8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp TRANG 7 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Sự thành công phần lớn là do các cán bộ, vậy các cán bộ phải cố gắng hơn mọi người để làm kiểu mẫu cho mọi người” THƯ GỬI QUÂN ĐỘI QUỐC GIA, DÂN QUÂN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG, ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN BÁO CỨU QUỐC, SỐ 1258, NGÀY 2/6/1949 TRANG 2 Yêu xe như con, quý xăng như máu “Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu” - lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sĩ thuộc hai đại đội xe đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Và, ở Nam Tây Nguyên, tinh thần đó, nhiệm vụ đó vẫn luôn được phát huy, thực hiện tốt. Để rồi sau 10 năm tròn, Hội thi “Lái xe giỏi - quản lý xe tốt” lại được tổ chức với nhiều kết quả tốt đẹp trong lực lượng vũ trang. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5845 - THỨ TƯ NGÀY 2/6/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] Lạc Dương củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc TRANG 4 Thời gian qua, Mặt trận và các đoàn thể huyện Lạc Dương đã phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, đoàn kết các tổ chức thành viên, các dân tộc, tôn giáo và Nhân dân, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. TRANG 6 PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO: Dừng chi trả, chưa thu hồi TRANG 4 Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng khuyến khích mở rộng các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư) TRANG 3 Tìm hướng tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19 XEM TIẾP TRANG 2 ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG UBND tỉnh ban hành Chỉ thị chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính Ngày 31/5, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp đã ký ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh. Theo UBND tỉnh, thời gian qua, các cơ quan, địa phương, đơn vị trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện tương đối nghiêm các quy định của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm, chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, thái độ phục vụ Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan quản lý nhà nước, được Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá, ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, một số sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh còn lơ là, chưa sâu sát trong kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Một số cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang chấp hành giờ giấc làm việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ;... VĂN HÓA - XÃ HỘI Điện ảnh Lâm Đồng và những bước thăng trầm TRANG 5 Góp sức trẻ giữ gìn an ninh trật tự

Tìm hướng tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh,

khu công nghiệpTRANG 7

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Sự thành công phần lớn là do các cán bộ, vậy các cán bộ phải cố gắng hơn

mọi người để làm kiểu mẫu cho mọi người”

THƯ GỬI QUÂN ĐỘI QUỐC GIA, DÂN QUÂN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC

PHÒNG, ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN BÁO CỨU QUỐC, SỐ 1258, NGÀY 2/6/1949

TRANG 2

Yêu xe như con, quý xăng như máu“Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu” - lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sĩ thuộc hai đại đội xe đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Và, ở Nam Tây Nguyên, tinh thần đó, nhiệm vụ đó vẫn luôn được phát huy, thực hiện tốt. Để rồi sau 10 năm tròn, Hội thi “Lái xe giỏi - quản lý xe tốt” lại được tổ chức với nhiều kết quả tốt đẹp trong lực lượng vũ trang.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

SỐ 5845 - THỨ TƯ NGÀY 2/6/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

Lạc Dương củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc

TRANG 4

Thời gian qua, Mặt trận và các đoàn thể huyện Lạc Dương đã phối hợp tổ chức các hoạt động

tuyên truyền, vận động, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, đoàn kết các tổ chức thành viên, các dân tộc, tôn giáo và Nhân dân, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

TRANG 6

PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO: Dừng chi trả, chưa thu hồi

TRANG 4

Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng khuyến khích mở rộng các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư) TRANG 3

Tìm hướng tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19

XEM TIẾP TRANG 2

ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính

Ngày 31/5, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp đã ký ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh, thời gian qua, các cơ quan, địa phương, đơn vị trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện tương đối nghiêm các quy định của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Việc

chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm, chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, thái độ phục vụ Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan quản lý nhà nước, được Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá, ghi nhận,

đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, một số sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh còn lơ là, chưa sâu sát trong kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Một số cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang chấp hành giờ giấc làm việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ;...

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐiện ảnh Lâm Đồng

và những bước thăng trầmTRANG 5

Góp sức trẻ giữ gìn an ninh trật tự

2 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tại lễ khai mạc, Đại tá Nguyễn Bình Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy

Quân sự (CHQS) tỉnh khẳng định: Hội thi nhằm tạo sự thống nhất trong xây dựng chính quy nhà xe quân sự của các đơn vị. Nâng cao chất lượng quản lý, đồng bộ, tình trạng kỹ thuật của xe - máy quân sự hiện có. Thông qua hội thi nhằm đánh giá chất lượng quản lý, sử dụng xe - máy quân sự, nền nếp chính quy và hoạt động kỹ thuật trong toàn tỉnh. Đây cũng là dịp để đội ngũ lái xe quân sự của Bộ CHQS tỉnh bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, nhận thức về việc quản lý, khai thác, sử dụng xe - máy quân sự, Luật Giao thông đường bộ, Điều lệ ngành xe - máy quân đội, Điều lệnh đội ngũ, rèn luyện bản lĩnh và tinh thần đoàn kết tập thể để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao...

Hội thi với sự tham gia của 37 thí sinh là các lái xe quân sự thuộc Bộ CHQS tỉnh và 13 đơn vị, gồm 12 Ban CHQS huyện, thành phố và Trung đoàn Bộ binh 994. Hội thi gồm 2 nội dung chính: Thi lái xe giỏi với nội dung các lái xe thi kiến thức và Thi quản lý xe tốt. Phần thi lái xe giỏi được tổ chức tại Trung đoàn Bộ binh 994 (Trường Quân sự cũ) với nội dung thi hiểu biết các câu hỏi trắc nghiệm về: Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100… Phần thi quản lý xe tốt, Ban giám khảo sẽ cơ động chấm thi tại 12 Ban CHQS các huyện, thành phố và Trung đoàn Bộ binh 994 gồm các nội dung: Tình trạng kỹ thuật của tất cả các xe quân sự hiện có, hệ thống sổ sách, giấy tờ

Yêu xe như con, quý xăng như máu

đăng ký quản lý xe quân sự, nhà để xe ô tô sử dụng thường xuyên, bảng biển và các hạng mục trong khu kỹ thuật có liên quan.

Do đặc thù của việc chấm thi nên Hội thi đã kéo dài trong suốt nhiều tháng. Sự tham gia tích cực của các cá nhân, đơn vị và hoạt động kỷ luật, trách nhiệm của Ban giám khảo đã góp phần giúp Hội thi thành công tốt đẹp. Tinh thần “yêu xe như con, quý xăng như máu” được thực hiện

xuyên suốt góp phần tạo kết quả tốt trong công tác quản lý, khai thác sử dụng vũ khí trang bị tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông trong các đơn vị. Trung tá Ngô Thế Tiệp - Chủ nhiệm kỹ thuật, Trưởng Ban giám khảo Hội thi cho biết: Qua chấm thi cho thấy, công tác bảo đảm kỹ thuậtxe - máy của các đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực; các loại phương tiện xe, máy được bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm

cất đúng quy định; chất lượng xe, máy tốt, tính đồng bộ cao; trình độ chuyên môn, tay nghề, nhất là kỹ năng thực hành của đội ngũ lái xe, nhân viên kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Qua Hội thi, một số Ban CHQS địa phương có thành tích nổi trội như: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Bảo Lâm. Thiếu tá Phạm Văn Thịnh - Trưởng Ban Hậu cần Kỹ thuật Ban CHQS thành phố Đà Lạt, cho biết:

“Đơn vị hiện có hai xe, gồm một xe U Oát và một xe Toyota phục vụ nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên của đơn vị. Việc bảo quản, bảo dưỡng xe - máy nói chung là việc làm thường xuyên nhằm đảm bảo các xe - máy luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất và thường xuyên của đơn vị. Cùng với việc diễn ra hội thi, công tác này được đẩy lên với yêu cầu và cường độ cao hơn. Nhờ vậy những vấn đề còn tồn tại được khắc phục triệt để trong dịp này. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để nhân viên chuyên môn trực tiếp tham gia hội thi tích cực ôn luyện lại và trau dồi thêm kiến thức, đồng thời luyện tập để nâng cao kỹ năng lái xe… ”.

Kết quả Hội thi “Lái xe giỏi - quản lý xe tốt” không những làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về Luật Giao thông đường bộ, Cuộc vận động về “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, tiết kiệm và an toàn giao thông” mà còn trực tiếp nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lái xe, góp phần cổ vũ, tuyên truyền sâu rộng trong LLVT tỉnh. Đồng thời, tạo tiền đề cho việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự tỉnh về lãnh đạo các hoạt động Năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và những năm tiếp theo. Đồng thời, từ Hội thi, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh, duy trì tốt công tác kiểm tra, quản lý xe quân sự trên địa bàn và xe cá nhân từng cán bộ, cơ quan, đơn vị. NGỌC NGÀ

Hội thi góp phần nâng cao chất lượng quản lý, đồng bộ, tình trạng kỹ thuật của xe - máy quân sự hiện có.

“Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu” - lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sĩ thuộc hai đại đội xe đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Và, ở Nam Tây Nguyên, tinh thần đó, nhiệm vụ đó vẫn luôn được phát huy, thực hiện tốt. Để rồi sau 10 năm tròn, Hội thi “Lái xe giỏi - quản lý xe tốt” lại được tổ chức với nhiều kết quả tốt đẹp trong lực lượng vũ trang (LLVT).

GIÁO DỤC - QUỐC PHÒNG

... sử dụng thời gian trong giờ hành chính để làm việc riêng, mua bán, giao dịch bất động sản, đi muộn, về sớm; vẫn còn hiện tượng sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong thực thi công vụ; tham gia các hình thức huê, hụi, giao dịch vay mượn tiền với lãi suất cao; tham gia góp vốn, mua bán bất động sản không rõ nguồn gốc, không đúng quy định của pháp luật... làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị và gây dư luận xấu trong xã hội.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước trong các cơ quan, địa phương, đơn vị; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trọng tâm sau:

Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và Nhà nước về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32 ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính

phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Nghị quyết số 04 ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang chấp hành và sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định pháp luật, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; tiếp tục thực hiện quy định không uống rượu, bia trong giờ hành chính và giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực, kể cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách; đồng thời, hạn chế uống rượu bia trong các ngày nghỉ nhằm đảm bảo sức khỏe, uy tín trong sinh hoạt xã hội…

Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phân công công việc cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thường xuyên thanh tra, kiểm tra công vụ trong việc thi hành kỷ

luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công sở tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc; gắn kết quả thực hiện Chỉ thị này với công tác đánh giá chất lượng, bình xét thi đua, khen thưởng của cơ quan, địa phương, đơn vị.

Đối với những vị trí công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý thị trường... phải không ngừng thực hiện cải cách hành chính, công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ, bộ phận có trách nhiệm giải quyết; bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, phẩm chất phù hợp với nhiệm vụ được giao; trong thực thi nhiệm vụ, công chức, viên chức phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định, tạo điều kiện giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.

Người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị phải gương mẫu đi đầu trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công sở; tăng cường công tác quản lý và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về hiệu quả sử dụng thời gian làm việc và việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị phụ trách.

Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí tại địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về kỷ luật, kỷ cương hành chính; phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê bình trước công luận những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

UBND tỉnh cũng giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra (định kỳ, đột xuất) việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan, địa phương, đơn vị, nhất là tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công các cấp, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; căn cứ kết quả kiểm tra, tham mưu, đề xuất hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tập thể vi phạm; đề xuất xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

C.THÀNH

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị... TIẾP TRANG 1

3 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021KINH TẾ

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều mặt hàng nông sản Lâm Đồng đang trong giai đoạn thu hoạch có nguy cơ ùn ứ, khó tiêu thụ, cần thiết phải tìm hướng mở rộng kết nối tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thống kê toàn tỉnh Lâm Đồng hàng năm đạt sản lượng các sản phẩm nông nghiệp gồm: hơn

3 tỷ cành hoa, gần 3 triệu tấn rau, 500.000 tấn cà phê, 180.000 tấn trái cây. Trong đó, sản phẩm rau Lâm Đồng tiêu thụ trong nước chiếm tỷ lệ khoảng 90% trên tổng sản lượng, bao gồm phần lớn thị phần các tỉnh, thành khu vực miền Đông Nam Bộ (60-63%), miền Tây Nam Bộ (12-15%), miền Trung (12-17%), Hà Nội (7-10%). Tương tự sản phẩm hoa Lâm Đồng tiêu thụ hơn 89,5% tỷ lệ sản lượng đến các thị trường đô thị lớn trong nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, khu vực miền Đông Nam Bộ.

Riêng sản phẩm chăn nuôi ở Lâm Đồng chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi sống, tỷ lệ sản phẩm cấp đông, chế biến vẫn còn hạn chế. Cụ thể, sản phẩm sữa bò tiêu thụ 97% ngoài tỉnh và 3% tiêu thụ nội tỉnh Lâm Đồng thông qua 3 Công ty Vinamilk (76,8%), Dalat Milk (9,4%), Cô gái Hà Lan (12,7%). Tiếp theo, sản

Tìm hướng tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19

phẩm thịt heo tiêu thụ nội tỉnh Lâm Đồng và tiêu thụ thị trường TP Hồ Chí Minh với 80% sản lượng; 20% còn lại tiêu thụ với hình thức nuôi gia công. Ngoài ra, các sản phẩm bò thịt tiêu thụ phần lớn thị trường nội tỉnh Lâm Đồng, gà thịt cũng được liên kết chăn nuôi và tiêu thụ theo hình thức gia công đạt tỷ lệ hơn 63%.

Tính riêng với thị trường nông sản xuất khẩu Lâm Đồng trong năm 2020 đạt gần 34.560 tấn rau; hơn 370 triệu cành hoa; gần 9.000 tấn chè; gần 100.000 tấn cà phê nhân; hơn 1.340 tấn hạt điều nhân. “Thời gian qua, xuất khẩu nông sản Lâm Đồng luôn đứng đầu trong nhóm hàng xuất khẩu. Thị trường truyền thống ở đây gồm hơn 40 nước thuộc các khu vực châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm trong giai đoạn năm 2016 - 2020...”,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, giữa bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nông sản Lâm Đồng trong 4 tháng đầu năm 2021 với sản lượng tiêu thụ rau, củ, quả trong nước giảm 30 - 40% tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống trong nước; giảm 50% tại các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng. Và sản lượng tiêu thụ hoa trong nước cũng giảm 40% do nhiều chương trình lễ hội, hội nghị trong nước bị hủy... Đáng kể nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu cũng trong tình trạng giảm tỷ lệ sản lượng như: cà phê nhân (hơn 60,3%), chè chế biến (gần 35%); hạt điều nhân (hơn 16%)...

Để thúc đẩy thị trường tiêu thụ nông sản Lâm Đồng trước tình

hình diễn biến khó lường của dịch COVID - 19, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng được triển khai rà soát các hoạt động sơ chế, chế biến, dự trữ nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất ổn định. Với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn cần khuyến khích đầu tư mở rộng hệ thống kho lạnh dự trữ nông sản, đồng thời tăng cường liên kết hộ nông dân, chủ động giải quyết các tình huống nông sản ách tắc, tiêu thụ khó khăn. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải cần bố trí đủ phương tiện, nhất là các xe lạnh vận chuyển rau, hoa Lâm Đồng đến các thị trường đô thị lớn trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh..., tránh tồn đọng, ách tắc hàng hóa do

không được vận chuyển kịp thời. Với các đơn vị trực thuộc Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng phải vào cuộc tích cực hơn nữa để thúc đẩy nông sản tiêu thụ trên địa bàn trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay. Trước hết, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với các địa phương điều tiết thu hoạch các mặt hàng nông sản như sầu riêng, bơ, tránh ùn ứ. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lâm Đồng kịp thời dự báo thông tin, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất, phương án tiêu thụ nông sản phù hợp. Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tăng cường hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân về kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi phù hợp trên từng vùng, từng thời điểm sản xuất khác nhau. Chi cục Phát triển nông thôn Lâm Đồng tiếp tục đào tạo nghề nông nghiệp, phát triển nghề nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.

“UBND các huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát toàn bộ diện tích cây trồng đã và đang trong thời điểm thu hoạch, qua đó phân loại chất lượng, tổ chức tiêu thụ sớm ngay từ ngày đầu...”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng lưu ý.

VĂN VIỆT

Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng khuyến khích mở rộng các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản trong đại dịch COVID-19. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư)

Tập trung phát triển vùng nguyên liệuLoài Trà hoa vàng được các nhà

thực vật thế giới đánh giá là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Trà hoa vàng được thu mua với giá khoảng trên 1,5 triệu đồng/1 kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá 20.000 đồng/kg. Sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Vì thế, việc nghiên cứu các biện pháp nhân giống để bảo tồn và phát triển các loài Trà hoa vàng là một việc làm cấp thiết. Từ năm 2016 - 2019, huyện Đạ Huoai đã triển khai thực hiện 2 nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cấp cơ sở “Thử nghiệm nhân giống Trà hoa vàng bằng phương pháp giâm hom trên địa bàn huyện Đạ Huoai” và “Thử nghiệm trồng tập trung và chăm sóc Trà hoa vàng Camelia doroyana dưới tán vườn cây lâu năm trên địa bàn huyện Đạ Huoai”.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, bước đầu đã nhân giống hàng chục nghìn cây giống, xây dựng và hình thành vùng nguyên liệu trên 10 ha Trà hoa vàng, hiện cây phát triển rất tốt. Đây vốn là giống bản địa từng mọc hoang dại tại địa phương nhưng trước kia người dân không biết nên phá bỏ rất nhiều.

Ông Nguyễn Thọ - Thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, cho biết, Trà hoa vàng là một loại cây

dược liệu quý hiếm, phân bố trong tự nhiên rất hẹp, nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam. Biết được lợi ích mà cây mang lại, tôi đã tiến hành hom giống và trồng thử nghiệm trên 1,5 ha đất vườn nhà. Việc hom giống và trồng thành công Trà hoa vàng vừa hướng tới mục tiêu bảo tồn giống cây quý hiếm ở rừng bản địa, vừa góp phần phủ xanh đất trống ở khu vực này, đồng thời mang đến một loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao cho bà con địa phương.

Ông Phạm Quang Chiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đạ Huoai cho biết, việc nhân giống và trồng thành công Trà hoa vàng giúp bảo tồn và phát triển giống trà quý này, mở ra hướng đi mới cho việc phát triển ngành nghề mới tại địa phương.

Để nhân rộng mô hình, cần thiết phải sản xuất, chế biến Trà hoa vàng thành sản phẩm hàng hóa, tạo thị trường đầu ra cho cây. Từ đó, nhân rộng xây dựng và hình thành vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện, mở ra một hướng mới về việc sử dụng, phát triển loài Trà hoa vàng thành một loài cây dược liệu và cây cảnh có giá trị kinh tế cũng như thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.

Xây dựngsản phẩm OCOPQuy trình sản xuất, chế biến sản

phẩm trà túi lọc và bột matcha được sản xuất từ lá cây Trà hoa vàng cơ bản đã hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hàng hóa. Chất lượng sản phẩm đảm bảo để làm thức uống, không có các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe, hàm

lượng các chỉ tiêu phân tích đạt TCVN, các chỉ tiêu được VILAS công nhận ISO 17025:2017, đủ điều kiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm và đăng ký tiêu chuẩn cho sản phẩm bột matcha và trà túi lọc được sản xuất từ nguyên liệu Trà hoa vàng ở huyện Đạ Huoai.

Tuy nhiên, để đảm bảo về quy mô, chất lượng đầu vào của sản phẩm,

cũng như công suất đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, cần phải ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện.

Trong năm 2020, trên địa bàn huyện đã có 2 cơ sở sản xuất matcha và trà túi lọc từ lá Trà hoa vàng đi vào hoạt động. Sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường được người tiêu dùng bước đầu đón nhận và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Đạ Huoai.

Ông Dương Văn Thành, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đạ Huoai cho biết, để nhân rộng mô hình, cần khuyến khích người dân trồng Trà hoa vàng để từng bước hình thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất... Bên cạnh đó, huyện phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ nhân rộng mô hình nhân giống để cung cấp cây giống cho người dân trồng. Khảo sát, khoanh vùng có cây Trà hoa vàng phát triển ngoài tự nhiên, công bố, khuyến cáo cho người dân biết về giá trị của loại cây này, khuyến khích người dân bảo tồn, chăm sóc để cây Trà hoa vàng tái sinh và trồng dặm bổ sung. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra. Xây dựng chuỗi liên kết giá trị cây Trà hoa vàng từ khâu cung cấp giống - trồng - sản xuất sản phẩm - thị trường tiêu thụ.

HOÀNG YÊN

Sản xuất bột matcha và trà túi lọc từ lá Trà hoa vàngHuyện Đạ Huoai trồng tập trung và chăm sóc Trà hoa vàng Camelia doroyana (Trà mi bạc) dưới tán vườn cây, đồng thời sản xuất, chế biến sâu thành bột matcha và trà túi lọc. Sản phẩm được đưa ra thị trường vừa giúp bảo tồn được nguồn cây quý hiếm ở rừng bản địa, vừa đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con địa phương.

Sản phẩm trà túi lọc và bột matcha Trà hoavàng trở thành sản phẩm OCOP của huyện Đạ Huoai.

4 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021

XEM TIẾP TRANG 8

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo Trước hết, chúng tôi nêu mấy

nội dung liên quan từ Nghị định số 54/2011 của Chính phủ. Về đối tượng, Điều 1 quy định: “Chế độ PCTN đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức”. Điều kiện được tính hưởng PCTN là “Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng)” (khoản 1, Điều 2). Chế độ PCTN được tính hưởng kể từ ngày 01/5/2011 (khoản 2, Điều 5).

Vì sao bãi bỏ PCTN? Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định về tiền lương nhà

giáo, trong đó, “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ” (Điều 76). Cùng với đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó quy định “Bãi bỏ PCTN nghề nghiệp (trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức” (Điểm 3.1.d Mục II). Như vậy, được hiểu, từ thời điểm ngày 1/7/2020 chế độ PCTN nhà giáo và các văn bản liên quan bị bãi bỏ, không còn chế độ PCTN nhà giáo.

Đến vẫn thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo Tuy nhiên, vẫn thực hiện PCTN

nhà giáo. Ngay tháng 7/2020, Chính phủ giao các cơ quan chức năng nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền về thời điểm thực hiện chế độ

tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 nêu trên. Văn bản số 8982/BTC-HCSN ngày 27/7/2020 của Bộ Tài chính trả lời Bộ GDĐT, đã đề nghị Bộ GDĐT báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho lùi thời gian thực hiện Điều 76 Luật Giáo dục số 43/2019 cho đến khi chế độ tiền lương mới ban hành và có hiệu lực; “theo đó tiếp tục thực hiện chế độ PCTN nhà giáo theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 về chế độ PCTN đối với nhà giáo và các văn bản hướng dẫn”.

Ngày 9/11/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cũng có kết luận: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chế độ PCTN nhà giáo theo Tờ trình số 34/TTr-CP ngày 14/10/2020 nhằm hỗ

trợ nhà giáo ổn định đời sống, yên tâm công tác trong thời gian chính sách tiền lương mới chưa được áp dụng” (Thông báo số 4078/TB-TTKQH, ngày 11/11/2020 của Tổng Thư ký Quốc hội). Thông báo này còn có nội dung “Đề nghị Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền việc tiếp tục thực hiện chế độ PCTN nhà giáo cho đến khi triển khai chính sách tiền lương mới và Chính phủ cần quy định cụ thể về phụ cấp đặc thù nghề đối với nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 khi xây dựng đề án tiền lương mới”.

Ngày 2/2/2021, Bộ GDĐT tiếp tục có Văn bản số 460/BGDĐT-NGCBQLGD gửi Chính phủ, sau khi có ý kiến góp ý của các bộ liên quan, đã đề xuất “Chính phủ ban

Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên (PCTN) đối với nhà giáo có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2011. Tuy nhiên, sau đó lại bãi bỏ do quy định tại Luật Giáo dục năm 2019, nên đã xảy ra tình trạng nơi này thực hiện chi, nơi khác không thực hiện chi và có nơi lại thu hồi khi đã chi trả.

PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO: Dừng chi trả, chưa thu hồi

Lễ trao thưởng các giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021.

hành Nghị quyết của Chính phủ cho phép tiếp tục áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ”. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Chính phủ chưa ban hành văn bản, vì vậy đã xảy ra tình trạng tại một số địa phương, trong đó có tỉnh Lâm Đồng, cơ quan chuyên môn đã lúng túng trong thực hiện chế độ PCTN nhà giáo. Hoặc cắt chế độ hoặc thu hồi sau khi đã chi trả.

Lâm Đồng tạm dừng chi trả và chưa thu hồi đã chi trảỞ Lâm Đồng, điển hình tại huyện

Đức Trọng, Trưởng phòng GDĐT Thái Quốc Hoàn cho biết, chưa nắm cụ thể nhưng qua phản ánh, tại một số đơn vị trường học, cơ quan chuyên môn huyện đã tạm ngưng thực hiện PCTN hoặc đã chi trả rồi thu hồi lại. Chúng tôi cũng được một lãnh đạo ngành GDĐT chia sẻ, vợ chồng giáo viên mỗi tháng không còn 5 triệu đồng vì không còn PCTN nên hoàn cảnh gia đình rơi vào rất khó khăn. Từ thực trạng trên, đã có đơn vị giáo dục làm văn bản gửi đến Sở Tài chính Lâm Đồng đề nghị xem xét thực hiện PCTN theo Nghị định 54 của Chính phủ...

Thời gian qua, Mặt trận và các đoàn thể huyện Lạc Dương đã phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, đoàn kết các tổ chức thành viên, các dân tộc, tôn giáo và Nhân dân, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xác định việc tập hợp các tầng lớp nhân dân nhằm củng cố và phát huy sức

mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận và các đoàn thể huyện Lạc Dương đã phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, nội dung, phương thức tập hợp linh hoạt, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động, phát triển tổ chức với cổ vũ, lôi cuốn đông đảo Nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; giữa truyền thông đại chúng với vận động cá nhân, tiếp cận tới mọi thành phần, đối tượng.

Điển hình như trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, tuy là huyện có gần 70% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng Lạc Dương là 1

Lạc Dương củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc

trong 5 địa phương trong toàn tỉnh đã hoàn thành công tác bầu cử với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 100%. Đặc biệt, thôn Đưng Trang - xã Đưng K’Nớ là điểm bỏ phiếu đầu tiên trên địa bàn huyện, cử tri hoàn thành việc bỏ phiếu sớm nhất vào lúc 8 giờ. Đây là thôn xa trung tâm xã nhất với tỷ lệ 100% cử tri đồng bào DTTS, người dân đã háo hức đến sớm để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Đưng K’Nớ cũng là xã đầu tiên trên địa bàn huyện Lạc Dương hoàn thành công tác bầu cử vào lúc 11 giờ 30. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thân Văn Hữu cho hay: Vì là vùng đồng bào DTTS chiếm trên 94% nên xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về cuộc bầu

cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bên cạnh tuyên truyền trên loa phát thanh, tuyên truyền lưu động, xã Đưng K’Nớ đặc biệt chú trọng tuyên truyền bằng hình thức gặp gỡ các giáo xứ, tuyên truyền trong các buổi lễ ở nhà thờ… Vì vậy, người dân đã hiểu và háo hức mong chờ ngày bầu cử để lựa chọn ra những đại biểu đại diện cho tiếng nói của Nhân dân.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lạc Dương Nguyễn Đình Tiến, với số đông đồng bào DTTS theo các tôn giáo khác nhau, huyện Lạc Dương chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng khối đại đoàn kết trong đồng bào các dân tộc, tôn

giáo. Đặc biệt, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán, những người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vai trò của già làng, người uy tín trong tham gia các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động. Do đó, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dân của mình chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiêu biểu như Giáo họ Păng Tiêng làm tốt công tác vận động giáo dân thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Chi hội Tin lành Bnơr C luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tín hữu thực hiện kế hoạch hóa gia đình (không có người sinh con thứ 3 trở lên)…; Giáo xứ LangBiang an toàn về an ninh trật tự; các tổ chức tôn giáo thực hiện tốt ủng hộ các loại quỹ như Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Phòng, chống COVID-19, ủng hộ Nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả do mưa bão...

Cùng với đó, Mặt trận các cấp trong huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng thực hiện các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện các phong trào thi đua như: Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; Toàn dân

tham gia phòng, chống tội phạm, mại dâm, ma túy, an toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh trên người, vật nuôi, cây trồng; Xây dựng khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường… Năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã triển khai xây dựng và công nhận 9 mô hình “Khu dân cư tiêu biểu”; đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thẩm định và công nhận 2 “Khu dân cư kiểu mẫu”; đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng những mô hình đã xây dựng và được công nhận.

“Mặt trận và các đoàn thể trong huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tập hợp, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, doanh nhân… tham gia tuyên truyền, động viên tín đồ và Nhân dân đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, chung tay góp sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, nghị quyết của Huyện ủy về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hàng năm, đặc biệt lập thành tích chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lạc Dương Nguyễn Đình Tiến cho biết.

VIỆT HÙNG

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cử tri huyện Lạc Dương đã tích cực tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

4

5 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021VĂN HÓA - XÃ HỘI 5

Với nhiều người sinh ra vào những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, lớn lên trên quê mới

Lâm Đồng, hoạt động chiếu phim lưu động luôn gắn liền với ký ức. Mỗi năm chỉ một đôi lần, những xóm núi heo hút bỗng náo nhiệt bởi sự có mặt của đội chiếu bóng lưu động. Từ 4 giờ chiều mọi nhà đã thu xếp công việc, nấu cơm ăn sớm để khi trời vừa tối là kịp kéo đến bãi đất trống nơi có căng màn hình lớn trắng tinh, máy móc cồng kềnh, máy nổ phát điện chiếu sáng cả khoảng trời. Trẻ con thì háo hức vì đông vui, người lớn thì dõi theo nội dung bộ phim, để những ngày hôm sau tiếp tục luận bàn từng tình tiết... Những ngày ấy, điện ảnh thực sự là món ăn tinh thần không thể thiếu, các đội chiếu bóng lưu động được coi là lực lượng xung kích đem ánh sáng văn hóa đến với đồng bào các dân tộc ở khắp vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Lâm Đồng từng có thời kỳ có 4 rạp chiếu bóng (Rạp 3/4, rạp chiếu bóng Giải phóng (135 Phan Đình Phùng), 2 rạp chiếu bóng mini (số 6 và số 57 Trương Công Định) vào những thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20. Nhiều bộ phim hay, các rạp chiếu hoạt động hết công suất, khán giả phải xếp hàng mua vé từ vài ngày trước. Cách đây hơn 20 năm, rạp 3/4 vẫn còn là địa chỉ văn hóa, là nơi hẹn hò của một bộ phận người trẻ Đà Lạt đến xem những bộ phim hay.

Thế rồi xuất hiện loại hình giải trí mới video với loại băng, đĩa, đầu thu HD, rồi sự bùng nổ internet và truyền thông kỹ thuật số, Rạp 3/4 là rạp công lập duy nhất của tỉnh do Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Lâm Đồng quản lý dần thưa khách, hoạt động cầm chừng. Từ nhiều năm qua, các hãng phim và nhà phát hành phim đã ngừng cung

Điện ảnh Lâm Đồng và những bước thăng trầm

cấp nguồn phim cho Trung tâm do máy móc thiết bị không đáp ứng được với công nghệ hiện đại ngày nay và do xuống cấp nên Rạp 3/4 đóng cửa hẳn. Không còn những ngày đi qua khu Hòa Bình xôn xao phim ảnh, khiến không ít người nuối tiếc về một thời vang bóng.

Thực hiện “Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ 5 năm qua Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Lâm Đồng đã được đầu tư đổi mới công nghệ, phương tiện máy móc mới, đổi mới phương thức phục vụ khán giả. Hàng năm, Trung tâm đã được đầu tư hệ thống máy vi tính, máy chiếu phim chuẩn HD, ổ cứng di động dung lượng lớn và phần mềm chuyên dụng phục vụ nhu cầu chiếu phim theo công nghệ hiện đại. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã vượt qua mọi

khó khăn, thách thức tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phổ biến phim. Không còn chiếu phim tại rạp, hoạt động chiếu phim lưu động được Trung tâm xác định là thế mạnh, phù hợp với đối tượng khán giả ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Để hoạt động chiếu phim lưu động đi vào nền nếp, Trung tâm được tỉnh trang bị thêm 1 xe ô tô phục vụ công tác chiếu phim lưu động, đầu tư trang bị 3 bộ máy chiếu HD cho đội chiếu bóng lưu động. Nằm trong chương trình “đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn”; Trung tâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp 1 hệ thống máy chiếu HD, 1 xe bán tải chuyên dụng phục vụ chiếu bóng lưu động.

3 đội chiếu bóng lưu động miền

núi của Trung tâm đã bám sát địa bàn, đưa nhiều bộ phim hay về các thôn, xóm, buôn làng, phục vụ có hiệu quả các nguồn phim Việt Nam và các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật kết hợp các phim tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phục vụ các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tất cả các xã trong tỉnh bình quân hàng năm được xem từ 2 - 3 buổi chiếu phim. Hàng năm, Trung tâm thực hiện hơn 540 buổi chiếu tại hơn 350 điểm chiếu thuộc 111 xã trên địa bàn tỉnh, phục vụ gần 100 ngàn lượt người xem. Riêng năm 2020, Trung tâm đã tổ chức 7 đợt chiếu phim phục vụ Nhân dân kết hợp công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kỷ niệm các ngày lễ. Thực hiện, biên tập 221,98 m2 pano cổ động, 48 tài liệu tuyên truyền xe loa, 32 tiểu phẩm tình huống tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ. Phục vụ 560 buổi chiếu bóng lưu động, trong đó: 214 buổi tuyên truyền xe loa và phát tờ rơi về phòng, chống dịch COVID-19; 346 buổi chiếu phim, phục vụ 154.970 lượt người xem, trong đó lượt người xem là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 75%.

Tuy nhiên, nhìn vào hoạt động các rạp chiếu phim tư nhân để thấy rằng, điện ảnh vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cuộc sống đổi thay, bây giờ xem phim khác xưa, các rạp chiếu phim tư nhân với đầu tư hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại vẫn thu hút khán giả,

Trải qua nhiều bước thăng trầm theo từng thời kỳ, nhất là trước sự phát triển như vũ bão của nhiều loại hình giải trí, hoạt động điện ảnh cũng đứng trước bước đi thăng trầm... Đổi mới công nghệ kỹ thuật, tìm cách làm mới, tìm hướng phát triển mới luôn là đòi hỏi đặt ra để những người làm công tác điện ảnh hiện nay tiếp tục đóng góp làm phong phú đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Rạp 3/4 Đà Lạt đã ngưng hoạt động từ nhiều năm qua.

Ngày 31/5, tại thành phố Đà Lạt, Ban chỉ đạo (BCĐ) kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh đã tổ chức hội nghị với sự chủ trì của ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ kỳ thi, cùng sự tham dự của Ban giám đốc, trưởng các phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các thành viên BCĐ, lãnh đạo các UBND huyện, thành phố trong tỉnh.

Bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở GDĐT, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ báo cáo tình hình chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh, diễn ra ngày 6-8/7 (làm bài thi 2 ngày 7 và 8). Tham gia kỳ thi năm nay có 14.312 thí sinh. Sở GDĐT dự kiến thành lập 39 điểm thi tại 12 huyện, thành phố trong tỉnh với 627 phòng thi và 231 phòng dự bị…

Phương án dự phòng trong tình huống trên địa bàn tỉnh có xảy ra dịch COVID-19 tại thời điểm tổ chức thi là các trường hợp F0 sẽ được xét miễn thi theo quy định của Bộ GDĐT; các trường hợp

F1 bố trí tổ chức thi tại điểm thi riêng; các trường hợp F2 bố trí thi tại phòng thi dự bị tại các điểm thi hoặc tại các điểm thi riêng tùy theo số lượng thực tế.

Toàn tỉnh thành lập 1 Hội đồng thi gồm 9 người (1 Chủ tịch Hội đồng, 4 Phó Chủ tịch Hội đồng và 4 ủy viên). Số lượng cán bộ làm nhiệm vụ coi thi dự kiến gồm: 39 trưởng điểm, 117 phó trưởng điểm, 117 thư ký, 1.328 cán bộ coi thi, 322 cán bộ giám sát, 78 thanh tra, 156 công an, 188 nhân viên phục vụ (bảo vệ, tạp vụ, y tế, kế toán).

Toàn tỉnh thành lập 1 Ban chấm thi tự luận gồm 100 người, chấm môn Ngữ văn; 1 Ban chấm thi trắc nghiệm khoảng 12 người, chấm các môn Toán học, Tiếng Anh, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.

Thời gian tổ chức chấm thi dự kiến từ ngày 10/7 đến 23/7/2021; ngày 26/7/2021 công bố kết quả thi; tổ chức chấm phúc khảo và hoàn thành trước ngày 16/8/2021.

Sau khi nghe các thành viên và lãnh đạo địa phương nêu một số vấn đề liên quan đến kỳ thi, ông Phạm S kết luận và giao các nhiệm vụ cụ thể đối với Sở GDĐT, các sở, ngành liên quan. Ông ghi nhận và đánh giá cao ngành GDĐT triển khai tốt công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; đồng thời, đề nghị các thành viên BCĐ phối hợp chặt chẽ theo chức năng và thẩm quyền; cùng đó là sự phối hợp đồng bộ của các địa phương.

Ông Phạm S cũng thống nhất một số vấn đề liên quan để các ngành, các địa phương thực hiện. Trong đó, tuân thủ các quy định tại Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT… Tất cả mọi khâu liên quan như an ninh trật tự; phòng chống dịch COVID-19; giao thông; điện; nước; cơ sở vật chất… phải đảm bảo tính chủ động để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng an toàn, nghiêm túc, công bằng và có chất lượng. M.ĐẠO

Lâm Đồng có 14.312 thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

dù giá vé cao. Với việc xã hội hóa hoạt động chiếu phim, 2 cơ sở chiếu phim tư nhân là rạp của Công ty Ngôi sao Đà Lạt (tại Siêu thị BigC) và rạp Chi nhánh Công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam tại Bảo Lộc đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật giải trí ngày càng cao của Nhân dân ở hai thành phố và khu vực phụ cận. Cụ thể, năm 2020 thực hiện 15.928 buổi chiếu tại rạp, trong đó có 3.773 buổi chiếu phim Việt Nam, 12.155 buổi chiếu phim nước ngoài, thu hút 716.923 lượt người xem, đạt doanh thu khoảng 39,31 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Anh Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết: Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, thời gian tới ngành sẽ đề xuất bố trí quỹ đất xây dựng rạp chiếu phim với trang thiết bị kỹ thuật số hóa đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với nguồn cung cấp phim phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị chiếu phim kỹ thuật số phù hợp cho các Đội chiếu bóng miền núi để tăng số lượng buổi chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thu hút cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động xã hội hóa điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực điện ảnh. Đa dạng hình thức lồng ghép hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh. Tổ chức tuần phim trong các Ngày văn hóa Việt Nam, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật; kết hợp giữa điện ảnh và du lịch để quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Lâm Đồng đến với công chúng yêu điện ảnh, người dân trong nước và quốc tế.

QUỲNH UYỂN

Nhằm tiếp sức cho lực lượng tham gia trực tại các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của huyện Đạ Tẻh, ba đơn vị gồm Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên huyện đã thăm, tặng quà tiếp sức cho lực lượng tham gia trực tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Chốt kiểm soát phòng, chống dịch được huyện Đạ Tẻh đặt trên Tỉnh lộ 721, đoạn qua Thôn 4, xã Đạ Kho tiếp giáp với xã Đạ Oai (huyện Đạ Huoai). Chốt kiểm soát phòng, chống dịch huyện Đạ Tẻh bắt đầu đi vào hoạt động từ 11 giờ ngày 30/5 cho đến khi có thông báo mới.

Tại chốt, huyện Đạ Tẻh bố trí 26 người với đầy đủ các lực lượng công an, y tế, quân

sự, dân quân và đoàn viên thanh niên chia ca làm nhiệm vụ 24/24 giờ hàng ngày. Đồng thời, UBND huyện Đạ Tẻh đã trang bị đầy đủ các phương tiện vật tư, trang thiết bị y tế đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Tiếp nhận những món quà hỗ trợ, đại diện lực lượng tham gia trực chốt gửi lời cảm ơn đến các đơn vị đã có sự quan tâm, chia sẻ... Đây sẽ là nguồn động lực để cán bộ, y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên tham gia trực tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.HOÀNG SA - HỒNG THẮM

Tiếp sức cho lực lượng trực các chốt kiểm soát dịch COVID-19

6 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thời gian qua, tuổi trẻ Đức Trọng có nhiều mô hình, giải pháp thiết thực, góp phần giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa phương.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật (PBGDPL), đảm bảo an ninh trật tự

(ANTT), an toàn xã hội và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)” luôn có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đảm bảo ANTT, an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Bám sát quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ về PBGDPL trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), Ban Thường vụ Huyện đoàn Đức Trọng đã chủ động nghiên cứu, tìm tòi những mô hình mới góp phần xây dựng ý thức công dân; đảm bảo mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể ĐVTN, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của tuổi trẻ, góp phần xây dựng phong trào “Toàn dân BVANTQ”.

Các cơ sở đoàn trong huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách,

Góp sức trẻ giữ gìn an ninh trật tự

pháp luật của Nhà nước đến ĐVTN. Phối hợp với Công an huyện, Cơ quan Quân sự huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Bộ Luật hình sự, Luật Thanh niên, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Tài nguyên môi trường và hải đảo... bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực như: thi tim hiểu pháp luật, liên hoan văn nghệ, hội diễn sân khấu hóa... Đặc biệt, các cơ sở đoàn còn quan tâm triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ, cảm hóa thanh niên hoàn lương, thanh niên chậm tiến.

Huyện đoàn đã duy trì, phát huy tích cực hoạt động của 8 câu lạc bộ (CLB) tuổi trẻ phòng, chống tội phạm tại các xã, thị trấn Liên Nghĩa.

Nhiều hoạt động thiết thực được các CLB tổ chức trong thời gian qua như: Tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tuyên truyền về tác hại và hiểm họa của ma túy... Ngoài ra, các CLB còn phân công thành viên tham gia bảo vệ thôn, xóm; tiếp cận, cảm hóa những đối tượng thanh niên hòa nhập cộng đồng; đồng thời phát hiện những đối tượng thanh niên chậm tiến, phạm pháp, báo cáo với chính quyền địa phương, các cấp có thẩm quyền liên quan để ngăn ngừa, giáo dục kịp thời những đối tượng có nguy cơ rơi vào tệ nạn xã hội. Riêng trong năm 2020, Ban chấp hành đoàn các xã, thị trấn đã phối hợp với công an các xã, thị trấn giáo dục cho 25 thanh niên chậm tiến bộ được công nhận tiến bộ.

Cũng trong năm 2020, Huyện đoàn còn tổ chức các buổi tọa đàm về ma túy, giao thông và bạo lực học đường, cụ thể như: Thanh niên với pháp luật giao thông đường bộ, hãy nói không với ma túy, ma túy học đường, hiểm họa ma túy, tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại các trường THPT, THCS và tiểu học trong toàn huyện được 38 buổi, thu hút hơn 16 nghìn lượt ĐVTN, học sinh tham gia. Phối hợp với Ban Tư pháp xã, Công an xã tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại các buổi sinh hoạt hè được 32 đợt, thu hút gần 7 ngàn ĐVTN tham gia. Cùng đó, các tổ chức Đoàn - Hội - Đội đã tổ chức ký cam kết “Đoàn viên, thanh niên, học sinh nói không với vi phạm Luật Giao thông đường bộ và nói không với ma túy, năm học 2020 - 2021”, thu hút gần 18 ngàn đoàn viên, thanh thiếu niên đăng ký tham gia. Mặt khác, chỉ đạo Chi đoàn Tòa án - Viện Kiểm sát - Thi hành án huyện tổ chức thành công 6 phiên toàn giả định về chủ đề An toàn giao thông và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, đã thu hút hơn 6.000 ĐVTN, học sinh tham gia; phối hợp với Công an huyện Đức Trọng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và phát 10 ngàn tờ rơi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, hướng dẫn ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, Huyện đoàn cũng đã triển khai cho Ban Chấp hành Đoàn thị trấn Liên Nghĩa và Đoàn xã Tân Thành triển khai thực hiện Khu dân cư không có thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội và tổ chức gắn bảng tại các tuyến đường; phối hợp với VNPT chi nhánh Đức Trọng thực hiện 15 bảng công trình “Tuyến đường thanh niên tự quản xanh - sạch - đẹp” tại 15 xã, thị trấn trị giá 20 triệu đồng.

Từ tháng 1/2020, Huyện đoàn Đức Trọng đã phối hợp với Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng xây dựng và phát hành kế hoạch liên tịch về việc phối hợp tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục ĐVTN trong phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện. Hàng tuần, hàng tháng, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã chỉ đạo các đơn vị, tổ chức cơ sở đoàn, các liên đội trực thuộc mời báo cáo viên của Cơ sở cai nghiện ma túy Lâm Đồng về tuyên truyền cho đông đảo ĐVTN, học sinh về tệ nạn ma túy, với hơn 170 đợt, thu hút gần 33 ngàn lượt đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Thông qua hoạt động trên, đã góp phần nâng cao nhận thức của ĐVTN, học sinh huyện nhà trong công tác phòng tránh ma túy và các tệ nạn liên quan tới ma túy, từ đó, góp phần giảm thiểu các tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện.

NHẬT MINH

ĐVTN huyện Đức Trọng ra quân phát khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19cho người dân trên địa bàn.

Tập tànhlàm lúa hữu cơĐó là chia sẻ của bà Ma Thúy

(thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng) từ vụ Đông xuân năm nay. Trên tay nâng niu những bông lúa vàng rực, bà Ma Thúy khẳng định: “Lúa nhà mình đẹp hơn nhiều so với các hộ xung quanh. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình làm được lúa đạt như thế này, năng suất chắc chắn cao hơn những vụ trước”.

Đối với người dân tộc thiểu số ở thôn Ma Bó nói riêng và cả xã Đa Quyn nói chung, lúa nước là loại cây có từ thời cha ông để lại. Lúa là nguồn lương thực đảm bảo cho đời sống của người dân khỏi những đói kém. Thế nhưng, từ bao đời theo lối canh tác truyền thống, người dân gieo sạ một cách tùy ý, mạnh ai nấy làm. Cây lúa mọc lên, cũng theo tự nhiên mà sinh trưởng, ít được săn sóc cẩn thận, sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật tùy vào túi tiền người dân thời điểm đó.

“Lần này làm khác hoàn toàn. Ngày xưa làm xong không có nhổ cỏ hay dặm lại gì hết, vì gieo xuống xong còn phải đi làm thuê, làm cà phê... Năm nay mình làm theo hướng dẫn của Hội Nông dân xã, chịu khó nhổ cỏ, bỏ phân, xịt thuốc theo đúng thời gian hướng dẫn. So sánh với những hộ xung quanh cùng làm thì lúa của mình cũng đẹp nhất, mọi người đều khen, mình vui lắm”, bà Ma Thúy thật thà chia sẻ.

Chị Ma Thạnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đa Quyn nói rằng, những người như Ma Thúy, từ nhỏ đã theo

Mùa vàng dưới chân đồi Ma Bó

cha mẹ ra đồng, lên nương. Họ cũng dành cả cuộc đời mình gắn bó với nông nghiệp, thế nên để thay đổi thói quen sản xuất truyền thống là rất khó. Chính vì vậy, Hội Nông dân xã cũng phải dành nhiều thời gian thuyết phục người dân tham gia vào tổ sản xuất lúa hữu cơ. Cụ thể từng hộ dân với diện tích, số lượng lúa giống, số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đều được ghi chép cẩn thận, chi tiết trong cuốn sổ tay của Ma Thạnh. Rồi chị cũng là người nhắc nhở người dân thường xuyên theo dõi sinh trưởng của cây, bắt ốc, dặm lúa, bón phân theo đúng ngày giờ. Bên cạnh đó là ghi nhận phản hồi của người dân liên quan đến những vấn đề sâu bệnh trên cây để kịp thời can thiệp của tổ tư vấn kỹ thuật.

“Người ít thì 2, 3 sào, người nhiều nhất cũng chỉ có 1,4 ha. Vấn đề không nằm ở số lượng mà chủ yếu là khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người dân tham gia với mong muốn phát triển kinh tế cho gia đình, từ chính mảnh đất và nghề trồng lúa từ bao đời của cha ông để lại. Và thật đáng mừng trước kết quả có được cũng như sự hào hứng của nông dân”, chị Ma Thạnh chia sẻ.

Tiến đến xây dựng thương hiệuĐó là mục tiêu của Dự án liên kết

sản xuất lúa hữu cơ của Chi hội nghề nghiệp lúa hữu cơ Tà Năng - Ma Bó thực hiện trên diện tích đất trồng lúa của 2 xã Đa Quyn, Tà Năng. Dự án do Hội Nông dân huyện Đức Trọng làm chủ đầu tư với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng nhằm sản xuất lúa hữu cơ, liên kết Nhân dân sản xuất lúa của hai xã Đa Quyn và Tà Năng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Dự án bắt đầu từ vụ Hè thu năm 2020 với sự tham gia của 85 hộ dân, diện tích khoảng 85 ha. Quá trình chăm sóc, nông dân chỉ được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học. Sau khi thu hoạch, 70% số thóc sẽ được vận chuyển tới công ty để xay xát và đưa đi tiêu thụ, 30% còn lại sẽ được xay xát tại chỗ

và bán trực tiếp tại địa phương. Theo tính toán, dự kiến một năm sẽ canh tác được 2 vụ, năng suất trung bình đạt 5 - 6 tấn/ha. Ở vụ Đông xuân năm nay, có trường hợp cá biệt lên đến 12 tấn/ha.

Anh Nguyễn Quang Trúc - Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp cho biết, chương trình có liên kết sản xuất giữa người nông dân, chính quyền địa phương, nhà khoa học, và các doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng xây dựng thương hiệu lúa hữu cơ, hướng đi bền vững cũng như khẳng định, nâng cao giá trị hạt lúa do đồng bào Chu Ru sản xuất.

Lý giải về việc chọn vùng đất Đa Quyn, Tà Năng, anh Nguyễn Quang Trúc giải thích: Đây là vùng tập trung diện tích lúa lớn ở khu vực 5

xã vùng Loan. Người dân đã quen với lối canh tác truyền thống, nhưng cũng là lối canh tác không có sự can thiệp quá nhiều của các yếu tố hóa học. Điều này được lý giải thêm bởi người dân trồng thuận tự nhiên một phần do điều kiện kinh tế của bà con chưa cao, họ cũng không có tư tưởng “ép” sản lượng bằng mọi cách. Chính vì thế, qua kiểm tra, đất ở đây không nhiều dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, chỉ cần xử lý bằng các biện pháp như vôi, ủ phân chuồng... là có thể cải thiện được.

“Nếu như làm đúng quy trình hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp, năng suất trung bình sẽ không thua kém sản lượng bình thường mà thậm chí là cao hơn. Khi thu mua, chúng tôi cam kết giá đầu vào cao hơn, trung bình từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với giá thị trường. Bây giờ là thời điểm vừa làm vừa cải tạo để có thu nhập cho bà con và sau 3 - 5 năm thì mình có được sản phẩm hữu cơ, tiến đến làm chứng nhận cho sản phẩm. Tôi không dám bàn tới tương lai xa nhưng kết quả hiện tại cho thấy hướng đi của mình là đúng đắn”, anh Trúc cho biết thêm.

Tất cả quy trình sản xuất lúa được theo sát bởi cán bộ Hội Nông dân địa phương. Người dân từ việc cảm thấy khó chịu khi phải tuân thủ quy định khắt khe nay đã nở nụ cười khi nhìn thấy thành quả. Mọi giá trị tạo ra, không chỉ là những sản phẩm có chất lượng cao, nó còn chứa đựng cái tâm chân chính của đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng sâu, vùng xa.

HỒNG THẮM

Đúng mùa thu hoạch, dưới chân đồi Ma Bó là từng mảng màu vàng rực với những bông lúa lặng lẽ cúi đầu. Trên cánh đồng, người nông dân mỉm cười khi chứng kiến thành quả từ việc thay đổi thói quen sản xuất truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt để tạo ra các sản phẩm hữu cơ, an toàn.

Sử dụng máy móc hỗ trợ trong thu hoạch.

7 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

T ỉnh cũng chỉ đạo Sở Y tế tổ chức xét nghiệm nhanh phát hiện COVID-19 cho

100% lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Công ty Nhôm Lâm Đồng; tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm ngẫu nhiên trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã có văn bản yêu cầu Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, UBND các huyện, thành phố; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 tại các CSSXKD, khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lâm Đồng đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau: Sở Công thương và Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các CSSXKD, khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị với các tình huống cụ thể, đặc biệt trong trường hợp phải phong tỏa, cách ly khi có ca nghi ngờ hoặc dương tính với COVID -19 xảy ra tại đơn vị. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các CSSXKD, khu công nghiệp theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động.

Thực hiện nghiêm việc cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng, chống dịch COVID-19, đăng ký điểm kiểm dịch bằng mã QR code và hàng ngày kiểm soát y tế đối với người lao động bằng

Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo hỏa tốc (ngày 31/5) tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó yêu cầu Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức làm việc theo ca đảm bảo các quy định phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh lây lan trong doanh nghiệp; phối hợp với Sở Y tế thực hiện xét nghiệm nhanh phát hiện COVID-19 cho người lao động.

Sở Y tế tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19tại Khu Công nghiệp Phú Hội (Đức Trọng).

15 chỉ tiêu đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại CSSXKD1. Số lượng người lao động làm việc tập trung2. Mật độ người lao động diện tích làm việc cho 1 người lao động3. Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 4. Thông khí nhà xưởng5. Tổ chức thời gian làm việc6. Tỷ lệ người lao động được quan sát có kiểm tra thân nhiệt7. Điều kiện vệ sinh cá nhân cho người lao động8. Sử dụng khẩu trang tại nơi làm việc9. Hoạt động của các khu dịch vụ không thiết yếu10. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay (cây ATM,…)11. Tổ chức bữa ăn ca cho người lao động12. Tổ chức đưa đón người lao động13. Các trang thiết bị hỗ trợ phòng, chống dịch trên phương tiện14. Phương án ứng phó phòng, chống dịch15. Vệ sinh, khử khuẩn môi trường tại nơi làm việc, KTX

Phối hợp với ban, ngành, UBND các xã, phường, thị trấn và tổ COVID cộng đồng tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công nhân, người lao động trong công ty, đặc biệt là người lao động đi từ các tỉnh về làm việc tại các CSSXKD, các khu công nghiệp trên địa bàn. Phối hợp y tế địa phương thực hiện nghiêm việc cách ly y tế đối với các công nhân, người lao động đi về từ vùng dịch ở các tỉnh, thành phố đang có dịch COVID-19. Phối hợp với Công an và Sở Ngoại vụ tăng cường công tác quản lý các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc tại các CSSXKD, các khu công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam làm việc.

Quy trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp tại các CSSXKD, các khu công nghiệp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra dịch bệnh COVID-19 và làm lây lan dịch trong các CSSXKD, các khu công nghiệp và trong cộng đồng.

UBND huyện, thành phố phối hợp Sở Công thương và Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp tại các CSSXKD, các khu công nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Thành lập ngay đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là kiểm tra việc phòng chống dịch bệnh tại các CSSXKD, các khu công nghiệp trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân không tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

AN NHIÊN

mã QR - Code thông qua các phần mềm ứng dụng: “Vietnam Health Declaration”, Bluezone, Ncovi trên điện thoại di động của người lao động. Yêu cầu người sử dụng lao động ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ

Y tế (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập và Khai báo y tế). Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền vận động cho người lao động trong công ty khai báo y tế hàng ngày, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

12 tỷ đồng nâng cấpgiao thông phục vụsản xuất cà phê bền vững

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa lên dự

toán hơn 12 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông phục vụ sản xuất

cà phê bền vững liên vùng xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, thực hiện

giai đoạn năm 2021- 2022. Đây là dự án công trình giao

thông cấp IV, quy mô xây dựng 2 tuyến đường với tổng chiều dài 4.000 m, đáp ứng các tiêu chuẩn

đường giao thông nông thôn loại B. Cụ thể, chiều rộng nền đường 5 m,

mặt đường 3,5 m, lề đường mỗi bên rộng 0,75 m. Kết cấu mặt đường bê tông xi măng dày 16 cm, nền móng

cấp phối đá dăm dày 12 cm. Ngoài ra, dự án công trình còn

xây dựng các hệ thống ống cống thoát nước ngang đường; hệ thống

thoát nước dọc bằng mương đất hình thang; gia cố lòng mương có

độ dốc lớn bằng tấm bê tông đá lắp ghép...

VĂN VIỆT

Nhắc nhở 243 cá nhân,xử phạt 14 trường hợp đăng tải, chia sẻ sai lệch thông tin COVID-19

Qua rà soát 250 cá nhân vi phạm liên quan đến thông tin phòng, chống dịch COVID-19 trên địa

bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã xử phạt vi phạm

hành chính 14 trường hợp với tổng số tiền xử phạt 147 triệu đồng từ

đầu năm tới nay.Ngày 1/6, Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, qua kiểm tra,

giám sát, đơn vị đã phát hiện 250 cá nhân vi phạm liên quan đến công

tác phòng, chống dịch COVID-19.Quá trình xử lý, Sở Thông tin và

Truyền thông đã chuyển Công an tỉnh 2 trường hợp, ban hành quyết

định xử phạt vi phạm hành chính 14 cá nhân với số tiền 147 triệu đồng,

tiến hành nhắc nhở 234 trường hợp qua điện thoại, tin nhắn hoặc bình

luận trực tiếp vào bài viết vi phạm. Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay nhiều trường

hợp người sử dụng mạng xã hội, do thiếu hiểu biết đã sử dụng

thông tin phòng chống dịch bệnh COVID-19 không đúng mục đích như đăng tải thông tin các ca cách

ly, nghi nhiễm với đầy đủ thông tin cá nhân thuộc văn bản do cơ quan phòng chống dịch lưu hành nội bộ

lên mạng xã hội. Việc theo dõi và xử lý kịp thời

các thông tin trên mạng xã hội đã giúp các cơ quan có thẩm quyền

đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật, gây hoang mang

trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh, đồng thời xử lý nghiêm

các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh góp phần giảm các

tác động xấu đến công tác phòng chống dịch cũng như trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh

Lâm Đồng.C.PHONG

Chiều 31/5, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (theo Công văn hỏa tốc số 3547/UBND-VX3), Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt Tôn Thiện San đã ký Văn bản hỏa tốc số 3242 gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Lạt về việc tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Xác định Đà Lạt là thành phố tập trung đông dân cư và du khách, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Theo đó, UBND thành phố Đà Lạt yêu cầu lãnh đạo các

đoàn thể, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị, Chủ tịch UBND các phường, xã quán triệt đầy đủ toàn bộ nội dung Công văn số 3547 của UBND tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, tổ dân phố, thôn và Nhân dân trên địa bàn thành phố biết, triển khai và tuyệt đối chấp hành.

Chỉ đạo UBND các phường, xã thực hiện ngay việc tuyên truyền xe loa, cụm loa và các hình thức phù hợp về tinh thần nội dung chỉ đạo của tỉnh đến từng người dân biết và chấp hành nghiêm túc.

Phân công lãnh đạo trực 24/24, đồng thời phân công thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại các phường, xã bám sát từng địa bàn khu dân cư để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Riêng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố, bí thư, chủ tịch các phường, xã tuyệt đối không rời khỏi địa phương, luôn luôn mở điện thoại để kịp thời tiếp nhận chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn quản lý.

Trước đó, chiều cùng ngày, UBND thành phố Đà Lạt đã ban

hành Công văn hỏa tốc số 3241 yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Lạt chỉ đạo các trường học trực thuộc thành phố không thực hiện tổ chức tổng kết năm học 2020 - 2021 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Bằng nhiều phương thức, các trường học đã thông tin một cách nhanh nhất nội dung Công văn số 3241 đến phụ huynh và học sinh thành phố Đà Lạt và nhận được sự nhất trí đồng thuận cao.

NGUYỆT THU

Đà Lạt: Chỉ đạo các phường, xã bám sát địa bàn khu dân cư để phòng, chống dịch COVID-19

8 THỨ TƯ 2 - 6 - 2021

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh thông báo với nội dung như sau:

Hộ ông Phan Việt Vĩnh được UBND huyện Đạ Tẻh cấp GCNQSD đất số V 085208 ngày 2/1/2003, tại thửa đất số 73, tờ bản đồ 02, diện tích 335 m2 đất trồng cây hàng năm khác.

- Năm 2007, hộ ông Phan Việt Vĩnh đã chuyển nhượng QSD đất cho bà Nông Thị Lan Phương, thường trú tại Tổ dân phố 10, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSD đất theo quy định. Hộ ông Phan Việt Vĩnh đã giao GCN cho bà Nông Thị Lan Phương và đã đi khỏi địa phương từ năm 2007, cho đến nay hiện không lạc được.

- Hiện nay, hộ ông Phan Việt Vĩnh đang ở đâu liên hệ với UBND thị trấn Đạ Tẻh, hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà hộ ông Phan Việt Vĩnh không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đồng thời không có ai tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và tham mưu cấp GCNQSDĐ cho bà Nông Thị Lan Phương theo quy định, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo về việc giải quyết hồ sơ cấp GCN QSD đất

Phụ cấp thâm niên nhà giáo... TIẾP TRANG 4

... Đơn cử Trường THCS Tân Thành, huyện Đức Trọng, ngày 26/4/2021. Để giải quyết nội dung này, ngày 7/5/2021, Sở Tài chính có Văn bản số 981/STC-NS gửi UBND tỉnh Lâm Đồng có ý kiến: Chính phủ chưa có văn bản chính thức về việc thực hiện chi trả chế độ PCTN nhà giáo, nên Sở chưa có cơ sở tiếp tục thực hiện. Sở Tài chính “xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh việc tạm dừng thực hiện chi trả PCTN đối với nhà giáo để thực hiện thống nhất chung trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời, tạm thời chưa thực hiện thu hồi PCTN nhà giáo đã chi trả”. Đưa thắc mắc của các giáo viên

đến trao đổi với bộ phận chuyên môn Sở GDĐT, ông Nguyễn Vĩnh Hiến - Phòng Kế hoạch - Tài chính nêu quan điểm với chúng tôi là, nên chờ văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, đồng thời trước mắt thống nhất thực hiện chung một phương án trên địa bàn toàn tỉnh. Và ngày hôm sau, 28/5/2021, chúng tôi cũng đã có Văn bản số 3509/UBND-TH2 của UBND tỉnh Lâm Đồng gửi Sở GDĐT, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố về việc thực hiện PCTN nhà giáo theo Nghị định 54 của Chính phủ. Văn bản của tỉnh đồng ý đề xuất của Sở Tài chính tại Văn bản số 981 (tạm

dừng chi trả PCTN và cũng tạm thời chưa thu hồi đã chi trả PCTN) và chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Và ngày 31/5, Giám đốc Sở GDĐT Phạm Thị Hồng Hải cũng có Văn bản số 968/SGDĐT-KHTC đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở tạm dừng thực hiện chi trả PCTN đối với nhà giáo theo Nghị định 54 của Chính phủ từ ngày 1/6/2021 và tạm thời chưa thu hồi PCTN đã chi trả cho đến khi có hướng dẫn của Trung ương. Các đơn vị tổng hợp số kinh phí đã chi trả PCTN nhà giáo gửi về Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở trước ngày 8/6/2021.

MINH ĐẠO

Công trình Trung tâm Giao dịch hoa Đà Lạt vừa được UBND tỉnh phê duyệt xây dựng trên tổng diện tích gần 13.300 m2, thực hiện trong giai đoạn năm 2020 - 2025.

Riêng các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng trong khu vực Trung tâm Giao dịch hoa Đà Lạt cũng tiến hành xây dựng gồm: 3 bãi đậu xe (hơn 6.310 m2); đường giao thông

nội bộ cấp V miền núi (hơn 606 m); đường chính cấp IV miền núi (hơn 174 m); gia cố suối chính (hơn 240 m); gia cố suối phụ (gần 273 m).

Ngoài ra, còn xây dựng các công trình phục vụ hoạt động của Trung tâm Giao dịch hoa Đà Lạt như hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước…

Đây là 1 trong 15 tiểu dự án

cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tổng nguồn vốn ODA gần 1.160 tỷ đồng.

Còn lại gồm 9 tiểu dự án xây dựng hơn 65 km đường giao thông; 5 tiểu dự án xây dựng hồ thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho 1.075 ha đất sản xuất.

VĂN VIỆT

Gần 13.300 m2 xây dựng Trung tâm Giao dịch hoa Đà Lạt

Từ ngày 27/5 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã nhận được gần 25 tỷ đồng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủy hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch COVID-19”, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bà con kiều bào Lâm Đồng, các tầng lớp nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã nêu cao ý thức tự giác, đoàn kết, trách nhiệm, chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ và Bộ Y tế về phòng, chống dịch; đặc biệt, đã tiếp tục chung tay góp sức, ủng hộ từ ngày phát động (27/5) đến nay được gần 25 tỷ đồng

Các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ gần 25 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19

cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Riêng trong ngày 31/5, Vietcombank Bảo Lộc đã đến trực tiếp tại cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ủng hộ số tiền 200 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trên tinh thần đoàn kết, triệu người như một, Ủy ban MTTQ Việt

Nam tỉnh Lâm Đồng mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp về cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (số 57 Quang Trung, Phường 9, thành phố Đà Lạt) hoặc qua số tài khoản: 129000075453 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) chi nhánh Lâm Đồng. NGUYỆT THU

Vietcombank Bảo Lộc ủng hộ 200 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 1/6, Sở Y tế Lâm Đồng đã có văn bản gởi các sở, ngành: Công thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh triển khai thực hiện khai báo y tế điện tử phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Thực hiện Công văn số 4261/BYT-DP ngày 25/5 của Bộ Y tế về việc mở rộng đối tượng khai báo y tế điện tử phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, Sở Y tế đề nghị các đơn vị phối hợp chỉ đạo triển khai việc khai báo y tế thuộc phạm vi quản lý của đơn vị cụ thể như sau: Tổ chức

thực hiện nghiêm việc khai báo y tế đối với tất cả những người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; những người đang trong ổ dịch; những người cách ly tập trung; những người đi qua vùng dịch hoặc đi từ vùng dịch trở về; những công nhân làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp và những người liên quan (người cung cấp, vận chuyển vật tư, hàng hóa, suất ăn…); những người đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; những người đi tàu bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe buýt tuyến đường dài.

Việc khai báo y tế điện tử được thực hiện trên trang: https://tokhaiyte.vn của Bộ Y tế hoặc thông qua cài đặt và sử dụng một trong các phần mềm ứng

Mở rộng đối tượng bắt buộc phải khai báo y tế điện tửdụng: tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration); Bluezone.

Phát động phong trào, kêu gọi mọi người hưởng ứng, tự nguyện khai báo y tế toàn dân, theo dõi tình hình sức khỏe, khi có biểu hiện ho, sốt phải thông báo cho chính quyền địa phương, liên hệ ngay với cơ quan y tế để được kiểm tra, xét nghiệm và cách ly điều trị theo quy định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp thuộc diện bắt buộc phải khai báo y tế nhưng cố tình vi phạm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. AN NHIÊN

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3353/KH-UBND về việc triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021 với chủ đề: “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”. Theo đó, thời gian tổ chức Tháng Hành động từ ngày 1/6 đến ngày 30/6/2021.

Để Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021 được triển khai thiết thực, hiệu quả, đảm bảo phù hợp quy định phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ nội dung kế hoạch và thực tế diễn biến của dịch COVID-19 để tổ chức các hoạt động phù hợp. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện các hoạt động trong tháng. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương tuyên truyền chủ đề, thông điệp Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021, các nội dung bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước trẻ. Chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tổ chức thăm hỏi, trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em sống trong gia đình nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ... Tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh và tổng kết Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021 để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa phù hợp với tinh thần thực tế, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, trang bị kỹ năng sống cho trẻ em, đặc biệt là kỹ năng phòng, chống xâm hại trên môi trường mạng; kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, kỹ năng bảo vệ bản thân trước tình hình dịch bệnh

COVID-19 hiện nay. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, các biện pháp bảo đảm quy định về trường học an toàn, phòng ngừa bạo lực và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non, điểm trông giữ trẻ tư nhân và các phương tiện giao thông đưa đón học sinh của nhà trường...

Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, ngăn chặn các dịch bệnh lây lan trong mùa hè, đặc biệt tuyên truyền cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ em cách phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện hiệu quả các chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, quan tâm đến trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em khuyết tật, trẻ em sống trong gia đình nghèo, trẻ em bị bệnh bẩm sinh...; tăng cường chỉ đạo các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em tại cộng đồng...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi, tại các điểm vui chơi tại cộng đồng; tổ chức các lớp dạy bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, phòng, tránh đuối nước cho trẻ em phù hợp theo tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương, quy định ưu tiên thời gian, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, thời lượng sử dụng cho đối tượng trẻ em...

Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng phối hợp với các sở, ban, ngành sản xuất các sản phẩm truyền thông; tăng cường thời lượng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà trường và gia đình trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích, tại nạn đuối nước.

UNND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021 phù hợp với tình hình của địa phương và phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay... N.M

Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021