89

Trăng giảng đường

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tập thơ kỉ niệm 35 năm thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Citation preview

Page 1: Trăng giảng đường
Page 2: Trăng giảng đường

2

Page 3: Trăng giảng đường

3

T R Ă N G G I Ả N G Đ Ư Ờ N G

Page 4: Trăng giảng đường

4

Page 5: Trăng giảng đường

5

Trăng giảng đường

thơ

KỶ NIỆM 35 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI

1956 – 1991

Page 6: Trăng giảng đường

6

Page 7: Trăng giảng đường

7

Lời giới thiệu

Ở trường Bách Khoa, không có bộ môn nào dạy

đến văn chương thơ phú. Nhưng nhiều thầy và trò của

Bách Khoa đã làm thơ và có thơ hay. Đã có những kỹ

sư xuất bản các tập thơ riêng, được giải thưởng thơ và

có người như anh Nguyễn Xuân Thâm thành hội viên

Hội nhà văn Việt nam. Ở tập thơ này bên cạnh những

tên tuổi đã quen biết với giới thơ là những nhà khoa

học làm thơ như một cách nghỉ ngơi tích cực, một

kiểu thư giãn sau những nặng nhọc của tư duy trừu

tượng. Họ thường có những ý thơ thật hồn nhiên, tươi

mộc và độc đáo. Cái hay ở những bài thơ này thuộc về

sự từng trải đời sống của tác giả. Đọc thơ như xem tự

truyện, mỗi cảm xúc chất chứa một chiêm nghiệm,

Page 8: Trăng giảng đường

8

một mảnh đời. Anh Nguyễn Đức Phú hẳn đã có thời

làm chuyên gia ở châu Phi nên mới có cái tâm trạng

Chiều tàn trên xích đạo/Bâng khuâng đôi bán

cầu/Chuyên gia buồn lữ thứ/Nhớ thương đến bạc đầu.

Nhà khoa học thời nay lại có giọng thơ cổ điển rất

biên tái của Thơ Đường. Cái khác biệt có lẽ ở các từ

xích đạo và đôi bán cầu. Khái niệm địa dư làm cho

con người lớn dậy, bóng tâm hồn trùm lên cả hai phía

hành tinh. Câu thơ chứa một khoảng rộng không gian

mà con người không bị rơi vào rợn ngợp heo hút kiểu

dưới mây trắng kia là mái nhà ta. Tốc đọ của máy bay

siêu thanh làm mọi khoảng cách thu hẹp lại, chỉ nỗi

nhớ nhà thì thời nào cũng có. Hai chữ chuyên gia

quen tai ở thời xuất khẩu lao động này hóa ra lại rất

cân đối với hai từ lữ thứ cổ điển kia, tạo một kết hợp

hiện thực trữ tình, mới cũ khá thú vị. nhớ thương mà

vẫn có cái hóm hỉnh của người đi “cứu nhà cứu nước”.

Page 9: Trăng giảng đường

9

Một nét đặc sắc trong thơ của những người sống

với máy móc lại tràn đầy thiên nhiên. Anh Đinh Phạm

Thái có những tế bào cảm giác rất nhạy với nắng

thơm, với hương khế chín nơi vườn quê và nhất là với

những tình cảm thoáng nhẹ nơi một tình yêu mới

chớm. Anh Cao Sơn cảm được cái mênh mông như

biển của cánh đồng, của vòm trời nơi mây hay khói

làm buồm trôi bể biếc, và không gian chiều thì như

làm ngọt cả đôi môi cô gái. Hồng Quang, trong bài

Tam Đảo, tách mình khỏi những hiểu biết khoa học

để cảm thụ trực giác cái lạnh hơi thu của mây trời

Tam Đảo lúc đang hè. Âm thanh của suối, ánh sáng

của ngày có cái hư ảo của một cõi tĩnh mịch thần tiên.

Cái lỗi yêu thiên nhiên một cách thần tiên hóa như

vậy vốn quen với thơ cổ nhưng ở “thơ khoa học” bây

giờ mà vẫn còn giữ được vẻ thi vị cũng là một điều

đáng lưu ý. Tình yêu quê hương đồng ruộng đồng

nghĩa với những kỷ niệm ấu thơ của các anh, các chị.

Những cọng rơm sắc, những giọt mồ hôi muối bạc

đường cày (Hoàng Nguyên) đều đã từng là ký ức của

Page 10: Trăng giảng đường

10

mỗi người Việt nam. Các nhà khoa học, nhiều người

đi cũng đã xa trên đường học vấn quay nhìn lại vẫn

thấy chưa xa những nỗi lam làm của cha mẹ bà con.

Anh Chu Giang từ Grenoble, nước Pháp tấy lên một

nỗi nhớ quê hương thật thấm thía:

Lầu cao điện sáng lung linh

Mênh mông đèn sách. Một mình. Nhớ thương.

Những phút lắng nghe trời xa của anh từ

Maxcơva cũng có cái cảm động chân tình như vậy.

đây khoogn phải là chuyện làm thơ mà là sự ghi lại

nỗi lòng. Tôi mến yêu những nỗi lòng như vậy. Nó là

tấm lòng đa cảm rất cần có đối với mọi người và càng

quý đối với những nhà khoa học đã có địa vị. Kỹ sư

Nguyễn Quang Lập rất có tình khi quan tâm tới tấm

áo em sờn, bàn tay rám nắng. con đường em đi của

một cô thợ xây. Nhị Hà với bút pháp khá thành thạo

đã phát hiện cái thâm thúy trong tiếng cười dân gian

của tiếu lâm Ngốc đến vậy ai còn khôn hơn được. Bài

thơ của anh đã vượt ra ngoài khí quyển của Đại học

Bách Khoa. Đây đã là thơ của nhà thơ rồi, cả ý lẫn tứ.

Page 11: Trăng giảng đường

11

Đó cũng là trường hợp của Đoàn Xuân Hòa trong

Đêm sông Hương, của Đoàn Thông Ru em đêm ga,

của Lê Quang Sinh Mùa hạ và quả xanh … của

Vương Tâm Gió đàn Clông-pút. Nhưng tôi vẫn

muốn trở lại với hương vị thơ của một mái trường,

của thi cử, hoa phượng và giảng đường. Hoàng Lan có

bài thơ tình rất sinh viên, sinh viên ở chất liệu thơ

(bốn cộng, năm trừ) nhưng nhất là ở cái giọng thơ :

Tình yêu giá có kỳ yêu lại/ năm trừ em có vớt anh

không. Mùa thi cử là lúc bận rộn nhất của thời đi học,

quên cả ngắm trời ngắm trăng, quên cả hát ca và tán

gẫu, ấy vậy mà Trương Minh Hiếu, khi còn là sinh

viên (khóa 30) lại chợt thức tình yêu giữa khi “lửa

cháy cơm sôi” như vậy:

Xin em giữa mùa khó nhọc

Một lời anh nói yêu em.

Cái tình yêu thuở sinh viên cứ thấy bâng

khuâng những chiều tan lớp (Lê Hoài Giang) và Mãi

mà không thể quên/ Mãi mà không thể nhớ (Hoàng

Lan), là những kỷ niệm thoáng nhẹ nhưng rất bền

Page 12: Trăng giảng đường

12

vững của đời người. trong dạng hình cảm tươi trong

thuở đầu đời này, rất đáng yêu là những bài lục bát

của Đỗ Huy Chí. Sức trẻ của hồn làm tương tắn cả

những ý thơ buồn. Lá thư của “người xưa” (xưa

nhưng thật ra chắc chỉ vài năm) Bây giờ “yêu mến”

bay bay/ Lá thư không biết đổi thay như người. Nói

chuyện chuồn chuồn : Trời em mưa nắng bất kỳ/

Chuồn chuồn anh chẳng biết gì cứ bay. Trong thơ có

trách cứ, có bâng khuâng buồn nhớ đấy nhưng rất tự

tin, tự chủ - không “quan trọng hóa vấn đề” như anh

Đạm Thủy của cụ Hoàng Ngọc Phách hồi đầu thế kỷ.

Ở chỗ Đảm Thủy suốt ngày sướt mướt thì anh sinh

viên bây giờ cười (dù không tươi lắm) và “cho qua”.

Bài thơ Câu chuyện trong hầm của Hà Đức Hạnh có

đặc điểm là hơi kéo dài nhưng chất thơ rất tươi, bộc lộ

một tâm hồn giàu cảm xúc, biết trân trọng những nét

đẹp bình dị của đời thường, từ tiếng gà báo sáng rơi

đầy thung xa đến ôi bông hoa nhỏ mến người lên

thăm. Những chất tâm hồn như vậy hứa hẹn với thơ

nhiều lắm.

Page 13: Trăng giảng đường

13

Thơ không thể là một nghề. Cũng khó có thể

học mà thành thi sĩ. Hồn dào dạt và sâu xa thì thơ dễ

đến. Hai dữ kiện ấy đâu phải hiếm trong giới khoa học.

CÒn bút pháp, thủ pháp, các yếu tố nghề nghiệp sẽ

đến sau. Việc ấy cần nhưng chưa phải là quan trọng

nhất. Với các nhà khoa học, nuôi cho lòng mình đa

cảm chính là cách tu dưỡng thơ quan trọng nhất. Hy

vọng sẽ có những nhà khoa học từ mái trường Bách

Khoa này có đóng góp đáng kể cho thơ.

Hà Nội 1/4/1991

Vũ Quần Phương

Page 14: Trăng giảng đường

14

NGUYỄN XUÂN THÂM Sinh viên khóa 1

Ô trứng trong phòng thí nghiệm Qua ô kính vỡ trời ngoại ô Đỏ trong ráng chiều, nham nhở Sáng bom B52 đá ném vào những chiếc lá Cả tàn tro còn cháy dở dang Qua lỗ hổng với ngọn gió nam Mang bụi hồng rắc lên ô trứng.

Thành phố dứt tiếng còi báo động Những ô trứng không còn rung lên Một sắc hồng đi qua suốt mùa đạn bom Một màu hồng như màu má trẻ con Anh quên anh, giữ cho thành phố Trong đổ nát có gì kỳ lạ Những quả trứng từ làng Chuông vẫn vẹn nguyên Như sự sống đẹp bền có sức vượt lên Không bóp được bởi bàn tay tàn bạo.

Page 15: Trăng giảng đường

15

Dựa lưng vào sự sống ấy để nghĩ suy Anh giữ cho anh và cho mọi người sắc trứng Cái lòng đỏ như màu lửa ấm Bếp mỗi nhà nhen nhón niềm vui Dưới sức bom tưởng tất cả bị giập vùi Những vụn kính những mảnh bom sắc Thế mà cái vỏ trứng mỏng manh không nát Anh soi anh trong những ô trứng anh làm Dấu hiệu mới của niềm thôi thúc Với trái tim đời đập một bên lồng ngực. Một cái gì tương phản trước anh Bên cái chết vẫn sinh sôi sự sống Quả bom hai nghìn bảng Anh đặt bên quả trứng Chiều ngoại ô Gió nam thổi qua ô kính vỡ Mang mùi trái cây chín rộ ở phương nam xóm mạc quê anh. Từ sắc hồng của trứng anh nghĩ đến cuộc đấu tranh.

1973

Page 16: Trăng giảng đường

16

C h i ế c l á Chiếc lá như đôi môi Giữa khoảng xanh trời biếc Trong ánh sáng ban mai Hai người yêu tiễn biệt

Chiếc lá rơi không tiếng Hai người yêu hai nơi Chảng nghĩ về chiếc lá In dấu môi lên trời

Chiếc lá khô gió cuốn Hai người yêu mãi xa Một chiều tôi ngược gió Nhặt chiếc hôn bất ngờ.

Rừng lá 1984

Page 17: Trăng giảng đường

17

KHUYẾT DANH Sinh viên ĐHBK

T r ă n g g i ả n g đ ư ờ n g v à t h ơ b ê n c ử a s ổ Bên này là anh, bên đó là em Ta nhìn nhau qua những ánh dèn Từ hai ô cửa ngỏ. Biết bao đêm Anh thức học bài Nhìn sang em ngọn đèn vẫn tỏ. Nào đâu hẹn trước Hai nhà chung đón buồi ban mai Chiều lên giảng đường hai bên kín cửa Đêm về trăng sáng, chia đôi. Như biết được mối tình riêng Gió hai mùa san mỗi bên một nửa Nửa thổi bên anh, nửa để bên em. Dẫu chưa nói ra lời nói yêu đầu Lòng đã thầm trao nhau qua ô cửa.

Page 18: Trăng giảng đường

18

NGUYỄN ĐỨC PHÚ Giáo sư Khoa Động cơ và Ô tô

C h i ề u x í c h đ ạ o

Tặng các chuyên gia được Trường cử đi Châu Phi.

Chiều tàn trên xích đạo Bâng khuâng đôi bán cầu Chuyên gia buồn lữ thứ Nhớ thương đến bạc đầu.

Page 19: Trăng giảng đường

19

ĐINH PHẠM THÁI Sinh viên khóa 1

M ù a k h ế c h í n Nhà em dưới chân đê Lối mòn hoa dại Anh như ngọn gió về

Vườn khế nắng bay thơn Rơi thêm vài quả chín Con chim chi từ cao vụt đến Ngỡ ngàng kêu khoảng lá thưa

Còn em sao làm ngơ Hương vườn lặng lẽ Nói đi em một lời khe khẽ Gió đã chiều Man mác chân đê Nói đi em một tiếng để anh về.

Page 20: Trăng giảng đường

20

L ê n s ơ n d ư ơ n g Rừng ve dằng dặc trưa hè Cành rây bột nắng ngựa xe bụi đường Quặng sâu biền biệt người thương Cuối đèo thả lỏng dây cương. Ráng chiều.

1990

Page 21: Trăng giảng đường

21

HOÀNG LAN Sinh viên khóa 29

N ă m t r ừ Bốn cộng em ơi chẳng kém năm Chỉ cần thi bận nữa là xong Tình yêu giá có kỳ yêu lại Năm trừ em có vớt anh không ?

Page 22: Trăng giảng đường

22

Á o e m Phố đông chiều hôm ấy Áo ai màu áo em Để tôi nhìn theo mãi, Có một người rất quen

Có ai như là em Hay về qua lối ấy Từ xa tôi đã thấy Áo ai màu áo em

Phố đông bình yên nhé Cứ dâng đầy mến yêu Để em còn qua mãi Với lặng thầm ngóng theo

Page 23: Trăng giảng đường

23

Nắng ơi bay về đây Rung mềm trên cánh sáng Hoàng hôn đi thấp thoáng Nhớ em càng thấy quen

Mãi mà không thể quên Mãi mà không thể nhớ Tôi hay nhầm lẫn thế Áo ai màu áo em.

Page 24: Trăng giảng đường

24

PHI TUYẾT BA Sinh viên khóa 9

T u ổ i H a i M ư ơ i Em đi đến trường bình minh soi gương Tôi đi đến trường tuổi hai mươi mờ trong sương … Em hát, em cười Còn tôi lặng lẽ nghe … như mình được lại tuổi hai mươi Được lại ánh chớp trong mắt người bạn trai Được lại bài thơ để quên trong trang vở Được lại mùa thi bâng khuâng màu hoa đỏ Vầng trăng e lệ thuở thanh tân .. Tuổi hai mươi tôi có một lần dễ nhớ tiếc để bây giờ mong sao gặp lại Rồi mai sau sẽ có người em gái trở về trường tìm lại tuổi hai mươi …

Page 25: Trăng giảng đường

25

NGÔ TẠO Sinh viên khóa 2

M ù a x u â n Một lá bàng đỏ lìa cành Một mảnh thời gian trôi chậm Một hạt mưa phùn bâng khuâng Một cánh buồm nghiêng nghiêng sóng bể Một lá én chao lưng trời Một nụ hôn bừng lên má Ô kìa. Mùa xuân tới nơi.

1959

Page 26: Trăng giảng đường

26

TRƯƠNG MINH HIẾU Sinh viên khóa 30

C â u n ó i g i ữ a mù a t h i Biết em đang giữa mùa thi Sáng chiều lúc nào cũng vội Bài vở từng trang tiếp nối Nửa đêm còn thức với đèn. Một tháng quên đi màu xanh Quên cả khung trời sau cửa Vầng trăng lúc mờ lúc tỏ Mây theo cơn gió rong chiều. Mùa thi vất vả bao nhiêu Chẳng dành thời gian ca hát Cửa phòng lặng im khép suốt Bạn bè gác nhớ về nhau. Nhưng mà em có biết đâu Tình yêu trong anh chợt thức Xin em giữa mùa khó nhọc Một lời anh nói yêu em.

Page 27: Trăng giảng đường

27

H o a t r i n h n ữ Tròn xinh như đôi mắt Hoa tím nở bên đường Ôi hoa dại đời thường Bao nhiêu người bắt gắp.

Ngại tia nắng chạm mềm Khép đôi làn mi mỏng E chút gió thương thầm Hoa giật mình xao động.

Ai một lần mơ mộng Ép hoa vào lòng tay Chỉ gặp rồi thêm nhớ Em thẹn thùng, thơ ngây.

Page 28: Trăng giảng đường

28

Tự bao giờ, bao giờ Tên em là xấu hổ Nên lòng anh đâu nỡ Gửi nhớ vào hồn em.

Muốn gọi thầm trong gió Hoa trinh nữ em ơi! Cái trong trắng suốt đời Chỉ mình anh hiểu rõ.

Xin em đừng xấu hổ.

Page 29: Trăng giảng đường

29

CHU GIANG (Đặng Ngọc Dinh) Sinh viên khóa 1

M ù a p h ư ợ n g Gặp lại nhau mùa hè Biết nhau từ thuở nhỏ Thân nhau rồi lại đi Phượng một trời thương nhớ

Ôi phố nhỏ thân yêu Lá vàng rời đầu ngõ Ai biết không nắng chiều

Chẳng biết tự bao giờ Ta thấy lòng xao xuyến Cánh phượng vào giấc mơ Đỏ một màu lưu luyến

Page 30: Trăng giảng đường

30

Mùa đông đầu tuyết đổ Mạc - tư - khoa mơ màng Sống trong ngày bang giá chờ đón mùa Xuân sang

Quê nhà phượng vào mùa Chợt nhớ lòng rạo rực Ta lắng nghe trời xa Cánh hoa rơi thầm nhắc.

Mạc - tư – khoa, 6/1960

Page 31: Trăng giảng đường

31

Page 32: Trăng giảng đường

32

Page 33: Trăng giảng đường

33

M ư a c h i ề u Mịt mờ Grenoble mưa chiều Xa quê lòng nặng bao nhiêu là buồn Phố phường trở lạnh chiều hôm Gió lùa khe khẽ từng cơn vặn mình Lầu sao điện sáng lung linh Mênh mông đèn sách. Một mình. Nhớ thương.

Grenoble, tháng 12/1982

Page 34: Trăng giảng đường

34

TRẦN VIỆT DŨNG Sinh viên khóa 14

N g o ạ i ô Như có một rạng đông không tắt bao giờ Năm ngày tôi ở ngoại ô Thấy trời xanh không tưởng được Nắng cũng như trong hơn Gió cũng như trong hơn cái gió hè đường Cảm hỏi nước ấp vào da vào thịt. Đồng ngoại ô Con tàu ra đi trong lặng im Mà lúa chín hát lên thành tiếng Ruộng thuốc lá màu vàng ngon Đường không ai phơi rơm Nhưng mùa màng đâu cũng gặp Ơ cái vướng ai nhìn sau bờ dậu rất xanh. Khoảng trời ở đây là khoảng trời rất lành Bởi có đất và con người gieo cấy Khi tôi nhận tình yêu em ở đấy Là tôi yêu rất nhiều ngoại ô.

1/1980

Page 35: Trăng giảng đường

35

NGUYỄN QUANG LẬP Sinh viên khóa 20

Từ nơi thầy ngã xuống Thầy ngã xuống bên một hố bom sâu trong lồng ngực tim thầy không đập nữa quyển sách trong tay thầy lật dở có con gà gáy giục bình minh hàng dương xanh xanh cây dừa nặng quả luống rau xanh lá rung rinh cành bưởi, cành cam bông cúc vàng tất cả đều loang máu đỏ! Chúng em ai nấy lặng im nén một tiếng khóc òa nức nở ai cũng hiểu lâu rồi điều đó nước mắt chỉ kéo dài thêm nước mắt cái mím môi cũng đủ nói bao điều từ lửa vắng xa thầy thân yêu ai cũng thấy như có thầy bên cạnh mỗi buổi học đều có thầy chỉ dẫn đôi mắt thầy có ở khắp nơi

Page 36: Trăng giảng đường

36

Đàn gà chúng em nuôi nay đã lớn rồi xinh xinh từng con gà trống gáy giục bình minh và hàng dương xanh xanh cây dừa nặng quả luống rau xanh lá rung rinh cành bưởi, cành cam bông cúc vàng tất cả đều nảy mầm từ nơi thầy ngã xuống.

Page 37: Trăng giảng đường

37

N ó n e m Trong nón ấy có tên em thầm ao ước được cầm lên tôi nhìn nhưng mà nón cứ nghiêng nghiêng nụ cười hồng cả chiều êm. Sao mà …

Em là con gái phương xa đến đây đặt móng xây nhà quê tôi gặp nhau mới ít lâu thôi mà sao tôi đã … hay tôi đa tình ? đã đành em đẹp em xinh bao nhiêu người đẹp tôi nhìn, sao không … hay là tôi đã phải lòng cái bay em nắm mang hình trái tim Phải lòng viên gạch đưa lên Cái màu hồng ấy mang tình tôi yêu phải lòng màu trắng của vôi Trắng như tờ giấy viết lời yêu thương phải lòng tấm áo em sờn bàn tay rám nắng. Con đường em đi …

Page 38: Trăng giảng đường

38

Chia tay chẳng biết nói gì nụ cười vẫn giữ (nón thì cứ nghiêng!) ước gì tôi biết tên em để khi tôi nhớ … nhắc tên một người một người vừa đến quê tôi Xây bao nhà mới Xây rồi Lại đi …

Page 39: Trăng giảng đường

39

NGUYỄN THÀNH PHONG Sinh viên khóa 22

T h á n g t ư g õ c ử a

Tặng T.H Bỗng ngỡ ngàng gặp vòm trời hoa xoan Tháng tư đến như em không hẹn trước (?) Quyển lịch treo lật một trang nắng biếc Lấp lánh màu đôi mắt đang yêu.

Em mới từ Hà Bắc về buổi chiều Đêm nhè nhẹ để cho ta đi dạo Cây bằng lăng non tơ cuối đường Thợ Nhuộm Em gọi tên cây lá đỏ của mình.

Cây lá đỏ trong bài hát Trường sơn Em vừa gọi tên lên, đã về trong thành phố Để lòng anh rạo rực với tháng tư Trái tim rung như là mình vừa hát.

Page 40: Trăng giảng đường

40

Sau đêm nay, thanh âm của đất trời nồng nhiệt Cây đã xanh hơn vốn có của mình Tình yêu đã gõ vào cánh cửa tháng tư Sau khoảng nắng ban mai là ngập tràn mùa hạ … Xin cảm ơn bài hát về lá đỏ Người lính đã mang theo đến đích cuối cùng Như cảm ơn em đã gõ vào cánh cửa Gọi tình yêu với mùa hạ đi cùng …

4/1982

Page 41: Trăng giảng đường

41

E m v ô t ư … … Em vô tư đến làm tôi sốt ruột Nắng cứ rơi vàng ngõ phố nhà em Cây bàng xanh tơ non, em đứng tựa chiều êm em ngây thơ đến làm tôi nghi ngại.

chiều buông xuống, em ngắm chiều mê mải em quen gửi ánh mắt mình tới những ngôi sao cao biếc tôi thì như một giọt mực tím muốn giây vào trang giấy trắng là em …

giữa mùa đông em ấm mặt trời riêng tôi như người đứng giữa ngà ba tồng tuyềnh gió lạnh tôi tìm đến em khao khát làm hành trang đường dẫu gập ghềnh xa, khao khát chẩng lấm

chút bụi nào.

Page 42: Trăng giảng đường

42

chiếc hộp thư con treo cửa nhà em có nhiều

lá thư rôi các chàng trai nói lời yêu nồng nhiệt tôi gửi vào đây một khoang giấy nhỏ xinh bên bao nhiêu bức thư là em chưa hề đọc tời thì thầm vọng lại trái tim tôi - Xin đừng thôi vô tư dẫu vô tư có phút làm sốt ruột - Xin đừng thôi ngây thơ

dẫu ngây thơ có phút làm nghi ngại Trong tình yêu không thể làm người từng trải để tôi tìm đến em

1980

Page 43: Trăng giảng đường

43

NHỊ HÀ Sinh viên khóa 29

T i ế n g c ư ờ i t i ế u l â m Tiếng cười buông nghiêng ngả phiên chợ làng Vế đối đợi trên mép cười ngạo nghễ Đường hầu quan gật gù theo gót ngựa Mắt lẳng lơ lúng liếng trước sân đình. Ngàn năm qua người đời vẫn giật mình Trước chàng Ngốc với trận cười không dứt Ngốc đến vậy ai còn khôn hơn được Đời vô tâm tiếng cười chẳng vô tình. Mất cả đời nào được chút danh thơm Đập con ruồi cũng nên người khí phách Trộm bỗng thèm ngô rang mà quên nghiệp Lưỡi thầy khôn vạch chữ dạy trò khôn Trong mỗi người một câu chuyện hóa thân Đâu chỉ mình Bờm vác tre ngang ngõ Đời tươi tốt tiếng cười như sắc là Mặc bao lần nước mắt đã tuôn rơi.

Page 44: Trăng giảng đường

44

N g ô i n h à ấ y . . . . Ngôi nhà ấy Ông tôi xưa In bóng im lìm phản gỗ Nhìn làng đói Đêm sáng trăng suông Bóng cây sung trụi lá Tiếng quạ kêu Bốt Tây đầu làng đen họng súng Chữ thánh hiền vùi trong tuyệt vọng

Page 45: Trăng giảng đường

45

Page 46: Trăng giảng đường

46

Page 47: Trăng giảng đường

47

Ngôi nhà ấy Tôi sinh ra Đêm hôm Mỹ đánh gần Mái ngói cũ xô hàng vẩy cá Cột gỗ vồng lưng Mẹ ru tôi ngủ dưới hầm

Tôi lớn lên Vẫn ngôi nhà ấy Cửa sổ mở ra đồng Em tôi ngồi đọc sách Gió tự chân trời ngút ngát hương bay.

Page 48: Trăng giảng đường

48

HÀ ĐỨC HẠNH Sinh viên khóa 20

Câu chuyện trong hầm

Có gì đâu một bông hoa Nhỉnh hơn cúc áo trèo qua ngách hầm Giữa lưng đồi sỏi khô cằn Tôi ngồi đợi cánh hoa dần mở ra Quen rừng đâu dễ biết hoa Không gai không lá tên là chi đây Đồi cằn thưa cánh chim bay Tiếng gà báo sáng rơi đầy thung xa. Đã lâu rồi thuộc thư nhà Với bông hoa nhỏ thế mà xôn xao Rung rinh bốn cánh như chào Đặt bao tên chả tên nào thấy ưng

Page 49: Trăng giảng đường

49

Đã yêu rừng lắm tiếng chim Đã từng ngồi với hoa sim lưng đồi Mà sao vẫn thấy bồi hồi Ôi bông hoa nhỏ mến người lên thăm

Của riêng tôi của riêng anh Của riêng tất cả ngồi quanh góc hầm Ngả bi đông nước chè rừng Chuyền tay điếu thuốc cuối cùng còn đây Bao nhiêu phấp phỏng riêng tây Ùa quanh cánh nhỏ hầm đầy mông lung

Có gì đâu một ngách hầm Với bông hoa nhỏ lên thăm bất ngờ …

Liên hoa, 1983

Page 50: Trăng giảng đường

50

CAO SƠN Sinh viên khóa 14

Đ ồ n g c h i ề u Đồng như mặt biển Người đi làm nón trắng lô xô Câu hò mát chiều nắng xế

Gió cứ rỡn đùa hoa lúa Đê mê mặt nước gương kênh Trời như đồng mênh mong xanh Mây hay khói làm buồm trôi bể biếc

Page 51: Trăng giảng đường

51

Lớp trẻ học tan cười chan ngõ vắng Vẳng ra cánh đồng ríu rít đuổi nhau Khói rạ đã thơm trong chiều hút sâu Nghé ọ trâu về nhịp nhàng thong thả

Màu tím lan từ trong kẽ lá Ai vẽ trời xa nan quạt màu xanh Đồng hừng lên sắc ráng hoàng hôn Nơi hẹn đầu bờ tiếng thầm giục giã

Đồng quen lâu mà vẫn lạ Nghe ngọt cả chiều đôi môi em tôi.

Hải Hưng 8/1976

Page 52: Trăng giảng đường

52

NGUYỄN DANH HÙNG Sinh viên khóa 18

B i ể n S ầ m S ơ n

Gửi Hoài Thu Mơ cùng em tới Sầm Sơn Biển xanh như thể xanh hơn ngày thường Bên Em sóng vỗ thân thương Mà khi giông bão ai lường được đâu Thược nhau con sóng Bạc đầu Bờ phi lao gió buồm nâu cuối ghềnh Mong làm một phút thủy tinh Để dâng ngọn sóng nhấn mình cùng Em

Trại hè Sinh viên Bách Khoa 1990

Page 53: Trăng giảng đường

53

NGÔ THAO Sinh viên khóa 2

Đ ẹ p n h ấ t

Tặng L.L

Nếu tôi là nhà điêu khắc Với khối kim cương Tôi sẽ tạc Nàng tôi cánh trên vai Nhẹ bước. Nếu tôi là họa sĩ Với sắc màu tự nhiên Tôi sẽ vẽ Nàng Trên nền trời xanh Tóc vàng tung gió. Nếu tôi là nhạc sỹ Tôi sẽ ghi âm điệu bước chân Nàng Thoăn thoắt. Êm dịu Nhịp nhàng.

Page 54: Trăng giảng đường

54

Nếu tôi là điện ảnh Tôi sẽ ghi Nàng Đòn gánh ngang tay Tóc đẫm mồ hôi dính vào hai má Mắt lung linh : dòng kênh chảy sáng Và sau Nàng, ngọn gió nhẹ lâng lâng Xô đợt sóng lúa vàng gợn mãi.

Bắc Hưng Hải 1958

Page 55: Trăng giảng đường

55

NGÔ HỮU HỢP Sinh viên khóa 2

H ư ơ n g c h è Đêm xuân nâng chén chè hương Đầu vườn nắng mới, cuối vườn hoa thơm Chè Đại đồng, chè Thanh tâm Chè Sen, chè Bưởi … hương thầm bên trong Hương trà : ngâu, cúc thơm nồng Quế chi cay nóng trong làng khách xuân Phá cố chỉ, mùi thanh tâm Tiểu hồi, cam thảo góp phần ngọt thơm Thêm bao nhiêu thứ hoa vườn Sói, nhài, bưởi, mộc góp hương cho trà Mỗi hoa có một ước mơ Dấu mình đi để tặng thơ cho đời Sớm mai yêu cảnh yêu người Chén chè hương ấm xin mời đón xuân.

Page 56: Trăng giảng đường

56

HƯƠNG TRÂM Sinh viên khóa 5

Nơi sân t rư ờn g Bách Kho a g ặ p l ạ i Tôi về trường sau bao năm xa cách Sông Tô Lịch dưới kia Lặng lờ trôi Nhiều năm rồi Trường không khác nhiều trong kí ức Vẫn những đường xua Xe xóc Giờ tan học Bất ngờ tôi gặp lại Cô giáo của trường

- bạn cũ Tốt nghiệp ra trường tôi đi đánh Mỹ Công việc bộn bề nào nhớ gì đâu Có phải thời gian cũng có sắc màu Để cái nhìn em thẳm sâu hơn trước

Page 57: Trăng giảng đường

57

Chiều xuống dần Mừa rơi lất phất Chúng tôi bước bên nhau Lòng nôn nao với bao kỉ niệm Cát lao xao dưới chân Lá rụng Cây bên kia đường giao nhau thành vòm ống Mút xa kia một khoảng trời Nghe chuyện Trường Sơn Thỉnh thoảng em cười Với nét mặt vui tươi đến lạ. Xe điện leng keng ngoài phố vọng vào Đêm đã sâu Tôi ra về đèn đường sáng mỏng Gác cửa sổ nhà tầng mở toang Mỗi cửa sổ một vuông trời im lặng.

Page 58: Trăng giảng đường

58

VƯƠNG TÂM Sinh viên khóa 20 TC

G i ó đ à n C l ô n g – p ú t

Tặng nghệ sĩ Kim Oanh Nào buông tay xuống đi em! Nào khum bàn tay vỗ gió! Nhịp của núi rừng và ngực em nhẹ nhàng hơi thở Chảy suốt vai em Lướt qua bàn tay nén vào ống nứa Và như cả buôn làng đứng đó Rất sâu trong mọi con tim Âm thanh Đàng hoàng Ngân lên. Bàn tay em Bàn tay dịu hiền bao đời của em Bàn tay rất ngọt ngào nựng trẻ Bàn tay của nương rẫy sớm chiều Bàn tay của sức căng cái ná Của rừng cây vàng thơm trái quá:

Page 59: Trăng giảng đường

59

Đang vỗ về xúc động thiết tha Tiếng vọng xa clông – pút ngân nga Nghe như sớm nào tiễn những chàng trai Tây Nguyên ra trân Tiếng xôn xao nhớ nhung tìm bạn.

Clông – pút hẹn hò Vòm tay em ôn tròn đằm thắm. Có phải chăng cánh chim drao bay xa muôn dặm Vượt qua núi Trường Sơn Chính là hai bàn tay em Đã bắn tơi ác thú Đôi vai em gùi gạo bao lần Xao xuyến làm sao, em thành làn gió Chuốt đến mơ màng âm thanh.

1985

Page 60: Trăng giảng đường

60

KIỀU ANH HƯƠNG Sinh viên K22

Kỉ niệm mười năm về trường Mười năm trước anh đã đến với trường Trồng một cây con dọc đường đôi ấy Giặc Mỹ ném bom Hà nội.

Không còn ai có thể ngồi yên Cả nước dồn ra tuyến lửa Trời Vũng Lài những ngày sơ tán Đốt cháy lòng bao cuộc tiễn đưa.

Mười năm anh đi cây đã lên xanh Dưới bóng mát bao lớp người tuổi trả Qua con đường đôi bước lên bục giảng Say sưa nói về tương lai …

Page 61: Trăng giảng đường

61

Bây giờ anh trở về đây Bên những giảng đường cao lộng gió Có những phòng học đơn sơ vừa dựng vôi Vữa vôi thô, bàn ghế ráp thơm nồng …

Chiếc bàn xinh hương gỗ xà cừ Tuổi cũng vừa tròn mười năm thương nhớ Cuốn sách đẹp lật từng trang mở Hai nhăm năm mái trường Bách Khoa.

Page 62: Trăng giảng đường

62

HOÀNG NGUYÊN (Nguyễn Trọng Hoan) Sinh viên khóa 5

Đ ấ t n à y

(trích) ………. Đất ta yêu Nơi cọng rơm sắc cứa mười ngón tay bật máu Những giọt mồ hôi muối bạc đường cày. Ta yêu con chim cu hót giữa trưa hè như uống rượu say. Yêu cái sân hợp tác quây quần ngõ trên xóm dưới. Ta yêu con đường đất mịn sum vầy. Ôi mảnh đất đã cùng ta trăn trở Những khi nắng hạn, sương sa Như người mẹ từng quặn mình sinh nở Ta nhìn quê hương Lòng bỗng như cánh đồng nổi gió Cánh cò nghiêng chao võng giữa trưa hè Súng trong tay ta thề gìn giữ Nơi tuổi thơ vui những chùm tím hoa bèo.

1967

Page 63: Trăng giảng đường

63

ĐỖ ĐỨC CHÍNH Sinh viên khóa 23

T h ă m l ạ i t r ư ờ n g x ư a Sáu năm – trở lại Bách Khoa Ngập ngừng, ngắm mãi vườn hoa bên thềm Sáu năm – đã trải gập ghềnh Về trường sao cứ công chênh vòng vòng Ước gì ôm hết vào lòng Để say mãi đến tận cùng đời ta Thôi đừng làm nhàu cánh hoa Các em còn học, bạn ta còn về Mỗi người một gánh bợn bề Mỗi người một chút đê mê, nao lòng Để đi thêm nữa, đoạn đường …

Vâng ! Xin tạm biệt ngôi trường thân yêu.

Đà Nẵng 1/1989

Page 64: Trăng giảng đường

64

TRẦN QUANG BÌNH Sinh viên khóa 24

Thị xã dưới chân núi Hoàng Liên Tựa lưng vào vách núi Phố không biển chỉ tên Chuyến xe chiều bồng bềnh trong sương Vắt vẻo nhà tầng, lan rừng khoe sắc. Trong ngực tôi, thị xã là khúc hát Trầm hùng giai điệu Hoàng Liên.

Khúc hát về những ngày vất vả Góp gom từng cây tre, tấm lá Chiều về loang khói thơm Khúc hát về những ngày chiến tranh Bom giặc trúng lên bao ước mơ, hò hẹn Khúc hát về những người ra trận Nỗi nhớ trong đêm Hình thị xã trong tim.

Page 65: Trăng giảng đường

65

Trở lại thị xã hôm nay Cánh rừng non ngời xanh trong nắng …

Thị xã trong tôi, lúc xa Bóng cao su lăn dọc thời thơ bé Đêm sơ tán đầu tiên nhớ mẹ Mênh mang thức dưới tán rừng.

Và lòng tôi một chiều bến sống Gió khẽ khàng, lá bay bối rối Lặng tim chia tay người bạn gái Tôi đi. Thị xã mang theo trong hành trang.

3/1983

Page 66: Trăng giảng đường

66

LÊ QUANG SINH Sinh viên khóa 24

M ù a h ạ v à c ỏ x a n h

Tặng Ph. và H. Bạn thường kể về người con gái ấy lại nhắc nhiều tới cỏ sông Thương mùa cỏ sắc như hơi thở vậy biết trong bạn có mùa hè vẫy gọi cơn mưa chiều vừa tạnh. Gió cồn lên!

Tôi hình dung người con gái Chiều êm đềm sông Thương với đôi mắt xanh dịu dàng như cỏ mây mộng mơ cuối chân trời trắng xóa cánh buồm căng gió khát vọng về biển cả khi nhìn vào mắt bạn long lanh.

Page 67: Trăng giảng đường

67

Mùa hạ đến cho màu cỏ xanh Cô gái ép lên ngực mình ngọn cỏ Như ép lên ngực mình ngọn lửa ! Rồi cứ thế bóng cô gái hiện dần trong gió tôi gặp trên gương mặt bạn đẫm mồ hôi “Có nghĩa là như thế ở trong tôi” bạn đã đến với mùa hè cỏ biếc và màu cỏ xanh phổ vào thơ tôi viết một âm thanh rung động suốt bốn mùa.

Page 68: Trăng giảng đường

68

LÊ HOÀI GIANG Sinh viên khóa 25

X u â n s a n g Mười tám tuổi em cô gái sinh viên Cái nét mảnh mai dịu hiền dễ mến Quyển vở xinh xinh những trang màu tím Bàn tay em nhỏ nhắn mịn màng.

Mùa xuân sang xao xuyến rộn ràng Cứ thấy bâng khuâng những chiều tan lớp Một thoáng nhìn nhau để hàng mi chớp Có một cái gì ? Trong thoáng nhìn em.

Có một cái gì ? lay động êm êm Thoáng bóng em cửa sổ nhà bên ấy Mà lòng thấy bồi hồi đến vậy Gió động sân trường, nước rụng, lá lao xao.

Page 69: Trăng giảng đường

69

Anh đam mê say đắm vị ngọt ngào Lại cảm thấy chút gì cay đắng Để mặc mình ai buồn vui thầm lặng Em vẫn vô tình như một đóa hoa.

Mùa xuân về náo nức gần xa Muốn nói với em mùa xuân sang rồi đấy Muốn nói với em cái điều từ lâu ấy Trước mùa xuân lại không thốt lên lời.

Bách Khoa 1983

Page 70: Trăng giảng đường

70

NGUYỄN HỮU TUỆ Sinh viên ĐHBK

M ù a t h u e m ở s ô n g Đ à Giờ thì em ở sông Đà Đọc thư để nghe em kể Về con sông và những bài ca Điều xưa, anh tưởng chừng không thể.

Em mảnh mai như Mùa thu Mùa thu sông Đà vời vợi Một khoảng trời xanh vẫy gọi Mịn màng sương phủ dòng sông.

Em hát về dòng sông Vônga rất trong dải rừng bạch dương óng ả Dù chưa biết, mà sao chẳng lạ âm điệu Nga nghe đến ngọt ngào.

Page 71: Trăng giảng đường

71

Em chẳng kể gì vất vả gian lao cũng có thể, và cũng không có thể Sông Đà hôm nay với lớp người rất trẻ Em kể vui như điện đã sáng rồi.

Anh đi bên Duna bồi hồi nước sông xanh, lá bạch dương sáng nắng Dằm nỗi nhớ mùa thu sâu nặng Về em và một dải sông Đà.

Biển đen – 1988

Page 72: Trăng giảng đường

72

TRẦN THAO GIANG Sinh viên ĐHBK

Đi bản Pùng lúc nửa đêm Tìm rau leo núi đi bản Pùng Ăm ắp thung đầy mây trắng bóng Sương xuống dày thêm, gà vụt gáy Giật mình lá dậy đón hừng đông.

Kỷ niệm sơ tán khu C

Page 73: Trăng giảng đường

73

ĐOÀN THÔNG Sinh viên khóa 19

R u e m đ ê m g a Ngủ đi em, ngủ đi em Tựa vai anh giữa chiều đêm ga này Chẳng êm như tấm gối dầy Áo đầm sương với vai gầy của anh Vai này từ thuở tóc xanh Tựa vào cây súng mà thành sạn chai Tựa vào Tổ quốc, đất đai Trằn qua bao tháng năm dài vượt lên Vai giờ thành một bờ tin Để em tựa giữa trời đêm quê người Vụng ru, chỉ sợ em cười Ru chi ru cứ như người thức em.

1986

Page 74: Trăng giảng đường

74

LÊ KHIỂN Sinh viên khóa 29

G i ọ t n ư ớ c Em yêu anh tình yêu tuổi học trò Cái tuổi hồn nhiên và vô tư như giọt nước Lăn hết mình giữa nhẵn trơn làn dốc Rồi đọng lại vô tình nơi trũng lõm hồn anh.

1986

Page 75: Trăng giảng đường

75

TRI THUYẾT Sinh viên khóa 29

L ờ i b i ể n Thế rồi sóng cứ cồn lên Sóng trào dâng với nỗi niềm biển khơi Những gì muốn nói em ơi Trách con sóng nói hết rồi còn đâu.

Page 76: Trăng giảng đường

76

KIM HƯNG Sinh viên khóa 31

P h ố c ố m Em đi bán cốm cuối mùa Vàng trưa giọt nắng, lưa thưa phố người Chớm đông sen lá tàn phơi Cốm thơm em gói mấy trời xanh êm.

1990

Page 77: Trăng giảng đường

77

ĐOÀN XUÂN HÒA Sinh viên khóa 19

L ờ i c ả m ơ n m à n đ ê m Tôi có những ban ngày Mạt mài (1) cháy chùm pháo hoa rực rỡ Phoi tiện quấn đầu dao thép gió Mớ tóc màu bạch kim rối xoăn.

Tôi có những ban ngày ồn ã không gian Lời tự tình phải gào lên như thét Lòng ấm áp giữa lạnh băng sắt thép Màu áo xanh của thợ nói thay rồi. Là ban ngày mang đến cho tôi Những công việc, những dáng người vời vợi Bản vẽ phác kê trên đầu gối Dấu hoa tay lấm láp mỡ dầu.

(1) Mạt mài : phần sắt thép bắn ra khi mài các chi tiết

Page 78: Trăng giảng đường

78

Là ban ngày quần tụ bên nhau Gương mặt chị, gương mặt anh dầu dãi Mái đầu xanh trẻ trung, mầu da nâu từng trải Khói thuốc lào bay dọc mọi buồn vui.

Để đêm nay tôi sống với mình tôi Đêm lật giỡ những tâm tư thầm kín Đêm hóa tảng nam châm cực lớn Hút mọi điều tản mạn đến vây quanh.

Đêm-đêm-đêm … câu thơ nối sang ngày Cho tôi chớp cái hào quang của lửa Cho tôi lắng cái âm thanh của búa Ngời lên gương mặt bạn bè.

Page 79: Trăng giảng đường

79

Đ ê m s ô n g H ư ơ n g

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay

Hàn Mặc Tử Đêm dạo Tràng Tiền bỗng nhớ nhà thơ Thuyền ai đậu dập dềnh nơi bến cũ Gió la đà ru hàng dương riễu ngủ Sóng uốn mình cửa biển tiễn trăng lên.

Khi ánh sáng dát vàng lấp lánh mặt sông Hương Là lúc trăng đầy thuyền là lúc trăng đầy bến Những lứa đôi tay trong tay hò hẹn Chỉ riêng tôi thơ thẩn chở trăng về.

Huế - 1985

Page 80: Trăng giảng đường

80

ĐỖ HUY CHÍ Sinh viên khóa 29

L á t h ư c ũ Chỉ còn lại những lá thư Biết người xưa ấy bây giờ ra sao Cuối thư vẫn một lời chào Gió thu lay những xôn xao lá vàng Bây giờ câu chữ ngổn ngang Em còn có nhớ đường sang những ngày Bây giờ “yêu mến” bay bay Lá thư không biết đổi thay như người.

Page 81: Trăng giảng đường

81

Page 82: Trăng giảng đường

82

Page 83: Trăng giảng đường

83

C á n h ch u ồ n ch u ồ n

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

(ca dao) Chuồn chuồn bay thấp bay cao Nơi nào hửng nắng nơi nào mưa rơi Mong manh cánh mỏng trong đời Dù cao thấp cũng một lời tiên tri.

Trời em mưa nắng bất kỳ Chuồn chuồn anh chẳng biết gì cứ bay.

Page 84: Trăng giảng đường

84

HỒNG QUANG Sinh viên khóa 7

R é t Chắc là từ phía em sang Cho nên cái rét đã làm khổ anh Tưởng chôn sâu một bóng hình Bóng hình ấy lại cựa mình trong tim.

Page 85: Trăng giảng đường

85

T a m Đ ả o Bồng bềnh giữa lưng chừng mây Bông bềnh giữa lưng chừng nắng Bỏ quên mùa hè nóng bỏng Một mình Tam Đảo vào thu. Có tiếng nước rơi mơ hồ Thầm thì giữa cây giữa lá Vòng vèo hơn trăm bậc đá Suối Bạc vẫn còn đâu đây. Hương rừng, hương rừng ngất ngây Trọn ta lẫn vào hoa, cỏ Phập phồng bên ta nhịp thở Của em hay của đất trời ? Chợt cánh chim bay về tổ Mang theo hết cả ánh ngày Cuộc vui thôi đành dang dở Đường về xe ngả nghiêng, say.

Kỉ niệm ngày nghỉ hè cùng Hội Sinh viên Bách khoa 1990

Page 86: Trăng giảng đường

86

Mục lục

Trang

Lời giới thiệu 7

NGUYỄN XUÂN THÂM - Ô trứng trong phòng

thí nghiệm 14

- Chiếc lá 16

KHUYẾT DANH - Trăng giảng đường và

thơ bên cửa sổ 17

NGUYỄN ĐỨC PHÚ - Chiều xích đạo 18

ĐINH PHẠM THÁI - Mùa khế chín 19

- Lên Sơn Dương 20

HOÀNG LAN - Năm trừ 21

- Áo em 22

PHI TUYẾT BA - Tuổi hai mươi 24

Page 87: Trăng giảng đường

87

NGÔ TẠO - Mùa xuân 25

TRƯƠNG MINH HIẾU - Câu nói giữa mùa thi 26

- Hoa trinh nữ 27

CHU GIANG - Mùa phượng 29

- Mưa chiều 33

TRẦN VIỆT DŨNG - Ngoại ô 34

NGUYỄN QUANG LẬP - Từ nơi thầy ngã xuống 35

- Nón em 37

NGUYỄN THÀNH PHONG - Tháng tư gõ cửa 39

- Em vô tư 41

NHỊ HÀ - Tiếng cười tiếu lâm 43

- Ngôi nhà ấy 44

HÀ ĐỨC HẠNH - Câu chuyện trong hầm 48

CAO SƠN - Đồng chiều 50

NGUYỄN DANH HÙNG - Biển Sầm Sơn 52

NGÔ THAO - Đẹp nhất 53 NGÔ HỮU HỢP - Hương chè 55 HƯƠNG TRÂM - Nơi sân trường

Bách Khoa gặp lại 56 VƯƠNG TÂM - Gió đàn Clông - pút 58

Page 88: Trăng giảng đường

88

KIỀU ANH HƯƠNG - Kỷ niệm mười năm

về trước 60 HOÀNG NGUYÊN - Đất này 62 ĐỖ ĐỨC CHÍNH - Thăm lại trường xưa 63 TRẦN QUANG BÌNH - Thị xã dưới chân núi

Hoàng Liên 64 LÊ QUANG SINH - Mùa hạ và cỏ xanh 66 LÊ HOÀI GIANG - Xuân sang 68 NGUYỄN HỮU TUỆ - Mùa thu em ở sông Đà 70 TRẦN THAO GIANG - Đi bản Pùng lúc còn đêm 72 ĐOÀN THÔNG - Ru em đêm ga 73 LÊ KHIỂN - Giọt nước 74 TRI THUYẾT - Lời biển 75 KIM HƯNG - Phố cốm 76 ĐOÀN XUÂN HÒA - Lời cảm ơn màn đêm 77 - Đêm sông Hương 79 ĐỖ HUY CHÍ - Lá thư cũ 80 - Cánh chuồn chuồn 83 HỒNG QUANG - Rét 84 - Tam Đảo 85

Page 89: Trăng giảng đường

89

T răng g iảng đường Thơ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Chịu trách nhiệm xuất bản : TRƯƠNG NGỌC THẬN

Biên tập : NGUYỄN XUÂN THÂM

: ĐINH PHẠM THÁI

Bìa : TÔ THANH

Phụ bản (tranh lụa) : Họa sĩ TÔ LIÊN

(nguyên CBGD Đại học Bách Khoa Hà Nôi)