28
TIN VẮN Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 9 năm 2012 đạt 18,79 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 9,48 tỷ USD, tăng 15,6% và nhập khẩu là 9,31 tỷ USD, giảm 4,8%. Sau 5 năm xây dựng và phát triển dự án theo cơ chế sạch (CDM), ngày 21/9/2012, dự án thủy điện Đăk Pône của Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 (Tổng công ty Điện lực miền Trung) chính thức được Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB) cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính lần 1 (giai đoạn từ 2/6/2011 đến 31/12/2011). Với chứng nhận giảm phát thải khí, dự án thủy điện Đăk Pône được trả 40.000 EUR cho cơ chế phát triển sạch. Ngày 01/10/2012, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã ban hành Thông tư liên tịch số 160/2012/TTLT-BTC-BCT quy định việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Điện lực. Mới đây, tại trụ sở Bộ Công Thương, đại diện các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đã tiến hành Lễ ký thỏa thuận ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã tới dự và chủ trì Lễ ký. Chiều ngày 08/10, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã tiếp thân mật đoàn Bộ Môi trường nước Cộng hòa Ba Lan do Thứ trưởng Beata Jaczewska dẫn đầu. Hai bên đã có cuộc trao đổi nhằm tìm hiểu về tiềm năng hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ môi trường và công nghệ xanh. Chính phủ Đức và Việt Nam vừa ký kết hiệp định hợp tác tài chính trị giá 272 triệu euro, thực hiện các dự án ưu tiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng và đào tạo nghề. Đây được coi là cam kết lớn nhất của Đức từ trước tới nay trong khuôn khổ Hợp tác tài chính với Việt Nam. TIN TỨC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 1 Lắp đặt hệ thống điện mặt trời đầu tiên trên đảo Hòn Dấu Vừa qua, Công ty Solar Việt Nam Inc đã lắp đặt, vận hành thành công hệ thống điện mặt trời có công suất 12,9 MW trên đảo Hòn Dấu, thành phố Hải Phòng. Hệ thống sử dụng pin mặt trời loại P-Si hiệu suất cao, cùng với các bình ắc quy độ bền cao đảm bảo cấp điện ổn định 24/24 giờ và dự phòng ít nhất 3 ngày không có nắng. Hệ thống có trang bị máy phát dự phòng được điều khiển tự động khi dung lượng ắc quy dưới 30% sẽ tự động khởi động để cấp điện trong mọi điều kiện thời tiết. Toàn bộ thiết bị của hệ thống được nhập khẩu đồng bộ từ Mỹ cùng với đội ngũ chuyên gia Mỹ trực tiếp lắp đặt, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và chế độ bảo hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam với vai trò không chỉ là nguồn đảm bảo cấp điện ổn định mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Cho đến nay đã có nhiều hệ thống trạm điện mặt trời điển hình được xây dựng vận hành như trạm điện mặt trời độc lập tại đảo Cù Lao Chàm, trạm điện mặt trời nối lưới tòa nhà Bộ Công Thương, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, công trình chiếu sáng ỏ đảo Trường Sa, nhà giàn DK… Kết quả vận hành bước đầu đã khẳng định năng lượng mặt trời không chỉ là mô hình trình diễn mà thực sự là giải pháp cấp điện hiệu quả tại Việt Nam. Thái Bình Thành phố Hà Nội: 2 năm tiết kiệm 238,55 triệu kWh Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong CNVC –LĐ Thủ đô giai đoạn 2010- 2013. Sau 2 năm thực hiện Chương trình tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong CNVC-LĐ Thủ đô, toàn thành phố Hà Nội đã tiết kiệm được 238,55 triệu kWh. Trong 2 năm 2010 - 2011, LĐLĐ TP Hà Nội đã chỉ đạo LĐLĐ quận, huyện, thị xã phối hợp với lãnh đạo các địa phương, cơ quan doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiêu thụ điện hàng năm; xây dựng đề án tiết kiệm; vận động cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và gia đình CNVC-LĐ sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm như bóng đèn com- pact, bình nước nóng năng lượng mặt trời; hạn chế sử dụng điện vào các giờ cao điểm, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên… EVNHANOI đã thành lập Ban Chỉ đạo tiết kiệm điện từ Tổng công ty đến các công ty trực thuộc; xây dựng và giao chỉ tiêu TKĐ hàng năm cho từng đơn vị chủ động lập phương án cung cấp điện, tiết giảm điện hợp lý; tập huấn quản lý năng lượng và tuyên truyền TKĐ cho 100 CBCNV làm công tác tuyên truyền TKĐ; phát động phong trào “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên về TKĐ”. Tại Hội nghị, LĐLĐ TP Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 13 tập thể và 7 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong CNVC-LĐ Thủ đô 2 năm vừa qua. Hậu Nguyên LĐLĐ TP Hà Nội trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc trong 2 năm 2010 - 2011 Pin mặt trời loại P-Si hiệu suất cao được lắp đặt trên đảo Hòn Dấu, Hải Phòng

TIN TỨC Thành phố Hà Nội: 2 năm tiết kiệm 238,55 triệu kWh ...media.vneec.gov.vn/eepmedia/2013/03/02/bcb2679bc_tknl_so_32012_20x28.pdf · công ty trực thuộc; xây

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TIN VẮNTheo số liệu của Tổng cục Hải quan,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hànghóa của Việt Nam trong tháng 9 năm2012 đạt 18,79 tỷ USD, tăng 4% so vớicùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 9,48tỷ USD, tăng 15,6% và nhập khẩu là9,31 tỷ USD, giảm 4,8%.

Sau 5 năm xây dựng và phát triển dựán theo cơ chế sạch (CDM), ngày21/9/2012, dự án thủy điện Đăk Pônecủa Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực3 (Tổng công ty Điện lực miền Trung)chính thức được Ban chấp hành quốctế về CDM (EB) cấp chứng chỉ giảmphát thải khí nhà kính lần 1 (giai đoạntừ 2/6/2011 đến 31/12/2011). Vớichứng nhận giảm phát thải khí, dự ánthủy điện Đăk Pône được trả 40.000EUR cho cơ chế phát triển sạch.

Ngày 01/10/2012, Liên Bộ Tài chính -Công Thương đã ban hành Thông tưliên tịch số 160/2012/TTLT-BTC-BCTquy định việc thu, nộp, quản lý, sửdụng tiền thu từ xử phạt vi phạmpháp luật trong lĩnh vực Điện lực.

Mới đây, tại trụ sở Bộ Công Thương,đại diện các Tập đoàn, Tổng công tythuộc Bộ Công Thương đã tiến hànhLễ ký thỏa thuận ưu tiên sử dụng sảnphẩm của nhau nhằm hưởng ứngcuộc vận động “Người Việt ưu tiêndùng hàng Việt”. Bộ trưởng Bộ CôngThương Vũ Huy Hoàng đã tới dự vàchủ trì Lễ ký.

Chiều ngày 08/10, tại trụ sở Bộ CôngThương, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoađã tiếp thân mật đoàn Bộ Môi trườngnước Cộng hòa Ba Lan do Thứ trưởngBeata Jaczewska dẫn đầu. Hai bên đãcó cuộc trao đổi nhằm tìm hiểu vềtiềm năng hợp tác giữa hai nước, đặcbiệt là lĩnh vực bảo vệ môi trường vàcông nghệ xanh.

Chính phủ Đức và Việt Nam vừa kýkết hiệp định hợp tác tài chính trị giá272 triệu euro, thực hiện các dự án ưutiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,năng lượng và đào tạo nghề. Đâyđược coi là cam kết lớn nhất của Đứctừ trước tới nay trong khuôn khổ Hợptác tài chính với Việt Nam.

TIN TỨC

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 1

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời đầutiên trên đảo Hòn Dấu

Vừa qua, Công ty Solar Việt Nam Incđã lắp đặt, vận hành thành công hệthống điện mặt trời có công suất 12,9MW trên đảo Hòn Dấu, thành phố HảiPhòng. Hệ thống sử dụng pin mặt trờiloại P-Si hiệu suất cao, cùng với cácbình ắc quy độ bền cao đảm bảo cấpđiện ổn định 24/24 giờ và dự phòng ítnhất 3 ngày không có nắng. Hệ thốngcó trang bị máy phát dự phòng đượcđiều khiển tự động khi dung lượng ắc quy dưới 30% sẽ tự động khởi độngđể cấp điện trong mọi điều kiện thời tiết. Toàn bộ thiết bị của hệ thống đượcnhập khẩu đồng bộ từ Mỹ cùng với đội ngũ chuyên gia Mỹ trực tiếp lắp đặt,đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và chế độ bảo hành theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam với vai trò không chỉ là nguồnđảm bảo cấp điện ổn định mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm nănglượng hiệu quả. Cho đến nay đã có nhiều hệ thống trạm điện mặt trời điểnhình được xây dựng vận hành như trạm điện mặt trời độc lập tại đảo Cù LaoChàm, trạm điện mặt trời nối lưới tòa nhà Bộ Công Thương, Trung tâm Hộinghị Quốc gia, công trình chiếu sáng ỏ đảo Trường Sa, nhà giàn DK… Kếtquả vận hành bước đầu đã khẳng định năng lượng mặt trời không chỉ là môhình trình diễn mà thực sự là giải pháp cấp điện hiệu quả tại Việt Nam.

Thái Bình

Thành phố Hà Nội: 2 năm tiết kiệm 238,55 triệu kWh

Vừa qua, Liên đoàn Lao động(LĐLĐ) TP Hà Nội phối hợp với Tổngcông ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI)đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thựchiện Chương trình phối hợp tuyêntruyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quảtrong CNVC –LĐ Thủ đô giai đoạn 2010-2013. Sau 2 năm thực hiện Chươngtrình tuyên truyền sử dụng điện tiếtkiệm và hiệu quả trong CNVC-LĐ Thủ

đô, toàn thành phố Hà Nội đã tiết kiệm được 238,55 triệu kWh. Trong 2 năm 2010 - 2011, LĐLĐ TP Hà Nội đã chỉ đạo LĐLĐ quận, huyện, thị xã

phối hợp với lãnh đạo các địa phương, cơ quan doanh nghiệp xây dựng kế hoạchtiêu thụ điện hàng năm; xây dựng đề án tiết kiệm; vận động cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp và gia đình CNVC-LĐ sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm như bóng đèn com-pact, bình nước nóng năng lượng mặt trời; hạn chế sử dụng điện vào các giờ caođiểm, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên…

EVNHANOI đã thành lập Ban Chỉ đạo tiết kiệm điện từ Tổng công ty đến cáccông ty trực thuộc; xây dựng và giao chỉ tiêu TKĐ hàng năm cho từng đơn vị chủđộng lập phương án cung cấp điện, tiết giảm điện hợp lý; tập huấn quản lý nănglượng và tuyên truyền TKĐ cho 100 CBCNV làm công tác tuyên truyền TKĐ; phátđộng phong trào “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên về TKĐ”.

Tại Hội nghị, LĐLĐ TP Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 13 tập thể và 7 cá nhân đạtthành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình tuyên truyền sử dụng điệntiết kiệm, hiệu quả trong CNVC-LĐ Thủ đô 2 năm vừa qua.

Hậu Nguyên

LĐLĐ TP Hà Nội trao Bằng khen cho các tập thểvà cá nhân xuất sắc trong 2 năm 2010 - 2011

Pin mặt trời loại P-Si hiệu suất cao đượclắp đặt trên đảo Hòn Dấu, Hải Phòng

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)2

TIN TỨC

ECC-HCMC tặng đèn năng lượng mặt trời cho 20 hộ dân ởBến Tre

Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cơsở”, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. HCM vừa qua, Trung tâm Tiết kiệmnăng lượng TP. Hồ Chí Minh(ECC-HCMC) đã tặng 20 bộ đèn năng lượngmặt trời (NLMT) cho 20 hộ dân nghèo chưa có điện tại ấp An Hòa, xã AnNgãi Tây, huyện Ba Tri, Bến Tre. Đây là hành động có ý nghĩa thiết thựcnhằm chia sẻ với cộng đồng những khó khăn trong sinh hoạt của nhữngngười dân nghèo.

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC-HCMC chia sẻ “Tôi đã từng chứngkiến hoàn cảnh sống khó khăn của nhiều hộ dân vùng sâu vùng xa, thiếuthốn về vật chất, giao thông cách trở lại chưa có điện. Chính vì lẽ đó, chúngtôi quyết định trích một phần lợi nhuận kinh doanh của đơn vị để chia sẻvới người dân nơi đây những khó khăn này. Hy vọng rằng, những chiếcđèn NLMT sẽ giúp cho đời sống của nhiều hộ dân có nhiều thuận lợi hơn”.

Một bộ đèn sử dụng năng lượng mặt trời bao gồm: 1 đèn thắp sáng, 1 tấm pin NLMT và 1 bộ sạc. Cán bộ của ECC-HCMCsẽ tự tay lắp đặt và hướng dẫn để người dân có thể dễ dàng sử dụng. Theo đó, chỉ cần sạc điện trong một ngày bằng nguồnNLMT, mỗi cây đèn có thể thắp sáng được 3-4 đêm, tùy theo nhu cầu của từng gia đình. Xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri có 1760hộ dân, song hiện tại còn đến 115 hộ chưa có điện. Chính vì thế, nguồn điện NLMT chính là giải pháp hữu ích nhất để cảithiện đời sống cho những hộ dân này.

Việc ứng dụng nguồn năng lượng mới vào đời sống lại vô cùng đơn giản. Điện NLMT được lắp đặt và ứng dụng tại nhàdân thông qua chương trình hỗ trợ của ECC-HCMC là một minh chứng cho điều đó. Cũng với chương trình đưa điện mặttrời vào cuộc sống, trước đây, ECC-HCMC đã triển khai chương trình hỗ trợ tại các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, An Giang…Trong tương lai, ECC-HCMC sẽ tiếp tục triển khai chương trình tặng đèn NLMT đến nhiều địa phương khác trong cả nước.

Mai Nhiệm

Phát minh thành công Bếp khí hóa tiết kiệm năng lượng

Vừa qua, Tại Chợ Công nghệ và Thiếtbị quốc tế Việt Nam 2012 Hà Nội, anh BùiTrọng Tuấn (Phú Thọ) đã giới thiệu vớikhách hàng sản phẩm Bếp hóa khí tiếtkiệm năng lượng rất độc đáo do anh phátminh và chế tạo thành công. Bếp sử dụngnhiên liệu phụ phẩm nông nghiệp như:Rơm, thân cây ngô, vỏ bào, mùn cưa, bãmía, lá cây, củi vụn…

Anh Tuấn đã thiết kế bếp khí hóa dựatrên nguyên lý khí động học, kéo dài thời gian đốt mà không tạokhói tro và muội than. Việc sử dụng bếp rất đơn giản, chỉ việc bỏnhiên liệu vào thùng, châm lửa bật quạt rồi đậy nắp thùng, sau 5phút mở van dẫn khí sang buồng chế khí và sử dụng. Bếp cho ngọnlửa màu đỏ như than tổ ong, khi cháy không có khói, không mùi,không làm đen nồi, không gây cháy nổ và đặc biệt là có thể nướngtrực tiếp trên mặt bếp với lượng nhiệt sinh ra từ 700-1.0000C.

Đặc biệt, 10 kg nguyên liệu có thể đốt cháy trong 10 giờ đồnghồ, sau 5 phút có thể đun sôi 3 lít nước, hiện anh Tuấn đang có ýđịnh bán rộng rãi ra thị trường, bởi khả năng ứng dụng của Bếp khíhóa là rất lớn, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi có nguồn nguyênliệu rất rồi rào.

LX

Phát động phong trào"Gia đình tiết kiệmđiện năm 2012” tại Bắc Giang

Nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức,ý thức và xây dựng thói quen sử dụng điện tiếtkiệm, trước hết là trong mỗi cán bộ công nhânviên ngành điện, sau đó, nhân rộng trongnhân dân, đồng thời, thực hiện chỉ đạo củaTổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điệnlực Bắc Giang vừa phát động phong trào thiđua "Gia đình tiết kiệm điện năm 2012" trongcác hộ là cán bộ công nhân viên Công ty muađiện trực tiếp từ đơn vị.

Để được công nhận là gia đình tiết kiệmđiện, các hộ phải thực hiện tiết kiệm ít nhất10% lượng điện năng tiêu thụ trong quý IVnăm 2012 so với cùng kỳ năm 2011.

Dự kiến, Công ty Điện lực Bắc Giang sẽ traogiải thưởng và tặng danh hiệu "Gia đình tiếtkiệm điện năm 2012" cho từ 10 đến 20 hộ tiếtkiệm điện tiêu biểu.

Lan Anh

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 3

TIN TỨC

>>THANH BÙI

Chương trình Mục tiêu quốcgia (MTQG) về sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả(NLTK&HQ) giai đoạn 2012-

2015 đã được Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng ký ban hành và cóhiệu lực từ ngày 02/10/2012 theoQuyết định số 1427/QĐ- TTg. Theo đó,Chương trình đã đặt ra các mục tiêutrong giai đoạn 2012 – 2015 như sau:Nâng cao nhận thức, xây dựng ý thứcthực hiện thường xuyên sử dụngNLTK&HQ, bảo vệ môi trường; Hìnhthành mạng lưới thực thi Luật Sửdụng NLTK&HQ, tổ chức đào tạo vàcấp chứng chỉ quản lý năng lượng chohơn 2.500 người và đào tạo, cấpchứng chỉ kiểm toán năng lượng chokhoảng 200 người; cải thiện hiệu suấtnăng lượng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, đạtmức giảm ít nhất 10% cường độ nănglượng của các ngành sử dụng nhiềunăng lượng, như: Ngành Xi măng,giảm mức tiêu hao năng lượng bìnhquân để sản xuất 1 tấn xi măng từ97kg0E năm 2011 xuống 87 kg0E vàonăm 2015; ngành Thép, giảm từ 179kg0E năm 2011 xuống 160 kg0E vàonăm 2015 để sản xuất 1 tấn thépthành phần; ngành Dệt may, giảm từ773 kg0E năm 2011 xuống 695 kg0Evào năm 2015 để sản xuất 1 tấn sợi.

Từ năm 2012, 100% các tòa nhàxây mới hoặc cải tạo lại đều phải thựchiện việc quản lý bắt buộc theo Quychuẩn xây dựng Việt Nam về “Cáccông trình sử dụng NLTK&HQ”. Trongchiếu sáng công cộng, áp dụng chiếusáng hiệu suất cao, TKNL cho 100%công trình chiếu sáng công cộng xâydựng mới. Trong lĩnh vực giao thôngvận tải, phấn đấu đến năm 2015, vậntải hành khách công cộng đáp ứng 10- 15% nhu cầu đi lại tại các đô thị lớn.

Chương trình cũng đã nêu cụ thể4 nội dung dự án chính, trong đó baogồm 13 đề án thành phần. Các nộidung chính, gồm: Tăng cường giáodục, tuyên truyền phổ biến thông tin,vận động cộng đồng, nâng cao nhậnthức, thúc đẩy sử dụng NLTK&HQ, bảovệ môi trường, (3 dự án thành phần);Phát triển, phổ biến các trang thiết bịhiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng,từng bước loại bỏ các trang thiết bịhiệu suất thấp, (4 dự án thành phần);Sử dụng NLTK&HQ trong các tòa nhà(3 dự án thành phần); Thúc đẩy sửdụng NLTK&HQ trong ngành Giaothông vận tải (3 dự án thành phần).

Một trong các giải pháp chính cầntập trung thực hiện nhằm đạt đượcnhững mục tiêu của Chương trình, đólà giải pháp về đầu tư khoa học côngnghệ và đào tạo. Theo đó, việc tăngcường năng lực cho các tổ chức tư vấnthiết kế, thử nghiệm, kiểm toán nănglượng cần đầu tư có chọn lọc; công tácđào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộquản lý, đặc biệt cho các địa phương vàdoanh nghiệp sử dụng năng lượngtrọng điểm về sử dụng NLTK&HQ cầnđược chú trọng… Ngoài ra, phải tăng

cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcđào tạo, tăng cường năng lực cho độingũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vựcsử dụng NLTK&HQ và các tổ chức tưvấn, thông qua các hình thức đầu tưtrực tiếp, hội thảo khoa học, gửi cán bộđi đào tạo ở nước ngoài, gửi đoàn khảosát đi nước ngoài, tư vấn xây dựng cácphòng thử nghiệm hợp chuẩn…

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốnđầu tư thực hiện Chương trình sẽ là930 tỷ đồng, được huy động từ nguồnvốn ngân sách nhà nước, nguồn tàitrợ của các tổ chức, cá nhân quốc tếvà nước ngoài, từ các doanh nghiệp,các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bộ Công Thương sẽ là cơ quanthường trực của Ban Chỉ đạo Chươngtrình, chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành, địa phương và các tổ chức liênquan thực hiện; điều phối, theo dõi,kiểm tra, báo cáo tổng kết, đánh giákết quả thực hiện toàn bộ hoạt độngcủa Chương trình; thực hiện các dự ánđược phân công; chủ trì xây dựng vàphê duyệt cơ chế và tiêu chí hỗ trợ,phân bổ vốn đối với từng dự án cụ thểsau khi lấy ý kiến của các Bộ, ngànhliên quan. v

Tạo bước đột phátrong nâng cao sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

PV: Thưa ông, xin ông cho biếttình hình thực hiện KTNL trongcác DN thời gian gần đây, đặcbiệt là những DN sử dụng nănglượng trọng điểm?TS. PHƯƠNG HOÀNG KIM: Từ

kinh nghiệm thực tiễn của nhiều quốcgia và lý luận được đúc kết, người tađã khẳng định rằng, KTNL là công cụhiệu quả, là bước đầu tiên để DN xâydựng, chương trình TKNL với lộ trìnhcụ thể để triển khai TKNL một cách bàibản. Cũng không quá lạc quan nếuthừa nhận rằng, đến nay, nhiều DN đãquan tâm hơn đến KTNL, nhất là khiLuật SDNLTK&HQ đã có hiệu lực

Năm 2012 đánh dấu nhiều bướctiến trong hoạt động KTNL của cácđơn vị cung cấp dịch vụ KTNL cũngnhư từ phía các DN tiêu thụ nănglượng trọng điểm. Dự kiến, năm 2012,bắt buộc kiểm toán trên 1.000 cơ sở sửdụng năng lượng trọng điểm. Tuynhiên, việc thực hiện KTNL gặp khánhiều rào cản. Trước hết là nhận thứccủa các DN về KTNL còn hạn chế; độingũ cán bộ kiểm toán viên nănglượng còn mỏng. Thêm vào đó, các DN

chưa mạnh dạn đầu tư thiết bị để thựchiện KTNL…

Dù còn khá nhiều khó khăn trongviệc đào tạo đội ngũ kiểm toán viênnăng lượng cũng như việc thực hiệnKTNL, song với mạng lưới là các Trungtâm TKNL ở các địa phương, nên hoạtđộng KTNL cũng đã thu được nhữngkết quả nhất định. Đơn cử như ở Trungtâm TKNL TP. Hồ Chí Minh (ECC-HCMC), tính cả kiểm toán cho nhómtòa nhà và các đơn vị sản xuất côngnghiệp, ECC-HCMC đã triển khai hoạtđộng kiểm toán năng lượng bìnhquân hàng năm từ 70 đến 100 cơ sở.Ngoài ra, ECC-HCMC cũng triển khainhiều KTNL tại các địa phương ở khuvực phía Nam. Đối với các địa phươngnhư ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,Phú Yên, Bến Tre, Cần Thơ, TiềnGiang… đều đẩy mạnh hoạt độngKTNL tại các cơ sở sử dụng năng lượngtrọng điểm.

PV: Theo Luật SDNLTK&HQ thìDN có trách nhiệm trong việcthực hiện KTNL, trách nhiệm nàyđược DN thể hiện cụ thể như thếnào trong Luật thưa ông?

TS. PHƯƠNG HOÀNG KIM: TheoLuật SDNLTK&HQ, các cơ sở sử dụngnăng lượng trọng điểm có một sốtrách nhiệm chính như: xây dựng môhình hệ thống quản lý năng lượng vàcó người quản lý năng lượng theo quyđịnh; thực hiện KTNL 03 năm/1lần;trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, lộtrình, báo cáo kết quả thực hiện kếhoạch SDNLTK&HQ. Mục tiêu của việcquản lý năng lượng bắt buộc ở các DNtrọng điểm nhằm tiết kiệm 10% nănglượng sử dụng trong sản xuất côngnghiệp. Vì vậy, hiện tại KTNL bắt buộctập trung ở một số lĩnh vực tiêu thụnhiều năng lượng như thép, xi măng,khai thác khoáng sản, dệt may, hóachất... Các ngành này hiện nay đã vàđang triển khai nhiều hoạt động vềTKNL và thực hiện KTNL.

Cũng theo Luật, các DN sẽ phảithực hiện việc báo cáo định kỳ vềKTNL, cử người quản lý năng lượng tạidoanh nghiệp.Doanh nghiệp khôngtuân thủ đầy đủ quy định của Luật sẽbị xử phạt vi phạm hành chính vềSDNLTK&HQ theo quy định tại Nghịđịnh 73/2011/NĐ-CP ngày 24/8/2011của Chính phủ.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)4

TIÊU ĐIỂM

Kiểm toán năng lượng

để tiết kiệm năng lượng>>SÔNG THươNG (thực hiện)

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả (SDNLTK&HQ) đã qui định các trách

nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng

điểm, trong đó có việc thực hiện kiểm toán

năng lượng bắt buộc 3 năm/1 lần… Dưới đây là

những trao đổi của PV với TS. Phương Hoàng

Kim –Vụ trưởng Vụ KHCN và TKNL; Chánh văn

phòng Tiết kiệm năng lượng - Tổng cục Năng

lượng - Bộ Công Thương về vấn đề này.TS. Phương Hoàng Kim

Công cụ hiệu quả

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 5

TIÊU ĐIỂM

PV: TKNL và KTNL có lợi chochính DN, nhưng các DN vẫnchần chừ trong hoạt động này.Đó là một nghịch lý có thực. Vậyvấn đề có phải vẫn là do nhậnthức, thưa ôngTS. PHƯƠNG HOÀNG KIM: Đúng

vậy. Tôi cho rằng, để thay đổi đượcđiều này cũng còn cần nhiều thờigian, bởi không phải cơ sở sử dụngnăng lượng trọng điểm nào cũng hiểuđầy đủ lợi ích và trách nhiệm của mìnhtrong việc thực hiện đầy đủ các quyđịnh của pháp luật. Nhiều DN vẫn ngạihoặc chưa dám nghĩ đến thực hiệncác biện pháp TKNL vì sợ tốn nhiều chiphí đầu tư, nhất là việc đổi mới trangthiết bị, công nghệ. Trong khi, quathực tế KTNL tại nhiều DN, nhiều giảipháp có thể giúp DN tiết kiệm đượclượng năng lượng tiêu thụ rất lớn màkhông cần nhiều vốn đầu tư, thậm chíkhông phải bỏ vốn, chỉ cần thay đổicách quản lý, cách vận hành, máymóc, thiết bị.

Tôi cho rằng, khi triển khai bất kỳhoạt động SDNLTK&HQ nào đều phảibắt đầu từ nâng cao nhận thức, rồimới hướng đến giai đoạn tiếp theo làthực hiện các giải pháp. Mục đích cuốicùng là giúp các cơ sở sử dụng nănglượng hiểu rằng: TKNL và KTNL có lợicho chính DN chứ không phải làm chỉvì trách nhiệm trước pháp luật.

PV: Theo ông, cần có chính sáchhỗ trợ như thế nào để thúc đẩycác DN thực hiện TKNL và KTNL?TS. PHƯƠNG HOÀNG KIM: Trong

những năm gần đây, ở Việt Nam, vấnđề SDNLTK&HQ đã được Đảng, Nhà

nước quan tâm nhiều và các DNhưởng ứng thực hiện ngày một thiếtthực. Đánh dấu bước ngoặt lớn trongviệc quản lý năng lượng là LuậtSDNLTK&HQ đã được Quốc hội KhoáXII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày17/06/2010. Dưới Luật, đã có Nghịđịnh (số 21/2011/NĐ-CP, ngày29/03/2011) quy định chi tiết và biệnpháp thi hành Luật 50/2010/QH12.Mới đây, Bộ Công Thương đã banhành Thông tư số 39/2011/TT-BCTquy định về việc đào tạo cấp chứngchỉ quản lý năng lượng và chứng chỉkiểm toán viên năng lượng. Bộ CôngThương cũng đã ban hành Thông tưsố 07/2012/TT-BCT quy định về dánnhãn năng lượng và áp dụng tiêuchuẩn hiệu suất năng, Thông tư số09/2012/TT-BCT quy định chế độ lập

kế hoạch và thực hiện kế hoạch TKNLvà KTNL đối với các đơn vị tiêu thụnăng lượng trong điểm. Dựa vào đómà DN sẽ tham gia tích cực hơn, côngtác quản lý và thực hiện sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ dầnđược đi vào thực tiễn.

Tôi cho rằng, với sự ra đời của 12Trung tâm TKNL trên toàn quốc cóchức năng thực hiện KTNL và nhiềuđơn vị thực hiện KTNL sử dụng nguồnvốn của Chương trình mục tiêu quốcgia về SDNLTK&HQ không chỉ là chỗdựa giúp các địa phương triển khaithực hiện tôt Luật SDNLTK&HQ màcòn là cơ hội để các DN nói chung,đơn vị sử dụng năng lượng trọngđiểm nói riêng thực hiện trách nhiệmcủa mình.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Thừa Thiên - Huế: Trao thưởng 2.000 hộ gia đình tiết kiệm điện

Triển khai từ tháng 3/2012 do Tổng công ty Điện lực miền Trung phát động, chương trình “Gia đình tiết kiệm điện”năm 2012 đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của các hộ gia đình sử dụng điện trên địa bàn.

Sau 3 tháng triển khai, ngày 13/10/2012, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tổng kết và traothưởng chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2012”.

Qua đó đã chọn ra 2.000 hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm tiêu biểu nhất với tổng lượng điện năng tiết kiệmtrong 3 tháng đạt 478.000 kWh, tương đương với 654 triệu đồng góp phần vào sản lượng tiết kiệm chung trong 9tháng đầu năm 2012 của toàn Công ty là 7,3 triệu kWh. Ban tổ chức đã biểu dương các hộ gia đình sử dụng điện tiếtkiệm và trao giải thưởng cho 2 ngàn hộ dân với tổng giá trị 400 triệu đồng.

Tô Minh

TIÊU ĐIỂM

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9 -2012)6

KTNL: CÒN LÚNG TÚNGTheo Giáo sư, Viện sỹ Trần Đình

Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực ViệtNam, mặc dù Luật Sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả(NLTK&HQ) đã có hiệu lực được gần 2năm (từ 1/1/2011), nhưng nhìn chung,việc áp dụng Luật hiện vẫn chỉ mới ởgiai đoạn đầu. Công tác KTNL vì vậyvẫn còn nhiều lúng túng, thiếu và yếucả về nhân lực, vật lực. Bản thân cácdoanh nghiệp, các đơn vị đã thực hiệncông tác KTNL, song vẫn tồn tại rấtnhiều vấn đề phải bàn.

Ví dụ như, tính chính xác của cácdữ liệu kiểm toán ở các khâu phân tíchhiệu suất sử dụng năng lượng, mức độtiêu hao, đánh giá khả năng tiết kiệmnăng lượng (TKNL) sau kiểm toán…Đặc biệt, công tác hiện đại hóa trangthiết bị, máy móc, chuẩn hóa trình độnhân sự quản lý năng lượng… củadoanh nghiệp sau kiểm toán cũngchưa được chú ý đúng mức. Chưa kể,câu chuyện liên quan đến đầu tư,vốn… là những vấn đề rất nan giải củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam. Giáo sư Long cũng cho rằng, đểcác doanh nghiệp có ý thức sử dụngNLTK&HQ, bên cạnh việc thực hiệnKTNL đầy đủ, định kỳ, thì giá điện cũnglà một vấn đề cần quan tâm. Nếu giáđiện được tính đúng, tính đủ theo quy

luật thị trường, thì doanh nghiệp sửdụng điện sẽ phải có ý thức tiết kiệmvà sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Khiđó, KTNL sẽ là một công cụ đắc lựcphát huy tác dụng. Chỉ có như vậy,KTNL mới đi vào thực chất, giúpdoanh nghiệp nâng cao hiệu quả sửdụng điện, góp phần làm giảm hệ sốđàn hồi…

Thực tế thì KTNL có thể coi là bướcđầu tiên, không thể thiếu để triển khai

các hành động TKNL một cách có cơsở và thuyết phục nhất. Tuy nhiên,không ít các doanh nghiệp vẫn chưathật sự nhận thức hết tầm quan trọngcủa KTNL. Đa phần mới chỉ có doanhnghiệp nằm trong danh sách cơ sở sửdụng năng lượng trọng điểm quantâm đến báo cáo KTNL. Số lượng cácdoanh nghiệp thuộc diện bắt buộctiến hành KTNL vẫn còn rất hạn chế.Như vậy, điều đầu tiên để công tác

Kiểm toán năng lượng:

Làm thế nào >>HOÀNG QUÂN

Trước đây, doanh nghiệp chưa mấy quan tâm tới sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả, nên chưa có khái niệm về kiểm toán năng lượng (KTNL).

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi trong nhận thức về năng lượng, doanh

nghiệp bắt đầu có những định hướng nhất định về hoạt động KTNL.

Kiểm toán năng lượng tại Công ty TNHH Vico Ảnh: Ecc Hải Phòng

để doanh nghiệprộng đường đón nhận?

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 7

TIÊU ĐIỂM

KTNL có thể đạt được hiệu quả là:Doanh nghiệp quan tâm đến việcthực hiện KTNL một cách thực chất,hiệu quả - hay nói cách khác là cầntuyên truyền và thay đổi tư duy củadoanh nghiệp về KTNL.

DOANH NGHIỆP: VẪN DÈ DẶTCông ty Dây và Cáp điện Thượng

Đình - CADI-SUN là một doanh nghiệplớn đóng trên địa bàn Thủ đô, vậy màtrước đây rất e dè với hoạt động KTNL.Ông Huỳnh Tấn Quyền, Phó TổngGiám đốc CADI-SUN thừa nhận: “ViệcKTNL vẫn là lĩnh vực tương đối mới vớiCADI-SUN. Lộ trình của chúng tôi làmời các chuyên gia trong lĩnh vựcTKNL và KTNL để tư vấn, xây dựng kếhoạch cho Công ty”. Được biết hàngnăm, Công ty CADI-SUN phải chikhoảng hơn 10 tỷ đồng tiền điện,tương đương khoảng 9,5 triệu kWh. Vìvậy, Công ty rất chú trọng đến việc sửdụng điện tiết kiệm, hiệu quả tronghoạt động sản xuất - kinh doanh. Khimới thành lập, dây chuyền thiết bịcông nghệ của Công ty còn lạc hậunên tiêu hao nhiều điện năng. Đếnnay, Công ty đã đầu tư các dây chuyềnthiết bị hiện đại, tiết kiệm điện năng,sử dụng thiết bị biến tần (inverter)khởi động và điều chỉnh tốc độ. Saukhi đầu tư công nghệ đồng bộ hiệnđại, Công ty đã tiết kiệm được khoảng20% điện năng, tương đương khoảng1,9 triệu kWh (2 tỷ đồng mỗi năm).

Không phải doanh nghiệp nào

cũng có nhận thức nhanh nhạy nhưCADI-SUN nhưng cũng phải thừanhận, thời gian gần đây, các doanhnghiệp đã có những chuyển biến tíchcực về KTNL. Hầu hết doanh nghiệpsản xuất đều hiểu rõ TKĐ, TKNL và sửdụng hiệu quả là một cách góp phầnlàm giảm giá thành sản xuất, tăng sứccạnh tranh cho sản phẩm. Hiện KTNLchủ yếu chỉ được triển khai tại cácdoanh nghiệp trọng điểm. Hầu hếtcác doanh nghiệp vừa và nhỏ đangtrong quá trình phát triển, nên vẫnchưa thực hiện được công tác KTNL.

Để công tác KTNL có thể trở thànhmột việc làm thường xuyên, định kỳcủa các doanh nghiệp, trước mắt cầncó thời gian để Luật Sử dụng (NLTK&HQ) phát huy sức mạnh. Quantrọng hơn, là phải xây dựng cho đượccác giải pháp cụ thể, đồng bộ để thựchiện kiểm toán và kiểm toán đạt hiệuquả cao nhất. Các giải pháp cụ thể ởđây bao gồm từ khâu tuyên truyền,xúc tiến, đầu tư, đào tạo nhân lực…đến thanh tra, kiểm tra việc thực hiệnsau kiểm toán. Có như vậy, KTNL mớicó thể được thực hiện tốt, phát huy tốiđa hiệu quả, góp phần thúc đẩy quátrình giảm hệ số đàn hồi điện củanước ta theo Quy hoạch điện VII.

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KTNL:CẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC

Luật Sử dụng NLTK&HQ tạo điềukiện cho các doanh nghiệp đượcquyền tiến hành tự KTNL. Tuy nhiên,trong thời điểm hiện tại, khi KTNL vẫn

còn là một hoạt động chuyên mônmới mẻ, thì việc doanh nghiệp sửdụng các đơn vị cung cấp dịch vụ làđiều cần cân nhắc. Năng lực của cácđơn vị cung cấp dịch vụ KTNL sẽ quyếtđịnh một dịch vụ KTNL thực chất, hiệuquả. Vì thế đặt ra yêu cầu về đào tạo,nâng cao năng lực kiểm toán viên vàquản lý hoạt động của các đơn vịcung cấp dịch vụ KTNL.

Các công ty dịch vụ về KTNL củaViệt Nam hiện nay cũng còn ít, nhânlực KTNL còn yếu. Hiện, Bộ CôngThương đã thành lập các trung tâmTKNL tại các tỉnh trên cả nước. Tuynhiên, nhân lực của các trung tâm nàychủ yếu là chuyển từ các bộ phậnkhác sang, chuyên môn nghiệp vụcũng như kinh nghiệm còn nhiều hạnchế. Vì vậy, Nhà nước nên có sự hỗ trợcho quá trình đào tạo nguồn nhân lựccho hoạt động KTNL để việc thực hiệnKTNL đạt hiệu quả.v

"Bốn đúng" đoạt giải Nhất sáng tác khẩu hiệu tiết kiệm điện

Khẩu hiệu "Sử dụng điện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu" đã vượt quahơn 4.200 câu khẩu hiệu để giành giải Nhất (4 triệu đồng). Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu cổ động, tuyên truyền sử dụngđiện tiết kiệm năm 2012 do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minhtổ chức.

Tác giả khẩu hiệu trên là anh Lê Trung Nhân - Thủ kho Trung tâm Phân phối khu vực miền Tây (thuộc Liên hiệpHợp tác xã TP.HCM - Saigon Coop) tại tỉnh Hậu Giang. Anh Trung Nhân cho biết: "Tôi gửi 05 khẩu hiệu dự thi và thậtsự bất ngờ khi biết mình đoạt giải Nhất. Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi luôn tôn trọng quy tắc tắt các thiết bị điệnkhi không cần thiết. Các thành viên trong gia đình tôi ở Đồng Tháp cũng thường nhắc nhau điều này. Tôi tin rằng,những hành động tiết kiệm điện mỗi ngày của từng cá nhân không chỉ giúp tiết kiệm tiền cho cá nhân đó mà cònlà sự đóng góp cho xã hội".

Hậu Nguyên

Hoạt động kiểm toán năng lượng tại Công tyTNHH An Xuyên

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)8

TIÊU ĐIỂM

PV: Xin ông cho biết KTNL baogồm những hoạt động gì? Tháiđộ đón nhận của các doanhnghiệp đối với hoạt động KTNLthời gian qua như thế nào? ÔNG DƯƠNG TRUNG KIÊN: KTNL

có hai cấp độ là KTNL sơ bộ và KTNLchi tiết, tuy nhiên, dù là ở cấp độ nàothì KTNL đều bao gồm các hoạt độnglà: khảo sát, thu thập và phân tích dữliệu tiêu thụ năng lượng tại các đơn vịsử dụng năng lượng, từ đó tìm kiếmcác cơ hội và để xuất các giải pháp sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả cho đơn vị.

Với các doanh nghiệp đã có sựhiểu biết đầy đủ về KTNL thì họ rấtquan tâm và đón nhận dịch vụ này,doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền ra đểthực hiện KTNL. Tuy nhiên, số lượngcác doanh nghiệp này ở Việt Nam làchưa nhiều, phần lớn các doanhnghiệp Việt Nam chưa được tiếp xúcvới các thông tin đầy đủ về KTNL, dođó họ còn có nhiều e ngại khi đónnhận KTNL, nhiều doanh nghiệp cònchưa phân biệt được giữa KTNL vàkiểm toán tài chính.

Doanh nghiệp cần phải tiến hànhlàm KTNL bởi hai lý do. Thứ nhất, xuấtphát từ lợi ích thiết thực cho doanhnghiệp. Sau khi thực hiện KTNL,doanh nghiệp có được bức tranh vềthực tế tiêu thụ năng lượng tại doanhnghiệp, với các vị trí sử dụng nănglượng tốt và chưa tốt. Từ đó doanhnghiệp có được các cơ hội và giảipháp giúp thực hiện cải tiến nâng caohiệu quả sử dụng năng lượng, giảmchi phí và tăng khả năng cạnh tranhcho doanh nghiệp. Thứ hai, xuất pháttừ yêu cầu của Luật. Luật Sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả củaViệt Nam đã quy định các doanhnghiệp sử dụng năng lượng trọngđiểm tại Việt Nam bắt buộc phải thựchiện KTNL ít nhất ba năm một lần.

PV: Ông nhận định như thế nàovề việc đào tạo đội ngũ kiểmtoán viên năng lượng ở doanhnghiệp hiện nay? ÔNG DƯƠNG TRUNG KIÊN: Khi

số lượng các doanh nghiệp quan tâmvề KTNL ít tức là nhu cầu sử dụng dịchvụ KTNL còn hạn chế. Đây chính là khó

khăn rất lớn đối với các đơn vị hoạtđộng trong lĩnh vực tư vấn KTNL, nhấtlà trong thời điểm kinh tế khó khănnhư hiện nay.

Công tác đào tạo kiểm toán viênnăng lượng hiện nay đã và đang rấtđược các cơ quan quản lý nhà nướcquan tâm và đẩy mạnh. Hệ thốngchương trình, giáo trình, bài giảng đãđược xây dựng và hoàn thiện. Tuynhiên, do lực lượng giảng viên mỏng,hệ thống phòng thí nghiệm, thựchành thiếu nên việc triển khai đào tạogặp nhiều khó khăn. Số lượng cáckiểm toán viên năng lượng đã đượcđào tạo và cấp chứng chỉ còn khákhiêm tốn, số lượng kiểm toán viênnăng lượng này tập trung chủ yếu tạicác công ty, các trung tâm tư vấn vềnăng lượng.

PV: Trong những năm qua, việcđào tạo kiểm toán viên nănglượng của Trường Đại học Điệnlực đã đạt được những kết quảgì, thưa ông?ÔNG DƯƠNG TRUNG KIÊN: Đối

với Trường Đại học Điện lực, trong

Đẩy mạnhcông tác đào tạo kiểm toán năng lượng

>>NGUYễN HậU (thực hiện)

Mục tiêu của kiểm toán năng lượng là xác định

những khu vực sử dụng năng lượng lãng phí, qua đó

tìm ra các cơ hội và giải pháp tiết kiệm năng lượng. Vì

vậy, xây dựng một đội ngũ kiểm toán năng lượng

(KTNL) là vấn đề luôn được xã hội hết sức quan tâm.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề đào tạo KTNL, Bản tin Tiết

kiệm năng lượng đã có cuộc trao đổi với ông Dương

Trung Kiên, Phó trưởng Khoa Quản lý Năng lượng,

Trường Đại học Điện lực xoay quanh chủ đề này. Xin

trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!Ông Dương Trung Kiên

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 9

TIÊU ĐIỂM

những năm qua, chúng tôi đã thựchiện khá nhiều dịch vụ KTNL cho cácdoanh nghiệp và tòa nhà thương mại.Từ năm 2006 đến nay, chúng tôi đãthực hiện các KTNL theo từng ngành,từng lĩnh vực (ngành Than, Bia, ngànhXi măng, Xây dựng …). Với cách thứcthực hiện như vậy, chúng tôi đã xâydựng được quy trình KTNL đặc thùcho từng ngành, từng lĩnh vực, đây lànền tảng để công tác KTNL củaTrường được thực hiện thuận lợi vàđạt kết quả tốt hơn. Hiện nay, Nhàtrường cũng đã trang bị cho KhoaQuản lý Năng lượng bộ thiết bị KTNLhiện đại, giúp phục vụ tốt công tácđào tạo và tư vấn KTNL.

Để hỗ trợ công tác đào tạo kiểmtoán viên, hiện nay, Trường Đại họcĐiện lực cũng đang gấp rút hoànthiện phòng thí nghiệm về KTNL. Tôitin rằng, sau khi phòng thí nghiệmKTNL đi vào sử dụng sẽ góp phần thúcđẩy và nâng cao hiệu quả của chươngtrình đào tạo kiểm toán viên nănglượng.

PV: Ông có thể cho biết các hoạtđộng thường xuyên và địnhhướng phát triển của Trường Đạihọc Điện lực về hoạt động KTNLtrong thời gian tới?ÔNG DƯƠNG TRUNG KIÊN: Sau

khi có Luật Sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả, doanh nghiệp sửdụng năng lượng bắt buộc phải thựchiện KTNL. Do đó, các chính sách hỗtrợ cho KTNL đã giảm, các doanh

nghiệp giờ muốn thực hiện KTNL phảitự tìm kiếm đơn vị tư vấn và chi trả phídịch vụ KTNL. Các hỗ trợ về kinh phí,về kỹ thuật trong lĩnh lực tiết kiệmnăng lượng hiện nay đang tập trungchủ yếu cho các doanh nghiệp khi xâydựng mô hình quản lý năng lượng.

Trong công tác đào tạo của KhoaQuản lý Năng lượng, Trường Đại họcĐiện lực ngoài nhiệm vụ đào tạo kỹ sưquản lý năng lượng còn thường xuyênxây dựng các khóa đào tạo ngắn hạncho người quản lý năng lượng, Kiểmtoán viên năng lượng, xây dựng cácchương trình đào tạo trong lĩnh vựcnăng lượng theo yêu cầu đặc thù từngngành. Đặc biệt, trong năm 2012,Trường Đại học Điện lực đã được Bộ

Giáo Dục và Đào tạo cho phép đào tạoThạc sỹ ngành Quản lý Năng lượng.Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếptục quan tâm và đầu tư để ngày mộthoàn thiện chương trình đào tạo quảnlý năng lượng cả về lý thuyết và thựchành.

Song song với nhiệm vụ đào tạocủa Khoa Quản lý Năng lượng, TrườngĐại học Điện lực cũng tham gia thựchiện các đề tài, dự án trong lĩnh vựcnăng lượng, thực hiện các dịch vụ tưvấn về KTNL, xây dựng mô hình quảnlý năng lượng cho doanh nghiệp theoISO50001. Mục tiêu của Khoa là trởthành một trong những đơn vị hàngđầu trong lĩnh vực tư vấn năng lượng.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

PC Điện Biên khởi động phong trào gia đình tiết kiệm điện

Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc triển khai phong trào thi đua “Gia đình tiết kiệmđiện" tại các Công ty Điện lực, Công ty Điện lực Điện Biên (PC Điện Biên) đã phát động phong trào thi đua "Gia đìnhtiết kiệm điện năm 2012", nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và xây dựng thói quen sử dụngđiện tiết kiệm, trước hết là trong mỗi cán bộ công nhân viên ngành Điện để làm nòng cốt, triển khai nhân rộngphong trào trong nhân dân, tích cực sử dụng các thiết bị công nghệ mới trong gia đình như: Đèn LED để chiếu sángcông cộng, bóng compact chiếu sáng gia đình và các đồ dùng tiết kiệm năng lượng…

Mỗi CBCNV trong Công ty phải có ý thức thực hành TKĐ, hiểu rõ sự cần thiết và chú trọng tới việc phải sử dụngđiện một cách tiết kiệm, an toàn và hiệu quả cho chính gia đình mình và cho cộng đồng.

Dự kiến, Công ty sẽ trao giải thưởng và tặng danh hiệu "Gia đình TKĐ năm 2012" với 10 giải nhất, 20 giải nhì và30 giải ba. Từ kết quả này, PC Điện Biên sẽ nghiên cứu triển khai nhân rộng thành phong trào TKĐ rộng rãi trên địabàn tỉnh.

Lê Xuân

Khai giảng khóa đào tạo Kiểm toán viên năng lượng do Bộ Công Thương tổ chức

>>MAI NHIệM (thực hiện)

Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn, kiểm toán

năng lượng (KTNL), mỗi năm Trung tâm Tiết kiệm

năng lượng thành phố Hồ Chí Minh (ECC-HCMC)

triển khai KTNL tới 70-100 đơn vị. Tùy từng giải

pháp, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được từ 5-

7% hoặc thậm chí 30-40% năng lượng. Ông Phạm

Huy Phong - Phó Giám đốc ECC-HCMC sẽ cho

chúng ta biết thêm về những khó khăn trong công

tác KTNL hiện nay. Trân trọng giới thiệu cùng bạn

đọc.Ông Phạm Huy Phong - Phó Giám đốc ECC-HCMC

PV: Được biết vấn đề KTNL hiện nay đang được nhiềudoanh nghiệp quan tâm, KTNL bao gồm những hoạtđộng gì, thưa ông? ÔNG PHẠM HUY PHONG: KTNL là công cụ hiệu quả để

bước đầu triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng(TKNL) trong doanh nghiệp, bao gồm hai bước.

Bước một là phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụngnăng lượng trong doanh nghiệp như năng lượng sử dụng ởđâu với số lượng bao nhiêu và sử dụng như thế nào. Trongbước này, vấn đề rất quan trọng là đánh giá về suất tiêu haonăng lượng cùng các yếu tố tác động đến chỉ số này nhưtrình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, vận hành vàbảo dưỡng thiết bị.

Bước hai là tiến hành khảo sát quy trình sản xuất, hoạtđộng thực tế của các trang thiết bị sử dụng năng lượng cũngnhư vấn đề bảo dưỡng các trang thiết bị. Qua đó kiểm toánviên sẽ phát hiện những bất hợp lý trong việc sử dụng nănglượng của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp phù hợpnhằm giảm tiêu hao năng lượng, nhưng vẫn đảm bảo sảnxuất (trong nhiều trường hợp ngoài việc giảm tiêu hao nănglượng thì việc áp dụng giải pháp còn giúp tăng năng suất,tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm hoặc cải thiệnmôi trường làm việc).

PV: Ông có thể nói rõ hơn về các giải pháp TKNL?ÔNG PHẠM HUY PHONG: Các giải pháp TKNL có thể

phân làm 3 nhóm. Nhóm 1: Các giải pháp không tốn chi phí hoặc chi phí ít

như nâng cao ý thức sử dụng, vận hành hợp lý thiết bị, bảodưỡng định kỳ thiết bị, thay đổi phương pháp quản lý.

Nhóm 2: Các giải pháp có mức chi phí trung bình như cảitạo kỹ thuật đơn giản, ví dụ như cải tạo hệ thống chiếu sáng.

Nhóm 3: Các giải pháp có chi phí đầu tư cao như cải tạokỹ thuật phức tạp, thay đổi trang thiết bị, công nghệ hiện đạiTKNL, tăng năng suất. Thông thường các giải pháp này yêucầu vốn đầu tư cao, thời gian hoàn vốn dài nhưng lượngnăng lượng tiết giảm được rất lớn. Đây cũng là nhóm giảipháp thường gặp đối với các doanh nghiệp Việt Nam có trìnhđộ kỹ thuật thấp, trang thiết bị công nghệ lạc hậu tiêu tốnnhiều năng lượng.

Các giải pháp cải tiến quy trình, vận hành và bảo dưỡnghợp lý, quản lý hiệu quả việc tiêu thụ năng lượng có thể giúptiết kiệm đến 20% chi phí năng lượng. Còn các giải pháp cảitạo hoặc thay thế thiết bị hiệu suất cao có thể giúp tiết kiệmđến 40% chi phí năng lượng.

Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế đểchọn lựa giải pháp thực hiện. Sự lựa chọn này tùy thuộc vàonhiều yếu tố như tình hình tài chính, thời gian áp dụng, tácđộng như thế nào đến sản xuất và kinh doanh, điều phốinhân sự tham gia như thế nào… Thông thường các doanhnghiệp ưu tiên chọn giải pháp ít tốn chi phí hoặc giải phápchi phí trung bình thực hiện trước do mức độ rủi ro thấp, dễdàng thu xếp vốn, hiệu quả đem lại khá cao với thời gianhoàn vốn ngắn (thường dưới 3 năm) và tác động ít đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh hiện tại. Còn đối với các giải phápcó chi phí đầu tư cao như thay thế thiết bị, công nghệ hiệusuất cao… sẽ được doanh nghiệp lập một lộ trình thực hiệnkhi có đủ điều kiện.

Như vậy, có thể nói, KTNL là cơ sở để doanh nghiệp xâydựng chương trình TKNL, đưa ra lộ trình cụ thể để doanhnghiệp có thể triển khai TKNL một cách bài bản trong doanhnghiệp mình. Ngoài ra cũng cần nói thêm việc KTNL định kỳ3 năm một lần cũng là một việc bắt buộc theo luật định (Luật

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)10

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

KIểM TOÁN NăNG LượNG là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chương trình TKNL

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) đối với các doanhnghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (tiêu thu 1.000 tândâu tương đương trở lên trong 1 năm).

PV: Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệpthường gặp khó khăn gì và làm thế nào để hoạt độngTKNL trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, thưa ông? ÔNG PHẠM HUY PHONG: Hoạt động TKNL tại doanh

nghiệp chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao khi lãnh đạo doanhnghiệp hiểu được tầm quan trọng của nó, đồng thời được sựtư vấn phù hợp từ các đơn vị tư vấn, sự cộng tác thực hiện từtất cả các nhân viên trong doanh nghiệp và có nguồn tàichính đủ cho việc thực hiện các giải pháp TKNL hiệu quả. Ràocản về mặt thu xếp tài chính để thực hiện các giải pháp TKNLcần chi phí đầu tư cao là một khó khăn thường gặp đối vớicác doanh nghiệp, không chỉ đối với doanh nghiệp trongnước mà còn cả đối với doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đềnày được giải quyết nhờ giải pháp kết hợp giữa nhà tư vấn,đơn vị cung cấp thiết bị và các tổ chức tài chính (ngân hàng)do công ty dịch vụ năng lượng (Energy Service Company -ESCO) thực hiện, nhằm cung cấp chuỗi các dịch vụ từ tư vấnđầu tư, cung cấp lắp đặt thiết bị cho đến cho vay tiền đầu tư.Đây là một hình thức phổ biến trên thế giới và bắt đầu đượcáp dụng tại Việt Nam. ECC-HCMC cũng là một đơn vị cungcấp dịch vụ này.

PV: Vậy mức độ tiết kiệm mà doanh nghiệp có thể đạtđược sau khi KTNL sẽ như thế nào? ÔNG PHẠM HUY PHONG: Mức độ TKNL mà doanh

nghiệp có thể đạt được phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất làtiềm năng về TKNL tại doanh nghiệp. Điều này lại tùy thuộcvào từng doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệpngành Xi măng có tiềm năng TKNL rất lớn, có thể đến 40%.Thứ hai là doanh nghiệp có thực sự “mặn mà”, có quyết tâmthực hiện các giải pháp TKNL hay không? Tùy thuộc vào haiyếu tố này mà sau khi KTNL và áp dụng các giải pháp có thểtiết kiệm được từ 5-7% năng lượng sử dụng, hoặc lên đến30% hay 40%.

PV: Ông đánh giá như thế nào về công tác KTNL tại cácdoanh nghiệp hiện nay? ÔNG PHẠM HUY PHONG: Những năm trước, doanh

nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của KTNL nên mờihọ thực hiện KTNL cũng khó, dù là miễn phí. Tuy nhiên,những năm gần đây, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việcnày nhiều hơn vì nhiều lý do. Có thể là do áp lực về giá cácnguồn năng lượng tăng cao làm chi phí sản xuất tăng theo,hoặc việc cạnh tranh với nhau giữa các doanh nghiệp trongngành ngày càng gay gắt nên yêu cầu tiết giảm chi phí trởnên bức thiết. Đồng thời Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2011 có đềcập những doanh nghiệp trọng điểm phải tiến hành KTNLđịnh kỳ, nên buộc các doanh nghiệp phải tham gia. Theođánh giá riêng của tôi, các doanh nghiệp hiện nay đã có quantâm nhiều hơn đến vấn đề KTNL nói riêng và vấn đề TKNL nóichung, cụ thể là số lượng các hợp đồng dịch vụ về KTNL, xâydựng hệ thống quản lý năng lượng và đào tạo về TKNL trongnhững năm gần đây của ECC-HCMC với các doanh nghiệpngày càng tăng lên.

PV: Ông có thể cho biết kết quả thực hiện KTNL củaECC-HCMC trong những năm qua?ÔNG PHẠM HUY PHONG: Hằng năm, tính cả kiểm toán

cho nhóm tòa nhà và các đơn vị sản xuất công nghiệp, ECC-HCMC đã triển khai hoạt động KTNL bình quân 70-100 đơnvị. Ngoài ra, ECC-HCMC cũng triển khai nhiều hoạt độngTKNL tại các địa phương trong nước, trong đó đương nhiêncó cả hoạt động KTNL.

PV: Xin ông cho biết thêm các chính sách hỗ trợ doanhnghiệp KTNL đang được triển khai tại TP.HCM?ÔNG PHẠM HUY PHONG: Hiện nay UBND TP.HCM có hỗ

trợ kinh phí cho hoạt động KTNL đối với doanh nghiệp(không phải là doanh nghiệp nước ngoài). Theo đó, doanhnghiệp được hỗ trợ từ 30-50% chi phí cho việc KTNL. Dĩnhiên, các doanh nghiệp này phải đáp ứng được một số điềukiện nhất định như phải cam kết sẽ triển khai các giải phápTKNL đã được đề xuất sau khi KTNL...

PV: Vậy các hoạt động thường xuyên và định hướngphát triển của ECC-HCMC trong tương lai sẽ như thếnào, thưa ông? ÔNG PHẠM HUY PHONG: Như mọi năm, năm nay ECC-

HCMC vẫn sẽ tập trung vào các hoạt động KTNL cho cácdoanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trọng điểm sử dụngnhiều năng lượng. Đối với nhóm tòa nhà, ngoài hoạt độngKTNL còn có các hoạt động khác như tư vấn xây dựng hồ sơdự thi tòa nhà hiệu quả năng lượng thường niên. Tư vấn xâydựng hồ sơ dự thi giải thưởng Kiến trúc xanh (năm 2012 lànăm đầu tiên tổ chức), nhằm vinh danh những tòa nhà cóthiết kế kiến trúc thân thiện với môi trường. Về đào tạo, ECC-HCMC tổ chức các khóa đào tạo về TKNL cho các doanhnghiệp sản xuất công nghiệp, các tòa nhà với chương trìnhđa dạng cho các đối tượng từ giám đốc doanh nghiệp, kỹthuật viên, hay chương trình chuyên biệt cho các ngành sảnxuất công nghiệp khác nhau như nhóm ngành thực phẩm,ngành dệt nhuộm, ngành giấy, cho đến các chương trình đàotạo thiết kế kiến trúc xanh cho đối tượng là các kiến trúc sư.Bên cạnh đó là các lớp đào tạo phối hợp với các quận, huyện,các sở, ban, ngành…

Sắp tới, ECC-HCMC sẽ đẩy mạnh các hoạt động liên quanđến ESCO nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai hoạt độngTKNL một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục triển khai vàmở rộng hơn nữa các dự án hợp tác với đối tác nước ngoàitrong lĩnh vực TKNL.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Kiểm toán viên của ECC-HCMC đang khảo sát tại nhà máy

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 11

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

VÌ SAO PHẢI LÁI XE SINH THÁI?Trong xã hội hiện đại, nhu cầu sử

dụng giao thông cơ giới đường bộngày càng cao, nhất là tại các thànhphố lớn. Làm sao để khi sử dụngphương tiện giao thông cơ giới đườngbộ tiết kiệm được nhiên liệu, hạn chếđược lượng khí thải gây ô nhiễm môitrường luôn là vấn đề được quan tâmhiện nay. Kỹ thuật lái xe sinh thái đã vàđang phát triển mạnh tại các nướcchâu Âu, Mỹ, Nhật, nhằm tiết kiệmnhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môitrường trong hoạt động giao thôngvận tải.

TS. Chu Mạnh Hùng – Vụ trưởngVụ KHCN và Môi trường Bộ GTVT chobiết, lái xe sinh thái và thân thiện vớimôi trường đối với Việt Nam ở giaiđoạn hiện nay là mới, nhưng so vớithế giới, ví dụ Singapore, Nhật Bản,Thái Lan, các nước trong khu vực thìkhông phải là một khái niệm mới.Hàm lượng khí thải do các phươngtiện cơ giới phát thải ra có tác động rấtnhiều đến sức khỏe con người đặcbiệt là ở các đô thị lớn, ví dụ như Thủđô Hà Nội, đặc biệt là nội thành HàNội, TP.HCM. Do đó, “Tuyên truyền,nâng cao nhận thức về lái xe thânthiện môi trường góp phần giảm phátthải khí nhà kính và chất gây ô nhiễmkhông khí” được đưa vào Chươngtrình Mục tiêu quốc gia sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả là rất có ýnghĩa. Ngay từ trước khi được giao dựán, từ năm 2009, lãnh đạo Bộ Giaothông Vận tải lúc đó là Bộ trưởng HồNghĩa Dũng rất quan tâm đến chương

trình này. Bộ trưởng đã lưu ý các cơ sởđào tạo lái xe, lưu ý Cục Đường bộ ViệtNam nay là Tổng cục Đường bộ ViệtNam phải đặc biệt quan tâm về kỹnăng lái xe trong quá trình đào tạo.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÁI XE SINHTHÁI?

Kỹ năng lái xe là yếu tố quyết địnhtrong việc lái xe sinh thái. Theo PGS.TS.Nguyễn Hoàng Vũ – Phó Chủ nhiệmKhoa Động lực Học viện Kỹ thuậtQuân sự, về thực chất lái xe sinh tháilà kỹ thuật lái xe giúp ta tiết kiệmnhiên liệu, từ đó giảm được lượng khíthải gây ô nhiễm môi trường. Đây làkhái niệm mới được hình thành ở mộtsố quốc gia khác nhau, do vậy cónhiều tên gọi. Tuy nhiên, tên gọi đượcdùng phổ biến nhất là kỹ thuật lái xesinh thái. Khi áp dụng kỹ thuật lái xenày chúng ta giảm được lượng nhiênliệu tiêu thụ của xe với mức giảm bình

quân điển hình đạt được từ 10-15%,và khi giảm mức tiêu thụ nhiên liệuđồng nghĩa với việc giảm lượng khíthải ra môi trường.

Vận hành xe theo kỹ thuật lái xesinh thái đảm bảo tăng được tính antoàn giao thông, giảm chi phí bảodưỡng cho phương tiện và giảm áplực đối với lái xe và hành khách. Phạmvi có thể áp dụng cho tất cả các đốitượng giao thông đường bộ có lắpđộng cơ đốt trong như ô tô xe máy, xekhách, xe tải…

Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật nàytừ năm 2007, đến nay với sự giúp đỡcủa Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tàinguyên và Môi trường, Dự án “Tuyêntruyền, nâng cao nhận thức về lái xethân thiện môi trường góp phần giảmphát thải khí nhà kính và chất gây ônhiễm không khí” đã đạt được một sốkết quả tích cực. 13 kỹ năng lái xe sinhthái đã được phổ biến bao gồm: (1) Sử

Góp phần TKNL và >>TRầN NAM

Trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả, Dự án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lái xe thân

thiện môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và chất gây ô nhiễm

không khí” đã được giao cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý, Trường Đại học

Công nghệ Giao thông vận tải chủ trì thực hiện từ năm 2011.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)12

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Lái xe sinh thái

Đội Chivas 24 giành chiến thắng tại cuộc lái xe sinh thái 2012

bảo vệ môi trườngdụng số truyền hợp lý, chuyển nhanhlên số truyền cao nhất có thể; (2) Vậnhành xe trong dải tốc độ quay tiếtkiệm nhiên liệu của động cơ và tốc độtiết kiệm nhiên liệu của xe; (3) Khởihành và tăng tốc phương tiện mộtcách từ từ; (4) Cố gắng giữ chophương tiện lăn bánh trên đường khitham gia giao thông; (5) Kỹ thuật giảmtốc và phanh; (6) Tiên liệu tình trạnggiao thông để tránh phải tăng tốc vàphanh đột ngột; (7) Giảm thời gianchạy không tải và sấy nóng động cơ;(8) Không nên chở quá tải; không làmtăng sức cản khí động của phươngtiện, sử dụng điều hòa hợp lý; (9) Kiểmtra và duy trì đúng áp suất lốp xe; (10)Sử dụng đúng loại nhiên liệu và dầubôi trơn; sử dụng hợp lý các trangthiết bị phụ trợ trên xe; (11) Chú ýđúng mức đến việc kiểm tra bảodưỡng phương tiện; (12) Sử dụng cáchệ thống, thiết bị hỗ trợ lái xe tiết kiệmnhiên liệu; (13) Áp dụng một số lờikhuyên khác.

Kết quả ứng dụng tại Việt Namcho thấy, hoàn toàn có thể mở rộngphạm vi ứng dụng kỹ thuật lái xe sinhthái này bằng cách đưa vào lồng ghép

trong quá trình đào tạo lái xe, tăngcường mở rộng tuyên truyền để giúpchúng ta có thể ứng dụng sâu rộng vàđại trà kỹ thuật này trong thực tế.

MỘT CHƯƠNG TRÌNH Ý NGHĨAVÀ HIỆU QUẢ

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khíhậu đang là những vấn đề được cả thếgiới đặc biệt quan tâm. “Tuyên truyền,nâng cao nhận thức về lái xe thânthiện môi trường góp phần giảm phátthải khí nhà kính và chất gây ô nhiễmkhông khí” được triển khai trong giaiđoạn này (2011-2014) là rất phù hợp.ThS. Trần Quang Dũng – Phó Hiệutrưởng Trường Đại học Công nghệGiao thông, Chủ nhiệm Dự án chobiết, được các nhà khoa học, các nhàchuyên môn về động lực, cơ khí, môitrường cộng tác và giúp đỡ, Trường đãtriển khai Dự án tới nhiều địa phương,nhiều đối tượng. Nội dung tuyêntruyền cũng rất phong phú, đa dạngnhư: Nghiên cứu và xây dựng các kỹnăng lái xe ô tô, mô tô thân thiện môitrường; Xây dựng sound clip, videoclip tuyên truyền phát trên VOV giaothông và trên truyền hình; Tổ chức các

lớp tập huấn về lái xe ô tô thân thiệnmôi trường tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, TháiNguyên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh;Thiết kế sổ tay, tờ rơi hướng dẫn lái xethân thiện môi trường; Tổ chức sânkhấu hóa tuyên truyền lái xe thânthiện môi trường; Tổ chức hội thi lái xethân thiện môi trường…

Bên cạnh đó, website laixesinhthai.com ra đời nhằm tuyên truyềnrộng rãi tất cả các vấn đề liên quanđến lĩnh vực lái xe sinh thái cho nhiềuđối tượng đã thu hút được sự quantâm của độc giả. Chỉ tính từ11/6/2012, website đã đạt lượngngười truy cập đến 5/10/2012 là17.519 lượt người. Đây là con số rất ấntượng đối với một trang web thiên vềkỹ thuật như vậy.

Cùng với sự trợ giúp của Luật Sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả, ý thức của người sử dụng phươngtiện cơ giới đường bộ trong tham giagiao thông sẽ ngày càng được nângcao. Mỗi người tham gia giao thôngcần chuẩn bị tốt cho mình kiến thức vềkỹ năng lái xe sinh thái, cùng xã hộichung tay bảo vệ môi trường cho mộttương lai tốt đẹp hơn.v

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 13

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Đồng Nai: Hiệu quả từ mô hình “Ấp văn hóa tiết kiệm điện”Với mục đích có trên 90% khách hàng đạt chỉ tiêu tiết kiệm 10% điện sử dụng mỗi tháng trong gia đình, tỉnh Đồng

Nai đã triển khai thực hiện mô hình “Ấp văn hóa tiết kiệm điện”. Với mô hình này, trong 6 tháng đầu năm 2012, ĐồngNai đã tiết kiệm điện (TKĐ) được 51,7 triệu kWh, đạt 63,8% so với kế hoạch.

Trên cơ sở đó, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tiết kiệmđiện nhằm nâng cao ý thức đến từng người dân và để hoàn thành mục tiêu tiết kiệm điện trong năm 2012. Để mô hìnhđạt hiệu quả tích cực, PC Đồng Nai đã tập trung vận động các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan quảnlý hệ thống chiếu sáng công cộng và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hưởng ứng phong trào TKĐ bằng nhữnghành động cụ thể như: Tăng cường sử dụng thiết bị TKĐ, đèn compact, bình nước nóng năng lượng mặt trời… Ngoàira, các địa phương xây dựng nội dung và tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn kiến thức thực hành TKĐphù hợp tại trường học, cơ quan, đoàn thể, xã, ấp.

Tiêu chí để đánh giá kết quả của mô hình này, dựa trên sản lượng điện năng tiêu thụ các tháng 9, 10, 11/2012 trêncơ sở tiết kiệm từ 5 - 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2011. Phần thưởng tập thể tiêu biểu sẽ được trao cho ấp có trên90% số khách hàng đạt chỉ tiêu TKĐ. Mặt khác, trên địa bàn phải lắp đặt, sử dụng các thiết bị tiết kiệm như compact,bình nước nóng năng lượng mặt trời.

NH

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Xây dựng và ban hành đầy đủ khung chính sách về kiểm toán năng lượng cho các lĩnh vực đặc thù

PV: Thưa ông, xin ông cho biếttình hình thực hiện kiểm toánnăng lượng và tiết kiệm nănglượng của các đơn vị trongngành Xây dựng như thế nào?ÔNG NGUYỄN CÔNG THỊNH:

Trước đây, khi Luật Sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả chưađược ban hành, việc kiểm toán nănglượng (KTNL) ở các doanh nghiệp(DN) nhìn chung đều ở dạng tựnguyện. Phần lớn các DN tiến hànhKTNL thông qua các dự án điều tra,khảo sát, hỗ trợ KTNL miễn phí. Mộtsố doanh nghiệp tiến hành KTNL khiđánh giá, cấp chứng chỉ ISO(9000,14001) hoặc khi DN tiến hànhđầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị tiếtkiệm năng lượng. Sau khi Luật Sửdụng NLTK&HQ ra đời, việc kiểm toánbắt buộc được áp dụng đối với các cơsở sử dụng năng lượng trọng điểm (cómức tiêu thụ 500 TOE trở lên đối vớitòa nhà và 1000 TOE đối với các cơ sởsản xuất). Do vậy, số lượng các DN tiếnhành kiểm toán cũng tăng lên. Bêncạnh đó, do áp lực về nguồn cung

cũng như chi phí năng lượng và đểgiảm giá thành sản xuất, nâng cao sứccạnh tranh của sản phẩm, bản thâncác DN không thuộc diện phải kiểmtoán bắt buộc cũng tự KTNL cho mìnhđể đánh giá mức độ tiêu thụ, quản lýnăng lượng trong các khâu sản xuấtcủa doanh nghiệp, từ đó có các giảipháp để tiết kiệm năng lượng.

PV: Thời gian gần đây cụm từ“Kiến trúc xanh” được nhắc đếnrất nhiều, vậy Bộ Xây dựng đãtiến hành đánh giá mức độ sửdụng năng lượng của các tòanhà xây mới và cải tạo như thếnào?ÔNG NGUYỄN CÔNG THỊNH:

Ngay từ những năm 2003-2004, phụcvụ cho việc xây dựng dự thảo Quychuẩn Xây dựng Việt Nam 09: 2005“Các công trình xây dựng sử dụngnăng lượng có hiệu quả”, Bộ Xây dựngđã phối hợp với các đơn vị tư vấn tổchức điều tra, khảo sát, kiểm toánnăng lượng tại một số công trình xâydựng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành

phố Hồ Chí Minh. Thực hiện các nộidung của Chương trình Mục tiêu quốcgia về sử dụng NLTK&HQ, trong giaiđoạn từ năm 2009 đến nay, Bộ Xâydựng cũng đã giao nhiệm vụ và phốihợp với Trung tâm Tiết kiệm Nănglượng Hà Nội, Trung tâm Tiết kiệmNăng lượng Thành phố Hồ Chí Minhtổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạngsử dụng năng lượng, KTNL tại một sốloại hình công trình bao gồm cả côngtrình xây dựng mới và công trình hiệnhữu. Hình thức khảo sát, KTNL có thểlà KTNL sơ bộ và KTNL chi tiết tùy vàomục đích và phạm vi công việc.

Trong năm 2012, được sự hỗ trợcủa Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC-WB), Bộ Xây dựng đã phối hợp vớiTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển vềTiết kiệm Năng lượng (Enerteam) vàTrung tâm Tiết kiệm Năng lượngThành phố Hà Nội để tiến hành khảosát, đánh giá tình hình sử dụng nănglượng tại 57 tòa nhà tại Hà Nội, ĐàNẵng, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảosát này sẽ là cơ sở để phục vụ cho việc

>>LÊ HẰNG (thực hiện)

Từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định

102 quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu

quả. Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn sử dụng

năng lượng tiết kiệm trong các tòa nhà tại các đô

thị. Vậy, thực tế các doanh nghiệp triển khai như

thế nào, sau đây là nội dung trao đổi của phóng

viên Bản tin Tiết kiệm năng lượng với ông Nguyễn

Công Thịnh - Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

- Bộ Xây dựng xoay quanh vấn đề này.. Ông Nguyễn Công Thịnh

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 15

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Quảng Ninh: rà soát, bổ sung, chỉnh sửa Quy chuẩn Xây dựng ViệtNam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượngcó hiệu quả”.

PV: Một xu hướng tất yếu giúp hoàn thiện vàtạo nên một thế hệ các công trình kiến trúcxanh và bền vững với môi trường là đẩymạnh ứng dụng các công nghệ tiết kiệm nănglượng trong các công trình xây dựng. Xin ôngcho biết rõ hơn về vấn đề này?ÔNG NGUYỄN CÔNG THỊNH: Xu hướng chung

của thế giới là hướng đến một nền kinh tế xanh,phát thải cacbon thấp và sử dụng hợp lý, bền vữngtài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Các côngnghệ tiết kiệm năng lượng đang được nghiên cứu,phát triển và ứng dụng trong các công trình xâydựng cũng nhằm hướng đến các mục tiêu này. Vấnđề là cần có cơ chế để khuyến khích các hoạt độngđầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng côngnghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng đối với các nhàsản xuất thiết bị, các đơn vị tư vấn, dịch vụ nănglượng (ESCO) và các chủ DN, tòa nhà. Bên cạnh đó,cũng cần có sự tham gia của bên thứ 4 - các ngânhàng, tổ chức tài chính trong việc hỗ trợ nguồn vốn,cho vay ưu đãi với lãi suất thấp để các doanhnghiệp, tòa nhà có thể đầu tư, mua sắm các trangthiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng.

PV: Chúng ta cần có các chính sách pháp lýđồng bộ, kinh tế hợp lý (giảm thuế, khuyếnkhích đầu tư...) cụ thể như thế nào để khuyếnkhích các doanh nghiệp nói chung và các tòanhà nói riêng tiến hành KTNL? ÔNG NGUYỄN CÔNG THỊNH: Tôi cho rằng

chúng ta cần phải đảm bảo mấy yếu tố như: Xâydựng và ban hành đầy đủ khung chính sách về kiểmtoán năng lượng, bao gồm cả các tiêu chuẩn, hướngdẫn kỹ thuật về kiểm toán năng lượng cho các lĩnhvực đặc thù; Xây dựng và ban hành định mức sửdụng năng lượng cho các loại hình sản xuất, tòa nhàđặc trưng, làm cơ sở để yêu cầu các đối tượng liênquan đáp ứng được các định mức đó; Chính sách giánăng lượng cũng cần được điều chỉnh và thay đổitheo hướng không duy trì giá năng lượng rẻ cho cácloại hình sản xuất có công nghệ lạc hậu, tiêu tốnnhiều năng lượng. Bên canh đó, tổ chức đào tạođảm bảo chất lượng và cấp chứng chỉ cho các kiểmtoán viên thực hiện kiểm toán năng lượng tại cáctrung tâm, đơn vị tư vấn, dịch vụ về tiết kiệm nănglượng. Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ tài chính chohoạt động của các Công ty dịch vụ năng lượng(ESCO) để thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, thiếtbị tiết kiệm năng lượng cho các DN, tòa nhà theokết quả đề xuất của KTNL.

PV. Xin cảm ơn ông về cuộc trò truyện!

Theo thống kê của Công ty Điện lực Quảng Ninh, năm2007 sản lượng điện phục vụ cho 1.987 khách hàng(VLXD) nói riêng là 653 triệu kWh. Đến năm 2011, nhucầu sử dụng điện của khối sản xuất công nghiệp nói

chung và sản xuất vật liệu xây dựng tăng lên gấp đôi so vớinăm 2007, đạt tới 1.038 triệu kWh. Bên cạnh đó, những đơn vịsản xuất vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ trọng tiêu hao điệnnăng khá lớn trong cơ cấu dùng điện của toàn tỉnh. Theo SởCông Thương Quảng Ninh cho biết, sản lượng điện cung cấpcho 50 doanh nghiệp trọng điểm (theo Quyết định 1490 củaChính phủ) đã lên tới 390 triệu kWh (tăng 8,2% so với cùng kỳvà chiếm hơn 35% tỷ trọng).

Như vậy, sản lượng điện dùng trong các doanh nghiệptrọng điểm là rất lớn (chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng điện tiêuthụ của tỉnh). Vì vậy, việc đẩy mạnh tiết kiệm điện ở nhữngkhách hàng này cũng chính là góp phần đảm bảo an ninhnăng lượng quốc gia, khắc phục tình trạng thiếu điện và gópphần cung ứng điện ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinhtế – xã hội của tỉnh.

Điển hình trong công tác tiết kiệm điện ở Quảng Ninh phảikể đến các đơn vị thuộc Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt

Các doanh nghiệp trọng điểmtích cực thực hiệncác giải pháp TKNL>>HảI VÂN

Quảng Ninh được đánh giá là địa

phương có nhiều tiềm năng về tiết kiệm

năng lượng. Bởi đây là một trong những

trung tâm khai thác khoáng sản lớn nhất

nước và ngành Than hiện cũng là ngành

công nghiệp có mức tiêu thụ điện lớn nhất

trong tỉnh. Trước những khó khăn chung

của thị trường tiêu thụ than đang sụt giảm,

thì việc triển khai tiết kiệm điện là một giải

pháp thiết thực giúp cho các đơn vị sản

xuất tiết giảm chi phí.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)16

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Nam. Hầu hết các công ty đã đầu tưlắp đặt biến tần cho các động cơ điện,như các Công ty CP Than Hà Lầm,Vàng Danh, Cọc Sáu, Công ty Tuyểnthan Cửa Ông, Công ty Tuyển thanHòn Gai là các đơn vị có những dự ánđầu tư lắp đặt biến tần, khởi độngmềm với quy mô lớn. Tính đến thờiđiểm này toàn khối sản xuất than đãcó 355 bộ biến tấn với tổng công suấtlắp là 20.263 kW, và 233 bộ khởi độngmềm với công suất lắp là 26.049 kW.Trong đó phần lớn các thiết bị có côngsuất lớn như bơm moong lộ thiên,quạt gió chính và bơm thoát nướctrong hầm lò đã đươc lắp khởi độngmềm trung thế ngoài mặt bằng và

khởi động mềm trung thế phòng nổnhư các Công ty Than Quang Hanh,Mông Dương, Mạo Khê…

Đối với những đơn vị sản xuấtVLXD như Nhà máy Xi măng LamThạch 2, Viglacera Đông Triều;… đã cónhững giải pháp sử dụng điện tiếtkiệm và hiệu quả. Đại diện Nhà máy Ximăng Lam Thạch 2 cho biết, đơn vị xácđịnh tiết kiệm điện chính là một trongnhững giải pháp quan trọng để hạ chiphí, giảm giá thành, nâng cao chấtlượng sản phẩm và tăng sức cạnhtranh cho doanh nghiệp. Nhà máy đãxây dựng kế hoạch sản xuất, chạy máyvào giờ thấp điểm cho một số côngđoạn như nghiền xi măng và cấp

nhiên liệu; đưa vào sửa chữa, bảodưỡng các động cơ, cánh quạt và vậtliệu chịu lửa bị hao mòn để giảm tiêutốn điện năng.

Mặc dù, trong thời gian qua, cáccấp, ngành và các doanh nghiệp, đặcbiệt là các doanh nghiệp sản xuấtcông nghiệp trên địa bàn tỉnh QuảngNinh đã triển khai rất tích cực, đạt hiệuquả và có ý nghĩa về kinh tế, xã hội.Nhưng cũng phải công nhận rằng,việc triển khai tiết kiệm năng lượng ởQuảng Ninh vẫn còn gặp một số khókhăn do việc thay thế các thiết bị tiếtkiệm năng lượng ở các đơn vị ngànhThan còn khó khăn vì vốn đầu tư thiếtbị rất lớn. Bên cạnh đó, số lượng cácđơn vị có chức năng, chuyên môn vềquản lý năng lượng ít, trong khi đónhu cầu đào tạo về công tác quản lýnăng lượng và kiểm toán năng lượngtrên địa bàn lại rất cao. Đơn cử như ởSở Công Thương Quảng Ninh hiệnmới có 7 cán bộ quản lý nhà nước vềđiện, công tác quản lý tại các địaphương đa phần là kiêm nhiệm nênviệc triển khai, bám sát các chươngtrình còn nhiều hạn chế.

Tiết kiệm điện đã và đang đượccác địa phương tích cực triển khai, tuynhiên đối với một địa phương nhiềutiềm năng như Quảng Ninh cần phảicó các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạođộng lực thúc đẩy cho các doanhnghiệp trọng điểm đầu tư vào lĩnh vựcnày.v

Cơ giới hóa ngành giúp tăng nhanh sản lượng than khai thác hầm lò, nâng cao mức độ an toànvà cải thiện điều kiện làm việc của người lao động Ảnh: CTV

Chuẩn bị chạy thử Tổ hợp bauxite nhôm Lâm ĐồngThứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang vừa yêu cầu Ban quản lý dự án Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng

cùng với nhà thầu Chalieco tập trung giải quyết các vướng mắc để chính thức chạy thử có tải toàn nhà máy vào ngàyđầu tháng 11/2012.

Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án - Phan Bộ Lợi- dự án Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng đến nay đã cơ bảnhoàn thành các hạng mục chính. Phần nhà máy alumina đã chạy thử có tải, 67.000 tấn quặng tinh đã được vậnchuyển vào kho.

Về hồ bùn đỏ, hai khoang số 1 và số 2 đã hoàn thành. Ban Quản lý đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài nguyênvà Môi trường cho phép đưa vào sử dụng.

Riêng nhà máy điện đã bộc lộ một số tồn tại khi chạy thử, hệ thống cung cấp than hoạt động chưa ổn định, phầnđo lường điều khiển chưa hoàn chỉnh, do vậy, cần khắc phục để nâng công suất đạt công suất thiết kế, bảo đảmổn định cho sản xuất alumina.

Việc cải tạo, nâng cấp hai tuyến đường tỉnh lộ 725 và 769, Vinacomin đã thông báo kế hoạch vốn cho hai tỉnhLâm Đồng và Đồng Nai, năm 2012 là 380 tỷ đồng trên tổng số hỗ trợ 480 tỷ đồng.

Đào Phai

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 17

CẦU NỐI TỪ Ý TƯỞNG TỚI THỰC THẾ

Công ty Đầu tư Solar BK, tiền thânlà Trung tâm Nghiên cứu Năng lượngnhiệt Đại học Bách khoa TP. HCM.Trước đây, Trung tâm có tiếng là “kiêu”với tất cả các khách hàng, sản phẩmnghiên cứu chưa xong nhưng kháchhàng muốn mua phải đến nơi trả tiềntrước thì Trung tâm mới cho ngườiđến khảo sát, nghiên cứu, lập dự án.

Ông Nguyễn Dương Tuấn - TổngGiám đốc Solar BK cho biết: “Chúng tôinhư những cầu nối thực thi ý tưởngthương mại và nhờ vào bệ đỡ là Bancố vấn điều hành gồm các cựu giáo sưvà nhà nghiên cứu dày dạn kinhnghiệm, những chuyên gia hàng đầutrong lĩnh vực đo đạc và đánh giá tiềmnăng gió Việt Nam”. Ông Tuấn cũngkhẳng định: Chỉ tâm huyết thôi chưađủ, cần chủ động sớm khi cơ hội tới sẽdễ thành công hơn, trong khi cơ chếthị trường năng lượng chưa rõ ràng,nên chúng tôi vừa làm vừa chờ cơ hội,tạo ra phân khúc để phát triển chocuộc chơi dài hơn.

Ở Việt Nam, lĩnh vực năng lượngsạch, năng lượng tái tạo rất tiềm năng.Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay mớichỉ phát triển nguồn năng lượng nàytại một số địa phương và năng lượngtái tạo thu được còn rất khiêm tốn.Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệptrong nước biết được đâu là thế mạnhcủa mình để hướng đến đầu tư và cónhư vậy mới mong thành công. Bằngchứng thực tế đã chứng minh, SolarBK đã chọn lĩnh vực họ có thể làm giỏinhất là năng lượng gió và mặt trời đểphát triển và họ đã thành công trên cảmong đợi. Những dự án khảo sát,nghiên cứu, hợp tác với đối tác nước

ngoài cũng là cách lựa chọn triển khaivà chuyển giao công nghệ, học hỏi vàthử sức để tìm kiếm thành công trongngành năng lượng sạch đang tháchthức cả thế giới.

Ông Tuấn chia sẻ thêm: Một thịtrường điện chắc chắn sẽ hình thành,vấn đề là sớm hay muộn và năng lựccủa mình đến đâu. Đội ngũ kỹ sư trẻcủa chúng tôi đã từng tự hỏi: Mình đềra một giấc mơ lớn đi bao giờ tới đích?Nhưng giấc mơ lớn này của chúng tôiđang bắt đầu từ những thành côngrất nhỏ.

TRƯỞNG THÀNH NHỜ DỰ ÁNQuả không sai, Solar BK đang

trưởng thành vượt bậc là nhờ các dựán lớn về năng lượng, trong số đóphải kể đến dự án năng lượng sạchđầu tiên có quy mô lớn nhất đến naycủa Solar BK là triển khai trải dài trên48 đảo và nhà giàn thuộc quần đảoTrường Sa với 5.700 tấm pin nănglượng mặt trời, 120 động cơ gió, hơn4.000 bình ắc qui và gần 1.000 bộ đènLED chiếu sáng sử dụng năng lượngmặt trời.

Ông Đỗ Công Thành, Phó Giámđốc Công ty Solar BK cho biết: Việc thicông tại các nhà giàn đặc biệt nguyhiểm, phải lợi dụng sóng và có kinhnghiệm mới có thể đưa thiết bị lênnhà dàn. Trong khi thi công ban đêmtrên đảo thiếu điện, chúng tôi phải bỏđèn vào xe đẩy đưa tới nơi cần lắp đặt.Mọi người làm việc khẩn trương ngàyđêm để kịp tiến độ, kế hoạch ban đầuđặt ra là từ 15 – 20 ngày sẽ xong, cuốicùng kéo dài tới trên 40 ngày thì mớihoàn tất công việc.

Trong số các công việc của quátrình thi công, khâu vận chuyển thiết

bị và lắp đặt là khó khăn nhất, côngnhân, kỹ sư của Solar BK phải làm việctrong điều kiện thiên nhiên khắcnghiệt và thiếu thốn nhiều thứ. Tuynhiên, chính điều kiện khó khăn vàkhắc nghiệt của thiên nhiên đã tôiluyện nên ý chí của những người côngnhân, kỹ sư của Solar BK trở thànhnhững người lính đảo thực thụ.

Với sự đoàn kết, sáng tạo và bảnlĩnh kiên cường của những “người línhcông nhân”, Solar BK đã chứng minhrằng, dù cho thiên nhiên khắc nghiệttới đâu, dù điều kiện vật chất có thiếuthốn và khoa học công nghệ còn giớihạn, nhưng bằng ý chí, bàn tay, khốióc của con người Việt Nam sẽ làmđược tất cả. Và thành quả của tập thểSolar BK trong dự án “Tổng thể nănglượng sạch và chiếu sáng quần đảoTrường Sa và Nhà giàn DK” Việt Namvừa đoạt giải năng lượng toàn cầu(Energy Globe Awards) năm 2012 đãchứng minh cho việc làm đó.v

Thành công từ trong dự án>>LÊ XUÂN

Nhân dự án “Tổng thể năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và Nhà

giàn DK” Việt Nam vừa đoạt giải Năng lượng toàn cầu (Energy Globe Awards) năm

2012”, chúng tôi đã đến thăm và tiểm hiểu thêm về chủ nhân của công trình “thi gan

với sóng biển” - do Công ty Đầu tư và Phát triển Năng lượng Mặt trời Bách khoa

(Solar BK) thi công.

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)18

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Với vai trò là đơn vị tư vấn năng lượng, Trung tâmTiết kiệm năng lượng Hà Nội đã thực hiện kiểmtoán năng lượng tại Công ty TNHH May mặc xuấtkhẩu VIT Garment (VIT Garment) tại Khu công

nghiệp Quang Minh - Mê Linh - Tp. Hà Nội. Được thành lập năm 2001, với tổng vốn đầu tư 78 tỷ

đồng, VIT Garment là công ty may mặc có 100% vốn đầu tưnước ngoài. Công ty được, trang bị nhiều máy móc tự độnghóa tiên tiến như dây chuyền sản xuất khép kín, vẽ mẫu,giác sơ đồ, cắt tự động toàn bộ, thêu máy hiện đại. Sau hơn10 năm thành lập, VIT Garment đã dần khẳng định được vịthế của mình trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

Hiện nay, với hệ thống 3 phân xưởng may và trên 1.000công nhân lành nghề, mỗi năm Công ty sản xuất trên 500nghìn sản phẩm chất lượng cao các loại, trong đó 90% sảnphẩm được xuất khẩu.

Bên cạnh những thị trường truyền thống, với sự tăngtrưởng vững chắc và hiệu quả trong kinh doanh, VIT Gar-ment đang tập trung phát triển thị trường mới.

Để đạt được những kết quả đó, Công ty luôn chú trọngtới chế độ vận hành và tình hình sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm, tiết kiệm năng lượng, qua đó đánh giá được mức sửdụng tiêu hao năng lượng tại các khu vực trên hệ thống.Năm 2011, thời gian sử dụng năng lượng của Công ty được

>>HOA Mơ

Kiểm toán năng lượng (KTNL) là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành

chương trình kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm đánh giá được tình hình sử

dụng năng lượng hiện tại của đơn vị và để nhận biết những vị trí năng lượng đang tiết

kiệm, những vị trí sử dụng năng lượng chưa tốt còn nhiều lãng phí, sau đó đề ra biện

pháp khắc phục một cách hiệu quả nhất.

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG tại Công ty TNHH may mặc xuất khẩu VIT Garment

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 19

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Trạm biến áp và tủ điện tổng cấp điện cho toàn Công ty

HAREC BUILDING: Sử dụng năng lượng

HIỆU QUẢ>>PHươNG THÚY

“Quản lý năng lượng trong công nghiệp và

tòa nhà” là một cuộc thi được Bộ Công Thương

tổ chức hàng năm với mục đích thúc đẩy,

khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công

nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng (TKNL),

hướng tới một nền kinh tế “xanh”, thân thiện

với môi trường. Đạt giải khuyến khích của cuộc

thi năm 2011, tòa nhà HAREC là một trong

những doanh nghiệp đi đầu trong việc xây

dựng mô hình quản lý năng lượng hiệu quả,

giúp các doanh nghiệp khác trong cả nước học

tập và nhân rộng.

thống kê như sau: Thiết bị máy gia công tại phânxưởng may; hệ thống chiếu sáng sản xuất; hệthống máy nén khí; hệ thống điều hòa, thiết bịvăn phòng; lò hơi hoạt động 9 giờ/ngày, riêng hệthống bơm xử lý nước thải là 6 giờ/ngày; các thiếtbị giặt là 8 giờ/ngày; chiếu sáng bảo vệ 10giờ/ngày. Do đặc thù là sản xuất hàng may mặc,vì vậy hầu hết các khâu trong quy trình sản xuấtđều tiêu thụ năng lượng điện. Hơi được tiêu thụchủ yếu tại bộ phận giặt, sấy và là sản phẩm.

Qua khảo sát quy trình sản xuất của Công ty,nhóm kiểm toán năng lượng đã nhận diện đượctiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thốngmáy nén khí, giặt sấy, lò hơi, hệ thống cung cấpđiện cho thấy năng lượng được tiêu thụ củaCông ty là 1.608.082 kW. Nếu áp dụng các giảipháp quản lý thì tỷ lệ điện năng tiết kiệm là 2%,và tổng lượng tiết kiệm là 32.162 kWh. Như vậy,nếu quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanhnghiệp tiết kiệm được từ 2-5% năng lượng tiêuthụ. Sau khi tiến hành kiểm toán tại Công ty,nhóm kiểm toán đã đưa ra các giải pháp cụ thểnhư sau: Lắp biến tần cho động cơ máy nén khílà 75 kW và 22 kW, tận dụng nhiệt nước xả saugiặt để ra nhiệt nước cấp cho máy giặt; tận dụngnhiệt khói thải gia nhiệt cho không khí cấp vào lòhơi. Các giải pháp đề xuất đã được tính toán đảmbảo tính khả thi cả về pháp lý, kỹ thuật và tàichính… để giúp Công ty kiểm soát tốt việc sửdụng năng lượng.

Kết thúc đợt kiểm toán, Công ty, đã thành lậpmột nhóm quản lý năng lượng theo chế độ kiêmnhiệm, chuyên theo dõi giám sát, đôn đốc, xâydựng các chương trình tiết kiệm năng lượng chotoàn đơn vị; Tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốcvề tình hình sử dụng năng lượng, đề ra các quyđịnh, quy chế, chế tài cho việc sử dụng nănglượng tiết kiệm hiệu quả. Trong số các giải phápkỹ thuật mà nhóm kiểm toán đề xuất, có nhữnggiải pháp chi phí đầu tư lớn, đầu tư trung bình vàđầu tư nhỏ. Tuy nhiên, đầu tư lớn sẽ mang lạilượng tiết kiệm lớn hơn. Vì vậy, Ban lãnh đạoCông ty cần xem xét, có lộ trình đầu tư phù hợpnhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho Công tytrong thời buổi khó khăn như hiện nay.v

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)20

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Giai đoạn 2013-2015: nguy cơ thiếu điện khu vực miền NamTheo Ban Chỉ đạo nhà nước về Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia, hiện chỉ có 2/15 dự án điện dự kiến đưa vào

vận hành năm 2012 đạt tiến độ đề ra. Nguy cơ thiếu điện ở khu vực miền Nam giai đoạn 2013-2015 rất lớn. Theo Quy hoạch điện 7, giai đoạn 2011 - 2015 sẽ phải hoàn thành gần 110 công trình nguồn điện, trên 300 công trình

lưới điện cấp 200 kV, 500kV và các trạm biến áp. Tuy nhiên, cho đến nay, tiến độ các dự án đang rất chật vật. Hầu hết cácdự án đều bị chậm khoảng 3 tháng đến 1 năm. Điển hình là các dự án ở khu vực miền Nam như: Nhiệt điện Duyên HảiI, Duyên Hải III, Long Phú I, Ô Môn I (tổ máy 2) và Ô Môn III. Thậm chí, có những dự án có kế hoạch vận hành trong năm2013 sẽ bị lùi sang năm 2014 như TM 2 của Nhiệt điện Vũng Áng I và TM 2 Nhiệt điện An Khánh I. Trong 8 dự án dự kiếnkhởi công vào năm 2013 đã chỉ mặt 3 dự án không thể triển khai như dự kiến là: Nhiệt điện Vân Phong I, Nhiệt điệnDuyên Hải II và Nhiệt điện Nghi Sơn II. Điều đáng nói đây đều là những dự án trọng điểm cung cấp điện cho khu vựcmiền Trung và miền Nam giai đoạn 2013-2015. Vì vậy, cùng với khó khăn trong xây dựng lưới điện, miền Nam đangđứng trước nguy cơ thiếu điện trong mùa khô 2013 và những năm sau.

Tô Minh

Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó làtăng về nhu cầu năng lượng phục vụ cho các hoạtđộng sản xuất, sinh hoạt của xã hội loài người.Chính vì vậy sử dụng hợp lý hiệu quả năng lượng

là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhận thức được điều đó,ngay từ khi đi vào hoạt động, tòa nhà HAREC building số 4Láng Hạ, Hà Nội đã chú trọng tới việc tiết giảm tối đa nănglượng lãng phí và sử dụng năng lượng một cách hiệu quảnhất từ khâu thiết kế tới lắp đặt và vận hành tòa nhà. Tòanhà được thiết kế đảm bảo về mặt sử dụng năng lượng hợplý và hiệu quả. Hướng nhà, tường, sàn, trần, cửa sổ... đượckết hợp hài hòa khi sử dụng. Đặc biệt cửa sổ được thiết kếhợp lý tận dụng được ánh sáng tự nhiên đồng thời cũnggiảm được bức xạ nhiệt từ bên ngoài vào trong tòa nhà nhờkết hợp sử dụng kính cách nhiệt và rèm che cửa. Ngoài ra,xung quanh tòa nhà được trồng trang trí cây xanh nhằm tạokhông gian xanh mát, cảm giác thoáng mát trong lành.

Chiếu sáng và điều hòa không khí là những hệ thốngtiêu tốn nhiều năng lượng nhất, chính vì vậy, việc thiết kếlắp đặt và sử dụng hệ thống này rất được quan tâm. Tất cảcác bóng đèn sử dụng tại tòa nhà HAREC đều là bóng đèntiết kiệm điện và công suất thấp, phù hợp với sử dụng mángđèn hiệu suất phản quang cao. Phân tích các lộ đèn tại từngphòng, từng khu vực cũng mang lại hiệu quả trong sử dụngnhờ tránh lãng phí điện năng. Tòa nhà cũng chú trọng thựchiện những biện pháp sử dụng TKNL như: tận dụng ánhsáng tự nhiên, giảm chiếu sáng dành cho quảng cáo, tắtgiảm chiếu sáng cho khu vực hành lang, nhà vệ sinh, bãi đỗxe... Đây hoàn toàn là những biện pháp có thể nhân rộngtrong các tòa nhà khác trên cả nước.

Ông Bùi Thiện Đức, kỹ sư trưởng tòa nhà cho biết: “Hiệntại, chúng tôi đang sử dụng bộ điều khiển cấp tải cho điềuhòa không khí trung tâm của hãng Trane, được tích hợpbởi bộ điều khiển công suất của hệ thống Adaptive Controlthích ứng theo nhu cầu của tải. Về hệ thống điều hòa,chúng tôi đặc biệt chú trọng tới việc bảo dưỡng hệ thống,đặc biệt là tháp giải nhiệt. Môi chất làm lạnh là nước đãđược làm mềm trước khi đi vào hệ thống nhờ máy làmmềm nước. Giải pháp này đã mang lại hiệu quả về nănglượng rất lớn”.

Nhờ những đầu tư về công nghệ cao, công nghệ tiêntiến, các biện pháp, mô hình thông minh kết hợp với sựquan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo cũng như từngthành viên, tòa nhà HAREC đã đạt được những kết quả khảquan trong việc TKNL cho tòa nhà, tăng hiệu quả kinhdoanh. Từ khi đi vào hoạt động (từ 2006 đến 2010), tòa nhàđã áp dụng rất nhiều các giải pháp TKNL với tổng lượngđầu tư là 1.343.900.000 đồng, tiết kiệm được hàng năm377.759.096 đồng. Trong đó, riêng việc sử dụng thiết bịđiều khiển công suất theo nhu cầu cấp tải Adaptive Controlđã tiết kiệm được gần 130 triệu hàng năm, hoàn vốn saugần 4 năm đưa vào sử dụng. Lượng điện năng tiết kiệmđược hàng năm là 193.748 kWh, giảm phát thải ra môitrường 107,5 tấn CO2. Chỉ số năng lượng tòa nhà giảm từ151,60 kWh/m2 năm 2009 xuống còn 150,29 kWh/m2 vàonăm 2010.

Trong thời gian tới, ngoài việc kiểm tra, bảo dưỡng địnhkỳ thiết bị trong tòa nhà, xây dựng định mức tiêu thụ nănglượng, tòa nhà HAREC cũng xây dựng những kế hoạch ngắnhạn và dài hạn để tiếp tục đưa hiệu quả TKNL lên mức caonhất. Tòa nhà dự kiến sẽ lắp đặt hệ thống bơm nhiệt cungcấp nước nóng thay cho lò hơi đốt dầu, thay thế các độngcơ hiệu suất thấp và giảm cường độ tiêu thụ năng lượng từ1-3%. Để làm được những điều đó, ý thức, trách nhiệm củacác nhân viên làm việc trong tòa nhà là rất quan trọng.Chính vì vậy, các nhân viên thường xuyên được cử đi thamgia các hội thảo, khóa đào tạo liên quan đến TKNL trong tòanhà do Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Trung tâm Tiếtkiệm năng lượng Hà Nội... tổ chức. Đồng thời, lãnh đạo tòanhà cũng chú trọng tìm hiểu các công nghệ năng lượng củacác nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... từ đó có kếhoạch tổ chức cho cán bộ chủ chốt đi tập huấn và học tậptại nước ngoài.

Mô hình quản lý năng lượng của tòa nhà HARECBuilding mặc dù vẫn còn nhiều chỗ cần thay thế, bổsung, song trước mắt đã tiết kiệm được lượng điện năngkhá lớn, góp phần bảo vệ môi trường Thủ đô và xứngđáng được các doanh nghiệp khác trong cả nước học tậpcũng như nhân rộng.v

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 21

Trong 2 năm qua (2010 – 2011), Phong trào cuộc vậnđộng Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tổchức với việc đưa chương trình tuyên truyền, phổ

biến TKNL từ 10 quận nội thành đến 29 quận/huyện, thị xãtrên địa bàn Thành phố; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chotrên 3.000 tuyên truyền viên, báo cáo viên thuộc 577phường/xã, thị trấn về cách lựa chọn, cách sử dụng thiết bịTKĐ, TKNL trong sinh hoạt..., tổ chức các khóa đào tạo chohơn 200 tuyên truyên viên TKĐ thuộc các Công ty Điện lựccủa Thủ đô là lực lượng nòng cốt trong chiến dịch tuyêntruyền TKĐ tại các tổ dân phố và các cụm dân cư. Các Côngty Điện lực đã tổ chức được 60 buổi tuyên truyền TKĐ tại 29quận, huyện, phường, xã và các Tổ dân phố với sự tham giacủa trên 6.000 Tổ trưởng Tổ dân phố, trưởng thôn. Kết quả,Phong trào đã giúp các hộ gia đình nhận thức đúng đắn vềsự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,góp phần tiết kiệm đươ c 17 triê u kWh vào năm 2010, tiếtkiệm được 25 triệu kWh vào năm 2011.

Tiêp theo sư thanh công của 2 năm qua, UBND Thànhphố tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Phongtrào cuộc vận động Hộ gia đình sử dụng TKĐ, TKNL trên địabàn Thành phố Hà Nội năm 2012.

Ngay từ đầu năm, Tổng công ty Điện lực thành phố HàNội (EVN HANOI) Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt độngtuyên truyền như: phát phóng sự, tin bài nhằm nâng caonhận thức cho cộng đồng về TKĐ, TKNL… trên Đài Phátthanh và Truyền hình Hà Nội, VTV1, VTV3 Đài Truyền hìnhViệt Nam, Truyền hình InfoTV, đặc biệt Đài Phát thanh vàTruyền hình Hà Nội đã dành thời lượng phát sóng được 45kỳ một chuyên mục riêng TKNL vào 15 giờ 30 thứ bảy và 10giờ 50 thứ ba hàng tuần và trên các báo: Hà Nội Mới, Kinhtế đô thị... Đoàn Thanh niên EVN HANOI cũng đã chủ độngphối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Giáo dục - Dào tạo tổchức được 164 Chương trình giao lưu “Học sinh tiểu họcchung tay tiết kiệm điện” tại các trường tiểu học trên địabàn thành phố; tuyên truyền cho khoảng 150.000 học sinh

các cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; Phát đượckhoảng 150.000 tờ rơi tuyên truyền các loại, phát ra khoảng100.000 bản đăng ký tham gia chương trình “Sử dụng điệntiết kiệm và hiệu quả”. Điểm mới trong chương trình này làđã phát các bản cam kết sử dụng điện cho Gia đình các cháuhọc sinh để cả gia đình cùng TKĐ, chương trình này đã đượccác thầy cô giáo, các cháu học sinh cũng như các bậc phụhuynh đón nhận và cam kết thực hiện tốt. Bên cạnh đó,Đoàn Thanh niên EVN HANOI đã triển khai tuyến phố TKĐlà chương trình được phát động và triển khai tuyên truyềntại tất cả 29 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiêubiểu như các tuyến phố: Văn Cao (Ba Đình); Hoàng QuốcViệt (Cầu Giấy); Thụy Khuê (Tây Hồ); Bạch Mai (Hai Bà Trưng);Định Công (Hoàng Mai)… Tuyên truyền các biện pháp sửdụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho khoảng 7.500 kháchhàng (kinh doanh + sinh hoạt); Phát được 7.500 tờ rơi tuyêntruyền và 7.500 bản cam kết thực hiện tiết giảm điện năngdùng cho chiếu sáng trong giờ cao điểm…

EVN HANOI cũng đã triển khai treo 5.000 băng rônngang đường, phướn dọc hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất2012; Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2012 tại Thành phố Hà

EVN HANOI:

Tiết kiệm điện nhờ đẩy mạnh tuyên truyền>>HOÀNG ANH

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, lượng điện năng tiêu thụ tại các hộ gia đình

chiếm khoảng 53% tổng điện năng thương phẩm của toàn Thành phố, sử dụng vào các

mục đích: Chiếu sáng, nước nóng, đun nấu, quạt máy, điều hòa, máy vi tính, ti-vi...

Chính vì vậy mà hành động tiết kiệm điện (TKĐ), tiết kiệm năng lượng (TKNL) của

mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, sẽ góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng

lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia

đình và quốc gia, vì vậy việc sử dụng TKĐ, TKNL phải bằng hành động cụ thể, tự giác

của mỗi thành viên, mỗi thế hệ trong gia đình.

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

EVN Hà Nội tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả Ảnh: CTV

Kết quả điều tra của Viện Khoa học năng lượng Việt Nam tại 372hộ và kiểm toán năng lượng tại 5 hộ trong tổng số 516 hộ làmbún hiện có của làng nghề cho thấy, tiềm năng tiết kiệm nănglượng tại làng nghề là rất lớn. Mỗi năm làng nghề Phú Đô cung

cấp ra thị trường khoảng 21 nghìn tấn bún, với tổng doanh thu trên 60tỷ đồng/năm; sử dụng 1.500 lao động, trên 9.000 tấn gạo, 410 MWh điệnnăng, 3.750 tấn than, 90 triệu lít, thải 1.500 tấn xỉ than. Tổng chi phí nănglượng cho sản xuất bún là 2,7 tỷ đồng/năm.

THỰC TRẠNG Công nghệ sản xuất bún tại Phú Đô là công nghệ sản xuất bún thủ

công, cổ truyền, có sự hỗ trợ của động cơ điện trong một số khâu nhưxay, khuấy bột, bơm nước, quạt lò… Do công nghệ sản xuất thủ công,thiết bị thô sơ, tự chế tạo; điều kiện làm bún chủ yếu diễn ra vào banđêm, môi trường làm việc nóng, bụi, khói than… nên tiêu thụ nhiềunăng lượng.

Cũng theo kết quả điều tra của Viện Khoa học năng lượng Việt Nam,số lượng các thiết bị điện phục vụ sản xuất bún rất lớn. Tổng số động cơđiện và máy bơm nước là 1.139 chiếc, với tổng công suất trang bị 1.903kW, chủ yếu là công suất nhỏ từ 0,75 kW đến 4 kW. Trong tổng số 1.139động cơ có 384 động cơ điện ba pha; 239 động cơ điện một pha và 516máy bơm nước. Vì việc làm bún diễn ra quanh năm nên các động cơngày nào cũng phải làm việc, nhưng thời gian làm việc trong mỗi ngàylại rất ít, thời gian sử dụng công suất cực đại của các động cơ là rất thấp.

TS Đỗ Bình Yên, Viện Khoa học năng lượng Việt Nam, Chủ nhiệm đềtài nghiên cứu “Hiện trạng sử dụng và giải pháp TKNL tại làng nghề làmbún Phú Đô, Hà Nội” phân tích, hiện tượng động cơ làm việc non tải tạilàng nghề Phú Đô là nguyên nhân gây thất thoát điện năng chủ yếu.Thêm vào đó, do điện áp tại làng nghề thường rất thấp vào các giờ caođiểm, nên hầu hết các hộ trang bị động cơ có công suất lớn hơn nhiềuso với yêu cầu của phụ tải. Tiềm năng tiết kiệm chi phí năng lượng tạilàng nghề là rất lớn.

Tại làng nghề Phú Đô, điện sử dụng qua công tơ điện 1 pha được coilà điện sinh hoạt và chịu giá sinh hoạt; điện sử dụng qua công tơ 3 phađược hiểu là điện sản xuất và chịu giá hộ kinh doanh. Để được hưởng

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)22

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Nội đã diễn ra sôi động trên khắp các địa bàncủa 29 quận, huyện, thị xã nhằm mục tiêunâng cao nhận thức cộng đồng về TKĐ, TKNL,chống lại biến đổi khí hậu, với nhiều hìnhthức tuyên truyền, giáo dục phong phú. EVNHANOI đã tổ chức lễ diễu hành bằng xe đạptrên các tuyến phố chính của Thủ đô với sựtham gia của trên 300 đoàn viên mặc đồngphục ngành để phát động phong trào "Mỗiđoàn viên là một tuyên truyền viên tiết kiệmđiện" và hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất.Các Công ty Điện lực đã triển khai phát30.000 tờ rơi, 1.000 poster và gần 100 băngrôn hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2012tại trụ sở EVN HANOI, các Công ty trực thuộc,các phòng giao dịch khách hàng, điểm thutiền điện, điểm giao dịch các Tổ, Đội quản lývận hành, tại nhà văn hóa, hội trường UBNDxã, phường, trường học và phát tờ rơi cho cácđối tượng khách hàng. Hệ thống loa truyềnthanh của các phường/xã, trị trấn đã phát tin,bài về TKĐ, TKNL, tiết kiệm nước, về chốngbiến đổi khí hậu; Tổ chức hàng trăm xe ôtô,xe máy lưu động tuyên truyền về TKĐ; Triểnkhai 60 buổi tập huấn tuyên truyền về kỹnăng TKĐ, TKNL tại các tổ dân phố; Tổ chứccác hoạt động giao lưu, giáo dục ngoại khóa,nâng cao nhận thức cho 250.000 học sinhcủa 179 trường tiểu học và 15 trường THCSvề TKĐ, TKNL, tác động của biến đổi khí hậuvà ý thức bảo vệ môi trường; Tại 7 trường Đạihọc trên địa bàn Thành phố đã tổ chức giaolưu "Trường học xanh" với 1.000 sinh viên. Tổchức hoạt động diễu hành đạp xe tuyêntruyền tiết kiệm điện với hàng nghìn tìnhnguyện viên. Trong 1 giờ hành động tắt đèn,toàn Thành phố tiết kiệm được 196.000 kWh.

Để hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin vềcác sản phẩm TKĐ, Thành phố đã tổ chức Hộichợ ENTECH HANOI 2012 giới thiệu các sảnphẩm dán nhãn tiết kiệm năng lượng, tiếtkiệm điện; trưng bày sản phẩm đèn huỳnhquang T8, T5, đèn compact, đèn Led… bìnhnăng lượng mặt trời, bếp từ siêu tiết kiệmđiện, bếp ủ, tấm kính cách nhiệt.

Bằng nhiều giải pháp sáng tạo của Tổngcông ty, sự đồng thuận của nhân dân và sựhưởng ứng tích cực của các cơ quan thôngtin đại chúng trong việc thực hiện cácchương trình mục tiêu về TKĐ, 6 tháng đầunăm 2012, trên địa bàn Hà Nội đã tiết kiệmđược trên 12 triệu kWh điện, song điều quantrọng là ngành Điện Thủ đô đã đảm bảo đủđiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhândân Thành phố.v

Làng nghề bún Phú Đô:

NHỮNG GIẢI PHÁPtiết kiệm năng lượng>>MAI ANH — TRầN LIễU

Làng Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành

phố Hà Nội là một làng nghề làm bún cổ truyền,

hàng trăm năm nay đã và đang cung cấp bún cho

thị trường Hà Nội và khu vực lân cận. Đây là một

trong những làng nghề chế biến nông sản thực

phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng, hiệu quả năng

lượng thấp.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 23

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

giá điện sinh hoạt, trên 2/3 số động cơđiện 3 pha phục vụ sản xuất bún tạilàng nghề Phú Đô được người dânđấu nối lại để chạy điện 1 pha. Đây làmột việc làm sai kỹ thuật, thiết kế củađộng cơ điện 3 pha, làm tăng tổn thấtđộng cơ và lãng phí về đầu tư.

85% số động cơ điện phục vụ sảnxuất bún là động cơ cũ, mất nhãnmác, đã qua quấn lại, vận hành khôngđúng với thông số kỹ thuật, động cơkhông được kiểm tra, bảo dưỡngthường xuyên… đều là nhữngnguyên nhân làm giảm tuổi thọ, tăngtổn thất điện năng tại các động cơ.

Ngoài ra, tổn thất nhiệt do sửdụng bếp than tổ ong truyền thốngcũng là nguyên nhân lãng phí nănglượng. Hiệu suất của lò đốt than tạilàng nghề chỉ đạt 14-16%. Hàng năm,làng nghề thải ra môi trường trên 1,5nghìn tấn xỉ than; khoảng 6 nghìn tấnkhí CO2. Trong đó phát thải khí CO2 dođốt than chiếm tỷ trọng cao nhất(93,4%).

GIẢI PHÁP TKNLGiải pháp đầu tư ít, hiệu quả cao,

đặc biệt rất hiệu quả đối với các làngnghề đó là giải pháp quản lý, nâng cao

nhận thức. Một số giải pháp quản lýnăng lượng cụ thể, dễ thực hiện nhưtheo dõi thường xuyên và duy trì địnhmức tiêu thụ; tính toán lượng than vừađủ cho mỗi buổi làm bún, bảo ôn lòthan; tận dụng lượng nhiệt thừa củalò than và nước sôi bỏ đi sau mỗi buổilàm bún vào việc đun nấu khác, sửdụng động cơ điện tránh các giờ caođiểm; lựa chọn động cơ có công suấtphù hợp; không cải tạo động cơ bapha để chạy điện một pha; chăm sóc,bảo dưỡng định kỳ động cơ và các giảipháp tiết kiệm điện trong bơm nước,chiếu sáng, thông gió tự nhiên…

Viện Khoa học năng lượng ViệtNam đã nghiên cứu, thiết kế mẫu lòcải tiến dựa trên mô hình mẫu lò cũ vàtập quán sản xuất hiện tại của làngnghề Phú Đô. Mẫu lò cải tiến này cóống thoát khói bụi, có bảo ôn, tậndụng nhiệt thừa của khói thải sấynóng không khí cấp vào lò, hiệu suấtđạt 30,75%, tức là cao gấp đôi hiệusuất lò cổ truyền.

Viện Khoa học năng lượng ViệtNam cũng cho rằng, làng bún nênxem xét mô hình tập trung cả làngnghề vào một khu vực sản xuất. Môhình này rất tiện lợi cho việc cung cấp

điện, nước, xử lý môi trường và một sốlợi ích khác. Việc tập trung sản xuất sẽxuất hiện các máy chuyên xay bột,quấy bột, các lò hơi tập trung cấpnhiệt cho các hộ nấu bún… là giảipháp tiết kiệm nhiều năng lượng sovới sản xuất phân tán.

Với những hộ sản xuất cá thể nhưhiện nay, trên thị trường đã xuất hiệnmột số dây chuyền sản xuất bún liênhoàn, quy mô hộ gia đình. Các dâychuyền này dùng lò hơi mini, đốt than,TKNL, cải thiện điều kiện làm việc chongười làm bún.

Bên cạnh đó, các hộ làm bún(khoảng 3 hộ) có thể tự nguyện gomthành một nhóm sản xuất tập trung,sử dụng chung một nồi hơi với áp suấthơi 2,5 ata, sản lượng hơi 100kg/h,cung cấp chung cho 3 dây chuyền.Việc lựa chọn mỗi nhóm chỉ có 3 hộnên việc gom nhóm dễ dàng hơn (cáchộ gia đình là bố con, anh chị em,hàng xóm…); lựa chọn diện tích sảnxuất không lớn lắm; vẫn đảm bảo tínhđộc lập, riêng rẽ của từng hộ gia đìnhtrong sản xuất và tiêu thụ bún; dễphối hợp sản xuất bún với chăn nuôilợn, xây dựng hầm biogas cấp điện,nhiệt cho sản xuất. Đặc biệt, mỗi khimột dây chuyền bị sự cố, 2 dây chuyềncòn lại sẽ sản xuất hỗ trợ, đáp ứng đủhàng đã đặt trước của dây chuyền bịsự cố. Nếu chỉ sản xuất 5 tiếng/ngày,giải pháp này tiết kiệm 71% lượngthan so với sản xuất thủ công; thờigian hoàn vốn tĩnh 1,42 năm. Chỉ cần50% sản lượng bún trong làng sảnxuất theo giải pháp này, mỗi năm làngbún Phú Đô tiết kiệm được 1.300 tấnthan, giảm phát thải 2.000 tấn CO2.

TS. Đỗ Bình Yên cho biết, các giảipháp tiết kiệm năng lượng tại làngnghề làm bún Phú Đô, Hà Nội có thểáp dụng rộng rãi tại các làng nghề làmbún trong cả nước nói riêng và đối vớicác làng nghề chế biến nông sản thựcphẩm nói chung.v

Box đính chính

Điều hòa Inverter được nhiều người tiêu dùng lựa chọnHãng điện tử Nagakawa đã cho ra mắt thị

trường một số dòng sản phẩm điều hòa không khíđáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau từ căn hộgia đình đến các tòa cao ốc văn phòng, khách sạn…,trong đó có dòng điều hòa không khí Nagakawa In-verter. Điều hòa không khí Nagakawa Inverter sửdụng công nghệ biến tần (Công nghệ xanh) máychạy êm ái, an toàn, hiệu suất cao hơn và tiết kiệmđiện hơn..., góp phần hỗ trợ tiết kiệm điện năng cũng như tiết kiệm chi tiêu trong giai đoạn suy thoái, lạm phát đầy khó khăn.

Dòng điều hòa không khí Nagakawa Inverter có bộ vi mạch xử lý thông minh, có tới 6 lớp màng lọc trong một hệ thốngmàng lọc hiệu quả, đặc biệt nổi bật là màng lọc Plasma. Qua kết quả kiểm chứng tại nhiều viện nghiên cứu đã cho thấy,ngoài hiệu quả ngăn ngừa bụi bẩn, thanh lọc không khí, hệ thống màng lọc này còn có thể diệt khuẩn, diệt virus cúm haytiêu diệt các mầm bệnh gây ra các căn bệnh dị ứng hay liên quan đến đường hô hấp.

Theo maylanhgiatot.com

Tiết kiệm hàng tỷ USD trong nhàmáy sản xuất chip Hynix nhờ thiếtbị điều hòa điện áp của ABB.

Những tiến bộ mới trongđiện tử công suất đang đượctriển khai áp dụng để giúpngành công nghiệp bán dẫn ởchâu Á tránh khỏi các sự cố vềnguồn dẫn tới việc ngừng sảnxuất ở quy mô lớn. Các hệthống điều hòa điện áp (AVC)công suất lớn của ABB (trên100MW) giúp bảo vệ các hệthống quan trọng trong một

nhà máy bán dẫn (FAB) mới của Hynix Semiconductor ST đặt tại thànhphố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, gần Thượng Hải, Trung Quốc.

Kể từ sau khi triển khai hệ thống điều hòa điện áp, tập đoàn Hynixhiện đang phá vỡ rất nhiều kỷ lục và đang đứng đầu trong danh sách cáccơ sở sản xuất tốt nhất. Mới đây, một nhà máy của Hynix trang bị hệ thốngPCS100 AVC đã vượt qua sản lượng 100,000 tấm nền wafer. Mở rộng cơ sởsản xuất, mở rộng triển khai nâng cao chất lượng điện năng để nâng caocông suất đã giúp Hynix trở thành nhà sản xuất IC số một trên thế giới.

Thiết bị cân bằng điện áp AVC của ABB đạt công suất tối đa lên đến3MVA hiện nay đã được tin dùng và đang được vận hành tại nhiều nhàmáy hàng đầu thế giới như Samsung, LG-Philips, Honeywell, BP Solar, TIvà Hynix. Trong đó một số hệ PCS100 AVC đã hoạt động một cách tin cậyvà ổn định trên 5 năm và đã trở thành một giải pháp tiêu chuẩn cho mọingành công nghiệp nhờ vào chất lượng đã được kiểm định cũng như tínhhiệu quả trong vận hành.

Ông Vernon Pryde, Phụ trách kinh doanh các giải pháp trong việcnâng cao chất lượng điện năng của ABB toàn cầu cho biết, các sản phẩmvà giải pháp ‘điện sạch’ của ABB sử dụng công nghệ vi xử lý tiên tiến nhấtkết hợp với công nghệ điện tử công suất giúp loại bỏ các dao động điệnnhỏ nhất trước khi chúng kịp tấn công nhà máy. Điều này giúp các nhàmáy tiết kiệm hàng triệu USD cho mỗi sự cố.”

Theo iavietnam.net

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)24

THế GIỚI NăNG LƯợNG

Máy sấy tiết kiệm điện nhất trên thế giới chiếm lĩnhthị trường

Tại đợt thử nghiệm đầu tiên, máy sấymới blueTherm chiếm 60% thị trường máysấy tụ hạng A. Điều này được xác nhận bởicông ty nghiên cứu thị trường GfK ởNuremberg, Đức. BlueTherm là sản phẩmđầu tiên của Siemens trên thị trường máysấy tụ trên 900 €. Đến nay, 100.000 thiết bịgia dụng đã được bán. Lý do rất đơn giản:máy sấy là nhà vô địch trong tiết kiệmnhiên liệu trên toàn thế giới. Nó có một bộlàm sạch tự động và công nghệ bơm nhiệtmới. Máy sấy tiết kiệm 40% điện năng quiđịnh đối với thiết bị gia dung loại A củachâu Âu, loại mà chỉ tiêu thụ một nửa điệnnăng so với các hàng gia dụng loại B vàthậm chí đối với các máy sấy cạnh tranhkhác: tiết kiệm 20% điện so với máy sấybơm nhiệt. Tất cả những điều trên giúpcho blueTherm trở thành máy sấy tụ tiếtkiệm điện nhất trên thế giới – tiết kiệmcho người dùng trung bình 50 cent Eurotrên một lần sử dụng.

Những máy sấy mới tự làm sạch, tiết kiệm 50cents euro trên một lần sử dụng

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 25

NăNG LƯợNG TÁI TẠO

Công ty CP Năng lượng xanh Kim Đỉnh

Tính đến cuối năm 2009, Kim Đỉnh đã lắp đặt tại khucông nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) 6 trụ đèn chiếusáng tích hợp công nghệ điện mặt trời, sử dụngbóng đèn LED công suất 35W. Đèn có độ chiếu sáng

cao, đảm bảo ánh sáng công cộng trong suốt 10-12giờ/ngày. Mới đây, hàng loạt các trụ đèn đường tích hợpnăng lượng tái tạo thế hệ mới lại được lắp đặt trình diễn tạithành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), thị xã Phan Rang (NinhThuận), đó là minh chứng cho tính khả thi và sự tiết kiệmnăng lượng vượt trội của ánh sáng LED. Đặc biệt, công trình28 trụ đèn điện mặt trời tích hợp điện gió sừng sững, rựcsáng ở Khu công nghệ cao TP.HCM thực sự là một “tượngđài công nghệ năng lượng mới” được Kim Đỉnh dựng lênnơi cửa ngõ thành phố. Loại đèn này với ưu thế đảm bảocường độ chiếu sáng cao suốt năm (tương đương đèn caoáp 200W) trong mọi điều kiện của thời tiết đã mở ra tiềmnăng chiếu sáng bằng LED và năng lượng tái tạo trên xa lộnói riêng và hướng mới cho ngành chiếu sáng công cộng ởViệt Nam nói chung.

Năm 2010, người dân TP.HCM và du khách lại có dịpchiêm ngưỡng tính hiệu quả của ánh sáng LED sử dụngđiện mặt trời và điện gió ngay tại khu chợ Bến Thành khiKim Đỉnh dựng lên 4 trụ đèn đường điện mặt trời. Được biếtcác công nghệ và thiết bị của toàn bộ trụ đèn đều do KimĐỉnh đầu tư, lắp đặt đèn có độ phát sáng là 80lm/W, mâmpha đèn được đúc cường lực tiết kiệm trên 80% năng lượng,tuổi thọ của đèn trên 50.000 giờ; công suất tương đương

400W; đèn có khả năng dự trữ năng lượng trong 5 ngày liềnkhi thời tiết xấu và theo chế độ tự vận hành. Tuy chưa nhiều,song những công trình của Kim Đỉnh đã góp phần ghi tênTP.HCM vào danh sách ít ỏi những thành phố châu Á ứngdụng công nghệ tiên tiến này.

Công nghệ chiếu sáng tiết kiệm năng lượng còn đượcCông ty CP Năng lượng xanh Kim Đỉnh trình diễn ngoạnmục chào mừng lễ hội pháo hoa quốc tế và được ví nhưmột “bữa tiệc hoành tráng” của màu sắc vàng ánh sáng LEDtrên cầu sông Hàn (Đà Nẵng), khiến không ít du kháchchiêm ngưỡng đã không khỏi ngỡ ngàng, thán phục.

Ứng dụng công nghệ tích hợpĐIỆN MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN GIÓvào chiếu sáng công cộng>>NGUYễN HậU

Việt Nam được công nhận là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng

mặt trời và điện gió. Tuy nhiên, các dự án điện mặt trời và điện gió trên khắp cả

nước chỉ ở quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu vào việc khai thác nhiệt năng từ

năng lượng mặt trời. Chi phí đầu tư lớn là rào cản chủ yếu cho việc phát triển

các dự án điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam. Nhằm góp phần phát triển nguồn

năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Công ty CP Năng lượng xanh Kim Đỉnh (KIDI

– Green Energy) đang “dấn thân” sang công nghệ tích hợp điện mặt trời, điện

gió để ứng dụng vào hệ thống chiếu sáng công cộng, một lĩnh vực khá mới mẻ

tại Việt Nam.

ông Lê Trọng Đỉnh, chủ tịch hội đồng quản trị công ty KIDI đang giớithiệu hệ thống đèn LED cho khách tham quan

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)26

NăNG LƯợNG TÁI TẠO

Cũng trong năm 2010, Kim Đỉnh đã ký kết liên doanhvới Tập đoàn Fawoo (Hàn Quốc) đầu tư chuyển giao côngnghệ phát triển sản phẩm LED công nghiệp tại Việt Nam.Tổng giá trị liên doanh lên tới 12,6 triệu USD, trong đó KimĐỉnh chiếm 65%, Tập đoàn Fawoo 35%. Mặc dù đến tháng12/2010, những lô sản phẩm “LED made in Vietnam” đầutiên mới xuất xưởng, song ngay từ tháng 11, Kim Đỉnh đã kýhợp đồng xuất khẩu LED qua thị trường Mỹ với trị giá 20triệu USD.

Một bước đột phá mới khi Kim Đỉnh phối hợp với Solar-lab – Viện Vật lý TP.HCM – thực hiện nghiên cứu ứng dụngđèn LED dẫn dụ đánh bắt hải sản. Đây được coi là một lĩnhvực ứng dụng có tiềm năng to lớn vừa mang lại lợi ích kinh

tế khổng lồ lại vừa bảo vệ môi trường giảm thiểu sự phátthải khí nhà kính từ những máy diesel phát điện trên tàu.Khi đánh bắt ven bờ, chi phí tiêu thụ năng lượng của dànđèn LED dẫn dụ hải sản chỉ bằng 1/10 so với các loại đèntruyền thống với đánh bắt cá mực, và thậm chí, con số nàygiảm xuống 1/20 với các loại tàu đánh cá kiếm. Ngoài ra,chất lượng đánh bắt nhờ ánh sáng LED cải thiện rõ rệt vớisố lượng cá thu được gia tăng 24,5%. Trên tàu đánh bắt cámực, năng lượng tiết kiệm tuy chỉ đạt mức 40,1%, tươngđương với 1.700 USD/tháng, nhưng sản lượng thu được lạivượt trên 41,6%. Công nghệ đánh bắt hải sản bằng ánhsáng dẫn dụ LED còn có một ưu điểm vượt trội, đó là có thểsử dụng những bước sóng ánh sáng khác biệt phù hợp vớisinh lý từng loại cá để tăng khả năng dẫn dụ.

Ông Lê Trọng Đỉnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công tybộc bạch: “Tôi muốn dùng công nghệ tiên tiến để chia sẻgánh nặng với Chính phủ trong chính sách hỗ trợ giá dầucho ngư dân. Nó vừa ích nước, lợi nhà, vừa tăng tính cạnhtranh cho hải sản Việt Nam, lại góp phần bảo vệ môi trườngthiên nhiên. Ở góc độ kinh tế xã hội, đây sẽ là con đườngxóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững trong ngành ngưnghiệp đánh bắt hải sản”.

Trong tương lai, mô hình xây dựng dự án chiếu sángcông cộng của Kim Đỉnh sẽ nhân rộng trên quy mô toànquốc. Với giải pháp thay thế toàn bộ đèn chiếu sáng đô thịbằng loại đèn sử dụng năng lượng tái tạo (đặc biệt là cáctỉnh miền Nam và miền Trung nhiều nắng và gió) để giảmtải cho lưới điện quốc gia.v

Ethanol từ lúa miến - đột phá nhiên liệu sinh họcLúa miến đang sẵn sàng trở thành loại nhiên liệu sinh

học tiên tiến chính thức đầu tiên khi Cơ quan Bảo vệ Môitrường (EPA) của Mỹ chuẩn bị phê duyệt lần cuối cùngloại ngũ cốc này dùng cho sản xuất ethanol.

Theo các chuyên gia cho biết, lúa miến hiện có nhiềulợi thế nhưng quan trọng nhất là lúa miến cung cấp chấtbột, đường, chất xơ, có thời gian canh tác chỉ 4 tháng vàcó thể phát triển mạnh tại các khu vực đất bạc màu hơn.Không giống như ngô, lúa miến không cạnh tranh với cácloại cây lương thực khác và ít gây hại cho môi trường.

EPA đã kết luận rằng việc tăng cường canh tác lúamiến để sản xuất ethanol sẽ không ảnh hưởng lớn đối vớinông nghiệp hay thị trường thế giới. EPA cũng đã nghiên cứu vòng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) củaquá trình sản xuất ethanol từ lúa miến và kết luận rằng lượng phát thải GHG thấp hơn lượng phát thải từ xăng là32% và thấp hơn 53% so với việc sử dụng khí đốt sinh học cùng với công nghệ điện và nhiệt.

Các công ty Mỹ đang thúc đẩy việc sử dụng lúa miến cho sản xuất ethanol gồm Epec Biofuels Holdings, Inter-Core Energy, Ceres và Chromatin. Chủ tịch điều hành của EPA, nói: “Chúng tôi tin rằng lúa miến tại Mỹ có tiềm năngtrở thành cây mía của Brazil trong việc khuyến khích ngành nhiên liệu sinh học phát triển.”

Còn về phía những người nông dân Mỹ, tất nhiên họ rất vui mừng, nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol cóthể trở thành chiếc phao cứu sinh của các nông dân nhỏ và Hội nông dân quốc gia đã hoan nghênh báo cáo củaEPA. Đối với những người nông dân, việc tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo đang làm tăng nhu cầu trongnước đối với các nông sản dư thừa và mở ra cơ hội lớn hơn cho các cộng đồng nông thôn.

Hải Vân - Thanh Hoa

Lễ kí kết hợp tác giữa Công ty KIDI và Công ty Fawoo Hàn Quốc

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012) 27

TRANG ĐịA PHƯƠNG

>>NGÔ MINH

Vùng nông thôn tỉnh Phú Yên chủ yếu sống dựa vào sảnxuất nông nghiệp nên ngành chăn nuôi phát triển khámạnh cả về số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chănnuôi thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông

đúc đã gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, nguồnkhông khí ngày càng trầm trọng. Để giải quyết tình trạng này,Phú Yên đã và đang áp dụng mô hình biogas.

TIẾT KIỆM 100 NGHÌN ĐỒNG/THÁNGTrước khi có công trình khí biogas, hầu hết các hộ gia đình

ở Phú Yên đều sử dụng loại nhiên liệu phổ biến là điện, củi, rơm,rạ, trấu, cành cây khô, than và khí hóa lỏng để đun nấu, sinhhoạt. Sau khi các hộ gia đình này xây dựng công trình hầm khíbiogas, việc thay thế các loại nhiên liệu thường dùng thay đổikhá rõ rệt. Cụ thể, mức độ tiết kiệm nhiên liệu bình quân đốivới mỗi hộ gia đình ước tính từ 80.000 – 90.000 đồng/tháng.Đặc biệt, đối với những hộ gia đình sử dụng khí sinh học thaythế hoàn toàn nhiên liệu khác trong việc đun nấu, thì tiết kiệmkoảng gần 100 nghìn đồng/tháng. Bên cạnh đó, còn sử dụngphân sau khi xử lý để làm phân bón cho cây trồng, khôngnhững tăng năng suất, góp phần cải thiện chất lượng sảnphẩm, mà còn góp phần giảm việc sử dụng các loại phân bónhóa học.

Khi đầu tư xây dựng công trình hầm biogas thông thường,các hộ chăn nuôi hầu hết đều nâng cấp chuồng trại, khu côngtrình phụ, nhà vệ sinh... Việc này đã góp phần không nhỏ trongviệc tận dụng chất thải, hạn chế mùi hôi, giảm lượng khí thảiCO2, không phải thải phân gia súc ra cống rãnh, giảm ô nhiễmmôi trường xung quanh, nâng cao đời sống văn hóa của ngườidân nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều hộ gia đìnhchưa xây dựng hầm biogas gây ô nhiễm môi trường, tăng nguycơ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người xungquanh. Cho nên, việc xây dựng hầm biogas tận dụng chất thảimang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường và cải thiệncuộc sống cho người dân là mô hình cần phải được nhân rộnghơn nữa.

CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN BẰNG BIOGASNhiều hộ chăn nuôi có hầm biogas sử dụng khí không hết

phải xả bỏ, chưa tận dụng triệt để nguồn năng lượng này. Trướcthực trạng thiếu hụt năng lượng điện hiện nay thì đây quả làmột sự lãng phí lớn. Vì vậy, Trung tâm Tư vấn công nghiệp vàTiết kiệm năng lượng Phú Yên đã phối hợp với Trường Đại học

Bách Khoa Đà Nẵng triển khai mô hình thí điểm chạy máy phátđiện bằng khí biogas.

Mục đích triển khai mô hình này không chỉ giúp các hộchăn nuôi chủ động trong việc xử lý chất thải mà còn tận dụngchất thải để sản xuất điện phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt hàngngày. Đây cũng là mô hình nằm trong đề án Triển khai Chươngtrình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả. Trong thời gian đầu triển khai, Trung tâm đã tổ chức trìnhdiễn mô hình máy phát điện sử dụng khí biogas công suất 2kWtại gia đình anh Trung ở thôn Long Trường, xã Hòa Trị, huyệnPhú Hòa, Phú Yên. Gia đình anh Trung có 20 con heo nái và 30con heo thịt, hầm biogas xây dựng từ năm 1998 với thể tích14m3. Quá trình khảo sát cho thấy hộ chăn nuôi này có thể sửdụng khí biogas chạy máy phát điện 2kW để cấp điện cho cácthiết bị sử dụng điện trong gia đình bằng khí biogas.

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện khá đơn giản: Khíbiogas từ các hầm ủ được dẫn vào các túi nhựa để trữ biogas.Khi vận hành chỉ cần mở van dẫn khí vào máy, khởi động máy.Khi thấy điện áp ổn định thì đóng các tải các thiết bị sử dụngđiện như: tivi, quạt, máy hơm nước...

Với việc sử dụng khí biogas chạy máy phát điện, gia đìnhanh Trung có thể chạy máy bơm nước, tủ lạnh, điện chiếu sáng,điện sinh hoạt... Điều này không những mang lại sự chủ độngvề nguồn điện khi mà điện lưới cúp luân phiên tại địa phương,giá điện sinh hoạt cao, mà còn giúp gia đình anh Trung giảm1/3 chi phí tiền điện so với trước kia. Nếu trung bình mỗi ngàysử dụng máy phát điện bằng khí biogas trong 4- 6h sẽ tiết kiệmđược khoảng 70- 80 ngàn đồng/tháng. Đây là một khoản tiếtkiệm không nhỏ đối với đại đa số các hộ nông dân chăn nuôihiện nay. Hơn nữa, việc sử dụng điện bằng máy phát điện cánhân sẽ góp phần giảm bớt tình trạng thiếu điện như hiện nay.Ngoài ra, nó còn mang lại sự chủ động trong sản xuất, sinhhoạt, thể hiện sự chuyên nghiệp trong mô hình kinh tế chănnuôi.

Toàn bộ lượng phân thải ra sẽ được tận dụng tối đa, khôngchỉ để đun nấu mà còn tạo được điện năng, không phải xả bỏbiogas, vừa tránh lãng phí năng lượng, vừa đảm bảo vệ sinhmôi trường. Tuy nhiên, để mô hình này được nhân rộng rấtcần sự quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí xây dựng phươngpháp chuyển đổi sử dụng máy phát điện đúng mục đích,đúng công suất từ các đơn vị, giúp bà con giảm tải ô nhiễmmôi trường, tận dụng các nguồn chất thải biến thành gasphục vụ đời sống.v

Phú Yên:

để TKNLbiogasĐẩy mạnh sử dụng

Là một trong 26 tỉnh miền Bắc khi tiếp nhận dự án RE2, trong niềm vui và có nhiều nỗi âu lo. Bởi khi tiếpnhận dự án RE 2 là hầu hết hệ thống điện hạ áp củacác xã trong tỉnh xây dựng bằng nguồn vốn của xã

và của dân đóng góp từ trước năm 1995. Do xây dựngkhông đồng bộ, sử dụng nhiều năm nay xuống cấp nghiêmtrọng. Nếu như cải tạo lại phải tốn hàng chục ngàn tỉ đồng,trong khi đó dự án RE 2 được Chính phủ phê duyệt chỉ đủcho 50 xã.

Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đáp ứngcác quy định của WB, Ban Quản lý RE 2 Thái Bình đã xâydựng kế hoạch nhằm triển khai một cách hiệu quả dự án,Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của tỉnhnhư Công ty Điện lực, Sở Kế hoạch đầu tư và các ngân hàng,phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, xã đượcthụ hưởng RE 2 để giải quyết có lý, có tình những khó khănnảy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Quản lý dự án hoạtđộng. Chính vì vậy RE 2 tại Thái Bình đáp ứng đúng tiến độcủa Chính phủ và WB đề ra, đạt chất lượng cao. Kết quả,lượng điện năng tổn thất giảm đáng kể từ 25% xuống còn12%, nhiều địa phương chỉ còn 6- 8%. Các địa phương đượchưởng RE 2, nhân dân không kêu ca về điện yếu, điện mạnh,có điện lưới thì cả làng, cả xã đều sáng.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo RE2 còn phối hợp với Công tyĐiện lực Thái Bình, Phòng Quản lý điện năng, Trung tâmKhuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công

Thương) liên tục mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nhânviên các HTX tiêu thụ điện năng; HTX dịch vụ điện năng củacác xã trong tỉnh. Nhờ vậy, hệ thống điện hạ áp của TháiBình đã được cải thiện rõ rệt. Nông dân các xã như TháiPhương (Hưng Hà), Vân Trường (Tiền Hải), Lê Lợi (KiếnXương), Hồng Việt (Đông Hưng), Nguyên Xá (Vũ Thư)... yêntâm tiếp tục đầu tư phương tiện thiết bị cơ giới để pháttriển nghề và làng nghề. Các xã Thanh Tân (Kiến Xương),Nguyên Xá (Vũ Thư)..... nhờ dự án RE 2 được thực hiện đãsớm hoàn thành tiêu chí thứ 4 trong 19 tiêu chí về xây dựngnông thôn mới.

Tin vui đến với người dân Thái Bình, tháng 2/2011, saukhi kiểm tra thực tế tại Thái Bình, Bộ Công Thương (thay mặtChính phủ Việt Nam) và WB đã quyết định bổ sung vốn vayđể Thái Bình mở rộng RE 2 thêm 34 xã nữa, đưa tổng số xãđược hưởng dự án RE 2 lên 84 xã, với tổng số vốn bổ sunglà 9,7 triệu USD, tương đương 233,12 tỷ đồng Việt Nam.

Rút kinh nghiệm từ dự án gốc (50 xã đầu tiên), Ban Chỉđạo và Ban Quản lý RE 2 đã điều hành ngày càng tốt hơn,hiệu quả cao hơn, nên chỉ trong thời gian ngắn, Ban Quảnlý dự án đã hoàn thành nhanh gọn các thủ tục mời thầu, tổchức mở 34 gói thầu xây lắp; 03 gói thầu mua sắm vật tư; chỉđịnh 05 gói thầu tư vấn; 34 gói thầu giám sát xây lắp. Mọicông việc được tiến hành công khai trước sự chứng kiến củacác ban, ngành trong tỉnh, huyện và cơ sở. Vì vậy, chưa đầy01 năm sau ngày khởi công (11/2011) đến đầu tháng9/2012, công tác cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống điệnhạ áp nông thôn Thái Bình đã hoàn thành, đóng cấp điệncho 34 xã. Cán bộ và nhân dân các xã hưởng lợi từ dự ánRE2 vô cùng phấn khởi. Ông chủ tịch UBND xã Thái Thọ(huyện Thái Thụy) chia sẻ với chúng tôi: "Với điều kiện kinhtế của địa phương và giá cả vật tư hiện tại, nếu không đượchưởng dự án RE 2 thì chưa biết đến bao giờ Thái Thọ mớicó dòng điện sáng và đều từ đầu nguồn đến cuối nguồnnhư hôm nay. Đúng là nằm mơ giữa ban ngày mà thànhhiện thực!".v

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 9/2012)28

TRANG ĐịA PHƯƠNG

>>HOÀNG NGA

Sau hơn 4 năm (từ tháng 8/2008 đến

tháng 9/2012) tiếp thu và điều hành "Dự

án năng lượng nông thôn” (RE 2) bằng

nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới

(WB), công tác cải tạo, nâng cấp, mở

rộng hệ thống điện hạ áp nông thôn Thái

Bình đã hoàn thành. Đến hết tháng

8/2012, Thái Bình đã có 84 xã thực hiện

có hiệu quả cao dự án RE2, được các bộ

ngành của Trung ương, WB đánh giá cao,

chính quyền và nhân dân các địa phương

rất phấn khởi, góp phần không nhỏ vào

sự nghiệp CNH – HĐH, chương trình xây

dựng nông thôn mới ở Thái Bình.

Thái Bình tiếp nhậndự án RE2 là hầu hết hệ thống điện trung, hạ ápcủa các xã trong tỉnh, xây dựng bằng nguồn vốn của xã và của dân

Dự án RE 2góp phần xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình