112
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TOÀN CẦU HÓA & MÔI TRƯỜNG KINH TẾ CHÂU ÂU Đức – Hà Lan GVHD : Quách Thị Bửu Châu SVTT : Nhóm 07 Khóa : 35 Lớp : Kinh Doanh Quốc tế 03 TP Hồ Chí Minh, Tháng

Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

Citation preview

Page 1: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

TOÀN CẦU HÓA

& MÔI TRƯỜNG KINH TẾ CHÂU ÂU

Đức – Hà Lan

GVHD : Quách Thị Bửu Châu

SVTT : Nhóm 07

Khóa : 35

Lớp : Kinh Doanh Quốc tế 03

TP Hồ Chí Minh, Tháng 11/2011

Page 2: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn cô Quách Thị Bửu Châu,

người đã hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Những

bài giảng và tài liệu của cô chính là cơ sở để chúng em có thể hoàn thành tốt báo

cáo của mình.

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong nhóm tiểu luận.

Chính nhờ sự đoàn kết và hợp tác nhiệt tình của các bạn mà bài tiểu luận này

được hoàn thành.

Hi vọng thông qua những nổ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên, nhóm

sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn nền kinh tế của Đức & Hà Lan, thông qua đó có

thể hiểu được toàn cầu hóa đã tác động đến hai quốc gia này như thế nào, và

phản ứng của họ ra sao. Tuy nhiên, với những giới hạn về kiến thức và thời gian,

trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em trong tránh khỏi những thiếu sót, mong

thầy và các bạn tận tình góp ý để nhóm chúng em hoàn thiện hơn nữa những kiến

thức của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 02

Page 3: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lôi cuốn ở hầu hết các quốc gia

trên thế giới nhập cuộc trên cả hai cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa. Sự phát triển

mạnh mẽ của các trào lưu này, nhất là từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, đã đòi

hỏi các công ty phải có những chuyển biến rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, tài

chính, quản trị nguồn nhân lực và R&D.

Trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với

những thách thức thời hội nhập. Hiện đất nước của chúng ta chưa có công ty đa quốc gia

nào và những dự án mang tầm cỡ quốc tế đầu tư sang nước ngoài, tuy nhiên, theo đánh

giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng và triển vọng.

Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin bạo dạn đưa ra một số ý kiến trong việc

thâm nhập vào thị trường Châu Âu- châu lục đã có nền công nghiệp hóa từ rất sớm, mà

hai quốc gia mà chúng tôi nghiên cứu là Đức- quốc gia phát triển bậc nhất Châu Âu hiện

nay, và đất nước của những cối xay gió, hoa Tulip, đôi giày gỗ- Hà Lan.

Phạm vi nghiên cứu nền kinh tế là trong vòng 20 năm trở lại đây, mà chủ yếu là từ

năm 2000 cho đến nay. Và tại sao chúng tôi lại chọn Đức và Hà Lan mà không phải là 2

quốc gia khác? Đức là quốc gia đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong nền kinh

tế, sau thế chiến thứ 2 kinh tế vô cùng khó khăn do lạm phát cao ngất ngưỡng, tuy nhiên

hiện nay là cường quốc thứ tư thế giới, là quê hương của những dòng xe sang bậc nhất.

Còn Hà Lan, có 1 điểm chung với Việt Nam là có lợi thế về nông nghiệp, nhưng ở đất

nước này, nông nghiệp lại tiên tiến hơn rất nhiều, chuyên môn hóa cao. Hơn nữa Đức và

Hà Lan là 1 trong những quốc gia Châu Âu có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, đã hỗ trợ

và có nhiều dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đầu tư vào

hai quốc gia này sẽ là cơ hội để Việt Nam nâng cao mối quan hệ hợp tác, học hỏi kinh

nghiệm, công nghệ và khoa học kĩ thuật. Hi vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin

bổ ích cho các bạn về nền kinh tế Đức và Hà Lan.

Trang 03

Page 4: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

MỤC LỤC

Trang

I. Toàn cầu hóa tác động đến nền kinh tế Châu Âu:....................................6

1. Sơ lược về lịch sử toàn cầu hóa ở châu Âu...................................................6

& tác động của nó lên các nước ở châu Âu

2. Các lĩnh vực toàn cầu hóa ở châu Âu............................................................8

.........................................................................................................................

II. Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh của Đức & Hà Lan:..............11

1. Cơ hội..........................................................................................................11

2. Thách thức...................................................................................................11

III. Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế của hai quốc gia Đức & Hà Lan:

A. Quốc gia Đức: ...........................................................................................12

1. Các giai đoạn phát triển của thị trường......................................................12

2. Phân phối thu nhập......................................................................................20

3. Phân bổ dân số (population distribution)....................................................25

4. Liên kết kinh tế (Economic Alliances).........................................................29

5. Những yếu tố kinh tế xã hội khác.................................................................31

B. Quốc gia Hà Lan:

1. Các giai đoạn phát triển của thị trường......................................................36

2. Phân phối thu nhập......................................................................................46

3. Phân bổ dân số ...........................................................................................47

4. Liên kết kinh tế ...........................................................................................49

5. Những yếu tố kinh tế xã hội khác.................................................................51

IV. Phản ứng của ĐỨC & HÀ LAN trước những tác động do toàn cầu hóa đem

lại:

1. Phản ứng của Đức đối với toàn cầu hóa....................................................53

2. Phản ứng của Hà Lan đối với toàn cầu hóa................................................55

V. Sự khác biệt giữa 2 quốc gia Đức và Hà Lan:........................................57

Trang 04

Page 5: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

VI. Các nhà đầu tư việt nam nên lựa chọn như thế nào khi thực hiện hoạt động

kinh doanh quốc tế ở Đức:

1. Tình hình một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức.....................64

2. Cơ hội và thách thức chung đối với Việt Nam khi thực hiện kinh doanh quốc tế ở

Đức...............................................................................................................70

3. Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất, nhập khẩu đối

với thị trường Đức.......................................................................................71

4. Đề xuất ....................................................................................................74

LỜI KẾT.....................................................................................................74

Trang 05

Page 6: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

I. Toàn cầu hóa tác động đến nền kinh tế châu Âu:

1. Sơ lược về lịch sử toàn cầu hóa ở châu Âu & tác động của nó lên

các nước ở châu Âu:

Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của hệ thống

kinh tế toàn cầu, là sự hội nhập quốc tế của hàng hóa, kỹ thuật, lao động và vốn, được tạo

ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá

nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Về bản chất, nó là sự mở rộng thị

trường ra ngoài biên giới quốc gia.

Toàn cầu hóa ở châu Âu đã xuất hiện từ rất lâu, từ sự xuất hiện những thành thị

Hy Lạp cổ đại, con đường tơ lụa,… và cho tới khi Columbus khám phá ra châu Mỹ, làn

sóng toàn cầu hóa thứ nhất (1492 – 1760) đã bùng nổ. Đó là các cuộc chinh phạt thuộc

địa, nô lệ hóa của chủ nghĩa thực dân phương Tây như Anh, Pháp… Điều này để lại hệ

quả là có sự giao lưu về mặt tư tưởng giữa châu Âu và Trung Hoa, sự di dân ồ ạt của nô

lệ từ châu Phi sang châu Âu cũng như đem lại nguồn lợi về kinh tế.

Làn sóng toàn cầu hóa thứ hai (1760 - 1914) được đánh dấu bằng cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ nhất khởi thủy từ nước Anh vào nửa cuối thế kỷ 18 và kéo dài cho

đến thế chiến thứ nhất. Sự xuất hiện của máy hơi nước, và sau đó là đường sắt, điện tín...

và cùng với nó là làn sóng toàn cầu hóa thứ hai đã đưa thế giới chuyển sang một quỹ đạo

mới. Chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nước Anh trong vòng vài chục năm kể từ khi

bắt đầu công nghiệp hóa, các nước châu Âu khác (và sau đó cả Nhật và Mỹ) ý thức được

rằng cuộc đua về sức mạnh kinh tế và quyền thống trị thế giới đến bây giờ mới thực sự

bắt đầu. Trên thực tế, nếu như vào đầu thế kỷ 18, dưới tác động của làn sóng toàn cầu

hóa thứ nhất, thu nhập bình quân của các nước tây Âu chỉ cao hơn các nước đông Âu

chừng 20% thì đến năm 1890, khoảng cách này đã lên tới 80%. Cũng như nước Anh, các

nước phương Tây khác lao như thiêu thân vào cuộc chiến giành thuộc địa vì thuộc địa

rộng lớn hơn đồng nghĩa với việc có nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ mạt dồi dào hơn

để phục vụ công nghiệp hóa, là thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, là sức mạnh kinh tế và

Trang 06

Page 7: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

quân sự hùng mạnh hơn, là khả năng chinh phục và chiếm thêm được thuộc địa mới cũng

như giành lại thuộc địa cũ từ tay kẻ khác. Kết quả là nếu như vào năm 1800, châu Âu mới

kiểm soát 35% lãnh thổ trên thếgiới, thì con số này tăng lên 67% vào năm 1878 và 85%

vào năm 1914 – năm bắt đầu của thế chiến thứ nhất. Thế giới dường như đã rơi vào ngõ

cụt khi một nước, để tránh thân phận thuộc địa, buộc phải thuộc địa hóa kẻ khác - và đây

cũng là chiến lược thống trị của các quốc gia phương Tây, của Nhật và Mỹ trong làn sóng

toàn cầu hóa thứ hai.

Từ 1914 cho đến 1945, toàn cầu hóa hoàn toàn dừng lại với chiến tranh thế giới

thứ I, nhưng lại nổi lên sau khi chiến tranh thế giới thứ II. Hội nghị Bretton Woods ra đời

sau đó, một thỏa thuận chính trị gia hàng đầu thế giới để đặt khuôn khổ cho thương mại

quốc tế và tài chính, và thành lập một số tổ chức quốc tế nhằm mục đích để giám sát các

quá trình toàn cầu hóa như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên

hiệp quốc (UN). Toàn cầu hóa cũng được thúc đẩy bởi việc mở rộng toàn cầu của các tập

đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ và Châu Âu, và trao đổi trên toàn thế giới phát

triển mới trong công nghệ, khoa học và các sản phẩm với phát minh quan trọng, cũng

như nền văn hóa phương Tây thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mới: phim

ảnh, phát thanh, truyền hình và âm nhạc ghi lại. Phát triển và tăng trưởng của vận tải

quốc tế và viễn thông đóng một vai trò quyết định trong toàn cầu hóa hiện đại.

Toàn cầu hóa châu Âu thuận lợi hơn nhờ những tiến bộ trong công nghệ, làm giảm

chi phí thương mại, và các vòng đàm phán thương mại, ban đầu dưới sự bảo trợ của Hiệp

định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), đã dẫn đến một loạt các thỏa thuận để

loại bỏ các hạn chế về thương mại tự do. Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II, các rào cản

đối với thương mại quốc tế đã được giảm đáng kể thông qua các thỏa thuận quốc tế -

GATT và người kế nhiệm của mình, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Xuất khẩu

thế giới tăng từ 8.5% vào năm 1970, lên tới 16.2% tổng sản phẩm toàn thế giới vào năm

2001.

Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba chỉ thực sự nổi lên vào những năm 1980. Giai đoạn

này được đánh dấu bởi sự gia tăng của côngtenơ hóa, sự phát triển vận tải hàng không,

cước phí thông tin liên lạc giảm đi một cách nhanh chóng, sự phát triển ứng dụng rộng

Trang 07

Page 8: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

rãi của công nghệ sinh học và điện tử, và sự xuất hiện và phát triển như vũ bão của

internet. Chính nhờ sự hòa mình vào toàn cầu hóa, hiện nay châu Âu đã trở thành trung

tâm kinh tế quan trọng của thế giới.

2. Các lĩnh vực toàn cầu hóa ở châu Âu:

a. Toàn cầu hóa thị trường: Là sự hợp nhất các quốc gia riêng biệt, tạo

thành một thị trường chung.

Liên minh châu Âu (EU)

Năm 1957, các hiệp ước Roma về việc xây dựng một cộng đồng kinh tế châu Âu

là sự khởi đầu một trang sử thành công của quá trình hòa nhập châu Âu.

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union), viết tắt là EU, là

một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên. Liên minh châu Âu được

thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng

châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% (18.4 tỉ đô la Mỹ

năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15.2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua

tương đương của thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) là một thể chế đa phương, hội đủ sự cấu thành của một

nhà nước theo kiểu liên bang rộng lớn, là một trong các trung tâm chính trị, kinh tế,

thương mại tài chính lớn mạnh, và đang vươn lên phấn đấu trở thành khu vực phát triển

nhất hành tinh trong thế kỷ XXI.

Ngay từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là

thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc

gia thành viên. Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên

minh châu Âu, thường biết đến với tên gọi khu vực đồng euro. Vào năm 2009, sản lượng

kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, ước

tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh

châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, về hàng hóa

và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên

thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc.

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA)

Trang 08

Page 9: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association- EFTA) được

thành lập năm 1960 với 7 nước như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do

không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay chỉ còn

4 nước thành viên: Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein. Hiệp ước này cho phép tự

do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên.

Khu vực kinh tế châu Âu (EEA)

EEA (European Economic Area) được thành lập ngày 1/1/1994 là một thỏa ước

giữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) ( trừ Thụy Sĩ),

Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nó cho

phép các nước hội viên của EFTA tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia

nhập Liên minh châu Âu.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

WTO (World Trade Organization) chính thức bắt đầu từ 1/1/1995 theo Hiệp định

Marrakech, thay thế Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), có trụ sở ở

Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành

viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ

hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Đến 2008, WTO có

153 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên

khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Hiện nay tất cả các nước thành viên của

EU đều là thành viên của WTO.

b. Toàn cầu hóa sản xuất:

Để đạt lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, châu Âu đã toàn cầu hóa sản xuất

bằng bố trí mạng lưới sản xuất ở khắp các vùng, quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Đó là

các công ty đa quốc gia, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Ví dụ:

Cisco, Unilever (Anh), BMW AG (Đức), Metro AG (Đức), L'Oréal (Pháp)…

Unilever là tập đoàn của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu

dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm.

Công ty này sở hữu nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, sản

phẩm giặt tẩy, mỹ phẩm của thế giới. Nó có các công ty và nhà máy hoạt động

trên mọi châu lục (ngoại trừ Nam Cực) và phòng thí nghiệm nghiên cứu ở 5

Trang 09

Page 10: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

nước trên thế giới. Unilever sử dụng khoảng 180.000 nhân công và có doanh

số gần 40 tỷ Euro hay hơn 62 tỷ Euro năm 2005.

Metro AG là tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế có trụ sở tại Đức. Được thành

lập năm 1964 bởi Otto Beisheim – tỷ phú, doanh nhân Đức, Metro AG là tập

đoàn giữ thị phần lớn nhất ở Đức và là một trong những hãng bán lẻ hoạt

động toàn cầu. Theo thông tin trên trang Metro Việt Nam, Metro đứng thứ ba

ở Âu Châu và thứ tư trên thế giới. Tính tới đầu năm 2007, Metro có cửa hàng

ở 26 nước châu Âu (phần lớn các nước Tây Âu và Bắc Âu), 8 nước châu Á

(Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Thái Lan

và Việt Nam) và châu Phi (Maroc, Ai Cập).

Heineken quốc tế là công ty Rượu - Bia - Nước giải khát của Hà Lan, được

thành lập vào năm 1864 bởi Gerard Adriaan Heineken ở Amsterda. Đến năm

2007, Heineken sở hữu hơn 125 nhà máy bia tại hơn 70 quốc gia và sử dụng

khoảng 54.000 người. Heineken được xếp vào hàng các nhà sản xuất bia lớn

thứ ba thế giới.

BMW là công ty ô tô, xe gắn máy và công ty sản xuất động cơ của Đức được

thành lập vào năm 1916. Nó sở hữu và sản xuất nhãn hiệu Mini, và là công ty

mẹ của xe ô tô Rolls-Royce. BMW sản xuất xe máy dưới thương hiệu BMW

Motorrad và Husqvarna. Trong năm 2010, BMW đã sản xuất 1.481.253 xe ô tô

và 112.271 xe gắn máy trên tất cả các thương hiệu của nó. Các công ty con ở

nước ngoài: Nam Phi, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và Ai Cập.

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa vẫn gặp trở ngại như: rào cản thương mại, chi

phí vận chuyển, rủi ro kinh tế, chính trị…

Trang 010

Page 11: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

II. Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế của Đức & Hà Lan:

1. Cơ hội:

- Toàn cầu hóa là một sự phát triển tích cực cho nền kinh tế thế giới, bao gồm các

nước công nghiệp như Đức, xu hướng mở cửa và hội nhập ngày càng tăng giữa

các quốc gia đã mang lại sự thịnh vượng chưa từng có cho Đức và Hà Lan.

- Thị trường vốn đang được mở cửa đầu tư qua nước ngoài. Dòng vốn tư nhân này

đã không chỉ giúp tài chính gia tăng sản xuất trong nước tiếp nhận, nó cũng giúp

duy trì nhu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu quốc gia công nghiệp.

- Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ toàn cầu hóa thông qua sự đa dạng hóa

sản phẩm với chi phí thấp, chuyên môn thương mại và tự do hóa thương mại.

- Toàn cầu hóa giúp các nhà đầu tư quốc tế có nhiều cơ hội, lợi nhuận cao hơn tiền

gửi tiết kiệm và đa dạng hóa danh mục đầu tư.

- Toàn cầu hóa thúc đẩy phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên trên toàn thế giới, do

đó, tăng trưởng thế giới cao hơn.

- Việc tự do hóa thị trường thương mại và vốn đã cho phép chuyển đổi sản xuất đến

các địa điểm có chi phí tương đối thấp dễ dàng hơn.

- Tăng việc làm phù hợp với tăng sư linh hoạt trong thị trường lao động và nhân

viên. Thúc đẩy tự do hóa của các thị trường vốn có đáng kể tạo điều kiện thuận lợi

tài chính hoạt động qua biên giới. Kinh doanh và tổng số cổ phiếu của trái phiếu

niêm yết tăng gần gấp bốn lần từ năm 1990 và 2005.

- Đối với Đức, do nằm ngay trung tâm châu Âu nên có 1 lợi thế rất lớn: có thể dễ

dàng trao đổi thương mại với tất cả các nước ở châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, Đức còn

có cơ sở hạ tầng tuyệt vời cùng lao động có trình độ cao là điều kiện thuận lợi để

toàn cầu hóa.

2. Thách thức:

Là gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu giữa các công ty, yêu cầu các công ty Đức và

Hà Lan phải đầu tư, tìm ra thế mạnh cạnh tranh nếu không sẽ bị tụt lùi và đào thải.

Trang 011

Page 12: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Sự bất ổn tài chính các nền kinh tế toàn cầu đã làm Đức và Hà Lan hứng chịu

nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tốn kém trong thập kỷ qua (ví dụ cuộc khủng

hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng ở các thị trường mới nổi gây ra bởi

sự kiện ở Mexico, sự sụp đổ của một số tổ chức tài chính lớn hay khủng hoảng ở

Hy Lạp…).

- Việc mở rộng đã tạo ra những thành viên mới đã tiến hành cải cách sâu rộng tự

do, mang lại nhiều cạnh tranh hơn cho đầu tư và việc làm.

- Toàn cầu hóa có xu hướng làm tăng tính đồng nhất văn hóa, vì vậy thách thức

được đặt ra là bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và lâu đời của Đức và

Hà Lan, nhất là nền văn hóa tuyệt vời ở Bavaria của Đức.

- Đối diện với sản phẩm kém chất lượng nhập từ các nước ( Đồ chơi độc hại và sữa melamine, các quỹ nhà nước không minh bạch và vi phạm nhân quyền là trong con mắt của nhiều người như là một trở ngại chính trong quan hệ với Trung Quốc.)

- Về lao động: Một dân số già làm tăng chi phí an sinh xã hội.

Cần phải di chuyển hướng tới một cách tiếp cận dựa trên vốn

+ Cấu trúc cứng nhắc, đặc biệt là trong thị trường lao động và hấp thụ một số

lượng ngày càng tăng của người nhập cư nền kinh tế Đức và Hà Lan gặp không

ít khó khăn trong việc điều chỉnh các thay đổi ngành trong sản xuất và việc làm

liên quan đến toàn cầu hóa.

+ Nhân viên có tay nghề thấp bị sa thải.

+ Ở Đức, nhiều công ty Đức có để tiết kiệm chi phí sản xuất và duy trì khả năng cạnh

tranh trên thị trường quốc tế, sản xuất một phần hoặc hoàn toàn chuyển sang các nước

mức lương thấp. Chính vì vậy, làm giảm thu nhập lao động người dân, tiền lương thực tế

và lương hưu giảm ít nhất 15% sau khi toàn cầu hóa.

- Có một mối đe dọa từ các nước thành viên mới của EU, nằm phía đông nước Đức,

nơi có nguồn lao động trình độ cao mà gần đó, lại có tiền lương thấp hơn nhiều lần

so với Đức. Tuy nhiên ở Hà Lan đã khắc phục được tình trạng này, phân phối thu

nhập của người dân khá là đồng đều.

Trang 012

Page 13: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Xu hướng toàn cầu hóa đã góp phần hình thành ở Hà Lan những nét trưng riêng

như: là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công

nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn

đồng giới. Nhưng nếu Hà Lan không có những biện pháp quản lí khéo léo, thì sẽ

có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về đạo đức cũng như sự gia tăng của

tệ nạn xã hội. Tại Hà Lan còn có một sự thiếu hiểu biết một nỗi sợ hãi lớn của toàn

cầu hóa và phát triển văn hoá của Liên minh châu Âu. Các kiến thức và kinh

nghiệm họ có được và tuyên truyền là không thể thiếu trong việc làm giảm nỗi sợ

chưa biết. Trớ trêu thay đó là chính phủ lâm thời đã được chịu trách nhiệm về sự

phát triển của nền văn hóa của sự sợ hãi và cố ý tránh các cuộc tranh luận về châu

Âu, trong khi tài trợ cho các dự án thanh niên quốc tế, hỗ trợ công cộng và các

chiến dịch đang nổi bật.

- Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

III. Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế của hai quốc gia Đức

& Hà Lan

A. Quốc gia Đức:

1. Các giai đoạn phát triển của thị trường ( Stage of Market

Development:

a. Sự phát triển kinh tế:

Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu với diện tích 357,021km2 và có

chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan, Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp,

Luxembourg, Bỉ và Hà Lan . Với gần 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất

trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới.

Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD và WTO… Nước

Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP sức mua

tương đương đứng thứ năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều

thứ nhì, và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có một mức

Trang 013

Page 14: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Nước Đức giữ vị trí chính yếu trong quan

hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới.

Đo lường sự phát triển kinh tế bằng GDP:

    Giai đoạn 2001-2005  được coi là giai đoạn đình trệ của kinh tế Đức với chỉ số

tăng trưởng trung bình 0.7% và tỉ lệ thất nghiệp khá cao, khoảng 8% vào cuối năm 2006.

Tuy nhiên Đức đã vực dậy nền kinh tế của mình trong những năm về sau với tốc độ tăng

GDP năm 2010 là 3.5%.

Trang 014

Page 15: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

  

Đức là một nước phát triển nên thu nhập bình quân đầu người tương đối cao

30.100USD (2005), mức này tăng dần qua các năm và đạt 35.700USD (2010).

Đặc trưng của các ngành:

Nông nghiệp:

Trồng trọt

Các sản phẩm chính: khoai tây, lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, trái cây… Phần

lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức

làm việc trong ngành này. Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác.

Đức là nước xuất khẩu lớn về nông sản và thực phẩm với giá trị xuất khẩu tương ứng lên

tới hơn 50 tỉ Euro.

Chăn nuôi

Gia súc và gia cầm: các mặt hàng quan trọng nhất bao gồm thịt và các sản phẩm từ

thịt. Năm 2008, với sản lượng tên 5 triệu tấn Đức là nước sản xuất thịt lợn đứng đầu EU,

đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Về thịt bò, Đức có 180.000 trang trại bò

với khoảng 13 triệu con. Điều này đã giúp Đức trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai tại

Châu Âu với hơn 40 giống bò. Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản

Trang 015

Page 16: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính

sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu.

Công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn vệ sinh hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm,

truyền thống lâu đời và đổi mới không ngừng - đó chính là những gì mà ngành công

nghiệp về sản phẩm từ thịt ở Đức đại diện. Ngành công nghiệp về sản phẩm từ thịt với

mức doanh thu cao 16 tỉ Euro là một trong những ngành dẫn đầu của lĩnh vực thực phẩm

ở Đức.

Hiện nay, đã có hơn 300.000 tấn xúc xích Đức được xuất khẩu trên toàn thế giới

với giá trị lên đến trên 1,3 tỉ euro.

Công nghiệp: Là một trong những nhà sản xuất công nghiệp lớn nhất và có

công nghệ hiện đại nhất thế giới. Đức tập trung chuyên môn hóa phát triển và chế tạo các

sản phẩm công nghiệp phức hợp, nhất là các thiết bị công nghiệp và công nghệ sản xuất

mới. Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức là chế tạo xe hơi, chế tạo máy, kỹ

thuật điện, điện tử và công nghiệp hóa chất. Chỉ riêng trong bốn ngành này đã có 2.9 triệu

người làm việc và tạo ra doanh số hơn 800 tỉ Euro.

Nước Đức phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù có

những mỏ than nâu và nhựa đường ở vùng Ruhr và thung lũng Saar nên ngành công

nghiệp thép của nước Đức tập trung tại những vùng này. Nước Đức cũng có một trữ

lượng không nhiều quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt nên những trung tâm kinh tế quan trọng

nhất Đức là vùng Ruhr (khu công nghiệp đang trong thời kỳ chuyển đổi thành trung tâm

công nghệ cao và dịch vụ), vùng München và Stuttgart (công nghệ cao, chế tạo ô tô),

vùng Rhein-Neckar (hóa chất), Frankfurt bên sông Main (tài chính), Köln, Hamburg

(cảng biển, chế tạo máy bay Airbus, truyền thông). Đến nay tại các bang mới đã hình

thành một khu vực kinh tế tuy còn nhỏ bé, nhưng rất có năng lực tại những trung tâm

công nghệ cao còn gọi là “những ngọn hải đăng”, ví dụ như Dresden, Jena, Leipzig,

Leuna và Berlin-Brandenburg....

Công nghiệp xe hơi của nước Đức

Ngành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu.

Thành công lớn nhất của nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao,

khoảng 30% tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu, phát triển đến từ

Trang 016

Page 17: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

ngành này. Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều có

nguồn gốc từ Đức: Bayerische Motoren Werke AG (BMW), DaimlerChrysler AG

(Mercedes-Benz), Porsche, Audi, Volkswagen, Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce,

Bentley.....

o Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng nhưng ngành công nghiệp

sản xuất ôtô Đức vẫn tạo ra lợi nhuận kỷ lục và thu về doanh số bán hàng đáng mơ

ước trong nửa đầu năm 2011. Doanh số bán ô tô Đức năm 2011 dự kiến đạt 3,4

triệu chiếc, tăng 10% so với năm 2010 và là một trong những thị trường thành

công nhất trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện nay Đức có tới 5

hãng ô tô, tức chiếm tới gần 50% trong số 12 “Thương hiệu ô tô nổi tiếng nhất thế

giới”.

- Tập đoàn Volkswagen AG bán được 59.389 xe trong tháng 7, tăng 32.2% so với

cùng kỳ năm 2010, và chính thức trở thành nhãn hiệu Đức bán chạy nhất. Như

vậy, trong 6 tháng đầu năm, đã có tổng cộng 413.426 xe Volkswagen được bán ra.

- Nhãn hiệu Opel thuộc quyền sở hữu của General Motors có doanh số tăng 11.1%

với 20.579 xe bán ra.

- Mercedes là nhãn hiệu cao cấp của Đức trong tháng 7 bán được 26.275, tăng 7.7%

so với cùng kỳ năm ngoái.

- KBA cũng cho biết thêm minivan là dòng xe được tiêu thụ mạnh nhất khi số

lượng xe loại này bán ra đã tăng gấp đôi so với tháng 6. Ba mẫu minivan của Đức

là VW Touran, VW Sharan, Opel Zafira là những mẫu bán chạy nhất, chiếm đến

60% thị phần.

Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh số

công nghiệp và chiếm vị trí thứ hai sau ngành chế tạo ô tô. Là ngành công nghiệp tạo

nhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chế

tạo máy giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế Đức.

Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặc

biệt đổi mới. Hơn 20% số dự án được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho nghiên cứu và

phát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện.

Trang 017

Page 18: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Ngành công nghiệp hóa chất là một trong những ngành công nghiệp quan

trọng nhất của nước Đức, một phần nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài vì các tập

đoàn, công ty bị mua, sát nhập, chủ yếu sản xuất những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu.

Có những công ty như Bayer, BASF và Hoechst, trong đó tập đoàn BASF của Đức ở

Ludwigshafen là tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới.

Chế tạo máy móc và máy xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọng

khác của nước Đức, bao gồm các ngành chế tạo máy bay, đóng tàu, máy móc công

nghiệp, và cả ngành chế tạo ô tô nữa. Ngành máy phát điện, điện tử và các thiết bị văn

phòng cũng là những khu vực công nghiệp phát triển. Mặc dù có nhiều ngành công

nghiệp cực kỳ thành công, nhưng những ngành công nghiệp nặng truyền thống như

ngành luyện thép và ngành đóng tàu lại đang sa sút nghiêm trọng, giống như ở các nước

phương Tây khác. Sự cạnh tranh từ Nhật Bản và công nghệ mới đã làm giảm sút lợi

nhuận của nước Đức. Dù vậy công nghiệp vẫn là trụ cột của nến kinh tế Đức.

Dịch vụ:

Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng góp

nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội. Lĩnh vực này bao gồm cả du lịch. Năm 2006

tổng GDP là 2.585 tỷ USD, dịch vụ 70%. Năm 2010 đã có một số thay đổi về tổng GDP

là 2.951 tỷ USD, dịch vụ 71.3%.

- Ngành dịch vụ: 29 triệu người.

- Công ty dịch vụ công và tư nhân: 12 triệu người.

- Lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng và giao thông: 10 triệu người.

Một trụ cột của ngành dịch vụ là các công ty ngân hàng và bảo hiểm. Các công ty

này tập trung ở Frankfurt bên sông Main, môi trường ngân hàng hàng đầu của châu Âu,

trong khu vực trung tâm Frankfurt là trụ sở chính của các ngân hàng lớn nhất Đức:

Deutsche Bank AG, Commerzbank AG và Dresdner Bank AG. Thêm vào đó là nhiều

ngân hàng tư nhân quan trọng cũng có trụ sở tại Frankfurt như Bankhaus Metzler, Hauck

& Aufhäuser Privatbankiers, Delbrück-Bethmann-Maffei, BHF Bank, DZ BANK, Deka,

Frankfurter Sparkasse von 1822 và Ngân hàng bang Hessen-Thüringen. Đây là nơi có trụ

sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng liên bang.

Trang 018

Page 19: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Frankfurt là một trung tâm tài chính và chứng khoán được biết đến trên toàn thế

giới. Frankfurt là thị trường cổ phiếu lớn thứ nhì châu Âu với thị trường chứng khoán

Frankfurt và hệ thống giao dịch điện tử XETRA do Deutsche Börse AG sở hữu và điều

hành. Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt chiếm 90% tổng doanh số của thị trường Đức

và một tỷ lệ lớn của thị trường châu Âu. Ngày nay, Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt

lớn thứ 12 thế giới về giá trị vốn hóa thị trường.

Dự báo trong tương lai:

Các nhà kinh tế hàng đầu đã cảnh báo rằng nước Đức sẽ dần rơi vào tình trạng

suy thoái vào năm 2012. Họ đã kêu gọi sự phối hợp giữa các quốc gia cùng hành động

để đổi phó với các cuộc khủng hoảng nợ đang leo thang ở châu Âu và ảnh hưởng tiêu

cực tới nền kinh tế Đức bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm mua các trái phiểu

của chính phủ Hy Lạp sẽ có những thiệt hại khá lớn. Các chuyên gia dự đoán sự suy

giảm kinh tế trong năm 2012. Đánh giá cho rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của

Đức sẽ giảm từ 2.9% dự kiến trong năm nay xuống còn 0.8% vào năm 2012. Ban đầu họ

đánh giá năm 2012, kinh tế Đức sẽ tăng trưởng khoảng 2% khi tốc độ tăng trưởng ở Đức

tăng mạnh vào những tháng đầu năm 2011, tuy nhiên những tháng sau đó đã bị đình trệ.

Bên cạnh đó cũng có những dự báo lạc quan hơn khi các chuyên gia cho rằng tỷ lệ thất

nghiệp tại Đức sẽ giảm từ 7% trong năm nay xuống cón 6.7% vào năm 2012.

Tri thức - tư bản:

Đức là một đất nước của ý tưởng, đào tạo, khoa học, nghiên cứu và phát minh có

một ý nghĩa trung tâm. Trong thế giới của thị trường toàn cầu hóa, giáo dục, đào tạo được

trang bị để tận dụng được cơ hội của những đường biên giới mở và những mạng lưới tri

thức toàn cầu.

Hiện nay Đức chi khoảng 2,6% GDP cho nghiên cứu và phát triển (F&E),

cao hơn hẳn mức chi trung bình 1,9% (năm 2008) trong EU. Đến năm 2015 chính phủ

liên bang muốn cùng với các bang và giới kinh tế tăng mức chi cho nghiên cứu và phát

triển lên 3% GDP. Với mức chi là 49 tỉ USD Đức cũng là nước dẫn đầu về chi phí của

doanh nghiệp cho nghiên cứu, phát triển.

Trang 019

Page 20: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Tinh thần phát minh, sáng chế cũng không bị chững lại. Năm 2009 các nhà đầu tư

và doanh nghiệp Đức đã đăng ký 11% tổng số bản quyền trên toàn thế giới – giữ vị trí thứ

3 trên thế giới. Vì thế trong nhiều lĩnh vực công nghệ tương lai Đức thuộc số những quốc

gia dẫn đầu, trong đó có các ngành:

- Ngành công nghệ sinh học và công nghệ gien: Đức giữ vị trí dẫn đầu châu Âu từ

nhiều năm nay.

- Công nghệ nano: Đức có một tiềm năng trí thức to lớn trong lĩnh vực này.

- Ngành công nghệ môi trường của Đức có một vị trí rất tốt trên thị trường quốc tế

(năng lượng gió, quang hóa, sinh khối), trong đó các nhà sản xuất thiết bị cung cấp

năng lượng gió chiếm gần 28% thị phần thế giới.

- Ngành chế tạo máy và ô tô, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và truyền

thông thuộc những ngành kinh tế lớn nhất, tăng trưởng mạnh hơn hẳn toàn bộ nền

kinh tế.

- Ngoài ra có các ngành công nghệ cao như sinh trắc học, hàng không, vũ trụ, kỹ

thuật điện, cung ứng.

Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, Viện nghiên cứu cơ học và robot mới

đây đã nghiên cứu và phát triển một loại robot có bánh xe. Đây là một trong những robot

tiên tiến nhất thế giới.

Toàn cầu hóa cũng đặt nền khoa học và giáo dục đại học Đức trước những thách

thức mới. Giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và

thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Tại Đức, ngành giáo dục không mang tính cách

tập trung, tức mỗi tiểu bang có quyền quyết định về mô hình hệ thống giáo dục do quyền hành

chính tự lập và truyền thống văn hoá của từng vùng. Hệ thống đào tạo phổ thông và đại học Đức

đang trong một quá trình đổi mới sâu sắc và nay đã có những thành công đầu tiên, hơn ba phần

tư người trưởng thành đã được đào tạo nghề nghiệp, 13% đã tốt nghiệp đại học tổng hợp hoặc

đại học khoa học chuyên ngành. Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao chất lượng sống ở Đức.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Đức đang loại trừ học sinh thuộc gia đình nghèo và con cái các gia

đình nhập cư khỏi cơ hội nhận được một nền giáo dục tốt khi mà gạt chúng sang bên lề từ quá

sớm và việc phân hạng như hiện nay bỏ sót nhân tài và gây lãng phí chất xám rất lớn. ... như

Trang 020

Page 21: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

việc tách học sinh dựa theo học lực từ quá sớm khi mà trẻ chưa thể hiện được đầy đủ tiềm năng

của mình.

Đức hiện nay thuộc nhóm nước HDC’s ( Post-industrialized countries ), với các

đặc điểm: khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ quan trọng 70% (2010), nhiều thách thức do trình độ

cạnh tranh tăng, nền kinh tế tri thức, tư bản là chủ yếu.

2. Phân phối thu nhập:

Các nền kinh tế Đức đã dần dần nổi lên từ những tác động của cuộc khủng hoảng

tài chính toàn cầu, trong đó có một tác động tiêu cực đáng kể về tài chính công và tăng

trưởng kinh tế. Việc kích thích chi tiêu đã đẩy thâm hụt ngân sách hơn 3% của GDP. Một

chương trình thắt lưng buộc bụng được thực hiện để kiềm chế thâm hụt tài chính gia tăng

của nó.

Trong những năm gần đây nhất, tổng chi tiêu chính phủ, bao gồm cả các khoản

thanh toán tiêu thụ và chuyển giao, tổ chức ổn định ở mức 43,7% của GDP.

a. Thu nhập cá nhân :

Khoảng cách thu nhập giữa hai miền Đông - Tây ngày càng lớn: so với năm

2008, mức tăng trưởng về thu nhập bình quân đầu người ở Tây Đức là 2,9% còn ở Đông

Đức chỉ là 2,5%.

- Vùng Tây Đức : 19 838 €/người/năm.

- Vùng Đông Đức : 15 484 €/người /năm.

- Thành phố mà người dân có thu nhập bình quân cao nhất: Hamburg.

- Thành phố mà người dân có thu nhập bình quân thấp nhất: Mecklenburg-

Vorpommern.

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự chênh lệch tiền lương giữa hai miền nước Đức trong

đó có thể kể đến là do giá các dịch vụ tại Đông Đức được trả ít hơn so với Tây Đức và

nguồn vốn đổ vào đầu tư tại Đông Đức cũng thấp hơn đáng kể so với Tây Đức.

Thu nhập bất bình đẳng của Đức (2007):

- Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Đức đang mở rộng, trong khi

nhóm của những người thu nhập giữa thu hẹp lại. Người nghèo trở nên nghèo hơn, trong

khi những người giàu trở nên giàu có hơn. Theo nghiên cứu, năm 2000 có 66% người Đức

trong khung lớp trung lưu với thu nhập ròng hàng tháng của €860 - €1.844 (hộ gia đình duy

Trang 021

Page 22: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

nhất). Năm 2007, con số này giảm còn 60%. Số lượng người thu nhập thấp tăng mạnh, từ

18% năm 2000 lên gần 22% trong năm 2009.

Mười bốn phần trăm dân số Đức sống trong nghèo đói, có ít hơn 60% của thu nhập

trung bình. Trong khi đó về phía tây Đức (13%) tỷ lệ hộ nghèo cao hơn ở Đông Đức (19%)

chủ yếu là do tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục được tìm thấy ở đó.

Kết luận:

- Có thể đầu tư vào Đức với nhiều sản phẩm từ cao cấp nhất như trang sức, gia

công các sản phẩm cao cấp (đồ mỹ nghệ, dệt may)… phục vụ cho nhóm thu nhập cao đang

gia tăng đến các sản phẩm với giá cả vừa phải, chất lương ổn định các loại thực phẩm trái

cây, café, mật ong….phù hợp với nhóm thu nhập trung bình.

- Đầu tư các ngành dịch vụ nhiều hơn (du lịch, nghỉ dưỡng…) vào Tây Đức vì

ở nơi này có gía dịch vụ cao hơn, yêu cầu cao hơn.

- Các sản phẩm cần phải tiết kiệm năng lượng & hữu dụng. Người Đức có yêu

cầu cao khi sử dụng sản phẩm bao gồm cả về giá trị sử dụng, tiết kiệm năng lượng, độ

chính xác cao đáp ứng đúng nhu cầu. Chẳng hạn: Nếu nhà có máy rửa bát thì nên dùng

máy rửa bát thay cho rửa bằng tay, vì máy rửa bát tiêu tốn không nhiều năng lượng điện

và nước bằng rửa trực tiếp bằng tay. Người Đức không tráng bát lại sau khi rửa vì nước

rửa bát của họ không có hoá chất độc.

b. Đầu tư trong nước ở Đức: (2007 )

Hoạt động kinh tế và giá cả(Thay đổi theo phần trăm, trừ khi có ghi chú khác) 2003 2004 2005 2006 2007Tiêu dùng cá nhân 0.1 0.2 -0.1 1 -0.3Tổng đầu tư cố định -0.3 -0.2 1 6.1 5.5Đầu tư xây dựng -1.6 -3.8 -3.1 4.3 2.8Tổng quốc gia tiết kiệm (% của GDP) 19.8 21.8 22 23 24Tổng đầu tư trong nước (% của GDP) 17.9 17.5 17.4 18 18.4

Nguồn: Deutsche Bundesbank, IMF, IFS, IMF, World Economic Outlook, và dự đoán nhân

viên.

Trang 022

Page 23: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Đầu tư trong nước gia tăng qua các năm, tuy nhiên vào năm 2009 tỉ lệ này lại

giảm vì lúc này chính phủ Đức đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để vượt qua

cuộc khủng hoảng năm 2008.

Tỉ lệ đầu tư trong nước không cao, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư xâm nhập vào thị

trường Đức.

c. Chi tiêu của chính phủ :

Đức dành phần lớn cho trợ cấp xã hội và giáo dục, y tế, các dịch vụ công cộng

chung. Không đầu tư nhiều vào các lĩnh vực giải trí, văn hóa và tôn giáo.

Thu chi ngân sách:

- Tổng thu nhập đạt 1.277 tỷ USD, tiêu dùng chiếm 1.344 tỷ USD.

- Ngân sách (2009):

+ Thu Ngân sách : 1.398tỉ USD

+ Chi Ngân sách : 1.54 tỉ USD

Các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội đầu tư vào giáo dục ở Đức, học hỏi cách quản

lí dịch vụ, các hoạt động bảo trợ xã hội.

d. Chi phí lao động ở Đức:

- Năm 2009, chi phí lao động ở Đức tăng vọt 4,1%, tăng hơn so với các nước châu Âu

khác, chi phí lao động trung bình 1 giờ là €30,90 (2009), tăng so với năm 2008 (29,70€).

- Các chương trình ngắn thời gian làm việc đã cho phép Đức tránh một sự gia tăng

mạnh tỷ lệ thất nghiệp (kết quả của suy thoái kinh tế năm 2008). Văn phòng thống kê liên

bang thông báo rằng tiền lương thực tế đã giảm ở Đức trong nhiều năm qua, đã giảm thêm

0,4% trong năm 2008.

- Chi phí lao động của Đức tăng, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm (Theo cơ quan Lao

động Liên bang Đức) (3/2010).

So sánh các chi phí lao động với các nước châu Âu và Đức:

- Chi phí lao động ở Đức đã tăng mạnh hơn trong năm 2008 hơn so với các năm

trước, nhưng lại tăng ít rõ rệt hơn so với các nước châu Âu khác.

- Về chi phí đơn vị lao động - một chỉ số về khả năng cạnh tranh giá - Đức đã một lần

nữa được cải thiện vị trí của nó so với hầu hết các nước trong EU. Sự gia tăng gần

Trang 023

Page 24: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

đây nhất trong chi phí lao động đơn vị là kết quả của sự sụt giảm mạnh trong tăng

trưởng kết hợp với xu hướng việc làm tương đối ổn định. Điều này thúc đẩy hơn

nữa khả năng cạnh tranh quốc tế của Đức và góp phần vào thặng dư tài khoản hiện

tại của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy

thoái kinh tế đã ảnh hưởng nền kinh tế của Đức mặc dù Đức có khả năng cạnh tranh

mạnh mẽ về giá cả của tiền lương.

- Thị trường sẵn sàng lao động.

o Có tay nghề lực lượng lao động cao: Hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của Đức

đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất. Hơn 80% lực lượng lao động của Đức đã nhận được chính

thức đào tạo nghề hoặc là sở hữu của bằng cấp ĐH.

o Kỹ thuật xuất sắc: Những nhân viên lành nghề và chuyên ngành là một tính năng

quan trọng của thị trường lao động Đức ở hiện tại và tương lai.

o Hệ thống giáo dục: Đức cung cấp lực lượng lao động có trình độ cao và linh hoạt.

Hiện nay có khoảng 350 ngành nghề được công nhận bởi hệ thống.

Đầu tư bằng cách đưa các sinh viên trẻ sang tu nghiệp tại Đức để có thể tiếp

cận trình độ công nghệ, trình độ quản lí .

o Các nhân viên có động lực và tin cậy: việc động viên và cách làm việc linh hoạt ở

Đức là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực. Một hệ

quả trực tiếp của việc này là thực tế rằng người Đức làm việc nhiều hơn so với đồng

nghiệp quốc tế của họ (41,2 giờ mỗi tuần).

Giá lao động ổn định, không cao tạo ra một lợi thế cho Đức so với các thành

viên khác trong EU. Quan trọng hơn, lao động được đào tạo, lành nghề chiếm tỉ trọng cao

trong nước Đức. Cơ sở hạ tầng được xếp hạng hàng đầu thế giới, máy móc thiết bị, công

nghệ tiên tiến, vị trí địa lí thuận lợi, biết cách tạo động lực cho nhân viên (lương, thưởng,

trợ cấp)…là một trong những nguyên nhân thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư kinh doanh ở

Đức.

e. Cán cân thanh toán :

- Kim ngạch xuất-nhập khẩu :

Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tế

Đức. Đức thuộc top 3 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa. Năm 2009 Đức là

Trang 024

Page 25: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Đức đóng góp khoảng 9% vào tổng

trao đổi thương mại toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng

điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện

năng.

Xuất khẩu:

o Các mặt hàng xuất khẩu gồm: máy móc, hóa chất, kim loại, chế biến, thực phẩm

và dệt may. Các đối tác xuất khẩu lớn là: Pháp (10,2%), Hoa Kỳ (8,8%), Anh

(7,9%), Italia (6,9%)…).

o Đức đẩy mạnh được xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị và

công nghiệp chế tạo có khả năng cạnh tranh cao.

Nhập khẩu:

- Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều

loại hàng hoá và là nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ

yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại

và các sản phẩm dầu mỏ. Đức cũng nổi tiếng với các sản phẩm thủ công như lính chì và đồ

lưu niệm.

- Các đối tác nhập khẩu lớn là: Pháp (8,7%). Hà Lan (8.5%), Hoa Kỳ (6.6%), Trung

Quốc (6,4%)…

Cán cân thanh toán (hàng tỷ Euro)

2003 2004 2005 2006 2007

Xuất khẩu 770 846.5 915.9 1000 1.137

Nhập khẩu 685.7 736.8 805.1 921.2 990.8

Cán cân thương mại (% của GDP) 5.5 6.3 6.2 6.2 6.9

Cán cân thanh toán 40.9 94.9 103.1 117.2 135

Kim ngạch xuất khẩu của Đức lớn hơn kim ngạch nhập khẩu Đức là nước xuất

siêu.

Trang 025

Page 26: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Bên cạnh đó để cạnh tranh để vào được thị trường Đức thật sự gặp khó khăn rất lớn.

Không những phải đáp ứng đúng yêu cầu của Đức mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ

khác như Trung Quốc, các thành viên trong khối EU.

3. Phân bổ dân số (population distribution):

Dân số (population):

a. Tổng số dân và GDP:

Từ năm 2003 dân số Đức tương đối ổn định nhưng kể từ 2010 dân số giảm từ

82,282,990 người (2010) xuống 81.471.830 người (2011 ước tính).

Tốc độ tăng dân số

Dân số bị suy giảm

Suy giảm dân số dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Luôn luôn có một

"hợp đồng giữa các thế hệ" theo đó mà người lao động ngày nay nộp thuế, đóng bảo hiểm

và đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội để chi trả cho dịch vụ y tế và tiền lương của

Trang 026

Page 27: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

những người đã về hưu. Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay có khuynh hướng

thiên về số dân cao tuổi đến mức là hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trong

các nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ cấp xã hội. "Thuế sinh thái" (Thuế

phụ thu đánh vào nhiên liệu xe hơi và các loại dầu khác) mặc dù ban đầu không phải

nhằm phục vụ mục tiêu này, bây giờ cũng được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt.

- Từ bảng trên ta thấy tốc độ gia tăng dân số giảm liên tục qua các năm, đến

năm 2010 tỷ lệ giảm là 0,06%. Trong khi đó GNP cùng năm 2010 tăng lên 1.82% so với

năm trước và xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Từ đó ta có thể thấy quy mô thị

trường đang được mở rộng, mức sống của người dân ngày càng nâng cao.

b. Tỉ lệ sinh, tử:

Tổng tỷ suất sinh :

Total fertility rate (children born/woman)

Country 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Germany 1.38 1.38 1.39 1.37 1.38 1.39 1.39 1.4 1.41 1.41 1.42 1.41

- Nhận xét: tỉ lệ sinh có xu hướng giảm.

- Nguyên nhân tỉ lệ sinh giảm do:

+ Đa số người Đức không thích kết hôn.

+ Lập gia đình muộn, ít con.

Trang 027

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

GNP(tỷ USD)

3.081,112 3.245,631 3.504,510 3.473,814 3.537,180

Tốc độ tăng GNP(%)

5,34 7,97 -0,876 1,82

Page 28: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Tỷ lệ tử deaths/1000 population ít biến động qua các năm, cụ thể: 10.9

(năm 2009), 11 (năm 2010), dự đoán năm 2011 là 10,92.

- Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: Infant mortality rate (deaths/1,000 live births).

Country 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Germany 4.77 4.71 4.65 4.23 4.2 4.16 4.12 4.08 4.03 3.99 3.95 3.54

c. Tỉ lệ phụ nữ đi làm:

Tỉ lệ phụ nữ đi làm: Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia cuộc sống nghề nghiệp.

Từ khi luật nuôi dưỡng có hiệu lực từ năm 2008 trong trường hợp ly hôn thì việc phụ nữ

phải đi làm càng trở nên quan trọng hơn và gần 70 % phụ nữ hiện đang đi làm.

gia tăng số lượng phụ nữ đi làm.

Thu nhập gia đình tăng lên.

Nhu cầu một số sản phẩm thay đổi.

d. Mật độ dân và phân bổ dân:

Population density (Number of people per square kilometer)(mật độ dân số)

Country 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Germany 230.79 230.87 230.89 230.86 230.8 230.71 230.6 230.47 228.2

mật độ dân số tương đối lớn -> nguồn cung của thị trường cao. Đây là yếu tố hấp

dẫn các nhà cung cấp trong và ngoài nước.

Đô thị hóa:

Nước Đức có các thành phố lớn như: Berlin, Hamburg, München, Cologne,

Frankfurt, và Stuttgart. Khu vực đô thị lớn nhất là vùng Rhine-Ruhr (12 triệu người), bao

gồm Düsseldorf (thủ phủ của North Rhine-Westphalia), Berlin(3,439,100),

Hamburg(1,769,117), Munich(1,330,440), Cologne, Essen, Dortmund, Duisburg và

Bochum.

Dân cư phần lớn tập trung ở các thành phố lớn -> có sự chênh lệch về phân

bố dân cư giữa nông thôn và thành thị.

- Phân bổ dân cư (population distribution): xu huớng di dân: nông thôn ra

thành thị, hoặc đến những thành phố có lương cao, tiện nghi…..

Trang 028

Page 29: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

e. Cơ cấu dân số: nhân khẩu, địa lí, tuổi, giới tính….

- Cơ cấu tuổi:

0-14 tuổi : 13,7% (nam 5.768.366 / nữ 5.470.516).

15-64 tuổi: 66.1% (nam 27.707.761 / nữ 26.676.759).

65 tuổi trở lên: 20.3% (nam 7.004.805 / nữ 9.701.551) (2010est).

-> Dân số già ->yếu tố thâm dụng lao động không được đánh giá cao.

- Tỷ số giới tính

dưới 15 tuổi: 1,05 nam (s) / nữ.

15-64 tuổi: 1,04 nam (s) / nữ.

65 tuổi trở lên: 0,72 nam (s) / nữ.

->Cơ cấu tuổi khác nhau -> thay đổi cơ cấu, số luợng sản phẩm cho từng độ

tuổi.

- Tuổi thọ

Country 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Germany 77.44 77.61 77.78 78.42 78.54 78.65 78.8 78.95 79.1 79.26 79.41 80.07

->Tuổi thọ cao và tăng tương đối qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng cuộc

sống đã rất được xem trọng và đánh giá cao.

- Nhân khẩu học của Đức ngày càng tăng về số lượng.

o Dân tộc :     Đức 91.5%, Thổ Nhĩ Kỳ 2.4%, khác 6.1%.

o Tôn giáo: Đạo tin lành 34%, Thiên chúa giáo La Mã 34%, Hồi giáo 3.7%,

khác và không tôn giáo 28.3%.

o Ngôn ngữ nói ở Đức bao gồm: Đức, Đan Mạch, Sorbian và Frisian.

4. Liên kết kinh tế (Economic Alliances):

Liên kết/ hội nhập kinh tế là việc thiết lập những luật lệ và nguyên tắc vượt phạm

vi 1 QG để cải thiện thương mại và sự hợp tác giữa các nước.

Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Đức: đặc điểm của chính

sách đối ngoại của Đức là tính kế thừa và sự tin cậy. Chính sách này thể hiện trong quan

Trang 029

Page 30: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

hệ hợp tác đối tác và sự cân bằng lợi ích. Có thể tóm gọn những định hướng của chính

sách đối ngoại của Đức trong những khẩu hiệu “Không bao giờ lặp lại” và “Không bao

giờ một mình”. Dựa trên nguyên nhân sâu xa trong lịch sử nước Đức, khẩu hiệu “Không

bao giờ lặp lại” thể hiện việc quay lưng lại với chính sách độc tài và bành trướng, cũng

như nghi ngờ một cách sâu sắc những phương tiện quyền lực quân sự. “Không bao giờ

một mình” có nghĩa là gắn kết chặt chẽ vào cộng đồng các nền dân chủ phương Tây. Sự

hòa nhập của Đức vào một châu Âu ngày càng kết nối với nhau chặt chẽ hơn và sự gắn

kết chặt chẽ của Đức vào Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương là những trụ cột

trong định hướng đối ngoại. Nước Đức tích cực hoạt động trong các tổ chức hợp tác đa

phương. Đức là thành viên của các tổ chức quan trọng của châu Âu và quốc tế.

 Liên minh châu Âu

Từ năm 1957 Đức là một trong 6 nước sáng lập EU ngày nay. Từ năm 2007 EU

gồm 27 nước thành viên, tại 16 nước đồng Euro là đồng tiền chính thức. Trong tổng ngân

sách 141 tỉ Euro của EU (2010) Đức đóng góp 26,6 tỉ Euro. Nằm giữa trung tâm của Liên

minh châu Âu (EU) nên Đức hưởng lợi từ mối quan hệ láng giềng hòa bình và tốt đẹp.

Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU). Đức đóng góp

26,6 tỉ Euro, khoảng 20% ngân sách EU và như vậy là nước đóng góp nhiều nhất.

Đức đóng một vai trò trụ cột trong việc đưa ra các chính sách trong quá trình phát

triển của EU. Đức là nước đồng sáng kiến về phương sách phát triển một Liên minh châu

Âu hướng tới thống nhất kinh tế, tiền tệ và hướng tới một liên minh chính trị sâu sắc và

có khả năng hành động.

Chính vì thế đồng tiền chung Euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một

thị trường duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do

di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và

dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và

nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại

khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu

tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục.

Liên Hiệp quốc

Trang 030

Page 31: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Liên hiệp quốc (UNO) là nền tảng cơ bản và then chốt của hệ thống quốc tế. Từ

1973 Đức là thành viên Liên hiệp quốc (UNO). Từ năm 1996 Đức, nước đóng góp tài

chính lớn thứ ba- hơn 8% ngân sách thường kỳ của UNO, Đức là một trong số những

nước có trụ sở các cơ quan của UNO, ví dụ như văn phòng Ban thư ký khí hậu của

UNFCCC đóng ở thành phố Bonn.

 Cộng hòa liên bang Đức ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng bảo

an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2011/2012. Với việc ra ứng cử này, Đức muốn tiếp nối

những nỗ lực từ trước đến nay của mình và sẵn sàng là một đối tác tin cậy và cởi mở

trong khi vượt qua mọi thách thức toàn cầu.

NATO

Liên minh Bắc đại tây dương được thành lập năm 1949. Đến nay liên minh phòng

thủ này đã có 28 nước thành viên. Từ năm 1955 Đức là thành viên của NATO.

OSCE

Với 56 nước thành viên, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) là một diễn

đàn toàn diện cho quan hệ hợp tác trên toàn châu Âu. Các hoạt động của OSCE trước hết

nhằm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp. Đức tham gia đóng góp một cách đáng kể tài

chính và nhân sự vào tổ chức này. Trụ sở cơ quan tổng thư ký của tổ chức OSCE đặt tại

Viên thủ đô nước Áo. 

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập năm 1955 phục vụ cho việc

thực hiện các hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết và là một diễn đàn đàm phán nhằm

tự do hóa thương mại thế giới. Trong khuôn khổ các vòng đàm phán thương mại thế giới,

Đức nỗ lực đấu tranh cho các nước đang phát triển hội nhập mạnh mẽ hơn nữa vào nền

thương mại thế giới. Trụ sở của WTO đặt tại Giơnevơ (Thụy Sĩ).

IMF

Nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có trụ sở tại Washington là hỗ

trợ sự ổn định kinh tế vĩ mô của 186 nước thành viên. Với tỉ lệ góp vốn khoảng 6 % Đức

Trang 031

Page 32: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

là một trong số những nước góp vốn quan trọng nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế và Đức

tham gia mạnh mẽ vào quá trình đưa ra các quyết định của tổ chức này thông qua một ủy

viên hội đồng quản trị của Quỹ là người Đức.

Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao có trụ sở ở Berlin và một mạng lưới 229 cơ quan đại diện ở nước

ngoài. Bộ Ngoại giao đại diện cho nước Đức trên khắp thế giới. Hiện nay Đức có quan hệ

ngoại giao với hơn 190 nước.

5. Những yếu tố kinh tế xã hội khác

- Lạm phát.

- Tỉ giá.

- Đầu tư nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng : thông tin ,vận chuyển.

- Môi trường làm việc.

- Chăm sóc sức khỏe.

Lạm phát:

Trong bối cảnh xuất khẩu tăng, thất nghiệp giảm đang thúc đẩy đà tăng trưởng tại

nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chi phí năng lượng tăng cao đã thổi bùng lên lạm phát: Giá

dầu sưởi tăng 32,8%; chi phí nhiên liệu tăng 11,2% ; giá thực phẩm tăng 2,2% (2011)

Tính đến tháng 4/2011, lãi suất cơ bản tăng từ 0,25% 1,25%.

Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua của người dân Đức dẫn đến sức mua

giảm trong những năm gần đây.

Tỉ giá(2011):

Đồng Euro: Lợi thế của nước Đức.

Kể từ khi đồng tiền chung Euro được đưa vào sử dụng vào đầu năm 1999, theo tính

toán của Ngân hàng Trung ương châu Âu, tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Đức đã

tăng lên, không chỉ so với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác mà còn so với chính

các thành viên các của khu vực Euro.

Trang 032

Page 33: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Chính sách tăng lãi suất của ECB sẽ khiến đồng Euro suy yếu. Đồng Euro gần

chạm ngưỡng cao nhất trong 16 tháng so với đồng Đôla.

Cũng trong khoảng thời gian này, cán cân thanh toán của nước Đức đã chuyển từ

mức thâm hụt nhẹ sang thặng dư lớn, nhưng khu vực đồng euro nói chung lại có cán cân

thanh toán lại đi xuống chút ít. Cán cân thương mại chiếm phần lớn nhất trong cán cân

thanh toán, nhưng trong đó cũng có một số giao dịch khác, tuy không bao gồm đầu tư quốc

tế và lợi nhuận từ những khoản đầu tư này.

Nước Đức có khả năng cạnh tranh lớn hơn so với phần còn lại của thế giới có thể là

do các nước thành viên của khu vực sử dụng đồng euro khác đã hoạt động tương đối yếu và

như vậy giữ cho đồng euro không tăng giá mạnh so với với các đồng tiền khác.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu đi vào giai đoạn tồi tệ nhất vào giữa

năm 2008, tất cả các nước này, bao gồm cả nước Đức, đều đã có sức cạnh tranh toàn cầu

được cải thiện.

Đầu tư nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007: 630 tỉ USD.

Trước khi thống nhất đất nước, nhiều nhà công nghiệp Đức và các nhà đầu tư đã

được di chuyển cơ sở sản xuất của Đức sang các nước khác đặc biệt là Tây Ban Nha và Bồ

Đào Nha hoặc Hoa Kỳ hoặc các nước khác nơi có chi phí lao động thấp.

Công ty đầu tư ở nước ngoài ở Đức là lớn nhất thế giới sau Hoa Kỳ, vượt xa các

nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp.

Một số nhà đầu tư nước ngoài lớn của Đức: công ty truyền thông Deutsche

Telekom, nhà sản xuất ô tô Volkswagen và công ty hậu cần Deutsche Post. Phần lớn đầu tư

là tập trung vào châu Á, vì Châu Á có chi phí sản xuất rất rẻ, làm cho nó một điểm đến hấp

dẫn đối với đầu tư vào sản xuất.

Cơ sở hạ tầng: hàng đầu thế giới.

Chất lượng đường giao thông và sân bay, đường sắt và cơ sở hạ tầng cảng, và các

thông tin liên lạc của quốc gia xuất sắc và cơ sở hạ tầng năng lượng đứng thứ hai thế giới

sau Hồng Kông (2010).

Trung tâm Logistics toàn cầu của châu Âu

Trang 033

Page 34: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Với hệ thống giao thông vận tải hiện đại bằng đường không, đường sắt, đường thủy

hoặc Autobahn, Đức cung cấp truy cập nhanh vào các thị trường trong nước và quốc tế.

Đức là một trung tâm hậu cần toàn cầu với doanh thu 200 tỷ EUR trong năm 2009. Cổ

phần chi phối của các thị trường hậu cần châu Âu làm cho các cầu thủ quan trọng nhất

trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của châu Âu. Hàng hóa đi qua Đức hơn là thông

qua bất kỳ quốc gia châu Âu khác.

Ở phía Bắc, các cảng biển của Đức (Berlin, Bonn, Bremen) là một cơ quan quan

trọng đối với thương mại với Anh, Scandinavia và các quốc gia Baltic. Ở phía tây, một

mạng lưới rộng lớn của đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa nguồn cấp dữ liệu vào

Pháp và các nước Benelux. Hệ thống đường sắt liên bang của Đức bao gồm khoảng 44.000

km (27.341 dặm) theo dõi hoạt động thuộc sở hữu của chính phủ. Hệ thống theo dõi điện

ước tính khoảng 20.300 km (12.614 dặm). Về phía nam, Đức có quan hệ thương mại với

Thụy Sĩ và Áo và đường trực tiếp, đường sắt và nước liên kết với các quốc gia Balkan

Chuyển về phía đông, đường biên giới của Đức với Ba Lan và Cộng hòa Séc cũng mang lại

Slovenia, Cộng hòa Slovak và Hungary trong tầm tay dễ dàng và làm cho thị trường xa hơn

ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Nga dễ dàng tiếp cận.

Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần lớn nhất thế giới là công ty Deutsche Post (DHL).

Sân bay:

Có 625 sân bay tại Đức. Khoảng một nửa có đường băng trải nhựa. Hãng hàng

không hàng đầu của Đức, Lufthansa, là một trong số các nhà lãnh đạo thế giới trong ngành

công nghiệp hàng không.

Vận tải biển: các cảng chính trên biển Baltic, trong đó có Kiel, Rostock,

Luebeck, và trên biển Bắc, bao gồm cả Emden, Hamburg, Bremen, và Bremerhaven; kênh

Kiel cung cấp một kết nối quan trọng giữa biển Baltic và Biển Bắc. Hamburg là thành phố

cảng lớn nhất ở Đức, chiếm khoảng 33% của tất cả các vận chuyển hàng hóa. Nhiên liệu

vận chuyển bằng đường ống dẫn dầu ở Đức đã tăng từ 74,1 triệu tấn năm 1990 lên 90,7

triệu tấn trong năm 1998.

Động cơ:

Trang 034

Page 35: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hơn 45 triệu xe có động cơ trên đường gây ra việc sử dụng đường cao và ùn tắc giao

thông thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người Đức ưa thích để sử dụng hệ thống giao thông

công cộng rộng lớn, hoặc xe đạp, thay vì xe có động cơ.

Truyền thanh, truyền hình: ZDF là hãng lớn nhất châu Âu. Đài phát thanh,

truyền hình đối ngoại là Deutsche Welle (DW-TV, DW-Radio, DW-world.de).

Viễn thông :

Đức có một trong các hệ thống viễn thông công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Với

thị phần 28%, Đức là thị trường viễn thông lớn nhất duy nhất ở châu Âu và hoàn toàn tự do

hóa (tháng 1/1998).

Dịch vụ điện thoại di động là phổ biến rộng rãi và bao gồm các dịch vụ chuyển vùng

với nhiều quốc gia nước ngoài.

Thông tin di động là một trong những khu vực đang phát triển nhanh nhất trong nền

kinh tế Đức. Sử dụng điện thoại di động ở Đức không được coi là "hợp thời trang", hay là

người sử dụng được coi là "quan trọng”. Tại Đức, lý do cho việc sử dụng các thiết bị viễn

thông di động chủ yếu là thực dụng.

Chăm sóc sức khỏe

Bệnh viện thuộc sở hữu đa dạng, trong đó tiếp tục khuyến khích cạnh tranh và nỗ

lực không ngừng để nâng cao tiêu chuẩn.

Chi tiêu thuốc tại Đức đã tăng lên hai phần ba trong thập kỷ qua.

Tuy nhiên, với một dân số lão hóa và tăng trưởng tiền lương trì trệ từ suy thoái kinh

tế, trả tiền cho chi phí chăm sóc y tế ngày càng tăng đang trở thành một gánh nặng.

tăng chi phí y tế và dân số lão hóa là những thách thức nghiêm trọng mà tất cả

các nước phát triển phải đối mặt.

Giáo dục:

Hiện nay, tại Đức có khoảng 312 trường Đại học và rất nhiều trường dạy nghề. Hệ

thống giáo dục của Đức nổi tiếng với sự sàng lọc rất khe khắt. Từ giai đoạn phổ thông

trung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh khá giỏi sau

khi hoàn thành tốt 13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học tại các

trường Đại học.

Trang 035

Page 36: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao hiện đại gắn với

thực tiễn. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các trường Đại

học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi,

chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ

đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở. Bao gồm hệ

thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng.

B. Quốc gia Hà Lan:

Vương quốc Hà Lan là một nước Tây Âu, có bờ biển dài 1075km, diện tích tự

nhiên 41.526 km2, trong đó diện tích lục địa 33.873 km2. Là một nước nhỏ, nghèo tài

nguyên thiên nhiên nhưng Hà Lan là một trong những quốc gia Châu Âu thu hút vốn đầu

tư nước ngoài nhất. Là một nhà đầu tư Việt Nam, nền kinh tế quốc gia còn đang phát

triển, vị thế trên trường quốc tế chưa cao, việc đầu tư sang một quốc gia giàu có như Hà

Lan đầy mạo hiểm và thử thách. Vì vậy, chúng ta cần phải thật thận trọng và thông minh

để có thể thành công. Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, cho

nên, việc phân tích môi trường kinh tế là vô cùng cần thiết.

1. Giai đoạn phát triển của thị trường:

Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế-

thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa

danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New

Amsterdam...), châu Phi, Indonesia... Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất

thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế

giới với những con tàu chuyên chở 90% hàng hóa của Châu Âu. Công ty tàu biển Đông

Ấn VOC được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17

được coi là “thế kỷ Hà Lan”, sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.

Ngày nay, Hà Lan đứng thứ hạng 16 trên thế giới, đứng thứ 5 trong danh sách sức

cạnh tranh quốc tế của IMF, theo nhà chức trách EIV, trong vòng 5 năm tới, Hà Lan sẽ là

sự lựa chọn tốt nhất trong thế giới kinh doanh và đầu tư, là một trong những quốc gia

Trang 036

Page 37: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Châu Âu thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất và ngoại thương vẫn là động lực phát triển

chính của nền kinh tế Hà Lan.

Sự phát triển nền kinh tế Hà Lan ngày nay

Bảng thống kê chỉ số GDP, GNP của Hà Lan

Xếp hạng GDP 23rd GDP(PPP) (2005)

GDP 796,7 tỉ USD (2009)

Tăng trưởng GDP - 3,9 % (2009), 1,9% (2008), 3.9% (2007)

GDP đầu người 39.400 USD (2009)

GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (2%), chế tạo (19%), dịch vụ (79%) (2002)

Nền công nghiệp chủ yếu Nông nghiệp – liên quan đến công nghiệp, kim loại và sản phẩm xây dựng, điện tử và thiết bị điện, hóa chất, dầu mỏ, xây dựng, microelectronic, đánh cá.

Nợ công 60,9 %

GNP 792,128 tỷ USD (2009)

Hà Lan có tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là 598 tỷ USD, đứng thứ 16 trên thế

giới và đứng thứ 6 ở Châu Âu vào năm 2005 , GNP đã đóng góp không nhỏ vào việc xây

dựng nền kinh tế bền vững của Hà Lan.

Tỉ lệ tăng trưởng GDP hằng năm

Trang 037

Page 38: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Giữa giai đoạn 1998 và 2000, kinh tế tăng trưởng trung bình 4%, cao hơn nhiều

mức trung bình Châu Âu. Tăng trưởng đã chậm đáng kể giai đoạn 2001-2005 do sự suy

giảm toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2006 lại tăng 2.9%. Tăng trưởng đạt 4.2% trong quý 3

năm 2007. Năm 2007, kinh tế cơ bản tiếp tục phát triển, GDP đạt 556 tỉ euro và tổng kim

ngạch thương mại là 654 tỉ euro.

Tuy nhiên từ năm 2008 kinh tế Hà Lan bị tác động mạnh của khủng hoảng tài

chính và suy thoái kinh tế thế giới, là một trong những nước Châu Âu bị tác động mạnh

bởi khủng hoảng. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực (từ 2008 dành khoảng 50 tỉ euro

để kích cầu tập trung vào 4 lĩnh vực chính: mua nợ xấu kèm điều kiện tăng giám sát hệ

thống tài chính; mở rộng giao thông như nâng cấp cơ sở hạ tầng dài hạn, tạo việc làm,

giảm thất nghiệp..; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng bị tác động mạnh nhất

của khủng hoảng nhưng năng động, dễ thích nghi, tạo nhiều việc làm; tăng bảo hiểm xã

hội nhất là cho người già, trẻ em, người bệnh) nhưng tình hình vẫn rất khó khăn. Nhưng

năm 2009, vẫn chịu ảnh hưởng kinh tế suy thoái.

GDP bình quân đầu người

Trang 038

Page 39: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Nguồn: indexmundi.com

GDP bình quân đầu người của Hà Lan tăng trưởng đều đặn qua các năm trong gần

một thập kỷ và luôn đứng ở mức có thu nhập cao, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế

giới năm 2008 đã làm GDP bình quân sụt giảm đáng kể, bằng những cố gắng của chính

phủ đến năm 2010 nền kinh tế mới gần như hồi phục.

Nông nghiệp:

Tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế rất thấp, chỉ chiếm khoảng 2% (năm 2002)

trong cơ cấu nhưng lại là thế mạnh của Hà Lan, xuất khẩu nông sản đứng thứ 3 thế giới

và chiếm 7,7% thị phần toàn cầu. Được mệnh danh là vườn rau của toàn Châu Âu, trong

đó thị phần hoa của Hà Lan chiếm đến 60% thị phần của thế giới. Các phương pháp quản

lý và sản xuất theo công nghệ hiện đại đã mang lại những vụ mùa năng suất cao, chất

lượng tốt cũng như lợi tức lý tưởng cho nền nông nghiệp Hà Lan.

- Trồng trọt:

Nói đến ngành nông nghiệp Hà Lan chúng ta không thể nào bỏ qua ngành rau-hoa-

cây cảnh. Nổi tiếng thế giới là "vườn hoa châu Âu" hoặc "vương quốc hoa". Ngành sản

xuất rau-hoa-cây cảnh có vị thế quan trọng trong nền nông nghiệp Hà Lan, chủ yếu sản

xuất trong nhà kính, sản xuất ngoài trời rất ít, chỉ chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp. Có

Trang 039

Page 40: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

những nhà kính sử dụng công nghệ không dùng đất. Sản xuất trong nhà kính được

chuyên môn hoá cao độ, sản xuất ra sản phẩm có đẳng cấp cao, gồm trồng hoa, củ hoa

Tuylip, cây cảnh, rau, quả, nấm và cây giống.

Hoa Tuylíp là quốc hoa của Hà Lan, đã đưa ra thị trường bán buôn 200 loài.

Những loài hoa nhiệt đới, á nhiệt đới nhập khẩu đều là những giống mới. Hiện nay, hàng

ngày Hà Lan bán ra thế giới 17 triệu cành hoa cắt và 1.7 triệu chậu hoa. Cây cảnh cũng là

nguồn quan trọng về thu nhập. Diện tích sản xuất củ hoa cũng lớn, riêng hoa Tuylíp có

8500ha, sản xuất 3 tỷ củ hoa Tuylip/năm. Hàng năm sản xuất khoảng 7 tỉ củ hoa các loại,

giá trị 750 triệu USD.

Trong giai đoạn (1997-1999) các mặc hàng nông sản Hà Lan đều đứng nhất nhì

trên thị trường thế giới như: Hoa tươi cắt, cây cảnh trong chậu, cà chua, pho mát khô, sữa

đặc, thịt lợn, bia đại mạch, Sôcôla, thuốc lá…

Kim ngạch xuất khẩu nông sản tính theo đầu người rất cao. Trong 5 năm 1995-

1999, hàng năm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan bình quân đạt 37.83 tỉ USD.

Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược "đầu tư cao-sản xuất nhiều", là

một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan. Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ

có tiêu chuẩn an toàn cao nhất thế giới. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt bảo vệ đồng

ruộng, đảm bảo đồng ruộng dù thấp hơn mực nước biển tới 4-6m vẫn được sản xuất theo

công nghệ cao, được coi là kỳ quan của thế giới.

Sau đây là một vài so sánh để thấy rõ được hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Hà

Lan:

So với Nhật: Kim ngạch xuất khẩu luỹ kế của Nhật 40,9 tỉ USD, chỉ tương

đương mức xuất khẩu trong một năm 1996 của Hà Lan. Trong 5 năm 1995-1999,

mức nhập khẩu nông sản của Nhật vượt quá 269 tỉ USD chiếm 10,6% thế giới,

mức nhập siêu bình quân tới 51,5 tỉ USD/năm, trái ngược với tình hình Hà Lan

Đức: Có 82,26 triệu dân, diện tích canh tác 11,83 triệu ha, bình quân đầu

người tương đương 2,5 lần Hà Lan. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Đức đạt 20

Trang 040

Page 41: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

tỉ USD/năm, nhưng lại là nước nhập siêu nông sản. Trong 10 năm gần đây, mức

nhập siêu bình quân trên 18 tỉ USD/năm.

- Chăn nuôi: là ngành sản xuất quan trọng nhất của nền nông nghiệp Hà Lan.

Tuy quỹ đất ít, nhưng diện tích đồng cỏ lại lớn hơn diện tích đất canh tác.

o Chăn nuôi gia súc thông thường.

Là một ngành sản xuất nổi tiếng của Hà Lan, nhưng do ảnh hưởng của chính

sách nông nghiệp EU nên có phần bị hạn chế. Nghề nuôi bò sữa có lịch sử lâu

đời. Sữa bò phát triển được coi là một ngành sản xuất thúc đẩy sự phát triển

kinh tế -xã hội Châu Âu, nhất là Hà Lan. Hà Lan là một nước sản xuất sữa và

chế phẩm sữa bò lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa hàng

năm của Hà Lan đạt 2,5 tỉ Euro, chiếm tới 15% tổng mức xuất khẩu nông sản

toàn thế giới.

Ngành sản xuất này tạo tiền đề cho sự phát triển của hợp tác xã và ngành chế

biến cũng là ngành thúc đẩy sự truyền bá công nghệ mới, là nguồn tạo tích luỹ

vốn, giúp nông dân dễ tiếp cận phương thức sống của đô thị. Hiện nay, kim

ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa bò. Đây cũng là một ngành tạo ra nhiều cơ hội

tôi luyện tinh thần hợp tác cộng đồng trong nông dân, cũng là một trường học

về kỹ thuật và quản lý cho nông dân. Có người cho rằng, nghề nuôi bò sữa là

bàn đạp thúc đẩy nền văn minh nông nghiệp Châu Âu.

o Chăn nuôi gia súc tập trung:

Chăn nuôi lợn phát triển mạnh. Quy mô trang trại ngày càng lớn, nhưng ở Hà

Lan có yêu cầu cao về bảo vệ môi trường, nên vẫn hạn chế nuôi lợn.

EU không hạn chế nuôi gà, cho nên ở Hà Lan, chăn nuôi gà phát triển rất

nhanh. Hà Lan còn nuôi gà tây, vịt, trong đó, đàn gà tây có 1.36 triệu con.

Lâm nghiệp: Hà Lan có diện tích rừng ít ỏi, từ 29.550 ha năm 1981 tăng lên

32330 ha năm 1996, chiếm 13,7% diện tích lục địa. Nhà nước hạn chế khai thác, khuyến

khích trồng rừng, tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ dựa vào nhập khẩu. Chức năng của rừng

chủ yếu là bảo tồn tự nhiên và sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng cho dân.

Ngư nghiệp: Nuôi trồng và khai thác các loài thuỷ sản Hà Lan có 12 cảng

cá, là một trong tám nước sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu. Sản lượng cá 520.000

Trang 041

Page 42: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

tấn/năm, ngư trường chủ yếu ở Bắc Hải, Bắc Đại Tây Dương, Tây và Nam Ailen

v.v...Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Hà Lan năm 1996 đạt 1,48 tỉ USD, đứng thứ 11

thế giới, nhập khẩu 1,14 tỉ USD, xuất siêu 337 triệu USD.

Công nghiệp

Nền công nghiệp phát triển và ổn định chiếm khoảng 19% trong cơ cấu GDP (năm

2002). Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm với ngành

công nghiệp sữa phát triển hiện đại bậc nhất thế giới và truyền thống hàng trăm năm nuôi

bò sữa. Hà Lan còn là quốc gia có các phòng nghiên cứu và kiểm nghiệm sữa đạt tiêu

chuẩn Châu Âu.

Các ngành khác như:

Hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử…

Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí: Hà Lan là nước xuất nhập khẩu

thứ hai thế giới về các sản phẩm dầu mỏ, các hoạt động trong lĩnh vực phát

triển dầu mỏ, khí đốt và lọc hóa dầu chiếm tới 11% khối lượng xuất khẩu.

Mỗi năm, 100 triệu tấn dầu thô được vận chuyển qua cảng Rotterdam, gần

30% trữ lượng khí đốt tự nhiên châu Âu là của Hà Lan, 15 - 20% khí đốt

tiêu thụ tại châu Âu đến từ Hà Lan. Họ có mạng lưới các hệ thống phân

phối khí đốt dày đặc nhất tại châu Âu với chất lượng cao.

Cảng Rotterdam lớn thứ tư thế giới, là trung tâm kinh doanh dầu thô và

các sản phẩm dầu của châu Âu, nơi hiện có 5 nhà máy lọc dầu quốc tế, hơn

40 công ty hóa dầu và 3 nhà máy sản xuất khí công nghiệp. Cảng

Rotterdam đang được mở rộng thêm với diện tích 1.000ha, dự kiến được

đưa vào hoạt động năm 2014.

Ngoài ra, các doanh nghiệp của Hà Lan những "chuyên gia" về lĩnh vực

khai thác ngoài khơi với chuyên môn hàng đầu trong việc thăm dò dầu khí,

thiết kế và chế tạo các thiết bị ngoài khơi, lắp đặt đường ống, nạo vét,

nghiên cứu địa chấn, tháo lắp vận chuyển và lắp đặt các công trình ngoài

khơi.

Trang 042

Page 43: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ) một nước công nghiệp

phát triển và có thế mạnh về các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, lọc và tinh

chế dầu mỏ, sản xuất và chế tạo kim loại.

Dịch vụ:

Chiếm 79% trong cơ cấu GDP (năm 2002), Hà Lan được biết đến là một đất nước

cung cấp dịch vụ toàn cầu, có một thái độ cởi mở với thế giới. Theo Văn phòng  thống kê

TW của Hà lan (CBS) Hà lan đứng thứ 5 trong Liên minh châu Âu về xuất khẩu dịch vụ,

là quốc gia xuất khẩu hàng hoá và vốn lớn thứ 8 thế giới. Phần lớn xuất khẩu dịch vụ của

Hà lan trong lãnh vực nghiên cứu và phát triển, kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn,

kiến trúc và cơ khí. Dịch vụ vận tải là ngành xuất khẩu đứng thứ hai. Hà Lan là khu vực

tài chính lớn thứ 7 và là ngôi nhà của nhiều ngân hàng nổi tiểng thế giới như ABN

AMRO, ING và Rabobank, những ngân hàng đứng trong danh sách 20 ngân hàng hàng

đầu thế giới. Ngoài ra, Amsterdam là một trong những trung tâm tài chính lớn của thế

giới, và Rotterdam là một trong những cảng bận rộn nhất của thế giới.

Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có

hơi đốt và một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc nhưng đã biết sử dụng thế mạnh

là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc

kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công

nghiệp chế biến, hoá dầu… đặc biệt là công nghiệp hoa và ngành công nghiệp thực phẩm.

Cùng với chiếc cối xay gió, hoa Tulip, nổi tiếng thế giới bởi khu chợ phô mai

truyền thống- một nét văn hóa độc đáo, nhiều tòa nhà lớn được xây dựng theo lối kiến

trúc thời Trung cổ đã đưa Hà Lan trở thành một địa điểm du lịch đặc sắc trên thế giới thu

hút ngàn triệu du khách đặt chân đến đất nước này. Hà Lan cũng là một trong những quốc

gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như

một nghề hợp pháp. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới...

Hà Lan nổi tiếng với nhiều thắng cảnh như: Triển lãm hoa và vườn hoa Floriade,

Keukenhof, Vườn quốc gia De Hoge Veluwe và Veluwezoon tại Veluwe, Khu vực bảo

vệ tự nhiên Texel, Reeuwijkse Plassen tại Gouda, Schiermonnikoog .

Amsterdam là thủ đô của Hà Lan và cũng là một điểm du lịch lớn thu hút nhiều du

khách đặt chân đến đây. Được mệnh danh là thành phố của những cây cầu, với hệ thống

Trang 043

Page 44: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

kênh rạch chẳng chịt, từ ngoài thành phố đi vào bên trong du khách sẽ phải đi qua không

biết bao nhiêu cây cầu. Ước tính tổng số lượng cầu nơi đây là 1000. Bởi vì vậy mà nơi

đây rất thích hợp cho du khách làm những chuyến du lịch quanh thành phố bằng tàu

thuyền mà không phải nơi đâu cũng có thể thực hiện được. Một phần khu phố cổ xưa của

thành phố này được gọi là “khu đèn đỏ” bao gồm Coffeeshops là một trong những nơi có

quyền bán thuốc bồ đà, Càfé nâu, và nhà đỏ là nơi dành cho du khách làng chơi khi màn

đêm buông xuống.

Thành phố Hague nằm trên Biển Bắc với bãi biển Scheveningen. Đây là bãi biển

nổi tiếng nhất của Hà Lan, cũng như các khu nghỉ mát ven biển của Kijkduin. Maastricht

được biết đến như là một trung tâm truyền thống, lịch sử , văn hóa , và phổ biến với

khách du lịch cho mua sắm và giải trí.

Giáo dục:

Hà Lan là một đất nước có định hướng quốc tế và sáng tạo với vị trí địa lý toạ lạc

ngay tại trung tâm của châu Âu, điều này cũng thu hút các du học sinh trên toàn thế giới.

Hà Lan là quốc gia không nói tiếng Anh đầu tiên có các khóa học được giảng dạy bằng

tiếng Anh. Có hơn 1,500 chương trình và khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng

Anh tại tất cả các trường đại học ở Hà Lan.

Chương trình giáo dục đại học và sau đại học ở Hà Lan nổi tiếng thế giới vì chất

lượng cao. Điều này có được nhờ vào một hệ thống quốc gia về nguyên tắc và đảm bảo

chất lượng. Hà Lan cũng được quốc tế công nhận về việc ứng dụng đầu tiên một hệ thống

giảng dạy dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề, theo đó sinh viên được đào tạo để tự

mình phân tích và giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách độc lập.

Cơ sở hạ tầng:

Hà Lan là trung tâm của mạng lưới giao thông bao gồm hàng không, đường biển,

đường sông, và tàu hoả toả đi khắp các nơi trên thế giới. Rotterdam là hải cảng lớn nhất

châu Âu và lớn nhất thế giới cho đến năm 2004 khi vị trí này bị hải cảng Thượng Hải

Trang 044

Page 45: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

chiếm ngôi. Sân bay Schiphol của thủ đô Amsterdam là một trong những sân bay chính

của châu Âu.

Hà Lan có một cơ sở hạ tầng tuyệt vời của các cảng, sân bay, và các con đường.

Nó cũng có một hệ thống viễn thông phát triển cao. Kể từ khi Hà Lan là một trong những

điểm chính của nhập cảnh đối với hàng hoá nhập khẩu vào châu Âu nên cơ sở hạ tầng là

rất quan trọng. Để cải thiện cơ sở hạ tầng, chính phủ có kế hoạch liên kết đường sắt tốc

độ cao giữa Amsterdam và Brussels, cải thiện đường cao tốc hiện tại. Một trong các dự

án cơ sở hạ tầng đang diễn ra chính tại Hà Lan là nỗ lực để ngăn chặn lũ lụt. Hơn một

nửa lãnh thổ của đất nước được bảo vệ khỏi bị ngập lụt bởi một hệ thống rộng lớn của

các đập, đê điều.

Quốc gia này có 2.739 km (1.702 dặm) đường sắt. Giao thông vận tải cũng

được hỗ trợ bởi một mạng lưới rộng lớn của đường thủy và kênh rạch. Các cảng Hà Lan

chính là Amsterdam, Dordecht, Groningen, Haarlem, Maastricht, Rotterdam, và Utrecht.

Rotterdam là cảng biển lớn nhất thế giới và xử lý có trọng tải hơn bất kỳ cảng khác.

Khoảng 70% của tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Hà Lan đi qua Rotterdam. Có 28 sân

bay ở Hà Lan, Amsterdam là sân bay sân bay thứ năm bận rộn nhất châu Âu.

Để cung cấp nguồn năng lượng trong cả nước, Hà Lan có một hệ thống đường ống

phát triển. Có 418 km đường ống dẫn dầu thô, 965 km của đường ống dẫn cho các sản

phẩm xăng dầu khác, và 10.230 km đường ống dẫn khí tự nhiên.

Hà Lan hiện nay thuộc nhóm nước HDC’s ( Post-industrialized countries ),

với các đặc điểm: khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ quan trọng 74% (2002), nhiều thách thức

do trình độ cạnh tranh tăng, nền kinh tế tri thức, tư bản là chủ yếu, Hà Lan là quốc gia có

mức sống cao, nơi định cư lý tưởng.

Dự báo nền kinh tế Hà Lan trong tương lai:

Hà Lan có nền sản xuất tạo giá trị gia tăng cao trong sản phẩm. Đặc điểm nổi bật

của Hà Lan là lấy thương mại quốc tế làm đòn bẩy phát triển kinh tế. Trọng tâm chính

sách kinh tế hiện nay của Chính phủ Hà lan là giảm thâm hụt ngân sách. Theo dự báo của

cơ  quan phân tích  kinh tế trung ương của Hà lan, thâm hụt ngân sách giảm nhanh hơn

dự kiến; thâm hụt cao ở mức 5,2% GDP  năm 2010 theo tính toán sẽ giảm xuống còn

2,2% GDP vào  năm  2011.

Trang 045

Page 46: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Tính toán theo mô hình thương mại thế giới, xuất khẩu của Hà lan đã tăng trưởng

mạnh năm 2010 và có khả năng giảm trong tương lai vài năm tới. Tuy nhiên vào những

năm 2011 và 2012, tăng trưởng xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng tạo nên tăng trưởng

kinh tế.

Tiêu dùng của các hộ gia đình và đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp thận

trọng có phần làm cho tăng trưởng chậm. Đầu tư của các doanh nghiệp sau 2 năm giảm

đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Thị trường lao động có những dấu hiệu tích cực đáng ngạc nhiên: tỷ lệ thất nghiệp

giảm xuống ở mức thấp hơn nhiều so với dự báo ở mức khoảng 4% năm 2012. Tuy

nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn những dấu hiệu không bền vững như giá dầu tăng cao; sự

hồi phục chậm toàn cầu về sức tiêu dùng và sự tự tin của nhà sản xuất; và đồng euro tăng

giá nhanh.

Cơ quan phân tích kinh tế của Hà lan đã đưa ra những con số và dự báo dưới đây:

Các chỉ số kinh tế chính 2010(%) 2011(%) 2012(%)GDP 1,7 1,75 1,5Thương mại quốc tế 11,3 6,25 5Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 1,3 2 2Thất nghiệp(% lực lượng lao động) 4,5 4,25 4Xuất khẩu hàng hóa (không tính năng lượng) 12,7 7,25 5,25Sức mua trung bình của các hộ gia đình -0,4 -0,75 -0.75

2. Phân phối thu nhập:

Thu nhập cá nhân: Hà Lan có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao 42.447

USD xếp hạng thứ 8 trong 10 nước có thu nhập cao nhất thế giới năm 2011 do tạp chí

Forbes bình chọn. Đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia

theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada.

Các hộ gia đình ở Hà Lan đã có 28 ngàn đồng euro trung bình chi tiêu trong năm

2003. Thu nhập trung bình cao nhất trong các hộ gia đình từ 50 đến 55 tuổi. Thu nhập

cao nhất từ doanh nghiệp lao động và sở hữu.

Có gần 7 triệu hộ gia đình ở Hà Lan vào năm 2003 có thu nhập trung bình 28 ngàn

euro. 16% hộ gia đình phụ thuộc vào lương hưu hoặc trợ cấp đối với thu nhập của họ đã

có, trong khi các hộ gia đình có thu nhập từ lao động hoặc doanh nghiệp là 55%.

Trang 046

Page 47: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Các hộ gia đình bằng nguồn thu nhập chính của năm 2003

3. Phân bổ dân số:

Dân số Hà Lan khoảng 17 triệu người, với khoảng 480 người dân trên một cây số

vuông (2011), là quốc gia có mật độ dân số cao và phân bổ khá đều trên lãnh thổ - đất

nước không có núi. Sự chênh lệch giàu– nghèo không quá lớn.

Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm

Cơ cấu tuổi (số liệu 2007, nguồn www.cia.gov)0 - 20 tuổi 20-45 tuổi 45-65 tuổi 65-80 >80

24.2% 34.4% 26.95% 10.8% 3.7% Tuổi thọ trung bình:

- Tuổi thọ trung bình đối với nam: 77,1 tuổi.

Trang 047

Page 48: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Tuổi thọ trung bình đối với nữ: 81,3 tuổi.

Tỉ lệ sinh: 10,7/1000 người.

Tỉ lệ tử: 8,69/1000 người.

Tỉ lệ nhập cư: 2,63/1000 người.

Dân tộc:

- Gốc Hà Lan: 18%.

- Gốc khác: 19% ( trong đó 10% không phải gốc phương tây chủ yếu là

Turks, Moroccans, Antilleans, Surinamese và Indonesians).

Tỉ lệ phụ nữ đi làm:

Phụ nữ tham gia vào thị trường lao động với tỉ lệ 66%, cao hơn tỉ lệ trung bình của

châu Âu. Tuy nhiên một tỷ lệ lớn trong số này làm việc bán thời gian, phụ nữ Hà Lan còn

thiếu tham vọng. Chỉ 30% phụ nữ Hà Lan, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số phụ nữ cùa khối

liên minh châu Âu, đảm nhiệm các công việc quan trọng mang tính chuyên nghiệp và

quản lý.

Những quan niệm xã hội về đức tính của một người mẹ tốt đã ăn sâu vào xã hội

Hà Lan. Ingrid Ooms, một trong các tác giả của bản báo cáo đã nói: "Theo những giá trị

này, người mẹ phải ở nhà và việc giao con cho một người lạ là sai trái”.

Như hầu hết các quốc gia phát triển ở Châu Âu, Hà Lan có cơ cấu dân số

già, tuổi thọ trung bình cao, tốc độ gia tăng dân số giảm đều đặn từ 2004 cho đến nay, tỉ

lệ sinh hằng năm thấp, và có xu hướng giảm trong các năm tới => không có lợi thế trong

các ngành thâm dụng lao động.

Kế hoạch kinh tế của quốc gia:

Ít quan tâm đến lĩnh vực quốc phòng, chú trọng về năng lượng tái tạo hơn

vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng trên ozone, ô nhiễm không khí địa phương. Các chính

sách bao gồm các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng chặt chẽ đối với các tòa nhà mới, thỏa

thuận tự nguyện với các ngành sản xuất, và sử dụng gia tăng nhiệt và điện kết hợp, cũng

như phát triển năng lượng tái tạo.

Theo khuôn khổ chính sách năng lượng thông qua năm 2020, chính phủ Hà

Lan dự định để tăng cổ phần tái tạo năng lượng khoảng 10%, 6% từ phát điện; khoảng

Trang 048

Page 49: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

3% so với sản xuất nhiệt, chủ yếu từ hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời và máy

bơm nhiệt, và ít hơn 1% từ khu vực giao thông vận tải. Với việc thông qua kế hoạch này

và phát triển những nỗ lực cụ thể để hỗ trợ Nghị định thư Kyoto nhằm đối phó với biến

đổi khí hậu, các chương trình để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là

năng lượng gió và năng lượng mặt trời nước nóng được chú trọng đầu tư.

4. Liên kết kinh tế:

Hà Lan là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh (Tây Ban Nha, Pháp, Đức,

Anh...). Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Hà Lan theo đường lối trung lập. Sau khi bị

phát xít Đức chiếm, Hà Lan liên kết với phe đồng minh và phương Tây, tham gia sáng

lập và có vai trò quan trọng ở nhiều tổ chức quốc tế như UN, EU, IMF, Ngân hàng thế

giới, CSCE, GATT-WTO, NATO, ASEM...

Hà Lan ưu tiên củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống như Mỹ,

NATO, Tây Âu, Nhật. Ngoại trưởng hiện nay (Verhagen) coi “Mỹ là đồng minh quan

trọng nhất” (Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ - lớn thứ 3 sau Anh và Nhật, Mỹ là nhà

đầu tư lớn nhất ở Hà Lan với hơn 200 tỉ USD), chú trọng quan hệ với các nước đang phát

triển (một phần vì thuộc địa trước đây), tranh thủ tài nguyên, thị trường tiêu thụ...Đặc biệt

ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây

dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi

trường, biến đổi khí hậu.

Năm 2010, Hà Lan đóng góp 3,6 tỉ euro cho EU. Chính phủ mới sẽ tiếp tục

chính sách của chính phủ trước. Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Mark Rutte tuyên

bố Hà Lan sẽ tiếp tục gách vác các trách nhiệm quốc tế như đã thực hiện trong quá khứ.

  Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của

Hà Lan. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới

(0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm

phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh…

Quan hệ Việt Nam-Hà Lan:

Từ năm 1602, công ty Đông Ấn Hà Lan đến Việt Nam để mua gạo, lụa, sành sứ...

mở đầu cho quan hệ. Hà Lan là một trong những nước Tây Âu viện trợ cho Việt Nam khá

lớn, tổng số khoảng 130 triệu USD (trong đó 100 triệu USD là viện trợ không hoàn lại).

Trang 049

Page 50: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hà Lan luôn duy trì Việt Nam trong danh sách các nước ưu tiên tiếp nhận tài trợ của Hà

Lan. Ngân sách tài trợ cho Việt Nam tăng đều qua các năm. Các lĩnh vực ưu tiên: Bảo tồn

rừng và đa dạng sinh học, y tế, quản lý nguồn nước và các vấn đề có tính liên ngành như

xoá đói giảm nghèo, giới và phát triển, quản lý nhà nước…

Ngày 12/3/2009, Hà Lan công bố Chương trình ORIO viện trợ phát triển hạ tầng

cho 45 nước đang phát triển trong đó có Việt Nam với ngân quỹ ban đầu khoảng 180

triệu euro nhằm giúp các nước đang phát triển cùng cộng đồng doanh nghiệp thiết lập và

phát triển các dự án hạ tầng lớn.

Việt Nam là 1 trong 23 nước được tiếp nhận tài trợ từ Chương trình NICHE (Sáng

kiến Tăng cường năng lực giáo dục Hà Lan), Theo đó Chính phủ Hà Lan sẽ tài trợ

khoảng 18 triệu Euro cho các dự án tăng cường đào tạo sau trung học trong các lĩnh vực:

i/quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và nông nghiệp (9 triệu Euro), ii/vận

tải biển (3 triệu Euro), iii/ giáo dục đại học hướng nghề nghiệp (3 triệu Euro), iv/ y tế (3

triệu Euro).

Ngoài ra, trong năm 2009, Hà Lan cũng công bố các sáng kiến hợp tác mới với

Việt Nam như chương trình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), chính phủ với chính

phủ (G2G), tri thức với tri thức (K2K) nhằm hỗ trợ ODA cho Việt Nam.

Trao đổi thương mại  Quan hệ thương mại Việt Nam-Hà Lan không ngừng phát

triển, kim ngạch thương mại khá lớn và tăng đều hàng năm. Từ năm 2002, xuất khẩu

sang Hà Lan bắt đầu có chiều hướng tăng khá, trung bình khoảng 15%/năm.

Đầu tư trực tiếp: Hà Lan đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh

chiếm 69% vốn đầu tư. Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18% vốn đầu tư.

Hiện Hà Lan có hơn 130 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 5.32 tỷ

USD. Các lĩnh vực đầu tư Hà Lan bao gồm dịch vụ, quản lý nước, môi trường, gần đây là

bán lẻ, bất động sản, nhà ở, đầu tư gián tiếp...

Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước cũng phát triển tốt đẹp. Hà Lan giúp

Việt Nam trong nhiều dự án, như Chương trình hợp tác liên đại học Việt Nam- Hà Lan,

chương trình học bổng Hà Lan…

5. Một số yếu tố kinh tế khác:

Trang 050

Page 51: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Tỷ lệ lạm phát ở Hà Lan lần cuối báo cáo ở mức 2.7% trong tháng 9 năm

2011. Từ năm 1997 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Hà Lan là 2,08% , đạt mức

cao lịch sử 4,50% trong tháng 4 của năm 2001 và ghi lại mức thấp 0,20% vào tháng 7

năm 2009. Tỷ lệ lạm phát liên quan tới sự gia tăng giá chung.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lạm phát của Hà Lan từ 7/2008-7/2011.

Tỉ lệ thất nghiệp:

Tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp gần như biến đổi tỉ lệ với nhau, thất nghiệp năm 2010

là cao nhất trong vòng 10 trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu 2008. Nhìn chung

Hà Lan vẫn là quốc gia có tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp thấp, nền kinh tế khá ổn định, trong thời

buổi nền kinh tế Châu Âu đang khó khăn do khủng hoảng nợ công của Hi Lạp thì Hà Lan sẽ là

lựa khá an toàn cho các nhà đầu tư.

Cán cân thương mại:

Trang 051

2005 5.2882006 4.3642007 3.5762008 3.0662009 3.7282010 4.458

Page 52: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hà Lan là quốc gia xuất siêu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: hàng tiêu dùng

15,3%, Thực phẩm 8,4% , Nhiên liệu 11,0% , Hàng 23,4%, Máy móc 31,5%, Giao thông

vận tải 10,2%.

Xuất nhập khẩu:

Hà Lan đã hình thành một nền kinh tế xuất khẩu thịnh vượng. Gần 80% xuất khẩu

của Hà Lan là quốc gia châu Âu và gần 70% nhập khẩu của nó đến từ các quốc gia châu

Âu.

Hiện nay, với kim ngạch thương mại khoảng 1100 tỉ USD.

Như đã phân tích ở trên Hà Lan đứng thứ bảy trên thế giới về khối lượng xuất

khẩu,các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Lan bao gồm máy móc, thiết bị, nhiên liệu,

hóa chất, rau, và các sản phẩm thực vật. Chín xuất khẩu hàng đầu như sau:

% CỦA TỔNG NƯỚC

thiết bị 8,4

Các sản phẩm dầu mỏ tinh chế 6,9

Điện tử microcircuits 3,9

Thiết bị viễn thông 3,0

Vật liệu thô thực vật 2,5

Khí thiên nhiên và sản xuất 2,5

Thịt 2,4

Polyme 2,2

Rau 1,8

Theo thống kê năm 2009, Hà Lan nhập khẩu một khối lượng tổng cộng 358,9 tỷ

USD, giảm đáng kể từ mức 474,8 tỷ USD trong năm 2008. Hà Lan xếp hạng thứ tám trên

thế giới về khối lượng nhập khẩu.

Nhập khẩu của Hà Lan đã được phân phát trong các loại sau: Thiết bị vận chuyển,

Hóa chất, Nhiên liệu, Thực phẩm, Quần áo.

Việt Nam – Hà Lan:

Hiện nay, Hà Lan là 1 trong 13 thị trường mà Việt Nam xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Quan hệ thương mại Việt Nam- Hà Lan không ngừng phát triển, kim ngạch thương mại

Trang 052

Page 53: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

lớn và tăng đều hàng năm. Xuất khẩu của Việt nam vào Hà lan trong quý I 2011 tăng

46%, nhập khẩu giảm 8% so với cùng kỳ năm 2010.

Đối với thị trường Hà Lan, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như giày

dép các loại, may mặc, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, hải sản, hàng rau quả, đồ gỗ và các sản

phẩm gỗ chế biến.

Đứng thứ 2 về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

7 tháng năm 2011, mặt hàng này xuất khẩu sang Hà Lan thu về cho Việt Nam tương ứng

150,43 triệu USD. Mặt hàng hạt điều là mặt hàng đứng thứ 3 về kim ngạch trong số các

mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan.

Hà Lan là thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả cao nhất trong khối

nước EU với gần 12 triệu USD năm 2010. Tỷ trọng trong cơ cấu thị trường nhập khẩu rau

hoa quả của Hà Lan cũng tăng từ 29.8% (2009) lên 44.3% (2010).

Chi phí lao động:

Cực kỳ cạnh tranh so với nhiều nước EU khác khi nói đến chi phí lao động

tổng thể. Ở Hà Lan nhân viên lao động có tay nghề cao, đa ngôn ngữ, hiểu biết về kinh

doanh... Hà Lan có vị trí tương đối tốt khi nói đến các yếu tố khác tác động đến chi phí

của người sử dụng lao động. Ví dụ, về năng suất, điểm số của Hà Lan khá tốt, người Hà

Lan có hiệu suất làm việc cao.

IV. Phản ứng của Đức & Hà Lan trước những tác động do toàn

cầu hóa đem lại:

1. Phản ứng của Đức đối với toàn cầu hóa:

Đức đã chứng minh giá trị của một đồng tiền ổn định là chìa khóa để tăng

trưởng mạnh mẽ, bền vững và công bằng.

Đức đã đi tiên phong trong khái niệm của nền kinh tế thị trường xã hội, kết

hợp một nền kinh tế, thị trường cạnh tranh với một mối quan hệ đối tác xã hội độc

đáo mang lại nhiều năm thịnh vượng kinh tế và hòa bình xã hội.

Đức cam kết xây dựng châu Âu đã giúp thúc đẩy hòa bình, ổn định và tiến

bộ kinh tế trên khắp lục địa.

Trang 053

Page 54: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Đầu tư tài chính đã trở nên ngày càng đa dạng giữa các quốc gia để giảm

thiểu rủi ro và nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Đức đã chấp nhận xuất nhập khẩu toàn cầu thông qua một loạt các ngành

công nghiệp phát triển mạnh. Một nghiên cứu của Ernst & Young phân tích các

báo cáo hàng năm của 30 công ty Đức soạn DAX (Chỉ số chứng khoán Đức), cho

biết rằng ba phần tư doanh số bán hàng cho 28 trong số 30 công ty Đức là từ nước

ngoài.

Những công ty vừa và nhỏ thành công trong chuyên môn hóa sản xuất các

sản phẩm không phổ biến được sử dụng cho sản xuất công nghiệp.

Các doanh nghiệp khác sử dụng máy móc để tăng hiệu suất và giảm sự phụ

thuộc về lao động của con người thường tìm nguồn cung ứng từ các công ty Đức.

Bãi bỏ thủ tục rườm rà và các quy định trong các lĩnh vực như điện, vận tải,

khí đốt tự nhiên và viễn thông để giảm chi phí đầu vào của các công ty, trong lĩnh

vực tài chính để phát triển thị trường tài chính…

Mức lương phản ánh tốt hơn năng suất và sự khác biệt về trình độ kỹ năng,

và thỏa thuận tiền lương về các điều kiện trong các công ty tư nhân.

Sự chi tiết và thúc đẩy hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động đã cho

phép các doanh nghiệp phát triển mạnh trong một nền kinh tế thế giới đầy thách

thức. Lao động lập kế hoạch linh hoạt đã cung cấp cho các doanh nghiệp Đức có

lợi thế cạnh tranh ở nhiều thị trường toàn cầu. Ví dụ: sự thoả thuận thành lập hợp

đồng mà người lao động sẽ làm thêm giờ trong suốt thời gian sản xuất cao điểm và

sau đó chuyển nó vào thời gian nghỉ khi nhu cầu giảm. Điều này đã cho các công

ty có khả năng duy trì một lực lượng lao động ổn định mà không phải trả các chi

phí lao động quá mức để đáp ứng nhu cầu thay đổi.

Người lao động có tay nghề cao có mức lương cao, gần phía đông châu Âu

công nhân sẵn sàng để cung cấp lao động giá rẻ cho các nhiệm vụ khác tầm

thường...

Trang 054

Page 55: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Nhiều sản phẩm đã thúc đẩy thành công xuất khẩu của Đức là nhằm mục

đích hiện đại hóa các doanh nghiệp trong các thị trường mới nổi, nơi họ đã phát

triển mạnh.

Thành tựu đạt đuợc

Phát triển nhanh hơn về doanh thu và số lượng nhân viên kinh doanh.

Các công ty báo cáo tăng trưởng 19% ở nước ngoài, so với 9% trong nước.

Các công ty Đức đã thực hiện rất tốt trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế

tăng gần gấp đôi so với năm trước lên 87.3 tỷ euro.

Trong năm 1990 đến 1995, xuất khẩu của Đức cho các nước đang phát triển

tăng gần 10% trung bình mỗi năm về đồng đô la Mỹ, trong khi xuất khẩu của Đức

sang các nước công nghiệp chỉ tăng 3% so với cùng kỳ hàng năm. Kết quả là, năm

1995, xuất khẩu sang các nước đang phát triển chiếm 25% tổng xuất khẩu của

Đức, so với chỉ 19% vào đầu thập kỷ này.

2. Phản ứng của Hà Lan đối với toàn cầu hóa:

Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lôi cuốn ở hầu hết các

quốc gia trên thế giới, và Hà Lan cũng không đứng ngoài cuộc, nhanh chóng nắm bắt

được xu hướng toàn cầu này, bằng chứng là các công ty đa quốc gia như Unilever, Shell,

Phillips,Heniken… luôn là những công ty đứng đầu thế giới. Tận dụng có hiệu quả những

lợi thế của mình, Hà Lan đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới với nền nông

nghiệp tiên tiến bậc nhất. Luôn chủ động, Hà Lan đã đóng góp không nhỏ vào việc thành

lập và phát triển EU - một trong những tổ chức thế giới có uy tín và các thành viên đều là

những quốc gia giàu có. Trong năm 2002, Hà Lan cũng nằm trong số 12 nước thành viên

EU đã thay thế tiền tệ của riêng cá nhân của họ với đồng euro. Vì vậy, nền kinh tế là tích

hợp cao với phần còn lại của Liên minh châu Âu, hầu hết thương mại của Hà Lan là với

các nước EU khác. Hà Lan có một nền kinh tế mở rất cao hướng tới thương mại thế giới

và tài chính. Toàn cầu hóa đem lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp nền kinh tế

phát triển nhanh chóng do tận dụng được những lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, không

phải toàn cầu hóa là ưu thế tuyệt đối. Một sự khủng hoảng ở quốc gia này sẽ kéo theo sự

khủng hoảng của quốc khác. Một quy luật trong kinh tế là “lợi nhuận đi đôi với rủi ro”,

Trang 055

Page 56: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hà Lan đã dám chấp nhận những rủi ro và chứng minh được bản lĩnh đối phó với những

khó khăn khi toàn cầu hóa, điển hình là cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 đã làm thị

trường thế giới lao đao, và Hà Lan cũng vậy, nhưng với nền kinh tế phát triển bền vững

và khả năng khắc phục khủng hoảng, đến năm 2010, kinh tế Hà Lan gần như hồi phục và

sẽ tiếp tục phát triển trong vài năm tới, tuy nhiên tốc độ sẽ chậm, đó là dự đoán của các

chuyên gia kinh tế .

Vì vậy, Hà Lan luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các quốc gia phát triển có

tiềm năng, giàu tài nguyên thiên nhiên để đầu tư và giúp đỡ. Mặt khác họp tác với các

công ty đa quốc gia của nước khác để hình thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh

hơn, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu khốc liệt hiện nay. Bên cạnh

đó, Hà Lan còn tổ chức các tour du lịch Thưởng thức châu Âu, các trò chơi và trang web

mô phỏng châu Âu để công dân Hà Lan, đặc biệt là giới trẻ hiểu biết và gần gũi hơn với

châu Âu, áp dụng năng lượng tái tạo để thay thế tài nguyên khan hiếm; chính phủ cũng

tìm cách thúc đẩy nền kinh tế trong nước bằng cách đẩy mạnh chương trình cơ sở hạ

tầng, cắt giảm thuế để các doanh nghiệp giữ chân người lao động, và các cơ sở tín dụng

mở rộng xuất khẩu.

Trang 056

Page 57: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

V. Sự khác biệt giữa 2 quốc gia Đức và Hà Lan

Bảng so sánh một số lĩnh vực của Hà Lan và Đức:

Các lĩnh vực ĐỨC HÀ LAN

Tốc độ tăng GDP 2001-2005  được coi là giai đoạn

đình trệ, phục hồi năm 2010 với 3,5%

2001-2005 tăng trưởng chậm, giảm mạnh vào 2009 và tăng lên vào 2010(1.5%).

Thu nhập bình quân đầu

ngườiCao, tăng dần qua các năm 34.200USD (2009).

GDP bình quân đầu người tăng trưởng đều đặn 39.400 USD (2009)

Nông nghiệp- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Xuất khẩu lớn về nông sản, với giá trị hơn 50 tỉ Euro.

- 2008, sản xuất thịt lợn đứng đầu EU, thịt bò sx lớn thứ 2 ở châu âu.

- Xuất khẩu nông sản đứng thứ 3 thế giới và chiếm 7,7% thị phần toàn cầu.

- Là ngành sx quan trọng, nghề nuôi bò sữa là bàn đạp thúc đẩy nền văn minh nông nghiệp Châu Âu; công nghiệp chế biến nông sản hiện đại.

- Xứ sở của hoa Tuy-lip.

- Lâm nghiệp: rừng ít, 13,7% lục địa.

- Ngư nghiệp: một trong tám nước sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu.

Trang 057

Page 58: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Công ngiệp - Sản phẩm công nghiệp phức

hợp:

+ Chế tạo xe hơi quy mô lớn nhất

ở châu Âu.

+ Công nghiệp thép.

+ Chế tạo máy và xây dựng:

6.000 công ty đóng góp 13% tổng

doanh số công nghiệp, các ngành

chế tạo máy bay, đóng tàu, máy

móc công nghiệp, và cả ngành

chế tạo ô tô.

+ Kỹ thuật điện.

+ Điện tử: tăng trưởng mạnh nhất.

+ Công nghiệp hóa chất có BASF

tập đoàn hóa chất lớn nhất thế

giới.

- Không nhiều quặng sắt, dầu mỏ

và khí đốt, nhập khẩu hầu hết

nguyên vật liệu và năng lượng.

- Phát triển và ổn định, 19% trong

cơ cấu GDP (năm 2002).

- Công nghiệp mũi nhọn: chế biến

thưc phẩm, công nghiệp sữa.

- Khai thác khoáng sản, than, đá và

dầu khí.

- Chế biến thực phẩm, lọc và tinh

chế dầu mỏ, sản xuất và chế tạo

kim loại.

- nước hẹp, người đông, không có

nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Dịch vụ Tăng đều đặn và đóng góp nhiều

nhất trong GDP (70%-2006), các

ngành, Frankfurt là một trung tâm

tài chính và chứng khoán lớn và

thị trường cổ phiếu lớn thứ nhì

châu Âu.

- Khu vực tài chính lớn thứ 7.

- 79% trong cơ cấu GDP ( năm

2002, các ngành.

Trang 058

Page 59: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Ngành dịch vụ.

- Công ty dịch vụ công và tư

nhân.

- Lĩnh vực thương mại, khách

sạn, nhà hàng và giao thông.

- Trong lĩnh vực tài chính, cho

thuê bất động sản và dịch vụ

doanh nghiệp.

- Lãnh vực nghiên cứu và phát triển.

- Kinh doanh ngân hàng- bảo hiểm.

- Tư vấn.

- Kiến trúc và cơ khí.

- Du lịch phát triển.

Dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

của Đức sẽ giảm từ 2.9% dự kiến

trong năm nay xuống còn 0.8%

vào năm 2012.

Thâm hụt ngân sách giảm nhanh hơn

dự kiến; thâm hụt cao ở mức 5,2%

GDP  năm 2010 theo tính toán sẽ

giảm xuống còn 2,2%GDP vào năm 

2011

Tri thức - Đất nước của ý tưởng, đào tạo,

khoa học, nghiên cứu và phát

minh.

- Dẫn đầu trong công nghệ sinh

học, Nano, thông tin, sinh trắc

học, hàng không, vũ trụ, kỹ

thuật điện, cung ứng, công

nghệ môi trường.

- Giáo dục phát triển.

- Chính phủ Hà Lan đầu tư 4 tỷ

USD mỗi năm vào kỹ thuật và

khoa học.

- Hà Lan là nước phát triển ở trình

độ cao, đạt nhiều thành tựu.

- Biết tranh thủ nguồn lực từ tài

nguyên quốc tế và thị trường thế

giới để không ngừng đổi mới cơ

cấu kinh tế theo hướng tối ưu hoá.

- Phương thức sản xuất chủ yếu là

đầu tư tập trung vốn và chất xám,

chuyên môn hóa cao.

Trang 059

Page 60: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Thu nhập

Thu nhập cá nhân:- Khoảng cách thu nhập giữa hai miền

Đông - Tây ngày càng lớn.- Khoảng cách giữa người giàu và người

nghèo ở Đức đang mở rộng, trong khi nhóm của những người thu nhập giữa thu hẹp lại.

Chi tiêu của chính phủ :phần lớn cho trợ cấp xã hội và giáo dục ,các dịch vụ công cộng chung.

Chi phí lao động tăng ít rõ rệt hơn so với các nước châu Âu khác.

Thị trường sẵn sàng lao động có tay nghề lực lượng lao động cao.

Giá lao động ổn định.

Xếp hạng thứ 8 trong 10 nước có thu nhập cao nhất thế giới năm 2011 do tạp chí Forbes bình chọn.

Mức lương tối thiểu của công nhân Hà Lan hàng tháng là $19.00

Phân phối thu nhập hộ gia đình không đồng đều

Thu nhập cao nhất từ doanh nghiệp lao động và sở hữu

Giá lao động cao hơn ở Đức

Lạmphát 2,3% (4/2011) 2.7% (9 /2011).

Tỉ giá Đồng Euro: Lợi thế của nước Đức

Chi phí lao động ổn định hơn

Chi phí lao động cũng khá ổn định

Đầu tư nước ngoài

Lớn nhất thế giới sau Hoa Kỳ, vượt xa các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp.

Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ lớn thứ 3 thế giới

Tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới

Cán cân thanh toán

Đức là nước xuất siêu.- Đẩy mạnh mặt hàng máy móc thiết bị và

công nghiệp chế tạo có khả năng cạnh tranh cao để xu ất kh ẩu

- Mặt hàng xuất khẩu chính: máy móc, xe hơi, hoá chất, kim loại và hàng công nghiệp, thực phẩm, dệt may.

- Nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới: nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.

Cạnh tranh để vào được thị trường

Hà Lan là nước xuất siêu.- Thị trường đạt kim ngạch nhập

khẩu rau hoa quả cao nhất trong khối nước EU.

- Hai phần ba GDP từ thương mại hàng hóa.

- Xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thứ năm trên thế giới.

- Nhập khẩu dầu và than đá.

Trang 060

Page 61: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Đức thật sự gặp khó khăn rất lớn. (đáp ứng đúng yêu cầu của Đức cạnh tranh với Trung Quốc, các thành viên trong khối EU).

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hàng đầu thế giới Trung tâm Logistics toàn cầu của châu

Âu: Hàng hóa đi qua Đức hơn là thông qua bất kỳ quốc gia châu Âu khác.

Ùn tắc giao thông thường xuyên. Viễn thông: một trong các hệ thống viễn

thông công nghệ tiên tiến nhất của thế giới.

Sử dụng điện thoại di động ở Đức chủ yếu là thực dụng.

Trung tâm của mạng lưới giao thông bao gồm hàng không, đường biển, đường sông, và tàu hoả toả đi khắp các nơi trên thế giới.

Một trong các dự án cơ sở hạ tầng đang diễn ra chính tại Hà Lan là nỗ lực để ngăn chặn lũ lụt.

Hệ thống giao thông công cộng phổ biến và rẻ tiền.

Một hệ thống đường ống phát triển.

Hệ thống viễn thông phát triển cao.

Chăm sóc sức khỏe

Tăng chi phí y tế và dân số lão hóa là những thách thức nghiêm trọng.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất đa dạng.

Giáo dục Đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục để tạo ra nguồn tài nguyên lao động tay nghề cao.

Sàng lọc rất khe khắt.

Đào tạo theo hướng tương tác ,làm việc nhóm

Hệ thống giáo dục nổi tiếng thế giới

Dân số DS: 82.3tr người.Dân số già, tỉ lệ tăng dân số chậm và giảm qua các năm.

Dân cư phân bố không đều, tập trung phần lớn ở thành thị.

Sự chênh lệch rất lớn giữa giàu và nghèo.

Cơ cấu dân số già, tỉ lệ tăng chậm và giảm qua các năm. mật độ dân số cao và phân bổ khá đều trên lãnh thổ.

Sự chênh lệch giàu – nghèo không quá lớn.

Trang 061

Page 62: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Liên kết kinh tế

Nước Đức tích cực hoạt động trong các tổ chức hợp tác đa phương.

Đức có vị thế cao và đóng vai trò rất quan trọng trong các tổ chức này.

Tham gia sáng lập. Có vai trò quan trọng ở nhiều tổ chức quốc tế như UN, EU, IMF, Ngân hàng thế giới, OSCE, GATT-WTO, NATO, ASEM...

Nhận xét chung:

- Cả 2 nước đều không có lợi thế trong các ngành thâm dụng lao động.

- Cả 2 quốc gia đều có mạng lưới liên kết quốc tế rộng lớn, hội nhập cao và

hoạt động thương mại rộng khắp thế giới.

Đức Hà Lan

Điểm mạnh - Giá cả lao động ổn định hơn so với

các nước trong khối EU, lao động có

trình độ kí thuật cao.

- Cơ sở hạ tầng hàng đầu thế giới vượt

qua Hà Lan, dịch vụ chăm sóc sức

khỏe được chú trọng.

- Chủ yếu xuất máy móc thiết bị, các

sản phẩm công nghệ: nhập khẩu

lương thực, đồ uống, năng lượng.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, lao

động cũng có trình độ cao, lành

nghề.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt

- Có thế mạnh để phát triển du

lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng …

- Tỉ lệ lạm phát thất nghiệp luôn

ở mức thấp.

- Nông nghiệp phát triển hàng

đầu thế giới.

Điểm yếu - Khoảng cách thu nhập ngày càng gia

tăng giữa Đông Đức, Tây Đức;

người giàu, người nghèo.

- Chi phí trợ cấp xã hội gia tăng bởi

dân số ngày càng già, trở thành gánh

nặng đối với Đức.

- Phân phối thu nhập không

đồng đều giữa các hộ gia

đình,

- Phụ thuộc vào nhập khẩu năng

lượng từ nước ngoài, giá lao

động cao hơn ở Đức.

Trang 062

Page 63: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Chi tiêu cho quốc phòng thấp

- Tài nguyên thiên nhiên thiếu

hụt, đặc biệt là năng lượng.

Đầu tư sang Đức nếu muốn giảm chi phí lao động (đi từ mục tiêu chi phí thấp nhất) vì

chi phí lao động ở Đức ổn định, thấp hơn Hà Lan.

Đức là một trong những nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu có hệ thống cơ sở hạ tầng

thuận lợi cho kinh doanh quốc tế, là cửa ngõ để có thể giao lưu với các nước khác ở

châu Âu.

So với Đức, Việt Nam không có thế mạnh về khoa học kĩ thuật, công nghiệp nhưng

Việt Nam có những điểm khác biệt thuận lợi để có thể kinh doanh quốc tế sang Đức

như :

Thủy sản, nông sản nhiệt đới( cà phê,chuối..), gốm sứ có chất lượng, gia công.

Học tập được cách quản lí, công nghệ của Đức để có thể áp dụng tại Việt Nam.

Do đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn Đức là quốc gia mà nhóm tiếp tục nghiên cứu

đầu tư kinh doanh quốc tế.

VI. Các nhà đầu tư Việt Nam nên lựa chọn như thế nào khi thực

hiện hoạt động kinh doanh quốc tế ở Đức:

1. Tình hình một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức :

Trong các nước EU và kể cả toàn châu Âu, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của

Việt Nam. Kim ngạch ngoại thương Việt - Đức đóng góp 28% kim ngạch ngoại thương

Việt Nam – EU. Nhiều doanh nghiệp Việt nam đã tham gia thường kỳ các triển lãm, hội

chợ quốc tế tại Đức như Anuga Colonge, Tendence, Koblenz, Resale Frankfurt, EXPO

Hannover. Thông qua các hội chợ, triển lãm này các doanh nghiệp Việt nam đã thiết lập

được nhiều quan hệ bạn hàng, ký được nhiều hợp đồng với các nhà nhập khẩu Đức cũng

như với các doanh nhân nước ngoài khác. Đứng đầu các sản phẩm xuất khẩu của Việt

Nam tại thị trường Đức là giầy dép. Tiếp theo là hàng dệt may, cà phê, hàng thủ công mỹ

nghệ, thủy sản, máy vi tính và linh kiện…

Trang 063

Page 64: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Các mặt hàng xuất nhập khẩu của Đức và Việt Nam 2009: Đơn vị: USD

Trang 064

Page 65: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Trang 065

Mặt hàng xuất khẩu Giá trị

Nông sản Cà phê 233,014,846

Hàng thủy sản 209,076,629

Cao su 89,585,174

Hạt tiêu 59,103,560

Hạt điều 16,869,604

Hàng rau quả 7,334,672

Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc

6,753,834

Chè 4,991,845

Gạo 1,267,419

Chất dẻo nguyên liệu 197,804

Sắn và các sản phẩm từ  sắn

13,069

Công nghiệp nhẹ Sản phẩm dệt, may 443,308,632

Giày dép các loại 356,774,795

Gỗ và Sản phẩm từ gỗ 116,864,802

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

85,197,408

Sản phẩm từ chất dẻo 70,399,387

Sản phẩm gốm, sứ 28,004,490

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

27,178,977

Sản phẩm từ cao su 11,470,088

Vải các loại 2,542,149

Sản phẩm từ giấy 693,211

Công nghiệp nặng Tàu thuyền các loại 92,244,283

Sản phẩm từ sắt thép 75,367,277

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

52,051,134

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

35,467,483

Page 66: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Giày dép:

Đức là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu, như Việt Nam. Đây sẽ

là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường Đức, đặc

biệt là các loại giày có kiểu dáng thể thao đang được giới trẻ Đức ưa dùng. Thị phần giày

cao su và giày nhựa cũng là một khe thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê, thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đứng thứ 2

sau mặt hàng dệt may trong nửa đầu năm 2011, đạt 186 triệu USD, chiếm 12.39% thị

phần, tăng 14,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 6 kim ngạch mặt hàng này

xuất sang Đức đạt 42,7 triệu USD, tăng 21,16% so với tháng 5.

Hiện nay, mặc dù là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ ba của Đức, song về giá trị

và số lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với hai nước đứng đầu là Trung

Quốc và Italia. Để nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có

Xuất Khẩu Giày Dép chất lượng tốt, ít nhất cũng ngang bằng với các nước khác và giá cả

phải rẻ hơn để có thể cạnh tranh được. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải

chú ý tới xu hướng nhập khẩu và thị hiếu tiêu dùng của Đức để có thể chủ động ký kết

được các hợp đồng lớn.

Dệt may:

Đức luôn là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU, đạt

khoảng 27.8 tỷ Euro trong năm 2004. Sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với

mặt hàng dệt may, một số nước đã ồ ạt đưa hàng vào thị trường Đức, trong đó có cả

Trung Quốc. Hiện nay hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất trên thị trường

Đức.

Cơ hội và thách thức đối với các nhà xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Đức

- Người dân Đức không quá đòi hỏi yêu cầu về kiểu cách và mẫu mã, quan trọng là

chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường

chỉ, do đó đây sẽ là lợi thế cho hàng dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam khi

muốn đưa hàng dệt may vào thị trường Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và

của Đức. Trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách

nhiệm xã hội.

Trang 066

Page 67: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất

gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng, bởi với các chất không đảm

bảo về tiêu chuẩn chất lượng thì hải quan Đức sẽ tiêu huỷ và chi phí tiêu huỷ do phía Việt

Nam chi trả.

- Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam do dân số Đức đông và

thu nhập đầu người rất cao.

- Mặc dù hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Đức tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất

lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức

không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng

thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh

nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn.

- Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn.

Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 Euro cho quần áo nam, 44 Euro cho quần

áo nữ, 8 Euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 Euro sử dụng cho các mặt hàng

dệt may khác.

Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần

hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, hàng dệt may của Việt Nam cũng

chiếm thị phần rất lớn. Nhưng kể từ khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt

Nam lại gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm của Trung Quốc rất cạnh tranh và

người Đức rất quan tâm đến vấn đề giá.

Cà phê và chè:

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới, trong các năm từ 2004 đến 2007,

Đức là đối tác nhập khẩu cà phê và chè hàng đầu của Việt Nam

Cơ hội:

- Đức là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất EU, chiếm 21% trong tổng mức tiêu thụ cà

phê của toàn EU. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Đức cao hơn mức trung

bình của EU. Để mở rộng thị trường, sản phẩm cà phê cần có thêm gia vị (như vị bạch

đậu khấu) và các hương vị phụ thêm (như vỏ cam) vì chúng đang có tiềm năng trên thị

Trang 067

Page 68: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

trường này. Ngoài ra chúng ta cần có chứng nhận Impatto Zero để Đức dễ chấp nhận về

chất lượng sản phẩm.

- Mặc dù mức tiêu thụ chè theo đầu người của Đức vẫn còn thấp, Đức vẫn là thị

trường tiêu thụ chè lớn thứ ba EU. Mặt hàng trà thảo dược đang được tiêu dùng ngày

càng rộng rãi và đã chiếm một thị phần lớn trên thị trường.

Thủy sản:

Xuất nhập khẩu thuỷ hải sản từ Việt Nam sang Đức là lĩnh vực có tiềm năng phát

triển lớn nhất. Đặc biệt vì Đức không có nhiều đường biển, trong khi người Đức rất thích

ăn các sản phẩm thuỷ hải sản. Việt Nam cần khai thác thế mạnh về việc nuôi cá basa và

cá tra để xuất khẩu sang Đức. Hiện nay, cá basa Việt Nam chiếm khoảng 70% toàn bộ cá

nhập khẩu vào Đức. Cá da trơn chiếm vị trí thứ 5 trong số các mặt hàng thủy sản được

yêu thích ở Đức vì các ưu thế cơ bản là hương vị trung tính, dễ chế biến và giá thấp so

với nhiều mặt hàng thủy sản khác.

Ngay từ những tháng đầu năm, giá trị XK cá ngừ sang Đức liên tục tăng trưởng ở

mức 2 con số và đến tháng 4/2011, thị trường này đã vượt qua Italia để đứng đầu trong

khối EU về giá trị NK cá ngừ từ Việt Nam. Trong đó, mặt hàng XK chủ yếu là sản phẩm

cá ngừ chế biến đóng hộp đạt 6,7 triệu USD chiếm tới 87% tổng giá trị XK cá ngừ sang

Đức, sản phẩm cá ngừ nguyên liệu đạt trên 1 triệu USD chiếm 13%.

Sự chênh lệch đáng kể về tỷ trọng của hai nhóm sản phẩm cá ngừ XK nói trên cho

thấy nhu cầu các sản phẩm giá trị gia tăng tại Đức cao hơn, vì vậy các DN XK cần nắm

bắt được nhu cầu của từng thị trường nói riêng để có định hướng chiến lược sản phẩm

đúng đắn và tăng cường XK các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn nhằm đạt lợi

nhuận nhiều hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cá da trơn:

- Điều kiện thời tiết bất lợi trong vài năm trở lại đây đã có những ảnh hưởng nghiêm

trọng đến hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

- Thuế nhập khẩu cao tại Mỹ khiến cho thị trường EU tràn ngập các sản phẩm cá da

trơn phile nhập khẩu, và có những thay đổi lớn trong nhập khẩu của Mỹ khi mặt hàng cá

da trơn sẽ chịu chi phối bởi những quy định kiểm soát an toàn thực phẩm ngặt nghèo

Trang 068

Page 69: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

hơn.Vì vậy, các nhà xuất khẩu sẽ hướng đến thị trường EU, làm tăng nguồn cung cá da

trơn tại thị trường này.

- Sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp Trung Quốc ở một số sản phẩm như cá da trơn

và cá rô phi dự kiến cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực lên các mức giá tại thị trường

EU.

- Giá cá tuyết trở về mức thông thường cũng gây nên những áp lực đối với cá da

trơn do cá tuyết và cá da trơn đều nằm trong phân khúc cá phi-lê đông lạnh.

Xu hướng thị trường:

- Cá tra có tốc độ tăng trưởng mạnh trong vài năm gần đây cũng mở ra cơ hội cho

việc kinh doanh một số loại cá khác như cá Tilapia (cá rô phi) – một trong những mặt

hàng có sức cạnh tranh mạnh với cá tra tại thị trường Đức.

- Để bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn, nhiều nhà sản xuất đã tăng tỷ lệ

nước đá trong sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ Việt Nam. Hiện chính phủ Việt Nam

đã đưa ra quy định về hàm lượng nước trong sản phẩm xuất khẩu không được quá 83%.

Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ đưa ra những biện pháp yêu cầu người bán lẻ và người mua

cung cấp cá tra đáp ứng hệ thống sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường và đảm

bảo công bằng xã hội.

- Ngành nuôi cá Đức đang kiến nghị về việc các nhà bán lẻ dán nhãn sản phẩm tươi

cho các sản phẩm đông lại đã được làm tươi trở lại và các nhà bán lẻ phải cung cấp rõ

thông tin cho khách hàng để phân biệt hai loại sản phẩm này và dự kiến sẽ có hiệu lực

vào năm 2011.

Kết luận: Hầu hết cá mặt hàng hiện nay rất có tiềm năng xuất khẩu lâu dài qua

Đức nhưng gặp rất nhiều khó khăn về đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm, giấy phép, cạnh

tranh cao.

2. Cơ hội và thách thức chung đối với Việt Nam khi thực hiện kinh doanh

quốc tế ở Đức:

Cơ hội

- Là một thành viên của EU, Đức áp dụng chính sách thương mại chung của EU đối

với Việt nam. Theo đó, nhiều chủng loại hàng hoá của Việt nam được hưởng thuế suất ưu

Trang 069

Page 70: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

đãi GSP (trừ một số hàng nông sản trong đó có gạo). Bên cạnh đó, thái độ và chính sách

của Đức đối với cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đức tương đối thuận lợi. Mặc dù

kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch

ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị truờng tiềm năng và là

bạn hàng quan trọng trong tương lai gần.

- Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), Cộng hòa Liên bang Đức là

nước duy nhất trong tổ chức này có sự suy giảm rõ rệt về lực lượng lao động và đang cần

một số lượng lớn lao động nhập cư. Gần đây, Luật nhập cư của Đức đã có nhiều đổi mới,

với chính sách nhập cư thông thoáng hơn. Điều đó, đồng nghĩa với việc các nước có nhu

cầu xuất khẩu lao động sẽ có thêm cơ hội.

- Hiện nay, có 9 vạn người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại Đức, bên cạnh

đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức đã được thành lập, đây sẽ là “cầu nối” liên

kết giữa doanh nghiệp người Việt Nam ở Đức và giữa doanh nghiệp trong nước với các

doanh nghiệp Đức.

Thách thức

- Thách thức lớn nhất là sự cách trở về mặt địa lý khiến giá cả hàng hóa bị đội lên

cao. Hơn nữa, thời gian vận chuyển dài cũng là một vấn đề rất nan giải đối với các doanh

nghiệp Việt Nam.

- Chỉ có một số ít các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế còn áp dụng, bao gồm:

o Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao đối với hàng thuỷ sản.

o Giấy phép đối với gạo và thuốc chữa bệnh.

o Kiểm tra kép đối với các sản phẩm giầy dép (nhằm mục đích chống gian

lận thương mại).

Trong số những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đức, vẫn còn tản mạn, chưa

có số lượng lớn và hầu hết là chính các sản phẩm của Việt Nam đang cạnh tranh với

chính sản phẩm của Việt Nam (như hàng thủ công mỹ nghệ...)

3. Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất, nhập

khẩu đối với thị trường Đức:

Trang 070

Page 71: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

- Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đặt quan hệ làm ăn với doanh

nghiệp nào của Đức thì nên thăm dò uy tín của doanh nghiệp đó trước (về quy mô doanh

nghiệp, hoạt động ra sao, tình hình tài chính như thế nào, hiện tại có khả năng buôn bán

hay không) bởi thực tế không phải doanh nghiệp nào của Đức cũng hoạt động “ngon

lành”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không nên quan niệm rằng muốn vươn ra thị trường

nên bằng mọi cách xuất được hàng bởi hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị

các doanh nghiệp Đức chiếm dụng vốn (có những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn tới

gần 1 triệu USD, đặc biệt là trong ngành thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ).

- Thứ hai, các doanh nghiệp nên phát triển theo hướng chuyên doanh, có chiến lược

kinh doanh tập trung và tạo được nguồn hàng lớn, không nên sản xuất, kinh doanh tổng

hợp để tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau trong nội bộ các doanh nghiệp

Việt Nam.

- Thứ ba, khi xuất khẩu hàng sang Đức, nhất thiết phải xuất những hàng hoá chất

lượng, không xuất hàng tạp. Đặc biệt là các mặt hàng may mặc, giày dép, nếu chúng ta

xuất hàng tạp sẽ không thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc vốn đang chiếm

lĩnh hầu hết thị trường này.

4. Đề xuất:

- Hiện nay một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như cá tra, cá basa, cà phê, trà

thảo dược… đã và đang được người dân Đức ưa chuộng, những mặt hàng này đang có

tiềm năng mở rộng trên thị trường Đức, nếu chúng ta đầu tư vào chất lượng, cải thiện

những thiếu sót, đáp ứng các yêu cầu của Đức về sản phẩm (tiêu chuẩn vệ sinh, chứng

nhận sản phẩm, chất lượng…) thì sẽ ngày càng cạnh tranh cao đối với sản phẩm của

Trung Quốc- một đối thủ lớn trong thị trướng Đức, vì Đức không muốn lệ thuộc nhiều

vào Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc đã có nhiều dư luận trên thế giới về chất lượng

sản phẩm.

Đồng thời Cá tra được vào danh mục phát triển bền vững trong Chương trình Thủy hải

sản Toàn cầu của WWF có tiềm năng để đầu tư hơn nữa.

Chiến lược:

Trang 071

Page 72: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Cải tiến sản phẩm: chất lượng đúng tiêu chuẩn, phải qua kiểm định chặt chẽ; mẫu

mã đẹp, hợp văn hóa; bao bì có khả năng bảo quản được sản phẩm tốt…

Giá cả phải chăng phù hợp lớp người có thu nhập trung bình.

Tạo uy tín thương hiệu bằng cách giao hàng đúng chất lượng đã cam kết, đúng

thời hạn, tuân thủ luật pháp của Đức…

Kiểm soát chặt chẽ từ hệ thống sản xuất đến phân phối sản phẩm để ngăn chặn

các hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm như: cho cá ăn các

chất tăng trưởng, bơm nước vào cá làm tăng trọng lượng...; cà phê không hái đúng

chất lượng hạt, hạt chín, chưa chín lẫn lộn....

Thực hiện các chiến lược marketing: quảng cáo, truyền thông, giới thiệu sản phẩm

mạnh mẽ , đa dạng hơn nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, các sản

phẩm ở Việt Nam.

Tuy nhiên cần thương lượng tránh bị ép giá gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu

Việt Nam.

Ngoài xuất khẩu các sản phẩm cá đã qua sơ chế, ta có thể chế biến thành những

món ăn mang đậm hương vị Việt Nam, đáp ứng cho 1 bộ phận người Việt tại Đức

cũng như giới thiệu về hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè Đức.

- Ngoài ra chúng ta có thể đánh vào thị trường cao cấp với các sản phẩm tinh xảo,

độc đáo như hàng thủ công mỹ nghệ: gốm sứ, vật lưu niệm...

- Đi vào các mặt hàng còn ít xuất khẩu qua Đức hoặc các mặt hàng Đức hiếm có

như các loại nông sản đã qua sơ chế hoặc chế biến, hoặc các món ăn truyền thống của

người Việt.

Công nghệ

- Tiếp cận công nghệ của Đức :

o Đưa người sang tu nghiệp để học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt là công nghệ chế tạo

máy móc, cơ khí -luyện kim, chế biến, quản lí.

o Hoặc có thể đưa sinh viên sang Đức du học vì hệ thống giáo dục ở Đức khá phát

triển, nếu những lao động có trình độ cao mình có thể đưa họ sang đức làm việc vì

hiện tại Đức đang thiếu một số lượng kỹ sư khá lớn, đây cũng là cơ hội cho chúng

ta học hỏi về công nghệ của họ.

Trang 072

Page 73: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

o Chuyển giao công nghệ của họ.

o Thu hút các kĩ sư người Đức về các công ty của Việt Nam (ta…)

Chính sách

- Tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ về chính sách khuyến khích xuất khẩu.

- Kiểm soát chặt các sản phẩm khi xuất khẩu để tạo uy tín với các nhà nhập khẩu và

người tiêu dùng.

- Rút kinh nghiệm từ các vụ kiện về bán phá gía cá tra, cá basa cũng như vụ việc

WWF đã có những nhận định sai khi đưa cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ”.

- Mở rộng thị trường.

- Không những xuất khẩu ở Đức, Hà Lan mà còn có thể đầu tư sang các nước lân

cận trong khu vực EU…nhằm mở rộng khả năng hội nhập toàn cầu của các doanh nghiệp

Việt Nam.

- Mở rộng các danh mục đầu tư: lĩnh vực tài chính (chứng khoán, ngân hàng), hàng

hóa, vốn, cổ phiếu, thành lập một số doanh nghiệp hoặc liên doanh tại Đức.

- Tham gia vào các công ty đa quốc gia để giảm thiểu chi phí thương lượng, hậu cần

và tham gia vào các liên kết kinh tế tăng vị thế của mình để tránh bị ép giá.

- Tăng cường giao lưu văn hóa, tham gia vào các buổi triễn làm hàng hóa ở Đức

nhằm giới thiệu trực tiếp sản phẩm của Việt nam, thực hiện các chiến dịch marketing

hiệu quả, mạnh mẽ hơn.

Trang 073

Page 74: Toan Cau Hoa Va Moi Truong Kinh Te Chau Au

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

LỜI KẾT

Hàng nông sản là một trong những mặt hàng chủ yếu có lợi thế trong

lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Thời gian qua việc xuất khẩu rau quả của

Việt Nam sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là

Mỹ đã có nhiều thuận lợi. Vì vậy việc thành công ở thị trường Đức là trong

tầm tay. Cho nên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nhanh

chóng vượt qua những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm của thị trường

khó tính này. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cũng cần phải có một

chiếnlược xuất khẩu nông sản lâu dài đối với thị trường Đức. Để thực hiện tốt, các

doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần phối hợp tốt với cả người sản xuất nông

sản và các cơ quan chức năng của nhà nước l i ên quan đến v iệc xuấ t

khẩu những mặt hàng này .

Trang 074