16
Follow us HIỂU BIẾT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC QUẢN LÝ CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆP TÌM KIẾM CÁC GIẢI PHÁP SÁNG TẠO Tài liệu này được Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục môi trường biên dịch với sự tài trợ của Bộ ngoại giao Phần Lan trong khuôn khổ dự án “Đối thoại nước Mê-Kônng” do tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) điều phối.

HIỂU BIẾT VỀ QUẢN LÝ CÁC TÌM KIẾM CÁC NÔNG …cmsdata.iucn.org/downloads/dat_ngap_nuoc_15_9_14.pdf · HIỂU BIẾT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VÙNG ÐẤT ... thực

Embed Size (px)

Citation preview

Follow us

HIỂU BIẾT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC

QUẢN LÝ CÁCTÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆP

TÌM KIẾM CÁC GIẢI PHÁPSÁNG TẠO

Tài liệu này được Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục môi trường biên dịch với sự tài trợ của Bộ ngoại giao Phần Lan trong khuôn khổ dự án “Đối thoại nước Mê-Kônng” do tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) điều phối.

4 /

6 /

8 /

10 /

15 /

15 /

Trải qua hàng trăm năm, các vùng đất ngập nước đã được con người sử dụng cho mục đích nông nghiệp, đặc biệt là các vùng đất ngập nước ven sông ở các vùng đồng bằng ngập lũ, nơi có đất đai phì nhiêu và nguồn nước phong phú. Thực tế, các vùng đất ngập nước đã hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều nền văn hóa quan trọng trên thế giới, nhưng mặt trái của nó là việc tháo nước và khai khoáng các vùng đất ngập nước cho mục đích nông nghiệp đã trở nên phổ biến và lan rộng.

Ở một số nơi trên thế giới, hơn 50% đất than bùn, đầm lầy, vùng ven sông, khu vực duyên hải và vùng đồng bằng ngập lũ đã bị mất đi do chuyển đổi sang mục đích sử dụng nông nghiệp. Ðó là một trong những lý do chính, liên tiếp gây tổn thất về mất đất ngập nước. Hiện nay, có khoảng 2,5 tỷ người dân sống phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thuỷ sản và săn bắn hoặc kết hợp các sinh kế nêu trên. Do vậy, nông nghiệp thường là động lực quan trọng đầu tiên trong tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và cung cấp sự hỗ trợ kinh tế chính yếu cho các hộ gia đình nông thôn nghèo.

Các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác như nhiên liệu, vật liệu trực tiếp thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các vùng đất ngập nước như ở các vùng canh tác trồng lúa, đầm lầy đồng cỏ vùng ven biển, các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản ở các vùng đồng bằng ngập lũ rộng lớn và các mùa vụ ở các vùng đất ngập nước nhỏ theo mùa. Các vùng đất ngập nước cũng hỗ trợ một cách gián tiếp thông qua cung cấp nguồn nước được bảo đảm và có chất lượng tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Ðể hỗ trợ cho Năm Quốc tế của Liên hợp quốc về Nhà nông, chủ đề Ngày Ðất ngập nước thế giới năm 2014 của Công ước Ramsar là: đất ngập nước và nông nghiệp. Chủ đề này đưa ra một cơ hội lý tưởng để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất ngập nước trong việc hỗ trợ nông nghiệp, đặc biệt là khi các hoạt động của các hộ gia đình nông dân phụ thuộc vào đất, nước, thực vật và động vật được tìm thấy tại các vùng ÐNN và chúng đảm bảo cung cấp được lương thực và cải thiện sinh kế của người dân.

Trong tập tài liệu này chúng ta sẽ làm rõ một số mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau quan trọng giữa nông nghiệp, nước và đất ngập nước, đặc biệt chú ý đến vai trò của các vùng đất ngập nước khi cung cấp cơ sở hạ tầng tự nhiên để hỗ trợ sản xuất lương thực. Chúng tôi cũng sẽ chỉ ra cách mọi người trên thế giới đang tìm con đường thiết thực để giải quyết một số tranh chấp và căng thẳng có thể nảy sinh. Công ước Ramsar và các tổ chức đối tác như Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) cung cấp nhiều công cụ thực tế và phương pháp tiếp cận tích hợp để trợ giúp những nỗ lực này.

Trước khi xem xét kỹ mối tương tác giữa đất ngập nước và nông nghiệp, việc chúng ta xác định đầu tiên là sự đa dạng về các loại hình nông nghiệp và quy mô của các loại hình này. Các loại hình nông nghiệp gồm có: sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, nơi mà các gia đình sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của họ; sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ hoặc thủ công, nơi mà nông dân có thể sản xuất thêm, thường là sản xuất hàng hóa với số lượng tương đối nhỏ mà họ có thể kinh doanh hoặc buôn bán; và sản xuất thương mại, nơi mà hàng nông sản được sản xuất với số lượng lớn, thường là sản xuất độc canh để có thể phân phối và bán rộng rãi.

Các hệ thống nông nghiệp thâm canh sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào (phân bón, hóa chất, máy móc hiện đại, lao động truyền thống) để tạo ra các mức năng suất cao hơn. Hệ thống nông nghiệp quảng canh (đôi khi được gọi là không thâm canh) sử dụng nguyên liệu đầu vào ít hơn so với với diện tích đất và dựa nhiều hơn vào năng suất và quá trình tự nhiên.

Sản xuất mùa vụ có thể nhờ vào hệ thống tưới tiêu hoặc lượng nước mưa tự nhiên. Hệ thống tưới tiêu có thể được phân bổ thông qua nguồn cung cấp nước mặt bằng các hệ thống phun nước hoặc nước chảy tràn, hoặc phun sương, hoặc hệ thống tưới bằng các tia nước cực nhỏ hoặc cho nước chảy nhỏ giọt. Ở nhiều nơi khô hạn trên thế giới, nông dân đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại để quản lý chặt chẽ độ ẩm của đất để bảo đảm đủ nước cho cây trồng.

Hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp, mang đến sự kết hợp giữa trồng cây, chăn nuôi động vật và đôi khi kết hợp với nuôi trồng thủy sản trong cùng một hoạt động sản xuất. Hệ thống sản xuất này có thể thấy ở tất cả các nơi trên thế giới, và có thể là các hệ thống sản xuất thâm canh hoặc hệ thống sản xuất quảng canh.

Công ước Ramsar sử dụng một định nghĩa rộng về đất ngập nước, trong đó đất ngập nước bao gồm sông hồ, đầm lầy, đồng cỏ ngập nước, đất than bùn, ốc đảo, cửa sông, vùng đồng bằng, bãi triều vùng bờ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô và các vùng đất ngập nước nhân tạo như ao cá, đồng lúa, hồ chứa và ruộng muối.

"Nông nghiệp” là hoạt động có chủ đích để làm thay đổi một phần của bề mặt trái đất thông qua canh tác cây trồng và chăn nuôi gia súc để cung cấp thức ăn hoặc mang lại lợi ích kinh tế " (Rubenstein, J.M. 2003). Cây trồng có thể cung cấp thực phẩm và các nguồn lợi khác như nhiên liệu và thuốc men.

Ðối với mục đích của tờ rơi này, định nghĩa về nông nghiệp sẽ bao gồm không chỉ nông nghiệp trên đất liền mà cả nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển (nhưng không bao gồm đánh bắt thủy sản). Nuôi trồng thuỷ sản được Tổ chức Nông lương thế giới định nghĩa bao gồm cả trang trại nuôi động vật (bao gồm giáp xác, cá và các động vật thân mềm) và thực vật (rong biển và thực vật nước ngọt).

GIỚI THIỆUÐỊNH NGHĨA

NÔNG NGHIỆP VÀ ÐẤT NGẬP NƯỚC: MỐI TƯƠNG TÁC PHỨC HỢP TRONG MỘT HỆ THỐNG PHỨC HỢP

TÓM TẮT CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆP LÊN CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC

CÁC CON SỐ VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ

KHÁM PHÁ SỰ CÂN BẰNG GIỮA NÔNG NGHIỆP, CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NƯỚC

CÔNG ƯỚC RAMSAR, TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG THẾ GIỚI (FAO) VÀ VIỆN QUẢN LÝ NƯỚC QUỐC TẾ (IWMI)

ÐỌC THÊM

2 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

4 /

6 /

8 /

10 /

15 /

15 /

Trải qua hàng trăm năm, các vùng đất ngập nước đã được con người sử dụng cho mục đích nông nghiệp, đặc biệt là các vùng đất ngập nước ven sông ở các vùng đồng bằng ngập lũ, nơi có đất đai phì nhiêu và nguồn nước phong phú. Thực tế, các vùng đất ngập nước đã hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều nền văn hóa quan trọng trên thế giới, nhưng mặt trái của nó là việc tháo nước và khai khoáng các vùng đất ngập nước cho mục đích nông nghiệp đã trở nên phổ biến và lan rộng.

Ở một số nơi trên thế giới, hơn 50% đất than bùn, đầm lầy, vùng ven sông, khu vực duyên hải và vùng đồng bằng ngập lũ đã bị mất đi do chuyển đổi sang mục đích sử dụng nông nghiệp. Ðó là một trong những lý do chính, liên tiếp gây tổn thất về mất đất ngập nước. Hiện nay, có khoảng 2,5 tỷ người dân sống phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thuỷ sản và săn bắn hoặc kết hợp các sinh kế nêu trên. Do vậy, nông nghiệp thường là động lực quan trọng đầu tiên trong tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và cung cấp sự hỗ trợ kinh tế chính yếu cho các hộ gia đình nông thôn nghèo.

Các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác như nhiên liệu, vật liệu trực tiếp thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các vùng đất ngập nước như ở các vùng canh tác trồng lúa, đầm lầy đồng cỏ vùng ven biển, các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản ở các vùng đồng bằng ngập lũ rộng lớn và các mùa vụ ở các vùng đất ngập nước nhỏ theo mùa. Các vùng đất ngập nước cũng hỗ trợ một cách gián tiếp thông qua cung cấp nguồn nước được bảo đảm và có chất lượng tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Ðể hỗ trợ cho Năm Quốc tế của Liên hợp quốc về Nhà nông, chủ đề Ngày Ðất ngập nước thế giới năm 2014 của Công ước Ramsar là: đất ngập nước và nông nghiệp. Chủ đề này đưa ra một cơ hội lý tưởng để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất ngập nước trong việc hỗ trợ nông nghiệp, đặc biệt là khi các hoạt động của các hộ gia đình nông dân phụ thuộc vào đất, nước, thực vật và động vật được tìm thấy tại các vùng ÐNN và chúng đảm bảo cung cấp được lương thực và cải thiện sinh kế của người dân.

Trong tập tài liệu này chúng ta sẽ làm rõ một số mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau quan trọng giữa nông nghiệp, nước và đất ngập nước, đặc biệt chú ý đến vai trò của các vùng đất ngập nước khi cung cấp cơ sở hạ tầng tự nhiên để hỗ trợ sản xuất lương thực. Chúng tôi cũng sẽ chỉ ra cách mọi người trên thế giới đang tìm con đường thiết thực để giải quyết một số tranh chấp và căng thẳng có thể nảy sinh. Công ước Ramsar và các tổ chức đối tác như Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) cung cấp nhiều công cụ thực tế và phương pháp tiếp cận tích hợp để trợ giúp những nỗ lực này.

Trước khi xem xét kỹ mối tương tác giữa đất ngập nước và nông nghiệp, việc chúng ta xác định đầu tiên là sự đa dạng về các loại hình nông nghiệp và quy mô của các loại hình này. Các loại hình nông nghiệp gồm có: sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, nơi mà các gia đình sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của họ; sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ hoặc thủ công, nơi mà nông dân có thể sản xuất thêm, thường là sản xuất hàng hóa với số lượng tương đối nhỏ mà họ có thể kinh doanh hoặc buôn bán; và sản xuất thương mại, nơi mà hàng nông sản được sản xuất với số lượng lớn, thường là sản xuất độc canh để có thể phân phối và bán rộng rãi.

Các hệ thống nông nghiệp thâm canh sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào (phân bón, hóa chất, máy móc hiện đại, lao động truyền thống) để tạo ra các mức năng suất cao hơn. Hệ thống nông nghiệp quảng canh (đôi khi được gọi là không thâm canh) sử dụng nguyên liệu đầu vào ít hơn so với với diện tích đất và dựa nhiều hơn vào năng suất và quá trình tự nhiên.

Sản xuất mùa vụ có thể nhờ vào hệ thống tưới tiêu hoặc lượng nước mưa tự nhiên. Hệ thống tưới tiêu có thể được phân bổ thông qua nguồn cung cấp nước mặt bằng các hệ thống phun nước hoặc nước chảy tràn, hoặc phun sương, hoặc hệ thống tưới bằng các tia nước cực nhỏ hoặc cho nước chảy nhỏ giọt. Ở nhiều nơi khô hạn trên thế giới, nông dân đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại để quản lý chặt chẽ độ ẩm của đất để bảo đảm đủ nước cho cây trồng.

Hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp, mang đến sự kết hợp giữa trồng cây, chăn nuôi động vật và đôi khi kết hợp với nuôi trồng thủy sản trong cùng một hoạt động sản xuất. Hệ thống sản xuất này có thể thấy ở tất cả các nơi trên thế giới, và có thể là các hệ thống sản xuất thâm canh hoặc hệ thống sản xuất quảng canh.

Công ước Ramsar sử dụng một định nghĩa rộng về đất ngập nước, trong đó đất ngập nước bao gồm sông hồ, đầm lầy, đồng cỏ ngập nước, đất than bùn, ốc đảo, cửa sông, vùng đồng bằng, bãi triều vùng bờ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô và các vùng đất ngập nước nhân tạo như ao cá, đồng lúa, hồ chứa và ruộng muối.

"Nông nghiệp” là hoạt động có chủ đích để làm thay đổi một phần của bề mặt trái đất thông qua canh tác cây trồng và chăn nuôi gia súc để cung cấp thức ăn hoặc mang lại lợi ích kinh tế " (Rubenstein, J.M. 2003). Cây trồng có thể cung cấp thực phẩm và các nguồn lợi khác như nhiên liệu và thuốc men.

Ðối với mục đích của tờ rơi này, định nghĩa về nông nghiệp sẽ bao gồm không chỉ nông nghiệp trên đất liền mà cả nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển (nhưng không bao gồm đánh bắt thủy sản). Nuôi trồng thuỷ sản được Tổ chức Nông lương thế giới định nghĩa bao gồm cả trang trại nuôi động vật (bao gồm giáp xác, cá và các động vật thân mềm) và thực vật (rong biển và thực vật nước ngọt).

GIỚI THIỆUÐỊNH NGHĨA

NÔNG NGHIỆP VÀ ÐẤT NGẬP NƯỚC: MỐI TƯƠNG TÁC PHỨC HỢP TRONG MỘT HỆ THỐNG PHỨC HỢP

TÓM TẮT CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆP LÊN CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC

CÁC CON SỐ VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ

KHÁM PHÁ SỰ CÂN BẰNG GIỮA NÔNG NGHIỆP, CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NƯỚC

CÔNG ƯỚC RAMSAR, TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG THẾ GIỚI (FAO) VÀ VIỆN QUẢN LÝ NƯỚC QUỐC TẾ (IWMI)

ÐỌC THÊM

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 3

© L

ia P

apad

rang

a

NÔNG NGHIỆP VÀ ÐẤT NGẬP NƯỚC:MỐI TƯƠNG TÁC PHỨC HỢPTRONG MỘT HỆ THỐNG PHỨC HỢP

© M

.J. S

ilviu

s

Ðất ngập nước và nhiên liệu sinh học, là bạn hay là thù của nhau?

Việc canh tác các loại cây trồng khác nhau cho mục đích năng lượng sinh học đã tăng lên nhanh chóng từ năm 2000. Nếu xu hướng này tiếp tục, nhu cầu đất cho sản xuất nhiên liệu sinh học vào năm 2030 dự kiến sẽ khoảng 35 triệu ha, tương đương với tổng diện tích của Tây Ban Nha và Pháp.

Ở một số nơi trên thế giới, các tác động của đất và nước do sản xuất nhiên liệu sinh học lên đất ngập nước là rất đáng kể. Ví dụ, nhiều vùng đất than bùn nhiệt đới ở Ðông Nam Á (khoảng 880.000 ha vào đầu những năm 2000) đã bị tháo nước và chuyển đổi sang sản xuất dầu cọ để dùng cho sản xuất năng lượng sinh học.

Năm 2008, các giải pháp của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước và nhiên liệu sinh học đã lưu ý tới những căng thẳng giữa đất ngập nước và sản xuất nhiên liệu sinh học. Vì khi sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững có thể tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân và cũng đáp ứng các nhu cầu năng lượng cần thiết. Quy hoạch của quốc gia và quy hoạch của khu vực về năng lượng cần xem xét tới các tác động lên các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và cần tìm cách làm thế nào để cân bằng giữa "ưu điểm" và "nhược điểm".

Trái cây dầu cọ đã sẵn sàng để vận chuyển, Sungai gelam, Jambi, Indonesia

THÔNG ÐIỆP CHÍNH:

Các vùng đất ngập nước được xem như là cơ sở hạ tầng có giá trị tự nhiên đối với nông nghiệp. Chúng cung cấp nguồn nước đảm bảo độ phì nhiêu cho đất nhưng lại có nguy cơ rủi ro do nhu cầu sử dụng đất và nước cho phát triển nông nghiệp. Chúng đang ngày càng bị đe dọa do gia tăng dân số, các hoạt động và các sáng kiến phát triển ở quy mô lớn cho xóa đói giảm nghèo và các tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu. Các chức năng và giá trị kinh tế của đất ngập nước cần phải được xem xét trong các quy hoạch cho sản xuất lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Các vùng đất ngập nước cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái một cách rộng rãi và đóng góp cho sự thịnh vượng của con người. Các dịch vụ hệ sinh thái này bao gồm các dịch vụ cung cấp như thực phẩm, nước ngọt, nguyên vật liệu và nhiên liệu; các dịch vụ điều tiết như lọc nước và xử lý chất thải, điều hoà khí hậu, duy trì chức năng của đất và trầm tích, bảo vệ khỏi bão và lũ lụt; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng (nitơ, phốt pho và carbon) và các dịch vụ văn hóa như các giá trị thẩm mỹ, tinh thần, giáo dục và giải trí.

ÐỊNH NGHĨA:

Các hệ thống đất ngập nước được xây dựng hoặc quản lý cho mục đích nông nghiệp có thể có các giá trị đa dạng sinh học đất ngập nước, ví dụ như các đầm, ao cá, hoặc hồ chứa được xây dựng để làm thủy lợi, cũng hỗ trợ cho các loài chim nước di cư và các loài đất ngập nước khác. Nhiều hệ sinh thái đất ngập nước trên thế giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc sử dụng nước cho các hoạt động nông nghiệp: ví dụ như biển Aral đã bị mất hai phần ba thể tích và nước bị mặn hơn nhiều do nhu cầu tưới nước ở đầu nguồn; Việc rút nước ngầm để tưới tiêu ở lưu vực Guadiana, Tây Ban Nha đã làm cho các con sông và vùng đất ngập nước hạ lưu bị khô cạn; Áp lực của con người và việc tăng nhiệt độ trong không khí đã dẫn đến việc

sông Hoàng Hà ở Trung Quốc thường xuyên bị khô cạn. Các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị ảnh hưởng do các hoạt động liên quan đến sản xuất năng lượng, ví dụ trồng cây làm nhiên liệu sinh học đã làm tăng nhu cầu về nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước ở quy mô lớn.

Các vùng đất ngập nước đang bị tác động do việc trồng cây làm nhiên liệu sinh học

Các tác động của biến đổi khí hậu dường như đã tạo thêm áp lực lên các vùng đất ngập nước và các động thực vật đất ngập nước rất khó khăn mới có thể cung

cấp lương thực và nước ngọt cho con người - Biến đổi khí hậu sẽ làm lượng mưa ít hơn ở nhiều khu vực trên thế giới, ảnh hưởng đặc biệt tới nông nghiệp. Ðiều này đặt ra vấn đề: các vùng đất ngập nước đặt trong mối quan hệ: “năng lượng - nước - lương thực - các hệ sinh thái”. Các vùng đất ngập nước ảnh hưởng đến và cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách về năng lượng, nước và lương thực. Liệu đây có phải là thách thức? Chúng ta cần có tư duy theo cách thức “có sự tham gia” để quản lý các mối liên kết này, và đối với nhiều quốc gia thì đây đang là một thách thức.

Nông nghiệp đất ngập nước, liệu có phải là con đường thoát khỏi đói nghèo?

"Cecilia Pensulo sống ở huyện Mpika thuộc miền Bắc Zambia, đã một mình nuôi dưỡng bốn đứa con. Cô nhận thức được rằng có nhiều đất ở trong vùng dambo (là vùng đất ngập nước theo mùa) gần làng của cô. Với sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ, cô biết đến phương pháp canh tác mới là những vùng đất không sử dụng được trước đây có thể trồng trọt được. Trong năm đầu tiên canh tác ở vùng dambo, cô đã đáp ứng được các chi phí chi tiêu cho cả gia đình và gửi được con đến trường học. Trong năm thứ hai, từ việc trồng bí ngô, bí và cà chua, cô đã thu hoạch và bán cho những người kinh doanh ở huyện bên cạnh, cô đã có thu nhập lên hơn 200 USD, đó là một số tiền không nhỏ ở địa phương."

Ðược công nhận là có tầm quan trọng đối với việc cung cấp nguồn nước và sản xuất lương thực, các vùng đất ngập nước là một yếu tố cơ bản để đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới. Chúng có thể được xem như là vị cứu tinh - chẳng hạn như: các vùng đảo, suối, đặc biệt ở những vùng đất khô cằn thì chúng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất lương thực vào mùa khô, nguồn nước và nơi chăn nuôi gia súc.

Các vùng đất ngập nước sử dụng cho nông nghiệp có thể là:

Các hệ sinh thái đất ngập nước đã được chuyển đổi sang một vài mức độ nhưng vẫn duy trì phạm vi biến động các dịch vụ hệ sinh thái nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như các vùng đất ngập nước đã sử dụng để làm nông nghiệp gồm có: các khu vực quanh các đập ngăn nước, các vùng đất nổi, các vùng châu thổ trong đất liền và các vùng đất ngập nước nhỏ theo mùa tương tự khác ở châu Phi; vùng đồng bằng ngập lũ, nơi duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mùa và sản xuất nông nghiệp; những cánh đồng lúa và các đầm lầy đồng cỏ ven bờ.

Các vùng đất ngập nước tiếp tục bị phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp nhằm duy trì các đặc tính sinh thái của chúng, chẳng hạn như việc chăn nuôi gia súc, cắt cỏ tại những đồng cỏ thấp. Nhiều vùng đồng cỏ ẩm ướt không chỉ có vai trò quan trọng với đa dạng sinh học và các chức năng thủy văn, mà còn quan trọng đối với nông nghiệp và nghề nuôi cá nước ngọt.

Các vùng đất ngập nước duy trì trạng thái tự nhiên để phục vụ sản xuất và thu hoạch sản phẩm đặc biệt, ví dụ như khu Ramsar đầm lầy sông Bad và Kakagon ở Mỹ là nơi có cánh đồng lúa hoang dã đã được quản lý và thu hoạch theo kỹ thuật truyền thống.

Nguồn: Sampa J. ( 2008)

Ðầm lầy chăn thả gia súc ven biển ở Ðồng bằng Axio, Hy Lạp

4 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

© L

ia P

apad

rang

a

NÔNG NGHIỆP VÀ ÐẤT NGẬP NƯỚC:MỐI TƯƠNG TÁC PHỨC HỢPTRONG MỘT HỆ THỐNG PHỨC HỢP

© M

.J. S

ilviu

s

Ðất ngập nước và nhiên liệu sinh học, là bạn hay là thù của nhau?

Việc canh tác các loại cây trồng khác nhau cho mục đích năng lượng sinh học đã tăng lên nhanh chóng từ năm 2000. Nếu xu hướng này tiếp tục, nhu cầu đất cho sản xuất nhiên liệu sinh học vào năm 2030 dự kiến sẽ khoảng 35 triệu ha, tương đương với tổng diện tích của Tây Ban Nha và Pháp.

Ở một số nơi trên thế giới, các tác động của đất và nước do sản xuất nhiên liệu sinh học lên đất ngập nước là rất đáng kể. Ví dụ, nhiều vùng đất than bùn nhiệt đới ở Ðông Nam Á (khoảng 880.000 ha vào đầu những năm 2000) đã bị tháo nước và chuyển đổi sang sản xuất dầu cọ để dùng cho sản xuất năng lượng sinh học.

Năm 2008, các giải pháp của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước và nhiên liệu sinh học đã lưu ý tới những căng thẳng giữa đất ngập nước và sản xuất nhiên liệu sinh học. Vì khi sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững có thể tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân và cũng đáp ứng các nhu cầu năng lượng cần thiết. Quy hoạch của quốc gia và quy hoạch của khu vực về năng lượng cần xem xét tới các tác động lên các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và cần tìm cách làm thế nào để cân bằng giữa "ưu điểm" và "nhược điểm".

Trái cây dầu cọ đã sẵn sàng để vận chuyển, Sungai gelam, Jambi, Indonesia

THÔNG ÐIỆP CHÍNH:

Các vùng đất ngập nước được xem như là cơ sở hạ tầng có giá trị tự nhiên đối với nông nghiệp. Chúng cung cấp nguồn nước đảm bảo độ phì nhiêu cho đất nhưng lại có nguy cơ rủi ro do nhu cầu sử dụng đất và nước cho phát triển nông nghiệp. Chúng đang ngày càng bị đe dọa do gia tăng dân số, các hoạt động và các sáng kiến phát triển ở quy mô lớn cho xóa đói giảm nghèo và các tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu. Các chức năng và giá trị kinh tế của đất ngập nước cần phải được xem xét trong các quy hoạch cho sản xuất lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Các vùng đất ngập nước cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái một cách rộng rãi và đóng góp cho sự thịnh vượng của con người. Các dịch vụ hệ sinh thái này bao gồm các dịch vụ cung cấp như thực phẩm, nước ngọt, nguyên vật liệu và nhiên liệu; các dịch vụ điều tiết như lọc nước và xử lý chất thải, điều hoà khí hậu, duy trì chức năng của đất và trầm tích, bảo vệ khỏi bão và lũ lụt; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng (nitơ, phốt pho và carbon) và các dịch vụ văn hóa như các giá trị thẩm mỹ, tinh thần, giáo dục và giải trí.

ÐỊNH NGHĨA:

Các hệ thống đất ngập nước được xây dựng hoặc quản lý cho mục đích nông nghiệp có thể có các giá trị đa dạng sinh học đất ngập nước, ví dụ như các đầm, ao cá, hoặc hồ chứa được xây dựng để làm thủy lợi, cũng hỗ trợ cho các loài chim nước di cư và các loài đất ngập nước khác. Nhiều hệ sinh thái đất ngập nước trên thế giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc sử dụng nước cho các hoạt động nông nghiệp: ví dụ như biển Aral đã bị mất hai phần ba thể tích và nước bị mặn hơn nhiều do nhu cầu tưới nước ở đầu nguồn; Việc rút nước ngầm để tưới tiêu ở lưu vực Guadiana, Tây Ban Nha đã làm cho các con sông và vùng đất ngập nước hạ lưu bị khô cạn; Áp lực của con người và việc tăng nhiệt độ trong không khí đã dẫn đến việc

sông Hoàng Hà ở Trung Quốc thường xuyên bị khô cạn. Các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị ảnh hưởng do các hoạt động liên quan đến sản xuất năng lượng, ví dụ trồng cây làm nhiên liệu sinh học đã làm tăng nhu cầu về nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước ở quy mô lớn.

Các vùng đất ngập nước đang bị tác động do việc trồng cây làm nhiên liệu sinh học

Các tác động của biến đổi khí hậu dường như đã tạo thêm áp lực lên các vùng đất ngập nước và các động thực vật đất ngập nước rất khó khăn mới có thể cung

cấp lương thực và nước ngọt cho con người - Biến đổi khí hậu sẽ làm lượng mưa ít hơn ở nhiều khu vực trên thế giới, ảnh hưởng đặc biệt tới nông nghiệp. Ðiều này đặt ra vấn đề: các vùng đất ngập nước đặt trong mối quan hệ: “năng lượng - nước - lương thực - các hệ sinh thái”. Các vùng đất ngập nước ảnh hưởng đến và cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách về năng lượng, nước và lương thực. Liệu đây có phải là thách thức? Chúng ta cần có tư duy theo cách thức “có sự tham gia” để quản lý các mối liên kết này, và đối với nhiều quốc gia thì đây đang là một thách thức.

Nông nghiệp đất ngập nước, liệu có phải là con đường thoát khỏi đói nghèo?

"Cecilia Pensulo sống ở huyện Mpika thuộc miền Bắc Zambia, đã một mình nuôi dưỡng bốn đứa con. Cô nhận thức được rằng có nhiều đất ở trong vùng dambo (là vùng đất ngập nước theo mùa) gần làng của cô. Với sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ, cô biết đến phương pháp canh tác mới là những vùng đất không sử dụng được trước đây có thể trồng trọt được. Trong năm đầu tiên canh tác ở vùng dambo, cô đã đáp ứng được các chi phí chi tiêu cho cả gia đình và gửi được con đến trường học. Trong năm thứ hai, từ việc trồng bí ngô, bí và cà chua, cô đã thu hoạch và bán cho những người kinh doanh ở huyện bên cạnh, cô đã có thu nhập lên hơn 200 USD, đó là một số tiền không nhỏ ở địa phương."

Ðược công nhận là có tầm quan trọng đối với việc cung cấp nguồn nước và sản xuất lương thực, các vùng đất ngập nước là một yếu tố cơ bản để đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới. Chúng có thể được xem như là vị cứu tinh - chẳng hạn như: các vùng đảo, suối, đặc biệt ở những vùng đất khô cằn thì chúng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất lương thực vào mùa khô, nguồn nước và nơi chăn nuôi gia súc.

Các vùng đất ngập nước sử dụng cho nông nghiệp có thể là:

Các hệ sinh thái đất ngập nước đã được chuyển đổi sang một vài mức độ nhưng vẫn duy trì phạm vi biến động các dịch vụ hệ sinh thái nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như các vùng đất ngập nước đã sử dụng để làm nông nghiệp gồm có: các khu vực quanh các đập ngăn nước, các vùng đất nổi, các vùng châu thổ trong đất liền và các vùng đất ngập nước nhỏ theo mùa tương tự khác ở châu Phi; vùng đồng bằng ngập lũ, nơi duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mùa và sản xuất nông nghiệp; những cánh đồng lúa và các đầm lầy đồng cỏ ven bờ.

Các vùng đất ngập nước tiếp tục bị phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp nhằm duy trì các đặc tính sinh thái của chúng, chẳng hạn như việc chăn nuôi gia súc, cắt cỏ tại những đồng cỏ thấp. Nhiều vùng đồng cỏ ẩm ướt không chỉ có vai trò quan trọng với đa dạng sinh học và các chức năng thủy văn, mà còn quan trọng đối với nông nghiệp và nghề nuôi cá nước ngọt.

Các vùng đất ngập nước duy trì trạng thái tự nhiên để phục vụ sản xuất và thu hoạch sản phẩm đặc biệt, ví dụ như khu Ramsar đầm lầy sông Bad và Kakagon ở Mỹ là nơi có cánh đồng lúa hoang dã đã được quản lý và thu hoạch theo kỹ thuật truyền thống.

Nguồn: Sampa J. ( 2008)

Ðầm lầy chăn thả gia súc ven biển ở Ðồng bằng Axio, Hy Lạp

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 5

Công ước Ramsar định nghĩa đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước là "Sự kết hợp của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái (thành phần vật lý, hóa học và sinh học của đất ngập nước), các quá trình (các thay đổi vật lý, hóa học hoặc thay đổi sinh học hoặc các phản ứng tự nhiên trong vùng đất ngập nước) và các lợi ích/dịch vụ (lợi ích mà con người nhận được từ các vùng đất ngập nước) đặc trưng cho vùng đất ngập nước tại một thời điểm nhất định".

ÐỊNH NGHĨA:

TÓM TẮT CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆPLÊN CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC: Có nhiều cách do quản lý nông nghiệp yếu kém đã gây ra những tác động tiêu cực lên các vùng đất ngập nước. Những tác động tiêu cực này dẫn tới những thay đổi về đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước và mất đi những ích lợi của chúng đối với con người.

Các tác động về lượng nước: Giảm dòng chảy do xây đập và rút nước mặt, nước ngầm để tưới tiêu hoặc vì các mục đích khác, gia tăng dòng chảy ở sông hoặc tăng lượng nước do thủy lợi hoặc xả đập và những thay đổi về thời gian và dòng chảy có thể làm thay đổi tất cả và thay đổi đáng kể, đôi khi gây tổn hại đến đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước. Nhiều vùng đất ngập nước ven biển phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng và trầm tích do các con sông đưa về để duy trì đặc tính sinh thái của chúng.

© E

rik M

örk/

Azo

te

Các tác động về chất lượng nước: Các hoạt động nông nghiệp thâm canh, trong đó bao gồm cả nuôi trồng thủy sản thâm canh, thường dẫn tới việc gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm, ví dụ tăng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc kháng sinh và chất khử trùng. Các hoạt động nông nghiệp này không chỉ làm ảnh hưởng đến các đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước nội địa, ven biển mà còn tác động tới sức khỏe con người và chất lượng nước uống được cung cấp từ các vùng đất ngập nước.

Xung đột về đất đai và nước ở Lưu vực sông Tana.

Ở đồng bằng sông Tana, Kenya, có khoảng 97.000 người sống dựa vào nguồn nước, chăn nuôi gia súc gia cầm, canh tác lúa và các mùa vụ khác dọc các bờ sông và các vùng ngập lụt, và họ sử dụng nguồn lợi thủy sản đa dạng của Lưu vực. Việc gia tăng nhu cầu chuyển đổi các vùng đất rộng lớn ở Lưu vực sông Tana của nhiều nhà đầu tư sang trồng nguyên liệu sinh học và trồng cây công nghiệp khác đã gây ra những xung đột, bởi vì người dân sông tại Lưu vực sông Tana đã nhận thấy sinh kế của họ bị đe dọa. Gần đây, Tòa án tối cao đã quy định phải xây dựng một quy hoạch tổng thể về chia sẻ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Lưu vực sông Tana với sự tham gia đầy đủ của người dân địa phương.

Nuôi trồng rong biển ở Zanzibar, Tanzania

Chuyển đổi và xáo trộn đất ngập nước: Các hoạt động nông nghiệp có thể làm xáo trộn các chức năng đất ngập nước và các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm hệ thống thoát nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước sang đất canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản; sự du nhập các loài động vật và thực vật ngoại lai xâm lấn, du nhập các tác nhân truyền bệnh cho con người và động vật; và sự xáo trộn của chăn nuôi, di cư và các mẫu thức ăn của các động vật đất ngập nước. Ví dụ, việc mở rộng

nhanh chóng nuôi tôm thâm canh đã góp phần gây mất những vùng đất ngập nước rộng lớn ở các vùng ven biển tại nhiều quốc gia, kết hợp với việc mất các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước như bảo vệ các vùng bờ biển, nghề cá và các sản phẩm rừng ngập mặn trước các cơn bão.

6 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Công ước Ramsar định nghĩa đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước là "Sự kết hợp của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái (thành phần vật lý, hóa học và sinh học của đất ngập nước), các quá trình (các thay đổi vật lý, hóa học hoặc thay đổi sinh học hoặc các phản ứng tự nhiên trong vùng đất ngập nước) và các lợi ích/dịch vụ (lợi ích mà con người nhận được từ các vùng đất ngập nước) đặc trưng cho vùng đất ngập nước tại một thời điểm nhất định".

ÐỊNH NGHĨA:

TÓM TẮT CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆPLÊN CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC: Có nhiều cách do quản lý nông nghiệp yếu kém đã gây ra những tác động tiêu cực lên các vùng đất ngập nước. Những tác động tiêu cực này dẫn tới những thay đổi về đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước và mất đi những ích lợi của chúng đối với con người.

Các tác động về lượng nước: Giảm dòng chảy do xây đập và rút nước mặt, nước ngầm để tưới tiêu hoặc vì các mục đích khác, gia tăng dòng chảy ở sông hoặc tăng lượng nước do thủy lợi hoặc xả đập và những thay đổi về thời gian và dòng chảy có thể làm thay đổi tất cả và thay đổi đáng kể, đôi khi gây tổn hại đến đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước. Nhiều vùng đất ngập nước ven biển phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng và trầm tích do các con sông đưa về để duy trì đặc tính sinh thái của chúng.

© E

rik M

örk/

Azo

te

Các tác động về chất lượng nước: Các hoạt động nông nghiệp thâm canh, trong đó bao gồm cả nuôi trồng thủy sản thâm canh, thường dẫn tới việc gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm, ví dụ tăng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc kháng sinh và chất khử trùng. Các hoạt động nông nghiệp này không chỉ làm ảnh hưởng đến các đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước nội địa, ven biển mà còn tác động tới sức khỏe con người và chất lượng nước uống được cung cấp từ các vùng đất ngập nước.

Xung đột về đất đai và nước ở Lưu vực sông Tana.

Ở đồng bằng sông Tana, Kenya, có khoảng 97.000 người sống dựa vào nguồn nước, chăn nuôi gia súc gia cầm, canh tác lúa và các mùa vụ khác dọc các bờ sông và các vùng ngập lụt, và họ sử dụng nguồn lợi thủy sản đa dạng của Lưu vực. Việc gia tăng nhu cầu chuyển đổi các vùng đất rộng lớn ở Lưu vực sông Tana của nhiều nhà đầu tư sang trồng nguyên liệu sinh học và trồng cây công nghiệp khác đã gây ra những xung đột, bởi vì người dân sông tại Lưu vực sông Tana đã nhận thấy sinh kế của họ bị đe dọa. Gần đây, Tòa án tối cao đã quy định phải xây dựng một quy hoạch tổng thể về chia sẻ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Lưu vực sông Tana với sự tham gia đầy đủ của người dân địa phương.

Nuôi trồng rong biển ở Zanzibar, Tanzania

Chuyển đổi và xáo trộn đất ngập nước: Các hoạt động nông nghiệp có thể làm xáo trộn các chức năng đất ngập nước và các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm hệ thống thoát nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước sang đất canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản; sự du nhập các loài động vật và thực vật ngoại lai xâm lấn, du nhập các tác nhân truyền bệnh cho con người và động vật; và sự xáo trộn của chăn nuôi, di cư và các mẫu thức ăn của các động vật đất ngập nước. Ví dụ, việc mở rộng

nhanh chóng nuôi tôm thâm canh đã góp phần gây mất những vùng đất ngập nước rộng lớn ở các vùng ven biển tại nhiều quốc gia, kết hợp với việc mất các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước như bảo vệ các vùng bờ biển, nghề cá và các sản phẩm rừng ngập mặn trước các cơn bão.

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 7

36%

7O% 4O% 2O%

CÁC CON SỐ VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ:

905

1,080 1,480

220

780

1,670235

650

110

19% 11% 6.6%

Ở nhiều nơi trên thế giới tài nguyên nước đã được sử dụng ở mức bằng hoặc vượt quá giới hạn bền vững của chúng. Nông nghiệp sẽ cần nhiều nước hơn để hỗ trợ nhiều hơn cho con người trong tương lai, song vùng đất ngập nước vẫn phải có đủ nước để duy trì đặc tính sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu.

Nông nghiệp sẽ cần thêm nhiều đất để hỗ trợ nhiều người hơn trong tương lai, nhưng chuyển đổi đất ngập nước cho mục đích nông nghiệp sẽ dẫn đến việc mất các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng.

THÔNG ÐIỆP CHÍNH:

Nước cho nông nghiệp: lượng nước chúng ta dùng là bao nhiêu; điều đó ảnh hưởng tới các vùng đất ngập nước như thế nào? Và điều gì ở phía trước trong những thập kỷ tới – liệu rằng chúng ta có đủ nước khi dân số trên hành tinh ngày càng tăng?

Tỷ lệ phần trăm lượng nước mặt và nước ngầm được dùng cho các mục đích nông nghiệp. Hầu hết chúng được sử dụng để tưới tiêu: một số quay trở lại các con sông và nước ngầm như dòng hoàn lưu, và phần còn lại trở về khí quyển thông qua sự thoát hơi nước (Hình 1).

Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ của diện tích tưới tiêu phụ thuộc vào nguồn nước ngầm cũng như là nguồn nước chính hoặc kết hợp với các nguồn nước khác.

Tỷ lệ phần trăm ước tính các nhu cầu về nước cho nông nghiệp hiện nay được đáp ứng bởi thuỷ lợi - còn lại được cung cấp bởi lượng nước mưa. Sự cân bằng giữa nông nghiệp được tưới tiêu và nông nghiệp được cung cấp từ mưa là rất khác nhau trên thế giới (Hình 2)

Ước tính vào năm 2050 tỉ lệ tiêu thụ nước cho nông nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng hơn hiện tại, bao gồm cả nông nghiệp từ nước mưa và nông nghiệp tưới tiêu, để sản xuất lương thực, vật liệu và năng lượng sinh học – và nhiều trong số sự gia tăng này sẽ là nhu cầu nước cho tưới tiêu ở các khu vực hiện đang khan hiếm nước.

Tỷ lệ phần trăm bề mặt đất của thế giới hiện đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp gần như đã tăng gấp ba lần trong vòng 50 năm qua, trong khi tổng diện tích canh tác chỉ tăng 12%, đã chỉ rõ ảnh hưởng của sự gia tăng này. Diện tích tưới tiêu đã tăng gấp đôi về quy mô trong thời gian đó và chúng chiếm khoảng 40% sự gia tăng trong sản xuất.

Tăng trưởng bình quân mỗi năm trong sản xuất các thực phẩm thông qua nuôi trồng thủy sản giữa năm 1970 và năm 2008. Nhu cầu về đất, nước và thức ăn cho cá cũng gia tăng, dẫn tới có nhiều áp lực lên các vùng đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển.

Hình 1: Sử dụng nước trong nông nghiệp tưới tiêu và dùng nước mưaHình 2: Cân bằng giữa nông nghiệp tưới tiêu và sử dụng nước mưa trên toàn thế giới

Lượng mưa (hàng ngàn km3 mỗi

năm) 110

100%

Năng lượng sinh học Rừng

Các sản phẩmÐất chăn nuôi gia súc

Ða dạng sinh học

Cây trồng vật nuôi

Nuôi trồngthủy sản

các loại cây trồng vật nuôi Nước chứa

thủy sảnđa dạng sinh học

ngư nghiệp

Cảnh quan 56%

Nông nghiệp sử dụng nước mưa

4.5%Nông nghiệp được tưới tiêu 0.6% 1.4%

Bốc hơi nước 1.3%

Các thành phố và các ngành công nghiệp

0.1%

Ðộ ẩmcủa đất từnước mưa

Nước mưa

Nước mưa

Nước mưa

Sông Ðất ngập nướcHồNước ngầm

Nước tưới tiêu

Nướctưới tiêu

Cảnh quan

Cảnh quan

Ðập và hồ chứa

Nông nghiệptưới tiêu

Nông nghiệptừ nước mưa

Ðất ngập nướcCác thành phố

Ðại dương

Nguồn: Ðánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (2007)

Tổng lượng nước toàn cầu: 7.130 km3 (80% từ nước mưa và thấm vào đất,20% từ nước sông, hồ, các vùng đất ngập nước và nguồn nước mặt)

Hơn 75% sản xuất từ các khu vực nước mưa

Hơn một nửa sản xuất từ khu vực nước mưa

Hơn một nửa sản xuất từ khu vực được tưới tiêu

Hơn 75% sản xuất từ các khu vực tưới tiêu

Lưu ý: Sản xuất ở đây đề cập đến tổng giá trị sản xuất. Các biểu đồ hình tròn chỉ ra tổng lượng bốc hơi nước theo mùa vụ tính theo km3 ở mỗi khu vực.

Nguồn: Ðánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (2007).

Nước tưới tiêu

8 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

36%

7O% 4O% 2O%

CÁC CON SỐ VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ:

905

1,080 1,480

220

780

1,670235

650

110

19% 11% 6.6%

Ở nhiều nơi trên thế giới tài nguyên nước đã được sử dụng ở mức bằng hoặc vượt quá giới hạn bền vững của chúng. Nông nghiệp sẽ cần nhiều nước hơn để hỗ trợ nhiều hơn cho con người trong tương lai, song vùng đất ngập nước vẫn phải có đủ nước để duy trì đặc tính sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu.

Nông nghiệp sẽ cần thêm nhiều đất để hỗ trợ nhiều người hơn trong tương lai, nhưng chuyển đổi đất ngập nước cho mục đích nông nghiệp sẽ dẫn đến việc mất các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng.

THÔNG ÐIỆP CHÍNH:

Nước cho nông nghiệp: lượng nước chúng ta dùng là bao nhiêu; điều đó ảnh hưởng tới các vùng đất ngập nước như thế nào? Và điều gì ở phía trước trong những thập kỷ tới – liệu rằng chúng ta có đủ nước khi dân số trên hành tinh ngày càng tăng?

Tỷ lệ phần trăm lượng nước mặt và nước ngầm được dùng cho các mục đích nông nghiệp. Hầu hết chúng được sử dụng để tưới tiêu: một số quay trở lại các con sông và nước ngầm như dòng hoàn lưu, và phần còn lại trở về khí quyển thông qua sự thoát hơi nước (Hình 1).

Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ của diện tích tưới tiêu phụ thuộc vào nguồn nước ngầm cũng như là nguồn nước chính hoặc kết hợp với các nguồn nước khác.

Tỷ lệ phần trăm ước tính các nhu cầu về nước cho nông nghiệp hiện nay được đáp ứng bởi thuỷ lợi - còn lại được cung cấp bởi lượng nước mưa. Sự cân bằng giữa nông nghiệp được tưới tiêu và nông nghiệp được cung cấp từ mưa là rất khác nhau trên thế giới (Hình 2)

Ước tính vào năm 2050 tỉ lệ tiêu thụ nước cho nông nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng hơn hiện tại, bao gồm cả nông nghiệp từ nước mưa và nông nghiệp tưới tiêu, để sản xuất lương thực, vật liệu và năng lượng sinh học – và nhiều trong số sự gia tăng này sẽ là nhu cầu nước cho tưới tiêu ở các khu vực hiện đang khan hiếm nước.

Tỷ lệ phần trăm bề mặt đất của thế giới hiện đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp gần như đã tăng gấp ba lần trong vòng 50 năm qua, trong khi tổng diện tích canh tác chỉ tăng 12%, đã chỉ rõ ảnh hưởng của sự gia tăng này. Diện tích tưới tiêu đã tăng gấp đôi về quy mô trong thời gian đó và chúng chiếm khoảng 40% sự gia tăng trong sản xuất.

Tăng trưởng bình quân mỗi năm trong sản xuất các thực phẩm thông qua nuôi trồng thủy sản giữa năm 1970 và năm 2008. Nhu cầu về đất, nước và thức ăn cho cá cũng gia tăng, dẫn tới có nhiều áp lực lên các vùng đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển.

Hình 1: Sử dụng nước trong nông nghiệp tưới tiêu và dùng nước mưaHình 2: Cân bằng giữa nông nghiệp tưới tiêu và sử dụng nước mưa trên toàn thế giới

Lượng mưa (hàng ngàn km3 mỗi

năm) 110

100%

Năng lượng sinh học Rừng

Các sản phẩmÐất chăn nuôi gia súc

Ða dạng sinh học

Cây trồng vật nuôi

Nuôi trồngthủy sản

các loại cây trồng vật nuôi Nước chứa

thủy sảnđa dạng sinh học

ngư nghiệp

Cảnh quan 56%

Nông nghiệp sử dụng nước mưa

4.5%Nông nghiệp được tưới tiêu 0.6% 1.4%

Bốc hơi nước 1.3%

Các thành phố và các ngành công nghiệp

0.1%

Ðộ ẩmcủa đất từnước mưa

Nước mưa

Nước mưa

Nước mưa

Sông Ðất ngập nướcHồNước ngầm

Nước tưới tiêu

Nướctưới tiêu

Cảnh quan

Cảnh quan

Ðập và hồ chứa

Nông nghiệptưới tiêu

Nông nghiệptừ nước mưa

Ðất ngập nướcCác thành phố

Ðại dương

Nguồn: Ðánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (2007)

Tổng lượng nước toàn cầu: 7.130 km3 (80% từ nước mưa và thấm vào đất,20% từ nước sông, hồ, các vùng đất ngập nước và nguồn nước mặt)

Hơn 75% sản xuất từ các khu vực nước mưa

Hơn một nửa sản xuất từ khu vực nước mưa

Hơn một nửa sản xuất từ khu vực được tưới tiêu

Hơn 75% sản xuất từ các khu vực tưới tiêu

Lưu ý: Sản xuất ở đây đề cập đến tổng giá trị sản xuất. Các biểu đồ hình tròn chỉ ra tổng lượng bốc hơi nước theo mùa vụ tính theo km3 ở mỗi khu vực.

Nguồn: Ðánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (2007).

Nước tưới tiêu

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 9

TÌM RA SỰ CÂN BẰNG GIỮA NÔNG NGHIỆP,CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NƯỚC Việc sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và các dịch vụ hệ sinh thái của chúng là mục tiêu trọng tâm của Công ước Ramsar. Vì vậy, sử dụng khôn khéo trong phạm vi hoạt động sản xuất nông nghiệp là gì? Ðiều này có nghĩa là quản lý sự tương tác giữa nông nghiệp với các vùng đất ngập nước theo cách duy trì các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng của đất ngập nước. Nó đồng thời có nghĩa là tìm kiếm một sự cân bằng hợp lý giữa các dịch vụ cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và các dịch vụ văn hóa. Nhu cầu cần phải tìm ra được sự cân bằng cũng như thừa nhận tầm quan trọng của vùng đất ngập nước đối với nông nghiệp đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết VIII.34 Ramsar (2002) về nông nghiệp, đất ngập nước và quản lý tài nguyên nước.

Hoạt động nông nghiệp tập trung vào việc quản lý và tăng cường cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái: trong khi chúng ta có thể tăng hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì vậy tăng các dịch vụ cung cấp - có lẽ bằng cách sử dụng phân bón nhiều hơn để có được năng suất mùa vụ cao hơn ở các vùng đất ngập nước theo mùa hoặc bởi rút lượng nước nhiều hơn để tưới tiêu, đây là nguy cơ làm cho đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước sẽ thay đổi ở một vài nơi mà chúng ta sẽ mất đi các dịch vụ hỗ trợ và điều tiết quan trọng. Ðiều này có thể dẫn đến việc mất hoặc suy thoái các dịch vụ cung cấp, là dịch vụ quan trọng đầu tiên của đất ngập nước.

Có rất ít giải pháp mang tính toàn cầu: do sự khác biệt rất lớn về điều kiện khí hậu, vùng đất ngập nước, nông nghiệp và cộng đồng giữa các vùng với nhau.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm và theo quan sát ở nhiều vùng đất ngập nước, chúng ta thấy được: thực sự là có thể tìm thấy các lợi ích để hài hòa giữa nông nghiệp và đất ngập nước, đặc biệt khi các giải pháp của địa phương được thực hiện bởi sử dụng các kiến thức bản địa ở phạm vi rộng hơn với các nỗ lực lồng ghép vào quy hoạch.

Các giải pháp hiệu quả nhất: để đưa ra sự cân bằng nhắm tới việc sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận gồm: các hoạt động nông nghiệp có thể giúp làm giảm thiểu tác động lên các vùng đất ngập nước; việc phát triển hệ sinh thái nông nghiệp đa chức năng được quản lý nhằm cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ở phạm vi rộng nhất; và phục hồi các vùng đất ngập nước để cung cấp các chức năng và các dịch vụ về cảnh quan nông nghiệp.

ÐỊNH NGHĨA

Triết lý chủ đạo của Ramsar là khái niệm "sử dụng khôn khéo" - Thuật ngữ này đơn giản có nghĩa là bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước và nguồn tài nguyên của chúng vì lợi ích của nhân loại. Ðối với các nhà khoa học thì khái niệm sử dụng khôn khéo được định nghĩa: "việc duy trì đặc tính sinh thái của đất ngập nước, đạt được thông qua việc thực hiện các phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững".

Một hệ sinh thái nông nghiệp có thể được xác định là "một hệ thống nguồn tài nguyên tự nhiên và sinh vật được con người quản lý với mục tiêu đầu tiên là sản xuất lương thực.

a

ết m:

pg h c ệ g p c

© A

bouk

ar M

aham

at

GIẢM THIỂU CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆPLÊN CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC

Giải pháp quản lý ở Cameroon

Ðối với vùng ngập lũ Waza - Logone ở Cameroon, theo truyền thống, lũ theo mùa đã giúp phần lớn ngư dân, nông dân và những người chăn nuôi gia súc, tất cả những người sống dựa vào các chu kỳ tự nhiên của chế độ ngập lụt. Việc xây dựng đập lớn ở thượng nguồn để cung cấp nước tưới cho một dự án canh tác lúa đã làm giảm lũ ở hạ nguồn, gây mất đất ngập nước và mất sinh kế của những người sống trong vùng lũ. Ðể khôi phục lại một số các mô hình lũ trong khi vẫn cung cấp nước cho các dự án về lúa đã được các bên liên quan đàm phán và thực hiện cam kết. Kết quả cuộc đàm phán rất tích cực với sự trở lại sản xuất canh tác theo lối truyền thống cũng như sự gia tăng về sản lượng đánh bắt cá và khả năng di chuyển của các loài động vật hoang dã. Kinh nghiệm thực tế này đã cho thấy tầm quan trọng của việc công nhận các giá trị của đất ngập nước và nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đất ngập nước trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng về nước phục vụ cho nông nghiệp.

Nhiều mùa vụ được phân phối hơn: Vẫn có nhiều cơ hội để cải thiện việc quản lý và hiệu suất của nước trong nông nghiệp tưới tiêu và sử dụng nước mưa. Các công nghệ tưới tiêu đạt hiệu quả cao đang trở nên phổ biến hơn; Việc giảm trồng các cây trồng chịu hạn sẽ làm giảm nhu cầu tưới nước và việc trồng các loại cây có khả năng chịu lũ có thể làm giảm nhu cầu thoát nước ở vùng đất ngập nước. Việc quản lý nước trong nông nghiệp theo lối truyền thống có thể là hiệu quả hơn nếu kết hợp với công nghệ điện thoại thông minh, vì với công nghệ này thì nông dân tiếp cận được với các thông tin về thời tiết và mùa vụ. Việc tái sử dụng nước và việc sử dụng nước thải nông nghiệp có thể làm giảm nhu cầu lấy nước từ các vùng đất ngập nước. Các dòng chảy từ đô thị có thể cung cấp nguồn nước có giá trị cho hoạt động nông nghiệp, và các vùng đất ngập nước có thể hỗ trợ để cung cấp nguồn nước được xử lý trước khi sử dụng cho nông nghiệp.

Giảm tác động của nông nghiệp đến chất lượng nước: Các lựa chọn như lựa chọn để bảo tồn và làm nông nghiệp hữu cơ có thể giảm tải lượng ô nhiễm lên các vùng đất ngập nước. Quản lý dịch hại tổng hợp và việc can thiệp theo các giai đoạn trong vòng đời của động thực vật có thể giúp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu. Các hệ thống sản xuất kết hợp có thể sử dụng phân bón gia súc để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản. Ở qui mô nhỏ, các hoạt động nông nghiệp thâm canh và trang trại gia đình có thể làm giảm đáng kể chi phí đầu vào.

Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước: Trong khi các đập lớn vẫn chọn mục tiêu giảm tính dễ tổn thương cho nông dân khi bị hạn và tăng sản xuất, thì các lựa chọn mang tính địa phương như làm bể chứa và đập nhỏ sẽ tạo khả năng phục hồi ở địa phương: ví dụ, các hệ thống thủy lợi cổ của Sri Lanka đã sử dụng mạng lưới các hồ chứa lớn và nhỏ được gọi là "bể chứa". Chính mạng lưới các hồ chứa đó là nguồn đa dạng sinh học đất ngập nước thường xuyên và phong phú. Ðập lớn hơn thì có thể được thiết kế và hoạt động với nhiều mục đích như với mục đích nông nghiệp, thủy điện, thủy sản, vui chơi giải trí và cho phép nước chảy vào các hệ sinh thái vùng hạ lưu.

Hình 3: Nông nghiệp thường làm tăng các dịch vụ hệ sinh thái cung cấp ở các chi phí cho các dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa

HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN

Gỗ

Gỗ

ThịtThịt

Mùa

vụ

Mùa vụ

Các giá trị tinh thần

Các giá trị tinh thần

Du lịch và giải trí Du lịch và giải trí

Ðiều chỉnh cân bằng nước

Ðiều chỉnh cân bằng nước

Kiểm

soát

dịch

bện

h

Kiểm

soát

dịch

bện

h

Thụ phấn

Thụ phấn

Các dịch vụ hệ sinh thái dự phòng

Các dịch vụ hệ sinh thái điều chỉnh

Các dịch vụ hệ sinh thái về văn hóa

Nguồn: L.J. Gordon và cộng sự. Quản lý Nước Nông nghiệp 97 (2010): 512-519

Các hệ thống sản xuất kết hợp

Các hệ thống sản xuất kết hợp thường là các hoạt động sản xuất thâm canh nhỏ, trong khi chúng có thể đòi hỏi đầu vào lớn về lao động nhưng chúng thường rất hiệu quả trong việc sử dụng đất, nước và dinh dưỡng. Trong các hệ thống canh tác cá-lúa truyền thống ở châu Á, người nông dân đã làm nông nghiệp theo phương thức này hàng trăm năm. Với phương thức này thì cá cung cấp phân bón cho lúa và giúp kiểm soát cỏ và côn trùng vật nuôi, trong khi lúa lại cung cấp môi trường và bóng mát cho cá. Các hệ thống lúa-cá-vịt ở Trung Quốc đã áp dụng phương pháp này lâu hơn và ở những nơi sản xuất tơ lụa là quan trọng thì các cây dâu được lồng ghép vào hệ thống sản xuất kết hợp với cá và vịt. Ở các ruộng bậc thang của Philippines, hệ thống sản xuất thực phẩm hữu cơ thâm canh đã hỗ trợ đáng kể cho đa dạng sinh học nông nghiệp và nền văn hoá này đã có cách đây hai nghìn năm.

Khu Ramsar Waza Logone, nơi làm nông nghiệp, nuôi cá và gia súc duy trì sinh kế của địa phương lâu dài

10 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

TÌM RA SỰ CÂN BẰNG GIỮA NÔNG NGHIỆP,CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NƯỚC Việc sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và các dịch vụ hệ sinh thái của chúng là mục tiêu trọng tâm của Công ước Ramsar. Vì vậy, sử dụng khôn khéo trong phạm vi hoạt động sản xuất nông nghiệp là gì? Ðiều này có nghĩa là quản lý sự tương tác giữa nông nghiệp với các vùng đất ngập nước theo cách duy trì các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng của đất ngập nước. Nó đồng thời có nghĩa là tìm kiếm một sự cân bằng hợp lý giữa các dịch vụ cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và các dịch vụ văn hóa. Nhu cầu cần phải tìm ra được sự cân bằng cũng như thừa nhận tầm quan trọng của vùng đất ngập nước đối với nông nghiệp đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết VIII.34 Ramsar (2002) về nông nghiệp, đất ngập nước và quản lý tài nguyên nước.

Hoạt động nông nghiệp tập trung vào việc quản lý và tăng cường cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái: trong khi chúng ta có thể tăng hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì vậy tăng các dịch vụ cung cấp - có lẽ bằng cách sử dụng phân bón nhiều hơn để có được năng suất mùa vụ cao hơn ở các vùng đất ngập nước theo mùa hoặc bởi rút lượng nước nhiều hơn để tưới tiêu, đây là nguy cơ làm cho đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước sẽ thay đổi ở một vài nơi mà chúng ta sẽ mất đi các dịch vụ hỗ trợ và điều tiết quan trọng. Ðiều này có thể dẫn đến việc mất hoặc suy thoái các dịch vụ cung cấp, là dịch vụ quan trọng đầu tiên của đất ngập nước.

Có rất ít giải pháp mang tính toàn cầu: do sự khác biệt rất lớn về điều kiện khí hậu, vùng đất ngập nước, nông nghiệp và cộng đồng giữa các vùng với nhau.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm và theo quan sát ở nhiều vùng đất ngập nước, chúng ta thấy được: thực sự là có thể tìm thấy các lợi ích để hài hòa giữa nông nghiệp và đất ngập nước, đặc biệt khi các giải pháp của địa phương được thực hiện bởi sử dụng các kiến thức bản địa ở phạm vi rộng hơn với các nỗ lực lồng ghép vào quy hoạch.

Các giải pháp hiệu quả nhất: để đưa ra sự cân bằng nhắm tới việc sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận gồm: các hoạt động nông nghiệp có thể giúp làm giảm thiểu tác động lên các vùng đất ngập nước; việc phát triển hệ sinh thái nông nghiệp đa chức năng được quản lý nhằm cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ở phạm vi rộng nhất; và phục hồi các vùng đất ngập nước để cung cấp các chức năng và các dịch vụ về cảnh quan nông nghiệp.

ÐỊNH NGHĨA

Triết lý chủ đạo của Ramsar là khái niệm "sử dụng khôn khéo" - Thuật ngữ này đơn giản có nghĩa là bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước và nguồn tài nguyên của chúng vì lợi ích của nhân loại. Ðối với các nhà khoa học thì khái niệm sử dụng khôn khéo được định nghĩa: "việc duy trì đặc tính sinh thái của đất ngập nước, đạt được thông qua việc thực hiện các phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững".

Một hệ sinh thái nông nghiệp có thể được xác định là "một hệ thống nguồn tài nguyên tự nhiên và sinh vật được con người quản lý với mục tiêu đầu tiên là sản xuất lương thực.

a

ết m:

pg h c ệ g p c

© A

bouk

ar M

aham

at

GIẢM THIỂU CÁC TÁC ÐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆPLÊN CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚC

Giải pháp quản lý ở Cameroon

Ðối với vùng ngập lũ Waza - Logone ở Cameroon, theo truyền thống, lũ theo mùa đã giúp phần lớn ngư dân, nông dân và những người chăn nuôi gia súc, tất cả những người sống dựa vào các chu kỳ tự nhiên của chế độ ngập lụt. Việc xây dựng đập lớn ở thượng nguồn để cung cấp nước tưới cho một dự án canh tác lúa đã làm giảm lũ ở hạ nguồn, gây mất đất ngập nước và mất sinh kế của những người sống trong vùng lũ. Ðể khôi phục lại một số các mô hình lũ trong khi vẫn cung cấp nước cho các dự án về lúa đã được các bên liên quan đàm phán và thực hiện cam kết. Kết quả cuộc đàm phán rất tích cực với sự trở lại sản xuất canh tác theo lối truyền thống cũng như sự gia tăng về sản lượng đánh bắt cá và khả năng di chuyển của các loài động vật hoang dã. Kinh nghiệm thực tế này đã cho thấy tầm quan trọng của việc công nhận các giá trị của đất ngập nước và nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đất ngập nước trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng về nước phục vụ cho nông nghiệp.

Nhiều mùa vụ được phân phối hơn: Vẫn có nhiều cơ hội để cải thiện việc quản lý và hiệu suất của nước trong nông nghiệp tưới tiêu và sử dụng nước mưa. Các công nghệ tưới tiêu đạt hiệu quả cao đang trở nên phổ biến hơn; Việc giảm trồng các cây trồng chịu hạn sẽ làm giảm nhu cầu tưới nước và việc trồng các loại cây có khả năng chịu lũ có thể làm giảm nhu cầu thoát nước ở vùng đất ngập nước. Việc quản lý nước trong nông nghiệp theo lối truyền thống có thể là hiệu quả hơn nếu kết hợp với công nghệ điện thoại thông minh, vì với công nghệ này thì nông dân tiếp cận được với các thông tin về thời tiết và mùa vụ. Việc tái sử dụng nước và việc sử dụng nước thải nông nghiệp có thể làm giảm nhu cầu lấy nước từ các vùng đất ngập nước. Các dòng chảy từ đô thị có thể cung cấp nguồn nước có giá trị cho hoạt động nông nghiệp, và các vùng đất ngập nước có thể hỗ trợ để cung cấp nguồn nước được xử lý trước khi sử dụng cho nông nghiệp.

Giảm tác động của nông nghiệp đến chất lượng nước: Các lựa chọn như lựa chọn để bảo tồn và làm nông nghiệp hữu cơ có thể giảm tải lượng ô nhiễm lên các vùng đất ngập nước. Quản lý dịch hại tổng hợp và việc can thiệp theo các giai đoạn trong vòng đời của động thực vật có thể giúp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu. Các hệ thống sản xuất kết hợp có thể sử dụng phân bón gia súc để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản. Ở qui mô nhỏ, các hoạt động nông nghiệp thâm canh và trang trại gia đình có thể làm giảm đáng kể chi phí đầu vào.

Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước: Trong khi các đập lớn vẫn chọn mục tiêu giảm tính dễ tổn thương cho nông dân khi bị hạn và tăng sản xuất, thì các lựa chọn mang tính địa phương như làm bể chứa và đập nhỏ sẽ tạo khả năng phục hồi ở địa phương: ví dụ, các hệ thống thủy lợi cổ của Sri Lanka đã sử dụng mạng lưới các hồ chứa lớn và nhỏ được gọi là "bể chứa". Chính mạng lưới các hồ chứa đó là nguồn đa dạng sinh học đất ngập nước thường xuyên và phong phú. Ðập lớn hơn thì có thể được thiết kế và hoạt động với nhiều mục đích như với mục đích nông nghiệp, thủy điện, thủy sản, vui chơi giải trí và cho phép nước chảy vào các hệ sinh thái vùng hạ lưu.

Hình 3: Nông nghiệp thường làm tăng các dịch vụ hệ sinh thái cung cấp ở các chi phí cho các dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa

HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN

Gỗ

Gỗ

ThịtThịt

Mùa

vụ

Mùa vụ

Các giá trị tinh thần

Các giá trị tinh thần

Du lịch và giải trí Du lịch và giải trí

Ðiều chỉnh cân bằng nước

Ðiều chỉnh cân bằng nước

Kiểm

soát

dịch

bện

h

Kiểm

soát

dịch

bện

h

Thụ phấn

Thụ phấn

Các dịch vụ hệ sinh thái dự phòng

Các dịch vụ hệ sinh thái điều chỉnh

Các dịch vụ hệ sinh thái về văn hóa

Nguồn: L.J. Gordon và cộng sự. Quản lý Nước Nông nghiệp 97 (2010): 512-519

Các hệ thống sản xuất kết hợp

Các hệ thống sản xuất kết hợp thường là các hoạt động sản xuất thâm canh nhỏ, trong khi chúng có thể đòi hỏi đầu vào lớn về lao động nhưng chúng thường rất hiệu quả trong việc sử dụng đất, nước và dinh dưỡng. Trong các hệ thống canh tác cá-lúa truyền thống ở châu Á, người nông dân đã làm nông nghiệp theo phương thức này hàng trăm năm. Với phương thức này thì cá cung cấp phân bón cho lúa và giúp kiểm soát cỏ và côn trùng vật nuôi, trong khi lúa lại cung cấp môi trường và bóng mát cho cá. Các hệ thống lúa-cá-vịt ở Trung Quốc đã áp dụng phương pháp này lâu hơn và ở những nơi sản xuất tơ lụa là quan trọng thì các cây dâu được lồng ghép vào hệ thống sản xuất kết hợp với cá và vịt. Ở các ruộng bậc thang của Philippines, hệ thống sản xuất thực phẩm hữu cơ thâm canh đã hỗ trợ đáng kể cho đa dạng sinh học nông nghiệp và nền văn hoá này đã có cách đây hai nghìn năm.

Khu Ramsar Waza Logone, nơi làm nông nghiệp, nuôi cá và gia súc duy trì sinh kế của địa phương lâu dài

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 11

© Iv

an Y

anch

ev

QUẢN LÝ ÐẤT VÀ NƯỚC ÐỐI VỚICÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP ÐA CHỨC NĂNGNền nông nghiệp thương mại thường có xu hướng tập trung vào một loại dịch vụ hệ sinh thái cung cấp hoặc hầu hết với các dịch vụ trong phạm vi hẹp hơn như một hoặc nhiều loại là ngũ cốc, chất xơ, cá, thịt hoặc sản xuất nhiên liệu sinh học. Với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái nông nghiệp đa chức năng, người nông dân quản lý đất và nước là để đạt được đồng thời nhiều loại dịch vụ hệ sinh thái. Ðối với các loại dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước đòi hỏi phải có hiểu biết về thủy văn và sinh thái phù hợp với cảnh quan. Do vậy các hệ thống sản xuất không chỉ cung cấp các dịch vụ cung cấp mà còn cung cấp các dịch vụ thiết yếu khác về văn hoá, điều tiết và các dịch vụ hỗ trợ. Một phương pháp tiếp cận trong đó thừa nhận các giá trị đầy đủ của các dịch vụ hệ sinh thái sẽ cho phép nông dân xác định lợi ích có thể đạt được như thế nào và loại dịch vụ nào sẽ có lợi ích.

Nền nông nghiệp đô thị: Việc tăng năng suất trên đất nông nghiệp ở bên ngoài các vùng đất ngập nước sẽ giúp làm giảm nhu cầu chuyển đổi đất ngập nước. Việc tăng nhu cầu về nông nghiệp đô thị cũng là một lựa chọn khả thi để cung cấp lương thực cho thành phố nhằm đảm bảo năng suất của các vùng đất trống khác được tính toán cân nhắc kỹ trước khi chuyển đổi đất ngập nước.

Các vùng đất ngập nước thuộc bên trong hoặc gần với khu vực đô thị cũng tạo cơ hội cho cư dân thành phố canh tác và chăn nuôi, trong nhiều trường hợp có thể là cứu cánh quan trọng đối với cuộc sống của người dân nghèo đô thị.

Ở các vùng đất ngập nước của Ðông Calcutta (khu Ramsar ở Ấn Ðộ), nước thải của thành phố được xử lý và sử dụng để nuôi cá và làm

nông nghiệp. Vùng đất ngập nước này cung cấp khoảng 150 tấn rau tươi mỗi ngày, khoảng 10.500 tấn cá mỗi năm, cung cấp sinh kế trực tiếp cho khoảng 50.000 người sống và sinh kế gián tiếp cho rất nhiều người khác.

Ở vùng thấp của thung lũng Freetown, Sierra Leone, và các vùng dễ bị ngập lụt hiện đang được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, người dân được khuyến khích không xây dựng ở khu vực này và tạo ra không gian xanh để có thể trữ nước lũ và nước mưa.

Ở vùng Amman của Jordan, nông nghiệp đô thị và lâm nghiệp được lồng ghép trong Kế hoạch phát triển sạch của thành phố. Tại thành phố Cape Town, Nam Phi, 450 ha diện tích đất ngập nước đã được bảo vệ để hỗ trợ cho nghề làm vườn ở quy mô nhỏ.

Phục hồi các chức năng của đất ngập nước và các chức năng phân bổ nước đảm bảo duy trì đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước có thể được coi như là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tự nhiên cho nông nghiệp. Các vùng đất ngập nước trên đất nông nghiệp có thể giúp quản lý nước lũ trong mùa mưa, cải thiện độ ẩm của đất, trữ nước nhiều hơn trong mùa khô và cung cấp nước cho các hệ sinh thái ở vùng hạ lưu.

KHÔI PHỤC CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚCTRONG BỐI CẢNH CẢNH QUAN NÔNG NGHIỆP

Chi phí trả cho nông dân để khôi phục lại các dịch vụ hệ sinh thái Các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước khác cũng có giá trị kinh tế hơn với sản xuất nông nghiệp, ví dụ việc làm giảm dòng chảy lũ cao điểm hoặc bảo vệ chất lượng của nguồn nước sinh hoạt. Ngày càng có nhiều quốc gia, nông dân được trả chi phí để duy trì các dịch vụ này từ những người được hưởng lợi ích ở hạ nguồn. Ở lưu vực sông Tualatin (Mỹ), nguời dân được trả tiền từ việc sử dụng nước để khôi phục thảm thực vật ven sông, tạo bóng mát trên sông - làm mát nước và bồi thường lại tác động nhiệt độ của nước thải nhà máy xử lý cũng như cải thiện môi trường sống cho cá hồi. Ðiều này cũng giúp nông dân giữ được đất để sản xuất đồng thời đa dạng hóa nguồn thu nhập.

© P

. Cso

nka

CÁC KHU RAMSAR CÁC VÍ DỤ VỀ CÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP ÐA CHỨC NĂNG

Trên thế giới có rất nhiều khu Ramsar, sản xuất nông nghiệp trong vùng đất ngập nước vẫn giữ nguyên được cả hai khía cạnh: giữ được đặc tính sinh thái và sử dụng khôn khéo đất ngập nước (hình 4). Nhiều khu Ramsar nhân tạo với mục đích để phục vụ cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cũng là nguồn cung cấp đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa.

Tất nhiên các khu Ramsar cũng không nằm ngoài các mối đe dọa từ hoạt động nông nghiệp và các mối đe doạ bên trong hoặc bên ngoài ranh giới của các khu. Một nghiên cứu tiến hành năm 2006 cho thấy hơn 78% các khu Ramsar có các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chính các hoạt động này cũng được liệt kê là mối đe dọa cho hơn nửa các khu Ramsar đó.

Khu Ramsar Srebarna ở Bungari bao gồm đất canh tác, rừng, đảo nhỏ với các bãi sậy và hồ nước ngọt

Hình 4: Các khu Ramsar với các loại hình đất ngập nước nông nghiệp

Châu Phi

Châu Á

Châu Âu

Bắc Mỹ

Nam Mỹ

Châu đại dương

Các khu Ramsar khác

Hỗ trợ các loài hoang dã: Hồ nhân tạo của khu Ramsar Tata, Hung-ga-ri

ÐỊNH NGHĨA

Tính đến tháng 8 năm 2013, khoảng 20% các khu Ramsar bao gồm một hoặc nhiều kiểu đất ngập nước sau:

Nuôi trồng thủy sản;

Ao, trang trại hoặc ao cá, các bể chứa nhỏ;

Vùng đất được tưới tiêu bao gồm các kênh thủy lợi và các ruộng lúa;

Vùng đất tưới tiêu bị ngập lũ theo mùa.

Các khu Ramsar là các vùng đất ngập nước đáp ứng 1 hoặc nhiều tiêu chí Ramsar và được các quốc gia thành viên Công ước chỉ định đưa vào Danh mục Các vùng Ðất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế .

Tìm hiểu thêm về các tiêu chí ở đây:

www.ramsar.org/criteria_en/

12 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

© Iv

an Y

anch

ev

QUẢN LÝ ÐẤT VÀ NƯỚC ÐỐI VỚICÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP ÐA CHỨC NĂNGNền nông nghiệp thương mại thường có xu hướng tập trung vào một loại dịch vụ hệ sinh thái cung cấp hoặc hầu hết với các dịch vụ trong phạm vi hẹp hơn như một hoặc nhiều loại là ngũ cốc, chất xơ, cá, thịt hoặc sản xuất nhiên liệu sinh học. Với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái nông nghiệp đa chức năng, người nông dân quản lý đất và nước là để đạt được đồng thời nhiều loại dịch vụ hệ sinh thái. Ðối với các loại dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước đòi hỏi phải có hiểu biết về thủy văn và sinh thái phù hợp với cảnh quan. Do vậy các hệ thống sản xuất không chỉ cung cấp các dịch vụ cung cấp mà còn cung cấp các dịch vụ thiết yếu khác về văn hoá, điều tiết và các dịch vụ hỗ trợ. Một phương pháp tiếp cận trong đó thừa nhận các giá trị đầy đủ của các dịch vụ hệ sinh thái sẽ cho phép nông dân xác định lợi ích có thể đạt được như thế nào và loại dịch vụ nào sẽ có lợi ích.

Nền nông nghiệp đô thị: Việc tăng năng suất trên đất nông nghiệp ở bên ngoài các vùng đất ngập nước sẽ giúp làm giảm nhu cầu chuyển đổi đất ngập nước. Việc tăng nhu cầu về nông nghiệp đô thị cũng là một lựa chọn khả thi để cung cấp lương thực cho thành phố nhằm đảm bảo năng suất của các vùng đất trống khác được tính toán cân nhắc kỹ trước khi chuyển đổi đất ngập nước.

Các vùng đất ngập nước thuộc bên trong hoặc gần với khu vực đô thị cũng tạo cơ hội cho cư dân thành phố canh tác và chăn nuôi, trong nhiều trường hợp có thể là cứu cánh quan trọng đối với cuộc sống của người dân nghèo đô thị.

Ở các vùng đất ngập nước của Ðông Calcutta (khu Ramsar ở Ấn Ðộ), nước thải của thành phố được xử lý và sử dụng để nuôi cá và làm

nông nghiệp. Vùng đất ngập nước này cung cấp khoảng 150 tấn rau tươi mỗi ngày, khoảng 10.500 tấn cá mỗi năm, cung cấp sinh kế trực tiếp cho khoảng 50.000 người sống và sinh kế gián tiếp cho rất nhiều người khác.

Ở vùng thấp của thung lũng Freetown, Sierra Leone, và các vùng dễ bị ngập lụt hiện đang được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, người dân được khuyến khích không xây dựng ở khu vực này và tạo ra không gian xanh để có thể trữ nước lũ và nước mưa.

Ở vùng Amman của Jordan, nông nghiệp đô thị và lâm nghiệp được lồng ghép trong Kế hoạch phát triển sạch của thành phố. Tại thành phố Cape Town, Nam Phi, 450 ha diện tích đất ngập nước đã được bảo vệ để hỗ trợ cho nghề làm vườn ở quy mô nhỏ.

Phục hồi các chức năng của đất ngập nước và các chức năng phân bổ nước đảm bảo duy trì đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước có thể được coi như là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tự nhiên cho nông nghiệp. Các vùng đất ngập nước trên đất nông nghiệp có thể giúp quản lý nước lũ trong mùa mưa, cải thiện độ ẩm của đất, trữ nước nhiều hơn trong mùa khô và cung cấp nước cho các hệ sinh thái ở vùng hạ lưu.

KHÔI PHỤC CÁC VÙNG ÐẤT NGẬP NƯỚCTRONG BỐI CẢNH CẢNH QUAN NÔNG NGHIỆP

Chi phí trả cho nông dân để khôi phục lại các dịch vụ hệ sinh thái Các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước khác cũng có giá trị kinh tế hơn với sản xuất nông nghiệp, ví dụ việc làm giảm dòng chảy lũ cao điểm hoặc bảo vệ chất lượng của nguồn nước sinh hoạt. Ngày càng có nhiều quốc gia, nông dân được trả chi phí để duy trì các dịch vụ này từ những người được hưởng lợi ích ở hạ nguồn. Ở lưu vực sông Tualatin (Mỹ), nguời dân được trả tiền từ việc sử dụng nước để khôi phục thảm thực vật ven sông, tạo bóng mát trên sông - làm mát nước và bồi thường lại tác động nhiệt độ của nước thải nhà máy xử lý cũng như cải thiện môi trường sống cho cá hồi. Ðiều này cũng giúp nông dân giữ được đất để sản xuất đồng thời đa dạng hóa nguồn thu nhập.

© P

. Cso

nka

CÁC KHU RAMSAR CÁC VÍ DỤ VỀ CÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP ÐA CHỨC NĂNG

Trên thế giới có rất nhiều khu Ramsar, sản xuất nông nghiệp trong vùng đất ngập nước vẫn giữ nguyên được cả hai khía cạnh: giữ được đặc tính sinh thái và sử dụng khôn khéo đất ngập nước (hình 4). Nhiều khu Ramsar nhân tạo với mục đích để phục vụ cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cũng là nguồn cung cấp đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa.

Tất nhiên các khu Ramsar cũng không nằm ngoài các mối đe dọa từ hoạt động nông nghiệp và các mối đe doạ bên trong hoặc bên ngoài ranh giới của các khu. Một nghiên cứu tiến hành năm 2006 cho thấy hơn 78% các khu Ramsar có các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chính các hoạt động này cũng được liệt kê là mối đe dọa cho hơn nửa các khu Ramsar đó.

Khu Ramsar Srebarna ở Bungari bao gồm đất canh tác, rừng, đảo nhỏ với các bãi sậy và hồ nước ngọt

Hình 4: Các khu Ramsar với các loại hình đất ngập nước nông nghiệp

Châu Phi

Châu Á

Châu Âu

Bắc Mỹ

Nam Mỹ

Châu đại dương

Các khu Ramsar khác

Hỗ trợ các loài hoang dã: Hồ nhân tạo của khu Ramsar Tata, Hung-ga-ri

ÐỊNH NGHĨA

Tính đến tháng 8 năm 2013, khoảng 20% các khu Ramsar bao gồm một hoặc nhiều kiểu đất ngập nước sau:

Nuôi trồng thủy sản;

Ao, trang trại hoặc ao cá, các bể chứa nhỏ;

Vùng đất được tưới tiêu bao gồm các kênh thủy lợi và các ruộng lúa;

Vùng đất tưới tiêu bị ngập lũ theo mùa.

Các khu Ramsar là các vùng đất ngập nước đáp ứng 1 hoặc nhiều tiêu chí Ramsar và được các quốc gia thành viên Công ước chỉ định đưa vào Danh mục Các vùng Ðất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế .

Tìm hiểu thêm về các tiêu chí ở đây:

www.ramsar.org/criteria_en/

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 13

© L

ew Y

oung

© Ja

ssim

Al-A

sadi

© A

PFF

Cuat

roci

énag

as

© M

asay

uki K

urec

hi

aidemiki

w no den-omkI

©un

der C

C-by

-SA

lice

nse

CÁC KHU RAMSAR VÀ NÔNG NGHIỆP,MỘT THẾ GIỚI ÐA DẠNG Những cánh đồng lúa của vùng đất ngập nước Kabukuri-NUMA ở Nhật Bản được trồng có hệ thống và cũng được quản lý để thu hút các loài chim nước vào mùa đông. Vào mùa đông và sau thu hoạch, những cánh đồng lúa còn lại bị ngập dành cho các loài chim hoang dã về sinh sống; sau đó đất đã được làm giàu dinh dưỡng từ phân và được sử dụng làm phân bón tự nhiên cho lúa hoang dã, và đồng thời kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh.

Các khu đầm lầy của Cotentin và Bessin ở Pháp bị ngập vào mùa đông và là một khu vực rộng lớn cho cá và các loài chim nước. Khi khu vực đầm lầy khô vào mùa xuân, người dân địa phương thả gia súc trên những cánh đồng cỏ. Các đồng cỏ xung quanh khu vực này cũng được sử dụng để chăn thả gia súc. Cách chăn nuôi bền vững này đã phát triển từ thời Trung cổ và hiện nay vẫn phù hợp với nhu cầu của nền nông nghiệp hiện đại.

Khu Oasis de Ouled Sai¨d ở Algeria là một vùng đất ngập nước nhân tạo hiếm hoi đã được tạo ra từ những di tích của một "hóa thạch", nơi một hệ thống được xây dựng để chứa và phân phối nước ngầm. Nước, được phân phối qua một kênh dẫn nước nhỏ theo phong tục truyền thống của một tổ chức xã hội cổ, được chia sẻ một cách công bằng tới các khu vườn riêng biệt để trồng các cây cọ, ngũ cốc và các loại cây ăn quả. Khu vực này cũng là nơi quan trọng đối với các loài chim di cư và là khu vực duy trì di tích khảo cổ quan trọng của pháo đài "Ksars" từ thế kỷ 14.

Khu đầm lầy Hawizeh ở Irắc (Haur Al-Hawizeh): các bộ lạc ở khu vực đầm lầy này đã làm nghề nông theo lối truyền thống được hơn 5.000 năm. Họ sinh sống bằng cách thu gom lau sậy, nuôi trồng các loại cây ngũ cốc, chăn nuôi gia súc, đánh cá và săn bắn.

Các khu bảo vệ động vật hoang dã Cuatrociénegas ở Sa mạc Chihuahuan, Mexico: là một khu đa chức năng gồm có suối, đầm lầy, hồ và là nơi có mạng lưới các tộc người bản địa tham gia sử dụng nước từ các vùng đất ngập nước để sản xuất nông nghiệp. Thông qua cách phối hợp giữa các hoạt động, các loại cây trồng mới đã được du nhập như cây tay tiên, một loại thực vật đã thay thế cho loại cây trồng truyền thống với yêu cầu sử dụng nước cao hơn. Việc thay thế này đã tạo cho nông dân thu nhập cao hơn và làm giảm nhu cầu nước từ vùng đất ngập nước.

Khu Laguna de la Cocha ở nước Colombia: các hộ gia đình nông dân đã từ bỏ các hoạt động sản xuất không bền vững (ví dụ: sản xuất than) để ủng hộ cho các hoạt động sản xuất bền vững hơn. Họ giảm việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp và sản xuất theo các kỹ thuật mới liên quan đến phân bón, luân canh và nuôi giun đất để giảm thiểu suy thoái đất.

CÁC THÔNG ÐIỆP CHÍNH:

Cải thiện năng suất nông nghiệp của đất và nước có thể giúp hạn chế việc rút nước ở vùng đất ngập nước và không khuyến khích chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp.

Tăng cường hoạt động nông nghiệp có thể đạt được một số kết quả và có thể áp dụng các công nghệ mới cho nông dân hoặc tái áp dụng cách làm truyền thống kết hợp với hỗ trợ của công nghệ mới.

Quản lý đất và nước để tạo ra các hệ sinh thái nông nghiệp đa chức năng nhằm cung cấp tính đa dạng và khả năng phục hồi các sinh kế và duy trì sự cân bằng giữa các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước: dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hỗ trợ và các dịch vụ văn hoá.

© P

oroj

nicu

CÔNG ƯỚC RAMSAR, TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG THẾ GIỚI (FAO) VÀ VIỆN QUẢN LÝ NƯỚC QUỐC TẾ (IWMI) Năm Quốc tế của Nhà nông 2014, do Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) điều phối, đã đưa ra một cơ hội để làm nổi bật giá trị quan trọng của các vùng đất ngập nước như là cơ sở hạ tầng của tự nhiên để hỗ trợ cho nông nghiệp. Nhiều khu Ramsar hỗ trợ làm nông nghiệp cho các gia đình và các hộ gia đình. Công ước Ramsar đã được tiếp cận và sử dụng như là một cơ quan cung cấp kiến thức phong phú và đa dạng về sự phụ thuộc lẫn nhau của vùng đất ngập nước và nông nghiệp, đã được tích lũy qua lịch sử lâu dài của Công ước.

Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), một tổ chức có nhiều đóng góp lâu dài cho công việc của Ban Thẩm định Khoa học và Kỹ thuật của Công ước Ramsar, có nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng, tăng sản lượng nông nghiệp, đưa ra tiêu chuẩn về đời sống của cộng đồng dân cư vùng nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mục đích của Viện Quản lý nước Quốc tế là cải thiện việc quản lý tài nguyên đất và nguồn nước cho lương thực, các sinh kế và môi trường.

ÐỌC THÊMChúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu để chuẩn bị tài liệu này. Những tư liệu về mối quan hệ giữa các vùng đất ngập nước và nông nghiệp được đưa ra dưới đây. Các nguồn thông tin cụ thể được sử dụng trong mỗi phần có trên trang web của chúng tôi ở đây:www.ramsar.org/WWD2014-resources/

Nông nghiệp truyền thống ở Ðầm lầy Ả rập ở vùng đất đầm lầy Mesopotamian

Các đầm lầy ngập lũ ở khu Ramsar Cotentin và Besin, Pháp

Nopal, một loại rau làm từ quả lê gai, thay thế cho các cây trồng có nhu cầu nước cao ở khu Ramsar Cuatrocienegas

Boelee, E. (ed) 2011. Các hệ sinh thái phục vụ cho vấn đề nước và an ninh lương thực. Nairobi: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Colombo: Viện Quản lý Nước Quốc tế.

FAO (2011). Hiện trạng về tài nguyên đất đai và tài nguyên nước trên thế giới cho lương thực và nông nghiệp: các hệ thống quản lý rủi ro. Rome. www.fao.org/nr/solaw/en/

FAO (2013). Niên giám thống kê của FAO: Lương thực và nông nghiệp thế giới. www.fao.org/docrep/018/i3107e/i3107e00.htm

Gordon, Finlayson & Falkenmark (2010). Quản lý nước trong ngành nông nghiệp phục vụ cho các dịch vụ sản xuất lương thực và các dịch vụ hệ sinh thái khác. Quản lý nước nông nghiệp 97 (4): 512-519.

Hirji, R. và Davis, R. (2009). Dòng chảy môi trường trong các chính sách kế hoạch và các dự án về tài nguyên nước: phát hiện và kiến nghị. Ngân hàng thế giới, Washington DC.

McCartney, M.; Rebelo, LM;. Senaratna Sellamuttu, S.; de Silva, S. (2010). Ðất ngập nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Colombo, Sri Lanka: Viện quản lý nước quốc tế. www.iwmi.cgiar.org/Publications/IWMI_Research_Reports/PDF/ PUB137/RR137.pdf

Ðánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (2005). Hệ sinh thái và sự thịnh vượng của con người: Chuyên đề đất ngập nước và nước. Viện Tài nguyên Thế giới, Washington, DC. www.unep.org/maweb/documents/document.358.aspx.pdf

Russi, D., ten Brink, P., nông dân, A., Badura, T., Coates, D., Förster, J., Kumar, R. và Davidson, N. (2013). Kinh tế học về hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB) cho nước và đất ngập nước. IEEP, London và Brussels; Ban Thư ký Công ước Ramsar, Gland. www.ra sar.org/TEEB-report/

Ðánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (2007). Nước cho thực phẩm, nước cho cuộc sống: một đánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (Tóm tắt thông tin cho các nhà ra quyết định). London: Earthscan, và Colombo: IWMI. www.iwmi.cgiar.org/Assessment/

Wood, A. và Van Halsema, G. (2008). Phạm vi mối tương tác giữa nông nghiệp - vùng đất ngập nước: hướng tới một chiến lược nhiều phản hồi bền vững. FAO Báo cáo số 33 nước, Rome ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/011/i0314e/i0314e.pdf

Ngân hàng thế giới (2005). Ðịnh hình tương lai của nước cho nông nghiệp: Một tài liệu cho đầu tư trong quản lý nước nông nghiệp. Washington DC.

Báo cáo của UNESCO-WWAP (2012). Báo cáo Phát triển Nước Thế giới 4: Quản lý Nước theo tính không chắc chắn và rủi ro. www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/water/wwap/wwdr/wwdr4-2012/

UNESCO-WWAP (2009) Báo cáo Phát triển Nước Thế giới 3. Nước trong một thế giới thay đổi. www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/water/wwap/wwdr/wwdr3-2009/

CÁC TÀI LIỆU CỦA RAMSAR: www.ramsar.org

Nghị quyết VIII. Quản lý nông nghiệp, đất ngập nước và tài nguyên nước (2002).

Nghị quyết X.25. Ðất ngập nước và "nhiên liệu sinh học" (2008).

Nghị quyết X.31. Tăng cường đa dạng sinh học ở các vùng trồng lúa như các hệ thống đất ngập nước (năm 2008).

Nghị quyết XI.11. Các nguyên tắc cho việc lập kế hoạch và quản lý đô thị và vùng đất ngập nước ven đô (2012).

Tóm tắt Lưu ý 2: Các vùng đất ngập nước và trữ nước: hiện tại và xu hướng tương lai và các vấn đề (2012).

Tóm tắt Lưu ý 4: Những lợi ích của việc phục hồi đất ngập nước (2012).

Cẩm nang 9: Lồng ghép bảo tồn đất ngập nước và sử dụng khôn khéo vào quản lý lưu vực sông. Tái bản lần thứ 4. (2010).

Cẩm nang 10: Hướng dẫn việc phân bổ và quản lý nước để duy trì các chức năng sinh thái của vùng đất ngập nước. Tái bản lần thứ 4. (2010).

Cẩm nang 11: Quản lý nước ngầm để duy trì đặc tính sinh thái đất ngập nước. Tái bản lần thứ 4. (2010).

Báo cáo kỹ thuật Ramsar 7: Cẩm nang các bệnh ở vùng đất ngập nước: Các hướng dẫn đánh giá, giám sát và quản lý bệnh động vật ở vùng đất ngập nước (2012).

Ramsar Báo cáo kỹ thuật 9: Xác định và thực hiện các yêu cầu về môi trường nước cho vùng cửa sông (2012).

Ruộng lúa được canh tác hữu cơ tại khu Ramsar Kabukuri-numa, Nhật Bản

Gạo được trồng hữu cơ vào mùa lũ

đông ở vùng Kabukuri-numa

14 / NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

© L

ew Y

oung

© Ja

ssim

Al-A

sadi

© A

PFF

Cuat

roci

énag

as

© M

asay

uki K

urec

hi

aidemiki

w no den-omkI

©un

der C

C-by

-SA

lice

nse

CÁC KHU RAMSAR VÀ NÔNG NGHIỆP,MỘT THẾ GIỚI ÐA DẠNG Những cánh đồng lúa của vùng đất ngập nước Kabukuri-NUMA ở Nhật Bản được trồng có hệ thống và cũng được quản lý để thu hút các loài chim nước vào mùa đông. Vào mùa đông và sau thu hoạch, những cánh đồng lúa còn lại bị ngập dành cho các loài chim hoang dã về sinh sống; sau đó đất đã được làm giàu dinh dưỡng từ phân và được sử dụng làm phân bón tự nhiên cho lúa hoang dã, và đồng thời kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh.

Các khu đầm lầy của Cotentin và Bessin ở Pháp bị ngập vào mùa đông và là một khu vực rộng lớn cho cá và các loài chim nước. Khi khu vực đầm lầy khô vào mùa xuân, người dân địa phương thả gia súc trên những cánh đồng cỏ. Các đồng cỏ xung quanh khu vực này cũng được sử dụng để chăn thả gia súc. Cách chăn nuôi bền vững này đã phát triển từ thời Trung cổ và hiện nay vẫn phù hợp với nhu cầu của nền nông nghiệp hiện đại.

Khu Oasis de Ouled Sai¨d ở Algeria là một vùng đất ngập nước nhân tạo hiếm hoi đã được tạo ra từ những di tích của một "hóa thạch", nơi một hệ thống được xây dựng để chứa và phân phối nước ngầm. Nước, được phân phối qua một kênh dẫn nước nhỏ theo phong tục truyền thống của một tổ chức xã hội cổ, được chia sẻ một cách công bằng tới các khu vườn riêng biệt để trồng các cây cọ, ngũ cốc và các loại cây ăn quả. Khu vực này cũng là nơi quan trọng đối với các loài chim di cư và là khu vực duy trì di tích khảo cổ quan trọng của pháo đài "Ksars" từ thế kỷ 14.

Khu đầm lầy Hawizeh ở Irắc (Haur Al-Hawizeh): các bộ lạc ở khu vực đầm lầy này đã làm nghề nông theo lối truyền thống được hơn 5.000 năm. Họ sinh sống bằng cách thu gom lau sậy, nuôi trồng các loại cây ngũ cốc, chăn nuôi gia súc, đánh cá và săn bắn.

Các khu bảo vệ động vật hoang dã Cuatrociénegas ở Sa mạc Chihuahuan, Mexico: là một khu đa chức năng gồm có suối, đầm lầy, hồ và là nơi có mạng lưới các tộc người bản địa tham gia sử dụng nước từ các vùng đất ngập nước để sản xuất nông nghiệp. Thông qua cách phối hợp giữa các hoạt động, các loại cây trồng mới đã được du nhập như cây tay tiên, một loại thực vật đã thay thế cho loại cây trồng truyền thống với yêu cầu sử dụng nước cao hơn. Việc thay thế này đã tạo cho nông dân thu nhập cao hơn và làm giảm nhu cầu nước từ vùng đất ngập nước.

Khu Laguna de la Cocha ở nước Colombia: các hộ gia đình nông dân đã từ bỏ các hoạt động sản xuất không bền vững (ví dụ: sản xuất than) để ủng hộ cho các hoạt động sản xuất bền vững hơn. Họ giảm việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp và sản xuất theo các kỹ thuật mới liên quan đến phân bón, luân canh và nuôi giun đất để giảm thiểu suy thoái đất.

CÁC THÔNG ÐIỆP CHÍNH:

Cải thiện năng suất nông nghiệp của đất và nước có thể giúp hạn chế việc rút nước ở vùng đất ngập nước và không khuyến khích chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp.

Tăng cường hoạt động nông nghiệp có thể đạt được một số kết quả và có thể áp dụng các công nghệ mới cho nông dân hoặc tái áp dụng cách làm truyền thống kết hợp với hỗ trợ của công nghệ mới.

Quản lý đất và nước để tạo ra các hệ sinh thái nông nghiệp đa chức năng nhằm cung cấp tính đa dạng và khả năng phục hồi các sinh kế và duy trì sự cân bằng giữa các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước: dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hỗ trợ và các dịch vụ văn hoá.

© P

oroj

nicu

CÔNG ƯỚC RAMSAR, TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG THẾ GIỚI (FAO) VÀ VIỆN QUẢN LÝ NƯỚC QUỐC TẾ (IWMI) Năm Quốc tế của Nhà nông 2014, do Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) điều phối, đã đưa ra một cơ hội để làm nổi bật giá trị quan trọng của các vùng đất ngập nước như là cơ sở hạ tầng của tự nhiên để hỗ trợ cho nông nghiệp. Nhiều khu Ramsar hỗ trợ làm nông nghiệp cho các gia đình và các hộ gia đình. Công ước Ramsar đã được tiếp cận và sử dụng như là một cơ quan cung cấp kiến thức phong phú và đa dạng về sự phụ thuộc lẫn nhau của vùng đất ngập nước và nông nghiệp, đã được tích lũy qua lịch sử lâu dài của Công ước.

Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), một tổ chức có nhiều đóng góp lâu dài cho công việc của Ban Thẩm định Khoa học và Kỹ thuật của Công ước Ramsar, có nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng, tăng sản lượng nông nghiệp, đưa ra tiêu chuẩn về đời sống của cộng đồng dân cư vùng nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mục đích của Viện Quản lý nước Quốc tế là cải thiện việc quản lý tài nguyên đất và nguồn nước cho lương thực, các sinh kế và môi trường.

ÐỌC THÊMChúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu để chuẩn bị tài liệu này. Những tư liệu về mối quan hệ giữa các vùng đất ngập nước và nông nghiệp được đưa ra dưới đây. Các nguồn thông tin cụ thể được sử dụng trong mỗi phần có trên trang web của chúng tôi ở đây:www.ramsar.org/WWD2014-resources/

Nông nghiệp truyền thống ở Ðầm lầy Ả rập ở vùng đất đầm lầy Mesopotamian

Các đầm lầy ngập lũ ở khu Ramsar Cotentin và Besin, Pháp

Nopal, một loại rau làm từ quả lê gai, thay thế cho các cây trồng có nhu cầu nước cao ở khu Ramsar Cuatrocienegas

Boelee, E. (ed) 2011. Các hệ sinh thái phục vụ cho vấn đề nước và an ninh lương thực. Nairobi: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Colombo: Viện Quản lý Nước Quốc tế.

FAO (2011). Hiện trạng về tài nguyên đất đai và tài nguyên nước trên thế giới cho lương thực và nông nghiệp: các hệ thống quản lý rủi ro. Rome. www.fao.org/nr/solaw/en/

FAO (2013). Niên giám thống kê của FAO: Lương thực và nông nghiệp thế giới. www.fao.org/docrep/018/i3107e/i3107e00.htm

Gordon, Finlayson & Falkenmark (2010). Quản lý nước trong ngành nông nghiệp phục vụ cho các dịch vụ sản xuất lương thực và các dịch vụ hệ sinh thái khác. Quản lý nước nông nghiệp 97 (4): 512-519.

Hirji, R. và Davis, R. (2009). Dòng chảy môi trường trong các chính sách kế hoạch và các dự án về tài nguyên nước: phát hiện và kiến nghị. Ngân hàng thế giới, Washington DC.

McCartney, M.; Rebelo, LM;. Senaratna Sellamuttu, S.; de Silva, S. (2010). Ðất ngập nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Colombo, Sri Lanka: Viện quản lý nước quốc tế. www.iwmi.cgiar.org/Publications/IWMI_Research_Reports/PDF/ PUB137/RR137.pdf

Ðánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (2005). Hệ sinh thái và sự thịnh vượng của con người: Chuyên đề đất ngập nước và nước. Viện Tài nguyên Thế giới, Washington, DC. www.unep.org/maweb/documents/document.358.aspx.pdf

Russi, D., ten Brink, P., nông dân, A., Badura, T., Coates, D., Förster, J., Kumar, R. và Davidson, N. (2013). Kinh tế học về hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB) cho nước và đất ngập nước. IEEP, London và Brussels; Ban Thư ký Công ước Ramsar, Gland. www.ra sar.org/TEEB-report/

Ðánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (2007). Nước cho thực phẩm, nước cho cuộc sống: một đánh giá toàn diện về quản lý nước trong nông nghiệp (Tóm tắt thông tin cho các nhà ra quyết định). London: Earthscan, và Colombo: IWMI. www.iwmi.cgiar.org/Assessment/

Wood, A. và Van Halsema, G. (2008). Phạm vi mối tương tác giữa nông nghiệp - vùng đất ngập nước: hướng tới một chiến lược nhiều phản hồi bền vững. FAO Báo cáo số 33 nước, Rome ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/011/i0314e/i0314e.pdf

Ngân hàng thế giới (2005). Ðịnh hình tương lai của nước cho nông nghiệp: Một tài liệu cho đầu tư trong quản lý nước nông nghiệp. Washington DC.

Báo cáo của UNESCO-WWAP (2012). Báo cáo Phát triển Nước Thế giới 4: Quản lý Nước theo tính không chắc chắn và rủi ro. www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/water/wwap/wwdr/wwdr4-2012/

UNESCO-WWAP (2009) Báo cáo Phát triển Nước Thế giới 3. Nước trong một thế giới thay đổi. www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/water/wwap/wwdr/wwdr3-2009/

CÁC TÀI LIỆU CỦA RAMSAR: www.ramsar.org

Nghị quyết VIII. Quản lý nông nghiệp, đất ngập nước và tài nguyên nước (2002).

Nghị quyết X.25. Ðất ngập nước và "nhiên liệu sinh học" (2008).

Nghị quyết X.31. Tăng cường đa dạng sinh học ở các vùng trồng lúa như các hệ thống đất ngập nước (năm 2008).

Nghị quyết XI.11. Các nguyên tắc cho việc lập kế hoạch và quản lý đô thị và vùng đất ngập nước ven đô (2012).

Tóm tắt Lưu ý 2: Các vùng đất ngập nước và trữ nước: hiện tại và xu hướng tương lai và các vấn đề (2012).

Tóm tắt Lưu ý 4: Những lợi ích của việc phục hồi đất ngập nước (2012).

Cẩm nang 9: Lồng ghép bảo tồn đất ngập nước và sử dụng khôn khéo vào quản lý lưu vực sông. Tái bản lần thứ 4. (2010).

Cẩm nang 10: Hướng dẫn việc phân bổ và quản lý nước để duy trì các chức năng sinh thái của vùng đất ngập nước. Tái bản lần thứ 4. (2010).

Cẩm nang 11: Quản lý nước ngầm để duy trì đặc tính sinh thái đất ngập nước. Tái bản lần thứ 4. (2010).

Báo cáo kỹ thuật Ramsar 7: Cẩm nang các bệnh ở vùng đất ngập nước: Các hướng dẫn đánh giá, giám sát và quản lý bệnh động vật ở vùng đất ngập nước (2012).

Ramsar Báo cáo kỹ thuật 9: Xác định và thực hiện các yêu cầu về môi trường nước cho vùng cửa sông (2012).

Ruộng lúa được canh tác hữu cơ tại khu Ramsar Kabukuri-numa, Nhật Bản

Gạo được trồng hữu cơ vào mùa lũ

đông ở vùng Kabukuri-numa

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI - ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ NÔNG NGHIỆP: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN / 15

Phot

os c

over

: © S

olid

ago

/ Gra

phic

Obs

essi

on /

Soum

ya B

andy

opad

hyay

Pho

togr

aphy

/ Li

a Pa

padr

anga

/ ©

M.J.

Silv

ius

/ © E

rik M

örk/

Azo

te

The Ramsar Convention on WetlandsRue Mauverney 28CH-1196 Gland, SwitzerlandTel: +41 22 999 0170 – Fax: +41 22 999 0169Email: [email protected]/RamsarConventionOnWetlandstwitter: @RamsarConv

FAO – Food and Agriculture OrganizationViale delle Terme di Caracalla00153 Rome, ItalyTel: +39 06 57051 – Fax: +39 06 570 53152Email: [email protected]/UNFAOtwitter: @faonews; @faoknowledge

IWMI - International Water Management InstituteP. O. Box 2075, Colombo, Sri Lanka.127, Sunil Mawatha, Pelawatte, Battaramulla, Sri LankaTel:: +94 11 2784080 – Fax: +94 11 2786854Email: [email protected]/IWMIonFBtwitter: @IWMI_Water_News

© G

ary

Shac

kelfo

rd

Công ước Ramsar về các vùng Ðất ngập nước

FAO - Tổ chức Nông Lương Thế Giới

IWMI - Viện Quản lý nước Quốc tế