÔn Ho»ng, con NguyÔn Kim khi Êy ë ngoµi B¾c, thêng qua l¹i lµng Mé Tr¹ch, biÕt tiÕng Vò HuyÕn lµ ngêi cao cê, t©u víi vua triÖu Vò HuyÕn lªn gióp vua. Vua rÊt võa ý, sai ngêi vÒ Mé Tr¹ch ®ãn Vò HuyÕn lªn yÕt vua. Vua hái kÕ cña Vò HuyÕn.

Vò HuyÕn t©u: Xin nhµ vua hÑn cïng sø Trung Quèc ®Êu cê vµo gi÷a tra, lóc mÆt trêi ®øng bãng, gi÷a s©n rång, mçi bªn chØ cã mét lÝnh hÇu che läng, ngoµi ra kh«ng ®Ó mét ai ë bªn. Råi Vò HuyÕn t©u mËt kÕ víi vua. Xin lµm ngêi lÝnh che läng cho vua.

Vµo cuéc Vò HuyÕn cÇm läng ®øng sau vua. Trªn ®Ønh läng Vò HuyÕn dïi mét lç nhá, mÆt trêi qua lç nhá Êy räi mét ®iÓm s¸ng xuèng bµn cê. Vò HuyÕn xoay läng ®iÒu khiÓn ®iÓm s¸ng trªn bµn cê, híng vua ®i nh÷ng níc cê quyÕt ®Þnh. Nhµ vua th¾ng sø Minh liÒn ba v¸n, sø Minh phôc tµi vua.

Nhµ vua träng tµi Vò HuyÕn, phong Vò HuyÕn lµ Kú tr¹ng nguyªn (Tr¹ng cê), muèn ban «ng chøc Tri huyÖn, «ng t¹ ¬n vua xin ®îc vÒ lµng quª, sèng vui víi ®ång ruéng vµ b¹n cê.

321

Page 322: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngêi ta truyÒn r»ng së dÜ «ng cao cê, v× trªn tr¸n «ng cã x-¬ng vu«ng næi lªn nh qu©n cê. §ã lµ lêi ngêi mª tíng sè ®Æt ra. L¹i cã c©u truyÒn miÖng: "Rîu Hoµng M¬, cê Mé Tr¹ch", ý nãi: lµng Hoµng M¬, huyÖn L¨ng Tµi cã tµi nÊu rîu ngon, lµng Mé Tr¹ch cã ngêi ®¸nh cê giái. TiÕng ®ån Êy ®óng víi sù thùc.

9 - TiÕn sÜ Nh÷ §×nh HiÒn, th¸nh s nghÒ lîc.Nh÷ §×nh HiÒn, ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, tøc lµng V¹c, x· Th¸i

Häc, 22 tuæi tróng §ång tiÕn sÜ khoa Canh Th©n (1680), triÒu Lª Hi T«n, chóa TrÞnh C¨n. N¨m §inh Söu (1697) sung Phã sø ®i cèng vua Trung Hoa. N¨m Canh DÇn (1698) th¨ng Phã ®« ngù sö, tíc Tö. N¨m Gi¸p Th©n (1707) th¨ng §« ngù sö, råi lµm chøc Båi tông. N¨m Gi¸p Ngä (1714) th¨ng H×nh bé thîng th. MÊt n¨m 58 tuæi, tÆng LÔ bé thîng th, tíc B¸.

Khi ®i sø Nh÷ §×nh HiÒn mang theo vî lµ Lª ThÞ HiÖu, ®Õn n¬i ngêi Trung Quèc lµm lîc b»ng tre, bµ ë l¹i ®Êy häc nghÒ Êy. Bµ ®em nghÒ lµm lîc b»ng tre vÒ d¹y d©n lµng V¹c. Nay c¶ lµng V¹c, trai g¸i, giµ trÎ ®· giái nghÒ cµy cÊy l¹i th¹o lµm lîc tre b¸n ra kh¾p n¬i trong níc. ¤ng bµ ®îc d©n t«n lµ Th¸nh s nghÒ l-îc, lËp ®Òn thê vµ cã bµn thê ë miÕu thê Thµnh hoµng cña lµng. §Òn thê «ng bµ ®îc Nhµ níc cÊp b»ng c«ng nhËn lµ di tÝch lÞch sö v¨n hãa.

Lóc lµm h×nh sù «ng xö kiÖn c«ng minh, cøu kÎ m¾c oan, chÝnh sù næi tiÕng. Dïng mu trÝ, «ng khÐo lÐo kh¸m ph¸ c¸c vô ¸n lín, nhá, b¾t ®óng thñ ph¹m, trõ h¹i cho nh©n d©n.

Ph¶ hä Nh÷ cßn chÐp truyÖn: trong mét lµng nhá kia cã kÎ chuyªn b¾t gµ cña ngêi cïng xãm. Thñ ®o¹n b¾t trém gµ cña h¾n rÊt tinh vi. NhiÒu ngêi muèn b¾t qu¶ tang ®a lªn quan trÞ téi mµ kh«ng lµm ®îc. Mét bµ nhµ nghÌo, chØ cã mét con gµ m¸i, ®ªm ®Õn nhèt vµo lång ®Ó ë xã nhµ mµ nã vÉn b¾t mÊt. Bµ tiÕc cña, tèi vµ s¸ng sím ra ®Çu ngâ chöi rña kÎ b¾t gµ cña bµ rÊt ngoa ngo¾t. C¶ xãm tríc cßn th«ng c¶m, sau còng khã chÞu vÒ sù chöi bíi ngoa ngo¾t cña bµ.

ViÖc ®Õn tai tiÕn sÜ Nh÷ §×nh HiÒn, «ng ®Õn xãm Êy, gäi bµ chöi mÊt gµ ra tr¸ch m¾ng vÒ téi l¾m ®iÒu, «ng cho gäi

322

Page 323: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tÊt c¶ d©n xãm ra, kÓ téi ngêi chua ngoa, cho mçi ngêi ®îc t¸t bµ mét c¸i. C¶ xãm tu©n theo lÖnh quan, kh«ng ai d¸m tõ chèi.

¤ng ngåi chøng kiÕn mäi ngêi, v× sî lÖnh quan chØ ®Ó tay ¸p nhÑ vµo m¸ bµ. Bçng cã ngêi gi¬ tay v¶ thËt m¹nh vµo måm bµ vµ m¾ng: ChØ mÊt mét con gµ mµ chöi «ng cha ngêi ta nhiÒu thÕ!

¤ng nghiªm s¾c mÆt, ra lÖnh b¾t anh chµng Êy l¹i ®Ó tra xÐt h¾n thó nhËn lµ ®· b¾t trém gµ cña bµ vµ tríc ®©y ®· b¾t trém nhiÒu gµ cña ngêi trong xãm. H¾n bÞ ph¸p luËt nghiªm trÞ vµ tõ ®Êy, nh©n d©n trong xãm ®îc yªn æn lµm ¨n. Mäi ngêi phôc tµi xö kiÖn cña quan ¸n Nh÷ §×nh HiÒn, kh«ng bá sãt mét viÖc bÊt c«ng nhá nµo.

10 - QuËn quÕ Nh÷ Thị NhuËn, cã tµi dÑp lo¹n: Bµ Nh÷ NhÞ NhuËn ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, con

g¸i TiÕn sÜ Nh÷ §×nh HiÒn, anh em con chó con b¸c víi B¶ng nh·n Nh÷ Träng Thai, TiÕn sÜ Nh÷ §×nh To¶n, ®Ñp duyªn cïng Cö nh©n Vò Ph¬ng §Èu ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång.

Chóa TrÞnh giao cho bµ vµo vïng Thanh Hãa mua quÕ. Vµo ®Õn n¬i, thÊy d©n vïng Êy nghÌo ®ãi, r¸ch ríi, bµ ®em tiÒn gióp d©n cã vèn mµ t¨ng gia s¶n xuÊt. HÕt tiÒn mµ vÉn cha mua ®îc quÕ cho chóa. Sî m¾c téi víi triÒu ®×nh, bµ vÒ gia ®×nh nhµ m×nh vµ nhµ chång, lÊy tiÒn vµo tiÕp tôc mua ®îc thø quÕ tèt vÒ d©ng chóa. TriÒu ®×nh mang quÕ Êy cèng nhµ Thanh níc Trung Hoa. Cã hoµng th©n nhµ Thanh m¾c bÖnh, ngù y nhµ Thanh mang quÕ cña níc Nam cèng, ch÷a cho hoµng th©n khái bÖnh. Vua Thanh tr¸ch triÒu ®×nh níc Nam cã quÕ quý mµ tõ tr-íc kh«ng ®em cèng. Vua Nam t©u: "§©y lµ thø quÕ mµ bµ Nh÷ ThÞ NhuËn míi mua ®îc ë Thanh Hãa, biÕt lµ quÕ quý, triÒu ®×nh d©ng thiªn triÒu ngay vµ phong cho bµ nhuËn lµ QuËn quÕ phu nh©n". Vua Thanh võa ý, sai Tæng ®èc Lìng Qu¶ng, phong cho bµ Nh÷ ThÞ NhuËn lµ "L¬ng quèc quÕ hé quËn phu nh©n". Ngêi ta gäi bµ NhuËn lµ QuËn quÕ hai níc.

Nh©n d©n vïng Thanh Hãa, nghÌo ®ãi qu¸ næi lo¹n. TriÒu ®×nh nhiÒu lÇn sai qu©n quan ®Õn dÑp, nhng qu©n ®Õn th× d©n trèn vµo rõng, qu©n ®i d©n l¹i ®i cíp ph¸ c¸c vïng l©n cËn.

323

Page 324: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

TriÒu ®×nh kªu gäi ngêi tµi ®i dÑp lo¹n, bµ Nh÷ ThÞ NhuËn xin ®i vµ xin triÒu ®×nh cÊp cho mét l¸ cê to thªu tªn "Tíng qu©n Nh÷ ThÞ NhuËn" vµ 500 qu©n kþ mang l¬ng thùc ®ñ ¨n mét th¸ng. Chóa TrÞnh duyÖt y, l¹i ban cho mét l¸ cê tiÕt mao, mét thanh b¶o kiÕm. Khi hµnh qu©n, gÆp ngêi ng¨n trë ®îc tiÒn tr¶m hËu tÊu.

Bµ dÉn ba qu©n lªn ®êng, ®i ®Çu lµ l¸ cê tíng. §Õn rõng ngang, gi÷a vïng d©n næi lo¹n. D©n tr«ng thÊy l¸ cê vµ thÊy bµ, kh«ng bá ch¹y mµ x« nhau ra ®ãn bµ, miÖng mõng reo tÝu tÝt: "§©y lµ mÑ ta, ngêi s½n lßng th¬ng sãt ta".

Bµ chiªu tËp nh©n d©n, hái th¨m mäi ngêi, më tiÖc mêi mäi ngêi ¨n uèng ba ngµy, kh«ng nãi g× ®Õn viÖc chinh chiÕn. Bµ thÊy c¸c tï trëng cha ®Õn ®ñ, bµ nãi víi mäi ngêi: "Ta v©ng mÖnh triÒu ®×nh ®Õn ®©y, khuyªn d©n quy thuËn vµ yªn trÝ lµm ¨n. C¸c ng¬i vÒ nãi víi chñ c¸c ng¬i ra ®©y gÆp ta vÒ quy thuËn triÒu ®×nh, th× d©n ®îc yªn æn lµm ¨n, mµ c¸c tï trëng vÉn gi÷ ®îc chøc cò. MÊy ngµy sau, tï trëng ra gÆp bµ, nghe lêi bµ khuyªn b¶o, biÕt lßng thùc sù yªu d©n cña bµ, b¶o nhau mang vò khÝ ra nép vµ ký giÊy xin quy thuËn triÒu ®×nh. C¶ mét vïng l¹i ®îc b×nh an.

Tin vui b¸o vÒ, c¶ triÒu ®×nh khen bµ lµ ngêi phô n÷ tµi ba, biÕt lÊy viÖc lµm nh©n nghÜa mµ thuyÕt phôc nh©n d©n.

N¨m 1740, v× Vò Tr¸c O¸nh, ngêi lµng Mé Tr¹ch cïng NguyÔn TuyÕn, NguyÔn Cø, ngêi huyÖn ChÝ Linh, næi lªn chèng chóa TrÞnh Giang tµn b¹o, chóa TrÞnh sai qu©n ®èt trôi lµng Mé Tr¹ch, nh©n d©n ly t¸n, ®Õn n¨m 1757 míi trë vÒ. Bµ Nh÷ ThÞ NhuËn xuÊt tiÒn cña riªng ra lµm cho lµng mét ng«i ®×nh khang trang ®Ñp ®Ï, kh«ng nhËn tiÒn ®ãng gãp cña ai. Lµm ®×nh xong l¹i cóng lµng 10 mÉu ruéng tèt, hµng n¨m nh©n d©n cµy cÊy, lÊy hoa lîi chi cho mäi viÖc cóng tÕ ë ®×nh. D©n lµng Mé Th¹ch tÆng hai vî chång bµ chøc HËu thÇn, kh¾c bia ghi c«ng vî chång bµ vµ hµng n¨m lµm giç hai vî chång bµ cïng mÑ chång bµ. Bia HËu thÇn cña bµ Nh÷ ThÞ NhuËn hiÖn cßn ë ®×nh lµng Mé Tr¹ch. §×nh lµng Mé Tr¹ch ®· ®îc Nhµ níc cÊp

324

Page 325: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

b»ng c«ng nhËn lµ di tÝch kiÕn tróc nghÖ thuËt quèc gia. Ngµy 15 th¸ng 01 n¨m 1991, quyÕt ®Þnh sè 154.

11- TÓ tíng Quèc l·o Vò Duy ChÝVò Duy ChÝ ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, lµm quan

thêi vua Lª ThÇn T«n vµ TrÞnh T¹c (1657-1682) ®Õn chøc Tham tông, tÓ tíng, quèc l·o, tíc Ph¬ng quËn c«ng.

¤ng ngêi tíng ngò ®o¶n, tr¸n cao, c»m réng, søc kháe h¬n ng-êi, thÝch ®ao kiÕm, kh«ng thÝch v¨n ch¬ng, ®i häc «ng chØ ®ç ®Õn thó to¸n.

¤ng cïng anh trëng lµ Vò Tù Kho¸i, ch¨m sãc gióp ®ì TrÞnh T¹c tõ lóc cha lªn ng«i chóa. Khi TrÞnh T¹c lªn ng«i chóa, «ng l¹i v©ng lÖnh chóa, ®em qu©n dÑp nhµ M¹c ë Cao B»ng, ®¸nh chóa NguyÔn trong Nam, lËp nhiÒu c«ng tr¹ng.

Cã ngµy chóa lµm lÔ ë cung miÕu, bçng d¶i ¸o ®øt, «ng quú ë bªn, lÊy kim chØ s½n trong tay ¸o ra ®Ýnh l¹i, chóa khen lµ ngêi biÕt lo l¾ng chu ®¸o. L¹i cã lÇn, ngµy chÝnh ®¶n, chóa h¹ chØ cho c¸c quan v¨n vâ, ®Õn chÇu vua Lª råi mÆc nguyªn phÈm phôc ®Òn chÇu phñ chóa, «ng khuyªn chóa kh«ng nªn lµm tr¸i víi lÏ thêng, thiªn h¹ sÏ dÞ nghÞ. Chóa nghe theo vµ khen «ng lµ ngêi kÝn ®¸o, lµm viÖc cã c©n nh¾c, tÝnh to¸n cÈn thËn, rÊt th«ng hiÓu vÒ trÞ d©n.

Chóa TrÞnh thÊy «ng lµ ngêi lµm ®îc viÖc, khuyªn can ®Òu cã lý, nªn tuy häc vÞ cña «ng kh«ng ®Õn Tó tµi, Cö nh©n, TiÕn sÜ, mµ vÉn phong nh÷ng chøc cao ®Õn tÓ tíng, Quèc l·o.

Cã ngêi dÞ nghÞ vÒ phong quan tíc cao cho Vò Duy ChÝ, chøa TrÞnh T¹c lµm bµi luËn gi¶i thÝch. LÊy viÖc trong lÞch sö Trung Quèc còng cã nh÷ng ngêi kh«ng ®ç cao mµ vÉn ®¶m nhiÖm tèt chøc träng cña triÒu ®×nh nh Tiªu Hµ, Tµo Th¸o triÒu nhµ H¸n; Phong HuyÒn, §ç Nh Hèt triÒu nhµ §êng, ®Ó lµm s¸ng tá viÖc phong tíc cao cho Vò Duy ChÝ.

Vò Duy ChÝ xuÊt th©n tõ l¹i ®iÓn, kh«ng tõ khoa b¶ng. Tµi cña «ng lµ tÝnh to¸n lµm chu ®¸o mäi viÖc ®îc giao. §øc cña «ng lµ ®øc yªu th¬ng d©n, m¶nh b»ng v« h×nh cña «ng ®îc cÊp nhvËy.

325

Page 326: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ë lµng Mé Tr¹ch cßn bia ghi c«ng TÓ tíng quèc l·o, do ®¹i häc sÜ Hå SÜ D¬ng so¹n v¨n bia, bia dùng n¨m 1727. Bia cßn kh¾c bµi tù thuËt con ®êng tiÕn th©n cña «ng vµ lêi khuyªn con ch¸u do «ng tù so¹n, bia ®Æt tríc nhµ thê «ng. Nhµ thê lÊy tªn lµ "Quang chÊn ®êng" nghÜa lµ nhµ thê lµm r¹ng rì cha «ng ®êi tríc vµ phÊn chÊn con ch¸u ®êi sau.

12 - Tr¹ng vËt: Vò PhongVò Phong lµ em ruét Vò H÷u, ngêi lµng Mé Tr¹ch x· T©n

Hång. ¤ng ngêi tíng ngò ®o¶n, ch¨m häc, cã søc kháe, thÝch ®¸nh vËt. C¶ lµng cha ai vËt næi. Ra ch¬i kinh ®« thÊy nhµ vua ngåi triÒu, cã ®« lùc sÜ ®øng bªn c¹nh, vÎ hiªn ngang tù phô. Hái ra míi biÕt lµ «ng Êy cã søc kháe vµ cã tµi vËt giái, ai ®Êu víi «ng còng bÞ thua.

¤ng lµm ®¬n xin vua cho ®Êu víi lùc sÜ mét keo, vua chuÈn y vµ hÑn ngµy. Ngµy ®Êu ®Õn, khi ®¨ng ®µi, «ng giÊu Ýt c¸t trong tay, x«ng lªn, khÐo lÐo vÈy c¸t ®óng m¾t lùc sÜ. Lùc sÜ lóng tóng dôi m¾t, «ng xèc l¸ch vËt ng· lùc sÜ trªn mÆt ®Êt. Vua khen lµ kháe, phong «ng lµ "Dao diÖt tr¹ng nguyªn (Tr¹ng vËt), l¹i phong «ng chøc CÈm y vÖ ®×nh ñy tri chØ huy sø (ChØ huy ®éi qu©n b¶o vÖ nhµ vua).

T« quËn c«ng cã bµi th¬ ca tông «ng nh sau:"Ngò ®o¶n xem ra tíng m¹o kúTang bång hå thØ r¹ng nam nhiMét nhµ chó b¸c vinh tiÒn nghiÖp.Ngµn thña s¸ng lµnh kÕt chñ triøng biÕn tµi ba, lµm ®îc viÖcC©n, ®o lÖnh thêng ®Õn võa kú.Ch¸u con hng thÞnh tõ ®©u cã§øc tùa Cao, Dao xøng la thÇy".

13- TiÕn sÜ Vò Duy §o¸n, mét trung thÇn thêi Lª – TrÞnh.

Vò Duy §o¸n, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, tróng §ång tiÕn sÜ khoa Gi¸p Th×n (1664). Lóc bÐ nh¸c häc, lín lªn biÕt suy

326

Page 327: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nghÜ, chÞu khã tËp trung häc tËp, häc ®©u nhí ®ã, thi h¬ng ®ç ®Çu, thi héi ®ç §ång tiÕn sÜ.

Ngêi lµng thêng kÓ, lóc bÐ «ng nh¸c häc, thêng kh«ng thuéc bµi. N¨m 17 tuæi, «ng n»m m¬ thÊy thÇn ®Õn mæ bông «ng, c¹o hÕt chÊt bÈn, tØnh dËy cßn ®au, tõ ®Êy «ng häc ®©u nhí ®Êy, lÊy häc lµm vui. H¼n lµ muèn thÇn tho¹i hãa sù chuyÓn biÕn tõ lêi biÕng sang ch¨m häc cña «ng.

Vò Duy §o¸n, ®îc chóa TrÞnh tin dïng mµ kh«ng nÞnh hãt, kh«ng lîi dïng lßng tèt cña chóa ®Ó mu lîi riªng. Chóa ham xem chäi gµ vµ ®¸nh b¹c, thÝch nghe lêi nÞnh hãt, «ng lµm kim s¸ch (s¸ch vµng) b»ng quèc ©m, th¼ng th¾n phª b×nh, can ng¨n chóa, ®îc chóa khen.

Cã lÇn chóa bá buæi chÇu ®i xem chäi gµ. Cã ngêi nÞnh ý chóa ®em gµ tèt ®Õn d©ng, «ng còng cã mÆt ë ®Êy. ¤ng ®ì lÊy gµ quan s¸t, råi gi¬ tay, n©ng gµ lªn, vËt gµ xuèng ®Êt thËt m¹nh, gµ dÉy ®µnh ®¹ch chÕt ngay, mäi ngêi ai còng sî h·i. Chóa l¹nh ng¾t bá ®i, buæi chäi gµ tan.

Mét lÇn cã sø Trung Quèc ®Õn, chóa sai «ng ®i ®ãn, «ng øng khÈu häa hai m¬i bµi th¬ cña sø. Sø khen «ng häc giái. §¬ng b÷a tiÖc ®·i sø thÇn, hÕt rîu, cha mang ®Õn kÞp, sø cã ý thóc giôc, «ng ®äc c©u th¬: "B·o ng« c¸ ®øc ch©n giai vÞ; hµ tÊt giang ®µi vÉn nhÊt båi". Sø khen «ng øng ®èi giái.

Chóa sai «ng vµ TiÕn sÜ Vò C«ng §¹o ®i nhËn tï binh hä M¹c. C«ng v¨n giao lÖnh, chiÒu ý mét ho¹n quan, viÕt tªn hai «ng, lóc Êy ®· lµ Thîng th c¶, díi tªn ho¹n quan. Hai «ng dËp ®Çu gi·i bÇy, yªu cÇu viÕt l¹i v¨n b¶n cho ®óng kû c¬ng. TrÞnh T¹c tøc giËn b¶o r»ng: "Ngµy tríc vËt chÕt gµ hay cña ta, ta ng¬ ®i kh«ng nãi, nay cßn qu¸ qu¾t nh thÕ sao?".

Chóa ra lÖnh lËp tøc c¸ch chøc hai «ng, thu håi hÕt c¸c b»ng s¾c mµ nhµ vua cÊp cho hai «ng tõ tríc ®Õn nay. Hai «ng tr¶ l¹i tÊt c¶, riªng kh«ng tr¶ l¹i b»ng TiÕn sÜ. Hai «ng nãi víi sø ®Õn thu b»ng, s¾c r»ng: "C¸c ®¹o s¾c mµ nhµ vua ban cho t«i xin tr¶ l¹i, cßn b»ng TiÕn sÜ lµ c«ng lao häc hµnh cña t«i, t«i xin gi÷ l¹i!".

327

Page 328: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tuy bÞ c¸ch chøc mµ trong triÒu, ai còng phôc tµi vµ khÝ tiÕt cña hai «ng.

VÒ lµng, hai «ng hay ®Õn qu¸n Kú Anh, ®µm ®¹o v¨n ch-¬ng víi c¸c cô ®· trÝ sÜ vµ c¸c thiÕu niªn anh tuÊn ®ang ®é häc hµnh. Vò Duy §o¸n s¸ng t¸c bµi "Môc lôc" khuyÕn khÝch d©n lµng ch¨m chØ lµm ¨n, sèng hßa môc víi nhau, cïng vui ch¬i trong ngµy héi, chóc nhau nh÷ng ®iÒu tèt lµnh. Bµi Êy d©n lµng kh¾c vµo gç, s¬n son thÕp vµng, treo ë ®×nh, ®Õn nay h·y cßn vµ dÞch ra ch÷ quèc ng÷ in trong quyÓn "Lµng Mé Tr¹ch, lµng tiÕn sÜ". ¤ng Vò C«ng §¹o viÕt bµi "VÜnh thÕ mÉn gi¸m" (g¬ng s¸ng soi m·i cho ®êi" nãi vÒ c¸ch häc vµ d¹y häc, kh¾c vµo ®¸ ®Ó ë nhµ thê "ThÕ tr¹ch" hay cßn gäi lµ Tr¹ng Xu©n, lµ nhµ thê thê «ng. Bia nµy cßn vµ ®· dÞch ra ch÷ quèc ng÷, trong quyÓn "Lµng Mé Tr¹ch, lµng tiÕn sÜ".

VÒ sau chóa TrÞnh hèi l¹i, kh«i phôc chøc tíc cho hai «ng, hai «ng lµm quan ®Õn tuæi ®îc vÒ trÝ sÜ.

14- Vò ThÞ ThÇm, ngêi mÑ cña 5 QuËn c«ng.Bµ Vò ThÞ ThÇm cã s¸ch chÐp lµ Vò ThÞ Thø, chÝnh thÊt

cña Cö nh©n Vò Quèc SÜ, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång. Nhµ nghÌo, «ng l¹i lµ nhµ nho chÊt ph¸c, thËt thµ chØ biÕt d¹y häc. ¤ng bµ sinh 5 con trai lµ: Vò Tù Kho¸i, Vò B¹t Tuy, Vò Duy ChØ, Vò Ph¬ng Trîng, Vò CÇu Håi. Kh«ng cã ruéng ®Êt ®Ó cµy cÊy «ng bµ chuyÓn lªn ë thµnh Th¨ng Long. ¤ng më trêng d¹y häc, bµ lµm viÖc ®æi tiÒn.

Ngêi ta kÓ l¹i, khi ®i ®êng, bµ ®Ó c¸c con bÐ ngåi hai bªn thóng mµ g¸nh. §Õn chî BÇn, huyÖn Mü Hµo, cã hai ngêi kh¸ch, thÊy tíng m¹o 5 con bµ kh«i ng«, muèn mua mét hoÆc hai lµm con nu«i. Bµ kh«ng nghe cßn m¾ng l¹i, kh¸ch chØ mØm cêi nãi víi mäi ngêi: bµ nµy cã søc kháe, g¸nh ®îc khanh tíng trªn vai.

Lªn kinh ®«, «ng d¹y häc, bµ lµm viÖc ®æi tiÒn. C¸ch c xö cña bµ víi kh¸ch hµng vµ b¹n hµng, ngay th¼ng, thËt thµ, s½n lßng gióp ®ì mäi ngêi khi cÇn - Cã mét lÇn, ngêi ®Õn ®æi tiÒn, bá quªn mét tay n¶i cã hai tÊm lôa, bµ ngåi chê ®Õn tèi ngêi Êy hít h¶i ch¹y ®Õn, hái vµ xin bµ, bµ vui vÎ trao tr¶ cÈn thËn. Ngêi Êy

328

Page 329: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

c¶m t¹ bµ, biÕu bµ chót tiÒn, bµ kiªn quyÕt kh«ng lÊy ®ång nµo. C¶ phè ai còng khen bµ lµ ngêi phóc hËu.

Bµ tËp trung søc lùc cïng «ng nu«i con ¨n häc. Nhµ tóng bÊn th× ¨n tiªu dÌ sÎn, ®Ó c¸c con khuya sím tËp trung dïi mµi kinh sö. Nghe ®©u cã thÇy d¹y giái, ®a con ®Õn xin thô gi¸o. Lín lªn c¸c con ®Òu lµm nªn danh väng. Vò B¹t Tuy ®ç Hoµng gi¸p khoa Gi¸p TuÊt (1634). Vò CÇu Håi ®ç §ång tiÕn sÜ khoa Kû Hîi (1659). Vò Tù Kho¸i, Vò Duy ChØ, Vò Ph¬ng Trîng, giái nghÒ vâ, gióp nhµ vua, cã nhiÒu c«ng lao ®îc phong tíc QuËn c«ng. §Æc biÖt cã Vò Duy ChØ ®îc phong chøc TÓ tíng, quèc l·o chøc quan to trong triÒu.

15 - Vò §¨ng Khu - Tri huyÖn hÕt lßng v× d©n.Vò §¨ng Khu ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, ®ç gi¶i

nguyªn khoa thi h¬ng n¨m Nh©m Ngä (1702) lóc 25 tuæi. Thi héi khoa QuÝ Mïi (1703) råi khoa QuÝ DËu (1705) chØ tróng ®Õn trêng thø ba, ®îc bæ lµm HuÊn ®¹o huyÖn Trïng Kh¸nh, sau th¨ng tri huyÖn NghÞ D¬ng. ¤ng xö lý viÖc hµnh chÝnh ®¬n gi¶n, hîp lý, ®¹t t×nh. Nh©n d©n trong huyÖn khen «ng lµ phËt sèng. ¤ng thêng ®éi nãn l¸, ®i xem xÐt c¸c n¬i trong huyÖn. GÆp n«ng d©n bao giê còng ng¶ nãn chµo, hái th¨m viÖc cµy cÊy ch¨n nu«i.

Mét h«m cã mét ngêi lang BÊt BÕ, míi ®îc bÇu lµm x· trëng, lªn huyÖn tr×nh diÖn, biÕu «ng con c¸ chÐp, «ng hái mua c¸ hÕt bao nhiªu? X· trëng nãi thËt lµ mua ë chî, gi¸ 5 tiÒn. ¤ng sai ngêi nhµ lÊy dao thít, b¶o x· trëng mæ c¸ lµm gái, mãc tói lÊy tiÒn sai ngêi ®i mua rîu gi÷ x· trëng n¸n l¹i cïng ¨n, c¬m no rîu say míi cho vÒ.

L¹i cã lÇn, mét x· trëng biÕu «ng n¶i chuèi. ¤ng hái nhµ x· tr-ëng cã bao nhiªu ngêi? X· trëng tha: Cã mét mÑ giµ víi hai con nhá. ¤ng lÊy dao nhá trong tói, c¾t lÊy 5 qu¶ chuèi, göi biÕu mÑ giµ x· trëng 3 qu¶ vµ cho hai con x· trëng mçi ®øa mét qu¶. X· tr-ëng c¶m ®éng cói l¹y t¹ ¬n.

L¹i mét lÇn ®i thÞ s¸t mét lµng vÒ, chØ cã mét chµng trai theo hÇu. Gi÷a ®êng gÆp ngêi b¸n c¸, «ng mua mét con c¸ chÐp, ®a cho chµng trai theo hÇu x¸ch c¸. Anh chµng Êy ®Ñp trai. Tríc cöa huyÖn cã c« b¸n rîu yªu chµng, «ng biÕt chuyÖn Êy «ng nghÜ

329

Page 330: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thÇm, ®Ó chµng trai x¸ch c¸ ®i qua cöa hµng rîu, chÞ chµng tr«ng thÊy, sî nÈy ra ý coi thêng ch¨ng!

GÇn ®i ®Õn tríc cöa hµng rîu, «ng ®îi anh chµng ®Õn gÇn, sÏ giËt lÊy c¸ x¸ch ®i nhanh vÒ huyÖn. Anh chµng ngì ngµng cha hiÓu nguyªn do, thong th¶ ®i tay kh«ng vÒ huyÖn. Xö nh thÕ thËt lµ chÝ t×nh.

TrÝ sÜ vÒ lµng, «ng më trêng d¹y häc, häc trß nhiÒu ngêi ®ç ®¹t thµnh tµi. ¤ng l¹i tinh th«ng y häc, ch÷a cho nhiÒu ngêi khái bÖnh. GÆp ngêi nghÌo «ng kh«ng lÊy tiÒn c«ng vµ tiÒn thuèc. D©n lµng ai còng t«n träng «ng.

16 - TiÕn sÜ Vò C¸n - ngêi khëi xíng "DÉn thñy nhËp ®iÒn" .Vò C¸n, hiÖu Tïng Hiªn, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång,

®ç Hoµng gi¸p khoa Nh©m TuÊt (1502). Lµm quan ®Õn chøc LÔ bé thîng th, «ng ®Ó l¹i nhiÒu t¸c phÈm v¨n häc. Niªn hiÖu Hång §øc thø 6 (n¨m 1475), «ng cïng hiÕn s¸t sø Vò - Nh©n - Trung, xin ®µo s«ng tõ c¸nh ®ång XuyÕt ®Õn s«ng Hµ, tøc kªnh Hai, nay gäi lµ s«ng Cöu An, s«ng t©y KÎ SÆt. VÒ sau kho¶ng niªn hiÖu Quang ThiÖu (1506) thîng th Vò C¸n, th¸i gi¸m NguyÔn ThÕ An, v©ng chØ vua, tiÕp tôc khai cho s«ng th«ng víi Hång Giang. Trªn bê s«ng cã bÕn thuyÒn, cã hßn ®¸ buéc voi cña Th¸i gi¸m NguyÔn ThÕ An, khi cÇm qu©n chèng víi TrÇn Cao, kh«ng cho lo¹n qu©n vµo cíp ph¸ lµng. Vò C¸n lµm bµi "Ký söa l¹i s«ng ®µo", b»ng ch÷ H¸n, lîc dÞch nh sau:

"Cõ lµ ®ª cã níc, xÐt B¹ch C«ng (nh©n vËt Trung Quèc) ®µo cõ ®Ó tíi vên, nh©n thÕ gäi lµ B¹ch C«ng Cõ", vÒ sau nhiÒu ngêi b¾t chíc vµ ®îc lîi nhiÒu. §Êy lµ nguyªn do cã cõ.

Lµng Mé Tr¹ch, nguyªn ruéng thÊp, tròng, gäi lµ ®ång lÇy, lµ TrÇm Tr¹ch. S«ng ngßi xa x«i, n¨m ®¹i h¹n th× kh« c¹n, n¨m ma to th× ngËp óng l©u. D©n khæ v× thÕ!

N¨m Êt Mïi, niªn hiÖu Hång §øc thø 6 (1475) mïa ®«ng th¸ng 10 b¸ phô t«i lµ hiÕn s¸t sø Vò Nh©n Trung, v©ng lÖnh triÒu ®×nh cho ®µo s«ng tõ §ång XuyÕt ®Õn Hµ X¸, th«ng víi kªnh Hai. Qua nhiÒu n¨m s«ng bÞ lÊp t¾c.

330

Page 331: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

N¨m Kû Mïi 1519, niªn hiÖu Quang ThiÖu thø 4, mïa xu©n th¸ng hai, t«i cïng th¸i gi¸m, Lý Quèc C«ng, NguyÔn ThÕ An, v©ng chØ tËp hîp phu b¶n huyÖn cho söa ch÷a, kh¬i ®µo, tõ §ång XuyÕt ®Õn LiÔn KiÒu (CÇu Sen) lµng Ho¹ch Tr¹ch, th«ng víi Hång Giang. Hai con s«ng th«ng nhau, níc triÒu lªn xuèng, n¨m ®¹i h¹n s«ng nµy cho níc tíi t¸t, kh«ng lo kh« c¹n. Lóc ma to kh¬i cho tho¸t níc, kh«ng lo ngËp óng. §ång ruéng lµng Tr¹ch ta, tïy thêi tiÕt mµ cµy cÊy. C¸i lîi cña cõ to lín biÕt bao! Cho nªn ngêi ngay th× yªu ngêi, kÎ ¸c th× h¹i ngêi. Cßn ngêi kh«ng lµm th× ch¼ng viÖc g× x¶y ra.

Nay cõ cã kh¬i hay ph¸, hay söa ch÷a g×, còng ®Òu ph¶i cã lîi cho d©n. Ngêi sau, nÕu lµm g× còng nªn suy nghÜ ®Õn lßng yªu ngêi, thuËn theo tÝnh cña níc, ®Ó l¹i ¬n ®øc m·i kh«ng bao giê cïng. Êy lµ ®iÒu ta mong mái s©u xa vËy".

17- Vò Tô – người liªm khiÕt, c«ng thÇn.Vò Tô, ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, n¨m 28 tuæi tróng

Hoµng gi¸p, khoa Quý Söu (1493) triÒu Lª Th¸nh T«ng, lµm ®Õn chøc h×nh bé, t¶ thÞ lang, cã tiÕng lµ ngêi liªm khiÕt.

Nhµ vua muèn thö xem tin ®ån Êy cã ®óng kh«ng. Vua chän mét phô n÷ ®Ñp, khÐo nãi, ban ®ªm ®Õn nhµ «ng, mang theo lôa vµ vµng, xin «ng lo gióp cho em ruét hiÖn cã téi, ®îc tho¸t n¹n. ¤ng tõ chèi ngêi ®µn bµ khÈn kho¶n kªu nµi: "Tha quan, b©y giê ban ®ªm khuya kho¾t, ë ®©y chØ cã thiÕp vµ quan, ngoµi ra kh«ng cã ai, xin quan rñ lßng th¬ng, nhËn lÔ män cña thiÕp, gia ¬n cho em thiÕp, ¬n trêi bÓ Êy thiÕp xin kÕt cá ngËm vµnh" .

¤ng nghiªm s¾c mÆt nãi: "Mô b¶o kh«ng ai biÕt µ? Ngoµi ta vµ mô ra, trªn cßn cã trêi, díi cã ®Êt, trêi ®Êt chç nµo còng cã vµ biÕt c¶ ®Êy! Mô ®em ngay lÔ vËt ra khái chèn nµy, nÕu cßn nãi dµi ta cho b¾t, hái téi ®Êy!".

Ngêi phô n÷ ®em vµng vµ lôa vÒ, t©u víi vua. Vua tin lêi ®ån lµ ®óng sù thËt. Vua sai thªu 4 ch÷ vµng "Liªm tiÕt c«ng thÇn" vµo tói gÊm, ban cho Vò Tô. Mçi khi vµo chÇu, Vò Tô ®îc ®eo tói gÊm Êy, ®Ó khuyÕn khÝch triÒu thÇn gi÷ trßn liªm tiÕt.

HiÖn nay ë lµng Ho¹ch Tr¹ch cßn nhµ thê Vò Tô, do ngêi ch¸u xa råi lµ Vò V¨n QuyÕt thê cóng. Trong nhµ thê cßn bøc ®¹i

331

Page 332: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tù kh¾c 4 ch÷ "Liªm tiÕt c«ng thÇn" s¬n son thÕp vµng vµ 4 ®«i c©u ®èi b»ng ch÷ H¸n ca tông tµi häc, ®¹o ®øc, khÝ tiÕt cña Vò Tô khi lµm quan.

B¸o H¶i D¬ng sè 2158 ngµy 8 th¸ng 8 n¨m 1995 nãi Vò Tô lµ ngêi lµng Mé Tr¹ch lµ kh«ng ®óng.

18 - Th¸m hoa Vò Th¹nh - Danh s hiÕu nghÜa:Vò Th¹nh, ngêi lµng §an Loan, x· Nh©n QuyÒn, tró t¹i phêng

B¶o Thiªn, huyÖn Thä X¬ng, Hµ Néi. Thi h¬ng ®ç gi¶i nguyªn n¨m 21 tuæi. Thi héi tróng Th¸m hoa khoa Êt Söu (1685), ®Õn n¨m MËu DÇn (1691) lµm Båi tông, hång lo tù khanh, quyÒn §« ngù sö. V× nãi tr¸i ý chóa, bÞ b·i chøc n¨m 34 tuæi. Sau l¹i chiªu dïng, chøc Tù khanh. Khi mÊt tÆng Tham chÝnh; H¬ng tö Êm, tÆng Hµn l©m thõa chØ.

Khi cßn nhá, nhµ nghÌo kh«ng kham næi phu dÞch ë lµng quª l¸nh lªn tró ë phêng B¶o Thiªn, xin vµo häc trêng mét «ng hä Vò lµng Mé Tr¹ch. V× häc giái, mµ con thÇy ghÐt, hay g©y chuyÖn c·i lén. «ng nÝn nhÞn, t×m hÕt c¸ch tr¸nh gÆp con thÇy. Mêi mét tuæi, thi h¬ng ë trêng Phông Thiªn, «ng ®ç ®Çu b¶ng. H¬n 20 tuæi thi héi thi ®×nh tróng Th¸m hoa. Chóa TrÞnh yªu quý tµi häc cña «ng.

Mét ngµy chóa mêi «ng ¨n c¬m. Chóa sai lÊy khóc c¸ tr¾m, nÊu rÊt ngon mêi «ng ¨n tríc mÆt chóa. ¤ng ¨n c¸c thø kh¸c ®Ó khóc c¸ l¹i Chóa lÊy lµm l¹, hái sao kh«ng ¨n c¸. ¤ng tha r»ng: C¸ ngon rÊt quý xin chóa ®em vÒ cho mÑ. Chóa sai lÊy ®Üa c¸ kh¸c cã khóc ®u«i vµ khóc gi÷a. «ng chØ ¨n khóc ®u«i, xin khóc gi÷a ®em vÒ cho mÑ. Chóa khen «ng lµ ngêi con cã hiÕu, ®¸ng nªu g-¬ng cho ®êi häc.

Chóa TrÞnh C¨n ham mª töu s¾c. ¤ng th¼ng th¾n can ng¨n, chóa kh«ng võa lßng, b·i chøc «ng. ¤ng vÒ më trêng d¹y häc, ë tr¹i Hµo Nam huyÖn Qu¶ng §øc, lµng ThÞnh Hµo, b©y giê thuéc thµnh phè Hµ Néi. Häc trß ®Õn häc rÊt «ng, cã ®é b¶y m¬i ngêi thµnh ®¹t. Em «ng lµ Vò HuyÕn, con «ng lµ Vò Huy còng ®ç tiÕn sÜ mét khoa, lµng cã bøc tríng mõng: "§ång triÒu tam TiÕn sÜ, nhÊt nhËt lìng vinh quy", nghÜa lµ mét nhµ cã 3 «ng TiÕn sÜ, mét ngµy hai TiÕn sÜ cïng vinh quy.

332

Page 333: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vũ Thạnh là thày giaó xuất sắc của thế kỷ XVIII, học trò ông có 70 người đỗ Tiến sĩ.

Vò Th¹nh mÊt ë Hµo Nam, an t¸ng t¹i Qu¶ng LiÖt, huyÖn Thanh Tr×, thµnh phè Hµ Néi.

19- Phã b¶ng Vò TÊn - danh sÜ næi tiÕng thêi NguyÔn HuÖ:

Vò TÊn, ngêi lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång, ®ç Phã b¶ng khoa Êt Mïi (1775) lµ con c¶ TiÕn sÜ Vò Huy §Ünh. Sau khi th¾ng qu©n Thanh, vua Quang Trung ba lÇn triÖu Vò Huy §Ünh ra lµm quan, Vò Huy §Ünh tá ý trung thµnh tuyÖt ®èi víi nhµ Lª, ®Òu xin c¸o vµ tiÕn cö con c¶ lµ phã b¶ng Vò TÊn ra nhËn lÖnh vua Quang Trung.

Tuy ®· thÊt trËn ph¶i rót qu©n vÒ, vua Thanh vÉn ®ßi vua Quang Trung ®Ých th©n sang b¸i kiÕn, th× míi phong v¬ng cho. N¨m 1790, nhµ vua cö mét ngêi dung m¹o ®oan trang, hao hao gièng nhµ vua. Cã s¸ch nãi ngêi Êy lµ Ph¹m C«ng TrÞ, ch¸u ngo¹i nhµ vua, lÊy Ng« V¨n Së lµm träng thÇn h¹ng vâ, NguyÔn DuËt lµm hé vÖ, Vò TÊn lµm bÇy t«i coi giÊy tê, lµm nh ®i hÇu h¹ nhµ vua thËt, sang yÕt kiÕn vua nhµ Thanh lµ Cµn Long. Ngoµi lÔ d©ng s¶n vËt ®Þa ph¬ng, cßn thªm hai chiÕc thít voi ®ùc, däc ®êng d©n Thanh ph¶i phôc dÞch khã nhäc. Trong ngoµi ai còng biÕt lµ gi¶ dèi, mµ kh«ng ai d¸m hái.

§Õn n¬i vµo nhµ nghØ, bän nha l¹i nhµ Thanh, ®a ra quyÓn sæ ghi lÔ vËt cña ta, cã hai ch÷ "di quan". §oµn sø kh«ng nhËn sæ ghi nµy. Vò TÊn h¹ bót viÕt vµo sæ bèn c©u th¬.

"Di b¶n tßng cung hËu ®·i qua,Ng« bang v¨n hiÕn tù Trung Hoa.ThÇn kim kh©m sø An Nam quèc,Thö tù th lai bÊt diÖc ngoa".Lîc dÞch: "§i vèn lµ cung hîp víi quaViÖt Nam v¨n hiÕn tù Trung Hoa.ThÇn nay lµ sø An Nam quècL¹i viÕt lµ di, h¸ ch¼ng ngoa".S¸ch "Giai tho¹i v¨n häc ViÖt Nam", xuÊt b¶n n¨m 1989, gäi

bµi th¬ Êy lµ th¬ mang l¹i quèc thÓ. Tµi t×nh ë chç, triÕt tù ch÷

333

Page 334: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

di ®Ó ngÇm nãi: C¸c «ng ®õng coi thêng chóng t«i lµ man di. Di ®©y lµ ®Çy ®ñ cung m¸c, ®· ®¸nh b¹i c¸c «ng, kh«ng ph¶i yÕu hÌn. Bän nha l¹i nhµ Thanh bá hai ch÷ di quan, ®oµn ta míi vµo nhËn sæ.

Vua Cµn Long, tiÕp ®oµn sø ViÖt Nam v« cïng long träng. Vua cho chÕ ¸o mò, in s½n t¸c phÈm göi tÆng, göi tÆng l¹ng s©m, cïng c¸c thø quµ quÝ tÆng ®oµn. H«m tiÔn ph¸i ®oµn, vua Cµn Long më tiÖc chiªu ®·i, tù tay rãt rîu, mêi hai vÞ quan ViÖt Nam lµ Phan Huy Ých vµ Vò TÊn. TÆng mçi vÞ trong ®oµn mét bé mò ¸o b»ng gÊm vµng. §ã lµ viÖc cha tõng thÊy trong lÞch sö bang giao gi÷a níc ViÖt Nam vµ Trung Quèc.

VÒ níc, sau khi b¸i yÕt Quang Trung ë Phó Xu©n, Vò TÊn ®em mò ¸o vua Cµn Long ban, tÆng Thµnh hoµng lµng, ¸o mò Êy cßn ®Õn ngµy c¸ch m¹ng Th¸ng 8, giµnh chÝnh quyÒn.

§i sø vÒ vua Quang Trung phong Vò TÊn chøc Dùc vËn c«ng thÇn, vinh léc ®¹i phu, thîng trô, thÞ trung ®¹i chiÕn thîng th, hiÖu tr¹ch b¸.

Vò TÊn cßn lµm bµi v¨n tÕ tíng sÜ ph¬ng B¾c, chÕt t¹i trËn §èng §a, mång 5 th¸ng giªng n¨m Kû DËu (1789). V¨n tÕ viÕt b»ng ch÷ H¸n, Ng« Linh Ngäc dÞch ra tiÕng ViÖt, ®¨ng trªn b¸o V¨n NghÖ sè 17 ngµy 28 th¸ng 4 n¨m 1979. Toµn v¨n dÞch nh sau:

"Than «i!B¹c v¬ng gi¶, bèn ph¬ng trõ nghÞch, lµn quèc kia mu tranh

lÊn khã dung. D©ng thµnh nh©n kh¾p chèn ®Òu nh©n, c« hån nä, ®Ó b¬ v¬ sao nì.

Bän ph¬ng B¾c c¸c ng¬i.Mãng vuèt ®¹i bµng, anh tµi trung thæ.MÊy thña hëng phóc trêi thÞnh trÞ, ngãt tr¨m n¨m chiÕn trËn

nµo hay, phót gi©y SÜ NghÞ tham c«ng, ngoµi ngµn dÆm mang qu©n th× bá.

B¾t bay ph¶i lµm chíng x«ng pha, B¾t bay chÞu biªn c¬ng cùc khæ.

334

Page 335: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

L×a quª h¬ng bá ®ång ruéng, thÊy Ch¬ng D¬ng, Hµm Tö kh«ng ghª, c¾m cê TriÖu, dùng cê Mao, chèn ma lÜnh quØ m«n kh«ng sî!

PhÐp ra qu©n ®iÒm gë cè ng¬DiÒu cÊm kþ nhµ binh kh«ng nhí!Qu©n ta ®· ngän cê th¼ng trá, ®µn kiÕn kia quÐt s¹ch hang

cïng, Lßng ta h»ng thÓ ®øc hiÕu sinh, mâ k×nh Êy ®Ñp g× m¾t ngã.

NgÆt trong vßng, g¬ng bña lìi d¨ng.Kh«n tho¸t c¶nh qu©n tµn trËn vì!HoÆc nh÷ng kÎ voi lång bá vÝa, th©y ven thµnh, gãc b·i n»m

l¨n. HoÆc nh÷ng ngêi cÇu ®øt sÈy ch©n, x¸c vïi níc s«ng Hång nghen ø.

DÉu kÎ ngu, cßn ngang ng¹nh cha hµngSong vÉn bÝ, ®· kinh hån nhËn râ.Buån tr«ng c¶nh, tan thµnh tr¾ng óa, khæ viÔn chÝnh cßn

tÊy niÒm ®au, thÇm nhí phen, lÖ thñy m©y sÇu, xe b¹i trËn kh«n ng¨n lÖ nhá.

Nay ta cho:NhÆt x¬ng kh« mµ vïi ®èng må kia.Råi l¹i khiÕn:LÆp ®µn tÕ híng bªn dßng s«ng ®ã.Lßng ta réng th¬ng ngêi gièng B¾c, xuÊt cña kho mµ lËp

®èng x¬ng tµn. Hån bay ®øng v¬ vÈn trêi Nam, bá ®Êt kh¸ch mµ vÒ quª cò.

H¸ kÝnh lßng ta, chó ý trung thµnh.HÇu khiÕn chØ ta, ®¹o trêi réng më.¤ h«! Th¬ng thay!"Phã b¶ng Vò TÊn mÊt n¨m 1800, tríc hai n¨m Gia Long lªn

ng«i, hiÖn mé Vò TÊn cßn ë ®ång lµng Mé Tr¹ch, x· T©n Hång.

20- TiÕn sÜ Ph¹m Quý ThÝch-ngêi duyÖt in truyÖn KiÒu lÇn ®Çu:

Ph¹m Quý ThÝch, sinh n¨m 1740, ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng, tróng §ång tiÕn sÜ, khoa Kû Hîi (1779), niªn hiÖu Lª

335

Page 336: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

C¶nh Hng n¨m thø 40, lµm quan ®Õn chøc Tri c«ng phiªn. Khi T©y S¬n ra B¾c, «ng ®i Èn n¸u ë vïng Kinh B¾c, trong suèt thêi T©y S¬n trÞ v× «ng sèng Èn dËt.

N¨m 1802, Gia Long lªn ng«i, gäi Ph¹m Quý ThÝch tíi yÕt kiÕn vµ phong chøc ThÞ trung häc sÜ. Tõ chèi quan chøc kh«ng ®îc «ng xin ë l¹i B¾c thµnh lµm chøc §èc häc. §îc Ýt l©u, «ng xin tõ chøc. N¨m 1811, «ng ®îc triÖu vµo kinh ®« HuÕ, giao chøc ChÐp sö. ChØ ®îc mét thêi gian «ng c¸o bÖnh xin nghØ. N¨m 1821, Minh MÖnh nèi nghiÖp Gia Long, h¹ chiÕu triÖu Ph¹m Quý ThÝch ra lµm quan, «ng tõ chèi v× lý do ®ang ch÷a bÖnh.

Ph¹m Quý ThÝch ë nhµ d¹y häc. NguyÔn V¨n Siªu, ngêi ®îc t«n lµ hay ch÷ nhÊt mét thêi lµ häc trß cña «ng, NguyÔn V¨n Siªu vµ Cao B¸ Qu¸t lµ hai ngêi häc giái, d©n gian t«n sïng lµ thÇn Siªu, th¸nh Qu¸t. ¤ng qua ®êi n¨m 1825, t¸c phÈm cña «ng cã: Th¶o ®êng thi tËp, LËp tr¹i thi tËp, Nam hµnh tËp, T©n truyÖn ký.

T¬ng truyÒn khi NguyÔn Du viÕt xong TruyÖn KiÒu, ®a b¶n th¶o cho Ph¹m Quý ThÝch duyÖt. Ph¹m Quý ThÝch hÕt søc khen ngîi, gãp ý víi NguyÔn Du mÊy ®iÒu vµ ®Ò nghÞ ®æi tªn s¸ch thµnh "Kim V©n KiÒu t©n truyÖn". S¸ch ®îc ®Æt tªn lµ "§o¹n trêng t©n thanh". Ph¹m Quý ThÝch cho kh¾c in TruyÖn KiÒu ë phè hµng Gai, kÌm bµi th¬ ®Ò tõ cña «ng. §©y lµ b¶n TruyÖn KiÒu ®Çu tiªn, tiÕc r»ng b¶n in Ên, nay ®· thÊt truyÒn.

Bµi ®Ò tùa truyÖn "§o¹n trêng t©n thanh" b»ng ch÷ H¸n dÞch ra quèc ng÷ nh sau:

Giät níc TiÒn §êng ch¼ng röa oan,Phong hoa, bao tr¾ng nî hång nhan.Lßng t¬ cßn víng chµng Kim TrängGãt ngäc kh«n tiªu chèn thñy quan.Nøa giÊc ®o¹n trêng tan gèi ®iÖpMét d©y b¹c mÖnh ®øt cÇm loan.Cho hay nh÷ng kÎ tµi t×nh l¾m,Trêi b¾t lµm g¬ng ®Ó thÕ gian.Nh vËy, Ph¹m Quý ThÝch lµ ngêi më ®Çu phong trµo ®Ò

vÞnh vµ b×nh phÈm TruyÖn KiÒu cña NguyÔn Du ch¨ng?

336

Page 337: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

21- Tó tµi Ph¹m §×nh Hæ- người næi tiÕng v¨n th¬:Ph¹m §×nh Hæ, tù Tïng niªn hoÆc KiÒu niªn cßn gäi lµ Chiªu

Hæ, sinh n¨m 1768, trong mét gia ®×nh nho häc, quª lµng §an Loan x· Nh©n QuyÒn. Lóc bÐ sèng ë Th¨ng Long, phêng Hµ KhÈu, tõng chøng kiÕn biÕt bao biÕn cè chÝnh trÞ x¶y ra ë ®Êt kinh thµnh nh: Lo¹n kiªu binh kho¶ng n¨m 1782, NguyÔn HuÖ ra B¾c diÖt hä TrÞnh (1786), qu©n Thanh vµo Th¨ng Long (1788), NguyÔn HuÖ ®¹i ph¸ qu©n Thanh (1789), V¬ng triÒu T©y S¬n thiÕt lËp (1789) råi ®æ n¨m 1802, NguyÔn Gia Long lªn ng«i 1802.

Trong nh÷ng n¨m th¸ng ®Çy biÕn cè, Ph¹m §×nh Hæ ®i d¹y häc, ®i viÕt thuª, sèng nhê vµo b¸ vî lµm thî nhuém.

Díi triÒu Gia Long, mÊy lÇn ®i thi, Ph¹m §×nh Hæ chØ ®ç Tó tµi. Tuy kh«ng ®ç cao, song kiÕn thøc thùc häc, cïng v¨n tµi cña «ng còng næi tiÕng. N¨m 1821, Minh MÖnh ra B¾c thµnh cho gäi «ng ®Õn gÆp mÆt, bæ «ng lµm chøc Hµn l©m viÖn biªn tu, lóc nµy «ng ®· 54 tuæi. N¨m 1926, «ng ®îc th¨ng Hµn l©m viÖn thõa chØ vµ tÕ töu Quèc Tö Gi¸m. N¨m 1813 kiªm thÞ gi¶ng häc sÜ. Ýt n¨m sau, «ng xin tõ quan ®Ó dìng bÖnh, «ng mÊt t¹i quª nhµ, lµng §an Loan, thä 71 tuæi.

T¸c phÈm cña Ph¹m §×nh Hæ ®Ó l¹i, ngoµi "Vò trung tïy bót" cßn "Ch©u phong t¹p kh¶o", "QuÇn th tham kh¶o", "§«ng d· häc ng«n thi tËp", "NhËt dông thêng ®µm".

"Qu©n th tham kh¶o" vµ "Ch©u phong t¹p kh¶o" cung cÊp cho ngêi ®äc mét khèi t liÖu quý gi¸, ph¶n ¶nh râ nÐt ®êi sèng tinh thÇn vËt chÊt cña ngêi ViÖt Nam. Trong "Ch©u phong t¹p kh¶o" cã nh÷ng bµi ký vÒ c¶nh Hå T©y trêi níc, vÒ ®i ch¬i nói PhËt tÝch... Nh÷ng trang viÕt cho thÊy t¸c gi¶ cã t×nh yªu ®»m th¾m, c¶nh vËt thiªn nhiªn cña ®Êt níc. Nh÷ng trang viÕt Êy cßn hµm chøa chÊt th¬ cã søc gîi c¶m s©u s¾c. "§«ng d· ng«n thi tËp" cã h¬n tr¨m bµi th¬. NguyÔn ¸n nhËn xÐt: Th¬ Ph¹m §×nh Hæ bµy tá t×nh c¶m kh«ng ph« tr¬ng, thµnh thËt mµ kh«ng lé liÔu.

Trong tËp th¬ cña n÷ sÜ Hå Xu©n H¬ng, cã nh÷ng c©u ®èi, bµi th¬ ®èi ®¸p gi÷a Xu©n H¬ng vµ Chiªu Hæ, lùa ý chän tõ rÊt

337

Page 338: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

khÐo. Hå Xu©n H¬ng ra vÕ ®èi: "MÆc ¸o gi¸p, gi¶i cµi ch÷ ®inh, mËu, kû, canh, khoe m×nh r»ng quý". Chiªu Hæ ®èi l¹i: "Lµm ®Ü cµn, tai ®em h¹t kh¶m, t«n, ly, ®oµi khÐo nãi r»ng kh«n". LÊy ch÷ cña 10 quÎ, ®èi víi ch÷ cña 10 can thËt lµ tµi t×nh.

Hå Xu©n H¬ng cã mÑ èm, Chiªu Hæ ®Õn th¨m, høa gióp 5 tiÒn, mÊy h«m sau, chØ ®a ®Õn 3 tiÒn. Hå Xu©n H¬ng lµm th¬ tr¸ch:

Sao nãi r»ng n¨m, chØ cã ba.Tr¸ch ngêi qu©n tö hÑn sai ngoa.Bao giê thong th¶ lªn ch¬i nguyÖt,Nhí h¸i cho xin n¾m l¸ ®a.(ý th¬ chª Chiªu Hæ nãi dèi nh cuéi).Chiªu Hæ lµm bµi ®¸p l¹i:R»ng Gi¸n th× n¨m, quý cã ba,Tr¸ch ngêi phô n÷ tÝnh kh«ng ra.õ råi, thong th¶ lªn ch¬i nguyÖtCho c¶ cµnh ®a lÉn cñ ®a.ý th¬ chª Xu©n H¬ng kh«ng biÕt tÝnh, kh«ng hiÓu quan

gi¸n, quan quý. TrÇn Kim Anh ®· dÞch vµ xuÊt b¶n "Ph¹m §×nh Hæ tuyÓn tËp thi v¨n".

Tõ c¸ch m¹ng Th¸ng 8 n¨m 1945, ®Õn cuèi n¨m 2000, nhiÒu nam n÷ c«ng d©n u tó cña huyÖn B×nh Giang, bÒn gan häc tËp, v÷ng chÝ rÌn tµi, luyÖn ®øc, hoµn thµnh tèt mäi c«ng t¸c mµ §¶ng vµ Nhµ níc giao cho, ®îc §¶ng bÇu vµo Ban chÊp hµnh Trung ¬ng §¶ng, Ban ChÊp hµnh TØnh ñy, HuyÖn ñy, §¶ng ñy x·, ®îc nh©n d©n, qua phæ th«ng ®Çu phiÕu bÇu vµo Quèc héi, Héi ®ång nh©n d©n tØnh, huyÖn, x·; §îc Nhµ níc bæ nhiÖm nh÷ng träng tr¸ch nh Bé trëng, Thø trëng, Vô trëng, §¹i sø ®Æc nhiÖm toµn quyÒn, cã ngêi ®îc tÆng danh hiÖu Anh hïng lao ®éng. ë cÊp tØnh lµ BÝ th, Chñ tÞch tØnh, Trëng ty, Gi¸m ®èc, Chñ tÞch ban, ngµnh cña tØnh; ë cÊp huyÖn lµ BÝ th, Chñ tÞch huyÖn; ë cÊp x· lµ BÝ th, Chñ tÞch x·; VÒ qu©n sù, nhiÒu ngêi ®îc phong hµm tíng, t¸...

338

Page 339: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

C¸c c«ng d©n u tó Êy lµm trßn nhiÖm vô, ®em l¹i vinh quang cho b¶n th©n m×nh, gia ®×nh, cho lµng x· m×nh, t« ®Ñp truyÒn thèng anh hïng cña ®Êt vµ ngêi huyÖn B×nh Giang, gãp phÇn vµo sù nghiÖp x©y dùng b¶o vÖ Tæ quèc ViÖt Nam vÜ ®¹i.

Nhưng danh nhân bổ sung22- Điểm Bích- Cung nữ nổi tiếng tài sắc đầu TK XIIINguyÔn ThÞ §iÓm BÝch ngưêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, huyÖn

§ưêng An, nay thuéc x· Th¸i Häc, huyÖn B×nh Giang, sinh vµo cuèi TK XIII.

MÑ §iÓm BÝch lµ ngêi go¸ chång khi cßn trÎ. Bµ ®i chïa Quúnh L©m lÔ PhËt, v× nhµ xa, ®ªm ph¶i ngñ l¹i chèn thiÒn m«n. §ªm Êy, cã ngưêi ®µn «ng ®Õn gian dÝu, sau ®ã bµ cã thai, sinh con g¸i, d©n gian gäi lµ em bÐ Quúnh L©m. Em g¸i lín lªn ngµy cµng xinh đÑp, l¹i th«ng minh, han häc kh¸c thưêng, 9 tuæi ®· ®ưîc tuyÓn lµm cung n÷, vua khen lµ n÷ thÇn ®ång, Cöu lu, Tam gi¸o, kh«ng s¸ch nµo lµ kh«ng th«ng, ®Æc biÖt lµ cã tµi th¬ n«m. Ngưêi Êy lµ §iÓm BÝch.

Thêi TrÇn Anh T«ng(1293-1314), §iÓm BÝch lµ ngưêi ®ưîc chän ®i thö sù ch©n tu cña l·o s HuyÒn Quang, nµng ®· lõa ®îc thÇy chïa, lÊy ®îc vµng vÒ lµm chøng. TruyÖn ph¸t gi¸c, §iÓm BÝch bÞ trÞ téi, gi¸ng xuèng lµm ngêi quÐt chïa C¶nh Linh trong néi ®iÖn(xem tiÓu sö HuyÒn Quang). Gia ph¶ hä Nguyªn §iÓm BÝch vÉn ghi bµ lµ mét cung tÇn triÒu TrÇn, cã lÏ sau vô ¸n HuyÒn Quang, bµ ®îc phôc håi.

Sinh thêi, Ph¹m §×nh Hæ(1768-1839), tõng ®Õn th¨m mé §iÓm BÝch, Hoµng gi¸p Nh÷ C«ng Ch©n cßn cã th¬: Giai nh©n l¹c ®Þa uû kim ®iÒu(Giai nh©n ®µy ®o¹ rông b«ng vµng), trong ®ã cã c©u:

T»ng hưíng tiªu phßng hoa yÓu ®iÖu,Khưíc lai s¬n tù b¹n kh«ng thiÒn.NghÜa lµ:Phßng tiªu thuë trưíc tõng khoe ®Ñp,Chïa nói sau nµy tùa c¶nh kh«ng.

339

Page 340: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

C«ng Ch©n ®Þnh kh¾c bµi th¬ lªn bia ®Æt trưíc mé, sau l¹i th«i.

Vµo ®êi C¶nh Hưng, cã kÎ gian ®µo mé §iÓm BÝch, thÊy quan tµi vÉn cßn s¬n son y nguyªn, nưíc trong mé trong veo, hư¬ng th¬m ngµo ng¹t, chóng ®¹y l¹i ngay.

-------------------------------------------- Theo Tam tæ thùc lôc vµ t liÖu khai th¸c t¹i dÞa phư¬ng

23- Lý Tử Cấu- danh sĩ TK XIV-XVLý Tö CÊu, hiÖu lµ H¹ Trai, ngưêi huyÖn §ưêng An, nay lµ

huyÖn B×nh Giang, hiÖn cha x¸c ®Þnh ®ưîc thuéc x· nµo, sinh kho¶ng cuèi TK XIV, thi ®Ëu Th¸i häc sinh cïng víi Bïi B¸ Kú, n¨m Canh Th×n(1400?). Hå Quý Ly lªn ng«i, bæ nhiÖm lµm H÷u dô ®øc lÔ, dËy Th¸i tö, «ng tõ chèi. Khi giÆc Minh x©m lîc, muån bæ nhiÖm «ng lµm quan, nhng «ng kh«ng theo, sèng Èn dËt, lÊy ng©m vÞnh lµm vui, thưêng cïng víi Tr×nh Sư M¹nh, ng-êi huyÖn Tõ Liªm(Hµ N«i) thï t¹c tiªu dao. §Õn triÒu Lª s¬, NguyÔn Méng Tu©n tiÕn cö, nhng «ng còng tõ chèi, tù cho m×nh lµ d©n nhµ TrÇn nªn kh«ng céng t¸c víi c¸c triÒu ®¹i kh¸c.

¤ng lµ ngêi tiÕt th¸o cao siªu, ®øc ®é thanh khiÕt, lµ bËc cao sÜ Èn dËt thêi Lª s¬. Trong bµi th¬: Göi tiªn sinh Vò Méng Tu©n, cã c©u:

"N¨m nay ë nhµ tranh bªn bê s«ng míi,Cã ¸nh tr¨ng gi÷a dßng s«ng chiÕu s¸ng ngßi bót.Rưîu nhµ l¸ng giÒng ®· läc trong vµ ngon, Phong c¶nh tiªu ®iÒu nªn kh«ng cã høng th¬..."Bµi th¬ thÓ hiÖn thó nhµn t¶n, Èn dËt. T¸c phÈm cña «ng

®Õn nay chØ cßn: H¹ Trai thi tËp vµ 7 bµi th¬ chÐp trong Toµn ViÖt thi lôc.

--------------------------------Theo §¹i Nam nhÊt thèng chÝ, T×m hiÓu t¸c gia H¸n N«m H¶i Hưng,

TiÕn sÜ nho häc H¶i Dư¬ng.

24- Lê Nại- Trạng chữLª N¹i lµ con Lª §¹c vµ bµ Vò ThÞ Vµng, ch¸u tø ®¹i cña Lª

C¶nh Tu©n, sinh n¨m Hång §øc thø 10(1479), th«ng minh, ch¨m

340

Page 341: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

häc nhng ¨n rÊt khoÎ. ¤ng lÊy con g¸i Thưîng thư Vò Quúnh, ë rÓ nhµ bè vî. Nh÷ng ngµy ®Çu mÑ vî cho Lª N¹i ¨n nh mäi ngưêi trong gia ®×nh, tèi ®Õn, «ng chØ häc qua loa råi ®i ngñ. Vò Quúnh lÊy lµm l¹, hái Lª §¹c, Lª §¹c nãi râ nÕt ¨n cña con m×nh. Tõ ®Êy, Vò Quúnh ®Ó con rÓ ë nhµ häc, thæi riªng cho «ng mçi b÷a nåi ba c¬m, «ng ¨n hÕt vµ häc ®Õn canh ba. ThÊy vËy, l¹i thæi cho «ng mçi b÷a nåi n¨m c¬m, «ng ¨n hÕt vµ häc suèt ®ªm. Søc ¨n nh vËy kh«ng ai s¸nh kÞp, d©n gian gäi lµ Tr¹ng ¨n. §ư¬ng thêi cã bµi th¬ trµo phóng nh sau:

¤ng ngêi Mé Tr¹ch, V× ¨n næi tiÕng.Mêi t¸m b¸t c¬m,Mêi hai b¸t canh,Chøa Êy lÊy nhiÒu,Lµm ra cµng réng. Thi cö ®· ®Õn,Næi tiÕng quÇn anh.Tuy thÕ, søc ¨n cña «ng còng kh«ng phÝ, ¨n ë ®©y lµ ¨n häc.

Khoa thi n¨m Êt Söu(1505), «ng cïng thi víi Lª T lµ em ruét. Cã giai tho¹i r»ng:

Hai anh em c¾m lÒu gÇn nhau. Khi ®ang c¾m lÒu, Lª T hái anh mét ch÷ trong Kinh thi, Lª N¹i nãi khÝch:” Trong c¶ níc Nam nµy, anh chØ thi víi em ch÷ Êy mµ em l¹i hái ?”. Lª Tư tù ¸i, bá trưêng thi, ®i th¼ng vÒ Mé Tr¹ch. Nöa ®ªm míi vÒ ®Õn nhµ, mäi ngêi ®· ®i ngñ, «ng kh«ng gäi cöa, tr¶i chiÕu n¨m ngñ ngoµi hÌ . Bµ Vµng ®ang ngñ giËt minh, v¨ng v¼ng nh cã ngêi nãi:” Sao bµ l¹i ®Ó «ng Hoµng gi¸p ngñ ngoµi hÌ?”. Bµ më cöa, bưíc ra vÊp ph¶i Lª T. Bµ thÊy lµm l¹, hái con sao ®ang ®i thi l¹i bá vÒ. Lª Tư thuËt l¹i viÖc bùc m×nh víi anh mµ bá trưêng thi. Bµ mÑ b×nh tÜnh nãi:” Häc cã tµi th× trêi kh«ng phô, th«i ®Ó anh con ®ç khoa nµy, khoa sau cè häc, lo g× ch¶ ®ç. Con vµo ¨n c¬m råi ®i ngñ ®·”. Lª Tư ®ưîc mÑ ®éng viªn, ¨n c¬m xong, th¾p ®Ìn häc liÒn. Khoa Êy Lª N¹i ®ç Tr¹ng nguyªn, như vËy «ng kh«ng chØ lµ tr¹ng ¨n mµ cßn lµ Tr¹ng ch÷. Cßn Lª Tư, 6 n¨m sau, ®Õn khoa T©n Mïi (1511), míi ®ç Hoµng gi¸p, sau trë thµnh nhµ sö

341

Page 342: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

häc, viÕt cuèn ViÖt sö th«ng gi¸m. Ngêi lµng khen bµ Vµng khÐo khuyÕn khÝch con häc tËp thµnh tµi.

25- Nguyễn Thế Nghi- Người có nhiều giai thoại thời Lê-Mạc

NguyÔn ThÕ Nghi ngêi th«n H¹, lµng Mé Tr¹ch, nay thuéc x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang, sinh kho¶ng ®Çu TK XVI; th«ng minh, mÉn tiÖp, nhiÒu mu mÑo, giao tiÕp réng r·i, 15 tuæi ®· ®ç Cö nh©n. Anh lµm quan, tưíc Lý quèc c«ng vµ chó lµ NguyÔn ThÕ Tø, phß m· cña vua Lª. Khi ThÕ Nghi vµo yÕt kiÕn quan trµng, mäi ngêi ®Òu mÆc ¸o thông mÇu xanh, ®éi mò « sa, duy cã ThÕ Nghi mÆc ¸o mÇu hång, mò m· vÜ, do nÓ anh vµ chó nªn quan trµng còng cho qua.

ThÕ Nghi lµ b¹n th©n cña M¹c §¨ng Dung, khi §¨ng Dung cíp ng«i nhµ Lª, lªn lµm vua, ThÕ Nghi lÈn tr¸nh vµo chïa Trµng Sinh trong Kinh thµnh, §¨ng Dung ph¶i dß la m·i míi t×m ®îc, muèn bæ nhiÖm quan chøc. ThÕ Nghi tõ chèi, §¨ng Dung Ðp m·i «ng míi nhËn, nhưng víi ®iÒu kiÖn ph¶i phong tưíc cho «ng lµ §¹i Hưng hÇu, th©m ý r»ng, §¹i Hưng lµ mét cöa lín ë Kinh thµnh, ai vµo Kinh còng ph¶i ®i dưíi cöa Êy, còng cã nghÜa lµ mäi ngưêi ®Òu cói luån díi quyÒn «ng ta. §¨ng Dung nÓ b¹n nªn chÊp nhËn. BÊy giê «ng ®¾c chÝ, thưêng ng©m mét c©u:

Anh hïng ai nÊy hung h¨ng,Khi vµo ®Õn cöa §¹i Hưng còng luån.ThÕ Nghi ®ç ®¹t kh«ng cao nhưng cã tµi lµm th¬ b»ng quèc

©m, t¸c phÈm cã:- Nh¹c xư¬ng ph©n kÝnh, nãi vÒ hai ®êi vua nhµ Tuú

(Trung Quèc).- HuyÒn Quang tèng cung n÷, nãi vÒ truyÖn HuyÒn Quang,

§iÓm BÝch.§Õn thêi Lª Trung hng, niªn hiÖu Dư¬ng §øc(1672-1673), sø

thÇn Trung Quèc sang, nghe nãi §¹i Hưng chØ lµ tưíc hiÖu cña mét viªn quan nhá nªn kh«ng chÞu ®i qua, yªu cÇu ph¶i b¾c thang ®Ó hä ®i qua trªn cæng, ngÇm ý kh«ng chÞu cói luån ai. BÊy giê Thưîng th Vò Duy §o¸n, ngêi lµng Mé Tr¹ch ®ưîc cö ®ãn sø

342

Page 343: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thÇn, nhËn lêi thùc hiÖn, nhưng «ng bµy mu th¶ voi ra phÝa ngoµi cöa §¹i Hưng, sø B¾c tr«ng thÊy ho¶ng hèt, ch¹y véi vµo trong thµnh. Khi b×nh tÜnh l¹i, sø míi biÕt ®· m¾c lõa, nhưng thÊp mưu, ®µnh chÞu.

25- Lê Quang Bí- người được ví nhưTô Vũ thời Hung Nô

Lª Quang BÝ cßn gäi lµ Lª Quang B«n (v× ch÷ H¸n BÝ còng ®äc lµ B«n), nªn cã s¸ch chÐp lµ Lª Quang B«n. ¤ng lµ mét trong nh÷ng v¨n thÇn nhµ M¹c. Tù lµ TrÇn Phu, hiÖu Tèn Trai, dßng dâi Lª C¶nh Tu©n, con tr¹ng nguyªn Lª N¹i, ch¸u Lª §Ünh, ch¸u ngo¹i Vò Quúnh, quª lµng Mé Tr¹ch, huyÖn §ưêng An (nay lµ x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang).

Theo gia ph¶ hä Lª ë lµng Mé Tr¹ch, Lª Quang BÝ sinh giê Gi¸p Tý, ngµy Gi¸p Tý, th¸ng §inh M·o, n¨m Gi¸p Tý (1504). Lóc nhá «ng ®· th«ng minh ham häc, n¨m 16 tuæi thi h¬ng ®ç tø trêng. N¨m 23 tuæi «ng thi ®Ëu NhÞ gi¸p TiÕn sÜ, khoa BÝnh TuÊt (1526) niªn hiÖu Thèng nguyªn ®êi vua Lª Cung Hoµng. ¤ng ®îc bæ dông chøc HiÕn s¸t sø ®¹o S¬n T©y.

N¨m Nh©m Ngä, Thèng Nguyªn thø 6(1527), M¹c §¨ng Dung ®¶o chÝnh nhµ Lª lªn ng«i, Lª Quang BÝ ®ưîc vua M¹c cö lµm T¸n lý t¶ thÞ lang Bé Hé, phong tíc lµ §oan ThËn tö.

N¨m MËu Th©n(1548), theo lÖnh M¹c Phóc Nguyªn, «ng ®i sø nhµ Minh, cÇu phong vư¬ng cho vua M¹c, Vua Minh kiÕm chuyÖn cho lµ viÖc gi¶ dèi, gi÷ «ng l¹i ®Ó xem xÐt. Khi ë Trung Quèc, «ng gi÷ v÷ng khÝ tiÕt, kh«ng ®Ó ®èi ph¬ng xøc ph¹m ®Õn danh dù tæ quèc vµ vua ViÖt. T¹i Trung Quèc, «ng më tr-ưêng dËy häc, häc trß cã ngêi tªn lµ §Æng Hång ChÊn, ®ç tiÕn sÜ. ®Õn n¨m BÝnh Ngä(1566), tøc 18 n¨m sau, vua M¹c MËu Hîp cö ngưêi sang nép ®å cèng, «ng míi ®ưîc vÒ níc. Khi ®i tãc cßn xanh , khi vÒ tãc ®· b¹c, vua M¹c vÝ «ng nh T« Vò thêi Hung N«, v× thÕ mµ phong «ng lµm T« quËn c«ng.

------------------------------------------Theo V¨n bia Mé Tr¹ch, Danh nh©n H¶i Hng vµ nh÷ng t liÖu liªn quan

26- Phạm Thị Viên- Tiết phụ thời Lê sơ

343

Page 344: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ph¹m ThÞ Viªn (cßn gäi lµ No·n) Ngưêi lµng TriÒn §æ, huyÖn §êng An, nay lµ lµng Lý §á, x· T©n ViÖt, huyÖn B×nh Giang, næi tiÕng lµ ngêi ®oan trang, nhan s¾c, th«ng minh, kÕt duyªn cïng gi¸m sinh hä Lª, ngêi lµng Phï ñng huyÖn §ưêng Hµo, nay lµ lµng Phï ñng, huyÖn ¢n Thi, tØnh Hng Yªn.

GÆp lóc giÆc Minh sang x©m chiÕm (1408-1428), chång l¹i chÕt sím, mét m×nh ë l¹i nu«i bèn ngưêi con võa trai võa g¸i, gi÷a buæi lo¹n ly gÆp tr¨m cay ngµn ®¾ng, bµ d¹ s¾t, gan vµng, quyÕt gi÷ lÊy tÊm th©n trong s¹ch. §Ó che m¾t giÆc, bµ ®· huû ho¹i nhan s¾c, lam lò kiÕm ¨n,thê chång nu«i con ¨n häc nªn ai còng kÝnh nÓ.

§êi Lª Nh©n T«n (1443-1454) nhµ vua xuèng chiÕu t×m ngưêi hiÕu nghÜa, d©n lµng cø thùc tr×nh lªn, vua bao khen ban cho biÓn kh¾c ch÷ treo tríc cöa ®Ò 3 ch÷ lín "TiÕt phô m«n" vµ cÊp lư¬ng cho ngưêi con phông dưìng. Bµ thä 81 tuæi, khi mÊt, d©n lµng lËp ®Òn thê, gäi lµ "TiÕt phô l©u". Con ch¸u bµ sau nµy nhiÒu ngêi hiÓn ®¹t vµ lµ mét hä to trong lµng.

TiÕn sÜ Th©n Nh©n Trung (1419-1499) lµ Tao ®µn phã nguyªn suý ®êi Lª Th¸nh T«ng, so¹n bµi v¨n bia ghi c«ng ®øc cña bµ, dùng ë ®Òn, lîc dÞch nh sau:

" §¹o cư¬ng thưêng trong trêi ®Êt mu«n thuë ch¼ng ®æi thay.

Lín như trêi ®Êt, huyÒn diÖu th«ng c¶m víi c¶ quû thÇn.§êi cã lóc thÞnh lóc suy, vËt h×nh khi míi khi cò cßn ®æi

kh¸cNay c¸i trinh liÖt cña bµ ®· râ rµng c¶ trªn díi, ®· c¶m c¸ch

xa gÇn, ngh×n ®êi vÒ tríc, mu«n thuë vÒ sau.C¸i lÇu míi dùng ®©y, sÏ tån t¹i m·i m·i, chø ®©u ph¶i chØ

cã b©y giê.Mong cho nh÷ng kÎ lµm t«i níc, lµm vî lµm chång, lµm cha

lµm mÑ ®êi sau, tr«ng ®ã lµm g¬ng mµ ë trän ®¹o lu©n thêng cho tíi câi, rÊt mùc c«ng b»ng, trung chÝnh ®ã, h¸ chØ cã mét nhµ hä Ph¹m nµy mµ th«i.

VËy kÎ qua lÇu, tr«ng lÇu ph¶i biÕt"

344

Page 345: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Do biÕn ®éng cña x· héi nh÷ng n¨m tõ 1946-1954, TiÕt phô l©u ®· bÞ huû ho¹i vµ tÊm bia thÊt l¹c.

TrÇn §¹m Trai trong H¶i D¬ng Phong vËt chÝ cã 4 c©u nªu g¬ng bµ nh sau:

Nµng Phï ñng, thª lßng bÊt nhÞTr¶i mÊy nao mét chÝ ninh ninhTiÕt trinh ®¹t ®Õn phong ®×nhS¾c vµng, bia ®¸ ph¬ng danh mu«n ®êi.

27- Nguyễn Kim An- lính thị vệ đỗ Bảng nhãnNguyÔn Kim An cßn gäi lµ Toµn An ngưêi lµng Thêi cö,

nµy lµ lµng TuyÓn Cö, x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang. Dưíi ®êi Lª Th¸nh T«ng, Kim An ®ưîc tuyÓn lµm lÝnh thÞ vÖ canh ®iÖn vua, kh«ng cã ®iÒu kiÖn häc tËp.

Nh©n ®ªm Trung thu, Lª Th¸nh t«ng më tiÖc mêi c¸c quan uèng rîu, ng¾m tr¨ng, lµm th¬ xưíng häa. §ªm Êy trêi nhiÒu m©y che khuÊt ¸nh tr¨ng, vua bÌn ra ®Ò th¬ lµ "Trung thu v« nguyÖt"(Trung thu mµ kh«ng cã mÆt tr¨ng)

C¸c quan cßn ®ang loay hoay nghÜ cha ra, NguyÔn Kim An ®øng hÇu ®· lµm xong, lÔ phÐp xin vua cïng c¸c quan cho ®ưîc d©ng th¬. Mäi ngưêi ngì ngµng, cha tin, cho r»ng lÝnh sao còng lµm ®ưîc th¬.

Th¬ ®ưîc d©ng lªn, vua vµ c¸c quan b×nh thÊy hai c©u kÕt rÊt hay:

M¹c b¶ kim phiªn nhµn väng nguyÖt,Lai phu väng nguyÖt, nguyÖt di cao.Nhµ Vua cho Kim An miÔn lÝnh vÒ nhµ häc thªm. Khoa

Nh©m Th×n, niªn hiÖu Hång §øc thø 3 (1472), «ng ®Ëu b¶ng nh·n, n¨m Êy míi 22 tuæi, sau lµm quan ®Õn chøc Hµn l©m thÞ thư.

GÆp lóc nhµ cã ®¹i tang, lÖ cæ lóc cã tang cha mÑ mµ sinh con cho lµ bÊt hiÕu; trong lóc cư tang ch¼ng may «ng èm nÆng råi chÕt, kh«ng cã con trai.

Lª Th¸nh T«ng ®ưîc tin trªn, c¶m mÕn NguyÔn Kim An gÆp rñi ro ®¸ng thư¬ng, bÌn ra chiÕu chØ, b·i bá ®iÒu luËt Êy ®i.

345

Page 346: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

28- Vũ Dự- Công thần tiết nghĩa triều Lê sơ. Vò Dù lµ con Vò Vinh Phu, ch¸u Vò H÷u, ngưêi lµng Mé

Tr¹ch huyÖn §ưêng An, nay thuéc x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang. Lóc nhá, «ng ®ưîc hưëng tËp Êm cña cha, «ng, khi trưëng thµnh ®ưîc tin cËy giao chøc §iÒu Binh, tÝnh hµo m¹i, mưu lưîc.

N¨m Diªn Ninh 15(1459), Lª Nghi D©n mu cïng Lª §øc Linh, Ph¹m §ån Ph¹m Bµn vµ TrÇn N¨ng cïng ba tr¨m binh lÝnh ®ang ®ªm leo thang vµo thµnh giÕt Lª Nh©n T«ng vµ Hoµng Th¸i HËu råi tù lªn ng«i vua Nghi D©n lªn ng«i s¸t h¹i nh÷ng ®¹i thÇn kh«ng tu©n theo... Ngµy 6 th¸ng 6 n¨m Canh Th×n (1460) Th¸i b¶o Lª XÝ vµ Lª LiÖt, NhËp néi hµnh khiÓn b×nh chư¬ng qu©n quèc träng sù Lª L¨ng cïng mét sè vâ quan như Vò Dù ...truÊt ng«i Lª Nghi D©n, b¾t ph¶i tù th¾t cæ chÕt vµ rưíc Lª Th¸nh T«ng lªn ng«i. Vò Dù ®ưîc lÜnh chøc Tæng chi dinh T©y vÖ. Sau phong ®Õn §« ®èc phong tÆng Minh nghÜa c«ng thÇn.

29- Vũ Phương Đề- Người viết Công dư tiệp ký-TK XVII Vò Phưîng §Ò tù ThuÇn Phñ, ngưêi lµng Mé Tr¹ch huyÖn

§ưêng An (nay lµ lµng Mé Tr¹ch x· T©n Hång huyÖn B×nh Giang), sinh n¨m 1698 (cã s¸ch ghi «ng sinh n¨m 1697). ¤ng ®ç TiÕn sÜ n¨m 39 tuæi, niªn hiÖu VÜnh Hùu 2 (1736) ®êi Lª ý T«ng, lµm quan ®Õn chøc §«ng c¸c häc sÜ.

T¸c phÈm duy nhÊt cña «ng cßn ®ưîc lu truyÒn lµ C«ng dư tiÖp ký, ghi chÐp nh÷ng truyÖn m¾t thÊy trong nưíc, gåm 43 truyÖn, chia lµm 12 lo¹i như: ThÕ gia, danh thÇn, danh nho, tiÕt nghÜa, chÝ khÝ, ¸c b¸o, ca n÷, thÇn linh, d¬ng tr¹ch (må m¶, ®Êt c¸t, nhµ ë) danh th¾ng, thó lo¹i... PhÇn lín lµ truyÒn thuyÕt vµ giai tho¹i. KÓ c¶ nh÷ng nh©n vËt lÞch sö còng cã, ghi thªm nhiÒu sù kiÖn do truyÒn miÖng mµ kh«ng cã trong c¸c s¸ch chÝnh sö. C«ng d tiÖp ký ®îc truyÒn tông réng r·i tõ thÕ kû XVIII vÒ sau. S¸ch gåm 13 môc: ThÕ gia, danh thÇn, danh nho, tiÕt nghÜa, chÝ khÝ, ¸n b¸o, tiÕt phô, ca n÷, thÇn qu¸n, ©m phÇn, d¬ng tr¹ch, danh th¾ng, thó lo¹i. Do tÝnh chÊt truyÒn thuyÕt vµ giai tho¹i cña nã, tuy cha ®îc kh¾c in nhng ®îc nhiÒu ngêi a thÝch, thËm

346

Page 347: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

chÝ cßn dùa vµo ®ã ®Ó biªn so¹n thµnh c¸c s¸ch kh¸c, ch¼ng h¹n như §¨ng Khoa lôc su gi¶ng, §¨ng Khoa bÞ kh¶o, Nam thiªn chÊn dÞ tËp, BÞ v¨n t¹p lôc... B¶n C«ng d tiÖp ký ®îc sao chÐp kü vµ ®Çy ®ñ, lµ b¶n cã bµi tùa cña t¸c gi¶ ®Ò n¨m C¶nh Hng 16 (1755) vµ cã phô chÐp phÇn hËu biªn, hay tôc biªn, gåm 67 tê cña TrÇn Quý Nha, ngêi §iÒn Tr×, huyÖn ChÝ Linh (nay lµ Nam S¸ch).

Tuy lµ truyÒn thuyÕt vµ giai tho¹i, nhng C«ng dư tiÖp ký ®· ®Ó l¹i cho chóng ta nh÷ng tµi liÖu quý vÒ con ngưêi, sù viÖc cña thêi ®¹i t¸c gi¶ sèng.

-------------------Theo C«ng d tiÖp ký, Lµng liÕn sÜ, Danh nh©n H¶i Hng vµ nh÷ng tµi

liÖu liªn quan.30- Nhữ Tiến Dụng- Tư nghiệp Quốc tử giám Nh÷ TiÕn Dông, sinh n¨m 1623, t¹i lµng L«i Dư¬ng huyÖn §-

êng An, nay thuéc x· Th¸i Häc, huyÖn B×nh giang. Thuë nhá häc Viªn C«ng vµ Viªn LÔ. Lín lªn häc Th¸i Sư c«ng ë Mé Tr¹ch, sau lªn Th¨ng Long, ngô ë phưêng Hµng M©y, Trµng An. ¤ng ë lµng L«i D¬ng, v× ghÐt bän h¬ng chÝnh ë lµng, nªn khi ®i thi, khai sinh ë quª ngo¹i Ho¹ch Tr¹ch. N¨m 19 tuæi, thi H¬ng, tróng tø trưêng, ®ç Hư¬ng cèng; 22 tuæi, hái vî ë lµng §×nh Tæ, n«m gäi lµ lµng Tã, lµ con g¸i Vò c«ng, tri phñ §oan Hïng. Tõ khi thµnh gia thÊt, phu nh©n lo viÖc néi trî, v× thÕ viÖc häc tËp cña «ng thuËn lîi. Hai lÇn thi Héi chØ tróng tam trưêng, nhng vÉn ®ưîc triÒu ®×nh träng dông, phong chøc TuÇn phñ NghÜa Bang, råi Tư nghiÖp quèc tö gi¸m. §Õn n¨m Gi¸p Th×n, C¶nh TrÞ thø 2 (1664), khi ®ã ®· 42 tuæi, «ng míi thi ®Ëu ®Ö tam gi¸p tiÕn sÜ xuÊt th©n. Lµm quan ®Õn chøc Kinh B¾c ®¹o, Gi¸m s¸t ngù sö, LÔ khoa ®« cÊp sù trung, phong tÆng Ho»ng tÝn ®¹i phu, Th¸i thưîng tù khanh, gia tÆng Gi¸ hµnh ®¹i phu, C«ng bé t¶ thÞ lang, ®Æc tiÕn Kim tö vinh léc ®¹i phu, Ngù sö ®µi , Liªn Khª b¸, C«ng bé thîng th, tíc Liªn khª hÇu, tù Lét TÈu, hiÖu Giíi Hiªn, huý Léng, tªn tôc lµ Duy Thu, tªn ®i thi lµ TiÕn Dông. ¤ng cã tiÕng lµ ngêi gi÷ trong s¹ch, ®ư¬ng thêi t«n lµ bËc Ho¹t tiªn tøc lµ «ng tiªn sèng. N¨m MËu TuÊt(1658), s¸ng t¹o Tõ vò, thê tiªn hiÒn. N¨m 47 tuæi, phông mÖnh th¸p tïng Vư¬ng ®i ®¸nh ¤

347

Page 348: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ch©u, hái téi tr¹ng tµn qu©n nhµ M¹c, gi÷ viÖc xem thiªn v¨n, ®îc th¨ng chøc Hµn l©m viÖn hiÖu th¶o. N¨m Quý Söu, 51 tuæi, lµm kh¶o quan trêng thi Héi. N¨m MËu Ngä, ®ưîc thưëng 20 quan tiÒn xanh vµ 2 dËt b¹c. N¨m Nh©m TuÊt ®ưîc giao viÖc xem ®Êt x©y dùng Phñ m«n. N¨m Quý Hîi, 61 tuæi, th¨ng chøc Hé khoa cÊp sù trung. N¨m Gi¸p Tý, lµm gi¸m kh¶o trêng thi h¬ng S¬n Nam. N¨m Êt Söu, phông ngù ®Ò ®Çu bµi khoa thi Héi. N¨m 64 tuæi, chuyÓn sang LÔ khoa cÊp sù trung. N¨m §inh M·o, 65, tuæi, lµm Kh©m sai gi¸m thÞ trưêng thi S¬n Nam.

¤ng lµ ngêi ®Çu tiªn cña hä Nh÷ ®Þnh c ë Ho¹ch Tr¹ch, lËp dinh G¹o ë L«i D¬ng. N¨m Kû Tþ, 67 tuæi, «ng mÊt t¹i chÝnh tÈm, mé t¸ng t¹i x· L«i Dư¬ng.

----------------------------------1-Lª Anh TuÊn(1671-1734), ngưêi lµng Thanh Mai, huyÖn

Tiªn Phong, nay thuéc Ba V×, Hµ T©y, ®ç TiÕn sÜ n¨m ChÝnh Hoµ 15(1694), ngưêi næi tiÕng vÒ v¨n chư¬ng ®ư¬ng thêi.

31-Nhữ Đình Toản- danh thần văn võ Nh÷ §×nh To¶n, con thø 3 cña Nh÷ §×nh HiÒn, sinh n¨m

Quý Mïi, ChÝnh Hoµ 24(1703), t¹i lµng Ho¹ch Tr¹ch. N¨m 34 tuæi, ®ç ®ång tiÕn sÜ xuÊt th©n, khoa BÝnh Th×n, niªn hiÖu VÜnh Hùu thø 2(1736) , lµm quan ®Õn chøc Tham tông, Thîng th bé binh.

Trong Nh©n vËt chÝ, Phan Huy Chó viÕt:" Nh÷ §×nh To¶n, th«ng minh, ham häc,...n¨m T©n Mïi (1751) hiÖu ®Ýnh cuèn B¸ch quan chøc trưëng, tham kh¶o ch©m chưíc ®iÒu lÖ c¸c triÒu trưíc, ®em 9 ®iÒu dËy b¶o cho tríng phñ, khen lµ ®iÓm tèt. ¤ng cho v¨n ch¬ng thêi Êy rưêm rµ, vôn vÆt, dÇn dÇn mÊt c¶ thuÇn hËu. ¤ng xin chóa xuèng chØ dô kh«i phôc theo thÓ v¨n thêi Hång §øc, thi Hư¬ng, thi Héi ®Òu dïng lèi v¨n b×nh dÞ, bá lèi viÕt vôn vÆt tõ ®©y. Lèi v¨n thi cö thay ®æi hÕt, nh÷ng ngưêi cã häc thøc ai còng khen. ¤ng lµm quan h¬n 10 n¨m, cèt gi÷ thÓ thèng, a chuéng khoan hoµ, réng r·i , thêi bÊy giê khen lµ danh thÇn. Sau v× muèn xa l¸nh n¬i quyÒn thÕ míi ®æi sang chøc vâ, ®ưîc hµm HiÖu ®iÓm, coi viÖc vâ, th¨ng ®Õn chøc T¶ ®« ®èc, tưíc Trung ph¸i hÇu. Khi vÒ hưu ®ưîc ®Æc ©n cho vµo bËc Quèc l·o..."

348

Page 349: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

S¸ch Cư¬ng môc cßn cho biÕt:" Th¸ng 3 n¨m T©n DËu(1741), v× ®Êt H¶i Dư¬ng ®· ®ưîc b×nh ®Þnh nªn chia lµm 4 ®¹o: Thưîng Hång, H¹ Hång, An L·o, §«ng TriÒu, mçi ®¹o ®Æt mét chøc trÊn thñ ®Ó chiÓu theo ®Þa phËn, vç vÒ d©n chóng. Bæ dông Nh÷ §×nh To¶n, Vò Kh©m L©n, Ph¹m §×nh Träng, Vò Phư¬ng §Ò ®Òu gi÷ chøc HiÖp ®ång"

Nh÷ C«ng Ch©n , con trai thø t cña Nh÷ §×nh To¶n, sinh n¨m C¶nh Hng 12(1751), n¨m 22 tuæi, ®ç §Ö nhÞ gi¸p tiÕn sÜ xuÊt th©n, tøc Hoµng gi¸p. khoa Nh©m Th×n, niªn hiÖu C¶nh H-ng 33(1772).

Nh÷ Träng §µi, ch¸u néi Nh÷ TiÕn Dông, ®ç B¶ng nh·n khoa Quý Söu, n¨m Long ®øc thø hai(1733)Nh vËy, trong 4 ®êi , chi hä Nh÷ Ho¹ch Tr¹ch cã 5 ngêi ®ç tiÕn sÜ vµ ®Òu cã sù nghiÖp hiÓn ®¹t.

HiÖn nay ë th«n ThÞ( §×nh Tæ) x· Th¸i Häc cßn ng«i nhµ thê chi hä Nh÷ Ho¹ch Tr¹ch, gäi lµ Tõ HiÕu ®êng .

Gia ph¶ do tiÕn sÜ Nh÷ §Ønh To¶n so¹n vµo gi÷a TK XVIII, sao n¨m Duy T©n thø 3(1909). §©y lµ mét trong nh÷ng cuèn gia ph¶ viÕt chuÈn mùc vµ cã nhiÒu t liÖu lÞch sö gi¸ trÞ.

T¹i nhµ thê cßn c©u ®èi, nguyªn lµ c©u ®èi Ngù ®Ò thªu trªn l¸ cê vua ban cho quèc l·o Nh÷ §×nh To¶n khi vÒ chÝ sÜ:

V¨n tiÕn sÜ, vò quËn c«ng, triÒu trung hiÓn ho¹n,Quèc trung thÇn, gia hiÕu tö, thiªn h¹ hoµn danh (V¨n ®ç tiÕn sÜ, Vâ lµ quËn c«ng, trong triÒu

lµm quan hiÓn ®¹t, §èi víi níc lµ trung thÇn, ®èi víi nhµ lµ con hiÕu,

næi tiÕng thiªn h¹)¤ng cã mét sè t¸c phÈm:- B¸ch ty chøc trưëng.- Ho¹ch Tr¹ch Nh÷ téc ph¶.- Trung qu©n liªn vÞnh tËp.-----------------

349

Page 350: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Theo Gia ph¶ hä Nh÷ Ho¹ch Tr¹ch, §¨ng khoa lôc, Nh©n vËt chÝ cña Phan Huy Chó...

32-Vò §×nh Phóc- Học tài thi phậnKhoa thi héi n¨m Canh Th©n (1680) ®êi Lª Hy T«ng, Vò

§×nh Phóc cïng con lµ Vò §×nh ThiÒu ngưêi Mé Tr¹ch vµ trß lµ Ph¹m H÷u Dung ngưêi Ngäc Côc (nay thuéc x· Thóc Kh¸ng, B×nh Giang) cïng dù thi. Ba thµy trß dùng lÒu gÇn nhau. §Çu bµi v¨n cã c©u hái vÒ Hå Quý Ly.

¤ng ThiÒu, «ng Dung viÕt ch÷ Ly b»ng c¸ch ®ãng chuång trong cã ch÷ Ngưu( 牛 ) lµ tr©u nhưng thµy l¹i viÕt b»ng c¸ch ®ãng chuång trong cã ch÷ Lý (里). ThÇy thÊy con vµ trß kh«ng theo ý thµy «ng nhÆt hßn ®Êt nÐm sang tá ý bÊt b×nh. Hai «ng còng kh«ng nghe theo.

Qu¶ nhiªn khi treo b¶ng: Hai trß Vò §×nh ThiÒu vµ Ph¹m H÷u Dung ®ç cßn thµy Vò §×nh Phóc kh«ng ®ç. C¸c kho¸ sau «ng còng kh«ng ®ç, thÕ míi biÕt häc tµi thi phËn lµ vËy.

Con Vò §×nh ThiÒu (1658 - 1727) lµm quan tíi chøc C«ng bé cÊp sù trung, khi mÊt ®ưîc t¨ng §« cÊp sù trung.

Trß Ph¹m H÷u Dung(1652 - ?) lµm quan tíi chøc CÊp sù trung.

33-Vũ Duy Hài-Người có nhiều mưu lược.Vò Duy Hµi cßn cã tªn lµ Vò BËt Hµi ngưêi lµng Mé Tr¹ch,

huyÖn §ưêng An nay thuéc x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang, 31 tuæi ®Ëu tiÕn sÜ (1659) ®êi Lª ThÇn T«ng lµm quan tíi chøc L¹i bé T¶ thÞ lang, tưíc Tö, tõng ®i sø nhµ Thanh, khi mÊt tÆng Thư-îng thư bé LÔ, tưíc B¸.

Ngµy Êy, cã bän giÆc tÇu « vµo cưíp ph¸ ë vïng Hång §µm, xø An Qu¶ng, «ng phô t¸ T«n quËn c«ng ®em qu©n ra ®¸nh giÆc.

350

Page 351: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

¤ng dïng kÕ "n÷ tö" , tuyÓn chän gÇn 300 con g¸i ®Ñp ®Õn n¬i giÆc ®ãng trªu ghÑo, ®Õn ®ªm mçi ngưêi bÝ mËt lÊy kh¨n mÆt xÊp nưíc nhÐt vµo nßng sóng giÆc råi lÎn vÒ.

S¸ng sau qu©n ta næ sóng tiÕn c«ng, qu©n giÆc n¹p ®¹n næ sóng th× sóng xÞt v× t¾c nßng, ưít thuèc. Qu©n giÆc bá ch¹y, ta th¾ng to.

Sau Vò Duy Hµi cïng Vò C«ng §¹o, §µo C«ng ChÝnh ®ưîc tham gia ®oµn sø thÇn ®i Trung Quèc. Ba ngưêi cïng nhau xưíng ho¹ th¬ v¨n khi ®i c«ng c¸n.

34- Vũ Công Đạo-Thương thư thanh thận cần. Vò C«ng §¹o ngưêi lµng Mé Tr¹ch, huyÖn §êng An thuéc x·

T©n Hång, huyÖn B×nh Giang, con An phó hÇu, n¨m 31 tuæi, ®ç TiÕn sÜ ®êi Lª ThÇn T«ng lµm quan ®Õn chøc §« ngù sö, NhËp thÞ kinh diªn. §Çu n¨m ChÝnh Hoµ (1680) vua cö «ng cïng Vò Duy §o¸n tham gia ®oµn quan l¹i cña triÒu ®×nh §¹i ViÖt ra cöa ¶i nhËn nh÷ng tï binh lµ con ch¸u nhµ M¹c do Trung Quèc tr¶ vÒ. Chóa TrÞnh C¨n lËp s¾c chØ ®Ó tªn Ho¹n quan Th©n §øc Tµi trªn tªn «ng vµ Vò Duy §o¸n. Hai «ng cho lµ tr¸i lÏ vµ kh«ng tu©n theo. TrÞnh C¨n giËn b·i chøc cho vÒ quª.

Kh«ng bao l©u, riªng C«ng §¹o ®ưîc kh«i phôc lµm L¹i bé h÷u thÞ lang, sau th¨ng Hé bé thưîng thư; sau khi ®i sø nhµ Thanh (1673), th¨ng Thưîng thư bé C«ng, tưíc B¸.

TÝnh «ng cư¬ng trùc; khi cßn lµm ®èc ®ång S¬n Nam, nh©n lóc vî «ng vÒ quª v¾ng, cã ngưêi ®ưa mét kü n÷ ®Õn ®Ó xin vµo hÇu «ng. ¤ng cù tuyÖt vµ nghiªm kh¾c tõ chèi. ¤ng thư-êng nãi: "Ta tuy kh«ng b»ng ngưêi xa, nhưng ta kh«ng bao giê ph¹m lêi r¨n hiÕu s¾c".

36- Vũ Duy Đoán- Thượng thư tài năng, liêm chính.Vò Duy §o¸n ngưêi lµng Mé Tr¹ch, huyÖn §ưêng An, nay

thuéc x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang. Thuë nhá «ng häc dèt, c¶ ngµy mµ kh«ng thuéc mét dßng ch÷, n¨m 17 tuæi gia ®×nh khuyªn nªn th«i häc ®i lµm nghÒ kh¸c; mét h«m n»m méng thÊy thÇn mæ bông m×nh, n¹o bá chÊt ®ôc ®i, tõ ®ã ph¸ ngu ra th«ng, häc tÊn tíi vît bËc; ®i thi Hư¬ng ®ç Gi¶i nguyªn, thi Héi, trúng Héi nguyªn

351

Page 352: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

(1664). Khi TrÞnh T¹c cßn lµ thÕ tö, «ng ®ưîc träng dông lµm viÖc bªn m×nh, tham gia bµn ®Þnh tõ viÖc lín ®Õn viÖc nhá, coi nh quan néi tíng.

Khi chóa TrÞnh lªn ng«i chóa, «ng ®Ëu TiÕn sÜ, chóa th-ưëng cho ¸o gÊm ®ưîc, ưu ®·i vưît bËc, th¨ng Thưîng thư bé C«ng. TÝnh «ng kh¼ng kh¸i, cư¬ng trùc. Tõng lµm "Kim gi¸m lôc" d©ng chóa, khuyªn nªn chÝnh t©m ®Ó lµm tèt phong lôc, nªn träng nh©n tµi, kh«ng nghe giÌm pha, nÞnh hãt, quyÕt trõ gian tµ.

Chóa TrÞnh ham chäi gµ, bän quan thÞ chiÒu lßng tæ chøc chäi gµ bá c¶ c«ng viÖc. Mét h«m viªn quan thÞ mang gµ chäi vÒ gÆp «ng, «ng næi giËn b¶o bän chóng kh«ng nªn lµm, råi vÆn cæ giÕt gµ. Quan thÞ vÒ t©u chóa, chóa biÕt ý, sau b·i viÖc ®ã ®i.

Trong viÖc ®i c«ng c¸n Cao B»ng, tê chØ cña chóa ghi tªn viªn néi thÇn H¸n qu©n c«ng trªn tªn «ng, (bÊy giê ®ang lµm th-ưîng thư) «ng kh«ng nhËn chØ. Chóa kh«ng söa, «ng xin tr¶ Ên tÝn vÒ quª. Chóa giËn l¾m nãi: "Trưíc ®· giÕt gµ chäi quý cña ta, nay l¹i cøng cæ kh«ng nhËn chØ lÖnh" truyÒn cho b·i chøc Vò Duy §o¸n vµ Vò C«ng §¹o, råi sai lÝnh vÒ thu hÕt c¸c s¾c lÖnh ®· ban cho. Duy §o¸n tr¶ l¹i hÕt, duy cã c¸i biÓn ban hai ch÷ TiÕn sÜ «ng gi÷ l¹i. ¤ng cho lµ søc häc cña «ng mµ cã, kh«ng ph¶i ©n huÖ cña chóa.

Sau nµy Vò C«ng §¹o ®ưîc phôc chøc; cßn «ng th× chóa còng ng¹i dïng, «ng u du ë quª nhµ, kh«ng nghÜ g× ®Õn thêi côc n÷a. Con «ng lµ Kh©m chÕ ti B¾c trÊn Vò Duy Khu«ng ®ưîc vêi vÒ cho lµm ThiÕu sư, Båi tông

¤ng s¸ng t¸c nhiÒu nhiÒu th¬ v¨n, nay cßn:- Ph¹m L·i ch¬i Ngò hå- Mé Tr¹ch phong c¶nh, - Nh÷ng lêi di v¨n cña nhµ n«ng (N«ng gia kh¶o lÞch)- Di v¨n ký vµ mét sè thi v¨n kh¸c.¤ng thä 64 tuæi, lóc mÊt cßn chøc T¶ thÞ lang. Cha lµ TiÕn

sÜ Vò B¹t Tuþ, con lµ tiÕn sÜ Vò Duy Khu«ng, như vËy, nhµ «ng ba ®êi ®Òu ®ç ®¹i khoa.

1- Hai bà Thiện Nhân và Thiện Khánh:

352

Page 353: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hai bà Thiện Nhân, Thiện Khánh là người làng Tuyển Cử, xã Tân Hồng, con cụ Nhã Nương, sinh năm Nhâm Ngọ, (tức năm 22 dương lịch). Hai bà là tướng của Hai Bà Trưng, nay là Thành hoàng làng Huê Trì, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Năm 111 trước Công nguyên, vua nhà Hán nước Trung Hoa, sai bọn Lỗ - Bác - Đức, tiến quân đánh chiếm Phiên Ngung thủ đô nước Nam Việt, do Triệu Đà dựng lên. Quân Triệu thua, quân Hán bắt được Triệu Vương Kiến Đức và tướng Lữ Gia. Quân sĩ hai quận Cửu Châu và Giao Chỉ đều ra hàng. Từ đấy nước Nam Việt thuộc về nhà Hán nước Trung Hoa.

Nhà Hán chiếm được Nam Việt, chia nước làm 9 quan gọi chung là Giao Chỉ. Sai người Trung Quốc sang giữ việc cai trị. Có Tô Định sang làm thái thú Giao Châu, là tên quan tàn ác. Địch bắt dân lăn xuống bể mò ngọc trai, lên rừng săn tê giác để lấy sừng, săn voi lấy ngà, làm nhiều người chết chìm dưới đáy bể hoặc bị thú rừng dày, húc chết. Tiếng than oán ngút trời. Địch lại giết Thi Sách, một lạc hầu nhân hậu rất được lòng dân. Vợ Thi Sách, người huyện Chu Diên, con gái quan lạc tướng huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ, tên là Trưng Trắc tức giận, cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, hiệu triệu bốn phương cả nước nổi lên đánh đuổi Tụ Định. Nơi nơi hưởng ứng. Ở làng Tuyển Cử, huyện Bình Giang, có hai bà Thiện Nhân, Thiện Khánh con cụ Nhã Nương, vốn là trang nữ nhi hào kiệt, hô hào nhân dân trong vùng nổi lên theo lệnh của Hai Bà Trưng. Nhân dân cả huyện nô nức nghe theo. Thanh niên nam nữ đua nhau nhập ngũ, luyện tập võ nghệ. Dân các làng Me, các làng Ngọc Cục, Nhuận Trạch... đua nhau quyên góp lương thực vũ khí để nuôi và trang bị cho quân khởi nghĩa. Kỷ luật quân rất nghiêm, không tơ hào đến cái kim sợi chỉ của nhân dân. Nhân dân yêu mến quân khởi nghĩa.

Dẫn quân đến gặp Hai Bà Trưng, hai bà được bà Trưng phong cho làm tướng. Khí thế quân bừng bừng, chẳng bao lâu, thu hồi được 65 thành đất Lĩnh Nam. Năm 40 bà Trưng lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương, đặt tên nước là Hùng Lạc, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Vương giao cho hai bà Thiện Nhân, Thiện Khánh làm tướng, đóng quân ở Kinh Môn, phòng chống mặt giáp bể.

353

Page 354: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 42, nhà Hán phong cho Mã Viện làm Phục ba tướng quân, Lưu Long làm phó, đốc xuất bọn lâu thuyền tướng quân Đoàn Chi sang đánh Trưng Vương, chiếm lấy nước Hùng Lạc. Quân Mã Viện đến Lãng Bạc, cùng quân hai bà giao chiến. Hai bà lui quân về giữ đất Cẩm Khê. Năm 43, Mã Viện lại tiến quân đến, hai bà thất trận và mất.

Hai bà Thiện Nhân, Thiện Khánh gặp quân Mã Viện đánh đến, kháng chiến quyết liệt, song không có viện binh, hai bà núng thế, hy sinh tại trận tiền.

Nhân dân rất cảm phục hai bà nữ anh hùng Thiện Nhân, Thiện Khánh, lập đền thờ hai bà ở làng Huê Trì, huyện Kinh Môn. Nay ngôi đền thờ hai bà được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

ở huyện Bình Giang có nhiều làng thờ tướng của Hai Bà Trưng làm Thành hoàng như làng Tào Khê, làng Lôi Trì, làng Tuyển Cử, làng My Khê, làng My Thữ.

2. Đồng Giang Hầu tả tướng quân Vũ Nạp.Đồng Giang hầu tả tướng quân Vũ Nạp, còn có tên là Vũ Vị

Phủ hay Vũ Đại, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng. Sống vào đầu triều Trần, rất chăm học, thông hiểu đạo nho, đạo lão, đạo phật. Năm Đinh Mùi (1247) đi thi khoa tam giáo, đỗ ất khoa, tức xếp hạng thứ hai trong các người đỗ. Làm quan trong triều nhà Trần, được vua Trần Thánh Tôn tặng tước Tăng thống là tước quan cao triều Trần (1225 - 1400).

Vũ Nạp dự 3 lần đánh quân Nguyên, nước Trung Hoa, sang xâm chiếm nước ta vào các năm 1258, 1285, 1288.

Trận đánh thắng quân Nguyên lần thứ 3 (1288), trên sông Bạch Đằng, ông là phó tướng của Hoàng tôn Trần Quốc Bảo, trực tiếp tham gia trận hỏa công nổi tiếng ấy. Hoàng tôn Trần Quốc Bảo, bị trúng tên độc ở trận tiền, tử trận. Ông cùng Hữu tướng quân Phạm Hữu Điều, một đêm đắp đường qua cánh đồng triều, đem thi hài chủ tướng lên táng trên dãy núi Phượng Hoàng, thuộc huyện Thủy Nguyên. Mai táng chủ tướng xong, ông lại cùng hữu tướng quân đốc quân xung trận. Trận đánh rất ác liệt, đến khi thắng

354

Page 355: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trận thì hai ông cùng bị hy sinh. Mộ hai ông táng ở hai bên bờ sông Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên. Trên mỗi mộ đều xây miếu thờ. Năm 1994, xây dựng nhà máy xi măng Chinh Phong, cạnh dãy núi Phượng Hoàng. Mộ và miếu thờ tả tướng quân Vũ Nạp được di lên dãy núi Phượng Hoàng, gần đền thờ hoàng tôn Trần Quốc Bảo.

Trong miếu thờ, bên thần vị, có tấm đá khắc chữ quốc ngữ: "Nơi đây miếu thờ Đồng Giang Hầu tả tướng quân, một danh tướng nhà Trần, đã có nhiều công lao trong trận thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, nhất là trận hỏa công thủy chiến quân Nguyên Mông tháng 8 năm Mậu Tỵ (1288)". Đền và miếu, nằm trong khu di tích và danh thắng Bạch Đằng, được Bộ Văn hóa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Quyết định xếp hạng số 313-VH/QĐ ngày 23 tháng 4 năm 1962.

Tại làng Mộ Trạch, Vũ Nạp có hai con trai là Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi. Hai ông đều học giỏi, cùng đỗ thái học sinh, sau gọi là Tiến sĩ, khoa Giáp Thìn (1304). Vũ Nghiêu Tá làm quan đến chức Nhập nội hành khiển môn hạ, hữu thị lang. Vũ Hán Bi sau đổi tên là Nông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, thượng thư, Trung thư môn hạ, tặng Tả bộc xạ. Vũ Nạp là tổ đời thứ nhất của phả họ Vũ làng Mộ Trạch và cũng là người đỗ đại khoa đầu tiên của làng Mộ Trạch.

ở Tràng Kênh, Vũ Nạp, có vợ thứ nhất là Ngô Thị Ngại, sinh hai trai, lập nên hai chi họ Vũ ở làng Tràng Kênh và làng Dưỡng Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

3- Điểm Bích- Cung nữ nổi tiếng tài sắc đầu TK XIIINguyễn Thị Điểm Bích người làng Hoạch Trạch, huyện

Đường An, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, sinh vào cuối TK XIII.

Mẹ Điểm Bích là người goá chồng khi còn trẻ. Bà đi chùa Quỳnh Lâm lễ Phật, vì nhà xa, đêm phải ngủ lại chốn thiền môn. Đêm ấy, có người đàn ông đến gian díu, sau đó bà có thai, sinh con gái, dân gian gọi là em bé Quỳnh Lâm. Em gái lớn lên ngày càng xinh đẹp, lại thông minh, ham học khác thường, 9 tuổi đã được tuyển làm cung nữ, vua khen là nữ thần đồng, Cửu lu, Tam giáo,

355

Page 356: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

không sách nào là không thông, đặc biệt là có tài thơ nôm. Người ấy là Điểm Bích.

Thời Trần Anh Tông (1293-1314), Điểm Bích là người được chọn đi thử sự chân tu của lão sư Huyền Quang, nàng đã lừa được thầy chùa, lấy được vàng về làm chứng. Truyện phát giác, Điểm Bích bị trị tội, giáng xuống làm người quét chùa Cảnh Linh trong nội điện (xem tiểu sử Huyền Quang). Gia phả họ Nguyên Điểm Bích vẫn ghi bà là một cung tần triều Trần, có lẽ sau vụ án Huyền Quang, bà được phục hồi.

Sinh thời, Phạm Đình Hổ (1768-1839), từng đến thăm mộ Điểm Bích, Hoàng giáp Nhữ Công Chân còn có thơ: Giai nhân lạc địa uỷ kim điều (Giai nhân đày đoạ rụng bông vàng), trong đó có câu:

Tằng hướng tiêu phòng hoa yểu điệu,Khước lai sơn tự bạn không thiền.Nghĩa là:Phòng tiêu thuở trước từng khoe đẹp,Chùa núi sau này tựa cảnh không.Công Chân định khắc bài thơ lên bia đặt trước mộ, sau lại thôi. Vào đời Cảnh Hưng, có kẻ gian đào mộ Điểm Bích, thấy quan

tài vẫn còn sơn son y nguyên, nước trong mộ trong veo, hương thơm ngào ngạt, chúng đạy lại ngay.

-------------------------------------------- Theo Tam tổ thực lục và tư liệu khai thác tại dịa phương

4- Phạm Thị Viên - Tiết phụ thời Lê sơPhạm Thị Viên (còn gọi là Noãn) người làng Triền Đổ, huyện

Đường An, nay là làng Lý Đỏ, xã Tân Việt, huyện Bình Giang, nổi tiếng là người đoan trang, nhan sắc, thông minh, kết duyên cùng giám sinh họ Lê, người làng Phù ủng huyện Đường Hào, nay là làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Gặp lúc giặc Minh sang xâm chiếm (1408-1428), chồng lại chết sớm, một mình ở lại nuôi bốn người con vừa trai vừa gái, giữa buổi loạn ly gặp trăm cay ngàn đắng, bà dạ sắt, gan vàng, quyết giữ lấy tấm thân trong sạch. Để che mắt giặc, bà đã huỷ hoại nhan sắc, lam lũ kiếm ăn, thờ chồng nuôi con ăn học nên ai cũng kính nể.

356

Page 357: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đời Lê Nhân Tôn (1443-1454) nhà vua xuống chiếu tìm ngư-ời hiếu nghĩa, dân làng cứ thực trình lên, vua bao khen ban cho biển khắc chữ treo trước cửa đề 3 chữ lớn "Tiết phụ môn" và cấp lương cho người con phụng dưỡng. Bà thọ 81 tuổi, khi mất, dân làng lập đền thờ, gọi là "Tiết phụ lâu". Con cháu bà sau này nhiều ngời hiển đạt và là một họ to trong làng.

Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1419-1499) là Tao đàn phó nguyên suý đời Lê Thánh Tông, soạn bài văn bia ghi công đức của bà, dựng ở đền, lược dịch như sau:

"Đạo cương thường trong trời đất muôn thuở chẳng đổi thay.Lớn như trời đất, huyền diệu thông cảm với cả quỷ thần.Đời có lúc thịnh lúc suy, vật hình khi mới khi cũ còn đổi khácNay cái trinh liệt của bà đã rõ ràng cả trên dưới, đã cảm

cách xa gần, nghìn đời về trước, muôn thuở về sau.Cái lầu mới dựng đây, sẽ tồn tại mãi mãi, chứ đâu phải chỉ có

bây giờ.Mong cho những kẻ làm tôi nước, làm vợ làm chồng, làm cha

làm mẹ đời sau, trông đó làm gương mà ở trọn đạo luân thường cho tới cõi, rất mực công bằng, trung chính đó, há chỉ có một nhà họ Phạm này mà thôi.

Vậy kẻ qua lầu, trông lầu phải biết"Do biến động của xã hội những năm từ 1946-1954, Tiết phụ

lâu đã bị huỷ hoại và tấm bia thất lạc.Trần Đạm Trai trong Hải Dương Phong vật chí có 4 câu nêu

gơng bà như sau:Nàng Phù ủng, thê lòng bất nhịTrải mấy nao một chí ninh ninhTiết trinh đạt đến phong đìnhSắc vàng, bia đá phương danh muôn đời.

5 - Lê Cảnh Tuân, trung thành tiết nghĩa.Lê Cảnh Tuân, còn tên là Tử Mưu, con Lê Như Du, người

làng Lão Lạt, tỉnh Thanh Hóa, di cư đến ở làng Mộ Trạch. Ông đỗ thái học sinh, tức Tiến sĩ, khoa Tân Dậu (1381) triều Trần Phế Đế. Có sách nói Lê Cảnh Tuân đỗ thái học sinh khoa Canh Thìn (1400)

357

Page 358: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

triều Hồ, cùng khoa với Nguyễn Trãi. Có sách nói ông chỉ đỗ hương tiến tức cử nhân. Phả họ Lê làng Mộ Trạch chép Lê Cảnh Tuân đỗ thái học sinh khoa Tân Dậu (1381).

Năm 1400, Hồ Quý Ly, cướp ngôi của nhà Trần. Lê Cảnh Tuân cho việc làm của Hồ Quý Ly là trái đạo lý. Ông và người bạn cùng khoa là Bùi Bá Kỳ, người làng Phù Nội, huyện Thanh Miện, chống lại nhà Hồ, ủng hộ con cháu nhà Trần. Hai ông dâng biểu xin vua Minh nước Trung Hoa đem quân sang đánh nhà Hồ, dựng con cháu nhà Trần lên làm vua.

Vua Minh nhân cơ hội sai Trương Phụ, Mộc Thanh, Hoàng Ngũ Phúc, mang quân sang đánh, bắt được cha con Hồ Quý Ly, rồi chia nước ta làm quận, huyện, đặt quan cai trị như đất của Trung Quốc, phong cho Bùi Bá Kỳ chức Tham Chính.

Lê Cảnh Tuân thấy quan Minh giả dối, Bùi Bá Kỳ lại nhận quan tước của nhà Minh. Ông viết cho Bùi Bá Kỳ bức thư vạn lời (Vạn ngôn thư) khuyên Bá Kỳ tiếp tục đấu tranh đòi vua Minh trả ngôi vua cho con cháu nhà Trần để nước Việt Nam độc lập.

Nguyên văn "Vạn ngôn thư" không còn, chỉ còn bản tóm tắt ghi trong một tác phẩm của Dương Quảng Hàm. Nguyên văn bản tóm tắt ấy như sau:

"Nước Minh sắc cho các hạ, theo quân đánh dẹp, đợi khi họ Hồ bị bắt, thì chọn con cháu nhà Trần lên làm vua. Nay lại đặt ra ty bố chính, ban tước cao cho các hạ, chỉ cho người quét dọn miếu thờ tổ tiên nhà Trần. Vậy các hạ có thể tâu lại rõ rằng: Con cháu nhà Trần chưa tuyệt, xin tuyên chiếu phong cho nhà Trần làm vua nước Nam, đó là kẻ trên hết". Nếu không thể làm như thế, thì xin bái chức các hạ. Các hạ xin làm người giữ đền thờ nhà Trần, đó là kế giữa. Nhược bằng quyến luyến chức cao, tham lam bổng lộc, đó là kế cuối cùng.

Làm theo kế trên hết, thì tôi đây như nhân sâm, chỉ sác, trần bì (ba vị thuốc quý) xung vào gió thuốc để các hạ sử dụng.

Làm theo kế giữa, thì tôi xin cầm cái biển, cái đậu (2 thứ đồ thờ) bồn tẩu trong cung để các hạ sai khiến. Nếu làm theo kế cuối cùng, thì tôi đi câu cá, cày ruộng, để trọn những năm sống thừa mà thôi.

358

Page 359: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Bùi Bá Kỳ muốn làm theo kế thứ nhất của Lê Cảnh Tuân. Quân Minh nghi ngờ, khám nhà Bùi Bá Kỳ bắt được "Vạn ngôn thư" và ra lệnh truy lùng Lê Cảnh Tuân. Lê Cảnh Tuân phải đổi tên, bỏ làng đi trốn. Nay ở làng Phù Nội, huyện Thanh Miện, có đền thờ Bùi Bá Kỳ, gọi là đền Tiết nghĩa đại vương.

Bắt được cha con Hồ Quý Ly rồi, Hoàng Ngũ Phúc, mở Giao Châu học hiệu ở Đông Thành (Hà Nội), mưu tập hợp sĩ tử cả nước để lung lạc. Lê Cảnh Tuân lại cho đấy là dịp nhân tài bốn phương về tụ hội, là dịp tốt để vận động cứu nước. Các con ông đều can ông không nên về kinh đô, vì tâm địa kẻ xâm lược nham hiểm khôn lường.

Nóng lòng cứu nước, ông không nghe con, cứ lên kinh đô thi vào Giao Châu học hiếu. Văn chương lưu loát, ông được bổ làm Giáo thụ một huyện.

Quả nhiên, năm 1411, quân Minh phát hiện ra tung tích của ông, bắt ông về giam ở ngọc Kim Lăng bên Trung Quốc. Năm 1416, ông mất trong ngục, cùng với người con cả đi theo hầu ông, tên là Lê Thái Điên.

Trên đường đi đến nhà tù, ông sáng tác những bài thơ lời lẽ hùng tráng, ý chí sâu xa, tỏ nhiệt tình vì dân, vì nước. Hiện còn 12 bài thơ của ông ghi trong Hoàng Việt thư lục, được dịch ra quốc ngữ trong tập thơ văn Lý, Trần. Có người nói, bài thơ thứ nhất của 12 bài thơ ấy là bài thơ bằng máu viết trên tường chùa trước khi ông mất. Lời dịch bài thơ ấy như sau: "Vô ý"

"Tri ngộ thờ ơ chẳng ý gì!Trên đời làm nghĩa ở người thôiTuổi già lòng đỏ còn nguyên vẹnĐường nghĩa thân này dám tiếc chi.Gai góc xông pha ghê nỗi hiểmThác ghềnh lên xuống trải cơn nguy.Cung tên trắng nợ làm trai ấyTuyệt khắp non sông mãi gọi kỳ".Lê Cảnh Tuân hai lần đánh giá thấp âm mưu của xâm lược

Minh, nhưng hành động yêu nước rất dũng cảm, được Phan Huy

359

Page 360: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Chú, trong "Bách khoa lịch triều, hiến chương loại chí" xếp Lê Cảnh Tuân vào một trong 7 người tiết nghĩa triều Trần.

Hoàng giáp Lê Quang Bí, cháu 5 đời của Lê Cảnh Tuân có bài thơ bằng chữ Hán ca tụng người, lược dịch như sau:

Trước sau thi lễ học tinh tườngChí lớn cung tên thỏa dọc ngang.Nỗ lực quên mình chung một dạ.Ân cần lo nước sách ba phương.Cương thường tự gánh, nguy không kểNồi vạc xem khinh chết cũng thường.Trung nghĩa báo đến con cháu nốiTrời nam sự nghiệp tiếng nhà vang.Hiện nay, con cháu Lê Cảnh Tuân còn rất đông, là họ to thứ

hai của làng Mộ Trạch, đứng sau họ Vũ. Nhà thờ này lấy tên là "Trung hiếu đường" nhà thờ có bia đá, văn bia kể sự tích họ Lê làng Mộ Trạch, do bảng nhãn Đỗ Uông soạn.

6. Lê Thiếu Dĩnh và Lê Thúc Hiển hai tướng giỏi của Lê Lợi:

Lê Thiếu Dĩnh và Lê Thúc Hiển, con thứ hai và con thứ ba của Tiến sĩ Lê Cảnh Tuân.

Lê Cảnh Tuân có 3 con trai là Lê Thái Điên, Lê Thiếu Dĩnh, Lê Thúc Hiển. Lê Thái Điên đi theo hầu cha và cùng chết với cha trong ngục Kim Lăng, Lê Thiếu Dĩnh, Lê Thúc Hiển bị Hoàng Ngũ Phúc nhận làm con nuôi, cho đi học để giam lỏng ở Đông Quan (Hà Nội), Nguyễn Trãi cũng bị cầm cố ở Đông Quan trong thời gian này.

ở với Ngũ Phúc, Thiếu Dĩnh và Thúc Hiển, bề ngoài tỏ ra rất chăm học, thâm tâm kín đáo nuôi chí trả thù nhà, đền nợ nước.

Có lần, sau cơn bão lớn, nhà cửa, cây cối đổ ngổn ngang. Ngũ Phúc dắt hai ông đi thị sát phố phường. Ngắm cảnh tàn phá của trận bão, Ngũ Phúc đọc vế câu đối:

"Tạc chiều phong vũ, gia gia đổi tận cửu viên tường" (nghĩa là qua buổi mưa gió, nhà nhà đổ hết, đến cả tường xây đã lâu), rồi ngoảnh lại, trông hai ông bảo đối lại.

360

Page 361: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lê Thúc Hiển ứng khẩu đọc: "Kim nhật càn khôn, xứ xứ phát vinh tân thảo mộc" (Nghĩa là: ngày nay trong trời đất, nơi nơi rồi cũng mọc lên cây cối tốt tươi).

Ngũ Phúc nghe khẩu khí đối đáp, ngẩng mặt lên trời than rằng: "Nước Nam lại của người nước Nam thôi, ta không ở chốn này lâu được".

Hoàng Ngũ Phúc, lập được nhiều công trạng xâm lược Việt Nam, được thăng chức Thượng thư, gọi về làm quan ở kinh đô nhà Minh. Thừa cơ Lê Thiếu Dĩnh và Lê Thúc Hiển, bí mật rời Đông Quan đến Lam Sơn, cùng Lê Lợi khởi nghĩa đánh quân Minh.

Trải nhiều năm chiến đấu gian khổ, năm 1428, nghĩa quân tiến lên vây thành Đông Quan, buộc Vương Thông, tướng giữ thành, phải xin nhà Minh cứu viện, Hoàng Ngũ Phúc, lại được vua Minh sai đi cùng con vua Minh là Liễu Thăng sang cứu Vương Thông.

Vào nước Nam, ngay trận đầu, Liễu Thăng bị ta phục kích chém chết ở núi Mã Yên, thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn, Ngũ Phúc thay Liễu Thăng dẫn quân đến Xương Giang, tức Phủ Lang Thường thì thua trận, bị bắt làm tù binh, cùng hàng vạn quân tướng dưới quyền, viện binh tan, Vương Thông ở thành Đông Quan xin hàng.

Lê Lợi, sau mười năm chiến đấu gian khổ (1417-1428), thắng quân Minh, lên làm vua, tức Lê Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên. Tên nước Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. Vâng mệnh Lê Lợi, Lê Thiếu Dĩnh lĩnh chức Thẩm hình viện sự, cầm đầu đoàn sứ đi trả tù binh và cầu nhà Minh phong vương cho Lê Lợi. Lê Thúc Hiển làm chức Lạng Giang tuyên phủ sứ.

Lê Thiếu Dĩnh cùng Lê Cảnh Quang, chức Thẩm hình viên sự; quốc sư Lê Như Huy làm thẩm viện phó sứ; đem tờ biểu, cùng sản vật địa phương với số văn quan, võ chức nhà Minh xin hàng ta, trong ấy có Vương Thông và Ngũ Phúc trả cho nhà Minh.

Mang theo có: Chiếc hổ phù và quả ấn hai tầng của An Viễn hầu Liễu Thăng, quả ấn bạc của thượng thư Hoàng Ngũ Phúc, danh sách 13.587 tù binh, 280 võ tướng, 137 văn quan, 130.180 quân kỵ, 1200 con ngựa. Lễ vật có 2 người bằng vàng, 1 lọ hương

361

Page 362: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

bạc, 300 tấm lụa, 14 đôi ngà voi, 20 lò hương xông áo, 2000 nén hương thơm, 24 khói trầm hương.

Đoàn tù binh đến ải Nam Quan, sắp sang đất Trung Quốc, Lê Thiếu Dĩnh, Lê Thúc Hiển, gọi là nghĩa cũ đến chào cha nuôi Ngũ Phúc. Tiếp đó Lê Thiếu Dĩnh lấy danh nghĩa là chánh sứ, giao nhiệm vụ cho Ngũ Phúc cai quản đám tù binh về nước được trọn vẹn, trái lệnh sẽ bị trị tội. Đến triều đình nhà Minh, vua Minh nhận tù binh, lễ vật, rồi trở mặt, nạt đoàn sứ thần ta về tội giết An Viễn hầu Liễu Thăng, ra lệnh giam cả đoàn vào trại giam, không cho ăn.

Ngũ Phúc, cảm lòng rộng lượng của vua Lê và trưởng đoàn sứ Lê Thiếu Dĩnh, hàng ngày tìm mọi cách, đưa thức ăn vào cho đoàn - Ngũ Phúc lại vận động triều đình và tâu với vua Minh rằng: "Theo chiêm tinh, thấy vận nước Nam còn mạnh lắm, chưa thể đánh chiếm được, trước mắt nên hòa với họ, rồi sẽ tính sau".

Vua Minh tỉnh ngộ, nhận lời khuyên hòa với nước Nam, nhưng lại sợ đoàn sứ chết đói cả rồi. Lúc đoàn sứ vào yết kiến vua Minh, người nào, người nấy đều béo tốt. Ngũ Phúc tâu với vua Minh: "Đấy là vận nước Nam còn thịnh". Vua Minh nhận phong cho vua Lê và cho đoàn sứ về nước.

Việc sứ xong, Lê Thiếu Dĩnh, xuống ngục Kim Lăng tìm cha và anh. Đến nơi cha và anh chết cả, không tìm được mộ. Được nhà chùa mách bảo, trước khi cha và anh chết đã cắt tay lấy máu mình viết bài thơ lên tường chùa. Ông cạo lấy bài thơ ấy, coi đấy là máu thịt của cha anh, đem về chôn ở cánh Ngựa Bình đồng làng Mộ Trạch.

Trong triều có kẻ xấu bụng, tố cáo Lê Thiếu Dĩnh tham nhũng, ông bị cách chức đuổi về quê sau nhà vua lại phục chức cho ông. Trong tập thơ vận Lý Trần có bài thơ "Trạch cố hương" của Lê Thiếu Dĩnh, đọc bài thơ ấy thấy thực chất sinh hoạt gia đình của ông.

Dịch bài thơ ra quốc ngữ như sau:Khe kia, vườn nọ, cảnh hương quê,Viếng mộ cha ông mới trở về.Tang tử năm xưa còn tốt đẹpTùng thu gốc cũ vẫn xum xuê.

362

Page 363: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ba thu nhìn lại qua gần hếtBốn chữ ai xui viết mãi chiNgoài tấm lòng son đang giữ đượcSinh nhai buồn thấy chẳng còn gì!Lê Thiếu Dĩnh và Lê Thúc Hiển, theo gương của cha là Lê

Cảnh Tuân, là người yêu nước chân thành, chiến đấu hết mình cho nền độc lập dân tộc, của đất nước, nêu cao gương trung hiếu sáng ngời cho đời sau.

7- Lý Tử Cấu- danh sĩ TK XIV-XVLý Tử Cấu, hiệu là Hạ Trai, người huyện Đường An, nay là

huyện Bình Giang, hiện cha xác định được thuộc xã nào, sinh khoảng cuối TK XIV, thi đậu Thái học sinh cùng với Bùi Bá Kỳ, năm Canh Thìn (1400?). Hồ Quý Ly lên ngôi, bổ nhiệm làm Hữu dụ đức lễ, dậy Thái tử, ông từ chối. Khi giặc Minh xâm lược, muốn bổ nhiệm ông làm quan, nhưng ông không theo, sống ẩn dật, lấy ngâm vịnh làm vui, thường cùng với Trình Sư Mạnh, người huyện Từ Liêm (Hà Nội) thù tạc tiêu giao. Đến triều Lê sơ, Nguyễn Mộng Tuân tiến cử, nhng ông cũng từ chối, tự cho mình là dân nhà Trần nên không cộng tác với các triều đại khác.

Ông là người tiết tháo cao siêu, đức độ thanh khiết, là bậc cao sĩ ẩn dật thời Lê sơ. Trong bài thơ: Gửi tiên sinh Vũ Mộng Tuân, có câu:

"Năm nay ở nhà tranh bên bờ sông mới,Có ánh trăng giữa dòng sông chiếu sáng ngòi bút.Rượu nhà láng giềng đã lọc trong và ngon,Phong cảnh tiêu điều nên không có hứng thơ..."Bài thơ thể hiện thú nhàn tản, ẩn dật. Tác phẩm của ông đến

nay chỉ còn: Hạ Trai thi tập và 7 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.

--------------------------------Theo Đại Nam nhất thống chí, Tìm hiểu tác gia Hán Nôm Hải Hưng,

Tiến sĩ nho học Hải Dương.

8 - Trạng toán: Hoàng giáp Vũ Hữu

363

Page 364: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vũ Hữu, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, đỗ Hoàng giáp khoa Quý Mùi (1463) bia khoa Quý Mùi có tên ông hiện còn ở Văn Miếu Hà Nội.

Ông giữ mình trong sạch, cứng cỏi. Bài thơ tự thuật của ông có câu: "Nhận nhiệm chu niên quan lịch tiến, tể ngưu, thường hữu, phạt ngứu canh". Nghĩa là: làm nhiệm vụ lâu năm, chức quan thường tiến, trâu khao thì có, trâu cày không. Hương ước làng Mộ Trạch trước đây quy định: hễ ai đỗ Tiến sĩ dân làng góp tiền mừng một con lợn, người đỗ phải mổ một con trâu để khao làng. Nhà nghèo Vũ Hữu phải cố mua trâu để đãi làng, mà không có tiền mua trâu cho gia đình dùng vào việc cày ruộng.

Thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở thành Thăng Long, các cửa Đoan Môn, Đại Hưng, Đông Hòa của kinh thành, xây từ triều Lý bị sụt lở quá nhiều. Triều đình nghị bàn cho tu sửa lại Vua sai Vũ Hữu trù tính nguyên vật liệu, nhân công và đốc thi công. Ông đến từng cửa thành, đo đạc từng bộ phận, lập phép tính, trù mua nguyên liệu và nhân công, ông trù tính coi như vừa đủ. Mọi người phục tài, nhà vua phong ông là "Trạng toán", thưởng cho ông 100 mẫu ruộng ở tào vệ Nam Xương.

Ông hệ thống hóa những thành tựu về số học và hình học đương thời, viết thành quyển Lập thành toán pháp. Tiếc rằng sách ấy nay không còn.

Con cháu ông về sau nhiều người đỗ Tiến sĩ. Nhà thờ ông còn ở làng Mộ Trạch tên là "Hiên đức đường".

Hoàng giáp Lê Quang Bí, có thơ khen Vũ Hữu, lược dịch như sau: Nhị giáp nêu cao tiến sĩ khoaThận, cần, ba phép, một không ngoa.Kinh qua các bộ, công đều tốt,Điều khiển cục quan, vị thấy xa.Đường tướng, văn hay ngang Tống Cảnh.Tấn triều bái vật tựa Trương Hoa,Tía, xanh, đầy cửa, nhà khoe ánhPhúc khánh nhiều do tích thiện gia.

9- Nguyễn Kim An - lính thị vệ đỗ Bảng nhón

364

Page 365: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nguyễn Kim An còn gọi là Toàn An người làng Thời cử, này là làng Tuyển Cử, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Dưới đời Lê Thánh Tông, Kim An được tuyển làm lính thị vệ canh điện vua, không có điều kiện học tập.

Nhân đêm Trung thu, Lê Thánh tông mở tiệc mời các quan uống rượu, ngắm trăng, làm thơ xướng họa. Đêm ấy trời nhiều mây che khuất ánh trăng, vua bèn ra đề thơ là "Trung thu vô nguyệt" (Trung thu mà không có mặt trăng)

Các quan còn đang loay hoay nghĩ chưa ra, Nguyễn Kim An đứng hầu đã làm xong, lễ phép xin vua cùng các quan cho được dâng thơ. Mọi người ngỡ ngàng, cha tin, cho rằng lính sao cũng làm được thơ.

Thơ được dâng lên, vua và các quan bình thấy hai câu kết rất hay: Mạc bả kim phiên nhàn vọng nguyệt,Lai phu vọng nguyệt, nguyệt di cao.Nhà Vua cho Kim An miễn lính về nhà học thêm. Khoa

Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), ông đậu bảng nhãn, năm ấy mới 22 tuổi, sau làm quan đến chức Hàn lâm thị thư.

Gặp lúc nhà có đại tang, lệ cổ lúc có tang cha mẹ mà sinh con cho là bất hiếu; trong lúc cư tang chẳng may ông ốm nặng rồi chết, không có con trai.

Lê Thánh Tông được tin trên, cảm mến Nguyễn Kim An gặp rủi ro đáng thương, bèn ra chiếu chỉ, bãi bỏ điều luật ấy đi.

10 - Vũ Quỳnh, một học giả lớn triều Hậu Lê.Vũ Quỳnh là người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, đỗ Hoàng

giáp khoa Mậu Tuất (1478), làm Hình bộ thượng thư, Quốc Tử Giám tu nghiệp.

Năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) vua Lê Tương Dực giao cho ông soạn bộ "Đại Việt sử ký". Tháng 4 năm Nhâm Thân (1512) bộ sách ông viết xong lấy tên là "Đại Việt thông giám thông kháo" (Kháo về những gương sáng của nước Đại Việt). Tên sách cho biết, trong sách khen, chê từng người, từng việc rõ ràng khúc triết, để người đọc biết gương sáng mà theo, biết người sai, việc dở mà tránh.

365

Page 366: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Sách chép từ đời Hồng Bàng đến Thập Nhị sứ quân, tức từ năm 2920 trước công nguyên đến 968 sau công nguyên, gọi là ngoại kỷ tức là bước trước của lịch sử. Từ Đinh Tiên Hoàng (968) đến triều Lê năm đầu (1428) Lê Thái Tổ bình định được thiên hạ, gọi là bản ký chính là lịch sử.

Những quyển sử trước như "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu, "An nam chí lược" của Lê Trắc, chưa quyển nào nói đến họ Hồng Bàng và vua Hùng.

"Đại Việt thông giám thông kháo" ghi từng năm của các đời vua, có khen chê từng người, từng việc, gồm 20 quyển. Vua Lê Tương Dực lấy làm vừa ý, giao cho Lê Tung theo sách, làm bài tổng luận bằng chữ nôm.

"Sách Đại Việt thông giám thông kháo", tiếc rằng, đến nay đã thất lạc không còn. Riêng bài tổng luận của Lê Tung còn in ở trang đầu bản dịch quyển "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên.

Vũ Quỳnh còn cùng Thừa phủ , tham bổ "Lĩnh nam trích quái" là quyển sách của Nguyễn Thế Pháp, sưu tầm truyện dân gian thời Lý, Trần, đưa vào bổ sung cho lịch sử tiền biển của Việt Nam. Sách có các truyện: "Họ Hồng Bàng, Tản Viên, Đổng Thiên Vương, Giếng Việt, Nam Chiếu, Từ Đào Hạnh, Nguyễn Minh Không, Hà Ô Lôi, Ngư Tính, Mộc Tinh, Bánh chưng, Cây cau, Rùa vàng, Như Nguyệt, Hai Bà Trưng, Tô Lịch, Bạch trĩ, Lý Ông Trọng, Tây qua, Tân lang, Nhất dạ trạch, Dạ thoa, Man Nương, Đồng Khổng Lộ, Nguyễn Giác Hải.

Vũ Quỳnh còn tham gia soạn "Đại thành toàn pháp" Người sau đều cho Vũ Quỳnh là học giả lớn triều Lê, đã giỏi

về sử học, toán học lại là nhà thơ lớn như Phạm Phú Tiên đầu triều Lê và như Tú Mã Quang đời Tống bên Trung Quốc.

ở Văn Miếu Hà Nội hiện còn bia Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478) có tên ông. Trên bàn ghi các tế tửu của Quốc Tử Giám trưng bày ở Văn Miếu Hà Nội cũng có tên ông với Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh, cũng là người làng Mộ Trạch.

11 - Trạng vật: Vũ Phong

366

Page 367: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vũ Phong là em ruột Vũ Hữu, người làng Mộ Trạch xã Tân Hồng. Ông người tướng ngũ đoản, chăm học, có sức khỏe, thích đánh vật. Cả làng chưa ai vật nổi. Ra chơi kinh đô thấy nhà vua ngồi triều, có đô lực sĩ đứng bên cạnh, vẻ hiên ngang tự phụ. Hỏi ra mới biết là ông ấy có sức khỏe và có tài vật giỏi, ai đấu với ông cũng bị thua.

Ông làm đơn xin vua cho đấu với lực sĩ một keo, vua chuẩn y và hẹn ngày. Ngày đấu đến, khi đăng đài, ông giấu ít cát trong tay, xông lên, khéo léo vẩy cát đúng mắt lực sĩ. Lực sĩ lúng túng dụi mắt, ông xốc lách vật ngã lực sĩ trên mặt đất. Vua khen là khỏe, phong ông là "Dao diệt trạng nguyên (Trạng vật), lại phong ông chức Cẩm y vệ đình ủy tri chỉ huy sứ (Chỉ huy đội quân bảo vệ nhà vua).

Tô quận công có bài thơ ca tụng ông như sau:"Ngũ đoản xem ra tướng mạo kỳTang bồng hồ thỉ rạng nam nhiMột nhà chú bác vinh tiền nghiệp.Ngàn thủa sáng lành kết chủ triứng biến tài ba, làm được việcCân, đo lệnh thường đến vừa kỳ.Cháu con hưng thịnh từ đâu cóĐức tựa Cao, Dao xứng la thầy".

12- Phó bảng Vũ Tấn - danh sĩ nổi tiếng thời Nguyễn Huệ:Vũ Tấn, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, đỗ Phó bảng

khoa ất Mùi (1775) là con cả Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh. Sau khi thắng quân Thanh, vua Quang Trung ba lần triệu Vũ Huy Đĩnh ra làm quan, Vũ Huy Đĩnh tỏ ý trung thành tuyệt đối với nhà Lê, đều xin cáo và tiến cử con cả là phó bảng Vũ Tấn ra nhận lệnh vua Quang Trung.

Tuy đã thất trận phải rút quân về, vua Thanh vẫn đòi vua Quang Trung đích thân sang bái kiến, thì mới phong vương cho. Năm 1790, nhà vua cử một người dung mạo đoan trang, hao hao giống nhà vua. Có sách nói người ấy là Phạm Công Trị, cháu ngoại nhà vua, lấy Ngô Văn Sở làm trọng thần hạng võ, Nguyễn Duật

367

Page 368: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

làm hộ vệ, Vũ Tấn làm bầy tôi coi giấy tờ, làm như đi hầu hạ nhà vua thật, sang yết kiến vua nhà Thanh là Càn Long. Ngoài lễ dâng sản vật địa phương, còn thêm hai chiếc thớt voi đực, dọc đường dân Thanh phải phục dịch khó nhọc. Trong ngoài ai cũng biết là giả dối, mà không ai dám hỏi.

Đến nơi vào nhà nghỉ, bọn nha lại nhà Thanh, đưa ra quyển sổ ghi lễ vật của ta, có hai chữ "di quan". Đoàn sứ không nhận sổ ghi này. Vũ Tấn hạ bút viết vào sổ bốn câu thơ.

"Di bản tòng cung hậu đãi qua,Ngô bang văn hiến tự Trung Hoa.Thần kim khâm sứ An Nam quốc,Thử tự thư lai bất diệc ngoa".Lược dịch: "Đi vốn là cung hợp với quaViệt Nam văn hiến tự Trung Hoa.Thần nay là sứ An Nam quốcLại viết là di, há chẳng ngoa".Sách "Giai thoại văn học Việt Nam", xuất bản năm 1989, gọi

bài thơ ấy là thơ mang lại quốc thể. Tài tình ở chỗ, triết tự chữ di để ngầm nói: Các ông đừng coi thường chúng tôi là man di. Di đây là đầy đủ cung mác, đã đánh bại các ông, không phải yếu hèn. Bọn nha lại nhà Thanh bỏ hai chữ di quan, đoàn ta mới vào nhận sổ.

Vua Càn Long, tiếp đoàn sứ Việt Nam vô cùng long trọng. Vua cho chế áo mũ, in sẵn tác phẩm gửi tặng, gửi tặng lạng sâm, cùng các thứ quà quí tặng đoàn. Hôm tiễn phái đoàn, vua Càn Long mở tiệc chiêu đãi, tự tay rót rượu, mời hai vị quan Việt Nam là Phan Huy ích và Vũ Tấn. Tặng mỗi vị trong đoàn một bộ mũ áo bằng gấm vàng. Đó là việc chưa từng thấy trong lịch sử bang giao giữa nước Việt Nam và Trung Quốc.

Về nước, sau khi bái yết Quang Trung ở Phú Xuân, Vũ Tấn đem mũ áo vua Càn Long ban, tặng Thành hoàng làng, áo mũ ấy còn đến ngày cách mạng Tháng 8, giành chính quyền.

Đi sứ về vua Quang Trung phong Vũ Tấn chức Dực vận công thần, vinh lộc đại phu, thượng trụ, thị trung đại chiến thượng thư, hiệu trạch bá.

368

Page 369: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vũ Tấn còn làm bài văn tế tướng sĩ phương Bắc, chết tại trận Đống Đa, mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789). Văn tế viết bằng chữ Hán, Ngô Linh Ngọc dịch ra tiếng Việt, đăng trên báo Văn Nghệ số 17 ngày 28 tháng 4 năm 1979. Toàn văn dịch như sau:

"Than ôi!Bạc vương giả, bốn phương trừ nghịch, làn quốc kia mưu

tranh lấn khó dung. Dâng thành nhân khắp chốn đều nhân, cô hồn nọ, để bơ vơ sao nỡ.

Bọn phương Bắc các ngươi.Móng vuốt đại bàng, anh tài trung thổ.Mấy thủa hưởng phúc trời thịnh trị, ngót trăm năm chiến trận

nào hay, phút giây Sĩ Nghị tham công, ngoài ngàn dặm mang quân thì bỏ.

Bắt bay phải làm chướng xông pha, Bắt bay chịu biên cương cực khổ.Lìa quê hương bỏ đồng ruộng, thấy Chương Dương, Hàm Tử

không ghê, cắm cờ Triệu, dựng cờ Mao, chốn ma lĩnh quỉ môn không sợ!

Phép ra quân điềm gở cố ngơDiều cấm kỵ nhà binh không nhớ!Quân ta đã ngọn cờ thẳng trỏ, đàn kiến kia quét sạch hang

cùng, Lòng ta hằng thể đức hiếu sinh, mõ kình ấy đẹp gì mắt ngó.Ngặt trong vòng, gương bủa lưỡi dăng.Khôn thoát cảnh quân tàn trận vỡ!Hoặc những kẻ voi lồng bỏ vía, thây ven thành, góc bãi nằm

lăn. Hoặc những người cầu đứt sẩy chân, xác vùi nước sông Hồng nghen ứ.

Dẫu kẻ ngu, còn ngang ngạnh chưa hàngSong vẫn bí, đã kinh hồn nhận rõ.Buồn trông cảnh, tan thành trắng úa, khổ viễn chính còn tấy

niềm đau, thầm nhớ phen, lệ thủy mây sầu, xe bại trận khôn ngăn lệ nhỏ.

Nay ta cho:Nhặt xương khô mà vùi đống mồ kia.Rồi lại khiến:

369

Page 370: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lặp đàn tế hướng bên dòng sông đó.Lòng ta rộng thương người giống Bắc, xuất của kho mà lập

đống xương tàn. Hồn bay đứng vơ vẩn trời Nam, bỏ đất khách mà về quê cũ.

Há kính lòng ta, chú ý trung thành.Hầu khiến chỉ ta, đạo trời rộng mở.Ô hô! Thương thay!"Phó bảng Vũ Tấn mất năm 1800, trước hai năm Gia Long lên

ngôi, hiện mộ Vũ Tấn còn ở đồng làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng.

13 - Thám hoa Vũ Thạnh - Danh sư hiếu nghĩa:Vũ Thạnh, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trú tại

phường Bảo Thiên, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Thi hương đỗ giải nguyên năm 21 tuổi. Thi hội trúng Thám hoa khoa ất Sửu (1685), đến năm Mậu Dần (1691) làm Bồi tụng, hồng lo tự khanh, quyền Đô ngự sử. Vì nói trái ý chúa, bị bãi chức năm 34 tuổi. Sau lại chiêu dùng, chức Tự khanh. Khi mất tặng Tham chính; Hương tử ấm, tặng Hàn lâm thừa chỉ.

Khi còn nhỏ, nhà nghèo không kham nổi phu dịch ở làng quê lánh lên trú ở phường Bảo Thiên, xin vào học trường một ông họ Vũ làng Mộ Trạch. Vì học giỏi, mà con thầy ghét, hay gây chuyện cãi lộn. Ông nín nhịn, tìm hết cách tránh gặp con thầy. Mười một tuổi, thi hương ở trường Phụng Thiên, ông đỗ đầu bảng. Hơn 20 tuổi thi hội thi đình trúng Thám hoa. Chúa Trịnh yêu quý tài học của ông.

Một ngày chúa mời ông ăn cơm. Chúa sai lấy khúc cá trắm, nấu rất ngon mời ông ăn trước mặt chúa. Ông ăn các thứ khác để khúc cá lại Chúa lấy làm lạ, hỏi sao không ăn cá. Ông thưa rằng: Cá ngon rất quý xin chúa đem về cho mẹ. Chúa sai lấy đĩa cá khác có khúc đuôi và khúc giữa. ông chỉ ăn khúc đuôi, xin khúc giữa đem về cho mẹ. Chúa khen ông là người con có hiếu, đáng nêu gương cho đời học.

Chúa Trịnh Căn ham mê tửu sắc. Ông thẳng thắn can ngăn, chúa không vừa lòng, bãi chức ông. Ông về mở trường dạy học, ở trại Hào Nam huyện Quảng Đức, làng Thịnh Hào, bây giờ thuộc

370

Page 371: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thành phố Hà Nội. Học trò đến học rất đông, có độ bảy mươi người thành đạt. Em ông là Vũ Huyến, con ông là Vũ Huy cũng đỗ tiến sĩ một khoa, làng có bức trướng mừng: "Đồng triều tam Tiến sĩ, nhất nhật lưỡng vinh quy", nghĩa là một nhà có 3 ông Tiến sĩ, một ngày hai Tiến sĩ cùng vinh quy.

Vũ Thạnh là thày giáo xuất sắc của thế kỷ XVIII, học trũ ụng cú 70 người đỗ Tiến sĩ.

Vũ Thạnh mất ở Hào Nam, an táng tại Quảng Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

14- Vũ Tụ – người liêm khiết, công thần.Vũ Tụ, người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, năm 28 tuổi

trúng Hoàng giáp, khoa Quý Sửu (1493) triều Lê Thánh Tông, làm đến chức hình bộ, tả thị lang, có tiếng là người liêm khiết.

Nhà vua muốn thử xem tin đồn ấy có đúng không. Vua chọn một phụ nữ đẹp, khéo nói, ban đêm đến nhà ông, mang theo lụa và vàng, xin ông lo giúp cho em ruột hiện có tội, được thoát nạn. Ông từ chối người đàn bà khẩn khoản kêu nài: "Thưa quan, bây giờ ban đêm khuya khoắt, ở đây chỉ có thiếp và quan, ngoài ra không có ai, xin quan rủ lòng thương, nhận lễ mọn của thiếp, gia ơn cho em thiếp, ơn trời bể ấy thiếp xin kết cỏ ngậm vành" .

Ông nghiêm sắc mặt nói: "Mụ bảo không ai biết à? Ngoài ta và mụ ra, trên còn có trời, dưới có đất, trời đất chỗ nào cũng có và biết cả đấy! Mụ đem ngay lễ vật ra khỏi chốn này, nếu còn nói dài ta cho bắt, hỏi tội đấy!".

Người phụ nữ đem vàng và lụa về, tâu với vua. Vua tin lời đồn là đúng sự thật. Vua sai thêu 4 chữ vàng "Liêm tiết công thần" vào túi gấm, ban cho Vũ Tụ. Mỗi khi vào chầu, Vũ Tụ được đeo túi gấm ấy, để khuyến khích triều thần giữ tròn liêm tiết.

Hiện nay ở làng Hoạch Trạch còn nhà thờ Vũ Tụ, do người cháu xa rồi là Vũ Văn Quyết thờ cúng. Trong nhà thờ còn bức đại tự khắc 4 chữ "Liêm tiết công thần" sơn son thếp vàng và 4 đôi câu đối bằng chữ Hán ca tụng tài học, đạo đức, khí tiết của Vũ Tụ khi làm quan.

371

Page 372: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Báo Hải Dương số 2158 ngày 8 tháng 8 năm 1995 nói Vũ Tụ là người làng Mộ Trạch là không đúng.

15 - Tiến sĩ Vũ Cán - người khởi xướng "Dẫn thủy nhập điền" .Vũ Cán, hiệu Tùng Hiên, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng,

đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Tuất (1502). Làm quan đến chức Lễ bộ thượng thư, ông để lại nhiều tác phẩm văn học. Niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (năm 1475), ông cùng hiến sát sứ Vũ - Nhân - Trung, xin đào sông từ cánh đồng Xuyết đến sông Hà, tức kênh Hai, nay gọi là sông Cửu An, sông tây Kẻ Sặt. Về sau khoảng niên hiệu Quang Thiệu (1506) thượng thư Vũ Cán, thái giám Nguyễn Thế An, vâng chỉ vua, tiếp tục khai cho sông thông với Hồng Giang. Trên bờ sông có bến thuyền, có hòn đá buộc voi của Thái giám Nguyễn Thế An, khi cầm quân chống với Trần Cao, không cho loạn quân vào cướp phá làng. Vũ Cán làm bài "Ký sửa lại sông đào", bằng chữ Hán, lược dịch như sau:

"Cừ là đê có nước, xét Bạch Công (nhân vật Trung Quốc) đào cừ để tưới vườn, nhân thế gọi là Bạch Công Cừ", về sau nhiều người bắt chước và được lợi nhiều. Đấy là nguyên do có cừ.

Làng Mộ Trạch, nguyên ruộng thấp, trũng, gọi là đồng lầy, là Trầm Trạch. Sông ngòi xa xôi, năm đại hạn thì khô cạn, năm mưa to thì ngập úng lâu. Dân khổ vì thế!

Năm ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475) mùa đông tháng 10 bá phụ tôi là hiến sát sứ Vũ Nhân Trung, vâng lệnh triều đình cho đào sông từ Đồng Xuyết đến Hà Xá, thông với kênh Hai. Qua nhiều năm sông bị lấp tắc.

Năm Kỷ Mùi 1519, niên hiệu Quang Thiệu thứ 4, mùa xuân tháng hai, tôi cùng thái giám, Lý Quốc Công, Nguyễn Thế An, vâng chỉ tập hợp phu bản huyện cho sửa chữa, khơi đào, từ Đồng Xuyết đến Liễn Kiều (Cầu Sen) làng Hoạch Trạch, thông với Hồng Giang. Hai con sông thông nhau, nước triều lên xuống, năm đại hạn sông này cho nước tưới tát, không lo khô cạn. Lúc mưa to khơi cho thoát nước, không lo ngập úng. Đồng ruộng làng Trạch ta, tùy thời tiết mà cày cấy. Cái lợi của cừ to lớn biết bao! Cho nên người

372

Page 373: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ngay thì yêu người, kẻ ác thì hại người. Còn người không làm thì chẳng việc gì xảy ra.

Nay cừ có khơi hay phá, hay sửa chữa gì, cũng đều phải có lợi cho dân. Người sau, nếu làm gì cũng nên suy nghĩ đến lòng yêu người, thuận theo tính của nước, để lại ơn đức mãi không bao giờ cùng. ấy là điều ta mong mỏi sâu xa vậy".

16- Lê Nại - Trạng chữLê Nại là con Lê Đạc và bà Vũ Thị Vàng, cháu tứ đại của Lê

Cảnh Tuân, sinh năm Hồng Đức thứ 10 (1479), thông minh, chăm học nhưng ăn rất khoẻ. Ông lấy con gái Thượng thư Vũ Quỳnh, ở rể nhà bố vợ. Những ngày đầu mẹ vợ cho Lê Nại ăn như mọi người trong gia đình, tối đến, ông chỉ học qua loa rồi đi ngủ. Vũ Quỳnh lấy làm lạ, hỏi Lê Đạc, Lê Đạc nói rõ nết ăn của con mình. Từ đấy, Vũ Quỳnh để con rể ở nhà học, thổi riêng cho ông mỗi bữa nồi ba cơm, ông ăn hết và học đến canh ba. Thấy vậy, lại thổi cho ông mỗi bữa nồi năm cơm, ông ăn hết và học suốt đêm. Sức ăn như vậy không ai sánh kịp, dân gian gọi là Trạng ăn. Đương thời có bài thơ trào phúng như sau:

Ông người Mộ Trạch, Vì ăn nổi tiếng.

Mười tám bát cơm,Mười hai bát canh,Chứa ấy lấy nhiều,Làm ra càng rộng.

Thi cử đã đến,Nổi tiếng quần anh.

Tuy thế, sức ăn của ông cũng không phí, ăn ở đây là ăn học. Khoa thi năm Ất Sửu (1505), ông cùng thi với Lê Tư là em ruột. Có giai thoại rằng:

Hai anh em cắm lều gần nhau. Khi đang cắm lều, Lê Tư hỏi anh một chữ trong Kinh thi, Lê Nại nói khích: "Trong cả nước Nam này, anh chỉ thi với em chữ ấy mà em lại hỏi ?". Lê Tư tự ái, bỏ trường thi, đi thẳng về Mộ Trạch. Nửa đêm mới về đến nhà, mọi người đã đi ngủ, ông không gọi cửa, trải chiếu nằm ngủ ngoài

373

Page 374: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

hè. Bà Vàng đang ngủ giật mình, văng vẳng như có người nói: "Sao bà lại để ông Hoàng giáp ngủ ngoài hè?”. Bà mở cửa, bước ra vấp phải Lê Tư. Bà thấy làm lạ, hỏi con sao đang đi thi lại bỏ về. Lê Tư thuật lại việc bực mình với anh mà bỏ trường thi. Bà mẹ bình tĩnh nói: "Học có tài thì trời không phụ, thôi để anh con đỗ khoa này, khoa sau cố học, lo gì chả đỗ. Con vào ăn cơm rồi đi ngủ đã”. Lê Tư được mẹ động viên, ăn cơm xong, thắp đèn học liền. Khoa ấy Lê Nại đỗ Trạng nguyên, như vậy ông không chỉ là trạng ăn mà còn là Trạng chữ. Còn Lê Tư, 6 năm sau, đến khoa Tân Mùi (1511), mới đỗ Hoàng giáp, sau trở thành nhà sử học, viết cuốn Việt sử thông giám. Người làng khen bà Vàng khéo khuyến khích con học tập thành tài.

17- Trạng chạy: Vũ Cương TrựcDưới triều Mạc (1527 - 1592) làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, có

Vũ Cương Trực, còn tên là Khổng, cùng ba người làng tên là Trần, Đổng, Đột chơi thân với nhau. Ngày ngày thường cùng nhau tập chạy và chạy thi với nhau. Cả làng gọi ba ông là ba kẻ hào. Không ai chạy nhanh bằng. Duy ông Khổng có sức chạy nhanh hơn.

Bấy giờ có Quốc cữu, cậu vua nhà Mạc ở Dương Kinh, Cổ Trai, thuộc phủ Kiến Thụy, khi về Thăng Long qua quán Tuyển Cử, cạnh làng Mộ Trạch, thường bắt người khỏe ra thay phu khiêng võng. Bốn kẻ hào làng Mộ Trạch xin được đi làm phu khiêng võng cho Quốc cữu, định tâm làm cho Quốc cữu một vố, để chừa thói ngông nghênh, hống hách, coi thường thiên hạ.

Được làng cử lên quán Tuyển Cử, bốn ông hăng hái đến nhận thay phu khiêng võng cho Quốc cữu. Vừa để đòn lên vai bốn ông đã đi rảo bước, rồi chạy như bay, bọn lính hầu không sao đuổi kịp, lẽo đẽo theo sau. Đến chợ Đan Thị, thuộc huyện Mỹ Hào, bên đường có giếng, bốn ông đi sát bờ giếng. Cương Trực bỗng hát: Dênh dang là cái dênh dang", như một hiệu lệnh, bốn ông cùng láng tay hất mạnh Quốc cữu xuống giếng và quát "mát chăng hỡi cậu". Rồi cùng bỏ võng đấy mà chạy. Quốc cữu ướt lướt thướt từ giếng bò lên, quân lính hầu, còn cách xa chưa đến, tức quá mà không làm sao được, đành ngậm đắng nuốt cay.

374

Page 375: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Chạy qua một làng đương vào đám, nhân dân xúm quanh sân đình xem diễn trò vui, Cương Trực thưa với dân làng, xin chạy thi với trai tráng trong làng, mấy anh trai tráng khỏe nhất làng vui vẻ nhận thách, đề nghị một bô lão đứng ra cầm trịch.

Cương Trực vác trống cái làng mà chạy, nếu được giải, làng thưởng cho cái trống. Bô lão và trai làng thuận ngay. Tất cả đứng thẳng hàng, bô lão phát cờ ra lệnh xuất phát. Cương Trực co chân chạy, dẫn đầu ngay từ phút đầu, rồi dần dần cách xa mọi người. Trai làng hết sức cố gắng mau chân, mà đành chịu. Cương Trực được cuộc mang trống về cung tiến đình làng.

Ai cũng khen Cương Trực là có tài chạy nhanh, tôn ông là Trạng chạy. Vũ Cương Trực là tổ thứ hai nhà thờ "Thế trạch dương" còn gọi là nhà thờ "Tràng Xuân" ở phía đông đình làng Mộ Trạch.

18- Trạng cờ: Vũ Huyến.Vũ Huyến người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, sinh vào đầu

thế kỷ thứ XVI, con một ông cử nhân, có biết tài đánh cờ cao. Đầu đời Lê Trung Hưng có sứ Trung Quốc sang nước ta, thách cùng vua Lê đấu cờ. Sứ dọa: nếu nhà vua thua luôn ba ván thì vua Minh sẽ đem quân sang đánh nước Nam.

Quận công Nguyễn Hoằng, con Nguyễn Kim khi ấy ở ngoài Bắc, thường qua lại làng Mộ Trạch, biết tiếng Vũ Huyến là người cao cờ, tâu với vua triệu Vũ Huyến lên giúp vua. Vua rất vừa ý, sai người về Mộ Trạch đón Vũ Huyến lên yết vua. Vua hỏi kế của Vũ Huyến.

Vũ Huyến tâu: Xin nhà vua hẹn cùng sứ Trung Quốc đấu cờ vào giữa trưa, lúc mặt trời đứng bóng, giữa sân rồng, mỗi bên chỉ có một lính hầu che lọng, ngoài ra không để một ai ở bên. Rồi Vũ Huyến tâu mật kế với vua. Xin làm người lính che lọng cho vua.

Vào cuộc Vũ Huyến cầm lọng đứng sau vua. Trên đỉnh lọng Vũ Huyến dùi một lỗ nhỏ, mặt trời qua lỗ nhỏ ấy rọi một điểm sáng xuống bàn cờ. Vũ Huyến xoay lọng điều khiển điểm sáng trên bàn cờ, hướng vua đi những nước cờ quyết định. Nhà vua thắng sứ Minh liền ba ván, sứ Minh phục tài vua.

375

Page 376: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nhà vua trọng tài Vũ Huyến, phong Vũ Huyến là Kỳ trạng nguyên (Trạng cờ), muốn ban ông chức Tri huyện, ông tạ ơn vua xin được về làng quê, sống vui với đồng ruộng và bạn cờ.

Người ta truyền rằng sở dĩ ông cao cờ, vì trên trán ông có xương vuông nổi lên như quân cờ. Đó là lời người mê tướng số đặt ra. Lại có câu truyền miệng: "Rượu Hoàng Mơ, cờ Mộ Trạch", ý nói: làng Hoàng Mơ, huyện Lăng Tài có tài nấu rượu ngon, làng Mộ Trạch có người đánh cờ giỏi. Tiếng đồn ấy đúng với sự thực.

19- Nguyễn Thế Nghi - Người có nhiều giai thoại thời Lê-Mạc

Nguyễn Thế Nghi người thôn Hạ, làng Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, sinh khoảng đầu TK XVI; thông minh, mẫn tiệp, nhiều mưu mẹo, giao tiếp rộng rãi, 15 tuổi đã đỗ Cử nhân. Anh làm quan, tước Lý quốc công và chú là Nguyễn Thế Tứ, phò mã của vua Lê. Khi Thế Nghi vào yết kiến quan tràng, mọi ngời đều mặc áo thụng mầu xanh, đội mũ ô sa, duy có Thế Nghi mặc áo mầu hồng, mũ mã vĩ, do nể anh và chú nên quan tràng cũng cho qua.

Thế Nghi là bạn thân của Mạc Đăng Dung, khi Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lên làm vua, Thế Nghi lẩn tránh vào chùa Tràng Sinh trong Kinh thành, Đăng Dung phải dò la mãi mới tìm được, muốn bổ nhiệm quan chức. Thế Nghi từ chối, Đăng Dung ép mãi ông mới nhận, nhưng với điều kiện phải phong tước cho ông là Đại Hưng hầu, thâm ý rằng, Đại Hưng là một cửa lớn ở Kinh thành, ai vào Kinh cũng phải đi dưới cửa ấy, cũng có nghĩa là mọi người đều cúi luồn dưới quyền ông ta. Đăng Dung nể bạn nên chấp nhận. Bấy giờ ông đắc chí, thường ngâm một câu:

Anh hùng ai nấy hung hăng,Khi vào đến cửa Đại Hưng cũng luồn.

Thế Nghi đỗ đạt không cao nhưng có tài làm thơ bằng quốc âm, tác phẩm có:

- Nhạc xương phân kính, nói về hai đời vua nhà Tuỳ (Trung Quốc).

376

Page 377: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Huyền Quang tống cung nữ, nói về truyện Huyền Quang, Điểm Bích.

Đến thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Dương Đức (1672-1673), sứ thần Trung Quốc sang, nghe nói Đại Hưng chỉ là tước hiệu của một viên quan nhỏ nên không chịu đi qua, yêu cầu phải bắc thang để họ đi qua trên cổng, ngầm ý không chịu cúi luồn ai. Bấy giờ Thượng thư Vũ Duy Đoán, người làng Mộ Trạch được cử đón sứ thần, nhận lời thực hiện, nhưng ông bày mưu thả voi ra phía ngoài cửa Đại Hưng, sứ Bắc trông thấy hoảng hốt, chạy vội vào trong thành. Khi bình tĩnh lại, sứ mới biết đã mắc lừa, nhưng thấp mưu, đành chịu.

20- Lê Quang Bí- người được ví như Tô Vũ thời Hung NôLê Quang Bí còn gọi là Lê Quang Bôn (vì chữ Hán Bí cũng

đọc là Bôn), nên có sách chép là Lê Quang Bôn. Ông là một trong những văn thần nhà Mạc. Tự là Trần Phu, hiệu Tốn Trai, dòng dõi Lê Cảnh Tuân, con trạng nguyên Lê Nại, cháu Lê Đĩnh, cháu ngoại Vũ Quỳnh, quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là xã Tân Hồng, huyện Bình Giang).

Theo gia phả họ Lê ở làng Mộ Trạch, Lê Quang Bí sinh giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Đinh Mão, năm Giáp Tý (1504). Lúc nhỏ ông đã thông minh ham học, năm 16 tuổi thi hương đỗ tứ trường. Năm 23 tuổi ông thi đậu Nhị giáp Tiến sĩ, khoa Bính Tuất (1526) niên hiệu Thống nguyên đời vua Lê Cung Hoàng. Ông được bổ dụng chức Hiến sát sứ đạo Sơn Tây.

Năm Nhâm Ngọ, Thống Nguyên thứ 6 (1527), Mạc Đăng Dung đảo chính nhà Lê lên ngôi, Lê Quang Bí được vua Mạc cử làm Tán lý tả thị lang Bộ Hộ, phong tước là Đoan Thận tử.

Năm Mậu Thân (1548), theo lệnh Mạc Phúc Nguyên, ông đi sứ nhà Minh, cầu phong vương cho vua Mạc, Vua Minh kiếm chuyện cho là việc giả dối, giữ ông lại để xem xét. Khi ở Trung Quốc, ông giữ vững khí tiết, không để đối phương xức phạm đến danh dự tổ quốc và vua Việt. Tại Trung Quốc, ông mở trường dạy học, học trò có người tên là Đặng Hồng Chấn, đỗ tiến sĩ. Đến năm Bính Ngọ (1566), tức 18 năm sau, vua Mạc Mậu Hợp cử người

377

Page 378: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

sang nộp đồ cống, ông mới được về nước. Khi đi tóc còn xanh, khi về tóc đã bạc, vua Mạc ví ông như Tô Vũ thời Hung Nô, vì thế mà phong ông làm Tô quận công.

------------------------------------------Theo Văn bia Mộ Trạch, Danh nhân Hải Hưng và những tư liệu liên

quan21- Vũ Thị Thầm, người mẹ của 5 Quận công.Bà Vũ Thị Thầm có sách chép là Vũ Thị Thứ, chính thất của

Cử nhân Vũ Quốc Sĩ, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng. Nhà nghèo, ông lại là nhà nho chất phác, thật thà chỉ biết dạy học. Ông bà sinh 5 con trai là: Vũ Tự Khoái, Vũ Bạt Tuy, Vũ Duy Chỉ, Vũ Phương Trượng, Vũ Cầu Hồi. Không có ruộng đất để cày cấy ông bà chuyển lên ở thành Thăng Long. Ông mở trường dạy học, bà làm việc đổi tiền.

Người ta kể lại, khi đi đường, bà để các con bé ngồi hai bên thúng mà gánh. Đến chợ Bần, huyện Mỹ Hào, có hai người khách, thấy tướng mạo 5 con bà khôi ngô, muốn mua một hoặc hai làm con nuôi. Bà không nghe còn mắng lại, khách chỉ mỉm cười nói với mọi người: bà này có sức khỏe, gánh được khanh tướng trên vai.

Lên kinh đô, ông dạy học, bà làm việc đổi tiền. Cách cư xử của bà với khách hàng và bạn hàng, ngay thẳng, thật thà, sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi cần - Có một lần, người đến đổi tiền, bỏ quên một tay nải có hai tấm lụa, bà ngồi chờ đến tối người ấy hớt hải chạy đến, hỏi và xin bà, bà vui vẻ trao trả cẩn thận. Người ấy cảm tạ bà, biếu bà chút tiền, bà kiên quyết không lấy đồng nào. Cả phố ai cũng khen bà là người phúc hậu.

Bà tập trung sức lực cùng ông nuôi con ăn học. Nhà túng bấn thì ăn tiêu dè sẻn, để các con khuya sớm tập trung dùi mài kinh sử. Nghe đâu có thầy dạy giỏi, đưa con đến xin thụ giáo. Lớn lên các con đều làm nên danh vọng. Vũ Bạt Tuy đỗ Hoàng giáp khoa Giáp Tuất (1634). Vũ Cầu Hồi đỗ Đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (1659). Vũ Tự Khoái, Vũ Duy Chỉ, Vũ Phương Trượng, giỏi nghề võ, giúp nhà vua, có nhiều công lao được phong tước Quận công. Đặc biệt có Vũ Duy Chỉ được phong chức Tể tướng, quốc lão chức quan to trong triều.

378

Page 379: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

22- Vũ Dự- Công thần tiết nghĩa triều Lê sơ. Vũ Dự là con Vũ Vinh Phu, cháu Vũ Hữu, người làng Mộ

Trạch huyện Đường An, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Lúc nhỏ, ông được hưởng tập ấm của cha, ông, khi trưởng thành được tin cậy giao chức Điều Binh, tính hào mại, mưu lược.

Năm Diên Ninh 15 (1459), Lê Nghi Dân mưu cùng Lê Đức Linh, Phạm Đồn Phạm Bàn và Trần Năng cùng ba trăm binh lính đang đêm leo thang vào thành giết Lê Nhân Tông và Hoàng Thái Hậu rồi tự lên ngôi vua Nghi Dân lên ngôi sát hại những đại thần không tuân theo... Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn (1460) Thái bảo Lê Xí và Lê Liệt, Nhập nội hành khiển bình chương quân quốc trọng sự Lê Lăng cùng một số võ quan như Vũ Dự... truất ngôi Lê Nghi Dân, bắt phải tự thắt cổ chết và rước Lê Thánh Tông lên ngôi. Vũ Dự được lĩnh chức Tổng chi dinh Tây vệ. Sau phong đến Đô đốc phong tặng Minh nghĩa công thần.

23- Nhữ Tiến Dụng- Tư nghiệp Quốc Tử GiámNhữ Tiến Dụng, sinh năm 1623, tại làng Lôi Dương huyện

Đường An, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang. Thuở nhỏ học Viên Công và Viên Lễ. Lớn lên học Thái Sư công ở Mộ Trạch, sau lên Thăng Long, ngụ ở phường Hàng Mây, Tràng An. Ông ở làng Lôi Dương, vì ghét bọn hương chính ở làng, nên khi đi thi, khai sinh ở quê ngoại Hoạch Trạch. Năm 19 tuổi, thi Hương, trúng tứ trường, đỗ H-ương cống; 22 tuổi, hỏi vợ ở làng Đình Tổ, nôm gọi là làng Tó, là con gái Vũ công, tri phủ Đoan Hùng. Từ khi thành gia thất, phu nhân lo việc nội trợ, vì thế việc học tập của ông thuận lợi. Hai lần thi Hội chỉ trúng tam trường, nhưng vẫn được triều đình trọng dụng, phong chức Tuần phủ Nghĩa Bang, rồi Tư nghiệp quốc tử giám. Đến năm Giáp Thìn, Cảnh Trị thứ 2 (1664), khi đó đã 42 tuổi, ông mới thi đậu đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân. Làm quan đến chức Kinh Bắc đạo, Giám sát ngự sử, Lễ khoa đô cấp sự trung, phong tặng Hoằng tín đại phu, Thái thượng tự khanh, gia tặng Giá hành đại phu, Công bộ tả thị lang, đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Ngự sử đài, Liên Khê bá, Công bộ th-ượng thư, tước Liên khê hầu, tự Lột Tẩu, hiệu Giới Hiên, huý Lộng, tên tục là Duy Thu, tên đi thi là Tiến Dụng. Ông có tiếng là người giữ

379

Page 380: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

trong sạch, đương thời tôn là bậc Hoạt tiên tức là ông tiên sống. Năm Mậu Tuất (1658), sáng tạo Từ vũ, thờ tiên hiền. Năm 47 tuổi, phụng mệnh tháp tùng Vương đi đánh Ô châu, hỏi tội trạng tàn quân nhà Mạc, giữ việc xem thiên văn, được thăng chức Hàn lâm viện hiệu thảo. Năm Quý Sửu, 51 tuổi, làm khảo quan trường thi Hội. Năm Mậu Ngọ, được thưởng 20 quan tiền xanh và 2 dật bạc. Năm Nhâm Tuất đ-ược giao việc xem đất xây dựng Phủ môn. Năm Quý Hợi, 61 tuổi, thăng chức Hộ khoa cấp sự trung. Năm Giáp Tý, làm giám khảo trư-ờng thi hương Sơn Nam. Năm Ất Sửu, phụng ngự đề đầu bài khoa thi Hội. Năm 64 tuổi, chuyển sang Lễ khoa cấp sự trung. Năm Đinh Mão, 65, tuổi, làm Khâm sai giám thị trường thi Sơn Nam.

Ông là người đầu tiên của họ Nhữ định cư ở Hoạch Trạch, lập dinh Gạo ở Lôi Dương. Năm Kỷ Tỵ, 67 tuổi, ông mất tại chính tẩm, mộ táng tại xã Lôi Dương.

----------------------------------1-Lê Anh Tuấn (1671-1734), người làng Thanh Mai, huyện Tiên Phong,

nay thuộc Ba Vì, Hà Tây, đỗ Tiến sĩ năm Chính Hoà 15 (1694), người nổi tiếng về văn chương đương thời.

24-Vũ Duy Hài-Người có nhiều mưu lược.Vũ Duy Hài còn có tên là Vũ Bật Hài người làng Mộ Trạch,

huyện Đường An nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, 31 tuổi đậu tiến sĩ (1659) đời Lê Thần Tông làm quan tới chức Lại bộ Tả thị lang, tước Tử, từng đi sứ nhà Thanh, khi mất tặng Thượng thư bộ Lễ, tước Bá.

Ngày ấy, có bọn giặc tầu ô vào cướp phá ở vùng Hồng Đàm, xứ An Quảng, ông phụ tá Tôn quận công đem quân ra đánh giặc.

Ông dùng kế "nữ tử" , tuyển chọn gần 300 con gái đẹp đến nơi giặc đóng trêu ghẹo, đến đêm mỗi người bí mật lấy khăn mặt xấp nước nhét vào nòng súng giặc rồi lẻn về.

Sáng sau quân ta nổ súng tiến công, quân giặc nạp đạn nổ súng thì súng xịt vì tắc nòng, ướt thuốc. Quân giặc bỏ chạy, ta thắng to.

Sau Vũ Duy Hài cùng Vũ Công Đạo, Đào Công Chính được tham gia đoàn sứ thần đi Trung Quốc. Ba người cùng nhau xướng hoạ thơ văn khi đi công cán.

380

Page 381: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

25 - Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, thánh sư nghề lược.Nhữ Đình Hiền, người làng Hoạch Trạch, tức làng Vạc, xã

Thái Học, 22 tuổi trúng Đồng tiến sĩ khoa Canh Thân (1680), triều Lê Hi Tôn, chúa Trịnh Căn. Năm Đinh Sửu (1697) sung Phó sứ đi cống vua Trung Hoa. Năm Canh Dần (1698) thăng Phó đô ngự sử, tước Tử. Năm Giáp Thân (1707) thăng Đô ngự sử, rồi làm chức Bồi tụng. Năm Giáp Ngọ (1714) thăng Hình bộ thượng thư. Mất năm 58 tuổi, tặng Lễ bộ thượng thư, tước Bá.

Khi đi sứ Nhữ Đình Hiền mang theo vợ là Lê Thị Hiệu, đến nơi người Trung Quốc làm lược bằng tre, bà ở lại đấy học nghề ấy. Bà đem nghề làm lược bằng tre về dạy dân làng Vạc. Nay cả làng Vạc, trai gái, già trẻ đã giỏi nghề cày cấy lại thạo làm lược tre bán ra khắp nơi trong nước. Ông bà được dân tôn là Thánh sư nghề lược, lập đền thờ và có bàn thờ ở miếu thờ Thành hoàng của làng. Đền thờ ông bà được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Lúc làm hình sự ông xử kiện công minh, cứu kẻ mắc oan, chính sự nổi tiếng. Dùng mưu trí, ông khéo léo khám phá các vụ án lớn, nhỏ, bắt đúng thủ phạm, trừ hại cho nhân dân.

Phả họ Nhữ còn chép truyện: trong một làng nhỏ kia có kẻ chuyên bắt gà của người cùng xóm. Thủ đoạn bắt trộm gà của hắn rất tinh vi. Nhiều người muốn bắt quả tang đưa lên quan trị tội mà không làm được. Một bà nhà nghèo, chỉ có một con gà mái, đêm đến nhốt vào lồng để ở xó nhà mà nó vẫn bắt mất. Bà tiếc của, tối và sáng sớm ra đầu ngõ chửi rủa kẻ bắt gà của bà rất ngoa ngoắt. Cả xóm trước còn thông cảm, sau cũng khó chịu về sự chửi bới ngoa ngoắt của bà.

Việc đến tai tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, ông đến xóm ấy, gọi bà chửi mất gà ra trách mắng về tội lắm điều, ông cho gọi tất cả dân xóm ra, kể tội người chua ngoa, cho mỗi người được tát bà một cái. Cả xóm tuân theo lệnh quan, không ai dám từ chối.

Ông ngồi chứng kiến mọi người, vì sợ lệnh quan chỉ để tay áp nhẹ vào má bà. Bỗng có người giơ tay vả thật mạnh vào mồm bà và mắng: Chỉ mất một con gà mà chửi ông cha người ta nhiều thế!

381

Page 382: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ông nghiêm sắc mặt, ra lệnh bắt anh chàng ấy lại để tra xét hắn thú nhận là đã bắt trộm gà của bà và trước đây đã bắt trộm nhiều gà của người trong xóm. Hắn bị pháp luật nghiêm trị và từ đấy, nhân dân trong xóm được yên ổn làm ăn. Mọi người phục tài xử kiện của quan án Nhữ Đình Hiền, không bỏ sót một việc bất công nhỏ nào.

26- Tiến sĩ Vũ Duy Đoán, một trung thần thời Lê – Trịnh.Vũ Duy Đoán, người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, trúng

Đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1664). Lúc bé nhác học, lớn lên biết suy nghĩ, chịu khó tập trung học tập, học đâu nhớ đó, thi hương đỗ đầu, thi hội đỗ Đồng tiến sĩ.

Người làng thường kể, lúc bé ông nhác học, thường không thuộc bài. Năm 17 tuổi, ông nằm mơ thấy thần đến mổ bụng ông, cạo hết chất bẩn, tỉnh dậy còn đau, từ đấy ông học đâu nhớ đấy, lấy học làm vui. Hẳn là muốn thần thoại hóa sự chuyển biến từ lười biếng sang chăm học của ông.

Vũ Duy Đoán, được chúa Trịnh tin dùng mà không nịnh hót, không lợi dùng lòng tốt của chúa để mưu lợi riêng. Chúa ham xem chọi gà và đánh bạc, thích nghe lời nịnh hót, ông làm kim sách (sách vàng) bằng quốc âm, thẳng thắn phê bình, can ngăn chúa, được chúa khen.

Có lần chúa bỏ buổi chầu đi xem chọi gà. Có người nịnh ý chúa đem gà tốt đến dâng, ông cũng có mặt ở đấy. Ông đỡ lấy gà quan sát, rồi giơ tay, nâng gà lên, vật gà xuống đất thật mạnh, gà dẫy đành đạch chết ngay, mọi người ai cũng sợ hãi. Chúa lạnh ngắt bỏ đi, buổi chọi gà tan.

Một lần có sứ Trung Quốc đến, chúa sai ông đi đón, ông ứng khẩu họa hai mươi bài thơ của sứ. Sứ khen ông học giỏi. Đương bữa tiệc đãi sứ thần, hết rượu, chưa mang đến kịp, sứ có ý thúc giục, ông đọc câu thơ: "Bão ngô cá đức chân giai vị; hà tất giang đài vẫn nhất bồi". Sứ khen ông ứng đối giỏi.

Chúa sai ông và Tiến sĩ Vũ Công Đạo đi nhận tù binh họ Mạc. Công văn giao lệnh, chiều ý một hoạn quan, viết tên hai ông, lúc ấy đã là Thượng thư cả, dưới tên hoạn quan. Hai ông dập đầu

382

Page 383: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

giãi bầy, yêu cầu viết lại văn bản cho đúng kỷ cương. Trịnh Tạc tức giận bảo rằng: "Ngày trước vật chết gà hay của ta, ta ngơ đi không nói, nay còn quá quắt như thế sao?".

Chúa ra lệnh lập tức cách chức hai ông, thu hồi hết các bằng sắc mà nhà vua cấp cho hai ông từ trước đến nay. Hai ông trả lại tất cả, riêng không trả lại bằng Tiến sĩ. Hai ông nói với sứ đến thu bằng, sắc rằng: "Các đạo sắc mà nhà vua ban cho tôi xin trả lại, còn bằng Tiến sĩ là công lao học hành của tôi, tôi xin giữ lại!".

Tuy bị cách chức mà trong triều, ai cũng phục tài và khí tiết của hai ông.

Về làng, hai ông hay đến quán Kỳ Anh, đàm đạo văn chương với các cụ đã trí sĩ và các thiếu niên anh tuấn đang độ học hành. Vũ Duy Đoán sáng tác bài "Mục lục" khuyến khích dân làng chăm chỉ làm ăn, sống hòa mục với nhau, cùng vui chơi trong ngày hội, chúc nhau những điều tốt lành. Bài ấy dân làng khắc vào gỗ, sơn son thếp vàng, treo ở đình, đến nay hãy còn và dịch ra chữ quốc ngữ in trong quyển "Làng Mộ Trạch, làng tiến sĩ". Ông Vũ Công Đạo viết bài "Vĩnh thế mẫn giám" (gương sáng soi mãi cho đời" nói về cách học và dạy học, khắc vào đá để ở nhà thờ "Thế trạch" hay còn gọi là Trạng Xuân, là nhà thờ thờ ông. Bia này còn và đã dịch ra chữ quốc ngữ, trong quyển "Làng Mộ Trạch, làng tiến sĩ".

Về sau chúa Trịnh hối lại, khôi phục chức tước cho hai ông, hai ông làm quan đến tuổi được về trí sĩ.

27- Vũ Duy Đoán- Thượng thư tài năng, liêm chính.Vũ Duy Đoán người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay

thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Thuở nhỏ ông học dốt, cả ngày mà không thuộc một dòng chữ, năm 17 tuổi gia đình khuyên nên thôi học đi làm nghề khác; một hôm nằm mộng thấy thần mổ bụng mình, nạo bỏ chất đục đi, từ đó phá ngu ra thông, học tấn tới vượt bậc; đi thi Hương đỗ Giải nguyên, thi Hội, trỳng Hội nguyên (1664). Khi Trịnh Tạc còn là thế tử, ông được trọng dụng làm việc bên mình, tham gia bàn định từ việc lớn đến việc nhỏ, coi như quan nội tướng.

383

Page 384: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Khi chúa Trịnh lên ngôi chúa, ông đậu Tiến sĩ, chúa thưởng cho áo gấm được, ưu đãi vượt bậc, thăng Thượng thư bộ Công. Tính ông khẳng khái, cương trực. Từng làm "Kim giám lục" dâng chúa, khuyên nên chính tâm để làm tốt phong lục, nên trọng nhân tài, không nghe gièm pha, nịnh hót, quyết trừ gian tà.

Chúa Trịnh ham chọi gà, bọn quan thị chiều lòng tổ chức chọi gà bỏ cả công việc. Một hôm viên quan thị mang gà chọi về gặp ông, ông nổi giận bảo bọn chúng không nên làm, rồi vặn cổ giết gà. Quan thị về tâu chúa, chúa biết ý, sau bãi việc đó đi.

Trong việc đi công cán Cao Bằng, tờ chỉ của chúa ghi tên viên nội thần Hán quân công trên tên ông (bấy giờ đang làm thượng thư) ông không nhận chỉ. Chúa không sửa, ông xin trả ấn tín về quê. Chúa giận lắm nói: "Trước đã giết gà chọi quý của ta, nay lại cứng cổ không nhận chỉ lệnh" truyền cho bãi chức Vũ Duy Đoán và Vũ Công Đạo, rồi sai lính về thu hết các sắc lệnh đã ban cho. Duy Đoán trả lại hết, duy có cái biển ban hai chữ Tiến sĩ ông giữ lại. Ông cho là sức học của ông mà có, không phải ân huệ của chúa.

Sau này Vũ Công Đạo được phục chức; còn ông thì chúa cũng ngại dùng, ông u du ở quê nhà, không nghĩ gì đến thời cuộc nữa. Con ông là Khâm chế ti Bắc trấn Vũ Duy Khuông được vời về cho làm Thiếu sư, Bồi tụng

Ông sáng tác nhiều thơ văn, nay còn:- Phạm Lãi chơi Ngũ hồ- Mộ Trạch phong cảnh, - Những lời di văn của nhà nông (Nông gia khảo lịch)- Di văn ký và một số thi văn khác.Ông thọ 64 tuổi, lúc mất còn chức Tả thị lang. Cha là Tiến sĩ

Vũ Bạt Tuỵ, con là tiến sĩ Vũ Duy Khuông, như vậy, nhà ông ba đời đều đỗ đại khoa.

28- Vũ Trác Oánh- Người hăng hái tham gia khởi nghĩa chống vua Lê, chúa Trịnh.

384

Page 385: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vũ Trác Oánh, người làng Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, sinh đầu TK XVIII, "đậu Hương cống, văn chương lỗi lạc, chí khí khảng khái, bói toán việc binh đều thông hiểu, thường ngao du với những người nghĩa hiệp ở trong nước".

Mộ Trạch ở gần My Thử, ông thấy họ Trịnh ức chế, bắt dân vận chuyển gỗ đá suốt ngày đêm để xây dựng phủ đường. Trác Oánh căm giận lắm, sai người đến nói với Nguyễn Tuyển rằng: "Thời cơ có thể ra tay mà không làm, thời cơ qua đi, hối không kịp". Khi Nguyễn Tuyển khởi nghĩa, Trác Oánh trở thành một trong những yếu nhân của nghĩa quân, xứng là Minh Công.

Khi Nguyễn Cừ bị bắt (1741), Trác Oánh vẫn còn lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu, đến năm Nhâm Dần (1742) mới bị bắt. Con cháu ông phải mai danh ẩn tích, di về Hành Thiện (Nam Định), đổi làm họ Đặng, khởi thuỷ dòng họ Đặng Vũ ở đây. Trong nhà thờ Đặng Vũ Hành Thiện có câu đối về sự kiện này:

Nguyên Vũ thị bách tiền, Đông thổ, Đường An cố quận,Cải Đặng tính, tam thế hậu Nam thiên, Hành Thiện chi từ.(Nguyên họ Vũ, trớc đây trăm năm ở đất tỉnh Đông, huyện

Đường An.Đổi ra họ Đặng, sau ba đời, ở đất (trời) Nam (Định), có đền

thờ ở Hành Thiện). Hậu duệ Vũ Trác Oánh nhiều người thành đạt, nh: Bác sĩ Đặng Vũ Lạc, Đặng Vũ Kỷ, Tiến sĩ Đặng Vũ Minh, Đặng Vũ Chư, giáo sư Đặng Vũ Khiêu.

------------------------------ Khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ của Phan Quang, Tạp chí

Nghiên cứu lịch sử số 6 (1984)- Mộ Trạch- Làng Tiến sĩ- Tại sao Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển lại hăng hái khởi nghĩa chống chúa

Trịnh ? Ông nội Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển là Tiến sĩ Nguyễn Mại (1655-1731), làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lễ. Ông là người cương trực, nhiều khi làm trái ý chúa Trịnh Giang nên bị đầu độc chết vào năm 1731. Trước khi chết còn kịp di chúc cho con cháu, khi có điều kiện thì khởi nghĩa diệt chế độ Lê Trịnh, trả thù cho cha.

29- Vũ Công Đạo-Thương thư thanh thận cần. Vũ Công Đạo người làng Mộ Trạch, huyện Đờng An thuộc xã

Tân Hồng, huyện Bình Giang, con An phú hầu, năm 31 tuổi, đỗ 385

Page 386: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tiến sĩ đời Lê Thần Tông làm quan đến chức Đô ngự sử, Nhập thị kinh diên. Đầu năm Chính Hoà (1680) vua cử ông cùng Vũ Duy Đoán tham gia đoàn quan lại của triều đình Đại Việt ra cửa ải nhận những tù binh là con cháu nhà Mạc do Trung Quốc trả về. Chúa Trịnh Căn lập sắc chỉ để tên Hoạn quan Thân Đức Tài trên tên ông và Vũ Duy Đoán. Hai ông cho là trái lẽ và không tuân theo. Trịnh Căn giận bãi chức cho về quê.

Không bao lâu, riêng Công Đạo được khôi phục làm Lại bộ hữu thị lang, sau thăng Hộ bộ thượng thư; sau khi đi sứ nhà Thanh (1673), thăng Thượng thư bộ Công, tước Bá.

Tính ông cương trực; khi còn làm đốc đồng Sơn Nam, nhân lúc vợ ông về quê vắng, có người đưa một kỹ nữ đến để xin vào hầu ông. Ông cự tuyệt và nghiêm khắc từ chối. Ông thường nói: "Ta tuy không bằng người xa, nhưng ta không bao giờ phạm lời răn hiếu sắc".

30- Nguyễn Thị Mỹ - Đào hát danh giá TK XVIIITheo tư liệu khai thác tại Tào Khê, vào đầu thế kỷ XVIII, có

người con gái nổi danh Nguyễn Thị Mỹ, con quan Quỳnh Thọ hầu Nguyễn Danh Quán, cháu nội quan Đường Thọ hầu Nguyễn Danh Hưng quê tại bản xã, nơi có truyền thống trống quân và ả đào. Nguyễn Thị Mỹ, sinh năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744), là người có tài, có sắc, sống trong vùng quê có truyền thống dân ca nên sớm nổi tiếng là người hát hay. Chính vì tài sắc và hay mà chúa Trịnh lấy làm vợ thiếp. Khi ở trong phủ chúa, bà dạy cung nữ hát múa, chủ yếu là ca trù và trống quân, những điệu hát truyền thống của quê hương. Hồng nhan bạc phận, năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), bà chưa có con đã qua đời ở tuổi 40. Chúa Trịnh cho đưa di hài về quê an táng và lập miếu thờ, đặt tên hiệu là Thiên Từ Tôn Linh. Hiện nay ở khu Miễu Tào xưa, còn miếu thờ bà. Đó là chứng tích về một người đào hát nổi tiếng ở thế kỷ XVIII. Truyền thống hát Trống quân của quê hương bà, trải qua chiến tranh và biến động xã hội, tuy có mai một ít nhiều, nhưng đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy.

386

Page 387: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

31-Vũ Đình Phúc- Học tài thi phậnKhoa thi hội năm Canh Thân (1680) đời Lê Hy Tông, Vũ

Đình Phúc cùng con là Vũ Đình Thiều người Mộ Trạch và trò là Phạm Hữu Dung người Ngọc Cục (nay thuộc xã Thúc Kháng, Bình Giang) cùng dự thi. Ba thày trò dựng lều gần nhau. Đầu bài văn có câu hỏi về Hồ Quý Ly.

Ông Thiều, ông Dung viết chữ Ly bằng cách đóng chuồng trong có chữ Ngưu(牛) là trâu nhưng thày lại viết bằng cách đóng chuồng trong có chữ Lý (里 Â). Thầy thấy con và trò không theo ý thày ông nhặt hòn đất ném sang tỏ ý bất bình. Hai ông cũng không nghe theo.

Quả nhiên khi treo bảng: Hai trò Vũ Đình Thiều và Phạm Hữu Dung đỗ còn thày Vũ Đình Phúc không đỗ. Các khoá sau ông cũng không đỗ, thế mới biết học tài thi phận là vậy.

Con Vũ Đình Thiều (1658 - 1727) làm quan tới chức Công bộ cấp sự trung, khi mất được tăng Đô cấp sự trung.

Trò Phạm Hữu Dung(1652 - ?) làm quan tới chức Cấp sự trung.

32- Vũ Phương Đề - Người viết Công dư tiệp ký-TK XVII Vũ Phượng Đề tự Thuần Phủ, người làng Mộ Trạch huyện

Đường An (nay là làng Mộ Trạch xã Tân Hồng huyện Bình Giang), sinh năm 1698 (có sách ghi ông sinh năm 1697). Ông đỗ Tiến sĩ năm 39 tuổi, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời Lê ý Tông, làm quan đến chức Đông các học sĩ.

Tác phẩm duy nhất của ông còn được lưu truyền là Công dư tiệp ký, ghi chép những truyện mắt thấy trong nước, gồm 43 truyện, chia làm 12 loại như: Thế gia, danh thần, danh nho, tiết nghĩa, chí khí, ác báo, ca nữ, thần linh, dương trạch (mồ mả, đất cát, nhà ở) danh thắng, thú loại... Phần lớn là truyền thuyết và giai thoại. Kể cả những nhân vật lịch sử cũng có, ghi thêm nhiều sự kiện do truyền miệng mà không có trong các sách chính sử. Công dư tiệp ký được truyền tụng rộng rãi từ thế kỷ XVIII về sau. Sách gồm 13 mục: Thế gia, danh thần, danh nho, tiết nghĩa, chí khí, án báo, tiết phụ, ca nữ, thần quán, âm phần, dương trạch, danh thắng,

387

Page 388: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thú loại. Do tính chất truyền thuyết và giai thoại của nó, tuy chưa được khắc in nhưng được nhiều người ưa thích, thậm chí còn dựa vào đó để biên soạn thành các sách khác, chẳng hạn như Đăng Khoa lục sưu giảng, Đăng Khoa bị khảo, Nam thiên chấn dị tập, Bị văn tạp lục... Bản Công dư tiệp ký được sao chép kỹ và đầy đủ, là bản có bài tựa của tác giả đề năm Cảnh Hưng 16 (1755) và có phụ chép phần hậu biên, hay tục biên, gồm 67 tờ của Trần Quý Nha, người Điền Trì, huyện Chí Linh (nay là Nam Sách).

Tuy là truyền thuyết và giai thoại, nhưng Công dư tiệp ký đã để lại cho chúng ta những tài liệu quý về con người, sự việc của thời đại tác giả sống.

-------------------Theo Công dư tiệp ký, Làng tiến sĩ, Danh nhân Hải Hưng và những tài

liệu liên quan.

33 - Vũ Đăng Khu - Tri huyện hết lòng vì dân.Vũ Đăng Khu người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, đỗ giải

nguyên khoa thi hương năm Nhâm Ngọ (1702) lúc 25 tuổi. Thi hội khoa Quí Mùi (1703) rồi khoa Quí Dậu (1705) chỉ trúng đến trường thứ ba, được bổ làm Huấn đạo huyện Trùng Khánh, sau thăng tri huyện Nghị Dương. Ông xử lý việc hành chính đơn giản, hợp lý, đạt tình. Nhân dân trong huyện khen ông là phật sống. Ông thường đội nón lá, đi xem xét các nơi trong huyện. Gặp nông dân bao giờ cũng ngả nón chào, hỏi thăm việc cày cấy chăn nuôi.

Một hôm có một người lang Bất Bế, mới được bầu làm xã trưởng, lên huyện trình diện, biếu ông con cá chép, ông hỏi mua cá hết bao nhiêu? Xã trưởng nói thật là mua ở chợ, giá 5 tiền. Ông sai người nhà lấy dao thớt, bảo xã trưởng mổ cá làm gỏi, móc túi lấy tiền sai người đi mua rượu giữ xã trưởng nán lại cùng ăn, cơm no rượu say mới cho về.

Lại có lần, một xã trưởng biếu ông nải chuối. Ông hỏi nhà xã trưởng có bao nhiêu người? Xã trưởng thưa: Có một mẹ già với hai con nhỏ. Ông lấy dao nhỏ trong túi, cắt lấy 5 quả chuối, gửi biếu mẹ già xã trưởng 3 quả và cho hai con xã trưởng mỗi đứa một quả. Xã trưởng cảm động cúi lạy tạ ơn.

388

Page 389: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lại một lần đi thị sát một làng về, chỉ có một chàng trai theo hầu. Giữa đường gặp người bán cá, ông mua một con cá chép, đưa cho chàng trai theo hầu xách cá. Anh chàng ấy đẹp trai. Trước cửa huyện có cô bán rượu yêu chàng, ông biết chuyện ấy ông nghĩ thầm, để chàng trai xách cá đi qua cửa hàng rượu, chị chàng trông thấy, sợ nẩy ra ý coi thường chăng!

Gần đi đến trước cửa hàng rượu, ông đợi anh chàng đến gần, sẽ giật lấy cá xách đi nhanh về huyện. Anh chàng ngỡ ngàng chưa hiểu nguyên do, thong thả đi tay không về huyện. Xử như thế thật là chí tình.

Trí sĩ về làng, ông mở trường dạy học, học trò nhiều người đỗ đạt thành tài. Ông lại tinh thông y học, chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Gặp người nghèo ông không lấy tiền công và tiền thuốc. Dân làng ai cũng tôn trọng ông.

34-Nhữ Đình Toản- danh thần văn vừNhữ Đình Toản, con thứ 3 của Nhữ Đình Hiền, sinh năm Quý

Mùi, Chính Hoà 24 (1703), tại làng Hoạch Trạch. Năm 34 tuổi, đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), làm quan đến chức Tham tụng, Thượng thư bộ binh.

Trong Nhân vật chí, Phan Huy Chú viết: "Nhữ Đình Toản, thông minh, ham học,... năm Tân Mùi (1751) hiệu đính cuốn Bách quan chức trưởng, tham khảo châm chước điều lệ các triều trước, đem 9 điều dậy bảo cho trướng phủ, khen là điểm tốt. Ông cho văn chương thời ấy rườm rà, vụn vặt, dần dần mất cả thuần hậu. Ông xin chúa xuống chỉ dụ khôi phục theo thể văn thời Hồng Đức, thi Hương, thi Hội đều dùng lối văn bình dị, bỏ lối viết vụn vặt từ đây. Lối văn thi cử thay đổi hết, những người có học thức ai cũng khen. Ông làm quan hơn 10 năm, cốt giữ thể thống, ưa chuộng khoan hoà, rộng rãi, thời bấy giờ khen là danh thần. Sau vì muốn xa lánh nơi quyền thế mới đổi sang chức võ, được hàm Hiệu điểm, coi việc võ, thăng đến chức Tả đô đốc, tước Trung phái hầu. Khi về hưu được đặc ân cho vào bậc Quốc lão...". Sách Cương mục còn cho biết:" Tháng 3 năm Tân Dậu (1741), vì đất Hải Dương đã được bình định nên chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, An Lão, Đông Triều, mỗi đạo đặt một chức trấn thủ để chiểu theo địa phận,

389

Page 390: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

vỗ về dân chúng. Bổ dụng Nhữ Đình Toản, Vũ Khâm Lân, Phạm Đình Trọng, Vũ Phương Đề đều giữ chức Hiệp đồng"

Nhữ Công Chân, con trai thứ tư của Nhữ Đình Toản, sinh năm Cảnh Hưng 12 (1751), năm 22 tuổi, đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, tức Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772).

Nhữ Trọng Đài, cháu nội Nhữ Tiến Dụng, đỗ Bảng nhãn khoa Quý Sửu, năm Long đức thứ hai (1733). Như vậy, trong 4 đời, chi họ Nhữ Hoạch Trạch có 5 người đỗ tiến sĩ và đều có sự nghiệp hiển đạt.

Hiện nay ở thôn Thị (Đình Tổ) xã Thái Học còn ngôi nhà thờ chi họ Nhữ Hoạch Trạch, gọi là Từ Hiếu đường.

Gia phả do tiến sĩ Nhữ Đình Toản soạn vào giữa TK XVIII, sao năm Duy Tân thứ 3 (1909). Đây là một trong những cuốn gia phả viết chuẩn mực và có nhiều tư liệu lịch sử giá trị.

Tại nhà thờ còn câu đối, nguyên là câu đối Ngự đề thêu trên lá cờ vua ban cho quốc lão Nhữ Đình Toản khi về chí sĩ:

Văn tiến sĩ, vũ quận công, triều trung hiển hoạn,Quốc trung thần, gia hiếu tử, thiên hạ hoàn danh(Văn đỗ tiến sĩ, Võ là quận công, trong triều làm quan hiển đạt, Đối với nước là trung thần, đối với nhà là con hiếu, nổi tiếng

thiên hạ)Ông có một số tác phẩm:- Bách ty chức trưởng.- Hoạch Trạch Nhữ tộc phả.- Trung quân liên vịnh tập.----------------- - Theo Gia phả họ Nhữ Hoạch Trạch, Đăng khoa lục, Nhân vật chí của

Phan Huy Chú...

35 - Quận quế Nhữ Thị Nhuận, có tài dẹp loạn: Bà Nhữ Nhị Nhuận người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học,

con gái Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, anh em con chú con bác với Bảng nhãn Nhữ Trọng Thai, Tiến sĩ Nhữ Đình Toản, đẹp duyên cùng Cử nhân Vũ Phương Đẩu người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng.

Chúa Trịnh giao cho bà vào vùng Thanh Hóa mua quế. Vào đến nơi, thấy dân vùng ấy nghèo đói, rách rưới, bà đem tiền giúp

390

Page 391: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

dân có vốn mà tăng gia sản xuất. Hết tiền mà vẫn chưa mua được quế cho chúa. Sợ mắc tội với triều đình, bà về gia đình nhà mình và nhà chồng, lấy tiền vào tiếp tục mua được thứ quế tốt về dâng chúa. Triều đình mang quế ấy cống nhà Thanh nước Trung Hoa. Có hoàng thân nhà Thanh mắc bệnh, ngự y nhà Thanh mang quế của nước Nam cống, chữa cho hoàng thân khỏi bệnh. Vua Thanh trách triều đình nước Nam có quế quý mà từ trước không đem cống. Vua Nam tâu: "Đây là thứ quế mà bà Nhữ Thị Nhuận mới mua được ở Thanh Hóa, biết là quế quý, triều đình dâng thiên triều ngay và phong cho bà nhuận là Quận quế phu nhân". Vua Thanh vừa ý, sai Tổng đốc Lưỡng Quảng, phong cho bà Nhữ Thị Nhuận là "Lương quốc quế hộ quận phu nhân". Người ta gọi bà Nhuận là Quận quế hai nước.

Nhân dân vùng Thanh Hóa, nghèo đói quá nổi loạn. Triều đình nhiều lần sai quân quan đến dẹp, nhưng quân đến thì dân trốn vào rừng, quân đi dân lại đi cướp phá các vùng lân cận. Triều đình kêu gọi người tài đi dẹp loạn, bà Nhữ Thị Nhuận xin đi và xin triều đình cấp cho một lá cờ to thêu tên "Tướng quân Nhữ Thị Nhuận" và 500 quân kỵ mang lương thực đủ ăn một tháng. Chúa Trịnh duyệt y, lại ban cho một lá cờ tiết mao, một thanh bảo kiếm. Khi hành quân, gặp người ngăn trở được tiền trảm hậu tấu.

Bà dẫn ba quân lên đường, đi đầu là lá cờ tướng. Đến rừng ngang, giữa vùng dân nổi loạn. Dân trông thấy lá cờ và thấy bà, không bỏ chạy mà xô nhau ra đón bà, miệng mừng reo tíu tít: "Đây là mẹ ta, người sẵn lòng thương sót ta".

Bà chiêu tập nhân dân, hỏi thăm mọi người, mở tiệc mời mọi người ăn uống ba ngày, không nói gì đến việc chinh chiến. Bà thấy các tù trưởng chưa đến đủ, bà nói với mọi người: "Ta vâng mệnh triều đình đến đây, khuyên dân quy thuận và yên trí làm ăn. Các ngươi về nói với chủ các ngươi ra đây gặp ta về quy thuận triều đình, thì dân được yên ổn làm ăn, mà các tù trưởng vẫn giữ được chức cũ. Mấy ngày sau, tù trưởng ra gặp bà, nghe lời bà khuyên bảo, biết lòng thực sự yêu dân của bà, bảo nhau mang vũ khí ra nộp và ký giấy xin quy thuận triều đình. Cả một vùng lại được bình an.

391

Page 392: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tin vui báo về, cả triều đình khen bà là người phụ nữ tài ba, biết lấy việc làm nhân nghĩa mà thuyết phục nhân dân.

Năm 1740, vì Vũ Trác Oánh, người làng Mộ Trạch cùng Nguyễn Tuyến, Nguyễn Cứ, người huyện Chí Linh, nổi lên chống chúa Trịnh Giang tàn bạo, chúa Trịnh sai quân đốt trụi làng Mộ Trạch, nhân dân ly tán, đến năm 1757 mới trở về. Bà Nhữ Thị Nhuận xuất tiền của riêng ra làm cho làng một ngôi đình khang trang đẹp đẽ, không nhận tiền đóng góp của ai. Làm đình xong lại cúng làng 10 mẫu ruộng tốt, hàng năm nhân dân cày cấy, lấy hoa lợi chi cho mọi việc cúng tế ở đình. Dân làng Mộ Thạch tặng hai vợ chồng bà chức Hậu thần, khắc bia ghi công vợ chồng bà và hàng năm làm giỗ hai vợ chồng bà cùng mẹ chồng bà. Bia Hậu thần của bà Nhữ Thị Nhuận hiện còn ở đình làng Mộ Trạch. Đình làng Mộ Trạch đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngày 15 tháng 01 năm 1991, quyết định số 154.

36- Tể tướng Quốc lão Vũ Duy ChíVũ Duy Chí người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, làm quan

thời vua Lê Thần Tôn và Trịnh Tạc (1657-1682) đến chức Tham tụng, tể tướng, quốc lão, tước Phương quận công.

Ông người tướng ngũ đoản, trán cao, cằm rộng, sức khỏe hơn người, thích đao kiếm, không thích văn chương, đi học ông chỉ đỗ đến thú toán.

Ông cùng anh trưởng là Vũ Tự Khoái, chăm sóc giúp đỡ Trịnh Tạc từ lúc chưa lên ngôi chúa. Khi Trịnh Tạc lên ngôi chúa, ông lại vâng lệnh chúa, đem quân dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng, đánh chúa Nguyễn trong Nam, lập nhiều công trạng.

Có ngày chúa làm lễ ở cung miếu, bỗng dải áo đứt, ông quỳ ở bên, lấy kim chỉ sẵn trong tay áo ra đính lại, chúa khen là người biết lo lắng chu đáo. Lại có lần, ngày chính đản, chúa hạ chỉ cho các quan văn võ, đến chầu vua Lê rồi mặc nguyên phẩm phục đền chầu phủ chúa, ông khuyên chúa không nên làm trái với lẽ thường, thiên hạ sẽ dị nghị. Chúa nghe theo và khen ông là người kín đáo, làm việc có cân nhắc, tính toán cẩn thận, rất thông hiểu về trị dân.

392

Page 393: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Chúa Trịnh thấy ông là người làm được việc, khuyên can đều có lý, nên tuy học vị của ông không đến Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ, mà vẫn phong những chức cao đến tể tướng, Quốc lão.

Có người dị nghị về phong quan tước cao cho Vũ Duy Chí, chứa Trịnh Tạc làm bài luận giải thích. Lấy việc trong lịch sử Trung Quốc cũng có những người không đỗ cao mà vẫn đảm nhiệm tốt chức trọng của triều đình như Tiêu Hà, Tào Tháo triều nhà Hán; Phong Huyền, Đỗ Như Hốt triều nhà Đường, để làm sáng tỏ việc phong tước cao cho Vũ Duy Chí.

Vũ Duy Chí xuất thân từ lại điển, không từ khoa bảng. Tài của ông là tính toán làm chu đáo mọi việc được giao. Đức của ông là đức yêu thương dân, mảnh bằng vô hình của ông được cấp như vậy.

Ở làng Mộ Trạch còn bia ghi công Tể tướng quốc lão, do đại học sĩ Hồ Sĩ Dương soạn văn bia, bia dựng năm 1727. Bia còn khắc bài tự thuật con đường tiến thân của ông và lời khuyên con cháu do ông tự soạn, bia đặt trước nhà thờ ông. Nhà thờ lấy tên là "Quang chấn đường" nghĩa là nhà thờ làm rạng rỡ cha ông đời trước và phấn chấn con cháu đời sau.

37- Vũ Đăng Khu - Phật sống giữa đời thườngVũ Đăng Khu, sinh năm Mậu Ngọ (1678), người làng Mộ Trạch,

huyện Đường An, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Khoa thi Hương năm Nhâm Ngọ (1702) 25 tuổi, đỗ giải

Nguyên. Hai khoa thi hội năm Quý Mùi (1703), Ất Dậu (1705) chỉ đỗ Tam trường. Lúc đầu bổ làm Huấn đạo huyện Trùng Khánh. Sau thăng tri huyện Nghi Dương. Làm quan có lòng thơng dân, thường đội nón lá đi xem xét các nơi trong huyện, gặp lão nông ông ngả nón chào, thường ra đồng thăm công việc đồng áng. Việc quan ông giải quyết trọn tình, đạt lý, suôn sẻ, nhân dân gọi ông là Phật sống.

Một hôm có viên xã trưởng làng Bất Bế (Ninh Giang) vừa đ-ược bầu, lên trình diện, biếu ông một con cá chép. Ông hỏi: "mua hết mấy tiền". Xã trưởng trả lời: "Tha mua hết 5 tiền". Ông sai người nhà làm gỏi, mua rượu giữ xã trưởng cùng dự chuyện trò thân mật, khuyên bảo mọi nhẽ rất thân mật.

393

Page 394: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lại một lần có viên xã trưởng đến biếu một nải chuối to. Ông hỏi: "ở nhà có mấy người" Xã trởng: "Thưa có mẹ già và hai con nhỏ", ông lấy dao cắt lại 5 quả gửi xã trưởng về biếu mẹ già ba quả, các con mỗi con một quả.

Lần nữa, ông và người lính hầu đi chơi. Gặp con cá to ông mua đưa ngời lính hầu xách. Trước cửa huyện có cô gái bán rượu mà anh đang yêu, sợ anh xấu hổ với nàng, ông bảo lính hầu đưa cá ông xách đi nhanh về trớc, để anh lính đi tay không về sau.

Khi nghỉ việc quan, về làng ông mở trường dạy học, học trò rất đông, nhiều người thành đạt. Ông lại tinh thông y học, chữa bệnh cũng giỏi, cứu được nhiều ngời. Ông có tà nhưng rất khiêm tốn, uống được rượu nhưng không bao giờ uống say. Ông thích hát ca trù, đánh trống giỏi. Tuy say thanh sắc nhưng không bao giờ vượt quá lễ giáo.

38- Vũ Huy Đĩnh- Người có tài thơ văn và trung nghĩaVũ Huy Đĩnh người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay

thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, đậu Tiến sĩ khoa Giáp Tuất (1754) đời Lê Hy Tông, làm đến Lễ bộ tả thị lang, Tế tửu Quốc sử giám, Phó đô ngự sử, Bồi Tụng Á tướng từng đi sứ Trung Quốc.

Thuở nhỏ gặp lúc địa phương loạn lạc Vũ Trác Oánh, Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển. Mẹ chết theo cha là Vũ Trọng Nhuận cùng 3 em lên Thăng Long lánh nạn. Nhà nghèo, cư ngụ ở phố Hàng Giầy, nhưng Vũ Huy Đĩnh có chí, đêm đêm đi canh thuê để có đèn đọc sách, ngày ngày tìm cách lẻn đến trường học nghe lỏm bình giảng văn chương vì không có tiền để nhập môn.

Bấy giờ có quan tham chính là Thản Trạch công thấy là người hiếu học và có chí mới lấy cháu gái ngoại là con Vũ Công Trọng gả cho, nhưng phải ở rể, để nuôi cho ăn học. Khoa Canh Ngọ (1750) đậu Hương cống cùng với bố vợ. Năm Giáp Tuất (1754), 25 tuổi đậu Tiến sĩ, là người trẻ tuổi nhất của khoa ấy, được bổ nhiệm làm quan trong triều, có uy vọng lớn. Ông làm quan đến chức Bồi Tụng, Á tướng, Tế tửu Quốc tử giám. Sau khi Tây Sơn tiến quân ra Bắc lần thứ nhất (1786), Vũ Huy Đĩnh về làng. Nhà Tây Sơn thấy Huy Đĩnh là cựu thần có danh vọng, 3 lần cử sứ đến

394

Page 395: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

triệu ra làm việc ông phải giả vờ lẩn thẩn để từ chối. Ông giữ vẹn khí tiết với nhà Lê, thể hiện trong câu thơ:

Tự tín mạc năng đào tư nghĩa,Cảm văn bất khả cập chi ngu.Dịch là:Tự tín mà lại quên nghĩa sao,Cảm thấy chẳng thể đành như ngu.Ông nói với sứ thần, cho con là Vũ Huy Tấn ra làm việc với

triều Tây Sơn để được yên ổn. Vũ Huy Đĩnh phong độ từ hoà, tinh thông nho, y, lý, số, không sách nào là không đọc và nghiền ngẫm.

Ông làm thơ, viết sách cũng nhiều, tác phẩm nay còn:- Tập tòng vịnh- Thanh Hoá tiền tập- Sơn Tây tập- Quan thương hậu tập- Tây chinh tập- Hoa trình tập- Bách đái tập- Tình tuyết tập- Thanh hoa hậu tập....------------------------------------

Theo: Mộ Trạch- làng tiến sĩ, Tác gia Hán Nôm, Từ điển nhân vật lịch sử...

39- Vũ Huy Tấn- quan triều xuất chúng đời vua Quang Trung

Vũ Huy Tấn người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc xã Tân Hồng, Bình Giang. Ông là con trưởng Vũ Huy Đĩnh Bồi Tụng, Á tướng, Tế tữu Quốc tử giám đời Lê Hiển Tông.

Nhà Lê đổ, Vũ Huy Tấn về quê. Quang Trung lên ngôi thấy phụ thân Huy Đĩnh là cựu thần có danh vọng muốn chiêu dùng, ông từ chối và tiến cử Vũ Huy Tấn ra thay.

Quang Trung tin dùng, cử giữ chức Hàn lâm đãi chế, phong tước Bá, cử làm phó sứ sang giao thiệp với nhà Thanh, cầu phong cho Nguyễn Huệ (1789) lần thứ hai (1790) tham gia đoàn sứ thần,

395

Page 396: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

có đến 150 người, trong đó có người đóng giả Quang Trung. Nhờ tài ngoại giao khôn khéo của Vũ Huy Tấn và Phan Huy ích đã làm vua Càn Long khâm phục trọng đãi. Hoàn thành nhiệm vụ, vua Thanh mở tiệc chiêu đãi tiễn chân rất thân mật, lại tặng áo mũ, vật phẩm, quà biếu (sâm, vải quả) cho đoàn. Trong tiệc vua Càn Long tự tay rót rượu mời Vũ Huy Tấn và Phan Huy ích, một việc chưa từng thấy trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Trở về được phong hiệu Trạch hầu, Thượng thư bộ Công.Sau khi Quang Trung mất, Quang Toản thăng ông lên hàng

Thượng trụ quốc, Thị trung đãi chiếu, Thượng thư. Nội bộ triều đình Tây Sơn lục đục, ông làm quan một thời gian ngắn với Quang Toản rồi lui về ẩn dật tại quê nhà, mất năm Canh Thân (1800).

Vũ Huy Tấn có công lớn trong việc ổn định chính trị, ngoại giao dưới triều Tây Sơn, không những thế, ông còn sáng tác nhiều thơ bằng chữ Hán, chủ yếu trong hai lần đi sứ Trung Quốc, nên có tên là Hoa nguyên tuỳ bộ tập. Nội dung thắm đượm tinh thần tự tôn dân tộc, một ý thức trách nhiệm và phảng phất nỗi hoài cảm về quá khứ.

Một bài thơ bác lại một cách tài tình, khéo léo nhưng cương nghị, thông minh của ông với bọn nha lại nhà Thanh vốn khinh thị nước ta coi sứ thần là Di quan (quan mọi):

"Di bản tòng "Cung" hựu đái "qua"Ngô bang văn hiến tự Trung hoa.Thần kinh khâm tứ An nam quốc,Thử tự thư lai bất diệc ngoa.Dịch:Di vốn là Cung hợp với quaNước nam văn hiến giống Trung HoaTừ xa tên nước rành rành đóViết bậy là di hoá chẳng ngoa.Bài thơ này tới vua Thanh thì lối miệt thì dân tộc từ đó đợc

bãi bỏ.Vũ Huy Tấn sinh được 5 trai, 5 gái. Dưới triều Nguyễn vì là

cận thần của nhà Tây Sơn e bị trả thù, các con đều ly tán, không còn ở lại quê.

396

Page 397: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

40- Tiến sĩ Phạm Quý Thích-người duyệt in truyện Kiều lần đầu:

Phạm Quý Thích, sinh năm 1740, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, trúng Đồng tiến sĩ, khoa Kỷ Hợi (1779), niên hiệu Lê Cảnh Hưng năm thứ 40, làm quan đến chức Tri công phiên. Khi Tây Sơn ra Bắc, ông đi ẩn náu ở vùng Kinh Bắc, trong suốt thời Tây Sơn trị vì ông sống ẩn dật.

Năm 1802, Gia Long lên ngôi, gọi Phạm Quý Thích tới yết kiến và phong chức Thị trung học sĩ. Từ chối quan chức không được ông xin ở lại Bắc thành làm chức Đốc học. Được ít lâu, ông xin từ chức. Năm 1811, ông được triệu vào kinh đô Huế, giao chức Chép sử. Chỉ được một thời gian ông cáo bệnh xin nghỉ. Năm 1821, Minh Mệnh nối nghiệp Gia Long, hạ chiếu triệu Phạm Quý Thích ra làm quan, ông từ chối vì lý do đang chữa bệnh.

Phạm Quý Thích ở nhà dạy học. Nguyễn Văn Siêu, người được tôn là hay chữ nhất một thời là học trò của ông, Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát là hai người học giỏi, dân gian tôn sùng là thần Siêu, thánh Quát. Ông qua đời năm 1825, tác phẩm của ông có: Thảo đường thi tập, Lập trại thi tập, Nam hành tập, Tân truyện ký.

Tương truyền khi Nguyễn Du viết xong Truyện Kiều, đưa bản thảo cho Phạm Quý Thích duyệt. Phạm Quý Thích hết sức khen ngợi, góp ý với Nguyễn Du mấy điều và đề nghị đổi tên sách thành "Kim Vân Kiều tân truyện". Sách được đặt tên là "Đoạn trường tân thanh". Phạm Quý Thích cho khắc in Truyện Kiều ở phố hàng Gai, kèm bài thơ đề từ của ông. Đây là bản Truyện Kiều đầu tiên, tiếc rằng bản in ấn, nay đã thất truyền.

Bài đề tựa truyện "Đoạn trường tân thanh" bằng chữ Hán dịch ra quốc ngữ như sau:

Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan,Phong hoa, bao trắng nợ hồng nhan.Lòng tơ còn vướng chàng Kim TrọngGót ngọc khôn tiêu chốn thủy quan.Nứa giấc đoạn trường tan gối điệp

397

Page 398: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Một dây bạc mệnh đứt cầm loan.Cho hay những kẻ tài tình lắm,Trời bắt làm gương để thế gian.Như vậy, Phạm Quý Thích là người mở đầu phong trào đề

vịnh và bình phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du chăng?

41- Tú tài Phạm Đình Hổ- người nổi tiếng văn thơ:Phạm Đình Hổ, tự Tùng niên hoặc Kiều niên còn gọi là Chiêu

Hổ, sinh năm 1768, trong một gia đình nho học, quê làng Đan Loan xã Nhân Quyền. Lúc bé sống ở Thăng Long, phường Hà Khẩu, từng chứng kiến biết bao biến cố chính trị xảy ra ở đất kinh thành như: Loạn kiêu binh khoảng năm 1782, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt họ Trịnh (1786), quân Thanh vào Thăng Long (1788), Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh (1789), Vương triều Tây Sơn thiết lập (1789) rồi đổ năm 1802, Nguyễn Gia Long lên ngôi 1802.

Trong những năm tháng đầy biến cố, Phạm Đình Hổ đi dạy học, đi viết thuê, sống nhờ vào bá vợ làm thợ nhuộm.

Dưới triều Gia Long, mấy lần đi thi, Phạm Đình Hổ chỉ đỗ Tú tài. Tuy không đỗ cao, song kiến thức thực học, cùng văn tài của ông cũng nổi tiếng. Năm 1821, Minh Mệnh ra Bắc thành cho gọi ông đến gặp mặt, bổ ông làm chức Hàn lâm viện biên tu, lúc này ông đã 54 tuổi. Năm 1926, ông được thăng Hàn lâm viện thừa chỉ và tế tửu Quốc Tử Giám. Năm 1813 kiêm thị giảng học sĩ. ít năm sau, ông xin từ quan để dưỡng bệnh, ông mất tại quê nhà, làng Đan Loan, thọ 71 tuổi.

Tác phẩm của Phạm Đình Hổ để lại, ngoài "Vũ trung tùy bút" còn "Châu phong tạp khảo", "Quần thư tham khảo", "Đông dã học ngôn thi tập", "Nhật dụng thường đàm".

"Quân thư tham khảo" và "Châu phong tạp khảo" cung cấp cho người đọc một khối tư liệu quý giá, phản ảnh rõ nét đời sống tinh thần vật chất của người Việt Nam. Trong "Châu phong tạp khảo" có những bài ký về cảnh Hồ Tây trời nước, về đi chơi núi Phật tích... Những trang viết cho thấy tác giả có tình yêu đằm thắm, cảnh vật thiên nhiên của đất nước. Những trang viết ấy còn hàm chứa chất thơ có sức gợi cảm sâu sắc. "Đông dã ngôn thi tập"

398

Page 399: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

có hơn trăm bài thơ. Nguyễn án nhận xét: Thơ Phạm Đình Hổ bày tỏ tình cảm không phô trương, thành thật mà không lộ liễu.

Trong tập thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có những câu đối, bài thơ đối đáp giữa Xuân Hương và Chiêu Hổ, lựa ý chọn từ rất khéo. Hồ Xuân Hương ra vế đối: "Mặc áo giáp, giải cài chữ đinh, mậu, kỷ, canh, khoe mình rằng quý". Chiêu Hổ đối lại: "Làm đĩ càn, tai đem hạt khảm, tôn, ly, đoài khéo nói rằng khôn". Lấy chữ của 10 quẻ, đối với chữ của 10 can thật là tài tình.

Hồ Xuân Hương có mẹ ốm, Chiêu Hổ đến thăm, hứa giúp 5 tiền, mấy hôm sau, chỉ đưa đến 3 tiền. Hồ Xuân Hương làm thơ trách:

Sao nói rằng năm, chỉ có ba.Trách người quân tử hẹn sai ngoa.Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,Nhớ hái cho xin nắm lá đa.(ý thơ chê Chiêu Hổ nói dối như cuội).Chiêu Hổ làm bài đáp lại:Rằng Gián thì năm, quý có ba,Trách người phụ nữ tính không ra.ừ rồi, thong thả lên chơi nguyệtCho cả cành đa lẫn củ đa.ý thơ chê Xuân Hương không biết tính, không hiểu quan gián,

quan quý. Trần Kim Anh đã dịch và xuất bản "Phạm Đình Hổ tuyển tập thi văn".

Từ cách mạng Tháng 8 năm 1945, đến cuối năm 2000, nhiều nam nữ công dân ưu tú của huyện Bình Giang, bền gan học tập, vững chí rèn tài, luyện đức, hoàn thành tốt mọi công tác mà Đảng và Nhà nước giao cho, được Đảng bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng ủy xã, được nhân dân, qua phổ thông đầu phiếu bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã; Được Nhà nước bổ nhiệm những trọng trách như Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng, Đại sứ đặc nhiệm toàn quyền, có người được tặng danh hiệu Anh hùng lao động. ở cấp tỉnh là Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Trưởng ty, Giám đốc, Chủ tịch ban, ngành của tỉnh; ở cấp huyện là Bí thư, Chủ tịch huyện; ở cấp

399

Page 400: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

xã là Bí thư, Chủ tịch xã; Về quân sự, nhiều người được phong hàm tướng, tá...

Các công dân ưu tú ấy làm tròn nhiệm vụ, đem lại vinh quang cho bản thân mình, gia đình, cho làng xã mình, tô đẹp truyền thống anh hùng của đất và người huyện Bình Giang, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vĩ đại.

42- Nguyễn Thế Chuẩn- Phó ngự y nội Thái y việnDanh y đời Tây Sơn, hiệu Đức Khê, quê làng Mi Khê, nay

thuộc xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang. Ông sinh năm Giáp Dần (1794) là học trò của Phạm Đình Hổ, có đi thi nhiều lần nhưng không đỗ, quay ra học nghề thuốc mà nổi tiếng.

Đến thời nhà Nguyễn, Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Hữu Tâm tiến cử ông. Vua bèn sai Trương Đăng Quế xét thực hư rồi bổ ông làm Phó ngự y nội Thái y viện, nhưng ông vin cớ mẹ già hết sức từ chối.

Năm Quý Mão (1843) ông mất, thọ 49 tuổi.Có làm 1 tập thơ chữ Hán, viết một số sách y học và nhiều bài

thuốc gia truyền hiệu nghiệm.

43- Vũ Tông Phan Nhà giáo dục, nhà trước tác nổi tiếng TK XIXVũ Tông Phan còn có tên là Như Phan, Vũ Phan, tự Hoán

Phủ, hiệu Hồng Châu, Đường Xuyên, Lỗ Am; nguyên quán xã Hoa Đường (Lương Đường), huyện Đường An, nay là thôn Lương Ngọc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, di cư đến thôn Tự Tháp, phía tây hồ Hoàn Kiếm, nay là khu vực phố Lê Thái Tổ- Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vũ Tông Phan sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời khoa bảng: Cụ và ông nội đỗ hương cống triều Lê; ông chú Vũ Tông Diễm (Huy Diễm) đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Ngọ (1772), vì vậy, thi thlà môi trường thân thuộc từ thuở ấu thơ. Buổi đầu, ông học cha, sau khi đỗ tú tài, nhập môn bác ruột bên ngoại là tiến sĩ Phạm Quý Thích; năm ất Dậu (1825), đỗ Cử nhân, ngay năm sau, Khoa Bính Tuất (1826), đỗ Tiến sĩ. Ông có ra làm quan một thời gian, thăng

400

Page 401: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

đến chức Tham hiệp Thái Nguyên, sau vì "làm quan chỉ cần lấy nhân từ, ân huệ", bị giáng làm Giáo thụ phủ Thuận An, nửa năm sau lại được thăng Đốc học Bắc Ninh, nhưng ông đã hiểu ra "Học cổ làm quan nay chẳng hợp"; năm 1833, cáo "bệnh về nghỉ", mở trường dậy học, khi ở Yên Lãng (Sơn Tây), lúc ở Ninh Giang (Hải Dương), Năm 1838, về thôn Tự Tháp, bên hồ Hoàn Kiếm, dựng Trường Hồ Đình, một ngôi trường nổi tiếng đất Bắc lúc bấy giờ. Trường đào tạo ra nhiều danh sĩ, danh thần, như: Hoàng giáp, Thượng thư Nguyễn Tư Giản, Hoàng giáp, Tư nghiệp Quốc tử giám Lê Đình Diên; Thám hoa, Thị giảng học sĩ Hoàng Xuân Hiệp; Phó bảng Phạm Hy Lượng... Do có công đào tạo nhân tài, ông được vua Tự Đức ban cho 4 chữ vàng" Đào thục hậu tiến".

Vũ Tông Phan cũng là một nhà văn hoá nổi tiếng. Vốn có uy tín lớn, từ quan đầu tỉnh đến kẻ đạo tặc đều nể trọng, ông trở thành nhân vật chủ chốt trong công cuộc chấn hưng văn hoá Thăng Long ở nửa đầu TK XIX, cùng với một số sĩ phu danh tiếng, nh: Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, tiến sĩ Nguyễn Văn Lý... lập ra Văn hội Thọ Xương và Hội Hướng Thiện. Với tư cách là hội trưởng, chủ trì việc xây dựng Văn chỉ Thọ Xương (1836), cải tạo Chùa Ngọc Sơn thành đền thờ thần Văn Xương (1841), thực chất đây là trụ sở tàng chí, tu thân và giáo hoá sĩ dân bằng biện pháp mở trường tư thục ở nội ngoại thành Hà Nội; khắc in sách giáo khoa; truyền bá thuần phong, mỹ tục, vận động trùng tu đền miếu. Ông còn là một thi sĩ, bạn xướng hoạ của thần Siêu, Thánh Quát, để lại gần 400 bài thơ một số sách chuyên khảo và nhiều văn bia đầy hào khí, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, có giá trị về văn hoá và sử học, thể hiện trong các tác phẩm: Tô Khê tuỳ bút tập, Thăng Long hoài cổ thập tứ thủ, Kiếm hồ thập vịnh, Chư gia thi văn tuyển, Lỗ Am di cảo thi tập, Đại Nam văn tập...

Tuy nhiều đời ly hương, Vũ Tông Phan vẫn khắc ghi: "Tôi là người đất Đường An Đông Hải". Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), huyện nhà dựng văn chỉ ở xứ Mả Kỳ, xã Hoạch Trạch, ông là người soạn văn bia: Đường An văn chỉ bi, khẳng định truyền thống văn hiến rực rỡ của quê hương. Ông có nhiều bài thơ ca ngợi danh thắng Hải Đông, trong đó có chùm thơ Hải Am thập nhị vịnh

401

Page 402: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ông mất ngày 26 tháng 6 năm Tân Hợi (1851). Đám tang ông lớn chưa từng có ở Hà Nội lúc bấy giờ,"mấy nghìn người trở lên đến hội táng, sĩ phu thương tiếc lắm". Năm 1855, môn sinh biến Trường Hồ Đình thành đền thờ ông; lại đặt 4 mẫu, 6 sào ruộng ở phía tây chùa Liên Phái làm từ điền, nay chỉ còn tấm bia Lỗ Am Vũ tiên sinh từ đường ký để tại nhà tộc trưởng Vũ Đình Hoè, nhà số 10, Phù Đổng Thiên Vương, Hà Nội.

------------------------------------------------------------------- Đại Nam liệt Truyện- Theo Vũ Thế Khôi (Cháu 6 đời Vũ Tông Phan) 44- Vũ Tuân- Giải nguyên khoa Canh Tý (1900).Vũ Tuân người làng Lương Ngọc, nay thuộc xã Thúc Kháng,

Bình Giang, đỗ giải nguyên khoa Canh Tý, năm Thành Thái 12 (1900), tại trường thi Nam Định. Cùng thi khoa này có Lê Sĩ Nghị (1877-?), người Hưng Yên, Trần Tế Xương, tức Tú Xương, Nam Định. Vợ Tú Xương là Phạm Thị Mẫn, người Lương Ngọc. Vũ Tuân đỗ giải nguyên, Lê Sĩ Nghị đỗ thứ hai, Lê Tuyên đứng thứ ba, Tú Xương trượt, nên có bài thơ tức sự, trong đó có đoạn:

Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa,Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già.Khoa này đỗ rặt phường hay chữ,Kìa chú Lê Tuyên đứng thứ ba.

Theo tư liệu của Hà Chí3-9-2003

45- Nguyễn Thị Tuân- Người vợ trung kiên của Nguyễn Thiện Thuật (TK XIX)Nguyễn Thị Tuân, chính thất của Nguyễn Thiện Thuật, quê

làng Lỗi Dương, nay thuộc xã Thái Học, Bình Giang. Nguyễn Thiện Thuật, quê tại làng Xuân Dục, huyện Mỹ Hào,

năm 1870, đậu tú tài, làm Biện lý phủ Kinh Môn; năm 1876, đậu cử nhân, làm Tri phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; năm 1879, được thăng Tán lý quân vụ tỉnh Sơn Tây, nên gọi là Tán Thuật.

Ông bà sinh được 2 trai 3 gái, trai lớn là Nguyễn Trọng Tuyển, sinh năm 1872, thứ là Nguyễn Trọng Thạc, sinh năm 1874.

402

Page 403: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Khi thực dân Pháp xâm lợc, ông đứng về phe chủ chiến, kháng mệnh triều đình, chiêu tập nghĩa quân, lấy Bãi Sậy làm căn cứ chống Pháp, trở thành thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Quân Pháp và triều đình nhà Nguyễn tiến hành vây ráp, đốt phá, càn quét, triệt hạ quê ông, làng xóm điêu tàn, nhân dân phiêu bạt. Giặc treo giải thởng lớn cho ai bắt được vợ con Nguyễn Thiện Thuật làm con tin. Năm 1890, ông sang Trung Quốc, ở nhà bà Tuân phải đảm đương toàn bộ công việc gia đình, vừa mang con chạy giặc, vừa nuôi dưỡng và giáo dục tinh thần yêu nước thương dân cho các con. Khi trưởng thành, Nguyễn Trọng Tuyển tìm đến Hoàng Hoa Thám và trở thành một dũng tướng của nghĩa quân Yên Thế, lập nhiều chiến công hiển hách, bị giặc bắt, xử chém tại Bần Yên Nhân, khi mới 37 tuổi. Nguyễn Trọng Thạc tham gia phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, theo Nguyễn Thượng Hiền xuất dương, trở về mưu việc lớn, sau bị giặc bắt đày ra Côn Đảo rồi sát hại tại đây, nêu gương sáng cho các tù nhân, được Huỳnh Thúc Kháng viết lời điếu ca ngợi.

Nửa thế kỷ, vì nước mà anh em, chồng con phiêu bạt, tù đày, hy sinh, gia đình nội ngoại tan nát, bà Tuân vẫn kiên trung, bất khuất, sống mẫu mực trong hoàn cảnh giặc quản thúc tại ấp Tam Lộng, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà qua đời năm 80 tuổi.

Theo gia phả và tư liệu về nghĩa quân Bãi Sậy, 12-9-2003

46 - Nguyễn Quang Oánh: sinh năm 1888, người làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, trú quán ở thành phố Hà Nội, tốt nghiệp trường thông ngôn của Pháp (sau này trở thành trường Bưởi). Ra trường đi dạy học, rồi làm thanh tra các trường sơ học (cấp I) ngày 22 tháng 12 năm 1946, bị bọn Pháp ập vào nhà bắn chết.

Tác phẩm của ông có: Sơ học độc bản. Ngâm khúc: Cung oán, Chinh phụ; Tì bà hành (dịch ra quốc ngữ và giải thích). Tình sử (dịch). Vần quốc ngữ; Tiểu học Việt Nam, Văn phạm giáo khoa thư.

47- Nguyễn Văn Ngọc- Học giả uyên bác đầu TK XXNguyễn Văn Ngọc, sinh ngày 1-3-1890, quê làng Hoạch

Trạch, nay thuộc xã Thái Học, Bình Giang. Ông tốt nghiệp trường Thông ngôn Hà Nội, năm 17 tuổi, Bắt đầu dậy học ở trường tiểu

403

Page 404: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

học Bờ Sông (Hà Nội), rồi trường Bởi, Trường Sĩ hoạn (Hậu bổ), Trường Sư phạm, thanh tra các trường sơ học, phụ trách Cục Tu thư của Nha học chính; năm 1934, làm Đốc học Hà Đông. Ông còn là Hội trưởng Hội ái hữu các nhà giáo (1925-1927); Hội phó Hội Phật giáo Hà Nội (1935). Cuộc đời của Nguyễn Văn Ngọc ở bất cứ cương vị nào cũng giữ thiên chức, thiên lương của kẻ sĩ, nhiều thầy giáo dưới quyền hay học trò đều quý trọng thầy. Có một hương sư, nhân dịp tết, mua một cân cam đến biếu, ông cảm tạ và nói rằng: "Lương hương sư của thầy có là bao mà bày biện ra thế. Thầy còn thân phụ, nhờ thầy về biếu các cụ. Thầy cho tôi gửi lời thăm sức khoẻ song thân cùng gia quyến."

Sinh ra trong một gia đình nho học, thông minh bẩm sinh, lại được đào tạo chính quy, Nguyễn Văn Ngọc sớm có tri thức uyên bác, trở thành một học giả lớn đầu TK XX, là người viết nhiều sách nhất trong nhóm Cổ kim thư xã và Việt văn thư xã, do người anh ruột là Nguyễn Quang Oánh chủ trương, tuy cuộc đời ông không dài. Ông mất ngày 26-4-1942, khi mới 53 tuôỉ. Những tác phẩm và công trình giáo khoa gồm có:

- Nhi đồng lạc viên (1929).- Phổ thông độc bản (1922).- Giáo khoa văn học An Nam (1936)- Nam thi hợp tuyển (1927)- Tục ngữ phong dao (1928)- Để mua vui (1929)- Truyện cổ nớc Nam (1934)- Ngụ ngôn (1935)Tuyển chọn, dịch thuật, khảo cứu những tinh hoa của văn học

Đông Tây, viết thành sách:- Cổ học tinh hoa (1925)- Đông - Tây ngụ ngôn, cùng soạn với Trần Lê Nhân (1927)Nghiên cứu về cải lương hương chính, người Mường và các

lĩnh vực khác.Ông là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Văn học dân

gian, đạt thành tựu to lớn:

404

Page 405: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Tục ngữ - phong giao, 2 cuốn, 6500 câu tục ngữ, 850 bài ca dao, 4 tập truyện cổ nước Nam,...

Ông có công lớn trong việc giáo dục bằng chữ quốc ngữ và nghiên cứu văn hoá đầu thế kỷ XX của nước nhà.

Ông là nhà giáo mẫu mực, học giả uyên bác của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

48- Phạm Quỳnh- Học giả nổi tiếng về văn hóa Đông-Tây đầu TK XX Phạm Quỳnh, sinh ngày 17-12-1892, quê làng Lương Ngọc,

nay thuộc xã Thúc Kháng, Bình Giang, trưởng thành trong một gia đình nho giáo, thông minh mẫn tiệp, có ý chí học hành từ nhỏ; năm 1908, tốt nghiệp trường Thông ngôn, làm việc ở Trường Viễn đông bác cổ Hà Nội. Ông có tài học nhưng cộng tác chặt chẽ với thực dân Pháp về văn học và chính trị, năm 1917, được Louis Marrty, Giám đốc chính trị, trưởng mật thám phủ toàn quyền Đông Dương cho làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nam phong, cơ quan tuyên truyền chính trị, học thuật cho thực dân Pháp; năm 1932, làm Ngự tiền văn phòng cho Bảo Đại, rồi Thượng thư Bộ Học, Thượng thư Bộ Lại. Hoạn lộ lên nhanh như diều gặp gió.

Sự nghiệp sáng tác, nghiên cứu văn học của ông khá lớn, nhiều thể loại, nhất là nghiên cứu và dịch thuật. Hầu hết tác phẩm của ông in trên tạp chí Nam Phong, sau được tập hợp in thành Nam Phong tùng thư và Thượng Chi văn tập hơn 1000 trang.

Ông là người có công trong việc đưa văn hóa phương Tây vào Việt Nam và đưa văn hóa Việt Nam đến các nước phương Tây một cách căn bản. Tuy nhiên, đứng trước ngó ba đường chính trị, văn hóa Đông Tây, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp cai trị, những hành xử của ông thường bị các nhà yêu nước, văn hoá đương thời phản đối, nhất là khi Cách mạng đó thành cụng. Con cháu nhiều người thành đạt trong sự nghiệp khoa học, giáo dục và văn hóa.

-------------------------* Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam và Tạp chớ Xưa nay của Hội

Sử học VN

405

Page 406: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

49- Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý- Nhà báo, học giả lớn đầu TK XX. Thiếu Sơn là bút danh của nhà văn, nhà báo Lê Sĩ Quý, sinh

năm 1908, quê làng Đan Loan, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang. Thuở nhỏ học ở Hà Nội, sớm tham gia viết văn, viết báo và cũng sớm nổi danh, là người viết nhiều cho báo Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương và các báo Phụ nữ tân văn, Đuốc nhà Nam. Ông đã sống ở Sài Gòn từ trước cách mạng cho tới khi qua đời.

Là công chức trong guồng máy Pháp thuộc, nhưng ông không xu phụ thực dân, khinh miệt trí thức sa đoạ và đám tay sai phản dân hại nước. Ông đứng vào hàng ngũ dân tộc, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám, tích cực phục vụ văn hoá dân tộc.

Sau cách mạng, ông đứng về phía những người yêu nước, tham gia kháng chiến. Năm 1971, bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt, đày ra Côn Đảo. Năm 1973, được ra tù trong dịp "trao trả tù binh", về với chính quyền Cách mạng miền Nam Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp báo chí và văn học. Ông là người yêu nước nhưng không phải là người cách mạng như ông từng nói:" Bản thân tôi không phải là người cách mạng, nhưng tôi đã theo cách mạng đến ngày sạch bóng quân thù. Tôi có bạn trong hàng ngũ những người kháng chiến và những người chỉ sống ở thành nhưng vẫn hướng về cách mạng. Tôi tin tưởng những người đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân 1975 sẽ đủ sức đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam ."

Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5-1-1978.Ông là một nhà báo nổi tiếng hồi đầu TK XX, một học giả lớn

có nhiều thành tựu, tác phẩm chính gồm có:- Phê bình và cảo luận.- Người bạn gái.- Câu chuyện văn học.- Đời sống tinh thần.- Giữa hai cuộc cách mạng 1789 và 1945 --------------------------------------------------Theo Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quang Thắng-Nguyễn Bá Thế

406

Page 407: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

50- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh - Người thực hiện cuộc trình xuyên thế kỷ.Võ An Ninh, nguyên có tên là Vũ An Tuyết, sinh ngày 16

tháng 6 năm 1907, quê xã Thúc Kháng, Bình Giang. Bằng chiếc máy ảnh Zeiss Ikon, mua trả góp từ năm 1928, ông ngược xuôi trên mọi miền đất nước để săn tìm những hình ảnh lịch sử tiêu biểu, những cái đẹp đích thực của Việt Nam. Hơn 70 năm cầm máy, ông đã ghi được hàng nghìn ảnh tư liệu lịch sử có giá trị, tiêu biểu là bộ ảnh Nạn đói năm 1945, có tác dụng to lớn trong việc tố cáo tội ác của chế độ cũ một cách chân thực. Về sự kiện này, ông nói: "Từ nhỏ tôi sống trong cảnh nghèo khổ nên dễ xúc động trước cảnh khổ đau của ngời xung quanh. Vì vậy, khi thấy nạn đói xảy ra, tôi quên hết sợ hãi, thấy mình phải có trách nhiệm chụp lại để con cháu sau này biết". Ông còn là một nhà nhiếp ảnh nghệ thuật nổi tiếng đất nước, nhất là ảnh phong cảnh, nhiều tác phẩm được giải thưởng lớn, như:

- Buổi sớm trên đê sông Hồng: Giải ngoại hạng của Hội mỹ thuật, kỹ nghệ Việt Nam, 1935.

- Đẩy thuyền ra khơi: Giải tặng ngoại hạng tại triển lãm Pa ri năm 1938.

- Huy chương vàng triển lãm cá nhân tại Huế, 1938.- Tác phẩm Chợ bán nồi đất: Bằng khen tại triển lãm ảnh

quốc tế tại Portugal (Bồ Đào Nha), 1938.- Những tác phẩm về nạn đói đầu năm 1945- Tác phẩm Nước ròng bãi Trà Cổ: Huy chương đồng triển

lãm ảnh quốc tế tại Liên Xô, 1960- Đôi nét thuỷ mạc Sa Pa: Bằng khen triển lãm ảnh Quốc tế

tại Béc-linh (CHDCĐ), 1965.và nhiều giải thưởng khác ở trong và ngoài nước.- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I- Huân chương Độc lập hạng ba- Huân cchươngKhỏng chiến hạng hai- Huõn chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.- Huy chương vỡ sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.- Huy chương vỡ sự nghiệp Văn hóa-Thông tin.

407

Page 408: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Huy chương vỡ sự nghiệp phỏt triển nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam.

51- Vũ Duy Hiệu - Vị chủ tịch đầu tiên của chính quyền Cách mạng Hải Dương

Vũ Duy Hiệu sinh ngày 1 tháng 10 năm 1910, trong một gia đình nho giáo ở làng Vĩnh Tuy, huyện bình Giang. Gia đình có 6 anh em trai và một em gái. Vũ Duy Hiệu là con trai thứ hai của đại gia đình.

Anh thanh niên 20 tuổi Vũ Duy Hiệu đầy ước mơ và cường tráng, đang học Thành chung ở Thành phố Nam Định, theo sức hút của phong trào yêu nước mà từ tháng giêng năm 1929, anh đã tham gia trong tổ chức Học sinh hội. Tháng 5 năm 1930, anh được kết nạp vào tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày ấy đã cách đây hơn 80 năm.

Tháng 11 năm 1930, do hoạt động cách mạng bị lộ mà bị giặc bắt, giam từ Hoả Lò (Hà Nội), lên Ngục Sơn La, cuối cùng chúng đày ra Côn Đảo ròng rã 6 năm với đủ loại thủ đoạn tra tấn dã man, đồng chí vẫn trung kiên, vững vàng sinh hoạt trong chi bộ nhà tù, đến tháng 8 năm 1936 được trở về đất liền. Bị địch quản thúc, từ năm 1937 đến 5 năm 1944, đồng chí sống và làm hương sư tại quê, vận động quần chúng, trước hết là con em trong gia đình tham gia cách mạng.

Từ tháng 6 năm 1944, trở lại hoạt động trong tổ chức Đảng tại thị xã Hải Dương, tháng 3 năm 1945, được chỉ định vào Tỉnh uỷ Hải Dương, lúc này không khí chuẩn bị giành chính quyền rất khẩn trương, lực lượng Việt Minh ở nhiều nơi khá mạnh. Tại thôn Bằng Trai, thôn Sãi có tới 200 người tham gia Việt Minh. Đồng chí tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở Cầu Sộp, tuyên truyền cách mạng, những người đi dự mang theo cờ đỏ sao vàng và vũ khí thô sơ, chủ trương lên kho huyện Bình Giang phá kho thóc, nhưng rất tiếc, chúng đã mang hết đi nơi khác, nên cuộc mít tinh chỉ là cuộc biểu dương lực lượng. Qua cuộc mít tình này, địch không kịp đàn áp, nhưng đồng chí đã bị lộ. Tháng 5 năm 1945, khi về quê, bị bọn Đại Việt mật báo, lính Nhật ập đến bắt, mang về giam ở Hải Phòng.

408

Page 409: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Chúng tra tấn rất dã man, đồng chí đập đầu tự sát, quyết không cung khai tổ chức. Bọn địch hoảng sợ và rất khâm phục tinh thần quả cảm của đồng chí, cho người băng bó vết thương. Vết sẹo anh hùng ấy trên đầu nay vẫn còn.

Ngày 21 tháng 8, trước giành chính quyền Hải Phòng một ngày, đồng chí được ra tù, khi đó Hải Dương đã giành được chính quyền 4 ngày rồi. Ngày 22-8-1945, đồng chí được tổ chức chỉ định làm Chủ tịch lâm thời, Phó chủ tịch là Nguyễn Xuân Mẫn, người của Đảng Dân chủ. Sau ngày giành chính quyền, biết bao việc phải giải quyết về chính trị, quân sự, dân sinh, đặc biệt là sự quyết nhiễu và yêu sách của bọn lính Tưởng.

Ngày 6 -1 -1946, đồng chí trúng cử đại biểu Quốc hội khoá I, nhiệm kỳ lâu dài nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Tháng 6-1946, đồng chí bàn giao chức Chủ tịch cho ông Đặng Trần Mẫn, chuyển sang Hưng Yên làm Bí thư Tỉnh uỷ. Tháng 4 năm 1947, Trung ương lại điều về Hải Dương làm Bí thư Tỉnh uỷ, đến tháng 7-1948.

Tháng 8-1948, đồng chí được lên Khu III, tham gia Khu uỷ Khu III, rồi bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBHC liên khu đến tháng 4 năm 1951.

Sau khi Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 15/SL ngày 6/5/1951 về Ngân- Tài -Mậu, lúc đó đồng chí Nguyễn Lương Bằng thay mặt tổ chức của ngành, triệu tập đồng chí về xây dựng ngành Ngân hàng, được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ - một trong 4 vụ trưởng đầu tiên của bộ máy nhà nước ta khi đó. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Tổng giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 1955, đồng chí được cử đi học nghiệp vụ ngân hàng tại Tiệp Khắc.

Năm 1958, được nhà nước bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước, đồng chí giữ cương vị này cho tới khi nghỉ hưu, tháng 7 năm 1977.

Khi bắt đầu vào ngành Ngân hàng, Bác Hồ đã nhắc nhở: "Ngành Ngân hàng phải hết sức cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư". Đồng chí tâm niệm, thực hiện, vì vậy sau 20 năm là ngời có

409

Page 410: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

quyền lực với đồng tiền của quốc gia, kể cả lúc làm quyền Tổng giám đốc, đồng chí không hề vướng mắc một điều gì, dù rất nhỏ. Đồng chí là người được tham gia chỉ đạo các lần thiết kế, ấn hành tiền Ngân hàng quốc gia Việt Nam từ năm 1951 đến ngày đồng tiền thống nhất Bắc-Nam (1976). Khi giải phóng miền Nam, tài sản nhiều vô kể, lại cha được kiểm kê, tuy dù có quyền lực trong tay lúc đó, đồng chí cũng không tơ hào, không hề mua bán thứ gì giành lợi cho riêng mình. Bởi thế, sau 30 năm nghỉ hưu, nhân ngày mừng thọ 90, Bạn tù Côn Đảo tặng lão đồng chí bức trướng thêu tám chữ vàng:

Trung kiên, bất khuất, nghĩa tình chung thuỷBức trướng này được treo bên cạnh tấm Huân chương Độc

lập hạng nhất, cùng với những kỷ niệm chương trong quá trình hoạt động cách mạng.

Từ tuổi 20 dấn thân vào con đường cách mạng, bao lần vào sinh ra tử, nay thành đại lão tuổi ngoại một trăm, cái tuổi biết bao người mong ước. Nay cụ sống hạnh phúc giữa bầy con, cháu, chắt, học hành tiến bộ, giữ được gia phong. Đặc biệt là, 5 người em, được cụ dìu dắt, đều trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho tới khi nghỉ hưu, tiêu biểu là đồng chí Vũ Oanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội nhiều khoá.

Ông mất ngày 23 tháng 2 năm 2012, tại Hà Nội, thọ 103 tuổi Hải Dương tự hào có những công dân và gia đình như thế.

Hải Dương, ngày 8-8-2010

52-Vũ Đình Liên- Nhà giáo, nhà báo, nhà thơ nổi tiếng đầu TK XXVũ Đình Liên sinh ngày 12-11-1913, nguyên quán ở làng

Châu Khê, nay thuộc xã Thúc Kháng, Bình Giang. "Thuở nhỏ sống ở quê Hải Dương. Bởi vậy cảnh sắc quê hương in đậm trong tâm trí, có tác động nhiều đến tâm tư tình cảm...", 13 tuổi đã học làm thơ; học trường tiểu học ở phố Hàng Vôi, trung học vào Trường Bưởi, rồi đại học luật Hà Nội. Tốt nghiệp, dậy học ở Trường Trung học Thăng Long, rồi làm tham tá thương chính Hà Nội. Ông sớm

410

Page 411: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

tham gia làng báo, thường viết cho các tờ: Phong hoá, Phụ nữ thời đàm, Thanh nghị, Loa, Tinh hoa...

Cách mạng thành công, ông tham gia công tác giáo dục. Toàn quốc kháng chiến, ra vùng tự do công tác. Hoà bình lập lại, về Hà Nội, làm Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp của Trường Đại học Ngoại ngữ, cộng tác viên của Viện Văn học.

Cả cuộc đời ông gắn liền với sự nghiệp giáo dục, nhưng ông còn là một nhà nghiên cứu Văn học, một nhà thơ. Sống giữa buổi giao thời của văn hoá Đông- Tây, ở tuổi 20, ông đã cảm nhận được điều đó và thể hiện trong bài thơ Ông đồ làm xáo động d luận đơng thời, để lại dấu ấn bất hủ trong nền thi ca Việt Nam. Chỉ với một bài thơ ngắn, tác giả đã phác hoạ ra chân dung cuộc sống đương thời, một cuộc sống theo lối mới, quên dần đi nếp văn hoá truyền thống tốt đẹp của ông cha, tranh tết, câu đối tết hầu nhưkhông còn là nhu cầu, từ đó ông đồ cũng dần bị lãng quên:

Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?Đây là lời cảnh tỉnh về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không

chỉ hôm xưa, mà còn nguyên giá trị đến hôm nay.Vũ Đình Liên là người góp phầm đào tạo nhiều thế hệ trí thức

và nhà giáo cách mạng, được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Ông mất tại Hà Nội, ngày 18-1-1995.

Những tác phẩm của ông đã được xuất bản gồm: Đôi mắt (thơ, 1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957), Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957), Thơ Beaudelaire (dịch thuật, 1995).

Ông được truy tặng giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam (1996).

53-Vũ Bằng- Nhà báo, nhà văn lớn đầu TK XXVũ Bằng là bút danh của Vũ Đăng Bằng, sinh năm 1914,

trong một gia đình nổi tiếng về nho học, quê tại làng Lương Ngọc,

411

Page 412: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nay thuộc xã Thúc Kháng, Bình Giang. Ông còn có bút danh là Tiêu Liêu, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Hoàng Thị Tâm.

Ông trưởng thành ở Hà Nội, học ở tưrờng Albert Sarraut, đang học năm cuối ban tú tài thì bỏ đi làm báo từ tuổi thiếu niờn. Từ năm 1926-1930, ông cộng tác với báo Đông Tây, Ngọ báo, Tiểu thuyết thứ bẩy, Ngày Mai, Trung Bắc tân văn... ở Hà Nội và Sài Gòn; từng làm chủ nhiệm và chủ bút một số báo có tiếng ở Hà Nội trong những năm trớc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939). Ông là một cây bút sung sức, sáng giá trên nhiều lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, dịch thuật... ở từng bộ môn, ngòi bút của ông luôn luôn thuyết phục tình cảm độc giả của nhiều thế hệ.

Kể từ khi bước vào làng báo (1928-1929) đến cuối đời, số lượng trang viết của ông đến hàng vạn. Có thể nói, suốt đời ông chuyên tâm vào chuyện làm báo, việc viết báo đối với ông như một lẽ sống. Trong một cuốn sách viết về nghề làm báo, ông tâm sự với mẹ mình:" Nếu trở lại làm người, con lại cứ xin làm báo".

Sau Hiệp định Genève, năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn (Theo yêu cầu của tổ chức) và vẫn sống với nghề cũ, cộng tác với các báo: Lửa sống, Quê hương, Dân chúng, Tiếng chuông, Sài Gòn mai, Báo mới, Tin điện, Vịt vịt... cho đến năm 1975.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông từ dã làng báo, làng văn.Ông mất tại Sài Gòn, ngày 7-4-1984Những tác phẩm chính:Lọ văn (1936), Một mình trong đêm tối, (1937), Truyện hai

người (1940)Tội ác và hối hận (1940), để cho chàng khỏi khổ (1941), Cai

(1948), Ăn tết thuỷ tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam (1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), Những cây cời tiền chiến (1971), Khảo về tiểu thuyết (1960), Bốn mươi năm nói láo (1969), Cái lồng đèn (1971), Nói có sách (1972), Thương nhớ mời hai (1972))... và một số sách dịch.

----------------------Theo Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế

54-Lộng Chương- Nhà viết kịch bản xuất sắc412

Page 413: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Lộng Chương là bút danh của Phạm Văn Hàn, sinh ngày 5-2-1918, trong một gia đình viên chức, quê làng Châu Khê, nay thuộc xã Thúc Kháng, Bình Giang, học ở Hà Nội, đỗ Thành chung (diplomé) năm 1937.

Trước cách mạng, ông làm ở Thanh tra nông lâm, viết báo, viết văn. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động sân khấu, từng là uỷ viên thờng vụ Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Theo nhận xét của nhà viết kịch Phạm Bạt Đẩu:" Trong sự nghiệp văn chương, sân khấu của ông...: độ lượng, bao dung, chỉ dẫn tận tình đối với thế hệ diễn viên, tác giả trẻ...Cho nên sự nghiệp văn chương, sân khấu của ông có thể gọi là lớn lao, đồ sộ, hoàn hảo cho sự ca ngợi chế độ, đất nước". Hà Văn Cầu có câu đối tặng ngày lên lão 70:

"Trọn một đời-lấy bút làm gươm- nhếch mép nên câu trào Lộng,

Trải bao độ-coi trò như bạn-dắt tay theo nghiệp văn Chương"

55- Hoàng Lộc - Nhà thơ, nhà báo quân độiHoàng Lộc tức Hoàng Tiến Lộc, còn có bút danh là Lộc,

Xung Kích, sinh năm 1920, tại làng Châu Khê, nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang. Bố mẹ mất sớm, Hoàng Lộc được anh ruột nuôi ăn học tại Hà Nội. Mười bốn tuổi vào Trường Bởi, đỗ thành chung, rồi tú tài phần nhất, sớm bộc lộ năng khiếu thơ văn. Người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, má lúm đồng tiền, tiếng hơi khàn, nói hơi lắp, bạn cùng lớp thường gọi là Lộc Khàn. Khi còn là học sinh, ông đã làm nhiều bài thơ về tình yêu con người tha thiết, cùng với những nỗi buồn man mác của những thanh niên trí thức cha tìm được hướng đi trong thời đại của mình. Những bài thơ này đã được báo Bạn quê lần lượt in trong thời tạm chiếm.

Kháng chiến bùng nổ, cũng như nhiều thanh niên, học sinh, trí thức đương thời, hăm hở đầu quân, lên chiến khu Việt Bắc, tham gia kháng chiến. Ông làm ở báo Xông Pha - Báo của Vệ quốc quân khu 12, Hà Nội; Báo Bắc Sơn của Vệ quốc quân Liên khu I ; rồi về báo Vệ quốc quân, tiền thân của Báo Quân đội nhân dân.

413

Page 414: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ông xông xáo trên khắp mặt trận đường số 4, sống với chiến sĩ, với bản làng, đó là cơ sở thực tế để viết tập phóng sự Chặt gọng kìm đường số 4. Ông say sưa công tác kháng chiến, có mặt ở các chiến trường nóng bỏng nhất để lấy tư liệu, tìm cảm hứng viết báo, làm thơ, có khi đang đêm vùng dậy, bật lửa viết, cháy cả màn. Chỉ với 3 năm tham gia kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, với tư cách là phóng viên quân đội, ông đã để lại những tác phẩm có giá trị, đặc biệt là phóng sự về chiến sự đường số 4, với những thành tựu ấy, ông đã trở thành một phóng viên gương mẫu, một nhà văn, nhà thơ quân đội trong kháng chiến chống Pháp với bài thơ Viếng bạn nổi tiếng.

Hoàng Lộc bị bệnh lao phổi, trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, bệnh càng trầm trọng, nên đã mất ngày 29-11-1949, ở tuổi 29, tuổi của tài năng đang độ phát triển với biết bao ước mơ, hy vọng.

Tác phẩm của ông gồm có: - Từ Tịch lương đến Bình minh- Lời thông điệp- Chặt gọng kìm đường số 4- Viếng bạnVà một số văn thơ in trên các báo và tạp chí.

3-9-2003

56- Trần Văn Hiến- Bí thư Đảo ủy kiên cường Đồng chí Trần Văn Hiến sinh ngày 15 tháng 2 năm 1920,

trong một gia đình nông dân nghèo, tại thôn Phú Đa, xã Hồng Khê. Năm 17 tuổi đỗ bằng tiểu học Việt-Pháp, làm hương sư, tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 1945. Vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 12 năm 1946, là đảng viên đầu tiên của xã Hồng Khê. Năm 1947, làm Bí thư chi bộ đầu tiên của hai xã Hồng Khê - Cổ Bì, Huyện ủy viên, Chính trị viên huyện đội Bình Giang. Năm 1950, làm Bí thư huyện ủy Bình Giang. Đầu năm 1951, là Tỉnh ủy viên, Trưởng ban chính trị Tỉnh đội Hải Dương. Tháng 5 năm 1951, bị giặc Pháp bắt, chúng tra tấn cực kỳ dã man, nhưng không khai thác được gì, sau đày ra Côn Đảo. Ở nhà tù, đồng chí sớm liên

414

Page 415: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

lạc với Đảo ủy. Đồng chí mang hết trí tuệ và sức lực hoạt động cho Đảo ủy. Vì vậy, tại đại hội Đảo ủy lần thứ ba, đồng chí được tín nhiệm bầu làm Bí thư năm 1952. Cuối năm 1952, Đảo ủy chủ trương tự giải phóng toàn đảo, trở về với đất liền, tiếp tục tham gia kháng chiến. Khi thực hiện vì quá trắc trở, đồng chí nhường cái sống cho đồng đội, anh dũng hy sinh giữa biên khơi vào ngày 12 tháng 12 năm 1952. Tinh thần tự nguyện hy sinh của đồng chí để cứu đồng đội mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.

------------------------------------ Theo lịch sử Đảng bộ Bình Giang tập I và văn bia tại Nghĩa trang liệt sĩ

Hồng Khê.

57- Đỗ Nhuận- Nhạc sĩ, chiến sĩ trong hai cuộc chiến tranh Đỗ Nhuận, sinh ngày 10-12-1922, tại làng Hoạch Trạch, nôm

gọi là làng Vạc, nay thuộc xã Thái Học, đây là một làng quê văn hiến, có nhiều người đỗ tiến sĩ, làm quan nổi tiếng một thời; làng có nghề làm lược tre truyền thống. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, trường huyện, rồi xuống Hải Phòng học tiếp trung học, ham thích âm nhạc từ nhỏ. Bấy giờ có chú tầu chuyên đi bán kẹo kéo, thay vì phải rao thì chú thổi kèn làm tín hiệu, trẻ con nghe kèn xô đến thật đông, trong đó có Đỗ Nhuận là người nghe một cách say sưa nhất, hứng thú âm nhạc bắt đầu từ đấy. Ông sáng tác âm nhạc từ năm 18 tuổi. Trước cách mạng, ông đã sáng tác những ca khúc thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước thiết tha, được phổ biến rộng rãi. Ông tham gia tổ chức Thanh niên Cứu quốc khá sớm, năm 1943, bị giặc bắt đày tại nhà tù Sơn La. Trong tù ông vẫn sáng tác, nhằm tố cáo tội ác của giặc, tâm tư ngời tù chính trị, cổ vũ tinh thần cách mạng. Ông là một nhạc sĩ cách mạng ngay từ tuổi thanh niên.

Cách mạng thành công, ông tham gia quân đội với tư cách là "Chiến sĩ cầm đàn", có mặt ở nhiều chiến dịch lớn, cùng hành quân với các chiến sĩ đi chiến dịch, do vậy mà hiểu thấu tâm tư tình cảm của chiến sĩ, thời kỳ này ông có nhiều ca khúc nổi tiếng, có sức cổ vũ rất lớn toàn quân, toàn dân chiến đấu, giải phóng đất nước, tiêu biểu là bài Giải phóng Điện Biên.

415

Page 416: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Hoà bình lập lại, ông có những tác phẩm gây dấu ấn điển hình cho từng giai đoạn lịch sử và có tính phổ biến rất cao. Ông có 3 năm (1960-1963) học ở Học viên âm nhạc Trai-côp-ski, Liên Xô. Từ năm 1956 đến năm 1983, với cương vị là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông đã có đóng góp quan trọng vào nền âm nhạc cách mạng và hiện đại nước nhà.

Hơn 40 năm hoạt động cách mạng và sáng tác, Đỗ Nhuận có nhiều tác phẩm nổi tiếng, gây ấn tượng sâu sắc trong đời sống nhân dân, xứng đáng là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, được tặng Huân chương độc lập hạng nhì, giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông mất tại Hà Nội, năm 1991.

Tác phẩm trước Cách mạng có:- Chiều tà- Hận Sơn La- Tiếng gọi tù nhân- Côn đảo- Du kích caTrong kháng chiến chống Pháp:- Nhớ chiến khu- Tiếng súng Nam Bộ- Áo mùa đông (1947)- Du kích sông Thao (1947)- Hành quân xa (1953)- Trên đồi Him Lam (1954)- Chiến thắng Điên Biên (1954)Thời kỳ hoà bình lập lại và kháng chiến chống Mỹ:- Việt Nam quê hương tôi- Thanh niên vui mở đường- Trống hội tòng quân- Trai anh hùng, gái đảm đang- Trông cây lại nhớ đến người...Ông còn có công xây dựng nền ca kịch Việt Nam: Nhạc

Opêra Cô Sao (1965), Người tạc tượng (1971), ngoài ra còn viết nhiều nhạc khí, nhạc cảnh cho sân khấu và phim.

416

Page 417: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

58- Vũ Oanh: Người thanh niên ưu tú dự Hội nghị Tân TràoĐồng chí Vũ Oanh nguyên có tên là Vũ Duy Trương, sinh

ngày 16 tháng 9 năm 1924, tại thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, trong một gia đình trung lưu, có tới 7 anh chị em, trong đó có 6 người là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Anh cả dạy học và mất ở tuổi 37, anh thứ hai là Vũ Duy Hiệu, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1929, năm 1930 là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, bị giặc bắt, đày đi Côn Đảo, năm 1936 mới được ra tù, bị quản thúc ở địa phương. Ông là Chủ tịch đầu tiên của chính quyền Cách mạng tỉnh Hải Dương mà tháng tám năm trước chúng tôi đã có dịp giới thiệu. Người giác ngộ cách mạng cho đồng chí Vũ Oanh không ai khác là người anh Vũ Duy Hiệu và thầy Nguyễn Đức Linh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kẻ Sặt.

Tuy sinh trưởng trong một gia đình nho giáo, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên đến năm 9 tuổi cậu Trương mới được đi học. Tháng 6 năm 1939, anh tốt nghiệp tiểu học, bấy giờ gọi là có bằng Cepfi (Certificat d'etudes primaires franco--indigènes) ở trường huyện tại Kẻ Sặt. Mùa thu năm đó, anh thi vào Trường Bưởi (Hà Nội), trường trung học danh giá nhất bấy giờ, mà sau này gọi là Trường trung học Chu Văn An. Rất may, thi lần đầu đỗ ngay và được học bổng. Thời bấy giờ, thi vào trường Bưởi là một thử thách lớn, nhiều thí sinh phải thi năm thứ hai, thứ ba mới có cơ hội trúng tuyển. ở trường này không chỉ là nơi học tập tốt nhất, hơn thế đây còn là môi trường dễ tập hợp các trí thức có lý tưởng, nhạy cảm với tổ chức yêu nước và cách mạng. Tháng 9 năm 1940, đồng chí Vũ Oanh đã có ý thức tập hợp 8 anh em trong một tổ chức yêu nước, do đồng chí làm Đội trưởng. Đội lấy tên là Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán vào năm 938, giành quyền độc lập sau một nghìn năm Bắc thuộc. Đội có nhiều hoạt động giúp nhau học tập, rèn luyện thân thể, chịu đựng gian khổ để sẵn sàng tham gia tổ chức cách mạng. Năm 1942, đội liên lạc được với tổ chức Đảng và trở thành tổ chức của Đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội. Đồng chí được cử làm Bí

417

Page 418: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thư. Cùng năm đó, ở tuổi 18, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của đồng chí. Cuối năm đó, Ban chấp hành Mặt trận Việt Minh được thành lập gồm 3 người, đồng chí được cử làm đại diện của Thanh niên và là Chủ nhiệm Việt Minh thành phố Hà Nội. Tháng 9 năm 1943, đồng chí được chỉ định làm Bí thư chi bộ đảng trong tổ chức Thanh niên cứu quốc của thành phố.

Khi Nhật đảo chính Pháp, máy bay Mỹ oanh tác Hà Nội, các trường phải đi sơ tán, đồng chí bỏ học, tập trung toàn tâm, toàn lực vào sự nghiệp cách mạng, trực tiếp phụ trách Thanh niên Cứu quốc. Cuối năm 1944, Báo Hồn Nước, tiếng nói của Thanh niên Hà Nội, tức thanh niên Hoàng Diệu ra đời, đồng chí là một trong những người trong ban biên tập đầu tiên.

Đầu năm 1945, đồng chí tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, lúc đó đảng viên không nhiều, nên đảng bộ chỉ có 3 người, đến ngày 9 tháng 3 mới bổ sung thêm 3 đồng chí. Thay mặt Đảng bộ Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 1945, đồng chí thành lập Đội vũ trang đặc biệt, sau đổi là Đội danh dự để trừ khử những tên phản động nguy hiểm. Đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Do có nhiều thành tích trong quá trình công tác cách mạng tại nơi khó khăn nhất và cũng là nơi quan trọng nhất, cuối tháng 7 năm 1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ cử đồng chí làm Trưởng đoàn đại biểu nhân dân cách mạng Hà Nội, gồm 5 người, đi dự Hội nghị quốc dân ở Tân Trào. Đồng chí Nguyễn Khang thay mặt Xứ uỷ tiễn đưa đoàn ra đi từ Vạn Phúc (Hà Đông). Đoàn đến Đình Bảng (Bắc Ninh), rồi Hiệp Hoà (Bắc Giang), qua Tam Đảo, đến Thái Nguyên, lên Tân Trào. Từ trong thành Hà Nội, nơi giặc kìm kẹp, đàn áp hàng ngày, khi đến Hiệp Hoà, nhân dân đã công khai treo cờ đỏ sao vàng, căng khẩu hiệu:" ủng hộ Việt Minh", " Đả đảo phát xít Nhật-Pháp" đã cảm thấy không khí của một nước độc lập tự do mà bấy lâu hằng mong ước.

Đoàn Hà Nội đến hội nghị sớm nhất, trong thời gian chờ đợi, đồng chí Võ Nguyên Giáp cử đoàn làm công tác tuyên truyền ở những địa phương gần đó chờ ngày khai hội.

418

Page 419: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Đại hội Quốc dân khai mạc vào sáng 16 tháng 8. Đại hội có 60 đại biểu nhưng đủ đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, kiều bào, đảng phái, đoàn thể, dân tộc và tôn giáo. Đại hội thông qua chương trình hành động, bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc, tức Chính phủ cách mạng lâm thời, do đồng chí Nguyễn ái Quốc, tức Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trên đường từ Hội nghị trở về, nước lụt ngang trời, đường đi vô cùng vất vả, nhưng ai cũng phấn chấn, mong sớm về đến thủ đô để kịp tham gia khởi nghĩa, nhưng chưa về đến nơi, thì việc giành chính quyền ở Hà Nội đã hoàn thành.

Sau lễ Tuyên ngôn độc lập, đồng chí được Trung ương cử về làm Bí thư huyện uỷ Đan Phượng một thời gian ngắn, rồi Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông, đến đầu năm 1947, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam. Tháng 4 năm đó, Trung ương điều sang công tác trong quân đội, làm Chánh văn phòng quân uỷ Trung ương, đây là thời gian đồng chí học được nhiều điều bổ ích về quân sự, chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trong một tương lai gần.

Tháng 4 năm 1948, Trung ương lại điều về Ban chấp hành Đảng bộ Liên khu III, làm Trưởng ban tuyên huấn liên khu. Đồng chí có trách nhiệm kiện toàn nhân sự, tổ chức tờ Báo Cứu quốc và Tạp chí Tinh thần mới, kiêm nhiệm Trưởng ban thi đua. Đầu năm 1950, làm Đảng vụ Liên khu uỷ, thay đồng chí Lê Thanh Nghị chuyền về Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 5 năm 1950, được phân công cùng với đồng chí Văn Tiến Dũng xây dựng Sư đoàn 320, tức Đại đoàn Đồng bằng, một trong những sư đoàn chủ lực của Bộ Quốc phòng, có nhiều chiến công lừng lẫy ở đồng bằng Bắc bộ. Đồng chí được cử làm Bí thư đảng uỷ sư đoàn.

Đầu năm 1953, do yêu cầu của Trung ương, đồng chí được điều về làm Cục trưởng Cục địch vận, trực thuộc Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đồng chí có nhận định cuộc đấu tranh thống nhất đất nước hẳn còn nhiều gian khổ, đề nghị cho một số cán bộ địch vận tập kết ngược vào Nam, xâm nhập vào vùng địch làm công tác binh vận, được Trung ương chấp thuận. Đây là một sáng kiến mang tầm chiến lược.

419

Page 420: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 1956, đồng chí được cử làm Phó ban tổ chức Trung ương Đảng, nhiều người lo lắng cho khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đồng chí, khi đó mới ở tuổi 32, nhưng qua thực tế 25 năm, đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ.

Tháng 9 năm 1978, đồng chí làm Phó ban B68, trực thuộc Ban chấp hành trung ương, chuyên trách công tác về Cămphuchia. Đây là nhiệm vụ không ít khó khăn, nhưng đồng chí đã hoàn thành xuất sắc.

Năm 1980, đồng chí làm Phó ban thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng, phụ trách tổ chức đảng cơ sở. Chúng ta biết rằng Đảng bộ cơ sở có vững vàng, Trung ương mới đủ sức mạnh thực hiện những mục tiêu chiến lược trong hoàn cảnh bị cấm vận, quan hệ quốc tế vô cùng khó khăn.

Năm 1982, tại Đại hội Đảng lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, làm Trưởng ban nông nghiệp Trung ương. Đây là thời kỳ nền kinh tế nước nhà khủng hoảng nghiêm trọng mà nông nghiệp giữ vai trò quan trọng bậc nhất khi đó, đồng chí là người đề xuất những chỉ thị quan trọng nhằm khôi phục và phát huy nền nông nghiệp nước nhà.

Đại hội VI (1986), là Uỷ viên Trung ương Đảng, tham gia Ban Bí thư, làm Trưởng ban kinh tế Trung ương. Đây là lúc đồng chí có nhiều cống hiến về chủ trương và chính sách của buổi đầu thời kỳ đổi mới.

Quốc hội khoá VIII (1987-1992), đồng chí trúng cử đại biểu Quốc hội, làm Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội.

Tại Đại hội VII, đồng chí được cử vào Bộ chính trị, làm Trưởng Ban dân vận Trung ương. Năm 1992, đồng chí có đóng góp quan trọng vào việc sửa đổi Hiến Pháp.

Với cương vị là Trưởng Ban dân vận, đồng chí có cống hiến lớn vào việc củng cố, xây dựng các tổ chức quần chúng và tôn giáo, trong đó có Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội khuyến học. Những hội này tuy ra đời muộn nhưng phát triển nhanh chóng, có lực lượng hùng hậu; hiệu quả chính trị, xã hội vô cùng to lớn.

420

Page 421: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Năm 1996, ở tuổi 72, đồng chí được nghỉ hưu sau 60 năm hoạt động không ngừng nghỉ. Thực tế chỉ là nghỉ hưu trên danh nghĩa, sau đó đồng chí làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi, rồi Chủ tịch Hội Khuyến học. Và đến nay, đồng chí vẫn say sưa với chức vụ Chủ tịch Hội Chăm sóc giáo dục sức khoẻ cộng đồng Việt Nam với hy vọng nâng cao sức vóc cho cả một dân tộc.

Trên 70 năm tham gia công tác cách mạng ở tầm vĩ mô và chiến lược trên hầu hết các lĩnh vực cơ bản, đồng chí Vũ Oanh đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, không để lại điều gì phiền toái cho dân, cho nước, cho đồng bào cũng như đồng chí mình.

Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, Bác tâm sự đại thể rằng: Việc quốc gia đại sự không phải việc gì muốn là làm được ngay, nó do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phải biết kiên nhẫn, chờ đợi thời cơ, chờ đợi sự đồng thuận, xưa đã thế mà bây giờ cũng thế. Sự thành công bao giờ cũng đi liền với động cơ trong sáng, mục tiêu cao cả cho đất nước và dân tộc. Để có thành lập Hội Cựu chiến binh phải mất 7 năm từ khi thành lập Ban vận động đến khi có quyết định thành lập Hội. Tôi thấm nhuần lời chỉ giáo của Bác Hồ: "Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh". Công tác Đảng hay công tác chính quyền đều phải thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo đó.

Không chỉ khi còn tuổi trẻ mà đến hôm nay, bác Vũ Oanh vẫn giữ được tác phong điềm đạm, nho nhã, thích ứng với một nhà giáo hơn là một cán bộ chính trị, ấy thế mà bác từng trải qua hầu hết các công tác ở tầm vĩ mô về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục... Lạt mềm mà buộc chặt nên lĩnh vực nào bác cũng thành công, đúng với tinh thần dĩ bất biến ứng vạn biến.

Bác là người nhân hậu, không bao giờ quên những người đã giúp mình trong quá trình hoạt động cách mạng. Trong hồi ký, bác ghi đến 14 cơ sở đã tận tình giúp bác trong thời kỳ hoạt động bí mật, vì thế mà giữa lòng Hà Nội, mật thám dày đặc, bác không hề một lần sa lưới, hoàn thành nhiệm vụ trong những cảnh hiểm nghèo nhất. Đúng như lời nhận xét của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Đồng chí Vũ Oanh đã sớm giác ngộ cách mạng, qua 65 năm hoạt động đã trở thành người Cộng sản mẫu mực, một cán bộ

421

Page 422: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cấp cao của Đảng có phẩm chất và tài năng... Công lao của đồng chí xứng đáng với Huân chương Sao vàng- Huân chương cao quý nhất mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng".

Quê hương, đất nước mừng có vị cán bộ lão thành gương mẫu như Bác. Hải Dương, ngày 17-8-2011

59- Phạm Tuyên- cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đạiNhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê thôn

Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang. Ông là con thứ 9 của học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) và bà Lê Thị Vân (1892-1953). Phạm Tuyên ra đời và trưởng thành trong một đại gia đình trí thức, được giáo dục chu đáo từ nhỏ và sớm tham gia cách mạng. Là người thông minh, cần mẫn, nhất quán trong nhận thức chính trị, xã hội, sớm định hướng về âm nhạc, vì vậy mà luôn có cảm hứng sáng tác. Tác phẩm của ông không chỉ đạt đến đỉnh cao về chất lượng với số lượng không nhỏ mà còn bám sát thời sự của đất nước.

Năm 1949, khi mới 19 tuổi, ông đã công tác tại trường Thiếu sinh quan khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng trường Thiếu sinh quân. Trong thời gian này ông đã bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, Thiếu sinh quân Việt Nam.

Năm 1954, được cử phụ trách Văn thể mỹ tại Khu học xá trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Năm 1956, ông viết và xuất bản tập Nhạc lý cơ bản. Năm 1958 về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, trải qua nhiều chức vụ, phụ trách về âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó có nhiều bài nổi tiếng như: Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, Hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên những người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố. Bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được sáng tác vào đêm 28 tháng 4 năm 1975, được dàn dựng và phát sóng vào đúng 17 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, tức chỉ sau khi chiếm Dinh Độc Lập của chính quyền Sài Gòn 6 giờ.

422

Page 423: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Sau năm 1975, ông cũng có nhiều bài ca nổi tiếng, được sử dụng thường xuyên và rộng rãi trên cả nước như: Gửi nắng cho em, Màu cờ tôi yêu,

Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do, ông sáng tác ngay trong đêm nổ ra chiến tranh biên giới.

Ông có nhiều bài hát dành cho thế hệ trẻ, trong đó nhiều bài thành bài ca truyền thống: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,…

Ông còn là người viết nhiều bài nghiên cứu cho báo, tạp chí, đài phát thành, truyền hình, giới thiệu tác phẩm, tác giả, người tham gia tích cực nhiều cuộc thi trong phạm vi toàn quốc về văn nghệ. Viết một số ca khúc cho phim hoạt hình Doraemon của Nhật Bản.

Có thể nói, nhạc sĩ Phạm Tuyên là người sáng tác không mệt mỏi từ tuổi 20 cho tới nay, trong giai đoạn nào của lịch sử hiện đại, ông cũng có những bài đạt đỉnh cao và rất kịp thời cho nhu cầu chính trị, văn hóa, xã hội.

Ông đã xuất bản nhiều tập ca khúc, phục vụ nhu cầu học và phổ biến như: Chiếc gậy Trường Sơn (1973), Tập ca khúc Phạm Tuyên (1982), Gửi năng cho em (1991)… và nhiều băng địa nhạc. tiểu sử Sách âm nhạc: Các bạn trẻ hẫy đến với âm nhạc (1982), Âm nhạc ở quanh ta (1987), …

Ông là ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam 20 năm, từ năm 1963-1983 Tiểu sử.

Năm 2001, ông được Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2012, được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Ông là cây đại thụ, trường tồn trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.

----------------------Theo Bách khoa toàn thư mở.

423

Page 424: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Danh mục nhân vật chí BG

1- Thiện nhân-Thiện Khánh TK I2- Đồng Giang Hầu Vũ Nạp. TK XIII3-Điểm Bích- cuối XIII4- Phạm Thị Viên Cuối XIV5- Lê Cảnh Tuân. Cuối XIV6- Lê Thiếu Đĩnh và Lê Phụng Hiểu. XV7- Lý Tử Cấu –cuối XIV8- Trạng Toán Vũ Hữu. 14439- Nguyễn Kim An-145110- Vũ Quỳnh. 145211- Trạng vật Vũ Phong. XV12- Vũ Huy Tấn -174913- Vũ Thạnh -166414- Vũ Tụ - 146615- Vũ Cán - 147416- Lê Nại - 147917- Trạng chạy Vũ Cương Trực TK XVI18- Trạng Cờ Vũ Huyến. TK XVI19- Lê Quang Bí - XVI20- Vũ Thị Thầm.Cuối XVI21- Vũ Dự - XVI22- Nhữ Tiến Dụng- 162323-Vũ Duy Hài -162424- Nhữ Đình Hiền .165925- Vũ Duy Đoán. Đàu XVII26- Vũ Duy Đoán đXVII27- Vũ Trác Oánh. XVII28- Vũ Công Đạo 165029- Nguyễn Thị Mỹ 174430- Vũ Đình Phúc - XVII31- Vũ Đăng Khu 167832-Vũ Phương Đề -1655

424

Page 425: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

33- Vũ Đăng Khu - XVII34- Nhữ Đình Toản-170335- Nhữ Thị Nhuận Đầu XVIII36- Vũ Duy Chí - XVIII37- Vũ Huy Đĩnh ĐXVIII38- Vũ Huy Tấn 174939- Phạm Quý Thích-175940- Phạm Đình Hổ -176841- Vũ Thế Chuẩn 179442- Vũ Tông Phan 180043- Vũ Tuân Cuối XIX44- Nguyễn Thị Tuân Cuối XIX45- Nguyễn Văn Ngọc 189046-Phạm Quỳnh 189247- Võ An Ninh 190948- Vũ Duy Hiệu 191049- Vũ Đình Liên 191350- Vũ Bằng 191451- Lộng Chương 191852- Hoàng Lộc 192053- Trần Văn Hiến. 192054-Đỗ Nhuận 1922 55- Vũ Oanh 1924 56- Phạm Tuyên 1930

36- Nguyễn Thị Mỹ- Đào hát danh giá TK XVIIITheo tư liệu khai thác tại Tào Khê, vào đầu thế kỷ XVIII, có

người con gái nổi danh Nguyễn Thị Mỹ, con quan Quỳnh Thọ hầu Nguyễn Danh Quán, cháu nội quan Đường Thọ hầu Nguyễn Danh Hưng quê tại bản xã, nơi có truyền thống trống quân và ả đào. Nguyễn Thị Mỹ, sinh năm Cảnh Hưng thứ 5(1744), là người có tài, có sắc, sống trong vùng quê có truyền thống dân ca nên sớm nổi tiếng là người hát hay. Chính vì tài sắc và hay hay mà chúa Trịnh lấy làm vợ thiếp. Khi ở trong phủ chúa, bà dạy cung nữ hát múa,

425

Page 426: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

chủ yếu là ca trù và trống quân, những điệu hát truyền thống của quê hương. Hồng nhan bạc phận, năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), bà chưa có con đã qua đời ở tuổi 40. Chúa Trịnh cho đưa di hài về quê an táng và lập miếu thờ, đặt tên hiệu là Thiên Từ Tôn Linh. Hiện nay ở khu Miễu Tào xưa, còn miếu thờ bà. Đó là chứng tích về một người đào hát nổi tiếng ở thế kỷ XVIII. Truyền thống hát Trống quân của quê hương bà, trai qua chiến tranh và biến động xã hội, tuy có mai một ít nhiều, nhưng đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy.

37- Vũ Trác Oánh- Người hăng hái tham gia khởi nghĩa

chống vua Lê, chúa Trịnh.Vò Tr¸c O¸nh, ngưêi lµng Mé Tr¹ch, nay thuéc x· T©n Hång,

huyÖn B×nh Giang, sinh ®Çu TK XVIII, "®Ëu Hư¬ng cèng, v¨n chư¬ng lçi l¹c, chÝ khÝ kh¶ng kh¸i, bãi to¸n viÖc binh ®Òu th«ng hiÓu, thưêng ngao du víi nh÷ng ngưêi nghÜa hiÖp ë trong nưíc".

Mé Tr¹ch ë gÇn My Thö, «ng thÊy hä TrÞnh øc chÕ, b¾t d©n vËn chuyÓn gç ®¸ suèt ngµy ®ªm ®Ó x©y dùng phñ ®ưêng. Tr¸c O¸nh c¨m giËn l¾m, sai ngêi ®Õn nãi víi NguyÔn TuyÓn r»ng: "Thêi c¬ cã thÓ ra tay mµ kh«ng lµm, thêi c¬ qua ®i, hèi kh«ng kÞp". Khi NguyÔn TuyÓn khëi nghÜa, Tr¸c O¸nh trë thµnh mét trong nh÷ng yÕu nh©n cña nghÜa qu©n, xøng lµ Minh C«ng.

Khi NguyÔn Cõ bÞ b¾t(1741), Tr¸c O¸nh vÉn cßn l·nh ®¹o nghÜa qu©n chiÕn ®Êu, ®Õn n¨m Nh©m DÇn(1742) míi bÞ b¾t. Con ch¸u «ng ph¶i mai danh Èn tÝch, di vÒ Hµnh ThiÖn(Nam §Þnh), ®æi lµm hä §Æng, khëi thuû dßng hä §Æng Vò ë ®©y. Trong nhµ thê §Æng Vò Hµnh ThiÖn cã c©u ®èi vÒ sù kiÖn nµy:

Nguyªn Vò thÞ b¸ch tiÒn, §«ng thæ, §ưêng An cè quËn,C¶i §Æng tÝnh, tam thÕ hËu Nam thiªn, Hµnh ThiÖn chi tõ.(Nguyªn hä Vò, tríc ®©y tr¨m n¨m ë ®Êt tØnh §«ng, huyÖn

§êng An.§æi ra hä §Æng, sau ba ®êi, ë ®Êt (trêi) Nam(§Þnh), cã

®Òn thê ë Hµnh ThiÖn). HËu duÖ Vò Tr¸c O¸nh nhiÒu ngêi

426

Page 427: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thµnh ®¹t, nh: B¸c sÜ §Æng Vò L¹c, §Æng Vò Kû, TiÕn sÜ §Æng Vò Minh, §Æng Vò Chư, gi¸o sư §Æng Vò Khiªu.

------------------------------ Khëi nghÜa NguyÔn TuyÓn, NguyÔn Cõ cña Phan Quang,T¹p chÝ

Nghiªn cøu lÞch sö sè 6 (1984)- Mé Tr¹ch- Lµng TiÕn sÜ- Tại sao Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển lại hăng hái khởi nghĩa chống chúa

Trịnh ? Ông nội Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển là Tiến sĩ Nguyễn Mại (1655-1731), làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lễ. Ông là người cương trực, nhiều khi làm trái ý chúa Trịnh Giang nên bị đầu độc chết vào năm 1731. Trước khi chết còn kịp di chúc cho con cháu, khi có điều kiện thì khởi nghĩa diệt chế độ Lê Trịnh, trả thù cho cha.

38- Vũ Đăng Khu- Phật sống giữa đời thườngVò §¨ng Khu, sinh n¨m MËu Ngä(1678), ngêi lµng Mé Tr¹ch,

huyÖn §êng An, nay lthuéc x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang.Khoa thi Hư¬ng n¨m Nh©m Ngä (1702) 25 tuæi, ®ç gi¶i

Nguyªn. Hai khoa thi héi n¨m Quý Mïi (1703), Êt DËu(1705) chØ ®ç Tam trưêng. Lóc ®Çu bæ lµm HuÊn ®¹o huyÖn Trïng Kh¸nh. Sau th¨ng tri huyÖn Nghi D¬ng. Lµm quan cã lßng th¬ng d©n, thưêng ®éi nãn l¸ ®i xem xÐt c¸c n¬i trong huyÖn, gÆp l·o n«ng «ng ng¶ nãn chµo, thêng ra ®ång th¨m c«ng viÖc ®ång ¸ng. ViÖc quan «ng gi¶i quyÕt trän t×nh, ®¹t lý, su«n sÎ, nh©n d©n gäi «ng lµ PhËt sèng.

Mét h«m cã viªn x· trëng lµng BÊt BÕ(Ninh Giang) võa ®ưîc bÇu, lªn tr×nh diÖn, biÕu «ng mét con c¸ chÐp. ¤ng hái: "mua hÕt mÊy tiÒn". X· trưëng tr¶ lêi: "Tha mua hÕt 5 tiÒn". ¤ng sai ngưêi nhµ lµm gái, mua rưîu gi÷ x· trưëng cïng dù chuyÖn trß th©n mËt, khuyªn b¶o mäi nhÏ rÊt th©n mËt.

L¹i mét lÇn cã viªn x· trưëng ®Õn biÕu mét n¶i chuèi to. ¤ng hái: "ë nhµ cã mÊy ngêi" X· trëng : "Thưa cã mÑ giµ vµ hai con nhá", «ng lÊy dao c¾t l¹i 5 qu¶ göi x· trưëng vÒ biÕu mÑ giµ ba qu¶, c¸c con mçi con mét qu¶.

LÇn n÷a, «ng vµ ngêi lÝnh hÇu ®i ch¬i. GÆp con c¸ to «ng mua ®a ngêi lÝnh hÇu x¸ch. Tríc cöa huyÖn cã c« g¸i b¸n rîu mµ anh ®ang yªu, sî anh xÊu hæ víi nµng, «ng b¶o lÝnh hÇu ®a c¸ «ng x¸ch ®i nhanh vÒ tríc, ®Ó anh lÝnh ®i tay kh«ng vÒ sau.

427

Page 428: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Khi nghØ viÖc quan, vÒ lµng «ng më trưêng d¹y häc, häc trß rÊt ®«ng, nhiÒu ngêi thµnh ®¹t. ¤ng l¹i tinh th«ng y häc, ch÷a bÖnh còng giái, cøu ®îc nhiÒu ngêi. ¤ng cã tµ nhng r¸t khiªm tèn, uèng ®ưîc rưîu nhng kh«ng bao giê uèng say. ¤ng thÝch h¸t ca trï, ®¸nh trèng giái. Tuy say thanh s¾c nhưng kh«ng bao giê vưît qu¸ lÔ gi¸o.

39- Vò Huy §Ünh- Người có tài thơ văn và trung nghĩaVò Huy §Ünh ngưêi lµng Mé Tr¹ch, huyÖn §ưêng An, nay

thuéc x· T©n Hång, huyÖn B×nh Giang, ®Ëu TiÕn sÜ khoa Gi¸p TuÊt(1754) ®êi Lª Hy T«ng , lµm ®Õn LÔ bé t¶ thÞ lang, TÕ töu Quèc sö gi¸m, Phã ®« ngù sö, Båi Tông ¸ tưíng tõng ®i sø Trung Quèc.

Thuë nhá gÆp lóc ®Þa phư¬ng lo¹n l¹c Vò Tr¸c O¸nh, NguyÔn Cõ, NguyÔn TuyÓn. MÑ chÕt theo cha lµ Vò Träng NhuËn cïng 3 em lªn Th¨ng Long l¸nh n¹n. Nhµ nghÌo, cư ngô ë phè Hµng GiÇy, nhưng Vò Huy §Ünh cã chÝ, ®ªm ®ªm ®i canh thuª ®Ó cã ®Ìn ®äc s¸ch, ngµy ngµy t×m c¸ch lÎn ®Õn trưêng häc nghe lám b×nh gi¶ng v¨n ch¬ng v× kh«ng cã tiÒn ®Ó nhËp m«n.

BÊy giê cã quan tham chÝnh lµ Th¶n Tr¹ch c«ng thÊy lµ ngưêi hiÕu häc vµ cã chÝ míi lÊy ch¸u g¸i ngo¹i lµ con Vò C«ng Träng g¶ cho, nhng ph¶i ë rÓ,®Ó nu«i cho ¨n häc. Khoa Canh Ngä (1750) ®Ëu H¬ng cèng cïng víi bè vî. N¨m Gi¸p TuÊt(1754), 25 tuæi ®Ëu TiÕn sÜ, lµ ngưêi trÎ tuæi nhÊt cña khoa Êy, ®ưîc bæ nhiÖm lµm quan trong triÒu, cã uy väng lín. Ông làm quan đến chức Bồi Tụng, Á tưíng, TÕ tửu Quèc tö gi¸m. Sau khi T©y S¬n tiÕn qu©n ra B¾c lÇn thø nhÊt (1786), Vò Huy §Ünh vÒ lµng. Nhµ T©y S¬n thÊy Huy §Ünh lµ cùu thÇn cã danh väng, 3 lÇn cö sø ®Õn triÖu ra lµm viÖc «ng ph¶i gi¶ vê lÈn thÈn ®Ó tõ chèi. ¤ng gi÷ vÑn khÝ tiÕt víi nhµ Lª, thÓ hiÖn trong c©u th¬:

Tù tÝn m¹c n¨ng ®µo tư nghÜa,C¶m v¨n bÊt kh¶ cËp chi ngu.DÞch lµ:Tù tÝn mµ l¹i quªn nghÜa sao,C¶m thÊy ch¼ng thÓ ®µnh như ngu.

428

Page 429: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

¤ng nãi víi sø thÇn, cho con lµ Vò Huy TÊn ra lµm viÖc víi triÒu T©y S¬n ®Ó ®ưîc yªn æn. Vò Huy §Ünh phong ®é tõ hoµ, tinh th«ng nho, y, lý, sè, kh«ng s¸ch nµo lµ kh«ng ®äc vµ nghiÒn ngÉm.

¤ng lµm th¬, viÕt s¸ch còng nhiÒu, t¸c phÈm nay cßn:- TËp tßng vÞnh- Thanh Ho¸ tiÒn tËp- S¬n T©y tËp- Quan th¬ng hËu tËp- T©y chinh tËp- Hoa tr×nh tËp- B¸ch ®¸i tËp- T×nh tuyÕt tËp- Thanh hoa hËu tËp....------------------------------------Theo: Mé Trach- lµng tiÕn sÜ, T¸c gia H¸n N«m, Tõ ®iÓn nh©n vËt

lÞch sö...

40- Vò Huy TÊn- quan triều xuất chúng đời vua Quang Trung

Vò Huy TÊn ngêi lµng Mé Tr¹ch, huyÖn §ưêng An, nay thuéc x· T©n Hång, B×nh Giang. ¤ng lµ con trưëng Vò Huy §Ünh Båi Tông, ¸ tưíng, TÕ t÷u Quèc tö gi¸m ®êi Lª HiÓn T«ng.

Nhµ Lª ®æ, Vò Huy TÊn vÒ quª. Quang Trung lªn ng«i thÊy phô th©n Huy §Ünh lµ cùu thÇn cã danh väng muèn chiªu dïng, «ng tõ chèi vµ tiÕn cö Vò Huy TÊn ra thay.

Quang Trung tin dïng, cö gi÷ chøc Hµn l©m ®·i chÕ, phong tưíc B¸, cö lµm phã sø sang giao thiÖp víi nhµ Thanh, cÇu phong cho NguyÔn HuÖ (1789) lÇn thø hai (1790) tham gia ®oµn sø thÇn, cã ®Õn 150 ngưêi, trong ®ã cã ngưêi ®ãng gi¶ Quang Trung. Nhê tµi ngo¹i giao kh«n khÐo cña Vò Huy TÊn vµ Phan Huy Ých ®· lµm vua Cµn Long kh©m phôc träng ®·i. Hoµn thµnh nhiÖm vô, vua Thanh më tiÖc chiªu ®·i tiÔn ch©n rÊt th©n

429

Page 430: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

mËt, l¹i tÆng ¸o mò, vËt phÈm, quµ biÕu (s©m, v¶i qu¶) cho ®oµn. Trong tiÖc vua Cµn Long tù tay rãt rưîu mêi Vò Huy TÊn vµ Phan Huy Ých, mét viÖc chưa tõng thÊy trong quan hÖ ngo¹i giao víi Trung Quèc.

Trë vÒ ®ưîc phong hiÖu Tr¹ch hÇu, Thưîng thư bé C«ng.Sau khi Quang Trung mÊt, Quang To¶n th¨ng «ng lªn hµng

Thîng trô quèc, ThÞ trung ®·i chiÕu, Thưîng thư. Néi bé triÒu ®×nh T©y S¬n lôc ®ôc, «ng lµm quan mét thêi gian ng¾n víi Quang To¶n råi lui vÒ Èn dËt t¹i quª nhµ, mÊt n¨m Canh Th©n (1800).

Vò Huy TÊn cã c«ng lín trong viÖc æn ®Þnh chÝnh trÞ, ngo¹i giao díi triªu T©y S¬n, kh«ng nh÷ng thÕ, «ng cßn s¸ng t¸c nhiÒu th¬ b»ng ch÷ H¸n, chñ yÕu trong hai lÇn ®i sø Trung Quèc,nªn cã tªn lµ Hoa nguyªn tuú bé tËp. Néi dung th¾m ®îm tinh thÇn tù t«n d©n téc, mét ý thøc tr¸ch nhiÖm vµ ph¶ng phÊt nçi hoµi c¶m vÒ qu¸ khø.

Mét bµi th¬ b¸c l¹i mét c¸ch tµi t×nh, khÐo lÐo nhng c¬ng nghÞ, th«ng minh cña «ng víi bän nha l¹i nhµ Thanh vèn khinh thÞ níc ta coi sø thÇn lµ Di quan (quan mäi):

"Di b¶n tßng "Cung" hùu ®¸i "qua "Ng« bang v¨n hiÕn tù Trung hoa.ThÇn kinh kh©m tø An nam quèc,Thö tù th lai bÊt diÖc ngoa.Dich:Di vèn lµ Cung hîp víi quaNíc nam v¨n hiÕn gièng Trung HoaTõ xa tªn níc rµnh rµnh ®ãViÕt bËy lµ di ho¸ ch¼ng ngoa.Bµi th¬ nµy tíi vua Thanh th× lèi miÖt thi d©n téc tõ ®ã ®îc

b·i bá.Vò Huy TÊn sinh ®îc 5 trai, 5 g¸i. Díi triÒu NguyÔn v× lµ

cËn thÇn cña nhµ T©y S¬n e bÞ tr¶ thï, c¸c con ®Òu ly t¸n, kh«ng cßn ë l¹i quª.

41- NguyÔn ThÕ ChuÈn- Phã ngù y néi Th¸i y viÖn

430

Page 431: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Danh y ®êi T©y S¬n, hiÖu §øc Khª, quª lµng Mi Khª, nay thuéc x· VÜnh Hång, huyÖn B×nh Giang. ¤ng sinh n¨m Gi¸p DÇn(1794) lµ häc trß cña Ph¹m §×nh Hæ, cã ®i thi nhiÒu lÇn nh-ưng kh«ng ®ç, quay ra häc nghÒ thuèc mµ næi tiÕng.

§Õn thêi nhµ NguyÔn, Tæng ®èc Hµ Néi lµ NguyÔn H÷u T©m tiÕn cö «ng. Vua bÌn sai Trư¬ng §¨ng QuÕ xÐt thùc hư råi bæ «ng lµm Phã ngù y néi Th¸i y viÖn, nhưng «ng vin cí mÑ giµ hÕt søc tõ chèi.

N¨m Quý M·o(1843) «ng mÊt, thä 49 tuæi.Cã lµm 1 tËp th¬ ch÷ H¸n, viÕt mét sè s¸ch y häc vµ nhiÒu

bµi thuèc gia truyÒn hiÖu nghiÖm.

42- Vò T«ng Phan- Nhà giáo dục, nhà trước tác nổi tiếng TK XIXVò T«ng Phan cßn cã tªn lµ Như Phan, Vò Phan, tù Ho¸n Phñ,

hiÖu Hång Ch©u, §ưêng Xuyªn, Lç Am; nguyªn qu¸n x· Hoa §ư-êng(Lư¬ng §ưêng), huyÖn §ưêng An, nay lµ th«n Lư¬ng Ngäc x· Thóc Kh¸ng, huyÖn B×nh Giang, di cư ®Õn th«n Tù Th¸p, phÝa t©y hå Hoµn KiÕm, nay lµ khu vùc phè Lª Th¸i Tæ- Hµng Trèng, QuËn Hoµn KiÕm, Hµ Néi.

Vò T«ng Phan sinh trưëng trong mét gia ®×nh nhiÒu ®êi khoa b¶ng: Cô vµ «ng néi ®ç h¬ng cèng triÒu Lª; «ng chó Vò T«ng DiÔm (Huy DiÔm) ®ç tiÕn sÜ khoa Nh©m Ngä(1772), v× vËy, thi th lµ m«i trêng th©n thuéc tõ thuë Êu th¬. Buæi ®Çu, «ng häc cha, sau khi ®ç tó tµi, nhËp m«n b¸c ruét bªn ngo¹i lµ tiÕn sÜ Ph¹m Quý ThÝch; n¨m Êt DËu (1825), ®ç Cö nh©n, ngay n¨m sau, Khoa BÝnh TuÊt(1826), ®ç TiÕn sÜ. ¤ng cã ra lµm quan mét thêi gian, th¨ng ®Õn chøc Tham hiÖp Th¸i Nguyªn, sau v× " lµm quan chØ cÇn lÊy nh©n tõ, ©n huÖ", bÞ gi¸ng lµm Gi¸o thô phñ ThuËn An, nöa n¨m sau l¹i ®îc th¨ng §èc häc B¾c Ninh, nhưng «ng ®· hiÓu ra " Häc cæ lµm quan nay ch¼ng hîp"; n¨m 1833, c¸o "bÖnh vÒ nghØ", më trưêng dËy hoc, khi ë Yªn L·ng (S¬n T©y), lóc ë Ninh Giang (H¶i D¬ng), N¨m 1838, vÒ th«n Tù Th¸p, bªn hå Hoµn KiÕm, dùng Trưêng Hå §×nh, mét ng«i trưêng næi tiÕng ®Êt B¾c lóc bÊy giê. Trêng ®µo t¹o ra nhiÒu danh sÜ, danh

431

Page 432: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

thÇn, như: Hoµng gi¸p, Thưîng th NguyÔn Tư Gi¶n, Hoµng gi¸p, Tư nghiÖp Quèc tö gi¸m Lª §×nh Diªn; Th¸m hoa, ThÞ gi¶ng häc sÜ Hoµng Xu©n HiÖp; Phã b¶ng Ph¹m Hy Lîng...Do cã c«ng ®µo t¹o nh©n tµi, «ng ®îc vua Tù §øc ban cho 4 ch÷ vµng" §µo thôc hËu tiÕn".

Vò T«ng Phan còng lµ mét nhµ v¨n ho¸ næi tiÕng. Vèn cã uy tÝn lín, tõ quan ®Çu tØnh ®Õn kÎ ®¹o tÆc ®Òu nÓ träng, «ng trë thµnh nh©n vËt chñ chèt trong c«ng cuéc chÊn hng v¨n ho¸ Th¨ng Long ë nöa ®Çu TK XIX, cïng víi mét sè sÜ phu danh tiÕng, nh: Phã b¶ng NguyÔn V¨n Siªu, tiÕn sÜ NguyÔn V¨n Lý...lËp ra V¨n héi Thä X¬ng vµ Héi Híng ThiÖn. Víi t c¸ch lµ héi trưëng, chñ tr× viÖc x©y dùng V¨n chØ Thä X¬ng(1836), c¶i t¹o Chïa Ngäc S¬n thµnh ®Òn thê thÇn V¨n X¬ng(1841), thùc chÊt ®©y lµ trô së tµng chÝ, tu th©n vµ gi¸o ho¸ sÜ d©n b»ng biÖn ph¸p më trêng t thôc ë néi ngo¹i thµnh Hµ Néi; kh¾c in s¸ch gi¸o khoa; truyÒn b¸ thuÇn phong, mü tôc, vËn ®éng trïng tu ®Òn miÕu. ¤ng cßn lµ mét thi sÜ, b¹n xíng ho¹ cña thÇn Siªu, Th¸nh Qu¸t, ®Ó l¹i gÇn 400 bµi th¬ mét sè s¸ch chuyªn kh¶o vµ nhiÒu v¨n bia ®Çy hµo khÝ, thÓ hiÖn t×nh yªu quª hư¬ng, ®Êt nưíc, cã gi¸ trÞ vÒ v¨n ho¸ vµ sö häc, thÓ hiÖn trong c¸c t¸c phÈm: T« Khª tuú bót tËp, Th¨ng Long hoµi cæ thËp tø thñ, KiÕm hå thËp vÞnh, Chư gia thi v¨n tuyÓn, Lç Am di c¶o thi tËp, §¹i Nam v¨n tËp...

Tuy nhiÒu ®êi ly hư¬ng, Vò T«ng Phan vÉn kh¾c ghi:' T«i lµ ngêi ®Êt §ưêng An §«ng H¶i". N¨m ThiÖu TrÞ thø 3(1843), huyÖn nhµ dùng v¨n chØ ë xø M¶ Kú, x· Ho¹ch Tr¹ch, «ng lµ ng-ưêi so¹n v¨n bia: §ưêng An v¨n chØ bi, kh¼ng ®Þnh truyÒn thèng v¨n hiÕn rùc rì cña quª hư¬ng. ¤ng cã nhiÒu bµi th¬ ca ngîi danh th¾ng H¶i §«ng, trong ®ã cã chïm th¬ H¶i Am thËp nhÞ vÞnh

¤ng mÊt ngµy 26 th¸ng 6 n¨m T©n Hîi(1851). §¸m tang «ng lín cha tõng cã ë Hµ Néi lóc bÊy giê,"mÊy ngh×n ngưêi trë lªn ®Õn héi t¸ng, sÜ phu thư¬ng tiÕc l¾m". N¨m 1855, m«n sinh biÕn Trưêng Hå §×nh thµnh ®Òn thê «ng; l¹i ®Æt 4 mÉu, 6 sµo ruéng ë phÝa t©y chïa Liªn Ph¸i lµm tõ ®iÒn, nay chØ cßn tÊm bia Lç Am Vò tiªn sinh tõ ®ưêng ký ®Ó t¹i nhµ téc trưëng Vò §×nh HoÌ, nhµ sè 10, Phï §æng Thiªn Vư¬ng, Hµ Néi.

432

Page 433: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

------------------------------------------------------------------- §¹i Nam liÖt TruyÖn

- Theo Vò ThÕ Kh«i (Ch¸u 6 ®êi Vò T«ng Phan) 43- Vũ Tuân- Giải nguyên khoa Canh Tý (1900).Vò Tu©n ngưêi lµng Lư¬ng Ngäc, nay thuéc x· Thóc Kh¸ng,

B×nh Giang, ®ç gi¶i nguyªn khoa Canh Tý, n¨m Thµnh Th¸i 12(1900), t¹i trưêng thi Nam §Þnh. Cïng thi khoa nµy cã Lª SÜ NghÞ (1877-?), ngưêi Hưng Yªn, TrÇn TÕ Xư¬ng, tøc Tó Xư¬ng, Nam §Þnh. Vî Tó Xư¬ng lµ Ph¹m ThÞ MÉn, ngưêi Lư¬ng Ngäc. Vò Tu©n ®ç gi¶i nguyªn, Lª SÜ NghÞ ®ç thø hai, Lª Tuyªn ®øng thø ba, Tó Xư¬ng trưît, nªn cã bµi th¬ tøc sù, trong ®ã cã ®o¹n:

Hai ®øa tranh nhau c¸i thñ khoa,Tu©n khoe v¨n ho¹t, NghÞ v¨n giµ.Khoa nµy ®ç rÆt phưêng hay ch÷,K×a chó Lª Tuyªn ®øng thø ba.

Theo tư liÖu cña Hµ ChÝ3-9-2003

44- NguyÔn ThÞ Tu©n- Người vợ trung kiêm của Nguyễn Thiện Thuật (TK XIX)NguyÔn ThÞ Tu©n, chÝnh thÊt cña NguyÔn ThiÖn ThuËt,

quª lµng Lçi Dư¬ng, nay thuéc x· Th¸i Häc, B×nh Giang. NguyÔn ThiÖn ThuËt, quª t¹i lµng Xu©n Dôc, huyÖn Mü

Hµo, n¨m 1870, ®Ëu tó tµi, lµm BiÖn lý phñ Kinh M«n; n¨m 1876, ®Ëu cö nh©n, lµm Tri phñ Tõ S¬n, tØnh B¾c Ninh; n¨m 1879, ®ưîc th¨ng T¸n lý qu©n vô tØnh S¬n T©y, nªn gäi lµ T¸n ThuËt.

¤ng bµ sinh ®ưîc 2 trai 3 g¸i, trai lín lµ NguyÔn Träng TuyÓn, sinh n¨m 1872, thø lµ NguyÔn Träng Th¹c, sinh n¨m 1874.

Khi thùc d©n Ph¸p x©m lîc, «ng ®øng vÒ phe chñ chiÕn, kh¸ng mÖnh triÒu ®×nh, chiªu tËp nghÜa qu©n, lÊy B·i SËy lµm c¨n cø chèng Ph¸p, trë thµnh thñ lÜnh cuéc khëi nghÜa B·i SËy. Qu©n Ph¸p vµ triÒu ®×nh nhµ NguyÔn tiÕn hµnh v©y r¸p, ®èt ph¸, cµn quÐt, triÖt h¹ quª «ng, lµng xãm ®iªu tµn, nh©n d©n phiªu b¹t. GiÆc treo gi¶i thëng lín cho ai b¾t ®ưîc vî con NguyÔn

433

Page 434: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ThiÖn ThuËt lµm con tin. N¨m 1890, «ng sang Trung Quèc, ë nhµ bµ Tu©n ph¶i ®¶m ®¬ng toµn bé c«ng viÖc gia ®×nh, võa mang con ch¹y giÆc, võa nu«i dìng vµ gi¸o dôc tinh thÇn yªu nưíc thư-¬ng d©n cho c¸c con. Khi trëng thµnh, NguyÔn Träng TuyÓn t×m ®Õn Hoµng Hoa Th¸m vµ trë thµnh mét dòng tưíng cña nghi· qu©n Yªn ThÕ, lËp nhiÒu chiÕn c«ng hiÓn h¸ch, bÞ giÆc b¾t, xö chÐm t¹iBÇn Yªn Nh©n, khi míi 37 tuæi. NguyÔn Träng Th¹c tham gia phong trµo yªu nưíc cña Phan Béi Ch©u, theo NguyÔn Thưîng HiÒn xuÊt d¬ng, trë vÒ mu viÖc lín, sau bÞ giÆc b¾t ®µy ra C«n §¶o råi s¸t h¹i t¹i ®©y, nªu gư¬ng s¸ng cho c¸c tï nh©n, ®îc Huúnh Thóc Kh¸ng viÕt lêi ®iÕu ca ngîi.

Nöa thÕ kû, v× nưíc mµ anh em, chång con phiªu b¹t, tï ®µy, hy sinh, gia ®×nh néi ngo¹i tan n¸t, bµ Tu©n vÉn kiªn trung, bÊt khuÊt, sèng mÉu mùc trong hoµn c¶nh giÆc qu¶n thóc t¹i Êp Tam Léng, tØnh VÜnh Phóc. Bµ qua ®êi n¨m 80 tuæi.

Theo gia ph¶ vµ tư liÖu vÒ nghÜa qu©n B·i SËy 12-9-2003

45 - NguyÔn Quang O¸nh: sinh n¨m 1888, ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x· Th¸i Häc, tró qu¸n ë thµnh phè Hµ Néi, tèt nghiÖp trêng th«ng ng«n cña Ph¸p (sau nµy trë thµnh trêng Bëi). Ra trêng ®i d¹y häc, råi lµm thanh tra c¸c trêng s¬ häc (cÊp I) ngµy 22 th¸ng 12 n¨m 1946, bÞ bän Ph¸p Ëp vµo nhµ b¾n chÕt.

T¸c phÈm cña «ng cã: S¬ häc ®éc b¶n. Ng©m khóc: Cung o¸n, Chinh phô; T× bµ hµnh (dÞch ra quèc ng÷ vµ gi¶i thÝch). T×nh sö (dÞch). VÇn quèc ng÷; TiÓu häc ViÖt Nam, V¨n ph¹m gi¸o khoa th.

45- NguyÔn V¨n Ngäc- Học giả uyên bác đầu TK XXNguyÔn V¨n Ngäc, sinh ngµy 1-3-1890, quª lµng Ho¹ch

Tr¹ch, nay thuéc x· Th¸i Häc, B×nh Giang. ¤ng tèt nghiÖp trưêng Th«ng ng«n Hµ Néi, n¨m 17 tuæi, B¾t ®Çu dËy häc ë trêng tiÓu häc Bê S«ng (Hµ Néi), råi trêng Bëi, Trưêng SÜ ho¹n (HËu bæ), Trưêng Sư ph¹m, thanh tra c¸c trưêng s¬ häc, phô tr¸ch Côc Tu thư cña Nha häc chÝnh; n¨m 1934, lµm §èc häc Hµ §«ng. ¤ng cßn lµ

434

Page 435: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Héi trưëng Héi ¸i h÷u c¸c nhµ gi¸o(1925-1927); Héi phã Héi PhËt gi¸o Hµ Néi(1935). Cuéc ®êi cña NguyÔn V¨n Ngäc ë bÊt cø cư¬ng vÞ nµo còng gi÷ thiªn chøc, thiªn lư¬ng cña kÎ sÜ, nhiÒu thÇy gi¸o díi quyÒn hay häc trß ®Òu quý träng thÇy. Cã mét h-ư¬ng sư, nh©n dÞp tÕt, mua mét c©n cam ®Õn biÕu, «ng c¶m t¹ vµ nãi r»ng:" Lư¬ng hư¬ng sư cña thÇy cã lµ bao mµ bµy biÖn ra thÕ. ThÇy cßn th©n phô, nhê thÇy vÒ biÕu c¸c cô. ThÇy cho t«i göi lêi th¨m søc khoÎ song th©n cïng gia quyÕn."

Sinh ra trong mét gia ®×nh nhä häc, th«ng minh bÈm sinh, l¹i ®îc ®µo t¹o chinh quy, NguyÔn V¨n Ngäc sím cã tri thøc uyªn b¸c, trë thµnh mét häc gi¶ lín ®Çu TK XX, lµ ngêi viÕt nhiÒu s¸ch nhÊt trong nhãm Cæ kim th x· vµ ViÖt v¨n thư x·, do ngưêi anh ruét lµ NguyÔn Quang O¸nh chñ trư¬ng, tuy cuéc ®êi «ng kh«ng dµi. ¤ng mÊt ngµy 26-4-1942, khi míi 53 tu«Ø. Nh÷ng t¸c phÈm vµ c«ng tr×nh gi¸o khoa gåm cã:

- Nhi ®ång l¹c viªn(1929).- Phæ th«ng ®éc b¶n(1922).- Gi¸o khoa v¨n häc An Nam(1936)- Nam thi hîp tuyÓn(1927)- Tôc ng÷ phong dao(1928)- §Ó mua vui(1929)- TruyÖn cæ níc Nam(1934)- Ngô ng«n(1935)TuyÓn chän, dÞch thuËt, kh¶o cøu nh÷ng tinh hoa cña v¨n

häc §«ng T©y, viÕt thµnh s¸ch:- Cæ häc tinh hoa(1925)- §«ng - T©y ngô ng«n, cïng so¹n víi TrÇn Lª Nh©n(1927)Nghiªn cøu vÒ c¶i lư¬ng hư¬ng chÝnh, ngưêi Mưêng vµ c¸c

lÜnh vùc kh¸c.¤ng lµ ngưêi ®Æt nÒn mãng cho viÖc nghiªn cøu V¨n häc

d©n gian, ®¹t thµnh tùu to lín: -Tôc ng÷- phong giao, 2 cuèn, 6500 c©u tôc ng÷, 850 bµi ca

dao, 4 tËp truyÖn cæ nưíc Nam,...¤ng cã c«ng lín trong viÖc gi¸o dôc b»ng ch÷ quèc ng÷ vµ

nghiªn cøu v¨n ho¸ ®Çu thÕ kû XX cña nưíc nhµ.

435

Page 436: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ông là nhà giáo mẫu mực, học giả uyên bác của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

46- Ph¹m Quúnh- Học giả nổi tiếng về văn hóa Đông-Tây đầu TK XX Ph¹m Quúnh, sinh ngµy 17-12-1892, quª lµng Lư¬ng Ngäc,

nay thuéc x· Thóc Kh¸ng, B×nh Giang, trưëng thµnh trong mét gia ®×nh nho gi¸o, th«ng minh mÉn tiÖp, cã ý chÝ häc hµnh tõ nhá; n¨m 1908, tèt nghiÖp trưêng Th«ng ng«n, lµm viÖc ë Trưêng ViÔn ®«ng b¸c cæ Hµ Néi. ¤ng cã tµi häc nhưng céng t¸c chÆt chÏ víi thùc d©n Ph¸p vÒ v¨n häc vµ chÝnh trÞ, n¨m 1917, ®ưîc Louis Marrty, Gi¸m ®èc chÝnh trÞ, trưëng mËt th¸m phñ toµn quyÒn §«ng D¬ng cho lµm chñ nhiÖm kiªm chñ bót b¸o Nam phong, c¬ quan tuyªn truyÒn chÝnh trÞ, häc thuËt cho thùc d©n Ph¸p; n¨m 1932, lµm Ngù tiÒn v¨n phßng cho B¶o §¹i, råi Thưîng th Bé Häc, Thưîng thư Bé L¹i. Ho¹n lé lªn nhanh như diÒu gÆp giã.

Sù nghiÖp s¸ng t¸c, nghiªn cøu v¨n häc cña «ng kh¸ lín, nhiÒu thÓ lo¹i, nhÊt lµ nghiªn cøu vµ dÞch thuËt. HÇu hÕt t¸c phÈm cña «ng in trªn t¹p chÝ Nam Phong, sau ®ưîc tËp hîp in thµnh Nam Phong tïng thư vµ Thưîng Chi v¨n tËp h¬n 1000 trang.

Ông là người có công trong việc đưa văn hóa phương Tây vào Việt Nam và đưa văn hóa Việt Nam đến các nước phương Tây một cách căn bản. Tuy nhiên, đứng trước ngã ba đường chính trị, văn hóa Đông Tây, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp cai trị, những hành xử của ông thưêng bÞ c¸c nhµ yªu nưíc, v¨n ho¸ đương thời phản đối, nhất là khi Cách mạng đã thành công. Con cháu nhiều người thành đạt trong sự nghiệp khoa học, giáo dục và văn hóa.

-------------------------* Theo Tõ ®iÓn nh©n vËt lÞch sö ViÖt Nam vµ Tạp chí Xưa nay của

Hội Sử học VN47- ThiÕu S¬n Lê Sĩ Quý- Nhà báo, học giả lớn đầu TK XX. ThiÕu S¬n lµ bót danh cña nhµ v¨n, nhµ b¸o Lª SÜ Quý,

sinh n¨m 1908, quª lµng §an Loan, nay thuéc x· Nh©n QuyÒn, 436

Page 437: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

huyÖn B×nh Giang. Thuë nhá häc ë Hµ Néi, sím tham gia viÕt v¨n, viÕt b¸o vµ còng sím næi danh, lµ ngêi viÕt nhiÒu cho b¸o Nam Phong do Ph¹m Quúnh chñ trư¬ng vµ c¸c b¸o Phô n÷ t©n v¨n, §uèc nhµ Nam. ¤ng ®· sèng ë Sµi Gßn tõ tríc c¸ch m¹ng cho tíi khi qua ®êi.

Lµ c«ng chøc trong guång m¸y Ph¸p thuéc, nhng «ng kh«ng xu phô thùc d©n, khinh miÖt trÝ thøc sa ®o¹ vµ ®¸m tay sai ph¶n d©n h¹i níc. ¤ng ®øng vµo hµng ngò d©n téc, nhÊt lµ tõ sau C¸ch m¹ng th¸ng T¸m, tÝch cùc phôc vô v¨n ho¸ d©n téc.

Sau c¸ch m¹ng, «ng ®øng vÒ phÝa nh÷ng ngêi yªu níc, tham gia kh¸ng chiÕn. N¨m 1971, bÞ chÝnh quyÒn NguyÔn V¨n ThiÖu b¾t, ®µy ra C«n §¶o. N¨m 1973, ®ưîc ra tï trong dÞp "trao tr¶ tï binh", vÒ víi chÝnh quyÒn C¸ch m¹ng miÒn Nam ViÖt Nam, tiÕp tôc sù nghiÖp b¸o chÝ vµ v¨n häc. ¤ng lµ ngêi yªu níc nh÷ng kh«ng ph¶i lµ ngêi c¸ch m¹ng nh «ng tõng nãi:" B¶n th©n t«i kh«ng ph¶i lµ ngưêi c¸ch m¹ng, nhng t«i ®· theo c¸ch m¹ng ®Õn ngµy s¹ch bãng qu©n thï. T«i cã b¹n trong hµng ngò nh÷ng ngưêi kh¸ng chiÕn vµ nh÷ng ngêi chØ sèng ë thµnh nhưng vÉn hưíng vÒ c¸ch m¹ng. T«i tin tưëng nh÷ng ngưêi ®· t¹o nªn chiÕn th¾ng §iÖn Biªn Phñ vµ ®¹i th¾ng mïa xu©n 1975 sÏ ®ñ søc ®a d©n téc vưît qua mäi khã kh¨n ®Ó hoµn thµnh c¸c nghÞ quyÕt cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ."

¤ng mÊt t¹i Thµnh phè Hå ChÝ Minh, ngµy 5-1-1978.¤ng lµ mét nhµ b¸o næi tiÕng håi ®Çu TK XX, mét häc gi¶

lín cã nhiÒu thµnh tùu, t¸c phÈm chÝnh gåm cã:- Phª b×nh vµ c¶o luËn.- Ngêi b¹n g¸i.- C©u chuyÖn v¨n häc.- §êi sèng tinh thÇn.- Gi÷a hai cuéc c¸ch m¹ng 1789 vµ 1945 --------------------------------------------------Theo Tõ ®iÓn nh©n vËt lÞch sö cña NguyÔn Quang Th¾ng-NguyÔn

B¸ ThÕ 47-Vò §×nh Liªn- Nhà giáo, nhà báo, nhà thơ nổi tiếng đầu TK XX

437

Page 438: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Vò §×nh Liªn sinh ngµy 12-11-1913, nguyªn qu¸n ë lµng Ch©u Khª, nay thuéc x· Thóc Kh¸ng, B×nh Giang. "Thuë nhá sèng ë quª H¶i Dư¬ng. Bëi vËy c¶nh s¾c quª hư¬ng in ®Ëm trong t©m trÝ, cã t¸c ®éng nhiÒu ®Õn t©m t t×nh c¶m...", 13 tuæi ®· häc lµm th¬; häc trêng tiÓu häc ë phè Hµng V«i, trung häc vµo Tr-ưêng Bưëi, råi ®¹i häc luËt Hµ Néi. Tèt nghiÖp, dËy häc ë Trưêng Trung häc Th¨ng Long, råi lµm tham t¸ thư¬ng chÝnh Hµ Néi. ¤ng sím tham gia lµng b¸o, thưêng viÕt cho c¸c tê: Phong ho¸, Phô n÷ thêi ®µm, Thanh nghÞ, Loa, Tinh hoa...

C¸ch m¹ng thµnh c«ng, «ng tham gia c«ng t¸c gi¸o dôc. Toµn quèc kh¸ng chiÕn, ra vïng tù do c«ng t¸c. Hoµ b×nh lËp l¹i, vÒ Hµ Néi, lµm Chñ nhiÖm khoa tiÕng Ph¸p cña Trưêng §¹i häc Ngo¹i ng÷, céng t¸c viªn cña ViÖn V¨n häc.

C¶ cuéc ®êi «ng g¾n liÒn víi sù nghiÖp gi¸o dôc, nhưng «ng cßn lµ mét nhµ nghiªn cøu V¨n häc, mét nhµ th¬. Sèng gi÷ buæi giao thêi cña v¨n ho¸ §«ng- T©y, ë tuæi 20, «ng ®· c¶m nhËn ®ưîc ®iÒu ®ã vµ thÓ hiÖn trong bµi th¬ ¤ng ®å lµm x¸o ®éng d luËn ®¬ng thêi, ®Ó l¹i dÊu Ên bÊt hñ trong nÒn thi ca ViÖt Nam. ChØ víi mét bµi th¬ ng¾n, t¸c gi¶ ®· ph¸c ho¹ ra ch©n dung cuéc sèng ®ư¬ng thêi, mét cuéc s«ng theo lèi míi, quªn dÇn ®i nÕp v¨n ho¸ truyÒn thèng tèt ®Ñp cña «ng cha, tranh tÕt, c©u ®èi tÕt hÇu như kh«ng cßn lµ nhu cÇu, tõ ®ã «ng ®å còng dÇn bÞ lµng quªn:

N¨m nay ®µo l¹i në,Kh«ng thÊy «ng ®å xaNh÷ng ngưêi mu«n n¨m cò,Hån ë ®©u b©y giê?§©y lµ lêi c¶nh tØnh vÒ gi÷ g×n b¶n s¾c v¨n ho¸ d©n téc

kh«ng chØ h«m xa, mµ cßn nguyªn gi¸ trÞ ®Õn h«m nay.Vò §×nh Liªn lµ ngêi gãp phÇm ®µo t¹o nhiÒu thÕ hÖ trÝ

thøc vµ nhµ gi¸o c¸ch m¹ng, ®îc phong danh hiÖu Nhµ gi¸o nh©n d©n. ¤ng mÊt t¹i Hµ Néi, ngµy18-1-1995.

Nh÷ng t¸c phÈm cña «ng ®· ®îc xuÊt b¶n gåm: §«i m¾t (th¬, 1957), S¬ th¶o lich sö v¨n häc ViÖt Nam (nghiªn cøu, 1957),

438

Page 439: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

NguyÔn §×nh ChiÓu(nghiªn cøu, 1957), Th¬ Beaudelaire(dÞch thuËt, 1995).

¤ng ®ưîc truy tÆng gi¶i thưëng V¨n häc cña Héi Nhµ v¨n ViÖt Nam (1996).

48-Vò B»ng- Nhà báo, nhà văn lớn đầu TK XXVò B»ng lµ bót danh cña Vò §¨ng B»ng, sinh n¨m 1914, trong

mét gia ®×nh næi tiÕng vÒ nho häc, quª t¹i lµng Lư¬ng Ngäc, nay thuéc x· Thóc Kh¸ng, B×nh Giang. ¤ng cßn cã bót danh lµ Tiªu Liªu, Lª T©m, Vò Têng Khanh, Hoµng ThÞ T©m.

¤ng trưëng thµnh ë Hµ Néi, häc ë tưrêng Albert Sarraut, ®ang häc n¨m cuèi ban tó tµi th× bá ®i lµm b¸o từ tuổi thiếu niên. Tõ n¨m 1926-1930, «ng céng t¸c víi b¸o §«ng T©y, Ngä b¸o, TiÓu thuyÕt thø bÈy, Ngµy Mai, Trung B¾c t©n v¨n...ë Hµ Néi vµ Sµi Gßn; tõng lµm chñ nhiÖm vµ chñ bót mét sè b¸o cã tiÕng ë Hµ Néi trong nh÷ng n¨m tríc ChiÕn tranh thÕ giíi th hai(1939). ¤ng lµ mét c©y bót sung søc, s¸ng gi¸ trªn nhiÒu lÜnh vùc: s¸ng t¸c, nghiªn cøu, dÞch thuËt... ë tõng bé m«n, ngßi bót cña «ng lu«n lu«n thuyÕt phôc t×nh c¶m ®éc gi¶ cña nhiÒu thÕ hÖ.

KÓ tõ khi bưíc vµo lµng b¸o(1928-1929) ®Õn cuèi ®êi, sè lưîng trang viÕt cña «ng ®Õn hµng v¹n. Cã thÓ nãi, suèt ®êi «ng chuyªn t©m vµo chuyÖn lµm b¸o, viÖc viÕt b¸o ®èi víi «ng như mét lÏ sèng. Trong mét cuèn s¸ch viÕt vÒ nghÒ lµm b¸o, «ng t©m sù víi mÑ m×nh:" NÕu trë l¹i lµm ngưêi, con l¹i cø xin lµm b¸o".

Sau HiÖp ®Þnh GenÌve, n¨m 1954, «ng di cư vµo Sµi Gßn(Theo yªu cÇu cña tæ chøc) vµ vÉn sèng víi nghÒ cò, céng t¸c víi c¸c b¸o: Löa sèng, Quª hư¬ng, D©n chóng, TiÕng chu«ng, Sµi Gßn mai, B¸o míi, Tin ®iÖn, VÞt vÞt... cho ®Õn n¨m 1975.

Sau ngµy thèng nhÊt ®Êt níc, «ng tõ d· lµng b¸o, lµng v¨n.¤ng mÊt t¹i Sµi Gßn, ngµy 7-4-1984Nh÷ng t¸c phÈm chÝnh:Lä v¨n(1936), Mét m×nh trong ®ªm tèi, (1937), TruyÖn hai

ngêi(1940)Téi ¸c vµ hèi hËn(1940), ®Ó cho chµng khái khæ(1941),

Cai(1948), ¡n tÕt thuû tiªn(1956), MiÕng ngon Hµ Néi, Mãn l¹

439

Page 440: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

miÒn Nam(1970), Nhµ v¨n l¾m chuyÖn(1971), Nh÷ng c©y cêi tiÒn chiÕn(1971), Kh¶o vÒ tiÓu thuyÕt(1960), Bèn m¬i n¨m noÝ l¸o(1969), C¸i lång ®Ìn(1971), Nãi cã s¸ch(1972), Thư¬ng nhí mêi hai(1972))... vµ mét sè s¸ch dÞch.

----------------------Theo Tõ ®iÓn nh©n vËt lÞch sö cña NguyÔn Quang Th¾ng vµ

NguyÔn B¸ ThÕ

49-Lộng Chương- Nhà viết kịch bản xuất sắcLéng Chư¬ng lµ bót danh cña Ph¹m V¨n Hµn, sinh ngµy 5-2-

1918, trong mét gia ®×nh viªn chøc, quª lµng Ch©u Khª, nay thuéc x· Thóc Kh¸ng, B×nh Giang, häc ë Hµ Néi, ®ç Thµnh chung (diplomÐ) n¨m 1937.

Trưíc c¸ch m¹ng, «ng lµm ë Thanh tra n«ng l©m, viÕt b¸o, viÕt v¨n. Trong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p, «ng ho¹t ®éng s©n khÊu, tõng lµ uû viªn thêng vô Ban chÊp hµnh Héi NghÖ sÜ s©n khÊu ViÖt Nam; Héi viªn héi Nhµ v¨n ViÖt Nam tõ n¨m 1957. Theo nhËn xÐt cña nhµ viÕt kÞch Ph¹m B¹t §Èu:" Trong sù nghiÖp v¨n chư¬ng, s©n khÊu cña «ng...: ®é lưîng, bao dung, chØ dÉn tËn t×nh ®èi víi thÕ hÖ diÔn viªn, t¸c gi¶ trÎ...Cho nªn sù nghiÖp v¨n chư¬ng, s©n khÊu cña «ng cã thÓ gäi lµ lín lao, ®å sé, hoµn h¶o cho sù ca ngîi chÕ ®é, ®Êt nưíc". Hµ V¨n CÇu cã c©u ®èi tÆng ngµy lªn l·o 70:

"Trän mét ®êi-lÊy bót lµm g¬m- nhÕch mÐp nªn c©u trµo Léng,

Tr¶i bao ®é- coi trß như b¹n- d¾t tay theo nghiÖp v¨n Chư¬ng"

50- Hoµng Léc- Nhà thơ, nhà báo quận đội Hoµng Léc tøc Hoµng TiÕn Léc, cßn cã bót danh lµ Léc,

Xung KÝch, sinh n¨m 1920, t¹i lµng Ch©u Khª, nay thuéc x· Thóc Kh¸ng, huyÖn B×nh Giang. Bè mÑ mÊt sím, Hoµng Léc ®îc anh ruét nu«i ¨n häc t¹i Hµ Néi. Mêi bèn tuæi vµo Trêng Bëi, ®ç thµnh chung, råi tó tµi phÇn nhÊt, sím béc lé n¨ng khiÕu th¬ v¨n. Ngêi nhá nh¾n, nhanh nhÑn, m¸ lóm ®ång tiÒn, tiÕng h¬i khµn, nãi

440

Page 441: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

h¬i l¾p, b¹n cïng líp thêng gäi lµ Léc Khµn. Khi cßn lµ häc sinh, «ng ®· lµm nhiÒu bµi th¬ vÒ t×nh yªu con ngêi tha thiÕt, cïng víi nh÷ng nçi buån nam m¸c cña nh÷ng thanh niªn trÝ thøc cha t×m ®îc h¬ng ®i trong thêi ®¹i cña m×nh. Nh÷ng bµi th¬ nµy ®· ®îc b¸o B¹n quª lÇn lît in trong thêi t¹m chiÕm.

Kh¸ng chiÕn bïng næ, còng nh nhiÒu thanh niªn, häc sinh, trÝ thøc ®¬ng thêi, h¨m hë ®Çu qu©n , lªn chiÕn khu ViÖt B¾c, tham gia kh¸ng chiÕn. ¤ng lµm ë b¸o X«ng Pha- B¸o cña VÖ quèc qu©n khu 12, Hµ Néi; B¸o B¾c S¬n cña VÖ quèc qu©n Liªn khu I ; råi vÒ b¸o VÖ quèc qu©n, tiÒn th©n cña B¸o Qu©n ®éi nh©n d©n. ¤ng x«ng x¸o trªn kh¾p mÆt trËn ®êng sè 4, sèng víi chiÕn sÜ, víi b¶n lµng, ®ã lµ c¬ së thùc tÕ ®Ó viÕt tËp phãng sù ChÆt gäng k×m ®êng sè 4. ¤ng say sa c«ng t¸c kh¸ng chiÕn, cã mÆt ë c¸c chiÕn trêng nãng báng nhÊt ®Ó lÊy t liÖu, t×m c¶m høng viÕt b¸o, lµm th¬, cã khi ®ang ®ªm vïng dËy, bËt löa viÕt, ch¸y c¶ mµn. ChØ víi 3 n¨m tham gia kh¸ng chiÕn ë chiÕn khu ViÖt B¾c, víi t c¸ch lµ phãng viªn qu©n ®éi, «ng ®· ®Ó l¹i nh÷ng t¸c phÈm cã gi¸ trÞ, ®Æc biÖt lµ phãng sù vÒ chiÕn sù ®êng sè 4, víi nh÷ng thµnh tùu Êy, «ng ®· trë thµnh mét phãng viªn g¬ng mÉu, mét nhµ v¨n, nhµ th¬ qu©n ®éi trong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p víi bµi th¬ ViÕng b¹n næi tiÕng.

Hoµng Léc bÞ bÖnh lao phæi, trong hoµn c¶nh kh¸ng chiÕn gian khæ, bÖnh cµng trÇm träng, nªn ®· mÊt ngµy 29-11-1949, ë tuæi 29, tuæi cña tµi n¨ng ®ang ®é ph¸t triÓn víi biÕt bao íc m¬, hy väng.

T¸c phÈm cña «ng gåm cã: - Tõ TÞch l¬ng ®Õn B×nh minh- Lêi th«ng ®iÖp- ChÆt gäng k×m ®êng sè 4- ViÕng b¹nVµ mét sè v¨n th¬ in trªn c¸c b¸o vµ t¹p chÝ.

3-9-2003

51- §ç NhuËn- Nhạc sĩ, chiến sĩ trong hai cuộc chiến tranh

441

Page 442: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

§ç NhuËn, sinh ngµy 10-12-1922, t¹i lµng Ho¹ch Tr¹ch, n«m gäi lµ lµng V¹c, nay thuéc x· Th¸i Häc, ®©y lµ mét lµng quª v¨n hiÕn, cã nhiÒu ngêi ®ç tiÕn sÜ, lµm quan næi tiÕng mét thêi; lµng cã nghÒ lµm lîc tre truyÒn thèng. Thuë nhá «ng häc ë trêng lµng, trêng huyÖn, råi xuèng H¶i Phßng häc tiÕp trung häc, ham thÝch ©m nh¹c tõ nhá. BÊy giê cã chó tÇu chuyªn ®i b¸n kÑo kÐo, thay v× ph¶i rao th× chó thæi kÌn lµm tÝn hiÖu, trÎ con nghe kÌn x« ®Õn thËt ®«ng, trong ®ã cã §ç NhuËn lµ ngêi nghe mét c¸ch say sa nhÊt, høng thó ©m nh¹c b¾t ®Çu tõ ®Êy. ¤ng s¸ng t¸c ©m nh¹c tõ n¨m 18 tuæi. Tríc c¸ch m¹ng, «ng ®· s¸ng t¸c nh÷ng ca khóc thÓ hiÖn tinh thÇn d©n téc, yªu níc thiÕt tha, ®îc phæ biÕn réng r·i. ¤ng tham gia tæ chøc Thanh niªn Cøu quèc kh¸ sím, n¨m 1943, bÞ giÆc b¾t ®µy t¹i nhµ tï S¬n La. Trong tï «ng vÉn s¸ng t¸c, nh»m tè c¸o téi ¸c cña giÆc, t©m t ngêi tï chÝnh trÞ, cæ vò tinh thÇn c¸ch m¹ng. ¤ng lµ mét nh¹c sÜ c¸ch m¹ng ngay tõ tuæi thanh niªn.

C¸ch m¹ng thµnh c«ng, «ng tham gia qu©n ®éi víi t c¸ch lµ " ChiÕn sÜ cÇm ®µn", cã mÆt ë nhiÒu chiÕn dÞch lín, cïng hµnh qu©n víi c¸c chiÕn sÜ ®i chiÕn dÞch, do vËy mµ hiÓu thÊu t©m t t×nh c¶m cña chiÕn sÜ, thêi kú nµy «ng cã nhiÒu ca khóc næi tiÕng, cã søc cæ vò rÊt lín toµn qu©n, toµn d©n chiÕn ®Êu, gi¶i phãng ®Êt níc, tiªu biÓu lµ bµi Gi¶i phãng §iÖn Biªn.

Hoµ b×nh lËp l¹i, «ng cã nh÷ng t¸c phÈm g©y dÊu Ên ®iÓn h×nh cho tõng giai ®o¹n lÞch sö vµ cã tÝnh phæ biÕn rÊt cao. ¤ng cã 3 n¨m(1960-1963) häc ë Häc viªn ©m nh¹c Trai-c«p-ski, Liªn X«. Tõ n¨m 1956 ®Õn n¨m 1983, víi c¬ng vÞ lµ Tæng th ký Héi Nh¹c sÜ ViÖt Nam, «ng ®· cã ®ãng gãp quan träng vµo nÒn ©m nh¹c c¸ch m¹ng vµ hiÖn ®¹i níc nhµ.

H¬n 40 n¨m ho¹t ®éng c¸ch m¹ng vµ s¸ng t¸c, §ç NhuËn cã nhiÒu t¸c phÈm næi tiÕng, g©y Ên tîng s©u s¾c trong ®êi sèng nh©n d©n, xøng ®¸ng lµ mét trong nh÷ng nh¹c sÜ ®Çu ®µn cña nÒn ©m nh¹c ViÖt Nam hiÖn ®¹i, ®îc tÆng Hu©n ch¬ng ®éc lËp h¹ng nh×, gi¶i thëng Hå ChÝ Minh. ¤ng mÊt t¹i Hµ Néi , n¨m 1991.

T¸c phÈm tríc C¸ch m¹ng cã:

442

Page 443: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- ChiÒu tµ- HËn S¬n La- TiÕng gäi tï nh©n- C«n ®¶o- Du kÝch caTrong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p:- Nhí chiÕn khu- TiÕng sóng Nam Bé- ¸o mïa ®«ng(1947)- Du kÝch s«ng Thao(1947)- Hµnh qu©n xa(1953)- Trªn ®åi Him Lam(1954)- ChiÕn th¾ng §iªn Biªn(1954)Thêi kú hoµ b×nh lËp l¹i vµ kh¸ng chiÕn chèng Mü:- ViÖt Nam quª h¬ng t«i- Thanh niªn vui më ®êng- Trèng héi tßng qu©n- Trai anh hïng , g¸i ®¶m ®ang- Tr«ng c©y l¹i nhí ®Õn ngêi...¤ng cßn cã c«ng x©y dùng nÒn ca kÞch ViÖt Nam: Nh¹c

Opªra C« Sao(1965), Ngưêi t¹c tưîng(1971), ngoµi ra cßn viÕt nhiÒu nh¹c khÝ, nh¹c c¶nh cho s©n khÊu vµ phim.

52- Phạm Tuyên- cây đại thụ của nên âm nhạc Việt Nam hiện đạiNhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê

thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng huyện Bình Giang. Ông là con thứ 9 của học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) và bà Lê Thị Vân (1892-1953). Phạm Tuyên ra đời và trưởng thành trong một đại gia đình trí thức, được giáo dục chu đáo từ nhỏ và sớm tham gia cách mạng. Là người thông minh, cần mẫn, nhất quán trong nhận thức chính trị, xã hội, sớm định hường về âm nhạc, vì vậy mà luôn có cảm hứng sáng tác. Tác phẩm của ông không chỉ đạt đến đỉnh cao

443

Page 444: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

về chất lượng với số lượng không nhỏ mà còn bám sát thời sự của đất nước.

Năm 1949, khi mới 19 tuổi, ông đã công tác tại trường Thiếu sinh quan khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng trường Thiếu sinh quân. Trong thồi gian này ông đã bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, Thiếu sinh quân Việt nam.

Năm 1954, được cử phụ trách Văn thể mỹ tại Khu học xá trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Năm 1956, ông viết và xuất bản tập Nhạc lý cơ bản. Năm 1958 về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, trải qua nhiều chức vụ, phụ trách về âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó có nhiều bài nổi tiếng như: Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, Hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên những người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố. Bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được sáng tác vào đêm 28 tháng 4 năm 1975, được dàn dựng và phát sóng vào đúng 17 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, tức chỉ sau khi chiếm Dinh Độc Lập của chính quyền Sài Gòn 6 giờ.

Sau năm 1975, ông cũng có nhiều baì ca nổi tiếng, được sử dụng thường xuyên và rộng rai trên cả nước như: Gửi năng cho em, Màu cờ tôi yêu,

Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do, ông sáng tác ngay trong đếm nổ ra chiến tranh biên giới.

Ông có nhiều bài hát giành cho thế hệ trẻ, trong đó nhiều bài thành bài ca truyền thống: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,…

Ông còn là người viết nhiều bài nghiên cứu cho báo, tạp chí, đài phát thành, truyền hình, giới thiệu tác phẩm,tác giả, người tham gia tích cực nhiều cuộc thi trong phạm vi toàn quốc về văn nghệ. Viết một số ca khúc cho phim hoạt hình Doraemon của Nhật Bản.

Có thể nói, nhạc sĩ Phạm Tuyên là người sáng tác không mệt mỏi từ tuổi 20 cho tới nay, trong giai đoạn nào của lịch sử hiện đại,

444

Page 445: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ông cũng có những bài đạt đỉnh cao và rất kịp thời cho nhu cầu chính trị, văn hóa, xã hội.

Ông đã xuất bản nhiều tập ca khúc, phục vụ nhu cầu học và phổ biến như: Chiếc gậy Trường Sơn(1973), Tập ca khúc Phạm Tuyên (1982), Gửi năng cho em (1991)… và nhiều băng địa nhạc. tiểu sửSách âm nhạc: Các bạn trẻ hẫy đến với âm nhạc (1982), Âm nhạc ở quanh ta (1987), …

Ông là ủy viên Thường vụ Ban chấp hạnh Hội Nhạc sĩ Việt Nam 20 năm, từ năm 1963-1983Tiểu sử

Năm 2001, ông được Giải thưởng nhà nước về Văn học nghẹ thuật, năm 2012, được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Ông là cây đại thụ, trường tồn trong nên âm nhạc hiện đại Việt Nam.

----------------------Theo Bách khoa toàn thư mở.

53- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vâ An Ninh- 54- Người thực hiện cuộc trình xuyên thế kỷ.[55-] Vâ An Ninh, nguyên có tên là Vũ An Tuyết, sinh ngày

16 tháng 6 n¨m 1907, quê x· Thóc Kh¸ng, B×nh Giang. B»ng chiÕc m¸y ¶nh Zeiss Ikon, mua tr¶ gãp tõ n¨m 1928, «ng ngîc xu«i trªn mäi miÒn ®Êt níc ®Ó s¨n t×m nh÷ng h×nh ¶nh lÞch sö tiªu biÓu, nh÷ng c¸i ®Ñp ®Ých thùc cña ViÖt Nam. H¬n 70 n¨m cÇm m¸y, «ng ®· ghi ®îc hµng ngh×n ¶nh t liÖu lÞch sö cã gi¸ trÞ, tiªu biÓu lµ bé ¶nh N¹n ®ãi n¨m 1945, cã t¸c dông to lín trong viÖc tè c¸o téi ¸c cña chÕ ®é cò mét c¸ch ch©n thùc. VÒ sù kiÖn nµy, «ng nãi:"Tõ nhá t«i sèng trong c¶nh nghÌo khæ nªn dÔ xóc ®éng tríc c¶nh khæ ®au cña ngêi xung quanh. V× vËy, khi thÊy n¹n ®ãi xÈy ra, t«i quªn hÕt sî h·i, thÊy m×nh ph¶i cã tr¸ch nhiÖm chôp l¹i ®Ó con ch¸u sau nµy biÕt". ¤ng cßn lµ mét nhµ nhiÕp ¶nh nghÖ thuËt næi tiÕng ®Êt níc, nhÊt lµ ¶nh phong c¶nh, nhiÒu t¸c phÇm ®îc gi¶i thëng lín, nh:

- Buæi sím trªn ®ª s«ng Hång: Gi¶i ngo¹i h¹ng cña Héi mü thuËt, kü nghÖ ViÖt Nam, 1935.

445

Page 446: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- §Èy thuyÒn ra kh¬i: Gi¶i tÆëng ngo¹i h¹ng t¹i triÓn l·m Pa ri n¨m 1938.

- Huy ch¬ng vµng triÓn l·m c¸ nh©n t¹i HuÕ, 1938.- T¸c phÈm Chî b¸n nåi ®Êt: B»ng khen t¹i triÓn l·m ¶nh

quèc tÕ t¹i Portugal(Bå §µo Nha), 1938.- Những tác phẩm về nạn đói đầu năm 1945- T¸c phÈm Níc rßng b·i Trµ Cæ: Huy ch¬ng ®ång triÓn l·m

¶nh quèc tÕ t¹i Liªn X«, 1960- §«i nÐt thuû m¹c Sa Pa: B»ng khen triÓn l·m ¶nh Quèc tÕ

t¹i BÐc- linh (CHDC§), 1965.vµ nhiÒu gi¶i thưëng kh¸c ë trong vµ ngoµi níc.- Gi¶i thưëng Hå ChÝ Minh ®ît I- Hu©n chương§éc lËp h¹ng ba- Hu©n cchươngKháng chiến h¹ng hai- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.- Huy chương vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.- Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa-Thông tin. - Huy chương vì sự nghiệp phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh

Việt Nam.

54-Vũ Duy Hiệu- VÞ chñ tÞch ®Çu tiªn cña chÝnh quyÒn C¸ch m¹ng H¶i Dư¬ng

Vò Duy HiÖu sinh ngµy 1 th¸ng 10 n¨m 1910, trong mét gia ®×nh nho gi¸o ë lµng VÜnh Tuy, huyÖn b×nh Giang. Gia ®×nh cã 6 anh em trai vµ mét em g¸i. Vò Duy HiÖu lµ con trai thø hai cña ®¹i gia ®×nh.

Anh thanh niªn 20 tuæi Vò Duy HiÖu ®Çy ưíc m¬ vµ cưêng tr¸ng, ®ang häc Thµnh chung ë Thµnh phè Nam §inh, theo søc hót cña phong trµo yªu níc mµ tõ th¸ng giªng n¨m 1929, anh ®· tham gia trong tæ chøc Häc sinh héi. Th¸ng 5 n¨m 1930, anh ®îc kÕt n¹p vµo tæ chøc §¶ng céng s¶n ViÖt Nam. Ngµy Êy ®· c¸ch ®©y h¬n 80 n¨m.

Th¸ng 11 n¨m 1930, do ho¹t ®éng c¸ch m¹ng bÞ lé mµ bÞ giÆc b¾t, giam tõ Ho¶ Lß (Hµ Néi), lªn Ngôc S¬n La, cuèi cïng chóng ®µy ra C«n §¶o rßng r· 6 n¨m víi ®ñ lo¹i thñ ®o¹n tra tÊn

446

Page 447: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

d· man, ®ång chÝ vÉn trung kiªn, v÷ng vµng sinh ho¹t trong chi bé nhµ tï, ®Õn th¸ng 8 n¨m 1936 ®îc trë vÒ ®Êt liÒn. BÞ ®Þch qu¶n thóc, tõ n¨m 1937 ®Õn 5 n¨m 1944, ®ång chÝ sèng vµ lµm h¬ng s t¹i quª, vËn ®éng quÇn chóng, trưíc hÕt lµ con em trong gia ®×nh tham gia c¸ch m¹ng.

Tõ th¸ng 6 n¨m 1944, trë l¹i ho¹t ®éng trong tæ chøc §¶ng t¹i thÞ x· H¶i Dư¬ng, th¸ng 3 n¨m 1945, ®ưîc chØ ®Þnh vµo TØnh uû H¶i D¬ng, lóc nµy kh«ng khÝ chuÈn bÞ giµnh chÝnh quyÒn rÊt khÈn tr¬ng, lùc lîng ViÖt Minh ë nhiÒu n¬i kh¸ m¹nh. T¹i th«n B»ng Trai, th«n S·i cã tíi 200 ngêi tham gia ViÖt Minh. §ång chÝ tæ chøc mét cuéc mÝt tinh lín ë CÇu Sép, tuyªn truyÒn c¸ch m¹ng, nh÷ng ngêi ®i dù mang theo cë ®á sao vµng vµ vâ khÝ th« s¬, chñ tr¬ng lªn kho huyÖn B×nh Giang ph¸ kho thãc, nhng rÊt tiÕc, chóng ®· mang hÕt ®i n¬i kh¸c, nªn cuéc mÝt tinh chØ lµ cuéc biÓu d¬ng lùc lîng. Qua cuéc mÝt t×nh nµy, ®Þch kh«ng kÞp ®µn ¸p, nhng ®ång chÝ ®· bÞ lé. Th¸ng 5 n¨m 1945, khi vÒ quª, bÞ bän §¹i ViÖt mËt b¸o, lÝnh NhËt Ëp ®Õn b¾t, mang vÒ giam ë H¶i Phßng. Chóng tra tÊn rÊt d· man, ®ång chÝ ®Ëp ®Çu tù s¸t, quyÕt kh«ng cung khai tæ chøc. Bän ®Þch ho¶ng sî vµ rÊt kh©m phôc tinh thÇn qu¶ c¶m cña ®ång chÝ, cho ngêi b¨ng bã vÕt th¬ng. VÕt sÑo anh hïng Êy trªn ®Çu nay vÉn cßn.

Ngµy 21 th¸ng 8, trưíc giµnh chÝnh quyÒn H¶i Phßng mét ngµy, ®ång chÝ ®îc ra tï, khi ®ã H¶i D¬ng ®· giµnh ®îc chÝnh quyÒn 4 ngµy råi. Ngµy 22-8-1945, ®ång chÝ ®ưîc tæ chøc chØ ®Þnh lµm Chñ tÞch l©m thêi, Phã chñ tÞch lµ NguyÔn Xu©n MÉn, ngưêi cña §¶ng D©n chñ. Sau ngµy giµnh quyÒn, biÕt bao viÖc ph¶i gi¶i quyÕt vÒ chÝnh trÞ, qu©n sù, d©n sinh, ®Æc biÖt lµ sù quyÕt nhiÔu vµ yªu s¸ch cña bän lÝnh Tưëng.

Ngµy 6 -1 -1946, ®ång chÝ tróng cö ®¹i biÓu Quèc héi kho¸ I, nhiÖm kú l©u dµi nhÊt trong lÞch sö c¸ch m¹ng ViÖt Nam.

Th¸ng 6-1946, ®ång chÝ bµn giao chøc Chñ tÞch cho «ng §Æng TrÇn MÉn, chuyÓn sang Hng Yªn lµm BÝ th TØnh uû. Th¸ng 4 n¨m 1947, Trung ¬ng l¹i ®iÒu vÒ H¶i Dư¬ng lµm BÝ th TØnh uû, ®Õn th¸ng 7-1948.

447

Page 448: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Th¸ng 8-1948, ®ång chÝ ®îc lªn Khu III, tham gia Khu uû Khu III, råi bæ nhiÖm Phã Chñ tÞch UBHC liªn khu ®Õn th¸ng 4 n¨m 1951.

Sau khi Hå Chñ tÞch ký s¾c lÖnh 15/SL ngµy 6/5/1951 vÒ Ng©n- Tµi -MËu, lóc ®ã ®ång chÝ NguyÔn L¬ng B»ng thay mÆt tæ chøc cña ngµnh, triÖu tËp ®ång chÝ vÒ x©y dùng ngµnh Ng©n hµng, ®îc bæ nhiÖm lµm Vô trëng Vô NghiÖp vô- mét trong 4 vô trëng ®Çu tiªn cña bé m¸y nhµ níc ta khi ®ã. §ång chÝ NguyÔn Lư¬ng B»ng lµm Tæng gi¸m ®èc ®Çu tiªn cña Ng©n hµng Nhµ níc ViÖt Nam.

N¨m 1955, ®ång chÝ ®îc cö ®i häc nghiÖp vô ng©n hµng t¹i TiÖp Kh¾c.

N¨m 1958, ®îc nhµ níc bæ nhiÖm lµm Phã Tæng gi¸m ®èc Ng©n hµng nhµ níc, ®ång chÝ gi÷ c¬ng vÞ nµy cho tíi khi nghØ hu, th¸ng 7 n¨m 1977.

Khi b¾t ®Çu vµo ngµnh Nh©n hµng, B¸c Hå ®· nh¾c nhë:"Ngµnh Ng©n hµng ph¶i hÕt søc cÇn kiÖm, liªn chÝnh, chÝ c«ng, v« tư". §ång chÝ t©m niÖm, thùc hiÖn, v× vËy sau 20 n¨m lµ ngêi cã quyÒn lùc víi ®ång tiÒn cña quèc gia, kÓ c¶ lóc lµm quyÒn Tæng gi¸m ®èc, ®ång chÝ kh«ng hÒ vưíng m¾c mét ®iÒu g×, dï rÊt nhá. §ång chÝ lµ ngêi ®îc tham gia chØ ®¹o c¸c lÇn thiÕt kÕ, Ên hµnh tiÒn Ng©n hµng quèc gia ViÖt Nam tõ n¨m 1951 ®Õn ngµy ®ång tiÒn thèng nhÊt B¾c-Nam (1976). Khi gi¶i phãng miÒn Nam, tµi s¶n nhiÒu v« kÓ, l¹i cha ®ưîc kiÓm kª, tuy dï cã quyÒn lùc trong tay lóc ®ã, ®ång chÝ còng kh«ng t¬ hµo, kh«ng hÒ mua b¸n thø g× giµnh lîi cho riªng m×nh. Bëi thÕ, sau 30 n¨m nghØ hu, nh©n ngµy mõng thä 90, B¹n tï C«n §¶o tÆng l·o ®ång chÝ bøc trưíng thªu t¸m ch÷ vµng:

Trung kiªn, bÊt khuÊt, nghÜa t×nh chung thuûBøc tríng nµy ®îc treo bªn c¹nh tÊm Hu©n chư¬ng §éc lËp

h¹ng nhÊt, cïng víi nh÷ng kû niÖm chư¬ng trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng c¸ch m¹ng.

Tư tuæi 20 dÊn th©n vµo con ®ưêng c¸ch m¹ng, bao lÇn vµo sinh ra tö, nay thµnh ®¹i l·o tuæi ngo¹i mét tr¨m, c¸i tuæi biÕt bao ngêi mong ưíc. Nay cô sèng h¹nh phóc gi÷ bÇy con, ch¸u, ch¾t,

448

Page 449: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

häc hµnh tiÕn bé, gi÷ ®ưîc gia phong. §Æc biÖt lµ, 5 ngưêi em, ®ưîc cô d×u d¾t, ®Òu trë thµnh c¸n bé cao cÊp cña §¶ng vµ Nhµ nưíc, hoµn thµnh xuÊt s¾c nhiÖm vô cho tíi khi nghØ hưu, tiªu biÓu lµ ®ång chÝ Vò Oanh, Uû viªn Bé ChÝnh trÞ, ®¹i biÓu Quèc héi nhiÒu kho¸.

Ông mất ngày 23 tháng 2 năm 2012, tại Hà Nội, thọ 103 tuổi H¶i Dư¬ng tư hµo cã nh÷ng c«ng d©n vµ gia ®×nh như

thÕ. H¶i Dư¬ng, ngµy 8-8-2010

----------------------------------------- ¶nh ch©n dung cô Vò Duy HiÖu 55-[56-] Vò Oanh:

Ngêi thanh niªn u tó dù Héi nghÞ T©n Trµo§ång chÝ Vò Oanh nguyªn cã tªn lµ Vò Duy Tr¬ng, sinh

ngµy 16 th¸ng 9 n¨m 1924, t¹i th«n VÜnh L¹i, x· VÜnh Tuy, huyÖn B×nh Giang, trong mét gia ®×nh trung lu, cã tíi 7 anh chÞ em, trong ®ã cã 6 ngêi lµ c¸n bé cao cÊp cña §¶ng vµ Nhµ níc.

Anh c¶ d¹y häc vµ mÊt ë tuæi 37, anh thø hai lµ Vò Duy HiÖu, tham gia ho¹t ®éng c¸ch m¹ng tõ n¨m 1929, n¨m 1930 lµ §¶ng viªn §¶ng céng s¶n ViÖt Nam, bÞ giÆc b¾t, ®µy ®i C«n §¶o, n¨m 1936 míi ®îc ra tï, bÞ qu¶n thóc ë ®Þa ph¬ng. ¤ng lµ Chñ tÞch ®Çu tiªn cña chÝnh quyÒn C¸ch m¹ng tØnh H¶i D¬ng mµ th¸ng t¸m n¨m tríc chóng t«i ®· cã dÞp giíi thiÖu. Ngêi gi¸c ngé c¸ch m¹ng cho ®ång chÝ Vò Oanh kh«ng ai kh¸c lµ ngêi anh Vò Duy HiÖu vµ thÇy NguyÔn §øc Linh, HiÖu trëng Trêng tiÓu häc KÎ SÆt.

Tuy sinh trëng trong mét gia ®×nh nho gi¸o, nhng do hoµn c¶nh khã kh¨n nªn ®Õn n¨m 9 tuæi cËu Tr¬ng míi ®îc ®i häc. Th¸ng 6 n¨m 1939, anh tèt nghiÖp tiÓu häc, bÊy giê gäi lµ cã b»ng Cepfi (Certificat d'etudes primaires franco--indigÌnes) ë trêng huyÖn t¹i KÎ SÆt. Mïa thu n¨m ®ã, anh thi vµo Trëng Bëi (Hµ Néi), trêng trung häc danh gi¸ nhÊt bÊy giê, mµ sau nµy gäi lµ Tr-êng trung häc Chu V¨n An. RÊt may, thi lÇn ®Çu ®ç ngay vµ ®îc häc bæng. Thêi bÊy giê, thi vµo trêng Bëi lµ mét thö th¸ch lín,

449

Page 450: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nhiÒu thÝ sinh ph¶i thi n¨m thø hai, thø ba míi cã c¬ héi tróng tuyÓn. ë trêng nµy kh«ng chØ lµ n¬i häc tËp tèt nhÊt, h¬n thÕ ®©y cßn lµ m«i trêng dÔ tËp hîp c¸c trÝ thøc cã lý tëng, nh¹y c¶m víi tæ chøc yªu níc vµ c¸ch m¹ng. Th¸ng 9 n¨m 1940, ®ång chÝ Vò Oanh ®· cã ý thøc tËp hîp 8 anh em trong mét tæ chøc yªu níc, do ®ång chÝ lµm §éi trëng. §éi lÊy tªn lµ Ng« QuyÒn, ngêi anh hïng d©n téc, l·nh ®¹o nh©n d©n ®¸nh b¹i qu©n Nam H¸n vµo n¨m 938, giµnh quyÒn ®éc lËp sau mét ngh×n n¨m B¾c thuéc. §éi cã nhiÒu ho¹t ®éng gióp nhau häc tËp, rÌn luyÖn th©n thÓ, chÞu ®ùng gian khæ ®Ó s½n sµng tham gia tæ chøc c¸ch m¹ng. N¨m 1942, ®éi liªn l¹c ®îc víi tæ chøc §¶ng vµ trë thµnh tæ chøc cña §oµn thanh niªn cøu quèc Hµ Néi. §ång chÝ ®¬c cö lµm BÝ th. Cïng n¨m ®ã, ë tuæi 18, ®ång chÝ ®îc kÕt n¹p vµo §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam, ®©y lµ bíc ngoÆt quan träng träng sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña ®ång chÝ. Cuèi n¨m ®ã, Ban chÊp hµnh MÆt trËn ViÖt Minh ®îc thµnh lËp gåm 3 ngêi, ®ång chÝ ®îc cö lµm ®¹i diÖn cña Thanh niªn vµ lµ Chñ nhiÖm ViÖt Minh thµnh phè Hµ Néi. Th¸ng 9 n¨m 1943, ®ång chÝ ®îc chØ ®Þnh lµm BÝ th chi bé ®¶ng trong tæ chøc Thanh niªn cøu quèc cña thµnh phè.

Khi NhËt ®µo chÝnh Ph¸p, m¸y bay Mü oanh t¸c Hµ Néi, c¸c trêng ph¶i ®i s¬ t¸n, ®ång chÝ bá häc, tËp trung toµn t©m, toµn lùc vµo sù nghiÖp c¸ch m¹ng, trùc tiÕp phô tr¸ch Thanh niªn Cøu quèc. Cuèi n¨m 1944, B¸o Hån Níc, tiÕng nãi cña Thanh niªn Hµ Néi, tøc thanh niªn Hoµng DiÖu ra ®êi, ®ång chÝ lµ mét trong nh÷ng ngêi trong ban biªn tËp ®Çu tiªn.

§Çu n¨m 1945, ®ång chÝ tham gia Ban chÊp hµnh §¶ng bé thµnh phè, lóc ®ã ®¶ng viªn kh«ng nhiÒu, nªn ®¶ng bé chØ cã 3 ngêi, ®Õn ngµy 9 th¸ng 3 míi bæ sung thªm 3 ®ång chÝ. Thay mÆt §¶ng bé Hµ Néi, ngµy 12 th¸ng 4 n¨m 1945, ®ång chÝ thµnh lËp §éi vò trang ®Æc biÖt, sau ®æi lµ §éi danh dù ®Ó trõ khö nh÷ng tªn ph¶n ®éng nguy hiÓm. §éi ®· hoµn thµnh xuÊt s¾c nhiÖm vô.

Do cã nhiÒu thµnh tÝch trong qu¸ tr×nh c«ng t¸c c¸ch m¹ng t¹i n¬i khã kh¨n nhÊt vµ còng lµ n¬i quan träng nhÊt, cuèi th¸ng 7 n¨m 1945, Xø uû B¾c Kú cö ®ång chÝ lµm Trëng ®oµn ®¹i biÓu

450

Page 451: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nh©n d©n c¸ch m¹ng Hµ Néi, gåm 5 ngêi, ®i dù Héi nghÞ quèc d©n ë T©n Trµo. §ång chÝ NguyÔn Khang thay mÆt Xø uû tiÔn ®a ®oµn ra ®i tõ V¹n Phóc (Hµ §«ng). §oµn ®Õn §×nh B¶ng (B¾c Ninh), råi HiÖp Hoµ (B¾c Giang), qua Tam §¶o, ®Õn Th¸i Nguyªn, lªn T©n Trµo. Tõ trong thµnh Hµ Néi, n¬i giÆc k×m kÑp, ®µn ¸p hµng ngµy, khi ®Õn HiÖp Hoµ, nh©n d©n ®· c«ng khai treo cê ®á sao vµng, c¨ng khÈu hiÖu:" ñng hé ViÖt Minh", " §¶ ®¶o ph¸t xÝt NhËt-Ph¸p" ®· c¶m thÊy kh«ng khÝ cña mét níc ®éc lËp tù do mµ bÊy l©u h»ng mong íc.

§oµn Hµ Néi ®Õn héi nghÞ sím nhÊt, trong thêi gian chê ®îi, ®ång chÝ Vâ NguyÔn Gi¸p cö ®oµn lµm c«ng t¸c tuyªn truyÒn ë nh÷ng ®Þa ph¬ng gÇn ®ã chê ngµy khai héi.

§¹i héi Quèc d©n khai m¹c vµo s¸ng 16 th¸ng 8. §¹i héi cã 60 ®¹i biÓu nhng ®ñ ®¹i diÖn cho 3 miÒn B¾c, Trung, Nam, kiÒu bµo, ®¶ng ph¸i, ®oµn thÓ, d©n téc vµ t«n gi¸o. §¹i héi th«ng qua ch¬ng tr×nh hµnh ®éng, bÇu Uû ban d©n téc ph¶i phãng toµn quèc, tøc ChÝnh phñ c¸ch m¹ng l©m thêi, do ®ång chÝ NguyÔn ¸i Quèc, tøc Hå ChÝ Minh lµm Chñ tÞch. Trªn ®êng tõ Héi nghÞ trë vÒ, níc lôt ngang trêi, ®êng ®i v« cïng vÊt v¶, nhng ai còng phÊn chÊn, mong sím vÒ ®Õn thñ ®« ®Ó kÞp tham gia khëi nghÜa, nhng cha vÒ ®Õn n¬i, th× viÖc giµnh chÝnh quyÒn ë Hµ Néi ®· hoµn thµnh.

Sau lÔ Tuyªn ng«n ®éc lËp, ®ång chÝ ®îc Trung ¬ng cö vÒ lµm BÝ th huyÖn uû §an Phîng mét thêi gian ng¾n, råi BÝ th Tinh uû Hµ §«ng, ®Õn ®Çu n¨m 1947, gi÷ chøc BÝ thø TØnh uû Hµ Nam. Th¸ng 4 n¨m ®ã, Trung ¬ng ®iÒu sang c«ng t¸c trong qu©n ®éi, lµm Ch¸nh v¨n phßng qu©n uû Trung ¬ng, ®©y lµ thêi gian ®ång chÝ häc ®îc nhiÒu ®iÒu bæ Ých vÒ qu©n sù, chuÈn bÞ cho nhiÖm vô quan trong mét t¬ng lai gÇn.

Th¸ng 4 n¨m 1948, Trung ¬ng l¹i ®Òu vÒ Ban chÊp hµnh §¶ng bé Liªn khu III, lµm Trëng ban tuyªn huÊn liªn khu. §ång chÝ cã tr¸ch nhiÖm kiÖn toµn nh©n sù, tæ chøc tê B¸o Cøu quèc vµ T¹p chÝ Tinh thÇn míi, kiªm nhiÖm Trëng ban thi ®ua. §Çu n¨m 1950, lµm §¶ng vô Liªn khu uû, thay ®ång chÝ Lª Thanh NghÞ chuyÒn vÒ V¨n phßng Trung ¬ng §¶ng. Th¸ng 5 n¨m 1950, ®îc

451

Page 452: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ph©n c«ng cïng víi ®ång chÝ V¨n TiÕn Dòng x©y dùng S ®oµn 320, tøc §¹i ®oµn §ång b»ng, mét trong nh÷ng s ®oµn chñ lùc cña Bé Quèc phßng, cã nhiÒu chiÕn c«ng lõng lÉy ë ®ång b»ng B¾c bé. §ång chØ ®îc cö lµm BÝ th ®¶ng uû s ®oµn.

§Çu n¨m 1953, do yªu cÇu cña Trung ¬ng, ®ång chÝ ®îc ®iÒu vÒ lµm Côc trëng Côc ®Þch vËn, trùc thuéc Tæng côc ChÝnh trÞ qu©n ®éi nh©n d©n ViÖt Nam. Ngµy 20 th¸ng 7 n¨m 1954, khi HiÖp ®Þnh Gi¬nev¬ ®îc ký kÕt, ®ång chÝ cã nhËn ®Þnh cuéc ®Êu tranh thèng nhÊt ®Êt níc h¼n cßn nhiÒu gian khæ, ®Ò nghÞ cho mét sè c¸n bé ®Þch vËn tËp kÕt ngîc vµo Nam, x©m nhËp vµo vïng ®Þch lµm c«ng t¸c binh vËn, ®îc Trung ¬ng chÊp thuËn. §©y lµ mét s¸ng kiÕn mang tÇm chiÕn l-îc.

N¨m 1956, ®ång chÝ ®îc cö lµm Phã ban tæ chøc Trung -¬ng §¶ng, nhiÒu ngêi lo l¾ng cho kh¶ n¨ng hoµn thµnh nhiÖm vô cña ®ång chÝ, khi ®ã míi ë tuæi 32, nhng qua thùc tÕ 25 n¨m, ®ång chÝ ®· hoµn thµnh nhiÖm vô.

Th¸ng 9 n¨m 1978, ®ång chÝ lµm Phã ban B68, trùc thuéc Ban chÊp hµnh trung ¬ng, chuyªn tr¸ch c«ng t¸c vÒ C¨mphuchia. §©y lµ nhiÖm vô kh«ng Ýt khã kh¨n, nhng ®ång chÝ ®· hoµn thµnh xuÊt s¾c.

N¨m 1980, ®ång chÝ lµm Phã ban thêng trùc Ban tæ chøc Trung ¬ng §¶ng, phô tr¸ch tæ chøc ®¶ng c¬ së. Chóng ta biÕt r»ng §¶ng bé s¬ së cã v÷ng vµng, Trung ¬ng míi ®ñ søc m¹nh thùc hiÖn nh÷ng môc tiªu chiÕn lîc trong hoµn c¶nh bÞ cÊn vËn, quan hÖ quèc tÕ v« cïng khã kh¨n.

N¨m 1982, t¹i §¹i héi §¶ng lÇn thø V, ®ång chÝ ®îc bÇu vµo Ban chÊp hµnh trung ®¶ng, lµm Trëng ban n«ng nghiÖp Trung ¬ng. §©y lµ thêi kú nÒn kinh tÕ níc nhµ khñng ho¶ng nghiªm träng mµ n«ng nghiÖp gi÷ vai trß quan träng bËc nhÊt khi ®ã, ®ång chÝ lµ ngêi ®Ò xuÊt nh÷ng chØ thÞ quan träng nh»m kh«i phôc vµ ph¸t huy nÒn n«ng nghiÖp níc nhµ.

§¹i héi VI (1986), lµ Uû viªn Trung ¬ng ®¶ng, tham gia Ban BÝ th, lµm Trëng ban kinh tÕ Trung ¬ng. §©y lµ lóc ®ång chÝ

452

Page 453: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

cã nhiÒu c«ng hiÕn vÒ chñ tr¬ng vµ chÝnh s¸ch cña buæi ®Çu thêi kú ®æi míi.

Quèc Héi kho¸ VIII(1987-1992), ®ång chÝ tróng cö ®¹i biÓu Quèc héi, lµm Chñ nhiÖm Uû ban kinh tÕ, kÕ ho¹ch vµ ng©n s¸ch cña Quèc héi.

T¹i §¹i héi VII, ®ång chÝ ®îc cö vµo Bé chÝnh trÞ, lµm Tr-ëng Ban d©n vËn trung ¬ng. N¨m 1992, ®ång chÝ cã ®ãng gãp quan träng vµo viÖc söa ®æi HiÕn Ph¸p.

Víi c¬ng vÞ lµ Trëng Ban d©n vËn, ®ång chÝ cã cèng hiÕn lín vµo viÖc cñng cæ, x©y dùng c¸c tæ chøc quÇn chóng vµ t«n gi¸o, trong ®ã cã Héi Cùu chiÕn binh, Héi ngêi cao tuæi, Héi khuyÕn häc. Nh÷ng héi nµy tuy ra ®êi muén nh÷ng ph¸t triÓn nhanh chãng, cã lùc lîng hïng hËu; hiÖu qu¶ chÝnh trÞ, x· héi v« cïng to lín.

N¨m 1996, ë tuæi 72, ®ång chÝ ®îc nghØ hu sau 60 n¨m ho¹t ®éng kh«ng ngõng nghØ. Thùc tÕ chØ lµ nghØ hu trªn danh nghÜa, sau ®ã ®ång chØ lµm Chñ tÞch Héi Ngêi cao tuæi, råi Chñ tÞch Héi KhuyÕn häc. Vµ ®Õn nay, ®ång chÝ vÉn say sa víi chøc vô Chñ tÞch Héi Ch¨m gi¸o dôc sãc søc khoÎ céng ®ång ViÖt Nam víi hy väng n©ng cao søc vãc cho c¶ mét d©n téc.

Trªn 70 n¨m tham gia c«ng t¸c c¸ch m¹ng ë tÇm vÜ m« vµ chiÕn lîc trªn hÇu hÕt c¸c lÜnh vùc c¬ b¶n, ®ång chÝ Vò Oanh ®· hoµn thµnh tèt ®Ñp mäi nhiÖm vô ®îc giao, kh«ng ®Ó l¹i ®iÒu g× phiÒn to¸i cho d©n, cho níc, cho ®ång bµo còng nh ®ång chÝ m×nh.

Tríc khi kÕt thóc cuéc pháng vÊn, B¸c t©m sù ®¹i thÓ r»ng: ViÖc quèc gia ®¹i sù kh«ng ph¶i viÖc g× muèn lµ lµm ®îc ngay, nã do nhiÒu yÕu tè kh¸ch quan vµ chñ quan, ph¶i biÕt kiªn nhÉn, chê ®îi thêi c¬, chê ®îi sù ®ång thuËn, xa ®· thÕ mµ b©y giê còng thÕ. Sù thµnh c«ng bao giê còng ®i liÒn víi ®éng c¬ trong s¸ng, môc tiªu cao c¶ cho ®Êt níc vµ d©n téc. §Ó cã thµnh lËp Héi Cùu chiÕn binh ph¶i mÊt 7 n¨m tõ khi thµnh lËp Ban vËn ®éng ®Õn khi cã quyÕt ®Þnh thµnh lËp Héi. T«i thÊm nhuÇn lêi chØ gi¸o cña B¸c Hå:" ViÖc g× cã lîi cho d©n th× hÕt søc lµm. ViÖc

453

Page 454: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

g× cã h¹i cho d©n ta ph¶i hÕt søc tr¸nh". C«ng t¸c §¶ng hay c«ng t¸c chÝnh quyÒn ®Òu ph¶i thÊm nhuÇn t tëng chØ ®¹o ®ã.

Kh«ng chØ khi cßn tuæi trÎ mµ ®Õn h«m nay, b¸c Vò Oanh vÉn gi÷ ®îc t¸c phong ®iÒm ®¹m, nho nh·, thÝch øng víi mét nhµ gi¸o h¬n lµ mét c¸n bé chÝnh trÞ, Êy thÕ mµ b¸c tõng tr¶i qua hÇu hÕt c¸c c«ng t¸c ë tÇm vÜ m« vÒ chÝnh trÞ, qu©n sù, kinh tÕ, v¨n ho¸, gi¸o dôc... L¹t mÒm mµ buéc chÆt nªn lÜnh vùc nµo b¸c còng thµnh c«ng, ®óng víi tinh thÇn dÜ bÊt biÕn øng v¹n biÕn.

B¸c lµ ngêi nh©n hËu, kh«ng bao giê quªn nh÷ng ngêi ®· gióp m×nh trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng c¸ch m¹ng. Trong håi ký, b¸c ghi ®Õn 14 c¬ së ®· tËn t×nh gióp b¸c trong thêi kú ho¹t ®éng bÝ mËt, v× thÕ mµ gi÷a lßng Hµ Néi, mËt th¸m dµy ®Æc, b¸c kh«ng hÒ mét lÇn sa líi, hoµn thµnh nhiÖm vô trong nh÷ng c¶nh hiÓm nghÌo nhÊt. §óng nh lêi nhËn xÐt cña §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p:" §ång chÝ Vò Oanh ®· sím gi¸c ngé c¸ch m¹ng, qua 65 n¨m ho¹t ®éng ®· trë thµnh ngêi Céng s¶n mÉu mùc, mét c¸n bé cÊp cao cña §¶ng cã phÈm chÊt vµ tµi n¨ng... C«ng lao cña ®ång chÝ xøng ®¸ng víi Hu©n ch¬ng Sao vµng- Hu©n ch¬ng cao quý nhÊt mµ §¶ng vµ Nhµ níc ®· trao tÆng".

Quª h¬ng, ®Êt níc mõng cã vÞ c¸n bé l·o thµnh g¬ng mÉu nh B¸c.

H¶i D¬ng, ngµy 17-8-2011T¨ng B¸ Hoµnh56-[57-] Trần Văn Hiến- Bí thư Đảo ủy kiên cường

Đồng chí Trần Văn Hiến sinh ngày 15 tháng 2 năm 1920, trong một gia đình nông dân nghèo, tại thôn Phú Đa, xã Hồng Khê. Năm 17 tuổi đỗ bằng tiểu hộc Việt-Pháp, làm hương sư, tham gia hoạt động Cách mạng tự năm 1945. Vào Đẳng Cộn sản Đông Dương tháng 12 năm 1946, là đảng viên đầu tiên của xã Hồng Khê. Năm

454

Page 455: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

1947, làm Bí thư chi bộ đầu tiên của hai xã Hồng Khê –Cổ Bì, Huyện ủy viên, Chính trị viên huyện đội Bình Giang. Năm 1950, làm Bí thứ huyện ủy Bình Giang. Đầu năm 1951, là Tỉnh ủy viên, Trưởng ban chính trị tỉnh đội Hải Dương. Tháng 5 năm 1951, bị giặc Pháp bắt, chúng tra tấn cực kỳ dã man, nhưng khong khai thác được gì, sau đày ra Côn Đảo. Ở nhà tù, đồng chí sớm liên lạc với Đảo ủy. Đồng chí mang hết trí tuệ và sức lực hoạt động cho Đảo ủy. Vì vậy, taijddaij hội Đảu ủy lầm thứ ba, đồng chí được tín nhiệm bầu làm Bí thư năm 1952. Cuối năm 1952, Đảo ủy chủ trương tự giải phóng toàn đảo, trở về với đất liền, tiếp tục tham gia kháng chiến. Khi thực hiện vì quá trắc trở, đồng chí nhường cái sống cho đồng đội, anh dũng hy sinh giữa biên khơi vào ngày 12 tháng 12 năm 1952. Tinh thần tự nguyện hy sinh của đồng chí đẻ cứu đồng đội mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.

------------------------------------ Theo lịch sử Đảng bộ Bình Giang tập I và văn bia tại Nghĩa trang liệt sĩ

Hồng Khê. Sách tham khảo chính:- Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, NXB KHXH, in năm 1998.- Lịch triều hiến chương loại chí, mục Nhân vật chí.- Đại Nam nhất thống chí, mục Hải Dương.- Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn

Bá Thế.- Công dư tiệp ký của Nguyễn Dữ và Trần Quý Nha.- Tác gia Hán Nôm, Nguyễn Đình Nhã biên soạn.- Danh nhân Hải Hưng.- Nhà văn hiện đại Hải Hưng.- Nghệ sĩ tiêu biểu Hải Dương.- Tiến sĩ Nho học Hải Dương- 1999.- Hải Dương di tích và danh thắng-1999- Hồ sơ di tích của Bảo tàng Hải Dương.- Văn bia Hải Dương.- Tư liệu Khảo cổ học Hải Dương.- Gia phả và tài liệu khai thác trực tiếp của thân nhân.

455

Page 456: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Kết luậnXuất hiện từ thủa bình minh của đất nước, trải bao ngàn năm

lịch sử, đất và người huyện Bình Giang, tiếp nối truyền thống yêu nước của nòi giống tiên rồng, không ngừng đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam anh dũng và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của mình. Đi đến xóm làng

456

Page 457: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nào của huyện Bình Giang cũng thấy di tích của chiến công dựng nước, giữ nước ghi trên bia đá, chép trong thần phả của làng, gia phả của từng nhà, ghi trên đại tự, câu đối ở đình, chùa, nghè, miếu, điện còn tồn tại sau chiến tranh và trên bao câu chuyện cổ tích truyền miệng trong nhân dân.

Người Bình Giang đã đạt được những thành tích to lớn trong cuộc kháng chiến, trong xây dựng và phát triển là nhờ tinh thần hy sinh không bờ bến gương mẫu, vượt khó khăn của toàn thể cán bộ đảng viên và từng người dân. Mỗi người con Bình Giang đang sống và làm việc trên chính quê hương mình và trên mọi miền đất nước, dù ở bất cứ nơi đâu họ đều cố gắng học tập lao động tốt, vững chí rèn đức luyện tài, hoàn thành tốt mọi công tác mà Đảng và Nhà nước giao cho đem lại vinh quang cho bản thân mình, gia dình, cho làng xã mình, tô đẹp truyền thống anh hùng của đất và người Bình Giang, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Từ khi lãnh tụ Hồ Chí Minh, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đất và người Bình Giang một lòng theo Đảng đã đem hết trí lực, tài lực hiến dâng cả xương máu của mình cho cuộc đấu tranh chấm dứt chế độ phong kiến ngự trị hàng ngàn năm trên đất nước này, lại đánh thắng hai tên đế quốc Pháp, Mỹ giàu có, nhưng tàn ác nhất trong thế kỷ XX, góp phần cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nông thôn Bình Giang đang trút bỏ tàn tích nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên nông thôn điện khí hóa, cơ giới hóa, khoa học hóa, đưa đời sống ngang hàng với thành thị.

Đẹp thay đất nước và con người huyện Bình Giang.Phụ lục

Bia văn chỉ Đường An:Di tích của thời học và thi bằng chữ Hán của huyện Bình

Giang còn một bia đá to, cao, chữ khắc còn đọc được, lưu giữ ở khu đất trước miếu thờ Thành hoàng làng Hoạch Trạch. Bia viết bằng chữ Hán, một mặt ghi "Đường An văn chỉ bi" , nghĩa là bia

457

Page 458: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

chép việc xây văn chỉ huyện Đường An (tên cũ của huyện Bình Giang) có 362 chữ Hán. Văn bia do tiến sĩ Vũ Như Phan, hay còn gọi là Phiên, người làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng. Khắc bia vào mùa hạ, năm Giáp Thìn (1844); Một mặt ghi "Lịch đại tiên hiền bi" nghĩa là bia ghi những người hiền của huyện qua các triều đại, có 1075 chữ, chia làm 23 dòng: 1 dòng mào đầu, 21 dòng mỗi dòng ghi 5 tiền hiền, dòng cuối cùng chỉ ghi 3 Tiến sĩ, cộng 108 tiền hiền. Trong 108 tiền hiền ấy có 3 cụ người làng Đào Xá nay di chuyển sang huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, một số cụ không đỗ tiến sĩ, nhưng có công nuôi dạy con đỗ Tiến sĩ, ghi là "Truyền giáo hữu công", nghĩa là công nuôi dạy. So với 103 Tiến sĩ của huyện, chỉ thiếu tên 2 cụ là Lê Canh Tuân và Vũ Huy Tấn.

Đây là nguyên văn bản dịch 2 mặt bia ấy:Nguyên văn chữ Hán của mặt bia thứ nhất:

I. B×nh giang: 52 + 1 nh©n vËt(TiÓu sö 104 tiÕn sÜ nho häc ®· giíi thiÖu trong TiÕn sÜ Nho häc H¶i Dư¬ng)

tt hä vµ tªn n¨m sinh-n¨m mÊt

quª qu¸n

thiÖn nh©n, thiÖn kh¸nh

®Çu TK I Thêi Cö, T©n Hång

vò hån 804- 853 Mé tr¹ch , T©n Hångvò n¹p Tk xiii méi tr¹ch, T©n Hång®iÓm bÝch TK xiii-XIV ho¹ch tr¹ch, Th¸i HäcLý Tö CÊu TK XIV-XV ?- ?, B×nh Gianglª c¶nh tu©n ?-1416 mé tr¹ch, T©n Hångvò h÷u 1443-1530 mé tr¹ch, T©n Hångvò phong TK xV mé tr¹ch, T©n HångLª ThiÕu DÜnh TK XV mé tr¹ch, T©n HångPh¹m ThÞ Viªn TK XV mé tr¹ch, T©n HångNguyÔn Kim An 1451 - ? Thêi Cö, T©n HångVò quúnh 1452-1516 mé tr¹ch, T©n HångVò Tô 1466- - ? Ho¹ch Trach, Th¸i häcVò C¸n 1474 - ? Mé Tr¹ch, T©n HångLª N¹i 1479- ? Mé Tr¹ch, T©n HångLª Quang BÝ TK XVI Mé Tr¹ch, T©n HångVò HuyÕn TK XVI Mé Tr¹ch, T©n HångVò C¬ng Trùc TK XVI Mé Tr¹ch, T©n Hång

458

Page 459: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

NguyÔn ThÕ Nghi TK XVI Mé Tr¹ch, T©n HångVò Dù TK XVI Mé Tr¹ch, T©n HångVò THÞ Thø TK XVI-XVII Mé Tr¹ch, T©n HångVò Duy ChÝ 1603-1678 Mé Tr¹ch, T©n HångVò Duy §o¸n 1621-1685 Mé Tr¹ch, T©n HångNh÷ TiÕn Dông 1623-1689 Ho¹ch Tr¹ch, Th¸i HäcVò Duy Hµi 1624 Mé Tr¹ch, T©n HångVò C«ng §¹o 1624-1724 Mé Tr¹ch, T©n HångVò §×nh Phóc TK XVII Mé Tr¹ch, T©n HångVò Ph¬ng §Ò 1655- ? Mé Trach, T©n HångNh÷ §×nh HiÒn 1659-1716 Ho¹ch Tr¹ch, Th¸i HäcVò Th¹nh 1664- ? §an Loan, Nh©n QuyÒnVò §¨ng Khu TK XVII-XVIII Mé Tr¹ch, T©n HångNh÷ §×nh To¶n 1703-11774 Ho¹ch Tr¹ch, Th¸i HäcNh÷ ThÞ NhuËn TK XVIII Ho¹ch Tr¹ch, Th¸i HäcVò Tr¸c O¸nh TK XVIII Mé Tr¹ch, T©n HångVò Huy §Ünh 1730-1789 Mé Tr¹ch, T©n HångVò Huy TÊn 1749-1800 Mé Tr¹ch, T©n HångPh¹m Quý ThÝch 1759-1825 Hoa §êng, Thóc Kh¸ngPh¹m §×nh Hæ 1768-1885 §an Loan, Nh©n QuyÒnNguyÔn ThÕ ChuÈn 1794-1843 My Khª, VÜnh TuyNg« V¨n D¹ng 1835-1885 L¬ng Ngäc, Thóc Kh¸ngVò Tu©n TK XIX-XX L¬ng Ngäc, Thóc Kh¸ngNguyÔn ThÞ Tu©n TK XIX-XX Dåi D¬ng, Th¸i HäcVò T«ng Phan 1800-1851 Hoa §êng, Thóc Kh¸ngNguyÔn V¨n Ngäc 1890-1942 Ho¹ch Tr¹ch, Th¸i HäcThiÕu S¬n(Lª SÜ Quý) 1908-1978 §an Loan, Nh©n QuyÒnPh¹m Quúnh 1892-1945 L¬ng Ngäc, Thóc Kh¸ngVâ An Ninh sinh: 1909 Thóc Kh¸ngVò §×nh Liªn 1913-1995 Ch©u Khª, Thóc Kh¸ngVò B»ng 1914-1984 Lư¬ng Ngäc, Thóc Kh¸ngHoµng Léc 1920-1949 Ch©u Khª, Thóc Kh¸ngLéng Chư¬ng sinh: 1918 Ch©u Khª, Thóc Kh¸ng§ç NhuËn 1922-1991 Ho¹c Tr¹ch, Th¸i Häc

S¸ch tham kh¶o chÝnh:- §¹i ViÖt sö ký toµn th, b¶n dÞch, NXB KHXH, in n¨m 1998.- LÞch triÒu hiÕn chư¬ng lo¹i chÝ, môc Nh©n vËt chÝ.- §¹i Nam nhÊt thèng chÝ, môc H¶i Dư¬ng.- Tõ ®iÓn nh©n vËt lÞch sö cña NguyÔn Quang Th¾ng,

NguyÔn B¸ ThÕ.- C«ng d tiÖp ký cña NguyÔn D÷ vµ TrÇn quý Nha.- T¸c gia H¸n N«m, NguyÔn §×nh Nh· biªn so¹n.- Danh nh©n H¶i Hưng.

459

Page 460: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Nhµ v¨n hiÖn ®¹i H¶i Hưng.- NghÖ sÜ tiªu biÓu H¶i Dư¬ng.- TiÕn sÜ Nho häc H¶i Dư¬ng- 1999.- H¶i Dư¬ng di tÝch vµ danh th¾ng-1999- Hå s¬ di tÝch cña B¶o tµng H¶i Dư¬ng.- V¨n bia H¶i D¬ng.- T liÖu Kh¶o cè häc H¶i Dư¬ng.- Gia ph¶ vµ tµi liÖu khai th¸c trùc tiÕp cña th©n nh©n.

460

Page 461: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

KÕt luËnXuÊt hiÖn tõ thña b×nh minh cña ®Êt níc, tr¶i bao ngµn n¨m

lÞch sö, ®Êt vµ ngêi huyÖn B×nh Giang, tiÕp nèi truyÒn thèng yªu níc cña nßi gièng tiªn rång, kh«ng ngõng ®ãng gãp søc m×nh vµo sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc ViÖt Nam anh dòng vµ n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt vµ v¨n hãa cña m×nh. §i ®Õn xãm lµng nµo cña huyÖn B×nh Giang còng thÊy di tÝch cña chiÕn c«ng dùng níc, gi÷ níc ghi trªn bia ®¸, chÐp trong thÇn ph¶ cña lµng, gia ph¶ cña tõng nhµ, ghi trªn ®¹i tù, c©u ®èi ë ®×nh, chïa, nghÌ, miÕu, ®iÖn cßn tån t¹i sau chiÕn tranh vµ trªn bao c©u chuyÖn cæ tÝch truyÒn miÖng trong nh©n d©n.

Ngêi B×nh Giang ®· ®¹t ®îc nh÷ng thµnh tÝch to lín trong cuéc kh¸ng chiÕn, trong x©y dùng vµ ph¸t triÓn lµ nhê tinh thÇn hy sinh kh«ng bê bÕn g¬ng mÉu, vît khã kh¨n cña toµn thÓ c¸n bé ®¶ng viªn vµ tõng ngêi d©n. Mçi ngêi con B×nh Giang ®ang sèng vµ lµm viÖc trªn chÝnh quª h¬ng m×nh vµ trªn mäi miÒn ®Êt n-íc, dï ë bÊt cø n¬i ®©u hä ®Òu cè g¾ng häc tËp lao ®éng tèt, v÷ng chÝ rÌn ®øc luyÖn tµi, hoµn thµnh tèt mäi c«ng t¸c mµ §¶ng vµ Nhµ níc giao cho ®em l¹i vinh quang cho b¶n th©n m×nh, gia d×nh, cho lµng x· m×nh, t« ®Ñp truyÒn thèng anh hïng cña ®Êt vµ ngêi B×nh Giang, gãp phÇn vµo sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc ViÖt Nam.

Tõ khi l·nh tô Hå ChÝ Minh, ngêi anh hïng kiÖt xuÊt cña d©n téc ViÖt Nam, cã §¶ng céng s¶n ViÖt Nam l·nh ®¹o, ®Êt vµ ngêi B×nh Giang mét lßng theo §¶ng ®· ®em hÕt trÝ lùc, tµi lùc hiÕn d©ng c¶ x¬ng m¸u cña m×nh cho cuéc ®Êu tranh chÊm døt chÕ ®é phong kiÕn ngù trÞ hµng ngµn n¨m trªn ®Êt níc nµy, l¹i ®¸nh th¾ng hai tªn ®Õ quèc Ph¸p, Mü giµu cã, nhng tµn ¸c nhÊt trong thÕ kû XX, gãp phÇn cïng c¶ níc ®Èy m¹nh sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa, phÊn ®Êu v× môc tiªu d©n giµu, níc m¹nh, x· héi c«ng b»ng, d©n chñ, v¨n minh. N«ng th«n B×nh Giang ®ang trót bá tµn tÝch nghÌo nµn, l¹c hËu, tiÕn lªn n«ng

461

Page 462: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

th«n ®iÖn khÝ hãa, c¬ giíi hãa, khoa häc hãa, ®a ®êi sèng ngang hµng víi thµnh thÞ.

§Ñp thay ®Êt níc vµ con ngêi huyÖn B×nh Giang.

Phô lôcBia v¨n chØ §êng An:

Di tÝch cña thêi häc vµ thi b»ng ch÷ H¸n cña huyÖn B×nh Giang cßn mét bia ®¸ to, cao, ch÷ kh¾c cßn ®äc ®îc, lu gi÷ ë khu ®Êt tríc miÕu thê Thµnh hoµng lµng Ho¹ch Tr¹ch. Bia viÕt b»ng ch÷ H¸n, mét mÆt ghi "§êng An v¨n chØ bi" , nghÜa lµ bia chÐp viÖc x©y v¨n chØ huyÖn §êng An (tªn cò cña huyÖn B×nh Giang) cã 362 ch÷ H¸n. V¨n bia do tiÕn sÜ Vò Nh Phan, hay cßn gäi lµ Phiªn, ngêi lµng L¬ng Ngäc, x· Thóc Kh¸ng. Kh¾c bia vµo mïa h¹, n¨m Gi¸p Th×n (1844); Mét mÆt ghi "LÞch ®¹i tiªn hiÒn bi" nghÜa lµ bia ghi nh÷ng ngêi hiÒn cña huyÖn qua c¸c triÒu ®¹i, cã 1075 ch÷, chia lµm 23 dßng: 1 dßng mµo ®Çu, 21 dßng mçi dßng ghi 5 tiÒn hiÒn, dßng cuèi cïng chØ ghi 3 TiÕn sÜ, céng 108 tiÒn hiÒn. Trong 108 tiÒn hiÒn Êy cã 3 cô ngêi lµng §µo X¸ nay di chuyÓn sang huyÖn ¢n Thi, tØnh Hng Yªn, mét sè cô kh«ng ®ç tiÕn sÜ, nhng cã c«ng nu«i d¹y con ®ç TiÕn sÜ, ghi lµ "TruyÒn gi¸o h÷u c«ng", nghÜa lµ c«ng nu«i d¹y. So víi 103 TiÕn sÜ cña huyÖn, chØ thiÕu tªn 2 cô lµ Lª Canh Tu©n vµ Vò Huy TÊn.

§©y lµ nguyªn v¨n b¶n dÞch 2 mÆt bia Êy:Nguyªn v¨n ch÷ H¸n cña mÆt bia thø nhÊt:唐安文址碑

我大南文献之邦唐安縣亦其地也舊文址在本縣诔陽社蓮橋之左原前穫澤進士汝廷

瓚創造恭進祀田以供奉祀第歲月易流舊址漸頹春秋祭祀欠便本縣累欲修之而未能也明府阮大人清化美化大里舉人來尹吾土謀諸縣紳

相于中縣而移設之擇得縣轄之穫澤社舊址詳認碑記則462

Page 463: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

伊邑文址之所坐艮向坤乃前進士汝進用所立龍脉榮廻地勢爽侃是亦一名勝也仍集縣紳該副總鄕里討辦物料改築爲縣址砌以土磗遶以木樹以癸卯起工甲辰工竣再立縣約增置祀田盖事有可回則回之回重廣之亦追述前修之意也從此享祀有所科目繼登遠企前人之盛固儒生之遺澤亦明府以文教爲念者也縣紳欲丞不朽會辦新碑謹記先賢科次姓名貫址以事關文脉涹璠爲記璠素拙於

言累辞弗撰謹述所見恭爲記旹皇朝紹治萬萬年之肆歲甲辰夏丙戌科進士原北寜

學政良堂武如璠拜譔文址在穫澤馬奇處地面壹高半周墻各五丈一縣約壹本留昭其祀田契文張監會執昭Phiên âm§êng An v¨n chØ bi.Ng· ®¹i nam v¨n hiÕn chi bang. §êng An huyÖn diÖc kú ®Þa

gi·. Cùu v¨n chØ, t¹i b¶n huyÖn, L«i D¬ng x·, LiÒn KiÒu chi t¶. Nguyªn tiÒn, Ho¹ch Tr¹ch tiÕn sÜ, Nh÷ §×nh To¶n s¸ng t¹o cung tiÕn tù ®iÒn, dÜ cung phông tù. §Ö tuÕ, nguyÖt dÞch lu, tiÒn chØ tiÖm ®åi, xu©n thu tÕ tù khiÕm tiÖn. B¶n huyÖn lòy dôc tu chÝ, nhi vÞ n¨ng gi·.

Minh phñ, NguyÔn ®¹i nh©n, Thanh Hãa, Mü H¶o, §¹i lý cö nh©n, l¹i duÈn ng« thæ, mu chÝ thÇn tíng, vu trung huyÖn chi di kiÕn chi. Tr¹ch ®¾c huyÖn h¹t, chi Ho¹ch Tr¹ch x·, x· cùu chØ, t-íng nhËn bi ký, t¾c y Êp v¨n chØ chi së, täa cÊn, híng kh«n. N·i h÷u tiÕn sÜ Nh÷ TiÕn Dông, së lËp long m¹ch oanh håi, ®Þa thÕ s¸ng khëi, thÞ diÖc kú nhÊt danh th¾ng ®Þa. Nhng tËp th©n cai

463

Page 464: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

phã tæng h¬ng lý, th¶o biÖn vËt liÖu, c¶i chóc vÞ huyÖn chØ. Thæ chuyªn nhiÔu dÜ méc thô, dÜ Quý M·o khëi c«ng, Gi¸p Th×n c«ng thu©n. T¸i lËp huyÖn íc, trÝ tù ®iÒn, c¸i sù h÷u kh¶ håi, t¾c håi chi, håi chi träng qu¶ng, chi diÖc ®·i thuËn tiÒn tu chi ý gi·. Tßng thö híng tù h÷u së, khoa môc kÕ ®¨ng viÔn sÝ, tiÒn nh©n chi thÞnh c¸, nho tiªn chi ®¹o, tr¹ch diÖc minh phñ dÜ v¨n gi¸o vi niÖm gi¶ gi·.

HuyÖn th©n dôc thïy bÊt hñ, håi biÖn t©n bi, cÈn tiÒn hiÒn khoa, thø, tÝnh, danh, qu¸n, chØ, dÜ sù quan v¨n m¹ch, ñy Phan vi ký. Phan tè thuyÕt ng«n, lòy tõ phÊt, so¹n cÇn thuËt së kiÕn cung vi ký chi.

Thêi Hoµng triÒu ThiÖu TrÞ v¹n v¹n niªn, chi tø tuÕ, gi¸p th©n h¹, hËu sinh, BÝnh TuÊt khoa tiÕn sÜ, nguyªn B¾c minh häc chÝnh, L¬ng §êng, Vò Nh Phan b¸i so¹n.

V¨n chØ t¹i Ho¹ch Tr¹ch, m· kú sø, ®Þa diÖn lôc cao b¸n chu têng c¸c ngò trîng.

HuyÖn íc mçi tæng nhÊt phiÕn lu chiÓu, kú tù ®iÒn khÕ v¨n, trëng gi¸m héi chÊp chiÓu.

DÞch nghÜa: Bia v¨n chØ huyÖn §êng An.Níc ViÖt Nam lµ níc v¨n hiÕn, huyÖn §êng An còng tõ ®Êt

Êy V¨n chØ cò huyÖn ta, ë x· L«i D¬ng, bªn t¶ CÇu Sen. Tríc do TiÕn sÜ Nh÷ §×nh To¶n, ngêi lµng Ho¹ch Tr¹ch, x©y dùng lªn, l¹i cung tiÕn ruéng thê, ®Ó chi cho viÖc tÕ lÔ. Tr¶i qua n¨m th¸ng, v¨n chØ cò ®æ n¸t, viÖc tÕ lÔ mïa xu©n, mïa thu, thËt kh«ng thuËn tiÖn. HuyÖn ®· nhiÒu lÇn muèn tu söa mµ cha lµm ®îc.

Nay cã quan phñ NguyÔn §¹i Nh©n, lµ cö nh©n lµng §¹i Lý huyÖn Mü Hãa, tØnh Thanh Hãa, ®Õn coi gi÷ ®Êt ta, bµn víi c¸c v¨n thÇn trong huyÖn, chuyÓn v¨n chØ vÒ gi÷a huyÖn, ®Ó x©y dùng l¹i. Chän trong huyÖn h¹t, cã nÒn cò v¨n chØ lµng Ho¹ch Tr¹ch, cßn bia ghi l¹i, x©y phÝa T©y B¾c, tr«ng vÒ §«ng Nam. L¹i ®îc TiÕn sÜ Nh÷ TiÕn Dông chän n¬i long m¹ch uèn quanh, ®Þa thÕ cao r¸o, thËt lµ ®Êt danh th¾ng. BÌn tËp hîp v¨n thÇn vµ c¸c phã tæng, lý phã trëng toµn huyÖn, bµn ®ãng gãp vËt liÖu, x©y dùng v¨n chØ huyÖn. X©y têng, trång c©y xung quanh. N¨m QuÝ M·o (1843) khëi c«ng. N¨m Gi¸p Th×n (1844) hoµn thµnh.

464

Page 465: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Sau ®ã lËp l¹i huyÖn íc, c¾t ®Æt ruéng thê. C¸i g× cßn gi÷ l¹i ®îc th× gi÷, gi÷ mµ lµm cho réng s¸ng h¬n, ®©y còng lµ lÊy c¸i ®· cã tõ tríc mµ söa sang vËy.

Tõ ®Êy, viÖc thê cóng cã n¬i chèn, khoa môc kÕ tôc réng xa nh thêi thÞnh cña ngêi xa, nèi sù nghiÖp cña tiÒn nho, còng lµ ®óng víi ý niÖm v¨n gi¸o cña quan phñ vËy.

V¨n th©n trong huyÖn muèn gi÷ ®îc l©u dµi m·i m·i, bµn lµm bia míi, cÈn thËn ghi thø tù khoa thi, hä, tªn, quª qu¸n c¸c tiÒn hiÒn. VÒ viÖc cã liªn quan ®Õn v¨n m¹ch, ñy th¸c cho Phiªn T«i viÕt bµi ký, Phiªn T«i lêi lÏ vông vÒ, nhiÒu lÇn tõ chèi kh«ng ®-îc, ®µnh ®em nh÷ng ®iÒu ®· biÕt, cÈn träng cung kÝnh so¹n bµi ký nµy.

Thêi vua ThiÖu TrÞ n¨m thø t, trong v¹n v¹n niªn, mïa h¹ n¨m Gi¸p Th×n (1844) kÎ hËu sinh, ®ç tiÕn sÜ khoa MËu TuÊt (1826) NguyÔn Häc ChØnh tØnh B¾c Ninh, quª ë lµng L¬ng §êng (tøc L¬ng Ngäc) Vò Nh Phiªn so¹n.

V¨n chØ x©y t¹i xø M· Kú, x· Ho¹ch Tr¹ch, diÖn tÝch 6 sµo rìi, têng bao quanh mçi mÆt 5 trîng.

B¶n huyÖn íc gi÷ mçi tæng mét b¶n, v¨n khÕ tù ®iÒn do tr-ëng gi¸m gi÷. MÆt sau bia lµ "LÞch ®¹i tiÒn hiÒn bi" (Bia ghi c¸c vÞ tiÒn hiÒn qua c¸c triÒu ®¹i). Tãm t¾t hä tªn, quª qu¸n, khoa môc c¸c vÞ tiÒn hiÒn qua c¸c triÒu ®¹i, lµ ngêi quª ë §êng An. (Xem môc TiÕn sÜ Nho häc).

MÊy c©u ph¬ng ng«n, tôc ng÷ ph¶n ¶nh phong tôc tËp qu¸n, ®Æc s¶n, th¾ng c¶nh, v¨n hãa cña ®Þa ph¬ng

1- Ngêi ta hay nãi: Ba B×, bÈy Bîi, chÝn lµng Me.Nhng ë huyÖn B×nh Giang chØ cã Ba B× vµ chÝn lµng Me,

cßn bÈy lµng cã tªn lµ Bîi thuéc huyÖn Gia Léc vµ Thanh MiÖn. Ba B× lµ: B× ¤ hay cßn gäi lµ ¤ Xuyªn, B× §æ cßn gäi lµ B× V¶i vµ B× Cèng thuéc x· Cæ B×.

ChÝn lµng Me th× t¸m lµng Me thuéc x· VÜnh Hång, mét lµng Me thuéc x· T©n Hång.

2- Ngêi ta thêng nãi: La, Di ®an ®ã, Lä, Dùa ®an lê H÷u Chung, BÝch Thñy lê ®ê ®an hom.

465

Page 466: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

La lµ lµng La X¸, Lä Dùa lµ lµng An L©u, cïng H÷u Chung, BÝch Thñy ®Òu thuéc huyÖn Thanh MiÖn gi¸p víi huyÖn B×nh Giang. Di lµ lµng B×nh §ª, x· B×nh Xuyªn, huyÖn B×nh Giang. ý hai c©u nµy nãi: Muèn cã c¸i ®ã, c¸i lê ®Ó ®¬m c¸ ph¶i cÇn ®Õn sù hîp t¸c cña 5 lµng thuéc hai huyÖn vµ d©n vïng nµy cã tËp qu¸n ®¬m c¸ b»ng lê, ®ã, ®Ó ®¬m c¸ vµ lê ®ã b¸n cho c¸c n¬i kh¸c.

3- Ngêi ta thêng nãi: TiÒn §äc, thãc Nh÷, ch÷ Tr»m.Hay nãi: Chã lµng Tr»m c¾n ra ch÷.Chã lµng Nh÷ c¾n ra thãcChã lµng §äc c¾n ra tiÒn.4- Ngêi ta cßn ®äc bµi "B×nh Giang tø vËt" huyÖn B×nh

Giang cã 4 ®iÒu kh«ng nªn.Nguyªn v¨n: VËt giao L¬ng §êng h÷u.VËt thó Mé Tr¹ch thª .VËt Èm Hßa Loan töu.VËt thùc Phó Khª kªNghÜa lµ: Kh«ng nªn kÕt b¹n víi ngêi L¬ng §êng.Kh«ng nªn lÊy vî ë lµng Mé Tr¹ch.Kh«ng nªn uèng rîu ë lµng Hßa Loan.

Kh«ng nªn ¨n thÞt gµ ë Phó Khª.Lµng L¬ng §êng nay lµ L¬ng Ngäc, thuéc x· Thóc Kh¸ng,

lµng Mé Tr¹ch thuéc x· T©n Hång; lµng Hßa Loan thuéc x· Nh©n QuyÒn; lµng Phó Khª thuéc x· Th¸i Häc.

Ngêi ta gi¶i thÝch: Lµng L¬ng Ngäc cã nhiÒu ngêi ra lµm d©n bu«n b¸n ë Hµ Néi, ¨n nãi v¨n hãa bãng bÈy, m×nh ¨n nãi méc m¹c ch©n quª, ch¬i víi hä, bÞ hä chª lµ quª mïa, thµ ch¼ng kÕt b¹n cho xong. LÊy vî ngêi Mé Tr¹ch, khi ®a rÓ, tõ cæng lµng ®Õn cæng nhµ vî, kh«ng biÕt bao chÆng ng¨n ®êng b»ng ¸n th, b»ng ch¨ng d©y, ph¶i lùa lêi nãi khÐo, víi phong b× giÊy ®á trong cã mÊy xu, míi qua ®îc, l¹i cßn cËy lµng cã häc, ®è ch÷, cã ®o¸n ®-îc míi cho qua. §· cã ®¸m ®a rÓ ch¹m lßng tù ¸i bá vÒ, h«n nh©n tan vì, c« g¸i giËn th©n kh«ng ®i lÊy chång n÷a. Lµng Hßa Loan thÕt rîu kh¸ch, hay dïng nËm sø cho sang, kh«ng dïng rîu c¶ chai,

466

Page 467: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

nËm nhá uèng mau hÕt, kh¸ch thÊy chñ nhiÒu lÇn thay nËm, uèng nhiÒu còng ngîng. D©n lµng Phó Khª mÕn kh¸ch, gÇn tra kh¸ch vµo nhµ lµ sai ngêi nhµ lõa b¾t gµ lµm c¬m, nhng gi÷a buæi, lõa sao ®îc gµ, kh¸ch ®µnh ¨n c¬m rau hay thøc kh¸c mµ kh«ng ®îc ¨n thÞt gµ. §©y lµ nãi tËp qu¸n cña bèn lµng, hay lµm ngêi mÊt lßng.

5 - Cã ngêi cßn nãi: Lµng Mé Tr¹ch cã "B¸ch d tiÕn sÜ", tøc cã h¬n tr¨m ngêi ®ç tiÕn sÜ. Nay, ®èi chiÕu ph¶ c¸c hä cña lµng Mé Tr¹ch, víi §¨ng khoa lôc, víi s¸ch "TiÕn sÜ nho häc cña tØnh H¶i D¬ng" xuÊt b¶n th¸ng 12 n¨m 1999, th× lµng Mé Tr¹ch chØ cã 39 ngêi ®øng vµo hµng TiÕn sÜ mµ th«i. C©u nãi "B¸ch d tiÕn sÜ" lµ qu¸ n©ng cao. Nhng cã ngêi lÊy hµng tr¨m ngêi hä Vò trong §¨ng khoa lôc, b¶o ®Òu lµ con ch¸u Vò Hån.

6 - Cã c©u: "B¸nh cuèn lµng Mßi, b¸nh tr«i lµng H¹": Lµng Mßi thuéc x· VÜnh Tuy, nh©n d©n lµm b¸nh tr¸ng b»ng bét g¹o b¸n ë c¸c chî. Lµng H¹ lµ lµng NhuËn Tr¹ch §«ng x· B×nh Minh, nh©n d©n lµm b¸nh chng, b¸nh dîm, b¸nh tr«i níc b¸n ë qu¸n ven ®êng 194. Nh©n d©n khen b¸nh cuèn lµng Mßi vµ b¸nh tr«i lµng H¹ ngon h¬n ë c¸c n¬i kh¸c lµm.

7- Cã c©u: "Trai lµng H¬ng mÆt vu«ng ch÷ ®iÒn mµ tiÒn kh«ng cã, trai lµng KÖ mÆt nh¨n nhã nhng cã nhiÒu tiÒn". Lµng H¬ng lµ lµng H¬ng Gi¸n, lµng KÖ lµ lµng KÖ Gi¸n, 2 lµng Êy ë liÒn nhau nay lµ lµng CËy thuéc x· Long Xuyªn. D©n lµng H¬ng Gi¸n tríc kia chØ ch¨m ®i häc vµ lµm ruéng cã ngêi ®ç ®¹t, d¸ng vÎ ®µng hoµng nh kh«ng kiÕm ®îc nhiÒu tiÒn. D©n lµng KÖ cã nghÒ nung lß sø cã lóc mÆt mµy lem luèc v× ®Êt c¸t, than, cñi nhng l¹i kiÕm ®îc nhiÒu tiÒn. Ngô ý khuyªn nªn ph¸t triÓn nghÒ míi kh¸ ®îc.

8 - Cã c©u: "Bón Me, chÌ CËy". §ã lµ hai mãn ¨n næi tiÕng.9 - Cã c©u: "Thø nhÊt V¨n Thai, thø hai lµ ®×nh lµng

KiÖt", ®ã lµ hai ng«i ®×nh cã phong c¶nh rÊt ®Ñp.10 - Cã c©u: "æi L¸o ch¸o Cuèi". Lµng L¸o lµ lµng Phóc L·o

cã gièng æi rÊt ngon næi tiÕng kh¾p n¬i. Lµng Cuèi lµ mét lµng thuéc huyÖn Gia Léc rÊt khÐo nÊu ch¸o, ai ®îc ¨n ®Òu khen hai thø nµy rÊt ngon.

467

Page 468: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

HÁT TRỐNG QUÂN Hàng năm, cứ vào dịp Trung thu, Tào Khê và Đào Xá lại mở

hội hát trống quân từ chập tối cho đến quả nửa đêm và kéo dài hết tuần trăng. Người đến xem và nghe hát chật hai bờ sông, đông nhất vào khoảng 9-10 giờ đêm, kể phải đến vài nghìn người, đủ mọi tầng lớp. Những bài ca đối đáp có các loại: Hát chào, hát mời, hát gọi, hát đố, hát yêu thương, đặc biệt có bài hát ca ngợi quê hương Đào Xá:

Quê em ở tỉnh Hưng YênPhủ thì phủ Khoái, huyện thì Ân Thi.Mẹ sinh được chín các dìTên em là Nguyễn Thị Thi rõ ràng.Đào Xá tên gọi là làng,Làng em nhất xã chia làm ba thônLàng em đã nức tiếng đồnCả làng làm quạt bán buôn đủ nghềNhiều người đi học đi thiNgười thì đỗ trạng, người thì vinh hoa.Làng em có giếng Đình Ba.Tuần phòng cẩn mật cho ta chơi bời.Làng em chín giếng chàng ơi,Xung quanh lát đá nước thời trong veo.Làng em chẳng có ai nghèo,Nhà xây san sát khác nào kinh đô.Mấy năm hai vụ được mùa,Đến rằm tháng tám tha hồ mà vui.Tập quán hát trống quân trước cách mạng tháng Tám thì

nhiều nơi có nhưng duy trì đến nay có lẽ chỉ còn Đào Xá - Tào Khê. Một trong những điều mà con gái làng Đào Xá tự hào là nghề làm quạt cổ truyền của mình mà đầu thế kỷ 19 đã trở thành một làng nghề nổi tiếng và được lịch sử ghi nhận. Phiên âm

Đường An văn chỉ bi.

468

Page 469: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ngã đại nam văn hiến chi bang. Đường An huyện diệc kỳ địa giã. Cựu văn chỉ, tại bản huyện, Lôi Dương xã, Liền Kiều chi tả. Nguyên tiền, Hoạch Trạch tiến sĩ, Nhữ Đình Toản sáng tạo cung tiến tự điền, dĩ cung phụng tự. Đệ tuế, nguyệt dịch lưu, tiền chỉ tiệm đồi, xuân thu tế tự khiếm tiện. Bản huyện lũy dục tu chí, nhi vị năng giã.

Minh phủ, Nguyễn đại nhân, Thanh Hóa, Mỹ Hảo, Đại lý cử nhân, lại duẩn ngô thổ, mưu chí thần tướng, vu trung huyện chi di kiến chi. Trạch đắc huyện hạt, chi Hoạch Trạch xã, xã cựu chỉ, tướng nhận bi ký, tắc y ấp văn chỉ chi sở, tọa cấn, hướng khôn. Nãi hữu tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, sở lập long mạch oanh hồi, địa thế sáng khởi, thị diệc kỳ nhất danh thắng địa. Nhưng tập thân cai phó tổng hương lý, thảo biện vật liệu, cải chúc vị huyện chỉ. Thổ chuyên nhiễu dĩ mộc thụ, dĩ Quý Mão khởi công, Giáp Thìn công thuân. Tái lập huyện ước, trí tự điền, cái sự hữu khả hồi, tắc hồi chi, hồi chi trọng quảng, chi diệc đãi thuận tiền tu chi ý giã. Tòng thử hướng tự hữu sở, khoa mục kế đăng viễn sí, tiền nhân chi thịnh cá, nho tiên chi đạo, trạch diệc minh phủ dĩ văn giáo vi niệm giả giã.

Huyện thân dục thùy bất hủ, hồi biện tân bi, cẩn tiền hiền khoa, thứ, tính, danh, quán, chỉ, dĩ sự quan văn mạch, ủy Phan vi ký. Phan tố thuyết ư ngôn, lũy từ phất, soạn cần thuật sở kiến cung vi ký chi.

Thời Hoàng triều Thiệu Trị vạn vạn niên, chi tứ tuế, giáp thân hạ, hậu sinh, Bính Tuất khoa tiến sĩ, nguyên Bắc minh học chính, Lương Đường, Vũ Như Phan bái soạn.

Văn chỉ tại Hoạch Trạch, mã kỳ sứ, địa diện lục cao bán chu tường các ngũ trượng.

Huyện ước mỗi tổng nhất phiến lưu chiểu, kỳ tự điền khế văn, trưởng giám hội chấp chiểu.

Dịch nghĩa: Bia văn chỉ huyện Đường An.Nước Việt Nam là nước văn hiến, huyện Đường An cũng từ

đất ấy Văn chỉ cũ huyện ta, ở xã Lôi Dương, bên tả Cầu Sen. Trước do Tiến sĩ Nhữ Đình Toản, người làng Hoạch Trạch, xây dựng lên, lại cung tiến ruộng thờ, để chi cho việc tế lễ. Trải qua

469

Page 470: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

năm tháng, văn chỉ cũ đổ nát, việc tế lễ mùa xuân, mùa thu, thật không thuận tiện. Huyện đã nhiều lần muốn tu sửa mà chưa làm được.

Nay có quan phủ Nguyễn Đại Nhân, là cử nhân làng Đại Lý huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đến coi giữ đất ta, bàn với các văn thần trong huyện, chuyển văn chỉ về giữa huyện, để xây dựng lại. Chọn trong huyện hạt, có nền cũ văn chỉ làng Hoạch Trạch, còn bia ghi lại, xây phía Tây Bắc, trông về Đông Nam. Lại được Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng chọn nơi long mạch uốn quanh, địa thế cao ráo, thật là đất danh thắng. Bèn tập hợp văn thần và các phó tổng, lý phó trưởng toàn huyện, bàn đóng góp vật liệu, xây dựng văn chỉ huyện. Xây tường, trồng cây xung quanh. Năm Quí Mão (1843) khởi công. Năm Giáp Thìn (1844) hoàn thành.

Sau đó lập lại huyện ước, cắt đặt ruộng thờ. Cái gì còn giữ lại được thì giữ, giữ mà làm cho rộng sáng hơn, đây cũng là lấy cái đã có từ trước mà sửa sang vậy.

Từ đấy, việc thờ cúng có nơi chốn, khoa mục kế tục rộng xa như thời thịnh của người xưa, nối sự nghiệp của tiền nho, cũng là đúng với ý niệm văn giáo của quan phủ vậy.

Văn thân trong huyện muốn giữ được lâu dài mãi mãi, bàn làm bia mới, cẩn thận ghi thứ tự khoa thi, họ, tên, quê quán các tiền hiền. Về việc có liên quan đến văn mạch, ủy thác cho Phiên Tôi viết bài ký, Phiên Tôi lời lẽ vụng về, nhiều lần từ chối không được, đành đem những điều đã biết, cẩn trọng cung kính soạn bài ký này.

Thời vua Thiệu Trị năm thứ tư, trong vạn vạn niên, mùa hạ năm Giáp Thìn (1844) kẻ hậu sinh, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1826) Nguyễn Học Chỉnh tỉnh Bắc Ninh, quê ở làng Lương Đường (tức Lương Ngọc) Vũ Như Phiên soạn.

Văn chỉ xây tại xứ Mã Kỳ, xã Hoạch Trạch, diện tích 6 sào rưỡi, tường bao quanh mỗi mặt 5 trượng.

Bản huyện ước giữ mỗi tổng một bản, văn khế tự điền do trưởng giám giữ. Mặt sau bia là "Lịch đại tiền hiền bi" (Bia ghi các vị tiền hiền qua các triều đại). Tóm tắt họ tên, quê quán, khoa mục

470

Page 471: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

các vị tiền hiền qua các triều đại, là người quê ở Đường An. (Xem mục Tiến sĩ Nho học).

Phương ngôn, tục ngữ1- Người ta hay nói: Ba Bì, bẩy Bượi, chín làng Me.Nhưng ở huyện Bình Giang chỉ có Ba Bì và chín làng Me,

còn bẩy làng có tên là Bượi thuộc huyện Gia Lộc và Thanh Miện. Ba Bì là: Bì Ô hay còn gọi là Ô Xuyên, Bì Đổ còn gọi là Bì Vải và Bì Cống thuộc xã Cổ Bì.

Chín làng Me thì tám làng Me thuộc xã Vĩnh Hồng, một làng Me thuộc xã Tân Hồng.

2- Người ta thường nói: La, Di đan đó, Lọ, Dựa đan lờ Hữu Chung, Bích Thủy lờ đờ đan hom.La là làng La Xá, Lọ Dựa là làng An Lâu, cùng Hữu Chung,

Bích Thủy đều thuộc huyện Thanh Miện giáp với huyện Bình Giang. Di là làng Bình Đê, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang. ý hai câu này nói: Muốn có cái đó, cái lờ để đơm cá phải cần đến sự hợp tác của 5 làng thuộc hai huyện và dân vùng này có tập quán đơm cá bằng lờ, đó, để đơm cá và lờ đó bán cho các nơi khác.

3- Người ta thường nói: Tiền Đọc, thóc Nhữ, chữ Trằm.Hay nói: Chó làng Trằm cắn ra chữ.Chó làng Nhữ cắn ra thócChó làng Đọc cắn ra tiền.4- Người ta còn đọc bài "Bình Giang tứ vật" huyện Bình

Giang có 4 điều không nên.Nguyên văn: Vật giao Lương Đường hữu.Vật thú Mộ Trạch thê .Vật ẩm Hòa Loan tửu.Vật thực Phú Khê kêNghĩa là: Không nên kết bạn với người Lương Đường.Không nên lấy vợ ở làng Mộ Trạch.Không nên uống rượu ở làng Hòa Loan.

Không nên ăn thịt gà ở Phú Khê.

471

Page 472: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng Lương Đường nay là Lương Ngọc, thuộc xã Thúc Kháng, làng Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng; làng Hòa Loan thuộc xã Nhân Quyền; làng Phú Khê thuộc xã Thái Học.

Người ta giải thích: Làng Lương Ngọc có nhiều người ra làm dân buôn bán ở Hà Nội, ăn nói văn hóa bóng bẩy, mình ăn nói mộc mạc chân quê, chơi với họ, bị họ chê là quê mùa, thà chẳng kết bạn cho xong. Lấy vợ người Mộ Trạch, khi đưa rể, từ cổng làng đến cổng nhà vợ, không biết bao chặng ngăn đường bằng án thư, bằng chăng dây, phải lựa lời nói khéo, với phong bì giấy đỏ trong có mấy xu, mới qua được, lại còn cậy làng có học, đố chữ, có đoán được mới cho qua. Đã có đám đưa rể chạm lòng tự ái bỏ về, hôn nhân tan vỡ, cô gái giận thân không đi lấy chồng nữa. Làng Hòa Loan thết rượu khách, hay dùng nậm sứ cho sang, không dùng rượu cả chai, nậm nhỏ uống mau hết, khách thấy chủ nhiều lần thay nậm, uống nhiều cũng ngượng. Dân làng Phú Khê mến khách, gần trưa khách vào nhà là sai người nhà lừa bắt gà làm cơm, nhưng giữa buổi, lừa sao được gà, khách đành ăn cơm rau hay thức khác mà không được ăn thịt gà. Đây là nói tập quán của bốn làng, hay làm người mất lòng.

5 - Có người còn nói: Làng Mộ Trạch có "Bách dư tiến sĩ", tức có hơn trăm người đỗ tiến sĩ. Nay, đối chiếu phả các họ của làng Mộ Trạch, với Đăng khoa lục, với sách "Tiến sĩ nho học của tỉnh Hải Dương" xuất bản tháng 12 năm 1999, thì làng Mộ Trạch chỉ có 39 người đứng vào hàng Tiến sĩ mà thôi. Câu nói "Bách dư tiến sĩ" là quá nâng cao. Nhưng có người lấy hàng trăm người họ Vũ trong Đăng khoa lục, bảo đều là con cháu Vũ Hồn.

6 - Có câu: "Bánh cuốn làng Mòi, bánh trôi làng Hạ": Làng Mòi thuộc xã Vĩnh Tuy, nhân dân làm bánh tráng bằng bột gạo bán ở các chợ. Làng Hạ là làng Nhuận Trạch Đông xã Bình Minh, nhân dân làm bánh chưng, bánh dợm, bánh trôi nước bán ở quán ven đường 194. Nhân dân khen bánh cuốn làng Mòi và bánh trôi làng Hạ ngon hơn ở các nơi khác làm.

7- Có câu: "Trai làng Hương mặt vuông chữ điền mà tiền không có, trai làng Kệ mặt nhăn nhó nhưng có nhiều tiền". Làng Hương là làng Hương Gián, làng Kệ là làng Kệ Gián, 2 làng ấy ở

472

Page 473: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

liền nhau nay là làng Cậy thuộc xã Long Xuyên. Dân làng Hương Gián trước kia chỉ chăm đi học và làm ruộng có người đỗ đạt, dáng vẻ đàng hoàng như không kiếm được nhiều tiền. Dân làng Kệ có nghề nung lò sứ có lúc mặt mày lem luốc vì đất cát, than, củi nhưng lại kiếm được nhiều tiền. Ngụ ý khuyên nên phát triển nghề mới khá được.

8 - Có câu: "Bún Me, chè Cậy". Đó là hai món ăn nổi tiếng.9 - Có câu: "Thứ nhất Văn Thai, thứ hai là đình làng Kiệt",

đó là hai ngôi đình có phong cảnh rất đẹp.10 - Có câu: "ổi Láo cháo Cuối". Làng Láo là làng Phúc Lão

có giống ổi rất ngon nổi tiếng khắp nơi. Làng Cuối là một làng thuộc huyện Gia Lộc rất khéo nấu cháo, ai được ăn đều khen hai thứ này rất ngon.

HÁT TRỐNG QUÂN Phả tích họ Nguyễn làng Tào Khê kể: Thời chúa Trịnh Sâm,

có một bà phi ngời làng Tào, tức làng Tào Khê, xã Thúc Kháng ngày nay, bà tên là Nguyễn Thị Mỹ, hát ca trù hay đứng đầu trong phủ chúa. Chúa ban cho ân điển, đợc thu tiền hát ở các đình của trấn Hải Dơng. Bà mất năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) linh cữu chuyển về quê mai táng trong miễu Tào.

Miễu Tào nay không còn, nhưng miếu và mộ của bà vẫn còn. Đặc biệt là, truyền thống hát trống quân ở đây đang được nghiên cứu, phục hồi và phát huy. Hát trống quân xưa ở hai bờ sông Cửu Yên, bên tả là ấp Tào Khê(Ngọc Cục), bên hữu là Đào Xá(Ân Thi) vào dịp trung tuần tháng Tám. Dưới đây là một số bài hát trống quân cổ truyền còn dược bảo lưu:

Nam:Tháng Tám anh đi chơi xuân,Đồn đây mở hội trống quan anh vào.Thoạt vào anh có lời giao,Không chồng thì vào, có chồng thì ra.Có chống thì tránh cho xa,Không chồng mới được lân la chốn này.

473

Page 474: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Nữ:Không chồng em mới ra đây,Có chồng giải chiếu màn quây ở nhà.Không chồng em mới lân la,Có chồng đóng cửa ở nhà chơi xuân.(Theo ông Bùi Đình Trọng, người làng Ngọc Cục).Hát chào.Nam: Tháng tám anh đi chơi xuân,Đồn đây mở hội trống quân anh vào.Quân tử ta mới vào ngồi,Ta xin giao hẹn mấy nhờ phân bua.Hát thì ta cấm hát chua,Những nhời pha tạp ta đưa ra ngoài.Triều Kiều cấm đố một câu,Pham Trần cẩm kể từ đầu đến đuôi.Người hát cẩm cả người xui,Người nào hát lại là người ấy thua.Thi hát thì phải phân bua,Đã hát vào hát, được thua cấm cười.Ta xin đối địch với người văn nhân.--------------------(Theo bà Đào Thị Tý, người làng Ngọc Cục).In trong sách Tìm hiểu hát trống quân… của Lê Thị Dự,NXB Hội Nhà

văn, in năm 2015.

Bài hát đối của Đào Xá:Quê em ở tỉnh Hưng Yên,Phù thì phủ Khoái, huyện thì Ân Thi.Mẹ sinh được chín các dì,Tên em là Nguyễn Thị Thi rõ ràng.Đào Xá tên gọi là làng,Làng em nhất xã chia làm ba thôn.

474

Page 475: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Làng em đã nức tiếng đồn,Cả làng làm quạt bán buôn đủ nghề.Nhiều người đi học đi thi,Người thi đỗ trạng, người thì vinh hoa.Làng em có giếng đình Ba,Tuần phòng phòng cẩn mật cho ta chơi bời.Làng em chín giếng chàng ơi,Xuân xuanh lát đá nước thời trong veo.Làng em chẳng có ai nghèo,Nhà xây san sát khác nào kinh đô.Mấy năm hai vụ được mùa,Đến rằm tháng Tám tha hồ mà vui.-------------( Theo nghề cổ truyền Hải Hưng tập IIHội đồng nghiên cứu- Biên soạn lịch sử tỉnh Hải Hưng, XB

năm 1987)

475

Page 476: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

PHỤ LỤC BÁO CÁOBảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2010 - 2015)

476

Page 477: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

477

Page 478: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

478

Page 479: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

479

Page 480: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

480

Page 481: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

481

Page 482: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

482

Page 483: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

483

Page 484: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Di tích xếp hạng Quốc Gia

1- Đình chùa Châu Khê, xã Thúc Kháng.Di tích được xếp hạng theo QĐ 154, ngày 25-01-1991 của Bộ

VHTT.Niên đại: xây dựng từ TK XVI, tu sửa đầu TK XX.Thờ thành hoàng là Phạm Sĩ, người có công trong kháng

chiến chống Nguyên Mông, thế kỷ XIII.Chùa có tên Liên Hoa tự, có từ thời Trần, quy mô 36 gian. Di

tích qua nhieuf hiều lần trùng tu, tôn tạo.Lê hội 19 tháng Giêng.Lễ hội: 2- Đình Mộ Trạch, caác Tân HồngDi tích được xếp hàạng, theo QĐ 154, ngày 25-01-1991, của

Bộ VHTT.Điình xây dựng từ TK XVI, di tích hiện còn trung tu vào TK

XVIII.Thờ thành hoàng là An Nam Đô hộ phủ Vũ Hồn, người Hoa,

định cư tại Mộ Trạch từ TK IX.Lê hội ngày 7-8 tháng Giêng.3- Nhà thờ họ Nhữ, xã Thái Học.Di tích được xếp hàng, theo QĐ 74, ngày 02-02-1993, của Bộ

VHTT.Nhà thờ được xây dựng TK XVI. Hiềện còn 31 sắc phong từ

Hậu Lê.Thờ tổ là Nhữ Văn Lan, Hoàng Giáp, khoa Quý Mùi, niên

hiện Quang Thuận thứ 4 (1463). Qua 4 đời sau, có 5 người đỗi tiến sĩ, đều là quan triều.

Giỗ tổ vào ngày 10 tháng Giêng. 4- Đình chùa Cậy, xã Long Xuyên.

484

Page 485: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Di tích được xếp hạàng, theo QĐ- 372, ngày 10-03-1994, của Bộ VHTT.

Đình xây dựng vào TK XVI, đã qua nhiều lần trung tu. Di TÍích hiện còn tái tạo vào cuối TK XX.

Thờ Thành Hoàng là Bảo Phúc Đại vườơng, có công phù vua Hùng thứ 18 giữ nước, chống quân Thục.

Chùa có tên Vĩnh Bảo tự, ở TK XVII có tới 51 gian bề thế, nhưng đã hư hại qua thời gian và chiến tranh, di tích hiện còn trung tu vào TK XX. Di tích còn nhiều cổ vật.

Lễ hội 19 tháng Ba. 5- Đình Cao Xá, xã Thái Hòa.Di tích được xếp hàạng, theo QĐ 502, ngày 28-4-1994, của

Bộ VHTT.Đình có từ thời Hậu Lê, Di tích hiện còn xây dựng vào thời

Nguyễn.Đình thờ 3 thành hoàng là Phạm Chí, Phạm Khí, Phạm Minh,

thời Hùng Vương thứ 6.Năm 1950, là nơi tập trung tân binh xây dựng Trung đoàn

Công binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.Lễ hội … 6- Đình Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng.Di tích được xếp hạàng, theo QĐ 2233, ngày 26-06-1991, của

Bộ VHTT.Đình có từ thời Hậu Lê, qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc

hiệền còn trung tu vào thời Nguyễn.Đình thờ Thành hoàng là Đinh Điền, thời Đinh Tiên Hoàng,

có công dẹp loạn 12 sứ quân. Lễ hội … 7- Chùa Phú Khê, xã Thái Học.Di tích được xếp hạàng, theo QĐ 985, ngày 07-05-1991, của

Bộ VHTT.Chùa có tên là Diên Phúc tự, xây dựng vào TK XV. Chùa

hiện còn mang kiến trúc TK XVIII và nhiều cổ vật. Đây còn là cơ sơơ kháng chiến chống Pháp.

Lêễ hội …

485

Page 486: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

8- Miếu Đan Loan, xã Nhân Quyền.Di tích được xếp hạàng, theo QĐ -05/1999, ngày 12-02-1999,

của Bộ VHTT.Miếu thờ Triều Xương, TK VII, người Hoa, có công truyền

nghề nhuộm. Phía sau miếu có chùa, tên là Sùng Phúc tự.Công trình có trên một nghìn năm, nhưng qua nhiều lần trùng

tu, kiếên trúc hiện còn có dấu ấn thờ Hậu Lê và Nguyễn.Lê hội…9- Mộ Phạm Đình Hổ và Lầu bình thơ, xã Nhân Quyền.Di tích được xếp hàạng, theo QĐ-05/1999, ngày 12-02-1999,

của Bộ VHTT.Phạm Đình Hổ sinh năm 1768, mất năm 1839, tuy chỉ đỗ Sinh

đồ (Tú tài), nhưng vì có thực tài nên đã được làm Tế tửu quốc tế giám, để lại nhiều công trình có nhiều trị lịch sử-văn hóa.

10- Đình Bùi Xxá, xã Nhân Quyền,Di tích được xếp hàạng, theo QĐ 04/2001, ngày 19-01-2001,

của Bộ VHTT.Đình có từ thời Hậâu Lê, kiến trúc hiện còn thời Nguyễn khá

đồng bộ.Đình thờ hai thành hoàng: Phạm Trí có công chống Nguyên Mông ở TK XII, sau mở

trường dạy học. Ất Sơn đại vương, tướng quân thời Hùng Vương.Lê hội ngày 9 tháng Giêng.11- Đình Trạch Xá (Mạc Xá), xã Tân Hồng.Di tích được xếp hàạng, theo QĐ 04/2001, ngày 19-01-2001,

của Bộ VHTT.Thờ Thành hoàng An Nam Đô hộ phủ Vũ Hồn, người Hoa,

định cư tại Mộ Trạch từ TK IX.Đình có từử TK XVII, hiện còn nhiều cổ vật.Lễê hội ngày 8 tháng Giêng.12- Đình Ngọc Cục, xã Thúc Kháng.Di tích được xếp hạàng, theo QĐ 154, ngày 19-01-2001, của

Bộ VHTT.Đình có từ TK

486

Page 487: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Thờ Thành hoàng làngLễ hội 13- Miếu Mộ Trạch, xã Tân Hồng.Di tích được xếp hàng, theo QĐ 4702, ngày 18-12- 2209, của

Bộ VHTT.Xây dựng từ TK Thờ Thành hoàng làngLễ hội:14- Miếu Mộ Trạch, xã Tân Hồng.Di tích được xếp hàng, theo QĐ 4702, ngày 18-12- 2209, của

Bộ VHTT.Xây dựng từ TK Thờ Thành hoàng làngLễ hội:

487

Page 488: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Tóm tắt di tích xếp hạng cấp tỉnh

1- Cụm di tích Đình, chùa Bằng Trai, Tthôn Bằng Trai, Xxã Vĩnh Hồng

- Thờ Trình An Tể danh tướng thời Đinh (TK X), có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

- Chùa thờ Phật (Đại thừa)- Lễ hội: 10-15 tháng giêng- Kiến trúc: Đình KT hình chữ Đinh ( J )Niên đại: Đình xây dựng thời NguyễnTu bổ năm 1997Chùa xây dựng thời NguyễnTu bổ năm 1992- Hiện trạng quản lý: Nhà nước, SQĐ: 629/QĐ-UBND, XH 2005- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt2- Đình thôn Trinh Nữ, Thôn Trinh Nữ, Xã Hồng Khê- Thờ Hoàng công Nguyễn Uy là một trong 5 vị thánh Ngũ

Lôi giúp vua Lê Đại Hành dẹp giặc Tống cuối thế kỷ X- 2 kỳ lễ hội: - Lễ hội: 15-20/2 ngày sinhKiến trúc: Chữ Đinh ( J )Niên đại: thời Nguyễn- Tu bổ năm 2003- Hiện trạng quản lý: Nhà nước, SQĐ: 4981/QĐ-UBND, XH

11/ 2005- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt3- Đền Ô Xuyên, Thôn Ô Xuyên, Xã Cổ Bì- Đền thờ 5 vị tướng thời Hai Bà Trưng và phối thờ Thánh

mẫu là Liễu Hạnh Công chúa.- Lễ hội: 5/2 (Â L)- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )

488

Page 489: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Niên đại: Thời Nguyễn- Tu bổ năm 1998- Hiện trạng quản lý: Nhà nước, SQĐ: 4539/QĐ-UBND, XH

12/ 2007- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt4- Cụm di tích Đình-đền-chùa Nhữ Thị, thôn Nhữ Thị, xã

Thái Hoà- Chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa.- Đền thờ Nhữ Công Tung, tiến sĩ TK16.- Đình thờ 3 vị Thành Hoàng: Phong Dũng Trí, Kinh Khí và

Thông Minh Đại Vương.- Lễ hội: 6-10/giêng- Kiến trúc: Chùa chữ đinh ( J ); Đền KT chữ nhất; Đình chữ

đinh ( J )- Chùa xây dựng thời Nguyễn, mới tu bổ.- Đền xây dựng thời Nguyễn, mới tu bổ.- Đình xây dựng thời Nguyễn, tu bổ 1999- Hiện trạng quản lý: Nhà nước, SQĐ: 3718/QĐ-UBND, XH

10/ 2009- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt5- Miếu - chùa Bình Đê, Thôn Bình Đê, Xã Bình Xuyên- Miếu: Thờ Thành hoàng là Thiên Bồng huý Khai Công,

Linh Quang huý Phù Công và Thượng Đạt huý Hiểu Công có công giúp vua Lý đánh quân nhà Lương.

- Chùa: Thờ Phật.- Lễ hội: 13-14/2 (ÂL)- Miếu KT hình chữ đinh - chùa KT hình chữ đinh - Niên đại: Thời NguyễnTu bổ năm 2004- Hiện trạng quản lý: Nhà nước, SQĐ: 4763/QĐ-UBND, XH

12/ 2006- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt6- Đình làng Sồi Cầu, thôn Sồi Cầu, xã Thái Học

489

Page 490: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Thành hoàng là Trần Chung Công có công đánh giặc Ai Lao (TK XII)

- Lễ hội:14/2 (ÂL)- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Thời NguyễnTu bổ năm 2007 - Hiện trạng quản lý: nhà nước SQĐ: 3964/QĐ-UBND, năm

XH 2008- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt7- Đình Trâm Mòi, thôn Trâm Mòi, xã Thái Hoà-Thờ Thành hoàng Đoàn Thượng.-Đông Bàng Công-Nam Bích Công-01 vị Thiên thần- Lễ hội: 11/giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Thời Nguyễn, tu bổ 2007- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3179/QĐ- UBND ngày

22/11/2010- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt8- Đình thôn Phục Lễ, thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng- Thờ Thành Hoàng tên là Thai Nương (Nguyệt Thai công

chúa), có công âm phù giúp vua Trần đánh giặc.- Lễ hội:10/giêng ngày sinh.- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Thời Nguyễn, tu bổ 2003- Hiện trạng quản lý: nhà nước SQĐ: 3173/QĐ- UBND

ngày22/11/2010- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt9- Đình Lương Ngọc, thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng- Thờ Thành Hoàng là Vũ Thiệu- Lễ hội: 12-13 /giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Thời Nguyễn, tu bổ 1996

490

Page 491: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3834/QĐ- UBND ngày 02/11/2009

- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt10- Đình thôn Hoàng Sơn, thôn Hoàng Sơn, xã Thái Dương- Thờ Thành Hoàng là Phạm Ứng- Lễ hội: 7-15/11 (ÂL)- Kiến trúc: Chữ khẩu ( )- Niên đại: Thời Nguyễn, tu bổ 1997- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3171/QĐ- UBND

ngày22/11/2010- Hiện trạng kỹ thuật: Xuống cấp một phần11- Đình Thuần Lương, thôn Thuần Lương, xã Hùng Thắng - Thờ Thành Hoàng là đức Bạch Mã, huý là Lịch,hiệu hiệu là

Tô, ngài là thiên thần.- Lễ hội: 9-10/giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Thời Nguyễn tu bổ 2009- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3413/QĐ- UBND ngày

14/12/2011- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt12- Đình-chùa Vĩnh Lại (chùa Sùng Khánh), thôn Lại, xã

Vĩnh Tuy- Đình thờ Thành Hoàng là Trấn Quốc- Chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa.- Lễ hội: 7/giêng- Kiến trúc: Đình KT chữ Nhị ( = )Chùa KT chữ Đinh ( J )- Niên đại: Đình xây dựng thời Nguyễn, tu bổ 1999Chùa xây dựng năm 2004- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3407/QĐ- UBND ngày

14/12/2011- Hiện trạng kỹ thuật: Xuống cấp một phần13- Chùa Chè, thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng- Thờ Phật theo phái Đại Thừa.- Lễ hội: Các ngày lễ tiết của nhà phật

491

Page 492: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Xây dựng năm 2003- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3420/QĐ-UBND ngày

14/12/2011- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt14- Miếu - chùa Dương Xá, thôn Dương Xá, xã Nhân Quyền- Miếu thờ vị tướng thời Hùng Vương là Cao Hoằng, có công

đánh giặc Thục.- Chùa thờ phật theo phái Đại Thừa- Lễ hội: 12/giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Miếu XD thời hậu Lê, tu bổ 1996Chùa XD năm 1996- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3399/QĐ- UBND ngày

14/12/2011- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt15- Chùa Trâm Khê, thôn Châm Giữa, xã Thái HoàThờ Phật theo phái Đại Thừa.- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Xây dựng lại năm 1991- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 3418/QĐ- UBND ngày

14/12/2011- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt16- Đình - chùa Tào Khê, thôn Tào Khê, xã Thúc Kháng- Đình thờ Thành Hoàng là Hưng Phúc tướng Hai Bà Trưng.

phối thờ đức thánh Trấn Vũ.- Chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa.- Lễ hội: 10/2 ngày sinh- Kiến trúc: Đình chữ Công ( I )Chùa chữ Đinh( J )- Niên đại: Đình XD thời Nguyễn.Chùa XD thời Nguyễn, tu bổ 2.000- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 419/QĐ-UBND ngày

07/02/2013- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt

492

Page 493: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

17- Đình Hồ Liễn, thôn Hồ Liễn, xã Vĩnh Tuy- Thờ Thành Hoàng là Phạm HuyềnThông, ngài là thiên thần

phù nhà Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. phối thờ Thuận Thiên công chúa.

- Lễ hội: 6-8/giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Thời Nguyễn , tu bổ 2006- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 416/QĐ-UBND ngày

07/02/2013- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt18- Đình - chùa My Thữ, thôn My Thữ, xã Vĩnh Hồng * Đình My Thữ thờ 4 vị Thành hoàng:- Nguyệt Thai công chúa;- Nguyệt Độ công chúa;-Quang Minh Đại vương;- Quận chúa Kim Hoa.*Chùa thờ phật theo thiền phái đại thừa- Lễ hội: 9-17/giêng- Kiến trúc: Đình KT hình chữ nhịChùa KT chữ đinh- Niên đại: Đình XD thời hậu Lê, phục dựng năm 1987Chùa xây dựng năm 2011- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 428/QĐ-UBND ngày

25/1/2014- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt19- Đình - chùa thôn My Khê, thôn Mỵ Khê, xã Vĩnh Hồng* Đình My Khê thờ 6 vị Thành hoàng:- Đương Cảnh Thành hoàng Pháp Thông Uy linh nhị vị Đại

vương;-Nhị vị công chúa Nguyệt Thai và Nguyệt Độ;-Võ Dụ Tôn công;-Từ Thiện Phu nhân (mẫu thân của Võ Dụ Tôn công).- Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.- Lễ hội: 9-10/giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )

493

Page 494: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

- Niên đại: Đình khởi công xây dựng năm 1776, phục dựng lại năm1996.

Chùa được xây dựng thời hậu Lê, trùng tu tôn tạo nhiều lần.- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 431/QĐ-UBND ngày

25/1/2014- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt20- Đình Tranh Ngoài, thôn Tranh Ngoài, xã Thúc Kháng- Thờ 2 vị thành hoàng là: Long Công và Khang Công thời

Đinh- Lễ hội: 6-8/giêng- Kiến trúc: Chữ Đinh ( J )- Niên đại: Xây dựng thời hậu Lê , tu bổ 2004- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ:203/QĐ-UBND ngày

20/01/2015.- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt21- Đình Lý Đỏ, thôn Lý Đỏ, xã Tân Việt- Thờ thành hoàng làng Thiện Quang- Lễ hội: 10/2 (Â L)- Kiến trúc: KT chữ đinh (J)- Niên đại: Xây dựng thời hậu Lê, trùng tu thời Nguyễn- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 198/QĐ-UBND ngày

20/01/2015.- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt22- Đình An Đông, thôn An Đông, xã Thái Hòa- Thờ 3 vị thành hoàng là: Phan Khí, Phan Chí, Phan Minh có

công giúp vua Hùng- Lễ hội:11-12/giêng- Kiến trúc: KT hình chữ nhị- Niên đại: Xây dựng thời hậu Lê, đình hiện tại xây dựng năm

2014- Hiện trạng quản lý : nhà nước SQĐ: 306/QĐ-UBND ngày

19/01/2017.- Hiện trạng kỹ thuật: Tốt

494

Page 495: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

DANH MỤC VHPVTĐề nghị bảo vệ cấp Quốc gia năm 20131- Nghệ thuật Hát Trống quân, Thôn Tào Khê - Ngọc Cục, xã

Thúc Kháng.

DANH SÁCHCÁC LÀNG, KHU DÂN CƯ VĂN HÓA TỪ NĂM 1996-

2015

NĂM 19961. Làng Phụng Viện, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang.NĂM 19971. Làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang.NĂM 19981. Làng Bá Thuỷ, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang.2. Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang.3. Làng Mỹ Trạch, xã Bình Minh, huyện Bình Giang.4. Làng Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang.NĂM 19991. Làng Dương Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang.2. Làng Lại, xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang.3. Làng Ngọc Mai, xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang.NĂM 20001. Làng Trinh Nữ, xã Hồng Khê, huyện Bình Giang.NĂM 20011. Làng Hà Đông, xã Thái Dương, huyện Bình Giang.2. Làng Hợp Lễ, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang.3. Làng Hồ Liễn, xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang.NĂM 20021. Làng Phú Thuận, xã Hồng Khê, huyện Bình Giang.2. Làng Tân Hưng, xã Tân Việt, huyện Bình Giang.3. Làng Gòi, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.4. Làng Ô Xuyên, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang.

495

Page 496: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

NĂM 20031. Làng Kênh, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.2. Làng Phú Khê, xã Thái Học, huyện Bình Giang.3. Làng Hạ Bì, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang.NĂM 20041. Làng Lôi Khê, xã Hồng Khê, huyện Bình Giang.2. Làng Lôi Trì, xã Hồng Khê, huyện Bình Giang.3. Khu dân cư Trung, xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang.4. Làng Kinh Dương, xã Thái Dương, huyện Bình Giang.5. Làng Nhữ Thị, xã Thái Hoà, huyện Bình Giang.NĂM 20051. Ấp Kim Dương, xã Thái Dương, huyện Bình Giang.2. Làng Trại Như, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.3. Làng Bùi Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang.4. Làng Bình Dương, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang.5. Làng Sồi Tó, xã Thái Học, huyện Bình Giang.6. Làng Ngõ, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.7. Làng Hoà Ché, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang.NĂM 20061. Làng Tuấn, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang.2. Làng Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang.3. Làng Hoà Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang.4. Làng Như, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.5. Làng Ấp Cam, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang.NĂM 20071. Làng Bì Đổ, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang.2. Làng Lý Đỏ, xã Tân Việt, huyện Bình Giang.3. Làng Quàn, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.4. Làng Quang Tiền, xã Bình Minh, huyện Bình Giang.NĂM 20081. Làng Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang.2. Làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang.3. Làng Vĩnh Lại, xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang.4. Làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang.5. Làng Bằng Giã, xã Tân Việt, huyện Bình Giang.

496

Page 497: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

6. Làng Cao Xá, xã Thái Hoà, huyện Bình Giang.7. Làng Tuyển Cử, xã Tân Hoà, huyện Bình Giang.NĂM 20091. Làng Bình An, xã Tân Việt, huyện Bình Giang.2. Làng Phú Thứ, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang.3. Làng Dinh Như, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.4. Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang.5. Làng Phương Độ, xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang.6. Làng Hoàng Sơn, xã Thái Dương, huyện Bình Giang.7. Làng Sồi Cầu, xã Thái Học, huyện Bình Giang.8. Làng Trâm Mòi, xã Thái Hoà, huyện Bình Giang.NĂM 20101. Làng My Cầu, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang.2. Làng Phủ Bình, xã Thái Học, huyện Bình Giang.3. Làng Hà Tiên, xã Thái Dương, huyện Bình Giang.4. Làng Bình Cách, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.5. Làng Trương Cầu, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.6. Làng Trâm Phúc, xã Thái Hoà, huyện Bình Giang.NĂM 20111- Làng Thái Khương, xã Thái Dương 2- Làng Trâm Giữa, xã Thái Hoà 3- Làng An Đông, xã Thái Hoà 4- Làng Nhuận Đông, xã Bình Minh 5- Làng Mòi, xã Vĩnh Tuy NĂM 20121- Làng Cam Xá, xã Cổ Bì 2- Làng My Thữ, xã Vĩnh Hồng 3- Làng Trạch Xá, xã Tân Hồng NĂM 20131- Làng Lý Long, xã Hồng Khê 2- Làng Bằng Trai, xã Vĩnh Hồng 3- Làng My Khê, xã Vĩnh Hồng 4- Làng Nhận Tây, xã Bình Minh 5- Làng Phúc Lão, xã Hùng Thắng

497

Page 498: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

NĂM 20141- Làng Đỗ Xá xã Vĩnh Hồng2- Làng Lý Dương xã Vĩnh Hồng3-Làng Lý Đông xã Vĩnh Hồng4-Làng Bá Đoạt xã Long Xuyên NĂM 20151- Làng Tào Khê xã Thúc Kháng2- Làng Tranh Ngoài xã Thúc Kháng 3- Làng Me Vàng xã Vĩnh Hồng4- Khu IV, Thị trấn Kẻ Sặt NĂM 20161- Làng Ngọc Tân xã Thúc Kháng2- Làng Ngọc Cục xã Thúc Kháng 3- Khu V, Thị trấn Kẻ Sặt TÓM TẮT:

Huyện Bình Giang có 17 xã, 01 thị trấn với 103 làng, Khu dân cư; Tính đến hết 2015 toàn huyện có 83/103 làng , Khu dân cư được công nhận là làng khu dân cư văn hóa.

498

Page 499: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Văn bia huyện Bình Giang

Hải Dương là tỉnh đứng hàng đầu về văn bia Hán Nôm trên các loaại hiình, trong số 22.000 thác bản do Viện Viễn Đông bác cổ in dập trước cách mạng, Hải Dương có tới 1.500 bản, chiếm 6,8% của cả nước. Đây là đi di sản văn hoá vô cùng quan trọng, là những trang sử bằng đá, chính xác đến từng ngày, tháng năm. Từ đây có thế thể nghiên cứu sâu và minh xác nhiều sự kiện lịch sử của địa phương và đất nước, thậm chí đến từng dòng họ, từng nhân vật, từng dí tích.... Nhiều bia ký nay đã bị phá hủy hoặc thất lạc, nhữưng còn thác bản, hoặc hiện vật còn nhưng do không được bảo quản chu đáo chữ đã mòn mờ, khổông còn khả năng khôi phục . Tuy nhiên, số thác bản trên mới chỉ đạt khoảng 50% số văn bia từng có trên đất Hải Dương. Riêng huyện Bình Giang ước còn khoảng trên 300 văn bia, mỗi bia trung bình khắc 1000 chữ, trong đó nhiều bia có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Kết qua rnghieen quả nghiên cứu bước đầu cho biết riêng làng Mộ Trạch hiện còn 42 văn bia và thác bản. Do khuôn khổ sách có hạn, ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt 33 văn bia tiêu biểu của làng Mộ Trạch, giúp độc giả, nhất là nhân dân địa phương hiểu một phần di sản quý báu này. Khi có điều kiện chúng tôi sẽ dịch toàn bộ ra quốc ngữ để nhân dân và các học giả biết, qua đó có ý thức bảo vệ và phát huy.

Bia làng Mộ Trạch1- Tiểu tông khoa đường ký (小宗世科堂記),1560 chữ. Niên đại: Vĩnh Trị nguyên niên(1676). 2- Công đức tín thí Diên Phúc tự bi,Hưng công danh ký thọ chung tượng bi, 1300 chữ. (功德信施延福寺碑興功名記鑄聖像碑)

499

Page 500: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

3- Niên đại: Chính Hòa nhị thập nhất niên(1700).4- Hậu Phật bi ký (后佛碑記), 600 chữ.Niên đại: Cảnh Hứng tứ thập nhị niên (1781).5- Bản ấp bảo sự hậu Phật bi ký, (本邑保事碑記)580 chữ.Niên đại: Minh Mệnh tam niên(1822). 6- Tô Quận Công thần đạo bi ký(蘇郡公神道碑記) 1600 chữ.Niên đại: Minh Mệnh tam niên(1822) 7- Trùng tu đại đình bi ký (重修大亭碑記), 1340 chữ. Niên đại: Bảo Thái bát niên( 1733).8- Hậu Phật bi ký (后佛碑記), 500 chữ. Niên đại: Cảnh Hưng tam thập ngũ niên(1774),9- Quang trấn đường bi (光鎭堂碑), 3763 chữ. Niên đại: Chính hòa nhị niên(1681).10- Bản tự hậu Phật bi ký(本寺后佛碑), 192 chữ. Niên đại: Thiệu tri nhị niên (1842).

11- Hậu Phật bi ký(後佛碑記), 310 chữ. Niên đại: Minh mệnh tam niên(1822). 12- Vĩnh Phúc Đường bi ký(永福堂碑記), 424 chữ. Niên đại: Vĩnh Trị nguyên niên (1676).13- Hậu Phật bi ký(後佛碑記), 484 chữ. Niên đại: Chính Hòa nhị thập nhất niên (1700).14- Thọ Thánh tượng bi(聖夀碑記), 1300 chữ.Niên đại: TK XVII, 15- Diên Thọ tự, kính thiên đài bi ký(延夀寺敬天臺碑記), 943 chữ. Niên đại: Chính Hòa thập bát niên (1687).16- Tư hiên quang sinh từ đường bi ký(思軒光生祠堂碑記), 500 chữ. Niên đại: Thành Thái thập ngũ niên (1903).17- Vĩnh Bảo đường, huân nghiệp thịnh phúc trạch viễn thạch bi ký

500

Page 501: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

(永保堂勛業盛福澤遠石碑記), 997 chữ.Niên đại: Chính Hòa thập nhị niên (1691).18- Lệ Trạch đường bi ký(麗宅堂碑記), 160 chữ.Niên đại: Vĩnh Hựu nhị niên (1736).19- Vĩnh Thế quy giám tu cấu đường bi(永世歸鑑修構堂碑記), 310 chữ. Niên đại: Dương Đức nguyên niên (1672). 20- Chí sĩ bi ký Trường xuân hiên bi(致仕碑記長春軒碑), 490 chữ.Niên đại: Chính Hòa nhị thập niên (1699).21- Nghĩa hợp tộc bi ký(義合族碑記), 903 chữ. Niên đại: Tự Đức Đinh Ty (1857).22- Thế trạch đường bi ký(世宅堂碑記), 1288 chữ.Niên đại: Dương Đức nguyên niên (1672).23- Hậu thần bi ký(後神碑記), 1196 chữ.Niên đại: Cảnh Hưng tam thập ngũ niên (1774).24- Bản Đình bi(本亭碑), 714 chữ.Niên đại: Cảnh Trị tứ niên (1666).25- Trùng tu đại đình bi ký(重修大亭碑記), 1340 chữ.Niên đại: Bảo Đại bát niên (1933).26- Hậu Phật bi ký(後佛碑記), 820 chữ.Niên đại: Bảo Thái tam niên (1722).27- Hanh Đức bi ký (亨德碑記), 425 chữ.Niên đại: Chính Hòa thập nhất niên (1690).28- Hậu Phật bi ký(後佛碑記), 539 chữ.Niên đại: Tự Đức thập nhất niên (1858).29- Linh Quang Tự bi ký(靈光寺碑記), 400 chữ.Niên đại: Hoằng Định thập ngũ niên (1614).30- Tu tạo Linh Quang tự bi ký, Hưng công tín thí bi ký(修造靈光寺碑記興功信施碑記), 1194 chữ.Niên đại: Cảnh Trị tứ niên (1665).

501

Page 502: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

31- Trùng tu Linh Quang tự bi ký(重修靈光寺碑記興功信施碑記), 1600 chữ. Niên đại: Vĩnh Thịnh tam niên (1707).32- Linh Quang tự bi, Thiên Phật trừng minh phúc đức(靈光寺碑天佛澄明福德), 1200 chữ.Niên đại: Hoằng Định nhị thập niên (1619).33- Ký Kỵ bi ký(寄忌碑記), 757 chữ.

Niên đại: Tự Đức thập ngũ niên (1862).

Mục lụcTrang

Lời giới thiệu lần thứ nhất 3Lời giới thiệu lần thứ hai 4

Phần mộtĐịa lý hành chính 5

* Sự thay đổi tên gọi, địa giới lỵ sở huyện Bình Giang qua các triều đại 5

* Các tổng, xã huyện Bình Giang thời đại phong kiến 19Phần hai

Giành chính quyền, thiết lập chính quyền cách mạng 22

* Giành chính quyền, thiết lập chính quyền cách mạng 22Địa chí các xã và thị trấn 24

Phần baQuá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội

(1945 - 2015)100

1. Nông nghiệp 1002. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống 115* Giao thông vận tải 188* Bưu điện 191* Thương mại, ngân hàng và kho bạc 195

Phần bốnPhát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội 199

1. Sự nghiệp giáo dục 1992. Y tế 227

502

Page 503: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

3. Văn hóa 231* Văn nghệ dân gian 242

Phần nămNhân vật chí 246

Kết luận 321Phụ lục Bia văn chỉ Đường An 322Phương ngôn, tục ngữ 325Hát trống quân 327Phụ lục báo cáo 329Di tích xếp hạng Quốc gia 337Di tích xếp hạng cấp tỉnh 341Danh sách các làng, khu dân cư văn hóa từ năm 1996-2015 348

Văn bia huyện Bình Giang 352

503

Page 504: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

504

Page 505: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG

Chỉ đạo nội dungUBND HUYỆN BÌNH GIANG

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ ĐĂNG DỤY

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy

Biên soạnCử nhân: VŨ HUY PHÚ

Nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiếnhuyện Bình Giang

Cộng tác viên

505

Page 506: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

VŨ ĐẮC ĐƯỜNG, PHẠM VĂN ẨM, ĐỖ MÃI, LÊ DU,NGUYỄN VĂN NGỌC, HÀ TRÍ, NGUYỄN KHẢ

Ảnh: NGỌC KHÁNH

ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG(Tái bản lần thứ nhất)

Chỉ đạo nội dungUBND HUYỆN BÌNH GIANG

Chịu trách nhiệm xuất bảnNGUYỄN TRUNG KIÊN

Chủ tịch UBND huyện Bình Giang

Chỉnh lý và bổ sung:TĂNG BÁ HOÀNH

Cộng tác viên:NGUYỄN HUY THIÊM

Sửa bản in:NGUYỄN HUY THIÊM

506

Page 507: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

Ảnh: NGUYỄN HUY THIÊM và ảnh tư liệu

In 700 cuốn, khổ 17x24 cm, tại Công ty CP In báo và Thương mại Hải Dương, số 10 đường Đức Minh, P. Thanh Bình, TP Hải Dương.

Giấy phép xuất bản số: do Sở Thông tin truyền thông cấp ngày .

In xong và nộp lưu chiểu tháng 3 - 2017.Gốm Cậy

507

Page 508: TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNGbinhgiang.gov.vn/null/file_van_ban/52_BINH_GIANG_Dat_va... · Web viewTừ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng

508