4
HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2016 [6] I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An được UNESCO công nhận năm 2007, là Khu Dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1.303.285ha, gồm 3 vùng lõi là Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Nghệ An cũng là tỉnh đa dạng về địa hình, có biển, đồng bằng, rừng thấp, rừng núi cao với diện tích rừng tự nhiên lớn. Sự đa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học của khu vực này. Mặt khác, do địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và núi, vùng này tồn tại nhiều loài đặc hữu có giá trị cho khoa học. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Nghệ An mặc dù đã được chú ý nhưng đang đứng trước những thách thức lớn do sự phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, việc xây dựng một danh sách các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn thuộc khu vực này nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ động vật hoang dã là rất cần thiết. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra Tiến hành điều tra thực địa và phỏng vấn người dân trên địa bàn 17 huyện thuộc cả 3 khu vực miền núi, đồng bằng trung du, ven biển của tỉnh Nghệ An (Bảng 1) và tại các Khu bảo tồn như: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Các số liệu nghiên cứu công bố trong bài báo dựa trên 519 phiếu điều tra, 50 lần phỏng vấn cá nhân và nhóm người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 2 năm 2013-2014. 2. Xác định tên khoa học Định danh tên khoa học theo các tác giả Bourret (1942), Taylor (1962), Yang et al. (1980), Inger et al. (1999), Hoàng Xuân Quang và cộng sự. Số lượng mẫu thu được gồm 153 mẫu, bảo quản tại Phòng Thí nghiệm Động vật, Trường Đại học Vinh, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Sắp xếp tên khoa học, tên phổ thông của các loài theo Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2009); đồng thời cập nhật sự thay đổi danh pháp của các loài tham khảo các tài liệu của Orlov et al. (2012), Biju et al. (2010), Rowley et al. (2011a, 2011b) và Yu et al. (2010). Loài có giá trị bảo tồn được xác định dựa trên Sách đỏ Việt Nam 2007 và IUCN 2014. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Danh sách các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn Dựa trên kết quả phân tích 153 mẫu vật và các thông tin thu thập được từ các kết quả nghiên cứu trước, chúng tôi đã lập được danh sách 56 loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN n Nguyễn Xuân Khoa - Trường Đại học Y khoa Vinh Nguyễn Anh Dũng - Trường Đại học Vinh Nhái cây cựa Cóc mày gai mí

TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN TRÊN ĐỊA … HDKH_02.pdf · đa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu đã tạo

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN TRÊN ĐỊA … HDKH_02.pdf · đa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu đã tạo

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2016 [6]

I. ĐẶT VẤN ĐỀKhu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An

được UNESCO công nhận năm 2007, là KhuDự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á vớidiện tích 1.303.285ha, gồm 3 vùng lõi làVườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiênnhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn thiên nhiênPù Hoạt. Nghệ An cũng là tỉnh đa dạng vềđịa hình, có biển, đồng bằng, rừng thấp, rừngnúi cao với diện tích rừng tự nhiên lớn. Sựđa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khíhậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học của khuvực này. Mặt khác, do địa hình bị chia cắtmạnh bởi hệ thống sông suối và núi, vùngnày tồn tại nhiều loài đặc hữu có giá trị chokhoa học. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Nghệ

An mặc dù đã được chú ý nhưng đang đứng trướcnhững thách thức lớn do sự phát triển kinh tế của địaphương. Vì vậy, việc xây dựng một danh sách các loàilưỡng cư có giá trị bảo tồn thuộc khu vực này nhằmhỗ trợ cho công tác bảo vệ động vật hoang dã là rấtcần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

1. Phương pháp điều traTiến hành điều tra thực địa và phỏng vấn người dân

trên địa bàn 17 huyện thuộc cả 3 khu vực miền núi, đồngbằng trung du, ven biển của tỉnh Nghệ An (Bảng 1) vàtại các Khu bảo tồn như: Vườn Quốc gia Pù Mát, KhuBảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Khu Bảo tồn thiên nhiênPù Huống.

Các số liệu nghiên cứu công bố trong bài báo dựa trên519 phiếu điều tra, 50 lần phỏng vấn cá nhân và nhómngười trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 2 năm 2013-2014.

2. Xác định tên khoa họcĐịnh danh tên khoa học theo các tác giả Bourret

(1942), Taylor (1962), Yang et al. (1980), Inger et al.(1999), Hoàng Xuân Quang và cộng sự.

Số lượng mẫu thu được gồm 153 mẫu, bảo quản tạiPhòng Thí nghiệm Động vật, Trường Đại học Vinh, Bảotàng Thiên nhiên Việt Nam.

Sắp xếp tên khoa học, tên phổ thông của các loài theoNguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, Nguyễn QuảngTrường (2009); đồng thời cập nhật sự thay đổi danh phápcủa các loài tham khảo các tài liệu của Orlov et al.(2012), Biju et al. (2010), Rowley et al. (2011a, 2011b)và Yu et al. (2010).

Loài có giá trị bảo tồn được xác định dựa trên Sáchđỏ Việt Nam 2007 và IUCN 2014.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Danh sách các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồnDựa trên kết quả phân tích 153 mẫu vật và các thông

tin thu thập được từ các kết quả nghiên cứu trước, chúngtôi đã lập được danh sách 56 loài lưỡng cư có giá trị bảotồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

n Nguyễn Xuân Khoa - Trường Đại học Y khoa VinhNguyễn Anh Dũng - Trường Đại học Vinh

Nhái cây cựa

Cóc mày gai mí

Page 2: TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN TRÊN ĐỊA … HDKH_02.pdf · đa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu đã tạo

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2016 [7]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Bảng 1. Danh sách các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồntrên địa bàn tỉnh Nghệ An

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Địa điểm RED IU Nơi ở, sinh cảnh Độ caoBỘ KHÔNG CHÂN - GYMNOPHIONA

HỌ ẾCH GIUN - ICHTHYOPHIIDAE (1)

1 Ếch giun Ichthyophis bannanicusYang, 1984 +++ 1, 18, 19,

20 VU LC G, FN, FH (100-600m)

BỘ LƯỠNG CƯ KHÔNG ĐUÔI - ANURAHỌ CÓC TÍA - BOMBINATORIDAE (1)

2 Cóc tía Bombina microdeladigitoraLiu,Hu and Yang, 1960 +++ 20 CR NE C, FN (Từ 1.200m)

Họ Cóc Bufonidae (3)

3 Cóc rừng Bufo galeatus Gunther,1864 ++ 1, 4, 18,

19, 20 VU LC C, G, FN, RS (250-1,300m)

4 Cóc pagiô Bufo pageoti Bouret, 1937 ++ 18 EN NT C, G, FN, RS (1,900-2,500m)

5 Cóc nhà Bufo melanostictus Schnei-der, 1799 + Mọi điểm LC C, G, FH, Gr, L,

RS(up to

1,800m)HỌ CÓC MÀY - MEGOPHRYIDAE (7)

6 Cóc mày gaimí

Xenophrys palpebrale-spinosa (Bourret, 1937) +++ 1, 18, 20 CR LC G, RS, FN (600-

1,800m)

7 Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense(Bourret, 1937) ++ 18, 20 LC G, RS, FN (800-

2,400m)

8 Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides(Boulenger, 1893) ++ 5, 6, 18, 20 LC G, RS, FN (200-

1,900m)

9 Cóc mày lớn Megophrys major(Boulenger, 1908) +++ 3, 20 LC G, RS, FN (250-

2,500m)

10 Cóc mày pa pê Megophrys palpebrale-spinosa (Bourret, 1937) ++ 20 LC G, RS, FN (730-

1,800m)

11 Cóc mày phê Brachytarsophrys feae(Boulenger, 1887) ++ 18 LC G, RS, FN (650-

2,100m)

12 Cóc núi Ophryophryne pachyproc-tus Kou, 1985 ++ 18, 20 LC G, FN, RS, Gr (250-

1,700m)HỌ ẾCH CÂY - RHACOPHORIDAE (15)

13 Nhái cây đô ri Chiromantis doriae(Boulenger, 1893) ++ 19, 20 LC G, T, FN, RS (250-

1,500m)

14 Nhái cây sọc Chiromantis vittatus(Boulenger, 1887) ++ 20 LC G, T, FN, RS (up to about

1,500m)

15 Nhái cây gin-sui

Kurixalus jinxiuensis (Hu,1978) +++ 20 VU G, T, FN, RS -1890

16 Nhái cây an-na-gie va

Kurixalus ananjevae (Mat-sui et Orlov, 2004) +++ 20 LC G, T, FN, RS (1,200-

1,500m)

17 Ếch cây sầnnhỏ

Kurixalus verrucosus(Boulenger, 1893) ++ 3, 19 LC G, T, FN, RS (600-

1,360m)

18 Nhái cây sầnnhỏ

Kurixalus bisacculus(Boulenger, 1893) +++ 20 LC G, T, FN, RS (1,450-

2,000m)

19 Ếch cây méptrắng

Polypedates leucomystax(Gravenhorst, 1829) ++ 3, 9, 18 LC G, T, FN, RS (tới 1500m)

20 Ếch cây miếnđiện

Polypedates mutus (Smith,1940) +++ 3, 20 LC G, T, FN, RS (50-1,100m)

Page 3: TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN TRÊN ĐỊA … HDKH_02.pdf · đa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu đã tạo

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2016 [8]

20 Ếch cây miến điện Polypedates mutus (Smith, 1940) +++ 3, 20 LC G, T, FN, RS (50-1,100m)21 Ếch phê Rhacophorus feae Boulenger, 1893 ++ 20 LC G, T, FN, RS (600-1900m22 Ếch cây orlov Rhacophorus orloviZiegler & Köhler, 2001 +++ 18, 20 LC G, T, FN, RS (630-910m)23 Ếch cây bay Rhacophorus reinwardtii (Schlegel, 1840) +++ 18 NT G, T, FN, RS (550-1450m)

24 Nhái cây cựa Rhacophorus calcaneusSmith, 1924 ++ 18 NT G, T, FN, RS (700-1250m)

25 Ếch cây lớn Rhacophorus maximus Günther, 1858 ++ 20 LC G, T, FN, RS (500-2000m)

26 Nhái cây tí hon Raorchestes parvulus (Boulenger, 1893) ++ 18 LC G, T, FN, RS (50-1,400m)27 Ếch cây sần gô đôn Theloderma gordoniTaylor, 1964 +++ 1, 3, 20 LC G, T, FN, RS (700-1,300m)

HỌ ẾCH NHÁI CHÍNH THỨC - DICROGLOSSIDAE (9)

28 Nghóe Fejervarya limnocharis (Gravenhosrt, 1829) + Mọi điểm LC C, G, RS, L, FR (Tới 2000m)

29 Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) ++ 3, 18 LC G, FN, RS (200-1,800m)

30 Ếch hát chê Limnonectes hascheanus (Stoliczka, 1870) ++ 18 LC G, FN, RS (tới 1,300m)31 Ếch sần Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) ++ 18 LC C, G, FN, RS (500-1,700m)32 Ếch vạch Quasipaa delacouri (Angel, 1928) + 18 LC C,G,FN,RS (650m)33 Ếch gai boulenge Quasipaa boulengeri (Günther, 1889) +++ 8, 18 EN G, FN, RS (300-1,900m)34 Ếch gai Paa spinosa (David,1875) ++ 19, 20 VU VU G, FN, Gr, RS (200-1,500m)35 Cóc nước nhẵn Occidozyga laevis (Günther, 1858) ++ Mọi điểm LC W, G, RS (dưới 200m)

36 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus(Wiegmann, 1834) + Mọi điểm LC G, RS, FN,FH, FR (up to 700m)

HỌ ẾCH NHÁI - RANIDAE (12)37 Chàng Anđecson Rana andersoni Boulenger, 1882 +++ 9, 18, 20 LC T,RS,FN,FH (600-1,200m)38 Chàng mẫu sơn R. maosonensisn (Bourret, 1937) +++ 3, 18, 20 LC T,RS,FN,FH (200-1,300m)

39 Chẫu chuộc R. guentheri Boulenger, 1882 + Mọi điểm LC T,RS,FN,FH Ranidae40 Hiu hiu R. johnsi Smith, 1921 + Mọi điểm LC T,RS,FN,FH (tới 1,100m)41 Chàng hiu Hylarana macrodactyla(Günther, 1858) + Mọi điểm LC T,RS,FN,FH (tới 1,500m)42 Ếch mõm Odorrana nasica (Boulenger, 1903) ++ 18 LC C,RS,FN,FH (600-1,500m)

43 Ếch cây sa pa Odorrana chapaensis (Bourret, 1937) ++ 20 NT C, RS, FN, FH (800-1,700m)

44 Ếch bắc bộ Odorrana bacboensis(Bain, Lathrop, Mur-phy, Orlov & Cuc, 2003) ++ 18 DD C, RS, FN,

FH (178-300m)

45 Ếch màng nhĩ lớn Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980) +++ 9, 18 LC C,RS,FN,FH (120-1,000m)46 Ếch suối Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856) ++ 2, 6, 8, 18, 20 LC C, RS, FN, FH (60-1,200m)47 Ếch bám đá lào Amolops cremnobatus Inger & Kottelat, 1998 ++ 3, 18, 19, 20 VU C, FN, RS (200-1,300m)

48 Ếch bám đá richkét Amolops ricketti (Boulenger, 1899) +++ 18, 19 LC C, FN, RS (410-

1,520m)HỌ NHÁI BẦU - MICROHYLIDAE (7)

49 Ễnh ương Kaloula pulchra Gray, 1831 + Mọi điểm LC T, FN, FH, RS (up to 750m)

50 Nhái bầu an nam Microhyla annamensisSmith, 1923 ++ 3 LC W, FR, RS (600-1,200m)

51 Nhái bầu phi sơ Microhyla fisspes (Boulenger, 1884) +++ 1 LC W, FR, RS (tới 2,000m)

52 Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri Boulenger, 1900 ++ 1, 4, 20 LC W, FR, RS (220-1,500m)53 Nhái bầu môn Microhyla heymonsi (Vogt, 1911) ++ 10, 18, 19, 20 LC W, FR, RS (tới 1,400m)54 Nhái bầu hoa Microhyla ornata (Dumeril and Bibron, 1841) ++ 18 LC W, FR, RS (tới 1,400m)55 Nhái bầu vân Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) ++ 18,19,20 LC W, FR, RS (tới 1,100m)

BỘ LƯỠNG CƯ CÓ ĐUÔI - CAUDATAHỌ SA GIÔNG - SALAMANDRIDAE (1)

56 Cá cóc sần ViệtNam

Tylototriton vietnamensisBöhme, Schöt-tler, Truong and Köhler, 2005 +++ 20 NT W, FN, RS 1,700m

Page 4: TÌM HIỂU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN TRÊN ĐỊA … HDKH_02.pdf · đa dạng về đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu đã tạo

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 7/2016 [9]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tài liệu tham khảo1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007, Sách đỏ Việt Nam (Phần Động vật),

Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 7-21.2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006, Nghị định số 32/2006/ND-CP về Quản lý thực vật

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.3. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Văn Sáng (2008), “Một số nhận xét về khu hệ Ếch nhái, Bò sát

Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Sinh học, 30(4), tr. 41-48.4. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục Ếch nhái và Bò sát Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 264 trang.5. Đậu Quang Vinh (2014), Nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An,

Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.6. IUCN (2014), The IUCN Red List of Theatened SpeciesTM, http://www.redlist.org.vn, Download on 26 May 2014.

2. Cấu trúc thành phần loàiCác loài lưỡng cư thuộc danh

mục bảo tồn ở tỉnh Nghệ An gồm55 loài, thuộc 3 bộ, 9 họ và 27giống. Bộ Ếch giun và bộ Có đuôi,mỗi bộ chỉ có 1 họ, 1 giống và 1loài. Bộ Ếch nhái chính thức(Anura) có 7 họ, 26 giống và 54loài. Họ Ếch cây là họ có số lượngloài nằm trong danh mục bảo tồnnhiều nhất với 17 loài.

Trong số 56 loài, có 14 loàiđược ghi nhận ở mức độ sắp nguycấp hoặc nguy cấp trong Sách đỏViệt Nam 2007 và IUCN2014. Sovới khu hệ ếch nhái tỉnh BìnhĐịnh chỉ có 5 loài được ghi nhậnở mức độ sắp nguy cấp hoặc đangnguy cấp.

3. Phân bố của các loài lưỡng cư Phân bố theo độ cao: Sử dụng

tiêu chí phân chia đai độ cao củaBrain và cộng sự, chúng tôi sắpxếp các loài ếch nhái theo 3 bậc:dưới 50m (vùng đồng bằng), 50-300m (vùng trung du), trên 300m(vùng núi cao). Kết quả nghiêncứu cho thấy, dưới 50m có 14 loài,từ 50-300m có 26 loài, trên 300mcó 54 loài. Như vậy, các loài ếch

nhái bảo tồn chủ yếu tập trung ởvùng núi cao.

Phân bố theo nơi ở: Có 15 loàilưỡng cư có giá trị bảo tồn sốngtrong hang; 35 loài sống trên mặtđất toàn thời gian hoặc một phần(trừ ếch giun); 21 loài sống trêncây; Chỉ có 8 loài sống toàn thờigian ở nước. Đa số các loài lưỡngcư sống trên mặt đất rất dễ chịu tácđộng bất lợi của các biến đổi môitrường. Đáng chú ý, tỷ lệ các loàilưỡng cư có giá trị bảo tồn sốngtrên cây cũng khá cao.

Phân bố theo sinh cảnh: Dựavào các sinh cảnh tự nhiên, kết quảnghiên cứu cho thấy có 47 loàisống trong rừng tự nhiên, 14 loàisống tại sinh cảnh rừng trồng, 3 loàisống trên các trảng cỏ cây bụi, 2loài sống trong khu dân cư, 7 loàisống ở các vùng đất canh tác ngậpnước. Như vậy, trừ sinh cảnh sôngsuối, sinh cảnh rừng tự nhiên là nơicó số loài lưỡng cư nhiều nhất.

Phân bố tại các khu bảo vệ:Trong số 56 loài lưỡng cư có giátrị bảo tồn, Vườn Quốc gia Pù Mátcó số loài nhiều nhất với 38 loài,Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

có 37 loài, Khu Bảo tồn thiênnhiên Pù Huống có 17 loài.

IV. KẾT LUẬN- Đã thống kê 56 loài lưỡng cư

có giá trị bảo tồn cao của tỉnhNghệ An. Có 7 loài có tên trongSách đỏ Việt Nam 2007, trong đócó 2 loài CR, 2 loài EN, 3 loài VU.Có 10 loài xếp hạng bị đe dọa caotrong danh lục IUCN 2014, trongđó 5 loài xếp hạng NT, 1 loài xếphạng NE, 3 loài xếp hạng VU, 1loài xếp hạng EN.

- Vườn Quốc gia Pù Mát là khuvực có số loài lưỡng cư có giá trịbảo tồn nhiều nhất với tổng số 38loài, Khu Bảo tồn thiên nhiên PùHoạt có 37 loài, Khu Bảo tồn thiênnhiên Pù Huống có 17 loài.

- Hầu hết các loài lưỡng cư cógiá trị bảo tồn đều sống trên mặtđất, dễ chịu tác động bất lợi củamôi trường.

- Các loài lưỡng cư có giá trịbảo tồn chủ yếu tập trung ở độ caolớn hơn 300m so với mực nướcbiển. Trừ sinh cảnh sông suối, sinhcảnh rừng tự nhiên là nơi tập trungsố loài có giá trị bảo tồn nhiều nhấtvới tổng số 47 loài./.

Chú thích:- RED: Sách đỏ Việt Nam 2007; IU: Danh lục các loài nguy cấp quốc tế 2014.- LC: Thiếu quan tâm; DD: Thiếu dẫn liệu; NT: Gần bị đe dọa; VU: Dễ bị tổn thương; EN: bị đe dọa; CR: Bị đe dọa nghiêm trọng.- 1. Kỳ Sơn, 2. Quế Phong, 3. Tương Dương, 4. Con Cuông, 5. Quỳ Châu, 6. Quỳ Hợp, 7. Tân Kỳ, 8. Anh Sơn, 9.

Thanh Chương, 10. Đô Lương, 11. Nam Đàn, 12. Nghĩa Đàn, 13. Yên Thành, 14. Hưng Nguyên, 15. Nghi Lộc, 16. DiễnChâu, 17. Quỳnh Lưu, 18. Pù Mát, 19. Pù Huống, 20. Pù Hoạt.

- Hang (C), trên mặt đất (G), trong nước (W), trên cây (T).- Rừng tự nhiên (FN:46), rừng trồng (FH:14), trảng cỏ và cây bụi (Gr:3), khu dân cư và nương rẫy (L:2), sông suối và

ven sông suối (RS:54), đất canh tác ngập nước (FR:7), bãi cát và cây bụi ven biển (0:0).