21
Chương 1: cơ sở lý luận: 1. Các quan điểm về lạm phát: Nói đế lạm phát, các nhà kinh tế học có những cách nhìn nhận khác nhau, có thể chia ra thành 3 quan điểm cơ bản sau: - Quan điểm cổ điển: cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dự vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. -Quan điểm tĩnh c ho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Quan điểm tĩnh trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà

Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Chương 1: cơ sở lý luận:

1. Các quan điểm về lạm phát: Nói đế lạm phát, các nhà kinh tế học có những cách nhìn nhận khác nhau, có thể chia ra thành 3 quan điểm cơ bản sau:- Quan điểm cổ điển: cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dự vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. -Quan điểm tĩnh cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Quan điểm tĩnh trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà nước có thể tăng cung ứng tiền tệ mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra lạm phát, nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.- Quan điểm thứ ba cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi.

2. Khái niệm và phân loại2.1. Khái niệm:Từ các quan điểm trên, có thể định nghĩa lạm phát như sau:Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các lại hàng hóa tăng lên đồng loạt.

Page 2: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

2.2. Phân loại: Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hóa tăng lên liên tục nên việc phân loại lạm phát thường căn cứ vào chỉ số giá cr hàng hóa tăng, theo đó có thể chia lạm phát thành 3 loại:- Lạm phát vừa (còn gọi là lạm phát một con số): Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, dưới 10%/năm, đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định,- Lạm phát cao (còn gọi là lạm phát phi mã hay lạm phát 2 hay 3 con số): khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10%/năm đén 999%/năm. Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, đồng tiền sẽ mất giá nhanh chóng, nền kinh tế bất ổn. Khi lạm phát càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn, ai giữ tiền càng nhiều và càng lâu thì càng bị thiệt hại - Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): Khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế càng bất ổn, cuộc sống càng khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy.3. các phép đo của chỉ số lạm phát:4. Các nguyên nhân:Chương 2: Tình hình kinh tế và thực trạng lạm phát ở Việt Nam:1. Tổng quan về kinh tế Việt Nam.2. Diễn biến lạm phát ở nước ta từ 2010-2012.

Tình hình lạm phát năm 2010: diễn biến phức tạp.

Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 tăng 1,98%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2010. Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng12/2010 so với tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay. Lạm phát bình quân năm là 9,19%.Vẫn đúng với quy luật tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm,hai điểm cơ bản khác biệt của diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm nay là mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%.Trong khi đó xu hướng diễn biến chỉ số giá khá l iền mạch với các bước chuyển chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Ba tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, để rồi lạivượt lên trên 1% trong 4 tháng còn lại của năm. Trong 4 tháng chỉ số giátăng vượt 1% thì 2 tháng cuối năm CPI đạt mức tăng gần 2%, tạo thành xu hướng tăng mạnh mẽ, đẩy lo ngại lạm phát những tháng đầu năm 2011 dấylên.

Page 3: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Theo nguồn: Tổng cục thống kê

-Tình hình lạm phát năm 2011

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2011

Khi vài ngày cuối cùng đang khép lại dần, những “tàn dư” từ lạm phát như lãi suất còn cao, tỷ giá chưa thật ổn định, hay chính sách vĩ mô sẽ siết thêm năm nữa… khiến yếu tố lòng tin chưa dễ tạo dựng. Tồn tại trong một năm tăng trưởng hạn chế là hai trạng thái cảm nhận: lo âu tăng dần đầu năm và bất an cuối năm gắn với lạm phát đang “ngóc đầu” dậy

Page 4: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Trong các kiểu khủng hoảng như tăng trưởng nóng kèm lạm phát cao; giảm GDP và lạm phát thấp; với tăng trưởng thấp lạm phát cao thì kiểu sau cùng là đối phó khó khăn nhất. Trung bình suốt năm năm vừa qua lạm phát của VN ở mức hai con số, so với cuối năm 2010.Đến cuối năm, CPI hiện thực “giấc mơ” đẩy lạm phát trở lại với mức tăng theo tháng của các giai đoạn ổn định trước đây, với 3 tháng quý 4 tăng dưới 0,6%.

thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2011 tăng 14,61% và tăng 22,16% nếu so với cùng kỳ năm trước. Trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Indonesia 5,5%, Philippines 4,7%...

Một cách gián tiếp, ta cũng có thể hiểu rằng Lãi suất VND phụ thuộc lãi suất USD và kỳ vọng về mức lạm phát vì khi lạm phát cao hơn có nghĩa là VND sẽ phải mất giá và USD lên giá.

Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng.

Lạm phát liên tiếp bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,17% vào tháng 3. Chưa kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng 4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này, CPI so với cuối năm trước đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7%, hiện thực hóa nỗi lo lạm phát.

Mức lạm phát 1,74% của tháng 1-2011 và dự báo 1,8-2% của tháng 2 cho thấy sẽ khó kiểm soát được lạm phát ở mức 7% cho cả năm nếu đà tăng giá này tiếp tục. Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.

Dấu hiệu của tính quy luật chỉ còn rất mờ nhạt, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức tăng kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7.

Page 5: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Mặc dù áp lực trên tổng cầu có thể giảm bớt phần nào do sự cố gắng thắt chặt tiền tệ của NHNN, tuy nhiên là sự thắt chặt này vẫn chưa đủ do mức tăng tiền tệ từ năm 2010 đã quá lớn. Ngoài ra, theo dự báo mức tăng giá xăng dầu và hàng hóa từ bên ngoài nhất là lương thực - thực phẩm sẽ gây áp lực mới đáng kể trong năm 2011. Do đó trong các bảng 1 và 2, mức dự báo lạm phát cuối tháng 12-2011 có thể lên tới 9% (so với cùng kỳ năm trước).

Tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, đã cao hơn mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua đầu năm. Nếu tháng giêng năm 2011, lạm phát Vi tê Nam khởi điểm 7% so với cùng kỳ năm 2010 thì đúng 3 tháng sau đó, cuối tháng 4/2011, Tổng cục Thống kê Vi t Nam chính thức thông báo lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng (gọi tắt là CPI) nhảy vọt lên mức gầnê 18% so với m t năm trước đó.Với mức tăng xấp xỉ gần 18%, tốc đ leo thang của giá cả được cho làô ô tăng nhanh nhât kể từ hồi năm 2008.Nghe các con số thì khô khan, nhưng chỉ cần hình dung thế này, nếu quí vị, tháng tư năm trước bo ra 100,000 cho m t ký lô thịt heo, thì đến tháng tư năm nay, các bạnô phải bo ra gần 118,000 đồng cũng chỉ để mua m t ký lô thịt heo. Trong khi lương tháng vẫn không hềô thay đổi, hàng hóa thì tăng, còn tiền lương lại cố định, làm cho quí vị có cảm giác như như mình vừa bị “lấy tr m” mất gần 18,000 đồng. ô

Dù giảm đôi chút ở tháng sau đó, nhưng con số CPI tháng 5 tăng 2,21% thực sự làm phát hoảng dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Bởi lẽ, dù là hạ nhiệt nhưng mức độ tăng rất cao, so với một tháng trước là đỉnh lạm phát, quan điểm lạc quan nhất cũng không thể trụ vững.

Phản ứng lại trước các điều chỉnh, CPI tháng 6 hạ nhiệt, xuống mức tăng 1,09%, khép lại nửa đầu năm đầy sóng gió. Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.

Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam vân chưa dừng lại ở đó. Lạm phát tháng 7 lên đến đỉnh điểm, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng xấp xỉ 15% so với ngày đầu tiên của năm 2011. Lam phat thang 7 cua Viêt Nam luc nay ơ mưc cao nhât Châu A va đưng thư nhi thê giơi, chi sau Venezuela.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định năm 2011, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân.

*** Lạm phát liên tiếp bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,17% vào tháng 3. Chưa kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng 4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này, CPI so với cuối năm trước đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7%, hiện thực hóa nỗi lo lạm phát. Nhiều dự báo khi đó cho rằng, lạm phát sẽ chỉ đạt đỉnh vào quý 3/2011, thực tế sau này cho thấy đúng như dự báo.

Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%, Chính phủ đã không hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao.

Page 6: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-2011, Chính phủ đề nghị nới long chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.***

CPI tháng 11 năm 2011 tăng 18,62% so với cùng kỳ năm 2010.Theo đó, CPI tháng 11 tăng 0,39% so với tháng 10/2011.So với tháng 12/2010, CPI tháng 11 tăng 17,5% và so với cùng kỳ năm 2010 tăng 19,83%.

Tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới 18,58%, với chỉ số giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhà ở, giáo dục và giao thông tăng mạnh nhất.Thống kê hôm thứ Sáu 23/12 cho hay giá lương thực thực phẩm tăng 22,8%, giá nhà ở 19,7% trong khi các chỉ số giá giao thông và giáo dục tăng 16% và 23%.Tỷ lệ lạm phát tháng 12 tăng 18,13% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong năm nay, chinh phu Viêt Nam đa đưa ra nhiêu biên phap siêt chăt kiêm soat tiên tê va giam chi tiêu công nhăm kiêm chê lam phat.Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam vân ở mức cao. Con số năm 2010 là 11,5%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,56% so với tháng 10 trong đó nhóm hàng lương thực tăng 3,25%, nhóm hàng thực phẩm giảm 0,26% và nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 0,43%.Nhóm hàng đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%; Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,65%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,12%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,2%; giáo dục tăng 0,08%; hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,61%.Ba nhóm có chỉ số giá giảm là giao thông và bưu chính viễn thông với mức giảm 0,01%; 0,01% và 0,02%.

Nhiều dự báo khi đó cho rằng, lạm phát sẽ chỉ đạt đỉnh vào quý 3/2011, thực tế sau này cho thấy đúng như dự báo.

Sau những tháng ngày được coi là hết sức khó khăn chống chọi với mức tăng giá cả, lạm phát bắt đầu co dâu hi u chưng lai va tôc đ tăng ch m hơn trong qui 3ê ô â va đên nhưng thang cuôi cung cua năm, lam phat đươc xem la băt đâu giam tư tư, chăng hạn ở mức gần 22% trong tháng 10, xuống gần 20% trong tháng 11, và 18% trong tháng 12. Lạm phát trung bình cả năm 2011, là xấp xỉ 19% so với năm 2010.

Chỉ số CPI tăng cao ở những tháng đầu năm nhưng đã giảm dần kể từ quý 2/2011. Trong bốn tháng gần đây, chỉ số CPI tháng sau chỉ tăng ở mức dưới 1% so với tháng trước. Theo thống kê của bộ Kế hoạch và đầu tư, trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỉ USD, tăng 33% so với năm 2010; tổng kim ngạch nhập

Page 7: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

khẩu ước đạt 106 tỉ USD. Tốc độ tăng GDP cả năm 2011 ước khoảng 5,9%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2010 (6,8%).Như vậy, so với mục tiêu đề ra ban đầu, khống chế lạm phát toàn năm ở mức 7% đã hoàn toàn thất bại. Mọi câu chuyện giờ đây là làm rõ trách nhiệm và chất lượng bộ máy điều hành vì sao lại để chỉ số vĩ mô này không đạt được như mục tiêu đề ra.

Nhìn nhận lại các năm qua, nhóm nghiên cứu cho rằng kinh tế Việt Nam đang khó khăn hơn 2008 với thâm hụt ngân sách sâu khiến chính sách tài khóa kém linh hoạt; lãi suất đã quá cao không thể trở thành công cụ điều tiết hữu hiệu; dự trữ ngoại hối mỏng khó can thiệp; tâm lý thị trường không ổn định… Lạm phát tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tâm lý lo lắng trong nhân dân.

Tình hình lạm phát năm 2012

Với tình hình kinh tế của 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam vân kiên trì mục tiêu đã đề ra là kiềm chế lạm phát ở mức 8% và đảm bảo mức tăng trưởng sẽ đạt 6% trong năm 2012 này. Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm, Chính phủ nhận định kinh tế - xã hội 5 tháng đã và đang có chuyển biến tích cực qua từng tháng.Từng ngành, từng lĩnh vực đều có xu hướng phục hồi, vượt qua khó khăn, thể hiện rõ nhất là lạm phát được kiểm soát (CPI tháng 5 chỉ tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 2,78% so với cuối năm 2011); kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành sản xuất, dịch vụ đều tăng dần tuy còn chậm. Niềm tin vào VND trở nên vững chắc, dự trữ ngoại tệ tăng. Tuy nhiên, Chính phủ cũng thừa nhận kinh tế trong nước còn một số khó khăn cần giải quyết. Trong quý I, GDP của Việt Nam chỉ tăng trưởng 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kì 2 năm trước (quý 1/2010 tăng 5,84%, quý 1/2011 tăng 5,57%). Trong những tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ. Đã có gần 18.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất, phá sản. Nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ngân hàng để có thể tiếp tục duy trì dự án hoặc có thể phát triển dự án mới nhiều khả quan hơn. Theo Thứ trưởng thường trực Bộ KH-ĐT Cao Viết Sinh, trong điều kiện phải ưu tiên tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên mục tiêu tăng trưởng GDP quý 1/2012 chỉ đạt 4%. Quý 2/2012

Page 8: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

dự báo tăng trưởng đạt 4,5 – 4,6%, do vậy mục tiêu tăng trưởng cả năm dự kiến 6 – 6,5% rất khó đạt được. Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng ước đạt 39,3%, khá thấp so với cùng kỳ năm trước. Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra đã cảnh báo rằng các nền kinh tế Châu Á có thể đối mặt với mức suy giảm mạnh hơn dự báo do tác động của đà suy yếu của nền kinh tế Châu Âu... Việt Nam có thể ảnh hưởng bởi nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Tuy nhiên, Việt Nam vân kiên trì mục tiêu tăng trưởng 6% và lạm phát 8%. CPI trong 6 tháng đầu năm 2012 đã ở mức thấp, nếu không có biến cố gì xảy ra thì CPI cả năm chỉ ở mức 7-8% và sang năm tới còn có thể xuống nữa. Về tăng trưởng chúng ta khả năng duy trì được ở mức 6%, đem lại niềm tin về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% trong tháng 3 giảm xuống lần lượt là 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và tháng 5, đến tháng 6 giảm xuống 26% so với cùng thời điểm năm trước. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng 3,8%, trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 5,8%. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 ước tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hoạt động du lịch tiếp tục diễn ra sôi động, 6 tháng đầu năm 2012, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước trên 3,36 triệu lượt, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2012, đã giải quyết việc làm cho khoảng 735.000 lao động, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 45,9% chỉ tiêu kế hoạch năm. CPI tháng 8 năm 2012 đã bật tăng 0,63%, nhưng nếu tính chung tháng 8 vân là mức thấp nhất so với cùng kỳ của 8 năm trước . Nếu tính theo năm của tháng 8 vân thấp nhất so với con số tương ứng của 12 tháng trước đó. Điều quan trọng là từ diễn biến 8 tháng đầu năm có thể dự báo về CPI trong thời gan tới. Đó là, CPI vân nằm trong “lạm phát mục tiêu”đề ra cho cả năm: ban đầu là dưới 10%, từ giữa năm được cụ thể hóa là 7-8%. Nói cách khác lạm phát đã được kiềm chế, mục tiêu ưu tiên số 1 đã được thực hiện vượt mức và đây là một trong những kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.

-3. Nguyên nhân lạm phát ở nước ta

Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính.Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát.

- Lạm phát do cầu kéo:Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dân đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Page 9: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

- Lạm phát do chi phí đẩy:Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

- Lạm phát do cơ cấu:Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

- Lạm phát do cầu thay đổi:Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vân không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dân đến lạm phát.

- Lạm phát do xuất khẩu:Khi xuất khẩu tăng, dân tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

- Lạm phát do nhập khẩu:Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

- Lạm phát tiền tệ:Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại

Page 10: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát cao trong năm 2011 của Việt Nam do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải chỉ do sự tăng giá của những nhu yếu phẩm. Nguyên nhân thứ nhất là nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá. Mới đây chính phủ đặt ra những chỉ tiêu phát triển không thực tế: 7%-7.5% mỗi năm trong 5 năm tới và 7%-8% trong 10 năm tới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trải qua nạn lạm phát 11.8% vào năm 2010 cao hơn tất cả những nước láng giềng. Nhà nước không thể nhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi cần phải chế ngự nạn lạm phát.  Để đạt được mục tiêu phát triển, chính phủ gia tăng chương trình đầu tư công qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng.  Do đó có thể nói rằng lạm phát hiện nay phần lớn do sức cầu kéo.Ngoài ra Việt Nam còn có vấn đề bội chi ngân sách tương đương với 8.9% và 5.9% của tổng sản phẩm nội địa (GDP) lần lượt trong hai năm 2009 và 2010. Cán cân thương mại thiếu hụt thường xuyên trong nhiều năm vừa qua. Mức thiếu hụt này tương đương với 8.9% và 10.2% của GDP trong 2009 và 2010. Những con số này chứng tỏ rằng chi tiêu của nhà nước cao hơn thu nhập và nhu cầu nhập khẩu cao hơn trị giá hàng xuất khẩu. Hai sự thiếu hụt này tạo áp lực trên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy. Tuy nhiên trong trường hợp bội chi ngân sách, chi tiêu của nhà nước làm tăng GDP trong ngắn hạn còn cán cân thương thiếu hụt làm giảm GDP.Nguyên nhân kế tiếp không kém quan trọng là việc gia tăng tín dụng quá cao, trên 20% trong suốt 10 năm vừa qua, đôi khi lên đến 50.2% vào 2007 và 45.6% vào năm 2009. Theo Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), mức tín dụng tăng 27% trong năm 2010, vượt quá mục tiêu 25%. Mức tín dụng chỉ tiêu cho năm 2011 là 23%. Nay mới hạ xuống dưới 20%

. Ngoài ra, phần lớn những tín dụng này lại được ưu tiên dành cho những DNNN, thường hoạt động kém hiệu quả, với những điều kiện thuận lợi. Nguyên nhân thứ tư là năng suất của kinh tế Việt Nam thấp. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế xây dựng trên một khu vực nhà nước lớn với các DNNN làm ăn thường là thua lỗ. Vào cuối năm 2010, công ty quốc doanh xây cất tầu thủy

Page 11: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

Vinashin rơi vào tình trạng gần phá sản là một thí dụ mới nhất. Vinashin hay là Vietnam Shipbuilding Industry Group, được thành lập vào năm 2005 với số vốn 750 triệu USD từ công trái phiếu của nhà nước. Vào tháng 7, 2010, Việt Nam công bố rằng Vinashin mắc món nợ chồng chất lên 4.4 tỉ USD, không có khả năng trả nợ và bị đe dọa phá sản. Vào cuối năm 2010, Vinashin điều đình với các chủ nợ để xin hoãn trả 60 triệu USD trên số nợ 600 triệu USD.  Cho đến đầu tháng 3 vừa qua, Vinashin vân chưa trả được nợ. Khả năng khai phá sản có thể sẽ xẩy ra.Trong khi vụ Vinashin chưa giải quyết xong và ngay sau khi nhà nước tuyên bố cho tăng giá xăng dầu và điện, gần đây lại xảy ra vụ Công Ty Cho Thuê Tài Chánh ALC II thua lỗ 3,000 tỉ đồng.Nguyên nhân thứ năm là chi phí gia tăng trong nhiều tháng vừa qua. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lãnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng thêm. Đây là một hiện tượng chi phí đẩy.Việc tăng giá xăng là một việc không tránh được vì giá xăng dầu trên thế giới tăng và Việt Nam là một nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu.. Theo nghị định giá cơ sở được tính theo công thức sau đây: Giá CIF (bao gồm giá xăng dầu thế giới, phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển đến Việt Nam) + Thuế, phí + Chi phí kinh doanh định mức (600 đồng/lít) + Lợi nhuận định mức (300 đồng/lít) + Mức trích quỹ bình ổn giá (300 đồng/lít) .  Tuy nhiên, công thức này không áp dụng mạnh mẽ trong thời gian qua cho đến gần đây. Vì ngân sách quốc gia thiếu hụt nghiêm trọng cộng thêm kinh tế bất ổn nói chung mà nhà nước đã có quyết định không hợp thời là tăng giá xăng liên tục ba lần kể từ đầu năm nay. Lần tăng 30% mới nhất đã đưa giá xăng lên đến 21,300 VN/lít trong tháng 3. Cũng vào dịp này giá dầu diesel tăng 24%.Điện ở Việt Nam cũng được chính phủ bao cấp lâu nay. Giá thành cao hơn giá bán. Giá điện  trung bình tại Việt Nam hiện nay là 5.2 cent / kWh (tính theo USD), chỉ bằng một nửa so với giá điện của các nước trong khu vực. Chi phí sản xuất ra 1kWh điện trung bình từ 7 đến 12 cent. Việc hủy bỏ bao cấp là cần thiết và nhà nước đã cho phép tăng giá điện 15.3% bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3. Đây cũng là một quyết định không hợp thời vì Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phát cao. Nhưng áp lực là do công ty quốc doanh Điện Việt Nam (EVN) bị lỗ lã và ngân sách thiếu hụt. Thật vậy, những nhà lãnh đạo của Bộ Công Nghệ và Thương Mại, qua một bản tin của Vietnam Business News đề ngày May 4, 2011,  tiết lộ rằng mục đích chính của việc tăng giá điện là để giảm thiểu lỗ của công ty. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám Đốc EVN cho biết thêm rằng giá điện tăng vừa qua không bù đắp được tất cả những lỗ lã của công ty trong năm 2010. Con số này lên tới 8.000 tỉ VNĐ.  Như vậy có nghĩa nhà nước có thể sẽ cho phép EVN tăng giá điện lên nửa trong tương lai. Thực vậy, một bản tin của Bloomberg News viết rằng “Một quyết định của chính phủ cho phép giá điện

Page 12: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

được điều chỉnh ba tháng một lần tùy theo điều kiện thị trường có thể báo hiệu cho một sự tăng giá 40% vào tháng Sáu, theo một nguồn tin của Viet Capital Securities.”Nguyên nhân thứ sáu là việc phá giá đồng bạc Việt Nam (VNĐ). Trong 15 tháng vừa qua, Việt Nam đã phá giá VNĐ tất cả 4 lần và trong khoảng thời gian này trị giá của VNĐ đã giảm tổng cộng khoảng 20% so với USD. Trong lần thứ tư xảy ra vào ngày 11/2/2011, VNĐ sụt giá 9.3% so với USD. Hối suất chính thức của VNĐ tăng từ 18,932 lến đến 20,693 cho một USD.  NHNN quyết định phá giá VNĐ là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và hối suất chợ đen, đôi khi sự cách biệt lên đến 9% và làm giảm sự khan hiếm ngoại tệ. Sự phá giá VNĐ cũng giúp tăng xuất khẩu và giảm chênh lệch cán cân thương mai vì làm giảm chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đồng Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ.Ngoài ra, còn có những nguyên nhân bên ngoài là giá thực phẩm và giá săng dầu gia tăng. Nhưng tất cả mọi nước đều chịu ảnh hưởng của hai thứ sản phẩm này không phải chỉ riêng Việt Nam.

Chương 3: kiềm chế lạm phát

Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hằng năm không vượt quá mức khoảng 15%. Giữ mặt bằng lãi suất hợp lý. Tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường, phù hợp, không để biến động lớn. Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm sâu hơn bội chi ngân sách; tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chuyển một phần đầu tư nhà nước sang đầu tư từ các nguồn vốn khác. Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn.

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về giá; thực hiện đúng quy luật và trình tự

Page 13: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

quy trình kinh tế thị trường; .xử lý nghiêm khắc các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; công khai, minh bạch và tăng cường cơ chế thị trường đối với giá các hàng xăng, dầu, điện và những mặt hàng nhạy cảm khác chưa có cạnh tranh thị trường đầy đủ.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và quản lý thị trường để hạn chế thấp nhất các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý và đầu cơ. Các bộ và địa phương hữu quan phải chủ động, kịp thời can thiệp thị trường hoặc trình cấp có thẩm quyền các giải pháp ứng phó trong trường hợp cần thiết để bảo đảm không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là rà soát cân đối cung - cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như: gạo, xăng, dầu, phân bón, xi-măng, sắt thép.

Thứ năm, thúc đẩy trên thực tế quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo một chương trình tổng thể, đồng thời chủ động giảm thiểu các tác động mặt trái của quá trình này; kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích để giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán. Ðẩy mạnh xuất khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu; tiếp tục khuyến khích thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI (đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp), cùng với việc kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giá, trốn thuế. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối.

Thứ sáu, thúc đẩy trên thực tế quá trình tái cấu trúc kinh tế vĩ mô và vi mô, gắn với các đột phá chiến lược theo một chương trình tổng thể; đồng thời chủ động giảm thiểu các tác động mặt trái của quá trình này. Chủ động điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Ðẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Phải rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính,

Page 14: Tình hình lạm phát giai đoạn 2010-2012

tín dụng theo hướng tăng hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Thứ bảy, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường; bảo đảm đủ vốn, đủ ngoại tệ với lãi suất hợp lý cho sản xuất các ngành hàng, các sản phẩm trọng điểm mà thị trường trong nước và xuất khẩu đang có nhu cầu lớn. Hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực cho phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư; đa dạng các hình thức đầu tư theo các cơ chế BOT, BT, BTO...; đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hạ tầng có quy mô lớn nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực quan trọng này.

Thứ tám, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng. Cần tạo đột phá về nhận cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, chú trọng cải cách thể chế và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân.